Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Customer Insight là gì? Cách xác định Insight khách hàng

Nội dung được viết bởi Nguyễn Quang Ngọc

Customer insight là việc thấu hiểu tâm lý khách hàng dù cho họ không nói ra. Trong kỷ nguyên số, nơi mà khách hàng có vô số lựa chọn và thông tin readily available, việc hiểu rõ khách hàng là rất quan trọng, đây chính là chìa khóa để thành công. Doanh nghiệp cần biết khách hàng muốn gì, cần gì và mong đợi gì để cung cấp cho họ những sản phẩm, dịch vụ và trải nghiệm phù hợp nhất. Để biết cụ thể Customer Insight là gì? Customer Insight là gì? Những cách tìm Insight khách hàng hiệu quả như thế nào? Các bạn hãy tham khảo nội dung bài viết sau để biết câu trả lời nhé.

1. Customer Insight khách hàng là gì?

Đã bao giờ bạn tự nghĩ rằng sự thấu hiểu khách hàng chính là bước đầu tiên và vô cùng quan trọng để hướng tới một lợi ích mà mọi người làm marketing đều mong muốn và cố gắng tạo ra được nó.

cach-tim-customer-insight-nhu-the-nao-1.jpg

Customer insight là gì?

Nói như vậy thì insight khách hàng chính là việc bạn hiểu được suy nghĩ, mong muốn của khách hàng, những suy nghĩ thầm kín ẩn sâu bên trong. Nếu bạn là một Marketer, bạn hiểu được những mong muốn sâu xa thầm kín của khách hàng thì bạn sẽ biết được khách hàng mong muốn gì để từ đó “bách phát, bách trúng”, “xoa đúng chỗ đâu, gãi đúng chỗ ngứa” của những vị khách khó tính, khiến họ hài lòng mà nhanh chóng rút hầu bao ra mua sản phẩm của bạn.

Nếu doanh nghiệp hiểu được đúng khách hàng của mình đang tâm tư, mong muốn gì về hành vi, sở thích, nhu cầu thì bạn có thể phân tích được số liệu chính xác tuyệt đối về khách hàng như lịch sử duyệt web, mẫu mua hàng, lợi nhuận, mẫu phản hồi chiến dịch, nhân khẩu học đây được gọi là Persona.

2. Ưu nhược điểm của Customer Insight là gì?

Thấu hiểu tâm lý khách hàng mang lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích như: tăng lợi thế cạnh tranh, đưa ra chiến lược marketing phù hợp,... Bên cạnh lợi ích thì cũng có nhược điểm. Sau đây là một số thông tin cụ thể về ưu nhược điểm của Customer Insight.

2.1. Ưu điểm

- Customer Insight giúp doanh nghiệp tăng lợi thế cạnh tranh và giành quyền ưu tiên nhờ việc nghiên cứu Insight tốt, từ đó dự đoán xu hướng phát triển trong tương lai.

- Tăng lợi nhuận đáng kể do thấu hiểu nhu cầu của khách hàng, từ đó tìm ra phương hướng khai thác thị trường hiệu quả.

- Có những thay đổi phù hợp dựa trên nhu cầu của người dùng.

2.2. Nhược điểm

- Nhu cầu và sở thích của người dùng thay đổi rất nhanh gây khó khăn trong việc cải tiến kỹ thuật, đổi mới sản phẩm.

- Custom Insight không áp dụng cho mọi kiểu khách hàng. Vì thế, nó đòi hỏi doanh nghiệp phải tùy cơ ứng biến với sản phẩm của mình để phù hợp với nhóm phân khúc khách hàng cụ thể.

uu-nhuoc-diem-cua-customer-insights.jpg

Ưu nhược điểm của Customer Insight

3. Tầm quan trọng của Customer insight đối với doanh nghiệp

Bằng cách phân tích dữ liệu khách hàng, doanh nghiệp có thể thấu hiểu tâm lý khách hàng hơn, dễ dàng đưa ra quyết định sáng suốt trong các hoạt động, đồng thời giúp tăng lợi thế cạnh tranh, tăng khả năng giữ chân và lòng trung thành cho khách hàng. Dưới đây là thông tin liên quan đến tầm quan trọng của Customer insight đối với doanh nghiệp cho bạn tham khảo:

