Mua 3 tặng 1

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Communication là gì? Lợi ích của Marketing Communication

Mua 3 tặng 1

Đã là một người bán hàng, dù bạn là cá nhân hay doanh nghiệp thì việc giao tiếp với khách hàng cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng giúp tương tác hiệu quả nhằm mục đích tăng nhanh doanh số. Thấu hiểu được ý nghĩa đó, thế nhưng không phải ai cũng nắm bắt được nghệ thuật cũng như kỹ năng giao tiếp thông minh, khôn khéo giúp bán hàng hiệu quả. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu Communication là gì thông qua bài viết dưới đây nhé.

1. Communication là gì?

Communication hiểu một cách đơn giản là giao tiếp. Giao tiếp ở đây không chỉ đơn giản là việc trình bày nội dung mà nó còn là cả một quá trình rèn luyện để có thể sở hữu những kỹ năng giúp giao tiếp hiệu quả. Đặc biệt đối với những người làm kinh doanh hay nó rõ hơn là người bán hàng, thì kỹ năng giao tiếp chính là chiếc cầu nối giúp gắn kết doanh nghiệp và người tiêu dùng. Giao tiếp hiệu quả sẽ giúp cho quá trình tiếp thị sản phẩm đến khách hàng một cách nhanh chóng. 

Nghệ thuật giao tiếp là tổng hợp những quy tắc, hành vi, cách đối đáp khôn khéo mà người bán hàng sử dụng để thuyết phục người mua tin tưởng và sử dụng dịch vụ /sản phẩm của mình. Đây là một kỹ năng mềm quan trọng không thể thiếu mà bất cứ ngành nghề nào cũng cần, communication giao tiếp để hiểu nhau hơn.

Communication la gi

Giải thích thuật ngữ Communicate là gì

2. Sự khác nhau giữa Communication và Comunications là gì?

Truyền thông theo marketing là "Communication" hay "Communications" sẽ phụ thuộc vào cách bạn hiểu truyền thông là gì. Truyền thông nếu hiểu theo nghĩa là việc sử dụng công nghệ nhằm truyền đạt thông điệp tới mọi người thì là "Communications". Còn nếu truyền thông theo nghĩa là sự tương tác giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng thì sẽ là "Communication". Cụ thể sự khác nhau giữa Communication và Comunications như sau:

- Communications: Truyền thông này liên quan đến phương tiện truyền thông, có chức năng chuyển tin đi chứ không cần nhận thông tin quay trở về. Truyền thông này là dạng truyền thông một chiều nên có thể nó sẽ không phù hợp với doanh nghiệp hiện đại.

- Communication: Truyền thông này là nền tảng truyền thông bao hàm những nội dung phức tạp hơn Communications. Truyền thông dạng này sẽ là truyền thông 2 chiều, tức là nó sẽ có chức năng xây dựng thông điệp, lựa chọn hình thức tiếp cận phù hợp và có nhận phản hồi từ phía người tiêu dùng.

Truyền thông theo marketing là "Communication" hay "Communications" sẽ phụ thuộc vào cách bạn hiểu truyền thông là gì. Nếu truyền thông liên quan tới việc sử dụng công nghệ nhằm truyền đạt thông điệp tới mọi người thì đó là "Communications". Còn nếu truyền thông là sự tương tác giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng thì nó sẽ là "Communication".

3. Mẹo hay giúp bạn giao tiếp thành công

Sau khi giải thích thuật ngữ “Communication trong marketing là gì?” chúng ta cùng nhau tìm hiểu về những kỹ năng không thể thiếu để có thể giao tiếp thành công và hiệu quả.

3.1. Học cách lắng nghe

Kỹ năng lắng nghe là một trong những yếu tố làm nên thành công của cuộc giao tiếp. Lắng nghe một cách tích cực sẽ khiến khách hàng cảm thấy ý kiến của mình được quan tâm và tôn trọng. Nghe có vẻ đơn giản nhưng không phải ai cũng có thể làm được. Bạn có thể trở thành một người lắng nghe tích cực bằng việc tập trung vào ý kiến của người nói, hạn chế sự phân tâm do các yếu tố khác tác động như: chuông điện thoại, âm thanh bên ngoài… và hãy lưu ý rằng, khi bạn chắc chắn đã nghe được hết những thắc mắc hoặc quan điểm của khách hàng, hãy chuẩn bị trong đầu một ý tưởng hay kịch bản hoàn hảo để có thể trả lời lại một cách nhanh chóng. 

3.2. Linh hoạt trong phong cách giao tiếp

Tùy vào những tình huống khác nhau mà bạn có thể điều chỉnh phong cách giao tiếp sao cho phù hợp nhất. Đặc biệt với những nhóm ngành thuộc dịch vụ như ngành F&B thì phong cách giao tiếp đóng vai trò rất quan trọng.

Ví dụ: nếu bạn đang giao tiếp với một nhà tuyển dụng tiềm năng, tốt hơn hết bạn nên gửi một email chính thức hoặc gọi điện thoại cho họ. Ở nơi làm việc, bạn có thể thấy việc trao đổi thông tin trực tiếp sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với việc gửi một email dài và dày đặc. 

