Tin Học Văn Phòng
Hướng dẫn cách tạo combobox trong Excel chi tiết, đơn giản nhất
Bạn đã từng nghe về khái niệm Combobox chưa? Combobox trong Excel là một loại xác thực dữ liệu có thể tạo danh sách thả xuống để người dùng sử dụng danh sách đó để chọn những mục nội dung được xác định trước. Dù bạn không yêu cầu bất kỳ kiến thức mã hóa VBA nào thì vẫn có thể tạo ra Combobox bằng cách tạo danh sách thả qua hộp combobox người dùng có thể thuận tiện chọn và không hề mất thời gian thủ công nhập. Nếu bạn hứng thú với chủ đề này, hãy cùng Unica tìm hiểu cách tạo combobox trong Excel trong bài viết dưới đây.
Tạo combobox trong excel form control
Đối với mỗi phiên bản microsoft, bạn sẽ có cách tạo hộp combobox khác nhau. Điểm khác biệt không nhiều nên bạn không cần lo lắng trong quá trình sử dụng. Khi muốn tạo hộp combobox, bạn cần kích hoạt Developer trên thanh công cụ ở mọi phiên bản nào cũng cần phải thực hiện việc này.
Đối với phiên bản 2010 và 2013, bạn kích hoạt developer bằng các thao tác như sau:
Bước 1: Trên thanh công cụ, bạn chọn thẻ File. Sau đó, bạn chọn tiếp Options.
Chọn Options
Bước 2: Sau khi chọn Options sẽ xuất hiện Excel options. Lúc này, bạn chọn Customize Ribbon > Tích vào Developer và nhấn OK.
Tích vào Developer và nhấn OK
Việc cài đặt kích hoạt hiển thị Developer đã được hoàn tất và hiển thị trên thanh menu.
Với phiên bản 2007, bạn kích hoạt developer bằng các thao tác sau:
Bước 1: Chọn Office button để hiển thị ra hộp thoại Excel Options
Bước 2: Chọn Popular rồi tích vào Show Developer tab in the ribbon để hiển thị dấu tích
Bước 3: Nhấn OK là xong.
Tích vào Show Developer tab in the ribbon rồi nhấn OK
Sau khi đã cài đặt hiển thị Developer trên thanh menu, tạo lập một danh sách trên trang tính để cho mục đích tạo hộp combobox:
Tạo hộp combobox
Sau khi đã có một danh sách, bạn chọn thẻ Developer trên thanh Menu.
Sau đó nhấn chọn Insert, trong Form controls chọn Combo Box như hình dưới đây:
Chọn Combo Box
Ngay sau khi chọn thả xuống hộp Combo Box, bạn cần nhấn chuột phải và chọn Format Control.
Chọn Format Control
Trong cửa sổ Format Object, bạn nhập giá trị cho Input range bằng cách nhấn vào biểu tượng mũi tên đỏ cùng bảng tính excel và chọn vùng dữ liệu cần thực hiện:
Nhập giá trị cho Input range
Nhấn OK sẽ thu được kết quả như sau:
Nhấn ok để xem kết quả
>>> Tất cả đều có trong cuốn sách "HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH EXCEL TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO"
[blog_custom:2]
[trial-btn-v4[link=https://unica.vn/order/step1?id=2851&quantity=1][text=ĐĂNG KÝ MUA NGAY][color=#ffffff][width=275px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]]
Tạo Combobox ActiveX Control và thay đổi kích thước chữ trong Excel
Sau khi hướng dẫn cách làm combobox trong excel, Unica hướng dẫn bạn cách tạo Combo Box Control.
Để tạo combobox control chúng ta cũng cần kích hoạt Developer trên thanh công cụ nếu kích hoạt, các bước kích hoạt cũng giống như trên.
Bước 1: Bạn tạo list combobox trong excel để sử dụng hộp Combo Box và chọn một trong các lựa chọn của danh sách đó nhập vào một ô riêng.
Chọn một trong các lựa chọn của danh sách đó nhập vào một ô riêng
Bước 2: Chọn vào một ô bất kỳ và nhấp chuột phải. Sau đó, bạn chọn Define Name để tạo tên dãy nhằm liên kết với danh sách.
Chọn Define Name
Bước 3: Trong hộp thoại New Name, bạn nhập các giá trị như Name, Scope và Refers to như trong hình dưới đây rồi nhấn OK:
Nhập các giá trị như Name, Scope và Refers to
Bước 4: Quay trở lại trang tính chọn thẻ Developer. Sau đó, bạn chọn Insert > Chọn Combo Box (ActiveX Controls).
Chọn Combo Box
Bước 5: Kéo thả Combo Box vào bảng tính nhấp chuột phải vào Combo Box rồi chọn Properties để thiết lập đặc tính.
Chọn Properties
Bước 6: Trong mục Properties nhập giá trị của ô tính và tên lựa chọn bạn đã định dạng như hình bên dưới:
Nhập giá trị của ô tính và tên lựa chọn bạn đã định dạng
Sau đó thoát tab và quay trở lại trang tính trên thanh menu chọn Design Mode của Developer. Sau thao tác này, Combo Box đã được tạo thành công nên bạn có thể bắt đầu được sử dụng.
Kết quả tạo Combo Box
Lưu ý khi tạo tạo combobox trong excel
Khi thực hiện cách tạo combo box trong excel để thay đổi kích thước chữ bạn lưu ý cách thực hiện như sau:
Bước 1: Trong thẻ Developer, nhấp vào Design Mode.
Bước 2: Nhấp chuột phải vào Combo Box rồi chọn Properties.
Chọn Properties
Trong cửa sổ Properties, bạn nhấn vào nút ... như hình dưới đây. Trong cửa sổ Font mở ra, bạn có thể lựa chọn Font chữ và kích thước phù hợp cho Combo Box của mình.
Cách tạo combobox trong excel
Kết luận
Hướng dẫn cách tạo combobox trong excel ở bài viết trên, hy vọng bài viết mang đến cho các bạn bài học về cách làm một cách dễ hiểu và tốt nhất. Để có được nhiều kiến thức về Excel bạn có thể tham khảo khoá học Excel trên website Unica.vn. Bạn đọc muốn học Excel từ cơ bản đến nâng cao hãy đặt mua ngay sách Excel ứng dụng văn phòng từ giảng viên uy tín tại Unica.
Chúc các bạn thành công!
>>> Xem thêm: Học tin học online trọn đời chỉ từ 199K
>>> Xem thêm: Hướng dẫn làm checklist chi tiết trong excel đơn giản nhất
>>> Xem thêm: Cách tạo danh sách thả xuống trong excel có ví dụ chi tiết
>>> Xem thêm: Gợi ý 8 cách thêm dấu tích trong excel, bạn đã biết chưa?
21/02/2019
14673 Lượt xem
Hướng dẫn cách tạo mục lục tự động trong Word đơn giản
Cách tạo mục lục trong Word như thế nào là vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm. Bởi mục lục không chỉ là điểm gây ấn tượng với người đọc mà còn thể hiện tính chuyên nghiệp của bài viết. Nếu bạn thường xuyên làm việc với văn bản word nhưng vẫn chưa làm sao để thực hiện cách tạo mục lục trong Word nhanh nhất. Bài viết sau Unica sẽ hướng dẫ cách tạo mục lục tự động trong Word đơn giản, chi tiết nhất. Bạn hãy tham khảo ngay nhé.
Mục lục tự động trong Word là gì?
Mục lục tự động trong Word là một tính năng tiêu biểu giúp bạn tạo ra một danh sách liệt kê các tiêu đề, phần và mục trong tài liệu của bạn với số trang tương ứng một cách tự động. Thay vì phải dùng tay tạo mục lục thủ công thì giờ đây Word sẽ tự động cập nhật mục lục khi bạn thay đổi nội dung trong tài liệu.
Thông qua tính năng tạo mục lục tự động, Word sẽ tự động xác định xem đâu là tiêu đề, đâu là mục chính, đâu là mục con trong tài liệu. Sau đó, tạo ra một mục lục tại đúng vị trí mà bạn chỉ định.
Mục lục trong word đóng vai trò vô cùng quan trọng
Tính năng tạo mục lục trong Word rất cần thiết và quan trọng trong việc soạn thảo văn bản vì:
Nó tự động sắp xếp tiêu đề, phân đoạn, mục chính, mục con trong văn bản.
Tự động cập nhật đầy đủ và chính xác số trang tương ứng khi bạn thêm hay xóa văn bản của mình.
Tự động đánh số cho mục lục giúp văn bản của bạn thống nhất, trở nên chuyên nghiệp hơn bao giờ hết.
Hiện nay, dù bạn sử dụng word phiên bản 2010, 2013, 2016, 2019 hay 2021 thì bạn cũng đều có thể thực hiện cách tạo mục lục trong Word đơn giản, không hề tốn thời gian.
Làm chủ kỹ năng soạn thảo văn bản trên Word bằng cách đăng ký học online. Khóa học sẽ giúp bạn nắm được toàn bộ kiến thức về công cụ Word 365, về cách dùng, các tính năng trong Word 365… Từ việc thành thạo Word sẽ tạo tiền đề và bước đệm vững chắc để tạo nhiều cơ hội hơn đến đỉnh cao sự nghiệp. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn:
[course_id:1378,theme:course]
[course_id:1559,theme:course]
[course_id:3108,theme:course]
Lợi ích khi tạo mục lục tự động trong Word
Tạo mục lục tự động trong Word mang lại nhiều lợi ích cho người dùng, bao gồm:
Tạo ra một tài liệu chuyên nghiệp và dễ đọc: Mục lục giúp người đọc dễ dàng tìm kiếm thông tin trong tài liệu. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các tài liệu dài hoặc phức tạp.
Tiết kiệm thời gian và công sức: Sử dụng mục lục trong văn bản giúp người dùng tiết kiệm thời gian soạn thảo và định dạng. Với tính năng tạo mục lục tự động bạn sẽ không phải tạo thủ công nữa mà vẫn giúp người xem truy cập trực tiếp được đến phần nội dung cần tìm.
Cập nhật dễ dàng: Mục lục tự động sẽ tự động cập nhật khi bạn thêm hoặc xóa các tiêu đề trong tài liệu. Điều này giúp bạn đảm bảo rằng mục lục luôn chính xác.
Làm nổi bật nội dung chính của tài liệu: Mục lục là phần tổng hợp những ý chính và ý con trong tài liệu. Vì vậy chỉ cần nhìn vào mục lục là bạn sẽ biết đâu là phần nội dung chính quan trọng nhất của tài liệu. Mục lục khái quát nội dung, định hướng thông tin rõ ràng cho người xem tiện theo dõi.
Thể hiện sự chỉn chu và chuyên nghiệp cho tác giả: Hiển thị trên mục lúc là toàn bộ phần nội dung cơ bản sẽ được triển khai trong tài liệu. Điều này thể hiện sự chỉn chu và chuyên nghiệp cho tác giả, đặc biệt là khi viết các đề tài nghiên cứu mang tính chất chuyên sâu.
Tạo mục lục trong tài liệu giúp thể hiện sự chuyên nghiệp
Chọn nội dung cần có trong mục lục
Mục lục chính là phần thể hiện những ý chính của văn bản. Vì vậy ngay từ đầu bạn phải xác định được những nội dung cần có trong mục lục. Trước khi bắt tay vào thực hiện cách tạo mục lục trong Word, bạn nên soạn thảo đầy đủ ra trước nội dung cần trình bày. Sau khi đã xác định được những phần nội dung cần có trong mục lục, tiếp theo bạn xác định tiêu đề, các chương lớn, chương nhỏ để Word có thể nhận ra được và đưa vào trong mục lục đúng theo trình tự sắp xếp. Để thực hiện chỉ định các nội dung cần có trong mục lục, bạn thực hiện như sau:
Xác định các chương lớn (Level 1)
Cách xác định chương lớn trong văn bản word như sau:
Bước 1: Trước tiên bạn thực hiện kéo thả chuột để bôi đen tiêu đề trong các chương lớn thuộc văn bản.
Bôi đen tiêu đề
Bước 2: Sau đó bạn chọn References và Add Text (biểu tượng dấu cộng).
Chọn Add Text
Bước 3: Cuối cùng bạn nhấn chọn Level 1 cho các phần tiêu đề của chương là được.
Chọn level 1 để định dạng tiêu đề
Xác định cách tiêu đề chính (Level 2)
Cách xác định tiêu đề chính cũng tương tự như với tiêu đề. Cụ thể các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Thực hiện kéo thả chuột để bôi đen tiêu đề 1 của tiêu đề chính cần tạo mục lục.
Bôi đen tiêu đề 1 của chương 1
Bước 2: Tiếp tục nhấn chọn References => Chọn Add Text (biểu tượng dấu cộng) => Chọn Level 2 cho phần tiêu đề 1 của Chương I.
Thao tác chọn tiêu đề nhỏ trong các chương
Xác định các mục nhỏ, mục con (Level 3)
Cách thực hiện tương tự như với chương lớn và tiêu đề, cụ thể các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Đầu tiên bạn giữ chuột và bôi đen các mục nhỏ, mục con của tiêu đề chính.
Bước 2: Tiếp theo bạn lựa chọn các thao tác như sau: Chọn thẻ References => Chọn Add Text => Chọn Level 3 để xác định các mục nhỏ, mục con.
Chọn level 3 để xác định các mục nhỏ, mục con
Cách tạo mục lục tự động trong Word 2010, 2013, 2016, 2017
Thực tế, cách tạo mục lục tự động trong Word vô cùng đơn giản và dễ dàng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết, nhất là người mới làm quen với Word. Thêm nữa, nó cùng đòi hỏi người dùng cần phải thực hiện theo trình tự thì văn bản mới trở nên chuyên nghiệp và mang tính thẩm mỹ cao. Cụ thể các bước hướng dẫn cách tạo mục lục trong word 2010, 2013, 2016, 2017 như sau:
Lựa chọn phần nội dung cần có trong mục lục
Có 2 cách để chọn nội dung cần có trong mục lục, cụ thể như sau:
Cách 1: Đánh dấu mục lục bằng Add Text
Cách mục lục trong làm việc và học Word không hề khó khăn, chỉ bằng vài thao tác cơ bản bạn thực hiện như sau:
Bước 1: Trước khi thực hiện cách làm mục lục trong word, bạn cần phải tìm vị trí cho mục lục, có thể là ở đầu hoặc là ở cuối, thường đây là 2 vị trí nên đặt mục lục. Như trong ví dụ của này, sẽ chọn vị trí đầu cho mục lục.
Bước 2: Chọn trên thanh menu References => Chọn AddText => Chọn mức Lever phù hợp.
Cụ thể, mục I,II,III là mục tổng. Sau đó chọn Level 1.
Chèn mục lục trong word
Mục 1,2 là mục con và tiếp tục chọn đến Lever 2.
Chọn level 2
Mục a,b,c là mục con nhỏ hơn mục 1,2 và chọn đến Level 3.
Chọn level 3
Cách 2: Sử dụng các Heading Styles có sẵn trong tab Home để đánh dấu
Bước 1: Bôi đen toàn bộ phần tiêu đề mà bạn muốn xuất hiện trong bảng mục lục. Trên thanh công cụ, chọn Home => Chọn Style. Nếu bạn không tìm thấy Style mà mình muốn, bạn có thể Click vào mũi tên để mở rộng Quick Styles Gallery.
Chọn biểu tượng mũi tên để mở rộng
Nếu style bạn muốn không xuất hiện, kích Save Selection as New Quick Style
Chọn Save Selection as New Quick Style
Bước 2: Chọn Header phù hợp như: Headeing 1, Heading 2.
Chọn Header phù hợp
Tạo bảng mục lục
Bước 1: Đặt trỏ chuột vào vị trí bạn muốn tạo mục lục.
