Cách lập Bảng cân đối kế toán chi tiết và nhanh chóng

Cách lập Bảng cân đối kế toán chi tiết và nhanh chóng

Mục lục

Với mỗi doanh nghiệp thì ngoài bảng báo cáo tài chính thì bảng cân đối kế toán cũng rất được chú trọng. Nó sẽ giúp nhà đầu tư nắm được tình hình hoạt động kinh doanh của một công ty. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về loại bảng báo cáo này thì mời bạn và Unica khám phá trong bài viết này nhé.

Bảng cân đối kế toán là gì?

Đây là một bảng báo cáo tài chính tổng hợp giúp phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Số liệu trên BCĐKT sẽ cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn hình thành các tài sản đó. Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của một doanh nghiệp.

bang-can-doi-ke-toan-la-gi

Bảng cân đối kế toán

Ý nghĩa bảng cân đối kế toán

BCĐKT sẽ phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp. Chính vì vậy các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán đều có những ý nghĩa riêng về mặt pháp lý và kinh tế.

Về mặt pháp lý:

- Phần tài sản cố định sẽ phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có tại thời điểm lập báo cáo. Các tài sản này sẽ thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp.

- Phần nguồn vốn thì phản ánh nguồn hình thành các tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. Nó sẽ cho biết trách nhiệm với các khoản nợ là bao nhiêu và các chủ nợ cũng biết được giới hạn cũng nư trách nhiệm của chủ sở hữu đối với các khoản nợ doanh nghiệp.

Về mặt kinh tế:

- Bảng cân đối kế toán phần tài sản và nguồn vốn sẽ mang ý nghĩa về mặt kinh tế như sau:

- Phần tài sản cố định: Phản ánh giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập BCĐKT. Qua đó đánh giá một cách tổng quát quy mô vốn và mức độ phân bổ vốn của doanh nghiệp.

- Phần nguồn vốn: Thể hiện về quy mô và cơ cấu các nguồn vốn được huy động trong các hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Nhờ vậy có thể đánh giá được mức năng lực tự chủ tài chính và mức độ rủi ro tài chính của doanh nghiệp.

y-nghia-cua-bang-can-doi-ke-toan

Ý nghĩa của bảng cân đối kế toán

Những nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán

1. Nguyên tắc lập bảng cân đối của doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục

Trên Bảng cân đối kế toán trong khóa học nguyên lý kế toán thì các khoản mục Tài sản và Nợ phải trả đều phải được trình bày riêng biệt thành ngắn hạn và dài hạn, tùy theo thời hạn chu kỳ kinh doanh bình thường của doanh nghiệp.

- Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh trong vòng 12 tháng, thì Tài sản và phần Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo nguyên tắc sau:

+ Tài sản và Nợ phải trả đều được thu hồi hay thanh toán không quá 12 tháng kể từ thời điểm báo cáo được xếp vào loại ngắn hạn.

+ Tài sản và Nợ phải trả sẽ được thu hồi hay thanh toán từ 12 tháng trở lên tính từ thời điểm báo cáo được xếp vào loại dài hạn.

- Đối với các doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng, thì Tài sản và khoản Nợ phải trả được phân thành ngắn hạn và dài hạn theo điều kiện sau:

+ Tài sản và Nợ phải trả phải được thu hồi hay thanh toán trong vòng một chu kỳ kinh doanh bình thường được xếp vào loại ngắn hạn.

+ Tài sản và Nợ phải trả khi thu hồi hoặc thanh toán trong thời gian dài hơn một chu kỳ kinh doanh bình thường sẽ được xếp vào loại dài hạn.

Trường hợp này, các doanh nghiệp phải thuyết minh rõ đặc điểm xác định chu kỳ kinh doanh thông thường, thời gian bình quân của chu kỳ kinh doanh, bằng chứng về chu kỳ sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp cũng như của ngành, lĩnh vực.

- Các doanh nghiệp dựa vào tính chất hoạt động không thể dựa vào chu kỳ kinh doanh để phân biệt ngắn hạn và dài hạn, thì các Tài sản và Nợ phải trả sẽ được trình bày theo tính thanh khoản giảm dần.

nguyen-tac-lap-bang-can-doi-ke-toan

Nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán

2. Nguyên tắc lập bảng cân đối kế toán không đáp ứng giả định hoạt động liên tục

Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp khi đang hoạt động ngoại trừ một số điều chỉnh như sau:

- Không phân biệt tài sản ngắn hạn và dài hạn: Các chỉ tiêu được lập không căn cứ vào thời hạn kể từ ngày lập báo cáo là trên 12 tháng hoặc không quá thời gian 12 tháng hoặc hơn một chu kỳ kinh doanh thông thường hay trong một chu kỳ kinh doanh thông thường.

- Không trình bày các chỉ tiêu dự phòng bởi vì toàn bộ tài sản, nợ phải trả đã được đánh giá theo giá trị thuần có thể thực hiện được, giá trị có thể thu hồi hoặc các giá trị hợp lý.

