Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Blog Unica

Đọc ngay cho nóng

Minh Hiếu X2 doanh thu bán hàng trên Facebook nhờ AI Chatbot tự động Minh Hiếu X2 doanh thu bán hàng trên Facebook nhờ AI Chatbot tự động Mình là Minh Hiếu 27 tuổi, công việc chính là bán hàng online trên Facebook. Để hỗ trợ khách hàng được nhanh chóng, hầu như lúc nào mình cũng phải túc trực trên Facebook. Nhiều khi bận chưa kịp hỗ trợ thế là khách thay đổi ý định, không muốn mua nữa, thành ra mình mất khách. Từ khi có Ai chatbot trên Facebook ra đời, công việc mình trở nên trơn tru và thuận lợi hơn rất nhiều. Đặc biệt, chatbot tự động cũng giúp doanh thu bán hàng của mình cải thiện, x2 lần hơn so với trước kia. Tìm hiểu và thấy chatbot Facebook rất thú vị Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng, một trong những tiếp cận đúng lúc khách hàng đang có nhu cầu. Theo kinh nghiệm mấy năm bán hàng online trên Facebook mình thấy một điều như sau: Nếu mà khách đang cần, mình hỗ trợ được ngay lập tức thì khả năng chốt được đơn sẽ hiệu quả hơn. Ngược lại, nếu để qua thời gian đó, khách sẽ thay đổi ý định và không có ý định mua nữa. Khi này dù cho có hỗ trợ nhiệt tình đến đâu thì khách cũng không trả lời. Chatbot rất cần thiết đối với công việc bán hàng online trên Facebook Để khắc phục tình trạng trả lời tin nhắn khách hàng chậm trễ, mình thấy hiện nay các shop đang ứng dụng phần mềm chatbot. Theo như mình tìm hiểu được, hiện nay có đến 82,5% người dùng thích trả lời nhanh, được chăm sóc nhanh chóng để có quyết định mua hàng nhanh hơn. Vì vậy, chatbot Facebook tự động là một công cụ hỗ trợ đắc lực. Nhận thấy được tầm quan trọng và vai trò của chatbot nên mình đã quyết định phải tìm hiểu thật kỹ phần mềm này để ứng dụng cho page bán hàng trên Facebook của mình. Khó khăn khi tìm hiểu và học chatbot Thấy mọi người cài chatbot dễ lắm mà mình thì loay hoay mãi không sao cài được. Tìm hiểu trên mạng thấy có nhiều bài chia sẻ hướng dẫn. Tuy nhiên, không phải tài liệu hướng dẫn nào cũng phù hợp với người mới tìm hiểu như vậy. Tại mình không có kiến thức nền sẵn nên rất khó để hiểu những thuật ngữ mà họ đang nói. Bên cạnh đó, mình cũng gặp khó khăn khi không biết cách sử dụng API Facebook Graph để kết nối chatbot với nền tảng Facebook và truy cập dữ liệu người dùng. Ngoài khó khăn trong việc tiếp nhận thông tin, mình còn gặp khó khăn khi không có ngôn ngữ về lập trình để xây dựng chatbot. Để cài chatbot Facebook tự động cần hiểu về một số ngôn ngữ lập trình như: Python, JavaScript và PHP,... mà mình thì lại dốt đặc mấy cái ký tự, ngôn ngữ loằng ngoằng và khó hiểu này. Do mới đang tập tành học cài chatbot nên mình cũng không set được câu trả lời đúng vào trọng tâm. Hầu như mình chỉ setup được kịch bản với mấy câu trả lời cho câu hỏi như: Shop ơi. Sản phẩm này bao nhiêu tiền? Shop ơi. Sản phẩm này có được giảm giá hay khuyến mãi gì không? Shop ơi. Sản phẩm này sử dụng có tốt không? Khó khăn khi tự học cài chatbot Tuy nhiên, mình thấy mấy cái này chưa đủ để ảnh hưởng đến quyết định mua của khách hàng. Mình nghĩ cần phải có mẹo cài chatbot. Tuy nhiên mình không biết học mẹo này kiểu gì, tham gia một số group trên Facebook hay diễn đàn thì mọi người cũng giấu, chẳng mấy ai chia sẻ cả. Thành thạo chatbot Facebook để bán hàng nhờ khoá học của Unica Tự mày mò cài đặt chatbot thấy không ổn lắm nên mình quyết định học. Tuy nhiên, đi học trực tiếp thì thấy học phí khá đắt, thêm nữa cũng mất nhiều thời gian quá nên mình ưu tiên việc học online. Được bạn bè chia sẻ về khoá học trên Unica nên mình cũng thử tìm hiểu xem sao. Sau một thời gian tìm hiểu, mình quyết định học khoá “Chatbot Automation - Bán hàng và CSKH Tự động với Chatbot” của giảng viên Trần Trọng Thơ. Khoá học này có 43 bài giảng, mỗi ngày mình đều học lý thuyết và áp dụng thực hành luôn nên chỉ khoảng 1 tuần là mình đã thành thạo cách để tạo ra 1 chatbot với kịch bản chăm sóc khách hàng dễ dàng và hiệu quả. Cá nhân mình thấy khoá học chatbot của giảng viên Nguyễn Trọng Thơ trên Unica được biên tập ngắn gọn, dễ hiểu nên rất phù hợp với người mới bắt đầu như mình. Sau khi học xong khoá chatbot với giảng viên Nguyễn Trọng Thơ mình còn học thêm khoá “Gấp đôi doanh số bán hàng với Facebook Chatbot” của giảng viên Tú Micheal và khoá “Đột phá doanh thu Online và Chatbot tự động hóa bán hàng” của giảng viên Vũ Ngọc Quyền. Lợi ích khi học khoá chatbot trên Unica Mình mất khoảng gần 1 tháng để học thêm 2 khoá này và mình thấy rất đáng. Mình tự hỏi tại sao không học sớm hơn để lãng phí 2 năm kinh doanh online trên Facebook mà doanh thu vẫn tàng tàng chưa đột phá được. Kết thúc 3 khoá học chatbot trên Unica mình tự tin: Biết cách lên kế hoạch Marketing để tăng trưởng doanh thu. Thành thạo sử dụng Facebook Chatbot nhanh, tự động và hiệu quả, vừa giúp giảm chi phí nhân sự, vừa giúp tăng tỉ lệ chốt đơn hàng. Tiếp cận đến hàng nghìn khách hàng tiềm năng khác cũng như resale khách hàng cũ Thành quả: X2 doanh thu bán hàng trên Facebook Nhờ việc ứng dụng chatbot facebook tự động, mình giảm tải được công việc hơn trước mà vẫn doanh thu vẫn hiệu quả, thậm chí còn tăng trưởng mạnh hơn trước. Giờ đây mình không lo bận rộn và bị miss tin nhắn khách hàng nữa. Đến thời điểm hiện tại, nhờ chatbot và những kiến thức đã học được trong 3 khoá học trên Unica, mình đã bán hàng online trên Facebook hiệu quả hơn rất nhiều, doanh thu x2 so với trước kia. Sau khoảng 2 tháng cài đặt AI chatbot đúng theo lộ trình hướng dẫn của các giảng viên trên Unica, đơn hàng của mình đổ về rất nhiều. Mình thậm chí còn phải thuê người đóng hàng vì không thể tự mình làm được nữa, doanh thu có tháng lên tới 1000 đơn là rất bình thường. Đối với những người làm chính bằng nghề kinh doanh online như mình, đây thực sự là một thành quả rất đáng tự hào. Lời kết Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo đang mở ra một cánh cửa mới cho tất cả mọi người trong việc cải thiện dịch vụ và tăng tỷ lệ hài lòng của khách hàng. Hiện nay, chatbot được hỗ trợ bởi AI sẽ tương tác rất tự nhiên với người dùng. Vì vậy, các bạn hãy học và áp dụng chatbot như mình để doanh thu hiệu quả không chỉ là gấp đôi doanh số nhé. Song song vừa làm văn phòng, vừa làm may kiếm thêm thu nhập
Song song vừa làm văn phòng, vừa làm may kiếm thêm thu nhập Với mong muốn kiếm tiền cùng tinh thần dám nghĩ, dám làm, chị Hải Linh (32 tuổi) đã làm song song 2 công việc cùng lúc để cải thiện thu nhập của mình. Ngoài công việc văn phòng 8 tiếng/ ngày, tối về chị còn làm thêm nghề cắt may tại nhà. Nhờ sự chăm chỉ, không ngừng nỗ lực kết hợp cùng đôi bàn tay khéo léo và trí thông minh của mình, chị đã vươn lên làm giàu, có cuộc sống viên mãn mà rất nhiều người mơ ước. Mong muốn có việc làm thêm và “kết duyên” với nghề cắt may Chị Linh làm nhân viên văn phòng lâu năm cho một công ty tư nhân với mức lương khoảng 9 triệu đồng/ tháng. Công việc văn phòng với đặc thù lặp đi lặp lại khiến chị cũng có lúc chán, thêm nữa với mức lương 9 triệu trong khi càng ngày tiền càng mất giá nên chị cũng thấy không yên tâm. Vì vậy, chị muốn kiếm thêm việc làm thêm, vừa là để đổi mới cuộc sống cho bớt phần chám chán, vừa là để có thêm thu nhập. Cơ duyên của chị Linh với nghề cắt may đến từ lúc chị đi sửa quần áo tại một quầy cắt may ở chợ. Ngồi ở quán cắt may một lúc chờ sửa cái váy mà chị thấy khách đến rất đông, hầu như họ chỉ sửa mấy thao tác đơn giản như: thay khoá, bóp bụng, nâng gấu quần,... Chị chủ sửa chỉ khoảng 5 phút là xong, cái nào lâu thì 10 - 15 phút, mỗi lần sửa thao tác đó giá khoảng 25.000 - 35.000 đồng. Mà có phải sửa một cái đâu, hầu như khách nào đến cũng phải sửa 3 - 4 cái. Thấy vậy chị thấy nghề này cũng hay, rất thích hợp để làm thêm túc tắc kiếm tiền vào buổi tối. Muốn học nghề may vì thấy mọi người bảo nghề này không lo thất nghiệp Chị Linh chia sẻ: “Thật ra trong biết bao nhiêu nghề, chị không nghĩ là mình sẽ chọn cắt may vì nghĩ nghề này cần khéo tay mới làm được. Tuy nhiên, ngồi nói chuyện với chị chủ quán cắt may, chị ấy bảo nghề may có thể kết hợp vừa học vừa kiếm tiền. Chỉ cần học cơ bản là có thể kiếm tiền rồi. Bây giờ khách có nhu cầu mặc đẹp cao lắm nên nghề này không lo thất nghiệp”. Và thế là chị bắt đầu “kết duyên” với nghề cắt may. Nghề nào cũng vậy, đều cũng có cái khó riêng Những ngày đầu mới học làm may, chị cảm thấy nản kinh khủng. Thật sự là nó khó chứ không hề đơn giản như chị chủ quán nói. Khó khăn đầu tiên mà chị gặp phải trong quá trình học may của mình đó là không có nhiều thời gian. Do không có nhiều thời gian nên mỗi tối chị chỉ tranh thủ học một lúc trên mạng để hiểu về các loại vải, các kỹ thuật may như: đường thẳng, zigzag, vắt sổ,... Tuy nhiên tài liệu trên mạng đa dạng quá, mỗi nơi lại thấy chia sẻ một kiểu thành ra chị không xác định được đâu mới là kiến thức chuẩn để học theo. Khó khăn tiếp theo mà chị gặp phải đó chính là khó khăn trong quá trình thực hành. Chị đầu tư cho mình một chiếc máy may để học, cũng từ đây liên tục những khó khăn xảy ra với chị. Chị chỉ biết đưa vải vào và may thẳng, bình thường thì không sao nhưng có lúc chị lại thấy may không vào. Nguyên nhân là do chỉ dưới bị hết mà thay như nào thì chị không biết. Có lúc đang may thì gãy kim, chị loay hoay xem đủ các loại video hướng dẫn trên mạng mà vẫn không biết cách thay. Khó khăn khi tự học nghề cắt may tại nhà Đặc biệt, trong quá trình học cắt may tại nhà của mình, chị còn gặp khó khăn trong việc không may được đường thẳng liền mạch, bắt buộc phải dùng phấn vẽ trước đường thì mới may được. Cùng với đó là khó khăn khi không biết thay nút, lên lai, không biết may đường cong đẹp,... Lúc mới đầu học may thì chị rất thích, rất hứng khởi và vui vẻ. Tuy nhiên sau liên tiếp những khó khăn thì chị thấy vô cùng. Suy nghĩ hay thôi bỏ luôn trực trào trong chị. “Mãi chẳng biết may, mà cũng biết thì cũng may xấu như này thì không biết bao giờ mới kiếm được tiền”. Chị Linh cho biết. “Cứu tinh” nhờ khoá cắt may trên Unia Nghề may không khó nhưng nó đòi hỏi sự chăm chỉ và kiên trì. Thấu hiểu điều đó nên dù khó khăn chị vẫn nhất quyết không từ bỏ. Trong một lần tâm sự với bạn thân, chị được gợi ý về việc theo học khoá cắt may trên Unica và thế là sau một thời gian tìm hiểu chị đã đăng ký khoá “Dạy cắt may thời trang” cùng với giảng viên Nguyễn Thị Nhung. Chị Linh tâm sự: “Mới đầu chị cũng phân vân không biết có nên đăng ký không vì chẳng thấy ai học may online bao giờ. Tuy nhiên học thử thấy cũng hay hay, với chị cũng bận chẳng có thời gian mà học ngoài nên thôi đành thử học online xem sao, thấy cũng có giảng viên hướng dẫn kèm cặp nên chắc không có vấn đề gì”. Lợi ích khi học khoá cắt may trên Unica Sau một thời gian học chị thật sự "hối hận", hối hận vì sao không học sớm hơn, bởi khoá học này thực sự rất hay. Khoá học hướng dẫn cho người mới đầy đủ kỹ năng cắt may có thể tự may cho mình những trang phục theo phong cách, sở thích của bản thân. Đặc biệt, khoá học còn giúp chị biến tấu những quần áo cũ thành những bộ quần áo mới mang phong cách hiện đại hơn. Kiếm thêm được một nguồn thu nhập ngoài ổn định Kết hợp việc học khoá học cắt may trên Unica cùng việc tự học trên các diễn đàn, youtube và học người quen, giờ đây chị Linh rất thành thạo các kỹ năng cắt may. Các thao tác như: thay khoá, nâng gấu, lên lai, bóp eo,... chị thực hiện chỉ trong một nốt nhạc. Hiện tại, chị đã nhận sửa chữa quần áo thuê tại nhà để kiếm thêm thu nhập. Hầu như những khách hàng đã từng được chị sửa quần áo đều thấy hài lòng. Vì vậy, người nọ giới thiệu người kia, chị làm chẳng hết việc. Sau khoảng hơn 1 năm theo học, kiếm tiền và dần dần nâng cao tay nghề, giờ đây chị không chỉ nhận sửa chữa mà còn nhận may quần áo thời trang. Chị giúp mọi người may những mẫu quần áo đúng sở thích để họ tự tin diện bộ đồ may hợp với mọi dáng người. Chính vì tay nghề nâng cao nên mặc dù chỉ là công việc làm thêm thôi mà thu nhập của chị rất ổn, thậm chí còn cao hơn cả thu nhập chính. Lời kết Nhìn lại hành trình đến với nghề cắt may của mình, mình nhận ra được một điều: Đôi khi việc tự học không phải lúc nào cũng hiệu quả, dù rất yêu thích và đam mê nhưng nếu không có người hướng dẫn thì cũng rất khó để khắc phục những khó khăn. Vì vậy, mọi người khi theo đuổi nghề nào, dù chỉ là làm thêm vẫn nên đầu tư học bài bản và quyết tâm theo đuổi đến cùng nhé, tuyệt đối đừng nản trí.
