Blog Unica
Đọc nhiều trong tuần






Đọc ngay cho nóng

05/06/2025
86

24/06/2025
65

Cách xử lý tình huống khi dẫn chương trình MC nhất định phải biết

Hướng dẫn MC cách cầm micro khi dẫn chương trình chuyên nghiệp

Voice Talent là gì? Giải mã A-Z về nghề lồng tiếng chuyên nghiệp

Rehearsal trong Event là gì? Thông tin cần biết về Rehearsal trong sự kiện


CEO, COO, CFO, CTO là gì? Tổng hợp các chức vụ quan trọng trong công ty
Doanh nghiệp muốn vận hành hiệu quả không thể thiếu sự góp mặt của những vị trí quản lý cấp cao như: CEO, COO, CFO, CTO, CMO, CLO, v.v... Đây đều là những chức danh quan trọng, giữ vai trò dẫn dắt chiến lược, điều hành hoạt động, quản lý tài chính và định hướng công nghệ cho toàn bộ doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ CEO, COO, CFO, CTO là gì? Trách nhiệm cụ thể của từng vị trí ra sao? Trong nội dung bài viết sau đây, Unica sẽ chia sẻ cho bạn tất tần tật thông tin liên quan đến vấn đề này, cùng theo dõi nhé.
COO (Chief Operations Officer) – Giám đốc vận hành
Để đảm bảo mọi hoạt động kinh doanh vận hành trơn tru và phát triển đúng hướng, không thể thiếu sự góp mặt của những vị trí lãnh đạo cấp cao CCO. Vậy CCO là gì và vai trò của họ trong bộ máy điều hành có quan trọng như những vị trí còn lại?
Khái niệm
CCO (Chief Commercial Officer) là Giám đốc thương mại, người chịu trách nhiệm cao nhất trong doanh nghiệp về các hoạt động liên quan đến thương mại. Bao gồm: Phát triển kinh doanh, bán hàng, tiếp thị và dịch vụ khách hàng. Vị trí này giữ vai trò quan trọng trong việc xây dựng chiến lược thương mại tổng thể nhằm tối ưu hóa doanh thu và thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp. Trong cấu trúc tổ chức, CCO thường là người kết nối trực tiếp giữa đội ngũ bán hàng – marketing với ban điều hành cấp cao, giúp đảm bảo sự nhất quán trong mục tiêu kinh doanh và định hướng thị trường.
Giám đốc vận hành chịu trách nhiệm các hoạt động liên quan đến thương mại
Công việc chính
Xây dựng và triển khai chiến lược thương mại: CCO đóng vai trò chính trong việc thiết lập các kế hoạch dài hạn để mở rộng thị trường, tăng trưởng doanh thu và nâng cao lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Quản lý bộ phận kinh doanh và tiếp thị: Giám sát và điều phối hoạt động của các bộ phận liên quan đến doanh số như sales, marketing, chăm sóc khách hàng nhằm đảm bảo hiệu quả thương mại tối đa.
Phát triển mối quan hệ với khách hàng và đối tác: Thiết lập và duy trì các mối quan hệ chiến lược với khách hàng lớn, nhà phân phối hoặc đối tác thương mại để mở rộng mạng lưới kinh doanh.
Phân tích thị trường và xu hướng tiêu dùng: Theo dõi biến động thị trường, hành vi người tiêu dùng và đối thủ cạnh tranh để điều chỉnh chiến lược kịp thời.
Hợp tác chặt chẽ với CEO và các lãnh đạo khác: Đảm bảo mọi hoạt động thương mại phù hợp với mục tiêu chung của công ty và hỗ trợ các quyết định điều hành quan trọng.
CEO (Chief Executive Officer) – Giám đốc điều hành
CEO là người đứng đầu giữ vai trò định hình tầm nhìn, chiến lược và là “đầu tàu” dẫn dắt toàn bộ tổ chức đạt được mục tiêu. Vậy CEO là gì và công việc chính của họ ra sao?
Khái niệm
CEO (Chief Executive Officer) là Giám đốc điều hành, người giữ vị trí quyền lực và ảnh hưởng cao nhất trong hệ thống quản lý của một doanh nghiệp. CEO chịu trách nhiệm toàn diện cho sự thành công hoặc thất bại của công ty. Bao gồm việc hoạch định chiến lược, xây dựng định hướng phát triển, tổ chức thực hiện các mục tiêu kinh doanh và giám sát các hoạt động vận hành.
Trong nhiều trường hợp, CEO còn là người đại diện pháp lý của doanh nghiệp và là gương mặt thương hiệu. Do là vị trí cấp cao trong doanh nghiệp nên CEO có tiếng nói quan trọng trước các nhà đầu tư, cổ đông và công chúng.
Công việc chính
Xây dựng tầm nhìn và chiến lược tổng thể: CEO định hướng con đường phát triển dài hạn cho doanh nghiệp, đưa ra chiến lược phù hợp với mục tiêu kinh doanh, môi trường thị trường và xu thế phát triển.
Lãnh đạo đội ngũ điều hành cấp cao: CEO chịu trách nhiệm lựa chọn, dẫn dắt và phối hợp với các C-level khác như CFO, COO, CMO, CTO… để đảm bảo các bộ phận cùng hướng đến mục tiêu chung.
Đưa ra các quyết định quan trọng: Từ chiến lược đầu tư, phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường cho đến cắt giảm chi phí hoặc tái cấu trúc tổ chức, CEO đều là người cuối cùng đưa ra quyết định.
Quản lý tài chính và hiệu suất công ty: Giám đốc điều hành cần thường xuyên theo dõi hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, đảm bảo các chỉ số tài chính, tăng trưởng, lợi nhuận đều nằm trong kế hoạch.
Đại diện công ty đối ngoại: CEO là người phát ngôn trước truyền thông, nhà đầu tư, cổ đông và các tổ chức bên ngoài, từ đó gây dựng uy tín, hình ảnh và thương hiệu doanh nghiệp trên thị trường.
Tạo động lực và tinh thần cho nhân sự: CEO chịu trách nhiệm xây dựng tinh thần đồng đội và duyệt chính sách, động viên tinh thần làm việc của nhân viên để hướng tới mục tiêu thành công chung của cả công ty.
>> Xem thêm: CEO là gì? Mô tả công việc và kỹ năng cần có của CEO
CEO là người đứng đầu giữ vai trò định hình tầm nhìn chiến lược
CFO (Chief Financial Officer) – Giám đốc tài chính
Tài chính luôn là “mạch máu” quyết định sự sống còn và khả năng phát triển của một doanh nghiệp. Vì vậy, công ty nào cũng cần phải có CFO - Giám đốc tài chính để kiểm soát tốt nguồn lực tài chính của công ty.
Khái niệm
CFO (Chief Financial Officer) hay Giám đốc tài chính, là người chịu trách nhiệm cao nhất trong việc quản lý toàn bộ hoạt động tài chính của doanh nghiệp. CFO giữ vai trò trọng yếu trong việc thiết lập chiến lược tài chính, theo dõi tình hình dòng tiền, kiểm soát ngân sách và đảm bảo hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lực.
Bên cạnh đó, CFO còn là người đưa ra những phân tích chuyên sâu và đánh giá rủi ro tài chính, từ đó hỗ trợ CEO và ban điều hành đưa ra quyết định chiến lược. Trong nhiều doanh nghiệp, CFO còn là người đại diện trước các cổ đông và nhà đầu tư trong các vấn đề tài chính.
Công việc chính
Xây dựng và triển khai chiến lược tài chính dài hạn: CFO cần phân tích thị trường, dự báo tài chính và hoạch định kế hoạch tài chính bền vững cho doanh nghiệp.
Quản lý ngân sách và dòng tiền: Đảm bảo các khoản thu chi hợp lý, cân đối nguồn vốn, tối ưu dòng tiền để phục vụ các hoạt động kinh doanh hiệu quả.
Kiểm soát và phân tích dữ liệu tài chính: CFO chịu trách nhiệm lập báo cáo tài chính, phân tích chi phí – lợi nhuận, đánh giá hiệu suất và dự báo các xu hướng ảnh hưởng đến tài chính doanh nghiệp.
Quản lý rủi ro tài chính: Phân tích và giảm thiểu các rủi ro liên quan đến biến động thị trường, lãi suất, tỷ giá, nợ xấu,…
Làm việc với các bên liên quan: Từ ngân hàng, đối tác tài chính, cơ quan thuế cho đến nhà đầu tư – CFO là cầu nối chính trong các vấn đề tài chính đối ngoại.
Báo cáo tài chính định kỳ: Giám đốc tài chính chịu trách nhiệm thực hiện báo cáo tài chính định kỳ. Đồng thời tiến hành phê duyệt báo cáo và trình lên Ban giám đốc hoặc CEO.
Quản lý, chỉ đạo phòng kế toán: Xếp trong bộ máy công ty, CFO là người nắm quyền cao nhất trong lĩnh vực tài chính. Vì vậy, họ sẽ thay mặt CEO quản lý và chỉ đạo hoạt động của phòng kế toán, phòng tài vụ, hay sản xuất - kinh doanh,...
CFO là người đưa ra những phân tích chuyên sâu và đánh giá rủi ro tài chính,
CTO (Chief Technology Officer) – Giám đốc công nghệ
Trong bối cảnh chuyển đổi số ngày càng mạnh mẽ, công nghệ không chỉ là công cụ hỗ trợ mà đã trở thành cốt lõi trong chiến lược phát triển của nhiều doanh nghiệp. Giữa làn sóng này, vai trò của CTO - Giám đốc công nghệ ngày càng được chú trọng.
Khái niệm
CTO (Chief Technology Officer) hay Giám đốc công nghệ, là người phụ trách toàn bộ chiến lược công nghệ và hệ thống kỹ thuật của doanh nghiệp. CTO giữ vai trò định hướng, lựa chọn và triển khai các giải pháp công nghệ phù hợp để phục vụ mục tiêu kinh doanh, đồng thời đảm bảo hạ tầng kỹ thuật luôn được cập nhật và vận hành hiệu quả.
Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, vai trò của CTO ngày càng mở rộng. Ngày nay, CTO không chỉ là người đảm bảo hệ thống hoạt động trơn tru mà còn đóng vai trò tiên phong trong quá trình đổi mới sáng tạo, giúp doanh nghiệp gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Công việc chính
Xây dựng chiến lược công nghệ dài hạn: CTO phối hợp với CEO và các phòng ban khác để phát triển định hướng công nghệ phù hợp với tầm nhìn và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
Quản lý hệ thống công nghệ thông tin và hạ tầng kỹ thuật: Đảm bảo các hệ thống phần mềm, phần cứng, cơ sở dữ liệu và nền tảng kỹ thuật vận hành ổn định, bảo mật và hiệu quả.
Lựa chọn và ứng dụng công nghệ mới: Nắm bắt xu hướng công nghệ mới (AI, Big Data, IoT, Blockchain...) và đánh giá tính ứng dụng thực tế vào hoạt động sản xuất – kinh doanh, từ đó triển khai các giải pháp mang tính đột phá.
Quản lý đội ngũ kỹ thuật và phát triển sản phẩm: Điều phối các kỹ sư, chuyên gia công nghệ trong việc nghiên cứu, phát triển, nâng cấp phần mềm hoặc các sản phẩm công nghệ phục vụ khách hàng.
Giám sát an toàn thông tin và bảo mật hệ thống: CTO chịu trách nhiệm cao nhất trong việc bảo vệ dữ liệu và thông tin doanh nghiệp, xây dựng các chính sách bảo mật và ứng phó rủi ro liên quan đến công nghệ.
Tư vấn kỹ thuật cho các quyết định kinh doanh: CTO đóng vai trò cố vấn cho CEO và ban điều hành trong việc lựa chọn các công nghệ tối ưu để phát triển sản phẩm, tiết kiệm chi phí và nâng cao trải nghiệm người dùng.
Tương tác với đối tác công nghệ bên ngoài: Làm việc với các nhà cung cấp phần mềm, dịch vụ công nghệ và tổ chức chuyên môn để cập nhật giải pháp và mở rộng năng lực công nghệ doanh nghiệp.
>> Xem thêm: CTO là gì? Tất tần tật về vị trí CTO trong doanh nghiệp
CTO giữ vai trò định hướng, lựa chọn và triển khai các giải pháp công nghệ phù hợp
Một số vị trí C-suite khác trong doanh nghiệp
Ngoài những vị trí đã chia sẻ ở trên, một doanh nghiệp lớn còn mở rộng ra nhiều vị trí C-suite khác, cụ thể đó là:
CLO (Chief Legal Officer) – Giám đốc pháp chế
CLO là người đứng đầu bộ phận pháp lý trong doanh nghiệp, đảm nhận vai trò tư vấn pháp luật và đảm bảo mọi hoạt động của công ty tuân thủ quy định pháp lý hiện hành. Vị trí này đặc biệt quan trọng đối với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, bất động sản, công nghệ hoặc có yếu tố pháp lý phức tạp.
CLO phụ trách xây dựng chiến lược pháp lý dài hạn, giám sát các vấn đề liên quan đến hợp đồng, bản quyền, quyền sở hữu trí tuệ và xử lý tranh chấp. Đồng thời, họ đảm bảo doanh nghiệp không vi phạm các quy định pháp luật, quản lý rủi ro pháp lý, làm việc với các cơ quan chức năng và hỗ trợ đàm phán trong các thương vụ lớn.
CIO (Chief Information Officer) – Giám đốc thông tin
CIO là người lãnh đạo mảng công nghệ thông tin và dữ liệu trong doanh nghiệp, đảm bảo hệ thống CNTT hoạt động hiệu quả, bảo mật và hỗ trợ chiến lược kinh doanh. Vị trí này đóng vai trò cầu nối giữa công nghệ và định hướng phát triển của công ty.
CIO chịu trách nhiệm xây dựng hạ tầng CNTT, triển khai hệ thống phần mềm và cơ sở dữ liệu, đảm bảo an toàn thông tin. Ngoài ra, CIO cũng chịu trách nhiệm phân tích và quản lý dữ liệu lớn. Đặc biệt, CIO còn khả năng định hướng chiến lược chuyển đổi số, cải tiến quy trình nội bộ bằng các giải pháp công nghệ hiện đại.
CPO (Chief Product Officer) – Giám đốc sản phẩm
CPO là gì? CPO người chỉ đạo và định hình toàn bộ chiến lược phát triển sản phẩm của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm về giá trị và sự phù hợp của sản phẩm với thị trường. Đây là vị trí trung tâm kết nối giữa khách hàng, đội ngũ kỹ thuật và bộ phận kinh doanh.
CPO giám sát chu trình phát triển sản phẩm từ ý tưởng đến khi ra mắt, đảm bảo sản phẩm đáp ứng nhu cầu người dùng và tạo ra giá trị kinh doanh. Họ thực hiện nghiên cứu thị trường, phân tích hành vi người tiêu dùng, phối hợp với các nhóm thiết kế, kỹ thuật và marketing để cải tiến và tối ưu sản phẩm liên tục.
CPO là người chỉ đạo và định hình toàn bộ chiến lược phát triển sản phẩm
CMO (Chief Marketing Officer) - Giám đốc Marketing
CMO (Giám đốc Marketing) là người lãnh đạo toàn bộ hoạt động tiếp thị, truyền thông và xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp. Vị trí này có vai trò thúc đẩy hình ảnh công ty trên thị trường và tăng trưởng doanh thu thông qua các chiến lược tiếp cận khách hàng hiệu quả.
CMO lập kế hoạch marketing tổng thể, triển khai các chiến dịch quảng bá sản phẩm, nghiên cứu hành vi khách hàng, phân tích thị trường và xu hướng tiêu dùng. Ngoài ra, họ quản lý hoạt động truyền thông, thương hiệu, PR, digital marketing và đo lường hiệu quả từng chiến dịch để điều chỉnh kịp thời.
CHRO (Chief Human Resources Officer) - Giám đốc nhân sự
CHRO (Giám đốc nhân sự) là người đứng đầu bộ phận nhân sự, có nhiệm vụ phát triển chiến lược nguồn nhân lực phù hợp với mục tiêu tăng trưởng và văn hóa doanh nghiệp. Đây là người giữ vai trò cốt lõi trong việc xây dựng đội ngũ nhân sự chất lượng và bền vững.
CHRO điều hành công tác tuyển dụng, đào tạo, đánh giá hiệu suất, xây dựng chính sách lương thưởng và phúc lợi. Họ phát triển văn hóa doanh nghiệp, giải quyết xung đột nội bộ và giữ chân nhân tài. Đồng thời, vị trí này còn đóng vai trò hoạch định chiến lược phát triển nhân sự dài hạn và hỗ trợ lãnh đạo cấp cao trong việc ra quyết định liên quan đến nhân lực.
Kết luận
Trên đây là giải đáp chi tiết các chức danh CEO, COO, CFO, CTO là gì và một số chức danh trong C-Level có liên quan. Có thể thấy, mỗi chức danh đều có nhiệm vụ và trách nhiệm riêng biệt, góp phần tạo nên sự phối hợp nhịp nhàng giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu chiến lược. Hiểu rõ vai trò của từng vị trí sẽ giúp doanh nghiệp quản lý tốt hơn và phát huy tối đa tiềm năng của đội ngũ lãnh đạo. Qua đó, doanh nghiệp không chỉ nâng cao hiệu quả hoạt động mà còn thúc đẩy sự phát triển bền vững trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay.

Cách xử lý tình huống khi dẫn chương trình MC nhất định phải biết
MC được xem như linh hồn của một sự kiện, một chương trình có hấp dẫn và thu hút người xem hay không cũng chính nhờ vào sự dẫn dắt khéo léo của MC. Tuy nhiên trong quá trình đảm nhiệm vai trò dẫn chương trình, không phải lúc nào mọi thứ cũng diễn ra đúng kế hoạch. Có rất nhiều tình huống bất ngờ xảy ra đòi hỏi MC phải thật bình tĩnh và có cách xử lý linh hoạt. Vậy cách xử lý tình huống khi dẫn chương trình như thế nào để chuyên nghiệp nhất? Bài viết sau Unica sẽ chia sẻ cho bạn, cùng tìm hiểu nhé.
Cách xử lý tình huống khi dẫn chương trình sự kiện
Dù đã chuẩn bị kỹ lưỡng đến đâu, khi bước lên sân khấu, MC vẫn có thể gặp phải những tình huống phát sinh bất ngờ. Dưới đây là những tình huống thường gặp nhất khi dẫn chương trình, cùng với cách xử lý thông minh mà bất kỳ MC nào cũng nên “bỏ túi”.
MC để trống sân khấu
Một trong những tình huống phổ biến rất hay xảy ra khi dẫn chương trình đó là MC để trống sân khấu hay còn gọi là “chết sân khấu”. Tình huống này thường xảy ra ở những MC mới vào nghề, chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa quen với những sự cố phát sinh trong quá trình dẫn.
Ví dụ: MC mời khách mời trong sự kiện lên sân khấu nhưng khách mời lại chưa kịp lên. Lúc này nếu như MC đứng im không nói gì thì sân khấu sẽ rơi vào trạng thái im lặng khiến khách mời bị lúng túng cũng như khiến buổi sự kiện bị mất không khí.
Cách xử lý tình huống khi dẫn chương trình hiệu quả và chuyên nghiệp
Cách xử lý tình huống
Khi chưa nhận được tín hiệu từ ban tổ chức mà sân khấu vẫn đang “trống”, MC có thể chủ động bước xuống giao lưu cùng khán giả để kéo lại không khí. Hãy lựa chọn những câu hỏi phù hợp với nội dung chương trình như:
“Từ đầu chương trình đến giờ, bạn ấn tượng với tiết mục nào nhất?”
“Hôm nay bạn đi cùng ai? Bạn mong chờ điều gì tiếp theo trong sự kiện này?”
Tuy nhiên, MC cần tránh đặt các câu hỏi đóng, tức là những câu chỉ cần trả lời “Có” hoặc “Không” như: “Bạn có thích chương trình hôm nay không?” Những câu hỏi kiểu này dễ khiến cuộc trò chuyện rơi vào ngõ cụt và khiến MC lúng túng hơn khi phản hồi ngắn ngủi, thiếu sự tương tác.
Ngoài ra, trong suốt quá trình giao lưu, MC cần quan sát tín hiệu từ ban tổ chức để biết thời điểm phù hợp kết thúc và quay lại kịch bản chính, tránh kéo dài quá lâu gây loãng chương trình.
Lưu ý: Trước khi chương trình diễn ra, MC nên dành thời gian tìm hiểu kỹ thông tin về sự kiện, các tiết mục, khách mời và một số nội dung bên lề. Những chi tiết này sẽ giúp MC dễ dàng “lấp khoảng trống” trên sân khấu khi cần mà vẫn đảm bảo sự mạch lạc, chuyên nghiệp trong cách dẫn dắt.
MC ngã trên sân khấu
Dù không ai mong muốn, nhưng việc MC bị vấp hoặc ngã trên sân khấu vẫn có thể xảy ra, đặc biệt khi sân khấu trơn, giày không phù hợp hoặc MC di chuyển quá nhanh. Đây là tình huống dễ gây ngượng ngùng, làm gián đoạn chương trình và khiến khán giả bất ngờ. Trong một số trường hợp, tình huống MC bị ngã trên sân khấu còn gây ảnh hưởng đến tâm lý của MC. Nếu xử lý không khéo, MC có thể khiến không khí trở nên căng thẳng, bản thân mất tự tin, và ảnh hưởng đến toàn bộ mạch chương trình.
Cách xử lý tình huống khi dẫn chương trình mà MC bị ngã
Ngay khi bị ngã, điều đầu tiên MC cần làm là giữ bình tĩnh và nhanh chóng đứng dậy. Nếu sức khỏe không bị ảnh hưởng và có thể tiếp tục, hãy mỉm cười và tự trêu nhẹ bản thân để xua tan không khí ngại ngùng. Ví dụ:
“May quá, cú ngã này giúp tôi tỉnh ngủ hẳn luôn đấy ạ!”
“Đúng là chương trình đặc biệt, MC cũng phải góp vui bằng một pha hành động bất ngờ!”
Cách xử lý hài hước, tự nhiên sẽ giúp khán giả cảm thấy thoải mái, đồng thời thể hiện bản lĩnh sân khấu và sự chuyên nghiệp của MC. Nếu sau cú ngã bạn cảm thấy đau hoặc gặp vấn đề về sức khỏe, hãy ra dấu hiệu cho bộ phận hậu trường để hỗ trợ kịp thời, tránh cố gắng tiếp tục dẫn trong tình trạng không ổn định.
Lưu ý: Trước khi dẫn, MC nên kiểm tra mặt sân khấu, lựa chọn trang phục và giày phù hợp để hạn chế tối đa rủi ro vấp ngã.
MC giữ thái độ bình tĩnh để xử lý tình huống bị ngã trên sân khấu
Hỏng mic
Micro đột ngột mất tiếng, âm thanh chập chờn hoặc rè nhiễu là một trong những sự cố kỹ thuật phổ biến nhất mà MC hay gặp phải khi đang dẫn chương trình. Tình huống này không chỉ gây gián đoạn mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng truyền tải thông tin tới khán giả. Nếu không bình tĩnh xử lý, MC dễ rơi vào trạng thái lúng túng, làm mất nhịp chương trình và tạo cảm giác thiếu chuyên nghiệp.
Cách xử lý tình huống
Khi phát hiện micro không hoạt động, MC cần ngay lập tức giữ bình tĩnh và ra tín hiệu bằng ánh mắt hoặc cử chỉ cho bộ phận kỹ thuật. Trong lúc đó, có thể xử lý theo các cách sau:
Di chuyển về gần loa để giọng nói vẫn có thể vang ra, nếu không có mic thay thế ngay lập tức.
Nếu có micro dự phòng ở gần, nhanh chóng chuyển sang mic khác và tiếp tục dẫn chương trình bình thường, hạn chế giải thích dài dòng để tránh kéo dài sự cố.
Sử dụng ngôn ngữ cơ thể và biểu cảm khuôn mặt để giữ tương tác với khán giả trong vài giây chờ xử lý kỹ thuật.
Lưu ý: Trước chương trình, MC nên kiểm tra mic cùng bộ phận kỹ thuật, nắm rõ vị trí đặt mic dự phòng và thống nhất tín hiệu báo sự cố để phối hợp nhịp nhàng nếu sự cố xảy ra.
Dẫn sai tên riêng, sai kịch bản
Sai tên khách mời, gọi nhầm chức danh, đọc lệch tên thương hiệu hay dẫn lệch mạch kịch bản là những lỗi tưởng chừng nhỏ nhưng lại gây ảnh hưởng lớn đến sự chuyên nghiệp của chương trình, đặc biệt trong các sự kiện doanh nghiệp, lễ vinh danh hoặc chương trình có yếu tố truyền thông. Nếu MC không nắm chắc nội dung, không luyện tập trước, tâm lý quá căng thẳng hoặc bị phân tâm trong quá trình dẫn thì sẽ rất hay mắc lỗi này.
Cách xử lý tình huống khi dẫn chương trình mà sai kịch bản
Ngay khi phát hiện mình vừa gọi sai tên riêng, sai nội dung kịch bản, MC nên:
Chủ động xin lỗi, đính chính lại ngay lập tức nhưng bằng giọng điệu nhẹ nhàng, tự nhiên, tránh làm quá lên hoặc tỏ ra bối rối. Ví dụ: “Xin được phép chỉnh lại một chút ạ, nhân vật tiếp theo mà chúng tôi muốn giới thiệu chính xác là ông ABC – Giám đốc điều hành công ty XYZ. Rất xin lỗi quý vị vì sự nhầm lẫn nhỏ vừa rồi.”
Nếu lỡ dẫn lệch kịch bản (ví dụ nhảy tiết mục hoặc bỏ qua phần nội dung), hãy nhanh chóng quay lại đúng mạch bằng cách kết nối lại phần trước đó bằng một câu trung chuyển tự nhiên như: “Và để đảm bảo không bỏ sót bất kỳ nội dung quan trọng nào trong chương trình hôm nay, chúng ta sẽ cùng quay lại với phần…”
Quan trọng nhất là giữ được sự tự tin, chuyên nghiệp trong thái độ. Một MC biết nhận lỗi và điều chỉnh khéo léo luôn được đánh giá cao hơn việc cố tình bỏ qua hoặc thể hiện sự hoang mang trên sân khấu.
Lưu ý: Trước khi lên sân khấu, MC cần rà soát kỹ lại toàn bộ tên riêng, chức danh, thương hiệu và timeline kịch bản. MC nên dành thời gian in đậm, gạch chân hoặc đánh dấu những chi tiết quan trọng để tránh nhầm lẫn khi dẫn.
MC chủ động xin lỗi khi dẫn sai tên riêng, sai kịch bản
Lỗi kỹ thuật (âm thanh, ánh sáng, mic không hoạt động)
Trong các buổi sự kiện, không tránh được có lúc MC gặp các vấn đề về lỗi kỹ thuật như: âm thanh bị mất, ánh sáng chập chờn, micro không hoạt động,... Đây là những tình huống mà bất kỳ MC nào cũng có thể gặp phải, dù chương trình lớn hay nhỏ. Mặc dù là lỗi ngoài tầm kiểm soát của MC, nhưng nếu biết cách xử lý khéo léo sẽ thể hiện bạn là MC chuyên nghiệp vì không gây ảnh hưởng đến cảm xúc của khán giả và tiến độ chương trình.
Cách xử lý tình huống khi dẫn chương trình bị lỗi kỹ thuật
Khi gặp sự cố kỹ thuật, MC cần:
Giữ bình tĩnh, không thể hiện sự hoang mang hay mất kiểm soát.
Chủ động sử dụng biểu cảm và ngôn ngữ cơ thể để duy trì sự tương tác, ví dụ như mỉm cười, gật đầu, ra hiệu tay.
Ra tín hiệu nhanh cho bộ phận kỹ thuật bằng ánh mắt hoặc cử chỉ đã thống nhất từ trước.
Nếu âm thanh hoặc ánh sáng bị mất trong thời gian ngắn, MC có thể chuyển sang tương tác nhẹ nhàng với khán giả bằng cử chỉ hoặc xuống sân khấu để kéo không khí trở lại tự nhiên hơn.
Nếu mic không hoạt động, MC có thể chuyển nhanh sang mic dự phòng (nếu được chuẩn bị sẵn) và tiếp tục chương trình mà không cần giải thích dài dòng.
Lưu ý: Trước mỗi buổi dẫn chương trình, MC cùng bộ phận kỹ thuật phải kiểm tra kỹ: Mic, âm thanh, ánh sáng kỹ lưỡng, thống nhất các tín hiệu nếu cần can thiệp,...
Khách mời đến trễ hoặc không xuất hiện
Trong các sự kiện, việc khách mời đến muộn hoặc thậm chí không xuất hiện là tình huống không mong muốn nhưng vẫn có thể xảy ra do nhiều lý do khách quan. Tình trạng này dễ khiến chương trình bị gián đoạn, ảnh hưởng đến không khí và lịch trình chung. Trong trường hợp này, nếu như MC không biết cách xử lý nhanh chóng, khán giả sẽ cảm thấy không hài lòng khi phải chờ đợi lâu và có thể ban tổ chức cũng sẽ thấy không hài lòng.
Cách xử lý tình huống
Nếu như khách mời không đến hoặc đến trễ, điều đầu tiên MC cần làm đó là giữ bình tĩnh, chủ động thông báo cho khán giả về sự việc. Tuy nhiên MC cần thông báo làm sao giảm nhẹ mức độ, tránh để khán giả cảm thấy lo lắng và hoang mang. Sau khi đã thông báo với khán giả, tiếp theo MC nên đặt câu hỏi và mời khán giả chia sẻ để “lấp sân khấu” giúp kéo dài thời gian chờ khách mời đến.
Lưu ý: MC nên chuẩn bị sẵn vài kịch bản dự phòng để xử lý các tình huống khách mời không đúng giờ hoặc vắng mặt, giúp chương trình không bị gián đoạn và giữ được sự chuyên nghiệp.
Giao tiếp với khán giả để kéo dài thời gian chờ khách mời đến
Khán giả mất trật tự hoặc phản ứng không mong muốn
Trong quá trình diễn ra chương trình, không loại trừ khả năng xảy ra tình trạng khán giả mất trật tự, gây ồn ào hoặc có những phản ứng không phù hợp như la hét, tranh luận, hoặc phản đối nội dung. Đây là tình huống khó xử lý, có thể làm gián đoạn chương trình và ảnh hưởng đến không khí chung. Lúc này nếu như MC không xử lý khéo léo, sự việc sẽ trở nên căng thẳng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh chương trình và ban tổ chức.
Cách xử lý tình huống
Khi gặp sự cố khán giả mất trật tự hoặc có phản ứng không mong muốn, MC cần dùng giọng điệu nhẹ nhàng, khéo léo nhắc nhở khán giả giữ trật tự. Nếu tình trạng mất trật tự vẫn tiếp tục, MC có thể chuyển sang phần nội dung khác để chuyển hướng sự chú ý của khán giả. Trong trường hợp MC đã cố gắng xử lý mà khán giả vẫn mất trật tự hay có phản ứng gây ảnh hưởng đến buổi dẫn, MC hãy phối hợp nhanh với bộ phận an ninh hoặc ban tổ chức để xử lý.
Lưu ý: Trước chương trình, MC nên trao đổi với ban tổ chức về các phương án xử lý khi khán giả có hành vi không phù hợp. Đồng thời, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng để đối phó linh hoạt.
Sự cố về sức khỏe của MC hoặc khách mời
Ngoài những vấn đề đã chia sẻ ở trên, trong quá trình diễn ra sự kiện đôi khi MC hoặc khách mời cũng gặp phải tình huống không mong muốn liên quan đến sức khỏe như: choáng, tụt huyết áp, đau bụng, ho,... Đây là tình huống bất ngờ dễ khiến MC rơi vào trạng thái lúng túng và bối rối, không biết cách xử lý như thế nào hiệu quả. Đồng thời cũng dễ khiến khán giả hoang mang.
Cách xử lý tình huống
Trường hợp MC gặp sự cố sức khỏe: Nếu MC vẫn có thể tiếp tục trong vài phút, hãy cố gắng hoàn thành nội dung dang dở rồi chuyển giao lại phần dẫn cho người hỗ trợ. Nếu tình trạng không thể tiếp tục, cần lập tức nhường lại micro, ra hiệu với BTC và rời sân khấu nhẹ nhàng, tránh gây chú ý hoặc hoang mang cho khán giả.
Trường hợp khách mời gặp sự cố sức khỏe: MC nên chuyển hướng sự chú ý của khán giả bằng cách mời khán giả vỗ tay động viên, sau đó khéo léo điều phối chương trình chuyển sang phần khác để tránh làm tình huống trở nên nghiêm trọng hơn. Tuyệt đối không đề cập chi tiết về tình trạng sức khỏe trên sân khấu, tránh gây ảnh hưởng tâm lý cho khán giả.
Cách xử lý tình huống khi MC hoặc khách mời gặp sự cố
Thay đổi kịch bản đột ngột
Trong nhiều sự kiện, việc thay đổi kịch bản vào phút chót là điều không hiếm gặp. Có thể do khách mời đến muộn, tiết mục bị lùi thời gian, phần nội dung phát sinh… hoặc có thể vì nhiều lý do khách quan khác. Trong trường hợp này nếu MC không đủ bình tĩnh và linh hoạt, chương trình dễ rơi vào lộn xộn, rối mạch và khiến khán giả mất cảm xúc.
Cách xử lý tình huống
Khi nhận được tín hiệu từ ban tổ chức là muốn thay đổi kịch bản, MC cần:
Ngay lập tức xác nhận rõ phần thay đổi là gì? Thời lượng chương trình còn lại là bao lâu,...
Tự rà lại dàn ý dẫn trong đầu và điều chỉnh lời dẫn phù hợp với diễn biến mới, giữ sự liền mạch và logic trong chương trình.
Tận dụng khả năng ứng biến, chuyển mạch mềm mại như chưa từng có thay đổi nào xảy ra.
Kỹ năng xử lý tình huống khi dẫn chương trình hay gặp
Để xử lý trọn vẹn các tình huống phát sinh trên sân khấu, MC không chỉ cần kiến thức và kinh nghiệm, mà còn phải có kỹ năng xử lý tình huống chuyên nghiệp. Dưới đây là 4 kỹ năng quan trọng giúp MC giữ vững phong độ trên sân khấu khi dẫn chương trình trong mọi hoàn cảnh:
Giữ thái độ chuyên nghiệp và bình tĩnh
Dù xảy ra sự cố lớn hay nhỏ, việc đầu tiên MC cần làm đó là giữ bình tĩnh và sự tự tin vốn có của mình, tuyệt đối không được để lộ ra vẻ mặt lo lắng, bối rối. Một MC bối rối và thiếu bình tĩnh sẽ khiến không khí chương trình căng thẳng, khán giả bất an và ban tổ chức mất niềm tin. Thái độ điềm tĩnh, giọng nói vững vàng, nụ cười thân thiện sẽ giúp khán giả yên tâm và dễ dàng tiếp nhận các tình huống chuyển tiếp.
MC lúc nào cũng phải giữ thái độ bình tĩnh và chuyên nghiệp trên sân khấu
Linh hoạt điều chỉnh nội dung
Trong trường hợp chương trình thay đổi kịch bản, rút gọn thời lượng, khách mời đến trễ,… MC cần linh hoạt tiếp nhận thông tin và vận dụng kỹ năng của bản thân để nhanh chóng điều chỉnh lời dẫn, sắp xếp lại mạch nội dung, giữ cho chương trình liền mạch và hợp lý. Việc này đòi hỏi MC phải có tư duy hệ thống và khả năng ứng biến tốt. Như vậy mới “xoay chuyển tình thế” mà không làm mất đi chất lượng chương trình.
Linh hoạt ứng biến với ngôn ngữ cơ thể để làm chủ sân khấu
Khi gặp tình huống trống sân khấu hoặc thiết bị kỹ thuật gặp trục trặc, ngôn ngữ cơ thể chính là “cứu cánh” cho MC. Trong tình huống này vẻ mặt lo lắng chỉ khiến cho tình hình thêm nghiêm trọng hơn, một nét mặt tự tin, cử chỉ tự nhiên, bước đi vững vàng sẽ giúp MC duy trì sự chú ý của khán giả, “giữ lửa” cho sân khấu và gián tiếp điều hướng tâm lý đám đông theo hướng tích cực.
Giao tiếp hiệu quả với đội ngũ hậu trường
Ngoài những kỹ năng đã chia sẻ ở trên, một MC chuyên nghiệp cũng phải biết cách giao tiếp với đội ngũ hậu trường. MC cần luôn duy trì kết nối chặt chẽ với bộ phận kỹ thuật, đạo diễn sân khấu và ban tổ chức. Việc quan sát, đọc tín hiệu và xử lý theo đúng yêu cầu từ hậu trường giúp MC phản ứng kịp thời với các thay đổi và sự cố nếu có. Đồng thời, thể hiện sự chuyên nghiệp của mình khi làm việc nhóm trong môi trường áp lực.
Kết luận
Trên đây là cách xử lý tình huống khi dẫn chương trình mà Unica đã tổng hợp được. Đây đều là những tình huống phổ biến nên nếu có ý định trở thành MC bạn nên tham khảo kỹ để không bị bối rối hay hoang mang, lo sợ nếu chẳng may có gặp phải. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, rèn luyện kỹ năng xử lý tình huống thường xuyên, bạn hoàn toàn có thể trở thành một MC khéo léo, đầy bản lĩnh và chuyên nghiệp.
Xem thêm:
Cách làm MC sự kiện chuyên nghiệp không phải ai cũng biết
Kịch bản MC sự kiện chi tiết, chuyên nghiệp và hay nhất

