Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Marketing

SBU là gì? Tầm quan trọng của nó đến sự tồn tại của doanh nghiệp
SBU là gì? Tầm quan trọng của nó đến sự tồn tại của doanh nghiệp Nếu bạn đang có ý định startup và mở một doanh nghiệp riêng cho mình trong tương lai thì đừng bỏ qua việc tìm hiểu về SBU là gì hay Strategic Business Unit là gì và tại sao nó lại quan trọng đến sự tồn tại của doanh nghiệp.  SBU là gì? SBU là cụm từ viết tắt của Strategic Business Unit, dịch ra tiếng Việt có nghĩa là đơn vị kinh doanh chiến lược, có tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu riêng, việc lập kế hoạch được thực hiện tách biệt với các hoạt động kinh doanh khác của công ty. Tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu của bộ phận vừa khác biệt với doanh nghiệp mẹ vừa là yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động lâu dài của doanh nghiệp. Nói một cách đơn giản, SBU là một nhóm các doanh nghiệp liên kết chịu trách nhiệm xử lý kế hoạch kết hợp của nó, tức là công ty tham gia vào nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau, phân loại vô số doanh nghiệp của mình thành một vài bộ phận riêng biệt, một cách khoa học. Nhiệm vụ có thể bao gồm phân tích và phân nhánh của nhiều loại hình kinh doanh. Nó có thể là một bộ phận kinh doanh, một dòng sản phẩm của bộ phận hoặc thậm chí là một sản phẩm / thương hiệu cụ thể, hướng đến một nhóm khách hàng cụ thể hoặc một vị trí địa lý. sbus là gì  Đặc điểm của đơn vị kinh doanh chiến lược - Doanh nghiệp riêng biệt hoặc một nhóm các doanh nghiệp tương tự, cung cấp phạm vi lập kế hoạch tự quản. - Tập hợp riêng của các đối thủ cạnh tranh. - Một người quản lý chịu trách nhiệm về việc lập kế hoạch chiến lược, lợi nhuận và hiệu quả hoạt động của bộ phận. Một đơn vị kinh doanh chiến lược được thành lập đặc biệt để nhắm đến một phân khúc thị trường cụ thể, đòi hỏi chuyên môn về sản xuất hoặc quản lý, không có mặt trong công ty mẹ. >> Xem thêm: Corporation là gì? “Ông trùm” của những chiến lược Marketing lớn Cấu trúc của một SBU Như vậy, các bạn đã nắm được cơ bản SBU là gì? Cấu trúc của SBU bao gồm các đơn vị điều hành ; trong đó các đơn vị hoạt động như một doanh nghiệp tự chủ. Cán bộ cao nhất của công ty giao trách nhiệm của doanh nghiệp cho các nhà quản lý, về các hoạt động thường xuyên và chiến lược của đơn vị kinh doanh. Vì vậy, cán bộ công ty chịu trách nhiệm về việc xây dựng và thực hiện chiến lược toàn diện và quản lý SBU bằng các biện pháp kiểm soát chiến lược và tài chính. Có ba cấp độ trong một đơn vị kinh doanh chiến lược, trong đó trụ sở chính của công ty vẫn ở trên cùng, SBU  ở giữa và các bộ phận được nhóm lại theo sự giống nhau, trong mỗi SBU, vẫn ở cuối. Do đó, các bộ phận trong SBU được liên kết với nhau và các nhóm SBU độc lập với nhau. Trên quan điểm chiến lược, mỗi SBU là một doanh nghiệp độc lập. Một đơn vị kinh doanh chiến lược duy nhất được coi là trung tâm lợi nhuận và được điều hành bởi các cán bộ công ty . Nó nhấn mạnh đến việc lập kế hoạch chiến lược thay vì kiểm soát hoạt động để các bộ phận riêng biệt của SBU có thể phản ứng nhanh nhất có thể với môi trường kinh doanh đang thay đổi. Cấu trúc 1 SBU đơn giản Tầm quan trọng của SBU với doanh nghiệp Là giải pháp cho vấn đề tổ chức của công ty Nguyên tắc quan trọng đầu tiên để quản lý dược doanh nghiệp đó chính là tổ chức. Người quản lý cần nhìn rõ tổ chức của mình là gì. Nếu bạn làm trong mảng quản lý marketing thì hãy cố gắng xử lý sản phẩm một cách hiệu quả. SBU xuất hiện, bằng cách phân sản phẩm độc lập, người chịu trách nhiệm sản phẩm sẽ tự tổ chức và chịu trách nhiệm sản phẩm với các bộ phận liên quan như kế toán, marketing, kinh doanh sao cho tối ưu nhất. Doanh nghiệp đầu tư hợp lý vào sản phẩm Đầu tư bao nhiêu tài chính vào mỗi SBU là hợp lý? Khi đó doanh nghiệp cần sử dụng ma trận BCG là câu trả lời cụ thể. Trong ma trận này, SBU sẽ được chia theo thị phần và tỷ lệ tăng trưởng của thị phần, do đó người quản lý sẽ có một cái nhìn khách quan nhất về sản phẩm cần đầu tư. Đánh giá chính xác tỷ lệ lợi nhuận sản phẩm SBU là gì thực sự rất quan trọng. Bằng cách chia sản phẩm thành các SBU chúng ta sẽ có cái nhìn toàn diện về tổ chức theo dõi chính xác các khoản đầu tư, lợi nhuận thu về mỗi SBU. Không những thế, mỗi sản phẩm được nhắm đúng khách hàng và phân khúc sẽ mang lại khả năng sinh lợi lớn nhất. Sử dụng SBU để quản lý sản phẩm Hoàn thiện STP  SBU và STP có mỗi liên kết rất chặt chẽ. Một sản phẩm của công ty thành công hay thất bại đều phụ thuộc vào việc doanh nghiệp có nắm đúng mục tiêu và phân khúc thị trường hay không, là phụ thuộc vào STP Marketing. Với 1 sản phẩm khối lượng đã lớn như vậy thì với hơn 1 sản phẩm thì khả năng làm việc sẽ như thế nào? Do đó, cần chia nhỏ mỗi sản phẩm thành 1 SBU để quản lý tốt hơn. Ngoài chất lượng sản phẩm thì doanh nghiệp cũng cần lưu ý đến khách hàng và quản trị doanh nghiệp của mình, nếu bạn là chủ một doanh nghiệp đang loay hoay chưa biết cách quản lý hãy tham khảo thêm khoá học quản trị doanh nghiệp từ vừa và nhỏ các chuyên gia sẽ hướng dẫn cũng như đưa ra lời khuyên giúp bạn có thể lựa chọn cũng như có đầy đủ kỹ năng giúp việc quản lý hiệu quả hơn. >> Xem thêm: Partnership là gì? Content Partnership là gì? Phân tích SBU trong ma trận Boston Để phân tích được SBU trong ma trận Boston thì chúng ta cần hiểu được khái niệm ma trên Boston là gì. Boston có tên tiếng Anh là Boston Consulting Group có nghĩa là mô trận tăng trưởng, ma trận BCG được pahts triển bởi Boston Consulting Group, một công ty tư vấn quản lý nổi tiếng có trụ sở chính tại Hà Nội.  Ma trận Boston là một công cụ hữu ích dùng để phân tích, lập kế hoạch danh mục đầu tư của các công ty đa dạng có nhiều SBU. Ma trận này giúp cho doanh nghiệp lập được kế hoạch cũng như xác định được nhu cầu về vốn đầu tư và những nơi có thể đầu tư ở các lĩnh vực kinh doanh khác nhau trong cấu trúc kinh doanh của doanh nghiệp. Để từ đó doanh nghiệp biết nên đầu tư hay rút vốn. Ma trận này gồm có bốn bước - Phân tích tổ chức kinh doanh thành nhiều SBU. - Đánh giá, xác định những SBU triển vọng của tổ chức.  - So sánh từng SBU với các SBU khác với sự trợ giúp của ma trận BC. - Đặt mục tiêu chiến lược cho từng SUB. Hướng dẫn phân tích SBU trong ma trận Boston Dựa trên những phân tích về mức độ phát triển của thị trường cũng như thị phần tương đối, chúng ta có thể so sánh từ SBU với các SBU khác nhau bằng các phân tích ma trận BCG của từng SBU trong ma trận BCG. Chiến lược SBU là gì Góc phần tư thứ nhất: Ngôi sao  Đây được coi là danh mục đầu tư hay SBU tốt nhất dành cho các daonh nghiệp. Ở SBU này, các sản phẩm ngôi sao có mức tăng trưởng tố và chiến thị phần cao và tạo ra nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp.  Tất cả những sản phẩm thuộc phần này thường là những sản phẩm độc quyền hoặc sản phẩm mới ra mắt thị trường và nhận được sự yêu thích và đánh gia cao từ phía khách hàng. Nhưng một sản phẩm có mức độ tăng trưởng cao đồng nghĩa với việc lượng vốn đầu tư sẽ rất cao.  Trong trường hợp, ngôi sao đầu tư phát triển tốt trong tương nếu tốc độ tăng trưởng có giảm thì nó cũng sẽ trở thành bò sữa, tức là mức độ tăng trưởng thấp nhưng vẫn chiếm được thị phần cao trong thị trường. Vậy nên, lời khuyên cho các doanh nghiệp là nên đầu tư nhiều hơn vào các sản phẩm thuộc nhóm ngôi sao. Góc phần tư thứ hai: Bò sữa Bò sữa là SBU thể hiện ở những nhóm có mức tăng trưởng thị trường thấp nhưng lại chiếm thị phần cao. Đối với những sản phẩm thuộc nhóm này sẽ giúp cho doanh nghiệp thu được lợi nhuận tương đối ổn định. Ngoài ra, các sản phẩm ở ô bò sữa sẽ mang lại lợi nhuận giúp biến SBU chiếm lĩnh thị trường.  Vì vậy, các công ty nên đầu tư nhiều và SBU bò sữa để duy trì mức năng suất và doanh thu hiện tại cũng như tạo lợi nhuận cho công ty tương lai.  Góc phần tư thứ ba: Dấu hỏi SBU dấu hỏi chỉ những sản phẩm có mức độ tăng trưởng cao nhưng chiếm thị phần thấp trong thị trường. Những sản phẩm nhóm này cần một số vốn đầu tư lớn nhưng lại thu về ít lợi nhuận. Vì vậy nó sẽ có tên là dấu hỏi. Nó cũng thể phát triển thành ngôi sao nhưng cũng có thể biến thành con chó tùy vào thị trường cũng như kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy nên các daonh nghiệp cần cân nhắc kỹ trước khi đưa ra được một chiến lược kinh doanh hợp lý nhất. Góc phần tư thứ tư: Con chó Con chó dùng để chỉ những sản phẩm có mức độ tăng trưởng và thị trường thấp. Đối với những sản phẩm thuộc nhóm này, doanh nghiệp không cần thiết phải đầu tư nguồn lực bởi nó sẽ không thu về lợi nhuận hay thị phần mà công ty mong muốn. Như vậy, chúng tôi đã chia sẻ cho các bạn biết những vấn đề cơ bản về SBU là gì cũng cấu trúc của 1 sbu hoạt động. Bạn đọc muốn hiểu rõ hơn những kiến thức hữu ích về cách lập kế hoạch, chiến dịch quảng cáo tối ưu hãy truy cập vào trang web Unica.vn để tham khảo các khoá học marketing online đang hot nhất hiện nay. Hy vọng bài viết này sẽ có ích cho bạn đọc!
28/10/2020
5547 Lượt xem
10+ công cụ Nghiên cứu từ khóa MIỄN PHÍ
10+ công cụ Nghiên cứu từ khóa MIỄN PHÍ Bạn đang đi tìm các công cụ nghiên cứu các từ khóa chiến thắng để nhắm mục tiêu – nhưng lại không có ngân sách cho những công cụ trả phí??? Bạn đang cần những gợi ý về các công cụ tìm từ khóa free để chuẩn bị cho chiến dịch SEO của mình, hoặc là những chiến lược marketing trên các công cụ tìm kiếm? Vậy thì bài viết này chính là dành cho bạn: Tổng hợp 10+ gợi ý các công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí nhưng rất hiệu quả dành cho những người đang theo học Seo, làm SEO để chuẩn bị lên kế hoạch marketing cho sản phẩm, doanh nghiệp của mình. Nói đến các công cụ nghiên cứu từ khóa, không thể không nói đến một công cụ đó là Google Keyword Planner . Đây là công cụ nghiên cứu danh sách các từ khóa mục tiêu do chính Google cung cấp. Trước đây Google Keyword Planner đã làm rất tốt công việc này. Bạn có thể nhập bất kỳ từ khóa hay chủ đề chính nào để truy tìm những đề xuất từ khóa và khối lượng tìm kiếm, từ đó lọc ra những từ khóa mục tiêu cho các chiến dịch và kế hoạch của mình. Công cụ Google Keyword Planner - 1 Tuy nhiên giờ đây Google đã hạn chế những con số đó trong phạm vi của mình.  Công cụ Google Keyword Planner - 2 Điều này đã đặt ra những khó khăn nhất định cho những người làm nội dung và SEO phải đi tìm các công cụ khác thay thế. Một giải pháp khá tốt đó là sử dụng Trình khám phá từ khóa của Ahrefs (Link) để tìm các từ khóa đề xuất và khối lượng tìm kiếm thực tế các từ khóa đó, và kèm theo cả những chỉ số SEO quan trọng khác. Thế nhưng – một lần nữa – nếu bạn đang bắt đầu và không thể biện minh cho việc phải trả phí cho bất cứ công cụ nghiên cứu từ khóa hay công cụ SEO nào? Thì bạn có thể bắt đầu tìm hiểu ngay với 10 công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí dưới đây để bắt tay vào công việc SEO 0 đồng của mình mà không cần phải mất tiền đầu tư, và hãy lựa chọn cho mình công cụ nghiên cứu bộ từ khóa mục tiêu phù hợp nhất với mình nhé: - Google Trends - Trình tạo từ khóa Keyword Generator - Keyword Sheeter  - Answer the Public - Keyword Surfer - Keyworddit  - Google Search Console  - QuestionDB - Bulk Keyword Generator - Google  Cùng tìm hiểu chi tiết các công cụ nghiên cứu từ khóa này nhé! 1. Google Trends Google Trend là một công cụ thu thập tổng hợp chi tiết các xu hướng của người dùng trên nền tảng công cụ tìm kiếm Google. Cách hoạt động của Google Trends đó là "hình dung" mức độ phổ biến tương đối của các từ khóa tìm kiếm theo thời gian. Ví dụ: xem xét thuật ngữ "trang phục" trong năm năm qua trên Google Trends, chúng ta sẽ thấy rằng mức độ phổ biến tăng đột biến vào tháng 10 hàng năm.  Google Trends 1 Chúng ta có thể đoán ra được lý do đấy, đó là bởi tháng 10 có Halloween. Thế thì chúng có ích gì cho việc nghiên cứu từ khóa của bạn? Tất nhiên là có ích lớn rồi! Đối với những người mới bắt đầu, nó có thể giúp bạn lên kế hoạch rất hiệu quả cho nội dung của mình trong tương lai. Giả sử bạn bán trang phục online, việc xác định được nhu cầu tìm kiếm trang phục Halloween sẽ giúp bạn định hướng được nội dung của mình trên các trang web hoặc bán hàng. Chỉ với một bài viết “10 bộ trang phục Halloween đáng sợ nhất cho năm 20XX ” vào mỗi tháng 9 / tháng 10 bạn hoàn toàn có thể thu hút được lượt xem còn cao hơn nhiều so với những tháng trước cộng lại.  Đây là một ví dụ rõ ràng hơn:  Google Trends 2 Bạn thấy không, sự quan tâm đến từ từ khóa "thông số kỹ thuật Iphone" đã đạt đỉnh điểm vào tháng 9  - tháng mà hàng năm Apple cho ra mắt các sản phẩm Iphone mới nhất của mình. Nếu bạn là một nhà điều hành hoặc quản trị viên blog liên quan đến công nghệ, đặc biệt là các thiết bị điện tử thông minh dòng Apple, không có lý do gì bạn lại bỏ qua "giai đoạn vàng" tháng 8 - 9 để cập nhật và đăng tải các bài viết mới nhất có liên quan. Không chỉ có lên lịch cập nhật nội dung mới, Google Trends còn có thể giúp bạn tránh được những từ khóa mục tiêu sai. Đây là một ví dụ:  Google Trends 3 Nếu bạn chỉ có thể được lựa chọn lên nội dung mới cho 1 trong 2 từ khóa này, bạn sẽ chọn từ khóa nào là từ khóa mục tiêu? Có phải là từ khóa có lượng Volume cao nhất không? Vậy bạn có biết lượng tìm kiếm kia chính là khối lượng tìm kiếm là trung bình được tính trong nhiều tháng hoặc nhiều năm không? Chỉ cần một phép thử đơn giản thôi, nếu chúng ta chỉ kiểm tra dữ liệu trong 12 tháng trở lại đây thông qua Google Trends, ta sẽ thấy rằng những lượt tìm kiếm cho “apple watch series 5” đã vượt qua “apple watch series 3”. Điều đó có nghĩa nhu cầu tìm “apple watch series 5” lớn hơn “apple watch series 3”. Mà nếu bạn là quản trị viên website công nghệ hay chủ cửa hàng điện tử thì rõ ràng bạn phải ưu tiên những từ khóa “apple watch series 5” chứ không phải là “apple watch series 3”.  Google Trends 4 Thế đấy, các từ khóa “apple watch series 3” sẽ sớm bị bỏ xa thôi! 2. Trình tạo từ khóa Keyword Generator Keyword Generator sẽ giúp người dùng tìm thấy tới 150 ý tưởng từ khóa cho bất kỳ từ khóa gốc nào! Lấy ví dụ từ khóa "Bitcoin" nhé. Đây chính là kết quả chúng ta sẽ có: Keyword Generator 1 Bạn thấy không, hơn 100 ý tưởng từ khóa chỉ với một từ gốc Bitcoin, kèm theo đó là khối lượng tìm kiếm ước tính hàng tháng của chúng. Đồng thời bạn cũng sẽ có thể có được thêm một danh sách gồm 50 dạng tìm kiếm câu hỏi:  Keyword Generator 2 Đối với mười từ khóa đầu tiên trong mỗi danh sách, công cụ này cũng hiển thị Keyword Difficulty (KD) - điểm độ khó của từ khóa. Đây là con số từ 0-100 ước tính độ khó xếp hạng. Nói chung là điểm KD càng cao thì bạn càng cần phải xếp hạng nhiều backlink để tăng tính cạnh tranh cho từ khóa và bài viết liên quan.  Có một lưu ý là đối với lượng tìm kiếm và điểm KD chúng có liên quan đến quốc gia bạn chọn nhé. Thông thường mặc định quốc gia của Keyword Generator là Hoa Kỳ. Và nếu bạn đang muốn tìm xếp hạng từ khóa ở khu vực quốc gia khác, bạn có thể lựa chọn 1 trong 170 quốc gia trong  công cụ này luôn. Keyword Generator 3 Ngoài ra bạn cũng có thể thay đổi trình tạo từ khóa Keyword Generator này để tìm ý tưởng từ khóa cho các kênh tìm kiếm khác như Bing, Youtube hay cả Amazon, việc bạn cần làm chỉ là thay đổi kênh tìm kiếm ngay đầu trang mà thôi.  Keyword Generator 4 3. Keyword Sheeter Keyword Sheeter lấy kết quả từ hàng nghìn các đề xuất tự động trên Google. Để bắt đầu với công cụ này, bạn hãy nhập 1 (hoặc nhiều) từ khóa gốc vào “Sheet keywords” Keyword Sheeter 1 Công cụ Keyword Sheeter được khá nhiều các nhà quản trị, những người làm SEO lựa chọn vì chúng có khả năng giúp bạn tạo ra nhiều ý tưởng từ khóa cùng một lúc. Nó có thể kéo khoảng 1000 ý tưởng trong một phút và bạn có thể xuất bảng kết quả miễn phí chỉ bằng một cái click duy nhất. Nhược điểm duy nhất - cũng là lớn nhất của Keyword Sheeter đó là khá đơn giản. Nó sẽ không hiển thị khối lượng tìm kiếm hoặc dữ liệu xu hướng cho bạn trong các từ khóa, và nó cũng sẽ không nhóm các từ khóa như Công cụ lập kế hoạch từ khóa - nghĩa là các từ khóa bạn cần tìm theo "nhóm" sẽ rải rác khắp 1000 ý tưởng từ khóa đó.  Tuy nhiên Keyword Sheeter cũng có 2 tính năng rất đáng chú ý đó là bộ lọc tích cực (positive filters) và tiêu cực (negative filters). Cách dễ nhất để Keyword Sheeter "biết" lọc từ khóa kiểu này đó là thêm câu hỏi "Cách để..." (How). Đây là ví dụ: Keyword Sheeter 2 Với việc thêm "How", các kết quả trả về sẽ chỉ còn là những từ khóa thông tin, đây sẽ là những bộ từ khóa cực tốt để bạn tạo nội dung trên các trang web của mình. Bộ  lọc tiêu cực sẽ thực hiện ngược lại và loại trừ các truy vấn có chứa các từ nhất định. Với hai bộ lọc này, bạn sẽ rất dễ dàng lọc ra được những từ khóa không liên quan đến mục tiêu mà bạn đang nhắm đến. Giả sử bạn là một ông chủ cửa hàng điện tử và đang là quản trị của một trang blog về công nghệ - Apple, việc áp dụng bộ lọc từ khóa tiêu cực sẽ giúp bạn tìm ra được bộ từ khóa liên quan đến "quả táo công nghệ" chứ không phải là "quả táo trái cây". Keyword Sheeter 3 4. Answer the Public Answer the Public sẽ tập trung đi tìm các câu hỏi, giới từ, so sánh, bảng chữ cái và các tìm kiếm liên quan. Bắt đầu ví dụ bằng cách nhập từ khóa gốc - giả sử là “bột protein”. Answer the Public 1 Kết quả trả về đầu tiên bạn sẽ nhận được đó là các câu hỏi liên quan. Bạn đã hiểu cách hoạt động của nó chưa? Chính là từ một từ khóa gốc, Answer the Public sẽ trả về các kết quả tìm kiếm theo các kết quả có chứa Ai, Cái gì, Ở đâu, Tại sao, Khi nào, Lúc nào, Chỗ nào và Như thế nào - chính là Who, What, When, Why, Where, Which, How. Ví dụ:  - Bột protein có mùi vị nào là tốt nhất?  - Bột protein được tạo ra như thế nào?  - Cái nào là bột protein vỗ béo?  - Khi nào thì bột protein hết hạn?  - ...  Bạn sẽ thấy hình ảnh trực quan theo mặc định, nhưng bạn cũng có thể chuyển sang danh sách thông thường - nếu bạn cảm thấy cách này hay hơn. Answer the Public 2 Tiếp theo là search từ khóa gốc với các giới từ, các mệnh đề khác nhau, sự so sánh khác nhau,... Và cuối cùng là bạn sẽ có được những kết quả khác nhau vô cùng đa dạng được xếp theo bảng chữ cái liên quan. Bảng chữ cái kết quả này là đề xuất tự động điền của Google. Answer the Public 3 Thế nhưng đâu là bộ từ khóa thực sự bạn muốn nhắm đến? Theo kinh nghiệm của tôi, số lượng từ khóa đề xuất trong danh mục liên quan hầu như luôn luôn là ~ 20. Tuy rằng tôi không biết nó  làm thế nào mà có được những từ khóa đó, nhưng thỉnh thoảng nó cũng chứa một vài viên ngọc quý - vài từ khóa vàng. 5. Keyword Surfer Keyword Surfer là một tiện ích bổ sung mở rộng miễn phí của Chrome, hiển thị khối lượng tìm kiếm ước tính trên toàn cầu và hàng tháng cho bất kỳ truy vấn nào được nhập trên công cụ tìm kiếm Google. Chúng hoạt động giống như một tiện ích mở rộng Từ khóa ở mọi nơi. Thế nhưng công cụ này đã chuyển sang hình thức trả phí, do vậy các nhà phát triển của Keyword Surfer đã hứa sẽ giữ cho công cụ này được  "miễn phí 100%, mãi mãi." Keyword Surfer 1 Ở thời điểm này Keyword Surfer đang hiển thị ước tính lượng tìm kiếm cục bộ của 19 quốc gia, trong đó bao gồm cả Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Canada, Brazil, Pháp và Đức.  Ngoài ra công cụ này còn có một tùy chọn nhỏ để bật/tắt các khối lượng tìm kiếm toàn cầu. Keyword Surfer 2 Chúng ta có thể ngầm hiểu rằng, các lượng từ khóa ước tính của toàn cầu không thực tế. Đó là tổng số lượng từ khóa tìm kiếm của 19 quốc gia đó có trong dữ liệu của họ chứ không phải là toàn bộ tất cả các quốc gia, khu vực hay lãnh thổ trên Trái Đất này. Ngoài ra tiện ích mở rộng cũng có thêm ước tính khối lượng tìm kiếm vào kết quả tự động hoàn thành: Keyword Surfer 3 Đồng thời sẽ hiển thị 10 từ khóa "tương tự" trong kết quả tìm kiếm Keyword Surfer 4 Chỉ có một nhược điểm duy nhất, đó là không có cách nào để có thể tìm ra được lượng tìm kiếm hàng loạt cho các từ khóa này. Điều đó nói rằng, việc nghiên cứu và thống kê hàng loạt các từ khóa không phải là mục tiêu hàng đầu của Keyword Surfer. Nó sẽ nghiêng nhiều hơn về đánh giá các kết quả tìm kiếm khi bạn duyệt website. 6. Keyworddit Keyworddit được đánh giá là một công cụ nghiên cứu từ khóa độc đáo, lấy ý tưởng từ khóa từ Reddit. Tương tự như Reddit, bạn cần nhật một từ khóa gốc - subreddit vào mục tìm kiếm, nó sẽ giúp bạn khai thác các tiêu đề cũng như các nhận xét liên quan. Và Keyworddit có khả năng tìm liên tới 500 từ khóa. Keyworddit 1 Công cụ Keyworddit sẽ là một công cụ bắt đầu tuyệt vời nếu bạn chỉ biết ít, thậm chí là không biết gì về một thị trường ngách mà mình có khả năng đánh vào. Ví dụ: Nếu bạn muốn bắt đầu một blog về chế độ ăn kiêng theo kiểu Paleo nhưng lại chẳng biết gì về chủ đề này, bạn hãy lấy ý tưởng từ /r/paleo. Nó sẽ trả kết quả như thế này cho bạn: Keyworddit 2 Kết quả này sẽ giúp bạn biết được rằng những người ăn kiêng theo chế độ ăn Paleo quan tâm đến những điều như:  - Bữa ăn ít carb;  - Công thức nấu ăn chậm;  - Thực phẩm "xanh";  - Và vân vân...  Ngoài ra nó cũng cho bạn biết họ đang sử dụng loại ngôn ngữ nào để mô tả những điều trên.  Không chỉ cung cấp ý tưởng, công cụ này còn kéo lượng tìm kiếm ước tính hàng tháng của Hoa Kỳ cho mỗi từ khóa cụ thể. Điều này sẽ cung cấp cho bạn thêm được một vài ý tưởng hay khác về mức độ phổ biến của từng chủ đề phụ bên cạnh. Vậy, để bắt đầu tìm hiểu thêm về một từ khóa mới, hãy click vào link Context để kéo lên các bài viết có chung từ khóa trong kết quả tìm kiếm của Google. Keyworddit 3 7. Google Search Console Công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí Google Search Console sẽ giúp bạn theo dõi được hiệu suất trang web của bạn xuất hiện trong tìm kiếm của Google một cách miễn phí!. Điều này có nghĩa là nó có thể hiển thị rất rất nhiều các từ khóa mà bạn đã xếp hạng. Ví dụ nhé:  Hãy xem báo cáo "Kết quả tìm kiếm" trên từ tài khoản của tôi. Bạn thấy không, nó hiển thị các từ khóa đã có được những lượng truy cập nhiều nhất từ blog của tôi trong ba tháng qua.  