Sức Khoẻ Và Làm Đẹp
Phương pháp ngồi thiền thu năng lượng đỉnh cao
Phương pháp ngồi thiền thu năng lượng là cách tiếp cận nguồn năng lượng bên ngoài cộng hưởng với nguồn năng lượng sẵn có trong cơ thể để giúp các huyệt đạo linh thông. Vậy, có những phương pháp thiền thu năng lượng nào có thể áp dụng ngay tại nhà? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.
Tác dụng của việc ngồi thiền
Thiền là một bộ môn bắt nguồn từ Ấn Độ, gắn liền với Phật Giáo, học Thiền mang lại những tác dụng vô cùng tuyệt vời như sau:
Ngồi thiền giúp bản thân tĩnh tâm, kiểm soát cảm xúc, từ đó điều chỉnh huyết áp, phục hồi tổn thương một cách nhanh chóng.
Tập thiền giúp bạn cải thiện các vấn đề về hô hấp thông qua việc hít thở, tăng khả năng miễn dịch và sức đề kháng.
Thiền giúp bạn giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, tăng cường khả năng tập trung và cải thiện trí nhớ hiệu quả.
Thiền giúp bạn loại bỏ Tham, Sân, Si để luôn an nhiên, lạc quan và bình an trong cuộc sống.
Thiền mang lại tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe
Ngồi thiền thu năng lượng là gì?
Phương pháp ngồi thiền thu năng lượng là việc cơ thể tiếp nhận nguồn năng lượng tuyệt vời từ bên ngoài để giúp các huyệt đạo linh thông, khai mở. Bí quyết để tập phương pháp này thành công là giữ cho suy nghĩ tập trung vào điều mà mình đang hướng đến trong quá trình ngồi thiền, để năng lượng được tập trung đúng chỗ và phát huy tác dụng.
Phương pháp ngồi thiền này được xem là một cách chữa bệnh hiện đại được nhiều người áp dụng bởi nó đơn giản và dễ thực hiện. Dù chưa được khoa học chứng minh là có thể điều trị các bệnh cấp tính nhưng ngồi thiền thu năng lượng hay hình thức tập thiền nói chung mang lại tác dụng tuyệt vời trong việc cân bằng xảm xúc, ổn định tâm trí và giải tỏa căng thẳng, Stress hiệu quả.
Cách ngồi thiền thu năng lượng
Với cách lấy năng lượng từ phương pháp thiền, bạn hãy thực hiện như sau:
Khởi động: Với phương pháp này, khi khởi động tư thế thiền lưng phải thẳng, cổ thẳng, thả lỏng toàn bộ cơ bắp, hai bàn tay để ngửa trên 2 đầu gối, mở mắt và hít thở nhẹ nhàng.
Ngồi thiền: Bạn khép đôi mi lại, sau đó nhắm mắt và thư giãn, cảm nhận sự bình yên.
Xả thiền: Cuối cùng, hãy mở mắt ra, chập 2 bàn tay lại và hít mũi thở miệng giống với thao tác khởi đầu.
Với phương pháp thiền lấy năng lượng, lưng và cổ phải thẳng
Tác dụng phương pháp thiền thu năng lượng
Phương pháp lấy năng lượng từ vũ trụ
Như chúng ta đã biết, yếu tố stress ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của con người. Trong trường hợp này, việc ngồi thiền chính là một liệu pháp đối trị trực tiếp và hữu hiệu đó là xin năng lượng từ vũ trụ. Khi áp dụng phương pháp ngồi thiền thu năng lượng, bạn có thể giải tỏa được những cảm xúc tiêu cực và cải thiện được hành vi.
Không những thế, nó còn giúp tăng cường nội khí, nâng cao sức đề kháng, sự thích nghi của cơ thể đối với môi trường. Thông qua phương pháp ngồi thiền xin năng lượng từ vũ trụ, bạn có thể hành thiền để bù đắp cho tâm hồn và cải thiện sức khỏe.
>>> Xem ngay: Ngồi thiền vào thời gian nào là tốt nhất?
Đăng ký khoá học Thiền online ngay để nhận ưu đãi cực kỳ hấp dẫn. Khóa học sẽ giúp bạn có được thói quen tập Thiền hàng ngày đơn giản và hiệu quả, làm chủ cảm xúc, thấu hiểu bản thân và mọi người xung quanh. Đặc biệt, bạn có thể chữa lành tổn thương bên trong nhờ ứng dụng tập thiền.
[course_id:178,theme:course]
[course_id:576,theme:course]
[course_id:2036,theme:course]
Phương pháp lấy năng lượng từ mặt trời
Nguồn năng lượng từ mặt trời là nguồn năng lượng vô tận, có sẵn trong tự nhiên và mang lại rất nhiều lợi ích to lớn cho sức khỏe. Vậy, tại sao bạn không áp dụng phương pháp ngồi thiền để thu năng lượng mặt trời. Thiền định để lấy năng lượng mặt trời là một nguồn lực vô cùng quan trọng, kích thích sự phát triển và duy trì sự sống dưới mọi hình thức. Do đó, tất cả muôn loài vạn vật đều cần đến nguồn năng lượng này để duy trì chức năng sinh tồn của mình.
Nếu thiếu hụt hoặc mất cân bằng nguồn năng lượng này, có thể dẫn đến việc căng thẳng thần kinh, hay lo lắng, bực bội. Chính vì vậy, bạn cần xin năng lượng mặt trời để giải quyết gốc rễ vấn đề. Nguồn năng lượng này hoạt động ở khắp các tế bào và cơ quan trọng cơ thể.
Khi nó luân chuyển trong cơ thể, chúng ta gọi đó là năng lượng ở luân xa. Với sự luân chuyển này, hệ thống năng lượng sẽ giữ cân bằng sự tự nhiên vốn có. Từ đó, sức khỏe được nâng cao một cách toàn diện, hòa hợp giữa thể xác, tâm trí và linh hồn. Năng lượng mặt trời mang lại 3 lợi ích về tâm linh đó là: tăng nhận thức tâm linh, khả năng đánh thức năng lực siêu nhiên, khả năng nhập định sâu và dễ dàng hơn.
Năng lượng mặt trời mang lại 3 lợi ích về tâm linh
Cách ngồi thiền quản trị cảm xúc hiệu quả
Khi đã nắm được 2 phương pháp ngồi thiền xin năng lượng, bạn cần học cách quản trị cảm xúc để phát huy tối đa hiệu quả mà phương pháp này mang lại. Sự kết hợp 2 trong 1 này chính là “liều thuốc” đẩy lùi mọi căng thẳng, lo lắng để có được cuộc sống hạnh phúc, bình an.
Thiền là một bộ môn khoa học có công dụng tuyệt vời giúp huyệt đạo lưu thông nhờ vào nguồn năng lượng có sẵn trong cơ thể. Vì vậy khi thiền, sự tập trung đòi hỏi quyết định đến hiệu quả của thiền. Nên ngồi thiền ở nơi yên tĩnh, không có tiếng ồn để có thể tập trung 100% tâm trí và nguồn năng lượng của bạn.
Việc tập trung hơi thở trong thiền vô cùng quan trọng giúp kéo dài thời gian thiền. Khi thiền bạn cần chú ý đến hơi thở, hít sâu và thở đều chậm rãi bằng mũi.
Bạn nên xả thiền trước khi kết thúc bài tập thiền để cơ thể hết tê mỏi, khí huyết được lưu thông.
Bạn nên chuẩn bị một tấm đệm có độ rộng vửa đủ, chất liệu mềm, chiều cao khoảng 3 - 5cm để cơ thể được thật sự thoải mái khi thiền.
Tư thế ngồi thiền thẳng lưng giúp bạn phát triển hệ xương, giải phóng cơ thể, tránh nhức mỏi làm bài tập thiền bị gián đoạn.
Tập trung luồng suy nghĩ, coi trọng bản thân, loại bỏ sân si, bớt tham vọng sẽ giúp tâm trí bạn được tĩnh tâm. Nhờ vậy mà thiền cũng đạt hiệu quả cao hơn.
Kết luận
Như vậy trong bài viết trên, UNICA đã chia sẻ cho các bạn phương pháp ngồi thiền và cách ngồi thiền quản trị cảm xúc hiệu quả. Hy vọng rằng, qua bài viết trên, các bạn đã “bỏ túi” cho mình nhiều thông tin quý báu trước khi ngồi thiền.
19/11/2019
12521 Lượt xem
Ngồi thiền chữa bách bệnh nghe vô lý nhưng là sự thật!
Nhiều người thường, tìm đến học Thiền như một tia hy vọng mang lại sự sống cho bản thân khi mà y học không hoàn toàn đáp ứng khả năng điều trị 100%. Và đúng như vậy, theo các nghiên cứu trong và ngoài nước đã chứng minh được việc ngồi thiền chữa bách bệnh là hoàn toàn đúng sự thật. Trong bài viết này, UNICA sẽ cho bạn rõ hơn về vấn đề này. Cùng tìm hiểu ngay.
Ngồi thiền chữa bách bệnh có thật không?
Có một số người không tin về việc ngồi thiền chữa được bệnh là có thật, họ nói rằng đó là sự ngẫu nhiên hoặc may mắn. Thậm chí, có người còn có thái độ nói rằng là mê tín, lạc hậu. Thực tế, có hàng trăm câu chuyện xoay quanh việc thiền chữa bệnh.
Ngồi thiền có thể chữa được rất nhiều bệnh tật. Ảnh minh họa
Anh Vũ Anh Tú, mắc bệnh ung thư khi còn quá trẻ. Anh từng nghĩ mình đã hết hi vọng qua những lần xạ trị đau đớn trên giường bệnh, có những lần huyết áp anh đạt tới 180. Nhiều lần xạ trị, gia đình không đủ điều kiện để tiếp tục chữa trị vì quá đắt đỏ, anh đành xin ra viện bởi vì bệnh mới chỉ ở giai đoạn đầu. Mọi thứ bế tắc với một người đàn ông trẻ tuổi, nhưng nghị lực sống khiến anh vùng dậy.
Anh đã tìm đến ngồi thiền như một phương pháp cuối cùng trước khi nhận án “tử hình”, đơn giản nó tiết kiệm rất tiền cho anh. Sau 6 tháng, anh ngồi thiền chăm chỉ, đều đặn và đã nhận thấy tình trạng của mình có biến chuyển khá tốt. Anh tiếp tục luyện tập thêm, sau 1 năm, anh cảm thấy mình không còn mệt mỏi, không cảm thấy đau tức mỗi khi đi ngủ. Theo chia sẻ của anh, hiện giờ anh đã có thể sinh hoạt bình thường như hồi còn khỏe mạnh.
Hoặc một trường hợp ngồi thiền kỳ diệu của ông Nguyễn Duy Bách ở Hà Nội nằm liệt giường vì bị bệnh gút quá nặng dù có uống thuốc nhưng cũng chỉ thuyên giảm tạm thời. Sau đó, ông bệnh ngày càng nặng tới mức độ một bên đùi bị teo, mắt cá chân sưng to không thể đi. Đến khi bạn ông đến thăm và chỉ cho cách ngồi thiền dưỡng sinh. Sau 7 tuần ngồi tập luyện, ông cảm thấy chân mình đã giảm đau, và có thể đi lại nhẹ nhàng được 50 - 60m. Sau 3 tháng, chân ông bớt teo và 6 tháng sau thì có thể chống nạng đi lại được.
Hay một ví dụ minh chứng, cho việc ngồi thiền chữa bách bệnh tiếp theo đó là cách ngồi thiền để không phải mổ của bà Nguyễn Thị Kim Oanh, 67 tuổi ở Đào Tấn, Hà Nội bị giun chui cuống mật. Do điều trị bệnh tích cực nên bệnh tình đã hết nhưng lại bị xác giun chui vào cuống mật. Bác sĩ chỉ định phải mổ, những vì tuổi bà đã cao, bà lại sợ mổ nên bà đã thử ngồi thiền tĩnh tâm 2 tuần và đã đẩy được xác giun ra ngoài mà không cần phẫu thuật. Hiện giờ, bà Oanh còn đang là BCH của Trung tâm dưỡng sinh - phục hồi sức khỏe của thành phố Hà Nội.
>>> Xem ngay:
Cách ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ tưởng khó mà dễ
30 phút hướng dẫn cách ngồi thiền cho người mới bắt đầu
Ngồi thiền giúp ngăn ngừa ung thư phát triển nhanh. Ảnh minh họa
Ngoài những ví dụ kể trên thì ngồi thiền còn được đánh giá là phương pháp để đẩy lùi một số bệnh như: bệnh tim mạch, huyết áp cao, bệnh gan, bệnh đau dạ dày, bệnh tiêu hóa, bệnh phổi, bệnh ung thư… Tuy nhiên, mọi người cần chú rằng, phương pháp này là phương án chữa bệnh lâu dài và cần kết hợp thêm với cả Y học thì mới đạt hiệu quả.