Bán hàng online chưa bao giờ là đơn giản nhưng mình đã làm được
Bán hàng online chưa bao giờ là đơn giản nhưng mình đã làm được Từ khi sinh bé thứ hai, tôi, Hoàng Minh An, quyết định nghỉ công việc văn phòng để tập trung chăm sóc hai cậu con trai. Kinh tế gia đình không quá khó khăn vì chồng tôi là giám đốc dự án của một doanh nghiệp xây dựng Nhật. Tuy nhiên, tôi vẫn muốn có nguồn thu nhập riêng. Sau một thời gian “nằm vùng” trong các hội nhóm bán hàng online, tôi quyết định bắt tay vào công việc này. Ngày đầu mới kinh doanh vô cùng vất vả Mặt hàng tôi chọn để bán online là quần áo vì nhu cầu thị trường luôn cao. Tuy nhiên, việc kinh doanh không hề dễ dàng. Ban đầu, tôi nghĩ bán quần áo online chỉ cần chụp ảnh sản phẩm đẹp, đăng lên mạng và chờ khách hàng tới.  Nhưng thực tế không hề đơn giản như vậy. Ngành thời trang online giống như một đại dương mênh mông với hàng ngàn thương hiệu lớn nhỏ cùng hoạt động nên mức độ cạnh tranh cực kỳ cao. Để thu hút khách hàng, tôi phải liên tục điều chỉnh giá, làm sao cho vừa phải, không quá đắt mà cũng không được rẻ quá vì sẽ lỗ vốn. Mỗi mùa thời trang đều có những xu hướng mới, việc dự đoán và điều chỉnh hàng tồn kho kịp thời là rất quan trọng. Nếu mình nhập nhiều hàng mùa đông quá mà bán không hết thì hàng lại tồn sang năm sau. Mà sang năm thì hàng lại lỗi mốt, khó bán, khó khi phải xả bán với giá sập sàn để thu hồi vốn chứ không được một đồng lãi nào. Khó khăn tiếp theo tôi gặp phải là làm thế nào tìm được nhà cung cấp uy tín. Hồi đầu mới làm, tôi nhập hàng ở những nhà cung ứng quen của bà chị họ. Mặc dù không được giá chiết khấu tốt như chị tôi nhận được nhưng ít nhất là chất lượng được đảm bảo. Dù là như vậy nhưng thi thoảng tôi vẫn nhận phải những lô hàng kém chất lượng, vải xấu, màu in mờ nhạt, đường chỉ may lại quá thô. Nhưng đành chấp nhận thôi, kinh doanh mà nên rủi ro là điều không tránh được. Muốn bán được hàng online thì việc đầu tư chi phí marketing là điều bắt buộc. Lúc mới kinh doanh chưa có kinh nghiệm, vốn bỏ ra marketing thì nhiều mà số đơn hàng nhận lại không đáng kể khiến tôi rất sốt ruột. Có ngày tôi chỉ thu được 5 đơn hàng, thậm chí là 2 hoặc 3 đơn. Tôi đã tăng thời gian livestream với mong muốn số lượng khách hàng sẽ tăng lên nhưng sau 1 tháng thì số lượng đơn hàng tăng không đáng kể.  Kinh doanh online sợ nhất là bị khách bom hàng. Tháng thứ hai kinh doanh, tôi phải nhận lại tới 30 đơn hàng vì khách không nhận. Phí ship lúc đó tôi phải chịu lên tới vài trăm ngàn đồng. Điều này khiến tôi rất bức xúc và mệt mỏi, không những vậy khi tôi nhắn tin hỏi lý do không nhận hàng của khách thì một số người còn mắng mình và dùng những lời lẽ thô tục xúc phạm mình. Lúc đó nóng máu lắm nhưng vì công việc kinh doanh của mình nên phải nhịn. Ngoài những khó khăn này, mình còn gặp phải rất nhiều vấn đề như xử lý đổi trả đơn hàng, tư vấn và chăm sóc khách hàng, tìm đơn vị vận chuyển, lên đơn hàng và đóng gói sản phẩm,... Khó khăn khi bán hàng online Muốn tồn tại mình cần phải nâng cấp kiến thức Sau 4 tháng bán hàng online không hiệu quả, thậm chí còn lỗ tới hơn 40 triệu, tôi đã quyết định đăng ký học một lớp kinh doanh bài bản. Nếu không có kiến thức nền tảng, tôi biết rằng công việc này của tôi sẽ “chết yểu” mất. Lúc quyết định đi học, tôi cũng phân vân lắm vì còn bận chăm hai bé nhỏ. Nếu đăng ký học trực tiếp thì sợ không sắp xếp được thời gian tới lớp. Vậy là tôi quyết định sẽ học Kinh doanh online. Chi phí không những rẻ hơn gần một nửa mà thời gian lại linh động phù hợp với mẹ bỉm sữa. Sau hơn một tuần tìm kiếm, tôi đã tìm được khóa học phù hợp “Bán hàng online cho người mới bắt đầu làm hiệu quả ngay” của cô Trần Hoa. Phần đầu khóa học, cô Hoa cung cấp những kiến thức cơ bản về tư duy bán hàng và marketing. Sau đó, cô chia sẻ những bí quyết kinh doanh thành công. Nhờ những chia sẻ này, tôi biết tới quy tắc 80/20, hiểu về khách hàng tiềm năng và sản phẩm, bí quyết tạo tương tác tốt, chăm sóc khách hàng với khách hàng tiềm năng để chốt thành công 90% hợp đồng. Phần quan trọng nhất của bài giảng là cô Hoa chia sẻ cách bán hàng online trên Facebook, Zalo và Shopee. Từ đó, tôi đã hiểu được lý do tại sao tôi kinh doanh lỗ, không có đơn hàng. Ngoài ra, giảng viên còn chia sẻ cách chốt sale hiệu quả cũng như xây dựng hệ thống kinh doanh bán hàng. Phần kiến thức này cũng rất quan trọng giúp tôi biết được cách tăng số lượng đơn hàng. Sau khi học xong khóa này, tôi được bộ phận chăm sóc khách hàng của Unica tư vấn thêm khóa “Bí quyết chốt đơn thành công 90% - Telesale, Bán hàng online” với mức giá siêu ưu đãi. Vậy là tôi quyết định học luôn. Thay đổi để tồn tại Kết quả đáng mong đợi Tổng thời gian tôi học hai khóa này là một tháng nhưng tôi đã quyết định học lại thêm một lần nữa để nắm vững lý thuyết. Trong quá trình học, cô Hoa cũng liên tục đưa ra bài tập để học viên thực hành. Cô còn mở thêm group chat để mọi người cùng tương tác, trao đổi kinh nghiệm bán hàng online. Nhờ đó, tôi đã quen biết thêm nhiều bà mẹ bỉm sữa cùng chí hướng giống mình. Chúng tôi không chỉ cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh, mà còn chia sẻ cả cách nuôi dạy con cái và cuộc sống hôn nhân. Giờ đây, sau 8 tháng học Kinh doanh online, tình trạng kinh doanh của tôi đã được cải thiện hơn rất nhiều. Ban đầu, tôi đã gặp nhiều khó khăn trong việc chụp ảnh sản phẩm. Học từ cô Trần Hoa, tôi biết rằng những bức ảnh sản phẩm đẹp mắt và chuyên nghiệp là yếu tố quyết định trong việc thu hút sự chú ý của khách hàng. Tôi đã đầu tư một chiếc máy ảnh tốt hơn, tìm hiểu về cách bố trí ánh sáng, góc chụp và cả cách chỉnh sửa ảnh để sản phẩm của mình trông hấp dẫn hơn. Những bức ảnh đẹp không chỉ giúp sản phẩm nổi bật mà còn tăng sự tin tưởng từ phía khách hàng. Cùng với đó, tôi cũng học được cách viết mô tả sản phẩm chi tiết và hấp dẫn. Không chỉ đơn thuần là liệt kê các đặc điểm của sản phẩm, tôi học cách kể một câu chuyện nhỏ về mỗi món hàng, giải thích tại sao khách hàng nên chọn sản phẩm của tôi thay vì những sản phẩm khác. Điều này không chỉ giúp khách hàng có cái nhìn rõ ràng hơn về sản phẩm mà còn tạo ra sự kết nối cảm xúc, khiến họ cảm thấy đây là món hàng mà họ thật sự cần. Sau khi học về quy tắc 80/20 và cách tối ưu hóa chi phí marketing, tôi đã biết cách phân bổ ngân sách một cách hợp lý hơn. Tôi tập trung vào việc nhắm đúng đối tượng khách hàng tiềm năng và sử dụng các công cụ quảng cáo hiệu quả như Facebook Ads, Google Ads và Zalo Ads. Bên cạnh đó, tôi cũng áp dụng các chiến lược tương tác với khách hàng trên mạng xã hội. Tôi thường xuyên tổ chức các mini-game, chương trình khuyến mãi, và livestream để giới thiệu sản phẩm và giao lưu trực tiếp với khách hàng. Những hoạt động này không chỉ tăng tương tác mà còn giúp tôi xây dựng một cộng đồng khách hàng trung thành. Kết quả là số lượng đơn hàng hàng tháng dao động từ 200-300 đơn, mặc dù không phải con số lớn nhưng tôi rất vui. Kết quả nhận được Kết luận Bán hàng online chưa bao giờ là đơn giản, nhưng nhờ sự quyết tâm và học hỏi không ngừng, tôi đã có thể vượt qua những khó khăn ban đầu để đạt được thành công. Hành trình này không chỉ mang lại thu nhập mà còn mở ra nhiều cơ hội và mối quan hệ quý báu. Qua câu chuyện của mình, tôi hy vọng có thể truyền cảm hứng cho các bà mẹ bỉm sữa khác dám theo đuổi ước mơ và tự tin khởi nghiệp.
Mua nhà riêng, tậu xế hộp nhờ bén duyên với nghề làm bánh
Mua nhà riêng, tậu xế hộp nhờ bén duyên với nghề làm bánh Nói về nghề làm bánh, chắc chẳng ai nghĩ nghề này có thể giàu. Tuy nhiên thực tế đã có rất nhiều câu chuyện thành công từ nghề làm bánh và câu chuyện của chị Lan Chi mà Unica sắp chia sẻ dưới đây chính là một ví dụ điển hình. Câu chuyện của chị thực sự đã truyền cảm hứng cho rất nhiều người, làm bánh không chỉ đơn thuần là vì yêu thích mà còn có thể là một công việc giúp kiếm thêm thu nhập, thậm chí làm giàu. Chỉ cần bạn cố gắng, kiên trì và nỗ lực, chắc chắn bạn sẽ thành công. Song song công việc văn phòng và làm bánh Chị Lan Chi (30 tuổi), công việc chính là nhân viên văn phòng. Ngoài công việc văn phòng, chị còn có một công việc phụ khác là làm bánh. Sở dĩ chị song song 2 công việc này là vì tính chất lặp đi lặp lại của công việc văn phòng khiến chị cảm thấy nhàm chán và không có gì mới mẻ. Chị muốn tìm một công việc nào đó để thư giãn bản thân, cân bằng lại cảm xúc. Và làm bánh chính là công việc mà chị nghĩ đến. Song song nghề làm bánh với nhân viên văn phòng để kiếm thêm thu nhập Chị Lan Chi chia sẻ: “Thú thực là mình chưa bao giờ nghĩ là mình có thể mua nhà, mua xe từ nghề làm bánh. Ban đầu mình chỉ muốn học làm bánh cho vui thôi, có thể tự tay làm bánh cho gia đình và bạn bè. Tuy nhiên càng học càng hăng và càng thấy thích, lại đúng lúc thời buổi kinh tế khó khăn khiến lương văn phòng không được cao như trước. Vì vậy mình mới muốn làm bánh để kiếm thêm một nguồn thu nhập”. Bắt đầu từ con số 0 với hàng loạt những khó khăn Lúc chưa bắt tay vào thực hành, chị Chi nghĩ làm bánh đơn giản lắm. Chỉ cần lên Google gõ một cái, hàng loạt công thức về các loại bánh sẽ hiện ra. Khi này, chỉ cần thực hiện y hệt là sẽ thành công. Tuy nhiên, thực tế làm bánh không hề dễ như vậy. Nếu chỉ đơn giản thế thì ai cũng thành công hết rồi. Thực hành thì chị mới biết, công thức trên mạng chỉ mang tính chất tương đối, dùng để tham khảo là chính còn thực hiện được hay không là tuỳ vào tay nghề mỗi người. Trong quá trình học làm bánh của mình, chị Lan Chi gặp phải rất nhiều những khó khăn như: Thực hiện đúng y theo công thức trên mạng nhưng bánh vẫn không được dẻo và mềm, nhất là khi để nguội thì lại càng cứng. Bánh bị lõm đáy, trông cứ như núi lửa, không căng tròn, núng nính như bánh mọi người vẫn làm. Một số bánh thì xẹp lẹp, phải bỏ nguyên cả mẻ đi. Làm bánh mì nhưng vỏ không giòn mềm và không giữ phom được lâu, bánh trông rất nhăn và khô vụn. Khó khăn trong quá trình tự làm bánh tại nhà Làm bánh mì cuộn kem theo khuôn nhưng đến lúc nở lại thành hình khác không giống khuôn ban đầu nên trông ngoại hình rất xấu. Một số lỗi khác hay mắc phải như: Trộn sai tỷ lệ bột với nước, đặt sai nhiệt độ => hỗn hợp làm bánh hỏng, bỏ không thể sử dụng được. Những lúc như này vừa mệt vừa xót tiền. Thành công mẻ bánh đầu tiên nhờ khoá học Unica Sau liên tiếp những lần làm bánh thất bại, chị Chi vẫn quyết tâm không từ bỏ. Lúc này, chị quyết tâm đi học để có được cho mình một quy trình làm bánh bài bản. Do không có nhiều thời gian nên chị ưu tiên những khoá học online và khoá học trên Unica là tài liệu chị chọn để học học nghề làm bánh bài bản. Chị Lan Chi cho biết: “Mình thấy trên Unica bán rất nhiều các khoá học làm bánh khác nhau, do mới lần đầu học nên mình chỉ đăng ký khoá “20 cách làm bánh sinh nhật hiện đại” trước. Lý do mình chọn khoá này thì bánh sinh nhật đang là dòng bánh mà mình hướng đến quá trình làm để kinh doanh”. Sau khi học xong khoá này, chị chia sẻ là mình thành thạo với việc làm bánh hơn. Nắm được 20 công thức làm bánh sinh nhật, biết cách pha màu, xếp bánh nhiều tầng. Đồng thời biết cách làm bánh mịn, trang trí bánh đẹp mắt theo phong cách Hàn Quốc. Để có thêm nhiều kinh nghiệm cũng như để biết làm thêm nhiều kiểu bánh khác nữa, chị Chi quyết định học thêm 2 khoá làm bánh khác nữa trên Unica đó là “Kỹ thuật làm bánh Nerikiri (Wagashi) cơ bản” và “Bí quyết làm 30 loại bánh cupcakes cực đỉnh”. Khoá học làm bánh trên Unica Học xong 2 khoá này, chị Chi bắt đầu thực hành làm bánh để bán. Nếu như trước kia hầu hết các mẻ bánh đều chỉ làm cho bạn bè, người thân ăn thử và đánh giá thì giờ đây chị đã tự tin làm bánh để bán. Mẻ bánh đầu tiên bán trên mạng của chị nhận về được phản hồi rất tích cực. Mua nhà riêng, tậu xế hộp nhờ nghề làm bánh Hiện tại sau 3 năm bén duyên với nghề bánh, chị đã có một nguồn thu nhập rất ổn định từ nghề này. Làm bánh đối với chị bây giờ không còn chỉ là nghề phụ kiếm thêm thu nhập nữa mà nó còn là nguồn thu nhập chính, cao hơn cả lương nhân viên văn phòng của chị. Nhờ được mọi người ủng hộ và yêu thích nên công việc kinh doanh làm bánh của chị rất thuận lợi, thu nhập có tháng lên tới 50 triệu/ tháng. “Mình cảm thấy thật may mắn vì được mọi người yêu thích và tin tưởng lựa chọn. Mình cũng cảm thấy tự hào vì những chiếc bánh mình làm ra được mọi người đón nhận nồng nhiệt, khen ngon và xinh. Hiện tại, mình làm chính dòng bánh sinh nhật, su kem, cake pop, donut,... để phục vụ cho cầu đa dạng cho tất cả khách hàng. Nhờ đó mà doanh thu tăng đều hàng ngày, ổn định mỗi tháng". Lời kết Làm bánh cũng giống như những nghề khác, nếu như có quyết tâm và sự kiên trì thì chắc chắn sẽ thành công. Qua câu chuyện trên, điều mình muốn nói là chỉ cần bạn thực sự yêu thích công việc mình làm và dành tình yêu cho nó thì bạn chắc chắn có thể nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống dù là làm bất cứ ngành nào đi chăng nữa.
Từ 30 triệu vốn tự có, kiếm tiền tỷ nhờ đầu tư chứng khoán thông minh
Từ 30 triệu vốn tự có, kiếm tiền tỷ nhờ đầu tư chứng khoán thông minh Chứng khoán hiện đang là kênh đầu tư thu hút đông đảo mọi người nhờ vào sự linh hoạt và hấp dẫn của lợi nhuận. Bên cạnh những người đầu tư thất bại thì cũng có rất nhiều người đầu tư chứng khoán thành công, kiếm thu nhập cả tỷ động chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn. Cùng theo dõi câu chuyện thành công trong lĩnh vực chứng khoán của bạn Hữu Lộc sau đây để thấy được sự đầu tư thông minh cũng như có thêm kinh nghiệm đầu tư chứng khoán cho mình nhé. Khao khát có tiền và tự do tài chính Tôi là Lộc - 27 tuổi, ngay từ khi còn là sinh viên đại học, tôi đã luôn khao khát được tự do tài chính, có thể tự kiếm thu nhập cho riêng mình. Đến khi ra trường, tôi cũng đi làm và tích luỹ kinh nghiệm như bao bạn khác. Tuy nhiên, tôi thấy cuộc sống như vậy không ổn vì càng ngày càng có nhiều thứ phải lo. Vì vậy, tôi đã nghĩ tới đầu tư chứng khoán. Thấy mọi người đầu tư chứng khoán làm giàu rất nhanh, chỉ trong một khoảng thời gian ngắn mà kiếm về mấy trăm triệu, thậm chí cả tỷ. Vì vậy, tôi rất ham. Dù gì cũng là sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng trường ĐH Công đoàn, tôi nghĩ mình có đủ năng lực để dấn thân vào đường đua chứng khoán. Đầu tư chứng khoán vì thấy người ta làm giàu nhanh “Khao khát đầu tư chứng khoán để làm giàu dâng lên mãnh liệt trong đầu tôi. Và thế là tôi quyết tâm tiết kiệm tiền để tham gia vào thị trường này. Tôi thấy mình khá thông minh, cũng là người có tư duy nên chắc chắn khả năng thành công là rất cao”. Khó khăn khi tự tìm hiểu chứng khoán, chao đảo vì thua lỗ Mặc dù biết trước chứng khoán là một bộ môn khó nhưng tôi không nghĩ nó lại khó đến nỗi ngay cả biểu đồ cổ phiếu cũng không đọc được. Điều này khiến tôi gặp khó khăn trong quá trình dự đoán xu hướng giá của cổ phiếu, không biết nên vào thời điểm nào lý tưởng. Thêm nữa, tôi cũng gặp khó khăn trong việc không biết chọn lọc cổ phiếu nào để đầu tư. Tất cả mọi kiến thức về cổ phiếu đều là do tôi tự tìm hiểu trên mạng và học theo, không đi theo bất cứ một lộ trình nào cả và cũng không có người hướng dẫn, vì vậy tôi thấy nó cứ lộn xộn hết cả lên. Việc tự học qua tài liệu không cố định khiến tôi gặp khó khăn trong việc tiếp thu và áp dụng kiến thức vào thực tế. Ví dụ: Tôi đang đọc một bài báo về phân tích kỹ thuật, nhưng tôi không hiểu rõ các chỉ báo kỹ thuật và cách sử dụng chúng để phân tích giá cổ phiếu như thế nào. Sau một thời gian tự học thì tôi cũng liều thử đầu tư 10 triệu để tham gia thực hành đầu tư cổ phiếu xem vận may của mình thế nào. Thời điểm đó, tôi mua 300 cổ phiếu điện lực G, vừa mua xong giá đột ngột giảm mạnh. Lúc đó tôi tá hoả, sợ hãi muốn bán luôn nhưng khi đó mới biết 3 ngày sau mới bán được. Khó khăn khi đầu tư chứng khoán mà không ai hướng dẫn Tôi của những ngày đầu rất “hăng máu” xuống tiền. Tuy nhiên do không am hiểu thị trường, không có kinh nghiệm nên lần nào cũng thua, hậu quả là lần nào vào mã nào thì mã đó cũng giảm nặng. Lúc đó tâm trạng chán nản vô cùng, đầu tư luôn trong tình trạng số âm - lỗ, công sức trong thời gian dài đổ sông đổ biển. Tính đến lần cuối đầu tư, tôi mất tổng cộng 30 triệu đồng. “Đã có nhiều bạn trẻ gia nhập đường đua chứng khoán nhưng nhận về thất bại ê chề ở độ tuổi đôi mươi và tôi cũng không phải ngoại lệ". Biết cách đầu tư chứng khoán có lãi nhờ Unica Sau một vài lần đầu tư thất bại, tâm lý chán chường là không tránh khỏi. Tuy nhiên với ham muốn làm giàu mãnh liệt, tôi quyết tâm không bỏ cuộc. Khi này, tôi bắt đầu tìm hiểu lai kiến thức, nghe lại các bài chia sẻ, phân tích trên youtube. Kết hợp với đó là học khóa học chứng khoán. Sau một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu khoá học thì tôi quyết định theo học khoá “Nhập môn chứng khoán” của giảng viên Đặng Trọng Khang trên Unica. Lý do tôi chọn khoá này vì đã nghe tiếng thầy Đặng Trọng Khang từ lâu, thêm nữa khoá học còn dạy online và trọn đời, tôi có thể học bất cứ lúc nào mình muốn và cũng có thể xem lại kiến thức bất cứ lúc nào nếu chẳng may quên. Tôi mất khoảng gần 2 tháng để học hết 63 bài giảng khoá nhập môn chứng khoán. Thực ra học cũng nhanh thôi nhưng do tôi học nghiền ngẫm lâu cho nhớ. Sau khi học xong, tôi nắm được cơ bản nhất về thị trường chứng khoán, biết được những công cụ để đánh giá, phân tích và đầu tư chứng khoán sớm có lời. Ngoài ra còn biết được những cạm bẫy phổ biến dễ gây lỗ trong thị trường này. Đầu tư chứng khoán cần có lộ trình và kiến thức tốt Để nâng có kiến thức, có thêm kinh nghiệm đầu tư chứng khoán, tôi còn đăng ký học thêm 2 khoá là: “Chứng khoán phái sinh (A - Z) - Cơ hội kiếm lời cả khi thị trường đi xuống” và “Bí quyết kinh nghiệm đầu tư chứng khoán” để hiểu cặn kẽ về chứng khoán và kiếm lợi nhuận từ chứng khoán. Thành quả: Kiếm 1 tỷ nhờ biết cách đầu tư chứng khoán Sau một thời gian nghiêm túc, tìm hiểu bài bản hơn với chứng khoán, tôi quyết đầu tư thêm một lần nữa. Và lần này may mắn đã thành công, cuối cùng tôi đã gặt hái được thành quả đáng tự hào cho mình là kiếm được 1 tỷ với số vốn đầu tư ban đầu chỉ 30 triệu đồng. Thời điểm đó, tôi mua cổ phiếu HSG. Thời gian đầu cũng có lỗ ngắn hạn khoảng 7% nhưng xong sau đó đã tăng lên chóng mặt. Do đã hình thành tư duy từ khoá học trên Unica là nếu cổ phiếu giảm thì là cơ hội mua. Sau đó, cổ phiếu sẽ tăng mà thôi và đúng là nó tăng thật, đỉnh sau cao hơn đỉnh trước và đó là lý do tại sao tôi kiếm được 1 tỷ chỉ sau khoảng thời gian rất ngắn. Lời kết Để đầu tư chứng khoán thành công bạn cần thực sự nghiêm túc, dành thời gian tham gia khoá học, đọc sách, tìm hiểu thị trường. Thị trường chứng khoán lên xuống rất nhanh, vì vậy bạn không nên quyết định vội vàng, đừng như con thiêu thân lao vào mà hãy trang bị cho mình một kiến thức thật tốt trước khi bắt đầu. Như vậy, đầu tư mới sinh lời, tránh được mọi cạm bẫy.