- Các chỉ tiêu liên quan đến các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết hoặc góp vốn đầu tư vào đơn vị khác phản ánh theo giá trị ghi sổ sau khi đã đánh giá lại các khoản đầu tư trên. Doanh nghiệp không phải trình bày chỉ tiêu “Dự phòng đầu tư tài chính dài hạn” do số dự phòng sẽ được ghi giảm trực tiếp vào giá trị ghi sổ của khoản đầu tư.

- Các chỉ tiêu có liên quan đến các khoản phải thu phản ánh theo giá trị ghi sổ sau khi đã hoàn thành đánh giá các khoản phải thu. Doanh nghiệp không phải trình bày chỉ tiêu “Dự phòng phải thu khó đòi” vì số dự phòng được ghi giảm trực tiếp vào giá trị ghi sổ của các khoản phải thu.

- Các chỉ tiêu liên quan đến TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính hay bất động sản đầu tư phản ánh theo giá trị ghi sổ sau khi đã đánh giá lại các tài sản. Doanh nghiệp không phải trình bày chỉ tiêu “Nguyên giá” do giá trị sổ sách chính là giá đánh giá lại, không trình bày chỉ tiêu “Hao mòn lũy kế” do số khấu hao đã được ghi giảm trực tiếp vào phần giá trị sổ sách của tài sản.

Hướng dẫn cách lập Bảng cân đối kế toán

Căn cứ để lập bảng cân đối kế toán

Để lập một BCĐKT hoàn chỉnh, bạn cần dựa vào những số liệu, tiêu chí như sau:

- Số liệu dựa trên sổ kế toán tổng hợp.

- Số liệu ở trên sổ và thẻ kế toán chi tiết hoặc bảng tổng hợp chi tiết. 

- Dữ liệu cùng số liệu cuối năm trên Bảng cân đối kế toán năm trước (để trình bày cột đầu năm).

- Số dư của tài khoản phản ánh Tài sản (loại 1, 2) chính là nguồn số liệu để lập các chỉ tiêu Phần I: Tài sản.

- Số dư của các tài khoản phản ánh phần Nguồn vốn (loại 3,4) sẽ là nguồn số liệu lập các chỉ tiêu Phần II: Nguồn vốn.

huong-dan-lap-bang-can-doi-ke-toan

Cách lập bảng cân đối kế toán

Hướng dẫn cách lập bảng cân đối kế toán

Để có thể lập BCĐKT cần tuân thủ theo các nguyên tắc lập BCĐKT sau:

- Sử dụng số dư của các loại tài khoản kế toán. Để lập các chỉ tiêu trong bảng cần căn cứ vào bản chất của đối tượng nêu trong chỉ tiêu để có phương pháp tổng hợp số liệu phù hợp.

- Thông thường các tài khoản loại 1, 2 có số dư bên “Nợ” thì có thể lấy trực tiếp để lập cho Phần I và các tài khoản loại 3, 4 có số dư bên “Có” thì lấy trực tiếp để lập cho Phần II.

Chú ý rằng: Cần chú ý đến các tài khoản có điểm khác biệt, ví dụ:

- Khoản Phải thu đối với khách hàng cuối kỳ có thể có số dư ở cả bên Nợ và Có (hay tài khoản lưỡng tính).

- Tài khoản Hao mòn tài sản cố định thuộc vào tài khoản tài sản nhưng có kết cấu là một tài khoản nguồn vốn… Tất cả trường hợp này kế toán cần phải thận trọng hơn trong quá trình xử lý tổng hợp số liệu.

Cách đọc bảng cân đối kế toán chính xác

BCĐKT chính là một báo cáo tài chính tổng hợp giúp doanh nghiệp và các nhà đầu tư có thể nắm bắt được tình hình tài chính của doanh nghiệp.Để đọc hiểu BCĐKT một cách đúng chuẩn nhất. Bạn cần nắm được những nguyên tắc sau:

cach-doc-bang-can-doi-ke-toan

Đọc bảng cân đối kế toán 

- Cần tổng hợp tất cả thông tin cơ bản của doanh nghiệp. Ngành nghề hoạt động kinh doanh, quy mô tổ chức và các đặc thù trong kinh doanh sản xuất,…

- Phân tích theo báo cáo của BCĐKT doanh nghiệp đó gồm: Phân tích theo chiều ngang hoặc chiều dọc.

- Đọc hiểu bảng số liệu tổng quan cơ bản trong BCĐKT.

- Đọc các số liệu chi tiết

- Phân tích, so sánh các số liệu và đưa ra nhận xét với BCĐKT.

Tổng kết

Bài viết trên đã tổng hợp các thông tin cơ bản về bảng cân đối kế toán. Cách lập và đọc một BCĐKT của doanh nghiệp. Nếu muốn nâng cao kiến thức thì đừng bỏ qua khóa học khóa học kế toán online trên Unica nhé.

Đánh giá :

Tags: Bán hàng Online
Trở thành hội viên