Kinh Doanh
21 bí quyết nâng cao hiệu suất công việc (Phần 1)
Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh đầy biến động như hiện nay, năng suất làm việc chính là một lợi thế cốt lõi. Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây, UNICA sẽ chia sẻ cho các bạn 21 bí quyết nâng cao hiệu suất công việc. Nào, ngay bây giờ chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu nhé!
Bí quyết tăng năng suất làm việc cho bản thân
Bí quyết 1: Bắt đầu từ chính bản thân
Để gia tăng hiệu suất làm việc, đầu tiên bạn cần bắt đầu từ chính bản thân. Hãy nỗ lực làm việc để góp phần thúc đẩy, nâng cao năng suất của công ty/doanh nghiệp. Điều này còn giúp bạn tìm ra được phương pháp phù hợp để áp dụng cho nhân viên của mình.
Để gia tăng hiệu suất làm việc, bạn cần bắt đầu từ chính bản thân
Bí quyết 2: Đặt deadline cho mọi người
Với những dự án hoặc nhiệm vụ không có thời gian kết thúc rõ ràng thì bạn hãy tự mình đặt một deadline để tạo động lực làm việc chăm chỉ hơn. Đồng thời, thông báo với nhân viên về deadline này. Như vậy, bạn sẽ có trách nhiệm hơn trong việc hoàn thành deadline.
Bí quyết 3: Làm việc trong khoảng 90 phút
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, bộ não của chúng ta có thể tập trung vào một công việc bất kỳ trong khoảng từ 90 - 120 phút. Mọi người còn có một khoảng thời gian giải lao khoảng 20 phút để phục hồi năng lượng, cũng như đảm bảo hiệu suất trong những lần làm việc tiếp theo.
Nếu muốn tối ưu hóa năng suất, thì bạn hãy chia nhỏ ngày làm việc thành 4 - 5 phiên, mỗi phiên 90 phút. Trong mỗi phiên này bạn cần hoàn thành một số công việc cụ thể.
Bí quyết 4: Dành thời gian nghỉ ngơi thường xuyên
Bạn có biết nghỉ ngơi trong quảng thời gian ngắn sẽ giúp duy trì sự tập trung tốt hơn, đồng thời ngăn cản sự suy giảm năng suất làm việc. Chính vì vậy, bạn hãy tạm ngưng tập trung vào một công việc từ 1 - 2 phút trong khoảng 2 - 3 giờ. Ngoài ra, bạn cần tập thể dục ít nhất 1 lần trong ngày. Đây chính là 1 trong 21 bí quyết nâng cao hiệu suất công việc hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua.
Bí quyết 5: Áp dụng quy tắc 2 phút
Quy tắc 2 phút sẽ giúp bạn vượt qua sự trì hoãn, lười biếng với 2 nguyên tắc như sau:
- Làm ngay những công việc chỉ tốn của bạn chưa đến 2 phút: Thực tế, có nhiều việc chưa đến 2 phút để làm nhưng vì thói quen trì hoãn nên công việc chất cao như núi. Do đó, bạn hãy rèn luyện cho mình thói quen làm việc nhỏ, nó chỉ tốn của bạn không đến 2 phút.
- Bắt đầu làm việc trong 2 phút để tạo một thói quen mới. Bạn có thể không hoàn thành một việc trong 2 phút, nhưng bạn hoàn toàn có thể bắt đầu chỉ cần 2 phút.
Bí quyết 6: Tranh thủ khoảng thời gian trống
Trong thời gian chờ đợi, bạn có thể trả lời email, xem lại danh sách công việc cần làm, đọc tài liệu trước cuộc họp… Việc tận dụng khoảng thời gian trống trong lúc chờ đợi sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian đấy!
Tranh thủ khoảng thời gian trống là 1 trong 21 bí quyết nâng cao hiệu suất công việc
Bí quyết 7: Hoàn thành tốt hơn hoàn hảo
Thay vì lãng phí thời gian khiến nó trở nên vô nghĩa thì bạn hãy cố gắng hoàn thành tất cả các công việc càng nhanh càng tốt. Sau đó, tiếp nhận feedback để chỉnh sửa. Hoàn thành tốt hơn hoàn hảo là 1 trong 21 bí quyết nâng cao hiệu suất công việc.
Bạn sẽ nhận ra rằng bạn có thể hoàn thành các dự án nhanh hơn nhiều nếu bạn thực hiện nó trong 4 hoặc 5 “bản nháp”, thay vì cố gắng hoàn thành dự án sao cho hoàn hảo từ lần đầu tiên.
Tăng hiệu suất làm việc cho nhân viên
Bí quyết 8: Áp dụng những phương pháp đã sử dụng cho bản thân
Bạn có thể chọn những phương pháp phù hợp với bản thân và áp dụng nó cho bộ máy nhân sự. Cụ thể như sau:
- Đặt ra deadline: Với bất kỳ dự án nào đi chăng nữa, nhân viên cũng cần có động lực để hoàn thành nó. Để làm được điều này bạn cần đặt ra mục tiêu và deadline rõ ràng cho họ.
- Ra quy định làm việc qua email: Việc chờ đợi người khác đọc mail sẽ tạo ra thói quen kiểm tra mail liên tục, gây lãng phí thời gian. Chính vì vậy, nếu nhân viên muốn có phải ngay lập tức thì họ nên gặp trực tiếp.
- Có những giờ nghỉ ngắn trong thời gian làm việc: Bạn có thể tạo ra các hoạt động như: cùng ăn trưa hàng tuần, chúc mừng sinh nhật...
>> Phương pháp tối ưu thời gian làm việc cho nhân viên
Bí quyết 9: Cho phép làm việc từ xa
Việc hoàn thành công việc vào lúc nào không quan trọng bằng việc hoàn thành công việc trong bao lâu. Do đó, hãy cho phép nhân viên làm việc linh hoạt tại thời điểm và nơi mà họ cảm thấy làm việc được tốt nhất. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo rằng họ biết rõ nhiệm vụ và mục tiêu cần thực hiện. Đối với những công ty đang trong quá trình xây dựng hệ thống thì làm việc cùng nhau sẽ tốt hơn.
Bí quyết 10: Ghi nhận thành quả của nhân viên
1 trong 21 bí quyết nâng cao hiệu suất công việc không thể không nhắc đến là ghi nhận thành quả của nhân viên. Nếu nhân viên được ghi nhận nỗ lực làm việc họ sẽ có thêm động lực làm việc. Bạn có thể khen ngợi họ trong cuộc họp và trao thưởng nếu họ có kết quả làm việc tốt.
Đừng quên ghi nhận thành quả của nhân viên
Bí quyết 11: Xây dựng văn hóa làm việc có trách nhiệm
Khi nhân viên được trao quyền tự chủ trong công việc họ sẽ làm việc một cách tỉ mỉ hơn. Trao trách nhiệm có nghĩa là đưa cho nhân viên một định hướng rõ ràng về hành trình phát triển công ty, họ có đóng góp gì vào sự phát triển này. Nếu nhân viên hiểu được ý nghĩa công việc của họ thì họ sẽ làm việc chăm chỉ hơn.
Bí quyết 12: Làm việc theo nhóm
Đây là cách cải thiện hiệu suất công việc mà bạn nên thử. Phương pháp này sẽ khiến nhân viên làm việc cẩn thận hơn, vì họ không muốn làm ảnh hưởng đến cả team hoặc không muốn lép vế hơn so với những cá nhân trong nhóm.
Trên đây là 12 bí quyết trong 21 bí quyết nâng cao hiệu suất công việc mà UNICA đã gửi đến bạn đọc. Trong bài viết sau, chúng tôi sẽ cung cấp những bí quyết còn lại nên bạn đừng bỏ lỡ nhé!
>> Những cơ chế làm việc nhóm quan trọng nhất
>> 21 bí quyết nâng cao hiệu suất công việc (Phần 2)
18/12/2019
422 Lượt xem
Làm sao để nâng cao năng suất của nhân viên?
Làm sao để nâng cao năng suất của nhân viên? là câu hỏi chung của những người làm quản lý, lãnh đạo. Thực tế, quản lý không có nghĩa là biết hết tất cả mọi thứ, do đó, cần có chiến lược cụ thể để nhân viên làm việc hiệu quả và gia tăng năng suất. Trong khuôn khổ bài viết dưới đây, UNICA sẽ bật mí cho các bạn cách tăng năng suất làm việc của nhân viên mà không cần tạo quá nhiều áp lực cho cấp dưới của mình.
Làm sao để nâng cao năng suất của nhân viên?
Không ngại giao việc ủy quyền
Nhiều nhà quản lý thường lưỡng lự khi giao việc, bởi họ có thể chưa yên tâm về khả năng hoàn thành công việc của nhân viên, hoặc muốn trực tiếp quản lý để kiểm soát chất lượng. Tất nhiên, điều này không sai, nhưng nếu việc gì cũng ôm dồn thì bạn không chỉ làm lãng phí thời gian, mà còn kìm nén cơ hội phát triển năng lực của nhân viên.
Không ngại giao việc ủy quyền để phát triển năng lực của nhân viên
Do đó, nếu có thể hãy giao trách nhiệm cho nhân viên có trình độ và đặt niềm tin vào họ. Như vậy nhân viên mới có thể trau dồi thêm kỹ năng, kinh nghiệm đóng góp cho công ty và nâng cao hiệu suất công việc.
Đúng người đúng việc
Làm sao để nâng cao năng suất của nhân viên? Bạn nên quan sát, tìm hiểu thế mạnh của từng người để giao việc sao cho phù hợp nhất. Cụ thể như sau:
- Giao việc đúng với năng lực: Phát huy tối đa năng lực là cách mang lại năng suất làm hiệu nhất.
- Cho nhân viên thử sức với công việc: Phương pháp này sẽ giúp nhà quản lý dễ dàng phát hiện đâu là thế mạnh và năng lực của nhân viên. Khi được trọng dụng họ sẽ phấn đấu hơn trong công việc.
- Giao việc theo lũy tiến: Phân công công việc theo lũy tiến có nghĩa là những ngày đầu sẽ ít và tăng dần vào những ngày sau đó. Với phương pháp này bạn cần đảm bảo rằng công việc đó vừa sức với nhân viên, đừng khiến họ cảm thấy bị “quá tải”.
>> 5 sai lầm trong việc đánh giá nhân viên của nhà quản lý
Quan tâm đến chế độ lương
Lương không phải là điều duy nhất có thể thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên, nhưng nó đóng một vai trò quan trọng, đặc biệt với những cửa hàng bán lẻ. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, các nhà bán lẻ trả lương cao cho nhân viên có năng suất làm việc tốt hơn so với những nơi không đầu tư đủ vào nhân viên.
Ngoài việc quan tâm đến chế độ lương, bạn cần đảm bảo nhân viên đã được tham gia vào những khóa đào tạo, khuyến khích họ học hỏi và trau dồi kinh nghiệm. Đây chính là một trong những cách cải thiện hiệu suất làm việc cho nhân viên hiệu quả.
Bạn cần quan tâm đến chế độ lương của nhân viên
Cho phép làm việc từ xa
Khi nhân viên được tạo cơ hội làm việc từ xa, họ dành nhiều thời gian hơn cho công việc, hoàn thành cũng tốt hơn. Trong năm 2012 đến năm 2016, Gallup báo cáo số lượng nhân viên làm việc từ xa tăng lên từ 39% - 43%. Một cuộc khảo sát về Global Workplace Analytics còn cho thấy, tổng số công việc được hoàn thành từ xa đã tăng 103% chỉ riêng đối với những nhân viên có hợp đồng chính thức với doanh nghiệp.
Xem nhân viên là người thân thiết
Làm sao để nâng cao năng suất của nhân viên? Cách gia tăng hiệu suất công việc chính là đặt mình vào góc nhìn của họ. Bạn hãy xem nhân viên và những người đồng cấp với bạn là một gia đình. Đồng thời quan tâm, hỏi han công việc của họ. Không chỉ nhà quản lý là người duy nhất làm việc này, bạn hãy khuyến khích tất cả nhân viên hành xử với đồng nghiệp như người trong gia đình.
Điều bạn cần làm là giúp nhân viên hiểu rằng dù công việc của họ như thế nào đi chăng nữa thì bạn và các đồng nghiệp vẫn luôn “sát cánh” để tương trợ, giúp đỡ họ không chỉ trong công việc và trong cuộc sống.
Không nên cấm truy cập vào mạng xã hội
Có nhiều lý do khiến nhân viên sử dụng mạng xã hội. Đây là cách để họ xả stress hoặc sử dụng nó làm phương tiện giao tiếp chuyên nghiệp với các đối tượng mục tiêu. Cho nên, dù nhân viên sử dụng mạng xã hội với mục đích gì đi chăng nữa, thì việc chặn các kết nối cũng là một hành vi làm ảnh hưởng xấu đến tinh thần của họ.
Việc này còn cho thấy bạn đang thiếu sự tin tưởng vào nhân viên. Một nghiên cứu của Evolv đã cho thấy các trang mạng xã hội chính là cách giúp người sử dụng trở nên đa nhiệm hơn. Bên cạnh đó, nó còn giúp nâng cao năng suất và hạnh phúc hơn trong công việc. Như vậy, bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi làm sao để nâng cao năng suất của nhân viên rồi đúng không!
Không nên cấm nhân viên truy cập vào mạng xã hội
Cách cải thiện hiệu suất làm việc
Nhà quản lý cũng giống như làm một người thợ rèn, bạn cần phải biết cách rèn dũa nhân viên đi đúng hướng thì mới có thể gia tăng năng suất công việc. Thế nhưng việc này lại không hề đơn giản chút nào.
Như vậy, chúng tôi đã giúp các bạn giải đáp thắc mắc làm sao để nâng cao năng suất của nhân viên? Với những thông tin quý báu này, chắc hẳn các bạn đã có thể lựa chọn được phương án cải thiện hiệu suất làm việc hiệu quả rồi đúng không!
>> 21 bí quyết nâng cao hiệu suất công việc
>> 5 sai lầm trong việc đánh giá nhân viên của nhà quản lý
18/12/2019
526 Lượt xem
Cách nấu phở bò tái ngọt thơm chuẩn vị
Phở bò tái là món ăn quen thuộc của người dân Việt Nam. Cách nấu phở bò tái không quá phức tạp nên bạn hoàn toàn có thể chế biến tại nhà. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho cách bạn bí quyết nấu phở bò tái khiến ai thưởng thức cũng phải mê mệt. Bây giờ chúng ta hãy bắt tay vào học nấu ăn đơn giản cùng những chuyên gia hàng đầu Unica nhé!
Cách nấu phở bò tái tại nhà
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 3 khúc xương bò
- 400 - 500gr thịt bò
- Nửa gói gia vị nấu phở. Nếu không mua được gia vị nấu phở có sẵn thì bạn có thể mua riêng đại hồi, hạt mùi, quế, đinh hương và thảo quả.
- 4 - 5 củ hành khô
- 1 củ hành tây
- 1 củ gừng
- Bánh phở
- Hành hoa, mùi tươi
Muốn nấu phở bò tái ngon bạn cần chuẩn bị đủ các nguyên liệu
Cách chế biến phở bò tái
Bước 1:
- Trong cách nấu phở bò tái, bạn cần rửa sạch xương bò rồi cho vào nồi nước, thêm 1 muỗng cà phê muối vào đun sôi ở lửa riu riu trong khoảng 5 phút. Sau đó, rửa sạch xương bằng nước sạch, cho vào nồi áp suất hoặc nồi thường ninh. Nếu bạn dùng nồi áp suất thì chỉ cần ninh khoảng 20 phút rồi tắt bếp để tự xì hơi. Còn nếu bạn dùng nồi thường thì hãy ninh khoảng 35 - 40 phút.
Bước 2:
- Trong lúc ninh xương, bạn hãy thái hành khô, hành tây thành miếng dày khoảng 0,75cm, còn gừng cũng thái thành từng miếng.
- Sau đó, bạn cho lên bếp nướng rồi rửa sạch bụi than dính trên hành, gừng rồi cho vào một cái bát.
Bước 3:
- Bạn cho gia vị nấu phở vào chảo rang khô với lửa nhỏ cho đến khi có mùi thơm dậy lên là được. Tiếp theo, bạn cho các gia vị này vào túi vải buộc chặt.
- Bạn đổ nước xương đã ninh riêng, nếu thấy nước đục thì có thể lọc qua rây một lần nữa, rồi cho thêm nước sao cho đủ 5 lít nước. Tiếp đến, bạn cho gia vị nấu phở, hành khô, gừng nướng vào nồi. Bắc lên bếp đun sôi rồi nêm nếm lại gia vị sao cho vừa ăn. Tiếp tục ninh nồi nước dùng thêm 30 phút.
Bước 4:
- Trong lúc ninh nồi nước dùng, bạn hãy thái mỏng thịt bò.
- Sau đó, chuẩn bị một nồi nước đun sôi khoảng 90 độ thì cho thịt bò vào chần. Bạn chỉ cần chần thịt bò chuyển sang màu hồng là được, vì lúc chan nước dùng phở thịt bò sẽ chín thêm. Tùy sở thích của từng người mà chọn tái hoặc thịt tái chín.
- Để thịt bò tái ngon, bạn hãy thay nước sau khoảng 2 đến 3 lượt chần thịt, để tránh nước quá đục làm ảnh hưởng đến màu sắc của bát phở sau khi thành phẩm.
Bước 5:
- Để hoàn thành cách nấu phở bò tái, bạn chần bánh phở qua nước sôi rồi cho vào bát. Sau đó, xếp lần lượt bò tái vừa chần cùng rau mùi, hành lá thái nhỏ, cho thêm một vài cọng hành tươi để món ăn tròn vị. Cuối cùng, chan nước dùng đã chế biến trước đó vào ngập bánh phở và thưởng thức.
Cách nấu phở bò tái khá đơn giản nên bạn có thể thực hiện tại nhà
Phở là món ăn truyền thống của người Việt Nam, vị ngọt thanh của nước dùng hầm từ xương hòa quyện với mùi thơm của quế hồi đã tạo nên hương vị phở đậm đà khó cưỡng. Nếu bạn đang muốn tự nấu phở tại nhà, hãy tham khảo ngay khóa học:
[course_id:938,theme:course]
[course_id:1335,theme:course]
[course_id:859,theme:course]
Mẹo sơ chế thịt bò tái ngon
- Thịt bò sau khi mua về, bạn nên gói lại rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh trước khi chế biến. Việc này sẽ giúp cho lúc thái thịt dễ dàng hơn rất nhiều.
- Không giống với thịt heo, thịt bò có hương vị khá đặc trưng. Chính vì vậy, bạn nên sử dụng hành, gừng nướng để làm át mùi hôi của bò. Bên cạnh đó, khi rửa thịt, bạn nên giã hành, gừng nướng nguyễn chà xát lên bề mặt thịt rồi mới rửa nước lạnh.
- Thay vì thái dọc thớ, bạn hãy thái thịt bò ngang thớ để dễ ăn hơn. Còn nếu muốn thịt bò mềm thì bạn nên đập sơ thịt bò trước khi thái.
Như vậy, chúng tôi đã chia sẻ cho các bạn cách nấu phở bò tái đơn giản ngay tại nhà. Mong rằng, qua bài viết này bạn có thể tự tay vào bếp làm món phở bò tái thơm ngon, tròn vị cho cả gia đình thưởng thức.
>> Học ngay cách nấu phở bò miền Nam ngon miễn chê
>> Những gia vị nấu phở bò “nhỏ mà có võ”
>> Bật mí 2 cách nấu phở gà ngon miễn chê
16/12/2019
3798 Lượt xem
Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp thời đại mới
Một doanh nghiệp muốn phát triển mạnh thì phải tập hợp được mọi nguồn lực con người để xây dựng và phát triển theo một nền văn hóa doanh nghiệp mang tính đặc thù. Trong bài viết hôm nay, UNICA sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp bao gồm những gì.
Văn hóa doanh nghiệp là gì?
Bao gồm những thái độ, niềm tin, giá trị văn hoá được xây dựng trong quá trình phát triển và tồn tại của doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp cũng chính là tài sản vô hình của doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp là gì?
Lợi ích của văn hóa doanh nghiệp
- Tăng cường sự gắn bó người lao động và công ty
- Tạo dựng sự phát triển bền vững
- Phân biệt bản sắc của từng doanh nghiệp
- Văn hóa doanh nghiệp có thể chiếm 20-30% hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Yếu tố ảnh hưởng tới văn hóa doanh nghiệp
1. Định hướng kinh doanh
Đây được xem là yếu tố quan trọng nhất trong các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp, nó bao gồm tính chính xác trong triết lý quản lý và kinh doanh cốt lõi. Đây được xem là nền tảng cơ bản để xây dựng và phát triển các định hướng hoạt động tương lai của tổ chức và chi phối các quyết định. Triết lý kinh doanh được xem là niềm tin, là giá trị không thể thay đổi bởi thời gian và hay hoàn cảnh.
Do đó, để văn hóa doanh nghiệp thành công thì người lãnh đạo cao nhất cần có sự cam kết dẫn dắt công ty đi đúng triết lý kinh doanh của mình.
2. Yếu tố giá trị
Yếu tố giá trị chính là yếu tốt cốt lõi của nền văn hóa doanh nghiệp, công ty đó. Nếu như tầm nhìn ảnh hưởng tới mục tiêu, thì giá trị sẽ ảnh hưởng tới hành vi, tư duy thực hiện hóa tầm nhìn đó. Cụ thể sẽ dẫn tới các dạng văn hóa doanh nghiệp như
- Định hướng kết quả: nhấn mạnh vào những thành tựu và kết quả đạt được
- Định hướng con người: chú trọng vào sự công bằng, khoan dung và tôn trọng cá nhân trong tập thể
- Định hướng nhóm: khuyến khích tinh thần làm việc nhóm, hợp tác
- Để ý tới chi tiết: như đánh giá độ chính xác, tiếp cận tình huống và vấn đề theo hướng phân tích
- An toàn: đảm bảo chế độ phúc lợi và sự ổn định trong công việc cho nhân viên
- Sáng tạo: khuyến khích thử nghiệm và chấp nhận rủi ro
- Cạnh tranh: thúc đẩy tinh thần cạnh tranh, phấn đấu
Giá trị là yếu tố cốt lõi của doanh nghiệp. Vậy nên, sự độc đáo của các giá trị đều không quan trọng bằng việc thực hiện và duy trì nó.
3. Yếu tố thực tiễn
Yếu tố thực tiễn là một trong 4 yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp
Tất cả giá trị sẽ không còn quan trọng nếu chúng ta không thực hành chúng. Một triết lý cho rằng nếu một tổ chức tuyên truyền rằng: “Con người là tài sản tuyệt vời nhất của chúng ta” thì tổ chức đó nên sẵn sàng đầu tư vào con người theo nhiều cách.
Tương tự, nếu một tổ chức đánh giá theo hệ thống phân cấp “phẳng”, công ty này phải khích lệ, động viên nhiều thành viên cấp dưới dù cho có bất đồng ý kiến trong cuộc thảo luận mà không sợ hãi hoặc có những phản ứng tiêu cực.
Dù cho giá trị doanh nghiệp là thấp hay cao, thì cũng cần phải tăng cường các tiêu chí đánh giá và chính sách thăng chức. Đồng thời lãnh đọa nên đặt ra các nguyên tắc hoạt động trong cách thức thực hiện công việc hàng ngày của công ty mình.
4. Yếu tố con người
Một trong các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp đó là con người. Nếu không có con người thì bất cứ công ty, doanh nghiệp nào có thể tạo dựng nên nền văn hóa thống nhất.
Con người có thể định hình được tầm nhìn mục tiêu chiến lược cho doanh nghiệp. Ngoài ra, con người cũng có thể sẵn sàng chia sẻ giá trị cốt lõi và đủ khả năng thực hiện và duy trì các giá trị đó. Đây cũng lý giải tại sao các công ty nước ngoài thường có chính sách tuyển dụng khắt khe và nghiêm ngặt đối với quy trình tuyển dụng, họ luôn tìm những ứng viên không chỉ có kiến thức kỹ năng tốt mà còn phải phù hợp với văn hóa doanh nghiệp của họ
Con người sẽ gắn bó với nơi mà họ yêu thích. Việc mang xây dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp có thể củng cố được sự chặt chẽ, liên kết mà tổ chức đang có.
5. Yếu tố sức mạnh câu chuyện
Với mỗi doanh nghiệp, công ty sẽ gắn với một câu chuyện lịch sử độc đáo, đây chính là phần di sản của công ty đó được họ coi trọng và giữ gìn. Vậy nên, khả năng khám phá, tường thuật lại câu chuyện cũng là một việc sáng tạo của văn hóa doanh nghiệp.
Yếu tốt sức mạnh câu chuyện đó có thể ví dụ: cách Coca-Cola đã sử dụng một nguồn lực lớn để kỷ niệm di sản, thậm chí có là một thế giới của bảo tàng Coke tại Atlanta. Hoặc có thể không trang trọng như những câu chuyện về niềm đam mê thư pháp từ nhỏ của Steve Jobs đã định hình nên thẩm mỹ văn hóa tại Apple.
Văn hóa doanh nghiệp sẽ trở nên mạnh mẽ hơn khi chúng được tìm thấy, định hình, và tường thuật lại một cách hấp dẫn, lôi cuốn.
6. Môi trường làm việc
Xây dựng môi trường làm việc hiệu quả chính là doanh nghiệp đó đã xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp thành công. Các doanh nghiệp cần tạo môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp, bên cạnh đó cần phải tạo điều kiện cho nhân viên sáng tạo tìm ra cách giúp giải quyết công việc nhanh chóng và hiệu quả. Vì vậy các cá nhân phải hình thành những thói quen, phong cách làm việc cũng phương phương pháp ứng xử văn minh, lịch sự
7. Quy trình quy định
Quy định là một trong các nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp
Các yếu tố cấu thành văn hóa tổ chức bao gồm các quy trình, quy định, các chính sách nhằm mục đích giúp cho doanh nghiệp phát triển một cách ổn định, hiệu quả, có quy tắc theo chuẩn. Không những thế đây được xem là yếu tố giúp cho doanh nghiệp có thể đáp ứng được những nhu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm, dịch vụ của người tiêu dùng, làm cho khách hàng hài lòng khi sử dụng và trở thành tập khách hàng trung thành của doanh nghiệp.
8. Hệ thống trao đổi thông tin
Công nghệ 4.0 phát triển với tốc độ rất nhanh, doanh nghiệp không thể lạc hậu với dây truyền truyền thống. Hệ thống trao đổi thông tin được xem là lớp thứ tư trong việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp nhằm đáp ứng cho việc trao đổi thông tin trở nên đa dạng, nhanh chóng, kịp thời và chính xác.
Hệ thống này đảm bảo chính xác mọi thông tin cần thiết khi doanh nghiệp thu thập đều chính xác, xử lý và lưu trữ thành công. Đồng thời, nó còn có thể chia sẻ tới mọi thành viên trong công ty để giúp cho nhân viên công ty có thể lập kế hoạch, định hướng xây dựng chiến lược phát triển thị trường…
9. Phong trào doanh nghiệp
Đây lớp cuối cùng trong các yếu tố hình thành văn hóa doanh nghiệp, nó được thể hiện ra bên ngoài và được nhiều người nhận thấy như đời sống của nhân viên, các chương trình kết nối doanh nghiệp, các buổi sinh hoạt công ty. Dù lớp này không tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh của công ty nhưng nó lại ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Các phong trào, hoạt động của doanh nghiệp sẽ tạo ra sự khác biệt đối với đối thủ khác, làm cho hình ảnh công ty trước cộng đồng tốt hơn, gián tiếp giúp cho doanh nghiệp xây dựng được thương hiệu.
Một trong những tổ chức phát triển rất tốt các yếu tố cấu thành doanh nghiệp là tập đoàn Vingroup. Ở đây, tỷ phú - văn hóa doanh nhân Phạm Nhật Vượng xây dựng tập đoàn với tầm nhìn định hướng phát triển công nghệ, công nghiệp, thương mại dịch vụ hàng đầu Việt Nam, doanh nghiệp không ngừng đổi mới sáng tạo để nâng tầm chất lượng người Việt. Không những thế, Vingroup có triết lý kinh doanh đi theo 6 giá trị “Tín - tâm - trí - tốc - tinh - nhân” với chữ tín được đặt lên hàng đầu và là danh dự của doanh nghiệp.
Không những thế, nhân viên ở đây luôn cố gắng phát triển toàn diện bản thân, có đủ đức và tài, nỗ lực học hỏi, nỗ lực hết mình, luôn lấy văn hóa doanh nghiệp làm kim chỉ nam điều chỉnh hành vi của mình, để có những đóng góp đến doanh nghiệp. Ngoài ra, nhân viên của Vingroup luôn coi người lao động của mình là tài sản quý giá, Phạm Nhật Vượng luôn xây dựng một môi trường làm việc hiệu quả, thoải mái, năng động để nhân viên có thể phát huy tốt nhất năng lực của mình.
Hình ảnh tỷ phú Phạm Nhật Vượng của tập đoàn Vingroup
Thêm nữa, sự quyết liệt, nhiệt huyết trong các phong trào doanh nghiệp dẫn đến sự phát triển mạnh cho tập doanh như ngày nay. Đây cũng được xem là nét đặc trưng của Vingroup trong các hoạt động văn thể và hoạt động vì cộng đồng như các chương trình kết nối nhân viên với lãnh đạo, nhảy Flashmob, bóng chuyền, các tour teambuilding, phong trào thi đua thực hành tiết kiệm, chiến dịch đào tạo nhân viên…
Trên đây là các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp thời đại mới mà UNICA muốn chia sẻ đến mọi người, Thông qua bài viết, chúng tôi chỉ muốn gửi đến các bạn thông điệp đơn giản rằng: “Văn hóa doanh nghiệp phát triển tốt thì tổ chức mới có thể thành công và có chỗ đứng trên thị trường cạnh tranh”.
Điều cuối cùng mà Blog Unica muốn nhắn nhủ đến bạn là hãy kiên trì, vững lòng tin và đừng quên bổ sung cho mình thêm kiến thức từ những khoá học kinh doanh tại Unica để phát triển việc kinh doanh của bạn xa hơn nhé!
>> Mách bạn 6 bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả
>> Phát triển văn hóa doanh nghiệp như thế nào cho đúng
14/12/2019
2315 Lượt xem
Phát triển văn hóa doanh nghiệp là vũ khí cạnh tranh hiệu quả
Phát triển văn hóa doanh nghiệp được coi là yếu tố cốt lõi để phát triển bền vững. Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp mới phát triển chưa thực sự chú trọng đến yếu tố vô hình này. Vì vậy, trong bài viết hôm nay, UNICA sẽ giới thiệu cho bạn những điều cần biết để phát triển văn hóa tại doanh nghiệp hiệu quả.
Phát triển văn hóa doanh nghiệp như thế nào cho đúng?
Trong nghiên cứu do Bain & Company thực hiện tại 365 công ty tại châu Á và Bắc Mỹ thì chỉ có 10% tổng số công ty được khảo sát thành công và phát triển được văn hóa doanh nghiệp.
Phát triển văn hóa tại mỗi doanh nghiệp là vấn đề cần thiết hiện nay
Muốn doanh nghiệp có thể đứng vững, có tiếng tăm trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay thì đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải biết xây dựng và phát triển văn hóa riêng, bản chất riêng cho mình. Hiểu đơn giản, doanh nghiệp cần phải xây dựng hài hòa giữa các giá trị đạo đức, triết lý kinh doanh, hành vi ứng xử, ý tưởng kinh doanh, phong cách lãnh đạo… và được tất cả mọi người trong công ty đón nhận và thực hiện tốt.
Không những thế phát triển văn hóa doanh nghiệp còn ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại của mỗi tổ chức. Muốn phát triển văn hóa doanh nghiệp tốt, doanh nghiệp cần phát triển những yếu tố cơ bản sau:
- Phát triển nét riêng: Mỗi doanh nghiệp cần có một nét riêng và nét riêng này chính là điều khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Bạn cần phát triển mạnh điều này trong cách họp, cách đào tạo thậm chí ngay cả đồng phục và cách giao tiếp của nhân viên.
- Đổi mới, sáng tạo chỗ làm việc: Môi trường làm việc tốt thì kết quả làm việc mới tốt, nhân viên mới có tinh thần làm việc để đưa ra ý kiến. Vì vậy, chỗ làm việc của nhân viên cần có những đổi mới, thoải mái với từng cá nhân.
- Phát triển đội ngũ nhân viên toàn diện: Để doanh nghiệp có sự phát triển bền vững và mạnh mẽ, thì yếu tố con người là vô cùng quan trọng. Các doanh nghiệp cần chú trọng đến sự phát triển toàn diện của đội ngũ lao động như thường xuyên cho nhân viên tham gia các khóa đào tạo kỹ năng, tập huấn…
- Lãnh đạo cần là tấm gương sáng: Lãnh đạo là người đặt nền móng xây dựng văn hóa doanh nghiệp, vì vậy luôn phải người đi đầu trong phong trào phát triển văn hóa doanh nghiệp để cho toàn bộ công ty noi theo.
Ví dụ điển hình trong phát triển văn hóa doanh nghiệp thời kỳ công nghiệp hiện nay phải kể đến FPT. Có rất nhiều người tò mò không hiểu tại sao FPT phát triển lớn mạnh như hiện nay thì đều nhận được câu trả lời đó là giá trị niềm tin từ lãnh đạo đến nhân viên.
Chúng ta có thể thấy rằng văn hóa doanh nghiệp của FPT phát triển rất mạnh. Văn hóa FPT được xây dựng theo tinh thần đồng đội và sự dân chủ. Ở FPT, mọi quyết định của bất cứ cá nhân nào đều được tôn trọng. Nếu có bất cứ xung đột nào thì luôn có văn hóa là “keo” dính hàn gắn lại.
Văn hóa doanh nghiệp là vũ khí cho FPT phát triển như bây giờ
Không những thế triết lý nền tảng của FPT gồm 5 chữ : “Sâu, sáng, tuyệt, thông, phong” và bài hát ngộ nghĩnh truyền thống của FPT. Ngoài ra, ban lãnh đạo của FPT rất coi trọng nhân viên, chủ tịch FPT từng phát ngôn: “Nếu không đặt niềm tin vào nhân viên, đừng hi vọng có đội ngũ nhân sự tốt”.
Một điều nữa, mà rất ít các doanh nghiệp có thể làm được như FPT đó là kết nối được các nhân viên lại với nhau. Phát triển văn hóa doanh nghiệp FPT được thể hiện qua các sự kiện thường niên của công ty. Sức mạnh đoàn kết của tập thể được thể hiện qua các buổi kick - off, các nhân viên tiếp xúc và hiểu rõ nhau.
>> Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp trong thời đại mới
Tham khảo khóa học “Nghệ thuật xây dựng văn hóa doanh nghiệp”
Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam gặp rất nhiều các vấn đề nhức nhối như không thể thu hút được nhân tài, nhiều nhân viên làm việc lâu năm thường “dứt áo” ra đi, các phòng ban và nhân viên đố kị, ganh đua nhau, nhân viên thái độ với khách hàng và thụ động trong việc sáng tạo và đổi mới ý tưởng, hiệu quả làm việc thấp kém.
Chính vì những vấn đề bất cập trên, mà những nhà quản trị công ty có thể tham khảo khóa học “Nghệ thuật xây dựng văn hóa doanh nghiệp” trên UNICA để được nắm bắt được cách phát triển văn hóa doanh nghiệp có vai trò quan trọng như thế nào trong sự bền vững của một tổ chức.
Khóa học sẽ cung cấp cho các nhà lãnh đạo hiểu vững vàng gốc rễ văn hóa doanh nghiệp thành công như thế nào, nắm được giải pháp cốt lõi để doanh nghiệp giải quyết những khó khăn, nắm được bí quyết xây dựng và phát triển xây dựng văn hóa doanh nghiệp và làm cho thương hiệu của công ty bền vững.
Tham gia khóa học “Nghệ thuật xây dựng văn hóa doanh nghiệp” hiệu quả trên UNICA. Ảnh minh họa
Phát triển văn hóa doanh nghiệp ở mỗi nước có thể khác nhau theo mỗi nước nhưng nhìn chung chúng ta thấy văn hóa là điều một quan trọng để thúc đẩy năng suất và gắn kết nhân viên lại với nhau.
>> Mách bạn 6 bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả
14/12/2019
589 Lượt xem
Giải đáp thực hư: Kinh doanh quần áo có lãi không?
Bạn đang có ý định kinh doanh nhưng không biết kinh doanh quần áo có lãi không? Bạn lo sợ khi bắt tay vào kinh doanh sẽ gặp thất bại nên chưa dám khởi nghiệp. Đừng quá lo lắng, trong bài viết dưới đây, UNICA sẽ giúp bạn có được câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi kinh doanh quần áo có lãi hay không.
Kinh doanh quần áo có lãi không?
Kinh doanh quần áo là một trong những lĩnh vực phất phổ biến, chỉ xếp sau mặt hàng ăn uống. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy ngày càng có nhiều cửa hàng quần áo được mở ra. Có thể thấy, đây là mô hình kinh doanh rất hấp dẫn các nhà đầu tư. Đối với mặt hàng quần áo, bạn không cần phải lo về nguồn hàng. Vì trên thực tế, bạn có thể nhập hàng với mức giá ổn định, chất lượng tốt và đa dạng mẫu mã…bằng nhiều cách mà bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết Kinh doanh quần áo lấy nguồn hàng ở đâu?
Kinh doanh quần áo là một trong những lĩnh vực kinh doanh phất phổ biến
Trong khi đó, nhu cầu mua sắm của con người ngày càng một tăng cao, mỗi khách hàng sẽ có một yêu cầu mua sắm khác nhau. Những khách ưa chuộng những sản phẩm giá rẻ nhưng vẫn phù hợp với xu hướng như: học sinh, sinh viên, công nhân… đây là những khách hàng có nguồn thu nhập thấp.
Còn những khách hàng có thu nhập cao, ở tầng lớp thượng lưu thì thường quan tâm đến chất lượng và thương hiệu sản phẩm. Chính vì vậy, khi kinh doanh những sản phẩm có thương hiệu với mức giá cao dành cho những khách hàng có thu nhập khá sẽ thu được nhiều lãi hơn. Bởi họ thường không quan tâm nhiều đến giá cả.
Theo một số thống kê, người tiêu dùng có xu hướng chi tiêu vào quần áo khoảng từ 10 đến 15% thu nhập hàng tháng của họ. Tuy nhiên, để giữ chân được khách hàng thì còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: chất lượng, giá cả, xu hướng thời trang… Vậy, kinh doanh quần áo có lãi không? Chắc chắn bạn sẽ không có được một đồng lãi nào nếu kinh doanh quần áo với những sản phẩm kém chất lượng, mẫu mã xấu.
Hiện nay, rất nhiều chủ kinh doanh sử dụng kênh online. Kinh doanh với hình thức này không chỉ giúp họ tiết kiệm được chi phí thuê mặt bằng, thuê nhân viên, mà còn giúp họ tiếp cận được nhiều khách hàng hơn. Dễ hiểu vì sao mà kinh doanh online phát triển như “nấm mọc sau mưa”.
>> Bí quyết kinh doanh quần áo online hiệu quả bạn nên biết
Hiện nay, rất nhiều chủ kinh doanh sử dụng kênh online để bán hàng
Tuy nhiên, chiêu thức kinh doanh này thường không tạo được nhiều lòng tin với khách hàng. Nhiều câu chuyện dở khóc dở cười khi mua hàng online trên mạng khiến khách hàng cảm thấy không yên tâm. Thế nhưng, không vì thế mà các kênh bán hàng này giảm đi độ “hot” của nó. Chủ kinh doanh loại hình này thường có thể thu được lợi nhuận gấp 3 - 4 lần.
Các kênh bán hàng truyền thống không lời nhiều như vậy, vì phải trả rất nhiều chi phí như: thuê nhân viên, mặt bằng, trang trí cửa hàng… Thường thì họ chỉ lời gấp 1 lần so với giá nhập. Thế nhưng, không phải ai kinh doanh quần áo cũng có thể thu được lợi nhuận. Viêc kinh doanh quần áo có lãi không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau từ cách bán hàng cho đến chiến lược kinh doanh.
>> 3 sai lầm cơ bản dẫn đến việc kinh doanh thời trang thất bại, bạn đã biết?
Làm sao để kinh doanh quần áo có lãi?
Môi trường kinh doanh thời trang đang trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết. Số lượng các cửa hàng thời trang ngày càng tăng lên chóng mặt. Và không phải ai cũng có đủ bản lĩnh để chèo lái con thuyền của mình đi đúng hướng và gặt hái được nhiều thành công.
Kinh doanh quần áo có lãi không? Chắc chắn bạn sẽ kinh doanh có lãi sau khi áp dụng đúng những kinh nghiệm mà giảng viên chia sẻ. Hoàn thành khóa học này, bạn hoàn toàn có thể tối ưu hóa chi phí quản lý và chi phí đầu vào, sử dụng hiệu quả các kênh bán hàng truyền thống từ offline đến online, biết cách tận dụng mối quan hệ để phát triển bán hàng, biết cách tạo phễu bán hàng giúp thúc đẩy doanh số và tạo sự khác biệt.
Qua bài viết trên, chúng tôi đã giúp bạn giải đáp thắc mắc kinh doanh quần áo có lãi không? Muốn thu được lãi cao bạn cần phải có niềm đam mê, cố gắng và có chiến lược kinh doanh hiệu quả.
>>> Khám phá ngay các khoá học bán hàng online hấp dẫn tại UNICA ngay hôm nay!
12/12/2019
398 Lượt xem
Kinh nghiệm kinh doanh thời trang trung niên hiệu quả cho người mới
Thời trang không chỉ dành cho những người trẻ tuổi mà còn dành cho cả những đối tượng trung niên. Chính bởi vậy, hình thức kinh doanh này là cơ hội cho rất nhiều đối tượng nhưng để thành công thì bạn sẽ phải có kinh nghiệm kinh doanh thời trang trung niên. Nếu bạn đang tìm kiếm những chiến lược và kinh nghiệm để phát triển doanh nghiệp thời trang trung niên một cách hiệu quả thì đừng vội bỏ lỡ bài viết hôm nay.
Kinh doanh thời trang trung niên hiện nay
Thời trang trung niên là thời trang dành cho những người ở độ tuổi từ 40 đến 60, có nhu cầu và khả năng chi trả cao về quần áo. Thời trang trung niên không chỉ đáp ứng nhu cầu về sự thoải mái, phù hợp và lịch sự, mà còn thể hiện được phong cách, cá tính và sự trẻ trung của người mặc.
Thời trang trung niên hiện nay có nhiều xu hướng và mẫu mã đa dạng, từ những thiết kế cổ điển, truyền thống đến những thiết kế hiện đại, sành điệu. Thời trang dành cho độ tuổi này hiện có nhiều thương hiệu nổi tiếng và chất lượng, từ trong nước đến ngoài nước, từ cao cấp đến bình dân. Các kênh bán hàng và phân phối cũng rất đa dạng từ cửa hàng, siêu thị, showroom đến online, website và mạng xã hội.
>>> Xem thêm: Những câu chuyện kinh doanh hay
Thời trang trung niên đang là xu hướng kiếm tiền hiện nay
Cách tìm nguồn hàng quần áo trung niên đẹp, giá sỉ
Để kinh doanh thời trang trung niên, bạn cần tìm nguồn hàng quần áo trung niên đẹp, giá sỉ. Bạn có thể tìm nguồn hàng quần áo theo các cách sau đây:
1. Lấy hàng ở chợ đầu mối
Một trong những kinh nghiệm kinh doanh thời trang trung niên là tìm hàng đẹp, giá sỉ ở chợ đầu mối. Chợ đầu mối là nơi tập trung nhiều nguồn hàng quần áo trung niên từ các xưởng may, nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà nhập khẩu.
Bạn có thể lựa chọn được nhiều mẫu mã, chất lượng và giá cả phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình. Bạn cũng có thể thương lượng, mặc cả và đặt hàng theo yêu cầu của bản thân. Tuy nhiên, bạn cần chú ý đến vấn đề vận chuyển, bảo quản, kiểm tra và đổi trả hàng hoá khi lấy hàng ở chợ đầu mối.
Lấy hàng ở chợ đầu mối
2. Đặt hàng trên các web sỉ áo quần
Một cách tìm nguồn hàng quần áo trung niên đẹp, giá sỉ là đặt hàng trên các web sỉ áo quần. Đây là nơi cung cấp các sản phẩm quần áo trung niên theo hình thức kinh doanh thời trang online. Bạn có thể tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí khi đặt hàng trên các web sỉ áo quần.
Bạn có thể xem được nhiều mẫu mã, chất lượng và giá cả của các sản phẩm quần áo trung niên trên các website này. Bạn cũng có thể so sánh, lựa chọn và đặt hàng dễ dàng và nhanh chóng trên các trang web. Tuy nhiên, hãy chú ý đến vấn đề uy tín, chính sách và dịch vụ khi đặt hàng trên các website bán áo quần sỉ.
3. Order hàng trên các trang TMĐT Trung Quốc
Các trang thương mại điện tử Trung Quốc là nơi cung cấp các sản phẩm quần áo trung niên với giá rẻ, chất lượng và mẫu mã đa dạng. Bạn có thể tìm được nhiều sản phẩm quần áo trung niên phù hợp với xu hướng và thị hiếu của khách hàng Việt Nam trên các trang thương mại điện tử Trung Quốc như Tmall, Taobao, Yihaodian,...
Bạn cũng có thể đặt hàng theo số lượng lớn và nhận được nhiều ưu đãi và khuyến mãi trên các trang này. Tuy nhiên, bạn cần chú ý đến vấn đề thời gian, chi phí và rủi ro khi order hàng tại đây.
Order hàng trên các trang TMĐT Trung Quốc
4. Đặt may gia công tại các xưởng
Một kinh nghiệm kinh doanh thời trang trung niên khác là đặt may hàng gia công tại các xưởng. Đặt may gia công tại các xưởng là hình thức bạn cung cấp mẫu mã, chất liệu, số lượng và yêu cầu về sản phẩm quần áo trung niên, các xưởng may sẽ may và giao hàng cho bạn.
Bạn có thể tạo ra những sản phẩm quần áo trung niên độc quyền, đẹp mắt và chất lượng theo ý muốn của mình khi đặt may gia công tại các xưởng. Bạn cũng có thể tiết kiệm chi phí, thời gian và công sức khi đặt may gia công tại các xưởng. Tuy nhiên, bạn cần chú ý đến vấn đề uy tín, chất lượng và thời hạn của các xưởng may khi đặt may gia công tại các xưởng.
Đặt may gia công tại các xưởng
Học thêm các kỹ năng mềm cũng như những kiến thức quan trọng trong kinh doanh bằng cách đăng ký khoá học online trên Unica. Khoá học kinh doanh với giảng viên là chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực sẽ giúp bạn trở thành một người kinh doanh tài ba, có sự chuẩn bị tốt nhất cho quá trình kinh doanh của mình.
[course_id:923,theme:course]
[course_id:1073,theme:course]
[course_id:835,theme:course]
Kinh nghiệm kinh doanh thời trang trung niên
Để kinh doanh thời trang trung niên hiệu quả, bạn cần chú trọng tới màu sắc và kiểu dáng, liệt kê những mặt hàng cần nhập, tham khảo các xưởng chuyên sỉ quần áo trung niên, giá ưu đãi, kiểm tra khi nhận hàng,...
1. Chú trọng đến màu sắc và kiểu dáng
Một trong những yếu tố quan trọng khi kinh doanh thời trang trung niên là màu sắc và kiểu dáng của trang phục. Bạn cần chọn những màu sắc phù hợp với độ tuổi, sở thích và tâm trạng của khách hàng. Bạn cần tránh những màu sắc quá rực rỡ, quá tối hay quá nhạt. Hãy chọn những màu sắc tươi sáng, trẻ trung, sang trọng và hài hòa. Bạn cũng cần chọn những kiểu dáng thời trang, lịch sự, thoải mái và phù hợp với dáng người của khách hàng. Bạn cần tránh những kiểu dáng quá kén người, quá hở hay quá bó.
2. Liệt kê những mặt hàng cần nhập
Nếu cửa hàng kinh doanh thời trang trung niên của bạn tập trung vào tầng lớp thượng lưu, thành đạt và có địa vị trong xã hội thì bạn có thể lấy hàng tại xưởng hoặc tự thiết kế quần áo.
Bạn cần lập kế hoạch mặt hàng thật chi tiết trước khi nhập
Còn cửa hàng bạn tập trung vào tất cả mọi người trung tuổi thì trước khi lấy hàng bạn cần liệt kê cẩn thận số lượng mặt hàng mình cần lấy, kiểu dáng và màu sắc. Nếu bạn làm được điều này thì bạn sẽ tránh được tình trạng bị tồn kho, bạn nên sử dụng các công nghệ quét mã gắn mã sản phẩm (SKU) điều này giúp ích rất nhiều trong việc quản lý các mặt hàng. Bạn cũng có thể tham khảo thêm Cách tìm nguồn hàng kinh doanh thời trang để tìm ra địa chỉ nhập hàng uy tín, nâng cao chất lượng và đa dạng mẫu mã cho các mặt hàng thời trang mà bạn kinh doanh.
3. Tham khảo các xưởng chuyên sỉ quần áo trung niên
Một kinh nghiệm kinh doanh thời trang trung niên hiệu quả là tham khảo các xưởng chuyên sỉ quần áo trung niên. Bạn cần tìm kiếm, so sánh và lựa chọn các xưởng chuyên sỉ quần áo trung niên uy tín, chất lượng và giá cả hợp lý. Bạn cần xem mẫu, kiểm tra chất lượng, thương lượng giá và đặt hàng tại các xưởng chuyên sỉ quần áo trung niên. Hãy chú ý đến vấn đề giao nhận, bảo hành, đổi trả và hỗ trợ của các xưởng chuyên sỉ quần áo trung niên.
4. Giá ưu đãi
Giá cả sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc kinh doanh của bạn nên hãy đưa ra mức giá hợp lý, cạnh tranh và phù hợp với chất lượng quần áo. Bạn cần tạo sự chênh lệch giữa giá nhập và giá bán để đảm bảo lợi nhuận. Hãy áp dụng các chính sách giảm giá, khuyến mãi, tặng quà và tích điểm để tạo sự hài lòng, gắn bó và trung thành của khách hàng với cửa hàng của mình.
Giá cả sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc kinh doanh của bạn nên hãy đưa ra mức giá hợp lý, cạnh tranh và phù hợp với chất lượng quần áo
5. Kiểm tra khi nhận hàng
Bạn cần kiểm tra kỹ lưỡng số lượng, chất lượng, mẫu mã, kích cỡ và màu sắc của quần áo khi nhận hàng từ các xưởng chuyên sỉ quần áo trung niên. Nếu có sai sót, hư hỏng hay không đúng yêu cầu, bạn cần phản ánh, yêu cầu và giải quyết kịp thời. Thêm vào đó, bạn cũng cần bảo quản, sắp xếp và trưng bày quần áo một cách khoa học, ngăn nắp và gọn gàng.
6. Thái độ bán hàng
Thái độ phục vụ ảnh hưởng rất nhiều tới tâm trạng của khách hàng. Nếu muốn khách quay lại cửa hàng của mình, bạn cần có thái độ bán hàng thân thiện, nhiệt tình, lịch sự và chuyên nghiệp.
Kinh nghiệm kinh doanh thời trang trung niên là hãy tư vấn, giới thiệu và hướng dẫn khách hàng chọn mua quần áo phù hợp với nhu cầu, sở thích và dáng người của họ. Bạn cần lắng nghe, tiếp thu và giải đáp những thắc mắc, ý kiến và phản hồi của khách hàng.
Thái độ phục vụ ảnh hưởng rất nhiều tới tâm trạng của khách hàng
7. Thường xuyên cập nhật mẫu mã mới
Bạn cần theo dõi, cập nhật và bắt kịp những xu hướng, thị hiếu và nhu cầu của thị trường thời trang trung niên. Hãy nhập những mẫu quần áo trung niên mới, đẹp, chất lượng và hợp mốt. Trang phục cần đa dạng, phong phú và đổi mới thường xuyên mới có thể hấp dẫn, thú vị và tạo sự mới mẻ cho khách hàng khi đến với cửa hàng của mình.
Thường xuyên đa dạng hóa sản phẩm để mang tới trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng
Những lưu ý khi kinh doanh thời trang trung niên
Ngoài những kinh nghiệm kinh doanh thời trang trung niên hiệu quả trên, bạn cũng cần chú ý đến những điều sau đây khi kinh doanh:
- Chọn vị trí kinh doanh thuận lợi, dễ tiếp cận và thu hút khách hàng: Hãy chọn những nơi có lượng người qua lại đông đúc, có nhu cầu mua sắm cao, có sự cạnh tranh ít hoặc vừa phải. Không gian cửa hàng cần rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ và an toàn. Ngoài ra, bạn cũng cần chọn những nơi có thể dễ dàng quảng bá, trưng bày và bán hàng.
- Tạo dấu ấn, phong cách và thương hiệu riêng cho cửa hàng của mình: Bạn có thể thực hiện việc này thông qua đặt tên gọi, logo, slogan, màu sắc và hình ảnh đẹp mắt và dễ nhớ cho cửa hàng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tạo ra những cảm xúc, kỷ niệm và niềm tin cho khách hàng khi đến với cửa hàng của mình.
- Sử dụng các kênh quảng cáo, marketing và truyền thông hiệu quả để tăng doanh số bán hàng: Bạn cần sử dụng các kênh quảng cáo, marketing và truyền thông đa dạng, sáng tạo và hiệu quả như biển bảng, tờ rơi, áp phích, banner, mạng xã hội, website, email, tin nhắn, video, podcast, blog, vlog,... Bạn cần sử dụng các kênh quảng cáo, marketing và truyền thông để tăng nhận biết, thu hút, thuyết phục và chăm sóc khách hàng.
- Chăm sóc, duy trì và phát triển mối quan hệ tốt với khách hàng: Bạn cần chăm sóc khách hàng một cách chu đáo, tận tâm và chuyên nghiệp. Bạn cần duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng bằng cách liên lạc, gửi lời cảm ơn, chúc mừng, chia sẻ thông tin và góp ý. Thêm vào đó, hãy tạo ra những chương trình ưu đãi, khuyến mãi, tặng quà, tích điểm và giới thiệu cho khách hàng.
Lưu ý khi kinh doanh thời trang trung niên
Kết luận
Với những chia sẻ về kinh nghiệm kinh doanh thời trang trung niên ở trên, hy vọng rằng bạn sẽ đúc kết ra cho mình những kinh nghiệm bán hàng hiệu quả. Tuy nhiên bạn vẫn cần phải trang bị thêm cho mình những kiến thức, kinh nghiệm về học kinh doanh để giúp việc làm ăn của bạn đạt hiệu quả hơn mong đợi.
12/12/2019
3988 Lượt xem
Làm sao để kinh doanh thời trang thiết kế thành công?
Hiện nay, kinh doanh thời trang thiết kế đang là một trong những sự lựa chọn hàng đầu của nhà kinh doanh. Thế nhưng, nhiều người vẫn còn chưa nắm được cách thức để bắt đầu mở một cửa hàng thời trang thiết kế như thế nào để mang về nguồn lãi khủng. Bài viết dưới đây, UNICA sẽ bật mí cho các bạn chiến lược kinh doanh thành công.
Xác định khách hàng khi kinh doanh thời trang thiết kế
Thời trang thiết kế thường hướng đến đối tượng là những người có thu nhập từ mức trung bình khá trở lên. Tập khách hàng của bạn sẽ có sự thay đổi tùy thuộc vào mặt hàng thiết kế mà bạn lựa chọn. Cụ thể như sau:
- Kinh doanh chuyên về áo phông thiết kế thì khách hàng mục tiêu mà bạn hướng đến có thể là học sinh, sinh viên, dân văn phòng, kinh doanh… những đối tượng này cần có điều kiện khá giả.
- Kinh doanh quần áo trẻ em thiết kế hướng đến những bậc phụ huynh có thu nhập cao, ổn định, trung bình họ có thu nhập khoảng trên 25 triệu đồng/tháng.
- Thời trang nữ thiết kế với độ tuổi chủ yếu từ 22 đến 40 tuổi. Đây là đối tượng có nhu cầu mua sắm cao và cũng kiếm được thu nhập ổn định.
Khi kinh doanh thời trang thiết kế bạn cần xác định khách hàng
>> Xem thêm: Tiết lộ kinh nghiệm khi kinh doanh thời trang nam
Dựa trên những sản phẩm bạn định kinh doanh thời trang thiết kế, hãy tìm hiểu thật kỹ đối tượng khách hàng hướng đến để xây dựng kế hoạch bán hàng hiệu quả. Ngoài ra, cách trang trí của cửa hàng và chiến lược Marketing cũng cần phải phù hợp.
Thực tế, có nhiều người thường lựa chọn tập khách hàng mục tiêu trước rồi mới tìm kiếm nguồn hàng. Nhưng cũng không ít người kinh doanh mặt hàng trước rồi mới khám phá khách hàng mục tiêu. Suy cho cùng, dù cái nào trước, cái nào sau thì bạn đều cần nghiên cứu thị kỹ thị trường nếu không muốn tiền mất tật mang trước khi bỏ ra một mức vốn lớn để kinh doanh.
Lấy nguồn hàng thời trang thiết kế ở đâu?
Nguồn hàng nội địa
Hiện nay, khi kinh doanh cửa hàng thời trang thiết kế, chủ kinh doanh thường nhập nguồn hàng có xuất xứ từ các xưởng may Việt Nam. Một số hệ thống thời trang thiết kế còn có riêng bộ phận thiết kế sản phẩm. Họ gửi bản vẽ và mẫu xuống phân xưởng và chịu trách nhiệm thiết kế.
Nguồn hàng ngoại nhập
Nhập hàng từ Quảng Châu là một hình thức được rất nhiều người lựa chọn khi kinh doanh thời trang thiết kế. Tuy nhiên, với hình thức này, bạn cần đặt hàng tại các cửa hàng chuyên về mặt hàng thiết kế có uy tín, chất lượng và mẫu mã độc lạ.
Nhập hàng từ các nguồn khác
Những cửa hàng có quy mô nhỏ hơn thì có thể nhập một số mẫu mã từ đơn vị khác hoặc cũng có thể làm nhái các mẫu của các đơn vị có thương hiệu nổi tiếng. Ngoài những cách nhập hàng trên, bạn còn có thể kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương hiệu từ các hãng thời trang có tên tuổi. Đã có rất nhiều cửa hàng kinh doanh thành công khi áp dụng mô hình kinh doanh này.
Bạn có thể lấy nguồn hàng thời trang thiết kế ở nhiều nguồn khác nhau
Với phương pháp này, bạn cần dành thời gian tìm kiếm và cân nhắc về tiềm năng phát triển của từng thương hiệu định chọn. Sau đó, bạn hãy chắt lọc để chọn được thương hiệu phù hợp nhất với thị hiếu khách hàng của mình.
Trang trí cửa hàng thời trang thiết kế bắt mắt
Các cửa hàng thời trang thiết kế thường thuê thiết kế trước rồi mới tìm các đơn vị cung cấp nội thất và thi công theo bản thiết kế. Việc thuê thiết kế sẽ giúp bạn trang trí cửa hàng được bắt mắt, hợp phong thủy, tổng thể hài hòa và phân chia theo khu vực trưng bày. Khi trang trí nội thất bạn cần chú ý đến những vấn đề sau:
- Nội thất: Giá kệ thời trang, móc treo, ánh sáng cần bắt mắt và tập trung vào khu vực trưng bày sản phẩm. Bạn nên phối đèn vàng với đèn trắng để tạo cảm giác ánh sáng tốt nhất. Tiếp theo là bàn thu ngân, máy tính cùng các thiết bị bán hàng.
- Ngoại thất: Kinh doanh thời trang thiết kế bạn cần treo băng rôn quảng cáo, cửa kính cần được sắp xếp phù hợp trước gian hàng. Việc này sẽ quyết định việc khách hàng có muốn bước chân vào cửa hàng của bạn hay không. Do đó, bạn cần lưu ý đến vấn đề này.
Trang trí cửa hàng thời trang thiết kế cần phải bắt mắt
>> Xem thêm: Bí quyết kinh doanh quần áo online hiệu quả bạn nên biết
Thực hiện Marketing cho sản phẩm và cho cửa hàng
Có rất nhiều cách để bạn giới thiệu sản phẩm của mình với khách hàng. Bên cạnh những công việc quen thuộc như: gửi tin nhắn, email, bán hàng trên nick cá nhân, chạy quảng cáo trên facebook… thì bạn có thể đăng ký tài khoản trên các trang rao vặt hoặc các diễn đàn nơi có khách hàng của bạn. Thực hiện việc này trong một thời gian, chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với kết quả đấy!
Như vậy, UNICA đã chia sẻ cho các bạn những chiến lược kinh doanh thời trang thiết kế hiệu quả. Chắc chắn, khi đã “bỏ túi” những chiến lược này, việc kinh doanh của bạn sẽ phát triển và nâng cao được thương hiệu của mình. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo thêm các khóa học kinh doanh thời trang để phục vụ cho công việc của mình.
Chúc các bạn “buôn may bán đắt”!
12/12/2019
1743 Lượt xem
Bật mí kinh doanh thời trang trẻ em của hot girl Hà thành
Bạn có đầu óc kinh doanh, đam mê kiếm tiền và không muốn bị gò bó bởi công việc và những deadline hàng tuần. Kinh doanh thời trang nói chung và kinh doanh thời trang trẻ em nói riêng đang được xem là một xu hướng mà nhiều bạn trẻ hướng đến như một nghề “hái ra tiền”. Trong bài viết này, UNICA sẽ bật mí cho bạn những bí mật khi kinh doanh trong lĩnh vực này của hot girl Hà thành.
Quyết định nghỉ việc để kinh doanh thời trang trẻ em
Trong thời gian gần đây có rất nhiều các bạn gái trẻ không chịu được áp lực công việc nên đã quyết định nghỉ việc để đam mê đầu tư kinh doanh lĩnh vực quần áo trẻ em.
Một cửa hàng quần áo mới nhiều mẫu mã đa dạng tại Hà Nội. Ảnh minh họa
Quyết định táo bạo nghỉ làm và bắt đầu công việc kinh doanh sẽ gặp rất nhiều sự phản đối kịch liệt từ gia đình. “Việc nghỉ làm của tôi thực sự gặp rất nhiều phản đối của bố mẹ và bạn bè, nhưng niềm đam kinh doanh thời trang trẻ em lại càng mãnh liệt hơn. Chính vì thế, tôi quyết định nghỉ việc để dành thời gian cho việc bán hàng”. Một chia sẻ của bạn gái gốc ở Hà Nội.
Kinh nghiệm bán quần áo trẻ em
Bạn cần cập nhật xu hướng mới
Hiện nay, gia đình nào cũng có trẻ con, nhu cầu mua quần áo mới cho trẻ được tăng cao. Bố mẹ không muốn cho con mình không có quần áo đẹp nên đầu tư rất nhiều về quần áo, váy vóc, giày dép. Đặc biệt với những bé trong độ tuổi đi học tiểu học vì thế đây được xem là một ưu điểm lớn của kinh doanh thời trang trẻ em.
Hơn nữa, quần áo trẻ em có rất nhiều loại hàng, từ quần áo do người Việt Nam sản xuất đến những bộ quần áo nhập từ Trung Quốc, Thái Lan, Mỹ, Hàn Quốc… Vì thế, bạn cần đi khảo sát thị trường xem xu hướng mua quần áo cho con của phụ huynh ngày nay như nào để biết được nên nhập khẩu của nước nào nhiều hơn, nước nào nên hạn chế nhập. Không những điều này giúp bạn nắm được hành vi mua hàng của người tiêu dùng mà còn giúp bạn có thể chia vốn kinh doanh một cách hợp lý.
>> Kinh doanh quần áo lấy nguồn hàng ở đâu?
Cần phải đầu tư và tâm huyết thì mới có thể kinh doanh
Khi đặt chân tới cửa hàng kinh doanh thời trang trẻ em tại Hà Nội thực sự khiến chúng ta phải trầm trồ và “đã” con mắt với rất nhiều thể loại con áo trẻ em được phân chia thành các khu theo độ tuổi với hàng trăm mẫu mã khác nhau. Càng ngạc nhiên hơn, khi có nhiều bạn trẻ còn khẳng định rằng: “Tất cả mọi thứ được như ngày nay đều một tay do mình nghĩ ra. Quần áo với nhiều mẫu mã cũng do mình đi tìm kiếm và tham khảo để đặt hàng. Có thể nói, bạn thích kinh doanh thôi chưa đủ, để có thể đứng vững và không bị lỗ vốn thì cần đến rất nhiều sự tâm huyết”.
Có chiến lược kinh doanh thông minh
Tại Hà Nội, có hàng trăm thậm chí hàng nghìn shop quần áo bán đồ trẻ em với giá cả có khi rẻ hơn rất nhiều cửa hàng mới mở của những hot girl này, nhưng có những cô gái tự tin chia sẻ cách “knock out đối thủ”:
"4 năm đại học mình đã kinh doanh online với bạn và mình có đúc kết ra những kinh nghiệm cho bản thân. Không những vậy, cửa hàng của mình chủ yếu những bộ quần áo chỉ dao động từ 25 đến 600 nghìn, dành cho tất cả những bé từ sơ sinh đến 10 tuổi. Hơn nữa, các bậc phụ huynh bây giờ rất hiện đại, họ sẽ xem xét và biết được rằng “tiền nào của đấy”. Không những thế, tất cả các mặt hàng của shop đều đạt chất lượng cao. Mình tự tin hơn những cửa hàng xung quanh”.
Ngoài bán hàng tại shop, nhiều người còn kinh doanh thời trang trẻ em online và nhận ship đồ tận nơi cho ai có nhu cầu. Các hình ảnh trên facebook đều là ảnh tự tay cửa hàng chụp và mix để cho bố mẹ có cái nhìn tổng quan nhất về vải, mẫu mã và màu sắc.
Hình ảnh bán online trên Facebook hoàn toàn là ảnh thật. Ảnh minh họa
“Do ảnh mình chụp hoàn toàn, phụ huynh nhận được feedback hàng nhận như ảnh, có khách mua online nhưng vẫn thích đến cửa hàng lựa thêm các mẫu khác, có những khách mỗi lần mua tới hàng triệu tiền đồ”.
>> Bật mí 6 kinh nghiệm “xương máu” kinh doanh quần áo trẻ em online hiệu quả nhất
Quản lý doanh thu khoa học
Sau mỗi ngày bán hàng, các bạn cần dành ra một tiếng để kiểm kê lại doanh thu, số tiền lời lãi mình nhận được. Có những tháng đỉnh điểm, cửa hàng kinh doanh trẻ em có khi bán được hàng trăm triệu tiền hàng khi đã trừ hết tiền nhập hàng và thuê mặt bằng. Không những vậy, nhiều người còn đang có ý định sẽ mở thêm một cửa hàng kinh doanh thời trang trẻ em trong năm tới.
>> Kế hoạch mở shop quần áo trẻ em với 5 bước chuyên nghiệp nhất
Bạn cần kiểm tra doanh thu vào mỗi ngày sau khi bán. Ảnh minh họa
Kinh doanh thời trang trẻ em đang được rất nhiều khởi nghiệp và đã rất thành công. Với những chia sẻ ở trên, hy vọng rằng mọi người sẽ “bỏ túi” cho mình những kinh nghiệm quý báu. Chúc bạn thành công!
12/12/2019
522 Lượt xem
Tiết lộ kinh nghiệm khi kinh doanh thời trang nam
Kinh doanh thời trang nam là một công việc khá khó khăn và không phải ai cũng có thể thành công từ loại hình kinh doanh này. Nếu muốn việc kinh doanh quần áo nam được hiệu quả, thì bạn cần “nằm lòng” những kinh nghiệm mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Kinh nghiệm kinh doanh thời trang nam
Thời điểm mở cửa hàng theo mùa
Việc mở cửa hàng thời trang nam theo mùa rất quan trọng. Nếu bạn muốn bán quần áo vào mùa hè thì nên mở cửa hàng vào khoảng tháng 4. Còn nếu muốn mở cửa hàng vào mùa đông thì nên mở vào tháng 11. Bạn cần thận trọng khi đánh hàng vào đầu mùa. Bởi thời gian này các mối hàng chưa tung ra nhiều mẫu mã mới, nhiều khi còn nhập trúng hàng từ năm trước.
Mở cửa hàng thời trang nam theo mùa rất quan trọng
Thiết kế phong cách ấn tượng cho cửa hàng
Để việc kinh doanh quần áo nam được hiệu quả, bạn cần tạo và duy trì một phong cách nhất quán cho cửa hàng thời trang của mình. Hãy để khách hàng cảm nhận được phong cách cửa hàng phù hợp với cá tính của họ. Mỗi cửa hàng thời trang nam đều theo đuổi một phong cách riêng như: bụi bặm, cá tính, sang trọng, lịch lãm…
Việc gắn bó với một phong cách duy nhất sẽ giúp bạn xây dựng được hệ thống khách hàng trung thành. Đồng thời, tạo ra một nét cá tính riêng biệt cho cửa hàng kinh doanh thời trang nam của mình. Nhờ vậy, mà cửa hàng của bạn sẽ tạo được điểm nhấn riêng biệt giúp khách hàng dễ dàng nhớ đến mình hơn.
>> Xem thêm: 3 sai lầm cơ bản dẫn đến việc kinh doanh thời trang thất bại, bạn đã biết?
Thường xuyên cập nhật xu hướng
Khi đã bắt tay vào kinh doanh thời trang, bạn bắt buộc phải cập nhật xu hướng thường xuyên. Chắc chắn bạn sẽ thất bại nếu như chỉ chăm chăm đến cửa hàng của mình mà không quan tâm đến xu hướng đang thịnh hành ở bên ngoài. Chính vì vậy, dù bạn kinh doanh ở hình thức nào đi chăng nữa thì hãy luôn theo kịp xu hướng mới nhất để khách hàng luôn cảm nhận được “làn gió mới” khi “ghé thăm” cửa hàng của bạn thường xuyên hơn.
Tuy nhiên, bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ các mẫu thời trang theo trend đang định nhập. Bởi, nó có thể không phù hợp với đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến hoặc phong cách của cửa hàng bạn.
Không ngừng đẩy mạnh chiến dịch Marketing
Một trong những sai lầm mà nhiều chủ kinh doanh thời trang nam mắc phải đó là ngừng làm tiếp thị khi họ đã có một lượng khách hàng nhất định. Sẽ chẳng có ai đảm bảo rằng những “thượng đế” mua hàng đầu tiên sẽ quay trở lại cửa hàng trong những lần mua sắm tiếp theo. Bạn chỉ có thể thành công khi ngày càng có nhiều khách hàng mới. Nếu không muốn đi theo vết xe đổ đó thì bạn cần không ngừng đẩy mạnh chiến dịch marketing.
Khi kinh doanh thời trang nam, bạn cần không ngừng đẩy mạnh chiến dịch Marketing
Thuê nhân viên có nhiều kinh nghiệm
Nhân viên chính là yếu tố cốt lõi đóng góp vào sự thành công của cửa hàng kinh doanh quần áo nam. Chính vì vậy, bạn nên thuê những nhân viên phù hợp nhất cho vị trí cần tuyển và đã có kinh nghiệm trước đó. Hãy lựa chọn những nhân viên có tính cẩn thận để làm cánh tay phải đắc lực. Bên cạnh đó, bạn cần có chế độ đãi ngộ xứng đáng để giữ chân họ ở lại làm việc hết mình và lâu dài.
Một kinh nghiệm dành cho bạn đó là thông thường nhân viên nữ kinh doanh quần áo nam dễ dàng hơn so với nhân viên nam. Bởi họ biết cách tư vấn tốt và khách hàng nam cũng tin tưởng mắt thẩm mỹ của nhân viên nữ hơn.
An ninh cần được đảm bảo
Một trong những nguyên nhân khiến việc kinh doanh thời trang nam thất bại thảm hại đó thiệt hại hoặc xảy ra tình trạng trộm cắp. Vì vậy, bạn cần đảm bảo luôn nắm được tình hình tài chính, hàng hóa của cửa hàng, làm chủ kho. Có như vậy, bạn mới nắm được tình hình kinh doanh và kiểm tra được hàng hóa có bị thất thoát hay không.
Hãy sử dụng camera an ninh để quan sát quá trình làm việc của nhân viên. Bạn cần đảm bảo rằng họ đang làm việc chăm chỉ, minh bạch và không có khách hàng lừa đảo, ăn trộm ảnh hưởng đến công việc làm ăn của mình.
>> Xem thêm: Làm sao để kinh doanh thời trang thiết kế thành công?
Trong quá trình kinh doanh an ninh cần được đảm bảo
Trong bài viết trên, UNICA đã chia sẻ cho các bạn những kinh nghiệm “xương máu” khi kinh doanh thời trang nam. Với những kinh nghiệm mà chúng tôi chia sẻ, chắc chắn sẽ giúp ích cho các bạn rất nhiều trong quá trình kinh doanh. Chúc các bạn thành công!
>>> Đăng ký ngay khóa học kinh doanh online tại UNICA ngay hôm nay!
12/12/2019
840 Lượt xem
Quy trình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu thời trang trẻ em
Nhượng quyền thương hiệu thời trang trẻ em là một hình thức kinh doanh hấp dẫn và có nhiều lợi thế. Bạn có thể tận dụng sức ảnh hưởng của thương hiệu có sẵn để hạn chế rủi ro kinh doanh và duy trì sự trung thành của tệp khách hàng cũ. Tuy nhiên, để kinh doanh nhượng quyền thương hiệu thời trang cho trẻ em, bạn cần phải biết được quy trình thực hiện và những khó khăn của ngành này. Nếu đang quan tâm về chủ đề này, mời bạn cùng Unica theo dõi nội dung dưới đây.
Tại sao nên nhượng quyền thương hiệu thời trang trẻ em?
Nhượng quyền thương hiệu thời trang trẻ em đem tới nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như:
1. Tận dụng sức ảnh hưởng của thương hiệu có sẵn
Khi kinh doanh nhượng quyền thương hiệu thời trang trẻ em, bạn không cần phải bỏ nhiều thời gian, công sức và tiền bạc để xây dựng thương hiệu từ đầu. Bạn có thể tận dụng sức ảnh hưởng của thương hiệu có sẵn, đã được khẳng định và tin tưởng trên thị trường. Từ đó, bạn có thể dễ dàng thu hút khách hàng, tạo nên sự nhận biết và ưu thế cạnh tranh cho cửa hàng của mình.
Tận dụng ảnh hưởng của thương hiệu
2. Hạn chế rủi ro kinh doanh
Mô hình kinh doanh này có thể giúp bạn hạn chế rủi ro kinh doanh. Bạn có thể áp dụng những quy trình, tiêu chuẩn và chính sách đã được đối tác nhượng quyền kiểm tra và chứng minh hiệu quả. Nhờ đó, bạn có thể tránh được những sai lầm, lãng phí và mất mát trong quá trình kinh doanh.
3. Sự trung thành của tệp khách hàng cũ với thương hiệu
Khi bạn kinh doanh nhượng quyền thương hiệu thời trang trẻ em, bạn có thể duy trì sự trung thành của tệp khách hàng cũ với thương hiệu. Bạn có thể tận dụng được những khách hàng đã quen thuộc và yêu thích thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của đối tác nhượng quyền. Từ đó, chủ doanh nghiệp có thể giữ chân được những khách hàng tiềm năng và tăng doanh thu bán hàng.
Tận dụng nguồn khách hàng có sẵn
4. Hỗ trợ về Marketing, vận hành kinh doanh
Khi kinh doanh nhượng quyền thương hiệu thời trang trẻ em, bạn có thể nhận được sự hỗ trợ về marketing, vận hành kinh doanh từ đối tác nhượng quyền. Bạn có thể sử dụng những công cụ, phương tiện và chiến lược marketing đã được đối tác nhượng quyền nghiên cứu và triển khai.
Nhượng quyền thời trang trẻ em mang lại nhiều lợi ích thiết thực
Các bước mở shop quần áo nhượng quyền
Để mở shop quần áo nhượng quyền, bạn cần thực hiện các bước sau đây:
1. Bước 1: Liên hệ với đối tác nhượng quyền
Bước đầu tiên để mở shop quần áo nhượng quyền là liên hệ với đối tác nhượng quyền mà bạn muốn hợp tác. Bạn cần tìm hiểu về thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ, chính sách và điều kiện nhượng quyền của đối tác nhượng quyền.
Hãy chọn một đối tác nhượng quyền uy tín, chất lượng và phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình. Bạn cần liên hệ với đối tác nhượng quyền qua các kênh như điện thoại, email, website, mạng xã hội hay trực tiếp để bày tỏ ý định và yêu cầu nhượng quyền. Những thông tin bạn cần tìm hiểu là chính sách đại lý thời trang, thương hiệu này có được nhiều người biết đến và yêu thích, doanh thu ước tính trong một tháng...
Liên hệ với đối tác nhượng quyền
2. Bước 2: Cung cấp thông tin
Bạn cần cung cấp những thông tin cá nhân, tài chính, kinh nghiệm và kế hoạch kinh doanh một cách chính xác, đầy đủ và minh bạch để đối tác nhượng quyền có thể đánh giá và xem xét yêu cầu nhượng quyền của bạn.
Hãy cấp những thông tin như họ tên, địa chỉ, số điện thoại, email, số chứng minh nhân dân, số tài khoản ngân hàng, bằng cấp, kinh nghiệm kinh doanh, nguồn vốn, vị trí mở cửa hàng, quy mô kinh doanh, mục tiêu kinh doanh và các thông tin khác.
Cung cấp thông tin hữu ích
3. Bước 3: Khảo sát
Khi thực hiện nhượng quyền thương hiệu thời trang trẻ em, bạn cần khảo sát về nhu cầu, sở thích, xu hướng và khả năng chi trả của khách hàng. Ngoài ra, bạn cũng cần tìm hiểu ưu nhược điểm, cơ hội và nguy cơ của thị trường. Bạn cần khảo sát về mức độ cạnh tranh, chiến lược và hoạt động của đối thủ. Cùng với đó, bạn cũng cần khảo sát về chất lượng, giá cả, mẫu mã, chính sách và dịch vụ của sản phẩm.
4. Bước 4: Ký hợp đồng
Hai bên tiến hành ký hợp đồng nhượng quyền, đơn vị được nhượng quyền sẽ tiến hành thanh toán chi phí nhượng quyền theo hợp đồng.
Ký kết hợp đồng
5. Bước 5: Setup nhượng quyền
Cửa hàng cần được thiết lập theo đúng tiêu chuẩn, quy định và hướng dẫn của đối tác nhượng quyền. Bạn cần trang bị đầy đủ các thiết bị, nội thất, vật dụng và sản phẩm cần thiết cho cửa hàng.
Cửa hàng cần được trang trí và bày biện một cách hợp lý, khoa học và thu hút khách hàng. Hãy đảm bảo cửa hàng sạch sẽ, an toàn, thoải mái và thân thiện. Thêm vào đấy, bạn cần đào tạo và tuyển dụng nhân viên phù hợp với nhu cầu và yêu cầu của cửa hàng.
6. Bước 6: Vận hành hoạt động
Cửa hàng của đơn vị nhượng quyền có thể đi vào hoạt động trong khoảng 4 - 6 tuần. Đối tác sẽ tiến hành hỗ trợ khai trương. Bạn cần chiến lược kinh doanh quần áo trẻ em riêng của mình để có thể thúc đẩy mua hàng tăng doanh thu cho cửa hàng của mình.
Cửa hàng của đơn vị nhượng quyền có thể đi vào hoạt động trong khoảng 4 - 6 tuần
Học thêm các kỹ năng mềm cũng như những kiến thức quan trọng trong kinh doanh bằng cách đăng ký khoá học online trên Unica. Khoá học kinh doanh với giảng viên là chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực sẽ giúp bạn trở thành một người kinh doanh tài ba, có sự chuẩn bị tốt nhất cho quá trình kinh doanh của mình.
[course_id:923,theme:course]
[course_id:1073,theme:course]
[course_id:835,theme:course]
Một số khó khăn khi kinh doanh nhượng quyền thương hiệu
Kinh doanh nhượng quyền thương hiệu thời trang trẻ em không phải là một con đường trải hoa hồng. Bạn cũng sẽ gặp phải một số khó khăn khi kinh doanh nhượng quyền thương hiệu như:
- Phụ thuộc vào đối tác nhượng quyền: Bạn sẽ phải tuân theo những quy định, chính sách và hợp đồng của đối tác nhượng quyền, không có nhiều sự tự do và sáng tạo trong kinh doanh. Bạn sẽ phải chịu ảnh hưởng của những thay đổi, quyết định và hoạt động của đối tác nhượng quyền. Ngoài ra, bạn có thể phải chia sẻ một phần lợi nhuận, chi trả những khoản phí và đóng góp cho quỹ quảng cáo của đối tác nhượng quyền.
- Cạnh tranh khốc liệt: Bạn sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ những cửa hàng nhượng quyền cùng thương hiệu, những cửa hàng nhượng quyền khác thương hiệu và những cửa hàng kinh doanh tự do. Bạn sẽ phải nỗ lực để tạo nên sự khác biệt, thu hút và giữ chân khách hàng. Bên cạnh đó, bạn cần phải cập nhật liên tục những sản phẩm, dịch vụ và chương trình khuyến mãi mới nhất của đối tác nhượng quyền.
- Sự biến động của thị trường: Bạn sẽ phải thích nghi với sự biến động của thị trường như nhu cầu, sở thích, xu hướng và khả năng chi trả của khách hàng. Cùng với đó, bạn sẽ phải đối phó với những tác động của các yếu tố bên ngoài như kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường và pháp luật.
Các bước nhượng quyền được thực hiện đơn giản và chuyên nghiệp
>>> Xem thêm: Kinh nghiệm kinh doanh quần áo trung niên
6 thương hiệu nhượng quyền thời trang trẻ em cao cấp
Nếu bạn đang quan tâm đến việc kinh doanh nhượng quyền thương hiệu thời trang trẻ em, bạn có thể tham khảo một số thương hiệu nhượng quyền nổi tiếng sau đây:
1. Tuticare
Tuticare là một thương hiệu nhượng quyền thời trang trẻ em chuyên cung cấp các sản phẩm thời trang, đồ chơi, đồ dùng và dịch vụ chăm sóc cho trẻ em từ 0 đến 12 tuổi. Tuticare có hơn 50 cửa hàng trên toàn quốc, không gian rộng rãi, sang trọng và tiện nghi.
Tuticare có nhiều sản phẩm đa dạng, chất lượng và an toàn từ các thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước như Carter’s, Gap, Old Navy, Mothercare, Chicco, Fisher Price, Lego,... Tuticare có chính sách nhượng quyền linh hoạt, hỗ trợ và đào tạo cho các đối tác nhượng quyền. Mức phí nhượng quyền của thương hiệu này là từ 300 triệu đồng đến 500 triệu đồng, tùy theo quy mô và vị trí cửa hàng.
Tuticare chuyên cung cấp các sản phẩm thời trang, đồ chơi, đồ dùng và dịch vụ chăm sóc cho trẻ em từ 0 đến 12 tuổi
2. Thanh Xuân Baby
Thanh Xuân Baby chuyên cung cấp các sản phẩm thời trang, đồ chơi, đồ dùng và dịch vụ chăm sóc cho trẻ em từ 0 đến 15 tuổi. Thanh Xuân Baby có hơn 40 cửa hàng trên toàn quốc với không gian ấm cúng, hiện đại và thân thiện.
Thanh Xuân Baby có nhiều sản phẩm độc đáo, đẹp mắt và chất lượng từ các thương hiệu nội địa và quốc tế như Thanh Xuân, Titi, Nini, Naf Naf, Disney, Barbie và nhiều thương hiệu khác. Thanh Xuân Baby có chính sách nhượng quyền hấp dẫn, hỗ trợ và đào tạo cho các đối tác nhượng quyền. Mức phí nhượng quyền từ 200 triệu đồng đến 400 triệu đồng, tùy theo quy mô và vị trí cửa hàng.
3. Litibaby.com
Litibaby.com là một trong những thương hiệu thời trang trẻ em hàng đầu tại Việt Nam. Thương hiệu này nổi bật với:
- Chất Lượng Vượt Trội: Litibaby.com cam kết mang đến cho bé yêu những sản phẩm chất lượng cao, từ chất liệu vải đến các phụ kiện đi kèm. Từng đường may và chi tiết nhỏ được tạo hình tỉ mỉ giúp tạo ra những bộ trang phục không chỉ đẹp mắt mà còn bền và êm, đảm bảo sự thoải mái cho trẻ.
- Thiết Kế Độc Đáo: Với đội ngũ thiết kế tài năng và sáng tạo, Litibaby.com không ngừng đưa ra những bộ sưu tập mới. Điều này giúp tạo nên những bộ trang phục phong cách, độc đáo và phù hợp với cá tính riêng của từng đứa trẻ.
- An Toàn Cho Sức Khỏe: Chỉ sử dụng các loại vải không chứa chất độc hại, những sản phẩm của Litibaby.com đảm bảo an toàn cho làn da nhạy cảm của trẻ em, giúp bảo vệ sức khỏe và phát triển toàn diện.
- Dịch Vụ Chăm Sóc Khách Hàng Tốt: Dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, phản hồi nhanh chóng và chính sách đổi trả linh hoạt giúp tạo nên trải nghiệm mua sắm trực tuyến thú vị và thuận tiện.
- Tầm Nhìn và Sứ Mệnh: Litibaby.com không chỉ là một thương hiệu thời trang, mà còn là nguồn động viên cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tầm nhìn của họ là tạo ra những sản phẩm chất lượng, giúp trẻ em tỏa sáng và phát triển mỗi ngày.
Litibaby.com là một trong những thương hiệu thời trang trẻ em hàng đầu tại Việt Nam
4. Mdk.com.vn
MDK.com.vn là một thương hiệu thời trang trẻ em nổi tiếng, tập trung vào việc mang đến cho trẻ những trải nghiệm thời trang độc đáo và thoải mái. Đội ngũ thiết kế tài năng không ngừng đổi mới, tạo ra những bộ trang phục với kiểu dáng và màu sắc phá cách, phản ánh xu hướng thời trang đương đại.
Với sự chú trọng vào chất liệu vải và quy trình sản xuất, MDK.com.vn không chỉ tạo ra những sản phẩm thời trang đẹp mắt mà còn đảm bảo chất lượng và thoải mái cho các bé.
MDK.com.vn hiểu rằng mỗi đứa trẻ là duy nhất. Chính vì vậy, thương hiệu này mang đến nhiều lựa chọn về kiểu dáng, từ trang phục hàng ngày đến trang phục dự tiệc, phục vụ mọi nhu cầu và sở thích của trẻ em.
MDK.com.vn không chỉ tập trung vào thời trang mà còn mang đến những sản phẩm phụ kiện và giày dép chất lượng, hoàn thiện phong cách tổng thể cho các bé.
MDK.com.vn là một thương hiệu thời trang trẻ em nổi tiếng, tập trung vào việc mang đến cho trẻ những trải nghiệm thời trang độc đáo và thoải mái
5. Crownspace.vn
Crownspace.vn tự hào với đội ngũ thiết kế tài năng, luôn đưa ra những bộ trang phục trẻ em với phong cách sang trọng và độc đáo. Mỗi chiếc áo, váy hay quần đều được chăm chút từng đường kim mũi chỉ để tạo ra những sản phẩm nổi bật và chất lượng.
Chất lượng là ưu tiên hàng đầu của Crownspace.vn nên hãng thường sử dụng những loại vải cao cấp, an toàn cho làn da của trẻ. Ngoài quần áo, Crownspace.vn còn chú trọng vào việc tạo ra những phụ kiện thời trang độc đáo như nón, túi xách, hoặc giày dép, để tạo điểm nhấn và hoàn thiện phong cách cho các bé.
Thương hiệu này không chỉ là nơi mua sắm, mà còn là nơi tôn vinh tính cá nhân và phát triển cái tôi của trẻ. Crownspace.vn khuyến khích các bé thể hiện bản thân thông qua phong cách thời trang riêng biệt.
Crownspace.vn tự hào với đội ngũ thiết kế tài năng, luôn đưa ra những bộ trang phục trẻ em với phong cách sang trọng và độc đáo
6. Bỉm Sữa 365
Bỉm Sữa 365 nổi tiếng với việc kết hợp sự sáng tạo và tính ứng dụng trong thiết kế thời trang. Các sản phẩm của họ không chỉ đẹp mắt mà còn tiện ích, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của trẻ em trong mọi hoạt động.
Chất liệu vải được Bỉm Sữa 365 sử dụng đều đạt chuẩn an toàn cao nhất. Không chứa các chất gây kích ứng, những sản phẩm của họ giữ cho làn da nhạy cảm của trẻ luôn được bảo vệ và thoải mái.
Ngoài quần áo, Bỉm Sữa 365 còn tập trung vào việc phát triển các sản phẩm phụ kiện và đồ chơi sáng tạo. Những sản phẩm này không chỉ làm đẹp cho bé mà còn giúp phát triển trí tuệ và sự sáng tạo.
Bỉm Sữa 365 không chỉ là nơi mua sắm, mà còn là đối tác đáng tin cậy của phụ huynh. Các sản phẩm tiện ích như túi xách, nón, hay giày dép không chỉ làm đẹp cho bé mà còn giúp đơn giản hóa cuộc sống hàng ngày của gia đình.
Bỉm Sữa 365 nổi tiếng với việc kết hợp sự sáng tạo và tính ứng dụng trong thiết kế thời trang
Kết luận
Trên đây là toàn bộ nội dung về nhượng quyền thương hiệu thời trang trẻ em do Unica tổng hợp. Việc kinh doanh theo mô hình này sẽ giúp bạn tận dụng được những lợi thế của chủ doanh nghiệp trước đó. Tuy nhiên, mô hình này cũng sẽ có những khó khăn và thách thức riêng như chúng tôi đã đề cập ở trong bài. Mong rằng với những chia sẻ này, bạn sẽ có thêm nguồn tham khảo để cân nhắc về việc có nên kinh doanh quần áo trẻ em theo mô hình nhượng quyền không. Ngoài ra, Unica còn rất nhiều những khoá học kinh doanh hấp dẫn, bổ ích đến từ những chuyên gia hàng đầu Việt Nam với nhiều năm kinh nghiệm và chuyên môn cao đang chờ bạn khám phá. Mức giá mỗi khóa học vô cùng hấp dẫn, bạn hãy nhanh tay truy cập vào website của chúng tôi để tìm hiểu thêm nhé.
12/12/2019
3935 Lượt xem
Những bài học đắt giá khi bắt đầu kinh doanh thời trang
Khi bắt đầu kinh doanh thời trang, nhiều người thường chủ quan vì nghĩ rằng đây là lĩnh vực dễ kiếm lời. Thực tế, nếu bạn không nắm vững các kiến thức, kinh nghiệm thì rất khó để thành công. Và dưới đây là 5 bài học đắt giá mà bất cứ ai khi bước chân vào kinh doanh thời trang cũng cần “khắc cốt ghi tâm”, nếu không muốn tiền mất tật mang.
Chỉ kinh doanh khi bạn đủ vốn
Nhiều người nghĩ rằng, không đủ vốn mình vẫn có thể kinh doanh được, bởi có thể huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên, bạn cần xác định rõ ràng, kinh doanh thời trang là một lĩnh vực có tính cạnh tranh rất cao, và bạn cần một thời gian nhất định để duy trì tính ổn định, và vốn chính là điều kiện để duy trì tính ổn định này.
Bạn chỉ nên kinh doanh thời trang khi đã có đủ vốn trong tay nhằm giúp hạn chế rủi ro
Bởi vậy, đừng dại dột bắt đầu kinh doanh thời trang khi bạn chưa đủ vốn. Bởi nếu không đủ khả năng duy trì, bạn có thể gặp tình trạng hàng tồn kho và rủi ro về thua lỗ là rất cao. Bạn là người “sinh sau đẻ muộn” vì vậy hãy học cách “ăn chắc mặc bền” thay vì học theo tính liều lĩnh, táo bạo của những “ông lớn” thời trang đi trước.
>> Xem thêm: Bí quyết kinh doanh quần áo online hiệu quả bạn nên biết
Thường xuyên chăm sóc khách hàng
Giờ đây, khi đi mua quần áo tại các cửa hàng thời trang, chắc chắn nhân viên sẽ hỏi bạn một số thông tin trong quá trình thanh toán như: tên, số điện thoại, ngày tháng năm sinh… Đây được xem là một hình thức chăm sóc khách hàng mà các chủ kinh doanh thời trang nói riêng cũng như các lĩnh vực khác nói chung đang áp dụng.
Theo đó, sau một thời gian kinh doanh, chủ kinh doanh có thể dễ dàng nhận thấy khách hàng tiềm năng để thực hiện những chính sách chăm sóc đặc biệt. Ví dụ như: tặng quà, áp dụng chính sách khuyến mãi thông qua hệ thống tích điểm… Nhờ vậy, khách hàng sẽ có sự thân thiết với cửa hàng và thường xuyên ghé tới hơn.
Đừng tham lam đa dạng các mặt hàng thời trang
Khi bắt đầu kinh doanh thời trang, nhiều chủ kinh doanh thường rất nhập nhiều mặt hàng khác nhau để kinh doanh cùng một lúc. Tuy nhiên, đây là một hình thức kinh doanh kém thông minh và không mang lại hiệu quả do không tìm được khách hàng tiềm năng. Bởi thời trang là lĩnh vực có tính cạnh tranh rất cao, do đó điều quan trọng là bạn phải tạo được tính thương hiệu riêng cho mình. Và cách tốt nhất để tạo nên sự riêng biệt đó là không kinh doanh quá nhiều mặt hàng khác nhau.
Việc kinh doanh quá nhiều mặt hàng thời trang sẽ khiến bạn khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng
Cách tốt nhất là bạn chỉ nên kinh doanh một mặt hàng theo một phong cách thời trang nhất định. Ví dụ như: basic, công sở, street style, dự tiệc… Điều này sẽ giúp bạn tìm kiếm khách hàng tiềm năng và phân tích thị hiếu của khách hàng dễ dàng hơn.
Quản lý cửa hàng một cách chuyên nghiệp
Tính chuyên nghiệp là yếu tố cơ bản và vô cùng quan trọng trong quá trình kinh doanh bất cứ lĩnh vực nào, và thời trang cũng nằm trong số đó. Thực tế, nhiều cửa hàng thời trang vẫn chưa biết cách quản lý cửa hàng như thế nào để đảm bảo tính chuyên nghiệp, dẫn đến tình trạng như: thất thoát hàng hóa; không tính toán được chi phí, lợi nhuận; công việc quản lý gặp nhiều khó khăn; hàng bị tồn khó nhiều; lãng phí tiền bạc và thời gian…
Bởi vậy, để giảm thiểu rủi ro và tăng doanh số, bạn hãy áp dụng ngay các cách quản lý chuyên nghiệp ngay từ khi bắt đầu kinh doanh thời trang.
Hãy cứ lặp lại sai lầm
Các “ông lớn” trong lĩnh vực thời trang có lặp lại sai lầm hay không? Câu trả lời chắc chắn là có, thậm chí là với tần suất rất lớn. Vì vậy, trong quá trình kinh doanh của mình, bạn hãy cứ cho phép bản thân lặp lại những sai lầm mà mình đã từng mắc phải. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải biết rút ra bài học, kinh nghiệm sau những vấp ngã đó, để hạn chế rủi ro đến mức tối đa.
Lặp lại sai lầm để rút ra bài học cho bản thân là điều kinh nghiệm quan trọng
>> Xem thêm: 3 sai lầm cơ bản dẫn đến việc kinh doanh thời trang thất bại, bạn đã biết?
Bạn có thể tham khảo thêm kinh nghiệm, bài học, kiến thức của những người đi trước, trò chuyện cùng họ để được học hỏi nhiều hơn. Đặc biệt, trong quá trình kinh doanh cửa hàng thời trang, đừng cố chăm chăm nghe theo ý kiến của mỗi bản thân mình, mà cần lắng nghe ý kiến của những người “cùng hội cùng thuyền” với bạn. Điều này sẽ giúp cho việc kinh doanh thời trang đạt được hiệu quả gấp nhiều lần.
Trên đây là 5 bài học đắt giá khi mới bắt đầu kinh doanh thời trang mà bạn cần phải nắm. Nếu vận dụng tốt vào thực tiễn, chắc chắn bạn sẽ hạn chế được rủi ro và thu về mức lợi nhuận khổng lồ. Chúc các bạn thành công!
12/12/2019
1031 Lượt xem