Marketing
Chi tiết từ A đến Z quy trình Automation Marketing
Lợi ích mà công cụ Automation Marketing mang lại cho doanh nghiệp là vô cùng to lớn. Tuy nhiên, có rất nhiều doanh nghiệp sử dụng phần mềm Automation Marketing nhưng không nắm được quy trình Automation Marketing cơ bản là như thế nào? Trong bài viết ngày hôm nay, UNICA sẽ chỉ cho bạn cách triển khai cơ bản Automation Marketing để đạt hiệu quả cao.
Quy trình Automation Marketing khi làm việc với khách hàng
Marketing Automation là một giải pháp tiếp thị tự động hóa, vì vậy đối với khách hàng “hot” đang trong giai đoạn đầu tiếp cận sản phẩm/dịch vụ của công ty sẽ được “chăm sóc” kỹ lưỡng, cẩn thận để có thể chuyển hóa họ thành khách hàng tiềm năng.
Bạn cần nắm được quy trình làm việc của Automation Marketing để phát triển doanh thu cho doanh nghiệp
Để đạt được hiệu quả cao, trong bước này cần bắt tay vào việc kích hoạt những vùng điểm quan trọng như chỉ ra những lợi ích, công dụng và giá phù hợp để họ không bị mất hứng thú. Công cụ Automation Marketing sẽ hỗ trợ sale liên hệ với dữ liệu có sẵn để khách hàng “hot” tự động nhận được thông báo.
Tuy nhiên, trong quy trình này, doanh nghiệp cần lưu ý phải giao tiếp với khách hàng để xác định một cách cẩn thận mức độ tiềm năng. Bạn còn phải thường xuyên kiểm tra mức độ qua lại, khách có xem nội dung và email bạn cung cấp hay không.
Quy trình nuôi dưỡng khách hàng cũ
Quy trình tiếp theo trong trong quy trình Automation Marketing đó là việc nuôi dưỡng lại danh sách hàng đã chán và có xu hướng ngừng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của công ty.
Phần mềm Automation Marketing sẽ kích hoạt lại danh sách khách hàng một lần nữa để lên kế hoạch cụ thể cho quá trình nuôi dưỡng danh sách này. Trong bước này, mỗi doanh nghiệp sẽ có những cách lập kế hoạch Marketing khác nhau.
Nhược điểm của bước này là khách hàng sẽ cảm thấy phiền hà và có thể từ chối bạn. Vì vậy, bạn cần cố gắng thật khéo léo để có thể gây thiện cảm mới khách hàng lần thứ hai.
Nếu khách hàng quyết định từ chối mua hàng của bạn vì giá quá cao thì bạn cần cố gắng sáng tạo những chương trình xúc tiến bán hoặc thỏa thuận chiết khấu cho họ với số lượng nếu mua nhiều.
Còn nếu khách hàng trở nên “nguội lạnh” với bạn do sức hút của bên cạnh tranh thì bạn cần thấu hiểu nhu cầu của khách hàng nhiều hơn. Cố gắng nêu ra những ưu điểm của bạn và nhược điểm của đối thủ.
Quy trình thu hút khách hàng
Một quy trình Automation Marketing tiếp theo đó là thu hút khách hàng. Bạn hãy tin tôi đi, những ý tưởng của bạn đưa ra sẽ không được khách hàng để ý hoặc tương tác nếu bạn không hề có một kế hoạch thúc đẩy như bao phủ trên các mạng xã hội, quảng cáo, và kêu gọi…
Thu hút khách hàng là một quy trình thu quan trọng của Automation Marketing
Nếu những tương tác kể trên không gây được biến đổi nào thì Automation Marketing sẽ tác động mạnh mẽ hơn như thiết lập những hoạt động thu hút đối tượng.
Quy trình tiếp thị lại khách hàng
Nuôi dưỡng lại khách hàng là một trong những quy trình Automation Marketing quan trọng. Bạn thử nghĩ xem việc bạn duy trì khách hàng đã mua sẽ dễ dàng hơn việc bạn chăm sóc một khách hàng hoàn toàn mới.
Để duy trì được sự tương tác của nhóm khách hàng này, bạn cần cung cấp những thông tin, nội dung hữu ích, những tính năng mới của sản phẩm để thu về kết quả tốt hơn.
Ví dụ, một quy trình gửi Email Automation Marketing tự động như sau:
- Bạn sẽ gửi email có nội dung mời sử dụng phần mềm Adobe mới nhất của công ty tới nhóm khách hàng tiềm năng.
- Sau đó, bạn sẽ gửi lời cảm ơn tới những khách hàng đã sử dụng phần mềm này trước đó.
- Một vài ngày sau, bạn tiếp tục gửi những email tới khách hàng cũ với nội dung rằng phần mềm khách hàng sử dụng đã cũ, họ có thể tham khảo thêm phần mềm phiên bản mới để có thêm nhiều tính năng chỉ bằng cách tải xuống phần mềm dùng thử theo đường link đã gửi trong mail.
- Nếu khách hàng tiếp tục tải xuống thì ngay lập tực sẽ nhận được tin nhắn cảm ơn và hệ thống Marketing Automation sẽ chuyển nội dung đến đội ngũ chăm sóc khách hàng theo dõi.
Chinh phục Facebook Marketing từ con số 0 bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học sẽ giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của Facebook Marketing, cũng như quy trình triển khai một chiến dịch Facebook Marketing, cách test các chiến dịch quảng cáo, cách chạy quảng cáo Facebook và tối ưu quảng cáo đem lại hiệu quả cao, cách thực hiện chiến dịch Facebook Remarketing,... Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn:
[course_id:34,theme:course]
[course_id:2160,theme:course]
[course_id:1276,theme:course]
Lợi ích của Markeiting Automation đối với doanh nghiệp
Lợi ích của marketing Automation đối với doanh nghiệp có thể kể đến như:
- Cải thiện Marketing Roi và tăng tỷ lệ chuyển đổi: Theo nghiên cứu từ Salesforce, việc áp dụng Marketing Automation giúp tăng 30% tỷ lệ chuyển đổi Lead, tăng 27% lượng Leads, cải thiện 25% Marketing ROI. Bên cạnh việc việc tự động hóa trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng, nó còn giúp bạn xây dựng quy trình khách quan xuyên suốt hành trình khách hàng.
- Tiếp cận và nuôi dưỡng Lead tự động: phần mềm Marketing Automation vô cùng tuyệt vời giúp bạn xác định khách hàng tiềm năng và tự động hóa quy trình nuôi dưỡng khách hàng. Tất cả những công việc này đều chuẩn bị cho các hoạt động bán hàng sau này.
- Tối ưu các chiến dịch Marketing: Với Marketing Automation, doanh nghiệp sẽ hạn chế được những lỗi cơ bản như: gửi trùng Eamil, sai sản phẩm, gửi Email sai thời điểm. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể tiếp cận đúng người, đúng thời điểm mà không tốn nhiều chi phí, thời gian nhờ công cụ này.
- Điều phối hiệu quả các chiến lược đa kênh: Với công cụ Marketing tự động, doanh nghiệp có thể dễ dàng có tiếp cận qua nhiều kênh khác nhau như: Landingpage, Email, SMS, Facebook. Sau khi lên kịch bản, công cụ sẽ được tự động Update và doanh nghiệp có thể kiểm soát, đo lường một cách hiệu quả.
10/12/2019
2204 Lượt xem
Top 12 lợi ích Automation Marketing doanh nghiệp
Marketing Automation là một công cụ Marketing tự động hóa, giúp việc duy trì và chăm sóc khách hàng trở nên chuyên nghiệp hơn. Tuy nhiên, có rất nhiều người sử dụng công cụ này chỉ với mục đích gửi những tin nhắn email tự động, như vậy thì sẽ không tối ưu được hết lợi ích của Marketing Automation mang lại. Trong bài viết dưới đây, UNICA sẽ giới thiệu cho bạn những lợi ích Automation Marketing doanh nghiệp, bạn hãy tham khảo nhé.
1. Marketing Automation là gì
Internet ngày càng phát triển mạnh mẽ, các hình thức tiếp thị truyền thống dần được thay thế bằng các phương pháp Marketing hiện đại. Đó chính là nguyên do khiến cho Automation Marketing ra đời.
Automation marketing là gì?
Automation Marketing hay còn được gọi là quá trình tự động hóa tiếp thị, là hình thức sử dụng phầm mềm để phục vụ hoặc hỗ trợ cho công việc tiếp thị của doanh nghiệp. Đây là phương pháp hữu ích giúp doanh nghiệp tạo ra khách hàng tiềm năng, phân khúc và chăm sóc khách hàng nhằm giúp họ có thể tiếp cận với sản phẩm, dịch vụ một cách dễ dàng.
2. Đối tượng sử dụng của Marketing Automation
Trước khi tìm hiểu những lợi ích của Marketing Automation, bạn cần hiểu được những đối tượng nào nên áp dụng phương pháp này.
Hiện nay, đã có rất nhiều doanh nghiệp triển khai và áp dụng phương pháp Marketing Automation. Ngoài những doanh nghiệp có quy mô lớn, các doanh nghiêp vừa và nhỏ cũng dần áp dụng công cụ Marketing Automation vào chiến lược tiếp thị của mình. Chính vì thế mà ưu điểm lớn của Marketing Automation là nó có khả năng áp dụng trên tất cả các ngành.
Ban đầu, Marketing Automation được sử dụng ở hầu hết các ngành công nghiệp, sản xuất phần mềm hoặc cung ứng dịch vụ kinh doanh. Về sau, đối tượng của Marketing Automation được mở rộng ra nhiều ngành nghề khác như: tài chính ngân hàng, truyền thông, bán lẻ. Hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng phần mềm nhằm tương tác và xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng tiềm năng.
3. Lợi ích của Marketing Automation
Như đã tìm hiểu, Automation Marketing là việc sử dụng phần mềm để tự động hóa các hoạt động marketing. Điều này mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Dưới đây là những lợi ích tiêu biểu, bạn hãy tham khảo nhé.
3.1. Tiếp cận khách hàng tiềm năng
Lợi ích của hệ thống Automation Marketing cần nói đến đầu tiên đó là tiếp cận khách hàng. Thay vì doanh nghiệp yêu cầu các nhân viên của mình gọi điện để tham khảo nhu cầu của khách hàng thì Marketing Automation sẽ làm thay bạn trong việc duy trì và chăm sóc khách hàng tiềm năng để doanh nghiệp không tốn thời gian và chi phí chăm sóc từng khách hàng một.
Phần mềm Marketing Automation giúp doanh nghiệp nâng cao tỷ lệ khách hàng tiềm năng
Theo “cha đẻ” của Marketing là Philip Kotler nhận xét rằng, thống kê trung bình cho thấy, trong tập danh sách khách hàng của doanh nghiệp chỉ có 20% số người sẵn sàng rút hầu bao để mua sản phẩm của bạn trong lần tìm kiếm thông tin đầu tiên. Có nghĩa là 80% còn lại bạn cần phải chăm sóc để biến nhu cầu của họ trở thành mong muốn cấp thiết muốn sử dụng sản phẩm. Để có thể chăm sóc được 80% người đó, doanh nghiệp sẽ cần đến công cụ Marketing Automation.
Tất cả các thông tin như tên tuổi, số điện thoại, email, số lần truy cập trang bán hàng đều sẽ được hệ thống ghi nhận lại dữ liệu. Khi khách hàng tự động nhắn tin cho doanh nghiệp thông qua website, fanpage thì sẽ nhận được những tin nhắn tự động rồi sau đó chuyển đến khung trò chuyện phản hồi với nhân viên tư vấn.
3.2. Chốt đơn hàng nhanh và tiết kiệm chi phí
Lợi ích của Marketing Automation tiếp theo đó là tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho doanh nghiệp. Theo các thống kê cho thấy, các khách hàng tiềm năng được chăm sóc thông qua nền tảng Marketing Automation thường mang lại doanh thu rất cao cho doanh nghiệp so với bình thường. Các doanh nghiệp sử dụng phần mềm Marketing Automation này tăng 450% trong việc tìm khách hàng tiềm năng. Khi đó, danh sách được chuyển đổi đến phòng kinh doanh và sale sẽ dễ dàng chốt được đơn hàng.
Ngoài ra, hệ thống còn lưu lại thông tin và lịch sử tương tác khách hàng sẽ giúp cho đội ngũ nhân viên có thời gian chọn lọc và tập trung vào những khách hàng chắc chắn sẽ cho ra đơn chuyển đổi.
Thêm nữa, lợi ích của Marketing Automation cực kỳ có lợi cho doanh nghiệp đó là hỗ trợ doanh nghiệp theo dấu khách hàng từ khi họ bắt đầu biết đến doanh nghiệp bạn. Như thế, doanh nghiệp dễ dàng theo dõi và phân đoạn được mức độ tiềm năng của khách hàng.
Marketing qua video là một trong những hình thức hot hiện nay giúp doanh nghiệp bán được nhiều sản phẩm và dịch vụ. Để hiểu hơn về bố cục kịch bản 1 video marketing, cách tạo video bán hàng chuẩn chỉnh cũng như các kiến thức liên quan, bạn hãy nhanh tay đăng ký khóa học Làm video marketing online:
[course_id:290,theme:course]
[course_id:355,theme:course]
[course_id:1608,theme:course]
3.3. Xây dựng mối quan hệ với khách hàng từ sớm
Bạn hãy trả lời thành thật với chúng tôi rằng, bạn rất ghét vào mỗi buổi sớm có những nhân viên gọi điện tư vấn bán hàng không hề quên biết. Nếu bạn cần thiết, bạn sẽ chủ động liên hệ với những sales mà mình quen biết, tin tưởng.
Marketing Automation không chỉ giúp cho Saler có thể nắm bắt được tâm lý và sở thích khách hàng mà còn giúp họ xây dựng được những thiện cảm, làm quen sớm với họ thông qua những nội dung và email tự động.
Công cụ Marketing Automation có rất nhiều lợi ích to lớn cho doanh nghiệp
Thay vì bạn phải gọi điện nói chuyện với họ theo kịch bản có sẵn nghèo nàn thì lợi ích của Marketing Automation mang lại như một người nhạc trưởng để khách hàng chú ý.
3.4. Hướng dẫn bạn viết bài trên blog công ty
Để thu hút được người mua ghé vào trang website bán hàng của bạn thì bạn cần phải có những chủ đề và ngôn ngữ viết đặc trưng, hay, thu hút người đọc.
Khi sử dụng phần mềm Marketing Automation bạn sẽ dễ dàng nhìn được những bài blog, email hoặc bất cứ một trang viết báo nhận được nhiều lượt xem nhất từ động đồng mạng.
Bạn có thể dựa vào phần mềm này để tìm kiếm những từ khóa mọi người thường “search”, từ đó đưa ra những chủ đề viết bài cho blog.
Không những thế, khi nhìn vào trang hoặc blog của công ty, bạn có thể chuyển đổi được tập khách hàng thường ghé thăm trang và tạo được lời kêu gọi như mua hàng, tải xuống, quyên góp, ủng hộ ở mức độ cao nhất
3.5. Cải tiến, gia tăng tỷ lệ ROI
Trong mọi chiến dịch, khi doanh nghiệp bỏ tiền để sử dụng công cụ đều mong muốn mang lại được hiệu quả với mức đo lường cụ thể. Lợi ích của Marketing Automation giống như một kim chỉ nam cho những chiến dịch, hoạt động của Marketing từ đó làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Một vài con số biết nói chứng minh lợi ích mà phần mềm Marketing Automation mang lại như sau:
- Những nhân viên làm B2B, việc họ chăm sóc và nuôi dưỡng khách hàng thông qua Marketing Automation giúp doanh thu trong tháng tăng 20%.
