Ngày nay với sự phát triển của internet, hình thức kinh doanh online đang chiếm ưu thế hơn cả. Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là marketing truyền thống không còn tồn tại. Có thể nói, marketing truyền thống và marketing hiện đại luôn tồn tại song song với nhau, marketing truyền thống là cội nguồn của các loại marketing sau này. Để hiểu rõ và có cái nhìn sâu sắc hơn về các chiến dịch marketing truyền thống, mời bạn tham khảo nội dung trong bài viết sau nhé.
1. Marketing truyền thống là gì?
Khác với các hình thức Marketing Online sử dụng công cụ chính là Internet để triển khai các chiến lược kinh doanh Marketing thì loại hình Marketing truyền thống được hiểu là việc doanh nghiệp thực hiện tất cả các hoạt động quảng bá, giới thiệu, tiếp thị, mua bán sản phẩm không có sự can thiệp của Internet.
Để hiểu sâu sắc hơn về định nghĩa này, chúng tôi đưa ra 2 khía cạnh để bạn đọc dễ dàng tiếp cận như sau:
- Thứ nhất, thông qua các phương thức không có sự can thiệp của kỹ thuật số, Internet, Marketer thực hiện các chiến dịch quảng bá, giới thiệu thông tin sản phẩm thông qua tờ rơi, tivi, báo đài để có thể tiếp cận khách hàng tiềm năng của mình.
- Thứ hai, thay vì thực hiện các chiến thuật marketing ngay từ ban đầu, người kinh doanh sẽ tập trung vào khâu sản xuất, phân phối và tiến hành bán sản phẩm thông qua các công cụ truyền thống khác nhau.
Traditional Marketing là gì?
2. Những lợi thế của marketing truyền thống?
Về cơ bản, marketing truyền thống chính là chiến lược quảng cáo không có internet. Doanh nghiệp triển khai các chiến lược marketing như: bán hàng trực tiếp, truyền hình, radio, thư, quảng cáo, in ấn,.. tới mọi người. Lợi ích của marketing truyền thống đó là:
- Tiếp cận đối tượng rộng lớn: Marketing truyền thống có thể tiếp cận đến nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng, bao gồm cả những người không sử dụng internet.
- Tạo dựng uy tín thương hiệu: Marketing truyền thống giúp doanh nghiệp xây dựng uy tín và nhận thức về thương hiệu. Các hình thức quảng cáo truyền thống như: quảng cáo trên báo chí, truyền hình được xem là đáng tin cậy hơn so với các hình thức quảng cáo trực tuyến.
- Tạo cảm xúc và kết nối: Marketing truyền thống có thể tạo ra cảm xúc và kết nối với khách hàng tiềm năng. Ví dụ, một quảng cáo truyền hình cảm động có thể khiến khách hàng liên tưởng đến thương hiệu của bạn và có cảm tình với thương hiệu.
- Linh hoạt: Marketing truyền thống có thể được sử dụng kết hợp với các hình thức marketing khác để tạo ra chiến dịch marketing hiệu quả.
Marketing truyền thống chính là chiến lược quảng cáo không có internet
3. Một số loại hình Marketing truyền thống
Có rất nhiều các loại hình marketing truyền thống khác nhau như: phát tờ rơi, telesale, quảng cáo ngoài trời,... Dưới đây là tổng hợp một số loại hình marketing truyền thống phổ biến cho bạn tham khảo:
3.1. Phát tờ rơi
Hình thức phát tờ rơi đã trở nên quá quen thuộc đối với những doanh nghiệp, người kinh doanh bán lẻ khi muốn sử dụng công cụ này để giới thiệu sản phẩm hoặc các ưu đãi đối với người tiêu dùng. Để hình thức phát tờ rơi được triển khai một cách hiệu quả, bạn cần thực hiện ở những khu vực tập trung đông dân cư như: trường học, rạp chiếu phim, siêu thị, chợ thương mại, ngã tư đèn xanh, đèn đỏ… Đây là một phương thức tuy đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao dựa trên tính tương tác tốt đối với khách hàng.
Ngoài ra, việc thiết kế bản mô tả sản phẩm thông qua tờ rơi hoặc danh thiếp với nội dung bắt mắt, sáng tạo, độc đáo sẽ giúp lưu lại ấn tượng và cảm xúc chân thật hơn trong tâm trí của khách hàng.
