Marketing
UID là gì? Phân loại và cách lấy UID Facebook
Ở bài trước bạn đã biết được câu trả lời tại sao quảng cáo facebook không được phê duyệt rồi. Nếu bạn là một dân chuyên chạy về quảng cáo thì chúng tôi tin chắc bạn không còn lạ lẫm với cụm từ UID. Câu hỏi đặt ra, là một Marketer, bạn có biết UID là gì không? Nó có tác dụng như thế nào và cách sử dụng của nó ra sao. Ngay sau đây, hãy cùng UNICA đi tìm hiểu ngay nhé!
UID là gì?
UID là từ viết tắt của User ID là một dãy số được ông lớn Facebook sử dụng để định dạng tài khoản của người dùng trên Facebook. Bạn có thể hình dùng nó là một chứng minh nhân dân của con người. Mỗi hình ảnh, mỗi bài viết, dù là hội nhóm nhỏ hay fanpage lớn đều có 1 mã UID riêng và là duy nhất.
UID là User ID dùng để xác định tài khoản
Vai trò của UID trong Marketing
Sau khi nắm được khái niệm UID là gì thì bạn cũng nên biết được vai trò của nó đằng sau sự thành công của mỗi chiến lược Marketing là gì?
Hỗ trợ tìm kiếm email hoặc số điện thoại
Từ UID này những người làm Marketing có thể hoàn toàn tìm được bạn là ai, tìm được số điện thoại, địa chỉ email mà bạn dùng để mở tài khoản Facebook.
Bạn có thể thực hiện tìm kiếm đó một cách thủ công hoặc dùng công nghệ hiện đại để chuyển sang email phục vụ cho việc chạy quảng cáo hiệu quả.
Bạn nên nhớ, chạy quảng cáo UID hiệu quả rất nhiều so với việc chạy quảng cảo cáo thông thường. Nhưng loại quảng cáo này bị hạn chế, do đó, các nhà quảng cáo dần dần có xu hướng trích dẫn email, số điện thoại từ uid Facebook để nhanh chóng đạt được target dễ dàng hơn.
Nghiên cứu tập khách hàng tiềm năng
Với những nhà làm tiếp thị thì nó là một công cụ tuyệt vời để bạn hiểu khách hàng mình muốn gì, họ là ai và họ có nhu cầu gì. Từ một user tài khoản bất kỳ thì bạn có thể xem được thông tin công khai của họ như các mối quan hệ, sở thích, các hình ảnh, video khách hàng chia sẻ bằng việc sử dụng Graph Search của Facebook.
Kết bạn theo tập khách hàng mục tiêu
Nếu các shop online dùng Facebook riêng để bán hàng thì họ cần phải kết bạn dựa trên những sản phẩm họ đang bán. Sản phẩm mà bạn cung cấp có 2 khả năng là phù hợp hoặc không phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Vì thế, bạn cần xác định chân dung khách hàng của mình xem họ là ai, giới tính, độ tuổi, nhân khẩu học để kết bạn và theo dõi họ.
Bạn nên sử dụng thêm công cụ hỗ trợ là Simple UID, simple Facebook… bạn có thể tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
Hỗ trợ chạy quảng cáo
Từ đầu năm 2015, Facebook đã chính thức cấm người dùng lạm dụng UID của người khác để chạy quảng cáo nhằm đảm bảo chất lượng quảng cáo được tốt cũng như người chạy tuân thủ dịch vụ khi sử dụng Custom Audience.
Cho dù nó bị hạn chế, không dùng trực tiếp UID để tạo tệp quảng cáo nhưng không có nghĩa là nó không có ích cho chiến dịch quảng cáo của bạn. Nó giúp chiến dịch của bạn nhắm đúng đối tượng khách hàng.
UID có rất nhiều lợi ích trong Marketing
Facebook Ads và Fanpage Facebook đang ngày càng phổ biến trong thị trường Marketing, bởi nó giúp tiếp cận rất nhiều khách hàng tiềm năng. Trở thành chuyên gia Facebook Marketing bằng cách đăng ký khoá học online qua video. Khoá học giúp bạn hiểu rõ bản chất và nguyên tắc chạy quảng cáo Facebook. Đồng thời nắm trọn các thủ thuật tối ưu quảng cáo với chi phí thấp - lợi nhuận cao.
[course_id:1403,theme:course]
[course_id:1207,theme:course]
[course_id:34,theme:course]
Cách tìm user id của bạn trên Facebook
Bước 1: Copy link Facebook cá nhân cần lấy
Bước 2: Truy cập website lookup-id.com, dán link vừa copy vào ô lookup
Cách tìm user id của bạn trên Facebook
Bước 3: Nhấn Lookup để lấy UID
→ Lấy UID của nhóm, page và event cũng tương tự như cách lấy UID facebook
Lấy UID bài viết (post)
Bước 1: Click vào ngày đăng bài viết
Lấy UID bài viết (post)
Bước 2: Sau khi click vào ngày đăng, link của bài viết sẽ hiển thị. UID bài viết sẽ là dãy số cuối cùng của Link hoặc sau mã Fbid
Ví dụ: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=143722166471755&id=103494667161172&__xts__[0]…
→ UID của bài viết sẽ là: 143722166471755
Nếu bạn biết tận dụng công cụ UID Facebook thì sẽ mang lại cho bạn nhiều mục đích truyền thông khác nhau.
3 phần mềm quét UID Facebook FREE
Sau khi nắm rõ được UID là gì cũng vai trò của nó trong Marketing thì để tiện lợi hơn trong việc xây dựng danh sách khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp thì chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn 2 phần mềm quét User ID Facebook.
Sử dụng phầ mềm quét UID miễn phí
Simple UID
Đây là phần mềm hỗ trợ cho doanh nghiệp thúc đẩy Marketing. Khi sử dụng phần mềm nay người dùng sẽ thông qua tương tác bài viết, trang cá nhân, fanpage, group… từ đó bạn có thể thu thập dữ liệu người dùng.
Các tính năng hữu ích của phần mềm bao gồm:
Quét UID khách hàng trong list bạn bè.
Xóa thành viên khỏi group UID.
Quét UID khách hàng từ group.
Lọc tương tác từ phía người dùng.
Ninja Grap Search
Đây là phần mềm quét UID thông dụng, tuyệt vời dành cho người làm Marketing trên Facebook. Các bạn có thể sử dụng phần mềm này để xây dựng tệp khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp dựa theo nhu cầu, nhân khẩu học, thông tin người dùng…
Các tính năng của Ninja Grap Search bao gồm:
Quét UID danh sách bạn bè.
Quét UID nhóm, thành viên trong nhóm, tương tác với page.
[trial-btn-v4[link=https://videoreels.unica.vn/r?ref=teamseo][text=ĐĂNG KÝ NGAY][color=#ffffff][width=300px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]]
ALO UID
Đây là phần mềm hỗ trợ quét UID Facebook cực nhanh dựa trên nền tảng website. Không giống như Simple UID và Ninja Grap Search, phần mềm ALO UID không cần cài đặt và có thể sử dụng trên bất kỳ máy tính nào, chỉ cần có kết nối internet. Vì sự đơn giản như vậy mà ALO UID cũng chỉ có những tính năng cơ như quét UID bạn bè, thành viên trong Page, thành viên tương tác bài viết. Đây là phần mềm phù hợp cho những người muốn tìm kiếm tệp khách hàng nhỏ.
Kết luận
UID là một công cụ tuyệt vời nếu bạn tận dụng chúng cho mục đích Marketing. Dù sử dụng UID Facebook để chạy đã bị bạn chế nhưng bạn chỉ cần nắm được UID là gì và tận dụng UID một cách khéo léo để đạt hiệu quả cao. Một gợi ý cho bạn đọc cách chặn quảng cáo trên facebook nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Bạn đọc quan tâm các kỹ năng học chạy quảng cáo Facebook hãy nhanh tay truy cập website Unica để tìm hiểu những kiến thức về các khoá học chạy quảng cáo Facebook từ các chuyên gia.
23/10/2020
5321 Lượt xem
Tổng hợp 11+ Email marketing mẫu chuyên nghiệp và hấp dẫn
Email marketing đã trở thành một trong những hình thức tiếp thị đem về lượt chuyển đổi cao chất lượng nhất cho doanh nghiệp, do đó rất nhiều người, đặc biệt là các marketer quan tâm tới việc tạo ra một email marketing có khả năng chuyển đổi mạnh mẽ và tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp của mình. Mời bạn đọc quan tâm cùng tìm hiểu tiêu chí của một email marketing mẫu và tham khảo ngay những email marketing mẫu hay nhất nhé!
Email marketing là gì?
Marketing là hoạt động tiếp thị sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp tới khách hàng tiềm năng của mình bằng các hình thức tiếp thị khác nhau, nhằm mục đích đem về lợi nhuận cao nhất cũng như khả năng nhận diện thương hiệu tốt nhất ở khách hàng. Nếu là người đã từng học marketing thì bạn sẽ không quá lạ với khái niệm email marketing này rồi.
Khái niệm về email marketing
Tương tự như vậy email marketing là hoạt động tiếp thị sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp tới khách hàng bằng hình thức gửi email hàng loạt, nhằm giới thiệu sản phẩm/dịch vụ, kêu gọi mua sản phẩm hoặc cung cấp thông tin tới khách hàng. Tùy theo từng mục đích mà email marketing cũng sẽ có những tiêu chí nội dung khác nhau, thế nhưng về cơ bản một nội dung email marketing mẫu hoàn chỉnh cần phải đáp ứng được các tiêu chí dưới đây. Bạn đọc tiếp tục tìm hiểu nhé.
Tiêu chí của một email marketing hiệu quả
Một thiết kế email marketing đẹp và tối ưu sẽ dễ dàng mang lại những hiệu quả nhất định cho một dự dán, bạn cùng theo dõi một số tiêu chí của một email marketing hiện nay được nhiều người sử dụng.
1, Về bố cục của email marketing
Thông thường một email marketing được đánh giá là hiển thị hiệu quả, thân thiện với người dùng và các thiết bị điện tử thông minh thường có thiết kế chiều dọc. Nội dung và hình ảnh của một email marketing chuyên nghiệp thường được chia theo tỉ lệ 60:40 hoặc 70:30 tùy theo mục đích của marketer.
Đây có thể coi là tỷ lệ vàng dành cho email marketing giúp các email khi gửi đi sẽ tăng khả năng tương tác với người nhận và kích thích họ click vào email, đồng thời kêu gọi họ phản hồi với doanh nghiệp hoặc kêu gọi mua sản phẩm ngay. Do đó các lời kêu gọi CTA như vậy marketer nên chú ý và thể hiện lời kêu gọi đó một cách rõ ràng, hấp dẫn để tăng tỷ lệ chuyển đổi.
2, Về kích thước email marketing
Kích thước là một vấn đề cần quan tâm đối với một email marketing
Một email marketing có kích thước chiều ngang từ 600px - 650px. Dĩ nhiên là bạn vẫn có những lựa chọn khác tuy nhiên có rất nhiều ứng dụng email marketing chỉ có thể hiển thị toàn bộ email trong khoảng từ 600 - 650 px đối với chiều ngang. Ngay cả bạn đôi khi thấy email mình nhận có cuộn ngang cũng "ngại" phải kéo sang ngang để hiển thị hết các email đó, đúng không?
Mặt khác, một email marketing sẽ không hạn chế chiều dài, tuy nhiên email dài quá họ cũng ngại lướt lắm, hãy lưu ý điều này nhé!
Một email marketing chuyên nghiệp tốt thường có kích thước chiều dài từ 1500 - 2000px. Độ dài này là vừa đủ để marketer thiết kế email với nội dung súc tích, hấp dẫn nhưng vẫn tạo được sức hút đối với khách hàng nhận email.
3, Về font chữ trong email marketing mẫu
Về font chữ, rất nhiều người họ khó chịu chỉ vì cách thể hiện nội dung - chữ quá rườm rà hoặc quá nhiều màu. Và họ liền thoát ra khỏi email đó.
Một email marketing chuyên nghiệp chỉ cần sử dụng tối đa 2 phông chữ là nhiều. Theo đó các email cũng chỉ nên sử dụng các font chữ với kích thước từ 14 - 16, không quá lớn hay quá nhỏ gây khó khăn cho người đọc. Còn các font chữ mà các doanh nghiệp lớn ưa chuộng nhất đó là Arial, Tahoma, Verdana, Georgia,Times New Roman,... và thường là những font chữ không có chân.
4, Khả năng tương thích với thiết bị di động
Ngày càng có nhiều người thích làm việc trên điện thoại di động hoặc ipad hơn là phải ngồi vào bàn làm việc với máy tính/laptop. Do đó những hình thức tiếp thị tới người dùng cũng cần phải linh động và tương thích với điện thoại di động. Trong đó có cả Email marketing. Có thể email của bạn hiển thị rất tốt trên laptop nhưng trên điện thoại lại không được như thế, vậy là họ bỏ qua luôn email đó.
Do đó để khắc phục được tình trạng gửi email lỗi tới khách hàng hãy test hiển thị email trên nhiều thiết bị khác nhau, điều này sẽ giúp bạn biết trước được những lỗi mà khách hàng có thể gặp và khắc phục chúng.
Đăng ký khoá học Email Marketing online ngay để nhận ưu đãi vô cùng hấp dẫn. Khóa học sẽ giúp bạn hiểu rõ hệ thống hoá toàn bộ kiến thức trong Email Marketing, hướng dẫn phân tích & tối ưu hiệu quả Email Marketing. Và tất tần tật bí quyết để xây dựng hệ thống Email Marketing để kiếm tiền hiệu quả.
[course_id:377,theme:course]
[course_id:519,theme:course]
[course_id:390,theme:course]
Tổng hợp các email marketing mẫu chuyên nghiệp
Dưới đây là tổng hợp các mẫu email gửi khách hàng chuẩn được sử dụng nhiều tại các doanh nghiệp công ty hiện nay.
Mẫu email marketing chúc mừng sinh nhật
Mẫu email chúc mừng sinh nhật của Ngân hàng ACB
Email chúc mừng sinh nhật của nhà hàng Ikea’s Princess Cake
Email chúc mừng sinh nhật của dịch vụ chăm sóc sức khỏe Future Care
Mẫu Email marketing giới thiệu sản phẩm/ sự kiện mới
Email ra mắt sản phẩm mới của Vinno
Email mời thử lái xe mới của ISUZU Việt Hải
Email ra mắt dịch vụ du lịch mới của The Travel Agency
Mẫu email quảng cáo sản phẩm/ chương trình ưu đãi
Email chúc mừng giáng sinh của Học viện online Unica
mẫu email marketing bán hàng
Mẫu email bảng tin (tin tức)
Một mẫu Email tin tức của Meowgun
Email bất động sản mới của Redfin
Một mẫu Email tin tức của Fitbit
Như vậy Unica đã giới thiệu tới bạn đọc những thông tin cần thiết về email marketing cũng như đem đến cho bạn các mẫu email marketing hấp dẫn, chuyên nghiệp. Hi vọng những thông tin trên sẽ có ích cho bạn trong quá trình học email marketing. Bên cạnh đó bạn có thể tham khảo thêm phần mềm email marketing một trong những phần mềm giúp việc soạn thảo email marketing hỗ trợ bạn một cách tối ưu nhất.
Xin cảm ơn và chúc bạn thành công!
23/10/2020
5584 Lượt xem
Stream là gì? Lợi ích tuyệt vời của Livestream trên Facebook
Với đại đa số người dùng các thiết bị thông minh như điện thoại di động, máy tính,... có kết nối mạng có lẽ không còn xa lạ gì với khái niệm livestream. Thế nhưng sẽ nhiều người biết đến livestream như một hình thức bán hàng mà không biết rằng chúng còn có thể đem về nhiều điều tuyệt vời hơn thế.
Vậy Stream là gì? Livestream là gì? Làm thế nào để livestream hiệu quả trên Facebook? Mời bạn đọc quan tâm cùng học livestream với Unica qua bài viết này nhé!
Stream là gì?
Stream là gì? Stream hay Streaming được hiểu là một công nghệ được sử dụng để cung cấp thông tin, nội dung hoặc dữ liệu nào đó cho các thiết bị điện tử thông minh như điện thoại di động, máy tính, ipad,... theo luồng trong môi trường internet.
Đối với người dùng thông thường, các dữ liệu phổ biến nhất được người dùng truyền phát cho nhau đó là audio (nhạc, âm thanh) và video phát và gần như là ngay lập tức đến với người bên kia thông qua điện thoại thông minh hoặc laptop. Thế nhưng Âm thanh và video chỉ là 2 trong rất nhiều các loại dữ liệu khác được truyền phát ngay bằng công nghệ này mà thôi.
Khái niệm live stream nghĩa là gì
Live stream là gì?
Khái niệm Stream là một công nghệ dùng để truyền tải thông tin gần như ngay lập tức đến với đối tượng khác thông qua thiết bị di động, thì khái niệm Livestream cũng tương tự như vậy, chỉ khác ở chỗ, live stream là quá trình phát video trực tiếp trên môi trường mạng internet và đến với người xem ở bên kia với thời gian gần như là ngay lập tức, thông qua các thiết bị thông minh như điện thoại di động hay laptop.
Làm chủ kỹ năng Livestream bằng cách đăng ký học online của Unica. Khóa học sẽ giúp bạn hiểu được lý do cần Livestream bán hàng cũng như các mẹo để có một buổi Livestream hiệu quả đem về hàng trăm thậm chí hàng ngàn đơn hàng. Đăng ký ngay:
[course_id:851,theme:course]
[course_id:1127,theme:course]
[course_id:1206,theme:course]
Lợi ích tuyệt vời của live stream trên Facebook là gì?
Sau khi bạn đọc đã biết Stream là gì bạn sẽ cần phải hiểu được lợi ích tuyệt vời mà live stream đem lại cho bạn, đặc biệt là livestream trên nền tảng Facebook.
Tương tác với fanpage
Lợi ích tuyệt vời của live stream là gì?
Đây có thể nói là lợi ích đầu tiên khi bạn dùng livestream, nhất là khi bạn là người nổi tiếng, người của công chúng. Việc thực hiện các buổi livestream trực tiếp sẽ giúp bạn đến gần hơn với fan của mình, nhằm giúp duy trì mối quan hệ, vừa xây dựng thêm hình ảnh tốt với fan; đồng thời giúp mở rộng hơn số lượng fan yêu thích của mình.
Tổ chức sự kiện
Những sự kiện được tổ chức bên ngoài để có thể thu hút nhiều người biết tới sự kiện hoàn toàn có thể dùng live stream để phát trực tiếp và "kéo" nhiều người quan tâm tới sự kiện đang diễn ra, vừa tạo thêm được hiệu ứng tốt với những khách hàng tiềm năng vừa nâng cao nhận diện thương hiệu tốt.
Livestream game
Nói đến game nhiều người nghĩ ngay đến các game thủ, các streamer chơi game online và phát trực tiếp trên các kênh facebook hoặc Youtube. Bạn đúng rồi đấy! Ngoài chơi game cho cộng đồng nhỏ của mình, các streamer hoặc game thủ thường phát trực tiếp livestream chơi game của mình để thu hút nhiều hơn những người quan tâm, tăng lượt theo dõi, tăng lượng người xem, quảng cáo thương hiệu cá nhân và kiếm tiền từ quảng cáo hoặc tiền donate từ fan của mình.
Livestream bán hàng
Như đã nói ngay từ đầu, hình thức live stream thường rất hay xuất hiện với mục đích là bán hàng. Nhờ có nền tảng livestream cả trên Facebook và trên Youtube những người làm kinh doanh online hoặc bán hàng có thể đem về doanh thu cực kỳ tốt từ việc bán hàng online như thế này. Chỉ cần có kịch bản livestream hiệu quả, kịch bản chốt đơn online tốt, quan trọng là càng có nhiều người xem càng tốt thì công việc bán hàng online của bạn mới đem về nhiều đơn hàng và lợi nhuận cao.
Hướng dẫn cách livestream Facebook dành cho newbie
Trong khuôn khổ bài viết này Unica sẽ giới thiệu với bạn các để livestream trên Facebook bằng máy tính nhé!