Communication

Linh hoạt giúp giao tiêó hiệu quả

3.3. Sử dụng hình thức phi ngôn ngữ

Rất nhiều cuộc giao tiếp diễn ra thông qua ngôn ngữ hình thể, nét mặt và giao tiếp bằng mắt.Trong trường hợp này, bạn nên chú ý đến những gì họ đang nói cũng như ngôn ngữ không lời của họ. Theo cùng một trạng thái mà khách đang biểu đạt, bạn nên ý thức về ngôn ngữ cơ thể của mình khi giao tiếp để đảm bảo bạn đang gửi đi những tín hiệu phi ngôn ngữ thích hợp với người đối diện. 

3.4. Thể hiện sự đồng cảm

Đồng cảm nghĩa là bạn có thể hiểu và chia sẻ cảm xúc với người khác. Ví dụ, khi khách hàng đang bày tỏ sự tức giận hoặc vô cùng thất vọng, sự đồng cảm của bạn sẽ lan tỏa được giá trị cảm xúc đến họ. Ngoài ra, sự đồng cảm mang tính tích cực sẽ là chiếc cầu nối để bạn nhận được sự hỗ trợ một cách nhiệt tình từ phía khách hàng thông qua các ý kiến mà bạn đang đề xuất. 

3.5. Thái độ thân thiện, cởi mở khi giao tiếp

Khi bạn muốn cuộc giao tiếp diễn ra trong không khí vui vẻ thì thái độ thân thiện, cởi mở sẽ khiến khách hàng cảm thấy vô cùng hài lòng và dễ chịu. Bạn hãy nhớ rằng, dù đối tượng khách hàng của bạn là ai thì việc tương tác thường xuyên với một thái độ tích cực, tinh thần cởi mở cùng với nụ cười tươi sẽ giúp cho hiệu quả công việc tăng lên rất nhiều lần. 

communication là gì

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể khi giao tiếp

3.6. Nghệ thuật đặt câu hỏi

Trong quá trình giao tiếp, việc đặt câu hỏi không chỉ là một cách để tương tác, kết nối giữa người bán hàng và người mua hàng mà nó còn là một công cụ hữu ích để thăm dò ý kiến và hiểu rõ hơn về nhu cầu của đối phương. Đặt câu hỏi một cách khôn khéo sẽ giúp bạn tìm ra được vấn đề mà khách hàng đang quan tâm là gì? rào cản nào ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ ?

3.7. Tự tin khi giao tiếp

Trong giao tiếp, sự tự tin không chỉ thể hiện qua lời nói mà nó còn thể hiện qua ánh mắt, cử chỉ. Sự tự tin khiến cảm thấy khách hàng luôn cảm thấy thích thú về độ am hiểu sản phẩm của bạn. Ngoài ra, một tư thế thẳng lưng, mở rộng vai và ngôn từ được trau chuốt trong suốt quá trình giao tiếp cũng là một trong những kỹ năng cần thiết để rèn luyện sự tự tin. Sự tự tin có vai trò vô cùng quan trọng không chỉ trong giao tiếp hằng ngày mà nó còn giúp bạn tạo ấn tượng trong những lần gặp mặt đầu tiên. 

3.8. Thể hiện cá tính thương hiệu

Để giao tiếp, thuyết phục khách hàng thành công thì việc thể hiện cá tính thương hiệu là rất cần thiết. Bởi khi bạn thể hiện cá tính riêng, khách hàng sẽ thấy thích thú vì họ sẽ nhận được những điều đặc biệt. Từ đó, họ có xu hướng mua hàng của bạn nhiều hơn những đơn vị khác. Phục vụ khách hàng dựa trên những personas đã tìm hiểu, đồng thời đăng những loại nội dung mà họ thích sẽ là cách rất hiệu quả để thu hút họ chú ý đến thương hiệu. Hãy cho độc giả biết rằng doanh nghiệp của bạn không chỉ chuyên nghiệp mà còn cá tính rất riêng, vui vẻ và sẵn sàng giúp đỡ khách hàng. Bởi thực sự thì khách hàng ai cũng thích một kết nối hơn một thông tin mà thương hiệu đem đến.

3.9. Thành thực trong giao tiếp

Khách hàng sẽ rất ghét và cảm thấy mất cảm tình rất nhanh nếu doanh nghiệp không thành thực trong giao tiếp, khách hàng không muốn các thương hiệu nói chuyện với họ như thể họ chính là những đồng tiền lạnh lẽo mang về doanh thu khủng cho thường hiệu, cái khách hàng cần là muốn giao tiếp đích thực, chân thành như những người bạn. Để làm được điều này, thương hiệu cần duy trì giọng điệu xác thực và trung thực khi đăng bài và tương tác với khách hàng. Điều này sẽ khiến khách hàng cảm thấy hứng thú và thú vị hơn. Điều quan trọng doanh nghiệp cần đặc biệt ghi nhớ đó là giao tiếp như một người bạn chứ không phải như một cỗ máy. Việc giao tiếp trực tiếp linh hoạt và tự phát sẽ khiến khách hàng có cảm giác chân thực và gần gũi hơn với thương hiệu.