Bước 2: Sau đó bạn chọn Tab References/ Table of Contents. Lúc này giao diện Word sẽ mở ra cho bạn 2 sự lựa chọn:
Automatic Table: Mẫu có sẵn
Custom Table of Contents: Tự tạo mục lục theo ý muốn của mình.
Chọn mục lục theo mong muốn
Nếu bạn lựa chọn Custom Table of Contents thì hộp thoại này sẽ có 2 mục mà bạn cần lưu ý như sau:
Tab Leader: kiểu định dạng khi bấm Tab, None - không gì cả, 2 là dấu chấm, 3 là dấu gạch ngang, 4 là dấu gạch dưới liền.
Chọn kiểu định dạng khi bấm Tab
Format: Chọn kiểu định dạng cho mục lục mà bạn muốn sử dụng.
Chọn kiểu định dạng cho mục lục tại Formats
Bước 3: Kết quả sau khi hoàn thành.
Kết quả hiển thị
Cập nhật và chỉnh sửa mục lục
Bước 1: Bạn chỉ cần vào Update Table nếu muốn thay đổi số trang hoặc chỉnh sửa nội dung bên trong mục lục.
Chọn vào Update Table khi muốn chỉnh sửa mục lục
Bước 2: Hộp thoại mới mở ra cho phép bạn lựa chọn kiểu chỉnh sửa mà mình muốn.
Trong đó:
Update page number only: Chỉ cập nhật lại số trang
Update entire table: Cập nhật cả tiêu đề của mục lục.
Lựa chọn kiểu chỉnh sửa tương ứng
Như vậy bạn đã hoàn thành và biết được cách làm phụ lục trong word chỉ đơn giản qua những bước cơ bản.
>>> Tất cả đều có trong cuốn sách "Sách hướng dẫn thực hành Word từ cơ bản đến nâng cao"
[blog_custom:3]
[trial-btn-v4[link=https://unica.vn/order/step1?id=2850&quantity=1][text=ĐĂNG KÝ MUA NGAY][color=#ffffff][width=275px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]]
Cách tạo mục lục tự động trong Word 2019 và 2020
Nếu bạn cảm thấy không hài lòng với cách tạo phụ lục trong word vừa thao tác, muốn thực hiện cách tạo mục lục đẹp trong word hơn nữa, vậy thì hãy tham khảo các bước thực hiện cách tạo mục lục tự động trong Word 2019 và 2020 dưới đây nhé:
Bước 1: Trên thanh công cụ, bạn chọn Reference trên nhóm Ribbon. Sau đó click chọn Table of Contents.
Chọn Table of Contents
Bước 2: Click chọn Remove Table of Contents.
Chọn Remove Table of Contents
Video hướng dẫn tạo mục lục tự động trong Word
Để nắm rõ được cách lập mục lục trong word, hãy cùng Unica tham khảo hướng dẫn làm mục lục trong word 2007, 2010, 2013, 2016 qua video dưới đây:
Hướng dẫn thiết lập mục lục tự động cho văn bản
Câu hỏi thường gặp
Câu 1: Tại sao mục lục không hiển thị các tiêu đề?
Có một số nguyên nhân có thể khiến mục lục không hiển thị các tiêu đề như:
Tiêu đề chưa được định dạng. Cách khắc phục là định dạng cho tiêu đề.
Lựa chọn kiểu mục lục không phù hợp. Cách khắc phục duy nhất là lựa chọn kiểu mục lục phù hợp với tiêu đề.
Có thể bạn đã thêm hoặc xoá các tiêu đề sau khi tạo mục lục. Cách khắc phục là nếu bạn thêm hoặc xóa các tiêu đề sau khi tạo mục lục, hãy cập nhật mục lục theo cách thủ công.
Lỗi tạo mục lục tự động trong word
Câu 2: Tại sao mục lục lại bị lỗi?
Có một số nguyên nhân có thể khiến mục lục của bạn bị lỗi, điển hình nhất là:
Có lỗi trong tài liệu của bạn. Nếu tài liệu của bạn có lỗi, mục lục có thể bị lỗi. Cách khắc phục duy nhất là hãy đảm bảo rằng tài liệu của bạn không có lỗi chính tả hoặc ngữ pháp.
Tiêu đề chứa ký tự đặc biệt. Word không thể tạo mục lục cho các tiêu đề có chứa các ký tự đặc biệt, vì vậy hãy xoá ký tự đặc biệt đi để khắc phục nhé.
Bạn đã sử dụng các kiểu định dạng không được hỗ trợ. Word không thể tạo mục lục cho các tiêu đề được định dạng bằng các kiểu định dạng không được hỗ trợ. Vì vậy hãy chọn kiểu định dạng phù hợp để tiêu đề được hiển thị đúng như mong muốn.
Kết luận
Chỉ bằng vài bước đơn giản, rút gọn bao phần công sức của bạn mà vừa đẹp mắt và rõ ràng. Xem bài viết trên đây hy vọng các bạn học thêm được cách làm hữu ích và áp dụng vào công việc sau này.
>> Xem thêm: Cách thêm hàng, thêm cột trong Word chi tiết nhất
21/02/2019
14029 Lượt xem
Cách sử dụng hàm rank trong excel đơn giản và chi tiết nhất
Để xác định thứ hạng trong Excel người ta thường sử dụng hàm Rank. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng hàm rank trong excel như thế nào, đặc biệt là đối với các bạn mới tìm hiểu và sử dụng công cụ tin học văn phòng. Sau đây, Unica sẽ chia sẻ Cách sử dụng hàm rank trong excel đơn giản và chi tiết nhất. Cùng tìm hiểu ngay.
Hàm RANK trong Excel là gì?
Hàm RANK hay còn gọi là hàm xếp hạng trong excel đây là hàm trả về vị trí thứ hạng của một số trong danh sách. Thứ hạng của một số là kích thước của nó so với các giá trị khác trong danh sách. (Nếu bạn sắp xếp theo danh sách, thứ hạng của nó sẽ là vị trí của nó). Theo định nghĩa hàm rank từ Wikipedia
Hàm Rank có chức năng tương đối giống với khi ta sử dụng Sort để sắp xếp lại dữ liệu data. Nhưng nó lại đem đến tính năng ưu việt và dễ quản lý hơn.
Hàm Rank trong excel dùng để xếp hạng vị trí của danh sách
Hàm Rank thường được sử dụng trong các trường hợp sau:
Khi người dùng muốn xếp hạng dữ liệu từ cao cho đến thấp.
Khi người dùng muốn xếp hạng dữ liệu từ thấp cho đến cao.
Lợi ích khi sử dụng hàm RANK
Hàm Rank trong Excel là một công cụ linh hoạt và hữu ích với những lợi ích như sau:
Nhanh chóng xếp hạng dữ liệu một cách chính xác, tối ưu quy trình: Tùy thuộc vào nhu cầu của người dùng mà hàm Rank có thể nhanh chóng sắp xếp thứ tự từ thấp đến cao hoặc từ cao đến thấp một cách nhanh chóng.
Tiết kiệm thời gian, nâng cao năng suất: Người dùng sử dụng hàm để sắp xếp một lượng lớn dữ liệu mà không cần phải thực hiện thủ công giúp tối ưu thời gian, gia tăng năng suất.
Tăng tính minh bạch, khách quan: Dữ liệu được sắp xếp khoa học, dễ dàng quan sát thấy vị trí cụ thể của một giá trị này so với giá trị khác trong bảng dữ liệu.
Tăng khả năng phân tích: Các dữ liệu được sắp xếp khiến người dùng dễ dàng phân tích được các xu hướng, xây dựng mô hình và đưa ra những giải pháp chiến lược phù hợp.
Hàm Rank giúp bạn nhanh chóng sắp xếp thứ hạng dữ liệu
Hướng dẫn cách sử dụng hàm RANK trong Excel để xếp hạng
Hàm rank trong excel được đánh giá là một hàm xếp vị trí, đánh giá xếp loại vô cùng quen thuộc nhưng không phải ai cũng biết cách làm. Để biết cách dùng hàm rank trong excel như thế nào, các bạn hãy tham khảo ngay những nội dung mà Unica chia sẻ ngay sau đây nhé.
Công thức hàm RANK trong Excel
Hàm Rank được thực hiện để kiểm tra một số nào đó hoặc tìm kiếm thứ hạng của nó trong bảng. Công thức sử dụng như sau:
=RANK(number,ref,[order])
Trong đó:
Number: Giá trị cần bạn xếp hạng trong khối.
Ref: Danh sách, vị trí khối dữ liệu cần sắp xếp.
Order: Thứ tự cần xếp hạng, kiểu sắp xếp tăng dần (điền Order =1) hoặc giảm dần (điền Order = 0).
Công thức xếp hạng trong excel bằng hàm Rank
>>> Tất cả đều có trong cuốn sách "HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH EXCEL TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO"
[blog_custom:2]
[trial-btn-v4[link=https://unica.vn/order/step1?id=2851&quantity=1][text=ĐĂNG KÝ MUA NGAY][color=#ffffff][width=275px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]]
Cách sử dụng hàm RANK trong Excel để xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp
Để bạn dễ dàng hiểu được cách sử dụng hàm Rank, chúng ta sẽ thực hiện ở trên bảng dữ liệu điểm số học sinh sau đây.
Dùng hàm RANK Excel xếp hạng thứ tự học sinh
Bước 1: Di chuột tới ô đầu tiên của bảng xếp hạng > bạn nhập công thức =RANK(B2,$B$B2:$B$5,0).
Trong đó:
B2: Vị trí số cần tìm thứ hạng (điểm số của học sinh đầu trong bảng).
$B$B2:$B$5: Danh sách dữ liệu (cột Điểm số). Bạn di chuột kéo từ B2 đến B6 rồi nhấn F4 để cố định dữ liệu.
0: Ký hiệu dùng để sắp xếp theo thứ tự tăng dần (Điểm cao nhất sẽ đứng hạng 1).
Nhập công thức hàm
Bước 2: Bạn nhấn Enter để Excel trả về kết quả. Chúng ta thấy được kết quả hiện là 3, nghĩa là bạn học sinh Nguyễn Văn A xếp hạng thứ 3 với điểm 8.
Nhấn Enter để nhận kết quả
Bước 3: Để áp dụng cho các ô còn lại, bạn đặt con trỏ chuột ở dưới ô đầu tiên cho đến khi xuất hiện dấu cộng > giữ và kéo xuống cho tới ô cuối cùng là xong.
Bước 4: Kiểm tra kết quả sau khi đã hoàn thành được bảng dữ liệu.
Kết quả thu được
Lưu ý:
Nếu trong bảng dữ liệu có những số liệu trùng nhau thì chúng sẽ có chung một thứ hạng và gây ra ảnh hưởng đến các xếp hạng đằng sau.
Ví dụ, nếu số 9 được xuất hiện 2 lần thì sẽ đồng hạng 2. Lúc này điểm 8 sẽ là hạng 4 mà không hề có hạng 3.
Nếu xuất hiện hai dữ liệu giống nhau, hàm RANK sẽ trả về kết quả đồng hạng
Sử dụng hàm RANK trong Excel xếp hạng từ thấp đến cao
Lưu ý ở trường hợp xếp này cần tính đảo ngược, nghĩa là ai điểm số cao cao sẽ được xếp hạng ở cuối danh sách. Và để sử dụng tính năng này, ta thay phần [order] từ số 0 thành số 1.
Để bạn dễ dàng hiểu được cách sử dụng hàm Rank, chúng ta sẽ thực hiện ở trên bảng dữ liệu điểm số học sinh sau đây.
Dùng hàm RANK xếp hạng thứ tự học sinh
Bước 1: Trong ô C2, bạn nhập công thức xếp hạng trong excel như sau: =RANK(B2,$B$2:$B$5,1)
Nhập công thức RANK
Bước 2: Nhấn Enter để nhận kết quả ô C2. Khi đó bạn Nguyễn Văn A với 8 điểm sẽ xếp hạng 2.
Nhấn Enter để nhận kết quả
Bước 3: Để hiển thị kết quả ở những ô tiếp theo, bạn chỉ cần để trỏ chuột ở góc bên phải ô C2, sau đó kéo xuống hết bảng tính là được.
Kết quả thu được như sau khi sử dụng hàm xếp thứ tự trong excel.
Kết quả thu được
Lưu ý khi sử dụng hàm RANK trong Excel
Mặc dù hàm RANK được ứng dụng để xử lý nhanh chóng và hiệu quả hơn, tuy nhiên để tránh công việc bị gián đoạn vì những lỗi không đáng có, bạn nên lưu ý những điều sau:
Hàm RANK chỉ hoạt động với các giá trị là tham chiếu Ref như là số âm, số dương, số 0, giá trị ngày, giá trị giờ,... Nếu đấy là những số không nằm trong tham chiếu Ref sẽ mặc định bị bỏ qua.
Khi có hai giá trị trùng nhau trong bảng dữ liệu, hàm RANK sẽ mặc định chúng có thứ hạng bằng nhau và các thứ hạng đằng sau sẽ bị ảnh hưởng bởi điều đó.
Hàm RANK sẽ trả về lỗi nếu không tìm thấy giá trị là số trong tham chiếu Ref.
Hàm RANK ứng dụng được trong tất cả các phiên bản. Tuy nhiên, hiện đã có nhiều bản nâng cấp hơn thay thế hàm RANK. Do đó dự đoán trong tương lai hàm này sẽ không được tận dụng thậm chí là biến mất.
>>> Xem thêm:
8 cách đánh số thứ tự trong Excel khi lọc dữ liệu nhanh nhất
Các hàm xuống dòng trong excel chi tiết và dễ hiểu nhất bạn nên biết
Kết luận
Trên đây, Unica đã hướng dẫn cho bạn cách sử dụng hàm Rank trong excel hy vọng bài viết này thực sự hữu ích cho các bạn trong quá trình học Excel online và làm việc. Để có thể nắm chắc hơn công thức và cách sử dụng hàm Rank bạn đọc hãy vừa tham khảo bài viết vừa thực hành trực tiếp ngay trên công cụ Excel nhé! Ngoài ra bạn đọc quan tâm tới những chứng chỉ tin học văn phòng hãy tham khảo thêm khoá học chứng chỉ tin học IC3 chỉ có trên Unica với sự hướng dẫn và giảng dạy từ các chuyên gia hàng đầu.
Ngoài những kiến thức mà Unica đã chia sẻ, để giúp bạn đọc hình dung rõ ràng và chi tiết hơn về hàm RANK trong Excel để xếp thứ hạng trong excel , bạn có thể tham khảo nội dung Video bài giảng sau:
Hướng dẫn sử dụng hàm RANK trong Excel
21/02/2019
19560 Lượt xem
Cách vẽ biểu đồ cột trong excel đơn giản, nhanh chóng và đẹp mắt
Biểu đồ cột là một loại biểu đồ thường được sử dụng để so sánh các giá trị giữa các nhóm, các phân loại hoặc các khoảng thời gian khác nhau. Biểu đồ cột cho phép bạn thấy được sự khác biệt rõ ràng và dễ dàng nhận ra xu hướng hoặc mối quan hệ giữa các dữ liệu. Trong bài viết này, Unica sẽ hướng dẫn bạn cách vẽ biểu đồ cột trong excel một cách đơn giản, nhanh chóng và đẹp mắt.
Những lưu ý trước khi vẽ biểu đồ trong Excel
Trước khi bắt đầu việc vẽ biểu đồ trong Excel, bạn cần nắm được những lưu ý sau:
Dữ liệu cần được tổng hợp, tóm tắt: Các đối tượng cần được nhóm lại một (đối với có nhiều đối tượng khác nhau) xuất hiện trên cùng một dòng và dòng đó sẽ bao gồm tất cả các thông tin liên quan chi tiết nhất.
Dữ liệu thống nhất về định dạng các loại dữ liệu: Các dữ liệu phải cùng loại là văn bản, số hoặc phần trăm,... Không được lẫn lộn giữa các loại dữ liệu với nhau và các dữ liệu cùng loại cần nằm trên cùng một hoặc hoặc cùng một cột.