Google Search Console 1 Ngoài ra tại hai cột "Vị trí trung bình" và " CTR trung bình " của tôi, chúng còn hiển thị vị trí xếp hạng trung bình và tỷ lệ nhấp của mỗi từ khóa rất chi tiết. Google Search Console 2 Với những chỉ số từ báo cáo này, bạn có thể nhận được nhiều thông tin chi tiết rất hữu ích về lâu dài đấy. Giả sử bạn đang nhận được rất nhiều lượng truy cập từ một từ khóa, mặc dù chỉ xếp hạng từ 3 - 10. Điều này có nghĩa, đây là những từ khóa tiềm năng, bạn hoàn toàn có thể tập trung vào những từ khóa này để đẩy hạng lên cao chứ không nhất thiết phải đi tìm các mục tiêu từ khóa mới. Google Search Console 3 Nếu CTR của bạn thấp nhưng xếp hạng cao, điều đó có thể là do trang web của bạn chưa đủ sức hấp dẫn đối với người tìm kiếm và cả kết quả tìm kiếm của Google. Bạn có thể có các cách khắc phục như tối ưu hơn thẻ tiêu đề hoặc các mô tả meta trong web của mình. Thế còn việc tìm từ khóa mới thì sao? Hãy thử sắp xếp báo cáo theo CTR từ thấp đến cao. Điều này sẽ giúp bạn nhanh chóng phát hiện ra các từ khóa mà bạn đang xếp hạng nhưng chưa bao giờ được nhắm mục tiêu tới - tức là những từ khóa xếp hạng bị bạn bỏ quên. Bất kỳ từ khóa nào trong số này có nhiều hiển thị và tỷ lệ nhấp thấp, thì bạn có thể nhắm mục tiêu từ khóa đó với một trang mới và nội dung mới để đẩy hạng. Ví dụ: hiện tại chúng tôi đang xếp hạng ở vị trí top 8 cho “người được tìm kiếm nhiều nhất trên Google” trong kết quả tìm kiếm của Google. Google Search Console 4 Thì trong kết quả tìm kiếm của Google có Danh sách 100 tìm kiếm hàng đầu trên Google.  Đây chỉ là một kết quả phù hợp với một nửa với từ khóa này. Chúng tôi trên thực tế có thể xếp hạng cao hơn với một bài đăng trên blog về những người xuất hiện trên Google nhiều nhất chứ không phải mọi thứ. 8. QuestionDB Chỉ với tên gọi cũng hiểu được phần nào mục đích của công cụ này rồi đúng không. QuestionDB là công cụ giúp người dùng tìm ra những câu hỏi mà mọi người đang hỏi về một chủ đề cụ thể nào đó. Kết quả đó nó lấy từ cơ sở dữ liệu gồm 48 triệu câu hỏi của công cụ Reddit. QuestionDB 1 Các câu hỏi trong công cụ QuestionDB được sắp xếp theo mức độ phổ biến giảm dần, tuy nhiên bạn cũng có thể sắp xếp theo các chủ đề cụ thể. Có thể nói đây là một tính năng siêu hữu ích vì nó cũng bao gồm việc nhóm các câu hỏi chung với nhau. Ví dụ: Hãy thử tìm kiếm từ khóa gốc là “bột protein” và sắp xếp theo chủ đề trong công cụ QuestionDB. Tất cả các câu hỏi về bột protein thuần chay (vegan) sẽ được nhóm lại với nhau như thế này: QuestionDB 2 Tương tự như vậy đối với những chủ đề nhỏ khác về bột protein keto. Việc nhóm các câu hỏi liên quan thành một nhóm rất hữu ích cho những người làm SEO, quản trị viên website hay những người làm nội dung khi viết bài đăng trên blog, vì nó giúp bạn hiểu câu hỏi nào cần được ưu tiên trả lời cho độc giả của mình. Còn nói về câu trả lời, nếu bạn chọn hộp "Hiển thị liên kết nguồn" (Show source link), sẽ có một liên kết xuất hiện bên cạnh mỗi câu hỏi, dẫn bạn đến trang web chính chủ đề.   QuestionDB 3 Nếu bạn duyệt lướt qua các nhận xét, cũng có thể bạn sẽ tìm thấy câu trả lời cho những câu hỏi đó một cách nhanh chóng và đúng trọng tâm, điều này cũng sẽ giúp bạn tăng tốc độ nghiên cứu nội dung và từ khóa cho các kế hoạch sau của mình. 9. Bulk Keyword Generator Bulk Keyword Generator - Trình tạo từ khóa hàng loạt là một công cụ nghiên cứu từ khóa cho SEO địa chỉ. Chúng sẽ tạo các từ khóa dựa trên Ngành. Để bắt đầu thực hiện tạo ra một loạt các từ khóa đó, bạn thực hiện Chọn loại hình doanh nghiệp từ menu trỏ xuống như hình dưới: Bulk Keyword Generator 1 Bạn sẽ thấy một loạt các danh sách từ khóa có liên quan đến sản phẩm/dịch vụ và doanh nghiệp của bạn cung cấp cho thị trường.  Ví dụ nhé: Hãy đặt “thợ sửa ống nước” (plumber) làm loại hình kinh doanh chính của doanh nghiệp bạn. Lúc này chúng ta sẽ thấy có các kết quả truy vấn "con" như lắp đặt nước nóng , lắp đặt khí đốt , làm sạch cống và thông tắc cống ... Bulk Keyword Generator 2 Ngày nay, hầu hết các doanh nghiệp đều cung cấp các sản phẩm và dịch vụ kiểu như vậy trên website của mình. Thế nhưng nhiều người không tạo hoặc không tối ưu hóa cho các trang riêng lẻ đó tương ứng với từng tìm kiếm loại dịch vụ này. Đây là một minh họa điển hình: Bulk Keyword Generator 3 Trang web này nói rằng họ cung cấp dịch vụ thông tắc cống, thế nhưng trên kết quả tìm kiếm của Google họ không có trang về dịch vụ này. Kết quả là, họ được xếp hạng cao hơn so với những người làm khác.    Bulk Keyword Generator 4 Trong bước thứ 2, công cụ này gắn với các dịch vụ đã được chọn trên các địa điểm vị trí địa lý trên bản đồ (ví dụ như London) Bulk Keyword Generator 4 Tuy nhiên, điều này lại không tỏ ra hữu hiệu lắm vì nó không phản ánh được cách mọi người thực sự tìm đến mình bằng cách nào. Ví dụ: tại London, hầu hết người dân sẽ không tìm kiếm các từ khóa kiểu như “các dịch vụ thông tắc cống ở London”. Họ sẽ tìm kiếm “dịch vụ thông tắc cống” hoặc “dịch vụ thông tắc cống” phổ biến hơn. Lúc này Google sẽ cung cấp kết quả địa phương theo cả hai cách và trả cho người dùng kết quả sau nhanh hơn. Bulk Keyword Generator 5 Đó cũng là lý do vì sao thường có rất ít hoặc gần như không có kết quả lượng tìm  kiếm cụ thể cho các thuật ngữ này, nhất là trong các công cụ kiểu như trình tìm kiếm từ khóa của Ahrefs.  Vì vậy, đây sẽ là ý tưởng thông minh hơn dành cho bạn:  - Sao chép một số từ khóa dịch vụ từ công cụ mà chúng có thể áp dụng cho doanh nghiệp của bạn;  - Dán danh sách thô vào Google Keyword Planner;  - Đặt vị trí cho một thành phố hoặc khu vực có liên quan. Ví dụ: chúng ta hãy nhập “drain relining” (tiêu hao) vào Google Keyword Planner và đặt vị trí thành phố tại Nottingham. Lúc này nó sẽ trả cho bạn kết quả 10–100 lượt tìm kiếm hàng tháng. Bulk Keyword Generator 6 10. Google  Đừng ngạc nhiên thế chứ? Google chính xác là là công cụ nghiên cứu từ khóa phổ biến miễn phí lớn nhất hành tinh này mà! Google tích hợp trong mình những tính năng tự động hoàn thành để tạo ra số lượng ý tưởng từ khóa gần như vô hạn. Nếu bạn là một người làm SEO, quản trị viên hay sáng tạo nội dung website, bạn chắc chắn đã biết cách tìm ra những từ khóa mục tiêu tiềm năng trong Google. Nhưng với người mới bắt đầu thì họ không biết. Để bắt đầu tìm thấy từ khóa mục tiêu phổ biến trên Google, bạn hãy để ý hộp "Mọi người cũng hỏi" (People also ask) hiển thị phía dưới các kết quả tìm kiếm. Google 1 Đây chính là các câu hỏi mà Google "biết" người tìm kiếm đang quan tâm và muốn biết câu trả lời từ các câu hỏi. Và đây là một mẹo nhanh dành cho bạn: Click vào bất cứ câu hỏi nào trong số các gợi ý của Google và Google sẽ tải thêm các từ khóa liên quan: Google 2 Cứ tiếp tục như thế, bạn sẽ nhanh chóng có được cho mình gần như là vô hạn các từ khóa và câu hỏi liên quan đến chủ đề bạn đang muốn hướng đến. Thế nhưng việc sử dụng Google như một công cụ nghiên cứu từ khóa sẽ không dừng lại ở những bước đó. Trong các yếu tố SEO một trang web hay một bài blog, có một điều bất di bất dịch đó là: Nếu bạn muốn được xếp hạng, thì bắt buộc nội dung của bạn tạo ra cần phải phù hợp với mục đích tìm kiếm của người dùng. Nói cách khác, bạn sẽ chẳng thể xếp hạng được cho trang chủ phòng tập gym cho một câu hỏi tìm kiếm "làm thế nào để giảm cân?", chúng chẳng liên quan đến nhau nhiều lắm đâu. Google luôn hướng đến mục đích cao nhất là cung cấp thông tin hữu ích nhất cho người dùng, điều này cũng tương ứng với việc người dùng thường xuất hiện ở "chế độ" tìm hiểu và muốn tìm các bài đăng hướng dẫn trên website hay blog chứ không phải là các trang bán hàng, hay họ đang ở "chế độ" mua và cần đến những trang sản phẩm , chẳng hạn như "Váy".  Điểm mấu chốt đó là gì? Đó là ĐỪNG BỎ QUA GOOGLE như một công cụ nghiên cứu từ khóa đơn thuần mà cao hơn đó là việc hiểu khách hàng là ai đang tìm họ và những thông tin gì họ muốn biết. Kết luận Đây chính là 10+ công cụ nghiên cứu từ khóa miễn phí có thể nói là phổ biến nhất và mạnh mẽ nhất hiện nay. Chúng tôi mong rằng bạn sẽ lựa chọn được cho mình những công cụ nghiên cứu từ khóa phù hợp nhất để hỗ trợ đắc lực cho những kế hoạch SEO và kế hoạch nội dung của mình.  Xin cảm ơn và chúc bạn thành công!
28/10/2020
1480 Lượt xem
Câu chuyện thương hiệu là gì? Cách xây dựng câu chuyện thương hiệu hấp dẫn
Câu chuyện thương hiệu là gì? Cách xây dựng câu chuyện thương hiệu hấp dẫn Là một doanh nghiệp đang trên hành trình xây dựng thương hiệu cho mình, đã bao giờ bạn tự đặt ra câu hỏi rằng tại sao các thương hiệu như Apple, Disney, Channel… lại sở hữu cho mình những Band Story đi vào lịch sử nhân loại chưa. Không thể phủ nhận một điều rằng, các câu chuyện thương hiệu hấp dẫn, thu hút luôn chiếm được cảm tình và chinh phục được trái tim của nhiều khách hàng. Để có cái nhìn tổng quan hơn về một Brand Story doanh nghiệp, mời bạn đọc tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây về cách xây dựng câu chuyện thương hiệu hấp dẫn cùng Unica nhé. Câu chuyện thương hiệu là gì? Câu chuyện thương hiệu (Brand Story) là một câu chuyện liên kết bao gồm các sự kiện và cảm xúc được tạo ra bởi thương hiệu của doanh nghiệp. Không giống như quảng cáo truyền thống, đó là giới thiệu và kể về thương hiệu của bạn, một câu chuyện phải truyền được cảm xúc và chạm được đến trái tim của khán giả. Những yếu tố có thể ảnh hưởng đến thương hiệu của doanh nghiệp bạn bao gồm sản phẩm, giá cả, lịch sử, chất lượng, tiếp thị, trải nghiệm tại cửa hàng, mục đích, giá trị, vị trí và quan trọng nhất những gì người khác nói về thương hiệu của bạn.  Cách xây dựng câu chuyện thương hiệu Brand Story phát triển theo thời gian, thay đổi để phù hợp với sản phẩm, thị trường, văn hóa và khách hàng. Câu chuyện của một thương hiệu phải là sự thật và nó phải giúp ích cho việc bán sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Bạn không thể kiểm soát câu chuyện của một thương hiệu vì đôi khi nó được xuất phát từ chính những trải nghiệm thực tế của khách hàng, nhưng bạn hoàn toàn có thể định hình nó. Truyền đạt các giá trị của thương hiệu thông qua Brand Story là một cách có ý nghĩa tác động trực tiếp đến hành vi của người tiêu dùng. Theo Headstream , 55% mọi người cân nhắc mua hàng của một thương hiệu nếu họ yêu thích câu chuyện thương hiệu của họ, 44% sẽ chia sẻ câu chuyện cụ thể đó và 15% sẽ mua sản phẩm ngay lập tức. Tầm quan trọng của câu chuyện thương hiệu Có rất nhiều lợi ích của thương hiệu đối với khách hàng. Ví dụ một chiến lược tiếp thị câu chuyện thương hiệu mạnh có thể phân biệt thương hiệu của bạn với các đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, việc xây dựng một Brand Soty còn là một khía cạnh quan trọng của việc chuyển đổi khách hàng doanh nghiệp, từ những khách hàng mới chưa biết đến thương hiệu trở thành một khách hàng trung thành.  Tạo sự kết nối với khách hàng Tầm quan trọng của câu chuyện thương hiệu không chỉ là để giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ, mà còn để tạo sự kết nối với khách hàng. Khi một thương hiệu kể câu chuyện của mình một cách đầy cảm xúc và ý nghĩa, nó giúp khách hàng hiểu rõ hơn về giá trị và sứ mệnh của thương hiệu đó. Câu chuyện thương hiệu còn giúp tạo ra một liên kết tâm lý với khách hàng, khiến họ cảm thấy rằng họ đang mua một sản phẩm không chỉ đơn giản là một sản phẩm, mà là một phần của một câu chuyện lớn hơn. Nó cũng giúp khách hàng tạo ra một kỷ niệm về sản phẩm hoặc dịch vụ đó, khiến họ muốn quay lại và tiếp tục trải nghiệm. Ngoài ra, câu chuyện thương hiệu còn giúp thương hiệu tạo được sự khác biệt trong thị trường cạnh tranh. Những thương hiệu thành công thường có những câu chuyện thương hiệu độc đáo và đầy ấn tượng, giúp họ nổi bật và thu hút sự chú ý của khách hàng. Câu chuyện thương hiệu là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng một thương hiệu thành công và tạo sự kết nối với khách hàng. Nó giúp tạo ra một liên kết tâm lý và kỷ niệm với khách hàng, đồng thời giúp thương hiệu nổi bật trong thị trường cạnh tranh. Kể các câu chuyện về thương hiệu giúp thu hút và chuyển đổi khách hàng Tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh Để tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh, một thương hiệu có thể áp dụng nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một số gợi ý: - Tập trung vào khách hàng: Tạo ra một trải nghiệm khách hàng độc đáo và tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh. Thương hiệu có thể tìm hiểu về nhu cầu và mong muốn của khách hàng để cung cấp những sản phẩm và dịch vụ đáp ứng được nhu cầu đó. - Đưa ra giá trị độc đáo: Điều này có thể là sản phẩm độc quyền, công nghệ mới hoặc một sự khác biệt về chất lượng. Thương hiệu cần đảm bảo rằng giá trị này được truyền tải đến khách hàng một cách rõ ràng. - Tạo sự khác biệt với phong cách thương hiệu: Phong cách thương hiệu độc đáo, nhận diện thương hiệu sáng tạo và độc đáo có thể giúp thương hiệu nổi bật hơn trong tâm trí khách hàng. Sử dụng màu sắc, hình ảnh và chữ viết độc đáo có thể giúp thương hiệu đó tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh. - Tận dụng kênh phân phối khác nhau: Thương hiệu có thể tận dụng các kênh phân phối khác nhau như bán lẻ, bán sỉ, trực tuyến và ngoại tuyến để tăng cường sự hiện diện của mình trên thị trường. - Tạo mối liên kết với khách hàng: Thương hiệu có thể tạo mối liên kết với khách hàng thông qua các hoạt động quảng cáo và chương trình khách hàng thân thiết. Việc tạo ra một trải nghiệm khách hàng đặc biệt và giúp khách hàng cảm thấy được quan tâm có thể giúp thương hiệu tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh. Để tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh, một thương hiệu cần tập trung vào khách hàng, đưa ra giá trị độc đáo, tạo phong cách thương hiệu độc đáo, tận dụng các kênh phân phối khác nhau và tạo mối liên kết với khách hàng. Ví dụ về câu chuyện thương hiệu Tạo giá trị cho thương hiệu Tạo giá trị cho thương hiệu là quá trình tạo ra lợi ích đáng kể cho khách hàng mà đối thủ cạnh tranh không thể cung cấp được. Đây là một cách để thương hiệu tạo sự khác biệt và nổi bật hơn trên thị trường. Dưới đây là một số cách để tạo giá trị cho thương hiệu: - Tập trung vào khách hàng: Hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của khách hàng và cung cấp cho họ những sản phẩm và dịch vụ đáp ứng được nhu cầu đó. Tạo ra một trải nghiệm khách hàng độc đáo và tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh. - Đưa ra giá trị độc đáo: Tạo ra những sản phẩm và dịch vụ độc đáo và khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Điều này có thể là sản phẩm độc quyền, công nghệ mới hoặc một sự khác biệt về chất lượng. - Tạo phong cách thương hiệu độc đáo: Phong cách thương hiệu độc đáo, nhận diện thương hiệu sáng tạo và độc đáo có thể giúp thương hiệu nổi bật hơn trong tâm trí khách hàng. Sử dụng màu sắc, hình ảnh và chữ viết độc đáo có thể giúp thương hiệu đó tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh. - Tận dụng kênh phân phối khác nhau: Tận dụng các kênh phân phối khác nhau như bán lẻ, bán sỉ, trực tuyến và ngoại tuyến để tăng cường sự hiện diện của mình trên thị trường. - Tạo mối liên kết với khách hàng: Tạo mối liên kết với khách hàng thông qua các hoạt động quảng cáo và chương trình khách hàng thân thiết. Việc tạo ra một trải nghiệm khách hàng đặc biệt và giúp khách hàng cảm thấy được quan tâm có thể giúp thương hiệu tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh. - Đưa ra cam kết và tuân thủ cam kết đó: Thương hiệu cần đưa ra cam kết với khách hàng và tuân thủ cam kết đó. Việc đưa ra cam kết và thực hiện nó có thể giúp tạo niềm tin và lòng tin tưởng từ khách hàng. Cách viết câu chuyện thương hiệu Các yếu tố cấu thành câu chuyện thương hiệu Một vài yếu tố tạo thành một câu chuyện thương hiệu hoàn chỉnh mà các bạn có thể than khảo và áp dụng vào công việc của mình. Nhân vật chính (protagonist) Các yếu tố cấu thành câu chuyện thương hiệu không chỉ bao gồm nhân vật chính mà còn bao gồm nhiều yếu tố khác. Tuy nhiên, nhân vật chính là một trong những yếu tố quan trọng trong việc xây dựng câu chuyện thương hiệu. Nhân vật chính được xem là "nhân vật tiên phong" đại diện cho thương hiệu, giúp khách hàng nhận biết và nhớ đến thương hiệu một cách dễ dàng. Nhân vật chính trong câu chuyện thương hiệu có thể là một người nổi tiếng hoặc một nhân vật ảo. Tùy thuộc vào mục đích của câu chuyện thương hiệu, nhân vật chính có thể được tạo ra để phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu của thương hiệu. - Sứ mệnh thương hiệu: Đây là lý do tại sao thương hiệu tồn tại và hoạt động trên thị trường. Sứ mệnh thương hiệu giúp tạo ra sự liên kết giữa thương hiệu và khách hàng. - Giá trị thương hiệu: Đây là giá trị đặc biệt mà thương hiệu mang lại cho khách hàng và được khách hàng đánh giá cao. Giá trị thương hiệu giúp thương hiệu tạo sự khác biệt và độc đáo trên thị trường. - Phong cách thương hiệu: Đây là cách mà thương hiệu tự giới thiệu và giao tiếp với khách hàng. Phong cách thương hiệu giúp tạo nên một bộ nhận diện độc đáo và giúp thương hiệu tạo được sự nhận diện trên thị trường. - Câu chuyện thương hiệu: Đây là cách thương hiệu kể lại câu chuyện về việc hoạt động của mình trên thị trường, từ lúc ra đời đến hiện tại. Câu chuyện thương hiệu giúp tạo nên một sự liên kết giữa thương hiệu và khách hàng và giúp khách hàng nhớ đến thương hiệu một cách dễ dàng. - Quảng cáo và truyền thông: Đây là cách thương hiệu đưa thông tin về sản phẩm và dịch vụ đến khách hàng thông qua các kênh quảng cáo và truyền thông khác nhau. Quảng cáo và truyền Tình huống (setting) Tình huống (setting) là môi trường, bối cảnh và thời gian xảy ra của câu chuyện, bao gồm những yếu tố về địa lý, thời gian, văn hóa, xã hội, kinh tế và chính trị. Tình huống cùng với các nhân vật và cốt truyện là những yếu tố quan trọng trong việc xây dựng một câu chuyện hay. Tình huống đóng vai trò quan trọng trong việc xác định không chỉ các sự kiện và hành động của nhân vật, mà còn ảnh hưởng đến cả tâm trạng và cảm xúc của độc giả. Với tình huống chính xác, tác giả có thể tạo ra những trải nghiệm khác biệt cho độc giả và giúp cho câu chuyện trở nên sống động và thuyết phục hơn. Ví dụ, nếu câu chuyện diễn ra ở một thành phố lớn với đầy đủ các tiện ích hiện đại, người đọc sẽ có cảm giác khác so với khi câu chuyện diễn ra ở một làng quê nhỏ hoặc một vùng nông thôn xa xôi. Các tình huống có thể góp phần tạo nên sự phức tạp và đa dạng cho câu chuyện, nhưng cũng có thể làm cho nó trở nên khó hiểu nếu không được sử dụng đúng cách. Tình huống là một trong những yếu tố quan trọng để tạo nên một câu chuyện hấp dẫn, sâu sắc và thuyết phục. Nó là nơi tác giả có thể mô tả rõ ràng bối cảnh, giới hạn và những tác động của chúng đến nhân vật và cốt truyện. Câu chuyện thương hiệu hay Giải pháp (solution) Giải pháp (solution) là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng một câu chuyện thương hiệu hoàn chỉnh và thuyết phục. Nó là phần của câu chuyện mà thương hiệu giải quyết vấn đề hoặc cung cấp một giải pháp cho khách hàng. Giải pháp có thể được xây dựng thông qua việc giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu. Nó có thể là một giải pháp thực tế cho một vấn đề cụ thể mà khách hàng đang gặp phải hoặc đơn giản chỉ là cung cấp cho khách hàng một trải nghiệm tốt hơn với sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu. Nếu câu chuyện thương hiệu được xây dựng đúng cách, giải pháp sẽ là yếu tố chính để thu hút khách hàng và tạo ra một mối liên kết với thương hiệu. Nó cũng là cách để thương hiệu có thể giải thích cách mà sản phẩm hoặc dịch vụ của họ giúp khách hàng giải quyết vấn đề của họ. Một giải pháp hiệu quả phải được tạo ra dựa trên nghiên cứu cẩn thận về nhu cầu của khách hàng, tình trạng của thị trường và thực tế kinh doanh của thương hiệu. Nó phải được trình bày một cách rõ ràng và thuyết phục, và được truyền tải qua các kênh truyền thông phù hợp. Giải pháp là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng một câu chuyện thương hiệu thành công. Nó giúp thương hiệu giải quyết các vấn đề của khách hàng và tạo ra một mối liên kết vững chắc với họ. Nếu được xây dựng đúng cách, giải pháp có thể làm cho thương hiệu của bạn trở nên độc đáo và thu hút khách hàng. Cảm xúc và cảm nhận (emotion) Cảm xúc và cảm nhận (emotion) là yếu tố rất quan trọng trong việc xây dựng câu chuyện thương hiệu. Nó giúp kích thích khách hàng cảm thấy gần gũi và có mối liên kết với thương hiệu, giúp họ nhớ về thương hiệu và mua lại sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu. Cảm xúc và cảm nhận có thể được kích thích bằng cách sử dụng các yếu tố truyền thông như hình ảnh, âm thanh và ngôn từ để tạo ra một cảm giác hoặc tình cảm nào đó trong khách hàng. Ví dụ, một câu chuyện thương hiệu có thể sử dụng hình ảnh đầy màu sắc để tạo ra cảm giác vui vẻ hoặc sử dụng âm thanh năng động để tạo ra cảm giác phấn khích. Các câu chuyện thương hiệu cũng có thể sử dụng nhân vật hoặc tình huống đặc biệt để kích thích cảm xúc và cảm nhận của khách hàng. Ví dụ, một câu chuyện thương hiệu có thể sử dụng một nhân vật mà khách hàng có thể đồng cảm hoặc sử dụng một tình huống đặc biệt để kích thích cảm xúc của khách hàng. Tuy nhiên, để xây dựng một câu chuyện thương hiệu thành công, cảm xúc và cảm nhận không nên được sử dụng quá mức hoặc không phù hợp với sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu. Nó cần phải được kết hợp một cách hợp lý với các yếu tố khác của câu chuyện thương hiệu như nhân vật, tình huống và giải pháp để tạo ra một câu chuyện thương hiệu hoàn chỉnh và thuyết phục. Tóm lại, cảm xúc và cảm nhận là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng câu chuyện thương hiệu thành công. Nó giúp kích thích cảm xúc và tạo ra mối liên kết với khách hàng, tạo ra ấn tượng sâu sắc và giúp thương hiệu của bạn trở nên đặc biệt và thu hút hơn. Câu chuyện thương hiệu nổi tiếng Cách xây dựng câu chuyện thương hiệu Dưới đây là một vài gợi ý cách xây dựng câu chuyện thương hiệu chuyên nghiệp và tốt nhất. Tìm hiểu và phân tích khách hàng mục tiêu Tìm hiểu và phân tích khách hàng mục tiêu là một trong những bước quan trọng nhất trong quá trình xây dựng câu chuyện thương hiệu. Nó giúp cho bạn hiểu rõ hơn về khách hàng của mình, nhu cầu và mong muốn của họ nhằm từ đó có thể tạo ra câu chuyện thương hiệu phù hợp và hiệu quả. Để tìm hiểu khách hàng mục tiêu, bạn có thể thực hiện các bước sau đây: - Xác định khách hàng mục tiêu: Bạn cần xác định rõ ràng và chính xác đối tượng khách hàng mà bạn muốn hướng đến. Ví dụ, đây có thể là những người trẻ tuổi, những người đang tìm kiếm sản phẩm giá rẻ hoặc những người yêu thích sản phẩm chất lượng cao. - Phân