Mua 3 tặng 1

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Blog Unica

Đọc ngay cho nóng

Tờ trình là gì? Các mẫu tờ trình thường dùng hiện nay Tờ trình là gì? Các mẫu tờ trình thường dùng hiện nay Tờ trình là một loại văn bản hành chính được ứng dụng rộng rãi trong các cơ quan, đơn vị, đặc biệt là ở trong các cơ quan nhà nước. Chức năng của tờ trình là để trình bày, đề xuất với cấp trên một sự việc nào đó để xin chỉ đạo. Để hiểu rõ hơn về tờ trình là gì? Đặc điểm, bố cục, cách soạn thảo và một số mẫu tờ trình thông dụng như thế nào? Bạn hãy tham khảo nội dung bài viết sau đây của Unica nhé. 1. Tờ trình là gì? Tờ trình là văn bản hành chính được sử dụng trong nội bộ cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, nhằm trình bày, đề xuất một sự việc, một giải pháp, một chủ trương, một quyết định,... của cấp dưới lên cấp trên để xin ý kiến, phê duyệt, chỉ đạo.  Tờ trình là văn bản hành chính thường hay được sử dụng Tờ trình thường được sử dụng trong các trường hợp sau: - Trình bày tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ, đề xuất giải pháp, kiến nghị. - Trình bày đề án, dự án, kế hoạch, đề xuất phê duyệt. - Trình bày trường hợp, sự việc, đề xuất xem xét, giải quyết. 2. Nội dung chủ yếu của tờ trình là gì? Nội dung chủ yếu của tờ trình là phần trình bày, đề xuất, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, đơn vị trình. Nội dung này phải được trình bày rõ ràng, mạch lạc, có căn cứ pháp lý và thực tiễn. Nội dung chủ yếu của tờ trình thường bao gồm các phần sau: - Lý do: Nêu rõ lý do cần phải trình bày, đề xuất, kiến nghị. ý do là phần quan trọng của tờ trình, bởi nó nêu rõ căn cứ, cơ sở để cơ quan, tổ chức, đơn vị trình đề xuất, kiến nghị. Lý do cần được trình bày rõ ràng, cụ thể, có căn cứ pháp lý và thực tiễn. - Nội dung trình bày: Trình bày chi tiết sự việc, giải pháp, chủ trương, quyết định,... cần trình bày, đề xuất, kiến nghị. Nội dung trình bày là phần quan trọng nhất của tờ trình, bởi nó thể hiện rõ nội dung mà cơ quan, tổ chức, đơn vị trình muốn trình bày, đề xuất, kiến nghị. Nội dung trình bày cần được trình bày rõ ràng, mạch lạc, có phân tích, đánh giá, so sánh, đối chiếu,... - Kết luận, kiến nghị: Nêu rõ kết luận, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, đơn vị trình. Kết luận, kiến nghị là phần cuối cùng của tờ trình, thể hiện rõ ý kiến của cơ quan, tổ chức, đơn vị trình. Kết luận, kiến nghị cần được trình bày rõ ràng, cụ thể, có căn cứ pháp lý và thực tiễn. Nội dung tờ trình cần nêu rõ lý do viết 3. Một số mẫu tờ trình được dùng phổ biến hiện nay Tờ trình được sử dụng chung với mục đích là đề xuất, trình bày ý kiến từ cấp dưới lên cấp trên. Tuy nhiên, tuỳ mỗi loại mục đích mà sẽ có mẫu tờ trình khác nhau. Sau đây là một số mẫu tờ trình dược dùng phổ biến cho bạn tham khảo: 3.1. Mẫu tờ trình chung  Dưới đây là hình ảnh mẫu tờ chung cho bạn tham khảo: Mẫu đơn tờ trình chung 3.2. Mẫu tờ trình xin phê duyệt  Mẫu đơn tờ trình xin phê duyệt như sau: Hình ảnh mẫu đơn tờ trình xin phê duyệt 3.3 Mẫu tờ trình đề nghị  Mẫu tờ trình đề nghị bao gồm những nội dung sau: Mẫu tờ trình đề nghị 3.4. Mẫu tờ trình mua sắm trang thiết bị  TÊN CƠ QUAN                                  CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Số……..                                                          Độc lập - Tự do - Hạnh phúc                                                                    ……ngày.....tháng....năm..... TỜ TRÌNH Về việc xin kinh phí mua sắm trang thiết bị Kính gửi: ………………………………………… Căn cứ quyết định số ...../QĐ-PGD&ĐT ngày.....tháng.....năm....... của trưởng phòng Phòng GD&ĐT ................ về việc giao dự toán chi ngân sách nhà nước năm ........ Căn cứ vào tình hình thực tế tại trường ............................... Do nhu cầu cấp thiết cần phải mua sắm thiết bị, cơ sở vật chất để phục vụ công tác giảng dạy năm học ........-.......... Trường ..................... kính trình đến Phòng giáo dục và đào tạo huyện ........................, Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện ..................... xin chủ trương sử dụng kinh phí sự nghiệp giáo dục năm ...................... thực hiện mua sắm thiết bị, cơ sở vật chất cụ thể như sau: - 10 bộ máy vi tính x 10.000.000đ/bộ = 100.000.000 - Tổng cộng: 100.000.000 đồng (Bằng chữ: Chín mươi triệu đồng) Rất mong sự xem xét chấp thuận của Phòng giáo dục và đào tạo huyện ..........................., Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện ............ Hiệu trưởng 3.5. Mẫu tờ trình đề nghị thanh toán  TÊN CƠ QUAN                                CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Số……..                                                       Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ……ngày.....tháng....năm..... TỜ TRÌNH V/v đề nghị thanh toán Kính gửi:.................................................................................................. Họ và tên người đề nghị thanh toán:.................................................................... Bộ phận (Hoặc địa chỉ):....................................................................................... Nội dung thanh toán:........................................................................................... Số tiền:....................(Viết bằng chữ):.................................................................. (Kèm theo............chứng từ gốc). Người đề nghị thanh toán                                 Kế toán trưởng                   Người duyệt (Ký, họ tên)                                                            (Ký, họ tên)                        (Ký, họ tên) Mẫu tờ trình để nghị thanh toán 3.6. Mẫu tờ trình cấp trang thiết bị  PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO …...... TRƯỜNG ……………… Số: ……../……….                     CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM                               Độc lập – Tự do – Hạnh phúc                        …………., ngày…..tháng….năm…. TỜ TRÌNH Về việc xin cấp trang thiết bị máy tính cho giáo viên Kính gửi :Phòng giáo dục và đào tạo…. Hiện nay, máy vi tính dành cho giáo viên để soạn bài và truy cập thông tin từ Internet đã hỏng (sử dụng máy tính của phòng máy cũ). Nay nhà trường xin đề nghị được trang bị cho 5 bộ máy vi tính để giáo viên sử dụng trong giảng dạy và truy cập thông tin. Qua đợt kiểm kê cuối năm học 2019 – 2020; một số thiết bị, đồ dùng dạy học thiếu và hư hỏng nhiều. Theo đề nghị của cán bộ thư viện – thiết bị, nhà trường xin được trang bị thêm một số thiết bị, đồ dùng dạy học (theo danh mục trang bị đính kèm) để phục vụ tốt cho hoạt động dạy và học của nhà trường trong thời gian sắp tới. Trên đây là đề nghị của trường……….đề nghị Phòng Giáo dục xem xét và giải quyết. Nơi nhận :                                          HIỆU TRƯỞNG - Như kính gửi; - Lưu VT. Mẫu tờ trình xin cấp trang thiết bị máy tính cho giáo viên 3.7. Mẫu tờ trình đề nghị sửa chữa  PHÒNG GD&ĐT...... TRƯỜNG....... Số:.................                                        CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM                                                  Độc lập - Tự do- hạnh phúc                                                              ….. ngày… tháng …. năm…… TỜ TRÌNH V/v xin tu sửa cơ sở vật chất cho lớp................. Kính gửi: Ban Giám Hiệu.................. Căn cứ theo kế hoạch hoạt động thực hiện nhiệm vụ năm học........... của trường............... Căn cứ biên bản bàn giao tài sản đầu năm học. Nay tôi xin kính trình Ban giám hiệu một việc như sau: Để chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi cho lớp mẫu giáo ghép năm học mới.........9, tôi đã tiến hành kiểm tra, rà soát toàn bộ cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi trong lớp nhằm chuẩn bị bước vào năm học mới được thuận lợi. Lớp mẫu giáo ghép xin xây dựng kế hoạch tu sửa cơ sở vật chất và các trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho cháu. Tuy nhiên một số đồ dùng đồ chơi của năm trước bị hư hỏng nhiều, hiện tại không đủ để phục vụ cho trẻ hoạt động. Vì vậy tôi mạnh dạn đề nghị ban giám hiệu nhà trường xem xét tu sữa cho lớp mẫu giáo ghép một số đồ dùng, đồ chơi ở các góc cụ thể : Cửa sau nhà vệ sinh.................. Bồn cầu...................................... Vòi nước bị mất khoá................. Vậy để đảm bảo yêu cầu về chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trong năm học ..........mà ban giám hiệu nhà trường giao cho, kính mong ban giám hiệu trên xem xét, giải quyết tu sửa cho lớp mẫu giáo ghép để trẻ được hoạt động tốt hơn trong năm học...... Xin trân trọng cảm ơn! Nơi nhận :                                          Giáo viên - BGH trường ............... - Lưu VT.  Mẫu tờ trình đề nghị sửa chữa 3.8. Mẫu tờ trình xin kinh phí TÊN CƠ QUAN                                 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Số……..                                                          Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ……ngày.....tháng....năm..... TỜ TRÌNH V/v xin kinh phí .............. Kính gửi: ............................................................. Căn cứ theo Quyết định ......./....../....... ngày.....tháng.....năm...... của Căn cứ vào tình hình thực tế tại Do nhu cầu cần thiết phải (lý do xin kinh phí) ………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………… ............ (Tên cơ quan) .............. kính trình lên ....................................... xin chủ trương được sử dụng kinh phí vào việc Rất mong sự xem xét và chấp thuận của cơ quan cấp trên!      Người lập  Mẫu tờ trình xin kinh phí 4. Kỹ thuật viết tờ trình đúng cách Để viết tờ trình đúng cách, cần lưu ý các kỹ thuật sau: Bố cục Tờ trình có bố cục cơ bản như sau: - Tên loại văn bản: Tờ trình. - Tên cơ quan, tổ chức, đơn vị trình: Ghi tên cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp trình. - Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận trình: Ghi tên cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp nhận trình. - Số, ký hiệu: Ghi số, ký hiệu của tờ trình. - Ngày, tháng, năm: Ghi ngày, tháng, năm ban hành tờ trình. - Tên loại tờ trình: Ghi tên loại tờ trình (tờ trình xin ý kiến, tờ trình đề xuất, tờ trình kiến nghị,...). - Nội dung: Ghi nội dung trình bày, đề xuất, kiến nghị. - Kết luận, kiến nghị: Ghi kết luận, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, đơn vị trình. Nội dung Nội dung tờ trình phải được trình bày rõ ràng, mạch lạc, có căn cứ pháp lý và thực tiễn. Nội dung chủ yếu của tờ trình thường bao gồm các phần sau: - Lý do: Nêu rõ lý do cần phải trình bày, đề xuất, kiến nghị. - Nội dung trình bày: Trình bày chi tiết sự việc, giải pháp, chủ trương, quyết định,... cần trình bày, đề xuất, kiến nghị. Nội dung trình bày là phần quan trọng nhất của tờ trình, bởi nó thể hiện rõ nội dung mà cơ quan, tổ chức, đơn vị trình muốn trình bày, đề xuất, kiến nghị. Nội dung trình bày cần được trình bày rõ ràng, mạch lạc, có phân tích, đánh giá, so sánh, đối chiếu,... - Kết luận, kiến nghị: Nêu rõ kết luận, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, đơn vị trình. Kết luận, kiến nghị là phần cuối cùng của tờ trình, thể hiện rõ ý kiến của cơ quan, tổ chức, đơn vị trình. Kết luận, kiến nghị cần được trình bày rõ ràng, cụ thể, có căn cứ pháp lý và thực tiễn. - Lý do là phần quan trọng của tờ trình, bởi nó nêu rõ căn cứ, cơ sở để cơ quan, tổ chức, đơn vị trình đề xuất, kiến nghị. Lý do cần được trình bày rõ ràng, cụ thể, có căn cứ pháp lý và thực tiễn. Kỹ thuật viết tờ trình hiệu quả Ngôn ngữ - Ngôn ngữ của tờ trình phải chính xác, rõ ràng, mạch lạc, có tính thuyết phục. - Khi viết tờ trình, cần sử dụng ngôn ngữ hành chính, trang trọng, lịch sự. Tránh sử dụng ngôn ngữ quá hoa mỹ, cầu kỳ hoặc quá đơn giản, dễ hiểu. Chữ viết - Chữ viết của tờ trình cần rõ ràng, dễ đọc, không tẩy xóa, sửa chữa. - Tờ trình được đánh máy hoặc viết tay đều được, nhưng cần đảm bảo chữ viết rõ ràng, dễ đọc. Trình bày - Tờ trình được trình bày theo đúng quy định của văn bản hành chính. - Tờ trình cần được trình bày khoa học, đẹp mắt, đảm bảo các yêu cầu về bố cục, cỡ chữ, lề, khoảng cách dòng,... 5. Những lưu ý khi soạn thảo tờ trình Để mang lại hiệu quả cao nhất khi viết tờ trình bạn cần phải đặc biệt chú ý tới một số vấn đề sau: - Viết tờ trình một cách tâm huyết, đầy đủ nội dung và thuyết phục nhất để tăng khả năng được phê duyệt từ cấp trên. - Đảm bảo hình thức đầy đủ cả 3 phần: Tựa đề, nội dung, kết thúc. - Nội dung tờ trình phải nêu bật được mục đích và sự cần thiết, đặc biệt phải đưa ra được lý do có tính thuyết phục cao. - Dùng lối hành văn chuẩn mực, nhã nhặn, ngôn ngữ sử dụng trong tờ trình phải có tính chọn lọc cao, tập trung vào sự thuyết phục. 6. Kết luận Trên đây là chia sẻ thông tin tờ trình là gì kèm một số mẫu tờ trình hay được sử dụng cho bạn tham khảo. Với những thông tin chia sẻ này, chắc chắn bạn đã nắm chắc được những kiến thức bổ ích để làm sao có thể hoàn thành được một bản tờ trình mang hiệu quả cao nhất. Trợ cấp thôi việc là gì? Điều kiện, mức hưởng, thủ tục nhận trợ cấp thôi việc
