Mua 3 tặng 1

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Blog Unica

Đọc ngay cho nóng

Trả lời câu hỏi: Có nên kinh doanh quán cafe nhượng quyền hay không?  Trả lời câu hỏi: Có nên kinh doanh quán cafe nhượng quyền hay không?  Kinh doanh cà phê nhượng quyền đang là hướng đi mới trong kinh doanh. Khái niệm này không còn xa lạ với người làm kinh tế. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại vẫn còn rất nhiều người băn khoăn, thắc mắc vấn đề: Có nên kinh doanh quán cafe nhượng quyền không? Lợi ích và rủi ro của kinh doanh cà phê nhượng quyền là gì? Muốn kinh doanh nhượng quyền thành công, chúng ta phải làm như thế nào. Trong nội dung bài viết dưới đây, Unica sẽ giúp giải đáp chi tiết những vấn đề này cho bạn. 1. Kinh doanh cafe nhượng quyền là gì? Kinh doanh cafe nhượng quyền là hình thức kinh doanh trong đó chủ sở hữu thương hiệu cafe sẽ cấp phép quyền sử dụng thương hiệu, công thức, quy trình sản xuất và các hệ thống quản lý của mình cho các đối tác. Khi hoạt động kinh doanh theo mô hình nhượng quyền thì bên sử dụng nhượng quyền sẽ vận hành cửa hàng cafe theo mô hình đã được thiết lập sẵn. Kinh doanh cafe nhượng quyền Ưu điểm của kinh doanh cafe nhượng quyền: - Tiết kiệm thời gian và chi phí: Kinh doanh cafe nhượng quyền giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí trong việc nghiên cứu thị trường, xây dựng thương hiệu, thiết kế cửa hàng, đào tạo nhân viên,... - Được hỗ trợ và đào tạo từ bên cho nhượng quyền: Bên thương hiệu cho nhượng quyền sẽ hỗ trợ bạn trong việc lựa chọn địa điểm, thiết kế cửa hàng, đào tạo nhân viên, quản lý cửa hàng,... - Thuận lợi trong việc quản lý: Hệ thống quản lý của bên thương hiệu đã được thử nghiệm và chứng minh tính hiệu quả, giúp bạn dễ dàng quản lý cửa hàng của mình. Với những ưu điểm như vậy nên hiện nay mô hình kinh doanh cafe nhượng quyền xuất hiện khá phổ biến tại Việt Nam 2. Có nên kinh doanh quán cafe nhượng quyền? Để trả lời câu hỏi có nên kinh doanh cafe nhượng quyền hay không, chúng ta hãy cùng phân tích lợi ích và rủi ro của mô hình kinh doanh này để hiểu rõ nhé. Có nên kinh doanh cafe nhượng quyền 2.1. Lợi ích khi kinh doanh mô hình cafe nhượng quyền Theo kinh nghiệm kinh doanh cafe nhượng quyền thực tiễn, các đối tác nhượng quyền đã chia sẻ những lợi ích mà hình thức kinh doanh này mang lại gồm:  2.1.1. Tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức xây dựng thương hiệu Đây là thế mạnh rất rõ ràng từ việc kinh doanh cà phê nhượng quyền. Hầu hết các thương hiệu đang tham gia nhượng quyền đều đã có uy tín lâu năm trên thị trường. Từ chất lượng sản phẩm đến quy trình vận hành quản lý đều có sẵn tính đồng nhất và tính ổn định. Nếu bạn muốn xây dựng một thương hiệu có uy tín tương đương chắc chắn bạn sẽ tốn rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc. Bên cạnh đó, bạn cũng khó tránh được những rủi ro trong quá trình xây dựng thương hiệu riêng.u  2.1.2. Sở hữu một lượng khách hàng sẵn có Khi kinh doanh quán cafe nhượng quyền, bạn sẽ được thừa hưởng một phần khách hàng từ chính thương hiệu mẹ. Điều này giúp bạn có doanh thu ngay từ những ngày đầu kinh doanh, hạn chế những rủi ro trong quá trình tìm kiếm khách hàng mới. Kinh doanh nhượng quyền giúp bạn sở hữu một lượng khách tiềm năng 2.1.3. Đơn giản hóa trong việc thiết kế cửa hàng Mỗi thương hiệu cafe sẽ có một phong cách trang trí đặc trưng. Khi nhượng quyền thương hiệu, bạn sẽ được thừa hưởng phong cách thiết kế đồng bộ từ thương hiệu mẹ. Điều này giúp chủ đầu tư tiết kiệm được chi phí, công sức suy nghĩ về concept thiết kế quán.  2.1.4. Giúp việc vận hành cửa hàng được nhanh chóng và hiệu quả hơn Khi tham gia nhượng quyền thương hiệu cafe chủ đầu tư sẽ được thừa hưởng rất nhiều điều kiện thuận lợi từ thương hiệu mẹ. Cụ thể là: - Hỗ trợ quy trình đào tạo quản lý vận hành quán. - Hỗ trợ quy trình đào tạo nhân viên. - Tư vấn nghiên cứu thị trường, tìm hiểu đối thủ cạnh tranh. - Tư vấn về chiến lược marketing. - Tư vấn hỗ trợ vượt qua sự biến động của thị trường.  Nhờ những hỗ trợ tối ưu này, chủ đầu tư sẽ nhanh chóng tiến tới thành công hơn so với việc tự mình xây dựng và vận hành thương hiệu riêng. Nhượng quyển giúp việc vận hành cửa hàng được nhanh chóng 2.1.5. Được hỗ trợ các hoạt động quảng cáo, marketing Khi bạn đăng ký kinh doanh cafe nhượng quyền, bạn sẽ được hưởng lợi từ các chiến dịch quảng cáo, marketing từ thương hiệu mẹ. Đồng thời, khi bạn muốn tự tạo chiến dịch marketing để phát triển kinh doanh thì sẽ được thương hiệu mẹ hỗ trợ tối đa. Nhờ vậy mà tỉ lệ thành công từ các chiến lược marketing của bạn sẽ an toàn, hiệu quả và tiết kiệm chi phí tối ưu nhất.  2.2. Rủi ro khi kinh doanh mô hình cafe nhượng quyền Bên cạnh những lợi ích nổi bật trên, mô hình kinh doanh cafe nhượng quyền cũng có những rủi ro như:  2.2.1. Chịu những rủi ro chung của thương hiệu Một khi thương hiệu mẹ gặp những sự cố khủng hoảng thương hiệu thì những đơn vị nhượng quyền sẽ gặp những ảnh hưởng chung. Lúc này, chủ đầu tư không thể chủ động kiểm soát được tình hình. Chỉ có thể chấp nhận rủi ro, cùng chung số phận với thương hiệu mẹ. Rủi ro khi kinh doanh nhượng quyền 2.2.2. Mất sự sáng tạo, thiếu màu sắc cá nhân Một trong những điều khoản bắt buộc trong hợp đồng nhượng quyền thương hiệu là chủ đầu tư phải tuân thủ tính đồng nhất của thương hiệu. Từ concept trang trí, hình ảnh, màu sắc, menu, công thức pha chế,... Có thể nói, hình thức kinh doanh nhượng quyền sẽ không phù hợp với những cá nhân có cá tính mạnh mẽ và thích sáng tạo.  2.2.3. Chịu sự cạnh tranh trong nội bộ Trong một khu vực, có thể có nhiều quán cafe nhượng quyền cùng thương hiệu. Lúc này, chủ đầu tư sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh trong nội bộ thương hiệu. Quan trọng hơn cả là dù bạn thực hiện chiến dịch marketing để thu hút khách hàng, cũng phải đảm bảo không làm ảnh hưởng đến thương hiệu chung. Do đó, bài toán giải quyết cạnh tranh trở nên khó khăn hơn. 3. Kinh nghiệm kinh doanh cafe nhượng quyền Kinh doanh cafe nhượng quyền có nhiều tiềm năng phát triển nhưng cũng tiềm ẩn nhiều thách thức. Vì vậy, để kinh doanh cafe nhượng quyền thành công, bạn hãy chú ý những nguyên tắc sau:  3.1. Nghiên cứu thị trường Đây là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất trước khi bạn muốn kinh doanh bất kỳ ngành nghề nào. Việc nghiên cứu thị trường sẽ giúp bạn xác định được tệp khách hàng chính yếu trong khu vực. Đồng thời, tìm ra được đặc trưng văn hóa tiêu dùng trong khu vực, thị hiếu người địa phương, sự cạnh tranh và khả năng thành công của dự án nhượng quyền. Nghiên cứu thị trường giúp kinh doanh thành công 3.2. Lựa chọn thương hiệu cafe nhượng quyền Một thương hiệu uy tín, có tên tuổi, sẽ giúp bạn tránh được những rủi ro trong suốt quá trình kinh doanh quán cafe nhượng quyền. Kinh nghiệm “xương máu” khi kinh doanh quán cafe nhượng quyền đó là lựa chọn thương hiệu uy tín, chất lượng. Nếu bạn đứng giữa nhiều sự lựa chọn thương hiệu và không biết chọn thương hiệu nào thì hãy xem xét những tiêu chuẩn sau đây: - Thương hiệu bạn sẽ nhượng quyền có phù hợp với khu vực bạn dự định kinh doanh. - Tài chính của bạn phù hợp để nhượng quyền thương hiệu cafe nào? - Khách hàng trong khu vực yêu thích thương hiệu nào nhất? 3.3. Tính toán và chuẩn bị chi phí nhượng quyền Khi bạn có nhã ý hợp tác, các thương hiệu cafe nổi tiếng sẽ cung cấp cho bạn bảng dự toán tài chính dự trù. Gồm: - Chi phí nhượng quyền thương hiệu ban đầu. - Chi phí setup quán. - Phí nhượng quyền hàng năm. - Kinh phí dự trù để vận hành quán cafe. - Các khoản chi phí khác. Bạn hãy tổng hợp các khoản phí lại xem, tài chính của mình có an toàn khi nhượng quyền thương hiệu cafe hay không trước khi quyết định. Tính toán và chuẩn bị chi phí nhượng quyền chặt chẽ 3.4. Tìm vị trí thích hợp để mở quán cafe nhượng quyền Địa điểm kinh doanh là một trong những yếu tố rất quan trọng để kinh doanh dù là kinh doanh cafe nhượng quyền. Kinh nghiệm để kinh doanh nhượng quyền thành công đó là bạn hãy chọn vị trí đẹp, có đông đúc người qua lại và thuận tiện di chuyển cho khách hàng mục tiêu. Như vậy họ sẽ không ngại tìm đến bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên xem xét đến vấn đề an ninh khu vực, sự thuận tiện cho việc tuyển chọn nhân sự và giá thuê mặt bằng,... 3.5. Tối ưu kế hoạch kinh doanh quán cafe nhượng quyền Để gia tăng hiệu quả và tốc độ thành công khi tham gia kinh doanh nhượng quyền thương hiệu cafe, bạn hãy tận dụng tối đa tiềm năng, tiềm lực sẵn có của thương hiệu. Bên cạnh đó, bạn nên chủ động thực hiện các chiến lược marketing, quảng bá cửa hàng để tăng thu hút khách hàng tiềm năng. Dù kinh doanh nhượng quyền bạn đã được bàn giao một chiến lược kinh doanh nhất định, tuy nhiên để tăng tính cạnh tranh với những thương hiệu nhượng quyền khác, bạn cũng nhất định phải có một chiến lược riêng cho mình. Kế hoạch kinh doanh quán cafe nhượng quyền 3.6. Đăng ký kinh doanh và các giấy phép khác Để có thể kinh doanh quán cafe nhượng quyền thì bạn phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ pháp lý quan trọng, bao gồm: - Giấy phép kinh doanh - Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm. - Tiêu chuẩn an toàn lao động. - Tiêu chuẩn an toàn cháy nổ. Hãy chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ này để không bị làm khó giúp quán được mở nhanh chóng để kiếm lợi nhuận nhé. 3.7. Đảm bảo chất lượng đồ uống và nâng cao chất lượng dịch vụ Một khi bạn đã tham gia kinh doanh nhượng quyền, bạn phải tuân thủ theo quy tắc tuyển chọn nguyên vật liệu đầu vào. Công thức, định lượng pha chế từ thương hiệu mẹ. Điều này giúp cho hương vị đồ uống trong quán luôn đảm bảo. Đặc biệt, bạn không nên tự ý thêm hoặc bớt menu quán. Điều này sẽ vi phạm điều khoản hợp đồng và bạn có thể bị thu hồi quyền kinh doanh thương hiệu.  Để tăng sức cạnh tranh với thương hiệu nội bộ, bạn hãy nâng cao trải nghiệm dịch vụ khách hàng. Tạo cảm giác vui vẻ, thư giãn cho khách khi đến quán. Bạn sẽ chiếm trọn lòng tin yêu của khách hàng. Nâng cao chất lượng nhân viên phục vụ 4. TOP 5 thương hiệu cafe nhượng quyền lợi nhuận cao nhất hiện nay Với những chia sẻ trên, chắc chắn đã tự trả lời được câu hỏi có nên kinh doanh quán cafe nhượng quyền hay không? Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các thương hiệu cafe uy tín đang cho nhượng quyền thì hãy tham khảo ngay 5 thương hiệu cafe dưới đây. 4.1. Trung Nguyên Legend Theo các chuyên gia kinh tế, Trung Nguyên là một trong những thương hiệu đáng đầu tư nhượng quyền bậc nhất hiện nay. Bởi khả năng nhận diện thương hiệu cao, khả năng sinh lời hiệu quả. Thương hiệu này không chỉ quen thuộc với hầu hết các khách hàng trong nước mà cả người nước ngoài cũng đã quen thuộc với Trung Nguyên Legend. Trung Nguyên đảm bảo tính đồng bộ cao từ nguyên liệu, công thức pha chế cho đến các đối tác hợp tác thương hiệu. Thương hiệu Trung Nguyên có mặt ở hầu hết các tỉnh - thành phố trên toàn quốc.  4.2. Highlands coffee Highlands Coffee có tính nhận diện thương hiệu rất cao. Ở những thành phố lớn, hầu như bạn đi đến đâu cũng có thể bắt gặp thương hiệu này. Nhóm khách hàng của Highlands Coffee là khách hàng ở phân khúc cao cấp. Họ ưu tiên không gian sạch sẽ, thoáng mát, thức uống ngon, hợp vệ sinh.  Ưu điểm của thương hiệu này là bạn có sẵn một lượng khách hàng lớn. Highlands Coffee cũng có nhiều chiến lược marketing hấp dẫn, thường xuyên ra món mới để thu hút khách hàng. Đây chính là những điều kiện giúp bạn mở rộng thị phần tốt hơn theo thời gian. Highlands coffee có cho nhượng quyền thương hiệu 4.3. Cộng cà phê Cộng Cà Phê sở hữu phong cách thiết kế vintage khác với những thương hiệu cà phê có tên tuổi khác. Đến với Cộng Cà Phê bạn như được trở về không gian chill, cổ kính của thập niên 80. Cộng Cà Phê là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích phong cách cổ điển, thích sự yên tĩnh và thanh lịch. Khách hàng mục tiêu hướng đến của Cộng cafe cũng là khách hàng cao cấp. Ưu điểm khi nhượng quyền kinh doanh thương hiệu Cộng Cà Phê là chi phí nhượng quyền thấp, chi phí đầu tư không gian vừa phải (khoảng 3 tỷ). 4.4. Gemini coffee Nếu khách hàng mục tiêu bạn hướng tới là khách hàng tầm trung và chi phí đầu tư của bạn dưới 1 tỷ thì bạn có thể tham khảo Gemini Coffee. Ưu điểm của thương hiệu này là phân khúc khách hàng rộng từ bình dân đến khách hàng tầm trung. Thời gian thu hồi vốn nhanh. Áp lực quản lý không cao. Gemini coffee - thương hiệu cafe sạch 4.5. Aha coffee Aha Cafe là thương hiệu cafe nhượng quyền kinh doanh theo phong cách cà phê đường phố. Aha coffee rất thích hợp để kinh doanh ở những nơi dân cư đông đúc, nhịp sống nhanh như: trường đại học, công ty, văn phòng, cơ quan,...  Ưu điểm của thương hiệu này là chi phí nhượng quyền thấp, thời gian thu hồi vốn nhanh, lợi nhuận ổn định, áp lực kinh doanh thấp.  5. Kết luận Trên đây là giải đáp chi tiết vấn đề: “Có nên kinh doanh quán cafe nhượng quyền không”. Thực tế, bạn hoàn toàn có thể kinh doanh cafe nhượng quyền để kiếm thêm thu nhập cho bản thân. Tuy nhiên, để kinh doanh quán cà phê nhượng quyền thành công, bạn không nên ỷ lại vào thương hiệu mẹ mà hãy có chiến lược cho riêng mình. Để xây dựng được chiến lược kinh doanh hiệu quả, mang lại giá trị cao bạn hãy tham gia khóa học kinh doanh trên Unica để tích lũy thêm được nhiều kiến thức và kinh nghiệm cho mình nhé. Tổng hợp 20 sai lầm mắc phải khi kinh doanh nhà hàng phổ biến nhất