Dữ liệu trong các trường dữ liệu có nội dung rõ ràng: Cần phải xác định rõ các nội dung để đọc được ý nghĩa của biểu đồ, tránh trường hợp không biết phần này thể hiện nội dung gì.
Một số lưu ý cần chú ý khi làm biểu đồ trong Excel
Hướng dẫn vẽ các loại biểu đồ trong Excel trên máy tính
Cách vẽ biểu đồ cột trong Excel
Bước 1: Bôi đen vùng dữ liệu mà bạn cần vẽ thành biểu đồ.
Chọn vùng dữ liệu cần vẽ bằng cách bôi đen
Bước 2: Ở trên thanh công cụ, tìm mục Insert > nhấp vào biểu tượng Cột > sau đó lựa chọn biểu đồ dạng cột.
Chọn Insert rồi ấn vào biểu tượng biểu đồ cột
Bước 3: Chọn hình dạng biểu đồ mà mình muốn.
Chọn các kiểu biểu đồ mà bạn muốn
Bước 4: Ở mục Chart Title bạn đổi tên miêu tả biểu đồ.
Đổi tên tại mục Chart Title
Cách vẽ biểu đồ đường trong Excel
Để vẽ biểu đồ đường trong Excel, bạn thực hiện các thao tác như khi vẽ biểu đồ cột. Sau đó, bạn thực hiện đổi kiểu biểu đồ như sau:
Bước 1: Trên thanh công cụ, chọn thẻ Design > tại mục Type chọn Change Chart Type.
Các bước vẽ biểu đường trong Excel
Bước 2: Chọn biểu đồ đường ở trên cột danh mục biểu đồ > lúc này sẽ xuất hiện các kiểu biểu đồ > ấn Enter hoặc OK khi chọn được biểu đồ mà mình muốn.
Chọn kiểu biểu đồ đường mà bạn muốn tạo
Lúc này biểu đồ đường sẽ được hiển thị như hình dưới đây.
Kết quả cho ra sau khi hoàn tất các thao tác trên
Cách vẽ biểu đồ tròn trong Excel
Trên thanh công cụ chọn Insert > trong mục Chart chọn biểu tượng biểu đồ tròn > chọn kiểu biểu đồ phù hợp với nhu cầu > ấn OK để xác nhận kiểu biểu đồ.
Các bước vẽ biểu đồ tròn
Kết quả thu được như sau:
Kết quả sau khi vẽ biểu đồ tròn
Cách vẽ biểu đồ miền trong Excel
Bước 1: Trên thanh công cụ, chọn Insert > trong mục Charts chọn Recommended Charts.
Các bước vẽ biểu đồ miền
Bước 2: Chọn All Chart > trên bảng menu chọn biểu đồ miền (Area).
Chọn mục Area trong All Charts
Bước 3: Lúc này sẽ xuất hiện các kiểu biểu đồ gợi ý, bạn chọn kiểu biểu đồ mà mình muốn > ấn OK.
Ấn OK để hoàn tất các bước
Bước 4: Tại mục Chart Title bạn có thể thay tên biểu đồ.
Đổi tên ở mục Chart Title
>>> Tất cả đều có trong cuốn sách "HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH EXCEL TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO"
[blog_custom:2]
[trial-btn-v4[link=https://unica.vn/order/step1?id=2851&quantity=1][text=ĐĂNG KÝ MUA NGAY][color=#ffffff][width=275px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]]
Hướng dẫn vẽ biểu đồ trong Excel trên điện thoại
Hướng dẫn nhanh
Xác định vùng dữ liệu > chọn thẻ Chèn > chọn Biểu đồ > xác định loại biểu đồ > chọn kiểu biểu đồ mà mình muốn.
Hướng dẫn chi tiết.
Bước 1: Bôi đen vùng dữ liệu cần tạo bạo bằng cách kéo nút điều khiển đến vùng dữ liệu mà cần thêm vào biểu đồ > vào thẻ Trang chủ để mở hộp thoại tùy chọn > chọn Chèn.
Các bước tạo biểu đồ trong Excel trên điện thoại
Bước 2: Tại mục Chèn chọn Biểu đồ > tùy vào nhu cầu của bạn chọn kiểu biểu đồ mà bạn cần sử dụng.
Chọn các kiểu biểu đồ mà bạn muốn
Bước 3: Sau đó chọn kiểu biểu đồ, bạn sẽ được hiển thị như hình bên dưới.
Kết quả thu được sau khi tạo biểu đồ
Hướng dẫn chỉnh sửa dữ liệu trong biểu đồ
Hướng dẫn nhanh
Trên thanh công cụ, mở Design > chọn Select Data > xác định vùng dữ liệu của bạc > chọn dữ liệu trục tung > chọn dữ liệu trục hoành > nhấn OK.
Hướng dẫn chi tiết
Bước 1: Chọn biểu đồ mà bạn muốn sửa, trên thanh công cụ, bạn chọn Design > vào mục Select Data.
Chọn Select Data
Bước 2: Trong bảng Chart data range chọn vùng dữ liệu > chọn dữ liệu được hiển thị trên Legend Entries (trục tung - trục thẳng đứng) > Chọn dữ liệu hiển thị trên Horizontal (trục hoành - trục nằm ngang) > nhấn OK để kết thúc quá trình sửa đổi.
Trong đó:
Phần Legend Entries (series) là nội dung hiển thị ở trục tung trên biểu đồ, thể hiện các độ rộng, độ lớn, độ cao của các cột, các phần,...
Phần Horizontal (category) Axis Labels là nội dung được hiển thị ở dưới trục hoành của biểu đồ, đại diện cho các cột, các mảnh trên biểu đồ.
Cart Data Source: Toàn bộ dữ liệu được nhập vào bản đồ. Nó có thể là từng vùng riêng, không có tính liên tục.
Switch Rows/Column: Đổi dữ liệu 2 cột
Vùng dữ liệu trong bảng Chart data range
Cách vẽ biểu đồ trong Excel sao cho đẹp mắt
Hướng dẫn nhanh
Trên thanh công cụ vào mục thẻ Design > Vào mục Đổi kiểu biểu đồ/đổi màu hoặc thêm chi tiết vào biểu đồ.
Hướng dẫn chi tiết
Bước 1: Trên thanh công cụ bạn chọn vào mục thẻ Design. Tại mục Chart Styles bạn có thể chọn kiểu biểu đồ 3D, đường viền,... hoặc ở mục Change Colors dùng để thay đổi màu các chi tiết.
Hướng dẫn chi tiết các bước chỉnh sửa biểu đổ cho đẹp trong Excel
Bước 2: Tại mục Add Chart Element bạn thay đổi một số chi tiết của biểu đồ như tên, mô tả,...
Một số mục trong Add Chart Element
Một số đề mục trong Chart Element mà bạn cần biết là:
Axes: Dùng chia tỷ lệ ở các trục tọa độ (trục tung, trùng hoành).
Axis Title: Thay đổi tên tiêu đề của các thành phần trên mỗi trục tọa độ.
Chart Title: Đổi tên biểu đồ.
Data Labels: Nhãn số liệu của các nội dung trong biểu đồ.
Data Table: Dữ liệu của nội dung biểu đồ dưới dạng bảng.
Error Bar: Thanh hiển thị lỗi hoặc độ lệch của biểu đồ.
Gridlines: Đường kẻ mờ làm nền trong biểu đồ.
Legend: Thêm ghi chú cho các đối tượng ở trong biểu đồ.
Lines: Áp dụng cho biểu đồ dạng Line, chỉ đường kẻ gióng xuống từ trục hoành.
Trendline: Thể hiện đường xu hướng của biểu đồ.
Tổng kết
Biểu đồ cột là một loại biểu đồ hiệu quả để so sánh các giá trị giữa các nhóm, các phân loại hoặc các khoảng thời gian khác nhau. Để vẽ biểu đồ cột trong excel, bạn cần có một bảng tính chứa dữ liệu bạn muốn biểu diễn, sau đó chọn loại biểu đồ cột bạn muốn tạo và chỉnh sửa các thuộc tính của biểu đồ để làm cho nó trở nên đẹp mắt và phù hợp với mục đích của bạn. Bạn cũng cần chú ý đến một số điều trước khi vẽ biểu đồ cột trong excel, như dữ liệu phải thống nhất về định dạng và loại dữ liệu, các trường dữ liệu phải có nội dung rõ ràng và không sử dụng các ký tự đặc biệt hoặc các từ khóa của excel. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức và kỹ năng về cách vẽ biểu đồ cột trong excel.
Ngoài ra, bạn có thể tham gia khóa học Excel Online cùng chuyên gia của UNICA. Đến với excel, bạn sẽ được trải nghiệm vô vàn những cách làm thủ thuật hỗ trợ tích cực cho bạn trong công việc và học hành. UNICA sẵn sàng làm đệm bước cho bạn vươn cao tầm tri thức với cuốn sách Excel ứng dụng văn phòng từ giảng viên Nguyễn Ngọc Linh.
Bạn đọc có thể tham khảo các thao tác vẽ biểu đồ hình cột thông qua Video bài giảng dưới đây:
Hướng dẫn cách vẽ biểu đồ cột trong Execl
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách vẽ biểu đồ Gantt trong Excel vô cùng đơn giản
>>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách tạo biểu đồ chứng khoán trong excel
21/02/2019
15597 Lượt xem
Cách dùng hàm TYPE để xác định kiểu giá trị trong Excel
Type trong tiếng anh có nghĩa là “kiểu” hoặc “loại”. Hàm Type trong Excel được sử dụng để trả về kiểu giá trị của một dữ liệu xác định trước. Vậy cụ thể hàm Type trong excel là gì? Cách dùng hàm Type như thế nào? Có cần lưu ý gì khi sử dụng hàm Type hay không? Tất cả những thông tin cơ bản về hàm Type sẽ được chúng tôi tổng hợp ở phần nội dung bên dưới.
Hàm Type là gì? Lệnh type dùng để làm gì?
Hàm Type trong Excel là được xem là công cụ giúp người dùng xác định kiểu dữ liệu của một ô cụ thể. Nói dễ hiểu hơn, nhờ có hàm Type bạn có thể xác định được nội dung dữ liệu trong ô là số, văn bản, giá trị logic, kết quả bị lỗi từ công thức tính,...
Hàm Type - hàm lấy giá trị trong excel được dùng trong các trường hợp sau:
Dùng để xác định kiểu giá trị trong một ô cụ thể.
Kết hợp với các hàm khác trong excel để hỗ trợ công việc.
Cách dùng hàm TYPE để xác định kiểu giá trị trong Excel
>>> Xem thêm: Cách sử dụng hàm rank trong excel đơn giản và chi tiết nhất
Giá trị trả về của hàm type trong Excel là gì?
Khi dùng hàm Type trong excel, kết quả trả về sẽ thuộc một trong 6 định dạng dưới đây.
Kiểu giá trị được định dạng là số. Lúc này kết quả trả về là số “1”
Kiểu giá trị văn bản. Lúc này kết quả trả về là số “2”
Kiểu giá trị logic. Cụ thể hơn là kết quả trả về của một công thức biện luận cho ra kết quả - - TRUE hoặc FALSE. Lúc này kết quả trả về là số “4”
Kiểu giá trị báo lỗi của một công thức trong bảng tính excel (error). Lúc này kết quả trả về là số “16”
Kiểu giá trị là mảng. Lúc này kết quả trả về là số “64”
Với các giá trị khác. Ví dụ như: biểu đồ, hình ảnh,... Lúc này kết quả trả về là số “128”
Dưới đây là hình ảnh minh họa giúp bạn dễ nhớ các định dạng trả về của hàm Type.
>>> Tất cả đều có trong cuốn sách "HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH EXCEL TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO"
[blog_custom:2]
[trial-btn-v4[link=https://unica.vn/order/step1?id=2851&quantity=1][text=ĐĂNG KÝ MUA NGAY][color=#ffffff][width=275px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]]
Cú pháp của hàm TYPE
Cú pháp hàm TYPE được thể hiện như sau:
= TYPE (Value)
Trong đó:
Value: là giá trị. Đó có thể là bất kỳ loại dữ liệu nào, chẳng hạn như số, văn bản hoặc mảng. Đối số này cũng có thể là một tham chiếu ô đến vị trí của giá trị trong bảng tính.
Mô tả cú pháp hàm TYPE
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách đánh số trang bỏ số trang trong excel chi tiết nhất
Cách sử dụng hàm TYPE trong excel
Để giúp bạn học cách sử dụng hàm TYPE nhanh hơn và nhớ lâu hơn, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết các bước dùng hàm TYPE trong ví dụ minh họa cụ thể dưới đây.
Chúng ta có bảng dữ liệu sau đây
Ví dụ minh hoạ cách dùng hàm TYPE
Yêu cầu: Hãy dùng hàm Type để tìm định dạng của các ô từ A3 đến A7
Cách thực hiện:
Bước 1: Hãy nhập công thức =Type (A3) vào ô kết quả tìm định dạng của A3. Sau đó nhấn Enter.
Nhập công thức vào ô
Lưu ý: Ở đây là ví dụ minh họa nên chúng tôi sẽ thêm cột phân tích công thức ở cột B. Và cột diễn giải đáp án ở cột C. Kết quả sẽ được định vị ở cột D.
Bước 2: Dùng chuột trái để fill công thức từ ô A3 đến ô A7.
Fill công thức từ ô A3 đến A7
Và chúng ta sẽ được kết quả như sau:
Kết quả nhận được
>>> Xem thêm: Cách dùng hàm weekday trong excel đơn giản, có ví dụ đi kèm
Ví dụ về hàm TYPE
Chúng ta có bảng dữ liệu sau đây:
Cho một bảng dữ liệu
Yêu cầu: Hãy dùng hàm Type để tìm định dạng của các ô từ A3 đến A7
Cách thực hiện:
Bước 1: Hãy nhập công thức =Type (A3) vào ô kết quả tìm định dạng của A3.
Nhập hàm TYPE vào ô
Sau đó nhấn Enter chúng ta sẽ có kết quả trả về xác định giá trị của ô A3 như sau:
Kết quả nhận được sau khi nhấn enter
Bước 2: Dùng chuột trái để fill công thức từ ô A3 đến ô A7. Chúng ta sẽ có kết quả như sau:
Dùng chuột để fill công thức
Dưới đây là bảng diễn giải công thức áp dụng và ý nghĩa của kết quả trả về của hàm Type trong vị dụ minh họa này
Bảng diễn giải chi tiết
Lưu ý khi dùng lệnh TYPE trong Excel
Khi bạn dùng hàm Type bạn cần lưu ý những điểm sau:
Hàm TYPE phân biệt được nhiều kiểu định dạng dữ liệu khác nhau. Và kết quả trả về là một đối số tương ứng. Bạn cần học thuộc đối số tương ứng với giá trị trả về của hàm Type. Như vậy bạn mới có thể căn cứ theo kết quả trả về để nhận dạng dữ liệu trong ô.
Bạn không thể dùng hàm TYPE để xác định xem một ô có chứa công thức hay không. Bởi vì hàm TYPE chỉ xác định kiểu giá trị hiển thị như chúng ta đã phân tích ở mục giá trị trả về của hàm Type ở trên.
Kết luận
Hàm Type trong excel có cú pháp cực cơ bản và đơn giản. Chúng ta chỉ cần nhập tên hàm Type, sau đó click chuột chọn ô cần xác định kiểu dữ liệu và nhấn enter để nhận kết quả. Với ví dụ minh họa kèm hướng dẫn diễn giải chi tiết như trên, hẳn là bạn đã biết cách dùng hàm Type trong excel. Nếu bạn muốn nâng cao trình độ excel hãy đăng ký ngay khóa học excel và khóa học excel nâng cao ngay khi có lớp khai giảng.
Hy vọng bài viết này thực sự hữu ích cho các bạn!