- 79% những người làm Marketing phải công nhận phần mềm Marketing Automation là một chìa khóa mở cánh cửa lợi nhuận cho công ty.
- 85% các mối quan hệ khách hàng với doanh nghiệp sẽ không cần đến bàn tay con người.
Marketing Automation giúp doanh nghiệp nâng cao doanh thu
3.6. Tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
Chi phí đầu tư cho công cụ tự động hóa tiếp thị không phải là một khoản nhỏ. Thế nhưng một khi đã sử dụng trơn tru, hiệu quả thì nó sẽ mang lại những lợi ích vô cùng tuyệt. Cụ thể:
- Theo một báo cáo được khảo sát bởi những người làm B2B Marketing thì việc sử dụng công cụ Marketing tự động hóa sẽ giúp doanh nghiệp tăng 20% cơ hội bán hàng cho doanh nghiệp.
- 78% nhà tiếp thị công nhận rằng các phần mềm Marketing tự động hóa là một trong những yếu tố cốt lõi giúp tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Năm 2020, 85% các mối quan hệ với khách hàng được quản lý và chăm sóc mà không cần đến yếu tố con người.
3.7. Automation marketing giúp mở rộng quy trình
Automation Marketing giúp mở rộng quy trình marketing bằng cách giúp tự động hóa các tác vụ lặp đi lặp lại như: gửi email, quản lý leads, phân tích dữ liệu,... Nhờ vậy, nhân viên marketing có thể dành nhiều thời gian hơn cho các công việc sáng tạo và chiến lược. Việc tự động hóa các tác vụ lặp đi lặp lại giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động.
Ngoài ra, Automation Marketing còn giúp doanh nghiệp tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn bằng cách tự động hóa các hoạt động như: Tìm kiếm khách hàng tiềm năng, Phân loại leads, Nuôi dưỡng leads,... Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng công nghệ này để để tiếp cận khách hàng tiềm năng ở nhiều kênh khác nhau như email, mạng xã hội, website,...
Automation Marketing giúp doanh nghiệp cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng bằng cách: Gửi email, tin nhắn được cá nhân hóa theo nhu cầu và sở thích của khách hàng; Khuyến nghị sản phẩm phù hợp với từng khách hàng. Việc cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi và giữ chân khách hàng.
3.8. Quản lý dữ liệu khách hàng dễ dàng
Lợi ích tiếp theo mà công cụ Automation Marketing mang lại cho doanh nghiệp đó là giúp quản lý dữ liệu khách hàng nhanh chóng và hiệu quả. Các nền tảng, công cụ tiếp thị tự động giúp theo dõi khách hàng tiềm năng tốt hơn. Đồng thời nó cũng giúp theo dõi mức độ tương tác của họ với trang web của doanh nghiệp. Điều này giúp doanh nghiệp có thể quản lý dữ liệu một cách dễ dàng, nhanh gọn. Ngoài ra, các phần mềm tự động hoá tiếp thị còn tự động cập nhật dữ liệu theo thời gian thực.
Automation Marketing giúp quản lý dữ liệu khách hàng
3.9. Đưa ra báo cáo chính xác nhờ Automation marketing
Những báo cáo, phân tích liên quan đến các chiến lược marketing thường khiến các doanh nghiệp cảm thấy khó khăn. Tuy nhiên, hiện nay với sự ra đời của nền tảng tự động hoá đã giúp quá trình báo cáo trở nên đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều. Hiện nay, doanh nghiệp có thể sử dụng phần mềm để tạo báo cáo tự động, nhờ đó công việc tạo báo cáo đã trở nên đơn giản hoá, tiết kiệm thời gian cho mọi người. Thêm nữa, nền tảng tự động hoá tiếp thị còn cung cấp cái nhìn tổng quan về quy trình tổng thể. Chính điều này đã giúp nhà quản lý nhận ra các vấn đề đang tồn đọng và mâu thuẫn đang xảy ra (nếu có).
Với báo cáo chính xác, nhà quản lý sẽ biết mình cần phải khắc phục ở đâu. Từ đó, đưa ra những chiến lược marketing phù hợp, mang lại hiệu quả cao nhất mà vẫn tối ưu chi phí.
3.10. Chiến lược tiếp thị cá nhân hóa
Thêm một lợi ích nữa của Automation marketing mà bạn nhất định không được bỏ qua đó chính là tăng cường hiệu quả của các chiến lược tiếp thị cá nhân hoá. Tức là nhờ sự hỗ trợ của công cụ này, thay vì nhập dữ liệu theo cách thủ công, bạn có thể tự động hoá tiếp thị để tạo ra nhiều nội dung mang tính cá nhân hoá cao. Việc tự động hoá tiếp thị giúp doanh nghiệp nhắm mục tiêu cá nhân của mình trên nhiều kênh. Khi này, nhóm tiếp thị có thể nhắm được mục tiêu trên các phương tiện truyền thông xã hội, thông
Doanh nghiệp khi đã xác định được khách hàng tiềm năng của mình là ai thì các nhóm tiếp thị sẽ phân chia khách hàng thành các phân khúc, hành vi và đặc điểm khác nhau. Bằng cách này, khách hàng tiềm năng sẽ nhận được thông điệp được cá nhân hóa và doanh nghiệp có thể theo dõi mức độ tương tác của họ.
3.11. Nâng cao trải nghiệm của khách hàng
Nhờ sự giúp sức của công cụ Automation marketing, doanh nghiệp có thể nhanh chóng gửi cho khách hàng những thông tin mà họ cần. Bên cạnh đó, quá trình tương tác với khách hàng cũng được tối ưu hoá khiến khách hàng cảm thấy hài lòng vì mình được chăm sóc tốt nhất. Với những lợi ích Automation marketing doanh nghiệp mang lại, chắc chắn khách hàng sẽ có trải nghiệm tốt. Bởi Automation marketing đã giúp đáp ứng tốt mọi nhu cầu của khách hàng. Điều này đồng nghĩa với việc trải nghiệm của khách hàng cũng sẽ được nâng cao.
Nâng cao trải nghiệm của khách hàng nhờ công cụ Automation marketing
3.12. Kết nối Sale và Marketing
Automation Marketing giúp kết nối Sale và Marketing hiệu quả bằng cách:
- Chia sẻ dữ liệu khách hàng: Automation Marketing giúp chia sẻ dữ liệu khách hàng giữa Sale và Marketing một cách dễ dàng và hiệu quả. Sale có thể sử dụng dữ liệu này để hiểu rõ hơn về nhu cầu của khách hàng và đưa ra lời chào hàng phù hợp. Marketing cũng có thể sử dụng dữ liệu này để cá nhân hóa thông điệp marketing và tăng hiệu quả của các chiến dịch marketing.
- Nuôi dưỡng leads: Automation Marketing giúp nuôi dưỡng leads hiệu quả bằng cách tự động gửi email, tin nhắn theo một chuỗi được thiết kế sẵn. Chuỗi email này sẽ cung cấp thông tin hữu ích và thuyết phục leads trở thành khách hàng. Sale tập trung vào những leads đã được nuôi dưỡng để có khả năng mua hàng cao hơn.
- Chuyển đổi leads thành khách hàng: Automation Marketing giúp chuyển đổi leads thành khách hàng bằng cách tự động gửi email, tin nhắn thông báo cho Sale khi có leads mới. Sale liên hệ với leads ngay lập tức và tăng khả năng chốt deals.
4. Ưu điểm, hạn chế của công cụ Automatio Marketing
Hiểu được những lợi ích của Marketing Automation, vậy công cụ này có những ưu điểm, hạn chế nào trong quá trình triển khai chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp.
4.1. Ưu điểm
Sử dụng công cụ Marketing Automation sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí vận hành. Nếu như trước đây, các Marketer phải dành nhiều thời gian công sức cho các tác vụ như gửi từng Email đến khách hàng, điều chỉnh từng nội dung thì với công cụ này, đa phần các công việc liên quan đều được tự động hóa nhắm tinh gọn bộ phận Marketing.
Ngoài ra, với công cụ này, nó có thể tương tác với khách hàng thông qua nhiều nội dung thiết kế khác nhau, từ đó nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Không chỉ vậy, nếu như công cụ Marketing Online khiến người dùng phải đo lường và tối ưu thường xuyên để đạt kết quả như mong muốn thì Marketing Automation sẽ giúp bạn thu thập và tổng hợp các dữ liệu từ hoạt động tiếp thị một cách nhanh chóng, dễ dàng.Từ đó giúp doanh nghiệp xác định được vấn đề đang gặp phải và đưa ra các giải pháp để khắc phục nó.
4.2. Hạn chế
Đối với công cụ Marketing Automation đòi hỏi người dùng phải có những am hiểu nhất định về công nghệ bởi việc sử dụng hệ thống tự động hóa sẽ trở nên phức tạp, khó khăn nếu đội ngũ nhân sự không có đủ kiến thức về mặt công nghệ.
Ngoài ra, với công cụ Automation, bạn sẽ mất nhiều thời gian để có thể làm quen, cải thiện, nâng cấp và gặp hái được những kết quả rõ rệt từ hệ thống này.
Ưu, hạn chế của công cụ Automatio Marketing
5. Làm thế nào để tận dụng tối đa Marketing Automation?
Để tận dụng tối đa Marketing Automation, bạn cần thực hiện một số bước sau:
- Xác định mục tiêu: Xác định rõ ràng mục tiêu của bạn khi sử dụng Marketing Automation là gì? Bạn muốn tăng doanh thu, tăng tỷ lệ chuyển đổi, hay nâng cao trải nghiệm khách hàng? Khi bạn biết rõ mục tiêu của mình, bạn sẽ dễ dàng lựa chọn các công cụ và chiến lược phù hợp.
- Lựa chọn công cụ phù hợp: Có rất nhiều công cụ Marketing Automation trên thị trường. Bạn cần lựa chọn công cụ phù hợp với nhu cầu và ngân sách của bạn. Một số yếu tố cần cân nhắc khi lựa chọn công cụ Marketing Automation bao gồm: tính năng, giá cả, khả năng tích hợp với các hệ thống khác, và dịch vụ hỗ trợ khách hàng.
- Xây dựng chiến lược: Sau khi lựa chọn công cụ, bạn cần xây dựng chiến lược sử dụng Marketing Automation. Chiến lược của bạn cần bao gồm các yếu tố như: đối tượng mục tiêu, thông điệp, kênh truyền thông, và quy trình đo lường hiệu quả.
- Thực hiện và theo dõi: Sau khi xây dựng chiến lược, bạn cần thực hiện và theo dõi hiệu quả của các chiến dịch Marketing Automation. Bạn cần thường xuyên theo dõi dữ liệu và điều chỉnh chiến lược của bạn khi cần thiết.
- Tối ưu hóa: Sau khi thu thập đủ dữ liệu, bạn cần tối ưu hóa các chiến dịch Marketing Automation của bạn. Bạn có thể thử nghiệm các yếu tố khác nhau như thông điệp, kênh truyền thông, và thời điểm gửi email để tìm ra phương án hiệu quả nhất.
Để có thể tận dụng tối đa hiệu quả của công cụ Marketing Automation, doanh nghiệp nên sử dụng những hệ thống CRM tích hợp với các phần mềm Marketing Automation. Điều này giúp tối ưu hiệu quả hoạt động kinh doanh hơn rất nhiều.
6. Kết luận
Trên đây là lợi ích Automation Marketing doanh nghiệp mà Unica đã tổng hợp được. Như vậy, có thể thấy lợi ích của Marketing Automation mang lại cho doanh nghiệp rất nhiều cho đội ngũ nhân viên kinh doanh cũng như người làm Marketing. Unica hy vọng với những thông tin chia sẻ ở trên, bạn sẽ có cái nhìn khác đi về lợi ích của phần mềm Marketing Automation.
Chúc các bạn thành công.
10/12/2019
3572 Lượt xem
5 công cụ Automation Marketing tốt nhất dành cho doanh nghiệp
Một vấn đề mà khá nhiều doanh nghiệp đang đau đầu đó là có nên áp dụng công cụ Automation Marketing để áp dụng vào các hoạt động tiếp thị hay không. Thực tế, câu trả lời là có. Trong bài viết dưới đây, UNICA sẽ hướng dẫn bạn cách lựa chọn các công cụ Automation hiệu quả nhất.
Tại sao doanh nghiệp cần sử dụng công cụ Automation Marketing?
Không còn là một xu hướng khi Automation Marketing ngày càng trở thành một hoạt động bắt buộc của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận trong thời buổi kinh doanh khốc liệt như hiện nay.
Sử dụng công cụ Marketing tự động có vai trò rất lớn trong doanh nghiệp
Không những thế các công cụ Automation còn có mục tiêu tự động hóa tăng trưởng doanh thu bằng việc gửi email phù hợp, đúng lúc cho các khách hàng, giúp doanh nghiệp tạo và thử các chiến dịch khác nhau một lúc. Ngoài ra, Automation Marketing còn lọc các lead và ưu tiên các hoạt động dựa trên cấp độ tương tác nội dung và đo lường doanh thu tự động.
Thêm nữa, sử dụng các công cụ Automation Marketing còn giúp cho bạn báo cáo thực thi Marketing để dễ dàng quan sát và theo dõi báo cáo tùy chỉnh theo ngày, theo tuần, tháng và các chiến dịch.
5 công cụ Automation Marketing hiệu quả
Custoemer.io
Đây được xem là công cụ để tự động hóa các email kịp thời giúp doanh nghiệp có thể gửi tin đến khách hàng của mình một cách chính xác và tương tác với họ dễ dàng hơn.
Công cụ này có ưu điểm là nó tích hợp với ứng dụng hoặc trang web dành cho cả thiết bị di động. Từ đó người sử dụng có thể xem dữ liệu theo thời gian. Về cơ bản, nó làm cho thông điệp cá nhân trở lên đơn giản và các tính năng khác bao gồm thử nghiệm, theo dõi cũng như chuyển đổi hồ sơ khách hàng trở nên nhanh chóng. Tuy nhiên chi phí lại dựa trên kích thước danh sách email của bạn và tổng số tín dụng email.
Công cụ Customer.io là công cụ tự động hóa gửi email cho doanh nghiệp với số lượng lớn
Hiểu đơn giản, công cụ Automation Marketing này sẽ miễn phí đối với 200 người và 400 tín dụng email hàng tháng cho bạn, nhưng nếu tập khách hàng của bạn là 5000 người và 10.000 tín dụng email thì bạn phải trả khoảng 1.2 triệu/tháng cho công cụ. Còn nếu bạn có 15.000 người và 30.000 tín dụng email thì bạn cần trả 3 triệu/tháng.
Constant Contact
Đây là công cụ cung cấp email mạnh mẽ, đơn giản và dễ dàng, với một tính năng độc đáo để doanh nghiệp có thể tiếp thị. Công cụ này cung cấp chương trình khuyến mãi, phiếu giảm giá và khuyến mại.
