Marketing
Submit URL là gì? Hướng dẫn submit URL Google index nhanh chóng nhất
Submit URL là việc làm vô cùng quan trọng để bài viết trên website của bạn nhanh chóng được Google lập chỉ mục và index, tránh trường hợp bị sao chép nội dung. Đặc biệt, Submit URL còn là hành động giúp website của bạn lên top nhanh chóng trên các công cụ tìm kiếm. Để hiểu rõ hơn Submit URL là gì? Làm sao để Submit URL Google index nhanh chóng, bạn hãy tham khảo nội dung bài viết sau đây để biết câu trả lời nhé.
Submit URL là gì?
Submit URL hay Submit URL Google là thuật ngữ rất phổ biến trong SEO, nghĩa Tiếng Việt là khai báo hoặc báo cáo URL với con bot Google nhằm mục đích để nó nhận biết nội dung trên website của bạn. Sau khi bạn báo cáo, nó sẽ đọc nội dung và cập nhật kết quả index trong thời gian sớm nhất.
Submit URL là gì?
Submit URL đóng vai trò vô cùng quan trọng trong SEO, bởi nó sẽ giúp bảo vệ bài viết của bạn khỏi bị đánh cắp. Vì vậy, mỗi khi đăng công khai một bài viết nào đó lên website của mình, bạn nên thực hiện thao tác Submit URL để con bot Google biết đến sự tồn tại của bài viết và ghi nhận nội dung mới của bạn, sau đó tiến hành xác nhận index.
Vai trò của việc submit URL Google
Submit URL rất quan trọng với SEO, nếu như bài viết lâu được lập chỉ mục thì chúng sẽ chậm phát triển trên Google. Như vậy, cơ hội được người đọc tìm thấy sẽ giảm đi đáng kể. Khi này, dù bài viết của bạn có tốt và chất lượng đến đâu nhưng không được Google index thì cũng sẽ không mang lại hiệu quả cao, thậm chí còn giảm đi giá trị của nó.
Thêm nữa, việc chậm index cũng dễ dàng gây trùng lặp nội dung. Submit URL giúp bảo vệ nội dung của người viết, đảm bảo quyền lợi cho content và chủ website.
Submit URL rất quan trọng với SEO
Tại sao nên Submit URL lên Google?
Với những chia sẻ ở phần 1 và 2, chắc chắn bạn đã hiểu Submit URL là gì rồi đúng không nào? Để biết thêm những thông tin tại sao nó quan trọng và cần thiết, hãy tham khảo nội dung mà Unica chia sẻ dưới đây.
Giảm thời gian chờ nội dung mới được index
Nếu SEOer không thực hiện thao tác Submit URL thì mọi thứ sẽ để thuận theo tự nhiên, tức là bao giờ con bot Google tiếp cận và index cũng được. Mặc dù con bot Google có thể tự động crawl và index khi website có bất kỳ thay đổi nào về nội dung mới. Tuy nhiên, thời gian cập nhật sẽ lâu, có lúc còn kéo dài tận vài ngày. Trong một số trường hợp còn xảy ra lỗi khiến bài viết của bạn không được index.
Việc Submit URL lên Google giúp giảm thời gian chờ nội dung mới được Google lập chỉ mục. Khi bạn chủ động Submit URL tức là bạn đang muốn gửi yêu cầu để Google index bài viết mới cho bạn. Như vậy, việc bot Google dò tìm và lập chỉ mục sẽ được diễn ra trong thời gian ngắn nhất.
Submit URL lên Google giúp giảm thời gian chờ
Cung cấp cho Google những thông tin cần thiết về website của mình
Không chỉ giúp giảm thời gian chờ lập chỉ mục, Submit URL còn cung cấp cho Google những thông tin cần thiết về website của bạn. Google chắc chắn sẽ không thể thu thập hết mọi thông tin liên quan đến website của bạn. Chính vì vậy bạn nên đăng ký Google Search Console và gửi yêu cầu lên đó, thành động này sẽ là cách hữu hiệu để bạn có cơ hội cung cấp cho Google những thông tin hữu ích về website của bạn.
Giúp cải thiện trang web
Tiến hành Submit URL cũng là một cách rất hiệu quả để giúp cải thiện trang web. Bởi khi Submit URL thì các công cụ quản trị sẽ thường xuyên thông báo để cho bạn biết về tình trạng sức khoẻ của website. Điều này giúp bạn nhận được thông tin và xử lý kịp thời, nhất là trong trường hợp website đang xảy ra vấn đề.
Thời gian Google Submit URL là bao lâu?
Submit URL mặc dù giúp giảm thời gian chờ nội dung mới trên website của bạn được Google index. Tuy nhiên, thời gian Google Submit URL cũng không nhanh như bạn nghĩ. Lý do là bởi mỗi ngày Google nhận rất nhiều yêu cầu gửi bài viết mới, nó đòi hỏi con bot Google phải so sánh và đối chiếu các bài viết giữa các website khác nhau. Điều này gây mất thời gian để xét duyệt và lập chỉ mục hơn bình thường.
Thời gian Google Submit URL trung bình khoảng 23 giờ
Theo nghiên cứu của Hubspot, thời gian Google Submit URL trung bình khoảng 23 giờ. Tuy nhiên cũng có những trường hợp index rất nhanh, chỉ trong vài phút hoặc vài giờ. Đôi với những website mới, thời gian Google index sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: lưu lượng truy cập, chất lượng link liên kết, cấu trúc, mã nguồn website,… Vì vậy, thời gian chờ index của mỗi website sẽ khác nhau, không cố định trong một thời gian nhất định.
Hướng dẫn 5 cách Submit URL lên Google nhanh chóng
Để rút ngắn thời gian Submit URL lên Google thì bạn hãy thực hiện theo một số cách sau. Dưới đây là 5 cách Submit URL lên Google nhanh chóng và hiệu quả, bạn hãy tham khảo nhé.
Sử dụng quyền quản trị trang Google Search Console
Google Search Console là công cụ rất quan trọng với người làm SEO. Để Submit URL lên Google nhanh chóng, bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của công cụ này. Khi thực hiện Submit URL ở Google Search Console, bạn nên dùng submit sitemap kết hợp với submit URL. Bởi submit sitemap sẽ chỉ giúp Google hiểu cấu trúc trang chứ không đảm bảo việc index nhanh URL.
Cụ thể cách thực hiện như sau:
Bước 1: Đầu tiên bạn tiến hành truy cập vào Google Search Console.
Bước 2: Chọn sitemap => Điền đúng và đầy đủ đường dẫn sitemap => Nhấn submit.
Điền URL sitemap và nhấn submit
Bước 3: Tiếp theo tại giao diện của Google Search Console bạn điền URL bài viết, sau đó nhấn Enter.
Nhập URL bài viết
Bước 4: Cửa sổ URL Inspection xuất hiện, bạn nhấn Request Indexing là được.
Submit URL bằng công cụ index
Ngoài sử dụng Google Search Console thì bạn cũng có thể sử dụng công cụ Indexking, Lar Index, My Pagerank,... để tiến hành Submit URL lên Google. Việc sử dụng những công cụ này có thể giúp bạn submit hàng nghìn URL lên Google nhanh chóng. Tuy nhiên, một số công cụ trong quá trình sử dụng sẽ phải mất phí.
Dùng bot/spider/crawler để Submit URL lên Google
Nếu đang muốn biết cách để nhanh chóng Submit URL là gì thì bạn có thể dùng bot/spider/crawler để thu thập dữ liệu trên mạng. Chức năng của các công cụ này đó là: Khi gặp link do-follow, bot sẽ tiến hành nhân đôi và đi vào trong link đó để thu thập dữ liệu. Khi này nếu như bạn đặt URL của mình trên một website có tốc độ nhanh thì bot sẽ có thể đi qua nhanh URL đó và giúp nó được lập chỉ mục ngay lập tức. Đối với cách Submit URL lên Google này thì sẽ hoàn toàn miễn phí.
Cách index Google nhanh với Google Publisher Center
Google Publisher Center được đánh giá là công cụ mang lại hiệu quả cao nhất trong việc hỗ trợ Submit URL lên Google. Cách sử dụng công cụ này để Submit URL như sau:
Bước 1: Đầu tiên bạn truy cập vào Google Publisher Center.
Truy cập vào trang chủ công cụ
Bước 2: Tiếp theo tại giao diện chính nhấn chọn Add => bảng Add a publication xuất hiện thì bạn điền đầy đủ thông tin vào theo yêu cầu.
Điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu
Bước 3: Cuối cùng chọn “Publish” rồi chờ duyệt là được.
Nếu website đáp ứng được đầy đủ những Google mà yêu cầu đưa ra thì thời gian được index sẽ rất nhanh, chỉ khoảng 5 phút.
Cách index bằng Google Index API cho website
Cách hỗ trợ index nhanh chóng bằng công cụ Google Index API cũng đơn giản, tuy nhiên bạn cần phải có thẻ visa để add vào mục thanh toán. Chi tiết các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Đầu tiên bạn truy cập vào link https://cloud.google.com/ sau đó thực hiện thao các yêu cầu hướng dẫn để đăng ký tài khoản thành công.
Giao diện chính thức của Google Cloud
Bước 2: Tiếp theo bạn truy cập vào bảng điều khiển API của Google Cloud => Chọn Create a project => Nhấn Continue.
Tạo Project Google Cloud
Bước 3: Tiến hành tạo tài khoản dịch vụ bằng cách vào trang tài khoản dịch vụ. Vào My Project => Chọn Create Service Account.
Chọn Create Service Accoun
Tiếp tục nhập tên và mô tả cho tài khoản dịch vụ mới được tạo
Nhập tên và mô tả
Sao chép toàn bộ ID tài khoản dịch vụ. Sau đó chọn Create and Continue => Chọn Owner ở bước 2 => Nhấn Done để hoàn tất.
Hoàn tất tạo tài khoản
Bước 4: Tiến hành tạo API Key (JSON) bằng cách: Nhấn Service accounts => Chọn tab KEY => Chọn ADD KEY => Chọn Create new key => Chọn JSON.
Tạo API Key (JSON)
Khi bạn chọn Create new key thì tệp .JSON sẽ tự động tải xuống. Điều này chứng tỏ bạn đã tạo thành công khóa API, khi này bạn có thể tiến hành bước tiếp theo.
Bước 5: Thực hiện thao tác cấp quyền quản trị cho Google index AP. Điều kiện để cấp quyền quản trị cho Google index AP là bạn đã đăng ký và xác minh website của mình bằng Google Search Console.
Sau khi đã xác minh bạn mở Google Search Console => Chọn sản phẩm của bạn ở bên trái => Chọn Setting.
Chọn Setting
Tiếp theo bạn nhấn chọn User and permissons
Chọn User and permissons
Giao diện mới hiển thị, bạn nhấp vào dấu chấm bên cạnh tài khoản => Chọn Manage property owners.
Chọn Manage property owners
Tab mới mở ra bạn cuộn xuống dưới và chọn Thêm chủ sở hữu trong phần Chủ sở hữu đã xác minh.
Chọn thêm chủ sở hữu
Tiếp theo nhập ID tài khoản dịch vụ (ID này đã sao chép ở bước 3) vào trường địa chỉ email của chủ sở hữu => Chọn Continue.
Nhập ID tài khoản dịch vụ
Chuyển về tab trước sau đó làm mới nó. Khi này bạn sẽ thấy tài khoản dịch vụ được liệt kê là chủ sở hữu mới.
Tài khoản dịch vụ được liệt kê
Bước 6: Cài đặt cấu hình instant indexing trong Plugin Rank Math bằng cách:
Vào Rank Math => Chọn Instant Indexing, copy mã JSON (xem lại bước 4) vào phần Google JSON Key => Chọn loại bài đăng muốn API lập chỉ mục, ping Google để thu thập dữ liệu trang web của bạn ngay sau khi bài đăng được xuất bản, cập nhật hoặc bị xóa => Chọn Lưu thay đổi.
Thao tác cài đặt Fast Indexing Api
Tại Submit Post Types to Google, chọn loại định dạng muốn submit, tuỳ mục tiêu mà mỗi người sẽ có những lựa chọn khác nhau.
Bước 7: Sử dụng plugin để index website bằng Google API, có 2 cách phổ biến sau:
Cách 1: Dán danh sách bài viết trong Rank Math / Instant Indexing bằng cách: Chọn Rank Math / Instant Indexing => dán danh sách các bài viết muốn index (mỗi dòng một URL) => Chọn Google: Publish/update URL => Chọn Send API.
Sử dụng Instant Indexing
Cách 2: Google API Index Website bằng cách sử dụng trực tiếp bài viết. Cách thực hiện: Vào danh sách các bài viết POST / PAGE => Chọn Instant Indexing: Google Update.
Sử dụng Google Update
Yếu tố nào tác động tới tốc độ index của website
Tốc độ index của website bị ảnh hưởng bởi rất nhiều các yếu tố khác nhau. Dưới đây là một số yếu tố điển hình nhất, hãy tham khảo nhé.
Tốc độ của website (Pagespeed)
Website nếu như có tốc độ tải trang tốt thì sẽ tỷ lệ thuận với tốc độ index, khi website load nhanh thì thời gian index cũng sẽ nhanh hơn. Website nếu như load chậm thì Google bot sẽ không muốn truy cập để thu nhập dữ liệu, thậm chí còn bỏ qua luôn. Đó chính là lý do tại sao bài viết website lâu được index.
Tốc độ web ảnh hưởng rất nhiều đến ốc độ index của website
Cấu trúc website
Cấu trúc website cũng là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình index Google. Vì vậy, bạn cần phải hết sức chú ý vấn đề này. Tốt nhất là nên xây dựng một website có cấu trúc với phân mục rõ ràng để giúp bot Google hiểu rõ cấu trúc web và phân loại nội dung để index. Một số vấn đề cần lưu ý khi thực hiện tối ưu hoá cấu trúc website đó là:
Phân loại nội dung hiệu quả và không quá 3 cấp.
Dựa vào phân cấp đã lập tiến hành xây dựng URL.
Tiến hành tạo điều hướng trong CSS hoặc HTML.
Liệt kê khoa học nội dung trong bài viết bằng cách tạo mục lục.
Nên tạo chuỗi liên kết bài viết để bài viết logic hơn.
Lưu lượng truy cập vào website
Website nếu như có lượng truy cập nhiều và tự nhiên thường sẽ được Google đánh giá cao. Từ đó tốc độ index sẽ nhanh hơn. Vì vậy, nếu muốn tăng tốc độ index của website, bạn hãy thu hút lượng lớn người truy cập vào website nhé. Để làm được điều này, bạn nên xây dựng cộng đồng trên mạng xã hội hay trên các diễn đàn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thực hiện SEO một số từ khoá để website đứng ở top đầu các trang tìm kiếm.
Google rất thiện cảm với web có nhiều truy cập
Tuổi đời của website
Yếu tố tác độ đến quá trình Submit URL là gì? Đó chính là tuổi đời của website. Google luôn ưu tiên những website có lâu đời để index. Bởi Google cho rằng những website tồn tại lâu năm sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho người dùng và đảm bảo không vi phạm quy tắc của Google, Google đánh giá cao những website này là uy tín nên thường được index nhanh hơn.
Nội dung trên trang có được cập nhật hay không
Website nếu như sử dụng nội dung cũ và ít khi cập nhật chắc chắn sẽ không được Google đánh giá cao. Vì vậy, việc nội dung trên trang có được cập nhật hay không cũng ít nhiều ảnh hưởng đến tốc độ index lên Google.
Google ưu tiên những website có nội dung mới và thường xuyên được update. Khi website của bạn có nội dung mới, bot Google sẽ thường xuyên quét lại để thu thập thông tin vừa mới cập nhật. Từ đó, tốc độ index sẽ nhanh hơn. Vì vậy, bạn nên có kế hoạch thường xuyên đăng bài để thu hút được chú ý của Google giúp website nhanh được lập chỉ mục nhé.
Nội dung ít có giá trị đối với người đọc (Thin content)
Nội dung là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu với SEO. Website nếu sở hữu nội dung kém chất lượng, trùng lặp và không mang giá trị hữu ích cho người dùng thì Google sẽ phạt khiến URL không được index. Vì vậy, để được Google index nhanh, bạn nên xây dựng cho mình những nội dung chất lượng.
Thin content là nguyên nhân khiến Google bị phạt
Internal link (Liên kết nội bộ)
Link nội bộ cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất nhiều đến thời gian website index trên Google. Đồng thời, đây cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến xếp hạng website trên các công cụ tìm kiếm. Bạn nên hình thành thói quen xây dựng website chứa nhiều internal link chất lượng. Như vậy website của bạn mới được đánh giá cao. Số lượng internet sẽ tỷ lệ thuận với thời gian Google Index. Tức là càng nhiều Interlink chất lượng thì website sẽ càng được đánh giá cao và nhanh được Google index hơn.
Sức mạnh của thương hiệu (Brand name)
Nhiều người không biết nhưng sức mạnh của thương hiệu cũng là yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ website được Google lập chỉ mục. Thương hiệu nếu như hoạt động tốt trong một thời gian dài thì nó sẽ được nhiều người biết đến và tìm kiếm. Điều này sẽ làm tăng lượt truy cập cho website, tạo thiện cảm với Google. Từ đó Google sẽ đánh giá cao và độ uy tín và ưu tiên index trong thời gian ngắn nhất.
Cách kiểm tra tình trạng index của Google
Nắm được thông tin Submit URL là gì thôi là chưa đủ để website của bạn lúc nào cũng được index sớm nhất. Để biết bài viết mới trên website đã được index chưa, bạn hãy tham khảo các cách kiểm tra dưới đây.
Kiểm tra URL đã được index
Cách kiểm tra đơn giản nhất đó là bạn dán URL muốn kiểm tra lên thanh công cụ tìm kiếm của Google. Khi này nếu như kết quả tìm kiếm hiện ra link bài viết của bạn thì tức là URL đó đã được index. Ngược lại nếu như không xuất hiện link bài viết thì tức là URL đó chưa được index.
Cách kiểm tra URL đã được index hay chưa?
Kiểm tra website đã được index
Cách tiếp theo để kiểm tra đó là bạn truy cập vào Google, sau đó nhập cú pháp: site:... (... là tên miền website chứa bài viết mới). Ví dụ: Site:unica.vn//blog/autoresponder-trong-email-marketing-la-gi. Khi này nếu như không có kết quả trả về thì tức là bài viết vẫn chưa được index.
Khắc phục tình trạng URL không được Google index
Để khắc phục tình trạng URL không được Google index thì bạn có thể tham khảo và áp dụng theo một số cách sau:
Website có chứa thẻ No-index
Hiện nay, hầu hết các trang web hay sử dụng thẻ No-index để ngăn chặn bot truy cập và thực hiện quá trình thu nhập dữ liệu. Google thường bỏ qua và không lập chỉ định những website chứa thẻ No-index. Vì vậy nếu như thấy tình trạng URL không được index thì bạn hãy kiểm tra xem website của mình có chứa thẻ No-index không.
Google bot đã bị file robot.txt chặn không cho index website
Trong trường hợp URL của bạn mãi không được Google index thì rất có thể nguyên nhân là do Google bot đã bị file robot.txt chặn không cho index website. Hiện nay, hầu hết các website đều có file quản lý robots.txt với chức năng chính là cho phép hoặc không cho phép con bot Google truy cập vào trang web. Những trang web cấm bot thì bot sẽ không thể vào thu thập dữ liệu. Vì vậy bạn hãy kiểm tra xem có phải do web đang bị khóa bởi file robots.txt hay không nhé.
Google bot bị file robot.txt chặn không cho index website
Giải trình nếu bạn bị mắc phải hình phạt thủ công
Google có rất nhiều hình phạt với những ai không tuân thủ quy định, tiêu biểu là hình thức thủ công. Hình phạt thủ cộng hay Google Penalty là một hình phạt do Webmaster của Google áp dụng, chức năng chính là để trừng phạt những website vi phạm các nguyên tắc quản lý trang của Google. Nếu như website của bạn gặp phải tình trạng này thì rất có thể sẽ bị Google loại khỏi danh sách index.
Cách khắc phục lỗi này như sau:
Xác định lại xem mình đang mắc lỗi gì.
Tiến hành chỉnh sửa và khắc phục lại lỗi.
Phản hồi với Google bằng cách viết email, lưu ý là phả viết bằng tiếng anh.
Thêm yếu tố E-E-A-T vào trong bài viết
E-E-A-T là viết tắt của Kinh nghiệm, Chuyên môn, Thẩm quyền và Độ tin cậy. Google sẽ sử dụng 4 yếu tố này để đo lường mức độ tin cậy của một thương hiệu hoặc trang web. Cách để có E-E-A-T trong bài viết đó là:
Trong quá trình viết nội dung nên nêu ra dẫn chứng cụ thể.
Bài viết có nhiều ví dụ và cách giải quyết vấn đề.
Bài viết nên có cả hình ảnh và video.
Nội dung sáng tạo, thu hút và không trùng lặp.
E-E-A-T là yếu tố để đo lường mức độ tin cậy
Mẹo để tăng tốc độ Google Index bài viết
Để giúp website tăng tốc độ index bài viết, sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn một số mẹo rất hay và hữu ích, bạn hãy tham khảo nhé:
Internal link đến bài viết mới
Như bên trên đã chia sẻ, interlink là một trong các yếu tố tác động trực tiếp đến website. Vậy muốn website tăng tốc độ Google Index bài viết thì việc Internal link đến bài viết mới là một việc làm vô cùng cần thiết. Bạn nên “khai báo” với Google là website mình uy tín, chất lượng bằng việc sử dụng Internal link đến bài viết mới.
Lưu ý: Cần phải chèn link nội bộ phù hợp với ngữ cảnh để người dùng không cảm thấy khó chịu, không ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng.
Dùng Blogger để index Google nhanh
Ngoài việc sử dụng Interlink bạn cũng có thể dùng blogger để submit URL hàng loạt. Cách thực hiện như sau:
Bước 1: Đầu tiên bạn cần đăng nhập, trường hợp chưa có tài khoản thì bạn tiến hành đăng ký.
Bước 2: Tiếp theo bạn tiến hành kết nối Blogspot với Google Search Console.
Bước 3: Tiếp tục thao tác đăng bài trên blog, chèn URL vào bài viết để Google có thể vào thu thập thông tin và index bài viết cho bạn.
Bước 4: Tiến hành Submit URL với Google bằng Google Search Console.
Dùng Blogger để index Google
Sử dụng công cụ ép Index
Một số các công cụ như: Lar Index, My Pagerank, Indexking,…có thể giúp bạn index bài viết nhanh chóng. Vì vậy nếu đang hoang mang không biết làm như thế nào để bài viết trên website được index nhanh chóng, bạn hãy nhờ đến sự hỗ trợ của các công cụ này nhé.
Chạy Google Ads
Ngay sau khi đăng tải nội dung mới thành công, hãy tiến hành chạy quảng cáo. Chạy quảng cáo Google Ads cũng là một trong cách hiệu quả để tăng tốc độ index của website. Công cụ Google Ads sẽ nhận được yêu cầu, sau đó nhiệm vụ của Google là thu thập, xác thực thông tin nội dung trước khi cho phép quảng cáo được chạy. Do đó, chạy quảng cáo Google được xem là cách vô cùng hiệu quả để Google index bài viết nhanh chóng.
Chia sẻ bài viết lên mạng xã hội
Để xác định Entity của doanh nghiệp, việc chia sẻ bài viết lên mạng xã hội là một trong những yêu cầu cơ bản. Hiện nay, số lượng người sử dụng mạng xã hội càng ngày càng tăng lên nhanh chóng, việc chia sẻ bài viết trên mạng xã hội giúp thu hút một lượng lớn traffic cho website. Khi website có nhiều lượng truy cập chắc chắn sẽ được Google đánh giá cao và index nhanh chóng.
Chia sẻ bài viết lên mạng xã hội
Mua backlink dofollow chất lượng
Việc mua và sử dụng backlink dofollow, bot Google có thể sẽ lần theo những liên kết và đến website của bạn để thu thập thông tin và index. Vì vậy, để tăng thời gian index, việc mua backlink dofollow chất lượng cũng là một cách rất hay.
Website được đặt backlink chất lượng có DR cao, từ đó sẽ được Google ưu tiên thu thập dữ liệu và giúp cho bài viết tăng khả năng được index. Tuy nhiên, việc mua backlink dofollow sẽ khá tốn kém.
Kiểm soát số lượng bài viết index của website
Kiểm soát số lượng bài viết index của website là một việc làm cần được diễn ra xuyên suốt, nếu có một website bạn luôn luôn phải cập nhật số lượng nội dung Submit Google. Lý do là bởi John Muller đã đề cập tới việc Google không phải lúc nào cũng lập chỉ mục cho tất cả các bài viết.
Kiểm soát số lượng bài viết index bằng cách: Kiểm tra cả Noindex và Nofollow các nội dung không cần thiết. Khi này, phần nào quan trọng hơn sẽ được index nhanh hơn khi khai báo URL.
Kiểm soát số lượng bài viết index của website
Câu hỏi thường gặp
Câu 1: Một số hạn chế khi submit URL của trang web?
Submit URL Google không phải lúc nào cũng đơn giản và dễ dàng như mọi người vẫn nghĩ, nó vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Điển hình như:
Hạn chế số lần submit trong một khoảng thời gian nhất định.
Hạn chế submit cho một số loại trang.
Không đảm bảo việc submit sẽ được Google lập chỉ mục và xếp hạng cao.
Câu 2: Tại sao Submit URL lên Google khác với xếp hạng từ khóa?
Mỗi một truy vấn tìm kiếm trên Google sẽ trả về hàng nghìn, hàng triệu kết quả. Tuy vậy, xu hướng chung của người dùng vẫn là chỉ click vào những kết quả đầu hiển thị trong top 10 tìm kiếm. Đối với những website từ vị trí thứ 11 trở đi thường rất ít được quan tâm. Vì vậy, có một điều có thể khẳng định là: khi website được index không đồng nghĩa với việc nhận traffic từ Google. Nếu bạn muốn nhận được nhiều thì cần phải xếp hạng cao, lý tưởng nhất là xếp hạng 3.
Kết luận
Trên đây là những thông tin liên quan đến Submit URL là gì? Cùng hướng dẫn cách Submit URL Google index nhanh chóng nhất. Hy vọng với những chia sẻ này bạn sẽ thành công trong việc quản lý và tối ưu hoá cho website của mình. Nếu muốn tìm hiểu thêm những kiến thức khác liên quan đến SEO, bạn hãy tham khảo tại website blog Unica nhé.
01/07/2024
174 Lượt xem
20 cách tăng thứ hạng từ khóa cho website đơn giản nhất
Website đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh online của các doanh nghiệp/ công ty. Để xây dựng một website tốt giúp mang đến nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp/ công ty thì bạn cần có bộ từ khoá chất lượng và biết cách tăng thứ hạng từ khoá cho website. Trong nội dung bài viết hôm nay, Unica sẽ chia sẻ cho bạn 20 cách tăng thứ hạng của từ khoá tìm kiếm, bạn hãy tham khảo nhé.
Tại sao cần tăng lượng truy cập website?
Lượng truy cập website được xem là yếu tố vô cùng quan trọng trong hoạt động SEO. Khi website tăng lượng truy cập thì sẽ mang lại rất nhiều cơ hội cho doanh nghiệp. Dưới đây là một số những lý do quan trọng giải đáp tại sao bạn cần phải tăng lượng truy cập cho website của mình.
Tăng nhận diện và uy tín thương hiệu: Song song với việc có nhiều người truy cập vào website thì cũng sẽ có nhiều người biết đến thương hiệu của bạn hơn. Điều này giúp tăng doanh số, tăng khách hàng tiềm năng và lòng trung thành của khách hàng.
Tăng lượng truy cập website giúp cải thiện thứ hạng
Cải thiện thứ hạng của công cụ tìm kiếm: Trang web khi có nhiều lượt nhiều truy cập thì sẽ được Google đánh giá cao và ưu tiên lập chỉ định. Web ở top cao thì sẽ có nhiều người nhìn thấy và truy cập vào, sau đó họ sẽ tìm kiếm sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp.
Cơ hội tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng và doanh số hơn: Khi có nhiều người truy cập trang web, bạn sẽ tạo ra nhiều khách hàng tiềm năng và doanh số. Bởi càng có nhiều người tiếp xúc với sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn thì khả năng thực hiện hành động mua hàng sẽ cao hơn.
Tạo lợi thế cạnh tranh: Trong thị trường trực tuyến cạnh tranh ngày nay, điều quan trọng là phải có sự hiện diện trực tuyến mạnh mẽ. Việc tăng lưu lượng truy cập trang web của bạn sẽ giúp bạn luôn dẫn đầu đối thủ cạnh tranh và thu hút nhiều khách hàng hơn.
20 cách tăng thứ hạng từ khóa cho website đơn giản, dễ thực hiện
Bạn muốn thực hiện cách tăng thứ hạng từ khoá cho website để mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp vậy thì đừng bỏ qua nội dung chia sẻ dưới đây nhé. Sau đây là tổng hợp 20 cách giúp website của bạn tăng thứ hạng từ khoá, tăng traffic tự nhiên mà bạn không phải trả bất kỳ khoản phí nào. Cùng khám phá nhé.
Nghiên cứu từ khóa
Từ khoá là yếu tố quan trọng của bài viết SEO bởi nó mang mục đích tìm kiếm của người dùng. Từ khóa giúp người dùng tìm kiếm thông tin, là cầu nối giúp doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng. Vì vậy, để tăng thứ hạng từ khóa cho website, ngay từ đầu bạn đã phải nghiên cứu từ khóa chi tiết và cẩn thận.
Cách tăng thứ hạng từ khóa cho website
Mỗi một từ khoá chất lượng sẽ đều đưa website của bạn lên đầu bảng xếp hạng. Từ đó, nâng cao lượng truy cập web giúp web tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Việc nghiên cứu từ khoá chặt chẽ và chi tiết giống như chiếc chìa khoá mở ra cho bạn chiến lược và hướng đi đúng đắn trong quá trình làm SEO website của mình. Vì vậy, bạn tuyệt đối không nên chủ quan.
Xây dựng content chất lượng
Đối với website, bên cạnh việc nghiên cứu từ khoá thì content cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Thực tế, có rất nhiều cách để kéo khách hàng đến gần hơn với doanh nghiệp của bạn. Tuy nhiên để giữ chân và thực sự thuyết phục khách hàng thì content chính là yếu tố quan trọng hàng đầu. Một nội dung web hay và chất lượng, mang lại nhiều giá trị hữu ích cho người đọc chắc chắn sẽ thu hút một lượng lớn ng7ười truy cập vào website.
Nguyên tắc để bạn có thể xây dựng được một website chất lượng cần phải nhớ kỹ đó là:
Viết nội dung ngắn gọn, xúc tích và dễ hiểu, không dài dòng, lê thê.
Không nên lạm dụng text quá nhiều, sử dụng nhiều hình thức truyền tải khác nhau như: image, video, slide,...
Tối ưu hình ảnh trên website để không làm giảm tốc độ tải trang.
Sử dụng các thẻ H1, H2, H3,... để bài viết đảm bảo tính dễ đọc cũng như trông khoa học hơn.
Xây dựng content chất lượng
Viết tiêu đề hấp dẫn
Tiêu đề chính là phần nội dung khái quát nói lên tổng quan bài viết. Theo khảo sát cho biết: Có đến 80% người dùng sẽ click vào bài viết nếu như bài viết đó có tiêu đề hay và cuốn hút. Vì vậy, để tăng lượt traffic tự nhiên cho website, bạn nhất định phải đầu tư để viết tiêu đề hấp dẫn nhằm kích thích người đọc click vào bài viết.
Tips viết tiêu đề hấp dẫn và ấn tượng bạn cần biết đó là:
Đưa ra những con số vào tiêu đề: Ví dụ: 20 cách tăng thứ hạng từ khoá cho website.
Đưa thêm một số từ mang tính chất giật tít: Ví dụ: Bật mí, tuyệt chiêu, mẹo, tips,...
Đưa ra cho khách hàng những lợi ích cao nhất: Ví dụ: Tăng x3 lợi nhuận khi sử dụng bộ công cụ chăm sóc khách hàng…
Sử dụng biện pháp so sánh: Ví dụ: So sánh quảng cáo trả phí và quảng cáo miễn phí?
Sử dụng Guest blog
Guest blog được đánh giá là chiến thuật làm SEO vô cùng hiệu quả. Đây là hình thức tạo bài viết và xuất bản bài viết trên một trang blog hay một website khác. Khi sử dụng Guest blog, địa chỉ website của bạn sẽ xuất hiện ở các website đã đăng bài của bạn, điều này giúp tạo ra một nguồn backlink hấp dẫn.
Guest blog được đánh giá là chiến thuật làm SEO hiệu quả
Ưu điểm khi sử dụng Guest blog đó là: Mang đến cho bạn một lượng mới khách hàng tiềm năng; là cách tăng nhận diện thương hiệu hiệu quả; có được nhiều backlinks chất lượng,... Sử dụng Guest blog sẽ hoàn toàn miễn phí, tuy nhiên để mang lại hiệu quả cao bạn vẫn cần hợp tác với nhiều người có ảnh hưởng để tạo được cuộc trao đổi với lợi ích chung.
Tốc độ load trang nhanh
Chắc chắn ai trong quá trình làm SEO cũng biết một điều rằng, tốc độ load trang là một chỉ số rất quan trọng trong quá trình thiết kế, xây dựng và hoạt động website. Bởi nó sẽ tác động trực tiếp đến trải nghiệm người dùng. Nếu như tốc độ load trang nhanh, trải nghiệm người dùng được đánh giá tốt thì vị trí xếp hạng của website cũng sẽ tăng cao. Ngược lại nếu web chậm, người dùng mất thời gian để chờ đợi thì sẽ mất cảm tình, cảm thấy chán nản và sau đó sẽ rời đi.
Để có tốc độ tải trang nhanh bạn cần chú ý một số vấn đề sau:
Không sử dụng quảng cáo pop - up nhiều.
Lựa chọn thêm gọn nhẹ và chuẩn SEO.
Giải nén để giảm bớt dung lượng ảnh khi đăng tải lên web.
Giảm bớt những thông tin không cần thiết trên trang chủ,
Tối ưu hoá cơ sở dữ liệu.
Muốn từ khoá cải thiện thứ hạng web cần có tốc độ load nhanh
Chia sẻ nội dung trên mạng xã hội
Thời đại lên ngôi của công nghệ số giúp bạn có rất nhiều kênh để tiếp cận khách hàng, vậy lý do gì mà bạn không thử đúng không nào. Mạng xã hội được đánh giá là một công cụ rất tuyệt vời để bạn quảng cáo bài viết, giới thiệu, dịch vụ tới tay khách hàng. Khi chia sẻ nội dung lên mạng xã hội, bạn có cơ hội tiếp cận hàng nghìn người, giới thiệu và mời họ ghé thăm website của bạn. Điều này giúp ích rất nhiều cho việc thực hiện cách tăng thứ hạng từ khóa cho website, tăng traffic tự nhiên vào website của bạn.
Xây dựng kênh youtube
Bên cạnh các mạng xã hội như: Facebook, Instagram, Tiktok,... thì Youtube cũng là kênh mạng xã hội giúp bạn tăng lưu lượng traffic tự nhiên cho web hiệu quả. Hiện nay, Youtube đang là mạng xã hội chia sẻ có số lượng người dùng đông đảo, đón hơn 1 triệu lượt truy cập mỗi ngày. Vì vậy, nếu như bạn biết cách xây kênh và tận dụng, bạn sẽ có cơ hội tiếp cận rất nhiều khách hàng tiềm năng.
Hãy xây dựng một kênh Youtube thật chất lượng, chứa nhiều thông tin bổ ích hữu dụng cho người dùng. Sau đó ở bên dưới mô tả sẽ điều hướng, kêu gọi mọi người về website chính của bạn. Như vậy, website của bạn chắc chắn sẽ tăng lưu lượng truy cập đáng kể và được Google bot đánh giá cao hơn giúp tăng thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm hiệu quả.
Thu thập thông tin khách hàng
Nếu bạn đang tìm cách tăng thứ hạng từ khóa cho website hiệu quả, hãy nhớ tới cách thu thập thông thông tin khách hàng. Cách này được đánh giá là chiến lược dài hạn giúp bạn tăng thứ hạng từ khoá cũng như tăng lưu lượng truy cập website. Khi có nguồn data thông tin khách hàng, bạn sẽ biết họ là ai? Họ đang muốn gì? Từ đó có thêm tư liệu giúp hoàn thiện và phát triển sản phẩm/ dịch vụ ngày càng tốt và tối ưu hơn nữa để đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
Thu thập thông tin để hoàn thiện sản phẩm/ dịch vụ
Mẹo giúp bạn thu thập thông tin khách hàng hiệu quả có thể kể đến đó là:
Đưa ra các chương trình khuyến mãi và bắt khách đăng nhập thông tin thì mới được nhận.
Yêu cầu khách để lại thông tin nếu như muốn download tài liệu mà bạn đang cung cấp.
Sử dụng quảng cáo Pop - up để thu thập thông tin khách hàng, tuy nhiên tuyệt đối không được quá lạm dụng.
Đẩy mạnh nội dung, chất lượng website để họ đăng ký để lại thông tin theo dõi những bài viết với nội dung khác chất lượng hơn.
Tạo URL ngắn gọn, tập trung và tối ưu hóa
Nhiều SEOer nghĩ rằng URL dài sẽ thể hiện rõ từ khoá tìm kiếm của người dùng song thực tế không phải vậy. Một URL ngắn gọn, tập trung và chứa từ khoá mục tiêu sẽ là tốt nhất đối với SEO. Google bắt đầu tăng yếu tố xếp hạng cho từ 3 - 5 từ khoá đầu tiên trong URL. Vì vậy bạn nên tạo Google ngắn gọn và thân thiện nhất có thể.
Những yếu tố cần có trong một URL đó là:
Bắt buộc phải thêm keyword trong URL.
Không nên sử dụng URL như: https://unica.com/p=123 hay unica.com/8/6/16/cat= SEO/on-page-seo-is-so- amazing-omg-its-the-best.
Thay vào đó nên đặt URL như sau: https://unica.com/seo-onpage.
Tạo URL ngắn gọn, tập trung và tối ưu hóa
Tối ưu hóa hình ảnh
Hình ảnh đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với một bài viết trên trang web. Hình ảnh giúp bài viết đỡ bị nhàm chán, trông bắt mắt và thu hút hơn. Vì vậy, nó bắt buộc phải sử dụng. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng hình ảnh cần phải được tối ưu đúng cách. Như vậy mới có thể cải thiện được thứ hạng của SEO.
Cách tối ưu hoá hình ảnh thân thiện với website đó là:
Định dạng và kích thước file phải đạt chuẩn.
Dung lượng thấp để không gây cản trở tốc độ load của trang.
Hình ảnh không dính logo, không ăn cắp ý tưởng từ bên đối thủ.
Áp dụng chiến lược từ khóa trong thẻ ALT để tăng độ hiển thị của từ khoá.
Viết một mô tả meta tuyệt vời
Bên cạnh những yếu tố đã chia sẻ ở trên, một trong những cách tăng thứ hạng từ khóa cho website hiệu quả bạn cũng nhất định phải biết đó là viết một thẻ mô tả meta tuyệt vời. Đây là yếu tố quan trọng bạn nhất định không được quên tối ưu hoá.
Viết meta giật tít để thu hút sự chú ý của người dùng
Mẹo giúp bạn viết mô tả meta hiệu quả đó là:
Mô tả meta chỉ nên dài tối đa 160 ký tự, vì vậy hãy sử dụng những từ ngữ súc tích và chính xác nhất để mô tả.
Sử dụng từ khóa mục tiêu trong mô tả meta, tuy nhiên cần phải chèn vào một cách tự nhiên nhất.
Viết thẻ meta tự nhiên kết hợp sử dụng câu từ độc đáo và hấp dẫn để kích thích sự chú ý của người dùng.
Meta cũng sẽ thu hút sự chú ý của người dùng hơn nếu nó được sử dụng ngôn ngữ hành động. Ví dụ, thay vì nói "Trang web này cung cấp thông tin về…" hãy nói "Tìm hiểu thêm về … ngay hôm nay!"
Đảm bảo rằng mô tả meta của bạn không có lỗi chính tả hoặc ngữ pháp.
Xây dựng liên kết nội bộ đúng cách
Muốn từ khóa nhanh hiển thị trên Google cũng như nhanh lên top trong các công cụ tìm kiếm, bạn bắt buộc phải biết cách xây dựng liên kết nội bộ đúng cách. Hãy quảng bá đường link của bạn lên Google và hãy đặt liên kết web của mình ở nhiều nơi nhất có thể. Điều này sẽ giúp liên kết của bạn trở nên uy tín, chất lượng và thân thiện với các công cụ tìm kiếm.
Xây dựng liên kết nội bộ đúng cách
Khi đường link website của bạn phù hợp với các tiêu chuẩn xếp hạng của Google thì chắc chắn một điều từ khoá sẽ nhanh chóng được đẩy lên top. Việc từ khóa được đưa lên top, xếp hạng ở các vị trí cao của kết quả tìm kiếm sẽ giúp bạn kết nối được nhiều người đọc, nhiều khách hàng tiềm năng. Như vậy có thể thấy, Backlink đã giúp từ khóa của bạn được tăng thứ hạng hiệu quả.
Tối ưu hóa trang web của bạn cho thiết bị di động
Với sự tiện lợi và linh hoạt của thiết bị di động nên càng ngày số lượng người sử dụng điện thoại càng tăng lên. Theo một thống kê đã chỉ ra rằng: Hiện nay có tới 60% người dùng tìm kiếm Google đến từ thiết bị di động. Vì vậy, để tăng thứ hạng từ khoá cho website, bạn nhất định phải biết cách tối ưu hoá trang web cho thiết bị di động.
Google nhận ra được hành vi của người dùng đang đến chủ yếu từ thiết bị di động. Vì vậy, để giúp Google đánh giá cao website của bạn, bạn nhất định phải tối ưu nó cho điện thoại. Nếu như website của bạn không được tối ưu hoá trên di động thì nó sẽ gây cản trở trải nghiệm của người dùng. Từ đó, ảnh hưởng xấu đến xếp hạng của website.
Sử dụng các liên kết ngoài tới những site tin cậy
Bên cạnh việc đặt các liên kết nội bộ đúng cách thì để tăng thứ hạng từ khóa cho website bạn cũng nên sử dụng các liên kết ngoài. Mục đích để đưa thêm thông tin cho người dùng giúp tăng độ uy tín cho website của bạn.
Sử dụng các liên kết ngoài tới những site tin cậy
Lưu ý: Phải đặt liên kết ngoài tới những site tin cậy và có thẩm quyền, như vậy mới có thể nhận lại được kết quả như mong muốn.
Sử dụng lời kêu gọi hành động (CTA) thuyết phục
Trang đích là một nguồn lưu lượng truy cập miễn phí khác đến website của bạn. Đồng thời cũng là tranh dành riêng cho ưu đãi, ví dụ như: trang giúp đổi mã giảm giá, tải xuống bản dùng thử miễn phí,... Trang đích hướng đến mục tiêu chuyển đổi nên nội dung trong trang đích cần phải sử dụng lời kêu gọi hành động (CTA) cụ thể và rõ ràng. Việc sử dụng CTA thuyết phục sẽ giúp tăng khả năng chuyển đổi, giúp bạn đạt được ý đồ mà mình đang mong muốn.
Tiếp thị qua email
Email cũng là một kênh tiếp thị mang lại giá trị chuyển đổi rất cao bạn nên sử dụng mỗi khi nghĩ đến việc thực hiện cách tăng thứ hạng từ khóa cho website. Việc tiếp thị qua email bằng cách gửi tin nhắn quảng cáo và khuyến mãi thường xuyên cho khách hàng được xem là cách tuyệt vời để bạn giữ liên lạc với khách hàng, tăng khách hàng trung thành. Từ đó, bạn giữ chân được lưu lượng truy cập trang web ổn định.
Cách tăng thứ hạng từ khoá cho website bằng việc tiếp thị qua email
Cách để tiếp thị qua email hiệu quả đó là:
Cung cấp thông tin hữu ích và các liên kết đến trang web của bạn khi gửi email. Mục đích để biến website của bạn thành nơi mà họ có thể tìm hiểu thêm thông tin hữu ích mà họ đang cần.
Đảm bảo việc gửi email không được liên tục kiểu spam. Nếu mắc phải chắc chắn khách hàng sẽ từ bỏ, xóa hoặc hủy bỏ đăng ký email của bạn.
Viết dòng chủ đề email gây ấn tượng và độc đáo để khách hàng nhận được mail sẽ tò mò và ấn vào.
Sử dụng thêm nút CTA kêu gọi hành động, thêm nút chia sẻ mạng xã hội vào email.
Email là một cách quảng cáo tiết kiệm nhưng đến hiện tại nó vẫn mang lại hiệu quả cao nên được áp dụng rất phổ biến.
Quảng cáo trả phí để tăng lưu lượng truy cập trang web
Quảng cáo trả phí là một cách hiệu quả để tăng lưu lượng truy cập trang web của bạn. Bằng cách trả tiền cho các nền tảng quảng cáo như Google Ads hoặc Facebook Ads, bạn có thể hiển thị quảng cáo của mình cho những người có khả năng quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
Quảng cáo trả phí là một cách hiệu quả để tăng lưu lượng truy cập trang web
Để bắt đầu với quảng cáo trả phí, bạn cần thực hiện các bước sau:
Xác định mục tiêu: Bạn muốn đạt được điều gì với các chiến dịch quảng cáo của mình?
Xác định đối tượng mục tiêu: Bạn muốn nhắm mục tiêu quảng cáo của mình đến ai?
Chọn ngân sách: Xác định xem bản thân muốn chi bao nhiêu tiền cho quảng cáo?
Chọn nền tảng quảng cáo: Bạn muốn sử dụng nền tảng quảng cáo nào để tăng thứ hạng từ khóa website?
Tạo chiến dịch quảng cáo: Để xây dựng quảng cáo cần tạo tài khoản quảng cáo, sau đó chọn loại quảng cáo muốn chạy và viết quảng cáo của mình.
Theo dõi hiệu quả: Theo dõi thường xuyên hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo của mình và thực hiện các điều chỉnh khi cần thiết.
Sửa lỗi 404
Lỗi 404 xuất hiện khi không tìm thấy trang nội dung của bạn. Đây là một lỗi phổ biến rất nhiều web mắc phải. Nếu website của bạn mắc phải lỗi này, người dùng sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu và mất cảm tình. Người dùng không ai là thích lỗi này. Vì vậy nếu như website của bạn không may có mắc phải thì bạn hãy sửa lỗi ngay nhé.
Khắc phục lỗi 404
Để xem phần nội dung nào đang bị mắc lỗi 404 bạn hãy sử dụng Google Search Console. Hoặc bạn có thể sử dụng điều hướng 301 khi cần thiết để điều hướng đến trang nội dung thay thế trong trường hợp cần thiết.
Xóa nội dung trùng lặp
Google rất dị ứng với những website có nội dung trùng lặp. Việc sử dụng nội dung trùng lặp cho website không chỉ khiến thứ hạng từ khoá, thứ hạng website tụt mà còn khiến web bị Google phạt. Vì vậy, nếu như thấy web có nội dung trùng lặp bạn cần phải nhanh chóng xoá đi. Nội dung trùng lặp mặc dù là lỗi nhưng bạn hoàn toàn có thể xoá hoặc sửa để website trở nên thân thiện với các công cụ tìm kiếm và khách hàng.
Cập nhập nội dung thường xuyên
Nội dụng website để quá lâu sẽ dễ bị đối thủ copy, thêm nữa cũng cũ và không còn hữu ích với người dùng nữa. Vì vậy, để tăng thứ hạng từ khoá cũng như để thân thiện với người dùng, nội dung website cần phải liên tục được cập nhật và sửa đổi. Nội dung website được đánh giá cao khi nó update được xu hướng và tương thích với thị trường vào đúng thời điểm.
Hiện nay, Google cũng thường xuyên cập nhập các thuật toán để tìm kiếm và đánh giá mức độ cập nhập của nội dung. Vì vậy, bạn đừng quên dành thời gian để cải thiện cho nội dung website của mình nhé.
Cập nhập nội dung thường xuyên
Xóa link xấu trên trang
Website trong quá trình vận hành và hoạt động không tránh khỏi được việc xuất hiện các link xấu. Vì vậy bạn hãy thường xuyên kiểm tra và xoá link xấu để bảo vệ an toàn cho web nhé.
Muốn xoá link xấu, bạn hãy sử dụng Google Search Console để tải về danh sách link trên website về máy tính. Sau đó, tiến hành lọc danh sách các link xấu đến từ các nguồn có chất lượng đánh giá kém. Tiếp tục, xóa bằng phương pháp thủ công hoặc thông qua email đến đơn vị quản trị website.
Kết luận
Trên đây là 20 cách tăng thứ hạng từ khóa cho website cực kỳ đơn giản và hiệu quả mà Unica đã tổng hợp được cho bạn tham khảo. Hy vọng rằng thông qua những cách này, bạn sẽ lựa chọn được cho mình những cách phù hợp nhất để áp dụng vào công cuộc giúp tăng thứ hạng từ khóa và traffic cho website. Từ đó, có thể kiếm thêm được nhiều lợi nhuận. Nếu muốn học thêm kiến thức về SEO, hãy tham khảo thêm trên blog Unica nhé.
28/06/2024
137 Lượt xem
Ahrefs là gì? Tìm hiểu tầm quan trọng của Ahrefs trong SEO
Ahrefs được xem là một trong những công cụ SEO hàng đầu và được nhiều người trong ngành ưa chuộng nhờ những tính năng vượt trội mà nó cung cấp. Vậy Ahrefs là gì? Bạn đã biết cách khai thác Ahrefs hiệu quả để tối ưu hóa SEO chưa? Hãy cùng Unica khám phá về Ahrefs và cách sử dụng công cụ SEO cực kỳ hữu ích này.
Ahrefs là gì?
Ahrefs là một công cụ SEO mạnh mẽ và toàn diện, được sử dụng rộng rãi để phân tích và cải thiện hiệu suất trang web trên các công cụ tìm kiếm. Nó cung cấp nhiều tính năng hữu ích như phân tích backlink, nghiên cứu từ khóa, theo dõi xếp hạng từ khóa và kiểm tra trang web.
Với Ahrefs, người dùng có thể dễ dàng theo dõi và phân tích chiến lược SEO của đối thủ, khám phá cơ hội từ khóa mới và tối ưu hóa nội dung để cải thiện thứ hạng trên kết quả tìm kiếm.
Công cụ Ahrefs
8 Tính năng hữu ích của Ahrefs là gì?
Những tính năng của Ahrefs có thể kể tới là Audit backlink, tìm link tiềm năng, nghiên cứu từ khóa, phân tích từ khóa và đối thủ, theo dõi từ khóa đối thủ, theo dõi tổng organic visibility, quản lý thương hiệu và site Audit. Chi tiết như sau:
Audit backlink
Khác với Semrush có thuật toán riêng để tự động đánh giá chất lượng backlink độc hại trên trang, Ahrefs yêu cầu người dùng tự thực hiện các công việc này. Mặc dù điều này có nghĩa là số lượng công việc sẽ nhiều hơn, nhưng bạn có toàn quyền kiểm soát dữ liệu của mình.
Quy trình tương tự giữa hai công cụ, vì vậy ở đây tôi sẽ tập trung vào hướng dẫn và giảm bớt các phần giải thích đã đề cập trước đó.
Bước 1: Đánh giá hồ sơ backlink của bạn so với đối thủ
Để so sánh hồ sơ backlink nhanh chóng, chọn mục "Batch Analysis" và nhập URL của đối thủ.
Nhập url của đối thủ
Bước 2: Đánh giá từng backlink hiện có
Di chuyển đến các tab "Referring domains" và xuất dữ liệu.
Xuất dữ liệu
Sau khi xuất dữ liệu, chỉnh sửa file Excel để chỉ giữ lại các thông tin quan trọng như hình dưới:
Giữ lại những cột quan trọng
Bước 3: Phân loại backlink theo tiêu chí
Dựa trên ba tiêu chí sau:
Domain không có hoặc có traffic rất ít
Domain có DR thấp (<20)
Domain bị phân loại là spam
Phân loại và lọc backlink vào ba sheet khác nhau.
Phân loại thành 3 sheet riêng
Bước 4: Xác định xử lý từng backlink
Dựa trên phân loại, quyết định giữ lại hoặc disavow:
Giữ lại các domain chất lượng trong sheet "referring domains"
Disavow các domain không có giá trị trong ba sheet còn lại
Bước 5: Thực hiện xử lý
Tạo file disavow .txt và gửi lên trang từ chối liên kết của Google với các domain cần disavow.
Định dạng file từ chối liên kết là file .txt, nội dung disavow trong file được viết như sau:
Để từ chối hai trang cụ thể:
Từ chối hai trang cụ thể
Hoặc từ chối một domain cụ thể:
Từ chối một domain cụ thể
Tìm link tiềm năng
Ahrefs cung cấp công cụ tìm kiếm các trang web tiềm năng để xây dựng liên kết mới. Bạn có thể dễ dàng khám phá các trang web có liên quan đến lĩnh vực của mình và tiếp cận họ để tạo dựng các liên kết giá trị. Tính năng này giúp bạn mở rộng mạng lưới liên kết, cải thiện thứ hạng và tăng cường sự hiện diện trực tuyến của trang web.
Nghiên cứu từ khóa
Ahrefs giúp bạn tìm ra các từ khóa có tiềm năng để tối ưu hóa nội dung. Bằng cách phân tích khối lượng tìm kiếm, độ khó và xu hướng từ khóa, bạn có thể chọn ra những từ khóa phù hợp nhất để tăng cơ hội xếp hạng cao trên các công cụ tìm kiếm. Công cụ này cũng hỗ trợ nghiên cứu từ khóa dài đuôi và từ khóa liên quan, giúp bạn xây dựng nội dung phong phú và hấp dẫn.
Phân tích từ khóa và đối thủ
Để phân tích từ khóa và đối thủ, bạn cần thực hiện các bước sau trong Ahrefs:
Bước 1: Phân tích URL của đối thủ trong Site Explorer
Khi đã xác định được URL của đối thủ, bạn hãy nhập URL đó vào Site Explorer của Ahrefs.
Nhập URL đó vào Site Explorer của Ahrefs
Bước 2: Truy cập phần Organic Keywords
Sau khi nhập URL, hãy chuyển đến phần Organic Keywords để xem danh sách từ khóa mà đối thủ của bạn đang xếp hạng.
Truy cập phần Organic Keywords
Bước 3: Sử dụng bộ lọc từ khóa
Để tìm các từ khóa chất lượng và phù hợp cho nội dung của bạn, hãy sử dụng bộ lọc. Nên tìm những từ khóa có volume từ 100 đến 1000 vì chúng thường có mức độ cạnh tranh thấp hơn.
Dùng bộ lọc
Bước 4: Theo dõi các từ khóa mới của đối thủ
Để cập nhật những từ khóa mới mà đối thủ đang nhắm tới, hãy chọn "New" trong phần Organic Keywords và theo dõi chặt chẽ để xây dựng kế hoạch cạnh tranh.
Theo dõi các từ khóa mới của đối thủ
Bước 5: Xem các trang mạnh nhất của đối thủ
Truy cập phần Top Pages trong Organic Search để tìm hiểu về những trang web mạnh nhất của đối thủ. Điều này sẽ giúp bạn tìm ra từ khóa mục tiêu và cải thiện nội dung để đáp ứng mục đích tìm kiếm của người dùng.
Truy cập phần Top Pages trong Organic Search
Bước 6: Tìm các đối thủ cạnh tranh khác
Sử dụng phần Competing Domains trong Organic Search để tìm thêm các đối thủ cạnh tranh khác mà bạn có thể phân tích.
Tìm các đối thủ cạnh tranh khác
Bước 7: Sử dụng công cụ Content Gap
Để nghiên cứu chiến lược SEO của đối thủ, hãy nhập URL của đối thủ vào mục Content Gap. Điều này sẽ hiển thị những từ khóa mà đối thủ đang xếp hạng cao nhưng bạn thì chưa.
Sử dụng công cụ Content Gap
Bước 8: Sử dụng công cụ Keywords Explorer
Sử dụng công cụ Keywords Explorer để tìm kiếm các từ khóa liên quan đến từ khóa chính mà bạn đang nhắm tới. Truy cập vào Keywords Explorer và chọn “All keyword ideas” để xem danh sách các ý tưởng từ khóa.
Xác định các từ khóa đủ điều kiện bằng cách sử dụng Ahrefs
Để đánh giá xem từ khóa đã đủ điều kiện để triển khai nội dung hay chưa, bạn cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Truy cập vào "Keywords Explorer" từ thanh điều hướng.
Chọn Keywords Explorer
Bước 2: Nhập từ khóa mục tiêu của bạn vào ô tìm kiếm, ví dụ như "What is creatine".
Nhập từ khóa mục tiêu của bạn vào ô tìm kiếm
Bước 3: Sau đó, bạn sẽ được cung cấp một trang dữ liệu để kiểm tra số lượng tìm kiếm, lượt clicks và tiềm năng lưu lượng truy cập trên Site Explorer để đánh giá cơ hội xếp hạng của từ khóa.
Bước 4: Chọn "Competing Domains" dưới mục "Organic Search" để đánh giá cơ hội xếp hạng.
Chọn Competing Domains
Đánh giá cơ hội xếp hạng
Bước 5: Cuộn xuống phần "SERP" và nhấn vào "Export" ở góc phải màn hình để tải về file dữ liệu.
Chọn Export
Bước 6: Mở file Excel vừa tải về và xóa tất cả các cột trừ "URL", "Backlinks", "Referring Domains", "URL Rating", "Domain Rating" và "Facebook".
Bảng excel sau khi lọc
Bước 7: Tính giá trị trung bình của từng cột để đánh giá khả năng cạnh tranh.
Tính giá trị trung bình của từng cột
Bước 8: Nhập tên miền hoặc liên kết mục tiêu vào cột "URL" và điền Domain Rating (DR) vào các cột tương ứng.
Nhập tên miền
Sau khi đã kiểm tra xem trang web của bạn có khả năng cạnh tranh hay không, bạn cần phân tích kỹ từng trang xếp hạng để đưa ra chiến lược SEO phù hợp.
Theo dõi tổng organic visibility
Ahrefs giúp bạn theo dõi tổng thể khả năng hiển thị tự nhiên của trang web trên các công cụ tìm kiếm. Bạn có thể xem xét sự thay đổi trong lưu lượng truy cập tự nhiên, số lượng từ khóa xếp hạng và các yếu tố khác ảnh hưởng đến hiệu suất SEO của trang web. Tính năng này giúp bạn đánh giá hiệu quả của chiến lược SEO và điều chỉnh kịp thời để đạt được kết quả tốt nhất.
Quản lý thương hiệu
Ahrefs hỗ trợ theo dõi và quản lý thương hiệu trực tuyến của bạn. Bạn có thể theo dõi các đề cập đến thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ của mình trên internet, bao gồm các bài viết, đánh giá và bình luận. Điều này giúp bạn kiểm soát hình ảnh thương hiệu, phản hồi kịp thời và xây dựng uy tín trực tuyến.
Site Audit
Tính năng Site Audit của Ahrefs giúp bạn kiểm tra toàn diện trang web để phát hiện các vấn đề kỹ thuật ảnh hưởng đến SEO. Bạn có thể phát hiện lỗi, vấn đề về cấu trúc trang, tốc độ tải trang và nhiều yếu tố khác. Ahrefs cung cấp báo cáo chi tiết và hướng dẫn cách khắc phục các vấn đề, giúp bạn cải thiện hiệu suất và khả năng xếp hạng của trang web.
Tính năng Site Audit của Ahrefs giúp bạn kiểm tra toàn diện trang web để phát hiện các vấn đề kỹ thuật ảnh hưởng đến SEO
Các thuật ngữ bạn cần biết trong ahrefs là gì?
Khi sử dụng công cụ Ahrefs, bạn cần biết một số thuật ngữ quan trọng như là Keyword Difficulty (KD), Organic Keywords/Organic Traffic/Organic Search, Domain Rating (DR), UR, Keyword Search Volume,...
Keyword Difficulty (KD) trong Ahrefs là gì?
Keyword Difficulty (KD) là chỉ số đánh giá độ khó của từ khóa, cho biết mức độ cạnh tranh của từ khóa đó trong kết quả tìm kiếm tự nhiên. Chỉ số này được tính dựa trên số lượng và chất lượng của các backlink đến các trang web xếp hạng cao cho từ khóa đó. Chỉ số KD càng cao, từ khóa càng khó để xếp hạng cao.
Keyword Difficulty (KD) là chỉ số đánh giá độ khó của từ khóa, cho biết mức độ cạnh tranh của từ khóa đó trong kết quả tìm kiếm tự nhiên
Organic Keywords/Organic Traffic/Organic Search
Organic Keywords là những từ khóa mà một trang web xếp hạng tự nhiên trong kết quả tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm, mà không cần trả tiền cho quảng cáo.
Organic Traffic là lượng truy cập mà một trang web nhận được từ kết quả tìm kiếm tự nhiên, không phải từ các nguồn trả phí như quảng cáo.
Organic Search là quá trình người dùng sử dụng các công cụ tìm kiếm để tìm thông tin, sản phẩm hoặc dịch vụ mà không qua các kết quả tìm kiếm trả phí.
UR trong Ahrefs là gì?
URL Rating (UR) là chỉ số đánh giá sức mạnh và độ tin cậy của một trang web cụ thể (URL), dựa trên số lượng và chất lượng của các backlink trỏ về trang đó. Chỉ số UR càng cao, trang đó càng mạnh mẽ và đáng tin cậy.
Domain Rating (DR)
Domain Rating (DR) là chỉ số đánh giá sức mạnh tổng thể của toàn bộ tên miền (domain), dựa trên số lượng và chất lượng của các backlink trỏ về tên miền đó. Chỉ số DR càng cao, tên miền đó càng mạnh mẽ và có uy tín.
Domain Rating (DR) là chỉ số đánh giá sức mạnh tổng thể của toàn bộ tên miền (domain)
Referring Domains là gì?
Referring Domains là số lượng các tên miền duy nhất có backlink trỏ về trang web của bạn. Các backlink từ các tên miền khác nhau mang lại giá trị SEO cao hơn so với nhiều backlink từ cùng một tên miền.
Ahrefs Rank (AR)
Ahrefs Rank (AR) là thứ hạng của một trang web dựa trên sức mạnh của profile backlink của nó so với tất cả các trang web khác trong cơ sở dữ liệu của Ahrefs. Trang web có AR càng thấp thì profile backlink của nó càng mạnh.
Keyword Search Volume trong Ahrefs là gì?
Keyword Search Volume là số lượng trung bình lượt tìm kiếm hàng tháng của một từ khóa cụ thể trên các công cụ tìm kiếm. Chỉ số này giúp xác định mức độ phổ biến của từ khóa đó.
Keyword Search Volume là số lượng trung bình lượt tìm kiếm hàng tháng của một từ khóa cụ thể trên các công cụ tìm kiếm
Return Rate (RR)
Return Rate (RR) là một chỉ số độc quyền của Ahrefs, cho biết tần suất người tìm kiếm quay lại và tìm kiếm từ khóa đó trong một khoảng thời gian nhất định. Chỉ số RR cao cho thấy từ khóa có sự quan tâm cao và người tìm kiếm thường xuyên quay lại.
Clicks trong a href là gì?
Clicks là số lần người dùng nhấp vào kết quả tìm kiếm để truy cập vào trang web của bạn. Chỉ số này giúp đo lường mức độ hiệu quả của từ khóa và nội dung trong việc thu hút người dùng.
Cost Per Click (CPC) trong Ahrefs là gì?
Cost Per Click (CPC) là số tiền trung bình mà nhà quảng cáo phải trả mỗi khi có một người dùng nhấp vào quảng cáo của họ. Chỉ số CPC thường được sử dụng để đánh giá giá trị thương mại của từ khóa.
Cost Per Click (CPC) là số tiền trung bình mà nhà quảng cáo phải trả mỗi khi có một người dùng nhấp vào quảng cáo của họ
Traffic Value trong a href là gì?
Traffic Value là giá trị ước tính của lượng truy cập tự nhiên đến từ các từ khóa mà trang web của bạn xếp hạng, nếu bạn phải trả tiền cho quảng cáo để có được lượng truy cập tương tự. Chỉ số này giúp bạn ước tính giá trị kinh tế của lưu lượng truy cập tự nhiên.
Traffic Value là giá trị ước tính của lượng truy cập tự nhiên đến từ các từ khóa mà trang web của bạn xếp hạng
Sự khác biệt của Live/Fresh Index
Live Index
Đây là chỉ mục cập nhật liên tục của Ahrefs, bao gồm tất cả các backlink mà Ahrefs đã phát hiện và xác nhận là vẫn còn tồn tại. Chỉ mục này giúp bạn có cái nhìn chính xác nhất về profile backlink hiện tại của trang web.
Fresh Index
Đây là chỉ mục bao gồm tất cả các backlink mà Ahrefs đã phát hiện trong khoảng thời gian gần đây, ngay cả khi một số backlink có thể đã không còn tồn tại. Chỉ mục này giúp bạn nắm bắt các xu hướng mới nhất về backlink.
Chi phí Ahrefs
Ahrefs đưa ra nhiều gói dịch vụ đa dạng với đầy đủ tính năng, được chia thành 4 mức giá khác nhau:
Gói Lite: 99 USD/tháng
Gói Standard: 199 USD/tháng
Gói Advanced: 399 USD/tháng
Gói Enterprise: 999 USD/tháng
Chi phí Ahrefs
Có thể thấy, chi phí cho các gói của Ahrefs không hề thấp. Vì vậy, trước khi đăng ký tài khoản Ahrefs, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo rằng số tiền bỏ ra là hợp lý và mang lại hiệu quả cao nhất cho dự án SEO của mình.
Kết luận
Hy vọng rằng những thông tin Unica vừa chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ahrefs là gì và sử dụng công cụ này một cách hiệu quả nhất. Chúc bạn gặt hái nhiều thành công trong quá trình triển khai SEO cho website của mình.
28/06/2024
132 Lượt xem
Học Seo ở đâu tốt, uy tín chất lượng tại Việt Nam
Hiện nay, SEO cũng là một nghề hot đang nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Nếu bạn đang có nhu cầu học SEO nhưng chưa biết học SEO ở đâu tốt nhất thì đừng bỏ qua bài viết sau nhé. Trong bài viết hôm nay, Unica sẽ chia sẻ cho bạn các địa chỉ học SEO uy tín và chất lượng tại Việt Nam để giúp bạn tối ưu hoá website của mình nói riêng cũng như để đi xin việc và kiếm thu nhập nói chung. Cùng khám phá nhé.
7 tiêu chí đánh giá trung tâm đào tạo SEO uy tín
Trước khi đi sâu vào tìm hiểu vấn đề học SEO ở đâu tốt và uy tín nhất bạn cần phải biết tiêu chí đánh giá một trung tâm đào tạo SEO chất lượng là gì? Dưới đây là một số tiêu chí đánh giá cơ bản nhất bạn cần biết.
Chất lượng đào tạo: Dù là trung tâm đào tạo lĩnh vực gì đi chăng nữa thì chất lượng luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Đây là yếu tố bắt buộc cần phải có và trung tâm đào tạo SEO cũng không phải ngoại lệ. Một trung tâm dạy SEO uy tín, chất lượng sẽ phải sở hữu đội ngũ giáo viên dày dặn kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn tốt và đặc biệt là phải có nhiều dự án SEO thành công. Ngoài ra, giáo viên giảng dạy SEO cũng phải có phương pháp dạy học khoa học, tác phong nghề nghiệp tốt. Như vậy học viên theo học mới cảm thấy dễ hiểu và có tiềm năng đạt được những thành tựu nhất định trong lĩnh vực SEO.
Chương trình đào tạo: SEO là một lĩnh vực học rộng nên cần có chương trình đào tạo theo lộ trình từ cơ bản đến nâng cao. Chương trình đào tạo SEO cần đảm bảo đầy đủ các kiến thức, bao gồm: Nghiên cứu từ khoá, content chuẩn SEO, SEO Onpage, SEO Offpage, đánh giá hiệu quả SEO, sử dụng công cụ SEO,... Đặc biệt, một trung tâm đào tạo SEO uy tín cần phải có chương trình đào tạo cập nhật liên tục theo các thay đổi của thuật toán Google hay thuật toán của các công cụ tìm kiếm khác. Như vậy, quá trình học SEO mới mang lại được hiệu quả cao.
Uy tín của trung tâm: Là một người mới bắt đầu tìm hiểu và học SEO, chắc chắn bạn sẽ không bao giờ lựa chọn những trung tâm không có tên tuổi và không có tiếng trên thị trường. Vậy mới nói uy tín của trung tâm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc quyết định có nên lựa chọn để theo học hay không. Để có quá trình học SEO hiệu quả nhất, tốt nhất là bạn nên chọn những trung tâm uy tín, có tên tuổi và nổi tiếng. Đặc biệt là phải có số lượng học viên đông đảo, có nhiều học viên đánh giá cao. Như vậy sẽ phần nào khẳng định được chất lượng đào tạo của trung tâm đó.
Trung tâm dạy học nổi tiếng sẽ thu hút nhiều học viên tham gia
Hỗ trợ sau khóa học: Hỗ trợ sau khóa học là tiêu chí quan trọng nhưng hiện đang bị rất nhiều người bỏ qua. Một trung tâm SEO được đánh giá là uy tín dù là hình thức online hay offline cũng đều phải có chính sách hỗ trợ sau khóa học tốt. Dù là đã học xong khoá học rồi thì học viên vẫn phải được hỗ trợ, tư vấn những vấn đề đang học phải trong quá trình làm SEO thông qua các nhóm như: zalo, diễn đàn, group Facebook,... Điều này sẽ giúp học viên cảm thấy có thiện cảm với trung tâm hơn rất nhiều.
Giá cả và thời gian học: Đối tượng học SEO khá rộng, bao gồm: sinh viên, người đi làm,... Vì vậy, trung tâm nếu muốn thu hút được nhiều học viên quan tâm và đánh giá cao cần phải có thời gian học và giá cả linh hoạt mục đích để phù hợp với nhiều đối tượng. Một trung tâm SEO uy tín cần phải xây dựng những khoá học chất lượng cùng với mức giá phải chăng. Song song với đó là thời gian học linh hoạt nhiều khung giờ và nhiều ngày khác nhau cho học viên.
Hệ thống cơ sở vật chất và trang thiết bị: Một trung tâm đào tạo SEO uy tín, chất lượng sẽ giảng dạy cả hình thức online và offline. Dù là giảng dạy theo hình thức nào thì vẫn phải đảm bảo hệ thống cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại, đầy đủ tiện nghi để làm sao giúp cho học viên cảm thấy thoải mái nhất. Khi tinh thần cảm thấy được thoải mái và mọi trang thiết bị học tập đều được đảm bảo thì sẽ đào tạo ra chất lượng học viên tốt nhất. Từ đó, uy tín thương hiệu của trung tâm sẽ tăng lên rất nhiều.
TOP 10 khoá học đào tạo SEO Google uy tín tại Việt Nam
Dựa vào những tiêu chí đã chia sẻ ở trên, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn khi lựa chọn địa chỉ học SEO cho mình. Sau đây, Unica sẽ chia sẻ giúp bạn giải đáp thắc mắc học SEO ở đâu uy tín và chất lượng nhất, cùng tham khảo nhé.
Khoá học SEO tại Unica.vn - khoá học uy tín số 1
Unica.vn là một nền tảng giáo dục trực tuyến uy tín tại Việt Nam, cung cấp đa dạng các khóa học về nhiều lĩnh vực, bao gồm cả SEO. Các khóa học SEO tại Unica.vn được đánh giá cao bởi chất lượng nội dung, đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và mức học phí hợp lý phù hợp với rất nhiều đối tượng.
Khoá học SEO tại Unica.vn - khoá học uy tín số 1
Lý do bạn nên chọn học SEO tại Unica.vn:
Nội dung chất lượng: Các khóa học SEO tại Unica.vn được xây dựng bởi đội ngũ chuyên gia SEO hàng đầu Việt Nam, với nội dung cập nhật mới nhất và phù hợp với thực tế thị trường.
Giảng viên uy tín: Đội ngũ giảng viên của Unica.vn đều là những chuyên gia SEO có nhiều năm kinh nghiệm thực tế, có khả năng truyền đạt kiến thức một cách dễ hiểu và đã có rất nhiều dự án SEO thành công.
Học phí hợp lý: Mức học phí cho các khóa học SEO tại Unica.vn rất cạnh tranh so với các trung tâm đào tạo SEO khác trên thị trường. Chẳng những cạnh tranh mà các khoá học còn được học trọn đời, tức là bạn chỉ cần bỏ tiền ra mua 1 lần và sau đó được học mãi mãi.
Học mọi lúc mọi nơi: Với hình thức học trực tuyến, bạn có thể học SEO tại Unica.vn mọi lúc mọi nơi, chỉ cần có thiết bị điện tử kết nối internet là được. Website học trực tuyến trên Unica chạy ổn định, mượt mà, cam kết không xảy ra tình trạng lag, giật trong quá trình học.
Hỗ trợ tận tình: Đội ngũ hỗ trợ viên của Unica.vn luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn giải đáp mọi thắc mắc và giúp bạn học tập hiệu quả nhất.
Nếu bạn đang muốn học SEO để nâng cao kỹ năng marketing online cho bản thân hoặc doanh nghiệp của mình, thì khoá học SEO online trên Unica.vn chính là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.
Vinalink Academy
Ngoài Unica.vn ra thì bạn cũng có thể học SEO chất lượng tại Vinalink Academy. Vinalink Academy nổi tiếng là trung tâm đào tạo SEO Google quy mô lớn toàn quốc. Với vị thế tiên phong trong lĩnh vực đào tạo SEO tại Việt Nam, Vinalink được xem như "cái nôi" sản sinh ra các chuyên gia SEO hàng đầu.
Vinalink Academy là trung tâm đào tạo SEO Google chất lượng
Khóa học SEO Vua tại Vinalink Academy mang đến những ưu điểm vượt trội sau:
Phương pháp SEO Vua: Giúp học viên nắm rõ cách làm SEO bền vững, không tụt hạng, không phụ thuộc backlink, không cần thủ thuật để lên top.
Tập trung vào nội dung: Đưa ra phương pháp giúp tăng doanh số bán hàng trên website ngay cả khi chưa lên top.
Khai thác từ khóa ngách: Cải thiện doanh thu, đạt hiệu quả kinh doanh ngay trong thời gian học.
Học viên thực hành trực tiếp: Trên chính dự án, website của mình.
Giảng viên tâm huyết: Giảng viên tại Vinalink có kinh nghiệm truyền đạt kiến thức một cách bài bản, dễ hiểu.
VietMoz Academy
Bạn đang tìm địa chỉ học SEO ở đâu chất lượng, hãy đến với VietMoz Academy. Đây là một trung tâm đào tạo SEO uy tín đã tổ chức thành công gần 100 khoá học SEO với hơn 4000 học viên. Học tập theo khoá học SEO VietMoz Academy học viên sẽ thành thạo các kỹ năng SEO từ cơ bản đến nâng cao. Đồng thời thành thục các chiến lược SEO tổng thể giúp đưa website lên top Google nhanh chóng.
VietMoz Academy - trung tâm đào tạo SEO uy tín
Ưu điểm khoá học SEO trên VietMoz Academy đó là: Phương pháp giảng dạy trực quan, lộ trình giảng dạy rõ ràng, giảng viên có kinh nghiệm,... Hiện những học viên đã theo học khoá học SEO tại VietMoz Academy đều cho phản hồi rất tích cực về kết quả nhận được sau khóa học.
SEOSONA
Nhắc đến những địa chỉ đào tạo SEO uy tín, chất lượng nhất định không thể bỏ qua SEOSONA. Đây là địa chỉ đào tạo SEO hàng đầu kết hợp cả hình thức online và offline nên phù hợp với nhiều đối tượng. Học viên theo học SEO tại đây sẽ được đào tạo bài bản từ khi chưa biết gì đến khi thành thục, chuyên theo một khóa học thực chiến về SEO đó là SEO ALL IN ON.
Trải qua quá trình hoạt động với hàng chục khoá học và hơn 500 dự án SEO, SEOSONA đang dần khẳng định vị trí của mình trên thị trường SEO. Khóa học SEO tại SEOSONA có mức giá khoảng 10 triệu đồng phù hợp với sinh viên, chủ doanh nghiệp, những người yêu thích và sẵn sàng đầu tư để học SEO.
GTV SEO
GTV SEO là một công ty Agency marketing chuyên về SEO được thành lập năm 2016. So với những công ty SEO khác thì GTV còn khả trẻ, tuy nhiên với những dự án SEO và khoá học SEO thành công, GTV đã chứng minh được năng lực của mình và có chỗ đứng trên thị trường SEO. Lựa chọn GTV để học SEO, bạn sẽ được học theo lộ trình từ cơ bản đến nâng cao, GTV cung cấp nhiều khoá học SEO, phù hợp với tất cả mọi người.
GTV SEO là một công ty Agency marketing chuyên về SEO
Tại GTV SEO, học viên có thể lựa chọn hình thức học online hoặc offline (tuỳ khoá học). Dù là online hay offline thì những kiến thức do GTV cung cấp đều cam kết chất lượng và đều được giảng viên hướng dẫn nhiệt tình. Vì vậy, bạn không cần phải lo lắng gì cả.
Trung tâm IMTA
Trung tâm IMTA là địa chỉ học SEO ở đâu uy tín tại Việt Nam tiếp theo mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn. Đơn vị đào tạo SEO này hiện có cơ sở tại cả Hà Nội và TP.HCM nên ai cũng có thể theo học. Chương trình học SEO tại trung tâm IMTA bao gồm: tối ưu Onpage, Offpage, SEO cộng hưởng, tối ưu kỹ thuật SEO, Entity,... với các hình thức học bao gồm cả offline và online.
Lựa chọn học SEO tại trung tâm IMTA học viên có thể lựa chọn khoá học phù hợp với mục đích và nhu cầu của mình. Ngoài ra, học viên cũng được thực hành SEO trên chính website của mình.
SEONGON
Nếu là người cũng đã tìm hiểu và biết đôi chút về SEO, chắc chắn bạn sẽ không còn cảm thấy xa lạ gì với cái tên SEONGON nữa. SEONGON Academy được thành lập năm 2011, nổi tiếng với nền tảng giáo dục trực tuyến về Digital Marketing, tập trung chủ yếu vào các sản phẩm như: SEO, Digital Marketing, Google Ads, Analytics và Landing Page.
Khoá học SEO tại SEONGON chủ yếu là khoá học online
Hiện nay, các khoá học SEO tại SEONGON chủ yếu là khoá học online, được thiết kế dạng video kết hợp slide và có nhiều phần học nên học viên có thể tiếp cận và áp dụng một cách linh hoạt. Chi phí khoá học SEO tại SEONGON không quá đắt như các khoá học SEO tại các trung tâm khác, chỉ khoảng 6 triệu đồng/ 1 khoá.
MOA Việt Nam
MOA Việt Nam là trung tâm đào tạo SEO chất lượng được thành lập năm 2014, đến nay đã có khoảng 3000 học viên. Lộ trình học SEO tại đây bao gồm: Giảng dạy lý thuyết về SEO, bài tập thực hành SEO ngay trên lớp, kỹ năng SEO lên top, cách sử dụng các công cụ,... Sau khi học xong, học viên có thể tự lên kế hoạch SEO tổng thể cho mình.
Lựa chọn khoá học SEO tại MOA Việt Nam, học viên được lựa chọn khung giờ học thoải mái từ thứ 2 đến thứ 7, bao gồm cả hình thức online và offline. Với lịch học linh hoạt, khoá học tại MOA Việt Nam phù hợp với rất nhiều đối tượng, bao gồm cả sinh viên và người đi làm muốn học thêm về SEO để cải thiện thu nhập.
FOOGLESEO
FOOGLESEO là một địa chỉ đào tạo SEO mới thành lập cách đây không lâu. Tại đây chuyên đào tạo các khoá học tiếp thị kỹ thuật số, trong đó có SEO. Khoá học SEO chuyên sâu tại đây đã giúp cho rất nhiều học viên từ chưa biết gì đến nắm vững các kỹ thuật về SEO.
FOOGLESEO dạy học SEO theo lộ trình từ cơ bản đến nâng cao
Giảng viên tại FOOGLESEO đào tạo khoá học SEO dễ hiểu giúp đơn giản hoá quá trình làm SEO. Từ đó, học viên có thể tự thiết kế cho mình một kế hoạch SEO bài bản cho cả web mới và web cũ.
MyAd Academy
Học SEO ở đâu tốt tại Việt Nam? MyAd Academy chính là cái tên bạn không nên bỏ qua. Khóa học SEO tại MyAd Academy tuy có lộ trình lâu (3 tháng) không phù hợp với người bận rộn và có đông học viên nên dịch vụ chăm sóc chưa được tốt. Tuy nhiên, nhìn chung MyAd Academy vẫn được đánh giá là một khóa học chất lượng cao và hiệu quả. Nếu bạn đang tìm kiếm một khóa học SEO uy tín để nâng cao kỹ năng và kiến thức của mình, thì MyAd Academy là một lựa chọn tốt cho bạn.
Học SEO tại MyAd Academy học viên có cơ hội thực tập và việc làm. MyAd Academy thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo và workshop về SEO, giúp học viên cập nhật kiến thức mới và có cơ hội giao lưu với những chuyên gia trong ngành. Bên cạnh đó, MyAd Academy còn có một cộng đồng học viên đông đảo và nhiệt tình, giúp học viên dễ dàng kết nối, chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau.
SEVA Việt Nam
Cái tên cuối cùng được nhắc tới trong top địa chỉ học SEO chất lượng tại Việt Nam đó là SEVA Việt Nam. Ưu điểm của SEVA Việt Nam đó là:
SEVA Việt Nam - cung cấp khoá học SEO toàn diện
Cung cấp khóa học toàn diện về SEO, từ những kiến thức cơ bản đến nâng cao, giúp học viên nắm vững các kỹ năng SEO cần thiết để thành công.
Khóa học chú trọng vào việc học thực hành, mục đích để tạo cơ hội cho học viên áp dụng kiến thức đã học vào thực tế một cách hiệu quả.
Đội ngũ giảng viên hầu hết đều là những chuyên gia SEO hàng đầu Việt Nam, có nhiều năm kinh nghiệm và đã rất thành công trong lĩnh vực này.
SEVA Việt Nam thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo và workshop về SEO, giúp học viên cập nhật kiến thức mới và có cơ hội giao lưu với những chuyên gia trong ngành.
Kết luận
Trên đây là tổng học 10 địa chỉ học SEO uy tín và chất lượng tại Việt Nam mà Unica đã tổng hợp được. Với những gợi ý này, chắc chắn bạn đã biết học SEO ở đâu tốt để nâng cao trình độ của mình và giúp website nâng cao xếp hạng trên các công cụ tìm kiếm. Từ đó, thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng và gia tăng doanh thu.
27/06/2024
158 Lượt xem
Spin Content là gì? Tuyệt chiêu spin content hiệu quả nhất
Nếu bạn là dân content và SEO chắc chắn bạn sẽ thấy không xa lạ gì với thuật ngữ spin content nữa. Spin content chính là tái bản nội dung, làm cho nội dung đã viết trước đó biến thành một nội dung khác mới hơn. Để hiểu rõ hơn về khái niệm spin content là gì? Cũng như để biết tuyệt chiêu spin content hiệu quả nhất như thế nào? Bạn hãy khám phá nội dung bài viết sau để biết câu trả lời nhé.
Spin Content là gì?
Spin Content được dịch ra Tiếng Việt nghĩa là trộn nội dung hoặc quay vòng nội dung. Đây là một kỹ thuật được sử dụng dựa trên quy luật thay đổi thứ tự ngôn từ, cách diễn đạt. Mục đích để tạo ra nội dung mới độc đáo và nguyên bản, đồng thời vẫn giữ nguyên ý nghĩa như nguồn ban đầu mà vẫn không gây trùng lặp.
Spin Content là gì?
Hiện nay, dân content và SEO khi muốn spin nội dung có thể thực hiện theo cách thủ công bằng việc sử dụng các kỹ năng của dân content chuyên nghiệp. Hoặc cũng có thể sử dụng công cụ hỗ trợ. Spin content được xem là giải pháp tuyệt vời dành cho dân content hoặc những ai cần sáng tạo nội dung cho website mà không muốn mất thời gian ngồi tự viết lại.
Trong SEO, spin content không phải lúc nào cũng tốt. Vì vậy, bạn tuyệt đối không nên quá lệ thuộc vào nó. Tuy nhiên, nếu như biết spin đúng cách thì sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí cho quá trình triển khai nội dung. Đồng thời, gia tăng cơ hội phát triển nội dung, tăng thứ hạng cho website.
Ưu và nhược điểm của spin content
Ưu điểm
Giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí trong quá trình tạo nội dung cho website.
Dễ dàng và nhanh chóng tạo ra được nhiều bài viết khác nhau. Spin content giúp bạn dễ dàng triển khai bài viết từ những từ khóa chính, từ khóa phụ hay từ khoá tương đồng.
Bài viết từ việc spin content có thể đăng lên site vệ tinh, backlink hoặc social mà vẫn đảm bảo tạo ra được chất lượng ổn định. Đối với bài spin thì bạn không nên đăng lên web chính vì nó tồn tại nhiều rủi ro và không an toàn cho web.
Khi tạo ra nhiều nội dung hơn, bạn dễ dàng tiếp cận nhiều đối tượng và thu hút nhiều khách truy cập hơn đến website của mình. Điều này giúp cải thiện thứ hạng cho SEO hiệu quả.
Nhược điểm
Không phải ai cũng biết cách spin content hiệu quả. Nếu sử dụng không cẩn thận, spin content có thể tạo ra nội dung chất lượng thấp, khó đọc và khó hiểu. Người spin nội dung cần phải có tư duy logic để biến đổi sang từ đồng nghĩa giúp không làm lệch lạc nội dung.
Spin content không chuyên bài viết sẽ không có chiều sâu, câu từ rất lủng củng và rời rạc.
Có nên Spin Content hay không?
Có nên spin content không là vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm. Như bên trên đã chia sẻ, việc spin content sẽ có những ưu điểm và nhược điểm. Vì vậy, tùy vào cách thức và phương pháp sử dụng mà spin content sẽ được khuyến khích thực hiện hoặc không.
Nếu biết cách spin content một cách chuyên nghiệp và tạo ra nội dung nghiêm túc, chất lượng cho SEO thì spin content sẽ được khuyến khích sử dụng vì nó giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian, tăng năng suất công việc trong quá trình sản xuất nội dung. Đặc biệt, nội dung spin độc đáo và mới mẻ còn giúp cải thiện thứ hạng SEO cho website của bạn.
Ngược lại nếu như spin content qua loa, không tập trung thì sẽ không được khuyến khích vì nó chính là một trong những lý do gây hại cho SEO. nội dung spin content không đủ độc đáo có thể bị coi là trùng lặp bởi các công cụ tìm kiếm, dẫn đến việc website của bạn bị phạt. Thêm nữa, nội dung được spin hời hợt còn khó đọc và khó hiểu không tốt cho quá trình đọc của Google và người dùng.