3.10. Tạo personas khách hàng

Personas khách hàng là những mô tả chi tiết về các nhóm khách hàng lý tưởng của bạn. Việc tạo personas giúp bạn hiểu rõ nhu cầu khách hàng, khách đang muốn gì và cần gì. Đồng thời giúp bạn xây dựng chiến lược marketing phù hợp bằng cách tạo nội dung phù hợp với nhu cầu và sở thích của họ, lựa chọn kênh marketing tương ứng. Tạo personas khách hàng giúp doanh nghiệp hiểu rõ mong muốn của khách hàng để cung cấp dịch vụ tốt hơn. Bên cạnh đó còn giúp giải quyết vấn đề và thách thức của khách hàng một cách hiệu quả nhất.

3.11. Tận dụng nội dung do người dùng tạo

Nội dung do người dùng tạo (UGC) là bất kỳ nội dung nào được tạo ra và chia sẻ bởi người dùng, ví dụ như:

- Đánh giá sản phẩm: Nhận xét về sản phẩm hoặc dịch vụ trên website, mạng xã hội hoặc diễn đàn.

- Bình luận: Chia sẻ ý kiến về bài viết, video hoặc nội dung khác trên mạng xã hội.

- Hình ảnh và video: Hình ảnh và video do người dùng tự chụp hoặc quay về sản phẩm, dịch vụ hoặc trải nghiệm của họ.

- Bài viết blog và vlog: Chia sẻ ý kiến, kinh nghiệm hoặc câu chuyện cá nhân trên blog hoặc vlog.

Tận dụng UGC có thể mang lại nhiều lợi ích cho việc giao tiếp như: tăng cường độ tin cậy, tăng cường sự hợp tác, cải thiện hiệu quả marketing, phát triển nội dung sáng tạo,...

4. Lợi ích của Marketing Communication

Tất cả công vụ của marcom đều là những công cụ quảng cáo hữu ích, giúp có được sự tương tác cao với khách hàng. Vì khi bạn đẩy mạnh chiến dịch truyền thông bạn sẽ thấy được tiềm năng tiêu thụ sản phẩm cũng như khả năng quảng bá sản phẩm tới người dùng. Để từ đó bạn sẽ có được kinh nghiệm cũng như biết tiếp cận khách hàng gần hơn nữa. 

- Khi bạn thuê agency là marcom bạn sẽ nhận được những mong muốn mà mình cần khi triển khai marcom đồng thười người làm marcom cũng sẽ có được công việc mà họ giới thiệu tới bạn.

- Bạn là người quản lý có như quảng cáo thì người làm marketing communication sẽ gửi tới bạn những lời mời chất lượng, những lợi ích tốt nhất mà bạn nhận được khi tiến hành hợp tác với họ. Điều này giúp bạn an tâm và tin tưởng hơn khi làm marcom.

- Các chiến dịch marcom liên tục không chỉ giúp bạn tiếp cận với khách mà còn giúp bạn nhận được nhiều tiện ích không ngờ tới. Bạn có thể ứng dụng những lợi ích của hình thức marketing này vào trong marketing du lịch.

5. Yêu cầu khi làm Marketing Communication

Communication-la-gi

Yêu cầu khi làm Marketing Communication

Để làm được Marketing Communication bạn cần xác định rõ mục tiêu, tính chất chất công việc đến đối tượng người dùng. Bạn cần tuân thủ những tiêu chí cơ bản như:

- Bạn cần xác định hình ảnh của mình, hunhf ảnh của bạn cần hướng tới người dùng nghư thế nào, từ đó bạn cần xây dựng hình ảnh truyền thông một cách hợp lý nhất và tọa được ân tượng cho họ để họ tiếp cận được sản phẩm của mình. 

- Bạn cần xác định rõ phương thức bạn muốn xây dựng marketing communication, bạn muốn tiếp thị bằng cách quảng cáo hay muốn đưa hình ảnh của mình lên kênh truyền thông quan hình ảnh hay video thì bạn cần nói với marcom. Khi đã tiếp thu được ý kiến của bạn họ sẽ đưa ra cho bạn những lời khuyên và sự lựa chọn thích hợp nhất để bạn chọn cho mình một phương thức tiếp thị phù hợp nhất.

- Bạn là doanh nghiệp thì bạn cần thực hiện marcom hiệu quả chính là cách gần đến, tạo sự liên kết tối với người tiêu dùng. Vì vật, bạn cần coi trọng hình ảnh và hình thức truyền thông của mình.

6. Kết luận

Bài viết trên đây chúng tôi đã cùng bạn giải thích thuật ngũ Communication là gì và nghệ thuật giao tiếp đỉnh cao. Hy vọng bạn có thể trang bị được cho mình những kỹ năng cần thiết để có thể tự tin hơn giao tiếp và mang lại hiệu quả cho công việc.

Để có được những kiến thức khác về lĩnh vực marketing, Unica.vn còn mang tới bạn đọc những khóa học như khóa học marketing online... đang được rất nhiều người quan tâm. Mời đọc cùng theo dõi.

[Tổng số: 7 Trung bình: 3]

Tags: