Mua 3 tặng 1

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Marketing

Năm lý do tại sao nên ưu tiên SEO hơn các chiến dịch truyền thông khác
Năm lý do tại sao nên ưu tiên SEO hơn các chiến dịch truyền thông khác Các chiến lược truyền thông phải trả trả tiền có thể sẽ mang lại kết quả tuyệt vời cho những doanh nghiệp sử dụng chúng, tuy nhiên SEO vẫn là một công cụ đáng được sử dụng song hành cùng các hình thức trả tiền kia, SEO vừa mạnh mẽ vừa không phải mất quá nhiều chi phí tốn kém cho bạn và doanh nghiệp của bạn. Chính vị Phó chủ tịch chiến lược và dịch vụ tiếp thị của Elevation Marketing - Ryan Gould cũng khẳng định SEO sẽ mang lại nhiều lợi nhuận bền vững và cao hơn cho bạn.  Tóm lược 30 giây - Hầu hết các marketer sử dụng cả hai hình thức SEO và các chiến lược truyền thông trả phí khác thường không nhất thiết phải chia nhỏ ngân sách chung ra, mặc dù hai chiến lược có khác nhau. - Các chiến lược truyền thông mất phí (bao gồm cả PPC, các kênh mạng xã hội và khoản chi trả cho người nổi tiếng – các Influencer) thường là khoản chi trả một lần, tức khoản đầu tư không tự sinh lời. - SEO có thể mất nhiều thời gian để đem về kết quả như mong muốn, nhưng xét về tính lâu dài và bền vững thì nó xứng đáng hơn nhiều những chiến lược truyền thông phải trả tiền. - Nói chung SEO vẫn nên được ưu tiên nếu bạn muốn tập trung vào tính lâu dài bền vững của kế hoạch marketing mà doanh nghiệp bạn có. Theo dự kiến vào năm 2020, khoản chi tiêu cho các dạng quảng cáo digital – tức quảng cáo kỹ thuật số của Hoa Kỳ sẽ tăng lên 19% (khoảng 129,34 tỷ $), vượt qua các phương pháp quảng cáo truyền thống. Theo thống kê của eMarketer_link, con số này chiếm 54,2% tổng chi tiêu quảng cáo trong cả nước – và dĩ nhiên là đây không phải là một điều tốt đẹp gì. - Có thể Digital marketing hiệu quả đấy, nhưng những nhà tiếp thị hoàn toàn có thể có được nhiều con đường phát triển hơn. Vậy làm thế nào để bạn xác định được đâu mới là kênh dành cho bạn? Bạn nên ưu tiên SEO hay ưu tiên các kênh khác? SEO và các chiến dịch truyền thông trả phí là hai trong số rất nhiều kênh tiếp thị kỹ thuật số phổ biến nhất hiện nay và rất được các doanh nghiệp hoặc cá nhân ưa chuộng sử dụng, chúng thường được triển khai cùng nhau vừa bổ sung vừa hỗ trợ nhau, tạo nên một “cú đấm tiếp thị” có một không hai cho doanh nghiệp. Nếu các chiến lược truyền thông trả phí có thể gần như ngay lập tức đem đến kết quả cho doanh nghiệp thì SEO lại là một cuộc chơi lâu dài, trong đó các marketer sẽ làm mọi cách để tăng thứ hạng SERP của trang web, cùng với đó là các công việc khác như quảng cáo trên mạng xã hội đến các chiến dịch PPC để làm sao thu hút được nhiều lượt truy cập vào trang web nhất. Tuy rằng các phương tiện truyền thông có thể đem đến cho doanh nghiệp lượt hiển thị lớn nhưng không phải lúc nào cũng hiệu quả và tương xứng với lượng ngân sách ban đầu đã bỏ ra. Có một sự thật là hầu hết các trải nghiệm trực tuyến của người dùng (khoảng 68% theo thống kê) đều bắt đầu từ các công cụ tìm kiếm, đây chính là mảnh đất vô cùng màu mỡ để SEO được “lên sàn” và tỏa sáng, mặc dù các nhà tiếp thị có hiểu biết khá hạn chế về lượng truy cập tự nhiên của các website (chiếm 25%). Do đó một chiến lược SEO hoàn hảo sẽ cung cấp cho bạn và doanh nghiệp của mình những kết quả phát triển bền vững và hiệu quả hơn rất nhiều theo thời gian so với các chiến dịch PPC mất tiền. Cũng bởi vì lý do này, bạn và doanh  nghiệp của mình rất nên ưu tiên SEO hơn so với các hình thức truyền thông khác, nhất là khi ngân sách marketing của bạn eo hẹp. Nhưng nếu có thể hãy triển khai cả hai hình thức này, chúng sẽ đem đến cho bạn những kết quả tuyệt vời hơn mong đợi đấy! 1, SEO giúp tiết kiệm chi phí ROI (Return On Investment – tức tỷ lệ lợi nhuận thu được so với ngân sách ban đầu) của SEO sẽ khó tính hơn một chút so với các chiến dịch PPC trả tiền. Nếu bạn đang trả phí cho các link hoặc các lượt truy cập vào quảng cáo mất tiền hoặc các Influencer bạn sẽ thấy ngay được kết quả theo đúng thời gian thật. Tuy nhiên SEO lại không thế, SEO sẽ cần nhiều thời gian hơn so với các chiến dịch trả tiền khác. Xét về mặt chi phí SEO vẫn là hiệu quả hơn vì chỉ cần một chiến lược SEO hoàn hảo, chính xác thì khả năng website của doanh nghiệp sẽ gặt hái được nhiều lợi nhuận lâu bền hơn. Bạn chỉ cần đầu tư vào khoản bảo trì và nâng cấp website thay vì cứ đầu tư vào hẳn một chiến dịch mất tiền mà chẳng có khả năng sinh lời. Nói đến các công cụ tìm kiếm, SEO thường có một chỉ số đó là CPA (giá của một chuyển đổi thành công) nhỏ hơn PPC. Nhưng điều đó cũng không có nghĩa SEO sẽ không đòi hỏi khoản chi phí ban đầu. Một chiến lược hoàn hảo đòi hỏi cần có một chuyên gia SEO thành thạo, chuyên nghiệp – chính là “khoản đầu tư” cho chuyên gia đấy. Google cũng sử dụng hơn 200 yếu tố khác nhau để xếp hạng các trang web và một số yêu cầu khác để tăng khả năng phát triển, do đó đầu tư dài hạn là điều bắt buộc để theo kịp với bối cảnh SEO toàn thế giới. Cũng có nhiều tài nguyên kiến thức chuyên về SEO dành cho bạn, cung cấp những kiến thức, các bước về các thực hiện kiểm tra trên trang để tăng thứ hạng website trên công cụ tìm kiếm. Bạn có thể tìm kiếm chúng trên rất nhiều nguồn khác nhau như moz, backlinko, Search Engine Journal,… 2, Thời gian tồn tại của SEO Nếu bạn ưu tiên SEO hơn chút, bạn có thể nhận được những kết quả SEO tuyệt vời từ các công cụ tìm kiếm và các phương tiện truyền thông, tuy nhiên nếu chiến dịch kết thúc lần thứ hai điều đó đồng nghĩa với việc thành công đó đã dừng lại. Ví dụ: bạn có thể đặt giá thầu cho một vị trí hiển thị top 1 trên Google (từ khóa đắt hay rẻ còn tùy thuộc vào bạn nhé!), nhưng nếu bạn không trả phí cho lần thứ hai xuất hiện (thường là do giá thầu từ khóa cạnh tranh), kết quả từ khóa đó sẽ biến mất trên vị trí đó. Đến cuối này số tiền bạn phải trả vẫn nhiều như việc bạn có hiển thị hay không trên Google. Có một câu nói “Mọi thứ tốt đẹp đều cần có thời gian” (The old adage that all good things take time). Điều này cũng ứng dụng cho lĩnh vực SEO. Bạn có thể tiêu tốn từ vài tháng đến cả năm để xây dựng và triển khai một chiến dịch SEO hoàn hảo, nhưng một khi bạn phân bổ lại chiến dịch tất cả sẽ quay trở về từ con số ), mọi kết quả sẽ biến mất. Giống như việc bạn thay “lõi” của trang web vậy. Do đó hãy nghĩ về SEO như một việc xây dựng nền móng cho ngôi nhà của bạn và việc xây dựng các chiến dịch truyền thông mất phí bên cạnh sẽ là việc xây dựng các căn phòng của ngôi nhà đó. 3, SEO bền vững Vấn đề thời gian tồn tại của các chiến dịch truyền thông trả phí sẽ ít nhiều khiến các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và cá nhân gặp nhiều khó khăn. Mặc dù các doanh nghiệp đầu tư rất nhiều ngân sách vào các chiến dịch nhận diện thương hiệu, tuy nhiên vẫn chưa hẳn là một chiến dịch bền vững, ít nhất là sẽ không như SEO. Thử tưởng tượng nếu một Influencer trung bình tính phí $75 - $3000 cho mỗi bài đăng được tài trợ, và nó có thể nhiều hơn thế nữa, thì đó cũng chỉ là một bài đăng. Sau đó bài đăng này sẽ bị “chôn vùi” theo thời gian, trong khi với ngân sách đó mà đầu tư vào SEO thì thời gian tồn tại của nó có thể lên tới vài tháng liền. Tóm lại là, SEO vẫn là một chiến lược bền vững theo thời gian vừa nâng cao sự hiện diện trên môi trường internet vừa nâng cao được nhận diện thương hiệu cho doanh nghiệp của bạn ROI của SEO sẽ tăng dần đều theo thời gian sau những cố gắng truyền thông mất phí của bạn lên tới đỉnh điểm. 4, Người dùng thích các link tự nhiên hơn Nói dễ hiểu hơn là người dùng ưa chuộng các link không phải mất phí quảng cáo của bạn. Trên thực tế điều này có thể đem về tỉ lệ CTR cao gấp 15 lần so với những kết quả tìm kiếm mất phí (thống kê chỉ trên các công cụ tìm kiếm trực tuyến thôi nhé!) nếu bạn có thứ hạng tốt, bởi vì đơn giản khách hàng họ không tin tưởng lắm vào quảng cáo. Họ muốn có những kết quả liên quan hơn là các kết quả đã trả tiền. Một cuộc khảo sát được thực hiện bởi MarketingSherpa cho thấy 70% link mà người dùng click vào là những link tự nhiên không phải trả tiền, 25% còn lại là những link được trả tiền. Điều này nhấn mạnh một điều đó là tầm quan trọng của những link tự nhiên giúp trang web của bạn nâng thứ hạng tự nhiên của bạn vì người dùng có khả năng cao click vào trang web của bạn thông qua một (vài) link tự nhiên không phải trả tiền 70% link người dùng click vào là những organic link - một trong những lý do lớn bạn nên ưu tiên SEO Tất nhiên, các backlinks cũng là một phần vô cùng quan trọng trong bất kỳ chiến lược SEO nào. Người dùng có thể hoàn toàn ưa thích những nội dung không mất phí, tuy nhiên cũng có khả năng là họ sẽ không thấy những nội dung đó, trừ khi bạn có được một chiến lược xây dựng link bền vững bao gồm cả những vị trí từ các trang web của bên thứ ba, bên hợp tác khác. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng 91% tất cả các trang không nhận được  lượng truy cập tự nhiên từ Google. Phần lớn là do chúng không có bất kỳ backlinks nào. Hơn nửa số trang web đó thậm chí còn chẳng có một backlinks nào trong khi một trang web càng có nhiều backlinks càng có thể có thứ hạng cao trên SERPs của Google. 5, SEO có khả năng mở rộng Nghĩa là bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh các chiến dịch SEO của mình mở rộng phạm vi ảnh hưởng khi doanh nghiệp của bạn phát triển. Trên thực tế có rất nhiều chủ doanh nghiệp lựa chọn đi sâu vào SEO bằng cách học Seo, tham khảo đọc và triển khai chiến lược SEO cơ bản của riêng họ trước khi tìm đến các chuyên gia SEO chuyên nghiệp. Bạn càng làm nhiều, chiến dịch đó càng hoạt động tốt. Phương tiện truyền thông mất phí sẽ không hoạt động theo cùng một cách cố định. Hiển nhiên chúng có thể tạo ra khả năng hiển thị và tăng nhận diện thương hiệu cho bạn, tuy nhiên quảng cáo mù quáng sẽ phản tác dụng, trả lại cho bạn một kết quả (có thể là) rất tệ. Theo Forbes, một người Mỹ gần như bị “chìm” trong từ 4000 đến 10000 người mỗi ngày, và chẳng có gì là bí mật khi họ bắt đầu lọc họ ra. Vậy là chúng tôi đã giúp bạn có được những thông tin cụ thể nhất về 5 lý do vì sao bạn nên ưu tiên SEO hơn các chiến dịch truyền thông trả tiền. Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn, xin cảm ơn và chúc bạn thành công!
26/10/2020
993 Lượt xem
SimilarWeb là gì? Các tính năng phân tích website của SimilarWeb
SimilarWeb là gì? Các tính năng phân tích website của SimilarWeb Bạn có muốn biết website của bạn đứng thứ bao nhiêu trên thế giới? Bạn có muốn biết website của đối thủ cạnh tranh của bạn có bao nhiêu lượt truy cập, từ đâu đến và làm gì trên website? Bạn có muốn biết chiến lược marketing online của các website hàng đầu trong ngành của bạn? Nếu câu trả lời là có, thì bạn cần một công cụ phân tích website chuyên nghiệp và uy tín. Và SimilarWeb chính là công cụ đó. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn về SimilarWeb là gì, ưu và nhược điểm của công cụ này, cũng như các tính năng chính mà bạn có thể sử dụng để phân tích website của mình và của đối thủ. SimilarWeb là gì? SimilarWeb cung cấp một nền tảng phân tích website và ứng dụng di động, cho phép bạn xem các số liệu thống kê và xu hướng về hoạt động, lưu lượng, nguồn gốc, hành vi và đối tượng của người dùng trên bất kỳ website hoặc ứng dụng nào. SimilarWeb cũng cho bạn biết website của bạn so sánh thế nào với các website khác trong cùng lĩnh vực hoặc cùng đối tượng mục tiêu. SimilarWeb thu thập và phân tích dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm: - Một bảng điều khiển gồm hàng trăm triệu người dùng internet trên toàn thế giới, cung cấp dữ liệu về hành vi trực tuyến của họ. - Các công cụ dò tìm web (web crawlers), thu thập dữ liệu từ hàng triệu trang web và ứng dụng mỗi tháng. - Các nhà cung cấp dữ liệu bên ngoài, cung cấp dữ liệu về lưu lượng, quảng cáo, xã hội và nhiều hơn nữa. - Các mạng đóng góp (contributory networks), cung cấp dữ liệu từ các đối tác và khách hàng của SimilarWeb. - Các nguồn dữ liệu công khai, cung cấp dữ liệu về các chỉ số thị trường, ngành và quốc gia. SimilarWeb là công cụ ước tính tổng lượng truy cập trang web SimilarWeb sử dụng các thuật toán và công nghệ tiên tiến để xử lý, phân tích và trình bày dữ liệu một cách trực quan và dễ hiểu. SimilarWeb cũng sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (ML) để dự đoán và dự báo các xu hướng và cơ hội trong thị trường kỹ thuật số. SimilarWeb cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho các khách hàng thuộc nhiều lĩnh vực và mục đích khác nhau, bao gồm: - Nghiên cứu thị trường kỹ thuật số (Digital Market Research): Giúp bạn nắm bắt và hiểu được thị trường, ngành, đối tượng và cạnh tranh của bạn. - Tiếp thị kỹ thuật số (Digital Marketing): Giúp bạn tối ưu hóa chiến lược tiếp thị của bạn, tăng lưu lượng truy cập, khách hàng tiềm năng và doanh thu. - Thông tin mua sắm (Shopper Intelligence): Giúp bạn nắm bắt và hiểu được hành trình mua sắm của khách hàng, hiệu suất thương hiệu, tối ưu hóa sản phẩm và tìm kiếm trên trang web. - Thông tin chứng khoán (Stock Intelligence): Giúp bạn tìm kiếm và theo dõi các cơ hội đầu tư, dự báo và kiểm toán. - Thông tin bán hàng (Sales Intelligence): Giúp bạn tìm kiếm và làm giàu cho các khách hàng tiềm năng, tăng tương tác và theo dõi tài khoản. SimilarWeb có một trang web miễn phí, cho phép bạn xem các dữ liệu cơ bản về bất kỳ website hoặc ứng dụng nào. SimilarWeb cũng có một gói Pro, cho phép bạn truy cập vào các dữ liệu và tính năng nâng cao hơn, với mức giá khác nhau tùy theo nhu cầu và ngân sách của bạn. Bạn có thể dùng thử miễn phí gói Pro trong 7 ngày hoặc liên hệ với nhân viên tư vấn của SimilarWeb để được báo giá. SimilarWeb cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho các khách hàng thuộc nhiều lĩnh vực và mục đích khác nhau Ưu, nhược điểm của công cụ similarweb là gì? Similarweb là một công cụ phân tích dữ liệu trang web cung cấp thông tin về lưu lượng truy cập, nguồn gốc, hoạt động trang web và nhiều thông tin khác. Dưới đây là một số ưu và nhược điểm của công cụ này: 1. Ưu điểm - Phân tích chi tiết về lưu lượng truy cập: Similarweb cung cấp thông tin chi tiết về lưu lượng truy cập trang web, bao gồm số lượng truy cập, thời gian trung bình mỗi người dùng dành trên trang, số trang xem trung bình và nhiều chỉ số khác. - So sánh với đối thủ: Nó cho phép so sánh hiệu suất trang web của bạn với các đối thủ cạnh tranh, giúp bạn đánh