20/02/2019
9854 Lượt xem
Cách dùng hàm PRODUCT trong Excel có ví dụ dễ hiểu
Hàm PRODUCT là một trong những hàm toán học cơ bản nhất trong Excel, cho phép bạn tính tích của một hoặc nhiều số hoặc dãy số. Bạn có thể sử dụng hàm PRODUCT để thực hiện các phép tính như tính lãi kép, tính diện tích, tính thể tích,… Để giúp bạn hiểu rõ hơn về cách dùng hàm product trong excel, Unica đã tổng hợp những thông tin cơ bản trong bài viết dưới đây. Mời bạn cùng chúng tôi theo dõi.
Hàm PRODUCT trong Excel là gì? Công thức hàm
Hàm product là hàm gì? Hàm PRODUCT trong Excel là một hàm toán học, thuộc danh mục Math & Trig. Hàm này trả về tích của tất cả các số được cung cấp làm đối số. Công thức product trong excel là:
=PRODUCT(number1, [number2], ...)
Trong đó:
Number1, number2,… là các số hoặc dãy số mà bạn muốn tính tích. Bạn có thể nhập trực tiếp các số vào công thức, hoặc sử dụng các ô, dãy ô, tên dãy ô hoặc các hàm trả về số.
Hàm PRODUCT: có thể chấp nhận tối đa 255 đối số.
Hàm PRODUCT trong Excel là một hàm toán học, thuộc danh mục Math & Trig
>>> Tất cả đều có trong cuốn sách "HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH EXCEL TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO"
[blog_custom:2]
[trial-btn-v4[link=https://unica.vn/order/step1?id=2851&quantity=1][text=ĐĂNG KÝ MUA NGAY][color=#ffffff][width=275px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]]
Ứng dụng của hàm PRODUCT trong Excel
Lệnh product trong excel có nhiều ứng dụng, chẳng hạn như:
Tính lãi kép
Bạn có thể sử dụng hàm PRODUCT để tính lãi kép của một khoản tiền gửi hoặc vay theo công thức:
=PRODUCT(1 + rate, periods) - 1
Trong đó:
rate: là lãi suất hàng năm
periods: là số năm gửi hoặc vay
Sử dụng hàm PRODUCT để tính lãi kép
Tính diện tích
Bạn có thể sử dụng hàm product excel để tính diện tích của các hình học đơn giản như hình chữ nhật, hình vuông, tam giác,... Ví dụ, để tính diện tích của một hình chữ nhật có chiều dài là A2 và chiều rộng là B2, bạn có thể sử dụng công thức:
=PRODUCT(A2, B2)
Ngoài ví dụ mà Unica cung cấp, nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết về cách sử dụng hàm PRODUCT thì có thể tham khảo nội dung Video dưới đây
Hướng dẫn cách dùng hàm PRODUCT trong Excel
Để giúp bạn hiểu hơn về hàm PRODUCT, chúng tôi sẽ đưa ra các ví dụ tiêu biểu ở phần này:
Tính tích từng số
Để tính tích từng số, bạn chỉ cần nhập các số vào công thức PRODUCT.
Ví dụ: Cho bảng số liệu 1:
Cho bảng số liệu
Yêu cầu: Tính tích số lượng các loại quả trong bảng 1.
Cách dùng hàm product trong excel:
Bước 1: Để tính tích của các loại quả, bạn có thể sử dụng công thức sau vào ô C8:
=PRODUCT(14;21;29;33;45).
Nhập công thức tính vào ô C8
Bước 2: Nhấn enter, Excel sẽ trả về kết quả là 12661110.
Kết quả sau nhập công thức
Tính tích từng cột
Ví dụ: Cho bảng số liệu 2:
Cho bảng số liệu
Yêu cầu: Tích tích ở cột giá bán bằng hàm PRODUCT.
Cách dùng hàm product trong excel:
Bước 1: Ở ô D22, bạn nhập công thức sau:
=PRODUCT(D20:D22).
Nhập công thức PRODUCT
Bước 2: Nhấn Enter, Excel sẽ trả về kết quả là 5796000000000.
Kết quả sau khi nhập công thức
Tính tích trên nhiều cột
Để tính tích trên nhiều cột, bạn có thể sử dụng nhiều ô hoặc dãy ô làm đối số cho hàm PRODUCT.
Ví dụ: Cho bảng số liệu 3:
Cho bảng số liệu
Yêu cầu: Dùng hàm PRODUCT để tính phần thành tiền của từng sản phẩm có trong bảng số liệu 3.
Cách sử dụng hàm product:
Bước 1: Để tính phần thành tiền của áo phông, bạn nhập phép nhân trong excel sau vào ô D30:
=PRODUCT(B30:C30).
Nhập công thức PRODUCT
Bước 2: Nhấn Enter sẽ thu được kết quả là 8250.
Kết quả Excel trả về sau khi nhập công thức
Bước 3: Kéo thả chuột xuống bên dưới sẽ thu được bảng kết quả cuối sau đây:
Kéo thả chuột xuống bên dưới
Tính tích kết hợp với các hàm SUM, AVERAGE,…
Bạn có thể kết hợp hàm PRODUCT với các hàm khác để thực hiện các phép tính phức tạp hơn.
Ví dụ: Cho bảng dữ liệu 4:
Cho bảng số liệu
Yêu cầu: Dùng hàm PRODUCT để tính phần thành tiền của từng sản phẩm có trong bảng số liệu 4.
Cách dùng hàm product trong excel:
Bước 1: Để tính phần thành tiền của áo phông trong 2 tháng 9 và 10, bạn nhập công thức hàm excel nhân sau vào ô E42:
=PRODUCT(SUM(B42:C42);D42).
Nhập công thức hàm PRODUCT và SUM
Bước 2: Nhấn Enter, Excel sẽ trả về kết quả là 19750.
Kết quả sau khi nhập công thức
Bước 3: Kéo thả chuột xuống bên dưới sẽ thu được bảng kết quả cuối sau đây:
Kéo thả chuột xuống bên dưới
Các lỗi thường gặp khi sử dụng hàm PRODUCT trong Excel
Khi sử dụng hàm PRODUCT trong Excel, bạn có thể gặp một số lỗi như #DIV/0 hoặc lỗi hiển thị số 0. Cụ thể như sau:
Lỗi #DIV/0
Lỗi này xảy ra khi bạn chia cho số 0 hoặc một giá trị rỗng. Ví dụ, nếu bạn sử dụng công thức:
=PRODUCT(2;A4)
Trong đó ô A4 không có giá trị nào, bạn sẽ nhận được lỗi #DIV/0.
Để khắc phục lỗi này, bạn có thể kiểm tra lại các giá trị đầu vào của hàm PRODUCT và đảm bảo rằng chúng không chứa số 0 hoặc giá trị rỗng.
Lỗi này xảy ra khi bạn chia cho số 0 hoặc một giá trị rỗng
Lỗi hiển thị số 0
Lỗi này xảy ra khi kết quả của hàm PRODUCT vượt quá giới hạn của Excel. Ví dụ, nếu bạn sử dụng công thức:
=PRODUCT(10^100, 10^100)
Bạn sẽ nhận được kết quả là số 0, vì kết quả này lớn hơn giới hạn lớn nhất của Excel là 9.99999999999999E+307.
Để khắc phục lỗi này, bạn có thể kiểm tra lại các giá trị đầu vào của hàm PRODUCT và đảm bảo rằng chúng không vượt quá giới hạn của Excel.
Lưu ý khi sử dụng hàm PRODUCT trong Excel
Khi sử dụng hàm PRODUCT trong Excel, bạn cần lưu ý một số điểm sau:
Số lượng đối số: Hàm PRODUCT có thể nhận từ 1 đến 255 đối số.
Xử lý dữ liệu không phải số: Nếu trong các đối số có một hoặc nhiều giá trị không phải là số, Excel sẽ hiển thị lỗi #VALUE!.
Xử lý dữ liệu trống: Nếu một trong các đối số là rỗng hoặc chứa văn bản rỗng, hàm PRODUCT trả về giá trị 0.
Xử lý giá trị 0: Nếu một trong các đối số là 0, kết quả sẽ là 0.
Xử lý giá trị âm: Hàm PRODUCT sẽ nhân các giá trị âm và trả về một giá trị dương.
Cách sử dụng phạm vi số: Bạn có thể sử dụng một phạm vi số (như A1:A10) thay vì liệt kê các đối số riêng lẻ.
Kiểm tra kết quả: Đảm bảo rằng kết quả trả về từ hàm PRODUCT là đáng tin cậy và phù hợp với mục tiêu của bạn.
Kết hợp với các hàm khác: Bạn có thể kết hợp hàm PRODUCT với các hàm khác như SUM, AVERAGE, MIN, MAX để thực hiện tính toán phức tạp hơn.
Sử dụng hàm PRODUCT trong công thức điều kiện: Bạn có thể sử dụng hàm PRODUCT trong các công thức điều kiện (IF, AND, OR) để tạo điều kiện phức tạp.
Chú ý đến mức độ phức tạp của công thức: Khi sử dụng nhiều hàm và công thức phức tạp, hãy chia nhỏ chúng thành các bước nhỏ để dễ dàng kiểm tra và sửa lỗi.
Lưu ý khi sử dụng hàm PRODUCT trong Excel
Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin về hàm cách dùng hàm product trong excel. Mong rằng với những gợi ý này, bạn có thể dễ dàng thực hiện hàm này để tính toán số liệu. Hiện tại, Unica đang có rất nhiều chương trình khuyến mại dành cho các khóa học Excel. Các bạn hãy nhanh tay đăng ký để nhận cho mình những ưu đãi bất ngờ nhé!
Chúc các bạn thành công!
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách cố dịnh hàm trong excel đơn giản, nhanh chóng
>>> Xem thêm: 5 cách sử dụng hàm trừ trong excel không phải ai cũng biết
>>> Xem thêm: Cách dùng hàm SUMPRODUCT tính tổng nhiều điều kiện trong Excel
Video hướng dẫn cách dùng hàm product trong excel
Hướng dẫn cách sử dụng hàm PRODUCT trong Excel
20/02/2019
6977 Lượt xem
Hướng dẫn chi tiết cách tạo macro excel nhanh chóng và đơn giản
Macro là một trong những tính năng mạnh nhất của Excel và cách chúng có thể giúp bạn tự động hóa các tác vụ lặp đi lặp lại. Vậy sử dụng nó ra sao, như thế nào? Thì bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hoàn toàn có thể biết được cách tạo macro excel và sử dụng Macro từ cơ bản nhất nhé!
Macro excel là gì?
Macro trong excel là gì? Macro excel là một chức năng trong Excel cho phép bạn tự động hóa các thao tác lặp đi lặp lại trên bảng tính. Macro excel có thể được hiểu như là một tập hợp các lệnh và hành động được ghi lại và lưu trữ trong một file. Bạn có thể sử dụng macro excel để thực hiện các công việc như nhập liệu, tính toán, định dạng, vẽ biểu đồ, tạo báo cáo và nhiều việc khác.
Macro excel là một chức năng quan trọng trong Excel
Trong suốt thời gian record macro trong excel đã được lưu lại với tên xác định trong module, module được tạo ra trong quá trình ghi và là một phần của Workbook. Marco được ghi lại có thể được lưu trong This Workbook (Workbook hiện hành), New Workbook (Workbook mới) hoặc trong Personal Macro Workbook (những macro sở hữu riêng). Những lệnh (code) được lưu trong Personal.xls, những macro sở hữu riêng đều sử dụng được khi bạn mở Excel ra. Các macro trong các Workbook khác nhau có thể sử dụng bất cứ lúc nào khi các Workbook đang mở (kể cả sử dụng chúng từ Workbook khác).
2 điều kiện bắt buộc để có thể tiến hành ghi macro Excel:
Bảng tính Excel hiện hành (Activate Excel).
Sử dụng Workbook mới.
Cửa sổ Record Macro
Lợi ích của Macro trong Excel
Macro trong Excel mang lại nhiều lợi ích cho người dùng, như:
Tiết kiệm thời gian và công sức: Bạn không cần phải thực hiện các thao tác cùng một kiểu nhiều lần, chỉ cần chạy macro excel một lần là xong.
Tăng hiệu quả và chính xác: Bạn có thể tránh được các sai sót do nhập liệu sai hoặc quên bước.
Tăng khả năng tùy biến và sáng tạo: Bạn có thể tạo ra các macro excel theo ý muốn của mình, hoặc sử dụng các macro excel có sẵn trên mạng.
Macro trong Excel mang lại nhiều lợi ích cho người dùng
Cách sử dụng Macro trong Excel
Để sử dụng macro trong Excel, bạn cần phải biết cách cài macro cho excel, cách dừng macro trong excel, cách chạy macro trong excel, cách lưu macro trong excel, cách xóa macro trong excel, và cách mở khóa macro trong excel. Sau đây là hướng dẫn chi tiết cho từng bước:
Cách tạo macro trong excel
Để cài macro cho excel, bạn cần phải kích hoạt tab Developer trên thanh công cụ Ribbon. Bạn có thể làm như sau:
Bước 1: Mở file Excel, nhấp chuột phải vào thẻ Review trên công cụ > Chọn vào mục Customize the Ribbon…
Chọn vào mục Customize the Ribbon…
Bước 2: Lúc này, hộp thoại Excel options sẽ hiện lên. Bạn chọn Customize Ribbon. Tại mục Developer, bạn nhấn chọn vào ô vuông, sao cho hiện dấu tích là được. Cuối cùng, bạn nhấn OK để hoàn tất việc thêm thẻ Developer vào thanh công cụ.
Nhấn OK để hoàn tất việc thêm thẻ Developer vào thanh công cụ
Bước 3: Nhấp chuột vào thẻ Developer, chọn Record Macro tại thanh Code.
Chọn Record Macro tại thanh Code
Bước 4: Nhập tên bản ghi mà bạn muốn vào ô Macro Name. Bạn nên đặt tên bản ghi theo tác vụ vận hành để dễ nhận biết.
Nhập tên bản ghi mà bạn muốn vào ô Macro Name
Bước 5: Tại mục Shortcut key, để liên kết với một tổ hợp phím tắt, bạn hãy dùng bất cứ phím nào theo ý muốn. Khi phím tắt này trùng với các phím tắt mặc định, như Ctrl + Z, bạn sẽ mất đi tính năng Ctrl + Z có sẵn trong Excel (Undo).
Để trống mục Shortcut key
Bước 6: Tại mục Store macro in, bạn nhấn chọn This Workbook rồi nhập những ghi chú cần thiết vào mục Description. Nhấn OK để hoàn tất.
Nhấn chọn This Workbook
Cách chạy macro trong excel
Sau khi đã tạo macro excel, để chạy macro, bạn có thể làm theo một trong các cách sau:
Bước 1: Click chuột vào thẻ Developer > Chọn mục Macros tại tab Code.
Chọn mục Macros tại tab Code
Bước 2: Tại hộp thoại Macro, bạn nhấn vào Run để tiến hành chạy Macro trong Excel.
Nhấn chọn Run
Ngoài mục Run, trong hộp thoại này còn có những mục khác như:
Step Into: Giúp bạn đến từng bước để chỉnh sửa hoặc xem từng bước (Khi hoàn thành, bạn nhấn phím F5 để chạy toàn bộ hoặc nhấn F8 để chạy từng dòng lệnh).
Edit: Mở Macro lên chỉnh sửa và sẽ không khởi chạy Macro.
Create: Tạo 1 Macro mới để ghi.
Delete: Xóa Macro (Sau khi xóa, bạn sẽ không thể khôi phục lại nên bạn hãy cân nhắc kỹ trước khi xóa nhé).
Options: Thiết lập những tùy chọn về thuộc tính như phím tắt hoặc lời dẫn.