Chi phí bạn cần bỏ ra cho công cụ này vận hành 500 địa chỉ email là khoảng 500 nghìn/tháng và cho tiếp thị qua email khoảng 1 triệu đồng/tháng để có thể truy cập hết các tính năng của Constant Contact.
Đối với 501 liên hệ đến 2500 địa chỉ email thì bạn cần phải trả khoảng 1 triệu/tháng cho việc tiếp thị và 1 triệu 500 nghìn/tháng cho việc sử dụng hết tính năng.
>> Top 4 cách viết Email Marketing hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua
Pardot
Pardot là một công cụ Automation Marketing hoàn hảo để doanh nghiệp có thể thúc đẩy doanh thu, tăng cường tích hợp CRM, tiếp thị email, chăm sóc khách hàng, báo cáo ROI.
Nó được xem là một công cụ hoàn hảo để giúp các doanh nghiệp có thể rút ngắn chu kỳ bán hàng. Tuy nhiên, mức giá để có thể sử dụng nó rơi khoảng 1000 USD/liên hệ tháng.
Còn nếu bạn muốn sử dụng hết tính năng như tiêu chuẩn cộng với phân tích email nâng cao, xem trước hiển thị email và spam thì bạn cần trả khoảng 2000 USD/tháng.
Còn nếu doanh nghiệp bạn “chịu chơi” bỏ ra khoảng 3000 USD/tháng các tính năng tùy chỉnh và quyền truy cập API cho tối đa 100.000 cuộc gọi mỗi ngày.
Adroll
Công cụ Automation Marketing cho các chiến dịch quảng cáo tương tác trên mạng xã hội như Facebook, Twitter, Website. Adroll sẽ cung cấp cho doanh nghiệp của bạn một ngân sách hiệu quả cho các lần chạy quảng cáo, toàn quyền kiểm soát truy cập. Không những thế, công cụ này còn cho bạn dùng thử 2 tuần trước khi quyết định có mua hay không.
Bizible
Đây được xem là công cụ giúp bạn theo dõi tương tác tiếp thị trên tất cả các kênh. Sử dụng công cụ này giúp bạn xóa bỏ được khoảng cách giữa người bán và tiếp thị.
Doanh nghiệp sử dụng Bizible để đo lường chỉ số ngân sách chạy quảng cáo
Công cụ có các tính năng lớn bao gồm các chỉ số cấp từ khóa cho Adwords cũng như số liệu cho chiến dịch và nội dung quảng cáo. Tuy nhiên, chúng ta nên hiểu rằng công cụ nào cũng cần trả phí để sử dụng, công cụ này bạn cần bỏ khoảng 500 USD/tháng cho tài khoản Adwords và khoảng 2000 USD/tháng cho tài khoản Adwords không bị giới hạn.
Để đạt hiệu quả Marketing một cách tối đa thì bạn nên sử dụng các công cụ Automation Marketing. UNICA hy vọng với những thông tin bổ ích trên sẽ giúp cho doanh nghiệp bạn có thêm những bước đột phá trong kinh doanh.
>> Chi tiết từ A đến Z quy trình Automation Marketing
>> Lợi ích của Marketing Automation mà doanh nghiệp không nên bỏ qua
10/12/2019
632 Lượt xem
Xây dựng hệ thống Automation Marketing tối ưu cho doanh nghiệp
Thế giới ngày nay đang chứng kiến sự bùng nổ của công nghệ số, đặc biệt là trong lĩnh vực marketing. Các doanh nghiệp đang dần chuyển đổi sang các phương thức marketing tự động để tối ưu hóa hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Xây dựng hệ thống Automation Marketing chính là chìa khóa giúp doanh nghiệp thành công trong kỷ nguyên số. Nếu bạn đang rất chán ghét với những cuộc gọi làm phiền hay những email spam? Bạn cảm thấy quá mệt mỏi và muốn tìm một giải pháp giải quyết triệt để. Vậy, bạn cần xây dựng hệ thống Automation Marketing cho doanh nghiệp của mình. Bài viết sau là nội dung xoay quanh chủ đề xây dựng hệ thống Automation Marketing tối ưu cho doanh nghiệp, bạn hãy tham khảo nhé.
1. Automation Marketing là gì?
Hiểu theo cách đơn giản, Marketing Automation có nghĩa là tiếp thị tự động. Đây là thuật ngữ dùng để chỉ việc tự động hóa quá trình Marketing thông qua việc sử dụng phần mềm hỗ trợ.
Với hệ thống tự động, các công việc liên quan đến hoạt động Marketing như xác định phân khúc khách hàng, phân đoạn thị trường, hoặc tạo ra khách hàng tiềm năng trở nên đơn giản và hiệu quả hơn rất nhiều.
Automation Marketing là gì?
2. Hệ thống Automation Marketing mang lại những lợi ích gì
Hệ thống Automation Marketing cho doanh nghiệp mang lại rất nhiều lợi ích, bao gồm lợi ích cho cả doanh nghiệp và cả ở phía khách hàng. Một trong những lợi ích của Marketing Automation đối với doanh nghiệp có thể kể tới như:
2.1. Tăng khả năng tương tác với khách hàng
Với công cụ tiếp thị tự động, bạn hoàn toàn có thể thay thế các cuộc gọi mỗi ngày bằng các Email nhằm cung cấp thông tin hữu ích đến người dùng.
Không chỉ vậy, hệ thống còn có khả năng phân tích hành vi dựa trên những khách hàng đã từng ghé thăm Website của bạn. Đồng thời có thể chủ động đưa ra quy trình chăm sóc tự động với khách hàng đó. Từ đó mà khả năng tương tác giữa doanh nghiệp và người dùng cũng trở nên tốt hơn.
2.2. Tiết kiệm chi phí và giảm thiểu thời gian thực hiện thao tác thủ công
Khi sử dụng công cụ Marketing Automation, dựa trên hành vi của người dùng, hệ thống sẽ tự đọc thông tin và gửi Email cho khách hàng. Nhờ đó mà doanh nghiệp sẽ tinh giảm được bộ máy nhân sự và tiết kiệm được chi phí nhân công cho những công việc này. Ngoài ra, tốc độ và khối lượng gửi Email cho khách hàng cũng rất nhanh và chính xác, nhờ vậy doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian so với việc thực hiện thao tác thủ công.
Marketing qua video là một trong những hình thức hot hiện nay giúp doanh nghiệp bán được nhiều sản phẩm và dịch vụ. Để hiểu hơn về bố cục kịch bản 1 video marketing, cách tạo video bán hàng chuẩn chỉnh cũng như các kiến thức liên quan, bạn hãy nhanh tay đăng ký khóa học Làm video marketing online:
[course_id:290,theme:course]
[course_id:355,theme:course]
[course_id:1608,theme:course]
2.3. Kết nối với khách hàng nhiều hơn
Công cụ tiếp thị tự động sẽ cập nhật danh sách khách hàng thường xuyên nhờ vậy mà bạn sẽ không bỏ sót bất kỳ một khách hàng nào. Từ đó giúp doanh nghiệp tăng khả năng kết nối với khách hàng và tiếp cận được với nhiều khách hàng tiềm năng hơn.
Ngoài ra, khi xây dựng hệ thống Automation Marketing còn giúp doanh nghiệp tối ưu được những giải pháp như tự động đọc Card - visit và tự động email cho khách. Tự động lấy hết email giao dịch của nhân viên để chuyển về Bigdata chăm sóc tự động. Không những thế hệ thống còn giúp doanh nghiệp có thể lấy được contact của khách hàng khi vào thăm website và tự động phân tích hành vi khách hàng để đưa ra quy trình nuôi dưỡng tự động cùng một thao tác với số lượng lên đến 100.000 khách hàng.
Automation Marketing giúp kết nối nhiều khách hàng hơn
2.4. Cá nhân hóa đến từng khách hàng mục tiêu
Nhờ có hoạt động automation marketing, doanh nghiệp có thể có được những thông tin khách hàng một cách chính xác, đầy đủ và chi tiết, từ đó có thể giúp doanh nghiệp phân chia các đối tượng khách hàng thành từng mục tiêu riêng, nhóm đối tượng riêng và áp dụng những chiến lược kế hoạch kinh doanh hiệu quả cho từng nhóm đối tượng.
3. Xây dựng hệ thống Automation Marketing là làm những việc gì?
Để xây dựng được hệ thống hiệu quả thì bạn cần hiểu Automation Marketing là gì? Hiểu đơn giản, Automation Marketing là việc doanh nghiệp bạn áp dụng những phần mềm tự động hóa cho quá trình tiếp thị. Nó sẽ tự động tạo ra khách hàng có tiềm năng, phân đoạn thị trường và chăm sóc khách hàng để họ trở thành khách hàng quen thuộc của bạn.
Thay vì việc bạn gửi tin nhắn cho từng người một thì bạn sẽ gửi tiếp đến mọi người, làm việc với các công cụ truyền thông tốt hơn…
Để xây dựng được một hệ thống Automation Marketing bạn cần thực hiện các lưu ý sau:
- Thứ nhất, doanh nghiệp của bạn cần tìm kiếm những khách hàng mới tiếp cận sản phẩm và có nhu cầu mua, để được bật chế độ chăm sóc đặc biệt. Khi đó, doanh nghiệp cần kích hoạt được điểm số nóng với mục đích không để những khách hàng này hạ nhiệt. Bạn cần thiết lập hệ thống tự động thông báo cho nhóm bán hàng. Khi đó, cần xây dựng một quy trình làm việc phù hợp và mức độ tương tác về nội dung, mở email, mở tin nhắn.
- Thứ hai, bạn cần xây dựng hệ thống Automation Marketing Mini ABM Hack hay còn được gọi là chiến lược Marketing dựa trên từng tài khoản. Nếu bạn xây dựng thành công thì hệ thống Automation Marketing sẽ thu hút được 90% giới tiếp thị nhận biết.
- Thứ ba, bạn cần xây dựng được một hệ thống nuôi dưỡng khách hàng mới đăng ký thông qua việc đăng ký email, bot, bản tin. Thay vì doanh nghiệp chỉ thêm người đăng ký mới vào email/bot bình thường thì hiện nay, bạn có thể thiết lập email để cho phép khách hàng nhận nội dung phù hợp nhất. Ví dụ, sau khi có người đăng ký bào bot thì ngay lập tức sẽ nhận được những tin nhắn tự động như “cảm ơn bạn đã đăng ký”.
Automation Marketing là hệ thống Marketing tự động
4. Các thành phần của hệ thống Marketing Automation
Để tạo nên một hệ thống Marketing Automation cần rất nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là những thành phần chính và nhiệm vụ của chúng trong hệ thống Marketing Automation.
4.1. Run Campaigns – “Quản lý chiến dịch”
Thực hiện bằng cách đo lường độ hieeujq ảu của mọi phương thức liên hệ với khách hàng, tương tác của họ với page hoặc website... từ đó có được những đánh giá và đưa ra những điều chỉnh hợp lý nhất để phát triển chiến dịch.
4.2. Optimize User Experience – “Tối ưu trải nghiệm người dùng”
Thành phần này hoạt động thông qua việc phân tích về nhân khẩu học, giới tính, thói quen của tệp khách hàng từ đó có tạo và đưa ra những thông điệp riêng cho tùng nhóm đối tượng khác nhau. Thông qua đó sẽ nâng cao được trải nghiệm của khách hàng và tạo được ấn tốt cho họ.
4.3. Generate Leads – “Thu thập thông tin khách hàng”
Tất cả những tương tác của khách hàng trên website, email đều được thu thập lại một cách dễ dàng bao gồm những thông tin như số điện thoại, Email, địa chỉ... CRM (Customer Relationship Management) là nơi chứa những thông tin đó.
4.4. Nature Leads
Đây chính là việc nuôi dưỡng khách hàng một cách thường xuyên bằng việc thu thập những thông tin, kể cả khách hàng tiềm năng, khách hàng hiện tại, khách hàng trung thành. Thông qua việc phân loại độ tương thích của từng nhóm mà có những nội dung phù hợp riêng.
Thành phần của hệ thống Marketing Automation
4.5. Identify Qualified Leads – “Xác định điều kiện của khách hàng”
Hệ thống sẽ xác định được những khách hàng nào có điều kiện và đưa ra quyết định mua hàng cao nhất, thông qua những hành động của khách hàng để lại mỗi khi ghé qua trang website, fanpage... hệ thống lưu trữ lại tất cả những thông tin này.
4.6. Evaluate Campaigns – “Đo lường và đánh giá hiệu quả chiến dịch”
Thông qua những chỉ số tương thích của khách hàng đối với doanh nghiệp, các chỉ số về độ hiệu qảu của việc chăm sóc khách hàng tự động, thông tin gửi đến họ và mức độ tiếp nhận thông tin của khách hàng, sự cải thiện chỉ số ROI. Tất cả những chỉ số này đều cho biết sự hiệu quả của chiến dịch.
Với những thành phần nổi bật trên, mà xây dựng hệ thống Marketing Automation trở nên phổ biến rộng rãi và được ứng dụng nhiều trong các doanh nghiệp.
5. Hướng dẫn xây dựng hệ thống Marketing Automation cho doanh nghiệp
Marketing Automation có tác động lớn tới các chiến dịch tiếp thị đối với mỗi doanh nghiệp, việc xây dựng hệ thống Marketing Automation là một điều cần thiết mà hầu hết các doanh nghiệp nào cũng nên thực hiện. Để thực hiện doanh nghiệp cần chuẩn bị những điều như:
5.1. Xác định mục tiêu
Đây là điều cần thiết và tất yếu mà mỗi doanh nghiệp cần làm trước khi bắt đầu xây dựng một hệ thống Marketing Automation. Bạn cần xác định được mục tiêu, những gì bạn sẽ làm khi muốn sử dụng hệ thống giúp bạn lập kế hoạch chiến dịch phù hợp hơn. Mục tiêu của bạn là tăng doanh số trong các đợt sale, bạn đang muốn tạo nhiều khách hàng tiềm năng hơn... Do đó, điều trước tiên cần làm là xác định mục tiêu của bạn.
5.2. Xác định khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp
Tùy vào từng phân loại sản phẩm cũng như phân khúc khách hàng mà bạn chọn ra khách hàng mục tiêu. bạn có thể hình dung rằng nếu bạn muốn chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự thì bạn cần tập trung thời gian và nỗ lực cho điều đó.
Xây dựng hệ thống Marketing Automation cho doanh nghiệp
5.3. Tạo List những người có nhu cầu mua hàng cao
Tiếp theo bạn cần theo dõi và liệt kê những khách hàng có nhu cầu mua hàng cao nhất. Sau khi có được danh sách Marketing Automation sẽ tiếp cận khách hàng bằng việc gửi thông tin tiếp thị phù hợp và tư vấn, nhằm tăng nhu cầu của họ. Bạn cũng nên lưu ý, ngoài liệt kê danh sách những người có nhu cầu mua hàng. Bạn nên sắp xếp các thông tin một cách hợp lý dựa trên loại sản phẩm, dịch vụ mà họ quan tâm hay sở thích của họ.
5.4. Xây dựng chiến lược cho từng đối tượng
Việc bạn cần làm là xây dựng những chiến lược cho từng nhóm khách hàng có khả năng chuyển đổi cao (Lead Generation) cụ thể, thậm chí là từng cá nhân riêng lẻ, từ đó Marketing Automation tuy chạy tự động nhưng vẫn có tính cá nhân hóa với từng khách hàng. Điều này sẽ gây ấn tượng mạnh mẽ đối với họ.