giá mức độ cạnh tranh trong ngành. - Thông tin về nguồn gốc lưu lượng: Similarweb cung cấp thông tin về nguồn gốc lưu lượng, giúp bạn hiểu rõ hơn về cách mà người dùng tìm thấy trang web của bạn. - Đánh giá xu hướng và biểu đồ: Cung cấp biểu đồ xu hướng thị trường và dữ liệu lịch sử, giúp bạn theo dõi sự thay đổi trong lưu lượng truy cập theo thời gian. Ưu điểm của công cụ Similarweb 2. Nhược điểm - Độ chính xác hạn chế: Dữ liệu từ Similarweb không phải lúc nào cũng hoàn toàn chính xác và đầy đủ. Đặc biệt là đối với các trang web có lưu lượng truy cập thấp, độ chính xác có thể giảm đi. - Giới hạn về dữ liệu miễn phí: Các tính năng và dữ liệu chi tiết thường yêu cầu đăng ký và trả phí. Phiên bản miễn phí của Similarweb có thể cung cấp thông tin cơ bản mà không đi sâu vào chi tiết. - Khả năng theo dõi lưu lượng truy cập không đầy đủ: Mặc dù Similarweb có thể cung cấp một cái nhìn tổng quan về lưu lượng truy cập, nhưng không thể theo dõi mọi hoạt động chi tiết trên trang web, nhưng Google Analytics có thể làm được. - Ứng dụng giới hạn cho một số ngành: Công cụ này có thể không phản ánh chính xác đối với một số ngành cụ thể hoặc loại trang web. Nhược điểm của công cụ Similarweb Các tính năng chính của công cụ Similarweb  Nếu bạn đang thắc mắc các tính năng của similarweb là gì thì hãy tham khảo nội dung dưới đây:  1. Tổng quan về traffic (Traffic Overview) Bạn có thể tìm thấy tính năng của SimilarWeb này ở mục “Traffic Overview”. Chỉ một mục này, là bạn có thể xem được lượng truy cập của một website bất kỳ. Bắt đầu bằng cách bạn truy cập vào trang similarweb.com và nhập một URL bất kỳ nào vào hộp tìm kiếm. (Mẹo: Bạn cũng có thể xem được dữ liệu SimilarWeb thống kê cho bất kỳ trang web nào mà bạn đang truy cập. Với chỉ một cú nhấp chuột bằng cách thiết lập bookmarklet tùy chỉnh hoặc cài đặt tiện ích mở rộng có trên SimilarWeb Chrome. Điều này cực kỳ hữu ích với các Seoer trong việc phân tích các chỉ số của đối thủ cùng ngành với bạn) Tổng số lưu lượng truy cập SimilarWeb 2. Tổng số lượt truy cập Similarweb là gì và nó có liên quan gì đến số lượt truy cập không? Biểu đồ "Tổng số lượt truy cập" cho phép bạn xem lượng truy cập gần đúng mà một trang web nhất định đã nhận được trong tháng qua. Và một đường xu hướng về lưu lượng truy cập của trang web đó trong 6 tháng qua. Những số liệu tính năng này cung cấp khá chính xác, nó cho bạn biết chính xác có bao nhiêu lượt truy cập vào một trang web khác mỗi tháng. Tuy nhiên bạn nên lưu ý, độ chính xác của nó tương đối chính xác để đo lường mức độ lưu lượng truy cập. Tổng số lượt truy cập Total visits  3. Nguồn lưu lượng truy cập từ các quốc gia (Traffic by countries) Biểu đồ "Nguồn lưu lượng" có lẽ là phần quan trọng nhất của phần này. Bởi nó cho thấy nguồn truy cập đến từ các Quốc gia nào. Đây là thông tin cực kỳ hữu ích mà bạn có thể sử dụng để giúp xác định nơi bạn nên tập trung nỗ lực tiếp thị nội dung của mình. Ví dụ: Mình kiểm tra website Phong Vũ có lưu lượng truy cập nhiều vào quốc gia nào và nó chiếm tỷ trọng bao nhiêu Công cụ giúp bạn xác định được nguồn truy cập đến từ đâu Như bạn thấy trong ví dụ này lưu lượng truy cập chủ yếu đến từ Việt Nam với 98,14%. Các quốc gia còn lại lần lượt là United States, Australia, Canada, Germany. Điều này là chắc chắn bởi vì máy chủ bạn đang làm việc là ở Việt Nam. Và website thương hiệu đang hoạt động cũng nằm ở Việt Nam. 4. Nguồn lưu lượng (Traffic Sources) Nguồn lưu lượng (Traffic Sources) là tính năng cho phép bạn xem được các kênh và phương tiện mà người dùng sử dụng để truy cập vào website hoặc ứng dụng của mình và của đối thủ. Bạn có thể xem được: - Tổng số lượt truy cập từ các nguồn lưu lượng khác nhau: Số lần người dùng truy cập vào website hoặc ứng dụng từ các nguồn lưu lượng khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định. - Tỷ lệ phần trăm của các lượt truy cập từ các nguồn lưu lượng khác nhau: Tỷ lệ phần trăm của số lần người dùng truy cập vào website hoặc ứng dụng từ các nguồn lưu lượng khác nhau so với tổng số lượt truy cập trong một khoảng thời gian nhất định. Biểu đồ Traffic Sources Các nguồn lưu lượng mà SimilarWeb cung cấp bao gồm: - Tìm kiếm (Search): Số lần người dùng truy cập vào website hoặc ứng dụng từ các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo,… - Giới thiệu (Referrals): Số lần người dùng truy cập vào website hoặc ứng dụng từ các website khác như các trang web đối tác, liên kết, bài viết,… - Xã hội (Social): Số lần người dùng truy cập vào website hoặc ứng dụng từ các mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram,… - Quảng cáo (Ads): Số lần người dùng truy cập vào website hoặc ứng dụng từ các quảng cáo trực tuyến như Google Ads, Facebook Ads, Banner Ads,… - Trực tiếp (Direct): Số lần người dùng truy cập vào website hoặc ứng dụng bằng cách nhập địa chỉ URL trực tiếp vào trình duyệt hoặc sử dụng các đánh dấu hoặc lịch sử trình duyệt. - Khác (Other): Số lần người dùng truy cập vào website hoặc ứng dụng từ các nguồn lưu lượng khác, như email, tin nhắn, ứng dụng,… Nguồn lưu lượng giúp bạn biết được chiến lược tiếp thị và thu hút khách hàng của website hoặc ứng dụng của mình và của đối thủ. Bạn có thể so sánh được nguồn lưu lượng của các website hoặc ứng dụng khác nhau, của cùng một website hoặc ứng dụng trong các khoảng thời gian khác nhau. 5. Nguồn giới thiệu (Referrals) Nguồn giới thiệu (Referrals) là tính năng cho phép bạn xem được các website mà người dùng sử dụng để truy cập vào website của mình và của đối thủ. Bạn có thể xem được: - Tổng số lượt truy cập từ các website giới thiệu: Số lần người dùng truy cập vào website hoặc ứng dụng từ các website giới thiệu trong một khoảng thời gian nhất định. - Tỷ lệ phần trăm của các lượt truy cập từ các website giới thiệu: Tỷ lệ phần trăm của số lần người dùng truy cập vào website hoặc ứng dụng từ các website giới thiệu so với tổng số lượt truy cập từ nguồn giới thiệu trong một khoảng thời gian nhất định. - Tên, URL, hình ảnh và mô tả của các website giới thiệu: Các thông tin về các website giới thiệu, giúp bạn nhận biết được nội dung, chủ đề và mục đích của chúng. Nguồn giới thiệu giúp bạn biết được các đối tác, liên kết, bài viết hoặc nội dung nào có ảnh hưởng đến lưu lượng truy cập của website hoặc ứng dụng của mình và của đối thủ. Bạn có thể so sánh được nguồn giới thiệu của các website hoặc ứng dụng khác nhau, của cùng một website hoặc ứng dụng trong các khoảng thời gian khác nhau. Nguồn giới thiệu (Referrals) là tính năng cho phép truy cập vào website của mình và của đối thủ 6. Nguồn truy cập vào (Top referring sites) Nguồn truy cập vào (Top referring sites) là tính năng cho phép bạn xem được các website giới thiệu hàng đầu mà người dùng sử dụng để truy cập vào website hoặc ứng dụng của mình và của đối thủ. Bạn có thể xem được: - Tên, URL, hình ảnh và mô tả của các website giới thiệu hàng đầu: Các thông tin về các website giới thiệu hàng đầu, giúp bạn nhận biết được nội dung, chủ đề và mục đích của chúng. - Tổng số lượt truy cập từ các website giới thiệu hàng đầu: Số lần người dùng truy cập vào website hoặc ứng dụng từ các website giới thiệu hàng đầu trong một khoảng thời gian nhất định. - Tỷ lệ phần trăm của các lượt truy cập từ các website giới thiệu hàng đầu: Tỷ lệ phần trăm của số lần người dùng truy cập vào website hoặc ứng dụng từ các website giới thiệu hàng đầu so với tổng số lượt truy cập từ nguồn giới thiệu trong một khoảng thời gian nhất định. Nguồn truy cập vào giúp bạn biết được các website nào có ảnh hưởng lớn nhất đến lưu lượng truy cập của website hoặc ứng dụng của mình và của đối thủ. Bạn có thể so sánh được nguồn truy cập vào của các website hoặc ứng dụng khác nhau, của cùng một website hoặc ứng dụng trong các khoảng thời gian khác nhau. 7. Ứng dụng di động liên quan (Related mobile app) Phần này hiển thị các ứng dụng di động giúp bạn kiểm tra được đối thủ có làm thêm app để quảng bá thương hiệu không  Ứng dụng di động liên quan (Related mobile app) 8. Thống kê lượng truy cập từ nguồn tìm kiếm Thống kê lượng truy cập từ nguồn tìm kiếm là tính năng cho phép bạn xem được các số liệu và thông tin về lưu lượng truy cập của website hoặc ứng dụng của mình và của đối thủ từ các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo,… Bạn có thể xem được: - Tổng số lượt truy cập từ nguồn tìm kiếm: Số lần người dùng truy cập vào website hoặc ứng dụng từ các công cụ tìm kiếm trong một khoảng thời gian nhất định. - Tỷ lệ phần trăm của các lượt truy cập từ nguồn tìm kiếm: Tỷ lệ phần trăm của số lần người dùng truy cập vào website hoặc ứng dụng từ các công cụ tìm kiếm so với tổng số lượt truy cập trong một khoảng thời gian nhất định. - Tỷ lệ phần trăm của các lượt truy cập từ nguồn tìm kiếm theo loại: Tỷ lệ phần trăm của số lần người dùng truy cập vào website hoặc ứng dụng từ các công cụ tìm kiếm theo loại, bao gồm tìm kiếm tổng hợp (organic) và tìm kiếm trả phí (paid). - Tỷ lệ phần trăm của các lượt truy cập từ nguồn tìm kiếm theo công cụ: Tỷ lệ phần trăm của số lần người dùng truy cập vào website hoặc ứng dụng từ các công cụ tìm kiếm khác nhau như Google, Bing, Yahoo,… - Từ khóa hàng đầu: Các từ khóa mà người dùng sử dụng để tìm kiếm và truy cập vào website hoặc ứng dụng của mình và của đối thủ. Thống kê lượng truy cập từ nguồn tìm kiếm giúp bạn biết được chiến lược SEO (Search Engine Optimization) và SEM (Search Engine Marketing) của website hoặc ứng dụng của mình và của đối thủ. Bạn có thể so sánh được thống kê lượng truy cập từ nguồn tìm kiếm của các website hoặc ứng dụng khác nhau, của cùng một website hoặc ứng dụng trong các khoảng thời gian khác nhau. Lưu lượng tìm kiếm từ nguồn search 9. Social Social là tính năng cho phép bạn xem được các số liệu và thông tin về lưu lượng truy cập của website của mình và của đối thủ từ các mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram,… Bạn có thể xem được: - Tổng số lượt truy cập từ nguồn xã hội: Số lần người dùng truy cập vào website hoặc ứng dụng từ các mạng xã hội trong một khoảng thời gian nhất định. - Tỷ lệ phần trăm của các lượt truy cập từ nguồn xã hội: Tỷ lệ phần trăm của số lần người dùng truy cập vào website hoặc ứng dụng từ các mạng xã hội so với tổng số lượt truy cập trong một khoảng thời gian nhất định. - Tỷ lệ phần trăm của các lượt truy cập từ nguồn xã hội theo mạng: Tỷ lệ phần trăm của số lần người dùng truy cập vào website hoặc ứng dụng từ các mạng xã hội khác nhau như Facebook, Twitter, Instagram,… - Tên, URL, hình ảnh và mô tả của các mạng xã hội: Các thông tin về các mạng xã hội, giúp bạn nhận biết được nội dung, chủ đề và mục đích của chúng. Social giúp bạn biết được chiến lược SMM (Social Media Marketing) của website của mình và của đối thủ. Bạn có thể so sánh được social của các website hoặc của cùng một website trong các khoảng thời gian khác nhau. Social là tính năng cho phép bạn xem được các số liệu và thông tin về lưu lượng truy cập của website 10. Quảng cáo hiển thị Báo cáo này hiển thị cho bạn cả nhà xuất bản (trang web) hàng đầu cũng như các mạng quảng cáo hàng đầu đang được sử dụng cho quảng cáo hiển thị hình ảnh có trả tiền và PPC, nếu có. Một điều cần lưu ý ở đây là SimilarWeb không có quyền truy cập vào dữ liệu lưu lượng truy cập quảng cáo của Facebook. Quảng cáo hiển thị Một trong những điều quan trọng cần lưu ý ở đây là SimilarWeb hiện tại không có quyền truy cập vào hệ thống dữ liệu lưu lượng truy cập từ nguồn quảng cáo của Facebook. 11. Phân tích hành vi của người xem (Audience Interests) Đây là tính năng của SimilarWeb cho bạn thấy : - Các danh mục có liên quan - Các trang web nằm trong danh mục - Từ gợi ý (đám mây từ) 11.1. Danh mục có liên quan ( Categories) Công cụ SimilarWeb cũng giúp bạn xem được các danh mục sở thích mà họ có, dựa trên nhưng hành vi, hoạt động của họ bên ngoài web. Điều này sẽ đem lại hữu ích rất nhiều cho tiếp thị nội dung. Và với bất kỳ nền tảng nào khi bắt đầu nên chiến lược nội dung đều thu hút phần lớn những đối tượng mục tiêu của bạn. Và báo cáo này sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan nhất về danh mục mà họ có thể quan tâm. 11.2. Trang web tương tự (Also visit Website) Similar cũng kiểm tra được lượng truy cập website, cho bạn biết được người vào trang của bạn có hành vi hoạt động như thế nào, thường vào những trang nào... Ví dụ: Nếu như bạn xem bản báo cáo này cho phongvu.com. Bạn có thể thấy rằng hành vi người dùng của họ cũng có xu hướng dành nhiều thời gian tham khảo thêm các web gearvn.com, anphatpc.com, hanoicomputer.com,… Bạn có thể dựa vào những hành vi đó để đánh giá những trang web này. Bằng cách đó, bạn cũng biết được các trang liên quan mà bạn có thể muốn cộng tác, quảng cáo hoặc đồng thời là đối thủ của bạn. Phân tích hành vi của người xem (Audience Interests) 11.3. Đám mây từ hay từ liên quan ( Word Cloud) Cuối cùng, trong phần này còn bao gồm một đám mây từ chủ đề mà Similarweb đưa ra phù hợp nhất với khách truy cập trang web. Tuy nhiên, bạn đừng mong đợi sự chính xác tuyệt đối ở đây. Nó chỉ đưa ra với mục đích để bạn tham khảo và mở rộng thêm từ khóa bạn có thể nhắm tới. Trong danh sách từ này cũng cho bạn biết các từ mà những website trong danh mục liên quan đang hoạt động nhắm vào. 12. Các trang web tương tự và đối thủ của bạn ( Competitors and similar sites) Tính năng của SimilarWeb này là một cách nhanh chóng để xác định được đối thủ của bạn là ai. Hãy xem 10 đối thủ của “Phong Vũ” được hiển thị trong hình dưới đây Đây là danh sách tương đối chính xác. Những trang web hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ điện máy. Bạn tham khảo từng website để phân tích số liệu đưa ra kế hoạch triển khai. Việc của bạn là phải tận dụng thông tin này như thế nào? Làm thế nào để vượt qua đối thủ trong cùng ngành với bạn. Cũng như đối thủ còn thiếu vấn đề gì mình bổ sung để tạo ra sự khác biệt. Bạn cũng có thể sử dụng bản báo cáo này để tìm kiếm thông tin khách nào hoặc các cơ hội hợp tác với đối thủ. Bởi trong một số hoàn cảnh nhất định, họ có thể chưa phải là đối thủ trực tiếp của mình. Vì vậy một cơ hội để hợp tác với đối thủ là điều hoàn toàn có thể. Tổng kết Bài viết trên, Unica đã giới thiệu cho bạn hiểu rõ công cụ Similarweb là gì? cũng như các tính năng của Similarweb. Với những tính năng nổi bật trên sẽ giúp bạn seo top google một cách đơn giản nhất. Hy vọng bài viết này sẽ có ích cho bạn đọc.
26/10/2020
4651 Lượt xem
CRM là gì? Lợi ích và cách thức hoạt động của CRM
CRM là gì? Lợi ích và cách thức hoạt động của CRM Nếu bạn là một người hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh hoặc Marketing, thuật ngữ Customer Relationship Management - CRM đã trở nên rất quen thuộc vì nó có vai trò đặc biệt đối với doanh nghiệp. Vậy CRM là gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé. 1. CRM là gì? CMR là từ viết tắt của cụm từ Customer Relationship Management dịch theo từ điển là phần mềm quản lý quan hệ khách hàng. Quản lý quan hệ khách hàng (CRM) là một cách tiếp cận giúp doanh nghiệp cải thiện mối quan hệ hiện tại và có được khách hàng mới nhanh hơn.  Ý nghĩa của CRM đã thay đổi rất nhiều trong những năm qua. CRM là một thuật ngữ ban đầu được định nghĩa và thiết kế để cải thiện dịch vụ khách hàng. Tuy nhiên, ngày nay nó liên quan đến toàn bộ chiến lược kinh doanh. Phần mềm CRM hoạt động như một kho lưu trữ duy nhất để kết hợp các hoạt động bán hàng, tiếp thị và hỗ trợ khách hàng của doanh nghiệp lại với nhau, đồng thời hợp lý hóa quy trình, chính sách và khách hàng doanh nghiệp trong một nền tảng. CRM là công cụ quản lý quan hệ khách hàng 2. Tại sao doanh nghiệp cần tối ưu CRM Đây là mô hình có quy trình chăm sóc và quản lý khách hàng để giúp tạo dưng mối quan hệ kinh doanh bền chặt hơn.  Việc đưa vào sử dụng CRM giúp doangh nghiệp có thể kiểm soát cũng như nắm bắt được nhu cầu khách hàng và đưa ra những chiến lược giữ chân họ. Khách hàng có những trải nghiệm tốt, họ sẽ mua hàng của doanh nghiệp. Lợi nhuận doanh nghiệp sẽ được sinh ra từ đó.  Ưu điểm lớn nhất của mô hình CRM đó chính là khả năng kết nối, cập nhật thông tin ngay lập theo công nghệ mới nhất. Nó giúp cho nhà quản lý có thể đưa ra quyết định gần như tức thì với mọi thay đổi trong hoạt động của doanh nghiệp. >> Xem thêm: Customer Service là gì? Vai trò & cách tạo chiến lược dịch vụ khách hàng 3. Các loại CRM   Phân loại CRM về cơ bản sẽ dựa vào 2 tiêu chí là nền tảng công nghệ và loại hình doanh nghiệp. CRM được phân ra thành 3 loại chính sau: CRM bao gồm 3 loại phổ biến nhất Operational CRM (CRM hoạt động) Operational CRM đúng như tên gọi của nó là sẽ tập trung vào việc đơn giản hoá các hành động tương tác với khách hàng dựa trên sự kết hợp các quy trình bán hàng, tiếp thị và dịch vụ. CRM hoạt động sẽ bao gồm nhiều công cụ hỗ trợ nhằm mục đích cải thiện việc thu hút và giữ chân khách hàng. Operational CRM ra đời để tích hợp và tự động hoá các quy trình công việc, đặc biệt là quy trình lấy khách hàng làm trung tâm. Mục tiêu của CRM hoạt động chủ yếu là tự động hoá các quy trình giúp quá trình kinh doanh có nhiều phương pháp hay, tối ưu chi phí nhưng vẫn thúc đẩy doanh thu. Ngoài ra, Operational CRM còn nhằm mục tiêu là trao quyền cho các doanh nghiệp, mang tới cho khách hàng trải nghiệm vượt trội với mức chi phí nhỏ. Analytical CRM (CRM phân tích) Hệ thống CRM sẽ phân tích, quản lý các hoạt động của doanh nghiệp một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất. CMR phân tích cho phép doanh nghiệp đưa ra các quyết định về bổ sung dữ liệu dựa vào đánh giá hành vi và ý định mua hàng của khách hàng. nhằm giữ chân khách hàng tiềm năng. Phần mềm Analytical CRM sẽ trao cho doanh nghiệp một số các quyền sau: - Đối chiếu lại thông tin khách hàng, sau đó sắp xếp thông tin tạo thành một kho lưu trữ. - Cung cấp các tương tác đã được cá nhân hóa nhằm mục đích cải thiện các mối quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng và khách hàng tiềm năng. - Nhìn thấy trước cục diện hướng đi, từ đó ngăn chặn sự lệch hướng của khách hàng giúp nâng cao khả năng giữ chân khách hàng tiềm năng. - Lập kế hoạch dự báo vấn đề tài chính nhờ bảng phân tích chi tiết các chỉ số hiệu suất. CRM phân tích hỗ trợ cải thiện mối quan hệ khách hàng hiệu quả Collaborative CRM (CRM hợp tác) Collaborative CRM là phần mềm cộng tác lý tưởng để hợp nhất các chức năng kinh doanh lại với nhau trong việc đạt được các mục tiêu chung. Collaborative CRM ra đời giúp các doanh nghiệp có thể hợp nhất thông tin liên lạc và tài nguyên đã được chia sẻ khi làm việc để hướng đến mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp. Collaborative CRM bao gồm 2 phần đó là: quản lý tương tác (thống kê lại tất cả tương tác) và quản lý kênh (xác định hiệu quả của các kênh truyền thông). Cả 2 phần này làm việc đều nhằm mục đích cải thiện giao tiếp giữa các nhóm trong doanh nghiệp. Collaborative CRM hỗ trợ việc phối hợp hiệu quả giữa các nhân viên nhằm tăng hiệu quả trong việc thực hiện các nhiệm vụ chung và khối công việc riêng được giao. 4. Các tính năng của CRM CRM được xem là một trong những công cụ hỗ trợ doanh nghiệp quản lý các mối quan hệ khách hàng ưu việt nhất nhằm mục đích bứt phá doanh thu. Để làm được như vậy CRM cần phải có rất nhiều tính năng, sau đây là một số tính năng cơ bản của CRM. Quản lý thông tin khách hàng Tính năng đầu tiên mà phần mềm CRM sở hữu đó chính là hỗ trợ quản lý thông tin khách hàng. CRM cung cấp các tính năng lưu trữ hồ sơ gồm: thông tin lịch sử giao dịch, thông tin yêu cầu hỗ trợ, chế độ bảo hành, cuộc gọi, tin nhắn để nắm rõ chi tiết từng tình trạng của khách hàng. Việc doanh nghiệp quản lý khách hàng tiềm năng bằng phần mềm thông minh sẽ xác định được khách hàng tiềm năng, nuôi dưỡng khách hàng có triển vọng, từ đó thúc đẩy việc bán hàng nhiều hơn. CRM sở hữu rất nhiều tính năng cần thiết cho doanh nghiệp Quản lý dịch vụ hỗ trợ khách hàng Như phần trên đã chia sẻ, mục đích chính của CRM đó chính là tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng. Chính vì vậy nên phần mềm cung cấp các tính năng hỗ trợ mạnh mẽ cho quá trình chăm sóc, hỗ trợ khách hàng. CRM cung cấp các tính năng hỗ trợ cho dịch vụ quản lý hỗ trợ khách hàng chuyên nghiệp, đảm bảo đem lại cho khách hàng dịch vụ tốt nhất. Tính năng của CRM trong quản lý dịch vụ hỗ trợ khách hàng bao gồm: tính năng auto, tin nhắn tự động, giải quyết vấn đề cho khách 24/7,... Tất cả những điều này sẽ hỗ trợ làm tăng mức độ hài lòng của khách hàng, giảm đi các khiếu nại, phàn nàn từ dịch vụ chăm sóc khách hàng thiếu chuyên nghiệp gây mất khách. Quản lý quan hệ với khách hàng Bên cạnh những tính năng hữu ích như trên đã chia sẻ, phần mềm CRM còn tích hợp tính năng quản lý quan hệ với khách hàng. Hệ thống quản lý quan hệ với khách hàng bao gồm 2 phần là: Phân loại khách hàng và báo cáo tự động. - Phân loại khách hàng: Dựa theo hành vi và đặc điểm của từng khách hàng, phần mềm phân chia và nhóm các khách hàng thành các nhóm khác nhau. Từ đó có hành động chăm sóc hợp lý, phù hợp nhất với từng khách hàng để nâng cao mối quan hệ, cải thiện lòng tin cho khách hàng. - Báo cáo tự động: Hệ thống tự động báo cáo các thông tin có liên quan tới khách hàng như: sinh nhật, thời hạn hợp đồng sắp hết để có hành động hỗ trợ khách hàng kịp thời nhất. >> Xem thêm: Cẩm nang Six Sigma dành cho người mới . CRM có vai trò vô cùng quan trọng với doanh nghiệp Quản lý bán hàng Hệ thống CRM được xem là trợ thủ đắc lực hỗ trợ quản lý bán hàng hiệu quả cho doanh nghiệp. Bởi CRM hỗ trợ tối ưu hết các quy trình giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí song vẫn nâng cao lợi nhuận. Để có thể hỗ trợ quản lý bán hàng hiệu quả, CRM bao gồm các tính năng như: - Tối ưu hoá các khâu trong quy trình bán hàng: CRM thiết lập các tiêu chuẩn cơ bản và tự động xử lý đơn hàng, báo giá. CRM hỗ trợ cắt giảm các thao tác lặp đi lặp lại giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu nhanh chóng hơn. - Quản lý dữ liệu khách hàng: CRM hoạt động lưu trữ dữ liệu khách hàng lớn, hơn nữa nó còn phân loại khách hàng theo chu kỳ mua. Nhờ đó doanh nghiệp nắm rõ được từng đối tượng khách hàng để có những biện pháp xúc tiến sao cho phù hợp để tăng hiệu quả chuyển đổi cao nhất. - Đo lường hiệu suất bán hàng: CRM tích hợp tính năng đo lường, cho phép lập báo cáo tự động đầy đủ tất cả mọi thông số như: doanh số, lợi nhuận, tỷ lệ chốt đơn,... Điều này giúp doanh nghiệp theo dõi chi tiết, trực quan, đánh giá bán hàng hiệu quả hơn bao giờ hết. - Lập kế hoạch bán hàng: CRM cung cấp tính năng hỗ trợ người quản lý lập kế hoạch bán hàng bài bản, chi tiết, chuyên nghiệp dựa vào phân tích dữ liệu kho theo từng giai đoạn. - Kết nối với khách hàng tiềm năng: CRM hỗ trợ liên lạc và phát triển nhiều cách tiếp cận khách hàng trên nhiều kênh khác nhau: Facebook, email, google,... CRM giúp mở rộng tệp khách hàng hơn cho doanh nghiệp. Phân tích dữ liệu khách hàng Để hỗ trợ quản lý quan hệ khách hàng hiệu quả, phần mềm CRM chắc chắn phải sở hữu tính năng phân tích dữ liệu. Đây là một tính năng vô cùng quan trọng để doanh nghiệp có cái nhìn khách quan hơn về hành vi của người dùng. Từ đó có cơ sở để đưa ra những chiến dịch nhằm tối ưu hoá hoạt động kinh doanh. CRM phân tích dữ liệu khách hàng đồng thời cũng giúp doanh nghiệp dự báo, mở rộng quy mô để xác định khách hàng mới, giữ chân khách hàng cũ để đem lại cơ hội sinh lời cao hơn cho doanh nghiệp. Nhìn chung, phần mềm với tính năng phân tích dữ liệu khách hàng sẽ hỗ trợ nâng cao đáng kể trải nghiệm của khách hàng. Tối ưu hóa chiến lược tiếp thị Nhờ có phần mềm CRM ra đời mà các chiến dịch marketing được thống kê, báo cáo chi tiết, cụ thể. CRM hỗ trợ thu thập, phân tích dữ liệu bán hàng và tối ưu hoá chiến lược tiếp thị. CRM đóng vai trò trong Marketing đó là: - Tự động hóa Marketing: Tự động gửi email, SMS tới khách hàng đã được cài sẵn, tự động chuyển hết cho khách hàng trong cùng một thời điểm. - Đánh giá chiến lược marketing: báo cáo tự động với hình ảnh trực quan hiển thị chi tiết các chỉ số của hoạt động Marketing, giúp theo dõi chiến dịch và hiệu quả chiến dịch. CRM hỗ trợ tối ưu hoá chiến lược tiếp thị 5. Lợi ích của CRM Sau khi giải thích thuật ngữ CRM là gì, mời bạn đọc tìm hiểu những lợi ích đặc biệt của CRM đối với doanh nghiệp thông qua một vài luận điểm dưới đây. Cải thiện dịch vụ khách hàng CRM quản lý tất cả các địa chỉ liên hệ của bạn và tổng hợp thông tin khách hàng để xây dựng hồ sơ của những người bạn đã tương tác. Điều này cho phép bạn dễ dàng truy cập thông tin quan trọng về hành vi của khách hàng như hồ sơ mua hàng và các giao tiếp trước đó với các liên hệ trên các kênh khác nhau (mạng xã hội, trò chuyện, email, v.v.). Khách hàng sẽ không phải lặp đi lặp lại câu chuyện của họ với bạn và bạn sẽ có thể giải quyết các vấn đề bằng phương pháp hay nhất để cải thiện lòng trung thành của khách hàng. Tăng doanh số bán hàng Hợp lý hóa và cải thiện quy trình bán hàng, xây dựng quy trình bán hàng, tự động hóa các nhiệm vụ và phân tích dữ liệu bán hàng của bạn chắc chắn sẽ dẫn đến một kết quả - tăng doanh số và năng suất bán hàng. CRM cho phép bạn có thể truy cập tất cả các điểm tiếp xúc bằng giọng nói, trò chuyện, mạng xã hội và email trực tiếp với khách hàng ở một nơi. Bạn sẽ tìm kiếm được nhiều giao dịch hơn bằng cách xây dựng quy trình bán hàng phù hợp vào đúng kênh và đúng thời điểm. Giữ chân nhiều khách hàng hơn Tỷ lệ giữ chân và rời đi của khách hàng là những yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định sự thành công của một doanh nghiệp. Sự gián đoạn của khách hàng là một trở ngại lớn cho tăng trưởng kinh doanh. Các tính năng của công cụ CRM như bán vé tự động, hỗ trợ khách hàng và tự động hóa dịch vụ khách hàng có thể cải thiện đáng kể tỷ lệ giữ chân khách hàng. Ngoài ra, các công cụ phân tích xem nhu cầu của khách hàng còn có thể cho bạn biết khi nào tình trạng gián đoạn xảy ra, vì vậy bạn có thể xác định và giải quyết các vấn đề khó khăn nhanh chóng và dễ dàng hơn. CRM giúp doanh nghiệp giữ chân khách hàng tiềm năng Phân tích tốt hơn Các công cụ CRM phân tích làm cho dữ liệu được tập hợp một cách hệ thống, dễ hiểu và phù hợp với nhu cầu kinh doanh. Tất cả các dữ liệu bán hàng, dữ liệu tài chính và dữ liệu tiếp thị đều được cung cấp cho công cụ CRM để trở thành các chỉ số hiển thị, với kho dữ liệu và khai thác dữ liệu đó để doanh nghiệp có thể hiểu nó một cách dễ dàng nhất. Minh bạch hơn CRM cho phép bạn thúc đẩy sự minh bạch hơn trong tổ chức của mình bằng cách giao nhiệm vụ, hiển thị công việc và phân định chính xác ai đang làm gì. Nếu mối quan tâm chính của bạn là doanh số bán hàng, bạn có thể sử dụng theo dõi hiệu suất cho các đại lý bán hàng riêng lẻ. CRM cho phép mọi người trong tổ chức của bạn có được tầm nhìn về các quy trình kinh doanh, thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau và cộng tác nhiều hơn. 6. Cách thức hoạt động của CRM Hiểu được CRM Marketing là gì, Unica tiếp tục mời bạn đọc tìm hiểu cách thức hoạt động của công cụ quản lý dữ liệu khách hàng. 1. Tư vấn bán hàng (CRM sales) CRM lấy thông tin từ phương tiện truyền thông xã hội, trang Web, Email, cuộc gọi thoại và các kênh khác để giúp bạn có thêm khách hàng mới và giữ những khách hàng đang có. Chúng cung cấp cho bạn một nơi duy nhất để tổ chức quy trình làm việc và quy trình kinh doanh, vì vậy bạn có thể cộng tác, chốt nhiều giao dịch hơn và hoàn thành nhiều công việc hơn. 2. Truyền thông (CRM Marketing) CRM Marketing giúp doanh nghiệm tiết kiệm thời gian trong việc phân loại khách hàng, chăm sóc khách hàng theo từng nhóm, thúc đẩy người mua thông qua các công cụ như Automation Marketing như: Email marketing, SMS marketing… Hình thức hoạt động của CRM 3. Dịch vụ sau bán hàng (CRM Services) Các kế hoạch chăm sóc khách hàng nhằm thúc đẩy khách hàng cũ mua lại sản phẩm bằng các hoạt động như: giảm giá chiết khấu, quà tặng, gửi thư chúc mừng trong những ngày như sinh nhật, lễ Tết... 4. Phân tích tập khách hàng (CRM Analysis) Những phân thích khách hàng để bạn có được cái nhìn tổng quát cũng như nắm bắt được mức độ tiếp cận của khách hàng đúng đắn, từ đó đưa ra những tối ưu hoạt động Marketing và Services. CRM giúp cho doanh nghiệp phân loại đối tương khách hàng thông quan hành vi, sở thích, vị trí địa lý... 5. Kết hợp giữa các phòng ban, đối tác (CRM Collaborative) Đối với CRM, các phòng ban đều được liên kết chặt chẽ với nhau, mọi nhân viên đều được kết nối chia sẻ thông tin dữ liệu trực quan nhanh chóng. Từ đó, công tác phục vụ chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp cũng được hiệu quả hơn. 7. Tổng kết Trên đây là những thông tin quan trọng về CRM như khái niệm CRM là gì, vai trò của CRM, đặc điểm của CRM đối với doanh nghiệp. Bạn có thể tham khảo tại các khóa học quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ trên UNICA để được gặp gỡ các chuyên gia hàng đầu Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm nhiều năm thực chiến quản trị doanh nghiệp của mình. Cảm ơn và chúc các bạn thành công!
26/10/2020
4242 Lượt xem
UID là gì? Phân loại và cách lấy UID Facebook
UID là gì? Phân loại và cách lấy UID Facebook Ở bài trước bạn đã biết được câu trả lời tại sao quảng cáo facebook không được phê duyệt rồi. Nếu bạn là một dân chuyên chạy về quảng cáo thì chúng tôi tin chắc bạn không còn lạ lẫm với cụm từ UID. Câu hỏi đặt ra, là một Marketer, bạn có biết UID là gì không? Nó có tác dụng như thế nào và cách sử dụng của nó ra sao. Ngay sau đây, hãy cùng UNICA đi tìm hiểu ngay nhé! UID là gì? UID là từ viết tắt của User ID là một dãy số được ông lớn Facebook sử dụng để định dạng tài khoản của người dùng trên Facebook. Bạn có thể hình dùng nó là một chứng minh nhân dân của con người. Mỗi hình ảnh, mỗi bài viết, dù là hội nhóm nhỏ hay fanpage lớn đều có 1 mã UID riêng và là duy nhất. UID là User ID dùng để xác định tài khoản Vai trò của UID trong Marketing Sau khi nắm được khái niệm UID là gì thì bạn cũng nên biết được vai trò của nó  đằng sau sự thành công của mỗi chiến lược Marketing là gì? Hỗ trợ tìm kiếm email hoặc số điện thoại Từ UID này những người làm Marketing có thể hoàn toàn tìm được bạn là ai, tìm được số điện thoại, địa chỉ email mà bạn dùng để mở tài khoản Facebook. Bạn có thể thực hiện tìm kiếm đó một cách thủ công hoặc dùng công nghệ hiện đại  để chuyển sang email phục vụ cho việc chạy quảng cáo hiệu quả. Bạn nên nhớ, chạy quảng cáo UID hiệu quả rất nhiều so với việc chạy quảng cảo cáo thông thường. Nhưng loại quảng cáo này bị hạn chế, do đó, các nhà quảng cáo dần dần có xu hướng trích dẫn email, số điện thoại từ uid Facebook  để nhanh chóng đạt được target dễ dàng hơn. Nghiên cứu tập khách hàng tiềm năng Với những nhà làm tiếp thị thì nó là một công cụ tuyệt vời để bạn hiểu khách hàng mình muốn gì, họ là ai và họ có nhu cầu gì. Từ một user tài khoản bất kỳ thì bạn có thể xem được thông tin công khai của họ như các mối quan hệ, sở thích, các hình ảnh, video khách hàng chia sẻ bằng việc sử dụng Graph Search của Facebook.  Kết bạn theo tập khách hàng mục tiêu Nếu các shop online dùng Facebook riêng để bán hàng thì họ cần phải kết bạn dựa trên những sản phẩm họ đang bán. Sản phẩm mà bạn cung cấp có 2 khả năng là phù hợp hoặc không phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Vì thế, bạn cần xác định chân dung khách hàng của mình xem họ là ai, giới tính, độ tuổi, nhân khẩu học để kết bạn và theo dõi họ. Bạn nên sử dụng thêm công cụ hỗ trợ là Simple UID, simple Facebook… bạn có thể tìm kiếm khách hàng tiềm năng.  Hỗ trợ chạy quảng cáo Từ đầu năm 2015, Facebook đã chính thức cấm người dùng lạm dụng UID của người khác để chạy quảng cáo nhằm đảm bảo chất lượng quảng cáo được tốt cũng như người chạy tuân thủ dịch vụ khi sử dụng Custom Audience. Cho dù nó bị hạn chế, không dùng trực tiếp UID để tạo tệp quảng cáo nhưng không có nghĩa là nó không có ích cho chiến dịch quảng cáo của bạn. Nó giúp chiến dịch của bạn nhắm đúng đối tượng khách hàng. UID có rất nhiều lợi ích trong Marketing Cách tìm user id của bạn trên Facebook Bước 1: Copy link Facebook cá nhân cần lấy Bước 2: Truy cập website lookup-id.com, dán link vừa copy vào ô lookup Bước 3: Nhấn Lookup để lấy UID → Lấy UID của nhóm, page và event cũng tương tự như cách lấy UID facebook 2. Lấy UID bài viết (post) Bước 1: Click vào ngày đăng bài viết Bước 2: Sau khi click vào ngày đăng, link của bài viết sẽ hiển thị. UID bài viết sẽ là dãy số cuối cùng của Link hoặc sau mã Fbid Ví dụ: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=143722166471755&id=103494667161172&__xts__[0]… → UID của bài viết sẽ là: 143722166471755 Nếu bạn biết tận dụng công cụ UID Facebook thì sẽ mang lại cho bạn nhiều mục đích truyền thông khác nhau. 3 phần mềm quét UID Facebook FREE Sau khi nắm rõ được UID là gì cũng vai trò của nó trong Marketing thì để tiện lợi hơn trong việc xây dựng danh sách khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp thì chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn 2 phần mềm quét User ID Facebook. Sử dụng phầ mềm quét UID miễn phí Simple UID Đây là phần mềm hỗ trợ cho doanh nghiệp thúc đẩy Marketing. Khi sử dụng phần mềm nay người dùng sẽ thông qua tương tác bài viết, trang cá nhân, fanpage, group… từ đó bạn có thể thu thập dữ liệu người dùng. Các tính năng hữu ích của phần mềm bao gồm:  - Quét UID khách hàng trong list bạn bè. - Xóa thành viên khỏi group UID. - Quét UID khách hàng từ group. - Lọc tương tác từ phía người dùng. Ninja Grap Search  Đây là phần mềm quét UID thông dụng, tuyệt vời dành cho người làm Marketing trên Facebook. Các bạn có thể sử dụng phần mềm này để xây dựng tệp khách hàng tiềm năng  cho doanh nghiệp dựa theo nhu cầu, nhân khẩu học, thông tin người dùng… Các tính năng của Ninja Grap Search bao gồm: - Quét UID danh sách bạn bè. - Quét UID nhóm, thành viên trong nhóm, tương tác với page. ALO UID  Đây là phần mềm hỗ trợ quét UID Facebook cực nhanh dựa trên nền tảng website. Không giống như Simple UID và Ninja Grap Search, phần mềm ALO UID không cần cài đặt và có thể sử dụng trên bất kỳ máy tính nào, chỉ cần có kết nối internet. Vì sự đơn giản như vậy mà ALO UID cũng chỉ có những tính năng cơ như quét UID bạn bè, thành viên trong Page, thành viên tương tác bài viết. Đây là phần mềm phù hợp cho những người muốn tìm kiếm tệp khách hàng nhỏ. UID là một công cụ tuyệt vời nếu bạn tận dụng chúng cho mục đích Marketing. Dù sử dụng UID Facebook để chạy đã bị bạn chế nhưng bạn chỉ cần nắm được UID là gì và tận dụng UID một cách khéo léo để đạt hiệu quả cao. Một gợi ý cho bạn đọc cách chặn quảng cáo trên facebook nhanh chóng và hiệu quả nhất. Bạn đọc quan tâm các kỹ năng học chạy quảng cáo Facebook hãy nhanh tay truy cập website Unica để tìm hiểu những kiến thức về các khoá học chạy quảng cáo Facebook từ các chuyên gia.