tích đặc điểm của khách hàng mục tiêu: Sau khi xác định được đối tượng khách hàng, bạn cần phân tích các đặc điểm của khách hàng này như độ tuổi, giới tính, tầm nhìn, nhu cầu và sở thích. - Tìm hiểu nhu cầu và mong muốn của khách hàng: Bạn cần tìm hiểu về nhu cầu, mong muốn của khách hàng trong lĩnh vực bạn đang hoạt động. Điều này sẽ giúp bạn hiểu được những điều gì là quan trọng với khách hàng và từ đó tạo ra câu chuyện thương hiệu phù hợp. - Xem xét sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh: Bạn cần phân tích và so sánh sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn với đối thủ cạnh tranh để xem xét những điểm mạnh và điểm yếu của sản phẩm của bạn so với đối thủ cạnh tranh. Sau khi tìm hiểu và phân tích khách hàng mục tiêu, bạn có thể bắt đầu xây dựng câu chuyện thương hiệu phù hợp. Từ đó, bạn có thể chọn các yếu tố như nhân vật, tình huống, giải pháp và cảm xúc để tạo ra một câu chuyện thương hiệu thuyết phục và hiệu quả. Những câu chuyện thương hiệu hay Xác định những yếu tố quan trọng của thương hiệu Xác định những yếu tố quan trọng của thương hiệu là một trong những bước quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu. Các yếu tố này giúp xác định đặc điểm, giá trị và vị thế của thương hiệu trong thị trường và trong mắt khách hàng. Sau đây là những yếu tố quan trọng cần xác định khi xây dựng thương hiệu: - Tên thương hiệu: Tên thương hiệu là yếu tố đầu tiên mà khách hàng sẽ nhớ đến khi nói đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Vì vậy, việc đặt tên thương hiệu phải dễ nhớ, dễ phát âm và phù hợp với giá trị mà thương hiệu muốn truyền tải. - Slogan: Slogan là câu khẩu hiệu ngắn gọn, dễ nhớ, giúp khách hàng ghi nhớ thương hiệu của bạn. Nó phải thể hiện giá trị cốt lõi của thương hiệu và tạo sự khác biệt với các thương hiệu khác. - Logo: Logo là biểu tượng đại diện cho thương hiệu, giúp khách hàng dễ dàng nhận biết sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Logo phải thể hiện được giá trị, tính cách và tính năng của thương hiệu. - Vị trí thương hiệu: Vị trí thương hiệu là vị trí của thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Nó phản ánh đến giá trị, chất lượng và vị thế của thương hiệu trong mắt khách hàng. - Giá trị của thương hiệu: Giá trị của thương hiệu là tổng hợp của các yếu tố như chất lượng sản phẩm, dịch vụ, uy tín, thương hiệu, kinh nghiệm của khách hàng, tính năng độc đáo và giá cả. Giá trị của thương hiệu phải đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của khách hàng. - Tính độc đáo của sản phẩm hoặc dịch vụ: Tính độc đáo của sản phẩm hoặc dịch vụ giúp thương hiệu tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Nó là yếu tố quan trọng để thu hút và giữ chân khách hàng. - Tính nhận diện của sản phẩm hoặc dịch vụ: Tính nhận diện của sản phẩm hoặc dịch vụ giúp khách hàng dễ dàng nhận biết và phân biệt. Câu chuyện xây dựng thương hiệu Lựa chọn và phát triển câu chuyện thương hiệu Sau khi đã xác định được những yếu tố quan trọng của thương hiệu, việc lựa chọn và phát triển câu chuyện thương hiệu đó là cần thiết để tạo sự kết nối với khách hàng và tạo giá trị cho thương hiệu. Để lựa chọn câu chuyện thương hiệu phù hợp, bạn có thể tham khảo một số cách sau: - Suy nghĩ về giá trị cốt lõi của thương hiệu: Câu chuyện thương hiệu nên phản ánh giá trị cốt lõi của thương hiệu, giúp khách hàng hiểu rõ hơn về sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị mà thương hiệu mang lại. - Tìm hiểu về khách hàng mục tiêu: Nắm rõ sở thích, nhu cầu, tâm lý, nỗi lo của khách hàng mục tiêu giúp bạn lựa chọn câu chuyện thương hiệu phù hợp để tạo sự kết nối và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. - Tạo đột phá trong câu chuyện: Để tạo sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh, bạn có thể tìm ra những cách để tạo đột phá trong câu chuyện thương hiệu của mình. Ví dụ như sử dụng những hình ảnh, âm thanh độc đáo, sử dụng những câu chuyện gần gũi, dễ nhớ để khách hàng có thể ghi nhớ được thương hiệu của bạn. - Kiểm tra và đánh giá: Sau khi xây dựng xong câu chuyện thương hiệu, bạn cần kiểm tra và đánh giá để đảm bảo rằng nó đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng mục tiêu và mang lại giá trị cho thương hiệu. Bạn có thể thuê một chuyên gia hoặc nhờ đánh giá từ khách hàng mục tiêu để cải thiện và phát triển câu chuyện thương hiệu của mình. Câu chuyện sản phẩm hay Truyền tải câu chuyện thương hiệu đến khách hàng Để truyền tải câu chuyện thương hiệu đến khách hàng một cách hiệu quả, bạn có thể sử dụng các phương tiện truyền thông khác nhau, bao gồm: - Website: Tạo một trang web đầy đủ thông tin về thương hiệu của bạn, bao gồm cả câu chuyện thương hiệu. Cập nhật thường xuyên thông tin mới để khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm và tiếp cận. - Sử dụng mạng xã hội: Sử dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter,... để chia sẻ câu chuyện thương hiệu của bạn. Để tạo sự thu hút, hãy sử dụng hình ảnh và video độc đáo và phù hợp với khách hàng mục tiêu. - Email Marketing: Sử dụng email marketing để gửi thông tin về thương hiệu và câu chuyện thương hiệu đến khách hàng. Hãy lựa chọn chủ đề và nội dung email phù hợp với từng đối tượng khách hàng. - Event: Tổ chức các sự kiện như hội thảo, triển lãm hoặc buổi gặp gỡ khách hàng để truyền tải câu chuyện thương hiệu của bạn trực tiếp và tạo cơ hội giao lưu với khách hàng. - Quảng cáo: Sử dụng các hình thức quảng cáo truyền thống như báo chí, truyền hình, radio hoặc các hình thức quảng cáo trực tuyến như Google Ads, Facebook Ads,... để tiếp cận đến một lượng khách hàng tiềm năng lớn hơn. Hãy nhớ rằng để truyền tải câu chuyện thương hiệu đến khách hàng một cách hiệu quả, bạn cần phải tập trung vào việc tạo sự kết nối với khách hàng, thể hiện giá trị của thương hiệu và cập nhật thông tin thường xuyên. Câu chuyện thương hiệu thời trang Ví dụ về các câu chuyện thương hiệu thành công Một số câu chuyện về thương hiệu thành công nổi bật nhất trong thời gian gần đây. Nike - "Just Do It" Nike là một trong những thương hiệu giày thể thao lớn nhất thế giới, và câu chuyện thương hiệu của họ - "Just Do It" - đã trở thành một biểu tượng của sự nỗ lực và động lực cho hàng triệu người trên toàn thế giới. Dưới đây là một số ví dụ về cách Nike đã sử dụng câu chuyện thương hiệu của mình để tạo nên thành công: - Quảng cáo Just Do It đầu tiên của Nike được phát hành vào năm 1988 và có câu slogan "Just Do It". Quảng cáo này đã thể hiện tinh thần nỗ lực và sự quyết tâm của những vận động viên chuyên nghiệp, như Michael Jordan và Bo Jackson, để khuyến khích mọi người "Just Do It" - chỉ cần bắt đầu làm, không cần quan tâm đến những khó khăn. - Sau đó, Nike đã mở rộng ý nghĩa của câu slogan "Just Do It" để áp dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống, từ thể thao đến chính trị và xã hội. Ví dụ như quảng cáo "Find Your Greatness" của Nike vào năm 2012 đã khuyến khích mọi người tìm thấy niềm đam mê và động lực để vượt qua khó khăn trong cuộc sống. - Nike đã tạo ra nhiều chiến dịch quảng cáo đặc biệt dành riêng cho các sự kiện thể thao lớn, như Thế vận hội và World Cup, để khuyến khích người hâm mộ thể hiện tinh thần nỗ lực và động lực của Just Do It. Ví dụ như chiến dịch "Winner Stays" của Nike vào năm 2014 đã thể hiện tinh thần đối đầu và sự cạnh tranh của các cầu thủ trên khắp thế giới. - Ngoài quảng cáo, Nike còn tạo ra nhiều sự kiện và hoạt động tương tác khác nhau để tạo sự kết nối với khách hàng và đưa Just Do It trở thành một phong cách sống. Ví dụ như Nike đã tổ chức các buổi chạy bộ và giải đua thường niên trên toàn thế giới để khuyến khích mọi người tham gia vào một phong cách sống năng động và tích cực. Apple - "Think Different" Câu chuyện thương hiệu thành công của Apple là "Think Different". Apple muốn truyền tải thông điệp rằng họ không chỉ là một công ty sản xuất máy tính và điện thoại thông minh, mà còn là một tập đoàn sáng tạo và đổi mới. Câu chuyện của Apple bắt đầu bằng việc giới thiệu một loạt các quảng cáo truyền hình vào năm 1997, được thực hiện bởi hãng quảng cáo hàng đầu của Mỹ - TBWA/Chiat/Day. Các quảng cáo này giới thiệu những nhân vật lịch sử, những nhà văn, nhà khoa học và những người khác đã thay đổi thế giới, những người đã suy nghĩ khác biệt và sáng tạo ra những điều mới mẻ. Thông điệp của "Think Different" là Apple khuyến khích người dùng của mình suy nghĩ khác biệt và sáng tạo ra những điều mới mẻ. Nó cũng phản ánh triết lý của Steve Jobs, người sáng lập Apple, về sự khác biệt và sự đổi mới. Câu chuyện thương hiệu "Think Different" của Apple đã giúp họ tạo dựng một hình ảnh mạnh mẽ về việc đổi mới, sáng tạo và khác biệt, đó cũng là những giá trị cốt lõi của Apple. Câu chuyện về Apple Coca-Cola - "Taste the Feeling" Câu chuyện thương hiệu thành công của Coca-Cola là "Taste the Feeling". Đây là một chiến lược mới của Coca-Cola, được giới thiệu vào năm 2016 để thay thế cho câu chuyện thương hiệu trước đó - "Open Happiness". "Taste the Feeling" là một thông điệp đơn giản nhưng hiệu quả, giúp Coca-Cola tạo ra sự kết nối tốt hơn với người tiêu dùng. Câu chuyện "Taste the Feeling" của Coca-Cola nhấn mạnh trải nghiệm cảm xúc và cảm giác thăng hoa khi thưởng thức Coca-Cola. Họ muốn tạo ra một cảm giác về việc Coca-Cola không chỉ là một thức uống mát lạnh mà còn là một trải nghiệm cảm xúc và tình cảm. Câu chuyện thương hiệu này cũng nhấn mạnh rằng Coca-Cola có thể làm cho bạn cảm thấy tốt hơn và tạo ra những khoảnh khắc tuyệt vời. "Taste the Feeling" của Coca-Cola đã truyền tải được thông điệp của thương hiệu và giúp tạo ra sự kết nối tốt hơn với người tiêu dùng. Chiến lược này đã được áp dụng trên nhiều nền tảng khác nhau, từ truyền hình đến mạng xã hội và đã đóng góp vào việc tăng trưởng doanh số của Coca-Cola. Tổng kết Như vậy thông qua bài viết trên đây, Unica đã cùng bạn tìm hiểu tầm quan trọng của việc xây dựng câu chuyện thương hiệu hấp dẫn đối với doanh nghiệp. Chúng tôi hy vọng các bạn sẽ xây dựng được cho mình một Brand Story hấp dẫn, thu hút và sáng tạo để có thể chạm được đến trái tim của khách hàng. Bạn đọc muốn tìm hiểu thêm nhiều kiến thức để có thêm nhiều ý tưởng trong kinh doanh cũng như cách lên chiến dịch quảng cáo hãy tham khảo những khoá học marketing online của chúng tôi trên Unica bạn nhé. Cảm ơn và chúc các bạn thành công!
28/10/2020
5276 Lượt xem
Earned Media là gì? Phân biệt Earned Media, Owned Media và Paid Media
Earned Media là gì? Phân biệt Earned Media, Owned Media và Paid Media Earned Media là một khái niệm khá phổ biến trong lĩnh vực marketing, tiếp thị và quảng cáo. Tuy nhiên nếu bạn là một tân binh hoàn toàn mới chập chững bước chân vào lĩnh vực này thì chắc chắn thuật ngữ Earned Media vẫn còn khá xa lạ. Hơn nữa, mọi người còn dễ nhầm lẫn với những khái niệm khác như Owned media và Paid Media. Vậy Earned Media là gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.  1. Earned Media là gì? Earned Media (Tiếng Việt: Truyền thông kiếm được) là một khái niệm trong lĩnh vực marketing và truyền thông, đề cập đến mọi hoạt động quảng bá hoặc nhận diện thương hiệu mà không phải trả phí một cách trực tiếp. Hiểu một cách đơn giản, Earned Media là các phương tiện truyền thông không phải do công ty tạo ra mà bằng các phương pháp khác nhau như: thông qua khách hàng, người hâm mộ trên mạng xã hội, báo chí hoặc người viết Blog.  Có thể lấy một số ví dụ về Earned Media như: Đánh giá và lời chứng thực của khách hàng, chia sẻ bất kỳ nội dung nào về thương hiệu hoặc doanh nghiệp của bạn, các bài đăng trên Blog về doanh nghiệp hoặc các bài viết trên tạp chí và bài báo. Không giống như Owned media, Earned Media là sự quảng bá, đưa tin bởi các cơ quan hoặc ấn phẩm bên ngoài. Một số thương hiệu sẽ cung cấp thông tin về chiến dịch mà họ đang chạy để có thể thực hiện Earned media dưới dạng câu chuyện tin tức.  Giải thích thuật ngữ Earned Media  2. Ưu nhược điểm của Earned Media là gì? Earned Media giúp xây dựng danh tiếng, tạo tin tưởng cho khách hàng và thúc đẩy sự phát triển của doanh thu một cách tự nhiên. Cũng như những loại hình truyền thông khác, Earned Media cũng có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Cụ thể vấn đề này như sau: 2.1. Ưu điểm của Earned Media - Tăng cường độ tin cậy: Earned Media được tạo ra bởi người dùng thực tế, thể hiện ý kiến và trải nghiệm chân thực của họ. Khách hàng có xu hướng tin tưởng những người giống họ hơn so với tin tưởng vào nội dung do doanh nghiệp tạo ra. Earned Media mang đến bằng chứng xã hội mạnh mẽ, củng cố niềm tin của khách hàng vào thương hiệu. - Tăng cường sự tương tác: Earned Media khuyến khích người dùng tham gia tương tác với thương hiệu bằng cách: đánh giá sản phẩm, chia sẻ nội dung, bình luận,.. Tương tác này giúp xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn giữa thương hiệu với khách hàng. - Cải thiện hiệu quả marketing: Earned Media có nội dung do người dùng tạo ra nên thường thu hút và gây sự chú ý cao hơn so với nội dung do doanh nghiệp tạo ra. Điều này giúp thu hút khach hàng tiềm năng một cách hiệu quả. Earned Media tăng hiệu quả chiến dịch marketing với chi phí thấp hơn so với Paid Media. - Tối ưu hiệu suất chi phí tốt: Earned Media sẽ không trả tiền trực tiếp cho mỗi lượt hiển thị hoặc lượt nhấp chuột. Vì vậy, Earned Media có thể sẽ có chi phí thấp hơn so với những hình thức quảng cáo trả tiền. - Mở rộng tiếp thị miễn phí: Khi người tiêu dùng chia sẻ hoặc tạo ra nội dung về thương hiệu, nó có thể lan rộng tiếp thị của bạn mà không cần đầu tư quá nhiều chi phí và nguồn lực. 2.2. Nhược điểm của Earned Media - Hạn chế kiểm soát: Truyền thông kiếm được sẽ khó để kiểm soát hoàn toàn nội dung. Vì nội dung ở đây sẽ do người dùng hoặc do yếu tố bên ngoài tạo ra. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ tiêu cực hoặc thông tin sai lệch về thương hiệu. - Khó đo lường cũng như dự đoán: Nhược điểm tiếp theo của Earned Media đó là rất khó để biết khi nào nó sẽ xuất hiện. Từ việc khó dự đoán sự xuất hiện này sẽ khiến việc đo lường hiệu suất và tính toán ROI gặp nhiều khó khăn. - Tốn nhiều thời gian và công sức: Để xây dựng thành công kế hoạch truyền thông kiểm soát sẽ cần rất nhiều thời gian và công sức để tạo ra được sự chú ý và tương tác từ cộng đồng. - Không ổn định: Earned Media khó để đảm bảo và nó cũng có thể tăng giảm theo thời gian. 3. Các hình khác nhau của Earned media Giống như những phương tiện truyền thông phải trả tiền và phương tiện truyền thông sở hữu, Earned media có thể chia nhiều hình thức khác nhau như:  Một blog quyết định xem sản phẩm của bạn Hiện nay, rất nhiều thương hiệu trả tiền cho các blogger hoặc cung cấp sản phẩm miễn phí để đổi lại các đánh giá từ họ, đây cũng được coi là hình thức truyền thông phải trả tiền. Nhưng neus một blogger họ yêu thích bất cứ thương hiệu nào đó dẫn đến họ quyết định viết hoặc tạo một video đánh giá về nó mà bên cung cấp sản phẩm/dịch vụ không phải trả tiền cho họ, đó là một loại phương tiện kiếm được. Những người thường xuyên theo dõi truyền thông xã hội chia sẻ của người có ảnh hưởng hoặc bài đăng của thương hiệu Có rất nhiều doanh nghiệp hiện nay đang thực hiện chiến dịch thuê những người có ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội được gọi là KOLs để quảng bá sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp đó, đây được coi là một phương tiện kiếm được (nó được trả tiền). Nhưng bất kỳ chia sẻ, lượt thích, bình luận hoặc tin nhắn mà bài đăng nhận được là một phương tiện kiếm được.  Báo chí đề cập thương hiệu của bạn Đối với tất cả các bài báo, kênh chia sẻ thông tin, mạng xã hội nào có để cập đến thương hiệu của bạn tỏng một câu chuyện tin tức haowjc bài báo... đó chính là một Earned media. Theo Nielsen, loại Earned media (nội dung biên tập) này là thứ đáng tin cậy thứ ba. Xếp hạng kết quả tìm kiếm không phải trả tiền Xếp hạng cao trong kết quả tìm kiếm trên Google (hoặc Bing, nếu khách hàng của bạn theo cách đó) là một cách khác để kiếm phương tiện truyền thông. Để được tính là phương tiện kiếm được, nội dung cần có thứ hạng đó một cách hữu cơ, nghĩa là bạn không thể trả tiền cho vị trí nổi bật. 4. Sự khác biệt giữa Earned Media, Paid media, Owned Media Sau khi giải thích thuật ngữ Earned Media là gì, mời bạn đọc tìm hiểu sự khác biệt giữa Earned Media, Paid media, Owned Media 4.1. Earned Media Nếu các trang web thuộc sở hữu của phương tiện truyền thông là đích đến thì Earned Media chính là phương tiện giúp mọi người đến đó. Một trang web hoặc trang mạng xã hội có ích lợi gì nếu không ai nhìn thấy hoặc tương tác với nó? Đó là nơi mà Earned Media xuất hiện. Earned Media về cơ bản là truyền miệng trực tuyến, thường được xem dưới dạng xu hướng lan truyền, đề cập, chia sẻ, đăng lại, đánh giá, đề xuất hoặc nội dung do các trang web của bên thứ ba chọn. Một trong những động lực hiệu quả nhất của Earned Media là sự kết hợp của thứ hạng không phải trả tiền trên công cụ tìm kiếm và nội dung được phân phối bởi thương hiệu. Thứ hạng trang đầu tiên và nội dung tốt thường là động lực lớn nhất. Xếp hạng trên trang đầu tiên trên công cụ tìm kiếm của các trang web và các liên kết nội dung được chia sẻ cao hơn, đó là lý do tại sao một chiến lược SEO tốt là rất quan trọng. Cho dù đó là blog, đồ họa thông tin, video, thông cáo báo chí, hội thảo trên web hay sách điện tử, điểm mấu chốt là nội dung phải đáng giá để nhận được giá trị của Earned Media; đó là lý do tại sao một chiến lược nội dung tuyệt vời cũng rất quan trọng. 4.2. Owned Media Owned Media là bất kì thuộc tính web nào mà bạn có thể xây dựng cho thương hiệu của mình. Đó có thể là một Website, các trang Blog hoặc các kênh truyền thông xã hội. Các kênh như mạng xã hội và blog là phần mở rộng của trang web và cả ba kênh đều là phần mở rộng của toàn bộ thương hiệu doanh nghiệp. Bạn càng sở hữu nhiều Owned Media, bạn càng có nhiều cơ hội mở rộng sự hiện diện thương hiệu của mình trong lĩnh vực kỹ thuật số.  Sự khác biệt giữa Earned Media, Paid media, Owned Media 4.3. Paid Media Hiểu được Earned Media là gì, Owned Media là gì, vậy Paid Media có điểm gì khác biệt so với hai hình thức truyền thông trên. Paid Media là một cách tốt để quảng bá truyền tải nội dung (Execution) nhằm thúc đẩy Earned Media cũng như hướng lưu lượng truy cập đến các thuộc tính của Owned Media. Trả tiền để quảng cáo nội dung có thể giúp thu hút và tạo ra nhiều tương tác của khách hàng tiềm năng. Các trang web truyền thông xã hội như Facebook, Twitter và LinkedIn cung cấp quảng cáo có khả năng giúp thúc đẩy nội dung cũng như trang web của bạn. Một cách khác để tiếp cận nhiều hơn cho nội dung của bạn là trả tiền cho những người có ảnh hưởng để đại diện cho các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Sử dụng nhắm mục tiêu lại, trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột (PPC) và quảng cáo hiển thị hình ảnh là một cách hiệu quả và trực tiếp hơn để hướng người tìm kiếm đến các trang web của doanh nghiệp bạn, để giúp tăng lưu lượng truy cập và tỷ lệ chuyển đổi. 5. Mối quan hệ của Earned Media, Owned Media và Paid Media - Cả ba hình thức Earned Media, Owned Media và Paid Media đều quan trọng đối với chiến lược truyền thông kỹ thuật số. Tùy thuộc vào ngân sách, nguồn lực và chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp có thể lựa chọn một hình thức phù hợp nhất với mục tiêu chiến dịch Marketing đã đề ra.  - Owned Media là một phần mở rộng của thương hiệu của bạn và tạo ra các hình thức đa dạng khác để khách hàng tương tác với thương hiệu của bạn. - Earned Media tương đương với truyền miệng trực tuyến và là phương tiện thúc đẩy lưu lượng truy cập, mức độ tương tác và tình cảm xung quanh một thương hiệu. Mặc dù có nhiều cách khác nhau khi sử dụng Earned Media, nhưng các chiến lược nội dung và SEO tốt là những chiến lược được kiểm soát và hiệu quả nhất. - Paid Media là một cách tuyệt vời để quảng cáo nội dung nhằm tạo ra nhiều Earned Media hơn và cũng có thể được sử dụng để hướng lưu lượng truy cập trực tiếp đến các thuộc tính của Owned Media.  Mối quan hệ giữa Owned media, Paid Media, Earned Media 6. Ví dụ minh họa về sự kết hợp thành công của Paid Owned và Earned Media Dưới đây là ví dụ minh hoạ về sự kết hợp thành công của Paid Owned và Earned Media. Cụ thể như sau: Chiến dịch marketing của Điện máy xanh vào năm 2016. Theo các báo, kênh paid mà nhãn hàng sử dụng thì đã giúp cho người tiêu dùng sẽ biết được về "cơn lốc màu xanh" qua quảng cáo trên Facebook hoặc Youtube. Nếu muốn lan truyền mạnh mẽ thì chắc chắn sẽ phải có sự góp mặt của kênh paid trả phí. Bên cạnh đó, kênh owned chính là Facebook Fanpage. Tại đây đăng tải cac nội dung bắt trend, hài hước, châm biếm rất "trendy" để tạo thêm chất xúc tác giúp thương hiệu Điện máy xanh lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội. Từ đó được nhiều người biết đến nhiều hơn. Như vậy kết quả Điện máy xanh đã thu về được kênh earned - các cuộc thảo luận, chia sẻ của khách hàng và công chúng. Dựa theo thống kê của Buzzmetrics, chỉ trong vòng 1 tháng rưỡi sau khi xuất hiện, clip của Điện máy xanh đã viral khắp các nơi, tạo ra được hơn 400k lượt bình luận và chia sẻ, vượt xa các đối thủ điện máy khác như: Điện máy chợ lớn, Pico, Nguyễn Kim, Thiên Hoà,... Bên cạnh đó, kênh owned chính là Facebook fanpage đăng tải các nội dung hài hước, châm biếm rất “trendy” như Rồng Pikalong, Lạc trôi… tạo thêm chất xúc tác cho ĐMX lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội. Như vậy có thể thấy rằng nếu chỉ sử dụng đơn lẻ từng kênh, chắc chắn Điện máy xanh sẽ không tạo được ấn tượng, không thể thu hút nhiều người và tạo ra được sự thành công lớn như vậy. 7. Kết luận Như vậy bài viết trên đây Unica đã cùng bạn tìm hiểu Earned Media là gì và phân biệt với Owned media, Paid Media. Chúng tôi hy vọng các doanh nghiệp có thể vận dụng linh hoạt cả 3 hình thức truyền thông nói trên để có thể tăng doanh số bán hàng và quảng bá thương hiệu doanh nghiệp một cách hiệu quả hơn. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp đến bạn đọc những khóa học khác nhau như khóa học marketing online, khóa học Youtube, khóa học Content marketing... với sự hướng dẫn và giảng dạy từ các chuyên gia hàng đầu tại Unica.vn. Cảm ơn và chúc các bạn thành công!
