Blog Unica
Đọc nhiều trong tuần






Đọc ngay cho nóng

13/03/2025
276

11/03/2025
388

Vốn điều lệ là gì? 4 Trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ hiện nay

CEO là gì? Mô tả công việc và kỹ năng cần có của CEO

Cách dùng cấu trúc không những mà còn trong tiếng Trung

Hướng dẫn cách nói ngày tháng trong tiếng Trung


Founder là gì? Phân biệt Founder, Co-founder và CEO
Nếu bạn đang làm việc trong lĩnh vực khởi nghiệp nói riêng và kinh doanh nói chung, chắc chắn bạn sẽ nghe nhiều đến thuật ngữ Founder. Founder là thuật ngữ quen thuộc trong kinh doanh thường được dùng để chỉ những người sáng lập ra một doanh nghiệp mới. Sau đây, Unica sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn khái niệm Founder là gì? Phân biệt Founder, Co-Founder và CEO khác nhau như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay.
Founder là gì?
Founder có nghĩa là người sáng lập hay người thành lập một công ty hay một tổ chức nào đó. Hiểu đơn giản Founder là người xây dựng ý tưởng, tạo dựng nền móng và đề ra những phương hướng chính xác nhằm vận hành, duy trì và phát triển công ty lớn mạnh hơn.
Founder là gì?
Ngoài ra, Founder cũng là người tìm kiếm các cơ hội đầu tư, tạo dựng mối quan hệ với đối tác và khách hàng. Founder còn là người chịu trách nhiệm cho những quyết định quan trọng, rủi ro liên quan đến quá trình vận hành hoạt động của công ty.
Co-Founder là gì?
Co-Founder được hiểu là người đồng sáng lập, Co-Founder cùng với Founder tham gia khởi nghiệp xây dựng và phát triển công ty. Hiểu đơn giản Co-Founder là những người có hứng thú với ý tưởng khởi nghiệp của Founder và muốn tham gia cùng. Vì vậy, thường những người làm Co-Founder sẽ hay có cùng chí hướng với Founder. Họ phối hợp cùng nhau lâu dài để xây dựng nên một doanh nghiệp thành công và phát triển bền vững. Co-Founder được đánh giá là một mảnh ghép quan trọng, hỗ trợ Founder khởi nghiệp.
Thông thường, mỗi doanh nghiệp hay có từ hai Co-Founder trở lên, tùy thuộc vào mục tiêu hoạt động và quy mô của tổ chức. Những người đồng sáng lập công ty sẽ được phân chia trách nhiệm, mỗi người đảm nhiệm một mảng để quản lý và phát triển công ty mạnh mẽ.
Co-Founder được hiểu là người đồng sáng lập
Vai trò của Founder trong doanh nghiệp
Founder chính là người thuyền trưởng tài ba nắm giữ một vị trí quan trọng quyết định trực tiếp đến sự thành bại của công ty. Vậy vai trò của Founder là gì? Vai trò chính của một Founder đó là:
Thiết lập tầm nhìn, chiến lược và định hướng phát triển
Founder chính là người sáng lập ra công ty, cũng là người đưa ra những ý tưởng nền móng cốt lõi để công ty vận hành và phát triển. Không chỉ là người đưa ra ý tưởng ban đầu, Founder còn đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập tầm nhìn, xây dựng chiến lược và định hướng phát triển dài hạn cho công ty. Tầm nhìn chiến lược mà Founder đưa ra thường ở quy mô rộng lớn, đủ để định hướng cho mọi hoạt động dài hạn của công ty.
Nguồn vốn chính trong giai đoạn đầu
Điều kiện tiên quyết và quan trọng nhất khi khởi nghiệp đó là vốn. Founder chính là người chi ra số vốn ban đầu để khởi nghiệp, cũng là người gánh chịu số vốn để vận hành công ty trong giai đoạn đầu. Nếu như không có đủ vốn, công ty sẽ không thể vượt qua được giai đoạn khó khăn ban đầu.
Founder cần phải hiểu và biết cách làm thế nào để đảm bảo công ty đủ vốn vận hành. Họ có thể tự đầu tư khởi nghiệp bằng tiền của mình hoặc kêu gọi thêm vốn từ các nhà đầu tư khác.
Thành lập ban lãnh đạo
Vai trò của Founder là gì? Vai trò chính của Founder là thiết lập bộ máy điều hành. Founder không thể khởi nghiệp thành công một mình mà bắt buộc phải thành lập ra đội ngũ ban lãnh đạo để hỗ trợ mình vận hành và phát triển công ty. Ngay từ lúc mới thành lập công ty, Founder đã phải xây dựng được đội ngũ ban lãnh đạo xuất sắc với các vị trí quan trọng như: CEO, COO, CFO,CMO và giám đốc các bộ phận. Founder sẽ phối hợp cùng với đội ngũ ban lãnh đạo công ty để thực hiện các ý tưởng khởi nghiệp.
Vai trò chính của Founder là thiết lập bộ máy điều hành
Xây dựng đội ngũ nhân viên đoàn kết, năng lực
Nếu như sở hữu một đội ngũ nhân viên tài năng và làm việc hết mình, công ty chắc chắn sẽ phát triển nhanh và hiệu quả hơn. Founder đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một đội ngũ nhân viên năng lực. Họ tìm kiếm những nhân viên tài năng và chăm chỉ, sau đó đào tạo để nhân viên trở nên chuyên nghiệp, tâm huyết với công việc. Founder đảm bảo công ty có đủ nguồn lực để đạt được mục tiêu của mình.
Việc xây dựng đội ngũ nhân viên còn bao gồm cả việc tạo ra môi trường làm việc tích cực, đoàn kết với nhau. Founder cần phải có chính sách, chế độ phúc lợi tốt đối với nhân viên của mình. Ngoài ra, Founder cần không ngừng cung cấp các khóa đào tạo kỹ năng để nhân viên cảm thấy mình được học hỏi không ngừng. Từ đó, họ cảm thấy được tôn trọng và muốn gắn bó với công ty lâu hơn.
Xây dựng mạng lưới đối tác và khách hàng
Founder đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập mạng lưới đối tác và khách hàng. Việc xây dựng mối quan hệ với đối tác, khách hàng giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều hơn với các nguồn lực và thị trường mới. Để công ty phát triển bền vững, Founder cần không ngừng tìm kiếm các đối tác và khách hàng để hợp tác với họ dài hạn.
Ngoài ra, Founder cũng phải đảm bảo rằng công ty đáp ứng được đúng mong muốn và kỳ vọng của đối tác và khách hàng. Theo đó, liên tục tìm kiếm và đánh giá các cơ hội mới để phát triển thị trường, đưa công ty càng ngày càng phát triển.
Founder đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập mạng lưới đối tác và khách hàng
Tố chất của một Founder
Hiểu được khái niệm Founder là gì chắc chắn nhiều người sẽ tò mò muốn biết tố chất của một Founder là gì. Để trở thành một Founder thành công, bạn cần hội tụ rất nhiều tố chất khác nhau. Dưới đây là một số tố chất quan trọng nhất:
Tính quyết đoán cao
Tính quyết đoán là một yếu tố không thể thiếu để trở thành một Founder thành công. Trong quá trình khởi nghiệp và vận hành công ty, sẽ có vô vàn quyết định cần đưa ra, từ việc lựa chọn mô hình kinh doanh, tuyển dụng nhân sự, đến việc đầu tư vào sản phẩm hay mở rộng thị trường. Founder cần có tính quyết đoán, không ngại đưa ra quyết định để giải quyết nhanh chóng các vấn đề của công ty.
Tuy nhiên, quyết đoán không có nghĩa là vội vàng, tính quyết đoán mà Founder cần có là biết khi nào nên hành động và khi nào cần thay đổi chiến lược. Người sáng lập thành công biết cách đánh giá tình hình, cân nhắc kỹ lưỡng và luôn sẵn sàng chấp nhận rủi ro khi cần thiết. Sự quyết đoán không chỉ giúp doanh nghiệp đi đúng hướng mà còn truyền cảm hứng cho đội ngũ nhân viên, tạo ra môi trường làm việc năng động và đầy sáng tạo.
Linh hoạt trong giao tiếp và xử lý tình huống
Trong quá trình xây dựng và phát triển công ty,, founder phải đối mặt với nhiều đối tượng khác nhau như: khách hàng, đối tác, nhà đầu tư, nhân viên. Việc biết cách điều chỉnh cách nói chuyện, lắng nghe và phản hồi phù hợp với từng tình huống giúp họ tạo dựng mối quan hệ tốt, đồng thời tránh những hiểu lầm không đáng có.
Bên cạnh đó, khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi bất ngờ trong kinh doanh cũng rất quan trọng. Một founder linh hoạt sẽ luôn sẵn sàng điều chỉnh chiến lược, tìm ra hướng giải quyết mới khi gặp khó khăn, thay vì cứng nhắc bám theo kế hoạch ban đầu sẽ đưa doanh nghiệp vượt qua thử thách và duy trì sự phát triển bền vững trong môi trường đầy biến động.
Founder cần linh hoạt trong giao tiếp và xử lý tình huống
Đa dạng các mối quan hệ
Nhắc đến các tố chất của Founder là gì, không thể không nhắc tới khả năng tạo mối quan hệ. Đây là yếu tố vô cùng cần thiết để giúp công ty mở rộng hợp tác, tăng độ nhận diện thương hiệu. Một Founder giỏi phải là một người tích cực học hỏi, giao lưu, không ngại giao tiếp, gặp gỡ đối tác để tạo dựng mối quan hệ và học hỏi thêm kiến thức và kinh nghiệm cho mình. Công ty xây dựng được sợi dây liên kết các mối quan hệ bền chặt thì sẽ càng ngày càng phát triển hơn trong tương lai.
Kiến thức hiểu biết sâu rộng
Founder chính là người dẫn dắt tài ba, đưa con tàu doanh nghiệp vượt qua những con sóng gió trong quá trình hoạt động. Và để dẫn dắt được, Founder cần phải là người có kiến thức sâu rộng liên quan đến các khía cạnh như: Kinh doanh, tài chính, quản lý nhân sự, marketing,... Khi có kiến thức rộng, hiểu biết nhiều Founder sẽ đưa ra được những quyết định sáng suốt mà còn tạo dựng uy tín và sự tin tưởng cho khách hàng/ đối tác.. Kiến thức sâu rộng là nền tảng vững chắc cho sự thành công của một Founder.
Niềm đam mê mãnh liệt với công việc
Trong số các tố chất quan trọng để trở thành một Founder tài năng, niềm đam mê mãnh liệt, nhiệt huyết với công việc cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Bởi vì chỉ khi có đam mê thì mới thôi thúc bạn không ngừng cố gắng và học hỏi để làm sao đưa công ty các ngày càng phát triển hơn nữa.
Khi bạn có đam mê mãnh liệt, bạn cũng sẽ không trau dồi thêm các kiến thức cần thiết và kỹ năng. Ngoài ra khi bạn có đam mê, bạn cũng sẽ kiên trì, kiên nhẫn, không bỏ cuộc trước những khó khăn trong giai đoạn đầu khởi nghiệp.
Founder cần có niềm đam mê mãnh liệt với công việc
Sự tự tin vào bản thân
Sự tự tin vào bản thân, tâm lý vững vàng và làm chủ được cảm xúc chính là yếu tố quan trọng, là chìa khóa giúp cho Founder đi đến cánh cửa thành công. Trong thương trường tồn tại rất nhiều sự cạnh tranh khốc liệt, đặc biệt là vào giai đoạn khởi nghiệp. Để đủ sức vượt qua hết sự cạnh tranh này, bạn phải tự tin vào bản thân mình, không được để các yếu tố bên ngoài làm ảnh hưởng đến ý chí và sự quyết tâm của bản thân. Hãy tin vào bản thân để điều hành doanh nghiệp của mình một cách vững vàng nhất nhé.
Làm thế nào để trở thành Founder xuất sắc?
Để trở thành một Founder xuất sắc không hề đơn giản, nó đòi hỏi rất nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là những điều bạn cần làm nếu muốn trở thành một Founder toàn năng.
Làm việc tích cực để lấy kinh nghiệm tại các công ty startup
Thông thường hầu hết mọi người đều muốn xin vào tập đoàn hay công ty lớn để làm vì môi trường ở đó chuyên nghiệp. Tuy nhiên, so với các tập đoàn/ doanh nghiệp lớn thì các công ty startup sẽ có quy trình vận hành khác rất nhiều. Nếu bạn muốn trở thành Founder xuất sắc, bạn nên làm việc tại những công ty mới khởi nghiệp để lấy kinh nghiệm.
Khi làm việc tại các công ty mới khởi nghiệp, bạn sẽ nhìn thấy cách họ đang giải quyết vấn đề trong từng giai đoạn thăng trầm của doanh nghiệp. Điều này giúp bạn học hỏi được để áp dụng cho tương lai. Ngoài ra khi bạn làm việc tại những công ty này bạn cũng được trải nghiệm những cơ hội và thách thức của người trước, thậm chí còn được đảm nhiệm một số vai trò quan trọng của một nhà sáng lập. Điều này giúp bạn học hỏi được rất nhiều, đồng thời rèn luyện được kỹ năng để trở thành một Founder thực thụ.
Tìm cho mình một người cố vấn
Để học hỏi nhanh chóng kinh nghiệm và được hỗ trợ giúp rút ngắn quá trình trở thành Founder bạn nên tìm cho mình một người cố vấn có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh. Người cố vấn sẽ định hướng, tư vấn cho bạn cách giải quyết vấn đề trong quá trình khởi nghiệp. Cố vấn giúp Founder tránh được những sai lầm thường gặp, đưa ra phương hướng giải quyết hiệu quả cho những vấn đề phát sinh.
Ngoài ra, một người cố vấn giỏi còn giúp bạn xây dựng các mối quan hệ, giới thiệu cho bạn các đối tác tiềm năng để phát triển kinh doanh. Đồng thời, hỗ trợ bạn tìm kiếm nguồn tài trợ cho doanh nghiệp.
Để học hỏi nhanh chóng kinh nghiệm Founder hãy tìm cho mình một người cố vấn giỏi
Tham gia các sự kiện, cuộc thi khởi nghiệp
Để trở thành một Founder thực thụ, bạn đừng quên tham gia các sự kiện hay các cuộc thi khởi nghiệp. Đây là một cách rất tốt để bạn tìm kiếm nguồn tài trợ và quảng bá thương hiệu, bởi khi tham gia các sự kiện và cuộc thi khởi nghiệp bạn sẽ gây được sự chú ý với các nhà đầu tư hay các chuyên gia và doanh nghiệp trong ngành.
Ngoài ra, việc tham gia các cuộc thi khởi nghiệp cũng là một cách hiệu quả để bạn học hỏi các đối thủ cạnh tranh. Hơn nữa, các cuộc thi khởi nghiệp thường có nhiều vòng loại với các giai đoạn đánh giá khác nhau. Điều này giúp bạn rèn luyện kỹ năng thuyết trình, quảng bá ý tưởng và xây dựng kế hoạch kinh doanh phù hợp nhất.
Cập nhật thường xuyên các tin tức và chương trình startup
Để trở thành một Founder xuất sắc, bạn cũng đừng quên cập nhật các tin tức và chương trình startup. Việc cập nhật thông tin liên quan đến khởi nghiệp và kinh doanh giúp bạn hiểu rõ về những thay đổi nếu có. Đồng thời giúp bạn nhìn ra được những cơ hội mới trong thị trường, từ đó đưa ra được những quyết định quan trọng phù hợp cho doanh nghiệp.
Cập nhật thường xuyên các tin tức và chương trình startup giúp bạn hình dung ra được bức tranh toàn cảnh về thị trường kinh doanh. Từ đó, các Founder dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm cơ hội hay các nhà đầu tư có cùng chí hướng với mình.
Phân biệt Founder, Co-Founder và CEO
Trong bộ máy công ty, Founder, Co-Founder và CEO là 3 chức năng quan trọng nhất trong việc định hình và điều hành doanh nghiệp. Tuy nhiên, mỗi chức vụ lại có những trách nhiệm và quyền hạn riêng, cụ thể sự khác nhau giữa Co-Founder, CEO và Founder là gì? Dưới đây là bảng so sánh chi tiết.
Phân biệt Founder, Co-Founder và CEO
Tiêu chí so sánh
Founder
Co - Founder
CEO
Khái niệm
Người sáng lập, người đầu tiên nghĩ ra ý tưởng, nền móng thành lập doanh nghiệp
Người đồng sáng lập, hỗ trợ Founder thực hiện ý tưởng thành lập doanh nghiệp
Giám đốc điều hành, chịu trách nhiệm quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động của công ty
Vai trò
Xây dựng nền móng ban đầu, định hướng phát triển của doanh nghiệp
Chia sẻ trách nhiệm với Founder, đóng góp thêm tài chính, kỹ thuật hoặc bất kỳ lĩnh vực nào cần thiết cho sự phát triển của công ty
Chịu trách nhiệm giám sát, điều hành, đảm bảo rằng các chiến lược và mục tiêu của công ty được thực hiện hiệu quả
Vị trí
Vị trí cao nhất trong doanh nghiệp, là người có quyền lực nhất
Chia sẻ quyền lực với Founder tùy thuộc theo sự phân chia công việc
Quyền lực cao nhất trong việc quản lý và điều hành công ty.
Tỷ lệ sở hữu
Cổ phần thường cao nhất
Nhận được cổ phần tùy theo sự đóng góp về tài chính và công sức
Có thể hoặc không nắm giữ cổ phần lớn, tùy theo thỏa thuận hợp đồng
Câu hỏi thường gặp
Câu 1: Founder có phải là Owner không?
Founder là người sáng lập ra công ty, vì vậy thường Founder cũng là Owner (chủ sở hữu) của công ty. Tuy nhiên không phải trong trường hợp nào Founder cũng là Owner. Trong một số trường hợp, Founder không phải là chủ sở hữu duy nhất mà chỉ là một trong nhiều chủ sở hữu của công ty, tùy theo cách tổ chức pháp lý và phân phối cổ phần.
Câu 2: Một công ty có thể có cả Founder và Co-founder không?
Câu trả lời là có. Một doanh nghiệp hoàn toàn có thể có cả Founder và Co-Founder. Việc chỉ định chức danh sẽ phụ thuộc vào mốc thời gian khi bạn thuê những nhân viên đầu tiên.
Câu 3: Vị thế của Founder có cao hơn Co-founder hay không?
Vị thế của Founder có thể cao hơn hoặc ngang bằng Co-founder, tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức và sự phân chia quyền hạn trong công ty. Dưới đây là một số trường hợp xác định vị thế của Founder có cao hơn Co-Founder hay không?
Nếu Founder nắm giữ phần lớn cổ phần và có quyền quyết định cao nhất, họ có thể có vị thế cao hơn.
Nếu công ty hoạt động theo mô hình đồng sáng lập bình đẳng, Founder và Co-founder có thể có quyền hạn ngang nhau.
Trong nhiều trường hợp, Founder giữ vai trò CEO hoặc Chủ tịch, trong khi Co-founder đảm nhận các vị trí quan trọng khác như CTO, CFO…
Câu 4: Được và mất gì khi khởi nghiệp?
Khởi nghiệp là một hành trình rất gian nan, trong quá trình khởi nghiệp cái bạn được và mất đó là:
Được:
Tự do kiểm soát hoạt động kinh doanh: Khi là người sáng lập, bạn có quyền theo dõi và kiểm soát toàn bộ hoạt động của công ty. Quyết định của bạn có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình công ty phát triển.
Tạo ra giá trị cho khách hàng: Founder có khả năng biến những ý tưởng thành thật và tạo ra giá trị tốt nhất cho khách hàng và xã hội. Nếu khởi nghiệp thành công, bạn còn có thể có ảnh hưởng đến nhiều người và tạo ra giá trị lớn cho cộng đồng.
Tự do thể hiện sự sáng tạo của bản thân: Khởi nghiệp cho phép bạn sáng tạo và áp dụng những kỹ năng của mình để tạo ra sản phẩm/ dịch vụ mang tính đột phá.
Mất:
Rủi ro tài chính: Giai đoạn đầu khởi nghiệp, Founder phải gánh chịu hoàn toàn vốn, phải đầu tư nhiều tiền bạc để phát triển sản phẩm/ dịch vụ và quảng cáo để thu hút khách hàng.
Đối mặt với áp lực, căng thẳng: Founder phải làm việc nhiều giờ nhiều ngay để phát triển công ty. Ngoài ra cũng phải đối mặt liên tục với những áp lực, căng thẳng trong công việc.
Rủi ro thành công: Khởi nghiệp là một hành trình rất gian nan, không phải ai khởi nghiệp cũng thành công. Founder có thể sẽ thất bại trước khi đi tới thành công.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến Founder là gì? Bạn đọc hãy tham khảo thật kỹ những thông tin này để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích và áp dụng vào bản thân để sớm trở thành những Founder tài năng và xuất sắc nhất nhé. Chúc bạn sớm trở thành nhà sáng lập thành công trong tương lai.