Bước 1: Ngay khi mở máy tính bạn sẽ thấy có Video trực tiếp. Click vào nó.
Hướng dẫn livestream Facebook - 1
Bước 2: Xuất hiện một giao diện như hình phía dưới
Hướng dẫn livestream Facebook - 2
Tại đây bạn cần lưu ý một vài điểm như sau:
- Nơi đang phát video livestream của bạn
- Chú thích thêm trước và trong khi phát livestream trực tiếp đó
- Ai sẽ là người thấy livestream của bạn (bạn bè hay công khai...)
- Chọn camera thu hình (biểu tượng camera)
- Chọn micro thu âm (biểu tượng micro)
- Tiêu đề (đó là tiêu đề cho video livestream của bạn)
- Sau khi hoàn thành tất cả chỉ cần Phát trực tiếp là được.
Ngoài ra bạn có thể thực hiện thêm các thao tác khác như tag bạn bè của mình, hoặc chia sẻ video của minh dòng thời gian hay lên fanpage của bạn...
Bước 3: thực hiện livestream
Hướng dẫn livestream Facebook - 3
Trong bước này bạn có thể thực hiện Mời bạn bè cùng livestream, mục này nằm phía dưới màn hình livestream của bạn.
Sau khi hoàn thành livestream, bạn muốn thoát ra thì chỉ cần click vào Kết thúc video trực tiếp và chọn Kết thúc là xong.
Bước 4: Sẽ có nhiều trường hợp bạn muốn lưu lại video trực tiếp của mình hoặc không muốn lưu, bạn chì cần chọn một trong hai lựa chọn là Xong và Xóa video.
Hướng dẫn livestream Facebook - 4
Như vậy Unica đã giới thiệu tới bạn đọc những thông tin chi tiết nhất về Stream là gì, livestream nghĩa là gì và hướng dẫn cách để livestream trên nền tảng Facebook hiệu quả. Xin cảm ơn và chúc bạn thành công!
23/10/2020
3248 Lượt xem
Webinar là gì? Hoạt động thế nào? Tuyệt chiêu tổ chức Webinar thành công
Khi triển khai các chiến dịch Marketing của doanh nghiệp, các Marketer luôn muốn kết nối và tương tác với khách hàng thông qua Internet một cách hiệu quả nhất nhằm mục đích cuối cùng là tăng doanh số bán hàng. Webinar được ra đời nhằm thực hiện sứ mệnh cao cả đó. Webinar là hình thức hội thảo trực tuyến mang lại nhiều trải nghiệm hữu ích cho cả người tổ chức và người tham gia. Vì vậy, Webinar đang được nhiều doanh nghiệp/ tổ chức ứng dụng vào các hoạt động nội bộ hoặc hoạt động kinh doanh của mình. Để hiểu rõ và cụ thể hơn về khái niệm Webinar là gì cũng như cách thức hoạt động của Webinar như thế nào? Mời bạn cùng khám phá trong nội dung bài viết sau nhé.
1. Thuật ngữ Webinar là gì?
Hiểu theo dịch nghĩa, Webinar là hội thảo trên Web thông qua mạng Internet. Tổ chức hội thảo trên Web là một cách để công ty có thể tạo ra nhiều khách hàng tiềm năng dù ở bất cứ lúc nào và ở bất cứ nơi đâu. Hiện nay, rất nhiều công ty đang sử dụng hình thức chia sẻ thông tin trực tuyến như một chiến lược tiếp thị hiệu quả hơn bao giờ hết.
Webinar bao gồm một số tính năng nhất đinh như: nói chuyện trực tiếp với người xem, thực hiện cuộc khảo sát, Stream video, hiển thị Slide, Chat, Ghi âm, chỉnh sửa….
Tiếp thị hội thảo trên web nổi bật so với các kênh khác vì tính chất tương tác cao giữa doanh nghiệp với khán giả. Người tham dự có thể đặt câu hỏi cho người thuyết trình, trả lời các cuộc thăm dò và khảo sát, đóng góp ý kiến, phản hồi về mức độ quan tâm của họ đến dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp. Đối với các nhà tiếp thị, hội thảo trên web là công cụ đặc biệt mạnh mẽ nhờ những phân tích chuyên sâu mà họ cung cấp. Các nền tảng hội thảo trên web đủ nâng cao cũng có thể trao quyền cho các nhóm bán hàng và trực tiếp đóng góp vào các giao dịch khác nhau thông qua Internet.
Webinar là tổ chức hội thảo trên Web
2. Webinar hoạt động như thế nào?
Webinar hoạt động dựa trên nền tảng internet, cho phép kết nối người thuyết trình và người tham dự từ xa. Dưới đây là cách thức hoạt động cơ bản của một Webinar và những yêu cầu kỹ thuật cần thiết để lưu trữ một Webinar:
Trước khi diễn ra:
- Lên kế hoạch: Xác định chủ đề, mục tiêu, đối tượng tham dự, thời gian, và chọn nền tảng webinar phù hợp.
- Quảng bá: Gửi lời mời qua email, mạng xã hội, website, hoặc các kênh khác.
- Chuẩn bị: Viết bài thuyết trình, thiết kế slide, và kiểm tra thiết bị kỹ thuật.
Trong khi diễn ra:
- Kết nối: Người tham dự truy cập vào webinar thông qua đường dẫn được cung cấp.
- Thuyết trình: Người thuyết trình chia sẻ kiến thức, thông tin, hoặc thảo luận về chủ đề đã chọn.
- Tương tác: Người tham dự có thể đặt câu hỏi, tham gia khảo sát, hoặc chat với nhau.
- Ghi hình: Có thể ghi lại webinar để người tham dự xem lại sau.
Sau khi kết thúc:
- Gửi email cảm ơn: Gửi email cảm ơn người tham dự và cung cấp tài liệu tham khảo nếu có.
- Đánh giá hiệu quả: Phân tích số lượng người tham dự, mức độ tương tác, và phản hồi để cải thiện cho các webinar sau.
Lưu ý:
- Thông thường một hội thảo trực tuyến Webinar sẽ kéo dài khoảng từ 45 - 60 phút. Bao gồm các phần như: Trình bày chủ đề, phần Q&A và phần bán hàng. Chủ đề của hội thảo cần phải liên quan mật thiết với doanh nghiệp và với đối tượng khách hàng đang tham gia.
- Yêu cầu kỹ thuật cơ bản để tổ chức Webinar bao gồm: Lựa chọn nền tảng tổ chức, micro, camera, phần mềm tạo slide, có thể là PowerPoint hoặc Keynote đều được.
- Hiện nay có một số nền tảng Webinar phổ biến nhất bạn có thể lựa chọn để sử dụng đó là: WebinarJam, Webinar Ninja và Demio. Ngoài ra, nếu các tổ chức/ doanh nghiệp hay cá nhân bị hạn hẹp về kinh phí thì cũng có thể sử dụng YouTube Live nếu cần tổ chức Webinar.
Đăng ký khoá học Làm video marketing online ngay để nhận ưu đã hấp dẫni. Khóa học sẽ giúp bạn hiểu hơn về bố cục kịch bản 1 video marketing, cách tạo video bán hàng chuẩn chỉnh cũng như các kiến thức liên quan. Nhanh tay đăng ký ngay:
[course_id:876,theme:course]
[course_id:1049,theme:course]
[course_id:240,theme:course]
3. Lợi ích webinar mang lại là gì?
Webinar mang lại cho doanh nghiệp/ công ty rất nhiều lợi ích. Dưới đây là một số lợi ích điển hình, bạn hãy tham khảo để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc tổ chứ hội thảo trực tuyến nhé.
3.1. Tiếp cận nhiều người một cách dễ dàng
Webinar cho phép bạn kết nối khách hàng từ khắp mọi nơi trên thế giới, bởi nó hoạt động dựa trên nền tảng internet nên không hề bị giới hạn khoảng cách. Với Webinar bạn có thể truyền tải thông tin, kiến thức về sản phẩm/ dịch vụ của mình đến rất nhiều khách hàng. Điều này giúp tiếp cận được nhiều người hơn, mở rộng phạm vi tương tác, tăng khả năng tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu để chuyển đổi doanh thu.
3.2. Tiết kiệm thời gian và chi phí
So với các hình thức hội thảo khác thì Webinar giúp tiết kiệm thời gian và chi phí hơn. Hình thức này cho phép cả người tổ chức và người tham gia vào buổi hội thảo mà không cần phải di chuyển đến vị trí, cũng không cần phải thuê địa điểm tổ chức, người tổ chức Webinar. Điều này giúp tiết kiệm một khoản chi phí đáng kể.
3.3. Tương tác và thảo luận
Webinar sở hữu rất nhiều công cụ hữu ích để buổi hội thảo được diễn ra hiệu quả nhất, đặc biệt là các công cụ tương tác trực tiếp như: chat trực tiếp, đặt câu hỏi trực tiếp với người thuyết trình. Từ đó, tạo ra một môi trường lành mạnh, vô cùng hữu ích để mọi người học hỏi và trau dồi kiến thức.
3.4. Lưu trữ và phát lại
Nếu hội thảo trực tiếp tổ chức xong sẽ thôi thì Webinar đa phần sẽ được ghi lại để lưu trữ và sử dụng phát lại trong những trường hợp cần thiết. Điều này giúp những người bận chưa kịp tham gia hội thảo hay những người muốn xem lại để ghi nhớ kiến thức có thể xem lại vào bất cứ thời điểm nào.
Webinar giúp tăng khả năng tiếp cận thông tin và kiến thức cho những người không thể tham gia trực tiếp. Điều này là cực kỳ hữu ích và linh hoạt.
3.5. Phân tích và đo lường từ Webinar
Nền tảng tổ chức Webinar cung cấp nhiều công cụ hữu ích nên cho phép bạn phân tích và đo lường hiệu quả. Dựa vào kết quả phân tích và đo lường được đó, bạn dễ dàng theo dõi được số lượng người tham gia, số lượng người tương tác buổi họp và đánh giá hiệu quả của hội thảo có thành công hay không.
4. Những tính năng nổi bật có trên Webinar
Như bên trên đã chia sẻ, Webinar sở hữu rất nhiều tính năng tuyệt vời. Tuy nhiên không phải ai cũng biết hết những tính năng này của Webinar. Thấu hiểu điều đó, sau đây Unica sẽ chia sẻ cho bạn những tính năng nổi bật này, hãy tham khảo nhé.
4.1. Tính năng sao lưu cuộc thảo luận, thuyết trình
Trong các buổi thuyết trình, diễn thuyết chắc chắn đôi lúc bạn sẽ không thể tập trung hoàn toàn vào buổi họp. Tính năng sao lưu ra đời cho phép bạn ghi lại toàn bộ hội thảo trên Webinar. Đặc biệt, tính năng này còn giúp doanh nghiệp lưu trữ nội dung để phát lại cho những lần tiếp theo mà không cần tốn thời gian tổ chức và nói lại nội dung thêm lần nữa.
4.2. Chia sẻ màn hình trên Webinar
Để mọi người tiện theo dõi nội dung chia sẻ trong buổi hội thảo thì Webinar chắc chắn không thể thiếu tính năng chia sẻ màn hình. Với tính năng này, không chỉ người tham gia buổi họp tiện theo dõi mà người trình bày cũng dễ dàng tóm tắt được những nội dung mình muốn nói lên slide. Tính năng chia sẻ màn hình trên Webinar giúp buổi thuyết trình diễn ra hoàn hảo hơn bao giờ hết.
4.3. Nhắn tin và call (trao đổi bằng giọng nói)
Với tính năng chat trực tiếp và call, cả người thuyết trình và người tham gia buổi thuyết trình đều có thể dễ dàng trao đổi thông tin với nhau bằng giọng nói. Webinar giúp người nói và người nghe dễ dàng tương tác, trao đổi với nhau.
4.4. Webinar với khả năng chỉnh sửa trực tiếp nhanh chóng
Ngoài những tính năng đã chia sẻ ở trên, Webinar còn có khả năng chỉnh sửa trực tiếp nhanh chóng. Trong những buổi thuyết trình, bạn có thể sử dụng tính năng này để chú thích và đánh dấu những mục quan trọng. Điều này giúp buổi thuyết trình có ý nghĩa hơn, mang lại hiệu quả cao hơn.
4.5. Tính năng tạo khảo sát thăm dò ý kiến người nghe
Tính năng cuối cùng trên Webinar đó là tính năng khảo sát người nghe. Đây là tính năng vô cùng hữu ích, nó cho phép người thuyết trình tạo ra những cuộc thăm dò, khảo sát để đánh giá mức độ hiệu quả, đồng thời tăng cao sự tương tác, gây hứng thú với khán giả trong suốt buổi hội thảo.
5. Các hình thức Webinar phổ biến
Webinar có hai hình thức phổ biến như sau:
- Trực tiếp: Webinar trực tiếp được diễn ra vào một khung thời gian cụ thể. Điều này đồng nghĩa với việc bạn có khả năng tương tác với khán giả tốt hơn. Khán giả có thể nghe, hỏi và nhận được các phản hồi ngay lập tức. Hình thức trực tiếp này phù hợp với hội nghị trực tuyến, nơi cần truyền đạt các thông tin trực tiếp và nhanh chóng.
- Ghi sẵn: Hình thức Webinar này đã được dựng sẵn và phát lại. Với hình thức này, khán giả không thể tham gia chat trực tiếp hoặc nhận được câu trả lời ngay lập tức mà phải có thời gian để nhận được phản hồi sau đó. Tuy nhiên, ưu điểm của hình thức này là bạn có thể xem lại nhiều lần, cho phép bất kỳ ai đăng ký và xem bất cứ lúc nào một cách thuận tiện. Hình thức này phù hợp với mục đích học trực tuyến hoặc bán các khóa học trực tuyến, giúp người xem chủ động về mặt thời gian và có thể học bất cứ lúc nào.
6. Các bước thiết lập Webinar
Để thiết lập được một buổi hội thảo trực tuyến Webinar không hề đơn giản, nó bao gồm rất nhiều công đoạn khác nhau. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết các bước, bạn hãy tham khảo nhé:
6.1. Lên ý tưởng:
Trước khi bắt đầu buổi thuyết trình, việc đầu tiên bạn cần làm đó là lên ý tưởng cho Webinar. Ý tưởng Webinar rất rộng, nó có thể là chủ đề bạn muốn chia sẻ với người khác hay một sự kiện sắp diễn ra và bạn muốn quảng bá để được nhiều người biết đến. Lên ý tưởng cho Webinar là bước tiền đề vô cùng quan trọng để xác định những việc cần phải làm tiếp theo. Vì vậy, bạn tuyệt đối không được chủ quan nhé.
6.2. Chọn công nghệ:
Sau khi đã có chủ đề cho buổi hội thảo, thuyết trình, bước tiếp theo bạn cần chọn công nghệ. Bạn cần chọn công nghệ phù hợp để buổi Webinar diễn ra được suôn sẻ và hiệu quả nhất. Hiện nay, có rất nhiều nền tảng mà bạn có thể sử dụng để thực hiện Webinar, bao gồm: Zoom, Google Meet, WebEx, GotoWebinar,...
6.3. Xây dựng nội dung
Sau bước chọn công nghệ phù hợp sẽ đến bước xây dựng nội dung. Tuỳ chủ đề buổi thuyết trình là gì mà bạn sẽ xây dựng nội dung sao cho phù hợp nhất. Nội dung trình bày trong buổi Webinar cần rõ ràng, đầy đủ và ngắn gọn để không gây nhàm chán cho người tham gia. Bên cạnh đó nội dung cũng phải chính xác và hữu ích để mang lại giá trị cho người nghe.
6.4. Thiết lập và cấu hình Webinar
Sau khi đã có nội dung cho Webinar, tiếp theo bạn hãy tiến hành thiết lập và cấu hình cho Webinar bằng công nghệ mà bạn đã chọn ngay từ bước trước.
6.5. Quảng bá và thu hút người tham gia
Sau khi công tác chuẩn bị đã xong xuôi hết, tiếp theo bạn cần phải tìm cách để quảng bá, làm sao thu hút nhiều người tham gia buổi Webinar nhất. Có rất nhiều cách bạn có thể lựa chọn để quảng bá đó là: quảng cáo trên mạng xã hội, email marketing, gửi tin nhắn,...
6.6. Thực hiện webinar
Khi đã có một lượng lớn người đăng ký tham gia hội thảo thì buổi Webinar sẽ chính thức bắt đầu. Trong quá trình thực hiện hội thảo trực tuyến, bạn cần phải để ý kỹ các yếu tố bao gồm: âm thanh, hình ảnh, thời gian để đảm bảo mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người nghe. Tuyệt đối không được để tình trạng mạng lag gây ảnh hưởng đến buổi thuyết trình đang diễn ra.
6.7. Tạo quan hệ với khách hàng
Sau khi đã thực hiện xong buổi Webinar, bước cuối cùng là bạn thu thập thông tin khách hàng. Sau đó dần dần tiếp cận họ để xây dựng mối quan hệ khách hàng lâu dài và bền vững, biến họ trở thành khách hàng trung thành của mình.
7. Làm thế nào để Webinar Marketing hiệu quả
Sau khi giải thích thuật ngữ Webinar là gì, mời bạn đọc tìm hiểu một số mẹo tiếp thị hội thảo trên Web hiệu quả nhằm thu hút khách hàng tiềm năng.
Như các bạn đã biết, tổ chức hội thảo trên Web là một một cách tuyệt vời để doanh nghiệp tương tác trực tiếp với khách hàng của bạn. Và bạn hoàn toàn có thể lưu nội dung và cho phép người khác xem nội dung đó sau khi phiên hội thảo kết thúc.
Hội thảo trên Webinar chủ yếu là các cuộc nói chuyện, chia sẻ nhưng có thể tạo khách hàng tiềm năng và tạo ra chuyển đổi mới nếu được thực hiện đúng cách. Chúng tôi sẽ cung cấp một số mẹo giúp bạn thiết kế hội thảo trên Web để có thể tiếp thị thành công như sau.
Bí kíp tổ chức Webniar thành công
7.1. Tập trung vào chủ đề
Cách dễ nhất để tăng lưu lượng truy cập đến hội thảo trên Web của bạn là đảm bảo bạn có một chủ đề thú vị. Chủ đề càng hay thì càng có nhiều người theo dõi.
Khách hàng thường có tâm lý muốn nghe về các giải pháp cho các vấn đề mà họ phải đối mặt thường xuyên. Trong khi bạn đang bận rộn với nghiên cứu chủ đề của mình, bạn cũng nên xem xét các từ khóa trong tiêu đề của mình. Điều này có thể giúp thu hút nhiều người hơn đến hội thảo trên web, những người không có trong danh sách người đăng ký của bạn và họ thường sẽ đăng ký sau đó.
7.2. Sử dụng các kết nối của bạn để quảng bá sự kiện
Sau khi bạn lên lịch hội thảo trên web, hãy sử dụng các kết nối của bạn để truyền bá thông tin. Mặc dù bạn nên cho người đăng ký của mình biết trước, nhưng bạn có thể yêu cầu họ chuyển tiếp thông tin chi tiết đến bất kỳ người nào khác mà họ nghĩ rằng thông tin đó là thật sự hữu ích. Bạn cũng có thể sử dụng các kết nối kinh doanh của mình để đảm bảo bạn có lượng khán giả lớn nhất tham dự. Bạn cũng có thể sử dụng phương pháp Sponsor tiếp thị thông qua tài trợ sẽ giảm được chi phí cũng như được nhiều người biết đến thương hiệu của mình hơn.
7.3. Cung cấp nội dung có giá trị
Một nội dung tẻ nhạt không mang lại giá trị sẽ không đủ sức hút để khách hàng quan tâm và theo dõi hội thảo trên Web. Bạn cần đảm bảo khách hàng nhận rằng khách hàng sẽ nhận được giá trị khi họ bỏ rất nhiều thời gian để theo dõi một hội thảo trên Web. Chính vì vậy, nên đầu tư về mặt nội dung hấp dẫn và thật sự chất lượng.