3.2. Telesale ( Điện thoại)
Ngày nay, khi Internet phát triển bùng nổ thì hình thức bán hàng qua điện thoại vẫn được ưa chuộng. Thông qua các dữ liệu data được doanh nghiệp thu thập, nhân viên sales có nhiệm vụ giới thiệu, tư vấn và bán hàng thông qua hình thức gọi điện thoại. Ngoài nắm chắc những thông tin liên đến sản phẩm, việc các seller kết hợp linh hoạt các kỹ năng như: lắng nghe, phản hồi, đặt câu hỏi, tương tác… sẽ giúp tìm kiếm ra những khách hàng mới đầy tiềm năng nhằm nâng cao doanh số bán hàng cho doanh nghiệp mình.
Hình thức marketing truyền thống Telesale
3.3. Quảng cáo ngoài trời
Với phương thức này, chúng ta dễ dàng bắt gặp trên những cung đường lớn, tập trung nhiều khu nhà cao tầng. Thông qua việc quảng cáo ngoài trời, các biển quảng cáo (Pano) được sử dụng ở tầm cao với hình ảnh bắt mắt không chỉ giúp doanh nghiệp lan tỏa thương hiệu mà nó còn có thể gây được ấn tượng đối với khách hàng.
Ngoài ra, thay vì tập trung quá nhiều câu chữ cho biển quảng cáo, việc doanh nghiệp sử dụng những hình ảnh chất lượng, ấn tượng sẽ khiến cho khách hàng cảm thấy thích thú và quan tâm hơn rất nhiều.
3.4. Tài trợ chương trình, sự kiện
Có một điều bạn có thể dễ dàng nhận thấy đó là tại các chương trình, sự kiện lớn thu hút rất nhiều những nhà tài trợ khác nhau. Vậy đâu là lý do để các doanh nghiệp quyết định tài trợ cho các chương trình đó ?
Với hình thức tài trợ, logo của doanh nghiệp bạn không chỉ xuất hiện trên các poster, banner, billboard mà tên thương hiệu còn được nhắc lại rất nhiều lần trong xuyên suốt các hoạt động của chương trình. Đây chính là một chiêu thức giúp doanh nghiệp lan tỏa, quảng bá thương hiệu, gây dựng niềm tin để có thể tiếp cận được những khách hàng tiềm năng một cách dễ dàng.
Đăng ký khoá học Marketing online ngay để nhận ưu đãi vô cùng hấp dẫn. Khóa học sẽ giúp bạn hiểu rõ các khái niệm từ cơ bản đến nâng cao trong Marketing, tầm quan trọng và lý do tại sao phải lập kế hoạch Marketing, biết cách xác định lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ,... Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn:
3.5. Tham dự hội chợ, triển lãm
Trong các hình thức Marketing, việc các doanh nghiệp thường xuyên tham dự các hội chợ, triển lãm là một cách tiếp thị sản phẩm vô cùng hữu ích. Thông qua hình thức bày bán trực tiếp, các doanh nghiệp sẽ đưa sản phẩm của mình đến gần hơn với khách hàng để có thể tăng doanh số trong thời gian ngắn.
Không chỉ vậy, việc các doanh nghiệp thường xuyên tham dự các chương trình hội chợ, triển lãm thương mại cũng là một cơ hội để phân tích và học tập mô hình bán hàng của đối thủ thông qua cách trưng bày và tiếp thị sản phẩm. Nhờ đó, mà bản thân doanh nghiệp có thể nhìn ra được những hạn chế của mình để nâng chất lượng sản phẩm, cải tiến kỹ thuật nhằm mục đích tăng doanh số bán hàng.
Ngoài ra, có thể kể đến rất nhiều những công cụ Marketing truyền thống khác như: in ấn trên catalogue, thiết kế video, diễn thuyết tại các hội nghị, hội thảo….
Tham dự hội chợ là một hình thức Marketing để quảng bá sản phẩm
3.6. Thiết kế video ấn tượng trên truyền hình
Các clip quảng cáo truyền hình hiện nay vẫn mang lại hiệu quả tốt nếu nội dung của bạn thực sự hấp dẫn và chạm tới cảm xúc của độc giả. Ngày nay, có rất nhiều phương tiện truyền thông mới và mang lại hiệu quả tốt nhưng nếu bạn biết cách kết hợp truyền thống với phong cách truyền thông hiện đại như giảm thời gian các clip quảng cáo (TVC) xuống và xây dựng các câu chuyện có thông điệp ý nghĩa đến khán giả qua các clip đó.
3.7. Tham dự hội trợ, triển lãm thương mại
Các hội chợ triển lãm thường được tổ chức 1 - 2 năm/lần đây là dịp để các công ty trưng bày và tiếp thị sản phẩm của mình đến nhiều đối tượng khác nhau cũng là cơ hội để bạn có thể tìm hiểu và nghiên cứu sản phẩm mới của đối thủ từ đó rút ra bài học để cải tiến sản phẩm của công ty mình.