Tổng hợp 20 sai lầm mắc phải khi kinh doanh nhà hàng phổ biến nhất Trong số các lĩnh vực kinh doanh hiện nay, kinh doanh nhà hàng được đánh giá là thị trường hấp dẫn và đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư. Tuy vậy, thị trường F&B cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và có tính cạnh tranh rất cao. Rất nhiều chủ nhà hàng chỉ vì một số sai lầm nhỏ đã kinh doanh thua lỗ, dẫn đến phải đóng cửa. Dưới đây là tổng hợp 20 sai lầm mắc phải khi kinh doanh nhà hàng phổ biến, bạn hãy tham khảo để tránh mắc phải giúp kinh doanh F&B thành công nhé. 1. Xác định sai khách hàng mục tiêu Xác định sai khách hàng mục tiêu là sai lầm dễ mắc phải nhất khi kinh doanh nhà hàng. Nếu xác định sai tệp khách hàng thì sẽ kéo theo sai mô hình hoạt động, sai chiến lược marketing, sai định hướng hoạt động. Từ đó, kinh doanh thất bại. Xác định sai khách hàng mục tiêu khiến kinh doanh nhà hàng thất bại Ví dụ: Một số chủ đầu tư chủ quan rằng chỉ cần món ăn và dịch vụ nhà hàng tốt sẽ thu hút và giữ chân được khách hàng. Do đó, họ đầu tư cơ sở hạ tầng chỉ ở mức tầm trung, nhưng giá cả món ăn và các dịch vụ lại hướng đến khách hàng có tài chính lớn. Đây chính là một trong những sai lầm mắc phải khi kinh doanh nhà hàng khá phổ biến.  Trên thực tế, để thu hút được khách hàng mục tiêu, chủ đầu tư cần trang bị đồng bộ từ cơ sở vật chất, chất lượng phục vụ cho đến chất lượng món ăn. Bên cạnh đó, giá cả cũng phải phù hợp với nhu cầu, mong muốn và khả năng tài chính của khách hàng.  2. Phân tích sai thị trường Lỗi phân tích sai thị trường sẽ thể hiện ở một hoặc nhiều khía cạnh sau đây: - Hướng đến khách hàng mục tiêu không phù hợp với thực trạng nhu cầu của khách hàng trong khu vực tiếp cận. - Định giá sản phẩm quá cao so với khả năng chi trả của khách hàng. - Định giá sản phẩm quá thấp làm mất niềm tin đối với những khách hàng chú trọng đến chất lượng. - Đánh giá quá thấp đối thủ cạnh tranh dẫn đến việc xây dựng chiến lược kinh doanh không hiệu quả.  Phân tích sai thị trường kéo theo sai kế hoạch kinh doanh Việc phân tích sai thị trường dẫn đến hàng loạt hệ lụy khác như: - Định hướng sai kế hoạch kinh doanh. - Không đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của khách hàng. - Thua lỗ vì không thu hút được khách hàng. 3. Thiếu vốn Thiếu vốn không chỉ là sai lầm của chủ nhà hàng mà còn là sai lầm của rất nhiều chủ đầu tư khi kinh doanh ở các lĩnh vực khác. Trước khi bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh nhà hàng, chủ đầu tư cần phải chuẩn bị nguồn vốn kỹ lưỡng để chủ động hơn với các hoạt động trong quá trình vận hành nhà hàng. Thêm nữa, trong thời gian đầu kinh doanh, là chủ đầu tư bạn cũng bắt buộc phải chấp nhận bỏ ra khoản chi phí thua lỗ để thâm nhập thị trường. Chi phí này bao gồm: chi phí tìm hiểu mặt bằng, chi phí nhân viên, chi phí hư hao nguyên liệu, thực phẩm,...  Để duy trì hoạt động trước khi có doanh thu ổn định, chủ đầu tư cần dự trữ khoảng 20-40% tổng kinh phí đầu tư làm quỹ dự phòng. Nếu không có nguồn vốn duy trì, nhà hàng có thể phải đóng cửa hoặc sang nhượng trước khi đi vào hoạt động ổn định. Thiếu vốn đầu tư khiến kinh doanh nhà hàng bị trì trệ 4. Món ăn “ngon” nhưng menu “dở” Sai lầm món ăn “ngon” nhưng menu “dở” thể hiện ở các trường hợp sau:  - Nhà hàng không sử dụng menu hình ảnh để làm bật món ăn đặc sắc, giữ nguyên kiểu menu giấy nhiều chữ truyền thống - Nhà hàng đặt tên món ăn không hay. - Nhà hàng không xác định món ăn đặc trưng để thu hút khách hàng trong menu. - Nhà hàng không có quy hoạch menu. Nói dễ hiểu hơn là nhà hàng không phân loại món ăn trong menu theo khu vực nhóm như món khai vị, món gỏi, món lẩu,... Nếu bạn đang mắc phải sai lầm này khi kinh doanh nhà hàng, hãy cải thiện menu ngay. Có như vậy, mới kích thích khách hàng gọi món, thúc đẩy doanh thu nhà hàng.  Món ăn ngon nhưng menu "dở" gây mất thiện cảm với khách hàng 5. Quy trình vận hành rời rạc Hãy xem xét lại, liệu nhà hàng của bạn có đang gặp phải các tình huống vận hành kinh doanh dưới đây hay không: - Nội bộ bếp lục đục, hoạt động không trơn tru. - Món ăn thường chế biến chậm. - Các bộ phận thường đổ lỗi cho nhau. - Nhân viên thường mang nhầm món ăn cho thực khách. - Khách hàng than phiền nhân viên phục vụ chậm. Tất cả những tình huống này đều xuất phát từ quy trình vận hành nhà hàng rời rạc. Nguyên nhân chính là do hệ thống quản lý chưa có quy chuẩn rõ ràng. Để tránh tình trạng này xảy ra, chủ đầu tư hãy thiết lập một quy chuẩn cho quá trình vận hành nhà hàng nhé. Quy trình vận hành nhà hàng kém gây mất điểm trong mắt khách hàng 6. Quản lý nhân sự kém hiệu quả Nhà hàng, quán ăn là nơi kinh doanh dịch vụ. Vì vậy, thái độ phục vụ của nhân viên đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nhân viên kém chuyên nghiệp, thái độ với khách hàng, phục vụ khách hàng lâu sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự hài lòng của khách hàng và uy tín thương hiệu. Nếu chủ đầu tư có chính sách quản trị nhân sự tốt, nhân viên được đào tạo bài bản, chuẩn mực sẽ hạn chế được những rủi ro khi phục vụ khách hàng. Nhất là khi lượng thực khách gia tăng đột biến vào những ngày cuối tuần, ngày lễ.  7. Kinh nghiệm quản lý nguyên vật liệu còn “non” Nếu nhà hàng chưa có kinh nghiệm quản lý nguyên vật liệu chặt chẽ sẽ dẫn đến những tình huống như: - Nguyên vật liệu hư hỏng vượt quá mức cho phép do bộ phận bảo quản không có trách nhiệm hoặc không biết cách bảo quản. - Đầu bếp sử dụng nguyên vật liệu không tươi ngon để chế biến cho khách. Nhẹ thì nhà hàng sẽ bị mất khách hoặc tệ hơn là phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi thực khách bị ngộ độc thực phẩm. - Nguyên vật liệu bị đánh cắp do không có hoạt động kiểm soát chặt chẽ. - Nhân viên tùy ý sử dụng nguyên liệu bếp để chế biến các món ăn yêu thích. - Người kiểm kê nguyên vật liệu sẽ bắt tay với bên cung cấp thực phẩm để trục lợi. Quản lý vật liệu không chặt chẽ dẫn đến thất thoát doanh thu Sai lầm mắc phải khi kinh doanh nhà hàng này về lâu dài sẽ dẫn đến sự thất thoát chi phí khá lớn. Đồng thời, dẫn đến khoản lợi nhuận âm trong khi tình hình kinh doanh khá tốt. Nguy hại hơn là doanh nghiệp có thể bị rút giấy phép kinh doanh nếu mắc phải những sự cố liên quan đến an toàn thực phẩm.  8. Chiết khấu giảm giá triền miên Để giải quyết bài toán thu hút khách hàng, xâm nhập thị trường, cạnh tranh với đối thủ,... nhiều nhà hàng đã chọn phương án giảm giá thường xuyên. Giảm giá từ món ăn này đến món ăn khác. Chính điều này đã dẫn đến sai lầm mắc phải khi kinh doanh nhà hàng Chủ nhà hàng chỉ nên áp dụng chiết khấu giảm giá trong các trường hợp sau: - Giảm giá cho khách hàng thân thiết. - Giảm giá vào những dịp lễ tết, sinh nhật. - Giảm giá khi nhà hàng có món mới muốn giới thiệu đến khách hàng. Trong trường hợp nhà hàng phải bù lỗ cho các chương trình khuyến mãi thì đây là sai lầm bạn nên chấm dứt ngay. Bởi lẽ việc khuyến mãi giảm giá triền miên không mang lại khách hàng trung thành cho nhà hàng. Hầu hết các khách hàng quan tâm đến khuyến mãi, giá cả họ sẽ thay đổi khi nhà hàng kết thúc chương trình khuyến mãi. Vì vậy, bạn hãy hết sức chú ý vấn đề này nhé. Chiếu khẩu quá nhiều khiến nhà hàng bị lỗ 9. Đổ tiền vào quảng cáo “vô định hướng” Một trong những sai lầm rất phổ biến khi kinh doanh nhà hàng đó là nghe theo lời chào mời từ các công ty dịch vụ quảng cáo F&B mà đổ tiền vào quảng cáo mà không có chủ đích rõ ràng. Cụ thể là nhà hàng không xác định đối tượng khách hàng mục tiêu, không chọn sản phẩm/dịch vụ chủ đạo của nhà hàng để quảng cáo. Dường như các chương trình quảng cáo chỉ hướng đến mục tiêu chung chung là thu hút khách hàng, quảng bá thương hiệu. Việc đổ tiền vào quảng cáo “vô định hướng” đã không tạo ra bất kỳ hiệu quả thiết thực nào. Đôi khi còn làm cho chủ đầu tư bị thâm hụt ngân sách do chi phí đầu tư vào quảng cáo quá lớn. 10. Chỉ tập trung vào Marketing Online mà quên mất Marketing Offline Chiến dịch Marketing online đang là xu hướng kinh doanh được nhiều nhà hàng hướng tới. Chiến dịch này nhằm mục đích quảng bá thương hiệu, địa chỉ nhà hàng, món ăn/dịch vụ,... qua các kênh truyền thông hiện đại để nhà hàng mở rộng phạm vi bán hàng, tiếp cận được nhiều khách hàng có nhu cầu hơn. Chiến dịch Marketing online tốt để giúp nhà hàng bùng nổ doanh số. Tuy nhiên, nếu chỉ Marketing online mà quên mất Marketing offline thì nhà hàng cũng không thể kinh doanh thành công. Chiến dịch marketing offline là hình thức quảng bá thương hiệu truyền thống như: treo poster, standee để bàn, logo trên đồng phục và đồ dùng nhà hàng (bao đũa, khăn ướt, khăn giấy,...). Quan trọng nhất chính là phong cách phục vụ của nhân viên với khách hàng.  Nếu bạn không phát triển đồng thời cả chiến dịch marketing online và marketing offline, rất có thể bạn chỉ thu hút được khách hàng mới mà không thể tăng nhận diện thương hiệu. Điều này làm cho bạn tốn kém chi phí quảng cáo mà hiệu quả lại không cao, không có được khách hàng trung thành. Marketing nhà hàng không hiệu quả 11. Cố gắng làm hài lòng mọi khách hàng Kinh doanh nhà hàng bạn nhất định phải có kỹ năng linh hoạt trong khi phục vụ khách hàng. Tuy nhiên, bạn cần tránh lỗi cố gắng làm hài lòng mọi khách hàng. Việc cố gắng làm hài lòng mọi khách hàng sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy xấu như: - Làm mất hương vị chuẩn của món ăn. - Định hướng kinh doanh nhà hàng mất đi tính nhất quán và không ổn định.  - Tạo thói quen “ngang ngược” cho những khách hàng có tư duy “khách hàng là thượng đế”. - Nghe lời khách hàng trách nhầm nhân viên dẫn đến tình trạng nhân viên chán nản không muốn gắn bó với nhà hàng. Điều này có thể khiến cho nhà hàng mất đi nhân sự giỏi, tốn nhiều chi phí cho việc tuyển dụng và đào tạo nhân sự.  12. Chọn địa điểm mở cửa hàng không phù hợp Vị trí kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề lợi nhuận. Bởi nếu chọn địa điểm không thuận tiện, không tập trung ở khu đông dân cư thì sẽ không thể thu hút được nhiều khách hàng ghé quán. Chọn được vị trí kinh doanh đắc địa sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí quảng cáo nhưng vẫn thu hút khách hàng. Thêm nữa, khi chọn vị trí rộng rãi, có chỗ gửi xe và giao thông đi lại thuận tiện thì khách hàng cũng sẽ hài lòng hơn, không ngại mỗi lần đi ăn. Chọn địa điểm mở cửa hàng không phù hợp 13. Chỉ tập trung bán những món chính Nhà hàng của bạn chỉ cần có 1 - 5 món ăn đặc sắc là bạn đã có thể thành công. Tuy nhiên, sự thành công này chỉ đến khi menu của bạn có thêm các món ăn mở rộng khác. Như món khai vị, tráng miệng, các món ăn phổ thông trong lĩnh vực ăn uống,... Điều này sẽ giúp menu của bạn thêm đa dạng, khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn và có thể đến nhà hàng với tần suất nhiều lần hơn.  Nếu nhà hàng chỉ tập trung vào những món ăn chính sẽ tạo cảm giác nhàm chán cho khách hàng. Bởi lẽ, dù món ăn ngon đến mấy thì khi ăn nhiều lần cũng sẽ ngán. Và cũng không ai đãi khách mà chỉ chăm chăm vào việc đãi một hoặc vài món. Vì vậy, để kinh doanh nhà hàng thành công bạn hãy hết sức chú ý vấn đề này nhé. 14. Không tổ chức khai trương (Grand-Opening) Grand Opening, tiệc khai trương là cơ hội để bạn quảng bá rộng rãi thương hiệu nhà hàng đến với đối tác, người thân, bạn bè. Họ sẽ là những phương tiện truyền thông truyền miệng hữu ích, giúp nhà hàng của bạn sớm đi vào hoạt động ổn định hơn. Khách hàng lân cận khu vực bạn kinh doanh nhà hàng cũng thông qua tiệc khai trương này mà chú ý đến nhiều hơn. Nếu ngân sách của bạn không nhiều, bạn có thể làm một bữa tiệc khai trương đơn giản. Tuy nhiên vẫn phải thể hiện được dấu ấn riêng của nhà hàng nhé. Không tổ chức khai trương khiến khách hàng gần khu vực không biết đến 15. Không lắng nghe ý kiến của khách hàng Sai lầm mắc phải khi kinh doanh nhà hàng phổ biến đó là không lắng nghe ý kiến khách hàng. Là một nhà quản lý, chủ đầu tư nhà hàng bạn phải là người khéo léo, linh hoạt. Tuyệt đối không được chủ quan chỉ nghĩ đến lợi ích của nhà hàng mà không lắng nghe ý kiến khách hàng. Việc lắng nghe ý kiến khách hàng sẽ giúp họ cảm thấy được tôn trọng. Từ đó, đánh giá cao và muốn quay lại nhà hàng vào lần sau. Thêm nữa, việc lắng nghe ý kiến của khách hàng cũng giúp nhà hàng rút kinh nghiệm và thay đổi để trở nên hoàn hảo hơn. Tuy nhiên, không phải lúc nào chủ nhà hàng cũng chăm chăm nghe theo lời khách hàng. Chủ nhà hàng, các cấp quản lý nhà hàng cần có kỹ năng lắng nghe và phân biệt để tạo nên sự hài hòa giữa đầu bếp, nhân viên phục vụ với khách hàng. Hãy cân đối để làm sao vừa khiến nhân viên nể phục, vừa mang lại trải nghiệm hài lòng nhất cho khách hàng nhé. 16. Tuyển dụng sai người Tuyển dụng sai nhân sự cũng là một trong những sai lầm thường xuyên mắc phải khi kinh doanh nhà hàng khá phổ biến. Để bổ sung gấp các vị trí nhân sự còn thiếu, quản lý nhân sự hoặc chủ nhà hàng dễ dàng chấp nhận bất kỳ hồ sơ xin việc nào. Điều này sẽ dẫn đến hệ lụy là tuyển nhầm người không có tinh thần trách nhiệm, không có chuyên môn. Tuyển dụng sai người chính là nguyên nhân mang đến trải nghiệm xấu cho khách hàng. Từ đó, khách không quay lại, nhà hàng kinh doanh thua lỗ dẫn đến phải đóng cửa. Tuyển dụng sai nhân sự mang đến trải nghiệm xấu cho khách hàng 17. Không nhất quán Tính nhất quán đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng nhận diện thương hiệu. Tuy nhiên hiện nay nhiều nhà hàng do tính nhất quán không cao nên không thu hút được khách hàng nhớ đến. Tính nhất quán của thương hiệu chính là sự ghi nhớ và tuân thủ những nguyên tắc xây dựng thương hiệu trong toàn bộ tập thể nhà hàng. Trong quá trình quảng cáo, thiết kế banner hoặc bất kỳ hoạt động quảng cáo thương hiệu nào, chủ nhà hàng cũng đều phải đề cao tính nhất quán để tạo nên sự đồng bộ và giá trị cốt lõi của nhà hàng. Nhà hàng hoạt động nhất quán sẽ xây dựng hình ảnh tốt đẹp trong mắt khách hàng. Đồng thời tạo ưu thế, dễ dàng xâm nhập thị trường mới, lấy được thị phần từ đối thủ cạnh tranh.  18. Bỏ qua chương trình đào tạo nhân sự Nhiều người nghĩ rằng phục vụ là một công việc rất cơ bản và hầu như ai cũng có thể làm được. Do đó, một số nhà hàng đã bỏ qua chương trình đào tạo nhân sự. Điều này dẫn đến nhiều sự cố trong quá trình phục vụ khách hàng. Những lỗi này đôi khi là rất nhỏ như: lấy thiếu dụng cụ phục vụ món ăn, làm vương đổ thức ăn lên người khách hàng,... Tuy nhiên, nhiều lỗi nhỏ lặp lại liên tiếp này sẽ tạo nên một thương hiệu nhà hàng kém chuyên nghiệp. Do đó, bạn nhất định không được bỏ qua chương trình đào tạo nhân sự khi kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng nhé. Đào tạo nhân sự bài bản để phục vụ khách hàng tốt nhất 19. Không tiếp thị hay PR Một số nhà hàng chỉ tiếp thị hoặc PR trong giai đoạn đầu khai trương. Sau đó, gần như là không xúc tiến bất kỳ chương trình quảng cáo, giảm giá, khuyến mãi nào. Đây chính là sai lầm mắc phải khi kinh doanh nhà hàng. Nếu nhà hàng của bạn đang trên đà phát triển mạnh, có thể bạn không cần chi nhiều chi phí cho quảng cáo, tiếp thị, PR. Nhưng nếu nhà hàng của bạn chỉ có mức doanh thu trung bình, không có bước tiến sau thời gian dài hoạt động mà bạn cũng không PR hay tiếp thị. Như vậy, hiển nhiên nhà hàng sẽ dễ dàng bị đối thủ cạnh tranh lấn át, mất dần khách hàng và thị phần.  Do đó để thu hút khách hàng, bạn hãy tạo ít nhất 1-2 chương trình quảng cáo, tiếp thị mỗi năm để giữ vững thị phần và ổn định hoạt động của nhà hàng. 20. Không chú trọng đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ Một số thương hiệu ăn uống nổi tiếng, thực khách sẵn sàng đợi hàng giờ để được phục vụ. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, thương hiệu này trở nên ế ẩm và không còn một ai muốn ghé đến nữa. Nguyên nhân vì đâu? Vì họ mắc phải sai lầm rằng, họ có món ăn ngon, giá tốt thì dù thế nào thì khách hàng vẫn ổn định. Đây là một suy nghĩ rất sai lầm. Chú trọng đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ Thị trường kinh doanh luôn biến động và nhu cầu khách hàng thì luôn thay đổi. Trong khi sức cạnh tranh của thị trường đang không ngừng tăng cao, nếu bạn không cải tất lượng dịch vụ, nâng tầm chất lượng món ăn hoặc cải thiện cơ sở hạ tầng thì lâu dần bạn sẽ bị thụt lùi phía sau, mất dần chỗ đứng trhiện chong tâm trí khách hàng.  21. Kết luận Trên đây là tổng hợp 20 sai lầm mắc phải khi kinh doanh nhà hàng phổ biến nhất mà Unica đã tổng hợp được.Để tránh những thiệt hại không đáng có khi kinh doanh nhà hàng. Đồng thời để đẩy mạnh sức phát triển của nhà hàng, bạn hãy bỏ túi thật kỹ những sai lầm trên để tránh mắc phải nhé. Nếu muốn tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng khác, hãy tham gia khóa học kinh doanh trên Unica. Với những bài giảng hay và chất lượng từ các giảng viên uy tín, chắc chắn bạn sẽ biết thêm nhiều kiến thức cần thiết để trang bị cho mình.
