Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn
Kinh Doanh Ngoại Ngữ Thiết Kế Kỹ Năng Lập Trình & CNTT Sức Khoẻ Và Làm Đẹp Marketing Tin Học Văn Phòng Phong Cách Sống Hôn Nhân Và Gia Đình Tài Chính Kế Toán Âm Nhạc Nhiếp Ảnh Và Video Sách Hay Nên Đọc Sales Bán hàng Nuôi dạy con Google sheet Tesst Hoạt động Câu chuyện khách hàng Tiếng hàn Tiếng hàn Tiếng Đức Tiếng Hàn Tiếng Trung Tiếng Nhật Tiếng Anh Digital Marketing Quan Hệ Công Chúng Xây Dựng Thương Hiệu Microsoft Google Quản Trị Kinh Doanh Kinh Doanh Online Khởi Nghiệp Quản Trị Nhân Sự Thương Mại Điện Tử Bán Hàng Kế Toán Tài Chính Đầu Tư Thiết Kế Quảng Cáo Thiết Kế Web Thiết Kế Kiến Trúc Thiết Kế Nội Thất Ngoại Thất Thiết Kế Đồ Họa Thiết Kế UI/UX Kỹ Năng Lãnh Đạo Phần Mềm Thiết Kế Kỹ Năng Thuyết Trình Kỹ Năng Giao Tiếp Kỹ Năng Đàm Phán Kỹ Năng Phỏng Vấn Xin Việc Kỹ Năng Quản Lý Thời Gian Kỹ Năng Học Tập - Ghi Nhớ Cơ Sở Dữ Liệu Ngôn Ngữ Lập Trình Mạng Và Bảo Mật Yoga Thiền Định Massage Fitness - Gym Dinh Dưỡng Và Ăn Kiêng Sức Khỏe Tinh Thần Thể Thao Nghệ Thuật Làm Đẹp Ẩm Thực Đồ Uống Phương Pháp Bí Truyền Tình Yêu Đời Sống Vợ Chồng Làm Cha Mẹ Nhạc Cụ Thanh Nhạc Sản Xuất Nhạc Chụp Ảnh Dựng Phim Biên Tập Video Sửa Chữa Và Chế Tạo Viết Nội Dung Thiết Kế Khác Nguyên Lý Marketing Phát Triển Web Phát Triển Ứng Dụng Di Động Kỹ Năng Khác Du Lịch Phong Cách Sống Khác Trí Tuệ Nhân Tạo Ngoại Ngữ Khác Âm Nhạc Khác Tin Học Văn Phòng Khác

Marketing

AIDA là gì? Tất tần tật mô hình AIDA trong marketing
AIDA là gì? Tất tần tật mô hình AIDA trong marketing Công thức AIDA có lẽ là một trong rất nhiều công thức nổi tiếng và thông dụng, nhất là đối với những người làm việc content, marketing, kinh doanh,... Vậy AIDA là gì? Ứng dụng của AIDA như thế nào? Làm sao để có thể ứng dụng AIDA vào công việc hiện tại của mình một cách tốt nhất, mời bạn đọc quan tâm cùng đón đọc bài viết dưới đây. AIDA là gì? AIDA là một mô hình marketing cổ điển, được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực quảng cáo và bán hàng. Mô hình này mô tả quá trình mà một người tiêu dùng đi qua từ lúc không biết gì về một sản phẩm cho đến khi quyết định mua nó. AIDA là gì Từ mô hình gốc, hiện nay công thức AIDA xuất hiện thêm khá nhiều biến thể mới, chẳng hạn như: Mô hình phân cấp hiệu ứng của Lavidge và cộng sự: Nhận thức → Kiến thức → Quan tâm → Ưu tiên → Thuyết phục → Hành động mua hàng.  Mô hình biến thể của McGuire: Trình bày → Chú ý → Hiểu → Năng suất → Duy trì → Hành động. Mô hình AIDAS: Chú ý → Quan tâm → Mong muốn → Hành động → Sự hài lòng (phản hồi tích cực). Như vậy AIDA hiểu đơn giản chính là các bước thực hiện để chinh phục người tiêu dùng mua sản phẩm của bạn: Gây chú ý khiến khách hàng quan tâm tới bạn và sản phẩm.  Trình bày những đặc điểm nổi trội của sản phẩm, những lợi ích mà bạn sẽ có khi sở hữu chúng.  Khiến khách hàng khao khát "phải có được sản phẩm này".  Cuối cùng là thúc giục họ bằng cách "chỉ đích" hành động họ cần phải làm ngay lúc này. Lịch sử hình thành mô hình AIDA Người đầu tiên nhắc đến AIDA chính là E.St.Elmo Lewis - nhà quảng cáo, nhà bán hàng người Mỹ. Trong sự nghiệp của mình, ông đã đưa ra 3 nguyên tắc cơ bản nhất về quảng cáo đăng trên tạp chí in ấn The Inland Printer - một tạp chí có ảnh hưởng nhất của Mỹ về lĩnh vực quảng cáo Thế kỷ 19. “Mục tiêu cốt lõi của quảng cáo là khiến người đọc bị thu hút và muốn đọc nó, sau đó làm cho người đọc quan tâm đến nội dung và tiếp tục theo dõi, tìm hiểu nó. Cuối cùng thuyết phục người đọc, làm sao khi kết thúc quảng cáo người đọc cảm thấy tin tưởng. Nếu một quảng cáo tiếp thị có đủ ba yếu tố này thì đó chính là quảng cáo hiệu quả”. Mặc dù đưa ra 3 nguyên tắc về quảng cáo nhưng ông không đặt tên cho 3 nguyên tắc này. Fred Macey - một chuyên gia quảng cáo người Mỹ đã đặt tên cho 3 nguyên tắc này. Năm 1899 - 1900, Fred Macey tổ chức một cuộc thi viết quảng cáo cho công ty Bissell Carpet Sweeper và để đánh giá cuộc thi, ông đã đưa ra những tiêu chí như sau: Quảng cáo hiệu quả bắt buộc phải gây được sự chú ý cho người xem. Khi đã gây được chú ý, quảng cáo phải khuấy đảo được “sở thích” của người xem. Sau khi đã gợi dậy được “sở thích” người xem phải có mong muốn mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Cuối cùng mong muốn mua sẽ dẫn tới quyết định mua. Lịch sử hình thành mô hình AIDA Fred Macey được đánh giá là người gần như hoàn thiện công thức AIDA. Còn thiếu chữ A thì sau này C.P. Russell - một nhà quảng cáo đã bổ sung vào năm 1921. C.P. Russell cho hay: Mỗi quảng cáo sẽ phải có 4 chữ Chú ý - Sở thích - Mong muốn - Hành động. Bỏ qua bất kỳ chỗ nào cũng không được, bạn sẽ không có được kết quả như mong muốn. Sau khi hoàn thiện, AIDA trở thành mô hình tiếp thị kinh điển và được áp dụng rộng rãi cho đến nay. Ưu điểm của mô hình AIDA trong Marketing Mặc dù là một mô hình kinh doanh truyền thống nhưng AIDA vẫn giữ được giá trị và tính ứng dụng cao. Dưới đây là những ưu điểm nổi bật của mô hình này cho bạn đọc tham khảo. Tạo nên bức tranh khách hàng tiềm năng chính xác Mô hình kinh doanh chia trải nghiệm người tiêu dùng ra thành các giai đoạn, mỗi giai đoạn sẽ là một nhu cầu khác nhau. Nhờ vậy các Marketer có thể phân tích hành vi của người dùng ở từng giai đoạn khác nhau để hiểu về các giá trị. AIDA giúp Marketer định hình được chân dung khách hàng là ai? Họ mong muốn điều gì? để thúc đẩy phát triển những giá trị của sản phẩm/ dịch vụ đáp ứng đúng nhu cầu của người tiêu dùng. Xây dựng kế hoạch Marketing hiệu quả Nắm rõ quy trình AIDA các Marketer có thể lập kế hoạch Marketing một cách chi tiết và rõ ràng, xây dựng nội dung và tạo ra được chiến lược quảng cáo phù hợp cho mỗi giai đoạn. Từ đó, tăng cường hiệu quả của các kế hoạch Marketing đã lập. Sở hữu một kế hoạch Marketing hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ có điều kiện thuận lợi để khách hàng thực hiện hành động mua hàng. Ứng dụng linh hoạt Ưu điểm của AIDA là gì? Đó là nó không gò bó doanh nghiệp trong một quy trình cứng nhắc, mà ứng dụng linh hoạt. AIDA sáng tạo và thay đổi phù hợp với từng sản phẩm, từng chiến dịch cụ thể và từng đối tượng khách hàng. Sự linh hoạt của mô hình AIDA thể hiện qua việc áp dụng thay đổi các chiến lược marketing từ quảng cáo để thu hút sự chú ý, xây dựng nội dung hấp dẫn để khơi gợi sự quan tâm, đến việc đưa ra lời kêu gọi hành động thuyết phục dẫn tới hành động khách hàng mua sắm. Mỗi chiến lược này sẽ đều được điều chỉnh tinh tế, tạo ra hiệu quả tối ưu cho từng mục tiêu cụ thể. AIDA giúp Marketer định hình được chân dung khách hàng Tăng sự trung thành của khách hàng AIDA đóng vai trò quan trọng trong việc phân tích hành vi của khách hàng. Từ đó đội ngũ marketing đưa ra được những chương trình khuyến mãi cụ thể. Đồng thời đưa ra được nội dung quảng cáo phù hợp để xây dựng lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu. Như vậy AIDA đã giúp doanh nghiệp xây dựng được đội ngũ khách hàng trung thành, hỗ trợ tăng trưởng doanh thu bền vững. Hạn chế của mô hình AIDA trong Marketing Bên cạnh ưu điểm đã làm được thì mô hình AIDA trong Marketing cũng còn tồn tại một số nhược điểm nhất định. Cụ thể đó là: AIDA không tính đến hành trình phi tuyến tính của người mua Mô hình AIDA mô tả hành trình mua hàng theo một trình tự tuyến tính, tức là ban đầu sẽ thu hút sự chú ý của người mua, sau đó khơi gợi sự quan tâm và tạo ra mong muốn mua hàng, cuối cùng quyết định hành động mua hàng. Tuy nhiên, hành trình mua hàng của người tiêu dùng sẽ phức tạp hơn chứ không phải chỉ đơn giản như vậy. Người mua hàng có thể di chuyển qua lại giữa các giai đoạn với nhau, thậm chí nó còn bỏ qua một số giai đoạn. Không tính đến hành vi mua hàng ngẫu hứng hoặc chu kỳ mua hàng siêu ngắn của khách hàng Mô hình AIDA không phù hợp với những sản phẩm hay dịch vụ có chu kỳ bán hàng ngắn hạn, Đối với những chu kỳ mua hàng ngắn thường khách hàng sẽ quyết định mua hàng chủ yếu theo cảm tính dựa trên cảm xúc nhất thời hoặc theo các yếu tố bên ngoài như: khuyến mại, giảm giá,... AIDA chỉ là một phần nhỏ trong chiến lược kinh doanh tổng thể Để quá trình kinh doanh đạt được hiệu quả tối ưu, bạn cần kết hợp mô hình kinh doanh AIDA với các mô hình và chiến lược kinh doanh khác. Như vậy mới tạo nên được một chiến lược kinh doanh cụ thể giúp kinh doanh hiệu quả hơn. Nếu chỉ một AIDA thôi thì sẽ không đủ để đạt được hiệu quả kinh doanh đúng như mong muốn. AIDA chỉ là một phần nhỏ trong chiến lược kinh doanh tổng thể Tập trung vào một yếu tố AIDA cho mỗi chiến thuật Marketing sẽ không hiệu quả Hoạt động marketing rất khó đoán, nó có thể quay vòng khách hàng tiềm năng qua nhiều giai đoạn của AIDA. Vì vậy, nếu chỉ tập trung vào một yếu tố của AIDA cho mỗi chiến thuật marketing thì chắc chắn hiệu quả mang lại sẽ không cao. Ngay cả khi bạn sử dụng mô hình AIDA cho một khía cạnh cụ thể của doanh nghiệp thay vì chiến lược tổng thể thì hiệu quả mang lại cũng không cao. Mô hình AIDA gần như quá đơn giản Như bên trên đã chia sẻ, mô hình AIDA hầu như chỉ mô tả một cách chung chung quá trình ra quyết định mua hàng của khách hàng, tức là nó chỉ bao gồm bốn giai đoạn là: thu hút sự chú ý (Attention), khơi gợi sự quan tâm (Interest), kích thích mong muốn (Desire) và thúc đẩy hành động mua hàng của khách hàng (Action). Tuy nhiên thực tế cho thấy quá trình mua hàng của khách hàng thường phức tạp và đa dạng hơn nhiều so với mô hình AIDA mô tả. Mô hình AIDA gần như quá đơn giản, doanh nghiệp nếu chỉ dựa theo mô hình này chắc chắn hiệu quả kinh doanh sẽ rất thấp. 4 Yếu tố cốt lõi của mô hình AIDA Mô hình AIDA trong Marketing bao gồm 4 yếu tố cốt lõi chính đó là: Attention, Interest, Desire và Action. Dưới đây là phân tích chi tiết 4 yếu tố này cho bạn đọc tham khảo: Attention: Thu hút sự chú ý Bước đầu tiên cần thực hiện theo mô hình AIDA đó là Attention - tạo sự chú ý, hứng thú, gây tò mò cho khách hàng mục tiêu. Để khơi dậy được chú ý đối với khách hàng mục tiêu bạn cần phải xây dựng nội dung lôi cuốn, dùng lời văn sao cho chạm được tới sự tò mò khiến khách hàng phải dừng lại để tìm hiểu các thông tin mà bạn đang cung cấp. Theo chia sẻ của một nhóm nghiên cứu đến từ ConversionArium cho biết: Người dùng thường tập trung sự chú ý đầu tiên vào tiêu đề và mô tả. Chính vì vậy để tăng sự chú ý của người dùng trong quá trình tìm kiếm, phần tiêu đề và mô tả cho các bài viết cần được tối ưu một cách hiệu quả. Bước đầu tiên trong mô hình AIDA là thu hút được sự chú ý của khách hàng  Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng một số tuyệt chiêu content khác như: sử dụng hình ảnh/video ấn tượng, hấp dẫn, đánh mạnh vào thị giác người xem; sử dụng các chiêu khuyến mãi như giảm giá, tặng quà, thứ gì đó "miễn phí"... Interest: Tạo sự thích thú, sự quan tâm Sau khi đã thu hút được sự chú ý, bước tiếp theo là tạo ra sự quan tâm đối với sản phẩm hoặc dịch vụ. Ở giai đoạn này, doanh nghiệp cần cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm, lợi ích mà nó mang lại và làm thế nào nó giải quyết vấn đề hoặc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Giai đoạn tạo sự thích thú và sự quan tâm là giai đoạn mang tính thử thách nhất đối với các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện AIDA. Để hoàn thiện một cách hiệu quả việc tạo sự chú ý và quan tâm với khách hàng mục tiêu doanh nghiệp cần phải tiếp cận sâu các thông tin có tác động đến mong muốn và nhu cầu của họ. Hay những nỗi lo và nỗi đau tiềm ẩn bên trong chưa khai thác được. Hãy đặt bản thân vào vị trí của khách hàng để tự hỏi "Tại sao". Như vậy doanh nghiệp sẽ biết phải làm gì để tạo ra được những nội dung hữu ích giúp kích thích sự hứng thú cho các đối tượng khách hàng mục tiêu. Desire: Khơi gợi niềm khao khát, mong muốn Giai đoạn Desire thường song song với giai đoạn Interest. Bởi khi đã khiến khách hàng quan tâm rồi mà không tận dụng điều đó thì quả thật là uổng phí. Ởgiai đoạn mong muốn bạn cần phải thật nhuần nhuyễn và khéo léo làm sao khiến khách hàng phải nói "Cái này hay đấy, mình phải mua nó mới được!". Hãy thúc đẩy khách hàng mục tiêu tự nhận thức được lý do cốt lõi để họ muốn có được sản phẩm/ dịch vụ ngay lập tức. Thực hiện được bước này bạn đã nắm trong tay một phần thành công trên con đường chinh phục khách hàng rồi đó. Ngoài sự tò mò, quan trọng hơn cả là doanh nghiệp phải tìm cách làm sao giải quyết vấn đề của khách hàng. Một số bí quyết giúp thúc đẩy mong muốn sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của khách hàng mà doanh nghiệp có thể áp dụng đó là: Chứng minh sản phẩm/dịch vụ của bạn là tốt nhất, uy tín nhất. Sử dụng những hình thức như Người nổi tiếng (Celebrity Endorsement) đã dùng , chuyên gia trong ngành bình phẩm tốt, đối tác lớn, truyền thông... công nhận và đánh giá tốt. Trình bày rõ những tác dụng tuyệt vời mà sản phẩm/dịch vụ của bạn đem lại bằng video demo. Khẳng định uy tín bằng Giải thưởng/kỷ lục nào đó. Thúc đẩy khách hành với Desire trong công thức AIDA Action: Hành động Sau khi đã tạo ra sự chú ý, quan tâm và mong muốn, bước cuối cùng trong mô hình AIDA đó là thúc đẩy khách hàng tiềm năng hành động - tức là mua sản phẩm. Mục đích cuối cùng của giai đoạn hành động đó là họ tin tưởng và quyết định mua hàng của bạn về sử dụng. Phương pháp kêu gọi hành động mua hàng hiệu quả đó thông qua các lời kêu gọi hành động mạnh mẽ, cung cấp các phương thức thanh toán dễ dàng, hoặc thông báo các ưu đãi giới hạn thời gian để tạo ra một cảm giác gấp rút khiến khách hàng phải thực hiện hành động mua hàng ngay lập tức. Đăng ký khoá học Làm video marketing online ngay để nhận ưu đã hấp dẫni. Khóa học sẽ giúp bạn hiểu hơn về bố cục kịch bản 1 video marketing, cách tạo video bán hàng chuẩn chỉnh cũng như các kiến thức liên quan. Nhanh tay đăng ký ngay: [course_id:876,theme:course] [course_id:1049,theme:course] [course_id:240,theme:course] Ứng dụng mô hình AIDA vào Marketing như thế nào? Ở phần này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng mô hình AIDA trong marketing như sau: Giai đoạn thu hút (Attention) Mục tiêu chính: Gây được sự chú ý của khách hàng và tăng khả năng nhận diện thương hiệu. Các kênh sử dụng: SEO: SEO giúp cho Website của bạn dễ dàng lên Top và tiếp cận được số lượng lớn khách hàng. Đôi khi, vị trí dẫn đầu sẽ giúp bạn tạo điểm ấn tưởng. Người dùng sẽ tin tưởng hơn với những Website xuất hiện ở trang nhất hơn là trang hai. PR Online: Bằng cách xây dựng chiến lược PR tốt, bạn có thể dễ dàng tiếp cận được với hàng loạt khách hàng của mình, đồng thời hỗ trợ SEO trong vấn đề Backlink. Content Marketing: đây chính cách truyền tải nội dung về sản phẩm (Execution) là yếu tố quan trọng quyết định xem bài viết của bạn có nhận được nhiều lượt Click hay không. Việc lên chiến lược nội dung hiệu quả sẽ giúp bài viết của bạn nhanh chóng lên được Top tìm kiếm của Google. Quảng cáo Google và quảng cáo trên mạng xã hội: Các chiến dịch quảng cáo sẽ giúp bạn có khả năng tiếp cận được với lượng lớn người dùng trong thời gian ngắn.  Dùng quảng cáo thu hút khách hàng Giai đoạn thích thú (Interest) Mục tiêu chính: Tạo sự tương tác với khách hàng để giữ chân khách hàng quan tâm đến dịch vụ của doanh nghiệp. Các kênh sử dụng: Website: Xây dựng Website với nội dung hữu ích và có giá trị là điều vô cùng cần thiết. Website chính là công cụ hữu ích để tạo ra sự kết nối giữa khách hàng và thương hiệu.  Quảng cáo Google và quảng cáo mạng xã hội: Bước sang giai đoạn mới, hình thức chạy quảng cáo có thể giúp bạn duy trì sự thích thú của khách hàng, từ đó khách hàng sẽ quan tâm thêm nhiều nội dung giá trị từ doanh nghiệp.  Email Marketing: Kênh Email giúp doanh nghiệp có thể chăm sóc khách hàng thường xuyên hơn thông qua việc cung cấp nội dung hữu ích. Content Marketing: Nội dung khiến khách hàng thích thú là nội dung phải giải quyết được các câu hỏi của họ.  Ứng dụng AIDA trong Marketing Giai đoạn khao khát (Desire) Mục tiêu chính: Nêu những lợi ích, giá trị của doanh nghiệp nhằm đáp ứng được những vấn đề còn tồn đọng ở khách hàng.  Các kênh được sử dụng: Website: Ở giai đoạn này, nội dung Website cần đẩy mạnh các nội dung liên quan đến bán hàng. Đồng thời dẫn dắt hành vi khách hàng từ các nội dung hữu ích sang nội dung bán hàng. Email Marketing: Bạn có thể lồng ghép các Email chăm sóc khách hàng và Email bán hàng với tần suất không quá nhiều để tiếp cận khách hàng. Social Media: Sử dụng hình ảnh, Video để thu hút sự quan tâm và tương tác từ phía khách hàng. Content Marketing: Trong giai đoạn này, nội dung cần mang tính khơi gợi để hướng về nhu cầu của khách hàng nhằm dẫn dắt hành vi của họ. Ngoài ra, người viết cần đa dạng hóa thông điệp để đáp ứng được nhiều nhu cầu khác nhau. Tạo sự khao khát cho khách hàng Giai đoạn hành động (Action) Mục tiêu chính: Chuyển đổi khách hàng thông qua các kênh Marketing Online Các kênh sử dụng: Website: Đây là nơi cuối cùng để khách hàng tạo ra chuyển đổi. Do đó bạn cần sử dụng những lời kêu gọi hành động trong bài viết của mình. Đồng thời cung cấp các chương trình ưu đãi, khuyến mã để thúc đẩy hành động diễn ra nhanh hơn. Remarketing trên Google: Remarketing thông qua việc cung cấp nội dung ưu đãi giúp bạn đưa ra quyết định nhanh hơn. Remarketing trên mạng xã hội: Bạn có thể sử dụng quảng cáo mạng xã hội để là nguồn dẫn lượng truy cập trên trang Webiste. Hoặc trực tiếp thu lead ngay trên các kênh này.  Email Marketing để chốt đơn: Đây là một trong những cách được doanh nghiệp B2B áp dụng sau một quá trình chăm sóc khách hàng lâu dài. Content Marketing: CTA là nội dung quan trọng nhất trong giai đoạn này. Chính vì vậy bạn cần sử dụng văn phong mạnh mẽ và mang tính thuyết phục cao.  Hoặc bạn có thể sử dụng những bài báo, bình luận từ những người khác đánh giá về sản phẩm của mình hay còn được gọi là Earned Media điều này thúc đẩy khách mua hàng hơn. Giai đoạn hành động (Action) Case study của Brand lớn ứng áp dụng mô hình AIDA Vinamilk Mô hình AIDA (Awareness, Interest, Desire, Action) là một công cụ quan trọng trong marketing được sử dụng để phân tích và quản lý quá trình tiếp thị và bán hàng. Vinamilk, một trong những thương hiệu sữa lớn tại Việt Nam, có thể áp dụng mô hình này để hiểu rõ hơn về cách họ tạo ra ý nhận thức, quan tâm, mong muốn và hành động của khách hàng. Dưới đây là phân tích chi tiết Mô hình AIDA của Vinamilk: Attention (Thu hút): Vinamilk đã tạo ra nhận thức thông qua các chiến dịch quảng cáo truyền thống và kỹ thuật số. Các quảng cáo trên truyền hình, radio, báo chí và mạng xã hội đã giúp tăng cường nhận thức về thương hiệu sữa này. Các hoạt động PR, sự kiện và tài trợ thể thao cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự nhận thức về Vinamilk. Vinamilk đã tạo ra nhận thức thông qua các chiến dịch quảng cáo truyền thống Interest (Quan tâm): Sau khi có sự nhận thức về thương hiệu, Vinamilk đã tạo ra sự quan tâm bằng cách truyền đạt các thông điệp về lợi ích của sữa và sản phẩm liên quan đến sức khỏe và dinh dưỡng. Các chiến dịch quảng cáo thường xuyên cung cấp thông tin chi tiết về thành phần, chất lượng và ứng dụng của sản phẩm sữa Vinamilk. Desire (Mong muốn): Vinamilk đã kích thích mong muốn bằng cách tạo ra sự khao khát sở hữu sản phẩm thông qua các chiến dịch quảng cáo tập trung vào trải nghiệm người tiêu dùng như "Feel The Taste", "The Freshness of Nature",... Các chương trình khuyến mãi, ưu đãi cũng được sử dụng để kích thích mong muốn mua sản phẩm Vinamilk. Các chương trình khuyến mãi, ưu đãi cũng được sử dụng để kích thích mong muốn mua sản phẩm Vinamilk Action (Hành động): Vinamilk đã thúc đẩy hành động bằng cách tạo ra các cơ hội mua hàng dễ dàng thông qua các kênh phân phối rộng rãi như cửa hàng tiện lợi, siêu thị, cửa hàng trực tuyến và hệ thống phân phối đến cửa hàng tại nhiều địa phương. Vinamilk cũng khuyến khích hành động mua bằng cách cung cấp đa dạng sản phẩm với chất lượng đảm bảo và giá cả phải chăng. Coca Cola Dưới đây là một phân tích chi tiết về cách Coca-Cola sử dụng mô hình AIDA: Attention (Thu hút): Coca-Cola đã xây dựng nhận thức về thương hiệu của mình thông qua các chiến dịch quảng cáo toàn cầu. Các quảng cáo truyền hình, radio, báo chí, mạng xã hội và sự kiện tài trợ đã giúp tạo ra ý nhận thức mạnh mẽ về Coca-Cola. Tạo sự thu hút bằng chương trình quảng cáo Interest (Quan tâm): Coca-Cola đã tạo ra sự quan tâm bằng cách liên tục đổi mới và mang đến các sản phẩm mới như Coca-Cola Zero, Coca-Cola Light và các phiên bản hương vị khác. Các chiến dịch quảng cáo thường xuyên cung cấp thông điệp về trải nghiệm hương vị và cảm xúc mà Coca-Cola mang lại. Desire (Mong muốn): Coca-Cola kích thích mong muốn bằng cách tạo ra sự khao khát sở hữu sản phẩm thông qua các chiến dịch quảng cáo tập trung vào trải nghiệm cộng đồng, hạnh phúc và niềm vui. Các chiến dịch "Share a Coke", "Taste the Feeling" là ví dụ điển hình. Kích thích mong muốn bằng cách tạo ra sự khao khát sở hữu sản phẩm thông qua các chiến dịch quảng cáo Action (Hành động): Coca-Cola thúc đẩy hành động bằng cách tạo ra các cơ hội mua hàng dễ dàng thông qua hệ thống phân phối rộng rãi trên toàn cầu. Các sản phẩm Coca-Cola có thể dễ dàng tìm thấy tại các cửa hàng tiện lợi, siêu thị, nhà hàng và quán bar. Các chương trình khuyến mãi, ưu đãi và gói sản phẩm đa dạng cũng được sử dụng để kích thích hành động mua hàng. Kết luận Nội dung trên chắc hẳn đã giúp bạn hiểu mô hình aida là gì. Đây là một công cụ quan trọng trong marketing, giúp doanh nghiệp hiểu rõ quá trình mà khách hàng đi qua từ lúc không biết gì về sản phẩm cho đến khi quyết định mua nó. Bằng cách hiểu và áp dụng mô hình này, doanh nghiệp có thể tạo ra các chiến lược marketing hiệu quả, thu hút khách hàng tiềm năng và tăng doanh số bán hàng. Chúc bạn thành công với việc áp dụng mô hình AIDA trong marketing của mình.