3.1. Tăng cường ra quyết định

Insight khách hàng cung cấp thông tin dựa trên những dữ liệu về sở thích, hành vi và nhu cầu của khách hàng. Dựa vào những thông tin đó doanh nghiệp sẽ có những hiểu biết sâu sắc về các nhóm, tổ chức dữ liệu. Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng đưa ra những quyết định đắn và sáng suốt trên nhiều lĩnh vực khác vực. Bao gồm: lĩnh vực về chiến lược marketing, cải thiến dịch vụ khách hàng, phân bổ nguồn lực,... Tất cả những điều này dẫn đến mục tiêu cuối cùng là tăng trải nghiệm khách hàng, tăng hiệu quả kinh doanh tổng thể.

3.2. Cải thiện sự hiểu biết của khách hàng

Biết cách tìm Customer insight doanh nghiệp sẽ phân tích được dữ liệu khách hàng, đồng thời cũng có thể khám phá được những hiểu biết có giá trị về thói quen, nhân khẩu học, hành vi và sở thích mua hàng của khách hàng. Bằng sự biểu biết này, doanh nghiệp sẽ cải thiện và điều chỉnh các sản phẩm, dịch vụ và đưa ra những chiến lược markting phù hợp đáp ứng những nhu cầu cụ thể của khách hàng. Khi cung cấp sản phẩm đáp ứng được nhu cầu khách hàng doanh nghiệp sẽ khiến khách hàng hài lòng, từ đó tăng lòng trung thành và tăng khả năng giữ chân khách hàng.

Marketing qua video là một trong những hình thức hot hiện nay giúp doanh nghiệp bán được nhiều sản phẩm và dịch vụ. Để hiểu hơn về bố cục kịch bản 1 video marketing, cách tạo video bán hàng chuẩn chỉnh cũng như các kiến thức liên quan, bạn hãy nhanh tay đăng ký khóa học Làm video marketing online:

Bán hàng bằng video marketing và livestream
Văn Thượng Hỉ
299.000đ
800.000đ

Học làm Video Marketing cho người mới bắt đầu
Văn Thượng Hỉ
299.000đ
700.000đ

Video marketing 3 giờ
Master Trần
399.000đ
600.000đ

3.3. Trải nghiệm khách hàng được cá nhân hóa

Insight khách hàng đóng vai trò như kim chỉ nam dẫn dắt doanh nghiệp đến với thành công trong kỷ nguyên số. Nhờ nắm bắt thông tin về sở thích, hành vi và lịch sử mua hàng của khách hàng, doanh nghiệp có thể tạo ra những trải nghiệm cá nhân hóa độc đáo, đáp ứng nhu cầu và mong muốn riêng biệt của từng cá nhân.

Cá nhân hóa mang đến những lợi ích to lớn cho doanh nghiệp:

- Tăng cường tương tác khách hàng: Khi khách hàng cảm thấy được thấu hiểu và quan tâm, họ sẽ có xu hướng tương tác nhiều hơn với doanh nghiệp, từ đó gia tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu.

- Xây dựng mối quan hệ bền chặt: Trải nghiệm cá nhân hóa giúp doanh nghiệp xây dựng lòng tin và sự gắn kết với khách hàng, tạo nền tảng cho mối quan hệ lâu dài và bền vững.

- Nâng cao lòng trung thành: Khách hàng có xu hướng trung thành với những doanh nghiệp mang đến trải nghiệm cá nhân hóa phù hợp với nhu cầu của họ.

tam-quan-trong-cua-Customer-insight-voi-doanh-nghiep.jpg

Tầm quan trọng của Customer insight đối với doanh nghiệp

3.4. Tăng khả năng giữ chân và lòng trung thành của khách hàng

Customer Insight giúp doanh nghiệp hiểu rõ điều gì khiến khách hàng hài lòng, điều gì khiến họ thất vọng và điều gì họ mong muốn ở sản phẩm/dịch vụ. Từ đó, doanh nghiệp có thể điều chỉnh sản phẩm/dịch vụ, cũng như chiến lược marketing và chăm sóc khách hàng để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Thông qua việc xác định các chỉ số rời bỏ, phân tích cảm tính của khách hàng và hiểu nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp có thể triển khai các sáng kiến ​​giữ chân có mục tiêu như ưu đãi được cá nhân hóa, hỗ trợ khách hàng chủ động và các chương trình khách hàng thân thiết. Những nỗ lực này góp phần cải thiện sự hài lòng, giảm tỷ lệ rời bỏ và tăng lòng trung thành của khách hàng.