5.5. Hoạch định kế hoạch, hệ thống nuôi dưỡng khách hàng
Để có được ấn tượng tốt với khách hàng là một điều doanh nghiệp nào cũng cần làm. Sử dụng câu chào ấn tượng đầu đoạn Email, hay kết thúc bằng một câu ngắn đầy thiện cảm, đó là một ví dụ minh họa. Sau đó, có những kế hoạch để nuôi dưỡng, chăm sóc khách hàng về sau.
6. Những thách thức thường gặp trong Marketing Automation
Tuy rằng việc xây dựng hệ thống Automation Marketing mang lại rất nhiều lợi ích và cơ hội cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, hệ thống này cũng đi kèm với rất nhiều thách thức. Dưới đây là những thách thức thường gặp trong Marketing Automation.
6.1. Các vấn đề về tích hợp và chất lượng dữ liệu
Thách thức đầu tiên phải nói tới trong tự động hoá tiếp thị đó là chưa đảm bảo được dữ liệu và tích hợp liền mạch. Dữ liệu không nhất quán, trùng lặp và bản ghi không đầy đủ có thể là nguyên nhân cản trở sự thành công của các hoạt động tự động hoá của doanh nghiệp.
Ví dụ: Nếu như dữ liệu khách hàng của bạn bị phân mảnh trên nhiều hệ thống hoặc trong trường hợp có sự khác biệt thông tin liên hệ thì sẽ dẫn đến việc nhắm tới mục tiêu và liên lạc không hiệu quả.
Để giải quyết thách thức này, doanh nghiệp cần phải có biện pháp vệ sinh dữ liệu, ví dụ như: làm sạch hệ thống thường xuyên để tránh trùng lặp thông tin liên hệ. Hoặc có thể thiết lập các quy trình tích hợp dữ liệu để sao cho phù hợp, đảm bảo rằng thông tin sẽ được truyền liên tục giữa nền tảng tự động hoá tiếp thị của bạn với các hệ thống khác.
Thách thức thường gặp trong Marketing Automation
6.2. Thiếu chiến lược và quy hoạch
Một thách thức rất lớn khi sử dụng Automation Marketing đó là thiếu chiến lược và quy hoạch. Nếu không có cách tiếp cận chiến lược đúng hướng thì các nỗ lực tự động hoá sẽ trở nên rời rạc, điều này dẫn đến các chiến dịch thực hiện không hiệu quả và kết quả thậm chí ở dưới mức tối ưu.
Để giải quyết thách thức này, doanh nghiệp ngay từ đầu cần phải xác định mục tiêu cụ thể. Tức lá phác thảo rõ ràng những gì doanh nghiệp muốn đạt được thông qua quá trình tự động hoá tiếp thị. Sau khi xác định được mục tiêu rõ ràng, doanh nghiệp sẽ xác định được đối tượng mục tiêu cụ thể của mình, hiểu được những nhu cầu, điểm yếu cũng như sở thích của họ.
Không chỉ dừng lại ở đó, doanh nghiệp cũng nên thiết lập một lịch trình rõ ràng các chiến dịch tự động hoá mà doanh nghiệp sẽ phải làm. Ngay từ đầu hãy lập kế hoạch về thời gian và tần suất doanh nghiệp sẽ tương tác với khách hàng thông qua email tự động hay các bài đăng trên mạng xã hội hoặc trên các kênh khác. Mục đích của điều này là giúp duy trì sự nhất quán, đảm bảo rằng thông điệp của doanh nghiệp sẽ luôn phù hợp và kịp thời.
6.3. Phụ thuộc vào tự động hoá quá nhiều
Automation Marketing mặc dù mang lại hiệu quả cao giúp tiết kiệm đáng kể thời gian và nguồn nhân lực. Tuy nhiên, việc phụ thuộc quá nhiều vào tự động hoá cũng là một thách thức đối với doanh nghiệp.
Để giải quyết thách thức này, doanh nghiệp cần phải tìm ra được sự cân bằng phù hợp giữa tự động hoá và cá nhân hoá. Thực tế nói không sai khi tự động hoá hợp lý cho phép giao tiếp đại chúng, tối ưu các quá trình. Tuy nhiên, việc bổ sung các chiến lược tự động hoá bằng các điểm nhấn được cá nhân hóa là điều cần thiết. Điều này giúp tạo ra trải nghiệm khách hàng hấp dẫn và có ý nghĩa hơn rất nhiều.
Để làm được này có một cách rất hay đó là doanh nghiệp kết hợp nội dung động vào trong các chiến dịch của mình. Bằng cách tận dụng dữ liệu và sở thích của khách hàng, doanh nghiệp sẽ chủ động tuỳ chỉnh trang đích hay các tài liệu tiếp thị, email để sao cho phù hợp nhất với từng người nhận.
6.4. Nuôi dưỡng và thu hút khách hàng tiềm năng không hiệu quả
Việc cân bằng các chiến dịch tự động là một bài toán hóc búa mà nhiều doanh nghiệp đang đối mặt. Gửi quá nhiều thông điệp tự động hoặc không liên quan có thể khiến khách hàng choáng ngợp, dẫn đến việc hủy đăng ký và mất đi cơ hội tiếp cận. Ngược lại, nếu gửi quá ít thông điệp, doanh nghiệp sẽ bỏ lỡ cơ hội nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng và thúc đẩy họ mua hàng.
Nuôi dưỡng và thu hút khách hàng tiềm năng không hiệu quả
Để giải quyết vấn đề này, doanh nghiệp cần thiết kế các chiến dịch nuôi dưỡng hiệu quả dựa trên hành trình của khách hàng. Xác định các điểm tiếp xúc mà khách hàng tiềm năng cần hỗ trợ hoặc thông tin bổ sung là bước đầu tiên để đảm bảo việc gửi đi thông điệp phù hợp và đúng lúc.
Sử dụng tự động hóa tiếp thị để cá nhân hóa thông điệp và gửi đến khách hàng tiềm năng một cách kịp thời là chìa khóa để thu hút và giữ chân họ. Giải quyết các điểm yếu của khách hàng, đưa ra giải pháp phù hợp và giới thiệu lợi ích của sản phẩm/dịch vụ là những nội dung quan trọng cần có trong các thông điệp tự động.
Doanh nghiệp cũng nên triển khai các cơ chế theo dõi và chấm điểm khách hàng tiềm năng. Việc này giúp xác định những khách hàng tiềm năng có mức độ tương tác cao, sẵn sàng tham gia mua bán trực tiếp. Đồng thời, doanh nghiệp cũng có thể tiếp tục nuôi dưỡng những khách hàng tiềm năng cần thêm thời gian và thông tin để đưa ra quyết định mua hàng.
6.5. Đào tạo nhân viên
Để thành công trong việc xây dựng hệ thống Automation Marketing, doanh nghiệp cần đảm bảo rằng nhóm Marketing được đào tạo đầy đủ và bài bản. Nếu thiếu kiến thức và hiểu biết về hệ thống, nhóm Marketing sẽ gặp khó khăn trong việc sử dụng các công cụ hiệu quả, dẫn đến hạn chế hiệu quả của các sáng kiến tự động hóa.
Vượt qua thách thức này đòi hỏi doanh nghiệp cần đầu tư vào việc đào tạo toàn diện cho nhóm Marketing. Nội dung đào tạo cần bao gồm: hướng dẫn về cách thiết lập chiến dịch, tạo quy trình công việc, phân khúc đối tượng và phân tích chỉ số hiệu suất. Doanh nghiệp cũng nên khuyến khích nhóm khám phá các tính năng và chức năng của nền tảng, đồng thời cung cấp hỗ trợ và tài nguyên liên tục để nâng cao hiểu biết của họ.
7. Những lưu ý khi tích hợp Marketing Automation
Để mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình tích hợp Automation Marketing vào trong doanh nghiệp, bạn cần phải đặc biệt lưu ý những vấn đề sau:
7.1. Tuân thủ và bảo mật dữ liệu
Việc triển khai Marketing Automation cần đi kèm với việc ưu tiên tuân thủ các quy định và bảo mật dữ liệu. Đây là yếu tố then chốt để bảo vệ thông tin khách hàng và duy trì lòng tin của họ đối với doanh nghiệp.
Đảm bảo tuân thủ các quy định liên quan là điều kiện tiên quyết. Doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định về bảo mật dữ liệu, ví dụ như khoản 3 Điều 26 Luật An ninh mạng 2018. Việc này bao gồm thực hiện các biện pháp bảo mật mạnh mẽ và mã hóa dữ liệu để bảo vệ thông tin cá nhân của khách hàng.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần thường xuyên xem xét và cập nhật các chính sách và thực tiễn về quyền riêng tư. Việc này giúp đảm bảo doanh nghiệp luôn tuân thủ các quy định mới nhất, thể hiện cam kết về bảo mật dữ liệu và tạo dựng niềm tin với khách hàng.
Lưu ý khi tích hợp Marketing Automation
7.2. Mức độ liên quan và chất lượng nội dung
Mặc dù tự động hóa hỗ trợ đắc lực trong việc tạo chiến lược mới, tuy nhiên doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến chất lượng nội dung được tạo ra. Nội dung tự động cần đảm bảo tính phù hợp, giá trị và nhất quán với tiếng nói thương hiệu.
Bên cạnh việc tự động hóa, sự giám sát và chỉnh sửa của con người cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chất lượng và hiệu quả của nội dung. Mặc dù tự động hóa giúp xử lý các tác vụ lặp đi lặp lại và hợp lý hóa quy trình sản xuất nội dung, nhưng chính sự can thiệp của con người mới mang lại sự sáng tạo, tư duy phản biện và trí tuệ cảm xúc. Nhờ vậy, nội dung được tạo ra sẽ đáp ứng trực tiếp nhu cầu và sở thích của khách hàng, đồng thời linh hoạt thích ứng với sự thay đổi của thị trường và xu hướng của khách hàng.
Kết hợp tự động hóa và sự giám sát của con người sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra nội dung chất lượng cao, thu hút và hiệu quả, góp phần thúc đẩy thành công cho chiến lược Marketing Automation.
7.3. Khả năng tích hợp và tương thích hệ thống
Trước khi tích hợp việc xây dựng hệ thống Automation Marketing vào hệ thống hiện tại, doanh nghiệp cần đánh giá kỹ lưỡng khả năng tương thích và tích hợp.
Đánh giá khả năng tích hợp:
- Xác định hệ thống Marketing Automation có thể tích hợp liền mạch với CRM, phần mềm email marketing, công cụ phân tích và các hệ thống khác cần thiết cho hoạt động marketing hay không.
- Đảm bảo khả năng tương thích và tích hợp giúp ngăn chặn tình trạng phân mảnh dữ liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho quy trình làm việc trôi chảy và cho phép đồng bộ hóa dữ liệu hiệu quả trên các nền tảng.
Đánh giá khả năng mở rộng:
- Xác định khả năng của nền tảng tự động hóa để xử lý khối lượng dữ liệu ngày càng tăng, người dùng đồng thời và mức độ phức tạp của chiến dịch.
- Khả năng mở rộng là rất quan trọng để hỗ trợ sự phát triển của doanh nghiệp và tránh những hạn chế hoặc gián đoạn trong các sáng kiến tự động hóa tiếp thị.
Doanh nghiệp cần đánh giá kỹ lưỡng khả năng tương thích khi xây dựng hệ thống Automation Marketing
Chuẩn bị nguồn lực:
- Phân bổ đủ nguồn lực, bao gồm nhân sự, thời gian và ngân sách, để quản lý và tối ưu hóa hiệu quả các sáng kiến tự động hóa của doanh nghiệp.
- Triển khai tự động hóa tiếp thị yêu cầu đào tạo phù hợp và hỗ trợ liên tục cho nhóm marketing để tận dụng hết tiềm năng của nền tảng.
- Tổ chức các buổi đào tạo và cung cấp tài nguyên để giúp đội ngũ nhân viên hiểu và sử dụng các công cụ tự động hóa một cách hiệu quả.
- Phân bổ ngân sách cho các bản cập nhật và cải tiến hệ thống.
- Công nghệ liên tục phát triển và điều quan trọng là đầu tư vào các bản cập nhật và cải tiến thường xuyên để giữ cho hệ thống tự động hóa của luôn cập nhật.
Bằng cách thực hiện các bước đánh giá và chuẩn bị kỹ lưỡng, doanh nghiệp sẽ đảm bảo việc triển khai Marketing Automation thành công và hiệu quả.
Hãy dành thời gian để đánh giá kỹ lưỡng các yếu tố trên để đảm bảo hệ thống tự động hóa marketing được tích hợp và vận hành hiệu quả, góp phần thúc đẩy thành công cho chiến lược marketing của doanh nghiệp.
8. Tham khảo khóa học “Automation Marketing Summit”
Xây dựng hệ thống kết nối các phần mềm và đưa ra quy trình nuôi dưỡng khách hàng hệ thống tốn một khoản chi phí khá cao. Vì vậy, bạn có thể tham khảo thêm khóa học “Automation Marketing Summit” của giảng viên Nguyễn Quang Ngọc trên UNICA để được chuyên gia Marketing hàng đầu hướng dẫn và vận dụng quy trình tự động Marketing - Sales.
Khóa học có sự tham gia của 4 diễn giả nổi tiếng là Nguyễn Vĩnh Cường, Nguyễn Quang Ngọc, RichdadLoc và Trần Mạnh Đức, đây đều là những người am hiểu Marketing sẽ giúp bạn tiếp cận và vận dụng công cụ Automation Marketing.
Kết thúc khóa học bạn sẽ nhận được rất nhiều kiến thức bổ ích về việc hiểu và vận dụng xây dựng hệ thống Automation Marketing của doanh nghiệp để tiết kiệm thời gian và tiền cho Sales. Không những tiết kiệm tiền bạc, khóa học còn cho bạn những kinh nghiệm tối ưu hóa đầu tư tiếp thị, nâng cao tỷ lệ chuyển đổi từ khách hàng thành đơn hàng. Bạn có thể tự tạo ra cho mình một quy trình làm việc tự động hiệu quả để cải thiện sự tương tác trong quản trị khách hàng.
Tham khảo khóa học “Automation Marketing Summit” hiệu quả trên UNICA. Ảnh minh họa
9. Kết luận
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của UNICA về cách xây dựng hệ thống Automation Marketing tối ưu giúp hiệu quả làm việc của doanh nghiệp. Hy vọng với những thông tin trên, bạn đọc sẽ có thêm cho mình những kiến thức bổ ích nhất.
Chúc các bạn thành công!
09/12/2019
2356 Lượt xem
5 Quy tắc thiết kế Landing Page cho người làm Marketing
Để nâng cao tỉ lệ mua hàng và thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm, đòi hỏi người làm Marketing phải nắm vững các quy tắc thiết kế Landing Page chuẩn xác nhất. Dưới đây là 3 quy tắc quan trọng nhất mà bạn nhất định không thể bỏ lỡ.
Quy tắc 1: Xác định một mục tiêu cụ thể
Quy tắc thiết kế Landing Page đầu tiên và cũng là quy tắc quan trọng nhất đó là hãy xác định một mục tiêu cụ thể. Nếu không có mục đích rõ ràng thì trong quá trình xây dựng Landing Page rất khó có thể tiếp cận được khách hàng. Và để xây dựng được một mục tiêu cụ thể, hoàn chỉnh nhất thì bạn hãy cố gắng trả lời cho những câu hỏi sau đây:
- Khách hàng sẽ đăng ký theo dõi bản tin hay không?