Đăng ký khoá học Thiền online ngay để nhận ưu đãi cực kỳ hấp dẫn. Khóa học sẽ giúp bạn có được thói quen tập Thiền hàng ngày đơn giản và hiệu quả, làm chủ cảm xúc, thấu hiểu bản thân và mọi người xung quanh. Đặc biệt, bạn có thể chữa lành tổn thương bên trong nhờ ứng dụng tập thiền.
[course_id:178,theme:course]
[course_id:576,theme:course]
[course_id:2036,theme:course]
Kết luận
Ngồi thiền chữa bách bệnh đã được chứng minh bằng những nhân chứng sống thực tế. Không những thế, khi ngồi thiền còn giúp người học sống hài hòa, thân tâm an lạc, giảm thiểu hầu hết những bệnh tật. Thông qua viết này, UNICA hy vọng rằng, những thông tin này một phần nào đó có ích cho mọi người trong cuộc sống.
19/11/2019
7474 Lượt xem
Thiền Yoga và 6 lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe
Thiền Yoga là bộ môn không còn quá xa lạ với nhiều người bởi nó rất phổ biến và được ưa chuộng. Sở dĩ thiền Yoga là sự lựa chọn của nhiều người bởi những tác dụng tuyệt vời mà nó mang lại. Hãy cùng điểm mặt 5 lợi ích tuyệt vời mà thiền Yoga mang lại trong bài viết dưới đây.
Thiền Yoga là gì?
Thiền Yoga là một trong những bài tập giúp rèn luyện tâm trí và nuôi dưỡng hạnh phúc, loại bỏ mọi lo âu, bi ai, tiêu cực trong tâm hồn. Thực hành thiền mở ra một khoảng không gian rộng lớn cho thế giới tâm hồn, mà ở trong không gian đó, bạn có thời gian để suy ngẫm lại về mọi thứ, lắng nghe bản thân, buông bỏ được hết những đau khổ, to toan thường nhật. Khi tâm đã vững và yên bình, con người sẽ cảm thấy yêu đời và sống lạc quan hơn. Nhờ vậy mà cơ thể sẽ khỏe mạnh hơn.
Tác dụng của thiền Yoga
Giúp tinh thần ổn định, tránh trầm cảm, căng thẳng
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người thường xuyên tập luyện thiền Yoga có vỏ não trước trán dày hơn. Và chính cấu tạo này sẽ giúp cho việc kiểm soát cảm xúc được tốt hơn nhờ việc hình thành hệ thống Limbic - trung tâm cảm xúc của não.
Do đó, nếu bạn thường xuyên lo âu, căng thẳng về công việc, học tập hoặc các mối quan hệ trong xã hội thì hãy thực hành thiền Yoga để loại bỏ những cảm xúc tiêu cực. Đây được xem là liều thuốc hữu hiệu giúp cho cuộc sống của bạn được an toàn và tích cực hơn.
Thiền Yoga giúp bạn duy trì được một cảm xúc ổn định
Hiểu rõ bản thân hơn
Trong quá trình ngồi thiền Yoga, bạn sẽ có được sự tập trung nhất định nhờ loại bỏ được những suy nghĩ tiêu cực. Cũng chính điều này sẽ giúp cho bạn hiểu rõ bản thân hơn, tránh được những cám dỗ và loại bỏ nỗi sợ đang ngự trị trong con người mình.
Nhờ tâm an, hiểu rõ bản thân mà bạn sẽ nhìn nhận sự việc xung quanh bằng nhiều khía cạnh khác nhau. Bạn biết cách đặt mình vào suy nghĩ và vị trí của người khác để hiểu họ hơn. Nhờ vậy, bạn có thể cải thiện các mối quan hệ một cách tích cực hơn. Đây thực sự là một yêu cầu quan trọng trong công việc của xã hội hiện đại.
>>Xem thêm: Cách tập thiền tại nhà để giảm stress và cải thiện sức khỏe
Tốt cho tim mạch và giảm đau hiệu quả
Một nghiên cứu đến từ trường Đại học Montreal đã kết luận rằng, khả năng chịu đau của những người thường xuyên thiền cao hơn những người không thực hiện thiền. Kết quả này được dựa trên phương pháp đo hoạt động não của người bằng máy quét cộng hưởng từ chức năng nên kết quả hoàn toàn chính xác.
Sở dĩ có điều này bởi thiền Yoga giúp con người giải tỏa căng thẳng, trí não được sáng suốt, nhờ vậy khi có những tác động bởi các yếu tố bên ngoài, mức độ ảnh hưởng sẽ thấp hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, nhờ khả năng tập trung cao, cơ thể được thư giãn nên có khả năng giảm đau tốt hơn.
Bộ môn thiền Yoga rất tốt cho tim mạch và giảm đau hiệu quả
Việc thiền Yoga hằng ngày còn giúp tim mạch hoạt động tốt hơn nhờ lưu lượng máu đến tim được tăng cường. Căng thẳng, huyết áp cao cũng được đẩy lùi, giúp tạo nên một cuộc sống chất lượng, an toàn cho bạn.
Cải thiện trí nhớ
Nếu thực hành thiền Yoga mỗi ngày như một thói quen thì khả năng tập trung của bạn sẽ được tăng cường hơn, đây chính là tiền đề quan trọng để cải thiện khả năng ghi nhớ. Đặc biệt, trong quá trình làm việc, bạn sẽ không bị xao nhãng bởi các vấn đề xung quanh mà có thể chú tâm vào việc mà mình đang làm. Tình trạng “học trước quên sau”, “não cá vàng” cũng được đẩy lùi nhanh chóng.
Và nếu bạn biết cách ứng dụng thiền Yoga vào cuộc sống thì còn giúp hạn chế được lượng chất trắng trong não, tăng cường tốc độ liên kết và truyền đạt thông tin. Nhờ vậy, đầu óc sẽ luôn được minh mẫn và có trí nhớ tốt hơn bình thường. Đồng thời, các phiền nhiễu trong cuộc sống cũng được não bộ tích hợp lại và đẩy lùi khỏi hệ thần kinh. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người tập thiền Yoga có khả năng ghi nhớ và phân tích thông tin tốt hơn so với những người không tập thiền Yoga.
Tăng khả năng tập trung
Trong một thử nghiệm kéo dài 3 tháng, các nhà nghiên cứu đã cho thấy rằng việc luyện tập thường xuyên các bài tập Yoga thiền sẽ mang lại sự tập trung cao hơn nhờ thay đổi các điện từ của não, tăng tính tỉ mỉ, cẩn thận và thận trọng hơn trong cuộc sống.
Yoga là một bộ môn giúp phát triển thân tâm trí của người tập. Nếu bạn đang tìm kiếm khóa học Yoga online thì đừng bỏ qua gợi ý dưới đây. Từng bài học đều được chuyên gia của chúng tôi thiết kế trực quan, sinh động, phù hợp với đối tượng người học. Thời lượng mỗi bài không quá dài nên đảm bảo không gây nhàm chán hoặc buồn ngủ. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn:
[course_id:114,theme:course]
[course_id:214,theme:course]
[course_id:931,theme:course]
Giúp cải thiện giấc ngủ
Nhờ tác dụng loại bỏ phiền nhiễu, cải thiện cảm xúc với những suy nghĩ tích cực mà thiền Yoga sẽ giúp giấc ngủ của bạn được ngon và sâu hơn. Hơn nữa, sau giấc ngủ, bạn sẽ tỉnh dậy với một tinh thần thoải mái, tràn đầy năng lượng và tinh thần lạc quan. Vì vậy, nếu bạn thường xuyên mất ngủ hoặc ngủ không ngon, giấc ngủ chập chờn thì hãy áp dụng các bài thiền Yoga.
Tập thiền Yoga thường xuyên sẽ giúp bạn có được giấc ngủ ngon và sâu hơn
3 tư thế thiền Yoga không thể bỏ qua
Ngồi xếp bằng
Trong Yoga thiền, tư thế ngồi xếp bằng (ngồi khoanh chân) được xem là một trong những tư thế phổ biến và cơ bản nhất của Yoga thiền. Tư thế này thường phù hợp với những người lần đầu tiếp xúc với Yoga thiền hoặc gặp những vấn đề nghiêm trọng ở chân.
Tư thế ngồi xếp bằng
Cách tập:
⦁ Ngồi thẳng lưng 2 chân xếp bằng.
⦁ 2 tay thả lỏng, đặt lên đầu gối, ngón trỏ và ngón cái chạm vào nhau.
⦁ Hít thở sâu và đều, giữ tinh thần thoải mái, không suy nghĩ đến những chuyện phiền muộn.
>> Cách ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ “tưởng khó mà dễ”
Tư thế bán già
Việc tập luyện một vài động tác khởi động làm mềm cơ chân sẽ giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ chuột rút hay đau mỏi chân khi luyện tập. Tư thế này sẽ giúp bạn duy trì tư thế thẳng lưng đồng thời tạo sự cân bằng cho cơ thể, phù hợp nhất với những người đã tiếp xúc với Yoga thiền và cơ thể không còn quá cứng.
Tư thế bán già
Cách tập:
⦁ Ngồi thẳng lưng, đặt chân phải lên bắp đùi chân trái và kê chân trái dưới đùi phải.
⦁ Tay thả lỏng tự nhiên đặt lên đầu gối.
⦁ Mắt nhắm, duy trì nhịp thở đều và giữ tinh thần thoải mái.
⦁ Giữ nguyên tư thế trong 2-5 phút, thở nhẹ và trở về tư thế nghỉ ngơi.
Tư thế hoa sen
Đối với các tín đồ Yoga đặc biệt là Yoga thiền thì đây được xem là tư thế hàng đầu trong các tư thế Yoga thiền, không chỉ giúp tinh thần sảng khoái, loại bỏ lo lắng, mệt mỏi mà còn giúp cải thiện sức bền và sự dẻo dai cho cơ thể đồng thời tăng tính kiên trì tuyệt đối.
Tư thế hoa sen
Cách tập:
⦁ Ngồi thẳng lưng, chân xếp bằng tự nhiên.
⦁ Dùng tay từ từ đưa chân phải đặt lên đùi trái và chân trái đặt lên đùi phải.
⦁ Kéo gót chân về sát bụng, lòng bàn chân hướng lên.
⦁ Hít thở đều, duy trì tư thế trong 5 phút.
Một số lưu ý để tập Thiền Yoga đúng cách
Điểm khác biệt giữa thiền Yoga và các bài tập Yoga khác là Yoga thiền không đòi hỏi những kỹ thuật quá cao mà điều cốt lõi làm nên thành công của bộ môn này là bạn cần phải thật sự kiên trì và thực hiện đúng cách ngay từ những bước đầu tiên để hạn chế được những tổn thương không đáng có liên quan đến xương khớp sau này. Khi tập Yoga thiền, bạn cần lưu ý một số điểm như sau:
Giữ cho lưng thẳng tuyệt đối là tư thế quan trọng trong Yoga thiền
Trong quá trình tập luyện, bạn nên kết hợp với hít thở sâu và thả lỏng cơ thể.
Lựa chọn không gian yên tĩnh, sạch sẽ, không ồn ào để thiền tốt nhất
Tập trung toàn bộ tâm trí để tập Yoga Thiền
Lựa chọn những bộ trang phục thoải mái nhất để có thể ngồi thiền trong nhiều giờ đồng hồ.
Một số lưu ý khi học yoga Thiền
Kết luận
Có thể thấy, bộ môn thiền Yoga mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho người học yoga online tại nhà. Yoga thiền giúp đẩy lùi bệnh tật, nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần một cách hữu hiệu. Và điều quan trọng để đạt được kết quả tốt nhất đó chính là sự kiên trì trong quá trình thực hành. Chúc bạn có một cơ thể khỏe mạnh cùng tinh thần an yên!
19/11/2019
6148 Lượt xem
3 Bài thực hành thiền định cho người mới học thiền
Thực hành thiền định có nhiều cấp độ khác nhau, do đó bạn có thể lựa chọn thực hành tùy theo đặc điểm và tính cách của bản thân. Trong khuôn khổ bài viết dưới đây, UNICA xin gửi đến các bạn 3 bài thực hành căn bản mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà để phát huy tối đa lợi ích mà học Thiền mang lại.
Thực hành thiền định tập trung bằng mắt
Đầu tiên, bạn hãy nhìn vào một vật cụ thể hoặc bất cứ vật gì được chọn để làm mục tiêu tập trung. Có rất nhiều thứ mà bạn có thể lựa chọn để tập trung như bông hoa, ly nước, cái bàn hoặc bất cứ thứ gì có thể giúp bạn tập trung tư tưởng. Cố gắng để tâm vào vật đó, tập trung càng lâu càng tốt, tuy nhiên đừng ép bản thân tập trung quá lâu hoặc cố gắng gượng.
Bạn có thể thực hành thiền định tập trung bằng mắt vào một vật nào đó
Bây giờ, bạn hãy nhìn vào bất kỳ một vật nào đó đang hiện hữu trước mặt, nhưng bạn nên nhìn vào vật nào đó thấp hơn tầm mắt. Nếu không làm được như vậy thì bạn có thể nhìn vào vật mà bạn muốn. Điều bạn cần làm lúc này là dùng mắt tập trung vào vật đó, tịnh khẩu, không suy xét hoặc phân tích.
