Mua 3 tặng 1

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

11 Kinh nghiệm bán quần áo ở chợ chi tiết dành cho người mới bắt đầu

Mua 3 tặng 1

Bán quần áo ở chợ là hình thức kinh doanh lâu đời, đến nay vẫn còn tồn tại và ngày càng phát triển. Đây được xem là hình thức kinh doanh ổn định và cực kỳ phát triển, nếu biết cách người kinh doanh có thể thu về nguồn lợi nhuận cực lớn. Thực tế, không phải ai cũng có kinh nghiệm bán quần áo ở chợ thành công. Trong bài viết sau, Unica sẽ chia sẻ kinh nghiệm bán quần áo ở chợ cực kỳ hiệu quả cho những người mới bắt đầu, cùng khám phá nhé.

1. Một số kinh nghiệm bán quần áo ở chợ

Lợi thế của các sạp bán quần áo thời trang ở chợ là tiếp cận được lượng lớn người tiêu dùng. Dễ dàng bán hàng hơn hẳn so với các shop thời trang riêng lẻ ở trên các tuyến đường cơ bản. Tuy nhiên, dưới sức cạnh tranh gay gắt của thị trường, người bán quần áo cũng cần có những kiến thức như một nhà kinh doanh thì mới bán được nhiều hơn. Một số kinh nghiệm bán quần áo ở chợ dưới đây sẽ giúp bạn thành công nhanh chóng hơn.

kinh-nghiem-ban-quan-ao-o-cho-1

Việc kinh doanh quần áo ở chợ có tính cạnh tranh rất cao 

1.1. Xác định mục tiêu kinh doanh

Để xác định mục tiêu kinh doanh một cách chính xác và cụ thể nhất bạn cần giải đáp các thắc mắc sau:

- Chi phí ban đầu tư cho sạp quần áo ở chợ là bao nhiêu? 

- Tiền mặt bằng, chi phí điện nước và các khoản phí - thuế như thế nào? 

- Mức hòa vốn của bạn là bao nhiêu? 

- Bạn cần bán bao nhiêu sản phẩm/tháng mới có thể trang trải được các chi phí cơ bản? 

Hầu hết những người bán quần áo ở chợ truyền thống thường sẽ không quan tâm nhiều đến những số liệu vừa kể trên. Tuy nhiên, để quản lý kinh doanh tốt, bạn cần đặt ra mục tiêu cụ thể theo tháng, tuần, ngày. Khi bán bám sát mục tiêu kinh doanh, bạn sẽ trở nên linh hoạt hơn khi giao tiếp bán hàng. Điều này sẽ giúp bạn kinh doanh hiệu quả hơn.

1.2. Nghiên cứu thị trường

Nhiều người nghĩ rằng, bán hàng quần áo ở chợ thì không cần nghiên cứu thị trường. Bởi khách hàng tại chợ đã ổn định và đa dạng. Tuy nhiên đây là suy nghĩ cực kỳ sai lầm. Kinh nghiệm bán quần áo ở chợ đó là phải nghiên cứu kỹ thị trường để tìm ra lợi thế cạnh tranh cho mình. Khi nghiên cứu thị trường, bạn cần tìm hiểu và đánh giá các khu vực lân cận chợ theo một số thông tin gợi ý sau:

- Mức thu nhập trung bình của người dân trong khu vực. 

- Nhu cầu mua sắm quần áo trong khu vực. 

- Thói quen tiêu dùng của khách hàng mục tiêu trong khu vực.

- Xu hướng thời trang hiện tại như thế nào.

- Bên cạnh hình thức bán hàng trực tiếp tại chợ, việc bán quần áo online để kiếm thêm có khả thi hay không.

kinh-nghiem-ban-quan-ao-o-cho.jpg

Nghiên cứu thị trường thật kỹ để để tìm ra lợi thế cạnh tranh

Bạn tìm hiểu thị trường càng tốt sẽ giúp bạn tích lũy thêm nhiều kinh nghiêm bán quần áo ở chợ hữu ích. Đây là nền tảng giúp việc bán quần áo ở chợ của bạn thuận lợi hơn. Và bạn cũng dễ dàng nghĩ ra giải pháp để ứng phó khi xảy ra tình huống bất ngờ. 

1.3. Thấu hiểu đối thủ

Việc thấu hiểu đối thủ sẽ giúp bạn có cơ hội tiếp thu thêm nhiều bài học hay. Đồng thời giúp bạn biết mình phải làm gì để hơn đối thủ, tạo ra lợi thế khi kinh doanh. Để thấu hiểu rõ đối thủ bạn cần trả lời được các câu hỏi sau: 

- Thế mạnh - điểm yếu của đối thủ là gì? 

- Đối thủ của bạn là những shop nào?

- Họ kinh doanh sản phẩm nào? Của thương hiệu nào? Giá cả và chất lượng sản phẩm ra sao? 

- Cách họ tiếp cận với khách hàng như thế nào? 

- Chiến lược kinh doanh của họ có gì đặc biệt?

- Họ có thường xuyên giảm giá hoặc tạo chương trình khuyến mãi không?

Từ việc nghiên cứu đối thủ, bạn sẽ rút ra được nhiều bài học, nhiều kinh nghiệm bán quần áo ở chợ quý báu và rất hữu ích.

ban-quan-ao-o-cho-hieu-qua.jpg

Tìm hiểu đổi thủ để có thêm bài học khi bán quần áo ở chợ

1.4. Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu

Sau khi nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, kinh nghiệm bán quần áo ở chợ tiếp theo bạn cần quan tâm đó là xác định khách hàng mục tiêu. Có một quy tắc trong kinh doanh đó là dù bạn có làm tốt đến đâu thì cũng không thể hài lòng được hết tất cả mọi người. Vì vậy, việc xác định khách hàng mục tiêu để tập trung vào đó đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Khi có đối tượng khách hàng mục tiêu, bạn sẽ dễ dàng khoanh vùng và lựa chọn những mẫu quần áo phù hợp nhất với định hướng kinh doanh của mình. Đồng thời bạn cũng dễ dàng xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất.

1.5. Lên kế hoạch cho mọi thứ

Trước khi bắt đầu bán quần áo ở chợ, bạn hãy lên một kế hoạch rõ ràng, càng cụ thể và càng chi tiết càng tốt. Những nội dung quan trọng nhất trong kế hoạch cần có bao gồm:

- Xác định phong cách thiết kế sạp (shop).

- Xác định phân loại thời trang bạn sẽ bán. Ví dụ như: thời trang cao cấp, thời trang mặc nhà, đồ ngủ,...

- Bạn dự định đầu tư bao nhiêu tiền vào shop? Bao gồm các khoản nào? 

ke-hoach-ban-hang-o-cho-chi-tiet.jpg

Lên kế hoạch bán hàng cụ thể và chi tiết

- Các khoản đầu tư có thể tiết kiệm tối đa là gì? Bằng phương pháp nào?

- Chương trình khuyến mãi bán hàng khi khai trương shop?

- Các chương trình ưu đãi dành cho khách hàng quay lại lần 2,3,...

- Quy mô của shop như thế nào? Bạn có cần nhân viên bán hàng hay không? Nếu cần, bạn sẽ chi trả lương và thưởng cho nhân viên như thế nào?

1.6. Tìm được nguồn hàng giá rẻ

Kinh nghiệm bán quần áo ở chợ tiếp theo mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đó là bạn phải tìm được nguồn hàng giá rẻ và chất lượng. Có rất nhiều cách để tìm được nguồn hàng giá rẻ đó là: 

- Bạn hãy đến các chợ sỉ quần áo giá rẻ trên địa bàn, khu vực. 

- Tham khảo thêm các nguồn hàng chất lượng giá tốt ở thị trường nước ngoài.