Mở nhà hàng cần lưu ý những gì để không thất bại, phá sản
Mở nhà hàng cần lưu ý những gì để không thất bại, phá sản Mở nhà hàng là một hình thức kinh doanh hấp dẫn nhưng cũng đầy rủi ro. Theo thống kê, có đến 60% nhà hàng phá sản trong vòng 3 năm đầu tiên hoạt động. Vậy mở nhà hàng cần lưu ý những gì để tránh bị phá sản? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những điều cần lưu ý khi mở nhà hàng, cũng như trả lời một số câu hỏi liên quan.  Mở nhà hàng cần lưu ý những gì? Để mở nhà hàng thành công, bạn cần chuẩn bị vốn, chuẩn bị giấy tờ liên quan, nghiên cứu thị trường, xác định khách hàng mục tiêu, chọn mô hình kinh doanh phù hợp,... Chi tiết như sau: 1. Chuẩn bị vốn đầu tư Mở nhà hàng cần lưu ý những gì? Khi muốn kinh doanh nhà hàng, vốn đầu tư là yếu tố quan trọng nhất bạn cần chú ý tới. Bạn cần có một nguồn vốn đủ lớn để đáp ứng các chi phí như thuê mặt bằng, mua trang thiết bị, mua nguyên liệu, trả lương nhân viên, quảng bá nhà hàng,…  Bạn cũng cần có một nguồn vốn lưu động để duy trì hoạt động kinh doanh trong thời gian đầu, khi doanh thu chưa cao. Bạn có thể tìm kiếm vốn đầu tư từ nhiều nguồn như tiết kiệm cá nhân, vay ngân hàng, huy động vốn từ bạn bè, người thân, đối tác,… Vốn đầu tư là yếu tố quan trọng nhất khi mở nhà hàng 2. Chuẩn bị đủ giấy tờ liên quan Để mở nhà hàng một cách hợp pháp, bạn cần chuẩn bị đủ các giấy tờ liên quan như giấy phép kinh doanh, giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy phép phòng cháy chữa cháy, giấy phép quyền sử dụng nhãn hiệu,…  Bạn cần nắm rõ các quy định, thủ tục và thời gian để đăng ký các loại giấy phép này. Bạn cũng cần cập nhật và gia hạn các giấy phép này đúng hạn để tránh bị phạt hoặc đình chỉ hoạt động. 3. Nghiên cứu thị trường và xác định đối tượng khách hàng mục tiêu Trước khi mở nhà hàng cần lưu ý những gì? Bạn cần nghiên cứu thị trường và xác định đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn. Bạn cần tìm hiểu nhu cầu, sở thích, hành vi và khả năng chi tiêu của khách hàng mục tiêu.  Bạn cũng cần phân tích khả năng cạnh tranh, xu hướng và tiềm năng của thị trường nhà hàng. Những thông tin này sẽ giúp bạn lựa chọn mô hình kinh doanh, phong cách, thực đơn và chiến lược marketing phù hợp cho nhà hàng của bạn. Nghiên cứu thị trường và xác định đối tượng khách hàng mục tiêu 4. Lựa chọn mô hình kinh doanh nhà hàng phù hợp Mô hình kinh doanh nhà hàng là cách bạn tổ chức và quản lý nhà hàng của mình. Có nhiều mô hình kinh doanh nhà hàng khác nhau như nhà hàng truyền thống, nhà hàng nhanh, nhà hàng buffet, nhà hàng đặt bàn, nhà hàng mang về, nhà hàng giao hàng,…  Bạn cần lựa chọn một mô hình kinh doanh phù hợp với vốn đầu tư, đối tượng khách hàng, vị trí và thị trường của mình. Bạn cũng cần xác định rõ mục tiêu, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của nhà hàng của mình. 5. Lựa chọn tên phù hợp cho nhà hàng Tên nhà hàng là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu và thu hút khách hàng. Bạn cần lựa chọn một tên nhà hàng độc đáo, dễ nhớ, dễ phát âm, có ý nghĩa và phù hợp với phong cách, thực đơn và đối tượng khách hàng của bạn. Bạn cũng cần kiểm tra xem tên nhà hàng của bạn có bị trùng lặp hay vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của bất kỳ bên nào không. Tên nhà hàng là một yếu tố quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu và thu hút khách hàng 6. Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu nhà hàng Bộ nhận diện thương hiệu nhà hàng là tập hợp các yếu tố như logo, slogan, màu sắc, hình ảnh, font chữ, âm thanh,… giúp nhà hàng của bạn tạo ra ấn tượng và sự nhận biết với khách hàng.  Bạn cần xây dựng một bộ nhận diện thương hiệu nhà hàng chuyên nghiệp, đẹp mắt, nhất quán và phản ánh được bản sắc, giá trị và lợi thế cạnh tranh của nhà hàng của bạn. Bạn cũng cần áp dụng bộ nhận diện thương hiệu nhà hàng trên các kênh truyền thông và marketing của mình. 7. Lập bảng dự toán chi phí mở nhà hàng Mở nhà hàng cần lưu ý những gì về mặt chi phí? Để quản lý được chi phí, bạn cần lập bảng dự toán chi phí mở. Bạn cần liệt kê ra các hạng mục chi phí chính khi mở nhà hàng, cũng như ước tính số tiền cần chi cho mỗi hạng mục. Bạn cũng cần dự phòng một khoản chi phí khác để đối phó với các tình huống bất ngờ.  Lập bảng dự toán chi phí mở nhà hàng là một bước cần thiết để bạn có thể kiểm soát nguồn vốn, định hướng chi tiêu hợp lý và đảm bảo hiệu quả kinh doanh 8. Thuê mặt bằng mở nhà hàng Mặt bằng là yếu tố quyết định đến sự thành bại của nhà hàng. Bạn cần chọn một mặt bằng có vị trí thuận lợi, gần khu dân cư, khu vực sầm uất, có lượng khách hàng tiềm năng cao. Bạn cũng cần chọn một mặt bằng có diện tích, hình dạng, cấu trúc và giá thuê phù hợp với nhu cầu và ngân sách của bạn. Bạn cũng cần kiểm tra các điều kiện về hợp đồng thuê, thời hạn thuê, điều khoản thanh toán, quyền và nghĩa vụ của bên thuê và bên cho thuê. 9. Lựa chọn phong cách thiết kế nhà hàng Phong cách thiết kế nhà hàng là cách bạn bố trí, trang trí và tạo không gian cho nhà hàng. Phong cách thiết kế nhà hàng phải phù hợp với mô hình kinh doanh, thực đơn, đối tượng khách hàng và thương hiệu của bạn. Bạn cần lựa chọn một phong cách thiết kế nhà hàng đẹp mắt, ấn tượng, thoải mái và thu hút khách hàng. Bạn cũng cần chú ý đến các yếu tố như ánh sáng, màu sắc, âm thanh, nhiệt độ, mùi hương, vệ sinh,… Phong cách thiết kế nhà hàng là cách bạn bố trí, trang trí và tạo không gian cho nhà hàng  10. Cơ sở vật chất và thiết bị mở nhà hàng ăn uống Cơ sở vật chất và thiết bị mở nhà hàng ăn uống là những thứ bạn cần mua sắm để phục vụ cho việc chế biến và phục vụ thức ăn và thức uống cho khách hàng. Bạn cần mua sắm các cơ sở vật chất và thiết bị chất lượng, hiện đại, tiết kiệm và an toàn. Bạn cần mua sắm các cơ sở vật chất và thiết bị như bếp, tủ lạnh, máy pha chế, bát đĩa, ly tách, dao thớt, nồi chảo, bàn ghế, máy tính tiền, máy in hóa đơn, camera an ninh,… 11. Xây dựng và thiết kế menu nhà hàng Mở nhà hàng cần lưu ý những gì? Đó là hãy chú ý tới menu, đây là danh sách các món ăn và thức uống mà nhà hàng của bạn cung cấp cho khách hàng. Menu nhà hàng phải phù hợp với phong cách, thương hiệu và đối tượng khách hàng của bạn. Bạn cần xây dựng và thiết kế một menu nhà hàng đa dạng, ngon miệng, hợp khẩu vị và có giá cả cạnh tranh. Bạn cũng cần thiết kế một menu nhà hàng đẹp mắt, dễ nhìn, dễ đọc và dễ hiểu. 12. Chú trọng việc tuyển dụng và đào tạo nhân sự nhà hàng Nhân sự nhà hàng là những người làm việc tại nhà hàng của bạn, bao gồm quản lý, đầu bếp, phụ bếp, nhân viên phục vụ, nhân viên vệ sinh,… Nhân sự nhà hàng là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng.  Bạn cần chú trọng việc tuyển dụng và đào tạo nhân sự nhà hàng có kỹ năng, kinh nghiệm và thái độ làm việc tốt. Bạn cũng cần đào tạo và huấn luyện nhân sự nhà hàng về các quy trình, tiêu chuẩn và chính sách của nhà hàng. Chú trọng việc tuyển dụng và đào tạo nhân sự nhà hàng 13. Marketing và quảng bá nhà hàng Marketing và quảng bá nhà hàng là cách bạn quảng bá thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của nhà hàng của bạn đến với khách hàng tiềm năng. Bạn cần tận dụng các kênh truyền thông và marketing hiệu quả như website, mạng xã hội, báo chí, truyền hình, radio, tờ rơi, banner,… Bạn cũng cần tổ chức các sự kiện khuyến mãi, giảm giá, tặng quà, tạo thẻ thành viên, tích điểm, đổi quà,… để thu hút và giữ chân khách hàng. Một số câu hỏi liên quan Bên cạnh vấn đề mở nhà hàng cần lưu ý những gì, bạn có thể gặp một số vấn đề liên quan khi mở nhà hàng. Dưới đây là một số câu hỏi và câu trả lời tham khảo cho bạn. 1. Nên thuê người quản lý hay tự quản lý? Đây là một câu hỏi khó, vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm, thời gian, ngân sách và mục tiêu của bạn. Nếu bạn có kinh nghiệm và thời gian đủ để quản lý nhà hàng của bạn, bạn có thể tự quản lý để tiết kiệm chi phí và kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh.  Tuy nhiên, nếu bạn không có kinh nghiệm hoặc thời gian đủ, bạn nên thuê một người quản lý chuyên nghiệp, có uy tín và kinh nghiệm để giúp bạn quản lý nhà hàng một cách hiệu quả và chuyên nghiệp. Dựa vào tình hình thực tế để quyết định nên thuê người quản lý hay tự quản lý 2. Đi mua nhượng quyền thương hiệu hay tự tạo ra thương hiệu riêng? Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguồn vốn, thị trường, đối tượng khách hàng và mục tiêu của bạn. Nếu bạn có nguồn vốn lớn, bạn có thể mua nhượng quyền thương hiệu của một nhà hàng nổi tiếng, có uy tín và lượng khách hàng sẵn có. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí cho việc xây dựng thương hiệu, thiết kế menu, tuyển dụng nhân sự, quảng bá nhà hàng,…  Tuy nhiên, bạn cũng phải chịu sự ràng buộc về quy định, tiêu chuẩn và chia sẻ lợi nhuận với bên nhượng quyền. Nếu bạn có nguồn vốn nhỏ, bạn có thể tự tạo ra thương hiệu riêng cho nhà hàng của bạn. Điều này sẽ giúp bạn có sự sáng tạo, linh hoạt và độc đáo trong việc kinh doanh. Tuy nhiên, bạn cũng phải đầu tư nhiều thời gian và chi phí cho việc xây dựng thương hiệu, thiết kế menu, tuyển dụng nhân sự, quảng bá nhà hàng,… Nhượng quyền hay dùng thương hiệu riêng cần phụ thuộc vào điều kiện thực tế 3. Tìm khách hàng bằng cách nào? Bạn cần tìm khách hàng bằng cách sử dụng các phương pháp marketing và quảng bá hiệu quả, phù hợp với đối tượng khách hàng và thị trường của bạn. Bạn có thể tìm nguồn khách hàng bằng cách: - Tạo website và mạng xã hội cho nhà hàng: Bạn có thể tạo website và mạng xã hội cho nhà hàng để giới thiệu về nhà hàng, thực đơn, dịch vụ, khuyến mãi, sự kiện,… Bạn cũng có thể tương tác với khách hàng, nhận phản hồi, góp ý, đặt bàn, giao hàng,… qua website và mạng xã hội. Bạn cần chọn những kênh website và mạng xã hội phổ biến và phù hợp với đối tượng khách hàng của bạn, như Facebook, Instagram, Zalo, Google, Bing,… - Quảng cáo trên các kênh truyền thông: Bạn có thể quảng cáo nhà hàng của bạn trên các kênh truyền thông như báo chí, truyền hình, radio, tờ rơi, banner,… để tăng độ nhận biết và thu hút khách hàng. Bạn cần chọn những kênh truyền thông có độ phủ sóng và độ tin cậy cao, cũng như phù hợp với ngân sách và mục tiêu của bạn. - Tổ chức các sự kiện khuyến mãi: Bạn có thể tổ chức các sự kiện khuyến mãi như khai trương, giảm giá, tặng quà, tạo thẻ thành viên, tích điểm, đổi quà,… để thu hút và giữ chân khách hàng. Bạn cần chọn những hình thức khuyến mãi hấp dẫn, hợp lý và có lợi cho cả bạn và khách hàng. Chương trình khuyến mãi cho khách hàng Tạm kết Trên đây là bài viết mở nhà hàng cần lưu ý những gì do Unica tổng hợp. Có thể nói, mở nhà hàng là một quyết định lớn, đòi hỏi bạn phải chuẩn bị kỹ lưỡng và lưu ý nhiều vấn đề. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có được một cái nhìn tổng quan và một kế hoạch hành động hiệu quả cho dự án kinh doanh của bạn. Chúc bạn thành công!
Mở nhà hàng cần bao nhiêu chi phí? Lưu ý khi mở nhà hàng
Mở nhà hàng cần bao nhiêu chi phí? Lưu ý khi mở nhà hàng Mở nhà hàng là một hình thức kinh doanh hấp dẫn, mang lại lợi nhuận cao và tiềm năng phát triển lớn. Tuy nhiên, để mở nhà hàng thành công, bạn cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt tài chính, nhân sự, quản lý và marketing. Vậy mở nhà hàng cần bao nhiêu chi phí? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một bảng dự toán chi phí mở nhà hàng chi tiết và một số lưu ý quan trọng khi mở nhà hàng. Tại sao nên lập bảng dự toán chi phí mở nhà hàng? Lập bảng dự toán chi phí mở nhà hàng là một bước cần thiết để bạn có thể kiểm soát nguồn vốn, định hướng chi tiêu hợp lý và đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Bằng cách lập bảng dự toán chi phí, bạn có thể: - Biết được mở nhà hàng cần bao nhiêu vốn ban đầu và vốn lưu động. - Phân bổ vốn cho các hạng mục chi phí khác nhau một cách cân đối và hợp lý. - Đánh giá được khả năng sinh lời và thời gian hoàn vốn của nhà hàng. - Tìm ra những cách tiết kiệm chi phí và tối ưu hóa lợi nhuận. - Tránh được những rủi ro và thiếu sót về mặt tài chính khi kinh doanh. Lập bảng dự toán chi phí mở nhà hàng là một bước cần thiết để bạn có thể kiểm soát nguồn vốn Mở nhà hàng cần bao nhiêu chi phí? Mở nhà hàng cần bao nhiêu chi phí phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô, vị trí, phong cách, chất lượng dịch vụ và món ăn của nhà hàng. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ liệt kê ra 10 hạng mục chi phí chính mà bạn cần phải dự trù khi mở nhà hàng, cùng với một số ví dụ cụ thể để bạn có thể tham khảo. 1. Chi phí đầu tư mặt bằng Chi phí đầu tư mặt bằng là chi phí lớn nhất và quan trọng nhất khi mở nhà hàng. Chi phí này bao gồm tiền thuê mặt bằng, tiền đặt cọc, tiền sửa chữa và cải tạo mặt bằng. Chi phí này phụ thuộc vào diện tích, vị trí, khả năng cải tạo và mật độ giao thông của mặt bằng. Theo thống kê, chi phí này thường chiếm khoảng 30% ngân sách mở nhà hàng. Ví dụ: Bạn muốn mở một nhà hàng với diện tích 100m2 tại trung tâm thành phố Hà Nội. Giá thuê mặt bằng là 50 triệu đồng/tháng, bạn phải đặt cọc 6 tháng. Mặt bằng cần cải tạo lại để phù hợp với phong cách nhà hàng, chi phí cải tạo là 100 triệu đồng. Vậy chi phí đầu tư mặt bằng của bạn là: - Tiền thuê mặt bằng: 50 triệu x 12 tháng = 600 triệu đồng - Tiền đặt cọc: 50 triệu x 6 tháng = 300 triệu đồng - Tiền cải tạo mặt bằng: 100 triệu đồng - Tổng chi phí đầu tư mặt bằng: 600 + 300 + 100 = 1 tỉ đồng Chi phí đầu tư mặt bằng là chi phí lớn nhất và quan trọng nhất khi mở nhà hàng 2. Chi phí thiết kế trang trí nội thất Chi phí thiết kế trang trí nội thất là chi phí để bạn mua sắm bàn ghế, đồ trang trí, rèm cửa, cây xanh, tranh ảnh, đèn trang trí,… để tạo nên không gian nhà hàng đẹp mắt, ấn tượng và phù hợp với phong cách của bạn. Việc mở nhà hàng cần bao nhiêu chi phí cho mảng nội thất? Chi phí này thường chiếm khoảng 5% đến 10% tổng nguồn vốn. Ví dụ: Bạn muốn mở một nhà hàng theo phong cách hiện đại, sang trọng. Bạn cần mua 20 bộ bàn ghế bằng gỗ cao cấp, giá mỗi bộ là 5 triệu đồng. Bạn cũng cần mua các đồ trang trí như đèn, tranh, cây xanh, giấy dán tường,… với tổng chi phí là 50 triệu đồng. Vậy chi phí thiết kế trang trí nội thất của bạn là: - Tiền mua bàn ghế: 20 x 5 triệu = 100 triệu đồng - Tiền mua đồ trang trí: 50 triệu đồng - Tổng chi phí thiết kế trang trí nội thất: 100 + 50 = 150 triệu đồng Chi phí thiết kế trang trí nội thất là chi phí để bạn mua sắm bàn ghế, đồ trang trí, rèm cửa, cây xanh, tranh ảnh, đèn trang trí,… 3. Chi phí mua trang thiết bị Chi phí mua trang thiết bị là chi phí để bạn mua sắm các thiết bị nhà bếp, thiết bị hỗ trợ bán hàng, thiết bị an ninh và thiết bị khác. Chi phí này thường chiếm khoảng 15% đến 20% tổng nguồn vốn. Ví dụ: Bạn cần mua các thiết bị nhà bếp như bếp gas, tủ đông, máy pha chế, bát đũa, nồi, chảo, dao thớt,… với tổng chi phí là 150 triệu đồng. Bạn cũng cần mua các thiết bị hỗ trợ bán hàng như máy tính tiền, máy in hóa đơn, phần mềm quản lý nhà hàng, máy chấm công,… với tổng chi phí là 80 triệu đồng. Bạn cũng cần mua các thiết bị an ninh như camera, cửa cuốn, khóa cửa,… với tổng chi phí là 50 triệu đồng. Vậy chi phí mua trang thiết bị của bạn là: - Tiền mua thiết bị nhà bếp: 150 triệu đồng - Tiền mua