Đối với những người mới thực hành thiền định thì không nên phát sinh những tạo tác, phán xét. Tạo tác ở đây có nghĩa là khi bạn nhìn vào một vật và phát sinh những nhận xét về hình dáng vật đó ra sao, xấu hay đẹp, màu sắc như thế nào. Bạn chỉ cần giữ cho mắt nhìn tập trung vào đề mục thiền quán trong khoảng 5 phút.
Với những hành giả mới thực hành có thể giữ tập trung trong 1 đến 2 phút là được. Khi đã quen hơn với việc tập trung, bạn có thể kéo dài thêm thời gian từ 1 đến 2 phút hoặc có thể hơn. Thực hiện như vậy có thể giúp bạn đạt được sự tập trung liên tục đến 10 phút mà không cần phải dành thời gian nghỉ ngơi hoặc cảm thấy mông lung.
>>> Xem ngay: 10 Lưu ý khi ngồi thiền về tâm lý cần khắc cốt ghi tâm
Thực hành quán niệm hơi thở
Với bài thực hành tiếp theo này, bạn không cần phải cố gắng kiểm soát hơi thở hoặc bất kỳ yếu tố nào. Việc bạn cần làm chỉ đơn giản là quan sát và đếm hơi thở của mình mà không nhờ đến sự giúp đỡ của máy bấm giờ, hãy đếm nhẩm trong đầu. Bạn cần đếm một mạch ít nhất đến 100, khi thở ra và hít vào bạn đếm từ 1 đến các số tiếp theo liên tục, không gián đoạn.
Trong quá trình đếm mà bị nhầm hoặc không thể đếm liên tục thì bạn nên dừng lại và đếm lại từ đầu. Ví dụ, khi đếm đến 75 thì có một dòng suy nghĩ xuất hiện khiến bạn bị vấp và không biết đã đếm đến 75 hay 76 và tự nhủ bản thân đã đếm đến 75 rồi và tiếp tục đếm từ 76. Bạn tuyệt đối không được giả định là phải đếm lại từ đầu. Đây chính là phần thực hành thiền định rất quan trọng mà bạn cần phải ghi nhớ.
Khi thực hành quán niệm hơi thở, bạn cần quan sát và đếm hơi thở của mình
Nếu bạn muốn quản trị cảm xúc bằng việc ngồi thiền mà chưa biết phải nên bắt đầu từ đâu thì hãy tham khảo thêm khóa học “Thiền và quản trị cảm xúc cho người hiện đại” của giảng viên Đỗ Thị Mai trên UNICA ngay nhé! Khi tham gia khóa học này, bạn có thể kiểm soát được cảm xúc để giảm stress trong cuộc sống, nâng cao sức khỏe, nắm được các phương pháp thiền tại nhà, nơi làm việc hoặc bất kỳ khi nào khi nào mà bạn có thời gian.
Thiền là cách quản trị cảm xúc cực kỳ tốt dành cho mọi lứa tuổi. Trong quá trình thiền, bạn có thể tự khám phá ra những năng lực ẩn sâu bên trong của mình. Tuy nhiên, học thiền cần rất nhiều nỗ lực và sự kiên trì. Chính bởi vậy, bạn nên tham gia khóa học Thiền online của Unica để được chuyên gia tư vấn và chia sẻ các kiến thức hữu ích giúp bạn thực hành Thiền tốt nhất. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn:
[course_id:2330,theme:course]
[course_id:850,theme:course]
[course_id:958,theme:course]
Thực hành quán niệm về âm thanh
2 bài thực hành trên có thể giúp bạn hấp thụ năng lực thâm sâu của thiền định. Ngoài 2 bài tập này, bạn có thể thực hành quán niệm về âm thanh cũng mang lại rất nhiều lợi ích. Bạn có thể lắng nghe âm thanh của chân ngôn, tratra hoặc những âm thanh thiêng liêng trân quý khác. Bạn có thể tập trung lắng nghe bất cứ âm thanh nào.
Nếu bạn đọc kinh phật thì hãy tập trung vào giọng nói của chính mình hoặc âm thanh do chính bạn tạo ra. Bạn có thể tự mình trì tụng chân ngôn hoặc bật một bài để nghe âm thanh phát ra từ đĩa. Đồng thời, tập trung vào nó và không để tâm mình bị tác động bởi bất cứ dòng suy nghĩ nào.
>>> Xem ngay: Cách ngồi thiền định giúp người khỏe, tâm an yên
Bạn có thể tập trung lắng nghe bất cứ âm thanh nào
Ngoài ra, bạn cũng có thể lắng nghe những bản nhạc phổ biến bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức hoặc những bản nhạc jazz, pop, nhạc cổ điển hoặc bất kỳ loại nhạc nào mà bạn cảm thấy dễ chịu, thoải mái. Khi thực hành thiền định bạn không nên để tâm bị cuốn theo âm nhạc, mà hãy tập trung vào âm thanh càng lâu càng tốt.
Bạn có thể tập trung vào bất kỳ âm thanh nào mà tâm mình có thể lắng đọng vào đó. Để kéo dài thời gian tập trung vào âm thanh được lâu hơn thì bạn hãy rèn luyện thường xuyên.
7 Bước thực hành thiền định thuần hóa dòng tâm thức
Bước 1: Lựa chọn không gian thiền định yên tĩnh, thoáng mát, không có những yếu tố phiền nhiễu bên ngoài làm ảnh hưởng đến quá trình thiền định.
Bước 2: Ngồi thẳng lưng, giữ cho cơ thế được cân bằng.
Bước 3: Thả lỏng và thư giãn đôi mắt bởi đôi mắt rất nhạy cảm và thường có khả năng kiểm soát tâm trí tốt.
Bước 4: Bắt đầu thiền quán bằng việc tập trung vào hơi thở và quan sát hơi thở khi nó lan tỏa khắp các bộ phận của cơ thể.
Bước 5: Điều hòa hơi thở để có thể định tâm vào một chủ đề, đồng thời những dòng tư tưởng của bạn sẽ trôi đi và biến mất, chỉ còn lại mục tiêu mà bạn đang muốn nghĩ tới khi tập trung thiền quán.
Bước 6: Suy ngẫm về những gì diễn ra trong một ngày. Đồng thời hãy tự hỏi bản thân xem mình có bị cảm xúc tiêu cực nào chi phối hay không. Nếu bạn nhận thấy ngày trôi có quá nhiều những lo lắng, muộn phiền, hãy cố gắng loại bỏ chúng ra khỏi tâm trí để giữ cho tâm bình thản.
Bước 7: Thực hành thiền quán trong một vài phút với tâm tỉnh thức sắc bén. Hãy ưu tiên chất lượng thiền thay vì thời gian thiền để có thể hành thiền một cách rõ ràng, tỉnh giác thân tâm hiệu quả.
Kết luận
Với 3 bài thực hành thiền định mà UNICA chia sẻ ở trên, có thể giúp bạn kiểm soát được tâm trí, luồng khí vi tế chảy trong hệ thống kinh mạch, cũng như đường đi của hơi thở. Chúc các bạn luyện tập thành công!
19/11/2019
5051 Lượt xem
Cách ngồi thiền tịnh tâm có thể bạn chưa biết
Cách ngồi thiền tịnh tâm có lẽ là một trong những bước khó nhất khi ngồi thiền, đặc biệt đối với những bạn mới bắt đầu tập Thiền. Thiền tịnh tâm sẽ giúp bạn có được tinh thần thanh tịnh sau một ngày làm việc mệt mỏi. Trong khuôn khổ bài viết dưới đây, UNICA sẽ chia sẻ cho các bạn bí quyết tịnh tâm khi ngồi thiền một cách hiệu quả nhất.
Cách ngồi thiền tịnh tâm
Chuẩn bị trước khi thiền
Yếu tố đầu tiên để thực hiện thiền thì bạn phải chọn được một nơi yên tĩnh. Như vậy, bạn mới có thể tọa thiền được hiệu quả nhất. Với những bạn “chân ướt chân ráo” tập thiền thì sự yên tĩnh là một việc làm mà bạn không thể bỏ qua. Vì nếu chưa quen ngồi thiền rất dễ bị những thứ xung quanh làm phân tâm.
Bạn phải chọn được một nơi yên tĩnh trước khi ngồi thiền
Do đó, trước khi tập thiền, bạn hãy tìm một nơi yên tĩnh, dễ chịu, tránh xa những tiếng ồn, hãy tắt điện thoại và tivi, tránh xa mọi người để có thể tập trung cao nhất. Bên cạnh đó, bạn nên ăn mặc thoải mái, chỗ ngồi cũng phải thoải mái để có thể ngồi được lâu mà không cảm thấy khó chịu.
Thời gian thích hợp để thiền tịnh tâm là vào buổi sáng sớm, trước khi tập thể dục và ăn sáng. Nếu bạn chọn tập thể dục trước khi ngủ sẽ bất lợi hơn vì có thể bạn sẽ bị cơn buồn ngủ đeo bám. Hơn nữa, sau một ngày làm việc mệt mỏi sẽ tồn đọng lại trong đầu bạn những tạp niệm chưa được giải quyết.
>>> Xem ngay: Cách ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ tưởng khó mà dễ
Đăng ký khoá học Thiền online ngay để nhận ưu đãi cực kỳ hấp dẫn. Khóa học sẽ giúp bạn có được thói quen tập Thiền hàng ngày đơn giản và hiệu quả, làm chủ cảm xúc, thấu hiểu bản thân và mọi người xung quanh. Đặc biệt, bạn có thể chữa lành tổn thương bên trong nhờ ứng dụng tập thiền.
[course_id:178,theme:course]
[course_id:576,theme:course]
[course_id:2036,theme:course]
Các bước ngồi thiền để tịnh tâm
Bước 1: Nhập thiền
Trước khi ngồi thiền chúng ta cần khởi động giãn cơ để "đánh thức" các cơ trước khi thiền. Đặc biệt là các khớp ở chân như khớp gối, khớp cổ chân, giãn cơ,... Như vậy sẽ giúp bạn tránh bị chuột rút và cơ thể được thoải mái trong quá trình ngồi thiền.
Bắt đầu ngồi vào khu vực ngồi thiền mà mình đã chuẩn bị từ trước. Lựa chọn tư thế phù hợp. Bạn có thể chọn tư thế bán già hoặc kết già để ngồi thiền. Đây là hai tư thế đúng chuẩn giúp bạn ngồi lâu và thoải mái. Đặt tay đúng vị trí và bắt đầu thiền thôi nào.
3 cách ngồi thiền phổ biến
Đầu tiên bạn cần loại bỏ hết những suy nghĩ, công việc, suy tư,... trong đầu ra. Hãy để cho đầu óc thư thái, thoải mái nhất. Bạn có thể nghĩ đến một không gian thiên nhiên, yêu tính, trong lành, mát mẻ,... Sau đó hít 1 hơi thật sâu, nhưng phải chú ý hít từ từ để không khí có thể hoà nhập vào với cơ thể của bạn. Hãy cảm tưởng bạn đang hít vào cơ thể không khí trong lành chạy khặp cơ thể. Rồi thả lỏng toàn thân thở từ từ ra. Lập lại động tác này 3 lần bạn sẽ cảm nhận cơ thể nhẹ nhõm, dễ chịu và thoải mái.
Bước 2: Trụ thiền
Đây là giai đoạn diễn ra trong suốt quá trình thiền của bạn sau và rất quan trọng. Tuy nhiên với nhiều cấp độ và giai đoạn trụ thiền sẽ khác nhau. Nhưng tất cả đều nhằm mục đích điều hoà hơi thở, tĩnh tâm.
Đối với những người mới bắt đầu thì rất quan tâm đến cách ngồi thiền tĩnh tâm để đạt hiệu quả tốt nhất. Với trường hợp này bạn cần phải làm chủ được hơi thở và suy nghĩ của mình. Đầu tiên cần làm chủ hơi thở của bản thân. Thở bằng mũi, tránh sử dụng miệng. Hít thờ đều để cơ thể dần đi vào tĩnh tâm, thở như không. Việc đếm hơi thở cũng là 1 cách giúp bạn điều hoà hơi thở và kiểm soát suy nghĩ của mình. Cứ tiếp tục như vậy sẽ giúp cho bạn được an định, tĩnh tâm
Giai đoạn thiền trụ
Vượt qua được ngưỡng cửa kiểm soát hơi thở bạn sẽ bước tới giai đoạn theo dõi và cảm nhận hơi thở của mình. Lúc này hơi thở của bạn đã đều nhịp, cơ thể tâm trí chuyển sang trạng thái cảm nhận hơi thở. Bạn sẽ cảm nhận được không khí như chạy dọc toàn bộ cơ thể, cảm nhận được độ mạnh sự di chuyển của không khí trong cơ thể. Lúc này cơ thể bạn sẽ có cảm giảm tĩnh lặng nhẹ nhàng. Với những người ngồi thiền lâu thì giai đoạn này dường như sẽ bắt đầu ngay sau bước nhập thiền.
