Marcom là gì? Một số tiếp thị truyền thông hữu ích

Marcom là gì? Một số tiếp thị truyền thông hữu ích

Mục lục

Ngày nay khi thị trường kinh doanh ngày càng trở nên rầm rộ và đầy những khó khăn, thử thách, Marcom được xem là “kim chỉ nam” giúp duy trì sự phát triển cũng như khẳng định tên tuổi thương hiệu của doanh nghiệp so với các đối thủ khác. Thế nhưng, đối với những “tân binh mới” thì cụm từ marcom còn trở nên khá xa lạ. Để có cái nhìn tổng quan và sâu sắc hơn về vấn đề này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu Marcom là gì thông qua bài viết dưới đây nhé.

1. Marcom là gì?

“Marcom” hay “marketing communication là gì” là cụm từ hay được dân marketer sử dụng khá rộng rãi trong việc triển khai các chiến dịch quảng bá cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình. Hiểu một cách đơn giản nhất, Marcom là tổng hợp các hình thức tiếp thị truyền thông được các doanh nghiệp sử dụng để giới thiệu, truyền tải thông điệp sản phẩm đến với khách hàng thông qua một số kênh như: quảng cáo, tiếp thị trực tiếp, xây dựng thương hiệu, in ấn trên bao bì, gọi điện thoại, báo đài…

Không thể phủ nhận một điều rằng, truyền thông tiếp thị đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Bởi mục đích cuối cùng mà truyền thông tiếp thị hướng tới là gia tăng doanh số bán hàng thông qua việc cung cấp thông tin, thông điệp của sản phẩm một cách tích cực đến với khách hàng tiềm năng để củng cố sự tin tưởng và thúc đẩy hành vi mua hàng diễn ra nhanh chóng. 

Marcom-la-gi-3.jpg?

Giải thích thuật ngữ marketing communication

2. Mục tiêu của Marcom

Mục tiêu cao nhất của doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động Marcom là thúc đẩy doanh nghiệp phát triển về quy mô và chất lượng. Bao gồm việc tăng cường nhận diện thương hiệu và gia tăng số lượng đơn hàng. Về cơ bản, hoạt động Marcom là một quá trình dài với các chuỗi hoạt động liên tiếp nhau, theo đó doanh nghiệp sẽ nhắm tới một hoặc nhiều mục tiêu như: 

2.1. Gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu

Hoạt động marcom sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng mức độ phủ sóng thương hiệu trên nhiều kênh truyền thông khác nhau. Giúp người xem dễ dàng ghi nhớ nội dung tích cực từ doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp tạo dựng được hình ảnh tốt đẹp, chiếm được thiện cảm của cộng đồng. Kết quả hiển nhiên khi hoạt động marcom thành công là doanh nghiệp có thể gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu, tăng giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp. 

2.2. Kích thích hành động mua

Khi hoạt động Marcom khai thác triệt để Customer Insight, nhắm thẳng đến nhu cầu thiết yếu của khách hàng mục tiêu. Điều này sẽ kích thích khách hàng nhanh chóng đưa ra quyết định mua hàng. Nói dễ hiểu hơn, hoạt động Marcom lúc này sẽ hỗ trợ trực tiếp cho quá trình gia tăng doanh số bán hàng. 

2.3. Thúc đẩy quá trình ra quyết định dùng thử

Đối với những sản phẩm mới lạ, marcom sẽ nhắm đến việc thúc đẩy quá trình dùng thử sản phẩm. Từ việc trải nghiệm thực tế sản phẩm sẽ gây nên nhiều thiện cảm với sản phẩm, thương hiệu, doanh nghiệp sẽ dễ dàng gia tăng tỉ lệ chuyển đổi khách hàng. 

Marcom-nham-den-viec-thuc-day-dung-thu-san-pham.jpg

Marcom nhắm đến việc thúc đẩy dùng thử sản phẩm

2.4. Thay đổi thái độ của khách hàng

Khi xảy ra khủng hoảng truyền thông, Marcom sẽ thực thi nhiệm vụ làm thay đổi suy nghĩ, cảm nhận về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Khi chiến lược Marcom thành công sẽ giúp doanh nghiệp kiểm soát khủng hoảng truyền thông hiệu quả, hạn chế những thiệt hại gây ra từ khủng hoảng truyền thông.

2.5. Thu hút khách hàng của thương hiệu đối thủ

Từ những hoạt động làm gia tăng mức độ phủ sóng của thương hiệu, kích thích khách hàng dùng thử sản phẩm/dịch vụ,... Marcom sẽ dần thu hút được nhiều khách hàng, trong đó có cả khách hàng đã từng sử dụng sản phẩm của thương hiệu đối thủ.

3. Tầm quan trọng của Marcom là gì?

Thông qua các phương tiện truyền thông online và offline, Marcom sẽ giúp thông điệp của doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với các đối tượng mục tiêu. Theo đó, Marcom sẽ đảm nhận một số vai trò quan trọng như:

3.1. Xây dựng và duy trì hình ảnh thương hiệu

Các hoạt động Marcom thường sử dụng các yếu tố logo, slogan, color,... để tạo nên một dấu ấn thương hiệu độc đáo, đồng nhất. Nhờ vậy, hình ảnh thương hiệu dần được xác định, xây dựng và tạo được dấu ấn mạnh mẽ trên thị trường. Tạo dựng được sự tín nhiệm và định vị được giá trị thương hiệu trong lòng khách hàng.

Các hoạt động Marcom sẽ thực hiện song song cả chiến lược quảng cáo online và offline. Nhằm thúc đẩy hiệu quả quảng bá thương hiệu. Nhờ vậy mà khách hàng càng dễ dàng ghi nhớ, nhận biết và duy trì lòng tin với thương hiệu. 

3.2. Truyền tải thông điệp chiến dịch cho doanh nghiệp hiệu quả

Từ các hoạt động quảng cáo, truyền bá thông điệp của doanh nghiệp trên các kênh thông tin đại chúng, các kênh truyền thông trực tuyến,... Thông điệp của doanh nghiệp sẽ được phổ quát rộng rãi, thu hút được sự quan tâm của khách hàng. 

Đồng thời, Marcom còn tạo nên các hoạt động tương tác với khách hàng. Tạo nên một niềm tin vững chắc với khách hàng, xây dựng được mối quan hệ lâu dài với khách hàng.

truyen-tai-thong-diep-cho-doanh-nghiep.jpg

Marcom giúp truyền tải thông điệp chiến dịch cho doanh nghiệp

3.3. Tạo lợi thế cạnh tranh với các đối thủ

Khi thông điệp của doanh nghiệp được truyền tải hiệu quả, hình ảnh thương hiệu tạo được ghi nhận ấn tượng tốt đẹp và khác biệt so với các đối thủ trong ngành. Hiển nhiên, khi tìm kiếm sản phẩm/dịch vụ, khách hàng sẽ có sự ưu ái hơn so với các đối thủ. Thúc đẩy khách hàng lựa chọn sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

4. Một số công cụ truyền thông tiếp thị

Tùy theo mục đích và đối tượng mục tiêu của chiến dịch marcom mà người lập kế hoạch sẽ cân nhắc lựa chọn các công cụ hỗ trợ phù hợp. Dưới đây là những công cụ thường được sử dụng trong các chiến lược marcom:

4.1. Các quảng cáo/khuyến mại

Khi doanh nghiệp muốn truyền tải thông điệp, ấn tượng thương hiệu hoặc ra mắt sản phẩm/dịch vụ mới thì các hoạt động quảng cáo không thể tách rời chiến lược marcom. Thông thường các hoạt động quảng cáo sẽ đi kèm với chương trình khuyến mại, giảm giá để kích thích khách hàng mua sắm. Các phần quà hoặc chiết khấu thương mại sẽ là phương thức giúp khai thác khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ hiệu quả. 

Các hình thức quảng trong Marcom sẽ gồm quảng cáo trên các phương tiện truyền thông truyền thống, quảng cáo trực tuyến trên các website, công cụ tìm kiếm, mạng xã hội,...

Marcom-la-gi-3.jpg?

Chương trình giảm là một hình thức tiếp thị truyền thông

4.2. Marketing truyền miệng

Marketing truyền miệng giúp lan tỏa thông điệp về sản phẩm, thương hiệu một cách tự nhiên. Đây được xem là một công cụ Marketing chi phí thấp mà hiệu quả xây dựng lòng tin và tạo động lực mua hàng hiệu quả cao. 

Bên cạnh đó, marketing truyền miệng còn có sức mạnh lan tỏa nhanh chóng trong cộng đồng người tiêu dùng. Giúp thương hiệu tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu hiệu quả vượt trội so với các chiến lược marketing khác.

4.3. PR – Quan hệ công chúng

Các hoạt động PR sẽ phát huy tác dụng xây dựng hình ảnh tích cực, thân thiện với đối tượng mục tiêu. Đồng thời, chiến dịch PR cũng giúp doanh nghiệp xây dựng nền tảng vững chắc với cộng đồng, đối tác, khách hàng,... Nhờ vậy mà hình ảnh thương hiệu được bảo vệ an toàn trước công chúng. 

4.4. Tiếp thị trực tiếp – Direct Marketing

Trong marcom, tiếp thị trực tiếp sẽ tiếp cận đối tượng mục tiêu qua một số phương pháp như: 

- Direct Mail: Đây là hình thức gửi thư, tờ quảng cáo, thiệp chúc mừng hoặc bất kỳ tài liệu truyền thông nào đến trực tiếp các đối tượng mục tiêu thông qua đường bưu điện. Mục đích của Direct Marketing là xây dựng mối quan hệ và tạo sự tương tác với đối tượng mục tiêu.

- Telemarketing: Đây là phương pháp truyền tải thông tin đến với khách hàng thông qua điện thoại. Theo đó, doanh nghiệp có thể khảo sát, tư vấn giới thiệu sản phẩm, thăm dò ý kiến khách hàng, mời chào mua hàng,... Đây là một công cụ marcom mang tính tiếp cận mạnh mẽ nhưng đòi hỏi người thực hiện Telemarketing phải tuân thủ theo nhiều nguyên tắc. Nhất là phải chú ý đến quyền riêng tư khi thực hiện cuộc gọi.

- Direct Selling: Ở phương thức này sẽ có đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp đến các đại lý, cửa hàng bán lẻ để trực tiếp bán hàng. Thực hiện các hoạt động tư vấn, giới thiệu sản phẩm, mời dùng thử và thúc đẩy khách hàng đưa quyết định mua sản phẩm phù hợp với nhu cầu.

Direct-Marketing-tiep-thi-truc-tiep.jpg

Tiếp thị trực tiếp – Direct Marketing

4.5. Tiếp thị trực tuyến – Digital Marketing

Digital Marketing tập trung vào việc sử dụng đường truyền Internet, các nền tảng truyền thông xã hội, công cụ tìm kiếm, website,... để quảng bá thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ. 

Digital Marketing mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và đang được khai thác một cách rộng rãi thông qua một số hoạt động phổ biến như:

- Xây dựng website và tối ưu hóa website cua doanh nghiệp (SEO)

- Quảng cáo trực tuyến trên mạng xã hội.

- Content marketing

- Sử dụng các nền tảng mạng xã hội thịnh hành.

4.6. Tiếp thị trên điểm bán hàng – Point of Sale Marketing

Trong chiến lược này, các nhà sản xuất hoặc nhà phân phối bán lẻ sẽ thực hiện các hoạt động tiếp thị (kèm khuyến mãi) tại các điểm bán hàng. Từ đây mang lại trải nghiệm thực tế cho khách hàng, thúc đẩy khách hàng đưa ra quyết định mua hàng tại điểm bán. 

5. Một số câu hỏi thường gặp

Một số hỏi đáp thường gặp dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt được Marcom và marketing thông thường. Giúp bạn hiểu rõ hơn về marcom và các hoạt động liên quan.

5.1. Phân biệt điểm khác nhau giữa Marketing và Marcom là gì?

Các hoạt động marketing và marcom có khá nhiều điểm tương đồng, làm cho nhiều người thường lầm tưởng giữa các hoạt động marketing và marcom. Để phân biệt marketing và marcom bạn hãy lưu ý điểm khác biệt sau: 

- Khi xét về hoạt động marcom thì hoạt động này chỉ tập trung vào các công cụ truyền thông, quảng cáo để xây dựng hình ảnh thương hiệu và tạo lập mối quan hệ với khách hàng. 

- Còn marketing là hoạt động tiếp thị gồm nhiều hoạt động rộng rãi. Theo đó, chiến lược marketing sẽ được phát triển căn cứ theo mục đích và nhóm đối tượng hướng đến. Mục đích chính yếu của marketing là cải thiện hiệu quả kinh doanh.

phan-biet-Marketing-va-Marcom.jpg

Phân biệt điểm khác nhau giữa Marketing và Marcom

5.2. Marcom là làm gì? Một Marcom manager là làm gì?

Công việc chính của những người làm marcom là quản lý truyền thông tiếp thị, phát triển các chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp nhằm tăng thu hút khách hàng. Đồng thời thúc đẩy sự phát triển của các kênh truyền thông hữu ích với doanh nghiệp. Xây dựng và nâng tầm giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp. 

Công việc của Marcom manager bao gồm một số hoạt động chính như:

- Chịu trách nhiệm chính trong việc lập kế hoạch, triển khai kế hoạch nhằm gia tăng thị phần cho doanh nghiệp. 

- Tiến hành kế hoạch nghiên cứu thị trường và đánh giá dữ liệu thị trường.

- Chịu trách nhiệm đặt ngân sách tiếp thị phù hợp cho từng công cụ tiếp thị. 

- Phối hợp với các bộ phận liên quan để tạo nên chiến lược quảng cáo hiệu quả.

- Chịu trách nhiệm quản lý các nhà phân phối và đại lý bán hàng. 

- Chịu trách nhiệm đào tạo và bồi dưỡng phát triển nhân viên.

5.3. Các vị trí không thể thiếu của phòng Marcom là gì?

Trong phòng marcom không thể thiếu các vị trí sau:

- Giám đốc marcom.

- Nhà sáng tạo nội dung.

- Nhà quản trị thương hiệu.

- Nhân viên content marketing.

- Chuyên viên SEO

- Nhân viên Digital marketing.

Tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp mà phòng marcom có thể chỉ là một tổ nhóm nhỏ. Các thành viên sẽ kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau.

6. Kết luận

Như vậy, thông qua bài viết trên đây, chúng tôi đã cùng bạn tìm hiểu Marcom là gì và những công cụ truyền thông tiếp thị phổ biến. Unica hy vọng, các Marketer có thể sử dụng các công cụ một cách linh hoạt, hài hòa phù hợp với mô hình và chiến lược của mình để có thể phát triển thành công hơn nữa trong tương lai.

Chúc các bạn thành công!

Đánh giá :

Tags: Bán hàng Online
Trở thành hội viên