23/10/2020
4576 Lượt xem
Tổng hợp 11+ Email marketing mẫu chuyên nghiệp và hấp dẫn
Tổng hợp 11+ Email marketing mẫu chuyên nghiệp và hấp dẫn Email marketing đã trở thành một trong những hình thức tiếp thị đem về lượt chuyển đổi cao chất lượng nhất cho doanh nghiệp, do đó rất nhiều người, đặc biệt là các marketer quan tâm tới việc tạo ra một email marketing có khả năng chuyển đổi mạnh mẽ và tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp của mình. Mời bạn đọc quan tâm cùng tìm hiểu tiêu chí của một email marketing mẫu và tham khảo ngay những email marketing mẫu hay nhất nhé! Email marketing là gì? Marketing là hoạt động tiếp thị sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp tới khách hàng tiềm năng của mình bằng các hình thức tiếp thị khác nhau, nhằm mục đích đem về lợi nhuận cao nhất cũng như khả năng nhận diện thương hiệu tốt nhất ở khách hàng. Nếu là người đã từng học marketing thì bạn sẽ không quá lạ với khái niệm email marketing này rồi. Khái niệm về email marketing Tương tự như vậy email marketing là hoạt động tiếp thị sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp tới khách hàng bằng hình thức gửi email hàng loạt, nhằm giới thiệu sản phẩm/dịch vụ, kêu gọi mua sản phẩm hoặc cung cấp thông tin tới khách hàng. Tùy theo từng mục đích mà email marketing cũng sẽ có những tiêu chí nội dung khác nhau, thế nhưng về cơ bản một nội dung email marketing mẫu hoàn chỉnh cần phải đáp ứng được các tiêu chí dưới đây. Bạn đọc tiếp tục tìm hiểu nhé. Tiêu chí của một email marketing hiệu quả Một thiết kế email marketing đẹp và tối ưu sẽ dễ dàng mang lại những hiệu quả nhất định cho một dự dán, bạn cùng theo dõi một số tiêu chí của một email marketing hiện nay được nhiều người sử dụng. 1, Về bố cục của email marketing Thông thường một email marketing được đánh giá là hiển thị hiệu quả, thân thiện với người dùng và các thiết bị điện tử thông minh thường có thiết kế chiều dọc. Nội dung và hình ảnh của một email marketing chuyên nghiệp thường được chia theo tỉ lệ 60:40 hoặc 70:30 tùy theo mục đích của marketer. Đây có thể coi là tỷ lệ vàng dành cho email marketing giúp các email khi gửi đi sẽ tăng khả năng tương tác với người nhận và kích thích họ click vào email, đồng thời kêu gọi họ phản hồi với doanh nghiệp hoặc kêu gọi mua sản phẩm ngay. Do đó các lời kêu gọi CTA như vậy marketer nên chú ý và thể hiện lời kêu gọi đó một cách rõ ràng, hấp dẫn để tăng tỷ lệ chuyển đổi.  2, Về kích thước email marketing Kích thước là một vấn đề cần quan tâm đối với một email marketing Một email marketing có kích thước chiều ngang từ 600px - 650px. Dĩ nhiên là bạn vẫn có những lựa chọn khác tuy nhiên có rất nhiều ứng dụng email marketing chỉ có thể hiển thị toàn bộ email trong khoảng từ 600 - 650 px đối với chiều ngang. Ngay cả bạn đôi khi thấy email mình nhận có cuộn ngang cũng "ngại" phải kéo sang ngang để hiển thị hết các email đó, đúng không? Mặt khác, một email marketing sẽ không hạn chế chiều dài, tuy nhiên email dài quá họ cũng ngại lướt lắm, hãy lưu ý điều này nhé! Một email marketing chuyên nghiệp tốt thường có kích thước chiều dài từ 1500 - 2000px. Độ dài này là vừa đủ để marketer thiết kế email với nội dung súc tích, hấp dẫn nhưng vẫn tạo được sức hút đối với khách hàng nhận email. 3, Về font chữ trong email marketing mẫu Về font chữ, rất nhiều người họ khó chịu chỉ vì cách thể hiện nội dung - chữ quá rườm rà hoặc quá nhiều màu. Và họ liền thoát ra khỏi email đó. Một email marketing chuyên nghiệp chỉ cần sử dụng tối đa 2 phông chữ là nhiều. Theo đó các email cũng chỉ nên sử dụng các font chữ với kích thước từ 14 - 16, không quá lớn hay quá nhỏ gây khó khăn  cho người đọc. Còn các font chữ mà các doanh nghiệp lớn ưa chuộng nhất đó là Arial, Tahoma, Verdana, Georgia,Times New Roman,... và thường là những font chữ không có chân. 4, Khả năng tương thích với thiết bị di động Ngày càng có nhiều người thích làm việc trên điện thoại di động hoặc ipad hơn là phải ngồi vào bàn làm việc với máy tính/laptop. Do đó những hình thức tiếp thị tới người dùng cũng cần phải linh động và tương thích với điện thoại di động. Trong đó có cả Email marketing. Có thể email của bạn hiển thị rất tốt trên laptop nhưng trên điện thoại lại không được như thế, vậy là họ bỏ qua luôn email đó. Do đó để khắc phục được tình trạng gửi email lỗi tới khách hàng hãy test hiển thị email trên nhiều thiết bị khác nhau, điều này sẽ giúp bạn biết trước được những lỗi mà khách hàng có thể gặp và khắc phục chúng.  Tổng hợp các email marketing mẫu chuyên nghiệp  Dưới đây là tổng hợp các mẫu email gửi khách hàng chuẩn được sử dụng nhiều tại các doanh nghiệp công ty hiện nay. Mẫu email marketing chúc mừng sinh nhật  Mẫu email chúc mừng sinh nhật của Ngân hàng ACB Email chúc mừng sinh nhật của nhà hàng Ikea’s Princess Cake Email chúc mừng sinh nhật của dịch vụ chăm sóc sức khỏe Future Care Mẫu Email marketing giới thiệu sản phẩm/ sự kiện mới Email ra mắt sản phẩm mới của Vinno Email mời thử lái xe mới của ISUZU Việt Hải Email ra mắt dịch vụ du lịch mới của The Travel Agency Mẫu email quảng cáo sản phẩm/ chương trình ưu đãi Email chúc mừng giáng sinh của Học viện online Unica   mẫu email marketing bán hàng Mẫu email bảng tin (tin tức) Một mẫu Email tin tức của Meowgun Email bất động sản mới của Redfin Một mẫu Email tin tức của Fitbit Như vậy Unica đã giới thiệu tới bạn đọc những thông tin cần thiết về email marketing cũng như đem đến cho bạn các mẫu email marketing hấp dẫn, chuyên nghiệp. Hi vọng những thông tin trên sẽ có ích cho bạn trong quá trình học email marketing. Bên cạnh đó bạn có thể tham khảo thêm phần mềm email marketing một trong những phần mềm giúp việc soạn thảo email marketing hỗ trợ bạn một cách tối ưu nhất. Xin cảm ơn và chúc bạn thành công!
23/10/2020
4888 Lượt xem
Stream là gì? Lợi ích tuyệt vời của Livestream trên Facebook
Stream là gì? Lợi ích tuyệt vời của Livestream trên Facebook Với đại đa số người dùng các thiết bị thông minh như điện thoại di động, máy tính,... có kết nối mạng có lẽ không còn xa lạ gì với khái niệm livestream. Thế nhưng sẽ nhiều người biết đến livestream như một hình thức bán hàng mà không biết rằng chúng còn có thể đem về nhiều điều tuyệt vời hơn thế. Vậy Stream là gì? Livestream là gì? Làm thế nào để livestream hiệu quả trên Facebook? Mời bạn đọc quan tâm cùng học livestream với Unica qua bài viết này nhé! Stream là gì? Khái niệm live stream nghĩa là gì Stream là gì? Stream hay Streaming được hiểu là một công nghệ được sử dụng để cung cấp thông tin, nội dung hoặc dữ liệu nào đó cho các thiết bị điện tử thông minh như điện thoại di động, máy tính, ipad,... theo luồng trong môi trường internet.  Đối với người dùng thông thường, các dữ liệu phổ biến nhất được người dùng truyền phát cho nhau đó là audio (nhạc, âm thanh) và video phát và gần như là ngay lập tức đến với người bên kia thông qua điện thoại thông minh hoặc laptop. Thế nhưng Âm thanh và video chỉ là 2 trong rất nhiều các loại dữ liệu khác được truyền phát ngay bằng công nghệ này mà thôi. Live stream là gì? Khái niệm Stream là một công nghệ dùng để truyền tải thông tin gần như ngay lập tức đến với đối tượng khác thông qua thiết bị di động, thì khái niệm Livestream cũng tương tự như vậy, chỉ khác ở chỗ, live stream là quá trình phát video trực tiếp trên môi trường mạng internet và đến với người xem ở bên kia với thời gian gần như là ngay lập tức, thông qua các thiết bị thông minh như điện thoại di động hay laptop. Lợi ích tuyệt vời của live stream trên Facebook là gì? Sau khi bạn đọc đã biết Stream là gì bạn sẽ cần phải hiểu được lợi ích tuyệt vời mà live stream đem lại cho bạn, đặc biệt là livestream trên nền tảng Facebook. Tương tác với fanpage Lợi ích tuyệt vời của live stream là gì? Đây có thể nói là lợi ích đầu tiên khi bạn dùng livestream, nhất là khi bạn là người nổi tiếng, người của công chúng. Việc thực hiện các buổi livestream trực tiếp sẽ giúp bạn đến gần hơn với fan của mình, nhằm giúp duy trì mối quan hệ, vừa xây dựng thêm hình ảnh tốt với fan; đồng thời giúp mở rộng hơn số lượng fan yêu thích của mình. Tổ chức sự kiện Những sự kiện được tổ chức bên ngoài để có thể thu hút nhiều người biết tới sự kiện hoàn toàn có thể dùng live stream để phát trực tiếp và "kéo" nhiều người quan tâm tới sự kiện đang diễn ra, vừa tạo thêm được hiệu ứng tốt với những khách hàng tiềm năng vừa nâng cao nhận diện thương hiệu tốt.  Livestream game Nói đến game nhiều  người nghĩ ngay đến các game thủ, các streamer chơi game online và phát trực tiếp trên các kênh facebook hoặc Youtube. Bạn đúng rồi đấy! Ngoài chơi game cho cộng đồng nhỏ của mình, các streamer hoặc game thủ thường phát trực tiếp livestream chơi game của mình để thu hút nhiều hơn những người quan tâm, tăng lượt theo dõi, tăng lượng người xem, quảng cáo thương hiệu cá nhân và kiếm tiền từ quảng cáo hoặc tiền donate từ fan của mình. Livestream bán hàng Như đã nói ngay từ đầu, hình thức live stream thường rất hay xuất hiện với mục đích là bán hàng. Nhờ có nền tảng livestream cả trên Facebook và trên Youtube những người làm kinh doanh online hoặc bán hàng có thể đem về doanh thu cực kỳ tốt từ việc bán hàng online như thế này. Chỉ cần có kịch bản livestream hiệu quả, kịch bản chốt đơn online tốt, quan trọng là càng có nhiều người xem càng tốt thì công việc bán hàng online của bạn mới đem về nhiều đơn hàng và lợi nhuận cao. Hướng dẫn cách livestream Facebook dành cho newbie Trong khuôn khổ bài viết này Unica sẽ giới thiệu với bạn các để livestream trên Facebook bằng máy tính nhé! Bước 1: Ngay khi mở máy tính bạn sẽ thấy có Video trực tiếp. Click vào nó. Hướng dẫn livestream Facebook - 1 Bước 2: Xuất hiện một giao diện như hình phía dưới Hướng dẫn livestream Facebook - 2 Tại đây bạn cần lưu ý một vài điểm như sau: - Nơi đang phát video livestream của bạn - Chú thích thêm trước và trong khi phát livestream trực tiếp đó - Ai sẽ là người thấy livestream của bạn (bạn bè hay công khai...) - Chọn camera thu hình (biểu tượng camera) - Chọn micro thu âm (biểu tượng micro) - Tiêu đề (đó là tiêu đề cho video livestream của bạn) - Sau khi hoàn thành tất cả chỉ cần Phát trực tiếp là được. Ngoài ra bạn có thể thực hiện thêm các thao tác khác như tag bạn bè của mình, hoặc chia sẻ video của minh dòng thời gian hay lên fanpage của bạn... Bước 3: thực hiện livestream Hướng dẫn livestream Facebook - 3 Trong bước này bạn có thể thực hiện Mời bạn bè cùng livestream, mục này nằm phía dưới màn hình livestream của bạn. Sau khi hoàn thành livestream, bạn muốn thoát ra thì chỉ cần click vào Kết thúc video trực tiếp  và chọn Kết thúc là xong. Bước 4: Sẽ có nhiều trường hợp bạn muốn lưu lại video trực tiếp của mình hoặc không muốn lưu, bạn chì cần chọn một trong hai lựa chọn là Xong và Xóa video.  Hướng dẫn livestream Facebook - 4 Như vậy Unica đã giới thiệu tới bạn đọc những thông tin chi tiết nhất về Stream là gì, livestream nghĩa là gì và hướng dẫn cách để livestream trên nền tảng Facebook hiệu quả. Xin cảm ơn và chúc bạn thành công!
23/10/2020
2857 Lượt xem
Webinar là gì? Hoạt động thế nào? Tuyệt chiêu tổ chức Webinar thành công
Webinar là gì? Hoạt động thế nào? Tuyệt chiêu tổ chức Webinar thành công Khi triển khai các chiến dịch Marketing của doanh nghiệp, các Marketer luôn muốn kết nối và tương tác với khách hàng thông qua Internet một cách hiệu quả nhất nhằm mục đích cuối cùng là tăng doanh số bán hàng. Webinar được ra đời nhằm thực hiện sứ mệnh cao cả đó. Webinar là hình thức hội thảo trực tuyến mang lại nhiều trải nghiệm hữu ích cho cả người tổ chức và người tham gia. Vì vậy, Webinar đang được nhiều doanh nghiệp/ tổ chức ứng dụng vào các hoạt động nội bộ hoặc hoạt động kinh doanh của mình. Để hiểu rõ và cụ thể hơn về khái niệm Webinar là gì cũng như cách thức hoạt động của Webinar như thế nào? Mời bạn cùng khám phá trong nội dung bài viết sau nhé. 1. Thuật ngữ Webinar là gì? Hiểu theo dịch nghĩa, Webinar là hội thảo trên Web thông qua mạng Internet. Tổ chức hội thảo trên Web là một cách để công ty có thể tạo ra nhiều khách hàng tiềm năng dù ở bất cứ lúc nào và ở bất cứ nơi đâu. Hiện nay, rất nhiều công ty đang sử dụng hình thức chia sẻ thông tin trực tuyến như một chiến lược tiếp thị hiệu quả hơn bao giờ hết.  Webinar bao gồm một số tính năng nhất đinh như: nói chuyện trực tiếp với người xem, thực hiện cuộc khảo sát, Stream video, hiển thị Slide, Chat, Ghi âm, chỉnh sửa…. Tiếp thị hội thảo trên web nổi bật so với các kênh khác vì tính chất tương tác cao giữa doanh nghiệp với khán giả. Người tham dự có thể đặt câu hỏi cho người thuyết trình, trả lời các cuộc thăm dò và khảo sát, đóng góp ý kiến, phản hồi về mức độ quan tâm của họ đến dịch vụ, sản phẩm của doanh nghiệp. Đối với các nhà tiếp thị, hội thảo trên web là công cụ đặc biệt mạnh mẽ nhờ những phân tích chuyên sâu mà họ cung cấp. Các nền tảng hội thảo trên web đủ nâng cao cũng có thể trao quyền cho các nhóm bán hàng và trực tiếp đóng góp vào các giao dịch khác nhau thông qua Internet.  Webinar là tổ chức hội thảo trên Web 2. Webinar hoạt động như thế nào? Webinar hoạt động dựa trên nền tảng internet, cho phép kết nối người thuyết trình và người tham dự từ xa. Dưới đây là cách thức hoạt động cơ bản của một Webinar và những yêu cầu kỹ thuật cần thiết để lưu trữ một Webinar:  Trước khi diễn ra: - Lên kế hoạch: Xác định chủ đề, mục tiêu, đối tượng tham dự, thời gian, và chọn nền tảng webinar phù hợp. - Quảng bá: Gửi lời mời qua email, mạng xã hội, website, hoặc các kênh khác. - Chuẩn bị: Viết bài thuyết trình, thiết kế slide, và kiểm tra thiết bị kỹ thuật. Trong khi diễn ra:  - Kết nối: Người tham dự truy cập vào webinar thông qua đường dẫn được cung cấp. - Thuyết trình: Người thuyết trình chia sẻ kiến thức, thông tin, hoặc thảo luận về chủ đề đã chọn. - Tương tác: Người tham dự có thể đặt câu hỏi, tham gia khảo sát, hoặc chat với nhau. - Ghi hình: Có thể ghi lại webinar để người tham dự xem lại sau. Sau khi kết thúc:  - Gửi email cảm ơn: Gửi email cảm ơn người tham dự và cung cấp tài liệu tham khảo nếu có. - Đánh giá hiệu quả: Phân tích số lượng người tham dự, mức độ tương tác, và phản hồi để cải thiện cho các webinar sau. Lưu ý: - Thông thường một hội thảo trực tuyến Webinar sẽ kéo dài khoảng từ 45 - 60 phút. Bao gồm các phần như: Trình bày chủ đề, phần Q&A và phần bán hàng. Chủ đề của hội thảo cần phải liên quan mật thiết với doanh  nghiệp và với đối tượng khách hàng đang tham gia.    - Yêu cầu kỹ thuật cơ bản để tổ chức Webinar bao gồm: Lựa chọn nền tảng tổ chức, micro, camera, phần mềm tạo slide, có thể là PowerPoint hoặc Keynote đều được.  - Hiện nay có một số nền tảng Webinar phổ biến nhất bạn có thể lựa chọn để sử dụng đó là: WebinarJam, Webinar Ninja và Demio. Ngoài ra, nếu các tổ chức/ doanh nghiệp hay cá nhân bị hạn hẹp về kinh phí thì cũng có thể sử dụng YouTube Live nếu cần tổ chức Webinar. 3. Lợi ích webinar mang lại là gì? Webinar mang lại cho doanh nghiệp/ công ty rất nhiều lợi ích. Dưới đây là một số lợi ích điển hình, bạn hãy tham khảo để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc tổ chứ hội thảo trực tuyến nhé. 3.1. Tiếp cận nhiều người một cách dễ dàng Webinar cho phép bạn kết nối khách hàng từ khắp mọi nơi trên thế giới, bởi nó hoạt động dựa trên nền tảng internet nên không hề bị giới hạn khoảng cách. Với Webinar bạn có thể truyền tải thông tin, kiến thức về sản phẩm/ dịch vụ của mình đến rất nhiều khách hàng. Điều này giúp tiếp cận được nhiều người hơn, mở rộng phạm vi tương tác, tăng  khả năng tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu để chuyển đổi doanh thu. 3.2. Tiết kiệm thời gian và chi phí So với các hình thức hội thảo khác thì Webinar giúp tiết kiệm thời gian và chi phí hơn. Hình thức này cho phép cả người tổ chức và người tham gia vào buổi hội thảo mà không cần phải di chuyển đến vị trí, cũng không cần phải thuê địa điểm tổ chức, người tổ chức Webinar. Điều này giúp tiết kiệm một khoản chi phí đáng kể. 3.3. Tương tác và thảo luận Webinar sở hữu rất nhiều công cụ hữu ích để buổi hội thảo được diễn ra hiệu quả nhất, đặc biệt là các công cụ tương tác trực tiếp như: chat trực tiếp, đặt câu hỏi trực tiếp với người thuyết trình. Từ đó, tạo ra một môi trường lành mạnh, vô cùng hữu ích để mọi người học hỏi và trau dồi kiến thức. 3.4. Lưu trữ và phát lại Nếu hội thảo trực tiếp tổ chức xong sẽ thôi thì Webinar đa phần sẽ được ghi lại để lưu trữ và sử dụng phát lại trong những trường hợp cần thiết. Điều này giúp những người bận chưa kịp tham gia hội thảo hay những người muốn xem lại để ghi nhớ kiến thức có thể xem lại vào bất cứ thời điểm nào. Webinar giúp tăng khả năng tiếp cận thông tin và kiến thức cho những người không thể tham gia trực tiếp. Điều này là cực kỳ hữu ích và linh hoạt. 3.5. Phân tích và đo lường từ Webinar Nền tảng tổ chức Webinar cung cấp nhiều công cụ hữu ích nên cho phép bạn phân tích và đo lường hiệu quả. Dựa vào kết quả phân tích và đo lường được đó, bạn dễ dàng theo dõi được số lượng người tham gia, số lượng người tương tác buổi họp và đánh giá hiệu quả của hội thảo có thành công hay không. 4. Những tính năng nổi bật có trên Webinar Như bên trên đã chia sẻ, Webinar sở hữu rất nhiều tính năng tuyệt vời. Tuy nhiên không phải ai cũng biết hết những tính năng này của Webinar. Thấu hiểu điều đó, sau đây Unica sẽ chia sẻ cho bạn những tính năng nổi bật này, hãy tham khảo nhé. 4.1. Tính năng sao lưu cuộc thảo luận, thuyết trình Trong các buổi thuyết trình, diễn thuyết chắc chắn đôi lúc bạn sẽ không thể tập trung hoàn toàn vào buổi họp. Tính năng sao lưu ra đời cho phép bạn ghi lại toàn bộ hội thảo trên Webinar. Đặc biệt, tính năng này còn giúp doanh nghiệp lưu trữ nội dung để phát lại cho những lần tiếp theo mà không cần tốn thời gian tổ chức và nói lại nội dung thêm lần nữa. 4.2. Chia sẻ màn hình trên Webinar Để mọi người tiện theo dõi nội dung chia sẻ trong buổi hội thảo thì Webinar chắc chắn không thể thiếu tính năng chia sẻ màn hình. Với tính năng này, không chỉ người tham gia buổi họp tiện theo dõi mà người trình bày cũng dễ dàng tóm tắt được những nội dung mình muốn nói lên slide. Tính năng chia sẻ màn hình trên Webinar giúp buổi thuyết trình diễn ra hoàn hảo hơn bao giờ hết. 4.3. Nhắn tin và call (trao đổi bằng giọng nói) Với tính năng chat trực tiếp và call, cả người thuyết trình và người tham gia buổi thuyết trình đều có thể dễ dàng trao đổi thông tin với nhau bằng giọng nói. Webinar giúp người nói và người nghe dễ dàng tương tác, trao đổi với nhau. 4.4. Webinar với khả năng chỉnh sửa trực tiếp nhanh chóng Ngoài những tính năng đã chia sẻ ở trên, Webinar còn có khả năng chỉnh sửa trực tiếp nhanh chóng. Trong những buổi thuyết trình, bạn có thể sử dụng tính năng này để chú thích và đánh dấu những mục quan trọng. Điều này giúp buổi thuyết trình có ý nghĩa hơn, mang lại hiệu quả cao hơn. 4.5. Tính năng tạo khảo sát thăm dò ý kiến người nghe Tính năng cuối cùng trên Webinar đó là tính năng khảo sát người nghe. Đây là tính năng vô cùng hữu ích, nó cho phép người thuyết trình tạo ra những cuộc thăm dò, khảo sát để đánh giá mức độ hiệu quả, đồng thời tăng cao sự tương tác, gây hứng thú với khán giả trong suốt buổi hội thảo. 5. Các hình thức Webinar phổ biến Webinar có hai hình thức phổ biến như sau: - Trực tiếp: Webinar trực tiếp được diễn ra vào một khung thời gian cụ thể. Điều này đồng nghĩa với việc bạn có khả năng tương tác với khán giả tốt hơn. Khán giả có thể nghe, hỏi và nhận được các phản hồi ngay lập tức. Hình thức trực tiếp này phù hợp với hội nghị trực tuyến, nơi cần truyền đạt các thông tin trực tiếp và nhanh chóng. - Ghi sẵn: Hình thức Webinar này đã được dựng sẵn và phát lại. Với hình thức này, khán giả không thể tham gia chat trực tiếp hoặc nhận được câu trả lời ngay lập tức mà phải có thời gian để nhận được phản hồi sau đó. Tuy nhiên, ưu điểm của hình thức này là bạn có thể xem lại nhiều lần, cho phép bất kỳ ai đăng ký và xem bất cứ lúc nào một cách thuận tiện. Hình thức này phù hợp với mục đích học trực tuyến hoặc bán các khóa học trực tuyến, giúp người xem chủ động về mặt thời gian và có thể học bất cứ lúc nào.  6. Các bước thiết lập Webinar Để thiết lập được một buổi hội thảo trực tuyến Webinar không hề đơn giản, nó bao gồm rất nhiều công đoạn khác nhau. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết các bước, bạn hãy tham khảo nhé: 6.1. Lên ý tưởng: Trước khi bắt đầu buổi thuyết trình, việc đầu tiên bạn cần làm đó là lên ý tưởng cho Webinar. Ý tưởng Webinar rất rộng, nó có thể là chủ đề bạn muốn chia sẻ với người khác hay một sự kiện sắp diễn ra và bạn muốn quảng bá để được nhiều người biết đến. Lên ý tưởng cho Webinar là bước tiền đề vô cùng quan trọng để xác định những việc cần phải làm tiếp theo. Vì vậy, bạn tuyệt đối không được chủ quan nhé. 6.2. Chọn công nghệ: Sau khi đã có chủ đề cho buổi hội thảo, thuyết trình, bước tiếp theo bạn cần chọn công nghệ. Bạn cần chọn công nghệ phù hợp để buổi Webinar diễn ra được suôn sẻ và hiệu quả nhất. Hiện nay, có rất nhiều nền tảng mà bạn có thể sử dụng để thực hiện Webinar, bao gồm: Zoom, Google Meet, WebEx, GotoWebinar,... 6.3. Xây dựng nội dung Sau bước chọn công nghệ phù hợp sẽ đến bước xây dựng nội dung. Tuỳ chủ đề buổi thuyết trình là gì mà bạn sẽ xây dựng nội dung sao cho phù hợp nhất. Nội dung trình bày trong buổi Webinar cần rõ ràng, đầy đủ và ngắn gọn để không gây nhàm chán cho người tham gia. Bên cạnh đó nội dung cũng phải chính xác và hữu ích để mang lại giá trị cho người nghe. 6.4. Thiết lập và cấu hình Webinar Sau khi đã có nội dung cho Webinar, tiếp theo bạn hãy tiến hành thiết lập và cấu hình cho Webinar bằng công nghệ mà bạn đã chọn ngay từ bước trước. 6.5. Quảng bá và thu hút người tham gia Sau khi công tác chuẩn bị đã xong xuôi hết, tiếp theo bạn cần phải tìm cách để quảng bá, làm sao thu hút nhiều người tham gia buổi Webinar nhất. Có rất nhiều cách bạn có thể lựa chọn để quảng bá đó là: quảng cáo trên mạng xã hội, email marketing, gửi tin nhắn,... 6.6. Thực hiện webinar Khi đã có một lượng lớn người đăng ký tham gia hội thảo thì buổi Webinar sẽ chính thức bắt đầu. Trong quá trình thực hiện hội thảo trực tuyến, bạn cần phải để ý kỹ các yếu tố bao gồm: âm thanh, hình ảnh, thời gian để đảm bảo mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người nghe. Tuyệt đối không được để tình trạng mạng lag gây ảnh hưởng đến buổi thuyết trình đang diễn ra. 6.7. Tạo quan hệ với khách hàng Sau khi đã thực hiện xong buổi Webinar, bước cuối cùng là bạn thu thập thông tin khách hàng. Sau đó dần dần tiếp cận họ để xây dựng mối quan hệ khách hàng lâu dài và bền vững, biến họ trở thành khách hàng trung thành của mình. 7. Làm thế nào để Webinar Marketing hiệu quả Sau khi giải thích thuật ngữ Webinar là gì, mời bạn đọc tìm hiểu một số mẹo tiếp thị hội thảo trên Web hiệu quả nhằm thu hút khách hàng tiềm năng. Như các bạn đã biết, tổ chức hội thảo trên Web là một một cách tuyệt vời để doanh nghiệp tương tác trực tiếp với khách hàng của bạn. Và bạn hoàn toàn có thể lưu nội dung và cho phép người khác xem nội dung đó sau khi phiên hội thảo kết thúc.  Hội thảo trên Webinar chủ yếu là các cuộc nói chuyện, chia sẻ nhưng có thể tạo khách hàng tiềm năng và tạo ra chuyển đổi mới nếu được thực hiện đúng cách. Chúng tôi sẽ cung cấp một số mẹo giúp bạn thiết kế hội thảo trên Web để có thể tiếp thị thành công như sau. Bí kíp tổ chức Webniar thành công 7.1. Tập trung vào chủ đề Cách dễ nhất để tăng lưu lượng truy cập đến hội thảo trên Web của bạn là đảm bảo bạn có một chủ đề thú vị. Chủ đề càng hay thì càng có nhiều người theo dõi.  Khách hàng thường có tâm lý muốn nghe về các giải pháp cho các vấn đề mà họ phải đối mặt thường xuyên. Trong khi bạn đang bận rộn với nghiên cứu chủ đề của mình, bạn cũng nên xem xét các từ khóa trong tiêu đề của mình. Điều này có thể giúp thu hút nhiều người hơn đến hội thảo trên web, những người không có trong danh sách người đăng ký của bạn và họ thường sẽ đăng ký sau đó. 7.2. Sử dụng các kết nối của bạn để quảng bá sự kiện Sau khi bạn lên lịch hội thảo trên web, hãy sử dụng các kết nối của bạn để truyền bá thông tin. Mặc dù bạn nên cho người đăng ký của mình biết trước, nhưng bạn có thể yêu cầu họ chuyển tiếp thông tin chi tiết đến bất kỳ người nào khác mà họ nghĩ rằng thông tin đó là thật sự hữu ích. Bạn cũng có thể sử dụng các kết nối kinh doanh của mình để đảm bảo bạn có lượng khán giả lớn nhất tham dự. Bạn cũng có thể sử dụng phương pháp Sponsor tiếp thị thông qua tài trợ sẽ giảm được chi phí cũng như được nhiều người biết đến thương hiệu của mình hơn. 7.3. Cung cấp nội dung có giá trị Một nội dung tẻ nhạt không mang lại giá trị sẽ không đủ sức hút để khách hàng quan tâm và theo dõi hội thảo trên Web. Bạn cần đảm bảo khách hàng nhận rằng khách hàng sẽ nhận được giá trị khi họ bỏ rất nhiều thời gian để theo dõi một hội thảo trên Web. Chính vì vậy, nên đầu tư về mặt nội dung hấp dẫn và thật sự chất lượng.   Cung cấp nội dung chất lựng để Webinar thật sự có giá trị 7.4. Hợp nhất các nội dung để tương tác tốt hơn Khách hàng thường đặt câu hỏi trong hội thảo trên web. Nếu bạn đã hứa chia sẻ một liên kết sau buổi học, hãy đảm bảo rằng bạn đã làm theo. Bạn cũng có thể liên kết đến các hội thảo trên web trước đó nếu chúng áp dụng cho chủ đề bạn đã thảo luận. Điều này sẽ cho phép khách truy cập xem qua nội dung cũ hơn và tăng khả năng  đăng ký các phiên hội thảo mới trong tương lai. 8. Ứng dụng của Webinar Webinar được đánh giá là công cụ hữu ích, vì vậy nó đang được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống. Dưới đây là 2 lĩnh vực ứng dụng Webinar phổ biến nhất. 8.1. Webinar cho giáo dục Dạy học trực tuyến trên Webinar được xem là một giải pháp tuyệt vời với cả người tham dự và người tổ chức. Thông qua phương pháp này, giáo viên có thể tổ chức những buổi học trực tuyến bất cứ lúc nào để nâng cao kiến thức cho người học. Với sự hỗ trợ của Webinar, giáo viên có thể tiếp cận với hàng ngàn học sinh, sính viên trên khắp thế giới, không bị giới hạn địa điểm và khoảng cách. Với phương pháp học tập này, người học cũng được bổ sung, tích luỹ kiến thức một cách thuận tiện và linh hoạt hơn bao giờ hết. Webinar hỗ trợ việc học mọi lúc mọi nơi, vô cùng đơn giản và dễ dàng. 8.2. Webinar cho marketing Ngoài giáo dục thì Webinar cũng được ứng dụng rất nhiều trong marketing, đặc biệt là ở những buổi hội thảo, giới thiệu sản phẩm. Việc tổ chức các buổi thuyết trình, quảng cáo ra mắt sản phẩm bằng Webinar giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí thuê địa điểm, chi phí thuê người hỗ trợ tổ chức hay chi phí phát sinh mà vẫn tiếp cận được đông đảo khách hàng từ khắp mọi miền. Bên cạnh đó, với sự hỗ trợ của Webinar, doanh nghiệp còn có thể tương tác trực tiếp với khách hàng một cách nhanh chóng. Điều này khiến khách hàng có trải nghiệm thoải mái và hài lòng. Nhờ đó, khách sẽ yên tâm mua hàng và sử dụng sản phẩm/ dịch vụ. 9. Những lưu ý khi tổ chức Webinar Để tổ chức được một buổi Webinar thành công trọn vẹn nhất bạn cần phải đặc biệt lưu ý một số vấn đề sau nhé: - Lựa chọn đối tượng tham gia phù hợp với nội dung Webinar để đảm bảo Webinar mang lại hiệu quả cao. - Xác định rõ chủ đề buổi Webinar, chuẩn bị nội dung kỹ lưỡng, bao gồm: slide, nội dung, video và các tài liệu hỗ trợ khác. - Lựa chọn được công nghệ phù hợp để giúp buổi Webinar diễn ra được chuyên nghiệp hơn. Lựa chọn nền tảng phù hợp với nhu cầu và ngân sách của bạn. - Tạo không gian trực tuyến chuyên nghiệp, người nói và người nghe dễ dàng tương tác với nhau. - Nên quảng bá Webinar qua nhiều kênh khác nhau như email, mạng xã hội, website, blog, forum, v.v để tiếp cận được nhiều người đăng ký. - Tạo ra không gian trực tuyến chuyên nghiệp: Đảm bảo rằng không gian trực tuyến cho webinar của bạn được thiết kế chuyên nghiệp, dễ sử dụng và đáp ứng được nhu cầu của người tham gia. - Kiểm tra kỹ lưỡng thiết bị âm thanh, hình ảnh và internet trước khi Webinar diễn ra. Nếu có thể nên sử dụng tai nghe và micro chất lượng tốt để đảm bảo âm thanh rõ ràng. 10. Kết luận Như vậy thông qua bài viết trên đây, Unica đã cùng các bạn tìm hiểu Webinar là gì. Không thể phủ nhận một điều rằng Webinar có vai trò vô cùng quan trọng trong chiến dịch Marketing nhằm thu hút và tiếp cận khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Chúng tôi hy vọng những thông tin trên sẽ thật sự hữu ích để giúp các doanh nghiệp tổ chức Webinar hiệu quả và chất lượng. Bạn đọc quan tâm hãy ghé đọc kiến thức về Supply Chain công nghệ giúp doanh nghiệp giải quyết nỗi lo lắng về phân bổ chuỗi cung ứng. Cảm ơn và chúc các bạn thành công!
23/10/2020
3971 Lượt xem
Cách Google index đoạn văn và ý nghĩa của nó với SEO
Cách Google index đoạn văn và ý nghĩa của nó với SEO Google sẽ bắt đầu index dựa trên đoạn văn vào cuối năm nay đối với các bài viết bằng ngôn ngữ Anh. Đó là một thay đổi xếp hạng, không phải là một cách thay đổi lập chỉ mục. Trong số hàng loạt những thay đổi với Tìm kiếm mà Google đã công bố, chúng tôi muốn đưa bạn đọc cùng đi nghiên cứu sâu hơn về thông báo lập chỉ mục (tức index) trên một đoạn văn mà nếu bạn là một SEO-er đang theo học Seo hay mới bước chân đến đến với nghề Seo này thì chắc chắn sẽ không thể không biết. Cập nhật index dựa trên đoạn văn Google cho biết: “Very specific searches can be the hardest to get right, since sometimes the single sentence that answers your question might be buried deep in a web page. We've recently made a breakthrough in ranking and are now able to not just index web pages, but individual passages from the pages. By better understanding the relevancy of specific passages, not just the overall page, we can find that needle-in-a-haystack information you're looking for.” Có thể hiểu đơn giản là: “Các lượt tìm kiếm chi tiết cụ thể quá đôi thi sẽ khó mà đi đúng hướng nhất, vì đôi khi câu trả lời mà bạn đang đi tìm kiếm cho câu hỏi của bạn nằm trong một trang web và bị “vùi sâu” trong những đoạn văn của bài viết. Chúng tôi đã tạo ra một bước đột phá trong xếp hạng trong thời gian gần đây. Giờ đây bạn không chỉ có thể index các trang web mà còn có thể index cả từng đoạn văn riêng lẻ trong trang đó. Bằng cách hiểu rõ hơn mức độ liên quan của các đoạn văn riêng lẻ cụ thể trong bài viết chứ không chỉ của trang tổng thể, chúng tôi có thể giúp bạn tìm thấy chi tiết thông tin mà bạn đang đi tìm kiếm ”. Google còn cho biết thêm, việc lập chỉ mục trên từng đoạn văn cụ thể khi được triển khai toàn cầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến 7% các kết quả tìm kiếm với mọi loại ngôn ngữ khác nhau. Sự thay đổi về hiển thị khi tìm kiếm Google đã cung cấp cho những độc giả quan tâm của họ những hình ảnh để họ có thể hình dung ra được những thay đổi sẽ xuất hiện khi cập nhật thay đổi index đoạn văn: Index đoạn văn sẽ thay đổi như thế nào - 1 Với khả năng “hiểu” được những đoạn văn mới, Google có thể trả kết quả cho người tìm kiếm rằng đoạn văn cụ thể (R) có liên quan nhiều hơn đến câu hỏi của người tìm kiếm hơn là một trang nói về chủ đề (L) Index đoạn văn sẽ thay đổi như thế nào - 2 Trong video “Google Presents: Search On 2020” trên Youtube, Google đã nói : “We’ve recently made another breakthrough, and are now able to not just index web pages, but individual passages from those pages. This helps us find that needle in a haystack because now the whole of that one passage is relevant. So, for example, let’s say you search for something pretty niche like ‘how can I determine if my house windows are UV glass.’ This is a pretty tricky query, and we get lots of web pages that talk about UV glass and how you need a special film, but none of this really helps the layperson take action. Our new algorithm can zoom right into this one passage on a DIY forum that answers the question. Apparently, you can use the reflection of a flame to tell and ignore the rest of the posts on the page that aren’t quite as helpful. Now, you’re not gonna do this query necessarily, but we all look for very specific things sometimes. And starting next month, this technology will improve 7% of search queries across all languages, and that’s just the beginning.” Nghĩa của nó là: “ Chúng tôi đã thực hiện một bước đi đột phá, và bạn không chỉ có thể index một trang web mà còn có thể index cả từng đoạn văn cụ thể trong trang đó. Điều này sẽ giúp chúng ta như tìm được cái kim trong bọc bởi vì giờ đây toàn bộ các đoạn văn đó đều có liên quan đến câu hỏi của người tìm kiếm. Giả sử bạn có câu hỏi “làm cách nào để xác định xem cửa sổ nhà tôi có phải là kính UV hay không” và bạn đang đi tìm kiếm một câu trả lời thích hợp. Đây có thể coi là một câu hỏi phức tạp, chúng tôi đã nhận được rất nhiều trang web nói về kính UV cho bạn và hướng dẫn bạn cách để có một tấm phim đặc biệt như kính UV, tuy nhiên lại không có một thông tin nào là thực sự phù hợp để giúp người tìm kiếm. Do đó với thuật toán mới này của chúng tôi, chúng tôi có thể giúp bạn “phóng to” ngay một đoạn văn trả lời câu hỏi đó ngay trên một diễn đàn DIY. Rõ ràng là bạn có thể sử dụng hình ảnh phản chiếu của ngọn lửa để làm ví dụ nói về vấn đề đó mà không cần phải quan tâm những phần còn lại của bài viết, những đoạn văn gần như không có ích gì cho câu hỏi của bạn. Bây giờ bạn không nhất thiết phải thực hiện tìm kiếm kiểu này nữa, tất cả chúng tôi đôi khi tìm kiếm một vấn đề, một câu trả lời nào đó rất cụ thể. Và bắt đầu từ tháng tới, công nghệ cải tiến này sẽ cải thiện 7% keast quả truy vấn tìm kiếm của người tìm trên toàn thế giới, và đây mới chỉ là bắt đầu!” Vậy Google đang index các phần của trang web hay index các đoạn văn? Chúng tôi đã hỏi Google hiện đang index đoạn văn hay index các phần của trang web? Thực tế Google vẫn đang index đầy đủ các trang web, “tuy nhiên những hệ thống xem xét của Google sẽ xem xét nội dung và ý nghĩa của các đoạn văn đó khi xác định được nội dung nào là phù hợp nhất với những câu hỏi của người tìm kiếm so với trước đây. Trước đây chúng tôi chủ yếu xem xét cả một trang tổng thể” – một phát ngôn viên của Google cho biết. Đó là thay đổi xếp hạng nội dung Google hơn là thay đổi lập chỉ mục Do đó việc index không thật sự thay đổi, điều thay đổi ở đây đó là sự thay đổi xếp hạng nội dung của google dựa trên những gì mà Google tìm được trên trang web của bạn. Tôi muốn nhắc lại cho bạn, Google không index các đoạn riêng lẻ trên trang web của bạn. Tuy nhiên việc “khoanh vùng” những nội dung trên trang vẫn sẽ đem lại kết quả tốt hơn và việc hiển thị những đoạn văn trả lời câu hỏi đó cũng sẽ tốt hơn cho mục đích xếp hạng nội dung của Google. Vậy Google xem xét những yếu tố nào? Trước đây hệ thống của Google sẽ xem xét một số “yếu tố mạnh về một trang web nào đó. Ví dụ: yếu tố dấu hiệu xuất hiện trên tiêu đề hoặc tiêu đề trang – để “hiểu” được kết quả nào là phù hợp nhất với câu hỏi của người tìm kiếm. Mặc dù cho đến nay hiệu đó vẫn là những yếu tố quan trọng, nhưng hệ thống mới này của Google cũng tỏ ra rất hữu ích để xác định và tìm ra được những đoạn văn riêng lẻ thực sự phù hợp với câu hỏi của người tìm kiếm trong cả trang web đó, ngay cả khi phần còn lại của trang nói về một chủ đề khác hoặc cả tổng thể trang web ít liên quan hơn đến câu hỏi” – Google nói. Thẻ tiêu đề (header) có quan trọng hơn không? Google không trả lời câu hỏi này của chúng tôi. Nhưng tôi vẫn có chút nghi ngờ về yếu tố xếp hạng xuất hiện trong thẻ tiêu đề và các thẻ tương tự là những yếu tố khá quan trọng, thậm chí tiêu đề trong trường hợp này còn quan trọng hơn khi điều này xuất hiện. Một lần nữa, Google thường không nói về các yếu tố xếp hạng cụ thể và Google cũng chẳng nhận xét về các tiêu đề đó như một yếu tố xếp hạng thật sự. Google nói rằng họ “luôn hiểu rõ các từ khóa và các cụm từ trong bài viết của bạn, nhưng thường những yếu tố như tiêu đề trang là một dấu hiệu rất mạnh giúp chúng tôi thu thập và cung cấp được những trang web tổng thể tốt nhất, có hiệu quả cao nhất.” Giờ đây Google hoàn toàn có thể “mò” ra cây kim bé tẹo trong cả “bể” thông tin khổng lồ và đưa ra được kết quả phù hợp nhất dựa trên những thông tin trong đoạn văn đó. Một lần nữa phải khẳng định rằng, rất khó để nói rõ được những yếu tố cụ thể nào là yếu tố quan trọng. Đoạn trích hiểu thị không phải là đoạn trích nổi bật nhất trong bài viết sao? Đoạn trích hiển thị khi tìm kiếm trên Google khác với đoạn trích nổi bật như thế nào? Google  sẽ hiển thị các đoạn trích nội dung dưới dạng câu trả lời ở đầu kết quả tìm kiếm của Google.  Google cho biết thêm “hệ thống của họ xác định được mức độ liên quan của mọi loại tài liệu web, mọi nội dung của trang web bất kỳ thông qua sự hiểu biết về các đoạn văn của thuật toán. Mặt khác, các đoạn trích nổi bật có liên quan nhất trong tài liệu mà chúng tôi có cũng giúp xác định là có liên quan đến câu hỏi của người tìm kiếm. Thuật toán xác định chính xác đoạn văn sẽ hữu ích nhất khi nào? Google cho biết: “các đoạn văn sẽ rất hữu ích cho các câu hỏi của người tìm kiếm, khi mà các thông tin cụ thể người tìm kiếm đang tìm lại bị ẩn đi ở đâu đó trong cả một bài viết dài trên trang web, mà câu trả lời đang đi tìm không nhất thiết là chủ đề chính của trang.” Giả sử ai đó search: “BERT hoạt động như thế nào trong tìm kiếm của Google”. Nếu trước đây Google sẽ trả lời người tìm kiếm bằng một loạt các kết quả “có vẻ như là” liên quan đến câu hỏi tổng thể trên, chẳng hạn như một câu chuyện tin tức xung quanh việc BERT đến với Google tìm kiếm. Nó cũng liên quan đến BERT mà đúng không? Hiển nhiên câu trả lời này lại không thật sự trả lời một cách thỏa đáng câu hỏi trên kia. Bây giờ nếu bạn đang sở hữu một trang web nội dung lớn liên quan đến câu hỏi trên, hãy “nói” cho Google cách Google tìm kiếm hoạt động và trong trang web nội dung đó của bạn hãy có một đoạn văn giải thích cách hoạt động của BERT. Có thể những đoạn văn khác của bạn không có liên quan nhiều đến “sự hoạt động của BERT”, nhưng chỉ cần có đoạn văn giải thích “BERT hoạt động như thế nào” thì hệ thống mới của Google cũng sẽ giúp người tìm kiếm tìm được ngay câu trả lời, đồng thời đẩy thứ hạng của bài viết lên cao hơn các đối thủ bạn đang cạnh tranh. Google sẽ triển khai vào cuối năm nay Google cho biết tính năng này sẽ bắt đầu triển khai vào cuối năm nay, với ngôn ngữ đầu tiên được  lựa chọn là tiếng Anh Mỹ với nhiều địa điểm khác nhau để theo dõi ảnh hưởng cũng như kết quả của chúng. Sau khi kiểm tra và có được những kết quả tốt nhất, Google sẽ triển khai chúng trên toàn cầu, điều này như đã nói ở trên sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới 7% kết quả tìm kiếm trên Google tìm kiếm. Như vậy chúng tôi đã trả lời cho bạn đọc những câu hỏi quan trọng nhất về index đoạn văn và cả một trang web cũng như ý nghĩa của việc lập chỉ mục riêng cho từng đoạn văn với SEO. Hi vọng những thông tin này đã giúp bạn có được những thông tin quý báu. Xin cảm ơn và chúc bạn thành công!
23/10/2020
1680 Lượt xem
Supply chain là gì? Vai trò của Supply Chain đối với doanh nghiệp
Supply chain là gì? Vai trò của Supply Chain đối với doanh nghiệp Bạn có biết Supply chain là gì không? Đây được xem là một trong những chiến lược Marketing đỉnh cao giúp doanh nghiệp định hướng được sự phát triển. Không những thế, nó chính là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy, làm sao để bạn quản lý được chuỗi cung ứng hiệu quả này sẽ được UNICA giải đáp ngay sau đây. 1. Khái niệm Supply Chain là gì? Hiểu một cách đơn giản thì nó là chuỗi cung ứng, là mạng lưới của tất cả các cá nhân, tổ chức, nguồn lực, hoạt động và công nghệ liên quan đến việc tạo ra và bán sản phẩm. Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả mọi thứ, từ việc phân phối nguyên liệu gốc từ nhà cung cấp đến nhà sản xuất cho đến cuối cùng là phân phối cho người dùng cuối. Phân đoạn chuỗi cung ứng liên quan đến việc đưa thành phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng được gọi là kênh phân phối. Supply Chain mang lại những lợi ích vô cùng tuyệt vời đối với doanh nghiệp. Cụ thể: - Dự đoán được nhu cầu và số lượng sản xuất để đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường tiêu dùng - Giảm chi phí ở mức đáng kể - Giảm số lượng hàng tồn kho - Tìm kiếm, tiếp cận nguồn khách hàng đa dạng hơn - Tăng lợi nhuận sau thuế - Cải thiện vòng cung ứng cho các đơn hàng.  Supply chain hiểu đơn giản là chuỗi cung ứng 2. Vai trò của Supply Chain đối với doanh nghiệp - Supply Chain ảnh hướng đến toàn bộ quá trình sản xuất của doanh nghiệp từ khâu hoạch định, quản ký quá trình cho đến tìm kiếm nguồn hàng và sản xuất thành phẩm để cung cấp tới người tiêu dùng. - Chuỗi cung ứng giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh so với đối thủ, đồng thời khẳng định chỗ đứng trên thị trường và khả năng phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp trong tương lai gần.  - Chuỗi cung ứng đảm bảo đầu vào và đầu ra của hàng hóa được vận hành suôn sẻ, trơn tru. Đầu vào giúp doanh nghiệp dự đoán đúng nhu cầu của người tiêu dùng, nhu cầu thị trường để giảm thiểu số lượng tồn kho. Còn đầu ra đáp ứng cung cấp đủ sản phẩm cho người tiêu dùng nhằm đem lại mức doanh thu cao và ổn định. - Chuỗi cung ứng Supply Chain rút ngắn quá trình đưa hàng hóa tới tay doanh nghiệp và khách hàng nhanh nhất. Từ đó giảm thiểu chi phí hoạt động Logistics và hậu cần. 3. Một số mô hình phổ biến trong Supply chain Supply chain bao gồm 3 mô hình phổ biến, hãy tham khảo nội dung dưới đây để hiểu rõ hơn về 3 mô hình này nhé: 3.1. Mô hình dịch chuyển liên tục Trong mô hình dịch chuyển liên tục các nhà quản lý thường xuyên bổ sung nguyên liệu đầu vào đúng lúc, đúng số lượng theo nhu cầu sản xuất. Nhằm tránh tình trạng gián đoạn sản xuất. Mô hình này mang lại khá nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như: - Giảm thiểu các chi phí phát sinh như chi phí kho bãi, chi phí vận chuyển, hao phí do tắc nghẽn hoặc trì trệ trong quá trình sản xuất. - Giúp doanh nghiệp tăng sức mạnh cạnh tranh nhờ khả năng đáp ứng nhanh, đúng và đủ nhu cầu của khách hàng. - Giúp doanh nghiệp làm tăng sự hài lòng của khách hàng nhờ chất lượng dịch vụ ổn định, hàng hóa dồi dào, giảm thiểu thời gian chờ đợi,... Mô hình dịch chuyển liên tục này phù hợp với những doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm ít biến đổi. Như sản phẩm tiêu dùng phổ thông, gồm nước rửa chén, bột giặt, thực phẩm đóng gói, dụng cụ y tế,... Mô hình dịch chuyển liên tục 3.2. Mô hình chuỗi nhanh Mô hình chuỗi nhanh là mô hình chuyên sản xuất các sản phẩm theo nhu cầu và xu hướng mới nhất của thị trường. Các nhà quản lý trong mô hình chuỗi nhanh phải thường xuyên nghiên cứu phân tích thị trường, xu hướng tiêu dùng và đối thủ cạnh tranh. Nhằm kịp thời đưa sản phẩm ra ngoài thị trường kịp thời.  Mô hình này mang lại khá nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như: - Tạo nên lợi thế cạnh tranh mạnh nhờ đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. - Tiết kiệm được chi phí lưu kho và hạn chế hàng tồn kho. - Lợi nhuận cao Mô hình chuỗi nhanh phù hợp với các doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm thay đổi thường xuyên. Như đồ dùng thời trang, quần áo, giày dép, túi xách,... 3.3. Mô hình linh hoạt Mô hình chuỗi linh hoạt chuyên sản xuất và phân phối các sản phẩm theo sự thay đổi của nhu cầu thị trường. Theo đó, các nhà quản lý trong mô hình này phải tập trung vào việc nắm bắt nhu cầu của khách hàng. Từ đây đưa ra kế hoạch sản xuất phân phối kịp thời và tạm dừng sản xuất đúng lúc.  - Mô hình này mang lại khá nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như: - Tạo lợi nhuận cao cho doanh nghiệp nhờ đáp ứng đúng lúc các nhu cầu của khách hàng. - Đảm bảo doanh nghiệp hoạt động ổn định ngay cả khi thị trường có sự thay đổi. - Giảm thiểu chi phí tồn kho, lưu kho sản phẩm.  Mô hình Supply chain này phù hợp với các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa theo mùa như bánh kẹo tết, bánh trung thu,...  4. Sự khác nhau giữa Supply Chain và Logistics Trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp không chỉ bao gồm sản xuất, nhà cung cấp mà các đơn vị trung gian như nhà bán lẻ, kho vận cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đưa các sản phẩm tới tay người tiêu dùng. Đó chính là Logistics. Từ đó có thể thấy, Logistics là một phần không thể thiếu khi quản lý chuỗi cung ứng. - Nếu như chuỗi cung ứng Supple Chain là mạng lưới liên kết giữa các công ty làm việc cùng nhau thì Logistics là hoạt động trong phạm vi của một tổ chức nhất định. - Nếu như chuỗi cung ứng Supple Chain bao gồm cả hoạt động của Logistics thì Logistics chỉ bao gồm một số nhiệm vụ chính như thu mua, phân phối và quản lý hàng tồn kho. - Phạm vi hoạt động của Logistics chỉ nằm trong phạm vi doanh nghiệp còn Supply Chain là trong và ngoài doanh nghiệp.  - Mức độ ảnh hưởng của Logistics thường ngắn hạn còn chuỗi cung ứng có tầm ảnh hưởng dài hạn đến quá trình sản xuất của doanh nghiệp.  - Mục tiêu của Logictics là giảm chi phí vận chuyển nhưng tăng chất lượng dịch vụ thì mục tiêu của chuỗi cung ứng Supply Chain SCM là đặt mục tiêu giảm được chi phí trên toàn quá trình phân phối.  Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo thêm QR code để ứng dụng trong thanh toán nhanh chóng và hiệu quả trong kinh doanh. 5. Các vị trí công việc trong Supply Chain Supply Chain bao gồm nhiều vị trí công việc khác nhau, ví dụ: người cung ứng, người chế tạo và sản xuất, người mua hàng,... Cụ thể các vị trí công việc này như sau: 5.1. Người lập kế hoạch chuỗi cung ứng Lập kế hoạch là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chuỗi cung ứng. Lập kế hoạch bao gồm các khía cạnh như sau: Lập kế hoạch chuỗi cung ứng, lập kế hoạch nhu cầu, lập kế hoạch sản xuất, lập kế hoạch năng lực, người lập kế hoạch nguồn lực hậu cần.  5.2. Người chế tạo và sản xuất Chế tạo và sản xuất là một phần không thể thiếu trong chuỗi cung ứng. Nhiệm vụ chính của những người này là đảm bảo quy trình sản xuất và vận hành sản phẩm diễn ra trơn tru, hiệu quả và nhanh chóng. Nếu bạn đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực chế tạo và sản xuất, bạn có thể chuyển sang vị trí cung ứng với các công việc như: điều hành sản xuất, vận hành bảo trì, kỹ sư, quản lý thu mua, giám đốc kho sản xuất. 5.3. Tìm nguồn cung ứng và mua hàng Công việc chính của những người tìm nguồn cung ứng là tìm hiểu cách thức bán hàng, dịch vụ và quản lý hàng tồn kho. Ngoài ra, những người đảm nhận vị trí này còn phải tham gia vào việc xây dựng các thỏa thuận hợp đồng với các nhà cung cấp, nhà bán lẻ và tiến hành các cuộc đàm phán thương mại liên quan đến sản phẩm, dịch vụ.  5.4. Hậu cần và vận tải Hậu cần và vận tải liên quan đến quá trình di chuyển và bảo quản hàng hóa, sản phẩm hoặc thông tin. Một số công việc trong lĩnh vực hậu cần và vận tải bao gồm: Quản trị viên hậu cần, quản lý vận tải, quản lý vận chuyển, quản trị viên kho, thủ kho, quản lý kho, giám đốc hậu cần, quản trị viên giao thông vận tải.  Ngoài ra, còn còn rất nhiều vị trí khác trong chuỗi cung ứng, bao gồm: - Supply Chain Solution Design Analyst - Nhà phân tích thiết kế giải pháp chuỗi cung ứng - Supply Chain Finance Management - Quản lý tài chính chuỗi cung ứng - Supply Chain IT - Quản lý công nghệ cho chuỗi cung ứng - Supply Chain Consulting Project Management - Quản lý dự án - Supply Chain Consulting - Tư vấn chuỗi cung ứng.  6. Các hoạt động trong Supply chain Trong chuỗi cung ứng (Supply chain) sẽ là tổng hợp các hoạt động liên kết bắt đầu từ việc tìm kiếm nguyên vật liệu tho cho đến vận chuyển thành phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng. Cụ thể hơn Supply chain bao gồm các nhóm hoạt động chính sau đây: 6.1. Hoạch định kế hoạch Việc hoạch định kế hoạch tổ chức các hoạt động vận hành chi tiết là công việc đầu tiên và quan trọng hàng đầu trong Supply chain. Theo đó, việc hoạch định kế hoạch trong Supply chain sẽ gồm 3 hoạt động chính yếu là: - Dự báo nhu cầu thị trường: Trước hết, doanh nghiệp cần tìm hiểu nghiên cứu thị trường, nhằm xác định nhu cầu và xu hướng tiêu dùng của khách hàng mục tiêu. Từ các dữ liệu thu thập được, doanh nghiệp sẽ lên kế hoạch sản xuất - kinh doanh phù hợp. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tránh được các thiệt hại, rủi ro do hàng tồn kho quá mức gây ra.  - Định giá sản phẩm: Một khi doanh nghiệp có thể đưa ra chiến lược giá hợp lý sẽ tạo nên một lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Tuy vậy để đảm bảo lợi nhuận tối ưu cho doanh nghiệp thì các nhà quản trị cần nghiên cứu kỹ thị trường, đối tượng khách hàng mục tiêu và độ khan hiếm của sản phẩm để đưa ra mức giá phù hợp nhất. - Quản lý hàng lưu kho: Một ưu tiên hàng đầu trong Supply chain là hạn chế chi phí lưu kho xuống mức thấp nhất có thể để tối ưu hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp. Và tạo nên sức mạnh cạnh tranh giá thành sản phẩm xuất xưởng.  6.2. Tìm kiếm nguồn nguyên liệu, nguồn hàng Đây là hoạt động thu mua nguyên liệu đầu vào. Trong hoạt động này, doanh nghiệp sẽ tìm kiếm và lựa chọn những nguồn hàng chất lượng, giá tốt. Đồng thời nhà cung cấp cũng phải đáp ứng được các tiêu chuẩn, tiêu chí do doanh nghiệp đặt ra. Như nguồn nguyên liệu ổn định, dồi dào, cung cấp nguyên liệu nhanh,...  Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có kế hoạch tìm kiếm nguồn hàng dự phòng. Nhằm tránh các rủi ro do nhà cung cấp không đáp ứng kịp thời nguồn nguyên liệu đầu vào làm gián đoạn quá trình sản xuất.  6.3. Sản xuất Sản xuất là hoạt động quan trọng nhất trong Supply chain. Hoạt động này ảnh hưởng rất nhiều đến sự thành bại của doanh nghiệp. Chính vì thế, doanh nghiệp rất chú trọng đến việc thiết kế sản phẩm sao cho mẫu mã, đặc tính, công năng của sản phẩm mang lại sự hài lòng nhất với khách hàng. Đồng thời, quy trình sản xuất sản phẩm cũng phải đảm bảo tính khoa học nhằm tối ưu hiệu quả sản xuất.  6.4. Phân phối Trong hoạt động phân phối doanh nghiệp cần tuân thủ một số nguyên tắc như: - Quản lý chặt chẽ về chất lượng, số lượng, thời gian và địa điểm phân phối sản phẩm. Nhằm đảm bảo sản phẩm được phân bố đến người tiêu dùng nhanh chóng và tiện lợi nhất. - Quản lý hiệu quả việc giao hàng: bao gồm các hoạt động lên lịch giao hàng, vận chuyển đến người tiêu dùng cuối cùng. Nhằm đảm bảo hàng hóa đến tay người tiêu dùng không bị hư hỏng, thiếu mất.  - Quản lý đơn hàng: nhằm đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng đúng thời gian và đúng chất lượng cam kết. Trong trường hợp đơn hàng bị thiếu hoặc các sản phẩm hư hỏng do lỗi nhà sản xuất, do vận chuyển phải được bổ sung, thay thế.  7. Một số câu hỏi thường gặp về Supply chain Dưới đây là một số hỏi đáp giúp bạn hiểu rõ hơn về Supply chain, hãy tham khảo ngay để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé: 7.1. Cơ hội của ngành Supply chain? Hiện nay, ngành Supply chain tại Việt Nam đang có nhiều tiềm năng phát triển nhờ vào nhiều yếu tố. Điển hình như: - Việt Nam có vị trí giao thông giao thương thuận lợi trong khu vực Đông Nam Á. - Kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển. - Việt Nam đã và đang hội nhập mạnh mẽ với thế giới trong nhiều lĩnh vực. - Thị trường xuất khẩu rộng mở nhờ Việt Nam đã ký nhiều hiệp định thương mại tự do với các đối tác lớn như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh,...  7.2. Học gì để làm trong ngành Supply chain? Để tham gia vào ngành Supply chain, các bạn sinh viên có thể tham gia một số ngành học như: - Thương mại Quốc Tế - Logistics - Quản trị doanh nghiệp. - Quản lý chuỗi cung ứng. - Quan hệ quốc tế  7.3. Mức lương của ngành Supply Chain Mức lương của ngành Supply chain tùy thuộc vào năng lực và vị trí cụ thể khi bạn làm việc tại doanh nghiệp. Mức lương có thể giao động từ 8-20 triệu đồng/tháng hoặc hơn.  7.4. Thách thức, khó khăn mà ngành Supply chain phải đối mặt? Bên cạnh những cơ hội, ngành Supply chain còn phải đối mặt với nhiều thách thức như: - Sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ: Các doanh nghiệp phải liên tục cập nhật và ứng dụng công nghệ mới nhằm tăng cao khả năng cạnh tranh và đáp ứng được nhu cầu của thị trường.  - Nhu cầu khách hàng thay đổi liên tục: Xu hướng tiêu dùng của khách hàng ngày càng thay đổi nhanh, ngày càng có nhiều yêu cầu linh hoạt hơn và thời gian đáp ứng ngày càng ngắn hơn. Do đó, doanh nghiệp cần phải nhanh chóng đưa ra giải pháp mới phù hợp với nhu cầu của khách hàng. - Sự thay đổi liên tục của thị trường: Thị trường ngày càng có nhiều chuyển biến phức tạp, xu hướng tiêu dùng của khách hàng ngày càng cao. Do đó, doanh nghiệp phải không ngừng nỗ lực để đáp ứng sự kỳ vọng của khách hàng, thị trường. Như vậy mới có thể đảm bảo được tính cạnh tranh trên thị trường. - Độ phức tạp của hệ thống chuỗi cung ứng trên thị trường ngày càng tăng: Điều này thể hiện ở nhiều bên tham gia vào hoạt động cung ứng như nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào, nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ, khách hàng. Sự thay đổi của mỗi bên đều tạo nên sự biến động cho Supply chain. Để đảm bảo hoạt động ổn định, các nhà quản lý supply chain phải đảm bảo tính đồng bộ và hiệu quả của các hoạt động. Nguồn nhân lực đủ năng lực chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn để làm việc trong ngành Supply chain còn thiếu. 8. Kết luận Như vậy, UNICA đã giới thiệu đến các bạn khái niệm về Supply Chain là gì cũng như những vấn đề cơ bản xung quanh chuỗi cung ứng. Hy vọng bài viết này sẽ có ích cho mọi người!