Vốn điều lệ là gì? 4 Trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ hiện nay
Vốn điều lệ là nguồn vốn do các cổ đông, thành viên cùng góp để thành lập công ty. Luật pháp Việt Nam cũng có quy định rõ ràng về góp vốn điều lệ công ty TNHH, công ty cổ phẩn....Sau đây, Unica sẽ chia sẻ tới bạn Vốn điều lệ là gì? 4 Trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ thường gặp. Cùng tìm hiểu ngay.
Vốn điều lệ là gì?
Vốn điều lệ (tên tiếng anh Charter capital) là tổng giá trị tài sản do các thành viên cổ đông công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Vốn điều lệ là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần. Đây là hình thức góp vốn của các bên đã cam kết góp vốn trong một khoảng thời gian nhất định nhằm duy trì hoạt động của doanh nghiệp. (Căn cứ theo Khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định 155/2020/NĐ-CP).
Các tài sản sử dụng để góp vốn vào doanh nghiệp, vào công ty bao gồm 9 mục chính: (1) Tiền Việt Nam Đồng (2) Ngoại tệ tự do chuyển đổi (3) Giấy tờ có giá trị (4) Vàng (5) Quyền sở hữu đất (6) Quyền sở hữu trí tuệ (7) Bí quyết công nghệ (8) Bí quyết kỹ thuật (9) Các tài sản khác có giá trị hoặc tài sản có thể định giá được bằng tiền.
Quyền sở hữu tài sản sẽ được ghi rõ trong biên bản về thời điểm góp vốn, tỷ lệ góp vốn, nghĩa vụ góp vốn. Số vốn đã đóng góp đó sẽ được lưu lại trong 1 bản hợp đồng. Bản hợp đồng này gọi là điều lệ công ty. Ngoài ra, Nếu các bên không góp vốn đúng như điều lệ công ty đăng ký thì lúc đó sẽ điều chỉnh vốn điều lệ theo đúng giá trị các bên.
Tất cả cổ đông - bên góp vốn và bộ phận điều hành doanh nghiệp - bên sử dụng nguồn vốn phải có trách nhiệm nghiêm túc thực hiện theo điều lệ đã cam kết.
Vốn điều lệ là gì?
Cấu trúc vốn điều lệ sẽ bao gồm 2 phần như sau:
Vốn chủ sở hữu : Là số vốn mà các cổ đông góp để được sở hữu cổ phần hoặc sau kết quả kinh doanh.
Vốn vay: Là số vốn được vay bởi ngân hàng, vay của tổ chức tài chính hoặc cá nhân để duy trì hoạt động của các doanh nghiệp.
Hiện nay, Không có bất kì quy định nào giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu và vốn vay. Tỷ lệ góp sẽ tùy thuộc vào quy mô và định hướng kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp. Ví dụ: "Công ty khởi nghiệp vay nhiều để mở rộng nhanh. Dẫn đến tỷ lệ vốn vay cao. Hoặc doanh nghiệp gia đình nhỏ sử dụng chủ yếu vốn tự có. Dẫn đến tỷ lệ vốn chủ cao."
Vai trò của vốn điều lệ đối với doanh nghiệp
Vốn điều lệ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Dưới đây là 5 vai trò quan trọng của vốn điều lệ:
Thứ nhất: Là cơ sở để xác định tỷ lệ góp vốn của các cổ đông. Việc xác định tỷ lệ góp vốn là cơ sở giúp doanh nghiệp phân chia lợi nhuận, quyền, lợi ích và trách nhiệm giữa các bên. Đồng thời, việc xác định tỷ lệ góp vốn rõ ràng cũng đảm bảo các cổ đông hay thành viên/ cổ đông chịu trách nhiệm về nghĩa vụ tài sản và các khoản nợ khác nhau.
Thứ hai: Là cơ sở xác định điều kiện kinh doanh. Vốn điều lệ được đánh giá là cơ sở để xác định xem doanh nghiệp có đáp ứng được đầy đủ các điều kiện kinh doanh đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
Thứ ba: Đây là căn cứ đưa ra quyết định quan trọng. Nhờ có vốn điều lệ mà doanh nghiệp đưa ra được những quyết định như: phát hành cổ phiếu, phát hành trái phiếu, chuyển nhượng tài sản,...
Vốn điều lệ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cấu trúc vốn của công ty
Thứ tư: Vốn điều lệ cũng thể hiện sự cam kết và mức độ trách nhiệm của các cổ đông với đối tác và khách hàng của mình.
Thứ năm: Vốn điều lệ được ghi trong biên bản còn thể hiện quy mô, tiềm năng sinh lời, hiệu quả hoạt động và sự tăng trưởng trong tương lai. Tổng giá trị vốn điều lệ cao sẽ khiến khách hàng, đối tác nhìn thấy quy mô kinh doanh cũng như tiềm năng sinh lời. Từ đó, họ tin tưởng hợp tác kinh doanh cùng chúng ta.
Thứ sáu: Vốn điều lệ cao là thước đo vị thế của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh. Thông thường, Doanh nghiệp mới thành lập sẽ có vốn điều lệ nhỏ. Sau một thời gian hoạt động, doanh nghiêp có thể đăng ký bổ sung vốn điều lệ để khẳng định vị thế cao hơn.
4 Trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ
Bên cạnh việc hiểu rõ khái niệm vốn điều lệ là gì bạn đọc cũng phải nắm được các trường hợp tăng, giảm vốn lệ. Trong một số trường hợp, vốn điều lệ có thể tăng hoặc giảm. Cụ thể các trường hợp này như sau:
Trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên
Công ty TNHH hai thành viên có thể tăng, giảm vốn điều lệ trong các trường hợp sau:
Tăng: Thành viên cũ tăng góp vốn; tiếp thêm vốn góp của thành viên mới.
Giảm: Hoàn trả 1 phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ vốn góp của họ; công ty mua lại phần góp vốn của thành viên theo quy định; vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ.
Trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ đối với công ty TNHH một thành viên
Công ty TNHH một thành viên có thể tăng, giảm vốn điều lệ trong các trường hợp sau:
Tăng: Chủ sở hữu công ty góp thêm vốn hoặc huy động thêm được vốn góp của người khác; chủ sở hữu công ty quyết định tăng mức vốn điều lệ.
Giảm: Hoàn trả 1 phần cho chủ sở hữu khi công ty đã hoạt động được khoảng 2 năm; vốn điều lệ không được chủ sở hữu thanh toán đầy đủ.
Trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ đối với công ty cổ phần
Đối với công ty cổ phần, các trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ cụ thể như sau:
Tăng: Bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu; bán cổ phần riêng lẻ; bán cổ phần ra công chúng.
Giảm: Công ty hoàn trả vốn cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty; vốn điều lệ không được cổ đông thanh toán đầy đủ; Công ty mua lại cổ phần đã bán theo quy định.
Trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ
Trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ đối với công ty hợp danh
Các trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ của công ty hợp danh như sau:
Tăng: Tiếp nhận thêm thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn.
Giảm: Chấm dứt tư cách thành viên hợp danh.
Phân biệt vốn điều lệ, vốn pháp định và vốn chủ sở hữu
Trong kinh doanh, các khái niệm như vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu và vốn pháp định rất dễ gây nhầm lẫn. Để hiểu rõ hơn về các loại vốn này, bạn hãy tham khảo bảng so sánh dưới đây nhé.
Tiêu chí so sánh
Vốn điều lệ
Vốn pháp định
Vốn chủ sở hữu
Khái niệm
Vốn điều lệ là giá trị vốn do các thành viên hoặc cổ đông cam kết góp sau khi thành lập công ty
Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu mà pháp luật quy định để doanh nghiệp đủ điều kiện cấp giấy phép hoạt động
Vốn chủ sở hữu là tổng giá trị vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp hoặc các cổ đông. Vốn chủ sở hữu sẽ bao gồm vốn góp và lợi nhuận giữ lại của các quỹ khác.
Cơ sở pháp lý
Quy định rõ ràng trong điều lệ công ty và khi đăng ký kinh doanh
Quy định cụ thể bởi pháp luật tương ứng với ngành nghề kinh doanh cụ thể
Dựa trên báo cáo tài chính của công ty
Mục đích ra đời
Tạo cơ sở pháp lý cũng như tài chính ban đầu để doanh nghiệp hoạt động
Đảm bảo doanh nghiệp đủ yêu cầu, đủ điều kiện tài chính tối thiểu để hoạt động
Đánh giá giá trị thực tế của doanh nghiệp, đồng thời phản ánh năng lực tài chính tổng thể.
Quy mô
Linh hoạt, có thể thay đổi tùy theo quyết định của doanh nghiệp
Cố định, không thể thay đổi, được pháp luật ban hành
Linh hoạt, biến động theo tình hình kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của công ty
Phạm vi áp dụng
Áp dụng cho tất cả mọi loại hình doanh nghiệp
Chỉ áp dụng cho một số ngành yêu cầu vốn pháp định như: ngân hàng, bất động sản,...
Áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp
Yếu tố cấu thành
Tiền góp vốn của các thành viên/ cổ đông tại thời điểm thành lập công ty
Con số cố định không bao gồm lợi nhuận và quỹ
Bao gồm nhiều yếu tố cấu thành đó là: vốn góp, lợi nhuận giữ lại, thặng dư vốn cổ phần và một số loại quỹ khác của công ty
Trách nhiệm pháp lý
Vốn điều lệ là căn cứ để xác định trách nhiệm tài chính của thành viên/ cổ đông trong phạm vi số vốn đã góp
Vốn pháp lý là yêu cầu tối thiểu mà công ty phải đáp ứng để đủ điều kiện đăng ký giấy phép hoạt động
Vốn chủ sở hữu không trực tiếp liên quan đến trách nhiệm pháp lý, nó thể hiện quyền sở hữu thực tế
Ví dụ
Công ty có vốn điều lệ khoảng 10 tỷ đồng
Ngân hàng góp đủ vốn pháp định 3.000 tỷ để được phép hoạt động
Doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu là 20 tỷ đồng, bao gồm: 10 tỷ vốn ban đầu, 10 tỷ lợi nhuận giữ lại.
Phân biệt vốn điều lệ, vốn pháp định và vốn chủ sở hữu
Cách tính vốn điều lệ cho doanh nghiệp
Tùy thuộc mỗi công ty sẽ có một cách tính vốn điều lệ khác nhau. Vậy cách tính vốn điều lệ là gì? Cụ thể cách tính vốn điều lệ cho doanh nghiệp như sau:
Đối với công ty TNHH một thành viên
Công thức vốn điều lệ như sau:
Vốn điều lệ = Tổng giá trị tài sản mà chủ sở hữu cam kết góp
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 75 của Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định: Sau khi đăng ký thành lập công ty, chủ sở hữu phải có trách nhiệm góp đủ và đúng loại tài sản. Thời hạn cho phép là 90 ngày tính từ ngày giấy phép kinh doanh được cấp.
Trường hợp không có đủ số vốn điều lệ đã cam kết, chủ sở hữu phải đăng ký thay đổi số vốn điều lệ bằng giá trị thực tế vốn đã góp được. Thời hạn cho thay đổi này là 30 ngày tính từ ngày cuối cùng phải góp vốn điều lệ. Công ty TNHH một thành viên có quyền quyết định về hạn mức và hình thức tăng vốn điều lệ thông qua việc góp thêm hoặc huy động được vốn từ người khác.
Cách tính vốn điều lệ đối với công ty TNHH một thành viên
Trong trường hợp giảm vốn điều lệ, công ty vẫn phải đáp ứng tối thiểu từ 2 năm trở lên kể từ ngày đăng ký. Đồng thời, đảm bảo thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản trước đó.
Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên
Công thức tính vốn điều lệ như sau:
Vốn điều lệ = Tổng giá trị tài sản đóng góp được từ các thành viên
Theo Khoản 1 Điều 47 Luật doanh nghiệp 2020 quy định: Các thành viên thuộc công ty trách nhiệm hữu hạn phải chịu trách nhiệm với số vốn điều lệ đã cam kết. Trong thời hạn 90 ngày tính từ ngày cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, thành viên trong công ty phải góp đủ vốn đã cam kết. Trường hợp góp vốn không phải là tài sản đã đăng ký ban đầu thì phải có sự đồng ý của 50% cổ đông còn lại.
Trường hợp sau thời hạn quy định mà các thành viên chưa góp đủ vốn thì sẽ chỉ được hưởng quyền lợi tương ứng với phần vốn mà mình đã góp. Bên cạnh đó, công ty cũng phải khai báo thay đổi lại vốn điều lệ trong vòng 30 ngày tính từ ngày cuối cùng thay đổi vốn. Phần vốn còn lại chưa góp đủ sẽ được chào bán theo quyết định của Hội đồng thành viên.
Đối với công ty Cổ phần
Công thức tính vốn điều lệ như sau:
Vốn điều lệ = Tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã bán ra thị trường và được ghi lại trên các giấy tờ pháp lý.
Theo Khoản 1 Điều 112 Luật doanh nghiệp 2020 cho biết: Đối với công ty cổ phần vốn điều lệ sẽ được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần, sau đó được bán cho các nhà đầu tư để huy động vốn. Cổ phần được chào bán là cổ phần đã được các cổ đông thanh toán đầy đủ cho công ty. Tại thời điểm đăng ký thành lập công ty, cổ phần đã bán là tổng số cổ phần đã mua đăng ký.
Cách tính vốn điều lệ đối với công ty cổ phần
Vốn điều lệ công ty cổ phần có thể được thay đổi, các trường hợp được thay đổi đó là:
Theo quyết định của đại hội đồng cổ đông: Công ty sẽ trả lại một phần vốn góp cho các cổ đông. Số vốn trả lại sẽ tương ứng với số vốn mà công ty đã hoạt động được trong 2 năm tính từ ngày giấy phép đăng ký kinh doanh được ban hành sau khi đã trừ đi các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.
Mua lại cổ phần: Công ty mua lại cổ phần đã phát hành theo quyết định của công ty.
Không được thanh toán đầy đủ, đúng hạn: Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng thời hạn trong vòng 10 ngày kể từ ngày hoàn tất thủ tục bán.
Câu hỏi thường gặp
Câu 1: Vốn điều lệ tối thiểu là bao nhiêu?
Vốn điều lệ là khoản vốn tự do mà công ty đăng ký và pháp luật không quy định khoản vốn này. Vì vậy, không có quy định số vốn điều lệ tối thiểu là bao nhiêu. Đồng thời cũng không có quy định số vốn tối đa là bao nhiêu khi công ty đăng ký hoạt động.
Mặc dù không có quy định tối thiểu về vốn điều lệ nhưng doanh nghiệp cũng không nên để mức vốn quá thấp. Vốn điều lệ thấp sẽ giảm áp lực góp vốn và có rủi ro tài chính cao. Doanh nghiệp nhỏ hoặc mới thành lập nếu như chọn mức vốn cao sẽ dễ tiếp cận nguồn vốn vay. Đồng thời tạo độ uy tín hơn khi hoạt động trong ngành.
Câu 2: Vốn điều lệ nên đăng kí cao hay thấp?
Vốn điều lệ đăng ký cao hay thấp đều được vì nó không ảnh hưởng gì đến hoạt động của công ty hết. Chủ sở hữu hoàn toàn có thể kiểm soát số vốn điều lệ sao cho phù hợp nhất với năng lực tài chính và quy mô của công ty để tối ưu được lợi nhuận và kiểm soát được nguồn tài nguyên hiệu quả.
Sau khi công ty đã đi vào hoạt động ổn định và có dấu hiệu tăng trưởng. Lúc đó, bạn có thể tăng thêm vốn điều lệ để thu hút thêm nhiều nguồn đầu tư cũng như để tạo niềm tin cho khách hàng, tận dụng cơ hội tiếp cận thị trường mới.
Câu 3: Có cần chứng minh vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp không?
Câu trả lời là có. Chủ sở hữu phải chứng minh vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp bằng cách cung cấp các tài liệu liên quan đến vốn điều lệ trong quá trình xét duyệt hồ sơ. Điều này nhằm đảm bảo doanh nghiệp có thể trả đầy đủ nợ trong tương lai.
Câu 4: Có thể góp vốn điều lệ bằng loại tài sản nào?
Căn cứ theo Điều 34 Luật doanh nghiệp 2020 cho biết: Vốn điều lệ được góp bằng các loại tài sản sau: Tiền Việt Nam đồng, vàng, ngoại tệ tự do chuyển đổi, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ hoặc các loại tài sản khác được tính theo giá trị tiền đồng Việt Nam.
Câu 5: Thời hạn góp vốn điều lệ là bao lâu?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định thời hạn góp vốn là tối đa 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trong thời gian này, thành viên/ cổ đông/ chủ sở hữu bắt buộc phải thanh toán đầy đủ. Trường hợp không nộp đủ vốn điều lệ sẽ phải thay đổi theo số vốn thực tế.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến vốn điều lệ là gì. Với những thông tin đã tìm hiểu được có thể thấy, vốn điều lệ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xác định khả năng huy động vốn cũng như khả năng phát triển của công ty. Doanh nghiệp khi đăng ký vốn điều lệ nên cân nhắc thật kỹ để chọn được mức phù hợp nhất nhằm tối ưu hóa nguồn lực mà vẫn tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường nhé