Customer Insight giúp doanh nghiệp xác định nhu cầu thị trường và phát triển những sản phẩm/dịch vụ đáp ứng nhu cầu đó. Việc phát triển sản phẩm/dịch vụ mới dựa trên Customer Insight sẽ giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh và thu hút khách hàng mới.

3.5. Phân bổ nguồn lực hiệu quả

Doanh nghiệp dựa trên Customer Insight sẽ hiểu được sở thích và phân khúc của khách hàng. Điều này giúp doanh nghiệp phân bổ nguồn lực hiệu quả cho những hoạt động cần thiết, tập trung vào những khách hàng có giá trị cao, đồng thời điều chỉnh các chiến lược marketing phù hợp. Bằng việc dựa vào Customer Insight doanh nghiệp có thể đảm bảo các nguồn lực, bao gồm: ngân sách, nhân lực, thời gian được đầu tư vào các lĩnh vực tạo ra tác động và lợi tức đầu tư nhiều nhất.

Customer Insight là một công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp phân bổ nguồn lực hiệu quả, tập trung vào các hoạt động mang lại lợi nhuận cao và tăng khả năng thành công. Doanh nghiệp cần đầu tư vào việc thu thập, phân tích và sử dụng Customer Insight hiệu quả để tạo dựng lợi thế cạnh tranh và gặt hái thành công trong thị trường ngày càng cạnh tranh.

3.6. Đổi mới và phát triển sản phẩm/ dịch vụ

Insight cung cấp thông tin đầu vào có giá trị cho sự đổi mới và phát triển sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp. Bằng cách hiểu nhu cầu, những điểm khó khăn và xu hướng mới nổi, doanh nghiệp có thể phát triển các sản phẩm, tính năng hoặc dịch vụ mới phù hợp với mong đợi, sở thích của khách hàng. Cách tiếp cận lấy khách hàng làm trung tâm này nâng cao sự phù hợp của sản phẩm với thị trường, thúc đẩy sự đổi mới và tăng khả năng ra mắt sản phẩm thành công.

customer-insight-cung-cap-thong-tin-dau-vao-co-gia-tri.jpg

Insight cung cấp thông tin đầu vào có giá trị

4. Các đặc tính của Customer Insight

Sau khi đã hiểu về tầm quan trọng của Customer Insight chắc chắn nhiều người sẽ tò mò về những đặc tính cơ bản của Customer Insight là như thế nào. Sau đây là giải đáp cho bạn:

4.1. Insight không phải là sự thật hiển nhiên

Đặc tính đầu tiên của Customer Insight đó là, nó không phải là sự thật hiển nhiên, nó chỉ là sự thật mà mọi người ngầm hiểu về khách hàng mà thôi. Customer Insight là những hiểu biết sâu sắc ẩn giấu bên dưới hành vi của khách hàng, không thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường. Doanh nghiệp muốn biết và hiểu cần phải sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau để thu thập dữ liệu và khám phá những insights giá trị.

4.2. Insight không chỉ đến từ dữ liệu

Customer Insight không thể chỉ dựa trên một nguồn dữ liệu duy nhất mà dựa trên nhiều nguồn dữ liệu khác nhau. Doanh nghiệp cần kết hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau như: khảo sát khách hàng, dữ liệu bán hàng, dữ liệu website, v.v. để có được bức tranh toàn diện về khách hàng. 