28/10/2020
4354 Lượt xem
ROI là gì? ROI của Marketing là gì?
ROI là gì? ROI của Marketing là gì? ROI là gì có lẽ là cụm từ bạn được nghe đến hàng trăm, hàng nghìn lần trong các báo cáo kinh doanh. Nó không chỉ dành cho các công ty trong danh sách 500 doanh nghiệp lớn của Mỹ mà nó còn rất quan trọng cho các ngành nghề khác nhau. Chính vì thế, trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ những kiến cho các bạn cần nắm về ROI. Hãy cùng UNICA đi tìm hiểu ngay sau đây. ROI là gì?  Là từ viết tắt của cụm từ Return On Investment, là thuật ngữ phổ biến trong Marketing. Theo nghĩa truyền thống của thuật ngữ này, lợi tức đầu tư có nghĩa chính xác như những gì nó phát ra. Đó là lợi nhuận mà các nhà đầu tư mong đợi từ các khoản đầu tư mà họ thực hiện. Trong nhiều năm, số liệu này đã được sử dụng để phân tích mức độ sinh lời của một khoản đầu tư.  Hầu hết các doanh nghiệp trên toàn cầu sử dụng ROI như một thước đo không thể thiếu để phân tích hiệu quả của khoản đầu tư theo thời gian và giải mã liệu chiến lược đằng sau quyết định có hiệu quả hay không. Sử dụng những phát hiện này, các doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định xem có nên tuân theo cùng một chiến lược đầu tư trong tương lai hay không và / hoặc so sánh các lựa chọn khác nhau để xác định lựa chọn tốt nhất. ROI là lợi tức đầu tư Khi đặt một giá trị số vào nó, ROI có thể được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa giá trị hiện tại của khoản đầu tư và chi phí đầu tư, rồi chia giá trị đó cho chi phí đầu tư . Không cần phải nói, con số càng cao, ROI càng tốt. Tuy nhiên, vì ROI phụ thuộc rất nhiều vào loại ngành mà một doanh nghiệp hoạt động, lợi tức đầu tư của một công ty hoạt động trong ngành taxi và xe limousine có thể khác đáng kể so với lợi tức của một công ty tiếp thị phục vụ khách hàng. ROI có tốt cho đại lý không? ROI là gì mà có sự ảnh hưởng lớn tới đại lý của doanh nghiệp. Sự thật mà nói, ROI tốt cho một đại lý sẽ đảm bảo rằng khách hàng của họ tạo ra lợi nhuận. Đó là nó. Ngoài điều đó, không có câu trả lời chính xác. Một số đại lý có thể hài lòng với ROI 5%, trong khi những đại lý khác có thể đang tìm kiếm một con số cao hơn như 20%. Trên thực tế, không có giá trị hoặc tỷ lệ nhất định mà các đại lý có thể (hoặc quan trọng hơn là) đảm bảo cho khách hàng của họ. Tuy nhiên, họ cần theo dõi một số yếu tố quan trọng trước khi ước tính ROI cho khách hàng của họ. Những yếu tố mà họ có thể quên hoặc bỏ sót khi xem xét. ROI Marketing là gì? ROI tiếp thị, hay lợi tức đầu tư, là thực tiễn phân bổ lợi nhuận và tăng trưởng doanh thu cho các sáng kiến ​​tiếp thị tác động. Bằng cách tính toán ROI tiếp thị, các tổ chức có thể đo lường mức độ mà các nỗ lực tiếp thị đóng góp vào tăng trưởng doanh thu một cách tổng thể hoặc trên cơ sở chiến dịch. Thông thường, ROI tiếp thị được sử dụng để biện minh cho chi tiêu tiếp thị và phân bổ ngân sách cho các chiến dịch và sáng kiến ​​đang diễn ra và trong tương lai. ROI tiếp thị là thực tiễn phân bổ lợi nhuận và tăng trưởng doanh thu cho các sáng kiến ​​tiếp thị tác động. ROI tiếp thị được Marketer sử dụng như nào Sau khi nắm được cơ bản về ROI là gì thì chúng ta sẽ tìm hiểu xem ROI tiếp thị là gì?  Điều chỉnh chi tiêu tiếp thị Các MMO luôn liệt kê việc phân bổ nguồn lực và ngân sách cho các nỗ lực tiếp thị là ưu tiên hàng đầu. Nhưng để đảm bảo ngân sách và nguồn lực cho các chiến dịch trong tương lai, điều quan trọng là chi tiêu và ngân sách. Để làm được các nhà tiếp thị cần tính toán chính xác được ROI mà họ muốn mang lại cho tổ chức. Phân phối ngân sách tiếp thị Trên các kênh trực tuyến và ngoại tuyến, có vô số các kết hợp tiếp thị có thể có. Tuy nhiên, bất kỳ sự kết hợp nào của các sáng kiến ​​chiến dịch đều cần có kinh phí. Đó là lý do tại sao việc hiểu rõ nỗ lực trực tuyến và ngoại tuyến nào mang lại nhiều doanh thu nhất là điều bắt buộc để phân phối ngân sách tiếp thị đúng cách. Phân tích cạnh tranh Theo dõi ROI tiếp thị của đối thủ cạnh tranh cho phép các nhà tiếp thị hiểu chính xác cách tổ chức của họ đang hoạt động trong ngành cụ thể của họ. Ví dụ: các nhà tiếp thị theo dõi dữ liệu tài chính công khai có thể ước tính ROI của các đối thủ cạnh tranh và điều chỉnh các đường cơ sở để phản ánh những ước tính này -  giúp duy trì các nỗ lực cạnh tranh nhất quán.  ROI giúp các nhà Marketer phân tích đối thủ cạnh tranh hiệu quả Điều gì tạo nên ROI tiếp thị tốt Theo quy luật chung phần giữa của đường cong ROI tiếp thị thường có tỷ lệ là 5:1, ROI đặc biệt thì sẽ mang tỷ lệ 10: 1, bất cứ điều gì dưới tỷ lệ 2:1 đều được coi là không lợi nhuận vì chi phí để sản xuất và phân phối hàng hóa, dịch vụ đều có nghĩa là các tổ chức sẽ hòa vốn với chi tiêu và lợi nhuận của họ. Tuy nhiên, chi phí và chi phí thấp hơn 50% giá bán có thể thấy lợi nhuận từ nỗ lực của họ ở tỷ lệ thấp hơn. Bởi vì mọi tổ chức đều khác nhau, điều quan trọng là phải xem xét chi phí chung, biên lợi nhuận và các yếu tố và tiêu chuẩn của ngành là duy nhất cho lĩnh vực đó. Như vậy, UNICA đã chia sẻ cho các bạn được nắm về ROI là gì cũng như nó được sử dụng như thế nào trong tiếp thị Marketing. 
27/10/2020
489 Lượt xem
Performance Marketing là gì? Cách thức hoạt động như thế nào
Performance Marketing là gì? Cách thức hoạt động như thế nào Performance Marketing là một thuật ngữ không thể thiếu khi các doanh nghiệp triển khai các chiến dịch quảng cáo và giới thiệu sản phẩm tới khách hàng. Performance Marketing giúp các doanh nghiệp đo lường các chỉ số từ việc tiếp cận thương hiệu của khách hàng cũng như hiệu quả thực tế của một quảng cáo. Vậy Performance Marketing là gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé. 1. Performance Marketing là gì? Performance Marketing được hiểu là một loại tiếp thị kỹ thuật số nơi các doanh nghiệp trả tiền dựa trên hiệu suất khi triển khai các chiến dịch. Nếu bạn đang tìm kiếm một chiến lược hướng đến kết quả cho quảng cáo kỹ thuật số của mình, thì Performance Marketing có thể là câu trả lời cho bạn. Cách tiếp cận này đã thay đổi cách các nhà tiếp thị và nhà xuất bản tương tác cũng như cách quảng cáo tiếp cận đối tượng mục tiêu. Trong thế giới “đói” dữ liệu, tiếp thị hiệu suất mang lại khả năng tiếp cận đối tượng mục tiêu của bạn trên quy mô lớn, trong khi vẫn đo lường mức độ hoạt động của các chiến dịch của bạn. Hiểu theo dịch nghĩa, Performance Marketing là tiếp thị hiệu suất 2. Performance Marketing hoạt động như thế nào - Nhà bán lẻ/ thương gia: Đây là nhóm bán hàng hóa hoặc dịch vụ và muốn hoàn thành một mục tiêu cụ thể, chẳng hạn như nhiều khách hàng tiềm năng hoặc tăng doanh số bán hàng nhanh chóng.  - Nhà xuất bản: còn được gọi là đơn vị liên kết, nhà tiếp thị hoặc đối tác. Đây là một người hoặc công ty sử dụng các chiến lược và kỹ thuật khác nhau để quảng bá thương hiệu và hoàn thành mục tiêu của mình. Các nhà xuất bản thực hiện quảng cáo này trên phương tiện của riêng họ, như trang web, blog hoặc tài khoản trên mạng xã hội: Facebook, zalo, Google... - Mạng và nền tảng: Mạng và nền tảng là các thực thể bên thứ ba kết nối nhà bán lẻ và nhà xuất bản, quản lý các chiến dịch và thanh toán cũng như theo dõi hiệu suất của các chiến dịch. Các thương hiệu không nhất thiết phải thông qua một mạng lưới, nhưng họ có thể vẫn cần một nền tảng để theo dõi số lần nhấp chuột, doanh số bán hàng và các chỉ số hiệu suất chính (KPI) khác. Sử dụng các hình thức thanh toán mới như QR code, chuyển khoản,.. giúp mọi thủ tục nhanh toán diễn ra rất nhanh chóng và chính xác. - Các nhà quản lý chương trình thuê ngoài (OPM): Các công ty và đại lý này chạy các chiến dịch tiếp thị hiệu suất dịch vụ đầy đủ cho các thương hiệu không muốn quản lý nội bộ. OPM cung cấp các dịch vụ như chiến lược tiếp thị, tuyển dụng nhà xuất bản, thiết kế chiến dịch và tuân thủ các quy định. Chúng cũng có thể giúp tối ưu hóa hiệu suất thông qua tối ưu hóa trang đích , tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) và các phương pháp tiếp thị trực tuyến  khác. Performance Marketing bao gồm bốn nhóm 3. Phương thức thanh toán trong Performance Marketing Sau khi giải thích thuật ngữ Performance Marketing là gì, mời bạn đọc tìm hiểu một số hình thức thanh toán trong Performance Marketing. Trả tiền cho mỗi nhấp chuột (PPC) Nhà quảng cáo trả tiền cho các nhấp chuột đưa khách truy cập đến trang đích của nhà quảng cáo. Phương pháp này được sử dụng trong các kết quả của công cụ tìm kiếm có trả tiền. Giá mỗi nhấp chuột (CPC) Một cách khác để mô tả PPC ở trên. Cũng là một KPI (chỉ số hiệu suất chính) mà các nhà tiếp thị sử dụng để hiểu hoạt động phương tiện truyền thông của họ đang hoạt động hiệu quả như thế nào. Nếu một chiến dịch trên tìm kiếm có trả tiền có CPC là 400 đô la, trong khi chiến dịch hiển thị có CPC là 20 đô la, thì nhà quảng cáo có thể chọn chuyển ngân sách tiếp thị của họ sang kênh hiển thị để đạt hiệu quả.  Giá mỗi nghìn (CPM) Mô hình thanh toán dễ sử dụng nhất và phổ biến nhất, CPM là phép tính giá mà nhà tiếp thị trả cho mỗi 1.000 lần hiển thị. Thay vì trả tiền cho ai đó nhấp vào quảng cáo, nhà quảng cáo trả tiền mỗi khi quảng cáo được hiển thị cho ai đó trong đối tượng mục tiêu của họ. Phương pháp này có thể hữu ích khi mục tiêu của chiến dịch là tăng nhận thức về sản phẩm hoặc thương hiệu. Nó cũng có thể thu hút những khách hàng đã quan tâm đến thương hiệu của bạn. CPM có thể được sử dụng cho các phương tiện truyền thông xã hội trả tiền, quảng cáo có lập trình và nhiều nền tảng khác. Khi trả tiền cho lượt xem, điều quan trọng là sử dụng nhắm mục tiêu hiệu quả để đảm bảo hiển thị và kết quả từ người xem đã tương tác. CPC là giá mỗi lần nhấp chuột vào liên kết quảng cáo 4. Những hình thức Performance Marketing phổ biến Native Advertising Native Advertising là một dạng của Paid Media, nơi tạo ra Clicks chuột trên các trang Web. Không giống như Display Ads, Native không giống như quảng cáo. Nó phải tuân theo các hình thức và chức năng tự nhiên của Web, chẳng hạn như tin tức hay mạng xã hội. Sponsored Content Hình thức Sponsor này được sử dụng bởi những người có ảnh hưởng. Những đối tượng này sẽ đăng các nội dung liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ để giới thiệu và quảng bá về nó. Sau đó sẽ nhận thù lao từ các nhãn hiệu. Affiliate Marketing Affiliate Marketing hay còn được gọi là hình thức tiếp thị liên kết. Với hình thức này, người bán hàng sẽ nhận được một đường link tiếp thị duy nhất, sau đó chia sẻ lên mang xã hội hoặc các trang Website. Khi có đơn hàng, bạn sẽ kiếm được một khoản hoa hồng từ nó. Hình thức thanh toán thường là CPA, CPC và CPM.  Social Media Marketing Socila Media là nền tảng mạng xã hội bao gồm: Facebook, Insstagram, tiktok...Với các nền tảng này, doanh nghiệp sẽ đạt được một lượng Traffic nhất định từ phía người dùng thông qua các nội dung hiển thị. Các số liệu đo lường trên nền tảng Social Media bao gồm: Lượt likes, share, Click, tương tác và mua hàng. Search Engine Marketing Search Engine Marketing bao gồm 2 dạng: - Dạng trả phí (Paid Search): nghĩa là khi người dùng nhấp vào quảng cáo trên các công cụ như Google, Bing thì người quảng cáo phải trả tiền cho những lần nhấp chuột đó. - Dạng tự nhiên (Organic Search): Là hình thức không phải trả tiền như tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO).  5. Tầm quan trọng của việc sử dụng Performance Marketing Performance Marketing mang lại rất nhiều lợi ích đối với doanh nghiệp. Cụ thể: - Xây dựng thương hiệu và tạo độ uy tín cho doanh nghiệp thông qua đối tác thứ 3. Bạn có thể tăng traffic, tăng thị phần của mình thông qua ngân sách của họ.  - Tỷ lệ rủi ro thấp vì CPA thường thấp hơn và ROI cao hơn các hình thức khác, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được ngân sách tiếp thị. - Qúa trình lênh kế hoạch và triển khai chiến lược Performance Marketing được theo dõi, đo lường và đánh giá minh bạch. - Bạn có thể nắm rõ được nguồn phát sinh đơn hàng, xác định đâu là keenhm đối tác mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp mình.  6. Bắt đầu làm Performance Marketing như thế nào Thiếp lập mục tiêu Thiếp lập mục tiêu là công việc quan trọng của bất kỳ chiến dịch nào. Cho dù đó là tăng nhận thức thương hiệu hay đẩy nhanh doanh số bán hàng thì điều quan trọng là phải đặt mục tiêu trước khi khởi chạy. Có rất nhiều mục tiêu thường thấy khi triển khai kế hoạch Pergormance Marketing như: Tăng traffic cho Web, tăng lượt truy cập của đối tượng mới, chuyển đổi, ban hàng.  Khi đã xác định được mục tiêu rõ ràng, doanh nghiệp có thể sử dụng các nền tảng quảng cáo để tạo ra các chiến dịch nhắm mục tiêu cụ thể đó. Kế hoạch sau khi khởi chạy Sau khi khởi chạy, các Marketer phải tối ưu hóa các chiến dịch để nguồn quảng cáo hoạt động tốt nhất. Ngoài ra, việc thống kế và phân tích để xác định nguồn lưu lượng truy cập nào là tốt nhất để phân bổ ngân sách quảng cáo phù hợp cũng là công việc nên làm. Nếu doanh nghiệp của bạn muốn tăng doanh thu cho dự án hãy tham khảo thêm các nguồn Outsource nhưng lưu ý bạn nên chọn những nguồn uy tín. Như vậy thông qua bài viết trên đây, Unica đã cùng bạn tìm hiểu Performance Marketing là gì. Như các bạn đã biết, một cách quan trọng để thúc đẩy kết quả thông qua Performance Marketing là triển khai các chiến dịch đa kênh được nhắm mục tiêu. Bằng cách nhắm mục tiêu quảng cáo của bạn trên nhiều kênh , chẳng hạn như hiển thị, video, mạng xã hội, tìm kiếm Google, âm thanh, youtube, số lần nhấp chuột, v.v., bạn có thể tìm thấy các đối tượng quan tâm ở bất cứ nơi nào họ trực tuyến. Hiểu được tầm quan trọng của tiếp thị hiệu suất, Unica hy vọng các doanh nghiệp có thể triển khai các hình thức Performance Marketing đúng hướng để có thể tạo ra được những kết quả tích cực trong hoạt động quảng bá thương hiệu, sản phẩm và tiếp cận với khách hàng tiềm năng.  Cảm ơn và chúc các bạn thành công !