CEO là gì? Mô tả công việc và kỹ năng cần có của CEO
CEO là quản lý cấp cao không thể thiếu trong một bộ máy tổ chức của công ty. CEO là đại diện theo pháp luật của doanh nghiêp, người quản lý và điều hành các hoạt động lớn nhỏ trong công ty. Để trở thành CEO giỏi cần tố chất cũng như trau dồi, học hỏi rất nhiều. Sau đây, Unica sẽ chia sẻ CEO là gì? Vai trò, mô tả công việc và những kỹ năng cần có của CEO. Cùng tìm hiểu ngay.
CEO là gì?
CEO (viết tắt của từ Chief Executive Officer, còn gọi là giám đốc điều hành) là người chịu trách nhiệm quản lý, lãnh đạo và điều hành mọi hoạt động của công ty. CEO giống như ngọn hải đăng dẫn đường, soi sáng giúp mọi hoạt động của doanh nghiệp đi đúng hướng. CEO gánh vác trên vai sứ mệnh của công ty, làm sao đưa công ty càng ngày càng phát triển bền vững.
Trong tập đoàn, CEO có nhiệm vụ báo cáo hiệu suất phát triển cho tập Hội đồng quản trị. Trong công ty, CEO là người có chức vụ cao nhất. Dưới CEO sẽ là các giám đốc bộ phận, CEO sẽ làm việc trực tiếp với Giám đốc Tài chính (CFO), Giám đốc Nhân sự (CHRO), Giám đốc Kinh doanh (CCO), Giám đốc sản xuất (CPO), Giám đốc Marketing (CMO) và một số giám đốc bộ phận khác tùy thuộc vào cấu trúc tổ chức của mỗi doanh nghiệp. Để công ty thành công và phát triển bền vững, CEO và giám đốc các bộ phận cần có sự hợp tác chặt chẽ với nhau.
CEO là gì?
Vai trò của CEO đối với doanh nghiệp
CEO đóng vai trò quan trọng, quyết định trực tiếp đến sự thành bại của công ty. Vậy chức năng chính của CEO là gì? 5 Vai trò chính của CEO trong công ty như sau:
Đưa ra định hướng hoạt động phù hợp với thực tế cho công ty: Một CEO giỏi cần phải có tầm nhìn, đánh giá được môi trường kinh doanh thực tế nhằm định hình chiến lược hoạt động và đưa ra các quyết định sáng suốt giúp doanh nghiệp phát triển đúng hướng.
Xây dựng và phát triển thành công đội ngũ nhân viên: CEO cần xây dựng được môi trường làm việc tích cực và phải tạo điều kiện để nhân viên phát triển. Đồng thời thúc đẩy sự nỗ lực và ham muốn cống hiến của họ.
Xây dựng môi trường làm việc hiệu quả: CEO cần tạo ra được văn hóa công ty, xây dựng môi trường làm việc hiệu quả để thúc đẩy được sự sáng tạo của công ty. Điều này giúp tạo ra được dịch vụ và sản phẩm phù hợp với khách hàng.
Phát triển và mở rộng thị trường: CEO có vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt công ty phát triển và mở rộng thị trường. Bao gồm: Xác định cơ hội mới, định hình sản phẩm, xây dựng chiến lược phát triển.
Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận: CEO cần phải quản lý tài chính, đầu tư đúng đắn và xây dựng được các mối quan hệ để tăng trưởng doanh thu, tạo ra lợi nhuận cho công ty.
CEO đóng vai trò quan trọng đến sự thành bại của công ty
Mô tả công việc của CEO trong công ty
CEO là một quản lý cấp cao nên phải làm rất nhiều việc. Không chỉ nhiều mà công việc của CEO còn có áp lực rất cao, bên cạnh giờ hành chính họ còn phải làm cả ngoài giờ, xử lý nhiều việc cùng một lúc. Dưới đây là danh sách những công việc mà CEO cần làm:
Xây dựng và phối hợp cùng giám đốc chức năng thực hiện các chiến lược kinh doanh để phát triển công ty lớn mạnh.
Điều hành và giám sát đội ngũ nhân viên cấp dưới để tổ chức và thực hiện mục tiêu chung của công ty.
Lắng nghe ý kiến của nhân viên và đề xuất ý kiến để cải thiện hoạt động kinh doanh của công ty.
Truyền thông, quảng bá thương hiệu để hoàn thành tốt mục tiêu đã đề ra và càng ngày càng phát triển công ty lớn mạnh.
Xây dựng môi trường làm việc tích cực và văn hóa doanh nghiệp, đảm bảo cơ cấu tổ chức công ty chặt chẽ.
Thẩm định và phê duyệt những dự án mà cấp dưới đề xuất để đưa dự án vào triển khai.
Kiểm duyệt và phê duyệt các chính sách tài chính, đồng thời đưa ra điều chỉnh chi phí nếu có.
Theo dõi, đo lường và đánh giá các hoạt động kinh doanh của công ty.
Đề xuất tuyển dụng nhân sự, phê duyệt thăng chức, tăng lương. Đưa ra quy định khen thưởng, trợ cấp,...
Thiết lập bộ máy nhân sự trong công ty, đưa ra nhiệm vụ và KPI cụ thể cho từng phòng ban.
Đi công tác, gặp gỡ đối tác ký hợp đồng cho công ty.
CEO là vị trí quản lý cấp cao nên phải làm rất nhiều việc
8 Kỹ năng quan trọng của CEO cần có
Kỹ năng lãnh đạo
Là “đầu tàu” của công ty, vì vậy, CEO cần có kỹ năng lãnh đạo, như vậy mới có thể dẫn dắt và định hướng công ty ngày một phát triển. Kỹ năng lãnh đạo giúp công ty vận hành quy củ, chuyên nghiệp. Đồng thời, kỹ năng lãnh đạo giỏi cũng giúp xây dựng một môi trường làm việc thân thiện, tích cực, nơi mọi người có thể làm việc thoải mái, sẵn sàng cống hiến hết mình cho công ty để tạo ra những sản phẩm và dịch vụ chất lượng nhất đến tay khách hàng.
Ngoài ra, CEO cần có kỹ năng để điều hành, quản lý đội ngũ nhân sự, thúc đẩy sự phát triển của mỗi cá nhân. Kỹ năng lãnh đạo giỏi kết hợp cùng với tầm nhìn chiến lược rộng mở giúp CEO dẫn dắt công ty đi tới thành công nhanh hơn.
Kỹ năng ra quyết định
Giám đốc điều hành nắm quyền cao nhất công ty, vì vậy họ luôn phải đối mặt với những quyết định quan trọng có tác động trực tiếp đến công ty. Để không ảnh hưởng đến quá trình vận hành và phát triển của công ty, CEO cần phải có kỹ năng ra quyết định xuất sắc. Một CEO giỏi cần phải phân tích và đánh giá trước được các tình huống sẽ xảy ra với các quyết định của mình. Từ đó, đưa ra quyết định một cách khách quan, đúng đắn và có tính chiến lược nhất.
Ngoài ra, CEO cũng phải có khả năng đánh giá xem vấn đề nào nên ưu tiên, vấn đề nào còn tồn tại rủi ro và vấn đề nào nên quyết định dứt khoát. Để đưa ra được những quyết định sáng suốt, đòi hỏi CEO cần phải bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh.
Kỹ năng quan trọng của CEO cần có
Kỹ năng hoạch định kế hoạch
Để quá trình quản lý và vận hành công ty đi đúng hướng, CEO bắt buộc phải có kỹ năng hoạch định kế hoạch, có tầm nhìn rộng, đoán trước được những vấn đề sẽ xảy ra, xây dựng được chiến lược ngắn hạn và dài hạn, xác định được cụ thể các bước đi để kịp thời ứng phó trong mọi trường hợp.
Kỹ năng lập kế hoạch là một kỹ năng rất quan trọng, nó giúp người giám đốc điều hành xác định được những hoàn động cần ưu tiên đẩy mạnh để phân chia nguồn lực phù hợp. Đồng thời, việc lập kế hoạch cũng giúp CEO đưa ra được những quyết định thông minh giúp công ty phát triển mạnh mẽ.
Kỹ năng giao tiếp
Khả năng giao tiếp là một trong những kỹ năng cốt lõi mà mọi CEO cần phải trang bị. Đây là chìa khóa giúp họ kết nối hiệu quả với các bên liên quan, bao gồm: nhân viên, khách hàng, nhà đầu tư và đối tác. Nếu kỹ năng giao tiếp không có, ăn nói ấp úng, không liền mạch thì sẽ rất khó để truyền tải thông điệp của công ty. Đồng thời cũng sẽ khó thuyết phục và làm hài lòng được đối phương.
CEO cần có khả năng truyền đạt rõ ràng và thuyết phục về tầm nhìn, chiến lược của công ty đến nhân viên và các bên liên quan cảm thấy tin tưởng. Điều này giúp tạo động lực và sự đồng thuận, hướng đến mục tiêu chung. Ngoài ra, CEO cũng cần phải linh hoạt trong giao tiếp để xây dựng và duy trì được các mối quan hệ.
Kỹ năng kiểm soát cảm xúc
Một CEO giỏi không chỉ cần tư duy chiến lược mà còn phải có kỹ năng kiểm soát tốt để đảm bảo doanh nghiệp vận hành hiệu quả. Việc kiểm soát ở đây không đơn thuần là kiểm soát công việc mà còn bao gồm cả kiểm soát cảm xúc. Khi đối mặt với những áp lực và các tình huống khó khăn, CEO cần bình tĩnh giải quyết, tránh để cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng đến những quyết định của mình.
CEO giỏi không chỉ cần tư duy chiến lược mà còn phải có kỹ năng kiểm soát cảm xúc tốt
Việc kiểm soát cảm xúc giúp CEO đưa ra quyết định một cách chính xác. Bên cạnh đó, kỹ năng kiểm soát cũng giúp CEO duy trì được sự điềm tĩnh và sự tự tin của mình. Đây chính là yếu tố để tạo nên một nhà lãnh đạo tuyệt vời.
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Đứng trên cương vị lãnh đạo, giám đốc điều hành thường xuyên phải đối mặt với những khó khăn và thử thách. Để trở thành một CEO giỏi, giám đốc kinh doanh cần phải có kỹ năng giải quyết vấn đề, đây là một yếu tố rất quan trọng mà CEO nào cũng phải có. Kỹ năng giải quyết vấn đề giúp họ nhìn nhận vấn đề, phân tích tình hình để đưa ra phương án giải quyết phù hợp giúp họ vượt qua được thử thách.
Ngoài ra, việc trang bị kỹ năng giải quyết vấn đề cũng giúp CEO rèn được khả năng nhìn nhận vấn đề trên nhiều góc độ khác nhau. Điều này giúp khó khăn được giải quyết nhanh chóng và cụ thể, tránh làm gián đoạn quá trình vận hành, đảm bảo doanh nghiệp đi đúng với kế hoạch ban đầu.
Kỹ năng đàm phán, thương lượng
Ngoài những kỹ năng đã chia sẻ ở trên, nếu muốn trở thành một CEO giỏi bạn cũng cần phải trang bị kỹ năng đàm phán, thương lượng. Kỹ năng này giúp bạn bình tĩnh, tự tin để thỏa thuận các hợp đồng quan trọng của công ty. Ngoài ra, kỹ năng đàm phán, thương lượng cũng giúp bạn dễ dàng xử lý các tình huống phức tạp, nói chuyện chuyên nghiệp với các bên liên quan để đạt được hợp đồng.
Để được đánh giá là một CEO giỏi kỹ năng đàm phán thì người đó phải có khả năng lắng nghe và thấu hiểu quan điểm của đối tác. Bên cạnh đó, CEO cũng phải có kỹ năng truyền đạt thuyết phục về quan điểm của bản thân và lợi ích của công ty. Kỹ năng thương lượng giúp CEO tìm ra được các giải pháp win - win để hai bên cùng đạt được lợi ích trong kinh doanh.
Kỹ năng quản lý rủi ro
Trong quá trình lãnh đạo, CEO phải đối mặt với rất nhiều vấn đề rủi ro không mong muốn trong quá trình kinh doanh. Để giải quyết nhanh chóng và hiệu quả những vấn đề này, CEO cần phải có kỹ năng quản lý rủi ro, tức là CEO có khả năng nhìn nhận được vấn đề, đánh giá những vấn đề đang tiềm ẩn, sau đó đưa ra phương hướng giải quyết chính xác. CEO cần giải quyết rủi ro làm sao phù hợp nhất, đảm bảo công ty phát triển bền vững.
CEO cần có khả năng nhìn nhận được vấn đề, đánh giá những vấn đề đang tiềm ẩn
Phân biệt sự khác nhau giữa CEO và Chairman
Cả CEO và Chairman đều thuộc ban điều hành cấp cao của công ty nhưng hai chức vụ này lại có vai trò khác nhau. Cùng tìm hiểu 4 sự khác nhau giữa Chairman và CEO:
Tiêu chí so sánh
CEO (Giám đốc điều hành)
Chairman (Chủ tịch hội đồng quản trị)
Cấp bậc
Chức vụ cao nhất trong cơ cấu hoạt động của công ty. Họ đại diện cho công ty đi gặp đối tác và tạo dựng, duy trì các mối quan hệ với các bên liên quan.
Chức vụ cao nhất trong hội đồng quản trị của công ty. Họ đại diện cho tổ chức, đứng ra biểu quyết vào các hoạt động quan trọng.
Chức năng
Lãnh đạo từ bên trong, họ thường điều hành và giám sát các hoạt động hàng ngày của công ty.
Lãnh đạo từ bên ngoài hoạt động của công ty, đưa ra các quyết định và chính sách cấp cao. Họ có thể tham gia vào việc đánh giá và bổ nhiệm CEO.
Hoạt động
CEO sẽ điều hành các hoạt động hàng ngày của công ty. Họ là người quyết định chính về chiến lược và tình hình hoạt động của công ty.
Chairman thường không tham gia trực tiếp vào các hoạt động của công ty. Họ tập trung vào việc giám sát, theo dõi và đưa ra những chiến lược dài hạn.
Uỷ quyền
CEO có thể ủy quyền cho giám đốc chức năng hoặc quản lý cấp dưới mình để điều hành các hoạt động của công ty.
Chủ tịch hội đồng quản trị có thể ủy quyền cho phó Chủ tịch HĐQT, các thành viên trong ban HĐQT, hoặc giám đốc điều hành tùy theo mô hình tổ chức của công ty và quy định nội bộ.
Mức lương CEO hiện nay là bao nhiêu?
Hiện nay, rất đông mọi người đang quan đến vấn đề mức lương của CEO là bao nhiêu? Có cao không?
Câu trả lời là mức lương của CEO sẽ không cố định, cao hay thấp còn tùy thuộc vào một số yếu tố như: kinh nghiệm làm việc, hiệu suất đạt được, quy mô doanh nghiệp làm CEO,....
Thông thường, người đứng ở vị trí giám đốc điều hành công ty sẽ có mức lương giao động từ 30 triệu VNĐ đến hàng chục triệu đô la Mỹ Cụ thể:
Doanh nghiệp nhỏ: Tại các công ty mới mở và cơ cấu tổ chức còn nhỏ, mức lương CEO sẽ thấp hơn so với tập đoàn. Giao động khoảng từ 30 - 50 triệu.
Doanh nghiệp vừa: Tại các công ty vừa, người giữ chức vụ CEO có thể sở hữu mức lương khoảng 100 - 200 triệu tùy thuộc theo ngành.
Doanh nghiệp lớn: Tập đoàn lớn trả lương cho CEO rất cao, có thể lên tới hàng triệu thậm chí hàng chục triệu mỗi năm.
Mức lương của CEO cao hay thấp còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau
Học ngành gì để có cơ hội trở thành CEO?
Nếu muốn trở thành một CEO, bạn cần theo học các ngành liên quan đến quản trị và quản lý như: quản trị tài chính, quản trị kinh doanh, quản lý nhân sự và quản trị marketing. Việc học quản trị và quản lý giúp bạn hiểu rõ về cách vận hành và phát triển công ty. Có kiến thức vững chắc về tài chính để quản lý dòng tiền, lợi nhuận và đầu tư nhằm tối ưu hóa tài chính doanh nghiệp. Đồng thời giúp bạn quản lý doanh nghiệp hiệu quả, đưa doanh nghiệp càng ngày càng phát triển bền vững, vươn cao và vươn xa hơn nữa.
10 CEOs top đầu hiện nay
Dưới đây là danh sách 10 CEO hàng đầu hiện nay trên thế giới và tại Việt Nam, tham khảo để hiểu biết hơn nhé:
Bill Gates: Ông nổi tiếng nhất với vai trò là người đồng sáng lập tập đoàn Microsoft, một trong những công ty công nghệ lớn nhất thế giới.
Jeff Bezos: Ông đã xây dựng Amazon trở thành một trong những công ty thương mại điện tử lớn nhất thế giới. Hiện nay ông đã từ chức song vẫn giữ vai trò quan trọng trong công ty và tiếp tục ảnh hưởng đến ngành công nghiệp này.
Mark Zuckerberg: Ông đưa Facebook trở thành mạng xã hội hàng đầu thế giới. Hiện nay ông đang dẫn dắt Meta Platforms trong việc phát triển các công nghệ thực tế ảo và tăng cường.
Tim Cook: Tim Cook đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển Apple thành công, tiếp tục ra mắt các sản phẩm công nghệ đột phá.
Sundar Pichai: Sundar Pichai lãnh đạo Alphabet, công ty mẹ của Google, ông đóng góp lớn trong việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ công nghệ hàng đầu.
Phạm Nhật Vượng: Ông Phạm Nhật Vượng là người sáng lập Vingroup, một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân lớn nhất Việt Nam, hoạt động trong nhiều lĩnh vực như bất động sản, bán lẻ, y tế và giáo dục.
Phạm Nhật Vượng - CEO top đầu hiện nay
Nguyễn Thị Phương Thảo: Bà Nguyễn Thị Phương Thảo là nữ tỷ phú đầu tiên của Việt Nam và hiện là CEO của Vietjet Air, hãng hàng không giá rẻ hàng đầu tại Việt Nam.
Trần Đình Long: Ông Trần Đình Long đứng đầu Tập đoàn Hòa Phát, một trong những tập đoàn công nghiệp hàng đầu Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất thép.
Hồ Hùng Anh: Ông Hồ Hùng Anh là Chủ tịch Ngân hàng Techcombank, một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam đã có nhiều đóng góp cho ngành ngân hàng nước nhà.
Trần Bá Dương : Ông Trần Bá Dương là Chủ tịch Tập đoàn Thaco, doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và lắp ráp ô tô tại Việt Nam.
Câu hỏi thường gặp
Câu 1: Vice CEO là gì?
Bên cạnh khái niệm CEO là gì thì khái niệm Vice CEO cũng được rất nhiều người quan tâm. Vice CEO tức là vị trí phó giám đốc, họ có khả năng thay thế CEO trong trường hợp CEO vắng mặt.
Câu 2: Deputy CEO là gì?
Deputy CEO có vai trò như là trợ thủ, cánh tay phải đắc lực của giám đốc. Tuy là cánh tay phải đắc lực nhưng họ không có khả năng ra quyết định, họ bị giới hạn quyền lực và không được phép kỹ bất cứ văn bản nào, trừ khi được CEO ủy quyền.
Câu 3: Cần thời gian bao lâu để trở thành CEO?
Để trở thành CEO cần mất rất nhiều thời gian. Theo nghiên cứu của những chuyên gia cho biết: Trung bình thời gian để một người trở thành giám đốc điều hành khoảng 15 năm. Nghiên cứu này đã loại trừ đi những yếu tố có liên quan ảnh hưởng đến quá trình thăng tiến như: gia đình, sức khỏe,..... Thời gian này chỉ dựa trên quá trình nỗ lực của mỗi cá nhân trong thời gian làm việc.
Thông thường, một người khi trở thành giám đốc điều hành trước đó sẽ bắt đầu công việc tại những vị trí thấp, dần dần tích lũy kinh nghiệm và cố gắng nỗ lực để thăng tiến lên. Hoặc muốn nhanh hơn thì bạn có thể bắt đầu công việc tại những công ty nhỏ để đảm nhận nhiều trọng trách. Sau đó khi có thời điểm thích hợp, bạn có thể tách ra và thành lập công ty riêng của mình.
Kết luận
Trên đây là những thông tin liên quan đến CEO là gì và một số thông tin có liên quan. Hy vọng với những chia sẻ này bạn đã hiểu rõ hơn về chức danh này. Có thể thấy, CEO là quản lý cấp cao rất quan trọng của công ty. Để trở thành một CEO giỏi cần rất nhiều nỗ lực và cũng cần rất nhiều kỹ năng. Nếu bạn muốn sau này cũng sẽ trở thành CEO hãy không ngừng học hỏi để có nhiều kinh nghiệm nhé.
>>> Xem thêm:
Founder là gì? Phân biệt Founder, Co-founder và CEO
CEO, COO, CFO, CTO là gì? Tổng hợp các chức vụ quan trọng trong công ty

