Mua 3 tặng 1

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

3 Giai đoạn tập thiền bạn nên biết để thực hành đúng cách?

Mua 3 tặng 1

Nếu bạn mới bước chân vào cửa thiền thì cần phải tìm hiểu và thực hành đúng các giai đoạn tập thiền, để có thể “lĩnh hội” hết những lợi ích kỳ diệu mà thiền mang lại. Bây giờ, hãy cùng UNICA đi tìm hiểu các giai đoạn này trong bài viết dưới đây nhé!

Các giai đoạn tập thiền

Giai đoạn nhập thiền

Không gian ngồi thiền

Trước khi tập thiền, bạn cần có một không gian lý tưởng để nhập thiền. Bạn chỉ cần tìm một nơi yên tĩnh, thoáng khí, sạch sẽ và yên tĩnh, không bị ai làm phiền. Bạn nên ngồi trong phòng không nên ngồi ngoài trời. Lý do vì không gian rộng lớn sẽ làm cho bạn khó lắng tâm và tập trung được. Hơn nữa, điều này còn có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

>>> Xem ngay: 4 bước sơ thiền quan trọng bạn cần ghi nhớ kỹ

tap-thien.jpg

Trước khi tập thiền, bạn cần có một không gian lý tưởng để nhập thiền

Công cụ hỗ trợ

Nếu bạn mới học Thiền và chưa thể ngồi các tư thế bán già hay kiết già điêu luyện thì bạn có thể ngồi lên một cái gối nhỏ dày tầm 10 - 12 cm hoặc sử dụng bồ đoàn để việc vắt chân được dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, bạn cần chọn trang phục thoải mái, mát mẻ, không gây nóng vào mùa hè và đủ ấm vào mùa đông, cũng như có sự rộng rãi để việc ngồi thiền đạt được hiệu quả nhất.

Lựa chọn tư thế ngồi thiền

- Khi đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước giai đoạn nhập thiền, bạn sẽ tiến hành đi vào ngồi thiền với 1 trong 3 tư thế: xếp bằng, bán già và kiết già.

- Nếu chọn tư thế ngồi xếp bằng thì bạn chỉ cần khoanh chân và giữ lưng thẳng, đồng thời thả lòng cơ mặt và tay.

- Còn nếu lựa chọn tư thế bán già hoặc kiết già thì bạn hãy khởi động cho cơ chân giãn ra, các khớp háng, đầu gối, cổ chân linh hoạt thì mới có thể ngồi được. Khi chọn một trong 2 tư thế này, bạn phải kiên trì và luyện tập hàng ngày thì mới có thể ngồi được, đặc biệt là tư thế kiết già.

Giai đoạn trụ thiền

Với những bạn mới tập thiền, nếu không có ý chí quyết tâm sẽ rất khó để tập trung. Cách để bạn định tâm dễ dàng và hiệu quả nhất đó là tập trung vào hơi thở. Bạn có thể tập trung vào việc đếm hơi thở, theo dõi và đếm thầm trong đầu từ 1 đến một con số mà bạn cảm thấy tập trung nhất là được.

Sau khi hoàn thành định tâm, bạn không cần đếm nữa mà chỉ cần tập trung theo dõi hơi thở vào ra và cảm nhận sự bình lặng trong cơ thể. Nếu bạn theo dõi hơi thở vào ra tốt thì có thể bỏ theo dõi chúng và đứng ở ngoài để theo dõi chính tâm mình, hay còn được gọi là tri vọng. Lúc này, bạn sẽ thấy những vấn đề đang xảy ra trong tâm trí, đó chính là vọng tưởng. 

tap-thien-1

Với những bạn mới tập thiền, nếu không có ý chí quyết tâm sẽ rất khó để tập trung

Bạn nên cố gắng nhận thức được mình đang nghĩ gì, thấy gì trong đầu. Sau đó, hãy cố gắng cắt dòng suy nghĩ này và không nên nghĩ về nó nữa. Nếu thiền đúng cách và định được tâm, bạn sẽ nhận biết được nhịp đập của tim giảm xuống. Bây giờ, bạn sẽ cảm nhận được sự an lạc hạnh phúc ngay trong giờ phút ngồi thiền và cả sau khi xả thiền.

Giai đoạn xả thiền

Mục đích của việc xả thiền là để cơ thể hết tê mỏi và giúp cho khí huyết lưu thông. Đây cũng là giai đoạn cuối cùng khi tập thiền, bạn hãy thực hiện như sau;

- Đầu tiên, bạn dùng 2 tay đưa từ từ lên đầu, hai lòng bàn tay đặt úp lên trên đỉnh đầu để hồi điền trở lại bản thể.

- Tiếp theo, bạn vuốt từ đầu xuống theo vành tai, bạn vuốt trái tai xuống và thực hiện động tác này 3 lần.

- Bây giờ, hãy chà xát 2 bàn tay cho ấm, dùng một bàn tay bóp và vuốt tay kia từ bả vai xuống cánh tay, đến cổ tay thì nắm và vuốt ra khỏi các đầu ngón tay. Sau đó, đổi tay và làm lại tương tự với cánh tay kia. Bạn cũng thực hiện động tác này 3 lần.

>>> Xem ngay: Thiền dưỡng sinh chữa bệnh giúp bạn "cải tử hoàn sinh"

tập thiền

Bạn xả thiền để cho khí huyết lưu thông

- Tiếp đến, bạn cũng chà xát 2 bàn tay cho ấm, dùng 2 bàn tay bóp và vuốt hai chân, từ háng xuống đùi và bàn chân. Đối với chân còn lại bạn thực hiện tương tự như vậy 3 lần.

- Cuối cùng, hãy chà mạnh 2 lòng bàn chân vào nhau 50 lần.

Như vậy, bạn đã hoàn thành các giai đoạn tập thiền. Nếu trong những buổi tập đầu tiên, bạn cảm thấy chưa có hiệu quả thì có thể là do chân cứng chưa thể ngồi bán già hoặc kiết già. Trong quá trình tập, tâm trí còn đang “rong chơi” ở nơi khác, ngồi một lúc là mỏi lưng, đau chân. Nếu ở trong trường hợp này thì bạn tuyệt đối không được nóng vội mà hãy điều chỉnh và khắc phục dần dần. Có như thế bạn mới ngồi thiền thành công!

[Tổng số: 40 Trung bình: 3]
Trở thành hội viên