18/09/2020
4288 Lượt xem
Campaign là gì? 6 loại hình và cách tạo ra một Campaign hiệu quả
Campaign là gì? 6 loại hình và cách tạo ra một Campaign hiệu quả Bạn đang làm về thương hiệu, bạn muốn thương hiệu đó nhanh chóng xuất hiện trên thị trường và trở thành cơn sốt nóng bỏng được mọi người biết đến. Hay bạn là chủ doanh nghiệp, bạn muốn công ty mình trở lên mạnh mẽ trên thị trường thì bạn cần đầu tư một chiến lược Marketing đỉnh cao. Chiến lược đó không thể bỏ Campaign. Như vậy, Campaign là gì và nó có sức mạnh như thế nào? 1. Campaign là gì? Campaign, hay còn được gọi là chiến dịch, là một kế hoạch tổng thể được thiết kế để đạt được một mục tiêu cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Trong lĩnh vực marketing, một campaign thường bao gồm nhiều hoạt động khác nhau, từ quảng cáo truyền thông đến hoạt động trực tiếp với khách hàng, nhằm tạo ra sự nhận biết và thúc đẩy hành vi mua hàng. Campaign, hay còn được gọi là chiến dịch, là một kế hoạch tổng thể 2. Vai trò của campaign là gì? Vai trò của Campaign trong lĩnh vực tiếp thị là rất quan trọng và đa dạng. Dưới đây là một số vai trò chính của Campaign: - Tạo nhận thức và nhận diện thương hiệu: Campaign giúp tạo ra sự nhận biết về thương hiệu và sản phẩm của một doanh nghiệp thông qua việc truyền tải thông điệp và hình ảnh của thương hiệu đến khách hàng tiềm năng. - Tăng cường tương tác và kết nối: Campaign có thể tạo ra các cơ hội tương tác giữa thương hiệu và khách hàng thông qua các hoạt động như cuộc thi, sự kiện hoặc các chiến dịch truyền thông trên mạng xã hội. - Tạo ra quan hệ với khách hàng: Campaign có thể được sử dụng để xây dựng mối quan hệ với khách hàng thông qua việc cung cấp giá trị, giải pháp cho vấn đề của họ hoặc thông qua việc tạo ra trải nghiệm mua sắm tích cực. - Tạo ra cơ hội bán hàng: Một trong những mục tiêu chính của Campaign là tạo ra cơ hội bán hàng bằng cách tăng cường nhận thức về sản phẩm và dịch vụ, thúc đẩy hành động mua hàng từ phía khách hàng. - Xây dựng lòng trung thành của khách hàng: Campaign có thể được sử dụng để tạo ra lòng trung thành từ phía khách hàng thông qua việc cung cấp giá trị, dịch vụ tốt và trải nghiệm mua sắm tích cực. - Tăng doanh số bán hàng: Bằng cách tạo ra sự chú ý và thúc đẩy hành động mua hàng từ phía khách hàng, Campaign có thể giúp tăng doanh số bán hàng và doanh thu cho doanh nghiệp. - Đo lường hiệu quả: Campaign cung cấp cơ hội để đo lường hiệu quả của các hoạt động tiếp thị thông qua các chỉ số như tỉ lệ chuyển đổi, lượt tương tác, doanh số bán hàng và đánh giá phản hồi từ khách hàng. Vai trò của Campaign trong lĩnh vực tiếp thị 3. Các loại hình cơ bản của Campaign là gì? Các hình thức marketing sáng tạo có thể kể tới là Advertising Campaign, Marketing Campaign, Creative Campaign, Viral Campaign, IMC Campaign và SEM Campaign. Đặc điểm của từng loại hình sẽ được trình bày ở dưới đây: 3.1. Advertising campaign là gì? Advertising Campaign, hay chiến dịch quảng cáo, là một loạt các quảng cáo được tạo ra để quảng bá một sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu cụ thể. Các quảng cáo này thường được phát trên nhiều kênh truyền thông khác nhau, từ truyền hình, radio, báo chí, đến internet và mạng xã hội. Advertising Campaign hay chiến dịch quảng cáo 3.2. Marketing campaign là gì? Marketing Campaign, hay chiến dịch marketing, là một kế hoạch tổng thể bao gồm nhiều hoạt động marketing khác nhau, từ quảng cáo, bán hàng, quan hệ công chúng, đến hoạt động trực tiếp với khách hàng. Mục tiêu của một Marketing Campaign có thể là tăng doanh số bán hàng, tăng nhận biết thương hiệu hoặc thu hút khách hàng mới. 3.3. Creative Campaign Creative Campaign, hay chiến dịch sáng tạo, là một loại hình campaign đặc biệt nhấn mạnh vào sự sáng tạo và độc đáo trong việc truyền tải thông điệp. Một Creative Campaign thường sử dụng các phương pháp truyền thông không truyền thống như viral marketing, guerrilla marketing hoặc experiential marketing. Mục đích là để tạo ra sự chú ý và tạo ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng. Creative Campaign hay chiến dịch sáng tạo 3.4. Viral campaign là gì? Viral Campaign, hay chiến dịch lan truyền, là một loại hình campaign nhằm tạo ra nội dung có khả năng lan truyền nhanh chóng và rộng rãi trên internet. Mục tiêu của một Viral Campaign thường là tạo ra sự nhận biết và tạo buzz cho một sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu. 3.5. IMC Campaign IMC Campaign, hay chiến dịch truyền thông tích hợp (Integrated Marketing Communications), là một loại hình campaign kết hợp nhiều kênh truyền thông và hoạt động marketing khác nhau vào một kế hoạch tổng thể. Nhiệm vụ chính của loại này là tạo ra một thông điệp nhất quán và mạnh mẽ trên tất cả các điểm tiếp xúc với khách hàng. 3.6. SEM campaign là gì? SEM Campaign, hay chiến dịch marketing tìm kiếm (Search Engine Marketing), là một loại hình campaign tập trung vào việc tối ưu hóa và quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing hoặc Yahoo. Mục tiêu của một SEM Campaign thường là tăng lượng truy cập và tăng thứ hạng trang web trên kết quả tìm kiếm. SEM Campaign hay chiến dịch marketing tìm kiếm (Search Engine Marketing) 4. Quy trình tạo nên 1 campaign hiệu quả Để tạo nên 1 campaign hiệu quả, bạn cần nghiên cứu thị trường mục tiêu, xác định mục tiêu campaign, xác định ngân sách chiến dịch, chọn hoạt động thực hiện trong campaign, đặt thời gian thực hiện campaign và cuối cùng là đo lường hiệu quả chiến dịch. 4.1. Bước 1: Nghiên cứu thị trường mục tiêu Trước khi bắt đầu một campaign, doanh nghiệp cần phải hiểu rõ về thị trường mục tiêu của mình. Điều này bao gồm việc nghiên cứu về đối tượng khách hàng, cạnh tranh, xu hướng thị trường và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến thành công của campaign.   Nghiên cứu thị trường để campaign hiệu quả 4.2. Bước 2: Xác định mục tiêu campaign Mục tiêu của một campaign cần phải rõ ràng, cụ thể và có thể đo lường. Mục tiêu này có thể là tăng doanh số bán hàng, tăng nhận biết thương hiệu hoặc thu hút khách hàng mới. 4.3. Bước 3: Xác định ngân sách chiến dịch Ngân sách cho một campaign cần phải được xác định trước, dựa trên mục tiêu và kế hoạch hoạt động của campaign. Ngân sách này cần phải đủ để thực hiện tất cả các hoạt động dự kiến nhưng cũng cần phải hợp lý và hiệu quả. Xác định ngân sách chiến dịch 4.4. Bước 4: Chọn hoạt động thực hiện trong campaign Các hoạt động trong một campaign có thể bao gồm quảng cáo, bán hàng, quan hệ công chúng, hoạt động trực tiếp với khách hàng và nhiều hoạt động khác. Các hoạt động này cần phải được chọn dựa trên mục tiêu và ngân sách của campaign. 4.5. Bước 5: Đặt thời gian thực hiện campaign Thời gian thực hiện một campaign cần phải được xác định trước, dựa trên mục tiêu và kế hoạch hoạt động của campaign. Thời gian này cần phải đủ để thực hiện tất cả các hoạt động dự kiến nhưng cũng cần phải hợp lý và hiệu quả. 4.6. Bước 6: Đo lường hiệu quả chiến dịch Sau khi thực hiện campaign, doanh nghiệp cần phải đo lường hiệu quả của campaign để xem liệu mục tiêu đã được đạt được hay không. Các phương pháp đo lường có thể bao gồm phân tích dữ liệu bán hàng, khảo sát khách hàng hoặc theo dõi lượng truy cập trang web. >>> Xem thêm: Marketing bằng cách dùng thử (Sampling) Đo lường hiệu quả chiến dịch Trở thành chuyên gia Email Marketing bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học sẽ giúp bạn biết được cách để tăng khách hàng tiềm năng chất lượng qua Email, cách cá nhân hóa trong marketing bằng email để tăng sự tương tác, tự động hóa công việc marketing bán hàng,... Đăng ký ngay: [course_id:390,theme:course] [course_id:519,theme:course] [course_id:2247,theme:course] 5. Case study sở hữu campaign marketing hiệu quả Dưới đây sẽ là 2 case study về campaign marketing của Honda và Chanel. Thông qua phân tích chi tiết, mong rằng bản thân bạn cũng có thể tự thực hiện một chiến dịch marketing cho doanh nghiệp của mình. 5.1. Chiến dịch “Đi về nhà” tết 2021 của Honda Chiến dịch marketing "Đi về nhà" của Honda vào dịp Tết 2021 là một trong những nỗ lực đáng chú ý của hãng xe này để tạo dựng sự kết nối với khách hàng trong dịp lễ lớn của Việt Nam. Dưới đây là một phân tích về chiến dịch này: - Tôn vinh giá trị gia đình và kết nối em đến nhà: Chiến dịch "Đi về nhà" của Honda tập trung vào thông điệp tôn vinh giá trị gia đình và tình cảm gia đình. Điều này làm cho chiến dịch trở nên gần gũi với người xem, đặc biệt là trong bối cảnh Tết, một dịp quan trọng với nhiều gia đình. - Sử dụng nội dung video cảm động và chân thực: Video quảng cáo chủ đạo của chiến dịch là một câu chuyện cảm động về hành trình về nhà của một chàng trai trẻ trên xe máy Honda. Nội dung video này làm nổi bật những khoảnh khắc ấm áp, những giai điệu quen thuộc và tình cảm thân thương. - Tích hợp sản phẩm một cách tự nhiên: Honda đã tích hợp sản phẩm của mình một cách tự nhiên vào câu chuyện, mà không làm mất đi tính chân thực và cảm động của thông điệp. Việc này giúp tạo ra sự nhận diện về thương hiệu một cách tự nhiên trong tâm trí của khán giả. - Sử dụng mạng xã hội và các kênh truyền thông kỹ thuật số: Honda đã chủ động sử dụng các nền tảng mạng xã hội và các kênh truyền thông kỹ thuật số để lan truyền chiến dịch của mình. Việc này giúp đạt tới một lượng lớn người xem, đặc biệt là đối tượng trẻ tuổi thường sử dụng các nền tảng truyền thông kỹ thuật số. - Kích thích tình cảm và gợi nhắc về sản phẩm: Bằng cách thể hiện tình cảm chân thành, chiến dịch không chỉ tạo ra ấn tượng mạnh mẽ với khán giả mà còn kích thích sự quan tâm và mong muốn sở hữu sản phẩm của hãng. Chiến dịch “Đi về nhà” tết 2021 của Honda 5.2. Chiến dịch “Ngày của mẹ” của thương hiệu nước hoa Chanel Chiến dịch "Ngày của mẹ" của thương hiệu nước hoa Chanel là một trong những cách thức mà hãng này sử dụng để kỷ niệm và tôn vinh ngày lễ quan trọng này và đồng thời tạo dựng sự kết nối với khách hàng. Dưới đây là một phân tích về chiến dịch này: - Tôn vinh tình yêu của mẹ và vẻ đẹp của người phụ nữ quyền lực: Chanel tập trung vào thông điệp tôn vinh tình yêu của mẹ và vẻ đẹp của nữ quyền trong chiến dịch này. Họ thường sử dụng hình ảnh và video về mẹ và con, cùng với câu chuyện về tình cảm và sự hiểu biết giữa họ để kích thích cảm xúc và tạo ra một không gian ấm áp và đầy ý nghĩa. - Sử dụng sản phẩm nước hoa như một phần của quà tặng cho mẹ: Chanel sử dụng sản phẩm nước hoa của mình như một phần của quà tặng cho mẹ trong chiến dịch này. Việc này không chỉ tôn vinh vẻ đẹp và tinh tế của sản phẩm mà còn tạo ra một món quà ý nghĩa và đẳng cấp cho mẹ. - Phản ánh phong cách và giá trị của thương hiệu: Chiến dịch "Ngày của mẹ" của Chanel thường phản ánh phong cách sang trọng và giá trị của thương hiệu thông qua cách họ tạo ra nội dung và hình ảnh. Họ thường sử dụng màu sắc, ánh sáng và âm nhạc để tạo ra một không gian sang trọng và đẳng cấp. - Tích hợp các kênh truyền thông khác nhau: Chanel thông thường tích hợp chiến dịch của mình vào các kênh truyền thông khác nhau như truyền hình, các trang web và mạng xã hội, cũng như các sự kiện và triển lãm thương mại. Điều này giúp đạt được một lượng lớn người xem và tạo ra một ấn tượng sâu sắc với khách hàng. - Tạo ra kích thích và sự quan tâm đến sản phẩm: Bằng cách tôn vinh ngày của mẹ và sử dụng sản phẩm nước hoa của mình như một phần của quà tặng, Chanel tạo ra sự mong đợi và quan tâm đặc biệt của khách hàng đến sản phẩm của mình trong mùa này. Chiến dịch “Ngày của mẹ” của thương hiệu nước hoa Chanel 6. Kết luận Như vậy, qua những giới thiệu ở trên thì các bạn đã phần nào nắm được Campaign là gì và các bước cơ bản hoàn thành một Campaign chuyên nghiệp, hiệu quả. Chúng tôi hy vọng rằng các bạn đã phần nào khám phá được những điều thú vị về Campaign. Ngoài ra bạn cũng tham khảo thêm quảng cáo hiển thị dưới dạng một câu văn ngắn (tagline). Chúc các bạn thành công!