4.3. Dựa vào Insight có đưa ra được các hành động cụ thể

Nếu doanh nghiệp chỉ đưa ra lý thuyết mà không áp dụng thực tế thì không được coi là Insight Customer. Vì vậy, Customer Insight phải có đặc tính của những hành động cụ thể được. Customer Insight phải dẫn đến hành động cụ thể để cải thiện trải nghiệm khách hàng, tăng doanh thu và lợi nhuận. Doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược và kế hoạch triển khai dựa trên insights thu thập được.

customer-insight-dua-ra-hanh-dong-cu-the.jpg

 Dựa vào Insight có đưa ra được các hành động cụ thể

5. 4 loại insight khách hàng

Customer Insight được phân ra thành nhiều loại khác nhau, bao gồm: nhân khẩu học, sở thích, động cơ mua hàng hay phản hồi của khách hàng. Cụ thể các loại Insight khách hàng được phân ra thành 4 loại sau:

5.1. Insight động cơ mua hàng

Insight động cơ là những hiểu biết để thúc đẩy khách mua hàng của doanh nghiệp. Những hiểu biết này có thể liên quan đến nhiều vấn đề bao gồm: mục tiêu, nhu cầu, mong muốn, giá trị của khách hàng. Dựa vào Insight này, doanh nghiệp có thể biết được kỹ do tại sao khách lựa chọn sản phẩm/ dịch vụ. Từ đó, xác định được nhu cầu sản phẩm cao nhất, đồng thời theo dõi mức tăng của nhu cầu sản phẩm.

5.2. Insight nhân khẩu học

Insight nhân khẩu học là những hiểu biết sâu sắc về các đặc điểm nhân khẩu học của khách hàng, bao gồm: Tuổi tác, giới tính, thu nhập, trình độ học vấn, nghề nghiệp, dân tộc, tôn giáo,... Dựa vào những hiểu biết về Insight nhân khẩu học doanh nghiệp có thể xác định được đối tượng khách mục tiêu, thị trường mục tiêu để đưa ra chiến lược marketing, phát triển sản phẩm/ dịch vụ phù hợp nhất.

5.3. Insight phản hồi của khách hàng

Insight phản hồi của khách hàng là những hiểu biết của doanh nghiệp về suy nghĩ của khách hàng, khách hàng đang đánh giá sản phẩm/ dịch vụ như thế nào. Những hiểu biết này có thể thu thập được từ khảo sát, nghiên cứu, phỏng vấn hoặc ở các bình luận mạng xã hội, sàn thương mại điện từ. Dựa vào những phản hồi từ khách hàng, doanh nghiệp sẽ biết mình cần phải cải thiện cái gì để sản phẩm/ dịch vụ càng phát triển mạnh và bền vững.

5.4. Insight về sở thích cá nhân và phong cách sống

Insight về sở thích cá nhân và phong cách sống là những hiểu biết sâu sắc về thói quen, sở thích, giá trị và quan điểm của khách hàng ảnh hưởng đến hành vi mua sắm và sử dụng sản phẩm/dịch vụ của họ. Việc hiểu biết về Insight này giúp doanh nghiệp điều hướng khách thành công, biến họ trở thành khách hàng trung thành của mình.

insight-khach-hang-bao-gom-nhieu-loai-khac-nhau.jpg

Insight khách hàng bao gồm nhiều loại khác nhau

6. Những cách tìm ra Customer insight 

Có rất nhiều cách để có thể tìm ra được Customer insight nhưng không phải ai cũng biết. Sau đây là hướng dẫn một số cách tìm Customer insight hiệu quả cho bạn tham khảo:

6.1. Phân loại đối tượng khách hàng

Trong kinh doanh, không phân loại đối tượng khách hàng sẽ nhanh chóng đi tới thất bại công việc. Nếu bạn không phân loại khách hàng trước tiên, bạn sẽ không thể thực hiện các nội dung tiếp theo của quá trình kinh doanh. Cũng như bạn bán hàng nhưng không xác định được đối tượng nào sẽ sử dụng sản phẩm của mình.

Vì vậy, bạn nên phân loại khách hàng dựa vào những sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp. Nếu bạn bán mỹ phẩm, đối tượng khách hàng là những người có độ tuổi từ 15 trở lên, đặc biệt đối với nữ giới, nếu bạn bán các khóa học kỹ năng mềm, bạn phải phân loại các khóa học đối với trẻ em, người lớn…. Phân loại khách hàng là bước đầu tiên để tiến hành các bước tiếp theo.

cach-tim-customer-insight-nhu-the-nao-1.jpg

Phân loại đối tượng khách hàng 

6.2. Đặt mình vào tâm lý của khách hàng

Có 1 câu nói như thế này:“ Nhìn bằng mắt thường không thể cảm nhận nỗi đau của người khác”. Điều này khá đúng khi nó gần giống với việc khi mùa đông, bạn đi bán áo sơ mi, áo cộc tay, hoặc giống như việc bạn bán áo mưa khi trời nắng vậy, kết quả doanh thu sẽ không cao.