Cách lưu Macro trong Excel
Để lưu macro trong excel, bạn cần phải lưu file excel dưới định dạng Excel Macro-Enabled Workbook (.xlsm). Bạn có thể làm như sau:
Bước 1: Click chuột vào thẻ Developer trên thanh công cụ > Chọn Visual Basic.
Chọn Visual Basic
Bước 2: Nhấn vào biểu tượng dấu + bên trái mục Modules ở phía bên trái màn hình.
Nhấn vào biểu tượng dấu + bên trái mục Modules
Bước 3: Lúc này sẽ xuất hiện thêm 1 mục Module1 bên dưới mục Modules. Việc bạn cần làm là nhấp phải chuột vào mục Module1 rồi chọn Export File…
Chọn Export File…
Bước 4: Chọn thư mục muốn lưu file rồi nhấn Save. File Macro sau khi được lưu sẽ có đuôi .bas.
Lưu file
Lưu ý: Nếu bạn lưu file excel dưới định dạng khác, các macro trong file sẽ bị xóa.
Cách dừng Macro trong Excel
Nếu đã tạo macro excel và sử dụng xong mà cần dừng macro trong, bạn có thể làm theo hai cách:
Cách 1: Nhấn vào nút Stop Recording ở nhóm Code trên tab Developer.
Cách 2: Nhấn tổ hợp phím Alt + F11 để mở Visual Basic Editor, sau đó nhấn vào nút Reset ở thanh công cụ Standard.
Cách xóa Macro trong Excel
Để xóa macro trong excel, bạn có thể làm theo các bước sau:
Bước 1: Nhấn vào nút Macros ở nhóm Code trên tab Developer hoặc nhấn tổ hợp phím Alt + F8 để mở hộp thoại Macro.
Bước 2: Chọn macro bạn muốn xóa trong danh sách.
Bước 3: Bấm nút Delete.
Bước 4: Bấm OK để xác nhận.
Xóa macro trong excel
Lưu ý: Nếu bạn xóa macro trong excel, bạn sẽ không thể khôi phục lại được.
Hướng dẫn cách mở khóa macro trong excel
Để mở khóa macro trong excel, bạn cần phải thay đổi cài đặt bảo mật của Excel. Cách mở macro trong excel như sau:
Bước 1: Bấm vào nút File ở góc trên bên trái màn hình.
Bước 2: Chọn Options ở menu bên trái.
Bước 3: Trong hộp thoại Excel Options, chọn Trust Center ở menu bên trái.
Bước 4: Bấm nút Trust Center Settings ở phần dưới cùng của cửa sổ.
Bấm nút Trust Center Settings
Bước 5: Trong hộp thoại Trust Center, chọn Macro Settings ở menu bên trái.
Bước 6: Trong danh sách các tùy chọn, chọn một trong các mức độ bảo mật sau:
Enable all macros (not recommended; potentially dangerous code can run): Cho phép chạy tất cả các macro trong excel, kể cả các macro không được xác thực. Đây là tùy chọn nguy hiểm nhất và không được khuyến khích sử dụng.
Disable all macros with notification: Vô hiệu hóa tất cả các macro trong excel, nhưng sẽ hiển thị một thông báo khi bạn mở một file excel có chứa macro. Bạn có thể chọn chạy hoặc không chạy macro tùy theo nhu cầu. Đây là tùy chọn mặc định và được khuyến khích sử dụng.
Disable all macros except digitally signed macros: Vô hiệu hóa tất cả các macro trong excel, trừ những macro được ký số bởi một nhà cung cấp tin cậy. Bạn có thể thêm hoặc xóa các nhà cung cấp tin cậy trong tab Trusted Publishers. Đây là tùy chọn an toàn và phù hợp với những người sử dụng các macro từ các nguồn đáng tin cậy.
Disable all macros without notification: Vô hiệu hóa tất cả các macro trong excel và không hiển thị bất kỳ thông báo nào. Đây là tùy chọn khắc nghiệt nhất và chỉ nên sử dụng khi bạn muốn ngăn chặn hoàn toàn việc chạy macro trong excel.
Bước 7: Bấm OK để xác nhận.
Bấm OK để xác nhận
Sau khi mở khóa macro trong excel, bạn có thể chạy các macro mà bạn đã tạo hoặc nhận được từ người khác.
Cách viết macro trong excel
Muốn viết macro trong Excel, bạn có thể tham khảo các thao tác sau đây:
Từ menu Tools/Macros bạn chọn Visual Basic Editor.
Trong cửa sổ Microsoft Visual Basic bạn vào menu Insert và chọn Module.
Nếu cần, bạn có thể thay đổi tên của module theo ý muốn. Trong cửa sổ Properties, bên cạnh (Name) bạn chọn Module1 và sửa thành Chuongtrinh.
Bấm vào vùng trống của cửa sổ Chuongtrinh (phần code).
Gõ Sub MyFirst rồi bấm Enter. Khi đó Excel sẽ tự động điền () và End Sub, thể hiện như hình 36.
Gõ các lệnh từng bước một theo sự mô tả ở dưới. Bạn có thể có được những giúp đỡ trong Sub Address_abs() tại mục 4 và hình 13.
Trước đó, macro của bạn cần chứa các lệnh macro trong excel đơn giản như sau:
Bước 1: Chọn sheet có tên Text (dùng Sheets(“Text”).Select).
Bước 2: Gõ đoạn I can write macros! trong ô B2 trong sheet đó.
Bước 3: Bôi đậm chữ.
Cuối cùng, bạn kiểm tra (test) lại macro Text:
Quay trở về sheet Text.
Từ menu Tools/Macros chọn Macros.
Trong cửa sổ Macros, bạn chọn macro có tên là MyFirst và chọn Run.
Mọi việc sẽ tốt đẹp, đoạn chữ đậm I can write macros! sẽ được nhập vào ô B2.
Viết macro
Tại sao macro gửi qua máy khác không chạy được?
Có một số nguyên nhân có thể khiến macro gửi qua máy khác không chạy được là:
Máy nhận không có cài đặt bảo mật cho phép chạy macro, hoặc đã vô hiệu hóa tất cả các macro.
Máy nhận không có cài đặt các add-in, thư viện, hoặc phần mềm liên quan đến macro.
Macro có sử dụng các đường dẫn, tên file, tên sheet, hoặc các tham chiếu khác không tồn tại hoặc khác biệt trên máy nhận.
Macro có sử dụng các hàm, biến, hoặc đối tượng không được hỗ trợ trên phiên bản excel của máy nhận.
Để khắc phục vấn đề này, bạn có thể làm theo 1 trong các giải pháp sau:
Kiểm tra và điều chỉnh cài đặt bảo mật của máy nhận để cho phép chạy macro.
Cài đặt các add-in, thư viện, hoặc phần mềm liên quan đến macro trên máy nhận.
Sửa lại các đường dẫn, tên file, tên sheet, hoặc các tham chiếu trong macro để phù hợp với máy nhận.
Sửa lại các hàm, biến, hoặc đối tượng trong macro để tương thích với phiên bản excel của máy nhận.
Macro gửi qua máy khác không chạy được
Một số lưu ý khi tạo macro excel
Khi tạo macro trên excel, bạn nên lưu ý một số điểm sau:
Đặt tên macro rõ ràng và dễ hiểu, tránh sử dụng các ký tự đặc biệt hoặc trùng với các từ khóa của excel.
Thêm mô tả cho macro để giải thích mục đích và cách sử dụng của nó.
Gán phím tắt cho macro để thuận tiện cho việc chạy macro. Tuy nhiên, bạn nên tránh gán các phím tắt đã được sử dụng cho các chức năng khác của excel.
Lưu file excel dưới định dạng Excel Macro-Enabled Workbook (.xlsm) để bảo toàn các macro trong file.
Kiểm tra và sửa lỗi macro trước khi chia sẻ hoặc sử dụng. Bạn có thể sử dụng chức năng Debug trong Visual Basic Editor để tìm và khắc phục các lỗi trong macro.
Một số lưu ý khi tạo Marco trên Excel
Tổng kết
Macro excel là một chức năng hữu ích trong Excel, giúp bạn tự động hóa các thao tác lặp đi lặp lại trên bảng tính. Để sử dụng macro trong excel, bạn cần biết cách cài macro cho excel, cách dừng macro trong excel, cách chạy macro trong excel, cách lưu macro trong excel, cách xóa macro trong excel, và cách mở khóa macro trong excel. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách tạo macro excel nhanh chóng và đơn giản. Cảm ơn bạn đã đọc!
Nếu bạn đọc quan tâm có thể tham khảo thêm các khóa học tin học văn phòng khác trên Unica để hiểu rõ hơn về các thủ thuật, cách sử dụng hàm trong Excel thông qua các khoá học Excel từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp bạn xử lý số liệu, báo cáo một cách nhanh chóng và chính xác nhất từ đó giảm thiểu tôtis đa thời gian cũng như nâng cao hiệu suất công việc.
Chúc các bạn vận dụng chúng phù hợp với những yêu cầu công việc của mình nhé!
>>> Xem thêm: Hướng dẫn học VBA excel dễ hiểu cho cả người không biết
>>> Xem thêm: TOP 3 thủ thuật ngắt trang trong excel đơn giản mà lại hiệu quả
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách tạo form nhập liệu trong excel cho người mới
19/02/2019
15191 Lượt xem
Hướng dẫn học VBA excel dễ hiểu cho cả người không biết
VBA là viết tắt của Visual Basic for Applications, là một ngôn ngữ lập trình được sử dụng để tùy biến và điều khiển các chức năng của Microsoft Excel. VBA giúp bạn có thể thực hiện các công việc phức tạp hơn, như xử lý dữ liệu, tạo biểu đồ, phân tích số liệu,... VBA cũng giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức khi làm việc với Excel. Nếu bạn muốn học VBA excel dễ hiểu cho cả người không biết, bạn có thể tham khảo phần hướng dẫn học vba excel dưới đây.
Tổng quan về VBA cơ bản cho người mới bắt đầu
Nếu bạn đang tìm hiểu về VBA, hãy tham khảo ngay nội dung dưới đây. Ở phần này, chúng tôi sẽ giới thiệu VBA là gì, những điều cơ bản về VBA, cách mở trình soạn thảo VBA, cách viết code VBA cũng như nhiều kiến thức liên quan khác.
VBA là gì?
VBA là một ngôn ngữ lập trình được viết bởi Microsoft và được tích hợp sẵn trong Excel. VBA có thể được sử dụng để tạo các macro, tức là các chương trình được lặp lại để thực hiện các nhiệm vụ đơn giản hoặc phức tạp trong Excel. VBA cũng có thể được sử dụng để tạo các form, tức là các giao diện người dùng được thiết kế để nhập và xuất dữ liệu từ Excel.
Tìm hiểu về VBA trong Excel
Những điều cơ bản về VBA trong Excel
VBA có hai loại là Visual Basic và Visual Basic for Applications (VBA). Visual Basic là một ngôn ngữ lập trình khác được sử dụng để thiết kế các chương trình Windows Forms hoặc ASP.NET. Visual Basic for Applications (VBA) là một phiên bản của Visual Basic được chỉnh sửa để phù hợp với Excel.
Ngoài ra, VBA còn có ActiveX và MFC (Microsoft Foundation Class). ActiveX là một giao diện cho phép bạn giao tiếp với các ứng dụng khác như Word, PowerPoint, Outlook,... MFC là một giao diện cho phép bạn sử dụng các thành phần của Windows như menu, thanh công cụ, thanh trượt,...
Làm sao để mở trình soạn thạo VBA trong Excel?
Để mở trình soạn thạo VBA trong Excel, bạn có thể làm theo hướng dẫn học vba excel dưới đây:
Bước 1: Mở hộp thoại Ribbons > Chọn Customize the Ribbons.
Bước 2. Chọn Developer trong Excel Options rồi nhấn OK.
Hướng dẫn học VBA excel
Tất cả chương trình trong VBA phải bắt đầu bằng "Sub" và kết thúc bằng "End sub". Ở đây tên là tên bạn muốn gán cho chương trình của bạn. Trong khi sub là viết tắt của một chương trình con mà chúng ta sẽ tìm hiểu trong phần sau của hướng dẫn.
Sub name().
End Sub
Bây giờ chúng ta sẽ tạo một chương trình VBA cơ bản hiển thị hộp nhập liệu để hỏi tên người dùng sau đó hiển thị thông báo lời chào.
Hướng dẫn này giả định rằng bạn đã hoàn thành hướng dẫn về Macros trong excel và đã bật tab Developer trong excel.
Tạo một danh mục mới.
Lưu nó trong một định dạng bảng tính kích hoạt macro excel * .xlsm
Nhấp vào tab DEVELOPER.
Nhấp vào hộp thả xuống INSERT dưới thanh điều khiển.
Chọn một nút lệnh như trong hình dưới đây.
Hướng dẫn giả định học VBA excel
Nhập nút lệnh ở bất cứ vị trí nào trên bảng tính thì cửa sổ Assign Marco sẽ hiện ra như hình dưới đây:
Cửa sổ Macro hiển thị
Đổi tên macro thành btnHelloWorld_Click.
Bấm vào nút mới.
Bạn sẽ nhận được code như hình sau.
Code mới hiện ra
Nhập mã lệnh sau:
Tên Dim dưới dạng Chuỗi.
Tên = InputBox ("Nhập tên của bạn").
MsgBox "Xin chào" + tên.
Giải thích một chút:
"Dim name as String" tạo ra một biến gọi là tên. Biến sẽ chấp nhận văn bản, số và các ký tự khác vì chúng tôi đã định nghĩa nó là một chuỗi.
"Name = InputBox (" Nhập tên của bạn ")" gọi hàm được tích hợp InputBox hiển thị một cửa sổ với chú thích Nhập tên của bạn. Tên đã nhập sau đó được lưu trữ trong biến tên.
" MsgBox" Hello "+ name" gọi hàm MsgBox tích hợp hiển thị Hello và tên đã nhập.
Kết quả như sau:
Kết quả hiển thị
Đóng cửa sổ code
Nhấp chuột phải vào nút 1 và chọn chỉnh sửa văn bản
Nhập: Say Hello
Bấm vào Say Hello
Bạn sẽ nhận được kết quả sau:
Kết quả nhận được
Nhập tên của bạn ví dụ là Jordan => Bạn sẽ nhận được hộp thông báo sau
Hộp thông báo xuất hiện
Vừa rồi là những điều căn bản nhất về VBA và một số điều cơ bản bạn cần biết. Tuy nhiên nó là cả một ngôn ngữ lập trình sâu rộng. Để có thể học Kế toán online và học chuyên sâu hơn về hệ thống Excel nâng cao, các bạn có thể tham gia một trong các khóa học Excel nâng cao có tên "VBA Excel toàn tập từ cơ bản đến nâng cao" của giảng viên Đinh Hồng Lĩnh trên UNICA để ứng dụng ngay trong công việc hiệu quả.
>>> Tất cả đều có trong cuốn sách "HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH EXCEL TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO"
[blog_custom:2]
[trial-btn-v4[link=https://unica.vn/order/step1?id=2851&quantity=1][text=ĐĂNG KÝ MUA NGAY][color=#ffffff][width=275px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]]
Công cụ viết code VBA excel
Để viết code VBA trong excel, bạn có thể sử dụng các công cụ như IntelliSense, Editor, Run và Debug. Trong phần hướng dẫn học vba excel dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết hơn:
Công cụ IntelliSense: Là một tính năng giúp bạn đọc được ý nghĩa và giải thích của các từ khóa hoặc biến khi nhập vào khung soạn thảo.
Công cụ Editor: Là một công cụ cho phép bạn chỉnh sửa, thêm, xóa hoặc sắp xếp các khối mã VBA trong Excel.
Công cụ Run: Là một công cụ cho phép bạn chạy, dừng, giảm dần hoặc tăng dần các macro trong Excel.
Công cụ Debug: Là một công cụ cho phép bạn kiểm tra và sửa lỗi trong code VBA trong Excel.