Cung cấp nội dung chất lựng để Webinar thật sự có giá trị
7.4. Hợp nhất các nội dung để tương tác tốt hơn
Khách hàng thường đặt câu hỏi trong hội thảo trên web. Nếu bạn đã hứa chia sẻ một liên kết sau buổi học, hãy đảm bảo rằng bạn đã làm theo. Bạn cũng có thể liên kết đến các hội thảo trên web trước đó nếu chúng áp dụng cho chủ đề bạn đã thảo luận. Điều này sẽ cho phép khách truy cập xem qua nội dung cũ hơn và tăng khả năng đăng ký các phiên hội thảo mới trong tương lai.
8. Ứng dụng của Webinar
Webinar được đánh giá là công cụ hữu ích, vì vậy nó đang được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống. Dưới đây là 2 lĩnh vực ứng dụng Webinar phổ biến nhất.
8.1. Webinar cho giáo dục
Dạy học trực tuyến trên Webinar được xem là một giải pháp tuyệt vời với cả người tham dự và người tổ chức. Thông qua phương pháp này, giáo viên có thể tổ chức những buổi học trực tuyến bất cứ lúc nào để nâng cao kiến thức cho người học. Với sự hỗ trợ của Webinar, giáo viên có thể tiếp cận với hàng ngàn học sinh, sính viên trên khắp thế giới, không bị giới hạn địa điểm và khoảng cách. Với phương pháp học tập này, người học cũng được bổ sung, tích luỹ kiến thức một cách thuận tiện và linh hoạt hơn bao giờ hết. Webinar hỗ trợ việc học mọi lúc mọi nơi, vô cùng đơn giản và dễ dàng.
8.2. Webinar cho marketing
Ngoài giáo dục thì Webinar cũng được ứng dụng rất nhiều trong marketing, đặc biệt là ở những buổi hội thảo, giới thiệu sản phẩm. Việc tổ chức các buổi thuyết trình, quảng cáo ra mắt sản phẩm bằng Webinar giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí thuê địa điểm, chi phí thuê người hỗ trợ tổ chức hay chi phí phát sinh mà vẫn tiếp cận được đông đảo khách hàng từ khắp mọi miền.
Bên cạnh đó, với sự hỗ trợ của Webinar, doanh nghiệp còn có thể tương tác trực tiếp với khách hàng một cách nhanh chóng. Điều này khiến khách hàng có trải nghiệm thoải mái và hài lòng. Nhờ đó, khách sẽ yên tâm mua hàng và sử dụng sản phẩm/ dịch vụ.
9. Những lưu ý khi tổ chức Webinar
Để tổ chức được một buổi Webinar thành công trọn vẹn nhất bạn cần phải đặc biệt lưu ý một số vấn đề sau nhé:
- Lựa chọn đối tượng tham gia phù hợp với nội dung Webinar để đảm bảo Webinar mang lại hiệu quả cao.
- Xác định rõ chủ đề buổi Webinar, chuẩn bị nội dung kỹ lưỡng, bao gồm: slide, nội dung, video và các tài liệu hỗ trợ khác.
- Lựa chọn được công nghệ phù hợp để giúp buổi Webinar diễn ra được chuyên nghiệp hơn. Lựa chọn nền tảng phù hợp với nhu cầu và ngân sách của bạn.
- Tạo không gian trực tuyến chuyên nghiệp, người nói và người nghe dễ dàng tương tác với nhau.
- Nên quảng bá Webinar qua nhiều kênh khác nhau như email, mạng xã hội, website, blog, forum, v.v để tiếp cận được nhiều người đăng ký.
- Tạo ra không gian trực tuyến chuyên nghiệp: Đảm bảo rằng không gian trực tuyến cho webinar của bạn được thiết kế chuyên nghiệp, dễ sử dụng và đáp ứng được nhu cầu của người tham gia.
- Kiểm tra kỹ lưỡng thiết bị âm thanh, hình ảnh và internet trước khi Webinar diễn ra. Nếu có thể nên sử dụng tai nghe và micro chất lượng tốt để đảm bảo âm thanh rõ ràng.
10. Kết luận
Như vậy thông qua bài viết trên đây, Unica đã cùng các bạn tìm hiểu Webinar là gì. Không thể phủ nhận một điều rằng Webinar có vai trò vô cùng quan trọng trong chiến dịch Marketing nhằm thu hút và tiếp cận khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Chúng tôi hy vọng những thông tin trên sẽ thật sự hữu ích để giúp các doanh nghiệp tổ chức Webinar hiệu quả và chất lượng. Bạn đọc quan tâm hãy ghé đọc kiến thức về Supply Chain công nghệ giúp doanh nghiệp giải quyết nỗi lo lắng về phân bổ chuỗi cung ứng.
Cảm ơn và chúc các bạn thành công!
23/10/2020
4571 Lượt xem
Cách Google index đoạn văn và ý nghĩa của nó với SEO
Google sẽ bắt đầu index dựa trên đoạn văn vào cuối năm nay đối với các bài viết bằng ngôn ngữ Anh. Đó là một thay đổi xếp hạng, không phải là một cách thay đổi lập chỉ mục.
Trong số hàng loạt những thay đổi với Tìm kiếm mà Google đã công bố, chúng tôi muốn đưa bạn đọc cùng đi nghiên cứu sâu hơn về thông báo lập chỉ mục (tức index) trên một đoạn văn mà nếu bạn là một SEO-er đang theo học Seo hay mới bước chân đến đến với nghề Seo này thì chắc chắn sẽ không thể không biết.
Cập nhật index dựa trên đoạn văn
Google cho biết:
“Very specific searches can be the hardest to get right, since sometimes the single sentence that answers your question might be buried deep in a web page. We've recently made a breakthrough in ranking and are now able to not just index web pages, but individual passages from the pages. By better understanding the relevancy of specific passages, not just the overall page, we can find that needle-in-a-haystack information you're looking for.”
Có thể hiểu đơn giản là:
“Các lượt tìm kiếm chi tiết cụ thể quá đôi thi sẽ khó mà đi đúng hướng nhất, vì đôi khi câu trả lời mà bạn đang đi tìm kiếm cho câu hỏi của bạn nằm trong một trang web và bị “vùi sâu” trong những đoạn văn của bài viết. Chúng tôi đã tạo ra một bước đột phá trong xếp hạng trong thời gian gần đây. Giờ đây bạn không chỉ có thể index các trang web mà còn có thể index cả từng đoạn văn riêng lẻ trong trang đó. Bằng cách hiểu rõ hơn mức độ liên quan của các đoạn văn riêng lẻ cụ thể trong bài viết chứ không chỉ của trang tổng thể, chúng tôi có thể giúp bạn tìm thấy chi tiết thông tin mà bạn đang đi tìm kiếm ”.
Google còn cho biết thêm, việc lập chỉ mục trên từng đoạn văn cụ thể khi được triển khai toàn cầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến 7% các kết quả tìm kiếm với mọi loại ngôn ngữ khác nhau.
Sự thay đổi về hiển thị khi tìm kiếm
Google đã cung cấp cho những độc giả quan tâm của họ những hình ảnh để họ có thể hình dung ra được những thay đổi sẽ xuất hiện khi cập nhật thay đổi index đoạn văn:
Index đoạn văn sẽ thay đổi như thế nào - 1
Với khả năng “hiểu” được những đoạn văn mới, Google có thể trả kết quả cho người tìm kiếm rằng đoạn văn cụ thể (R) có liên quan nhiều hơn đến câu hỏi của người tìm kiếm hơn là một trang nói về chủ đề (L)
Index đoạn văn sẽ thay đổi như thế nào - 2
Trong video “Google Presents: Search On 2020” trên Youtube, Google đã nói :
“We’ve recently made another breakthrough, and are now able to not just index web pages, but individual passages from those pages. This helps us find that needle in a haystack because now the whole of that one passage is relevant. So, for example, let’s say you search for something pretty niche like ‘how can I determine if my house windows are UV glass.’ This is a pretty tricky query, and we get lots of web pages that talk about UV glass and how you need a special film, but none of this really helps the layperson take action. Our new algorithm can zoom right into this one passage on a DIY forum that answers the question. Apparently, you can use the reflection of a flame to tell and ignore the rest of the posts on the page that aren’t quite as helpful. Now, you’re not gonna do this query necessarily, but we all look for very specific things sometimes. And starting next month, this technology will improve 7% of search queries across all languages, and that’s just the beginning.”
Nghĩa của nó là:
“ Chúng tôi đã thực hiện một bước đi đột phá, và bạn không chỉ có thể index một trang web mà còn có thể index cả từng đoạn văn cụ thể trong trang đó. Điều này sẽ giúp chúng ta như tìm được cái kim trong bọc bởi vì giờ đây toàn bộ các đoạn văn đó đều có liên quan đến câu hỏi của người tìm kiếm.
Giả sử bạn có câu hỏi “làm cách nào để xác định xem cửa sổ nhà tôi có phải là kính UV hay không” và bạn đang đi tìm kiếm một câu trả lời thích hợp. Đây có thể coi là một câu hỏi phức tạp, chúng tôi đã nhận được rất nhiều trang web nói về kính UV cho bạn và hướng dẫn bạn cách để có một tấm phim đặc biệt như kính UV, tuy nhiên lại không có một thông tin nào là thực sự phù hợp để giúp người tìm kiếm.
Do đó với thuật toán mới này của chúng tôi, chúng tôi có thể giúp bạn “phóng to” ngay một đoạn văn trả lời câu hỏi đó ngay trên một diễn đàn DIY. Rõ ràng là bạn có thể sử dụng hình ảnh phản chiếu của ngọn lửa để làm ví dụ nói về vấn đề đó mà không cần phải quan tâm những phần còn lại của bài viết, những đoạn văn gần như không có ích gì cho câu hỏi của bạn.
Bây giờ bạn không nhất thiết phải thực hiện tìm kiếm kiểu này nữa, tất cả chúng tôi đôi khi tìm kiếm một vấn đề, một câu trả lời nào đó rất cụ thể. Và bắt đầu từ tháng tới, công nghệ cải tiến này sẽ cải thiện 7% keast quả truy vấn tìm kiếm của người tìm trên toàn thế giới, và đây mới chỉ là bắt đầu!”
Vậy Google đang index các phần của trang web hay index các đoạn văn?
Chúng tôi đã hỏi Google hiện đang index đoạn văn hay index các phần của trang web? Thực tế Google vẫn đang index đầy đủ các trang web, “tuy nhiên những hệ thống xem xét của Google sẽ xem xét nội dung và ý nghĩa của các đoạn văn đó khi xác định được nội dung nào là phù hợp nhất với những câu hỏi của người tìm kiếm so với trước đây. Trước đây chúng tôi chủ yếu xem xét cả một trang tổng thể” – một phát ngôn viên của Google cho biết.
Đó là thay đổi xếp hạng nội dung Google hơn là thay đổi lập chỉ mục
Do đó việc index không thật sự thay đổi, điều thay đổi ở đây đó là sự thay đổi xếp hạng nội dung của google dựa trên những gì mà Google tìm được trên trang web của bạn. Tôi muốn nhắc lại cho bạn, Google không index các đoạn riêng lẻ trên trang web của bạn. Tuy nhiên việc “khoanh vùng” những nội dung trên trang vẫn sẽ đem lại kết quả tốt hơn và việc hiển thị những đoạn văn trả lời câu hỏi đó cũng sẽ tốt hơn cho mục đích xếp hạng nội dung của Google.
Vậy Google xem xét những yếu tố nào?
Trước đây hệ thống của Google sẽ xem xét một số “yếu tố mạnh về một trang web nào đó. Ví dụ: yếu tố dấu hiệu xuất hiện trên tiêu đề hoặc tiêu đề trang – để “hiểu” được kết quả nào là phù hợp nhất với câu hỏi của người tìm kiếm. Mặc dù cho đến nay hiệu đó vẫn là những yếu tố quan trọng, nhưng hệ thống mới này của Google cũng tỏ ra rất hữu ích để xác định và tìm ra được những đoạn văn riêng lẻ thực sự phù hợp với câu hỏi của người tìm kiếm trong cả trang web đó, ngay cả khi phần còn lại của trang nói về một chủ đề khác hoặc cả tổng thể trang web ít liên quan hơn đến câu hỏi” – Google nói.
Thẻ tiêu đề (header) có quan trọng hơn không?
Google không trả lời câu hỏi này của chúng tôi. Nhưng tôi vẫn có chút nghi ngờ về yếu tố xếp hạng xuất hiện trong thẻ tiêu đề và các thẻ tương tự là những yếu tố khá quan trọng, thậm chí tiêu đề trong trường hợp này còn quan trọng hơn khi điều này xuất hiện. Một lần nữa, Google thường không nói về các yếu tố xếp hạng cụ thể và Google cũng chẳng nhận xét về các tiêu đề đó như một yếu tố xếp hạng thật sự.
Google nói rằng họ “luôn hiểu rõ các từ khóa và các cụm từ trong bài viết của bạn, nhưng thường những yếu tố như tiêu đề trang là một dấu hiệu rất mạnh giúp chúng tôi thu thập và cung cấp được những trang web tổng thể tốt nhất, có hiệu quả cao nhất.” Giờ đây Google hoàn toàn có thể “mò” ra cây kim bé tẹo trong cả “bể” thông tin khổng lồ và đưa ra được kết quả phù hợp nhất dựa trên những thông tin trong đoạn văn đó. Một lần nữa phải khẳng định rằng, rất khó để nói rõ được những yếu tố cụ thể nào là yếu tố quan trọng.
Đoạn trích hiểu thị không phải là đoạn trích nổi bật nhất trong bài viết sao?
Đoạn trích hiển thị khi tìm kiếm trên Google khác với đoạn trích nổi bật như thế nào? Google sẽ hiển thị các đoạn trích nội dung dưới dạng câu trả lời ở đầu kết quả tìm kiếm của Google. Google cho biết thêm “hệ thống của họ xác định được mức độ liên quan của mọi loại tài liệu web, mọi nội dung của trang web bất kỳ thông qua sự hiểu biết về các đoạn văn của thuật toán. Mặt khác, các đoạn trích nổi bật có liên quan nhất trong tài liệu mà chúng tôi có cũng giúp xác định là có liên quan đến câu hỏi của người tìm kiếm.
Thuật toán xác định chính xác đoạn văn sẽ hữu ích nhất khi nào?
Google cho biết: “các đoạn văn sẽ rất hữu ích cho các câu hỏi của người tìm kiếm, khi mà các thông tin cụ thể người tìm kiếm đang tìm lại bị ẩn đi ở đâu đó trong cả một bài viết dài trên trang web, mà câu trả lời đang đi tìm không nhất thiết là chủ đề chính của trang.”
Giả sử ai đó search: “BERT hoạt động như thế nào trong tìm kiếm của Google”. Nếu trước đây Google sẽ trả lời người tìm kiếm bằng một loạt các kết quả “có vẻ như là” liên quan đến câu hỏi tổng thể trên, chẳng hạn như một câu chuyện tin tức xung quanh việc BERT đến với Google tìm kiếm. Nó cũng liên quan đến BERT mà đúng không? Hiển nhiên câu trả lời này lại không thật sự trả lời một cách thỏa đáng câu hỏi trên kia.
Bây giờ nếu bạn đang sở hữu một trang web nội dung lớn liên quan đến câu hỏi trên, hãy “nói” cho Google cách Google tìm kiếm hoạt động và trong trang web nội dung đó của bạn hãy có một đoạn văn giải thích cách hoạt động của BERT. Có thể những đoạn văn khác của bạn không có liên quan nhiều đến “sự hoạt động của BERT”, nhưng chỉ cần có đoạn văn giải thích “BERT hoạt động như thế nào” thì hệ thống mới của Google cũng sẽ giúp người tìm kiếm tìm được ngay câu trả lời, đồng thời đẩy thứ hạng của bài viết lên cao hơn các đối thủ bạn đang cạnh tranh.
Google sẽ triển khai vào cuối năm nay
Google cho biết tính năng này sẽ bắt đầu triển khai vào cuối năm nay, với ngôn ngữ đầu tiên được lựa chọn là tiếng Anh Mỹ với nhiều địa điểm khác nhau để theo dõi ảnh hưởng cũng như kết quả của chúng. Sau khi kiểm tra và có được những kết quả tốt nhất, Google sẽ triển khai chúng trên toàn cầu, điều này như đã nói ở trên sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới 7% kết quả tìm kiếm trên Google tìm kiếm.
Như vậy chúng tôi đã trả lời cho bạn đọc những câu hỏi quan trọng nhất về index đoạn văn và cả một trang web cũng như ý nghĩa của việc lập chỉ mục riêng cho từng đoạn văn với SEO. Hi vọng những thông tin này đã giúp bạn có được những thông tin quý báu. Xin cảm ơn và chúc bạn thành công!
23/10/2020
2066 Lượt xem
Supply chain là gì? Vai trò của Supply Chain đối với doanh nghiệp
Bạn có biết Supply chain là gì không? Đây được xem là một trong những chiến lược Marketing đỉnh cao giúp doanh nghiệp định hướng được sự phát triển. Không những thế, nó chính là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy, làm sao để bạn quản lý được chuỗi cung ứng hiệu quả này sẽ được UNICA giải đáp ngay sau đây.
1. Khái niệm Supply Chain là gì?
Hiểu một cách đơn giản thì nó là chuỗi cung ứng, là mạng lưới của tất cả các cá nhân, tổ chức, nguồn lực, hoạt động và công nghệ liên quan đến việc tạo ra và bán sản phẩm. Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả mọi thứ, từ việc phân phối nguyên liệu gốc từ nhà cung cấp đến nhà sản xuất cho đến cuối cùng là phân phối cho người dùng cuối. Phân đoạn chuỗi cung ứng liên quan đến việc đưa thành phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng được gọi là kênh phân phối.
Supply Chain mang lại những lợi ích vô cùng tuyệt vời đối với doanh nghiệp. Cụ thể:
- Dự đoán được nhu cầu và số lượng sản xuất để đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường tiêu dùng
- Giảm chi phí ở mức đáng kể
- Giảm số lượng hàng tồn kho
- Tìm kiếm, tiếp cận nguồn khách hàng đa dạng hơn
- Tăng lợi nhuận sau thuế
- Cải thiện vòng cung ứng cho các đơn hàng.
Supply chain hiểu đơn giản là chuỗi cung ứng
2. Vai trò của Supply Chain đối với doanh nghiệp
- Supply Chain ảnh hướng đến toàn bộ quá trình sản xuất của doanh nghiệp từ khâu hoạch định, quản ký quá trình cho đến tìm kiếm nguồn hàng và sản xuất thành phẩm để cung cấp tới người tiêu dùng.
- Chuỗi cung ứng giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh so với đối thủ, đồng thời khẳng định chỗ đứng trên thị trường và khả năng phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp trong tương lai gần.
- Chuỗi cung ứng đảm bảo đầu vào và đầu ra của hàng hóa được vận hành suôn sẻ, trơn tru. Đầu vào giúp doanh nghiệp dự đoán đúng nhu cầu của người tiêu dùng, nhu cầu thị trường để giảm thiểu số lượng tồn kho. Còn đầu ra đáp ứng cung cấp đủ sản phẩm cho người tiêu dùng nhằm đem lại mức doanh thu cao và ổn định.
- Chuỗi cung ứng Supply Chain rút ngắn quá trình đưa hàng hóa tới tay doanh nghiệp và khách hàng nhanh nhất. Từ đó giảm thiểu chi phí hoạt động Logistics và hậu cần.
3. Một số mô hình phổ biến trong Supply chain
Supply chain bao gồm 3 mô hình phổ biến, hãy tham khảo nội dung dưới đây để hiểu rõ hơn về 3 mô hình này nhé:
3.1. Mô hình dịch chuyển liên tục
Trong mô hình dịch chuyển liên tục các nhà quản lý thường xuyên bổ sung nguyên liệu đầu vào đúng lúc, đúng số lượng theo nhu cầu sản xuất. Nhằm tránh tình trạng gián đoạn sản xuất. Mô hình này mang lại khá nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như:
- Giảm thiểu các chi phí phát sinh như chi phí kho bãi, chi phí vận chuyển, hao phí do tắc nghẽn hoặc trì trệ trong quá trình sản xuất.
- Giúp doanh nghiệp tăng sức mạnh cạnh tranh nhờ khả năng đáp ứng nhanh, đúng và đủ nhu cầu của khách hàng.
- Giúp doanh nghiệp làm tăng sự hài lòng của khách hàng nhờ chất lượng dịch vụ ổn định, hàng hóa dồi dào, giảm thiểu thời gian chờ đợi,...
Mô hình dịch chuyển liên tục này phù hợp với những doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm ít biến đổi. Như sản phẩm tiêu dùng phổ thông, gồm nước rửa chén, bột giặt, thực phẩm đóng gói, dụng cụ y tế,...
Mô hình dịch chuyển liên tục
3.2. Mô hình chuỗi nhanh
Mô hình chuỗi nhanh là mô hình chuyên sản xuất các sản phẩm theo nhu cầu và xu hướng mới nhất của thị trường. Các nhà quản lý trong mô hình chuỗi nhanh phải thường xuyên nghiên cứu phân tích thị trường, xu hướng tiêu dùng và đối thủ cạnh tranh. Nhằm kịp thời đưa sản phẩm ra ngoài thị trường kịp thời.
Mô hình này mang lại khá nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như:
- Tạo nên lợi thế cạnh tranh mạnh nhờ đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.
- Tiết kiệm được chi phí lưu kho và hạn chế hàng tồn kho.
- Lợi nhuận cao
Mô hình chuỗi nhanh phù hợp với các doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm thay đổi thường xuyên. Như đồ dùng thời trang, quần áo, giày dép, túi xách,...
Đăng ký khoá học Làm video marketing online ngay để nhận ưu đã hấp dẫni. Khóa học sẽ giúp bạn hiểu hơn về bố cục kịch bản 1 video marketing, cách tạo video bán hàng chuẩn chỉnh cũng như các kiến thức liên quan. Nhanh tay đăng ký ngay:
[course_id:876,theme:course]
[course_id:1049,theme:course]
[course_id:240,theme:course]
3.3. Mô hình linh hoạt
Mô hình chuỗi linh hoạt chuyên sản xuất và phân phối các sản phẩm theo sự thay đổi của nhu cầu thị trường. Theo đó, các nhà quản lý trong mô hình này phải tập trung vào việc nắm bắt nhu cầu của khách hàng. Từ đây đưa ra kế hoạch sản xuất phân phối kịp thời và tạm dừng sản xuất đúng lúc.
- Mô hình này mang lại khá nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như:
- Tạo lợi nhuận cao cho doanh nghiệp nhờ đáp ứng đúng lúc các nhu cầu của khách hàng.
- Đảm bảo doanh nghiệp hoạt động ổn định ngay cả khi thị trường có sự thay đổi.
- Giảm thiểu chi phí tồn kho, lưu kho sản phẩm.
Mô hình Supply chain này phù hợp với các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa theo mùa như bánh kẹo tết, bánh trung thu,...
4. Sự khác nhau giữa Supply Chain và Logistics
Trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp không chỉ bao gồm sản xuất, nhà cung cấp mà các đơn vị trung gian như nhà bán lẻ, kho vận cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đưa các sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Đó chính là Logistics. Từ đó có thể thấy, Logistics là một phần không thể thiếu khi quản lý chuỗi cung ứng.
- Nếu như chuỗi cung ứng Supple Chain là mạng lưới liên kết giữa các công ty làm việc cùng nhau thì Logistics là hoạt động trong phạm vi của một tổ chức nhất định.
- Nếu như chuỗi cung ứng Supple Chain bao gồm cả hoạt động của Logistics thì Logistics chỉ bao gồm một số nhiệm vụ chính như thu mua, phân phối và quản lý hàng tồn kho.
- Phạm vi hoạt động của Logistics chỉ nằm trong phạm vi doanh nghiệp còn Supply Chain là trong và ngoài doanh nghiệp.
- Mức độ ảnh hưởng của Logistics thường ngắn hạn còn chuỗi cung ứng có tầm ảnh hưởng dài hạn đến quá trình sản xuất của doanh nghiệp.
- Mục tiêu của Logictics là giảm chi phí vận chuyển nhưng tăng chất lượng dịch vụ thì mục tiêu của chuỗi cung ứng Supply Chain SCM là đặt mục tiêu giảm được chi phí trên toàn quá trình phân phối.
Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo thêm QR code để ứng dụng trong thanh toán nhanh chóng và hiệu quả trong kinh doanh.
5. Các vị trí công việc trong Supply Chain
Supply Chain bao gồm nhiều vị trí công việc khác nhau, ví dụ: người cung ứng, người chế tạo và sản xuất, người mua hàng,... Cụ thể các vị trí công việc này như sau:
5.1. Người lập kế hoạch chuỗi cung ứng
Lập kế hoạch là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chuỗi cung ứng. Lập kế hoạch bao gồm các khía cạnh như sau: Lập kế hoạch chuỗi cung ứng, lập kế hoạch nhu cầu, lập kế hoạch sản xuất, lập kế hoạch năng lực, người lập kế hoạch nguồn lực hậu cần.
5.2. Người chế tạo và sản xuất
Chế tạo và sản xuất là một phần không thể thiếu trong chuỗi cung ứng. Nhiệm vụ chính của những người này là đảm bảo quy trình sản xuất và vận hành sản phẩm diễn ra trơn tru, hiệu quả và nhanh chóng. Nếu bạn đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực chế tạo và sản xuất, bạn có thể chuyển sang vị trí cung ứng với các công việc như: điều hành sản xuất, vận hành bảo trì, kỹ sư, quản lý thu mua, giám đốc kho sản xuất.
5.3. Tìm nguồn cung ứng và mua hàng
Công việc chính của những người tìm nguồn cung ứng là tìm hiểu cách thức bán hàng, dịch vụ và quản lý hàng tồn kho. Ngoài ra, những người đảm nhận vị trí này còn phải tham gia vào việc xây dựng các thỏa thuận hợp đồng với các nhà cung cấp, nhà bán lẻ và tiến hành các cuộc đàm phán thương mại liên quan đến sản phẩm, dịch vụ.
5.4. Hậu cần và vận tải
Hậu cần và vận tải liên quan đến quá trình di chuyển và bảo quản hàng hóa, sản phẩm hoặc thông tin.
Một số công việc trong lĩnh vực hậu cần và vận tải bao gồm: Quản trị viên hậu cần, quản lý vận tải, quản lý vận chuyển, quản trị viên kho, thủ kho, quản lý kho, giám đốc hậu cần, quản trị viên giao thông vận tải.
Ngoài ra, còn còn rất nhiều vị trí khác trong chuỗi cung ứng, bao gồm:
- Supply Chain Solution Design Analyst - Nhà phân tích thiết kế giải pháp chuỗi cung ứng
- Supply Chain Finance Management - Quản lý tài chính chuỗi cung ứng
- Supply Chain IT - Quản lý công nghệ cho chuỗi cung ứng
- Supply Chain Consulting Project Management - Quản lý dự án
- Supply Chain Consulting - Tư vấn chuỗi cung ứng.
6. Các hoạt động trong Supply chain
Trong chuỗi cung ứng (Supply chain) sẽ là tổng hợp các hoạt động liên kết bắt đầu từ việc tìm kiếm nguyên vật liệu tho cho đến vận chuyển thành phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng. Cụ thể hơn Supply chain bao gồm các nhóm hoạt động chính sau đây:
6.1. Hoạch định kế hoạch
Việc hoạch định kế hoạch tổ chức các hoạt động vận hành chi tiết là công việc đầu tiên và quan trọng hàng đầu trong Supply chain. Theo đó, việc hoạch định kế hoạch trong Supply chain sẽ gồm 3 hoạt động chính yếu là:
- Dự báo nhu cầu thị trường: Trước hết, doanh nghiệp cần tìm hiểu nghiên cứu thị trường, nhằm xác định nhu cầu và xu hướng tiêu dùng của khách hàng mục tiêu. Từ các dữ liệu thu thập được, doanh nghiệp sẽ lên kế hoạch sản xuất - kinh doanh phù hợp. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tránh được các thiệt hại, rủi ro do hàng tồn kho quá mức gây ra.
- Định giá sản phẩm: Một khi doanh nghiệp có thể đưa ra chiến lược giá hợp lý sẽ tạo nên một lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Tuy vậy để đảm bảo lợi nhuận tối ưu cho doanh nghiệp thì các nhà quản trị cần nghiên cứu kỹ thị trường, đối tượng khách hàng mục tiêu và độ khan hiếm của sản phẩm để đưa ra mức giá phù hợp nhất.
- Quản lý hàng lưu kho: Một ưu tiên hàng đầu trong Supply chain là hạn chế chi phí lưu kho xuống mức thấp nhất có thể để tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp. Và tạo nên sức mạnh cạnh tranh giá thành sản phẩm xuất xưởng.
6.2. Tìm kiếm nguồn nguyên liệu, nguồn hàng
Đây là hoạt động thu mua nguyên liệu đầu vào. Trong hoạt động này, doanh nghiệp sẽ tìm kiếm và lựa chọn những nguồn hàng chất lượng, giá tốt. Đồng thời nhà cung cấp cũng phải đáp ứng được các tiêu chuẩn, tiêu chí do doanh nghiệp đặt ra. Như nguồn nguyên liệu ổn định, dồi dào, cung cấp nguyên liệu nhanh,...
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có kế hoạch tìm kiếm nguồn hàng dự phòng. Nhằm tránh các rủi ro do nhà cung cấp không đáp ứng kịp thời nguồn nguyên liệu đầu vào làm gián đoạn quá trình sản xuất.
6.3. Sản xuất
Sản xuất là hoạt động quan trọng nhất trong Supply chain. Hoạt động này ảnh hưởng rất nhiều đến sự thành bại của doanh nghiệp. Chính vì thế, doanh nghiệp rất chú trọng đến việc thiết kế sản phẩm sao cho mẫu mã, đặc tính, công năng của sản phẩm mang lại sự hài lòng nhất với khách hàng. Đồng thời, quy trình sản xuất sản phẩm cũng phải đảm bảo tính khoa học nhằm tối ưu hiệu quả sản xuất.
6.4. Phân phối
Trong hoạt động phân phối doanh nghiệp cần tuân thủ một số nguyên tắc như:
- Quản lý chặt chẽ về chất lượng, số lượng, thời gian và địa điểm phân phối sản phẩm. Nhằm đảm bảo sản phẩm được phân bố đến người tiêu dùng nhanh chóng và tiện lợi nhất.
- Quản lý hiệu quả việc giao hàng: bao gồm các hoạt động lên lịch giao hàng, vận chuyển đến người tiêu dùng cuối cùng. Nhằm đảm bảo hàng hóa đến tay người tiêu dùng không bị hư hỏng, thiếu mất.
- Quản lý đơn hàng: nhằm đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng đúng thời gian và đúng chất lượng cam kết. Trong trường hợp đơn hàng bị thiếu hoặc các sản phẩm hư hỏng do lỗi nhà sản xuất, do vận chuyển phải được bổ sung, thay thế.
7. Một số câu hỏi thường gặp về Supply chain
Dưới đây là một số hỏi đáp giúp bạn hiểu rõ hơn về Supply chain, hãy tham khảo ngay để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé:
7.1. Cơ hội của ngành Supply chain?
Hiện nay, ngành Supply chain tại Việt Nam đang có nhiều tiềm năng phát triển nhờ vào nhiều yếu tố. Điển hình như:
- Việt Nam có vị trí giao thông giao thương thuận lợi trong khu vực Đông Nam Á.
- Kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển.
- Việt Nam đã và đang hội nhập mạnh mẽ với thế giới trong nhiều lĩnh vực.
- Thị trường xuất khẩu rộng mở nhờ Việt Nam đã ký nhiều hiệp định thương mại tự do với các đối tác lớn như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh,...
7.2. Học gì để làm trong ngành Supply chain?
Để tham gia vào ngành Supply chain, các bạn sinh viên có thể tham gia một số ngành học như:
- Thương mại Quốc Tế
- Logistics
- Quản trị doanh nghiệp.
- Quản lý chuỗi cung ứng.
- Quan hệ quốc tế
7.3. Mức lương của ngành Supply Chain
Mức lương của ngành Supply chain tùy thuộc vào năng lực và vị trí cụ thể khi bạn làm việc tại doanh nghiệp. Mức lương có thể giao động từ 8-20 triệu đồng/tháng hoặc hơn.
7.4. Thách thức, khó khăn mà ngành Supply chain phải đối mặt?
Bên cạnh những cơ hội, ngành Supply chain còn phải đối mặt với nhiều thách thức như:
- Sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ: Các doanh nghiệp phải liên tục cập nhật và ứng dụng công nghệ mới nhằm tăng cao khả năng cạnh tranh và đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
- Nhu cầu khách hàng thay đổi liên tục: Xu hướng tiêu dùng của khách hàng ngày càng thay đổi nhanh, ngày càng có nhiều yêu cầu linh hoạt hơn và thời gian đáp ứng ngày càng ngắn hơn. Do đó, doanh nghiệp cần phải nhanh chóng đưa ra giải pháp mới phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
- Sự thay đổi liên tục của thị trường: Thị trường ngày càng có nhiều chuyển biến phức tạp, xu hướng tiêu dùng của khách hàng ngày càng cao. Do đó, doanh nghiệp phải không ngừng nỗ lực để đáp ứng sự kỳ vọng của khách hàng, thị trường. Như vậy mới có thể đảm bảo được tính cạnh tranh trên thị trường.
- Độ phức tạp của hệ thống chuỗi cung ứng trên thị trường ngày càng tăng: Điều này thể hiện ở nhiều bên tham gia vào hoạt động cung ứng như nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào, nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ, khách hàng. Sự thay đổi của mỗi bên đều tạo nên sự biến động cho Supply chain. Để đảm bảo hoạt động ổn định, các nhà quản lý supply chain phải đảm bảo tính đồng bộ và hiệu quả của các hoạt động.
Nguồn nhân lực đủ năng lực chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn để làm việc trong ngành Supply chain còn thiếu.
8. Kết luận
Như vậy, UNICA đã giới thiệu đến các bạn khái niệm về Supply Chain là gì cũng như những vấn đề cơ bản xung quanh chuỗi cung ứng. Hy vọng bài viết này sẽ có ích cho mọi người!
23/10/2020
4193 Lượt xem
Value Proposition là gì? Cách tạo một Value Proposition chất lượng
Trong các hoạt động phát triển và quảng bá hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp, Value Proposition đóng một vai trò vô cùng quan trọng giúp truyền tải những thông điệp tổng thể đến với những khách hàng tiềm năng. Có thể nói, Value Proposition là một thuật ngữ không còn quá mới mẻ trong bất cứ chiên lược nào. Tuy nhiên, với những “tân binh mới” trong ngành Marketing thì cụm từ này vẫn còn khá xa lạ. Để có cái nhìn tổng quan về vấn đề này, mời bạn đọc tìm hiểu Value Proposition là gì thông qua bài viết dưới đây nhé.
1. Thuật ngữ Value Proposition là gì?
Hiểu theo dịch nghĩa, Value Proposition được hiểu là những đề xuất có giá trị. Trong marketing, Value Proposition là bản tóm tắt về thông điệp sản phẩm, dịch vụ một cách tổng thể, thống nhất nhằm mang lại lợi ích cho khách hàng.
Doanh nghiệp có thể sử dụng các đề xuất có giá trị trong các phần khác nhau của chiến lược tiếp thị tổng thể của mình. Tuy nhiên, nhiều thương hiệu biến nó thành tiêu điểm trên trang chủ website của mình. Ngoài ra, Value Proposition còn trình bày những lý do thuyết phục nhất tại sao một người mua tiềm năng nên trở thành khách hàng và nêu bật lợi ích, tính năng của của sản phẩm, dịch vụ nhằm tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Value Proposition bao gồm một văn bản (chẳng hạn như dòng tiêu đề chính, dòng tiêu đề phụ và một đoạn văn bản) cùng với hình ảnh, video hoặc đồ họa.
Giải thích thuật ngữ Value Proposition
2. Tiêu chí cơ bản của Value Prosition
- Tập trung vào vấn đề: Sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp có khắc phục được các vấn đề của khách hàng hay không?
- Tính độc quyền: Làm thế nào để những tuyên bố này có thể khiến thương hiệu của doanh nghiệp nổi nật và có sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường. Khi thị trường cạnh tranh khốc liệt thì lời tuyên bố cần có điểm nhấn.
- Mang tính trực quan: Trực quan được hiểu là khi không cần có những giải thích kèm theo, khách hàng vẫn có thể nghe và hiểu được những giá trị mà sản phẩm mag lại.
- Tiêu đề mạnh mẽ, rõ ràng: Tiêu đền ấn tượng sẽ truyền đạt được lợi ích để giới thiệu tới khách hàng. Tiêu đề nên là một câu nói đáng nhớ, một cụm từ hoặc thậm chí là một khẩu hiệu. Bạn đọc quan tâm hãy theo dõi bài viết UGC vũ kí lợi hại trong tiếp thị nội dung.
3. Thế nào là một Value Proposition không hiệu quả
Có thể chắc chắn một điều rằng, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể triển khai được một Value Proposition hiệu quả, các Value Propositon không hiệu quả sẽ được gọi là Value Proposition tồi. Hãy cùng Unica tìm hiểu xem thế nào là một Value Proposition tối nhé.
3.1. Nội dung không rõ ràng
Value Proposition được đánh giá là không hiệu quả khi khách hàng đọc nội dung lên mà vẫn mãi không thể hiểu được ý của doanh nghiệp. Khách hàng dù đọc và nghiền ngẫm vẫn không hiểu được là doanh nghiệp muốn triển khai và truyền tải điều gì. Thông thường, Value Proposition được đánh giá là tồi khi sở hữu nội dung tối nghĩa hoặc sử dụng quá nhiều từ đa nghĩa khiến khách hàng hiểu nhầm.
3.2. Nội dung mơ hồ, lan man
Value Proposition không hiệu quả cũng là những Value Proposition lan man, mơ hồ, không tập trung giải quyết được vấn đề cho khách hàng. Với những nội dung kém chất lượng như vậy, khách hàng thường có xu hướng bỏ qua, không còn muốn quan tâm đến sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp nữa. Những nội dung quá dài dòng văn tự thường dẫn đến việc khó hiểu, thậm chí ngay cả người trong ngành cũng không hiểu doanh nghiệp đang viết gì và muốn truyền tải gì. Từ đó, hiệu quả đem lại không cao.
3.3. Nội dung đại trà
Nói về một Value Proposition không hiệu quả, nhất định phải nói về nội dung đại trà, viết như không viết, không thể giải thích được những lợi ích, giá trị về sản phẩm/ dịch vụ hay quyền lợi mà khách hàng được hưởng. Nội dung Value Proposition kém chất lượng thường không đồng nhất, không có gì đặc biệt và cũng không có mấy khác biệt với đối thủ cạnh tranh cùng ngành.
Zalo là một trong những công cụ Marketing hiệu quả giúp doanh nghiệp tiếp cận nhanh chóng với khách hàng. Thông qua khóa học Zalo Marketing online, bạn sẽ biết được các công cụ để tiếp cận khách hàng trong Zalo một cách hiệu quả nhất. Đồng thời, bạn cũng sẽ biết cách tận dụng tối đa các tính năg của Zalo OA để tương tác, chăm sóc khách hàng, ứng dụng Zalo trong Quản Trị - Kinh Doanh,... Đăng ký ngay:
[course_id:2191,theme:course]
[course_id:962,theme:course]
[course_id:2937,theme:course]
4. Hướng dẫn tạo một Value Proposition chất lượng
Để tạo được một Value Proposition chất lượng, đem lại cho doanh nghiệp những giá trị và lợi ích của sản phẩm/ dịch vụ đến với khách hàng thì doanh nghiệp cần phải thực hiện rất nhiều bước. Sau đây là từng bước hướng dẫn cách tạo một Value Proposition chất lượng và hiệu quả, bạn hãy tham khảo nhé.
4.1. Xác định vấn đề và nhu cầu tìm kiếm của khách hàng
Muốn xác định được vấn đề và hiểu được nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp cần phải dựa trên các hành vi thu thập dữ liệu. Các thông tin này có thể bao gồm các vấn đề hiện tại mà khách đang gặp phải, những mong muốn của họ trong tương lai hay những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định và hành vi mua hàng.
Để xác định được vấn đề và nhu cầu tìm kiếm của khách hàng, các doanh nghiệp có thể sử dụng bản khảo sát, hay tổ chức những buổi phỏng vấn, chăm sóc khách hàng. Sau đó, doanh nghiệp sẽ dành thời gian để tổng hợp cac dữ liệu đó giúp hiểu nhu cầu khách hàng, Như vậy, doanh nghiệp có thể tạo ra được Value Proposition mang lại giá trị tốt nhất, thu hút được lượng khách hàng tiềm năng nhanh chóng.
Một điều cực kỳ quan trọng khi xây dựng Value Proposition đó là phải chú ý đến keyword - những cụm từ hay từ khoá mà khách hàng thường nhắc đến. Bởi từ khoá chính là điểm giúp kết nối với khách hàng và tuyên bố giá trị của thương hiệu.
4.2. Lợi ích được tuyên bố rõ ràng
Một Value Proposition sẽ được đánh giá là hiệu quả khi tuyên bố rõ ràng những lợi ích và quyền lợi đáp ứng được nhu cầu mong đợi của khách hàng. Để có thể xác định được lợi ích của sản phẩm hoặc dịch vụ, doanh nghiệp cần liệt kê những lợi ích, sau đó tập trung vào lợi ích chính là những nhu cầu của khách hàng. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần trả lời các câu hỏi sau:
- Sản phẩm/ dịch vụ doanh nghiệp đang cung cấp là gì?
- Khách hàng mục tiêu của sản phẩm/ dịch vụ là ai?
- Sản phẩm hoặc dịch vụ này mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích gì?
- Sản phẩm/ dịch vụ doanh nghiệp của doanh nghiệp bạn có điểm gì nổi bật và khác biệt trên thị trường? Tại sao khách hàng nên sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp bạn chứ không phải doanh nghiệp khác.
Lưu ý: Tuyên bố về lợi ích hoặc các giá trị thông thường nên có khoảng từ 2 - 3 câu, không quá dài nhưng cần phải đủ ý và phù hợp với mục đích của doanh nghiệp.
4.3. Tập trung đem lại giá trị cho khách hàng
Số đông khách hàng khi nghe những lợi ích mà doanh nghiệp cung cấp đều sẽ nghĩ rằng doanh nghiệp đang cường điệu hoá sản phẩm, dịch vụ lên chứ thực tế không phải là như vậy. Chính vì vậy, sau khi cam kết các giá trị, doanh nghiệp cần phải tập trung nhiều hơn vào những giá trị cụ thể của sản phẩm/ dịch vụ, bên cạnh đó cũng phải đảm bảo lợi ích vật chất và tinh thần cho khách hàng.
Khi giao tiếp hay giới thiệu sản phẩm/ dịch vụ với khách hàng, doanh nghiệp không nên sử dụng từ ngữ sáo rỗng hoặc từ ngữ cường điệu quá mức. Như vậy sẽ khiến khách hàng cảm thấy tin tưởng hơn. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải đảm bảo rằng lợi ích này sẽ thực sự giải quyết được các vấn đề của khách hàng. Nếu không, Value Proposition sẽ rất có thể là nguyên nhân gây nguy hiểm ngầm cho doanh nghiệp.
4.4. Tạo ra sự khác biệt
Bước cuối cùng nhưng cũng rất quan trọng trong quá trình tạo Value Proposition đó là cần phải tạo ra được sự khác biệt. Điều này không chỉ giúp gây sự ấn tượng mà còn giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm sản phẩm/ dịch vụ hơn. Sự khác biệt giúp tránh được các mối đe doạ từ sản phẩm cạnh tranh cùng ngành.
Để tạo ra được sự khác biệt trong kinh doanh, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thật kỹ lưỡng đối thủ cạnh tranh. Nắm rõ điểm yếu, điểm mạnh của đối thủ cạnh tranh là gì. Điều này sẽ giúp bạn tạo ra được sự độc đáo để thuyết phục khách hàng.
5. Những lưu ý để tạo một Value Proposition tốt
- Luôn có sự nhất quán trong thông điệp để xây dựng hình ảnh thương hiệu tích cực đối với khách hàng tiềm năng.
- Khách hàng cần thấy giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn không chỉ là duy nhất hay khác biệt, các điểm bán hàng không chỉ thuật tiền mà cần có sự khác biệt, sáng tạo.
- Một sản phẩm, dịch vụ có những nét độc đáo riêng biệt là điều quan trọng nhưng điều đó không đủ. Nổi bật giữ đám đông có thể khiến hàng chú ý nhưng điều đó sẽ không bắt buộc họ phải mua hàng từ bạn.
- Bạn cần cân nhắc những nhu cầu nào của khách hàng là phù hợp với doanh nghiệp. Tập trung khả năng của mình để thực hiện các chiến dịch và đưa ra nhưng Customer Value Proposition thích hợp. Bên cạnh đó thì nghệ thuật giao tiếp (Communication) của những nhân viên tư vấn bán hàng cũng cần phải được nâng cao, họ cần phải hiểu về sản phẩm thông qua kỹ năng giao tiếp của mình để thuyết phục khách mua sản phẩm của công ty mình.
6. Value Proposition huyền thoại trong lịch sử
Sau khi giải thích thuật ngữ Value Proposition là gì, mời bạn đọc tham khảo một số Value Proposition huyền thoại trong lịch sử.
6.1. Unbounce
Thoát khỏi thế giới điện tử và ứng dụng hướng đến người tiêu dùng và chuyển sang lãnh thổ B2B, ví dụ đầu tiên về một Value Proposition mà Unica cung cấp đến từ nền tảng tối ưu hóa trang đích Unbounce.
Như bạn có thể mong đợi từ một công ty chuyên về tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi, đề xuất giá trị của Unbounce rất rõ ràng ngay từ khi bạn truy cập trang chủ, cụ thể là khả năng xây dựng, xuất bản và thử nghiệm các trang đích mà không cần bất kỳ hỗ trợ công nghệ thông tin nào. Đối với nhiều doanh nghiệp nhỏ (và thậm chí cả các công ty lớn hơn), chi phí kỹ thuật được nhận thức của thử nghiệm A/B là một rào cản lớn để gia nhập, làm cho đề xuất giá trị của Unbounce trở nên đặc biệt hấp dẫn.
Huyền thoại Value Proposition Unbounce
6.2. Digit (chữ số)
Thế giới tài chính cá nhân là một môi trường cạnh tranh tàn khốc bởi có hàng chục nghìn ứng dụng được thiết kế để giúp mọi người dùng quản lý tiền của họ hiệu quả hơn. Tuy nhiên, ít có đề xuất giá trị nào tốt như Digit, một dịch vụ tương đối mới giúp người dùng “tiết kiệm tiền mà không cần suy nghĩ về nó”.
Digit cho phép người dùng kết nối an toàn tài khoản ngân hàng của họ với dịch vụ Digit, dịch vụ này sau đó sẽ kiểm tra thói quen chi tiêu và chi phí thường xuyên của người dùng. Sau đó, nó bắt đầu “tối ưu hóa” tài khoản của người dùng để chuyển tiền từ chỗ này sang chỗ khác vào tài khoản tiết kiệm được FDIC đảm bảo, từ đó người dùng có thể rút tiền tiết kiệm của họ bất cứ lúc nào.
Điểm khác biệt chính của Digit với các ứng dụng tiết kiệm khác là quá trình này hoàn toàn tự động. Người dùng thực sự không phải làm gì để Digit bắt đầu đưa tiền vào tài khoản tiết kiệm; một vài đô ở đây, một vài đô ở đó, và trước khi bạn biết điều đó, bạn đã có một khoản kha khá, trong khi vẫn duy trì đủ tiền để lo cho các chi phí bên ngoài khác. Đây là một ưu điểm thực sự rất tuyệt vời mà Digit mang lại.
6.3. LessAccounting
Đối với hầu hết mọi người, nếu bạn không phải là một CPA hoặc chuyên gia kế toán thì việc ghi sổ sách kế toán là một khó khăn bởi nó khó hiểu và tốn thời gian ngay cả khi số sách kinh doanh tương đối đơn giản. Đó là điều làm cho Value Proposition trở nên hấp dẫn.
Giao diện LessAccounting
Toàn bộ tiền đề của LessAccounting được xây dựng dựa trên việc đơn giản hóa kế toán và ghi sổ sách, đồng thời đề xuất giá trị của nó được củng cố trên toàn bộ trang web. Khẩu hiệu của trang chủ “Làm cho cuộc sống của bạn dễ dàng hơn với phần mềm kế toán của chúng tôi” làm cho điều này trở nên rõ ràng ngay lập tức và khi bạn điều hướng qua trang web, bạn liên tục được nhắc nhở về đề xuất giá trị của sản phẩm, cụ thể là không có phần mềm kế toán nào khác làm cho việc kế toán trở nên đơn giản và tiết kiệm thời gian như LessAccounting điều này sẽ mang lại những sự hài lòng tức thì Instant Gratification của người tiêu dùng.
Ngoài ra, huyền thoại trong lịch sử nhân loại còn xuất hiện rất nhiều những Value Proposition “đáng gờm” như”: Apple iPhone- trải nghiệm là sản phẩm, Slack- Năng suất hơn trong công việc với nỗ lực ít hơn, Uber- Cách thông minh nhất để di chuyển…
7. Một số Case Study về Value Proposition
Để có thể tạo ra được Value Proposition hiệu quả, yếu tố cần thiết và quan trọng hàng đầu đó là doanh nghiệp phải nắm được nhu cầu của khách hàng mục tiêu và những yếu tố thúc đẩy họ lựa chọn dịch vụ hoặc sản phẩm của doanh nghiệp bạn thay vì lựa chọn của đối thủ. Dưới đây là 3 thương hiệu nổi tiếng toàn cầu đã sử dụng Value Proposition cho doanh nghiệp của minh, bạn hãy tham khảo nhé.
7.1. Apple iPhone
Apple đã rất thành công trong việc sử dụng Value Proposition "The Experience Is The Product - Trải nghiệm là sản phẩm". để xác định giá trị của sản phẩm iphone. Apple không chỉ tập trung vào thiết kế ngoại hình sang trọng, hợp thời trang mà còn đảm bảo tính hữu ích và tiện lợi cho người dùng. Nhờ đó dòng điện thoại iphone không chỉ là một chiếc điện thoại thường mà còn là một chiếc điện thoại thông minh, độc đáo với đầy đủ các loại tính năng.
Value Proposition "The Experience Is The Product - Trải nghiệm là sản phẩm" là tuyên bố rõ ràng nhất và đem lại hiệu quả kinh doanh vượt trội cho họ. Thay vì chỉ đề cập đến các tính năng của điện thoại Iphone, công ty tập trung vào trải nghiệm của người dùng, mang đến cho người dùng trải nghiệm hài lòng nhất. Apple rất hay thử nghiệm và phát triển nhiều tính năng mới qua các sản phẩm của họ, sau đó cho người dùng thoải mái khám phá và trải nghiệm tính năng độc đáo này.
7.2. Uber
Uber cũng là một ví dụ điển hình về việc ứng dụng Value Proposition cho doanh nghiệp. Uber đã xây dựng một Value Proposition hiệu quả là "The Smartest Way To Get Around - Cách thông minh để di chuyển". Với Value Proposition này Uber đã làm nổi bật được dịch vụ đặt xe của họ so với các đối thủ khác ở trên thị trường. Trên trang chủ của Uber, người dùng có thể dễ dàng thấy được những ưu điểm vượt trội mà Uber mang lại bao gồm:
- Đặt xe nhanh chóng chỉ bằng vài cái chạm tay vào ứng dụng, sau đó xe sẽ đón bạn ngay tại vị trí.
- Tài xế sẽ đón bạn chính xác tại điểm đến, giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian và tránh được những điều không cần thiết.
- Thanh toán online nhanh chóng mà không cần dùng tiền mặt, đảm bảo an toàn và tiện lợi hơn cho người dùng.
Uber tập trung truyền tải giá trị của mình thông qua phong cách riêng, cho phép khách hàng di chuyển đơn giản, nhanh chóng. Đặt xe theo nhu cầu cá nhân mỗi người mà không cần phải chờ đợi lâu, mức giá Uber cũng hợp lý, rẻ hơn nhiều so với taxi truyền thống.
7.3. Slack
Slack là một ứng dụng nhắn tin trực tuyến rất linh hoạt giúp doanh nghiệp hoặc cá nhân có thể cải thiện được hiệu quả làm việc của mình. Với những lợi ích mà nó đang sở hữu và bằng những giá trị riêng biệt của mình, Slack đã chinh phục được mọi người dùng
Slack xây dựng một Value Proposition hiệu quả là “Be More Productive at Work with Less Effort – Năng suất hơn trong công việc với ít nỗ lực hơn”. Với Value Proposition này, Slack đã giúp cho việc cộng tác trở nên đơn giản hơn. Hiện nay, có rất ít ứng dụng có khả năng linh hoạt được như Slack. Slack đảm bảo phù hợp với bất cứ quy trình làm việc của công ty nào. Chính sự linh hoạt và phù hợp này đã giúp Slack thống trị được không gia hoạt động, cải thiện năng suất làm việc cho doanh nghiệp.
8. Câu hỏi thường gặp
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp xoay quanh chủ đề Value Proposition là gì để giúp mọi người có thêm những thông tin hữu ích về vấn đề này:
8.1. Ý nghĩa của Value Proposition
Value Proposition đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút sự chú ý của khách hàng, tạo dựng sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh và thuyết phục họ lựa chọn sản phẩm/dịch vụ của bạn. Ý nghĩa của Value Proposition đó là:
- Truyền tải thông điệp rõ ràng: Giá trị đề xuất giúp bạn truyền tải thông điệp rõ ràng về những gì bạn cung cấp và lợi ích mà khách hàng nhận được. Vì vậy, nó giúp khách hàng hiểu rõ sản phẩm/dịch vụ của bạn và nhận thức được giá trị mà nó mang lại.
- Tạo sự khác biệt: Trong thị trường cạnh tranh, giá trị đề xuất giúp bạn tạo sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Nó làm nổi bật những điểm mạnh và lợi thế độc đáo của sản phẩm/dịch vụ, thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng.
- Thuyết phục khách hàng: Giá trị đề xuất đóng vai trò thuyết phục khách hàng lựa chọn sản phẩm/dịch vụ của bạn. Nó giải quyết điểm đau của khách hàng và cung cấp giải pháp phù hợp, khiến họ tin tưởng và sẵn sàng mua hàng.
8.2. Value proposition của Starbucks là gì?
Value Proposition của Starbucks đó là trải nghiệm cà phê cao cấp, kết nối cộng đồng và lan tỏa cảm hứng. Starbucks hiện đang cung cấp cho khách hàng rất nhiều loại cà phê cao cấp do chính họ sản xuất. Sử dụng 100% hạt cà phê Arabica thượng hạng, được rang xay thủ công theo bí quyết độc đáo. Starbucks cam kết mạnh mẽ về việc tạo ra tác động xã hội toàn cầu.
Ngoài các loại cà phê cao cấp, Starbucks còn phục vụ khách hàng trong một không gian sang trọng, có nhân viên chào đón nồng nhiệt. Cửa hàng cafe Starbucks là nơi khách hàng và mọi người có cảm giác thoải mái, thư thái như ở nhà.
8.3. Một số nhầm lẫn về Value Proposition
Value Proposition chỉ dành cho sản phẩm
Nhiều người lầm tưởng rằng Value Proposition chỉ áp dụng cho sản phẩm. Tuy nhiên, Value Proposition có thể được sử dụng cho bất kỳ sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu nào. Mục đích chính của nó là truyền tải giá trị cốt lõi mà bạn mang đến cho khách hàng, bất kể họ mua gì.
Value Proposition là một câu slogan:
Value Proposition không chỉ là một câu slogan ngắn gọn. Mặc dù slogan có thể được sử dụng để truyền tải một phần giá trị cốt lõi, Value Proposition cần được phát triển chi tiết hơn để giải thích rõ ràng lợi ích mà khách hàng nhận được.
Value Proposition tập trung vào tính năng sản phẩm:
Value Proposition không nên tập trung vào việc liệt kê các tính năng của sản phẩm. Thay vào đó, nó cần tập trung vào lợi ích mà những tính năng đó mang lại cho khách hàng.
Value Proposition chỉ dành cho marketing:
Value Proposition đóng vai trò quan trọng trong nhiều khía cạnh của doanh nghiệp, không chỉ giới hạn ở marketing. Nó cần được thống nhất và thể hiện xuyên suốt trong các hoạt động như bán hàng, dịch vụ khách hàng, phát triển sản phẩm, v.v.
Value Proposition là một tuyên bố chung chung:
Value Proposition cần được cá nhân hóa để phù hợp với từng đối tượng khách hàng mục tiêu. Nó cần nhấn mạnh vào những lợi ích cụ thể mà khách hàng quan tâm nhất.
9. Kết luận
Như vậy thông qua bài viết trên đây, chúng tôi đã cùng bạn tìm hiểu Value Proposition là gì? Unica hy vọng những minh chứng cụ thể về những Value Proposition tuyệt vời sẽ giúp các doanh nghiệp xây dựng được những thông điệp tiếp thị thống nhất và mang tính tổng thể để thu hút khách hàng tiềm năng một cách dễ dàng.
Ngoài ra, chúng tôi còn có rất nhiều khóa học marketing như Facebook, Youtube, SEO... với sự hướng dẫn của những chuyên gia hàng đầu được nhiều người săn đón nhất trên Unica.
Cảm ơn và chúc các bạn thành công!
23/10/2020
6869 Lượt xem
CRO là gì? 5 lợi ích không tưởng CRO mang lại cho SEO
Bạn là một SEOer thì bạn không còn lạ lẫm với những công cụ giúp cải thiện lượt truy cập của trang web cũng như giúp thương hiệu của doanh nghiệp nhanh chóng lên top đầu tìm kiếm. Đó chính là công cụ CRO. Vậy CRO là gì? Nó có phải là công cụ hữu ích như lời đồn không?
CRO là gì?
CRO là cụm từ viết tắt của Conversion Rate Optimization, hiểu một cách đơn giản thì nó là tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi trong Marketing.
Đây là một chỉ số rất quan trọng đối với những người đang làm SEO và những ai đang theo học SEO thì càng phải chú ý vì thông qua CRO sẽ cho biết việc tối ưu hóa chuyển đổi khách hàng đang truy cập website của bạn như nào để từ đó tối ưu chuyển đổi khách hàng truy cập website, tăng tỷ lệ khách hàng ở lại.
Khi bạn tối ưu được CRO, bạn sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra được những lỗ hỏng còn thiếu , những lý do khiến khách hàng truy cập website của bạn nhưng không chuyển đổi được thành khách hàng tiềm năng và ra đơn.
CRO là công cụ tối ưu hóa chỉ số chuyển đổi
5 lợi ích CRO mang lại cho SEO
Như vậy, bạn đã nắm được cơ bản về CRO là gì. Mặc dù không nhất thiết phải liên quan trực tiếp đến việc thu hút lưu lượng truy cập trang web không phải trả tiền hoặc xếp hạng trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERP), việc tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi có những lợi ích riêng biệt đối với SEO. Chúng bao gồm:
Cải thiện thông tin chi tiết về khách hàng
Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về đối tượng chính của mình và tìm ra ngôn ngữ hoặc thông điệp nào phù hợp nhất với nhu cầu của họ. Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi xem xét việc tìm kiếm khách hàng phù hợp cho doanh nghiệp của bạn. Việc thu hút thêm người sẽ không có lợi gì cho công việc kinh doanh của bạn nếu họ không phải là loại người phù hợp.
ROI tốt hơn
Tỷ lệ chuyển đổi cao hơn có nghĩa là tạo ra nhiều tài nguyên hơn bạn có. Bằng cách nghiên cứu cách tận dụng tối đa nỗ lực chuyển đổi, bạn sẽ nhận được nhiều chuyển đổi hơn mà không cần phải mang lại nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
Khả năng mở rộng tốt hơn
Mặc dù quy mô đối tượng của bạn có thể không mở rộng khi doanh nghiệp của bạn phát triển, nhưng CRO cho phép bạn phát triển mà không hết tài nguyên và khách hàng tiềm năng. Bằng cách chuyển nhiều trình duyệt hơn thành người mua, bạn sẽ có thể phát triển doanh nghiệp của mình mà không hết khách hàng tiềm năng.