Cách dùng cấu trúc không những mà còn trong tiếng Trung
Trong tiếng Trung, cấu trúc không những mà còn trong tiếng Trung (不但…,而且…) được sử dụng để nhấn mạnh hai đặc điểm hoặc hành động liên tiếp có mối quan hệ bổ trợ. Cấu trúc này giúp câu văn trở nên chặt chẽ và giàu ý nghĩa hơn trong giao tiếp. Hãy cùng Unica tìm hiểu cách sử dụng chi tiết, các biến thể phổ biến cũng như bài tập thực hành để nâng cao kỹ năng sử dụng ngữ pháp này.
Cấu trúc không những … mà còn trong tiếng Trung là gì?
Cấu trúc không những mà còn trong tiếng trung là một trong những mẫu câu quan trọng trong tiếng Trung, giúp diễn đạt ý nghĩa tăng tiến trong một câu. Trong tiếng Trung, mẫu câu không những... mà còn... được biểu thị bằng cấu trúc 不但……,而且…… (Bùdàn..., Érqiě...). Đây là một dạng liên từ thường được sử dụng để nhấn mạnh hai đặc điểm hoặc hai hành động có mối liên hệ bổ sung hoặc tăng cường nhau.
Ví dụ:
这本书不但有趣,而且内容也很实用。(Zhè běn shū bùdàn yǒuqù, érqiě nèiróng yě hěn shíyòng.) → Cuốn sách này không những thú vị mà nội dung còn rất hữu ích.
他不但会弹吉他,而且唱歌也很好听。(Tā bùdàn huì tán jítā, érqiě chànggē yě hěn hǎotīng.) → Anh ấy không những biết chơi guitar mà còn hát rất hay.
Cấu trúc 不但……,而且…… là cấu trúc có tính ứng dụng cao trong thực tế giao tiếp
Ngoài ra, cấu trúc Không những… mà còn còn được biểu diễn dưới dạng phủ định như sau: 不但不…,而且… (Bùdàn bù…, érqiě…). Mẫu câu này được sử dụng khi muốn nhấn mạnh rằng không chỉ không làm một việc gì đó, mà thậm chí còn làm điều ngược lại hoặc làm một việc khác tiêu cực hơn.
Ví dụ:
弟弟不但不听妈妈的话,而且还故意捣乱。(Dìdi bùdàn bù tīng māma de huà, érqiě hái gùyì dǎoluàn.)→ Em trai không những không nghe lời mẹ mà còn cố tình gây rối.
她不但不改变自己的态度,而且还继续争吵。(Tā bùdàn bù gǎibiàn zìjǐ de tàidù, érqiě hái jìxù zhēngchǎo.)→ Cô ấy không những không thay đổi thái độ mà còn tiếp tục tranh cãi.
Cách dùng cấu trúc không những… mà còn (不但…,而且…) trong tiếng Trung
Câu có cùng chủ ngữ
Khi trong câu có một chủ ngữ, 不但 (bùdàn) sẽ đứng trước tính từ hoặc động từ đầu tiên, trong khi 而且 (érqiě) được sử dụng để nhấn mạnh yếu tố tăng tiến phía sau.
Công thức như sau: Chủ ngữ + 不但 + Tính từ/Động từ, 而且 + Tính từ/Động từ
.
Cách sử dụng cấu trúc Không những… mà còn khi có cùng một chủ ngữ
Ví dụ:
这个城市不但风景美丽,而且气候也很好。(Zhège chéngshì bùdàn fēngjǐng měilì, érqiě qìhòu yě hěn hǎo.) → Thành phố này không những có phong cảnh đẹp mà thời tiết cũng rất tốt.
小李不但汉语说得流利,而且写汉字也很漂亮。(Xiǎo Lǐ bùdàn Hànyǔ shuō de liúlì, érqiě xiě Hànzì yě hěn piàoliang.) → Tiểu Lý không những nói tiếng Trung lưu loát mà còn viết chữ Hán rất đẹp.
这家餐厅不但菜好吃,而且服务态度也很好。(Zhè jiā cāntīng bùdàn cài hǎochī, érqiě fúwù tàidù yě hěn hǎo.) → Nhà hàng này không những món ăn ngon mà thái độ phục vụ cũng rất tốt.
Câu có 2 chủ ngữ
Khi câu có hai chủ ngữ khác nhau, thì 不但 sẽ đứng trước chủ ngữ đầu tiên, còn 而且 sẽ đứng trước chủ ngữ thứ hai, giúp thể hiện sự so sánh hoặc liên kết giữa hai chủ thể.
Công thức như sau: 不但 + Chủ ngữ 1 + Tính từ/Động từ, 而且 + Chủ ngữ 2 + Tính từ/Động từ.
Cấu trúc Không những…mà còn khi có hai chủ ngữ khác nhau
Ví dụ:
不但老师喜欢这位学生,而且同学们也很喜欢他。(Bùdàn lǎoshī xǐhuān zhè wèi xuéshēng, érqiě tóngxuémen yě hěn xǐhuān tā.) → Không chỉ giáo viên thích học sinh này mà các bạn cùng lớp cũng rất quý cậu ấy.
不但我爱吃中餐,而且我的朋友也很喜欢。(Bùdàn wǒ ài chī zhōngcān, érqiě wǒ de péngyǒu yě hěn xǐhuān.) → Không chỉ tôi thích ăn đồ ăn Trung Quốc mà bạn của tôi cũng rất thích.
不但这家公司提供高薪,而且还提供很好的福利。(Bùdàn zhè jiā gōngsī tígōng gāoxīn, érqiě hái tígōng hěn hǎo de fúlì.) → Không chỉ công ty này trả lương cao mà còn có chế độ đãi ngộ rất tốt.
Lưu ý khi sử dụng cấu trúc không những mà còn
Không dùng 而且 khi vế sau mang ý phủ định
Nếu vế sau của câu là phủ định, bạn không thể sử dụng 而且 (érqiě). Thay vào đó, bạn nên dùng 而是 (érshì) để thể hiện sự phủ định và thay thế.
Ví dụ: 他不但没来,而是连电话都没打。 (Tā bùdàn méi lái, érshì lián diànhuà dōu méi dǎ.) → Anh ấy không những không đến mà còn chẳng thèm gọi điện.
Không dùng 而且 khi vế sau diễn tả kết quả
Nếu vế sau là hệ quả trực tiếp từ vế trước, nên dùng 所以 (suǒyǐ) thay vì 而且.
Ví dụ: 天气不但很冷,所以我穿了很多衣服。 (Tiānqì bùdàn hěn lěng, suǒyǐ wǒ chuānle hěn duō yīfú.) → Thời tiết không những lạnh mà vì vậy tôi phải mặc rất nhiều áo.
Khi sử dụng cấu trúc này bạn cần lưu ý một số lỗi để không bị mắc lỗi ngữ pháp
Một số cấu trúc không những … mà còn khác
Trong tiếng Trung, cấu trúc 不但……,而且…… (Bùdàn…, Érqiě…) không phải là cách duy nhất để diễn đạt ý "không những... mà còn...". Ngoài 不但 (bùdàn), người học cũng có thể thay thế bằng 不仅 (bùjǐn) hoặc 不只 (bùzhǐ). Đồng thời, từ 而且 (érqiě) có thể thay thế bằng các từ có ý nghĩa tương tự như 并且 (bìngqiě), 也 (yě), 还 (hái) hoặc 都 (dōu).
Ví dụ:
不但员工压力大,老板压力也很大。(Bùdàn yuángōng yālì dà, lǎobǎn yālì yě hěn dà.) → Không chỉ nhân viên chịu áp lực lớn mà sếp cũng có áp lực không kém.
她不仅身体健康,而且工作能力很强。(Tā bùjǐn shēntǐ jiànkāng, érqiě gōngzuò nénglì hěn qiáng.)→ Cô ấy không chỉ có sức khỏe tốt mà còn có năng lực làm việc rất giỏi.
Như vậy, khi sử dụng các biến thể này, người học có thể linh hoạt hơn trong việc diễn đạt ý "không những... mà còn..." trong nhiều ngữ cảnh khác nhau.
Bên cạnh đó vẫn có thể sử dụng một số từ khác nhưng có ý nghĩa tương đương với cấu trúc này
Ví dụ về cấu trúc không những mà
Đặt câu đơn giản với cấu trúc không những mà còn
Dưới đây là những mẫu câu "Không những... mà còn..." phổ biến trong tiếng Trung, giúp bạn dễ dàng áp dụng vào thực tế. Hãy cùng ghi nhớ để nâng cao khả năng sử dụng cấu trúc này.
Tiếng Trung
Phiên âm
Dịch nghĩa
今年的服装不但款式新颖,价格也很实惠。
Jīnnián de fúzhuāng bùdàn kuǎnshì xīnyǐng, jiàgé yě hěn shíhuì.
Quần áo năm nay không chỉ có kiểu dáng mới lạ mà giá cả còn rất phải chăng.
他不但篮球打得好,而且学习成绩也很优秀。
Tā bùdàn lánqiú dǎ de hǎo, érqiě xuéxí chéngjì yě hěn yōuxiù.
Anh ấy không chỉ chơi bóng rổ giỏi mà thành tích học tập cũng xuất sắc.
这道菜不但味道好,而且营养丰富。
Zhè dào cài bùdàn wèidào hǎo, érqiě yíngyǎng fēngfù.
Món ăn này không chỉ ngon mà còn giàu dinh dưỡng.
小明不但会说英语,也会说法语。
Xiǎo Míng bùdàn huì shuō Yīngyǔ, yě huì shuō Fǎyǔ.
Tiểu Minh không chỉ biết nói tiếng Anh mà còn biết cả tiếng Pháp.
你这种做法不但没有帮助,反而让事情变得更复杂。
Nǐ zhè zhǒng zuòfǎ bùdàn méiyǒu bāngzhù, fǎn’ér ràng shìqíng biàn de gèng fùzá.
Cách làm này của bạn không những không giúp ích mà còn khiến mọi việc trở nên phức tạp hơn.
这篇文章不但语言生动,内容也很有深度。
Zhè piān wénzhāng bùdàn yǔyán shēngdòng, nèiróng yě hěn yǒu shēndù.
Bài viết này không chỉ có ngôn từ sinh động mà nội dung cũng rất sâu sắc.
这座城市不但风景优美,而且人们也很友善。
Zhè zuò chéngshì bùdàn fēngjǐng yōuměi, érqiě rénmen yě hěn yǒushàn.
Thành phố này không chỉ có cảnh đẹp mà con người cũng rất thân thiện.
这本书不但适合成年人,也适合孩子们阅读。
Zhè běn shū bùdàn shìhé chéngnián rén, yě shìhé háizimen yuèdú.
Cuốn sách này không chỉ phù hợp với người lớn mà còn thích hợp cho trẻ em đọc.
他不但工作认真,而且对同事也很友好。
Tā bùdàn gōngzuò rènzhēn, érqiě duì tóngshì yě hěn yǒuhǎo.
Anh ấy không chỉ làm việc chăm chỉ mà còn rất thân thiện với đồng nghiệp.
我们不但要听他的计划,还要看他如何执行。
Wǒmen bùdàn yào tīng tā de jìhuà, hái yào kàn tā rúhé zhíxíng.
Chúng ta không chỉ nên nghe kế hoạch của anh ấy mà còn phải xem cách anh ấy thực hiện nó.
Ví dụ về cấu trúc không những mà còn trong thực tế
Hội thoại đơn giản với cấu trúc không những mà còn
Để áp dụng hiệu quả cấu trúc "Không những... mà còn..." trong tiếng Trung, bạn cần luyện tập qua các tình huống giao tiếp thực tế. Dưới đây là một số đoạn hội thoại đơn giản giúp bạn hiểu rõ cách sử dụng mẫu câu này trong đời sống hàng ngày.
Đoạn hội thoại 1
A: 你喜欢中国菜吗?
Nǐ xǐhuān Zhōngguó cài ma?
Bạn có thích món ăn Trung Quốc không?
B: 喜欢啊,中国菜不但好吃,而且很有特色。
Xǐhuān a, Zhōngguó cài bùdàn hǎochī, érqiě hěn yǒu tèsè.
Thích chứ, món ăn Trung Quốc không những ngon mà còn rất đặc sắc.
A: 你最喜欢吃什么菜?
Nǐ zuì xǐhuān chī shénme cài?
Bạn thích ăn món gì nhất?
B: 我最喜欢宫保鸡丁,不但味道好,而且营养丰富。
Wǒ zuì xǐhuān gōngbǎo jīdīng, bùdàn wèidào hǎo, érqiě yíngyǎng fēngfù.
Mình thích nhất là gà Kung Pao, không những ngon mà còn rất giàu dinh dưỡng.
Mẫu hội thoại trong thực tế có sử dụng đến cấu trúc Không những… mà còn
Đoạn hội thoại 2
A: 你觉得学习汉语难吗?
Nǐ juéde xuéxí Hànyǔ nán ma?
Bạn thấy học tiếng Trung có khó không?
B: 汉语不但语法复杂,而且汉字也很难记。
Hànyǔ bùdàn yǔfǎ fùzá, érqiě hànzì yě hěn nán jì.
Tiếng Trung không những ngữ pháp phức tạp mà chữ Hán cũng rất khó nhớ.
A: 是的,不过多练习就会进步。
Shì de, bùguò duō liànxí jiù huì jìnbù.
Đúng vậy, nhưng nếu luyện tập nhiều thì sẽ tiến bộ.
B: 没错,学习语言不但要记单词,而且要多说多听。
Méi cuò, xuéxí yǔyán bùdàn yào jì dāncí, érqiě yào duō shuō duō tīng.
Chính xác, học ngôn ngữ không những phải nhớ từ vựng mà còn phải nói và nghe nhiều.
Bài tập luyện tập cấu trúc không những mà còn
Sau khi đã nắm vững cách dùng cấu trúc "Không những... mà còn...", hãy thực hành ngay với các bài tập dưới đây để củng cố kiến thức. Việc luyện tập thường xuyên sẽ giúp bạn sử dụng thành thạo mẫu câu này trong cả nói và viết tiếng Trung.
Bài tập 1: Sắp xếp câu
(不但 / 下雨了 / 变冷了 / 而且)
→ _______________
(他 / 而且 / 很聪明 / 不但 / 很努力)
→ _______________
(我 / 这次考试 / 而且 / 很简单 / 不但 / 题目)
→ _______________
(这家饭店 / 不但 / 很有名 / 价格 / 而且 / 也很合理)
→ _______________
(这本书 / 内容 / 而且 / 很有趣 / 不但 / 价格便宜)
→ _______________
(中国 / 很大 / 不但 / 历史悠久 / 而且)
→ _______________
(他 / 不但 / 唱歌很好听 / 而且 / 会弹钢琴)
→ _______________
Bài tập 2: Dịch các câu sau từ tiếng Việt sang tiếng Trung với cấu trúc "不但... 而且..."
Tôi không những thích xem phim mà còn thích đọc sách.
→ _______________
Anh ấy không những cao mà còn rất đẹp trai.
→ _______________
Học tiếng Trung không những thú vị mà còn rất hữu ích.
→ _______________
Cô ấy không những biết nấu ăn mà còn rất giỏi làm bánh.
→ _______________
Đi du lịch không những giúp thư giãn mà còn mở mang tầm mắt.
→ _______________
Mẹ tôi không những nấu ăn ngon mà còn rất giỏi chăm sóc gia đình.
→ _______________
Thời tiết hôm nay không những mát mẻ mà còn rất dễ chịu.
→ _______________
Để thành thạo, người học nên thường xuyên luyện tập với các dạng bài tập khác nhau
Đáp án bài tập
Bài tập 1:
不但下雨了,而且变冷了。
他不但很努力,而且很聪明。
这次考试不但题目很简单,而且我考得很好。
这家饭店不但很有名,而且价格也很合理。
这本书不但价格便宜,而且内容很有趣。
中国不但很大,而且历史悠久。
他不但唱歌很好听,而且会弹钢琴。
Bài tập 2:
我不但喜欢看电影,而且喜欢看书。
他不但很高,而且很帅。
学习汉语不但有趣,而且很有用。
她不但会做饭,而且很擅长做蛋糕。
旅游不但能放松心情,而且可以增长见识。
我妈妈不但做饭很好吃,而且很会照顾家人。
今天的天气不但很凉快,而且很舒服。
Tổng kết
Nắm vững cấu trúc không những mà còn trong tiếng Trung sẽ giúp bạn diễn đạt ý rõ ràng, tự nhiên và mạch lạc hơn trong giao tiếp. Việc thực hành đặt câu và tham gia các đoạn hội thoại sẽ giúp bạn sử dụng cấu trúc này một cách linh hoạt. Hãy tiếp tục rèn luyện để cải thiện khả năng ngôn ngữ và vận dụng hiệu quả vào thực tế.

Hướng dẫn cách nói ngày tháng trong tiếng Trung
Việc nắm vững cách nói ngày tháng trong tiếng Trung là nền tảng quan trọng giúp bạn giao tiếp chính xác và tự tin hơn. Trong tiếng Trung, cách đọc và viết ngày tháng có quy tắc riêng, khác biệt so với tiếng Việt. Qua bài viết này, Unica sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách diễn đạt thời gian theo đúng chuẩn, giúp bạn ứng dụng linh hoạt trong học tập và giao tiếp hàng ngày.
Từ vựng liên quan đến ngày tháng năm trong tiếng Trung
Để có thể nói chính xác về ngày tháng năm trong tiếng Trung, bạn cần nắm vững những từ vựng thông dụng. Dưới đây là danh sách các thuật ngữ quan trọng giúp bạn dễ dàng diễn đạt thời gian một cách chính xác.
Từ vựng
Phiên âm
Nghĩa
日 / 号
rì / hào
Ngày
今天
jīntiān
Hôm nay
昨天
zuótiān
Hôm qua
明天
míngtiān
Ngày mai
后天
hòutiān
Ngày kia (ngày mốt)
前天
qiántiān
Hôm kia (ngày trước đó)
星期一
xīngqī yī
Thứ Hai
星期二
xīngqī èr
Thứ Ba
星期三
xīngqī sān
Thứ Tư
星期四
xīngqī sì
Thứ Năm
星期五
xīngqī wǔ
Thứ Sáu
星期六
xīngqī liù
Thứ Bảy
星期天 / 星期日
xīngqī tiān / xīngqī rì
Chủ Nhật
月
yuè
Tháng
一月
yī yuè
Tháng Một
二月
èr yuè
Tháng Hai
三月
sān yuè
Tháng Ba
四月
sì yuè
Tháng Tư
五月
wǔ yuè
Tháng Năm
六月
liù yuè
Tháng Sáu
七月
qī yuè
Tháng Bảy
八月
bā yuè
Tháng Tám
九月
jiǔ yuè
Tháng Chín
十月
shí yuè
Tháng Mười
十一月
shí yī yuè
Tháng Mười Một
十二月
shí èr yuè
Tháng Mười Hai
腊月
làyuè
Tháng Chạp (tháng 12 âm lịch)
月初
yuèchū
Đầu tháng
月底 / 月末
yuèdǐ / yuèmò
Cuối tháng
上个月
shàng ge yuè
Tháng trước
这个月
zhè ge yuè
Tháng này
下个月
xià ge yuè
Tháng sau
年
nián
Năm
年初
niánchū
Đầu năm
年底
niándǐ
Cuối năm
今年
jīnnián
Năm nay
去年
qùnián
Năm ngoái
前年
qiánnián
Năm kia (hai năm trước)
明年
míngnián
Năm sau
后年
hòunián
Hai năm sau
Một số từ vựng trong tiếng Trung về thứ, ngày, tháng, năm thường sử dụng
Đọc viết thứ ngày tháng trong tiếng Trung
Khi học tiếng Trung, việc đọc và viết thứ, ngày, tháng là một trong những kiến thức quan trọng giúp bạn diễn đạt thời gian một cách chính xác. Không giống như trong tiếng Việt, cách sắp xếp thứ tự khi nói ngày tháng năm trong tiếng Trung có sự khác biệt nhất định.
Cách nói năm trong tiếng Trung
Khi muốn đề cập đến năm trong tiếng Trung, bạn cần nắm rõ quy tắc phát âm cũng như cách đọc từng con số theo đúng thứ tự. Không chỉ đơn thuần đọc từng chữ số riêng lẻ, mà cách diễn đạt năm trong tiếng Trung cũng có những đặc điểm riêng mà người học cần ghi nhớ.
Công thức như sau: Số năm + 年 (nián)
(Lưu ý: Khi đọc năm, cần tách từng số ra thay vì đọc theo cụm như trong tiếng Việt.)
Cách nói năm trong tiếng Trung có thể đọc từng số lẻ thay vì đọc theo cụm
Ví dụ về cách nói năm:
今年是2025年。(Jīnnián shì èr líng èr wǔ nián.) → Năm nay là năm 2025.
去年是2024年。(Qùnián shì èr líng èr sì nián.) → Năm ngoái là năm 2024.
明年是2026年,你有什么计划吗?(Míngnián shì èr líng èr liù nián, nǐ yǒu shénme jìhuà ma?) → Năm sau là năm 2026, bạn có kế hoạch gì không?
他出生在1990年。(Tā chūshēng zài yī jiǔ jiǔ líng nián.) → Anh ấy sinh vào năm 1990.
Cách nói tháng trong tiếng Trung
Việc đọc và viết tháng trong tiếng Trung rất đơn giản khi bạn đã hiểu quy tắc. Chỉ cần biết số thứ tự của tháng và ghép với từ 月 (yuè) là bạn đã có thể diễn đạt chính xác. Tuy nhiên, có một số điểm cần lưu ý để tránh nhầm lẫn trong quá trình học.
Công thức như sau: Số thứ tự của tháng + 月 (yuè)
Các số từ 1 đến 12 được dùng để chỉ tháng tương ứng, kèm theo từ 月 (yuè) có nghĩa là tháng.
Cách nói tháng trong tiếng Trung là số thứ tự của tháng và 月 (yuè)
Ví dụ về cách nói tháng trong tiếng Trung:
我的生日是二月。(Wǒ de shēngrì shì èr yuè.) → Sinh nhật của tôi vào tháng 2.
他计划在四月去中国旅行。(Tā jìhuà zài sì yuè qù Zhōngguó lǚxíng.) → Anh ấy dự định đi du lịch Trung Quốc vào tháng 4.
八月天气很热。(Bā yuè tiānqì hěn rè.) → Tháng 8 thời tiết rất nóng.
我们学校在十一月举行运动会。(Wǒmen xuéxiào zài shíyī yuè jǔxíng yùndònghuì.) → Trường chúng tôi tổ chức đại hội thể thao vào tháng 11.
Cách nói tuần trong tiếng Trung
Khi học tiếng Trung, việc diễn đạt các mốc thời gian như tuần này, tuần trước, hay tuần sau là rất quan trọng. Trong tiếng Trung, tuần có thể được biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau tùy theo ngữ cảnh, phổ biến nhất là sử dụng các từ 星期 (xīngqī), 周 (zhōu), và 礼拜 (lǐbài).
Từ vựng
Phiên âm
Nghĩa
Ví dụ
周末
zhōumò
Cuối tuần
你周末有什么计划? (Nǐ zhōumò yǒu shénme jìhuà?) → Cuối tuần bạn có kế hoạch gì?
本周 / 这个星期
běn zhōu / zhège xīngqī
Tuần này
本周我们公司有会议。 (Běn zhōu wǒmen gōngsī yǒu huìyì.) → Tuần này công ty chúng tôi có cuộc họp.
上周 / 上个星期
shàng zhōu / shàng ge xīngqī
Tuần trước
上周五我们去公园了。 (Shàng zhōu wǔ wǒmen qù gōngyuán le.) → Thứ 6 tuần trước chúng tôi đã đi công viên.
下周 / 下个星期
xià zhōu / xià ge xīngqī
Tuần sau
下个星期我打算去上海旅游。 (Xià gè xīngqī wǒ dǎsuàn qù Shànghǎi lǚyóu.) → Tuần sau tôi định đi du lịch Thượng Hải.
Để nói tuần, người Trung thường dùng các cụm từ đặc biệt
Cách nói ngày trong tiếng Trung
Khác với cách nói tháng, khi diễn đạt ngày trong tiếng Trung, bạn có thể sử dụng hai cách viết phổ biến là "日 (rì)" hoặc "号 (hào)". Mỗi cách lại có ngữ cảnh sử dụng riêng, vì vậy cần hiểu rõ sự khác biệt để có thể áp dụng chính xác.
Công thức như sau: Số thứ tự ngày + 日 / 号
日 (rì): Thường dùng trong văn viết.
号 (hào): Thường sử dụng trong văn nói.
Cách nói ngày trong tiếng Trung được ghép từ số thứ tự và 日 / 号
Ví dụ:
今天是八号。 (Jīntiān shì bā hào.) - Hôm nay là ngày 8.
他生日是十五日。 (Tā shēngrì shì shíwǔ rì.) - Sinh nhật của anh ấy là ngày 15.
上个月的二十一号我去了北京。 (Shàng gè yuè de èrshíyī hào wǒ qùle Běijīng.) - Ngày 21 tháng trước tôi đã đến Bắc Kinh.
Cách nói thứ trong trong tiếng Trung
Trong tiếng Trung, thứ trong tuần được diễn đạt bằng 星期 (xīngqī) kết hợp với số từ để chỉ các ngày từ thứ Hai đến thứ Bảy. Riêng Chủ Nhật, cách gọi có chút khác biệt so với các ngày còn lại.
Công thức như sau: 星期 / 周 / 礼拜 + Số thứ tự từ 1 - 6
Trong tiếng Trung, Chủ Nhật có cách nói khác biệt so với ngày còn lại
Ví dụ:
明天是星期四。 (Míngtiān shì xīngqī sì.) → Ngày mai là thứ Năm.
上周一我们去了上海。 (Shàng zhōuyī wǒmen qùle Shànghǎi.) → Thứ Hai tuần trước chúng tôi đã đến Thượng Hải.
她每个礼拜五都会健身。 (Tā měi gè lǐbài wǔ dōu huì jiànshēn.) → Cô ấy tập thể dục vào mỗi thứ Sáu.
Thứ tự viết ngày tháng năm trong tiếng Trung
Trong tiếng Trung, cách thể hiện ngày tháng năm có quy tắc riêng, khác biệt so với tiếng Việt. Thay vì sắp xếp theo thứ tự ngày – tháng – năm như trong tiếng Việt, tiếng Trung sử dụng năm – tháng – ngày.
Cách nói
Công thức
Ví dụ
Ngày và thứ
… 日 … 星期 … (Ngày - Thứ)
今天14日星期二 /Jīntiān shísì rì xīngqī'èr/ - Hôm nay là thứ ba, ngày 14.
Thứ, ngày, tháng
…月...日...星期 (Tháng - Ngày - Thứ)
昨天7月1日星期一 /Zuótiān qī yuè yī rì xīngqīyī/ - Hôm qua là thứ Hai, ngày 1 tháng 7
Ngày, tháng, năm
…年...月...日 (Năm - Tháng - Ngày)
026年06月28日 /Èr líng èr liù nián liù yuè èrshíbā rì/ - Ngày 28 tháng 6 năm 2026
Thứ, ngày, tháng, năm
…年...月...日...星期... (Năm - Tháng - Ngày - Thứ)
2027年12月25日星期五 /Èr líng èr qī nián shí’èr yuè èrshíwǔ rì xīngqīwǔ/ - hứ Sáu, ngày 25 tháng 12 năm 2027
Có thể thấy, cấu trúc nói ngày tháng năm trong tiếng Trung được xếp theo thứ tự từ lớn tới bé, ngược so với tiếng Việt
Trong tiếng Trung, cách biểu thị ngày tháng và thứ trong tuần có một số nguyên tắc nhất định mà bạn cần lưu ý để tránh nhầm lẫn. Dưới đây là những quy tắc quan trọng giúp bạn sử dụng đúng khi viết hoặc dịch các mốc thời gian từ tiếng Việt sang tiếng Trung và ngược lại:
Tiếng Trung sử dụng các số từ 1 đến 6 để biểu thị các ngày từ Thứ Hai đến Thứ Bảy. Khi dịch từ tiếng Việt sang tiếng Trung, bạn cần trừ đi một đơn vị so với thứ tự trong tiếng Việt. Ngược lại, khi dịch từ tiếng Trung sang tiếng Việt, bạn sẽ cộng thêm một đơn vị. Ví dụ: Thứ Hai trong tiếng Trung là 星期一 (xīngqīyī), 周一 (zhōuyī) hoặc 礼拜一 (lǐbàiyī).
Trong tiếng Trung, Chủ Nhật có ba cách diễn đạt phổ biến: 星期天 (xīngqītiān) hoặc 星期日 (xīngqīrì); 周日 (zhōurì); 礼拜天 (lǐbàitiān) hoặc 礼拜日 (lǐbàirì).
Ba từ 星期, 周, 礼拜 đều có thể thay thế cho nhau khi nói về ngày trong tuần, nhưng khi nói đến cuối tuần, chỉ có thể sử dụng 周 trong từ 周末 (zhōumò). Không thể nói 这个星期末 hoặc 这个礼拜末 vì chúng không đúng ngữ pháp. Ví dụ như: 这个周末你有空吗?(Zhège zhōumò nǐ yǒu kòng ma?) - Cuối tuần này bạn có rảnh không?
Khi sử dụng tiếng Trung trong văn bản hành chính, hợp đồng, tài liệu Excel hay các biểu mẫu khác, cần tuân theo các quy tắc sau để đảm bảo tính chính xác:
Viết theo thứ tự Năm - Tháng - Ngày: Trong tiếng Trung, Năm được viết trước, tiếp theo là Tháng, cuối cùng là Ngày. Ví dụ: Ngày 12 tháng 6 năm 2025 → 2025年06月12日 hoặc 2025-06-12
Không sử dụng dấu phân tách sau: Tránh dùng dấu chấm (.) hoặc dấu chéo (、) để phân chia các thành phần thời gian. Ví dụ như: 2024年09月05日 hoặc 2024-09-05 (Đúng)
Hội thoại luyện nói thứ ngày tháng tiếng Trung
Dưới đây là một số mẫu hội thoại về cách nói thứ ngày tháng trong tiếng Trung
Mẫu hội thoại 1
A: 小李,这周五你有空吗?我们需要和客户开个会议。
Xiǎo Lǐ, zhè zhōu wǔ nǐ yǒu kòng ma? Wǒmen xūyào hé kèhù kāi gè huìyì.
Tiểu Lý, thứ Sáu tuần này cậu rảnh không? Chúng ta cần họp với khách hàng.
B: 让我看看……哦,我上午有个会议,下午有空。
Ràng wǒ kàn kàn… ó, wǒ shàngwǔ yǒu gè huìyì, xiàwǔ yǒu kòng.
Để tôi xem nào… Ồ, buổi sáng tôi có một cuộc họp, buổi chiều thì rảnh.
A: 好的,那我们约下午2点吧,你觉得怎么样?
Hǎo de, nà wǒmen yuē xiàwǔ liǎng diǎn ba, nǐ juédé zěnme yàng?
Được rồi, vậy chúng ta hẹn vào lúc 2 giờ chiều nhé, cậu thấy sao?
B: 没问题,我会提前准备好资料。
Méi wèntí, wǒ huì tíqián zhǔnbèi hǎo zīliào.
Không vấn đề gì, tôi sẽ chuẩn bị tài liệu trước.
A: 太好了,那就这么定了!
Tài hǎo le, nà jiù zhème dìng le!
Tuyệt vời, vậy quyết định vậy nhé!
Một số mẫu hội thoại nói về thứ ngày tháng trong thực tế
Mẫu hội thoại 2
A: 你知道去上海的火车几点出发吗?
Nǐ zhīdào qù Shànghǎi de huǒchē jǐ diǎn chūfā ma?
Cậu có biết tàu đi Thượng Hải mấy giờ khởi hành không?
B: 让我看看……最近的一班是下午3点半。
Ràng wǒ kàn kàn… zuìjìn de yī bān shì xiàwǔ sān diǎn bàn.
Để tôi xem nào… Chuyến gần nhất là 3 giờ 30 phút chiều.
A: 那下一班呢?如果太赶的话,我们可以坐下一趟。
Nà xià yī bān ne? Rúguǒ tài gǎn de huà, wǒmen kěyǐ zuò xià yī tàng.
Vậy còn chuyến tiếp theo thì sao? Nếu gấp quá, chúng ta có thể đi chuyến sau.
B: 下一班是5点15分,你觉得哪个合适?
Xià yī bān shì wǔ diǎn shíwǔ fēn, nǐ juédé nǎge héshì?
Chuyến sau là 5 giờ 15 phút, cậu thấy chuyến nào hợp lý hơn?
A: 我觉得3点半的挺好,我们早点到上海可以去逛逛。
Wǒ juédé sān diǎn bàn de tǐng hǎo, wǒmen zǎodiǎn dào Shànghǎi kěyǐ qù guàng guàng.
Tôi thấy chuyến 3 giờ 30 khá ổn, đến Thượng Hải sớm chúng ta có thể đi dạo một chút.
B: 好,那我们现在去买票吧!
Hǎo, nà wǒmen xiànzài qù mǎi piào ba!
Được, vậy chúng ta đi mua vé luôn nhé!
Mẫu hội thoại 3
A: 你好,请问你们的餐厅每天几点开门?
Nǐ hǎo, qǐngwèn nǐmen de cāntīng měitiān jǐ diǎn kāimén?
Xin chào, cho tôi hỏi nhà hàng của các bạn mỗi ngày mở cửa lúc mấy giờ?
B: 我们早上10点开始营业,一直到晚上10点。
Wǒmen zǎoshang shí diǎn kāishǐ yíngyè, yīzhí dào wǎnshàng shí diǎn.
Chúng tôi bắt đầu mở cửa lúc 10 giờ sáng và hoạt động đến 10 giờ tối.
A: 周末也是这个时间吗?
Zhōumò yě shì zhège shíjiān ma?
Cuối tuần cũng là khung giờ này à?
B: 是的,不过周末客人比较多,建议您提前预约。
Shì de, bùguò zhōumò kèrén bǐjiào duō, jiànyì nín tíqián yùyuē.
Đúng vậy, nhưng cuối tuần khách đông hơn, chúng tôi khuyên anh/chị nên đặt chỗ trước.
A: 好的,谢谢你的建议!
Hǎo de, xièxiè nǐ de jiànyì!
Được rồi, cảm ơn lời khuyên của bạn!
Tổng kết
Hiểu và sử dụng thành thạo cách nói ngày tháng trong tiếng Trung sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc giao tiếp, đặt lịch hẹn hoặc diễn đạt thời gian một cách chính xác. Việc luyện tập thường xuyên cùng các mẫu hội thoại thực tế sẽ giúp bạn ghi nhớ nhanh và sử dụng linh hoạt hơn. Hãy tiếp tục rèn luyện để nâng cao kỹ năng ngôn ngữ và ứng dụng hiệu quả trong đời sống hàng ngày.
Ngoại ngữ

