Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn
Ngoại Ngữ Kinh Doanh Thiết Kế Kỹ Năng Lập Trình & CNTT Sức Khoẻ Và Làm Đẹp Marketing Tin Học Văn Phòng Phong Cách Sống Hôn Nhân Và Gia Đình Tài Chính Kế Toán Âm Nhạc Nhiếp Ảnh Và Video Sách Hay Nên Đọc Sales Bán hàng Nuôi dạy con Google sheet Hoạt động Câu chuyện khách hàng Tiếng hàn Tiếng hàn Tiếng Đức Tiếng Hàn Tiếng Trung Tiếng Nhật Tiếng Anh Digital Marketing Quan Hệ Công Chúng Xây Dựng Thương Hiệu Microsoft Google Quản Trị Kinh Doanh Kinh Doanh Online Khởi Nghiệp Quản Trị Nhân Sự Thương Mại Điện Tử Bán Hàng Kế Toán Tài Chính Đầu Tư Thiết Kế Quảng Cáo Thiết Kế Web Thiết Kế Kiến Trúc Thiết Kế Nội Thất Ngoại Thất Thiết Kế Đồ Họa Thiết Kế UI/UX Kỹ Năng Lãnh Đạo Phần Mềm Thiết Kế Kỹ Năng Thuyết Trình Kỹ Năng Giao Tiếp Kỹ Năng Đàm Phán Kỹ Năng Phỏng Vấn Xin Việc Kỹ Năng Quản Lý Thời Gian Kỹ Năng Học Tập - Ghi Nhớ Cơ Sở Dữ Liệu Ngôn Ngữ Lập Trình Mạng Và Bảo Mật Yoga Thiền Định Massage Fitness - Gym Dinh Dưỡng Và Ăn Kiêng Sức Khỏe Tinh Thần Thể Thao Nghệ Thuật Nghệ Thuật Làm Đẹp Ẩm Thực Đồ Uống Phương Pháp Bí Truyền Tình Yêu Đời Sống Vợ Chồng Làm Cha Mẹ Nhạc Cụ Thanh Nhạc Sản Xuất Nhạc Chụp Ảnh Dựng Phim Biên Tập Video Sửa Chữa Và Chế Tạo Viết Nội Dung Thiết Kế Khác Nguyên Lý Marketing Phát Triển Web Phát Triển Ứng Dụng Di Động Kỹ Năng Khác Du Lịch Phong Cách Sống Khác Trí Tuệ Nhân Tạo Ngoại Ngữ Khác Âm Nhạc Khác Tin Học Văn Phòng Khác

Sales Bán hàng

Account manager là gì? Nhiệm cụ chính của một Account Manager
Account manager là gì? Nhiệm cụ chính của một Account Manager Bạn đọc thân mến, trong phạm vi bài viết này Unica mời bạn đọc quan tâm cùng tìm hiểu những thông tin cơ bản nhất về Account manager là gì, về vị trí của một Account manager trong Agency cũng như tính chất công việc của một Account manager là gì nhé! 1. Account manager là gì? Account Manager (hay Giám đốc bộ phận Account trong các Agency) là vị trí quản lý Account toàn diện xuyên suốt từ đầu đến cuối, bao gồm các công việc cụ thể như thực hiện đàm phán thương thảo hợp đồng với đối tác; tạo mối quan hệ, thiết lập, duy trì và phát triển mối quan hệ bền vững lâu dài với khách hàng. Quan trọng là một Account Manager cần phải có khả năng phối hợp với đội ngũ bán hàng nhằm định hướng phát triển và tạo thêm nhiều lợi nhuận kinh doanh theo kpi đã đặt ra. Mục tiêu trọng tâm là tạo mối quan hệ với khách hàng, đối tác lâu dài cho doanh nghiệp. Account manager là gì? 2. Công việc của một Account Manager - Là đầu mối liên hệ quan trọng trong hầu hết các vấn đề kinh doanh - khách hàng đối tác liên quan đến account của Agency.  - Là người thiết lập, tạo mối quan hệ và duy trì mối quan hệ bền vững lâu dài với đối tác hướng tới tạo ra giá trị lợi nhuận về sau.  - Là người đứng ra lập hợp đồng, đàm phán thương thảo hợp đồng với đối tác và tiến tới thỏa thuận lợi ích chặt chẽ và đem về lợi nhuận cho Agency.   - Đứng ra tạo và phát triển các mối quan hệ khác như nhà tài trợ, cố vấn, bên cung nguyên liệu... liên quan trực tiếp - gián tiếp tới đối tác, trên một mối quan hệ đáng tin cậy và lợi ích thỏa thuận.  - Thực hiện tiếp nhận các thông tin, yêu cầu của đối tác để cùng xây dựng, phân tích kế hoạch, đề xuất, dự án và thiết kế proposal để gửi cho họ. Sau đó bàn giao công việc cụ thể cho các phòng ban thực hiện.  - Thực hiện theo dõi, thống kê và báo cáo kết quả cho từng giai đoạn cho các bên liên quan cũng như thông báo tình hình cho khách hàng đối tác.  - Chịu trách nhiệm hỗ trợ các bộ phận khác giải quyết các yêu cầu hoặc các tình huống bất ngờ nghiêm trọng của khách hàng đối tác nếu cần thiết.  - Phát triển các cơ hội kinh doanh mới với khách hàng hiện tại và/hoặc xác định các cơ hội kinh doanh mới trên thị trường nhằm đảm bảo chỉ tiêu doanh số  - Thực hiện đối soát dữ liệu theo từng giai đoạn cụ thể và chịu trách nhiệm về lợi nhuận như đã đề ra.  - Phối hợp với team kinh doanh bán hàng để tìm cơ hội kinh doanh tốt và phát triển cơ hội đó, đem về lợi nhuận cho doanh nghiệp cũng như biết cách áp dụng quy trình 5s vào trong kinh doanh.  - Thực hiện thu hồi công nợ với khách hàng đối tác khi không đạt được kết quả. Công việc của một Account Manager là gì 3. Nhiệm vụ chính của một Account Manager Tăng doanh thu cho Agency Nhiệm vụ chính của một Account Manager là mang lại lợi nhuận cho công ty từ các khách hàng mà họ quản lý. Tìm kiếm khách hàng là điều cần thiết và quan trọng, thế nhưng phải đảm bảo rằng những khách hàng hiện tại luôn cảm thấy hài lòng về những gì mà bạn đang thực hiện. Chính điều này sẽ giúp bạn duy trì mối quan hệ bền vững với khách hàng để tạo ra được nguồn doanh thu ổn định.  Hợp tác với các phòng ban khác để triển khai dự án Khi bạn nhận được một kế hoạch mới, nhiệm cụ của Account Manager là chia sẻ những thông tin cần thiết đến các bộ phận khác để cùng nhau bắt tay vào việc thực thi dự án. Họ sẽ kết hợp với các team khác như Production House, planner, đội ngũ creative để thực hiện chiến dịch một cách hiệu quả nhất.  Kiểm soát việc phát sinh chi phí Để có thể đảm bảo dự án sẽ đem về lợi nhuận cho công ty, ngoài việc tìm kiếm các khách hàng mới niềm năng, Account Manager phải kiểm soát được thu chi trong suốt quá trình lên kế hoạch và thực thi dự án, tránh trường hợp phát sinh quá nhiều chi phí trong quá trình triển khai.  4. Kỹ năng cần có của một Account manager Là người vừa phải chịu trách nhiệm, quản lý cả một team kinh doanh trong Agency vừa là cây cầu nối giữa khách hàng đối tác với Agency, yêu cầu đối với Account manager cũng cao hơn nhiều so với các vị trí khác. Kiến thức chuyên sâu về Marketing/Digital Marketing Tính chất công việc của Account manager liên quan chặt chẽ với đội kinh doanh bán hàng của Agency, đi tìm cơ hội, lên kế hoạch kinh doanh, hỗ trợ và thậm chí là tự đem về doanh thu lợi nhuận cho Agency, do vậy bắt buộc một Account manager phải có kiến thức chuyên sâu về Marketing/Digital Marketing hoặc quản trị kinh doanh. Thông thường vị trí này yêu cầu ứng viên có ít nhất là 1 - 3 năm kinh nghiệm làm trong nghề.  Kỹ năng mềm liên quan đến giao tiếp và xử lý tình huống  Kỹ năng đàm phán, kỹ năng thuyết trình, Kỹ năng trình bày vấn đề,  kỹ năng giao tiếp duy trì mối quan hệ... đều là những bộ quy tắc ứng xử với khách hàng đối tác Account manager phải vận dụng triệt để để có thể thuyết phục và tạo dựng mối quan hệ hợp tác ổn định lâu dài. Ngoài ra các kỹ năng khác như kỹ năng lên kế hoạch, quản trị thời gian, kỹ năng phản biện, kỹ năng xử lý tính huống cũng rất cần thiết để Account manager có thể quản lý team và xử lý những tình huống trong quá trình quản lý hay gặp khách hàng đối tác. Khả năng điều phối công việc giữa các bộ phận liên quan đến dự án hợp tác Như đã nói Account manager là người nắm giữ đầu mối liên hệ giữa các bộ phận khác, do đó một Account manager khi có dự án, có brief cần phải có trách nhiệm phân bổ công việc, thông tin cần thiết cho các bộ phận có liên quan để thực hiện tốt nhất dự án của mình. Không tư duy theo lối mòn Là một Account Manager giỏi, bạn không thể áp đặt những quan điểm, tư tưởng đã cũ cho một chiến dịch mới. Để hạn chế được tình trạng tư duy theo lối mòn, bạn phải dành thời gian để thực hiện nghiên cứu, làm khảo sát về Client, đối tượng mục tiêu, phân khúc khách hàng, ngành hàng, thông điệp để có thể đưa ra những ý tưởng mới cho Client giúp họ đạt được mục tiêu cuối cùng. Vậy để làm được điều này bạn cũng cần biết cách quản lý doanh nghiệp, nhân sự của mình như tham khảo thêm các khoá học quản lý doanh nghiệp trên Unica được các chuyên gia đầu ngành hướng dẫn giúp bạn định hình cũng như nắm bắt được cách quản lý doanh nghiệp phù hợp nhất. Yêu cầu của một Account manager là gì 5. Sự khác biệt giữa Account manager và Sale Tuy Account manager và Sale đều có khối lượng công việc ngang bằng nhau nhưng thực tế bản chất giữa hai Account manager và Sale lại rất khác nhau.  Mục đích tối quan trọng của Account manager và Sale Sale tập trung vào việc tạo ra doanh số từ khách hàng mới, chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Account manager tập trung vào việc tạo dựng, thiết lập và giữ mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Account manager là người chịu trách nhiệm quản lý khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ, giải đáp, cung cấp thông tin chuyên sâu hơn và giúp họ thỏa mãn những nguyện vọng khi sử dụng. Về vấn đề lợi nhuận lâu dài Xét về tính lâu dài, Sale sẽ không giữ được mối quan hệ lâu dài với khách hàng như Account, do đó sale sẽ không có mối quan hệ bền vững tin cậy sâu hơn Account.  Trong khi sale chỉ cần có deal là có lợi nhuận về tài khoản thì Account lại phải giữ mối quan hệ lâu dài với khách hàng đối tác lên tới cả tháng, không chỉ đem đến cho khách hàng sản phẩm/dịch vụ mà phải làm sao khiến họ nâng cấp dịch vụ lên cao hơn, hoặc phải ký hợp đồng đối tác và tiếp tục kéo dài mối quan hệ lợi ích cho cả hai. Điều này càng quan trọng đối với Account manager. Có thể thấy Sale quan tâm đến doanh thu lợi nhuận hơn là sự hợp tác lâu dài nên sẽ có những định hướng làm sao để ngay lập tức sau mỗi cuộc gọi là có tiền về, còn Account sẽ lên kế hoạch để kéo dài hơn mối quan hệ hợp tác bền vững tin cậy, tạo giá trị lâu dài theo thời gian. Do vậy Account manager giữ vai trò rất quan trọng. >> Xem thêm: Xây dựng chương trình mentorship cho doanh nghiệp từ A - Z Sự khác biệt giữa Sale và Account manager là gì Như vậy Unica đã giới thiệu tới bạn đọc những thông tin quan trọng nhất về Account manager là gì, về công việc và yêu cầu cần có của một Account manager.  Xin cảm ơn và chúc bạn thành công!