thiết bị hỗ trợ bán hàng: 80 triệu đồng - Tiền mua thiết bị an ninh: 50 triệu đồng - Tổng chi phí mua trang thiết bị: 150 + 80 + 50 = 280 triệu đồng Chi phí mua trang thiết bị là chi phí để bạn mua sắm các thiết bị nhà bếp, thiết bị hỗ trợ bán hàng, thiết bị an ninh và thiết bị khác 4. Chi phí mua phần mềm quản lý nhà hàng Chi phí mua phần mềm quản lý nhà hàng là chi phí để bạn sử dụng một ứng dụng hoặc một hệ thống phần mềm giúp bạn quản lý các hoạt động của nhà hàng một cách hiệu quả, chuyên nghiệp và tiết kiệm thời gian. Phần mềm quản lý nhà hàng có thể giúp bạn quản lý đơn hàng, kho hàng, nhân viên, khách hàng, doanh thu, chi phí, báo cáo,… Mở nhà hàng cần bao nhiêu chi phí cho phần mềm quản lý? Chi phí này thường chiếm khoảng 1% đến 2% tổng nguồn vốn. Ví dụ: Bạn muốn sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng X. Phần mềm này có nhiều tính năng ưu việt như đặt bàn online, quản lý menu, quản lý nhân viên, quản lý khách hàng, quản lý thu chi, quản lý báo cáo,… Bạn phải trả phí sử dụng phần mềm này là 1 triệu đồng/tháng. Vậy chi phí mua phần mềm quản lý nhà hàng của bạn là: Tiền mua phần mềm quản lý nhà hàng: 1 triệu x 12 tháng = 12 triệu đồng 5. Chi phí mua nguyên liệu Chi phí mua nguyên liệu là chi phí để bạn mua sắm các nguyên liệu cần thiết để chế biến các món ăn cho nhà hàng. Chi phí này phụ thuộc vào loại hình, quy mô, chất lượng và độ đa dạng của thực đơn của nhà hàng. Chi phí này thường chiếm khoảng 25% đến 35% tổng nguồn vốn. Ví dụ: Bạn muốn mở một nhà hàng chuyên về các món ăn Âu. Bạn cần mua các nguyên liệu như thịt, cá, rau củ, phô mai, bơ, sữa, trứng, bột mì, gia vị,… với tổng chi phí là 200 triệu đồng/tháng. Vậy chi phí mua nguyên liệu của bạn là: Tiền mua nguyên liệu: 200 triệu x 12 tháng = 2 tỉ 400 triệu đồng Chi phí mua nguyên liệu thường chiếm khoảng 25% đến 35% tổng nguồn vốn 6. Chi phí thuê nhân sự Chi phí thuê nhân sự là chi phí để bạn trả lương cho các nhân viên làm việc tại nhà hàng của bạn. Chi phí này phụ thuộc vào số lượng, chức vụ, kinh nghiệm và trình độ của nhân viên. Chi phí này thường chiếm khoảng 15% đến 25% tổng nguồn vốn. Ví dụ: Bạn cần tuyển 10 nhân viên cho nhà hàng của bạn, bao gồm 1 quản lý, 2 đầu bếp, 2 phụ bếp, 4 nhân viên phục vụ và 1 nhân viên vệ sinh. Bạn trả lương cho các nhân viên như sau: - Quản lý: 15 triệu đồng/tháng - Đầu bếp: 10 triệu đồng/tháng - Phụ bếp: 7 triệu đồng/tháng - Nhân viên phục vụ: 5 triệu đồng/tháng - Nhân viên vệ sinh: 4 triệu đồng/tháng Vậy chi phí thuê nhân sự của bạn là: Tiền trả lương cho nhân viên: (15 + 2 x 10 + 2 x 7 + 4 x 5 + 4) x 12 = 876 triệu đồng Chi phí nhân sự thường chiếm khoảng 15% đến 25% tổng nguồn vốn 7. Chi phí marketing Chi phí marketing là chi phí để bạn quảng bá thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của nhà hàng của bạn đến với khách hàng tiềm năng. Chi phí này bao gồm các chi phí như thiết kế logo, thiết kế website, quảng cáo trên các kênh truyền thông, tổ chức các sự kiện khuyến mãi, tặng quà, tạo thẻ thành viên,… Mở nhà hàng cần bao nhiêu chi phí cho marketing? Chi phí này thường chiếm khoảng 5% đến 10% tổng nguồn vốn. Ví dụ: Bạn muốn quảng bá nhà hàng của bạn bằng cách: - Thiết kế logo: 5 triệu đồng - Thiết kế website: 10 triệu đồng - Quảng cáo trên Facebook, Google, Zalo: 20 triệu đồng/tháng - Tổ chức sự kiện khai trương, giảm giá, tặng quà: 50 triệu đồng - Tạo thẻ thành viên, tích điểm, đổi quà: 10 triệu đồng Vậy chi phí marketing của bạn là: Tiền chi cho marketing: 5 + 10 + 20 x 12 + 50 + 10 = 315 triệu đồng Chi phí marketing là chi phí để bạn quảng bá thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của nhà hàng của bạn đến với khách hàng tiềm năng 8. Chi phí duy trì hoạt động kinh doanh Chi phí duy trì hoạt động kinh doanh là chi phí để bạn duy trì hoạt động bình thường của nhà hàng của bạn. Chi phí này bao gồm các chi phí như tiền điện, tiền nước, tiền internet, tiền thuế, tiền bảo hiểm, tiền bảo trì, tiền vệ sinh,… Chi phí này thường chiếm khoảng 10% đến 15% tổng nguồn vốn. Ví dụ: Bạn phải trả các chi phí duy trì hoạt động kinh doanh như sau: - Tiền điện: 10 triệu đồng/tháng - Tiền nước: 5 triệu đồng/tháng - Tiền internet: 1 triệu đồng/tháng - Tiền thuế: 10% doanh thu - Tiền bảo hiểm: 5% lương nhân viên - Tiền bảo trì: 2 triệu đồng/tháng - Tiền vệ sinh: 1 triệu đồng/tháng Vậy chi phí duy trì hoạt động kinh doanh của bạn là: Tiền chi cho duy trì hoạt động kinh doanh: (10 + 5 + 1 + 2 + 1) x 12 + 0.1 x doanh thu + 0.05 x lương nhân viên = 228 + 0.1 x doanh thu + 0.05 x 1320 = 294 + 0.1 x doanh thu triệu đồng Chi phí duy trì hoạt động kinh doanh 9. Chi phí đăng ký các loại giấy phép kinh doanh Chi phí đăng ký các loại giấy phép kinh doanh là chi phí để bạn đăng ký các loại giấy phép cần thiết để hoạt động kinh doanh nhà hàng một cách hợp pháp. Chi phí này bao gồm các chi phí như giấy phép kinh doanh, giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy phép phòng cháy chữa cháy, giấy phép quyền sử dụng nhãn hiệu,… Chi phí này thường chiếm khoảng 1% đến 2% tổng nguồn vốn. Ví dụ: Bạn cần đăng ký các loại giấy phép kinh doanh như sau: - Giấy phép kinh doanh: 200 nghìn đồng - Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm: 500 nghìn đồng - Giấy phép phòng cháy chữa cháy: 1 triệu đồng - Giấy phép quyền sử dụng nhãn hiệu: 2 triệu đồng Vậy chi phí đăng ký các loại giấy phép kinh doanh của bạn là: Tiền chi cho đăng ký giấy phép: 200 + 500 + 1000 + 2000 = 3.7 triệu đồng Chi phí đăng ký các loại giấy phép kinh doanh thường chiếm khoảng 1% đến 2% tổng nguồn vốn 10. Chi phí khác Chi phí khác là chi phí để bạn chi trả cho các khoản phát sinh không thể dự đoán trước được khi mở nhà hàng. Chi phí này bao gồm các chi phí như tiền phạt, tiền bồi thường, tiền sửa chữa hư hỏng, tiền mua thêm nguyên liệu hoặc thiết bị,… Chi phí này thường chiếm khoảng 5% đến 10% tổng nguồn vốn. Ví dụ: Bạn dự phòng một khoản chi phí khác là 10% tổng nguồn vốn để đối phó với các tình huống bất ngờ. Vậy chi phí khác của bạn là: Tiền chi cho chi phí khác: 0.1 x tổng nguồn vốn Một số điều cần lưu ý khi mở nhà hàng thành công Ngoài quan tâm tới mở nhà hàng cần bao nhiêu chi phí, bạn cũng cần lưu ý một số điều sau đây để mở nhà hàng thành công: - Nghiên cứu thị trường và đối tượng khách hàng: Bạn cần tìm hiểu nhu cầu, sở thích, hành vi và khả năng chi tiêu của khách hàng mục tiêu. Bạn cũng cần phân tích cạnh tranh, xu hướng và tiềm năng của thị trường nhà hàng. - Lựa chọn vị trí và mặt bằng phù hợp: Bạn cần chọn một vị trí có lượng khách hàng tiềm năng cao, dễ tiếp cận và thuận tiện cho việc giao thông. Bạn cũng cần chọn một mặt bằng có diện tích, hình dạng, cấu trúc và giá thuê phù hợp với nhu cầu và ngân sách của bạn. - Thiết kế thực đơn và phong cách nhà hàng hấp dẫn: Bạn cần tạo ra một thực đơn đa dạng, ngon miệng, hợp khẩu vị và có giá cả cạnh tranh. Bạn cũng cần thiết kế một phong cách nhà hàng độc đáo, ấn tượng và phù hợp với thương hiệu và đối tượng khách hàng của bạn. - Tuyển dụng và đào tạo nhân sự chất lượng: Bạn cần tuyển dụng các nhân viên có kỹ năng, kinh nghiệm và thái độ làm việc tốt. Bạn cũng cần đào tạo và huấn luyện nhân sự về các quy trình, tiêu chuẩn và chính sách của nhà hàng. - Quảng bá và xây dựng thương hiệu nhà hàng: Bạn cần tận dụng các kênh truyền thông và marketing hiệu quả để quảng bá nhà hàng của bạn đến với khách hàng tiềm năng. Bạn cũng cần xây dựng một thương hiệu nhà hàng uy tín, chất lượng và khác biệt. Một số điều cần lưu ý khi mở nhà hàng thành công Tổng kết Mở nhà hàng là một hình thức kinh doanh hấp dẫn nhưng cũng đầy thách thức. Để mở nhà hàng thành công, bạn cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt tài chính, nhân sự, quản lý và marketing. Bài viết này đã giải đáp cho bạn thắc mắc mở nhà hàng cần bao nhiêu chi phí, cung cấp cho bạn một bảng dự toán chi phí mở nhà hàng chi tiết và một số lưu ý quan trọng khi mở nhà hàng. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn có được một cái nhìn tổng quan và một kế hoạch hành động hiệu quả cho dự án kinh doanh của bạn. Chúc bạn thành công!
Môi trường kinh doanh là gì? Vai trò và những đặc điểm cơ bản
Môi trường kinh doanh là gì? Vai trò và những đặc điểm cơ bản Trong bối cảnh thị trường ngày càng biến động và đa dạng, việc hiểu rõ môi trường kinh doanh là chìa khóa để định hình chiến lược, đưa ra quyết định chính xác và đạt được sự bền vững. Hiểu được điều này, bài viết hôm nay sẽ đi sâu vào phân tích môi trường kinh doanh là gì, đi sâu vào vai trò quan trọng của nó và những đặc điểm cơ bản mà mỗi doanh nghiệp cần nắm vững. Qua đó, chúng ta sẽ nhận thức rõ hơn về sự ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đối với quá trình ra quyết định và phát triển chiến lược kinh doanh. Môi trường kinh doanh là gì? Môi trường kinh doanh là gì? Môi trường kinh doanh là tổng hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài, có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh bao gồm các yếu tố như khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, nhà phân phối, nhân viên, chính phủ, pháp luật, kinh tế, xã hội, văn hóa, công nghệ,... Môi trường kinh doanh có thể thay đổi theo thời gian, địa lý, ngành nghề, có ảnh hưởng đến các quyết định, chiến lược và kết quả của doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh là tổng hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài, có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Đặc trưng của môi trường kinh doanh là gì? Môi trường kinh doanh có hai đặc trưng chính là môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp: 1. Môi trường bên trong Đây là các yếu tố liên quan đến năng lực, hoạt động, chiến lược của doanh nghiệp, có thể kiểm soát được bởi doanh nghiệp. Môi trường bên trong bao gồm các yếu tố như mục tiêu, nguồn lực, sản phẩm hay dịch vụ, giá cả, chất lượng, khả năng đổi mới, khả năng cạnh tranh, văn hóa,... Môi trường bên trong bao gồm các yếu tố như mục tiêu, nguồn lực, sản phẩm hay dịch vụ, giá cả, chất lượng,... 2. Môi trường bên ngoài Đây là các yếu tố liên quan đến môi trường, thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, có thể không kiểm soát được. Môi trường bên ngoài bao gồm các yếu tố như kích thước, tăng trưởng, cạnh tranh, khách hàng, nhu cầu, xu hướng, văn hóa, pháp luật, chính trị, kinh tế, xã hội, công nghệ,... Vai trò của môi trường kinh doanh là gì với doanh nghiệp? Môi trường kinh doanh có vai trò rất quan trọng vì nó giúp doanh nghiệp: 1. Phân tích và lập kế hoạch một cách chính xác hơn Môi trường kinh doanh giúp doanh nghiệp phân tích và lập kế hoạch một cách chính xác hơn, bằng cách cung cấp các thông tin, dữ liệu, kiến thức về thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này giúp doanh nghiệp xác định được các mục tiêu, phương pháp, kế hoạch hành động phù hợp và hiệu quả. Phân tích và lập kế hoạch một cách chính xác hơn 2. Dễ dàng hiểu được tệp khách hàng Môi trường kinh doanh cung cấp các thông tin, dữ liệu, kiến thức về nhu cầu, mong muốn, hành vi, và xu hướng của khách hàng. Điều này giúp doanh nghiệp đáp ứng và vượt quá kỳ vọng của khách hàng, cũng như tạo ra sự hài lòng và trung thành cho khách hàng. 3. Xác định được các mối đe dọa và nắm bắt được cơ hội Môi trường kinh doanh cung cấp các thông tin, dữ liệu, kiến thức về các thách thức và cơ hội của thị trường, cũng như các ưu thế và nhược điểm của doanh nghiệp. Điều này giúp doanh nghiệp phòng ngừa và khắc phục các rủi ro, cũng như tận dụng và phát huy các lợi thế. Xác định được các mối đe dọa và nắm bắt được cơ hội Mối quan hệ giữa môi trường kinh doanh và doanh nghiệp Môi trường kinh doanh và doanh nghiệp có mối quan hệ tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau. Môi trường kinh doanh tạo ra điều kiện và hướng dẫn cho hoạt động của doanh nghiệp, trong khi doanh nghiệp có thể tác động đến môi trường kinh doanh thông qua hoạt động của họ. Môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến doanh nghiệp bằng cách cung cấp các cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp. Cơ hội là những điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển và cạnh tranh như nhu cầu thị trường, xu hướng tiêu dùng, chính sách ưu đãi, công nghệ mới,... Thách thức là những điều kiện bất lợi cho doanh nghiệp như cạnh tranh khốc liệt, biến động kinh tế, rủi ro pháp lý, môi trường xã hội,... Doanh nghiệp ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh bằng cách tạo ra các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đóng góp vào sự phát triển kinh tế và xã hội và bảo vệ môi trường sống. Doanh nghiệp cũng có thể thay đổi môi trường kinh doanh bằng cách đổi mới, sáng tạo, cải tiến sản phẩm và dịch vụ, tăng cường khả năng cạnh tranh và tạo ra các giá trị mới cho khách hàng. Mối quan hệ giữa môi trường kinh doanh và doanh nghiệp Làm thế nào để đánh giá môi trường kinh doanh? Sau khi đã hiểu môi trường kinh doanh là gì, bạn sẽ cần biết cách đánh giá môi trường kinh doanh. Các bước để đánh giá như sau: 1. Bước 1: Xác định các yếu tố môi trường kinh doanh Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất, nó sẽ giúp doanh nghiệp xác định được các yếu tố môi trường kinh doanh có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mình, cũng như mức độ và chiều hướng ảnh hưởng của các yếu tố đó. Các yếu tố môi trường kinh doanh có thể được phân loại theo các nhóm như môi trường bên trong, môi trường bên ngoài, môi trường vĩ mô và môi trường vi mô. Xác định các yếu tố môi trường kinh doanh 2. Bước 2: Thu thập và phân tích dữ liệu về các yếu tố môi trường kinh doanh Bước này sẽ giúp doanh nghiệp thu thập và phân tích dữ liệu về các yếu tố môi trường kinh doanh mà mình đã xác định ở bước trước. Mục đích là để có được cái nhìn tổng quan và chi tiết về môi trường kinh doanh hiện tại và tương lai. Các dữ liệu về các yếu tố môi trường kinh doanh có thể được thu thập từ các nguồn như báo cáo, thống kê, khảo sát, phỏng vấn, quan sát,... 3. Bước 3: Đánh giá các cơ hội và thách thức từ môi trường kinh doanh Đây là bước cuối cùng và cũng rất quan trọng, nó sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá các cơ hội và thách thức từ môi trường kinh doanh để có thể lựa chọn và áp dụng các chiến lược phù hợp và hiệu quả. Các cơ hội và thách thức từ môi trường kinh doanh có thể được đánh giá theo các tiêu chí như mức độ ảnh hưởng, khả năng đáp ứng, mức độ khó khăn, mức độ cạnh tranh,... Đánh giá các cơ hội và thách thức từ môi trường kinh doanh Kết luận Tóm lại, qua bài viết này, bạn sẽ hiểu môi trường kinh doanh là gì, nó bao gồm nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài, có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh và doanh nghiệp có mối quan hệ tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau, tạo ra cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải phân tích và đánh giá môi trường kinh doanh một cách cẩn thận và khoa học, để có thể lựa chọn và áp dụng các chiến lược phù hợp và hiệu quả. Ngoài ra, nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về những bài viết liên quan tới marketing khác, hãy truy cập ngay vào website của Unica nhé. 