Hướng dẫn MC cách cầm micro khi dẫn chương trình chuyên nghiệp
Nhắc đến kỹ năng dẫn chương trình, MC thường chỉ chú trọng đến giọng nói, kịch bản hay biểu cảm gương mặt mà quên mất một yếu tố cũng quan trọng không kém đó là cách cầm micro khi dẫn chương trình. Dù chỉ là một chi tiết nhỏ, nhưng nếu cầm micro sai cách, MC chẳng những không truyền tải được giọng nói rõ ràng mà còn dễ gặp phải những tình huống “dở khóc dở cười”. Vậy cách cầm micro như thế nào là đúng chuẩn? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây của Unica nhé.
Vì sao MC cần quan tâm đến cách cầm micro
Một MC chuyên nghiệp không chỉ cần giọng nói thu hút mà còn phải biết cách sử dụng micro thật chuẩn xác. Việc cầm micro đúng cách tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng lại có tác động lớn đến chất lượng buổi dẫn chương trình. Dưới đây là những lý do tại sao MC cần chú ý tới cách cầm micro khi dẫn chương trình.
Đảm bảo chất lượng âm thanh được tốt nhất: Cầm micro đúng cách giúp âm thanh phát ra rõ ràng, âm thanh truyền tải chất lượng, không bị rè hay bị nhỏ tiếng, giúp khán giả dễ dàng tiếp nhận thông tin.
Tăng sự tự tin và chuyên nghiệp của MC: Khi micro được giữ chắc chắn và đảm bảo phát âm thanh rõ ràng, MC sẽ thoải mái di chuyển và biểu đạt. Điều này tạo ấn tượng chuyên nghiệp hơn cho MC khi dẫn trên sân khấu.
Dễ dàng tương tác với khán giả: Micro được cầm đúng vị trí giúp MC dễ dàng duy trì giao tiếp bằng ánh mắt, cử chỉ mà không cảm thấy bị vướng víu. Như vậy, việc tương tác với khán giả sẽ thoải mái và tự tin, tạo hiệu quả buổi dẫn chất lượng hơn rất nhiều.
Giúp kiểm soát nhịp độ chương trình: MC cầm micro đúng cách sẽ không gặp sự cố với mic, dễ dàng phối hợp nhịp nhàng với âm thanh và các yếu tố kỹ thuật khác, đảm bảo giữ được sự mạch lạc trong buổi dẫn.
Giảm thiểu sự cố kỹ thuật: Tránh việc micro bị cầm lệch, cầm quá chặt hay cầm quá lỏng khiến mic rung lắc hay chắn đầu khiến âm thanh bị lỗi, hạn chế những vấn đề âm thanh khó chịu trong lúc dẫn.
MC cần cầm micro đúng cách để âm thanh phát ra rõ nhất
Hướng dẫn cách cầm micro khi dẫn chương trình
Để tạo được phong thái chuyên nghiệp trên sân khấu, một MC không chỉ cần nói hay mà còn cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản khi sử dụng micro. Dưới đây là một số nguyên tắc cơ bản khi cầm micro dẫn chương trình cho bạn tham khảo:
Giữ khoảng cách phù hợp với miệng
Một trong những yếu tố quan trọng nhất khi cầm micro là khoảng cách so với miệng. Nguyên tắc cầm Micro đó là: Micro nên được đặt cách miệng từ khoảng 3cm để đảm bảo giọng nói rõ ràng, không bị nhỏ hoặc rè. Nếu quá gần, âm thanh sẽ bị méo và phát ra tiếng thở; còn nếu quá xa, người nghe sẽ khó tiếp nhận thông tin. Khoảng cách cầm mic lý tưởng giúp âm thanh vừa đủ vang, vừa giữ được sự chuyên nghiệp.
Lưu ý: Mặc dù đã chọn giữ khoảng cách micro phù hợp với miệng nhưng cũng phải tùy từng âm giọng nói mà bạn có sự thay đổi khoảng cách sao cho phù hợp. Nếu không muốn phát ra tiếng “hú” do âm thanh quá lớn thì tốt nhất bạn nên từ từ đưa micro ra xa miệng mỗi khi lên giọng để làm dịu âm thanh.
Hướng cầm micro chuẩn – không quá thẳng, không quá chệch
Hướng cầm micro khi dẫn chương trình cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến âm thanh phát ra. Vì vậy, MC cần hết sức chú ý hướng cầm mic để đảm bảo âm thanh được thu vào tốt nhất. Hướng cầm micro chuẩn nhất đó là:
Giữ mic hướng về phía miệng: MC nên cầm mic hướng thẳng vào miệng để âm thanh đi vào một cách trực tiếp cũng như để hạn chế tiếng ồn từ bên ngoài. Chú ý khi nghiêng mic về phía miệng thì đừng để hướng mic quá cao hoặc quá thấp so với miệng vì như vậy âm thanh sẽ không đều.
Điều chỉnh vị trí mic khi di chuyển: Trong quá trình di chuyển trên sân khấu, hãy luôn đảm bảo giữ vững hướng micro. Nếu bạn thay đổi tư thế đứng hoặc cần nói lớn hơn, hãy điều chỉnh vị trí micro một cách nhẹ nhàng, dứt khoát. Tránh các cử động mạnh hoặc xoay micro đột ngột vì nó có thể là nguyên nhân gây nhiễu âm, làm gián đoạn trải nghiệm nghe của khán giả.
Hướng micro chuẩn là không thẳng đứng, check về phía miệng
Không che mặt, không che miệng
Nguyên tắc cơ bản và tối thiểu cần phải nhớ khi cầm micro đó là không che mặt, không che miệng. MC cần giữ kết nối và tạo thiện cảm với người xem không chỉ bởi giọng nói mà còn bởi gương mặt. Vì vậy, MC hãy cầm micro thấp hơn miệng một chút, tránh để micro che khuất phần môi hoặc nửa khuôn mặt. Khi khán giả nhìn thấy ánh mắt và nụ cười của bạn, họ sẽ cảm nhận được sự thân thiện và gần gũi hơn. Đây là chi tiết tuy nhỏ nhưng tạo nên sự chuyên nghiệp rõ rệt.
Giữ micro chắc tay nhưng thoải mái và tự nhiên
Ngoài những nguyên tắc đã chia sẻ ở trên, bạn cũng phải nhớ một nguyên tắc rất quan trọng khi cầm micro dẫn chương trình đó là: cầm chắc tay nhưng vẫn phải trông thoải mái, tự nhiên. Micro cần được giữ chắc chắn để tránh rơi rớt hay lắc tay gây mất tập trung. Tuy nhiên, việc siết chặt hoặc nắm cứng lại khiến bạn trông căng thẳng và kém linh hoạt.
Cách cầm micro khi dẫn chương trình hiệu quả nhất đó là, MC hãy giữ micro bằng tay thuận, với một tư thế tự tin, thoải mái và dễ chịu nhất. Điều này vừa đảm bảo an toàn vừa tạo sự tự nhiên trong từng cử động. Sự thoải mái sẽ giúp MC tự tin hơn trong suốt chương trình.
Tránh gây tiếng động khi di chuyển micro
Một lỗi thường gặp là MC di chuyển micro quá mạnh tay, gây ra tiếng “lạch cạch” khó chịu. Những âm thanh này dễ lọt vào loa và khiến khán giả mất tập trung. Vì vậy, MC cần phải hết sức chú ý. Khi cần thay đổi tư thế hoặc đổi tay, hãy làm nhẹ nhàng và dứt khoát. Đặc biệt, tránh chạm vào đầu micro vì dễ làm nhiễu âm thanh. Sự tinh tế trong cách di chuyển sẽ thể hiện rõ đẳng cấp và sự chuyên nghiệp của bạn trên sân khấu.
Tránh gây tiếng động khi di chuyển micro
Cách cầm micro khi dẫn chương trình trong các tình huống
Micro cần được điều chỉnh linh hoạt để phù hợp với không gian cũng như cách tương tác của MC. Dưới đây là một số tình huống thường gặp và cách cầm micro sao cho đúng kỹ thuật, tự nhiên và hiệu quả nhất:
Khi đứng một mình trên sân khấu
Nếu như là MC chính và dẫn chương trình một mình, cách cầm micro chuyên nghiệp nhất đó là giữ micro chắc tay và ở vị trí ổn định, cách miệng khoảng 3cm và có sự điều chỉnh linh hoạt mic phù hợp với âm giọng. Tay cầm mic nên đặt thoải mái trước ngực, tránh hạ quá thấp hoặc giơ cao khiến giọng nói bị lệch hoặc yếu. Đồng thời, giữ ánh mắt hướng về khán giả và sử dụng tay còn lại để tạo cử chỉ hỗ trợ cho lời nói, giúp phần trình bày thêm sinh động và thu hút khán giả hơn.
Khi tương tác với khách mời
Không phải lúc nào MC cũng sẽ dẫn chương trình một mình, đôi lúc họ sẽ phải tương tác với khách mời. Nếu MC và khách mời dùng chung một micro, hãy đảm bảo việc truyền mic được diễn ra micro nhẹ nhàng, đúng hướng về phía người đang nói. Không nên rút mic quá nhanh hoặc giật mic bất ngờ khi đối phương vừa nói xong. Điều này chẳng những tạo âm thanh khó nghe phát ra từ micro mà còn dễ tạo cảm giác không chuyên nghiệp. Trong trường hợp mỗi người có một micro riêng, hãy giữ khoảng cách hợp lý để tránh hiện tượng hú âm thanh.
Khi di chuyển trong khán phòng hoặc sân khấu
Nếu phải dẫn trong những chương trình phải di chuyển quá nhiều, hãy đảm bảo cầm mic chắc tay. Việc vừa đi vừa nói đòi hỏi MC phải giữ micro chắc tay hơn để tránh rung lắc. Hãy giữ micro gần miệng và cố định hướng thu âm trong suốt quá trình di chuyển. Nếu cần xoay người hay đổi tay, hãy thực hiện một cách tự nhiên và dứt khoát, tránh để micro phát ra tiếng va chạm hay cọ xát gây nhiễu âm thanh cho người nghe.
Cách cầm micro khi dẫn chương trình chuyên nghiệp
Khi kết hợp với đạo cụ hoặc trình chiếu
Trong các chương trình có dùng đến đạo cụ hoặc trình chiếu slide, MC thường phải thao tác bằng tay hoặc điều khiển thiết bị. Khi đó, cách tốt nhất để dẫn chương trình hiệu quả đó là MC nên ưu tiên sử dụng micro cài áo (micro cài ve) để rảnh tay, hoặc luyện kỹ kỹ năng cầm micro bằng tay không thuận. Dù trong tình huống nào, hãy đảm bảo giọng nói vẫn rõ ràng và micro luôn ở vị trí thu âm hiệu quả.
>>Xem thêm: Cách xử lý tình huống khi dẫn chương trình MC
Lỗi thường gặp khi cầm micro và cách khắc phục
Dù là người mới bắt đầu hay đã có kinh nghiệm dẫn chương trình, không ít MC vẫn gặp lỗi khi cầm micro. Dưới đây là một số lỗi thường gặp khi cầm micro và cách khắc phục cho bạn tham khảo.
Cầm micro quá xa hoặc quá gần: Khi để micro cách miệng quá xa, âm thanh sẽ bị nhỏ, loãng và khó nghe. Ngược lại, nếu đặt quá gần dễ gây rè hoặc thu cả tiếng thở. Cách khắc phục trong trường hợp này đó là: Duy trì khoảng cách khoảng 3cm so với miệng, micro hơi nghiêng một góc nhỏ để thu âm tốt hơn.
Di chuyển micro liên tục gây nhiễu âm thanh: Việc lắc micro khi nói hoặc thay đổi vị trí liên tục khiến âm thanh lúc to lúc nhỏ, đôi khi còn phát ra tiếng nhiễu khó chịu. Khi này cách khắc phục hiệu quả đó là MC cầm mic ổn định, chỉ điều chỉnh nhẹ nhàng khi thật sự cần thiết và luôn giữ micro hướng về miệng.
Cầm lệch tay khiến âm thanh không đều: Nếu cầm micro lệch tay hoặc cầm quá thấp, giọng nói có thể bị méo hoặc không rõ ở một số góc đứng trên sân khấu. Cách cầm micro khi dẫn chương trình hiệu quả là luôn hướng đầu micro đúng trục với miệng và giữ tư thế thoải mái, không nghiêng lệch quá mức.
Vô tình tạo tiếng ồn khi đổi tay hoặc điều chỉnh micro: Tiếng “lọc cọc” khi đổi tay hoặc chỉnh vị trí micro sẽ lọt vào hệ thống loa, gây mất tập trung cho khán giả. Do đó nếu trong trường hợp phải đổi tay thì MC nên thao tác nhẹ nhàng, dứt khoát và tránh để tay chạm vào đầu micro.
Kết luận
Trong nội dung bài viết trên đây, Unica đã chia sẻ cho bạn đọc cách cầm micro khi dẫn chương trình hiệu quả. Một chiếc micro khi được sử dụng đúng cách không chỉ giúp giọng nói vang lên tròn trịa, rõ ràng mà còn thể hiện sự chuyên nghiệp. Vì vậy, dù bạn là người mới hay là một MC chuyên nghiệp thì vẫn nên nắm chắc cách cầm mic và thường xuyên luyện tập, làm quen với mic để tạo được ấn tượng sâu đậm trong lòng khán giả khi dẫn chương trình nhé.
Xem thêm:
Cách làm MC dẫn chương trình đám cưới chuyên nghiệp

