Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Cách ngồi thiền Kiết già đúng chuẩn dành cho người mới

Đối với người trưởng thành, người cao tuổi việc ngồi thiền kiết già vốn không phải là điều dễ dàng. Ngay cả người đã có thể ngồi trọn vẹn trong tư thế thì chỉ sau một thời gian sẽ xuất hiện những cơn đau nhức ở cơ và các khớp xương. Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây UNICA sẽ bật mí cho bạn cách ngồi thiền kiết già không đau chỉ với vài bài tập đơn giản ngay tại nhà.

Ngồi kiết già là gì

Tư thế ngồi kiết già có nguồn gốc từ Ấn Độ cổ đại, được thực hành bằng cách ngồi bắt chéo chân, trong đó bàn chân được đặt lên đùi bên kia.

Tư thế này gần giống như hình dáng của bông hoa sen, thường được sử dụng để hành thiền. Khi thực hiện tư thế này, người tập cần nắm được kỹ thuật thở để thực hành thiền định và thúc đẩy sự ổn định về mặt thể chất. 

Cách ngồi thiền kết già với bài tập đơn giản

Kích hoạt và lưu thông khí huyết ở chân

- Trước khi ngồi thiền kiết già, bạn hãy thực hiện động tác thiền giúp kích hoạt và làm lưu thông khí huyết, kinh lạc ở chân bằng cách ngồi thoải mái, duỗi hai chân. Nắm hờ hai bàn tay và vỗ từng chân với một lực vừa phải từ đùi đến cổ chân và ngược lại. Bạn thực hiện động tác này từ 10 đến 20 vòng.

- Sau đó, bạn xòe 2 bàn tay, bóp từng chân một theo một chiều từ trên đùi đến dưới 2 bàn chân với một lực vừa phải.

>>> Xem ngay: Thiền quán - Tìm đến an lạc bình an và thanh lọc tâm hồn

ngoi-thien-kiet-gia

Trước khi ngồi thiền kiết già, bạn hãy kích hoạt và lưu thông khí huyết ở chân

- Tiếp theo, hãy vuốt khí ở chân cũng bằng 2 bàn tay. Đối với mặt trong của chân thì bạn vuốt từ dưới lên từ bàn chân lên đến đùi. Còn mặt ngoài thì bạn vuốt từ trên xuống theo chiều di chuyển của kinh lạc trên chân.

- Bây giờ, hãy dùng 2 bàn tay chà xát, xoa nóng hoặc vỗ lên đầu gối. Điều này sẽ giúp mở dầm khớp gối.

- Với cổ chân hoặc mắt cá chân, bạn cũng nắm hờ tay, đấm nhẹ lên vị trí đó để làm thông dịch ở mắt cá chân nhé!

- Sau đó, hãy nắm chặt tay rồi đấm mạnh vào lòng bàn chân. Lúc này, bạn hãy tìm vị trí huyệt Dũng Tuyền nằm ở điểm lõm xuất hiện ở ⅓ lòng bàn chân. Tiếp tục để ngón tay vuông góc 90 độ, 4 ngón tay còn lại giữ chắc bàn chân rồi nhấn sâu vào huyệt Dũng Tuyền. Bạn hãy giữ khoảng 10 giây, khi cảm thấy chân tê, ấm nóng lên thì hãy ngón tay và day từ trái sang phải. Làm tương tự như vậy 3 lần ở 2 bên chân.

- Trước khi thực hiện ngồi thiền kiết già, bạn duỗi chân và khép 2 chân sát lại, chống hai tay ra sau để đỡ lưng, tiếp tục mở khớp cổ chân bằng cách chĩa căng mũi chân về phía trước. Sau đó, gập ngược lại hướng ngón chân về phía người. Bạn thực hiện động tác này từ 10 đến 20 lần.

- Tiếp đến, bạn mở chân rộng bằng vai, hướng mũi 2 bàn chân sang 2 bên rồi xoay lại, hướng cho 2 mũi chân chạm nhau. Bạn cũng thực hiện động tác này từ 10 đến 20.

- Sau đó, bạn xoay 2 bàn chân theo hình vòng tròn, vẫn cố định đùi, đầu gối trên mặt sàn. Dùng tay trái nắm chân phải và xoay cổ chân phải theo chiều kim đồng hồ và xoay ngược lại. Với chân còn lại bạn thực hiện tương tự.

ngoi-thien-kiet-gia-2

Cách ngồi thiền kiết già vốn không phải là điều dễ dàng

Mở khớp gối

Để thực hiện động tác này, bạn co chân phải lại, hai tay đỡ lấy đùi chân phải, giữ cho vùng chân từ đầu gối đến mũi chân song song với mặt đất. Bây giờ, bạn hãy xoay cẳng chân theo chiều kinh đồng hồ 10 vòng và xoay ngược lại. Bạn giữ cố định đùi và đầu gối bằng 2 tay.