Phát triển thị trường là gì? Các chiến lược phát triển thị trường
Phát triển thị trường là gì? Các chiến lược phát triển thị trường Phát triển thị trường là một quá trình quan trọng trong chiến lược kinh doanh, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng biến động và cạnh tranh ngày càng gay gắt. Đối với các doanh nghiệp, khả năng phát triển thị trường không chỉ đồng nghĩa với việc mở rộng quy mô kinh doanh mà còn liên quan mật thiết đến việc duy trì và tăng cường sức mạnh cạnh tranh. Bài viết này sẽ đi sâu vào khám phá phát triển thị trường là gì và tìm hiểu về những chiến lược quan trọng mà các doanh nghiệp có thể áp dụng để đạt được mục tiêu này. Mời bạn cùng Unica theo dõi nội dung dưới đây nhé! Phát triển thị trường là gì? Phát triển thị trường là gì? Phát triển thị trường là một chiến lược kinh doanh, nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp, bằng cách tìm kiếm và thu hút các khách hàng mới hoặc tăng cường sự hiện diện và sự thâm nhập vào các thị trường hiện có. Phát triển thị trường có thể bao gồm các hoạt động như: - Mở rộng địa lý - Mở rộng kênh phân phối - Mở rộng phân khúc khách hàng - Mở rộng dòng sản phẩm -... Phát triển thị trường là một chiến lược kinh doanh, nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp Tại sao cần có chiến lược phát triển thị trường? Chiến lược phát triển thị trường là một yếu tố quan trọng đối với sự phát triển và thành công của doanh nghiệp. Những lợi ích nó mang tới cho doanh nghiệp có thể kể tới là: - Tăng doanh thu và lợi nhuận: Bằng cách tăng số lượng và giá trị của các giao dịch bán hàng, cũng như giảm thiểu chi phí và rủi ro. - Tăng cường năng lực cạnh tranh: Bằng cách tạo ra sự khác biệt và ưu thế so với các đối thủ cạnh tranh, cũng như tận dụng các cơ hội và thách thức của thị trường. - Tăng cường sự gắn kết và trung thành của khách hàng: Bằng cách đáp ứng và vượt quá kỳ vọng của khách hàng, cũng như tạo ra sự hài lòng và niềm tin cho khách hàng. - Tăng cường sự đổi mới và sáng tạo: Bằng cách khuyến khích và thúc đẩy việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm hay dịch vụ mới, cũng như cải tiến và nâng cấp sản phẩm hay dịch vụ hiện có. Lý do cần phát triển thị trường Các loại chiến lược phát triển thị trường là gì? Có nhiều loại chiến lược phát triển thị trường mà doanh nghiệp có thể áp dụng, tùy thuộc vào mục tiêu, đối tượng và sản phẩm hay dịch vụ của mình. Dưới đây là 4 loại chiến lược phát triển thị trường phổ biến nhất, theo mô hình ma trận Ansoff: 1. Thâm nhập thị trường Đây là chiến lược phát triển thị trường, nhằm tăng cường sự hiện diện và sự thâm nhập vào các thị trường hiện có, bằng cách tăng số lượng và tần suất mua hàng của khách hàng hiện tại hoặc thu hút khách hàng của các đối thủ cạnh tranh. Đây là chiến lược có rủi ro thấp nhất, nó dựa trên sự hiểu biết và kinh nghiệm về thị trường và sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp. Thâm nhập thị trường nhằm tăng cường sự hiện diện và sự thâm nhập vào các thị trường hiện có 2. Phát triển thị trường Đây là chiến lược phát triển thị trường, nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp, bằng cách tìm kiếm và thu hút các khách hàng mới, ở các thị trường mới.  Đây là chiến lược có rủi ro cao hơn, nó đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu và thích ứng với các thị trường mới, có thể có sự khác biệt về văn hóa, pháp luật, hành vi và nhu cầu của khách hàng. 3. Phát triển sản phẩm Phát triển sản phẩm bằng cách phát triển và giới thiệu các sản phẩm hay dịch vụ mới, cải tiến và nâng cấp các sản phẩm hay dịch vụ hiện có để đáp ứng nhu cầu và mong muốn của khách hàng hiện tại, hoặc thu hút khách hàng mới.  Đây là chiến lược có rủi ro cao hơn, nó đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu và phát triển sản phẩm hay dịch vụ mới, có thể có sự cạnh tranh và thay thế từ các sản phẩm hay dịch vụ khác. Phát triển sản phẩm bằng cách phát triển và giới thiệu các sản phẩm hay dịch vụ mới, cải tiến và nâng cấp các sản phẩm hay dịch vụ hiện có 4. Đa dạng hóa Mục đích của đa dạng hóa là để mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp, bằng cách phát triển và giới thiệu các sản phẩm hay dịch vụ mới, ở các thị trường mới.  Đây là chiến lược có rủi ro cao nhất vì nó đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu và thích ứng với cả thị trường và sản phẩm hay dịch vụ mới. Đa dạng hóa có thể có sự khác biệt và không liên quan đến thị trường và sản phẩm hay dịch vụ hiện tại của doanh nghiệp. Quy trình phát triển thị trường cho doanh nghiệp Sau khi đã biết phát triển thị trường là gì và lựa chọn loại chiến lược phát triển thị trường phù hợp, doanh nghiệp cần thực hiện quy trình phát triển thị trường, để có thể xác định mục tiêu, phương pháp và kế hoạch hành động một cách có hệ thống và khoa học. Quy trình phát triển thị trường gồm có các bước sau: 1. Bước 1: Xác định mục tiêu cho chiến lược Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất, nó sẽ giúp doanh nghiệp xác định được mục tiêu cho chiến lược phát triển thị trường, là những điều mà doanh nghiệp muốn đạt được trong một khoảng thời gian nhất định, dựa trên tầm nhìn, sứ mệnh và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Mục tiêu cho chiến lược phát triển thị trường cần phải cụ thể, đo lường, có thể đạt được, có ý nghĩa và có thời hạn (SMART). Xác định mục tiêu cho chiến lược 2. Bước 2: Phân tích thị trường tiềm năng Để phân tích thị trường tiềm năng, doanh nghiệp cần phải xác định và đánh giá các yếu tố như kích thước, tăng trưởng, cạnh tranh, khách hàng, nhu cầu và xu hướng của thị trường. 3. Bước 3: Lựa chọn chiến lược phát triển thị trường và thực thi Để lựa chọn và thực thi chiến lược phát triển thị trường, doanh nghiệp cần phải xác định và thực hiện các hoạt động như tìm kiếm và tiếp cận khách hàng mới, tăng cường sự hiện diện và sự thâm nhập vào thị trường hiện có, phát triển và giới thiệu sản phẩm hay dịch vụ mới hoặc cải tiến và nâng cấp sản phẩm hay dịch vụ hiện có. Lựa chọn chiến lược phát triển thị trường và thực thi 4. Bước 4: Xác định nguồn lực cho chiến lược Đây là bước giúp doanh nghiệp xác định nguồn lực cho chiến lược phát triển thị trường, là những nguồn lực mà doanh nghiệp cần phải có để thực hiện chiến lược một cách hiệu quả và thành công. Nguồn lực cho chiến lược phát triển thị trường có thể bao gồm: nguồn lực tài chính, nguồn lực nhân lực, nguồn lực vật chất, nguồn lực thông tin, và nguồn lực thời gian. 5. Bước 5: Đánh giá kết quả  Đây là bước cuối cùng và cũng quan trọng không kém, nó sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá kết quả của chiến lược phát triển thị trường, là việc đo lường và đánh giá hiệu quả và hiệu suất của các hoạt động theo chiến lược, để xác định được mức độ đạt được mục tiêu, cũng như nhận biết và khắc phục các vấn đề và khó khăn. Để đánh giá kết quả của chiến lược phát triển thị trường, doanh nghiệp cần phải sử dụng các công cụ và phương pháp như báo cáo, biểu đồ, bảng số liệu, khảo sát, phản hồi,... Đánh giá kết quả phát triển thị trường Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường là gì? Phát triển thị trường là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự cân nhắc và thận trọng của doanh nghiệp. Nó bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, có thể là thuận lợi hoặc bất lợi, có thể kiểm soát được hoặc không kiểm soát được. Dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường: 1. Các yếu tố nội bộ của công ty Đây là các yếu tố liên quan đến năng lực, hoạt động và chiến lược của công ty, có thể kiểm soát được bởi công ty. Các yếu tố nội bộ có thể ảnh hưởng đến phát triển thị trường như mục tiêu, nguồn lực, sản phẩm hay dịch vụ, giá cả, chất lượng, khả năng đổi mới, khả năng cạnh tranh, văn hóa,... Đánh giá các yếu tố nội bộ của công ty 2. Các yếu tố bên ngoài Đây là các yếu tố liên quan đến môi trường, thị trường, khách hàng và đối thủ cạnh tranh, có thể không kiểm soát được. Các yếu tố bên ngoài có thể ảnh hưởng đến phát triển thị trường như kích thước, tăng trưởng, cạnh tranh, khách hàng, nhu cầu, xu hướng, văn hóa, pháp luật, chính trị, kinh tế, xã hội,... Ví dụ về các chiến lược phát triển thị trường thành công Có nhiều ví dụ về các chiến lược phát triển thị trường thành công của các công ty nổi tiếng trên thế giới như: 1. Starbucks Đây là một công ty bán cà phê lớn nhất thế giới, với hơn 30.000 cửa hàng trên hơn 80 quốc gia. Starbucks đã áp dụng chiến lược phát triển thị trường bằng cách mở rộng địa lý, mở rộng kênh phân phối, mở rộng phân khúc khách hàng và phát triển sản phẩm.  Ví dụ thâm nhập thị trường của Starbucks Starbucks đã mở rộng địa lý vào các thị trường mới như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, mở rộng kênh phân phối qua các siêu thị, máy bán hàng, giao hàng tận nơi. Starbucks mở rộng phân khúc khách hàng qua các sản phẩm dành cho trẻ em, người ăn chay, người yêu thích sức khỏe. Ngoài ra, Starbucks còn phát triển sản phẩm qua các sản phẩm mới như cà phê đá, cà phê trái cây và cà phê hữu cơ. 2. Apple Apple là một công ty công nghệ hàng đầu thế giới, với các sản phẩm nổi tiếng như iPhone, iPad, Macbook, Apple Watch và Apple TV. Apple đã áp dụng chiến lược phát triển thị trường bằng cách phát triển sản phẩm, đa dạng hóa và thâm nhập thị trường.  Apple đã phát triển sản phẩm bằng cách tạo ra các sản phẩm mới có tính năng và thiết kế đột phá như iPhone X, AirPods và HomePod. Công ty đã đa dạng hóa bằng cách mở rộng sang các lĩnh vực mới như dịch vụ truyền thông, y tế, và giáo dục, thâm nhập thị trường bằng cách giảm giá và tăng cường quảng cáo cho các sản phẩm hiện có. Ví dụ thâm nhập thị trường của Apple 3. Coca-Cola Đây là một công ty nước giải khát lớn nhất thế giới, với hơn 500 thương hiệu và hơn 200 quốc gia. Coca-Cola đã áp dụng chiến lược phát triển thị trường bằng cách phát triển thị trường, phát triển sản phẩm và thâm nhập thị trường.  Coca-Cola đã phát triển thị trường bằng cách tìm kiếm và thu hút các khách hàng mới ở các thị trường mới như Châu Phi, Trung Đông và Đông Nam Á. Doanh nghiệp này đã phát triển sản phẩm bằng cách đa dạng hóa các loại nước giải khát như nước trái cây, nước khoáng, và nước tăng lực. Coca-Cola thâm nhập thị trường bằng cách tăng cường sự hiện diện và sự thâm nhập vào các thị trường hiện có như Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á. Ví dụ thâm nhập thị trường của Coca-Cola Một số câu hỏi liên quan đến chiến lược phát triển thị trường Để hiểu rõ hơn về chiến lược phát triển thị trường, bạn có thể tham khảo một số câu hỏi liên quan đến chủ đề này như: 1. Nghiên cứu cơ hội phát triển thị trường để lên chiến lược có cần thiết không? Nghiên cứu cơ hội phát triển thị trường là một bước cần thiết để lên chiến lược phát triển thị trường. Việc này giúp doanh nghiệp xác định được các thị trường tiềm năng, có thể mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm hay dịch vụ của mình, cũng như đánh giá được sự hấp dẫn, khả thi và rủi ro của các thị trường đó. 2. Doanh nghiệp thiết lập mục tiêu tăng trưởng trong chiến lược phát triển thị trường như thế nào? Thiết lập mục tiêu tăng trưởng là một bước quan trọng trong chiến lược phát triển thị trường. Thiết lập mục tiêu tăng trưởng giúp doanh nghiệp xác định được mức độ tăng trưởng mong muốn, cũng như các tiêu chí để đo lường và đánh giá kết quả của chiến lược. Mục tiêu tăng trưởng có thể bao gồm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, tăng thị phần, tăng số lượng khách hàng, tăng mức độ hài lòng và trung thành của khách hàng,... Thiết lập mục tiêu tăng trưởng là một bước quan trọng trong chiến lược phát triển thị trường 3. Giải pháp nào hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện chiến lược phát triển thị phần, thị trưởng hiệu quả? Đây là một câu hỏi thú vị vì có nhiều giải pháp có thể hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện chiến lược phát triển thị phần, thị trưởng hiệu quả. Một số giải pháp có thể kể đến như sử dụng các công cụ và phương pháp nghiên cứu thị trường, sử dụng các công cụ và phương pháp phân tích dữ liệu, sử dụng các công cụ và phương pháp lập kế hoạch và quản lý dự án, sử dụng các công cụ và phương pháp đo lường và đánh giá kết quả,... Tổng kết Như vậy qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã biết phát triển thị trường là gì. Phát triển thị trường không chỉ là việc mở rộng quy mô kinh doanh, mà còn là một quá trình đòi hỏi sự nhạy bén, sáng tạo và linh hoạt từ phía doanh nghiệp. Đối mặt với những thách thức và cơ hội ngày càng đa dạng, các chiến lược phát triển thị trường trở nên quan trọng để giữ vững và nâng cao vị thế cạnh tranh. Mong rằng với những chia sẻ bên trên của chúng tôi, bạn có thể tự nghiên cứu và phát triển thị trường của doanh nghiệp mình.

Ngoại ngữ

Đọc bảng phiên âm tiếng Anh IPA chuẩn quốc tế đơn giản nhất Đọc bảng phiên âm tiếng Anh IPA chuẩn quốc tế đơn giản nhất Bạn là người mới bắt đầu học tiếng Anh? Bạn không biết cách đọc từ vựng tiếng Anh chính xác nhất? Trong bài viết dưới đây, Unica sẽ hướng dẫn bạn cách đọc bảng phiên âm tiếng Anh chuẩn xác nhất giúp bạn tự rèn luyện kỹ năng đọc chuẩn tiếng Anh và hoàn thiện khả năng giao tiếp tiếng Anh hiệu quả nhất. Bảng phiên âm tiếng Anh IPA là gì? Phiên âm tiếng Anh là những ký tự được ghép vào với nhau để tạo thành từ. Ngoại trừ một vài âm trong tiếng Anh mà tiếng Việt không có trong bảng phiên âm thì cách đọc phiên âm tiếng Anh khá giống với tiếng Việt. Phiên âm tiếng Anh được quy định và sử dụng phổ biến trên toàn thế giới giúp cho việc học phát âm chuẩn xác hơn.  Bảng phiên âm tiếng Anh (International Phonetic Alphabet) viết tắt là IPA là tên gọi của bảng ký hiệu ngữ âm quốc tế. Bảng IPA chứa 44 âm (sounds) bao gồm: - 20 nguyên âm (vowel sounds). - 24 phụ âm (consonant sounds).  Các âm kết hợp với nhau hình thành cách phát âm của từ. Để phát âm được 1 từ đúng, chúng ta sẽ cần phát âm dựa vào phần phiên âm của từ chứ không nhìn vào mặt chữ của từ đó. Bạn cần phát âm tiếng Anh dựa vào phần phiên âm của từ để phát âm chính xác một từ. Biết cách sử dụng bảng phiên âm tiếng Anh sẽ giúp bạn học tiếng Anh nhanh và chính xác hơn, việc phát âm tiếng Anh sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.   Bảng phiên âm tiếng Anh (International Phonetic Alphabet)  Trong đó:  - Vowels - Nguyên âm - Consonants: Phụ âm - Monophthongs: Nguyên âm ngắn - Diphthongs: Nguyên âm dài Thành thạo Nghe, Nói, Đọc, Viết bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học giúp bạn tự tin giao tiếp với người nước ngoài, rèn luyện từ vựng, rèn luyện phản xạ tiếng anh, rèn luyện kỹ năng giao tiếp...Đăng ký ngay. [course_id:595,theme:course] [course_id:286,theme:course] [course_id:3177,theme:course] Cách phiên âm chuẩn quốc tế theo bảng phiên âm tiếng Anh IPA Bảng phiên âm tiếng Anh được chia thành 2 phần đó là về nguyên âm và về phụ âm. Sau đây, Unica sẽ hướng dẫn bạn cách đọc chi tiết bảng phiên âm tiếng Anh chuẩn xác nhất, cụ thể như sau: Về phần nguyên âm Phần nguyên âm trong tiếng Anh bao gồm 20 nguyên âm như sau: /ɪ/; /i:/; /ʊ/; /u:/; /e /; /ə /; /ɜ:/; /ɒ /; /ɔ:/; /æ/; /ʌ /; /ɑ:/; / ɪə/; /ʊə/; /eə/; /eɪ/; /ɔɪ/; /aɪ/; /əʊ/; /aʊ/. Cách đọc chi tiết của từng nguyên âm như sau: - /ɪ/:  m i ngắn, giống âm “i” của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn ( = 1/2 âm i), môi hơi mở rộng sang hai bên, lưỡi hạ thấp. - /i:/:  m i dài, kéo dài âm “i”, âm phát trong khoang miệng chứ không thổi hơi ra. Môi mở rộng sang hai bên như đang mỉm cười, lưỡi nâng cao lên. - /ʊ/:  m “u” ngắn, na ná âm “ư” của tiếng Việt, không dùng môi để phát âm này mà đẩy hơi rất ngắn từ cổ họng. Môi hơi tròn, lưỡi hạ thấp - /u/:  m “u” dài, kéo dài âm “u”, âm phát trong khoang miệng chứ không thổi hơi ra. Khẩu hình môi tròn. Lưỡi nâng cao lên - /e/: Giống âm “e” của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn. Mở rộng hơn so với khi phát âm âm / ɪ /. Lưỡi hạ thấp hơn so với âm / ɪ / - /ə/: Giống âm “ơ” của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn và nhẹ. Môi hơi mở rộng, lưỡi thả lỏng - /ɜ:/:  m “ơ” cong lưỡi, phát âm âm /ɘ/ rồi cong lưỡi lên, âm phát trong khoang miệng. Môi hơi mở rộng, lưỡi cong lên, chạm vào vòm miệng trên khi kết thúc âm - /ɒ/:  m “o” ngắn, giống âm o của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn. Hơi tròn môi, lưỡi hạ thấp - /ɔ:/:  m “o” cong lưỡi, phát âm âm o như tiếng Việt rồi cong lưỡi lên, âm phát trong khoang miệng. Tròn môi, lưỡi cong lên, chạm vào vòm miệng trên khi kết thúc âm.  - /æ/:  m a bẹt, hơi lai giữa âm “a” và “e”, cảm giác âm bị đè xuống. Miệng mở rộng, môi dưới hạ thấp xuống, lưỡi được hạ rất thấp - /ʌ/: Na ná âm “ă” của tiếng việt, hơi lai giữa âm “ă” và âm “ơ”, phải bật hơi ra. Miệng thu hẹp, lưỡi hơi nâng lên cao - /ɑ:/:  m “a” kéo dài, âm phát ra trong khoang miệng, miệng mở rộng, lưỡi hạ thấp. - /ɪə/: Đọc âm /ɪ/ rồi chuyển dần sang âm /ə/. Môi từ dẹt thành hình tròn dần, lưỡi thụt dần về phía sau - /ʊə/: Đọc âm /ʊ/ rồi chuyển dần sang âm /ə/. Môi mở rộng dần, nhưng không mở rộng, lưỡi đẩy dần ra phía trước - /eə/: Đọc âm /e/ rồi chuyển dần sang âm /ə/, hơi thu hẹp môi, Lưỡi thụt dần về phía sau - /eɪ/: Đọc âm /e/ rồi chuyển dần sang âm /ɪ/, môi dẹt dần sang hai bên, lưỡi hướng dần lên trên - /ɔɪ/: Đọc âm /ɔ:/ rồi chuyển dần sang âm /ɪ/, môi dẹt dần sang hai bên, lưỡi nâng lên và đẩy dần ra phía trước - /aɪ/: Đọc âm /ɑ:/ rồi chuyển dần sang âm /ɪ/, môi dẹt dần sang hai bên, lưỡi nâng lên và hơi đẩy ra phía trước - /əʊ/: Đọc âm /ə/ rồi chuyển dần sang âm / ʊ /, môi từ hơi mở đến hơi tròn, lưỡi lùi dần về phía sau.  - /aʊ/: Đọc âm /ɑ:/ rồi chuyển dần sang âm /ʊ/, môi tròn dần, lưỡi hơi thụt dần về phía sau Ví dụ một số nguyên âm trong từ tiếng Anh Về phần phụ âm Có 24 phụ âm trong bảng phiên âm tiếng Anh bao gồm: /p/; /b/; /t/; /d/; /t∫/; /dʒ/; /k /; /g/; /f/; /v/; /ð/; /θ/; /s/; /z/; /∫/; /ʒ/; /m/; /n/; /η/; /l/; /r/; /w/; /h/;  /j/. Cách đọc chi tiết của từng âm như sau: - /p/: Đọc gần giống với âm /p/ tiếng Việt, lực chặn của 2 môi không mạnh bằng, nhưng hơi thoát ra vẫn mạnh như vậy. Hai môi chặn luồng khí trong miệng, sau đó bật mạnh luồng khí ra. - /b/: Giống âm /b/ tiếng Việt. Hai môi chặn luồng khí trong miệng, sau đó bật mạnh luồng khí ra. - /t/:  m /t/ tiếng Việt, nhưng bật hơi thật mạnh, đặt đầu lưỡi dưới nướu, khi luồng khí bật ra, đầu lưỡi chạm vào răng cửa dưới. Hai răng khít chặt, mở ra khi luồng khí mạnh thoát ra.  - /d/: Giống âm /d/ tiếng Việt nhưng hơi bật ra mạnh hơn một chút. Đặt đầu lưỡi dưới nướu, khi luồng khí bật ra, đầu lưỡi chạm vào răng cửa dưới, hai răng khít chặt, mở ra khi luồng khí mạnh thoát ra. - /t∫/: Giống âm /ch/ tiếng Việt nhưng môi khi nói phải chu ra. Môi hơi tròn và chu về phía trước - /dʒ/: Giống âm /t∫/ nhưng có rung dây thanh quản. Môi hơi tròn và chu về phía trước, khi luồng khí thoát ra, môi tròn nửa, lưỡi thẳng và chạm vào hàm dưới, để khí thoát ra trên bề mặt lưỡi. - /k/: Giống âm /k/ tiếng Việt nhưng bật mạnh hơi, nâng phần sau của lưỡi, chạm ngạc mềm, hạ thấp khi luồng khí mạnh bật ra. - /g/: Giống âm /g/ tiếng Việt, nâng phần sau của lưỡi, chạm ngạc mềm, hạ thấp khi luồng khí mạnh bật ra. - /f/: Giống âm /ph/ (phở) trong tiếng Việt, hàm trên chạm nhẹ vào môi dưới. - /v/: Giống âm /v/ trong tiếng Việt, hàm trên chạm nhẹ vào môi dưới.  - /ð/: Đặt đầu lưỡi ở giữa hai hàm răng, để luồng khí thoát ra giữa lưỡi và hai hàm răng, thanh quản rung.  - /θ/: Đặt đầu lưỡi ở giữa hai hàm răng, để luồng khí thoát ra giữa lưỡi và hai hàm răng, thanh quản không rung. - /s/: Để lưỡi đặt nhẹ lên hàm trên, ngạc mềm nâng. Luồng khí thoát từ giữa mặt lưỡi và lợi. Không rung thanh quản, để mặt lưỡi chạm nhẹ vào lợi hàm trên. - /z/: Để lưỡi đặt nhẹ lên hàm trên, ngạc mềm nâng, luồng khí thoát từ giữa mặt lưỡi và lợi, rung thanh quản. - /∫/ : Môi chu ra (giống khi yêu cầu ng khác im lặng: Shhhhhh!). Môi hướng về phía trước như đang kiss ai đó, môi tròn, để mặt lưỡi chạm lợi hàm trên, nâng phần trước của lưỡi lên. - /ʒ/: Môi chu ra (giống khi yêu cầu ng khác im lặng: Shhhhhh!). Nhưng có rung thanh quản, môi hướng về phía trước như đang kiss ai đó, môi tròn, để mặt lưỡi chạm lợi hàm trên, nâng phần trước của lưỡi lên. - /m/: Giống âm /m/ tiếng Việt, hai môi ngậm lại, để luồng khí thoát qua mũi. - /n/: Khí thoát ra từ mũi, môi hé, đầu lưỡi chạm vào lợi hàm trên, chặn luồng khí để khí thoát ra từ mũi. - /η/: Hơi bị chặn ở lưỡi và ngạc mềm nên thoát ra từ mũi, thanh quản rung, môi hé, phần sau của lưỡi nâng lên, chạm ngạc mềm. - /l/: Từ từ cong lưỡi, chạm vào răng hàm trên, thanh quản rung, môi mở rộng, môi mở hoàn toàn, đầu lưỡi từ từ cong lên và đặt vào răng hàm trên. - /r/: Khác /r/ tiếng Việt: Lưỡi cong vào trong và môi tròn, hơi chu về phía trước. Khi luồng khí thoát ra, lưỡi về trạng thái thả lỏng, môi tròn mở rộng. - /w/: Lưỡi thả lỏng, môi tròn và chu về trước. Khi luồng khí thoát ra, lưỡi vẫn thả lỏng, môi tròn mở rộng. - /h/: Như âm /h/ tiếng Việt, không rung thanh quản, môi hé nửa, lưỡi hạ thấp để luồng khí thoát ra. - /j/: Nâng phần trước của lưỡi lên gần ngạc cứng, đẩy luồng khí thoát ra giữa phần trước của lưỡi và ngạc cứng nhưng không có tiếng ma sát của luồng khí (do khoảng cách giữa phần trước của lưỡi và ngạc cứng không quá gần) làm rung dây thanh trong cổ họng. Môi hơi mở khi luồng khí thoát ra, môi mở rộng, phần giữa lưỡi hơi nâng lên, khi luồng khí thoát ra, lưỡi thả lỏng Ví dụ một số phụ âm trong từ tiếng Anh Lưu ý khi sử dụng bảng phiên âm tiếng Anh - Khi phát âm phần nguyên âm, bạn cần lưu ý đó là khi phát âm dây thanh quản của bạn phải rung. Bắt đầu từ âm  /ɪə / – /aʊ/ cần chú ý phát âm đầy đủ cả 2 thành tố của âm từ trái sang phải (âm trước phát âm dài hơn âm sau). Đặc biệt, khi phát âm phần nguyên âm bạn sẽ không cần phải chú ý đến vị trí đặt răng do các nguyên âm không sử dụng răng nhiều. - Đối với dây thanh, bạn rung (hữu thanh) với các các nguyên âm, /b/, /d/, /g/, /v/, /z/, /m/, /n/, /w/, /j/, /dʒ/, /ð/, /ʒ/  và không rung (vô thanh) với những phụ âm /p/, /t/, /k/, /f/, /s/, /h/, /∫/, /θ/, /t∫/  - Đối với những âm khó như  /ɪ/, /ʊ/, /æ/ môi phải mở vừa phải, môi để tròn với những âm /u:/, / əʊ / và chu môi với những âm /ʒ/, /dʒ/, /t∫/  - Đối với những âm /t/, /d/, /t∫ /, /dʒ/, /η/, /l/ bạn cần cong đầu lưỡi chạm nướu, cong đầu lưỡi chạm ngạc cứng với những phụ âm /ɜ:/, /r/ và nâng cuống lưỡi với những phụ âm /ɔ:/, /ɑ:/, /u:/, /ʊ/, /k/, /g/, /η/  Cần lưu ý cách phát âm khi sử dụng bảng phiên âm tiếng Anh Lưu ý về quy tắc phát âm Tiếng Anh với nguyên âm và phụ âm - Bán âm y và w thì chúng có thể là nguyên âm hoặc phụ âm Eg: You – phụ âm nhưng gym thì lại là nguyên âm. We – phụ âm nhưng Saw - nguyên âm - Về phụ âm g +  Nếu đi sau g là phụ âm I, y, e thì phát âm sẽ là dʒ Eg: gYm, gIant, gEnerate... + Nếu sau g là các nguyên âm còn lại a, u, o thì phát âm sẽ là g Eg: go, gone, god,gun,gum, gut, guy, game, gallic,... - Đọc phụ âm C + C đọc là S nếu theo sau là các nguyên âm i, y, e Eg: city, centure, cycle, cell, cyan,... + C đọc là K nếu theo sau nguyên âm là a, u, o. Eg: cat, cut, cold, call, culture, coke,... - Đọc phụ âm r + Nếu trước r là một nguyên âm yếu, chẳng hạn như /ə/ thì có thể lược bỏ đi. - Về phụ âm j + Âm j đều đứng đầu 1 từ và phát âm là dʒ. Eg: just, job, jumo - Quy tắc phân biệt nguyên âm dài, nguyên âm ngắn. + 5 nguyên âm ngắn bao gồm:  ă ĕ ĭ ŏ ŭ. Cách phát âm như sau:  - a ngắn: ă : /æ/ : act, apt, bad, bag, fad,.... - e ngắn: /e/: ben, den, fed, bed,..... - i ngắn: /I/: bin, bid, in,... - o ngắn: /ɒ/: hot, Tom, bop,... - u ngắn: /ʌ/ : cut, sun, bug,... + 5 nguyên âm dài bao gồm:  ā ē ī ō ū. Cách phát âm như sau - a dài: ā : /eɪ/ : Cake, rain, day, eight,... - e dài: ē: /i:/ : tree, beach, me, baby, key, field,... - i dài: ī : /aɪ/ : five, tie, light, my, find, child,... - o dài: ō : /oʊ/ : nose, toe, toast, no, snow, bold, most,... - u dài: ū : /u: hoặc ju:/ : new, few, blue, suit, fuel,.... >> Xem thêm: Cách phát âm ed, s, es trong Tiếng Anh chính xác nhất + Cách phân biệt nguyên âm ngắn và nguyên âm dài như sau:  +) Nguyên âm ngắn là từ có 1 nguyên âm và nguyên âm đó không nằm ở cuối. Eg: bug, think, cat, job, bed, ant, act,... +) Đối với từ chỉ có một nguyên âm mà nguyên âm đó ở cuối thì theo quy tắc phát âm Tiếng Anh là Nguyên âm dài. Eg: she(e dài),he, go(o dài), no,.. +) Trong một từ nếu một nguyên âm theo sau là 2 phụ âm giống nhau thì đó là nguyên âm ngắn.  Eg: Dinner(i ngắn), summer(u ngắn), rabbit(a ngắn) +) Một từ có 2 nguyên âm liên tiếp giống nhau thì phát âm như một nguyên âm dài.  Eg:  Peek(e dài), greet(e dài) +) Lưu ý: Không áp dụng quy tắc này với nguyên âm O vì nó sẽ tạo thành âm khác nhau như: poor, tool, fool, door +)  Không áp dụng trong trường hợp nếu đứng sau 2 nguyên âm này là R vì âm đó đã bị biến đổi.  + Khi Y đứng cuối của từ 1 âm tiết thì nó sẽ đọc là âm i dài /ai/ Eg: Cry, TRy, by,shy,... - Viết đúng chính tả khi sử dụng nguyên âm phụ âm +) Sau 1 nguyên âm ngắn là f,l,s thì từ đó gấp đôi f,l,s lên. Eg: Ball, staff, pass, tall, different(i ngắn), coLLage(o ngắn), compass (a ngắn) +) Đối với từ có 2 âm tiết mà sau nguyên âm ngắn là b,d,g,m,n,p thì chúng ta nhân đôi chúng lên.  Eg: hoLLywood(o ngắn), suGGest(u ngắn), odd(o ngắn) - Nguyên âm e +) Nếu một từ ngắn hay âm thanh cuối của từ kết thúc bằng một nguyên âm + phụ âm + e thì e cuối cùng sẽ bị câm và nguyên âm trước đó là nguyên âm dài. Eg: bit /bɪt/ => bite /baɪt/ at /ət/ => ate /eɪt/ cod /kɒd/ => code  /kəʊd/  cub /kʌb/ => cube /kjuːb/ met /met/ => meet  /miːt/ Bên cạnh những vấn đề bạn cần lưu ý mà Unica đã chia sẻ trên đây, một vấn đề quan trọng trong bảng phát âm tiếng Anh mà bạn cần lưu ý đó là cách phát âm đúng “trọng âm” và đúng ngữ điệu của từ trong câu. Học cách sử dụng bảng phiên âm tiếng Anh một cách thành thạo, bạn sẽ dễ dàng học tiếng Anh nhanh chóng và hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, bạn cũng nên không ngừng luyện tập, học hỏi tiếng Anh mỗi ngày để nhanh chóng thành thạo tiếng Anh và nhuần nhuyễn trong giao tiếp tiếng Anh. Mong rằng, những chia sẻ trên đây của Unica đã mang đến bạn những thông tin hữu ích nhất giúp bạn hoàn thiện vốn tiếng Anh cho bản thân mình. Chúc bạn thành công! Tổng hợp danh sách các từ nối trong tiếng Anh đầy đủ nhất
Tổng hợp danh sách các từ nối trong tiếng Anh đầy đủ nhất Từ nối trong tiếng Anh là gì?  Có những loại từ nối nào trong tiếng Anh?  Cách sử dụng các loại từ nối trong tiếng Anh như thế nào? Trong bài viết dưới đây, Unica sẽ chia sẻ đến bạn tổng hợp danh sách các từ nối trong tiếng Anh một cách đầy đủ nhất giải đáp cho bạn toàn bộ những câu hỏi trên. Hãy cùng tham khảo ngay nhé! Từ nối trong tiếng Anh là gì? Từ nối trong tiếng Anh (Linking words, hay Transitions) là những từ hoặc cụm từ được sử dụng trong câu tiếng Anh để ngắt câu, chuyển ý giúp bài văn tiếng Anh của bạn trở nên lưu loát, rõ ràng và chuyên nghiệp hơn. Từ nối trong câu tiếng Anh cũng giúp cho người đọc theo dõi nội dung văn bản, hiểu được ý tưởng của người viết dễ dàng. Từ nối là một yếu tố vô cùng quan trọng trong tiếng Anh giao tiếp, tạo nên logic trong lời nói và câu văn của bạn khi sử dụng tiếng Anh. Sử dụng từ nối trong câu tiếng Anh sẽ giúp bài viết của bạn mạch lạc và đầy đủ ý nghĩa hơn, việc giao tiếp trong tiếng Anh sẽ trở nên đơn giản và hiệu quả hơn bao giờ hết. Từ nối trong tiếng Anh giúp bài văn tiếng Anh của bạn trở nên lưu loát, rõ ràng hơn Các loại từ nối trong Tiếng Anh - Từ nối trong Tiếng Anh được chia thành 3 loại như sau: + Liên từ kết hợp (Transitions – T): Dùng để chỉ những từ, cụm từ hoặc mệnh đề có cùng chức năng ngang hàng nhau. Eg: I researched the topic; afterwards, I created the presentation. + Tương liên từ (Coordinators - C): Sự kết hợp giữa liên từ và một từ khác, dùng để liên kết các từ hoặc cụm từ có cấu trúc ngữ pháp tương đương nhau. Eg:  I researched the topic, and I created the presentation. + Liên từ phục thuộc (Subordinators – S): Dùng để kết nối các mệnh đề khác nhau về chức năng. Eg:  After I researched the topic, I created the presentation. >> Xem thêm: Phân biệt cách sử dụng câu chủ động bị động trong tiếng Anh Thành thạo Nghe, Nói, Đọc, Viết bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học giúp bạn tự tin giao tiếp với người nước ngoài, rèn luyện từ vựng, rèn luyện phản xạ tiếng anh, rèn luyện kỹ năng giao tiếp...Đăng ký ngay. [course_id:595,theme:course] [course_id:286,theme:course] [course_id:3177,theme:course] Tổng hợp danh sách từ nối được sử dụng trong tiếng Anh Sau đây, hãy cùng Unica khám phá danh sách những từ nối thường được sử dụng trong tiếng Anh bạn nhé: Từ nối để thêm thông tin Khi bạn muốn đưa thêm thông tin vào trong bài viết tiếng Anh của mình, bạn có thể sử dụng từ nối để giúp bài văn của bạn mang ý nghĩa mạch lạc hơn. Một số từ nối thêm thông tin bạn có thể sử dụng như sau: - “And” – và - “Also” – cũng - “Besides” – ngoài ra - “First/Second/Third” – Thứ nhất/thứ hai/thứ ba… - “In addition” – thêm vào đó - “Furthermore/Moreover” – Hơn thế nữa - “To begin with/next/finally” – Bắt đầu với/tiếp theo đến/cuối cùng là Từ nối chỉ nguyên nhân, kết quả - “Accordingly” – theo như - “And so” – vì thế nên - “As a result” – kết quả là - “Hence/so/therefore/thus” – vì vậy - “Consequently” – hậu quả là - “For this reason” – vì lý do đó - “Then” – sau đó Từ nối chỉ nguyên nhân, kết quả Từ nối chỉ sự đối lập, tương phản - “But/yet” – nhưng - “However/nevertheless” – tuy nhiên - “In contrast/in the contrary” – đối lập với - “On the other hand” – Mặt khác thì - “Instead of” – thay vì - “Notwithstanding” – nhưng - “Whereas” – nhưng Từ nối chỉ kết luận hoặc tổng kết  - “And so” - và vì thế - “After all” - sau tất cả - “At last, finally” - cuối cùng - “In brief” - nói chung - “In closing” - tóm lại là - “In conclusion” - kết luận lại thì - “On the whole” - nói chung - “To conclude” - để kết luận - “To summarize” - Tóm lại Từ nối chỉ dấu hiệu thời gian - “Afterward” – về sau - “At the same time” – cùng một thời điểm - “Immediately” – ngay lập tức - “In the meantime” – trong khi chờ đợi - “Meanwhile” – trong khi đó - “Previously” – trước đó - “Subsequently” – sau đó - “Currently” – hiện tại Từ nối chỉ dấu hiệu thời gian Từ nối chỉ nguyên nhân - kết quả - Accordingly: theo như - And so: và vì thế - As a result: kết quả là - Then: sau đó - For the reason: vì lý do này nên - Hence, so, therefore, thus: vì vậy - Because/ Because of: bởi vì - The reason for this is: lý do cho điều này là - The reason why: lý do tại sao - Due to/ Owing to: do - The cause of… is: nguyên nhân của vấn đề là - To be caused by: được gây ra bởi - To be originated from: có nguồn gốc từ - To arise from: phát sinh từ - Leads to/ leading to: dẫn đến - Consequently / as a result/ As a consequence: hậu quả là Từ nối chỉ sự so sánh - By the same token: bằng những bằng chứng tương tự như thế - In like manner: theo cách tương tự - In the same way: theo cách giống như thế - In similar fashion: theo cách tương tự thế - Likewise, similarly: tương tự thế Từ nối đưa ra ví dụ - As an example: như một ví dụ - For example: ví dụ - For instance: kể đến một số ví dụ - Specifically: đặc biệt là - Thus: do đó - To illustrate: để minh họa Từ nối chỉ dấu hiệu thời gian - Afterward: về sau - At the same time: cùng thời điểm - Currently: hiện tại - Earlier: sớm hơn - Later: muộn hơn - Formerly: trước đó - Immediately: ngay lập tức - In the future: trong tương lai - In the meantime: trong khi chờ đợi - In the past: trong quá khứ - Meanwhile: trong khi đó - Previously: trước đó - Simultaneously: đồng thời - Subsequently/ then: sau đó - Until now: cho đến bây giờ Từ nối chỉ kết luận, tổng kết - And so: và vì thế - After all: sau tất cả - At last, finally: cuối cùng - In brief: nói chung - In closing: tóm lại là - In conclusion: kết luận lại thì - On the whole: nói chung - To conclude: để kết luận - To summarize: tóm lại Từ nối chỉ sự nhắc lại - In other words: nói cách khác - In short: nói ngắn gọn lại thì - In simpler terms: nói theo một cách đơn giản hơn - To put it differently: nói khác đi thì - To repeat: để nhắc lại Từ nối chỉ sự khẳng định - In fact: thực tế là - Indeed: thật sự là - No: không - Yes: có - Especially: đặc biệt là Từ nối chỉ địa điểm - Above: phía trên - Alongside: dọc - Beneath: ngay phía dưới - Beyond: phía ngoài - Farther along: xa hơn dọc theo… -In back: phía sau - In front: phía trước - Nearby: gần - On top of: trên đỉnh của - To the left: về phía bên trái - To the right: về phía bên phải - Under: phía dưới - Upon: phía trên >> Xem thêm: Câu cảm thán trong tiếng Anh là gì? Cấu trúc và cách sử dụng Bài tập vận dụng các từ nối trong Tiếng Anh Bài tập: Điền từ nối trong tiếng Anh bằng cách chọn đáp án đúng 1. _____________ you study harder, you won’t win the scholarship. A. Unless B. Because C. If D. In order that 2. Our teacher explained the lesson slowly ______________ we might understand him. A. and B. so that C. if not D. or 3. The countryside air is fresh,________________, it’s not polluted. A. However B. Whenever C. Moreover D. Beside 4. __________ he goes to the museum with me, I will go alone. A. Because of B. Because C. Unless D. When 5. They asked me to wait for them; ____________, he didn’t turn back. A. but B. however C. so D. therefore 6. My mother was sick._________________, I had to stay at home to look after her. A. But B. However C. So D. Therefore 7. __________ the brightness room, we couldn’t sleep. A. Because of B. Since C. Although D. In spite of 8. It was already 6p.m, ______________ we closed our office and went home. A. therefore B. but C. however D. so 9. _____________ he knew the danger of smoking, he couldn’t give it up. A. Since B. Though C. Because of D. Despite 10. _________________ he had to do homework, he still attended your party yesterday. A. Because B. In spite of C. Because of D. Although Đáp án: 1. A 2. B 3. C 4. C 5. B 6. D 7. A 8. D 9. B 10. D Trong môi trường hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, việc sử dụng thông thạo một ngoại ngữ mà phổ biến nhất là tiếng Anh luôn là vấn đề được mọi người quan tâm. Trên đây là một số chia sẻ của Unica về những từ nối trong tiếng Anh và tầm quan trọng của nó trong một bài viết tiếng Anh hoàn chỉnh. Mong rằng, bài viết trên đây đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích nhất củng cố thêm vốn từ vựng hiệu quả của mình. 