Đấy là thể hiện của việc bạn không hiểu khách hàng muốn gì? Hãy tưởng tượng bạn là một khách hàng và đánh giá xem sản phẩm mà bạn đang cung cấp có thật sự đáp ứng nhu cầu của mình hay chưa?

Hãy đặt ra những câu hỏi đối với khách hàng và với chính bản thân mình như: Tại sao khách hàng mua sản phẩm của mình mà không phải các đơn vị, tổ chức khác? Tại sao khách hàng yêu thích sản phẩm này của bạn?...

Đặt tâm lý vào khách hàng còn giúp bạn phát triển phần nội dung, cách thực thực hiện chiến dịch kinh doanh như: Viết content, tiến hành chạy quảng cáo…cũng như xây dựng và triển khai kế hoạch Content Marketing hiệu quả

6.3. Khảo sát nhu cầu khách hàng

Bạn hãy vào những trang mạng uy tín có lượt theo dõi cao có bán những sản phẩm cùng loại với bạn. Tìm hiểu xem khách hàng yêu thích những trang mạng này ở điểm gì? Chất lượng sản phẩm hay một yếu tố nào khác. 

Có thể bạn nên đọc những comment của khách hàng trên những trang ấy, và tìm hiểu những thắc mắc và cảm nhận của khách hàng, cũng như những câu hỏi mà khách hàng quan tâm.

Hãy thành lập các nhóm có cùng mối quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của bạn, theo dõi những ý kiến, đánh giá của khách hàng. Từ đấy bạn có thể biết khách hàng đang mong muốn một sản phẩm như thế nào.

cach-tim-customer-insight-nhu-the-nao-1.jpg

Khảo sát nhu cầu khách hàng là yếu tố quan trọng trong việc tìm insight

6.4. Tìm target của khách hàng thông qua những bài quảng cáo uy tín

Tìm hiểu về target là cách tốt nhất giúp bạn rút ngắn thời gian, nhưng vẫn có thể thực hiện việc khảo sát đối với khách hàng. Khi truy cập target của đối thủ cạnh tranh, sẽ hiện lên những target về độ tuổi, hành vi người dùng, đối tượng người dùng…. Từ đấy đề ra những chiến lược riêng cho mình.

7. Các bước xây dựng Insight khách hàng hiệu quả

Để có thể xây dựng được một insight khách hàng hiệu quả cần phải trải qua nhiều bước. Sau đây là 5 bước cơ bản nhất, bạn hãy tham khảo nhé.

7.1. Bước 1: Hiểu rõ khách hàng mục tiêu

Bước đầu tiên là xác định đối tượng khách hàng mục tiêu và phân khúc cụ thể mà sản phẩm của bạn hướng đến. Mỗi nhóm khách hàng sẽ có những mong đợi và trải nghiệm riêng, vì vậy cần phân loại từng nhóm khách hàng một cách riêng biệt. Việc xác định chính xác nhóm khách hàng mục tiêu sẽ giúp bạn tập trung vào đúng đối tượng khách hàng mà bạn mong muốn và tạo điều kiện cho việc nâng cao hiệu quả bán hàng.

7.2. Bước 2: Xây dựng bản đồ hành trình khách hàng

Sau khi đã xác định nhóm và đối tượng khách hàng cụ thể, bạn cần tiến hành tạo bản đồ hành trình khách hàng. Quá trình xây dựng bản đồ hành trình khách hàng sẽ giúp bạn tổ chức các hoạt động của mình sao cho đạt được mục tiêu đã đề ra.

Dưới đây là một số câu hỏi mà bạn có thể tự đặt khi nghiên cứu hành trình khách hàng:

- Khách hàng bắt đầu hành trình của họ bằng cách nào?

- Ấn tượng đầu tiên của khách hàng như thế nào?

- Trong vài ngày, tuần, tháng đầu tiên, khách hàng sẽ gặp những điểm tiếp xúc nào?

- Điểm tiếp xúc cuối cùng của hành trình là gì và khách hàng kết thúc ở đâu?

