Pháp môn thiền tông và những điều cần biết

Pháp môn thiền tông và những điều cần biết

Mục lục

Nếu bạn là những người tu thiền, luyện tập thiền để mong muốn đạt được đến những cảnh giới cao nhất, những giác ngộ của Phật pháp thì không thể bỏ qua pháp môn thiền tông. Tuy nhiên điều đáng tiếc nhất chính là thiền tông Việt Nam đã vắng bóng gần một thế kỷ, rất khó để tìm ra được một lối tu. Trong bài viết này, UNICA sẽ chia sẻ đến các bạn những điều cần biết về thiền tông để cho người ngồi thiền có nhiều thông tin, hiểu biết hơn.

Thiền Tông là gì?

Trong tiếng Phạn, chữ thiền mang ý nghĩa là thiền na, nghĩa là tỉnh lự. Thiền Tông có nghĩa là Thiền trong tông môn, hay còn có tên gọi khác là "Vô Thượng Thiền". Đây là pháp đi thẳng đến pháp môn vô thượng, tâm tâm tương ương, truyền ngoài giáo lý, không lập văn tự. Thiền Tông là pháp tu cao siêu mà người thường không thực hiện được, chỉ dành cho bậc thượng thượng căn, giới hạnh cực tinh nghiêm. 

Nguồn gốc ra đời của thiền tông

Khai tổ ra môn pháp thiền tông có từ thời đức Phật Thích Ca Mẫu Ni truyền đến Tổ Bồ - đề Đạt ma là qua 28 đời. Sau đó được mở rộng sang Trung Hoa rồi vào dòng thiền Nam tông thế kỷ 7.

>>> Xem ngay: Cách ngồi thiền hiệu quả 100% không phải ai cũng biết

thien-tong

Thiền tông là cốt lõi của Đạo Phật. Ảnh minh họa

Khi tổ Bồ - đề Đạt - ma vượt biển sang Trung Hoa để khai sáng thiền tông, ngài đã có mang theo một bộ kinh Lăng - già và sau đó truyền lại cho Nhị tổ Huệ Khả. Chính vì lý do đó, thiền tông thường nhắc đến với kinh Kim cang và kinh Lăng - già. Thông qua đó, đã có rất nhiều bộ sách đã được viết ra và lưu truyền trong nhà thiền để giúp người học Thiền có thể nắm được tông chỉ và phương pháp tập. Tuy nhiên, phương pháp quan trọng trong tiền tông vẫn là tập trung vào sự tự tu tự chứng.

Tinh thần thiền này được truyền mãi lan tận đến Việt Nam vào thế kỷ mười ba. Khi vua Trần Nhân Tông đi tu trên núi Yên Tử, lập ra một hệ phái tên Trúc Lâm Yên Tử. Trong đó, ngài có một bài phú “Cư trần lạc đạo” với nội dung nói ngắm cảnh mà tâm không dính mắc thì đó chính là thiền. Có nghĩa là, đối với cảnh mà tâm không dính mắc là chỗ kinh Kim cang bảo sáu căn đừng dính với sáu trần. Do tâm không dính mắc với sáu trần nên tâm an định. Như thế, thiền của thiền tông Việt Nam ra đời với cốt là không cho tâm dính mắc với 6 trần.

Phương pháp tu hành của thiền tông là phải biết soi lại để nhìn thẳng nội tâm, biết cái gì hư dối buông xả, cái gì chân thật để nhận lại. Hơn nữa thiền tông còn là nguồn gốc của Đạo phật. Bởi vì trong kinh A - hàm, Đức phật dạy người tu thiền phải quán Tứ niệm xứ, để quán thân bất tịnh, quán thọ là khổ, quán tâm vô thường, quán pháp vô ngã.

Ngày nay, nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về pháp môn thiền tông, bạn có thể tìm đến chùa thiền tông Tân Diệu do Tỳ Kheo Ni Đức Thảo dựng lập vào ngày 15 - 10 - 1956. Khi còn là cư sĩ, bà đọc Kinh Kim Cang và Pháp Bảo Đàn và đạt được “Bí mật Thiền Tông” nên đã dựng lập ngôi chùa Tân Diệu để tu tập Thiền Tông có 5 phần chánh:

- Tu tập chỉ du nhất pháp môn thiền tông của Đức Phật Đức Ca Mẫu Ni dạy, cũng như noi gương của Tam Tổ Trúc Lâm Yên Tử.

- Giảm bớt sự mê tín của con người.

- Xóa sạch dị đoan nơi loài người.

- Giúp con người giác ngộ sự thật về cuộc sống, bớt hơn thua, tranh giành, chém giết lẫn nhau.

- Học theo lời dạy của Đức Phật và Tổ sư Thiền Tông.

>>> Xem ngay: Thông tin quan trọng về thiền Vipassana bạn nên biết

thien-tong-1

Hình ảnh chùa Thiền Tông Việt Nam tại Nha Trang

Thiền Tông Tân Diệu ngày nay, vẫn được duy trì và giữ nguyên phong cách của thiền tông của ngày trước, vẫn giữ đúng nghĩa lời dạy của Đức Phật và thực hiện tốt theo tôn chỉ và cương lĩnh của chùa như:

- Tôn chỉ gồm 4 phần: 

+ Phần 1: Nói về ý nghĩa của 6 pháp môn tu của Đức phật dạy, để cho những người tu luyện được hiểu rõ.

+ Phần 2: Phân tích rõ 6 pháp môn tu và thành quả đạt được.

+ Phần 3: Nói rõ tại sao con người bị kiếp luân hồi.

+ Phần 4: Chỉ ra sự giải thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi.

- Với 4 cương lĩnh:

+ Giải thích cho bất cứ ai muốn tìm hiểu về giác ngộ.

+ Giải thích cho mọi người về giải thoát.

+ Giải thích cho tất cả ai muốn học thiền tông về mê tín.

+ Chùa thiền tông Tân Diệu tuyệt đối không chủ trương cúng lạy hay cầu xin.

Thiền tông, thiền định, thiền hành hay bất kể loại thiền nào thì đều giúp bạn đối phó được những nguy cơ bằng phương pháp thư giãn và làm tâm bạn thanh tịnh. UNICA hy vọng rằng, với những chia sẻ về thiền tông, các bạn sẽ có thêm thông tin hữu ích về một loại thiền mới và một nơi tu luyện hiệu quả.

Đánh giá :

Tags: Bán hàng Online
Trở thành hội viên