Đăng ký khoá học Thiền online ngay để nhận ưu đãi cực kỳ hấp dẫn. Khóa học sẽ giúp bạn có được thói quen tập Thiền hàng ngày đơn giản và hiệu quả, làm chủ cảm xúc, thấu hiểu bản thân và mọi người xung quanh. Đặc biệt, bạn có thể chữa lành tổn thương bên trong nhờ ứng dụng tập thiền.

Bí mật Thiền ứng dụng thay đổi cuộc đời
Nguyễn Hiếu
279.000đ
700.000đ

Khí Công Dịch Cân Kinh - Thiền
Trần Thế Long
299.000đ
900.000đ

Thiền Cơ Bản
Thiền Hiên Dương
299.000đ
700.000đ

Mở khớp háng trước khi ngồi thiền kiết già

- Mở khớp háng ở tư thế ngồi với 2 chân duỗi, chân phải co lại và đặt lên đùi chân trái. Sau đó, hãy dùng tay trái giữ bàn chân phải cố định, tay phải ấn đùi và đầu gối phải xuống sàn và thả lỏng tay để đùi, đầu gối tự động về vị trí ban đầu. Tiếp đến bạn ấn xuống rồi thả lỏng khoảng 10 - 20 lần mỗi bên chân.

- Để ngồi thiền kiết già không đau, bạn thực hiện tư thế cánh bướm Yoga với lưng thẳng, hai chân co sát về phía người, lòng bàn chân sát vào nhau, đùi và đầu gối thả lỏng trên sàn. Dùng 2 tay nắm chặt các ngón chân rồi chuyển động 2 đùi lên xuống liên tục giống như cánh bướm đang bay. Thực hiện động tác này bạn sẽ cảm thấy khớp háng được tác động và trở nên linh hoạt hơn.

>>> Xem ngay: Bí quyết ngồi thiền đúng cách bạn nên áp dụng ngay

ngoi-thien-kiet-gia-3

Bạn thực hiện tư thế cánh bướm Yoga với lưng thẳng

- Với động tác này bạn thực hiện từ 30 giây đến 1 phút. Còn nếu bạn muốn mở khớp háng sâu hơn thì hãy giữ chặt 2 bàn chân, 2 khuỷu tay hơi bành ra ngoài. Đồng thời, giữ thẳng lưng và từ từ gập người về phía trước, hướng mặt về phía sàn. Bạn càng gập sâu thì 2 khuỷu tay sẽ càng nhấn sâu hơn xuống 2 đùi. Nhờ vậy mà khớp háng được mở rộng hơn, lặp lại động tác này từ 3 đến 5 lần.

- Sau khi bạn thực hiện tất cả các động tác trên sẽ giúp khí huyết được lưu thông, mở khớp trên và bắt đầu thực hiện tư thế ngồi thiền kiết già. Để vắt chân dễ dàng hơn, 2 đầu gối chạm xuống sàn thoải mái và giữ cho lưng thẳng trong quá trình ngồi thì bạn có thể sử dụng tọa cụ là bồ đoàn hoặc một một chiếc gối hoặc nệm.

Lưu ý khi ngồi thiền kiết già

Đối với những người mới tập không nên ngồi thiền kiết già ngay bởi đây là một tư thể khó, bạn cần có một thời gian nhất định để rèn luyện thì mới có thể ngồi được. Ngoài ra, tư thế ngồi kiết già đòi hỏi bạn phải căng hông ra rất nhiều và có thể sẽ cảm thấy đau ở đầu gối hoặc lưng dưới cho người mới bắt đầu.

Bên cạnh đó, khi thực hiện tư thế ngồi thiền kiết già, xương khớp và các dây chẳng đang co giãn dần, nếu bạn thực hiện tư thế này quá sớm, đầu gối của bạn có thể bị tổn thương, làm ảnh hưởng để cơ khớp và làm chậm tiến độ thực hành thiền của bạn. 

 Việc học Thiền online giúp bạn giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, tăng cường khả năng tập trung và cải thiện trí nhớ hiệu quả. Hi vọng phương pháp ngồi thiền trên đã mang lại cho bạn thêm cách ngồi thiền hiệu quả và phù hợp với mình.

Chúc các bạn thành công!

[Tổng số: 694 Trung bình: 2]
Trở thành hội viên
Tác giả
Nguyễn Hiếu Đại sứ Yoga Việt Nam - CEO Zenlife Yoga
Chuyên gia Yoga Nguyễn Hiếu đã có hơn 12 năm nghiên cứu và dạy học Yoga và học thiền tại các khoá học online trên Unica và các trung tâm và đã huấn luyện cho h&agrav...