Khi đã làm chủ được toàn bộ hơi thở của mình thì lúc này tâm trí của bạn được thư thái và hoàn toàn thanh tịnh. Nếu đạt được đến cảnh giới này thì chắc chắn rừng cách ngồi thiền tĩnh tâm của bạn đã thành công.
Bước 3: Xả thiền
Đây là giai đoạn quan trọng trước khi bạn kết thúc buổi thiền của mình. Xả thiền giúp cơ thể bớt mệt mỏi, tê nhức và giúp cho khi huyết lưu thông sau 1 khoảng thời gian ngồi thiền tĩnh tâm. Trước khi bắt đầu vào bước xả thiền chũng ta cần lặp lại 1 phần trong bước nhập thiền. Đó là hít vào thở ra thật sâu 3 lần để đánh thức toàn bộ các tế bào trong cơ thể sau một thời gian thiền. Sau đó bắt đầu cử động các bộ phận trên cơ thể. Nên bắt đầu từ trên xuống dưới ví dụ như cổ, 2 bả vãi. khuỷ tay rồi đến lưng, eo,...
Sau đó từ từ gập người xuống song song với mặt đất, duối thẳng 2 tay ra để giãn cơ. Nhớ là xoè cả lòng bàn tay để các cơ được giãn thoải mái. Tiếp sau đó xoa 2 lòng bàn tay vào nhau để tạo sức nóng rồi áp ngay lên mặt để cảm nhận được toàn bộ hơi ấm từ bàn tay. Xoa khắp cơ thể từ mặt xuống cổ, lưng , bụng và lòng bàn chân,...
Từ từ duối thẳng 2 chân ra. Lúc này bạn có thể xoay cỏ chân, khớp gối để khí huyết dưới chân được lưu thông.
Giai đoạn xả thiền
Lưu ý:
Khi áp dụng cách ngồi thiền tịnh tâm, bạn hãy tập thở bằng cách nhắm mắt lại và tập trung vào một điểm trên bụng, sau đó bắt đầu hít thở. Bạn tập trung vào nó và quan sát những chuyển động này. Bây giờ, hãy đọc một câu chú nào đó mà bạn thích, câu chú này có thể ngắn hoặc dài. Một thời gian sau khi luyện thiền bạn có thể không cần đến câu chú này nữa.
Để tập trung được cao độ hơn, bạn hãy cố gắng tập trung và tưởng tượng ra những cảnh tượng đẹp như sóng xô, rừng cây, khung cảnh thiên nhiên yên tĩnh không có người. Hãy tạo cho mình cảm giác lạc vào một khu vườn cổ tích.
Ngoài ra, bạn hãy ngồi thiền ít nhất là 30 phút đến 1 tiếng để có thể tập trung được hiệu quả nhất.
Bạn hãy bỏ qua bất kỳ lời nói nào xung quanh, chỉ quan sát, lắng nghe những tiếng động mà bạn đã tưởng tượng ra trước đó. Sau đó, hãy để dòng suy nghĩ chạy dọc trong toàn cơ thể, chạm đến từng bộ phận và cảm nhận chúng. Đừng quên cảm nhận từng nhịp đập của tim mình.
Khi áp dụng cách ngồi thiền tịnh tâm, bạn hãy tập cách thở bằng cách nhắm mắt lại.
>>> Xem ngay: Luyện tập thiền khí công để sống khỏe và vui vẻ
Kết luận
Để tịnh tâm khi ngồi thiền thì bạn cần có thời gian luyện tập và phải kiên trì. Vì để đạt được đến cảnh giới “tâm tịnh như nước” thì không phải ngày một ngày hai là thành công. Với cách thiền tịnh tâm mà UNICA đã chia sẻ ở trên, mong rằng bạn có thể ngồi thiền tốt và tịnh tâm để đạt được nhiều lợi ích cho sức khỏe và tinh thần.
19/11/2019
12161 Lượt xem
Học thiền chữa bệnh đơn giản mà hiệu quả tại nhà
Thiền được xem là một phương pháp lựa chọn để chữa bệnh. Nhiều người nghe đến đây có vẻ thấy rất vô lý và khó tin nhưng những nghiên cứu và chứng minh đã chỉ ra rằng học thiền chữa bệnh là hoàn đoàn đúng. Trong bài viết này, UNICA sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu rằng những vấn đề về thiền chữa bệnh. Cùng tìm hiểu ngay.
Học thiền chữa bệnh tác động đến cơ thể như thế nào?
Tại sao học thiền lại chữa được bệnh, điều này thật khó tin. Nhưng các nhà nghiên cứu, khoa học đã chỉ ra rằng các yếu tố môi trường như khói bụi, ô nhiễm, thức ăn độc hại, hóa chất hay vi khuẩn độc hại… chính là tác nhân gây bệnh đầu tiên cho con người. Nhưng nó chỉ chiếm từ 5 đến 10% nguyên nhân gây bệnh, còn đâu nguyên chính là do tự cơ thể con người sinh ra bệnh.
Ngồi thiền là một phương pháp chữa bệnh hoàn toàn khoa học
Các tế bào cơ thể tạo ra mô, mô tạo ra các bộ phận và hình thành lên một cơ thể hoàn chỉnh cần phải được nạp đầy đủ năng lượng, tế bào. Nếu không có năng lượng thì cơ thể sẽ xáo trộn, hình thành ra bệnh. Đây chính là lý do mà thiền được vận dụng để luyện tập chữa bệnh. Bởi vì khi bạn luyện tập thiền, một nguồn năng lượng vô hình có lợi sẽ được hấp thụ vào cơ thể và chúng tự điều chỉnh tái lập cho các tế bào, để cơ thể dần dần trở lên khỏe mạnh, kháng bệnh.
Khi bạn học thiền chữa bệnh mỗi ngày tối thiểu 5 phút, bạn sẽ học được cách trở nên bình tĩnh, dễ kiềm chế cảm xúc, lạc quan. Hơn hết, ngồi thiền chữa bệnh tác động rất tích cực đến huyết áp, giảm mỡ máu, giảm các cholesterol, các hoạt chất cortisol và chống suy nhược cơ thể.
Cơ chế của thiền chữa bệnh
Ngồi thiền là phương pháp điều trị gián tiếp về lâu dài để chữa bệnh, nó không phải là phương pháp điều trị trực tiếp đến cơ thể như thuốc. Cơ thể con người chúng ta có những kỷ huyệt, huyệt đặc biệt, và những huyệt nhỏ được nằm rải rác đều trên 12 đường kinh và các mạch lớn của cơ thể. Các huyệt và mạch này giúp cơ thể có thể lưu thông khí huyết một cách nhịp nhàng, đều đặn để cơ thể tràn đầy sinh khí và cơ thể con người vui vẻ, tràn đầy năng lượng.
Chính vì thế, ngồi thiền sẽ giúp bạn điều hoà các kinh mạch lưu thông một cách tốt nhất, khai mở các luân xa để giảm ách tắc máu đi trên toàn bộ cơ thể, dinh dưỡng được tới đầy đủ các quan bị tổn thương, tái lại toàn bộ cơ thể. Đó chính là cơ chế quan trọng nhất của việc ngồi thiền chữa bệnh.
Lợi ích của Thiền có thể kể đến là cải thiện sức khỏe, trẻ hóa làn da, tăng tuổi thọ, giảm căng thẳng và mệt mỏi. Thông qua khóa học Thiền online này, bạn sẽ biết cách thiền ăn, thiền ngủ, thiền hành,... Chuyên gia của chúng tôi sẽ chia sẻ những bí kíp hữu ích nhất để giúp bạn có thể thực hành Thiền một cách miên mật và hiệu quả. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn:
[course_id:640,theme:course]
[course_id:2416,theme:course]
[course_id:342,theme:course]
Thiền chữa bệnh có thật không?
Các nhà nghiên cứu về thiền lâu năm khẳng định rằng đây là một phương pháp điều trị bệnh, chữa bệnh vô cùng hiệu quả. Lương y, võ sư Nguyễn Khắc Chung có nhiều năm nghiên cứu về thiền cho biết rằng: Thiền là một cách tĩnh tâm an thần, giúp cho con người khỏe về thể lực, trí lực cũng như tâm lực. Với việc ngồi thiền thường xuyên sẽ khắc chế được cảm giác tiêu cực, lưu thông khí huyết giúp tinh thần được ổn định. Hơn nữa, ngồi thiền còn giúp cơ thể đả thông kinh lạc, giúp máu và oxi chuyển hóa tốt hơn.
Sự kỳ diệu trong phương pháp điều trị bệnh bằng thiền
Khi ngồi thiền chữa bệnh, bạn sẽ giúp cơ thể lấy lại được sự bình tĩnh, thanh thản trong tâm trí, không nghĩ đến bệnh tật mà cơ thể đang phải gánh chịu. Hơn nữa, thiền còn có thể ngăn ngừa được các bệnh như nhồi máu cơ tim, huyết áp cao, viêm gan, viêm khớp, đại tràng.
Có rất nhiều bệnh nhân đã dùng phương pháp ngồi thiền kết hợp cùng các phương pháp y khoa và đạt được những kết quả ngoài sức tưởng tượng. Năm 2013, một con số nổi bật được nhắc đến khá nhiều là “23 năm, 6 vạn người” liên tục được báo đài nhắc tới cùng với cái tên Hồ Thị Thu. Đó những con số của tất cả người bệnh từ Bắc đến Nam lên Tây Nguyên tìm bà Thu học thiền miễn phí để phòng chống và điều trị bệnh. Vì bà Thu có bí quyết chiến thắng bệnh ung thư đơn giản do biết phương pháp ngồi thiền đúng cách để vận khí mở cửa luân xa vào cơ thể người.
Cách ngồi thiền đúng nhất
Khi bạn tĩnh tâm ngồi thiền, cơ thể của bạn phải rơi vào trạng tĩnh lặng, không được để bất cứ điều gì ảnh hưởng đến quá trình thiền. Bên cạnh đó, bạn cần biết thở đúng cách, không được suy nghĩ, không được tính toán hơn thua, không được mong cầu danh vọng “hỉ - nộ - ái -ố”.
Ngồi thiền cần đúng cách thì mới đạt được hiệu quả cao
Có rất nhiều tư thế ngồi thiền mà bạn có thể lựa chọn sao cho bản thân cảm thấy thoải mái. Những chủ yếu, người học thiền lựa chọn 2 tư thế đó là bán kiết già và kiết già.
Để ngồi thiền đạt được hiệu quả cao, cơ thể bạn luôn luôn phải thả lỏng, vui vẻ, lưng thẳng một cách thoải mái. Bởi vì hai bên sống lưng là hai nguồn năng lượng chính, có những dây thần kinh và huyệt máu điều khiển tất cả hoạt động sống của cơ thể.
Khi học thiền chữa bệnh, bạn hãy thả lỏng tâm trí mình của mình như đóa sen trong hồ nước mát nhưng được hề bị thấm nước vào cánh sen. Có nghĩa là, bạn luôn phải để tâm mình thanh tịnh, không được nghĩ ngợi, không gian cần thật yên tĩnh.
Những người khỏi bệnh từ ngồi thiền
Gần đây báo chí, chia sẻ rất nhiều về câu chuyện học thiền chữa bệnh sỏi thận của bác Kim Xuân Thiền ở Hà Nội. Bác đã chữa trị rất nhiều bệnh viện lớn và nhỏ trong thành phố, nhưng vẫn bị căn bệnh sỏi thận hành hạ. 10 năm chữa trị, bác gần như buông xuôi, mặc kệ số phận, những vô tình bác Xuân được bạn bè giới thiệu đi học thiền và sau gần 1 năm luyện tập đều đặn, bác đã cảm thấy sức khỏe mình được cải thiện, ăn ngủ ngon hơn và luôn vui vẻ trong tâm hồn.
Học thiền giúp bạn chữa được bách bệnh gặp phải
Hay một minh chứng khác, anh Bính ở Hà Đông bị bệnh về mắt, bệnh càng ngày càng nặng khiến mắt anh bị mờ đi rồi tối sầm lại không còn nhìn thấy gì. Cho dù anh đã chạy chữa đủ mọi bệnh viện nhưng cũng chỉ lấy được ánh sáng mờ ảo của một bên mắt. Tiền thuốc và tiền khám quá đắt đỏ, kết quả không thấy gì, anh quyết định buông xuôi. Nhưng anh đọc tin tức và thấy thiền có thể chữa bệnh, anh thấy vô lý nhưng với một người như anh không gì là không thể thử. Sau 6 tháng ngồi thiền tập luyện, anh đã lấy được lại ánh sáng của bên mắt còn lại. Hình ảnh anh nhìn trở lên sắc nét và rõ ràng hơn.
Lưu ý khi ngồi thiền chữa bệnh
Để ngồi thiền chữa bệnh hiệu quả, bạn nên chú ý một số điểm như sau:
Thời gian thích hợp để ngồi thiền là vào buổi sáng khi mới ngủ dậy hoặc buổi tối trước khi đi ngủ. Ddây là khoảng thời gian cơ thể được thoải mái, thư giãn nhất, rất thích hợp để ngồi thiền.