17/09/2020
3737 Lượt xem
Kích thước ảnh quảng cáo Facebook chuẩn nhất hiện nay
Kích thước ảnh quảng cáo Facebook chuẩn nhất hiện nay Facebook đã trở thành diễn đàn kết nối vô cùng quen thuộc với rất nhiều người. Đây không chỉ là nơi chia sẻ cảm xúc, thông tin giữa các cá nhân, tập thể doanh nghiệp mà còn là nơi lưu trữ rất rất nhiều media hình ảnh, video, chuyển động... với các kiểu hiển thị tùy ý. Nhưng đối với quảng cáo thì sao? Quảng cáo Facebook có cần chú ý đến kích thước hình ảnh không? Nếu có những quy ước kích thước ảnh quảng cáo Facebook cụ thể như thế nào. Cùng tìm hiểu ngay.  Ảnh quảng cáo Facebook là gì? Trước khi tìm hiểu kích thước ảnh quảng cáo Facebook là gì bạn cần phải hiểu rõ khái niệm về ảnh quảng cáo Facebook là gì? Ảnh quảng cáo Facebook là những hình ảnh được hiển thị cùng với nội dung quảng cáo của bạn trên Facebook. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút sự chú ý của người dùng, truyền tải thông điệp quảng cáo và thúc đẩy hành động mong muốn. Đặc điểm của ảnh quảng cáo Facebook: Kích thước: Facebook quy định kích thước tối thiểu và tối ưu cho ảnh quảng cáo, tùy thuộc vào vị trí hiển thị và loại quảng cáo. Tỷ lệ khung hình: Ảnh quảng cáo cần có tỷ lệ khung hình phù hợp để hiển thị đầy đủ trên các thiết bị khác nhau. Chất lượng: Ảnh quảng cáo cần có chất lượng cao, sắc nét và không bị mờ nhạt để đảm bảo hiệu quả hiển thị. Nội dung: Ảnh quảng cáo cần thể hiện rõ ràng thông điệp quảng cáo và phù hợp với đối tượng mục tiêu. Định dạng: Facebook hỗ trợ nhiều định dạng ảnh phổ biến như JPG, PNG, GIF, v.v. Ý nghĩa của việc thiết kế ảnh tuân thủ kích thước quảng cáo Facebook Facebook là một kênh mạng xã hội hội tụ đông đảo nhất người dùng và nhà quảng cáo khắp toàn cầu, do đó việc tối ưu hình ảnh, video hay nội dung đăng tải trên Facebook cũng rất được quan tâm, ảnh hưởng trực tiếp tới sự thành công trong việc tiếp cận khách hàng và đem về doanh số cho doanh nghiệp. Việc tối ưu kích thước quảng cáo Facebook sẽ giúp nhà quảng cáo tăng lượt chuyển đổi cao Vì hình ảnh là yếu tố rất quan trọng tác động ngay lập tức tới thị giác và nhận thức của người dùng, do đó việc thiết kế hình ảnh tuân thủ kích cỡ ảnh quảng cáo Facebook không chỉ giúp nhà quảng cáo tối ưu hơn việc nội dung tiếp cận nhiều hay ít tới khách hàng mà còn giúp giữ chân khách hàng lại với doanh nghiệp, "cứu vớt" bài quảng cáo chưa đủ hấp dẫn bằng hình ảnh ấn tượng người xem, giúp nhà quảng cáo có được những khách hàng tiềm năng và đem về lượt chuyển đổi đơn hàng cao, tăng thêm doanh số cho nhà quảng cáo. Trên các công cụ đo lường facebook sẽ cho ra báo cáo cụ thể. Tổng hợp các kích thước ảnh chạy quảng cáo Facebook chuẩn nhất  Ảnh chạy quảng cáo Facebook có rất nhiều kích thước khác nhau. Dưới đây là tổng hợp các kích thước ảnh chạy quảng cáo Facebook chuẩn nhất, bạn hãy tham khảo nhé: Kích thước ảnh quảng cáo có 1 hình ảnh Đây là kiểu hình ảnh quảng cáo Facebook phổ biến nhất với một hình ảnh duy nhất. Thông thường kích thước hình ảnh chạy quảng cáo trên Facebook với 1 hình ảnh sẽ có kích thước là 900 * 900 px hoặc 1200 * 900 px,  tức là sẽ là hình vuông hoặc hình chữ nhật 4:3.  Kích thước ảnh quảng cáo có 1 hình ảnh Kích thước ảnh quảng cáo có 2 hình ảnh Với 2 hình ngang giống nhau Với hình nằm ngang kích thước bằng nhau, bạn có thể quy ước ảnh chuẩn cho hai hình này là 900 * 452 px. Kích thước quảng cáo Facebook có 2 hình Với 2 hình dọc giống nhau Thông thường kích thước của các hình đứng là 452 * 900 px hoặc 900 * 900 px. Kích thước quảng cáo Facebook có 2 hình dọc Kích thước ảnh quảng cáo có 3 hình ảnh Với 1 hình đứng và 2 hình nhỏ bên phải Kích thước ảnh Facebook ads có 3 hình ảnh Bố cục sử dụng 3 hình ảnh để chạy quảng cáo. Các kích thước hình ảnh lần lượt hiển thị bên trái hình đứng và hai hình nhỏ còn lại bên phải Kích thước chuẩn cơ bản cho 3 hình trên là: Hình đứng:  448 * 900 px 2 hình nhỏ: 900 * 900 px Với 1 hình ngang 2 hình nhỏ phía dưới Kích thước ảnh Facebook ads có 1 hình ngang 2 hình nhỏ Bố cục này sẽ hiển thi 3 hình ảnh, với kiểu phân bố gồm 1 hình ảnh nằm ngang phía trên và 2 hình nhỏ còn lại nằm phía dưới Kích thước chuẩn cơ bản cho 3 hình trên là: Hình ngang:  900 * 448 px 2 hình nhỏ: 900 * 900 px Facebook là trang mạng xã hội nổi tiếng vừa có thể giải trí và cũng vừa có thể kiếm tiền. Đăng ký khoá học online qua video trên Unica ngay để biết cách kiếm tiền từ Facebook với chi phí 0 đồng. Đồng thời biết được những kỹ năng chạy quảng cáo Facebook Ads, tuyệt chiêu để tăng thương hiệu cá nhân lên cao nhằm thu hút được nhiều khách hàng mới. [course_id:2259,theme:course] [course_id:1394,theme:course] [course_id:545,theme:course] Với 3 hình ảnh nằm ngang giống nhau Nếu bạn muốn quảng cáo 3 hình ảnh đều nhau cùng hiển thi như nhau bạn có thể để hình trình bày như thế này. Do vậy 3 bước hình nằm ngang này sẽ có kích thước chuẩn là 900 * 900 px.  Kích thước ảnh Facebook ads 3 hình ảnh nằm ngang giống nhau Kích thước ảnh quảng cáo có 4 hình ảnh trở lên Với 4 hình ảnh kích thước giống nhau Khi chạy quảng cáo có rất nhiều nhà quảng cáo lựa chọn hình thức hiển thị ảnh 4 hình vuông bằng  nhau. Kiểu hiển thị này sẽ trình bày hết những mặt hàng mà nhà quảng cáo muốn giới thiệu tới người dùng. Và kích thước bắt buộc với 4 hình này là 900 * 900 px. Ngoài ra bạn có thể lựa chọn các hình phía sau kích thước tương tự hoặc tùy chỉnh, tuy nhiên 4 hình đầu tiên sẽ yêu cầu kích thước đều nhau như vậy để thu hút người xem và tương tác. Kích thước ảnh chạy quảng cáo Facebook có 4 hình ảnh Với 4 hình ảnh 1 hình đứng 3 hình nhỏ bên phải Kiểu hiển thị hình ảnh như thế này sẽ có 1 hình nằm đứng phía bên trái, còn 3 hình còn lại (hoặc nhiều hơn) sẽ nằm bên phải. Kiểu hiển thị như thế này cũng được đánh giá tốt, có thể thu hút lượt tương tác tốt với người xem. Kích thước chuẩn cho các hình này như sau: Hình đứng: 598 * 900 px 3 hình nhỏ tiếp theo: 900 * 900 px Nếu bạn có nhiều hơn 4 hình ảnh, các hình phía sau có thể tùy chỉnh nhé. Kích thước ảnh chạy quảng cáo Facebook có 1 hình đứng 3 hình nhỏ bên phải Với 4 hình ảnh 1 hình ngang 3 hình nhỏ bên dưới Tương tự như hiển thị phía bên trên đây cũng là một kiểu hiển thị quảng cáo tốt trên Facebook giúp kéo thêm nhiều lượt tương tác hơn. Theo đó 4 hình yêu cầu cần phải có đó là 1 hình nằm ngang phía bên trên, và 3 hình còn lại sẽ nằm phía dưới.  Kích thước chuẩn của 4 hình ảnh này lần lượt là:     + Hình đầu tiên phía bên trên: 900 * 603 px     + 3 hình nhỏ phía bên dưới: 900 * 900 px Nếu bạn có nhiều hơn 4 hình ảnh, các hình phía sau có thể tùy chỉnh nhé. Kích thước ảnh chạy quảng cáo Facebook có 1 hình ngang 3 hình nhỏ bên dưới Kích thước ảnh chạy quảng cáo Facebook mới nhất Kích thước ảnh chạy video facebook Kích thước ảnh chạy video facebook Size ảnh chuẩn đại diện video facebook là 1200 x 675 pixel, dung lượng hình ảnh cần nhỏ hơn 4G và tỉ lệ text trong ảnh cần nhỏ hơn 20% Kích thước hình ảnh quảng cáo Click To Web Hình thức quảng cáo Click To Web là cách quảng cáo có đường dẫn trực tiếp đến website, hình thức này giúp người dùng đến website và lựa chọn sản phẩm trục tiếp trên website đó.  Kích thước chuẩn cho hình thức quảng cáo này là 1200 x 628 pixel, tỷ lệ hình ảnh Facebook là 1.9 : 1 và tỷ lệ text trong ảnh nhỏ hơn 20%. [trial-btn-v4[link=https://videoreels.unica.vn/r?ref=teamseo][text=ĐĂNG KÝ NGAY][color=#ffffff][width=300px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]] Kích thước ảnh quảng cáo Facebook Lead Hình thức quảng cáo này giúp bạn tạo một biểu mẫu bao gồm các thông tin như họ tên, số điện thoại, email, công ty... Nếu khách hàng cảm thấy hứng thứ với quảng cáo của bạn họ sẽ click vào Call-To-Action thì biểu mẫu này sẽ hiện ra và khách hàng sẽ điền những thông tin trên form. Việc tự động điền vào các thông tin biểu mẫu giúp quy trình đăng ký đơn giản hơn nhiều, khi đó sẽ gia tăng tỷ lệ chuyển đổi cao hơn. Size hình ảnh quảng cáo Facebook Lead là 1200 x 628 pixel. Tỷ lệ ảnh là 1.9 : 1, tỷ lệ text trong ảnh nhỏ hơn 20%. Kích thước ảnh quảng cáo Facebook Event Facebook Event giúp các doanh nghiệp quảng cáo thương hiệu một cách hữu hiệu để sản phẩm nhiều người tiếp cận hơn.  Size hình ảnh quảng cáo Facebook Event là 1920 x 1080 pixel. Tỷ lệ hình ảnh là 1.9 : 1 và tỷ lệ text trong ảnh nhỏ hơn 20%. Kích thước ảnh quảng cáo Facebook Page Like Kích thước ảnh quảng cáo Page Like này sẽ là 1200 x 444 pixel, tỷ lệ hình ảnh là 1.9 : 1 và tỷ lệ chữ trong hình nhỏ hơn 20%. Quảng cáo Message được tài trợ  Kích thước ảnh quảng cáo Facebook Page Like Mục tiêu của dạng quảng cáo này hướng tới người dùng tương tác trên Facebook Messenger, bạn cũng có thể sử dụng quảng cáo messeger để tương tác với những người dùng, khách hàng.  Kích thước hình ảnh: 1200 x 628 pixel với chiều rộng tối thiểu là 254 pixel và chiều cao 133 pixel. Tỷ lệ khung hình được đề xuất là từ 9:16 đến 16: 9, nhưng cắt thành 1,91: 1 với liên kết. Các định dạng hình ảnh được đề xuất là JPG và PNG và tỷ lệ chữ trong ảnh phải nhỏ hơn 20%. Quy tắc dùng ảnh đăng quảng cáo Facebook Ngoài tiêu chuẩn về kích thước ảnh quảng cáo Facebook, để quảng cáo của bạn tiếp cận được khách hàng một cách hiệu quả hơn thì bạn cũng phải đặc biệt chú ý một số quy tắc dùng ảnh sau: Tỷ lệ text sử dụng trên hình ảnh tuyệt đối không được vượt quá 20%, bên cạnh đó là phải đồng nhất font chữ sử dụng trên ảnh. Hình ảnh sử dụng cần đảm bảo tiêu chuẩn cộng đồng, không được lộ da thịt hay vấn đề nhạy cảm. Hình ảnh lựa chọn sử dụng cần mang tính chất thực tế cao và đồng nhất nội dung, tốt nhất là nên thể hiện cùng một chủ đề, xuyên suốt một quá trình. Hình ảnh nên lưu ở đuôi PNG và nhân đôi kích thước lên để độ nét được tốt nhất. Mỗi bức ảnh đều phải thể hiện được ý nghĩa của nó và phải thể hiện được yếu tố niềm tin trong ảnh, tức là chứa các yếu tố bao gồm: sdt, logo, địa chỉ, website để quảng cáo thương hiệu. Không nên đăng ảnh 2 hoặc 3 để quảng cáo mà chỉ lên đăng 1 hoặc 4 ảnh trong bài viết. Ảnh tuyệt đối phải là ảnh mới, không được copy trên mạng. Lưu ý khi sử dụng hình ảnh quảng cáo trên Facebook Trong quá trình sử dụng hình ảnh quảng cáo Facebook để tránh việc tài khoản của bạn bị gắn cờ hoặc bị khóa trong lúc chạy, bạn cần lưu ý một số điều sau đây. Sử dụng kích thước hình ảnh quảng cáo đúng tỷ lệ. Không sử dụng những hình ảnh nhạy cảm. Không sử dụng hình ảnh bạo lực. Tỷ lệ chữ trong hình ảnh quảng cáo luôn nhỏ hơn 20% Chỉ nên sử dụng 1 - 4 ảnh khi bạn chạy quảng cáo trên Deskop với giao diện mới của Facebook, ảnh thứ 5 sẽ hiển thị thành 5 ảnh giống nhau trên nick cá nhân.  Nếu bạn chỉ chạy trên mobile thì có sử dụng được từ 5 ảnh trở lên, trên app Facebook vẫn hiển thị đẹp. Nếu muốn up ảnh lên thật nét, hãy nhân 2 lên (thành 1800 x 1800 pixel) và lưu ở dạng đuôi “.png”. Một trong những lưu ý quan trọng là bạn cần sử dụng A/B testing để xem phiên bản nào đúng với yêu cầu cũng phù hợp nhất. Ngoài ra hình ảnh quảng cáo Facebook còn phụ thuộc vào số lượng và chất lượng hình ảnh bạn chọn. Tùy vào mục đích quảng cáo mà bạn nên lựa chọn những hình ảnh và kích thước sao cho phù hợp nhất. Tips để có ảnh chạy Ads Facebook chất lượng Ảnh quảng cáo đúng quy tắc, chất lượng và đẹp mắt sẽ giúp bạn thu hút sự chú ý của mọi người, tăng lượng tương tác đáng kể. Vì vậy bạn nhất định phải thật chú trọng khi thiết kế ảnh. Dưới đây là tips để chạy ảnh quảng cáo Facebook chất lượng đem lại hiệu quả cao nhất, bạn hãy tham khảo nhé: Quy tắc ⅓ Quy tắc 1/3 tức là chia bức ảnh thành 9 phần bằng nhau, sau đó đặt phần nội dung chính của mẫu quảng cáo vào các điểm. Quy tắc này giúp bức ảnh trở nên cân bằng hơn, đồng thời giúp bức ảnh có thêm nhiều không gian, tạo cảm giác hài hoà tự nhiên. Chữ trong ảnh quảng cáo không quá 20% Người xem sẽ thấy khó chịu và mất thiện cảm với những bức ảnh có quá nhiều chữ, hơn nữa ảnh nếu như chứa chữ quá 20% thậm chí còn không được Facebook duyệt chạy quảng cáo. Tips để chạy quảng cáo hiệu quả đó là không để chữ trong ảnh quảng cáo quá 20% để taget được đúng đối tượng khách hàng mà bạn mong muốn. Trước khi chạy quảng cáo, bạn hãy sử dụng công cụ Text Overlay Tool để kiểm tra xem chữ trong ảnh như này đã hài hoà chưa nhé. Màu sắc hình ảnh Màu sắc sử dụng trong hình ảnh không thể dùng bừa mà cần phải mang đúng ý nghĩa, thông điệp và phải tương tác với sản phẩm. Để bức ảnh quảng cáo thu hút người tiếp cận nhất thì bức ảnh đó cần có điểm nhấn và không nên sử dụng quá nhiều màu vì nó sẽ gây rối và cũng không thể hiện được màu sắc của thương hiệu. Việc sử dụng màu sắc hài hoà giúp người xem tập trung được vào thông điệp mà bạn truyền tải. Font chữ trong ảnh Font chữ trong ảnh cần phải hài hoà và thống nhất với nhau để gây thiện cảm, tránh sự rối mắt cho người xem. Bên cạnh đó, ảnh quảng cáo cũng không được sử dụng quá nhiều font chữ, bạn chỉ nên sử dụng 2 font là tối đa để giúp thông điệp trở nên rõ ràng và thu hút hơn. Kết luận Như vậy Unica đã giới thiệu tới bạn đọc kích thước ảnh quảng cáo Facebook phổ biến nhất hiện nay. Hy vọng với bài viết trên bạn đã có được những thông tin cần thiết nhất về kích thước các loại ảnh để chạy quảng cáo Facebook hiệu quả, giúp tăng lượt tương tác và lượt chuyển đổi đơn hàng cao. >>> Xem thêm:  Khóa học Facebook Marketing từ A đến Z chỉ 699K Cách tăng reach trên Fanpage Facebook hiệu quả UID là gì? Hướng dẫn cách lấy UID Facebook hiệu quả
17/09/2020
14370 Lượt xem
Chiến lược Marketing là gì? Các bước xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả
Chiến lược Marketing là gì? Các bước xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả Trong kinh doanh khởi nghiệp, việc đưa ra chiến dịch Marketing đúng đắn, hiệu quả sẻ quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Hiểu được chân lý đó, thế nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng biết cách tìm ra chiến lược Marketing phù hợp với mô hình kinh doanh của mình. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về chiến lược Marketing là gì? Các bước xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả giúp doanh nghiệp bạn có thể “hạ gục’’ mọi đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Cùng tham khảo nhé. 1. Chiến lược Marketing là gì? Hiểu một cách đơn giản, nếu như Marketing là các hoạt động giúp quảng bá thương hiệu, sản phẩm của mình đến gần hơn với khách hàng nhằm mục đích tăng doanh số thì chiến lược Marketing là việc lên một kế hoạch chi tiết, tổng thể, các phương pháp thực hiện để đạt được những mục tiêu Marketing đưa ra.  Ngày nay, dưới sự cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường, việc đưa ra được một hệ thống Marketing chiến lược thật sự là một bài toán khó đối với các doanh nghiệp. Để thực hiện thành công những chiến dịch Marketing vừa và nhỏ, ngoài những kiến thức và kỹ năng như: phân tích thị trường, tìm hiểu phân khúc thị trường, tiếp cận khách hàng, vốn đầu tư bạn còn phải biết tận dụng các kênh quảng cáo cùng với các phương thức truyền thông đa phương tiện thì mới có đủ sức thu hút những khách hàng tiềm năng. Chiến lược này được gọi là đỉnh cao của marketing giúp cho những marketer phát triển. Tìm hiểu về những Chiến lược Marketing  2. Tầm quan trọng của chiến lược Marketing trong doanh nghiệp Chiến lược marketing đóng vai trò vô cùng quan trọng trong kinh doanh, nó không chỉ giúp doanh nghiệp tăng nhận thức, uy tín về thương hiệu mà còn giúp cân bằng ngân sách và nhiều lợi ích khác. Dưới đây là chia sẻ cho bạn tham khảo. 2.1. Tăng nhận thức, uy tín về thương hiệu Sự nhận thức về thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong quyết định mua hàng của khách hàng. Từ việc triển khai các chiến dịch marketing nhằm tiếp cận khách hàng hiện tại và tập khách hàng mới, doanh nghiệp có thể tăng cường hiểu biết về thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Điều này giúp khách hàng dễ dàng nhận ra và nhớ đến sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp một cách tiện lợi. 2.2. Cân bằng ngân sách cho doanh nghiệp Trong thời đại cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và sự tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, doanh nghiệp đã nhận thức và tận dụng tối đa các nền tảng mạng xã hội như Tiktok, Facebook và các sàn thương mại điện tử. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa rằng họ phải đầu tư thêm vào chi phí quảng cáo trên những nền tảng này. Để kiểm soát ngân sách và tạo hiệu quả tối đa, doanh nghiệp cần áp dụng một chiến lược Marketing thông minh. Qua đó không chỉ giúp họ loại bỏ những kênh quảng cáo không hiệu quả, mà còn giúp các doanh nghiệp nhỏ cạnh tranh công bằng với các đối thủ lớn. Xây dựng chiến lược marketing hiệu quả giúp cân bằng ngân sách 2.3. Tăng cường sự tương tác giữa khách hàng với doanh nghiệp Tương tác khách hàng là một chỉ số quan trọng nhằm đánh giá hiệu quả của chiến lược Marketing. Để thu hút và giữ chân khách hàng, doanh nghiệp cần khéo léo thu thập thông tin cá nhân như địa chỉ email, số điện thoại,... trước khi khách hàng rời bỏ trang web hoặc mạng xã hội của doanh nghiệp. Bằng việc áp dụng một chiến lược Marketing thông minh, doanh nghiệp có thể gia tăng sự tương tác với khách hàng, đồng thời xây dựng niềm tin và sự trung thành từ phía khách hàng. 2.4. Nâng cao hình ảnh thương hiệu Marketing đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp trong lòng khách hàng. Bằng cách xây dựng một chiến lược Marketing chất lượng và có tầm nhìn toàn diện, doanh nghiệp có thể đạt được sự phát triển bền vững. Đồng thời, khi chiến lược Marketing được triển khai đúng cách, nó cũng giúp thương hiệu lan tỏa rộng hơn và được nhận biết bởi nhiều người tiêu dùng. Đăng ký khoá học Marketing online ngay để nhận ưu đãi vô cùng hấp dẫn. Khóa học sẽ giúp bạn hiểu rõ các khái niệm từ cơ bản đến nâng cao trong Marketing, tầm quan trọng và lý do tại sao phải lập kế hoạch Marketing, biết cách xác định lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ,... Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn: [course_id:266,theme:course] [course_id:733,theme:course] [course_id:1222,theme:course] 3. Các loại chiến lược Marketing phổ biến Chiến lược marketing bao gồm nhiều loại khác nhau như: marketing mix, marketing cạnh tranh hay marketing định vị. Cụ thể chiến lược marketing phân loại như sau: 3.1. Chiến lược marketing mix Marketing mix, hay còn được gọi là marketing hỗn hợp, là một chiến lược phổ biến và được áp dụng rộng rãi trên thị trường hiện nay. Đây là một công cụ tiếp thị mà doanh nghiệp thường sử dụng để tiếp cận thị trường mục tiêu, bao gồm 4 yếu tố chính: - Product (Sản phẩm): Phân tích ưu và nhược điểm của sản phẩm so với thị trường, từ đó tạo nên lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm. - Price (Giá cả): Tập trung vào phân tích giá cả mà các đối thủ cạnh tranh đưa ra, để xây dựng một chiến lược giá phù hợp. - Place (Địa điểm): Xây dựng các kênh phân phối cho sản phẩm hoặc dịch vụ, nhằm đảm bảo việc chuyển giao sản phẩm đến tay khách hàng nhanh chóng và thuận tiện. - Promotion (Quảng bá): Tạo ra các hoạt động xúc tiến thương mại và tiếp thị sản phẩm thông qua các kênh truyền thông truyền thống và kỹ thuật số. Marketing mix là một phương pháp mang tính toàn diện và linh hoạt, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa các yếu tố quan trọng để đạt được mục tiêu tiếp thị và tạo ra sự thành công trên thị trường. Marketing mix hay còn được gọi là marketing hỗn hợp 3.2. Chiến lược Marketing cạnh tranh Chiến lược marketing cạnh tranh tập trung vào việc áp dụng các chính sách nhằm cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ trên thị trường. Để thực hiện thành công chiến lược này, doanh nghiệp cần phải hiểu rõ vị thế của mình so với đối thủ, liệu họ đang ở vị trí ưu thế hay thấp hơn trên thị trường. Dựa vào đánh giá này, họ có thể xây dựng một kế hoạch triển khai phù hợp. 3.3. Chiến lược Marketing thân thiết Chiến lược Marketing thân thiết là một phương pháp tiếp cận trong lĩnh vực Marketing nhằm xây dựng và duy trì một mối quan hệ sâu sắc, gắn kết giữa doanh nghiệp và khách hàng. Thay vì tập trung vào việc bán hàng và quảng cáo, chiến lược này nhấn mạnh vào việc tạo dựng lòng tin, hiểu biết và tạo sự kết nối tốt hơn với khách hàng. Các yếu tố chính của chiến lược Marketing thân thiết bao gồm: - Hiểu biết khách hàng: Doanh nghiệp nắm bắt thông tin chi tiết về khách hàng, bao gồm nhu cầu, sở thích, quan điểm và thái độ. Việc hiểu biết sâu sắc về khách hàng giúp doanh nghiệp tạo ra các chiến dịch tiếp thị và sản phẩm phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu của họ. - Giao tiếp chân thành: Doanh nghiệp tạo ra một cách giao tiếp chân thành, gần gũi và trung thực với khách hàng. Điều này có thể bao gồm việc sử dụng ngôn ngữ đơn giản, gần gũi và tương tác một cách tích cực với khách hàng thông qua các kênh truyền thông thích hợp. - Tạo môi trường tin cậy: Doanh nghiệp xây dựng một môi trường đáng tin cậy, từ việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng đến việc đảm bảo sự minh bạch trong các giao dịch với khách hàng. - Tạo mối quan hệ lâu dài: Chiến lược Marketing thân thiết tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Điều này có thể bao gồm việc cung cấp dịch vụ hậu mãi tốt, chăm sóc khách hàng thường xuyên và tạo ra các chương trình khuyến mãi và ưu đãi đặc biệt dành riêng cho khách hàng thân thiết. - Sự tương tác và phản hồi: Doanh nghiệp tạo ra cơ hội cho khách hàng tương tác và đóng góp ý kiến. Việc lắng nghe và phản hồi một cách tích cực đối với khách hàng giúp tạo ra một cảm giác thân thiện và đáng tin cậy. Chiến lược Marketing thân thiết giúp duy trì mối quan hệ với khách hàng 3.4. Chiến lược Marketing định vị thương hiệu Đây là một chiến lược quan trọng để xây dựng hình ảnh thương hiệu và phát triển vị thế của doanh nghiệp trên thị trường là thông qua việc nắm bắt sự nhìn nhận của khách hàng với thương hiệu. Để đạt được mục tiêu này, chiến lược có thể được thiết kế dựa trên các yếu tố sau: - Lợi ích: Tùy thuộc vào những lợi ích mà khách hàng có thể nhận được từ sản phẩm, chiến lược sẽ được định hình để tôn vinh và tăng cường các lợi ích đó. Khách hàng sẽ nhận thấy rằng sản phẩm của doanh nghiệp mang lại giá trị và đáp ứng nhu cầu của họ một cách tốt nhất. - Chất lượng và giá thành: Để xây dựng hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ, doanh nghiệp cần khẳng định chất lượng của sản phẩm và đảm bảo rằng giá thành của nó tương xứng với chất lượng. Việc này sẽ tạo niềm tin và lòng tin cậy từ phía khách hàng và giúp tạo ra một vị thế cạnh tranh trên thị trường. - Thuộc tính: Xác định và tôn vinh các thuộc tính đặc trưng của sản phẩm sẽ giúp khách hàng nhận ra sự độc đáo và giá trị của nó. Các thuộc tính này có thể bao gồm tính năng đặc biệt, công nghệ tiên tiến hoặc thiết kế độc đáo, và sẽ giúp tạo ra một hình ảnh độc đáo cho thương hiệu. - Tính ứng dụng: Xác định các cách sử dụng sản phẩm và nhấn mạnh tính ứng dụng của nó trong đời sống hàng ngày của khách hàng. Việc này sẽ giúp khách hàng hiểu rõ rằng sản phẩm có thể giải quyết các vấn đề và mang lại lợi ích cho cuộc sống của họ. - Danh mục: Xác định vị trí của sản phẩm trong một lĩnh vực nhất định và tạo ra một hình ảnh độc đáo cho thương hiệu trong ngành công nghiệp đó. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng một vị thế độc đáo và tạo ra sự phân biệt so với các đối thủ cạnh tranh. 4. Thành phần cơ bản trong một chiến lược Marketing Để thực hiện được một chiến lược marketing thành công và hiệu quả sẽ bao gồm rất nhiều thành phần khác nhau. Cụ thể các thành phần này như sau: 4.1. Marketing tích hợp Marketing tích hợp là sự kết hợp các hoạt động tiếp thị truyền thống và kỹ thuật số nhằm đạt được hiệu quả cao hơn. Đây là quá trình tích hợp các kênh truyền thông, như quảng cáo truyền thông, PR, quảng cáo trực tuyến và mạng xã hội, để tạo nên một thông điệp nhất quán và tăng cường tương tác với khách hàng. Marketing tích hợp là sự kết hợp của hoạt động tiếp thị truyền thông và kỹ thuật số 4.2. Marketing quan hệ Marketing quan hệ tập trung vào việc xây dựng và duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Thông qua đó nhằm tạo dựng lòng tin, tạo sự tương tác và tạo mối liên kết với khách hàng thông qua việc cung cấp dịch vụ chất lượng, việc lắng nghe và phản hồi tích cực, và việc tạo ra các chương trình khuyến mãi và ưu đãi đặc biệt dành riêng cho khách hàng thân thiết. 4.3. Marketing xã hội Marketing xã hội là việc sử dụng các nền tảng mạng xã hội để tương tác với khách hàng và xây dựng hình ảnh thương hiệu. Điều này nhằm tạo ra nội dung hấp dẫn và chia sẻ, tương tác với cộng đồng trực tuyến và xây dựng một cộng đồng người hâm mộ và đối tác tiềm năng. 4.4. Marketing nội bộ Marketing nội bộ tập trung vào việc xây dựng và duy trì mối quan hệ với nhân viên trong tổ chức. Đây là quá trình truyền tải thông điệp thương hiệu và giá trị của doanh nghiệp, tạo sự đồng thuận và cam kết từ nhân viên, và tạo một môi trường làm việc tích cực và động lực. 5. Các bước xây dựng chiến lược Marketing Sau khi tìm hiểu và biết được chiến dịch marketing là gì, mời bạn đọc theo dõi tiếp các bước xây dựng chiến lược marketing dưới đây. 5.1. Bước 1: Tìm hiểu, phân tích khách hàng mục tiêu Không thể phủ nhận một điều rằng, dù doanh nghiệp có thực hiện những chiến dịch Marketing như thế nào đi chăng nữa thì mục tiêu cuối cùng hướng tới vẫn là các đối tượng khách hàng. Hiểu rõ hành vi, nhu cầu, thu nhập, độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, ngành nghề…. sẽ giúp Marketer tìm ra những ‘kế sách” Marketing dịch vụ phù hợp và hiệu quả.  Phân tích khách hàng mục tiêu Một số cách có thể giúp bạn phân tích được khách hàng mục tiêu như: điều tra, khảo sát, phỏng vấn, tương tác...Việc thu thập những thông tin, dữ liệu thực tế sẽ giúp bạn có những nhìn nhận khách hàng khách quan về những đối tượng mà doanh nghiệp đang hướng tới. 5.2. Bước 2: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh Thị trường kinh doanh ngày càng phát triển, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp của bạn sẽ xuất hiện ngày càng nhiều những đối thủ cạnh tranh. Việc phân tích đối thủ không chỉ giúp bạn nhìn ra điểm mạnh, điểm yếu, những vấn đề đang tồn đọng của chính doanh nghiệp mình mà nó còn là một phương thức để học hỏi xem đối thủ của mình đang làm gì để có được những thành công như vậy. Từ đó có thể đưa ra được những sách lược kinh doanh đúng đắn phù hợp với mô hình kinh doanh và nguồn lực của doanh nghiệp mình.  Phân tích đối thủ cạnh tranh là bước không thể thiếu 5.3. Bước 3: Xây dựng chiến lược Marketing tổng thể Sau khi đã nghiên cứu Insight khách hàng, phân tích đối thủ cạnh tranh, việc làm của các Marketer lúc này là vẽ ra một bức tranh tổng thể về chiến dịch Marketing mình định triển khai và thực hiện. Trong bước này bạn cần chú ý đặt ra những mục tiêu cụ thể, mục đích chiến dịch và ngân sách Marketing.  5.4. Bước 4: Triển khai Bước triển khai là giai đoạn mà bạn thực hiện các hoạt động và chiến dịch marketing theo kế hoạch đã được xác định. Đây là thời điểm để đưa chiến lược vào hành động và tạo sự tương tác với khách hàng. Một trong những yếu tố quan trọng trong bước triển khai là lựa chọn các kênh marketing phù hợp. Bạn cần xác định các kênh truyền thông mà khách hàng tiềm năng của bạn thường sử dụng và tập trung vào việc tiếp cận và tương tác với họ thông qua những kênh này. Các kênh có thể bao gồm quảng cáo trực tuyến, marketing qua email, xây dựng mạng lưới xã hội, công cụ tìm kiếm, sự kiện offline và nhiều hình thức khác. Bên cạnh việc lựa chọn kênh marketing, bạn cũng cần xác định các hoạt động cụ thể để thực hiện. Điều này có thể bao gồm việc tạo nội dung quảng cáo, xây dựng trang web, triển khai chiến dịch quảng cáo trên các kênh truyền thông, tương tác với khách hàng qua mạng xã hội, tổ chức sự kiện, và nhiều hoạt động khác. Quan trọng nhất là bạn cần đảm bảo rằng các hoạt động triển khai được thực hiện theo lịch trình đã xác định và tuân thủ ngân sách đã được phân bổ. Bạn cần có sự quản lý và giám sát tỉ mỉ để đảm bảo rằng chiến dịch diễn ra đúng theo kế hoạch và mang lại kết quả như mong đợi. Triển khai chiến lược marketing đã xây dựng 5.5. Bước 5. Đo lường, đánh giá, chỉnh sửa Sau khi đã triển khai chiến lược marketing, bước tiếp theo là đo lường, đánh giá và chỉnh sửa. Đây là giai đoạn quan trọng để kiểm tra hiệu quả của chiến dịch và điều chỉnh nếu cần thiết để đạt được kết quả tốt hơn. Để đo lường hiệu quả của chiến dịch, bạn có thể sử dụng các công cụ phân tích và đo lường như Google Analytics, các báo cáo tiếp thị, khảo sát khách hàng và các chỉ số hiệu quả khác. Bằng cách theo dõi và phân tích dữ liệu này, bạn có thể đánh giá được mức độ thành công của chiến dịch và xác định những điểm mạnh và điểm yếu. Đặc biệt, quá trình đo lường, đánh giá và chỉnh sửa không chỉ xảy ra một lần duy nhất, mà nó cần được thực hiện định kỳ trong suốt quá trình triển khai chiến lược marketing. 6. 3 Chiến lược Marketing thành công bạn nhất định phải biết Có rất nhiều các chiến lược marketing khác nhau nhưng không phải chiến lược nào cũng giúp bạn thành công. Dưới đây là 3 chiến lược marketing thành công nhất cho bạn tham khảo. 6.1. Marketing truyền miệng Một minh chứng rõ ràng cho sự thành công của hình thức marketing truyền miệng đó chính là Apple. Chỉ cần nhắc đến Apple là người dùng nghĩ ngay đến những chiếc điện thoại thời thượng, đẳng cấp với biểu tượng quả táo cắn nửa. Không cần quảng cáo quá rầm rộ, tốc độ lan truyền chóng mặt của người dùng mỗi khi có “tin đồn” sản phẩm mới sắp được ra mắt cũng đủ sức khẳng định thương hiệu của Apple lớn đến cỡ nào.  6.2. Sử dụng Email là công cụ giữ chân khách hàng Với Email Marketing, tuy đây là hình thức chưa thể tăng nhanh được doanh số trong một thời gian ngắn nhưng nó vẫn là hình thức được dân làm marketing ưa chuộng bởi việc sử dụng Email không chỉ giúp tăng khả năng ghi nhớ và nhận diện thương hiệu đối với người dùng mà nó còn là một cách để tiếp cận và giữ chân những khách hàng tiềm năng. Công cụ Email Marketing 6.3. Làm quảng cáo chân thật, gần gũi với người dùng Có thể nói, dù bạn sử dụng hình thức quảng cáo như thế nào đi chăng nữa thì đối tượng khách hàng cuối cùng hướng tới vẫn là người tiêu dùng. Thay vì dùng những lời lẽ “có cánh” để đưa sản phẩm của bạn lên “mây xanh” thì tại sao bạn không sử dụng chiêu thức đánh vào tâm lý và nhu cầu của người dùng. Ví dụ, nếu khách hàng của bạn quan tâm đến vấn đề sức khỏe thì hãy tạo ra những sản phẩm họ cảm thấy an toàn, hay khách hàng quan tâm đến vấn đề giá cả thì hãy thường xuyên tổ chức những chương trình ưu đãi, khuyến mãi, sale off... 7. Lưu ý xây dựng chiến lược Marketing cho doanh nghiệp Doanh nghiệp muốn xây dựng được một chiến lược marketing thành công, hiệu quả, thu hút được nhiều khách hàng mục tiêu thì phải đặc biệt chú ý tới một số vấn đề sau: 7.1. Xác định mục tiêu kinh doanh Các mục tiêu kinh doanh bao gồm: - Nâng cao nhận thức về sản phẩm dịch vụ. - Tăng doanh số bán hàng từ các nhà cung cấp. - Mở rộng thị trường và tiếp cận khách hàng mới. Khi đặt ra mục tiêu, điều quan trọng là bạn phải nhắm đến mục tiêu cụ thể để có thể đo lường hiệu quả và tiến triển so với những gì đã được đặt ra. Để thiết lập mục tiêu chiến lược Marketing, hãy tuân thủ mô hình SMART: - Cụ thể (Specific): Xác định rõ ràng và cụ thể về mục tiêu mà bạn muốn đạt được. - Có thể đo lường (Measurable): Đảm bảo rằng mục tiêu có thể được đo lường và theo dõi để xác định tiến trình và thành công. - Có thể đạt được (Achievable): Đặt ra mục tiêu mà bạn có khả năng đạt được dựa trên tài nguyên và khả năng của doanh nghiệp. - Có liên quan (Relevant): Mục tiêu phải có liên quan đến chiến lược và mục tiêu kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp. - Có giới hạn thời gian (Time-bound): Xác định thời hạn cụ thể để đạt được mục tiêu, giúp tạo động lực và sự tập trung cho các hoạt động marketing. Mục tiêu kinh doanh đóng vai trò vô cùng quan trọng 7.2. Nghiên cứu thị trường trong chiến lược Marketing Nghiên cứu đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng chiến lược marketing. Điều này bao gồm việc thu thập thông tin về thị trường, bao gồm: - Quy mô thị trường. - Tốc độ tăng trưởng của thị trường. - Xu hướng xã hội đang diễn ra. - Thông tin nhân khẩu học như độ tuổi, giới tính và hình thức gia đình. Việc theo dõi thị trường là điều quan trọng để có thể nắm bắt được bất kỳ thay đổi nào xảy ra theo thời gian, từ đó đảm bảo chiến lược vẫn phù hợp và hướng đến mục tiêu đề ra. 7.3. Xác định hồ sơ khách hàng tiềm năng Dựa vào thông tin nghiên cứu thị trường, bạn có thể phát triển hồ sơ về khách hàng mục tiêu và xác định nhu cầu của họ một cách chính xác. Hồ sơ này sẽ tiết lộ những thói quen mua hàng của khách hàng, bao gồm cách họ tiêu tiền, nơi mua sắm và các sản phẩm họ mua. Để không bỏ lỡ cơ hội mới, hãy thường xuyên cập nhật các xu hướng mới. Đồng thời, đảm bảo rằng chiến lược marketing của bạn cho phép duy trì và xây dựng mối quan hệ với khách hàng hiện tại. Xây dựng hồ sơ nghiên cứu khách hàng mục tiêu 7.4. Phân tích đối thủ cạnh tranh Trong chiến lược marketing, việc phát triển hồ sơ về đối thủ cạnh tranh đóng một vai trò quan trọng. Điều này bao gồm việc xác định các sản phẩm, chuỗi cung ứng, giá cả và chiến thuật marketing của đối thủ. Thông qua việc thu thập thông tin này, bạn có thể xác định lợi thế cạnh tranh - những yếu tố làm cho doanh nghiệp của bạn khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Đồng thời, cần phân tích điểm mạnh và điểm yếu của hoạt động nội bộ để cải thiện hiệu suất so với đối thủ. 7.5. Phát triển chiến lược truyền thông hỗ trợ mục tiêu marketing Đầu tiên, hãy liệt kê các thị trường mục tiêu và xây dựng một bộ chiến lược nhằm thu hút và duy trì khách hàng. Một phần trong chiến lược này có thể là tăng cường hiện diện trên mạng xã hội, bằng cách: - Cập nhật thường xuyên về sản phẩm trên các kênh mạng xã hội. - Quảng cáo trên các tạp chí địa phương để tăng cường việc quảng bá. - Tổ chức chương trình giảm giá để thu hút khách hàng. Phát triển chiến lược truyền thông 7.6. Áp dụng chiến lược Marketing 7Ps Tận dụng sức mạnh của chiến lược Marketing 7Ps để tạo nên thành công vượt trội. Với việc tập trung vào sản phẩm, giá cả, vị trí, quảng cáo, quy trình, nhân lực và chứng nhận, bạn có thể xây dựng một chiến lược toàn diện và hiệu quả. Từ việc định nghĩa sản phẩm đến tạo dựng trải nghiệm khách hàng tích cực, 7Ps cung cấp một khung phân loại đa chiều để tối ưu hóa mọi khía cạnh của chiến lược Marketing. Bắt đầu áp dụng 7Ps ngay hôm nay và đưa doanh nghiệp của bạn tiến xa hơn trong cuộc đua thị trường. 7.7. Thử nghiệm các ý tưởng Marketing Trước khi đưa ra quyết định về chiến thuật, làm nghiên cứu và thử nghiệm để đánh giá hiệu quả là yếu tố quan trọng. Bạn cần chọn một chiến thuật mà có thể nắm bắt và tiếp cận nhu cầu của khách hàng trong thị trường mục tiêu một cách hiệu quả. 8. 5 Chiến lược Marketing thương hiệu nổi tiếng thế giới Dưới đây là 5hiến lược Marketing từ các thương hiệu nổi tiếng thế giới, bạn hãy tham khảo để hiểu rõ hơn họ xây dựng chiến lược như thế nào mà lại thành công cao nhé. 8.1. Apple Chiến lược Marketing thương hiệu của Apple là chiến lược vô cùng khôn ngoan khi tạo ra những tin đồn quảng bá sản phẩm cho mình mà không cần bỏ ra chi phí quá nhiều. Thông minh của Apple là dựa vào Marketing truyền miệng cho người dùng cảm thấy sốt sắng và mong chờ sở hữu bằng được những dòng sản phẩm mới của Apple. Apple thương hiệu của nổi tiếng toàn cầu thế giới Những lời đồn từ giới truyền thông đã khiến cho thương hiệu iPhone nào sắp ra mắt đều trở thành “siêu phẩm” siêu “hot” trên thị trường.  8.2. Coca - Cola Bạn có khẳng định với tôi rằng, Coca - Cola là một thương hiệu nổi tiếng nhất trên thế giới với logo màu đỏ và trắng được mọi người công nhận và dễ dàng nhận biết so với các đối thủ cạnh tranh khác.  Chiến lược Marketing thương hiệu của Coca Cola là việc gìn giữ bản sắc thương hiệu và sản phẩm, logo của họ sau 130 năm phát triển vẫn tương đối giống nhau. Hiện tại, có thể nói Coca đang sở hữu một tỷ lệ rất lớn lượng nước giải khát trên thế giới với nhiều sản phẩm ở nhãn hiệu khác nhau nhưng đều được người tiêu dùng đón nhận được nồng nhiệt. Ta có thể thấy rằng, chiến lược xây dựng thương hiệu của Coca rất dễ nhận biết và có tính nhất quán. 8.3. Starbucks Starbucks sử dụng chiến lược truyền thông - Social media đã giúp cho doanh nghiệp trở nên nổi bật trên thị trường. Cụ thể, Starbucks đã khai thác thành công những điều mà người tiêu dùng mong muốn có được chỉ bằng tài khoản Facebook, Twitter và Instagram. Chiến lược Marketing thương hiệu Starbucks thành công khi tạo nên được sự kết nối cùng một chủ đề trên nhiều phương tiện truyền thông khác nhau. Các khách hàng đều tiếp xúc được với thương hiệu của Starbucks. Nhận thức được vai trò cũng như tầm quan trọng của Social Media, Starbucks đã vận dụng được tốt nền tảng để tạo dựng mối quan hệ giữa thương hiệu của mình và người dùng. 8.4. Colgate Colgate là thương hiệu của tạo dựng niềm tin với khách hàng. Thay vì chỉ là thương hiệu của một loại kem đánh răng bình thường, Colgate đã chọn cách phát triển thương hiệu thông qua giáo dục người tiêu dùng thay thế. Không những Colgate thành công khi được thế giới biết đến thương hiệu mà loại kem đánh răng này còn trở thành sản phẩm kem đánh răng hàng đầu đáng tin cậy trên thế giới. Colgate - sản phẩm tiêu dùng tạo được nhiều lòng tin nhất Chiến lược Marketing thương hiệu của Colgate rất đơn giản chỉ là chia sẻ những bài học giá trị cho người dùng về cách chải răng, giữ gìn răng miệng tốt, cách ngăn ngừa sâu răng thông qua các video, hình ảnh nội dung hấp dẫn về vệ sinh răng miệng. Khi đó, người tiêu dùng sẽ nhận được nguồn thông tin hữu ích và miễn phí. 8.5. Channel Channel là một trong những thương hiệu xây dựng chiến lược Marketing không giống ai. Với chiến lược 3 không: KHÔNG BÁN TRÊN MẠNG XÃ HỘI - KHÔNG GIẢM GIÁ - KHÔNG QUAN TÂM ĐẾN ĐỐI THỦ CẠNH TRANH, Channel đã chứng minh được mình là một trong những thương hiệu thời trang đẳng cấp, uy tín nhất thế giới với những dòng sản phẩm cao cấp với thiết kế sang trọng, cuốn hút và tinh tế. 9. Một số câu hỏi thường gặp về chiến lược Marketing Để hiểu rõ hơn những thông tin về chiến lược marketing là gì, bạn hãy tham khảo thật kỹ những nội dung chia sẻ dưới đây nhé. 9.1. Ai là người xây dựng chiến lược Marketing cho doanh nghiệp? Khi xây dựng chiến lược Marketing cho doanh nghiệp, vai trò này thường thuộc về các chuyên gia Marketing, nhóm Marketing hoặc các chuyên gia tư vấn. Họ có kiến thức và kinh nghiệm để phân tích thị trường, khách hàng và cạnh tranh, từ đó xác định mục tiêu, chiến lược và các phương án thực hiện để đạt được kết quả tốt nhất cho doanh nghiệp. 9.2. Có thể cùng lúc chạy nhiều chiến lược Marketing được không? Có, doanh nghiệp có thể chạy nhiều chiến lược Marketing cùng một lúc. Tuy nhiên, quan trọng là phải đảm bảo rằng mỗi chiến lược được định hướng rõ ràng và phù hợp với mục tiêu, khách hàng và tài nguyên của doanh nghiệp. Việc quản lý và phối hợp các chiến lược này cần được thực hiện cẩn thận để đảm bảo sự hiệu quả và tối ưu hóa kết quả thu được. Chiến lược marketing có thể chạy song song cùng lúc nhiều chiến dịch 9.3. Chạy một chiến lược Marketing có tốn nhiều chi phí không? Chi phí để chạy một chiến lược Marketing có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm quy mô của chiến dịch, mục tiêu, đối tượng khách hàng, lĩnh vực hoạt động và phạm vi của chiến lược. Một chiến lược Marketing có thể yêu cầu đầu tư chi phí cho quảng cáo, tiếp thị trực tuyến, nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm và các hoạt động khác. Tuy nhiên, việc quản lý và tối ưu hóa chi phí là rất quan trọng để đảm bảo rằng chiến lược Marketing đạt được hiệu quả tốt nhất cho sự thành công của doanh nghiệp. 9.4. Chiến lược Marketing có ảnh hưởng đến thành công của doanh nghiệp không? Có, chiến lược Marketing có ảnh hưởng lớn đến thành công của doanh nghiệp. Bằng cách xác định mục tiêu, đối tượng khách hàng, cách tiếp cận thị trường và các hoạt động tiếp thị phù hợp, chiến lược Marketing giúp xây dựng thương hiệu, tạo ra nhận thức, tăng doanh số bán hàng và tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp. Ngoài ra, chiến lược Marketing còn giúp tạo ra mối quan hệ tốt với khách hàng, tăng cường cạnh tranh và định vị thương hiệu của doanh nghiệp trong thị trường. 10. Kết luận Bài viết trên đây, chúng tôi đã chia sẻ về chiến lược Marketing là gì? Các bước xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả dành cho dân kinh doanh. Rất nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới đã áp dụng thành công. Vậy còn chần chừ gì mà không tìm hiểu thêm những kiến thức mới để học marketing để tạo ra những chiến dịch marketing mới đầy sáng tạo để giúp doanh nghiệp của bạn khẳng định chỗ đứng vững chắc hơn nữa trên thị trường kinh doanh đầy khốc liệt này!