Tự tin thiết kế Canva nhờ khóa học của thầy Richdad Loc
Tự tin thiết kế Canva nhờ khóa học của thầy Richdad Loc Xin chào, mình là Ngọc Anh, hiện tại đang làm công việc viết nội dung cho website. Công việc của mình không đòi hỏi phải thiết kế hình ảnh quá phức tạp, nhưng bản thân mình luôn muốn tạo ra những sản phẩm chất lượng cao. Chính vì vậy, mình đã quyết định học thêm về thiết kế hình ảnh và lựa chọn Canva là công cụ hỗ trợ đắc lực. Tại sao mình lại chọn Canva thay vì Photoshop hay bất kỳ phần mềm nào khác? Nguyên nhân rất đơn giản: Canva dễ sử dụng, phổ biến và có nhiều mẫu thiết kế miễn phí. Chỉ cần tài khoản thường là mình đã có thể tạo ra những bức ảnh đẹp và ấn tượng. Mình có thể tự học Canva nhưng không thể tạo được các thiết kế chuyên nghiệp Dù đã quyết định chọn Canva thay vì Photoshop hay bất kỳ phần mềm nào khác vì sự dễ sử dụng và phổ biến của nó, mình nhanh chóng nhận ra rằng việc tự học không hề dễ dàng. Mỗi khi thiết kế, mình luôn đối mặt với hàng loạt vấn đề như không biết chọn kích thước phù hợp cho thiết kế đăng lên các nền tảng khác nhau nhưFacebook, Youtube, Instagram,...  Mình cũng chưa có kiến thức về bố cục nên việc sắp xếp hình ảnh và chữ còn lộn xộn. Đồng thời, việc không tìm được thiết kế mong muốn xảy ra thường xuyên. Một lần, mình thiết kế thiệp cưới nhưng không biết nên đánh từ khóa nào để tìm mẫu thiệp cưới đẹp và ấn tượng. Chọn font chữ sao cho phù hợp cũng là một thách thức lớn đối với người mới học thiết kế như mình. Đôi khi, mình thiết kế hình ảnh để đăng lên Facebook, nhưng hình lại bị bể vỡ dù đã thử mọi cách để chỉnh sửa. Một lần khác, khi up video lên Canva để chỉnh sửa, video lại bị mất tiếng mà không rõ lý do, dù mình đã tải lại nhiều lần vẫn không khắc phục được. Tự học Canva nhưng không thể thiết kế chuyên nghiệp Khả năng thiết kế của mình đã được “cứu” Sau khoảng 2 tháng tự học mà không đạt được kết quả như mong muốn, mình quyết định đăng ký một khóa học thiết kế Canva online để nâng cao kỹ năng. Tình cờ, trong một lần lướt Facebook, mình thấy quảng cáo về cuốn sách “Sách Thành thạo Canva trong 21 ngày” của Richdad Loc. Mình đã tìm hiểu và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người dùng.  Thấy vậy, mình càng tò mò hơn và tìm hiểu sâu về khóa học “21 Ngày Thành Thạo Canva” của thầy Loc. Phản hồi của học viên sau khóa học rất tốt nên mình đã đăng ký học ngay. Không làm mình thất vọng, khóa học “21 Ngày Thành Thạo Canva” đã giúp mình biết: Cách phối màu trên Canva Cách sử dụng Font chữ ấn tượng Cách sử dụng họa tiết ấn tượng Hiểu các nguyên tắc trong thiết kế Thiết kế Logo trên Canva Cách làm các MOCKUP LOGO Tao Name Card PRO Thiết kế file thuyết trình đẳng cấp Tạo Website cá nhân trên Canva Thiết kế áo thun Thiết kế tạp chí Thiết kế Voucher Sử dụng Mindmap Canva … Những điều mình đã học được Cơ hội mới Trong quá trình học, mình đã tham gia vào một group chat cộng đồng do thầy Loc tạo ra. Đây không chỉ là nơi để học hỏi kiến thức mà còn là nơi để chia sẻ những thiết kế mới, nhận được những góp ý chân thành từ những người bạn cùng chí hướng. Chính tại đây, mình đã gặp Hải, một trưởng nhóm content social của một công ty dược mỹ phẩm Nhật Bản. Hải rất ấn tượng với những thiết kế mình chia sẻ trong nhóm và biết rằng mình chuyên viết content cho website. Sau vài lần trao đổi và tìm hiểu về kỹ năng của nhau, Hải đã mời mình tham gia vào dự án xây dựng nội dung cho website mới của công ty anh. Đây là một cơ hội tuyệt vời để mình không chỉ áp dụng những gì đã học mà còn mở rộng mạng lưới quan hệ trong ngành. Khóa học không chỉ giúp mình nâng cao kỹ năng thiết kế mà còn mở ra nhiều cơ hội mới trong công việc. Hiện tại, mình đã sử dụng thành thạo Canva để tạo ra những thiết kế đẹp và ấn tượng. Từ bố cục, hình ảnh, màu sắc đến font chữ đều hài hòa, giúp tạo nên những sản phẩm chất lượng cao. Mình cảm thấy tự tin hơn rất nhiều trong công việc và đã có thêm một công việc Freelancer đầy triển vọng. Mình đã có thêm công việc freelancer Kết luận Nhìn lại hành trình từ lúc tự học đến khi tham gia khóa học “21 Ngày Thành Thạo Canva” của thầy Richdad Loc, mình nhận ra rằng đôi khi việc tự học không phải lúc nào cũng hiệu quả. Một khóa học bài bản, được dẫn dắt bởi người có kinh nghiệm thực sự giúp mình tiết kiệm thời gian và đạt được kết quả như mong đợi. Mình đã tự tin hơn rất nhiều trong việc thiết kế và công việc của mình cũng tiến bộ rõ rệt. Nếu bạn đang gặp khó khăn giống mình, hãy thử tìm một khóa học phù hợp, biết đâu nó sẽ thay đổi cuộc đời bạn như cách nó đã thay đổi mình.

Ngoại ngữ

Tổng quan về câu trực tiếp gián tiếp trong tiếng Anh Tổng quan về câu trực tiếp gián tiếp trong tiếng Anh Câu trực tiếp gián tiếp trong tiếng Anh là một chủ đề ngữ pháp “bắt buộc” mọi người phải nắm trong quá trình học tiếng Anh. Với lý do đó, UNCIA đã tổng hợp những kiến thức về phần này cho các bạn hiểu và thực hành đúng khi làm bài tập! Câu trực tiếp gián tiếp trong tiếng Anh là gì? Nếu tiếng Việt có câu trực tiếp, gián tiếp thì trong tiếng Anh cũng có hai loại câu này. Trong đó, câu trực tiếp được hiểu là câu tường thuật kể lại nguyên văn nghĩa và lời nói của người nói. Dạng câu này được trích nguyên trong dấu ngoặc kép “...”. Eg: My teacher says: “You should go to school early”. (Cô giáo tôi nói: “Bạn nên đi học sớm”). Nhận xét: “You should go to school early” là câu trực tiếp được trích nguyên văn lời của giáo viên. Câu gián tiếp là một câu trong nhóm câu trực tiếp và gián tiếp trong tiếng Anh hay còn được gọi câu tường thuật lại. Với chức năng mang ý nghĩa của người nói mà không cần giữ nguyên câu văn chủ từ nói và được bỏ ngoặc kép. Eg: My teacher says to me that I should go to school early. (Cô giáo của tôi nói với tôi rằng tôi nên đi học sớm). Ví dụ về câu trực tiếp và gián tiếp  >> Xem thêm: Bật mí cách nhớ cấu trúc tiếng Anh đơn giản nhất Chinh phục tiếng anh từ con số 0 bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học giúp người mất gốc hoặc trẻ em từ 4-12 tuổi luyện phát âm, ngữ âm, tăng vốn từ vựng, ngữ pháp ... Đăng ký ngay. [course_id:3177,theme:course] [course_id:259,theme:course] [course_id:236,theme:course] Quy tắc chuyển từ câu trực tiếp sang gián tiếp  Câu trực tiếp gián tiếp trong tiếng Anh là 2 loại câu được dùng rất nhiều trong giao tiếp tiếng Anh hàng ngày. Đôi khi việc nhớ nguyên văn một câu là một điều không hề dễ vì vậy chúng ta sử dụng câu gián tiếp để chuyển đổi. Cách đổi từ trực tiếp sang gián tiếp như sau: Đổi chủ ngữ và các đại từ nhân xưng khác trong câu trực tiếp sao cho khi sang câu gián tiếp mang ý nghĩa tương đồng, không đổi. Biến đổi các đại từ chỉ định chỉ người, các trạng từ chỉ thời gian và trạng từ chỉ địa điểm, nơi chốn sang gián tiếp theo quy tắc cho sẵn, nên bạn cần học thuộc lưu ý này. Động từ phải lùi một thì so với câu ở dạng trực tiếp. Eg: Linh says “I am a doctor”. (Linh nói “Tôi là một bác sĩ”). -> Linh says that she is a doctor.  Nếu câu ở thể trực tiếp muốn nói một sự thật hiển nhiên, những chân lý luôn đúng thì ta không được lùi thì khi diễn tả sang nhóm câu trực tiếp gián tiếp trong tiếng Anh. Chủ yếu những điều này được dùng với động từ ở hiện tại đơn. Eg: Teacher said people “The sun rises in the East and sets in the West”. (Giáo viên tôi nói “Mặt trời mọc đằng Đông và lặn đằng Tây”). -> Teacher said the sun rises in the East and sets in the West.  Lùi thì của động từ trong câu Thì hiện tại đơn: S + V + O -> S + V (ed). Thì hiện tại tiếp diễn: S + am/is/are + V-ing + O -> S + was/were + Ving. Thì hiện tại hoàn thành: S + has/have + PP.2 + O -> S + had + PII. Thì quá khứ đơn: S + V-ed + O -> S +had + PII. Thì quá khứ tiếp diễn: S + was/were + V-ing + O -> S + had + been + Ving.  Động từ Model verbs: S + model verb + V + O -> S + would/ could/might/had to + V. Cách chuyển sang câu gián tiếp chung của thì Đổi đại từ nhân xưng, đại từ sở hữu và tính từ sở hữu Đại từ nhân xưng sẽ được thay đổi khi chuyên từ câu trực tiếp sang gián tiếp như sau:  I -> She/he We -> They You -> I / She / TheyMe - Us -> Them Our -> Their Myself -> Himself/ herself Ourselves -> Himself/ herself/ myself My -> His/Her Me -> Him/Her Mine -> His/hers Yours -> His, her, my/ Their Us -> Them Our -> Their Eg:  My friend says: “I haven’t met him since January.” => My friend said that she hadn’t met him since January. Bảng đại chuyển từ trực tiếp sang câu gián tiếp  Thay đổi cụm từ chỉ thời gian và địa điểm Chuyển đổi câu trực tiếp gián tiếp trong tiếng Anh ngoài việc chú ý đến thì của câu trực tiếp thì người viết cần quan tâm đến các trạng từ chỉ thời gian, nơi chốn. Now -> then Ago -> Before This -> that These -> those Here -> there Today ->  that day Last week/ month/year -> the previous week/ month/year… Yesterday -> The day before… Cách chuyển câu trực tiếp gián tiếp trong tiếng Anh Chuyển câu trần thuật Cấu trúc như sau:  S+say/said (that)+mệnh đề được tường thuật Eg: “I am going to school”, my sister said. (Tôi đang đi học, chị gái tôi nói). -> My said me that she was going to school.  Chuyển câu hỏi Câu hỏi dạng yes/no Cấu trúc: S + asked/wondered/wanted to know (sb) + if/whether + Clause. Eg: “Do you love me?”, he asked. (“Bạn có yêu tôi không”, anh ấy hỏi). -> He asked me if I love he. - Câu hỏi Wh-  Cấu trúc: S + asked/wondered/wanted to know (sb) + Clause Lưu ý: Mệnh đề trong dạng câu này không được phép đảo ngữ. Eg: “What do you like subject, Mai?”, Nam aksed. (“Môn học bạn yêu thích là gì Mai”, Nam hỏi). -> Nam asked Mai what she liked subject.  Câu mệnh lệnh, sai khiến - Cấu trúc:  S + asked/ told/ required/ requested/ demanded + O +(not) + to V… S + ordered + somebody + to do something Lưu ý: Động từ "order" trong câu được sử dụng với mục đích nhấn mạnh tính chất bắt buộc. Eg:  “Turn off your radio! It is so noisy” – she demanded. => She demanded we turn off our radio because it was so noisy. >> Xem thêm: Nắm nhanh cấu trúc As soon as và cách sử dụng trong 3 phút Một số trường hợp đặc biệt khi chuyển đổi câu Shall/Would Shall/Would được sử dụng trong các tình huống diễn tả lời đề nghị. Vì thế khi chuyển đổi sang câu gián tiếp, chúng ta tiếp tục sử dụng cấu trúc của dạng câu yêu cầu, đề nghị. Eg:  “Would you like to drink coffee?” – she asked. => She offered to drink coffee. Will/ would/can/could Will/ would/can/could được sử dụng trong câu diễn tả một yêu cầu lịch sự từ người nói. Eg:  “Can I borrow your pen?” – My little brother asked. => My little brother asked me to borrow my pen. Câu cảm thán Eg:  “What a beautiful girl she is” – he said. => He exclaimed that she was a beautiful girl. Một số lỗi thường gặp khi chuyển đổi từ câu trực tiếp sang gián tiếp - Lỗi thứ nhất: Không lùi thì ở mệnh đề. -> Đây là một trong những lỗi phổ biến thường gặp. Lỗi này tuy không làm cho câu bị sai về mặt nội dung nhưng trong các bài thi hay bài kiểm tra, nếu mắc lỗi này thì bạn sẽ bị trừ điểm về ngữ pháp.  - Lỗi thứ hai: Sử dụng sai câu trúc gián tiếp -> Không phải tất cả các câu gián tiếp đều được diễn đạt như dạng câu tường thtaaj thông thường với "say, tell". Thực tế, câu mệnh mệnh hoặc câu hỏi có những đặc điểm riêng về cấu trúc diễn đạt.  Tham khảo mẫu bài tập chuyển câu trực tiếp sang gián tiếp 1. “Why don’t you go with me?”- she asked. 2. “Don’t open the window, it is raining.”- she tells her son. 3. “We have worked at this company for 3 years.” – he told me. 4. “Shall we have another dish of fried fish?”- he asked. 5. “What a naughty boy!” – she said. 6. “Where do they visit next week?” – My friend wondered. 7. “Do you pay in cash or settle the payment online?” – The staff asked the customer. 8. “Would you like to drink beer with me?” – he suggested. 9. “I don’t know how to solve this problem” – she said. 10. “Don’t go out!” –My mother required it. Kết luận Với những kiến thức về cấu trúc và cách dùng câu trực tiếp gián tiếp trong tiếng Anh, mà UNICA chia sẻ ở trên, tin rằng bạn sẽ biết chọn lọc những cách học nhanh nhất, hiệu quả nhất kết hợp với việc thực hành thường xuyên để đạt được kết quả học tốt nhất nhé. Đặc biệt, tuyệt đối đừng bỏ lỡ những bí quyết giúp bạn chinh phục hệ thống ngữ pháp thông dụng và quan trọng nhất với khóa học Tiếng Anh cho người mất gốc giúp bạn thành công trong việc chinh phục tiếng Anh nhé! Ngoài ra đừng bỏ lỡ cơ hội học Tiếng Hàn online cùng chuyên gia để trang bị thêm cho mình một ngôn ngữ thông dụng và đang rất cần thiết trong công việc, học tập hiện nay nhé! Câu cảm thán trong tiếng Anh là gì? Cấu trúc và cách sử dụng
Câu cảm thán trong tiếng Anh là gì? Cấu trúc và cách sử dụng Câu cảm thán trong tiếng Anh là một loại câu rất quan trọng trong giao tiếp hằng ngày. Một cuộc hội thoại, một câu chuyện có trở nên sinh động, thu hút, ấn tượng với người nghe hay không luôn cần những biểu cảm, cảm xúc nhất định. Hiểu được điều này, UNICA sẽ cung cấp những bí kíp về câu cảm thán để bạn truyền cảm hứng cho người nghe và đưa câu chuyện trở nên lôi cuốn, hấp dẫn nhất! Câu cảm thán tiếng Anh là gì? Nếu trong tiếng Việt, câu cảm thán là một loại câu sử dụng để bộc lộ tất cả các cảm xúc vui vẻ, đau xót, phấn khích, ngạc nhiên của người nói với sự vật, hiện tượng và trong tiếng Anh, câu cảm thán cũng được hiểu như vậy. Trong cấu trúc tiếng Anh, câu cảm thán có rất nhiều loại. Đó có thể là các câu diễn tả cảm giác (feeling), sự xúc động (emotion), hay đơn giản là những từ chỉ cảm súc mạnh nhé như:  awesome (tuyệt vời), awful (kinh khủng). Eg: What lovely flowers there are! (Những bông hoa này đẹp quá!) Cấu trúc câu cảm thán trong Tiếng Anh Câu cảm thán với “What” Cấu trúc với danh từ đếm được số ít: What + a/an + adj + danh từ đếm được Trong cấu trúc này, người học cần lưu ý, danh từ phải là danh từ đếm được ở số ít hoặc số nhiều. Nếu danh từ ở số ít thì được dùng a/an. Còn danh từ ở số  nhiều thì bỏ a/an. Cấu trúc câu cảm thán trong Tiếng Anh Eg:  What a beautiful girl! (Cô gái đó xinh đẹp quá!). What a big house! (Ngôi nhà này to thật!). What a lazy boy! (Cậu ta thật lười biếng). >> Xem thêm: Cách chuyển câu chủ động sang bị động | Cấu trúc câu bị động Chinh phục tiếng anh từ con số 0 bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học giúp người mất gốc hoặc trẻ em từ 4-12 tuổi luyện phát âm, ngữ âm, tăng vốn từ vựng, ngữ pháp ... Đăng ký ngay. [course_id:3177,theme:course] [course_id:259,theme:course] [course_id:236,theme:course] Cấu trúc đếm được với sanh từ số nhiều: What + adj + danh từ đếm được số nhiều + (be) Eg:  What lovely cats! (Những con mèo này thật đáng yêu!). What fastly cars! (Những chiếc ô tô này thật nhanh!). What + adj + danh từ không đếm được. Eg: What nice weather! (Thời tiết thật đẹp làm sao!) Cấu trúc với danh từ không đếm được: What + adj + danh từ không đếm được! Câu cảm thán kết hợp với kể chuyện: What + (a/an) + adj + N + S + V! Câu cảm thán với “How” Nếu với câu cảm thán trong tiếng Anh với What đi theo sau là một danh từ/cụm từ đếm được thì theo sau How sẽ là một danh từ/trạng từ. Cấu trúc tương tự như với “What”. Cấu trúc: How + adj/adv + S + V/be Trong đó:  Chủ ngữ bao gồm chỉ người, chỉ vật, con vật, sự vật, hiện tượng… V: Là các động từ thường hoặc động từ “tobe”. Eg: How fun it is! (Nó thật là buồn cười!). How well he sings! (Anh ấy hát thực sự tốt!). Câu cảm thán sử dụng So/ So Such S +V + so + adj/adv Eg:  + He is so handsome. (Anh ấy rất đẹp trai). + The house is so big. (Ngôi nhà thực sự rất to). S + V + such + (a/an) + adj/adv. Eg:  She bought such a beautiful hat. (Cô ấy mua một chiếc mũ rất đẹp). I have such a nice boyfriend. (Tôi có một người bạn trai rất tử tế). Chú ý: Với dạng này ta có thể đảo ngữ so/such lên trước. Eg:  So amazing! (Thật tuyệt vời!). Such a nice day! (Một ngày thật đẹp!). Such a nice day! Là một dạng câu cảm thán Cách sử dụng câu cảm thán trong tiếng Anh Câu cảm thán được sử dụng để bộc lộ cảm xúc của người nói, người viết. Nhũng từ ngữ này được sử dụng phổ biến trong giao tiếp hằng này. Thông thường, câu cảm thán thường đứng ở vị trí đầu hoặc cuối câu. Không sử dụng câu cảm thán trong các biên bản, hợp đồng, đơn từ vì nó không phù hợp với tính chất của văn bản đó.  Một số câu cảm thán trong tiếng Anh thông dụng Câu cảm thán chung chung thường dùng It’s risky! : Nhiều rủi ro quá! Go for it!: Cố gắng đi  Cheer up!: Vui lên! Calm down!: Bình tĩnh nào! How lucky!: May quá! Well – done!: Làm tốt lắm  That’s really awesome!: Bá đạo đấy! What a pity!: Đáng tiếc thật! What nonsense!: Thật là vô nghĩa! Thank God!: Cảm tạ trời đất! Câu cảm thán thể hiện cảm xúc Trong giao tiếp hàng ngày, chúng ta thường sử dụng những câu cảm thán trong tiếng Anh đặc biệt, không theo một cấu trúc nào kể trên. Một số câu cảm thán hay gặp trong giao tiếp được người nói ưu tiên như: What a pity!: Tiếc quá đi! Too bad!: quá tệ Go for it!: Cố gắng đi Cheer up!: Vui lên đi It’s over!: Chuyện đã qua rồi That’s strange!: Lạ thật đó What nonsense!: Thật là ngớ ngẩn What a thrill!: Thật là li kì Suit yourself!: Tùy bạn thôi What a bore!: Thật là chán quá Too bad!: Tệ quá Poor fellow!: Thật tội nghiệp What a pity!: Thật đáng tiếc What nonsense!: Thật vô lý How lucky!: Thật là may quá That’s amazing!: Thật bất ngờ That’s great!: Thật tuyệt That’s really awesome!: Quá tuyệt vời Thank God!: Cảm ơn trời đất I did it!: Mình làm được rồi Nothing could make me happier: Không điều gì làm tôi hạnh phúc hơn: I  have nothing more to desire: Tôi rất hài lòng We are happy deed: Chúng tôi rất vui mừng >> Xem thêm: Câu trần thuật trong tiếng Anh - Cấu trúc, cách sử dụng và ví dụ minh họa   “Wow”là loại câu thường được sử dụng trong giao tiếp Bài tập vận dụng câu cảm thán trong Tiếng Anh Bài tập: Viết lại câu cảm thán dựa trên những từ gợi ý có sẵn 1. Lovely/ dress 2. Tight/ shoes 3. beautiful/ flowers 4. awful/ weather 5. smooth/ hair Đáp án: 1. What a lovely dress! 2. What tight shoes! 3. What beautiful flowers! 4. What awful weather! 5. What smooth hair! Kết luận Câu cảm thán trong tiếng Anh tuy đơn giản, ít lý thuyết nhưng lại là loại câu mang nhiều tầng ý nghĩa và “mẹo” lừa mà bất kỳ học viên nào cũng bị nhầm lẫn. Mong rằng bài viết, UNICA chia sẻ sẽ giúp bạn khám phá “tất tần tật” kiến thức quan trọng về câu cảm thán trong Tiếng Anh.  Ngoài ra đừng bỏ lỡ cơ hội học Tiếng Hàn online cùng chuyên gia để trang bị thêm cho mình một ngôn ngữ thông dụng và đang rất cần thiết trong công việc, học tập hiện nay nhé! Chúc bạn thành công
Câu trần thuật trong tiếng Anh - Cấu trúc, cách sử dụng và ví dụ
Câu trần thuật trong tiếng Anh - Cấu trúc, cách sử dụng và ví dụ Trong quá trình giao tiếp tiếng Anh với người nước ngoài, bạn thường xuyên phải sử dụng những câu kể để diễn tả sự vật, hiện tượng, nhận định hay giải thích cho người nghe hiểu…. Tất cả những câu trên chính là một mẫu câu trần thuật trong tiếng Anh. Vậy câu trần thuật là gì và cách sử dụng loại câu này như nào, hãy tham khảo thêm bài viết dưới đây nhé! Câu trần thuật trong Tiếng Anh là gì? Câu trần thuật dạng khẳng định Câu trần thuật khẳng định là một câu khẳng định đơn giản, diễn tả câu nói về một điều gì đó xảy ra, không quan trọng là câu đó được chia ở thì hiện tại, quá khứ hay hoàn thành. Có thể khẳng định, đây chính là một câu xuất hiện thường xuyên, nhiều nhất trong các bài hội thoại, báo, khoa học tiếng Anh. Cấu trúc của câu: S+ V. Trong đó: S: Chủ ngữ là tất cả các ngôi trong tiếng Anh, là chủ thể thực hiện hành động. V: Động từ được chia theo chủ từ, thời gian diễn ra hành động. She can play the guitar là một câu khẳng định Eg:  I playing game. (Tôi đang chơi game). She is watching TV. (Cô ấy đang xem phim). He went to the zoo last week. (Anh ấy đã đi sở thú vào tuần trước). >> Xem thêm: Phân biệt Can, Could, Be able to dễ dàng trong Tiếng Anh Chinh phục tiếng anh từ con số 0 bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học giúp người mất gốc hoặc trẻ em từ 4-12 tuổi luyện phát âm, ngữ âm, tăng vốn từ vựng, ngữ pháp ... Đăng ký ngay. [course_id:3177,theme:course] [course_id:259,theme:course] [course_id:236,theme:course] Câu trần thuật dạng phủ định Câu trần thuật dang phủ định là một dạng câu trần thuật trong tiếng Anh, trái ngược hoàn toàn với câu khẳng định, dùng để phủ định hành động đã không diễn ra. Công thức phủ định: S + not +V. Trong đó: Để biến câu khẳng định thành câu phủ định, chúng ta chỉ việc thêm not vào chủ ngữ. Tuy nhiên không phải việc thêm “not” vào sau chủ ngữ là được, “not” thêm vào cũng cần đúng vị trí theo các nguyên tắc cơ bản sau:  Với động từ “tobe” và các động từ khiếm khuyết như: Can, must, should, may, might, need… thì thêm “not” trực tiếp vào sau động từ. Eg:  I cannot speak English. (Tôi không thể nói tiếng Anh). Trong đó: Cannot = cann’t. He is not student. (Anh ấy không phải là học sinh). Với động từ thường khác: Thêm not vào sau trợ động từ như do/does/did/had/have… Eg: I don’t go to school. (Tôi không đi học). Ngoài ra, có những trường hợp rất đặc biệt, câu trần thuật không theo một cấu trúc chủ ngữ, động từ nào cả.  Eg:  So far, so good. So then. Thêm “not” vào sau chủ ngữ trong câu khẳng định để được phủ định Phân loại câu tường thật trong Tiếng Anh Câu tường thuật dạng kể: Dạng câu này dùng để kể một câu chuyện hay sự việc nào đó đã được diễn ra trước đó. Eg: He told me he would lend me his car. Câu tường thuật dạng câu hỏi: Bao gồm 2 loại là Yes/No question và Wh-Question. Dạng câu hỏi này mang ý nghĩa là tường thuật lại câu hỏi cho người thứ ba.  Câu tường thuật dạng câu mệnh lệnh: Mang ý nghĩa kể lại một mệnh lệnh của người thứ 3.  Eg: Brad told Lana to call him Câu tường thuật dạng đặc biệt: Mang ý nghĩa kể lại một lời đồng ý, lời buộc tội hay lời hứa của một ai đó cho người thứ 3 nghe.  Eg: He promised to marry her. Cách chuyển từ câu trực tiếp sang câu trần thuật Chuyển từ câu trực tiếp sang câu tường thuật dạng kể Bước 1: Chọn động từ giới thiệu, cụ thể là: said/told.  Bước 2: Áp dụng quy tắc lùi thì trong câu gián tiếp. Quy tắc lùi thì được minh họa như sau:  Bước 3: Đổi đại từ nhân xưng, tân ngữ, đại từ và tính từ sở hữu.  - Bước 4: Đổi các từ chỉ địa điểm và thời gian cho phù hợp. Cách chuyển từ câu trực tiếp sang câu tường thuật dạng câu hỏi Dạng câu hỏi Yes/No Quesiton Cấu trúc câu như sau:   S + asked (+object) + if / whether + subject + V ( lùi thì ) Dạng câu hỏi Wh - Question Cấu trúc như sau:    S + asked (+Object) + What / When /… + Subject +Verb (lùi thì) Cách chuyển từ câu trực tiếp sang câu tường thuật dạng câu mệnh lệnh Cấu trúc dạng câu mệnh lệnh ở thể khẳng định:  S + told + O + to – infinitive. Cấu trúc dạng câu mệnh lệnh ở thể phủ định:   S + told + O + not to – infinitive. Câu tường thuật ở dạng câu điều kiện ở lời nói gián tiếp a. Điều kiện có thật, có thể xảy ra ( điều kiện lại 1) Câu điều kiện dạng này có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai. Áp dụng chung quy tắc lùi thì. b. Điều kiện không có thật/giả sử ( điều kiện loại 2, loại 3) Câu điều kiện không thể xảy ra, trái ngược với hiện tại. Chúng ta giữ nguyên, không đổi.  Một số dạng câu trần thuật đặc biệt Cấu trúc một số dạng câu tường thuật đặc biệt như sau:  S + promised + to V Eg: He promised to quit smoking. (Anh ấy hứa sẽ bỏ thuốc lá) S + agree + to V Eg: She agrees to go to the birthday party. (Cô ấy đồng ý đến dự buổi tiệc sinh nhật.) S + accuse + sb + of + V-ing Eg: He accused her of stealing. (Anh ta buộc tội cô ấy ăn cắp.) SHALL/ WOULD diễn tả đề nghị, lời mời Eg: Tom asked: “Shall I bring you some food?” -> Tom offered to bring me some food. WILL/ WOULD/ CAN/ COULD diễn tả sự yêu cầu Eg: Tom asked: “Will you help me, please?” -> Tom asked me to help him. >> Xem thêm: RELATIVE CLAUSE - Phân loại và cách sử dụng mệnh đề quan hệ trong tiếng Anh Bài tập vận dụng câu tường thuật trong Tiếng Anh Đề bài: Chuyển các câu dưới đây về dạng câu tường thuật 1. he asked me: “Do you have a red pen?”. 2. Mom told me, “Cook before your dad comes home.”. 3. My dad asked me, “Will you come visit me this weekend?”. 4. Coach told us: “Don’t forget to eat a lot of beef for energy.”. 5. My mom told us: “Turn off the lights and go to sleep.” Đáp án 1. He asked me if I had a red pen. 2. Mom told me to cook before my dad came back home. 3. My dad asked me if I would visit him over that weekend. 4. The coach reminded us to eat beef for energy. 5. My mom ordered us to turn off the lights and go to sleep. Kết luận Với những chia sẻ và những lưu ý quan trọng về câu trần thuật trong tiếng Anh, trong bài viết nêu trên UNICA hy vọng rằng các bạn sẽ ghi được điểm “tuyệt đối” khi giao tiếp với người bản ngữ. Đặc biệt, với những ai có ý định thi IELTS thì phần chủ điểm ngữ pháp này các bạn nên học cẩn thận nhé. 
Xem thêm bài viết

Tin học văn phòng

Cách chèn ảnh vào Shape trong Powerpoint Cách chèn ảnh vào Shape trong Powerpoint Để tạo nên một bài thuyết trình chuyên nghiệp, bạn phải học cách chèn ảnh vào Shape trong Powerpoint. Cùng Unica tìm hiểu các bước thực hiện chi tiết thông qua bài viết! 1. Cách chèn ảnh vào Shape trong Powerpoint Cách 1: Vẽ hình Shape và chèn ảnh - Bước 1: Trên thanh công cụ chọn Insert -> chọn Shapes -> chọn hình dạng bất kỳ mà bạn muốn sử dụng. Chèn ảnh vào shape trong powerpoint - Bước 2: Click chuột 2 lần để vẽ biểu tượng vào Slide. Chèn ảnh vào shape trong powerpoint - Bước 3: Nhấn chuột phải vào hình Shape -> chọn Format Shape Chèn ảnh vào shape trong powerpoint - Bước 4: Trong hộp thoại Format Shape -> chọn Fill -> chọn Picture or texture fill -> chọn Insert. Chèn ảnh vào shape trong powerpoint - Bước 5: Chọn ảnh -> nhấn Insert. Chèn ảnh vào shape trong powerpoint - Bước 7: Kết quả như sau Chèn ảnh vào shape trong powerpoint Cách 2: Sử dụng Merge Shape - Bước 1: Chọn Insert -> chọn Shapes -> chọn biểu tượng trong Shape. Chèn ảnh vào shape trong powerpoint - Bước 2: Nhấp chuột phải để vẽ biểu tượng vào trong Slide.  Chèn ảnh vào shape trong powerpoint - Bước 3: Nhấn giữ phím Ctrl và chọn hình -> chọn Shape -> vào Shape Format. Chèn ảnh vào shape trong powerpoint - Bước 4: Chọn Merge Shapes -> chọn Intersect. Chèn ảnh vào shape trong powerpoint - Bước 5: Kết quả như sau: Chèn ảnh vào shape trong powerpoint Lưu ý: Với cách này, bạn nên đặt Shape nằm đè lên vị trí ảnh để khi gộp xong vị trí ảnh sẽ nằm gọn trong khung hình.  2. Tổng kết Như vậy thông qua nội dung bài viết trên, Unica đã cùng bạn tìm hiểu về cách chèn ảnh vào Shape trong Powerpoint từ những thao tác vô cùng đơn giản. Nếu bạn muốn học Word Online hiệu quả thì nhất định không nên bỏ lỡ kiến thức này. Cảm ơn và chúc các bạn thành công! Cách lập Bảng cân đối kế toán chi tiết và nhanh chóng
Cách lập Bảng cân đối kế toán chi tiết và nhanh chóng Với mỗi doanh nghiệp thì ngoài bảng báo cáo tài chính thì bảng cân đối kế toán cũng rất được chú trọng. Nó sẽ giúp nhà đầu tư nắm được tình hình hoạt động kinh doanh của một công ty. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về loại bảng báo cáo này thì mời bạn và Unica khám phá trong bài viết này nhé. Bảng cân đối kế toán là gì? Đây là một bảng báo cáo tài chính tổng hợp giúp phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Số liệu trên BCĐKT sẽ cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn hình thành các tài sản đó. Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của một doanh nghiệp. Bảng cân đối kế toán Ý nghĩa bảng cân đối kế toán BCĐKT sẽ phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp. Chính vì vậy các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán đều có những ý nghĩa riêng về mặt pháp lý và kinh tế. Về mặt pháp lý: - Phần tài sản cố định sẽ phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có tại thời điểm lập báo cáo. Các tài sản này sẽ thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp. - Phần nguồn vốn thì phản ánh nguồn hình thành các tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. Nó sẽ cho biết trách nhiệm với các khoản nợ là bao nhiêu và các chủ nợ cũng biết được giới hạn cũng nư trách nhiệm của chủ sở hữu đối với các khoản nợ doanh nghiệp. Về mặt kinh tế: - Bảng cân đối kế toán phần tài sản và nguồn vốn sẽ mang ý nghĩa về mặt kinh tế như sau: - Phần tài sản cố định: Phản ánh giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập BCĐKT. Qua đó đánh giá một cách tổng quát quy mô vốn và mức độ phân bổ vốn của doanh nghiệp. - Phần nguồn vốn: Thể hiện về quy mô và cơ cấu các nguồn vốn được huy động trong các hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Nhờ vậy có thể đánh giá được mức năng lực tự chủ tài chính và mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Ý nghĩa của bảng cân đối kế toán Những nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán 1. Nguyên tắc lập bảng cân đối của doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục Trên Bảng cân đối kế toán trong khóa học nguyên lý kế toán thì các khoản mục Tài sản và Nợ phải trả đều phải được trình bày riêng biệt thành ngắn hạn và dài hạn, tùy theo thời hạn chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp. - Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh trong vòng 12 tháng, thì Tài sản và phần Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo nguyên tắc sau: + Tài sản và Nợ phải trả đều được thu hồi hay thanh toán không quá 12 tháng kể từ thời điểm báo cáo được xếp vào loại ngắn hạn. + Tài sản và Nợ phải trả sẽ được thu hồi hay thanh toán từ 12 tháng trở lên tính từ thời điểm báo cáo được xếp vào loại dài hạn. - Đối với các doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng, thì Tài sản và khoản Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo điều kiện sau: + Tài sản và Nợ phải trả phải được thu hồi hay thanh toán trong vòng một chu kỳ kinh doanh bình thường được xếp vào loại ngắn hạn. + Tài sản và Nợ phải trả khi thu hồi hoặc thanh toán trong thời gian dài hơn một chu kỳ kinh doanh bình thường sẽ được xếp vào loại dài hạn. Trường hợp này, các doanh nghiệp phải thuyết minh rõ đặc điểm xác định chu kỳ kinh doanh thông thường, thời gian bình quân của chu kỳ kinh doanh, bằng chứng về chu kỳ sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp cũng như của ngành, lĩnh vực. - Các doanh nghiệp dựa vào tính chất hoạt động không thể dựa vào chu kỳ kinh doanh để phân biệt ngắn hạn và dài hạn, thì các Tài sản và Nợ phải trả sẽ được trình bày theo tính thanh khoản giảm dần. Nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán 2. Nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán không đáp ứng giả định hoạt động liên tục Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp khi đang hoạt động ngoại trừ một số điều chỉnh như sau: - Không phân biệt tài sản ngắn hạn và dài hạn: Các chỉ tiêu được lập không căn cứ vào thời hạn kể từ ngày lập báo cáo là trên 12 tháng hoặc không quá thời gian 12 tháng hoặc hơn một chu kỳ kinh doanh thông thường hay trong một chu kỳ kinh doanh thông thường. - Không trình bày các chỉ tiêu dự phòng bởi vì toàn bộ tài sản, nợ phải trả đã được đánh giá theo giá trị thuần có thể thực hiện được, giá trị có thể thu hồi hoặc các giá trị hợp lý. - Các chỉ tiêu liên quan đến các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết hoặc góp vốn đầu tư vào đơn vị khác phản ánh theo giá trị ghi sổ sau khi đã đánh giá lại các khoản đầu tư trên. Doanh nghiệp không phải trình bày chỉ tiêu “Dự phòng đầu tư tài chính dài hạn” do số dự phòng sẽ được ghi giảm trực tiếp vào giá trị ghi sổ của khoản đầu tư. - Các chỉ tiêu có liên quan đến các khoản phải thu phản ánh theo giá trị ghi sổ sau khi đã hoàn thành đánh giá các khoản phải thu. Doanh nghiệp không phải trình bày chỉ tiêu “Dự phòng phải thu khó đòi” vì số dự phòng được ghi giảm trực tiếp vào giá trị ghi sổ của các khoản phải thu. - Các chỉ tiêu liên quan đến TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính hay bất động sản đầu tư phản ánh theo giá trị ghi sổ sau khi đã đánh giá lại các tài sản. Doanh nghiệp không phải trình bày chỉ tiêu “Nguyên giá” do giá trị sổ sách chính là giá đánh giá lại, không trình bày chỉ tiêu “Hao mòn lũy kế” do số khấu hao đã được ghi giảm trực tiếp vào phần giá trị sổ sách của tài sản. Hướng dẫn cách lập Bảng cân đối kế toán Căn cứ để lập bảng cân đối kế toán Để lập một BCĐKT hoàn chỉnh, bạn cần dựa vào những số liệu, tiêu chí như sau: - Số liệu dựa trên sổ kế toán tổng hợp. - Số liệu ở trên sổ và thẻ kế toán chi tiết hoặc bảng tổng hợp chi tiết.  - Dữ liệu cùng số liệu cuối năm trên Bảng cân đối kế toán năm trước (để trình bày cột đầu năm). - Số dư của tài khoản phản ánh Tài sản (loại 1, 2) chính là nguồn số liệu để lập các chỉ tiêu Phần I: Tài sản. - Số dư của các tài khoản phản ánh phần Nguồn vốn (loại 3,4) sẽ là nguồn số liệu lập các chỉ tiêu Phần II: Nguồn vốn. Cách lập bảng cân đối kế toán Hướng dẫn cách lập bảng cân đối kế toán Để có thể lập BCĐKT cần tuân thủ theo các nguyên tắc lập BCĐKT sau: - Sử dụng số dư của các loại tài khoản kế toán. Để lập các chỉ tiêu trong bảng cần căn cứ vào bản chất của đối tượng nêu trong chỉ tiêu để có phương pháp tổng hợp số liệu phù hợp. - Thông thường các tài khoản loại 1, 2 có số dư bên “Nợ” thì có thể lấy trực tiếp để lập cho Phần I và các tài khoản loại 3, 4 có số dư bên “Có” thì lấy trực tiếp để lập cho Phần II. Chú ý rằng: Cần chú ý đến các tài khoản có điểm khác biệt, ví dụ: - Khoản Phải thu đối với khách hàng cuối kỳ có thể có số dư ở cả bên Nợ và Có (hay tài khoản lưỡng tính). - Tài khoản Hao mòn tài sản cố định thuộc vào tài khoản tài sản nhưng có kết cấu là một tài khoản nguồn vốn… Tất cả trường hợp này kế toán cần phải thận trọng hơn trong quá trình xử lý tổng hợp số liệu. Cách đọc bảng cân đối kế toán chính xác BCĐKT chính là một báo cáo tài chính tổng hợp giúp doanh nghiệp và các nhà đầu tư có thể nắm bắt được tình hình tài chính của doanh nghiệp.Để đọc hiểu BCĐKT một cách đúng chuẩn nhất. Bạn cần nắm được những nguyên tắc sau: Đọc bảng cân đối kế toán  - Cần tổng hợp tất cả thông tin cơ bản của doanh nghiệp. Ngành nghề hoạt động kinh doanh, quy mô tổ chức và các đặc thù trong kinh doanh sản xuất,… - Phân tích theo báo cáo của BCĐKT doanh nghiệp đó gồm: Phân tích theo chiều ngang hoặc chiều dọc. - Đọc hiểu bảng số liệu tổng quan cơ bản trong BCĐKT. - Đọc các số liệu chi tiết - Phân tích, so sánh các số liệu và đưa ra nhận xét với BCĐKT. Tổng kết Bài viết trên đã tổng hợp các thông tin cơ bản về bảng cân đối kế toán. Cách lập và đọc một BCĐKT của doanh nghiệp. Nếu muốn nâng cao kiến thức thì đừng bỏ qua khóa học khóa học kế toán online trên Unica nhé.