Nên sử dụng tool spin để hỗ trợ tạo nội dung mới
Nhìn chung spin content là một kỹ thuật SEO và viết content mà bạn nên học hỏi để tăng năng suất làm việc mà vẫn đảm bảo mang lại kết quả tốt cho mình. Tuy nhiên, bạn cần tạo spin content có trách nhiệm và cẩn thận để mang lại hiệu quả cao đúng như mong muốn, tránh được một số rủi ro không đáng có.
Các cấp độ spin content trong SEO
Spin content mặc dù hiểu chung là khái niệm trộn nội dung cũ, sử dụng từ đồng nghĩa để tạo nội dung mới độc đáo nhưng nó sẽ có nhiều cấp độ khác nhau. Về cơ bản, spin content được chia thành 2 cấp độ chính đó là:
Cấp độ cơ bản: Người viết sử dụng từ đồng nghĩa để thay đổi nội dung cũ thành nội dung mới. Cấp độ này cách spin khá đơn giản, hầu như ai cũng có thể thực hiện được.
Cấp độ nâng cao: Dựa vào nội dung cũ, người viết sẽ đọc kỹ nhiều để hiểu và sau đó sử dụng ngôn ngữ của mình để tạo thành một bài viết mới tương tự về nội dung nhưng nội dung sẽ khác hoàn toàn về câu từ. Ở cấp độ nâng cao, bài viết sẽ thay đổi hoàn toàn ngữ cảnh bài viết cũng như câu từ. Vì vậy nó mang tính cá nhân cao, được đánh giá là bài viết mới độc quyền.
Để mang lại hiệu quả cao cũng như để tiết kiệm thời gian trong quá trình spin content, người viết nên kết hợp cả kỹ năng sử dụng ngôn từ của mình với những tool trộn nội dung.
Kết hợp cả kỹ năng sử dụng ngôn từ của mình với những tool trộn nội dung
Các tool spin content phổ biến
Hiện nay với sự lên ngôi của công nghệ số, trên thị trường đã xuất hiện hàng chục tool spin nội dung khác nhau. Để dễ dàng hơn trong quá trình spin nội dung của mình, bạn có thể chọn một trong các công cụ phổ biến sau:
SpinnerTools.com: SpinnerTools.com là một công cụ trực tuyến giúp bạn tạo nội dung mới độc đáo và nhanh chóng. Sử dụng SpinnerTool bạn có thể tạo lượng lớn nội dung để đăng trên các diễn đàn, blog hoặc mạng xã hội để lấy traffic tự nhiên về ch website. Tính năng của SpinnerTool đó là: Cung cấp nhiều chế độ spin nội dung khác nhau, tích hợp với từ điển từ đồng nghĩa, tích hợp sẵn công cụ kiểm tra ngữ pháp câu và chính tả, tích hợp trình kiểm tra đạo văn, đảm bảo nội dung được tạo ra từ SpinnerTool là nguyên bản. Phần mềm này cung cấp bản dùng thử miễn phí cùng như các gói trả phí với nhiều tính năng hơn.
MASS SEO Content: MASS SEO Content cũng là một phần mềm hữu dụng được thiết kế để tự động hóa quá trình tạo và xuất bản nội dung cho mục đích SEO. Nó có thể được sử dụng để tạo ra nhiều nội dung khác nhau, bao gồm: các bài đăng trên blog, bài viết, cập nhật trên mạng xã hội và bản sao trang web. Tuy là một công cụ mất phí nhưng hiện tools Spinner vẫn được rất nhiều người yêu thích.
SpinEditor.com: Đây là một công cụ trực tuyến giúp bạn tạo nội dung spin hữu ích. SpinEditor.com là một phần mềm chuyên về tiếng việt đang được các SEOer và content sử dụng rộng rãi trong quá trình học tập và làm việc của mình. Sử dụng SpinEditor.com bạn có thể tạo ra được những đoạn nội dung mới rất sáng tạo và độc đáo phù hợp với văn phong của người Việt.
Tool spin content phổ biến được nhiều người dùng
Title.Vn: Title.Vn là công cụ tạo nội dung spin tiếng Việt giúp bạn tạo nội dung độc đáo và nguyên bản từ nội dung hiện có. Công cụ này cung cấp nhiều tính năng, bao gồm: Trộn nội dung tự động, kiểm tra ngữ pháp và chính tả, kiểm tra đạo văn,... Chất lượng nội dung được spin từ Title.vn được đánh giá rất cao nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng.
Tuyệt chiêu spin nội dung chất lượng cao
Spin content là chìa khóa giúp bạn tạo ra được nhiều nội dung hữu ích cho các SEOer. Để có một nội dung spin hoàn hảo nhất, bạn hãy bỏ túi ngay cho mình những tuyệt chiêu spin nội dung chất lượng cao sau:
Tiêu đề nên trộn nội dung thủ công, phải giật tít và thú vị để thu hút người đọc cũng như người tiếp cận bài viết.
Quá trình spin nên chọn từng đoạn văn với nhau để nội dung được thay đổi mang tính logic cao hơn.
Thường xuyên sử dụng các từ đồng nghĩa, gần nghĩa, từ khóa tương đồng trong nội dung bài viết.
Sau khi sử dụng các công cụ tự động để spin nội dung cần kiểm tra kỹ lại và chỉnh sửa thủ công để mang lại hiệu quả cao hơn, tránh đoạn lủng củng.
Đọc kỹ nội dung để hiểu về những sai lầm liên quan đến ngữ pháp, ngữ nghĩa, cách dùng từ khoá. Nếu như thấy có vấn đề hay thay thế bằng ngôn ngữ thích hợp hơn.
Bài spin không nên đăng ở những web chính thức mà hãy rải nội dung ở trên các kênh tiếp thị truyền thông như: diễn đàn, group facebook,...
Kết luận
Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến spin content là gì? Tuyệt chiêu spin content hiệu quả nhất mà Unica đã tổng hợp được cho bạn tham khảo. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều tool hỗ trợ quá trình trộn nội dung. Tuy nhiên để có được nội dung chất lượng nhất, bạn không nên quá lạm dụng. Cách tốt nhất là nên chọn cho mình một người content chuyên nghiệp để giúp bạn viết bài SEO.
27/06/2024
153 Lượt xem
File robots.txt là gì? Hướng dẫn 3 cách tạo file robots.txt chuẩn SEO
Trong thế giới của SEO, file robots.txt đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hướng dẫn các công cụ tìm kiếm như: Google, Bing hay Yahoo quét và chỉ mục nội dung trang web của bạn. Tuy nhiên, nếu không sử dụng đúng cách, robots.txt có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng liên quan đến SEO mà bạn không mong muốn. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết file robots.txt là gì và các hướng dẫn tạo file robots txt nhanh chóng, cùng theo dõi nhé!
File robots.txt là gì?
File robots.txt là một tài liệu văn bản đơn giản với định dạng .txt, đóng vai trò quan trọng trong quản lý cách mà các robot tìm kiếm hoạt động trên trang web của bạn. Nó chứa các quy tắc của giao thức Robots Exclusion Protocol (REP), giúp chỉ định cho các công cụ tìm kiếm như Google Bot cách quét và lập chỉ mục nội dung. Ngoài ra, nó cũng đi kèm với các lệnh như Meta Robots, Page-Subdirectory và Site-Wide Instructions.
File robots.txt là gì?
Điểm mấu chốt của REP là cung cấp hướng dẫn cho các công cụ tìm kiếm về cách xử lý các liên kết, chẳng hạn như Follow hoặc Nofollow Link. Bằng cách tạo và cập nhật file robots.txt, người quản trị website có thể linh hoạt hơn trong việc kiểm soát các phần cụ thể mà Googlebot được phép hoặc không được phép lập chỉ mục trên trang web của mình.
Cú pháp của file robots.txt
Để hiểu và sử dụng file robots.txt một cách hiệu quả, bạn cần nắm rõ cú pháp cơ bản và các quy tắc quan trọng sau đây:
Pattern – Matching
Trong WordPress, các file robots.txt rất khó để điều chỉnh quyền truy cập của các con bot. Thay vào đó, nó được thực hiện thông qua tính năng Pattern-Matching, giúp áp dụng các quy tắc cho một loạt các URL khác nhau.
Cả Google và Bing đều hỗ trợ sử dụng hai biểu thức chính trong file robots.txt để xác định các trang hoặc thư mục con mà bạn muốn loại trừ. Hai biểu thức này bao gồm dấu hoa thị (*) và ký hiệu đô la ($).
Dấu hoa thị (*): đại diện cho bất kỳ chuỗi kí tự nào. Điều này có nghĩa là nó áp dụng cho mọi loại bot từ các công cụ tìm kiếm của Google.
Ký hiệu đô la ($): được sử dụng để khớp với phần cuối của URL.
Cú pháp của file robots.txt
Định dạng cơ bản của file robots.txt
Định dạng cơ bản của tệp robots.txt trong WordPress bao gồm các chỉ thị như sau:
User-agent:
Disallow:
Allow:
Crawl-delay:
Sitemap:
Thực tế, file robots.txt thường chứa nhiều lệnh User-agent và các chỉ thị khác, như Disallow, Allow, và Crawl-delay (được liệt kê trên từng dòng riêng biệt). Trong một tệp robots.txt WordPress, bạn có thể chỉ định nhiều lệnh cho các bot khác nhau mà không cần ngắt dòng. Tuy nhiên, khi có nhiều lệnh áp dụng cho cùng một loại bot, bot sẽ tuân thủ theo lệnh được viết rõ ràng và đầy đủ nhất.
File robots.txt chuẩn
Để chặn các Web Crawler không được thu thập dữ liệu từ website, bao gồm cả trang chủ, bạn có thể sử dụng cú pháp sau:
User-agent: *
Disallow: /
Để cho phép tất cả các trình thu thập thông tin truy cập vào toàn bộ nội dung của website, bao gồm cả trang chủ, bạn có thể sử dụng cú pháp sau:
User-agent: *
Disallow:
Để chặn Googlebot (trình thu thập thông tin của Google) không thu thập bất kỳ trang nào chứa chuỗi URL www.example.com/example-subfolder/, bạn có thể sử dụng cú pháp sau:
User-agent: Googlebot
Disallow: /example-subfolder/
Để chặn Bingbot (trình thu thập thông tin của Bing) không thu thập thông tin từ trang cụ thể tại www.example.com/example-subfolder/blocked-page.html, bạn có thể sử dụng cú pháp sau:
User-agent: Bingbot
Disallow: /example-subfolder/blocked-page.html
File robots.txt chuẩn
Ví dụ cho file robots.txt chuẩn
Dưới đây là một ví dụ về một file robots.txt chuẩn:
User-agent: *
Disallow: /wp-admin/
Allow: /wp-content/uploads/
User-agent: Googlebot
Disallow: /private/
User-agent: Bingbot
Disallow: /temp/
Sitemap: https://www.example.com/sitemap.xml
Trong ví dụ này:
Dòng đầu tiên User-agent: *: áp dụng cho tất cả các con bot.
Disallow: /wp-admin/: chỉ định rằng các con bot không được truy cập vào thư mục /wp-admin/.
Allow: /wp-content/uploads/: cho phép các con bot truy cập vào thư mục /wp-content/uploads/.
Dòng User-agent: Googlebot chỉ áp dụng cho con bot của Google.
Disallow: /private/: chỉ định rằng con bot của Google không được truy cập vào thư mục /private/.
Dòng User-agent: Bingbot chỉ áp dụng cho con bot của Bing.
Disallow: /temp/: chỉ định rằng con bot của Bing không được truy cập vào thư mục /temp/.
Sitemap: https://www.example.com/sitemap.xml: chỉ định đường dẫn đến tệp sitemap của trang web.
Tại sao cần quan tâm đến file robots.txt?
File robots.txt quản lý quyền truy cập của các trình thu thập thông tin đến các khu vực nhất định trên trang web. Mặc dù việc này có thể gây rủi ro nếu vô tình không cho phép Googlebot thu thập toàn bộ nội dung của website, nhưng có những trường hợp mà file robots.txt có thể rất hữu ích. Dưới đây là một số trường hợp cụ thể:
File robots.txt quản lý quyền truy cập của các trình thu thập thông tin
Ngăn ngừa nội dung trùng lặp xuất hiện trong kết quả tìm kiếm (SERPs), mặc dù meta robots thường là lựa chọn tốt hơn.
Bảo vệ toàn bộ các phần của trang web ở trạng thái riêng tư, ví dụ như trang mạng của một nhóm kỹ sư.
Ngăn các trang kết quả tìm kiếm nội bộ không xuất hiện trên kết quả tìm kiếm công khai (SERP).
Chỉ định vị trí của sitemap.
Ngăn các công cụ tìm kiếm lập chỉ mục các tệp đặc biệt trên một website cụ thể, chẳng hạn như hình ảnh, PDFs, v.v.
Chỉ định độ trễ khi thu thập thông tin để tránh tải nặng cho máy chủ khi các trình thu thập thông tin chạy đồng thời nhiều phần nội dung.
File robots.txt hoạt động như thế nào?
Muốn biết hướng dẫn tạo file robots txt như thế nào, bạn cần phải biết quá trình hoạt động của File robots.txt như thế nào trước. Cụ thể như sau:
Bước 1: Quá trình thu thập dữ liệu từ trang web (còn được gọi là "spidering" hay "crawling"): Các công cụ tìm kiếm sẽ duyệt qua các liên kết trên website để khám phá và thu thập nội dung từ các trang web khác nhau.
Bước 2: Lập chỉ mục (indexing) nội dung đã thu thập: Sau khi thu thập dữ liệu, các công cụ tìm kiếm sẽ lập chỉ mục nội dung này để đáp ứng các yêu cầu tìm kiếm của người dùng. File robots.txt sẽ cung cấp thông tin hướng dẫn cho các công cụ tìm kiếm về cách thức thu thập dữ liệu từ website.
Quá trình hoạt động của File robots.txt
Vai trò của file robots.txt đối với website?
File robots.txt đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với website. Cụ thể những vai trò này như sau:
Chặn google trong quá trình xây dựng web
Trong quá trình xây dựng website, đôi khi không phải mọi thứ đều như mong muốn. Đây là lúc các nhà phát triển cần hiểu rõ về Google Index để tránh việc những nội dung chưa hoàn thiện bị đánh chỉ mục. Một trong những cách đơn giản là sử dụng tệp robots.txt. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc chèn các đoạn mã cấm index vào robots.txt chỉ nên thực hiện trong giai đoạn xây dựng website. Khi trang web đã vận hành ổn định, bạn nên loại bỏ những cấm lệnh này để website có thể xuất hiện trên kết quả tìm kiếm.
Chèn Sitemap
Sitemap được ví như một tấm bản đồ giúp Google dễ dàng khám phá và hiểu biết về các trang web của bạn. Đây là một công cụ vô cùng hữu ích, đặc biệt khi trang web của bạn có số lượng nội dung lớn. Nếu website không có Sitemap, Google sẽ gặp khó khăn trong việc thu thập và lập chỉ mục toàn bộ các trang, dẫn đến nguy cơ một số nội dung quan trọng bị bỏ sót và không xuất hiện trên kết quả tìm kiếm.
Sitemap được ví như một tấm bản đồ giúp Google dễ dàng khám phá web của bạn
Vì vậy, việc tạo Sitemap và gửi cho Google là một bước cần thiết để đảm bảo trang web của bạn được chỉ mục đầy đủ, giúp người dùng dễ dàng tìm thấy thông tin mong muốn.
Chặn bọ quét backlink
Hiện nay, có 3 công cụ phổ biến để phân tích backlink của website, bao gồm Moz, Majestic và Ahrefs. Những công cụ này cho phép người dùng quét và kiểm tra các backlink của bất kỳ trang web nào.
Trong trường hợp này, sử dụng file robots.txt có thể giúp ngăn chặn các công cụ này thu thập dữ liệu backlink của website. Robots.txt là một file chỉ dẫn cho các công cụ tìm kiếm về các trang/thư mục mà họ không được phép truy cập hoặc quét. Do đó, việc thiết lập robots.txt phù hợp sẽ hạn chế đối thủ cạnh tranh trong việc phân tích backlink của website.
Chặn các thư mục cần bảo mật
Nhiều website có các thư mục nội bộ cần được bảo mật, như wp-includes, phpinfo.php, wp-admin, memcached, cgi-bin và các thư mục tương tự. Các trang web trong những thư mục này chắc chắn không được indexed bởi các công cụ tìm kiếm.
Nếu những nội dung này bị công khai trên Internet, tin tặc có thể lợi dụng để truy cập các thông tin quan trọng hoặc thậm chí tấn công vào hệ thống. Để ngăn chặn điều này, chúng ta có thể sử dụng file robots.txt. Robots.txt là một tập tin cấu hình chỉ dẫn cho các robot tìm kiếm về những nội dung nào không được phép truy cập hoặc index, giúp bảo vệ các trang web quan trọng khỏi bị lộ ra bên ngoài.
Chặn các mã độc hại
Ngoài các công cụ kiểm tra backlink, đối thủ cạnh tranh cũng có thể sử dụng một số phần mềm độc hại khác. Chẳng hạn, họ có thể tạo ra các "bot" (con bọ) chuyên sao chép nội dung của bạn. Hoặc những bot này có thể gửi quá nhiều và quá nhanh các yêu cầu (request) tới máy chủ của bạn, khiến hệ thống bị tiêu tốn băng thông và các tài nguyên khác.
File robots.txt giúp chặn các mã độc
Những hành vi như vậy không chỉ ăn cắp nội dung mà còn có thể gây ra quá tải (overload) cho hệ thống của bạn, khiến cho website chạy chậm hoặc thậm chí bị down. Robot.txt sẽ là biện pháp bảo vệ thích hợp để ngăn chặn những mánh khóe như vậy của đối thủ.
Chặn bọ đối với các trang thương mại điện tử
Các trang thương mại điện tử thường có nhiều tính năng tiêu biểu như đăng ký, đăng nhập, đánh giá sản phẩm, giỏ hàng, v.v. Những tính năng này là rất cần thiết cho người dùng.
Tuy nhiên, việc tạo ra các nội dung trùng lặp liên quan đến các tính năng này thường không được tối ưu hóa cho SEO. Để giải quyết, chủ sở hữu website có thể sử dụng file robots.txt để chặn các công cụ tìm kiếm không được index các đường dẫn tới những trang nội dung trùng lặp này. Điều này sẽ giúp tập trung SEO vào các trang nội dung chính, từ đó nâng cao hiệu quả tối ưu hóa website cho các từ khóa mục tiêu.
Cách Submit File Robots.txt lên công cụ tìm kiếm
Sau đây là hướng dẫn tạo file robots txt lên công cụ tìm kiếm phổ biến nhất, bạn hãy tham khảo để biết cách thực hiện nhé:
Cách 1: Sử dụng Google Search Console:
Truy cập Google Search Console và đăng nhập bằng tài khoản quản trị website.
Chọn tab "Crawl" và nhấp vào "Robots.txt Tester".
Nhập URL website của bạn và nhấp vào "Kiểm tra".
Nếu file robots.txt tồn tại, Google Search Console sẽ hiển thị nội dung của file.
Nhấp vào "Submit" để cập nhật file robots.txt.
Cách Submit File Robots.txt lên công cụ tìm kiếm
Cách 2: Sử dụng Bing Webmaster Tools:
Truy cập Bing Webmaster Tools và đăng nhập bằng tài khoản Microsoft quản trị website.
Chọn tab "Crawl" và nhấp vào "Robots.txt".
Nhập URL website của bạn và nhấp vào "Submit" để cập nhật file robots.txt.
Những hạn chế của file robots.txt
Bên cạnh những lợi ích thiết thực mà file robots.txt đang sở hữu thì file robots.txt cũng còn tồn tại những hạn chế, cụ thể như sau:
Một số trình duyệt tìm kiếm không hỗ trợ các lệnh trong tệp robots.txt: Không phải tất cả các công cụ tìm kiếm đều tuân thủ các chỉ dẫn trong robots.txt. Để bảo vệ an toàn dữ liệu nhạy cảm, cách tiếp cận tốt hơn là đặt mật khẩu truy cập cho các trang web/tệp tin riêng tư trên máy chủ. Điều này sẽ ngăn chặn việc truy cập trái phép, ngay cả khi các công cụ tìm kiếm không tuân thủ các chỉ dẫn trong robots.txt.
Mỗi trình dữ liệu có cú pháp phân tích dữ liệu riêng: Các trình thu thập dữ liệu uy tín thường tuân thủ quy chuẩn của các lệnh trong tệp robots.txt. Tuy nhiên, mỗi công cụ tìm kiếm có cách tiếp cận khác nhau khi đọc và hiểu nội dung của tệp này. Một số công cụ có thể không thể hiểu được các câu lệnh cài đặt trong robots.txt. Do đó, các web developer cần nắm vững cú pháp và cách thức mà từng công cụ thu thập dữ liệu trên website hoạt động.
File Rrobots.txt còn tồn tại nhiều hạn chế
Bị tệp robots.txt chặn nhưng Google vẫn có thể index: Ngay cả khi bạn đã chặn một URL trên website của mình, Google vẫn có thể tiếp tục truy cập và index URL đó nếu nó vẫn tồn tại trên website. Nếu nội dung của URL không quá quan trọng, bạn nên xóa hoàn toàn URL đó khỏi website để đảm bảo an ninh tốt nhất. Điều này sẽ ngăn chặn việc nội dung của URL đó xuất hiện trong kết quả tìm kiếm trên Google.
Hướng dẫn 3 cách tạo file robots.txt WordPress đơn giản
Tạo một tệp robots.txt cho website WordPress là một cách linh hoạt giúp các quản trị web có thể kiểm soát và chủ động hơn trong việc cho phép hoặc cấm các công cụ tìm kiếm như Google index một phần nội dung trên trang web của mình.
Nếu bạn phát hiện website của mình chưa có tệp robots.txt hoặc muốn thay đổi các thiết lập trong tệp này, dưới đây là hướng dẫn tạo file robots txt cho WordPress:
Cách 1: Sử dụng Yoast SEO
Bước 1: Đăng nhập vào trang quản trị (WordPress Dashboard) của website.
Bước 2: Từ Dashboard, chọn mục SEO, sau đó chọn Tools.
Chọn SEO và chọn Tools
Bước 3: Trong mục Tools, chọn File editor.
Chọn File editor
Ở đây, bạn sẽ thấy các tùy chọn để chỉnh sửa file robots.txt và .htaccess.
Lựa chọn các tuỳ chọn để chỉnh sửa file
Cách 2: Qua bộ Plugin All in One SEO
Để tạo file robots.txt cho website WordPress, bạn có thể sử dụng bộ plugin All in One SEO. Đây là một plugin SEO tiện ích và dễ sử dụng cho WordPress.
Cách thực hiện như sau:
Bước 1: Nếu chưa cài đặt, bạn cần tải và kích hoạt plugin All in One SEO Pack.
Bước 2: Truy cập giao diện chính của plugin All in One SEO Pack.
Bước 3: Trong giao diện plugin, chọn mục Feature Manager, sau đó kích hoạt tính năng Robots.txt.
Thao tác tạo file robots.txt WordPress
Bước 4: Từ đây, bạn có thể tạo lập và chỉnh sửa nội dung file robots.txt cho website WordPress.
Tạo lập và chỉnh sửa nội dung file robots.txt
Cách 3: Tạo rồi upload file robots.txt qua FTP
Nếu bạn không muốn sử dụng plugin để tạo file robots.txt cho WordPress, bạn cũng có thể tạo file này một cách thủ công.
Cách thực hiện như sau:
Bước 1: Mở một trình soạn thảo văn bản như Notepad hoặc TextEdit.
Bước 2: Truy cập vào tài khoản FTP của website WordPress -> Vào thư mục public_html (hoặc thư mục gốc của website) -> Upload file robots.txt vừa tạo lên thư mục này.
Thao tác tạo file robots.txt WordPress qua FTP
Những quy tắc khi tạo File robots.txt
Khi tạo file robots.txt cho WordPress, bạn cần lưu ý một số quy tắc sau để đảm bảo file hoạt động hiệu quả:
Vị trí đặt file: File robots.txt phải được đặt ở thư mục cấp cao nhất của website, thường là thư mục gốc (root directory).
Tên file: File phải được đặt tên chính xác là "robots.txt" (chữ thường) - không được sử dụng tên khác như "Robots.txt" hay "ROBOTS.TXT".
Nội dung file: Không nên disallow các thư mục như /wp-content/themes/ hay /wp-content/plugins/ vì điều này sẽ cản trở công cụ tìm kiếm đánh giá chính xác giao diện và tính năng của website.
Tuân thủ robots.txt: Hầu hết các công cụ tìm kiếm tuân thủ các chỉ dẫn trong file robots.txt, tuy nhiên một số bot độc hại có thể bỏ qua nội dung này.
Công khai thông tin: robots.txt thường được công khai trên web, do đó không nên sử dụng file này để ẩn thông tin cá nhân của người dùng.
Subdomain riêng biệt: Mỗi Subdomain sẽ có file robots.txt riêng, điều này giúp bạn dễ dàng quản lý các chỉ dẫn cho từng miền con.
Quy tắc khi tạo File robots.txt
Lưu ý khi sử dụng tệp robots.txt
Dưới đây là một số lưu ý bạn cần biết khi sử dụng tệp robots.txt
Các liên kết trên trang bị chặn bởi robots.txt sẽ không được các bot theo dõi, trừ khi chúng liên kết với các trang khác. Nếu không, các tài nguyên liên kết có thể không được thu thập và index.
Link juice sẽ không được truyền từ các trang bị chặn đến các trang đích. Để có link juice truyền qua các trang này, cần sử dụng phương pháp khác thay vì tạo robots.txt.
Không nên sử dụng robots.txt để chặn thông tin cá nhân xuất hiện trong kết quả tìm kiếm, vì các bot có thể bỏ qua chỉ thị trên root domain hoặc trang chủ.
Nếu muốn chặn trang web khỏi kết quả tìm kiếm, nên sử dụng các phương pháp khác như mật khẩu bảo vệ hoặc Noindex Meta Directive, thay vì tạo file robots.txt.
Hầu hết các User-agent từ cùng một công cụ tìm kiếm tuân theo cùng một quy tắc, nên thường không cần chỉ định lệnh cho từng User-agent.
Các công cụ tìm kiếm sẽ lưu trữ nội dung file robots.txt, nhưng thường cập nhật cache ít nhất một lần một ngày. Nếu muốn cập nhật nhanh hơn, có thể sử dụng chức năng "Gửi" của Trình kiểm tra tệp robots.txt.
Khi nào cần sử dụng File robots.txt?
Một số trường hợp cần sử dụng File robots.txt có thể kể đến đó là:
Chặn công cụ tìm kiếm khi đang xây dựng website
Khi đang xây dựng và hoàn thiện một website, đặc biệt là những website phức tạp, quá trình này có thể mất nhiều ngày hoặc thậm chí nhiều tuần. Trong giai đoạn này, khi các nội dung chưa được chỉnh sửa và hoàn thiện tốt, việc để các công cụ tìm kiếm index các trang web này sẽ không có lợi cho hoạt động SEO của website. Do đó, sử dụng file robots.txt để chặn các công cụ tìm kiếm truy cập vào website trong quá trình xây dựng là điều cần thiết, nhằm tránh ảnh hưởng đến dịch vụ SEO.
Sử dụng File robots.txt khi đang xây dựng web và muốn chặn tìm kiếm
Tránh bị đối thủ chơi xấu
Khi sử dụng công cụ tìm kiếm nội bộ (embedded search) trên website, các trang kết quả tìm kiếm sẽ có URL riêng biệt. Mặc dù Google vẫn có thể index các trang kết quả này, điều này có thể gây ra một số rủi ro. Cụ thể, đối thủ cạnh tranh có thể lợi dụng tính năng này để tìm kiếm và khai thác các từ khóa có nội dung tiêu cực, nhằm gây ảnh hưởng xấu đến uy tín và danh tiếng của website. Để tránh những rủi ro này, bạn nên cân nhắc chặn hoàn toàn việc đánh giá nội dung và lập chỉ mục đối với các trang kết quả tìm kiếm nội bộ trên website.
Chặn các công cụ thu thập liên kết
Nhiều công cụ phân tích website như Ahrefs sử dụng những "con bọ" (bot) riêng để thu thập các thông tin quan trọng về website, bao gồm backlink, từ khóa hữu cơ, tên miền liên kết, các trang web hàng đầu, và nhiều thông tin khác. Đối thủ cạnh tranh có thể sử dụng những công cụ này để phân tích và theo dõi website của bạn. Để ngăn chặn việc này, bạn có thể sử dụng file robots.txt để hạn chế hoặc chặn những "con bọ" này truy cập và thu thập thông tin về website.
Câu hỏi thường gặp
Câu 1: Kích thước tối đa của file robots.txt là bao nhiêu?
Kích thước tối đa của file robots.txt là 500KB.
Câu 2: File robots.txt nằm ở đâu trên website?
File robots.txt nằm ở gốc tên miền của website (ví dụ: https://www.example.com/robots.txt).
Câu 3: Làm cách nào để chỉnh sửa robots.txt WordPress?