Công cụ viết code VBA
Các cấu trúc thường gặp trong lập trình VBA
Khi sử dụng vba trong excel, bạn sẽ bắt gặp một số cấu trúc phổ biến như là:
Cấu trúc If…Then…Else: Là một cấu trúc dùng để kiểm tra điều kiện và thực hiện các hành động khác nhau tùy theo điều kiện đó.
Cấu trúc Select Case: Là một cấu trúc dùng để chọn và thực hiện các hành động khác nhau tùy theo giá trị của một biến.
Cấu trúc For…Next: Là một cấu trúc dùng để lặp lại một hành động nhiều lần với một biến duy nhất.
Cấu trúc Do…Loop: Là một cấu trúc dùng để lặp lại một hành động nhiều lần với hai biến là biến trong và biến ngoài.
Cấu trúc While…Wend: Là một cấu trúc dùng để lặp lại một hành động nhiều lần với một biến duy nhất, miễn là điều kiện đó vẫn đúng.
Cấu trúc thường gặp trong VBA
Lập trình sự kiện trong VBA
Sự kiện là các sự kiện xảy ra trong Excel, như nhấp vào nút, nhập dữ liệu, chọn danh sách,... Bạn có thể sử dụng sự kiện để kích hoạt các macro hoặc form khi xảy ra sự kiện đó. Để lập trình sự kiện trong VBA, bạn có thể làm theo các bước sau:
Bước 1: Chọn tab Developer (Nút Tiến hành) ở thanh công cụ của Excel.
Bước 2: Chọn tab Visual Basic (Nút Tiến hành) ở thanh công cụ của Excel.
Bước 3: Chọn tab Insert (Nút Thêm) ở thanh công cụ của Excel.
Bước 4: Chọn tab Module (Nút Module) trong danh sách Insert.
Bước 5: Nhập mã VBA vào khung soạn thảo.
Lập trình sự kiện trong VBA
Kỹ thuật khai báo và sử dụng biến trong lập trình VBA
Biến là các giá trị được gán cho các từ khóa hoặc số nguyên trong code VBA. Biến giúp bạn lưu trữ và quản lý các thông tin liên quan đến macro hoặc form. Để khai báo và sử dụng biến trong lập trình VBA, bạn có thể làm theo các bước sau:
Bước 1: Đặt tên cho biến bằng cách nhập từ khóa hoặc số nguyên vào khung soạn thảo. Tên biến phải bắt đầu bằng chữ cái và không được quá 255 ký tự.
Bước 2: Gán giá trị cho biến bằng cách nhập từ khóa hoặc số nguyên vào khung soạn thảo. Giá trị biến phải được gán vào khi khai báo biến và không được thay đổi sau đó.
Bước 3: Sử dụng biến bằng cách nhập từ khóa hoặc số nguyên vào khung soạn thảo. Từ khóa hoặc số nguyên biến phải được sử dụng để thực hiện các hành động trong code VBA.
Kỹ thuật khai báo biến trong VBA
Các lệnh VBA trong Excel
Lệnh VBA là các câu lệnh được viết bằng ngôn ngữ VBA để thực hiện các nhiệm vụ trong Excel. Lệnh VBA có thể được chia thành các loại sau:
Lệnh chính: Là các câu lệnh cơ bản như If, Select Case, For, Next, Do, Loop, While, Wend,...
Lệnh hỗ trợ: Là các câu lệnh hỗ trợ như MsgBox, Range, Cells, Sheets, Workbooks,...
Lệnh đặt tên: Là các câu lệnh đặt tên cho các biến, macro, form, module hoặc workbook.
Lệnh đọc và ghi: Là các câu lệnh đọc và ghi dữ liệu từ và vào các ô hoặc sheet trong Excel.
Lệnh kiểm tra và sửa lỗi: Là các câu lệnh kiểm tra và sửa lỗi trong code VBA khi chạy macro hoặc form.
Các câu lệnh trong VBA
Hướng dẫn học VBA excel thông qua Record Macro
Record Macro là một tính năng giúp bạn tự học vba excel cơ bản một cách dễ dàng và nhanh chóng. Record Macro cho phép bạn quay lại các hành động mà bạn đã thực hiện trong Excel khi bạn chạy macro. Bạn có thể xem lại các hành động này và sao chép mã VBA của chúng để sử dụng trong code của bạn. Để hiểu hơn về Macro, mời bạn theo dõi nội dung dưới đây:
Macro là gì?
Macro là một macro được tạo ra bởi bạn khi bạn sử dụng Record Macro. Một macro là một chương trình được lặp lại để thực hiện các nhiệm vụ đơn giản hoặc phức tạp trong Excel. Một macro có thể được gọi bằng cách nhấn tổ hợp phím Alt + F8 hoặc chọn tab Developer > Macros > Macros.
Macro là một macro được tạo ra bởi bạn khi bạn sử dụng Record Macro
>>> Xem thêm: Cách tạo mẫu bảng theo dõi công nợ bằng excel cho người mới
Cách Record Macro
Để Record Macro, bạn có thể làm theo các bước sau:
Bước 1: Chọn tab Developer (Nút Tiến hành) ở thanh công cụ của Excel.
Bước 2: Tại thẻ Developer, chọn nút Record Macro.
Chọn nút Record Macro
Khi bấm nút Record Macro, sẽ xuất hiện một cửa sổ thông tin về Macro gồm:
Macro name: tên của Macro được tạo bởi việc Record Macro
Shortcut key: phím tắt cho Macro được tạo
Store macro in: nơi lưu trữ macro trong các Project của VBA
Description: mô tả về macro và ghi chú
Sau khi điều chỉnh thông số xong, bạn nhấn nút OK.
Sau khi điều chỉnh, nhấn OK
Bước 3: Những lưu ý khi kết thúc lệnh Record Macro
Khi đã bước vào tiến trình ghi Macro, bạn cần lưu ý rằng bất kỳ thao tác nào cũng sẽ được ghi lại thành đoạn code của Macro trong VBA (dù có làm việc với Excel hay không). Vì vậy cần hạn chế các thao tác thừa như lăn chuột, chọn/di chuyển quá nhiều ô, nhiều sheet,…
Những thao tác phức tạp sẽ cho ra những câu lệnh phức tạp. Bởi vậy, những người mới học nên cố gắng sử dụng những thao tác đơn giản, chính xác nhất. Ngoài ra, hãy luôn nhớ bấm nút Stop Recording khi muốn dừng việc ghi Macro. Nút Stop Recording ở tại chính vị trí nút Record Macro khi ở chế độ ghi Macro.
Vị trí Nút Stop Recording
Bước 4: Kiểm tra kết quả Macro vừa ghi được
Macro vừa ghi sẽ nằm trong môi trường VBA nên bạn cần mở môi trường này ra mới có thể xem được nội dung của Macro.
Trong thẻ Developer > Chọn mục Visual Basic (phím tắt là Alt + F11)
Chọn Visual Basic
Trong giao diện làm việc của VBA chúng ta chú ý vào cửa sổ Project. Tại đây xuất hiện mục Modules, trong đó bao gồm Module1. Khi bấm vào Module1, bạn sẽ thấy Sub Macro1. Đây chính là tên của Macro vừa ghi lại bởi Record Macro.
Giao diện làm việc của VBA – Project
Nguyên tắc khi tự học VBA thông qua Record Macro
Khi tự học lập trình vba trong excel cho người mới bắt đầu thông qua Record Macro, bạn nên tuân theo 3 nguyên tắc cơ bản sau:
Nguyên tắc số một: Không quay lại các hành động quá nhiều hoặc quá ít khi quay lại macro. Nếu bạn quay lại quá nhiều hoặc quá ít, bạn có thể gặp lỗi hoặc mất dữ liệu trong Excel.
Nguyên tắc số hai: Không sao chép mã VBA từ các nguồn không tin cậy. Nếu bạn sao chép mã VBA từ các nguồn không tin cậy, bạn có thể gặp lỗi hoặc mất dữ liệu trong Excel.
Nguyên tắc số ba: Không sử dụng mã VBA của người khác mà không có sự cho phép. Nếu bạn sử dụng mã VBA của người khác mà không có sự cho phép, bạn có thể vi phạm bản quyền hoặc gây hại cho máy tính của người khác.
Nguyên tắc khi tự học VBA thông qua Record Macro
Học vba excel có khó không?
Học VBA có thể khó hoặc dễ tùy thuộc vào năng lực và đam mê của bạn. Nếu bạn có kiến thức về ngôn ngữ lập trình và Excel, bạn sẽ dễ học hơn. Nếu bạn chưa có kiến thức về ngôn ngữ lập trình và Excel, bạn sẽ khó học hơn. Để học VBA hiệu quả, bạn nên:
Tìm hiểu về cơ bản của VBA và Excel.
Thực hành viết code VBA trong Excel.
Tham khảo các tài liệu học vba, bài viết, video và khóa học về VBA trên mạng.
Tham gia các diễn đàn, nhóm, cộng đồng về VBA để hỗ trợ và trao đổi kinh nghiệm.
Tham khảo khóa học "VBA Excel toàn tập từ cơ bản đến nâng cao"
Giáo trình 61 bài giảng
Thời lượng: 11 giờ 57 phút
Giảng viên: Đinh Hồng Lĩnh
Xem toàn bộ: VBA Excel toàn tập từ cơ bản đến nâng cao
Khóa học vba từ cơ bản đến nâng cao này có gì đặc biệt?
Bạn đang sử dụng Excel như một phần không thể thiếu trong công việc của mình. Tuy nhiên, Excel vẫn chưa thể đáp ứng được tất cả nhu cầu của bạn. Bạn vẫn phải làm rất nhiều công việc lặp đi lặp lại một cách thủ công. Và với số lượng dữ liệu lớn, bạn vẫn ước có một công cụ gì đó giúp bạn tự động hóa được toàn bộ công việc này. VBA Excel sẽ giúp bạn thực hiện nó một cách dễ dàng. Thấu hiểu ý nghĩa đó, giảng viên Đinh Hồng Lĩnh hợp tác cùng Unica xuất bản khóa học " VBA Excel toàn tập từ cơ bản đến nâng cao".
Điểm đặc biệt của khóa học là lộ trình được thiết kế theo phương pháp L.I.P.E, cung cấp đầy đủ giáo trình từ lý thuyết đến các bài tập thực sau mỗi bài, các bài kiểm tra sau từng chương và bài thi hết khóa học, giúp học viên trau dồi kỹ năng ngay sau khi học.
Mục tiêu khóa học
Khóa học được Trưởng phòng phát triển hệ thống, công ty cổ phần phát triển công nghệ 3T - Đinh Hồng Lĩnh biên soạn và giảng dạy. Thầy đã có hơn 5 năm kinh nghiệm trong giảng dạy và đào tạo trực tuyến E - Learning, đặc biệt trong lĩnh vực dạy tin học văn phòng. Kết thúc khóa học, học biên sẽ được trang bị những kiến thức bổ ích như sau:
- Nắm được các kiến thức cơ bản từ cơ bản đến nâng cao kiến thức về lập trình VBA trong Excel.
- Hướng dẫn cách sử dụng: Macro, Variable, Sub, Fuction, Userform, vòng lặp For, lệnh điều khiển IF ELSE...
- Sử dụng được các hộp thoại tương tác sinh động với người dùng.
- Tự làm được các Form đăng nhập, quản lý nhân viên, khách hàng, hóa đơn.
Trong suốt quá trình học, bạn sẽ được trợ giúp trực tiếp từ giảng viên, trả lời thắc mắc trong hệ thống diễn đàn lớp học VBA excel. Đây là một công cụ tuyệt vời mà Microsoft bổ sung cho không chỉ cho việc học Excel, mà toàn bộ các công cụ Office như học Word khác để giúp người dùng như bạn tự mình tạo ra được các hàm dành cho riêng bạn, tự động hóa các công việc lặp lại với dữ liệu lớn, tạo ra được các Form nhập liệu quản lý phức tạp theo ý bạn,... và rất nhiều thứ khác nữa.
Hãy ghé đọc và tham khảo thêm chứng chỉ tin học IC3 trên Unica bạn nhé.
Kết luận
Trên đây là hướng dẫn học vba excel của Unica cũng như phần giới thiệu khóa học VBA căn bản. Mong rằng bạn sẽ biết thêm những kiến thức về lĩnh vực này. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, bạn hãy để lại dưới phần bình luận nhé. Chúng tôi sẽ giải đáp trong thời gian ngắn nhất. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này.
16/02/2019
27447 Lượt xem
Cách dùng hàm DSUM trong excel để tính tổng có điều kiện
Nếu bạn là người mới làm quen với excel, chắc chắn bạn sẽ còn nhiều bỡ ngỡ trong quá trình thực hiện hàm để tính toán, nhất là DSUM. Hàm DSUM thường được sử dụng để tính tổng trong các trường hợp có kèm theo điều kiện đơn giản. Trong bài viết sau đây, Unica chia sẻ cho bạn các thông tin liên quan đến cách dùng hàm DSUM là gì trong excel, cùng khám phá nhé.
Hàm DSUM là hàm gì?
Hàm Microsoft Excel DSUM tính tổng các giá trị trong một cột hoặc cơ sở dữ liệu đáp ứng điều kiện nhất định.
Hàm DSUM là hàm tính tổng các giá trị có điều kiện
Hàm DSUM là một hàm tích hợp trong Excel được phân loại là hàm cơ sở dữ liệu. Nó có thể được sử dụng như một hàm bảng tính (WS) trong Excel. Là một hàm trang tính, hàm DSUM Excel có thể được nhập như một phần của công thức trong một ô của trang tính.
>>> Tất cả đều có trong cuốn sách "HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH EXCEL TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO"
[blog_custom:2]
[trial-btn-v4[link=https://unica.vn/order/step1?id=2851&quantity=1][text=ĐĂNG KÝ MUA NGAY][color=#ffffff][width=275px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]]
Công thức DSUM trong excel
Cú pháp sử dụng:
=DSUM(database, field, criteria).
Trong đó:
Database: Đây là vùng dữ liệu cho hàm xác định các giá trị để tiến hành đối chiếu điều kiện và cộng các số ứng với điều kiện. Vùng dữ liệu là một danh sách chứa dữ liệu liên quan, trong đó các hàng thông tin liên quan là các bản ghi và các cột dữ liệu là các trường. Hàng đầu tiên của danh sách là các tiêu đề (nhãn) cho mỗi cột.
Field: Tên trường (cột) dữ liệu được dùng trong hàm, có thể nhập tên cột, vị trí cột hoặc thứ tự cột trong bảng dữ liệu.
Criteria: Giá trị bắt buộc. Là vùng điều kiện mà bạn muốn đặt cho hàm dựa vào để tính toán. Bạn sẽ phải đặt điều kiện mà trong vùng điều kiện có chứa ít nhất một ô bên dưới nhãn cột đó, mà trong đó bạn xác định điều kiện cho cột đó.
Cú pháp sử dụng hàm DSUM trong excel
Cách dùng hàm DSUM trong excel
Như bên trên đã chia sẻ, hàm DSUM là hàm cộng các số trong một trường sao cho thoả mãn với các điều kiện xác định. Vậy cụ thể cách sử dụng hàm DSUM như thế nào? Dưới đây là một số ví dụ minh họa chi tiết giúp bạn nắm vững cách sử dụng hàm DSUM trong Excel.
Ví dụ 1: Dùng hàm DSUM tính tổng với điều kiện đơn giản
Yêu cầu: Căn cứ vào dữ liệu bảng tính. Hãy công thức DSUM để tính doanh thu iPhone ở cửa hàng.
Cách thực hiện như sau:
Bước 1: Bạn hãy căn cứ theo thông tin yêu cầu và dữ liệu để lập công thức tính cụ thể.