Voice Talent là gì? Giải mã A-Z về nghề lồng tiếng chuyên nghiệp
Voice Talent chính là người đứng sau những video có giọng kể chuyện truyền cảm hứng hay những bộ phim hoạt hình được lồng tiếng hoàn hảo. Voice Talent sử dụng giọng nói như một công cụ nghệ thuật chuyên nghiệp để truyền tải cảm xúc, nội dung và thông điệp. Vậy cụ thể Voice Talent là gì? Công việc chính của Voice Talent bao gồm những gì? Hãy cùng Unica khám phá chi tiết qua nội dung bài viết dưới đây nhé.
Voice talent là gì?
Voice Talent là thuật ngữ chuyên dùng trong lĩnh vực truyền thông, giải trí để chỉ những người có kỹ năng sử dụng giọng nói chuyên nghiệp để ghi âm, thuyết minh hoặc lồng tiếng cho các sản phẩm truyền thông như: quảng cáo, phim ảnh, video giới thiệu, game, sách nói, chương trình truyền hình,... Voice talent không chỉ sở hữu chất giọng tốt mà còn biết cách kiểm soát nhịp điệu, cảm xúc và cách phát âm để truyền đạt thông tin một cách hiệu quả và lôi cuốn.
Voice talent là gì?
Tìm hiểu Voice Talent trong các lĩnh vực
Voice Talent không chỉ đơn thuần là người đọc thoại mà còn là nghệ sĩ thực thụ có khả năng truyền đạt cảm xúc, tạo nên dấu ấn riêng của mình thông qua giọng nói. Tùy vào từng lĩnh vực cụ thể, vai trò của họ sẽ có sự khác biệt rõ rệt và đòi hỏi những kỹ năng, phong cách thể hiện riêng.
Lĩnh vực quay TVC quảng cáo
Trong lĩnh vực TVC quảng cáo, giọng nói đóng vai trò vô cùng quan trọng, nó có khả năng tạo ra ấn tượng đầu tiên mạnh mẽ chỉ trong vài giây. Voice Talent trong lĩnh vực TVC làm nhiệm vụ chính là truyền tải thông điệp thương hiệu một cách rõ ràng, cảm xúc và thuyết phục.
Người làm Voice Talent trong lĩnh vực TVC phải thể hiện đúng tone giọng phù hợp với sản phẩm. Tức là phải biết cách biến đổi tone giọng từ trẻ trung, vui tươi đến trầm ấm, tin cậy tùy vào lĩnh vực đang quảng cáo. Theo đánh giá của các chuyên gia làm trong lĩnh vực marketing cho biết: Một TVC thành công không chỉ nhờ hình ảnh bắt mắt mà còn bởi một giọng đọc có khả năng chạm tới cảm xúc người nghe.
Voice Talent trong lĩnh vực TVC cần có tone giọng phù hợp với sản phẩm
Lĩnh vực phim ảnh
Người làm Voice Talent trong phim ảnh thường đảm nhận hai vai trò chính:
Lồng tiếng (Dubbing Artist) cho phim nước ngoài
Diễn xuất giọng nói (Voice Actor) cho phim hoạt hình hoặc phim 3D
Trong phim lồng tiếng, giọng nói của Voice Talent phải đồng bộ hoàn toàn với khẩu hình và cảm xúc của nhân vật gốc. Để làm được điều này, nó đòi hỏi người làm Voice Talent trong lĩnh vực phim ảnh phải có kỹ thuật cao, phản xạ tốt và khả năng nhập vai mạnh mẽ.
Đối với phim hoạt hình, Voice Talent tự tạo nhân vật từ giọng nói của mình làm sao xây dựng tính cách, cảm xúc và sức sống cho từng vai diễn. Từ đó, khiến khán giả “tin” và “thích” nhân vật, dù chỉ nghe chứ không thấy người thật.
Công việc thường ngày của một Voice Talent
Về cơ bản công việc chính của một Voice Talent chỉ xoay quanh việc đọc. Tuy nhiên, đọc ở đây có nhiều loại khác nhau. ưới đây là những đầu việc phổ biến mà một Voice Talent thường đảm nhiệm trong cuộc sống hằng ngày:
Đọc quảng cáo
Đọc quảng cáo là một trong những công việc phổ biến nhất. Voice Talent sẽ đọc các đoạn quảng cáo trên radio, TV, mạng xã hội hoặc video thương hiệu. Để thành thạo và tự tin khi đảm nhiệm công việc này, họ cần nắm rõ đặc điểm cũng như tinh thần của sản phẩm để điều chỉnh tone giọng theo yêu cầu (trẻ trung, nghiêm túc, sang trọng, hài hước...) và đọc sao cho lôi cuốn chỉ trong vài chục giây.
Lồng tiếng
Công việc này yêu cầu Voice Talent nhập vai nhân vật trong phim, hoạt hình hoặc chương trình truyền hình. Họ phải thể hiện cảm xúc, nhấn nhá đúng lúc và đồng bộ hoàn hảo với khẩu hình gốc. Đây là công việc yêu cầu tính kỹ thuật rất cao, thường đi kèm với việc tập luyện kịch bản nhiều lần trước khi thu âm chính thức.
Công việc chính của Voice Talent là lồng tiếng
Phát thanh viên
Một số Voice Talent làm việc trong các đài phát thanh hoặc truyền hình, đảm nhận vai trò phát thanh viên. Họ giới thiệu bản tin, dẫn dắt chương trình hoặc đọc các thông điệp. Yêu cầu giọng đọc đối với một phát thanh viên đó là phải rõ ràng, chính xác và truyền cảm.
Đọc sách nói
Công việc của Voice Talent cũng có thể là đọc sách nói hay đọc trong các chương trình đọc truyện. Voice Talent đọc toàn bộ một cuốn sách, bao gồm cả lời dẫn, lời thoại và mô tả. Đây là công việc đòi hỏi khả năng giữ năng lượng ổn định trong thời gian dài, có thể biến hóa giọng nói cho từng nhân vật, và đặc biệt là giữ nhịp kể chuyện sao cho hấp dẫn từ đầu đến cuối.
Kỹ năng cần để trở thành Voice Talent chuyên nghiệp
Để trở thành một Voice Talent chuyên nghiệp, bạn không chỉ cần có chất giọng tốt, mà còn phải trang bị nhiều kỹ năng quan trọng khác. Dưới đây là những kỹ năng quan trọng nhất để tạo nên một Voice Talent chuyên nghiệp, bạn hãy tham khảo để biết nhé:
Giọng nói hay
Giọng nói hay, rõ ràng và giàu cảm xúc chính là yếu tố quan trọng nhất mà một Voice Talent cần có. Công việc chính của Voice Talent là đọc, vì vậy nếu không có giọng hay và truyền cảm thì rất khó thành công. Giọng của Voice Talent hay thôi chưa đủ mà còn phải dễ nghe, rõ ràng và màu sắc riêng. Đặc biệt là giọng phải truyền cảm, truyền tải được cảm xúc phù hợp với từng bối cảnh. Dù là giọng trầm ấm hay cao trong, điều quan trọng là bạn phải biết cách kiểm soát và khai thác thế mạnh của nó. Như vậy thì bạn mới có thể trở thành một Voice Talent chuyên nghiệp.
Khả năng diễn xuất bằng giọng nói
Bên cạnh giọng đọc thì khả năng diễn xuất bằng giọng nói cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Voice Talent không chỉ đọc, mà còn phải “diễn” bằng giọng nói. Việc thể hiện cảm xúc, tính cách, hoàn cảnh nhân vật thông qua giọng nói là một kỹ năng không dễ. Nó đòi hỏi Voice Talent cần phải luyện tập nhiều để có khả năng thay đổi ngữ điệu, nhấn nhá, ngắt nghỉ sao cho tự nhiên và thuyết phục người nghe.
Voice Talent chuyên nghiệp cần có khả năng diễn xuất bằng giọng nói
Kỹ năng đọc kịch bản
Voice Talent cần có kỹ năng đọc kịch bản một cách trôi chảy và chính xác để hiểu những yêu cầu của nhân vật hoặc sản phẩm. Không chỉ vậy, Voice Talent chuyên nghiệp cũng cần biết cách phân tích, hiểu rõ nội dung kịch bản để thể hiện đúng tinh thần. Việc nắm bắt nhanh thông điệp và ý đồ của khách hàng hoặc đạo diễn giúp cho phần thể hiện mượt mà và chính xác hơn. Đồng thời cũng giúp Voice Talent xử lý tình huống chuyên nghiệp nếu chẳng may có lỗi.
Am hiểu về kỹ thuật âm thanh và phần mềm
Mặc dù Voice Talent trong quá trình làm việc đã phối hợp chặt chẽ với ekip kỹ thuật nhưng để ghi âm và sản xuất được những bản ghi chất lượng, Voice Talent vẫn phải am hiểu về kỹ năng về âm thanh và phần mềm. Voice Talent cần hiểu cơ bản về các thiết bị ghi âm, phần mềm chỉnh sửa giọng và cách xử lý âm thanh. Điều này giúp bạn chủ động hơn trong công việc, đặc biệt khi làm freelance tại studio cá nhân.
Kinh nghiệm làm việc với đối tác
Để trở thành một Voice Talent chuyên nghiệp không thể thiếu được kỹ năng làm việc với đối tác. Biết cách lắng nghe yêu cầu, tiếp nhận phản hồi và làm việc đúng deadline được xem là yếu tố cần thiết nhất. Voice Talent thường cộng tác với nhiều đối tượng (đạo diễn, agency, khách hàng…), nên khả năng giao tiếp chuyên nghiệp sẽ giúp xây dựng uy tín lâu dài. Từ đó, cơ hội nghề nghiệp với nghề này mở rộng hơn rất nhiều.
Kỹ năng phân tích và đánh giá
Nhắc đến kỹ năng cần có của Voice Talent là gì, không thể không nhắc đến kỹ năng phân tích và đánh giá. Một Voice Talent giỏi cần có khả năng tự nghe lại bản thu của mình, phân tích và đánh giá để nhận ra những điểm chưa tốt của mình để điều chỉnh. Đây là yếu tố giúp cải thiện chất lượng công việc qua từng dự án.
Kiên trì và tập trung
Nghề Voice Talent không phải cứ đọc được là sẽ thành công, nói đòi hỏi sự kiên trì và tập trung cao độ. Có thể nói, Voice Talent là nghề đòi hỏi sự tỉ mỉ và tinh thần kiên nhẫn. Một dự án có thể yêu cầu bạn thu đi thu lại nhiều lần để đạt được độ hoàn hảo. Sự tập trung cao độ trong từng câu thoại chính là yếu tố quan trọng để bạn giữ chất lượng luôn ổn định.
Người làm Voice Talent cần có sự kiên trì và tập trung cao độ
Cơ hội nghề nghiệp và phát triển trong lĩnh vực Voice Talent
Với sự bùng nổ mạnh mẽ của truyền thông đa phương tiện và nội dung số, Voice Talent đang dần trở thành một nghề nghiệp tiềm năng với nhiều cơ hội rộng mở. Công việc dành cho Voice Talent ngày càng đa dạng từ lồng tiếng quảng cáo, phim ảnh, game, đến đọc sách nói, dẫn chương trình, hay thậm chí là trở thành giọng đọc chính cho các khóa học e-learning, ứng dụng công nghệ AI giọng nói,...
Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của podcast, livestream và các nền tảng video cũng tạo điều kiện cho Voice Talent mở rộng phạm vi hoạt động và tiếp cận khán giả theo cách riêng biệt. Voice Talent có thể hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau nên không lo thất nghiệp.
Không chỉ có cơ hội nghề nghiệp phong phú, lĩnh vực này còn mang đến khả năng làm việc linh hoạt, tự do về thời gian và không gian. Bạn có thể trở thành freelancer, cộng tác viên cho các studio lớn, hoặc tự xây dựng thương hiệu cá nhân để nhận dự án từ nhiều nguồn.
Với một profile chuyên nghiệp và giọng đọc chất lượng, thu nhập của một Voice Talent rất hấp dẫn, đặc biệt khi hợp tác với các dự án quốc tế. Thực tế đã ghi nhận, mỗi đoạn TVC quảng cáo tuy chỉ dài chừng 15 đến 30 giây và đọc chỉ vài giây vẻn vẹn cũng có thể giúp bạn kiếm được một khoản thu nhập đáng kể.
Các voice talent Việt Nam nổi tiếng hiện nay
Thị trường voice talent tại Việt Nam ẩn chứa những cái tên quyền lực mà khán giả hiếm khi được thấy mặt, nhưng giọng nói của họ lại vang vọng khắp mọi ngõ ngách đời sống qua hàng loạt quảng cáo truyền hình (TVC). Họ là những "phù thủy âm thanh" thực thụ: Đông Quân, Bích Ngọc, Trung Châu, Kim Phụng, Mai Trinh, Thy Mai, Đạt Phi...
Dù không xuất hiện trực tiếp, nhưng tiếng nói của những nghệ sĩ này đã trở thành một phần không thể thiếu, định hình cảm xúc và tạo dựng niềm tin cho vô số thương hiệu lớn. Các công ty truyền thông hàng đầu đều khẳng định chắc nịch: họ là những mảnh ghép không thể thay thế để tạo nên sức hút cho mỗi TVC. Giọng đọc của họ không chỉ là âm thanh đơn thuần, mà đã trở thành dấu ấn thương hiệu, khắc sâu vào tâm trí người nghe, biến sản phẩm trở nên gần gũi và đáng tin cậy hơn bao giờ hết. Họ chính là những "người hùng thầm lặng" góp phần làm nên thành công của ngành quảng cáo Việt Nam.
Voice talent Phan Thị Bích Ngọc
Cô Bích Ngọc là một diễn viên lồng tiếng kỳ cựu của Việt Nam. Con đường nghệ thuật của cô bắt đầu từ khá sớm:
Từ 1980 đến 1984: Cô học chuyên ngành diễn viên kịch nói tại Trường Nghệ Thuật Sân Khấu 2. Đây là nền tảng vững chắc cho tài năng của cô sau này.
Từ 1986 đến 1990: Cô hoạt động với vai trò diễn viên kịch nói tại đoàn kịch nổi tiếng Kim Cương.
Năm 1991: Cô bắt đầu lấn sân sang lĩnh vực lồng tiếng và nhanh chóng gia nhập nhóm lồng tiếng của Sài Gòn Phim (chuyên lồng tiếng cho phim TVB Hong Kong).
Phan Thị Bích Ngọc
Đến nay, cô Bích Ngọc vẫn rất bận rộn với công việc lồng tiếng cho nhiều hãng phim, điển hình là hãng Sanyang (Đài Loan) và công ty phim Song Minh (Việt Nam). Đặc biệt, giọng đọc của cô còn rất quen thuộc với khán giả HTV khi cô thường xuyên cộng tác thuyết minh cho đài truyền hình này. Hiện tại, cô cũng là hội viên của Hội Điện ảnh TP.HCM, khẳng định vị trí và đóng góp của mình trong ngành.
Một số bộ phim tiêu biểu:
Ỷ thiên đồ long ký
Anh hùng xạ điêu
Tiếu ngạo giang hồ
Tây du ký
Cung tâm kế
Thần điêu đại hiệp
Voice talent Huyền Chi
Khi nhắc đến những giọng nói gắn liền với ký ức tuổi thơ và những bộ phim đình đám, không thể không kể đến Võ Huyền Chi – hay quen thuộc hơn với cái tên Huyền Chi - Voice Talent. Sinh năm 1984 và hiện đang sống tại TP.HCM, cô là một trong những diễn viên lồng tiếng gạo cội và được yêu mến nhất Việt Nam.
Võ Huyền Chi
Với kinh nghiệm dày dặn, trước khi đầu quân cho ACE MEDIA hiện tại, Huyền Chi từng là gương mặt quen thuộc tại TVM Corp. (trước năm 2015). Điều làm nên tên tuổi của cô không chỉ dừng lại ở việc lồng tiếng đơn thuần cho phim. Huyền Chi còn là người thổi hồn Việt vào lời bài hát cho rất nhiều bộ phim chiếu trên HTV3. Chắc chắn bạn sẽ nhận ra giọng cô qua các vai diễn kinh điển như Kinomoto Sakura trong Cardcaptor Sakura, Mori Ran trong Thám tử lừng danh Conan, hay thậm chí là ca khúc "Doraemon no Uta" phiên bản tiếng Việt mà ai cũng thuộc nằm lòng!
Hãy cùng điểm qua "gia tài" đồ sộ của Huyền Chi, nơi giọng nói của cô đã hóa thân thành vô vàn nhân vật, mang đến cảm xúc chân thực cho khán giả:
Phim Truyền Hình (Lồng Tiếng)
Từ những cô gái cá tính đến những bà mẹ đáng yêu, Huyền Chi đã biến hóa đa dạng:
Bong Yi (Cười lên Dong Hae)
Shin Yoon Bok (Họa sĩ gió)
Go Eun Nim (Ngàn lần yêu em)
Go Eun Chan (Quán cà phê hoàng tử)
Go Mi Nam (Cô nàng đẹp trai)
Shin Ji (Gia đình là số một)
Hae Ri và Hwang Jung Eum (Gia đình là số một (Phần 2))
Hwang Jung Eum, Soo Young, Sun Ja (Ngôi sao khoai tây - Bản lồng tiếng AMC TV)
Dong Goo (Nữ hoàng lớp học)
Wuldo (Hãy cười lên nào)
Go Hye Mi (Bay cao ước mơ)
Lee Mi Joo (Cuộc đời lớn)
Go Eun Sung (Người thừa kế sáng giá)
Eun Sang (Người thừa kế)
Sung Siwon (Lời hồi đáp 1997)
Kim Yang-ah (Dịch vụ gia đình)
Son Yeo-ri / Yoon Seol (Người mẹ không tên)
Phim Hoạt Hình (Lồng Tiếng)
Đây chính là "miền đất hứa" nơi Huyền Chi đã ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng thế hệ khán giả Việt:
Sakura Kinomoto (Thủ lĩnh thẻ bài)
Clone Sakura (Huyền thoại đôi cánh)
Ran Mori (112 tập đầu Thám tử lừng danh Conan)
Dorami (Doraemon, 104 tập đầu trên HTV3)
Mẹ Shizuka (Doraemon 52 tập đầu trên HTV3)
Na Tra (Na Tra truyền kỳ)
A Bố (Tiểu long A Bố)
Bé Tuyết (Cậu bé Tuyết)
Wakkun (Lạc vào ký ức)
Triển Chiêu (Tiểu Bao Thanh Thiên)
ChiHo-ChiSe (Kobato - những viên kẹo hạnh phúc)
Kotaro, bà lão (Mèo máy Kuro)
Phim Điện Ảnh (Lồng Tiếng)
Không chỉ phim bộ, Huyền Chi còn góp giọng trong nhiều bộ phim điện ảnh đình đám:
Doremi trong Doremon
Musashi trong Pokemon
Anastasia (Anastasia nàng công chúa cuối cùng của nước Nga)
Hermione Granger (Harry Potter)
Jewel (Rio)
Erika (Barbie: Công Chúa Bất Đắc Dĩ)
Ngoài ra, Huyền Chi còn thường xuyên lồng tiếng nhạc phim cho cả phim hoạt hình và phim truyền hình. Có thể nói, Huyền Chi không chỉ là một diễn viên lồng tiếng, mà còn là một phần ký ức đẹp của rất nhiều người Việt Nam qua những giọng nói và bài hát cô thể hiện.
Voice Talent Trấn Thành
Khi nhắc đến Trấn Thành, hẳn chúng ta sẽ nghĩ ngay đến một nghệ sĩ đa tài: từ diễn viên hài, điện ảnh cho đến MC "đắt show" nhất nhì Việt Nam. Sinh ra và lớn lên tại TP.HCM, Trấn Thành không chỉ có tài ăn nói lưu loát mà còn sở hữu một biệt tài ít người biết đến: khả năng nhái giọng cực đỉnh!
MC Trấn Thành
Anh có thể "biến hóa" giọng hát, giọng nói của hàng loạt sao Việt đình đám như Lam Trường, Ngọc Sơn, Duy Mạnh, Thanh Lam, Hồng Ngọc, hay các nghệ sĩ kỳ cựu như Việt Anh, Thành Lộc, Việt Hương, Phi Thanh Vân, Minh Nhí, Trung Dân và cả nghệ sĩ Lệ Thủy. Chính nhờ khả năng bắt chước giọng nói "thần sầu" này mà Trấn Thành đã dễ dàng lấn sân sang lĩnh vực lồng tiếng và gặt hái không ít thành công.
Anh đã góp giọng vào nhiều bộ phim hoạt hình Hollywood nổi tiếng, mang đến những vai diễn đầy hài hước và ấn tượng:
Sóc chuột siêu quậy 3
Madagascar 3: Thần tượng châu Âu
Kẻ trộm mặt trăng 2
Turbo: Tay đua siêu tốc
Dù không phải là một voice talent chuyên nghiệp từ đầu, Trấn Thành đã chứng minh được tài năng đặc biệt của mình trong lĩnh vực này, khiến khán giả vô cùng thích thú với những nhân vật anh lồng tiếng.
Kết luận
Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ voice talent là gì và hiểu vì sao nghề này lại hot như vậy. Dù là trong lĩnh vực quảng cáo, phim ảnh, sách nói hay phát thanh, Voice Talent luon phát huy vai trò quan trọng của mình để tạo nên trải nghiệm âm thanh chất lượng, thu hút người nghe nhất. Nếu bạn đang có đam mê với nghề sử dụng giọng nói để kiếm tiền, hãy tham khảo kỹ nội dung bài viết để hiểu rõ hơn về những kỹ năng cần trang bị cho mình nhé.
Xem thêm:
Voice off là gì? Tại sao voice off quan trọng trong quảng cáo
Voice Over và Voice Off là gì? Liệu có phải là một?

Rehearsal trong Event là gì? Thông tin cần biết về Rehearsal trong sự kiện
Bí quyết đằng sau sự thành công của các buổi sự kiện hay chương trình quy mô lớn như hội nghị, concert chính là những buổi rehearsal. Rehearsal được coi như một giai đoạn then chốt, quan trọng trong ngành tổ chức sự kiện, để đảm bảo sự kiện được triển khai một cách có trật tự, thể hiện tính chuyên môn cao và diễn ra một cách suôn sẻ. Vậy rehearsal trong event là gì mà lại quan trọng như vậy? Cùng Unica tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây nhé.
Rehearsal trong Event là gì?
Rehearsal còn gọi là tổng duyệt hoặc diễn tập - là một buổi luyện tập dượt toàn bộ chương trình trước khi sự kiện chính thức diễn ra. Rehearsal bao gồm việc kiểm tra kỹ thuật, diễn tập các tiết mục hay phối hợp giữa các thành viên tham gia. Rehearsal là bước chuẩn bị quan trọng, nó điều chỉnh ngay cả những chi tiết nhỏ nhất nhằm đảm bảo mọi khâu tổ chức thực hiện trơn tru, chính xác và đúng theo kịch bản đã đề ra.
Rehearsal trong Event là gì?
Tùy vào quy mô và tính chất của chương trình, rehearsal có thể diễn ra một hoặc nhiều lần từ tổng duyệt toàn bộ đến các buổi tập dượt riêng lẻ cho từng phần. Mục tiêu chính của buổi rehearsal là đảm bảo mọi thứ hoạt động ổn định, suôn sẻ và diễn ra chuyên nghiệp nhất trong suốt quãng thời gian sự kiện diễn ra, tránh những sự cố không mong muốn.
Tại sao cần rehearsal trước mỗi sự kiện
Từ khái niệm rehearsal trong event là gì chắc hẳn bạn đã phần nào hiểu được tầm quan trọng của việc này. Không chỉ là buổi tập dượt thông thường, rehearsal đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo một sự kiện diễn ra thành công, chuyên nghiệp và trọn vẹn nhất. Ngoài ra, rehearsal giúp phát hiện vấn đề, tối ưu kế hoạch. Dưới đây là những lý do giải đáp về tầm quan trọng của rehearsal trước mỗi sự kiện cho bạn đọc tham khảo:
Đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng
Buổi tổng duyệt là cơ hội để các bên liên quan như: ban tổ chức, nghệ sĩ, diễn giả, MC,... gặp mặt và làm quen với nhau. Nhờ đó, mọi người hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của mình. Rehearsal giúp tăng khả năng phối hợp nhịp nhàng và giao tiếp hiệu quả giữa các bộ phận có liên quan, đảm bảo các vấn đề được cải thiện rõ rệt, giúp sự kiện vận hành mượt mà và đúng tiến độ.
Phát hiện và khắc phục sự cố kỹ thuật
Rehearsal giúp ban tổ chức nhận diện sớm các sai sót trong quá trình chuẩn bị từ lỗi kỹ thuật, sai lệch về thời gian đến những chi tiết vận hành chưa hợp lý. Việc phát hiện và khắc phục lỗi trước ngày diễn ra sự kiện sẽ giảm thiểu rủi ro, tránh được những tình huống ngoài ý muốn. Đồng thời tiết kiệm đáng kể chi phí, công sức xử lý sự cố sau này.
Thử nghiệm kịch bản chương trình
Thông qua rehearsal, ban tổ chức có thể kiểm tra hiệu quả thực tế của toàn bộ kế hoạch, bao gồm: thời lượng chương trình, tính liền mạch của nội dung, sự phân bổ nhân sự, trang thiết bị,… Đây là thời điểm quan trọng để rà soát lại toàn bộ kịch bản chương trình và đưa ra những điều chỉnh kịp thời, đảm bảo sự kiện đạt được chất lượng tốt nhất.
Rehearsal giúp ban tổ chức thử nghiệm kịch bản chương trình
Đảm bảo sự tự tin cho diễn giả và nghệ sĩ
Rehearsal không chỉ là buổi chạy thử kịch bản để xem có khớp thời gian hay không, mà còn là lúc để diễn giả, nghệ sĩ, MC,… luyện tập phần trình bày và lấy lại tinh thần trước “giờ G”. Đồng thời, đội ngũ nhân viên tổ chức cũng được thực hành quy trình cụ thể, giúp họ tự tin hơn khi xử lý các tình huống phát sinh trong sự kiện thật. Tất cả những điều này giúp nâng cao sự tự tin cũng như chuẩn bị sẵn sàng tinh thần cho buổi sự kiện diễn ra chính thức.
Đảm bảo an toàn
Ngoài những lợi ích quan trọng đã chia sẻ ở trên, rehearsal còn đóng vai trò then chốt trong việc kiểm tra toàn bộ hệ thống âm thanh, ánh sáng, thiết bị điện, lối thoát hiểm,… và các phương án ứng phó khẩn cấp. Việc tập dượt trước không chỉ giúp ekip nhận diện rủi ro tiềm ẩn mà còn kiểm tra mức độ sẵn sàng của đội ngũ khi có tình huống bất ngờ xảy ra. Điều này nhằm đảm bảo mọi sự kiện diễn ra một cách an toàn, chuyên nghiệp và kiểm soát tốt nhất.
Các hạng mục cần rehearsal trước khi sự kiện diễn ra
Như đã đề cập, rehearsal không chỉ giúp đảm bảo sự kiện diễn ra suôn sẻ mà còn góp phần nâng cao tính chuyên nghiệp và an toàn tổng thể. Để rehearsal đạt hiệu quả tối đa, ban tổ chức cần xác định rõ những hạng mục quan trọng cần được kiểm tra và diễn tập kỹ lưỡng. Dưới đây là một số những hạng mục quan trọng cần rehearsal trước khi sự kiện diễn ra.
Nhân sự
Rehearsal nhân sự là bước cần thiết để đảm bảo tất cả thành viên trong ekip tổ chức đều nắm rõ vai trò, nhiệm vụ của mình. Từ đó có sự phối hợp ăn ý trong suốt quá trình vận hành sự kiện:
MC và diễn giả: Tập dượt bài phát biểu, cách di chuyển trên sân khấu, tương tác với khán giả và các điểm chuyển tiếp chương trình.
Nhân viên hậu cần: Đảm bảo biết rõ quy trình sắp xếp, trang trí, bố trí khu vực ăn uống, hỗ trợ thiết bị…
Tình nguyện viên: Được hướng dẫn chi tiết về vị trí làm việc, cách đón tiếp – hướng dẫn khách mời, phân phát tài liệu hoặc hỗ trợ các phần kỹ thuật cơ bản.
Đội ngũ an ninh: Diễn tập các kịch bản khẩn cấp, nắm rõ sơ đồ thoát hiểm, điểm tập kết và phối hợp với lực lượng y tế nếu cần.
Nhân viên kỹ thuật: Làm quen với hệ thống âm thanh, ánh sáng, trình chiếu, đảm bảo phối hợp nhịp nhàng và xử lý nhanh sự cố nếu xảy ra.
Rehearsal đặc biệt quan trọng với những sự kiện quy mô lớn có sự tham gia của nhiều người như: hội thảo, hội nghị,...
Nhân sự - hạng mục quan trọng cần rehearsal trước khi sự kiện diễn ra
Kiểm tra âm thanh và ánh sáng
Trong bất kỳ sự kiện nào, âm thanh và ánh sáng đều đóng vai trò cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của người tham dự. Rehearsal là thời điểm lý tưởng để ban tổ chức kiểm tra lại toàn bộ hệ thống âm thanh + ánh sáng nhằm đảm bảo nó hoạt động ổn định, đúng kịch bản và không xảy ra sự cố ngoài ý muốn.
Âm thanh: Cần kiểm tra kỹ tất cả các thiết bị như: micro, loa, bộ khuếch đại, mixer,… đảm bảo chất lượng âm thanh rõ ràng, không bị nhiễu hoặc chênh lệch âm lượng. Đặc biệt, rehearsal giúp xác định và điều chỉnh vị trí đặt thiết bị, hướng loa phù hợp giúp tránh hiện tượng dội âm hay âm thanh phân bố không đồng đều trong không gian sự kiện.
Ánh sáng: Điều chỉnh cường độ, màu sắc và hiệu ứng ánh sáng theo từng phần của chương trình. Việc rehearsal giúp ban tổ chức kiểm tra khả năng chuyển cảnh ánh sáng, đồng bộ ánh sáng với tiết mục., tránh ánh sáng quá gắt gây khó chịu, hay đèn bị tắt bất ngờ làm gián đoạn chương trình.
Thực hiện kịch bản chương trình
Rehearsal kịch bản chương trình là bước chạy thử toàn bộ nội dung sự kiện theo đúng thứ tự đã lên kế hoạch, nhằm đảm bảo mọi hoạt động diễn ra trôi chảy, đúng giờ và ăn khớp với nhau. Dưới đây là các phần cần được diễn tập chi tiết:
Phần mở đầu: Lời chào mừng, giới thiệu đại biểu, khách mời và thực hiện đầy đủ các nghi thức khai mạc,... đảm bảo phần mở đầu chỉn chu, trang trọng.
Chuyển tiếp giữa các phần: MC và các diễn giả cần rehearsal cách dẫn dắt, chuyển mạch nội dung giữa các phần sao cho liền mạch, mượt mà, tránh tình trạng lúng túng hoặc bỏ sót nội dung.
Phần chính của chương trình: Diễn tập kỹ các bài phát biểu, hoạt động tương tác, phần thuyết trình hoặc tọa đàm, đảm bảo nội dung được truyền tải trọn vẹn và đúng trọng tâm.
Thời lượng từng phần: Kiểm tra thời gian thực hiện mỗi phần, từ đó điều chỉnh hợp lý để đảm bảo tổng thể chương trình không bị kéo dài quá mức hoặc thiếu hụt thời gian.
Phần kết thúc: Thực hành lời cảm ơn, chia tay khách mời và các nghi thức bế mạc để sự kiện kết thúc trong không khí trang trọng, ấn tượng và đúng quy chuẩn.
Rehearsal kịch bản chương trình là bước chạy thử toàn bộ nội dung sự kiện
Diễn tập các tiết mục biểu diễn trên sân khấu
Nhắc đến hạng mục cần rehearsal trong event là gì, không thể không nhắc đến việc diễn tập các tiết mục văn nghệ. Các tiết mục văn nghệ diễn ra trong sự kiện cần được tập thử để đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các tiết mục, tránh tiết mục này lộn xộn sang tiết mục khác hay tránh việc để khoảng trống sân khấu.
Ngoài ra, việc diễn tập các tiết mục văn nghệ biểu diễn trên sân khấu cũng là thời điểm lý tưởng để nghệ sĩ, diễn viên và toàn bộ ekip làm quen với sân khấu, kiểm tra điều kiện thực tế và đồng bộ với các yếu tố kỹ thuật. Bao gồm:
Âm thanh – ánh sáng: Nghệ sĩ có cơ hội kiểm tra micro, âm nhạc nền, hệ thống ánh sáng đi kèm từng tiết mục để đảm bảo không có sự cố kỹ thuật và hiệu ứng được hiển thị đúng như mong muốn.
Vị trí sân khấu và vũ đạo: Diễn tập giúp nghệ sĩ làm quen với không gian biểu diễn, điều chỉnh vị trí đứng, di chuyển hoặc vũ đạo sao cho phù hợp với bố cục sân khấu thực tế.
Hiệu chỉnh và cải thiện tiết mục: Rehearsal là lúc nghệ sĩ nhận phản hồi từ đạo diễn chương trình hoặc đồng nghiệp để tinh chỉnh giọng hát, biểu cảm, kỹ thuật biểu diễn hoặc phối hợp nhóm, góp phần nâng cao chất lượng trình diễn trong sự kiện chính thức.
Kiểm tra lịch trình và thời gian
Một trong những nội dung trọng yếu của buổi rehearsal chính là kiểm tra lại toàn bộ lịch trình và phân bổ thời gian cho từng phần của sự kiện. Ban tổ chức sẽ tiến hành chạy thử chương trình từ đầu đến cuối theo kịch bản đã định, qua đó đánh giá:
Tính hợp lý của thời gian: Xác định xem mỗi phần đã được bố trí thời lượng phù hợp chưa, có phần nào đang kéo dài quá mức hoặc quá ngắn so với dự kiến.
Duy trì nhịp độ chương trình: Việc diễn tập giúp kiểm soát mạch sự kiện, tránh để xảy ra khoảng trống thời gian không cần thiết hoặc chuyển cảnh bị đứt gãy, gây mất hứng cho người tham dự.
Đảm bảo sự kiện kết thúc đúng giờ: Điều này đặc biệt quan trọng trong các sự kiện có khung thời gian cố định, hoặc có sự tham gia của khách mời quan trọng, giúp thể hiện tính chuyên nghiệp và tổ chức bài bản của chương trình.
Kiểm tra lịch trình và thời gian - Hạng mục trọng yếu của buổi rehearsal
Kiểm tra thiết bị trình chiếu
Trong các sự kiện có sử dụng slide trình bày, video hoặc hình ảnh minh họa, việc rehearsal thiết bị trình chiếu là bước kiểm tra không thể thiếu. Quá trình rehearsal này bao gồm:
Máy chiếu, màn hình LED và các thiết bị hiển thị: Cần được kiểm tra kỹ lưỡng về khả năng kết nối, độ phân giải và vị trí đặt để đảm bảo hình ảnh rõ nét, dễ theo dõi từ mọi góc nhìn.
Nội dung trình chiếu: Các slide, video, hình ảnh minh họa phải được chạy thử để kiểm tra độ tương thích, thời gian chuyển slide, âm thanh đi kèm (nếu có) và tránh lỗi font chữ, cắt xén hình ảnh.
Thiết bị điều khiển: Các công cụ hỗ trợ như: remote điều khiển slide, clicker hoặc máy tính trình chiếu cũng cần rehearsal để đảm bảo thao tác mượt mà, đúng tiến độ với kịch bản chương trình.
Bí quyết thực hiện rehearsal hiệu quả
Việc tập dượt trước khi sự kiện diễn ra là bước then chốt đóng vai trò quan trọng không thể bỏ qua nếu bạn muốn chương trình thành công đúng như mong muốn. Vậy làm cách nào để rehearsal thật sự hiệu quả, không lãng phí thời gian? Unica sẽ chia sẻ với bạn một số bí quyết thiết thực dưới đây:
Lập kế hoạch chi tiết
Trước khi bắt đầu rehearsal, hãy chuẩn bị một kế hoạch cụ thể và chi tiết về thời gian, địa điểm, cũng như phân công rõ vai trò, nhiệm vụ của từng thành viên tham gia để họ biết mình phải làm gì. Một kế hoạch cụ thể và sự phân công nhiệm vụ rõ ràng cho nhân sự giúp quá trình chạy thử diễn ra suôn sẻ, tránh nhầm lẫn và thiếu sót.
Mô phỏng tình huống thực tế
Sau khi đã lập kế hoạch chi tiết thành công, tiếp theo bạn phải làm sao cố gắng tái hiện đầy đủ các tình huống, kịch bản sẽ xảy ra trong ngày sự kiện. Đồng thời hãy sử dụng đầy đủ đạo cụ, âm thanh, ánh sáng giống như thực tế để có cái nhìn chân thực nhất về buổi sự kiện thực sự. Điều này giúp mọi người làm quen với không gian, trang thiết bị và tạo phản xạ tốt hơn khi gặp các tình huống ngoài dự kiến.
Bí quyết thực hiện rehearsal hiệu quả
Tập luyện đến khi hoàn hảo
Quá trình rehearsal cần có thời gian chứ không nên vội vàng, ban tổ chức đừng vội kết thúc rehearsal chỉ sau một lần thử. Hãy lặp lại nhiều lần, liên tục để hoàn thiện từng chi tiết nhỏ, từng lời nói, hành động đến thao tác kỹ thuật nhỏ nhất. Điều này giúp đảm bảo mọi thứ trong buổi sự kiện thực sự vận hành nhịp nhàng, chuyên nghiệp.
Lắng nghe phản hồi và điều chỉnh
Sau mỗi lần tập dượt, hãy dành thời gian thu thập ý kiến phản hồi từ tất cả các thành viên tham gia. Những góp ý chân thành sẽ giúp bạn phát hiện điểm yếu, thiếu sót để điều chỉnh kịp thời, tránh sai sót khi sự kiện chính thức diễn ra. Lắng nghe phản hồi và đánh giá điều chỉnh là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của sự kiện. Vì vậy, cần hết sức chú ý và không được bỏ qua.
Kết luận
Qua bài viết, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ Rehearsal trong Event là gì và tại sao nó lại đóng vai trò thiết yếu trong quá trình tổ chức sự kiện. Không chỉ giúp phát hiện và khắc phục những sai sót tiềm ẩn, rehearsal còn là bước đệm vững chắc để mọi khâu vận hành trơn tru, đúng tiến độ và chuyên nghiệp. Dù là sự kiện lớn hay nhỏ, đừng bỏ qua công đoạn rehearsal nếu bạn muốn tạo ra một chương trình ấn tượng, chỉn chu và thành công trọn vẹn nhất nhé.
Xem thêm: Quy trình tổ chức sự kiện chuyên nghiệp và chi tiết
Ngoại ngữ