Các hội chợ, triển lãm lớn cũng thu hút không ít các diễn giả tiếng tăm. Hãy đến và lắng nghe vì biết đâu bạn sẽ tìm kiếm ra một cơ hội hợp tác tuyệt vời sau này.
3.8. Trao đổi danh thiếp với khách hàng, đối tác,…
Từ xưa cho đến nay, danh thiếp vẫn không bao giờ lỗi mốt, bởi nó giúp khẳng định được vị trí và giá trị của doanh nghiệp. Danh thiếp được đánh giá là phương pháp marketing truyền thống hiệu quả và siêu đơn giản, thông qua danh thiếp bạn có thể gây ấn tượng, sử dụng danh thiếp bạn cũng dễ dàng trao đổi và liên lạc với mọi người.
Theo nghiên cứu từ một đơn vị uy tín cho biết: Có tới 72% người đánh giá độ uy tín và tin cậy của một doanh nghiệp qua danh thiếp. Danh thiếp là hình thức truyền thống hiệu quả nhắm tới đối tượng khách hàng là những đối tác trong ngành hay những người đang có nhu cầu cao.
Trao đổi danh thiếp với khách hàng để gây ấn tượng
3.9. Sáng tạo bộ nhận diện thương hiệu mới
Ngoài những loại hình marketing truyền thống như bên trên đã chia sẻ, sáng tạo bộ nhận diện thương hiệu mới cũng là một hình thức quảng cáo truyền thống bạn tuyệt đối không được bỏ qua. Bộ nhận diện thương hiệu là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với hoạt động marketing. Chính vì vậy, ngay từ khi bắt đầu xây dựng doanh nghiệp, bạn hãy sáng tạo ngay một bộ nhận diện thương hiệu mới cho riêng doanh nghiệp mình để gây ấn tượng với mọi người.
Bộ nhận diện thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp của bạn mang đến được một hình ảnh mới lạ, khiến khách hàng cảm thấy thú vị và bị thu hút. Bên cạnh đó, việc sáng tạo bộ nhận diện thương hiệu cũng sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng được tầm nhìn.
Thực tế, bộ nhận diện thương hiệu cũng không có tác động quá nhiều đến doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu biết cách xây dựng đúng thì nó sẽ cho ra kết quả tiếp thị đáng mong đợi. Trong quá trình xây dựng bộ nhận diện thương hiệu, phần lớn doanh nghiệp sẽ tiến hành chỉnh sửa logo, slogan, thậm chí sửa đổi cả giọng điệu thương hiệu.
3.10. Tôn vinh và tri ân
Tôn vinh và tri ân được xem như hình thức marketing truyền thống chăm sóc khách hàng. Đối với hình thức này, việc đầu tiên cần làm là bạn thu thập thông tin khách hàng. Sau đó, dựa theo thông tin khách hàng cung cấp để có chiến lược chăm sóc phù hợp cho từng dịp đặc biệt. Có thể là gửi quà tri ân vào dịp lễ như một sự quan tâm.
Với hoạt động tôn vinh và tri ân, khách hàng sẽ cảm thấy vô cùng ấn tượng với doanh nghiệp của bạn. Khi được quan tâm, họ sẽ cảm thấy rất hài lòng và thoải mái. Và khi họ cảm thấy hài lòng thì chắc chắn họ sẽ giới thiệu sản phẩm/ dịch vụ của bạn cho những người thân, bạn bè xung quanh họ. Như vậy là bạn đã tiếp thị thành công mà không phải tốn nhiều chi phí marketing.Việc tôn vinh và tri ân khách hàng đồng thời cũng giúp bạn xây dựng được một tệp khách hàng trung thành.
Lưu ý: Để mang lại hiệu quả cao đúng như mong muốn, bạn cần luôn thực hiện hoạt động này trong suốt vòng đời khách hàng.
Tri ân khách hàng vào những dịp đặc biệt
3.11. Sử dụng quảng cáo ngoài trời
Thêm một hình thức marketing truyền thống nhất định phải nhắc đến đó là quảng cáo ngoài trời hay còn được gọi là OOH (Out - of - home). Đây được nhận xét là một hình thức tiếp thị khá hiệu quả. Cách thức hoạt động của nó đó là sử dụng banner ngoài trời, màn hình kỹ thuật số, trạm xe buýt, bảng quảng cáo,... để được nhiều người biết đến.