Top 15 bộ phim học tiếng Anh luyện nghe hiệu quả nhất
18/04/2025
13295
Việc học tiếng Anh qua phim là phương pháp luyện nghe vô cùng hiệu quả, không những tăng khả năng nghe của bạn mà còn bổ sung cho bạn rất nhiều từ vựng trên nhiều lĩnh vực và chủ đề khác nhau. Sau đây Unica xin gợi ý cho bạn các bộ phim học tiếng anh hiệu quả để bạn cải thiện khả năng nghe cũng như vốn từ vựng của mình.
Phim FRIENDS - Những người bạn
Thể loại: Sitcom, hài, tình cảm
Trình độ: Cơ bản
Nội dung: Bộ phim kể về câu chuyện của 6 người bạn. Xoay quanh những tình huống dở khóc, dở cười trong cuộc sống, công việc, tình cảm họ dành cho nhau và những vấn đề xã hội khác… Bộ phim đã được công chiếu trên toàn cầu và giành được nhiều giải thưởng danh giá.
Nhận xét chung: Qua bộ phim ta sẽ học được những tình huống giao tiếp cơ bản với người thân, bạn bè, đồng nghiệp và phong cách sống của các bạn trẻ Mỹ.
Phim The Universe - Vũ trụ mới
Thể loại: Khoa học viễn tưởng
Trình độ: Khá
Nội dung: Series phim này với những hình ảnh đẹp mắt, lộng lẫy về dải ngân hà, đưa các bạn về lúc xảy ra vụ nổ BigBang và làm thế nào đã hình thành các giải thiên hà, các vì sao cũng như mặt trời, mặt trăng mà chúng ta thấy hàng ngày. Bạn sẽ được khám phá vũ trụ mới hoàn toàn, với những khoa học công nghệ mà con người đã cố gắng phát minh để khám phá thế giới bao la ngoài kia.
Nhận xét chung: Vì đây là bộ phim về khoa học viễn tưởng nên các từ thuật ngữ khoa học sẽ được sử dụng vô cùng nhiều. Bạn sẽ tập hợp được vốn từ hữu ích cho chuyên ngành của mình.
Thành thạo Nghe, Nói, Đọc, Viết bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học giúp bạn tiếp cận phương pháp học tiếng anh đúng, thành thạo ngữ pháp, tự tin thuyết trình bằng tiếng anh.... Đăng ký ngay.
[course_id:1245,theme:course]
[course_id:1517,theme:course]
[course_id:184,theme:course]
Phim How I met your mother - Ba mẹ gặp nhau như thế nào
Thể loại: Hài hước, tình cảm
Trình độ: Khá
Nội dung: Bộ phim kể về câu chuyện của một người cha (Ted) kể lại cho 2 con. Những câu chuyện xảy ra xung quanh nhân vật Ted và cách anh ấy gặp được vợ của mình ra sao, những tình huống dở khóc, dở cười và tình cảm yêu thương của Ted dành cho người vợ của mình. Đây là bộ phim được đánh giá rất cao và được nhiều bạn chọn để học tiếng Anh.
Bộ phim gồm 9 phần tha hồ cho bạn thỏa sức học tập.
Nhận xét chung: Trong phim có câu nói: “Life isn’t about waiting for the storm to pass. It’s about learning how to dance in the rain” Nghĩa là Cuộc sống không chỉ là ngồi yên và đợi bão tố qua đi mà nó còn là việc bạn học cách nhảy múa dưới cơn mưa. Bạn sẽ học được nhiều điều thú vị về cuộc sống, và ngữ pháp trong phim.
Phim Harry Potter
Thể loại: Phiêu lưu, viễn tưởng
Trình độ: Khá
Nội dung: Bộ phim bao gồm 7 phần được sản xuất dựa trên cuốn sách bán chạy nhất của nhà văn J.K Rowling. Bộ truyện viết về những cuộc phiêu của cậu bé phù thủy Harry Potter và những người bạn Ronald Weasley, Hermione Granger. Tình bạn, sự dũng cảm, tình yêu gia đình đánh bại cái ác. Lấy bối cảnh tại Trường Phù thủy và Pháp sư Hogwarts nước Anh. Đây là một trong những bộ phim có lượng fan đông đảo nhất cả về truyện lẫn phim. Chắc chắn tuổi thơ của nhiều bạn đã gắn liền với bộ phim này.
Nhận xét chung: Vì bộ phim của nước Anh nên cách phát âm sẽ là Anh-Anh. Có rất nhiều thành ngữ, cặp câu và cụm từ được sử dụng trong phim. Đồng thời những tình huống giao tiếp trong phim cũng giúp bạn hiểu được rất nhiều điều.
Phim Finding Nemo - Đi tìm Nemo
Thể loại: Hoạt hình, phiêu lưu
Trình độ: Cơ bản
Nội dung: Câu chuyện của chú cá Nemo với một hành trình đầy rẫy những mối nguy hiểm rình rập đối với những chú cá bé nhỏ. Phim nói về câu chuyện của chú cá hề Marlin cùng với một con cá khác là Dory đi tìm con trai của anh là Nemo.
Nhận xét chung: Thông qua cuộc hội thoại giữa nhân vật chính cũng như mọi người xung quanh, các bạn sẽ học được thêm những cấu trúc câu đơn giản, lượng từ vựng phong phú để luyện tập khả năng học tiếng Anh của mình.
Phim Mom - Mẹ
Thể loại: Hài hước
Trình độ: Cơ bản
Nội dung phim: Là câu chuyện hài hước kể về quá trình tìm lại cuộc sống của Christy - 1 bà mẹ độc thân mới tỉnh dậy sau chuỗi ngày dài nghiện ngập rượu của mình, cô đang phải tìm cách quay trở lại cuộc sống của chính mình để giải quyết những vấn đề rắc rối của hai đứa trẻ đang tuổi mới lớn cũng như gây dựng lại mối quan hệ với những người xung quanh. Nội dung phim chứa đựng nhiều thông điệp về cuộc sống và sự hy sinh cũng như tình mẫu tử thiêng liêng.
Nhận xét chung: Qua bộ phim bạn không chỉ cảm nhận được tình mẫu tử mà còn là những ngữ pháp giao tiếp trong cuộc sống gia đình, cách phát âm...
Phim Extra
Thể loại: Sitcom, hài, tình cảm
Trình độ: Cơ bản
Nội dung: Ra đời sau series Friends, đây là bộ phim được cộng đồng học tiếng Anh sử dụng rất nhiều. Cũng là nội dung của nhóm bạn Friends nhưng liên quan đến nhiều vấn đề khác và được lồng ghép rất tài tình.
Nhận xét chung: Bộ phim dành cho những bạn muốn trau dồi được kỹ năng phát âm tiếng anh . Với những câu giao tiếp đơn giản được biên soạn kỹ càng chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng
Phim The Big Bang Theory - Vụ nổ lớn
Thể loại: Hài hước, tình cảm
Trình độ: Cơ bản
Nội dung: Bộ phim kể về những câu chuyện hài hước, hóm hỉnh của 4 chàng trai tài giỏi và lúc nào cũng nghĩ mình là thiên tài. Ngoài thời gian dành cho việc chơi game và học thì trước mặt các cô gái họ toàn toàn cứng họng. Cô hàng xóm mới xuất hiện và Leonard quyết tâm theo đuổi cô ấy, mọi chuyện bắt đầu gay cấn từ đây.
Nhận xét chung: Qua bộ phim bạn sẽ học được những câu giao tiếp thường xuyên được sử dụng tại trường học và với bạn bè của mình. Đồng thời bộ phim cũng đem lại một số lượng từ vựng phong phú cho bạn.
Phim The Flash - Anh hùng tia chớp
Thể loại: Viễn tưởng, mạo hiểm
Trình độ: Khá
Nội dung: Bộ phim kể về Allen một ngày anh bị sét đánh và có khả năng siêu phàm... Anh sử dụng tốc độ siêu phàm của mình để chống lại bọn tội phạm, bảo vệ gia đình và những ai gặp lâm nguy.
Nhận xét chung: Hàng loạt các câu thoại và thông điệp ý nghĩa sẽ được truyền tải thông qua bộ phim. Bạn sẽ học được nhiều từ vựng và luyện được cách phát âm của mình.
Phim The Social Network - Mạng xã hội
Thể loại: Phim tâm lý xã hội
Trình độ: Khá
Nội dung: Bộ phim kể về lịch sử hình thành Facebook và đặc biệt, trong phim có tiết lộ những bí ẩn trong đời tư và tình cảm của Mark Zuckerberg, người sáng lập ra Facebook. Bộ phim đã nhận được nhiều ủng hộ tích cực của khán giả.
Nhận xét chung: Cũng giống như các bộ phim khác, chúng ta sẽ học được các cụm từ ý nghĩa trong phim và những tình huống có thật trong thực tế, những câu thoại cùng biểu cảm đa dạng.
Phim Home Alone - Ở nhà một mình
Thể loại: Tâm lý hài hước
Trình độ: khá
Nội dung: Bộ phim kể về cậu bé Kevin 8 tuổi. Do vội vàng mà gia tình đã vô tình bỏ lại cậu ở nhà để đi kịp chuyến bay đến Paris dự lễ giáng Sinh. Trong suốt thời gian ở nhà, cậu bị đe dọa bơi 2 tên trộm là Marv và Harry. Thê snhuwng cậu bé không hề sợ hãi mà còn bày trò và đặt bẫy khiến 2 tên trộm dở khóc dở cười.
Nhận xét chung: Đây là một bộ phim rất phù hợp với những bạn vừa muốn học Tiếng Anh, vừa muốn giải trí bởi những tình tiết trong phim vô cùng hài hước, vui nhộn cùng với lời thoại dễ hiểu.
Phim 10 things I hate about you - 10 điều em ghét về anh
Thể loại: Tâm lý tình cảm
Trình độ: Khá
Nội dung: Bộ phim kể về câu chuyện tình yêu của một cô nàng mọt sách tên Kat và trai hư Patrick. Hai con người với 2 tính cách trái ngược nhau được dựng lên một cách vui nhộn, không kém phần lém lỉnh. Lời thoại trong phim tương đối chậm, phù hợp với việc học Tiếng Anh.
Phim The Parent trap - Bẫy Phụ huynh
Thể loại: Tâm lý tình cảm
Trình độ: khá
Nội dung: Nội dung của bộ phim xoay quanh câu chuyện về hai chị em sinh đôi là Annie và Hallie. Hai cô bé không hề biết nhau cho đến khi tình cờ gặp nhau ở trại hè. Họ phát hiện ra mình là chị em sinh đôi của nhau và bố mẹ của cả 2 đã li dị từ nhiều năm trước. Cũng chính từ đây, cả 2 chị em đã cùng nhau lập ra một cái bẫy để đưa bố mẹ quay về với nhau. Với tình huống hài hước, vui nhộn, đây là bộ phim học tiếng anh hiệu quả mà bạn nhất định không nên bỏ lỡ.
Phim Finding Nemo - Đi tìm Nemo
Thể loại: Tâm lý tình cảm
Trình độ: cơ bản
Nội dung: Câu chuyện kể về cuộc hành trình đi tìm cậu con trai bé nhỏ Nemo đi lạc của chú hề Marlin. Đồng hành cùng Marlin trong chuyến tìm kiếm này còn có cô cá Dory. Bộ phim chính là một cuộc phiêu lưu vô cùng thú vị, xen lẫn những tình huống hài hước cùng với bài học giá trị. Với nội dung đơn giản, dễ hiểu, bạn có thể học được rất nhiều từ vựng và cách thoại sao cho rõ ràng nhất khi giao tiếp bằng Tiếng Anh.
Phim Frozen - Công chúa băng giá
Thể loại: Tâm lý tình cảm
Trình độ: cơ bản
Nội dung: Frozen từng là một trong những bộ phim gây sốt toàn cầu. Nội dung chính xoay quanh nhân vật công chúa Elsa, người mang trong mình lời nguyền băng giá. Cô chọn cách xa lánh mọi người để bảo vệ cho những người thân của mình. Sau đó, cô công chúa kiên cường tìm lại người chị để giải cức vương quốc của mình. Việc xây dựng hình tượng 2 cô công chúa cá tính, độc lập mà không cần đến một hoàng tử đã giúp "Frozen" trở thành một hiện tượng. Vì vậy, bạn nhất định không nên bỏ lỡ bộ phim vô cùng Hot này để vừa có thể thư giãn, vừa học tiếng Anh hiệu quả.
Kết luận
Trên đây là 15 bộ phim hay với nhiều thể loại đa dạng giúp các bạn luyện tập tiếng Anh được dễ dàng và hứng thú hơn. Ngoài học tiếng Anh qua phim, các bạn cũng cần luyện tập thêm về học ngữ pháp tiếng Anh đều đặn.
>>> Xem thêm:
Khoá học tiếng Anh giao tiếp cho người mới bắt đầu chỉ 299K
Khoá học Tiếng Anh toàn diện: Nghe, Nói, Đọc, Viết chỉ 399K
Đại từ trong Tiếng Anh là gì? Phân loại đại từ và lưu ý

