4 Bước sơ thiền quan trọng bạn cần ghi nhớ kỹ 

4 Bước sơ thiền quan trọng bạn cần ghi nhớ kỹ 

Mục lục

Sơ thiền là một bộ môn không mấy xa lạ đối với những người học Thiền. Tuy nhiên, loại hình thiền này lại được người học đánh giá là có cách thực hành khá phức tạp. Và để hiểu rõ hơn về sơ thiền cũng như cách thực hành sao cho thành thạo, bạn hãy tham khảo thêm 4 bước cơ bản trong sơ thiềnUnica chia sẻ dưới đây. 

Bước 1: Đường đến với sơ thiền 

Đường đến với sơ thiền là bước đầu tiên hay còn gọi là làm quen, tiếp xúc cơ bản. Bước này sẽ giúp người học hiểu qua về thiền để những bước tiếp theo có thể thực hành tốt hơn. Yêu cầu lớn nhất của người thực hành sơ thiền đó chính là phải có trí tuệ nắm bắt và quán triệt được nơi nương tựa, hay hiểu đơn giản là nơi thiền.

Điều này được chứng minh trong lịch sử qua Đại đức Thánh Tăng Xá - lợi - phất. Đây là một trong những hàng môn đồ, đệ tử của Đức Phật với trí tuệ đệ nhất. Ông đã dùng trí tuệ của mình để chứng nghiệm các chi của sơ thiền, các nhóm thiền định, để từ đó biết được từng tầng thiền, biết rõ nguyên nhân gây nên sự “sinh ra - thành trụ - hoại diệt”. Ông cũng là người vô cùng kính trọng và thực hành đúng trình tự của sơ thiền. 

>>> Xem ngay: Nên học thiền ở đâu để đạt hiệu quả cao nhất?

so-thien-1

Trong sơ thiền, trí tuệ đóng vai trò vô cùng quan trọng

Khi bước vào sơ thiền, ngoài tính trí tuệ thì năng lượng cũng là yếu tố mà người hành thiền phải có. Điều này được thể hiện trong pháp hành niệm hơi thở kết hợp với ánh mắt. Đây được xem là tấm gương phản chiếu tâm hồn và tâm trí của người thực hiện thiền.

Khi đã kết hợp được giữa trí tuệ và năng lượng thì tính lặp đi lặp lại cũng là điều cần thiết và đóng vai trò quan trọng trong sơ thiền. Hiểu một cách đơn giản, bạn cần thực hành thiền đều đặn, tránh kiểu bỏ giữa chừng vì thiếu đi sự kiên nhẫn. Sự lười biếng không bao giờ dành cho bộ môn sơ thiền nói riêng cũng như các bộ môn thiền khác nói chung. 

Bước 2: Nhập thiền nhiều và tâm phân biệt chi ít 

Mới lần đầu nhập sơ thiền, chắc chắn rất khó để nhập tâm và đạt được kết quả như ý muốn. Do đó, bạn cần nhập thiền nhiều, duy trì trong một thời gian dài, càng lâu càng tốt thì mới có được kết quả như mong đợi. 

Trong quá trình thiền, bạn cũng cần lưu tâm đến sự phân biệt chi ít, nghĩa là loại bỏ mọi tâm niệm, suy nghĩ ở trong đầu. Luôn luôn giữ cho tâm trí của mình được bình yên, tĩnh lặng, có như vậy mới tạo ra được một an trụ sâu sắc, tránh sự can thiệp, xâm nhập của những suy nghĩ tiêu cực. Có như vậy thì thiền tâm mới không bị phân tán. 

so-thien-2

Sơ thiền quan trọng sự kiên trì trong quá trình tập luyện 

Trong quá trình sơ thiền, nếu người thực hiện muốn đạt được lên đệ Nhị thiền thì bắt buộc phải có một nguồn năng lượng dồi dào. Trong thời gian đầu mới tập luyện, rất khó để đạt được điều này mà sẽ được hình thành sau một thời gian tập sơ thiền đều đặn. Nếu cao hơn, người thiền có thể thối lui tầng thiền thứ nhất mà mình đạt được. 

Bước 3: Năm chi của sơ thiền 

Năm chi của sơ thiền hay còn được gọi là đệ Nhất thiền, giúp người thực hiện đạt được “cực thiền” dễ dàng hơn. Bao gồm 5 chi cụ thể như sau: 

- Tầm (vitakka): Đây là sự hướng tâm đến quang tướng khi quang tướng vừa mới xuất hiện. 

- Tứ (vicara): Đây là sự đặt tâm và duy trì nó ngay trên đối tượng quang tướng. 

- Hỷ (piti): Là sự thỏa thích khi mà người thực hành thiền nhìn trên quang tướng.

- Lạc (sukha): Đây được xem là chi liên quan đến sự cảm thọ an lạc, hạnh phúc trong quá trình quang tướng. 

- Nhất tâm (ekaggata): Đây là sự nhất tâm trên quang tướng và duy trì một tâm an trụ thanh tịnh trên quang tướng. 

Trong quá trình thực hiện sơ thiền, 5 chi cần được kết hợp hài hòa với nhau, tránh sự tập trung vào một chi nhất định. Có như vậy, bạn mới đạt được “cực thiền” trong sơ thiền. 

Bước 4: 5 bước thành thạo sơ thiền 

Để thực hành sơ thiền thành thạo thì bạn cần nắm vững thêm 5 bước cuối cùng trong quy trình thực hiện như sau: 

>>> Xem ngay: 3 Giai đoạn tập thiền bạn nên biết để thực hành đúng cách?

so-thien-3

Để kết thúc sơ thiền, bạn cần nắm vững 5 bước trong quy trình thực hiện

- Āvajjanavasī: Khả năng nhập thiền và cách phân biệt giữa các chi thiền. 

- Samāpajjanavasī: Khả năng nhập thiền dựa theo ý muốn của bản thân ( thời gian, địa điểm, không gian ).

- Adhiṭṭhānavasī: Khả năng phát nguyện nhập thiền trong một khoảng thời gian nhất định. Hoặc bạn có thể tự điều chỉnh thời gian theo ý muốn của bản thân sao cho phù hợp. 

- Vuṭṭhānavasī: Khả năng xuất thiền theo một thời gian đã định sẵn. Nếu bạn xuất trước thời gian cho phép thì kết quả sẽ không được như ý muốn. 

- Paccavekkhaṇāvasī: Khả năng phân biệt được các chi thiền một cách nhanh chóng trong quá trình thực hiện sơ thiền. 

Qua những kiến thức mà Unica chia sẻ, chắc chắn bạn đã nắm được 4 bước quan trọng trong sơ thiền.

Cảm ơn và chúc các bạn tập thiền thành công. 

Đánh giá :

Tags: Bán hàng Online
Trở thành hội viên