- Bạn có một hành trình duy nhất hay nhiều hành trình cho khách hàng?

Từ những câu hỏi này, bạn có thể đo sự khác biệt giữa bắt đầu và kết thúc của hành trình khách hàng để điền vào khoảng trống trong chiến lược hiểu khách hàng. Khi bạn hiểu được các bước tiếp theo cho khách hàng, bạn có thể nhanh chóng tìm ra điểm tương đồng để xây dựng chiến lược và thu thập thông tin mà mình cần.

cach-tim-customer-insight-nhu-the-nao-1.jpg

 Các bước xây dựng Insight khách hàng hiệu quả

7.3. Bước 3: Đặt mục tiêu cụ thể cho các chỉ số trải nghiệm khách hàng

Thay vì chỉ theo dõi, bạn nên đo lường trải nghiệm khách hàng. Điều này là một hoạt động quan trọng mà doanh nghiệp cần tập trung vào để tạo ra giá trị kinh doanh tối đa. Để theo dõi hành trình trải nghiệm khách hàng, bạn cần hiểu về vòng đời của họ, điều này sẽ đem lại chỉ số ROI cao nhất.

Bên cạnh đó, đặt mục tiêu cụ thể cho chỉ số trải nghiệm khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp phát hiện và giải quyết các vấn đề tiềm ẩn kịp thời, từ đó mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

7.4. Bước 4: Tiến hành khảo sát, thu thập thông tin khách hàng

Sau khi đặt ra mục tiêu về trải nghiệm khách hàng, bạn cần tiến hành khảo sát để tập trung vào các phần cụ thể của hành trình khách hàng và hiểu rõ hơn về nhóm khách hàng mục tiêu của mình.

Có hai phương pháp khảo sát mà bạn có thể sử dụng, hoặc có thể kết hợp cả hai:

- Bảng câu hỏi: Đây là một danh sách các câu hỏi mà người trả lời có thể trả lời một cách riêng lẻ.

- Phỏng vấn: Đây là quá trình hỏi người trả lời một loạt câu hỏi và tiếp tục với các câu hỏi bổ sung dựa trên câu trả lời của họ.

Ví dụ, nếu bạn muốn thực hiện nghiên cứu thông qua phỏng vấn, bạn có thể tổ chức nhóm tập trung hoặc thu thập phản hồi trực tuyến thông qua ứng dụng hoặc khảo sát trực tiếp.

Trong trường hợp sản phẩm của bạn có tác động quan trọng đến cuộc sống hàng ngày của khách hàng, bạn nên sử dụng phương pháp phỏng vấn cá nhân như nhóm tập trung kèm theo bảng khảo sát chi tiết.

Áp dụng phương pháp khảo sát sẽ giúp bạn hiểu được suy nghĩ của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ của bạn, cũng như giai đoạn nào phù hợp nhất với họ. Điều này sẽ cung cấp cho bạn ý tưởng mới và giúp bạn điều chỉnh các vấn đề phát sinh kịp thời, từ đó mang lại những gì khách hàng mong muốn.

7.5. Bước 5: Đưa ra chiến lược phù hợp với insight khách hàng

Cuối cùng, sau khi thu thập những thông tin quan trọng từ khảo sát và phân tích dữ liệu khách hàng, doanh nghiệp có thể sử dụng những hiểu biết này để xây dựng các chiến lược phù hợp với khách hàng và đạt được mục tiêu kinh doanh. Đây là một giai đoạn vô cùng quan trọng, vì từ đó doanh nghiệp có thể hành động và triển khai các chiến lược dựa trên những thông tin từ khách hàng để mang lại giá trị cho họ.

dua-ra-chien-luoc-insight-phu-hop-voi-khach-hang.jpg

Đưa ra chiến lược phù hợp với insight khách hàng

8. Các công cụ nghiên cứu Customer insight là gì?

Để nghiên cứu Customer insight một cách chính xác nhất không phải cứ suy nghĩ trong đầu là được mà phải cần công cụ. Dưới đây là 4 công cụ nghiên cứu Customer insight phổ biến nhất cho bạn tham khảo:

8.1. Google Analytics

Google Analytics thực sự là một công cụ tuyệt vời cho mọi doanh nghiệp, đặc biệt là đối với những nhà tiếp thị sử dụng nó để theo dõi và đo lường các chỉ số của trang web. Nó cung cấp thông tin chính xác về lưu lượng truy cập và phân đoạn nhân khẩu học của khách hàng, giúp hiểu rõ tình hình khách hàng và tỷ lệ thoát theo ngày, tháng, năm...