17/09/2020
6943 Lượt xem
5 bí mật giúp bán hàng trên Amazon hiệu quả
5 bí mật giúp bán hàng trên Amazon hiệu quả Bạn có biết ông vua bán lẻ trực tuyến khổng lồ trên thế giới hiện nay là ai không? Câu trả lời có lẽ ai cũng có thể tự ngầm biết đáp án đó chính là Amazon. Đây là trang web bán hàng được khách hàng lựa chọn và tin tưởng sử dụng, nơi số lượng người bán không hề bị bó hẹp trong phạm vi quốc gia nào cả. Nhưng, làm thế nào để bán hàng đạt hiệu quả trên Amazon thì các bạn hãy tham khảo 5 bí mật không được bỏ qua nếu muốn kiếm tiền online trên Amazon. 1. Bán hàng trên Amazon là gì? Như đã giới thiệu ở trên, Amazon là một website bán hàng trực tuyến  có quy mô vô cùng lớn và là một sàn giao dịch thương mại điện tử thuộc sở hữu của công ty Amazon. Bán hàng trên Amazon là việc bạn đăng tải sản phẩm của mình lên trang web có tên là Amazon.com . Khi bạn đăng bán sản phẩm của mình, nếu có khách lên đơn thì bạn sẽ nhận được tiền, còn Amazon sẽ lo nhiệm vụ chuyển hàng đến tận tay khách hàng. Amazon là một web thương mại điện tử lớn nhất thế giới Bạn hiểu đơn giản như sau: - Bạn sẽ chụp ảnh sản phẩm mình muốn bán và post nó lên trang Amazon.com. - Khách hàng sẽ tìm đến bạn và đặt mua món đồ bạn bán. - Bạn sẽ chuyển hàng đến kho và nhận tiền hàng. - Amazon chuyển hàng đến tận tay khách hàng trên thế giới. >> Xem thêm: Cách kiếm tiền trên Amazon hiệu quả nhất năm 2022 2. Bán hàng trên Amazon có thật sự hiệu quả? Lý do bạn nên bán hàng trên website là gì? Và bán hàng trên đây có thực sự hiệu quả. Chúng tôi chỉ liệt kê một vài con số sau đây để mọi người có thể nhận thấy trang website này mạnh đến đâu: - Trung bình 1 tháng có đến 2.1 tỷ lượt truy cập vào website, gấp 20 lần dân số Việt Nam. - Trung bình mỗi tháng có 145.2 triệu lượt truy cập để mua hàng từ ứng dụng Amazon trên app Store và CH play. Chỉ với 2 con số tham khảo trên, bạn đã thấy mức độ khủng của Amazon như nào đúng không và nhận thấy tiềm năng khi kinh doanh trên đây đúng không? Không những quy mô lớn, Amazon  vô cùng thông minh khi biết đưa ra những chính sách bảo vệ người bán và khách hàng. Trước khi bạn định đăng bán bất cứ sản phẩm nào thì Amazon sẽ cẩn thận rà soát thật kỹ thông tin của bán trước khi bán. Thêm nữa, bạn cách bán hàng trên Amazon này không tốn nhiều thời gian của bạn, bạn chỉ cần bỏ 1 ít thời gian rảnh để chụp ảnh và đăng ký không gian bán hàng trên web và trả khoảng 10 đô la mỗi tháng thì bạn có 2.1 tỷ lượt truy cập để tìm kiếm gian hàng của bạn, nguồn thu ổn định mà không phải trả tiền cửa hàng, tiền kho bãi. Ngoài ra, bạn cũng nên biết thêm điều này, đặc biệt là những người mới. Hoa hồng sản phẩm khi khách hàng mua sản phẩm của bạn trên Amazon sẽ tính trên 4% giá bán. Như vậy, nếu bạn chỉ bán sản phẩm có giá vài đô thì hoa hồng của bạn sẽ không nhiều. Nhưng Amazon bán đa dạng các sản phẩm có giá trị lớn, nếu bạn muốn kiếm nghìn đô mỗi tháng thì hãy tìm sản phẩm bán phù hợp. Bán hàng nghìn đơn trên Amazon 3. Những ai có thể bán hàng trên Amazon? Bạn là người mới bắt đầu, bạn không rõ mình có đủ điều kiện để được kinh doanh trên Amazon hay không? Khi bán hàng trên Amazon, bất cứ ai cũng cs thể bán hàng nhưng bạn phải cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân của bản thân, thông tin món hàng bạn bán, thời gian bạn giao hàng và đơn vị vận chuyển liên kết với bạn. Không những thế, bạn phải nắm quy định bán hàng, cung cấp hình ảnh đúng sự thật, chi tiết, rõ ràng… Bạn sẽ mất các khoản phí phụ như vận chuyển, thuế xuất khẩu, nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt và VAT… 4. Xây dựng trang bán hàng hiệu quả Cách kiếm tiền trên Amazon cho người mới như thế nào cho hiệu quả đó chính là bạn cần tiếp thị trang bán hàng của mình. Sau khi bạn tạo được tài khoản thì trang bán hàng của bạn sẽ là trang trống để thu hút khách hàng thì bạn cần tối ưu hóa trang để mang lại lượng truy cập và tìm kiếm đến shop của bạn. 5. Một số kinh nghiệm bán hàng trên Amazon - Trước khi bạn quyết định lập tài khoản bán hàng trên Amazon thì bạn cần lưu ý các thông tin như tên, tuổi, địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ email của bạn cần chính xác. - Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký bán thì bạn cần chuyển hàng của mình đến kho của Amazon dự trữ, bạn lưu ý các sản phẩm trên 2kg sẽ bị tính phí rất cao. - Bạn cần tuân thủ luật bán hàng trên Amazon nếu không tài khoản của bạn sẽ bị vô hiệu hóa. - Bạn cần đăng ký một tài khoản ngân hàng Mỹ để nhận tiền từ Amazon về ngân hàng bởi vì khách nước ngoài sẽ trả tiền trước khi nhận hàng và Amazon nhận tiền rồi chuyển khoản cho bạn.   Kinh doanh trên Amazon hiệu quả Như vậy, với 5 thông tin cơ bản khi bán hàng trên Amazon , có lẽ các bạn đã nắm được. Dù Amazon còn khá mới mẻ với người Việt Nam nhưng chúng ta không thể phủ nhận sức mạnh và lợi nhuận nó đem lại vô cùng khổng lồ. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn có cái nhìn chung nhất về sàn thương mại điện tử này.
17/09/2020
1211 Lượt xem
5 Công cụ Marketing Online thần thánh bạn nhất định không nên bỏ lỡ
5 Công cụ Marketing Online thần thánh bạn nhất định không nên bỏ lỡ Không thể phủ nhận một điều rằng, Marketing đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Ngày nay, khi mạng Internet đã trở nên phổ biến và quen thuộc với người dùng thì phương thức bán hàng trực tuyến được xem là hữu ích nhất. Tận dụng và khai thác triệt để các công cụ marketing online sẽ là con đường nhanh nhất để doanh nghiệp có thể khẳng định được thương hiệu của mình đối với khách hàng. Để phân tích sâu hơn nữa. trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về 5 công cụ Marketing Online thần thánh bạn nhất định không nên bỏ lỡ.  Marketing Online là gì ? Trước khi giới thiệu các công cụ Marketing Online, chúng ta cùng nhau giải thích thuật ngữ Marketing Online là gì nhé.  Ngày nay, khi Internet đã trở nên quá quen thuộc và là một phần không thể thiếu trong cuộc sống và công việc hằng ngày thì việc các doanh nghiệp sử dụng triệt để lợi thế này cũng là một điều vô cùng dễ hiểu. Chính vì thế mà cụm từ “Marketing Online”cũng xuất hiện nhiều hơn.  Hiểu một các đơn giản, Marketing Online là việc doanh nghiệp sử dụng các phương tiện khác nhau trên Internet để truyền thông và quảng bá cho sản phẩm, dịch vụ của mình nhằm mục đích tăng số bán hàng. Marketing Online bao gồm một số hình thức như: xây dựng Website, SEM, Email, Social Media, Display Ads…. >> Đón đọc thêm các bài viết hấp dẫn:  - Social media marketing là gì? 5 chiến lược chinh phục mọi người dùng Cụm từ "Marketing Online" xuất hiện ngày càng nhiều khi Internet phát triển Tầm quan trọng của Marketing Online - Marketing Online có thể xác định được khách hàng mục tiêu và tìm kiếm khách hàng tiềm năng: Khác với các các phương thức Marketing truyền thống, Marketing Online hoàn toàn có thể tiếp cận được khách hàng mục tiêu thông qua việc đưa ra các tiêu chí quảng cáo dựa trên: độ tuổi, giới tính và nhu cầu… Ví dụ đơn giản như khi bạn muốn quảng cáo mỹ phẩm với giá tầm trung trên Facebook thì bạn có thể lựa chọn đối tượng khách hàng bằng việc thêm các tiêu chí như: giới tính nữ, thích mua sắm, đối tượng sinh viên…. - Marketing Online giúp doanh nghiệp dễ dàng đánh giá và đo lường hiệu quả: Thông qua một số chỉ số đo lường như : CPC, CPL… marketer có thể đánh giá được hiệu quả công việc để từ có thể kiểm soát ngân sách và điều chỉnh chiến dịch Marketing một cách hợp lý.  - Marketing Online giúp doanh nghiệp hiểu rõ chân dung khách hàng để tương tác hiệu quả: Thông qua hệ thống chăm sóc khách hàng tự động như: Fanpage Facebook, Email Marketing….sẽ giúp tăng khả năng tương tác giữa khách hàng và doanh nghiệp. Ngoài ra, đây cũng là một hình thức để doanh nghiệp có thể nhận được những phản hồi, đánh giá tích cực hoặc tiêu cực sau khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ để có thể hoàn thiện hơn nữa trong thời gian tới.  Marketing Online có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp - Marketing Online phù hợp với tất cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ: Nếu bạn sở hữu một doanh nghiệp nhỏ thì cũng hoàn toàn yên tâm rằng mình có đủ sức để triển khai một chiến dịch Marketing với chi phí thấp. Tùy vào ngân sách, Marker hoàn toàn có thể thu hẹp hoặc mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng thông qua một số hình thức như: Facebook ads, Google Adwords….   5 công cụ Marketing Online không thể thiếu trong kinh doanh Mạng xã hội Trong thời đại kỷ nguyên số 4.0, mạng xã hội là công cụ ưu tiên hàng đầu khi doanh nghiệp triển khai các chiến lược Marketing. Thông qua một số mạng xã hội như: facebook, zalo, youtube, tik tok, instagram…. doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận khách hàng. Chính vì thế mà việc tương tác và chăm sóc khách hàng cũng trở nên cũng thuận tiện và đơn giản hơn rất nhiều.  >> Xem ngay:  - Bật mí 3 mẹo nhỏ bán hàng online trên facebook cực hiệu quả  SEO- Search Engine Optimization Đây là một trong những công cụ phổ biến giúp nâng cao thứ hạng trên top Google. Dưới sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các đối thủ, để Website của doanh nghiệp bạn luôn ở Top dẫn đầu và thân thiện với người dùng trong quá trình tìm kiếm thì SEO được xem là phương pháp hữu hiệu nhất.  Email Marketing Email Marketing được xem là một công cụ vô cùng đắc lực để tiếp thị, quảng cáo, và giữ chân khách hàng tin tưởng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình. Với chi phí gần như bằng 0, đây vẫn là công cụ được ưu tiên hàng đầu trong việc triển khai các chiến dịch Marketing nhằm tăng doanh số và tương tác với khách hàng tiềm năng.  SMO- Social Media Optimization Mục đích của doanh nghiệp khi sử dụng Social Media là sản xuất những nội dung độc đáo, hấp dẫn, có khả năng truyền tải thông điệp ý nghĩa để người dùng dễ dàng chia sẻ với trên mạng xã hội cá nhân, từ đó giúp thương hiệu tăng độ phủ sóng và mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng. Social Media Optimization Website Là một doanh nghiệp, việc xây dựng Website là vô cùng cần thiết vì nó giống như một bức tranh tóm lược đi từ tổng thể đến chi tiết về doanh nghiệp và những sản phẩm đang kinh doanh. Nếu bạn sở hữu một Website với nội dung chất lượng, hình ảnh đẹp mắt với những thông tin hữu ích sẽ giúp khách hàng yên tâm và tin tưởng hơn khi sử dụng sản phẩm của bạn.  Bài viết trên đây, chúng tôi đã chia sẻ về 5 công cụ Marketing Online hữu ích dành cho doanh nghiệp. Hy vọng, với những kiến thức bổ ích trong, doanh nghiệp của bạn sẽ xây dựng được một chiến lược Marketing phù hợp với các công cụ Online sẵn có để tăng nhanh doanh số bán hàng trong thời gian tới. 