Hãy tổng hợp thông tin của các nguồn cung cấp quần áo. Sau đó phân tích, so sánh ưu nhược điểm để chọn ra nhà phân phối phù hợp nhất với phong cách thời trang và quy mô của shop. 

kinh-nghiem-ban-quan-ao-o-cho-2

Nguồn hàng là yếu tố quyết định đến hiệu quả thành công trong kinh doanh quần áo

1.7. Xây dựng kỹ năng bán hàng

Kinh năng bán hàng đóng vai trò quan trọng quyết định trực tiếp đến sự thành bại khi kinh doanh bán hàng trực tiếp ở chợ. Vì vậy để bán hàng thành công và bền vững, bạn nhất định cần phải trau dồi kỹ năng này. Dưới đây là một số những kỹ năng giúp bạn bán hàng hiệu quả hơn:

- Kỹ năng thăm dò khách hàng.

- Kỹ năng đặt câu hỏi để gợi mở nhu cầu mua hàng của khách

- Kỹ năng lắng nghe

- Kỹ năng xử lý tình huống khi khách hàng từ chối, trả giá,...

- Kỹ năng từ chối những yêu sách của khách hàng một cách khéo léo.

- Kỹ năng dẫn dắt khách hàng từ khi gặp gỡ đến khi mua hàng.

- Kỹ năng chăm sóc khách hàng.

- Kỹ năng quản lý công việc và thời gian. 

Những kỹ năng này sẽ giúp bạn lấy được lòng khách. Từ đó bán được hàng và quản lý công việc hiệu quả mà không phải làm việc quá sức. 

ky-nang-ban-hang-quan-ao-o-cho.jpg

Kỹ năng tư vấn thuyết phục khách mua hàng

1.8. Quan sát và đánh giá khách hàng

Để giao tiếp với khách hàng thành công, bạn cần phải học và rèn luyện kỹ năng quan sát và đánh giá khách hàng. Sau khi đã quan sát để hiểu phần nào khách hàng, tiếp theo bạn hãy khéo léo sử dụng nghệ thuật giao tiếp để chinh phục khách hàng nhé.

Dưới đây là một số mẹo ứng xử với một số kiểu khách hàng phổ biến:

- Khách hàng là người phóng khoáng: Bạn hãy nhanh nhẹn, vui vẻ trò chuyện, tạo sự thích thú cho khách hàng. 

- Khách hàng là người do dự: Bạn hãy đưa ra những đề nghị giúp họ quyết định vấn đề. Và bạn có thể đưa ra các ưu đãi để thuyết phục họ. Ví dụ: Chị lấy luôn 3 cái áo này e sẽ giảm chi 10%. Hoặc "Em gói cái váy này lại cho chị nhé, chị mặc nó đẹp lắm",...

- Khách hàng là người tính toán và muốn tiết kiệm: Bạn hãy bán với giá tốt nhất có thể. Đồng thời để đảm bảo lợi ích của shop, bạn có thể mang đến cho khách hàng một cơ hội tiết kiệm là mua combo hoặc mua nhiều sản phẩm cùng lúc để được giảm giá.

- Khách hàng là người lịch sự: Bạn hãy lịch sự, chân thành với họ. Họ sẽ là những người khách hàng thân thiết của bạn trong tương lai.

- Khách hàng là người hách dịch. Bạn hãy cố gắng giữ bình tĩnh, lắng nghe và chiều lòng họ một chút. Tuy nhiên, trong trường hợp khách hàng quá hách dịch, bạn hãy khéo léo từ chối tránh để gây ảnh hưởng đến việc kinh doanh của shop về sau.

ky-nang-ung-pho-voi-cac-kieu-khach-hang.jpg

Kỹ năng ứng phó với các kiểu khách hàng

1.9. Xây dựng các chương trình khuyến mại

Xây dựng các chương trình khuyến mại cũng là một trong những kinh nghiệm bán quần áo ở chợ hiệu quả. Để thu hút khách hàng bạn có thể làm các banner, standee đứng để quảng bá cho shop và các chương trình khuyến mãi của shop. Tùy theo khả năng tài chính, bạn có thể tham khảo một số chương trình khuyến mãi dành cho shop quần áo:

- Mua theo combo

- Giảm giá từ sản phẩm thứ 2.

- Chiết khấu % khi mua với hóa đơn trên (số tiền)

- Mua quần áo thời trang tặng phụ kiện.

1.10. Giữ vững tinh thần

Bài học kinh nghiệm bán quần áo ở chợ từ các tiểu thương đã buôn bán nhiều năm là bạn phải kiên nhẫn, giữ vững tinh thần. Bởi lẽ, khách ở chợ rất đa dạng với nhiều nhóm tính cách khách hàng khác nhau. Thế nên, hàng ngày bạn có thể sẽ phải tiếp xúc với nhiều khách hàng khó tính, chi li, hách dịch,... Bên cạnh đó, bạn sẽ gặp nhiều áp lực khi bán không được hàng. Bởi lẽ, quần áo không phải là nhu cầu thực sự thiết yếu cần mua sắm mỗi ngày. 

Trong những trường hợp không như ý, bạn hãy giữ vững niềm tin thành công đang đợi bạn ở phía trước. Luôn lạc quan trong mọi tình huống sẽ giúp bạn vượt qua mọi khó khăn thử thách để tiến bước trên con đường thành công.

ban-hang-quan-ao-o-cho.jpg

Bán hàng ở chợ cần kiên nhẫn, niềm nở với khách hàng

1.11. Trau dồi kỹ năng bán hàng

Trong quá trình bán hàng ở chợ, bạn hãy chiêm nghiệm và tự mình đúc kết những kinh nghiệm giao tiếp bán hàng. Quan trọng nhất là bạn cần phải thường xuyên trau dồi kiến thức về thời trang. Từ ưu - nhược điểm của các chất vải, những lưu ý cần biết khi sử dụng và bảo quản cho đến cách phối quần áo,...

Bên cạnh đó bạn cũng cần nâng cao một số kỹ năng như: kỹ năng lắng nghe, kỹ năng phán đoán - nhận biết khách hàng, kỹ năng thấu hiểu, kỹ năng giao tiếp bán hàng,... 

Kỹ năng bán hàng của bạn càng tốt, bạn sẽ dễ dàng xây dựng niềm tin với khách hàng. Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của shop.

2. Một số sai lầm cần tránh khi mở shop quần áo ở chợ

Dù là kinh doanh online hay kinh doanh bán hàng trực tiếp ở chợ thì cũng không tránh khỏi được có lúc gặp phải những sai lầm. Theo kinh nghiệm bán quần áo ở chợ từ những người đã thành công là bạn cần phải đặc biệt tránh những sai lầm sau.

2.1. Nhập quá nhiều hàng

Quần áo là một trong những mặt hàng dễ tồn kho và dễ mất giá nhất. Chỉ cần qua mốt là bạn không thể bán được hàng nữa. Để tránh hàng tồn kho và bị đọng vốn, bạn không nên nhập quá nhiều mẫu quần áo hoặc quá nhiều sản phẩm mỗi mẫu. Việc nhập hàng nhiều có thể được chiết khấu với giá sỉ tốt, tuy nhiên cũng sẽ để lại nhiều rủi ro. Vì vậy bạn không nên nhập nhiều, tốt hơn hết là bán đến đâu nhập đến đó.

nhap-hang-qua-nhieu-dan-den-loi-mot.jpg

Nhập hàng quá nhiều dẫn đến lỗi mốt

2.2. Kinh doanh theo phong trào

Bạn nên kinh doanh quần áo thời trang theo xu hướng, thị yếu thị trường chứ không nên kinh doanh quần áo theo phong trào. Việc chạy theo phong trào sẽ làm bạn phải mệt mỏi trong việc tính toán nhập hàng, quản lý hàng hóa. Thêm nữa nó còn khiến bạn phải lo lắng về rủi ro tồn kho quần áo khi phong trào hạ nhiệt. 

2.3. Sản phẩm quần áo thiếu tính độc đáo

Những sản phẩm nhạt nhẽo, khó phối với những sản phẩm khác và không thể hiện được phong cách thời trang sẽ không thể thu hút khách hàng. Để kinh doanh quần áo ở chợ hiệu quả, tốt hơn hết là bạn nên tránh xa và không nhập những mẫu quần áo này. Nếu bạn không tự tin vào khiếu thời trang của mình, bạn nên nhờ sự trợ giúp từ những người có thẩm mỹ thời trang để nhập được những sản phẩm độc đáo nhất giúp thu hút khách hàng nhé.

san-pham-pho-thong-khong-co-gi-dac-biet.jpg

Sản phẩm phổ thông, không có gì đặc biệt

2.4. Không có chương trình chăm sóc khách hàng

Bán quần áo ở chợ thì sao phải chăm sóc khách hàng? Đây là tư duy rất sai lầm. Dù là bán hàng ở đâu đi chăng nữa thì việc chăm sóc khách hàng cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng để kinh doanh bền vững và có một lượng khách hàng trung thành. Kinh nghiệm bán quần áo ở chợ đó là có nhóm khách hàng thân thiết, thường xuyên đăng vào đó những mẫu mã mới hay những chương trình ưu đãi đang chạy của cửa hàng. Tại nhóm khách hàng thân thiết, nếu khách có nhu cầu nào, bạn cũng phải giải đáp nhanh chóng, thân thiện để tạo sự hài lòng cho khách hàng.

2.5. Không có chiến lược cạnh tranh cụ thể

Nếu không có kế hoạch kinh doanh, không có chiến lược cạnh tranh thì chắc chắn bạn sẽ không đủ khả năng để cạnh tranh trên thị trường khốc liệt hiện nay. Để bán hàng ở chợ hiệu quả, chốt được nhiều sản phẩm và cạnh tranh được với các gian hàng khác ở chợ và khu vực lân cận thì bạn cần xây dựng chiến lược cụ thể theo từng thời điểm. Gạt bỏ hoàn toàn suy nghĩ bán hàng theo kiểu tư duy “ đến đâu tính đến đó”.

kinh-nghiem-ban-quan-ao-o-cho-hieu-qua.jpg

Bán hàng quần áo ở chợ cũng cần có chiến lược cạnh tranh

2.6. Bỏ qua việc trau dồi kỹ năng bán hàng

Việc thiếu kỹ năng bán hàng có thể gây ra những thiệt hại như:

- Không thể thuyết phục khách mua hàng: Thiếu kỹ năng bán hàng, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc phán đoán, phân tích hàng vi và thuyết phục khách hàng mua hàng.

- Không bán được hàng: Bạn có thể bỏ qua nhiều cơ hội bán hàng vì thiếu kỹ năng bán hàng.

- Mất khách: Bạn có thể mất đi lượng lớn khách hàng thân thiết vào tay đối thủ cạnh tranh. 

- Ảnh hưởng uy tín của shop: Bạn thiếu đi kỹ năng ứng xử khéo léo với khách hàng. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến uy tín của shop.

Nếu tình trạng này kéo dài, shop của bạn sẽ kinh doanh rất ì ạch, thậm chí là phá sản. Có thể nói kỹ năng bán hàng là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự thành bại của các shop. 

3. Kết luận

Trên đây là tổng hợp chi tiết các kinh nghiệm bán quần áo ở chợ hiệu quả cho bạn tham khảo. Với những kinh nghiệm chia sẻ ở trên chắc chắn sẽ giúp quá trình kinh doanh của bạn được thuận lợi và suôn sẻ hơn. Để học cách buôn bán quần áo hiệu quả, điều quan trọng vẫn là trang bị kiến thức học kinh doanh vững chắc, có tư duy chiến lược và biết cách áp dụng kinh nghiệm vào thực tiễn.

Chúc các bạn kinh doanh gặt hái được nhiều thành công.

[Tổng số: 65 Trung bình: 2]
Trở thành hội viên