Đặc biệt, Google Analytics cũng cho phép theo dõi khách hàng trong quá trình mua hàng, điều này rất hữu ích cho các trang web bán lẻ và nhà tiếp thị. Bằng cách thiết lập danh sách các URL mà khách hàng nhấp qua khi họ mua hàng hoặc hoàn thành mục tiêu, Kênh mục tiêu sẽ theo dõi số lượng khách hàng đã nhấp vào, giúp bạn hiểu được quy trình mua hàng và nhận biết những kênh hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu tiếp thị và tăng doanh số.

Bên cạnh đó, Google Analytics cũng cung cấp dữ liệu về số lượng người đã bỏ qua việc mua hàng ở một giai đoạn cụ thể. Điều này rất hữu ích để bạn nhận biết những điểm yếu trong quy trình và chiến lược của mình. Bằng cách phân tích dữ liệu này, bạn có thể xác định những điểm cần sửa đổi, cải tiến để không để khách hàng rời bỏ trang web của bạn.

8.2. Google Trend

Google Trends là một công cụ mạnh mẽ cho phép bạn xem các xu hướng quan tâm của mọi người và lượng tìm kiếm cao nhất từ người dùng. Nó cho phép bạn theo dõi các từ khóa được tìm kiếm nhiều để biết thông tin chi tiết về chúng, bao gồm số lượt xem theo tuần, tháng, năm... Công cụ này giúp bạn xây dựng bộ từ khóa cho doanh nghiệp của mình và hiểu rõ những gì khách hàng tiềm năng quan tâm. Thông qua đó, bạn có thể tạo lợi thế cạnh tranh bằng cách sử dụng những từ khóa mà khách hàng quan tâm và tìm kiếm nhiều nhất.

google-tren-ho-tro-nghien-cuu-khach-hang-hieu-qua.jpg

Google Trends hỗ trợ nghiên cứu Customer insight hiệu quả

8.3. Youtube Analytics

YouTube là một nền tảng tiếp thị phổ biến mà nhiều công ty sử dụng để quảng bá văn hóa làm việc, sản phẩm, dịch vụ và nội dung giải trí. Bằng cách tạo một tài khoản và đăng tải nội dung liên quan đến sản phẩm của doanh nghiệp, bạn có thể thu thập thông tin chi tiết về nhóm khách hàng mà mình muốn tiếp cận.

YouTube Analytics là một công cụ tuyệt vời để biết thông tin về khán giả của bạn, bao gồm thông tin nhân khẩu học, thời gian xem, video phổ biến và nhiều hơn nữa. Từ những thông tin chi tiết đó, bạn có thể đánh giá và phân loại các nhóm khách hàng của mình, từ đó điều chỉnh chiến lược của mình sao cho phù hợp nhất. Công cụ này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khách hàng và tìm cách tương tác và cung cấp nội dung hấp dẫn nhằm thu hút sự quan tâm và tăng tương tác trên kênh YouTube của bạn.

8.4. Social Mention

Social Mention là một công cụ tìm kiếm và giám sát mạng xã hội, cho phép bạn theo dõi và phân tích đề cập đến thương hiệu, từ khóa hoặc người dùng cụ thể trên các nền tảng mạng xã hội và các nguồn tin tức trực tuyến khác. Với Social Mention, bạn có thể xem các đề cập đến thương hiệu của mình trên các trang mạng xã hội và các nền tảng khác như Twitter, Facebook, YouTube, blogs,... Công cụ này cung cấp thông tin về tần suất, tương tác và tương quan của các đề cập này, giúp bạn hiểu rõ hơn về sự lan truyền và tác động của thương hiệu trên mạng xã hội.

Ngoài ra, Social Mention cũng cung cấp một số chỉ số quan trọng như Sentiment (tính chất cảm xúc của đề cập), Reach (phạm vi tác động), và Influence (ảnh hưởng). Điều này giúp bạn đánh giá hiệu quả của chiến dịch tiếp thị và tương tác của khách hàng trên mạng xã hội.