- Khách hàng sẽ đặt hàng, mua hàng hay có ý định dùng thử sản phẩm?
- Khách hàng có nhu cầu xem video hay không?
- Nếu như có chương trình quảng bá sản phẩm/dịch vụ, liệu khách hàng có tham gia hay không?
Mục tiêu cụ thể sẽ là “xương sống” cho toàn bộ quá trình thiết kế Landing Page
Tất cả các câu trả lời trên sẽ hướng đến một mục tiêu cốt lõi là tiếp cận khách hàng. Hãy cố gắng tập trung vào một vấn đề quan trọng nhất, kết hợp với những “mục tiêu con” để tăng thêm khả năng thành công và quá trình xây dựng content cũng được dễ dàng hơn.
Ví dụ, doanh nghiệp của bạn chuẩn bị tổ chức một buổi hội thảo để giới thiệu về sản phẩm mới và nhiệm vụ của bạn là thiết kế một Landing Page để kêu gọi, thuyết phục khách hàng tham gia hội thảo. Như vậy, mục tiêu chính của bạn là khách hàng tham dự hội thảo. Và mục tiêu con có thể là: thuyết phục khách hàng theo từng nhóm, điều tra thông tin khách hàng, thu thập thông tin khách hàng, tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng sau hội thảo… Và để thực hiện được mục tiêu này thì bạn cần xây dựng một hệ thống content mang tính thuyết phục và có sức lôi kéo nhất định.
Đăng ký khoá học Thiết kế nội thất online ngay để nhận ưu đãi. Khóa học sẽ giúp bạn Tự làm được nhiều website chuyên nghiệp và được đánh giá cao bởi Google. Bạn cũng sẽ biết cách SEO website lên TOP Google ngay trong khóa học thiết kế website Wordpress.
[course_id:1981,theme:course]
[course_id:1668,theme:course]
[course_id:704,theme:course]
Quy tắc 2: Độ dài của một Landing Page
Khi nhắc đến quy tắc thiết kế Landing Page, nhiều người thường có chung thắc mắc không biết một Landing Page dài bao nhiêu là đủ. Thực tế, câu hỏi này nhằm mục đích lý giải cho độ dài của content trong Landing Page, cụ thể là nên viết bài ngắn hay bài dài. Thực tế, không có một quy chuẩn nhất định nào cho độ dài của bài content mà nó còn tùy thuộc vào nhận thức của khách hàng.
Tuy nhiên, khi đề cập đến vấn đề này, Brian Clark đã đề cập đến các mức độ nhận thức mà người làm Landing Page có thể tham khảo như sau:
- 5 điểm: Đây là mức điểm trung thành, theo đó khách hàng sẽ biết đến và tin tưởng thông tin mà bạn cung cấp.
- 4 điểm: Mức điểm tiềm năng, khách hàng nắm được thông tin nhưng vẫn có phần phân vân.
- 3 điểm: Khách hàng dường như đang lạc lối, họ có thông tin nhưng hoàn toàn không biết bạn là ai.
- 2 điểm: Khách hàng rất mù mờ, biết vấn đề, có thông tin nhưng không biết nên làm gì.
- 1 điểm: Khách hàng hoàn toàn mù cả về thông tin và giải pháp.
Tùy vào từng thang điểm mà độ dài content cũng khác nhau
Dựa theo thang điểm trên, có thể thấy, khách hàng tiềm năng rơi vào mức điểm từ 2 - 5. Điều này đồng nghĩa với việc điểm càng cao thì người thiết kế Landing Page chỉ nên cung cấp ít thông tin. Ngược lại, điểm càng thấp thì content càng phải đầy đủ, cụ thể, chi tiết để có thể thuyết phục được khách hàng.
Trong trường hợp bạn có nhiều nhóm khách hàng khác nhau thì nên phân thành từng Landing Page riêng lẻ, có như vậy việc tiếp cận mới dễ dàng và thuận lợi hơn. Theo lời khuyên từ các Marketer chuyên nghiệp thì bạn nên bắt đầu với khách hàng thuộc nhóm điểm 2, sau đó từ từ tăng dần lên các nhóm điểm cao hơn.
Quy tắc 3: Xây dựng content chất lượng
Đây là quy tắc thiết kế Landing Page cuối cùng và quyết định đến việc tiếp cận khách hàng. Mỗi câu, mỗi chữ trong Landing Page cần hướng đến mục tiêu chính mà bạn đã thiết lập trong quy tắc thứ nhất. Trong đó, heading (tiêu đề) sẽ chiếm đến 50% giá trị của một bài content. Để có thể hoàn thành giá trị một cách xuất sắc, heading cần trả lời được những câu hỏi sau đây:
- Thu hút sự chú ý của khách hàng.
- Phù hợp với nội dung của toàn bài viết.
- Tăng thứ hạng từ khóa.
- Diễn giải được nội dung tổng quan.
- Thuyết phục khách hàng hành động.
>> Các cách viết bài bán hàng thu hút hàng nghìn đơn
Content trong Landing Page cần được xây dựng một cách chất lượng nhất
Sau khi đã xây dựng được heading hoàn chỉnh thì bạn sẽ tiếp tục xây dựng những phần tiếp theo của bài content, bao gồm:
- Sub - headline: Điều hướng sự chú ý của khách hàng về phần thân bài viết.
- Phần thân: Liên quan đến mục đích của Landing Page.
- Dẫn chứng: Tăng thêm sự tin tưởng cũng như tò mò của khách hàng.
- Headline biểu mẫu: Giải quyết nỗi lo lắng của khách hàng.
- Biểu mẫu: Cung cấp các thông tin đơn giản.
- CTA: Thông tin liên hệ và hoàn thành.
Các thông tin trên cần có sự liên kết với nhau, tránh tình trạng xâu chuỗi một cách rời rạ, thiếu logic. Bởi như vậy có thể khiến khách hàng rơi vào nhóm điểm 1.
Quy tắc 4: Xây dựng nội dung hình ảnh, video chất lượng
Với việc thêm hình ảnh, video vào landing page không chỉ giúp cho trang landing page của mình có điểm nhấn, nó còn mục đích khác là truyền tải thông điệp, ý nghĩa sản phẩm của mình đến khách hàng một cách khách quan nhất. Thiết kế thêm các biểu đồ, biểu tượng, hình ảnh... sẽ kích thích sự tò mò của khách hàng nhiều hơn.
Quy tắc 5: Cung cấp một lợi ích cụ thể cho đối tượng mục tiêu của bạn
Khi tìm đến một dịch vụ hoặc sản phẩm, người dùng không quan đến thương hiệu của một công ty mà cái họ quan tâm là cách mà thương hiệu đó có thể giúp ích cho cuộc sống của họ.
Với ý nghĩa đó, Landing Page cần nêu rõ các lợi ích mà khách hàng tiềm năng sẽ nhận được khi họ tham gia vào Lead Maget. Họ có được tiết kiệm được thời gian, tiền bạc khi sử dụng dịch vụ, sản phẩm này không? Liệu họ có cảm thấy yên tâm hơn khi tham gia vào Lead Magmet hay không. Hãy đảm bảo rằng khách hàng của bạn có thể nhận được những lợi ích cụ thể trong nội dung mà Landing Page cung cấp.
Trên đây là 3 quy tắc thiết kế Landing Page quan trọng nhất mà dân làm học marketing cần nắm vững.
>> Cách tạo Landing Page miễn phí với 5 website thông dụng nhất
>> Quy trình thiết kế Landing Page chuyên nghiệp cho các Marketers
05/12/2019
2980 Lượt xem
Hé lộ cách viết bài pr theo công thức 3s hiệu quả, thu hút người đọc
Thực tế, có hàng trăm công thức viết bài PR khác nhau, nhưng viết bài PR theo công thức 3s luôn được nhiều người làm Marketing lựa chọn. Vậy, bài viết theo công thức này có gì đặc biệt, cách triển khai như thế nào, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để có được những kiến thức hữu ích nhất bạn nhé!
Giới thiệu về công thức viết content 3S
Công thức viết content 3S bao gồm ba yếu tố chính là: Star (Ngôi sao), Story (Câu chuyện) và Solution (Giải pháp). Đây là một công thức hiệu quả giúp tạo ra nội dung PR thu hút người đọc.
Yếu tố Star (Ngôi sao)
Ngôi sao ở đây có thể là một sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu mà bạn muốn PR. Đây là nhân vật chính của câu chuyện, là điểm nhấn mà bạn muốn khán giả chú ý.
Yếu tố Story (Câu chuyện)
Câu chuyện là phần nội dung chính, nơi bạn kể về “ngôi sao” của mình theo một cách thức hấp dẫn, lôi cuốn. Câu chuyện có thể kể về quá trình hình thành và phát triển của “ngôi sao” hoặc về những giá trị mà “ngôi sao” mang lại cho khách hàng.
Yếu tố Solution (Giải quyết)
Giải quyết là phần cuối cùng của công thức, nơi bạn chỉ ra cách “ngôi sao” của mình giải quyết một vấn đề cụ thể hoặc đáp ứng một nhu cầu của khách hàng. Đây là phần quan trọng nhất, giúp khán giả thấy được giá trị thực sự của “ngôi sao” và thúc đẩy họ hành động.
Giới thiệu về công thức viết content 3S
Các bước chuẩn bị để viết bài pr theo công thức 3s
Muốn viết bài pr theo công thức 3s chuẩn form và thu hút người đọc, bạn nên làm theo các bước sau:
Tìm hiểu mục đích viết bài PR
Trước khi bắt đầu viết, bạn cần xác định rõ mục đích của bài PR. Mục đích có thể là giới thiệu một sản phẩm mới, tăng nhận biết thương hiệu hoặc thúc đẩy một sự kiện cụ thể.
>> Xem thêm: Bí kíp tăng tương tác cho bài viết PR về du lịch
Trước khi bắt tay vào viết bài PR, người dùng phải xác định được mục tiêu viết bài
Lựa chọn tiêu đề, xác định thông điệp
Tiêu đề là phần đầu tiên mà khán giả nhìn thấy nên nó cần phải thu hút và rõ ràng. Thông điệp của bài PR cũng cần được xác định rõ ràng, giúp khán giả hiểu được điều bạn muốn truyền đạt.
Phải xác định được độ dài của bài PR
Độ dài của bài PR phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm mục đích, khán giả mục tiêu và nền tảng mà bạn đăng bài. Một bài PR chuẩn thường không quá dài, giữ cho nội dung được tập trung và dễ đọc.
Nghiên cứu thông tin và viết bài
Trước khi viết, hãy dành thời gian để nghiên cứu thông tin về “ngôi sao” của bạn, hiểu rõ về khán giả mục tiêu và lên kế hoạch cho cấu trúc của bài viết. Khi viết, hãy chắc chắn rằng bạn tuân theo công thức 3S và tạo ra một câu chuyện hấp dẫn.
Nghiên cứu thông tin và viết bài
Cách viết bài pr theo công thức 3s
Ở phần này, chúng tôi sẽ chỉ bạn cách viết bài pr theo công thức 3s một cách tổng quan nhất.
Star – Ngôi sao
Bắt đầu bài viết của bạn bằng cách giới thiệu về “ngôi sao”. Đây có thể là một sản phẩm mới mà bạn muốn giới thiệu hoặc một dịch vụ độc đáo mà bạn muốn khách hàng biết đến. Hãy mô tả “ngôi sao” một cách chi tiết và hấp dẫn, giúp khán giả hiểu rõ về nó và quan tâm đến nó.
Story – Câu chuyện
Tiếp theo, hãy kể một câu chuyện về “ngôi sao”. Câu chuyện có thể kể về quá trình hình thành và phát triển của “ngôi sao” hoặc về những giá trị mà “ngôi sao” mang lại cho khách hàng. Hãy chắc chắn rằng câu chuyện của bạn hấp dẫn, lôi cuốn và liên quan đến khán giả.
Solution – Giải pháp
Cuối cùng, hãy chỉ ra cách “ngôi sao” của bạn giải quyết một vấn đề cụ thể hoặc đáp ứng một nhu cầu của khách hàng. Đây là phần quan trọng nhất của bài viết, giúp khán giả thấy được giá trị thực sự của “ngôi sao” và thúc đẩy họ hành động.
Cách viết bài pr theo công thức 3s
Bài PR mẫu áp dụng công thức 3S
Để giúp bạn hình dung rõ hơn cách viết bài pr theo công thức 3s, dưới đây sẽ là ví dụ cụ thể:
"Hôm nay, chúng tôi rất vui mừng giới thiệu (Star) sản phẩm mới nhất của chúng tôi - Máy lọc không khí XYZ. Đây là một sản phẩm đột phá, được thiết kế để cung cấp không khí sạch cho gia đình bạn.
Câu chuyện của Máy lọc không khí XYZ bắt đầu từ một nhu cầu đơn giản - tạo ra một môi trường sống sạch sẽ và an toàn cho mọi gia đình (Story). Chúng tôi đã dành nhiều thời gian nghiên cứu và phát triển để tạo ra một sản phẩm vượt trội, có thể loại bỏ hiệu quả các hạt bụi, vi khuẩn và các chất gây ô nhiễm khác từ không khí.
Và cuối cùng, máy lọc không khí XYZ không chỉ cung cấp không khí sạch, mà còn giải quyết được nhiều vấn đề khác mà gia đình bạn có thể đang đối mặt. Nó giúp cải thiện chất lượng không khí trong nhà, giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, tạo ra một môi trường sống thoải mái và an lành cho mọi thành viên trong gia đình (Solution).
>>> Xem thêm: Giới thiệu nội dung sáng tạo hấp dẫn
Bài PR mẫu áp dụng công thức 3S
Nắm được các tuyệt chiêu viết content đỉnh cao bằng cách đăng ký học online qua video. Khoá học giúp bạn làm quen với các thể loại content, nắm vững kiến thức viết bài website hay viết bài content marketing. Và tất tần tật những kiến thức về kỹ năng viết content hay để thu hút người đọc. Đăng ký ngay.
[course_id:402,theme:course]
[course_id:1731,theme:course]
[course_id:2169,theme:course]
Ứng dụng của công thức 3S trong bán hàng
Công thức 3S trong bán hàng, bao gồm sử dụng nhân vật (Star), đưa vào câu chuyện (Story) và giải quyết vấn đề (Solution). Đây là một phương pháp hiệu quả để tạo ra trải nghiệm mua hàng độc đáo và thu hút khách hàng. Dưới đây là cách bạn có thể áp dụng công thức này trong bán hàng:
Sử dụng nhân vật (Star)
Chọn ra sản phẩm hoặc dịch vụ chính để tập trung quảng bá.
Xác định một "nhân vật" hoặc một thành phần nổi bật của sản phẩm/dịch vụ để đưa vào truyền thông và quảng cáo. Đây có thể là một tính năng đặc biệt, một người nổi tiếng sử dụng sản phẩm hoặc một khách hàng cảm thấy hài lòng sau khi dùng sản phẩm.
Sử dụng nhân vật này để tạo ra sự quan tâm và kết nối với khách hàng.