Để chỉnh sửa robots.txt trên WordPress, bạn có thể tạo file robots.txt ở gốc website và chỉnh sửa nội dung của nó. Nếu bạn đang sử dụng plugin SEO như Yoast SEO, bạn có thể chỉnh sửa robots.txt thông qua cài đặt của plugin.
Câu 4: Điều gì xảy ra nếu Disallow vào nội dung Noindex trong robots.txt?
Nếu bạn Disallow vào nội dung Noindex trong robots.txt, điều này sẽ chặn các công cụ tìm kiếm không được phép truy cập vào các trang web được đánh dấu Noindex. Tuy nhiên, đây không phải là cách tốt nhất để quản lý các trang web không muốn hiển thị trên kết quả tìm kiếm, vì robots.txt không phải là cơ chế duy nhất mà công cụ tìm kiếm sử dụng.
Câu 5: Làm cách nào để tôi có thể tạm ngừng toàn bộ hoạt động thu thập dữ liệu trang web của mình?
Để tạm ngừng hoàn toàn việc thu thập dữ liệu trang web của bạn, bạn có thể thêm dòng "User-agent: *" và "Disallow: /" vào file robots.txt. Điều này sẽ ngăn tất cả các công cụ tìm kiếm truy cập vào website của bạn.
Câu 6: Làm thế nào để chặn tất cả các Web Crawler?
Để chặn tất cả các Web Crawler, bạn có thể thêm dòng "User-agent: *" và "Disallow: /" vào file robots.txt. Điều này sẽ ngăn tất cả các công cụ tìm kiếm truy cập vào website của bạn.
Câu 7: Robots.txt, Meta robot và X-robot khác nhau như thế nào?
Robots.txt: File cấu hình được đặt tại gốc tên miền, chỉ định các trang/thư mục mà các công cụ tìm kiếm nên/không nên truy cập.
Meta robot: Thẻ meta robot được đặt trong phần head của trang web, chỉ định các trang web cụ thể nên/không nên được công cụ tìm kiếm thu thập.
X-robots-tag: Cũng giống như Meta robot, nhưng được đặt trong phần header của trang web thay vì phần head.
Câu 8: Làm thế nào để kiểm tra website có file robots.txt không?
Để kiểm tra xem website có file robots.txt hay không, bạn có thể mở trình duyệt web và truy cập vào đường dẫn https://www.example.com/robots.txt (thay "example.com" bằng tên miền của website bạn). Nếu website có file robots.txt, nội dung của nó sẽ hiển thị.
Câu 9: Quy tắc nào cần được bổ sung vào trong file robots.txt WordPress?
Một số quy tắc thường được bổ sung vào file robots.txt của WordPress bao gồm:
User-agent: *
Disallow: /wp-admin/
Disallow: /wp-content/
Disallow: /wp-includes/
Allow: /wp-content/uploads/
Các quy tắc này giúp chặn các công cụ tìm kiếm truy cập vào các thư mục và tệp nhạy cảm của WordPress, đồng thời cho phép truy cập vào thư mục chứa các tệp media.
Kết luận
Trên đây là những thông tin giúp bạn đọc được giải đáp file robots.txt là gì và hướng dẫn tạo file robots txt nhanh chóng, hiệu quả. Có thể nói, file robots.txt là một thành phần quan trọng không thể thiếu đối với các website, đặc biệt trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ như hiện nay, khi việc tìm kiếm thông tin trên các công cụ tìm kiếm đóng vai trò vô cùng thiết yếu.
27/06/2024
194 Lượt xem
Lập kế hoạch SEO: Hướng dẫn lộ trình chi tiết cho người mới bắt đầu
Lập kế hoạch SEO là một bước không thể thiếu để tối ưu hóa website của bạn. Tuy nhiên, không ít newbie và thậm chí những người đã có kinh nghiệm trong SEO cũng thường bỏ qua bước này. Điều này dẫn đến tình trạng website lúc nào cũng đứng im và không đạt được các mục tiêu đã đề ra. Để tìm hiểu quy trình lập kế hoạch SEO hiệu quả, hãy cùng Unica theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch SEO
Lập kế hoạch SEO (Search Engine Optimization) là một bước quan trọng và cần thiết trong bất kỳ chiến lược tiếp thị số nào. Dưới đây là một số lý do giải thích tầm quan trọng của việc lập bản kế hoạch SEO:
Định hướng và chính sách: Xác định mục tiêu, đối tượng khách hàng và cách tiếp cận để tăng hiệu quả SEO.
Tối ưu hóa nội dung: Xác định từ khóa, tối ưu hóa nội dung để tăng cơ hội xuất hiện trên các công cụ tìm kiếm.
Nâng cao trải nghiệm người dùng: Cải thiện trải nghiệm người dùng trên website để giữ chân khách hàng và tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Đo lường và theo dõi: Thiết lập các chỉ số đo lường và theo dõi hiệu quả SEO để điều chỉnh chiến lược theo thời gian.
Cạnh tranh hiệu quả hơn: Phân tích và theo dõi hoạt động của đối thủ để điều chỉnh chiến lược cạnh tranh.
Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch SEO
Phương pháp để lập bản kế hoạch SEO
Để đạt hiệu quả tối đa trong quá trình lập kế hoạch và kiểm tra xem kế hoạch của bạn có đạt chuẩn hay không, Unica sẽ chia sẻ với các bạn phương pháp lập kế hoạch theo phương pháp SMART:
Specific – Cụ thể, dễ hiểu: Xác định rõ mục tiêu của bạn. Bạn muốn tăng bao nhiêu lưu lượng truy cập cho website của mình?
Measurable – Đo lường được: Kết quả phải được biểu thị bằng con số cụ thể.
Attainable – Có thể đạt được: Đặt mục tiêu dựa trên khả năng thực tế, đảm bảo rằng mục tiêu đó khả thi với bạn.
Relevant – Thực tế: Mục tiêu có phù hợp với tình hình thực tế không? Sự cạnh tranh có quá khốc liệt không?
Timely – Có kỳ hạn: Thời hạn hoàn thành là khi nào? Thời gian đó có hợp lý không?
Khi lập kế hoạch, hãy đảm bảo rằng tất cả các yếu tố trong kế hoạch của bạn đều đáp ứng các tiêu chí do phương pháp SMART đề ra.
Phương pháp để lập kế hoạch SEO
Các bước trong quy trình lập kế hoạch SEO
Khi thực hiện một chiến dịch SEO, có rất nhiều nhiệm vụ cần hoàn thành. Để quản lý được toàn bộ khối lượng công việc trong một khoảng thời gian nhất định, bạn cần phải có kỹ năng lập kế hoạch tốt. Một kế hoạch SEO rõ ràng sẽ giúp bạn tổ chức công việc theo một lịch trình cụ thể, từ đó nâng cao hiệu suất làm việc một cách hiệu quả nhất.
Bước 1: Phân tích website
Phân tích website là bước quan trọng đầu tiên trong quy trình lập kế hoạch SEO. Đây là giai đoạn cần thiết để bạn hiểu rõ vị trí hiện tại của mình, nhận biết những thiếu sót và xác định những gì cần thiết để phát triển website. Phân tích càng chi tiết, mục tiêu của bạn sẽ càng rõ ràng và việc triển khai sau này sẽ trở nên thuận lợi hơn.
Trường hợp chưa có website
Nếu công ty của bạn chưa có website, bước đầu tiên là chọn tên miền cho website. Tên miền nên ngắn gọn, dễ nhớ và liên quan đến thương hiệu hoặc sản phẩm bạn kinh doanh.
Sau khi chọn được tên miền phù hợp, bạn tiến hành xây dựng website của mình. Một website hoàn chỉnh cần có bố cục rõ ràng, đầy đủ các chức năng, giao diện, hình ảnh và màu sắc hợp lý. Nếu thiếu ý tưởng, bạn có thể tham khảo các website của đối thủ cùng ngành và sử dụng công cụ như Ahrefs để hỗ trợ nghiên cứu.
Trường hợp đã có website
Nếu bạn đã có website, bước tiếp theo là phân tích và đánh giá lại website hiện tại của bạn. Dưới đây là các yếu tố cần phân tích:
Tuổi đời tên miền (domain): Tên miền càng lâu thì càng tốt cho quá trình SEO.
Cấu trúc website: Kiểm tra xem trang chủ, danh mục và bài viết đã chuẩn SEO chưa.
Tối ưu on-page: Xem xét website đã được tối ưu on-page tốt chưa.
Tốc độ tải trang: Đánh giá tốc độ tải trang, xem nhanh hay chậm.
Sitemap và Robots.txt: Kiểm tra xem website của bạn đã có Sitemap và Robots.txt chưa.
Chuyển hướng 301: Đảm bảo website không chạy đồng thời các phiên bản “www” và “no www” hoặc “http” và “https”. Nếu có, nhờ kỹ thuật viên chuyển hướng 301.
Index và noindex: Kiểm tra trạng thái index của các trang.
URL tĩnh: Đảm bảo URL không chứa tham số động (các ký tự đặc biệt như =, %, $, #, ?, !, @).
Thứ hạng từ khóa: Kiểm tra thứ hạng từ khóa hiện tại của website.
Hệ thống backlink: Đánh giá chất lượng và số lượng backlink.
Tốc độ trang: Đảm bảo tốc độ tải trang (page speed) tốt.
Thứ hạng hiện tại: Thống kê thứ hạng website hiện tại, đánh giá lợi thế và hạn chế của dự án.
Phân tích kỹ lưỡng những yếu tố trên sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về tình trạng hiện tại của website và xác định những điểm cần cải thiện để phát triển chiến lược SEO hiệu quả.
Phân tích website
Bước 2: Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường là một phương pháp quan trọng để bạn có cái nhìn tổng quan về ngành hàng, giúp bạn nắm bắt các biến động và thay đổi trong thị trường. Việc này sẽ hỗ trợ bạn trong việc lập kế hoạch phát triển thương hiệu thông qua website và hạn chế những sai lầm không đáng có.
Dưới đây là các bước quan trọng trong quá trình nghiên cứu thị trường để đạt hiệu quả cao nhất:
Xác định mục tiêu và vấn đề: Xác định chính xác vấn đề doanh nghiệp đang gặp phải và mục tiêu bạn muốn đạt được. Nếu xác định sai, mọi dữ liệu thu thập sẽ trở nên vô nghĩa. Đây là bước vô cùng quan trọng.
Chọn phương pháp nghiên cứu: Tùy vào mục tiêu, quy mô và nguồn lực, chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp như quan sát hành vi, phỏng vấn nhóm, phỏng vấn sâu, thử nghiệm,...
Chuẩn bị bảng câu hỏi nghiên cứu thị trường: Câu hỏi càng cụ thể, câu trả lời càng rõ ràng. Hãy chuẩn bị một bộ câu hỏi chi tiết để thu được thông tin chất lượng nhất.
Tiến hành thu thập thông tin: Thực hiện việc phỏng vấn, quan sát, thử nghiệm trực tiếp với đối tượng nghiên cứu của mình để thu thập ý kiến và dữ liệu.
Thu thập dữ liệu: Tổng hợp dữ liệu vào bảng dữ liệu hoàn chỉnh, sau đó sử dụng các phần mềm như Excel, SPSS, Minitab để tạo đồ thị trực quan, hỗ trợ quá trình phân tích dữ liệu một cách dễ dàng và nhanh chóng.
Đánh giá thị trường: Sau quá trình nghiên cứu, đánh giá năng lực hiện tại và dự đoán xu hướng tương lai của doanh nghiệp. Từ đó, đưa ra những chiến lược phù hợp để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.
Nghiên cứu thị trường
Bước 3: Phân tích đối thủ
Phân tích đối thủ khi lập kế hoạch seo là cách giúp bạn xác định những yếu tố cần thiết để cạnh tranh hiệu quả và lập ra các kế hoạch nhằm tăng tốc và vượt qua đối thủ. Việc lựa chọn đối thủ cạnh tranh cũng rất quan trọng; nếu chọn sai, chiến dịch SEO của bạn có thể đi chệch hướng và không đạt được kết quả như mong đợi.
Phân tích đối thủ cùng lĩnh vực hoạt động
Dưới đây là các bước cần thực hiện để phân tích đối thủ cạnh tranh một cách hiệu quả:
Bước 1: Chọn chủ đề và từ khóa chính: Xác định một vài chủ đề chính liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ bạn đang kinh doanh, sau đó tìm kiếm các từ khóa liên quan trên Google để xác định đối thủ cạnh tranh. Chọn các đối thủ nằm trong top 1-5 trên trang kết quả tìm kiếm.
Tìm kiếm các từ khóa liên quan trên Google
Bước 2: Phân tích chất lượng website: Sau khi xác định từ 3-5 đối thủ, truy cập từng trang web để phân tích chất lượng nội dung, hình ảnh, bố cục và trải nghiệm người dùng.
Ví dụ cụ thể
Giả sử bạn chọn từ khóa "thiết kế nội thất văn phòng" để phân tích đối thủ.
Bước 1: Nhập từ khóa "thiết kế nội thất văn phòng" vào Google và nhấn tìm kiếm.
Bước 2: Chọn từ 3-5 đối thủ trong top kết quả và đánh giá chất lượng nội dung của các website:
Đối thủ 1: Nội dung tốt, hình ảnh đầu tư kỹ lưỡng.
Đối thủ 2-3: Chất lượng nội dung ổn định.
Đối thủ 4-5: Bố cục chưa đẹp, trải nghiệm người dùng chưa tối ưu.
Bước 3: Phân tích kỹ thuật
Đối thủ 1: Chèn từ khóa hợp lý, backlink chất lượng, giúp Google index tốt.
Đối thủ 2-3: Chèn từ khóa đa dạng, từ khóa lên top khá đồng đều.
Đối thủ 4-5: Traffic không cao do backlink kém chất lượng.
Sau khi phân tích tổng quan, bạn sẽ có cái nhìn rõ ràng về các đối thủ và xác định các bước cần thực hiện tiếp. Tiếp theo, bạn cần phân tích chi tiết:
Nội dung
Bài viết: Bố cục dễ đọc, thông tin chính xác, văn phong hấp dẫn.
Unique Content: Đánh giá xem đối thủ có đầu tư viết mới nội dung hay chỉ sao chép.
Nhịp độ đăng bài: Sử dụng câu lệnh “site:domian từ khóa” để kiểm tra tần suất đăng bài.
Index: Kiểm tra số lượng bài viết được index liên quan đến từ khóa chính.
Internal link: Đánh giá cách kích thích người đọc click vào liên kết nội bộ.
Phân tích nội dung
On-page
Landing Page: Xác định đối thủ đứng top bằng trang nào và từ khóa họ sử dụng.
Age: Kiểm tra tuổi đời website.
Thứ hạng từ khóa: Kiểm tra số lượng từ khóa lên top.
Cấu trúc web: Đánh giá cấu trúc website và điều hướng liên kết.
Tối ưu hóa: Kiểm tra tối ưu các yếu tố như tiêu đề, thẻ H1-2-3, meta, alt, title.
Trải nghiệm người dùng: Đánh giá trải nghiệm người dùng trên trang.
Off-page
Số lượng backlink: Kiểm tra số lượng backlink hiện tại.
Hệ thống site vệ tinh: Kiểm tra nguồn gốc backlink từ site vệ tinh hay diễn đàn.
Chất lượng backlink: Đánh giá số lượng backlink chất lượng và không chất lượng.
Hoạt động mạng xã hội: Đánh giá tình hình hoạt động trên mạng xã hội.
Traffic hiện tại: Kiểm tra lưu lượng truy cập hiện tại.
Lọc domain: Kiểm tra và lọc các domain chất lượng để tạo backlink.
Phân tích Off-page
Công cụ hỗ trợ phân tích đối thủ
Phân tích traffic: Ahrefs, SimilarWeb, Alexa.
Tốc độ tải trang: Pagespeed Insights.
Các yếu tố on-page: Addon Web Developer, SEOquake.
Bằng cách thực hiện các bước này, bạn sẽ có cái nhìn sâu sắc về đối thủ và xây dựng chiến lược SEO cạnh tranh hiệu quả.
Bước 4: Nghiên cứu từ khóa
Nghiên cứu từ khóa không phải là công việc đơn giản khi lập kế hoạch seo. Nhiều người lầm tưởng rằng chỉ cần sử dụng một vài công cụ và tải về danh sách từ khóa là đủ. Tuy nhiên, nghiên cứu từ khóa đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về sản phẩm và kiến thức về SEO để có thể tìm ra những từ khóa giá trị, có khả năng chuyển đổi khách hàng cao.
Hiểu rõ khách hàng
Để nghiên cứu từ khóa hiệu quả, bạn cần thấu hiểu khách hàng của mình. Họ là ai? Hành vi của họ như thế nào? Họ gặp phải những vấn đề gì? Đặt ra các câu hỏi và tìm câu trả lời sẽ giúp bạn phân tích sâu các khía cạnh khác nhau liên quan đến việc nghiên cứu từ khóa.
Tìm kiếm những từ khóa có tỷ lệ chuyển đổi cao
Khi đã hiểu rõ về chân dung khách hàng, bạn sẽ biết cách chọn những từ khóa phù hợp nhất để tạo ra nội dung hấp dẫn cho khách hàng. Từ đó, bạn có thể phân loại từ khóa theo các yếu tố như từ khóa chính, từ khóa phụ và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên triển khai.
Tìm kiếm những từ khóa có tỷ lệ chuyển đổi cao
Các bước nghiên cứu từ khóa hiệu quả
Bước 1: Xác định lĩnh vực và đối tượng khách hàng
Xác định đúng lĩnh vực và đối tượng khách hàng là bước quan trọng để tiến hành nghiên cứu từ khóa. Chọn đúng lĩnh vực sẽ giúp bạn tìm được những từ khóa giá trị, đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của khách hàng và tăng khả năng lên top Google. Nếu từ khóa của bạn xuất hiện ở trang nhất nhưng không tạo ra chuyển đổi, thì thứ hạng và lưu lượng truy cập cũng không còn ý nghĩa.
Xác định lĩnh vực và đối tượng khách hàng
Bước 2: Xác định Parent Keyword
Xác định đúng Parent Keyword có nghĩa là tìm ra từ khóa gốc để từ đó phát triển các từ khóa liên quan. Tìm kiếm các từ khóa xung quanh lĩnh vực, sản phẩm và đối tượng khách hàng để chọn Parent Keyword phù hợp. Ví dụ, nếu bạn cung cấp dịch vụ SEO tại TP.HCM, từ khóa chính có thể là "SEO HCM".
Bước 3: Sử dụng công cụ hỗ trợ
Sử dụng các công cụ như Ahrefs, SEMrush, Kwfinder, và Google Suggestion để tìm kiếm thêm nhiều từ khóa liên quan. Đặt Parent Keyword vào các công cụ này để tìm ra danh sách từ khóa mở rộng.
Bước 4: Kiểm tra độ khó từ khóa
Độ khó của từ khóa cho biết khả năng từ khóa lên top kết quả tìm kiếm trên Google. Thông thường, từ khóa ngắn có độ khó cao, trong khi từ khóa dài dễ dàng hơn để đánh bại đối thủ và mang về nhiều lưu lượng truy cập. Đối với các website mới, tập trung vào từ khóa dài là chiến lược an toàn và hiệu quả.
Kiểm tra độ khó của từ khóa
Bước 5: Phân nhóm từ khóa
Buyer Keywords: Từ khóa ở cuối phễu mua hàng, có tỷ lệ chuyển đổi cao.
Information Keywords: Từ khóa cung cấp thông tin, nằm ở đầu phễu, ít có tỷ lệ chuyển đổi nhưng quan trọng cho việc tạo nhận diện thương hiệu.
Navigational Keywords: Từ khóa chứa thương hiệu, giúp người dùng tìm kiếm trực tiếp đến trang web của bạn.
Công cụ hỗ trợ
Phân tích traffic: Ahrefs, SimilarWeb, Alexa.
Tốc độ tải trang: Pagespeed Insights.
Các yếu tố on-page: Addon Web Developer, SEOquake.
SEOquake dùng làm seo onpage
Bước 5: Công cụ tìm kiếm từ khóa và nhóm từ khóa
Trong phần trước, tôi đã chia sẻ các phương pháp nghiên cứu từ khóa. Bây giờ, chúng ta sẽ đi sâu vào cách sử dụng các công cụ phổ biến để thu thập và nhóm từ khóa một cách hiệu quả.
Công cụ nghiên cứu từ khóa
Hiện nay, có nhiều công cụ hỗ trợ nghiên cứu từ khóa như Ahrefs, Google Keyword Planner, Keyword Tool,… Dưới đây là hướng dẫn sử dụng một số công cụ phổ biến.
Ahrefs
Ahrefs là một công cụ toàn diện, giúp tối ưu hóa website lên Top Google, bao gồm cả việc nghiên cứu từ khóa. Để sử dụng Ahrefs, bạn cần đăng ký tài khoản và trả phí. Để tiết kiệm chi phí, bạn có thể tham gia mua chung Ahrefs trong các group.
Cách sử dụng Ahrefs để nghiên cứu từ khóa:
Bước 1: Truy cập vào Ahrefs và chọn tính năng Keywords Explorer.
Bước 2: Điền từ khóa cần nghiên cứu và chọn khu vực cần tìm kiếm.
Bước 3: Nhấn Search.
Bấm search
Kết quả sau khi search
Bước 4: Sau khi Ahrefs trả về kết quả, chọn danh mục Matching terms và Phrase Match.
Chọn danh mục Matching terms và Phrase Match
Bước 5: Export các từ khóa này xuống, mở file Excel, giữ lại các cột keywords và volume, lược bỏ các cột còn lại, đồng thời thêm 3 cột: Phân loại, chuyển đổi, và funnel.
Keyword Tool
Keyword Tool thường được sử dụng để nghiên cứu các từ khóa dài.
Cách sử dụng Keyword Tool:
Bước 1: Truy cập vào Keyword Tool và chọn Google.
Bước 2: Nhập từ khóa và chọn vị trí, ngôn ngữ.
Bước 3: Nhấn Lấy dữ liệu để nhận kết quả.
Nhấn vào lấy dữ liệu
Kết quả mà bạn nhận được như sau:
Google Search
Google Search là một công cụ miễn phí và tiện dụng để nghiên cứu từ khóa. Tuy không cung cấp lưu lượng tìm kiếm hay độ cạnh tranh nhưng Google Suggestion và các từ khóa liên quan có thể giúp bạn dự đoán nhu cầu tìm kiếm của khách hàng.
Cách sử dụng Google Search:
Bước 1: Nhập từ khóa vào thanh tìm kiếm và xem các gợi ý tìm kiếm (Google Suggestion).
Nhập từ khóa
Bước 2: Sau khi nhập từ khóa và chọn lệnh tìm kiếm, kéo xuống phía dưới trang để xem các từ khóa liên quan (LSI Keywords).
Kéo xuống bên dưới
Nhóm từ khóa
Có nhiều cách để nhóm từ khóa khác nhau. Một trong những mô hình hiệu quả là Topic Cluster. Mô hình này gồm một trang trụ cột (Pillar Page) và các trang hỗ trợ (Cluster). Các bài viết Cluster sẽ bổ trợ cho bài viết Pillar giúp làm rõ chủ đề bạn muốn truyền đạt.
Cách nhóm từ khóa theo mô hình Topic Cluster
Bước 1: Chọn từ khóa chủ đề lớn có tính bao quát để xây dựng các trang trụ cột (Pillar Page).
Bước 2: Lấy các từ khóa có mức độ liên quan theo các khía cạnh khác nhau của chủ đề để xây dựng các bài viết hỗ trợ (Cluster).
Xây dựng Content theo cấu trúc Pillar và Cluster
Lựa chọn từ khóa chính để xây dựng trang trụ cột và sử dụng các từ khóa liên quan để tạo ra các bài viết hỗ trợ. Liên kết các bài viết này theo mô hình Pillar – Cluster giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa chúng trong cùng một chủ đề.
Xây dựng Content theo cấu trúc Pillar và Cluster
Nhóm từ khóa theo giai đoạn hành trình khách hàng
Tùy vào giai đoạn của hành trình khách hàng, họ sẽ tìm kiếm và sử dụng các thuật ngữ khác nhau. Nhóm từ khóa theo ý định tìm kiếm trong từng giai đoạn sẽ giúp bạn tối ưu hóa nội dung phù hợp hơn. Bằng cách sử dụng hiệu quả các công cụ và phương pháp nhóm từ khóa, bạn sẽ có thể tối ưu hóa chiến lược SEO của mình, tăng khả năng chuyển đổi và đạt được kết quả tốt nhất.
Bước 6: Xây dựng cấu trúc website
Sau khi hoàn thành nghiên cứu từ khóa và tạo ra bảng từ khóa chi tiết, bước tiếp theo trong lập bảng kế hoạch seo là xây dựng cấu trúc website dựa trên bảng từ khóa đó. Trong một website, thông thường có bốn loại đường dẫn có khả năng lên top Google:
Trang chủ (homepage).
Chuyên mục (category).
Bài viết (post).
Thẻ tag.
Xây dựng cấu trúc website
Với các từ khóa đã nhóm ở các bước trên, bạn cần sắp xếp và xác định vị trí SEO cho từng từ khóa.
Xác định vị trí SEO cho từ khóa
Từ khóa trang chủ: Chọn từ khóa chính có độ khó cao nhất và SEO từ khóa đó ở trang chủ.
Từ khóa chuyên mục: Chọn các từ khóa chính quan trọng và SEO ở các chuyên mục.
Từ khóa bài viết: Sử dụng các từ khóa liên quan đến sản phẩm, dịch vụ, tin tức để SEO ở các bài viết.
Từ khóa thẻ tag: Sử dụng thẻ tag để tối ưu hóa các từ khóa phụ.
Phân loại từ khóa và định hướng nội dung
Mỗi nhóm từ khóa sẽ phục vụ cho một đối tượng đọc nhất định. Để đảm bảo các bài viết cung cấp đúng nội dung cho đối tượng mục tiêu, bạn nên yêu cầu các Content Writer viết nội dung theo đúng hướng và mục tiêu đã định.
Phân loại từ khóa, định hướng nội dung
Hình thành hệ thống nội dung trên website
Phân chia từ khóa: Xác định và sắp xếp các từ khóa đã nghiên cứu vào từng phần của website như trang chủ, chuyên mục, bài viết và thẻ tag.
Lập bảng từ khóa cần SEO: Tạo danh sách các từ khóa cần SEO và xác định đường dẫn SEO cho từng từ khóa.
Xác định cấu trúc silo: Từ bảng từ khóa đã lập, thiết kế cấu trúc silo phù hợp cho website của bạn. Cấu trúc silo giúp tổ chức nội dung một cách logic, tăng cường khả năng SEO và cải thiện trải nghiệm người dùng.
Bước 7: Đặt mục tiêu cho kế hoạch SEO
Việc đặt mục tiêu cho bảng kế hoạch SEO là một phần không thể thiếu. Tùy vào nguồn lực và thời gian, bạn có thể đặt ra các mục tiêu khác nhau. Dưới đây là một số mục tiêu chính để giúp bạn đạt được sự tăng trưởng website một cách hiệu quả:
Tăng lượng truy cập website: Đạt 500 lượt truy cập mỗi ngày.
Tăng số lượt xem trang (Pageview): Đạt 700 lượt xem mỗi ngày.
Tăng số lượng khách hàng tiềm năng: Nhận 3-4 liên hệ từ khách hàng qua website mỗi ngày (qua điện thoại, email,...).
Tăng tổng lượng truy cập: Đạt 5000 lượt truy cập mỗi tháng.
Giảm tỷ lệ thoát trang: Giảm xuống dưới 80%.
Đưa từ khóa lên top Google:
10% từ khóa lọt vào Top 5 trên trang tìm kiếm Google.
20% từ khóa lọt vào Top 10 trên trang tìm kiếm Google.
30% từ khóa lọt vào Top 20 trên trang tìm kiếm Google.
Sau khi đặt ra các mục tiêu chính, bạn nên chia nhỏ chúng thành các mục tiêu cụ thể hơn theo từng tháng hoặc từng quý. Điều này giúp bạn dễ dàng theo dõi tiến độ và có lộ trình rõ ràng để đạt được các mục tiêu cuối cùng.
Đặt mục tiêu cho kế hoạch SEO
Bước 8: Hoạch định ngân sách và phân bổ nhân sự
Sau khi xác định khối lượng công việc cụ thể (tối ưu hóa, viết bài, xây dựng liên kết, hoạt động trên mạng xã hội) trong chiến dịch SEO, bước tiếp theo cần làm là phân bổ ngân sách và nhân sự để triển khai dự án.
Chi phí hạ tầng công nghệ
Chi phí xây dựng/tối ưu website:
Chi phí domain và hosting: Mức giá dao động từ 750.000 VNĐ đến 770.000 VNĐ/năm cho tên miền và 130.000 VNĐ đến 142.000 VNĐ/tháng cho hosting, tổng cộng khoảng 1.560.000 VNĐ/năm.
Chi phí thiết kế và tối ưu website: Dự kiến từ 6.800.000 VNĐ đến 7.000.000 VNĐ.
Tổng chi phí xây dựng/tối ưu website: Khoảng 9.360.000 VNĐ đến 9.560.000 VNĐ.