23/10/2020
3730 Lượt xem
Value Proposition là gì? Cách tạo một Value Proposition chất lượng
Value Proposition là gì? Cách tạo một Value Proposition chất lượng Trong các hoạt động phát triển và quảng bá hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp, Value Proposition đóng một vai trò vô cùng quan trọng giúp truyền tải những thông điệp tổng thể đến với những khách hàng tiềm năng. Có thể nói, Value Proposition là một thuật ngữ không còn quá mới mẻ trong bất cứ chiên lược nào. Tuy nhiên, với những “tân binh mới” trong ngành Marketing thì cụm từ này vẫn còn khá xa lạ. Để có cái nhìn tổng quan về vấn đề này, mời bạn đọc tìm hiểu Value Proposition là gì thông qua bài viết dưới đây nhé.  1. Thuật ngữ Value Proposition là gì? Hiểu theo dịch nghĩa, Value Proposition được hiểu là những đề xuất có giá trị. Trong marketing, Value Proposition là bản tóm tắt về thông điệp sản phẩm, dịch vụ một cách tổng thể, thống nhất nhằm mang lại lợi ích cho khách hàng.  Doanh nghiệp có thể sử dụng các đề xuất có giá trị trong các phần khác nhau của chiến lược tiếp thị tổng thể của mình. Tuy nhiên, nhiều thương hiệu biến nó thành tiêu điểm trên trang chủ website của mình. Ngoài ra, Value Proposition còn trình bày những lý do thuyết phục nhất tại sao một người mua tiềm năng nên trở thành khách hàng và nêu bật lợi ích, tính năng của của sản phẩm, dịch vụ nhằm tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.  Value Proposition bao gồm một văn bản (chẳng hạn như dòng tiêu đề chính, dòng tiêu đề phụ và một đoạn văn bản) cùng với hình ảnh, video hoặc đồ họa.  Giải thích thuật ngữ Value Proposition 2. Tiêu chí cơ bản của Value Prosition - Tập trung vào vấn đề: Sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp có khắc phục được các vấn đề của khách hàng hay không? - Tính độc quyền: Làm thế nào để những tuyên bố này có thể khiến thương hiệu của doanh nghiệp nổi nật và có sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường. Khi thị trường cạnh tranh khốc liệt thì lời tuyên bố cần có điểm nhấn. - Mang tính trực quan: Trực quan được hiểu là khi không cần có những giải thích kèm theo, khách hàng vẫn có thể nghe và hiểu được những giá trị mà sản phẩm mag lại. - Tiêu đề mạnh mẽ, rõ ràng: Tiêu đền ấn tượng sẽ truyền đạt được lợi ích để giới thiệu tới khách hàng. Tiêu đề nên là một câu nói đáng nhớ, một cụm từ hoặc thậm chí là một khẩu hiệu. Bạn đọc quan tâm hãy theo dõi bài viết UGC vũ kí lợi hại trong tiếp thị nội dung. 3. Thế nào là một Value Proposition không hiệu quả Có thể chắc chắn một điều rằng, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể triển khai được một Value Proposition hiệu quả, các Value Propositon không hiệu quả sẽ được gọi là Value Proposition tồi. Hãy cùng Unica tìm hiểu xem thế nào là một Value Proposition tối nhé. 3.1. Nội dung không rõ ràng Value Proposition được đánh giá là không hiệu quả khi khách hàng đọc nội dung lên mà vẫn mãi không thể hiểu được ý của doanh nghiệp. Khách hàng dù đọc và nghiền ngẫm vẫn không hiểu được là doanh nghiệp muốn triển khai và truyền tải điều gì. Thông thường, Value Proposition được đánh giá là tồi khi sở hữu nội dung tối nghĩa hoặc sử dụng quá nhiều từ đa nghĩa khiến khách hàng hiểu nhầm. 3.2. Nội dung mơ hồ, lan man Value Proposition không hiệu quả cũng là những Value Proposition lan man, mơ hồ, không tập trung giải quyết được vấn đề cho khách hàng. Với những nội dung kém chất lượng như vậy, khách hàng thường có xu hướng bỏ qua, không còn muốn quan tâm đến sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp nữa. Những nội dung quá dài dòng văn tự thường dẫn đến việc khó hiểu, thậm chí ngay cả người trong ngành cũng không hiểu doanh nghiệp đang viết gì và muốn truyền tải gì. Từ đó, hiệu quả đem lại không cao. 3.3. Nội dung đại trà Nói về một Value Proposition không hiệu quả, nhất định phải nói về nội dung đại trà, viết như không viết, không thể giải thích được những lợi ích, giá trị về sản phẩm/ dịch vụ hay quyền lợi mà khách hàng được hưởng. Nội dung Value Proposition kém chất lượng thường không đồng nhất, không có gì đặc biệt và cũng không có mấy khác biệt với đối thủ cạnh tranh cùng ngành. 4. Hướng dẫn tạo một Value Proposition chất lượng Để tạo được một Value Proposition chất lượng, đem lại cho doanh nghiệp những giá trị và lợi ích của sản phẩm/ dịch vụ đến với khách hàng thì doanh nghiệp cần phải thực hiện rất nhiều bước. Sau đây là từng bước hướng dẫn cách tạo một Value Proposition chất lượng và hiệu quả, bạn hãy tham khảo nhé. 4.1. Xác định vấn đề và nhu cầu tìm kiếm của khách hàng Muốn xác định được vấn đề và hiểu được nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp cần phải dựa trên các hành vi thu thập dữ liệu. Các thông tin này có thể bao gồm các vấn đề hiện tại mà khách đang gặp phải, những mong muốn của họ trong tương lai hay những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định và hành vi mua hàng. Để xác định được vấn đề và nhu cầu tìm kiếm của khách hàng, các doanh nghiệp có thể sử dụng bản khảo sát, hay tổ chức những buổi phỏng vấn, chăm sóc khách hàng. Sau đó, doanh nghiệp sẽ dành thời gian để tổng hợp cac dữ liệu đó giúp hiểu nhu cầu khách hàng, Như vậy, doanh nghiệp có thể tạo ra được Value Proposition mang lại giá trị tốt nhất, thu hút được lượng khách hàng tiềm năng nhanh chóng. Một điều cực kỳ quan trọng khi xây dựng Value Proposition đó là phải chú ý đến keyword - những cụm từ hay từ khoá mà khách hàng thường nhắc đến. Bởi từ khoá chính là điểm giúp kết nối với khách hàng và tuyên bố giá trị của thương hiệu. 4.2. Lợi ích được tuyên bố rõ ràng Một Value Proposition sẽ được đánh giá là hiệu quả khi tuyên bố rõ ràng những lợi ích và quyền lợi đáp ứng được nhu cầu mong đợi của khách hàng. Để có thể xác định được lợi ích của sản phẩm hoặc dịch vụ, doanh nghiệp cần liệt kê những lợi ích, sau đó tập trung vào lợi ích chính là những nhu cầu của khách hàng. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần trả lời các câu hỏi sau: - Sản phẩm/ dịch vụ doanh nghiệp đang cung cấp là gì? - Khách hàng mục tiêu của sản phẩm/ dịch vụ là ai? - Sản phẩm hoặc dịch vụ này mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích gì? - Sản phẩm/ dịch vụ doanh nghiệp của doanh nghiệp bạn có điểm gì nổi bật và khác biệt trên thị trường? Tại sao khách hàng nên sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp bạn chứ không phải doanh nghiệp khác. Lưu ý: Tuyên bố về lợi ích hoặc các giá trị thông thường nên có khoảng từ 2 - 3 câu, không quá dài nhưng cần phải đủ ý và phù hợp với mục đích của doanh nghiệp. 4.3. Tập trung đem lại giá trị cho khách hàng Số đông khách hàng khi nghe những lợi ích mà doanh nghiệp cung cấp đều sẽ nghĩ rằng doanh nghiệp đang cường điệu hoá sản phẩm, dịch vụ lên chứ thực tế không phải là như vậy. Chính vì vậy, sau khi cam kết các giá trị, doanh nghiệp cần phải tập trung nhiều hơn vào những giá trị cụ thể của sản phẩm/ dịch vụ, bên cạnh đó cũng phải đảm bảo lợi ích vật chất và tinh thần cho khách hàng. Khi giao tiếp hay giới thiệu sản phẩm/ dịch vụ với khách hàng, doanh nghiệp không nên sử dụng từ ngữ sáo rỗng hoặc từ ngữ cường điệu quá mức. Như vậy sẽ khiến khách hàng cảm thấy tin tưởng hơn. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải đảm bảo rằng lợi ích này sẽ thực sự giải quyết được các vấn đề của khách hàng. Nếu không, Value Proposition sẽ rất có thể là nguyên nhân gây nguy hiểm ngầm cho doanh nghiệp. 4.4. Tạo ra sự khác biệt Bước cuối cùng nhưng cũng rất quan trọng trong quá trình tạo Value Proposition đó là cần phải tạo ra được sự khác biệt. Điều này không chỉ giúp gây sự ấn tượng mà còn giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm sản phẩm/ dịch vụ hơn. Sự khác biệt giúp tránh được các mối đe doạ từ sản phẩm cạnh tranh cùng ngành. Để tạo ra được sự khác biệt trong kinh doanh, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thật kỹ lưỡng đối thủ cạnh tranh. Nắm rõ điểm yếu, điểm mạnh của đối thủ cạnh tranh là gì. Điều này sẽ giúp bạn tạo ra được sự độc đáo để thuyết phục khách hàng. 5. Những lưu ý để tạo một Value Proposition tốt - Luôn có sự nhất quán trong thông điệp để xây dựng hình ảnh thương hiệu tích cực đối với khách hàng tiềm năng. - Khách hàng cần thấy giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn không chỉ là duy nhất hay khác biệt, các điểm bán hàng không chỉ thuật tiền mà cần có sự khác biệt, sáng tạo. - Một sản phẩm, dịch vụ có những nét độc đáo riêng biệt là điều quan trọng nhưng điều đó không đủ. Nổi bật giữ đám đông có thể khiến hàng chú ý nhưng điều đó sẽ không bắt buộc họ phải mua hàng từ bạn.  - Bạn cần cân nhắc những nhu cầu nào của khách hàng là phù hợp với doanh nghiệp. Tập trung khả năng của mình để thực hiện các chiến dịch và đưa ra nhưng Customer Value Proposition thích hợp. Bên cạnh đó thì nghệ thuật giao tiếp (Communication) của những nhân viên tư vấn bán hàng cũng cần phải được nâng cao, họ cần phải hiểu về sản phẩm thông qua kỹ năng giao tiếp của mình để thuyết phục khách mua sản phẩm của công ty mình. 6. Value Proposition huyền thoại trong lịch sử Sau khi giải thích thuật ngữ Value Proposition là gì, mời bạn đọc tham khảo một số Value Proposition huyền thoại trong lịch sử. 6.1. Unbounce Thoát khỏi thế giới điện tử và ứng dụng hướng đến người tiêu dùng và chuyển sang lãnh thổ B2B, ví dụ đầu tiên về một Value Proposition mà Unica cung cấp đến từ nền tảng tối ưu hóa trang đích Unbounce. Như bạn có thể mong đợi từ một công ty chuyên về tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi, đề xuất giá trị của Unbounce rất rõ ràng ngay từ khi bạn truy cập trang chủ, cụ thể là khả năng xây dựng, xuất bản và thử nghiệm các trang đích mà không cần bất kỳ hỗ trợ công nghệ thông tin nào. Đối với nhiều doanh nghiệp nhỏ (và thậm chí cả các công ty lớn hơn), chi phí kỹ thuật được nhận thức của thử nghiệm A/B là một rào cản lớn để gia nhập, làm cho đề xuất giá trị của Unbounce trở nên đặc biệt hấp dẫn. Huyền thoại Value Proposition Unbounce 6.2. Digit (chữ số) Thế giới tài chính cá nhân là một môi trường cạnh tranh tàn khốc bởi có hàng chục nghìn ứng dụng được thiết kế để giúp mọi người dùng quản lý tiền của họ hiệu quả hơn. Tuy nhiên, ít có đề xuất giá trị nào tốt như Digit, một dịch vụ tương đối mới giúp người dùng “tiết kiệm tiền mà không cần suy nghĩ về nó”. Digit cho phép người dùng kết nối an toàn tài khoản ngân hàng của họ với dịch vụ Digit, dịch vụ này sau đó sẽ kiểm tra thói quen chi tiêu và chi phí thường xuyên của người dùng. Sau đó, nó bắt đầu “tối ưu hóa” tài khoản của người dùng để chuyển tiền từ chỗ này sang chỗ khác vào tài khoản tiết kiệm được FDIC đảm bảo, từ đó người dùng có thể rút tiền tiết kiệm của họ bất cứ lúc nào. Điểm khác biệt chính của Digit với các ứng dụng tiết kiệm khác là quá trình này hoàn toàn tự động. Người dùng thực sự không phải làm gì để Digit bắt đầu đưa tiền vào tài khoản tiết kiệm; một vài đô ở đây, một vài đô ở đó, và trước khi bạn biết điều đó, bạn đã có một khoản kha khá, trong khi vẫn duy trì đủ tiền để lo cho các chi phí bên ngoài khác. Đây là một ưu điểm thực sự rất tuyệt vời mà Digit mang lại. 6.3. LessAccounting Đối với hầu hết mọi người, nếu bạn không phải là một CPA hoặc chuyên gia kế toán thì việc ghi sổ sách kế toán là một khó khăn bởi nó khó hiểu và tốn thời gian ngay cả khi số sách kinh doanh tương đối đơn giản. Đó là điều làm cho Value Proposition trở nên hấp dẫn.  Giao diện LessAccounting Toàn bộ tiền đề của LessAccounting được xây dựng dựa trên việc đơn giản hóa kế toán và ghi sổ sách, đồng thời đề xuất giá trị của nó được củng cố trên toàn bộ trang web. Khẩu hiệu của trang chủ “Làm cho cuộc sống của bạn dễ dàng hơn với phần mềm kế toán của chúng tôi” làm cho điều này trở nên rõ ràng ngay lập tức và khi bạn điều hướng qua trang web, bạn liên tục được nhắc nhở về đề xuất giá trị của sản phẩm, cụ thể là không có phần mềm kế toán nào khác làm cho việc kế toán trở nên đơn giản và tiết kiệm thời gian như LessAccounting điều này sẽ mang lại những sự hài lòng tức thì Instant Gratification của người tiêu dùng. Ngoài ra, huyền thoại trong lịch sử nhân loại còn xuất hiện rất nhiều những Value Proposition “đáng gờm” như”: Apple iPhone- trải nghiệm là sản phẩm, Slack- Năng suất hơn trong công việc với nỗ lực ít hơn, Uber- Cách thông minh nhất để di chuyển… 7. Một số Case Study về Value Proposition Để có thể tạo ra được Value Proposition hiệu quả, yếu tố cần thiết và quan trọng hàng đầu đó là doanh nghiệp phải nắm được nhu cầu của khách hàng mục tiêu và những yếu tố thúc đẩy họ lựa chọn dịch vụ hoặc sản phẩm của doanh nghiệp bạn thay vì lựa chọn của đối thủ. Dưới đây là 3 thương hiệu nổi tiếng toàn cầu đã sử dụng Value Proposition cho doanh nghiệp của minh, bạn hãy tham khảo nhé. 7.1. Apple iPhone Apple đã rất thành công trong việc sử dụng Value Proposition "The Experience Is The Product - Trải nghiệm là sản phẩm". để xác định giá trị của sản phẩm iphone. Apple không chỉ tập trung vào thiết kế ngoại hình sang trọng, hợp thời trang mà còn đảm bảo tính hữu ích và tiện lợi cho người dùng. Nhờ đó dòng điện thoại iphone không chỉ là một chiếc điện thoại thường mà còn là một chiếc điện thoại thông minh, độc đáo với đầy đủ các loại tính năng. Value Proposition "The Experience Is The Product - Trải nghiệm là sản phẩm" là tuyên bố rõ ràng nhất và đem lại hiệu quả kinh doanh vượt trội cho họ. Thay vì chỉ đề cập đến các tính năng của điện thoại Iphone, công ty tập trung vào trải nghiệm của người dùng, mang đến cho người dùng trải nghiệm hài lòng nhất. Apple rất hay thử nghiệm và phát triển nhiều tính năng mới qua các sản phẩm của họ, sau đó cho người dùng thoải mái khám phá và trải nghiệm tính năng độc đáo này. 7.2. Uber Uber cũng là một ví dụ điển hình về việc ứng dụng Value Proposition cho doanh nghiệp. Uber đã xây dựng một Value Proposition hiệu quả là "The Smartest Way To Get Around - Cách thông minh để di chuyển". Với Value Proposition này Uber đã làm nổi bật được dịch vụ đặt xe của họ so với các đối thủ khác ở trên thị trường. Trên trang chủ của Uber, người dùng có thể dễ dàng thấy được những ưu điểm vượt trội mà Uber mang lại bao gồm: - Đặt xe nhanh chóng chỉ bằng vài cái chạm tay vào ứng dụng, sau đó xe sẽ đón bạn ngay tại vị trí. - Tài xế sẽ đón bạn chính xác tại điểm đến, giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian và tránh được những điều không cần thiết. - Thanh toán online nhanh chóng mà không cần dùng tiền mặt, đảm bảo an toàn và tiện lợi hơn cho người dùng. Uber tập trung truyền tải giá trị của mình thông qua phong cách riêng, cho phép khách hàng di chuyển đơn giản, nhanh chóng. Đặt xe theo nhu cầu cá nhân mỗi người mà không cần phải chờ đợi lâu, mức giá Uber cũng hợp lý, rẻ hơn nhiều so với taxi truyền thống. 