Trợ cấp thôi việc là gì? Điều kiện, mức hưởng, thủ tục nhận trợ cấp thôi việc Trợ cấp thôi việc là một khoản tiền mà người lao động có thể được nhận từ người sử dụng lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động. Trợ cấp thôi việc nhằm hỗ trợ tài chính cho người lao động trong thời gian tìm kiếm việc làm mới. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các điều kiện, cách tính, mức hưởng và thủ tục nhận trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật. 1. Trợ cấp thôi việc là gì? Theo Điều 46 Bộ luật Lao động năm 2019, trợ cấp thôi việc là khoản tiền do người sử dụng lao động trả một lần cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động. Trợ cấp thôi việc được tính theo thời gian làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động, cứ mỗi năm làm việc được hưởng nửa tháng tiền lương. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc bao gồm tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp lương (nếu có). Trợ cấp thôi việc là khoản tiền do người sử dụng lao động trả một lần cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động 2. Điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc Để được hưởng trợ cấp thôi việc, người lao động phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: - Đã làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên trước khi nghỉ việc. - Chấm dứt hợp đồng lao động vì một trong các lý do sau: + Do hết hạn hợp đồng. + Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng. + Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng. + Người lao động bị phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không được trả tự do, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng theo bản án, quyết định của Toà án. + Người lao động chết; bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. + Người sử dụng lao động chết; bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. + Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền của người đại diện theo pháp luật. + Người lao động hoặc người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp. Tuy nhiên, có hai trường hợp người lao động không được hưởng trợ cấp thôi việc: + Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. + Người lao động tự ý bỏ việc từ 05 ngày liên tục trở lên mà không có lý do chính đáng. Điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc 3. Cách tính tiền trợ cấp thôi việc Mức trợ cấp thôi việc được tính theo công thức dưới đây: Mức trợ cấp thôi việc = 1/2 x tháng lương bình quân x số năm làm việc x hệ số lương (nếu có) Chú ý:  - Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm cả thời gian thử việc, học nghề, tập nghề, thời gian nghỉ hưởng chế độ theo quy định của Luật BHXH ... - Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 1 tháng đến dưới 6 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 6 tháng trở lên được tính bằng 1 năm làm việc. - Hệ số lương để tính trợ cấp thôi việc chỉ áp dụng người lao động làm việc ở các doanh nghiệp Nhà nước. Cách tính tiền trợ cấp thôi việc 4. Mức hưởng trợ cấp thôi việc là bao nhiêu? Mức hưởng trợ cấp thôi việc phụ thuộc vào thời gian làm việc của người lao động. Cứ mỗi năm làm việc, người lao động được hưởng nửa tháng tiền lương. Tuy nhiên, nếu thời gian làm việc không đủ 01 năm, người lao động vẫn được hưởng trợ cấp thôi việc theo tỷ lệ tương ứng. Ví dụ: - Nếu người lao động làm việc 08 tháng, thì mức hưởng trợ cấp thôi việc là 0.33 tháng tiền lương. - Nếu người lao động làm việc 03 năm, thì mức hưởng trợ cấp thôi việc là 1.5 tháng tiền lương. - Nếu người lao động làm việc 05 năm 06 tháng, thì mức hưởng trợ cấp thôi việc là 2.75 tháng tiền lương. Nếu thời gian làm việc không đủ 01 năm, người lao động vẫn được hưởng trợ cấp thôi việc theo tỷ lệ tương ứng 5. Nghỉ việc bao lâu thì được nhận trợ cấp thôi việc? Theo khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau: Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động 1. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày: a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động; b) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế; c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; d) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm. 2. Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản. 3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây: a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động; b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả. Nếu người lao động thỏa mãn tất cả các yêu cầu để nhận được trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 Bộ luật Lao động 2019, thì người sử dụng lao động phải thanh toán trợ cấp thôi việc cho người lao động trong vòng 14 ngày làm việc từ khi kết thúc hợp đồng lao động. Trong một số trường hợp cụ thể sau đây, người sử dụng lao động có thể trì hoãn việc thanh toán trợ cấp thôi việc cho người lao động, nhưng không quá 30 ngày: - Người sử dụng lao động là tổ chức ngừng hoạt động; - Người sử dụng lao động điều chỉnh cơ cấu, công nghệ hoặc do tình hình kinh tế; - Người sử dụng lao động chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, đổi hình thức doanh nghiệp; nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; - Người sử dụng lao động gặp thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm. Người sử dụng lao động phải thanh toán trợ cấp thôi việc cho người lao động trong vòng 14 ngày làm việc từ khi kết thúc hợp đồng lao động 6. Công ty không trả trợ cấp thôi việc có bị phạt không? Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 28/2020/NĐ-CP, người sử dụng lao động không trả trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định của pháp luật hoặc trả chậm trợ cấp thôi việc từ 15 ngày trở lên sẽ bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Ngoài ra, người sử dụng lao động còn phải bồi thường thiệt hại cho người lao động theo quy định của pháp luật về hợp đồng lao động. 7. Kết luận Trợ cấp thôi việc là quyền lợi quan trọng của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động. Để được hưởng trợ cấp thôi việc, người lao động phải đáp ứng đủ các điều kiện về thời gian làm việc và căn cứ chấm dứt hợp đồng lao động. Mức hưởng trợ cấp thôi việc được tính theo công thức quy định và phụ thuộc vào thời gian làm việc của người lao động. Người lao động cần thực hiện các thủ tục nhận trợ cấp thôi việc theo quy định và trong thời hạn quy định. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về trợ cấp thôi việc.
Công đoàn là gì? Nguyên tắc, quyền và trách nhiệm của đoàn viên
Công đoàn là gì? Nguyên tắc, quyền và trách nhiệm của đoàn viên Công đoàn là một tổ chức xã hội do người lao động tự nguyện tham gia. Mục tiêu là để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, cũng như tham gia quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp, xây dựng đời sống văn hóa, tinh thần cho người lao động. Công đoàn là một thành phần của hệ thống chính trị, là sức mạnh của đoàn kết của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiêt khái niệm công đoàn là gì, nguyên tắc, quyền và trách nhiệm của đoàn viên, cũng như chức năng của tổ chức công đoàn. Công đoàn là gì? Công đoàn là một tổ chức xã hội do người lao động tự nguyện tham gia để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, cũng như tham gia quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp, và xây dựng đời sống văn hóa, tinh thần cho người lao động. Công đoàn là một thành phần của hệ thống chính trị, là sức mạnh của đoàn kết của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Công đoàn được thành lập dựa trên nguyên tắc tự nguyện, tự quản, đoàn kết, dân chủ và pháp luật. Công đoàn có quyền và trách nhiệm đại diện cho người lao động trong các mối quan hệ lao động, tham gia đàm phán, ký kết, giám sát thực hiện các thoả thuận lao động, các quy định về tiền lương, bảo hiểm, an toàn, vệ sinh lao động và các quyền lợi khác của người lao động. Công đoàn cũng có quyền và trách nhiệm tham gia quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp, xây dựng đời sống văn hóa và tinh thần cho người lao động. Công đoàn có quyền tham gia vào các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các hội đồng quản trị, ban giám đốc, ban kiểm soát, các cơ quan khác có liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động. Công đoàn cũng có trách nhiệm tổ chức các hoạt động văn hóa, giáo dục, thể thao, du lịch, giải trí và các hoạt động khác nhằm nâng cao chất lượng đời sống, sức khỏe, tinh thần cho người lao động. Công đoàn là một tổ chức xã hội do người lao động tự nguyện tham gia để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn là gì? Theo Hiến pháp và Luật Công đoàn, người lao động có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn. Đây là quyền cơ bản và quan trọng của người lao động, được bảo đảm và tôn trọng bởi nhà nước, doanh nghiệp và xã hội. - Quyền thành lập công đoàn: Người lao động có quyền tự nguyện tham gia thành lập công đoàn tại nơi làm việc hoặc tham gia vào các tổ chức công đoàn cấp trên để bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Người lao động cũng có quyền tự quyết định về mục đích, nội dung, phương thức và điều kiện hoạt động của công đoàn mà mình thành lập hoặc tham gia. - Quyền gia nhập công đoàn: Người lao động có quyền tự nguyện gia nhập vào công đoàn tại nơi làm việc hoặc vào các tổ chức công đoàn cấp trên để hưởng các quyền và lợi ích của đoàn viên công đoàn. Người lao động cũng có quyền tự quyết định về thời gian, thủ tục và điều kiện gia nhập hoặc rút khỏi công đoàn mà mình tham gia. - Quyền hoạt động công đoàn: Người lao động có quyền tham gia hoạt động công đoàn tại nơi làm việc hoặc tại các tổ chức công đoàn cấp trên để đóng góp ý kiến, đề xuất và kiến nghị cho công đoàn, cũng như tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của mình. Người lao động cũng có quyền được bầu cử, ứng cử và được bầu cử vào các cơ quan lãnh đạo và kiểm tra của công đoàn, cũng như được bảo vệ và hỗ trợ bởi công đoàn trong hoạt động công đoàn. Quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn Chức năng của tổ chức công đoàn là gì? Tổ chức công đoàn là một tổ chức xã hội do người lao động tự nguyện tham gia. Mục đích là để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, cũng như tham gia quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp, xây dựng đời sống văn hóa, tinh thần cho người lao động. Tổ chức công đoàn có các chức năng sau: - Chức năng đại diện: Tổ chức công đoàn đại diện cho người lao động trong các mối quan hệ lao động, tham gia đàm phán, ký kết và giám sát thực hiện các thoả thuận lao động, các quy định về tiền lương, bảo hiểm, an toàn, vệ sinh lao động và các quyền lợi khác của người lao động. Tổ chức công đoàn cũng đại diện cho người lao động trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các hội đồng quản trị, ban giám đốc, ban kiểm soát, các cơ quan khác có liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động. - Chức năng tham gia quản lý: Tổ chức công đoàn tham gia quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp và xây dựng đời sống văn hóa, tinh thần cho người lao động. Tổ chức công đoàn có quyền tham gia vào các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các hội đồng quản trị, ban giám đốc, ban kiểm soát, các cơ quan khác có liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động. Tổ chức công đoàn cũng có trách nhiệm tổ chức các hoạt động văn hóa, giáo dục, thể thao, du lịch, giải trí, các hoạt động khác nhằm nâng cao chất lượng đời sống, sức khỏe và tinh thần cho người lao động. - Chức năng giáo dục: Tổ chức công đoàn giáo dục người lao động về quyền và trách nhiệm của mình về pháp luật, chủ nghĩa xã hội, đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước, văn hóa, đạo đức, lối sống, kỹ năng nghề nghiệp, an toàn, bảo vệ môi trường, phòng chống các bệnh truyền nhiễm, sức khỏe sinh sản, về phòng chống ma túy, HIV/AIDS,... - Chức năng đoàn kết: Tổ chức công đoàn đoàn kết, đồng lòng và giúp đỡ lẫn nhau giữa các đoàn viên công đoàn để bảo vệ quyền và lợi ích chung của mình. Tổ chức công đoàn cũng đoàn kết với các tổ chức xã hội khác để tham gia vào các hoạt động xã hội, văn hóa và nhân đạo. Tổ chức công đoàn là một tổ chức xã hội do người lao động tự nguyện tham gia Nguyên tắc tổ chức và hoạt động công đoàn Sau khi đã hiểu khái niệm công đoàn là gì, bạn cần biết các nguyên tắc tổ chức và hoạt động công đoàn như sau đó: - Nguyên tắc tự nguyện: Công đoàn được thành lập và phát triển do sự tự nguyện của người lao động, không bị ép buộc hay cưỡng bức bởi bất kỳ ai hay tổ chức nào. Người lao động có quyền tự do lựa chọn gia nhập hoặc rút khỏi công đoàn, không bị phân biệt hay phạt bởi quyết định của mình. - Nguyên tắc tự quản: Công đoàn được quản lý bởi chính người lao động, thông qua các cơ quan lãnh đạo và kiểm tra của công đoàn, được bầu cử một cách dân chủ và công khai. Công đoàn có quyền tự quyết định về mục đích, nội dung, phương thức và điều kiện hoạt động của mình, không bị can thiệp hay chi phối bởi bất kỳ ai hay tổ chức nào. - Nguyên tắc đoàn kết: Công đoàn được xây dựng trên tinh thần đoàn kết, đồng lòng, giúp đỡ lẫn nhau của người lao động để bảo vệ quyền và lợi ích chung của mình. Công đoàn cũng đoàn kết với các tổ chức xã hội khác để tham gia vào các hoạt động xã hội, văn hóa và nhân đạo. - Nguyên tắc dân chủ: Công đoàn được hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, tức là người lao động có quyền tham gia vào các quyết định và hoạt động của công đoàn bằng cách bày tỏ ý kiến, đề xuất, kiến nghị, bầu cử, ứng cử và bị bầu cử. Công đoàn cũng tôn trọng và thực hiện các quyết định được đa số người lao động bỏ phiếu thông qua. - Nguyên tắc pháp luật: Công đoàn được hoạt động theo pháp luật, tức là công đoàn phải tuân thủ Hiến pháp, Luật Công đoàn, các văn bản pháp luật khác có liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động. Công đoàn cũng có quyền yêu cầu nhà nước, doanh nghiệp và các bên liên quan thực hiện pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích của người lao động. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động công đoàn Hệ thống tổ chức công đoàn Công đoàn được tổ chức theo hệ thống từ trung ương đến cơ sở, bao gồm các cấp sau: - Công đoàn Việt Nam: Là tổ chức công đoàn cấp quốc gia, là đại diện chính thức và duy nhất của người lao động Việt Nam, là thành viên của Liên minh Công đoàn Quốc tế. Công đoàn Việt Nam có nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo, hỗ trợ các tổ chức công đoàn cấp dưới, cũng như tham gia vào các hoạt động quốc tế về công đoàn. - Công đoàn các ngành, liên ngành: Là tổ chức công đoàn cấp ngành, liên ngành, là đại diện của người lao động trong các ngành, liên ngành cụ thể như: công đoàn giáo dục, công đoàn y tế, công đoàn nông nghiệp,… Công đoàn các ngành, liên ngành có nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo, hỗ trợ các tổ chức công đoàn cấp dưới, cũng như tham gia vào các hoạt động ngành, liên ngành về công đoàn. - Công đoàn các cấp địa phương: Là tổ chức công đoàn cấp địa phương, là đại diện của người lao động trong các địa phương cụ thể như công đoàn tỉnh, thành phố, công đoàn huyện, quận, công đoàn xã, phường,… Công đoàn các cấp địa phương có nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo, hỗ trợ các tổ chức công đoàn cấp dưới, cũng như tham gia vào các hoạt động địa phương về công đoàn. - Công đoàn cơ sở: Là tổ chức công đoàn cấp cơ sở, là đại diện của người lao động tại nơi làm việc như công đoàn doanh nghiệp, công đoàn cơ quan, công đoàn trường học,… Công đoàn cơ sở có nhiệm vụ thực hiện các quyết định và chỉ đạo của các cấp công đoàn bên trên, cũng như tổ chức các hoạt động cơ sở về công đoàn. Công đoàn được tổ chức theo hệ thống từ trung ương đến cơ sở Những hành vi bị nghiêm cấm với công đoàn Những hàng vi bị nghiêm cấm với công đoàn là gì? Theo Luật Công đoàn, những hành vi bị cấm đó là: - Cản trở, ngăn cấm hoặc hạn chế người lao động thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn. - Phân biệt, phạt, đe dọa hoặc bắt nạt người lao động vì lý do liên quan đến công đoàn. - Can thiệp, chi phối hoặc gây áp lực đối với công đoàn trong việc quản lý, tổ chức và hoạt động công đoàn. - Lợi dụng, lạm dụng hoặc xâm phạm quyền và lợi ích của công đoàn hoặc người lao động. - Làm giả, sửa đổi hoặc hủy bỏ các văn bản, hồ sơ, chứng từ liên quan đến công đoàn hoặc người lao động. - Làm hư hỏng, chiếm đoạt, lạm dụng tài sản, nguồn lực hoặc quỹ của công đoàn hoặc người lao động. Những hành vi bị nghiêm cấm với công đoàn sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công đoàn hoặc người lao động nếu có. Những hành vi bị nghiêm cấm với công đoàn Quyền và trách nhiệm của đoàn viên công đoàn Đoàn viên công đoàn là những người lao động đã tự nguyện gia nhập vào công đoàn, và được công nhận là thành viên chính thức của công đoàn. Đoàn viên công đoàn có quyền và trách nhiệm sau: 1. Quyền của đoàn viên công đoàn - Quyền được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bởi công đoàn, trong các mối quan hệ lao động, trong các hoạt động xã hội, văn hóa và nhân đạo. - Quyền được tham gia vào các hoạt động của công đoàn, bày tỏ ý kiến, đề xuất và kiến nghị cho công đoàn, cũng như tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của mình. - Quyền được bầu cử, ứng cử và được bầu cử vào các cơ quan lãnh đạo và kiểm tra của công đoàn, cũng như được bảo vệ và hỗ trợ bởi công đoàn trong hoạt động công đoàn. - Quyền được hưởng các quyền lợi của đoàn viên công đoàn như được tham gia các hoạt động văn hóa, giáo dục, thể thao, du lịch, giải trí và các hoạt động khác do công đoàn tổ chức; được hưởng các chế độ, chính sách và quỹ của công đoàn; được tham gia các khóa đào tạo, nâng cao năng lực và phát triển nghề nghiệp do công đoàn tổ chức; được nhận các phần thưởng, khen thưởng và biểu dương của công đoàn; … - Quyền được rút khỏi công đoàn theo ý muốn của mình, không bị phân biệt hay phạt bởi quyết định của mình. Quyền của đoàn viên công đoàn 2. Trách nhiệm của đoàn viên công đoàn - Tuân thủ Hiến pháp, Luật Công đoàn, các văn bản pháp luật khác có liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động. - Thực hiện các quyết định và chỉ đạo của các cấp công đoàn, cũng như tham gia nghiêm túc và tích cực vào các hoạt động của công đoàn. - Đóng góp ý kiến, đề xuất và kiến nghị cho công đoàn, cũng như tham gia bầu cử, ứng cử và được bầu cử vào các cơ quan lãnh đạo và kiểm tra của công đoàn. - Đóng đầy đủ và đúng hạn phí công đoàn, cũng như tham gia đóng góp cho các quỹ, chế độ và chính sách của công đoàn. - Bảo vệ danh dự, uy tín và tài sản của công đoàn, cũng như đoàn kết, giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau giữa các đoàn viên công đoàn. Trách nhiệm của đoàn viên công đoàn Kết luận Như vậy, qua thông tin trên đây chắc hẳn bạn sẽ hiểu công đoàn là gì, chức năng và nguyên tắc tổ chức công đoàn. Có thể nói, công đoàn là một tổ chức xã hội quan trọng, là sức mạnh của đoàn kết của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Chính vì vậy, nhà nước, doanh nghiệp và xã hội phải bảo đảm và tôn trọng quyền và lợi ích của công đoàn và phải xử lý nghiêm các hành vi bị nghiêm cấm với công đoàn. 
Hợp đồng lao động thời vụ là gì? Điều kiện, hình thức, nội dung của hợp đồng thời vụ
Hợp đồng lao động thời vụ là gì? Điều kiện, hình thức, nội dung của hợp đồng thời vụ Từ trước đến nay, thị trường lao động thời vụ luôn sôi động, nhu cầu tuyển dụng cho các vị trí thời vụ lúc nào cũng tăng cao. Vì vậy, những thông tin liên quan đến quyền lợi của người lao động thời vụ đang được rất nhiều người quan tâm. Bởi trước khi quyết định tham gia vào thị trường này thì hầu như ai cũng muốn nắm rõ kiến thức để đảm bảo quyền lợi lao động cho mình. Trong bài viết sau, Unica sẽ chia sẻ cho bạn các thông tin liên quan đến hợp đồng lao động thời vụ là gì? Điều kiện, hình thức, nội dung của hợp đồng thời vụ. Cùng khám phá nhé. 1. Hợp đồng thời vụ nghĩa là gì? Trước đây khi có nhu cầu tuyển dụng lao động thời vụ thì người lao động và người sử dụng lao động có thể ký với nhau một loại hợp đồng đó là hợp đồng lao động thời vụ. Hợp đồng thời vụ tức là hợp đồng lao động theo mùa hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng. Tuy nhiên hiện nay theo quy định mới của Bộ luật Lao động năm 2019 (hiệu lực từ 01/01/2021) thì loại hợp đồng này đã được loại bỏ. Thay vào đó, tại Điều 20 Bộ luật Lao động hiện tại chỉ ghi nhận 02 loại hợp đồng đó là: - Hợp đồng lao động có thời hạn: Tức là 2 bên xác định với nhau về thời gian bắt đầu và thời gian chấm dứt hiệu lực hiệu lực của hợp đồng. Loại hợp đồng có thời hạn không được ký quá 36 tháng tính từ thời điểm bắt đầu hiệu lực hợp đồng. - Hợp đồng lao động không thời hạn: Là loại hợp đồng mà 2 bên không xác định thời gian chấm dứt hợp tác với nhau. Hợp đồng lao động thời vụ Nói như vậy tức là, nếu doanh nghiệp/ công ty/ tổ chức cần sử dụng người lao động ngắn theo thời vụ thì cả 2 bên sẽ ký kết với nhau loại hợp đồng có thời hạn. Sau khi luật thay đổi, hợp đồng lao động thời vụ được hiểu là hợp đồng lao động có xác định thời hạn. Thời hạn cụ thể của hợp đồng này là bao nhiêu sẽ tuỳ theo 2 bên tự thoả thuận, có thể 01 tháng, 03 tháng, 06 tháng,… nhưng tuyệt đối không được quá 36 tháng. 2. Một số quy định về hợp đồng lao động thời vụ Để hiểu rõ hơn một số thông tin liên quan đến hợp đồng lao động thời vụ, bạn hãy tham khảo thêm những nội dung mà Unica chia sẻ dưới đây nhé. 2.1. Điều kiện để ký kết hợp đồng lao động thời vụ Để biết được điều kiện ký hợp đồng lao động thời vụ là gì, trước tiên bạn phải xác định được tính chất công việc người lao động tham gia. Nếu bản chất của công việc là thời vụ, tạm thời dưới 12 tháng, không có tính chất thường xuyên thì sẽ ký hợp đồng lao động có thời hạn, tức hợp đồng lao động thời vụ. Nếu bản chất của công việc là thời vụ dưới 12 tháng thì sẽ phải lập hợp đồng thời vụ 2.2. Hình thức hợp đồng thời vụ Căn cứ theo Điều 14 Bộ lao động năm 2019 cho biết: Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và bắt buộc phải được in ra thành 2 bản. Người lao động giữ 1 bản và người sử dụng lao động giữ 1 bản. Trong trường hợp 2 bên chỉ thỏa thuận làm việc thời vụ với nhau dưới 1 tháng thì có thể giao kết với nhau bằng lời nói chứ không cần phải ký hợp đồng thời vụ. Quy định giao kết bằng lời nói này được ban hành bởi khoản 2 Điều 12 Bộ lao động năm 2019. Đối với hình thức hợp đồng lao động theo mùa vụ và tham gia công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ 18 tuổi trở lên có thể uỷ quyền cho người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động. Trong trường hợp này, giao kết hợp đồng lao động bắt buộc phải là văn bản có hiệu lực như giao kết với từng người lao động. Quy định này được ban hành tại khoản 2 Điều 18 Bộ lao động 2019. 2.3. Nội dung hợp đồng lao động thời vụ Như đã phân tích ở trên, hợp đồng lao động thời vụ chính là hợp đồng lao động có thời hạn. Vì vậy, nội dung có trong hợp đồng lao động sẽ được pháp luật bảo hộ. Nội dung cơ bản của hợp đồng lao động thời vụ bao gồm: - Thông tin đầy đủ của cả 2 bên gồm: Họ và tên, chức danh, giới tính, ngày tháng năm sinh, nơi cư trú, thẻ căn cước công dân,... - Vị trí làm việc. - Địa điểm và thời gian làm việc. - Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng lao động thời vụ. - Mức lương thỏa thuận theo công việc hoặc chức danh. - Hình thức trả lương (tiền mặt hay chuyển khoản), thời hạn trả lương, phụ cấp lương và một số khoản bổ sung khác. - Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi - Trang thiết bị bảo hộ cho người lao động bao gồm những gỉ? - Chế độ đãi ngộ, đào tạo trình độ, kỹ năng nghề (nếu có). Nội dung hợp đồng lao động thời vụ 3. Hợp đồng thời vụ có phải buộc lập thành văn bản không? Hợp đồng thời vụ tùy thời gian và tuỳ vào doanh nghiệp/ công ty sẽ buộc thành văn bản hoặc không. Thông thường, hợp đồng lao động thời vụ dưới 1 tháng sẽ không cần buộc thành văn bản, chỉ cần thỏa thuận bằng lời nói thôi là được. Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Bộ luật Lao động 2019 ban hành: - Hợp đồng lao động phải được gắn kết bằng văn bản và bắt buộc phải được chia thành 2 bản. Người lao động giữ 1 bản, người sử dụng lao động giữ 1 bản. - Hợp đồng lao động được giao kết bằng phương tiện điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng tiền mặt. Như đã chia sẻ ở trên, hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với loại hợp đồng lao động dưới 1 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này. Giao kết hợp đồng dựa theo nguyên tắc tại Điều 15 Bộ luật Lao động 2019 như sau: - Bình đẳng, tự nguyện, thiện chí, trung thực và hợp tác. - Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng tuyệt đối không được trái pháp luật, trái với đạo đức xã hội. Đối với trường hợp người lao động làm nghề người giúp việc thì có ban hành quy định tại Điều 162 Bộ luật Lao động 2019 như sau: - Với lao động là người giúp việc trong gia đình, người sử dụng lao động bắt buộc phải giao kết bằng hợp đồng lao động. Nói như vậy tức là, khi ký hợp đồng lao động đối với người giúp việc để làm công việc thời vụ, 2 bên sẽ phải ký hợp đồng lao động bằng văn bản với nhau. Hợp đồng lao động thời vụ dưới 1 tháng sẽ không cần lập thành văn bản 4. Khi nào thì hợp đồng thời vụ bị chấm dứt? Căn cứ tại Điều 34 Bộ luật Lao động 2019 quy định hợp đồng thời vụ chấm dứt khi: - Hiệu lực hợp đồng không còn, hai bên đã hoàn thành công việc với nhau. - Cả hai bên cùng nhau thoả thuận để đi tới kết luận chấm dứt hợp đồng lao động. - Người lao động vi phạm đạo đức, xã hội bị phạt tù nhưng không được hưởng án treo sẽ không đủ năng lực lao động. Từ đó buộc phải chấm dứt hợp đồng lao động. - Người lao động là công dân nước ngoài nhưng đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam vi phạm pháp luật Việt Nam nên bị trục xuất theo bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Người lao động bị mất năng lực và hành vi dân sự, bị mất tích hoặc đã chết. - Chấm dứt hợp đồng lao động thời vụ do vi phạm quy định nên bị sa thải. - Người lao động và người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại điều 35 và 36 Bộ luật này. - Người sử dụng lao động tự quyết cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Bộ luật này. - Người lao động là người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam nhưng có giấy phép lao động hết hiệu lực theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này. - Thử việc nhưng không đạt yêu cầu sẽ bị bên sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động thời vụ. Có rất nhiều trường hợp khiến hợp đồng lao đồng thời vụ phải chấm dứt 5. Hợp đồng lao động thời vụ có phải đóng BHXH không? Để biết hợp đồng lao động thời vụ có phải đóng bảo hiểm xã hội không sẽ căn cứ vào loại hợp đồng lao động mà người đó đã ký với người sử dụng lao động. Cụ thể như sau: - Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014: Người lao động ký hợp đồng lao động từ tối thiểu 1 tháng trở lên sẽ buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội. Đây là quy định bắt buộc mà người lao động phải tham gia. - Nếu như tham gia đóng bảo hiểm xã hội thì cả người lao động và người sử dụng lao động sẽ phải đóng cho bên BHXH như sau: Người lao động đóng 8%; người sử dụng lao động đóng 17,5%, bao gồm 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; 0,5% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất. 6. Kết luận Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến hợp đồng lao động thời vụ mà Unica đã tổng hợp được. Hợp đồng lao động dù là thời vụ đi chăng nữa cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng, nó như một bản cam kết để bảo đảm quyền lợi cho người lao động và người sử dụng lao động. Vì vậy bạn tuyệt đối không nên chủ quan, hãy nắm chắc những thông tin này để chủ động hơn trong quá trình kinh doanh cũng như trong quá trình đi làm nhé.