23/09/2020
2256 Lượt xem
Telesales là gì? Mô tả chi tiết công việc của một Telesales
Telesales là gì? Mô tả chi tiết công việc của một Telesales Telesale là gì? Đây là một trong những bộ phận quan trọng trong bất cứ doanh nghiệp nào bởi chúng không chỉ giúp doanh nghiệp tới gần hơn khách hàng của mình mà còn giúp doanh nghiệp gia tăng doanh số bền vững lâu dài. Để trở thành một telesale không khó, nhưng để là một telesale chuyên nghiệp thì không phải đơn giản. Và nếu bạn đang cần định hướng con đường trở thành một telesale đỉnh cao với mức thu nhập tốt hãy tham khảo ngay bài viết này của Unica nhé! 1. Telesale là gì? Telesale hiểu một cách đơn giản là hình thức bán hàng qua điện thoại, ví trí này có thể làm cả online và cả offline và có mức thu nhập tốt hơn nhiều so với các công việc khác. Đơn giản hơn, telesale là công việc mà người đảm nhiệm vị trí này sẽ gọi điện thoại tới khách hàng thông qua list data khách hàng và dùng kịch bản gọi điện có sẵn để giới thiệu, tư vấn, quảng bá, giải đáp thắc mắc, bán hàng. >>> Có thể bạn quan tâm: Sale Funnel là gì? Vai trò và cách thức hoạt động của Sale Funnel Khái niệm Telesale là gì 2. Tầm quan trọng của một telesale Vị trí Telesale cho đến nay vẫn chiếm vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp vừa có thể bán hàng được hàng vừa tiết kiệm các khoản chi không cần thiết mà vẫn đem về mức doanh thu cao. - Telesale đóng vai trò như cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp. Chỉ cần một cuộc gọi, telesale có thể tư vấn, giải đáp và bán được sản phẩm ngay cho khách hàng một cách nhanh chóng tiện lợi và tiết kiệm chi phí. Việc giao tiếp trực tiếp qua điện thoại giữa telesale và khách hàng sẽ rút ngắn lại khoảng cách với những người không thể tới cửa hàng hoặc trải nghiệm trực tiếp sản phẩm. - Telesale giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm/dịch vụ tốt tới khách hàng. Telesale vẫn được coi là vị trí tiếp thị sản phẩm trực tiếp tới tận tay người dùng bên cạnh các hình thức khác, vừa quảng bá sản phẩm/dịch vụ hiện có của doanh nghiệp vừa quảng bá thương hiệu uy tín của doanh nghiệp tới khách hàng của mình. - Telesale là bộ phận hỗ trợ tư vấn giải đáp thắc mắc của khách hàng. Sản phẩm/dịch vụ nào cũng có những vấn đề mà chỉ khi khách hàng trải nghiệm mới thấy, đó là lý do vì sao telesale còn giữ vị trí giải đáp thắc mắc tư vấn hỗ trợ khách hàng của doanh nghiệp.  Kỹ năng bán hàng qua điện thoại là kỹ năng vô cùng quan trọng đối với telesale 3. Công việc thường làm của một telesale là gì Tùy theo từng đặc thù mỗi doanh nghiệp, một telesale cũng sẽ có những công việc đặc thù khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản telesale sẽ thực hiện các công việc như sau: - Tiếp nhận và phân chia danh sách data khách hàng theo từng tiêu chí nhu cầu, sản phẩm, tiềm năng mua hàng từ các bộ phận như marketing. - Liên hệ với khách hàng - cũng là công việc thường thấy nhất của một telesale. Sau khi đã có danh sách khách hàng phù hợp telesale sẽ gọi điện tới khách hàng theo danh sách đó. Thông thường họ sẽ có một vài kịch bản tele để mời chào sản phẩm, giới thiệu hoặc tư vấn giải đáp tới khách hàng. Ngoài ra đây cũng là công việc có thể nói là khó nhất của telesale, nhất là khi tiếp thị bán hàng. Bởi khách hàng có những người rất khó tính, một telesale không thể không có kỹ năng bán hàng qua điện thoại được, nếu không xử lý khéo léo sẽ có thể rất dễ khiến khách hàng mất cảm tình và từ chối nhận tư vấn sau này, như thế là doanh nghiệp có khả năng đã mất đi một khách hàng tiềm năng. - Lên lịch hẹn với khách hàng thông thường công việc này sẽ cần khách hàng trực tiếp tới cửa hàng, showroom hoặc trực tiếp trải nghiệm sản phẩm tại một địa điểm nào đó của doanh nghiệp. - Chăm sóc khách hàng là bước tiếp theo để telesale giữ mối quan hệ với khách hàng và khiến khách hàng tái sử dụng/mua sản phẩm của doanh nghiệp (một dạng resale rất hiệu quả). Công việc này bao gồm tư vấn, giải đáp thắc mắc của khách hàng sau khi mua sản phẩm. - Chủ động tìm khách hàng mới thông qua các kênh mạng xã hội như Facebook, Zalo. - Báo cáo tiến độ công việc, công việc thường ngày của telesale cuối ngày sẽ báo cáo tiến độ công việc với leader hoặc quản lý. 4. Những tố chất cần có để trở thành một telesale giỏi Luôn thường xuyên bổ sung kiến thức cho bản thân  >>> Có thể bạn quan tâm: Sales Executive là gì? Mô tả công việc và kỹ năng cần có của SE Telesale cần thường xuyên trau dồi kiến thức bản thân Đây là một kỹ năng mà bất cứ công việc nào cũng cần phải có, vừa để tăng kiến thức cho bản thân về sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp, kiến thức ngoài lề để tư vấn giải đáp tới khách hàng tốt nhất vừa để bạn hiểu rõ được điểm mạnh - điểm yếu của mình, từ đó vận dụng kỹ năng bán hàng qua điện thoại một cách thông minh, khéo léo để tư vấn và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm/dịch vụ của mình. Kỹ năng giao tiếp tốt Giao tiếp là một trong những kỹ năng quan trọng mà bất cứ Telesales nào cũng cần phải nắm được. Với kỹ năng giao tiếp thông minh, khôn khéo, người làm Sale có thể dễ dàng tiếp cận với khách hàng mục tiêu của mình một cách nhanh chóng. Không chỉ vậy, một nhân viên Telesale giỏi sẽ xây dựng mối quan hệ bền chặt với khách hàng bằng cách tìm hiểu những mong muốn, nhu cầu và những vấn đề mà họ gặp phải để phục vụ cho quá trình chốt sales diễn ra nhanh chóng, hiệu quả.  Nhạy cảm, nắm bắt tâm lý khách hàng  Nắm bắt được tâm lý, hành vi, vấn đề của khách hàng sẽ giúp bạn biết được làm thế nào để có thể giải quyết được vấn đề mà họ đang gặp phải, cùng với đó là xác định được cách tiếp cận, tư vấn tốt nhất tới khách hàng. Kiên trì bền bỉ và có tâm với công việc  Có một thực trạng đáng buồn đó là mặc dù telesale là một nghề thu nhập tốt, tuy nhiên tỉ lệ % dành trọn tâm huyết cho nghề lại rất thấp, một phần vì áp lực doanh số, một phần là áp lực từ phía khách hàng. Bởi khách hàng họ cũng nhạy cảm như telesale, cảm nhận được phía người gọi điện cho mình không ân cần, nhiệt tình và thân thiện thì khả năng cúp máy rất cao. Do đó bạn cần phải kiên trì với khách hàng, phải thể hiện lời nói làm sao khách hàng cảm nhận được sự chân thành, thân thiện và nhiệt tình từ phía bạn, có như vậy mới khiến họ tin tưởng và mua hàng được. Luôn làm việc với sự nhiệt huyết và lòng đam mê  Bạn nên đặt mục tiêu mỗi ngày để luôn có động lực làm việc và khởi động sự đam mê của mình. Telesale lại là một công việc đặc thù nói liên tục và chịu áp lực hơn các công việc khác, vậy nên chỉ khi bạn làm việc bằng sự nhiệt huyết và lòng đam mê thì mới có thể gắn bó với nghề được.  Như vậy Unica đã giới thiệu tới bạn đọc những thông tin cơ bản nhất về telesale là gì, về công việc và những tố chất cần có để trở thành một telesale giỏi. Xin cảm ơn và chúc bạn thành công!
23/09/2020
1568 Lượt xem
Top 10 kỹ năng chốt Sale đỉnh cao bách phát, bách trúng
Top 10 kỹ năng chốt Sale đỉnh cao bách phát, bách trúng Là một người bán hàng, chốt sale được xem là một khâu then chốt bởi nó quyết định kết quả giao dịch của bạn có thật sự thành công hay không. Để trở thành những best seller, việc nắm trong tay những kỹ năng đỉnh cao sẽ giúp khách hàng không thể bỏ lỡ những cơ hội mà bạn mang lại. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ về 10 kỹ năng chốt sale thần tốc mà bạn nhất định không nên bỏ qua. Kỹ năng chốt Sale là gì? Trong quá trình bán hàng, dù bạn học kinh doanh bất kỳ sản phẩm nào đi chăng nữa thì việc chốt sale cũng là một bước khó khăn và quan trọng nhất mà không phải seller nào cũng làm được. Bởi khi tìm hiểu về sản phẩm của bạn, đôi khi khách hàng lại tỏ ra rất hào hứng và muốn sở hữu nó nhưng đến lúc đưa ra quyết định mua hàng thì họ lại có vẻ bối rối, lúng túng. Cho dù vì bất cứ lý do nào khiến khách hàng chưa thể đưa ra quyết định mua hàng ngay lập tức thì việc bạn cần làm lúc này là vận dụng tất cả những kiến thức, kỹ năng đã có để thúc đẩy quá trình mua hàng diễn ra nhanh chóng.  Chốt sale là bước quyết định trong quá trình bán hàng Kỹ năng chốt sale hiệu quả Lựa chọn thời điểm thích hợp Khi bắt đầu tìm hiểu về một sản phẩm, dịch vụ nào đó người dùng thường có tâm lý muốn được cung cấp những thông tin đầy đủ cùng với những trải nghiệm mang tính thực tế. Sau khi đã hiểu hết về những giá trị và những tính năng nổi bật của sản phẩm, khách hàng sẽ đưa ra những thắc mắc, băn khoăn và mong muốn được giải đáp. Vận dụng sự nhạy bén của mình, seller có thể nhận ra đây chính là thời điểm thích hợp nhất để có thể chốt sales.  Tổng hợp tính năng sản phẩm ngắn gọn, dễ hiểu  Tính năng sản phẩm ngắn gọn, dễ hiểu  Việc cung cấp những thông tin quá nhiều không thật sự cần thiết sẽ khiến cho khách hàng cảm thấy chán nản, mệt mỏi vì những tính năng nổi bật mà mình đang quan tâm lại được đề cập quá ít. Chính vì thế, để có thể chốt sale một cách dễ dàng, người bán cần tóm lược những điểm riêng biệt cũng như giá trị nổi bật của sản phẩm mà các đối thủ cạnh tranh khác không có. Điều này sẽ giúp bạn có thể thấu hiểu và truyền đạt mọi thứ cho khách hành của mình một cách tốt nhất mọi thông tin về sản phẩm. Dùng câu hỏi tạo sự hứng thú Sau khi giới thiệu toàn bộ những thông tin liên quan đến sản phẩm, người bán hàng, người học bán hàng online có thể đặt ra một số câu hỏi đại loại như là Anh/ chị nghĩ sao về sản phẩm/ dịch vụ này, Anh/chị còn đang băn khoăn gì về sản phẩm để em có cơ hội được giải đáp những khúc mắc đó?... Việc Seller đặt ra các câu hỏi không chỉ tạo nên sự kết nối, tương tác giữa người mua và người bán mà nó còn là một cách để thăm dò được nhu cầu của khách hàng.  Thông qua câu trả lời, người bán sẽ xác định được tính khả thi về sản phẩm mà mình đang tiếp thì, nhờ đó có thể vận dụng linh hoạt các kỹ năng khác nhau để có cách chốt sale đỉnh cao, nhanh chóng.   Tư vấn nhiệt tình và luôn luôn mỉm cười Tư vấn nhiệt tình Tùy vào những sản phẩm có giá trị khác nhau mà quá trình chốt sale có thể diễn ra nhanh chóng trong vài giây, vài phút hoặc thậm chí lâu hơn là vài ngày, vài tuần. Dù là sản phẩm nào đi chăng nữa thì việc tư vấn nhiệt tình và luôn nở nụ cười trong suốt quá trình giao dịch cũng sẽ tạo được thiện cảm đối với khách hàng.  Ngoài ra, nếu quá trình chốt sale không thành công thì bạn cũng nên kết thúc buổi trò chuyện bằng một nụ cười thân thiện. Bởi rất có thể, thông qua thái độ nhiệt tình của bạn mà khách hàng có thể suy nghĩ lại về quyết định mua hàng của mình hoặc giới thiệu sản phẩm của bạn đối với những người thân thiết khác.  Chốt sale nhanh gọn, bất ngờ Kick sale là gì? Khi tìm hiểu bất kỳ một sản phẩm nào đó, ngoài những nhu cầu thực tế thì vấn đề mà khách hàng luôn quan tâm đó là những chương trình ưu đãi, quà tặng hoặc sale off. Thử đặt ra một tình huống giả định như sau: “Cùng là một chiếc túi có mẫu mã, màu sắc, kích thước, giá thành như nhau nhưng một bên có ưu đãi “mua túi xách tặng Voucher trị giá 200.000 đồng” với một bên là bán đúng giá và không kèm thêm bất cứ một ưu đãi nào thì người mua hàng chắc chắn sẽ lựa chọn bên có quà tặng”.  Hiểu được tâm lý của người mua hàng, muốn chốt sale một cách nhanh chóng, bất ngờ, bạn hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu giảm giá, thêm ưu đãi của khách hàng trong phạm vi cho phép. Chỉ bằng một chút nhanh nhẹn, nhạy bén sẽ thúc đẩy khách hàng đưa ra những quyết định ngay lập tức mà không có bất cứ một do dự nào.  Không thể phủ nhận một điều rằng, sử dụng những cách sale hiệu quả sẽ giúp cho quá trình chốt sale diễn ra nhanh chóng. Và để tăng doanh thu của cửa hàng, doanh nghiệp và việc kinh doanh của bạn thì đừng bỏ lỡ cơ hội khám phá các khóa học shopee để mở rộng thị trường bán hàng, phân phối sản phẩm của mình đến khách hàng nhé. Chinh phục khách hàng từ con số 0 bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học sẽ giúp bạn biết được các kỹ năng chốt sale, cũng như quy trình thấu hiểu khách hàng để chốt đơn thành công đến 90%. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn: [course_id:77,theme:course] [course_id:1307,theme:course] [course_id:475,theme:course] Tạo niềm tin cho khách hàng Cách làm sale hiệu quả là tạo niềm tin cho khách hàng về sản phẩm trước khi chốt sale Một trong những cách chốt sale hiệu quả là tạo niềm tin với khách hàng. Nếu khách hàng của bạn tin tưởng bạn, thì họ cũng có thể tin tưởng vào lời đề nghị của bạn, phải không? Bạn càng tạo được niềm tin và sự tín nhiệm của khách hàng tiềm năng bằng các kỹ thuật chốt bán hàng, thì khả năng họ mua hàng của bạn càng cao. Để tạo dựng niềm tin đó, hãy bắt đầu với ấn tượng đầu tiên. Hãy luôn có mặt đúng giờ cùng nụ cười tươi và thái độ làm việc tích cực, chuyên nghiệp dù trong bất kỳ cuộc gặp gỡ nào. Khi bạn làm việc, hãy giúp khách hàng tiềm năng giải quyết các vấn đề của họ. Hỗ trợ theo những cách thực sự có ý nghĩa và thể hiện giá trị thực bất cứ khi nào có thể. Điều này cho thấy bạn đang đứng về phía họ. Tham khảo kịch bản chốt sale mỹ phẩm Chuẩn bị kịch bản trả lời trước Chuẩn bị kịch bản Muốn trở thành một Best Seller, bạn cần chuẩn bị những kỹ năng và một kịch bản hoàn hảo để có thể nhanh nhậy trong các tình huống từ chối của khách hàng. Khách hàng có thể đưa ra lời từ chối mua hàng một cách khéo léo như sau "chúng tôi không có ngân sách cho việc đó" hoặc "Tôi e rằng tôi không thể đưa ra quyết định về việc này hôm nay".... Bằng cách khéo léo giải quyết các phản đối của khách hàng, bạn sẽ có thể đi thẳng vào vấn đề, đó là bán hàng hoặc thừa nhận thẳng thắn rằng bạn chưa làm đủ để bán sản phẩm cho họ. Dù bằng cách nào, bạn đã tránh được việc đơn giản là bị thổi phồng mà không nhận được bất kỳ thông tin quan trọng nào, đó là điều sẽ xảy ra khi nhân viên bán hàng không thể điều hướng các phản đối. Để giải quyết tình huống này, bạn nên tổng hợp tất cả các phản đối tiềm năng mà bạn có thể mong đợi nghe thấy khi bạn cố gắng kết thúc và chuẩn bị trước các câu trả lời. Tìm ai đó để làm khách hàng để bạn có thể tập dượt với họ. Sử dụng chiến thuật dùng thử Chiến thuật dùng thử Nếu khách hàng còn băn khoăn trong việc đưa ra quyết định mua hàng của mình, bạn có thể sử dụng chiến thuật dùng thử. Nghĩa là cho khách hàng được trải nghiệm thực tế những tính năng của chính sản phẩm để họ hiểu được giá trị cũng như điểm khác biệt so với các sản phẩm khác có trên thị trường.  Có thể lấy một ví dụ như sau: Khách hàng quan tâm đến sản phẩm là ghế Massage nhưng còn đang băn khoăn về giá cả thì bạn có thể để khách hàng trải nghiệm trực tiếp những công dụng tuyệt vời của nó ngay tại cửa hàng. Trải nghiệm thực tế cùng với sự tư vấn nhiệt tình sẽ giúp khách hàng nhận ra giá trị của nó để đưa đến quyết định mua hàng ngay lập tức. Sử dụng chiến thuật dùng thử được xem là một trong những kỹ năng chốt sale nhanh chóng và vô cùng hiệu quả.  Bám sát khách hàng Khi khách hàng đã đồng ý lấy hàng thì bạn cũng chỉ mới hoàn thành được 50% việc bán hàng của mình, công đoạn cuối cùng cũng quan trọng nhất đó chính là việc khách hàng nhận được hàng và thanh toán tiền hàng cho bạn. Có rất nhiều doanh nghiệp, công ty thường không để ý đến những vấn đề này dẫn tới tình trạng số đơn hàng bị hủy bị hủy diễn ra khá nhiều và tỷ lệ hàng hoàn không thể kiểm soát. Có thể khách hàng sẽ từ chối bạn một, hoặc một vài lần nhưng nếu kiên trì bảm đuổi thì bạn chắc chắn sẽ thành công. Nghệ thuật chốt sale đỉnh cao là bám sát khách hàng để chốt sale dễ dàng Vậy nên các việc chúng ta cần làm để tránh tình trạng này là:  Kiểm tra lại thông tin trên google, facebook số điện thoại của khách xem tài khoản này độ tin cậy hay không. Hãy gọi điện thoại xác minh khách hàng về thông tin địa chỉ, thông báo thời gian bạn giao hàng. Gọi điện thông báo cho khách hàng khi hàng đã đến bưu cục nơi nhận. Gọi điện thoại cho khách hàng hỏi về tình trạng hàng hóa và sự nhận xét của khách hàng khi khách đã nhận hàng. Chốt sale bằng cách đưa ra các quyền lợi cho khách hàng   Quyền lợi cho khách hàng Khi áp dụng kịch bản chốt sale này nhân viên bán hàng sẽ đưa ra những quyền lợi tích cực cho khách hàng khi mua, sử dụng sản phẩm/dịch vụ này. Giả thuyết này khái quát các thay đổi theo chiều hướng tốt khi khách hàng sử dụng sản phẩm. Có thể là tăng tính tiện nghi, rút ngắn thời gian làm việc, tăng hiệu suất, tăng lợi nhuận, giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh,… Thông qua viễn cảnh tươi đẹp đó khách hàng sẽ tăng hứng thú và muốn mua sản phẩm của bạn.  Tổng kết Trên đây là top 10 kỹ năng chốt sale đỉnh cao mà Unica muốn mang đến cho bạn đọc. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp cho bạn mang nhiều hữu ích và cũng có thể áp dụng vào trong lĩnh vực kinh doanh của mình. Chúc các bạn thành công! Unica gợi ý riêng dành cho bạn: Khóa học "69 Tuyệt chiêu chốt sale trực tiếp" Xem toàn bộ khóa học 69 Tuyệt chiêu chốt sale trực tiếp tại đây
15/09/2020
17546 Lượt xem
Đọc báo kiếm tiền có phải là một hình thức lừa đảo?