Chi phí xây dựng/tối ưu website
Chi phí mua công cụ SEO:
Công cụ nghiên cứu từ khóa Ahrefs: 4.140.000 VNĐ/tháng.
Công cụ nghiên cứu từ khóa KeywordTool.io: 1.830.000 VNĐ/tháng hoặc 21.960.000 VNĐ/năm.
Công cụ check thứ hạng từ khóa Serp Robot: 460.000 VNĐ/tháng hoặc 5.520.000 VNĐ/năm.
Chi phí tổng cộng cho công cụ SEO: Khoảng 9.810.000 VNĐ/năm.
Chi phí xây dựng web vệ tinh: Chi phí ước tính cho một hệ thống web vệ tinh: 41.000.000 VNĐ/năm (bao gồm tên miền, hosting, thiết kế).
Tổng chi phí hạ tầng công nghệ: Khoảng 50.810.000 VNĐ/năm.
Chi phí cho nhân sự làm SEO
Chi phí lương nhân sự:
Leader SEO: Mức lương 15.000.000 VNĐ/tháng, tổng cộng 180.000.000 VNĐ/năm.
Chuyên viên SEO: Mức lương 10.000.000 VNĐ/tháng, tổng cộng 120.000.000 VNĐ/năm.
Content SEO: Mức lương 7.000.000 VNĐ/tháng, tổng cộng 84.000.000 VNĐ/năm.
Tổng chi phí lương nhân sự: 384.000.000 VNĐ/năm.
Chi phí lương nhân sự
Chi phí rủi ro:
Rủi ro về nhân sự: Khó khăn trong tuyển dụng nhân sự chất lượng, có thể dẫn đến giảm hiệu quả công việc SEO.
Rủi ro về kết quả: Các vấn đề như từ khóa không đạt top, website bị phạt hoặc giảm traffic có thể xảy ra, ảnh hưởng đến doanh thu của công ty.
Bước 9: Cài đặt công cụ tracking
Để đánh giá hiệu quả của từ khóa, bài viết và website, bạn có thể sử dụng các công cụ sau:
Google Search Console: Cung cấp thông tin chi tiết về cách mà Google hiển thị trang web của bạn trong kết quả tìm kiếm và cho phép bạn giám sát và báo cáo về hiệu suất SEO.
Google Analytics: Phân tích lưu lượng truy cập trang web, hành vi người dùng và hiệu quả của chiến dịch marketing.
Công cụ phân tích Backlink
Ahrefs: Công cụ mạnh mẽ cho phép bạn thống kê chi tiết về backlink, từ số lượng đến nguồn gốc và chất lượng của chúng.
SEMrush: Được sử dụng phổ biến để kiểm tra backlink và các yếu tố liên quan khác.
Công cụ phân tích Backlink bằng semrush
Công cụ phân tích Onpage
SEOquake, Open SEO Stats: Các công cụ giúp đánh giá tổng thể về SEO onpage của trang web bao gồm các yếu tố như tốc độ tải trang, mức độ tối ưu hóa và các chỉ số liên quan.
Công cụ đánh giá nội dung bài viết
Small SEO Tools: Dùng để kiểm tra sự trùng lặp nội dung, lỗi chính tả và độ duy nhất của bài viết.
Công cụ theo dõi hành vi người dùng
Hotjar, Heap Analytics, CrazyEgg: Các công cụ giúp bạn theo dõi và phân tích hành vi người dùng trên trang web để cải thiện trải nghiệm người dùng và tối ưu hóa chuyển đổi.
Công cụ kiểm tra thứ hạng từ khóa
Ahrefs, Google Keyword Planner, Moz, SEMrush, SEOprofiler, Authority Labs: Các công cụ giúp bạn theo dõi và đánh giá thứ hạng của từ khóa trên các công cụ tìm kiếm.
Kiểm tra thứ hạng từ khóa bằng Ahrefs
Công cụ theo dõi xu hướng
Google Trends: Dùng để theo dõi và phân tích xu hướng tìm kiếm của từ khóa trên Google.
Công cụ loại bỏ backlink xấu
Google Disavow Links Tool: Công cụ giúp loại bỏ các liên kết xấu mà bạn không muốn Google xem xét khi đánh giá trang web của bạn.
Công cụ bảo vệ bản quyền bài viết
DMCA: Công cụ cung cấp dịch vụ bảo vệ bản quyền nội dung trên trang web của bạn.
DMCA cung cấp dịch vụ bảo vệ bản quyền nội dung trên trang web
Các công cụ này là những phương tiện quan trọng giúp bạn đánh giá và tối ưu hóa các chiến lược SEO của mình một cách hiệu quả và chuyên nghiệp.
Bước 10: Tối ưu Technical
Sau khi phân tích cả website của mình và của đối thủ, bạn sẽ nhận thấy những điểm yếu và cơ hội cần được khai thác cho website của mình. Dưới đây là một số yếu tố quan trọng cần chú ý khi tối ưu hóa onsite khi lập kế hoạch seo:
Tối ưu tốc độ trang web:
Đánh giá hiện tại về thời gian tải trang bằng công cụ Pingdom.
Sử dụng công cụ Google Pagespeed để tối ưu hóa tốc độ tải trang.
Tối ưu tốc độ tải trang
Tối ưu hóa Crawlability:
Kiểm tra và khắc phục các vấn đề liên quan đến thu thập dữ liệu bao gồm:
Liên kết hỏng (Broken Link).
Liên kết nội bộ kém chất lượng (Poor Internal Link).
URL phức tạp (Complex URL).
Trang động (Dynamic Page).
Quá nhiều mã không cần thiết (Code Bloat).
Lỗi trong file Robots.txt (Error in Robots.txt).
Trang mồ côi (Orphan Page).
Di chuyển trang web (301 Redirect).
Không có bản đồ trang (No Sitemap).
Công nghệ phức tạp không cần thiết (Fancy Technology).
Trang 404 (404 Page).
Tối ưu Crawlability
Tối ưu hóa các yếu tố trên sẽ giúp cải thiện trải nghiệm người dùng và tăng cường hiệu suất của website của bạn trên mọi nền tảng và thiết bị.
Bước 11: Viết bài chuẩn SEO
Để viết một bài viết chuẩn SEO, bạn cần kết hợp hai yếu tố quan trọng:
Cung cấp thông tin hữu ích để đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của người dùng.
Áp dụng các kỹ thuật SEO để nâng cao vị trí từ khóa trên Google.
Đầu tiên, hiểu rõ ngành hàng hoặc sản phẩm mà bạn viết về và khách hàng mục tiêu của bạn là ai là rất quan trọng. Việc này giúp bạn có góc tiếp cận phù hợp và tạo nội dung thuyết phục.
Mở bài: Mở đầu bài viết cần hấp dẫn với việc giới thiệu chủ đề chính và chèn từ khóa vào khoảng 100 từ đầu tiên. Có thể sử dụng các câu hỏi để kích thích sự tò mò của đọc giả và giải thích tại sao chủ đề này quan trọng đối với họ.
Thân bài: Phần thân bài cần có cấu trúc rõ ràng, được chia thành các đoạn nhỏ xoay quanh từng ý chính. Mỗi ý nên có tiêu đề (Heading) chứa từ khóa chính hoặc từ khóa liên quan để tăng tính tối ưu SEO. Đồng thời, chèn hình ảnh, video, infographic và các lời kêu gọi hành động (CTA) để làm phong phú thêm nội dung và thu hút người đọc.
Kết bài: Tóm tắt lại các điểm chính của bài viết trong khoảng 80-150 từ. Đây là nơi thích hợp để nhắc đến thương hiệu của bạn và chèn thêm từ khóa liên quan để tăng tính tương tác của bài viết.
Viết bài chuẩn SEO
Các lưu ý khác:
Tối ưu H1 và Subheading (H2, H3, H4): Đảm bảo tiêu đề và các tiêu đề con không trùng lặp nhau, sử dụng từ khóa một cách hợp lý và logic.
Tối ưu Meta Description: Viết mô tả ngắn gọn và hấp dẫn để kích thích người dùng nhấp vào bài viết.
Tối ưu hình ảnh: Chọn đúng định dạng và kích thước hình ảnh, viết chú thích và đảm bảo chất lượng hình ảnh để cải thiện trải nghiệm người dùng.
Công cụ hữu ích:
Ahrefs: Để đo lường các chỉ số chính và tối ưu nội dung theo từ khóa tự nhiên.
Google Analytics: Để theo dõi hiệu quả và các chỉ số trang web.
Theo dõi các chỉ số bằng Google Analytics
Bằng việc áp dụng các kỹ thuật này một cách đồng đều và liên tục, bạn sẽ cải thiện được thứ hạng và hiệu quả của nội dung trên công cụ tìm kiếm.
Bước 12: Tối ưu onpage
Tối ưu onpage là quá trình tối ưu hóa các yếu tố trên trang web để cải thiện vị trí trang web trên các công cụ tìm kiếm và tăng trải nghiệm người dùng. Các hoạt động tối ưu onpage bao gồm:
Nghiên cứu từ khóa: Đảm bảo sử dụng các từ khóa có liên quan và có lượng tìm kiếm cao trong nội dung trang web.
Tiêu đề (Title tag) và Meta Description: Viết tiêu đề hấp dẫn, chứa từ khóa chính và có độ dài phù hợp (tối đa khoảng 60-70 ký tự). Meta description nên ngắn gọn, mô tả nội dung trang và kích thích người dùng nhấp vào.
URL thân thiện với SEO: Tạo URL dễ đọc, chứa từ khóa chính và ngắn gọn.
Heading (Tiêu đề): Sử dụng heading hierarchy (H1, H2, H3...) một cách logic và chứa từ khóa chính để tăng cường SEO.
Nội dung chất lượng: Viết nội dung hữu ích, có giá trị cho người đọc và tối ưu hóa từ khóa một cách tự nhiên. Đảm bảo nội dung mạch lạc, có cấu trúc rõ ràng với các đoạn văn ngắn, dễ hiểu.
Chèn hình ảnh và multimedia: Sử dụng hình ảnh, video, infographic để làm phong phú nội dung và tăng thời gian lưu trữ
27/06/2024
159 Lượt xem
Tên miền .com.vn là gì? Nên chọn tên miền .com.vn hay .vn
Để tạo website nhất định phải có tên miền, tên miền là điều kiện bắt buộc. Trong thời đại số hoá hiện nay, tên miền trở thành một phần vô cùng quan trọng. Trước đây, tên miền .vn thường được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên hiện nay, tên miền .com.vn lại được ưa chuộng sử dụng phổ biến hơn. Vậy tên miền .com.vn là gì? Nên chọn tên miền .com.vn hay .vn cho website của mình? Bạn hãy tham khảo nội dung bài viết sau đây để biết câu trả lời nhé.
Tên miền .com.vn là gì?
Thực tế, không có bất kỳ một định nghĩa cụ thể nào cho tên miền .com.vn. Xét về mặt cấu tạo, tên miền là sự kết hợp của 2 đuôi là .com và .vn. Đây là một sự kết hợp ăn ý giữa tên miền quốc tế nổi tiếng (.com) và tên miền tại quốc gia Việt Nam (.vn). Nói như vậy có nghĩa là tên miền .com.vn được tạo ra từ việc kết hợp hai đuôi lại với nhau để thể hiện lòng tự hào quốc gia cũng như để khẳng định một lời tuyên ngôn là sẽ tập trung đặc biệt vào thị trường nội địa.
Tên miền .com.vn là gì?
Tên miền đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành website. Đây là một trong những yếu tố cốt lõi trong việc thiết lập và định danh thương hiệu của bạn tại thị trường trực tuyến. Nếu bạn sắp bắt đầu kinh doanh online hoặc đang trong quá trình xây dựng thương hiệu trên mạng internet, quyết định về tên miền đóng vai trò rất quan trọng. Việc lựa chọn tên miền sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cách mà khách hàng tiếp cận và ghi nhớ về thương hiệu của bạn. Vì vậy bạn tuyệt đối không được chủ quan.
Ý nghĩa tên miền .com.vn
Mỗi một tên miền sẽ có một ý nghĩa khác nhau. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về ý nghĩa tên miền .com.vn bạn cần phải xem xét yếu tố của từng phần trong tên miền. Đuôi .com nghĩa là commercial - thương mại, trong khi đó đuôi .vn sẽ mang ý nghĩa là quốc gia Việt Nam. Sự kết hợp đuôi .com.vn thể hiện một ý nghĩa rõ ràng. Nó được thiết kế để phù hợp với công ty hoặc tổ chức đang hoạt động thương mại tại Việt Nam.
Tên miền cần phải được sử dụng đúng ý nghĩa, mục đích để khách hàng hiểu rõ hơn về hoạt động của doanh nghiệp/ công ty. Nếu bạn hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, việc đăng ký tên miền .com.vn sẽ vô cùng cần thiết bởi nó giúp khách hàng hiểu rõ hơn về lĩnh vực mà doanh nghiệp bạn đang hoạt động. Nếu doanh nghiệp bạn hoạt động kinh doanh thương mại mà lại đăng ký tên miền .info hoặc .org thì rất dễ gây hiểu nhầm liệu doanh nghiệp bạn có phải đơn vị kinh doanh hay tổ chức kinh doanh phi lợi nhuận không?
Tên miền .com.vn khẳng định rõ ràng bạn là một doanh nghiệp thương mại tại Việt Nam
Ba loại tên miền bao gồm: .com; .vn hay .com.vn sẽ không có danh giới cụ thể. Bạn có thể đăng ký 3 loại cùng 1 mục đích sử dụng tuỳ theo thứ tự ưu tiên đã chia sẻ ở trên. Hoặc bạn có thể đăng ký .com.vn để một lần nữa khẳng định rõ ràng bạn là một doanh nghiệp thương mại tại Việt Nam.
Nhìn chung sự khác biệt giữa 3 tên miền này không quá lớn. Điều quan trọng là bạn hiểu được ý nghĩa thực sự của 3 miền và chọn tên phù hợp với ngân sách cũng như mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp bạn là được.
So sánh tên miền .com.vn và .vn
Mặc dù không có sự khác biệt và ranh giới cố định giữa tên miền .com.vn và .vn. Tuy nhiên, 2 loại tên miền này vẫn có những điểm giống và khác biệt nhất định, cụ thể như sau:
Giống nhau
Cả 2 tên miền đều là những lựa chọn đáng tin cậy cho doanh nghiệp khi muốn thể hiện thương hiệu của mình trên thị trường trực tuyến tại Việt Nam.
Mức độ bảo mật cao: Tên miền .com.vn và .vn đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về an ninh cho việc truy cập vào website. Trong bối cảnh môi trường kinh doanh trực tuyến ngày càng phức tạp, việc tăng mức độ bảo mật cho trang web đóng vai trò vô cùng quan trọng. Khi được bảo mật mức cao, người dùng sẽ tin tưởng vào tính riêng tư và an toàn khi truy cập trang web của doanh nghiệp bạn.
Phản ánh đặc thù kinh doanh quốc gia: Cả 2 tên miền này đều như một lời khẳng định hoạt động chủ yếu thị trường Việt Nam, tạo ra bước ngoặt trong việc tăng cường tương tác giữa doanh nghiệp và khách hàng trong nước. Khi thể hiện tên miền này mọi người sẽ ngầm hiểu là doanh nghiệp bạn đang thể hiện sự đồng lòng và chung tay xây dựng thị trường kinh doanh trong nước.
So sánh tên miền .com.vn và .vn
Khác nhau
Tiêu chí so sánh
Đuôi .com.vn
Đuôi .vn
Chi phí sử dụng
Thấp
Cao hơn
Mức độ ghi nhớ
Khó nhớ do dài
Dễ nhớ vì ngắn
Giá trị thể hiện
Dễ gây hiểu nhầm với website phụ có tên miền .com nên khó nổi bật được thương hiệu
Khẳng định thương hiệu tốt, dễ dàng nổi bật giá trị thương hiệu
Điểm SEO web
Không có sự khác biệt quá với đuôi .vn nhưng vẫn thấp
Điểm SEO web cao hơn một chút so với đuôi .com.vn
Nên chọn tên miền .com.vn hay .vn
Việc lựa chọn tên miền phù hợp cho website là một quyết định quan trọng, ảnh hưởng đến nhiều yếu tố như: thương hiệu, khả năng tiếp cận khách hàng và hiệu quả SEO. Hai lựa chọn phổ biến cho website Việt Nam là tên miền .com.vn và .vn. Vậy khi đứng trước quyết định về việc lựa chọn tên miền, bạn sẽ lựa chọn tên miền nào?
Một quy tắc thông thường xét theo thứ tự ưu tiên thì các bạn nên chọn tên miền .vn để nó mang tính đặc thù rõ ràng cũng như dễ nhớ. So với 2 dạng tên miền là .com và .vn thì tên miền .com.vn sẽ khó nhớ hơn, dễ khiến khách hàng nhầm lẫn cũng như khó gây nổi bật yếu tố thương hiệu. Bạn chỉ nên chọn tên miền .com.vn trong trường hợp tên miền .vn đã bị đăng ký hết mà thôi.
Lưu ý: Cả tên miền .com.vn và .vn đều có những ưu và nhược điểm riêng. Vì vậy bạn hãy cân nhắc kỹ lưỡng những ưu, nhược điểm đã chia sẻ ở trên để lựa chọn được tên miền phù hợp nhất cho website, góp phần thúc đẩy hiệu quả kinh doanh và thương hiệu nhé.
Xét theo thứ tự ưu tiên thì nên chọn tên miền .vn trước
Câu hỏi liên quan
Sau khi đã hiểu rõ tên miền .com.vn là gì cũng như phân biệt được với các tên miền khác thì rất nhiều người sẽ có thắc mắc vậy tên miền này đăng ký ở đâu? Giá mua như thế nào? Nội dung tiếp theo này của bài viết Unica sẽ giải đáp chi tiết cho bạn.
Đăng ký tên miền .com.vn như thế nào?
Để đăng ký tên miền .com.vn, bạn thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chọn nhà cung cấp tên miền uy tín
Hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ đăng ký tên miền .com.vn trên thị trường. Bạn nên lựa chọn nhà cung cấp uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm, giá cả cạnh tranh và dịch vụ hỗ trợ tốt.
Bước 2: Chọn tên miền phù hợp với mục đích và nhu cầu kinh doanh
Tiếp theo bạn chọn tên miền để đăng ký. Tuy nhiên trước khi đăng ký cần kiểm tra xem tên miền đó đã có ai đăng ký trước hay chưa. Để kiểm tra bạn có thể sử dụng công cụ check tên miền của nhà cung cấp.
Lưu ý:
Tên miền phải có độ dài từ 3 đến 63 ký tự, bao gồm chữ cái, số và dấu gạch ngang (-).
Tên miền không được chứa các ký tự đặc biệt khác như @, $, %, ^, &, *, v.v.
Tên miền không được vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của bất kỳ ai khác.
Bước 3: Cung cấp thông tin đăng ký tên miền của doanh nghiệp bạn.
Bạn cần cung cấp thông tin chính xác về cá nhân hoặc doanh nghiệp của mình, bao gồm tên, địa chỉ, số điện thoại, email,...
Bước 4: Thanh toán phí đăng ký tên miền
Phí đăng ký tên miền .com.vn là bao nhiêu sẽ tùy vào nhà cung cấp và thời hạn đăng ký. Bạn có thể thanh toán bằng nhiều hình thức khác nhau như: chuyển khoản ngân hàng, thẻ ATM/Visa/MasterCard,...
Bước 5: Xác nhận đăng ký:
Sau khi hoàn tất thanh toán, bạn sẽ nhận được email xác nhận đăng ký từ nhà cung cấp.
Mua tên miền .com.vn ở đâu?
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp tên miền.com.vn tại Việt Nam. Tuy nhiên không phải đơn vị nào cũng cung cấp dịch vụ giá tốt, phải chăng và hỗ trợ tận tình. Để có được một tên miền chất lượng, bạn cần chú ý một số tiêu chí sau:
Hoạt động lâu đời trên thị trường với mức giá cạnh tranh.
Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt, hỗ trợ 24/7.
Phát triển mở rộng với nhiều dịch vụ trọn gói.
Giá tên miền .com.vn
Tên miền đuôi .com.vn sẽ chịu sự quản lý của Việt Nam. Vì vậy để sử dụng tên miền này bạn sẽ phải trả 2 khoản phí đó là: phí đăng ký và phí duy trì hàng năm. Từ năm tiếp theo nếu muốn gia hạn tiếp tên miền thì phí sẽ rẻ hơn so với năm đầu.
Phí đăng ký: 200.000 VNĐ
Phí duy trì hàng năm: 250.000 VNĐ/ năm
Lưu ý: Mức phí này không cố định, có thể thay đổi tăng giảm theo hàng năm
Kết luận
Trên đây, Unica đã phân tích cho bạn chi tiết thông tin về tên miền .com.vn là gì? Ý nghĩa như thế nào. Đồng thời giúp bạn giải đáp được thắc mắc về đuôi .com.vn cũng như so sánh được các loại tên miền với nhau. Nếu bạn đang kinh doanh trong một lĩnh vực có sự cạnh tranh cao, việc lựa chọn tên miền đóng vai trò rất quan trọng. Vì vậy, bạn hãy tham khảo thật kỹ nội dung bài viết để lựa chọn đúng tên miền giúp thể hiện tính chuyên nghiệp cho thương hiệu của mình nhé.
26/06/2024
143 Lượt xem
Permalink là gì? Các dạng và cách thiết lập Permalinks trong Wordpress
Permalink là một tính năng quan trọng trong WordPress, cho phép bạn tạo ra các URL truy cập trực tiếp đến bài viết hoặc trang cụ thể mà không cần đi qua trang chủ hay các trang liên quan khác. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm permalink là gì, các dạng permalink mặc định của WordPress, cách tạo permalink tối ưu cho SEO nhằm hỗ trợ bạn cải thiện việc quảng bá và SEO cho trang web của mình.
Permalink nghĩa là gì?
Permalink là các liên kết tĩnh và cố định trên trang web của bạn, được sử dụng để định danh các trang web, bài viết và danh mục. Một permalink bao gồm tên miền của bạn cùng với đường dẫn của trang web hoặc bài viết.
Cấu trúc của Permalink mô tả cách các liên kết cố định cho từng trang sẽ trông như thế nào. Một Permalink được tạo thành từ hai phần:
Miền trang web.
Slug của trang.
Cấu trúc Permalink
Cấu trúc permalink bao gồm miền trang web, có thể bao gồm giao thức (https:// hoặc http://) và hoặc www, phần slug của trang xuất hiện sau dấu gạch chéo của tên miền (/). Mặc dù độ dài tối đa của liên kết cố định là 2083 ký tự nhưng thông thường thì càng ngắn càng tốt.
Tại sao Permalinks quan trọng cho SEO?
Sau khi đã hiểu permalink là gì, bạn cần biết tại sao permalinks quan trọng với SEO. Những lý do có thể kể tới là:
Khả năng đọc của người dùng: Một permalink rõ ràng và có cấu trúc tốt giúp người dùng dễ dàng hiểu được nội dung của trang web chỉ bằng cách nhìn vào URL. Điều này tăng cường trải nghiệm người dùng và có thể cải thiện tỷ lệ nhấp chuột (CTR).
Tối ưu từ khóa: Sử dụng các từ khóa chính trong permalink có thể cải thiện thứ hạng của trang web trên các công cụ tìm kiếm. URL có chứa từ khóa liên quan đến nội dung sẽ được các công cụ tìm kiếm đánh giá cao hơn.
Tính nhất quán và uy tín: Permalinks tĩnh và cố định giúp duy trì tính nhất quán trong cấu trúc URL của trang web, làm tăng tính chuyên nghiệp và độ tin cậy của trang web đối với người dùng và công cụ tìm kiếm.
Liên kết nội bộ: Sử dụng permalinks rõ ràng và có cấu trúc tốt giúp dễ dàng quản lý và tạo liên kết nội bộ, cải thiện cấu trúc trang web và hỗ trợ SEO.
Chia sẻ dễ dàng: URL ngắn gọn, có ý nghĩa dễ dàng được chia sẻ trên các nền tảng xã hội và qua email, giúp tăng lượng truy cập và tương tác với nội dung của bạn.
Hiệu quả của các công cụ tìm kiếm: Các công cụ tìm kiếm ưu tiên những URL dễ hiểu và có cấu trúc tốt. Permalinks rõ ràng giúp các công cụ tìm kiếm dễ dàng lập chỉ mục và phân loại nội dung trang web, cải thiện thứ hạng SEO tổng thể.
Permalinks rất quan trọng cho SEO
Tóm lại, permalinks không chỉ làm cho trang web dễ dàng sử dụng và quản lý hơn mà còn có ảnh hưởng lớn đến hiệu suất SEO của trang web.
Các dạng Permalinks trong WordPress
Các dạng Permalinks trong WordPress gồm có Permalink Default (mặc định), Permalink Day and Name (ngày và tên bài viết), Permalink Month and Name (tháng và tên bài viết), Permalink Numeric (chuỗi mã bài viết),... Chi tiết như sau:
Permalink Default (mặc định)
Sử dụng ID của bài viết
Ví dụ: http://example.com/?p=123
Permalink Day and Name (ngày và tên bài viết)
Sử dụng ngày và tên của bài viết
Ví dụ: http://example.com/2022/01/12/sample-post/
Permalink Month and Name (tháng và tên bài viết)
Sử dụng tháng và tên của bài viết
Ví dụ: http://example.com/2022/01/sample-post/
Permalink Numeric (chuỗi mã bài viết)
Sử dụng số thứ tự của bài viết
Ví dụ: http://example.com/archives/123
Permalink Post Name (tiêu đề bài đăng)
Sử dụng tên của bài viết
Ví dụ: http://example.com/sample-post/
Permalink Custom Structure (tùy biến)
Cho phép tùy chỉnh cấu trúc permalink theo ý muốn bằng cách sử dụng các thẻ cụ thể
Ví dụ: http://example.com/%category%/%postname%/
Các dạng Permalinks trong WordPress
Hướng dẫn tạo, tối ưu Permalink chuẩn SEO
Ở phần này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách thiết lập Permalink và thiết lập Permalink chuẩn SEO.
Cách thiết lập permalink là gì?
Để thiết lập Permalink, trước tiên bạn cần truy cập vào phần cài đặt bằng cách chọn Settings > Permalinks.
Bước 1: Chọn Settings > Permalinks
Chọn Permalinks
Bước 2: Phần thiết lập Permalink sẽ xuất hiện, bạn hãy chọn kiểu Permalink phù hợp nhất với nhu cầu của mình.
Chọn kiểu Permalink phù hợp
Ngoài ra, phần Optional cũng sẽ hiển thị bên dưới. Đây là những cài đặt tùy chọn, không bắt buộc. Tại đây có hai yếu tố chính:
Category base: Cấu trúc đường dẫn dành cho trang Category. Mặc định sẽ hiển thị dưới dạng http://tenmien.com/category/tên-category/. Bạn có thể thêm "chuyen-muc" vào phần này để đường dẫn hiển thị là http://tenmien/chuyen-muc/tên-category.
Tag base: Tùy chỉnh cấu trúc đường dẫn cho trang tag. Mặc định sẽ là http://tenmien/tag/tên-tag/. Bạn có thể thêm "the" vào link để hiển thị dưới dạng http://tenmien.com/the/tên-tag.
Như đã đề cập ở phần khái niệm, Permalink ảnh hưởng lớn đến quy trình SEO, thứ hạng của website và trải nghiệm người dùng. Do đó, bạn không nên lựa chọn Permalink chỉ dựa trên sở thích cá nhân mà cần xây dựng một kế hoạch cụ thể để đảm bảo chúng thân thiện với người dùng và được Google đánh giá cao.
Thiết lập Permalink chuẩn SEO
Để Permalink trở nên thân thiện và chuẩn SEO hơn, bạn cần lưu ý những điểm sau:
Sử dụng HTTPS: Đảm bảo website của bạn sử dụng HTTPS để bảo mật dữ liệu và thông tin truyền giữa trình duyệt và máy chủ, giúp tăng độ tin cậy của trang web.
Ngắn gọn và mô tả: Permalink cần ngắn gọn và súc tích nhưng vẫn phải mô tả được nội dung của trang web. Điều này giúp người dùng và công cụ tìm kiếm dễ dàng hiểu nội dung trang.
Chứa từ khóa SEO: Từ khóa SEO là những cụm từ mà người dùng thường tìm kiếm. Việc đưa các từ khóa này vào Permalink sẽ giúp nâng cao khả năng xếp hạng và gợi ý cho các công cụ tìm kiếm, từ đó tăng lượng truy cập vào trang web.
Ngăn cách từ bằng dấu gạch ngang: Trong Permalink, các từ nên được ngăn cách với nhau bằng dấu gạch ngang (“-”) để dễ đọc và hiểu hơn.
Viết bằng chữ thường: Tất cả các chữ cái trong Permalink nên viết bằng chữ thường để tránh các rủi ro phát sinh.
Tránh sử dụng stop words: Những từ như “a”, “the”, “on”, “and”, “is”, “of”, “you” và các từ tương tự khác được coi là stop words. Chúng không bổ sung giá trị nào và không hỗ trợ việc hiểu nội dung thực tế của trang web.