17/09/2020
401 Lượt xem
3 công cụ Marketing quảng cáo du lịch thúc đẩy kinh tế sau COVID 19
3 công cụ Marketing quảng cáo du lịch thúc đẩy kinh tế sau COVID 19 Covid 19 có sức ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế Việt Nam, đặc biệt là ngành du lịch trong 6 tháng đầu năm nay. Chúng ta có thể thấy các lệnh cấm bay, hạn chế đi lại giữa các nước chính là nguyên nhân khiến lượng khách du lịch đến Việt Nam bị giảm xuống, các địa điểm du lịch vắng khách. Tuy nhiên, những tháng gần đây, khi nước ta phần nào ổn định được dịch, Chính phủ bắt đầu cho phép  mở lại đường bay thì các địa điểm du lịch bắt đầu mở cửa lại. Sự trở lại lần này, đánh dấu bước chuyển biến rất quan trọng của du lịch Việt Nam sau dịch. Chính vì thế, chúng ta cần có một chiến lược Marketing cụ thể. Bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ bật mí cho các bạn 3 công cụ Marketing quảng cáo du lịch hiệu quả. 3 công cụ quảng cáo marketing hiệu quả Để thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch nước nhà sau dịch, các nhà làm Marketing cần có những chiến lược cụ thể để xây dựng. Cụ thể, để phát triển quảng cáo du lịch, các doanh nghiệp, cá nhân có thể sử dụng các công cụ sau đây: Mạng xã hội Facebook là một mạng xã hội có lượt dùng và tìm kiếm hàng đầu thế giới. Tại sao chúng ta lại không sử dụng nó là một công cụ quảng cáo thương hiệu, các địa điểm du lịch, khách sạn, nhà hàng đến bạn bè quốc tế và người dân trong nước. Các doanh nghiệp có thể tận dụng các Facebook để khai thác như Fanpage, chạy quảng cáo, liên kết facebook với website công ty.  Ngoài mạng xã hội Facebook thì Youtube là một công cụ khá hiệu quả khi bạn có thể truyền tải được cả video du lịch đến mọi người. Tuy nhiên, để hiệu quả cao hơn thì bạn cần chú trọng đến ngôn từ, tiêu đề, biết cách tối ưu hóa SEO. Sử dụng các kênh mạng xã hội quảng cáo du lịch Blog/ website Du lịch sau mùa Covid rất được chú trọng. Đặc biệt, trong mùa dịch hầu như các website công ty không được chú trọng và quan tâm nhiều. Để kích cầu du lịch, thì việc xây dựng một website chuyên nghiệp sẽ rất hiệu quả. Một website cần tích hợp nhiều tính năng nổi bật để giúp khách hàng cập nhật nhanh chóng thông tin, khuyến mãi, thời gian bất cứ lúc này. Lưu ý, bạn cần tối ưu website, tích hợp các tính năng thanh toán trực tuyến để giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và thuận tiện. Bên cạnh một website lớn, bạn cũng cần chú trọng đến xây dựng blog. Blog có lẽ không quá xa lạ gì, đây sẽ là nơi bạn đăng bài, đăng những sự kiện nổi bật, những thông tin hấp dẫn về mùa du lịch. Email Marketing Hiện nay, quá trình tự động hóa được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng, chúng ta có thể kể đến đó là email marketing. Email marketing giúp doanh nghiệp quảng cáo du lịch hay tiếp thị du lịch đến khách hàng chỉ bằng một đúp chuột và tiết kiệm chi phí rất nhiều, tập khách hàng tiếp cận cao. Tuy nhiên để các tin nhắn email marketing không bị spam thì người làm marketing cần chú trọng đến ngôn từ, nội dung mới mẻ, hấp dẫn. Áp dụng email marketing để tiếp cận khách hàng Cách viết content quảng cáo du lịch “thần sầu” Sua khi chia se 3 công cụ quảng cáo giúp thúc đẩy du lịch Việt Nam được biết đến nhiều hơn thì các bạn có thể nhận thấy một điểm chung của 3 công cụ trên đều yêu cầu phải có nội dung. Vậy cách viết content như thế nào để đạt hiệu quả cao, xúc tích, ngắn gọn, khách hàng nắm bắt được ý. Đi thẳng vào vấn đề khách hàng quan tâm Đúng vậy, không ai ở đây muốn lòng vòng, chúng ta muốn ngắn gọn, xúc tích, đơn giản nhưng ấn tượng. Với ngành du lịch cũng vậy, khi sáng tạo nội dung cần phải làm nội dung mà khách hàng quan tâm. Ví dụ, thay vì các bạn viết các bài quảng cáo tour du lịch thì bạn hãy cố gắng nói vào trải nghiệm của khách hàng tham quan. Hãy cố gắng thêm những hình ảnh “sống ảo” của khách tham quan trước vào blog, bạn cần truyền cảm hứng cho người đọc xem có muốn đến địa điểm của bạn để du lịch hay không? Sử dụng hình ảnh và video thực tế Đã bao giờ bạn cảm thấy thất vọng khi ảnh trên blog một kiểu và thực tế lại không như vậy chưa? Chính vì thế, yếu tố đúng được đặt lên hàng đầu. Hình ảnh và video của bạn có hấp dẫn không, chân thực hay không thì mới có thể kéo khách du lịch đến thăm quan. Do đó, bạn cần lựa chọn hình ảnh, video thật kỹ lưỡng, góc quay đẹp. Tuy nhiên, khi sản xuất video quảng cáo du lịch thì bạn cần chú ý đến độ viral của video để từ đó gián tiếp chèn link đưa khách hàng đến website bán  hàng của công ty. Sử dụng hình ảnh thực tế đăng tải Chủ đề ấn tượng Bí quyết để bạn gây ấn tượng với người đọc ngay từ câu đầu tiên chính là chủ đề. Tiêu đề bài viết hay, ấn tượng chính là thành công của bài viết mà người làm marketing cần quan tâm. Tiêu đề bạn hay ấn tượng, bao quát được nội dung khách hàng mong muốn sẽ giữ chân khách hàng lâu hơn là một tiêu đề dài, lủng củng, không ấn tượng.  Có thể nói, ngành du lịch sau COVID đang cố gắng để lấy vị thế và phong độ như cũ, tuy nhiên ảnh hưởng sau dịch quá lớn. Chính vì thế, chủ doanh nghiệp cần từng bước phát triển quảng cáo du lịch để đạt hiệu quả. >> Xem thêm:  - Blog là gì? Những giải đáp đầu tiên nhất dành cho người mới bắt đầu - Các công cụ Marketing được sử dụng trong thời đại 4.0 - 5 Công cụ Marketing Online thần thánh bạn nhất định không nên bỏ lỡ
17/09/2020
572 Lượt xem
Copywriting là gì? Kỹ năng cần thiết để trở thành Copywriter
Copywriting là gì? Kỹ năng cần thiết để trở thành Copywriter Copywriting là một thuật ngữ vô cùng quen thuộc mà ai làm trong lĩnh vực marketing và tuyển dụng cũng đều biết rõ. Hiện nay, thậm chí ngành nghề Copywriting còn đang rất hot, thu hút sự quan tâm của đông đảo bạn trẻ tại Việt Nam. Để hiểu rõ bản chất của công việc  Copywriting là gì và các kỹ năng cần thiết để trở thành Copywriting giỏi. Bạn đọc nãy tham khảo nội dung chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé. Copywriting là gì? Copywriter là gì? Copywriting là công việc sáng tạo nội dung hấp dẫn nhằm thúc đẩy chuyển đổi, tăng doanh số bán hàng. Hiểu đơn giản Copywriting là hành động viết nội dung với mục đích chính là quảng cáo. Vì vậy, Copywriting sử dụng từ ngữ sáng tạo, hiệu quả để tạo ra những đoạn văn ấn tượng, thu hút sự quan tâm của đông đảo mọi người, kích thích họ quan tâm và thuyết phục họ thực hiện hành động như: mua hàng, đăng ký dịch vụ, tương tác với thương hiệu. Copywriting có thể được biết đến lần đầu tiên là vào năm 1947 khi kỹ thuật in ấn được phát minh. Trước đó việc truyền bá thông tin chủ yếu dựa vào việc viết tay hoặc khắc chữ lên các vật liệu như: gỗ, đá, giấy,... Tuy nhiên sau này thì hiện đại hơn, Copywriting đầu tiên được biết đến là cuốn sách nhỏ về kinh thánh xuất bản năm 1477. Cuốn sách này được viết bởi một người thợ in có tên là Johann Gutenberg. Copywriting là gì? Copywriter là gì? Có thể nói, Copywriting đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thực hiện các chiến dịch marketing, truyền thông. Bởi nội dung ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua hàng của khách hàng. Marketing truyền tải được nội dung tốt sẽ thu hút và tạo dựng được niềm tin với khách hàng, từ đó thúc đẩy bán hàng hiệu quả. Copywriter là gì? Nếu như Copywriting là hành động thì Copywriter là người thực hiện hành động đó. Copywriter là thuật ngữ chỉ người biên soạn nội dung, họ sử dụng tay và bộ não để viết nội dung nhằm mục đích quảng cáo hoặc marketing sản phẩm/ dịch vụ. Nhiệm vụ chính của người làm Copywriter đó là tạo ra hình ảnh, nội dung và âm thanh nhằm hướng đến mục tiêu cốt lõi là tăng giá trị thương hiệu. Hiểu đơn giản, Copywriter là người giúp khách hàng biết nhiều hơn đến sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp. Vai trò của copywriting trong doanh nghiệp Sau khi đã biết Copywriting là gì chắc chắn nhiều người sẽ tò mò muốn biết vai trò của Copywriting. Copywriting đóng vai trò quan trọng trong chiến lược tiếp thị và xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp. Cụ thể vai trò chính của Copywriting là: Tăng cường nhận diện thương hiệu: Copywriting giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh thương hiệu nhất quán thông qua các thông điệp rõ ràng, hấp dẫn. Tạo dấu ấn trong tâm trí khách hàng bằng những câu slogan, tagline dễ nhớ. Thúc đẩy doanh số bán hàng: Copywriting với những nội dung hay, hấp dẫn sẽ kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng, tăng chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành doanh số thực sự. Tối ưu hóa chiến lược tiếp thị số: Copywriting đóng vai trò quan trọng trong SEO, tạo điều kiện giúp website tăng thứ hạng trên công cụ tìm kiếm. Copywriting cung cấp nội dung chất lượng trên blog giúp khách hàng tin tưởng và an tâm mua hàng. Xây dựng lòng tin và kết nối khách hàng: Nội dung hấp dẫn, hữu ích giúp khách hàng cảm thấy tin tưởng vào thương hiệu. Bên cạnh đó nó còn thể hiện sự chuyên nghiệp, giúp doanh nghiệp duy trì mối liên hệ lâu dài với khách hàng. Hỗ trợ chiến lược truyền thông và quảng cáo: Một bài mô tả sản phẩm tốt có thể giúp khách hàng hiểu rõ hơn về lợi ích và giá trị mà sản phẩm mang lại. Copywriting tạo nội dung sáng tạo giúp chiến dịch tiếp cận đúng đối tượng mục tiêu và gây ấn tượng mạnh mẽ. Copywriting đóng vai trò vô cùng quan trọng trong markerting Mô tả công việc chi tiết của một Copywriting Bên cạnh những thông tin liên quan đến khái niệm Copywriting là gì? Vai trò? Thì công việc Copywriting là gì cũng được rất nhiều người quan tâm. Copywriting phải đảm nhiệm rất nhiều công việc khác nhau. Cụ thể bao gồm những công việc sau: Nghiên cứu chủ đề và khách hàng tiềm năng Thông qua nội dung của Copywriting bạn hãy dành thời gian để tạo ra những quảng cáo hiệu quả, thấu hiểu khách hàng. Hãy dành thời gian để nghiên cứu, khám phá về đối tượng mục tiêu, tìm hiểu nhu cầu, sở thích, tâm lý và những thói quen hàng ngày của họ. Thông qua những điều này, bạn sẽ nắm được những điểm chạm hiệu quả và thu hút được sự chú ý của khách hàng, giúp họ đưa ra được quyết định mua hàng nhanh chóng. Tạo tiêu đề và nội dung cuốn hút Copywriting cần phải gây dựng được lên những tiêu đề ấn tượng và thu hút người đọc, người xem ngay từ lần đầu. Tiêu đề ấn tượng như một sự thôi thúc khiến người đọc muốn khám phá nội dung bên trong. Để tạo được tiêu đề cuốn hút, bạn cần sử dụng ngôn từ sáng tạo và phải vận dụng những kỹ thuật tạo sự tò mò, tạo sự cấp bách hay khơi gợi cảm xúc. Sau khi đã tạo được tiêu đề thu hút người đọc, tiếp theo bạn cần giữ chân người đọc bằng cách tạo nội dung hấp dẫn. Hãy đưa ra những đặc điểm nổi bật về sản phẩm/ dịch vụ của bạn, hãy chia sẻ những lợi ích mà khách hàng sẽ nhận được khi sử dụng sản phẩm/ dịch vụ. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng những con số để tạo sự tin cậy cho khách hàng. Mục tiêu cuối cùng của việc tạo nội dung hấp dẫn là để thúc đẩy khách hàng hành động mua hàng, đăng ký dịch vụ, hoặc đơn giản là tìm hiểu thêm về sản phẩm/ dịch vụ đang cung cấp. Xây dựng tiêu đề thu hút giúp thu hút mọi người Tối ưu hóa SEO Để tối ưu SEO, thu hút khách hàng tiềm năng từ công cụ tìm kiếm. người làm Copywriting cần biết cách tối ưu hóa nội dung trên website, đăng bài chuẩn SEO. Điều này bao gồm rất nhiều việc từ việc nghiên cứu từ khóa, phân tích chủ đề, sử dụng từ khóa liên quan, tối ưu hóa thẻ meta, mô tả đến việc tối ưu hình ảnh. Nội dung bài viết tối ưu SEO không chỉ dễ đọc, dễ hiểu thân thiện với con người mà còn phải hữu ích, hướng dẫn mọi người thực hiện hành động như: mua hàng, để lại thông tin,... Quảng cáo hấp dẫn trên mọi kênh Copywriting đòi hỏi sự linh hoạt và có khả năng thích nghi cao. Khi viết nội dung quảng cáo, bạn không nên cứng nhắc mà hãy thay đổi linh hoạt phong cách lẫn giọng điệu, thậm chí là cả ngôn ngữ để phù hợp với đa dạng các kênh truyền thông khác nhau. Mỗi kênh quảng cáo sẽ hướng đến những tệp khách hàng riêng. Vì vậy, bạn cần phải linh hoạt nội dung sao cho phù hợp nhất với từng kênh. Hãy nghiên cứu đối tượng mục tiêu của từng kênh, nắm bắt ngôn ngữ và phong cách phù hợp để tạo ra những thông điệp hiệu quả nhất. Lập báo cáo liên quan đến công việc Ngoài những công việc trực tiếp liên quan đến nội dung, Copywriting cũng phải lập báo cáo triển khai kế hoạch nội dung hoặc lập báo cáo đánh giá theo yêu cầu của doanh nghiệp. Điều này giúp việc triển khai nội dung mang lại hiệu quả cao và giúp đánh giá hiệu quả để xem có tiềm năng hay không. Nếu không tiềm năng bạn có thể thay đổi phù hợp làm sao thu hút được nhiều khách hàng mục tiêu hành động nhất. Phối hợp cùng với các bộ phận khác  Nhân sự làm Copywriting phối hợp cùng với nhân sự những bộ phận khác để lên kế hoạch, định hướng nội dung phù hợp sao cho thu hút hiệu quả nhóm khách hàng tiềm năng. Đồng thời, phối hợp cùng các nhân sự thuộc phòng Marketing triển khai chiến lược, ý tưởng nội dung phục vụ cho chương trình thực hiện kế hoạch Marketing tổng thể của doanh nghiệp như: sự kiện, PR nội bộ,… Nhân sự làm Copywriting luôn phải phối hợp với các bộ phận khác Phân loại Copywriting trên thị trường hiện nay Copywriting được phân ra thành 2 loại chính đó là: theo mục đích sử dụng và theo nơi làm việc. Cụ thể: Phân loại Copywriting theo mục đích sử dụng Copywriting quảng cáo (Advertising Copywriting): Tạo nội dung cho các chiến dịch quảng cáo trên nhiều nền tảng như TV, radio, banner, Google Ads, Facebook Ads… Mục tiêu thu hút sự chú ý, tạo ấn tượng mạnh và thúc đẩy khách hàng hành động ngay lập tức. Ví dụ: Slogan, tagline, tiêu đề quảng cáo hấp dẫn. Copywriting bán hàng (Sales Copywriting): Tập trung vào việc thuyết phục khách hàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ bằng cách nêu bật lợi ích và tạo cảm giác cấp bách. Mục tiêu gia tăng tỷ lệ chuyển đổi và thúc đẩy doanh số. Ví dụ: Trang bán hàng (Sales Page), mô tả sản phẩm, kịch bản telesales, email bán hàng. Copywriting tối ưu SEO (SEO Copywriting): Viết nội dung chuẩn SEO để cải thiện thứ hạng trang web trên các công cụ tìm kiếm như Google. Mục tiêu thu hút lượng truy cập tự nhiên (organic traffic) và tăng khả năng tiếp cận khách hàng. Ví dụ: Bài blog, bài viết website, nội dung trên trang chủ, mô tả sản phẩm có chứa từ khóa SEO.  Copywriting cho mạng xã hội (Social Media Copywriting): Tạo nội dung hấp dẫn để tăng tương tác trên các nền tảng như Facebook, Instagram, Twitter, TikTok… Mục tiêu xây dựng thương hiệu, kết nối với khách hàng và tăng tương tác. Ví dụ: Bài đăng Facebook, caption Instagram, nội dung video TikTok. Copywriting thương hiệu (Brand Copywriting): Xây dựng hình ảnh thương hiệu thông qua giọng điệu, phong cách và thông điệp nhất quán. Mục tiêu tạo dựng lòng tin, tăng độ nhận diện thương hiệu và duy trì sự gắn kết với khách hàng. Ví dụ: Slogan, tagline, câu chuyện thương hiệu (Brand Story), bài giới thiệu công ty. Copywriting kỹ thuật, khoa hoc (Technical Copywriting): Đây là hình thức viết nội dung tập trung vào các chủ đề kỹ thuật, khoa học hoặc công nghệ. Mục tiêu truyền tải thông tin chuyên sâu một cách rõ ràng, dễ hiểu cho cả đối tượng chuyên môn và không chuyên. Ví dụ: bài đăng mô tả sản phẩm công nghệ, nội dung hướng dẫn sử dụng phần mềm,... Phân loại Copywriting trên thị trường hiện nay Phân loại Copywriting theo nơi làm việc: Agency Copywriting: Copywriting làm việc cho một công ty cung cấp dịch vụ quảng cáo, tiếp thị và truyền thông cho nhiều khách hàng khác nhau. Môi trường làm việc thường là các công ty agency, làm việc theo dự án hoặc hợp đồng. Freelance Copywriting: Copywriting làm việc độc lập, nhận dự án từ nhiều khách hàng khác nhau mà không ràng buộc với bất kỳ công ty nào. Môi trường làm việc từ xa, có thể ở nhà, quán cà phê hoặc không gian làm việc chung. In-house Copywriting: Copywriting làm việc trực tiếp cho một công ty, thường thuộc bộ phận marketing hoặc truyền thông. Môi trường làm việc là các văn phòng của công ty, làm việc toàn thời gian. Phân biệt Copywriting và Content Writing Mặc dù cả Copywriting và Content Writing đều có liên quan trực tiếp đến việc tạo nội dung bằng văn bản. Tuy nhiên giữa Copywriting và Content Writing vẫn có những điểm khác biệt quan trọng riêng. Sau đây là bảng phân biệt chi tiết giúp bạn hiểu rõ về  2 loại nội dung này: Tiêu chí Copywriting Content Writing Mục đích chính Thuyết phục, tạo động lực mua hàng, tăng chuyển đổi khách hàng thành doanh thu bán hàng.  Cung cấp thông tin, giáo dục, xây dựng thương hiệu lâu dài và bền vững. Phong cách viết Nội dung thường ngắn gọn, xúc tích, giọng văn hấp dẫn, kích thích cảm xúc. Nội dung chi tiết cung cấp đầy đủ thông tin, thông tin mang tính giáo dục và giàu giá trị. Ứng dụng Quảng cáo, bán hàng, email marketing, slogan, landing page. Thường được sử dụng để xây dựng thương hiệu Bài blog, hướng dẫn, ebook, bài báo, nội dung mạng xã hội. Thường được sử dụng cho mục đích Content Marketing. Độ dài trung bình Tương đối ngắn gọn và xúc tích (thường dưới 500 chữ) Dài (thường trên 1000 chữ) Chuyển đổi Thôi thúc khách hàng hành động ngay lập tức (mua hàng, đăng ký, liên hệ hỗ trợ). Cung cấp kiến thức cho khách hàng, duy trì sự quan tâm và tạo dựng niềm tin. Ví dụ Slogan của Nike: “Just Do It”, tiêu đề quảng cáo Facebook, email khuyến mãi. Bài blog về “10 Cách Tối Ưu SEO”, hướng dẫn sử dụng sản phẩm, bài đăng trên LinkedIn. Sự khác nhau giữa Copywriting và Content Writing Kỹ năng cần thiết để trở thành Copywriting Để thành công trong lĩnh vực Copywriting, không chỉ cần khả năng viết hay mà còn cần rất nhiều kỹ năng khác nhau. Dưới đây là những kỹ năng quan trọng giúp bạn trở thành một Copywriting giỏi. Kỹ năng viết tốt và linh hoạt trong các trường hợp Bất kỳ ai làm trong lĩnh vực Copywriting cũng phải có kỹ năng viết tốt, linh hoạt và sáng tạo. Đây là một trong những kỹ năng quan trọng và cần thiết hàng đầu. Kỹ năng viết tốt khi ở vị trí Copywriting được đánh giá đó là: Khả năng sử dụng từ ngữ linh hoạt, văn phong đa dạng, sử dụng câu từ sáng tạo và rộng nghĩa. Bên cạnh đó câu từ phải có sự liên kết, gợi ra được hình bóng thương hiệu trong từng nội dung đang trình bày. Niềm đam mê mãnh liệt với thông tin Copywriting luôn phải sản xuất nội dung liên tục và để làm được điều này, nó đòi hỏi một lượng thông tin rất lớn. Để thành công trong lĩnh vực Copywriting bạn phải có niềm đam mê mãnh liệt với thông tin, không ngừng tìm tòi và thường xuyên cập nhật các thông tin cần thiết. Bên cạnh đó, bạn cũng phải nắm rõ thông tin từ cơ bản đến chuyên sâu liên quan đến sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp. Đồng thời phải có kỹ năng đọc, tổng hợp, phân tích thông tin để ứng dụng vào quá trình sản xuất nội dung. Kỹ năng sáng tạo tốt Kỹ năng sáng tạo quyết định trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của Copywriting. Vì vậy để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao đối với nghề này, người làm Copywriting cần phải trau dồi thêm vốn hiểu biết và ngôn từ của mình để viết được những nội dung sáng tạo và hay nhất. Những nội dung sáng tạo, độc đáo giúp tăng sức hút của các chiến lược marketing. Kinh nghiệm giúp bạn tăng khả năng sáng tạo khi làm trong lĩnh vực Copywriting đó là: Ghi lại ý tưởng mọi lúc mọi nơi. Mở rộng sự sáng tạo, thư giãn để não bộ luôn tươi mới. Dành thời gian đọc sách, đọc các tài liệu liên quan để mở rộng thêm vốn từ và góc nhìn của bản thân. Nếu có thời gian hãy ngồi thiền để não bộ được phục hồi. Kỹ năng cần thiết để trở thành Copywriting Hiểu biết cơ bản về nghệ thuật bán hàng Viết nội dung nhằm mục đích quảng cáo chính là một hoạt động bán hàng gián tiếp của doanh nghiệp. Nội dung được sáng tạo bởi Copywriting được đánh giá là có thành công hay không được quyết định trực tiếp bởi việc nó có khả năng thu hút khách hàng và có bán được hàng hay không. Vì vậy trước khi viết, bạn hãy tìm hiểu cơ bản về nghệ thuật bán hàng nhé. Có sự đồng cảm, thấu hiểu Để thu hút khách hàng, thúc đẩy họ thực hiện hành động mua hàng thông qua nội dung đòi hỏi phải có sự đồng cảm, thấu hiểu. Vì vậy, khi tạo nội dung bạn cần rèn luyện sự đồng cảm, thấu hiểu nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Khi tạo nội dung cảm được điểm đau của họ, họ sẽ quyết định mua hàng ngay lập tức. Sản xuất nội dung có sự đồng cảm, thấu hiểu đóng vai trò vô cùng quan trọng, quyết định trực tiếp việc khách hàng có ở lại bài viết của bạn hay không. Câu hỏi thường gặp Để hiểu rõ hơn về ngành nghề Copywriting là gì? Bạn đọc hãy tham khảo nội dung mà chúng tôi chia sẻ dưới đây nhé: Mức lương của Copywriting bao nhiêu? Mức lương Copywriting không cố định, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau bao gồm: lĩnh vực, quy mô doanh nghiệp, năng lực, kinh nghiệm,.. Tuy vậy, bạn vẫn có thể hình dung mức lương trung bình của Copywriting như sau: Mức lương trung bình: 13.000.000 VNĐ/tháng. Khoảng lương phổ biến: 10.000.000 – 15.000.000 VNĐ/tháng. Mức lương thấp nhất: 5.000.000 VNĐ/tháng. Mức lương cao nhất: 30.000.000 VNĐ/tháng. KPI của Copywriting là gì? Nghề nào thì cũng sẽ có KPI nhất định, đối với Copywriting thì KPI được tính như sau: Chỉ số lượng tương tác với nội dung: comment, share, view,... Số lượng bài viết sản xuất được trong tuần, tháng,... Số lượng list thu được từ nội dung. Số lượng chuyển đổi thành công từ nội dung. Học ngành gì để làm Copywriting Hiện nay, chưa có trường nào có khoa Copywriting và tuyển trực tiếp sinh viên cho ngành này. Tuy nhiên nếu bạn muốn làm trong lĩnh vực Copywriting, bạn vẫn có thể học các ngành như: báo chí, truyền thông, marketing, quảng cáo,.. Khi học các ngành này bạn sẽ được đào tạo những kiến thức, kỹ năng liên quan đến Copywriting, từ đó có nền tảng cơ bản, am hiểu tâm lý khách hàng, viết quảng cáo thu hút vào hiệu quả hơn. Kết luận Như vậy Unica đã giới thiệu tới bạn đọc khái niệm Copy writing là gì và những thủ pháp tuyệt vời để bạn trở thành một chuyên gia Copywriting đỉnh cao. Hy vọng bài viết đã đem đến cho bạn những thông tin thật hữu ích tới bạn đọc. Tìm hiểu thêm những khoá học Content Marketing trên Unica để trang bị thêm cho mình thật nhiều kiến thức hữu ích Xin cảm ơn và chúc bạn thành công!