8 Cách học tiếng Anh hiệu quả tại nhà với mức chi phí 0 đồng
29/07/2024
3443
Thế giới ngày càng hội nhập và đa dạng, việc xóa bỏ rào cản ngôn ngữ ngày càng được coi trọng trong mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục…. Nếu bạn không tự học tiếng Anh, bạn sẽ bị đào thải và không theo kịp sự phát triển. Nhận ra điều này, UNICA sẽ chia sẻ cho bạn đọc 8 cách học tiếng Anh hiệu quả tại nhà cho người mất gốc mà không tốn kém nhé!
Học tiếng Anh qua phim ảnh
Cách học tiếng Anh hiệu quả tại nhà mà nhiều bạn trẻ, đặc biệt những bạn mất gốc hay lựa chọn đó là xem kết hợp với học tiếng Anh qua phim. Với cách học này, não bạn luôn trong trạng thái thoải mái, không bị áp lực nên kết quả học nhận được cũng hiệu quả hơn.
Bạn có thể học tiếng Anh tại nhà bằng việc xem phim, bất kỳ lúc nào bạn rảnh rỗi thời gian. Bạn có thể xem các bộ phim trên các kênh HBO, FOX movies, AXN, hoặc xem các tin tức trên kênh BBC, CNN.
Cách học tiếng Anh tại nhà hiệu quả nhờ xem phim Mỹ
Với việc bạn xem phim, không những bạn tích lũy được vốn từ vựng kha khá mà còn hình thành phản xạ nghe rất nhanh. Nếu bạn thường xuyên xem các bộ phim tiếng Anh, lâu dần bạn có thể phán đoán nghĩa của từ tùy theo ngữ cảnh trong phim, quen dần với phát âm của người bản địa, học được các từ lóng, các câu thành ngữ tục ngữ, câu rút gọn hay được giao tiếp hằng ngày.
Học ngữ pháp tiếng Anh
Tự học tiếng Anh bằng việc trau dồi các chủ điểm ngữ pháp là một cách học tiếng Anh rất “trâu bò” mà không phải ai cũng làm được.
Có nhiều bạn trẻ phản bác lại phương pháp học này không hiệu quả do chỉ chăm chăm học ngữ pháp tiếng Anh. Tuy nhiên, nếu bạn không biết một tẹo lý thuyết ngữ pháp nào, chắc chắn bạn sẽ không thể đặt câu và trả lời câu hỏi một cách thuần thục được.
Việc học ngữ pháp tiếng Anh sẽ giúp người học tăng tốc độ phản xạ khi giao tiếp, giúp bạn tự tin khi nói chuyện với người nước ngoài, trao đổi công việc một cách nhanh chóng… Bạn không thể học được tiếng Anh nếu bạn chỉ quan tâm đến phát âm mà bỏ qua việc học ngữ pháp.
Ngữ pháp tiếng Anh rất nhiều và đa dạng về chủ đề, để học ngữ pháp hiệu quả nhất, bạn cần chia nhỏ những chủ đề liên quan đến nhau. Ví dụ như:
Khi bạn học chủ đề về từ loại, bạn sẽ cần học các chủ đề nhỏ liên quan như: danh từ, động từ, tính từ, trạng từ…
Thực tế chứng minh rằng, phương pháp học ngữ pháp là một cách học tiếng Anh hiệu quả tại nhà cho người mất gốc. Đó là lý do mà việc nắm trọn hệ thống ngữ pháp tiếng Anh bài bản với Bí mật ngữ pháp tiếng Anh được xem là yếu tố hàng đầu giúp bạn ghi nhớ và áp dụng ngữ pháp trong giao tiếp hay các kỳ thi học thuật một cách hiệu quả nhất.
Chinh phục tiếng anh từ con số 0 bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học giúp người mất gốc hoặc trẻ em từ 4-12 tuổi luyện phát âm, ngữ âm, tăng vốn từ vựng, ngữ pháp ... Đăng ký ngay.
[course_id:3177,theme:course]
[course_id:259,theme:course]
[course_id:236,theme:course]
Tăng vốn từ vựng tiếng Anh của bạn
Khi bạn học từ vựng tiếng Anh, điều tối kỵ nhất là không học nhồi nhét quá nhiều từ mới trong một thời ngắn. Cách học tốt nhất, mỗi ngày bạn chỉ cần học 5 từ vựng nhưng bạn phải học kết hợp với cụm từ vựng đi kèm. Ví dụ: Khi bạn từ vựng “interest” có nghĩa là thú vị, thích thú thì bạn cần học cả cụm từ: be interest in.
Tăng vốn từ vựng tiếng Anh bằng cách học theo các chủ đề liên quan
Khi học từ vựng , bạn cần cam kết với chính bản thân mình rằng sẽ học một cách nhuần nhuyễn, cẩn thận. Với phương pháp học vẹt, hôm nay học 5 từ, ngày mai chỉ nhớ 3 từ và 1 tháng sau không nhớ gì hết thì bạn nên tìm kiếm cách khắc phục ngay lập tức, vì cách học của bạn đang trong tình trạng “nước đổ lá khoai” nhé!
Trong lúc học từ mới, bạn cần hình thành phản xạ nhận dạng các nguyên âm, phụ âm, cách phát âm chuẩn và tập đặt câu với từ đã học.
Học tiếng Anh với người nước ngoài
Cách học tiếng Anh hiệu quả tại nhà mà chúng tôi muốn giới thiệu cho bạn đó là học với người nước ngoài. Nghe cách học này có vẻ rất buồn cười nhưng nếu bạn có thể học được thì trình độ tiếng Anh của bạn sẽ tăng lên một cách không ngờ. Bạn hãy cố gắng tìm cho mình một người bạn nước ngoài thông qua các app, các trò chơi bắt cặp hay “săn Tây” trên đường phố.
Sau khi bạn đã tìm thành công cho mình một người bạn nước ngoài, bạn sẽ có động lực “to đùng” để dốc hết tâm huyết học tiếng Anh, sao cho mình có thể nói chuyện với họ mà không cần google dịch.
Trong quá trình nói chuyện, bạn sẽ học được cách giao tiếp trực tiếp của người nước ngoài, được họ chỉ dạy một cách nhiệt tình.
Với cách học này, nhiều người khá lo sợ và ngại ngùng, tuy nhiên bạn hãy thử đi nhé, nó rất hiệu quả đấy!
Học tiếng Anh hiệu quả với bạn học nước ngoài
Học tiếng Anh online tại nhà
Với cách học tiếng Anh thứ 5 này, hàng triệu người trên thế giới đã học thành công trong một thời gian ngắn chính là tham gia các khóa học luyện nghe tiếng Anh. Ở Việt Nam, hiện có rất nhiều các trung tâm bán khóa học học tiếng Anh hiệu quả. Tuy nhiên, bạn hãy tìm hiểu trước khóa học phù hợp với trình độ của mình trước khi quyết định nhé! Điểm mạnh của cách học này là bạn có thể học bất kỳ thời gian nào, bất kỳ nơi đâu.
Nghe nhạc Tiếng Anh
Nghe nhạc là sở thích của rất nhiều người. Tuy nhiên, để học Tiếng Anh hiệu quả, bạn nên nghe nhạc bằng Tiếng Anh chứ không phải tiếng Việt. Hãy tìm cho mình một bài hát Tiếng Anh mà bạn yêu thích. Điều này giúp tạo hứng thú cho bạn trong suốt suốt quá trình học.
Bạn có thể nghe nhạc mọi lúc, mọi nơi, nghe khi đi dạo, nghe nhạc khi tắm, khi đi xe hơi hoặc giải trí. Những bài hát Tiếng Anh không chỉ giúp bạn trau dồi vốn từ vựng, sử dụng cấu trúc ngữ pháp mà đây còn là phương pháp vừa giải trí, vừa học Tiếng Anh một cách hiệu quả tuyệt vời.
Đọc sách điện tử, báo và tạp chí Tiếng Anh trực tuyến
Trong tất cả các kỹ năng Tiếng Anh thì phần đọc và nghe đóng vai trò quan trọng. Khi kết hợp cả 2 kỹ nnwg này sẽ giúp bạn rèn luyện việc suy nghĩ và giao tiếp Tiếng Anh tốt hơn.
Với những người nói Tiếng Anh không chuyên, họ thường có xu hướng dịch tiếng mẹ đẻ sang Tiếng Anh. Điều này gây ra sự cứng nhắc, mất tự nhiên trong giao tiếp. Thế nhưng, nếu bạn thường xuyên thực hành suy nghĩ bằng Tiếng Anh, bộ nào của bạn sẽ hiểu và nói ngôn ngữ này dễ dàng hơn.
Khi bạn càng đọc nhiều, càng tiếp xúc thường xuyên với các cấu trúc Tiếng Anh, bạn càng tự tin hơn khi sử dụng ngôn ngữ này. Và Internet là một nguồn tài nguyên vô giá. Bên cạnh đó còn có các loại sách điện tử, bài báo và tạp chí Tiếng Anh. Bạn có thể tìm kiếm bất cứ điều gì mà mình muốn bởi bạn sẽ có cơ hội mở rộng thêm vốn từ vựng mới. Đồng thời củng cố lại những từ vựng cũ mà mình đã học.
Viết tất cả những gì bạn nghĩ lên giấy
Hãy đưa tất cả những gì bạn học được bằng Tiếng Anh thông qua kỹ năng viết. Bắt đầu từ những chủ đề đơn giản như sở thích, thói quen, gia đình, người thân. Viết dưới dạng tường thuật, nhật ký sẽ giúp bạn trau dồi khả năng ngữ pháp Tiếng Anh của mình.
Sau khi viết xong, bạn nên dành thời gian để kiểm tra các đoạn văn của mình xem có lỗi nào hay không. Để thực hiện được điều này, bạn có thể sử dụng các chương trình kiểm tra ngữ pháp miễn phí trên Internet để xác định vị trí lỗi và sửa lỗi trong tác phẩm của bạn.
Một trong những phương pháp hiện nay được nhiều bạn trẻ lựa chọn chính là học nhiều ngôn ngữ cùng lúc điều này giúp cho bạn có được tư duy cũng như cách nhớ từ vựng nhanh hơn rất nhiều và tiết kiệm thời gian.
Kết luận
Với 8 Cách học tiếng Anh hiệu quả tại nhà mà UNICA chia sẻ ở trên, hy vọng rằng bạn sẽ tìm được cho mình cách học phù hợp nhất với bản thân và trình độ hiện tại của mình. Sự kiên trì là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trên con đường học ngoại ngữ của bạn. Hãy tin vào chính mình và chúc bạn luôn thành công trong học tập!

Tổng hợp kiến thức từ A-Z về nguyên âm và phụ âm Tiếng Anh
29/07/2024
7834
Đã bao giờ bạn học tiếng Anh mà tự đặt cho bản thân những câu hỏi như: Nguyên âm tiếng Anh là gì? Nguyên âm được phát âm như nào? Sự khác biệt giữa nguyên âm và phụ âm? Nhằm giúp bạn giải đáp những thắc mắc này một cách chính xác nhất, UNICA đã tổng hợp những “thông tin vàng” về phần kiến thức này trong bài viết dưới đây.
Nguyên âm Tiếng Anh là gì?
Nguyên âm là âm những âm được phát ra ngoài cửa miệng bằng dao động thanh quản hoặc là những âm mà khi ta phát ra luồng khí từ thanh quản lên thành môi không bị cản trở.
Khi phát âm nguyên âm tiếng Anh, bạn cần chú ý phải phát âm thật đúng chuẩn. Nếu bạn phát âm sai thì sẽ khiến cuộc giao tiếp trở nên khó khăn hơn, vì người nghe không hiểu bạn đang nói gì hoặc hiểu sai.
Có 5 nguyên âm chính trong tiếng Anh là a, i, u, e, o. Ngoài ra có 2 âm y và w vừa là nguyên âm, vừa là phụ âm.
Eg:
Gym: y là nguyên âm.
You: y là phụ âm.
We: w là phụ âm.
12 nguyên âm được phát âm trong tiếng Anh
Nguyên âm đơn
Nguyên âm đơn trong tiếng Anh bao gồm nguyên âm dài và nguyên âm ngắn. Việc phát âm đúng nguyên âm dài và ngắn rất quan trọng, bởi nếu phát âm sai có thể khiến người nghe hiểu lầm sang một từ mang ý nghĩa khác.
Bảng nguyên âm đơn trong Tiếng Anh
Nguyên âm đôi
Nguyên âm đôi là nguyên âm được cấu tạo từ 2 nguyên đơn.
Nguyên âm đôi trong Tiếng Anh
Phân biệt nguyên âm ngắn, nguyên âm dài
Một từ chỉ có 1 nguyên âm và nguyên âm đó không nằm ở cuối từ thì nguyên âm tiếng Anh đó gọi là nguyên âm ngắn.
Eg:
Bug (u ngắn)
Thin (i ngắn)
Bed (e ngắn)
1 từ chỉ có 1 nguyên âm, nguyên âm đó đứng ở cuối thì nguyên âm đó gọi là nguyên âm dài.
She (e là nguyên âm dài).
Go (o là nguyên âm dài).
2 nguyên âm đứng cạnh nhau thì nguyên âm đầu tiên là nguyên âm dài, nguyên âm còn lại bị câm.
Eg: Rain (A là nguyên âm dài, i là âm câm).
Khi 1 từ được cấu tạo từ 1 nguyên âm và theo sau 2 phụ âm giống nhau thì nguyên âm đó là nguyên âm ngắn.
Eg: Summer (u là nguyên âm ngắn).
Khi 1 từ có 2 nguyên âm giống nhau liên tiếp thì nguyên âm đó là nguyên âm dài.
Eg: Peek (e là nguyên âm dài).
Chữ y tạo nên âm i dài khi nó đứng ở cuối của 1 từ 1 âm tiết.
Eg: Cry
Nếu bạn nắm được 4 nguyên tắc cơ bản này, bạn sẽ tránh được lỗi viết sai từ và học từ vựng một cách hiệu quả hơn.
Thành thạo Nghe, Nói, Đọc, Viết bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học giúp bạn tự tin giao tiếp với người nước ngoài, rèn luyện từ vựng, rèn luyện phản xạ tiếng anh, rèn luyện kỹ năng giao tiếp...Đăng ký ngay.
[course_id:595,theme:course]
[course_id:286,theme:course]
[course_id:3177,theme:course]
Cách phát âm nguyên âm tiếng Anh
Cách phát âm nguyên âm được dựa theo bảng phiên âm tiếng Anh quốc tế IPA. Để có thể phát âm nguyên âm chính xác nhất, bạn hãy áp dụng một số tip đơn giản sau đây
/ ɪ: /: Đọc là i nhưng phát âm dài hơn với i tiếng Việt.
/ i /: Đọc là i, bật hơn thật nhanh.
Cách phát âm nguyên âm /i/ chuẩn nhất
/ ʊ /: Đọc là u, nhưng u ngắn.
/ u /: Đọc là u, nhưng u kéo dài hơi.
/ e /: Phát âm là e, nhưng hơi được đọc ngắn.
/ ə /: Đọc là ơ như tiếng Việt, nhưng đọc nhanh, dứt khoát..
/ ɜ: /: Đọc là ơ, phát âm kéo dài.
/ ɒ /: Đọc là o, miệng hơi khép lại, âm ngắn.
/ ɔ: /: Đọc là o nhưng âm dài hơi, hai môi trên và dưới trong lại khi bật âm.
/ æ /: Đọc là a, nhưng âm a ngắn, miệng khép lại, âm phát ở phần trước lưỡi.
>> Xem thêm: Cách phát âm ed, s, es trong Tiếng Anh chính xác nhất
Tổng quan về phụ âm trong Tiếng Anh
Phụ âm (Consonants) là những âm phát ra làm rung thanh quản, luồng khí từ thanh quản lên môi bị cản trở trong quá trình phát âm. Phụ âm chỉ phát ra thành tiếng trong lời nói chỉ khi phụ âm và nguyên âm kết hợp.
Trong Tiếng Anh có 24 phụ âm: /b/, /p/, /m/, /g/, /f/, /η/, /v/, /s/, /l/, /z/,/ʃ/, /j/, /d/, /k/, /n/, /dʒ/, /t/, /h/, /ð/, /θ/, /r/, /ʒ/, /tʃ/, /w/.
Sự khác nhau giữa nguyên âm và phụ âm
Phụ âm bao gồm 3 loại là âm vô thanh và âm hữu thanh và phụ âm còn lại.
Âm hữu thanh: Là những âm mà khi nói chúng ta sẽ sử dụng dây thanh quản của mình để tạo âm thanh trong cổ. Có nghĩa là âm phát ra mà làm thanh quản rung thì chính là âm hữu thanh.
Các phụ âm hữu thanh: /b/, /d/, /g/, /dʒ/, /v/, /ð/, /z/.
Âm vô thanh: Là những âm ngược với âm hữu thanh, khi phát âm những âm này không làm cổ họng rung, âm được phát ra bằng hơi từ miệng mà không phải từ cổ họng.
Các phụ vô thanh là: /p/, /k/, /f/ , /t/, /s/, /θ/, /ʃ/, /tʃ/
Các phụ âm còn lại: /m/, /η/, /l/, /j/, /n/, /h/, /r/, /w/.
Cách học tốt nguyên âm tiếng Anh
Để học được tốt các nguyên âm cơ bản trong tiếng Anh chỉ có một cách duy nhất là bạn phải thực hành nhận mặt nguyên âm hằng ngày. Với mỗi nguyên âm, bạn nên luyện tập bằng cách trau dồi các tư mới và luyện nói trước gương một cách chuẩn xác.
Bạn có thể học phát âm như một đứa trẻ đang tập nói, sau mỗi âm, bạn nên cố gắng làm theo hướng dẫn và phát âm thật to theo mẫu.
Ban đầu, ai cũng cảm thấy khá bối rối và khó khăn khi học phát âm về nguyên âm.
Một số quy tắc phát âm phụ âm và nguyên âm trong Tiếng Anh
Tùy thuộc vào nguyên âm nào đứng ngay phía sau G, mà cách phát âm của phụ âm này cũng sẽ khác đi.
Eg:
Nếu sau G là các nguyên âm như a, u, o thì G sẽ được phát âm là /g/. Chẳng hạn như: game /ɡeɪm/
G sẽ phát âm là /dʒ/ nếu ngay sau nó là các nguyên âm i, y, e. Chẳng hạn như: giant /ˈdʒaɪ.ənt/
Phụ âm C cũng sẽ có những cách phát âm khác nhau phụ thuộc vào nguyên âm đứng sau nó:
Nếu sau C là các nguyên âm như a,u,o thì nó sẽ được phát âm là /k/. Chẳng hạn như:confident /ˈkɒn.fɪ.dənt/.
Nếu sau C là các nguyên âm i, y, e thì C sẽ được phát âm là /s/. Chẳng hạn như: cedar /ˈsiː.dər/, cyber /saɪ.bər-/.
Bạn không cần phát âm phụ âm R nếu phía trước nó là một nguyên âm yếu /ə/. Chẳng hạn như: interpol /ˈɪn.tə.pɒl/
Phụ âm J được phát âm là /dʒ/ trong các trường hợp và hầu như không có cách đọc khác. Chẳng hạn như: job /dʒɒb/
Cần gấp đôi phụ âm cuối trong trường hợp sau:
Sau 1 nguyên âm ngắn là các phụ âm F, L, S. Ví dụ: well, fell, fill, sniff, call
Từ có 2 âm tiết và các phụ âm B, D, G, M, N, P đứng sau một nguyên âm ngắn. Ví dụ như: connect, giggle, rabbit.
Nếu từ kết thúc với cụm nguyên âm + phụ âm + nguyên âm "e" thì nguyên âm "e" sẽ trở thành âm câm. Còn nguyên âm trước phụ âm là nguyên âm đôi. Ví dụ: site /saɪt/
>> Xem thêm: Mách bạn cách phát âm tiếng Anh sang tiếng Việt chuẩn xác
Cách ghép nguyên âm và phụ âm trong Tiếng Anh
Có 3 cách ghép nguyên âm và phụ âm phổ biến trong Tiếng Anh như sau:
Cách 1: Ghép phụ âm + nguyên âm.
Eg: deep end => /diːpend/
Cách 2: Ghép phụ âm + âm /h/
Eg: This is her sister => /ðɪ sɪ zɜr ˈsɪstər/ thay vì /ðɪs‿ɪz hɜr ˈsɪstər/
Cách 3: Ghép nguyên âm + nguyên âm
Eg: go out => go ‿ out
Kết luận
Như vậy thông qua bài viết trên đây, Unica đã cùng bạn tìm hiểu về nguyên âm trong Tiếng Anh, phụ âm trong Tiếng Anh và một số quy tắc khi phát âm phụ âm, nguyên âm. Chúng tôi hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn học Tiếng Anh hiệu quả hơn.

Cách viết CV xin việc tiếng Anh ấn tượng với nhà tuyển dụng
05/05/2022
476
Với sự hộ nhập và phát triển mạnh mẽ, ngày nay rất nhiều công ty khi tuyển dụng đã khuyến khích, ưu tiên các ứng viên viết CV tiếng Anh. Một bản CV bằng tiếng Anh sẽ được ưu tiên hơn bản CV bằng tiếng Việt thông thường. Hiểu được điều đó, trong bài viết dưới đâu UNICA sẽ chi tiết đến bạn đọc cách viết CV tiếng Anh ấn tượng.
CV tiếng Anh là gì?
CV – từ viết tắt của Curriculum Vitae có nghĩa là sơ yếu lý lịch. Được coi như bản mô tả chi tiết cá nhân với nhà tuyển dụng như tên tuoire, địa chỉ, học vấn, kỹ năng nghề nghiệp...Bản CV này giúp các nhà tuyển dụng có cái nhìn tổng quát và đánh giá phần nào năng lực của bạn. Nếu CV phù hợp họ sẽ mời bạn đến phỏng vấn trực tiếp.
Cách viết CV xin việc tiếng Anh cực ấn tượng
Để tạo nên một CV xin việc bằng tiếng Anh hoàn hảo, mọi người nên tuân thủ một số nguyên tắc dưới đây.
Tránh đặt tiêu đề cho CV
Với CV bằng tiếng Việt, bạn được phép đặt tên tiêu đề CV ở giữa trang và in hoa, tô đậm. Nhưng, với CV tiếng Anh, bạn lưu ý không được phép đặt tiêu đề vì việc đặt tên là “Curriculum Vitae” sẽ gây khó chịu cho người lọc CV . Thay vì đặt tên CV của bạn là “Curriculum Vitae” có nghĩa là sơ yếu lý lịch thì bạn nên thay bằng tên của mình để nhà tuyển dụng biết tên của bạn ngay lập tức.
Không được đặt tên tiêu đề CV là “Curriculum Vitae”
Viết to, in đậm tên mình chính giữa trang giấy
- Bạn nên viết tiêu đề CV chính là tên của mình. Chính vì vậy bạn cần viết tên mình cỡ lớn và in đậm và căn chỉnh chúng sao cho phù hợp để tạo nên ấn tượng cho CV của mình.
Thông tin xác thực
Khi viết CV, thông tin bạn đề cập trong bản giới thiệu phải hoàn toàn xác thực. Việc cung cấp thông tin không đúng có thể làm bạn bị loại, thậm chí CV bị cho vào “sổ đen” của công ty.
Bố cục CV rõ ràng, khoa học, đầy đủ thông tin cần thiết
Trước khi xem nội dung từng mục trong CV là gì, nhà tuyển dụng sẽ bỏ ra 5s để nhìn tổng quát CV của bạn. Nếu như CV của bạn có cấu trúc rõ ràng, khoa học, đầy đủ các thông tin cần thiết thì bạn đã được điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng. Đây là một điều cơ bản, giúp họ phân loại được kỹ năng viết CV của ứng viên nào xuất sắc, ứng viên nào ở mức độ trung bình.
Bố cục cách viết CV xin việc bằng tiếng Anh ấn tượng được coi là hoàn hảo phải đảm bảo ít nhất các mục sau:
- Name/ age/ address: Tên / tuổi/ địa chỉ
- Date of birth: Ngày tháng năm sinh
- Phone number: Số điện thoại
- Email: Hòm thư điện tử
- Professional/career/vocational: Mục tiêu nghề nghiệp/sự nghiệp/học nghề.
- Education: Học vấn bao gồm các trình độ: Đại học, cao đẳng…
- Honors: Danh hiệu/thành tích đạt được.
- Specialized skills: Kỹ năng chuyên môn đã có.
- Work Experience: Kinh nghiệm làm việc.
- Career objective: Mục tiêu nghề nghiệp.
- Interest and achievements: Sở thích và hoạt động ngoại khóa.
Bố cục cần rõ ràng, khoa học
Không được sai ngữ pháp và chính tả
CV xin việc bằng tiếng Anh ấn tượng với nhà tuyển dụng không được phép viết sai ngữ pháp và đặc biệt hạn chế tối đa các lỗi chính tả. Bạn cần chắc chắn bản CV của mình trước khi gửi đi xem nó đã thực sự hoàn hảo hay chưa?
>> 4 cách “nhớ lâu, ngấm nhanh” ngữ pháp tiếng Anh cực hiệu quả
Sử dụng tiếng Anh đơn giản nhưng nổi bật
Khi viết CV, muốn nhà tuyển dụng ấn tượng, bạn cần lưu ý cách sử dụng từ ngữ. Bạn dùng từ ngữ đơn giản, ngắn gọn để nói lên tính cách bản thân thay vì đi kể lể các kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình… Một số tính từ miêu tả tính cách được nhà tuyển dụng đánh giá cao như:
- Aggressive: Táo bạo, quyết đoán.
- Ambitious: Tham vọng.
- Independent: Độc lập.
- Professional: Chuyên nghiệp.
- Reliable: Đáng tin cậy.
- Hard - working: Chăm chỉ, chịu khó.
- Flexible: Linh hoạt.
- Creative: Sáng tạo.
Ngoài ra, khi sử dụng từ ngữ, bạn hạn chế không dùng những câu nói dài, phức tạp, bóng bẩy, hoa mỹ vì CV không phải là một bài văn miêu tả. Đừng làm khó bản thân, hãy dùng từ ngữ ngắn gọn và chân thật để tạo thiện cảm trong mắt nhà tuyển dụng.
Những lưu ý về cách viết CV xin việc tiếng Anh ấn tượng
Viết ngắn gọn, tập trung vào các đề mục
Khi viết CV bằng tiếng Anh, bạn cần hạn chế viết dài dòng, lan man, không tập trung vào mục đích chính.
Tùy từng vị trí bạn ứng tuyển, mà cách viết CV tiếng Anh của bạn khác nhau nhưng đảm bảo bản CV gọn gàng, nhà tuyển dụng tóm gọn được nội dung quan trọng, mang tính điểm nhấn.
Cụ thể:
- Khi bạn ứng tuyển vị trí nhân viên chăm sóc khách hàng, CV bằng tiếng Anh của bạn cần tập trung vào khả năng giao tiếp, kinh nghiệm làm việc.
- Nếu bạn ứng tuyển vào vị trí nhân viên kinh doanh, CV của bạn lại khác. Bạn cần tập trung vào kinh nghiệm bán hàng, khả năng giao tiếp, kỹ năng tin học văn phòng…
Sử dụng font chữ chung
Nhiều bạn viết CV luôn viết một kiểu font chữ riêng cho mình. Tuy nhiên, font chữ Times New Roman là font chữ CV xin việc được nhiều người lựa chọn bởi mức độ an toàn trong mắt nhà tuyển dụng. Ngoài ra, một font chữ được thiết kế dễ đọc trên máy tính mà bạn có thể lưu ý sử dụng là font chữ Cambria, size 12.
Hạn chế viết CV dài 2 trang
Bạn cần lưu ý khi viết CV xin việc bằng tiếng Anh đó là hạn chế viết sang trang thứ 2, điều này là vô cùng quan trọng. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn không cao trong việc tổng hợp kiến thức. CV xin việc không cần quá dài, không lan man kể chuyện.
Viết CV cần ngắn gọn trong 1 trang
Sử dụng động từ Ving
Khi liệt kê những thông tin trong tiếng Anh, việc bạn dùng những động từ phải nhất quán với nhau, các động từ phải được chia đúng thì. Tuy nhiên, cách viết CV xin việc tiếng Anh ấn tượng trở nên sang trọng hơn khi sử dụng động từ dưới dạng Ving. Với cách viết như vậy, nhà tuyển dụng vừa nắm bắt nhanh và hiểu được ý bạn trình bày.
Mục tiêu nghề nghiệp
- Trong CV, nhiều ứng viên bỏ qua mục tiêu nghề nghiệp không điền thông tin. Tuy nhiên, CV ấn tượng, độc đáo là CV dùng được từ ngữ mô tả dự định trong tương lai, cũng như hướng phát triển sự nghiệp của ứng viên với công ty tuyển dụng.
- Đây là một đoạn văn ngắn chỉ dài từ 2 đến 3 dòng nhưng bạn phải trình bày đầy đủ nội dung, thể hiện được lý do làm việc tại công ty và hướng phát triển cho công ty sau này. Để mục tiêu nghề nghiệp trở nên độc đáo, mới lạ so với những ứng viên khác, bạn cần am hiểu sâu sắc và nắm bắt được thông tin về vị trí, công việc và công ty ứng tuyển.
Không sử dụng ngôn từ sáo rỗng
- Trong quá trình diễn đạt văn viết trong CV tiếng Anh bạn nên tránh các trường hợp như:
Đừng viết:“Having an excellent presentation skill (Sở hữu kỹ năng thuyết trình rất tuyệt vời)
Mà hãy viết: Presenting at many cinemas with groups of 50 to 500 people. ( Khả năng thuyết trình hội thảo từ 50 – 500 người)
- Bạn không quá quá chỉn chu và tô vẽ những kỹ năng tiếng Anh mà bản thân bạn có, bạn có thể làm tốt khi tham gia phỏng vấn trực tiếp.
UNICA hy vọng với những thông tin cơ bản về cách viết CV xin việc tiếng Anh ấn tượng mà chúng tôi chia sẻ, bạn sẽ “knock out” được những đối thủ cạnh tranh và “hạ gục” được những nhà tuyển dụng khó tính.
Chúc bạn thành công!
>> Cách xử lý những câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh “đỉnh” nhất
>> Tuyệt chiêu phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh “hạ gục” nhà tuyển dụng