27/10/2020
2278 Lượt xem
 DSS là gì? Lợi ích của hệ thống hỗ trợ ra quyết định cho doanh nghiệp
DSS là gì? Lợi ích của hệ thống hỗ trợ ra quyết định cho doanh nghiệp DSS là gì? Ưu nhược điểm của DSS như thế nào là vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm. Trong kinh doanh, bất kì một quyết định nào được đưa ra cũng đều gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành bại của cả một doanh nghiệp. DSS ra đời là để giúp doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định đúng đắn. Bài viết sau đây Unica sẽ cung cấp tới bạn một số thông tin liên quan đến hệ thống dss, cùng khám phá nhé. 1. DSS là gì? DSS là tên viết tắt của Decision Support System, nghĩa là hệ thống hỗ trợ ra quyết định hoặc hệ hỗ trợ quyết định. Là một hệ thống thông tin được máy tính hóa được sử dụng để trợ giúp các hoạt động ra quyết định trong một tổ chức hoặc doanh nghiệp bằng cách phân tích các tập dữ liệu lớn và nó tổng hợp thông tin có thể được sử dụng để giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định tốt hơn.  Nó đề xuất sử dụng lý thuyết về các lựa chọn để phân tích, hiểu và định lượng tính linh hoạt một cách có hệ thống thông qua việc sử dụng DSS cho một lớp các tình huống ra quyết định. Tính linh hoạt có được từ ứng dụng này được coi là sự thay đổi danh mục quyền chọn về giá trị.  Decision Support System là gì? DSS là hệ thống hỗ trợ ra quyết định 2. Các thành phần của hệ thống hỗ trợ ra quyết định (DSS) Hệ thống hỗ trợ ra quyết định hoạt động dựa trên hệ thống phần mềm tương tác và thu thập mọi thông tin có liên quan từ rất nhiều nguồn. Thành phần của hệ thống thông tin hỗ trợ ra quyết định bao gồm: Cơ sở dữ liệu Để có thể hỗ trợ doanh nghiệp đưa ra được những dự đoán, chiều hướng hành động thì tất nhiên hệ thống của DSS sẽ bao gồm một cơ sở dữ liệu lớn chứa tất cả các dữ liệu cần thiết. DSS hoạt động như một ngân hàng dữ liệu, các dữ liệu này được thu thập từ rất nhiều nguồn khác nhau. Thông thường, cơ sở dữ liệu được hình thành từ 2 nguồn đó là: Bên trong tổ chức (internal) và bên ngoài tổ chức (external). Cơ sở dữ liệu có chức năng cung cấp các cấu trúc dữ liệu logic để người dùng tương tác, quyết định trực tiếp đến thông tin đầu vào, đầu ra và tiến hành xử lý dữ liệu. Đối với những doanh nghiệp có tiềm lực CNTT lớn, cơ sở dữ liệu DSS thường được kết nối với kho dữ liệu - nơi chứa toàn bộ dữ liệu của tổ chức. Các phương pháp phân tích dữ liệu Hệ thống hỗ trợ ra quyết định có thể được điều khiển thủ công bởi con người hoặc sử dụng máy tính hỗ trợ. Trong một số trường hợp, DSS có thể kết hợp cả 2 phương pháp này lại với nhau để giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định đứng đắn nhất. Nhìn chung về cơ bản, DSS sẽ được xem như một hệ thống phần mềm tương tác. Các dữ liệu ở trong cơ sở dữ liệu sẽ được phân tích để sàng lọc thông tin, chẩn đoán, trả lời cho câu hỏi “điều này xảy ra vì sao”.sau đó tổng hợp lại thành các thông tin một cách toàn diện nhất để tăng độ chính xác, hỗ trợ hiệu quả trong việc đưa ra quyết định cho doanh nghiệp, tổ chức. Thành phần quan trọng nhất của DSS chính là người dùng Các kỹ thuật lập kế hoạch DSS với tư cách là một ứng dụng thông tin nhưng khác hoàn toàn với những ứng dụng hoạt động thông thường khác chỉ có chức năng thu thập dữ liệu. Dữ liệu được lưu trong cơ sở dữ liệu không chỉ được hệ thống phân tích, sàng lọc kỹ càng để đánh giá cao độ chính xác mà còn được ứng dụng các kỹ thuật lập kế hoạch để nhằm mục đích tạo ra các báo cáo thông tin tổng quan nhất. Các hệ thống lý tưởng sẽ phân tích thông tin, lập kế hoạch để có thể đưa ra được cho người dùng những quyết định sáng suốt với tốc độ nhanh chóng. Các phương pháp mô phỏng DSS được xây dựng trên các phương pháp mô phỏng. Các phương pháp mô phỏng là bao nhiêu sẽ tuỳ thuộc vào mục đích của DSS. Thông thường, các phương pháp mô phỏng của DSS là tập hợp các mô hình ra quyết định như: mô hình toán học, mô hình thống kê, phân tích, dự báo,... Các phương pháp mô phỏng giúp người dùng dễ dàng hình dung hơn những thông tin mà hệ thống đưa ra. Từ đó, ứng dụng vào trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thành phần mô phỏng có trong hệ thống DSS mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực cho quá trình giải quyết các vấn đề và cho quá trình ra quyết định. >> Xem thêm: R&D là gì? 3 câu hỏi xây dựng chiến lược R&D đỉnh cao Thành phần của hệ thống ra quyết định (DSS) 3. Ưu điểm và hạn chế của hệ thống hỗ trợ quyết định (DSS) Hệ hỗ trợ ra quyết định sở hữu rất nhiều những ưu điểm tuyệt vời nên được các doanh nghiệp, tổ chức ưu tiên sử dụng. Bên cạnh ưu điểm thì DSS cũng vẫn còn tồn tại một số nhược điểm. Ưu, nhược điểm của hệ hỗ trợ quyết định như sau: Ưu điểm của hệ thống hỗ trợ quyết định - Tiết kiệm thời gian: Nhờ sự hỗ trợ của hệ thống ra quyết định mà các vấn đề được giải quyết nhanh chóng, các quyết định được đưa ra nhanh chóng, tăng tốc quá trình ra quyết định. - Cải thiện giao tiếp: DSS ra đời giúp cải thiện giao tiếp giữa mọi người thông qua các cuộc họp, các buổi động cần sử dụng não bộ nhiều. - Tiết kiệm chi phí: Việc sử dụng phương pháp và tổ chức dữ liệu cũ sẽ tốn rất nhiều chi phí cho nguồn lực. DSS ra đời giúp tiết kiệm tối đa chi phí, chúng ta chỉ cần lấy dữ liệu từ các cơ quan có liên quan, sau đó nhập dữ liệu đó vào phần mềm để cho nó phân tích, hỗ trợ đưa ra quyết định sáng suốt nhất. - Hiệu quả, tính chính xác cao: Hệ thống DSS sử dụng dữ liệu vi tính hoá nên rất ít khi có sai sót, máy tính tiến hành truy xuất dữ liệu mà chúng ta cung cấp chính xác, cho hiệu quả rất cao. - Tự động hoá các quy trình: DSS bao gồm nhiều thành phần, vận hành theo một quy trình nhất quán nên sẽ tự động hoá quy trình, chúng ta nhận được quyết định nhanh chóng ngay khi lấy dữ liệu từ phần mềm máy tính. DSS được sử dụng chủ yếu trong các doanh nghiệp kinh doanh Hạn chế của hệ thống hỗ trợ quyết định - Phụ thuộc quá nhiều vào dữ liệu nguồn: Khi phụ thuộc quá nhiều vào dữ liệu nguồn thì khi bạn thực hiện sai hệ thống cũng không thể nào cho quyết định chính xác. Máy tính phụ thuộc trực tiếp vào dữ liệu người dùng nhập vào, nếu người dùng mắc lỗi cung cấp dữ liệu sai thì kết quả nhận lại được cũng sẽ sai. - Tạo tâm lý không thoải mái cho nhân viên: Doanh nghiệp sử dụng DSS có thể gây ra sự sợ hãi và phản ứng dữ dội cho nhân viên, nhất là các nhân viên cấp thấp. Có rất nhiều nhân viên chối bỏ, không thoải mái với hệ thống hỗ trợ ra quyết định này vì nó có thể khiến họ mất vị trí hiện tại. - Tạo hiệu ứng không lường trước: Việc đưa ra quyết định từ dữ liệu truy xuất trong máy tính sẽ tạo ra những vấn đề không lường trước được, điển hình như văn hoá đổ lỗi. Nhiều nhân viên làm sai nhưng lại đổ lỗi cho máy tính. - Chi phí bằng tiền: Để sử dụng được hệ thống hỗ trợ quyết định doanh nghiệp, tổ chức sẽ mất tiền. Việc sử dụng không hiệu quả, sai cách khiến những quyết định đưa ra không chính xác sẽ phải trả chi phí bằng tiền. 4. Các ứng dụng của hệ thống hỗ trợ ra quyết định (DSS) Bản chất của hệ thống DSS là gì có lẽ không giới thiệu thì ai cũng biết, nó hỗ trợ rất nhiều trong kinh doanh và quản lý. Dưới đây là các ứng dụng của hệ thống hỗ trợ ra quyết định. Trong các lĩnh vực kinh doanh Hệ thống hỗ trợ ra quyết định được ứng dụng nhiều nhất là trong lĩnh vực kinh doanh. Bởi nó sẽ giúp doanh nghiệp xác định được các xu hướng kinh doanh tiêu cực hay tích cực hiện nay. Từ đó, phân bổ các chiến dịch kinh doanh được tốt hơn. DSS hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả, tối ưu chi phí mà vẫn đạt doanh thu cao như mong muốn. Ứng dụng của DSS trong lĩnh vực kinh doanh Trong các lĩnh vực y tế Trong lĩnh vực y tế DSS sẽ hỗ trợ đưa ra các quyết định lâm sàng trong chẩn đoán y tế. Hệ thống DSS có thể được sử dụng cho một loạt các tương tác lâm sàng, bao gồm: chẩn đoán và điều trị. Từ đó, giúp giảm thiểu sai sót trong kê đơn thuốc và đảm bảo cung cấp dịch vụ chăm sóc một cách kỹ lưỡng và chính xác nhất. Về mặt chức năng y tế, DSS sử dụng các thuật toán và các nguyên tắc dựa trên các phác đồ điều trị, cung cấp cho người sử dụng bảng kiểm về quản lý một ca bệnh. Từ đó, bác sĩ đưa ra chỉ định người bệnh nhập viện hoặc chuyển viện, sàng lọc người bệnh theo mọi tình trạng để có thể lập kế hoạch điều trị tốt nhất. Trong các lĩnh vực quân sự Hệ thống DSS ứng dụng trong quân sự sẽ giúp đánh giá tình hình cụ thể, xử lý thông tin, đưa ra kế hoạch tác chiến tự động, hỗ trợ đưa ra các quyết sách sáng suốt và kịp thời nhất. Với công nghệ xử lý dữ liệu hiện đại, hệ thống DSS Có thể tiến hành, lưu trữ, tìm kiếm cũng như khai thác hiệu quả nguồn dữ liệu khổng lồ,… Hệ thống giúp người dùng nhanh chóng biến nguồn dữ liệu được cung cấp thành các dữ liệu phục vụ quân sự, đưa ra lời khuyên cho các chiến lược quân sự được tốt, hiệu quả và khoa học hơn. DSS đưa ra các dữ liệu phục vụ quân sự, đưa ra lời khuyên cho các chiến lược quân sự 5. Các lợi ích của hệ thống hỗ trợ ra quyết định (DSS) Sau tất cả những thông tin chia sẻ ở phần trên có lẽ ít nhiều bạn cũng đã hiểu về những công dụng tuyệt vời mà hệ thống hỗ trợ quyết định mang lại. Để biết cụ thể lợi ích của hệ thống DSS, sau đây là chia sẻ cho bạn. Tăng tính chính xác và hiệu quả trong quá trình ra quyết định Hệ thống DSS được lập trình sẵn và hoạt động dựa trên thông số kĩ thuật của người dùng và sử dụng dữ liệu vi tính hoá để phân tích, thống kê nên đưa ra quyết định có tính chính xác cao. DSS giúp tăng tính chính xác và hiệu quả trong quá trình ra quyết định trên hầu hết các phương diện, giảm thiểu tối đa sai sót. Giảm thời gian ra quyết định Lợi ích tuyệt vời nhất mà DSS đang sở hữu đó chính là nhanh. Ngay sau khi tiếp nhận dữ liệu mà người dùng cung cấp hệ thống sẽ tiến hành phân tích, tổng hợp từ nguồn cơ sở dữ liệu, sau đó đưa ra quyết định. DSS ra đời tiết kiệm tối đa thời gian ra quyết định mà vẫn đưa ra được quyết định mang tính chính xác cao. Giảm thiểu rủi ro và chi phí DSS sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp và xử lý dữ liệu thông minh nên giảm thiểu rủi ro và tiết kiệm đáng kể chi phí. Hệ thống DSS có thể làm được nhiều việc mà không cần nhiều người, doanh nghiệp chỉ cần lấy dữ liệu từ các cơ quan có liên quan, sau đó nhập dữ liệu đó vào phần mềm để cho nó phân tích, hỗ trợ đưa ra quyết định sáng suốt, tiết kiệm chi phí thuê nhân sự. Hệ thống hỗ trợ ra quyết định (DSS) mang rất nhiều lợi ích tuyệt vời 6. Các loại hệ thống hỗ trợ ra quyết định (DSS) Hệ thống hỗ trợ ra quyết định bao gồm nhiều loại hệ thống khác nhau bao gồm: hệ thống DSS dựa theo mô hình, dựa theo luật và dựa theo thống kê. Cụ thể các loại hệ thống hỗ trợ ra quyết định này như sau: Hệ thống DSS dựa trên mô hình Mô hình chính là sự mô tả các yếu tố hoặc các mối quan hệ. Hệ thống DSS mỗi một mô hình sẽ được xây dựng cho các mục đích khác nhau, tập hợp các mô hình sẽ phụ thuộc theo mục đích mà nó hướng tới. Hệ thống DSS dựa trên mô hình chính là tổng thể các mô hình phân tích và toán học sử dụng trong quá trình ra quyết định, điển hình như mô hình thống kê, mô hình điều hành, mô hình lập kế hoạch, mô hình dự báo,... Hệ thống DSS dựa trên luật DSS là hệ thống hỗ trợ đưa ra quyết định dựa trên luật, nghĩa là nó căn cứ vào những dữ liệu từ cơ sở dữ liệu, tổng hợp, phân tích trên quy luật, sau đó mới đưa ra phán quyết. Do hệ thống hoạt động dựa trên luật mang tính tương tác cao nên có thể giúp người dùng đưa ra được quyết định chính xác để giải quyết những vấn đề mà doanh nghiệp hay tổ chức đang gặp phải. Hệ thống DSS dựa trên thống kê Hệ thống ra quyết định DSS có thành phần quan trọng và chiếm vai trò chủ chốt nhất là thống kê. DSS dựa trên thống kê cho phép hệ thống thống kê để tổng hợp dữ liệu từ nhiều luồng thông tin đang lẫn lộn. Từ đó đưa ra một thông tin với độ chính xác cao nhất. Thống kê là điều kiện tiên quyết, bắt buộc, như vậy thì mới có sự tổng hợp đầy đủ và chính xác được. Hệ thống DSS bắt buộc phải thống kê dữ liệu để đưa ra kết quả chính xác 7. Thách thức và xu hướng phát triển của hệ thống hỗ trợ ra quyết định (DSS) Thành công của bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải nhờ vào cấp quản lý đưa ra quyết định đúng và sáng suốt nhất. Để có thể đưa được quyết định đúng đòi hỏi người quản lý phải có được thông tin đầy đủ từ hệ thống và DSSS ra đời đã đáp ứng được điều đó. Tuy nhiên hệ thống hỗ trợ ra quyết định cũng có những thách thức và xu hướng. Thách thức về bảo mật và riêng tư Mặc dù có thể giúp doanh nghiệp đưa ra được những quyết định với tính chính xác cao nhưng hệ thống hỗ trợ ra quyết định đang gặp nhiều thách thức về bảo mật và riêng tư. Hệ thống DSS đưa ra quyết định từ nguồn thông tin cơ sở người dùng nhập vào. Nếu nhiều người dùng cùng cho vào một thông tin thì chắc chắn kết quả đưa ra sẽ không có sự khác biệt nhau là vậy. Điều này sẽ không đảm bảo được tính bảo mật và riêng tư. Doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh nếu như có quyết định, chiến lược quyết định giống nhau thì chắc chắn hiệu quả thành công sẽ không cao. Thách thức về tính khả dụng Hệ thống DSS hỗ trợ đưa ra quyết định với tính chính xác cao nhưng chưa chắc nó đã phù hợp với hoàn cảnh. Vì vậy, hệ thống hỗ trợ đưa ra quyết định gặp phải thách thức không hề nhỏ về tính khả dụng của quyết định. Doanh nghiệp, tổ chức nhận được quyết định từ DSS cần phải cân nhắc xem trước tình hình hiện tại thì có nên sử dụng hay không. Bởi nếu như không phù hợp với hoàn cảnh thì dù chiến lược có hấp dẫn bao nhiêu thì tính khả dụng cũng không cao. Xu hướng phát triển của hệ thống DSS DSS cung cấp cho các nhà quản trị những thông tin cần thiết và bổ ích. Thêm nữa, DSS cũng chỉ là một phần mềm vi tính nên người dùng thuận tiện sử dụng, hỗ trợ cung cấp thông tin cho người dùng mọi lúc mọi nơi phù hợp với từng mức quản lý khác nhau. Hiện nay, hầu hết các ngành đều đang có xu hướng sử dụng ứng dụng hệ thống DSS. Hệ thống DSS càng ngày càng được nâng cấp để làm sao phục vụ mục đích là cải thiện quy trình, đưa ra quyết định giúp kiểm soát doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất. Xu hướng phát triển của DSS trong tương lai 8. Ví dụ về hệ thống hỗ trợ ra quyết định Như đã chia sẻ ở phần trên, hệ hỗ trợ ra quyết định được lập trình ra để giúp giải quyết vấn đề, hỗ trợ đưa ra những quyết định mang tính chính xác cao nhất. Sau đây là ví dụ giúp bạn hình dung rõ hơn về DSS. - Sử dụng DSS thay vì việc phải tạo nhiều báo cáo khác nhau thì bây giờ tất cả đã được tùy chỉnh bởi thông số kỹ thuật. Thay vì một báo cáo đi qua nhiều ban quản lý như trước, bây giờ DSS sẽ tạo cho người dùng nhiều loại báo cáo khác nhau cho từng mức quản lý để người quản lý đưa ra quyết định thích hợp. - Nếu như trước kia công việc phân tích dữ liệu phải cần nhiều nguồn lực hay nhiều máy tính lớn thì giờ đây tất cả đã được gói gọn trong DSS. Việc của người dùng chỉ là nhập dữ liệu thông tin vào phần mềm, hệ thống sẽ tổng hợp dữ liệu, phân tích, thống kê thông tin toàn diện giúp bạn có được thông tin dữ liệu một cách nhanh chóng, thuận tiện dù đang ở bất cứ nơi đâu. 9. Tổng kết Trên đây là tổng hợp đầy đủ và chi tiết tất tần tật các thông tin về DSS là gì? Hệ thống thông tin dữ liệu ra quyết định hỗ trợ bởi nền tảng công nghệ tân tiến giúp tăng độ chính xác một cách tuyệt đối. Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ hiểu thêm được nhiều lợi ích to lớn mà DSS mang lại cho doanh nghiệp. Bạn đọc quan tâm tham khảo khóa học quản lý doanh nghiệp trên Unica để có thêm thật nhiều kiến thức, kỹ năng quản lý giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn. Cảm ơn và chúc các bạn thành công!
27/10/2020
8456 Lượt xem
MT là gì? So sánh Modern Trade và Traditional Trade trong Marketing
MT là gì? So sánh Modern Trade và Traditional Trade trong Marketing Nếu bạn là một bậc “lão làng” trong ngành Marketing hoặc đang theo học marketing thì chắc hẳn thuật ngữ Modern Trade không còn quá xa lạ. Tuy nhiên với người mới chập chững tìm hiểu về lĩnh vực marketing thì chắc chắn sẽ còn khá bỡ ngỡ với thuật ngữ này. Vậy Modern Trade là gì hay MT là gì? Modern Trade và Traditional Trade trong Marketing khác nhau như thế nào? Mời bạn đọc tìm hiểu cùng Unica thông qua bài viết dưới đây nhé.  1. MT là gì Modern Trade là tên viết đầy đủ của cụm từ MT, dịch theo từ điển là thương mại hiện đại. Có thể kể đến một số hình thức của thương mại hiện đại như: các chuỗi siêu thị, đại lý lớn trên khắp cả nước.  kênh modern trade Có thể kể đến một vài ảnh hưởng của thương mại hiện đại như sau: - Thương mại hiện đại đã thúc đẩy người tiêu dùng mua hàng nhanh chóng hơn - Thương mại hiện đại đã dẫn đến sự phát triển của các sản phẩm cao cấp (nhãn hiệu riêng). - Thương mại hiện đại đã dẫn đến sự xuất hiện của các công ty hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) và các nhóm thị trường khác nhau.  2. Ưu nhược điểm của kênh Modern Trade Kênh MT ngày càng phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong việc phân phối hàng hóa đến người tiêu dùng. Cũng như những kênh khác, truyên MT cũng có cả ưu điểm và nhược điểm, cụ thể như sau: 2.1. Ưu điểm Trên thị trường Việt Nam, kênh MT (Modern Trade) đang được áp dụng phổ biến trong các chuỗi siêu thị và trung tâm thương mại lớn, đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Hình thức phân phối hiện đại này cho phép doanh nghiệp tiến hành theo dõi và giám sát hàng hóa một cách chặt chẽ, đảm bảo sự chuyên nghiệp. Đồng thời, nó cũng cung cấp khả năng đo lường chính xác hiệu quả của chiến lược tiếp cận khách hàng. 2.2. Nhược điểm Kênh MT là một hình thức phân phối thương mại hiện đại, tập trung chủ yếu vào các thành phố lớn với sức tiêu thụ cao. Tuy giá thành của sản phẩm thường cao hơn so với các kênh phân phối khác, nhưng việc phân phối không đồng đều và khó tiếp cận khách hàng tạo ra chi phí marketing ban đầu khá cao. Do đó, doanh nghiệp cần áp dụng những chiến lược kinh doanh xuất sắc để đạt được bứt phá trong doanh thu. 3. So sánh Modern Trade với Traditional Trade Sau khi giải thích thuật ngữ Modern Trade là gì, mời bạn đọc tham khảo một số thông tin để phân biệt bản chất của 2 hình thức thương mại hiện đại và thương mại truyền thống.  3.1. Traditional Trade - Thương mại truyền thống Thương mại truyền thống gắn liền với một mạng lưới phức tạp bao gồm các nhà bán lẻ nhỏ, đại lý, nhà dự trữ, người bán buôn, nhà phân phối, chợ mở, cửa hàng ở góc phố, ki-ốt và người bán hàng rong. Thương mại truyền thống được xây dựng dựa trên quan hệ cá nhân giữa khách hàng và nhà bán lẻ, nó chiếm gần 80% thị phần ở các nền kinh tế đang phát triển chủ chốt. Phần lớn mọi người mua đồ ăn, thức uống và đồ gia dụng từ những cửa hàng này. Thương mại truyền thống có nhiều hạn chế so với thương mại hiện đại với mordern trade Trong thương mại truyền thống, sự lựa chọn thương hiệu bị giới hạn trong những gì có sẵn hoặc yêu cầu người mua hàng yêu cầu tên thương hiệu. Các nhà sản xuất thường có mối quan hệ chặt chẽ với các nhà cung cấp địa phương đã hợp tác với họ trước đó. Nhu cầu trong loại hình thương mại này được đánh giá và phân tích bởi các nhà bán lẻ và đặt hàng. Đôi khi đại lý nhận đơn hàng và được thực hiện bởi người giao hàng (trên xe giao hàng) và đơn hàng được điền tại chỗ. Sự khác biệt chính giữa thương mại truyền thống và thương mại hiện đại là, việc phân phối trong thương mại hiện đại được tổ chức hơn. Các nhà bán lẻ thường tiến hành các giao dịch một cách trực tiếp, không qua khâu trung gian với nhà sản xuất. Nhiều chuỗi bán lẻ lớn đã tích hợp các dịch vụ của họ để cung cấp các thương hiệu của riêng họ trong các cửa hàng tạp hóa và đại lý khác nhau.  3.2. Modern Trade - Thương mại hiện đại Tất cả các cửa hàng sang trọng, siêu thị, chuỗi và nhượng quyền thương mại, cung cấp nhiều loại sản phẩm khác nhau cùng với khả năng truy cập hàng tồn kho tại chỗ. Hệ thống thương mại hiện đại, với sự ra đời và xuất hiện của nó, đã thay đổi hoàn toàn khái niệm và bức tranh tổng thể trong lĩnh vực kinh doanh hàng hóa.  Thương mại hiện đại đề cập đến sự dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện khi thực hiện các giao dịch. Sự sẵn có 24/7 của hàng hóa từ mọi nơi trên thế giới là một trong những bước đột phá và lớn nhất mọi thời đại về kinh doanh và thương mại. Giao dịch hiện đại đã đưa mọi thứ lên một cấp độ hoàn toàn mới. Tất cả bắt đầu với việc thành lập các cửa hàng tạp hóa lớn sở hữu nhiều loại sản phẩm khác nhau sau đó nó dẫn đến nền tảng hình thành của các siêu thị. Khách hàng có thể tự do, thoải mái lựa chọn những sản phẩm và mặt hàng mình quan tâm trong các siêu thị lớn. Cùng với ý tưởng thanh toán bằng các tùy chọn như tiền mặt, thẻ tín dụng, nhận hàng khi thanh toán… và nhiều thứ khác từ từ và ổn định đã dẫn đến nền tảng vững chắc của thương mại hiện đại. Sự đổi mới hiện đại này đã giúp mở ra nhiều cánh cửa của hệ thống thương mại hiện đại và thiết lập các liên kết kinh doanh lớn. Hệ thống này chủ yếu nhấn mạnh vào việc giao hàng kịp thời và có sẵn sản phẩm cho khách hàng. 3.3. Sự khác biệt chính - Các cửa hàng bán lẻ thương mại marketing truyền thống bán sản phẩm với giá bán lẻ tối đa, trong khi các cửa hàng thương mại hiện đại cung cấp nhiều chiết khấu và ưu đãi khác nhau. - Thương mại truyền thống liên quan đến lượng hàng dự trữ hạn chế, trong khi thương mại hiện đại sở hữu hàng tồn kho khổng lồ. - Thương mại hiện đại mang lại sự tiện lợi như giao hàng tận nhà và đặt tại chỗ chỉ bằng một vài thao tác đơn giản thông qua điện thoại, còn thương mại truyền thông có nhiều hạn chế trong việc mua hàng và thanh toán. - Thương mại truyền thống sở hữu khách hàng theo mùa, tuy nhiên, mặt khác, thương mại hiện đại có thể đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng trong không gian và thời điểm khác nhau.  4. Nên bán hàng kênh GT hay kênh MT? Nên bán hàng kênh GT hay kênh MT là vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm. Dưới đây là ba mô hình kênh phân phối được sử dụng phổ biến, góp phần tích cực cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp: - Kênh GT: Đây là kênh phân phối dành cho cửa hàng tạp hóa nhỏ và bán lẻ. - Kênh MT: Đây là kênh phân phối áp dụng cho các siêu thị lớn và đại siêu thị. - Kênh kết hợp MT và GT: Đây là kênh phân phối được sử dụng tại các siêu thị mini và siêu thị vừa, nhỏ. Việc lựa chọn kênh phân phối hàng hóa phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đặc điểm, nhu cầu và tiềm lực của doanh nghiệp. Do đó, để chọn đúng kênh phân phối (MT hoặc GT), doanh nghiệp bán lẻ cần tìm hiểu kỹ và xác định rõ định hướng phát triển dài hạn của mình. Nên bán hàng kênh GT hay kênh MT? 5. Các lưu ý khi phát triển kênh Modern Trade? Để phát triển kênh Modern Trade không khó, tuy nhiên để phát triển kênh MT thành công thì bạn cần phải đặc biệt chú ý một số vấn đề sau: 5.1. Tăng tương tác với khách hàng Khi áp dụng kênh Modern Trade cho việc phân phối hàng hóa, thương hiệu cần áp dụng một chiến lược cụ thể để đem sản phẩm tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng và ấn tượng. Điều này sẽ giúp tăng cường hiệu quả trong hoạt động bán hàng và đạt được doanh thu cao. 5.2. Hiểu rõ vị thế sản phẩm trên thị trường Để đạt được doanh thu tối đa, việc hiểu rõ vị trí của sản phẩm trên thị trường là điều vô cùng quan trọng. Điều này cho phép doanh nghiệp xác định và áp dụng các chiến lược bán hàng và marketing phù hợp với từng loại sản phẩm, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và tối ưu hóa doanh thu. 5.3. Vận dụng hiệu quả chiến thuật kệ chính “MT là gì” Để thu hút sự chú ý của khách hàng, một cách hiệu quả là đặt sản phẩm tại kệ chính. Chiến thuật này giúp tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm so với các thương hiệu khác. 5.4. Xây dựng và quản lý đội ngũ nhân sự hiệu quả Tổ chức và quản lý đội ngũ nhân sự kinh doanh tại các hệ thống siêu thị một cách tối ưu và hiệu quả là yếu tố quan trọng để đảm bảo lợi nhuận trong hoạt động bán hàng. Đây là một trong những lưu ý quan trọng trong việc phát triển kênh Modern Trade. 5.5. Kết hợp với truyền thông số “MT là gì” Trong thời đại công nghệ số, khách hàng không chỉ tương tác với thương hiệu qua các kênh offline, mà còn thông qua các kênh digital. Kết hợp các kênh này để tạo ra trải nghiệm mua sắm gắn kết và cá nhân hóa giúp doanh nghiệp tạo được ấn tượng với khách hàng và thúc đẩy doanh số bán hàng. 6. Ứng dụng của Modern Trade trong kinh doanh Hiện nay, Modern Trade được ứng dụng rất nhiều trong kinh doanh. Dưới đây là những ứng dụng điển hình và phổ biến nhất cho bạn tham khảo: 6.1. Chiến thuật kệ chính Đây là khu vực kệ trưng bày sản phẩm của tất cả những nhà cung cấp của cùng một ngành hàng. Khoảng 80% khách hàng sẽ mua hàng ở khu vực này, vậy nên vị trí bạn đặt quầy hàng trong siêu thị ảnh hưởng ít nhiều đến tâm trí của khách hàng về vị trí thương hiệu. Khi tất cả thương hiệu đều muốn được đặt ở những nơi dễ dàng thu hút khách hàng thì bạn cần tập trung chủ yếu vào 3 yếu tố đó là vị trí, diện tích, thương hiệu.  Chiến thuật mordern trade yêu cầu bạn cần phải có một diện tích phù hợp có thể cung cấp đủ các mặt hàng để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Nếu hết hàng hoặc quá ít sẽ khiến cho thương hiệu của bạn trở nên kém chuyên nghiệp trong mắt khách hàng.  Vị trí gian hàng của bạn ở đâu sẽ giúp cho việc quản lý và tiếp cận khách hàng một cách tốt nhất. Nhận diện thương hiệu cũng cực kỳ quan trọng. Giúp người tiêu dùng nhớ đến thương hiệu và tìm kiếm sản phẩm của bạn nhiều hơn. 6.2. Chiến thuật kệ thứ cấp Chiến thuật kệ thứ cấp, cũng được nhiều doanh nghiệp lớn sử dụng. Chi phí thực hiện chiến thuật này khá lớn, thời gian thực hiện ngắn nhưng kết quả đem lại lại rất khả quan. Nếu thực hiện đồng thời cả chiến thuật kệ chính và kệ thứ cấp thì doanh nghiệp cần làm tốt cả công tác Marketing để mang lại hiệu quả tốt nhất. Việc đầu tiên khi thực hiện chiến thuật kệ thứ cấp là thu hút sự chú ý của người dùng. Bạn cần tạo hứng thú với khách hàng bằng cách để người tiêu dùng tăng tương tác với sản phẩm của doanh nghiệp. Marketing thật tốt để cho khách hàng thấy điểm mạnh của mình và tăng khả năng mua hàng nhất có thể. 6.3. Vị trí sản phẩm trên thị trường Vị trí của sản phẩm trên thị trường đóng vai trò quan trọng trong việc thành công của một doanh nghiệp. Trong bối cảnh Modern Trade, việc đặt sản phẩm tại vị trí chiến lược trên các kệ chính và điểm bán hàng là một yếu tố quan trọng để thu hút sự chú ý của khách hàng. Qua việc tận dụng các kênh MT, doanh nghiệp có thể tạo ra một ấn tượng mạnh mẽ và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm so với các thương hiệu khác. Điều này mang lại lợi ích lớn cho hoạt động bán hàng và đóng góp vào việc tăng doanh thu và lợi nhuận. 6.4. Tăng tương tác với khách hàng Trong thời đại công nghệ số, tương tác với khách hàng không chỉ xảy ra qua các kênh offline mà còn thông qua kênh digital. Sử dụng chiến lược kết hợp giữa MT và các kênh digital cho phép doanh nghiệp tạo ra trải nghiệm mua sắm gắn kết và cá nhân hóa cho khách hàng. Việc áp dụng kỹ thuật và công nghệ hiện đại trong quảng cáo, tiếp thị và chăm sóc khách hàng giúp doanh nghiệp gây ấn tượng và tạo sự tương tác tích cực với khách hàng. Điều này không chỉ thúc đẩy doanh số bán hàng mà còn xây dựng mối quan hệ lâu dài và trung thành với khách hàng, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. 7. Kết luận Như vậy thông qua bài viết trên đây, Unica đã cùng bạn tìm hiểu MT là gì hay Modern Trade là gì, cũng như giúp bạn so sánh sự khác biệt cơ bản giữa thương mại hiện đại và thương mại truyền thống. Chúng tôi hy vọng thương mại hiện đại sẽ không ngừng phát triển hơn nữa để có thể gia tăng sự trải nghiệm cũng như đáp ứng được 100% nhu cầu mua sắm của khách hàng trong tương lai.  Cảm ơn và chúc các bạn thành công!