Cách học tiếng Anh qua phim hiệu quả nhất
29/07/2024
4495
Xin chào các cô nàng xinh gái và các anh chàng đẹp trai. Ắt hẳn các bạn đã từng đau đầu với tiếng Anh trong sách giáo khoa và cảm thấy mệt mỏi với những ngữ pháp mà học mãi không thuộc đúng không nào? Vậy thì có cách nào vừa học được tiếng Anh mà lại thư giãn đầu óc, học mà chơi, chơi mà học không nhỉ? Đúng rồi! Đó chính là phương pháp học tiếng Anh qua phim được rất nhiều bạn áp dụng. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu cách học tiếng Anh qua phim thế nào để đạt hiệu quả nhất nhé!
3 Lý do tại sao nên học tiếng Anh qua phim?
Chúng ta vẫn biết xem phim là để giải trí đúng không nào? Vậy làm sao bạn có thể học được mà lại khám phá được rất nhiều bộ phim hay? Và quan trọng hơn, tại sao bạn nên học tiếng Anh qua phim thay vì học với sách giáo khoa? Dưới đây là 3 lý do:
Bạn sẽ học tiếng Anh thật chứ không phải tiếng Anh sách giáo khoa
Khi bạn học qua sách giáo khoa, trên trường có rất nhiều điều chúng ta không bao giờ sử dụng trong thực tế , ví dụ trong lớp học tiếng Anh cho người mới bắt đầu, bạn sẽ được nghe câu “it’s a quarter to seven” hoặc “it’s raining cats and dogs”. Thế nhưng trong thực tế giao tiếp của người bản xứ, họ rất hiếm khi nói như vậy.
Và hơn nữa, tiếng Anh nói trong phim rất tự nhiên. Nó cũng rất gần với những gì bạn sẽ nghe nếu bạn giao tiếp với người bản xứ. Điều này sẽ giúp cải thiện tiếng Anh nói của bạn rất nhiều đó.
Tại sao nên học Tiếng Anh qua phim
Bạn học từ vựng thông qua ngữ cảnh đoạn hội thoại
Nhiều bạn áp dụng điều này và vô cùng hữu ích.Ví dụ bạn thích phim về tội phạm, hành động. Sau khi bạn xem 10 - 20 bộ phim như vậy thì bạn sẽ hình thành cho mình bộ từ vựng liên quan đến bối cảnh hoặc từ vựng của chủ đề này.
Thông thường, ở trường học bạn sẽ được học danh sách từ vựng, một loạt danh từ, động từ, tính từ… Bạn có thể học thuộc nghĩa của từ đó nhưng việc chúng được sử dụng ở đâu, sử dụng như thế nào thì bạn không hề biết.
Ví dụ:
Giả sử bạn học từ mới “detective”. Trong từ điển, nghĩa của nó là một người điều tra tội phạm. Nhưng khi xem phim, tùy hoàn cảnh bạn sẽ thấy nó có rất nhiều nghĩa.
Ví dụ:
“Detective Jughead”- Thám tử Jughead, hoặc có thể sử dụng như danh từ đề cập đến công việc. Ví dụ he’s a detective(anh ta là một thám tử). Bạn sẽ không bao giờ được học điều này thông qua sách giáo khoa.
Thành thạo Nghe, Nói, Đọc, Viết bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học giúp bạn tự tin giao tiếp với người nước ngoài, rèn luyện từ vựng, rèn luyện phản xạ tiếng anh, rèn luyện kỹ năng giao tiếp...Đăng ký ngay.
[course_id:595,theme:course]
[course_id:286,theme:course]
[course_id:3177,theme:course]
Bạn học được ngữ điệu khi phát âm
Trong tiếng Anh, 30% nghĩa được thể hiện thông qua các từ và 70% còn lại chính là ngữ điệu.
Bạn biết đấy, những thứ như biểu cảm của bạn (như một nụ cười, một cái nhíu mày) và giọng nói của bạn (như khi bạn có vẻ giận dữ, hoặc khi bạn có vẻ buồn) sẽ làm người giao tiếp với bạn cảm thấy hứng thú và hiểu được toàn bộ ý bạn muốn truyền đạt.
Bạn biết nghĩa của từ là vô cùng tốt, nhưng cách người ta nói ra, biểu cảm, sắc thái thậm chí còn quan trọng hơn.
Thông qua việc quan sát diễn viên trong các bộ phim, bạn không chỉ được học từ mới mà bạn còn biết ngữ điệu họ nói tùy hoàn cảnh ra sao. Và đương nhiên khi bạn giao tiếp trong thực tế sẽ tiến bộ nhanh hơn nhiều lần so với người khác.
5 Mẹo học tiếng Anh qua phim ảnh hiệu quả nhất
Học tiếng anh hiệu quả bằng cách nắm được các mẹo sau
Chọn một bộ phim bạn yêu thích
Hãy chọn cho mình một bộ phim yêu thích, ví dụ nếu bạn thích Harry Potter, khi xem phim này gần 2 tiếng, bạn sẽ không cảm thấy nhàm chán, buồn ngủ… Và sự hứng thú này khiến quá trình học của bạn cũng vô cùng thú vị, hiệu quả.
Chọn phim phù hợp với trình độ của bạn
Đối với những bạn mới bắt đầu học tiếng Anh hay đang theo học khóa học Tiếng Anh cho người mất gốc, chúng ta nên học những bộ phim dễ nghe. Nếu bạn cố gắng xem những bộ phim ví dụ như Rome Romeo và Juliet, bạn sẽ rất bối rối. Shakespearian English (vốn là tiếng Anh được sử dụng từ nhiều thế kỷ trước) rất khó hiểu vì họ sử dụng từ ngữ của thời trước và quá nhiều từ hàm ý, ngay cả đối với những người học tiếng Anh nâng cao cũng khó lòng hiểu được.
Sử dụng sổ bút để ghi chép
Không chỉ ngồi xem từ đầu đến cuối, bạn nên cầm theo cuốn sổ nhỏ và ghi lại những từ, cụm từ hay trong phim. Một trí nhớ tốt không bằng một nét chì mờ các bạn ạ. Khi ghi chép lại các cụm từ này, bạn vừa hình thành được thói quen tốt mà lại nâng cao kỹ năng Writing của mình về sau này. Các cách dùng từ, đặt câu khi bạn ghi chép ra sẽ dễ dàng được tiếp thu hơn là chỉ nghe một lần rồi thôi.
Nhại lại các từ hay là cụm từ trong phim
Ví dụ bạn nghe thấy một cụm từ mới như là “hell yeah!” hoặc “sure thing” hoặc “you betcha!” … Bạn hãy nhại theo để luyện luôn phát âm của mình. Việc này sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong phát âm sau này.
Xem phim không sử dụng phụ đề
Chắc chắn là sẽ khó khăn cho bạn khi xem một bộ phim nước ngoài mà không có phụ đề. Nhưng khi xem phim ta không học kỹ năng đọc, mà ta cần luyện tập kỹ năng nghe là chính. Nếu tắt phụ đề bạn sẽ cảm nhận được ngữ điệu cũng như cách biểu cảm của các nhân vật trong phim.
Sử dụng VLC Player để có thể học tiếng Anh qua phim một cách tốt nhất
VLC player là ứng dụng phù hợp nhất khi xem phim trên máy tính. Ứng dụng này cho phép bạn phát bộ phim với tốc độ chỉ chậm =1/2, thậm chí là 1/4 so với tốc độ chuẩn. Nhờ vậy mà bạn có thể phát thật chậm những đoạn khó nghe để việc nghe Tiếng Anh trở nên chính xác hơn.
Đừng quá lo lắng khi không nghe thấy các từ/câu trong phim
Xem phim là để giải trí và là một trong những cách học thoải mái nhất. Vì vậy nếu bạn bị lỡ một vài câu không nghe được thì cũng đừng lo lắng, hãy thả lỏng cơ thể và tiếp tục xem tiếp bộ phim còn dang dở của mình nhé.
>> Xem thêm: Cách học tiếng anh hiệu quả khi ngủ, có đúng hay không?
Gợi ý một số bộ phim giúp bạn học Tiếng Anh giao tiếp hiệu quả
When Harry Met Sally
Bộ phim kể về 2 nhân vật Hary và Sally gặp nhau tình cờ trên chuyến xe đến NYC. Họ trao đổi với nhau rất nhiều thứ về tình bạn, tình yêu. Kết thúc chuyến xe, họ nói lời tạm biệt và không giữ liên lạc với nhau.
Thế nhưng những lần gặp gỡ sau đó cũng rất tình cờ. Mỗi lần gặp nhau lại là một giai đoạn khác trong cuộc sống, họ lại cùng nhau trò chuyện về tất cả mọi thứ đã diễn ra xung quanh cuộc sống của cả hai người.
When Harry Met Sally
The Social Network – lịch sử Facebook
The Social Network là một bộ tái hiện lại quá trình lịch sử phát minh ra mạng xã hội Facebook của Mark Zucberberg.
Xem phim sẽ giúp bạn hiểu hơn về những phát minh vĩ đại của Facebook và vô vàn những điều thú vị ở phía sau thành công vĩ đại này.
Đây là một trong những bộ phim vô cùng hấp dẫn, từng đạt giải thưởng Aeron Sorkin.
The Hangover
Đây là một bộ phim hài hước kể về 4 chàng trai. Nội dung xoay quanh cách giúp họ tìm ra bản thân trong những khó khăn, thử thách trong bối cảnh trên đường đến tham gia bữa tiệc chia tay của một người bạn.
Các tình huống trong phim chính là những tình huống giao tiếp Tiếng Anh hằng ngày. Bởi vậy đây là bộ phim giúp bạn bổ sung thêm kiến thức từ vựng và hệ thống tiếng lóng Mỹ hiện đại.
The Hangover
Toy Story
Toy story là một bộ phim hoạt hình, kể về cuộc phiêu lưu đầy nước mắt và tiếng cười của Woody và Buzz Lightyear. Đây là 2 thức đồ chơi được Andy vô cùng yêu thích.
Đối tượng của bộ phim này là trẻ em. Vì thế mà ngôn ngữ sử dụng trong phim không hề phức tạp, bạn có thể xem và hiểu hết nội dung một cách nhanh chóng.
Toy Story
(500) Days of Summer
Bộ phim này kể về câu chuyện tình yêu giữa hai nhân vật là Tom Hansen với Summer Finn. Đây không phải là một bộ phim về tình yêu điển hình của các cặp đôi nhưng có nhiều tình tiễn lạng mạn, thú vị, hướng bạn chăm chú theo dõi từ đầu đến cuối bộ phim.
500 Days of Summer
Kết luận
Đối với những bạn mới học tiếng Anh, nếu các bạn thường xuyên xem phim sẽ rất tốt cho khả năng nghe của mình. Ngoài ra đừng bỏ lỡ cơ hội học Tiếng Hàn online cùng chuyên gia để trang bị thêm cho mình một ngôn ngữ thông dụng và đang rất cần thiết trong công việc, học tập hiện nay nhé! Chúc bạn thành công!

Bí quyết củng cố ngữ pháp tiếng Anh cơ bản hiệu quả
22/04/2022
4687
Bạn muốn sở hữu một hệ thống kiến thức ngữ pháp cực kỳ chắc chắn và đầy đủ?
Bạn muốn tìm hiểu về tư duy học ngữ pháp tiếng Anh logic, dễ hiểu?
Bạn muốn cải thiện kết quả trong các kỳ thi tiếng Anh lấy chứng chỉ quốc tế TOEIC, IELTS?
Học tiếng Anh như học Toán - Không còn phải học thuộc lòng quá nhiều, bạn có tin không?
Tất cả những điều trên đều được đúc kết và hội tụ trong khóa học tiếng Anh online Trọn bộ ngữ pháp tiếng Anh cho mọi đối tượng của giảng viên Hằng Nga tại Unica. Hãy cùng khám phá khóa học trên và những hiệu quả mà khóa học mang lại tại bài viết dưới đây nhé.
Đôi nét về giảng viên Hằng Nga
Giảng viên tiếng Anh Hằng Nga, sinh năm 1991, cô tốt nghiệp trường Học viện ngân hàng với hai chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng và Hệ thống thông tin quản lý. Từ một cô sinh viên ngân hàng đam mê học tiếng Anh, hiện nay cô đã trở thành giảng viên tiếng Anh với biệt danh “Phù thủy Toeic” với cách dạy học “khác người”. Với phương châm “NGHĨ KHÁC – HỌC KHÁC”, Cô Hằng Nga là Founder tại ToeicOnline.vn và Toeiccohangnga.vn – Một góc cá nhân, nơi lưu giữ những kỷ niệm vừa là nơi chia sẻ kinh nghiệm, phương pháp học tập hiệu quả qua các lớp Toeic được xây dựng dựa trên quá trình đúc rút kinh nghiệm học và dạy của Cô. Trong quá trình giảng dạy của mình, cô cũng đạt được những thành quả xứng đáng:
- Cô được cấp chứng chỉ giảng viên chuyên đào tạo TOEIC của Viện khảo thí giáo dục Hoa Kỳ (Educational Testing Service – ETS) từ năm 2012
- Là giáo viên luyện thi Toeic tại nhiều trung tâm lớn tại Hà Nội
Ngoài việc có đủ trình độ chuyên môn trong giảng dạy, cô còn là một giảng viên có phong cách sống được nhiều người yêu mến và khiến học trò tìm đến mình ngày càng đông hơn nhờ biệt tài biến “nỗi sợ hãi tiếng Anh” thành niềm say mê. Với quan điểm dạy học “Khi bạn có đam mê, bạn sẽ làm được những điều tưởng chừng như không thể” cùng tiêu chí “PHƯƠNG PHÁP ĐỘC ĐÁO – TIẾP CẬN ĐƠN GIẢN – HẤP THU TỐI ĐA” đã giúp hàng ngàn sinh viên dễ dàng vận dụng được kiến thức và các mẹo làm bài để đạt tới số điểm mong muốn trong thời gian ngắn nhất.
Giảng viên tiếng Anh Hằng Nga
Tìm hiểu thông tin về khóa học
Khóa học Trọn bộ ngữ pháp tiếng Anh cho mọi đối tượng của giảng viên Hằng Nga sẽ giúp bạn củng cố và nắm vững chắc các kiến thức ngữ pháp tiếng anh cơ bản. Ngoài ra bạn cũng sẽ nắm rõ những phương pháp học tiếng Anh hiệu quả, logic giúp việc học ngữ pháp tiếng Anh trở nên dễ dàng hơn. Đặc biệt, trong khóa học bạn sẽ biết tới một phương pháp học ngữ pháp tiếng Anh mới “Học tiếng Anh như học Toán” rất hữu ích cho những bạn ghi nhớ kém hay không muốn học thuộc lòng.
Khóa học gồm 29 bài giảng được triển khai tỉ mỉ cụ thể, các bài giảng đi từ cơ bản đến nâng cao và chuyên sâu giúp bạn không chỉ lấy lại kiến thức gốc cho mình còn có thể mở rộng nâng cao, chuyên sâu hơn các kiến thức tiếng Anh mình đang có. Lộ trình bài giảng được chia thành 7 phần như sau:
- Phần 1: Từ loại và tư duy ngữ pháp trên một bàn tay
- Phần 2: Thì động từ trong tiếng Anh
- Phần 3: Câu điều kiện
- Phần 4: Câu tường thuật
- Phần 5: Câu bị động
- Phần 6: Mệnh đề quan hệ
- Phần 7: Câu so sánh
- Phần 8: Tổng kết khóa học
Khóa học Trọn bộ ngữ pháp tiếng Anh cho mọi đối tượng
Khóa học được xây dựng theo từng phần cụ thể thống nhất thành một hệ thống ngữ pháp tiếng Anh cực chi tiết. Toàn bộ các chủ điểm trong từng phần đều được trình bày và giảng dạy một cách tỉ mỉ, gần gũi, sau mỗi phần đầu có phần bài tập được giảng viên giải thích cặn kẽ từng đáp án và có dịch nghĩa các câu trong bài giúp học viên dễ dàng hiểu các nội dung lý thuyết hơn. Bên cạnh đó, khóa học kết hợp cùng phương pháp giảng dạy của cô Hằng Nga với hướng dẫn thông qua trục thời gian và tư duy Logic, hiểu bản chất các cấu trúc ngữ pháp tránh việc học truyền thống đọc chép. Nếu bạn đang mất ngữ pháp tiếng Anh cơ bản và muốn củng cố lại kiến thức của mình, hãy tham khảo và đăng ký ngay khóa học Trọn bộ ngữ pháp tiếng Anh cho mọi đối tượng tại Unica để được hưởng mức học phí với ưu đãi vô cùng hấp dẫn. Mong rằng từ những chia sẻ trên của Unica sẽ giúp bạn tìm ra được những phương pháp học tốt nhất để cải thiện khả năng tiếng Anh của mình.
>> Bí kíp “thần thánh” cải thiện kỹ năng nghe tiếng Anh tuyệt đối
>> Cách học từ vựng tiếng Anh siêu tốc - Học nhanh nhớ lâu!

18/04/2025
13295
Việc học tiếng Anh qua phim là phương pháp luyện nghe vô cùng hiệu quả, không những tăng khả năng nghe của bạn mà còn bổ sung cho bạn rất nhiều từ vựng trên nhiều lĩnh vực và chủ đề khác nhau. Sau đây Unica xin gợi ý cho bạn các bộ phim học tiếng anh hiệu quả để bạn cải thiện khả năng nghe cũng như vốn từ vựng của mình.
Phim FRIENDS - Những người bạn
Thể loại: Sitcom, hài, tình cảm
Trình độ: Cơ bản
Nội dung: Bộ phim kể về câu chuyện của 6 người bạn. Xoay quanh những tình huống dở khóc, dở cười trong cuộc sống, công việc, tình cảm họ dành cho nhau và những vấn đề xã hội khác… Bộ phim đã được công chiếu trên toàn cầu và giành được nhiều giải thưởng danh giá.
Nhận xét chung: Qua bộ phim ta sẽ học được những tình huống giao tiếp cơ bản với người thân, bạn bè, đồng nghiệp và phong cách sống của các bạn trẻ Mỹ.
Phim The Universe - Vũ trụ mới
Thể loại: Khoa học viễn tưởng
Trình độ: Khá
Nội dung: Series phim này với những hình ảnh đẹp mắt, lộng lẫy về dải ngân hà, đưa các bạn về lúc xảy ra vụ nổ BigBang và làm thế nào đã hình thành các giải thiên hà, các vì sao cũng như mặt trời, mặt trăng mà chúng ta thấy hàng ngày. Bạn sẽ được khám phá vũ trụ mới hoàn toàn, với những khoa học công nghệ mà con người đã cố gắng phát minh để khám phá thế giới bao la ngoài kia.
Nhận xét chung: Vì đây là bộ phim về khoa học viễn tưởng nên các từ thuật ngữ khoa học sẽ được sử dụng vô cùng nhiều. Bạn sẽ tập hợp được vốn từ hữu ích cho chuyên ngành của mình.
Thành thạo Nghe, Nói, Đọc, Viết bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học giúp bạn tiếp cận phương pháp học tiếng anh đúng, thành thạo ngữ pháp, tự tin thuyết trình bằng tiếng anh.... Đăng ký ngay.
[course_id:1245,theme:course]
[course_id:1517,theme:course]
[course_id:184,theme:course]
Phim How I met your mother - Ba mẹ gặp nhau như thế nào
Thể loại: Hài hước, tình cảm
Trình độ: Khá
Nội dung: Bộ phim kể về câu chuyện của một người cha (Ted) kể lại cho 2 con. Những câu chuyện xảy ra xung quanh nhân vật Ted và cách anh ấy gặp được vợ của mình ra sao, những tình huống dở khóc, dở cười và tình cảm yêu thương của Ted dành cho người vợ của mình. Đây là bộ phim được đánh giá rất cao và được nhiều bạn chọn để học tiếng Anh.
Bộ phim gồm 9 phần tha hồ cho bạn thỏa sức học tập.
Nhận xét chung: Trong phim có câu nói: “Life isn’t about waiting for the storm to pass. It’s about learning how to dance in the rain” Nghĩa là Cuộc sống không chỉ là ngồi yên và đợi bão tố qua đi mà nó còn là việc bạn học cách nhảy múa dưới cơn mưa. Bạn sẽ học được nhiều điều thú vị về cuộc sống, và ngữ pháp trong phim.
Phim Harry Potter
Thể loại: Phiêu lưu, viễn tưởng
Trình độ: Khá
Nội dung: Bộ phim bao gồm 7 phần được sản xuất dựa trên cuốn sách bán chạy nhất của nhà văn J.K Rowling. Bộ truyện viết về những cuộc phiêu của cậu bé phù thủy Harry Potter và những người bạn Ronald Weasley, Hermione Granger. Tình bạn, sự dũng cảm, tình yêu gia đình đánh bại cái ác. Lấy bối cảnh tại Trường Phù thủy và Pháp sư Hogwarts nước Anh. Đây là một trong những bộ phim có lượng fan đông đảo nhất cả về truyện lẫn phim. Chắc chắn tuổi thơ của nhiều bạn đã gắn liền với bộ phim này.
Nhận xét chung: Vì bộ phim của nước Anh nên cách phát âm sẽ là Anh-Anh. Có rất nhiều thành ngữ, cặp câu và cụm từ được sử dụng trong phim. Đồng thời những tình huống giao tiếp trong phim cũng giúp bạn hiểu được rất nhiều điều.
Phim Finding Nemo - Đi tìm Nemo
Thể loại: Hoạt hình, phiêu lưu
Trình độ: Cơ bản
Nội dung: Câu chuyện của chú cá Nemo với một hành trình đầy rẫy những mối nguy hiểm rình rập đối với những chú cá bé nhỏ. Phim nói về câu chuyện của chú cá hề Marlin cùng với một con cá khác là Dory đi tìm con trai của anh là Nemo.
Nhận xét chung: Thông qua cuộc hội thoại giữa nhân vật chính cũng như mọi người xung quanh, các bạn sẽ học được thêm những cấu trúc câu đơn giản, lượng từ vựng phong phú để luyện tập khả năng học tiếng Anh của mình.
Phim Mom - Mẹ
Thể loại: Hài hước
Trình độ: Cơ bản
Nội dung phim: Là câu chuyện hài hước kể về quá trình tìm lại cuộc sống của Christy - 1 bà mẹ độc thân mới tỉnh dậy sau chuỗi ngày dài nghiện ngập rượu của mình, cô đang phải tìm cách quay trở lại cuộc sống của chính mình để giải quyết những vấn đề rắc rối của hai đứa trẻ đang tuổi mới lớn cũng như gây dựng lại mối quan hệ với những người xung quanh. Nội dung phim chứa đựng nhiều thông điệp về cuộc sống và sự hy sinh cũng như tình mẫu tử thiêng liêng.
Nhận xét chung: Qua bộ phim bạn không chỉ cảm nhận được tình mẫu tử mà còn là những ngữ pháp giao tiếp trong cuộc sống gia đình, cách phát âm...
Phim Extra
Thể loại: Sitcom, hài, tình cảm
Trình độ: Cơ bản
Nội dung: Ra đời sau series Friends, đây là bộ phim được cộng đồng học tiếng Anh sử dụng rất nhiều. Cũng là nội dung của nhóm bạn Friends nhưng liên quan đến nhiều vấn đề khác và được lồng ghép rất tài tình.
Nhận xét chung: Bộ phim dành cho những bạn muốn trau dồi được kỹ năng phát âm tiếng anh . Với những câu giao tiếp đơn giản được biên soạn kỹ càng chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng
Phim The Big Bang Theory - Vụ nổ lớn
Thể loại: Hài hước, tình cảm
Trình độ: Cơ bản
Nội dung: Bộ phim kể về những câu chuyện hài hước, hóm hỉnh của 4 chàng trai tài giỏi và lúc nào cũng nghĩ mình là thiên tài. Ngoài thời gian dành cho việc chơi game và học thì trước mặt các cô gái họ toàn toàn cứng họng. Cô hàng xóm mới xuất hiện và Leonard quyết tâm theo đuổi cô ấy, mọi chuyện bắt đầu gay cấn từ đây.
Nhận xét chung: Qua bộ phim bạn sẽ học được những câu giao tiếp thường xuyên được sử dụng tại trường học và với bạn bè của mình. Đồng thời bộ phim cũng đem lại một số lượng từ vựng phong phú cho bạn.
Phim The Flash - Anh hùng tia chớp
Thể loại: Viễn tưởng, mạo hiểm
Trình độ: Khá
Nội dung: Bộ phim kể về Allen một ngày anh bị sét đánh và có khả năng siêu phàm... Anh sử dụng tốc độ siêu phàm của mình để chống lại bọn tội phạm, bảo vệ gia đình và những ai gặp lâm nguy.
Nhận xét chung: Hàng loạt các câu thoại và thông điệp ý nghĩa sẽ được truyền tải thông qua bộ phim. Bạn sẽ học được nhiều từ vựng và luyện được cách phát âm của mình.
Phim The Social Network - Mạng xã hội
Thể loại: Phim tâm lý xã hội
Trình độ: Khá
Nội dung: Bộ phim kể về lịch sử hình thành Facebook và đặc biệt, trong phim có tiết lộ những bí ẩn trong đời tư và tình cảm của Mark Zuckerberg, người sáng lập ra Facebook. Bộ phim đã nhận được nhiều ủng hộ tích cực của khán giả.
Nhận xét chung: Cũng giống như các bộ phim khác, chúng ta sẽ học được các cụm từ ý nghĩa trong phim và những tình huống có thật trong thực tế, những câu thoại cùng biểu cảm đa dạng.
Phim Home Alone - Ở nhà một mình
Thể loại: Tâm lý hài hước
Trình độ: khá
Nội dung: Bộ phim kể về cậu bé Kevin 8 tuổi. Do vội vàng mà gia tình đã vô tình bỏ lại cậu ở nhà để đi kịp chuyến bay đến Paris dự lễ giáng Sinh. Trong suốt thời gian ở nhà, cậu bị đe dọa bơi 2 tên trộm là Marv và Harry. Thê snhuwng cậu bé không hề sợ hãi mà còn bày trò và đặt bẫy khiến 2 tên trộm dở khóc dở cười.
Nhận xét chung: Đây là một bộ phim rất phù hợp với những bạn vừa muốn học Tiếng Anh, vừa muốn giải trí bởi những tình tiết trong phim vô cùng hài hước, vui nhộn cùng với lời thoại dễ hiểu.
Phim 10 things I hate about you - 10 điều em ghét về anh
Thể loại: Tâm lý tình cảm
Trình độ: Khá
Nội dung: Bộ phim kể về câu chuyện tình yêu của một cô nàng mọt sách tên Kat và trai hư Patrick. Hai con người với 2 tính cách trái ngược nhau được dựng lên một cách vui nhộn, không kém phần lém lỉnh. Lời thoại trong phim tương đối chậm, phù hợp với việc học Tiếng Anh.
Phim The Parent trap - Bẫy Phụ huynh
Thể loại: Tâm lý tình cảm
Trình độ: khá
Nội dung: Nội dung của bộ phim xoay quanh câu chuyện về hai chị em sinh đôi là Annie và Hallie. Hai cô bé không hề biết nhau cho đến khi tình cờ gặp nhau ở trại hè. Họ phát hiện ra mình là chị em sinh đôi của nhau và bố mẹ của cả 2 đã li dị từ nhiều năm trước. Cũng chính từ đây, cả 2 chị em đã cùng nhau lập ra một cái bẫy để đưa bố mẹ quay về với nhau. Với tình huống hài hước, vui nhộn, đây là bộ phim học tiếng anh hiệu quả mà bạn nhất định không nên bỏ lỡ.
Phim Finding Nemo - Đi tìm Nemo
Thể loại: Tâm lý tình cảm
Trình độ: cơ bản
Nội dung: Câu chuyện kể về cuộc hành trình đi tìm cậu con trai bé nhỏ Nemo đi lạc của chú hề Marlin. Đồng hành cùng Marlin trong chuyến tìm kiếm này còn có cô cá Dory. Bộ phim chính là một cuộc phiêu lưu vô cùng thú vị, xen lẫn những tình huống hài hước cùng với bài học giá trị. Với nội dung đơn giản, dễ hiểu, bạn có thể học được rất nhiều từ vựng và cách thoại sao cho rõ ràng nhất khi giao tiếp bằng Tiếng Anh.
Phim Frozen - Công chúa băng giá
Thể loại: Tâm lý tình cảm
Trình độ: cơ bản
Nội dung: Frozen từng là một trong những bộ phim gây sốt toàn cầu. Nội dung chính xoay quanh nhân vật công chúa Elsa, người mang trong mình lời nguyền băng giá. Cô chọn cách xa lánh mọi người để bảo vệ cho những người thân của mình. Sau đó, cô công chúa kiên cường tìm lại người chị để giải cức vương quốc của mình. Việc xây dựng hình tượng 2 cô công chúa cá tính, độc lập mà không cần đến một hoàng tử đã giúp "Frozen" trở thành một hiện tượng. Vì vậy, bạn nhất định không nên bỏ lỡ bộ phim vô cùng Hot này để vừa có thể thư giãn, vừa học tiếng Anh hiệu quả.
Kết luận
Trên đây là 15 bộ phim hay với nhiều thể loại đa dạng giúp các bạn luyện tập tiếng Anh được dễ dàng và hứng thú hơn. Ngoài học tiếng Anh qua phim, các bạn cũng cần luyện tập thêm về học ngữ pháp tiếng Anh đều đặn.
>>> Xem thêm:
Khoá học tiếng Anh giao tiếp cho người mới bắt đầu chỉ 299K
Khoá học Tiếng Anh toàn diện: Nghe, Nói, Đọc, Viết chỉ 399K
Đại từ trong Tiếng Anh là gì? Phân loại đại từ và lưu ý