17/09/2020
4890 Lượt xem
Các hình thức marketing độc đáo hiện nay giúp doanh nghiệp tăng doanh số nhanh
Các hình thức marketing độc đáo hiện nay giúp doanh nghiệp tăng doanh số nhanh Ngày nay, dưới sự phát triển bùng nổ của Internet, các doanh nghiệp gặp rất nhiều thuận lợi trong việc khẳng định thương hiệu, tên tuổi thông qua các chiến dịch Marketing. Thế nhưng, không phải ai cũng biết làm Marketing một cách hiệu quả. Chính vì thế, trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ các hình thức marketing độc đáo hiện nay mà bạn nhất định không nên bỏ lỡ.  Hình thức marketing là gì? Hình thức marketing là các phương pháp, kỹ thuật hoặc công cụ được sử dụng để tiếp cận, tương tác và tạo ra ảnh hưởng đến khách hàng hoặc đối tượng mục tiêu của một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Đây là các cách thức cụ thể mà doanh nghiệp sử dụng để quảng bá sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu của mình với mục tiêu tăng cường nhận thức, tạo ra sự quan tâm và tạo ra doanh số bán hàng. Hình thức marketing là các phương pháp, kỹ thuật hoặc công cụ được sử dụng  Vai trò của các hình thức marketing Các hình thức marketing độc đáo hiện nay đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng, tạo ra sự nhận thức về thương hiệu và sản phẩm, cũng như tăng doanh số bán hàng. Dưới đây là vai trò chính của một số hình thức marketing phổ biến: - Quảng cáo truyền thống: Bao gồm các phương tiện như quảng cáo trên truyền hình, radio, báo chí, tạp chí và biển quảng cáo ngoài trời. Vai trò của quảng cáo truyền thống là tạo ra nhận thức về thương hiệu, đưa thông điệp sản phẩm đến đại chúng lớn và tạo sự quan tâm ban đầu. - Marketing trực tuyến: Bao gồm các hoạt động như quảng cáo trên mạng, tạo nội dung trên trang web và blog, email marketing, social media marketing và SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm). Marketing trực tuyến giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả hơn thông qua internet, nơi mà mọi người dành nhiều thời gian hơn. - Quan hệ công chúng (PR): PR là quá trình xây dựng, duy trì và quản lý mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các cộng đồng, khách hàng và các bên liên quan khác. PR giúp cải thiện hình ảnh thương hiệu, tạo ra niềm tin và lòng tin cậy từ phía công chúng. Vai trò của các hình thức marketing - Tiếp thị nội dung: Tiếp thị nội dung tập trung vào việc tạo ra và chia sẻ nội dung giá trị để thu hút và giữ chân khách hàng. Điều này bao gồm việc tạo ra blog, video, bài viết, infographics và nhiều loại nội dung khác để giải quyết các vấn đề hoặc cung cấp thông tin hữu ích cho khách hàng. - Tiếp thị trải nghiệm (Experiential marketing): Loại hình marketing này tập trung vào việc tạo ra trải nghiệm thú vị và gây ấn tượng cho khách hàng thông qua sự tương tác trực tiếp. Điều này có thể bao gồm sự kiện, triển lãm, hoạt động tương tác trên mạng và các hoạt động trải nghiệm khác. - Tiếp thị trực tiếp (Direct marketing): Direct marketing là việc tiếp cận khách hàng mục tiêu một cách trực tiếp thông qua email, điện thoại, thư thông báo và các phương tiện truyền thông khác. Nó giúp tối ưu hóa việc tiếp cận khách hàng và tạo ra một kênh giao tiếp cá nhân hóa. >>> Xem thêm: Tìm hiểu về vai trò marketing  Trở thành chuyên gia Email Marketing bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học sẽ giúp bạn biết được cách để tăng khách hàng tiềm năng chất lượng qua Email, cách cá nhân hóa trong marketing bằng email để tăng sự tương tác, tự động hóa công việc marketing bán hàng,... Đăng ký ngay: [course_id:390,theme:course] [course_id:519,theme:course] [course_id:2247,theme:course] Các hình thức marketing độc đáo hiện nay Để giúp bạn thuận lợi trong việc xây dựng và thực hiện marketing thì dưới đây sẽ là 14 hình thức marketing độc đáo: 1. Ý tưởng quảng cáo marketing bằng phương tiện công cộng Với hình thức này, bạn sẽ sử dụng phương tiện công cộng như xe buýt, tàu điện ngầm hoặc trạm xe buýt để truyền tải thông điệp quảng cáo. Bạn sẽ tận dụng không gian quảng cáo trên các phương tiện công cộng để đưa thông điệp tiếp thị đến đối tượng mục tiêu một cách hiệu quả. Quảng cáo marketing bằng phương tiện công cộng 2. Tạo “trend” trên mạng xã hội Phát triển nội dung gây chú ý và hấp dẫn trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter để tạo ra các xu hướng (trend) mới. Bạn cần sử dụng hashtag và các chiến lược tương tác để kích thích sự quan tâm và tham gia từ cộng đồng mạng. 3. Triển khai email marketing Sử dụng email để gửi các thông điệp quảng cáo, thông tin khuyến mãi và tin tức mới nhất đến khách hàng. Các marketer cần tận dụng các công cụ tự động hóa để tạo ra các chiến dịch email marketing được cá nhân hóa và hiệu quả. Triển khai email marketing 4. Xây dựng website thương hiệu Tạo và phát triển một website chuyên nghiệp, thân thiện với người dùng để tạo ra một điểm tiếp xúc và giao tiếp tốt với khách hàng. Thông qua website, người dùng sẽ được cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của doanh nghiệp. 5. Đi bài PR Một trong các hình thức marketing độc đáo hiện nay là sử dụng bài viết trên các phương tiện truyền thông hoặc trang web uy tín để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ hoặc sự kiện của doanh nghiệp. Thông qua bài viết này, bạn sẽ tận dụng cơ hội để tạo ra sự chú ý từ cộng đồng và tạo ra nhận thức tích cực về thương hiệu. >>> Xem thêm: Giới thiệu về Marketing truyền thống Một trong những hình thức marketing độc đáo là sử dụng bài viết trên các phương tiện truyền thông hoặc trang web uy 6. Xây dựng chương trình khuyến mãi Phát triển các chương trình khuyến mãi hấp dẫn như giảm giá, quà tặng kèm hoặc các ưu đãi đặc biệt để kích thích sự mua sắm từ phía khách hàng. Quảng bá chương trình khuyến mãi một cách rộng rãi thông qua các kênh truyền thông và mạng xã hội. Xây dựng chương trình khuyến mãi 7. Tham gia tương tác trên các diễn đàn, hội nhóm Một trong các hình thức marketing độc đáo hiện nay là tham gia các diễn đàn, nhóm cộng đồng trực tuyến liên quan đến lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp để tương tác với khách hàng tiềm năng và chia sẻ thông tin giá trị. Thông qua đó, doanh nghiệp sẽ tạo và duy trì mối quan hệ với các thành viên trong cộng đồng để xây dựng uy tín và lòng tin đối với thương hiệu. 8. Quảng bá sản phẩm dựa trên review của khách hàng Sử dụng những đánh giá tích cực từ khách hàng trước đó để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ. Để khuyến khích người dùng viết review sản phẩm, doanh nghiệp nên tạo ra các chương trình khuyến mãi hoặc ưu đãi dành cho những đối tượng này. Quảng bá sản phẩm dựa trên review của khách hàng 9. Tạo danh thiếp Sử dụng danh thiếp làm công cụ tiếp thị để tạo ra ấn tượng và tăng cơ hội kết nối kinh doanh. Muốn tạo ấn tượng khó quên với người tiêu dùng, tốt nhất là bạn nên thiết kế danh thiết riêng cho doanh nghiệp hoặc đơn vị của mình. 10. Xây dựng mẫu quảng cáo thật cuốn hút Một trong các hình thức marketing độc đáo hiện nay là tạo ra các mẫu quảng cáo sáng tạo và cuốn hút để thu hút sự chú ý của khách hàng. Để thực hiện việc này, bạn nên sử dụng hình ảnh, video và văn bản mạnh mẽ để truyền tải thông điệp tiếp thị một cách hiệu quả. Xây dựng mẫu quảng cáo thật cuốn hút 11. Sử dụng facebook ads và google adwords để marketing Trong quá trình làm marketing, bạn nên tận dụng các nền tảng quảng cáo trực tuyến như Facebook Ads và Google AdWords để tiếp cận khách hàng tiềm năng. Hãy tạo ra các chiến dịch quảng cáo được tùy chỉnh và hiệu quả để đạt được mục tiêu tiếp thị. 12. Thiết kế slogan ấn tượng, đơn giản, dễ nhớ Sử dụng slogan làm một phần quan trọng trong chiến lược tiếp thị để tạo ra sự nhận biết và gắn gắn kết khách hàng với doanh nghiệp. Việc của bạn là phát triển các slogan hoặc khẩu hiệu độc đáo và đặc trưng cho thương hiệu hoặc sản phẩm. Thiết kế slogan ấn tượng, đơn giản, dễ nhớ 13. Sử dụng đồng phục cho nhân viên Đồng phục không chỉ là một phần của bộ nhận diện thương hiệu mà còn là cơ hội tiếp thị di động khi nhân viên di chuyển và giao tiếp với khách hàng. Bạn cần thiết kế và sử dụng đồng phục chuyên nghiệp, phù hợp với hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp. 14. Tạo video riêng cho doanh nghiệp Video là một trong những hình thức quảng cáo sản phẩm và dịch vụ hiệu quả. Bạn có thể sử dụng video để giới thiệu sản phẩm, chia sẻ kinh nghiệm sử dụng hoặc tạo ra các hướng dẫn và nội dung giáo dục để tạo sự tương tác và kết nối với khách hàng. Các marketer có thể phát triển kênh video trên các nền tảng như YouTube hoặc Vimeo để chia sẻ nội dung video liên quan đến sản phẩm, dịch vụ hoặc lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Tạo video riêng cho doanh nghiệp Cách tạo ra các ý tưởng marketing độc đáo Để tạo ra ý tưởng marketing độc đáo, bạn nên thực hiện các bước sau đây: 1. Bước 1: Xác định đúng insight khách hàng - Phân tích và hiểu rõ nhu cầu, mong muốn, thói quen và nhu cầu của khách hàng mục tiêu. - Tìm hiểu về các đặc điểm địa lý, độ tuổi, giới tính và tầm vóc kinh tế của khách hàng để có cái nhìn toàn diện về đối tượng mục tiêu. - Xác định insight - cái nhìn sâu sắc và độc đáo về cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của khách hàng - để tạo ra ý tưởng tiếp thị phù hợp và gây ấn tượng. Xác định đúng insight khách hàng 2. Bước 2: Nghiên cứu đối thủ - Tiến hành phân tích SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats) để hiểu rõ về các điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ trong ngành. - Quan sát và đánh giá các chiến lược tiếp thị và sản phẩm của đối thủ để tìm ra những điểm đặc biệt và cơ hội tiếp thị mà doanh nghiệp có thể tận dụng. - Học hỏi từ kinh nghiệm và thất bại của đối thủ để tạo ra những ý tưởng tiếp thị mới mẻ và hiệu quả hơn. Nghiên cứu đối thủ 3. Bước 3: Cập nhật xu hướng thường xuyên, liên tục - Theo dõi các xu hướng mới trong ngành và trên thị trường để nắm bắt được các cơ hội tiếp thị mới mẻ. - Tham gia các hội thảo, diễn đàn ngành và đọc các tạp chí, blog chuyên ngành để cập nhật thông tin mới nhất về xu hướng và các sáng kiến tiếp thị. - Theo dõi các trang mạng xã hội, diễn đàn và các nguồn tin uy tín để hiểu rõ về các thay đổi trong hành vi tiêu dùng và nhu cầu của khách hàng. Cập nhật xu hướng thường xuyên, liên tục 4. Bước 4: Bắt tay vào việc thực hiện - Sử dụng các thông tin và insights đã thu thập để tạo ra các ý tưởng tiếp thị độc đáo và hiệu quả. - Tạo ra một kế hoạch tiếp thị chi tiết và linh hoạt dựa trên những ý tưởng đã đề xuất. - Thử nghiệm và đánh giá các ý tưởng tiếp thị thông qua các chiến dịch thử nghiệm và điều chỉnh dựa trên phản hồi và hiệu quả thực tế. Kết luận Marketing là một yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp tăng doanh số và phát triển. Việc sử dụng các hình thức marketing độc đáo và sáng tạo có thể giúp doanh nghiệp nổi bật trong thị trường cạnh tranh. Hy vọng rằng thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn tìm ra các hình thức marketing phù hợp với doanh nghiệp của mình.
16/09/2020
3473 Lượt xem
Tổng hợp 6 cách viết content hay và hấp dẫn
Tổng hợp 6 cách viết content hay và hấp dẫn Bạn là người mới bắt đầu học viết content? Bạn luôn suy nghĩ làm thế nào để có thể viết content hay và hấp dẫn thu hút người đọc nhất? Làm thế nào để bạn ngay cả là người mới cũng có thể cho ra đời những bài viết content chất lượng? Có chia sẻ cách viết content hiệu quả nào không? Hãy cùng Unica đi tìm hiểu trong bài viết này nhé! Hình thành thói quen đọc sách mỗi ngày Thói quen đọc sách luôn là một thói quen tốt được khuyến khích rất nhiều, Với những lợi ích tuyệt vời mà sách mang lại như thư giãn, bổ sung kiến thức, giải trí, nghiên cứu,... thì việc đọc nhiều sách cũng là một cách tăng thêm vốn từ vựng, điều mà bất cứ một người làm content cần phải có, nhất là đối với những ai viết content chuyên ngành.  Thói quen đọc sách mỗi ngày Nên hình thành thói quen đọc sách mỗi ngày, ít nhất là 20 phút/ngày để duy trì thói quen, sau đó hãy tăng lên mỗi ngày một chút nhé. Vậy nên chọn quyển sách nào để đọc? Hay nói cách khác nên chọn loại sách nào để học viết content? Bạn có thể đọc các loại sách sau: Sách chuyên ngành chủ đề/lĩnh vực mà bạn đang cần xây dựng bài viết content như sách về content marketing. Đọc sách chuyên ngành giúp tăng vốn từ vựng cho bài viết content hay Với mỗi một chuyên ngành, một lĩnh vực nào đó sẽ luôn có văn phong riêng biệt, song song với đó là khối lượng từ ngữ chuyên ngành vừa giúp bạn tăng lượng kiến thức cần thiết vừa tăng vốn từ vựng chuyên ngành của bạn lên hơn, bài viết content của bạn sẽ đi đúng hướng và được đón đọc bởi những bạn đọc thật sự hơn.  Ví dụ bạn quan tâm tới vấn đề sức khỏe, eat clean thì bạn nên đọc những quyển sách về dinh dưỡng sạch, những quyển sách nghiên cứu về chế độ ăn eat clean của các chuyên gia, chúng sẽ có ích rất nhiều cho bài viết của bạn đấy. Hiển nhiên một bài viết có dẫn chứng khoa học cụ thể, một lời nhận xét, đánh giá chuyên nghiệp từ những chuyên gia đầu ngành vẫn sẽ khiến bài viết của bạn đáng tin hơn nhiều so với những bài viết khác. Sách ngoài lề: Ví dụ như sách về cách viết content hay, hướng dẫn viết content, cách viết content thu hút dành cho dân content, sách về marketing, hoặc là... từ điển tiếng Việt! Những quyển sách dạng này không bổ sung cho bạn kiến thức chuyên ngành chủ đề mà bạn viết bài, tuy nhiên chúng sẽ giúp bạn hình thành vững chắc hơn văn phong của riêng bạn, giúp bạn bổ sung được vốn từ vựng bên ngoài phong phú, đa dạng và ấn tượng để bạn có thể vận dụng linh hoạt và "chém" đỉnh hơn trong những bài viết content sắp tới. Đọc sách chủ đề khác sẽ hỗ trợ bạn văn phong thêm phong phú Ngoài ra bạn cũng có thể đọc những ebook, tham gia những trang web chia sẻ, blog của những "chuyên gia content" để tham khảo và ứng dụng sự sáng tạo của họ vào bài viết của bạn thêm hấp dẫn hơn. Nắm được các tuyệt chiêu viết content đỉnh cao bằng cách đăng ký học online qua video. Khoá học giúp bạn làm quen với các thể loại content, nắm vững kiến thức viết bài website hay viết bài content marketing. Và tất tần tật những kiến thức về kỹ năng viết content hay để thu hút người đọc. Đăng ký ngay. [course_id:402,theme:course] [course_id:1731,theme:course] [course_id:2169,theme:course] Thực hành viết mỗi ngày thường xuyên  Cách tốt nhất để có thể viết content hay chỉ có thực hành viết thôi. Hãy viết bất cứ khi nào, bất cứ câu nói nào ấn tượng, ý tưởng đột phá và viết tất cả ra giấy. Tốt nhất là bạn nên có một cuốn sổ và một cây bút để thực hành viết nhé. Còn nếu bạn ngại mang sổ, lúc nào bạn cũng có điện thoại bên mình thì sao không thể tận dụng chúng để thực hành viết nhỉ? Bạn có thể viết status Facebook, instagram, ... hoặc trên các diễn đàn, blog, viết nhật ký online, bất cứ nơi nào bạn cũng có thể viết được hết.  Bắt tay đặt tiêu đề cho bài viết Đừng nghĩ đặt tiêu đề là dễ bạn nhé. Hãy sáng tạo thật nhiều cách đặt tiêu đề cho bài viết content nhiều nhất có thể. Nhất là đối với content marketing, content facebook tiêu đề content hay và ấn tượng sẽ đóng vai trò quyết định khách hàng có tiếp tục đọc content của bạn hay là không. Lên cấu trúc bài viết (dàn ý) Luyện viết dàn ý thường xuyên rất tốt cho việc định hướng bài viết content Từ khi chúng ta đi học việc lên dàn ý bài văn luôn được các thầy cô nhắc nhở phải chú ý, nó chính là "xương sườn xương sống" để bạn dựa vào viết bài đúng trọng tâm, đúng ý tưởng. Viết content hay cũng vậy thôi, trước khi bắt tay viết một bài viết nào đó bạn ít nhất cũng nên có những đầu mục nhỏ như: Mục đích của bài viết này là gì, bạn sẽ viết cho ai, chủ đề chính là gì, từ khóa chính là gì, bạn nên viết theo mô hình nào... rồi nơi đăng bài ở đâu trên Facebook ahy website, blog cá nhân? Dựa vào những tiêu chí đó bạn sẽ có cách viết content hay và hấp dẫn người đọc nhất. Học cách khai thác sâu vào khách hàng của bạn Cái này sẽ có chút đào sâu hơn vào chủ đề/lĩnh vực bạn viết bài. Khách hàng là những người mua sản phẩm của bạn nhưng họ chỉ mua khi sản phẩm đó có ích và họ thấy cần mà thôi. Vậy cách viết content hay đi vào lòng khách hàng nhất chỉ có thể là đứng trên phương diện của khách hàng để cảm nhận thôi. Ví dụ bạn bán mỹ phẩm làm đẹp nhé. Bạn muốn bán sản phẩm này cho ai? Nữ hay Nam? Bao nhiêu tuổi? Khu vực của họ ở đâu? Thói quen (tốt - xấu) của họ là gì mà phải quan tâm đến sản phẩm của bạn? Rồi sau đó bạn sẽ cần phải trả lời được sản phẩm của bạn giải quyết được vấn đề của  họ không và giải quyết như thế nào?...  Nên nhớ rằng những gì bạn thấy chưa chắc là vấn đề thật sự của khách hàng, nếu bạn muốn bài viết content của mình chạm được tới góc sâu nhất của khách hàng bạn bắt buộc phải hiểu khách hàng của mình như hiểu chính bạn vậy, từ đó bạn sẽ có những cách viết content trình bày saocho hay nhất, chất lượng nhất và giải quyết vấn đề của khách hàng triệt để nhất. Học cách kết hợp chữ, hình và video với nội dung của bạn Thời đại công nghệ số, hầu hết ai cũng đều có trong tay một thiết bị thông minh như điện thoại, latop cá nhân. Đây thật sự là môi trường rất tuyệt vời để bạn học cách "làm bạn với hình làm tình với chữ", đặc biệt là trên các kênh MXH như Facebook, Instagram... Khách hàng họ rất lười đọc, nhưng lại rất yêu thích những hình ảnh, video ấn tượng, hấp dẫn. Việc bạn sử dụng vậy sẽ là một cách tiếp cận cũng như cách viết bài bán hàng thu hút khách tăng tỷ lệ chuyển đổi mua hàng cũng như lượng xem video. Để có được một content chất lượng đòi hỏi người làm content phải có vốn kiến thức sâu rộng hiểu tường tận mọi vấn đề. Bạn đọc có thể tham khảo các khoá học Content Marketing trên Unica để có được những kiến thức từ những chuyên gia hàng đầu. Kết luận Như vậy Unica đã giới thiệu tới bạn đọc 6 bí quyết để học viết content hay. Nắm trong tay những cách viết content thu hút và hiệu quả bạn cũng sẽ tự mình nghiệm ra cách viết content quảng cáo facebook hấp dẫn. Hy vọng những hướng dẫn nhỏ trên sẽ giúp bạn có thể viết content thật hay ngay cả khi bạn chưa biết gì. Chúc bạn thành công!