Hiện nay, nhiều người cho rằng cách tiếp thị này không còn khả dụng nữa và khá lỗi thời. Tuy nhiên theo đánh giá và khảo sát thu về được thì hình thức marketing này vẫn mang lại hiệu quả cao, giúp bạn dễ dàng tiếp cận được người dùng hiệu quả với số lượng lớn.
3.12. Gửi thư đến khách hàng
Gửi thư đến khách hàng cũng là một hình thức tiếp thị rất tuyệt vời. Khách hàng sẽ cảm thấy rất vui nếu như vào một dịp vào đó bạn gửi thư kèm theo một món quà ý nghĩa. Cách làm này sẽ gây thiện cảm sâu sắc với khách hàng, từ đó thuyết phục họ quan tâm và tiếp tục mua sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp bạn.
4. Ưu - nhược điểm của marketing truyền thống
Với sự phát triển hiện nay thì marketing truyền thống không được nhiều doanh nghiệp chú trọng, cùng tìm hiểu ưu nhược điểm của marketing truyền thống dưới đây:
Ưu - nhược điểm của marketing truyền thống
4.1. Ưu và điểm của ngành marketing
- Tiếp cận nhanh đến với khách hàng địa phương: marketing truyền thống là phương thức giúp cho doanh nghiệp của bạn tiếp cận tới khách hàng ở các khu vực nhỏ một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn nhiều lần so với Digital marketing. Gợi ý nhỏ, doanh nghiệp của bạn có thể thông qua Radio để quảng bá doanh nghiệp của mình vừa truyền tải được thông điệp ý nghĩa một cách nhanh nhất.
- Tái sử dụng và tái chế khi có thể: bằng việc phát các tờ rơi, áp phích có một lợi thế so với các hình thức marketing online đó là có thể tái sử dụng và đọc lại bất cứ nơi đâu mà không cần kết nối mạng.
- Quen thuộc: phương thức marketing truyền thống là phương thức quen thuộc với bất cứ ai, đặc biệt với các người già ở nông thôn thì hình thức này dễ tiếp cận hơn và đem lại hiệu quả hơn.
- Độ tin cậy cao hơn: tiếp thị truyền thông luôn mang lại tỷ lệ thành công cao, phương thức này được sử dụng nhiều lần do đó mỗi doanh nghiệp đều tin rằng phương pháp marketing truyền thống sẽ mang lại cho họ thành công.
- Tạo nên khách hàng mới: marketing truyền thống sẽ cho phép bạn tiếp cận được một lượng khách hàng lớn, bằng việc sử dụng các biển quảng cáo, truyền hình và đài phát thanh để quảng cáo. Điều đó sẽ giúp đem thông điệp của bạn đến với các khu vực địa lý khác nhau, tiếp cận được khán giả mục tiêu và có thể, họ cũng có sự kết nối lại với doanh nghiệp của bạn.
>> Xem thêm: 5M là gì? Tầm quan trọng của mô hình 5M trong quảng cáo
4.2. Nhược điểm của tiếp thị truyền thống
- Văn bản tĩnh: tức là sử dụng văn bản tĩnh không thể thay đổi nếu một khi bạn đã xuất bản và điều này gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp mỗi khi sản phẩm có sự thay đổi hoặc được làm mới hoặc những phản hồi từ khách hàng với sản phẩm của bạn. Bởi vậy, đó chính là cản trở lớn trong việc tiếp cận cũng như biết được những phản hồi từ khách hàng.
- Tốn thời gian để cập nhật thông tin: hình thức quảng cáo offline này mất một hoặc vài ngày để chuẩn bị cho việc ra mắt một sản phẩm mới trên báo chí hay truyền hình, còn marketing online chỉ cần một khoảng thời gian ngắn chỉ vài phút.
- Chi phí đắt đỏ: đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc Marketing truyền thống hiện nay không nhận được sự ưa chuộng như Marketing trực tuyến. In tờ rơi, sản xuất chương trình, tổ chức sự kiện offline đều mất nhiều chi phí và ngốn khá nhiều công sức của bạn. Việc này có thể được thực hiện dễ dàng trên hình thức trực tuyến với hiệu quả đem lại là tương đương
- Khả năng đo lường thấp: Trong hình thức Marketing này, bạn chỉ có thể tạo ra quảng cáo cho một vài kiểu túi xách hay đôi giày đang là “hot trend” của thị trường, chứ không thể đo lường sở thích, thói quen của khách hàng trên mạng xã hội để gợi ý sản phẩm khách hàng mong muốn như với Marketing trực tuyến.