Sử dụng nhân vật (Star)
Đưa vào câu chuyện (Story)
Xây dựng một câu chuyện xung quanh sản phẩm/dịch vụ hoặc nhân vật đã chọn.
Tạo ra một ngữ cảnh hoặc một tình huống mà khách hàng có thể đồng cảm và tưởng tượng về việc sử dụng sản phẩm/dịch vụ trong cuộc sống hàng ngày của họ.
Sử dụng câu chuyện này để làm nổi bật các giá trị, lợi ích và cảm xúc mà sản phẩm/dịch vụ mang lại.
Đưa vào câu chuyện (Story)
Giải quyết vấn đề (Solution)
Đưa ra giải pháp cụ thể cho vấn đề hoặc nhu cầu mà khách hàng đang gặp phải.
Mô tả cách sản phẩm/dịch vụ của bạn có thể giải quyết vấn đề hoặc đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách hiệu quả và tiện lợi.
Tạo ra một sự kết nối giữa vấn đề của khách hàng và giải pháp mà bạn cung cấp.
Khi kết hợp cả ba yếu tố này, bạn có thể tạo ra một chiến lược bán hàng mạnh mẽ, không chỉ giúp bạn thu hút sự chú ý của khách hàng mà còn giúp bạn xây dựng một mối quan hệ chặt chẽ hơn với họ.
>>> Xem thêm: Các cuốn sách về content marketing
Giải quyết vấn đề (Solution)
Phân biệt từ ngữ trong văn nói và văn viết khi áp dụng công thức 3S
Từ ngữ trong văn nói và văn viết thường có sự khác biệt nhẹ về cách sử dụng, mục đích và cảm xúc truyền đạt. Dưới đây là một số điểm khác biệt chính:
Tính hình thức
Văn nói: Thường tự nhiên, linh hoạt và ít hạn chế bởi các quy tắc ngữ pháp. Câu trả lời có thể dài hay ngắn tùy thuộc vào ngữ cảnh và cảm xúc.
Văn viết: Thường chính xác hơn, cấu trúc câu rõ ràng hơn, tuân thủ nhiều hơn các quy tắc ngữ pháp và chính tả.
Tính hình thức trong văn nói và văn viết
Từ ngữ và cấu trúc câu
Văn nói: Sử dụng từ ngữ phổ biến, đơn giản và thân thiện. Có thể có sử dụng từ viết tắt, từ ngữ cụ thể cho địa phương hoặc nhóm cộng đồng.
Văn viết: Sử dụng từ ngữ chính xác hơn, giàu ngữ cảnh và thường không sử dụng từ viết tắt. Câu trúc câu thường phức tạp hơn và chi tiết hơn.
Mục đích truyền đạt
Văn nói: Thường được sử dụng để trò chuyện, giao tiếp hàng ngày, thể hiện cảm xúc, ý kiến và suy nghĩ một cách tự nhiên và linh hoạt.
Văn viết: Thường được sử dụng trong các tình huống chính thức hơn như viết thư, báo cáo hay văn bản pháp lý. Mục đích thường là truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và chính xác.
Cảm xúc và biểu đạt
Văn nói: Thường mang tính cảm xúc hơn, có thể thể hiện bằng giọng điệu, cử chỉ và biểu hiện khuôn mặt.
Văn viết: Thường trung lập hơn, tập trung vào việc truyền đạt thông tin một cách chính xác, không gây hiểu lầm.
Tính cảm xúc và biểu đạt trong văn nói và văn viết
Sự tương tác
Văn nói: Thường có sự tương tác trực tiếp giữa người nói và người nghe, có thể có sự gián đoạn, hỏi đáp hoặc thảo luận.
Văn viết: Thường không có sự tương tác trực tiếp, thông điệp được truyền đạt một cách không đổi và không thay đổi.
Lưu ý một số lỗi cơ bản khi viết bài pr theo công thức 3s
Khi viết bài pr theo công thức 3s, có một số lỗi cơ bản cần tránh để bài viết trở nên chuyên nghiệp và thu hút độc giả.
Lỗi ngữ pháp
Sai cấu trúc câu: Câu không rõ ràng hoặc thiếu từ cần thiết.
Sử dụng sai thì: Đảm bảo sử dụng đúng thì trong ngữ cảnh phù hợp.
Sai lỗi cú pháp: Lỗi động từ, danh từ không chính xác hoặc thiếu từ nối.
Lỗi ngữ pháp khi viết bài pr
Copy nội dung
Sao chép nguyên văn từ nguồn khác mà không dẫn nguồn: Điều này không chỉ là vi phạm bản quyền mà còn làm mất đi sự độc đáo của bài viết của bạn.
Viết theo kiểu "đánh cắp ý tưởng": Lấy ý tưởng từ nguồn khác mà không biến đổi hoặc thêm giá trị mới vào nó.
Lỗi chính tả
Sai chính tả cơ bản: Như việc viết sai các từ, sai dấu câu.
Sử dụng sai từ: Sử dụng từ không phù hợp hoặc dùng từ đồng nghĩa mà không chính xác.
Lỗi chính tả khi viết bài pr
Để tránh các lỗi này, bạn nên:
Kiểm tra ngữ pháp và chính tả: Sử dụng công cụ kiểm tra chính tả và ngữ pháp trước khi đăng bài.
Tạo nội dung độc đáo: Tạo ra nội dung mà không phải là bản sao từ nguồn khác.
Tự sửa lại bài viết: Đọc lại bài viết của mình và chỉnh sửa những lỗi một cách cẩn thận trước khi công bố.
Lời kết
Việc viết bài PR theo công thức 3S không chỉ giúp bạn tạo ra nội dung hấp dẫn và thu hút người đọc, mà còn giúp bạn truyền đạt thông điệp một cách hiệu quả. Hãy nhớ rằng, mỗi “ngôi sao”, mỗi câu chuyện, mỗi giải pháp đều có giá trị riêng và đều đóng góp vào việc tạo nên một bài PR hoàn hảo. Chúc bạn thành công trong việc viết bài PR theo công thức 3S!
04/12/2019
5792 Lượt xem
Cách tạo Landing Page miễn phí với 6 website thông dụng nhất
Để tối ưu hóa chi phí thực hiện chiến dịch Marketing thì cách tạo Landing Page miễn phí chính là điều mà các Marketer đặc biệt quan tâm. Giờ đây, bạn hoàn toàn có thể tạo Landing Page với chi phí 0 đồng thông qua 5 website thông dụng nhất dưới đây.
Website tạo Landing Page miễn phí
1. Ladipage.vn
Nếu bạn muốn tiếp cận website hỗ trợ tạo Landing Page mới nhất tại Việt Nam thì không thể bỏ lỡ Ladipage.vn. Website này được xem là một trong những cách tạo Landing Page miễn phí thực sự mang lại hiệu quả cả về chất lượng và hình thức.
Ladipage.vn là website hỗ trợ tạo Landing Page ra đời mới nhất tại Việt Nam
Cụ thể, website này sẽ cho phép người dùng xây dựng một Landing Page hoàn chỉnh thông qua các thao tác kéo thả. Đặc biệt, bạn không cần biết về kỹ thuật code nhưng vẫn có thể tự chọn mẫu và thiết kế theo phong cách cá nhân với hơn 500 mẫu thiết kế khác nhau. Chính điều này là minh chứng cho việc Ladipage.vn đang ngày càng trở nên “sốt xình xịch” trong thị trường Marketing Việt Nam.
2. Sites.google.com
Đây là website được đánh giá là mang lại cho người dùng nhiều trải nghiệm vô cùng mới mẻ. Khi truy cập vào Sites.google.com, đập vào mắt bạn là một giao diện Landing Page vô cùng ấn tượng, và việc của bạn là chỉ cần lên ý tưởng và thiết kế ý tưởng đó thành hiện thực. Đặc biệt, website này còn hỗ trợ cả nội dung Youtube, bản đồ và lịch nên việc sử dụng vô cùng dễ dàng. Tuy nhiên, điểm hạn chế của website này đó chính là chỉ hỗ trợ trên trình duyệt chrome và firefox.
3. Weebly.com
Một trong những cách làm Landing Page miễn phí phổ biến nhất hiện nay đó chính là tạo những trang đích bắt mắt. Và để có thể thực hiện được điều này thì không thể không sử dụng website weebly.com. Đây là website mang đến cho người dùng những trải nghiệm tuyệt vời trong quá trình tiếp cận khách hàng.
Với tuổi đời cao, giá trị sử dụng miễn phí, weebly.com đang ngày càng được nhiều Marketer áp dụng cho chiến lược Marketing của mình. Khi sử dụng website này, bạn sẽ được hướng dẫn làm Landing Page chỉ với các thao tác kéo thả và trong tên miền sẽ có dòng chữ weebly đứng trước. Mặc dù điều này khiến tên miền của bạn có phần rườm rà, tuy nhiên nó hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng của trang đích.
Weebly.com giúp tạo nên những trang đích Landing Page vô cùng bắt mắt
4. Wix.com
Wix.com đang được xem là trang web tạo Landing Page miễn phí hàng đầu thế giới. Theo thống kê trung bình, hiện nay website này đã có hơn 50 triệu người dùng đăng ký tài khoản. Tương tự với các website khác thì Wix.com cũng cho phép người dùng tạo Landing Page thông qua các thao tác kéo thả. Giao diện mà Wix.com tạo nên hướng đến sự đơn giản nhưng cũng vô cùng đẹp mắt, ấn tượng.
Trở thành chuyên gia Thiết kế website bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học sẽ giúp bạn nắm được các thành phần cốt lõi tạo nên một website hoạt động trong môi trường internet. Bạn sẽ biết cách dùng các công cụ hỗ trợ đánh giá đo lường và làm seo hiệu quả để xây dựng và phát triển kinh doanh online bền vững.
[course_id:277,theme:course]
[course_id:357,theme:course]
[course_id:1629,theme:course]
5. WordPress.org
Đối với các Marketer chuyên nghiệp thì sẽ áp dụng cách tạo Landing Page miễn phí với công cụ WordPress.org. Bởi đây là một website giúp tạo Landing Page theo phong cách riêng của người dùng. Mục tiêu của WordPress là hướng đến những điều mới lạ và độc đáo, nhằm thu hút khách hàng một cách tối đa.
Cũng chính điều này mà yêu cầu người dùng khi sử dụng WordPress phải nắm vững các bước kỹ thuật trong thiết kế Landing Page. Còn trong trường hợp bạn mới làm quen với Landing Page và chưa có nhiều kinh nghiệm thì không nên thử sử sức với WordPress.org.
6. GetResponse
Được người dùng đánh giá cao công cụ xây dựng landing page miễn phí chất lượng chuẩn SEO
- Người dùng có thể dễ dàng tạo landing page cho phiên bản di động, nhằm phục vụ người bởi số lương người dùng di động hiệ nay cực kỳ lớn.
- Ngoài ra các thao tạo dễ dàng sử dụng và đơn giản cho người sử dụng.
- Một nhược điểm của ứng dụng này chính là bạn chỉ có thể sử dụng miễn phí trong vòng 1 tháng.
Nếu muốn sở hữu những landing page chuẩn và chuyên nghiệp thì bạn có thể lựa chọn cách thuê dịch vụ bên ngoài, như vậy bạn cũng có thể yêu cầu chuẩn SEO hoặc bất cứ yêu cầu nào.
Nhưng khi chi phí không cho phép thì chắc hẳn giải pháp landing page miễn phí sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn đấy.
Ngoài landing page thì cũng có những công cụ marketing khác hữu ích để bạn thúc đẩy hành vi mua của khách hàng. Đó là các công cụ email marketing, sms marketing. Đặc biệt là các công cụ quản lý và chăm sóc khách hàng CRM hiệu quả.
Với 6 website nêu trên, chắc chắn bạn đã biết cách tạo Landing Page miễn phí cho chiến dịch Marketing của mình. Hy vọng những thông tin hữu ích mà Unica chia sẻ sẽ giúp cho bạn kinh doanh thành công hơn. Như vậy có thể khẳng định rằng marketing đóng vai trò rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp hiện nay. Vậy nên mỗi doanh nghiệp cần phải thường xuyên update và áp dụng những kiến thức mới bằng cách tham gia các khoá học marketing trên Unica.
Unica gợi ý cho bạn: Khóa học "Tạo lập và tối ưu Landing Page bán hàng 101"
XEM TOÀN BỘ KHÓA HỌC TẠI ĐÂY
>> Quy trình thiết kế Landing Page chuyên nghiệp cho các Marketers
04/12/2019
9897 Lượt xem
Quy trình thiết kế Landing Page chuyên nghiệp cho các Marketers
Nếu bạn là một Marketer đang từng bước khẳng định mình trên con đường làm Marketing thì nhất định không thể bỏ qua “đứa con cưng” Landing Page. Đây chính là công cụ giúp bạn gia tăng doanh số hiệu quả. Và để nắm vững quy trình thiết kế Landing Page, bạn hãy tham khảo thêm bài viết mà Unica đã tổng hợp dưới đây.
Tiềm năng của Landing Page
Hiểu một cách đơn giản, Landing Page là một trong những hình thức quảng cáo phổ biến nhất hiện nay. Việc xây dựng Landing Page chuyên nghiệp sẽ giúp tiếp cận được lượng khách hàng tiềm năng và tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi. Tuy nhiên, đối với những cá nhân mới bước chân vào làm Marketing, những doanh nghiệp nhỏ chưa đủ chi phí làm landing page thì quy trình thiết kế Landing Page chuyên nghiệp thực sự là một khá khó khăn.
Thiết kế landing page là gì
Yêu cầu quan trọng nhất trong quá trình làm Landing Page đó chính là bạn phải có kiến thức về kỹ thuật để sử dụng các công cụ thiết kế có sẵn. Và bạn có thể vận dụng một số nền tảng cơ bản kết hợp với một số thủ thuật để xây dựng một Landing Page thành công.
>> Xem thêm: Landing Page là gì? Lợi ích không ngờ của Landing Page
Đăng ký khoá học Thiết kế nội thất online ngay để nhận ưu đãi. Khóa học sẽ giúp bạn Tự làm được nhiều website chuyên nghiệp và được đánh giá cao bởi Google. Bạn cũng sẽ biết cách SEO website lên TOP Google ngay trong khóa học thiết kế website Wordpress.
[course_id:1981,theme:course]
[course_id:1668,theme:course]
[course_id:704,theme:course]
Quy trình thiết kế Landing Page
Để có thể thiết kế Landing Page hiệu quả và chuyên nghiệp ngay cả khi bạn không có nhiều kiến thức vấn đề này thì hãy áp dụng ngay các bước làm landing page quan trọng dưới đây.
Bước 1: Tạo tài khoản và thiết lập hệ thống theo tên miền riêng
Trong bài viết này, Unica sẽ hướng dẫn bạn cách thiết kế Landing Page dựa theo nền tảng ezimar. Và bước đầu tiên bạn cần thực hiện là tạo tài khoản và thiết lập hệ thống theo tên miền riêng. Cụ thể, bạn hãy truy cập vào trang demo.ezimar.vn và đăng nhập bằng tài khoản gmail của bạn. Đối với bản demo thì bạn hoàn toàn không bị giới hạn về thời gian dùng thử, vì vậy, bạn có thể trải nghiệm kỹ hơn với nền tảng này.