Cách học tiếng Anh qua phim hiệu quả nhất
Xin chào các cô nàng xinh gái và các anh chàng đẹp trai. Ắt hẳn các bạn đã từng đau đầu với tiếng Anh trong sách giáo khoa và cảm thấy mệt mỏi với những ngữ pháp mà học mãi không thuộc đúng không nào? Vậy thì có cách nào vừa học được tiếng Anh mà lại thư giãn đầu óc, học mà chơi, chơi mà học không nhỉ? Đúng rồi! Đó chính là phương pháp học tiếng Anh qua phim được rất nhiều bạn áp dụng. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu cách học tiếng Anh qua phim thế nào để đạt hiệu quả nhất nhé!
3 Lý do tại sao nên học tiếng Anh qua phim?
Chúng ta vẫn biết xem phim là để giải trí đúng không nào? Vậy làm sao bạn có thể học được mà lại khám phá được rất nhiều bộ phim hay? Và quan trọng hơn, tại sao bạn nên học tiếng Anh qua phim thay vì học với sách giáo khoa? Dưới đây là 3 lý do:
Bạn sẽ học tiếng Anh thật chứ không phải tiếng Anh sách giáo khoa
Khi bạn học qua sách giáo khoa, trên trường có rất nhiều điều chúng ta không bao giờ sử dụng trong thực tế , ví dụ trong lớp học tiếng Anh cho người mới bắt đầu, bạn sẽ được nghe câu “it’s a quarter to seven” hoặc “it’s raining cats and dogs”. Thế nhưng trong thực tế giao tiếp của người bản xứ, họ rất hiếm khi nói như vậy.
Và hơn nữa, tiếng Anh nói trong phim rất tự nhiên. Nó cũng rất gần với những gì bạn sẽ nghe nếu bạn giao tiếp với người bản xứ. Điều này sẽ giúp cải thiện tiếng Anh nói của bạn rất nhiều đó.
Tại sao nên học Tiếng Anh qua phim
Bạn học từ vựng thông qua ngữ cảnh đoạn hội thoại
Nhiều bạn áp dụng điều này và vô cùng hữu ích.Ví dụ bạn thích phim về tội phạm, hành động. Sau khi bạn xem 10 - 20 bộ phim như vậy thì bạn sẽ hình thành cho mình bộ từ vựng liên quan đến bối cảnh hoặc từ vựng của chủ đề này.
Thông thường, ở trường học bạn sẽ được học danh sách từ vựng, một loạt danh từ, động từ, tính từ… Bạn có thể học thuộc nghĩa của từ đó nhưng việc chúng được sử dụng ở đâu, sử dụng như thế nào thì bạn không hề biết.
Ví dụ:
Giả sử bạn học từ mới “detective”. Trong từ điển, nghĩa của nó là một người điều tra tội phạm. Nhưng khi xem phim, tùy hoàn cảnh bạn sẽ thấy nó có rất nhiều nghĩa.
Ví dụ:
“Detective Jughead”- Thám tử Jughead, hoặc có thể sử dụng như danh từ đề cập đến công việc. Ví dụ he’s a detective(anh ta là một thám tử). Bạn sẽ không bao giờ được học điều này thông qua sách giáo khoa.
Thành thạo Nghe, Nói, Đọc, Viết bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học giúp bạn tự tin giao tiếp với người nước ngoài, rèn luyện từ vựng, rèn luyện phản xạ tiếng anh, rèn luyện kỹ năng giao tiếp...Đăng ký ngay.
[course_id:595,theme:course]
[course_id:286,theme:course]
[course_id:3177,theme:course]
Bạn học được ngữ điệu khi phát âm
Trong tiếng Anh, 30% nghĩa được thể hiện thông qua các từ và 70% còn lại chính là ngữ điệu.
Bạn biết đấy, những thứ như biểu cảm của bạn (như một nụ cười, một cái nhíu mày) và giọng nói của bạn (như khi bạn có vẻ giận dữ, hoặc khi bạn có vẻ buồn) sẽ làm người giao tiếp với bạn cảm thấy hứng thú và hiểu được toàn bộ ý bạn muốn truyền đạt.
Bạn biết nghĩa của từ là vô cùng tốt, nhưng cách người ta nói ra, biểu cảm, sắc thái thậm chí còn quan trọng hơn.
Thông qua việc quan sát diễn viên trong các bộ phim, bạn không chỉ được học từ mới mà bạn còn biết ngữ điệu họ nói tùy hoàn cảnh ra sao. Và đương nhiên khi bạn giao tiếp trong thực tế sẽ tiến bộ nhanh hơn nhiều lần so với người khác.
5 Mẹo học tiếng Anh qua phim ảnh hiệu quả nhất
Học tiếng anh hiệu quả bằng cách nắm được các mẹo sau
Chọn một bộ phim bạn yêu thích
Hãy chọn cho mình một bộ phim yêu thích, ví dụ nếu bạn thích Harry Potter, khi xem phim này gần 2 tiếng, bạn sẽ không cảm thấy nhàm chán, buồn ngủ… Và sự hứng thú này khiến quá trình học của bạn cũng vô cùng thú vị, hiệu quả.
Chọn phim phù hợp với trình độ của bạn
Đối với những bạn mới bắt đầu học tiếng Anh hay đang theo học khóa học Tiếng Anh cho người mất gốc, chúng ta nên học những bộ phim dễ nghe. Nếu bạn cố gắng xem những bộ phim ví dụ như Rome Romeo và Juliet, bạn sẽ rất bối rối. Shakespearian English (vốn là tiếng Anh được sử dụng từ nhiều thế kỷ trước) rất khó hiểu vì họ sử dụng từ ngữ của thời trước và quá nhiều từ hàm ý, ngay cả đối với những người học tiếng Anh nâng cao cũng khó lòng hiểu được.
Sử dụng sổ bút để ghi chép
Không chỉ ngồi xem từ đầu đến cuối, bạn nên cầm theo cuốn sổ nhỏ và ghi lại những từ, cụm từ hay trong phim. Một trí nhớ tốt không bằng một nét chì mờ các bạn ạ. Khi ghi chép lại các cụm từ này, bạn vừa hình thành được thói quen tốt mà lại nâng cao kỹ năng Writing của mình về sau này. Các cách dùng từ, đặt câu khi bạn ghi chép ra sẽ dễ dàng được tiếp thu hơn là chỉ nghe một lần rồi thôi.
Nhại lại các từ hay là cụm từ trong phim
Ví dụ bạn nghe thấy một cụm từ mới như là “hell yeah!” hoặc “sure thing” hoặc “you betcha!” … Bạn hãy nhại theo để luyện luôn phát âm của mình. Việc này sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong phát âm sau này.
Xem phim không sử dụng phụ đề
Chắc chắn là sẽ khó khăn cho bạn khi xem một bộ phim nước ngoài mà không có phụ đề. Nhưng khi xem phim ta không học kỹ năng đọc, mà ta cần luyện tập kỹ năng nghe là chính. Nếu tắt phụ đề bạn sẽ cảm nhận được ngữ điệu cũng như cách biểu cảm của các nhân vật trong phim.
Sử dụng VLC Player để có thể học tiếng Anh qua phim một cách tốt nhất
VLC player là ứng dụng phù hợp nhất khi xem phim trên máy tính. Ứng dụng này cho phép bạn phát bộ phim với tốc độ chỉ chậm =1/2, thậm chí là 1/4 so với tốc độ chuẩn. Nhờ vậy mà bạn có thể phát thật chậm những đoạn khó nghe để việc nghe Tiếng Anh trở nên chính xác hơn.
Đừng quá lo lắng khi không nghe thấy các từ/câu trong phim
Xem phim là để giải trí và là một trong những cách học thoải mái nhất. Vì vậy nếu bạn bị lỡ một vài câu không nghe được thì cũng đừng lo lắng, hãy thả lỏng cơ thể và tiếp tục xem tiếp bộ phim còn dang dở của mình nhé.
>> Xem thêm: Cách học tiếng anh hiệu quả khi ngủ, có đúng hay không?
Gợi ý một số bộ phim giúp bạn học Tiếng Anh giao tiếp hiệu quả
When Harry Met Sally
Bộ phim kể về 2 nhân vật Hary và Sally gặp nhau tình cờ trên chuyến xe đến NYC. Họ trao đổi với nhau rất nhiều thứ về tình bạn, tình yêu. Kết thúc chuyến xe, họ nói lời tạm biệt và không giữ liên lạc với nhau.
Thế nhưng những lần gặp gỡ sau đó cũng rất tình cờ. Mỗi lần gặp nhau lại là một giai đoạn khác trong cuộc sống, họ lại cùng nhau trò chuyện về tất cả mọi thứ đã diễn ra xung quanh cuộc sống của cả hai người.
When Harry Met Sally
The Social Network – lịch sử Facebook
The Social Network là một bộ tái hiện lại quá trình lịch sử phát minh ra mạng xã hội Facebook của Mark Zucberberg.
Xem phim sẽ giúp bạn hiểu hơn về những phát minh vĩ đại của Facebook và vô vàn những điều thú vị ở phía sau thành công vĩ đại này.
Đây là một trong những bộ phim vô cùng hấp dẫn, từng đạt giải thưởng Aeron Sorkin.
The Hangover
Đây là một bộ phim hài hước kể về 4 chàng trai. Nội dung xoay quanh cách giúp họ tìm ra bản thân trong những khó khăn, thử thách trong bối cảnh trên đường đến tham gia bữa tiệc chia tay của một người bạn.
Các tình huống trong phim chính là những tình huống giao tiếp Tiếng Anh hằng ngày. Bởi vậy đây là bộ phim giúp bạn bổ sung thêm kiến thức từ vựng và hệ thống tiếng lóng Mỹ hiện đại.
The Hangover
Toy Story
Toy story là một bộ phim hoạt hình, kể về cuộc phiêu lưu đầy nước mắt và tiếng cười của Woody và Buzz Lightyear. Đây là 2 thức đồ chơi được Andy vô cùng yêu thích.
Đối tượng của bộ phim này là trẻ em. Vì thế mà ngôn ngữ sử dụng trong phim không hề phức tạp, bạn có thể xem và hiểu hết nội dung một cách nhanh chóng.
Toy Story
(500) Days of Summer
Bộ phim này kể về câu chuyện tình yêu giữa hai nhân vật là Tom Hansen với Summer Finn. Đây không phải là một bộ phim về tình yêu điển hình của các cặp đôi nhưng có nhiều tình tiễn lạng mạn, thú vị, hướng bạn chăm chú theo dõi từ đầu đến cuối bộ phim.
500 Days of Summer
Kết luận
Đối với những bạn mới học tiếng Anh, nếu các bạn thường xuyên xem phim sẽ rất tốt cho khả năng nghe của mình. Ngoài ra đừng bỏ lỡ cơ hội học Tiếng Hàn online cùng chuyên gia để trang bị thêm cho mình một ngôn ngữ thông dụng và đang rất cần thiết trong công việc, học tập hiện nay nhé! Chúc bạn thành công!

Bí quyết củng cố ngữ pháp tiếng Anh cơ bản hiệu quả
Bạn muốn sở hữu một hệ thống kiến thức ngữ pháp cực kỳ chắc chắn và đầy đủ?
Bạn muốn tìm hiểu về tư duy học ngữ pháp tiếng Anh logic, dễ hiểu?
Bạn muốn cải thiện kết quả trong các kỳ thi tiếng Anh lấy chứng chỉ quốc tế TOEIC, IELTS?
Học tiếng Anh như học Toán - Không còn phải học thuộc lòng quá nhiều, bạn có tin không?
Tất cả những điều trên đều được đúc kết và hội tụ trong khóa học tiếng Anh online Trọn bộ ngữ pháp tiếng Anh cho mọi đối tượng của giảng viên Hằng Nga tại Unica. Hãy cùng khám phá khóa học trên và những hiệu quả mà khóa học mang lại tại bài viết dưới đây nhé.
Đôi nét về giảng viên Hằng Nga
Giảng viên tiếng Anh Hằng Nga, sinh năm 1991, cô tốt nghiệp trường Học viện ngân hàng với hai chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng và Hệ thống thông tin quản lý. Từ một cô sinh viên ngân hàng đam mê học tiếng Anh, hiện nay cô đã trở thành giảng viên tiếng Anh với biệt danh “Phù thủy Toeic” với cách dạy học “khác người”. Với phương châm “NGHĨ KHÁC – HỌC KHÁC”, Cô Hằng Nga là Founder tại ToeicOnline.vn và Toeiccohangnga.vn – Một góc cá nhân, nơi lưu giữ những kỷ niệm vừa là nơi chia sẻ kinh nghiệm, phương pháp học tập hiệu quả qua các lớp Toeic được xây dựng dựa trên quá trình đúc rút kinh nghiệm học và dạy của Cô. Trong quá trình giảng dạy của mình, cô cũng đạt được những thành quả xứng đáng:
- Cô được cấp chứng chỉ giảng viên chuyên đào tạo TOEIC của Viện khảo thí giáo dục Hoa Kỳ (Educational Testing Service – ETS) từ năm 2012
- Là giáo viên luyện thi Toeic tại nhiều trung tâm lớn tại Hà Nội
Ngoài việc có đủ trình độ chuyên môn trong giảng dạy, cô còn là một giảng viên có phong cách sống được nhiều người yêu mến và khiến học trò tìm đến mình ngày càng đông hơn nhờ biệt tài biến “nỗi sợ hãi tiếng Anh” thành niềm say mê. Với quan điểm dạy học “Khi bạn có đam mê, bạn sẽ làm được những điều tưởng chừng như không thể” cùng tiêu chí “PHƯƠNG PHÁP ĐỘC ĐÁO – TIẾP CẬN ĐƠN GIẢN – HẤP THU TỐI ĐA” đã giúp hàng ngàn sinh viên dễ dàng vận dụng được kiến thức và các mẹo làm bài để đạt tới số điểm mong muốn trong thời gian ngắn nhất.
Giảng viên tiếng Anh Hằng Nga
Tìm hiểu thông tin về khóa học
Khóa học Trọn bộ ngữ pháp tiếng Anh cho mọi đối tượng của giảng viên Hằng Nga sẽ giúp bạn củng cố và nắm vững chắc các kiến thức ngữ pháp tiếng anh cơ bản. Ngoài ra bạn cũng sẽ nắm rõ những phương pháp học tiếng Anh hiệu quả, logic giúp việc học ngữ pháp tiếng Anh trở nên dễ dàng hơn. Đặc biệt, trong khóa học bạn sẽ biết tới một phương pháp học ngữ pháp tiếng Anh mới “Học tiếng Anh như học Toán” rất hữu ích cho những bạn ghi nhớ kém hay không muốn học thuộc lòng.
Khóa học gồm 29 bài giảng được triển khai tỉ mỉ cụ thể, các bài giảng đi từ cơ bản đến nâng cao và chuyên sâu giúp bạn không chỉ lấy lại kiến thức gốc cho mình còn có thể mở rộng nâng cao, chuyên sâu hơn các kiến thức tiếng Anh mình đang có. Lộ trình bài giảng được chia thành 7 phần như sau:
- Phần 1: Từ loại và tư duy ngữ pháp trên một bàn tay
- Phần 2: Thì động từ trong tiếng Anh
- Phần 3: Câu điều kiện
- Phần 4: Câu tường thuật
- Phần 5: Câu bị động
- Phần 6: Mệnh đề quan hệ
- Phần 7: Câu so sánh
- Phần 8: Tổng kết khóa học
Khóa học Trọn bộ ngữ pháp tiếng Anh cho mọi đối tượng
Khóa học được xây dựng theo từng phần cụ thể thống nhất thành một hệ thống ngữ pháp tiếng Anh cực chi tiết. Toàn bộ các chủ điểm trong từng phần đều được trình bày và giảng dạy một cách tỉ mỉ, gần gũi, sau mỗi phần đầu có phần bài tập được giảng viên giải thích cặn kẽ từng đáp án và có dịch nghĩa các câu trong bài giúp học viên dễ dàng hiểu các nội dung lý thuyết hơn. Bên cạnh đó, khóa học kết hợp cùng phương pháp giảng dạy của cô Hằng Nga với hướng dẫn thông qua trục thời gian và tư duy Logic, hiểu bản chất các cấu trúc ngữ pháp tránh việc học truyền thống đọc chép. Nếu bạn đang mất ngữ pháp tiếng Anh cơ bản và muốn củng cố lại kiến thức của mình, hãy tham khảo và đăng ký ngay khóa học Trọn bộ ngữ pháp tiếng Anh cho mọi đối tượng tại Unica để được hưởng mức học phí với ưu đãi vô cùng hấp dẫn. Mong rằng từ những chia sẻ trên của Unica sẽ giúp bạn tìm ra được những phương pháp học tốt nhất để cải thiện khả năng tiếng Anh của mình.
>> Bí kíp “thần thánh” cải thiện kỹ năng nghe tiếng Anh tuyệt đối
>> Cách học từ vựng tiếng Anh siêu tốc - Học nhanh nhớ lâu!
Xem thêm bài viết
Tin học văn phòng