Hướng dẫn cách lấy Chứng nhận hoàn thành khoá học trên Unica
Hướng dẫn cách lấy Chứng nhận hoàn thành khoá học trên Unica Trong bài đăng này, Unica sẽ hướng dẫn các bạn cách lấy chứng nhận hoàn thành khoá học trên Unica.vn sau khi học xong khoá học của mình. Hãy cùng mình bắt đầu nhé. 1. Chứng nhận hoàn thành khoá học là gì? Khi bạn mua bất kỳ một khóa học nào của Unica, đâu sẽ là cơ sở chứng minh bạn đã học xong bộ video bài giảng của khóa học đó? Để thoả mãn mong muốn của nhiều học viên, Unica hiện tại đã sẵn sàng cấp cho bạn chứng nhận hoàn thành khoá học. Nhưng muốn lấy được chứng nhận hoàn thành khoá học chính thức, bạn sẽ cần xác nhận hoàn thành, tức học toàn bộ video có trong khoá học mà bạn đã mua của Unica. Sau đấy bạn sẽ có thể lấy được chứng nhận hoàn thành khoá học, chứng nhận dùng để làm cơ sở minh chứng trình độ cũng như kỹ năng của bạn, đã được Unica chứng nhận, thay vì chỉ là mấy hàng chữ chứng minh mình đã biết, đã học kỹ năng này. 2. Nhận chứng nhận Unica có mất phí không? Chứng nhận Online bạn có thể tải trực tiếp trên website Unica.vn về và không mất phí gì. Chứng nhận in màu, đóng khung, có chữ ký và đóng dấu của Học viện Unica bạn cần thanh toán thêm chi phí cấp chứng nhận, phí đã bao gồm phí vận chuyển trong Việt Nam: Một bản tiếng Việt hoặc tiếng Anh: 250,000đ Hai bản gồm bản tiếng Việt và tiếng Anh: 450,000đ 3. Cách lấy chứng nhận hoàn thành khoá học của Unica 3.1. Làm sao để biết bạn đủ điều kiện nhận chứng nhận? Đầu tiên, để biết được bạn đã đủ điều kiện để lấy Chứng nhận hoàn thành khoá học trên Unica.vn hay chưa, bạn truy cập vào tài khoản của mình, nhấn vào mục vào học ngay. Tại đây bạn sẽ thấy được toàn bộ danh sách khoá học bạn đã mua của Unica. Và bên dưới từng khoá học, bạn sẽ thấy được mức độ hoàn thành khoá học của mình là bao nhiêu phần trăm. Điều kiện nhận chứng nhận khóa học Ở Unica, bạn chỉ cần hoàn thành bài học trên 90% khoá học là đã được coi là hoàn thành khoá học rồi đó. Như tài khoản phía trên, khoá học Thiết kế website Wordpress chuẩn seo đã hoàn thành 90%, người học đã có thể tự tin cài đặt giao diện, thiết kế website tin tức, website bán hàng chuẩn seo  phục vụ nhu cầu công việc cũng như tối ưu hoá chu trình làm việc mỗi ngày của mình. Với tỷ lệ hoàn thành 90% (trên 90% theo điều kiện của Unica), tài khoản trên đã có thể lấy được Chứng nhận hoàn thành khoá học của Unica.vn rồi. Ngoài điểm phần trăm trên từng khoá học, khi hoàn thành trên 90% khoá học, bạn cũng sẽ nhận được một email từ học viện Unica nói với bạn rằng bạn đã hoàn thành xong khoá học của mình. Đảm bảo bạn sẽ không bỏ lỡ bất cứ phần nào trên lộ trình học tập của mình nhé. 3.2. Cách lấy chứng nhận hoàn thành khoá học của Unica.vn Cách giúp bạn có thể nhận chứng nhận tại Unica, một là bạn lấy trực tiếp trên trang web học tập. Với email xác nhận bạn đã hoàn thành khoá học trên Unica, chúng mình sẽ gửi đính kèm một đường link mà bạn có thể tải ngay Chứng nhận hoàn thành khoá học về. Khi nhấn vào đường link trên, bạn sẽ được đưa về ngay chứng nhận hoàn thành khoá học của mình với tên khoá học cùng tên bạn được ghi đầy đủ trên email. Bạn lưu ý, chứng nhận của Unica được ghi toàn bộ bằng Tiếng Việt hoặc Tiếng Anh, bạn có thể ứng tuyển được cả trong CV nhé. Chứng nhận có ghi các thông tin về tên khoá học, ngày hoàn thành, ID, . .. nên nhà tuyển dụng có thể kiểm tra được nhanh hơn với mức độ tín nhiệm cao hơn nữa. Mẫu chứng nhận khóa học thiết kế website Wordpress đa dạng và chuẩn SEO Ở cuối trang chứng nhận có 2 nút cho phép bạn sử dụng, bạn có thể bấm nút Tải về để lưu trữ Chứng nhận trong bộ hồ sơ, giấy tờ khác của bạn. Hoặc bạn có thể chọn nút Share to Facebook để lưu trữ, chia sẻ các thành tích học tập của mình với bạn bè và người thân. Cách thứ 2 mà bạn có thể lấy được Chứng nhận trên, đó là bạn vào trang web học tập Unica.vn, đăng nhập tài khoản của bạn, vào mục Vào học ngay. Tại đây, dưới khoá học khi bạn đã hoàn thành sẽ có mục Kiểm tra chứng nhận. Khi bạn nhấn vào mục Tải, Chứng nhận hoàn thành khoá học của bạn cũng sẽ hiện lên như trên, ngoài ra bạn cũng trọn vẹn có thể tải ảnh hoặc đăng lên Facebook. 4. Tổng kết Như vậy với bài chia sẻ trên, chúng mình đã giới thiệu với bạn cách để lấy Chứng nhận hoàn thành khoá học trên Unica sau khi bạn học xong khoá học của mình đấy. Chúc các bạn học thật chăm chỉ sẽ mau chóng có được chứng nhận cho kỹ năng của mình nhé. Đừng quên Unica còn rất nhiều khoá học hay ho và thú vị có thể trợ giúp đắc lực cho nghề nghiệp của bạn. Chúc bạn thành công.