1000+ Tên tiếng Anh cho nữ ý nghĩa và ấn tượng nhất
1000+ Tên tiếng Anh cho nữ ý nghĩa và ấn tượng nhất Đặt tên tiếng Anh cho nữ như thế nào hay nhất? Chắc hẳn đây là thắc mắc của rất nhiều người khi mong muốn lựa chọn tên tiếng Anh để sử dụng  khi ra nước ngoài hay công việc,...Trong bài viết dưới đây, Unica sẽ chia sẻ đến bạn bài viết tổng hợp những tên tiếng Anh của nữ hay và dễ thương nhất giúp bạn có thể lựa chọn một cái tên phù hợp nhất cho mình. Hãy cùng tham khảo ngay nhé! 1. Tên tiếng Anh cho nữ mang ý nghĩa may mắn, hạnh phúc - “Alethea” – sự thật - “Fidelia” – niềm tin - “Verity” – sự thật - “Viva/Vivian” – sự sống, sống động - “Winifred” – niềm vui và hòa bình - “Zelda” – hạnh phúc - “Giselle” – lời thề - “Kerenza” – tình yêu, sự trìu mến - “Verity” – sự thật - “Viva/Vivian” – sự sống, sống động - “Winifred” – niềm vui và hòa bình - “Zelda” – hạnh phúc - “Amity” – tình bạn - “Edna” – niềm vui - “Ermintrude” – được yêu thương trọn vẹn - “Esperanza” – hy vọng - “Farah” – niềm vui, sự hào hứng - “Oralie” – ánh sáng đời tôi - “Philomena” – được yêu quý nhiều Tên tiếng Anh hay nhất cho nữ “Oralie” – ánh sáng đời tôi >> Xem thêm: Tổng hợp tên các vì sao trong tiếng Anh đầy đủ nhất bạn nên biết Chinh phục tiếng anh từ con số 0 bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học giúp người mất gốc hoặc trẻ em từ 4-12 tuổi luyện phát âm, ngữ âm, tăng vốn từ vựng, ngữ pháp ... Đăng ký ngay. [course_id:3177,theme:course] [course_id:259,theme:course] [course_id:236,theme:course] 2. Những tên cho nữ theo đá quý, theo màu sắc - “Jade” – đá ngọc bích - “Scarlet” – đỏ tươi - “Sienna” – đỏ - “Gemma” – ngọc quý - “Melanie” – đen - “Kiera” – cô gái tóc đen - “Margaret” – ngọc trai - “Pearl” – ngọc trai - “Ruby” – đỏ, ngọc ruby - “Diamond” : kim cương Tên tiếng Anh cho nữ là “Ruby” – đỏ, ngọc ruby 3. Tên Tiếng Anh cho nữ gắn với các hình ảnh thiên nhiên - Daisy: Loài cúc dại tinh khôi, thuần khiết - Violet: Hoa violet màu tím thủy chung - Anthea: Xinh đẹp như hoa - Flora: Đóa hoa kiều diễm - Jasmine: Hoa nhài tinh khiết - Lily/Lil/Lilian/Lilla: Loài hoa huệ tây quý phái, sang trọng - Lotus: Hoa sen mộc mạc - Rose/Rosa/Rosie/Rosemary: Bà hoàng rạng rỡ trong thế giới các loài hoa - Rosabella: Đóa hồng xinh đẹp - Iris: Hoa diên vỹ biểu hiển của lòng dũng cảm, sự trung thành và khôn ngoan - Willow: Cây liễu mảnh mai, duyên dáng - Calantha: Một đóa hoa đương thì nở rộ khoe sắc - Morela: Hoa mai - Oliver/Olivia: Cây ô liu - tượng trưng cho hòa bình - Aurora: Ánh bình minh buổi sớm - Alana: Ánh sáng - Oriana: Bình minh - Roxana: Bình minh, ánh sáng - Azura: Bầu trời xanh bao la - Ciara: Sự bí ẩn của đêm tối - Layla: Màn đêm kì bí - Edana: Ngọn lửa nhiệt huyết - Eira: Tuyết trắng tinh khôi - Eirlys: Mong manh như hạt tuyết - Jena: Chú chim nhỏ e thẹn - Jocasta: Mặt trăng sáng ngời - Lucasta: Ánh sáng thuần khiết - Maris: Ngôi sao của biển cả - Phedra: Ánh sáng - Selena/Selina: Mặt trăng - Stella: Vì tinh tú sáng trên bầu trời đêm - Sterling: Ngôi sao nhỏ tỏa sáng trên bầu trời cao -  “Azure” – bầu trời xanh  - “Esther” – ngôi sao - “Iris” – hoa iris, cầu vồng - “Flora” –  hoa - “Jasmine” – hoa nhài - “Layla” – màn đêm - “Roxie / Roxy” – ánh sáng, bình minh - “Stella” – vì sao - “Sterling / Stirling” – ngôi sao nhỏ - “Daisy” – hoa cúc - “Lily” – hoa huệ tây - “Rose / Rosa / Rosie” – đóa hồng - “Rosabella” – đóa hồng xinh đẹp - “Selina / Selena” – mặt trăng Tên tiếng Anh của nữ là “Sterling / Stirling” – ngôi sao nhỏ >> Xem thêm: Top 300+ các loài hoa bằng tiếng Anh chuẩn xác nhất bạn nên biết 4. Tên tiếng Anh cho nữ sang chảnh, quý phái - Charmaine: Sự quyến rũ khó có thể cưỡng lại - Abbey: Sự thông minh - Adelaide/Adele/Adelia/Adeline: Người phụ nữ cao quý - Briona: Một người phụ nữ thông minh và độc lập - Sophia/Sophie: Bộc lộ sự thông thái, trí khôn ngoan trong con người - Artemis: Tên nữ thần săn bắn trong thần thoại Hy Lạp với biểu tượng là vầng trăng khuyết và cây nguyệt quế - Eirene/Erin/Irene: Hòa bình - Donna: Tiểu thư quyền quý - Nora: Danh dự - Grace: Sự ân sủng và say mê - Pandora: Trời phú cho sự xuất sắc toàn diện - Phoebe: Tỏa sáng mọi lúc mọi nơi - Florence: Tên một thành phố xinh đẹp của Ý, chỉ sự thịnh vượng - Phoenix: Phượng hoàng ngạo nghễ và khí phách - Serenity: Sự bình tĩnh, kiên định - Juno: Nữ hoàng của thiên đàng, trong thần thoại La Mã, Juno là tên của vị thần bảo vệ hôn nhân - Una: Hiện thân của chân lý và sắc đẹp kiều diễm - Aine: Lộng lẫy và rạng rỡ, đây cũng là tên của nữ thần mùa hè xứ Ai-len, người có quyền lực tối thượng và sự giàu có - Oralie: Ánh sáng cuộc đời tôi - Almira: Công chúa xinh đẹp - Victoria: Người chiến thắng - Doris: Tuyệt thế giai nhân 5. Tên tiếng Anh dễ thương cho nữ trong Game - Ariel: Sư tử của Chúa - Audray: Cao quý, sức mạnh - Abigail: Sự tự hào, niềm tự hào - Natalia: Sinh vào Giáng Sinh - Desi: Mong muốn - Rihanna/Rayhana: Ngọt ngào - Alexandra: Người bảo vệ các chàng trai - Beatrice: Người mang niềm vui - Lita: Ánh sáng - Quinn: Thủ lĩnh 6. Tên Tiếng Anh cho nữ nói lên dáng vẻ bề ngoài - Fidelma: Mỹ nhân - Calliope: Cô gái có khuôn mặt xinh đẹp - Kiera: Cô nàng đóc đen - Drusilla: Cô gái có đôi mắt long lanh như sương - Hebe: Trẻ trung xinh đẹp - Mabel: Cô nàng đáng yêu - Rowan: Cô gái tóc đỏ - Kaylin: Cô nàng xinh đẹp và mảnh dẻ - Fiona: Trắng trẻo - Brenna: Mỹ nữ tóc đen - Aurelia: Cô nàng tóc vàng óng 7. Tên Tiếng Anh cho nữ độc đáo - Acacia: Có gai - Avery: Khôn ngoan - Bambalina: Cô bé - Eilidh: Mặt trời - Aisha: Sống động - Lenora: Sáng sủa - Lorelei: Lôi cuốn - Helena: Nhẹ - Maeby: Vị đắng hoặc ngọc trai - Phoebe: Tỏa sáng - Tabitha: Linh dương gazen. - Tallulah: Nước chảy Trên đây là một số tên tiếng Anh của nữ hay nhất mà bạn có thể tham khảo cho chính mình. Mong rằng thông qua bài viết trên, bạn sẽ tìm ra được một cái tên ý nghĩa và phù hợp nhất với bản thân. Đừng bỏ qua khóa học Tiếng Anh cho người mất gốc đến từ chuyên gia hàng đầu Unica sẽ giúp bạn hệ thống lại toàn bộ kiến thức đấy nhé! Chúc bạn thành công! >> Xem thêm: Tên các loại trái cây bằng tiếng Anh dễ ghi nhớ
Xem thêm bài viết

Tin học văn phòng

Cách lấy lại file word chưa lưu hiệu quả, đánh bay nỗi lo mất dữ liệu Cách lấy lại file word chưa lưu hiệu quả, đánh bay nỗi lo mất dữ liệu Cách lấy lại file word chưa lưu là vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm. Bởi trong quá trình làm việc với word, không tránh khỏi có lúc file word gặp sự cố. Nếu bạn đang soạn thảo văn bản mà máy tính tắt đột ngột bị tắt do mất điện hay do máy tính hỏng thì bạn cũng đừng quá lo lắng nhé. Sau đây Unica sẽ hướng dẫn bạn cách lấy lại word chưa lưu một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất, cùng lưu lại ngay mẹo tin học văn phòng hay và hữu ích này nhé. 1. Có lấy lại được File Word chưa lưu không? Câu trả lời là Có. Bạn hoàn toàn có thể khôi phục Word chưa lưu trên mọi phiên bản Word. Một số trường hợp có thể khôi phục File Word chưa lưu:  - File Word chưa kịp lưu do quên lưu hoặc do máy tính bị tắt đột ngột. - File Word bị ghi đè dữ liệu mới lên dữ liệu cũ.  Để không bị mất File Word chưa lưu, bạn hãy chọn kích hoạt chế độ Auto Save (Tự động lưu) và AutoRecover (Tự động khôi phục)  >> Xem thêm: Cách sắp xếp tên theo ABC trong Word cực dễ dàng Hướng dẫn cách khôi phục File Word chưa lưu 2. Những trường hợp có thể khôi phục file Word chưa lưu Mặc dù bạn có thể khôi phục lại file word chưa lưu nhanh chóng, tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể khắc phục sự cố. Một số trường hợp bạn có thể lấy lại file word chưa lưu đó là: - File word chưa kịp lưu do máy tính bị tắt đột ngột hoặc do quên lưu. - File word bị ghi đè lên dữ liệu mới của dữ liệu cũ. 3. Cách lấy lại file word chưa lưu Có rất nhiều cách phục hồi file word chưa lưu giúp bạn lấy lại văn bản một cách nhanh chóng mà không phải ngồi soạn thảo lại từ đầu. Cùng tham khảo ngay một số cách lấy lại file word chưa lưu qua nội dung bài viết sau nhé. Cách lấy lại file word chưa lưu 3.1. Khôi phục file word chưa lưu bằng chế độ AutoSave Autosave là một tính năng vô cùng tuyệt vời. Khi cài đặt tính năng này, chúng có thể giúp người dùng: - Tự động lưu tài liệu sau một khoảng thời gian nhất định như: 5 phút, 10 phút, 20 phút. - Người dùng có thể quay trở lại lịch sử những lần lưu hoặc mở File đã lưu cụ thể. - Tính năng khôi phục lần lưu trước đó. - Chuyển phiên bản cũ thành phiên bản hiện tại. AutoRecover có thể giúp bạn lấy lại bản Word chưa lưu do tắt máy đột ngột hoặc bị lưu đè lên nội dung mới.  Cách bật chế độ Autosave và AutoRecover trong Word Phiên bản Word 2010, 2013, 2016, 2019 - Bước 1: Chọn thẻ File trên thanh Menu Chọn File - Bước 2: Chọn Options Chọn Options - Bước 3: Giao diện cửa sổ Word Options mở ra -> chọn Save Chọn Save - Bước 4: Tích chọn vào 2 ô Save Autorecover và Keep the last Autosave -> sau đó nhấn OK.  Tích chọn 2 ô Save Autorecover và Keep the last Autosave Trong phần này, bạn có thể thiết lập thời gian tự động lưu. Thời gian lưu phù hợp để máy tính không bị giật Lag là 15 phút.  Phiên bản Word 2007 - Bước 1: Mở File Word -> chọn nút Microsoft -> chọn Word Options Chọn Word Options - Bước 2: Giao diện cửa sổ Word Options hiện lên -> chọn Save Chọn Save - Bước 3: Tích chọn vào 2 ô Save Autorecover và Keep the last Autosave -> sau đó nhấn OK.  Trong phần này, bạn có thể thiết lập thời gian tự động lưu. Thời gian lưu phù hợp để máy tính không bị giật Lag là 15 phút.  Tích chọn 2 ô Save Autorecover và Keep the last Autosave 3.2. Cách lấy lại file word bị lưu đè Đối với các trường hợp vô tình lưu file word này ghi đè lên file word khác khiến file bị mất dữ liệu thì khắc phục như thế nào? Sau đây Unica sẽ hướng dẫn chi tiết cách lấy lại file word bị lưu đè nhanh chóng và hiệu quả nhất cho bạn. - Bước 1: Mở File Word -> trên thanh công cụ chọn thẻ File Chọn File - Bước 2: Chọn Info hoặc Information Chọn Info - Bước 3: Chọn phần Manage Document (quản lý tài liệu) Chọn Manage Document - Bước 4: Chọn các phiên bản trước khi bị ghi đè. Chọn các phiên bản trước khi bị ghi đè - Bước 5: Chọn Save As Chọn Save As - Bước 6: Chọn vị trí lưu để lấy lại File Word chưa được lưu -> nhấn Save để lưu lại. Chọn Save để lưu >> Xem thêm: Cách so sánh 2 file Word để tìm sự giống và khác nhau 3.3. Cách lấy lại bản word chưa lưu bằng phần mềm Ngoài những cách mở file word chưa lưu như bên trên đã chia sẻ bạn cũng có thể sử dụng phần mềm để lấy lại bản word chưa lưu. Phần mềm khôi phục dữ liệu từ bên thứ ba giúp bạn lấy lại được cả những file word đã xoá vĩnh viễn trên word. Dưới đây là gợi ý 2 phần mềm khôi phục dữ liệu word phổ biến cho bạn tham khảo. 3.3.1. Bằng phần mềm Wondershare Data Recoverit Wondershare Data Recoverit là phần mềm tìm lại file word chưa lưu đầu tiên mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn. Ưu điểm của phần mềm này đó là: Giao diện trực quan, thân thiện với người dùng, hỗ trợ khôi phục word nhanh chóng. Cách lấy lại dữ liệu chưa lưu trong word bằng phần mềm Wondershare Data Recoverit thực hiện như sau: - Bước 1: Đầu tiên bạn truy cập vào trang chủ chính thức của Wondershare Data Recoverit, sau đó chọn link tải phần mềm tương ứng với đúng hệ điều hành máy bạn đang sử dụng. Tải Wondershare Data Recoverit về máy tính - Bước 2: Sau khi tải về xong bạn tiến hành cài đặt bằng cách chọn "Insert". Chọn Insert - Bước 3: Tiếp tục bạn chọn "Start Now" để bắt đầu khởi động phần mềm. Khởi động phần mềm - Bước 4: Sau khi đã khởi động phần mềm hoàn tất, bạn chọn "Scan" tất cả các dữ liệu đã xóa trên máy. Phần mềm cho phép bạn thấy cả những file đã xóa vĩnh viễn, khi này bạn hãy tìm file mình cần, sau đó nhấn "Recover" để khôi phục nhé. Khôi phục lại bản word đã xoá 3.3.2. Dùng phần mềm Recuva  Bạn có thể sử dụng phần mềm khôi phục dữ liệu các File bị xóa, chưa lưu bằng Recuva. Với cách này, bạn có thể thực hiện trên mọi phiên bản Word và cả trên Macos. Cách khôi phục dữ liệu bằng Recuva: - Bước 1: Bạn cài đặt và quét dữ liệu bằng cách nhấn vào Next Khôi phục dữ liệu bằng Recuva - Hình 1 - Bước 2: Sau khi quét xong, chương trình sẽ liệt kê các File đã bị xóa với các màu cụ thể như sau: - Màu xanh lá cây: Khôi phục dữ liệu hoàn toàn - Mùa đỏ: Không thể khôi phục dữ liệu đã bị xóa. - Màu vàng: Khả năng khôi phục dữ liệu bị xóa thấp. - Bước 3: Bạn tích chọn vào ô có dữ liệu muốn khôi phục -> nhấn vào Recover… Khôi phục dữ liệu bằng Recuva - Hình 2 - Bước 4: Bạn có thể lọc dữ liệu bằng cách nhấn vào Scan -> chọn Scan Content.  Khôi phục dữ liệu bằng Recuva - Hình 3 Ở cửa sổ mới hiện lên, bạn chọn định dạng của File muốn khôi phục -> nhập tên File ở phần Search String -> nhấn Scan. Khôi phục dữ liệu bằng Recuva - Hình 4 4. Một số lưu ý khi lấy lại file Word chưa lưu Khi lấy lại file word chưa lưu, bạn cần lưu ý một số những vấn đề quan trọng sau để đảm bảo rằng sẽ lấy lại được file đúng và đầy đủ: - Luôn bật tính năng AutoSave: Tính năng AutoSave sẽ tự động lưu file của bạn sau một khoảng thời gian nhất định. Điều này giúp bạn giảm nguy cơ mất dữ liệu khi gặp sự cố. - Kiểm tra lại các phiên bản đã lưu: Nếu bạn đã bật tính năng AutoSave, bạn hãy kiểm tra lại các phiên bản đã lưu để tìm file bạn cần. - Lưu lại file ngay sau khi lấy lại: Ngay sau khi lấy lại file, bạn nên lưu lại file ngay lập tức để tránh mất dữ liệu trong trường hợp sự cố lại tiếp tục xảy đến. Khi soạn thảo văn bản trong word cần luôn bật tính năng AutoSave 5. Một số thắc mắc khi lấy lại file Word chưa lưu Trong quá trình thực hiện cách lấy lại file word chưa lưu người dùng có rất nhiều thắc mắc mong muốn được giải đáp. Dưới đây là một số thắc mắc phổ biến cho bạn tham khảo: 5.1. Khi làm việc ngoại tuyến, file Word có khôi phục được không? Có, file word hoàn toàn có thể khôi phục được khi làm việc ngoại tuyến. Tính năng AutoSave sẽ tự động lưu file của bạn liên tục sau một khoảng thời gian nhất định. Khoảng thời gian này sẽ đặt được tuỳ ý trong thiết lập cài đặt word. Vì vậy, kể cả khi làm việc ngoại tuyến bạn cũng vẫn có thể khôi phục file nếu quên chưa lưu hay máy tính bị tắt đột ngột. 5.2. Word 2003 có lấy lại file chưa lưu được không? Word 2003 không có tính năng AutoSave như các phiên bản Word mới hơn. Do đó, khả năng lấy lại file chưa lưu trong Word 2003 phụ thuộc vào cài đặt của bạn. Cách lấy lại file word chưa lưu trên phiên bản word 2003 thực hiện như sau: Trên giao diện Word 2003 -> chọn Tool -> chọn Options -> chọn Save -> tích vào ô Save AutoRecover info every -> thiết lập thời gian tự động lưu cho Word. Tùy vào nhu cầu sử dụng mà bạn có thể điều chỉnh thời gian cao hoặc thấp. Thế nhưng thời gian khuyến nghị phù hợp để máy tính không bị giật Lag là 15 phút. Cách bật chế độ Autosave và AutoRecover Word 2003 6. Tổng kết Thông qua nội dung bài viết trên, Unica đã cùng bạn tìm hiểu cách lấy lại File Word chưa lưu bằng những thao tác vô cùng đơn giản. Chúng tôi hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đối với bạn đọc! Cảm ơn và chúc các bạn thành công! Bỏ túi 10 cách khắc phục file excel bị lỗi không mở được
Bỏ túi 10 cách khắc phục file excel bị lỗi không mở được File Excel là một công cụ hữu ích cho việc xử lý dữ liệu, tính toán và thống kê. Tuy nhiên, đôi khi bạn có thể gặp phải tình trạng file Excel bị lỗi không mở được, gây ra nhiều phiền toái và mất thời gian. Bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn 10 cách khắc phục file Excel bị lỗi không mở được, cũng như trả lời một số câu hỏi thường gặp liên quan đến vấn đề này. Nguyên nhân file excel bị lỗi định dạng không mở được Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến file Excel bị lỗi không mở được, chẳng hạn như: - File Excel bị hỏng do virus, lỗi phần mềm, lỗi ổ cứng hoặc do tắt máy không đúng cách. - File Excel có định dạng không tương thích với phiên bản Excel đang sử dụng, hoặc do chuyển đổi định dạng không chính xác. - File Excel bị khóa hoặc bảo vệ bởi mật khẩu hoặc do thiết lập quyền truy cập không cho phép mở file. - File Excel bị ảnh hưởng bởi các add-in hoặc macro không tương thích hoặc gây xung đột. - File Excel bị chặn do tính năng protected view của Excel hoặc do thiết lập bảo mật của hệ điều hành. Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến file Excel bị lỗi không mở được Cách khắc phục file Excel bị lỗi không mở được khi tải về Để khắc phục file Excel bị lỗi không mở được khi tải về từ internet, email hoặc các nguồn khác, bạn có thể thử các cách sau: 1. Cài đặt phiên bản Excel mới hơn Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến file Excel không mở được là do file có định dạng cao hơn phiên bản Excel đang sử dụng. Ví dụ, nếu bạn đang sử dụng Excel 2003, bạn sẽ không thể mở được file có định dạng .xlsx (dành cho Excel 2007 trở lên). Cách khắc phục file excel bị lỗi không mở được này là bạn có thể cài đặt phiên bản Excel mới hơn hoặc cài đặt gói tương thích Microsoft Office Compatibility Pack để có thể mở được các file có định dạng mới. Cách khắc phục file excel bị lỗi không mở được >>> Xem thêm: Hướng dẫn cách sửa lỗi na trong excel đơn giản, dễ hiểu nhất 2. Dùng tính năng tự động sửa lỗi Excel Nếu file Excel của bạn bị hỏng do virus, lỗi phần mềm, hoặc do tắt máy không đúng cách, bạn có thể dùng tính năng tự động sửa lỗi (Open and Repair) của Excel để cố gắng khôi phục file. Cách khắc phục file excel bị lỗi không mở được như sau: - Bước 1: Mở chương trình Excel, chọn File > Open > Chọn vào Browse. Nhấn chọn Browse - Bước 2: Tìm đến file Excel mà bạn muốn khôi phục. Tại biểu tượng tam giác cạnh phần Open, mở thêm sẽ thấy tính năng Open and Repair. Bạn cần chọn vào đây trong danh sách các tùy chọn. Chọn Open and Repair - Bước 3: Hộp thoại thông báo của Microsoft Excel xuất hiện, bạn cần ấn vào phần Repair để sửa chữa tập tin bị lỗi. Vào Repair để chỉnh sửa Hoặc chọn vào Extract Data để trích lấy dữ liệu bên trong file excel nếu đang cần xử lý gấp mà phần mềm không thể mở ra được. Vào mục Extract Data 3. Cách khắc phục lỗi protected view trong excel Khi bạn tải về một file Excel từ internet, email, hoặc các nguồn không tin cậy, Excel có thể chặn file đó bằng tính năng protected view để bảo vệ máy tính của bạn khỏi các mối nguy hiểm tiềm tàng. Khi đó, bạn sẽ thấy một thanh thông báo màu vàng ở đầu file, yêu cầu bạn bật chế độ chỉnh sửa (Enable Editing) để có thể mở file. Tuy nhiên, đôi khi bạn có thể không thấy thanh thông báo này, hoặc bật chế độ chỉnh sửa không hiệu quả. Cách mở file excel bị khóa protected view như sau: - Bước 1: Mở chương trình Excel, chọn File > Chọn Options. Vào Options - Bước 2: Chọn Trust Center > Chọn Trust Center Settings. Chọn Trust Center Settings - Bước 3: Chọn Protected View trong danh sách bên trái > Sau đó nhấp OK. Nhấn chọn OK - Bước 4: Khởi động lại ứng dụng Microsoft Excel. Lúc này, file Excel của bạn đã có thể truy cập bình thường, không còn gặp tình trạng excel bị protected view. Hãy thử mở lại nó để kiểm tra. 4. Cách khắc phục file excel bị lỗi không mở được bằng cách mở khóa file Excel Nếu file Excel của bạn bị khóa hoặc bảo vệ bởi mật khẩu, bạn sẽ cần nhập mật khẩu đúng để có thể mở file. Tuy nhiên, nếu bạn quên mất mật khẩu hoặc file không phải do bạn tạo ra, bạn có thể dùng một số phần mềm chuyên dụng để phá khóa file Excel. Một số phần mềm phổ biến như: - Bước 1: Nhấp chuột phải vào file bạn không thể mở rồi chọn Properties. Vào Properties - Bước 2: Trong tab General, tích chọn vào Unlock > Nhấp vào Apply > Rồi chọn OK. Chọn OK 5. Cách khôi phục file excel bị lỗi bằng phần mềm Ngoài các phần mềm phá khóa file Excel, bạn cũng có thể dùng các phần mềm khác để khôi phục file Excel bị lỗi do hỏng hoặc mất dữ liệu. Một số phần mềm uy tín và hiệu quả như Stellar Repair for Excel, EaseUS Data Recovery Wizard, MiniTool Power Data Recovery hoặc Easy Office Recovery. Ở trong bài này, chúng tôi sẽ giới thiệu tới bạn cách dùng Easy Office Recovery để khôi phục file Excel bị lỗi. Cách dùng phần mềm sửa lỗi file excel không mở được chi tiết dưới đây: - Bước 1: Mở phần mềm bị lỗi lên, chọn File > Chọn Open data file. Chọn vào Open Data File Một cửa sổ mới và bạn chọn vào mục Open File và chỉ đường dẫn tới file excel cần khắc phục. Nhấn chọn Open File - Bước 2: Tại giao diện phần mềm, dữ liệu của file đó được load lên, để khôi phục lại bạn cần chọn File > Chọn Recover data. Rồi tiến hành nhấn vào nút Browse để chỉ đường dẫn tới thư mục cần lưu và Next. Bấm chọn Next Khi nhìn thấy dòng thông báo Files were successfully recovered là thao tác đã thành công. Kết quả thành công >>> Xem thêm: Hướng dẫn chuyển file ảnh sang excel không phải ai cũng biết 6. Cách khắc phục file excel bị lỗi không mở được bằng kích hoạt DDE DDE (Dynamic Data Exchange) là một tính năng của Excel cho phép bạn trao đổi dữ liệu giữa các ứng dụng. Đôi khi, DDE có thể gây ra lỗi khiến file Excel không mở được. Để kích hoạt DDE, bạn có thể làm theo các bước sau: - Bước 1: Mở chương trình Excel, chọn File > Options. - Bước 2: Chọn Advanced trong danh sách bên trái. - Bước 3: Cuộn xuống đến phần General ở cuối cùng. - Bước 4: Bỏ chọn hộp kiểm Ignore other applications that use Dynamic Data Exchange (DDE). - Bước 5: Nhấn OK để lưu thay đổi và thoát khỏi hộp thoại. - Bước 6: Mở lại file Excel và kiểm tra xem có mở được không. DDE (Dynamic Data Exchange) là một tính năng của Excel cho phép bạn trao đổi dữ liệu giữa các ứng dụng 7. Khởi động lại File Associations của Excel File Associations là thiết lập cho biết loại file nào sẽ được mở bằng ứng dụng nào. Nếu File Associations của Excel bị lỗi, bạn sẽ không thể mở file Excel bằng cách nhấp đúp vào nó. Để khởi động lại File Associations của Excel, bạn có thể làm theo các bước sau: -  Bước 1: Mở Control Panel > Chọn Default Programs. Chọn Default Programs - Bước 2: Tại tab Default Programs, bạn chọn Set your default programs. Chọn Set your default programs - Bước 3: Để thiết lập lại tính năng File Association theo mặc định của Microsoft, bạn tìm cài đặt Reset to the Microsoft recommended defaults và bấm nút Reset. Bấm nút Reset - Bước 4: Mở lại file Excel và kiểm tra xem có mở được không. 8. Mở file Excel bằng một định dạng khác Nếu file Excel của bạn có định dạng không tương thích với phiên bản Excel đang sử dụng, hoặc do chuyển đổi định dạng không chính xác, bạn có thể thử mở file Excel bằng một định dạng khác. Cách khắc phục file excel bị lỗi không mở được như sau: - Bước 1: Mở chương trình Excel, chọn File > Open. - Bước 2: Tìm đến file Excel bị lỗi và chọn nó. - Bước 3: Nhấn vào nút Open ở góc dưới bên phải của hộp thoại. - Bước 4: Chọn Open with trong danh sách các tùy chọn. - Bước 5: Chọn một định dạng khác trong danh sách các định dạng, ví dụ CSV (Comma delimited) (*.csv), SYLK (Symbolic Link) (*.slk), hoặc XML Spreadsheet 2003 (*.xml). - Bước 6: Nhấn OK để mở file và kiểm tra xem có mở được không. Lưu ý: Khi bạn mở file Excel bằng một định dạng khác, bạn có thể mất một số dữ liệu hoặc định dạng của file. Bạn nên lưu file lại với định dạng Excel Workbook (*.xlsx) sau khi mở được file. >>> Xem thêm: Thủ thuật lấy lại file excel chưa lưu, bị lưu đè, bị xóa đơn giản 9. Vô hiệu quá các add-in Add-in là các tiện ích mở rộng cho phép bạn thêm vào các chức năng mới cho Excel. Tuy nhiên, đôi khi các add-in có thể gây ra xung đột hoặc không tương thích với Excel, khiến file Excel không mở được. Để vô hiệu quá các add-in, bạn có thể làm theo các bước sau: - Bước 1: Mở chương trình Excel và chọn File. Chọn File - Bước 2: Chọn Options rồi tìm và chọn Add-ins trong danh sách bên trái. Chọn Add-ins trong danh sách bên trái - Bước 3: Chọn COM Add-ins trong danh sách Manage ở cuối cùng. - Bước 4: Nhấn Go để mở hộp thoại COM Add-ins. Chọn Go để mở hộp thoại COM Add-ins - Bước 5: Bỏ chọn tất cả các hộp kiểm ở bên trái của các add-in. - Bước 6: Nhấn OK để lưu thay đổi và thoát khỏi hộp thoại. Nhấn chọn OK - Bước 7: Mở lại file Excel và kiểm tra xem có mở được không. 10. Vô hiệu hóa chức năng tăng tốc phần cứng - Bước 1: Mở thẻ File > Options - Bước 2: Hộp thoại Excel Options hiện ra, kéo tới phần Advanced tại thanh mục lục bên trái - Bước 3: Kéo xuống phần Display và tích vào ô Disable hardware graphic acceleration - Bước 4: Nhấn OK để đóng hộp thoại. Vô hiệu hóa chức năng tăng tốc phần cứng Câu hỏi thường gặp Xung quanh chủ đề file Excel gặp lỗi không mở được còn rất nhiều câu hỏi khác. Một trong số đó là: 1. Tại sao không mở được file Excel trên điện thoại? Nếu bạn không mở được file Excel trên điện thoại, có thể là do một số nguyên nhân sau: - File Excel có định dạng không tương thích với ứng dụng mở file trên điện thoại. Bạn nên chọn một ứng dụng hỗ trợ định dạng .xlsx, ví dụ Microsoft Excel, Google Sheets hoặc WPS Office. - File Excel bị hỏng hoặc bị mã hóa. Bạn nên kiểm tra lại file gốc trên máy tính xem có mở được không hoặc dùng các phần mềm khôi phục file Excel để sửa lỗi. - File Excel bị khóa hoặc bảo vệ bởi mật khẩu. Bạn nên nhập mật khẩu đúng để mở file hoặc dùng các phần mềm phá khóa file Excel để gỡ bỏ mật khẩu. - File Excel bị chặn do tính năng bảo vệ của điện thoại. Bạn nên cho phép ứng dụng mở file truy cập vào bộ nhớ của điện thoại hoặc tắt tính năng bảo vệ cho file Excel. Không mở được file Excel trên điện thoại 2. Tại sao không mở được file Excel trên Zalo? Nếu bạn không mở được file Excel trên Zalo, có thể là do Zalo không hỗ trợ đọc file Excel trực tiếp. Bạn nên tải file Excel về điện thoại, rồi mở bằng một ứng dụng khác như Microsoft Excel, Google Sheets, hoặc WPS Office. >>> Tất cả đều có trong cuốn sách "HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH EXCEL TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO" [blog_custom:2] [trial-btn-v4[link=https://unica.vn/order/step1?id=2851&quantity=1][text=ĐĂNG KÝ MUA NGAY][color=#ffffff][width=275px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]] Tổng kết Trong bài viết này, chúng tôi đã giới thiệu cho bạn 10 cách khắc phục file Excel bị lỗi không mở được, cũng như trả lời một số câu hỏi thường gặp liên quan đến vấn đề này. Hy vọng bạn đã tìm được cách giải quyết hiệu quả cho file Excel của bạn. Nếu bạn có nhu cầu học Excel chuyên sâu, hãy tham khảo ngay các khóa học Excel online của Unica. Tại đây, giảng viên của chúng tôi sẽ đem tới những bài học dễ hiểu và hấp dẫn nhất cho bạn.
Hướng dẫn cách đổi tên file excel chỉ mất 5 giây, không gây lỗi file
Hướng dẫn cách đổi tên file excel chỉ mất 5 giây, không gây lỗi file Để phân biệt các tập tin trong file excel thì bạn cần phải đặt tên cho chúng. Sau khi đặt tên xong nếu muốn thay đổi thì bạn hoàn toàn có thể thực hiện một cách dễ dàng và nhanh chóng. Cách đổi tên file Excel là một thao tác cơ bản, hầu như ai cũng biết để quản lý các tập tin một cách dễ dàng và nhanh chóng. Trong bài viết hôm nay, Unica sẽ hướng dẫn bạn cách sửa tên trong excel đơn giản, hãy tham khảo để biết cách thực hiện nhé. Hướng dẫn cách đổi tên file Excel 1. Hướng dẫn cách đổi tên file Excel Cách đổi tên file excel trên máy tính có rất nhiều cách, bạn có thể thực hiện đổi tên tệp excel bằng phím tắt hoặc bằng Context Menu, File Explorer Ribbon,... Sau đây là hướng dẫn chi tiết cách sửa tên file trong excel cho bạn tham khảo. 1.1. Đổi tên tệp bằng phím tắt Thực hiện phím tắt là cách đổi tên file Excel đơn giản và dễ thực hiện nhất, cách thực hiện như sau: - Bước 1: Nhấn chuột phải vào file Excel muốn đổi tên. Sau đó nhấn phím tắt F2 để tiến hành đổi tên file Excel. Đổi tên File Excel bằng phím tắt - Bước 2: Nhập tên muốn đổi là hoàn thành.  Đổi tên file Excel nhanh chóng >>> Tất cả đều có trong cuốn sách "HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH EXCEL TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO" [blog_custom:2] [trial-btn-v4[link=https://unica.vn/order/step1?id=2851&quantity=1][text=ĐĂNG KÝ MUA NGAY][color=#ffffff][width=275px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]] 1.2. Đổi tên tệp bằng File Explorer Ribbon Ngoài cách trên bạn cũng có thể thực hiện cách thay đổi tên file trong excel bằng File Explorer trên thanh công cụ Ribbon. Cách thực hiện như sau: - Bước 1: Đầu tiên bạn mở File Explorer hoặc nếu muốn nhanh hơn, tối ưu thao tác thì bạn nhấn phím tắt Windows + E (laptop) hoặc Windows + D (máy tính bàn). - Bước 2: Tiếp theo bạn chọn file muốn đổi tên, sau đó nhấn mục Home => Chọn Rename. Nhập tên file, sau đó nhấn Enter để hoàn tất nhé. Đối tên file trong excel nhanh chóng 1.3. Đổi tên tệp bằng Context Menu Ưu điểm của cách đổi tên file này đó là nhanh, không cần phải thao tác nhiều. Sau đây là hướng dẫn chi tiết cách thực hiện cho bạn tham khảo: - Bước 1: Đầu tiên bạn chọn tệp mà bạn muốn đổi tên => Click chuột phải sau đó chọn Rename. Chọn Rename để đổi tên - Bước 2: Tiến hành thay đổi tên cho thư mục theo đúng mong muôn => Nhấn Enter hoặc click chuột ra chỗ khác là hoàn tất quá trình đổi tên file trong excel. Tên file sau khi đã được thay đổi 1.4. Đổi tên tệp bằng Properties Thêm một cách đổi tên file excel nhanh và tiện bạn nhất định phải biết đó là đổi tên tệp bằng Properties. Đối với cách đổi tên này thì bạn thực hiện theo các bước sau: - Bước 1: Đầu tiên bạn chọn thư mục muốn đổi tên => Click chuột phải =>> Chọn Properties. Chọn Properties - Bước 2: Tiến hành thay đổi tên bằng cách xoá tên thư mục và nhập tên thư mục mới đúng với mong muốn => Nhấn OK là hoàn thành quá trình đổi tập tin excel. Tiến hành đổi tên file 1.5. Đổi tên tệp bằng PowerShell Ưu điểm của phương pháp đổi tên này đó là có thể đổi được đuôi mở rộng của tệp. Đặc biệt còn có thể thêm các ký tự đặc biệt. Cách đổi tên file excel thực hiện theo các bước đơn giản sau: - Bước 1: Đầu tiên bạn nhấn tổ hợp phím Windows + E để mở File Explore => Sau đó bạn chọn thẻ File. Chọn thẻ file - Bước 2: Tiếp theo bạn chọn vào "Open Windows PowerShell" => Sau đó nhấn chọn “Open Windows PowerShell”. Chọn “Open Windows PowerShell” - Bước 3: Nhập đoạn mã muốn đổi tên theo cú pháp: Mã đổi tên: rename-item "tên tệp hiện tại.đuôi mở rộng" "tên tệp mới.đuôi mở rộng". Rồi nhấn Enter là bạn sẽ hoàn thành quá trình đổi tên file excel Đổi tên tệp bằng PowerShell 1.6. Đổi tên tệp bằng Command Prompt Nếu bạn không đổi được tên file excel hãy thử ngay cách đổi bằng Command Prompt. Cách thực hiện như sau: - Bước 1: Tại thanh tìm kiếm window bạn nhập vào đó từ cmd. Nhập cmd - Bước 2: Tiếp theo nhấn chọn Command Prompt. Chọn Command Prompt - Bước 3: Kết quả sau khi mở Command Prompt Kết quả mở Command Prompt - Bước 4: Nhập mã đổi tên: ren "vị trí chứa tệp muốn đổi tên\tên tệp hiện tại.đuôi mở rộng" "tên tệp mới.đuôi mở rộng" là hoàn thành. 2. Không đổi được tên file excel: Nguyên nhân và cách khắc phục Trong quá trình thực hiện cách đổi tên file excel chắc chắn sẽ có lúc bạn sẽ gặp lỗi và không đổi được tên. Vậy nguyên nhân do đâu và cách xử lý như thế nào? Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến kèm cách khắc phục cho bạn tham khảo. 2.1. Không thể đổi tên nếu file Excel còn đang mở Nếu file Excel đang mở, bạn sẽ không thể đổi tên file đó. Khi này cách xử lý nhanh chóng và duy nhất đó là bạn đóng file Excel lại, sau đó mới tiến hành đổi tên file. Hiện nay, rất nhiều người đang gặp lỗi không đổi được tên file excel do file vẫn đang còn mở. Vì vậy bạn hãy kiểm tra thật kỹ, đóng file lại cẩn thận trước khi đổi tên nhé. Lỗi không đổi được tên file excel 2.2. Cần xác định tên cần đổi trước khi thực hiện Quy định đổi tên file excel đó là không được phép dài quá 255 ký tự và không chức các ký tự đặc biệt. Vì vậy trước khi tiến hành đổi tên bạn hãy xác định trước cho mình một cái tên và phải đảm bảo rằng tên file không chứa các ký tự đặc biệt hoặc quá dài nhé. 2.3. Nên đổi tên không dấu để tránh bị lỗi file Tên file Excel nếu như chứa các ký tự đặc biệt như: dấu gạch chéo ngược (/), dấu gạch ngang (-), hoặc dấu sao (*) thì bạn sẽ không thể đổi tên. Để hạn chế tình trạng lỗi trong quá trình đổi tên thì bạn nên đổi tên không dấu nhé. 3. Kết luận Trên đây Unica đã hướng dẫn bạn chi tiết các cách đổi tên file excel đơn giản và dễ thực hiện nhất. Việc đổi tên File trong Excel tuy đơn giản nhưng lại rất quan trọng trong quá trình sắp xếp và tìm kiếm dữ liệu file Excel sau này. Vì vậy bạn hãy chú ý và thực hiện cách đổi tên thư mục trong excel thật đúng và dễ nhớ nhất nhé. Unica hy vọng những kiến thức trên sẽ hữu ích đối với bạn đọc. Cảm ơn và chúc các bạn thành công! >>> Xem thêm: 7 cách đổi tên file Word một hoặc nhiều file nhanh và đơn giản >>> Xem thêm: 7 cách đổi chữ thường thành chữ hoa trong excel nhanh chóng >>> Xem thêm: 5 cách đổi đuôi XLXS sang XLS đơn giản, chi tiết nhất
Xem thêm bài viết