27/10/2020
5507 Lượt xem
Digital Transformation là gì? Tầm quan trọng & quy trình chuyển đổi số
Digital Transformation là gì? Tầm quan trọng & quy trình chuyển đổi số Khi công nghệ 4.0, 5.0 đang phát triển vô cùng mạnh mẽ đi đến từng ngõ ngách, từng lĩnh vực kinh doanh, các ngành nghề ngày càng khẳng định vững chắc vị trí quan trọng của nó. Digital Transformation đang là xu thế, nó được coi là tương lai của các ngành nghề làm Marketing. Ngay sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu Digital Transformation là gì? Digital Transformation là gì? Digital Transformation hiểu theo nghĩa tiếng Việt là chuyển đổi kỹ thuật số, là  sự tích hợp công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các lĩnh vực của doanh nghiệp, thay đổi cơ bản cách bạn vận hành và cung cấp giá trị cho khách hàng. Đây cũng là một sự thay đổi văn hóa đòi hỏi các tổ chức phải liên tục thách thức hiện trạng, thử nghiệm và thoải mái với thất bại.  Chuyển đổi số (digital transformation) giúp một tổ chức bắt kịp với các nhu cầu mới nổi của khách hàng hiện tại và, nếu được duy trì, trong tương lai. Chuyển đổi kỹ thuật số cho phép một tổ chức cạnh tranh tốt hơn trong bối cảnh kinh tế liên tục thay đổi khi công nghệ phát triển. Vì vậy, một chiến lược cạnh tranh chuyển đổi kỹ thuật số là cần thiết cho bất kỳ doanh nghiệp, tổ chức phi lợi nhuận hoặc tổ chức nào muốn tồn tại trong tương lai. Digital Transformation là việc chuyển đổi kỹ thuật số Tầm quan trọng của chuyển đổi kỹ thuật số Nắm được cơ bản khái niệm về Digital Transformation là gì nhưng bạn có biết tầm quan trọng của nó không. Một doanh nghiệp có thể thực hiện chuyển đổi kỹ thuật số vì một số lý do. Nhưng cho đến nay, lý do rất có thể là họ phải: Đó là vấn đề sống còn. Trong bối cảnh của đại dịch Covid 19, khả năng của một tổ chức để thích ứng nhanh chóng với sự gián đoạn chuỗi cung ứng, thời gian trước áp lực thị trường và sự thay đổi nhanh chóng của kỳ vọng của khách hàng trở nên rất quan trọng. Quá trình số hóa của xã hội bắt đầu vào cuối thế kỷ 20 và đã tăng tốc trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ 21, đã thúc đẩy quá trình chuyển đổi kỹ thuật số đang được thực hiện bởi nhiều tổ chức ngày nay. Khả năng tận dụng và phân tích dữ liệu Công nghệ chuyển đổi số giúp cho doanh nghiệp có thể dễ dàng và truy cập khối lượng dữ liệu khổng lồ. Qua đó họ có thể thao dõi thông tin khác hàng cũng như các sữ liệu để đánh giá hiệu quả và tìm ra giải pháp cho các vấn đề của doanh nghiệp. Tất cả những dữ liệu này hỗ trợ rất nhiều cho doanh nghiệp trong quá trình đưa ra kết hoạch cũng như các quyết định đúng đắn.  Nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp Ngày nay, chuyển đối số digital transformation không còn là một lựa chọn mà đã trở thành vấn đề bắt buộc với mọi doanh nghiệp. Chuyển đổi số là việc làm với các doanh nghiệp trong kỷ nguyên công nghệ. Một nghiên cứu cho rằng 93% các doanh nghiệp khẳng định chuyển đổi số là việc làm cần thiết trong quá trình phát triển của họ. Các daonh nghiệp không chỉ cần một công nghệ chuyển đổi số cụ thể mà cần áp dụng chuyển đổi số ở nhiều mảng trong doanh nghiệp.  Tối ưu trải nghiệm khách hàng Việc cải tiến công nghệ giúp cho người dùng có nhiều sự lựa chọn trong dịch vụ và ngày càng nâng cao kỳ vọng về trải nghiệm họ nhận thức được. Khách hàng khi họ quyết định mua hoặc sử dụng một sản phẩm/dịch vụ nào đó thì họ không những quan tâm đến tính năng của sản phẩm mà còn quan tâm đến trải nghiệm của người bán.  Công nghệ chuyển đổi số sáng tạo giúp cho việc tương tác giữa khách hàng và thương hiệu hơn, đồng thời mang lại cho người dùng những trải nghiệm độc đáo. Cũng như việc giúp cho việc giữ chân khách hàng và tăng độ hài lòng lên. Nâng cao trải nghiệm nhân viên Những trải nghiệm của nhân viên có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất làm việc và hiệu quả của công việc. Chuyển đổi quy trình làm việc giúp nhân viên của bạn làm việc đơn giản và nhanh gọn và hiện tại. Nhờ đó, thông tin của doanh nghiệp được phân cấp rõ ràng và liền mạch, tất cả những công việc cũng được theo dõi và cập nhật tức thời, giúp đảm bảo tiến độ và hiệu quả.  Xóa bỏ rào cản giữa các phòng ban Khi tiến hành chuyển đổi số thông tin được lưu trữ trên hệ thống và dễ dàng truy cập hơn. Các phòng ban có thể chóng chia sẻ tài liệu, ngay cả khi có cách trở về địa lý hay múi giờ. Ngoài ra, chuyển đổi cũng giúp các bộ phận có thể giao tiếp thường xuyên và hiệu quả hơn nhờ các công cụ trò chuyện. Tăng hiệu suất và giảm chi phí Chuyển đổi số có thể là một khoản đầu tư không nhỏ với nhiều doanh nghiệp, nhưng đây là một khoản đầu tư mang lại hiệu quả cao. Việc bỏ ra một khoản ban đầu, doanh nghiệp có thể tiết kiệm tối đa chi phí vận chuyển nhờ vào chuyển đổi số. Chuyển đổi số cũng giúp cho nhân viên tập trung vào chuyên môn và dễ dàng hoàn thành các công việc của mình hơn. Tất cả những công việc thuer công tốn nhiều thời gian đã được thay thế bởi máy móc từ đó tăng năng suất cũng như chất lượng công việc lên rất nhiều lần.  Mục tiêu của chuyển đổi kỹ thuật số Digital Transformation là gì là gì có lẽ không còn lạ lẫm với nhiều bạn làm Marketing. Mục tiêu của chiến lược chuyển đổi kỹ thuật số của một tổ chức gồm hai mục tiêu: phục vụ khách hàng tốt hơn và phục vụ tốt hơn cho tất cả các bên liên quan - đặc biệt là nhân viên của tổ chức, những người quan trọng đối với sự thành công và các cổ đông của nó. Để làm được điều đó, các tổ chức phải sử dụng các công nghệ kỹ thuật số để đạt được một số mục tiêu giúp hỗ trợ mục tiêu bao trùm là dự đoán và đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt hơn. dx digital transformation là gì Các mục tiêu hỗ trợ đó bao gồm: - Tăng tốc độ tiếp cận thị trường với các sản phẩm và dịch vụ mới. - Tăng năng suất của nhân viên. - Tăng khả năng đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. - Hiểu sâu hơn về khách hàng cá nhân để dự đoán và cá nhân hóa các sản phẩm và dịch vụ tốt hơn,  và cải thiện dịch vụ khách hàng, đặc biệt là cung cấp trải nghiệm khách hàng trực quan hơn và hấp dẫn hơn. Các tổ chức đáp ứng thành công các mục tiêu này có vị trí tốt để hiểu khách hàng của họ và cung cấp các sản phẩm và / hoặc dịch vụ họ muốn mua, do đó tăng sức mạnh và khả năng cạnh tranh của tổ chức trên thị trường cũng như khả năng thành công trong ngắn hạn và dài hạn . Lợi ích của chuyển đổi kỹ thuật số Coi như chúng ta đã nắm được rõ bản chất  Data Transformation là gì nhưng chưa biết lợi ích “khổng lồ” của nó. Chuyển đổi cho phép các tổ chức thành công trong thời đại kỹ thuật số này: Đó là lợi ích lớn nhất duy nhất của chuyển đổi kỹ thuật số. Đối với doanh nghiệp, thành công nhất chính  là doanh thu cao hơn và lợi nhuận lớn hơn. Đối với các loại tổ chức khác, chẳng hạn như các tổ chức phi lợi nhuận, các chỉ số kỹ thuật số về sự thành công mà họ đã triển khai cho phép họ phục vụ các bên liên quan tốt hơn. Mặc dù lợi ích cuối cùng của chuyển đổi kỹ thuật số là sự tồn tại và sức mạnh trong tương lai, các sáng kiến ​​chuyển đổi mang lại nhiều lợi thế khác cho các tổ chức. Chúng bao gồm những điều sau: - Năng suất công nhân cao hơn - một cú hích thường đến từ việc tăng cường sử dụng các công nghệ tự động hóa và robot, cũng như học máy và AI. - Tăng sự hài lòng của khách hàng, thường là kết quả của việc tập trung nhiều hơn vào việc hiểu nhu cầu của khách hàng và triển khai công nghệ. Những lợi ích này thực sự giúp thúc đẩy quá trình chuyển đổi liên tục, vì tự động hóa cho phép nhân viên chuyển sang công việc sáng tạo hơn và có giá trị cao hơn, đồng thời sự nhanh nhẹn hơn cho phép tổ chức xác định tốt hơn các cơ hội và xoay vòng các nguồn lực để nắm bắt chúng. Đồng thời bạn cung cần biết ứng dụng những công cụ mới vào trong chuyển đổi số như quét mã QR code giúp cho việc thành toán nhanh chóng và tiết kiệm thời gian hơn. Quy trình chuyển đổi số Ngày nay, quy trình chuyển đối số thay đổi linh hoạt thèo từng ngành và quy mô doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu quy trình chuyển đổi số qua các bước dưới đây. Đánh giá hiện trạng và nhu cầu của doanh nghiệp Đây là bước đầu tiên, doanh nghiệp cần đánh giá hiện trạng để bắt đầu quy trình chuyển đổi số. Lãnh đạo chuyển đổi số cần xác định rõ quy mô, quy trình vân hành trong tổ chức, doanh nghiệp của mình. Để làm được điều này, các cấp quản lý cần biết cách phân tích và chia nhỏ qua trình để phân tích kỹ càng và chính xác hơn. Khi phân tích thực trạng, lãnh đạo của doanh nghiệp sẽ biết được ưu - nhược điểm có thể cải thiện được với chuyển đổi số. Thông qua đó có thể lựa chọn được chiến lược và công nghệ chuyển đổi số đúng đắn. Đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số của doanh nghiệp Khi đã nắm được tình hình phát triển cũng như xác định được hướng đi thì cần đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần xác định được đánh giá dựa trên tiêu chí nào? điều này phụ thuộc vào từng tổ chức nhưng doanh nghiệp cần đảm bảo đánh giá chính xác về hai tiêu chí đó là nguồn nhân lực và dữ liệu. Nguồn nhân lực digital innovation là gì Yếu tố con người là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với mỗi doanh nghiệp cũng như chuyển đổi số. Công nghệ chuyển đổi số được sử dụng để hỗ trợ con người làm việc nhanh chóng và hiệu quả hơn. Nhưng nhiệm vụ của nó là hỗ trợ chứ k phải thay thế con người trong công việc. Vì vậy, con người cần thay đổi và nâng cao nhận thức, tư duy về công nghệ chuyển đổi số để có thể tối đa hiệu quả bằng cách kết hợp hiểu biết cá nhân và sự hỗ trợ của chuyển đổi số.  Để làm được điều này các lãnh đạo của doanh nghiệp cần đánh giá sự sẵn sàng chuyển đổi số của đội ngũ nhân viên bằng việc khảo sát, báo cáo, thảo luận hoặc bài kiểm tra. Doanh nghiệp cần bắt đầu thay đổi nhận thức và tầm nhìn từ cấp lãnh đạo, sau đó lan tỏa đến toàn bộ doanh nghiệp. Tiêu chí dữ liệu Dữ liệu chính là yếu tố quan trọng thứ hai trong quá trình chuyển đổi số. Tối ưu việc sử dụng dữ liệu sẽ giúp cho quá trình chuyển đổi số nhanh chóng và hiệu quả hơn. Các doanh nghiệp cần kiểm tra xem dữ liệu của mình đã được lưu lại bằng file kỹ thuật số chưa, đang được lưu trữ ở những đâu, còn tài liệu nào vẫn đang được thực hiện trên giấy tờ, loại dữ liệu nào có thể áp dụng trong chuyển đổi số,…  Đây là bước quan trọng để các cấp lãnh đạo có được sự đánh giá toàn diện khách quan để không bỏ qua dữ liệu quan trọng nào. Những dữ liệu mà doanh nghiệp cần chú ý đến là dữ liệu khách hàng, công nghệ của doanh nghiệp, dữ liệu nhân viên, hợp đồng, dữ liệu mua bán và thanh toán, Ngoài ra, các nhà lãnh đạo có thể tham khảo dữ liệu và cách sử dụng, đánh giá dữ liệu của đối tác cũng như đối thủ. Nhờ đó, lãnh đạo có được chiến lược đánh giá dữ liệu hiệu quả nhất trong quá trình chuyển đổi số. Lựa chọn công nghệ chuyển đổi số phù hợp với doanh nghiệp Sau khi đã xác định được tình hình cũng như đánh giá các yếu tố thì doanh nghiệp có thể xác định được nhu cầu và công nghệ nào có thể giải quyết được vấn đề của họ. Trong quá trình triển khai, doanh nghiệp cần trao đổi rõ ràng và thẳng thắn các yêu cầu và đặc điểm của mình để có thể được giải pháp chuyển đổi số phù hợp nhất cho mình. Thời gian đầu có thể sẽ gặp một số khó khăn đối với đội ngũ nhân viên vì vậy daonh nghiệp có sự thích ứng nhanh chóng và toàn diện để có thể tối ưu hiệu quả chuyển đổi số.  Khuyến khích phản hồi Chuyển đổi số chỉ thành công khi nó được đảm bảo lan tỏa trong doanh nghiệp từ cấp lãnh đạo đến nhân viên. Bởi vậy cần có sự giao tiếp hiệu quả giữa lãnh đạo và nhân viên. Cần đưa ra những ý tưởng kế hoạch chuyển đổi số, các cấp lãnh đạo cần lắng nghe phản hồi và đóng góp của cấp quản lý nhân viên với những người trực tiếp thực hiện công việc này. Tất cả những đánh giá của họ được đóng góp khách quan và chính xác và quá trình chuyển đổi số. Thông quan những phản hồi trực tiếp đó, lãnh đọa cần tiếp thu để tùy chỉnh quy trình chuyển đổi số sao cho hiệu quả. Cam kết chuyển đổi số Để chuyển đổi số thành công, thay đổi về văn hóa là điều gây ra nhiều khó khăn hơn so với thay đổi về công nghệ. Để toàn bộ nhân viên doanh nghiệp nhận thức đúng về hiệu quả và tầm quan trọng của chuyển đổi số, cấp lãnh đạo cần đưa ra kế hoạch chi tiết, chiến lược cũng như cam kết hiệu quả của quá trình này Như vậy, các bạn đã phần nào nắm được khái niệm cơ bản Digital Transformation là gì cũng như tầm quan trọng của nó mang lại cho doanh nghiệp đặc biệt là những chiến lược Marketing. Hãy cùng tham khảo mô hình 7P trong Marketing dịch vụ giúp giải quyết các vấn đề cho doanh nghiệp.
27/10/2020
3778 Lượt xem
Marketing Mix là gì? Chiến lược Marketing 4P cho doanh nghiệp
Marketing Mix là gì? Chiến lược Marketing 4P cho doanh nghiệp Trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chiến lược Marketing Mix đóng một vai trò vô cùng quan trọng giúp doanh nghiệp giới thiệu và quảng bá sản phẩm tới khách hàng tiềm năng. Vậy Marketing Mix là gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé. Marketing Mix là gì? Mix có nghĩa là “hỗn hợp”, Marketing là “tiếp thị”. Cụm từ  Marketing Mix nghĩa là các chiến lược tiếp thị hỗn hợp nhằm phục vụ cho hoạt động giới thiệu, quảng bá hình ảnh sản phẩm, thương hiệu cho doanh nghiệp.  Vậy Marketing Mix 4P là gì? 4P được tạo ra bởi giáo sư marketing E. Jerome McCarthy vào năm 1960. Chúng là một khuôn khổ mà các nhà tiếp thị và doanh nghiệp có thể sử dụng khi thiết kế các chiến lược và chiến dịch quảng bá sản phẩm và dịch vụ của họ. 4P bao gồm 4 yếu tố: sản phẩm hoặc dịch vụ, địa điểm, giá bán, khuyến mại.  Marketing Mix là chiến lược tiếp thị hỗn hợp Marketing Mix 4P Sau khi giải thích thuật ngữ Marketing Mix là gì, mời bạn đọc tìm hiểu cấu trúc của Marketing Mix. Product (Sản phẩm) Sản phẩm đề cập đến hàng hóa vật chất hoặc dịch vụ vô hình mà doanh nghiệp cung cấp, nhưng còn nhiều điều hơn thế nữa. Đó cũng là trải nghiệm mà người dùng và khách hàng với sản phẩm của bạn. Để xác định được chính xác Product trong 4P, bạn cần trả lời các câu hỏi như:  Điều gì khiến khách hàng chọn sản phẩm của bạn so với những sản phẩm của đối thủ khác? Sản phẩm đó giải quyết được nhu cầu gì của khách hàng? Điều gì thu hút mọi người đến với sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn? Tất cả bốn yếu tố đều xoay quanh khách hàng. Điều quan trọng là phải biết khách hàng của bạn là ai và họ quan tâm đến điều gì để từ đó tạo tính cách người mua.Tiến hành nghiên cứu, phân tích phân khúc thị trường khách hàng. Tìm hiểu càng nhiều về cơ sở khách hàng hiện tại hoặc tiềm năng của bạn càng tốt. Điều này sẽ giúp bạn đưa ra chiến lược đúng đắn để thu hút đối tượng mục tiêu của mình . 4P trong Marketing Mix Price (Giá) Điều quan trọng là chọn đúng giá cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Nếu sản phẩm của bạn được định giá quá thấp, người tiêu dùng có thể nghi ngờ tính hiệu quả cũng như chất lượng sản phẩm. Mặt khác, nếu bạn định giá sản phẩm của mình quá cao, người tiêu dùng có thể thấy nó quá đắt và không cần thiết. Trừ khi bạn là một thương hiệu xa xỉ nổi tiếng như Coach hoặc Chanel, Dior….. Có một số chiến lược định giá mà các doanh nghiệp sử dụng, đó là áp dụng các yếu tố như: gói, đăng ký, cạnh tranh, tiết kiệm, chiết khấu và định giá tâm lý. Chiến lược mà bạn chọn phải dựa trên giá trị của sản phẩm, chi phí sản xuất và phân phối, nhu cầu của người tiêu dùng và bối cảnh cạnh tranh. Promotion (Khuyến mãi) Một số kênh mà bạn có thể sử dụng để quảng cáo là: truyền miệng, podcast, đài phát thanh, mạng xã hội, email, thông cáo báo chí, quan hệ công chúng, báo in, quảng cáo truyền hình và quảng cáo trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột (PPC). Quảng cáo là một hoạt động giới thiệu sản phẩm để khách hàng có thể nhìn thấy những tính năng của sản phẩm có thể đáp ứng được nhu cầu của mình . Trong giai đoạn quảng bá, thông điệp phải rõ ràng và hướng đến đối tượng mục tiêu của bạn. Hãy cho khách hàng biết tại sao họ cần sản phẩm của bạn và nó sẽ mang lại lợi ích cho họ như thế nào. Để thực hiện chiến dịch quảng cáo sản phẩm thành công, bạn cần đặt ra một số câu hỏi như: Điều gì làm cho doanh nghiệp của bạn khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh? Sản phẩm có phải là một mức giá thấp hơn? Chất lượng cao hơn? Dịch vụ nhanh hơn? Linh hoạt hơn? Hay bất cứ một lý do nào khác….. Lưu ý rằng quảng cáo không đồng nghĩa với tiếp thị. Quảng cáo tập trung vào cách bạn sẽ truyền thông sản phẩm của mình đến mọi người. Nó không chỉ bao gồm toàn bộ chức năng tiếp thị. Mà nó còn đề cập đến quá trình bán hàng và các lĩnh vực khác trong quá trình thực hiện quảng cáo.  Promotion (quảng cáo) Place (Địa điểm) Địa điểm đề cập đến việc phân phối sản phẩm của doanh nghiệp. Làm thế nào để khách hàng tìm và mua những gì bạn đang cố gắng bán? Nó sẽ được bán trong các cửa hàng bán lẻ hay bán hàng trực tuyến? Hai trong số các kênh phân phối phổ biến nhất là: bán hàng trực tiếp và nhà bán buôn. Nếu bạn điều hành một doanh nghiệp bán lẻ địa phương, bạn có thể sẽ sử dụng hình thức bán hàng trực tiếp tại địa điểm của mình. Bạn cũng có thể cung cấp một số mặt hàng thông qua một cửa hàng trực tuyến. Cho dù tại cửa hàng hay trực tuyến, bạn sẽ vẫn là người liên hệ chính, quản lý và định hình trải nghiệm khách hàng. Một lựa chọn khác cho các doanh nghiệp là bán thông qua trung gian (một nhà bán buôn hoặc người bán lại). Nếu bạn bán hàng qua Walmart hoặc Amazon, bạn sẽ phù hợp với danh mục này. Lợi thế khi làm việc với nhà bán buôn là họ luôn có mạng lưới phân phối và cơ sở khách hàng lớn hơn. Như vậy thông qua bài viết trên đây, Unica đã cùng bạn tìm hiểu Marketing Mix là gì và mô hình Marketing Mix 4P. Unica hy vọng các doanh nghiệp sẽ áp dụng mô hình 4P trong các chiến lược Marketing Mix để có thể quảng bá thương hiệu sản phẩm và gia tăng doanh số bán hàng nhanh chóng. Cảm ơn và chúc các bạn thành công !