Không nên ngồi thiền sau khi ăn bởi cơ thể cần được nghỉ ngơi giúp tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra, việc ăn quá no sẽ khiến cơ thể cảm thấy nặng nề, khó chịu, gây nên tình trạng mất tập trung và mệt mỏi khi thiền.
Lựa chọn trang phục thiền kín đáo nhưng thoải mái, rộng rãi. Không lựa chọn những trang phục bó sát gây phản cảm hoặc quá chật vì nó sẽ gây khó khăn trong quá trình tập thiền, làm cho quá trình lưu thông máu bị hạn chế, khiến bạn không thể ngồi lâu được.
Sau khi kết thúc bài tập thiền, bạn nên thư giãn, thả lỏng cơ thể để khí huyết lưu thông. Tuyệt đối không được đứng dậy ngay bởi bạn có thể bị chóng mặt do ngồi quá lâu hoặc tê rần chân tay sau khi thiền.
Kết luận
Học thiền chữa bệnh là một phương pháp có thể chữa trị được bệnh tật 100% mà bạn không nên bỏ qua. Thông qua bài viết này, UNICA hy vọng các bạn sẽ có thêm cho mình nhiều hiểu biết cụ thể để vận dụng vào việc học thiền.
19/11/2019
4741 Lượt xem
Cách tập thiền tại nhà để giảm stress và cải thiện sức khỏe
Trong sự bộn bề của cuộc sống, nếu bạn biết cách mang đến cho mình những thú vui tao nhã để tự mình chiêm nghiệm, tận hưởng cuộc sống thì hãy lựa chọn việc ngồi thiền. Và bạn có thể tự mình tập thiền tại nhà mà không cần đến các lớp học thiền, bởi vì trong bài viết dưới đây, UNICA sẽ hướng dẫn cho bạn chi tiết cách học thiền ngay tại nhà. Bạn hãy tham khảo thêm nhé!
Nắm được các giai đoạn nhập thiền cơ bản
Trước khi, tập thiền tại nhà để đạt hiệu quả cao, đúng cách, bạn cần tìm phải nắm thật chắc các giai đoạn cơ bản của thiền như giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn khi ngồi thiền và giai đoạn sau khi thiền phải làm những gì.
Tập thiền tại nhà hiệu quả, đúng cách để đạt được hiệu quả cao
Trước khi thiền: Giai đoạn này, bạn phải thật cẩn thận như lựa chọn một không gian thiền thật yên tĩnh, sạch sẽ, trang phục cần mặc thật thoải mái.
Trong khi thiền: Trước khi ngồi thiền, bạn cần phải để cho tâm trí của mình thật sự thoải mái bằng cách nghe những bản nhạc không lời để tâm trạng trở nên thư thái, thoải mái. Trong khi ngồi thiền, bạn cần lựa chọn cho mình một tư thế thật thoải mái, lưng thẳng không được gù, mắt nhắm hờ hoặc nhìn xuống điểm cách vị trí ngồi một mét. Tâm bạn luôn phải tĩnh lặng, không được suy nghĩ bất cứ những “hỉ - lộ -ái - ố” nào trong cuộc sống. Khi bạn bắt đầu ngồi thiền, bạn có thể ngồi tầm tối thiểu 5 phút hoặc có thể hơn tùy thuộc vào khả năng của bạn. Trong lúc thiền, bạn cần phải điều chỉnh hơi thở của mình một cách nhịp nhàng, theo nhịp, không được nóng vội sẽ dẫn đến tâm bị hao tổn.
Sau khi thiền: Khi kết thúc quá trình ngồi thiền, bạn không được vội vàng đứng dậy mà hãy thực hiện một vài động tác nhẹ nhàng như từ từ duỗi hai chân ra, xoay cổ lại vài lần rồi massage nhẹ vùng mặt. Bóp nhẹ nhàng vùng bàn chân trước khi đứng lên.
Lợi ích của Thiền có thể kể đến là cải thiện sức khỏe, trẻ hóa làn da, tăng tuổi thọ, giảm căng thẳng và mệt mỏi. Thông qua khóa học Thiền online này, bạn sẽ biết cách thiền ăn, thiền ngủ, thiền hành,... Chuyên gia của chúng tôi sẽ chia sẻ những bí kíp hữu ích nhất để giúp bạn có thể thực hành Thiền một cách miên mật và hiệu quả. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn:
[course_id:640,theme:course]
[course_id:2416,theme:course]
[course_id:342,theme:course]
Thời gian tập thiền tại hợp lý
Bạn hãy đặt đồng hồ báo thức trước 30 phút vào buổi sớm khi thức dậy và chọn một nơi thật thoải mái để tập thiền tại nhà. Còn nếu bạn là một người bận rộn với con cái và gia đình vào buổi sáng, thì hãy lựa chọn thời gian trước khi ăn tối 20 phút để đạt hiệu quả ngồi thiền tốt nhất.
Nếu bạn là người đã luyện tập trong thời gian dài thì bạn cần duy trì thói quen ngồi thiền ít nhất 15 phút mỗi ngày để mang lại cho cơ thể một sức khỏe tốt nhất, một tinh thần thoải mái để làm việc thật hiệu quả. Còn nếu bạn là mới đầu làm quen với việc ngồi thiền, thì chỉ cần dành ra 5 phút mỗi ngày để luyện tập, và chú ý quan sát tinh thần luyện tập của bạn thay đổi như thế nào qua mỗi ngày.
>>> Xem ngay: Cách thiền đúng chuẩn giúp bạn đạt hiệu quả 100%
Bạn nên tập thiền vào buổi sáng để đạt hiệu quả cao
Không nên lựa chọn một tư thế ngồi thiền
Bạn không nên lựa chọn cho mình một tư thế “ đóng đinh” tại chỗ, ngồi im bất động vì như thế bạn sẽ làm cơ thể của mình bị khó chịu, gò bó. Tập thiền tại nhà là luôn phải giữ cho cơ thể được thoải mái, vui vẻ, thả lỏng, bạn có thể thay đổi tư thế luyện tập khi cảm thấy cơ thể đã mệt mỏi.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý trong lúc thiền, lưng phải luôn thẳng, mắt nhắm lại và chắc chắn bạn cần phải tĩnh tâm và không được mất tập trung. Quan trọng hơn nữa, là dù bạn ngồi theo tư thế nào, thay đổi bao nhiêu tư thế trong quá trình thiền thì luôn luôn phải kiểm soát nhịp thở của cơ thể.
Không được chán nản khi luyện tập
Lợi ích luyện tập của thiền tại nhà không biểu hiện một cách rõ ràng và ngay lập tức, do đó có rất nhiều bạn cảm thấy chán nản và nhanh từ bỏ luyện tập. Vì vậy, bạn hãy kiên nhẫn luyện tập hằng ngày một cách tự nhiên để nhận được hiệu quả lâu dài.
Tập thiền tại nhà cần chuẩn bị những gì
Không gian thiền: Nếu bạn mới là người bắt đầu học Thiền thì việc lựa chọn không gian thiền đóng vai trò vô cùng quan trọng. Một không gian yên tĩnh, không tiếng ồn và thoáng mát, sạch sẽ sẽ giúp bạn ngồi thiền lâu hơn.
Lựa chọn trang phục phù hợp: Khi tập thiền, bạn không nên lựa chọn những trang phục bó sát bởi nó không chỉ gây khó chịu cho người tập mà còn cản trở quá trình lưu thông máu. Trang phục phù hợp khi tập thiền phải thoải mái, rộng rãi nhưng phải đảm bảo sự kín đáo để thể hiện sự tôn nghiêm, tịnh tâm khi thiền.
Sử dụng đệm ngồi thiền: Khi tập thiền tại nhà, bạn có thể sử dụng đệm thiền bởi nó sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng đau nhức khi duỗi cơ thể và bắt chéo chân trong thời gian dài.
Chuẩn bị đồng hồ bấm giờ: Trong khi thiền tại nhà, để tránh sự phân tâm về mặt thời gian, bạn nên chuẩn bị một chiếc đồng hồ để bấm giờ. Cài đặt thời gian mà bạn mong muốn khi kết thúc bài tập thiền của mình sẽ giúp bạn tập trung tốt hơn trong toàn bộ quá trình luyện tập.
Tập thiền theo khóa học Bí mật Thiền ứng dụng thay đổi cuộc đời
Nếu bạn không biết cách học và lộ trình ngồi thiền hợp lý, thì hãy tham khảo thêm khóa học “Bí mật Thiền ứng dụng thay đổi cuộc đời” tại nhà của giảng viên Nguyễn Hiếu trên UNICA, để có một lộ trình học với 25 bài thiền cụ thể từ đơn giản đến khó.
25 bài giảng online tập thiền tại nhà sẽ hướng dẫn bạn cách thở như nào cho đúng cách, kích hoạt năng lượng tiềm ẩn trong cơ thể để thanh lọc cơ thể. Hơn nữa, khóa học còn hướng dẫn bạn cách ngồi thiền chữa bệnh để tăng lượng sống, kích thích việc loại bỏ các tế bào già cỗi ra cơ thể…
Học ngồi thiền online thông qua khóa học trên UNICA để đạt hiệu quả nhanh nhất. Ảnh minh họa
Kết thúc khóa học này, bạn sẽ cảm nhận được cơ thể mình đã xua tan hết những suy nghĩ tiêu cực, giữ gìn được tinh thần, có cái nhìn tích cực về cuộc sống. Bạn có thể giải tỏa được căng thẳng, mang lại sức khỏe cũng như một tinh thần thoải mái để hạn chế các bệnh về tim mạch, huyết áp…
Kết luận
Thiền là một hình thức luyện tập giúp cho người học có thể lắng đọng tâm hồn và thăng hoa được tâm trí nên được rất nhiều người lựa chọn để tập luyện. Hy vọng với những chia sẻ của UNICA về bài viết, mọi người sẽ tự hình thành cho mình những cách luyện tập thiền tại nhà an toàn, hiệu quả, giảm được stress và căng thẳng nhanh chóng.
19/11/2019
2973 Lượt xem
4 Bước sơ thiền quan trọng bạn cần ghi nhớ kỹ
Sơ thiền là một bộ môn không mấy xa lạ đối với những người học Thiền. Tuy nhiên, loại hình thiền này lại được người học đánh giá là có cách thực hành khá phức tạp. Và để hiểu rõ hơn về sơ thiền cũng như cách thực hành sao cho thành thạo, bạn hãy tham khảo thêm 4 bước cơ bản trong sơ thiền mà Unica chia sẻ dưới đây.
Bước 1: Đường đến với sơ thiền
Đường đến với sơ thiền là bước đầu tiên hay còn gọi là làm quen, tiếp xúc cơ bản. Bước này sẽ giúp người học hiểu qua về thiền để những bước tiếp theo có thể thực hành tốt hơn. Yêu cầu lớn nhất của người thực hành sơ thiền đó chính là phải có trí tuệ nắm bắt và quán triệt được nơi nương tựa, hay hiểu đơn giản là nơi thiền.
Điều này được chứng minh trong lịch sử qua Đại đức Thánh Tăng Xá - lợi - phất. Đây là một trong những hàng môn đồ, đệ tử của Đức Phật với trí tuệ đệ nhất. Ông đã dùng trí tuệ của mình để chứng nghiệm các chi của sơ thiền, các nhóm thiền định, để từ đó biết được từng tầng thiền, biết rõ nguyên nhân gây nên sự “sinh ra - thành trụ - hoại diệt”. Ông cũng là người vô cùng kính trọng và thực hành đúng trình tự của sơ thiền.
Trong sơ thiền, trí tuệ đóng vai trò vô cùng quan trọng
Khi bước vào sơ thiền, ngoài tính trí tuệ thì năng lượng cũng là yếu tố mà người hành thiền phải có. Điều này được thể hiện trong pháp hành niệm hơi thở kết hợp với ánh mắt. Đây được xem là tấm gương phản chiếu tâm hồn và tâm trí của người thực hiện thiền.
Khi đã kết hợp được giữa trí tuệ và năng lượng thì tính lặp đi lặp lại cũng là điều cần thiết và đóng vai trò quan trọng trong sơ thiền. Hiểu một cách đơn giản, bạn cần thực hành thiền đều đặn, tránh kiểu bỏ giữa chừng vì thiếu đi sự kiên nhẫn. Sự lười biếng không bao giờ dành cho bộ môn sơ thiền nói riêng cũng như các bộ môn thiền khác nói chung.
>>> Xem ngay: Nên học thiền ở đâu để đạt hiệu quả cao nhất?
Bước 2: Nhập thiền nhiều và tâm phân biệt chi ít
Mới lần đầu nhập sơ thiền, chắc chắn rất khó để nhập tâm và đạt được kết quả như ý muốn. Do đó, bạn cần nhập thiền nhiều, duy trì trong một thời gian dài, càng lâu càng tốt thì mới có được kết quả như mong đợi.