9. Các câu hỏi thường gặp về Customer insight

Để có thêm nhiều kiến thức bổ ích khác xoay quanh chủ đề Customer insight, bạn hãy tham khảo ngay những nội dung chia sẻ dưới đây nhé.

9.1. Sự khác biệt của Customer Insight và Market Research là gì?

Customer Insight và Market Research là hai khái niệm liên quan đến việc hiểu và nghiên cứu về khách hàng, tuy nhiên, chúng có một số sự khác biệt quan trọng. 

Customer Insight (hiểu rõ khách hàng) liên quan đến việc sâu rộng hiểu về tâm lý, hành vi và nhu cầu của khách hàng. Nó giúp doanh nghiệp có cái nhìn chi tiết và sâu sắc hơn về khách hàng, từ đó tạo ra sự kết nối và tương tác tốt hơn. Insight khách hàng thường dựa trên dữ liệu thực tế và thông tin được thu thập từ nhiều nguồn, bao gồm cả nghiên cứu thị trường.

Market Research (nghiên cứu thị trường) tập trung vào thu thập và phân tích dữ liệu thị trường để hiểu về xu hướng, thị trường, đối thủ cạnh tranh và khách hàng tiềm năng. Nghiên cứu thị trường thường sử dụng các phương pháp như khảo sát, phỏng vấn và phân tích số liệu để cung cấp thông tin về thị trường và những yếu tố liên quan.

so-sanh-Customer-Insight-va-Market-Research.jpg

Sự khác biệt của Customer Insight và Market Research

9.2. Tại sao Insight khách hàng quan trọng đối với doanh nghiệp?

Customer insight là sự hiểu biết về khách hàng, bao gồm thông tin về nhu cầu, hành vi, tâm lý và ưu tiên của họ. Đây là một khía cạnh quan trọng trong kinh doanh và có những ý nghĩa sau:

- Hiểu rõ khách hàng: Bằng cách thu thập thông tin về khách hàng, doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về đối tượng mục tiêu của mình. Điều này giúp điều chỉnh và tối ưu hóa chiến lược kinh doanh, marketing và dịch vụ khách hàng để đáp ứng chính xác nhu cầu và mong muốn của khách hàng.

- Xây dựng mối quan hệ tốt hơn với khách hàng: Hiểu biết về khách hàng giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ tương tác tích cực hơn với khách hàng. Việc cung cấp dịch vụ và sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng sẽ tạo ra sự tin tưởng và hài lòng, từ đó tăng cường lòng trung thành và tạo ra khách hàng tiềm năng mới.

- Tạo ra sản phẩm và dịch vụ tối ưu: Qua việc hiểu rõ khách hàng, doanh nghiệp có thể phát triển và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tối ưu cho nhu cầu và mong muốn của họ. Điều này giúp tăng cường sự cạnh tranh và tạo ra giá trị cao hơn cho khách hàng, đồng thời đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

- Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận: Customer insight giúp xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả và phù hợp, từ đó tăng cường khả năng kiếm tiền của doanh nghiệp. Hiểu rõ khách hàng giúp định giá, dịch vụ và quy trình kinh doanh tốt hơn, nâng cao khả năng bán hàng và tạo ra doanh thu và lợi nhuận cao hơn.

- Đo lường và theo dõi hiệu quả: Customer insight cung cấp các thông số và chỉ số đo lường để đánh giá hiệu quả của các chiến dịch marketing và kinh doanh. Việc theo dõi và định lượng thông tin về khách hàng giúp phát hiện và điều chỉnh để tạo ra hiệu quả và tối ưu hóa kết quả kinh doanh.

10. Kết luận

Bài viết là tất tần tật thông tin xoay quanh chủ đề cách tìm Customer insight. Tìm hiểu tâm lý khách hàng không hề khó nếu bạn biết những thủ thuật và những cách thức thực hiện. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu rõ về Customer Insight cũng như Content Marketing, thành công chinh phục khách hàng tiềm năng. Bạn đọc quan tâm tới những kiến thức marketing hãy nhanh tay đăng ký và theo dõi khoá học marketing online trên Unica và có cơ hội nhận được những ưu đãi lớn.

Chúc bạn may mắn!

0/5 - (0 bình chọn)