Thiết lập Permalink chuẩn SEO
Cách thay đổi Permalink mà vẫn tối ưu SEO
Khi bạn muốn thay đổi một liên kết cố định, cần thông báo cho các công cụ tìm kiếm để họ có thể cập nhật chỉ mục của mình. Nếu không thông báo, các công cụ tìm kiếm sẽ coi đó như một trang mới, dẫn đến việc mất các backlinks và gây ra lỗi 404.
Để thay đổi Permalink mà vẫn tối ưu SEO, bạn làm theo các bước sau:
Ví dụ:
Permalink hiện tại: https://bkhost.vn/blog/cach-lam-hacker
Permalink mới: https://bkhost.vn/permalinks
Bước 1: Truy cập trang ở chế độ EDIT, thay đổi URL và chọn nút UPDATE.
Thay đổi URL và chọn nút UPDATE
Bước 2: Sử dụng chương trình FTP, tìm tệp .htaccess trong thư mục ROOT của trang web của bạn. Tải tệp xuống máy tính cục bộ và chỉnh sửa bằng Notepad hoặc trình soạn thảo văn bản khác.
Bước 3: Thêm dòng sau vào tệp .htaccess và lưu lại:
Thêm dòng này
Bước 4: Tải tệp .htaccess đã chỉnh sửa trở lại lên trang web của bạn.
Bước 5: Mở một tab trình duyệt mới và kiểm tra xem mọi thứ đã hoạt động đúng như mong muốn chưa. Khi nhập URL cũ, bạn sẽ được chuyển hướng đến trang mới.
Bước 6: Sử dụng URL Inspection Tool trên Google Search Console để đảm bảo việc thay đổi không gặp bất kỳ rủi ro nào.
Kiểm tra permalink
Bước 7: Đảm bảo rằng Permalink mới xuất hiện trong XML Sitemap của bạn.
Bằng cách thực hiện các bước trên, bạn có thể thay đổi Permalink mà vẫn duy trì SEO hiệu quả.
Một số ảnh hưởng tới website khi thay đổi permalink là gì?
Thay đổi Permalink có thể ảnh hưởng đáng kể đến website của bạn theo những cách như sau:
Mất thứ hạng tìm kiếm
Khi thay đổi Permalink mà không thiết lập chuyển hướng (redirect), các công cụ tìm kiếm sẽ coi URL mới là một trang khác hoàn toàn. Điều này có thể khiến trang mất thứ hạng hiện có trên kết quả tìm kiếm.
Ví dụ: URL cũ https://example.com/blog/post-1 đã có thứ hạng cao trên Google. Khi đổi thành https://example.com/new-blog/post-1 mà không thiết lập chuyển hướng, trang mới sẽ không có thứ hạng và traffic từ URL cũ sẽ bị mất.
Mất thứ hạng tìm kiếm
Mất backlinks
Các liên kết từ các trang web khác đến URL cũ sẽ không hoạt động nữa nếu không thiết lập chuyển hướng. Điều này làm giảm giá trị SEO của trang web do mất đi các backlinks.
Ví dụ: Nếu một trang web nổi tiếng liên kết đến https://example.com/blog/post-1, khi URL này thay đổi mà không có chuyển hướng, liên kết đó sẽ dẫn đến lỗi 404.
Lỗi 404 và trải nghiệm người dùng kém:
Người dùng truy cập vào URL cũ sẽ gặp lỗi 404 nếu không có chuyển hướng, dẫn đến trải nghiệm người dùng kém và tăng tỷ lệ thoát (bounce rate).
Ví dụ: Người dùng lưu lại URL cũ https://example.com/blog/post-1 hoặc đến từ một liên kết trên mạng xã hội. Khi URL này thay đổi và không có chuyển hướng, họ sẽ gặp lỗi 404 và có thể rời khỏi trang web.
Lỗi 404 và trải nghiệm người dùng kém
Tác động đến chỉ số trang web:
Các công cụ tìm kiếm sẽ phải lập chỉ mục lại các trang có URL mới, điều này có thể tốn thời gian và ảnh hưởng đến khả năng hiển thị của trang web trong một khoảng thời gian.
Ví dụ: Google sẽ cần thời gian để tìm kiếm và lập chỉ mục URL mới https://example.com/new-blog/post-1, trong thời gian đó trang web có thể mất lượng truy cập từ công cụ tìm kiếm.
Tác động đến lưu lượng truy cập:
Mất thứ hạng tìm kiếm và backlinks dẫn đến giảm lưu lượng truy cập, ảnh hưởng trực tiếp đến lượng khách hàng tiềm năng và doanh thu.
Ví dụ: Nếu trang web bán hàng trực tuyến thay đổi URL sản phẩm từ https://example.com/product-123 đến https://example.com/shop/product-123 mà không thiết lập chuyển hướng, lưu lượng truy cập đến sản phẩm đó có thể giảm, ảnh hưởng đến doanh thu.
Tác động đến lưu lượng truy cập
Ví dụ cụ thể:
Trước khi thay đổi:
URL cũ: https://example.com/blog/post-1
Thứ hạng tìm kiếm cao, nhiều backlinks, lượng truy cập ổn định.
Sau khi thay đổi:
URL mới: https://example.com/new-blog/post-1
Ảnh hưởng nếu không có chuyển hướng 301:
URL cũ dẫn đến lỗi 404, mất thứ hạng tìm kiếm và backlinks.
Lưu lượng truy cập giảm đáng kể, ảnh hưởng đến doanh thu và uy tín của trang web.
Ảnh hưởng nếu không có chuyển hướng 301
Giải pháp:
Thiết lập chuyển hướng 301 từ URL cũ đến URL mới: Redirect 301 /blog/post-1 https://example.com/new-blog/post-1
Thông báo cho các công cụ tìm kiếm về thay đổi này thông qua Google Search Console.
Bằng cách thực hiện đúng các bước, bạn có thể giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực và duy trì hiệu quả SEO của trang web.
Tổng kết
Trên đây là toàn bộ thông tin giới thiệu về khái niệm permalink là gì mà Unica muốn gửi đến bạn. Hy vọng qua nội dung này, bạn đã có thể thiết lập và tối ưu Permalink cho website của mình một cách hiệu quả. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc chia sẻ nào trong quá trình thao tác, hãy để lại bình luận bên dưới bài viết để mọi người cùng tham khảo.
26/06/2024
163 Lượt xem
Bật mí 10 công cụ kiểm tra tốc độ trang web hiệu quả
Tốc độ tải trang web đóng vai trò quan trọng không chỉ đối với trải nghiệm người dùng mà còn đối với SEO và tỷ lệ chuyển đổi. Sau khi đã sở hữu cho mình một website đang hoạt động trên internet, chắc chắn việc mà bạn quan tâm hàng đầu là làm sao để website tải nhanh hơn. Chính vì vậy mà hiện nay, cách kiểm tra tốc độ trang web như thế nào là vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm. Thấu hiểu điều đó, bài viết sau Unica sẽ chia sẻ cho bạn 10 công cụ kiểm tra tốc độ tải trang hiệu quả, hãy bỏ túi ngay cho mình nhé.
Tốc độ của website là gì? Tại sao cần test tốc độ website?
Tốc độ của website là thời gian mà trang web của bạn cần để tải hoàn toàn trên trình duyệt của người dùng khi họ truy cập vào trang. Tốc độ tải trang được đo bằng đơn vị thời gian như: giây hoặc millisecond.
Tốc độ trang web quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự hài lòng của người dùng. Khi một trang web tải chậm, người dùng có thể không kiên nhẫn chờ đợi và sẽ rời bỏ trang của bạn. Theo Kissmetrics, trung bình 40% khách truy cập chắc chắn sẽ thoát khỏi trang web nếu quá trình tải trang mất hơn 3 giây. Điều này chính lý nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng mất cơ hội kinh doanh và giảm tỷ lệ chuyển đổi từ website đó.
Tốc độ tải trang web ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng
Ngoài ra, các công cụ tìm kiếm như Google cũng coi tốc độ trang web là một yếu tố quan trọng trong việc xếp hạng trang web. Google đã công bố rằng tốc độ trang web là một trong những yếu tố đánh giá trong thuật toán xếp hạng của họ. Trang web nhanh hơn có khả năng xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm, đồng thời thu hút lưu lượng truy cập lớn hơn. Vì vậy, để đạt được hiệu quả SEO tốt, việc test và tối ưu hóa tốc độ trang web là điều vô cùng cần thiết.
10 Công cụ kiểm tra tốc độ website hiệu quả
Để đảm bảo rằng trang web của bạn đạt được tốc độ tối ưu, hãy sử dụng những công cụ kiểm tra sau đây để đo lường và cải thiện hiệu suất của nó.
Kiểm tra test tốc độ website bằng Google PageSpeed Insights
Google PageSpeed Insights là một công cụ phổ biến được sử dụng bởi các chủ sở hữu website độc lập và doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Công cụ này không chỉ kiểm tra tốc độ tải trang web mà còn cung cấp cho người dùng một báo cáo chi tiết về hiệu suất của trang web. Bạn có thể dễ dàng sử dụng PageSpeed trên cả máy tính và thiết bị di động.
Hơn cả một công cụ sử dụng để đo lường tốc độ, PageSpeed Insights còn hỗ trợ chấm điểm trang từ 0 đến 100. Điểm số càng cao càng thể hiện tốc độ tải trang web của bạn nhanh. Để đảm bảo trang web hoạt động ổn định và có tốc độ tối ưu, mức điểm được khuyến nghị là từ 85 trở lên.
Kiểm tra test tốc độ website bằng Google PageSpeed Insights
Với tính năng dễ sử dụng, PageSpeed Insights hiện đang là công cụ lý tưởng cho những ai mới bắt đầu trong lĩnh vực SEO. Cách kiểm tra tốc độ trang web của công cụ này như sau: Bạn truy cập vào công cụ, nhập URL của trang web cần kiểm tra, và nhấn nút Analyze để công cụ tính toán và hiển thị điểm số cũng như màu chỉ báo hiệu suất như sau:
Điểm kém (0 – 49): màu đỏ.
Điểm trung bình (50 – 89): màu cam.
Điểm tốt (90 – 100): màu xanh.
Công cụ Think With Google - kiểm tra tốc độ website như thế nào?
Think With Google không phải là công cụ trực tiếp để đo tốc độ website giống như Google PageSpeed Insights. Thay vào đó, nó cung cấp một công cụ khác có tên là "Test My Site" để đánh giá trải nghiệm tải trang trên thiết bị di động.
Test My Site là một công cụ miễn phí từ Google, được thiết kế để đánh giá và đo lường tốc độ tải trang trên thiết bị di động. Bằng cách nhập URL của trang web vào công cụ này, nó sẽ kiểm tra và cung cấp báo cáo chi tiết về thời gian tải trang, hiệu suất và các khuyến nghị cụ thể để cải thiện trải nghiệm người dùng.
Sử dụng công cụ Think With Google để thực hiện cách kiểm tra tốc độ trang web
Báo cáo từ công cụ Test My Site sẽ cung cấp thông tin về thời gian tải trang trung bình, tỷ lệ thoát trang, so sánh với các trang web tương tự và những khuyến nghị để người dùng dễ dàng tối ưu hóa tốc độ tải trang trên thiết bị di động hơn.
Pingdom Website Speed Test để đánh giá tốc độ website
Nếu bạn đang không biết cách kiểm tra tốc độ trang web bằng công cụ nào, hãy sử dụng Pingdom Website Speed Test. Pingdom là một công cụ đánh giá tốc độ website được cộng đồng SEO đánh giá rất cao. Nó cung cấp một báo cáo toàn diện về hiệu suất của website, bao gồm 4 phần chính:
Waterfall breakdown: Cung cấp chi tiết về từng tài nguyên được tải, bao gồm kích thước và thời gian load.
Hiển thị: Phân tích về kích thước trang, số lượng yêu cầu và thời gian tải trang đầy đủ.
Phân tích trang: Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ như kích thước trung bình của các tệp và thời gian tải.
Lịch sử: Theo dõi diễn biến tốc độ website theo thời gian.
Pingdom Website Speed Test đánh giá tốc độ website nhanh chóng
Với Pingdom, bạn sẽ dễ dàng nắm bắt các thông tin quan trọng như kích thước và số lượng yêu cầu trên mỗi tên miền. Công cụ này có thể phân tích chi tiết các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ như: hình ảnh, Flash, Video, CSS, RSS và Audio.
Công cụ đánh giá tốc độ trang Dareboost
Thoạt nhìn, Dareboost có vẻ không có nhiều khác biệt với các công cụ có chức năng tương tự. Tuy nhiên, khi bạn bắt đầu sử dụng, bạn sẽ nhanh chóng nhận ra những tính năng độc đáo của nó. Một điều đáng chú ý khi sử dụng phần mềm này là người dùng sẽ cần phải đăng ký tài khoản miễn phí để sử dụng Dareboost. Mặc dù điều này có thể hơi phiền toái ban đầu, nhưng khi đăng ký Dareboost sẽ cung cấp những tính năng rất xứng đáng.
Điểm mạnh chính của Dareboost nằm ở cách nó hiển thị dữ liệu một cách trực quan và chi tiết. Các biểu đồ, đồ thị và chú thích cung cấp cho bạn một cái nhìn toàn diện về hiệu suất trang web. Đặc biệt, tính năng video phân tích quá trình tải trang rất hữu ích, cho phép bạn quan sát chính xác những gì người dùng của mình nhìn thấy khi truy cập trang web.
Công cụ test tốc độ website WebPageTest
WebPagetest được thiết kế để kiểm tra hiệu suất website từ nhiều vị trí trên khắp thế giới. Công cụ sử dụng các trình duyệt phổ biến như: Internet Explorer, Edge và Chrome để đưa ra đánh giá toàn diện.
Điểm nổi bật của WebPagetest chính là khả năng phân tích chi tiết quá trình tải trang. Sau khi chạy các bài kiểm tra, bạn sẽ nhận được các biểu đồ waterfall, giúp bạn visualize việc tải các tài nguyên trên trang web. Từ đó, bạn có thể dễ dàng nhận diện và khắc phục các điểm nghẽn, cải thiện tối đa tốc độ tải.
WebPagetest được thiết kế để kiểm tra hiệu suất website
Ngoài ra, WebPagetest còn có khả năng kiểm tra các giao dịch nhiều bước, quay video quá trình tải trang và thậm chí chặn một số nội dung để đánh giá hiệu suất. Những tính năng này giúp bạn có được cái nhìn toàn diện về trải nghiệm người dùng trên trang web của mình.
Google Test My Site
Công cụ sử dụng để thực hiện cách kiểm tra tốc độ trang web mà Unica muốn chia sẻ với bạn đó là Google Test My Site. Google Test My Site cho phép bạn đo lường tốc độ tải trang web trên các thiết bị di động. Công cụ này cung cấp cho bạn một báo cáo chi tiết về thời gian tải, so sánh hiệu suất với các trang web cạnh tranh. Từ đó, bạn có thể nhanh chóng nhận ra những điểm yếu cần cải thiện để tối ưu hóa trải nghiệm người dùng.
Bên cạnh đó, Google Test My Site còn gợi ý những giải pháp cải thiện hiệu suất một cách cụ thể. Các đề xuất này bao gồm: việc tối ưu hóa cấu trúc trang web, tối ưu hóa hình ảnh, sử dụng nội dung AMP, v.v. Nhờ đó, bạn có thể thực hiện những thay đổi cần thiết một cách hiệu quả, giúp trang web của mình tải nhanh hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng di động.
Ngoài ra, Google Test My Site còn cung cấp các chỉ số về trải nghiệm người dùng như thời gian tương tác, tỷ lệ thoát, v.v. Những chỉ số này sẽ giúp bạn đánh giá chất lượng dịch vụ một cách toàn diện, từ đó đưa ra những điều chỉnh phù hợp.
Google Test My Site cung cấp các chỉ số về trải nghiệm người dùng
KeyCDN Website Speed Test
KeyCDN Website Speed Test là một công cụ đáng tin cậy để kiểm tra hiệu năng và an toàn của website. Với tùy chọn kiểm tra từ 14 địa điểm khác nhau, nó có thể cung cấp một bức tranh toàn cảnh về tốc độ tải trang của trang web trên nhiều khu vực địa lý.
Ngoài việc đánh giá tốc độ tải trang, KeyCDN còn có khả năng thực hiện kiểm tra tấn công SSL FREAK. Điều này giúp đảm bảo an toàn cho phương thức mã hóa SSL/TLS của trang web, mang lại sự yên tâm cho chủ sở hữu website. Với bộ tính năng toàn diện, KeyCDN trở thành một công cụ phân tích hiệu năng website đáng tin cậy và thiết yếu.
Dotcom-Monitor
Sử dụng công cụ Dotcom-Monitor cũng giúp bạn thực hiện cách kiểm tra tốc độ trang web hiệu quả. Công cụ cung cấp một bộ công cụ miễn phí vô cùng hữu ích cho việc kiểm tra hiệu năng của website. Với khả năng thực hiện test từ 20 địa điểm khác nhau trên toàn cầu, bạn có thể đánh giá trải nghiệm truy cập trang web trên nhiều loại trình duyệt và thiết bị di động.
Một điểm nổi bật của Dotcom là tính năng cho phép thực hiện tất cả các bài kiểm tra cùng một lúc. Sau khi hoàn thành, bạn sẽ nhận được báo cáo chi tiết về hiệu suất trang web, cũng như các báo cáo waterfall riêng lẻ từ mỗi vị trí kiểm tra. Với sự tiện lợi và tính toàn diện của bộ công cụ này, Dotcom trở thành lựa chọn ưu việt để đánh giá và cải thiện trải nghiệm người dùng khi truy cập vào website.
Công cụ Dotcom-Monitor giúp kiểm tra tốc độ trang web hiệu quả
Geek Flare
Geek Flare là một công cụ đo lường hiệu năng website toàn diện. Ngoài các tính năng kiểm tra tốc độ tải trang tiêu chuẩn, công cụ này còn cung cấp nhiều chỉ số chi tiết hơn để giúp bạn có cái nhìn sâu sắc về hiệu suất của website. Chẳng hạn, Geek Flare sẽ cung cấp cho bạn số liệu về kích thước trang, ảnh chụp màn hình, số lượng yêu cầu theo loại, cũng như Time to First Byte - một chỉ số quan trọng đánh giá thời gian phản hồi của máy chủ.
Với khả năng kiểm tra từ nhiều địa điểm trên toàn cầu, Geek Flare mang lại cái nhìn toàn diện về hiệu suất của trang web trên máy tính để bàn và thiết bị di động. Có thể nói, đây là một công cụ đắc lực để giúp bạn thực hiện cách kiểm tra tốc độ trang web hiệu quả, phân tích và cải thiện trải nghiệm người dùng.
YSlow
YSlow là một công cụ miễn phí, mã nguồn mở dành cho các nhà phát triển web. Được xây dựng dựa trên 23 trong số 34 quy tắc "Best Practices for Speeding Up Your Web Site" của Yahoo, YSlow cung cấp một bức tranh toàn cảnh về hiệu suất của một trang web. Điểm đặc biệt của YSlow là nó có thể tích hợp sâu vào trình duyệt web thông qua plugin cho Firefox, cho phép truy cập chi tiết vào thông tin thành phần của trang qua Firebug Net Panel.
YSlow là một công cụ kiểm tra tốc độ website miễn phí
Ngoài ra, YSlow còn có phiên bản dòng lệnh để chạy trên máy chủ Node.js và PhantomJS, mở rộng khả năng tích hợp vào quy trình phát triển của bạn. Với các tính năng toàn diện và khả năng tùy biến cao, YSlow là công cụ không thể thiếu trong bộ arsenal của mọi nhà phát triển quan tâm đến tối ưu hóa hiệu năng website.
Câu hỏi thường gặp
Câu 1: Tốc độ website bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?
Tốc độ tải trang của một website phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:
Kích thước và định dạng của các tệp tin như hình ảnh, video, CSS, JavaScript.
Cách thức tối ưu hóa và nén các tệp tin.
Số lượng yêu cầu HTTP cần thiết để tải trang.
Khoảng cách và tốc độ kết nối giữa máy khách và máy chủ.
Tài nguyên được lưu trữ trong bộ nhớ cache của trình duyệt.
Cấu hình và hiệu suất của máy chủ.
Việc tối ưu hóa các yếu tố này là cần thiết để cải thiện tốc độ tải trang, mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.
Vâu 2: Tốc độ tải trang lý tưởng là bao nhiêu?
Các nghiên cứu cho thấy tốc độ tải trang lý tưởng nên ở mức dưới 3 giây. Cụ thể:
Dưới 1 giây: Người dùng cảm thấy trang tải rất nhanh, tạo ra trải nghiệm tuyệt vời.
1-3 giây: Đây là khoảng thời gian tối ưu, người dùng không cảm thấy bị gián đoạn và vẫn giữ được sự chú ý.
Trên 3 giây: Người dùng bắt đầu cảm thấy bất tiện, có thể bỏ cuộc và rời khỏi trang web.
Vì vậy, mục tiêu tối ưu hóa tốc độ tải trang nên nhằm đạt được thời gian dưới 3 giây, tối ưu nhất là dưới 1 giây để mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng.
Kết luận
Trên đây là danh sách 10 công cụ thực hiện cách kiểm tra tốc độ trang web hàng đầu hiện nay mà các SEOer bắt buộc phải biết đến. Tuy nhiên, để thu được lợi ích tối đa, bạn cần phải phân tích và lựa chọn những công cụ thực sự phù hợp với website của mình. Chúc các bạn thành công trong việc tối ưu hóa tốc độ tải trang giúp nâng cao trải nghiệm người dùng một cách tốt nhất.
25/06/2024
153 Lượt xem
Google Hummingbird là gì? Cách SEO Website thân thiện với Google Hummingbird
Tính đến thời điểm hiện tại, Google đã cho ra mắt rất nhiều thuật toán khác nhau, tiêu biểu trong số đó là Google Hummingbird. Google Hummingbird ra mắt vào năm 2013 với mục đích chính là mang tới những kết quả tìm kiếm nhanh, phù hợp và chính xác nhất cho người dùng. Để hiểu cụ thể Google Hummingbird là gì? Cách thức hoạt động của Hummingbird ra sao? Hãy cùng Unica khám phá trong nội dung bài viết sau đây nhé.
Hummingbird là gì?
Hummingbird là một thuật toán của Google, khi dịch ra tiếng anh nó có nghĩa là "chim ruồi". Đúng như tên gọi của nó, thuật toán này có đặc tính rất chính xác và nhanh chóng. Chức năng chính của Google Hummingbird là mang đến cho người dùng những kết quả tìm kiếm nhanh chóng, tốt và chính xác nhất, phù hợp với yêu cầu của họ.
Google Hummingbird phân tích nhu cầu của người dùng qua từ khóa được tìm kiếm, thiết bị, vị trí, bố cảnh cũng như thời gian thực hiện truy vấn. Tức là nó đưa kết quả tìm kiếm chi tiết dựa trên nhiều phương diện chứ không chỉ đơn thuần là đặt trọng tâm vào từ khoá. Hummingbird chú trọng vào từng từ, từng chữ trong yêu cầu tìm kiếm của người dùng nên đảm bảo đưa ra kết quả chính xác nhất.
Hummingbird là gì?
Ví dụ: Bạn đang ở khu vực Cầu Giấy - Hà Nội và bạn muốn tìm kiếm thông tin với từ khoá là “lẩu kim chi Hàn Quốc” để xem nhà hàng nào đang gần mình nhất. Khi này, kết quả tìm kiếm sẽ bao gồm những quán lẩu kim chi Hàn Quốc được Google đánh giá là ngon gần bạn nhất và kết quả này sẽ được sếp theo đánh giá từ cao xuống thấp.
Google Hummingbird ra đời đã thay đổi công cụ tìm kiếm đáng kể. Khi này Google không chỉ đơn thuần là một công cụ tìm kiếm nữa mà nó đã thông minh và giống người hơn. Giờ đây, các công cụ tìm kiếm đã có khả năng hiểu được khái niệm và mối quan hệ giữa các từ khoá riêng lẻ với nhau.
Lịch sử ra đời
Hummingbird được gã khổng lồ Google công bố vào ngày 26/3/2013 tại sự kiện 15 năm thành lập. Tuy nhiên, thực chất thuật toán này đã được đưa vào hoạt động từ 1 tháng trước khi được chính thức đưa vào công bố.
Hummingbird được công bố vào ngày 26/3/2013
Hummingbird ra đời hoạt động khác hoàn toàn so với các thuật toán khác của Google như Panda và Penguin. Google Hummingbird không mang tính chất bổ sung, cải thiện cho những thuật toán hiện có mà có vai trò như một sự thay thế tuyệt đối luôn. Hơn cả một bản cập nhật, Hummingbird là một hệ thống thuật toán tìm kiếm hoàn toàn mới, được thiết kế để hiểu và xử lý các truy vấn của người dùng một cách hiệu quả nhất.
Theo Amit Singhal - giám đốc của Google tại thời điểm đó đã nói với Danny Sullivan rằng: Lần đầu tiên kể từ năm 2001 lại xuất hiện được một thuật toán mới mẻ và hữu ích như vậy.
Cách hoạt động của Google Hummingbird
Nguyên lý hoạt động chính của Google Hummingbird đó là dựa trên từ khoá phụ để đánh giá bài viết. Hầu hết các công cụ tìm kiếm cũ của Google đều chỉ quan tâm đến từ khoá chính và mật độ chúng xuất hiện trên website nhưng Google Hummingbird lại khác. Google Hummingbird sẽ đánh giá cao các bài viết chứa từ khoá phụ hoặc các từ đồng nghĩa với từ khoá chính.
Dựa vào có từ khoá có liên quan với từ khoá chính, Hummingbird có thể phán đoán ra ngữ cảnh và mục đích của việc tìm kiếm. Từ đó, xác định cụ thể xem Google đang muốn gì và đưa ra kết quả phù hợp, đáp ứng chất lượng tốt nhất nhu cầu của người dùng.
Cách thức hoạt động của Google Hummingbird
Lưu ý: Để đem lại hiệu quả tìm kiếm tốt nhất thì key phụ cần phải có liên quan và sát nghĩa với key chính. Điều này sẽ giúp Google đánh giá cao và dễ dàng đưa bài viết lên top kết quả tìm kiếm liên quan.
Tính năng của thuật toán Google Hummingbird là gì?
Nếu bạn là dân SEO, chắc chắn bạn sẽ rất quen thuộc với 2 thuật toán là Google Panda và Google Penguin. Vậy Google Hummingbird có gì khác biệt mà lại được đánh giá cao hơn cả 2 thuật toán này. Sau đây Unica sẽ chia sẻ tính năng của Google Hummingbird là gì cho bạn tham khảo:
Quá trình ảnh hưởng tới website: Nếu như Google Panda giúp giảm xếp hạng của những website có chất lượng thấp, Google Penguin giảm xếp hạng của những website nhồi nhét từ khoá hoặc spam link thì Google Hummingbird sẽ không có ảnh hưởng tiêu cực gì đến website của bạn.
Phân tích từ khoá tìm kiếm: Ưu điểm lớn nhất của Google Hummingbird khác hoàn toàn với những thuật toán của Google đó là tìm kiếm dựa vào mong muốn của người dùng thay vì chỉ tập trung bằng việc tìm kiếm qua từ khoá riêng lẻ. Google Hummingbird phân tích tìm kiếm dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm: từ khoá, vị trí, ngữ cảnh, thời gian, thiết bị tìm kiếm,... Điều này giúp Google đưa ra kết quả chính xác nhất, phù hợp với đúng nhu cầu tìm kiếm của người dùng. Những kết quả được Google đưa ra không chỉ khớp với từ khoá chính mà còn khớp với những từ khóa liên quan (từ bổ nghĩa, đồng nghĩa).
Google Hummingbird tìm kiếm dựa vào mong muốn của người dùng
Khả năng tìm kiếm bằng giọng nói: Đây là tính năng ưu việt hơn cả mà những thuật toán khác không hề có. Tính năng này hiện đang được người dùng đón nhận và cho phản hồi đánh giá rất tốt bởi nó dễ sử dụng, tiện lợi cho cả người già lẫn trẻ em.
Khả năng tối ưu cho thiết bị di động: Hummingbird là một bước tiến mới đối với các thuật toán tìm kiếm. Bên cạnh khả năng tối ưu tìm kiếm trên web, Hummingbird còn có khả năng tối ưu cho thiết bị di động giúp các kết quả tìm kiếm hiển thị trên thiết bị di động được tốt nhất.
Lợi ích khi sử dụng thuật toán con chim ruồi Hummingbird
Thuật toán Google Hummingbird ra đời mang lại cho người dùng rất nhiều lợi ích. Vậy cụ thể lợi ích của Google Hummingbird là gì, các bạn hãy khám phá câu trả lời trong nội dung chia sẻ dưới đây nhé.
Hỗ trợ người dùng tìm kiếm thông tin trong thời gian ngắn nhất: Khác với những thuật toán tìm kiếm khác, Google Hummingbird có khả năng tìm kiếm nâng cao nhờ việc khớp toàn bộ cụm từ trong tìm kiếm, phân tích sâu về ngữ nghĩa cũng như bối cảnh. Nhờ đó, mang lại những kết quả tìm kiếm phù hợp và chính xác nhất cho người dùng. Hummingbird ra đời được chỉ định để giải đáp những truy vấn tìm kiếm phức tạp của người dùng, cải thiện câu hỏi có sẵn trong Knowledge graph và Semantic search.
