Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

4 Bước xây dựng kịch bản Telesale chất lượng, hiệu quả 99%

Telesale là hình thức hay được các Marketer sử dụng trong quá trình triển khai chiến dịch Marketing để quảng bá sản phẩm nhằm mục đích tăng doanh số bán hàng. Để hoạt động Telesale trở nên hiệu quả, trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn xây dựng kịch bản Telesale ấn tượng để có thể chốt sales nhanh chóng, dễ dàng.

Tầm quan trọng của Telesale

Trước khi hướng dẫn xây dựng một kịch bản Telesale độc đáo, hấp dẫn và thu hút khách hàng, hãy cùng Unica tìm hiểu một số vai trò mà Telesale mang lại đối với hoạt động kinh doanh thông qua một vài luận điểm dưới đây nhé.

- Telesales giúp tiếp thị sản phẩm đến với khách hàng: Ngoài hình thức bán hàng trực tiếp tại các showroom, cửa hàng thì hình thức bán hàng qua điện thoại ngày càng được áp dụng rộng rãi ở bất cứ một công ty, tổ chức, doanh nghiệp nào. Thông qua hình thức giới thiệu, tư vấn, sản phẩm và dịch vụ sẽ đến gần hơn với khách và giúp cho khách hàng thấy được những tính năng, ưu điểm nhất định về sản phẩm mà bạn đang cung cấp. 

- Telesales thúc đẩy quyết định mua hàng của khách hàng diễn ra nhanh chóng: Ngày nay, khi bán hàng Online ngày càng phát triển rầm rộ, thì hình thức Telesale giống như một “gợi ý hoàn hảo” để kích thích hành vi, nhu cầu mua sắm của khách hàng diễn ra nhanh chóng. Ngoài ra, đối với hình thức này, còn giúp khách hàng tiết kiệm thời gian trong việc tiếp cận những chương trình ưu đãi của sản phẩm/ dịch vụ thông qua việc gọi điện thông báo bằng điện thoại. 

>>> Có thể bạn quan tâm: Bí quyết Telesales xử lý từ chối khách hàng thuyết phục nhất

kich-ban-telesale

Hình ảnh telesale

- Telesales giúp người bán thấu hiểu nhu cầu của khách hàng: Thông qua hình thức tiếp thị, quảng bá sản phẩm/ dịch vụ, seller sẽ hiểu hơn những nhu cầu của khách hàng thông qua những ý kiến, phản hồi để có thể nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp mình. 

- Telesales là hình thức chăm sóc khách hàng hiệu quả: Không chỉ là hình thức bán hàng qua điện thoại, Telesales còn giúp các doanh nghiệp thực hiện các khâu chăm sóc, tri ân khách hàng sau quá trình mua bán để có thể biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng trung thành. 

- Telesales giải đáp thắc mắc của khách hàng: Trước khi đưa ra quyết định mua hàng, việc khách hàng thường xuyên đặt ra những câu hỏi, thắc mắc liên quan đến sản phẩm là điều không thể tránh khỏi. Nhiệm vụ của nhân viên Telesales là giúp người dùng hiểu hơn về sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp thông qua việc giải đáp những vấn đề, thắc mắc đó. 

Bí quyết giúp bạn xây dựng kịch bản Telesale ấn tượng

Bán hàng qua điện thoại tuy là một hình thức quen thuộc và được áp dụng rộng rãi nhưng không phải ai cũng thành công trong việc chốt sales nhanh chóng. Unica sẽ gợi ý cho bạn một số nội dung giúp xây dựng kịch bản telesale hiệu quả, độc đáo nhằm thu hút và lôi cuốn khách hàng.

kich-ban-telesale-3

Telesale icon

Truyền đạt được giá trị của sản phẩm

Khi bán hàng qua điện thoại, bạn cần phải cho khách hàng của mình biết lý do tại sao họ không nên từ chối cuộc gọi này. Tuyệt chiêu ngay lúc này bạn nên áp dụng đó là truyền đạt những giá trị, tính năng hữu ích của sản phẩm bởi nó chính là “lý do” để cải thiện khả năng thu hút từ phái người nghe. Giá trị không phải là sản phẩm của bạn là gì mà là những gì giúp khách hàng tiềm năng làm và đạt được. 

Tập trung vào “nỗi đau” của khách hàng

Thật là sai lầm khi bạn lãng phí quá nhiều thời gian cho việc cố gắng đi giải thích những đặc điểm, tính năng của sản phẩm. Hãy danh thời gian quý báu nay để nói chuyện với những khách hàng tiềm năng về những thách thức mà họ đang gặp phải. Và để cuộc nói chuyện trở nên hiệu quả nhất, hãy hướng cuộc trò chuyện đến những vướng mắc, khó khăn mà họ đang gặp phải để giúp họ đưa ra phương hướng giải quyết hợp tình, hợp lý nhất. 