Đọc báo kiếm tiền có phải là một hình thức lừa đảo? Chắc hẳn, nhiều bạn đã từng vào Google tìm kiếm các công việc làm thêm vào thời gian rảnh và sau đó, bạn sẽ tìm được một số thông tin về việc đọc báo kiếm tiền Online. Bạn cảm thấy khá hoang mang về  việc “đọc báo” có “tiền triệu”. Vậy, trong bài viết này, chúng ta cùng đi tìm hiểu thực hư câu chuyện đọc báo có kiếm được tiền thật không nhé! 1. Đọc báo kiếm tiền có nên tin không? Đọc báo kiếm tiền là một công việc không hề lừa đảo, đây là việc bạn kiếm tiền qua Internet. Trong những năm gần đây, khi công nghệ phát triển mạnh, công việc này với được du nhập vào Việt Nam và nó được xem là một hình thức kiếm tiền thông qua mạng Internet. Đọc báo có tiền có nên tin không? Nếu ai lần đầu mới nghe thì sẽ cảm thấy rất hoang mang và tự hỏi đọc báo mà kiếm được tiền thì chắc hẳn ai cũng rủ nhau đi bọc báo. Làm ra tiền từ việc đọc báo báo mỗi ngày chỉ có thể là lừa đảo. Nhưng có những người họ đã thực sự kiếm được tiền và rất nhiều tiền từ đọc báo Online. Kiếm tiền Online hiện nay đã trở thành một trào lưu của giới trẻ, nó mang lại một nguồn thu nhập cho bạn trẻ nào chăm chỉ và biết đầu tư. Ví dụ, nếu bạn đọc app báo Online của VN Ngày Nay thì bạn sẽ được tham gia chức năng kiếm tiền. Tuy nhiên, tình trạng báo lỗi thẻ cào điện thoại không được quy đổi khiến cho nhiều người cảm thấy mình bị lừa nên hoang mang về hình thức hiện đại này. Vậy, làm thế nào để kiếm tiền từ đọc báo đơn giản này. Câu trả lời là bạn cần sở hữu cho mình một chiếc đoạn thoại thông minh và cài đặt một số ứng dụng kiếm tiền Online là có thể kiếm tiền. Đây cũng được coi là hình thức marketing online đang được rất nhiều người quan tâm, để nâng cao hiệu quả bạn có thể tham khảo khóa học marketing online trên Unica. >> Xem thêm: Payoneer là gì? Giải mã thắc mắc từ A đến Z Bạn muốn khởi nghiệp kiếm tiền online thành công từ con số 0, hãy đăng ký ngay khoá học online qua video. Khoá học cung cấp cho bạn các bước trong kinh doanh online ra đơn từ xây dựng kịch bản đến kỹ năng chốt sale khiến khách không cưỡng lại được. Đăng ký ngay nhé. [course_id:162,theme:course] [course_id:57,theme:course] [course_id:1680,theme:course] 2. 5 App kiếm tiền bằng việc đọc báo uy tín nhất Nếu bạn có nhiều thời rảnh và muốn kiếm thêm thu nhập cho bản thân, thì bạn có thể tham khảo một số app đang áp dụng phương pháp “đọc báo kiếm tiền” này nhé! Đọc báo kiếm tiền trên VN Ngày Nay VN Ngày Nay là một ứng dụng đọc báo điện tử dành cho điện thoại di động hiện có mặt trên IOS và Android. Mỗi ngày, sẽ có một lượng tin tức khổng lồ được tăng tải lên, đủ mọi lĩnh vực. Mỗi ứng dụng, bài viết ra mắt, họ luôn muốn được nhiều người sử dụng càng tốt vì khi đó nhà sáng lập với tạo được ra tiền và lợi nhuận.  Tải app VN Ngày Nay để đọc báo kiếm được tiền đơn giản Với lý do đó, mỗi nhà sản xuất thường có những chiến lược quảng cáo để thu hút lượng người sử dụng. Với VN Ngày Nay, họ đã thu hút được rất nhiều người đọc bằng việc tặng tiền thưởng cho người sử dụng. Đây chính là cơ hội để tất cả chúng ta vừa có thêm kiến thức lại có thể kiếm thêm một chút thu nhập. Thực ra, hiện nay có rất nhiều  ứng dụng đã chọn hình thức thu hút người dùng này để gia tăng thứ hạng và số người dùng cho mình. Kiếm tiền từ ứng dụng Báo Mới Chắc hẳn, đã không ít lần bạn đọc và tìm kiếm những thông tin từ Báo Mới phải không? Những như những trang báo mạng khác, Báo Mới ngoài việc đọc trên máy tính ra thì còn được đọc rất nhiều trên điện thoại. Cách thức sử dụng của app cũng đơn giản, nghĩa là bạn đọc báo và sẽ có tính năng kiếm tiền được nhờ việc đọc các bài viết, bình luận và lượt chia sẻ app để người dùng khác biết. Một ưu điểm của Báo Mới là bạn có thể kiếm tiền và thanh toán số tiền được nhận thông qua các tài khoản Zing, tài khoản MP3 hoặc nhận thông qua các thẻ cào điện thoại. >>Xem ngay: Miễn Phí: Cách kiếm tiền TRIỆU đơn giản từ ứng dụng Momo mỗi ngày  Đọc báo kiếm tiền từ Mofiin App Mofiin là một app đọc báo kiếm tiền trực tuyến bằng cách thập Morfin Coin để đổi ra thẻ cài điện thoại. Đây là ứng dụng phát triển bởi công ty giải trí  Yeah1 Network của Việt Nam. Khi việc đọc báo của bạn càng nhiều, bạn sẽ được quy đổi Coin sang tiền mặt và dùng để đổi các thẻ cào điện thoại mệnh giá từ 50.000 đồng/ lượt đổi.  Có thể nói Mofiin là một ứng dụng giúp người dùng có thể kiếm tiền một cách dễ dàng, tuy nhiên lượng kiếm không được nhiều. Nó chỉ phù hợp cho những bạn trẻ có thói quen đọc báo, lướt mạng xã hội. Thay vì phải vào các trang báo lớn chọn lọc tin để đọc thì Mofiin sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian hơn. Báo hay 24h Báo hay 24h là một trong những phần mềm cho phép bạn đọc báo và kiếm thêm thu nhập. Cơ hội nhận thưởng được tính dựa trên số điểm quy định. Hiệp này, phần mềm này sẽ có số điểm khác nhau tương ứng cho các mệnh giá của thẻ cào điện thoại là 10.000, 50.000 VNĐ. Một số hoạt động bạn có thể tham gia để kiếm xu trên Bao hay 24h bao gồm: giới thiệu bạn bè, điểm danh mỗi ngày, đọc báo. làm nhiệm vụ, trồng cây phát tài, vòng quay trúng thưởng... Cashzine Cashzine là một trong những phần mềm khá phổ biến trong thời gian trở lại đây. Với phần mềm này, người dùng không chỉ được cập nhật các bản tin nóng hổi mỗi ngày mà nó còn có khả năng kiếm tiền từ công việc đọc báo. Chính vì lẽ đó mà hiện tại, ứng dụng này đã thu hút hơn 1 triệu lượt tải về sử dụng phổ biến trên 9 quốc gia, trong đó có Việt Nam.  Bạn có thể dễ dàng kiếm tiền từ Cashzine thông qua một số hình thức như: đọc tin tức, thực hiện nhiệm vụ, điểm danh. Gía trị tiền được quy đổi thông qua xu như sau: - 500.000 xu = 100.000 VNĐ - 1.150.000 xu = 230.000 VNĐ - 3.250.000 xu = 650.000 VNĐ. 3. Ưu điểm và hạn chế của App đọc báo kiếm tiền trên điện thoại Ưu điểm: - Hình thức đọc báo kiếm tiền không đòi hỏi người dùng phải có kỹ năng nghiệp vụ hoặc trình độ chuyên môn cao so với những ngành nghề khác. Công việc đơn giản chỉ là: giới thiệu thông tin đến nhiều hách hàng, đọc báo, chơi game... - Giao diện của App đọc báo này tương đối dễ hiểu, dễ sử dụng và thân thiện với người dùng. Kể cả những người không chuyên về công nghệ cũng có thể sử dụng được. - Với những App uy tín, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về lợi nhuận mà mình nhận được khi tham gia làm cộng tác viên.  - Người dùng không mất phí và vốn khi tham gia vào hoạt động kiếm tiền trên điện thoại. - Công việc kiếm tiền bằng việc đọc báo không tốn quá nhiều thời gian. Bạn chỉ cần dành ra 15 - 30 phút là có thể thực hiện được công việc này.  Hạn chế - Muốn kiếm tiền bằng hình thức đọc báo thông qua các App, yêu cầu người dùng phải kiên trì, nhẫn nại và chịu khó.  - Các App kiếm tiền trên điện thoại không mang lại nguồn thu nhập ổn định và đúng hạn. - Hiện nay có rất nhiều phần mềm lậu, không uy tín khiến người dùng dễ bị mất thông tin. Vì vậy bạn cần tìm hiểu chi tiết về các thông tin liên quan đến phần mềm trước khi sử dụng.  >> Xem thêm: 12 Ứng dụng kiếm tiền trên điện thoại uy tín nhất hiện nay Với những chia sẻ về thắc mắc đọc báo kiếm tiền có thật không, chắc hẳn bạn tự có trong đầu mình câu trả lời thỏa đáng. Kiếm tiền đọc báo là một việc làm chính đáng và giúp bạn có thêm thu nhập bên ngoài khá ổn định. Một "bí mật" nữa mà Unica muốn mang đến cho bạn đó chính là thị trường chứng khoán. Đây là một trong những mỏ vàng đang được nhiều người tìm hiểu và đầu tư.  Chúc bạn thành công!
03/03/2020
10723 Lượt xem
Kịch bản chốt sale mỹ phẩm qua điện thoại thần thánh
Kịch bản chốt sale mỹ phẩm qua điện thoại thần thánh Trong thời đại bùng nổ của internet, nhiều doanh nghiệp cũng như cá nhân không thể bỏ qua kênh bán hàng bằng điện thoại. Đặc biệt khi kinh doanh mỹ phẩm online với những sản phẩm mỹ phẩm có giá trị trung bình thấp thì việc lên một kịch bản chốt sale mỹ phẩm qua điện thoại thực sự quan trọng. Trong bài viết học bán hàng online này, chúng ta cùng đi tìm hiểu kịch bản “thần thánh” giúp chốt hàng nghìn đơn mỹ phẩm nhé! Một số lưu ý khi chốt sale mỹ phẩm Vì sản phẩm bạn đang bán là mỹ phẩm nên khách hàng thường có sự nghi ngờ về chất lượng, bảo hành. Nên trong quá trình tư vấn và chốt đơn, bạn cần cố gắng củng cố niềm tin với khách hàng. Một khi bạn đã lấy được lòng tin tiêu dùng thì việc bạn chốt đơn là điều đơn giản. Sale mỹ phẩm là gì? Một số lưu ý khi chốt sale mỹ phẩm Những mỹ phẩm của bạn có thể là sản phẩm do chính công ty bạn sản xuất hoặc công ty bạn làm đại lý. Thêm nữa, khi nhân viên sale tư vấn mỹ phẩm qua điện thoại cần nắm rõ về tất cả những dòng sản phẩm của mình để truyền đạt được giá trị lợi ích cho khách hàng. Nắm rõ chính xác thông tin về sản phẩm của mình và sản phẩm của một số đối thủ khác. Biết những thành phần cấu tạo chủ yếu và đặc trưng. Một yếu tố bạn cũng cần lưu ý khi xây dựng kịch bản tư vấn mỹ phẩm qua điện thoại đó là không nói chuyện quá dài, thời gian chỉ từ 2 đến 5 phút nhưng có sự hấp dẫn, gọi tên chính xác của khách hàng và có năng lượng bán hàng truyền tải qua giọng nói.  Mẫu kịch bản chốt sale mỹ phẩm qua điện thoại  Bước 1: Tạo niềm tin với khách hàng Cách telesales mỹ phẩm hiệu quả là tạo niềm tin với khách hàng của mình. Vì mỹ phẩm có giá trị thấp chỉ dao động từ 100 nghìn đến 2 triệu đồng nên người mua có thể tự quyết định mà không cần hỏi ý kiến người khác. Chính vì thế, ngay từ những giây phút đầu tiên, bạn cần cố gắng tạo được niềm tin với khách hàng bằng cách đưa ra chứng thực cho sản phẩm mỹ phẩm. Chốt sale mỹ phầm Ví dụ, bạn đang bán bộ mỹ phẩm chăm sóc da mặt làm từ nghệ và bạn đang muốn thuyết phục người nghe đồng ý mua sản phẩm của mình, thì bạn cần liệt kê những chi tiết sau vào đoạn mở đầu kịch bản chốt sale mỹ phẩm qua điện thoại:  Mỹ phẩm đạt những danh hiệu gì? Thành phần của sản phẩm đã được viện khoa học kiểm chứng rõ ràng. Các giấy tờ xác nhận sản phẩm được tổ chức xác nhận. Nhận xét từ người dùng trước. Ví dụ kịch bản đơn giản bán mỹ phẩm bạn có thể sử dụng như sau: Em chào anh/chị. em được biết anh/chị đang tìm hiểu bộ mỹ phẩm làm đẹp từ nghệ của công ty em. Bộ mỹ phẩm bên em đã được bộ trưởng Bộ Y tế thông qua theo quyết định  số 48/2007 - BYT ngày 31/12/2007 và có giấy chứng nhận hữu cơ NSF 305. Bước 2: Tư vấn bán hàng Bước tiếp theo sau khi bạn đã tạo được lòng tin với khách hàng đó là cố gắng đánh giá và đặt thật nhiều câu hỏi tương tác với khách hàng. Đây là một trong những kỹ năng cơ bản của nhân viên sale mỹ phẩm nếu muốn chốt được đơn.  Tương tác thật nhiều với khách hàng là một trong những cách chốt sale mỹ phẩm thành công Một số mẫu kịch bản bán hàng mỹ phẩm qua điện thoại hiệu quả mà bạn có thể sử dụng như sau: Chị có thể chia sẻ cho em da mặt chị thuộc loại da gì được không ạ?. Nếu khách hàng, trả lời là loại da nhờn/khô/thường/hỗn hợp thì bạn cần nói rõ đặc điểm của loại da này cho khách hàng hiểu như sau: Da mặt chị thuộc loại da nhờn nên da mặt sẽ tiết rất nhiều dầu, khiến cho da mặt lúc nào cũng sáng bóng, lỗ chân lông bị to và nổi mụn. Da mặt chị thuộc loại da khô nên khi sờ vào mặt cảm thấy ráp hoặc sần sùi, da mặt không tự nhiên. Đặc biệt vào mùa đông bị nứt nẻ, viêm nhiễm. Nó sẽ không gây lỗ chân lông to nhưng tốc độ lão hóa sẽ rất nhanh. Với da mặt thường thì chị cần tìm được sự cân bằng giữa lượng nước và dầu để da trở nên láng mịn hơn. Còn da hỗn hợp thì một số vùng trán, mũi, cằm thường bị nhờn và má bị khô. Sau khi bạn phân tích được những đặc điểm này, bạn cần chỉ rõ cho khách hàng những dòng sản phẩm mỹ phẩm phù hợp, để họ càng cảm thấy tin tưởng khả năng cũng như kiến thức về sản phẩm của bạn. Hoặc bạn có thể sử dụng Google Adwords để đưa sản phẩm của mình đến khách hàng một cách nhanh hơn. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả tối đa bạn cần tham gia khóa học Google Ads để nâng cao doanh thu cho mình. Chinh phục khách hàng từ con số 0 bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học sẽ giúp bạn biết được các kỹ năng chốt sale, cũng như quy trình thấu hiểu khách hàng để chốt đơn thành công đến 90%. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn: [course_id:77,theme:course] [course_id:1307,theme:course] [course_id:475,theme:course] Bước 3: Để khách hàng quyết định, không có thời gian suy nghĩ Để khách hàng quyết định Sau khi bạn trao đổi thông tin và đánh giá được tiềm năng của khách hàng, bạn cần sử dụng yếu tố “tham” của người tiêu dùng, yếu tố sợ mất quyền lợi như: Sản phẩm này bên em chỉ nốt trong ngày hôm nay sẽ không được áp dụng chương trình khuyến mại với giá 299k. Chị hãy mua nhanh không sản phẩm về giá cũ là 999k. Đánh vào tâm lý chần chừ, do dự của khách hàng, bân nên kịp thời đưa ra những định hướng cụ thể không nên để khách hàng có thời gian suy nghĩ thay đổi. Bước 4: Chốt sales Bạn có thể sử dụng mẫu chốt sale như sau: Với những chia sẻ của chị về tình trạng da mặt, em thấy sản phẩm A bên em thực sự rất phù hợp với chị. Hiện tại, bên em dòng sản phẩm này bên em chỉ còn 299k. Vậy chị có thể cho em xin địa chỉ nhận hàng của mình được không ạ?. Đây là bước quan trọng để thể hiện trình độ kỹ năng thuyết phục khách hàng cũng như đem lại doanh thu cho mỗi doanh nghiệp. Bước 5: Xử lý từ chối Xử lý từ chối Sau khi chốt sale, sẽ có 2 trường hợp có thể xảy ra là khách hàng đồng ý mua sản phẩm hoặc các tình huống từ chối của khách hàng Trong trường hợp khách hàng từ chối toàn phần, bạn có đưa ra thêm những phần quà hấp dẫn hoặc các chương trình giảm giá với tinh thần cầu thị để mong muốn khách hàng có thể suy nghĩ lại và đưa ra quyết định trải nghiệm sản phẩm của mình. Còn trường hợp khách hàng từ chối một phần do nguyên nhân xuất phát từ giá hoặc dịch vụ, bạn có thể đưa ra những cam kết bằng thương hiệu sản phẩm hoặc chế độ bảo hành khi phát hiện lỗi sản phẩm.  Cách tư vấn và xây dựng kịch bản telesale mỹ phẩm qua điện thoại là một trong những yếu tố rất quan trọng nếu như bạn muốn chốt được nhiều đơn hàng.  Lời kết Kinh doanh mỹ phẩm đang là một hướng kinh doanh “một vốn bốn lời” mà nhiều doanh nghiệp đang theo đuổi. Tuy nhiên để xây dựng được kịch bản chốt sale mỹ phẩm qua điện thoại hiệu quả thì không phải ai cũng làm được. Hy vọng với những sẻ ở trên, phần nào giúp ích cho các bạn trong việc chốt sale. Để tăng doanh thu của cửa hàng, doanh nghiệp và việc học kinh doanh của bạn thì đừng bỏ lỡ cơ hội khám phá các khóa học shopee để mở rộng thị trường bán hàng, phân phối sản phẩm của mình đến khách hàng nhé! Chúc các bạn thành công! 
02/01/2020
8789 Lượt xem
Tuyệt chiêu xây dựng kịch bản chốt sale qua điện thoại 
Tuyệt chiêu xây dựng kịch bản chốt sale qua điện thoại  Telesales là một phương thức đang được rất nhiều các doanh nghiệp triển khai và áp dụng khi chào hàng sản phẩm đến người tiêu dùng. Tuy nhiên, để hiệu quả cao thì dân học kinh doanh cần có một kịch bản chốt sale qua điện thoại thông minh. Trong bài viết hôm nay, UNICA sẽ chia sẻ cho bạn những lưu ý cũng như cách xây dựng một kịch bản telesale “đỉnh cao”. Xây dựng kịch bản chốt sale qua điện thoại như thế nào? Bước 1: Tạo ấn tượng trong 5 giây đầu tiên Để có thể xây dựng được một kịch bản telesale hiệu quả thì lời mở đầu, chào hỏi rất quan trọng. Đặc biệt, đối với các cuộc gọi, nếu ngữ điệu và giọng nói của bạn không tốt thì việc khách hàng tắt máy ngay lập tức là điều hết sức bình thường.    Gây ấn tượng trong 5 giây đầu tiên với khách hàng  Bạn cần cố gắng để bản thân mình thật thoải mái, lời nói trở nên phóng khoáng, tự tin thay vì bạn năn nỉ họ mua hàng. Ví dụ, kịch bản mở đầu bạn có thể sử dụng tính chất chào hỏi và thông báo để khách hàng cảm thấy tò mò và muốn nghe như: “Em chào chị Mai, em gọi điện cho chị từ công ty quảng cáo truyền thông media. Em được biết chị đang tham khảo dịch vụ cung cấp giải pháp Marketing cho doanh nghiệp”. >> Sai lầm khi giao tiếp qua điện thoại tuyệt đối không được mắc phải Bước 2: Gây ấn tượng với nội dung “hot” Khi bạn bán hàng qua điện thoại, khách hàng có quyền dập máy ngay giữa chừng và kết thúc cuộc trò chuyện khi họ cảm thấy thông tin của bạn không thực sự có giá trị. Bởi vậy, một kịch bản chốt sale qua điện thoại muốn hiệu quả thì cần phải cung cấp được những thông tin đắt giá. Thay vì bạn đi kể lể nguồn gốc sản phẩm, thành phần và quy trình sản xuất thì hãy ngay lập tức bạn cần đề cập đến giá trị sản phẩm mà nó mang lại cho người mua. Bên cạnh đó, bạn hãy cố gắng chuẩn bị thêm những câu hỏi trong kịch bản để đề cập với khách hàng, tránh việc tạo ra một khoảng lặng khi đang giao tiếp. Hoặc bạn hãy cố gắng tạo sự tương tác với khách hàng, vì có rất nhiều người do không muốn mất lịch sự nên sẽ để máy sang một bên không nghe thay vì tắt máy giữa chừng. Liệt kê những chi tiết quan trọng trong sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang bán Ví dụ, bạn có thể sử dụng mẫu kịch bản như sau: “Bên em cung cấp dịch vụ Marketing hoàn hảo, cam kết 100% giúp cho công ty của chị có thể tăng doanh số lên 200% trong tháng đầu tiên sử dụng dịch vụ. Nếu chị cho phép, em sẽ trao đổi cụ thể với chị về dịch vụ này được không ạ?”. >> “Kungfu” dành cho telesales xử lý từ chối khách hàng Bước 3: Chốt sale, đánh nhanh thắng nhanh Nếu sản phẩm của bạn có giá thấp và khách hàng có thể quyết định ngay trong cuộc gọi đầu tiên thì bạn cần thật khéo léo với kịch bản chốt sale qua điện thoại như: liệt kê các chương trình khuyến mãi đang được áp dụng, giảm giá, tặng kèm… Ví dụ, bạn có thể sử dụng kịch bản như sau: “Thông thường khóa học này bên em đang bán với giá là 699k, nhưng hiện tại công ty đang kỷ niệm 3 năm ngày thành lập và nếu chị mua trong ngày hôm nay thì chỉ còn giá 199k”. Còn nếu sản phẩm của bạn có giá trị cao từ chục triệu trở nên như hợp đồng dịch vụ sử dụng nhà, bất động sản,... khách hàng không thể quyết định được ngay lập tức thì bạn cần tạo ra một cuộc hẹn gặp mặt trực tiếp với khách hàng. Nếu bạn gặp mặt họ thành công thì coi như bạn đã nắm được 20% chốt sales thành công.  Kịch bản chốt sale qua điện thoại mà bạn có thể sử dụng trong trường hợp này có thể là: “Vì trao đổi qua điện thoại không được thuận lợi nên em xin phép được gặp anh vào thứ ba tuần này lúc 10h sáng được không ạ hoặc anh rảnh khi nào để em qua gặp mặt trao đổi trực tiếp ạ?” Còn nếu khách hàng đang báo bận do đi công tác xa thì bạn có thể sắp xếp một cuộc hẹn hợp lý hơn hoặc thường xuyên gọi điện hỏi thăm để khách hàng không thể quên cuộc hẹn. >> Làm thế nào để giao tiếp qua điện thoại hiệu quả? Bước 4: Kết thúc cuộc gọi Để gây ấn tượng hơn với khách hàng thì mỗi cuộc gọi bạn hãy nhớ nói lời cảm ơn và tạm biệt với khách dù khách hàng có mua hay không mua sản phẩm bên bạn. Bạn cũng cần lưu ý rằng, đừng bao giờ cúp máy trước khi khách hàng cúp máy để thể hiện sự tôn trọng của bạn cũng như phòng tình huống khách hàng muốn hỏi thêm điều gì ở bạn. Với những thông tin chia sẻ về việc xây dựng kịch bản chốt sale qua điện thoại, hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong việc lên đơn nhanh và tăng doanh số bán hàng của mình. Và để tăng doanh thu của cửa hàng, doanh nghiệp và việc kinh doanh của bạn thì đừng bỏ lỡ cơ hội khám phá các khóa học shopee để mở rộng thị trường bán hàng, phân phối sản phẩm của mình đến khách hàng nhé! Chúc các bạn thành công!
02/01/2020
1063 Lượt xem
Cách gọi điện thoại cho khách hàng hiệu quả và khôn khéo
Cách gọi điện thoại cho khách hàng hiệu quả và khôn khéo Hiện nay, công nghệ phát triển rất mạnh mẽ, các doanh nghiệp ngày càng chú trọng đến việc chăm sóc và bán sản phẩm cho khách hàng qua điện thoại. Tuy nhiên, có nhiều doanh nghiệp chưa thực sự thành công trong lĩnh vực này bởi chưa nắm được cách gọi điện thoại cho khách hàng hiệu quả. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn những lưu ý khi gọi điện cho khách hàng. Các bạn cùng tham khảo nhé! Tầm quan trọng của kỹ năng gọi điện thoại Tầm quan trọng giao tiếp qua điện thoại Ngày nay, những cuộc gọi qua điện thoại được sử dụng với rất nhiều các mục đích khác nhau: - Dành cho các công việc kinh doanh, giao tiếp với khách hàng để mời chào mua bán sản phẩm và dịch vụ hiện có đến những đối tượng khách tượng khách hàng tiềm năng và chốt đơn. - Trực điện thoại của tổng đài. - Chăm sóc các khách hàng 24/24. - Tiếp nhận cuộc gọi cần sự hỗ trợ tư vấn nhanh. Do vậy mà kỹ năng gọi điện thoại là rất cần thiết để phục vụ cho nhóm ngành này. Mục tiêu là để giữ gìn mối quan hệ với khách hàng hay tạo liên kết đối với khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp. Cách gọi điện thoại cho khách hàng hiệu quả Xác định mục tiêu trước khi thực hiện cuộc gọi Trước khi bạn bắt đầu gọi điện để bán sản phẩm hoặc dịch vụ, hãy chắc chắn rằng mình đã nắm bắt được tất cả kiến thức. Khi bạn có kiến thức, bạn sẽ cảm thấy bản thân tự tin và tạo được sự tin tưởng với khách hàng. Nhờ bước này mà bạn sẽ trở nên tự tin và thoải mái tâm lý chuẩn bị kỹ càng để băt đầu thực hiện cuộc gọi cho khách hàng của mình. >>> Có thể bạn quan tâm: 7 Kỹ năng bán hàng qua điện thoại dành cho dân Telesales Xác định mục tiêu chính xác trước khi thực hiện các cuộc gọi Ngoài ra, bạn cần cân nhắc khách hàng mục tiêu là ai để tập trung vào nhu cầu, thói quen mua sắm của họ. Sử dụng thêm các kỹ năng gọi điện chuyên nghiệp của mình để có những cách gọi điện cho khách hàng hiệu quả. Vi dụ: cách tư vấn khách hàng vay vốn qua điện thoại sẽ khác với mục tiêu bán được bảo hiểm. Luyện tập trước cuộc gọi Trước khi bắt đầu gọi điện, dù bạn là “lão làng” hay người mới vào nghề thì hãy luyện giọng và luyện tập trước những cách chào khách hàng qua điện thoại ấn tượng. Bạn nên nhớ, thông qua mỗi lần luyện tập sẽ giúp bạn có những đánh giá khách quan nhất về kỹ năng trong cách gọi điện thoại cho khách hàng hiệu quả của mình. Đây là bước vô cùng quan trọng, đặc biệt với những cuộc gọi quan trọng có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh hoặc một khách hành VIP. Trở thành chuyên gia sale bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học sẽ giúp bạn biết cách thu hút khách hàng biết đến bạn 1 cách tự nhiên, Làm chủ bối cảnh, xoay chuyển ý định của khách hàng theo ý bạn, Tạo lập lý do khiến khách hàng không thể từ chối,... Đăng ký ngay để nhận ưu đãi: [course_id:176,theme:course] [course_id:77,theme:course] [course_id:1307,theme:course] Sử dụng giọng nói để thuyết phục Cách gọi điện tư vấn khách hàng đó là khi gọi điện qua điện thoại để bán hàng, bạn cần lưu ý rằng 15 đến 20 giây đầu tiên bạn cần gây được ấn tượng thật tốt với khách hàng. Tuy nhiên khoảng thời gian này, sales sẽ thường xuyên nhận được những lời từ chối thẳng thừng như “mình không có nhu cầu bạn nhé”, “cảm ơn, tôi không có nhu cầu”, “mình đang rất bận, đừng làm phiền”. Thay vì nản lòng, bạn hãy cố gắng gợi ý thêm những câu hỏi mà khách hàng nhìn được quyền lợi mình. Đầu tiên, bạn cần có một giọng nói hay, có tiết tấu và âm điệu. Nếu giọng nói của bạn có thể truyền tải thông điệp đến nghe thì đó sẽ là một lợi thế rất lớn cho bạn. Thể hiện kỹ năng gọi điện thoại cho khách hàng chuyên nghiệp nhất. >>> Có thể bạn quan tâm: Nhân viên kinh doanh là gì? 5 kỹ năng cần có của một nhân viên kinh doanh Bạn cần chú ý đến kỹ năng phát âm và chào hỏi lịch sự với khách Bạn cần chú ý đến cách nói năng lịch sự và phát âm chuẩn. Ví dụ như những câu chào hỏi, cảm ơn, không được ăn nói cộc lốc khi đang nói chuyện với khách. Bởi vì, mỗi cuộc gọi điện thoại bán hàng như vậy, bạn đang đại diện đưa hình ảnh công ty đến với khách hàng. Xử lý tình huống chuyên nghiệp và khéo léo Bên cạnh một giọng nói chân thành, cách sử dụng từ ngữ lịch sử thì chắc hẳn việc cư xử chuyên nghiệp là một một lưu ý trong cách gọi điện thoại cho khách hàng hiệu quả mà bạn nên lưu tâm. Bạn tuyệt đối không được ra lệnh cho khách hàng như: “Tôi yêu cầu anh/ chị chuyển máy ngay lập tức cho ông A ngay”, thay vào đó bạn nên sử dụng ngôn ngữ nhẹ nhàng, cầu khiến kiểu như “Anh/chị cho em hỏi ông A hiện giờ có tiện nghe máy không ạ?”. Thêm nữa, bạn tuyệt đối không được sử dụng những từ ngữ mang tính tiêu cục và có tính phát xét đến bất cứ ai. Tùy thuộc vào đối tượng và mối quan hệ của khách hàng với công ty mà bạn có những cách ứng xử các tình huống khi gọi điện cho khách hàng phù hợp. Giải quyết các tình huống bình tĩnh Giải quyết các tình huống bình tĩnh Bạn không cần phải đặt những câu hỏi để xác định xem khách hàng có hài lòng với sản phẩm, dịch vụ của công ty mình hay không. Hãy để khách hàng là người đặt ra những câu hỏi, ý kiến cho bạn. Cách chào hàng qua điện thoại, ví dụ như khi khách hàng hỏi giá cả, sẽ có vài cách để bạn có thể báo giá cho khách một cách khôn khéo, gợi ý cho họ biết rằng giá bạn sắp sửa đang nói hoàn toàn rất có lợi cho họ. Ví dụ, bạn có thể sử dụng cách báo giá như sau: “Anh/chị rất may mắn khi đang mua sản phẩm trong đợt ưu đãi 50% của bên em, giá sản phẩm hiện tại chỉ còn 199k”... Còn nếu khách hàng chê sản phẩm có giá quá cao, chất lượng không tốt hoặc không đủ tài chính thì bạn cần khéo léo liệt kê cho họ những ưu điểm, so sánh các nhược điểm cùng sản phẩm của các đối thủ khác. Nếu họ không đủ tiền thì bạn có thể  gợi ý cho họ rằng, sẽ được hưởng thêm ưu đãi như vay vốn, thanh toán trước 50% giá trị sản phẩm… Kết thúc cuộc gọi Kết thúc cuộc gọi Sau mỗi cuộc gọi, là một dân sales chuyên nghiệp thì cách gọi điện thoại cho khách hàng hiệu quả là bạn phải biết đúc kết kinh nghiệm cho mình. Bạn có thể nhờ đồng nghiệp hỗ trợ hoặc tự mình rút ra bài học. Trong quá trình trao đổi  thông tin với khách, bạn cần cố gắng note lại những thông tin quan trọng để tiện cho những lần trao đổi tiếp theo. Hãy thể hiện sự chuyên nghiệp của mình từ đầu đến khi kết thúc cuộc gọi. Vì bạn đang là người đại diện cho bộ mặt của công ty cho nên những điều này bạn cần lưu ý. Tổng kết Với những chia sẻ trong cách gọi điện thoại cho khách hàng hiệu quả mà chúng tôi chia sẻ, hy vọng rằng các bạn sẽ “hạ gục” khách hàng và chốt sale đơn hàng một cách thành công. Bạn biết rằng việc giao tiếp với khách hàng qua điện thoại là một kỹ năng quan trọng mà bản thân mỗi người cần phải nắm được một cách tốt nhất.
31/12/2019
6676 Lượt xem
Mẫu nội dung kịch bản bán hàng qua điện thoại chốt đơn 100%
Mẫu nội dung kịch bản bán hàng qua điện thoại chốt đơn 100% Bán hàng qua điện thoại là công việc mà hầu hết các công ty đều sử dụng. Tuy nhiên, công việc này gặp rất nhiều lời từ chối hoặc chính nhân viên đánh mất đi các đơn hàng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn những mẫu nội dung kịch bản bán hàng qua điện thoại đỉnh cao, giúp chốt đơn chỉ sau một cuộc gọi. Các bạn cùng tham khảo nhé! Các kỹ năng mà nhân viên telesales cần biết Trước khi chia sẻ cho bạn mẫu nội dung kịch bản bán hàng trực tiếp hay điện thoại, thì bạn cần chú ý đến các kỹ năng mà một nhân viên telesale cần có, bao gồm: Nhân viên telesales cần trang bị cho mình thêm nhiều kỹ năng gọi điện Giọng nói dễ nghe, không nói ngọng. Biết cách trình bày, thuyết phục mạch lạc, rõ ràng ngắn gọn. Biết các định được nhu cầu của khách khi trao đổi.Xử lý linh hoạt các tình huống để củng cố niềm tin với khách hàng. Nhân viên telesales khi bắt đầu tư vấn sản phẩm cần phải nắm được rõ sản phẩm cũng như giá trị sản phẩm, dịch vụ mang lại cho khách hàng. Biết cách thu thập thêm thông tin của khách hàng. Biết cách xây dựng kịch bản sale bán hàng như sale mỹ phẩm Các bước tạo mẫu nội dung kịch bản bán hàng qua điện thoại Bước 1: Chào hỏi tạo sự liên kết Chào hỏi tạo sự liên kết Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhằm gây ấn tượng với khách hàng. Khi vừa nhấc máy lên, 3 giây đầu tiên quyết định gần 50% sự thành công của cuộc điện thoại. Khi bạn vừa mới chào hỏi và nói thằng luôn rằng mình đến từ công ty bảo hiểm nhân thọ ABC nào đó thì chắc hẳn rằng khách hàng sẽ cảm thấy khó chịu và bị làm phiền. Đồng thời họ tự động tắt máy ngay lập tức. Không những thế, khi chào hỏi, ngữ điệu của bạn không tốt sẽ cũng là một nhược điểm khiến khách hàng không có ấn tượng với bạn. Bước 2: Tạo thông báo có sức tò mò Khi gọi điện, thay vì gọi điện tư vấn một cách bình thường thì bạn cần kích thích sự tò mò và thông báo có sự cuốn hút không thể để khách hàng không dập máy. Mẫu nội dung kịch bản bán hàng qua điện thoại trong bước này sẽ chủ yếu dùng những từ ngữ đắt giá như chất, chuẩn, đắt giá, lợi nhuận… về vấn đề bạn sắp trao đổi với khách hàng. Việc bạn đưa ra những vấn đề cho khách hàng sẽ giúp cho cuộc gọi có tính thông suốt và không bị cắt ngang giữa chừng. Bạn hãy chú ý gây ra những thông báo có tính tò mò với khách hàng Ví dụ: Bạn có thể sử dụng mẫu câu như sau: Em đang gọi điện cho anh/chị từ sự kiện ra mắt sản phẩm mới của doanh nghiệp X. Sự kiện có sự tham gia của rất nhiều các doanh nhân thành đạt trong lĩnh vực bất động sản. Hiện tại, anh chị có thể dành ra một vài phút để em chia sẻ về thông tin này không ạ? Chinh phục khách hàng từ con số 0 bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học sẽ giúp bạn biết được các kỹ năng chốt sale, cũng như quy trình thấu hiểu khách hàng để chốt đơn thành công đến 90%. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn: [course_id:77,theme:course] [course_id:1307,theme:course] [course_id:475,theme:course] Bước 3: Thăm dò ý kiến của khách hàng Sau khi bạn đã thông báo vấn đề với khách, để lắng nghe và gây sự chú ý của khách, bạn nên đặt ngược lại câu hỏi mang tính chất thăm dò ý kiến khách để nắm bắt xem khách hàng này có thật sự tiềm năng hay không.  Mẫu câu hỏi như: Không biết sau khi nghe chia sẻ, anh/ chị có thấy chương trình/sản phẩm này phù hợp với mình không. Em có thể trình bày chi tiết và cụ thể hơn một số ưu điểm cho anh/chị được rõ. Bước 4: Khai thác sâu hơn vấn đề mà khách hàng đang gặp phải Tìm hiểu vấn đề của khách hàng Nếu bạn vượt qua được bước số 3, đến bước 5 mẫu nội dung kịch bản bán hàng qua điện thoại sẽ là những câu hỏi chuyên sâu, gợi mở để bạn đánh giá khách hàng này có thật sự cho ra đơn hàng chuyển đổi hay không. Mẫu nội dung kịch bản bán hàng gọi điện mà bạn có thể tham khảo như sau: Anh chị có thấy sản phẩm trước đây anh chị sử dụng gặp rất nhiều vấn đề phải không? Nếu anh/chị gặp khó khăn có thể chia sẻ để bên em giúp đỡ? Hoặc nếu bên bạn đang bán các giải pháp kinh doanh thì bạn có thể dùng mẫu câu như sau: Anh/chị không nhận thấy chiến lược bán hàng của công ty anh/chị đang gặp rất nhiều vấn đề khi chưa đạt được doanh số cao? Anh/chị vấp rất nhiều khó khăn khi tìm kiếm một giải pháp để tìm kiếm nhu cầu khách hàng trên thị trường với dòng sản phẩm của mình? Bước 5: Gây ấn tượng với nội dung hot Gây ấn tượng với nội dung hot Khi bạn bán hàng qua điện thoại, khách hàng có quyền dập máy ngay giữa chừng và kết thúc cuộc trò chuyện khi họ cảm thấy thông tin của bạn không thực sự có giá trị. Bởi vậy, một kịch bản chốt sale qua điện thoại muốn hiệu quả thì cần phải cung cấp được những thông tin đắt giá. Thay vì bạn đi kể lể nguồn gốc sản phẩm, thành phần và quy trình sản xuất thì hãy ngay lập tức bạn cần đề cập đến giá trị sản phẩm mà nó mang lại cho người mua. Bên cạnh đó, bạn hãy cố gắng chuẩn bị thêm những câu hỏi trong kịch bản để đề cập với khách hàng, tránh việc tạo ra một khoảng lặng khi đang giao tiếp. Hoặc bạn hãy cố gắng tạo sự tương tác với khách hàng, vì có rất nhiều người do không muốn mất lịch sự nên sẽ để máy sang một bên không nghe thay vì tắt máy giữa chừng. Ví dụ: bạn có thể sử dụng mẫu kịch bản như sau: Bên em cung cấp dịch vụ Marketing hoàn hảo, cam kết 100% giúp cho công ty của chị có thể tăng doanh số lên 200% trong tháng đầu tiên sử dụng dịch vụ. Nếu chị cho phép, em sẽ trao đổi cụ thể với chị về dịch vụ này được không ạ?. Bước 6: Chốt sales Bước cuối cùng để không tốn quá nhiều thời gian, bạn cần đi thẳng luôn vào vấn đề. Có 3 cách để bạn có thể cách chốt sale một phát ăn ngay cụ thể như sau: - Sau khi nghe những chia sẻ, trao đổi ở trên, để không mất thêm thời gian của anh/chị thì anh/chị nghĩ sao về sản phẩm/dịch vụ mà chúng em đã trao đổi? Nó có thực sự phù hợp với nhu cầu anh/chị không ạ? - Anh/chị nghĩ sao nếu như em có thể đến gặp mặt và trao đổi trực tiếp để giải quyết rõ ràng vấn đề này? Không biết thời gian nào là phù hợp và thuận tiện cho anh/chị? - Thứ tư tuần tới không biết anh/chị có thể bỏ ra 30 phút để gặp mặt làm rõ các vấn đề trên được không ạ? Bước cuối cùng của mỗi cuộc gọi điện là bạn cần phải chốt được đơn hàng Bước 7: Kết thúc cuộc gọi Để gây ấn tượng hơn với khách hàng thì mỗi cuộc gọi bạn hãy nhớ nói lời cảm ơn và tạm biệt với khách dù khách hàng có mua hay không mua sản phẩm bên bạn. Bạn cũng cần lưu ý rằng, đừng bao giờ cúp máy trước khi khách hàng cúp máy để thể hiện sự tôn trọng của bạn cũng như phòng tình huống khách hàng muốn hỏi thêm điều gì ở bạn. Mẫu kịch bản bán hàng qua điện thoại chuyên nghiệp Tham khảo mẫu nội dung kịch bản bán hàng online như sau:  Telesales: Em chào anh/chị, có phải chị... đang nghe máy không ạ? Khách hàng: Đúng rồi em, có việc gì đấy em? Telesales: Em xin tự giới thiệu, em tên... gọi cho anh/chị từ công ty ABC. Hiện tại, công ty em đang cho ra mắt những sản phẩm mới với giá cực kỳ ưu đãi cùng với các chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Anh/chị có thể cho em xin 2-3 phút để giới thiệu về sản phẩm không ạ? Khách hàng: Xin lỗi em nhưng chị không có nhu cầu. Telesales: Dạ em biết công việc của chị đang rất bận rộn, nhưng em sẽ không chiếm quá nhiều thời gian của anh/chị đâu ạ. Em chỉ xin 2 phút để chia sẻ về sản phẩm ạ? Khách hàng: Vậy em nói nhanh lên. Kịch bản bán hàng Telesales: Hiện tại, công ty em đang cho ra mắt dòng sản phẩm mới có tên... Đặc biệt với dòng sản phẩm này, anh chị sẽ nhận thấy điểm khác biệt về những tính năng ưu việt so với những sản phẩm trước đây, cụ thể như... Đặc biệt, nếu mua sản phẩm ... của công ty em trong ngày hôm nay, anh/chị sẽ được ưu đãi tới 30% cùng với chương trình bốc thăm trúng thưởng với những phần quà vô cùng hấp dẫn. Anh/chị có muốn trải nghiệm sản phẩm mới này không ạ? Khách hàng: Sản phẩm mới mà ưu đãi nhiều tới vậy khéo là hàng kém chất lượng. Telesales: Anh/chị yên tâm, với sản phẩm này, bên em cam kết 100% về chất lượng sản phẩm. Dù là sản phẩm mới nhưng anh/chị sẽ vẫn được hỗ trợ và bảo hành giống như với các sản phẩm trước đây. Quan trọng hơn hết là công ty em chỉ để mức giá ưu đãi này cho 100 khách hàng đầu tiên thôi ạ. Khách hàng: Vậy để chị cân nhắc xem sao. Telesales: Dạ chị, nếu chị đặt sản phẩm này trong hôm nay thì bên em sẽ hỗ trợ 100% cước phí vận chuyển chị nhé.  Khách hàng: Vậy em gửi cho anh/chị sản phẩm này nhé. Telesales: Dạ, bên em sẽ hỗ trợ chuyển hàng ngay hôm nay cho anh/chị. Anh/chị cho em xin địa chỉ người nhận, số điện thoại để bên em ship hàng nhé. Khách hàng: Em gửi đến địa chỉ: số nhà...đường...phường...thành phố. Số điện thoại... Telesales: Vâng ạ, cảm ơn anh chị đã tin tưởng và mua sản phẩm của bên em. Chúc anh/chị nhiều sức khỏe. Em chào anh/chị.  Một số điều cần biết để bán hàng qua điện thoại thành công Trang bị và ứng xử chuyên nghiệp Mặc dù bán hàng qua điện thoại hay còn gọi là telesales không giáp mặt với khách hàng nhưng bạn cũng cần trang bị cho mình một tư thế chuyên nghiệp để trò chuyện với họ. Một giọng nói tự tin và am hiểu sản phẩm sẽ giúp bạn trở nên chuyên nghiệp hơn. Giọng nói, thái độ, sự tự tin cũng như cách thức bạn truyền đạt đều rất quan trọng trong việc bán hàng.  Giọng nói, thái độ, sự tự tin cũng như cách thức bạn truyền đạt đều rất quan trọng trong việc bán hàng Lập chỉ tiêu hàng ngày, hàng tuần và tháng Sau khi lên mẫu gọi điện thoại cho khách hàng, bạn cần lập ra cho mình kế hoạch bán hàng, phân chia chỉ tiêu mỗi ngày. Cụ thể, xác lập mục tiêu giúp bạn thực tế hơn doanh số khi bán sản phẩm. Ví dụ, mỗi ngày bạn phải gọi được 500 cuộc gọi và chốt được ít nhất 50 đơn từ đó. Trong kế hoạch ngày, bạn cần nên được tổng số cuộc gọi cần gọi, tổng số khách hàng mới tiếp cận, số cuộc gọi cho những khách hàng mới, số cuộc gọi cho những khách hàng hiện tại. Phân phối thời gian hợp lý Phân phối thời gian Tự lên lịch cho các cuộc gọi cho những khách hàng mới, tức là tùy thuộc vào mục tiêu của bạn, bạn hãy dành một lượng thời gian nhất định để làm việc đó. Hãy chắc chắn rằng khi bạn gọi đến, khách hàng của bạn đang trong tâm trạng muốn nghe máy và vui lòng nghe bạn nói chuyện. Điều này cũng rất quan trọng để bạn căn chỉnh thời gian trong công việc cho phù hợp nhất, tránh bị thiếu hoặc thừa thời gian. Xử lý hiệu quả khi bị từ chối Khi bị khách hàng từ chối các bạn không nên quá lo lắng vì đó là điều không thể tránh khỏi. Hãy nhớ rằng, mỗi khi khách hàng nói không với bạn thì bạn sẽ có thêm kinh nghiệm sử lý cho những lần sau. Nếu bạn thực hiện 50 cuộc gọi điện thoại nhưng bị từ chối đến 20 cuộc thì bạn cứ tiếp tục 30 cuộc còn lại. Dù khách hàng có nói gì thì bạn cứ nhớ rằng không có việc gì là dễ dàng cả. Việc từ chối là điều không tránh khỏi cho nên bản thân mỗi người cần phải bình tĩnh và xử lý một cách chuyên nghiệp và hiệu quả nhất. Lời kết Ngoài kỹ năng chốt sale qua điện thoại, mẫu nội dung kịch bản bán hàng qua điện thoại là một trong những kinh nghiệm mà dân telesales cần “bỏ túi” nếu muốn chốt được nhiều đơn. Bên cạnh mẫu kịch bản gọi điện telesale, bạn có thể dành thời gian để tự xây dựng những kịch bản riêng dựa theo mục đích của từng cuộc gọi. Ví dụ như: kịch bản gọi điện hẹn gặp khách hàng, kịch bản chốt đơn hàng online. Hy vọng rằng, bài viết trên sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cho các bạn. Chúc các bạn thành công!
31/12/2019
12918 Lượt xem
Cách lên kịch bản quay video giới thiệu sản phẩm chi tiết nhất
Cách lên kịch bản quay video giới thiệu sản phẩm chi tiết nhất Ngày nay, có rất nhiều cá nhân cũng như doanh nghiệp đi theo xu hướng sản xuất video giới thiệu sản phẩm. Tuy nhiên để có thể tiết kiệm chi phí, tự tay làm ra những video thì việc lên ý tưởng kịch bản quay video giới thiệu sản phẩm là rất quan trọng. Tuy nhiên, trên thực tế, để xây dựng thành công một kịch bản giới thiệu là một điều không đơn giản. Trong bài viết hôm nay, Unica sẽ “demo” cho bạn cách lên một ý tưởng kịch bản lôi cuốn và chất lượng. Cách lên kịch bản quay video giới thiệu sản phẩm  1. Những lưu ý trước khi lên kịch bản Việc bạn lên một kịch bản chất lượng để có thể giới thiệu sản phẩm, dịch vụ thì cần thỏa mãn được thông điệp của sản phẩm, khách hàng xem xong video có hiểu được nội dung và tìm kiếm được thông tin hay không? Bạn cầm nắm rõ một số lưu ý khi lên kịch video bán hàng Không những thế, bạn cần phải tìm hiểu “insight” của khách hàng trước khi lên một kịch bản giới thiệu. Chỉ cần bạn nắm chắc được insight của khách hàng mục tiêu, bạn sẽ có thể truyền tải được nội dung của mình qua các video gây ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách. Thêm nữa, khi bạn viết kịch bản quay video, hãy thể hiện ý tưởng đó một cách tự nhiên. Một câu chuyện hay sẽ để lại nhiều dư âm cho người tiếp nhận nó, không những thế giúp cho các khung hình của bạn trở nên tự nhiên và gần gũi hơn. 2. Lên ý tưởng nội dung cho kịch bản Việc bạn lên ý tưởng kịch bản quay video giới thiệu sản phẩm còn phụ thuộc vào địa điểm bạn quay video. - Nếu bạn quay tại các studio thì bạn chỉ cần chuẩn bị sản phẩm.  - Còn nếu bạn quay trực tiếp tại hội trợ hoặc nơi làm việc của mình thì bạn cần phải chuẩn bị các dụng cụ, ánh sáng, đồ cần thiết trước khi quay. Sau đó, bạn phải vạch ra cho mình những ý tưởng phù hợp với insight của khách hàng. Bạn có thể lên cho mình hàng chục thậm chí hàng trăm ý tưởng. Tuy nhiên, video giới thiệu của bạn chỉ có độ dài từ 2 đến 3 phút nên bạn đừng có dại viết một bản thảo dài tới 2 trang. Bạn hãy cố gắng nói gọn lại trong vài dòng nhưng tập trung được vào mục tiêu, chủ đề. Cuối cùng khi bạn đã lên xong ý tưởng, hãy đưa nó ra trước công ty để mọi người duyệt kịch bản và chốt kịch bản cuối cùng trước khi tiến hành viết chi tiết. Bên cạnh đó bạn cũng nên nắm vững các kỹ thuật livestream để có thể giải quyết các vấn đề trong khi livestream. Làm chủ kỹ năng Livestream bằng cách đăng ký học online của Unica. Khóa học sẽ giúp bạn hiểu được lý do cần Livestream bán hàng cũng như các mẹo để có một buổi Livestream hiệu quả đem về hàng trăm thậm chí hàng ngàn đơn hàng. Đăng ký ngay: [course_id:851,theme:course] [course_id:1127,theme:course] [course_id:1206,theme:course] 3. Viết kịch bản cuối cùng Sau khi bạn đã chọn ra được ý tưởng cuối cùng, chọn được chủ đề thì đã đến lúc bạn cần viết kịch bản. Nó tương tự như bản thảo bạn lên nhưng bước này nội dung sẽ chi tiết, cụ thể và hoành tráng hơn. Một kịch bản hay sẽ giúp mọi người dễ dàng đón nhận và bị thu hút hơn. Tuy nhiên khi viết kịch bản livestream, bạn cần chú ý viết thật ngắn gọn và súc tích để khi thực hiện thành các cảnh quay được dễ dàng hơn. Nếu nội dung video của bạn có lời thoại thì bạn cần trau chuốt câu từ để khi thu âm chèn vào video sẽ đạt tương tác cao. Bạn cần viết kịch bản cuối cùng trước khi tiến hành bấm máy Không những thế, đây là kịch bản quay video giới thiệu sản phẩm nên đối tượng khách hàng bạn hướng tới là tập khách hàng của công ty, vì thế hãy chắc chắn rằng bạn đã tuyền tải được nội dung thông điệp đến khách hàng của mình. Kịch bản bạn viết có thể truyền đạt nội dung hài hước, có thêm các giai điệu vui tươi. Nếu video này tạo ra chủ yếu giới thiệu trên kênh Facebook thì bạn cần một kịch bản đơn giản và súc tích như sử dụng những từ ngữ hot trend… >>> Xem thêm: Cách viết kịch bản gây ấn tượng cho người xem 4. Hiện thực hóa kịch bản Sau khi bạn đã lên được kịch bản, đã đến lúc bạn cần tiến hành chuyển tải nội dung kịch bản này lên máy. Bạn có thể quay bằng máy điện thoại hoặc máy quay theo điều kiện và mong muốn của mình. Bước này khá cần thiết vì lý thuyết cần đi đôi với thực hành để đánh giá kết quả cuối cùng đạt được. Nghe có vẻ rất vô lý, nhưng việc bạn chạy thử để điều chỉnh ngữ điệu, chọn lọc từ ngữ không rập khuôn là quan trọng. Sau khi tiến hành chạy thử thành công, đã đến lúc bạn bắt tay vào quay các góc cụ thể, sử dụng các công cụ hỗ trợ như kẹp chân để tránh bị rung lắc máy, các phần mềm chỉnh sửa hậu kỳ video. Nếu bạn chưa biết cách xây dựng kịch bản livestream mỹ phẩm thì hãy tham khảo nhé. Bài viết trên đã vạch ra cho bạn một khung sườn trong việc làm kịch bản quay video giới thiệu sản phẩm. Hy vọng với những chia sẻ trên, các bạn phần nào nắm được thông tin thêm để học livestream nhanh chóng và chính xác hơn
31/12/2019
8300 Lượt xem
Cách làm video giới thiệu sản phẩm đơn giản nhưng độc đáo
Cách làm video giới thiệu sản phẩm đơn giản nhưng độc đáo Bạn là người sáng tạo? Bạn có đầu óc kinh doanh hay đang học kinh doanh nhưng lại có nguồn tài chính hạn hẹp? Bạn sẵn sàng tự mình làm ra những video mô tả sản phẩm để giúp việc bán hàng của mình trở nên thuận lợi không? Thông thường, công việc này sẽ đòi hỏi bạn phải thuê bên chuyên cung cấp các giải pháp Video Marketing. Tuy nhiên, để hạn chế chi phí tối đa, trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn cách làm video giới thiệu sản phẩm đơn giản nhưng vẫn thu hút người xem mạnh mẽ. Cách làm video giới thiệu sản phẩm Bước 1: Chuẩn bị Sự sáng tạo sẽ mang đến thành công cho bạn bởi vì những ý tưởng khác biệt và không giống bất cứ nội dung nào đã có sẵn. Bạn hoàn toàn có thể tự mình làm được những video chất lượng mà bạn từng xem ở trên các kênh truyền thông. Bước chuẩn bị rất quan trọng khi tiến hành vào các cảnh quay video Để đạt được kết quả cao, sự chuẩn bị chu đáo về dụng cụ ghi hình để quay TVC quảng cáo và cách quay video giới thiệu sản phẩm đóng vai trò rất quan trọng. Những thứ bạn cần chuẩn bị bao gồm: máy quay phim, đơn giản hơn bạn có thể sử dụng điện thoại hoặc nếu bạn có điều kiện thì dùng máy ghi hình chuyên nghiệp, thiết bị xử lý thu âm, máy tính xử lý hình ảnh sau ghi hình, các thiết bị ánh sáng, sản phẩm giới thiệu,...  Một số loại máy điện thoại có thể phục vụ nhu cầu sử dụng việc quay hình lẫn phục vụ công việc giải trí mà bạn có thể lựa chọn như điện thoại iPhone, Samsung, HTC, Oppo… Ngoài ra, bạn cũng nên chuẩn bị thêm các chân đỡ cố định để chống rung và có thể ghi hình ở độ phân giải tốt nhất. Bước 2: Kịch bản cho video giới thiệu sản phẩm Bước tiếp theo trong cách làm video giới thiệu sản phẩm đó là lên kịch bản. Không những các dụng cụ quay phim quan trọng, việc bạn lên ý tưởng và xây dựng kịch bản thú vị về sản phẩm chính là bước đệm đưa video của bạn đến với công chúng. Chính vì thế, bạn cần cố gắng xây dựng một kịch bản chất lượng để có những khung hình và góc quay đẹp, bao quát được nội dung việc giới thiệu sản phẩm. Nếu bạn muốn sản phẩm của mình đến với công chúng dễ dàng hơn, được nhiều người biết đến thì kịch bản của bạn cần cụ thể. Thông thường, một video giới thiệu chỉ cần thời lượng từ 2 đến 3 phút nhưng cần rõ ràng các phần, bao gồm: Cảnh: Liệt kê chi tiết các phân cảnh của video, mỗi cảnh là một khung hình. Lời thoại: Phần này bạn nên cho vào kịch bản và chuẩn bị trước để thể hiện trong video. Text: Là phần chữ xuất hiện trong video, bạn có thể cho hoặc không cho vào tùy thích. Mô tả: Mỗi một phân cảnh bạn nên mô tả hoặc ghi chú để khi quay dễ dàng hơn. Bước 3: Thực hiện các bước quay dựng video bằng điện thoại Trong bước nay, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn các công đoạn làm video bằng điện thoại. Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị sản phẩm giới thiệu và làm các cảnh quay như trong kịch bản đã lên. Sau khi bạn sắp xếp xong, chỉ cần bám sát theo các cảnh quay. Vì bạn sử dụng điện thoại nên bạn cần chú ý đến chất lượng hình ảnh sao cho không bị mờ, rung, lắc…. Mỗi cảnh quay bạn cảm thấy ưng ý, bạn dừng lại và lưu lại ngay vào máy điện thoại rồi tiếp tục quay những cảnh khác. Bạn cần khéo léo các cảnh quay và góc quay khi ghi hình bằng điện thoại Trước khi quay, bạn cần lưu ý tham khảo các kỹ thuật sử dụng camera của điện thoại như kỹ thuật một phần ba, kỹ thuật lấy nét, lấy sáng. Khi quay, bạn cần chú ý quay thật cẩn thận sản phẩm mình giới thiệu, logo thương hiệu, logo sản phẩm, hình dáng sản phẩm… Bước 4: Hoàn thiện video Sau khi bạn hoàn tất cách làm clip giới thiệu sản phẩm ở bước 3, bạn cần tiếp tục hoàn thiện video trước khi xuất file. Phần này cực kỳ quan trọng và không thua kém gì 3 bước ở trên. Video giới thiệu sản phẩm của bạn thành hay bại phụ thuộc hết vào phần hậu kỳ của bạn. Bạn sẽ lắp ghép các cảnh quay trên điện thoại thành một video hoàn chỉnh và sử dụng thêm các hiệu ứng hình ảnh hoặc cắt bỏ những chi tiết không cần thiết, chèn thêm phần thu nội dung và giới thiệu vào video hoặc cho text, logo chạy ở dưới video. Để cho việc chỉnh sửa hiệu quả và chuyên nghiệp hơn, bạn có thể sử dụng thêm các phần mềm làm video quảng cáo nâng cao như Adobe premiere, Adobe After Effect, Proshow Producer… Trở thành chuyên gia Video Marketing bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học sẽ giúp không bao giờ sợ quay video thêm một lần nào nữa, nắm vững kỹ năng Body language trong video, sở hữu kỹ năng thuyết trình chuyên nghiệp, tạo ra hàng trăm video giá trị cho khách hàng,... Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn: [course_id:290,theme:course] [course_id:355,theme:course] [course_id:1049,theme:course] Kết luận Với 4 bước về cách làm video giới thiệu sản phẩm ở trên, chúng tôi hy vọng rằng bạn sẽ biết cách sáng tạo và tự tay làm ra những sản phẩm chất lượng để thu được những lợi nhuận cao khi bán hàng. Thường những người mới học bán hàng online sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc sản xuất video giới thiệu sản phẩm thu hút khách hàng, bạn đọc quan tâm có thể tham khảo khoá học dạy bán hàng online của chúng tôi để biết được những cách bán hàng tăng doanh thu cho mình.