27/10/2020
858 Lượt xem
IFTTT là gì? Công cụ tự động hóa cả thế giới của bạn
IFTTT là gì? Công cụ tự động hóa cả thế giới của bạn Ngay nay, cuộc sống kỹ thuật số của chúng ta ngày càng mở rộng, có rất nhiều các thiết bị thông minh, nhưng nó lại làm bạn khó chịu là các thiết bị này đôi khi trùng lặp. Rất may, có một cách để làm được điều này và nó được gọi với một cái tên khá “kì cục” là IFTTT. Như vậy, IFTTT là gì? IFTTT là gì? Đây là cụm từ viết tắt của If This Then That , hay còn được gọi là IFTTT, là một dịch vụ web kết nối các sản phẩm, ứng dụng và dịch vụ khác với nhau để tự động hóa kinh doanh tốt hơn. Ví dụ: bạn có thể kết nối tài khoản Twitter và Facebook của mình để những gì bạn đăng lên người này sẽ được đăng lại trên người kia. Bạn cũng có thể làm được nhiều hơn thế. IFTTT là một dịch vụ web kết nối các sản phẩm, ứng dụng và dịch vụ khác với nhau để tự động hóa kinh doanh tốt hơn. Ứng dụng web ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với các doanh nghiệp. Các dịch vụ từng được cung cấp bởi phần mềm độc quyền thì nay được thực hiện bằng các công cụ trực tuyến giá rẻ hoặc thậm chí miễn phí. Tuy nhiên, khi bạn có hàng tá dịch vụ trực tuyến khác nhau, sẽ rất hữu ích nếu bạn tự động hóa một số tương tác giữa chúng. Nếu không, hầu như không thể tiếp tục cập nhật mọi thứ. IFTTT gọi mỗi tương tác giữa các dịch vụ là một Công thức . Mỗi Công thức liên kết hai dịch vụ. Một cung cấp Kích hoạt và một cung cấp Hành động . Vì vậy, tiếp tục ví dụ trên, bạn có thể sử dụng bất kỳ cập nhật trạng thái mới nào bạn đăng lên Facebook làm trình kích hoạt và tạo một tweet mới trên Twitter làm hành động. >> Xem thêm: Top 5 web 2.0 mà seoer không thể không dùng Tầm quan trọng của IFTTT trong SEO Như vậy, các bạn đã nắm được IFTTT là gì chưa? Tiếp sau đây chúng tôi xin mở rộng cho các bạn vai trò của nó trong SEO đỉnh cao như nào. Vậy IFTTT đóng vai trò như thế nào trong SEO? Bạn sẽ rất vui khi biết rằng IFTTT đóng rất nhiều vai trò và mang lại nhiều lợi ích cho các chiến dịch Tối ưu hóa Công cụ Tìm kiếm của bạn. Nếu bạn là một người mới học Seo hoặc là một người chưa có nhiều kinh nghiệm Seo thì tuyệt đối không thể bỏ qua IFTTT và tầm quan trọng của nó. 1. IFTTT cho phép tự động cung cấp các bài đăng từ một trong các nền tảng mạng xã hội này sang các tài khoản khác. Bạn không còn phải mất thời gian cho công việc đăng bài gian khổ ở mỗi nền tảng hoặc mạng khác nhau. 2. Nó cung cấp cho bạn khả năng hiển thị lớn hơn trên internet. 3. Nó giúp cải thiện nhận thức về thương hiệu, thu hút khán giả, tăng trưởng và lưu lượng truy cập được nhắm mục tiêu đến các trang web của bạn. 4. Cuối cùng nó giúp thúc đẩy doanh số bán hàng. 5. Nó giúp thúc đẩy chiến dịch xây dựng liên kết của bạn bằng cách tạo ra các liên kết chất lượng cao từ các trang web có thẩm quyền. Công cụ hỗ trợ đắc lực cho SEO Hướng dẫn sử dụng IFTTT Bước 1. Tìm hiểu giao diện và tạo tài khoản trên IFTTT Bạn truy cập theo địa chỉ https://ifttt.com/ => ấn nút Sign In và nhập địa chỉ Email để đăng ký tài khoản. Hoặc bạn cũng có thể đăng nhập trực tiếp bằng tài khoản Google hoặc Facebook bằng cách chọn vào nút Sign Up, rồi kết nối đến tài khoản cá nhân của mình.  Khi đăng nhập thành công tại trang chủ bạn có thể ấn và hình đại diện bạn sẽ  dễ dàng quản lý được toàn bộ thông tin về tài khoản, các hành động mà bạn đang thực thực, các ứng dụng đã cài đặt. Cụ thể như sau:  - My Account: quản lý thông tin cá nhân bao gồm tên, mật khẩu, địa chỉ Email. - Activity: những hành động gần đây mà thực hiện thông qua IFTTT.  - My Applet: những công thức, các lệnh mà bạn đã kích hoạt để IFTTT thực thi.  - My Service: những ứng dụng mà bạn đã kích hoạt như Facebook, Facebook Page, Twitter v.v.. - Create: phần này dành cho bạn có thể tự tạo ra những Recipe thực thi hành động khi bạn không muốn sử dụng các recipe có sẵn, hoặc các recipe không đáp ứng nhu cầu mà bạn đang cần.  Bước 2. Tạo ứng dụng trên IFTTT Home => Recipe có sẵn và kết nối hoặc chọn vào thanh tìm kiếm (Search) sau đó gõ từ khóa hệ thống sẽ lọc các Recipe đã có sẵn để hỗ trợ bạn. Tiếp theo nhấp chọn Connect để bắt đầu thực thi lệnh và bạn cần nhấp cho phép IFTTT quyền truy cập vào tài khoản Facebook.  Bước 3. Tùy chỉnh và quản lý ứng dụng đã tạo Ngoài ra bạn có thể tùy chọn từng ứng dụng để kích hoạt trên IFTTT để thuận tiện cho việc ghi nhớ và nhận thông báo.  Chọn My Applets sau đó chọn vào ứng dụng bạn muốn chỉ => nhấp vào biểu tượng bánh răng ở góc phải màn hình => sau đó tùy chỉnh theo ý Ngoài ra bạn cũng có thể đổi tên ứng dụng hoặc yêu cầu nhận thông báo khi hành động này được thực thi, viết một đoạn nội dung chia sẻ nào đó => Save  Hoàn tất quy trình đăng ký ifttt rồi đấy nhé. 3. Tính năng của IFTTT  Sau khi nắm được vai trò của nó cũng như IFTTT là gì một cách bài bản thì bạn cần bỏ túi 3 công thức tự động hóa trong kinh doanh.  Quản lý chiến dịch Công cụ IFTTT thêm chiến dịch MailChimp đã lên lịch vào Lịch của Google và đồng bộ hóa các bài đăng vào bộ đệm. Khi bạn đang lên kế hoạch cho một nỗ lực tiếp thị, chẳng hạn như một chiến dịch MailChimp mới , bạn nên đảm bảo rằng mọi người đều biết nó sắp ra mắt. Nếu bạn đang cung cấp một thỏa thuận đặc biệt hoặc một cuộc thi, rất có thể bạn sẽ thấy doanh số bán hàng, lưu lượng truy cập và yêu cầu hỗ trợ khách hàng tăng đột biến.  Với công thức này, khi bạn lập lịch chiến dịch trong MailChimp , IFTTT sẽ tự động tạo sự kiện trong Lịch Google cùng một lúc. Bây giờ cả nhóm của bạn biết điều gì đang xảy ra. 3 công thức IFTTT đỉnh cao để kinh doanh hiệu quả >> Xem thêm: Microsite là gì? Cách tăng hiệu quả của Microsite Quản lý công việc Phần mềm sẽ tự động lên thẻ trello định kỳ hàng ngày hoặc hàng tuần và nhắc bạn trả phí cũng như theo dõi giờ làm của bạn một cách tự động. Chức năng này rất phù hợp cho những ai làm quản lý nhân viên. Theo dõi nhân viên không có gì vui. Có một bảng chấm công thủ công để họ kiểm tra và trả phòng là động lực thúc đẩy, nhưng các tùy chọn khác có thể tốn kém. Với IFTTT, bạn có thể cuộn công cụ theo dõi thời gian của riêng mình. Công thức này theo dõi thời gian mọi người đến và rời khỏi một vị trí đã định trong Lịch Google . Đó là một công cụ theo dõi thời gian rảnh tay hoàn hảo. Bạn không cần phải thở dài với nhân viên của mình nhưng vẫn có một ý tưởng sơ bộ về việc ai có mặt tại văn phòng khi nào. Truyền thông xã hội Truyền thông xã hội là gì? Bạn sẽ được tự động lưu giữ ảnh hồ sơ Facebook trong đồng bộ hóa. Quản lý phương tiện truyền thông xã hội của doanh nghiệp bạn phải càng đơn giản càng tốt. Bạn muốn giảm thiểu khối lượng công việc trong khi tối đa hóa tính nhất quán giữa các nền tảng. Đây là lúc IFTTT xuất hiện.  Với công thức này, bạn có thể cập nhật ảnh hồ sơ của mình trên Facebook và nó sẽ được cập nhật tự động trên Twitter. Nếu bạn đang chạy một chiến dịch hoặc chỉ sử dụng ảnh hồ sơ theo chủ đề, thì đó là một cách tuyệt vời để đảm bảo mọi thứ luôn đồng bộ. Như vậy, các bạn đã phần nào nắm được khái niệm về IFTTT là gì cũng như 3 công thức tự động hóa đỉnh cao để thế giới xung quanh bạn trở nên đơn giản.  Hy vọng bài viết này có ích cho bạn!
26/10/2020
2876 Lượt xem
Tổng hợp 200 yếu tố xếp hạng của google mà bất kỳ Seoer nào cũng cần biết (phần 1)
Tổng hợp 200 yếu tố xếp hạng của google mà bất kỳ Seoer nào cũng cần biết (phần 1) Google thường thực hiện nhiều thay đổi và cập nhật hàng năm để nâng cao hiệu suất công cụ tìm kiếm của mình. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tổng hợp phần 1 một danh sách chứa các yếu tố xếp hạng của Google, nhằm giúp bạn triển khai chiến lược SEO hiệu quả. Hãy xem ngay để tận dụng những thông tin hữu ích này nhé. 1. Yếu tố xếp hạng của google là gì? Yếu tố xếp hạng của Google đại diện cho tiêu chí mà công cụ tìm kiếm sử dụng để đánh giá và xếp hạng trang web dựa trên truy vấn tìm kiếm của người dùng. Những yếu tố này bao gồm nội dung trang web, các kỹ thuật triển khai, trải nghiệm người dùng, backlink và nhiều yếu tố khác mà Google coi là quan trọng. Việc hiểu rõ những yếu tố xếp hạng này là rất cần thiết để tối ưu hóa công cụ tìm kiếm một cách hiệu quả. 2. 10 yếu tố xếp hạng hàng đầu của Google Google là công cụ tìm kiếm phổ biến nhất trên thế giới, với hơn 90% thị phần. Để có thể xuất hiện ở vị trí cao trên kết quả tìm kiếm của Google, bạn cần tối ưu hóa nội dung của mình theo các yếu tố xếp hạng mà Google sử dụng. Dưới đây là 10 yếu tố xếp hạng hàng đầu của Google mà bạn cần chú ý: 2.1. Nội dung cung cấp thông tin chi tiết có giá trị và độc đáo Nội dung của bạn cần cung cấp thông tin chi tiết, có giá trị và độc đáo cho người đọc, không sao chép hay trùng lặp với nội dung khác. Nội dung tốt sẽ giúp bạn thu hút và giữ chân người dùng, tăng thời gian lưu trên trang và giảm tỷ lệ thoát trang. 2.2. Nội dung chuyên sâu về một chủ đề Nội dung chuyên sâu sẽ giúp bạn đáp ứng được ý định tìm kiếm của người dùng, cũng như cung cấp cho họ các thông tin liên quan và hữu ích. Đồng thời, nó cũng sẽ giúp bạn xây dựng uy tín và chuyên môn trong lĩnh vực của mình, tăng khả năng nhận được backlink từ các trang web khác. 2.3. Tỷ lệ click từ Organic Tỷ lệ click từ Organic (CTR) là tỷ lệ giữa số lần người dùng nhấp vào trang web của bạn từ kết quả tìm kiếm và số lần trang web của bạn xuất hiện trên kết quả tìm kiếm. CTR là một chỉ số đo lường sự hấp dẫn và phù hợp của nội dung của bạn với người dùng. CTR cao sẽ giúp bạn tăng lượng truy cập và giảm tỷ lệ thoát trang.  2.4. Từ khóa trong thẻ H1 Thẻ H1 giúp Google hiểu được chủ đề chính của nội dung của bạn, cũng như giúp người dùng nắm được nội dung chính của trang web. Bạn nên đặt từ khóa mục tiêu của bạn vào thẻ H1, để tăng khả năng xếp hạng cho từ khóa đó. 2.5. Độ dài của nội dung Độ dài của nội dung là một yếu tố ảnh hưởng đến xếp hạng của trang web của bạn trên Google. Theo nghiên cứu của Backlinko, nội dung dài trung bình khoảng 1.890 từ có xu hướng xếp hạng cao hơn nội dung ngắn. Điều này có thể do nội dung dài có thể cung cấp nhiều thông tin hơn, chứa nhiều từ khóa liên quan hơn và nhận được nhiều backlink hơn.  2.6. Domain Authority Domain Authority (DA) được tính dựa trên nhiều yếu tố, nhưng chủ yếu là dựa trên số lượng và chất lượng của backlink mà tên miền nhận được. DA cao sẽ giúp bạn xếp hạng cao hơn cho nhiều từ khóa, cũng như tăng khả năng nhận được nhiều backlink hơn từ các trang web khác.  2.7. Xây dựng backlink liên quan có chất lượng Backlink là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong SEO, vì nó giúp Google đánh giá mức độ uy tín, chuyên môn và phổ biến của trang web của bạn. Backlink có chất lượng cao sẽ giúp bạn tăng xếp hạng, lượng truy cập và doanh thu.  2.8. Tốc độ tải trang qua HTML Tốc độ tải trang qua HTML cũng ảnh hưởng đến xếp hạng của trang web trên Google, vì Google ưu tiên những trang web nhanh hơn. Google khuyến nghị thời gian tải trang qua HTML nên dưới 1.3s để có trải nghiệm người dùng tốt nhất. 2.9. Khả năng sử dụng thiết bị di động Khả năng sử dụng thiết bị di động ảnh hưởng đến SEO, vì Google ưu tiên những trang web tương thích với thiết bị di động hơn. Điều này có nghĩa là nếu trang web của bạn không hiển thị tốt trên thiết bị di động, bạn sẽ mất cơ hội xếp hạng cao cho những người dùng tìm kiếm trên thiết bị di động.  2.10. Tối ưu hóa các chỉ số quá mức Nếu trang web của bạn có các chỉ số quá mức cao, bạn sẽ bị mất điểm trong mắt Google và người dùng. Để tối ưu hóa các chỉ số quá mức, bạn cần tập trung vào việc cải thiện tốc độ tải trang, ổn định bố cục, tương tác và hiển thị nội dung của trang web của bạn. 3. 200 yếu tố xếp hạng tóm tắt của google Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến xếp hạng từ khoá của bạn trên Google. Dưới đây là tổng hợp chi tiết các yếu tố xếp hạng của google, các SEOer hãy tham khảo nhé. 3.1. Các yếu tố tên miền Tên miền là địa chỉ của trang web trên mạng, và là một trong những yếu tố quan trọng nhất để Google xác định chủ đề và mục đích của trang web. Các yếu tố tên miền bao gồm: 3.1.1. Lịch sử và tuổi domain Lịch sử và tuổi domain là một yếu tố quan trọng trong việc xếp hạng trang web trên Google. Domain có tuổi đời lâu và lịch sử ổn định được coi là có độ tin cậy cao hơn và có khả năng xếp hạng tốt hơn trên các công cụ tìm kiếm. 3.1.2. Từ khóa xuất hiện trong tên miền cấp cao nhất Từ khóa xuất hiện trong tên miền cấp cao nhất (top-level domain hay TLD) là từ khóa chính mà bạn muốn nhắm đến với trang web của bạn. Việc có từ khóa trong TLD có thể giúp Google hiểu được chủ đề của trang web của bạn, và cũng giúp người dùng nhận biết được nội dung của trang web khi nhìn vào địa chỉ. 3.1.3. Thời gian đăng ký tên miền Thời gian đăng ký tên miền là thời gian mà bạn đăng ký sở hữu tên miền của bạn. Google có thể sử dụng thông tin này để đánh giá mức độ cam kết và tin cậy của bạn với trang web của bạn.  3.1.4. Từ khóa trong tên miền phụ Từ khóa trong tên miền phụ (subdomain) là từ khóa xuất hiện trong phần trước dấu chấm của tên miền. Ví dụ, nếu bạn có một trang web về du lịch, bạn có thể tạo một subdomain như dulich.hoatuoidep.com. Việc có từ khóa trong subdomain có thể giúp Google phân loại và xếp hạng các trang web con của bạn theo các chủ đề khác nhau, và cũng giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm và truy cập các trang web con của bạn. 3.1.5. Chủ sở hữu bị phạt Chủ sở hữu bị phạt là trường hợp mà chủ sở hữu của tên miền đã bị Google phạt vì vi phạm các nguyên tắc của Google, như sử dụng các kỹ thuật SEO đen, tạo nội dung spam,... Nếu bạn mua lại một tên miền từ một chủ sở hữu bị phạt, bạn có thể gặp khó khăn trong việc xếp hạng trang web của bạn trên Google, vì Google có thể coi tên miền của bạn là không tin cậy hoặc có liên quan đến các hoạt động xấu. 3.1.6. Gia hạn TLD quốc gia Gia hạn TLD quốc gia (country code top-level domain hay ccTLD) là phần mở rộng của tên miền chỉ ra quốc gia hoặc khu vực mà trang web hoạt động. Ví dụ, .vn là ccTLD của Việt Nam, .us là ccTLD của Hoa Kỳ,... Việc sử dụng ccTLD có thể giúp Google xác định đối tượng mục tiêu của trang web của bạn, và ưu tiên hiển thị trang web của bạn cho người dùng có cùng địa lý. 3.2. Các yếu tố cấp trang Các yếu tố cấp trang là những yếu tố liên quan đến nội dung và cấu trúc của từng trang web, bao gồm cả văn bản, hình ảnh, video, liên kết, v.v. Các yếu tố cấp trang có ảnh hưởng đến chất lượng, độ hấp dẫn và độ tin cậy của trang web của bạn đối với Google và người dùng. Các yếu tố cấp trang bao gồm: 3.2.1. Từ khóa trong Title Tag Title Tag là thẻ HTML chỉ ra tiêu đề của trang web, và thường được hiển thị trên thanh tiêu đề của trình duyệt, hoặc trên kết quả tìm kiếm của Google. Việc có từ khóa trong Title Tag có thể giúp Google xác định chủ đề chính của trang web của bạn, và cũng giúp người dùng quyết định có nên nhấp vào trang web của bạn hay không.  3.2.2. Tiêu đề Tag Bắt đầu với Từ khoá Đây là trường hợp mà từ khóa chính của bạn xuất hiện ngay ở đầu của Title Tag. Điều này có thể giúp Google hiểu được mức độ liên quan và tập trung của trang web của bạn đối với từ khóa đó, và cũng giúp người dùng dễ dàng nhận ra được nội dung của trang web của bạn. 3.2.3. Từ khóa trong Description (Thẻ mô tả) Việc có từ khóa trong Description có thể giúp Google xác nhận chủ đề của trang web của bạn, và cũng giúp người dùng hiểu được nội dung cơ bản và lợi ích của trang web của bạn. Bạn nên chọn một hoặc hai từ khóa phụ liên quan đến từ khóa chính và đặt chúng trong Description một cách tự nhiên mà hấp dẫn. 3.2.4. Từ khóa xuất hiện trong Thẻ H1 Thẻ H1 là thẻ HTML chỉ ra tiêu đề chính của nội dung trên trang web, và thường được hiển thị ở đầu trang, hoặc ở đầu mỗi phần nội dung. Việc có từ khóa trong Thẻ H1 có thể giúp Google xác định chủ đề chi tiết của trang web của bạn, giúp người dùng nắm bắt được ý tưởng chính của nội dung bạn đang muốn truyền tải.  3.2.5. Từ khóa là cụm từ sử dụng thường xuyên nhất trong tài liệu Từ khóa nên xuất hiện một cách thường xuyên và tự nhiên trong tài liệu của trang web. Việc sử dụng từ khóa một cách hợp lý và liên tục trong nội dung giúp Google hiểu rõ hơn về chủ đề của trang web và cải thiện khả năng xếp hạng. 3.2.6. Mật độ từ khoá Mật độ từ khóa là tỉ lệ giữa số lần xuất hiện của từ khóa so với số lượng từ trong nội dung của trang web. Một mật độ từ khóa hợp lý, tức là không quá cao hoặc quá thấp, có thể giúp cải thiện xếp hạng trên Google.  3.2.7. Các từ khóa LSI trong tiêu đề và Mô tả Các từ khóa LSI (Latent Semantic Indexing) là các từ và cụm từ liên quan đến từ khóa chính của trang web. Sử dụng các từ khóa LSI trong tiêu đề và mô tả của trang web có thể giúp Google hiểu rõ hơn về chủ đề và nội dung của trang web.  3.2.8. Tốc độ tải trang thông qua HTML Tốc độ tải trang thông qua HTML là một yếu tố quan trọng trong việc xếp hạng trên Google. Trang web nên được tối ưu hóa để tải nhanh và đáp ứng nhanh chóng cho người dùng, vì tốc độ tải trang có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng và xếp hạng trên công cụ tìm kiếm. 3.2.9. Nội dung trùng lặp Nội dung trùng lặp là một yếu tố tiêu cực trong việc xếp hạng trên Google. Trang web nên cung cấp nội dung độc đáo và không trùng lặp với các trang web khác để đạt được xếp hạng tốt trên công cụ tìm kiếm. 3.2.10. Rel = Canonical Sử dụng thuộc tính "rel=canonical" trong mã HTML có thể giúp Google hiểu rõ rằng trang web đang được xem là phiên bản gốc hoặc ưu tiên của nội dung đó. Điều này giúp tránh xếp hạng trang web bị ảnh hưởng bởi nội dung trùng lặp hoặc các phiên bản sao chép của trang web. 3.2.11. Tốc độ tải trang thông qua Chrome Tốc độ tải trang thông qua Chrome là một yếu tố quan trọng được Google đánh giá cao. Google sử dụng dữ liệu về tốc độ tải trang từ người dùng sử dụng trình duyệt Chrome để đánh giá trải nghiệm người dùng. Trang web cần được tối ưu để tải nhanh và giảm thiểu thời gian tải trang.   3.2.12. Tối ưu hoá hình ảnh Tối ưu hóa hình ảnh là một yếu tố quan trọng trong việc cải thiện tốc độ tải trang. Hình ảnh nên được nén và tối ưu để giảm kích thước file mà vẫn giữ được chất lượng hình ảnh.  3.2.13. Cập nhật nội dung mới nhất Đây là một yếu tố quan trọng trong việc giữ cho trang web luôn được cập nhật và hấp dẫn đối với người dùng. Google ưu tiên hiển thị những trang web có nội dung mới và cung cấp thông tin hàng ngày, đáng tin cậy và hữu ích cho người dùng. 3.2.14. Tầm quan trọng của việc cập nhật nội dung Việc cập nhật nội dung thường xuyên và duy trì tính mới mẻ của trang web có tầm quan trọng đối với xếp hạng trên Google. Trang web cần cung cấp thông tin đáng tin cậy và hữu ích cho người dùng, đồng thời nâng cao sự tương tác và thời gian lưu trú trên trang. 3.2.15. Cập nhật thông tin trang Cập nhật thông tin trang bao gồm việc duy trì và cập nhật các thông tin như địa chỉ, số điện thoại, giờ làm việc,... Điều này giúp Google và người dùng có thông tin chính xác và đáng tin cậy về trang web. 3.2.16. Từ khoá nổi bật Sử dụng từ khóa nổi bật trong nội dung và các yếu tố khác của trang web có thể giúp tăng khả năng xếp hạng trên Google. Từ khóa nổi bật là các từ hoặc cụm từ mà người dùng có thể sử dụng khi tìm kiếm thông tin liên quan đến nội dung của trang web.  3.2.17. Từ khóa trong H2, H3  Sử dụng từ khóa trong các tiêu đề H2, H3 và các từ khóa khác trong nội dung có thể giúp tăng khả năng xếp hạng trang web. Việc sử dụng từ khóa một cách tự nhiên và hợp lý trong các tiêu đề và phần nội dung có thể giúp Google hiểu rõ hơn về nội dung của trang web. 3.2.18. Số lượng, chất lượng, chủ đề liên kết ngoài Vấn đề này cũng ảnh hưởng đến xếp hạng trên Google. Các liên kết ngoài nên đến từ các trang web có uy tín và liên quan đến chủ đề của trang web. Liên kết từ các trang web uy tín và có liên quan có thể giúp tăng đáng kể sự tin cậy và độ tin cậy của trang web. 3.2.19. Ngữ pháp và chính tả Ngữ pháp và chính tả đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá chất lượng của nội dung trang web. Trang web nên sử dụng ngôn ngữ sáng sủa, không có lỗi ngữ pháp và chính tả để tạo ấn tượng tốt đối với người đọc và Google. 3.2.20. Nội dung bổ sung có ích Việc cung cấp nội dung bổ sung có ích, bao gồm thông tin chi tiết, hướng dẫn, bài viết chất lượng cao,... có thể giúp nâng cao giá trị của trang web và khả năng xếp hạng trên Google. Nội dung phải cung cấp giá trị thực cho người đọc và phù hợp với chủ đề của trang web.  3.2.21. Đa phương tiện Sử dụng đa phương tiện như hình ảnh, video, âm thanh,... trong nội dung trang web có thể tăng tính tương tác và hấp dẫn của trang. Đa phương tiện phải được tối ưu hóa để tải nhanh và cung cấp giá trị bổ sung cho người dùng.  3.2.22. Số liên kết nội bộ trỏ đến trang Số lượng liên kết nội bộ trỏ đến một trang cụ thể có thể ảnh hưởng đến xếp hạng trên Google. Liên kết nội bộ giữa các trang trong cùng một trang web có thể giúp Google hiểu cấu trúc và liên kết giữa các trang.  3.2.23. Chất lượng của Liên kết nội bộ Chỉ tới Trang Chất lượng của các liên kết nội bộ chỉ tới một trang cụ thể cũng ảnh hưởng đến xếp hạng. Các liên kết nội bộ nên được thiết kế một cách tự nhiên và hợp lý, và các từ khóa phù hợp nên được sử dụng trong văn bản liên kết.  3.2.24. Link Broken (Liên kết bị hỏng) Các liên kết bị hỏng trên trang web có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng và xếp hạng trên Google. Trang web nên đảm bảo rằng không có liên kết bị hỏng và kiểm tra định kỳ các liên kết để đảm bảo tính liên tục và khả dụng của chúng. 3.2.25. Mức độ đọc Trang web nên có một cấu trúc dễ đọc, sử dụng các đoạn văn ngắn, câu văn đơn giản và từ ngữ dễ hiểu. Đồng thời, việc sử dụng các tiêu đề (H1, H2, H3) và định dạng chữ in đậm, nghiêng, gạch chân cũng giúp người dùng dễ dàng nhận biết thông tin quan trọng trên trang. 