Trong trường hợp này chúng ta sẽ sử dụng công thức sau đây:
=DSUM(A2:E6,"Thành Tiền",C8:C9)
Trong đó:
A2:E6: Là phạm vi tham chiếu dữ liệu có chứa cột “Thành Tiền” (cột cần tính tổng) và cột “Tên sản phẩm” (cột chứa điều kiện cần kiểm tra).
"Thành Tiền": Là tiêu đề cột dùng để tính tổng các số liệu.
C8:C9: Là phạm vi các ô chứa tiêu đề và điều kiện muốn hàm DSUM kiểm tra.
Bước 2: Nhập công thức vào bảng tính excel
Nhập công thức hàm
Bước 3: Nhấn Enter để nhận kết quả.
Kết quả nhận được
Ví dụ 2: Dùng hàm DSUM tính tổng với điều kiện là số
Yêu cầu: Căn cứ vào bảng tính, hãy sử dụng hàm DSUM để tính tổng doanh thu các mặt hàng bán với số lượng nhiều hơn 3 sản phẩm
Cách thực hiện:
Bước 1: Bạn hãy căn cứ theo thông tin yêu cầu và dữ liệu để lập công thức tính cụ thể:
=DSUM(A2:E6,"Thành Tiền",C8:C9)
Trong đó:
A2:E6: Là phạm vi dữ liệu tham chiếu.
"Thành Tiền": Là tiêu đề cột dùng để tính tổng các số liệu.
C8:C9: Là phạm vi chứa điều kiện muốn hàm DSUM kiểm tra.
Bước 2: Nhập công thức vào bảng tính excel
Nhập công thức hàm
Bước 3: Nhấn Enter để nhận kết quả.
Kết quả nhận được
Ví dụ 3: Dùng hàm DSUM nhiều điều kiện
Yêu cầu: Căn cứ vào bảng tính, hãy sử dụng hàm DSUM để tính doanh thu của các loại điện thoại không phải iPhone.
Cách thực hiện:
Bước 1: Bạn hãy căn cứ theo thông tin yêu cầu và dữ liệu để lập công thức tính cụ thể
=DSUM(A2:E6,E2,C8:C10)
Trong đó:
A2:E6: Là phạm vi dữ liệu tham chiếu.
E2: Là tiêu đề cột dùng để tính tổng các số liệu.
C8:C10: Là phạm vi chứa điều kiện muốn hàm DSUM kiểm tra.
Lưu ý: Khi dùng hàm DSUM 2 điều kiện trở lên, bạn chỉ cần mở rộng phạm vi chứa điều kiện muốn DSUM kiểm tra. Mỗi điều kiện sẽ được sắp xếp trong 1 ô riêng biệt.
Bước 2: Nhập công thức vào bảng tính excel
Nhập công thức hàm
Bước 3: Nhấn Enter để nhận kết quả.
Kết quả hiển thị
Lưu ý khi sử dụng hàm DSUM trong Excel
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng bạn nhất định phải nắm chắc để giúp quá trình dùng hàm DSUM trong excel mang lại hiệu quả cao đúng như mong muốn:
Tên tiêu đề cột phải được đặt trong dấu ngoặc kép và phải giống tên tiêu đề bảng
Không chỉ riêng hàm DSUM mà tất cả các hàm khác trong excel, khi bạn dùng tiêu đề cột trong hàm bạn cần phải đặt trong dấu ngoặc kép và đảm bảo đúng với tiêu đề bảng. Như vậy excel mới hiểu nội dung trong dấu ngoặc kép là văn bản và tìm kiếm chính xác hơn.
Hàm DSUM trả về lỗi #Value nếu tên tiêu đề cột sai
Nếu bạn nhập tiêu đề cột trong công thức tính DSUM thì excel sẽ báo lỗi văn bản và kết quả trả về sẽ là lỗi #Value trong Excel.
Lỗi #Value xuất hiện khi tên tiêu đề cột sai
Tiêu chí, điều kiện hàm DSUM không phân biệt chữ hoa chữ thường
Do hàm DSUM - hàm cơ sở dữ liệu trong excel không phân biệt chữ hoa, chữ thường nên khi nhập tiêu chí, điều kiện tham chiếu bạn chỉ cần nhập đúng tên tiêu đề, không cần trùng khớp tên tiêu đề. Ví dụ, tiêu đề cột là “Thành Tiền”, khi sử dụng trong công thức DSUM, bạn có thể nhập là “Thành Tiền”, “Thành tiền” hoặc “thành tiền”.
Hàm DSUM có thể sử dụng để thay thế các hàm SUMIF & SUMIFS trong Excel
Có thể nói DSUM là hàm tính tổng nâng cao. Bạn có thể sử dụng hàm DSUM thay thế cho hàm Sumif khi yêu cầu có 1 điều kiện. Và bạn có thể sử dụng hàm DSUM thay thế cho hàm Sumifs khi yêu cầu có 2 hoặc nhiều điều kiện.
Kết luận
Qua bài viết trên đây chúng tôi đã hướng dẫn chi tiết cách dùng hàm DSUM kèm ví dụ minh hoạ dễ hiểu nhất, mong rằng bài viết mang nhiều hữu ích cho bạn đọc. Bên cạnh đó chúng tôi còn có một số khóa học liên quan đến khóa học Excel online thuộc lĩnh vực tin học văn phòng tại Unica, bạn đọc quan tâm hãy tìm hiểu và nhanh chóng sở hữu những khóa học phù hợp nhất với bạn nhé!
>>> Xem thêm: Tổng hợp các hàm công thức trong excel thường được sử dụng
>>> Xem thêm: 6 cách tính tổng trong Excel nhanh nhất, đơn giản, ai cũng làm được
>>> Xem thêm: Cách dùng hàm SUM trong Excel để tính tổng cho người mới bắt đầu
16/02/2019
9257 Lượt xem
Gợi ý cách dùng địa chỉ tuyệt đối và địa chỉ tương đối trong Excel
Trong Excel có hai loại địa chỉ đó là địa chỉ tương đối và địa chỉ tuyệt đối, đây là khái niệm không quá xa lạ đối với những người học và làm việc với excel. Trong bài viết dưới đây, Unica sẽ chia sẻ cho bạn một số thông tin xoay quanh chủ đề địa chỉ tuyệt đối và địa chỉ tương đối trong excel, các bạn hãy tham khảo để có thêm để bổ sung kiến thức trong quá trình học excel nhé.
Địa chỉ tương đối và địa chỉ tuyệt đối trong Excel là gì?
Nếu bạn đang làm việc với các phép tính bằng hàm hoặc công thức thì việc phân biệt địa chỉ tương đối và địa chỉ tuyệt đối trong excel đóng vai trò vô cùng quan trọng. Sau đây Unica sẽ giúp bạn phân biệt rõ địa chỉ tương đối và địa chỉ tuyệt đối excel.
Địa chỉ tương đối trong Excel
Trong excel, địa chỉ tương đối là một địa chỉ không cố định. Nếu như bạn thực hiện thao tác sao chép công thức thì nó sẽ thay đổi theo. Nếu như bạn thực hiện thao tác nhiều ô thì tất cả các địa chỉ tương đối sẽ thay đổi dựa theo vị trí của cột hoặc hàng.
Địa chỉ tương đối là gì?
Địa chỉ tương đối là địa chỉ ô tham chiếu trong công thức Excel thay đổi theo vị trí của công thức khi được sao chép sang các ô khác. Ví dụ, nếu công thức =A1+B1 được sao chép sang ô C1, địa chỉ ô tham chiếu B1 sẽ thay đổi thành C1.
Ví dụ địa chỉ tương đối và địa chỉ tuyệt đối trong excel
Để tạo địa chỉ tương đối, bạn có thể sử dụng dấu cộng (+) hoặc dấu trừ (-) để chèn tham chiếu ô vào công thức. Ví dụ, công thức =A1+B1 là một địa chỉ tương đối vì nó sử dụng dấu cộng (+) để chèn tham chiếu ô B1.
Địa chỉ tương đối là một tính năng quan trọng trong Excel, chúng có thể được sử dụng để tạo ra các công thức linh hoạt và hiệu quả.
Vai trò của địa chỉ tương đối
Địa chỉ tương đối đóng vai trò quan trọng trong Excel, chúng cho phép bạn tạo ra các công thức một cách linh hoạt và hiệu quả. Điều này giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức khi cần tính toán các giá trị trong một phạm vi ô lớn.
Ngoài ra, địa chỉ tương đối còn có vai trò sau:
Cho phép bạn tạo các công thức có thể được sao chép sang các ô khác mà không cần thay đổi kết quả.
Cho phép bạn tạo các công thức có thể được sử dụng để tính toán các giá trị trong một phạm vi ô lớn.
Cho phép bạn tạo các công thức có thể được sử dụng để tính toán các giá trị trong các bảng dữ liệu.
Địa chỉ tương đóng vai trò quan trọng trong excel
Địa chỉ tuyệt đối trong Excel
Địa chỉ tuyệt đối là địa chỉ cố định, khi bạn thực hiện thao tác sao chép công thức trên cột hoặc hàng thì nó đều không thay đổi. Địa chỉ tuyệt đối trong excel thường được sử dụng bằng ký hiệu: $tencot$tendong.
Địa chỉ tuyệt đối là gì?
Địa chỉ tuyệt đối trong Excel là địa chỉ ô tham chiếu trong công thức Excel không thay đổi theo vị trí của công thức khi được sao chép sang các ô khác. Ví dụ, nếu công thức =$A$1+$B$1 được sao chép sang ô C1, địa chỉ ô tham chiếu A$1 và B$1 sẽ không thay đổi.
Để tạo địa chỉ tuyệt đối, bạn có thể sử dụng dấu $ trước cột và hàng của địa chỉ ô. Ví dụ, công thức =$A$1+$B$1 là một địa chỉ tuyệt đối với cả cột và hàng.
Địa chỉ tuyệt đối là địa chỉ cố định không thay đổi
Vai trò của địa chỉ tuyệt đối
Địa chỉ tuyệt đối đóng vai trò quan trọng trong Excel, chúng cho phép bạn tạo ra các công thức chính xác và hiệu quả.
Dưới đây là một số vai trò cụ thể của địa chỉ tuyệt đối:
Cố định các giá trị tham chiếu trong công thức, giúp bạn tránh được các lỗi sai khi sao chép công thức sang các ô khác.
Cho phép bạn tạo các công thức có thể được sử dụng để tính toán các giá trị trong các bảng dữ liệu và các hàm.
>>> Tất cả đều có trong cuốn sách "HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH EXCEL TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO"
[blog_custom:2]
[trial-btn-v4[link=https://unica.vn/order/step1?id=2851&quantity=1][text=ĐĂNG KÝ MUA NGAY][color=#ffffff][width=275px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]]
Cách đánh địa chỉ tuyệt đối và địa chỉ tương đối trong Excel
Sau khi đã phân biệt được rõ ràng sự khác nhau giữa giá trị tuyệt đối và địa chỉ tương đối trong excel, nội dung tiếp theo của bài viết chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách đánh giá trị tương đối và giá trị tuyệt đối trong excel. Cụ thể như sau:
Hướng dẫn cách đánh địa chỉ tuyệt đối
Để đánh địa chỉ tuyệt đối trong excel bạn hãy sử dụng phím F4 trên bàn phím. Đối với những ai sử dụng máy tính hệ điều hành Mac OS thì phím đánh địa chỉ tuyệt đối là tổ hợp phím Command + T.
Cách đánh địa chỉ tuyệt đối trong excel
Hướng dẫn cách đánh địa chỉ tương đối
Đối với cách đánh giá trị tương đối thì bạn thực hiện như sau:
Sử dụng dấu cộng (+) hoặc dấu trừ (-): Đây là cách đơn giản nhất để đánh địa chỉ tương đối. Ví dụ, công thức =A1+B1 là một địa chỉ tương đối vì nó sử dụng dấu cộng (+) để chèn tham chiếu ô B1.
Sử dụng nút F4: Nút F4 có thể được sử dụng để khóa địa chỉ ô một cách nhanh chóng. Khi nhấn nút F4, dấu $ sẽ được thêm vào trước cột và hàng của địa chỉ ô đang được chọn.
Sử dụng công cụ AutoFill: Công cụ AutoFill có thể được sử dụng để sao chép công thức và địa chỉ ô sang các ô khác. Khi sử dụng công cụ AutoFill, bạn có thể chọn tùy chọn "Tương đối" để sao chép địa chỉ ô tương đối.
Hướng dẫn sử dụng địa chỉ tuyệt đối và địa chỉ tương đối vào công thức trong Excel
Địa chỉ tương đối tuyệt đối hỗn hợp trong excel thường được sử dụng để áp dụng vào các hàm MATCH, INDEX, VLOOKUP, HLOOKUP,... Hoặc áp dụng cho các tham chiếu như: hàm RANK, SUMIF, COUNTIF,... để trích xuất dữ liệu.
Đối với chỉ tương đối
Giả sử bạn có một bảng tính Excel có chứa dữ liệu về các loại hoa quả. Bạn muốn sao chép công thức sau: =SUM(E2,F2) từ vị trí của hàng 1 sang vị trí của hàng 2 thì lập tức công thức sẽ thay đổi thành =SUM(E3,F3). Công thức này sẽ tính tổng các giá trị từ E3 đến F3.
Dùng địa chỉ tương đối giúp các bạn dễ dàng thực hiện tất cả những phép tính mà bạn muốn lặp lại trên cùng một hàng và cột trên bảng tính.
Ví dụ hướng dẫn cách sử dụng địa chỉ tương đối
Đối với chỉ tuyệt đối
Bạn sử dụng hàm Hlookup để tìm kiếm dữ liệu bảng có sẵn sử dụng địa chỉ tuyệt đối.
Cách gõ địa chỉ tuyệt đối trong excel bằng hàm: =HLOOKUP($A$2;$A$7:$C$8;2)
Trong đó:
$A$2 (Mũi tên đỏ): A2 là địa chỉ tuyệt đối mà khi copy xuống sẽ không bị thay đổi.
$A$7:$C$8 (Mũi tên vàng): Bảng chứa địa chỉ A2 cũng là địa chỉ tuyệt đối để không bị thay đổi địa chỉ khi thực hành thao tác copy xuống hàng bên dưới.
Số 2 (Mũi tên xanh lá): Vị trí dòng thứ 2 trong bảng Excel.
Sử dụng hàm Hlookup để tìm kiếm dữ liệu bảng
Lưu ý khi sử dụng cách đánh địa chỉ tuyệt đối và địa chỉ tương đối trong Excel
Dưới đây là một số lưu ý cụ thể khi sử dụng cách đánh địa chỉ tuyệt đối và địa chỉ tương đối trong Excel bạn nhất định phải biết:
Bạn nên sử dụng địa chỉ tuyệt đối khi cần cố định các giá trị tham chiếu trong công thức. Ví dụ, nếu bạn muốn tính tổng doanh thu của mỗi sản phẩm trong một tháng, bạn có thể sử dụng công thức =SUM($A$1:$A$10). Công thức này sẽ tính tổng các giá trị trong cột A, từ ô A1 đến A10, bất kể bạn sao chép công thức sang ô nào.
Bạn nên sử dụng địa chỉ tương đối khi cần sao chép công thức sang các ô khác. Ví dụ, nếu bạn muốn tính tổng doanh thu của mỗi sản phẩm trong một bảng dữ liệu, bạn có thể sử dụng công thức =SUM(A2:A10). Công thức này sẽ tính tổng các giá trị trong cột A, từ ô A2 đến A10, khi bạn sao chép công thức sang các ô khác trong cột A.
Cẩn thận khi sử dụng địa chỉ tương đối trong các công thức phức tạp. Bởi nếu như không cẩn thận, có thể bạn sẽ vô tình làm thay đổi kết quả của công thức khi sao chép công thức từ ô này sang các ô khác.
Kết luận
Như vậy thông qua bài viết trên đây, Unica đã cùng bạn tìm hiểu về địa chỉ tuyệt đối và địa chỉ tương đối trong excel. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp ích cho bạn.