29/07/2024
3443
Thế giới ngày càng hội nhập và đa dạng, việc xóa bỏ rào cản ngôn ngữ ngày càng được coi trọng trong mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục…. Nếu bạn không tự học tiếng Anh, bạn sẽ bị đào thải và không theo kịp sự phát triển. Nhận ra điều này, UNICA sẽ chia sẻ cho bạn đọc 8 cách học tiếng Anh hiệu quả tại nhà cho người mất gốc mà không tốn kém nhé!
Học tiếng Anh qua phim ảnh
Cách học tiếng Anh hiệu quả tại nhà mà nhiều bạn trẻ, đặc biệt những bạn mất gốc hay lựa chọn đó là xem kết hợp với học tiếng Anh qua phim. Với cách học này, não bạn luôn trong trạng thái thoải mái, không bị áp lực nên kết quả học nhận được cũng hiệu quả hơn.
Bạn có thể học tiếng Anh tại nhà bằng việc xem phim, bất kỳ lúc nào bạn rảnh rỗi thời gian. Bạn có thể xem các bộ phim trên các kênh HBO, FOX movies, AXN, hoặc xem các tin tức trên kênh BBC, CNN.
Cách học tiếng Anh tại nhà hiệu quả nhờ xem phim Mỹ
Với việc bạn xem phim, không những bạn tích lũy được vốn từ vựng kha khá mà còn hình thành phản xạ nghe rất nhanh. Nếu bạn thường xuyên xem các bộ phim tiếng Anh, lâu dần bạn có thể phán đoán nghĩa của từ tùy theo ngữ cảnh trong phim, quen dần với phát âm của người bản địa, học được các từ lóng, các câu thành ngữ tục ngữ, câu rút gọn hay được giao tiếp hằng ngày.
Học ngữ pháp tiếng Anh
Tự học tiếng Anh bằng việc trau dồi các chủ điểm ngữ pháp là một cách học tiếng Anh rất “trâu bò” mà không phải ai cũng làm được.
Có nhiều bạn trẻ phản bác lại phương pháp học này không hiệu quả do chỉ chăm chăm học ngữ pháp tiếng Anh. Tuy nhiên, nếu bạn không biết một tẹo lý thuyết ngữ pháp nào, chắc chắn bạn sẽ không thể đặt câu và trả lời câu hỏi một cách thuần thục được.
Việc học ngữ pháp tiếng Anh sẽ giúp người học tăng tốc độ phản xạ khi giao tiếp, giúp bạn tự tin khi nói chuyện với người nước ngoài, trao đổi công việc một cách nhanh chóng… Bạn không thể học được tiếng Anh nếu bạn chỉ quan tâm đến phát âm mà bỏ qua việc học ngữ pháp.
Ngữ pháp tiếng Anh rất nhiều và đa dạng về chủ đề, để học ngữ pháp hiệu quả nhất, bạn cần chia nhỏ những chủ đề liên quan đến nhau. Ví dụ như:
Khi bạn học chủ đề về từ loại, bạn sẽ cần học các chủ đề nhỏ liên quan như: danh từ, động từ, tính từ, trạng từ…
Thực tế chứng minh rằng, phương pháp học ngữ pháp là một cách học tiếng Anh hiệu quả tại nhà cho người mất gốc. Đó là lý do mà việc nắm trọn hệ thống ngữ pháp tiếng Anh bài bản với Bí mật ngữ pháp tiếng Anh được xem là yếu tố hàng đầu giúp bạn ghi nhớ và áp dụng ngữ pháp trong giao tiếp hay các kỳ thi học thuật một cách hiệu quả nhất.
Chinh phục tiếng anh từ con số 0 bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học giúp người mất gốc hoặc trẻ em từ 4-12 tuổi luyện phát âm, ngữ âm, tăng vốn từ vựng, ngữ pháp ... Đăng ký ngay.
[course_id:3177,theme:course]
[course_id:259,theme:course]
[course_id:236,theme:course]
Tăng vốn từ vựng tiếng Anh của bạn
Khi bạn học từ vựng tiếng Anh, điều tối kỵ nhất là không học nhồi nhét quá nhiều từ mới trong một thời ngắn. Cách học tốt nhất, mỗi ngày bạn chỉ cần học 5 từ vựng nhưng bạn phải học kết hợp với cụm từ vựng đi kèm. Ví dụ: Khi bạn từ vựng “interest” có nghĩa là thú vị, thích thú thì bạn cần học cả cụm từ: be interest in.
Tăng vốn từ vựng tiếng Anh bằng cách học theo các chủ đề liên quan
Khi học từ vựng , bạn cần cam kết với chính bản thân mình rằng sẽ học một cách nhuần nhuyễn, cẩn thận. Với phương pháp học vẹt, hôm nay học 5 từ, ngày mai chỉ nhớ 3 từ và 1 tháng sau không nhớ gì hết thì bạn nên tìm kiếm cách khắc phục ngay lập tức, vì cách học của bạn đang trong tình trạng “nước đổ lá khoai” nhé!
Trong lúc học từ mới, bạn cần hình thành phản xạ nhận dạng các nguyên âm, phụ âm, cách phát âm chuẩn và tập đặt câu với từ đã học.
Học tiếng Anh với người nước ngoài
Cách học tiếng Anh hiệu quả tại nhà mà chúng tôi muốn giới thiệu cho bạn đó là học với người nước ngoài. Nghe cách học này có vẻ rất buồn cười nhưng nếu bạn có thể học được thì trình độ tiếng Anh của bạn sẽ tăng lên một cách không ngờ. Bạn hãy cố gắng tìm cho mình một người bạn nước ngoài thông qua các app, các trò chơi bắt cặp hay “săn Tây” trên đường phố.
Sau khi bạn đã tìm thành công cho mình một người bạn nước ngoài, bạn sẽ có động lực “to đùng” để dốc hết tâm huyết học tiếng Anh, sao cho mình có thể nói chuyện với họ mà không cần google dịch.
Trong quá trình nói chuyện, bạn sẽ học được cách giao tiếp trực tiếp của người nước ngoài, được họ chỉ dạy một cách nhiệt tình.
Với cách học này, nhiều người khá lo sợ và ngại ngùng, tuy nhiên bạn hãy thử đi nhé, nó rất hiệu quả đấy!
Học tiếng Anh hiệu quả với bạn học nước ngoài
Học tiếng Anh online tại nhà
Với cách học tiếng Anh thứ 5 này, hàng triệu người trên thế giới đã học thành công trong một thời gian ngắn chính là tham gia các khóa học luyện nghe tiếng Anh. Ở Việt Nam, hiện có rất nhiều các trung tâm bán khóa học học tiếng Anh hiệu quả. Tuy nhiên, bạn hãy tìm hiểu trước khóa học phù hợp với trình độ của mình trước khi quyết định nhé! Điểm mạnh của cách học này là bạn có thể học bất kỳ thời gian nào, bất kỳ nơi đâu.
Nghe nhạc Tiếng Anh
Nghe nhạc là sở thích của rất nhiều người. Tuy nhiên, để học Tiếng Anh hiệu quả, bạn nên nghe nhạc bằng Tiếng Anh chứ không phải tiếng Việt. Hãy tìm cho mình một bài hát Tiếng Anh mà bạn yêu thích. Điều này giúp tạo hứng thú cho bạn trong suốt suốt quá trình học.
Bạn có thể nghe nhạc mọi lúc, mọi nơi, nghe khi đi dạo, nghe nhạc khi tắm, khi đi xe hơi hoặc giải trí. Những bài hát Tiếng Anh không chỉ giúp bạn trau dồi vốn từ vựng, sử dụng cấu trúc ngữ pháp mà đây còn là phương pháp vừa giải trí, vừa học Tiếng Anh một cách hiệu quả tuyệt vời.
Đọc sách điện tử, báo và tạp chí Tiếng Anh trực tuyến
Trong tất cả các kỹ năng Tiếng Anh thì phần đọc và nghe đóng vai trò quan trọng. Khi kết hợp cả 2 kỹ nnwg này sẽ giúp bạn rèn luyện việc suy nghĩ và giao tiếp Tiếng Anh tốt hơn.
Với những người nói Tiếng Anh không chuyên, họ thường có xu hướng dịch tiếng mẹ đẻ sang Tiếng Anh. Điều này gây ra sự cứng nhắc, mất tự nhiên trong giao tiếp. Thế nhưng, nếu bạn thường xuyên thực hành suy nghĩ bằng Tiếng Anh, bộ nào của bạn sẽ hiểu và nói ngôn ngữ này dễ dàng hơn.
Khi bạn càng đọc nhiều, càng tiếp xúc thường xuyên với các cấu trúc Tiếng Anh, bạn càng tự tin hơn khi sử dụng ngôn ngữ này. Và Internet là một nguồn tài nguyên vô giá. Bên cạnh đó còn có các loại sách điện tử, bài báo và tạp chí Tiếng Anh. Bạn có thể tìm kiếm bất cứ điều gì mà mình muốn bởi bạn sẽ có cơ hội mở rộng thêm vốn từ vựng mới. Đồng thời củng cố lại những từ vựng cũ mà mình đã học.
Viết tất cả những gì bạn nghĩ lên giấy
Hãy đưa tất cả những gì bạn học được bằng Tiếng Anh thông qua kỹ năng viết. Bắt đầu từ những chủ đề đơn giản như sở thích, thói quen, gia đình, người thân. Viết dưới dạng tường thuật, nhật ký sẽ giúp bạn trau dồi khả năng ngữ pháp Tiếng Anh của mình.
Sau khi viết xong, bạn nên dành thời gian để kiểm tra các đoạn văn của mình xem có lỗi nào hay không. Để thực hiện được điều này, bạn có thể sử dụng các chương trình kiểm tra ngữ pháp miễn phí trên Internet để xác định vị trí lỗi và sửa lỗi trong tác phẩm của bạn.
Một trong những phương pháp hiện nay được nhiều bạn trẻ lựa chọn chính là học nhiều ngôn ngữ cùng lúc điều này giúp cho bạn có được tư duy cũng như cách nhớ từ vựng nhanh hơn rất nhiều và tiết kiệm thời gian.
Kết luận
Với 8 Cách học tiếng Anh hiệu quả tại nhà mà UNICA chia sẻ ở trên, hy vọng rằng bạn sẽ tìm được cho mình cách học phù hợp nhất với bản thân và trình độ hiện tại của mình. Sự kiên trì là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trên con đường học ngoại ngữ của bạn. Hãy tin vào chính mình và chúc bạn luôn thành công trong học tập!

Tổng hợp kiến thức từ A-Z về nguyên âm và phụ âm Tiếng Anh
Đã bao giờ bạn học tiếng Anh mà tự đặt cho bản thân những câu hỏi như: Nguyên âm tiếng Anh là gì? Nguyên âm được phát âm như nào? Sự khác biệt giữa nguyên âm và phụ âm? Nhằm giúp bạn giải đáp những thắc mắc này một cách chính xác nhất, UNICA đã tổng hợp những “thông tin vàng” về phần kiến thức này trong bài viết dưới đây.
Nguyên âm Tiếng Anh là gì?
Nguyên âm là âm những âm được phát ra ngoài cửa miệng bằng dao động thanh quản hoặc là những âm mà khi ta phát ra luồng khí từ thanh quản lên thành môi không bị cản trở.
Khi phát âm nguyên âm tiếng Anh, bạn cần chú ý phải phát âm thật đúng chuẩn. Nếu bạn phát âm sai thì sẽ khiến cuộc giao tiếp trở nên khó khăn hơn, vì người nghe không hiểu bạn đang nói gì hoặc hiểu sai.
Có 5 nguyên âm chính trong tiếng Anh là a, i, u, e, o. Ngoài ra có 2 âm y và w vừa là nguyên âm, vừa là phụ âm.
Eg:
Gym: y là nguyên âm.
You: y là phụ âm.
We: w là phụ âm.
12 nguyên âm được phát âm trong tiếng Anh
Nguyên âm đơn
Nguyên âm đơn trong tiếng Anh bao gồm nguyên âm dài và nguyên âm ngắn. Việc phát âm đúng nguyên âm dài và ngắn rất quan trọng, bởi nếu phát âm sai có thể khiến người nghe hiểu lầm sang một từ mang ý nghĩa khác.
Bảng nguyên âm đơn trong Tiếng Anh
Nguyên âm đôi
Nguyên âm đôi là nguyên âm được cấu tạo từ 2 nguyên đơn.
Nguyên âm đôi trong Tiếng Anh
Phân biệt nguyên âm ngắn, nguyên âm dài
Một từ chỉ có 1 nguyên âm và nguyên âm đó không nằm ở cuối từ thì nguyên âm tiếng Anh đó gọi là nguyên âm ngắn.
Eg:
Bug (u ngắn)
Thin (i ngắn)
Bed (e ngắn)
1 từ chỉ có 1 nguyên âm, nguyên âm đó đứng ở cuối thì nguyên âm đó gọi là nguyên âm dài.
She (e là nguyên âm dài).
Go (o là nguyên âm dài).
2 nguyên âm đứng cạnh nhau thì nguyên âm đầu tiên là nguyên âm dài, nguyên âm còn lại bị câm.
Eg: Rain (A là nguyên âm dài, i là âm câm).
Khi 1 từ được cấu tạo từ 1 nguyên âm và theo sau 2 phụ âm giống nhau thì nguyên âm đó là nguyên âm ngắn.
Eg: Summer (u là nguyên âm ngắn).
Khi 1 từ có 2 nguyên âm giống nhau liên tiếp thì nguyên âm đó là nguyên âm dài.
Eg: Peek (e là nguyên âm dài).
Chữ y tạo nên âm i dài khi nó đứng ở cuối của 1 từ 1 âm tiết.
Eg: Cry
Nếu bạn nắm được 4 nguyên tắc cơ bản này, bạn sẽ tránh được lỗi viết sai từ và học từ vựng một cách hiệu quả hơn.
Thành thạo Nghe, Nói, Đọc, Viết bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học giúp bạn tự tin giao tiếp với người nước ngoài, rèn luyện từ vựng, rèn luyện phản xạ tiếng anh, rèn luyện kỹ năng giao tiếp...Đăng ký ngay.
[course_id:595,theme:course]
[course_id:286,theme:course]
[course_id:3177,theme:course]
Cách phát âm nguyên âm tiếng Anh
Cách phát âm nguyên âm được dựa theo bảng phiên âm tiếng Anh quốc tế IPA. Để có thể phát âm nguyên âm chính xác nhất, bạn hãy áp dụng một số tip đơn giản sau đây
/ ɪ: /: Đọc là i nhưng phát âm dài hơn với i tiếng Việt.
/ i /: Đọc là i, bật hơn thật nhanh.
Cách phát âm nguyên âm /i/ chuẩn nhất
/ ʊ /: Đọc là u, nhưng u ngắn.
/ u /: Đọc là u, nhưng u kéo dài hơi.
/ e /: Phát âm là e, nhưng hơi được đọc ngắn.
/ ə /: Đọc là ơ như tiếng Việt, nhưng đọc nhanh, dứt khoát..
/ ɜ: /: Đọc là ơ, phát âm kéo dài.
/ ɒ /: Đọc là o, miệng hơi khép lại, âm ngắn.
/ ɔ: /: Đọc là o nhưng âm dài hơi, hai môi trên và dưới trong lại khi bật âm.
/ æ /: Đọc là a, nhưng âm a ngắn, miệng khép lại, âm phát ở phần trước lưỡi.
>> Xem thêm: Cách phát âm ed, s, es trong Tiếng Anh chính xác nhất
Tổng quan về phụ âm trong Tiếng Anh
Phụ âm (Consonants) là những âm phát ra làm rung thanh quản, luồng khí từ thanh quản lên môi bị cản trở trong quá trình phát âm. Phụ âm chỉ phát ra thành tiếng trong lời nói chỉ khi phụ âm và nguyên âm kết hợp.
Trong Tiếng Anh có 24 phụ âm: /b/, /p/, /m/, /g/, /f/, /η/, /v/, /s/, /l/, /z/,/ʃ/, /j/, /d/, /k/, /n/, /dʒ/, /t/, /h/, /ð/, /θ/, /r/, /ʒ/, /tʃ/, /w/.
Sự khác nhau giữa nguyên âm và phụ âm
Phụ âm bao gồm 3 loại là âm vô thanh và âm hữu thanh và phụ âm còn lại.
Âm hữu thanh: Là những âm mà khi nói chúng ta sẽ sử dụng dây thanh quản của mình để tạo âm thanh trong cổ. Có nghĩa là âm phát ra mà làm thanh quản rung thì chính là âm hữu thanh.
Các phụ âm hữu thanh: /b/, /d/, /g/, /dʒ/, /v/, /ð/, /z/.
Âm vô thanh: Là những âm ngược với âm hữu thanh, khi phát âm những âm này không làm cổ họng rung, âm được phát ra bằng hơi từ miệng mà không phải từ cổ họng.
Các phụ vô thanh là: /p/, /k/, /f/ , /t/, /s/, /θ/, /ʃ/, /tʃ/
Các phụ âm còn lại: /m/, /η/, /l/, /j/, /n/, /h/, /r/, /w/.
Cách học tốt nguyên âm tiếng Anh
Để học được tốt các nguyên âm cơ bản trong tiếng Anh chỉ có một cách duy nhất là bạn phải thực hành nhận mặt nguyên âm hằng ngày. Với mỗi nguyên âm, bạn nên luyện tập bằng cách trau dồi các tư mới và luyện nói trước gương một cách chuẩn xác.
Bạn có thể học phát âm như một đứa trẻ đang tập nói, sau mỗi âm, bạn nên cố gắng làm theo hướng dẫn và phát âm thật to theo mẫu.
Ban đầu, ai cũng cảm thấy khá bối rối và khó khăn khi học phát âm về nguyên âm.
Một số quy tắc phát âm phụ âm và nguyên âm trong Tiếng Anh
Tùy thuộc vào nguyên âm nào đứng ngay phía sau G, mà cách phát âm của phụ âm này cũng sẽ khác đi.
Eg:
Nếu sau G là các nguyên âm như a, u, o thì G sẽ được phát âm là /g/. Chẳng hạn như: game /ɡeɪm/
G sẽ phát âm là /dʒ/ nếu ngay sau nó là các nguyên âm i, y, e. Chẳng hạn như: giant /ˈdʒaɪ.ənt/
Phụ âm C cũng sẽ có những cách phát âm khác nhau phụ thuộc vào nguyên âm đứng sau nó:
Nếu sau C là các nguyên âm như a,u,o thì nó sẽ được phát âm là /k/. Chẳng hạn như:confident /ˈkɒn.fɪ.dənt/.
Nếu sau C là các nguyên âm i, y, e thì C sẽ được phát âm là /s/. Chẳng hạn như: cedar /ˈsiː.dər/, cyber /saɪ.bər-/.
Bạn không cần phát âm phụ âm R nếu phía trước nó là một nguyên âm yếu /ə/. Chẳng hạn như: interpol /ˈɪn.tə.pɒl/
Phụ âm J được phát âm là /dʒ/ trong các trường hợp và hầu như không có cách đọc khác. Chẳng hạn như: job /dʒɒb/
Cần gấp đôi phụ âm cuối trong trường hợp sau:
Sau 1 nguyên âm ngắn là các phụ âm F, L, S. Ví dụ: well, fell, fill, sniff, call
Từ có 2 âm tiết và các phụ âm B, D, G, M, N, P đứng sau một nguyên âm ngắn. Ví dụ như: connect, giggle, rabbit.
Nếu từ kết thúc với cụm nguyên âm + phụ âm + nguyên âm "e" thì nguyên âm "e" sẽ trở thành âm câm. Còn nguyên âm trước phụ âm là nguyên âm đôi. Ví dụ: site /saɪt/
>> Xem thêm: Mách bạn cách phát âm tiếng Anh sang tiếng Việt chuẩn xác
Cách ghép nguyên âm và phụ âm trong Tiếng Anh
Có 3 cách ghép nguyên âm và phụ âm phổ biến trong Tiếng Anh như sau:
Cách 1: Ghép phụ âm + nguyên âm.
Eg: deep end => /diːpend/
Cách 2: Ghép phụ âm + âm /h/
Eg: This is her sister => /ðɪ sɪ zɜr ˈsɪstər/ thay vì /ðɪs‿ɪz hɜr ˈsɪstər/
Cách 3: Ghép nguyên âm + nguyên âm
Eg: go out => go ‿ out
Kết luận
Như vậy thông qua bài viết trên đây, Unica đã cùng bạn tìm hiểu về nguyên âm trong Tiếng Anh, phụ âm trong Tiếng Anh và một số quy tắc khi phát âm phụ âm, nguyên âm. Chúng tôi hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn học Tiếng Anh hiệu quả hơn.

Cách viết CV xin việc tiếng Anh ấn tượng với nhà tuyển dụng
Với sự hộ nhập và phát triển mạnh mẽ, ngày nay rất nhiều công ty khi tuyển dụng đã khuyến khích, ưu tiên các ứng viên viết CV tiếng Anh. Một bản CV bằng tiếng Anh sẽ được ưu tiên hơn bản CV bằng tiếng Việt thông thường. Hiểu được điều đó, trong bài viết dưới đâu UNICA sẽ chi tiết đến bạn đọc cách viết CV tiếng Anh ấn tượng.
CV tiếng Anh là gì?
CV – từ viết tắt của Curriculum Vitae có nghĩa là sơ yếu lý lịch. Được coi như bản mô tả chi tiết cá nhân với nhà tuyển dụng như tên tuoire, địa chỉ, học vấn, kỹ năng nghề nghiệp...Bản CV này giúp các nhà tuyển dụng có cái nhìn tổng quát và đánh giá phần nào năng lực của bạn. Nếu CV phù hợp họ sẽ mời bạn đến phỏng vấn trực tiếp.
Cách viết CV xin việc tiếng Anh cực ấn tượng
Để tạo nên một CV xin việc bằng tiếng Anh hoàn hảo, mọi người nên tuân thủ một số nguyên tắc dưới đây.
Tránh đặt tiêu đề cho CV
Với CV bằng tiếng Việt, bạn được phép đặt tên tiêu đề CV ở giữa trang và in hoa, tô đậm. Nhưng, với CV tiếng Anh, bạn lưu ý không được phép đặt tiêu đề vì việc đặt tên là “Curriculum Vitae” sẽ gây khó chịu cho người lọc CV . Thay vì đặt tên CV của bạn là “Curriculum Vitae” có nghĩa là sơ yếu lý lịch thì bạn nên thay bằng tên của mình để nhà tuyển dụng biết tên của bạn ngay lập tức.
Không được đặt tên tiêu đề CV là “Curriculum Vitae”
Viết to, in đậm tên mình chính giữa trang giấy
- Bạn nên viết tiêu đề CV chính là tên của mình. Chính vì vậy bạn cần viết tên mình cỡ lớn và in đậm và căn chỉnh chúng sao cho phù hợp để tạo nên ấn tượng cho CV của mình.
Thông tin xác thực
Khi viết CV, thông tin bạn đề cập trong bản giới thiệu phải hoàn toàn xác thực. Việc cung cấp thông tin không đúng có thể làm bạn bị loại, thậm chí CV bị cho vào “sổ đen” của công ty.
Bố cục CV rõ ràng, khoa học, đầy đủ thông tin cần thiết
Trước khi xem nội dung từng mục trong CV là gì, nhà tuyển dụng sẽ bỏ ra 5s để nhìn tổng quát CV của bạn. Nếu như CV của bạn có cấu trúc rõ ràng, khoa học, đầy đủ các thông tin cần thiết thì bạn đã được điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng. Đây là một điều cơ bản, giúp họ phân loại được kỹ năng viết CV của ứng viên nào xuất sắc, ứng viên nào ở mức độ trung bình.
Bố cục cách viết CV xin việc bằng tiếng Anh ấn tượng được coi là hoàn hảo phải đảm bảo ít nhất các mục sau:
- Name/ age/ address: Tên / tuổi/ địa chỉ
- Date of birth: Ngày tháng năm sinh
- Phone number: Số điện thoại
- Email: Hòm thư điện tử
- Professional/career/vocational: Mục tiêu nghề nghiệp/sự nghiệp/học nghề.
- Education: Học vấn bao gồm các trình độ: Đại học, cao đẳng…
- Honors: Danh hiệu/thành tích đạt được.
- Specialized skills: Kỹ năng chuyên môn đã có.
- Work Experience: Kinh nghiệm làm việc.
- Career objective: Mục tiêu nghề nghiệp.
- Interest and achievements: Sở thích và hoạt động ngoại khóa.
Bố cục cần rõ ràng, khoa học
Không được sai ngữ pháp và chính tả
CV xin việc bằng tiếng Anh ấn tượng với nhà tuyển dụng không được phép viết sai ngữ pháp và đặc biệt hạn chế tối đa các lỗi chính tả. Bạn cần chắc chắn bản CV của mình trước khi gửi đi xem nó đã thực sự hoàn hảo hay chưa?
>> 4 cách “nhớ lâu, ngấm nhanh” ngữ pháp tiếng Anh cực hiệu quả
Sử dụng tiếng Anh đơn giản nhưng nổi bật
Khi viết CV, muốn nhà tuyển dụng ấn tượng, bạn cần lưu ý cách sử dụng từ ngữ. Bạn dùng từ ngữ đơn giản, ngắn gọn để nói lên tính cách bản thân thay vì đi kể lể các kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình… Một số tính từ miêu tả tính cách được nhà tuyển dụng đánh giá cao như:
- Aggressive: Táo bạo, quyết đoán.
- Ambitious: Tham vọng.
- Independent: Độc lập.
- Professional: Chuyên nghiệp.
- Reliable: Đáng tin cậy.
- Hard - working: Chăm chỉ, chịu khó.
- Flexible: Linh hoạt.
- Creative: Sáng tạo.
Ngoài ra, khi sử dụng từ ngữ, bạn hạn chế không dùng những câu nói dài, phức tạp, bóng bẩy, hoa mỹ vì CV không phải là một bài văn miêu tả. Đừng làm khó bản thân, hãy dùng từ ngữ ngắn gọn và chân thật để tạo thiện cảm trong mắt nhà tuyển dụng.
Những lưu ý về cách viết CV xin việc tiếng Anh ấn tượng
Viết ngắn gọn, tập trung vào các đề mục
Khi viết CV bằng tiếng Anh, bạn cần hạn chế viết dài dòng, lan man, không tập trung vào mục đích chính.
Tùy từng vị trí bạn ứng tuyển, mà cách viết CV tiếng Anh của bạn khác nhau nhưng đảm bảo bản CV gọn gàng, nhà tuyển dụng tóm gọn được nội dung quan trọng, mang tính điểm nhấn.
Cụ thể:
- Khi bạn ứng tuyển vị trí nhân viên chăm sóc khách hàng, CV bằng tiếng Anh của bạn cần tập trung vào khả năng giao tiếp, kinh nghiệm làm việc.
- Nếu bạn ứng tuyển vào vị trí nhân viên kinh doanh, CV của bạn lại khác. Bạn cần tập trung vào kinh nghiệm bán hàng, khả năng giao tiếp, kỹ năng tin học văn phòng…
Sử dụng font chữ chung
Nhiều bạn viết CV luôn viết một kiểu font chữ riêng cho mình. Tuy nhiên, font chữ Times New Roman là font chữ CV xin việc được nhiều người lựa chọn bởi mức độ an toàn trong mắt nhà tuyển dụng. Ngoài ra, một font chữ được thiết kế dễ đọc trên máy tính mà bạn có thể lưu ý sử dụng là font chữ Cambria, size 12.
Hạn chế viết CV dài 2 trang
Bạn cần lưu ý khi viết CV xin việc bằng tiếng Anh đó là hạn chế viết sang trang thứ 2, điều này là vô cùng quan trọng. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn không cao trong việc tổng hợp kiến thức. CV xin việc không cần quá dài, không lan man kể chuyện.
Viết CV cần ngắn gọn trong 1 trang
Sử dụng động từ Ving
Khi liệt kê những thông tin trong tiếng Anh, việc bạn dùng những động từ phải nhất quán với nhau, các động từ phải được chia đúng thì. Tuy nhiên, cách viết CV xin việc tiếng Anh ấn tượng trở nên sang trọng hơn khi sử dụng động từ dưới dạng Ving. Với cách viết như vậy, nhà tuyển dụng vừa nắm bắt nhanh và hiểu được ý bạn trình bày.
Mục tiêu nghề nghiệp
- Trong CV, nhiều ứng viên bỏ qua mục tiêu nghề nghiệp không điền thông tin. Tuy nhiên, CV ấn tượng, độc đáo là CV dùng được từ ngữ mô tả dự định trong tương lai, cũng như hướng phát triển sự nghiệp của ứng viên với công ty tuyển dụng.
- Đây là một đoạn văn ngắn chỉ dài từ 2 đến 3 dòng nhưng bạn phải trình bày đầy đủ nội dung, thể hiện được lý do làm việc tại công ty và hướng phát triển cho công ty sau này. Để mục tiêu nghề nghiệp trở nên độc đáo, mới lạ so với những ứng viên khác, bạn cần am hiểu sâu sắc và nắm bắt được thông tin về vị trí, công việc và công ty ứng tuyển.
Không sử dụng ngôn từ sáo rỗng
- Trong quá trình diễn đạt văn viết trong CV tiếng Anh bạn nên tránh các trường hợp như:
Đừng viết:“Having an excellent presentation skill (Sở hữu kỹ năng thuyết trình rất tuyệt vời)
Mà hãy viết: Presenting at many cinemas with groups of 50 to 500 people. ( Khả năng thuyết trình hội thảo từ 50 – 500 người)
- Bạn không quá quá chỉn chu và tô vẽ những kỹ năng tiếng Anh mà bản thân bạn có, bạn có thể làm tốt khi tham gia phỏng vấn trực tiếp.
UNICA hy vọng với những thông tin cơ bản về cách viết CV xin việc tiếng Anh ấn tượng mà chúng tôi chia sẻ, bạn sẽ “knock out” được những đối thủ cạnh tranh và “hạ gục” được những nhà tuyển dụng khó tính.
Chúc bạn thành công!
>> Cách xử lý những câu hỏi phỏng vấn tiếng Anh “đỉnh” nhất
>> Tuyệt chiêu phỏng vấn xin việc bằng tiếng Anh “hạ gục” nhà tuyển dụng
Xem thêm bài viết
Tin học văn phòng