16/09/2020
3715 Lượt xem
Brief là gì? Những yếu tố tạo nên một bản Brief “chuẩn - chất”
Brief là gì? Những yếu tố tạo nên một bản Brief “chuẩn - chất” Để các chiến dịch truyền thông đảm bảo được những gì mà doanh nghiệp mong muốn thì việc hiểu một bản brief là vô cùng quan trọng. Đưa ra một bản brief “chuẩn” sẽ giúp các agency/nhân viên marketing đưa ra sản phẩm nhanh và đúng ý bạn nhất. Đừng mất thời gian vào việc sửa đi sửa lại từng phần của kế hoạch chỉ vì hai bên không hiểu rõ ý nhau. Như vậy, brief là gì sẽ được bật mí ngay sau đây? Brief là gì? Brief trong marketing là gì? "Brief" là một từ ngữ được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng trong ngữ cảnh của marketing và truyền thông, "brief" thường được hiểu là một tài liệu tóm tắt cung cấp thông tin và hướng dẫn cụ thể về một dự án hoặc một chiến dịch. Trong marketing, "brief" là một tài liệu hướng dẫn chi tiết cung cấp thông tin về mục tiêu, yêu cầu, hướng dẫn cho các bộ phận hoặc đội ngũ liên quan đến việc phát triển và triển khai một chiến dịch tiếp thị. Brief thường được sử dụng để đảm bảo rằng tất cả các bên liên quan đều hiểu rõ mục tiêu, thông điệp, yêu cầu và kỳ vọng của dự án. Birief hiểu đơn giản là bản tóm tắt kế hoạch marketing Những loại Brief được sử dụng phổ biến hiện nay Những loại Brief được sử dụng phổ biến hiện nay gồm có Creative Brief và Communication Brief. Đặc điểm của từng loại như sau: 1. Creative brief là gì? Creative Brief là một tài liệu tổng hợp nhằm định hình và hướng dẫn quá trình phát triển ý tưởng sáng tạo cho một chiến dịch tiếp thị hoặc dự án nghệ thuật. Đây thường là tài liệu đầu tiên trong quá trình sản xuất nội dung hoặc vật liệu truyền thông và đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin cụ thể về mục tiêu, đối tượng, thông điệp, yêu cầu thiết kế và hướng dẫn sáng tạo.  Creative Brief giúp đảm bảo rằng các nhóm làm việc như nhóm thiết kế, nhóm viết nội dung, nhóm sản xuất hiểu rõ mục tiêu và kỳ vọng của dự án, từ đó tạo ra các ý tưởng và nội dung phù hợp với yêu cầu và mục tiêu đề ra. Creative Brief là một tài liệu tổng hợp 2. Communication brief là gì? Communication Brief là một tài liệu hướng dẫn chi tiết về cách giao tiếp với đối tượng mục tiêu trong một chiến dịch tiếp thị. Đây là công cụ quan trọng giúp định rõ thông điệp, phương tiện truyền thông và cách tiếp cận đối tượng mục tiêu.  Communication Brief thường bao gồm các yếu tố như mục tiêu giao tiếp, đối tượng, thông điệp cốt lõi, kênh giao tiếp và lịch trình. Điều này giúp đảm bảo rằng các chiến dịch tiếp thị được thực hiện có thể tương tác một cách hiệu quả với đối tượng mục tiêu, từ việc thu hút sự chú ý đến việc tạo ra hành động mong muốn từ phía khách hàng. Communication Brief thường bao gồm các yếu tố như mục tiêu giao tiếp, đối tượng, thông điệp cốt lõi, kênh giao tiếp và lịch trình Tại sao cần có brief cho các chiến dịch marketing? Brief cho các chiến dịch marketing là một công cụ quan trọng giúp đảm bảo rằng tất cả các bên liên quan đều hiểu rõ mục tiêu, chiến lược và yêu cầu cụ thể của chiến dịch. Dưới đây là một số lý do tại sao brief là cần thiết: - Chỉ đạo rõ ràng: Brief cung cấp một hướng dẫn rõ ràng về mục tiêu và chiến lược của chiến dịch. Nó đảm bảo rằng mọi người đều có cùng một hiểu biết về những gì cần phải đạt được và cách làm để đạt được điều đó. - Giữ cho các bên liên quan đồng nhất: Brief giúp đảm bảo rằng tất cả các bên liên quan, từ nhóm tiếp thị đến đội thiết kế và sản xuất, đều có cùng một cái nhìn và đồng ý về ý tưởng và phong cách của chiến dịch. - Tiết kiệm thời gian và nguồn lực: Bằng cách cung cấp thông tin chi tiết và cụ thể từ đầu, brief giúp tránh những hiểu lầm và phải điều chỉnh lại sau này. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và nguồn lực cho cả nhóm làm việc. - Định rõ các yêu cầu và chuẩn mực: Brief đề cập đến các yêu cầu cụ thể như thời hạn, ngân sách, yêu cầu thiết kế, nội dung và kênh phân phối. Điều này giúp đảm bảo rằng mọi người đều hiểu rõ những gì cần làm và chuẩn mực cần phải đạt được. - Đánh giá hiệu suất: Brief cung cấp cơ sở để đánh giá hiệu suất của chiến dịch dựa trên mục tiêu được xác định từ trước. Nó giúp nhóm tiếp thị và quản lý đánh giá được mức độ thành công của chiến dịch và học hỏi từ kinh nghiệm. Lý do tại sao brief là cần thiết Những yếu tố cần lưu ý khi viết brief là gì? Khi viết brief, bạn cần chú ý tới những yếu tố như là nội dung ngắn gọn, làm rõ mục tiêu viết, liệt kê những bên liên quan chính, xác định và phân tích đối thủ cạnh tranh, chỉnh thời gian cho hợp lý và chủ động về ngân sách.  1. Hướng đến sự ngắn gọn, xúc tích Brief nên được viết một cách ngắn gọn và xúc tích, chỉ bao gồm những thông tin cần thiết. Điều này giúp người đọc dễ dàng hiểu và nắm bắt được nội dung. 2. Làm rõ mục tiêu của bạn Mục tiêu của chiến dịch marketing nên được mô tả một cách rõ ràng trong brief. Điều này giúp đảm bảo rằng tất cả các bên liên quan đều hiểu và hướng tới cùng một mục tiêu. Làm rõ mục tiêu của chiến dịch marketing 3. Liệt kê cụ thể những bên liên quan chính Brief nên bao gồm một danh sách cụ thể về những bên liên quan chính đến chiến dịch, bao gồm khách hàng, đối tác, nhà cung cấp và nhân viên. Điều này giúp đảm bảo rằng tất cả các bên liên quan đều được thông báo và cập nhật về chiến dịch. 4. Xác định và phân tích đối thủ cạnh tranh Brief nên bao gồm một phân tích về đối thủ cạnh tranh, bao gồm những điểm mạnh và yếu, cơ hội và thách thức. Điều này giúp doanh nghiệp xác định được vị trí của mình trên thị trường và lựa chọn chiến lược marketing phù hợp. >>> Xem thêm: Sự khác biệt  về sản phẩm Xác định và phân tích đối thủ cạnh tranh 5. Cân chỉnh thời gian hợp lý Brief nên bao gồm một lịch trình cụ thể cho chiến dịch, bao gồm các giai đoạn chính và thời gian dự kiến cho mỗi giai đoạn. Điều này giúp đảm bảo rằng tất cả các hoạt động được thực hiện đúng hạn và chiến dịch diễn ra một cách trơn tru. Đăng ký khoá học Làm video marketing online ngay để nhận ưu đã hấp dẫni. Khóa học sẽ giúp bạn hiểu hơn về bố cục kịch bản 1 video marketing, cách tạo video bán hàng chuẩn chỉnh cũng như các kiến thức liên quan. Nhanh tay đăng ký ngay: [course_id:876,theme:course] [course_id:1049,theme:course] [course_id:240,theme:course] 6. Chủ động về ngân sách Brief nên bao gồm một ước lượng về ngân sách cho chiến dịch. Điều này giúp doanh nghiệp lập kế hoạch tài chính và đảm bảo rằng chiến dịch có đủ nguồn lực để thực hiện. Quy trình dùng Brief của Client với Agency Dưới đây sẽ là quy trình dùng Brief của Client và Agency. Đây sẽ là những bước căn bản nhất còn chi tiết sẽ phụ thuộc vào từng doanh nghiệp. 1. Bước 1: Brief Khách hàng (Client) sẽ tạo ra một Brief mô tả chi tiết về mục tiêu, đối tượng mục tiêu, thông điệp và yêu cầu khác của chiến dịch marketing. Brief này sau đó sẽ được gửi đến Agency. 2. Bước 2: Pitching Sau khi nhận được Brief, Agency sẽ phân tích và đề xuất một chiến lược marketing phù hợp. Điều này thường được thực hiện thông qua một cuộc họp Pitching, nơi mà Agency sẽ trình bày chiến lược của mình và thảo luận với Client.   Cần xác định đúng các bước khi lên kế hoạch cho brief 3. Bước 3: Planning Sau khi chiến lược đã được phê duyệt, Agency sẽ bắt đầu quá trình lập kế hoạch chi tiết cho chiến dịch. Điều này bao gồm việc xác định các hoạt động cụ thể, lên lịch thực hiện và phân bổ nguồn lực. 4. Bước 4: Production Trong giai đoạn này, Agency sẽ thực hiện các hoạt động đã lên kế hoạch, bao gồm việc tạo nội dung, thiết kế quảng cáo và thiết lập các chiến dịch trực tuyến. 5. Bước 5: Advertising Sau khi tất cả các hoạt động đã được thực hiện, Agency sẽ bắt đầu quá trình quảng cáo, bao gồm việc phát sóng quảng cáo trên các kênh truyền thông và theo dõi hiệu quả của chúng. Dùng nhiều phương tiện truyền thông khác nhau để quảng cáo  6. Bước 6: Report & Payment Cuối cùng, sau khi chiến dịch đã kết thúc, Agency sẽ tạo ra một báo cáo chi tiết về hiệu quả của chiến dịch và gửi cho Client. Client sau đó sẽ thanh toán cho Agency dựa trên các điều khoản đã thỏa thuận. Lời kết Như vậy, chúng tôi đã giới thiệu tất tần một Brief là gì. Trước khi doanh nghiệp của bạn thực hiện bất cứ một chiến dịch Marketing nào thì hãy cố gắng làm một bản tóm tắt sáng tạo để có định hướng đúng đắn. Bên cạnh đó việc học marketing nâng cao sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong công việc và áp dụng vào các chiến dịch cho doanh nghiệp mình. 
16/09/2020
6301 Lượt xem
Top 5 cách thu hút khách hàng đỉnh cao nhất hiện nay
Top 5 cách thu hút khách hàng đỉnh cao nhất hiện nay Khách hàng chính là nguồn sống của doanh nghiệp, đặc biệt là khách hàng trung thành là nhóm đối tượng gắn liền với bài toán doanh thu, chi phí, thương hiệu và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Sự trung thành của khách hàng cũng tạo ra sự gắn bó mật thiết giúp doanh nghiệp vận hành ổn định thậm chí cả trong những giai đoạn khó khăn. Như vậy, chiến lược thu hút khách hàng đóng một vai trò quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân nào đó. Để khách hàng tin tưởng, tạo được niềm tin và ra quyết định mua hàng lại như thế nào thì chúng tôi sẽ bật mí cho các bạn 3 Kungfu đỉnh cao trong cách thu hút khách hàng. Top 5 cách thu hút khách hàng hiệu quả Cách thu hút khách hàng như nào để hiệu quả, để khách hàng biết đến và quay lại sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn ở những lần sau thì câu trả lời sẽ dược tiết lộ ngay sau đây. Tạo sự khác biệt về thương hiệu Để thu hút khách hàng đặc biệt là những khách hàng mới thì không phải lúc nào chúng ta cũng nên tập trung vào mỗi chất lượng sản phẩm. Nếu doanh nghiệp của bạn không có khả năng tạo ra sản phẩm khác biệt so với đối thủ thì hay  tập trung vào việc xây dựng thương hiệu, hình ảnh của doanh nghiệp. Sự khác biệt này sẽ giúp doanh nghiệp của bạn khác biệt và không thể hòa lẫn với đối thủ cạnh tranh. Bạn có thể hướng đến cho doanh nghiệp đến sự khác biệt về dịch vụ, hình ảnh, sản phẩm. Một ví dụ cụ thể về sự khác biệt về dịch vụ như các doanh nghiệp cạnh tranh gay gắt về thị trường thức ăn nhanh, nhưng thương hiệu có bạn có thể tạo dấu ấn trong lòng người sử dụng về dịch vụ giao hàng trong vòng 30 phút hoặc miễn phí vận chuyển. >> Đọc thêm: 5 cách biến bộ nhận dạng thương hiệu trở nên khác biệt Khác biệt hóa về thương hiệu so với đối thủ Tăng cường đẩy các chiến dịch quảng cáo Một cách thu hút khách hàng tiếp theo bạn có thể quan tâm đó là quảng cáo. Trong đó, bạn chỉ nên quan tâm đến hình thức quảng cáo trả phí và không mất phí. Nếu bạn là doanh nghiệp lớn, có nguồn ngân sách lớn và quy mô rộng thì bạn nên áp dụng loại hình quảng cáo trả phí để sản phẩm, dịch vụ của bạn được xuất hiện nhiều trên phương tiện truyền thông, các mạng xã hội. Cụ thể: - Sử dụng quảng cáo facebook hoặc Google ADS: Đây được xem là hình thức đơn giản và phổ biến hiện nay. Nhưng khi sử dụng cách này, các bạn cần đầu tư chú trọng đến content, hình ảnh, kỹ thuật chạy quảng cáo. -  Quảng cáo Youtube, Tik Tok, Zalo, Instagram… Nhìn chung, các kênh quảng cáo này đều giúp bạn thu hút và tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả nhưng có trả phí. Còn nếu bạn chỉ là cá nhân, buôn bán nhỏ lẻ, không có nguồn lực thì có thể quảng cáo miễn phí nhưng hiệu quả nó đem lại không cao. >> Xem thêm:  - Top 4 khóa học Facebook marketing tốt và mới nhất hiện nay - 5 Cách quảng cáo sản phẩm hữu ích dành cho doanh nghiệp Sử dụng chiêu thức khuyến mãi Bạn bán sản phẩm cho ai? Đó chính là bán cho khách hàng và đấy chính là người quyết định đến sự thành công hoặc thất bại của doanh nghiệp bạn, cửa hàng nhà bạn. Nhưng thời buổi hiện nay cạnh tranh vô cùng gay gắt, khách hàng có rất nhiều lựa chọn mua hàng cho bản thân mình nhưng làm thế nào để bạn kéo được khách hàng về phía mình? Sử dụng chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng Cách thu hút khách hàng tiếp theo chính là giảm giá - một cách đanh trực tiếp vào túi tiền người mua để thu hút khách hơn so với đối thủ cạnh tranh. Bạn có thể sử dụng các hình thức như: - Khuyến mãi mua 1 tặng 1. - Giảm giá các khung giờ vàng hoặc các ngày đặc biệt. - Khuyến mãi khách hàng vào ngày sinh nhật. Nâng cao thái độ phục vụ của nhân viên Thái độ phục vụ của nhân viên là một yếu tố quan trọng trong việc chiếm được lòng tin của khách hàng một cách dễ dàng và hiệu quả nhất. Những hành động tưởng chừng đơn giản như nụ cười, lời cảm ơn, hay tư bấn tận tình... đó cũng tạo nên ấn tượng với khách hàng. Nhất là trong giai đoạn mới bắt đầu kinh doanh, khi khách hàng chưa biết đến cửa hàng của bạn, thì bạn cần tập trung đầu tư đào tạo kỹ năng thái độ phục vụ cho nhân viên bán hàng của mình.  Một số cách làm để cải thiện thái độ phục vụ của nhân viên: - Training/Đào tạo nhân viên về kỹ năng chăm sóc khách hàng, tư vấn khách hàng - Tạo dựng KPI cho mỗi nhân viên đề ra mục tiêu số lượng kahcsh hàng quay lại, sô lượng khách hàng bình chọn tốt cho cửa hàng. Đưa ra những mức thưởng phạt khác nhau cho nhân viên đạt hoặc vượt KPI. - Trò chuyện, tâm sự với nhân viên để tìm hiểu gốc rễ vấn đề khi thấy thái độ nhân viên tiêu cực. Ngoài ra bạn cũng có thể tìm hiểu thêm những bí quyết thu hút khách hàng từ những cửa hàng lớn cùng phân khúc khách hàng. Xem cách họ đào tạo, những chuẩn mực đưa ra để đánh giá nhân viên... Thường xuyên tương tác với khách hàng thân thiết Một trong những cách giữ chân khách hàng được đa số các cửa hàng áp dụng hiện nay chính là lưu lại những thông tin cá nhân của những người đến mua hàng như tên, số điện thoại, địa chỉ... đây là cách thu hút khách hàng quay lại cửa hàng lần 2 một cách hiệu quả.  Khi bạn đã có được tệp khách hàng, tiến hàng phân loại khách hàng để có được chương trình chăm sóc khách hàng hợp lý nhất. Khách mua hàng thường xuyên với giá trị đơn hàng > 10 triệu/tháng, Khách mua hàng lần đầu, khách mua hàng một lần duy nhất. Hãy phân loại cụ thể từng nhóm khách hàng, hạn chế spam tin nhắn cho toàn bộ khách hàng, chỉ nhắn tin vào những dịp nhất định như: Chúc mừng sinh nhật, gửi mã khuyến mãi cho khách hàng thân thiết.  Cách thu hút khách hàng đi ngang như thế nào? Khách hàng đi ngang là những khách hàng đi đường và bạn không có chủ đích để thu hút họ thông qua các chiến dịch Marketing.  Nhưng thu hút tập khách hàng này như thế nào để đạt hiệu quả cao và tập khác hàng đi ngang này chỉ phù hợp cho các loại hình buôn bán, các mặt hàng hay sử dụng trong cuộc sống. Thu hút khách hàng ngang qua về phía bạn rất khó Ví dụ, Điện máy xanh thu hút khách hàng rất hiệu quả bằng màu sắc màu xanh vui nhộn cùng những lời hát riêng biệt, sống động thu hút được rất nhiều người qua đường ghé vào cửa hàng tìm kiếm sản phẩm. Còn đối với những cửa hàng nhỏ, bạn có thể gây ấn tượng tốt với người qua đường bằng cách phát nước miễn phí. Tuy nhiên những hình thức này chỉ có thể thu hút được khách hàng tạm thời, để có thu thể thu hút được những khách hàng này thì bạn cần phải có một chiến lược cụ thể, có kế hoạch, đầu từ và bài bản như: - Thiết kế sản phẩm có sự khác biệt so với những đối thủ khác. - Bao bì sản phẩm có sự nổi trội bắt mắt. - Nên cải tiến những sản phẩm cũ. - Sử dụng các banner, meme Marketing với content chất lượng để thu hút khách hàng. Meme là một ý tưởng khá hay trên mạng xã hội, nó có tính hài hước, chứa một câu đơn giản dưới dạng hình ảnh hoặc video nhưng truyền tải được nội dung sản phẩm cũng như ý đồ người bán. Những cách thu hút khách hàng được chúng tôi tổng hợp ở trên, hy vọng rằng các bạn sẽ có thêm cho mình kinh nghiệm quý báu để xây dựng những chiến lược marketing thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ hiệu quả. Chúc các bạn thành công! >> Bạn đọc cũng quan tâm: - 3 Chiến lược Marketing đỉnh cao dành cho dân kinh doanh - Chiến lược thúc đẩy bán hàng đang gây sốt giới kinh doanh
16/09/2020
1106 Lượt xem