Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

9 Phương pháp thiền định hiệu quả bạn nên biết khi học thiền

Nội dung được viết bởi Nguyễn Hiếu

Việc chọn đúng phương pháp thiền thích hợp sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chính vì vậy, bạn hãy tìm cho mình phương pháp phù hợp nhất với bản thân. Trong bài viết dưới đây, UNICA sẽ chia sẻ cho các bạn 9 phương pháp thiền hiệu quả cơ bản nhất để các bạn dễ dàng lựa chọn hơn.

1. Thiền chánh niệm

Phương pháp thiền chánh niệm là phương pháp được ưa chuộng nhất hiện nay. Với phương pháp này, người tập sẽ vận dụng cả 5 giác quan để cảm nhận thế giới xung quanh. Thiền chánh niệm giúp tập trung vào sự nhận thức hiện tại, nhờ đó mà bạn có thể tập trung vào những suy nghĩ, cảm xúc và thói quen mà mình đang có. 

Nhờ vậy mà bạn sẽ trở nên bình tĩnh, thấu hiểu hơn. Một trong những ưu điểm của phương pháp thiền này là bạn có thể thực hành mọi lúc mọi nơi mà không cần chuẩn bị. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, chánh niệm có thể giúp giảm thiểu các suy nghĩ tiêu cực, cải thiện sự tập trung và tăng cường trí nhớ hiệu quả.

phuong-phap-thien

Phương pháp thiền chánh niệm đang là phương pháp được ưa chuộng nhất hiện nay

Thiền định và thiền chánh niệm thường được người lớn lựa chọn để thực hành. Thế nhưng, hiện nay phương pháp này được quan tâm nhiều hơn đối với trẻ em.

Thiền tâm từ hay còn được gọi là thiền Metta, đây là phương pháp tập trung kết nối đến những cảm xúc yêu thương, quan tâm mà bạn dành cho một người nào đó. Khi thực hành thiền tâm từ, người tập sẽ vừa thở sâu, vừa mở rộng tâm trí để đón nhận tình yêu thương và lòng nhân từ. Tiếp theo, họ sẽ gửi những thông điệp này đến vũ trụ, đến những người đặc biệt, nhất là những người mà họ yêu quý.

Nếu bạn cảm thấy thời gian gần đây mình hay nóng giận, bực bội hoặc gặp mâu thuẫn nội tại, thì phương pháp ngồi thiền tâm từ chính là sự lựa chọn không thể tuyệt vời hơn. Bởi khi áp dụng phương pháp này, người tập sẽ tăng cường cảm xúc tích cực, giúp giảm stress, trầm cảm và rối loạn căng thẳng sau chấn thương.

Thiền là cách quản trị cảm xúc cực kỳ tốt dành cho mọi lứa tuổi. Trong quá trình thiền, bạn có thể tự khám phá ra những năng lực ẩn sâu bên trong của mình. Tuy nhiên, học thiền cần rất nhiều nỗ lực và sự kiên trì. Chính bởi vậy, bạn nên tham gia khóa học Thiền online của Unica để được chuyên gia tư vấn và chia sẻ các kiến thức hữu ích giúp bạn thực hành Thiền tốt nhất. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn:

21 Ngày Thiền Nâng Cao (Phiên bản 2021)
Thiền Hiên Dương
399.000đ
900.000đ

Tham, Sân, Si và Thiền trong quản trị cảm xúc
Đào Duy Văn
299.000đ
500.000đ

Thiền và quản trị cảm xúc cho người hiện đại
Đỗ Thị Mai (Mai Đỗ)
399.000đ
700.000đ

3. Thiền thở

Thiền thở là kiểu thiền chú trọng đến cách điều hòa hơi thở. Với phương pháp thiền này, bạn sẽ thở thật sâu và chậm, vừa tập trung thở, vừa đếm từng lần để tĩnh tâm hơn. Thiền thở cũng mang lại những lợi ích tương tự như thiền chánh niệm, bao gồm việc cải thiện sự tập trung và tăng cường sự linh hoạt cảm xúc, giảm thiểu lo lắng.

phuong-phap-thien-1

Thiền thở là kiểu thiền chú trọng đến cách điều hòa hơi thở

4. Thiền siêu Việt

Có lẽ đây là phương pháp thiền phổ biến nhất, thường xuyên được mọi người nhắc tới. Với phương pháp này, bạn sẽ ngồi trên gối hoặc thảm, khoanh chân và đặt 2 tay lên đầu gối. Tiếp theo, hãy ngồi yên và thở thật sâu, chậm, rồi đọc thần chú. Bạn thực hành thiền siêu Việt 2 lần/ngày và mỗi lần là 20 phút.