Sau quá trình trải nghiệm, nếu bạn hài lòng với nền tảng của ezimar thì có thể liên hệ với đội ngũ nhân viên để được hỗ trợ đăng ký phiên bản chính thức với hệ thống tên miền riêng của bạn. Hiện nay, ezimar đã up bảng giá cụ thể trên hệ thống website nên bạn có thể tham khảo và lựa chọn mức giá phù hợp.
Cách xây dựng landing page
Đối với khách hàng mới sử dụng thì ezimar áp dụng mức giá vô cùng ưu đãi, chỉ với 4000 đồng/ngày, đây được mức giá tiết kiệm nhất trên thị trường mà bạn có thể áp dụng. Mức giá này cũng hoàn toàn phù hợp với những người đang chạy nhiều chiến dịch Marketing và phải xây dựng nhiều Landing Page khác nhau.
Bước 2: Thiết kế Landing Page hoàn chỉnh
Sau khi đã đăng ký thành công tên miền riêng, bước tiếp theo trong quy trình thiết kế Landing Page đó chính là tự thiết kế một Landing Page hoàn chỉnh. Rất khó để diễn tả thành lời việc tự thiết kế này, mà cách tốt nhất là bạn nên tham khảo thêm các video hướng dẫn cách thực hiện như thế nào.
Thực tế, việc thiết kế cũng vô cùng đơn giản, chỉ với những thao tác như kéo, thả kết hợp với các mẫu templates đa dạng, đẹp mắt, chắc chắn bạn sẽ có một Landing Page hoàn chỉnh trong thời gian ngắn nhất. Theo chia sẻ của những Marketer “gà mờ”, họ không quá khó khăn trong việc thiết kế Landing Page trên nền tảng ezimar, dù họ chưa hề có kiến thức gì trước đó.
Bước 3: Xuất bản Landing Page
Sau khi thiết kế thành công Landing page, nếu không xuất bản thì có nghĩa Landing Page đã chết. Vì vậy, sau khi hoàn thành Landing Page, hãy nhấn xuất bản. Bạn có thể xuất bản Landing page theo tên miền riêng mà bạn đã đăng ký ở bước 1. Trong trường hợp bạn chưa có domain thì bạn hãy xuất bản bằng cách sử dụng tên miền mà nền tảng ezimar cung cấp.
Bước 4: Thu thập khách hàng tiềm năng
Đây cũng là một bước vô cùng quan trọng trong quy trình thiết kế Landing Page theo yêu cầu. Theo đó, khi chạy chiến dịch Marketing, danh sách khách hàng tiềm năng sẽ được lưu trữ và quản trị trực tiếp trên các kênh quảng cáo và hệ thống riêng của bạn. Vì vậy, bạn có thể dễ dàng xuất bản file khách hàng tiềm năng bằng một click chuột.
Bạn có thể dễ dàng thu thập khách hàng tiềm năng với Landing page
Bước 5: Đo lường và đánh giá hiệu quả quảng cáo
Công việc đo lường và đánh giá hiệu quả quảng cáo được xem là bước mang tính tổng hợp trong quy trình thiết kế Landing Page. Đây cũng là bước mà nhiều người làm Marketing chú trọng và quan tâm nhất, bởi nó quyết định đến mức doanh thu mà người dùng đạt được.
Mỗi Landing Page đều được một mã đo lường chất lượng tiếp cận khách hàng riêng nên việc đánh giá cũng rất dễ dàng. Trong quá trình thực hiện chiến dịch Marketing, các báo cáo số liệu sẽ được hệ thống ezimar gửi về tài khoản của bạn. Điều này sẽ giúp cho bạn đo lường và đánh giá được hiệu quả chi tiết của chiến dịch quảng cáo. Từ đó có những điều chỉnh trong chính sách phát triển sao cho phù hợp.
Với 5 bước cụ thể mà Unica giới thiệu trên, chắc chắn các Marketer đã nắm được quy trình thiết kế Landing Page chuyên nghiệp, hiệu quả.
Bên cạnh đó bạn đọc muốn biết thêm nhiều thông tin về marketing hãy nhanh tay đăng ký vào theo dõi khoá học marketing online trên Unica được các giảng viên hướng dẫn bài bản chi tiết, đảm bảo sau khi kết thúc khoá học bạn sẽ nắm vững kiến thức và có thể áp dụng vào trong doanh nghiệp của mình.
>> Xem thêm: CTR là gì? Tại sao chỉ số này lại rất quan trọng
04/12/2019
4922 Lượt xem
Từng bước xây dựng chiến lược Marketing thương hiệu cho doanh nghiệp
Ngoài việc phát triển sản phẩm mới và tìm kiếm tập khách hàng mục tiêu thì việc phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Trong bài viết này, UNICA sẻ chia sẻ cho bạn những chiến lược Marketing thương hiệu mà các nhãn hàng nổi tiếng đã xây dựng.
2 bước trong chiến lược Marketing thương hiệu của doanh nghiệp
Định vị thương hiệu
Thương hiệu là hình ảnh của sản/dịch vụ giúp cho khách hàng phân biệt được các công ty với nhau. Nó được thể hiện qua các yếu tố là hình ảnh, ngôn ngữ, trải nghiệm của khách hàng để kết hợp lại tạo nên thương hiệu cho doanh nghiệp.
Xây dựng chiến lược thương hiệu là điều cần thiết cho mỗi doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp cần định vị thương hiệu cho mình, nghe có vẻ khó hiểu nhưng là điều mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải thực hiện. Bạn cần hiểu rõ thương hiệu của mình đang ở đâu? Doanh nghiệp bạn hướng tới nằm trong phân khúc thị trường nào? Xác định khách hàng của bạn là ai?
Sau đó, bạn cần phân tích ma trận SWOT thật kỹ để chỉ ra được điểm mạnh, điểm yếu, ưu thế so với các thương hiệu của đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên khi phân tích S, W, O, T bạn chỉ cần tìm ra được 3 đối thủ cạnh tranh trực tiếp nhất của mình để so sánh với doanh nghiệp.
>> Các bước xây dựng chiến lược thương hiệu tạo nên thành công bền vững
Xây dựng hệ thống Marketing lớn mạnh
Để xây dựng được một chiến lược Marketing thương hiệu, bạn cần tạo dựng được một sự liên kết giữa hệ thống Marketing và chăm sóc khách hàng. Sau khi nghiên cứu thị trường thành công, bạn cần lựa chọn kênh bán hàng phù hợp với doanh nghiệp của mình. Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp sử dụng 2 kênh bán hàng là online và trực tiếp để mở rộng thương hiệu của mình.
Để xây dựng được chiến lược Marketing hiệu quả, bạn có thể tham khảo thêm khóa học “9 bước xây dựng chiến lược Marketing” của giảng viên Nguyễn Thùy Nguyên trên UNICA để nắm được các quy tắc xây dựng một bản chiến lược Marketing cho doanh nghiệp.
4 chiến lược Marketing thương hiệu nổi tiếng thế giới
Apple
Chiến lược Marketing thương hiệu của Apple là chiến lược vô cùng khôn ngoan khi tạo ra những tin đồn quảng bá sản phẩm cho mình mà không cần bỏ ra chi phí quá nhiều. Thông minh của Apple là dựa vào Marketing truyền miệng cho người dùng cảm thấy sốt sắng và mong chờ sở hữu bằng được những dòng sản phẩm mới của Apple.
Apple thương hiệu của nổi tiếng toàn cầu thế giới
Những lời đồn từ giới truyền thông đã khiến cho thương hiệu iPhone nào sắp ra mắt đều trở thành “siêu phẩm” siêu “hot” trên thị trường.
Coca - Cola
Bạn có khẳng định với tôi rằng, Coca - Cola là một thương hiệu nổi tiếng nhất trên thế giới với logo màu đỏ và trắng được mọi người công nhận và dễ dàng nhận biết so với các đối thủ cạnh tranh khác.
Chiến lược Marketing thương hiệu của Coca Cola là việc gìn giữ bản sắc thương hiệu và sản phẩm, logo của họ sau 130 năm phát triển vẫn tương đối giống nhau. Hiện tại, có thể nói Coca đang sở hữu một tỷ lệ rất lớn lượng nước giải khát trên thế giới với nhiều sản phẩm ở nhãn hiệu khác nhau nhưng đều được người tiêu dùng đón nhận được nồng nhiệt. Ta có thể thấy rằng, chiến lược xây dựng thương hiệu của Coca rất dễ nhận biết và có tính nhất quán.
Starbucks
Starbucks sử dụng chiến lược truyền thông - Social media đã giúp cho doanh nghiệp trở nên nổi bật trên thị trường. Cụ thể, Starbucks đã khai thác thành công những điều mà người tiêu dùng mong muốn có được chỉ bằng tài khoản Facebook, Twitter và Instagram.
Chiến lược Marketing thương hiệu Starbucks thành công khi tạo nên được sự kết nối cùng một chủ đề trên nhiều phương tiện truyền thông khác nhau. Các khách hàng đều tiếp xúc được với thương hiệu của Starbucks.
Nhận thức được vai trò cũng như tầm quan trọng của Social Media, Starbucks đã vận dụng được tốt nền tảng để tạo dựng mối quan hệ giữa thương hiệu của mình và người dùng.
Colgate
Colgate là thương hiệu của tạo dựng niềm tin với khách hàng. Thay vì chỉ là thương hiệu của một loại kem đánh răng bình thường, Colgate đã chọn cách phát triển thương hiệu thông qua giáo dục người tiêu dùng thay thế. Không những Colgate thành công khi được thế giới biết đến thương hiệu mà loại kem đánh răng này còn trở thành sản phẩm kem đánh răng hàng đầu đáng tin cậy trên thế giới.
Colgate - sản phẩm tiêu dùng tạo được nhiều lòng tin nhất
Chiến lược Marketing thương hiệu của Colgate rất đơn giản chỉ là chia sẻ những bài học giá trị cho người dùng về cách chải răng, giữ gìn răng miệng tốt, cách ngăn ngừa sâu răng thông qua các video, hình ảnh nội dung hấp dẫn về vệ sinh răng miệng. Khi đó, người tiêu dùng sẽ nhận được nguồn thông tin hữu ích và miễn phí.
Trên đây là các chiến lược Marketing thương hiệu nổi tiếng nhất toàn cầu của các thương hiệu đình đám trên thị trường. Và những doanh nghiệp này đều trở thành bậc thầy trong việc xây dựng thương hiệu để cho tất cả mọi người học hỏi. UNICA hy vọng, với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ, các bạn sẽ có cho mình một cái nhìn tổng quát nhất về xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp. Chúc các bạn thành công!
>>> Đừng bỏ lỡ các khoá học marketing online hấp dẫn tại UNICA với vô vàn ưu đãi hấp dẫn <<<
>> Nghệ thuật kể chuyện thương hiệu của các nhãn hiệu nổi tiếng
>> Lên kế hoạch chiến lược Marketing cho sản phẩm mới của doanh nghiệp
03/12/2019
648 Lượt xem
Lên kế hoạch chiến lược Marketing cho sản phẩm mới của doanh nghiệp
Chiến lược Marketing hiệu quả rất quan trọng với hầu hết các doanh nghiệp dù kinh doanh ở lĩnh vực nào. Đặc biệt, chiến lược Marketing cho sản phẩm mới sẽ giúp cho doanh nghiệp tối ưu hóa được nguồn lực và thời gian khi phát sản phẩm mới ra thị trường. Trong bài viết này, UNICA sẽ giới thiệu cho các bạn các bước cơ bản để lập một bản kế hoạch Marketing hiệu quả cho sản phẩm mới. Các bạn cùng tham khảo ngay nhé!
Tầm quan trọng của kế hoạch marketing cho sản phẩm mới
Để lập chiến lược marketing cho 1 sản phẩm hay một doanh nghiệp bất kỳ nào đó bạn cần biết đến tầm quan trong của chiến lược đó như thế nào. Một chiến lược marketing hoàn hảo sẽ mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích lớn và tầm quan trọng như:
- Nếu sản phẩm doanh nghiệp của bạn đáp ứng được tất cả những kỳ vọng của người dùng, uy tín thương hiệu sẽ được nâng cao từ đó mang lại những lợi nhuận bền vững cho doanh nghiệp trong tương lai.
- Bản kế hoạch ra mắt sản phẩm mới nếu đáp dứng được những yêu cầu cũng như tiếp cận được lượng lớn đối tượng mục tiêu sẽ được đánh giá là thành công.
- Chiến lược marketing chi tiết cho sản phẩm mới sắp ra mắt sẽ giảm thiểu lỗi của sản phẩm, giúp thu hút khách hàng ngay từ ban đầu.
- Kế hoạch ra mắt sản phẩm mới thành công sẽ giúp thúc đẩy khách hàng hàng tiềm năng mới cũng như người theo dõi trung thành.
5 bước lập kế hoạch chiến lược Marketing cho sản phẩm mới
Bước 1: Cần biết rõ thông tin về doanh thu và sản phẩm mới của công ty
Đây là một bước rất quan trọng để biết được vị thế của công ty bạn đang ở đâu. Bạn sử dụng mô hình SWOT để liệt kê những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của công ty khi phát triển chiến lược Marketing cho sản phẩm mới sắp ra mắt.
Doanh nghiệp cần xác định đúng sản phẩm mới cần phát triển
Sau đó, bạn cần phải nắm bắt được tất cả những thông tin về sản phẩm mới như tên sản phẩm, giá trị sản phẩm mang lại cho cho khách hàng, giá cả, các chương trình xúc tiến sẽ áp dụng cho nó.
Bước 2: Lựa chọn thị trường mục tiêu
Thị trường mục tiêu là yếu tố quyết định đến mọi chiến lược Marketing của công ty thành công hay thất bại. Khi lập kế hoạch chiến lược, bạn cần liệt kê tất cả mọi thứ về khách hàng tiềm năng mà sản phẩm mới của của bạn sẽ tiếp cận, bao gồm thông tin về nhân khẩu học, tuổi tác, giới tính và sau đó là hành vi, thói quen mua hàng của nhóm khách hàng đó.
Bước 3: Xem xét đối thủ cạnh tranh
Khi bạn đưa sản phẩm mới ra thị trường, bạn cần phải quan tâm rất nhiều đối thủ cạnh tranh của mình bởi vì sẽ có rất nhiều doanh nghiệp bắt chước sản phẩm của bạn hoặc sản phẩm của bạn đã có trong danh mục sản phẩm của đối thủ. Bạn cần biết ứng dụng các công cụ truyền thông vào trong quá trình lên lế hoạch chiến lược marketing cho sản phẩm mới đạt hiệu quả.
Bạn đừng lo lắng quá, bởi vì những điều UNICA kể trên là điều tất yếu mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải đối mặt. Chỉ cần bạn khác biệt về sản phẩm, biết điểm mạnh của mình và những ưu điểm, nhược điểm của dòng sản mới đó so với đối thủ.
Bước 4: Đặt mục tiêu cho khi đưa sản phẩm mới ra thị trường
Khi phát triển sản phẩm, bạn cần phải đặt được mục tiêu rằng doanh nghiệp sẽ chiếm được bao nhiêu phần trăm thị phần trong năm tới, doanh thu nó mang lại là bao nhiêu.
Nhưng bạn cũng cần quan tâm đến mục tiêu đặt ra đó có thực hiện được không bởi vì nếu mục tiêu của bạn quá xa vời thì sẽ rất khó để đạt được kết quả, khiến cho quá trình thực hiện trở nên khó khăn hơn.