3.2.26. Affiliate Links Sự hiện diện của các liên kết liên kết không ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng của trang web của bạn. Tuy nhiên, khi có quá nhiều liên kết liên kết, Google sẽ tập trung vào các tín hiệu chất lượng khác để đảm bảo rằng trang web của bạn không được coi là một "thin affiliate site" hay trang web chỉ có mục đích quảng cáo liên kết liên kết mà không cung cấp giá trị cho người dùng. 3.2.27. Các lỗi HTML / Xác nhận W3C Số lượng lỗi HTML quá nhiều hoặc việc mã hóa cẩu thả thường cho thấy một trang web có chất lượng kém. Mặt khác, trong lĩnh vực SEO, nhiều chuyên gia tin rằng một trang web được mã hóa tốt là một dấu hiệu cho trang đó có chất lượng cao. 3.2.28. Cơ quan quản lý tên máy chủ của trang Cơ quan quản lý tên máy chủ (DNS) của trang web là một yếu tố quan trọng trong việc xác định địa chỉ IP của trang web khi được truy cập. Quản lý DNS đúng cách đảm bảo rằng tên miền của bạn được liên kết với địa chỉ IP chính xác và có thể được tìm thấy bởi các trình duyệt và máy chủ DNS. 3.2.29. PageRank PageRank là một thuật toán được Google sử dụng để đánh giá sự quan trọng của các trang web. Điểm PageRank được tính toán dựa trên số lượng và chất lượng các liên kết đến trang web. Các trang web có điểm PageRank cao hơn có xu hướng xuất hiện cao hơn trong kết quả tìm kiếm của Google. 3.2.30. Độ dài, đường dẫn, từ khóa trong URL Độ dài, cấu trúc đường dẫn và sử dụng từ khóa trong URL có thể ảnh hưởng đến hiệu suất tìm kiếm của trang web. Một URL ngắn, dễ đọc và chứa từ khóa liên quan có thể giúp người dùng và công cụ tìm kiếm hiểu nội dung của trang web một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên, cần tránh việc tạo ra đường dẫn quá dài và phức tạp, vì điều này có thể làm giảm trải nghiệm người dùng và khó cho các công cụ tìm kiếm hiểu cấu trúc của trang. 3.2.31. Người biên tập Vai trò của người biên tập rất quan trọng để đảm bảo rằng nội dung trên trang web được cập nhật chính xác và hữu ích cho người dùng. Người biên tập cần đảm bảo rằng nội dung tuân thủ các nguyên tắc SEO và mang lại giá trị cho khách truy cập. 3.2.32. Trang danh mục Trang danh mục giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm và duyệt qua nội dung của trang web. Việc có một cấu trúc danh mục rõ ràng và hợp lý giúp cải thiện trải nghiệm người dùng và tăng khả năng tìm kiếm của trang web. 3.2.33. WordPress Tags Tags là các từ khóa hoặc cụm từ được gán cho bài viết để mô tả nội dung chính của nó. Sử dụng WordPress Tags một cách hợp lý giúp tạo ra sự phân loại và tổ chức tốt hơn cho nội dung trang web, cũng như cung cấp cho các công cụ tìm kiếm thông tin về nội dung cụ thể của bài viết. 3.2.34. Chuỗi URL Việc sử dụng chuỗi URL rõ ràng, dễ đọc và chứa từ khóa liên quan có thể giúp cải thiện trải nghiệm người dùng và khả năng tìm kiếm của trang web. Một chuỗi URL tối ưu phải làm rõ nội dung và cung cấp thông tin hữu ích cho người dùng và các công cụ tìm kiếm. 2.35. Tài liệu tham khảo và nguồn Bằng cách trích dẫn các nguồn đáng tin cậy và liên kết đến các tài liệu tham khảo, trang web của bạn có thể nhận được sự tín nhiệm từ người đọc và từ các công cụ tìm kiếm. Điều này cũng giúp người dùng có thể tra cứu thêm thông tin hoặc xác minh sự chính xác của nội dung trên trang web của bạn. 3.2.36. Dấu đầu và danh sách được đánh số Khi sử sử dụng dấu đầu (heading) và danh sách được đánh số, bạn có thể làm nổi bật các phần quan trọng và phân cấp thông tin một cách rõ ràng. Điều này giúp người đọc dễ dàng tiếp cận và hiểu được cấu trúc của trang web. Đồng thời cũng có thể tăng khả năng tìm kiếm của trang web, vì các công cụ tìm kiếm có thể nhận biết và đánh giá các phần tử này. 3.2.37. Ưu tiên của trang trong sơ đồ trang web Trong sơ đồ trang web, bạn có thể xác định ưu tiên của từng trang trong việc được tìm thấy và xếp hạng bởi các công cụ tìm kiếm. Bằng cách xác định ưu tiên cho các trang quan trọng và cung cấp thông tin cho các công cụ tìm kiếm, bạn có thể tối ưu hóa khả năng tìm kiếm và sắp xếp trang web của bạn trong kết quả tìm kiếm. 3.2.38. Quá nhiều liên kết ngoài Mặc dù liên kết ngoài có thể mang lại lợi ích cho trang web, nhưng quá nhiều liên kết ngoài có thể gây ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng và cả hiệu quả tìm kiếm. Để tối ưu hóa trang web, hãy đảm bảo rằng bạn chỉ liên kết đến các nguồn đáng tin cậy, liên quan và có giá trị thực. 3.2.39. Số lượng các từ khóa khác Số lượng từ khóa không nên quá ít hoặc quá nhiều, mà nên tập trung vào việc tạo ra nội dung chất lượng và hữu ích cho người đọc. Việc sử dụng từ khóa liên quan đúng chủ đề của trang web và đặt chúng vào các vị trí chiến lược trong nội dung, tiêu đề, mô tả và thẻ alt của hình ảnh có thể giúp cải thiện khả năng tìm kiếm của trang web. 3.2.40. Tuổi trang Trang web càng có tuổi thọ cao, càng có khả năng đạt được sự tin tưởng và đáng tin cậy từ người dùng và các công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên, tuổi trang không đơn thuần chỉ là một yếu tố đánh giá chất lượng của trang web. Nội dung mới và cập nhật đều cần được quan tâm và cung cấp cho người dùng. 3.2.41. Giao diện người dùng thân thiện Giao diện người dùng thân thiện bao gồm cách tổ chức thông tin, cấu trúc trang web, sắp xếp các phần tử và tương tác người dùng. Bằng cách tạo ra một giao diện người dùng dễ sử dụng, trực quan và hấp dẫn, bạn có thể giữ chân và thu hút người dùng trên trang web của mình. 3.2.42. Nội dung Hữu ích Nội dung hữu ích là một yếu tố cốt lõi để thu hút và giữ chân người dùng trên trang web của bạn. Bằng cách cung cấp thông tin giá trị, tư vấn chuyên môn và giải pháp cho vấn đề của người dùng, bạn có thể xây dựng lòng tin và tăng khả năng trở thành một nguồn tài nguyên đáng tin cậy.  3.3. Các yếu tố ở cấp độ trang web Bên cạnh những yếu tố như bên trên đã tổng hợp được, nhắc đến các yếu tố xếp hạng của google cũng không thể nào không nhắc đến các yếu tố ở cấp độ trang web. Cụ thể các yếu tố này như sau:  3.3.1. Đánh giá của người dùng / Danh tiếng trang web Một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá trang web là sự phản hồi và đánh giá từ người dùng. Danh tiếng của trang web được xây dựng dựa trên những đánh giá tích cực từ người dùng, đánh giá chất lượng nội dung và trải nghiệm người dùng. 3.3.2. Nội dung cung cấp Giá trị và Thông tin chi tiết độc đáo Nội dung trên trang web cần cung cấp giá trị và thông tin chi tiết, độc đáo để thu hút và giữ chân người dùng. Nội dung tốt giúp cung cấp thông tin hữu ích, giải quyết vấn đề của người dùng và nâng cao uy tín của trang web. 3.3.3. Trang Liên hệ Trang Liên hệ cung cấp thông tin liên lạc và hỗ trợ cho người dùng. Điều này tạo sự tin tưởng và tiện lợi cho người dùng khi họ cần liên hệ với bạn. 3.3.4. Domain Trust / TrustRank Độ tin cậy của tên miền (Domain Trust) là một yếu tố quan trọng. Tên miền tin cậy và có uy tín giúp nâng cao sự tin tưởng của người dùng và vị trí xếp hạng trang web trên các trang kết quả tìm kiếm. 3.3.5. Cấu trúc trang web Cấu trúc trang web cần được xây dựng một cách rõ ràng và có tổ chức. Điều này giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm thông tin và giúp các công cụ tìm kiếm hiểu rõ cấu trúc và nội dung của trang web. 3.3.6. Cập nhật trang web Cập nhật thường xuyên nội dung trên trang web là cần thiết để duy trì tính tươi mới và hấp dẫn cho người dùng. Nội dung mới cũng có thể cải thiện vị trí xếp hạng và tần suất xuất hiện trang web trên các trang kết quả tìm kiếm. 3.3.7. Sitemap Sitemap là một tệp tin chứa thông tin về cấu trúc của trang web và các liên kết quan trọng. Sitemap giúp các công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về cấu trúc của trang web và tăng khả năng xuất hiện trang web trong kết quả tìm kiếm. 3.3.8. Thời gian hoạt động của trang web Thời gian hoạt động của trang web cũng được xem xét trong quá trình đánh giá. Trang web hoạt động lâu dài và ổn định thường có độ tin cậy cao hơn. 3.3.10. Vị trí đặt máy chủ và chứng chỉ SSL Vị trí đặt máy chủ và việc sử dụng chứng chỉ SSL có thể ảnh hưởng đến tốc độ tải trang và độ bảo mật của trang web. Việc chọn vị trí máy chủ gần người dùng và sử dụng chứng chỉ SSL giúp cải thiện trải nghiệm người dùng và độ tin cậy của trang web. 3.3.11. Điều khoản dịch vụ và trang bảo mật Điều khoản dịch vụ và trang bảo mật là những yếu tố quan trọng để xác định rõ ràng các quy định và cam kết của trang web đối với người dùng. Điều này tạo sự tin tưởng và đảm bảo an ninh thông tin cho người dùng khi sử dụng trang web. 3.3.12. Trùng lặp thông tin mô tả website Trang web nên tránh trùng lặp thông tin mô tả với các trang web khác. Mỗi trang web nên có mô tả độc đáo và hấp dẫn, giúp tăng khả năng thu hút người dùng và cải thiện vị trí xếp hạng trang web trên các trang kết quả tìm kiếm. 3.3.13. Breadcrumb Navigation Breadcrumb Navigation là một hệ thống liên kết dẫn đường hiển thị vị trí của người dùng trên trang web. Điều này giúp người dùng dễ dàng điều hướng và tìm kiếm thông tin trên trang web, đồng thời cải thiện trải nghiệm người dùng và tăng khả năng tương tác trên trang web. 3.3.14. Tối ưu điện thoại di động Việc tối ưu trang web cho điện thoại di động là cực kỳ quan trọng trong thời đại di động ngày nay. Trang web cần phải có giao diện thân thiện với điện thoại di động và tốc độ tải trang nhanh để đáp ứng nhu cầu của người dùng di động và cải thiện vị trí xếp hạng trang web trên các trang kết quả tìm kiếm trên điện thoại di động. 3.3.15. Sử dụng Google Analytics và Google Search Console Google Analytics và Google Search Console cung cấp thông tin quan trọng về hiệu suất trang web, lưu lượng truy cập, từ khóa tìm kiếm và các chỉ số khác. Sử dụng hai công cụ này giúp bạn hiểu rõ hơn về hiệu quả của trang web và điều chỉnh để cải thiện chỉ số organic search. 3.3.16. YouTube Sử dụng YouTube là một cách tuyệt vời để tạo nội dung hấp dẫn và thu hút người dùng. Video trên YouTube có thể giúp tăng sự tương tác và tăng cường vị trí xếp hạng của trang web trên kết quả tìm kiếm. 3.3.17. Khả năng sử dụng trang web Trang web cần phải có khả năng sử dụng tốt và tạo tương tác cho người dùng. Giao diện trực quan, tốc độ tải trang nhanh và tính năng tương tác thuận tiện là những yếu tố quan trọng để cải thiện trải nghiệm người dùng và tăng khả năng tương tác trên trang web. 4. Các yếu tố backlink Một số các yếu tố liên quan đến backlink cũng sẽ ảnh hưởng đến xếp hạng của google, cụ thể các yếu tố này như sau, bạn hãy tham khảo nội dung dưới đây để biết câu trả lời nhé. 4.4.1. Số liên kết từ các tên miền gốc Số lượng tên miền gốc khác nhau mà trang web của bạn nhận được liên kết từ có thể ảnh hưởng đến sự đa dạng và uy tín của backlink. Một sự đa dạng tên miền gốc đồng nghĩa với việc có nhiều nguồn backlink khác nhau, từ đó tăng khả năng tăng trưởng và sự đáng tin cậy của trang web. 4.4.2. Số liên kết từ các lớp IP riêng biệt Các lớp IP riêng biệt của các trang web liên kết đến trang web của bạn cũng quan trọng. Sự đa dạng địa chỉ IP giúp tránh việc trang web của bạn chỉ nhận được liên kết từ một nguồn duy nhất, đồng thời giúp tăng tính đáng tin cậy và uy tín của backlink. 4.4.3. Số trang có liên kết Số lượng trang web khác nhau có liên kết đến trang web của bạn cũng là một yếu tố quan trọng. Một số lượng lớn các trang web đánh giá tích cực và liên kết đến trang web của bạn đồng nghĩa với việc tăng cơ hội tăng trưởng và tăng khả năng xếp hạng trang web trên các trang kết quả tìm kiếm. 4.4.4. Alt Tag (cho liên kết hình ảnh) Alt tag cho liên kết hình ảnh cung cấp một văn bản thay thế cho hình ảnh khi không thể hiển thị. Điều này không chỉ cải thiện khả năng tìm kiếm của hình ảnh mà còn tạo ra liên kết có giá trị cho trang web của bạn. 4.4.5. Các liên kết từ .edu hoặc .gov Các liên kết từ các tên miền .edu hoặc .gov có giá trị đặc biệt. Liên kết từ các trang web giáo dục hoặc chính phủ thường được xem là đáng tin cậy và có uy tín cao, và có thể giúp nâng cao vị trí xếp hạng của trang web của bạn trên các trang kết quả tìm kiếm. 4.4.6. Liên kết từ đối thủ cạnh tranh Liên kết từ các trang web của đối thủ cạnh tranh có thể mang lại lợi ích lớn. Điều này không chỉ giúp tăng khả năng xếp hạng của trang web của bạn mà còn tạo ra một mạng lưới liên kết giữa các trang web trong cùng lĩnh vực, tạo ra sự tương tác và cung cấp giá trị cho người dùng. 4.4.7. Liên kết từ các trang web xấu Liên kết từ các trang web xấu, spam hoặc không đáng tin cậy có thể ảnh hưởng đến độ tin cậy và uy tín của trang web của bạn. Việc kiểm soát và loại bỏ liên kết từ các trang web này là quan trọng để duy trì sự an toàn và đáng tin cậy của trang web. 4.4.8. Bài bình luận của khách Bài bình luận từ khách hàng hoặc người dùng trên các trang web khác có thể cung cấp liên kết trở lại cho trang web của bạn. Nó không chỉ tạo ra các liên kết giá trị mà còn thể hiện sự tương tác và đáng tin cậy của trang web trong cộng đồng mạng. 4.4.9. Liên kết tới trang chủ Liên kết đến trang chủ của trang web của bạn là một yếu tố quan trọng để tăng cường sự đáng tin cậy và định vị trang web. Liên kết này thường được coi là một chỉ số quan trọng trong việc đánh giá và xếp hạng trang web trên các công cụ tìm kiếm. 4.4.10. Nofollow Links Nofollow links là những liên kết mà công cụ tìm kiếm không theo dõi hoặc đánh giá. Mặc dù chúng không có tác động trực tiếp đến việc tăng xếp hạng trang web, nhưng vẫn có thể mang lại giá trị bằng cách tạo ra sự đa dạng và tăng cơ hội tương tác với người dùng. 4.4.11. Sự đa dạng của các loại liên kết Sự đa dạng của các loại liên kết như liên kết văn bản, liên kết hình ảnh, liên kết video, liên kết xã hội và nhiều loại khác cũng đóng vai trò quan trọng. Việc có sự kết hợp và đa dạng hóa các loại liên kết giúp tăng tính hấp dẫn và tương tác của trang web. 4.4.12. Liên kết từ quảng cáo Liên kết từ quảng cáo trực tuyến có thể mang lại lợi ích trong việc tăng lưu lượng truy cập và nhận diện thương hiệu. Tuy nhiên, điều quan trọng là đảm bảo rằng các liên kết quảng cáo được thực hiện một cách tự nhiên và không vi phạm các nguyên tắc và quy định của công cụ tìm kiếm. 4.4.13. Các liên kết theo ngữ cảnh Các liên kết theo ngữ cảnh được đặt trong văn bản liên quan đến nội dung của trang web, giúp tạo ra một liên kết tự nhiên và có giá trị cho người đọc. Điều này không chỉ cung cấp thông tin bổ sung mà còn tạo ra sự liên kết và tương tác giữa các trang web. 4.4.14. Chuyển hướng 301 quá mức Chuyển hướng 301 là phương pháp chuyển hướng một trang web sang một URL khác. Tuy nhiên, việc có quá nhiều chuyển hướng 301 có thể ảnh hưởng đến hiệu suất và xếp hạng của trang web. Việc sử dụng chuyển hướng 301 một cách hợp lý và hạn chế sẽ giúp duy trì sự ổn định và tăng cường giá trị của backlink. 4.4.15. Anchor Text của Backlink Anchor text là từ hoặc cụm từ được sử dụng như liên kết đến trang web của bạn. Việc chọn anchor text phù hợp và liên quan đến nội dung của trang web là một yếu tố quan trọng để tăng tính liên kết và giá trị của backlink. 4.4.16. Thuộc tính của tiêu đề liên kết Để tối ưu hóa hiệu quả của liên kết, bạn cần chú ý đến nội dung của tiêu đề liên kết. Tiêu đề liên kết nên chứa từ khóa liên quan đến trang đích và phản ánh nội dung của trang đó. 4.4.17. TLD của quốc gia TLD (Top-Level Domain) của quốc gia có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của backlink. Một liên kết từ một TLD của quốc gia có thể mang lại lợi ích đối với việc tăng cường sự hiện diện cục bộ và độ tin cậy đối với công cụ tìm kiếm trong khu vực đó. 4.4.18. Vị trí liên kết trong nội dung Các liên kết nằm trong phần nội dung chính được coi là có giá trị cao hơn so với liên kết trong phần chân trang hoặc sidebar. Vị trí liên kết trong nội dung cần được đặt sao cho tự nhiên và hợp lý. 4.4.19. Vị trí liên kết trên trang Các liên kết ở phần đầu trang thường được coi là quan trọng hơn so với liên kết ở cuối trang. Đặt liên kết ở vị trí dễ nhìn và dễ tiếp cận giúp tăng khả năng người dùng nhấp vào. 4.4.20. Liên kết liên quan đến tên miền Liên kết từ các trang web có liên quan đến tên miền của bạn có thể mang lại giá trị cao hơn. Các liên kết từ các trang web có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của bạn có thể được xem là chứng chỉ uy tín và tạo độ tin cậy cho trang web. 4.4.21. Mức độ liên quan của trang web Mức độ liên quan của trang web đến lĩnh vực hoạt động của bạn cũng ảnh hưởng đến giá trị của backlink. Các liên kết từ các trang web có nội dung tương tự hoặc liên quan chặt chẽ đến lĩnh vực của bạn có thể mang lại giá trị cao hơn so với các trang web không liên quan. 4.4.22. Văn bản xung quanh liên kết Văn bản xung quanh liên kết cũng có tác động đến giá trị của nó. Việc sử dụng từ khóa liên quan trong văn bản xung quanh liên kết có thể giúp tăng cường sự liên kết giữa nội dung và từ khóa mục tiêu. 4.4.23. Từ khóa trong tiêu đề Từ khóa trong tiêu đề của trang web có thể ảnh hưởng đến giá trị của liên kết. Việc sử dụng từ khóa liên quan trong tiêu đề trang web có thể làm tăng khả năng tìm thấy và đánh giá tích cực của liên kết đối với từ khóa đó. 4.4.24.Liên kết từ Wikipedia Liên kết từ Wikipedia có thể mang lại lợi ích cho việc xây dựng backlink. Wikipedia được coi là một nguồn thông tin uy tín và được công nhận rộng rãi. Một liên kết từ Wikipedia đến trang web của bạn có thể cung cấp sự tin cậy và tăng khả năng tìm thấy trang web của bạn trên các công cụ tìm kiếm. 4.4.25. Từ ngữ quanh backlink Từ ngữ mô tả hoặc xuất hiện xung quanh backlink cũng có thể ảnh hưởng đến giá trị của nó. Việc sử dụng từ ngữ liên quan và tích cực xung quanh backlink có thể tăng cường sự liên kết và tạo độ tin cậy cho trang web của bạn. 4.4.26. Tuổi backlink Backlink có tuổi đời lớn hơn có thể được coi là có giá trị cao hơn so với backlink mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là đảm bảo rằng backlink vẫn là một liên kết hoạt động và không bị hỏng để duy trì giá trị của nó. 4.4.27. Liên kết từ các trang web thực và sbplog Liên kết từ các trang web có nội dung thực và sbplog (các trang web chỉ nhằm mục đích xây dựng liên kết) có thể có ảnh hưởng đến giá trị của backlink. Việc có liên kết từ các trang web uy tín và có chất lượng có thể tăng cường sự tin cậy và giá trị của backlink. 4.4.28. Hồ sơ liên kết tự nhiên Một hồ sơ liên kết tự nhiên bao gồm các liên kết tự nhiên và không có dấu hiệu của việc xây dựng liên kết không tự nhiên hay spam. Các backlink từ các trang web có hồ sơ liên kết tự nhiên có thể được coi là có giá trị cao hơn. 4.4.29. Liên kết đối ứng Liên kết đối ứng là một loại liên kết mà trang web bạn liên kết đến cũng liên kết trở lại với trang web của bạn. Sự tồn tại của liên kết đối ứng có thể tăng cường sự liên kết và tạo mạng lưới liên kết giữa các trang web có liên quan. 4.4.30. Liên kết nội dung do người dùng tạo Liên kết nội dung do người dùng tạo là các liên kết được người dùng tạo ra trong nội dung, bình luận hoặc các phần khác của trang web. Việc có liên kết nội dung do người dùng tạo có thể tạo ra sự tương tác và tham gia của người dùng, đồng thời tăng cường giá trị của trang web. 4.4.31. Liên kết từ 301 Liên kết từ 301 là một loại liên kết chuyển hướng, được sử dụng để chuyển hướng người dùng hoặc công cụ tìm kiếm từ một URL cũ đến URL mới. Liên kết này có thể giúp tăng tính năng lưu trữ và tạo sự liên kết mạnh mẽ giữa các trang web có liên quan. 4.4.32. Microformats Schema.org Microformats là một cách để nhúng dữ liệu cấu trúc vào các trang web. Schema.org là một tập hợp các thuật ngữ và định nghĩa được sử dụng để đánh dấu dữ liệu cấu trúc trên trang web. Sử dụng microformats và Schema.org có thể giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về nội dung và liên kết trên trang web, từ đó cải thiện khả năng xếp hạng. 4.4.33. TrustRank của trang liên kết TrustRank là một thuật toán được sử dụng để đo độ tin cậy và uy tín của một trang web. Khi một trang web có liên kết từ một trang có TrustRank cao, nó có thể nhận được một lượng lớn "điểm tin cậy" từ trang liên kết và có khả năng xếp hạng cao hơn trên các công cụ tìm kiếm. 4.4.34. Số lượng các liên kết ngoài trên trang Số lượng các liên kết ngoài trên một trang web có thể ảnh hưởng đến giá trị backlink từ trang đó. Nếu một trang web có quá nhiều liên kết ngoài, giá trị của mỗi liên kết có thể bị phân tán và không tạo ra hiệu quả tốt.  4.4.35. Liên kết từ Forum Liên kết từ các diễn đàn (forum) có thể cung cấp giá trị backlink cho một trang web. Các diễn đàn uy tín và có sự tham gia tích cực từ cộng đồng có thể đem lại lợi ích backlink tốt cho trang web. 4.4.36. Chất lượng nội dung liên kết Chất lượng nội dung liên kết là một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá giá trị của backlink. Một liên kết từ một trang web có nội dung hữu ích, chất lượng và liên quan có thể mang lại hiệu quả tốt hơn cho việc xếp hạng trang web.  4.4.37. Liên kết trên toàn bộ trang web (Sitewide) Liên kết trên toàn bộ trang web, hay còn gọi là liên kết Sitewide, là những liên kết xuất hiện trên tất cả các trang của một trang web. Liên kết Sitewide có thể mang lại lợi ích backlink lớn, vì chúng tạo ra một mạng lưới liên kết mạnh mẽ và liên kết mỗi trang với nhau.  4. Kết luận Bài viết là tổng hợp phần 1 các yếu tố xếp hạng của google mà bất kỳ Seoer nào cũng cần biết. Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn. Để biết thêm các yếu tố xếp hạng của google khác, bạn hãy tham khảo phần 2 của bài viết nhé.
26/10/2020
2543 Lượt xem