 Biên bản thanh lý hợp đồng lao động là gì? Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng lao động
Biên bản thanh lý hợp đồng lao động là gì? Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng lao động Trong trường hợp bên sử dụng lao động và bên lao động không còn muốn hợp tác với nhau nữa thì sẽ cần sử dụng tới biên bản thanh lý hợp đồng lao động. Đây là mẫu biên bản thông dụng hay được sử dụng để giải quyết các tranh chấp nếu có giữa bên lao động và bên sử dụng lao động. Trong nội dung bài viết sau, Unica sẽ chia sẻ cho bạn các thông tin xoay quanh chủ đề mẫu biên bản thanh lý hợp đồng lao động là gì, bạn hãy tham khảo nhé. 1. Biên bản thanh lý hợp đồng lao động là gì? Biên bản thanh lý hợp đồng lao động là văn bản được lập ra bởi người lao động và người sử dụng lao động để ghi nhận việc chấm dứt hợp đồng lao động, hoàn tất công việc và không còn mối liên kết nào với nhau nữa. Cụm từ “thanh lý hợp đồng” được các cá nhân, tổ chức sử dụng nhằm mục đích chấm dứt hoàn toàn quyền và nghĩa vụ của hai bên. Biên bản thanh lý hợp đồng lao động phải có đầy đủ các nội dung sau: Biên bản thanh lý hợp đồng lao động - Tên và địa chỉ của người lao động; - Tên và địa chỉ của người sử dụng lao động; - Số, ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng lao động; - Lý do chấm dứt hợp đồng lao động; - Quyền và nghĩa vụ của các bên sau khi chấm dứt hợp đồng lao động; - Thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động; - Chữ ký của các bên. Thực chất, mẫu biên bản thanh lý hợp đồng không phải là văn bản bắt buộc phải sử dụng khi chấm dứt hợp đồng lao động, chấm dứt quan hệ lao động giữa 2 bên. Tuy nhiên hiện nay, vẫn có nhiều doanh nghiệp sử dụng biên bản thanh lý hợp đồng lao động để xác nhận chấm dứt hợp đồng giữa người lao động với người sử dụng lao động. Biên bản thanh lý hợp đồng lao động tuy không có quy định nào pháp luật ghi nhận nhưng nó vẫn có giá trị như một văn bản pháp lý, là căn cứ để giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa người lao động và người sử dụng lao động sau khi hợp đồng lao động chấm dứt. 2. Khi nào cần thực hiện biên bản thanh lý hợp đồng? Căn cứ Điều 34 Bộ luật Lao động 2019, biên bản thanh lý hợp đồng được thực hiện trong một số trường hợp sau: - Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 Bộ luật Lao động 2019. - Hai bên đã hoàn tất công việc và thỏa thuận cùng nhau chấm dứt hợp đồng lao động; - Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật; - Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật; - Người lao động bị kỷ luật sa thải. - Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo và cũng không thuộc trường hợp được trả tự do sẽ không có khả năng lao động nên phải chấm dứt hợp đồng lao động. - Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam nhưng vi phạm pháp luật nên bị trục xuất về nước theo bản án, quyết định của toà. - Người lao động bị tòa tuyên án mất hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. - Giấy phép lao động không còn hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 156 Bộ luật Lao động 2019. - Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc. Trường hợp cần sử dụng biên bản thanh lý hợp đồng lao động 3. Lưu ý khi lập biên bản thanh lý hợp đồng lao động Thực tế việc lập biên bản thanh lý hợp đồng lao động không khó. Tuy nhiên để lập được một biên bản hoàn chỉnh và chỉn chu nhất thì bạn phải đặc biệt chú ý tới một số vấn đề sau: 3.1. Về thẩm quyền ký kết Đối với bên phía người sử dụng lao động, người có quyền tham gia ký hợp đồng lao động là người: - Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã. - Người đang đứng đầu đơn vị, cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân. - Người được uỷ quyền bởi các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân. - Người trực tiếp sẽ sử dụng lao động. - Được người đại diện theo pháp luật ủy quyền bằng văn bản. Đối với bên phía  người lao động, người có quyền ký hợp đồng lao động là người: - Đủ tuổi lao động (từ 18 tuổi trở lên). - Đối với người chưa thành niên từ 15 đến 18 tuổi thì sẽ phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện. -  Đối với người dưới 15 tuổi thì sẽ phải có sự đại diện theo pháp luật quy định. - Người được những người lao động trong nhóm ủy quyền. Lưu ý khi lập biên bản thanh lý hợp đồng lao động 3.2. Về nội dung Nội dung biên bản thanh lý hợp đồng được lập ra bắt buộc phải dựa trên quy định được dẫn chiếu và điều khoản chấm dứt hợp đồng lao động trong hợp đồng lao động chính. Vì vậy, cam kết nội dung trong biên bản thanh lý hợp đồng phải có tính chính xác cao, công khai và minh bạch. Những nội dung quan trọng, không thể thiếu được trong biên bản thanh lý hợp đồng lao động đó là: - Cụ thể thông tin của các bên. - Quyền và nghĩa vụ của 2 bên. - Các điều khoản chung cho việc chấm dứt hợp đồng lao động. 4. Mẫu Biên bản thanh lý hợp đồng lao động CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------------- BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG (Thanh lý Hợp đồng lao động số …........) - Căn cứ Bộ luật Lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 18/6/2012; - Căn cứ Hợp đồng lao động số ………………….……ngày ….. tháng ….. năm …. giữa Công ty ………………….... và ông/bà ………………………; - Căn cứ Đơn xin nghỉ việc của ông/bà…………………...…………………; Hôm nay, ngày .... tháng ... năm ......, tại..................................................., chúng tôi gồm: BÊN A (NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG): CÔNG TY.................................. Đại diện:…………………………… Chức vụ:…………………………………. Quốc tịch: …………………………………………………………….…………. Địa chỉ: ………………………………………………………………………….. Điện thoại: ………………………………………………………………………. Mã số thuế: ………………………………………………………………...……. Số tài khoản: …………………………………………………………………….. Tại Ngân hàng: ………………………………………………………………….. BÊN B (NGƯỜI LAO ĐỘNG): ……………………………………………….. Sinh năm:................................................................................................................ CMND số :........................... do CA tỉnh/TP …..…………cấp ngày..................... Địa chỉ thường trú:.................................................................................................. Hai bên đã cùng nhau thoả thuận và tiến hành lập biên bản thanh lý hợp đồng lao động với những điều khoản sau đây: Điều 1. Quyền và nghĩa vụ của người lao động a) Cam kết đã bàn giao đầy đủ và đúng nội dung tại biên bản giao nhận đã ký. b) Cam kết chấp hành và tuân thủ đúng các điều kiện có liên quan. c) Chịu trách nhiệm cá nhân các vấn đề ngoài phần bàn giao đối với các cơ quan chức năng. d) Được hưởng các chế độ theo hợp đồng đã ký. Điều 2. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động a) Chịu trách nhiệm giải quyết các chế độ cho người lao động theo hợp đồng đã ký. b) Thanh toán lương, thưởng, phụ cấp và các khoản khác cho người lao động đến thời điểm nghỉ việc. c) Có quyền yêu cầu người lao động phải thi hành đúng và đầy đủ các biên bản đã ký kết, các cam kết của người lao động đối với công ty và thực hiện đúng điều khoản đã ghi trong hợp đồng. Điều 3. Điều khoản chung a) Hai bên cam kết thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung thuộc trách nhiệm của mình đối với bản thanh lý này. b) Trong thời gian …… ngày làm việc, kể từ khi ký biên bản này, Bên B có trách nhiệm tiếp tục giải trình và tham gia giải quyết các vấn đề phát sinh về các nội dung đã bàn giao khi phát hiện còn thiếu sót hoặc chưa đúng. c) Sau khi thực hiện xong nội dung của biên bản thanh lý này, các vấn đề trách nhiệm của 02 bên với Hợp đồng lao động sẽ kết thúc. Điều 4. Hiệu lực thi hành Biên bản này có hiệu lực kể từ ngày ký và được lập thành ….. bản, mỗi bên giữ …… bản có giá trị pháp lý như nhau.    Đại diện bên A                                                                        Đại diện bên B  (Ký, ghi rõ họ tên)                                                               (Ký, ghi rõ họ tên) 5. Kết luận Trên đây là chia sẻ mẫu thanh lý hợp đồng lao động mới nhất cùng một số thông tin có liên quan. Bạn hãy tham khảo để biết xem một biên bản thanh lý hợp đồng lao động sẽ khác với biên bản ký hợp đồng lao động như thế nào nhé. Hy vọng những thông tin trong bài viết hữu ích giúp bạn có thể yên tâm hơn trong quá trình làm việc hoặc quản lý.

Ngoại ngữ

Bí kíp “khổng lồ”- Giúp bạn nắm chắc ngữ pháp của thì quá khứ tiếp diễn Bí kíp “khổng lồ”- Giúp bạn nắm chắc ngữ pháp của thì quá khứ tiếp diễn Bạn đang lo sợ vì trống rỗng kiến thức về thì quá khứ tiếp diễn? Bạn không biết bắt tay học từ đâu, với lộ trình học cụ thể như thế nào? Đừng quá lo lắng, bởi UNICA sẽ bật mí những bí kíp “khổng lồ” để bạn có thể xây dựng một nền tảng vững vàng, chắc chắn về dạng thì này! Khái niệm về thì quá khứ tiếp tiếp diễn Để việc học tiếng Anh được chắc chắn hơn, đầu tiên bạn nên cầm nắm vững đó chính là khái niệm. Đây là một điều cơ bản khi học về những kiến thức mới. Thì quá khứ tiếp diễn trong tiếng Anh được hiểu đơn giản là thì diễn tả những hoạt động, diễn biến của sự vật, con người trong một thời điểm nhất định trong quá khứ. Thì quá khứ tiếp diễn là một thì được sử dụng phổ biến Cấu trúc đơn giản thì quá khứ tiếp diễn - Khẳng định: S + was/were + V-ing. Cấu trúc thể khẳng định thì quá khứ tiếp diễn trong tiếng Anh Nhìn cấu trúc của thì ta thấy, trong câu có hai thành phần chính đó là tobe và Ving. Tương tự như các thì khác, tobe cũng được chia theo ngôi: You/we/they + were I/she/he/it + was * Chú ý cách thêm đuôi -ing. +  Nếu động từ kết thúc bằng “e” thì bỏ “e” thêm -ing. Eg: Write -> Writing + Nếu động từ kết thúc bằng “ee” thì ta thêm -ing vào sau động từ. Eg: Agree -> agreeing + Với động từ có một âm tiết, tận cùng kết thúc là một phụ âm, trước là một nguyên âm thì ta gấp đôi phụ âm cuối rồi thêm đuôi -ing. Eg: Stop -> stopping + Tận cùng là “ie” thì đổi thành “y” thêm -ing. Eg: Lie -> lying Eg:  I was cooking dinner at 7 pm yesterday. (Tôi đang nấu cơm tối vào lúc 7h ngày hôm qua). They were playing football in the school-yard yesterday. (Họ đang chơi bóng đá ở sân trường vào ngày hôm qua). - Phủ định : S + was/ were not + Ving. Giống cấu trúc câu khẳng định, câu phủ định trong thì quá khứ tiếp diễn ta chỉ việc thêm “not” ngay sau động từ “tobe”. Chú ý:  Was not = wasn’t Were not = were n’t Eg:  They weren’t watching TV at 6 pm yesterday. (Họ không xem phim TV vào lúc 6 giờ tối ngày hôm qua). She wasn’t cleaning in the room. (Cô ấy không lau dọn nhà). - Nghi vấn: Was/were + S + V-ing ? Câu trả lời:  Yes, I/she/he/it + was. Yes, You/we/ they + were. No, I/she/he/it + wasn’t. No, You/we/ they + weren’t. Eg:  Was he going to school at 7 am yesterday? (Có phải anh ấy đi học lúc 7 giờ sáng ngày hôm qua không?). Yes, he was. Cách dùng thì quá khứ tiếp diễn Các thì trong tiếng Anh đều có cách dùng riêng nếu, nắm được cách dùng của các thì sẽ giúp việc bạn phân biệt 12 thì trong tiếng Anh trở nên dễ dàng hơn. Trong tiếng Anh, thì quá khứ tiếp diễn diễn tả hành động đang xảy ra (hành động đang xảy chứ không phải hành động đã kết thúc) tại một thời điểm được xác định trong quá khứ.  