Cách chèn ký tự đặc biệt trong Word nhanh, đơn giản cho mọi phiên bản
Cách chèn ký tự đặc biệt trong Word nhanh, đơn giản cho mọi phiên bản Bạn có bao giờ gặp khó khăn khi muốn chèn những ký tự đặc biệt như ©, ®, ™, €, £, ¥, √, ∑, ∞ hay π vào tài liệu Word của mình không? Bạn có biết cách chèn ký tự đặc biệt trong Word nhanh, đơn giản cho mọi phiên bản không? Nếu câu trả lời là chưa thì bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây. Unica sẽ hướng dẫn bạn chèn ký tự đặc biệt trong Word chỉ với vài bước đơn giản. Bạn sẽ có thể chèn được bất kỳ ký tự đặc biệt nào mà bạn muốn vào tài liệu Word của mình, từ những ký tự thông dụng như ký hiệu bản quyền, tiền tệ, toán học, cho đến những ký tự hiếm gặp như ký hiệu âm nhạc, cờ, biểu tượng cảm xúc.  Ký tự đặc biệt là gì? Trước khi tìm hiểu cách chèn ký tự đặc biệt trong Word, bạn có thể thắc mắc ký tự đặc biệt là gì? Ký tự đặc biệt là những ký tự mà không thể gõ được bằng bàn phím thông thường, mà phải sử dụng các phím tắt, bảng kí tự đặc biệt trong word hoặc phần mềm hỗ trợ.  Ký tự đặc biệt thường được sử dụng để biểu diễn các ký hiệu, biểu tượng, ký tự ngôn ngữ hay ký tự toán học mà không có trong bảng chữ cái Latinh. Ký tự đặc biệt có thể có nhiều dạng, kiểu và ý nghĩa khác nhau, tùy thuộc vào ngữ cảnh và mục đích sử dụng. Ký tự đặc biệt trong Word Các trường hợp cần sử dụng ký tự đặc biệt Có nhiều trường hợp mà bạn cần sử dụng ký tự đặc biệt trong tài liệu Word của mình. Trong bài này chúng tôi xin liệt kê ra 4 trường hợp chính sau đây: Khi thực hiện soạn thảo các công thức toán học Một trường hợp mà bạn cần sử dụng ký tự đặc biệt trong Word là khi bạn thực hiện soạn thảo các công thức toán học. Bạn có thể muốn sử dụng các ký tự đặc biệt để biểu diễn các ký hiệu toán học như phép tính, biến số, hằng số, hàm số, phân số, căn bậc, mũ, logarit, lượng giác, giới hạn, tích phân, tổng, trung bình, phương sai, đạo hàm, ma trận, vector hay biểu thức logic. Bạn có thể sử dụng các ký tự đặc biệt như +, -, ×, ÷, =, ≠, <, >, ≤, ≥, √, ∑, ∞, π, α, β, γ, Δ, θ, sin, cos, tan, lim, ∫, ∂, ∇, ⋮, ⋯, ∧, ∨, ¬ hay ⊕ để viết các công thức toán học trong Word. Dùng ký tự đặc biệt để lập công thức toán học Khi cần thể hiện các ký tự Phi (Φ), Radiant (rad hay c), Alpha (α), Delta (Δ) Một trường hợp khác mà bạn cần thực hiện cách chèn ký tự đặc biệt trong word là khi bạn cần thể hiện các ký tự Phi (Φ), Radiant (rad hay c), Alpha (α), Delta (Δ). Bạn có thể muốn sử dụng các ký tự này để biểu diễn các khái niệm, đại lượng, đơn vị hay ký hiệu trong các lĩnh vực như vật lý, hóa học, kỹ thuật, thiên văn hay y học. Bạn có thể sử dụng các ký tự này để viết các công thức, biểu đồ, bảng số liệu, phương trình hay biểu thức trong Word. >> Xem thêm: Cách viết công thức hóa học trong Word đơn giản nhất Mos Word là chứng chỉ tin học văn phòng thông dụng mà đa số người làm việc nơi công sở đều cần. Thay vì mất thời gian tham gia các khóa học offline thì giờ đây bạn hoàn toàn có thể tham gia khóa học Mos Word online của Unica. Thông qua khóa học này, bạn hoàn toàn có thể nắm chắc toàn bộ kiến thức về công cụ Microsoft Word từ cơ bản đến nâng cao. Đồng thời, bạn sẽ được bổ sung và trau dồi kiến thức về công cụ Word bị thiếu sót trong quá trình học tập và làm việc. Sau khóa học, bạn có thể tự tin thi MOS Word với số điểm trên 900+. Bạn còn chờ gì nữa mà không đăng ký học ngay: [course_id:709,theme:course] [course_id:856,theme:course] [course_id:2295,theme:course] Khi viết các tờ khai, tờ đơn cần chèn các ký tự như nhà, điện thoại Một trường hợp nữa mà bạn cần sử dụng ký tự đặc biệt trong Word là khi bạn viết các tờ khai, tờ đơn cần chèn các ký tự như nhà, điện thoại. Bạn có thể muốn sử dụng các ký tự này để biểu diễn các thông tin, địa chỉ, liên lạc hay yêu cầu trong các tài liệu hành chính, hợp đồng, đơn xin, giấy tờ hay biểu mẫu trong Word. Bạn có thể sử dụng các ký tự này để viết các mục, tiêu đề, nội dung hay chú thích trong Word. Dùng ký tự viết các tờ khai, tờ đơn cần chèn các ký tự như nhà, điện thoại Các dạng font ký tự trong Word Trong Word, bạn có thể sử dụng nhiều dạng font ký tự khác nhau để chèn các ký tự đặc biệt vào tài liệu của mình. Mỗi dạng font ký tự có những đặc điểm và ứng dụng riêng. Bạn có thể chọn dạng font ký tự phù hợp với mục đích và nhu cầu của mình. Dưới đây là một số dạng font ký tự phổ biến trong Word: Kiểu Wingdings Kiểu Wingdings là một dạng font ký tự được thiết kế bởi Microsoft vào năm 1990. Kiểu Wingdings bao gồm các ký tự đặc biệt dưới dạng các biểu tượng, hình ảnh, ký hiệu hay hình dạng khác nhau. Bạn có thể sử dụng kiểu Wingdings để tạo ra những hình ảnh độc đáo, thú vị và sáng tạo trong tài liệu của mình.  Bạn có thể chèn các ký tự đặc biệt trong kiểu Wingdings bằng cách chọn font chữ Wingdings trong danh sách các font chữ có sẵn trong Word, sau đó nhập các ký tự bình thường trên bàn phím.  Kiểu Wingdings là một dạng font ký tự được thiết kế bởi Microsoft vào năm 1990 Kiểu Wingdings 2 Kiểu Wingdings 2 là một dạng font ký tự được thiết kế bởi Microsoft vào năm 1991. Kiểu Wingdings 2 là một phiên bản mở rộng của kiểu Wingdings, bổ sung thêm nhiều ký tự đặc biệt mới. Kiểu Wingdings 2 bao gồm các ký tự đặc biệt dưới dạng các biểu tượng, hình ảnh, ký hiệu hay hình dạng khác nhau.  Bạn có thể sử dụng kiểu Wingdings 2 để tạo ra những hình ảnh đa dạng, phong phú và sinh động trong tài liệu của mình. Bạn có thể chèn các ký tự đặc biệt trong kiểu Wingdings 2 bằng cách chọn font chữ Wingdings 2 trong danh sách các font chữ có sẵn trong Word, sau đó nhập các ký tự bình thường trên bàn phím.  Kiểu Wingdings 2 là một dạng font ký tự được thiết kế bởi Microsoft vào năm 1991 Kiểu Wingdings 3 Khi thực hiện cách chèn ký tự đặc biệt trong word, bạn sẽ nhìn thấy Wingdings 3. Đây là một dạng font ký tự được thiết kế bởi Microsoft vào năm 1992. Kiểu Wingdings 3 là một phiên bản mở rộng của kiểu Wingdings 2, bổ sung thêm nhiều ký tự đặc biệt mới.  Kiểu Wingdings 3 bao gồm các ký tự đặc biệt dưới dạng các biểu tượng, hình ảnh, ký hiệu hay hình dạng khác nhau. Bạn có thể sử dụng kiểu Wingdings 3 để tạo ra những hình ảnh độc đáo, hấp dẫn và nghệ thuật trong tài liệu của mình. Bạn có thể chèn các ký tự đặc biệt trong kiểu Wingdings 3 bằng cách chọn font chữ Wingdings 3 trong danh sách các font chữ có sẵn trong Word, sau đó nhập các ký tự bình thường trên bàn phím.  Kiểu MS Gothic Kiểu MS Gothic là một dạng font ký tự được thiết kế bởi Microsoft vào năm 1993. Vì đã ra đời lâu nên đây là kiểu phổ biến được nhiều người dùng khi thực hiện cách chèn symbol trong word. Kiểu MS Gothic bao gồm các ký tự đặc biệt dưới dạng các chữ cái, số, dấu câu, ký hiệu hay hình dạng khác nhau.  Bạn có thể sử dụng kiểu MS Gothic để tạo ra những văn bản có chứa các ký tự đặc biệt trong các ngôn ngữ khác nhau, như tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Trung, tiếng Ả Rập, tiếng Hy Lạp, tiếng Nga, tiếng Thái, tiếng Việt,... Bạn có thể chèn các ký tự đặc biệt trong kiểu MS Gothic bằng cách chọn font chữ MS Gothic trong danh sách các font chữ có sẵn trong Word, sau đó nhập các ký tự bình thường trên bàn phím.  Kiểu MS Gothic là một dạng font ký tự được thiết kế bởi Microsoft vào năm 1993 Kiểu Webdings Kiểu Webdings là một dạng font ký tự được thiết kế bởi Microsoft vào năm 1997. Vì ra đời đã lâu nên đây được xem là một trong những kiểu phổ biến khi thực hiện cách chèn ký tự đặc biệt trong word. Kiểu Webdings bao gồm các ký tự đặc biệt dưới dạng các biểu tượng, hình ảnh, ký hiệu hay hình dạng khác nhau.  Bạn có thể sử dụng kiểu Webdings để tạo ra những hình ảnh liên quan đến các chủ đề như thời tiết, động vật, thực vật, giao thông, du lịch, thể thao, âm nhạc,... Bạn có thể chèn các ký tự đặc biệt trong kiểu Webdings bằng cách chọn font chữ Webdings trong danh sách các font chữ có sẵn trong Word, sau đó nhập các ký tự bình thường trên bàn phím.  Kiểu Segoe MDL 2tsAsse Kiểu Segoe MDL 2 Assets là một dạng font ký tự được thiết kế bởi Microsoft vào năm 2015. Kiểu Segoe MDL 2 Assets bao gồm các ký tự đặc biệt dưới dạng các biểu tượng, hình ảnh, ký hiệu hay hình dạng khác nhau.  Bạn có thể sử dụng kiểu Segoe MDL 2 Assets để tạo ra những hình ảnh liên quan đến các chủ đề như giao diện người dùng, thiết bị, ứng dụng, trò chơi, mạng xã hội,... Bạn có thể chèn các ký tự đặc biệt trong kiểu Segoe MDL 2 Assets bằng cách chọn font chữ Segoe MDL 2 Assets trong danh sách các font chữ có sẵn trong Word, sau đó nhập các ký tự bình thường trên bàn phím. Kiểu Segoe MDL 2 Assets là một dạng font ký tự được thiết kế bởi Microsoft vào năm 2015 Kiểu Segoe UI Historic Kiểu Segoe UI Historic là một trong các kí hiệu đặc biệt trong word. Dạng font ký tự này được thiết kế bởi Microsoft vào năm 2016. Kiểu Segoe UI Historic bao gồm các ký tự đặc biệt dưới dạng các chữ cái, số, dấu câu, ký hiệu hay hình dạng khác nhau.  Bạn có thể sử dụng kiểu Segoe UI Historic để tạo ra những văn bản có chứa các ký tự đặc biệt trong các ngôn ngữ cổ xưa, như tiếng Ai Cập, tiếng Phạn, tiếng Hy Lạp, tiếng La Tinh, tiếng Maya, tiếng Run, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ,... Bạn có thể chèn các ký tự đặc biệt trong kiểu Segoe UI Historic bằng cách chọn font chữ Segoe UI Historic trong danh sách các font chữ có sẵn trong Word, sau đó nhập các ký tự bình thường trên bàn phím.  Kiểu Segoe UI Emoji Khi thực hiện cách chèn ký hiệu trong word, bạn sẽ gặp kiểu Segoe UI Emoji. Đây là một dạng font ký tự được thiết kế bởi Microsoft vào năm 2017. Kiểu Segoe UI Emoji bao gồm các ký tự đặc biệt dưới dạng các biểu tượng cảm xúc, hình ảnh, ký hiệu hay hình dạng khác nhau.  Bạn có thể sử dụng kiểu Segoe UI Emoji để tạo ra những hình ảnh thể hiện các cảm xúc, tâm trạng, ý kiến, phản ứng hay trạng thái của mình trong tài liệu của mình. Bạn có thể chèn các ký tự đặc biệt trong kiểu Segoe UI Emoji bằng cách chọn font chữ Segoe UI Emoji trong danh sách các font chữ có sẵn trong Word, sau đó nhập các ký tự bình thường trên bàn phím.  Cách chèn ký tự đặc biệt trong Word Bước 1: Mở File Word cần chèn ký tự đặc biệt. Trên thanh công cụ, bạn chọn tab Insert. Chèn symbol trong word Bước 2: Trong Symbol, bạn chọn More Symbols. Chèn symbol trong word Bước 3: Khi cửa sổ Symbols hiện ra, bạn chọn Symbols rồi chọn Font ký tự cần tìm. Chèn symbol trong word Bước 4: Chọn ký tự muốn chèn rồi click vào Insert. Chèn symbol trong word Kết quả như sau: Chèn symbol trong word 3 Cách chèn ký tự đặc biệt trong word nhanh Ngoài cách sử dụng bảng kí tự đặc biệt có sẵn trong Word, bạn còn có thể chèn ký tự đặc biệt trong word nhanh bằng hai cách khác, đó là bằng phím tắt Alt + Số và bằng phần mềm Character Map trên Windows. Bạn chỉ cần làm theo các bước sau: Dùng bảng kí tự đặc biệt có sẵn Cách chèn ký tự trong word bằng bảng có sẵn như sau: Bước 1: Mở File Word cần chèn ký tự rồi chọn Insert. Chọn Insert Bước 2: Đi đến phần Symbols, chọn Symbol rồi click vào More Symbols. Chèn ký tự đặc biệt có sẵn trong Word  Bước 3: Trong giao diện cửa sổ Symbol, bạn chọn phần Special Character. Sau đó, bạn chọn ký tự cần chèn và nhấn Insert. Chèn ký tự đặc biệt có sẵn trong Word  Kết quả như sau: Chèn ký tự đặc biệt có sẵn trong Word  Cách chèn kí tự đặc biệt vào word bằng phím tắt Alt + Số Muốn chèn kí tự đặc biệt trong word, bạn nhấn tổ hợp phím Alt + số thứ tự. Dưới đây là danh sách các kiểu kết hợp giữa Alt + số thứ tự để ra các ký tự đặc biệt: >>> Tất cả đều có trong cuốn sách "Sách hướng dẫn thực hành Word từ cơ bản đến nâng cao" [blog_custom:3] [trial-btn-v4[link=https://unica.vn/order/step1?id=2850&quantity=1][text=ĐĂNG KÝ MUA NGAY][color=#ffffff][width=275px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]] Cách chèn các ký hiệu trong word bằng phần mềm Character Map trên Windows Một cách khác để chèn ký tự đặc biệt trong word là sử dụng phần mềm Character Map trên Windows. Phần mềm này cho phép bạn xem và chọn các ký tự đặc biệt từ nhiều font chữ khác nhau. Bạn chỉ cần làm theo các bước sau: Bước 1: Mở phần mềm Character Map trên Windows. Bạn có thể mở phần mềm này bằng cách nhấn vào nút Start (Khởi động) trên thanh công cụ, gõ “Character Map” vào ô tìm kiếm và nhấn Enter. Hoặc bạn có thể mở phần mềm này bằng cách nhấn tổ hợp phím Windows + R, gõ “charmap” vào ô Run (Chạy) và nhấn Enter. Chèn ký tự đặc biệt bằng phần mềm Character Map Bước 2: Chọn phần mềm Character Map như trong hình. Chèn ký tự đặc biệt bằng phần mềm Character Map Bước 3: Ở hộp thoại hiện ra > Chọn ký tự muốn chèn > Chọn Select > Chọn Copy để copy ký tự vừa được chọn. Chèn ký tự đặc biệt bằng phần mềm Character Map Bước 4: Vào file Word > Đi đến vị trí muốn chèn ký tự > Nhấn Ctrl + V để chèn ký tự vừa copy bên Character Map. Chèn ký tự đặc biệt bằng phần mềm Character Map >> Xem thêm: Cách tải và cài mathtype vào word nhanh chóng, dễ dàng Tạm kết Bài viết này đã hướng dẫn bạn cách chèn ký tự đặc biệt trong word nhanh, đơn giản cho mọi phiên bản. Bạn cũng đã biết được ký tự đặc biệt là gì, các trường hợp cần sử dụng ký tự đặc biệt, các dạng font ký tự trong word và 3 cách chèn ký tự đặc biệt trong word nhanh. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn chèn ký tự đặc biệt trong word một cách dễ dàng và hiệu quả. Ngoài ra, để học Word Online hiệu quả hơn thì ngoài những kiến thức trên, bạn có thể tham khảo các khóa học tin học văn phòng Online trên Unica.
Xem thêm bài viết

Tài chính & Kế toán

Hướng dẫn chi tiết cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả nhất
Hướng dẫn chi tiết cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả nhất Quản lý tài chính cá nhân là một trong những việc quan trọng giúp bạn có tiền để sinh hoạt hằng ngày, đầu tư nâng cấp bản thân, tận hưởng cuộc sống,... Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách quản lý tài chính hiệu quả. Tình trạng đầu tháng sài tiền như “bà hoàng”, còn cuối tháng phải đi vay mượn xảy ra ở rất nhiều đối tượng ở đa dạng độ tuổi. Vậy làm thế nào để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả? Mời bạn cùng Unica theo dõi bài viết dưới đây. Tài chính cá nhân là gì? Tài chính cá nhân là việc quản lý tài chính của một cá nhân hoặc một gia đình. Việc này bao gồm lập kế hoạch và thực hiện các quyết định liên quan đến thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư và bảo vệ tài sản. Mục tiêu của tài chính cá nhân là đảm bảo rằng các nguồn lực tài chính được sử dụng một cách hiệu quả để đạt được các mục tiêu tài chính ngắn hạn và dài hạn, cũng như đảm bảo sự ổn định tài chính trong tương lai. Dưới đây là các khía cạnh chính của tài chính cá nhân: Thu nhập: Đây là số tiền mà một cá nhân hoặc gia đình nhận được từ các nguồn như lương, lợi tức từ đầu tư, tiền cho thuê bất động sản và các nguồn thu nhập khác. Chi tiêu: Chi tiêu là việc sử dụng tiền để mua sắm hàng hóa và dịch vụ. Quản lý chi tiêu hiệu quả đòi hỏi việc theo dõi và kiểm soát các khoản chi để tránh lãng phí và đảm bảo rằng chi tiêu không vượt quá thu nhập. Tiết kiệm: Tiết kiệm là phần thu nhập không được tiêu dùng ngay mà được dành lại cho các mục tiêu trong tương lai. Tiết kiệm có thể dùng để dự phòng rủi ro, mua sắm lớn hoặc đầu tư. Đầu tư: Đầu tư là việc sử dụng tiền tiết kiệm để mua các tài sản như cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản hoặc các công cụ tài chính khác nhằm tạo ra lợi nhuận trong tương lai. Quản lý nợ: Nợ có thể bao gồm các khoản vay như vay mua nhà, vay mua xe hoặc nợ thẻ tín dụng. Quản lý nợ hiệu quả đòi hỏi việc đảm bảo rằng các khoản vay được sử dụng một cách hợp lý và các khoản trả nợ được thực hiện đúng hạn. Bảo hiểm và bảo vệ tài sản: Bảo hiểm giúp bảo vệ tài sản và thu nhập trước các rủi ro như bệnh tật, tai nạn hoặc thiệt hại tài sản. Điều này bao gồm bảo hiểm y tế, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm xe hơi và các loại bảo hiểm khác. Lập kế hoạch tài chính: Lập kế hoạch tài chính bao gồm việc đặt ra các mục tiêu tài chính và xây dựng các chiến lược để đạt được những mục tiêu đó. Kế hoạch tài chính thường bao gồm các yếu tố như kế hoạch tiết kiệm, kế hoạch đầu tư và kế hoạch nghỉ hưu. Các khía cạnh của tài chính cá nhân Tài chính cá nhân không chỉ liên quan đến việc quản lý tiền bạc mà còn liên quan đến việc đưa ra các quyết định tài chính thông minh để cải thiện chất lượng cuộc sống và đảm bảo sự an toàn tài chính trong tương lai. Tại sao phải quản lý tài chính cá nhân? Quản lý tài chính cá nhân là một việc quan trọng vì nó mang lại nhiều lợi ích thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày và tương lai của mỗi cá nhân hoặc gia đình. Dưới đây là một số lý do chính vì sao cần phải quản lý tài chính cá nhân: Đảm bảo ổn định tài chính: Quản lý tài chính cá nhân giúp đảm bảo rằng bạn luôn có đủ tiền để chi trả cho các nhu cầu thiết yếu như tiền nhà, thực phẩm, y tế và các chi phí sinh hoạt khác. Điều này giúp tránh rơi vào tình trạng nợ nần hoặc thiếu hụt tài chính. Đạt được mục tiêu tài chính: Bằng cách lập kế hoạch và quản lý tài chính cá nhân, bạn có thể đặt ra và đạt được các mục tiêu tài chính như mua nhà, mua xe, đi du lịch hoặc đầu tư cho giáo dục của con cái. Tăng cường tiết kiệm và đầu tư: Quản lý tài chính hiệu quả giúp bạn tối ưu hóa việc tiết kiệm và đầu tư, từ đó gia tăng tài sản và tạo ra thu nhập thụ động. Điều này đóng góp vào việc xây dựng một tương lai tài chính vững chắc và ổn định. Giảm stress và lo lắng về tiền bạc: Khi tài chính được quản lý tốt, bạn sẽ giảm bớt lo lắng về việc trả nợ, quản lý chi tiêu hàng ngày và có thể dễ dàng đối phó với các tình huống khẩn cấp tài chính. Lý do cần quản lý tài chính cá nhân Chuẩn bị cho những tình huống bất ngờ: Cuộc sống có thể đầy rẫy những tình huống không lường trước như bệnh tật, tai nạn hoặc mất việc làm. Quản lý tài chính cá nhân bao gồm việc xây dựng quỹ khẩn cấp để bạn có thể đối phó với những tình huống này một cách tốt nhất. Quản lý nợ hiệu quả: Quản lý tài chính cá nhân giúp bạn theo dõi và trả nợ đúng hạn, tránh tình trạng nợ chồng chất và lãi suất cao. Điều này giúp bạn duy trì tình trạng tài chính lành mạnh. Tăng cường kiến thức tài chính: Khi quản lý tài chính cá nhân, bạn sẽ học được nhiều về cách quản lý tiền bạc, đầu tư và các sản phẩm tài chính khác. Kiến thức này rất quý báu và có thể giúp bạn đưa ra các quyết định tài chính thông minh hơn trong tương lai. Đảm bảo tương lai tài chính: Quản lý tài chính cá nhân bao gồm việc lập kế hoạch nghỉ hưu và đảm bảo rằng bạn có đủ nguồn lực để sống thoải mái khi không còn làm việc nữa. Quản lý tài chính cá nhân không chỉ giúp bạn kiểm soát tình hình tài chính hiện tại mà còn xây dựng nền tảng vững chắc cho tương lai. Điều này mang lại sự yên tâm và an toàn tài chính cho bạn và gia đình bạn. 3 cách quản lý tài chính cá nhân bạn nên áp dụng Dưới đây là ba phương pháp quản lý tài chính cá nhân bạn nên áp dụng để quản lý tiền bạc một cách hiệu quả: Phương pháp quản lý tài chính cá nhân 50/30/20 Phương pháp 50/30/20 là một cách đơn giản và phổ biến để phân chia thu nhập hàng tháng thành ba nhóm chính: 50% cho các nhu cầu thiết yếu: Bao gồm các chi phí cần thiết hàng ngày như tiền thuê nhà, thực phẩm, điện nước, giao thông, bảo hiểm và các chi phí sinh hoạt cơ bản khác. 30% cho các chi tiêu cá nhân: Bao gồm các khoản chi tiêu không thiết yếu nhưng mang lại niềm vui và giải trí, chẳng hạn như đi ăn ngoài, mua sắm, du lịch và các hoạt động giải trí. 20% cho tiết kiệm và trả nợ: Bao gồm tiết kiệm cho tương lai, đầu tư và trả nợ (nếu có). Đây là phần quan trọng để xây dựng quỹ khẩn cấp và đảm bảo sự an toàn tài chính trong tương lai. 50/30/20 là một cách đơn giản và phổ biến để phân chia thu nhập hàng tháng thành ba nhóm chính Phương pháp quản lý tài chính cá nhân 6 cái lọ Phương pháp 6 cái lọ (JARS) được sáng lập bởi T. Harv Eker, giúp phân chia thu nhập vào sáu lọ khác nhau để đảm bảo bạn có một sự cân bằng tài chính toàn diện: Lọ 1 - Nhu cầu thiết yếu (55%): Chi phí hàng ngày cần thiết như thực phẩm, tiền thuê nhà, hóa đơn,... Lọ 2 - Quỹ tự do tài chính (10%): Đầu tư và tiết kiệm dài hạn nhằm tạo thu nhập thụ động. Lọ 3 - Giáo dục (10%): Đầu tư vào việc học tập và phát triển bản thân như sách, khóa học, hội thảo,... Lọ 4 - Tiết kiệm dài hạn (10%): Dành cho các mục tiêu tài chính dài hạn như mua nhà, mua xe hoặc các kế hoạch lớn trong tương lai. Lọ 5 - Vui chơi giải trí (10%): Chi tiêu cho các hoạt động giải trí và vui chơi để tận hưởng cuộc sống. Lọ 6 - Từ thiện và quà tặng (5%): Đóng góp cho cộng đồng, từ thiện hoặc tặng quà cho gia đình và bạn bè. Phương pháp 6 cái lọ (JARS) được sáng lập bởi T. Harv Eker Phương pháp quản lý tài chính bằng Kakeibo Kakeibo là một phương pháp quản lý tài chính truyền thống của Nhật Bản, được biết đến như "sổ ghi chép chi tiêu". Phương pháp này tập trung vào việc ghi chép và suy nghĩ về chi tiêu của bạn: Ghi chép chi tiêu: Ghi lại tất cả các khoản thu và chi hàng ngày một cách chi tiết. Điều này giúp bạn nhận thức rõ hơn về các thói quen chi tiêu của mình. Phân loại chi tiêu: Chia chi tiêu thành các nhóm như nhu cầu thiết yếu, chi tiêu không cần thiết, đầu tư, và tiết kiệm. Đặt mục tiêu tài chính: Xác định các mục tiêu tài chính cụ thể cho từng tháng và từng năm, chẳng hạn như tiết kiệm cho kỳ nghỉ hoặc mua sắm lớn. Đánh giá và điều chỉnh: Hàng tháng, bạn sẽ xem xét lại các ghi chép chi tiêu, đánh giá hiệu quả của việc quản lý tài chính và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu nếu cần thiết. Kakeibo là một phương pháp quản lý tài chính truyền thống của Nhật Bản Áp dụng một hoặc kết hợp cả ba phương pháp trên có thể giúp bạn quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả hơn, đảm bảo rằng bạn có thể đạt được các mục tiêu tài chính và duy trì sự ổn định tài chính trong tương lai. 5 Nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả Năm nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả đó là xác định nguồn ngân sách, hạn chế lạm dụng thẻ tín dụng, dùng tiền nhàn rỗi để đầu tư, giảm nợ và đảm bảo 3 yếu tố là tuân thủ, kiên nhẫn và linh hoạt.  Xác định nguồn ngân sách Lập ngân sách hàng tháng: Tạo ra một ngân sách chi tiết để biết rõ nguồn thu nhập và các khoản chi tiêu hàng tháng. Điều này giúp bạn kiểm soát tài chính tốt hơn và tránh chi tiêu quá mức. Theo dõi và điều chỉnh: Thường xuyên theo dõi chi tiêu thực tế so với ngân sách đã lập và điều chỉnh khi cần thiết để đảm bảo rằng bạn luôn đi đúng hướng. Xác định nguồn ngân sách Hạn chế lạm dụng thẻ tín dụng Sử dụng thẻ tín dụng một cách có kiểm soát: Chỉ sử dụng thẻ tín dụng khi cần thiết và đảm bảo rằng bạn có khả năng thanh toán đầy đủ vào cuối tháng để tránh lãi suất cao. Tránh nợ thẻ tín dụng: Nợ thẻ tín dụng có thể nhanh chóng tăng lên do lãi suất cao, do đó, cố gắng trả hết nợ thẻ tín dụng hàng tháng để tránh tình trạng nợ nần chồng chất. Dùng tiền nhàn rỗi để đầu tư sinh lời Đầu tư thông minh: Sử dụng tiền nhàn rỗi để đầu tư vào các kênh đầu tư tiềm năng như cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản hoặc các quỹ đầu tư. Điều này giúp gia tăng giá trị tài sản và tạo ra thu nhập thụ động. Tìm hiểu kỹ lưỡng: Trước khi đầu tư, hãy nghiên cứu kỹ lưỡng về các kênh đầu tư để hiểu rõ rủi ro và lợi ích, đảm bảo bạn đưa ra các quyết định đầu tư thông minh. Dùng tiền nhàn rỗi để đầu tư sinh lời Đảm bảo 3 yếu tố: Tuân thủ, kiên nhẫn và linh hoạt Tuân thủ: Tuân thủ kế hoạch tài chính đã đề ra, đặc biệt là trong việc tiết kiệm và chi tiêu theo ngân sách. Điều này đòi hỏi sự kỷ luật và cam kết. Kiên nhẫn: Quản lý tài chính hiệu quả cần thời gian vì vậy hãy kiên nhẫn với kế hoạch của mình. Đầu tư và tiết kiệm đều cần thời gian để mang lại kết quả. Linh hoạt: Đôi khi, cuộc sống có thể thay đổi và bạn cần điều chỉnh kế hoạch tài chính của mình cho phù hợp. Luôn sẵn sàng điều chỉnh và thích nghi với những thay đổi trong hoàn cảnh cá nhân và thị trường tài chính. Tuân thủ, kiên nhẫn và linh hoạt khi quản lý tài chính cá nhân Giảm nợ Thanh toán nợ đúng hạn: Ưu tiên trả nợ, đặc biệt là các khoản nợ có lãi suất cao như nợ thẻ tín dụng. Điều này giúp giảm bớt gánh nặng tài chính và tránh lãi suất cao. Tạo kế hoạch trả nợ: Lập kế hoạch cụ thể để trả nợ theo thứ tự ưu tiên, bắt đầu từ các khoản nợ có lãi suất cao nhất. Sử dụng các chiến lược như phương pháp "snowball" (bắt đầu từ khoản nợ nhỏ nhất) hoặc "avalanche" (bắt đầu từ khoản nợ lãi suất cao nhất) để quản lý và giảm nợ hiệu quả. Muốn quản lý tài chính hiệu quả cần giảm nợ Áp dụng 5 nguyên tắc này sẽ giúp bạn quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả, đảm bảo sự ổn định tài chính và đạt được các mục tiêu tài chính dài hạn. 4 bí quyết giúp bạn quản lý tài chính cá nhân tốt hơn Quản lý tài chính cá nhân đối với nhiều người đã không còn xa lạ. Tuy nhiên, làm thế nào để quản lý cho hiệu quả thì bạn có thể tham khảo 4 bí quyết dưới đây: Liệt kê các mục tiêu tài chính càng chi tiết càng tốt Xác định mục tiêu ngắn hạn và dài hạn: Đặt ra các mục tiêu tài chính cụ thể cho từng giai đoạn thời gian khác nhau, ví dụ như mua nhà trong 5 năm tới, tiết kiệm cho kỳ nghỉ trong 1 năm tới, hoặc đầu tư để nghỉ hưu trong 20 năm tới. Định lượng các mục tiêu: Mỗi mục tiêu nên có một con số cụ thể và thời hạn hoàn thành. Ví dụ, thay vì nói "tiết kiệm nhiều tiền hơn", hãy nói "tiết kiệm 200 triệu đồng trong 2 năm". Ưu tiên các mục tiêu: Xác định thứ tự ưu tiên cho các mục tiêu để biết rõ mục tiêu nào cần đạt được trước và phân bổ nguồn lực phù hợp. Liệt kê mục tiêu tài chính Xây dựng kế hoạch quản lý tài chính cá nhân phù hợp Phân tích tình hình tài chính hiện tại: Đánh giá thu nhập, chi tiêu, nợ và tài sản hiện tại của bạn để có cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính. Lập ngân sách chi tiêu: Tạo ra một ngân sách chi tiết hàng tháng, xác định rõ các khoản thu nhập và chi tiêu, theo dõi ngân sách này một cách nghiêm ngặt. Tiết kiệm và đầu tư: Dành ra một phần thu nhập hàng tháng để tiết kiệm và đầu tư. Điều này giúp bạn đạt được các mục tiêu tài chính dài hạn và tạo ra nguồn thu nhập thụ động. Điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết: Cuộc sống thay đổi và kế hoạch tài chính cũng cần linh hoạt. Điều chỉnh kế hoạch để phản ánh các thay đổi trong cuộc sống hoặc trong thị trường tài chính. Xây dựng kế hoạch quản lý tài chính cá nhân phù hợp Không nên có nợ xấu Quản lý nợ cẩn thận: Chỉ vay nợ khi thật sự cần thiết và đảm bảo rằng bạn có khả năng trả nợ đúng hạn. Tránh lạm dụng các khoản vay tín dụng. Trả nợ đúng hạn: Đảm bảo rằng bạn luôn trả các khoản nợ đúng hạn để tránh lãi suất cao và phí trễ hạn. Điều này cũng giúp bạn duy trì một lịch sử tín dụng tốt. Giảm nợ càng sớm càng tốt: Ưu tiên thanh toán các khoản nợ có lãi suất cao trước. Sử dụng các khoản tiền thặng dư hoặc tiền thưởng để trả nợ nhanh chóng hơn. Tìm lời khuyên từ các chuyên gia Quản lý tài chính cá nhân là một chủ đề quan trọng và nhận được sự quan tâm của nhiều chuyên gia trên thế giới. Dưới đây là một số lời khuyên quản lý tài chính cá nhân từ các chuyên gia: Lập ngân sách và tuân thủ: Dave Ramsey: Dave Ramsey khuyến khích mọi người lập ngân sách chi tiết hàng tháng và tuân thủ nghiêm ngặt để kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm. Ramsey cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tránh nợ và xây dựng quỹ khẩn cấp. Suze Orman: Suze Orman khuyên nên lập ngân sách và theo dõi chi tiêu hàng ngày để nhận biết rõ ràng về tình hình tài chính của mình. Lời khuyên của Suze Orman Tiết kiệm và đầu tư sớm: Warren Buffett: Ông chủ Berkshire Hathaway khuyên mọi người nên bắt đầu tiết kiệm và đầu tư sớm, đồng thời đầu tư vào những lĩnh vực mà mình hiểu rõ. Buffett cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tái đầu tư lợi nhuận để tăng trưởng tài sản. Robert Kiyosaki: Tác giả của "Cha Giàu Cha Nghèo" nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đầu tư vào giáo dục tài chính và đầu tư vào tài sản tạo thu nhập thụ động. Quản lý nợ: Suze Orman: Orman khuyên mọi người nên trả hết các khoản nợ lãi suất cao trước tiên và sau đó là các khoản nợ khác. Cô cũng khuyến nghị tránh nợ nếu có thể. Dave Ramsey: Ramsey đề xuất phương pháp "Debt Snowball", trong đó bạn trả hết các khoản nợ từ nhỏ đến lớn để tạo động lực và cảm giác thành công. Lời khuyên của Dave Ramsey Quỹ khẩn cấp: Dave Ramsey: Ramsey khuyến cáo nên có một quỹ khẩn cấp đủ để trang trải chi phí sinh hoạt trong 3-6 tháng. Quỹ này giúp bạn tránh rơi vào cảnh nợ nần khi gặp phải các tình huống không mong muốn. Suze Orman: Orman cũng đồng tình với việc xây dựng quỹ khẩn cấp và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc có một nguồn tài chính dự phòng. Đầu tư vào giáo dục tài chính: Robert Kiyosaki: Kiyosaki khuyên mọi người không ngừng học hỏi và nâng cao kiến thức về tài chính để có thể đưa ra những quyết định đầu tư và quản lý tài sản thông minh hơn. Tony Robbins: Robbins, trong cuốn sách "Money: Master the Game", khuyến khích mọi người tìm hiểu và học hỏi từ những người đã thành công trong lĩnh vực tài chính. Lời khuyên của Tony Robbins Áp dụng những lời khuyên từ các chuyên gia này có thể giúp bạn xây dựng nền tảng tài chính vững chắc và đạt được các mục tiêu tài chính cá nhân một cách hiệu quả. Nếu bạn đang tìm kiếm một chuyên gia trong lĩnh vực quản lý tài chính cá nhân thì không nên bỏ qua khóa học của giảng viên Trần Khánh Tư. Ông là CEO Unica, Chủ tịch Unica club, với hơn 7 năm kinh nghiệp làm về lĩnh vực tài chính chắc chắn thầy sẽ đưa tới những lời khuyên hữu ích nhất cho bạn. Còn ngần ngại gì nữa mà không đăng ký ngay khóa học “Thấu hiểu tài chính cá nhân” để nhận ưu đãi hấp dẫn. [trial-btn-v4[link=https://trankhanhtu.unica.vn/][text=ĐĂNG KÝ NGAY][color=#ffffff][width=300px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]] Công cụ quản lý tài chính cá nhân hiệu quả Dưới đây là hai công cụ quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, cùng với các lợi ích và cách sử dụng chi tiết: Sử dụng sổ ghi chép Lợi ích: Dễ dàng tùy chỉnh: Bạn có thể tùy chỉnh sổ ghi chép theo cách bạn muốn, thêm các mục tiêu, ghi chú cá nhân và kế hoạch chi tiết. Tăng cường nhận thức: Việc viết tay các khoản thu chi giúp bạn nhận thức rõ hơn về tình hình tài chính của mình. Không phụ thuộc vào công nghệ: Không cần thiết bị điện tử hay kết nối internet, sổ ghi chép dễ sử dụng mọi lúc mọi nơi. Sử dụng sổ ghi chép để quản lý tài chính Cách sử dụng: Thiết lập mục tiêu: Đầu tiên, ghi rõ các mục tiêu tài chính ngắn hạn và dài hạn của bạn vào sổ. Ghi chép thu nhập và chi tiêu: Mỗi ngày hoặc mỗi tuần, ghi lại tất cả các khoản thu nhập và chi tiêu của bạn. Chia chúng thành các danh mục như ăn uống, giải trí, hóa đơn,... Theo dõi tiến trình: Định kỳ (hàng tuần hoặc hàng tháng), xem lại các ghi chép của bạn để đánh giá tình hình tài chính và xem bạn có đang đi đúng hướng với kế hoạch đã đề ra hay không. Điều chỉnh khi cần thiết: Dựa trên các ghi chép và đánh giá, điều chỉnh kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm của bạn để đảm bảo bạn đạt được các mục tiêu tài chính. Tận dụng app quản lý tài chính trên điện thoại Lợi ích: Tiện lợi và dễ sử dụng: Các ứng dụng trên điện thoại cho phép bạn theo dõi và quản lý tài chính mọi lúc mọi nơi. Bạn có thể nhập dữ liệu ngay khi phát sinh chi tiêu. Tự động hóa: Nhiều ứng dụng có thể tự động kết nối với tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, giúp tự động theo dõi và phân loại chi tiêu. Phân tích và báo cáo: Ứng dụng cung cấp các biểu đồ, báo cáo và phân tích chi tiêu giúp bạn hiểu rõ hơn về thói quen chi tiêu và tình hình tài chính. Nhắc nhở và thông báo: Các ứng dụng có tính năng nhắc nhở hóa đơn đến hạn, giúp bạn tránh quên thanh toán và tránh phí trễ hạn. Cách sử dụng: Chọn ứng dụng phù hợp: Tìm kiếm và chọn một ứng dụng quản lý tài chính phù hợp với nhu cầu của bạn, chẳng hạn như Mint, YNAB (You Need A Budget) hoặc Money Lover. Thiết lập tài khoản và ngân sách: Sau khi cài đặt ứng dụng, thiết lập tài khoản và ngân sách chi tiêu hàng tháng. Nhập các mục tiêu tài chính và các nguồn thu nhập. Theo dõi thu nhập và chi tiêu: Nhập thông tin về thu nhập và chi tiêu hàng ngày hoặc kết nối ứng dụng với tài khoản ngân hàng để tự động cập nhật. Sử dụng tính năng phân tích: Sử dụng các biểu đồ và báo cáo mà ứng dụng cung cấp để phân tích tình hình tài chính, nhận diện các khu vực có thể cắt giảm chi tiêu và tối ưu hóa ngân sách. Điều chỉnh và lập kế hoạch: Dựa trên các báo cáo và phân tích, điều chỉnh ngân sách và lập kế hoạch tài chính cho các tháng tiếp theo. Sử dụng app để quản lý tài chính Cả hai công cụ này đều có thể giúp bạn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả. Việc sử dụng sổ ghi chép hoặc ứng dụng điện thoại phụ thuộc vào sở thích cá nhân và mức độ tiện lợi bạn mong muốn. Kết hợp cả hai phương pháp cũng là một lựa chọn tốt để đảm bảo bạn có một cái nhìn toàn diện và chi tiết về tài chính cá nhân của mình. Câu hỏi thường gặp Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về quản lý dòng tiền cá nhân cùng với các giải đáp chi tiết: Câu 1: Nên quản lý dòng tiền cá nhân ở đâu? Bạn nên quản lý dòng tiền bằng sổ ghi chép, ứng dụng quản lý tài chính, phần mềm quản lý tài chính hoặc ngân hàng trực tuyến. Sổ ghi chép: Đây là cách truyền thống và đơn giản để quản lý dòng tiền. Bạn có thể sử dụng một cuốn sổ hoặc một bảng tính trên máy tính để ghi lại các khoản thu nhập và chi tiêu hàng ngày. Ứng dụng quản lý tài chính: Sử dụng các ứng dụng trên điện thoại như Mint, YNAB (You Need A Budget), Money Lover hoặc PocketGuard. Các ứng dụng này cung cấp nhiều tính năng như tự động theo dõi chi tiêu, phân tích tài chính, và nhắc nhở hóa đơn. Phần mềm quản lý tài chính: Các phần mềm như Quicken hoặc Microsoft Money cũng là lựa chọn tốt cho việc quản lý tài chính cá nhân với nhiều tính năng phân tích và báo cáo chi tiết. Ngân hàng trực tuyến: Nhiều ngân hàng cung cấp các công cụ quản lý tài chính trực tuyến, giúp bạn theo dõi tài khoản, thiết lập ngân sách và xem các báo cáo chi tiêu. Câu 2: Người mới bắt đầu quản lý tài chính cá nhân thì nên chú ý gì? Xác định mục tiêu tài chính: Đặt ra các mục tiêu tài chính rõ ràng và cụ thể cho ngắn hạn và dài hạn. Điều này giúp bạn có hướng đi rõ ràng trong việc quản lý tài chính. Lập ngân sách: Tạo ra một ngân sách chi tiết, ghi rõ thu nhập và chi tiêu hàng tháng. Điều này giúp bạn kiểm soát dòng tiền và tránh chi tiêu quá mức. Theo dõi chi tiêu: Ghi lại tất cả các khoản chi tiêu hàng ngày để có cái nhìn chính xác về tình hình tài chính. Điều này giúp bạn nhận diện các khoản chi không cần thiết và tối ưu hóa chi tiêu. Giáo dục tài chính: Đọc sách, tham gia các khóa học, hoặc tìm kiếm lời khuyên từ các chuyên gia để nâng cao kiến thức và kỹ năng quản lý tài chính. Tiết kiệm và đầu tư: Dành một phần thu nhập hàng tháng để tiết kiệm và đầu tư. Điều này giúp bạn xây dựng quỹ dự phòng và gia tăng tài sản theo thời gian. Câu 3: Những sai lầm thường gặp khi quản lý tài chính cá nhân là gì? Những sai lầm thường gặp khi quản lý tài chính cá nhân đó là: Không lập kế hoạch tài chính: Nhiều người không đặt ra các mục tiêu tài chính cụ thể hoặc không lập kế hoạch chi tiêu, dẫn đến tình trạng chi tiêu quá mức và thiếu kiểm soát tài chính. Thiếu kiên nhẫn và linh hoạt: Quản lý tài chính đòi hỏi sự kiên nhẫn và linh hoạt. Thiếu kiên nhẫn có thể dẫn đến việc bỏ qua kế hoạch tài chính, trong khi thiếu linh hoạt khiến bạn không điều chỉnh kịp thời khi hoàn cảnh thay đổi. Lạm dụng thẻ tín dụng: Sử dụng thẻ tín dụng không kiểm soát dễ dẫn đến nợ nần và lãi suất cao. Việc không trả nợ đúng hạn cũng làm giảm điểm tín dụng của bạn. Không tiết kiệm và đầu tư: Không dành một phần thu nhập để tiết kiệm và đầu tư là một sai lầm phổ biến. Điều này làm giảm khả năng xây dựng quỹ dự phòng và tăng trưởng tài sản. Thiếu quỹ khẩn cấp: Không có quỹ khẩn cấp để đối phó với các tình huống bất ngờ như mất việc làm, bệnh tật hoặc các sự cố khẩn cấp có thể dẫn đến tình trạng tài chính khó khăn. Không theo dõi chi tiêu: Không ghi lại các khoản chi tiêu hàng ngày khiến bạn không có cái nhìn chính xác về tình hình tài chính, dẫn đến chi tiêu không kiểm soát. Nhận diện và tránh các sai lầm này sẽ giúp bạn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả hơn và đạt được các mục tiêu tài chính của mình một cách bền vững. Kết luận Trên đây là khái niệm, lý do và cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả do Unica tổng hợp. Mong rằng với chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn quản lý tài chính tốt hơn để có thể làm được nhiều việc bản thân mong muốn. Chúc các bạn thành công!
Hướng dẫn chi tiết cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả nhất Hướng dẫn chi tiết cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả nhất Quản lý tài chính cá nhân là một trong những việc quan trọng giúp bạn có tiền để sinh hoạt hằng ngày, đầu tư nâng cấp bản thân, tận hưởng cuộc sống,... Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách quản lý tài chính hiệu quả. Tình trạng đầu tháng sài tiền như “bà hoàng”, còn cuối tháng phải đi vay mượn xảy ra ở rất nhiều đối tượng ở đa dạng độ tuổi. Vậy làm thế nào để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả? Mời bạn cùng Unica theo dõi bài viết dưới đây. Tài chính cá nhân là gì? Tài chính cá nhân là việc quản lý tài chính của một cá nhân hoặc một gia đình. Việc này bao gồm lập kế hoạch và thực hiện các quyết định liên quan đến thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư và bảo vệ tài sản. Mục tiêu của tài chính cá nhân là đảm bảo rằng các nguồn lực tài chính được sử dụng một cách hiệu quả để đạt được các mục tiêu tài chính ngắn hạn và dài hạn, cũng như đảm bảo sự ổn định tài chính trong tương lai. Dưới đây là các khía cạnh chính của tài chính cá nhân: Thu nhập: Đây là số tiền mà một cá nhân hoặc gia đình nhận được từ các nguồn như lương, lợi tức từ đầu tư, tiền cho thuê bất động sản và các nguồn thu nhập khác. Chi tiêu: Chi tiêu là việc sử dụng tiền để mua sắm hàng hóa và dịch vụ. Quản lý chi tiêu hiệu quả đòi hỏi việc theo dõi và kiểm soát các khoản chi để tránh lãng phí và đảm bảo rằng chi tiêu không vượt quá thu nhập. Tiết kiệm: Tiết kiệm là phần thu nhập không được tiêu dùng ngay mà được dành lại cho các mục tiêu trong tương lai. Tiết kiệm có thể dùng để dự phòng rủi ro, mua sắm lớn hoặc đầu tư. Đầu tư: Đầu tư là việc sử dụng tiền tiết kiệm để mua các tài sản như cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản hoặc các công cụ tài chính khác nhằm tạo ra lợi nhuận trong tương lai. Quản lý nợ: Nợ có thể bao gồm các khoản vay như vay mua nhà, vay mua xe hoặc nợ thẻ tín dụng. Quản lý nợ hiệu quả đòi hỏi việc đảm bảo rằng các khoản vay được sử dụng một cách hợp lý và các khoản trả nợ được thực hiện đúng hạn. Bảo hiểm và bảo vệ tài sản: Bảo hiểm giúp bảo vệ tài sản và thu nhập trước các rủi ro như bệnh tật, tai nạn hoặc thiệt hại tài sản. Điều này bao gồm bảo hiểm y tế, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm xe hơi và các loại bảo hiểm khác. Lập kế hoạch tài chính: Lập kế hoạch tài chính bao gồm việc đặt ra các mục tiêu tài chính và xây dựng các chiến lược để đạt được những mục tiêu đó. Kế hoạch tài chính thường bao gồm các yếu tố như kế hoạch tiết kiệm, kế hoạch đầu tư và kế hoạch nghỉ hưu. Các khía cạnh của tài chính cá nhân Tài chính cá nhân không chỉ liên quan đến việc quản lý tiền bạc mà còn liên quan đến việc đưa ra các quyết định tài chính thông minh để cải thiện chất lượng cuộc sống và đảm bảo sự an toàn tài chính trong tương lai. Tại sao phải quản lý tài chính cá nhân? Quản lý tài chính cá nhân là một việc quan trọng vì nó mang lại nhiều lợi ích thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày và tương lai của mỗi cá nhân hoặc gia đình. Dưới đây là một số lý do chính vì sao cần phải quản lý tài chính cá nhân: Đảm bảo ổn định tài chính: Quản lý tài chính cá nhân giúp đảm bảo rằng bạn luôn có đủ tiền để chi trả cho các nhu cầu thiết yếu như tiền nhà, thực phẩm, y tế và các chi phí sinh hoạt khác. Điều này giúp tránh rơi vào tình trạng nợ nần hoặc thiếu hụt tài chính. Đạt được mục tiêu tài chính: Bằng cách lập kế hoạch và quản lý tài chính cá nhân, bạn có thể đặt ra và đạt được các mục tiêu tài chính như mua nhà, mua xe, đi du lịch hoặc đầu tư cho giáo dục của con cái. Tăng cường tiết kiệm và đầu tư: Quản lý tài chính hiệu quả giúp bạn tối ưu hóa việc tiết kiệm và đầu tư, từ đó gia tăng tài sản và tạo ra thu nhập thụ động. Điều này đóng góp vào việc xây dựng một tương lai tài chính vững chắc và ổn định. Giảm stress và lo lắng về tiền bạc: Khi tài chính được quản lý tốt, bạn sẽ giảm bớt lo lắng về việc trả nợ, quản lý chi tiêu hàng ngày và có thể dễ dàng đối phó với các tình huống khẩn cấp tài chính. Lý do cần quản lý tài chính cá nhân Chuẩn bị cho những tình huống bất ngờ: Cuộc sống có thể đầy rẫy những tình huống không lường trước như bệnh tật, tai nạn hoặc mất việc làm. Quản lý tài chính cá nhân bao gồm việc xây dựng quỹ khẩn cấp để bạn có thể đối phó với những tình huống này một cách tốt nhất. Quản lý nợ hiệu quả: Quản lý tài chính cá nhân giúp bạn theo dõi và trả nợ đúng hạn, tránh tình trạng nợ chồng chất và lãi suất cao. Điều này giúp bạn duy trì tình trạng tài chính lành mạnh. Tăng cường kiến thức tài chính: Khi quản lý tài chính cá nhân, bạn sẽ học được nhiều về cách quản lý tiền bạc, đầu tư và các sản phẩm tài chính khác. Kiến thức này rất quý báu và có thể giúp bạn đưa ra các quyết định tài chính thông minh hơn trong tương lai. Đảm bảo tương lai tài chính: Quản lý tài chính cá nhân bao gồm việc lập kế hoạch nghỉ hưu và đảm bảo rằng bạn có đủ nguồn lực để sống thoải mái khi không còn làm việc nữa. Quản lý tài chính cá nhân không chỉ giúp bạn kiểm soát tình hình tài chính hiện tại mà còn xây dựng nền tảng vững chắc cho tương lai. Điều này mang lại sự yên tâm và an toàn tài chính cho bạn và gia đình bạn. 3 cách quản lý tài chính cá nhân bạn nên áp dụng Dưới đây là ba phương pháp quản lý tài chính cá nhân bạn nên áp dụng để quản lý tiền bạc một cách hiệu quả: Phương pháp quản lý tài chính cá nhân 50/30/20 Phương pháp 50/30/20 là một cách đơn giản và phổ biến để phân chia thu nhập hàng tháng thành ba nhóm chính: 50% cho các nhu cầu thiết yếu: Bao gồm các chi phí cần thiết hàng ngày như tiền thuê nhà, thực phẩm, điện nước, giao thông, bảo hiểm và các chi phí sinh hoạt cơ bản khác. 30% cho các chi tiêu cá nhân: Bao gồm các khoản chi tiêu không thiết yếu nhưng mang lại niềm vui và giải trí, chẳng hạn như đi ăn ngoài, mua sắm, du lịch và các hoạt động giải trí. 20% cho tiết kiệm và trả nợ: Bao gồm tiết kiệm cho tương lai, đầu tư và trả nợ (nếu có). Đây là phần quan trọng để xây dựng quỹ khẩn cấp và đảm bảo sự an toàn tài chính trong tương lai. 50/30/20 là một cách đơn giản và phổ biến để phân chia thu nhập hàng tháng thành ba nhóm chính Phương pháp quản lý tài chính cá nhân 6 cái lọ Phương pháp 6 cái lọ (JARS) được sáng lập bởi T. Harv Eker, giúp phân chia thu nhập vào sáu lọ khác nhau để đảm bảo bạn có một sự cân bằng tài chính toàn diện: Lọ 1 - Nhu cầu thiết yếu (55%): Chi phí hàng ngày cần thiết như thực phẩm, tiền thuê nhà, hóa đơn,... Lọ 2 - Quỹ tự do tài chính (10%): Đầu tư và tiết kiệm dài hạn nhằm tạo thu nhập thụ động. Lọ 3 - Giáo dục (10%): Đầu tư vào việc học tập và phát triển bản thân như sách, khóa học, hội thảo,... Lọ 4 - Tiết kiệm dài hạn (10%): Dành cho các mục tiêu tài chính dài hạn như mua nhà, mua xe hoặc các kế hoạch lớn trong tương lai. Lọ 5 - Vui chơi giải trí (10%): Chi tiêu cho các hoạt động giải trí và vui chơi để tận hưởng cuộc sống. Lọ 6 - Từ thiện và quà tặng (5%): Đóng góp cho cộng đồng, từ thiện hoặc tặng quà cho gia đình và bạn bè. Phương pháp 6 cái lọ (JARS) được sáng lập bởi T. Harv Eker Phương pháp quản lý tài chính bằng Kakeibo Kakeibo là một phương pháp quản lý tài chính truyền thống của Nhật Bản, được biết đến như "sổ ghi chép chi tiêu". Phương pháp này tập trung vào việc ghi chép và suy nghĩ về chi tiêu của bạn: Ghi chép chi tiêu: Ghi lại tất cả các khoản thu và chi hàng ngày một cách chi tiết. Điều này giúp bạn nhận thức rõ hơn về các thói quen chi tiêu của mình. Phân loại chi tiêu: Chia chi tiêu thành các nhóm như nhu cầu thiết yếu, chi tiêu không cần thiết, đầu tư, và tiết kiệm. Đặt mục tiêu tài chính: Xác định các mục tiêu tài chính cụ thể cho từng tháng và từng năm, chẳng hạn như tiết kiệm cho kỳ nghỉ hoặc mua sắm lớn. Đánh giá và điều chỉnh: Hàng tháng, bạn sẽ xem xét lại các ghi chép chi tiêu, đánh giá hiệu quả của việc quản lý tài chính và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu nếu cần thiết. Kakeibo là một phương pháp quản lý tài chính truyền thống của Nhật Bản Áp dụng một hoặc kết hợp cả ba phương pháp trên có thể giúp bạn quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả hơn, đảm bảo rằng bạn có thể đạt được các mục tiêu tài chính và duy trì sự ổn định tài chính trong tương lai. 5 Nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả Năm nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả đó là xác định nguồn ngân sách, hạn chế lạm dụng thẻ tín dụng, dùng tiền nhàn rỗi để đầu tư, giảm nợ và đảm bảo 3 yếu tố là tuân thủ, kiên nhẫn và linh hoạt.  