Trải nghiệm người dùng tốt hơn
Khi người dùng cảm thấy trang web của bạn hữu ích, họ có xu hướng tiếp tục theo dõi. CRO nghiên cứu những gì hoạt động trên trang web của bạn. Bằng cách sử dụng những gì hoạt động và mở rộng nó, bạn sẽ tạo ra trải nghiệm người dùng tốt hơn. Những người dùng cảm thấy được trao quyền bởi trang web của bạn sẽ tương tác với nó nhiều hơn - và một số thậm chí có thể trở thành người truyền bá phúc âm cho thương hiệu của bạn.
Nâng cao lòng tin
Để người dùng chia sẻ thẻ tín dụng, email hoặc bất kỳ loại thông tin cá nhân nào của họ, họ phải thực sự tin tưởng vào trang web. Trang web của bạn là người bán hàng số một của bạn. Cũng giống như nhóm bán hàng nội bộ, trang web của bạn cần phải chuyên nghiệp, lịch sự và sẵn sàng trả lời tất cả các câu hỏi của khách hàng.
CRO là công cụ rất quan trọng trong SEO
4 cách tối ưu tỷ lệ CRO
CRO là gì không còn lạ lẫm với mọi người. Nhưng làm cách nào để tối ưu được nó.
Thu hút khách hàng quan tâm đến sản phẩm
Để tối ưu được tỷ lệ chuyển đổi tốt nhất và hiệu quả thì doanh nghiệp cần gia tăng sức hút của sản phẩm đến với người tiêu dùng, gia sức đẩy mạnh việc quảng cáo sản phẩm đến thương hiệu cho nhiều người biết nhất.
Việc tối ưu này sẽ giúp bạn hiểu rõ khách hàng của mình là ai, họ muốn gì, mong muốn gì từ đó đưa ra những giải pháp tốt nhất để chuyển đổi.
Tiêu đề mô tả hấp dẫn
Tên tiêu đề sản phẩm của bạn cần thật hấp dẫn khi khách hàng tiết kiệm thông tin của bạn. Bạn cần đảm bảo chúng thật hấp dẫn và cuốn hút để khách hàng tò mò và click vào trang web. Bạn thử suy nghĩ rằng phần mô tả sản phẩm của bạn quá hời hợt và kém hấp dẫn thì tỷ lệ khách hàng bỏ quan bạn là rất cao, nó là nguyên nhân khiến cho sự giảm đáng kể người truy cập trang web.
Bạn có thể sử dụng công cụ là Google Webmaster để kiểm tra tỷ lệ click chuột vào từ khóa của blog doanh nghiệp bạn đang sử dụng để từ đó có kế hoạch điều chỉnh cần thiết.
Chi tiết thông tin trên pages của bạn
Đa phần các web bổ sung cho nền tảng chính như liên hệ, giới thiệu, ý kiến, đổi trả đều hay bị bỏ quên vì họ chỉ quan tâm đến quảng cáo sản phẩm mà bỏ qua những thông tin cơ bản trên pages.
Bạn nên biết rằng không dễ dàng để chuyển đổi được một khách hàng ghé thăm thành một khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.
Chi tiết hóa thông tin sản phẩm trên web
Tính năng thanh toán trên Website cần đơn giản
Thanh toán có lẽ là vấn đề mà bạn cần tối ưu và quan tâm nhất hiện nay. Khách hàng không muốn phải ngồi đợi quá lâu khi lựa chọn hình thức thanh toán. Để tránh tình trạng đó thì bạn cần tập trung tối ưu vào quá trình này để khách hàng không thoát khỏi trang khi gần kết thúc giao dịch.
Như vậy, UNICA đã giới thiệu cho các bạn biết khái niệm cơ bản nhất CRO là gì. Hy vọng bài viết này sẽ có ích cho mọi người!
22/10/2020
2379 Lượt xem
SMTP là gì? Vũ khí “lợi hại” để triển khai Email Marketing hiệu quả
Như các bạn đã biết, Email Marketing là một công cụ vô cùng hữu ích giúp doanh nghiệp thực hiện các chiến dịch tiếp thị, giới thiệu sản phẩm tới khách hàng. Hiểu được ý nghĩa đó, hiện nay các doanh nghiệp sử dụng SMTP ngày càng nhiều cho Email Marketing nhằm tiếp cận và thu hút khách hàng tiềm năng hiệu quả. Vậy SMTP là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé !
Thuật ngữ SMTP là gì?
Simple Mail Transfer Protocol là tên đầy đủ của SMTP, hiểu theo dịch nghĩa chuyên ngành là giao thức chuyển thư đơn giản. Đó là một tập hợp các nguyên tắc giao tiếp cho phép phần mềm truyền Email qua Internet. Hầu hết các phần mềm email được thiết kế để sử dụng SMTP cho mục đích giao tiếp khi gửi email và nó chỉ hoạt động cho các thư đi.
Khi mọi người thiết lập các chương trình Email của họ, họ thường phải cung cấp địa chỉ của máy chủ SMTP của nhà cung cấp dịch vụ Internet cho thư đi. Có hai giao thức khác POP3 (Post Office Protocol) và IMAP (Internet Message Access Protocol) được sử dụng để truy xuất và lưu trữ Email.
Giải thích thuật ngữ SMTP trong Email
Mục đích của việc sử dụng SMTP là gì
SMTP cung cấp một bộ mã giúp đơn giản hóa việc giao tiếp thông điệp Email giữa các máy chủ. Đó là một kiểu viết tắt cho phép một máy chủ chia các phần khác nhau của thông báo thành các danh mục mà máy chủ khác có thể hiểu được. Bất kỳ thư Email nào cũng có người gửi, người nhận hoặc đôi khi nhiều người nhận và nội dung thư và thường là tiêu đề. Từ quan điểm của người dùng, khi họ viết một Email, họ sẽ thấy giao diện đẹp mắt của phần mềm Email của họ, nhưng một khi thông điệp đó xuất hiện trên Internet, mọi thứ sẽ được biến thành chuỗi văn bản. Văn bản này được phân tách bằng các mã hoặc số xác định. Nhiệm vụ của SMTP là cung cấp các mã đó và Email được xây dựng dựa theo phần mềm chuyên dụng để hiểu hết ý nghĩa của chúng được áp dụng trong getresponse để truyền thư đi đến các địa chỉ email đã có sẵn trong tệp.
Mục đích khác của SMTP là thiết lập các quy tắc giao tiếp giữa các máy chủ. Ví dụ, các máy chủ có cách tự nhận dạng và thông báo loại giao tiếp mà chúng đang cố gắng thực hiện. Ngoài ra còn có các cách để xử lý các lỗi, bao gồm cả những điều phổ biến như địa chỉ email không chính xác. Trong một giao dịch SMTP điển hình, một máy chủ sẽ tự nhận dạng và thông báo loại hoạt động mà nó đang cố gắng thực hiện. Máy chủ khác sẽ cho phép hoạt động và thông báo sẽ được gửi đi. Nếu địa chỉ người nhận bị sai hoặc nếu có một số vấn đề khác, máy chủ nhận có thể trả lời bằng một số loại thông báo lỗi.
Điểm mạnh nhất của SMTP là độ tin cậy và tính đơn giản. Thật dễ dàng để thiết lập phần mềm sử dụng các quy tắc giao tiếp SMTP và nó sẽ hoàn thành công việc. Tin nhắn đến được với người nhận hoặc có thông báo lỗi giải thích tại sao không thể thực hiện được.
Cơ chế hoạt động của SMTP
Đăng ký khoá học Email Marketing online ngay để nhận ưu đãi vô cùng hấp dẫn. Khóa học sẽ giúp bạn hiểu rõ hệ thống hoá toàn bộ kiến thức trong Email Marketing, hướng dẫn phân tích & tối ưu hiệu quả Email Marketing. Và tất tần tật bí quyết để xây dựng hệ thống Email Marketing để kiếm tiền hiệu quả.
[course_id:377,theme:course]
[course_id:519,theme:course]
[course_id:390,theme:course]
Cách thức hoạt động của SMTP
Sau khi tìm hiểu SMTP là gì, mời bạn đọc cùng tìm hiểu cách thức hoạt động của SMTP.
SMTP hoạt động như một quy trình ba bước, sử dụng mô hình máy khách/máy chủ.
Đầu tiên: máy chủ Email sử dụng SMTP để gửi thư từ ứng dụng Email, chẳng hạn như Outlook hoặc Gmail, đến máy chủ Email.
Thứ hai: máy chủ Email sử dụng SMTP như một dịch vụ chuyển tiếp để gửi Email đến máy chủ Email nhận.
Thứ ba: máy chủ nhận sử dụng ứng dụng khác Email để tải thư đến qua IMAP và đặt nó vào hộp thư đến của người nhận.
SMTP so với IMAP
Được lưu trữ trên máy chủ, SMTP được sử dụng để gửi, chuyển tiếp hoặc chuyển tiếp thư nhưng không thể nhận thư.
Mặt khác, IMAP là một giao thức Email xử lý việc quản lý và truy xuất các thông điệp Email. IMAP giữ một email trên máy chủ, sau đó đồng bộ hóa nó trên một số thiết bị. IMAP được sử dụng để nhận Email chứ không phải gửi chúng.
Khi được sử dụng cùng nhau, SMTP và IMAP sẽ truyền các thông điệp Email.
Cùng sử dụng SMTP và IMAP trong Email Marketing
SMTP so với API HTTP
SMTP đã được sử dụng từ năm 1982 và vẫn là giao thức email phổ biến nhất để gửi email gần 4 thập kỷ sau đó. Tuy nhiên, đã có xu hướng sử dụng các API HTTP dựa trên đám mây để gửi và nhận Email.
API HTTP cung cấp hai lợi thế: Giao tiếp giữa ứng dụng khách và máy chủ Email (ví dụ: khi sử dụng ứng dụng dành cho thiết bị di động) nhanh hơn SMTP vì API HTTP yêu cầu ít lệnh qua lại hơn để xác thực người gửi và người nhận. Ngoài ra, các API cung cấp chức năng không khả dụng bằng SMTP.
Kết luận
Như vậy thông qua bài viết trên đây, Unica đã cùng bạn tìm hiểu SMTP là gì. Thấu hiểu được mục đích sử dụng cũng như cơ hoạt động của SMTP, chúng tôi hy vọng các doanh nghiệp sẽ sử dụng SMTP trong khi triển khai các chiến dịch liên quan đến Email Marketing của mình. Bởi SMTP sẽ giúp cho Email Marketing hoạt động hiệu quả, nâng cao khả năng phân phối và định hình chi phí Email Marketing hữu ích đây là cách làm email marketing hiệu quả.
Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi những chia sẻ của Unica. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình học email marketing. Chúc các bạn thành công hơn nữa trong tương lai !
22/10/2020
2776 Lượt xem
Microsite là gì? Cách tăng hiệu quả của Microsite
Microsite là một giải pháp phổ biến cho những thách thức thiết kế nhất định của doanh nghiệp. Nhưng, chúng là gì, khi nào thì nên sử dụng và sử dụng như thế nào cho hiệu quả thì không ai chắc chắn mình nắm rõ. Trong bài viết hôm nay, UNICA cùng các bạn đi tìm hiểu Microsite là gì?
Microsite là gì?
Theo nghĩa cha sinh mẹ đẻ thì Microsite có nghĩa là trang web vi mô, một trang web nhỏ chứa ít nội dung.
Trang web nhỏ là một trang web riêng lẻ hoặc một cụm trang nhỏ có chức năng hoạt động như một thực thể rời rạc trong một trang web hiện có hoặc để bổ sung cho một hoạt động ngoại tuyến. Trang đích chính của microsite có thể có tên miền riêng hoặc tên miền phụ.
Trong Marketing, nó là một trang web nhỏ được tách biệt với trang chính của doanh nghiệp dùng để cung cấp nội dung cho sự kiện để khách hàng biết đến.
Microsite là trang web vi mô
>> Xem thêm: RSS là gì? RSS trong Wordpress hoạt động như thế nào
Tại sao nên sử dụng những trang Microsite?
Nắm được khái niệm Microsite là gì thì câu hỏi đặt ra có nên sử dụng nó không? Không có bất kỳ một nghi ngờ gì về việc các trang web nhỏ mang lại một số lợi ích hấp dẫn, đặc biệt là trong các tổ chức lớn hơn, có định hướng tiếp thị nhiều hơn.
Kiểm soát thiết kế lớn hơn
Trang web vi mô cung cấp cho chủ sở hữu trang web toàn quyền kiểm soát thiết kế. Điều đó cho phép họ gắn kết microsite với sự xuất hiện trực quan của tài liệu tiếp thị mà công ty đang sử dụng trên chiến dịch liên kết.
Nó cũng cho phép họ tạo ra một ngôn ngữ trực quan được thiết kế đặc biệt cho phân khúc người dùng mà họ đang cố gắng tiếp cận. Điều đó đặc biệt có giá trị khi trang web chính phải phục vụ cho nhiều nhóm người khác nhau.
Loại linh hoạt đó không phải là điều thường có thể thực hiện được nếu công ty chọn thêm nội dung microsite vào trang web hiện có.
Tập trung hơn
Các trang web Microsite loại bỏ những phiền nhiễu mà việc tích hợp vào các trang web chính mang lại.
Tại các doanh nghiệp, họ có các trang web lớn ở nhiều cấp độ và được tạo thành từ nhiều phần phụ. Điều này làm cho việc điều hướng trở nên cồng kềnh và ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng.
Ngược lại, các trang web nhỏ cho phép người dùng hoàn toàn tập trung vào chiến dịch và các lời gọi hành động có liên quan.
Có trách nhiệm
Cuối cùng, nhiều tổ chức ưa chuộng trang web nhỏ vì chúng dễ quản lý nội bộ hơn. Một bộ phận duy nhất có thể điều hành mỗi trang web hoặc công ty có thể liên kết trang web với một dự án cụ thể. Điều đó giúp xác định ranh giới rõ ràng về trách nhiệm và quyền sở hữu.
Microsite có rất nhiều ưu điểm trong Marketing
Sử dụng Microsite để triển khai chiến dịch Marketing
Sau khi các bạn đã nắm được Microsite là gì thì bạn cần nắm được lý do tại sao nó lại quan trọng trong Marketing.
Truyền đạt nội dung tốt
Những website bình thường sẽ không bao quát được toàn bộ những sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp đang bán. Nhưng những trang web vi mô sẽ giúp bạn tập trung nội dung chủ đề tới khách hàng, giúp thông điệp của bạn muốn gửi tới khách hàng hiệu quả hơn, người đọc dễ dàng tiếp cận hơn.
Thiết kế web linh động hấp dẫn khách hàng
Khi thiết kế hay triển khai một Microsite bạn có thể tự do sáng tạo những hình ảnh, ngôn từ phù hợp với chiến dịch của mình để thu hút khách hàng.
Đây là một yếu tố khá quan trọng bởi nó lôi cuốn khách hàng đến với sản phẩm của doanh nghiệp.
Không những thế, nó chỉ phục vụ trong một chiến dịch ngắn nên thường thiết kế đơn giản.
Tăng tỷ lệ chuyển đổi cao so với web bình thường
Tương tự như Landing Page, Microsite có thể làm tăng tỷ lệ chuyển cho website. Nó thường tập trung vào nội dung chiến dịch nên nhanh chóng tiếp cận được đối tượng khách hàng. Do thiết kế sinh động, hấp dẫn và bắt mắt nên khách hàng dễ dàng thực hiện hành động của mình.
Trở thành chuyên gia Thiết kế website bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học sẽ giúp bạn nắm được các thành phần cốt lõi tạo nên một website hoạt động trong môi trường internet. Bạn sẽ biết cách dùng các công cụ hỗ trợ đánh giá đo lường và làm seo hiệu quả để xây dựng và phát triển kinh doanh online bền vững.
[course_id:277,theme:course]
[course_id:357,theme:course]
[course_id:1629,theme:course]
Cách tăng hiệu quả của Microsite
Vòng đời của một microsite rất ngắn vì vậy trong khoảng thời gian đó các nhà tiếp thị trược tuyến phải làm như nào để phát huy hết tác dụng của microsite và biến nó thành một công cụ thực sự hiệu quả.
- Nên thiết kế microsite thân thiện và thuận tiện và dễ dàng tìm kiếm thông tin.
- Quảng bá microsite theo hình thức truyền miệng, tọa sự khác biệt tạo sự thu hút yêu thích, đánh vào tâm lý thỏa mãn cá nhân hoặc tâm lý chia sẻ những điều bổ ích cho mọi người.
- Tạo cơ hội cho khách hàng tương tác và trải nghiệm cùng nhãn hàng bằng cách tích hợp các trò chơi, video clip, âm thanh, hình ảnh, gửi lời mời tới những người bạn…
- Gắn kết microsite tới trang web của công ty hoặc sản phẩm đó.
- Am hiểu công nghệ của doanh nghiệp
Để xây dưng cũng như khai thác microsite hiệu quả thì nhà hoạch định chiến lược phải chú trọng ngay từ khâu hình thành ý tưởng và kết hợp những các ứng dụng của internet một cách khéo léo để thu hút khách đến mua hàng trong thời gian diễn ra chương trình.
Một số hạn chế của trang Microsite
Dù bạn nắm được Microsite là gì? Mặc dù nó có rất nhiều lợi ích nhưng bên cạnh đó, nó vẫn tồn tại một số hạn chế.
Trang web nhỏ có rất nhiều hạn chế mà bạn không nên bỏ qua
>> Xem thêm: IFTTT là gì? Công cụ tự động hóa cả thế giới của bạn
Gây lầm nhẫn cho người dùng
Một trong những vấn đề quan trọng nhất với các trang web nhỏ là chúng buộc người dùng phải thích ứng với các giao diện người dùng khác nhau. Họ truy cập trang web chính của công ty, nhấp vào một liên kết và tìm thấy chính họ trên một trang web nhỏ. Đột nhiên, thiết kế khác đi, điều hướng đã thay đổi và thường không có đường lui rõ ràng. Tóm lại, nó phá vỡ mọi nguyên tắc của thiết kế giao diện người dùng tốt.
Chi phí
Có một chi phí đáng kể và thường là phi lý liên quan đến việc tạo ra một trang web nhỏ. Trang web phải trải qua quá trình thiết kế hoàn chỉnh, được xây dựng và lưu trữ trên hệ thống quản lý nội dung và cũng có thể cần thêm chức năng như tính năng cộng đồng, xử lý thanh toán hoặc đăng ký bản tin.
Như vậy, UNICA đã bật mí cho bạn biết Microsite là gì cũng như những ưu điểm tuyệt vời của nó trong chiến dịch Marketing. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp các kiến thức về các khóa học marketing online, khóa học Facebook, khóa học Youtube... với sự hướng dẫn và giảng dạy từ những chuyên gia hàng đầu tại Unica.vn. Mời bạn đọc tham khảo thêmLàm sao để tăng hiệu quả của microsite?
22/10/2020
4178 Lượt xem
MGID là gì? Cách kiếm tiền hiệu quả với quảng cáo MGID
Khi cơn bão hạn chế quảng cáo do AdSense tiến hành trong những tháng gần đây, nó chắc chắn sẽ khiến chủ sở hữu blog hoảng sợ và tìm kiếm giải pháp thay thế AdSense tốt nhất có thể được cài đặt làm trường kiếm đô la trên blog của mình. Một số tùy chọn xuất hiện, nhưng xu hướng nhất hiện nay là MGID là lựa chọn thay thế AdSense tốt nhất. Như vậy, bạn biết MGID là gì không?
MGID là gì?
MGID là một nền tảng quảng cáo trực tuyến chuyên về quảng cáo native và quảng cáo trên nền tảng nội dung, giúp các nhà quảng cáo tiếp cận đến đối tượng khách hàng mục tiêu thông qua các nội dung quảng cáo tự nhiên và hấp dẫn.
Nền tảng này kết nối các nhà quảng cáo với một mạng lưới rộng lớn các trang web đối tác để hiển thị quảng cáo của họ. MGID cung cấp các công cụ phân tích và tối ưu hóa để giúp nhà quảng cáo hiểu rõ hơn về hiệu suất quảng cáo của họ và tối ưu hóa chiến lược quảng cáo.
>>> Xem thêm: Giới thiệu về quảng cáo có lập trình
MGID là một mạng lưới trung gian tạo ra để kết nối các website
Cách hiển thị quảng cáo MGID trên website
Khi bạn đọc đã hiểu được khái niệm MGID là gì thì rất dàng bạn có thể nhận biết được hiển thị quảng cáo MGID trên bất cứ webiste.
Cách hiển thị quảng cáo MGID trên website
Ưu và nhược điểm của MGID là gì?
MGID là một nền tảng quảng cáo nổi tiếng cung cấp dịch vụ quảng cáo native và quảng cáo trên mạng xã hội. Dưới đây là một số ưu và nhược điểm của MGID:
1. Ưu điểm của MGID là gì?
- Quảng cáo native: MGID tập trung vào quảng cáo native, giúp quảng cáo tự nhiên hòa nhập vào nội dung trang web, làm tăng khả năng tương tác và tương tác của người xem.
- Tiếp cận đối tượng: MGID cung cấp công cụ nhắm mục tiêu đối tượng mạnh mẽ, giúp các nhà quảng cáo đưa ra thông điệp của họ đến đúng đối tượng mục tiêu.
- Thu thập dữ liệu: Nền tảng này cung cấp dữ liệu phân tích chi tiết về hiệu suất quảng cáo, giúp nhà quảng cáo hiểu rõ hơn về hiệu quả của chiến lược quảng cáo của họ.
- Hỗ trợ linh hoạt: MGID cung cấp nhiều tùy chọn quảng cáo linh hoạt như hiển thị hình ảnh, video hoặc nội dung văn bản, giúp nhà quảng cáo tối ưu hóa chiến lược của họ.
Ưu điểm của MGID
2. Nhược điểm của MGID là gì?
- Chi phí: Một số nhà quảng cáo cho rằng chi phí của MGID có thể cao so với một số nền tảng quảng cáo khác, đặc biệt là đối với các dự án quảng cáo lớn.
- Cạnh tranh khốc liệt: Trong lĩnh vực quảng cáo trên internet, đặc biệt là quảng cáo native, sự cạnh tranh rất cao và MGID phải cạnh tranh với nhiều đối thủ khác nhau.
- Phản hồi tiêu cực: Một số người dùng có thể chán chường với quảng cáo hiển thị trên các trang web và có thể phản ứng tiêu cực đối với quảng cáo native, ảnh hưởng đến hiệu suất của quảng cáo.
- Chất lượng lưu lượng: Mặc dù MGID cung cấp nhiều lựa chọn quảng cáo, nhưng chất lượng của lưu lượng truy cập có thể không đồng đều trên mọi trang web đối tác.
Nhược điểm của MGID
Đối tượng nào nên sử dụng MGID?
MGID có thể phù hợp với các đối tượng sau:
Marketers Trực Tuyến và Quảng Cáo:
- Các nhà tiếp thị trực tuyến có thể sử dụng MGID để tạo ra chiến lược quảng cáo hiệu quả, từ tăng tương tác đến tăng doanh số bán hàng.
- Các chuyên gia quảng cáo có thể tận dụng các công cụ phân tích của MGID để theo dõi và tối ưu hóa hiệu suất quảng cáo.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs):
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa thường có ngân sách quảng cáo hạn chế và MGID có thể cung cấp một lựa chọn chi phí hiệu quả cho họ.
Doanh nghiệp địa phương:
- Các doanh nghiệp địa phương có thể sử dụng MGID để tiếp cận khách hàng trong khu vực cụ thể, nhắm mục tiêu đối tượng dựa trên vị trí địa lý.
Người dùng là doanh nghiệp địa phương
Các Nhà Xuất Bản Trực Tuyến:
- Các trang web, blog và nền tảng trực tuyến khác có thể sử dụng MGID để hiển thị quảng cáo native và kiếm được thu nhập từ đó.
Nhà Tiếp Thị muốn Tăng Nhận Thức Thương Hiệu:
- MGID không chỉ tập trung vào việc tăng doanh số bán hàng mà còn có thể giúp tăng cường nhận thức thương hiệu thông qua quảng cáo native.
Nhà Tiếp Thị muốn Tạo Tương Tác với Khách Hàng:
- MGID cung cấp khả năng tạo ra nội dung quảng cáo tự nhiên và hấp dẫn, giúp tăng cường tương tác và cam kết từ phía khách hàng.
Tóm lại, MGID là phù hợp với một loạt các đối tượng từ doanh nghiệp lớn đến doanh nghiệp nhỏ và cá nhân, từ nhà xuất bản trực tuyến đến các nhà tiếp thị địa phương. Tuy nhiên, việc sử dụng nền tảng này nên dựa trên mục tiêu quảng cáo cụ thể và ngân sách.
>>> Xem thêm: Tìm hiểu về quảng cáo tự nhiên
Người dùng là nhà tiếp thị muốn tạo tương tác với khách hàng
MGID phù hợp với sản phẩm ở lĩnh vực nào?
MGID có thể phù hợp với một loạt các lĩnh vực sản phẩm nhưng đặc biệt phù hợp với các ngành công nghiệp và lĩnh vực sau:
- Thể thao và Thể dục: Các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến thể thao, thể dục, đồ dùng thể thao, quần áo thể thao có thể tận dụng MGID để tiếp cận người tiêu dùng quan tâm đến lĩnh vực này.
- Thời trang và Làm đẹp: Các thương hiệu thời trang, mỹ phẩm, trang sức và các sản phẩm liên quan đến làm đẹp có thể sử dụng MGID để quảng cáo sản phẩm của họ và thu hút người tiêu dùng muốn cập nhật xu hướng mới nhất.
- Du lịch và Lưu trú: Các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch, khách sạn, đặt phòng, dịch vụ du lịch và các gói tour có thể sử dụng MGID để quảng cáo các điểm đến, ưu đãi đặc biệt và dịch vụ lưu trú.
- Công nghệ và Điện tử: Các thương hiệu và sản phẩm trong lĩnh vực công nghệ, điện tử tiêu dùng, điện thoại di động, máy tính, phụ kiện công nghệ có thể tận dụng MGID để tiếp cận đối tượng khách hàng công nghệ.
- Giáo dục và Học tập trực tuyến: Các tổ chức giáo dục, trung tâm đào tạo trực tuyến, các khóa học trực tuyến và tài liệu học tập có thể sử dụng MGID để quảng cáo các chương trình học tập và dịch vụ giáo dục.
- Y tế và Sức khỏe: Các sản phẩm y tế, dược phẩm, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, dịch vụ y tế và tư vấn sức khỏe có thể sử dụng MGID để tiếp cận người tiêu dùng quan tâm đến sức khỏe và y tế.
- Thực phẩm và Đồ uống: Các thương hiệu thực phẩm, đồ uống, đồ ăn nhẹ, thực phẩm chức năng có thể sử dụng MGID để quảng cáo sản phẩm của họ và tạo ra nhận thức thương hiệu.
Dùng MGID quảng cáo Thực phẩm và Đồ uống
Cách đăng ký chạy quảng cáo kiếm tiền cùng MGID
Muốn đăng ký chạy quảng cáo kiếm tiền cùng MGID, trước tiên, bạn cần biết cách đăng ký MGID.
1. Hướng dẫn cách đăng ký MGID
- Bước 1: Truy cập vào trang đăng ký của MGID:
Đầu tiên, truy cập vào liên kết đăng ký tài khoản MGID tại https://dashboard.Mgid.com/user/signup.
- Bước 2: Điền thông tin đăng ký:
Nhập địa chỉ email của bạn vào ô chính xác. Sau đó, tích vào ô "I’m not a robot" để xác nhận rằng bạn là người dùng thật. Tiếp theo, hãy đánh dấu vào ô "I accept" để đồng ý với các điều khoản và điều kiện để tạo tài khoản MGID. Khi đã hoàn thành, nhấn vào nút "Apply" để tiến hành đăng ký.
- Bước 3: Xác nhận tài khoản qua email:
Truy cập vào hộp thư email của bạn và kiểm tra email xác nhận từ MGID. Nhấn vào đường liên kết chứa trong email để xác nhận tài khoản của bạn.
- Bước 4: Đặt mật khẩu mới:
Sau khi xác nhận, bạn sẽ được yêu cầu đặt mật khẩu mới cho tài khoản của mình. Nhập mật khẩu mới vào ô thích hợp và nhấn "Save" để lưu lại.
- Bước 5: Hoàn thiện thông tin cá nhân:
Cuối cùng, hoàn thiện các phần thông tin cá nhân trong tài khoản của bạn để chuẩn bị cho việc chạy quảng cáo trên MGID.
Như vậy, bạn đã hoàn thành quá trình đăng ký và chuẩn bị sẵn sàng để sử dụng dịch vụ quảng cáo của MGID.
Hướng dẫn cách đăng ký MGID
2. Hướng dẫn cách chạy quảng cáo để kiếm tiền cùng MGID (dành cho publisher)
- Bước 1: Thêm Website
+ Truy cập vào tài khoản của bạn và chọn "Add Website".
+ Điền thông tin của website bao gồm:
Domain: Tên miền của website.
Category: Chọn các chủ đề liên quan đến website của bạn.
Site Language: Chọn ngôn ngữ sử dụng trên website.
Comment: Tùy chọn không bắt buộc, bạn có thể viết một đoạn miêu tả ngắn về website của mình.
Nhấn "Save" để lưu lại và chờ quá trình xét duyệt.
Hướng dẫn cách chạy quảng cáo để kiếm tiền cùng MGID (dành cho publisher)
- Bước 2: Đặt Quảng Cáo
+ Nhấn vào biểu tượng "+" (add widget) để tạo mã quảng cáo mới.
+ Thay đổi các tùy chọn sau để phù hợp với vị trí quảng cáo của bạn:
Name: Đặt tên cho vị trí quảng cáo để dễ phân biệt.
Columns: Số cột.
Rows: Số hàng.
Columns (Mobile): Số cột trên giao diện điện thoại.
Theme: Màu chữ trên quảng cáo.
Widget Title: Tiêu đề của widget.
Sau khi thay đổi các tùy chọn, nhấn "Save" để lưu lại và tiến hành chạy quảng cáo để tiếp cận với đối tượng khách hàng.
Nếu bạn mới bắt đầu và không có nhiều kinh nghiệm, bạn không cần phải thay đổi các tùy chọn về kích thước quảng cáo. Kích thước sẽ tự động hiển thị phù hợp với vị trí quảng cáo.
Đăng ký khoá học Làm video marketing online ngay để nhận ưu đã hấp dẫni. Khóa học sẽ giúp bạn hiểu hơn về bố cục kịch bản 1 video marketing, cách tạo video bán hàng chuẩn chỉnh cũng như các kiến thức liên quan. Nhanh tay đăng ký ngay:
[course_id:876,theme:course]
[course_id:1049,theme:course]
[course_id:240,theme:course]
Tạo sao nên chọn MGID thay vì AdSense?
Sau khi đã hiểu của MGID là gì, liệu bạn có thắc mắc tại sao nên chọn MGID thay vì AdSense? Lý do sẽ được tiết lộ ở phần dưới đây:
1. Đăng ký MGID dễ dàng hơn AdSense
MGID cung cấp một quy trình đăng ký dễ dàng và nhanh chóng cho các nhà xuất bản, không yêu cầu các yêu cầu phức tạp như AdSense. Điều này giúp các nhà xuất bản mới hoặc nhỏ có thể bắt đầu nhanh chóng với MGID.
Đăng ký MGID dễ dàng hơn AdSense
2. Thu nhập MGID có thể lớn hơn AdSense
MGID tập trung vào quảng cáo native, một dạng quảng cáo tự nhiên và hấp dẫn hơn. Do đó, tỷ lệ tương tác từ người dùng có thể cao hơn so với các loại quảng cáo khác như AdSense, từ đó tăng khả năng kiếm được thu nhập.
>>> Tham khảo thêm DSP là gì
3. MGID thân thiện với nhà xuất bản hơn
- Hỗ trợ cá nhân: MGID cung cấp dịch vụ hỗ trợ cá nhân và chăm sóc khách hàng tốt hơn, giúp các nhà xuất bản có được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả.
- Tùy chọn quảng cáo linh hoạt: MGID cho phép nhà xuất bản tùy chỉnh và kiểm soát quảng cáo trên trang web của họ một cách linh hoạt, giúp họ tối ưu hóa hiệu suất quảng cáo và thu nhập.
MGID thân thiện với nhà xuất bản hơn
Nên chạy quảng cáo MGID hay không?
Quyết định về việc chạy quảng cáo trên MGID hay không phụ thuộc vào một số yếu tố cụ thể và mục tiêu quảng cáo của bạn. Khi quyết định chạy quảng cáo MGID, bạn cần cân nhắc những điều sau:
- Ngân sách: Xác định ngân sách quảng cáo của bạn và so sánh với các lựa chọn khác trên thị trường.
- Đối tượng và mục tiêu: Xác định rõ đối tượng và mục tiêu quảng cáo của bạn để đảm bảo rằng MGID phù hợp với chiến lược quảng cáo của bạn.
- Kiểm soát chất lượng: Đảm bảo rằng bạn kiểm soát chất lượng của quảng cáo và trang web mà quảng cáo của bạn sẽ xuất hiện.
- Kiến thức và kỹ năng: Đảm bảo rằng bạn có kiến thức và kỹ năng cần thiết để tối ưu hóa chiến lược quảng cáo trên MGID.
Lời kết
Như vậy, UNICA đã giới thiệu cho các bạn những điều cần biết về MGID là gì cũng như quy trình kiếm tiền đơn giản với loại mạng này. Hy vọng bài viết này có ích cho mọi người. Bên cạnh đó bạn đọc muốn biết thêm nhiều thông tin về marketing hãy nhanh tay đăng ký vào theo dõi khoá học marketing online trên Unica được các giảng viên hướng dẫn bài bản chi tiết, đảm bảo sau khi kết thúc khoá học bạn sẽ nắm vững kiến thức và có thể áp dụng vào trong doanh nghiệp của mình.
Cảm ơn bạn đã theo dõi!
22/10/2020
3896 Lượt xem
5 cách cải thiện SEO địa chỉ dành cho SEO-er
Đối với một doanh nghiệp địa phương, việc cạnh tranh với các tên tuổi doanh nghiệp lớn trực tiếp có thể khá là khó khăn, nhưng nếu bạn có chiến lược hay và sử dụng đúng các công cụ phù hợp trong cách tiếp cận khách hàng mục tiêu, bạn hoàn toàn có thể dễ dàng cải thiện hiệu suất SEO địa chỉ (local SEO) của mình bằng cách tăng tần suất hiển thị của thương hiệu, tạo ấn tượng và sớm bán được hàng.
Dưới đây chính là 5 bước có thể giúp bạn cải thiện hơn SEO địa chỉ của mình một cách tốt nhất:
- Thống nhất danh sách doanh nghiệp của bạn (Cách sử dụng Quản lý danh sách)
- Theo dõi vị trí địa lý của bạn (Cách thiết lập theo dõi vị trí và Cách thiết lập Bản đồ nhiệt cục bộ trong Quản lý danh sách)
- Quản lý Google Doanh nghiệp của tôi (Quản lý xếp hạng, đánh giá trực tuyến của bạn và Thêm bài đăng GMB với các banner/poster kênh Social media)
- Tối ưu hóa trang web của bạn với điện thoại thông minh
- Tìm Ý tưởng content địa chỉ và Xây dựng Liên kết
- Phần kết luận
Bắt đầu tìm hiểu nhé!
1. Thống nhất danh sách doanh nghiệp của bạn
Hãy bắt đầu với một khái niệm đơn giản quan trọng nhưng lại rất hay bị các chủ doanh nghiệp rất hay bỏ qua - Digital Knowledge Management (hay Quản trị tri thức kỹ thuật số).
Vậy thì tri thức kỹ thuật số nó là cái gì?
Tri thức kỹ thuật số có thể hiểu đơn giản là việc tìm kiếm thông tin trên mạng xã hội hoặc trên các công cụ tìm kiếm trực tuyến online những thông tin công khai về một doanh nghiệp nào đó, bao gồm cả những thông tin cơ bản như địa chỉ, số điện thoại, hotline (được gọi chung là dữ liệu NAP), và những thông tin có tính phức tạo đi sâu hơn như thời gian hoạt động, thời gian làm việc, cách thức trao đổi hoặc bạn có tỏ ra thân thiện không...
Tuy rằng đây chỉ là những thông tin được chứng thực đơn giản, nhưng nó lại xuất hiện ở hầu hết các trang web online trực tuyến khác như Google My Business, Facebook, Yelp, TripAdvisor, Apple Maps, Yahoo, Bing... và cả một hệ sinh thái rộng lớn trên internet khác không chỉ có mỗi website của bạn.
Do đó việc đảm bảo các thông tin được thống nhất là điều vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp.
Thế nhưng chỉ đưa thông tin cơ bản về doanh nghiệp không thôi lại chưa đủ, bạn cần phải đảm bảo những thông tin mà bạn đưa lên internet là chính xác, nhất quán cả trên bản đồ trực tuyến, trên mạng xã hội, trên các ứng dụng liên quan, việc quản trị, quản lý doanh nghiệp cũng như các dịch vụ khác mà khách hàng của bạn đang sử dụng để search và tìm ra thông tin đó.
Vậy tại sao Tri thức kỹ thuật số lại quan trọng với SEO?
Khi những thông tin đã được xác thực của bạn xuất hiện thường xuyên trên các nguồn mạng hay internet khác nhau (bao gồm cả các công cụ tìm kiếm, các địa chỉ website của bạn) thì những công cụ tìm kiếm và khách hàng của bạn đều sẽ có lòng tin vào những thông tin đó cũng như tin vào doanh nghiệp của bạn. Sự tin tưởng đó sẽ giúp bảng xếp hạng tìm kiếm SEO địa chỉ của bạn lên cao hơn, cuối cùng là sẽ đem về cho bạn một lượng lớn khách hàng tiềm năng, quan tâm và sẵn sàng đến trước cửa hàng và mua sản phẩm của bạn.
Điều quan trọng là thông tin mà bạn cung cấp có đúng là thông tin chính xác và có thường xuyên cập nhật những thông tin đó hay không. Tuy nhiên cùng với đó là việc này sẽ mất nhiều thời gian để thực hiện thủ công, nhất là khi doanh nghiệp của bạn có nhiều địa chỉ khác nhau.
Thêm nữa, việc các bản đồ, các ứng dụng và các nền tảng quản trị trực tuyến liên tục cập nhật thông tin của bạn để có được những thông tin mới nhất, nghĩa là bạn có thể thấy được danh sách thông tin mà bạn mới cập nhật đã được “biến” thành thông tin không chính xác. Một quá trình thật sự rất tẻ nhạt và khó chịu cho cả bạn và khách hàng của mình.
Và để giải quyết được các vấn đề mà rất có thể địa chỉ doanh nghiệp sẽ gặp phải, chúng tôi đã tạo ra công cụ quản lý danh sách Listing Management tool để hỗ trợ giúp bạn giải quyết được những vấn đề đó.
Hướng dẫn cách sử dụng Quản lý danh sách
Để sử dụng được công cụ này, bạn chỉ cần đăng nhập thông tin doanh nghiệp của bạn vào SEMrush một lần duy nhất, tất cả các thông tin cá nhân về doanh nghiệp của bạn đều sẽ được đảm bảo tính bảo mật cao nhất, đồng thời những thông tin đó sẽ được tự động thống nhất trên mọi chú thích.
Để bắt đầu sử dụng Quản lý danh sách này, bạn chỉ cần nhập thông tin doanh nghiệp của bạn.
Hướng dẫn cách sử dụng Quản lý danh sách - 1
Click vào Check listings – kiểm tra danh sách và xem toàn bộ danh sách của bạn ( bao gồm cả các trạng thái của từng danh sách khác nhau)
Hướng dẫn cách sử dụng Quản lý danh sách - 2
Công cụ Quản lý danh sách - Listing Management tool này sẽ khai thác Tri thức mạng của Yext để xuất ra những dữ liệu trên tất cả các thư mục phổ biến nhất và cả các kênh mạng xã hội, các công cụ tìm kiếm trực tuyến khác Facebook, Google Maps, Yelp, Foursquare, TripAdvisor, Apple Maps, Yahoo, Bing, ...