Trong quá trình thiền, bạn cũng cần lưu tâm đến sự phân biệt chi ít, nghĩa là loại bỏ mọi tâm niệm, suy nghĩ ở trong đầu. Luôn luôn giữ cho tâm trí của mình được bình yên, tĩnh lặng, có như vậy mới tạo ra được một an trụ sâu sắc, tránh sự can thiệp, xâm nhập của những suy nghĩ tiêu cực. Có như vậy thì thiền tâm mới không bị phân tán.
Sơ thiền quan trọng sự kiên trì trong quá trình tập luyện
Trong quá trình sơ thiền, nếu người thực hiện muốn đạt được lên đệ Nhị thiền thì bắt buộc phải có một nguồn năng lượng dồi dào. Trong thời gian đầu mới tập luyện, rất khó để đạt được điều này mà sẽ được hình thành sau một thời gian tập sơ thiền đều đặn. Nếu cao hơn, người thiền có thể thối lui tầng thiền thứ nhất mà mình đạt được.
Bước 3: Năm chi của sơ thiền
Năm chi của sơ thiền hay còn được gọi là đệ Nhất thiền, giúp người thực hiện đạt được “cực thiền” dễ dàng hơn. Bao gồm 5 chi cụ thể như sau:
Tầm (vitakka): Đây là sự hướng tâm đến quang tướng khi quang tướng vừa mới xuất hiện.
Tứ (vicara): Đây là sự đặt tâm và duy trì nó ngay trên đối tượng quang tướng.
Hỷ (piti): Là sự thỏa thích khi mà người thực hành thiền nhìn trên quang tướng.
Lạc (sukha): Đây được xem là chi liên quan đến sự cảm thọ an lạc, hạnh phúc trong quá trình quang tướng.
Nhất tâm (ekaggata): Đây là sự nhất tâm trên quang tướng và duy trì một tâm an trụ thanh tịnh trên quang tướng.
Trong quá trình thực hiện sơ thiền, 5 chi cần được kết hợp hài hòa với nhau, tránh sự tập trung vào một chi nhất định. Có như vậy, bạn mới đạt được “cực thiền” trong sơ thiền.
Đăng ký khoá học Thiền online ngay để nhận ưu đãi cực kỳ hấp dẫn. Khóa học sẽ giúp bạn có được thói quen tập Thiền hàng ngày đơn giản và hiệu quả, làm chủ cảm xúc, thấu hiểu bản thân và mọi người xung quanh. Đặc biệt, bạn có thể chữa lành tổn thương bên trong nhờ ứng dụng tập thiền.
[course_id:178,theme:course]
[course_id:576,theme:course]
[course_id:2036,theme:course]
Bước 4: 5 bước thành thạo sơ thiền
Để thực hành sơ thiền thành thạo thì bạn cần nắm vững thêm 5 bước cuối cùng trong quy trình thực hiện như sau:
Để kết thúc sơ thiền, bạn cần nắm vững 5 bước trong quy trình thực hiện
Āvajjanavasī: Khả năng nhập thiền và cách phân biệt giữa các chi thiền.
Samāpajjanavasī: Khả năng nhập thiền dựa theo ý muốn của bản thân (thời gian, địa điểm, không gian ).
Adhiṭṭhānavasī: Khả năng phát nguyện nhập thiền trong một khoảng thời gian nhất định. Hoặc bạn có thể tự điều chỉnh thời gian theo ý muốn của bản thân sao cho phù hợp.
Vuṭṭhānavasī: Khả năng xuất thiền theo một thời gian đã định sẵn. Nếu bạn xuất trước thời gian cho phép thì kết quả sẽ không được như ý muốn.
Paccavekkhaṇāvasī: Khả năng phân biệt được các chi thiền một cách nhanh chóng trong quá trình thực hiện sơ thiền.
>>> Xem ngay: 3 Giai đoạn tập thiền bạn nên biết để thực hành đúng
Kết luận
Qua những kiến thức mà Unica chia sẻ, chắc chắn bạn đã nắm được 4 bước quan trọng trong sơ thiền. Cảm ơn và chúc các bạn tập thiền thành công.
19/11/2019
8207 Lượt xem
Ngồi thiền vào thời gian nào trong ngày là tốt nhất?
Ngồi thiền vào thời gian nào để mang lại kết quả hoàn hảo nhất? là một trong những thắc mắc của rất nhiều người đặc biệt là những người mới bắt đầu thiền. Có người thì cho rằng vào buổi sáng sớm, nhưng lại có ý kiến cho rằng nên ngồi thiền trước khi đi ngủ. Vậy, đâu mới là khoảng thời gian lý tưởng nhất? Hãy cùng UNICA đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Các mốc thời gian ngồi thiền trong ngày
Ngồi thiền vào sáng sớm
Trong nhiều tài liệu và sách của các vị thiền sư hoặc những người đã có nhiều trải nghiệm về thiền, sáng sớm chính là thời điểm tuyệt vời để ngồi thiền. Bởi khi tâm lý của con người còn tươi mới, chưa bị vướng bận điều gì hoặc những lo toan trong cuộc sống.
Buổi sáng sớm chính là thời điểm tuyệt vời để ngồi thiền
Trước khi ăn sáng thường là thời điểm tốt nhất để thiền định, nhưng với những ai mới bắt đầu, đặc biệt đối với những người cảm thấy căng thẳng thì việc ngồi thiền có thể sẽ khó khăn hơn. Nếu bạn đang trong trường hợp này thì bạn nên chú ý vào hơi thở, quan sát cơ thể chậm và sâu hơn. Thậm chí chỉ trong 5 phút vào buổi sáng trước khi bắt đầu ngày làm việc bận rộn.
>>> Xem ngay: Công dụng và cách thở bằng bụng hiệu quả thần kỳ
Ngồi thiền vào giờ ăn trưa
Ngồi thiền vào thời gian nào là lý tưởng nhất? Vào buổi trưa không phải ai cũng có điều kiện để ngủ một giấc ngủ ngắn. Do đó, nếu bạn có thể thì hãy dành khoảng 10 - 15 phút để ngồi thiền. Điều này sẽ giúp bạn thư giãn cơ thể sau hàng giờ làm việc với máy tính và giúp bạn tăng cường khả năng tập trung, sáng tạo và năng suất.
Ngồi thiền vào buổi tối
Vào khoảng thời gian này chúng ta sẽ có nhiều thời gian hơn để ngồi thiền. Đây chính là thời điểm mà bạn cần phục hồi năng lượng sau một ngày dài làm việc mệt mỏi. Hơn nữa, nó cũng chính là cơ hội cho bạn xem xét lại bản thân và đưa ra những điều chỉnh cho ngày mai và những ngày tiếp theo.
Vậy, bạn còn đắn đo gì nữa mà không dành thời gian cho bản thân, gác lại công việc để chăm sóc, nuôi dưỡng những năng lượng tích cực. Khi bạn ngồi thiền vào buổi tối, bạn sẽ nhận được một giấc ngủ ngon và tinh thần sảng khoái khi thức dậy vào sáng hôm sau.
Đăng ký khoá học Thiền online ngay để nhận ưu đãi cực kỳ hấp dẫn. Khóa học sẽ giúp bạn có được thói quen tập Thiền hàng ngày đơn giản và hiệu quả, làm chủ cảm xúc, thấu hiểu bản thân và mọi người xung quanh. Đặc biệt, bạn có thể chữa lành tổn thương bên trong nhờ ứng dụng tập thiền.
[course_id:178,theme:course]
[course_id:576,theme:course]
[course_id:2036,theme:course]
Ngồi thiền bất cứ khi nào căng thẳng
Chuyên gia nghiên cứu stress, giáo viên Yoga Stacey Shipman, MEd cho rằng: “Trong suốt cả ngày, ngồi thiền bất cứ khi nào bị căng thẳng sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thiền có thể giúp bạn giải tỏa tâm trí, cảm thấy thoải mái hơn và suy nghĩ rành mạch hơn về một hành động tiếp theo phù hợp”.
Như vậy, chắc bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi ngồi thiền vào thời gian nào để đạt được hiệu quả nhất rồi đúng không nào! Chính vì vậy, việc ngồi thiền vào những lúc căng thẳng có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn.
Việc ngồi thiền vào những lúc căng thẳng có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn
Ngồi thiền ngay trước khi đi ngủ
Larau Maciuika - nhà tâm lý học lâm sàng cho biết việc ngồi thiền quá gần với giờ đi ngủ sẽ mang lại rắc rối trong lúc đầu óc hoàn toàn thư giãn đi vào giấc ngủ. Bởi khi ngồi thiền, nó giúp cơ thể rơi vào trạng thái tỉnh táo hơn. Do đó, thời điểm ngồi thiền thích hợp nhất là có một giờ giữa thiền và ngủ để 2 hoạt động này tách biệt rõ ràng trong nhận thức, thói quen của bạn.
Ngồi thiền khi kết thúc ngày làm việc
Cũng theo nhà tâm lý học này, đối với một số người, thiền định vào cuối ngày làm việc là cách tuyệt vời nhất để tạo ra ranh giới giữa công việc và cuộc sống thường ngày. Vì khi những suy nghĩ về công việc can thiệp quá nhiều vào thời gian sinh hoạt ở nhà, cả những lúc cần thư giãn, nghỉ ngơi thì có thể khiến bạn bỏ lỡ cuộc sống.
Vậy ngồi thiền vào thời gian nào là phù hợp nhất?
Trên thực tế, không phải ai cũng có thể ngồi thiền vào những thời điểm nêu trên. Và cũng không có bất kỳ một quy định nào bắt buộc phải ngồi thiền vào những thời điểm cụ thể hoặc cố định. Mà tùy thuộc vào điều kiện của mỗi người mà sẽ có những khung giờ thiền nhất định, nhằm hình thành thói quen và một lối sống tích cực.
Tùy thuộc vào điều kiện của mỗi người mà có thể ngồi thiền vào những khung giờ nhất định
Nếu bạn gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe hay tinh thần thì việc ngồi thiền vào buổi sáng hoặc buổi trưa sẽ là cách tốt nhất để bạn đáp ứng được những tiếng nói phát ra từ bên trong cơ thể.
>>> Xem ngay: Bật mí phương pháp ngồi thiền thu năng lượng đỉnh cao
Nên ngồi thiền trước hay sau khi tập thể dục?
Tập thể dục kết hợp với thực hành thiền là một cách tuyệt vời giúp bạn nâng cao sức khỏe cả về mặt thể chất lẫn tinh thần.
Theo các chuyên gia, thời điểm lý tưởng nhất để ngồi thiền là sau khi bạn kết thúc các bài tập Yoga. Bởi phương pháp này sẽ giúp bạn cân bằng hệ thần kinh và kích thích, giải phóng các năng lượng còn tích tụ trong cơ thể bạn.
Ngoài ra, tập thiền sau khi cơ thể chúng ta bị mất sức từ các bài tập thể dục cường độ cao sẽ giúp bạn điều hòa cơ thể một cách tốt nhất.
Một số bí quyết để thiền tốt hơn
Lựa chọn một không gian trong lành, yên tĩnh, không bị tác động bởi các yếu tố xung quanh như tiếng điện thoại, máy tính sẽ giúp bạn tập trung tốt hơn.
Chuẩn bị đệm thiền và giữ cho lưng thẳng trong suốt trình tập thiền để năng lượng dễ dàng di chuyển lên cột sống.
Kiên nhẫn trong khi tập thiền là yếu tố quan trọng giúp bạn quản lý cảm xúc để tâm trí không bị cuốn theo những dòng suy nghĩ tiêu cực.
Thiền vào cùng một thời điểm trong ngày để tạo thói quen tốt cho bản thân.
Kết hợp đi bộ và thiền định sau khi quá trình luyện tập thiền có nhiều tiến triển tốt sẽ giúp bạn kiểm soát hơi thở và tập trung tâm trí hiệu quả.
Kết luận
Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên, hy vọng rằng các bạn đã có được câu trả lời thỏa đáng nhất cho câu hỏi ngồi thiền vào thời gian nào là hợp lý nhất. Bạn hãy lựa chọn khoảng thời gian phù hợp nhất để ngồi thiền và cảm nhận được những lợi ích mà nó mang đến cho tâm hồn và cuộc sống của bạn.
18/11/2019
9797 Lượt xem
Tứ thiền là gì? Bốn cấp độ của tứ thiền mà bạn nên biết
Khi ngồi thiền, có 4 cấp độ của tứ thiền mà người thực hành có thể đạt được. Trong bài viết này, UNICA sẽ chia cho bạn tất cả những cảnh giới, cấp độ mà người ngồi thiền có thể đạt được. Các bạn cùng Unica theo dõi ngay sau đây.
Tứ thiền là gì?
Tứ thiền là bốn cấp độ tu thiền có thể đạt được của người hành thiền. Về cơ bản, 4 cấp độ này được chia thành như sau: Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền và Tứ thiền.