Để giải quyết vấn đề này, bạn hoàn toàn có thể chủ động khi đưa ra một vài ví dụ về “nỗi đau” phổ biến nào đó trong kịch bản Telesale đã xây dựng trước đó. Khi bạn chia sẻ những ví dụ này với khách hàng tiềm năng, hãy thăm dò xem khách hàng có đang gặp phải bất kỳ vấn đề hoặc mối quan tâm tương tự nào hay không. 

>>> Có thể bạn quan tâm: 6 Bí quyết chốt sale thành công với Content Marketing

kich-ban-telesale-3

Sử dụng các câu hỏi để thăm dò nhu cầu của khách hàng

Sử dụng câu hỏi để chọn lọc khách hàng tiềm năng

Một trong những sai lầm lớn nhất mà các nhân viên Telesale hay gặp phải đó là mất quá nhiều thời gian cho những đối tượng khách hàng không hề quan tâm hoặc có đủ khả năng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn. Hãy đặt ra một số câu hỏi để thăm dò ý kiến khách hàng nhằm chọn lọc những khách hàng tiềm năng. 

Một điều tuyệt vời khi đưa ra các câu hỏi chọn lọc nhằm phân loại khách hàng vào trong kịch bản bán hàng qua điện thoại của bạn là chúng thực sự có thể trở thành mục đích mà khách hàng quan tâm. Bạn có thể khéo léo sử dụng một số câu hỏi đại loại như: “Tôi không chắc liệu bạn có nhu cầu quan tâm đến sản phẩm hay không nên tôi xin phép được hỏi bạn 1-2 câu hỏi ?"

4 Bước xây dựng kịch bản Telesale chất lượng nhất

Bước 1: Tạo được thiện cảm tốt đẹp với khách hàng

Bước đầu tiên bạn cần lưu ý trước khi đưa ra lời mời, giới thiệu sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng là chuẩn bị một câu mở đầu chào thật là ấn tượng. Yếu tố này tưởng chừng đơn giản nhưng nó lại ảnh hưởng đến 80% mức độ thành công của cuộc gọi đó. Vì thế, cách viết kịch bản telesales là ngay từ khi bắt đầu, bạn cần giữ một thái độ thân thiện, nụ cười vui vẻ và giọng điệu nhiệt tình gửi đến khách hàng. Đặc biệt đừng quên giới thiệu tên và thương hiệu sản phẩm để tạo uy tín đối với khách hàng nhé.

Bước 2: Tư vấn theo mẫu nội dung kịch bán bán hàng trực tiếp

Sau khi đã tạo thiện cảm ban đầu, nếu khách hàng đã quyết định dành thời gian cho bạn thì nhiệm vụ của bạn lúc này là áp dụng mẫu xây dựng kịch bản telesale bán hàng đã chuẩn bị trước đó.

Trong quá trình giới thiệu và tư vấn sản phẩm/dịch vụ, đừng quên đặt những câu hỏi tương tác với khách hàng để hiểu hơn về những mong muốn, nhu cầu của họ. 

xay-dung-kich-ban-telesale

Xây dựng kịch bản Telesale

Bước 3: Chốt đơn trực tiếp hoặc đề xuất một buổi gặp mặt cụ thể

Với bước này, khi đã hiểu được tâm lý và nhu cầu của khách hàng, bạn có thể đưa ra một lời đề nghị để khách hàng đồng ý trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ mà bạn đang giới thiệu.

Ngược lại, nếu khách hàng từ chối và không đồng ý mua sản phẩm, hãy thử đưa ra những đề xuất khác kèm theo những chương trình ưu đãi, khuyến mãi hấp dẫn để kích thích người mua.

Bước 4: Kết thúc cuộc gọi

Dù khách hàng đồng ý hay từ chối sử dụng sản phẩm của bạn thì bạn cũng nên giữ một thái độ tích cực, thân thiện và luôn nói lời cảm ơn, tạm biệt khách hàng. Đây là một trong những nguyên tắc bắt buộc cho thấy thái độ lịch sự, chuyên nghiệp của người làm Sales. Ngoài ra, bạn nên lưu ý một điều rằng, tuyệt đối không được cúp máy mới trước khách hàng bởi nó không chỉ thể hiện một hành động mất lịch sự mà rất có thể khách hàng vẫn còn điều gì muốn hỏi về sản phẩm và cần thêm sự tư vấn từ bạn. 

Lời kết

Bài viết trên đây, tôi và các bạn đã cùng nhau tìm hiểu về vai trò của Telesales và một số tuyệt chiêu xây dựng kịch bản Telesales ấn tượng. Hy vọng, bạn có thể áp dụng một cách linh hoạt để có thể chốt sales nhanh chóng và gia tăng doanh số bán hàng trong thời gian tới. 

Chúc các bạn thành công!

[Tổng số: 4 Trung bình: 2]

Tags: Telesales