7.3. Slack Slack là một ứng dụng nhắn tin trực tuyến rất linh hoạt giúp doanh nghiệp hoặc cá nhân có thể cải thiện được hiệu quả làm việc của mình. Với những lợi ích mà nó đang sở hữu và bằng những giá trị riêng biệt của mình, Slack đã chinh phục được mọi người dùng Slack xây dựng một Value Proposition hiệu quả là “Be More Productive at Work with Less Effort – Năng suất hơn trong công việc với ít nỗ lực hơn”. Với Value Proposition này, Slack đã giúp cho việc cộng tác trở nên đơn giản hơn. Hiện nay, có rất ít ứng dụng có khả năng linh hoạt được như Slack. Slack đảm bảo phù hợp với bất cứ quy trình làm việc của công ty nào. Chính sự linh hoạt và phù hợp này đã giúp Slack thống trị được không gia hoạt động, cải thiện năng suất làm việc cho doanh nghiệp. 8. Câu hỏi thường gặp Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp xoay quanh chủ đề Value Proposition là gì để giúp mọi người có thêm những thông tin hữu ích về vấn đề này: 8.1. Ý nghĩa của Value Proposition Value Proposition đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút sự chú ý của khách hàng, tạo dựng sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh và thuyết phục họ lựa chọn sản phẩm/dịch vụ của bạn. Ý nghĩa của Value Proposition đó là: - Truyền tải thông điệp rõ ràng: Giá trị đề xuất giúp bạn truyền tải thông điệp rõ ràng về những gì bạn cung cấp và lợi ích mà khách hàng nhận được. Vì vậy, nó giúp khách hàng hiểu rõ sản phẩm/dịch vụ của bạn và nhận thức được giá trị mà nó mang lại. - Tạo sự khác biệt: Trong thị trường cạnh tranh, giá trị đề xuất giúp bạn tạo sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Nó làm nổi bật những điểm mạnh và lợi thế độc đáo của sản phẩm/dịch vụ, thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng. - Thuyết phục khách hàng: Giá trị đề xuất đóng vai trò thuyết phục khách hàng lựa chọn sản phẩm/dịch vụ của bạn. Nó giải quyết điểm đau của khách hàng và cung cấp giải pháp phù hợp, khiến họ tin tưởng và sẵn sàng mua hàng. 8.2. Value proposition của Starbucks là gì? Value Proposition của Starbucks đó là trải nghiệm cà phê cao cấp, kết nối cộng đồng và lan tỏa cảm hứng. Starbucks hiện đang cung cấp cho khách hàng rất nhiều loại cà phê cao cấp do chính họ sản xuất. Sử dụng 100% hạt cà phê Arabica thượng hạng, được rang xay thủ công theo bí quyết độc đáo. Starbucks cam kết mạnh mẽ về việc tạo ra tác động xã hội toàn cầu. Ngoài các loại cà phê cao cấp, Starbucks còn phục vụ khách hàng trong một không gian sang trọng, có nhân viên chào đón nồng nhiệt. Cửa hàng cafe Starbucks là nơi khách hàng và mọi người có cảm giác thoải mái, thư thái như ở nhà. 8.3. Một số nhầm lẫn về Value Proposition Value Proposition chỉ dành cho sản phẩm Nhiều người lầm tưởng rằng Value Proposition chỉ áp dụng cho sản phẩm. Tuy nhiên, Value Proposition có thể được sử dụng cho bất kỳ sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu nào. Mục đích chính của nó là truyền tải giá trị cốt lõi mà bạn mang đến cho khách hàng, bất kể họ mua gì. Value Proposition là một câu slogan: Value Proposition không chỉ là một câu slogan ngắn gọn. Mặc dù slogan có thể được sử dụng để truyền tải một phần giá trị cốt lõi, Value Proposition cần được phát triển chi tiết hơn để giải thích rõ ràng lợi ích mà khách hàng nhận được. Value Proposition tập trung vào tính năng sản phẩm: Value Proposition không nên tập trung vào việc liệt kê các tính năng của sản phẩm. Thay vào đó, nó cần tập trung vào lợi ích mà những tính năng đó mang lại cho khách hàng. Value Proposition chỉ dành cho marketing: Value Proposition đóng vai trò quan trọng trong nhiều khía cạnh của doanh nghiệp, không chỉ giới hạn ở marketing. Nó cần được thống nhất và thể hiện xuyên suốt trong các hoạt động như bán hàng, dịch vụ khách hàng, phát triển sản phẩm, v.v. Value Proposition là một tuyên bố chung chung: Value Proposition cần được cá nhân hóa để phù hợp với từng đối tượng khách hàng mục tiêu. Nó cần nhấn mạnh vào những lợi ích cụ thể mà khách hàng quan tâm nhất. 9. Kết luận Như vậy thông qua bài viết trên đây, chúng tôi đã cùng bạn tìm hiểu Value Proposition là gì? Unica hy vọng những minh chứng cụ thể về những Value Proposition tuyệt vời sẽ giúp các doanh nghiệp xây dựng được những thông điệp tiếp thị thống nhất và mang tính tổng thể để thu hút khách hàng tiềm năng một cách dễ dàng. Ngoài ra, chúng tôi còn có rất nhiều khóa học marketing như Facebook, Youtube, SEO... với sự hướng dẫn của những chuyên gia hàng đầu được nhiều người săn đón nhất trên Unica. Cảm ơn và chúc các bạn thành công!
23/10/2020
5908 Lượt xem
CRO là gì? 5 lợi ích không tưởng CRO mang lại cho SEO
CRO là gì? 5 lợi ích không tưởng CRO mang lại cho SEO Bạn là một SEOer  thì bạn không còn lạ lẫm với những công cụ giúp cải thiện lượt truy cập của trang web cũng như giúp thương hiệu của doanh nghiệp nhanh chóng lên  top đầu tìm kiếm. Đó chính là công cụ CRO. Vậy CRO là gì? Nó có phải là công cụ hữu ích như lời đồn không? CRO là gì? CRO là cụm từ viết tắt của  Conversion Rate Optimization, hiểu một cách đơn giản thì nó là tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi trong Marketing.  Đây là một chỉ số rất quan trọng đối với những người đang làm SEO và những ai đang theo học SEO thì càng phải chú ý vì thông qua CRO sẽ cho biết việc tối ưu hóa chuyển đổi khách hàng đang truy cập website của bạn như nào để từ đó tối ưu chuyển đổi khách hàng truy cập website, tăng tỷ lệ khách hàng ở lại. Khi bạn tối ưu được CRO, bạn sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra được những lỗ hỏng còn thiếu , những lý do khiến khách hàng truy cập website của bạn nhưng không chuyển đổi được thành khách hàng tiềm năng và ra đơn. CRO là công cụ tối ưu hóa chỉ số chuyển đổi 5 lợi ích CRO mang lại cho SEO Như vậy, bạn đã nắm được cơ bản về CRO là gì. Mặc dù không nhất thiết phải liên quan trực tiếp đến việc thu hút lưu lượng truy cập trang web không phải trả tiền hoặc xếp hạng trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERP), việc tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi có những lợi ích riêng biệt đối với SEO. Chúng bao gồm: Cải thiện thông tin chi tiết về khách hàng  Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về đối tượng chính của mình và tìm ra ngôn ngữ hoặc thông điệp nào phù hợp nhất với nhu cầu của họ. Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi xem xét việc tìm kiếm khách hàng phù hợp cho doanh nghiệp của bạn. Việc thu hút thêm người sẽ không có lợi gì cho công việc kinh doanh của bạn nếu họ không phải là loại người phù hợp. ROI tốt hơn Tỷ lệ chuyển đổi cao hơn có nghĩa là tạo ra nhiều tài nguyên hơn bạn có. Bằng cách nghiên cứu cách tận dụng tối đa nỗ lực chuyển đổi, bạn sẽ nhận được nhiều chuyển đổi hơn mà không cần phải mang lại nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Khả năng mở rộng tốt hơn Mặc dù quy mô đối tượng của bạn có thể không mở rộng khi doanh nghiệp của bạn phát triển, nhưng CRO cho phép bạn phát triển mà không hết tài nguyên và khách hàng tiềm năng. Bằng cách chuyển nhiều trình duyệt hơn thành người mua, bạn sẽ có thể phát triển doanh nghiệp của mình mà không hết khách hàng tiềm năng. Trải nghiệm người dùng tốt hơn Khi người dùng cảm thấy trang web của bạn hữu ích, họ có xu hướng tiếp tục theo dõi. CRO nghiên cứu những gì hoạt động trên trang web của bạn. Bằng cách sử dụng những gì hoạt động và mở rộng nó, bạn sẽ tạo ra trải nghiệm người dùng tốt hơn. Những người dùng cảm thấy được trao quyền bởi trang web của bạn sẽ tương tác với nó nhiều hơn - và một số thậm chí có thể trở thành người truyền bá phúc âm cho thương hiệu của bạn. Nâng cao lòng tin Để người dùng chia sẻ thẻ tín dụng, email hoặc bất kỳ loại thông tin cá nhân nào của họ, họ phải thực sự tin tưởng vào trang web. Trang web của bạn là người bán hàng số một của bạn. Cũng giống như nhóm bán hàng nội bộ, trang web của bạn cần phải chuyên nghiệp, lịch sự và sẵn sàng trả lời tất cả các câu hỏi của khách hàng.   CRO là công cụ rất quan trọng trong SEO 4 cách tối ưu tỷ lệ CRO CRO là gì không còn lạ lẫm với mọi người. Nhưng làm cách nào để tối ưu được nó. Thu hút khách hàng quan tâm đến sản phẩm Để tối ưu được tỷ lệ chuyển đổi tốt nhất và hiệu quả thì doanh nghiệp cần gia tăng sức hút của sản phẩm đến với người tiêu dùng, gia sức đẩy mạnh việc quảng cáo sản phẩm đến thương hiệu cho nhiều người biết nhất. Việc tối ưu này sẽ giúp bạn hiểu rõ khách hàng của mình là ai, họ muốn gì, mong muốn gì từ đó đưa ra những giải pháp tốt nhất để chuyển đổi. Tiêu đề mô tả hấp dẫn Tên tiêu đề sản phẩm của bạn cần thật hấp dẫn khi khách hàng tiết kiệm thông tin của bạn. Bạn cần đảm bảo chúng thật hấp dẫn và cuốn hút để khách hàng tò mò và click  vào trang web. Bạn thử suy nghĩ rằng phần mô tả sản phẩm của bạn quá hời hợt và kém hấp dẫn thì tỷ lệ khách hàng bỏ quan bạn là rất cao, nó là nguyên nhân khiến cho sự giảm đáng kể người truy cập trang web. Bạn có thể sử dụng công cụ là Google Webmaster để kiểm tra tỷ lệ click chuột vào từ khóa của blog doanh nghiệp bạn đang sử dụng để từ đó có kế hoạch điều chỉnh cần thiết. Chi tiết thông tin trên pages của bạn Đa phần các web bổ sung cho nền tảng chính như liên hệ, giới thiệu, ý kiến, đổi trả đều hay bị bỏ quên vì họ chỉ quan tâm đến quảng cáo sản phẩm mà bỏ qua những thông tin cơ bản trên pages. Bạn nên biết rằng không dễ dàng để chuyển đổi được một khách hàng ghé thăm thành một khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Chi tiết hóa thông tin sản phẩm trên web Tính năng thanh toán trên Website cần đơn giản Thanh toán có lẽ là vấn đề mà bạn cần tối ưu và quan tâm nhất hiện nay. Khách hàng không muốn phải ngồi đợi  quá lâu khi lựa chọn hình thức thanh toán. Để tránh tình trạng đó thì bạn cần tập trung tối ưu vào quá trình này để khách hàng không thoát khỏi trang khi gần kết thúc giao dịch. Như vậy, UNICA đã giới thiệu cho các bạn biết  khái niệm cơ bản nhất CRO là gì. Hy vọng bài viết này sẽ có ích cho mọi người!
22/10/2020
2379 Lượt xem
SMTP là gì? Vũ khí “lợi hại” để triển khai Email Marketing hiệu quả
SMTP là gì? Vũ khí “lợi hại” để triển khai Email Marketing hiệu quả Như các bạn đã biết, Email Marketing là một công cụ vô cùng hữu ích giúp doanh nghiệp thực hiện các chiến dịch tiếp thị, giới thiệu sản phẩm tới khách hàng. Hiểu được ý nghĩa đó, hiện nay các doanh nghiệp sử dụng SMTP ngày càng nhiều cho Email Marketing nhằm tiếp cận và thu hút khách hàng tiềm năng hiệu quả. Vậy SMTP là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé ! Thuật ngữ SMTP là gì? Simple Mail Transfer Protocol là tên đầy đủ của SMTP, hiểu theo dịch nghĩa chuyên ngành là giao thức chuyển thư đơn giản. Đó là một tập hợp các nguyên tắc giao tiếp cho phép phần mềm truyền Email qua Internet. Hầu hết các phần mềm email được thiết kế để sử dụng SMTP cho mục đích giao tiếp khi gửi email và nó chỉ hoạt động cho các thư đi. Khi mọi người thiết lập các chương trình Email của họ, họ thường phải cung cấp địa chỉ của máy chủ SMTP của nhà cung cấp dịch vụ Internet cho thư đi. Có hai giao thức khác POP3  (Post Office Protocol) và IMAP (Internet Message Access Protocol)  được sử dụng để truy xuất và lưu trữ Email. Giải thích thuật ngữ SMTP trong Email Mục đích của việc sử dụng SMTP là gì - SMTP cung cấp một bộ mã giúp đơn giản hóa việc giao tiếp thông điệp Email giữa các máy chủ. Đó là một kiểu viết tắt cho phép một máy chủ chia các phần khác nhau của thông báo thành các danh mục mà máy chủ khác có thể hiểu được. Bất kỳ thư Email nào cũng có người gửi, người nhận hoặc đôi khi nhiều người nhận và nội dung thư và thường là tiêu đề. Từ quan điểm của người dùng, khi họ viết một Email, họ sẽ thấy giao diện đẹp mắt của phần mềm Email của họ, nhưng một khi thông điệp đó xuất hiện trên Internet, mọi thứ sẽ được biến thành chuỗi văn bản. Văn bản này được phân tách bằng các mã hoặc số xác định. Nhiệm vụ của SMTP là cung cấp các mã đó và Email được xây dựng dựa theo phần mềm chuyên dụng để hiểu hết ý nghĩa của chúng được áp dụng trong getresponse để truyền thư đi đến các địa chỉ email đã có sẵn trong tệp. - Mục đích khác của SMTP là thiết lập các quy tắc giao tiếp giữa các máy chủ. Ví dụ, các máy chủ có cách tự nhận dạng và thông báo loại giao tiếp mà chúng đang cố gắng thực hiện. Ngoài ra còn có các cách để xử lý các lỗi, bao gồm cả những điều phổ biến như địa chỉ email không chính xác. Trong một giao dịch SMTP điển hình, một máy chủ sẽ tự nhận dạng và thông báo loại hoạt động mà nó đang cố gắng thực hiện. Máy chủ khác sẽ cho phép hoạt động và thông báo sẽ được gửi đi. Nếu địa chỉ người nhận bị sai hoặc nếu có một số vấn đề khác, máy chủ nhận có thể trả lời bằng một số loại thông báo lỗi. - Điểm mạnh nhất của SMTP là độ tin cậy và tính đơn giản. Thật dễ dàng để thiết lập phần mềm sử dụng các quy tắc giao tiếp SMTP và nó sẽ hoàn thành công việc. Tin nhắn đến được với người nhận hoặc có thông báo lỗi giải thích tại sao không thể thực hiện được. Cơ chế hoạt động của SMTP Cách thức hoạt động của SMTP Sau khi tìm hiểu SMTP là gì, mời bạn đọc cùng tìm hiểu cách thức hoạt động của SMTP. SMTP hoạt động như một quy trình ba bước, sử dụng mô hình máy khách/máy chủ. - Đầu tiên, máy chủ Email sử dụng SMTP để gửi thư từ ứng dụng Email, chẳng hạn như Outlook hoặc Gmail, đến máy chủ Email. - Thứ hai, máy chủ Email sử dụng SMTP như một dịch vụ chuyển tiếp để gửi Email đến máy chủ Email nhận. - Thứ ba, máy chủ nhận sử dụng ứng dụng khác Email để tải thư đến qua IMAP và đặt nó vào hộp thư đến của người nhận. SMTP so với IMAP Được lưu trữ trên máy chủ, SMTP được sử dụng để gửi, chuyển tiếp hoặc chuyển tiếp thư nhưng không thể nhận thư. Mặt khác, IMAP là một giao thức Email xử lý việc quản lý và truy xuất các thông điệp Email. IMAP giữ một email trên máy chủ, sau đó đồng bộ hóa nó trên một số thiết bị. IMAP được sử dụng để nhận Email chứ không phải gửi chúng. Khi được sử dụng cùng nhau, SMTP và IMAP sẽ truyền các thông điệp Email.  Cùng sử dụng SMTP và IMAP trong Email Marketing SMTP so với API HTTP SMTP đã được sử dụng từ năm 1982 và vẫn là giao thức email phổ biến nhất để gửi email gần 4 thập kỷ sau đó. Tuy nhiên, đã có xu hướng sử dụng các API HTTP dựa trên đám mây để gửi và nhận Email. API HTTP cung cấp hai lợi thế: Giao tiếp giữa ứng dụng khách và máy chủ Email (ví dụ: khi sử dụng ứng dụng dành cho thiết bị di động) nhanh hơn SMTP vì API HTTP yêu cầu ít lệnh qua lại hơn để xác thực người gửi và người nhận. Ngoài ra, các API cung cấp chức năng không khả dụng bằng SMTP. Như vậy thông qua bài viết trên đây, Unica đã cùng bạn tìm hiểu SMTP là gì. Thấu hiểu được mục đích sử dụng cũng như cơ hoạt động của SMTP, chúng tôi hy vọng các doanh nghiệp sẽ sử dụng SMTP trong khi triển khai các chiến dịch liên quan đến Email Marketing của mình. Bởi SMTP sẽ giúp cho Email Marketing hoạt động hiệu quả, nâng cao khả năng phân phối và định hình chi phí Email Marketing hữu ích đây là cách làm email marketing hiệu quả. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi những chia sẻ của Unica. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình học email marketing. Chúc các bạn thành công hơn nữa trong tương lai !
22/10/2020
2369 Lượt xem