Tứ thiền là các cấp độ mà người ngồi thiền có thể đạt được khi tu luyện
Sự ra đời của tứ thiền
Trước khi bước vào cấp độ đầu tiên, UNICA muốn giới thiệu cho bạn nguồn gốc ra đời của tứ thiền định này. 4 cấp độ tứ thiền này ra đời từ thời thái tử Tất Đạt Đa trong buổi lễ hạ điền ngồi dưới gốc cây Hồng Táo nhập định. Trên lộ trình giác ngộ của thiền định, ngài đã đạt đến cảnh giới của tứ thiền. Đây chính là nền tảng căn bản đi đến đạo quả giác ngộ. Điều này cho thấy tầm quan trọng của tứ thiền trên con đường giác ngộ, giải thoát.
Tứ thiền được hiểu đơn giản là mức độ nhập định được chia ra là 4 cấp: sơ thiền, nhị thiền, tam thiền và tứ thiền. Bốn mức thiền này đều có thể nhập và xuất, nghĩa là khi người ngồi thiền muốn an trú mức thiền nào thì phải có thời gian dụng công. Và ngược lại, nếu muốn trở lại trạng thái cũ thì phải mất một khoảng thời gian nhất định chứ không thể muốn nó biến mất là được.
>>> Xem ngay: Giải đáp thắc mắc: Có nên nghe nhạc thiền?
4 cấp độ của tứ thiền
Sơ thiền
Sơ thiền được hành giả ngồi theo tư thế kiết già, lưng thẳng để niệm trước mặt với cơ thể thư giãn, tâm không “vướng bận lòng trần”. Bạn cần chú ý khi nhập thiền không cần quá ép bản thân nhập tâm nhưng không được để bản thân lơ đà suy nghĩ linh tinh. Mức thiền này rất phù hợp cho những người có quyết tâm tu tập và phải chuẩn bị một môi trường yên tĩnh, cách ly với cuộc sống.
Để người ngồi thiền đạt được cấp độ tứ thiền này, tâm người thiền phải vắng lặng, hầu như người thiền không còn biết mình đang còn ý niệm. Trong sơ thiền, các hành giả và người ngồi thiền phải lìa bỏ được tất cả các ham muốn thế gian như hỉ - lộ - ái - ý vì khi đạt được mức độ này, nội tâm của người thiền đã có niềm vui, có sự thanh khiết, không cần phải giải trí bằng những điều tiêu khiển bên ngoài. Ngoài ra, sau khi chết nếu vẫn còn giữ được trình độ này thì người ngồi thiền sẽ được vào cõi trời sơ thiền.
Khái niệm về "Chánh niệm tỉnh giác"
"Chánh niệm tỉnh giác" có nghĩa là sự thức tỉnh, ta biết tự nhìn lại mình để sống có ý nghĩa và hòa hợp với bản thân và những người xung quanh. Đây là một cuộc sống thanh thản, an lạc giúp tâm tự sáng suốt, thư thái và khoan thai, chuẩn xác.
Khái niệm về "Năm chướng ngại"
"Năm chướng ngại" là năm màn ngăn che làm cho con người không thấy được sự vố minh trong tâm mình như tham lam, sân si, ngã mạn, nghi nhờ, nó làm cản trở sự thành công trong hành thiền và làm cho thân tâm luôn lo lắng, bất an.
Năm chướng ngại bao gồm:
Tham: Tham chỉ trạng thái mong cầu dục lạc. Lòng tham làm cho con người gây ra nhiều nghiệp ác với chính mình và mọi người, tạo khổ đau cho một kiếp người.
Sân: Sân bao gồm hai trạng thái sân và hận, thể hiện sự thù hằn, uốt ức, ganh tị trong tâm. Sân có thể gây ra các tâm bệnh như điên loạn, trầm uất và tai biến tim mạch.
Hôn trầm: Hôn trầm chỉ trạng thái mệt mỏi, uể oải, lười biếng của con người khiến bản thân mất đi sự nhanh nhẹn, hoạt bát và linh hoạt.
Trạo hối: Trạo hối nghĩa là trạo cử và hối quá. Trạo cử có nghĩa là thân không bao giờ chịu yên, còn tâ,m hay suy nghĩ lung tung. Hối quá chỉ sự hối hận và day dứt mãi không nguôi về những lỗi lầm đã qua trong quá khứ.
Nghi: Nghi là sự nghi ngờ, hoài nghi về khả năng của bản thân.
Loại bỏ được năm chướng ngại của thân và thân trong cấp độ sơ thiền thanh hay chậm phù thuộc và khả năng và sự siêng năng thiền tập của mỗi người.
Nhị thiền
Khi bạn đã đạt tới mức sơ thiền thuần phục thì để đạt được mức độ nhị thiền là không hề khó. Nhị thiền là kết quả tiếp theo nếu hành đủ tư nạp đủ công đức. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy toàn thân mình như một dòng nước mát tuôn trào bất tận mà trong Phật pháp đã diễn tả như hồ nước được suối phun và mưa tuôn mãi không bao giờ lọt được khỏi hồ.
Nhị thiền là mức độ thứ hai trong tứ thiền định
Để đạt được mức độ nhị thiền, tất cả các ý niệm thầm kín trong tâm người thiền hoàn toàn biến mất, bạn không được phô trương và phải hiền lành.
>>> Xem ngay: Bạn đã tìm được lớp học thiền ở Hà Nội chất lượng chưa?
Tam thiền
Mức độ này là cấp thứ 3 trong tứ thiền, được Phật giả diễn tả người thiền đạt tới cảnh giác như một bông hoa sen đang vươn lên từ trong nước, được bao phủ bởi nội tâm dứt bỏ hết ý niệm, thường xuyên an lạc. Với một trạng thái cao thượng hơn nhị thiên vì có lạc và nhất tâm không bị ảnh hưởng bởi “hỷ”.
Sau một thời gian ngồi thiền, niềm vui của người đạt cảnh giới này rất tự tại, bình an và vượt khỏi cơ thể giống như một bông sen ngập trong làn nước mát những cánh hoa không hề bị thấm nước, rất hoan hỉ và an lạc.
Lúc này, nếu bạn ngồi nhập thiền định, bạn sẽ không còn thấy bị chi phối bởi mọi thứ xung quanh, mọi tiếng động bên ngoài, bạn hoàn toàn an trú trong thế giới nội tâm sáng suốt, thanh tịnh của mình.
Đăng ký khoá học Thiền online ngay để nhận ưu đãi cực kỳ hấp dẫn. Khóa học sẽ giúp bạn có được thói quen tập Thiền hàng ngày đơn giản và hiệu quả, làm chủ cảm xúc, thấu hiểu bản thân và mọi người xung quanh. Đặc biệt, bạn có thể chữa lành tổn thương bên trong nhờ ứng dụng tập thiền.
[course_id:178,theme:course]
[course_id:576,theme:course]
[course_id:2036,theme:course]
Tứ thiền
Đây là mức độ thiền cuối cùng trong tứ thiền mà ai khi thiền cũng mong đạt được. Khi bạn đạt cảnh giới này, Phật diễn tả đó là tâm trạng thái xả niệm, thanh tịnh, không lạc, không khổ. Lúc này, tâm của người hành giả ngồi thiền hoàn toàn bất động, hoàn toàn vô cảm với thế giới bên ngoài, sự từ bỏ đau khổ của bản thân.
Bốn cấp độ trong tứ thiền đều đi theo lộ trình của tâm từ thô đến tế. Từ sự thăng tiến của bậc thiền này lên một bậc thiền khác. Tuy nhiên để leo lên được các mức thang này, dù nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào căn cơ của từng người, có người chỉ cần vài này, vài tuần là đạt được cảnh giới cao nhất nhưng có người lại mất vài chục năm hoặc cả đời người ngồi thiền để đạt.
Tứ thiền là cảnh giới cao nhất của người thiền không còn lo lắng, suy nghĩ sự đời.
Kết luận
Trong bài viết trên, UNICA đã chia sẻ cho tất tần tật những điều cần biết về các cấp độ trong tứ thiền mà người ngồi thiền có thể đạt được trong quá trình luyện tập. Hy vọng bài viết này sẽ thật hữu ích cho tất cả mọi người. Thiền chính là bộ môn giúp bạn giảm căng thẳng, giúp tâm an,... cùng Unica theo dõi khoá học Thiền để có thêm nhiều kiến thức hơn cho bản thân bạn nhé.
18/11/2019
10295 Lượt xem
Thiền Vipassana là gì? 5 lợi ích và cách thực hiện
Thiền Vipassana là gì? Cách thực hiện thiền Vipassana như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất chính là một trong những thắc mắc của nhiều người khi tìm hiểu về bộ môn thiền. Nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp thiền Vipassana, Unica đã tổng hợp những thông tin hữu ích nhất trong bài viết dưới đây.
Thiền Vipassana là gì?
Thiền Vipassana (hay Thiền Tuệ) Phương pháp thiền này có nguồn gốc từ Ấn Độ, được khai sinh từ Đức Phật. Cũng chính nguồn gốc này mà nhiều người nghĩ rằng, thiền Vipassana chỉ thực sự phù hợp với những người theo đạo, đặc biệt là Đạo Phật, vì họ ngồi tụng kinh niệm phật để tìm thấy sự an yên trong tâm hồn, có như vậy mới thành thiền Vipassana.
Thiền Vipassana còn được gọi là Thiền Tuệ
Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn không phải vậy, bởi thiền Vipassana là bộ môn mà người theo Phật hay không theo Phật đều có thể thực hành được. Điều quan trọng nhất của thiền này đó chính sự tập trong sự chú ý của bản thân vào một bộ phận bất kỳ trên cơ thể, sau đó dần chuyển sang các bộ phận khác trên cơ thể. Sự yên lặng trong một khoảng thời gian nhất định là điều vô cùng cần thiết khi thực hiện thiền Vipassana. Do đó, người thực hiện phải luôn xây dựng cho mình tính kiên nhẫn trong thời gian dài.
>>> Xem ngay: Pháp môn thiền tông và những điều cần biết
Nguồn gốc của thiền Vipassana
Thiền Vipassana xuất phát từ giáo lý Phật giáo và được coi là một trong những hình thức thiền cổ xưa nhất. Kỹ thuật này được Đức Phật Gautama tái khám phá hơn 2.500 năm trước và truyền lại qua nhiều thế hệ môn sinh.
Hiện nay, thiền Vipassana được thực hành rộng rãi trên toàn thế giới, từ phương Đông đến phương Tây. Không chỉ những người theo đạo Phật mà cả những người theo các tôn giáo khác hay vô thần cũng tìm đến phương pháp này để tập luyện.
Nguồn gốc của thiền xuất pháp từ giáo lý Phật giáo
5 Lợi ích khi thực hiện thiền Vipassana
Giảm căng thẳng và lo âu
Giống như các kỹ thuật thiền khác, thiền Vipassana có thể giúp bạn dịu đi những căng thẳng và lo lắng trong tâm lý. Trong một nghiên cứu của Roberta A Szekeres và Eleanor H Wertheim, những người tham gia khóa thiền Vipassana trong vòng 6 tháng đã cho thấy mức độ căng thẳng thấp hơn so với những người không tham gia khóa học.
Một nghiên cứu của Chuan-Chih Yang và cộng sự năm 2019 với 14 người tham gia khóa học thiền kéo dài 40 ngày, bao gồm thiền Vipassana, đã cho thấy kết quả khả quan. Mức độ lo lắng và trầm cảm của họ đã giảm đáng kể sau khi hoàn thành khóa thiền.
Hỗ trợ giảm triệu chứng mãn kinh
Thiền Vipassana cũng có thể giúp bạn giảm các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh. Theo nghiên cứu của Min-Kyu Sung và cộng sự, việc thực hành các liệu pháp tâm trí và thể chất, chẳng hạn như thiền, yoga và thái cực quyền, có thể làm giảm các triệu chứng mãn kinh như đau đầu vận mạch, các vấn đề về tâm trạng, giấc ngủ và đau cơ xương.
Các liệu pháp này không chỉ giúp giảm các triệu chứng mãn kinh mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống tổng thể. Việc kết hợp thiền Vipassana vào cuộc sống hàng ngày có thể mang lại lợi ích đáng kể cho những người đang trải qua thời kỳ mãn kinh.
Thiền hỗ trợ giảm triệu chứng mãn kinh
Kích thích não bộ phát triển
Não bộ phát triển khi trở nên linh hoạt hơn và khả năng tái cấu trúc bên trong hiệu quả hơn. Từ đó, bạn dễ dàng xử lý vấn đề khi nhận thấy có sự thay đổi từ môi trường bên ngoài. Các mạng lưới nơ-ron thần kinh trong bộ não sẽ được kích thích để tạo ra các đường liên kết mới khi luyện tập thiền Vipassana.
Một nghiên cứu của Anna Lardone và cộng sự năm 2018 cho thấy rằng thực hành thiền Vipassana thường xuyên có thể giúp thúc đẩy tính linh hoạt của não. Để đi đến kết luận này, các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp quét hình ảnh thần kinh để kiểm tra mạng lưới não bộ của những người hành thiền Vipassana.
Tăng khả năng tập trung
Luyện tập thiền Vipassana yêu cầu người tham gia tập trung vào hơi thở và quan sát bên trong. Nhiều người sau một thời gian dài thiền định đã cảm thấy rất ngạc nhiên với sự cải thiện độ tập trung và trí nhớ của mình.