Xác định nguồn ngân sách Lập ngân sách hàng tháng: Tạo ra một ngân sách chi tiết để biết rõ nguồn thu nhập và các khoản chi tiêu hàng tháng. Điều này giúp bạn kiểm soát tài chính tốt hơn và tránh chi tiêu quá mức. Theo dõi và điều chỉnh: Thường xuyên theo dõi chi tiêu thực tế so với ngân sách đã lập và điều chỉnh khi cần thiết để đảm bảo rằng bạn luôn đi đúng hướng. Xác định nguồn ngân sách Hạn chế lạm dụng thẻ tín dụng Sử dụng thẻ tín dụng một cách có kiểm soát: Chỉ sử dụng thẻ tín dụng khi cần thiết và đảm bảo rằng bạn có khả năng thanh toán đầy đủ vào cuối tháng để tránh lãi suất cao. Tránh nợ thẻ tín dụng: Nợ thẻ tín dụng có thể nhanh chóng tăng lên do lãi suất cao, do đó, cố gắng trả hết nợ thẻ tín dụng hàng tháng để tránh tình trạng nợ nần chồng chất. Dùng tiền nhàn rỗi để đầu tư sinh lời Đầu tư thông minh: Sử dụng tiền nhàn rỗi để đầu tư vào các kênh đầu tư tiềm năng như cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản hoặc các quỹ đầu tư. Điều này giúp gia tăng giá trị tài sản và tạo ra thu nhập thụ động. Tìm hiểu kỹ lưỡng: Trước khi đầu tư, hãy nghiên cứu kỹ lưỡng về các kênh đầu tư để hiểu rõ rủi ro và lợi ích, đảm bảo bạn đưa ra các quyết định đầu tư thông minh. Dùng tiền nhàn rỗi để đầu tư sinh lời Đảm bảo 3 yếu tố: Tuân thủ, kiên nhẫn và linh hoạt Tuân thủ: Tuân thủ kế hoạch tài chính đã đề ra, đặc biệt là trong việc tiết kiệm và chi tiêu theo ngân sách. Điều này đòi hỏi sự kỷ luật và cam kết. Kiên nhẫn: Quản lý tài chính hiệu quả cần thời gian vì vậy hãy kiên nhẫn với kế hoạch của mình. Đầu tư và tiết kiệm đều cần thời gian để mang lại kết quả. Linh hoạt: Đôi khi, cuộc sống có thể thay đổi và bạn cần điều chỉnh kế hoạch tài chính của mình cho phù hợp. Luôn sẵn sàng điều chỉnh và thích nghi với những thay đổi trong hoàn cảnh cá nhân và thị trường tài chính. Tuân thủ, kiên nhẫn và linh hoạt khi quản lý tài chính cá nhân Giảm nợ Thanh toán nợ đúng hạn: Ưu tiên trả nợ, đặc biệt là các khoản nợ có lãi suất cao như nợ thẻ tín dụng. Điều này giúp giảm bớt gánh nặng tài chính và tránh lãi suất cao. Tạo kế hoạch trả nợ: Lập kế hoạch cụ thể để trả nợ theo thứ tự ưu tiên, bắt đầu từ các khoản nợ có lãi suất cao nhất. Sử dụng các chiến lược như phương pháp "snowball" (bắt đầu từ khoản nợ nhỏ nhất) hoặc "avalanche" (bắt đầu từ khoản nợ lãi suất cao nhất) để quản lý và giảm nợ hiệu quả. Muốn quản lý tài chính hiệu quả cần giảm nợ Áp dụng 5 nguyên tắc này sẽ giúp bạn quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả, đảm bảo sự ổn định tài chính và đạt được các mục tiêu tài chính dài hạn. 4 bí quyết giúp bạn quản lý tài chính cá nhân tốt hơn Quản lý tài chính cá nhân đối với nhiều người đã không còn xa lạ. Tuy nhiên, làm thế nào để quản lý cho hiệu quả thì bạn có thể tham khảo 4 bí quyết dưới đây: Liệt kê các mục tiêu tài chính càng chi tiết càng tốt Xác định mục tiêu ngắn hạn và dài hạn: Đặt ra các mục tiêu tài chính cụ thể cho từng giai đoạn thời gian khác nhau, ví dụ như mua nhà trong 5 năm tới, tiết kiệm cho kỳ nghỉ trong 1 năm tới, hoặc đầu tư để nghỉ hưu trong 20 năm tới. Định lượng các mục tiêu: Mỗi mục tiêu nên có một con số cụ thể và thời hạn hoàn thành. Ví dụ, thay vì nói "tiết kiệm nhiều tiền hơn", hãy nói "tiết kiệm 200 triệu đồng trong 2 năm". Ưu tiên các mục tiêu: Xác định thứ tự ưu tiên cho các mục tiêu để biết rõ mục tiêu nào cần đạt được trước và phân bổ nguồn lực phù hợp. Liệt kê mục tiêu tài chính Xây dựng kế hoạch quản lý tài chính cá nhân phù hợp Phân tích tình hình tài chính hiện tại: Đánh giá thu nhập, chi tiêu, nợ và tài sản hiện tại của bạn để có cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính. Lập ngân sách chi tiêu: Tạo ra một ngân sách chi tiết hàng tháng, xác định rõ các khoản thu nhập và chi tiêu, theo dõi ngân sách này một cách nghiêm ngặt. Tiết kiệm và đầu tư: Dành ra một phần thu nhập hàng tháng để tiết kiệm và đầu tư. Điều này giúp bạn đạt được các mục tiêu tài chính dài hạn và tạo ra nguồn thu nhập thụ động. Điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết: Cuộc sống thay đổi và kế hoạch tài chính cũng cần linh hoạt. Điều chỉnh kế hoạch để phản ánh các thay đổi trong cuộc sống hoặc trong thị trường tài chính. Xây dựng kế hoạch quản lý tài chính cá nhân phù hợp Không nên có nợ xấu Quản lý nợ cẩn thận: Chỉ vay nợ khi thật sự cần thiết và đảm bảo rằng bạn có khả năng trả nợ đúng hạn. Tránh lạm dụng các khoản vay tín dụng. Trả nợ đúng hạn: Đảm bảo rằng bạn luôn trả các khoản nợ đúng hạn để tránh lãi suất cao và phí trễ hạn. Điều này cũng giúp bạn duy trì một lịch sử tín dụng tốt. Giảm nợ càng sớm càng tốt: Ưu tiên thanh toán các khoản nợ có lãi suất cao trước. Sử dụng các khoản tiền thặng dư hoặc tiền thưởng để trả nợ nhanh chóng hơn. Tìm lời khuyên từ các chuyên gia Quản lý tài chính cá nhân là một chủ đề quan trọng và nhận được sự quan tâm của nhiều chuyên gia trên thế giới. Dưới đây là một số lời khuyên quản lý tài chính cá nhân từ các chuyên gia: Lập ngân sách và tuân thủ: Dave Ramsey: Dave Ramsey khuyến khích mọi người lập ngân sách chi tiết hàng tháng và tuân thủ nghiêm ngặt để kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm. Ramsey cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tránh nợ và xây dựng quỹ khẩn cấp. Suze Orman: Suze Orman khuyên nên lập ngân sách và theo dõi chi tiêu hàng ngày để nhận biết rõ ràng về tình hình tài chính của mình. Lời khuyên của Suze Orman Tiết kiệm và đầu tư sớm: Warren Buffett: Ông chủ Berkshire Hathaway khuyên mọi người nên bắt đầu tiết kiệm và đầu tư sớm, đồng thời đầu tư vào những lĩnh vực mà mình hiểu rõ. Buffett cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tái đầu tư lợi nhuận để tăng trưởng tài sản. Robert Kiyosaki: Tác giả của "Cha Giàu Cha Nghèo" nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đầu tư vào giáo dục tài chính và đầu tư vào tài sản tạo thu nhập thụ động. Quản lý nợ: Suze Orman: Orman khuyên mọi người nên trả hết các khoản nợ lãi suất cao trước tiên và sau đó là các khoản nợ khác. Cô cũng khuyến nghị tránh nợ nếu có thể. Dave Ramsey: Ramsey đề xuất phương pháp "Debt Snowball", trong đó bạn trả hết các khoản nợ từ nhỏ đến lớn để tạo động lực và cảm giác thành công. Lời khuyên của Dave Ramsey Quỹ khẩn cấp: Dave Ramsey: Ramsey khuyến cáo nên có một quỹ khẩn cấp đủ để trang trải chi phí sinh hoạt trong 3-6 tháng. Quỹ này giúp bạn tránh rơi vào cảnh nợ nần khi gặp phải các tình huống không mong muốn. Suze Orman: Orman cũng đồng tình với việc xây dựng quỹ khẩn cấp và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc có một nguồn tài chính dự phòng. Đầu tư vào giáo dục tài chính: Robert Kiyosaki: Kiyosaki khuyên mọi người không ngừng học hỏi và nâng cao kiến thức về tài chính để có thể đưa ra những quyết định đầu tư và quản lý tài sản thông minh hơn. Tony Robbins: Robbins, trong cuốn sách "Money: Master the Game", khuyến khích mọi người tìm hiểu và học hỏi từ những người đã thành công trong lĩnh vực tài chính. Lời khuyên của Tony Robbins Áp dụng những lời khuyên từ các chuyên gia này có thể giúp bạn xây dựng nền tảng tài chính vững chắc và đạt được các mục tiêu tài chính cá nhân một cách hiệu quả. Nếu bạn đang tìm kiếm một chuyên gia trong lĩnh vực quản lý tài chính cá nhân thì không nên bỏ qua khóa học của giảng viên Trần Khánh Tư. Ông là CEO Unica, Chủ tịch Unica club, với hơn 7 năm kinh nghiệp làm về lĩnh vực tài chính chắc chắn thầy sẽ đưa tới những lời khuyên hữu ích nhất cho bạn. Còn ngần ngại gì nữa mà không đăng ký ngay khóa học “Thấu hiểu tài chính cá nhân” để nhận ưu đãi hấp dẫn. [trial-btn-v4[link=https://trankhanhtu.unica.vn/][text=ĐĂNG KÝ NGAY][color=#ffffff][width=300px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]] Công cụ quản lý tài chính cá nhân hiệu quả Dưới đây là hai công cụ quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, cùng với các lợi ích và cách sử dụng chi tiết: Sử dụng sổ ghi chép Lợi ích: Dễ dàng tùy chỉnh: Bạn có thể tùy chỉnh sổ ghi chép theo cách bạn muốn, thêm các mục tiêu, ghi chú cá nhân và kế hoạch chi tiết. Tăng cường nhận thức: Việc viết tay các khoản thu chi giúp bạn nhận thức rõ hơn về tình hình tài chính của mình. Không phụ thuộc vào công nghệ: Không cần thiết bị điện tử hay kết nối internet, sổ ghi chép dễ sử dụng mọi lúc mọi nơi. Sử dụng sổ ghi chép để quản lý tài chính Cách sử dụng: Thiết lập mục tiêu: Đầu tiên, ghi rõ các mục tiêu tài chính ngắn hạn và dài hạn của bạn vào sổ. Ghi chép thu nhập và chi tiêu: Mỗi ngày hoặc mỗi tuần, ghi lại tất cả các khoản thu nhập và chi tiêu của bạn. Chia chúng thành các danh mục như ăn uống, giải trí, hóa đơn,... Theo dõi tiến trình: Định kỳ (hàng tuần hoặc hàng tháng), xem lại các ghi chép của bạn để đánh giá tình hình tài chính và xem bạn có đang đi đúng hướng với kế hoạch đã đề ra hay không. Điều chỉnh khi cần thiết: Dựa trên các ghi chép và đánh giá, điều chỉnh kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm của bạn để đảm bảo bạn đạt được các mục tiêu tài chính. Tận dụng app quản lý tài chính trên điện thoại Lợi ích: Tiện lợi và dễ sử dụng: Các ứng dụng trên điện thoại cho phép bạn theo dõi và quản lý tài chính mọi lúc mọi nơi. Bạn có thể nhập dữ liệu ngay khi phát sinh chi tiêu. Tự động hóa: Nhiều ứng dụng có thể tự động kết nối với tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, giúp tự động theo dõi và phân loại chi tiêu. Phân tích và báo cáo: Ứng dụng cung cấp các biểu đồ, báo cáo và phân tích chi tiêu giúp bạn hiểu rõ hơn về thói quen chi tiêu và tình hình tài chính. Nhắc nhở và thông báo: Các ứng dụng có tính năng nhắc nhở hóa đơn đến hạn, giúp bạn tránh quên thanh toán và tránh phí trễ hạn. Cách sử dụng: Chọn ứng dụng phù hợp: Tìm kiếm và chọn một ứng dụng quản lý tài chính phù hợp với nhu cầu của bạn, chẳng hạn như Mint, YNAB (You Need A Budget) hoặc Money Lover. Thiết lập tài khoản và ngân sách: Sau khi cài đặt ứng dụng, thiết lập tài khoản và ngân sách chi tiêu hàng tháng. Nhập các mục tiêu tài chính và các nguồn thu nhập. Theo dõi thu nhập và chi tiêu: Nhập thông tin về thu nhập và chi tiêu hàng ngày hoặc kết nối ứng dụng với tài khoản ngân hàng để tự động cập nhật. Sử dụng tính năng phân tích: Sử dụng các biểu đồ và báo cáo mà ứng dụng cung cấp để phân tích tình hình tài chính, nhận diện các khu vực có thể cắt giảm chi tiêu và tối ưu hóa ngân sách. Điều chỉnh và lập kế hoạch: Dựa trên các báo cáo và phân tích, điều chỉnh ngân sách và lập kế hoạch tài chính cho các tháng tiếp theo. Sử dụng app để quản lý tài chính Cả hai công cụ này đều có thể giúp bạn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả. Việc sử dụng sổ ghi chép hoặc ứng dụng điện thoại phụ thuộc vào sở thích cá nhân và mức độ tiện lợi bạn mong muốn. Kết hợp cả hai phương pháp cũng là một lựa chọn tốt để đảm bảo bạn có một cái nhìn toàn diện và chi tiết về tài chính cá nhân của mình. Câu hỏi thường gặp Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về quản lý dòng tiền cá nhân cùng với các giải đáp chi tiết: Câu 1: Nên quản lý dòng tiền cá nhân ở đâu? Bạn nên quản lý dòng tiền bằng sổ ghi chép, ứng dụng quản lý tài chính, phần mềm quản lý tài chính hoặc ngân hàng trực tuyến. Sổ ghi chép: Đây là cách truyền thống và đơn giản để quản lý dòng tiền. Bạn có thể sử dụng một cuốn sổ hoặc một bảng tính trên máy tính để ghi lại các khoản thu nhập và chi tiêu hàng ngày. Ứng dụng quản lý tài chính: Sử dụng các ứng dụng trên điện thoại như Mint, YNAB (You Need A Budget), Money Lover hoặc PocketGuard. Các ứng dụng này cung cấp nhiều tính năng như tự động theo dõi chi tiêu, phân tích tài chính, và nhắc nhở hóa đơn. Phần mềm quản lý tài chính: Các phần mềm như Quicken hoặc Microsoft Money cũng là lựa chọn tốt cho việc quản lý tài chính cá nhân với nhiều tính năng phân tích và báo cáo chi tiết. Ngân hàng trực tuyến: Nhiều ngân hàng cung cấp các công cụ quản lý tài chính trực tuyến, giúp bạn theo dõi tài khoản, thiết lập ngân sách và xem các báo cáo chi tiêu. Câu 2: Người mới bắt đầu quản lý tài chính cá nhân thì nên chú ý gì? Xác định mục tiêu tài chính: Đặt ra các mục tiêu tài chính rõ ràng và cụ thể cho ngắn hạn và dài hạn. Điều này giúp bạn có hướng đi rõ ràng trong việc quản lý tài chính. Lập ngân sách: Tạo ra một ngân sách chi tiết, ghi rõ thu nhập và chi tiêu hàng tháng. Điều này giúp bạn kiểm soát dòng tiền và tránh chi tiêu quá mức. Theo dõi chi tiêu: Ghi lại tất cả các khoản chi tiêu hàng ngày để có cái nhìn chính xác về tình hình tài chính. Điều này giúp bạn nhận diện các khoản chi không cần thiết và tối ưu hóa chi tiêu. Giáo dục tài chính: Đọc sách, tham gia các khóa học, hoặc tìm kiếm lời khuyên từ các chuyên gia để nâng cao kiến thức và kỹ năng quản lý tài chính. Tiết kiệm và đầu tư: Dành một phần thu nhập hàng tháng để tiết kiệm và đầu tư. Điều này giúp bạn xây dựng quỹ dự phòng và gia tăng tài sản theo thời gian. Câu 3: Những sai lầm thường gặp khi quản lý tài chính cá nhân là gì? Những sai lầm thường gặp khi quản lý tài chính cá nhân đó là: Không lập kế hoạch tài chính: Nhiều người không đặt ra các mục tiêu tài chính cụ thể hoặc không lập kế hoạch chi tiêu, dẫn đến tình trạng chi tiêu quá mức và thiếu kiểm soát tài chính. Thiếu kiên nhẫn và linh hoạt: Quản lý tài chính đòi hỏi sự kiên nhẫn và linh hoạt. Thiếu kiên nhẫn có thể dẫn đến việc bỏ qua kế hoạch tài chính, trong khi thiếu linh hoạt khiến bạn không điều chỉnh kịp thời khi hoàn cảnh thay đổi. Lạm dụng thẻ tín dụng: Sử dụng thẻ tín dụng không kiểm soát dễ dẫn đến nợ nần và lãi suất cao. Việc không trả nợ đúng hạn cũng làm giảm điểm tín dụng của bạn. Không tiết kiệm và đầu tư: Không dành một phần thu nhập để tiết kiệm và đầu tư là một sai lầm phổ biến. Điều này làm giảm khả năng xây dựng quỹ dự phòng và tăng trưởng tài sản. Thiếu quỹ khẩn cấp: Không có quỹ khẩn cấp để đối phó với các tình huống bất ngờ như mất việc làm, bệnh tật hoặc các sự cố khẩn cấp có thể dẫn đến tình trạng tài chính khó khăn. Không theo dõi chi tiêu: Không ghi lại các khoản chi tiêu hàng ngày khiến bạn không có cái nhìn chính xác về tình hình tài chính, dẫn đến chi tiêu không kiểm soát. Nhận diện và tránh các sai lầm này sẽ giúp bạn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả hơn và đạt được các mục tiêu tài chính của mình một cách bền vững. Kết luận Trên đây là khái niệm, lý do và cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả do Unica tổng hợp. Mong rằng với chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn quản lý tài chính tốt hơn để có thể làm được nhiều việc bản thân mong muốn. Chúc các bạn thành công!
Xem thêm bài viết