Chúc bạn thành công!
16/02/2019
18234 Lượt xem
Hướng dẫn chi tiết cách tạo biểu đồ chứng khoán trong excel
Biểu đồ chứng khoán là một công cụ hữu ích để phân tích và theo dõi sự biến động của giá cổ phiếu, chỉ số, hoặc các sản phẩm tài chính khác. Excel là một phần mềm phổ biến và dễ sử dụng để tạo biểu đồ chứng khoán với nhiều tính năng và tuỳ chọn tùy biến. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách tạo biểu đồ chứng khoán trong excel, cũng như các lưu ý khi vẽ biểu đồ chứng khoán.
Tổng quan về biểu đồ chứng khoán trong excel
Biểu đồ thị trường chứng khoán Excel là một loại biểu đồ đặc biệt, được thiết kế để hiển thị các thông tin quan trọng về giá cổ phiếu, như giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất, giá thấp nhất và khối lượng giao dịch trong một khoảng thời gian nhất định.
Biểu đồ thị trường chứng khoán Excel có nhiều kiểu khác nhau, như biểu đồ nến Nhật Bản (candlestick), biểu đồ thanh (bar), biểu đồ đường (line), hoặc biểu đồ khu vực (area). Mỗi kiểu biểu đồ có những ưu và nhược điểm riêng, tùy thuộc vào mục đích và phong cách của người phân tích.
Biểu đồ thị trường chứng khoán Excel là một loại biểu đồ đặc biệt
Các bước tạo biểu đồ chứng khoán trong excel
Ở phần này, Unica sẽ hướng dẫn bạn cách vẽ biểu đồ chứng khoán trong Excel. Các bước thực hiện gồm có:
Bước 1: Chọn vùng dữ liệu trong bảng rồi vào mục Insert > Chọn Other Charts > Chọn Volume-Open-High-Low-Close.
Bôi đen vùng dữ liệu và chọn Volume-Open-High-Low-Close
Bước 2: Chọn vào kiểu biểu đồ trên, biểu đồ cột mặc định trong excel hiện lên tại trang tính.
Chọn biểu đồ
Hiển thị cùng biểu đồ trên trang tính excel, màn hình lúc này trên thanh menu có các kiểu mẫu biểu đồ trong phần Design. Bạn có thể lựa chọn biểu đồ mình muốn, ở đây chúng tôi sẽ chọn cách vẽ biểu đồ nến.
Lựa chọn biểu đồ mình muốn
Bước 3: Tuy nhiên biểu đồ chứng khoán còn hơi rối mắt vì cách thể hiện dữ liệu còn chồng chéo lên nhau, do vậy cần chỉnh sửa trục Y, nhấp chuột phải vào trục Y chọn Format Axis từ danh sách tùy chọn.
Chọn Format Axis
Trong hộp thoại Format Axis, tích vào Fixed ở phần Maximum nhập số lớn hơn và có thể nhập 1200000 cho biểu đồ không có các giá trị bị rối nữa.
Lưu ý: Trong Excel 2013, cài đặt lại giá trị Maximum trong bảng Format Axis.
Mở bảng cài đặt
Biểu đồ cho các dữ liệu trong bảng chứng khoán sẽ trông rõ ràng hơn và thể hiện tất các thông tin trên đó.
Kết quả
>>> Tất cả đều có trong cuốn sách "HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH EXCEL TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO"
[blog_custom:2]
[trial-btn-v4[link=https://unica.vn/order/step1?id=2851&quantity=1][text=ĐĂNG KÝ MUA NGAY][color=#ffffff][width=275px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]]
Chỉnh sửa biểu đồ chứng khoán trong Excel
Sau khi tạo biểu đồ chứng khoán trong excel cơ bản, bạn có thể chỉnh sửa biểu đồ để làm cho nó trở nên sinh động và dễ hiểu hơn. Bạn có thể chỉnh sửa các khía cạnh khác nhau của biểu đồ, như:
Thay đổi kích thước và vị trí của biểu đồ: Bạn có thể kéo các điểm điều khiển trên khung biểu đồ để thay đổi kích thước của biểu đồ hoặc di chuyển con trỏ chuột vào giữa khung biểu đồ để di chuyển biểu đồ sang vị trí khác trong sheet.
Thay đổi màu sắc và hiệu ứng của biểu đồ: Bạn có thể sử dụng tab Thiết Kế (Design) trên thanh công cụ ribbon, sau đó nhấn vào nút Màu Sắc Biểu Đồ (Chart Colors) và chọn một bảng màu sắc mong muốn trong danh sách các bảng màu sắc. Bạn cũng có thể nhấn vào nút Kiểu Biệt Đồ (Chart Styles), sau đó chọn một kiểu hiệu ứng mong muốn trong danh sách các kiểu hiệu ứng.
Thêm hoặc xóa các phần tử biểu đồ: Bạn có thể thêm hoặc xóa các phần tử biểu đồ, như trục, lưới, chú thích, nhãn dữ liệu, hoặc các chỉ báo kỹ thuật. Bạn có thể sử dụng tab Thiết Kế (Design) trên thanh công cụ ribbon, sau đó nhấn vào nút Thêm Phần Tử Biều Đồ (Add Chart Element), chọn hoặc bỏ chọn các phần tử biểu đồ mà bạn muốn thêm hoặc xóa.
Định dạng các phần tử biểu đồ: Bạn có thể định dạng các phần tử biểu đồ, như thay đổi kiểu, màu sắc, kích thước, vị trí, căn chỉnh hoặc thêm hiệu ứng cho các phần tử biểu đồ. Bạn có thể sử dụng tab Định Dạng (Format) trên thanh công cụ ribbon, sau đó nhấn vào nút Chọn Phần Tử Biểu Đồ (Select Chart Element), chọn phần tử biểu đồ mà bạn muốn định dạng. Sau đó, bạn có thể sử dụng các nút và hộp thoại trên tab Định Dạng (Format) để thay đổi các thuộc tính của phần tử biểu đồ.
Chỉnh sửa biểu đồ chứng khoán
Lưu ý khi vẽ biểu đồ chứng khoán trong Excel
Khi vẽ biểu đồ chứng khoán trong excel, bạn cần lưu ý một số điểm sau:
Chọn dữ liệu biểu đồ phù hợp
Bạn cần chọn dữ liệu biểu đồ sao cho phản ánh được xu hướng và biến động của giá cổ phiếu. Bạn cũng cần chú ý đến thứ tự và định dạng của các cột dữ liệu để excel có thể nhận diện được các thông tin về giá cổ phiếu.
Chọn kiểu biểu đồ phù hợp
Bạn cần chọn kiểu biểu đồ phù hợp với mục đích và phong cách của bạn. Mỗi kiểu biểu đồ có những ưu và nhược điểm riêng, tùy thuộc vào loại dữ liệu, khoảng thời gian và mức độ chi tiết mà bạn muốn hiển thị. Bạn có thể tham khảo bảng so sánh các kiểu biểu đồ thị trường chứng khoán sau:
Biểu Đồ Nến Nhật Bản (Candlestick)
Ưu điểm: Hiển thị rõ ràng các thông tin về giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất, giá thấp nhất, và xu hướng tăng giảm của giá cổ phiếu trong một khoảng thời gian. Thường được sử dụng để phân tích kỹ thuật và nhận diện các mô hình nến.
Nhược điểm: Không hiển thị được khối lượng giao dịch. Có nhiều quy tắc và nguyên tắc để diễn giải các mô hình nến.
Biểu đồ nến Nhật Bản
Biểu Đồ Thanh (Bar)
Ưu điểm: Hiển thị được các thông tin về giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất, giá thấp nhất, khối lượng giao dịch và xu hướng tăng giảm của giá cổ phiếu trong một khoảng thời gian. Thường được sử dụng để phân tích kỹ thuật và so sánh các mã cổ phiếu.
Nhược điểm: Không sinh động và dễ nhìn bằng biểu đồ nến. Có nhiều quy tắc và nguyên tắc để diễn giải các thanh.
Biểu đồ thanh
Biểu Đồ Đường (Line)
Ưu điểm: Hiển thị được xu hướng chung của giá cổ phiếu trong một khoảng thời gian dài. Thường được sử dụng để phân tích cơ bản và so sánh các chỉ số.
Nhược điểm: Không hiển thị được các thông tin về giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất, giá thấp nhất và khối lượng giao dịch. Không phản ánh được biến động của giá cổ phiếu trong một khoảng thời gian ngắn.
Biểu đồ chứng khoán dạng line
Biểu Đồ Khu Vực (Area)
Ưu điểm: Hiển thị được sự thay đổi của giá cổ phiếu theo thời gian bằng cách tô màu khu vực dưới đường biểu đồ. Thường được sử dụng để so sánh các mã cổ phiếu hoặc các chỉ số.
Nhược điểm: Không hiển thị được các thông tin về giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất, giá thấp nhất, khối lượng giao dịch. Có thể gây nhầm lẫn khi có nhiều khu vực chồng lên nhau.
Biều đồ khu vực
Chỉnh sửa biểu đồ theo ý muốn
Bạn có thể chỉnh sửa biểu đồ để làm cho nó trở nên sinh động và dễ hiểu hơn. Bạn có thể thay đổi kích thước, vị trí, màu sắc, hiệu ứng, tiêu đề, trục, lưới, chú thích, nhãn dữ liệu, hoặc các chỉ báo kỹ thuật của biểu đồ. Bạn cũng có thể tạo nhiều biểu đồ trong cùng một sheet để so sánh các mã cổ phiếu hoặc các chỉ số khác nhau.
Kết luận
Biểu đồ chứng khoán là một công cụ hữu ích để phân tích và theo dõi sự biến động của giá cổ phiếu, chỉ số, hoặc các sản phẩm tài chính khác. Excel là một phần mềm phổ biến và dễ sử dụng để tạo biểu đồ chứng khoán với nhiều tính năng và tuỳ chọn tùy biến. Trong bài viết này, chúng tôi đã hướng dẫn bạn chi tiết cách tạo biểu đồ chứng khoán trong excel, cũng như các lưu ý khi vẽ biểu đồ chứng khoán. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có được những biểu đồ chứng khoán chất lượng và phù hợp với nhu cầu của bạn. Nếu bạn muốn tìm hiểu chuyên sâu về Excel thì hãy tham khảo ngay các khóa học Excel online của Unica. Tại đây, giảng viên của chúng tôi sẽ đem tới những bài giảng hấp dẫn và dễ hiểu nhất để bạn có thể thực hành được ngay sau khi học xong.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách vẽ biểu đồ Gantt trong Excel vô cùng đơn giản
>>> Xem thêm: Cách vẽ đồ thị hàm số trong Excel chuẩn xác và chi tiết nhất
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách vẽ biểu đồ kết hợp cột và đường trong excel đơn giản
16/02/2019
8859 Lượt xem
Cách tạo mẫu bảng kê mua hàng theo thông tư 133 trên excel
Thông tư 133/2016/TT-BTC ban hành 26/08/2016 và áp dụng từ 01/01/2017 mục đích cho việc thực hiện việc kế toán với nhiều sự thay đổi tích cực và lợi thế hơn cho các doanh nghiệp hợp pháp hơn quyết định 48. Hướng dẫn tạo lập mẫu bảng kê khai mua hàng theo thông tư 133 trên excel, chúng tôi hướng dẫn bạn cách tạo lập mẫu bảng kê mua hàng chi tiết và chuẩn xác nhất.
>> Mẫu biên bản giao nhận tài sản cố định trên excel
>> Cách lập mẫu phiếu thu theo thông tư 133
>> Mẫu bảng theo dõi công nợ bằng excel kèm link tải miễn phí
>> Mẫu biên bản kiểm kê tài sản trên excel
Bảng kê mua hàng theo thông tư 133 theo excel
Mẫu bảng kê mua hàng thông tư 133 với việc liệt kê và khai báo hoạt động chi tiết nội dung của tên, vật phẩm, hàng hóa, công cụ của một đơn vị khai báo rõ chi tiết địa chỉ mua, đơn vị tính, số lượng, giá cả, đơn giá và xác nhận việc mua bán công khai từ đơn vị doanh nghiệp đó với trường hợp bên bán không có nhu cầu phải lập hóa đơn mua bán.
Mẫu bảng kê khai mau hàng theo thông tư 133. Hình 1
Trở thành chuyên gia kế toán tổng hợp bằng cách đăng ký khoá học online qua video. Khoá học giúp bạn thành thạo các nghiệp vụ của một nhân viên kế toán tổng hợp ngay tại nhà. Từ đó, có thể tự đi xin việc và phát triển nghề của mình.
[course_id:306,theme:course]
[course_id:476,theme:course]
[course_id:2283,theme:course]
Hướng dẫn tạo mẫu bảng kê khai
Việc tạo mẫu bảng kê khai theo thông tư 133 chính xác được nhập như sau:
1. Bắt đầu từ đơn vị và bộ phận, ghi rõ đơn vị doanh nghiệp tên của doanh nghiệp, bộ phận ghi rõ vị trí, địa chỉ, nơi tổ chức hoạt động của doanh nghiệp.
2. Ngày tháng năm trong bảng kê ghi ngày tháng năm lập bảng kê khai này.
3. Các đơn vị doanh nghiệp phải đóng các bảng kê khai mua hàng thành một quyển, đặt số cho các quyển trong các năm. Góc bên phải ghi thông tin quyển số, số, nợ và có, check lại các bảng kê khai của quyên kê khai và ghi rõ chuẩn xác các thông tin, về nợ và có thì đây là phần tài khoản, nhập cụ thể tài khoản có và nợ.
Mẫu bảng kê khai mau hàng theo thông tư 133. Hình 2
4. Họ tên, nhập chính xác họ và tên người trực tiếp thực hiện công việc đi chọn lựa và mua hàng hóa.
5. Bộ phận, ghi rõ chức vụ, bộ phận làm việc tại đơn vị doanh nghiệp của người đi mua hàng hóa.
6. Nhập rõ thứ tự các hàng hóa, tên loại hàng hóa mua, nơi đã mua ghi rõ địa chỉ, đơn vị tính bán hàng hóa theo số lượng, theo trọng lượng theo đơn vị tiền tệ ở các cột A, B, C, D.
7. Nhập theo yêu cầu của các cột 1,2,3 về số lượng loại hàng hóa, đơn giá của từng mặt hàng và giá tiền đã mua cho loại hàng hóa đó.
Note: nếu thông tin hàng hóa đã nhập hết mà vẫn còn dư thừa các ô trống, thì vẽ dấu gạch chéo vào các ô trống đó.
8. Ở dòng cộng, cộng tổng số tiền của tất cả các loại hàng hóa đã mua và không làm tròn.
9. Viết bằng chữ cách đọc tổng số tiền đã chi trả cho việc mua hàng ở phần dưới bảng.
10. Trong phần ghi chú, ghi thông tin nếu có điều gì muốn chú thích.
11. Các phần ký xác nhận yêu cầu và đề nghị đó phải là những người được thông tin trên bảng kê khai trên.
Bảng kê khai mua hàng theo thông tư 133 cho việc kiểm soát hàng hóa của Bộ tài chính đối với các doanh nghiệp và không khấu trừ GTGT trong bảng.
Việc hiểu rõ về các phần mềm kế toán, hệ thống chứng từ, sổ sách là điều cốt lõi giúp bạn có thể trở thành một kế toán viên chuyên môn cao. Bên cạnh đó, bạn đọc quan tâm đến với các khóa học kế toán trên Unica bạn sẽ hiểu rõ về quy trình kế toán thực tế trong các doanh nghiệp, lưu trữ và sắp xếp số liệu khoa học trên excel, đồng thời nâng cao tư duy hạch toán và lập báo cáo tài chính một cách chính xác nhất.
Chúc bạn thành công!
Kính chúc các bạn sức khỏe và thành công!
16/02/2019
4791 Lượt xem