Amazon Alexa là một phần của Tri thức mạng, nhưng giờ đây bạn hoàn toàn có thể đảm bảo Alexa có những thông tin cập nhật mới nhất về doanh nghiệp của bạn và tiếp cận được tới những người đang sử dụng tính năng tìm kiếm bằng giọng nói ngay tại bất cứ đâu, kể cả là tại nhà của họ.
Ngoài việc quản lý các thông tin về doanh nghiệp cũng như hoạt động kinh doanh của bạn, công cụ này còn có cả một số chức năng khác sẽ giúp cho việc SEO địa chỉ của bạn được hoàn hảo hơn, đồng thời giúp bạn quản lý được các đánh giá và theo dõi địa chỉ đó mà chúng tôi sẽ đề cập sau trong bài viết này.
2, Theo dõi vị trí địa lý của bạn
Để xác định được các SEO địa chỉ của bạn có hoạt động tốt không bạn sẽ cần phải thiết lập các chế độ theo dõi , cụ thể bạn có thể thực hiện chúng bằng 2 cách sau:
1, Sử dụng công cụ theo dõi vị trí - Position Tracking giúp bạn theo dõi được các thứ hạng trên website của mình cho một nhóm các từ khóa mục tiêu tùy chỉnh cụ thể, cho bạn các chỉ số thống kê để bạn biết mình có đang cạnh tranh tốt không, cuối cùng là các kết quả đặc biệt như gói cục bộ và tính năng SERS. Vì dữ liệu luôn được cập nhật mới mỗi ngày, do đó những thông tin bạn nhận được sẽ là những thông tin mới nhất.
2, Bật vị trí đặc biệt trong Quản lý danh sách lên, bạn cũng có thể theo dõi được vị trí của mình trong công cụ tìm kiếm vị trí địa lý của Google (Google's local finder) với tối đa 5 từ khóa mục tiêu và tối đa 3 mã Zip khác nhau. Để tìm hiểu thêm về điều đó bạn sẽ cần phải xem lại Theo dõi vị trí.
Cách thiết lập theo dõi vị trí
Khi bật cấu hình theo dõi vị trí cho trang web của bạn, bạn sẽ có thể theo dõi được bất kỳ tên miền phụ, các URL hoặc các mục con bất kỳ nào đó, sau đó chọn khu vực mục tiêu của bạn - là tỉnh bạn đang kinh doanh, là thành phố hoặc cả một khu vực địa lý, một quốc gia cụ thể.
Trong bước đầu tiên, bạn cần chú ý đến mẫu đặt tên ban đầu cho tên doanh nghiệp của bạn.
Cách thiết lập theo dõi vị trí - 1
Nhập chính xác các thông tin về doanh nghiệp của bạn như xuất hiện trong Google My Business và SEOrush, bằng cách này bạn sẽ theo dõi được cách bạn cạnh tranh với đối thủ của mình trong các bản đồ vị trí địa lý cụ thể. Chú ý đến chữ hoa và chữ thường trong tên của bạn nhé, viết sai chúng sẽ không hiểu thị cho bạn đâu!
Ví dụ: nếu bạn muốn "Pizza ngon nhất xuất hiện trong danh mục của Google, thì "pizza ngon nhất" sẽ không xuất hiện. Bản chất giống nhau như khác ký tự cũng sẽ đem đến kết quả khác nhau.
Bạn có thể xem mình có xuất hiện trong bản đồ vị trí địa lý đó hay không, ngay cả khi chũng chẳng tác động trực tiếp gì với website hay các liên kết trực tiếp đến trang đầu của bạn.
Bước thứ hai là chọn thiết bị và vị trí địa lý mà bạn muốn nhắm đến:
Cách thiết lập theo dõi vị trí - 2
Vơi cách theo dõi vị trí này chúng cho phép bạn nhắm mục tiêu vị trí theo mã ZIP, có nghĩa là việc nhắm mục tiêu của bạn có thể đi sâu hơn trong cấp thành phố.
Khả năng hiển thị và sự xuất hiện của bạn trong bản đồ vị trí địa lý là về mức độ gần nhau, do đó việc theo dõi và quản lý các công cụ tìm kiếm tìm ra vị trí chính xác của bạn là điều vô cùng có lợi. Ngoài ra việc tập trung vào câu hỏi tìm kiếm vị trí cụ thể của bạn sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian và tiền bạc hơn rất nhiều.
Để hoàn tất việc thiết lập này bạn cần bổ sung thêm các từ khóa của mình vào (cũng có thể tùy chọn thêm một vài từ khóa của đối thủ nếu thích hợp với bạn). Hãy để công cụ thu thập dữ liệu từ khóa và bắt đầu hoạt động.
Một tính năng rất hữu ích khác của công cụ Theo dõi Vị trí là lọc theo các tính năng SERP.
Thử xem qua các số liệu sau với Local packs và lọc các từ mà bạn không cho xếp hạng:
Cách thiết lập theo dõi vị trí - 3
Và bạn đã có được danh sách các từ khóa bạn cần làm việc trên.
Cách thiết lập theo dõi vị trí - 4
Còn một điểm cần lưu ý nữa, đó là tính năng Đánh giá (review) - một tính năng SERP quan trọng khác mà bạn cần quan tâm trong website của mình. Những đoạn trích được gắn các ngôi sao của bạn được đánh giá là tốt đấy vì chúng bắt mắt, dễ gây ấn tượng với người đọc hơn các đoạn khác.
Quy trình tìm kiếm các từ khóa cũng tương đương như quy trình lọc Local packs, thế nhưng có một kỹ thuật nhỏ để bạn có được chúng đó là bạn sẽ cần thêm một đánh dấu đặc biệt trên các trang website của mình.
Cách thiết lập Bản đồ cục bộ trong Quản lý danh sách
Bước 1: chuyển đến danh sách các vị trí của bạn trong Listing Management (quản lý danh sách) và chọn Nâng cấp vị trí.
Cách thiết lập Bản đồ cục bộ trong Quản lý danh sách - 1
Bước 2: Thêm các từ khóa vào để theo dõi vị trí. Bạn sẽ được thêm tối đa là 5 từ khóa mà bạn muốn theo dõi vị trí của mình trong Công cụ tìm kiếm vị trí địa lý của Google.
Cách thiết lập Bản đồ cục bộ trong Quản lý danh sách - 2
Ngay khi bạn thêm các từ khóa mục tiêu của mình, bạn đã có thể xem được các vị trí trong một bản đồ trông giống như sau:
Cách thiết lập Bản đồ cục bộ trong Quản lý danh sách - 3
Bạn thấy đấy, mỗi một quả bóng tròn trên bản đồ chính là đại diện cho một vĩ độ và kinh độ vị trí địa lý cụ thể nơi mà người tìm kiếm có thể thấy được một kết quả địa lý mới cho câu hỏi của họ. Vì sao bạn cần phải làm như vậy? Vì thực hiện theo cách này bạn sẽ hiểu hơn về vị trí chính xác mà doanh nghiệp của bạn hiển thị trên bản đồ, đồng thời hiển thị nhiều hơn trước sự cạnh tranh của các vị trí/ khu vực xung quanh doanh nghiệp của bạn.
3, Quản lý Google My Business
Google My Business (GMB) là một phần mà bạn không thể bỏ qua, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng hiển thị của doanh nghiệp trên vị trí địa lý cụ thể, trên Google Maps và cả bảng xếp hạng SEO không bị trả tiền. Thông thường GMB của bạn là ấn tượng đầu tiên khi mọi người thấy thương hiệu và doanh nghiệp của bạn.
Nếu bạn chưa từng tạo hồ sơ GMB và xác minh hồ sơ đó bạn có thể thực hiện ngay bây giờ. Chỉ cần nhập thông tin doanh nghiệp của bạn và làm theo hướng dẫn là bạn sẽ nhanh chóng có được một hồ sơ GMB hoàn chỉnh.
Trong SEMrush, bạn có thể thực hiện công việc tải ảnh lên, cập nhật địa chỉ và giờ mở cửa của doanh nghiệp, đồng thời tạo các bài đăng cho danh sách GMB của bạn bằng cách sử dụng công cụ Listing Management và công cụ Social Media Poster.
Đây sẽ là những gì bạn thấy được trong công cụ quản lý Listing Management để kết nối với tài khoản của mình:
Quản lý Google My Business - 1
Không chỉ có vậy, ngoài Facebook, Twitter và Instagram ra bạn còn có thể tải trực tiếp hình ảnh đại diện, hình ảnh đặc trưng của doanh nghiệp hoặc video riêng của doanh nghiệp lên GMB từ chính giao diện này, bạn chỉ cần chọn vị trí của mình và nhấp vào Chỉnh sửa thông tin (Edit info) là có thể thực hiện rồi.
Quản lý Google My Business - 2
Sau đó tìm tài khoản GMB của bạn để đăng lên hình ảnh/video bạn muốn là được.
Quản lý Google My Business - 3
Quản lý xếp hạng & đánh giá trực tuyến của bạn
Việc thực hiện công việc theo dõi và đánh giá trực tuyến của bạn đối với tất cả các danh sách doanh nghiệp tại một địa điểm cũng có thể được thực hiện bằng công cụ Quản lý Listing Management.
Bài đánh giá có thể là một nguồn phản hồi tới doanh nghiệp của bạn cực tốt và giúp bạn rất nhiều trong việc dự đoán và xác định khách hàng của bạn quyết định có mua sản phẩm hay không.
Do đó hãy luôn thường xuyên liên tục kiểm tra xếp hạng vị trí của bạn cũng như tương tác phản hồi lại khách hàng của mình trong các bài đánh giá. Ngay cả khi đó không phải là đánh giá tốt, bạn vẫn có thể biến chúng thành những đánh giá có lợi cho bạn nếu biết cách xử lý thông minh.
Lưu ý: Nếu bạn đang nâng cấp một trong các vị trí địa lý của mình trong Listing Management từ vị trí bình thường lên vị trí Đặc biệt, bạn sẽ có thể trực tiếp trả lời các bài đánh giá của mình bằng SEMrush trong GMB hoặc Facebook.
Đây là ví dụ cách hệ thống quản lý các bài đánh giá của bạn hiển thị trong công cụ:
Quản lý Google My Business - 4
Thêm bài đăng GMB với Social Media Poster
Trong Social Media Poster của SEMrush, bạn có thể quản lý thời gian và lịch lên nội dung của các bài đăng trên nhiều kênh mạng xã hội khác nhau.
Trên GMB, bạn có thể tạo và lên lịch các sự kiện của doanh nghiệp, các sự kiện lớn nhỏ, hoặc các ưu đãi đặc biệt dành cho khách hàng cũng như các thông báo quan trọng của doanh nghiệp trong GMB. Khách hàng quan tâm sẽ dựa vào đó để theo dõi các hoạt động mà doanh nghiệp bạn sắp, đang và đã diễn ra.
Thêm bài đăng GMB với Social Media Poster - 1
Và khi nội dung đó được lên lịch, công cụ này sẽ tự động đăng lên các bài viết trước trước khi đến ngày đã lên lịch ban đầu.
Thêm bài đăng GMB với Social Media Poster - 2
Lưu ý nhé, bạn có thể lên lịch cho GMB từ những bài Social Media Poster có sẵn với một Guru hoặc doanh nghiệp cụ thể với SEMrush.
4, Tối ưu hóa trang web của bạn cho điện thoại di động
Vì có rất nhiều người tìm đến vị trí của doanh nghiệp ngay trong quá trình di chuyển đi lại, do đó điều quan trọng là bạn phải cung cấp được những trải nghiệm chuyển động tốt trên website của mình.
Từ lúc Google triển khai thêm mục Mobile-first indexing - tức ưu tiên các thiết bị di động, việc tối ưu hóa các trang web cho việc trải nghiệm trên các thiết bị di động đã trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Đây là một số cách cơ bản đơn giản để giúp bạn tối ưu hóa được website cho thiết bị di động của bạn:
- Đảm bảo trang web của bạn tương tác nhanh nhất với màn hình di động
- Đảm bảo các trang web của bạn load nhanh chóng không để người dùng phải chờ đợi lâu
- Đảm bảo các trang web dành cho thiết bị di động dễ điều hướng
- Đảm bảo cung cấp được hình ảnh chất lượng cao (nhưng phải nhẹ) và mô tả ngắn gọn, cụ thể về doanh nghiệp cũng như các sản phẩm/dịch vụ mà bạn cung cấp
Cũng giống như những lần "làm việc" với Google bạn vẫn cần phải tuân thủ các nguyên tắc của Google để tạo ra được những trang web thân thiện với các thiết bị di động và người dùng.
Kiểm tra trang web (Site Audit) sẽ giúp bạn kiểm tra được tình trạng hiện tại website của bạn trên thiết bị di động.
Cho dù bạn có thiết kế giao diện website đẹp và đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đối với một website cho thiết bị di động, bạn cũng vẫn nên thiết lập công cụ Kiểm tra trang web để có thể nắm được cụ thể nhất tình hình website của bạn ở thời điểm hiện tại.
Và để đảm bảo rằng bạn đang thu thập dữ liệu cho website dành cho thiết bị di động, bạn chỉ cần thực hiện chọn người dùng di động (SEMrushBot-Mobile) trong bước 2 của quá trình thiết lập trong SEMrush.
Tối ưu hóa trang web của bạn cho điện thoại di động - 1
Bằng cách này trình thu thập thông tin của SEMrush sẽ chuyển sang phiên bản di động trang web mà bạn quản lý ngay trên màn hình.
Khi quá trình thu thập thông tin kết thúc (thường chỉ mất vài phút ngắn), bạn có thể chấm điểm được website của mình đang đạt trạng thái thế nào, đồng thời xác định được các vấn đề có thể ảnh hưởng trực tiếp khả năng hiển thị và trải nghiệm người dùng của trang web.
Tối ưu hóa trang web của bạn cho điện thoại di động - 2
Xem qua điểm chuyên đề (Thematic Scores) và đánh giá các tình trạng lớn nhất của bạn hiện tại.
Tối ưu hóa trang web của bạn cho điện thoại di động - 3
Khi bạn có nhiều lỗi nghiêm trọng cần phải sắp xếp chỉnh sửa, hãy quay lại báo cáo chuyên đề để xem cụ thể hơn.
Hãy bắt đầu bằng Khả năng thu thập thông tin (Crawlability) khi bạn muốn tất cả các trang web quan trọng của mình mọi người và các công cụ tìm kiếm có thể truy cập được để được thêm vào danh mục.
Sau đó chuyển đến báo cáo Hiệu suất (Performance report) để đánh giá tốc độ tải trang. Tốc độ tải trang luôn là một yếu tố rất quan trọng và đặc biệt là đối với các thiết bị di động.
Báo cáo link nội bộ sẽ báo cáo cho bạn cấu trúc thông tin của trang website. Bạn muốn độc giả của mình có thể nhận được nhiều thông tin liên quan quan trọng với số lần nhấp chuột ít nhất có thể. Cấu trúc trang web của bạn cũng sẽ giúp tăng hạng của nó một cách nhanh chóng và chính xác bằng cách trải đều các link trong bài viết/website.
Còn báo cáo https báo cáo này đánh giá mức độ an toàn của trang web, nhất là đối với các trang web xử lý những thông tin nhạy cảm, việc báo cáo https càng đặc biệt quan trọng.
Cuối cùng là báo cáo SEO. Báo cáo SEO quốc tế là một điều bắt buộc đối với các website đa ngôn ngữ - triển khai Hreflang rất khó khăn.
Đó là những bước để duy trì một trang website lành mạnh và liên tục. Cùng chúng tôi tiếp tục đến với khả năng hiển thị của trang web cho bạn nhé.
5, Tìm Ý tưởng content cho địa chỉ và Xây dựng Liên kết
Cho dù đó là trang web địa phương, bạn vẫn có thể thực hiện SEO web theo các bước tương tụ như bất kỳ trang web nào để tăng khả năng hiển thị của mình thông qua SEO.
Bắt đầu bằng cách tìm các chủ đề mà bạn có thể tạo nội dung mới hoặc tối ưu hóa các trang nội dung hiện có của bạn, sau đó tìm cách tạo backlinks đến những nội dung này.
Để tìm được những ý tưởng content mới để đưa lên trang web, bạn có thể sử dụng công cụ Nghiên cứu chủ đề - Topic Research. Với công cụ này bạn chỉ cần nhập chủ đề liên quan đến trang web hoặc doanh nghiệp, sản phẩm/dịch vụ của bạn, công cụ này sẽ đem đến cho bạn những ý tưởng content vô cùng tuyệt vời và mới mẻ.
Tìm Ý tưởng content cho địa chỉ và Xây dựng Liên kết - 1
Bạn có thể lựa chọn ra những ý tưởng phù hợp nhất với bạn để tạo nội dung bài đăng trên các blog, website, bao gồm các câu hỏi thường gặp, các chủ đề thịnh hành để đưa vào trang web cũng như kế hoạch marketing của mình.
Tìm Ý tưởng content cho địa chỉ và Xây dựng Liên kết - 2
Cuối cùng để tạo và thêm được nhiều các backlinks bạn có thể bắt đầu bằng cách thiết lập chiến dịch với công cụ tạo liên kết - Link building. Chúng sẽ yêu cầu bạn cung cấp các từ khóa mục tiêu hàng đầu trong chiến dịch marketing của bạn để dựa vào đó lên các đề xuất cho bạn.
Tìm Ý tưởng content cho địa chỉ và Xây dựng Liên kết - 3
Sau khi thiết lập thành công, nó sẽ cung cấp cho bạn một danh sách khổng lồ các trang web tiềm năng mà bạn có thể tiếp cận và có được những backlinks về trang web của mình.
Tìm Ý tưởng content cho địa chỉ và Xây dựng Liên kết - 4
Chịu khó tìm hiểu bạn sẽ thấy được những trang blog, các trang web truyền thông và các trang web khác đang nói về các trang web khác trong thị trường của bạn.
Đây sẽ là một vài chiến lược xây dựng link có thể đem lại kết quả tốt cho trang web địa chỉ của bạn. Cụ thể:
- Tiếp cận với các trang web viết tin tức mới về các địa điểm, các doanh nghiệp trong khu vực và lưu lại các blog đó.
- Cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn cho một blogger / trang web review nào đó để đổi lấy một/một vài backlinks về trang web của bạn.
- Tổ chức tài trợ cho cộng đồng của bạn hoặc các tổ chức nào đó để dẫn họ đến backlinks về website của bạn.
- Tìm các backlinks bị hỏng của đối thủ cạnh tranh của bạn.
- Tìm các chủ đề hoặc những cập nhật mới chưa được liên kết với vị trí doanh nghiệp của bạn.
- Cung cấp một chương trình học bổng cho nhân viên của bạn để xây dựng liên kết từ các trang web giáo dục.
Kết luận
Bất cứ ai làm SEO cũng đều hiểu đây là một cuộc đua chạy marathon đầy cạnh tranh và thử thách, tuy nhiên cũng đừng vì thế mà nản lòng trước những khó khăn trước mắt đó, làm SEO không thể ngay lập tức có kết quả đem về cho bạn mà cần nhiều thời gian nhất định. Tục ngữ có câu "Có công mài sắt, có ngày nên kim", kiên trì học Seo theo đuổi mục tiêu chắc chắn sẽ sớm hái được trái ngọt.
Tnhiên nếu bạn có thể thực hiện được đúng như các bước trên, bạn hoàn toàn có thể chắc chắn hiển thị SEO địa chỉ của mình ngày càng cải thiện theo từng ngày và đạt được nhiều kết quả đáng tự hào hơn!
Như vậy chúng tôi đã đem đến những thông tin cụ thể nhất về SEO địa chỉ cho bạn đọc. Hi vọng những thông tin trên đã đem đến cho bạn đầy đủ chi tiết những thông tin về local SEO - SEO địa chỉ cho doanh nghiệp của bạn. Xin cảm ơn và chúc bạn thành công!
22/10/2020
2851 Lượt xem