Đối với phương pháp này, tư thế ngồi rất quan trọng. Bạn hãy áp dụng tư thế ngồi tựa hoa sen để điều hướng năng lượng thoát ra từ tay và chân. Trong quá trình tập, có thể bạn sẽ cảm thấy tâm trí thông suốt hơn mà không bị vướng bận bất cứ điều gì. Phương pháp thiền siêu Việt rất phù hợp với những ai bị rối loạn căng thẳng sau chấn thương hoặc trầm cảm.

Thiền

5. Thiền Kundalini

Thiền Kundalini là sự kết hợp giữa các động tác uốn vặn người, thở sâu và tụng thần chú. Phương pháp này thường được thực hành tại các lớp học, giúp người tập đánh thức được năng lượng Kundalini - năng lượng của sự sống và giúp cho nó lan tỏa khắp cơ thể một cách nhanh và dễ dàng hơn. Thực hành thiền Kundalini sẽ giúp bạn cải thiện thể chất và giảm thiểu đau nhức, lo lắng và trầm cảm.

6. Thiền Zen

Phương pháp thiền Zen đòi hỏi phải có tư thế và kỹ thuật cụ thể. Do đó, người tập cần có giáo viên hướng dẫn. Về cơ bản thiền Zen tương đối giống với thiền chánh niệm đó là người tập phải chú trọng vào hơi thở và cảm nhận suy nghĩ của mình, mà không được phán xét hoặc đánh giá. Tuy nhiên, phương pháp này lại đòi hỏi người tập phải luyện tập nhiều hơn và có tính kỷ luật.

Nếu bạn muốn thư giãn và được khai sáng về tinh thần thì không nên bỏ lỡ phương pháp này. Bởi khi tập thiền Zen, bạn sẽ cảm nhận được sự thanh thản vì tìm thấy bình yên trong chính nội tâm thông qua lòng trắc ẩn và sự thấu hiểu.

>>> Xem ngay: 10 Cách giảm Stress trong 30 giây giúp bạn thư giãn hiệu quả

phuong-phap-thien-2

Phương pháp thiền Zen đòi hỏi phải có tư thế và kỹ thuật cụ thể

7. Thiền quét cơ thể

Thiền quét cơ thể rất thích hợp với những người bị đau nhức mãn tính, thường xuyên bị mất ngủ. Phương pháp này giúp bạn tăng cường cảm giác bình tĩnh và thư giãn. Các bước trong thiền quét cơ thể đều rất chậm rãi, thả lỏng cơ thể một cách từ từ, do đó mọi người thường tập trước khi đi ngủ.

Kỹ thuật thiền này khuyến khích người tập thả lỏng từng bộ phận mà cơ thể mệt mỏi, từ chân lên đến đầu. Người tập thường mô phỏng chuyển động của sóng, đung đưa cạnh cơ thể để giảm căng cơ.

8. Thiền từ bi

Thiền từ bi còn có tên gọi khác là thiền tâm. Phương pháp thiền định này được sử dụng để củng cố cảm xúc của lòng từ bi, lòng tốt và sự chấp nhận lỗi lầm của bản thân và người khác. Loại thiền này liên quan đến việc cân bằng cảm xúc, mở rộng tâm trí để đón nhận tình yêu thương từ mọi người xung quanh, sau đó gửi những lời chúc bình an, tốt đẹp đến những người thân yêu, người quen, bạn bè và tất cả chúng sinh.

9. Thiền chuyển động

Thoạt đầu, khi nghe đến thiền chuyển động, mọi người đều nghĩ đến Yoga thiền. Nhưng thiền chuyển động mang ý nghĩa rộng hơn là bao gôm nhiều hoạt động như đi bộ, tập khí công, làm vườn và các hình thức vận động nhẹ nhàng khác. Đó là một hình thức thiền tích cực mà những chuyển động của cơ thể chính là nội dung của bài tập.

Thiền chuyển động phù hợp với những người muốn tìm thấy sự bình yên trong tâm trí và hành động của mình. 

Như vậy, UNICA đã chia sẻ cho các bạn 9 phương pháp thiền định mà bạn nên biết khi bắt đầu học Thiền từ đó bạn có thể lựa chọn phương pháp phù hợp với bản thân để cải thiện sức khỏe và tinh thần một cách hiệu quả nhất.

Trở thành hội viên
0/5 - (0 bình chọn)