3 Cách chỉnh bảng trong Word đều nhau nhanh nhất
02/02/2023
118
Khi nội dung trong bảng Word quá dài thì bạn phải nắm được cách chỉnh bảng trong Word đều nhau để nhìn chúng trông đẹp mắt, chuyên nghiệp hơn. Vậy cách thực hiện như thế nào? Mời bạn đọc tìm hiểu các nội dung chi tiết thông qua bài viết.
1. Cách chỉnh bảng trong Word đều nhau bằng Distribute Columns/Rows Evenly
Bước 1: Căn chỉnh các cột đều nhau
- Bạn bôi đen toàn bộ bảng Word bằng cách nhấn vào ký hiệu [+] ở góc trên bên trái.
Chỉnh bảng trong Word đều nhau - Hình 1
- Nhấn chuột phải -> chọn vào Distribute Columns Evenly.
Chỉnh bảng trong Word đều nhau - Hình 2
Bước 2: Căn chỉnh các hàng đều nhau
- Bôi đen toàn bộ bảng bằng cách nhấn vào [+] ở góc bên trên bên trái.
- Nhấn chuột phải -> chọn vào Distribute Rows Evenly.
Chỉnh bảng trong Word đều nhau - Hình 3
Kết quả sau khi hoàn thành như sau:
Chỉnh bảng trong Word đều nhau - Hình 3
2. Điều chỉnh cột và hàng vừa với nội dung trong Word
- Bước 1: Bôi đen toàn bộ bảng bằng cách nhấn vào [+] ở bên trên bên trái.
- Bước 2: Nhấn chuột phải -> chọn AutoFit -> chọn AutoFit to Contents để căn cột và hàng vừa với nội dung.
Điều chỉnh cột và hàng trong Word - Hình 4
3. Cách chỉnh bảng trong Word đều nhau theo cách thủ công
- Bước 1: Vào View -> chọn Rule.
Điều chỉnh bảng theo cách thủ công - Hình 5
- Bước 2: Chọn bảng sau đó dùng chuột để kéo dãn các cột theo kích thước.
Tiếp tục kéo dãn các hàng cho đều nhau là hoàn thành.
Điều chỉnh bảng theo cách thủ công - Hình 6
4. Tổng kết
Thông qua nội dung bài viết trên, Unica đã cùng bạn tìm hiểu về cách chỉnh bảng trong Word đều nhau từ những thao tác vô cùng đơn giản.
Ngoài những kiến thức trên, bạn đọc có thể tham khảo các khóa học Word Online từ cơ bản đến nâng cao trên Unica để nâng cao kỹ năng Word cho mình.
Cảm ơn và chúc các bạn thành công!

Cách bật/tắt tính năng Protected view trong Excel
02/02/2023
126
Protected view trong excel là gì và chúng được sử dụng như thế nào? Mời bạn đọc tìm hiểu các nội dung chi tiết thông qua bài viết.
1. Tính năng Protected View là gì?
Protected View là tính năng quen thuộc trong các phần mềm Microsoft, có tác dụng ngăn chặn các mã độc, Virus khi mở các tài liệu không có nguồn xác định. Với tính năng này, người dùng chỉ có thể đọc mà không thể chỉnh sửa trực tiếp. Nếu muốn thực hiện thao tác chỉnh sửa, bạn phải nhấn vào nút Enable Editing.
2. Cách bật/tắt tính năng Protected View trong Excel
- Bước 1: Mở phần mềm Excel -> chọn File -> chọn Options.
Bật/tắt tính năng Protected View trong Excel - Hình 1
- Bước 2: Trong giao diện cửa sổ Excel Options -> chọn Trust Center.
Bật/tắt tính năng Protected View trong Excel - Hình 2
- Bước 3: Chọn Trust Center Settings.
Bật/tắt tính năng Protected View trong Excel - Hình 3
- Bước 4: Chọn Protected View.
Bật/tắt tính năng Protected View trong Excel - Hình 4
- Bước 5: Bạn tích chọn vào 3 ô như hình để bật tính năng Protected View.
Bật/tắt tính năng Protected View trong Excel - Hình 5
Nếu bạn muốn tắt tính năng Protected View, bạn chỉ cần bỏ chọn hết 3 ô là được.
Bật/tắt tính năng Protected View trong Excel - Hình 6
- Bước 6: Nhấn Ok để hoàn tất thao tác.
Bật/tắt tính năng Protected View trong Excel - Hình 7
3. Cách bật/tắt tính năng Protected View trong Microsoft PowerPoint
- Bước 1: Mở phần mềm Powerpoint -> chọn File -> chọn Options.
Bật/tắt tính năng Protected View trong PowerPoint - Hình 1
- Bước 2: Trong giao diện cửa sổ Excel Options -> chọn Trust Center.
Bật/tắt tính năng Protected View trong PowerPoint - Hình 2
- Bước 3: Chọn Trust Center Settings.
Bật/tắt tính năng Protected View trong PowerPoint - Hình 3
- Bước 4: Chọn Protected View.
Bật/tắt tính năng Protected View trong PowerPoint - Hình 4
- Bước 5: Bạn tích chọn vào 3 ô như hình để bật tính năng Protected View.
Bật/tắt tính năng Protected View trong PowerPoint - Hình 5
Nếu bạn muốn tắt tính năng Protected View, bạn chỉ cần bỏ chọn hết 3 ô là được.
Bật/tắt tính năng Protected View trong PowerPoint - Hình 6
- Bước 6: Nhấn Ok để hoàn tất thao tác.
Bật/tắt tính năng Protected View trong PowerPoint - Hình 7
4. Cách bật/tắt tính năng Protected View trong Microsoft Word
- Bước 1: Mở phần mềm Microsoft Word -> chọn File -> chọn Options.
Bật/tắt tính năng Protected View trong Microsoft Word - Hình 1
- Bước 2: Trong giao diện cửa sổ Excel Options -> chọn Trust Center.
Bật/tắt tính năng Protected View trong Microsoft Word - Hình 2
- Bước 3: Chọn Trust Center Settings.
Bật/tắt tính năng Protected View trong Microsoft Word - Hình 3
- Bước 4: Chọn Protected View.
Bật/tắt tính năng Protected View trong Microsoft Word - Hình 4
- Bước 5: Bạn tích chọn vào 3 ô như hình để bật tính năng Protected View.
Bật/tắt tính năng Protected View trong Microsoft Word - Hình 5
Nếu bạn muốn tắt tính năng Protected View, bạn chỉ cần bỏ chọn hết 3 ô là được.
Bật/tắt tính năng Protected View trong Microsoft Word - Hình 6
- Bước 6: Nhấn Ok để hoàn tất thao tác.
Bật/tắt tính năng Protected View trong Microsoft Word - Hình 7
5. Tổng kết
Thông qua nội dung bài viết trên, Unica đã cùng bạn tìm hiểu về tính năng Protected View trong Excel, Word, Powerpoint. Nếu bạn muốn học Excel cơ bản thì nhất định không nên bỏ lỡ những kiến thức này. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các khóa học Excel Online trên Unica để nâng cao kỹ năng cho mình.
Cảm ơn và chúc các bạn thành công!

Biểu đồ Pareto là gì? Cách vẽ và phân tích chính xác trên Excel
02/02/2023
115
Các bạn đã biết về biểu đồ Pareto là gì chưa? Để giúp các bạn có thể nắm được chính xác cách tạo biểu đồ Pareto đơn giản và nhanh chóng để áp dụng trong công việc đạt hiệu quả thì cùng Unica tìm hiểu kỹ hơn ở bài viết này nhé.
Tổng quan về biểu đồ Pareto
Khái niệm
Biểu đồ Pareto trên Excel được hiểu là một dạng đồ thị hình cột phản ánh dữ liệu độc lập sắp xếp theo thứ tự từ cao đến thấp, một đường dùng để biểu diễn tỷ lệ phần trăm tổng tích lũy từ đó chỉ ra các vấn đề cần được giải quyết trước.
Ý nghĩa
+ Dựa vào biểu đồ pareto các tổ chức và cá nhân sẽ thấy được vấn đề ảnh hưởng từ đó có thể tìm ra cách giải quyết.
+ Dễ dàng quản lý nguồn lực khi đã xác định được vấn đề giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc cho doanh nghiệp.
+ Phân công công việc cụ thể giúp nhân viên tập trung xử lý tốt các vấn đề, không phải lo lắng về hiệu suất công việc không đảm bảo.
Tổng quan về biểu đồ Pareto
Cách vẽ biểu đồ và phân tích Pareto
Cách vẽ biểu đồ Pareto
Bước 1: Xác định cách phân loại và thu thập dữ liệu chính xác.
Phân loại và thu thập các dữ liệu
Bước 2: Sắp xếp theo thứ tự giảm dần.
Nhấn chọn thứ tự giảm dần
Bước 3: Tính tỷ lệ phần trăm (%) mỗi vấn đề.
Lấy số doanh thu của từng sản phẩm chia cho tổng số doanh thu ở trong tháng 5.
Công thức:
=C4/$C$9
Ý nghĩa:
- C4: Doanh thu của sản phẩm "Áo thun" ở trong tháng 5.
- $C$9: Giá trị tổng số doanh thu sẽ được giữ nguyên khi công thức được copy trong các ô còn lại.
Nhập hám để tính tỷ lệ phần trăm
Bước 4: Tính tỷ lệ phần trăm tích lũy cho mỗi vấn đề.
%Tích lũy sản phẩm n = %Tích lũy sản phẩm n-1 + %Sản phẩm n
Trong đó:
%Tích lũy Áo thun=%Áo thun.
% Tích lũy Áo sơ mi= %Tích lũy Áo thun + %Áo sơ mi.
% Tích lũy Quần jeans= %Tích lũy Áo sơ mi + %Quần jeans.
% Tích lũy Quần kaki= %Tích lũy Quần jeans + %Quần kaki.
% Tích lũy Áo khoác= %Tích lũy Quần kaki + %Áo khoác.
Tính tỷ lệ phần trăm tích lũy
Bước 5: Vẽ biểu đồ dạng Pareto
- Quét chọn vào cột Tên sản phẩm, Doanh thu tháng 5 và Tỷ lệ phần trăm tích lũy.
Vẽ biểu đồ Pareto
- Vào mục Insert > Nhấn chọn biểu đồ cột và nhấn nút OK.
Nhấn chọn OK
- Điều chỉnh Tên biểu đồ, chỉ số cho phù hợp.
Tùy chỉnh tên biểu đổ và các chỉ số
Phân tích biểu đồ Pareto
Biểu đồ Pareto được phân tích theo “quy tắc 80/20” nghĩa là 20% nguyên nhân tạo ra 80% kết quả. Thực hiện kẻ một đường thẳng từ 80% chạm đến đường tỷ lệ phần trăm tích lũy, sau đó kẻ thẳng xuống phía bên dưới. Khi đó những công việc bên trái đường thẳng xuống chính là những công việc chiếm 80% kết quả.
Phân tích biểu đồ Pareto
Tổng kết
Vậy là bạn đã nắm được biểu đồ pareto là gì cũng như cách sử dụng chính xác nhất. Đồng thời nếu muốn cải thiện thêm kỹ năng của mình thì đừng bỏ qua khóa học excel của Unica nhé.


Cách bật/tắt tính năng Protected view trong Excel
Protected view trong excel là gì và chúng được sử dụng như thế nào? Mời bạn đọc tìm hiểu các nội dung chi tiết thông qua bài viết.
1. Tính năng Protected View là gì?
Protected View là tính năng quen thuộc trong các phần mềm Microsoft, có tác dụng ngăn chặn các mã độc, Virus khi mở các tài liệu không có nguồn xác định. Với tính năng này, người dùng chỉ có thể đọc mà không thể chỉnh sửa trực tiếp. Nếu muốn thực hiện thao tác chỉnh sửa, bạn phải nhấn vào nút Enable Editing.
2. Cách bật/tắt tính năng Protected View trong Excel
- Bước 1: Mở phần mềm Excel -> chọn File -> chọn Options.
Bật/tắt tính năng Protected View trong Excel - Hình 1
- Bước 2: Trong giao diện cửa sổ Excel Options -> chọn Trust Center.
Bật/tắt tính năng Protected View trong Excel - Hình 2
- Bước 3: Chọn Trust Center Settings.
Bật/tắt tính năng Protected View trong Excel - Hình 3
- Bước 4: Chọn Protected View.
Bật/tắt tính năng Protected View trong Excel - Hình 4
- Bước 5: Bạn tích chọn vào 3 ô như hình để bật tính năng Protected View.
Bật/tắt tính năng Protected View trong Excel - Hình 5
Nếu bạn muốn tắt tính năng Protected View, bạn chỉ cần bỏ chọn hết 3 ô là được.
Bật/tắt tính năng Protected View trong Excel - Hình 6
- Bước 6: Nhấn Ok để hoàn tất thao tác.
Bật/tắt tính năng Protected View trong Excel - Hình 7
3. Cách bật/tắt tính năng Protected View trong Microsoft PowerPoint
- Bước 1: Mở phần mềm Powerpoint -> chọn File -> chọn Options.
Bật/tắt tính năng Protected View trong PowerPoint - Hình 1
- Bước 2: Trong giao diện cửa sổ Excel Options -> chọn Trust Center.
Bật/tắt tính năng Protected View trong PowerPoint - Hình 2
- Bước 3: Chọn Trust Center Settings.
Bật/tắt tính năng Protected View trong PowerPoint - Hình 3
- Bước 4: Chọn Protected View.
Bật/tắt tính năng Protected View trong PowerPoint - Hình 4
- Bước 5: Bạn tích chọn vào 3 ô như hình để bật tính năng Protected View.
Bật/tắt tính năng Protected View trong PowerPoint - Hình 5
Nếu bạn muốn tắt tính năng Protected View, bạn chỉ cần bỏ chọn hết 3 ô là được.
Bật/tắt tính năng Protected View trong PowerPoint - Hình 6
- Bước 6: Nhấn Ok để hoàn tất thao tác.
Bật/tắt tính năng Protected View trong PowerPoint - Hình 7
4. Cách bật/tắt tính năng Protected View trong Microsoft Word
- Bước 1: Mở phần mềm Microsoft Word -> chọn File -> chọn Options.
Bật/tắt tính năng Protected View trong Microsoft Word - Hình 1
- Bước 2: Trong giao diện cửa sổ Excel Options -> chọn Trust Center.
Bật/tắt tính năng Protected View trong Microsoft Word - Hình 2
- Bước 3: Chọn Trust Center Settings.
Bật/tắt tính năng Protected View trong Microsoft Word - Hình 3
- Bước 4: Chọn Protected View.
Bật/tắt tính năng Protected View trong Microsoft Word - Hình 4
- Bước 5: Bạn tích chọn vào 3 ô như hình để bật tính năng Protected View.
Bật/tắt tính năng Protected View trong Microsoft Word - Hình 5
Nếu bạn muốn tắt tính năng Protected View, bạn chỉ cần bỏ chọn hết 3 ô là được.
Bật/tắt tính năng Protected View trong Microsoft Word - Hình 6
- Bước 6: Nhấn Ok để hoàn tất thao tác.
Bật/tắt tính năng Protected View trong Microsoft Word - Hình 7
5. Tổng kết
Thông qua nội dung bài viết trên, Unica đã cùng bạn tìm hiểu về tính năng Protected View trong Excel, Word, Powerpoint. Nếu bạn muốn học Excel cơ bản thì nhất định không nên bỏ lỡ những kiến thức này. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các khóa học Excel Online trên Unica để nâng cao kỹ năng cho mình.
Cảm ơn và chúc các bạn thành công!

Biểu đồ Pareto là gì? Cách vẽ và phân tích chính xác trên Excel
Các bạn đã biết về biểu đồ Pareto là gì chưa? Để giúp các bạn có thể nắm được chính xác cách tạo biểu đồ Pareto đơn giản và nhanh chóng để áp dụng trong công việc đạt hiệu quả thì cùng Unica tìm hiểu kỹ hơn ở bài viết này nhé.
Tổng quan về biểu đồ Pareto
Khái niệm
Biểu đồ Pareto trên Excel được hiểu là một dạng đồ thị hình cột phản ánh dữ liệu độc lập sắp xếp theo thứ tự từ cao đến thấp, một đường dùng để biểu diễn tỷ lệ phần trăm tổng tích lũy từ đó chỉ ra các vấn đề cần được giải quyết trước.
Ý nghĩa
+ Dựa vào biểu đồ pareto các tổ chức và cá nhân sẽ thấy được vấn đề ảnh hưởng từ đó có thể tìm ra cách giải quyết.
+ Dễ dàng quản lý nguồn lực khi đã xác định được vấn đề giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc cho doanh nghiệp.
+ Phân công công việc cụ thể giúp nhân viên tập trung xử lý tốt các vấn đề, không phải lo lắng về hiệu suất công việc không đảm bảo.
Tổng quan về biểu đồ Pareto
Cách vẽ biểu đồ và phân tích Pareto
Cách vẽ biểu đồ Pareto
Bước 1: Xác định cách phân loại và thu thập dữ liệu chính xác.
Phân loại và thu thập các dữ liệu
Bước 2: Sắp xếp theo thứ tự giảm dần.
Nhấn chọn thứ tự giảm dần
Bước 3: Tính tỷ lệ phần trăm (%) mỗi vấn đề.
Lấy số doanh thu của từng sản phẩm chia cho tổng số doanh thu ở trong tháng 5.
Công thức:
=C4/$C$9
Ý nghĩa:
- C4: Doanh thu của sản phẩm "Áo thun" ở trong tháng 5.
- $C$9: Giá trị tổng số doanh thu sẽ được giữ nguyên khi công thức được copy trong các ô còn lại.
Nhập hám để tính tỷ lệ phần trăm
Bước 4: Tính tỷ lệ phần trăm tích lũy cho mỗi vấn đề.
%Tích lũy sản phẩm n = %Tích lũy sản phẩm n-1 + %Sản phẩm n
Trong đó:
%Tích lũy Áo thun=%Áo thun.
% Tích lũy Áo sơ mi= %Tích lũy Áo thun + %Áo sơ mi.
% Tích lũy Quần jeans= %Tích lũy Áo sơ mi + %Quần jeans.
% Tích lũy Quần kaki= %Tích lũy Quần jeans + %Quần kaki.
% Tích lũy Áo khoác= %Tích lũy Quần kaki + %Áo khoác.
Tính tỷ lệ phần trăm tích lũy
Bước 5: Vẽ biểu đồ dạng Pareto
- Quét chọn vào cột Tên sản phẩm, Doanh thu tháng 5 và Tỷ lệ phần trăm tích lũy.
Vẽ biểu đồ Pareto
- Vào mục Insert > Nhấn chọn biểu đồ cột và nhấn nút OK.
Nhấn chọn OK
- Điều chỉnh Tên biểu đồ, chỉ số cho phù hợp.
Tùy chỉnh tên biểu đổ và các chỉ số
Phân tích biểu đồ Pareto
Biểu đồ Pareto được phân tích theo “quy tắc 80/20” nghĩa là 20% nguyên nhân tạo ra 80% kết quả. Thực hiện kẻ một đường thẳng từ 80% chạm đến đường tỷ lệ phần trăm tích lũy, sau đó kẻ thẳng xuống phía bên dưới. Khi đó những công việc bên trái đường thẳng xuống chính là những công việc chiếm 80% kết quả.
Phân tích biểu đồ Pareto
Tổng kết
Vậy là bạn đã nắm được biểu đồ pareto là gì cũng như cách sử dụng chính xác nhất. Đồng thời nếu muốn cải thiện thêm kỹ năng của mình thì đừng bỏ qua khóa học excel của Unica nhé.
Xem thêm bài viết
Tài chính & Kế toán

Chương trình đào tạo Thấu hiểu tài chính cá nhân - Chuyên gia Trần Khánh Tư
Trong xã hội hiện đại, quản lý tài chính trở thành kỹ năng sống còn không thể thiếu. Tuy nhiên, thật tiếc vì hiện nay kỹ năng này chưa được giảng dạy phổ biến trong nhà trường. Đó chính là lý do tại sao năm 2022 vừa qua, rất nhiều người có tiền nhưng đã mất đi nhanh chóng hàng chục tỷ đồng vào những cơ hội đầu tư đầy rủi ro. Thấu hiểu được tầm quan trọng của việc quản lý tài chính trong cuộc sống, Unica đã xây dựng chương trình đào tạo với chủ đề “Thấu hiểu tài chính cá nhân” do chuyên gia cố vấn tài chính Trần Khánh Tư trực tiếp giảng dạy.
Thông tin chương trình đào tạo
Chủ đề: THẤU HIỂU TÀI CHÍNH CÁ NHÂN
Giảng viên: Chuyên gia cố vấn tài chính Trần Khánh Tư
Phó chủ tịch HĐQT phụ trách chiến lược kinh doanh AI Next Global - CEO Unica.vn.
Anh giữ vai trò cố vấn chiến lược kinh doanh, cho các doanh nghiệp bất động sản và các tập đoàn bệnh viện quốc tế lớn ở Việt Nam: UNICA.VN, MSH GROUP, AIVA GROUP, MEGAN HOLDING,...
Nhà huấn luyện, coaching giảng viên, nhà đào tạo
Từng cư trú tại Úc, New Zealand và học tập trải nghiệm hơn 27 Quốc gia như Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Bhutan....
Đặc biệt trong năm 2023, anh đã tự đi đến 7 quốc gia để trải nghiệm học tập và làm việc. Anh bay hơn 80 chuyến bay trong nước và quốc tế. Đi đến làm việc tại 15 tỉnh thành ở Việt Nam.
Cùng giáo sư Ngô Bảo Châu. Đến đất nước Bhutan học tập và phát triển bản thân.
Thời gian: 28/05/2024 vào lúc 19h30 - 22h30
Hình thức tổ chức: Online qua nền tảng Zoom
Thành phần tham gia: Chương trình đào tạo phù hợp với tất cả mọi người, ai cũng có thể tham gia.
Học phí: Miễn phí 100%
[trial-btn-v4[link=https://trankhanhtu.unica.vn/][text=ĐĂNG KÝ NGAY][color=#ffffff][width=300px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]]
Mục đích của chương trình đào tạo
Thứ nhất: Chương trình trang bị cho bạn kiến thức tài chính cá nhân giúp bạn xác định rõ mục tiêu tài chính của mình là gì? Cách để đạt được mục tiêu đó? Nắm được các kiến thức về tài chính sẽ là “chìa khoá” giúp bạn kiếm tiền nhanh hơn.
Thứ hai: Bằng việc phân tích chi tiết 2 nhóm người: kiếm được tiền nhưng không giữ được tiền, học rất nhiều nhưng vẫn loay hoay trong cuộc sống mãi chưa kiếm được tiền. Chương trình giúp bạn thực sự hiểu tư duy về tiền. Cách để thoát khỏi vòng xoáy nô lệ của tiền? Cách để nhân bản tiền gấp nhiều lần?
Thứ ba: Chia sẻ cho bạn 5 quy tắc tài chính có thể áp dụng được ngay để tối ưu hoá thu nhập. Tìm kiếm và chia sẻ các kênh đầu tư thông minh phù hợp với nhu cầu và khả năng của bản thân, tránh mọi rủi ro trong quá trình đầu tư.
Thứ tư: Bên cạnh việc chia sẻ kiến thức về tiền, chuyên gia Trần Khánh Tư còn giúp bạn nâng tầm tri thức tài chính. Cách thấu hiểu định luật cân bằng trong tài chính “kiến thức đến đâu, tiền theo đến đó”.
Thứ năm: Chương trình giúp bạn bảo vệ tài sản, kiểm soát chi tiêu hợp lý, tiết kiệm nhiều hơn, tránh lãng phí tiền bạc vào những việc không cần thiết.
Thứ sáu: Chia sẻ cho bạn về tầm nhìn của giới siêu giàu để thấy diễn biến các giai đoạn của nền kinh tế. Từ đó, giúp bạn biết cách bảo vệ tài sản và gia đình của mình khỏi những rủi ro và khó khăn có thể xảy ra trong tương lai, bằng cách sử dụng các sản phẩm bảo hiểm và quyền lợi thuế.
Nội dung nổi bật của sự kiện
Chương trình đào tạo này có gì khác so với các chương trình về tài chính khác trên thị trường?
Chương trình đào tạo: “Thấu hiểu tài chính cá nhân” của chuyên gia cố vấn tài chính Trần Khánh Tư được thiết kế dành riêng cho bạn. Khoá học phù hợp với số đông mọi người, bao gồm:
Người đi làm văn phòng thông thường, không có kiến thức chuyên môn về tài chính, không có nhiều thời gian.
Người đang làm kinh doanh không có quá nhiều vốn nhưng vẫn muốn có được kiến thức, công cụ và sự tự tin để làm chủ tiền bạc.
Người bình thường muốn bảo vệ tài sản cá nhân, muốn kiểm soát chi tiêu hợp lý và muốn tìm kiếm và lựa chọn các kênh đầu tư phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình.
Chương trình đào tạo tài chính cá nhân này hoàn toàn mang tính ứng dụng, không có lý thuyết suông và khó hiểu, không có chi tiết thừa. Chương trình xác định rõ mục tiêu, hướng dẫn cho bạn các bước cần thực hiện để tự do và thấu hiểu tài chính cá nhân của mình. Toàn bộ kiến thức chia sẻ trong bài viết đều rất thực tế và mang tính khách quan cao để hướng đến mục tiêu cuối cùng là cải thiện chất lượng cuộc sống. Sau buổi đào tạo, bạn được hưởng thụ những niềm vui và ước mơ của mình, cũng như chuẩn bị một cuộc sống nghỉ hưu an nhàn và thoải mái.
Kết luận
Trần Khánh Tư chia sẻ: “Chỉ khi nào anh chị sự thực sự hiểu về tiền thì mới không lo mất tiền. Đồng thời mới có thể tự do, an nhàn, hạnh phúc về tiền bạc, sống tự do và thoải mái về tài chính. Học về tiền bạc chính là gốc của mọi vấn đề, cần học trước khi kiếm tiền”. Với những nội dung chia sẻ trong chương trình đào tạo "Thấu hiểu tài chính cá nhân" này, chúng tôi mong rằng sẽ giúp bạn biết thêm được các kiến thức tài chính cá nhân nói chung và kiến thức, kỹ năng kiếm tiền nói riêng. Từ đó, có mục tiêu kiếm tiền, kiểm soát thu nhập để nâng cao chất lượng cuộc sống được tốt hơn.
Chúc bạn thành công.

Hướng dẫn chi tiết cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả nhất
Quản lý tài chính cá nhân là một trong những việc quan trọng giúp bạn có tiền để sinh hoạt hằng ngày, đầu tư nâng cấp bản thân, tận hưởng cuộc sống,... Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách quản lý tài chính hiệu quả. Tình trạng đầu tháng sài tiền như “bà hoàng”, còn cuối tháng phải đi vay mượn xảy ra ở rất nhiều đối tượng ở đa dạng độ tuổi. Vậy làm thế nào để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả? Mời bạn cùng Unica theo dõi bài viết dưới đây.
Tài chính cá nhân là gì?
Tài chính cá nhân là việc quản lý tài chính của một cá nhân hoặc một gia đình. Việc này bao gồm lập kế hoạch và thực hiện các quyết định liên quan đến thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư và bảo vệ tài sản. Mục tiêu của tài chính cá nhân là đảm bảo rằng các nguồn lực tài chính được sử dụng một cách hiệu quả để đạt được các mục tiêu tài chính ngắn hạn và dài hạn, cũng như đảm bảo sự ổn định tài chính trong tương lai.
Dưới đây là các khía cạnh chính của tài chính cá nhân:
Thu nhập: Đây là số tiền mà một cá nhân hoặc gia đình nhận được từ các nguồn như lương, lợi tức từ đầu tư, tiền cho thuê bất động sản và các nguồn thu nhập khác.
Chi tiêu: Chi tiêu là việc sử dụng tiền để mua sắm hàng hóa và dịch vụ. Quản lý chi tiêu hiệu quả đòi hỏi việc theo dõi và kiểm soát các khoản chi để tránh lãng phí và đảm bảo rằng chi tiêu không vượt quá thu nhập.
Tiết kiệm: Tiết kiệm là phần thu nhập không được tiêu dùng ngay mà được dành lại cho các mục tiêu trong tương lai. Tiết kiệm có thể dùng để dự phòng rủi ro, mua sắm lớn hoặc đầu tư.
Đầu tư: Đầu tư là việc sử dụng tiền tiết kiệm để mua các tài sản như cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản hoặc các công cụ tài chính khác nhằm tạo ra lợi nhuận trong tương lai.
Quản lý nợ: Nợ có thể bao gồm các khoản vay như vay mua nhà, vay mua xe hoặc nợ thẻ tín dụng. Quản lý nợ hiệu quả đòi hỏi việc đảm bảo rằng các khoản vay được sử dụng một cách hợp lý và các khoản trả nợ được thực hiện đúng hạn.
Bảo hiểm và bảo vệ tài sản: Bảo hiểm giúp bảo vệ tài sản và thu nhập trước các rủi ro như bệnh tật, tai nạn hoặc thiệt hại tài sản. Điều này bao gồm bảo hiểm y tế, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm xe hơi và các loại bảo hiểm khác.
Lập kế hoạch tài chính: Lập kế hoạch tài chính bao gồm việc đặt ra các mục tiêu tài chính và xây dựng các chiến lược để đạt được những mục tiêu đó. Kế hoạch tài chính thường bao gồm các yếu tố như kế hoạch tiết kiệm, kế hoạch đầu tư và kế hoạch nghỉ hưu.
Các khía cạnh của tài chính cá nhân
Tài chính cá nhân không chỉ liên quan đến việc quản lý tiền bạc mà còn liên quan đến việc đưa ra các quyết định tài chính thông minh để cải thiện chất lượng cuộc sống và đảm bảo sự an toàn tài chính trong tương lai.
Tại sao phải quản lý tài chính cá nhân?
Quản lý tài chính cá nhân là một việc quan trọng vì nó mang lại nhiều lợi ích thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày và tương lai của mỗi cá nhân hoặc gia đình. Dưới đây là một số lý do chính vì sao cần phải quản lý tài chính cá nhân:
Đảm bảo ổn định tài chính: Quản lý tài chính cá nhân giúp đảm bảo rằng bạn luôn có đủ tiền để chi trả cho các nhu cầu thiết yếu như tiền nhà, thực phẩm, y tế và các chi phí sinh hoạt khác. Điều này giúp tránh rơi vào tình trạng nợ nần hoặc thiếu hụt tài chính.
Đạt được mục tiêu tài chính: Bằng cách lập kế hoạch và quản lý tài chính cá nhân, bạn có thể đặt ra và đạt được các mục tiêu tài chính như mua nhà, mua xe, đi du lịch hoặc đầu tư cho giáo dục của con cái.
Tăng cường tiết kiệm và đầu tư: Quản lý tài chính hiệu quả giúp bạn tối ưu hóa việc tiết kiệm và đầu tư, từ đó gia tăng tài sản và tạo ra thu nhập thụ động. Điều này đóng góp vào việc xây dựng một tương lai tài chính vững chắc và ổn định.
Giảm stress và lo lắng về tiền bạc: Khi tài chính được quản lý tốt, bạn sẽ giảm bớt lo lắng về việc trả nợ, quản lý chi tiêu hàng ngày và có thể dễ dàng đối phó với các tình huống khẩn cấp tài chính.
Lý do cần quản lý tài chính cá nhân
Chuẩn bị cho những tình huống bất ngờ: Cuộc sống có thể đầy rẫy những tình huống không lường trước như bệnh tật, tai nạn hoặc mất việc làm. Quản lý tài chính cá nhân bao gồm việc xây dựng quỹ khẩn cấp để bạn có thể đối phó với những tình huống này một cách tốt nhất.
Quản lý nợ hiệu quả: Quản lý tài chính cá nhân giúp bạn theo dõi và trả nợ đúng hạn, tránh tình trạng nợ chồng chất và lãi suất cao. Điều này giúp bạn duy trì tình trạng tài chính lành mạnh.
Tăng cường kiến thức tài chính: Khi quản lý tài chính cá nhân, bạn sẽ học được nhiều về cách quản lý tiền bạc, đầu tư và các sản phẩm tài chính khác. Kiến thức này rất quý báu và có thể giúp bạn đưa ra các quyết định tài chính thông minh hơn trong tương lai.
Đảm bảo tương lai tài chính: Quản lý tài chính cá nhân bao gồm việc lập kế hoạch nghỉ hưu và đảm bảo rằng bạn có đủ nguồn lực để sống thoải mái khi không còn làm việc nữa.
Quản lý tài chính cá nhân không chỉ giúp bạn kiểm soát tình hình tài chính hiện tại mà còn xây dựng nền tảng vững chắc cho tương lai. Điều này mang lại sự yên tâm và an toàn tài chính cho bạn và gia đình bạn.
3 cách quản lý tài chính cá nhân bạn nên áp dụng
Dưới đây là ba phương pháp quản lý tài chính cá nhân bạn nên áp dụng để quản lý tiền bạc một cách hiệu quả:
Phương pháp quản lý tài chính cá nhân 50/30/20
Phương pháp 50/30/20 là một cách đơn giản và phổ biến để phân chia thu nhập hàng tháng thành ba nhóm chính:
50% cho các nhu cầu thiết yếu: Bao gồm các chi phí cần thiết hàng ngày như tiền thuê nhà, thực phẩm, điện nước, giao thông, bảo hiểm và các chi phí sinh hoạt cơ bản khác.
30% cho các chi tiêu cá nhân: Bao gồm các khoản chi tiêu không thiết yếu nhưng mang lại niềm vui và giải trí, chẳng hạn như đi ăn ngoài, mua sắm, du lịch và các hoạt động giải trí.
20% cho tiết kiệm và trả nợ: Bao gồm tiết kiệm cho tương lai, đầu tư và trả nợ (nếu có). Đây là phần quan trọng để xây dựng quỹ khẩn cấp và đảm bảo sự an toàn tài chính trong tương lai.
50/30/20 là một cách đơn giản và phổ biến để phân chia thu nhập hàng tháng thành ba nhóm chính
Phương pháp quản lý tài chính cá nhân 6 cái lọ
Phương pháp 6 cái lọ (JARS) được sáng lập bởi T. Harv Eker, giúp phân chia thu nhập vào sáu lọ khác nhau để đảm bảo bạn có một sự cân bằng tài chính toàn diện:
Lọ 1 - Nhu cầu thiết yếu (55%): Chi phí hàng ngày cần thiết như thực phẩm, tiền thuê nhà, hóa đơn,...
Lọ 2 - Quỹ tự do tài chính (10%): Đầu tư và tiết kiệm dài hạn nhằm tạo thu nhập thụ động.
Lọ 3 - Giáo dục (10%): Đầu tư vào việc học tập và phát triển bản thân như sách, khóa học, hội thảo,...
Lọ 4 - Tiết kiệm dài hạn (10%): Dành cho các mục tiêu tài chính dài hạn như mua nhà, mua xe hoặc các kế hoạch lớn trong tương lai.
Lọ 5 - Vui chơi giải trí (10%): Chi tiêu cho các hoạt động giải trí và vui chơi để tận hưởng cuộc sống.
Lọ 6 - Từ thiện và quà tặng (5%): Đóng góp cho cộng đồng, từ thiện hoặc tặng quà cho gia đình và bạn bè.
Phương pháp 6 cái lọ (JARS) được sáng lập bởi T. Harv Eker
Phương pháp quản lý tài chính bằng Kakeibo
Kakeibo là một phương pháp quản lý tài chính truyền thống của Nhật Bản, được biết đến như "sổ ghi chép chi tiêu". Phương pháp này tập trung vào việc ghi chép và suy nghĩ về chi tiêu của bạn:
Ghi chép chi tiêu: Ghi lại tất cả các khoản thu và chi hàng ngày một cách chi tiết. Điều này giúp bạn nhận thức rõ hơn về các thói quen chi tiêu của mình.
Phân loại chi tiêu: Chia chi tiêu thành các nhóm như nhu cầu thiết yếu, chi tiêu không cần thiết, đầu tư, và tiết kiệm.
Đặt mục tiêu tài chính: Xác định các mục tiêu tài chính cụ thể cho từng tháng và từng năm, chẳng hạn như tiết kiệm cho kỳ nghỉ hoặc mua sắm lớn.
Đánh giá và điều chỉnh: Hàng tháng, bạn sẽ xem xét lại các ghi chép chi tiêu, đánh giá hiệu quả của việc quản lý tài chính và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu nếu cần thiết.
Kakeibo là một phương pháp quản lý tài chính truyền thống của Nhật Bản
Áp dụng một hoặc kết hợp cả ba phương pháp trên có thể giúp bạn quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả hơn, đảm bảo rằng bạn có thể đạt được các mục tiêu tài chính và duy trì sự ổn định tài chính trong tương lai.
5 Nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả
Năm nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả đó là xác định nguồn ngân sách, hạn chế lạm dụng thẻ tín dụng, dùng tiền nhàn rỗi để đầu tư, giảm nợ và đảm bảo 3 yếu tố là tuân thủ, kiên nhẫn và linh hoạt.
Xác định nguồn ngân sách
Lập ngân sách hàng tháng: Tạo ra một ngân sách chi tiết để biết rõ nguồn thu nhập và các khoản chi tiêu hàng tháng. Điều này giúp bạn kiểm soát tài chính tốt hơn và tránh chi tiêu quá mức.
Theo dõi và điều chỉnh: Thường xuyên theo dõi chi tiêu thực tế so với ngân sách đã lập và điều chỉnh khi cần thiết để đảm bảo rằng bạn luôn đi đúng hướng.
Xác định nguồn ngân sách
Hạn chế lạm dụng thẻ tín dụng
Sử dụng thẻ tín dụng một cách có kiểm soát: Chỉ sử dụng thẻ tín dụng khi cần thiết và đảm bảo rằng bạn có khả năng thanh toán đầy đủ vào cuối tháng để tránh lãi suất cao.
Tránh nợ thẻ tín dụng: Nợ thẻ tín dụng có thể nhanh chóng tăng lên do lãi suất cao, do đó, cố gắng trả hết nợ thẻ tín dụng hàng tháng để tránh tình trạng nợ nần chồng chất.
Dùng tiền nhàn rỗi để đầu tư sinh lời
Đầu tư thông minh: Sử dụng tiền nhàn rỗi để đầu tư vào các kênh đầu tư tiềm năng như cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản hoặc các quỹ đầu tư. Điều này giúp gia tăng giá trị tài sản và tạo ra thu nhập thụ động.
Tìm hiểu kỹ lưỡng: Trước khi đầu tư, hãy nghiên cứu kỹ lưỡng về các kênh đầu tư để hiểu rõ rủi ro và lợi ích, đảm bảo bạn đưa ra các quyết định đầu tư thông minh.
Dùng tiền nhàn rỗi để đầu tư sinh lời
Đảm bảo 3 yếu tố: Tuân thủ, kiên nhẫn và linh hoạt
Tuân thủ: Tuân thủ kế hoạch tài chính đã đề ra, đặc biệt là trong việc tiết kiệm và chi tiêu theo ngân sách. Điều này đòi hỏi sự kỷ luật và cam kết.
Kiên nhẫn: Quản lý tài chính hiệu quả cần thời gian vì vậy hãy kiên nhẫn với kế hoạch của mình. Đầu tư và tiết kiệm đều cần thời gian để mang lại kết quả.
Linh hoạt: Đôi khi, cuộc sống có thể thay đổi và bạn cần điều chỉnh kế hoạch tài chính của mình cho phù hợp. Luôn sẵn sàng điều chỉnh và thích nghi với những thay đổi trong hoàn cảnh cá nhân và thị trường tài chính.
Tuân thủ, kiên nhẫn và linh hoạt khi quản lý tài chính cá nhân
Giảm nợ
Thanh toán nợ đúng hạn: Ưu tiên trả nợ, đặc biệt là các khoản nợ có lãi suất cao như nợ thẻ tín dụng. Điều này giúp giảm bớt gánh nặng tài chính và tránh lãi suất cao.
Tạo kế hoạch trả nợ: Lập kế hoạch cụ thể để trả nợ theo thứ tự ưu tiên, bắt đầu từ các khoản nợ có lãi suất cao nhất. Sử dụng các chiến lược như phương pháp "snowball" (bắt đầu từ khoản nợ nhỏ nhất) hoặc "avalanche" (bắt đầu từ khoản nợ lãi suất cao nhất) để quản lý và giảm nợ hiệu quả.
Muốn quản lý tài chính hiệu quả cần giảm nợ
Áp dụng 5 nguyên tắc này sẽ giúp bạn quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả, đảm bảo sự ổn định tài chính và đạt được các mục tiêu tài chính dài hạn.
4 bí quyết giúp bạn quản lý tài chính cá nhân tốt hơn
Quản lý tài chính cá nhân đối với nhiều người đã không còn xa lạ. Tuy nhiên, làm thế nào để quản lý cho hiệu quả thì bạn có thể tham khảo 4 bí quyết dưới đây:
Liệt kê các mục tiêu tài chính càng chi tiết càng tốt
Xác định mục tiêu ngắn hạn và dài hạn: Đặt ra các mục tiêu tài chính cụ thể cho từng giai đoạn thời gian khác nhau, ví dụ như mua nhà trong 5 năm tới, tiết kiệm cho kỳ nghỉ trong 1 năm tới, hoặc đầu tư để nghỉ hưu trong 20 năm tới.
Định lượng các mục tiêu: Mỗi mục tiêu nên có một con số cụ thể và thời hạn hoàn thành. Ví dụ, thay vì nói "tiết kiệm nhiều tiền hơn", hãy nói "tiết kiệm 200 triệu đồng trong 2 năm".
Ưu tiên các mục tiêu: Xác định thứ tự ưu tiên cho các mục tiêu để biết rõ mục tiêu nào cần đạt được trước và phân bổ nguồn lực phù hợp.
Liệt kê mục tiêu tài chính
Xây dựng kế hoạch quản lý tài chính cá nhân phù hợp
Phân tích tình hình tài chính hiện tại: Đánh giá thu nhập, chi tiêu, nợ và tài sản hiện tại của bạn để có cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính.
Lập ngân sách chi tiêu: Tạo ra một ngân sách chi tiết hàng tháng, xác định rõ các khoản thu nhập và chi tiêu, theo dõi ngân sách này một cách nghiêm ngặt.
Tiết kiệm và đầu tư: Dành ra một phần thu nhập hàng tháng để tiết kiệm và đầu tư. Điều này giúp bạn đạt được các mục tiêu tài chính dài hạn và tạo ra nguồn thu nhập thụ động.
Điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết: Cuộc sống thay đổi và kế hoạch tài chính cũng cần linh hoạt. Điều chỉnh kế hoạch để phản ánh các thay đổi trong cuộc sống hoặc trong thị trường tài chính.
Xây dựng kế hoạch quản lý tài chính cá nhân phù hợp
Không nên có nợ xấu
Quản lý nợ cẩn thận: Chỉ vay nợ khi thật sự cần thiết và đảm bảo rằng bạn có khả năng trả nợ đúng hạn. Tránh lạm dụng các khoản vay tín dụng.
Trả nợ đúng hạn: Đảm bảo rằng bạn luôn trả các khoản nợ đúng hạn để tránh lãi suất cao và phí trễ hạn. Điều này cũng giúp bạn duy trì một lịch sử tín dụng tốt.
Giảm nợ càng sớm càng tốt: Ưu tiên thanh toán các khoản nợ có lãi suất cao trước. Sử dụng các khoản tiền thặng dư hoặc tiền thưởng để trả nợ nhanh chóng hơn.
Tìm lời khuyên từ các chuyên gia
Quản lý tài chính cá nhân là một chủ đề quan trọng và nhận được sự quan tâm của nhiều chuyên gia trên thế giới. Dưới đây là một số lời khuyên quản lý tài chính cá nhân từ các chuyên gia:
Lập ngân sách và tuân thủ:
Dave Ramsey: Dave Ramsey khuyến khích mọi người lập ngân sách chi tiết hàng tháng và tuân thủ nghiêm ngặt để kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm. Ramsey cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tránh nợ và xây dựng quỹ khẩn cấp.
Suze Orman: Suze Orman khuyên nên lập ngân sách và theo dõi chi tiêu hàng ngày để nhận biết rõ ràng về tình hình tài chính của mình.
Lời khuyên của Suze Orman
Tiết kiệm và đầu tư sớm:
Warren Buffett: Ông chủ Berkshire Hathaway khuyên mọi người nên bắt đầu tiết kiệm và đầu tư sớm, đồng thời đầu tư vào những lĩnh vực mà mình hiểu rõ. Buffett cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tái đầu tư lợi nhuận để tăng trưởng tài sản.
Robert Kiyosaki: Tác giả của "Cha Giàu Cha Nghèo" nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đầu tư vào giáo dục tài chính và đầu tư vào tài sản tạo thu nhập thụ động.
Quản lý nợ:
Suze Orman: Orman khuyên mọi người nên trả hết các khoản nợ lãi suất cao trước tiên và sau đó là các khoản nợ khác. Cô cũng khuyến nghị tránh nợ nếu có thể.
Dave Ramsey: Ramsey đề xuất phương pháp "Debt Snowball", trong đó bạn trả hết các khoản nợ từ nhỏ đến lớn để tạo động lực và cảm giác thành công.
Lời khuyên của Dave Ramsey
Quỹ khẩn cấp:
Dave Ramsey: Ramsey khuyến cáo nên có một quỹ khẩn cấp đủ để trang trải chi phí sinh hoạt trong 3-6 tháng. Quỹ này giúp bạn tránh rơi vào cảnh nợ nần khi gặp phải các tình huống không mong muốn.
Suze Orman: Orman cũng đồng tình với việc xây dựng quỹ khẩn cấp và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc có một nguồn tài chính dự phòng.
Đầu tư vào giáo dục tài chính:
Robert Kiyosaki: Kiyosaki khuyên mọi người không ngừng học hỏi và nâng cao kiến thức về tài chính để có thể đưa ra những quyết định đầu tư và quản lý tài sản thông minh hơn.
Tony Robbins: Robbins, trong cuốn sách "Money: Master the Game", khuyến khích mọi người tìm hiểu và học hỏi từ những người đã thành công trong lĩnh vực tài chính.
Lời khuyên của Tony Robbins
Áp dụng những lời khuyên từ các chuyên gia này có thể giúp bạn xây dựng nền tảng tài chính vững chắc và đạt được các mục tiêu tài chính cá nhân một cách hiệu quả.
Nếu bạn đang tìm kiếm một chuyên gia trong lĩnh vực quản lý tài chính cá nhân thì không nên bỏ qua khóa học của giảng viên Trần Khánh Tư. Ông là CEO Unica, Chủ tịch Unica club, với hơn 7 năm kinh nghiệp làm về lĩnh vực tài chính chắc chắn thầy sẽ đưa tới những lời khuyên hữu ích nhất cho bạn. Còn ngần ngại gì nữa mà không đăng ký ngay khóa học “Thấu hiểu tài chính cá nhân” để nhận ưu đãi hấp dẫn.
[trial-btn-v4[link=https://trankhanhtu.unica.vn/][text=ĐĂNG KÝ NGAY][color=#ffffff][width=300px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]]
Công cụ quản lý tài chính cá nhân hiệu quả
Dưới đây là hai công cụ quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, cùng với các lợi ích và cách sử dụng chi tiết:
Sử dụng sổ ghi chép
Lợi ích:
Dễ dàng tùy chỉnh: Bạn có thể tùy chỉnh sổ ghi chép theo cách bạn muốn, thêm các mục tiêu, ghi chú cá nhân và kế hoạch chi tiết.
Tăng cường nhận thức: Việc viết tay các khoản thu chi giúp bạn nhận thức rõ hơn về tình hình tài chính của mình.
Không phụ thuộc vào công nghệ: Không cần thiết bị điện tử hay kết nối internet, sổ ghi chép dễ sử dụng mọi lúc mọi nơi.
Sử dụng sổ ghi chép để quản lý tài chính
Cách sử dụng:
Thiết lập mục tiêu: Đầu tiên, ghi rõ các mục tiêu tài chính ngắn hạn và dài hạn của bạn vào sổ.
Ghi chép thu nhập và chi tiêu: Mỗi ngày hoặc mỗi tuần, ghi lại tất cả các khoản thu nhập và chi tiêu của bạn. Chia chúng thành các danh mục như ăn uống, giải trí, hóa đơn,...
Theo dõi tiến trình: Định kỳ (hàng tuần hoặc hàng tháng), xem lại các ghi chép của bạn để đánh giá tình hình tài chính và xem bạn có đang đi đúng hướng với kế hoạch đã đề ra hay không.
Điều chỉnh khi cần thiết: Dựa trên các ghi chép và đánh giá, điều chỉnh kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm của bạn để đảm bảo bạn đạt được các mục tiêu tài chính.
Tận dụng app quản lý tài chính trên điện thoại
Lợi ích:
Tiện lợi và dễ sử dụng: Các ứng dụng trên điện thoại cho phép bạn theo dõi và quản lý tài chính mọi lúc mọi nơi. Bạn có thể nhập dữ liệu ngay khi phát sinh chi tiêu.
Tự động hóa: Nhiều ứng dụng có thể tự động kết nối với tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, giúp tự động theo dõi và phân loại chi tiêu.
Phân tích và báo cáo: Ứng dụng cung cấp các biểu đồ, báo cáo và phân tích chi tiêu giúp bạn hiểu rõ hơn về thói quen chi tiêu và tình hình tài chính.
Nhắc nhở và thông báo: Các ứng dụng có tính năng nhắc nhở hóa đơn đến hạn, giúp bạn tránh quên thanh toán và tránh phí trễ hạn.
Cách sử dụng:
Chọn ứng dụng phù hợp: Tìm kiếm và chọn một ứng dụng quản lý tài chính phù hợp với nhu cầu của bạn, chẳng hạn như Mint, YNAB (You Need A Budget) hoặc Money Lover.
Thiết lập tài khoản và ngân sách: Sau khi cài đặt ứng dụng, thiết lập tài khoản và ngân sách chi tiêu hàng tháng. Nhập các mục tiêu tài chính và các nguồn thu nhập.
Theo dõi thu nhập và chi tiêu: Nhập thông tin về thu nhập và chi tiêu hàng ngày hoặc kết nối ứng dụng với tài khoản ngân hàng để tự động cập nhật.
Sử dụng tính năng phân tích: Sử dụng các biểu đồ và báo cáo mà ứng dụng cung cấp để phân tích tình hình tài chính, nhận diện các khu vực có thể cắt giảm chi tiêu và tối ưu hóa ngân sách.
Điều chỉnh và lập kế hoạch: Dựa trên các báo cáo và phân tích, điều chỉnh ngân sách và lập kế hoạch tài chính cho các tháng tiếp theo.
Sử dụng app để quản lý tài chính
Cả hai công cụ này đều có thể giúp bạn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả. Việc sử dụng sổ ghi chép hoặc ứng dụng điện thoại phụ thuộc vào sở thích cá nhân và mức độ tiện lợi bạn mong muốn. Kết hợp cả hai phương pháp cũng là một lựa chọn tốt để đảm bảo bạn có một cái nhìn toàn diện và chi tiết về tài chính cá nhân của mình.
Câu hỏi thường gặp
Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về quản lý dòng tiền cá nhân cùng với các giải đáp chi tiết:
Câu 1: Nên quản lý dòng tiền cá nhân ở đâu?
Bạn nên quản lý dòng tiền bằng sổ ghi chép, ứng dụng quản lý tài chính, phần mềm quản lý tài chính hoặc ngân hàng trực tuyến.
Sổ ghi chép: Đây là cách truyền thống và đơn giản để quản lý dòng tiền. Bạn có thể sử dụng một cuốn sổ hoặc một bảng tính trên máy tính để ghi lại các khoản thu nhập và chi tiêu hàng ngày.
Ứng dụng quản lý tài chính: Sử dụng các ứng dụng trên điện thoại như Mint, YNAB (You Need A Budget), Money Lover hoặc PocketGuard. Các ứng dụng này cung cấp nhiều tính năng như tự động theo dõi chi tiêu, phân tích tài chính, và nhắc nhở hóa đơn.
Phần mềm quản lý tài chính: Các phần mềm như Quicken hoặc Microsoft Money cũng là lựa chọn tốt cho việc quản lý tài chính cá nhân với nhiều tính năng phân tích và báo cáo chi tiết.
Ngân hàng trực tuyến: Nhiều ngân hàng cung cấp các công cụ quản lý tài chính trực tuyến, giúp bạn theo dõi tài khoản, thiết lập ngân sách và xem các báo cáo chi tiêu.
Câu 2: Người mới bắt đầu quản lý tài chính cá nhân thì nên chú ý gì?
Xác định mục tiêu tài chính: Đặt ra các mục tiêu tài chính rõ ràng và cụ thể cho ngắn hạn và dài hạn. Điều này giúp bạn có hướng đi rõ ràng trong việc quản lý tài chính.
Lập ngân sách: Tạo ra một ngân sách chi tiết, ghi rõ thu nhập và chi tiêu hàng tháng. Điều này giúp bạn kiểm soát dòng tiền và tránh chi tiêu quá mức.
Theo dõi chi tiêu: Ghi lại tất cả các khoản chi tiêu hàng ngày để có cái nhìn chính xác về tình hình tài chính. Điều này giúp bạn nhận diện các khoản chi không cần thiết và tối ưu hóa chi tiêu.
Giáo dục tài chính: Đọc sách, tham gia các khóa học, hoặc tìm kiếm lời khuyên từ các chuyên gia để nâng cao kiến thức và kỹ năng quản lý tài chính.
Tiết kiệm và đầu tư: Dành một phần thu nhập hàng tháng để tiết kiệm và đầu tư. Điều này giúp bạn xây dựng quỹ dự phòng và gia tăng tài sản theo thời gian.
Câu 3: Những sai lầm thường gặp khi quản lý tài chính cá nhân là gì?
Những sai lầm thường gặp khi quản lý tài chính cá nhân đó là:
Không lập kế hoạch tài chính: Nhiều người không đặt ra các mục tiêu tài chính cụ thể hoặc không lập kế hoạch chi tiêu, dẫn đến tình trạng chi tiêu quá mức và thiếu kiểm soát tài chính.
Thiếu kiên nhẫn và linh hoạt: Quản lý tài chính đòi hỏi sự kiên nhẫn và linh hoạt. Thiếu kiên nhẫn có thể dẫn đến việc bỏ qua kế hoạch tài chính, trong khi thiếu linh hoạt khiến bạn không điều chỉnh kịp thời khi hoàn cảnh thay đổi.
Lạm dụng thẻ tín dụng: Sử dụng thẻ tín dụng không kiểm soát dễ dẫn đến nợ nần và lãi suất cao. Việc không trả nợ đúng hạn cũng làm giảm điểm tín dụng của bạn.
Không tiết kiệm và đầu tư: Không dành một phần thu nhập để tiết kiệm và đầu tư là một sai lầm phổ biến. Điều này làm giảm khả năng xây dựng quỹ dự phòng và tăng trưởng tài sản.
Thiếu quỹ khẩn cấp: Không có quỹ khẩn cấp để đối phó với các tình huống bất ngờ như mất việc làm, bệnh tật hoặc các sự cố khẩn cấp có thể dẫn đến tình trạng tài chính khó khăn.
Không theo dõi chi tiêu: Không ghi lại các khoản chi tiêu hàng ngày khiến bạn không có cái nhìn chính xác về tình hình tài chính, dẫn đến chi tiêu không kiểm soát.
Nhận diện và tránh các sai lầm này sẽ giúp bạn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả hơn và đạt được các mục tiêu tài chính của mình một cách bền vững.
Kết luận
Trên đây là khái niệm, lý do và cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả do Unica tổng hợp. Mong rằng với chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn quản lý tài chính tốt hơn để có thể làm được nhiều việc bản thân mong muốn. Chúc các bạn thành công!


Hướng dẫn chi tiết cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả nhất
Quản lý tài chính cá nhân là một trong những việc quan trọng giúp bạn có tiền để sinh hoạt hằng ngày, đầu tư nâng cấp bản thân, tận hưởng cuộc sống,... Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách quản lý tài chính hiệu quả. Tình trạng đầu tháng sài tiền như “bà hoàng”, còn cuối tháng phải đi vay mượn xảy ra ở rất nhiều đối tượng ở đa dạng độ tuổi. Vậy làm thế nào để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả? Mời bạn cùng Unica theo dõi bài viết dưới đây.
Tài chính cá nhân là gì?
Tài chính cá nhân là việc quản lý tài chính của một cá nhân hoặc một gia đình. Việc này bao gồm lập kế hoạch và thực hiện các quyết định liên quan đến thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư và bảo vệ tài sản. Mục tiêu của tài chính cá nhân là đảm bảo rằng các nguồn lực tài chính được sử dụng một cách hiệu quả để đạt được các mục tiêu tài chính ngắn hạn và dài hạn, cũng như đảm bảo sự ổn định tài chính trong tương lai.
Dưới đây là các khía cạnh chính của tài chính cá nhân:
Thu nhập: Đây là số tiền mà một cá nhân hoặc gia đình nhận được từ các nguồn như lương, lợi tức từ đầu tư, tiền cho thuê bất động sản và các nguồn thu nhập khác.
Chi tiêu: Chi tiêu là việc sử dụng tiền để mua sắm hàng hóa và dịch vụ. Quản lý chi tiêu hiệu quả đòi hỏi việc theo dõi và kiểm soát các khoản chi để tránh lãng phí và đảm bảo rằng chi tiêu không vượt quá thu nhập.
Tiết kiệm: Tiết kiệm là phần thu nhập không được tiêu dùng ngay mà được dành lại cho các mục tiêu trong tương lai. Tiết kiệm có thể dùng để dự phòng rủi ro, mua sắm lớn hoặc đầu tư.
Đầu tư: Đầu tư là việc sử dụng tiền tiết kiệm để mua các tài sản như cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản hoặc các công cụ tài chính khác nhằm tạo ra lợi nhuận trong tương lai.
Quản lý nợ: Nợ có thể bao gồm các khoản vay như vay mua nhà, vay mua xe hoặc nợ thẻ tín dụng. Quản lý nợ hiệu quả đòi hỏi việc đảm bảo rằng các khoản vay được sử dụng một cách hợp lý và các khoản trả nợ được thực hiện đúng hạn.
Bảo hiểm và bảo vệ tài sản: Bảo hiểm giúp bảo vệ tài sản và thu nhập trước các rủi ro như bệnh tật, tai nạn hoặc thiệt hại tài sản. Điều này bao gồm bảo hiểm y tế, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm xe hơi và các loại bảo hiểm khác.
Lập kế hoạch tài chính: Lập kế hoạch tài chính bao gồm việc đặt ra các mục tiêu tài chính và xây dựng các chiến lược để đạt được những mục tiêu đó. Kế hoạch tài chính thường bao gồm các yếu tố như kế hoạch tiết kiệm, kế hoạch đầu tư và kế hoạch nghỉ hưu.
Các khía cạnh của tài chính cá nhân
Tài chính cá nhân không chỉ liên quan đến việc quản lý tiền bạc mà còn liên quan đến việc đưa ra các quyết định tài chính thông minh để cải thiện chất lượng cuộc sống và đảm bảo sự an toàn tài chính trong tương lai.
Tại sao phải quản lý tài chính cá nhân?
Quản lý tài chính cá nhân là một việc quan trọng vì nó mang lại nhiều lợi ích thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày và tương lai của mỗi cá nhân hoặc gia đình. Dưới đây là một số lý do chính vì sao cần phải quản lý tài chính cá nhân:
Đảm bảo ổn định tài chính: Quản lý tài chính cá nhân giúp đảm bảo rằng bạn luôn có đủ tiền để chi trả cho các nhu cầu thiết yếu như tiền nhà, thực phẩm, y tế và các chi phí sinh hoạt khác. Điều này giúp tránh rơi vào tình trạng nợ nần hoặc thiếu hụt tài chính.
Đạt được mục tiêu tài chính: Bằng cách lập kế hoạch và quản lý tài chính cá nhân, bạn có thể đặt ra và đạt được các mục tiêu tài chính như mua nhà, mua xe, đi du lịch hoặc đầu tư cho giáo dục của con cái.
Tăng cường tiết kiệm và đầu tư: Quản lý tài chính hiệu quả giúp bạn tối ưu hóa việc tiết kiệm và đầu tư, từ đó gia tăng tài sản và tạo ra thu nhập thụ động. Điều này đóng góp vào việc xây dựng một tương lai tài chính vững chắc và ổn định.
Giảm stress và lo lắng về tiền bạc: Khi tài chính được quản lý tốt, bạn sẽ giảm bớt lo lắng về việc trả nợ, quản lý chi tiêu hàng ngày và có thể dễ dàng đối phó với các tình huống khẩn cấp tài chính.
Lý do cần quản lý tài chính cá nhân
Chuẩn bị cho những tình huống bất ngờ: Cuộc sống có thể đầy rẫy những tình huống không lường trước như bệnh tật, tai nạn hoặc mất việc làm. Quản lý tài chính cá nhân bao gồm việc xây dựng quỹ khẩn cấp để bạn có thể đối phó với những tình huống này một cách tốt nhất.
Quản lý nợ hiệu quả: Quản lý tài chính cá nhân giúp bạn theo dõi và trả nợ đúng hạn, tránh tình trạng nợ chồng chất và lãi suất cao. Điều này giúp bạn duy trì tình trạng tài chính lành mạnh.
Tăng cường kiến thức tài chính: Khi quản lý tài chính cá nhân, bạn sẽ học được nhiều về cách quản lý tiền bạc, đầu tư và các sản phẩm tài chính khác. Kiến thức này rất quý báu và có thể giúp bạn đưa ra các quyết định tài chính thông minh hơn trong tương lai.
Đảm bảo tương lai tài chính: Quản lý tài chính cá nhân bao gồm việc lập kế hoạch nghỉ hưu và đảm bảo rằng bạn có đủ nguồn lực để sống thoải mái khi không còn làm việc nữa.
Quản lý tài chính cá nhân không chỉ giúp bạn kiểm soát tình hình tài chính hiện tại mà còn xây dựng nền tảng vững chắc cho tương lai. Điều này mang lại sự yên tâm và an toàn tài chính cho bạn và gia đình bạn.
3 cách quản lý tài chính cá nhân bạn nên áp dụng
Dưới đây là ba phương pháp quản lý tài chính cá nhân bạn nên áp dụng để quản lý tiền bạc một cách hiệu quả:
Phương pháp quản lý tài chính cá nhân 50/30/20
Phương pháp 50/30/20 là một cách đơn giản và phổ biến để phân chia thu nhập hàng tháng thành ba nhóm chính:
50% cho các nhu cầu thiết yếu: Bao gồm các chi phí cần thiết hàng ngày như tiền thuê nhà, thực phẩm, điện nước, giao thông, bảo hiểm và các chi phí sinh hoạt cơ bản khác.
30% cho các chi tiêu cá nhân: Bao gồm các khoản chi tiêu không thiết yếu nhưng mang lại niềm vui và giải trí, chẳng hạn như đi ăn ngoài, mua sắm, du lịch và các hoạt động giải trí.
20% cho tiết kiệm và trả nợ: Bao gồm tiết kiệm cho tương lai, đầu tư và trả nợ (nếu có). Đây là phần quan trọng để xây dựng quỹ khẩn cấp và đảm bảo sự an toàn tài chính trong tương lai.
50/30/20 là một cách đơn giản và phổ biến để phân chia thu nhập hàng tháng thành ba nhóm chính
Phương pháp quản lý tài chính cá nhân 6 cái lọ
Phương pháp 6 cái lọ (JARS) được sáng lập bởi T. Harv Eker, giúp phân chia thu nhập vào sáu lọ khác nhau để đảm bảo bạn có một sự cân bằng tài chính toàn diện:
Lọ 1 - Nhu cầu thiết yếu (55%): Chi phí hàng ngày cần thiết như thực phẩm, tiền thuê nhà, hóa đơn,...
Lọ 2 - Quỹ tự do tài chính (10%): Đầu tư và tiết kiệm dài hạn nhằm tạo thu nhập thụ động.
Lọ 3 - Giáo dục (10%): Đầu tư vào việc học tập và phát triển bản thân như sách, khóa học, hội thảo,...
Lọ 4 - Tiết kiệm dài hạn (10%): Dành cho các mục tiêu tài chính dài hạn như mua nhà, mua xe hoặc các kế hoạch lớn trong tương lai.
Lọ 5 - Vui chơi giải trí (10%): Chi tiêu cho các hoạt động giải trí và vui chơi để tận hưởng cuộc sống.
Lọ 6 - Từ thiện và quà tặng (5%): Đóng góp cho cộng đồng, từ thiện hoặc tặng quà cho gia đình và bạn bè.
Phương pháp 6 cái lọ (JARS) được sáng lập bởi T. Harv Eker
Phương pháp quản lý tài chính bằng Kakeibo
Kakeibo là một phương pháp quản lý tài chính truyền thống của Nhật Bản, được biết đến như "sổ ghi chép chi tiêu". Phương pháp này tập trung vào việc ghi chép và suy nghĩ về chi tiêu của bạn:
Ghi chép chi tiêu: Ghi lại tất cả các khoản thu và chi hàng ngày một cách chi tiết. Điều này giúp bạn nhận thức rõ hơn về các thói quen chi tiêu của mình.
Phân loại chi tiêu: Chia chi tiêu thành các nhóm như nhu cầu thiết yếu, chi tiêu không cần thiết, đầu tư, và tiết kiệm.
Đặt mục tiêu tài chính: Xác định các mục tiêu tài chính cụ thể cho từng tháng và từng năm, chẳng hạn như tiết kiệm cho kỳ nghỉ hoặc mua sắm lớn.
Đánh giá và điều chỉnh: Hàng tháng, bạn sẽ xem xét lại các ghi chép chi tiêu, đánh giá hiệu quả của việc quản lý tài chính và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu nếu cần thiết.
Kakeibo là một phương pháp quản lý tài chính truyền thống của Nhật Bản
Áp dụng một hoặc kết hợp cả ba phương pháp trên có thể giúp bạn quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả hơn, đảm bảo rằng bạn có thể đạt được các mục tiêu tài chính và duy trì sự ổn định tài chính trong tương lai.
5 Nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả
Năm nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả đó là xác định nguồn ngân sách, hạn chế lạm dụng thẻ tín dụng, dùng tiền nhàn rỗi để đầu tư, giảm nợ và đảm bảo 3 yếu tố là tuân thủ, kiên nhẫn và linh hoạt.
Xác định nguồn ngân sách
Lập ngân sách hàng tháng: Tạo ra một ngân sách chi tiết để biết rõ nguồn thu nhập và các khoản chi tiêu hàng tháng. Điều này giúp bạn kiểm soát tài chính tốt hơn và tránh chi tiêu quá mức.
Theo dõi và điều chỉnh: Thường xuyên theo dõi chi tiêu thực tế so với ngân sách đã lập và điều chỉnh khi cần thiết để đảm bảo rằng bạn luôn đi đúng hướng.
Xác định nguồn ngân sách
Hạn chế lạm dụng thẻ tín dụng
Sử dụng thẻ tín dụng một cách có kiểm soát: Chỉ sử dụng thẻ tín dụng khi cần thiết và đảm bảo rằng bạn có khả năng thanh toán đầy đủ vào cuối tháng để tránh lãi suất cao.
Tránh nợ thẻ tín dụng: Nợ thẻ tín dụng có thể nhanh chóng tăng lên do lãi suất cao, do đó, cố gắng trả hết nợ thẻ tín dụng hàng tháng để tránh tình trạng nợ nần chồng chất.
Dùng tiền nhàn rỗi để đầu tư sinh lời
Đầu tư thông minh: Sử dụng tiền nhàn rỗi để đầu tư vào các kênh đầu tư tiềm năng như cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản hoặc các quỹ đầu tư. Điều này giúp gia tăng giá trị tài sản và tạo ra thu nhập thụ động.
Tìm hiểu kỹ lưỡng: Trước khi đầu tư, hãy nghiên cứu kỹ lưỡng về các kênh đầu tư để hiểu rõ rủi ro và lợi ích, đảm bảo bạn đưa ra các quyết định đầu tư thông minh.
Dùng tiền nhàn rỗi để đầu tư sinh lời
Đảm bảo 3 yếu tố: Tuân thủ, kiên nhẫn và linh hoạt
Tuân thủ: Tuân thủ kế hoạch tài chính đã đề ra, đặc biệt là trong việc tiết kiệm và chi tiêu theo ngân sách. Điều này đòi hỏi sự kỷ luật và cam kết.
Kiên nhẫn: Quản lý tài chính hiệu quả cần thời gian vì vậy hãy kiên nhẫn với kế hoạch của mình. Đầu tư và tiết kiệm đều cần thời gian để mang lại kết quả.
Linh hoạt: Đôi khi, cuộc sống có thể thay đổi và bạn cần điều chỉnh kế hoạch tài chính của mình cho phù hợp. Luôn sẵn sàng điều chỉnh và thích nghi với những thay đổi trong hoàn cảnh cá nhân và thị trường tài chính.
Tuân thủ, kiên nhẫn và linh hoạt khi quản lý tài chính cá nhân
Giảm nợ
Thanh toán nợ đúng hạn: Ưu tiên trả nợ, đặc biệt là các khoản nợ có lãi suất cao như nợ thẻ tín dụng. Điều này giúp giảm bớt gánh nặng tài chính và tránh lãi suất cao.
Tạo kế hoạch trả nợ: Lập kế hoạch cụ thể để trả nợ theo thứ tự ưu tiên, bắt đầu từ các khoản nợ có lãi suất cao nhất. Sử dụng các chiến lược như phương pháp "snowball" (bắt đầu từ khoản nợ nhỏ nhất) hoặc "avalanche" (bắt đầu từ khoản nợ lãi suất cao nhất) để quản lý và giảm nợ hiệu quả.
Muốn quản lý tài chính hiệu quả cần giảm nợ
Áp dụng 5 nguyên tắc này sẽ giúp bạn quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả, đảm bảo sự ổn định tài chính và đạt được các mục tiêu tài chính dài hạn.
4 bí quyết giúp bạn quản lý tài chính cá nhân tốt hơn
Quản lý tài chính cá nhân đối với nhiều người đã không còn xa lạ. Tuy nhiên, làm thế nào để quản lý cho hiệu quả thì bạn có thể tham khảo 4 bí quyết dưới đây:
Liệt kê các mục tiêu tài chính càng chi tiết càng tốt
Xác định mục tiêu ngắn hạn và dài hạn: Đặt ra các mục tiêu tài chính cụ thể cho từng giai đoạn thời gian khác nhau, ví dụ như mua nhà trong 5 năm tới, tiết kiệm cho kỳ nghỉ trong 1 năm tới, hoặc đầu tư để nghỉ hưu trong 20 năm tới.
Định lượng các mục tiêu: Mỗi mục tiêu nên có một con số cụ thể và thời hạn hoàn thành. Ví dụ, thay vì nói "tiết kiệm nhiều tiền hơn", hãy nói "tiết kiệm 200 triệu đồng trong 2 năm".
Ưu tiên các mục tiêu: Xác định thứ tự ưu tiên cho các mục tiêu để biết rõ mục tiêu nào cần đạt được trước và phân bổ nguồn lực phù hợp.
Liệt kê mục tiêu tài chính
Xây dựng kế hoạch quản lý tài chính cá nhân phù hợp
Phân tích tình hình tài chính hiện tại: Đánh giá thu nhập, chi tiêu, nợ và tài sản hiện tại của bạn để có cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính.
Lập ngân sách chi tiêu: Tạo ra một ngân sách chi tiết hàng tháng, xác định rõ các khoản thu nhập và chi tiêu, theo dõi ngân sách này một cách nghiêm ngặt.
Tiết kiệm và đầu tư: Dành ra một phần thu nhập hàng tháng để tiết kiệm và đầu tư. Điều này giúp bạn đạt được các mục tiêu tài chính dài hạn và tạo ra nguồn thu nhập thụ động.
Điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết: Cuộc sống thay đổi và kế hoạch tài chính cũng cần linh hoạt. Điều chỉnh kế hoạch để phản ánh các thay đổi trong cuộc sống hoặc trong thị trường tài chính.
Xây dựng kế hoạch quản lý tài chính cá nhân phù hợp
Không nên có nợ xấu
Quản lý nợ cẩn thận: Chỉ vay nợ khi thật sự cần thiết và đảm bảo rằng bạn có khả năng trả nợ đúng hạn. Tránh lạm dụng các khoản vay tín dụng.
Trả nợ đúng hạn: Đảm bảo rằng bạn luôn trả các khoản nợ đúng hạn để tránh lãi suất cao và phí trễ hạn. Điều này cũng giúp bạn duy trì một lịch sử tín dụng tốt.
Giảm nợ càng sớm càng tốt: Ưu tiên thanh toán các khoản nợ có lãi suất cao trước. Sử dụng các khoản tiền thặng dư hoặc tiền thưởng để trả nợ nhanh chóng hơn.
Tìm lời khuyên từ các chuyên gia
Quản lý tài chính cá nhân là một chủ đề quan trọng và nhận được sự quan tâm của nhiều chuyên gia trên thế giới. Dưới đây là một số lời khuyên quản lý tài chính cá nhân từ các chuyên gia:
Lập ngân sách và tuân thủ:
Dave Ramsey: Dave Ramsey khuyến khích mọi người lập ngân sách chi tiết hàng tháng và tuân thủ nghiêm ngặt để kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm. Ramsey cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tránh nợ và xây dựng quỹ khẩn cấp.
Suze Orman: Suze Orman khuyên nên lập ngân sách và theo dõi chi tiêu hàng ngày để nhận biết rõ ràng về tình hình tài chính của mình.
Lời khuyên của Suze Orman
Tiết kiệm và đầu tư sớm:
Warren Buffett: Ông chủ Berkshire Hathaway khuyên mọi người nên bắt đầu tiết kiệm và đầu tư sớm, đồng thời đầu tư vào những lĩnh vực mà mình hiểu rõ. Buffett cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tái đầu tư lợi nhuận để tăng trưởng tài sản.
Robert Kiyosaki: Tác giả của "Cha Giàu Cha Nghèo" nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đầu tư vào giáo dục tài chính và đầu tư vào tài sản tạo thu nhập thụ động.
Quản lý nợ:
Suze Orman: Orman khuyên mọi người nên trả hết các khoản nợ lãi suất cao trước tiên và sau đó là các khoản nợ khác. Cô cũng khuyến nghị tránh nợ nếu có thể.
Dave Ramsey: Ramsey đề xuất phương pháp "Debt Snowball", trong đó bạn trả hết các khoản nợ từ nhỏ đến lớn để tạo động lực và cảm giác thành công.
Lời khuyên của Dave Ramsey
Quỹ khẩn cấp:
Dave Ramsey: Ramsey khuyến cáo nên có một quỹ khẩn cấp đủ để trang trải chi phí sinh hoạt trong 3-6 tháng. Quỹ này giúp bạn tránh rơi vào cảnh nợ nần khi gặp phải các tình huống không mong muốn.
Suze Orman: Orman cũng đồng tình với việc xây dựng quỹ khẩn cấp và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc có một nguồn tài chính dự phòng.
Đầu tư vào giáo dục tài chính:
Robert Kiyosaki: Kiyosaki khuyên mọi người không ngừng học hỏi và nâng cao kiến thức về tài chính để có thể đưa ra những quyết định đầu tư và quản lý tài sản thông minh hơn.
Tony Robbins: Robbins, trong cuốn sách "Money: Master the Game", khuyến khích mọi người tìm hiểu và học hỏi từ những người đã thành công trong lĩnh vực tài chính.
Lời khuyên của Tony Robbins
Áp dụng những lời khuyên từ các chuyên gia này có thể giúp bạn xây dựng nền tảng tài chính vững chắc và đạt được các mục tiêu tài chính cá nhân một cách hiệu quả.
Nếu bạn đang tìm kiếm một chuyên gia trong lĩnh vực quản lý tài chính cá nhân thì không nên bỏ qua khóa học của giảng viên Trần Khánh Tư. Ông là CEO Unica, Chủ tịch Unica club, với hơn 7 năm kinh nghiệp làm về lĩnh vực tài chính chắc chắn thầy sẽ đưa tới những lời khuyên hữu ích nhất cho bạn. Còn ngần ngại gì nữa mà không đăng ký ngay khóa học “Thấu hiểu tài chính cá nhân” để nhận ưu đãi hấp dẫn.
[trial-btn-v4[link=https://trankhanhtu.unica.vn/][text=ĐĂNG KÝ NGAY][color=#ffffff][width=300px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]]
Công cụ quản lý tài chính cá nhân hiệu quả
Dưới đây là hai công cụ quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, cùng với các lợi ích và cách sử dụng chi tiết:
Sử dụng sổ ghi chép
Lợi ích:
Dễ dàng tùy chỉnh: Bạn có thể tùy chỉnh sổ ghi chép theo cách bạn muốn, thêm các mục tiêu, ghi chú cá nhân và kế hoạch chi tiết.
Tăng cường nhận thức: Việc viết tay các khoản thu chi giúp bạn nhận thức rõ hơn về tình hình tài chính của mình.
Không phụ thuộc vào công nghệ: Không cần thiết bị điện tử hay kết nối internet, sổ ghi chép dễ sử dụng mọi lúc mọi nơi.
Sử dụng sổ ghi chép để quản lý tài chính
Cách sử dụng:
Thiết lập mục tiêu: Đầu tiên, ghi rõ các mục tiêu tài chính ngắn hạn và dài hạn của bạn vào sổ.
Ghi chép thu nhập và chi tiêu: Mỗi ngày hoặc mỗi tuần, ghi lại tất cả các khoản thu nhập và chi tiêu của bạn. Chia chúng thành các danh mục như ăn uống, giải trí, hóa đơn,...
Theo dõi tiến trình: Định kỳ (hàng tuần hoặc hàng tháng), xem lại các ghi chép của bạn để đánh giá tình hình tài chính và xem bạn có đang đi đúng hướng với kế hoạch đã đề ra hay không.
Điều chỉnh khi cần thiết: Dựa trên các ghi chép và đánh giá, điều chỉnh kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm của bạn để đảm bảo bạn đạt được các mục tiêu tài chính.
Tận dụng app quản lý tài chính trên điện thoại
Lợi ích:
Tiện lợi và dễ sử dụng: Các ứng dụng trên điện thoại cho phép bạn theo dõi và quản lý tài chính mọi lúc mọi nơi. Bạn có thể nhập dữ liệu ngay khi phát sinh chi tiêu.
Tự động hóa: Nhiều ứng dụng có thể tự động kết nối với tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, giúp tự động theo dõi và phân loại chi tiêu.
Phân tích và báo cáo: Ứng dụng cung cấp các biểu đồ, báo cáo và phân tích chi tiêu giúp bạn hiểu rõ hơn về thói quen chi tiêu và tình hình tài chính.
Nhắc nhở và thông báo: Các ứng dụng có tính năng nhắc nhở hóa đơn đến hạn, giúp bạn tránh quên thanh toán và tránh phí trễ hạn.
Cách sử dụng:
Chọn ứng dụng phù hợp: Tìm kiếm và chọn một ứng dụng quản lý tài chính phù hợp với nhu cầu của bạn, chẳng hạn như Mint, YNAB (You Need A Budget) hoặc Money Lover.
Thiết lập tài khoản và ngân sách: Sau khi cài đặt ứng dụng, thiết lập tài khoản và ngân sách chi tiêu hàng tháng. Nhập các mục tiêu tài chính và các nguồn thu nhập.
Theo dõi thu nhập và chi tiêu: Nhập thông tin về thu nhập và chi tiêu hàng ngày hoặc kết nối ứng dụng với tài khoản ngân hàng để tự động cập nhật.
Sử dụng tính năng phân tích: Sử dụng các biểu đồ và báo cáo mà ứng dụng cung cấp để phân tích tình hình tài chính, nhận diện các khu vực có thể cắt giảm chi tiêu và tối ưu hóa ngân sách.
Điều chỉnh và lập kế hoạch: Dựa trên các báo cáo và phân tích, điều chỉnh ngân sách và lập kế hoạch tài chính cho các tháng tiếp theo.
Sử dụng app để quản lý tài chính
Cả hai công cụ này đều có thể giúp bạn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả. Việc sử dụng sổ ghi chép hoặc ứng dụng điện thoại phụ thuộc vào sở thích cá nhân và mức độ tiện lợi bạn mong muốn. Kết hợp cả hai phương pháp cũng là một lựa chọn tốt để đảm bảo bạn có một cái nhìn toàn diện và chi tiết về tài chính cá nhân của mình.
Câu hỏi thường gặp
Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về quản lý dòng tiền cá nhân cùng với các giải đáp chi tiết:
Câu 1: Nên quản lý dòng tiền cá nhân ở đâu?
Bạn nên quản lý dòng tiền bằng sổ ghi chép, ứng dụng quản lý tài chính, phần mềm quản lý tài chính hoặc ngân hàng trực tuyến.
Sổ ghi chép: Đây là cách truyền thống và đơn giản để quản lý dòng tiền. Bạn có thể sử dụng một cuốn sổ hoặc một bảng tính trên máy tính để ghi lại các khoản thu nhập và chi tiêu hàng ngày.
Ứng dụng quản lý tài chính: Sử dụng các ứng dụng trên điện thoại như Mint, YNAB (You Need A Budget), Money Lover hoặc PocketGuard. Các ứng dụng này cung cấp nhiều tính năng như tự động theo dõi chi tiêu, phân tích tài chính, và nhắc nhở hóa đơn.
Phần mềm quản lý tài chính: Các phần mềm như Quicken hoặc Microsoft Money cũng là lựa chọn tốt cho việc quản lý tài chính cá nhân với nhiều tính năng phân tích và báo cáo chi tiết.
Ngân hàng trực tuyến: Nhiều ngân hàng cung cấp các công cụ quản lý tài chính trực tuyến, giúp bạn theo dõi tài khoản, thiết lập ngân sách và xem các báo cáo chi tiêu.
Câu 2: Người mới bắt đầu quản lý tài chính cá nhân thì nên chú ý gì?
Xác định mục tiêu tài chính: Đặt ra các mục tiêu tài chính rõ ràng và cụ thể cho ngắn hạn và dài hạn. Điều này giúp bạn có hướng đi rõ ràng trong việc quản lý tài chính.
Lập ngân sách: Tạo ra một ngân sách chi tiết, ghi rõ thu nhập và chi tiêu hàng tháng. Điều này giúp bạn kiểm soát dòng tiền và tránh chi tiêu quá mức.
Theo dõi chi tiêu: Ghi lại tất cả các khoản chi tiêu hàng ngày để có cái nhìn chính xác về tình hình tài chính. Điều này giúp bạn nhận diện các khoản chi không cần thiết và tối ưu hóa chi tiêu.
Giáo dục tài chính: Đọc sách, tham gia các khóa học, hoặc tìm kiếm lời khuyên từ các chuyên gia để nâng cao kiến thức và kỹ năng quản lý tài chính.
Tiết kiệm và đầu tư: Dành một phần thu nhập hàng tháng để tiết kiệm và đầu tư. Điều này giúp bạn xây dựng quỹ dự phòng và gia tăng tài sản theo thời gian.
Câu 3: Những sai lầm thường gặp khi quản lý tài chính cá nhân là gì?
Những sai lầm thường gặp khi quản lý tài chính cá nhân đó là:
Không lập kế hoạch tài chính: Nhiều người không đặt ra các mục tiêu tài chính cụ thể hoặc không lập kế hoạch chi tiêu, dẫn đến tình trạng chi tiêu quá mức và thiếu kiểm soát tài chính.
Thiếu kiên nhẫn và linh hoạt: Quản lý tài chính đòi hỏi sự kiên nhẫn và linh hoạt. Thiếu kiên nhẫn có thể dẫn đến việc bỏ qua kế hoạch tài chính, trong khi thiếu linh hoạt khiến bạn không điều chỉnh kịp thời khi hoàn cảnh thay đổi.
Lạm dụng thẻ tín dụng: Sử dụng thẻ tín dụng không kiểm soát dễ dẫn đến nợ nần và lãi suất cao. Việc không trả nợ đúng hạn cũng làm giảm điểm tín dụng của bạn.
Không tiết kiệm và đầu tư: Không dành một phần thu nhập để tiết kiệm và đầu tư là một sai lầm phổ biến. Điều này làm giảm khả năng xây dựng quỹ dự phòng và tăng trưởng tài sản.
Thiếu quỹ khẩn cấp: Không có quỹ khẩn cấp để đối phó với các tình huống bất ngờ như mất việc làm, bệnh tật hoặc các sự cố khẩn cấp có thể dẫn đến tình trạng tài chính khó khăn.
Không theo dõi chi tiêu: Không ghi lại các khoản chi tiêu hàng ngày khiến bạn không có cái nhìn chính xác về tình hình tài chính, dẫn đến chi tiêu không kiểm soát.
Nhận diện và tránh các sai lầm này sẽ giúp bạn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả hơn và đạt được các mục tiêu tài chính của mình một cách bền vững.
Kết luận
Trên đây là khái niệm, lý do và cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả do Unica tổng hợp. Mong rằng với chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn quản lý tài chính tốt hơn để có thể làm được nhiều việc bản thân mong muốn. Chúc các bạn thành công!
Xem thêm bài viết
Chủ đề phổ biến
Bài viết phổ biến

Cách lọc dữ liệu trùng nhau trong 2 cột excel chính xác nhất
10/06/2025
37420

Cách thêm số 0 vào đầu giá trị trong excel siêu dễ dàng
10/06/2025
34082

VBA là gì? Hướng dẫn tự học VBA excel cực chi tiết
03/06/2025
31360

Cách dùng hàm SUMPRODUCT tính tổng nhiều điều kiện trong Excel
19/11/2024
27499

Cách dùng hàm COUNTIFS - hàm đếm có nhiều điều kiện trong excel
27/03/2025
25893

Hàm nội suy trong Excel là gì? Cách sử dụng hàm FORECAST và TREND
12/06/2025
25545

Cách chuyển đổi tiền tệ trong Excel nhanh chóng và chính xác
26/03/2025
20071
.png?v=1728987886)
Cách sử dụng hàm SUBTOTAL trong Excel dễ hiểu, có ví dụ kèm theo
15/11/2024
18307

Hướng dẫn cách tạo macro excel nhanh chóng và đơn giản
09/04/2025
17787

Không lưu được file excel: Nguyên nhân và cách khắc phục lỗi
18/04/2025
17731