Nắm bắt những dự án tìm kiếm của người dùng và đưa ra gợi ý: Thuật toán Hummingbird sẽ phân tích ngữ cảnh, từ khóa, thời gian và thiết bị tìm kiếm. Từ đó, Google hiểu được ý định và mong muốn của người dùng sau cụm từ tìm kiếm. Sau đó, đưa ra những gợi ý chính xác và phù hợp nhất với bạn. Hummingbird rất thông minh trong việc tìm kiếm kết quả của người dùng, bởi khả năng phân tích ý định truy vấn cực chính xác. Từ đó, đưa ra kết quả chọn lọc cực chính xác.
Giúp Google kiếm thêm tiền từ quảng cáo: Mục đích ra đời của thuật toán Hummingbird đó là mang lại trải nghiệm tìm kiếm tốt nhất cho người dùng. Chính vì vậy, Google sẽ giữ người dùng ở lại lâu hơn trên trang tìm kiếm. Nhờ đó, số lần bài quảng cáo hiển thị được nhiều hơn và chắc chắn họ đã được lợi từ việc này.
Google Hummingbird hỗ trợ người dùng tìm kiếm thông tin nhanh nhất
Dấu hiệu của Hummingbird tấn công website
Dấu hiệu nhận biết Hummingbird đó là:
Thứ hạng website giảm, đột nhiên bị xuống dốc mà không vì một lý do nào cả.
Lưu lượng website giảm đáng kể do Hummingbird tập trung vào ngữ cảnh của truy vấn tìm kiếm,nếu những truy vấn tìm kiếm không phù hợp với nội dung website sẽ không hiển thị.
Tỷ lệ thoát trang cao do người dùng không hài lòng với nội dung trên website của bạn.
Vấn đề thường hay gặp nhất của của website bị Hummingbird tấn công đó là Google đánh lỗi spam khiến khả năng hiển thị top trên các công cụ tìm kiếm giảm. Tuy nhiên, không phải tất cả các website đều sẽ gặp vấn đề từ bản cập nhật này. Rất nhiều SEOer nghĩ rằng, website của họ bị tụt hạng hoặc bị giảm lưu lượng truy cập là do thuật toán Hummingbird gây ra. Tuy nhiên để biết nguyên nhân cụ thể, bạn cần kiểm tra danh sách đầy đủ các bản cập nhật Google thì mới biết được.
Khi kiểm tra các bản cập nhật Google bạn sẽ chỉ ra được những tác nhân thay đổi của website. Nhờ đó bạn sẽ biết được nguyên nhân website tụt top hay giảm truy cập là do lỗi Panda, Penguin hay Hummingbird. Thực tế từ trước đến nay, Hummingbird không hề tác động tiêu cực trực tiếp đến web.
Làm sao để SEO Website thân thiện với Google Hummingbird?
Thuật toán chim ruồi của Google tập trung rất nhiều vào nội dung để nhằm mục đích mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Hummingbird hướng đến người dùng là chính. Vì vậy, những trang nào đáp ứng được điều này sẽ được Google đánh giá cao và cho khả năng lên top nhanh. Vậy để website thân thiện với Google Hummingbird thì phải làm như thế nào? Sau đây Unica sẽ chia sẻ chi tiết cho bạn.
Xây dựng nội dung web hướng đúng đến đối tượng khách hàng mục tiêu
Ngay từ ban đầu khi xây dựng website và tiến hành tối ưu nó, bạn đã phải xác định cho mình nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu mà mình hướng đến. Từ nhóm khách hàng này, bạn sẽ dễ dàng xây dựng bộ từ khoá và triển khai nội dung website sao cho phù hợp nhất với nhu cầu tìm kiếm của khách hàng.
Xây dựng nội dung web hướng đúng đến đối tượng khách hàng mục tiêu
SEOer khi xây dựng web và làm bộ từ khoá, tuyệt đối không nên hình dung mô hình một cách chung chung mà phải cụ thể hoá nó lên. Bộ từ khoá cần phải được đưa ra theo mô hình 5W, đó là: Who (Đối tượng là ai), When (Khi nào), What (Cái gì), Where (Ở đâu), Why (Lý do là gì).
Khi làm được điều này, bạn sẽ biết mình cần phải triển khai nội dung như thế nào. Từ đó nội dung sẽ thực tiễn, hữu ích và dễ hiểu hơn với cả người dùng và Google. Khi này, việc lên top là hiển nhiên.
Tạo sự đa dạng ngữ nghĩa từ khóa trên website
Như đã chia sẻ rất nhiều ở phần Google Hummingbird là gì? Hummingbird sẽ không đánh giá và đưa ra kết quả chỉ dựa vào từ khoá riêng lẻ mà nó xét trên nhiều khía cạnh. Vì vậy để SEO website hiệu quả thân thiện với Google Hummingbird, bạn cần phải biết cách liệt kê từ khoá, từ một từ khóa chính mở rộng ra thành nhiều từ khóa khác có liên quan khác. Và từ khoá này cần phải có liên hệ mật thiết với từ khoá chính.
Sau khi đã liệt kê được từ khoá, tiếp theo bạn cần chọn lọc và phân loại các từ khoá sao cho hợp lý nhất. Cụ thể:
Từ khoá phụ hay chính là từ khoá đồng nghĩa, mang cùng ý nghĩa với từ khoá chính nhưng sẽ được diễn tả theo nhiều cách khác nhau.
Từ khóa phổ nghĩa, phục vụ cho việc diễn giải, bổ sung nghĩa cho từ khoá chính. Từ khoá bổ nghĩa thường được dùng để làm các heading nhỏ trong bài.
Từ khoá ngữ nghĩa là những từ khoá mà khi nhắc đến người dùng sẽ nghĩ ngay đến từ khoá chính.
Tìm hiểu từ khoá mở rộng để đáp ứng hiệu quả nhu cầu tìm kiếm của người dùng
Xây dựng cấu trúc website rõ ràng
Để website thân thiện với thuật toán Google Hummingbird, bạn cần xây dựng cấu trúc website rõ ràng, dễ hiểu. Khi website có một cấu trúc tối ưu thì Google dễ dàng thu thập thông tin và đánh giá xếp hạng cao hơn.
Gợi ý giúp xây dựng cấu trúc website rõ ràng đó là:
Sử dụng sitemap: Sitemap giúp Google hiểu rõ cấu trúc website và giúp Google dễ dàng thu thập thông tin về website của bạn hơn.
Sử dụng URL thân thiện với SEO: URL là địa chỉ của một trang web. URL thân thiện với SEO cần phải ngắn gọn, dễ hiểu và chứa từ khóa liên quan đến nội dung trang.
Sử dụng hệ thống phân cấp rõ ràng: Để website thân thiện bạn nên được tổ chức thành các danh mục và trang con theo một hệ thống phân cấp rõ ràng. Điều này giúp Google dễ dàng hiểu được mối quan hệ giữa các trang trên website của bạn.
Sử dụng thẻ tiêu đề (heading tags) phù hợp: Thẻ tiêu đề (heading tags) giúp Google hiểu được nội dung chính của mỗi trang. Bạn nên sử dụng thẻ tiêu đề H1 cho tiêu đề chính của trang, thẻ tiêu đề H2 cho các tiêu đề phụ,...
Xây dựng liên kết chặt chẽ và thân thiện
Ngoài những yếu tố đã chia sẻ ở trên, để website thân thiện với Hummingbird, bạn cũng cần phải xây dựng liên kết chặt chẽ, chất lượng cao và có liên quan trực tiếp đến nội dung website. Cụ thể cách xây dựng liên kết website chặt chẽ và thân thiện như sau:
Xây dựng liên kết chặt chẽ và thân thiện
Tập trung vào chất lượng backlink: Tìm kiếm backlink từ các website uy tín và có liên quan đến nội dung website của bạn, tránh xây dựng backlink từ các website có chất lượng thấp. Bên cạnh đó bạn cũng phải sử dụng đa dạng loại backlink, bao gồm: backlink từ bài viết, hình ảnh, video, infographic,... để mang lại hiệu quả cao nhất.
Xây dựng backlink một cách tự nhiên: Sử dụng anchor text đa dạng và tự nhiên, tốt nhất là nên xây dựng backlink bằng cách chia sẻ nội dung chất lượng cao trên các website khác.
Theo dõi hiệu quả backlink: Sử dụng các công cụ SEO để theo dõi hiệu quả backlink, sau đó phân loại, xác định và loại bỏ các backlink độc hại.
Tận dụng sức mạnh của phương tiện truyền thông
Nếu muốn sở hữu một website thân thiện với Google Hummingbird để mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng giúp lên top nhanh chóng, bạn nhất định phải tận dụng sức mạnh của truyền thông. Khi đăng thông tin của website len các kênh truyền thông, bạn sẽ gia tăng các lần đề cập, xây dựng được tầm nhìn thương hiệu rộng hơn. Như vậy, lưu lượng truy cập thu về rất nhiều, website của bạn chắc chắn sẽ được đánh giá tốt hơn.
Câu hỏi thường gặp
Câu 1: Sự khác biệt của Google Hummingbird so với các thuật toán khác
Thời điểm khi Danny Sullivan và Amit Singhal đang là giám đốc của Google, trong một cuộc phỏng vấn Amit Singhal đã có sự so sánh giữa Google Hummingbird và các thuật toán khác như sau: “Các thuật toán Panda và Penguin như những động cơ được thay bộ lọc dầu mới hoặc một động cơ cải tiến được đưa vào thì Hummingbird là một khối động cơ hoàn toàn mới, dù nó có sử dụng một số bộ phận tương tự các động cơ cũ như Penguin và Panda”.
Qua chia sẻ đó thì ta có thể thấy được sự khác biệt khá dễ dàng giữa Google Hummingbird so với các thuật toán khác, cụ thể như sau:
Google Panda: Tác động trực tiếp đến việc làm xếp hạng của các website có chất lượng thấp.
Google Penguin: Tác động làm giảm xếp hạng của các website đang có hiện tượng spam từ khóa.
Trong khi đó, thuật toán Google Hummingbird sẽ lại không có gì ảnh hưởng tiêu cực đến các website.
Ngoài ra, điểm khác biệt giữa Google Hummingbird với các thuật toán khác còn là ở tính năng tìm kiếm bằng giọng nói. Ngay từ khi ra đời, tính năng này đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía user bởi khả năng tìm kiếm bằng giọng nói vô cùng chính xác, tiện lợi và dễ sử dụng, phù hợp với nhiều đối tượng.
Câu 2: Cơ hội mà Google Hummingbird mang lại đối với SEO là gì?
Google Hummingbird ra đời như một lời thông báo tới các chủ website rằng:
Google càng ngày càng hướng tới nhu cầu của người dùng, đặt mục tiêu tăng cường hiểu biết về ý định của người dùng đằng sau những tìm kiếm của họ.
Thay vì coi truy vấn của người dùng như chuỗi từ khoá thì giờ đây Google chú trọng truy vấn nhiều hơn cho toàn bộ ngữ cảnh.
Google Hummingbird ra đời đã thu hẹp khoảng cách giữa thực tiễn cũ, spam và hướng tới SEO hiện đại. Khi nội dung website của bạn phù hợp với mục đích tìm kiếm của người dùng thì website của bạn không chỉ được xếp hạng tốt mà còn được thân thiện với người dùng. Từ đó, tăng traffic tự nhiên, tạo chuyển đổi tốt hơn.
Kết luận
Bài viết trên đây là toàn bộ thông tin xoay quanh thuật toán Google Hummingbird là gì cho bạn tham khảo. Thuật toán này ra đời giúp Google có được một diện mạo hoàn toàn mới, trở nên thông minh và nhạy bén hơn mỗi khi đưa ra kết quả tìm kiếm theo truy vấn của người dùng. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn được thông tin hữu ích, qua đó có thể vận dụng nhiều hơn trong quá trình SEO của mình.
31/05/2024
136 Lượt xem
Cách tìm từ khóa chuẩn seo chính xác cho người mới bắt đầu
Từ khóa chuẩn Seo là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định bài viết có thể lên top hay không. Vậy làm thế nào để tìm được những từ khóa này? Trong bài viết hôm nay, Unica sẽ hướng dẫn bạn cách tìm từ khóa chuẩn seo nhanh và đơn giản nhất. Mời các bạn cùng chúng tôi theo dõi.
Vai trò của nghiên cứu từ khóa trong SEO
Nghiên cứu từ khóa đóng vai trò quan trọng trong SEO. Dưới đây là những vai trò chính của nghiên cứu từ khóa trong SEO:
Giúp xác định từ khóa mục tiêu: Nghiên cứu từ khóa giúp xác định những từ và cụm từ mà người dùng thường xuyên tìm kiếm liên quan đến sản phẩm, dịch vụ hoặc nội dung của bạn. Điều này giúp bạn biết được đâu là những từ khóa mục tiêu cần tập trung vào.
Giúp xác định từ khóa mục tiêu
Tăng cường khả năng hiển thị: Khi bạn tối ưu hóa nội dung của mình với các từ khóa mục tiêu, khả năng xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của bạn sẽ tăng lên. Điều này dẫn đến việc thu hút nhiều lượng truy cập tự nhiên hơn từ các công cụ tìm kiếm như Google.
Hiểu rõ nhu cầu của người dùng: Nghiên cứu từ khóa giúp bạn hiểu rõ hơn về những gì người dùng đang tìm kiếm, nhu cầu và mối quan tâm của họ. Từ đó, bạn có thể tạo ra nội dung phù hợp và hữu ích, đáp ứng được nhu cầu của người dùng.
Hiểu rõ nhu cầu của người dùng
Cạnh tranh với đối thủ: Việc thực hiện cách tìm từ khóa chuẩn seo cũng bao gồm việc xem xét từ khóa mà các đối thủ cạnh tranh đang sử dụng. Điều này giúp bạn tìm ra các cơ hội chưa được khai thác hoặc tìm cách vượt qua đối thủ trong việc thu hút lưu lượng truy cập từ tìm kiếm.
Tối ưu hóa nội dung và trang web: Khi bạn đã xác định được từ khóa mục tiêu, bạn có thể tối ưu hóa tiêu đề, thẻ meta, nội dung, URL, và các yếu tố khác trên trang web của mình để cải thiện thứ hạng tìm kiếm. Điều này làm cho trang web của bạn trở nên thân thiện hơn với các công cụ tìm kiếm.
Xây dựng chiến lược nội dung: Nghiên cứu từ khóa giúp xác định những chủ đề và nội dung mà bạn cần phải phát triển để đáp ứng nhu cầu của người dùng. Điều này giúp bạn xây dựng một chiến lược nội dung dài hạn, từ đó giữ chân người dùng và tăng cường sự tương tác.
Xây dựng chiến lược nội dung
Theo dõi và đánh giá hiệu quả: Thông qua việc theo dõi các từ khóa mà bạn đã tối ưu hóa, bạn có thể đánh giá hiệu quả của các chiến dịch SEO. Điều này giúp bạn điều chỉnh chiến lược nếu cần thiết để đạt được kết quả tốt hơn. Nghiên cứu từ khóa là bước đầu tiên và không thể thiếu trong quá trình tối ưu hóa SEO. Nó giúp bạn đưa ra các quyết định chính xác và hiệu quả, từ đó cải thiện thứ hạng của trang web trên các công cụ tìm kiếm và tăng cường lượng truy cập tự nhiên.
Các loại từ khóa trong SEO (dựa trên mục đích tìm kiếm)
Trước khi tới với cách tìm từ khóa chuẩn seo, bạn cần biết các loại từ khóa trong SEO. Trong SEO, từ khóa có thể được phân loại dựa trên mục đích tìm kiếm của người dùng. Dưới đây là định nghĩa và ví dụ cho các loại từ khóa chính dựa trên mục đích tìm kiếm:
Từ khóa thông tin (Informational Keywords)
Định nghĩa: Từ khóa thông tin là những từ khóa mà người dùng sử dụng để tìm kiếm thông tin, kiến thức hoặc giải đáp thắc mắc. Người dùng thường không có ý định mua sắm khi sử dụng những từ khóa này.
Ví dụ:
"Cách trồng cây cảnh trong nhà"
"Lịch sử chiến tranh thế giới thứ hai"
"Lợi ích của việc uống trà xanh"
Từ khóa thông tin là những từ khóa mà người dùng sử dụng để tìm kiếm thông tin, kiến thức hoặc giải đáp thắc mắc
Từ khóa điều hướng (Navigational Keywords)
Định nghĩa: Từ khóa điều hướng là những từ khóa mà người dùng sử dụng để tìm đến một trang web hoặc trang cụ thể. Thường thì người dùng đã biết đến thương hiệu hoặc trang web đó và muốn truy cập vào.
Ví dụ:
"Facebook login"
"Trang chủ báo VnExpress"
"Youtube"
Từ khóa điều hướng là những từ khóa mà người dùng sử dụng để tìm đến một trang web hoặc trang cụ thể
Từ khóa giao dịch (Transactional Keywords)
Định nghĩa: Từ khóa giao dịch là những từ khóa mà người dùng sử dụng khi họ có ý định thực hiện một hành động cụ thể, chẳng hạn như mua hàng hoặc đăng ký dịch vụ. Những từ khóa này thường biểu hiện rõ ý định mua sắm.
Ví dụ:
"Mua iPhone 14 Pro Max giá rẻ"
"Đặt phòng khách sạn tại Đà Nẵng"
"Đăng ký khóa học tiếng Anh trực tuyến"
Từ khóa giao dịch là những từ khóa mà người dùng sử dụng khi họ có ý định thực hiện một hành động cụ thể
Từ khoá điều tra thương mại (Commercial Investigation Keywords)
Định nghĩa: Từ khóa điều tra thương mại là những từ khóa mà người dùng sử dụng khi họ đang cân nhắc hoặc so sánh các sản phẩm/dịch vụ trước khi ra quyết định mua sắm. Người dùng thường tìm kiếm các bài đánh giá, so sánh hoặc thông tin chi tiết về sản phẩm/dịch vụ.
Ví dụ:
"Đánh giá xe điện VinFast VF8"
"So sánh iPhone và Samsung Galaxy"
"Top 10 máy ảnh tốt nhất 2024"
Từ khoá điều tra thương mại (Commercial Investigation Keywords)
Các loại từ khóa này giúp bạn hiểu rõ hơn về mục đích tìm kiếm của người dùng, từ đó tối ưu hóa nội dung trang web một cách hiệu quả và phù hợp với nhu cầu của người dùng.
Tiêu chí khi lựa chọn từ khoá SEO
Khi lựa chọn từ khoá SEO, có một số tiêu chí quan trọng mà bạn cần xem xét để đảm bảo rằng bạn đang tập trung vào những từ khoá có tiềm năng cao nhất để tối ưu hóa hiệu suất SEO của bạn. Dưới đây là một số tiêu chí quan trọng khi lựa chọn từ khoá SEO:
Cơ hội (Opportunity)
Khi nghiên cứu từ khoá, bạn cần xác định xem từ khoá đó có cơ hội để tăng traffic và doanh số không. Bạn cần phải xem xét xem từ khoá có liên quan đến nội dung của bạn và có tiềm năng để thu hút khách hàng tiềm năng không. Nếu từ khoá có cơ hội lớn và phù hợp với nội dung của bạn, đó chắc chắn là một từ khoá mà bạn nên tập trung.
Cần xác định xem từ khoá đó có cơ hội để tăng traffic và doanh số không
Lưu lượng tìm kiếm (Volume)
Lưu lượng tìm kiếm của từ khoá là một yếu tố quan trọng khi lựa chọn từ khoá SEO. Bạn cần phải tìm hiểu xem từ khoá đó được tìm kiếm bao nhiêu lần hàng tháng để đảm bảo rằng bạn đang tập trung vào những từ khoá có lượng tìm kiếm cao nhất. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải cân nhắc giữa lượng tìm kiếm cao và mức độ cạnh tranh của từ khoá.
Độ khó của từ khoá (Keyword Difficulty)
Độ khó của từ khoá là một yếu tố quan trọng khác mà bạn cần xem xét. Bạn cần phải đánh giá xem từ khoá đó có độ khó cao không, tức là có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh và khó khăn để xếp hạng cao trên kết quả tìm kiếm. Việc lựa chọn từ khoá có độ khó phù hợp sẽ giúp bạn tối ưu hóa hiệu suất SEO của bạn.
Độ khó của từ khoá là một yếu tố quan trọng khác mà bạn cần xem xét
Tiềm năng (Potential)
Cuối cùng, bạn cần phải đánh giá tiềm năng của từ khoá đó trong việc thu hút traffic và khách hàng tiềm năng. Bạn cần phải xem xét xem từ khoá có tiềm năng để tạo ra doanh số và lợi nhuận không, và liệu việc tập trung vào từ khoá đó có mang lại kết quả tích cực hay không.
Tổng kết, khi lựa chọn từ khoá SEO, bạn cần phải xem xét tổng thể các tiêu chí như cơ hội, lưu lượng tìm kiếm, độ khó và tiềm năng để đảm bảo rằng bạn đang tập trung vào những từ khoá có tiềm năng cao nhất để tối ưu hóa hiệu suất SEO của bạn.
Hướng dẫn cách tìm từ khóa chuẩn seo
Để tìm từ khóa chuẩn seo, bạn cần nghiên cứu đối thủ, title tag và meta description của họ, sử dụng SEMrush để biết những từ khóa tạo nhiều traffic nhất của đối thủ, dùng Google Keyword Planner để tìm ý tưởng mới,... Chi tiết cách tìm từ khóa chuẩn seo như sau:
Nghiên cứu đối thủ, title tag và meta description của họ
Bước đầu tiên trong quá trình tìm từ khóa chuẩn SEO là nghiên cứu đối thủ cạnh tranh.
Nghiên cứu đối thủ: Tìm hiểu các trang web của đối thủ để xác định từ khóa họ đang nhắm tới. Bạn có thể làm điều này bằng cách truy cập vào trang web của họ và xem xét nội dung.
Title Tag và Meta Description: Kiểm tra title tag và meta description của các trang web đối thủ. Những thành phần này thường chứa từ khóa chính và cung cấp ý tưởng về những từ khóa mà đối thủ đang tối ưu hóa.
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Sử dụng SEMrush để biết những từ khóa tạo nhiều traffic nhất của đối thủ
SEMrush là công cụ mạnh mẽ giúp bạn tìm ra những từ khóa mà đối thủ của bạn đang sử dụng để tạo ra lưu lượng truy cập.
Phân tích đối thủ: Nhập URL của đối thủ vào SEMrush và sử dụng chức năng “Organic Research” để xem danh sách các từ khóa mà đối thủ đang xếp hạng tốt.
Từ khóa tạo traffic: Xác định các từ khóa mang lại nhiều traffic nhất cho đối thủ và xem xét các từ khóa này cho chiến lược SEO của bạn.
Dùng Google Keyword Planner để tìm ý tưởng mới
Google Keyword Planner là công cụ miễn phí của Google giúp bạn thực hiện cách tìm từ khóa chuẩn seo.
Tìm ý tưởng từ khóa: Nhập từ khóa hoặc cụm từ liên quan đến lĩnh vực của bạn và Google Keyword Planner sẽ cung cấp danh sách các từ khóa mới kèm theo thông tin về lượng tìm kiếm trung bình hàng tháng và mức độ cạnh tranh.
Lập danh sách từ khóa: Tạo danh sách từ khóa dựa trên những ý tưởng mới này và sử dụng chúng để tối ưu hóa nội dung.
Tìm ý tưởng từ khóa bằng Google Keyword Planner
Tìm từ khóa đuôi dài
Từ khóa đuôi dài (long-tail keywords) là những cụm từ khóa dài và cụ thể hơn. Chúng thường có mức độ cạnh tranh thấp hơn và tỷ lệ chuyển đổi cao hơn.
Lợi ích của từ khóa đuôi dài: Những từ khóa này giúp bạn nhắm mục tiêu đến những người dùng có nhu cầu tìm kiếm cụ thể và thường sẵn sàng mua hàng.
Cách tìm từ khóa đuôi dài: Sử dụng các công cụ như Ubersuggest, Ahrefs, hoặc thậm chí Google Suggest để tìm từ khóa đuôi dài.
Chọn các từ khóa tạo ra lợi nhuận cao nhất
Không phải tất cả các từ khóa đều có giá trị như nhau. Một số từ khóa mang lại doanh thu cao hơn những từ khác.
Xác định từ khóa lợi nhuận cao: Sử dụng các công cụ phân tích như Google Analytics để xác định từ khóa mang lại lợi nhuận cao nhất từ các chiến dịch quảng cáo trước đó.
Tối ưu hóa cho từ khóa này: Tập trung tối ưu hóa nội dung của bạn để xếp hạng tốt cho những từ khóa này nhằm tối đa hóa lợi nhuận.
Chọn các từ khóa tạo ra lợi nhuận cao nhất
Tránh xa những từ khóa ngắn khó SEO lên top
Từ khóa ngắn (short-tail keywords) thường rất cạnh tranh và khó xếp hạng cao trên các công cụ tìm kiếm. Vậy nên khi thực hiện cách tìm từ khóa chuẩn seo, bạn cần:
Hạn chế từ khóa ngắn: Tránh sử dụng quá nhiều từ khóa ngắn trong chiến lược SEO của bạn, thay vào đó hãy tập trung vào từ khóa đuôi dài và từ khóa cụ thể hơn.
Tập trung vào khả năng chuyển đổi: Những từ khóa cụ thể và ít cạnh tranh hơn thường có khả năng chuyển đổi tốt hơn.
Chọn các từ khóa bạn có thể lồng ghép trong nội dung bài viết
Từ khóa nên được lồng ghép tự nhiên vào nội dung của bạn.
Nội dung tự nhiên: Chọn các từ khóa mà bạn có thể dễ dàng lồng ghép vào nội dung mà không làm mất tính tự nhiên và hấp dẫn của bài viết.
Phân bổ từ khóa hợp lý: Đảm bảo từ khóa xuất hiện trong tiêu đề, đoạn mở đầu, tiêu đề phụ và rải rác trong bài viết một cách hợp lý.
Chọn các từ khóa bạn có thể lồng ghép trong nội dung bài viết
Sử dụng Google Analytics và Webmaster Tools để tìm từ khóa
Google Analytics và Google Search Console (Webmaster Tools) là công cụ hữu ích giúp bạn tìm ra từ khóa mà người dùng đã sử dụng để tìm đến trang web của bạn.
Google Analytics: Phân tích các báo cáo về từ khóa trong Google Analytics để xem từ khóa nào đang mang lại lưu lượng truy cập cho trang web của bạn.
Google Search Console: Kiểm tra báo cáo hiệu suất để xem các từ khóa mà trang web của bạn đang xếp hạng và xác định cơ hội tối ưu hóa thêm.
Dùng từ điển để tìm từ đồng nghĩa với từ khóa
Từ đồng nghĩa có thể giúp mở rộng phạm vi từ khóa và tránh lặp lại quá nhiều một từ khóa duy nhất. Do đó, khi thực hiện cách tìm từ khóa chuẩn seo, bạn cần:
Sử dụng từ điển: Tra cứu từ đồng nghĩa cho các từ khóa chính của bạn để tìm thêm từ khóa liên quan.
Tối ưu hóa nội dung: Lồng ghép từ đồng nghĩa vào nội dung để tăng tính tự nhiên và cải thiện SEO.
Tìm từ khóa đồng nghĩa
Dựa theo gợi ý của Google hoặc Ubersuggest để có thêm ý tưởng từ khóa
Google Suggest và Ubersuggest là những công cụ tuyệt vời sẽ hỗ trợ bạn thực hiện cách tìm từ khóa cho bài viết chuẩn seo dễ dàng hơn.
Google Suggest: Khi bạn nhập một từ khóa vào thanh tìm kiếm của Google, Google sẽ gợi ý các từ khóa liên quan dựa trên các tìm kiếm phổ biến. Sử dụng những gợi ý này để tìm thêm từ khóa tiềm năng.
Ubersuggest: Ubersuggest cung cấp các từ khóa liên quan, từ khóa đuôi dài và thông tin về khối lượng tìm kiếm và cạnh tranh. Sử dụng công cụ này để mở rộng danh sách từ khóa của bạn.
Nghiên cứu từ khóa là một bước quan trọng và không thể thiếu trong chiến lược SEO. Bằng cách sử dụng các phương pháp và công cụ trên, bạn có thể tìm ra những từ khóa chuẩn SEO, giúp tăng cường khả năng hiển thị của trang web và thu hút nhiều lượng truy cập tự nhiên hơn.
Dựa theo gợi ý của Google hoặc Ubersuggest để có thêm ý tưởng từ khóa
Lời kết
Trong bài viết này, chúng ta đã đi sâu vào cách tìm từ khóa chuẩn seo bên cạnh tìm hiểu định nghĩa và các loại từ khóa dựa trên mục đích tìm kiếm. Chúng ta cũng đã xem xét các tiêu chí quan trọng khi lựa chọn từ khóa, như cơ hội, lượng tìm kiếm, độ khó và tiềm năng. Hãy áp dụng những kiến thức này vào chiến dịch SEO của bạn và theo dõi sự cải thiện tích cực trên hành trình tối ưu hóa trang web của mình nhé!
31/05/2024
177 Lượt xem