Đăng ký khoá học Marketing online ngay để nhận ưu đãi vô cùng hấp dẫn. Khóa học sẽ giúp bạn hiểu rõ các khái niệm từ cơ bản đến nâng cao trong Marketing, tầm quan trọng và lý do tại sao phải lập kế hoạch Marketing, biết cách xác định lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ,... Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn:
[course_id:803,theme:course]
[course_id:402,theme:course]
[course_id:1227,theme:course]
Bước 5: Xây dựng ngân sách cho sản phẩm mới
Bạn cần lên kế hoạch chiến lược Marketing cho sản phẩm mới một cách cụ thể. Bạn hãy cố gắng đừng lãng phí quá nhiều tiền mà không thu hút được sự chú ý nào từ người tiêu dùng.
Bạn cần xác định đúng được ngân sách sẽ phân bổ cho chiến lược Marketing sản phẩm mới
Các nhà làm Marketing cần cố gắng kê khai chi tiêu một cách rõ ràng và đầy đủ nhất những hoạt động khi triển khai phát triển sản phẩm mới để ngân sách luôn nằm trong khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Như vậy có thể khẳng định rằng việc lập kế hoạch ra mắt sản phẩm mới rất quan trọng nếu bạn đưa ra được bản kế hoạch chi tiết nhất cho doanh nghiệp của mình thì tỷ lệ thành công của bản kế hoạch đó là rất cao.
Một số lưu ý cho chiến lược sản phẩm mới
Khi lên chiến lược Marketing, nếu doanh nghiệp của bạn là người đến sau thì bạn cần phải giành được thị phần nhờ bán sản phẩm với giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh. Nếu doanh nghiệp bạn lập kế hoạch cạnh tranh bằng giá thì việc đối thủ của bạn chuẩn bị một kế hoạch “trả đũa” với “lính mới” như doanh nghiệp là rất dễ xảy ra. Họ có thể áp dụng các chương trình khuyến mãi, giảm giá để thu hút khách hàng của mình. Đồng thời biết cách sử dụng 5m trong marketing để chiến lược của bạn hoàn hảo hơn.
Khi doanh nghiệp của bạn mới gia nhập thị trường, tung ra các sản phẩm mới, chiến lược Marketing cho sản phẩm mới đó là tung ra những chương trình khuyến mãi mà các đối thủ các chưa cung cấp.
Hơn hết, theo hành vi mua hàng của người tiêu dùng, khách hàng sẽ sẵn lòng thử nghiệm sản phẩm trước khi mua. Chính vì vậy, trong giai đoạn này nếu sản phẩm của bạn đáp ứng được nhu cầu của người mua như chất lượng, hình thức đẹp, mẫu mã bắt mắt, mùi vị hấp dẫn thì rất có thể sản phẩm mới của bạn sẽ được người mua chấp nhận ngay.
Mặt khác, với những doanh nghiệp mới cho có tên tuổi trên thị trường thì chiến lược Marketing cho sản phẩm mới cần phải kết hợp các công cụ xúc tiến thương mại như quảng cáo, bán hàng cá nhân, xúc tiến bán,... Doanh nghiệp có thể xem xét việc đưa ra các đợt khuyến mãi về tài chính nhưng không trực tiếp giảm giá bán mà vẫn giảm tổng chi phí, chiết khấu giá, tặng sản phẩm đi kèm để thu hút tập khách hàng.
Tham khảo khóa học “9 bước xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm mới
Chiến lược Marketing cho sản phẩm mới của doanh nghiệp cần phải được đầu tư công sức, thời gian, chất xám của nhà lãnh đạo. Với những chia sẻ của UNICA ở trên, hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho nhiều người học marketing online khi lên kế hoạch về chiến lược Marketing.
Chúc các bạn thành công!
03/12/2019
6055 Lượt xem
Chiến lược Marketing 4P trong thời đại công nghệ số (Phần 2)
Sáng tạo và khả năng nắm bắt được xu hướng tiêu dùng của khách hàng là hai yếu tố cần phải có một người làm Marketing. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ dựa vào hai yếu tố này để phát triển sản phẩm cho công ty thì sẽ không thể nào thành công. Trong phần 2 của bài viết Chiến lược Marketing 4P trong thời đại công nghệ số, UNICA sẽ chia sẻ cho bạn cách để có thể phát triển được 4P trong Marketing Mix của “chị đại” thương hiệu đồ ăn nhanh KFC một cách hiệu quả nhất.
5 bước phát triển các yếu tố trong chiến lược Marketing 4P
Xác định sản phẩm bán một cách rõ ràng
Sản phẩm là yếu tố đầu tiên và không thể thiếu trong chiến lược Marketing mix. Khi phát triển sản phẩm, các bạn cần xác định rõ ràng các vấn cơ bản về sản phẩm như: Khách hàng sẽ nhận lại được gì từ sản phẩm/dịch vụ của bạn? Kích cỡ, màu sắc, tên gọi sản phẩm của bạn sẽ như thế nào? Làm thế nào để chúng trở nên khác biệt với đối thủ cạnh tranh.
Chuỗi sản phẩm của cửa hàng KFC
Chuỗi cửa hàng phục vụ thức ăn nhanh của KFC với menu có đầy đủ đồ ăn lẫn thức uống để phục vụ khách hàng với sản phẩm chủ yếu là gà rán và các sản phẩm khác như salad, hamburgers, sandwiches, nước uống…
Trong 4P, việc xác định rõ sản phẩm mình muốn bán là yếu tố cơ bản quyết định đến thương hiệu, cũng như hình ảnh của KFC. Khi nhắc tới chiến lược sản phẩm trong tổng thể chiến lược Marketing 4P, chúng ta phải kể đến sự kết hợp tuyệt vời của tẩm ướt 11 hương vị thảo mộc. Bên cạnh đó, công ty xác định được rõ món ăn chủ đạo mình bán là gì, khi nhắc đến KFC người tiêu dùng sẽ phải nghĩ ngay tới gà rán. Không những thế, KFC còn không ngừng tạo ra sự khác biệt và đa dạng hóa sản phẩm, kích thước và mẫu mã sản phẩm điều phù khác biệt với đối thủ khác.
Xác định điểm bán hàng độc đáo
Để doanh nghiệp của thể bán được nhiều hay ít hàng phụ thuộc rất nhiều vào địa điểm bán. Trước khi lựa chọn địa điểm bán hàng, bạn cần khảo sát nhu cầu của người dân ở đó trước để có phương pháp điều chỉnh chiến lược 4P.
KFC đã rất thành công khi nghiên cứu kênh phân phối của mình trải dài từ Bắc vào Nam với các cửa hàng lớn tập trung ở thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh. Chiến lược phân phối nằm trong chiến lược Marketing 4P của KFC đã tạo ra nhiều thuận tiện cho khách hàng khi muốn tìm kiếm một cửa hàng gà rán gần mình nhất.
Phân phối là một yếu tố được quan tâm hàng đầu trong 4P
Không những thế, các cửa hàng của KFC được đặt ở vị trí phân phối trong các siêu thị, trung tâm mua sắm, các ngã tư, ngã ba khu dân cư.
Thấu hiểu đối thủ
Doanh nghiệp cần tính các chi phí và các lợi ích đi kèm về giảm giá, bảo hành, ưu đãi, giá cả, sản phẩm… của đối thủ để từ đó xác định và phân tích được các bước đi tiếp theo của đối thủ.
Đối thủ nặng ký phải kể đến của KFC có lẽ là chuỗi cửa hàng của McDonald. Trong việc định giá và tính chi phí, McDonald khá khôn ngoan khi đi kết hợp chiến lược định giá gói và định giá tâm lý. Cụ thể, định giá gói, Mcdonald chuyên cung cấp các combo món ăn và định giá tâm lý thì bán với giá 49k, 99k thay vì là 50k hay 100k.
>> Content Marketing: Chiến lược học hỏi từ đối thủ cạnh tranh
Phát triển chiến lược truyền thông
Dựa trên tập khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp sẽ thiết lập cho mình một mức giá sản phẩm. Tuy nhiên, sau khi đã thiết lập xong mức giá, bạn cần phát triển chiến lược truyền thông Marketing. KFC đã chi tiền cho truyền thông và quảng cáo vô cùng mạnh mẽ. Hãng sử dụng rất nhiều kênh khác nhau trong Promotion như khuyến mãi, quảng cáo và PR.
Chiến lược Marketing 4P của KFC khi tung ra những TVC quảng cáo thương hiệu để người Việt Nam nhận thức thương hiệu gà rán với thông điệp “vị ngon trên từng ngón tay”. Không dừng ở lại đó, trong thời đại số phát triển như vũ bão, KFC còn sử dụng Facebook, Instagram, Twitter… hay nhưng banner quảng cáo để quảng bá, phủ sóng sản phẩm trên toàn thế giới.
>> Cách xây dựng chiến lược truyền thông Marketing “đỉnh” nhất hiện nay
Kết hợp 4P và kiểm tra tổng thể
Đến bước cuối cùng trong quá trình quá trình học kinh doanh online thực hiện chiếc dịch phát triển 4P, doanh nghiệp bạn cần phải xem xét các yếu tố trên kết hợp với nhau như thế nào. 4 yếu tố trong 4P Marketing phụ thuộc và liên quan rất mật thiết với nhau, nên bạn cần phải có cái nhìn thật tổng thể để xem xét chiến lược Marketing 4P có thực sự thành công hay không? Các kênh phân phối, kênh Marketing có đem lại được lượng bán cho doanh nghiệp không? Các chương trình quảng cáo có phù hợp với kênh phân phối không?
Cần kiểm tra mối liên hệ giữa các yếu tố trong 4P
Thông qua các bước phát triển chiến lược Marketing 4P của KFC, UNICA hy vọng bạn đã học Marketing online và có cái nhìn tổng quát nhất về về chiến lược Marketing mix. Chúc các bạn thành công!
>> Chiến lược Marketing 4P trong thời đại công nghệ số (Phần 1)
03/12/2019
780 Lượt xem
6 Kinh nghiệm học Marketing online trong thời đại số hóa
Hiện nay, không chỉ riêng lĩnh vực Marketing mà nhiều lĩnh vực khác đang nở rộ hình thức học online, bởi nhiều lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại. Tuy nhiên đối với những người mới bắt đầu nếu không có kinh nghiệm học Marketing online thì rất dễ dẫn đến tình trạng “nước đổ lá khoai”. Hãy cũng note ngay những kinh nghiệm “xương máu” mà Unica chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé!
1. Kinh nghiệm học Marketing online
Xây dựng lộ trình học cụ thể
Đối với lĩnh vực Marketing nói riêng và các lĩnh vực khác nói chung, việc xây dựng một lộ trình học cụ thể là điều vô cùng cần thiết. Đặc biệt, khi bạn học online, bạn hoàn toàn chủ động, không có sự tác động từ bên ngoài như hình thức học tại trung tâm. Do đó, việc xây dựng một lộ trình học cụ thể sẽ giúp bạn nắm được mình cần đi từng bước nào, nên bắt đầu và nâng cao thêm kiến thức ra sao.
Việc xây dựng lộ trình học cụ thể đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình học Marketing online
Cách tốt nhất là bạn nên xây dựng lộ trình học theo từng tuần, sau một tuần bạn sẽ tổng kết xem mình đã học được những gì, chưa vững phần kiến thức nào để bổ sung và củng cố lại.
>> Xem thêm: Những cách Marketing Online miễn phí dành cho doanh nghiệp
Có thể học theo nhóm
Việc học online một mình sẽ khiến bạn cảm thấy chán nản và dễ dàng bỏ cuộc do không có sự tương tác giữa những người học với nhau. Vì vậy, bạn có thể lập nhóm với những người có đam mê về Marketing và học cùng họ. Trong quá trình học, có thể trao đổi kinh nghiệm để tăng thêm kiến thức hữu ích cho bản thân. Nhờ vậy, việc học sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.
Đừng nhồi nhét kiến thức quá nhiều
Một trong những kinh nghiệm học Marketing online mà nhiều người thường bỏ qua đó chính là không nhồi nhét quá nhiều kiến thức cùng lúc. Có rất nhiều bạn trong quá trình xây dựng lộ trình học thường đặt rất nhiều mục tiêu mà mình cần phải thực hiện được như: Trong vòng 1 tháng phải học hết về Marketing bán hàng, cách viết content, chạy Ads…
Thực tế, việc đặt mục tiêu là tốt nhưng nó phải phù hợp với thực tế, nếu nó quá xa vời thì việc bạn đạt được kết quả trọn vẹn thực sự là điều không tưởng. Cách tốt nhất là bạn nên chọn một chủ đề, một nhóm kiến thức cụ thể và học bài bản theo một lộ trình cụ thể. Sau khi hoàn thành chắc chắn chủ đề này, bạn mới bắt đầu học tiếp chủ đề khác, có như vậy mới tránh được tình trạng “nước đổ lá khoai”, “học trước quên sau”.
Việc nhồi nhét quá nhiều kiến thức sẽ khiến bạn không thể tiếp nhận một cách hiệu quả
Tìm những khóa học Marketing online chất lượng
Với mong muốn có được lộ trình khoa học, cụ thể cùng với giảng viên giàu kinh nghiệm, chuyên môn, các khóa học Marketing online ra đời. Với tính chất học trọn đời, thoải mái thời gian học, kiến thức đầy đủ, chất lượng, khóa học Marketing online đang trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều người.
Tuy nhiên, thực tế không phải khóa học nào cũng đáp ứng được chất lượng 100%. Do đó, để đảm bảo việc lĩnh hội kiến thức của mình được hiệu quả, hãy cân nhắc trong việc tìm kiếm một khóa học Marketing online chất lượng. Nếu không có kinh nghiệm học Marketing online, bạn hãy nhờ đến sự tư vấn của những người có kinh nghiệm hơn, nhằm tránh tình trạng “tiền mất tật mang”.
Học qua nhiều kênh khác nhau
Nhắc đến hình thức học Marketing online, nhiều người nghĩ ngay đến việc học trên YouTube. Nhưng thực tế có nhiều kênh học khác nhau mà bạn có thể tham khảo như: các group trên mạng xã hội, Google… Việc học qua nhiều kênh khác nhau sẽ giúp bạn tổng hợp, phân tích kiến thức tốt hơn thay vì chỉ học trên một kênh.
Kinh nghiệm học Marketing Online kết hợp với thực hành
Dù là bất cứ công việc hay lĩnh vực nào thì việc học đi đôi với hành cũng luôn mang lại hiệu quả cao. Ngày nay khi thị trường kinh doanh đang cạnh tranh khốc liệt, thì việc học Marketing lý thuyết kết hợp với thực hành và ứng dụng là một điều hết sức quan trọng.
Ví dụ khi bạn đọc một cuốn sách về Marketing có liên quan đến mô hình 4P, bạn cần kiểm chứng độ chính xác của chúng bằng cách tự mình phân tích 4P của công ty, chẳng hạn như thương hiệu Apple đang triển khai 4P như thế nào. Bằng cách ứng dụng kiến thức đã học vào thực tế, bạn sẽ có khả năng ghi nhớ lâu hơn và áp dụng hiệu quả hơn.
>>> Giải đáp: Có nên học Marketing online trên Unica không?
03/12/2019
635 Lượt xem