31/12/2019
9395 Lượt xem
Lên đơn ầm ầm với cách làm video bán hàng bằng điện thoại
Lên đơn ầm ầm với cách làm video bán hàng bằng điện thoại Video là một công cụ quảng cáo bán hàng vô cùng hiệu quả và dễ dàng thuyết phục người mua bởi những hình ảnh, âm thanh sống động. Chính vì vậy, nhiều người học bán hàng online và bắt đầu chia sẻ cho nhau các video bán hàng. Đặc biệt, để tiết kiệm chi phí và tiện lợi cho người thực hiện, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn cách làm video bán hàng hàng bằng điện thoại đơn giản nhưng cho ra đơn hàng “sales chốt mỏi tay”. Ưu điểm khi làm video bán hàng bằng điện thoại Nhỏ - gọn - dễ sử dụng Một trong những ưu điểm dễ thấy nhất khi tiến hành làm video bán hàng trên điện thoại chính là nhỏ gọn - tiện lợi. Điện thoại nhỏ dễ dàng mang theo, mọi lúc mọi nơi giúp bạn nhanh chóng ghi lại những khoảnh khắc quan trọng và biên tập, sản xuất chúng ngay lập tức.  Việc sở hữu một smart phone ngày nay trở nên phổ biến hơn bao giờ hết, do đó bạn có thể dễ dàng sử dụng và quay cũng như chụp ảnh bất cứ lúc nào.  Tiết kiệm nhiều lần so với máy quay chuyên dụng Ưu điểm tiếp theo phải kể tới đó là giá rẻ, quay video hay dựng phim trên điện thoại không mất phí. Trong trường hợp bạn cần sáng tạo hơn cơ thể cần tới một số phụ kiện, trong khi làm phim chuyên nghiệp cần sử dụng máy quay chuyên nghiệp cấu hình khủng và giá cả đắt.  Tác nghiệp trong điều kiện nhạy cảm Nhiều lúc bạn muốn quay phim hay chụp ảnh một cách bí mật thì chắc chắn không ai dại gì vác cả một chiếc camera to đùng ra được. Nếu khéo léo và biết sử dụng một số mẹo như tắt âm thanh khi quay phim, chụp ảnh, quay phim ngay cả khi không cần mở màn hình… chắc chắn chiếc smart phone sẽ hữu ích cho bạn. - Ngoài ra, việc sử dụng điện thoại để làm video bán hàng sẽ không yêu cầu bạn cần biết chỉnh sửa video chuyên nghiệp - Công cụ này được bien tập và tích hợp sẵn những tính năng chỉ cần thêm vào những video có sẵn và chỉnh sửa theo ý của mình Cách làm video bán hàng bằng điện thoại Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ Bạn muốn làm video bán hàng điện thoại thì trong khâu chuẩn bị không thể thiếu một chiếc điện thoại thông minh. Cùng với sự phát triển của công nghệ, các thiết bị di động ngày càng phát triển và được tích hợp nhiều tính năng như chụp ảnh, quay phim chuyên nghiệp. Bạn cần chuẩn bị một chiếc điện thoại thông minh, chuyên nghiệp Bạn cần lựa chọn những chiếc điện thoại có cấu hình máy ảnh tốt, sẽ giúp cho những video được quay bằng điện thoại không hề thua kém máy quay phim chuyên dụng. Thậm chí, nếu bạn thành thạo thì bạn có thể cho ra những video “chất lừ” ngang ngửa máy quay phim. Không những thế, bạn cần cố gắng tìm kiếm những điện thoại có chức năng biên tập video để sản phẩm bạn tạo ra được dễ dàng và đơn giản. Một số dòng điện thoại thông minh mà bạn có thể sử dụng là iPhone, SamSung, Oppo… Bước 2: Xác định nội dung video cần quay là gì? Bước tiếp theo trong cách làm video bán hàng bằng điện thoại mà bạn cần quan tâm đó là lên ý tưởng và các định nội dung quay video bao gồm những gì. Ví dụ, nếu bạn đang bán đồ ăn vặt, muốn làm video quảng cáo hiệu quả thì bạn cần cố gắng thực hiện các góc quay đẹp để làm nổi bật sự hấp dẫn của món ăn, thu hút người xem lựa chọn mua hàng.  Bước này không chỉ riêng cá nhân nghiệp dư mà ngay cả những công ty, doanh nghiệp lớn cũng cần chú trọng đến việc lên ý tưởng, kịch bản, góc quay trước khi triển khai video để không bị bối rối trong quá trình thực hiện. >> Mách bạn cách viết kịch bản sao cho hay, hấp dẫn nhất Bước 3: Tiến hành quay video Dù là làm video bán hàng bằng điện thoại đơn giản, bạn cũng cố gắng đầu tư một chân máy để khi quay không bị rung, sắc nét. Trong quá trình quay, bạn hãy cố gắng làm đúng như những nội dung, góc quay, bố cục sắp xếp ở bước 2. Nếu trong quá trình bạn đang quay mà nảy sinh ra một ý tưởng nào đó thì cũng đừng vội vàng thực hiện nó. Bạn cứ tiếp tục cảnh quay như ban đầu, khi xong xuôi, bạn lại phác thảo thêm ý tưởng mới và tiếp tục thực hiện video. Bước 4: Biên tập video Khi bạn làm video bằng điện thoại thì cũng có thể biên tập được bằng những phần mềm, ứng dụng có sẵn. Nếu bạn có kinh nghiệm về mảng này thì video bạn sản xuất ra thực sự sẽ rất chuyên nghiệp. Bạn chỉnh sửa video trên điện thoại sẽ gặp rất nhiều bất lợi so với trên máy tính. Do đó, khi dùng điện thoại để làm video bán hàng, bạn hãy cố gắng đảm bảo tốt khâu quay hình ảnh, tránh các tạp âm lẫn vào trong quá trình làm nội dung. >> Những phần mềm làm video quảng cáo chuyên nghiệp Bước 5: Hoàn thiện video Sau khi bạn đã thao tác xong mọi thứ, bạn có thể hoàn chỉnh video của mình bằng việc chỉnh sửa thêm các hình ảnh, hiệu ứng cho sản phẩm. Trong bước cuối cùng này, nếu bạn không muốn video của mình bị reup thì bạn có thể thêm các logo, lấy nét các đoạn quan trọng hoặc xét hình ảnh khung hình để thu hút người xem. Bạn hãy cố gắng hoàn thiện video một cách chỉnh chu trước khi chia sẻ lên các kênh Sau khi bạn đã chắc chắn video đã quay, hãy lưu lại và xuất file rồi đăng tải nó lên các kênh quảng cáo miễn phí như Facebook, YouTube, Zalo, Instagram… hoặc bất cứ nền tảng nào bạn cảm thấy video của mình tiếp cận được nhiều khách hàng. Lợi ích của việc làm video bán hàng Với cách bán hàng bằng video, các website bán hàng đặc biệt những website lớn sẽ đạt được cho mình một lượng tương tác và tỷ lệ chuyển đổi như mơ. Không những thế, hiện nay các video về sản phẩm giúp cho người tiêu dùng tiếp nhận các thông tin nhanh hơn so với với các nội dung khác. Theo các tài liệu thống kê thì có đến 80 khách hàng xem hết các video giới thiệu sản phẩm. Từ đó, chúng ta có thể thấy các video giúp giữ chân khách hàng ở lại website rất lâu. Ngoài ra, khi làm video bán hàng bằng điện thoại, bạn còn tiết kiệm được rất nhiều chi phí mà hiệu quả mang lại thì rất cao. Cách quay video bán hàng online giúp cho người mua nhìn sản phẩm một cách chân thực và chi tiết nhất, giúp giảm thiểu khả năng khách hàng trả lại đơn. Đừng bỏ qua ý tưởng này khi đang học kinh doanh và xây dựng kế hoạch, chiến lược cho việc buôn bán của mình. >> 3 nguyên tắc vàng làm video giới thiệu sản phẩm Nếu bạn đã nắm bắt được cách làm video bán hàng bằng điện thoại thì đừng chần chừ mà không bắt tay ngay từ bây giờ để tạo ra các video bán hàng thúc đẩy doanh thu của bạn lên cao. Chúc các bạn thành công! Ngoài ra bạn có thể trang bị thêm cho mình kiến thức về học quảng cáo Facebook để nâng cao doanh thu cho doanh nghiệp, cửa hàng và công việc kinh doanh của mình nhé!
30/12/2019
1144 Lượt xem
Hướng dẫn cách xây dựng hệ thống bán hàng qua mạng hiệu quả nhất
Hướng dẫn cách xây dựng hệ thống bán hàng qua mạng hiệu quả nhất Bán hàng qua mạng là một hình thức kinh doanh ngày càng phổ biến và phát triển bởi nó mang lại nhiều lợi ích cho cả người bán và người mua. Tuy nhiên, để bán hàng qua mạng thành công, không phải chỉ cần có một sản phẩm hay dịch vụ tốt, mà còn cần có một hệ thống bán hàng qua mạng hiệu quả. Hệ thống bán hàng qua mạng là một tập hợp các công cụ, kênh, phương thức và quy trình để tiếp cận, thuyết phục và chăm sóc khách hàng qua mạng. Để biết được cách xây dựng hệ thống bán hàng qua mạng như thế nào, bạn hãy tham khảo thêm bài viết của Unica về cách học bán hàng online dưới đây. Khái niệm hệ thống bán hàng qua mạng là gì? Hệ thống bán hàng qua mạng là một hệ thống kinh doanh được thiết kế và vận hành để bán hàng cho khách hàng qua mạng. Hệ thống bán hàng qua mạng bao gồm các thành phần sau: Website: Đây là nền tảng chính để giới thiệu và bán hàng cho khách hàng qua mạng. Website là nơi doanh nghiệp trình bày thông tin, hình ảnh, video, giá cả, chính sách,... về sản phẩm hoặc dịch vụ của mình cũng như cung cấp các chức năng như đặt hàng, thanh toán, đăng ký, đăng nhập,... cho khách hàng. Kênh online: Đây là các kênh truyền thông và tiếp thị để quảng bá và thu hút khách hàng đến với website của doanh nghiệp. Các kênh online có thể bao gồm mạng xã hội, email, blog, diễn đàn, video, podcast,... Phương thức giao hàng: Đây là các phương thức để vận chuyển và giao hàng cho khách hàng sau khi họ đặt hàng qua website. Các phương thức giao hàng có thể bao gồm giao hàng tận nơi, giao hàng qua bưu điện, giao hàng qua đối tác,... Quy trình bán hàng: Đây là các quy trình để quản lý và thực hiện các hoạt động bán hàng qua mạng, từ khi khách hàng tiếp xúc với doanh nghiệp đến khi họ nhận được hàng và thanh toán. Các quy trình bán hàng có thể bao gồm quy trình tiếp thị, quy trình bán hàng, quy trình giao hàng, quy trình chăm sóc khách hàng,... Hệ thống bán hàng qua mạng là một hệ thống kinh doanh được thiết kế và vận hành để bán hàng cho khách hàng qua mạng Tại sao cần phải xây dựng hệ thống bán hàng qua mạng? Xây dựng hệ thống bán hàng online là một bước quan trọng để doanh nghiệp có thể tận dụng được những lợi thế và cơ hội của thị trường online, cũng như đối phó với những thách thức và cạnh tranh của thị trường online. Xây dựng hệ thống bán hàng online có thể mang lại những lợi ích sau cho doanh nghiệp: Mở rộng quy mô kinh doanh Khi xây dựng hệ thống bán hàng qua mạng, doanh nghiệp có thể tiếp cận được với một lượng khách hàng lớn và đa dạng, không bị giới hạn bởi địa lý, thời gian,... Điều này giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh, tăng cường sự hiện diện và thâm nhập thị trường. Gia tăng lợi thế cạnh tranh Khi xây dựng hệ thống bán hàng online, doanh nghiệp có thể tạo ra những sản phẩm hoặc dịch vụ có ưu thế và khác biệt so với đối thủ cạnh tranh như chất lượng, giá cả, dịch vụ,... Điều này giúp doanh nghiệp gia tăng lợi thế cạnh tranh, tăng sự nhận diện và thương hiệu. Gia tăng lợi thế cạnh tranh Tăng trưởng lợi nhuận hiệu quả Việc xây dựng hệ thống bán hàng qua mạng có thể giảm được chi phí vận hành, quản lý, nhân sự,... so với hệ thống bán hàng truyền thống. Điều này giúp doanh nghiệp tăng trưởng lợi nhuận hiệu quả, tối ưu hóa nguồn lực và tài chính. Nâng cao trải nghiệm khách hàng Doanh nghiệp có thể cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm mua hàng tốt nhất như tiện lợi, nhanh chóng, an toàn, linh hoạt,... Điều này giúp doanh nghiệp nâng cao trải nghiệm khách hàng, tăng sự hài lòng, gắn bó và trung thành của khách hàng. Dễ dàng tìm kiếm và tiếp cận khách hàng Khi xây dựng hệ thống bán hàng qua mạng, doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ và kênh online như mạng xã hội để tìm kiếm và tiếp cận khách hàng một cách dễ dàng và hiệu quả,... Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng tìm kiếm và tiếp cận khách hàng, tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu. Dễ tiếp cận khách hàng Hướng dẫn cách xây dựng hệ thống bán hàng qua mạng Để xây dựng hệ thống bán hàng qua mạng, doanh nghiệp có thể thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Xác định phân khúc khách hàng hướng đến Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong việc xây dựng hệ thống bán hàng qua mạng. Thông qua bước này, doanh nghiệp sẽ xác định được những khách hàng mục tiêu là những khách hàng có nhu cầu, quan tâm và sẵn sàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.  Để xác định phân khúc khách hàng hướng đến, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu và phân tích thị trường, khách hàng và đối thủ cạnh tranh, cũng như xác định các tiêu chí để phân loại khách hàng, như đặc trưng dân số, địa lý, hành vi, nghề nghiệp, tâm lý,... Xác định phân khúc khách hàng hướng đến Bước 2: Hướng dẫn cách tạo website đơn giản Đây là bước thứ hai và cũng là bước cơ bản trong việc xây dựng hệ thống bán hàng qua mạng bởi nó giúp doanh nghiệp tạo ra một nền tảng để giới thiệu và bán hàng cho khách hàng qua mạng. Để tạo website đơn giản, doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ và dịch vụ hỗ trợ như WordPress, Wix, Shopify,... Các bước để tạo website đơn giản có thể bao gồm: Chọn tên miền và nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ: Tên miền là địa chỉ của website nên cần phải ngắn gọn, dễ nhớ và liên quan đến tên hoặc lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ là nơi lưu trữ dữ liệu và tài nguyên của website, cần phải đảm bảo tốc độ, bảo mật và ổn định. Doanh nghiệp có thể chọn các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ uy tín và phù hợp với nhu cầu như GoDaddy, HostGator, Bluehost,... Chọn nền tảng và mẫu thiết kế website: Nền tảng là phần mềm để tạo và quản lý website nên cần phải dễ sử dụng, linh hoạt và hỗ trợ nhiều tính năng. Mẫu thiết kế website là bộ khung sẵn có để tạo ra giao diện và bố cục của website nên cần đẹp, chuyên nghiệp và phù hợp với sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể chọn các nền tảng và mẫu thiết kế website phổ biến và hữu ích, như WordPress, Wix, Shopify,... Thêm nội dung và chức năng cho website: Nội dung là những thông tin, hình ảnh, video,... để giới thiệu và bán hàng cho khách hàng qua website, cần phải rõ ràng, hấp dẫn và có giá trị. Chức năng là những tính năng, công cụ, v.v. để hỗ trợ khách hàng khi truy cập và mua hàng qua website, cần phải tiện lợi, nhanh chóng và an toàn. Doanh nghiệp có thể thêm nội dung và chức năng cho website bằng cách sử dụng các công cụ và plugin hỗ trợ, như WooCommerce, Contact Form 7, Yoast SEO,... Hướng dẫn cách tạo website đơn giản Bước 3: Tiếp thị sản phẩm qua các kênh online Bước này giúp doanh nghiệp quảng bá và thu hút khách hàng đến với website của mình. Để tiếp thị sản phẩm qua các kênh online, doanh nghiệp có thể sử dụng các phương thức và công cụ khác nhau như tìm kiếm, quảng cáo, mạng xã hội, email,... Các bước để tiếp thị sản phẩm qua các kênh online có thể bao gồm: Tối ưu hóa website cho tìm kiếm: Đây là phương thức để cải thiện vị trí và khả năng hiển thị của website trên các công cụ tìm kiếm, như Google, Bing... Điều này giúp doanh nghiệp tăng lượng khách hàng tiềm năng truy cập website của mình, cũng như tăng sự nhận diện và thương hiệu. Để tối ưu hóa website cho tìm kiếm, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu và sử dụng các từ khóa liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, cũng như cải thiện nội dung, kỹ thuật và liên kết của website. Chạy quảng cáo trực tuyến: Đây là phương thức để mua và hiển thị các quảng cáo về sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp trên các kênh online như website, mạng xã hội, video,... Điều này giúp doanh nghiệp tăng lượng khách hàng tiềm năng tiếp xúc với sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, cũng như tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu. Để chạy quảng cáo trực tuyến, doanh nghiệp cần phải xác định mục tiêu, ngân sách, đối tượng, nội dung và kênh quảng cáo, cũng như đo lường và tối ưu hóa hiệu quả của quảng cáo. Tận dụng mạng xã hội: Đây là phương thức để tạo ra và chia sẻ nội dung về sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp trên các mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter,... Điều này giúp doanh nghiệp tăng lượng khách hàng tiềm năng quan tâm và tương tác với sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, cũng như tăng sự lan truyền và giới thiệu của khách hàng. Để tận dụng mạng xã hội, doanh nghiệp cần phải xây dựng và quản lý các trang, nhóm, kênh,... liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, cũng như tạo ra và chia sẻ nội dung hấp dẫn và có giá trị cho khách hàng. Gửi email marketing: Đây là phương thức để gửi các email về sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp đến các khách hàng tiềm năng hoặc hiện tại. Mục đích của việc này là để nhằm tăng cường mối quan hệ, tạo ra sự quan tâm và kích thích hành động mua hàng. Điều này giúp doanh nghiệp tăng lượng khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng thực tế, cũng như tăng sự gắn bó và trung thành của khách hàng. Để gửi email marketing, doanh nghiệp cần phải xây dựng và quản lý danh sách email của khách hàng, cũng như tạo ra và gửi các email có nội dung hấp dẫn và có giá trị cho khách hàng. Tiếp thị sản phẩm qua các kênh online Bước 4: Tích cực tương tác với khách hàng Đây là bước giúp doanh nghiệp tạo ra một mối quan hệ tốt và lâu dài với khách hàng. Để tích cực tương tác với khách hàng, doanh nghiệp có thể sử dụng các phương thức và công cụ khác nhau như chat, điện thoại, email, mạng xã hội,... Các bước để tích cực tương tác với khách hàng có thể bao gồm: Lắng nghe và hiểu khách hàng: Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong việc tương tác với khách hàng, bởi nó giúp doanh nghiệp có được những thông tin, nhu cầu, mong muốn, vấn đề,... của khách hàng, cũng như tạo ra sự tin tưởng và thân thiện với khách hàng. Để lắng nghe và hiểu khách hàng, doanh nghiệp cần phải chú ý, quan tâm, hỏi đáp và phản hồi với khách hàng một cách tôn trọng và chuyên nghiệp. Giải đáp và tư vấn cho khách hàng: Đây là bước thứ hai và cũng là bước cần thiết trong việc tương tác với khách hàng.Việc này sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết các thắc mắc, vấn đề, khiếu nại,... của khách hàng, cũng như tư vấn và đề xuất các sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp và có giá trị cho khách hàng. Để giải đáp và tư vấn cho khách hàng, doanh nghiệp cần phải nhanh chóng, chính xác, thân thiện và chuyên nghiệp. Khuyến khích và thưởng cho khách hàng: Đây là bước thứ ba và cũng là bước quan trọng trong việc tương tác với khách hàng, bởi nó giúp doanh nghiệp khuyến khích và thưởng cho khách hàng khi họ mua hàng, giới thiệu, phản hồi,... Điều này giúp doanh nghiệp tăng sự hài lòng, gắn bó và trung thành của khách hàng, cũng như tăng sự lan truyền và giới thiệu của khách hàng. Để khuyến khích và thưởng cho khách hàng, doanh nghiệp có thể sử dụng các phương thức và công cụ khác nhau như mã giảm giá, quà tặng, điểm thưởng, chương trình ưu đãi,... Tích cực tương tác với khách hàng Bước 5: Đảm bảo chất lượng và giá cả cạnh tranh Bước này sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra sự hài lòng và tin tưởng của khách hàng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Để đảm bảo chất lượng và giá cả cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải thực hiện những việc sau: Kiểm tra và đánh giá chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ: Để doanh nghiệp đảm bảo rằng sản phẩm hoặc dịch vụ của mình đáp ứng được các tiêu chuẩn, yêu cầu và kỳ vọng của khách hàng, cũng như không có lỗi, hư hỏng,... Để kiểm tra và đánh giá chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ, doanh nghiệp cần phải sử dụng các phương pháp và công cụ khác nhau như thử nghiệm, kiểm tra, đo lường,... So sánh và cạnh tranh về giá cả sản phẩm hoặc dịch vụ: Để doanh nghiệp đảm bảo rằng giá cả sản phẩm hoặc dịch vụ của mình phù hợp với giá trị và khả năng chi trả của khách hàng, cũng như không bị cao hơn hoặc thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh. Để so sánh và cạnh tranh về giá cả sản phẩm hoặc dịch vụ, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu và phân tích thị trường, khách hàng và đối thủ cạnh tranh, cũng như xác định và áp dụng các chiến lược giá cả khác nhau như giá cả thị trường, giá cả dựa trên chi phí, giá cả dựa trên giá trị,... Đảm bảo chất lượng sản phẩm Bước 6: Giao hàng tận tình Khi xây dựng hệ thống bán hàng qua mạng, bạn cần chăm chút cho bước giao hàng hóa. Bước này giúp doanh nghiệp giao hàng cho khách hàng một cách nhanh chóng, an toàn và chính xác. Điều này giúp doanh nghiệp tăng sự hài lòng, tin tưởng và trung thành của khách hàng, cũng như giảm thiểu các rủi ro và khiếu nại về giao hàng. Để giao hàng tận tình, doanh nghiệp cần phải thực hiện các công việc như sau: Chọn phương thức giao hàng phù hợp: Doanh nghiệp cần chọn phương thức giao hàng phù hợp với sản phẩm hoặc dịch vụ, khách hàng và thị trường của mình như giao hàng tận nơi, giao hàng qua bưu điện, giao hàng qua đối tác,... Để chọn phương thức giao hàng phù hợp, doanh nghiệp cần phải xem xét các yếu tố như chi phí, thời gian, an toàn, tin cậy,... Đóng gói và niêm phong sản phẩm hoặc dịch vụ: Doanh nghiệp cần đóng gói và niêm phong sản phẩm hoặc dịch vụ của mình một cách cẩn thận và chuyên nghiệp nhằm bảo vệ sản phẩm hoặc dịch vụ khỏi các tác động bên ngoài như va đập, trầy xước, ẩm ướt,... Để đóng gói và niêm phong sản phẩm hoặc dịch vụ, doanh nghiệp cần phải sử dụng các vật liệu và công cụ phù hợp, như hộp, túi, băng keo,... Giao hàng và theo dõi đơn hàng: Để giao hàng và theo dõi đơn hàng, doanh nghiệp cần phải sử dụng các phần mềm và dịch vụ hỗ trợ như ShipStation, AfterShip,... Giao hàng tận tình Bước 7: Chăm sóc khách hàng sau khi bán hàng Đây là bước thứ bảy và cũng là bước cuối cùng trong việc xây dựng hệ thống bán hàng qua mạng. Việc chăm sóc khách sau bán sẽ giúp doanh nghiệp duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng sau khi họ mua hàng.  nhằm tăng cường sự hài lòng, gắn bó và trung thành của khách hàng, cũng như tăng sự lan truyền và giới thiệu của khách hàng. Để chăm sóc khách hàng sau khi bán hàng, doanh nghiệp có thể thực hiện các bước sau: Nhận và xử lý phản hồi của khách hàng: Điều này giúp doanh nghiệp cải thiện chất lượng và giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ, cũng như giải quyết các vấn đề và thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng. Để nhận và xử lý phản hồi của khách hàng, doanh nghiệp cần phải sử dụng các kênh và công cụ khác nhau như email, điện thoại, mạng xã hội,... Cung cấp chính sách hậu mãi, bảo hành cho khách hàng: Điều này giúp doanh nghiệp tăng cường sự tin tưởng và an tâm của khách hàng, cũng như tăng sự gắn bó và trung thành của khách hàng. Để cung cấp chính sách hậu mãi, bảo hành cho khách hàng, doanh nghiệp cần phải xác định và áp dụng các chính sách hợp lý, minh bạch và rõ ràng. Chăm sóc sau bán hàng Bán hàng nhanh chóng, hiệu quả bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học giúp bạn làm quen với các khái niệm và tuyệt chiêu thúc đẩy bán hàng. Tham gia khoá học, bạn sẽ biết tìm kiếm khách hàng mục tiêu, quảng cáo và chăm sóc khách hàng đúng đắn để kinh doanh đem lại lợi nhuận cao. [course_id:399,theme:course] [course_id:75,theme:course] [course_id:278,theme:course] Một số cách xây dựng kênh bán hàng online Ngoài việc xây dựng hệ thống bán hàng qua mạng, doanh nghiệp cũng có thể xây dựng các kênh bán hàng online khác, nhằm tăng cường khả năng bán hàng và thu nhập của mình. Một số cách xây dựng kênh bán hàng online có thể bao gồm: Xây dựng đa kênh bán hàng Đây là cách xây dựng hệ thống bán hàng bằng việc tạo lập nhiều kênh online khác nhau như website, mạng xã hội, sàn thương mại điện tử,... Điều này giúp doanh nghiệp tăng cường sự hiện diện và thâm nhập thị trường, cũng như tăng lượng khách hàng tiềm năng và doanh thu. Để xây dựng đa kênh bán hàng, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu và lựa chọn các kênh online phù hợp với sản phẩm hoặc dịch vụ, khách hàng và thị trường của mình, cũng như quản lý và đồng bộ hóa các kênh online một cách hiệu quả.  Xây dựng hệ thống bán hàng thông qua nhiều kênh khác nhau  Sử dụng tiếp thị liên kết Để tiếp thị liên kết, doanh nghiệp có thể sử dụng tới đội ngũ blogger, influencer, KOL,.... Điều này giúp doanh nghiệp tận dụng được lực lượng và tầm ảnh hưởng của các đối tác liên kết, cũng như tăng sự nhận diện và thương hiệu. Để sử dụng tiếp thị liên kết, doanh nghiệp cần phải xây dựng và quản lý một mạng lưới các đối tác liên kết, cũng như cung cấp và theo dõi các hoa hồng và phần thưởng cho các đối tác liên kết. Bắt đầu với một cửa hàng Dropshipping Đây là cách để doanh nghiệp bán hàng qua việc mua hàng từ một nhà cung cấp và giao hàng trực tiếp cho khách hàng, mà không cần phải tồn kho hay quản lý hàng hóa. Việc này giúp doanh nghiệp giảm được chi phí và rủi ro trong việc kinh doanh, cũng như tận dụng được nguồn hàng đa dạng và chất lượng từ các nhà cung cấp uy tín.  Để bắt đầu với một cửa hàng Dropshipping, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu và lựa chọn một sản phẩm hoặc dịch vụ có nhu cầu cao và ít cạnh tranh, cũng như tìm và hợp tác với một nhà cung cấp Dropshipping tin cậy và chất lượng. Bắt đầu với một cửa hàng Drop Shipping Trở thành một Blogger chuyên nghiệp Khi là một Blogger chuyên nghiệp, bạn có thể tạo ra và chia sẻ các nội dung liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của mình trên một blog. Điều này giúp doanh nghiệp tạo ra sự quan tâm và xây dựng sự tín nhiệm của khách hàng, cũng như tăng lượng khách hàng tiềm năng và doanh thu.  Để trở thành một Blogger chuyên nghiệp, bạn cần phải xác định và tập trung vào một chủ đề hoặc lĩnh vực mà mình có kiến thức và kinh nghiệm, cũng như tạo ra và chia sẻ các nội dung hấp dẫn, có giá trị và có tính tương tác cao cho khách hàng. Tiếp thị kỹ thuật số Thông qua việc tiếp thị sản phẩm bằng công nghệ và kỹ thuật sẽ giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng bán hàng và doanh thu của mình, cũng như tối ưu hóa và cải tiến các hoạt động kinh doanh.  Để tiếp thị kỹ thuật số, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu và áp dụng các công nghệ và kỹ thuật số phù hợp với sản phẩm hoặc dịch vụ, khách hàng và thị trường của mình, cũng như sử dụng các phần mềm và dịch vụ hỗ trợ như Google Analytics, Facebook Ads, Mailchimp,... Xây dựng kênh bán hàng Online thông qua hình thức tiếp thị kỹ thuật số Sử dụng phần mềm bán hàng online tự động Đây là một phần mềm có khả năng tự động hóa và thực hiện các hoạt động bán hàng qua mạng như tạo website, quảng cáo, giao hàng, chăm sóc khách hàng,.... Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, công sức và chi phí trong việc kinh doanh, cũng như tăng hiệu quả và hiệu suất của hệ thống bán hàng qua mạng.  Muốn sử dụng phần mềm bán hàng online tự động, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu và lựa chọn một phần mềm bán hàng online tự động uy tín và chất lượng, cũng như cài đặt và cấu hình phần mềm theo nhu cầu và mục tiêu của mình. Công cụ bán hàng online đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy doanh số  Những lưu ý khi xây dựng hệ thống kinh doanh online Xây dựng hệ thống bán hàng qua mạng là một quá trình không dễ dàng và cần phải có sự chuẩn bị và thực hiện tốt. Để xây dựng hệ thống kinh doanh online thành công, doanh nghiệp cần phải lưu ý những điểm sau: Tiếp cận khách hàng hợp lý Đây là điểm để doanh nghiệp tiếp cận khách hàng một cách hợp lý và hiệu quả, bằng cách nghiên cứu và phân tích thị trường, khách hàng và đối thủ cạnh tranh, cũng như xác định và sử dụng các kênh online phù hợp với sản phẩm hoặc dịch vụ, khách hàng và thị trường của mình. Chăm sóc từng khách hàng Chăm sóc từng khách hàng một cách tận tình và chuyên nghiệp bằng cách lắng nghe và hiểu khách hàng, giải đáp và tư vấn cho khách hàng, khuyến khích và thưởng cho khách hàng. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể cung cấp các chính sách hậu mãi, bảo hành cho khách hàng. Chăm sóc từng khách hàng một cách tận tình và chuyên nghiệp Quản lý hệ thống bán hàng online chặt chẽ Bằng cách kiểm tra và đánh giá chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ, so sánh và cạnh tranh về giá cả sản phẩm hoặc dịch vụ, giao hàng và theo dõi đơn hàng, cũng như nhận và xử lý phản hồi của khách hàng. Dịch vụ giao hàng nhanh chóng, uy tín Dịch vụ giao hàng một cách nhanh chóng, an toàn và uy tín bằng cách chọn phương thức giao hàng phù hợp, đóng gói và niêm phong sản phẩm hoặc dịch vụ, cũng như giao hàng và theo dõi đơn hàng. Chính sách hậu mãi, bảo hành sau khi mua hàng Chính sách hậu mãi, bảo hành cho khách hàng sau khi họ mua hàng, bằng cách xác định và áp dụng các chính sách hợp lý, minh bạch và rõ ràng, cũng như cung cấp các dịch vụ đổi trả, hoàn tiền, sửa chữa, bảo trì,... Chính sách hậu mãi sau bán hàng Tổng kết Hệ thống bán hàng qua mạng là một hệ thống kinh doanh hiện đại và tiên tiến, mang lại nhiều lợi ích cho cả người bán và người mua. Để xây dựng hệ thống bán hàng qua mạng thành công, doanh nghiệp cần phải thực hiện các bước như xác định phân khúc khách hàng hướng đến, tạo website đơn giản, tiếp thị sản phẩm qua các kênh online, tích cực tương tác với khách hàng, đảm bảo chất lượng và giá cả cạnh tranh, giao hàng tận tình và chăm sóc khách hàng sau khi bán hàng. Hy vọng bài viết này sẽ có ích cho bạn trong việc xây dựng hệ thống bán hàng qua mạng hiệu quả nhất. Và để tăng doanh thu của cửa hàng, doanh nghiệp và việc kinh doanh của bạn thì đừng bỏ lỡ cơ hội khám phá các khóa học shopee để mở rộng thị trường bán hàng, phân phối sản phẩm của mình đến khách hàng nhé.
30/12/2019
5297 Lượt xem