- Cung cấp ít thông tin hơn: Khối lượng dữ liệu của cả một doanh nghiệp hay sản phẩm không thể được trình bày đầy đủ trong cứ hình thức “offline| nào, do đó, nó gây khó khăn cho người tiêu dùng trong việc lựa chọn sản phẩm phù hợp với mình.
5. So sánh marketing truyền thống và marketing hiện đại
Thực chất để mà nói thì marketing truyền thống không phải là tiếp thị cũ và marketing hiện đại không phải là tiếp thị mới. Theo thời gian, marketing chỉ thay đổi về phương thức triển khai dưới sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số mà thôi. Sau đây là so sánh chi tiết marketing truyền thống và marketing hiện đại cho bạn tham khảo:
5.1. Điểm khác biệt
- Điểm xuất phát: Marketing truyền thống tập trung vào việc bán hàng, càng bán được hàng nhiều càng tốt còn marketing hiện đại thì tập trung vào nghiên cứu khách hàng, sau đó phát triển sản phẩm/ dịch vụ sao để đáp ứng nhu cầu cho khách hàng mục tiêu.
- Góc nhìn: Hình thức marketing truyền thống được cho là có góc nhìn chủ quan, chỉ đứng trên góc nhìn của doanh nghiệp, tập trung vào vấn đề làm sao bán được nhiều hàng nhất có thể và không quan tâm việc khách hàng có thích hay không. Còn marketing hiện đại hướng đến việc tìm hiểu nhu cầu khách hàng nên có góc nhìn khách quan hơn, tập trung vào trải nghiệm khách hàng là chủ yếu.
- Phạm vi ảnh hưởng: Nếu marketing truyền thống chỉ ảnh hưởng đến việc bán hàng trong doanh nghiệp thì marketing hiện đại sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ các phòng ban của công ty.
- Mục đích: Mục đích của Marketing truyền thống chỉ là bán hàng, bán càng nhiều hàng càng tốt còn mục đích của marketing hiện đại thì rộng hơn, nó sẽ bao gồm cả sự hài lòng của khách hàng, dịch vụ sau sales và rất nhiều sự thay đổi khác.
- Hình thức: Marketing truyền thống không đa dạng các phương thức thực hiện bằng marketing hiện đại.
So sánh marketing truyền thống và marketing hiện đại
5.2. Điểm giống nhau
Marketing truyền thống chính là cái gốc để hình thành lên marketing hiện đại. Cả 2 giống nhau ở việc đều đóng vai trò cốt lõi trong việc làm sao để đem lại doanh thu cao nhất cho doanh nghiệp. Hiểu một cách đơn giản thì marketing chỉ là 1 bộ phận nhỏ của Marketing hiện đại. Marketing hiện đại rất rộng lớn, nó bao quát hơn.
6. Câu hỏi thường gặp liên quan đến marketing truyền thống
Để có thêm nhiều thông tin bổ ích liên quan đến marketing truyền thống, bạn hãy tham khảo thêm một số câu hỏi dưới đây nhé.
6.1. Ví dụ về Marketing truyền thống là gì?
Marketing truyền thống bao gồm nhiều phương thức khác nhau. Ví dụ về Marketing truyền thống có thể kể đến như: quảng cáo ngoài trời của vtv, đài phát thanh - truyền hình cùng, bảng quảng cáo và chiến dịch thư trực tiếp.
6.2. Vì sao nên sử dụng Marketing truyền thống?
Như ở phần 2 đã chia sẻ rất nhiều các lợi ích của marketing truyền thống. Thêm nữa, marketing truyền thống còn tiết kiệm chi phí và mang lại giá trị bền vững. Vì vậy việc sử dụng marketing truyền thống là rất cần thiết để gây ấn tượng với khách hàng. Hiện nay, các doanh nghiệp đang kết hợp marketing truyền thống với marketing hiện đại để có thể kiếm được nhiều lợi nhuận hơn.
7. Kết luận
Bài viết trên đây, Unica đã cùng bạn tìm hiểu tổng quan về hình thức Marketing truyền thống cũng như ưu nhược điểm của quan điểm marketing. Đây là một hình thức không bao giờ trở nên “lỗi thời” nếu bạn biết vận dụng các phương thức một cách linh hoạt và phù hợp với mô hình kinh doanh của doanh nghiệp mình. Hy vọng các doanh nghiệp sẽ đưa ra được những chiến lược Marketing đúng hướng để đưa doanh nghiệp phát triển thêm một tầm cao mới trong tương lai.
Để hiểu hơn và có được nhiều kiến thức về marketing mời bạn đọc tham khảo các khoá học marketing trên Unica đang được nhiều người quan tâm và theo dõi.