Khả năng tập trung cao hơn không chỉ giúp bạn làm việc hiệu quả hơn mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống tổng thể. Việc duy trì sự tập trung cao trong các hoạt động hàng ngày cũng là một lợi ích quan trọng mà thiền Vipassana mang lại.
Thiền tăng khả năng tập trung, cải thiên trí nhớ
Cải thiện sức khỏe tinh thần
Các bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm luôn được khuyến khích nên thực hành thiền Vipassana. Nó giúp bạn cảm thấy chấp nhận và yêu thương bản thân mình, tăng sự tự tin và phát huy tối đa năng lực của bản thân. Nhờ đó, họ có thể cải thiện các mối quan hệ lành mạnh tích cực.
Với những bệnh nhân ung thư, thiền Vipassana còn tác động tích cực tới suy nghĩ của họ. Nhờ việc thiền định mỗi ngày, con người được giảm bớt nỗi đau về thể xác và có thêm nghị lực để chiến thắng bệnh tật.
Lợi ích của Thiền có thể kể đến là cải thiện sức khỏe, trẻ hóa làn da, tăng tuổi thọ, giảm căng thẳng và mệt mỏi. Thông qua khóa học Thiền online này, bạn sẽ biết cách thiền ăn, thiền ngủ, thiền hành,... Chuyên gia của chúng tôi sẽ chia sẻ những bí kíp hữu ích nhất để giúp bạn có thể thực hành Thiền một cách miên mật và hiệu quả. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn:
[course_id:640,theme:course]
[course_id:2416,theme:course]
[course_id:342,theme:course]
Cách hành thiền Vipassana hiệu quả
Thiền Vipassana thường được thực hiện trong các khóa tu do các chuyên gia hướng dẫn. Tuy nhiên, bạn cũng có thể dễ dàng thực hành tại nhà theo các bước sau:
Chuẩn bị trước khi thiền
Thời gian: Thiền Vipassana không tốn nhiều thời gian, chỉ cần 10 - 15 phút mỗi ngày. Thời điểm tốt nhất để thiền là buổi sáng sau khi ngủ dậy.
Địa điểm: Chọn nơi yên tĩnh như phòng ngủ, ban công hoặc công viên để thực hiện thiền.
Trang phục: Mặc trang phục thoải mái như đồ ngủ hoặc đồ tập thể dục.
Hướng dẫn cách thiền hiệu quả
Các bước thực hành thiền Vipassana
Thực hiện thiền Vipassana theo 5 bước sau:
Bước 1: Ngồi thẳng lưng, bắt chéo chân ở tư thế thoải mái trên mặt đất, thư giãn cơ thể.
Bước 2: Nhắm mắt lại và thở đều.
Bước 3: Tập trung vào hơi thở, cảm nhận mà không phản ứng hay phán xét.
Bước 4: Hạn chế phân tâm, tiếp tục tập trung theo nhịp thở.
Bước 5: Bắt đầu với 5 - 10 phút, khi quen có thể kéo dài thời gian thiền từ 15 phút hoặc lâu hơn tùy ý.
Thiền Vipassana xuất phát từ giáo lý Phật giáo cổ xưa và mang lại nhiều lợi ích như giảm căng thẳng, cải thiện sức khỏe tinh thần, trí não và thể chất. Hãy dành ít nhất 5 - 10 phút mỗi ngày để thực hành và cảm nhận những thay đổi tích cực mà thiền Vipassana mang lại.
>>> Xem ngay: Những điều cần biết về thiền chánh niệm để tạo sự an lành
Một số mẹo khi học thiền Vipassana
Đối với những người lần đầu học thiền Vipassana, đặc biệt là tự học tại nhà, việc gặp khó khăn là điều không tránh khỏi. Thậm chí, bạn có thể không biết nên bắt đầu từ đâu. Dưới đây là một số mẹo nhỏ có thể giúp bạn:
Học thiền Vipassana: Theo dõi các bước hướng dẫn trên Youtube hoặc sử dụng các ứng dụng dạy thiền Vipassana.
Nghe các bản ghi âm: Lắng nghe và hít thở theo hướng dẫn từ các bản ghi âm.
Đặt mục tiêu: Cài đặt thời gian thực hành thiền trong 5 - 10 phút mỗi ngày. Khi đã quen dần, bạn có thể tăng dần thời gian.
Hạn chế phân tâm: Tắt chuông điện thoại và tránh xa chỗ đông người để giảm thiểu các yếu tố gây mất tập trung.
Kiên trì: Duy trì thực hành thiền Vipassana đều đặn để cảm nhận những thay đổi tích cực mà phương pháp này mang lại.
Thiền Vipassana không chỉ giúp giảm căng thẳng và lo âu mà còn cải thiện sức khỏe tinh thần và tăng cường khả năng tập trung. Hãy bắt đầu từ những bước đơn giản và kiên trì để thấy rõ lợi ích của thiền Vipassana trong cuộc sống hàng ngày.
Một số lưu ý khi thiền để đạt hiệu quả cao nhất
Kết luận
Có thể thấy, thiền Vipassana mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời nhưng để đạt đến “cảnh giới” của môn thiền này thì thực sự không hề dễ dàng. Do đó, người tập phải thực sự hiểu rõ trước khi thực hành.
18/11/2019
3852 Lượt xem
Cách luyện thiền ngủ từ A - Z chi tiết nhất
Ngày nay vì mải chạy theo cuộc sống cơm áo gạo tiền mà con người luôn rơi vào tình trạng căng thẳng và đây chính là nguyên nhân gây mất ngủ. Trong khuôn khổ bài viết dưới đây, UNICA sẽ chia sẻ cho các bạn phương pháp học Thiền ngủ nhằm “cứu cánh” cho giấc ngủ của mình ngay tại nhà.
Tác dụng của thiền đối với giấc ngủ?
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ là do cơ thể thường xuyên rơi vào trạng thái lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi. Vì thế, tập thiền mang lại cho bạn cảm giác thư giãn, cân bằng tâm trí, từ đó cải thiện khả năng tự kiểm soát của hệ thần kinh tự chủ. Ngoài ra, tập thiền còn có tác dụng tăng lượng Melatonin - là một hormone giấc ngủ, giúp người tập ngủ ngon và ngủ sâu giấc hơn.
Tập thiền như thế nào?
Khác với những bộ môn thể dục thể thao khác, với thiền bạn có thể tập mọi lúc, mọi nơi mà không cần phải chuẩn bị bất cứ thứ gì liên quan đến dụng cụ hoặc các yếu tố về mặt sức khỏe, thể chất. Tất cả những gì bạn cần là một không gian yên tĩnh trong một khoảng thời gian ngắn. Để có thể tập thiền hiệu quả, bạn cần duy trì thói quen tập thiền mỗi ngày với các bước như sau:
Bước 1: Lựa chọn một không gian yên tĩnh, không có tiếng ồn. Bạn có thể ngồi thiền hoặc nằm thiền.
Bước 2: Nhắm mắt và hít vào thật sâu, sau đó thở ra thật chậm.
Bước 3: Loại bỏ mọi suy nghĩ trong tâm trí, tập trung vào điều hòa và kiểm soát nhịp thở.
Bước 4: Tập trung cao độ và kiên nhẫn với chính mình. Khi mới tập, bạn có thể tập thiền trong khoảng thời gian ngắn là 3-5 phút, sau đó tăng lên 15-20 phút khi đã tập quen.
Cách luyện thiền ngủ sao cho hiệu quả nhất
Tư thế nằm
Việc đầu tiên mà bạn cần làm là nằm thẳng, 2 tay để úp và xuôi theo thân mình. Khi áp dụng phương pháp thiền ngủ, bạn không nên nằm gối. Thời gian đầu chưa quen với việc này thì bạn có thể dùng một chiếc gối mỏng dưới đầu, hoặc một chiếc gối nhỏ và tròn để dưới cổ. Đối với những ai hay bị lạnh thì nên chuẩn bị cho mình một tấm chăn mỏng.
Các bước tiến hành
Giai đoạn chuẩn bị
Đầu tiên, bạn phải hít thở sâu và thở dài thêm giai đoạn nín thở. Hãy hít thở chậm, qua đường mũ và tập trung tư tưởng, theo dõi hơi thở của mình qua mũi, khí quản, xuống phổi, rồi xuống bụng. Sau đó, thở ra phổi, qua khí quản, qua mũi. Cuối cùng, bạn đếm thầm trong đầu 1, 2, 3 mỗi khi thoát ra ngoài mũi. Thực hiện 10 lần thì bạn trở lại hơi thở bình thường.
>>> Xem ngay: Nên ngồi thiền ở đâu để đạt cảnh giới Kinh thi Phật quả?
Bạn phải hít thở sâu và thở dài thêm giai đoạn nín thở khi thực hiện thiền nằm
Giai đoạn thở thiền
Khi bạn đã thực hiện xong 10 lần chuẩn bị thì đi vào thở thiền ngủ bằng cách hít thật sâu, thật dài, thật chậm qua mũi, qua phổi, xuống bụng. Sau đó, nín hơi và đếm thầm 1, 2, 3 rồi từ từ thở ra một cách thật chậm. Khi khí ra mũi thì bạn đếm 1. Thực hiện như trên từ 15 - 20 lần thì dừng lại.
Giai đoạn phân thân
Đây chính là giai đoạn mà người luyện phải tưởng tượng rằng mình đang đứng cạnh và nhìn chính bản thân mình đang nằm từ đầu đến chân. Sau đó, làm theo thứ tự nhìn từ ngón chân cái bên trái đến ngón kế tiếp.
Khi hết ngón chân thì chuyển sang nhìn mu bàn chân và mắt cá nhân, cho đến khi hết bên trái thì chuyển sang nhìn bên phải tương tự như trên. Đồng thời, khi nhìn đến bộ phận nào, người luyện thiền phải nhớ đến những kỉ niệm ở bộ phận đó. Bạn nhìn từ ngón chân cái của bàn chân phải, hãy nhớ lại những kỷ niệm đã xảy ra với ngón cái này xem có lần nào bị sứt móng, vấp hoặc gãy móng bao giờ hay chưa?
Sau đó, bạn chuyển tầm mắt sang ngón chân kế tiếp và các ngón tiếp theo, rồi nhớ lại những sự kiện có liên quan.
Tiếp theo, hãy phóng tầm nhìn lên tới mu bàn chân phải, đồng thời không quên nhớ lại những kỷ niệm liên quan đến nó. Sau đó, nhìn qua mu bàn chân trái rồi đến mắt cá chân 2 bên.
Bạn thở thiền ngủ bằng cách hít thật sâu, thật dài, thật chậm qua mũi, qua phổi, xuống bụng
Kế tiếp, bạn hãy nhìn ngược lên bắp chân phải, qua chân trái rồi từ từ nhìn lên đùi trái đến đùi phải, xem có cái sẹo nào hay không?
Bây giờ, hãy nhìn đến bụng, sau đó thì tia lên đến ngực, nhớ lại những lần bị đau.
Tiếp đến, bạn nhìn sang cánh tay phải, rồi chạy xuống khuỷu tay, rồi cổ tay và ngón tay. Nếu đến đây mà bạn chưa buồn ngủ thì hãy nhìn lên đầu, mắt, môi, mũi.
Với cách luyện thiền ngủ này, bạn phải thực hiện trước khi ngủ mỗi ngày khoảng 25 - 30 phút và thực hiện đúng quy trình. Có như vậy thì bạn mới cải thiện được giấc ngủ và sự minh mẫn, sáng tạo cho ngày làm việc ngày hôm sau.
Thiền là cách quản trị cảm xúc cực kỳ tốt dành cho mọi lứa tuổi. Trong quá trình thiền, bạn có thể tự khám phá ra những năng lực ẩn sâu bên trong của mình. Tuy nhiên, học thiền cần rất nhiều nỗ lực và sự kiên trì. Chính bởi vậy, bạn nên tham gia khóa học Thiền online của Unica để được chuyên gia tư vấn và chia sẻ các kiến thức hữu ích giúp bạn thực hành Thiền tốt nhất. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn:
[course_id:2330,theme:course]
[course_id:850,theme:course]
[course_id:958,theme:course]
Cách chữa mất ngủ kéo dài
Ngủ chính là khoảng thời gian để cơ thể chúng ta nghỉ ngơi, lấy lại năng lượng. Bạn đã bao giờ rơi vào trường hợp ngủ như chưa ngủ, ngủ mà mơ mộng triền miên chưa? Câu trả lời chắc chắn là có rồi đúng không! Không phải lúc nào cũng nằm xuống nhắm mắt là chúng ta có thể ngủ ngon được.
Kết luận
Trong bài viết trên, UNICA đã chia sẻ cho các bạn cách thiền ngủ và cách cải thiện giấc ngủ hiệu quả. Với những thông tin quý báu mà chúng tôi chia sẻ, mong rằng cách bạn đã “bỏ túi” cho mình nhiều kiến thức quý báu.
18/11/2019
5238 Lượt xem