Eg: At 8 am yesterday, they were working hard. (Vào lúc 8 giờ sáng ngày hôm qua, họ đang làm việc rất chăm chỉ). Nhận xét ví dụ trên ta thấy: Vào lúc 8 giờ sáng ngày hôm qua là một thời gian cụ thể được xác định rõ ràng trong quá khứ, người nói và người nghe đều hiểu. Tại thời điểm 8 giờ sáng này thì việc mọi người đang làm việc chăm chỉ được diễn ra thì ta nên chia động từ ở thì quá khứ tiếp diễn. -  Dùng thì quá khứ tiếp diễn khi muốn diễn tả một hành động nào đó đang xảy ra thì có một hành động khác bỗng nhiên chen vào, làm gián đoạn. Trong đó, hành động đang xảy ra thì vẫn tiếp tục xảy ra được chia ở quá khứ tiếp diễn, còn hành động chen ngang thì chia ở quá khứ đơn. Eg: She was watching TV with her family when her friend came. (Cô ấy đang xem phim với gia đình thì bạn cô ta đến). Nhận xét: Trong ví dụ trên, ta thấy có 2 hành động đều đang xảy ra trong quá khứ: một hành động đang xem phim cùng với gia đình, một hành động là bạn đến nhà chơi. Vào thời điểm cô ta đang xem phim với gia đình  thì bị hành động bạn đến chơi xen vào nên hành động đang xem phim được chia theo thì quá khứ tiếp diễn, hành động bạn đến chơi được chia ở thì quá khứ đơn. Ví dụ minh họa cách dùng thì quá khứ tiếp diễn đơn giản - Nếu 2 hành động đang đồng thời xảy ra tại cùng một thời điểm xác định được trong quá khứ thì chia ở quá khứ tiếp diễn. Trong câu thường đi kèm với “while”. Cả 2 hành động này đều chia ở thì quá khứ tiếp diễn. Eg: I was studying while my sister was watching TV last night. (Tôi đang học bài trong khi chị gái tôi đang xem phim tối qua). Ta thấy cả hai hành động đang diễn ra đồng thời và song song nhau trong quá khứ nên cả hai động chia ở quá khứ tiếp diễn. Dấu hiệu nhận biết thì Nếu trong câu có các dấu hiệu sau thì bạn học tự tin, chắc chắn rằng câu đó được chia ở quá khứ tiếp diễn. - At + giờ + thời gian trong quá khứ: At 7 am yesterday, at 9 pm last night…. - At this time + thời gian trong quá khứ: At this time last year,... - In + năm: In 2000, in 1998… - In the past -  When, while… Thì quá khứ tiếp diễn là một trong những thì rất quan trọng trong cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh, nó xuất hiện thường xuyên trong các bài báo, văn bản, đề tài khoa học tiếng Anh. Vì thế, việc nắm vững tất cả các cấu trúc, cách sử dụng, dấu hiệu về thì này rất quan trọng. Hiểu được điều đó, UNICA đã tổng hợp toàn bộ các kiến thức từ đơn giản đến chuyên sâu cho bạn học hiểu rõ hơn về thì quá khứ này. >> Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn: 10 phút học mẹo cùng UNICA >> Thì quá khứ đơn: Tổng quát trọn bộ kiến thức trong 12 năm học >> 4 cách “nhớ lâu, ngấm nhanh” ngữ pháp tiếng Anh cực hiệu quả Thì quá khứ đơn trong Tiếng Anh? Cấu trúc và cách sử dụng
Thì quá khứ đơn trong Tiếng Anh? Cấu trúc và cách sử dụng Thì quá khứ đơn là một trong những phần ngữ pháp chủ điểm không thể bỏ qua trong quá trình học tiếng Anh. Hãy cùng UNICA tìm hiểu tất tần tật các kiến thức về công thức, cách dùng, dấu hiệu nhận biết của thì quá khứ đơn trong tiếng Anh trong bài viết dưới đây nhé!  1. Định nghĩa về thì quá khứ đơn Thì quá khứ đơn (Past simple) là một thì cơ bản, được dùng để diễn tả những hành động, hoạt động, sự vật đã được xác định trong quá khứ hoặc vừa mới kết thúc tại thời điểm nói. Thì quá khứ đơn trong tiếng Anh cơ bản 2. Cấu trúc thì quá khứ đơn Khác với các thì hiện tại đơn, thì quá khứ đơn được chia làm 2 cấu trúc cơ bản: Thể động từ “tobe” - Câu khẳng định: S + was/were +... Trong đó: - S là chủ ngữ - Động từ được chia theo chủ ngữ với: + You/we/they + were + I/she/he/it + was Eg:  I was in Paris, yesterday. (Tôi ở Paris ngày hôm qua). He was at my house last week. (Anh ấy ở nhà tôi tuần trước). - Câu phủ định: S + were/was + not + V+... Chú ý: were not = weren’t was not = wasn’t Đối với câu ở thể phủ định ta chỉ việc thêm “not” vào sau động từ tobe và giữ nguyên động từ, nghĩa là động từ để dạng nguyên mẫu. Eg:  - She wasn’t very happy last night. (Cô ấy không vui vào tối qua). - I wasn’t at home. (Tôi không có ở nhà). - Câu hỏi dạng Yes/no: Was/were + S + V ? Trong đó động từ luôn ở dạng nguyên thể không được chia. Cách trả lời: Yes, I/he/she/it + was. Yes, we/you/they + were. No,  I/he/she/it + wasn’t. No, we/you/they + weren’t. Eg: Were they at work last week? (Tuần trước họ có đi làm không?). - Câu hỏi dạng WH- question:  WH-word + was/ were + S (+ not) +…? Trả lời: S + was/ were (+ not) +…. Eg: What was the weather like yesterday? (Hôm qua thời tiết như thế nào?) Thể động từ thường - Câu khẳng định: S + V2/ed +… Trong đó: - S (Subject): Chủ ngữ - V2/ed: Động từ chia thì quá khứ đơn (theo quy tắc hoặc bất quy tắc) Động từ ở đây có thể là động từ có quy tắc và không quy tắc. Với động từ có quy tắc ta chỉ việc thêm -ed vào sau động từ. Một số trường hợp bất quy tắc, người học cần học thuộc bảng 360 động từ bất quy tắc. Eg: - I came back home last night. (Tối qua, tôi đã trở về nhà). - They studied English yesterday. (Hôm qua , họ đã học tiếng Anh). Ví dụ về thể khẳng định trong tiếng Anh - Phủ định: S + did not + V (nguyên mẫu) Tương tự như các thì khác, thể phủ định của thì hiện tại đơn chúng ta vẫn mượn trợ động từ did rồi thêm not sau trợ động từ. Lưu ý: Did not = didn’t Eg: - He didn’t go to school yesterday. (Hôm qua, anh ta đã không đi học). - We didn’t work last week. (Tuần trước, chúng tôi không làm việc). - Câu hỏi dạng Yes/No question: Did + S + V nguyên thể ? Câu trả lời : Yes, S + did No. S+ didn’t Eg: Did she miss the bus yesterday? (Cô ấy có bị lỡ xe bus ngày hôm qua không?). Yes, she did. - Câu hỏi WH- question: WH-word + did + S + (not) + V (nguyên mẫu)? Trả lời: S + V-ed +… Eg: What did you do last Sunday? (Bạn đã làm gì Chủ nhật trước?) >> Xem thêm: Thì quá khứ hoàn thành trong tiếng Anh? Cấu trúc và cách sử dụng Chinh phục tiếng anh từ con số 0 bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học giúp người mất gốc hoặc trẻ em từ 4-12 tuổi luyện phát âm, ngữ âm, tăng vốn từ vựng, ngữ pháp ... Đăng ký ngay. [course_id:3177,theme:course] [course_id:259,theme:course] [course_id:236,theme:course] 3. Hướng dẫn cách chia động từ ở thì quá khứ đơn - Thông thường, ta chỉ việc thêm -ed vào sau động từ. Eg:  Watch -> watched Listen -> listened Turn -> turned Work -> worked Need -> needed Talk -> talked - Động từ tận cùng là “e” -> ta chỉ cần cộng thêm “d” Eg:  type – typed/ smile – smiled/ agree – agreed - Với những động từ tận cùng bằng “y” thì chuyển “y” -> “i” rồi thêm ed. Eg: Study -> studies Fly -> flies Cry -> cries - Nếu trước “y” là một nguyên âm thì giữ nguyên và thêm ed Eg: Play -> played - Nếu động từ kết thúc có dạng 1 nguyên âm + 1 phụ âm thì ta gấp đôi phụ âm cuối rồi thêm ed. Eg: Stop -> stopped Prefer -> preferred - Một số động từ bất quy tắc cần học thuộc:  Động từ bất quy tắc được mô tả như hình dưới đây: Những từ bất quy tắc trong thì quá khứ đơn 4. Cách sử dụng thì quá khứ đơn - Nếu một hành động đã kết thúc hoặc hoàn thành xong trong quá khứ và xác định được thời gian cụ thể thì hành động đó được chia ở quá khứ đơn. Ví dụ bài tập thì quá khứ đơn: I went to China last year. (Tôi đã tới Trung Quốc năm ngoái). Nhận xét: Ta thấy hành động đi Trung Quốc của tôi xảy ra vào năm ngoái, thời gian xác định và đã kết thúc một năm trước nên được chia ở thì quá khứ đơn. - Kể lại một hành động đã xảy ra trong quá khứ và đã hoàn tất trong quá khứ, không còn ảnh hưởng đến hiện tại, hay chú trọng đến kết quả. Eg: I worked for this company for 1 year. (Tôi làm việc ở công ty này được 1 năm). Có nghĩa là trong quá khứ, tôi đã làm việc ở công ty đó được một năm. Còn bây giờ, tôi đã nghỉ việc ở công ty đó và đang đi làm cho một công ty khác. - Diễn tả các hành động được lặp đi lặp lại hoặc xảy ra quá nhiều lần, thường xuyên trong quá khứ nhưng bây giờ thì không còn xảy ra nữa. Cách dùng này thường xuất hiện các trạng từ tần suất như: always, usually, often... Eg: When I was a student, I usually talk in class. (Khi tôi là một học sinh, tôi thường xuyên nói chuyện trong lớp). - Diễn tả các hành động xảy ra liên tiếp, kế tiếp, song song nhau trong quá khứ. Eg: When I saw a dog, I stopped. (Khi tôi thấy con chó, tôi liền dừng xuống). - Khi một hành động khác diễn ra trong quá khứ thì bị tác động bởi một hành động khác, thì hành động khác đó được chia ở thì quá khứ đơn. Eg: When she was reading a book, her sister came. (Khi cô ấy đang đọc sách, chị gái cô ấy đi về). - Dùng trong câu ước không có thật. Eg: I wish I were in America now. (Tôi ước gì bây giờ tôi ở Mỹ) - Dùng để miêu tả một sự kiện trong lịch sử. Eg: The Chinese invented printing. (Người Trung Quốc đã phát minh ra máy in) Cách sử dụng thì quá khứ đơn 5. Những dấu hiệu nhận biết thì quá khứ đơn Trong câu thì quá khứ đơn thường có chưa các từ và cụm từ như sau:  + Last + thời gian + One day ago, two weeks ago… + In + thời gian trong quá khứ + For + khoảng thời gian + From...to… + When I was young, when I was a child, when I lived… + When, while, as… 6. Bài tập áp dụng thì quá khứ đơn Bài tập 1: Sắp xếp lại các câu dựa theo các từ đã cho 1. Yesterday/I/see/Jaden/on/way/come home. 2. What/you/do/last Monday/You/look/tired/when/come/our house. 3. Linda/not/eat/anything/because/full. 4. cats/go/out/him/go shopping//They/look/happy. 5. You and your classmates/not/study/lesson? Đáp án 1. Yesterday, I saw Jaden on the way I came home. 2. What did you do last Monday? You looked tired when you came to our house. 3. Linda didn’t eat anything because she was full. 4. The cats went out with him to go shopping. They looked very happy. 5. Did you and your classmates not study the lesson? Bài tập 2: Chia động từ ở thì quá khứ đơn 1. I _____ at my mom’s home yesterday. (stay)  2. Hannah ______ to the theatre last Sunday. (go) 3. I and my classmates ______ a great time in Da Nang last year. (have) 4. My holiday in California last summer ______ wonderful. (be) 5. Last January I _____ Sword Lake in Ha Noi. (visit) 6. My grandparents ____ very tired after the trip. (be) 7. I _______ a lot of gifts for my older brother. (buy) 8. James and Belle _______ sharks, dolphins and turtles at Vinpearl aquarium. (see) 9. Gary _____ chicken and rice for lunch. (eat) 10. We ____ about their holiday in Ca Mau. (talk) Đáp án 1. stayed 2. went 3. had 4. was 5. visited 6. were 7. bought 8. saw 9. ate 10. talked Bài tập 3: Chia quá khứ đơn cho các động từ trong ngoặc 1. He (do) nothing before he saw me. 2. I (be) sorry that I had hurt him. 3. After they had gone, I (sit) down and (rest). Đáp án: 1. did (had done) 2. was 3. sat / rested Chỉ cần đặt quyết tâm cao độ, có lộ trình học rõ ràng thì việc nắm kiến thức và vận dụng thì quá khứ đơn vào bài thi rất đơn giản. Vì vậy UNICA mong rằng, các bạn sẽ thành công trên con đường chinh phục ngôn ngữ mới này! >> Xem thêm: Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn? Cấu trúc và cách sử dụng
Kiến thức trọng tâm chủ yếu trong thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn
Kiến thức trọng tâm chủ yếu trong thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn Khi học về các thì trong tiếng Anh, nhiều người thường không phân biệt được giữa thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn với các thì hiện tại hoàn thành khác. Trong bài viết này, UNICA sẽ chia sẻ cho các bạn những kiến thức trọng tâm về thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn trong tiếng Anh! Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn là gì? Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn trong tiếng Anh là gì chính là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc khi mới bắt đầu học tiếng Anh. Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn là thì được dùng để diễn tả các sự việc, hành động, hoạt động đã xảy ra trong quá khứ nhưng vẫn còn kéo dài đến hiện tại và cũng có thể làm tiếp tục, tiếp diễn ở trong tương lai. Nếu sự việc diễn ra ở quá khứ nhưng kết quả của hành động đó vẫn kéo dài, ảnh hưởng đến hiện tại thì chúng ta chia động từ theo thì hiện tại tiếp diễn hoàn thành. 3 công thức thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn - Câu khẳng định: S + have/has + been + V-ing. Nhìn vào cấu trúc ta nhận thấy, câu khẳng định có 3 thành phần chính là: +  Trợ động từ: have/has. Trợ động từ được chia theo chủ ngữ đi kèm:  You/we/they + have He/she/it + has + Been + V-ing Eg: I have been living in Ha Noi for 2 years. (Tôi sống ở Hà Nội được 2 năm rồi). Nhận xét: + Chủ ngữ là ngôi thứ nhất: I + Trợ động từ: Have -> have + Động từ: Live -> Living Một số ví dụ về câu khẳng định thì HTHTTD - Thể phủ định: S + haven’t/hasn’t + been + Ving. Cấu trúc ở thể phủ định tương tự như khẳng định nhưng thêm “not” sau trợ động từ. have not = haven’t has not = hasn’t Eg:  + I haven’t been living in Ha Noi for 2 years. (Tôi không sống ở Hà Nội được 2 năm rồi). + She hasn’t been studying for 2 hours. (Cô ấy không học được 2 tiếng rồi). - Câu nghi vấn Tương tự như thì hiện tại hoàn thành, thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn cũng được chia thành câu hỏi trả lời Yes/no và câu hỏi với từ để hỏi. + Have/has + S + been + Ving? Yes, S + have/has. No, S + have/ has + not. Trong đó, chủ ngữ you/we/they + have. He/she/it + has. Eg: Has he been standing in the school-yard for more than 1 hours? (Chàng trai đứng ở sân trường hơn 1 tiếng phải không?). No, he hasn’t. Câu hỏi Yes/no của thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn + Câu hỏi với từ để hỏi: Wh- + ….? Tương tự như câu hỏi ở thì hiện tại hoàn thành. Cách dùng thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn  - Khi muốn diễn tả hành động nào đó đã bắt đầu xảy ra trong quá khứ nhưng nó chưa chấm dứt ở quá khứ mà vẫn còn kéo dài đến hiện tại. Có nghĩa là khi hoạt động ở quá khứ nhưng nhưng nhấn mạnh tính liên tục, không chấm dứt. Cách dùng thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn trong tiếng Anh Eg: They have been waiting for you all day. (Họ đã chờ bạn cả ngày đó). Nhận xét: Hành động chờ xảy ra cả ngày, bắt đầu trong quá khứ nhưng đến thời điểm hiện tại thì họ vẫn phải chờ. Tính liên tục của hành động. - Hành động đã kết thúc ở trong quá khứ nhưng người nói, người nghe vẫn muốn biết kết quả ảnh hưởng đến hiện tại như thế nào. Mức độ có nghiêm trọng hay không, kết quả có được hoàn thành tốt ở hiện tại. Eg: It has been raining for 5 minutes. (Trời vừa tạnh mưa được 5 phút). Nhận xét: Tại thời điểm hiện tại, trời đã tạnh mưa được 5 phút. Nghĩa là lúc đang nói, hành động trời mưa đã kết thúc trong quá khứ. Kết quả ở hiện tại là trời không còn mưa nữa. Dấu hiệu nhận biết của thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn - Since + mốc thời gian. - For + khoảng thời gian. - All + thời gian như: all the morning, all the afternoon, all day, all the night… - How long… - Lately, recently… * Chú ý: cách phân biệt thì hiện tại hoàn thành và hiện tại hoàn thành tiếp diễn: - Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn chỉ quan tâm đến những sự vật, sự việc, hành động đã hoàn thành hay kết thúc chưa. Còn thì hiện tại hoàn thành chỉ quan tâm đến kết quả của hành động mà không chú ý đến bản chất của hành động, quan trọng hành động ở thì hoàn thành là đã kết thúc và có kết quả biểu hiện. Eg:  I have been cleaning the room. (Tôi đang lau dọn căn phòng) -> Chưa biết hành động lau nhà đã xong chưa. I have cleaned the room. The room looks tidy. (Tôi vừa dọn xong căn phòng) -> Kết quả của hành động là đã lau xong và nhìn căn phòng rất sạch sẽ. - Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn diễn ra được bao nhiêu lâu, còn thì hiện tại hoàn thành là số lần thực hiện được bao nhiêu. Eg:  She has been reading for 1 hour. ( Cô ấy đọc được khoảng 1 tiếng). She has read 10 pages of the book. ( Cô ấy đọc được 10 trang sách). - Dấu hiệu nhận biết của 2 thì: + Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn chủ yếu: All the morning, all the afternoon, all day long, since, for, how long… + Thì hiện tại hoàn thành: Ever, never, just, since, for…. Hiểu được bản chất của thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn là các bạn nắm được các kiến thức về ngữ pháp chắc chắn hơn. UNICA hy vọng, qua bài viết nêu trên, các bạn có thể tích lũy thêm cho mình những kiến thức hữu ích nhằm giúp cho việc học tiếng Anh được thuận lợi hơn. Đặc biệt, bạn hoàn toàn có thể "nắm trọn" hệ thống 12 thì trong tiếng Anh cũng như ngữ pháp quan trọng nhất với khóa học Bí mật ngữ pháp tiếng Anh. >> Thì hiện tại hoàn thành: Kiến thức quan trọng bạn cần “bỏ túi” ngay >> Thì hiện tại đơn trong tiếng Anh: Kiến thức “xương máu” cần nắm vững
Xem thêm bài viết

Tin học văn phòng

Cách chỉnh sửa Word trên điện thoại chi tiết nhất Cách chỉnh sửa Word trên điện thoại chi tiết nhất Trong trường hợp bạn đang đi công tác và không tiện sử dụng laptop thì bạn hoàn toàn có thể thực hiện chỉnh sửa word trên điện thoại. Biết cách chỉnh sửa word trên điện thoại sẽ giúp bạn chủ động, tiết kiệm được nhiều thời gian so với việc chỉnh sửa trên máy tính. Trong nội dung bài viết hôm nay Unica sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách sửa file word trên iphone và cách sửa file word trên điện thoại Android, hãy tham khảo nhé. Cách chỉnh sửa File Word qua điện thoại 1. Cách sửa file word trên điện thoại Để có thể thực hiện cách sửa văn bản trên iphone, android trước hết bạn phải tải ứng dụng Microsoft Word trên CH Play hoặc AppStore về điện thoại. Sau đó tiến hành theo hướng dẫn chi tiết ở bên dưới. 1.1. Chỉnh sửa file word trên iphone Cách sửa bản word trên điện thoại được thực hiện theo trình tự sau: - Bước 1: Đăng nhập vào ứng dụng Microsoft Word trên iPhone.  - Bước 2: Bạn hãy mở file word cần chỉnh sửa bằng cách nhấn vào dấu cộng (+) ở bên dưới màn hình iPhone. Tiếp theo, nhấn chọn để mở file word cần chỉnh sửa. Trong trường hợp bạn muốn tạo file word mới, bạn có thể chọn "Tài liệu trống" Chọn tài liệu trống - Bước 3: Chọn biểu tượng cây viết kèm chữ A để khởi động tính năng chỉnh sửa văn bản. Biểu tượng cây viết kèm chữ A Một số gợi ý giúp bạn học cách chỉnh sửa word trên điện thoại iphone thành thạo hơn: - Bạn hãy di chuyển mũi tên lên xuống ở tab trang đầu để chọn các mục chỉnh sửa phù hợp như: chỉnh font chữ, size chữ, màu chữ, định dạng đoạn văn,... Các chức năng và biểu tượng khác trên nền tảng di động cũng tương tự như word máy tính. Do đó, khi sử dụng word trên điện thoại cũng không kém phần tiện lợi như trên máy tính. Chỉnh sửa word trên điện thoại - Để chèn ảnh vào file word trên iPhone bạn hãy vào tab Trang đầu, chọn mục Chèn. Vào tab "trang đầu" và chọn "chèn" Tiếp theo là chọn mục Ảnh và chọn ảnh trong thư viện để chèn lên file word. Chọn ảnh - Bước 4: Sau khi chỉnh sửa hình ảnh hoàn tất bạn hãy chọn dấu 3 chấm "..." trên góc phải bên trên màn hình. Chọn "Lưu". Chọn lưu Chia sẻ thêm: Khi bạn muốn gửi file word đến với tài khoản mạng xã hội thì hãy chọn biểu tượng Share. Sau đó chọn mạng xã hội và tài khoản muốn chia sẻ. Chọn “Gửi” để chuyển file.  >> Xem thêm: Cách mở File Word trên điện thoại khi bị lỗi 1.2. Chỉnh sửa file word trên Android Cách sửa file word trên điện thoại sử dụng hệ điều hành Android như sau: - Bước 1: Bạn hãy đăng nhập vào tài khoản Microsoft Word trên điện thoại Android. Đăng nhập vào tài khoản - Bước 2: Sau khi đăng nhập thành công, bạn hãy vào dấu cộng ở góc phải bên trên màn hình để tạo văn bản mới.  Tạo văn bản mới Hoặc bạn chọn mục "Mở" ở góc phải bên dưới màn hình để mở file word cần chỉnh sửa. Chọn mục "mở" để mở file - Bước 3: Bạn hãy nhấn chọn biểu tượng cây viết kèm chữ A để khởi động tính năng chỉnh sửa văn bản.  - Bước 4: Tiến hành sửa nội dung văn bản theo mong muốn. Hầu hết các tính năng chỉnh sửa văn bản word trên Android đều tương tự như máy tính. Ví dụ: Bạn muốn thay đổi kiểu chữ, màu chữ, thêm building,... thì hãy chọn biểu tượng tượng tự trên thanh công cụ nằm bên dưới màn hình. Bạn hãy nhấp vào mũi tên trỏ lên để hiển thị thêm chức năng của thanh công cụ. Biểu tượng thanh công cụ nằm phía dưới màn hình Phiên bản Microsoft word trên Android cũng có nhiều tính năng như chèn hình ảnh, vẽ bằng bút, bố trí bố cục văn bản, xem lại,... Bạn hãy nhấn chọn tab Trang chủ để khám phá thêm các tính năng trong word phiên bản di động. - Bước 5: Sau khi chỉnh sửa văn bản hoàn tất, bạn hãy nhấn chọn dấu 3 chấm ngang “...” trên đầu màn hình góc phải. Sau đó chọn tiếp “Lưu” để lưu file word vừa chỉnh sửa. Chọn biểu tượng 3 chấm ngang 2. Sửa lỗi font chữ word trên điện thoại Để biết cách sử dụng word trên điện thoại thông minh như thế nào? Bài viết sau Unica sẽ chia sẻ tất tần tật cho bạn tham khảo, hãy lưu lại ngay để biết cách thực hiện nhé. 2.1. Sửa lỗi font chữ word trên điện thoại iphone Thao tac sửa lỗi font chữ trên điện thoại iphone rất dễ, bạn không cần phải sử dụng phần mềm bên thứ ba mà vẫn có thể khắc phục lỗi font nhanh chóng. Cụ thể các bước thực hiện như sau: - Bước 1: Đầu tiên bạn vào Cài đặt trên điện thoại => Chọn Icloud => Tại mục Tài khoản & Dữ liệu bạn chuyển thanh gạch màu xanh từ tắt sang mở để bật công tắc icloud - Bước 2: Tiếp theo bạn khởi động lại thiết bị để xem đã khắc phục được lỗi chữ hay chưa. Cách sửa lỗi font chữ word trên điện thoại >> Xem thêm: Cách mở File Word trên điện thoại khi bị lỗi 2.2. Sửa lỗi font chữ word trên điện thoại android Để sửa lỗi word trên điện thoại iphone bạn cần sử dụng phần mềm bên thứ ba hỗ trợ.Cụ thể cách thực hiện như sau: - Bước 1: Vào CH Play chọn tải phần mềm Font Change để thay đổi font chữ trong máy. - Bước 2: Sau khi đã tải font chữ thành công và lưu về thiết bị, tiếp theo bạn tiến hành sao chép font chữ Roboto Regular và bộ nhớ của điện thoại. - Bước 3: Khởi chạy font chữ, song song với đó bạn sẽ chuyển font chữ lên Advanced. Sửa lỗi font chữ trên điện thoại Android - Bước 4: Tiến hành chọn font chữ. Tiếp tục bạn nhấp vào tệp Roboto Regular.ttf mà bạn đã sao chép từ đầu vào bộ nhớ máy. - Bước 5: Xác nhận để áp dụng rồi bạn khởi động lại máy là hoàn tất quá trình sửa lỗi font chữ. 3. Một số ứng dụng sửa văn bản trên điện thoại Bên cạnh ứng dụng Microsoft word dành cho iPhone và Android, bạn có thể tham khảo lựa chọn 5 phần mềm sửa word trên iphone và android sau đây: 3.1. Google Docs Đây là một trong những phần mềm tạo mới và chỉnh sửa word được sử dụng rộng rãi và phổ biến hàng đầu hiện nay. Ưu điểm của Google Dóc là đi kèm dịch vụ lưu trữ đám mây của Google Drive, giúp bạn lưu văn bản trực tuyến, chỉnh sửa mọi lúc mọi nơi. Đặc biệt là giao diện thân thiện, dễ sử dụng, dễ quản lý và không tốn dung lượng lưu trữ. 3.2. Microsoft Office Microsoft Office là phần mềm bản quyền dành cho Android. Phần mềm này được ưa chuộng vì nó có hầu hết các chức năng như bản Microsoft Office dành cho desktop. Bên cạnh đó, phần mềm còn cho phép đồng bộ hóa file qua OneDrive, hỗ trợ bạn làm việc online hiệu quả hơn. Sửa lỗi font chữ trên word bằng điện thoại Bạn có thể tải và sử dụng miễn phí phần mềm Microsoft Office. Tuy nhiên, bạn cần có tài khoản Office 365 để có thể sử được phần mềm này.  3.3. OfficeSuite OfficeSuite là ứng dụng văn phòng di động phát triển từ nhiều năm về trước. OfficeSuite hỗ trợ người dùng xử lý công việc rất tốt. Bạn có thể đồng bộ các file dữ liệu trên cả Google Drive và OneDrive.  Lưu ý: OfficeSuite đang hỗ trợ 2 gói miễn phí và trả phí. Với gói trả phí bạn có thể sử dụng đầy đủ các công cụ chỉnh sửa văn bản trong Microsoft Office. Kèm theo nhiều tính năng hỗ trợ nâng cao như: hỗ trợ quét PDF, kiểm tra lỗi chính tả,... 3.4. Docs To Go Docs To Go là một phần mềm giúp bạn thực hiện cách chỉnh sửa word trên điện thoại chuyên nghiệp bậc nhất hiện nay. Docs To Go hiện được xem là phần mềm hỗ trợ đầy đủ tính năng nhất và chi phí bản quyền cũng đắt nhất. Khi sử dụng Docs To Go, bạn có thể truy xuất dữ liệu trực tiếp từ Google Drive, OneDrive, Dropbox và Box.  3.5. WPS Office Cách chỉnh sửa word trên điện thoại đáng dùng nhất cho người mới làm quen với ứng dụng word phiên bản di động là WPS Office. Đây là bộ công cụ Office đơn giản, đầy đủ chức năng, sử dụng miễn phí. Đặc biệt, giao diện của phần mềm này rất quen thuộc nó giống với giao diện truyền thống của Microsoft Office trên máy tính. 4. Kết luận Thông qua nội dung bài viết trên, Unica đã cùng bạn tìm hiểu về cách chỉnh sửa Word trên điện thoại từ những thao tác vô cùng đơn giản. Ngoài những kiến thức trên, bạn đọc có thể tham khảo các khóa học Word Online trên Unica để nâng cao kỹ năng tin học văn phòng cho mình. Cảm ơn và chúc các bạn thành công! >> Xem thêm: Cách chèn ảnh vào Word trên điện thoại cực nhanh chóng Phân hệ giá thành sản phẩm là gì? Ý nghĩa phân hệ giá thành sản phẩm
Phân hệ giá thành sản phẩm là gì? Ý nghĩa phân hệ giá thành sản phẩm Phân hệ giá thành sản phẩm là gì và cách tính thế nào chắc hẳn là điều mà được rất nhiều bạn quan tâm. Thấu hiểu điều này Unica sẽ hướng dẫn cho các bạn cách thực hiện cụ thể và chi tiết nhất trong bài viết này nhé. Phân hệ giá thành sản phẩm là gì? Phân hệ giá thành sản phẩm được hiểu là nơi tập hợp, xử lý, lưu trữ các thông tin về giá thành sản phẩm. Phân hệ chính là công cụ hiệu quả để tính toán giá thành các sản phẩm công nghiệp (sản xuất liên tục hoặc sản xuất theo đơn đặt hàng, qua một công đoạn hoặc nhiều công đoạn khác nhau). Tất cả đều được định nghĩa trình bày cụ thể trong khóa học nguyên lý kế toán online của Unica. Phân hệ giá thành sản phẩm là gì? Ý nghĩa của phân hệ giá thành sản phẩm Thông tin về phân xưởng (công đoạn), sản phẩm và lệnh sản xuất (đơn hàng) - Tóm tắt thông tin về phân xưởng (các công đoạn) - Thông tin về các lệnh sản xuất (đơn hàng) - Cung cấp định mức nguyên vật liệu cho sản phẩm (BOM) - Thống kê định mức/hệ số phân bổ chi phí cho sản phẩm (chi phí tiền lương, khấu hao, điện, nước...) - Khai báo đối tượng tiếp nhận phân bổ (chỉ đối với các chi phí có kiểu tập hợp đặc thù). Cung cấp thông tin về sản phẩm và lệnh sản xuất Cập nhật số liệu đầu kỳ và cuối kỳ - Tổng hợp số lượng sản phẩm dở dang ban đầu (khi bắt đầu sử dụng chương trình) - Giá trị dở dang ban đầu theo các yếu tố chi phí - Cập nhật NVL dở dang ban đầu  - Số lượng sản phẩm dở dang ở cuối kỳ. Cập nhật chi phí phát sinh trong kỳ - Tất cả chi phí liên quan đến sản phẩm sản xuất được cập nhật trong phân hệ khác gồm: phân hệ kế toán tổng hợp (các bút toán phân bổ tiền lương, BHXH...), kế toán tiền, kế toán hàng tồn kho và kế toán TSCĐ, CCDC... Các bước tính giá thành - Tính giá xuất kho NVL ở trong kỳ (được xử lý tại phân hệ kế toán hàng tồn kho) - Tính toán số lượng sản phẩm nhập kho, số lượng sản phẩm, sản phẩm dở dang quy đổi trong cuối kỳ - Tập hợp và phân bổ khoản chi phí phát sinh trong kỳ theo các tiêu chí phân bổ khác nhau: chi phí NVL, chi phí nhân công, chi phí chung - Xác định chi phí dở dang cuối kỳ theo từng yếu tố chi phí và theo NVL - Tính toán giá thành sản phẩm - Điều chỉnh toàn bộ giá thành sản phẩm (nếu có) - Cập nhật lại giá thành sản phẩm vào các phiếu nhập kho trong kỳ. Cách tính giá thành sản phẩm Báo cáo giá thành sản phẩm (gồm sản xuất liên tục và sản xuất theo đơn hàng) - Thẻ giá thành sản phẩm - Báo cáo giá thành chi tiết theo nguyên vật tư - Tổng hợp giá thành sản phẩm theo nhóm yếu tố chi phí - Báo cáo khoản chi phí sản xuất sản phẩm - Báo cáo các chi phí sản xuất sản phẩm theo yếu tố chi phí - Báo cáo so sánh giữa NVL thực tế và định mức theo sản phẩm - Bảng tập hợp và phân bổ chi phí trong kỳ (theo các tiêu thức phân bổ). Kết nối với các phân hệ khác - Đọc số liệu ở các phân hệ khác và chuyển số liệu đó sang phân hệ kế toán tổng hợp và kế toán hàng tồn kho (áp giá cho các thành phẩm). Tổng kết Qua bài viết này các bạn đã nắm được định nghĩa phân hệ giá thành sản phẩm là gì chính xác. Đồng thời biết được tầm quan trọng của việc phân hệ trong hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Ngoài ra nếu muốn nắm được nhiều kiến thức hơn thì đừng bỏ lỡ khóa học kế toán tổng hợp online trên Unica bạn nhé.
Hướng dẫn cách đặt Tab trong Word chi tiết, hiệu quả
Hướng dẫn cách đặt Tab trong Word chi tiết, hiệu quả Đặt tab trong Word giúp văn bản của bạn trông chuyên nghiệp, đẹp mắt hơn? Vậy bạn có biết cách đặt tab trong word thực hiện như thế nào không? Cùng Unica tìm hiểu về cách set tab trong word 2007, 2010, 2013, 2016, 2019 thông qua nội dung bài viết bên dưới nhé. 1. Công cụ Tab trong Word là gì? Tìm hiểu các loại Tab Công cụ tab trong word có chức năng sắp đặt, điều chỉnh khoảng cách giữa các vị trí nội dung trong văn bản hành chính, tài liệu. Cụ thể như: biên bản cuộc họp, tờ khai thông tin cá nhân, hợp đồng,...  Bên cạnh đó, cách tạo thanh tab trong word còn giúp bạn tạo những dòng kẻ ngang trong word. Mục đích tạo khoảng trống để điền nội dung, giúp văn bản đẹp mắt và chuyên nghiệp hơn. Công cụ tab gồm 5 loại: Các loại công cụ tab - Left tab: Là biểu tượng góc vuông có góc mở về bên phải. Với Left Tab, văn bản sẽ được canh lề từ trái qua phải. - Center tab: Là biểu tượng tạo thành 2 góc vuông chung cạnh. Với Center Tab, văn bản sẽ được canh đều về cả hai bên. - Right tab: Là biểu tượng góc vuông có góc mở hướng về bên trái. Với Right Tab, văn bản sẽ được canh lề từ phải qua trái. - Decimal tab: Là biểu tượng tạo thành 2 góc vuông chung cạnh kèm theo chấm vuông bên góc phải. Với Decimal tab sẽ giúp bạn canh đều các thập phân lại với nhau. - Bar tab: Là biểu tượng dấu gạch dọc. Với Bar Tab sẽ giúp bạn tạo một đường kẻ sọc tại vị trí đặt Tab nhằm mục đích phân chia các cột văn bản. 2. Hướng dẫn cài đặt khoảng cách tab trong word Chúng ta có 2 cách set tab trong word. Một là cài đặt khoảng cách tab trong word ngay trên chính thanh thước. Hai là cách tạo tab trong word thông qua hộp thoại Tab.  2.1. Cách đặt Tab trong Word trực tiếp trên thanh thước Đây là cách cài đặt tab mặc định trong word đơn giản, dễ nhớ và dễ thực hiện nhất. Bạn hãy thực hành theo các bước hướng dẫn dưới đây: - Bước 1: Bạn hãy nhấp chuột vào biểu tượng Tab nằm phía ở góc bên trái thanh cuộn dọc trong word (Tại vị trí số 1 trong hình minh họa). Sau đó, bạn hãy xác định vị trí muốn đặt tab trên thanh công cụ rồi nhấp chuột trái vào.  Chọn biểu tượng tab - Bước 2: Điều chỉnh vị trí Tab trên thanh thước như bạn muốn.  Điều chỉnh tab trên thanh thước - Mục Tab stop Position: Nhập vị trí đặt Tab mong muốn.  - Mục Default tab Stops: Khoảng cách giữa 2 Tab mà bạn muốn mặc định khi không áp vị trí đặt Tab. Bên cạnh đó, bạn có thể điều chỉnh Tab trái, phải, giữa, tab thập phân và tab thanh bằng cách nhấn vào các lựa chọn trong mục Alignment. >> Xem thêm: Cách tạo mục lục hình ảnh trong Word dành cho mọi phiên bản Điều chỉnh Aligment - Bước 3: Cài đặt ký tự xuất hiện trong mục Leader với 4 kiểu như sau: + 1: Không có + 2: Dấu chấm + 3: Gạch nối + 4: Gạch dưới Điều chỉnh tại mục Leader - Bước 4: Cài đặt các lựa chọn tùy chỉnh theo yêu cầu của bạn, sau đó nhấn Ok để hoàn tất. Thao tác set tab hoàn tất 2.2. Đặt Tab thông qua hộp thoại Tab trong Word Cách tạo thanh tab trong word thông qua hộp thoại tab được thực hiện như sau:  - Bước 1: Bạn hãy nhấp chuột phải vào vị trí bất kỳ trong file word. Khi bảng tùy chọn hiển thị, bạn hãy chọn Paragraph… Chọn Paragraph… - Bước 2: Khi hộp thoại Paragraph hiển thị, bạn hãy tiến đến cuối trang và chọn Tab. Chọn Tab - Bước 3: Khi hộp thoại Tab hiển thị,  + Ở mục Tab Stop Position, nhập vị trí bạn muốn đặt tab.  + Ở mục Default tab stops bạn hãy điều chỉnh độ dài của tab trong word.  + Ở mục Alignment bạn hãy tick chọn loại tab bạn muốn đặt. + Ở mục Leader bạn hãy chọn kiểu đường gạch ngang sử dụng trong khoảng tab. Sau khi chọn xong các thông số, bạn hãy nhấn OK. Điều chỉnh tab như mong muốn 3. Hướng dẫn cách chỉnh tab trong word Sau khi thực hiện cách mở tab trong word xong, nếu bạn muốn chỉnh khoảng cách tab trong word thì bạn hoàn toàn có thể thực hiện dễ dàng. Cụ thể cách chỉnh tab trong word như sau: 3.1. Cách điều chỉnh Tab trong Word theo ý muốn Cách thiết lập điểm dừng tab theo ý muốn được thực hiện theo các bước sau:  - Bước 1: Bạn hãy nhấp chuột phải vào vị trí bất kỳ trong file Word. Khi bảng tùy chọn hiển thị, bạn hãy chọn Paragraph. Chọn Paragraph… - Bước 2: Khi hộp thoại Paragraph hiển thị, bạn hãy chọn mục Tabs ở góc bên phải ở cuối hộp thoại.  Chọn mục Tab - Bước 3: Khi hộp thoại tab hiển thị, bạn hãy điều chỉnh thông số ở các mục Tab stop position (vị trí khởi đầu tab), Default tab stops (điểm kết thúc của tab hoặc khoảng cách giữa 2 tab), Alignment (loại tab muốn sử dụng), Leader (kiểu đoạn nối giữa các tab). Sau khi đã điều chỉnh xong các thông số, bạn hãy chọn Set để thiết lập và chọn Ok để kết thúc quá trình đặt tab trong word. Chọn set để lưu tuỳ chỉnh tab 3.2. Cách thay đổi Tab mặc định trong Word Để thay đổi cách đặt tab trong Word mặc định, bạn chỉ cần nhấp chuột phải 2 lần vào tab mặc định mà bạn muốn điều chỉnh. Lúc này hộp thoại Tab sẽ hiển thị, bạn chỉ cần nhấn chọn các thông số cần điều chỉnh.  Nhấn chọn thông số cần điều chỉnh Sau khi đã thay đổi các thông số của tab mặc định, bạn chỉ cần nhấn OK để cập nhật thông số mới. Nhấn ok là hoàn tất 3.3. Tùy chỉnh điểm dừng Tab trên thanh thước Để tùy chỉnh điểm dừng tab trên thanh thước bạn hãy thực hiện theo các bước hướng dẫn dưới đây: - Bước 1: Bạn hãy vào tab Home trên thanh công cụ Word. Sau đó nhấn chọn mũi tên trỏ xuống ở mục Paragraph.  Mũi tên trỏ xuống - Bước 2: Khi hộp thoại Paragraph hiển thị, bạn hãy chọn Tab. Khi hộp thoại tab hiển thị, bạn hãy tùy chỉnh các thông số liên quan đến điểm dừng tab như hình minh họa bên dưới. Tuỳ chỉnh các thông số  3.4. Di chuyển hoặc loại bỏ một điểm dừng Tab Để di chuyển tab bạn chỉ cần chọn và nhấn giữ chuột trái vào tab muốn thay đổi điểm dừng. Sau đó kéo đến vị trí mới mà bạn muốn đặt tab. Khi bạn thả chuột ra là tab mới đã được mặc định vị trí mong muốn.  Chọn và nhấn giữ chuột trái Để loại bỏ 1 điểm dừng tab bạn chỉ cần chọn và nhấn giữ chuột trái ở tab mà bạn muốn xóa. Sau đó kéo ra khỏi thanh thước rồi buông chuột ra. Như vậy là bạn đã xóa thành công 1 điểm dừng tab.  Kéo thanh ra khỏi thước 4. Kết luận Như vậy Unica đã hướng dẫn bạn cách đặt Tab trong Word nhờ những thao tác vô cùng đơn giản. Bên cạnh đó Unica còn chia sẻ thêm hướng dẫn dùng tab trong word. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn sử dụng tab trong word thành thạo, chuyên nghiệp hơn.  Cảm ơn và chúc các bạn thành công! >> Xem thêm: Cách tạo bookmark trong Word chỉ mất vài phút
Xem thêm bài viết