Hướng dẫn 5 cách tách địa chỉ trong excel nhanh chóng, đơn giản
18/06/2025
11004
Trong quá trình làm việc với Excel thì bạn sẽ gặp danh sách dữ liệu chứa địa chỉ của khách hàng như: số nhà, phường, quận, thành phố... bạn đang muốn tách riêng từng địa chỉ nhưng chưa biết cách làm thế nào. Trong bài viết này, Unica sẽ hướng dẫn cho các bạn cách tách địa chỉ trong excel nhanh chóng và đơn giản. Cùng tìm hiểu ngay.
Khi nào cần tách địa chỉ trong Excel?
Cách tách địa chỉ xã huyện tỉnh trong excel sẽ được sử dụng trong một số trường hợp sau:
Thực hiện yêu cầu thống kê báo cáo thông tin theo địa chỉ.
Thực hiện phân loại địa chỉ theo điều kiện đi kèm.
Thực hiện đếm dữ liệu theo địa chỉ và điều kiện đi kèm (nếu có).
Thực hiện phân nhóm theo địa chỉ và điều kiện đi kèm (nếu có).
Dùng địa chỉ làm điều kiện tra cứu dữ liệu theo yêu cầu.
Cách tách địa chỉ trong excel
Hướng dẫn 5 cách để tách địa chỉ trong Excel
Cách lọc địa chỉ trong excel sẽ được thực hiện theo 1 trong 5 cách sau đây, bạn hãy tham khảo để biết cách thực hiện cho mình trong quá trình làm việc nhé.
Cách tách địa chỉ trong Excel bằng hàm SEARCH
Chúng ta có bảng dữ liệu để tách phường xã trong excel như sau:
Bảng dữ liệu cho trước
Yêu cầu: Hãy dùng hàm Search để tách lấy tên Phường trong mục “Địa chỉ”
Cách thực hiện như sau:
Bước 1: Dùng hàm Search để xác định vị trí ký tự cần lấy đầu tiên (gọi là giá trị X) và vị trí ký tự cần lấy cuối cùng ( gọi là giá trị Y) trong dữ liệu sẵn có.
Chúng ta sẽ dùng hàm Search để xác định giá trị X,Y theo công thức sau:
X=SEARCH(", P",B2)
Áp dụng công thức hàm Search để xác định giá trị X
Y=SEARCH(", Q",B2)
Áp dụng công thức hàm Search để xác định giá trị Y
Kết quả nhận được là X=21 và Y=41
Kết quả nhận được
>>> Tất cả đều có trong cuốn sách "HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH EXCEL TỪ CƠ BẢN ĐẾN NÂNG CAO"
[blog_custom:2]
[trial-btn-v4[link=https://unica.vn/order/step1?id=2851&quantity=1][text=ĐĂNG KÝ MUA NGAY][color=#ffffff][width=275px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]]
Bước 2: Xác định công thức tách tên "Phường" trong địa chỉ.
Trong cách tách địa chỉ trong excel, hàm search chỉ có tác dụng xác định vị trí ký tự chúng ta cần tách. Để đưa ra kết quả chính xác theo yêu cầu, chúng ta cần kết hợp với hàm MID để lấy giá trị ở giữa chuỗi địa chỉ.
Công thức áp dụng cụ thể như sau:
Ở đây chúng ta có 2 trường hợp:
Trường hợp 1: nếu chuỗi ký tự bạn muốn lấy trả về kết quả “P. Bình Trưng Tây” thì bạn hãy áp dụng công thức sau:
=MID(B2,C2+2,(D2-C2-2))
Trong đó:
B2: là dữ liệu địa chỉ gốc.
C2+2: là ký tự bắt đầu lấy trong C2. Ở đây ký tự đầu tiên chúng ta lấy sẽ là “P”. Có nghĩa là vị trí chữ P sẽ là vị trí của “, P”+2.
(D2-C2-2): là số ký tự chúng ta sẽ lấy trong C2.
Nhấn Enter để nhận kết quả
Kết quả nhận được
Trường hợp 2: Nếu chuỗi ký tự bạn muốn lấy trả về kết quả “Bình Trưng Tây” thì bạn hãy áp dụng công thức sau:
=MID(B2,C2+5,(D2-C2-5))
Trong đó:
B2: là dữ liệu địa chỉ gốc.
C2+5: là ký tự bắt đầu lấy trong C2.
(D2-C2-5): là số ký tự chúng ta sẽ lấy trong C2.
Công thức tách tên phường trường hợp 2
Nhấn Enter để nhận kết quả
Kết quả tách tên phường trường hợp 2
Cách tách dữ liệu trong excel bằng hàm RIGHT
Chúng ta có bảng dữ liệu
Ví dụ cho trước một bảng dữ liệu
Yêu cầu: Hãy dùng hàm RIGHT để tách lấy "xã/phường, quận/huyện, tỉnh/thành phố" trong ô “Địa chỉ”
Cách thực hiện như sau:
Bước 1: Chúng ta cần phân tích yêu cầu bảng tính.
Theo yêu cầu, nội dung chúng ta cần lấy bắt đầu là “P.” trở về sau. Lúc này chúng ta cần xác định vị trí của “P.” trong ô địa chỉ. Chúng ta gọi đây là giá trị X
Bước 2: Tìm giá trị X (Tổng số ký tự chúng ta sẽ lấy theo yêu cầu)
Để tìm giá trị X chúng ta sẽ áp dụng công thức sau: =SEARCH("P. ",B2)
Nhập công thức để tìm giá trị X
Và đây là kết quả khi nhấn Enter
Kết quả khi nhấn enter
Bước 3: Dùng hàm Right để tách lấy địa chỉ theo yêu cầu của bảng tính.
Chúng ta sẽ áp dụng công thức cụ thể sau đây: =RIGHT(B2,LEN(B2)-(C2-1))
Trong đó:
B2: là địa chỉ gốc
Len(B2:) là tổng số ký tự có trong B2
(C2-1): là tổng số ký tự bạn muốn lấy tính từ phải qua trái trong ô B2
Sử dụng hàm Right để lấy địa chỉ theo yêu cầu
Bước 4: Nhấn Enter để nhận kết quả
Nhấn enter để nhận kết quả hàm Right
Cách tách địa chỉ trong Excel bằng tính năng Text To Column
Tính năng Text To Column trong excel sẽ giúp bạn tách từng phần xã/phường, quận/huyện, tỉnh/thành phố trong ô địa chỉ một cách nhanh chóng. Để giúp bạn nắm bắt dễ dàng hơn, Unica sẽ đưa ví dụ minh họa để bạn tham khảo.
Chúng ta có bảng tính
Ví dụ cho trước một bảng dữ liệu
Yêu cầu: Hãy tách riêng "Phường, Quận và Thành phố" ra thành từng cột riêng lẻ.
Cách thực hiện như sau:
Bước 1: Hãy xác định ký tự đầu tiên chúng ta sẽ lấy trong ô địa chỉ bằng công thức =SEARCH(“P.”, A2)
Hàm tách địa chỉ ra thành từng cột riêng lẻ
Nhấn Enter. Sau đó fill công thức vào tất cả các ô còn lại. Chúng ta có bảng tính như sau
Fill công thức ra các ô còn lại
Bước 2: Dùng hàm Right để xác định chuỗi giá trị chúng ta sẽ sử dụng theo yêu cầu (bao gồm phường, quận, tỉnh) với công thức =RIGHT(B2,LEN(B2)-(C2-1))
Sử dụng công thức hàm để xác định chuỗi giá trị
Nhấn Enter. Sau đó fill công thức vào tất cả các ô còn lại. Chúng ta có bảng tính như sau
Fill công thức vào tất cả các ô
Bước 3: Tách tên Phường, Quận, Thành phố ra thành 3 cột riêng biệt theo trình tự sau:
Bạn hãy chọn vùng công thức dữ liệu chứa địa chỉ chúng ta sẽ dùng, tức vùng chọn D2:D7
Tách tên Phường, Quận, Thành phố ra thành 3 cột riêng biệt
Sau đó nhấn chuột phải vào vùng chọn và chọn Copy
Chọn Copy
Tiếp theo hãy nhấn chuột phải vào vùng chọn một lần nữa và chọn Paste Special, chọn tiếp Value.. Sau khi bạn nhấn enter, nội dung trong các ô sẽ được chuyển từ dạng công thức thành văn bản thông thường.
Chọn Paste Special
Tiếp theo chúng ta hãy chọn vùng chọn D2:D7
Bạn hãy vào tab Data trên thanh công cụ bảng tính. Chọn tiếp mục Text To Columns.
Khi hộp thoại hiển thị, bạn hãy chọn "Delimited". Sau đó bấm chọn "Next"
Thao tác chọn Delimited
Khi hộp thoại mới hiển thị bạn hãy chọn tiếp "Comma" sau đó nhấn Finish. Và đây là kết quả
Kết quả cuối cùng nhận được
Cách tách địa chỉ trong Excel bằng Find and Replace
Chúng ta có bảng dữ liệu
Bảng dữ liệu cho trước
Yêu cầu: Hãy dùng cách tách địa chỉ trong excel bằng phương pháp sử dụng tính năng Find and Replace để tách lấy tên tỉnh/thành phố trong ô “Địa chỉ”
Cách thực hiện như sau:
Bước 1: Hãy tạo bảng copy nội dung ở cột địa chỉ
Tạo bảng copy ở cột địa chỉ
Bước 2: Tạo vùng chọn D2:D7
Bước 3: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + H để hiển thị tính năng Find and Replace trong bảng tính
Bảng hiển thị tính năng Find and Replace
Bước 4: Tại ô Find what, bạn nhập (*, ) để tách lấy tên Thành phố.
Lưu ý: Sở dĩ chúng ta nhập *, vào ô Find what là vì:
Ký hiệu *: đại diện cho một chuỗi ký tự không xác định ở phía trước.
Dấu phẩy “,”: là đại diện cho ký tự liền kề phía trước chuỗi ký tự chúng ta cần lấy.
“ “ (khoảng trắng”: là đại diện cho phần ký tự chúng ta sẽ lấy ở phía sau.
Nhập (*, ) để tách lấy tên Thành phố
Sau đó chọn Replace All và chúng ta có kết quả
Kết quả nhận được
Nhấn Ok để xác nhận.
Cách tách địa chỉ nhờ kết hợp nhiều hàm
Để tách địa chỉ ở đầu và cuối thì sẽ có phần phức tạp hơn, khi này bạn sẽ phải kết hợp nhiều hàm với nhau. Ví dụ cụ thể như sau:
Ví dụ có một bảng dữ liệu
Để tách phường, bạn có thể sử dụng công thức sau:
=MID(B2, FIND(",", B2, FIND(",", B2) + 1) + 1, FIND(",", B2, FIND(",", B2) + 1, FIND(",", B2) + 1) - (FIND(",", B2, FIND(",", B2) + 1) + 1))
Công thức này sẽ trả về kết quả là Phường Ngô Thì Nhậm.
Tổng kết
Qua bài viết này bạn có thể biết được cách tách địa chỉ trong excel một cách nhanh chóng và đơn giản. Nếu bạn muốn cải thiện kỹ năng tin học văn phòng thì đừng bỏ lỡ khóa học excel cơ bản đến nâng cao trên Unica.
>>> Xem thêm:
Gợi ý cách dùng địa chỉ tuyệt đối và địa chỉ tương đối trong Excel
5 cách đổi đuôi XLXS sang XLS đơn giản, chi tiết nhất
Autofill excel là gì? Cách dùng Autofill điền dữ liệu tự động

Hướng dẫn cách vẽ mũi tên trong Word đơn giản và vô cùng đẹp mắt
01/04/2025
10862
Word là một phần mềm soạn thảo văn bản phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Ngoài việc nhập văn bản, Word còn cho phép bạn chèn các hình ảnh, biểu đồ, bảng, biểu tượng và các đối tượng khác để làm cho văn bản của bạn sinh động và trực quan hơn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách vẽ mũi tên trong Word bằng nhiều cách khác nhau, cũng như cách thay đổi định dạng và chèn chữ vào mũi tên.
Hướng dẫn cách vẽ mũi tên trong word
Để vẽ mũi tên trong Word, bạn có thể dùng chức năng Symbol, dùng các phím tắt của Alt hoặc dùng Shape. Chi tiết từng phương pháp sẽ được trình bày bên dưới đây:
Cách vẽ mũi tên trong word bằng Symbol
Một cách đơn giản và nhanh chóng để vẽ mũi tên thẳng trong Word là sử dụng chức năng Symbol. Bạn có thể làm theo các bước sau:
Bước 1: Trong thanh công cụ, chọn tab Insert.
Chọn Insert
Bước 2: Nhấn vào nút Symbol ở góc phải và chọn More Symbols.
Chọn More Symbols
Bước 3: Trong hộp thoại Symbol, chọn Font là Wingdings hoặc Wingdings 2 hoặc Wingdings 3 tùy theo loại mũi tên bạn muốn chèn.
Chọn Font là Wingdings
Bước 4: Chọn mũi tên bạn thích và nhấn vào nút Insert. Bạn có thể chèn nhiều mũi tên khác nhau bằng cách lặp lại bước này.
Nhấn vào nút Insert
Bước 5: Nhấn vào nút Close để đóng hộp thoại Symbol.
Đóng hộp thoại Symbol
Nếu bạn đang muốn đạt 900+ điểm MOS Word thì hãy nhanh tay đăng ký khóa học của Unica. Từ khóa học này, bạn sẽ biết các dùng tab file, tab view, tab home, tab layout,... Kết thúc khóa học sẽ có bài thi thử và phần chữa đề chi tiết cho học viên. Đồng thời, chuyên gia sẽ chia sẻ một số lưu ý khi thi MOS Word để bạn vượt qua kỳ thi một cách thuận lợi nhất. Đăng ký học ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn:
[course_id:709,theme:course]
[course_id:856,theme:course]
[course_id:2295,theme:course]
Sử dụng các ký tự trên bàn phím để chèn dấu mũi tên trong Word
Một cách khác để thực hiện cách tạo mũi tên trong word là sử dụng các ký tự trên bàn phím. Bạn có thể dùng các phím mũi tên trên bàn phím số hoặc các phím kết hợp với phím Alt để tạo ra các dấu mũi tên khác nhau. Bạn có thể tham khảo bảng sau để biết cách gõ các dấu mũi tên trong Word:
Sử dụng các ký tự trên bàn phím để chèn dấu mũi tên trong Word
Hướng dẫn cách kẻ mũi tên trong word với Shape
Bước 1: Trong file Word, bạn chọn Insert > Chọn Shapes > Chọn phần hình mũi tên thẳng mà mình muốn vẽ.
Chọn Insert
Bước 2: Đặt chuột tại vị trí mà bạn muốn vẽ mũi tên, nhấn giữ và kéo chuột trái để tạo được mũi tên có độ dài theo hướng mà bạn muốn.
Nhấn giữ kéo chuột trái
Bước 3: Nhấn phải chuột vào mũi tên > Chọn Format Shape.
Vào Format Shape
Bước 4: Nếu bạn muốn thay đổi màu mũi tên, nhấn chọn biểu tượng tam giác ngược tại mục Color > Chọn màu mũi tên bạn muốn.
Chọn màu sắc
Kết quả của cách tạo hình mũi tên trong word:
Hoàn thành
Bước 5: Nếu bạn muốn thay đổi độ dày viền, chọn vào mũi tên, nhập kích thước độ dày mũi tên bạn muốn tại ô bên phải mục Width và nhấn enter trên bàn phím.
Thay đổi kích thước
Kết quả của cách thêm mũi tên trong word:
Kết quả tùy chỉnh
Bước 6: Để thay đổi độ dài mũi tên, bấm chuột trái chọn mũi tên > Sau đó bấm và giữ chuột trái tại nút tròn ở 1 trong 2 đầu mũi tên và kéo sang trái/phải để được độ dài bạn muốn.
Thay đổi độ dài mũi tên
Bước 7: Để tiến hành di chuyển mũi tên, di chuột đến chỗ mũi tên sao cho xuất hiện biểu tượng mũi tên 4 chiều và bạn hãy nhấn giữ chuột trái để thực hiện di chuyển đến vị trí bạn muốn.
Di chuyển mũi tên
Cách vẽ mũi tên trong word ở dạng mũi tên cong (Curved Arrow)
Cách chèn mũi tên trong word đối với mũi tên cong sẽ cần dùng tới tính năng Shapes. Nếu bạn chưa biết cách làm, hãy tham khảo nội dung dưới đây:
Bước 1: Mở phần mềm Word trên máy tính, chọn đến Insert > Chọn Shapes.
Chọn Shapes
Bước 2: Ở phần line, bạn chọn mũi tên cong trong bảng chọn.
Chọn mũi tên cong
Bước 3: Kéo thả chuột để vẽ hình mũi tên cong như hình dưới đây:
Cách vẽ mũi tên 2 chiều trong word với Shape
Cách làm mũi tên trong word với Shape dành cho mũi tên 2 đầu sẽ được thực hiện như sau:
Bước 1: Mở phần mềm Word trên máy tính, chọn đến Insert > Chọn Shapes.
Chọn Shapes
Bước 2: Ở phần line, bạn chọn mũi tên 2 chiều trong bảng chọn.
Chọn mũi tên 2 chiều
Bước 3: Kéo thả chuột để vẽ hình mũi tên 2 chiều như hình dưới đây:
>>> Tất cả đều có trong cuốn sách "Sách hướng dẫn thực hành Word từ cơ bản đến nâng cao"
[blog_custom:3]
[trial-btn-v4[link=https://unica.vn/order/step1?id=2850&quantity=1][text=ĐĂNG KÝ MUA NGAY][color=#ffffff][width=275px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]]
Cách thay đổi định dạng mũi tên trong Word
Sau khi bạn đã thực hiện cách vẽ mũi tên đẹp trong word, bạn có thể thay đổi định dạng của chúng để làm cho chúng phù hợp với nội dung và mục đích của bạn. Bạn có thể thay đổi các thuộc tính sau của mũi tên:
Màu sắc: Bạn có thể thay đổi màu sắc của mũi tên bằng cách chọn mũi tên và nhấn vào nút Shape Fill trong tab Format. Bạn có thể chọn một màu sắc có sẵn hoặc tạo một màu sắc tùy chỉnh bằng cách chọn More Fill Colors.
Đường viền: Bạn có thể thay đổi đường viền của mũi tên bằng cách chọn mũi tên và nhấn vào nút Shape Outline trong tab Format. Bạn có thể chọn một màu sắc, kiểu đường viền, độ dày và hiệu ứng cho đường viền.
Kiểu mũi tên: Bạn có thể thay đổi kiểu mũi tên bằng cách chọn mũi tên và nhấn vào nút Shape Styles trong tab Format. Bạn có thể chọn một kiểu mũi tên có sẵn hoặc tạo một kiểu mũi tên tùy chỉnh bằng cách chọn New Arrow Style.
Cách thay đổi định dạng mũi tên trong Word
Cách chèn chữ vào mũi tên
Nếu bạn muốn chèn chữ vào mũi tên để diễn giải hoặc nhấn mạnh ý nghĩa của chúng, bạn có thể làm theo các bước sau:
Bước 1: Nhấn chuột vào mũi tên mà bạn muốn chèn chữ. Nhấn chuột phải và nhấn vào nút Add Text.
Nhấn vào nút Add Text
Bước 2: Nhập chữ vào phần bên trong của mũi tên.
Viết chữ vào mũi tên
Bạn có thể điều chỉnh kích thước, màu sắc và định dạng của chữ bằng các công cụ trong tab Format.
Nếu bạn muốn hộp văn bản không có đường viền hoặc nền, bạn có thể chọn hộp văn bản và nhấn vào nút Shape Fill và chọn No Fill, sau đó nhấn vào nút Shape Outline và chọn No Outline.
Kết luận
Vậy là bạn đã biết cách vẽ mũi tên trong Word bằng nhiều cách khác nhau, cũng như cách thay đổi định dạng và chèn chữ vào mũi tên. Bạn có thể sử dụng các mũi tên để làm cho văn bản của bạn đơn giản và vô cùng đẹp mắt. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho bạn.
>>> Xem thêm:
Hướng dẫn cách tô màu bảng trong Word cho tất cả phiên bản
Khóa học Microsoft Office Word cơ bản đến nâng cao chỉ 299K
Cách tìm và thay thế trong word nhanh chóng bạn nên biết

Hướng dẫn 3 cách giãn dòng trong Excel nhanh nhất
23/12/2022
790
Trong quá trình làm việc với bảng tính Excel, nếu bạn gặp phải tình trạng dòng nhỏ bị lộn xộn khiến trang tính không được đều nhau thì bạn phải thực hiện thao tác giãn dòng trong Excel. Vậy cách thực hiện như thế nào, mời bạn đọc tham khảo nội dung chi tiết qua bài viết.
Hướng dẫn cách giãn dòng trong Excel
1. Cách giãn dòng trong Excel thủ công
Bước 1: Bạn mở File Excel muốn chỉnh sửa bảng tính, sau đó bôi đen dòng muốn giãn -> đặt trỏ chuột ở hình vuông nhỏ tại góc ô rồi kéo xuống khoảng cách bạn muốn giãn dòng.
Cách giãn dòng trong Excel - Hình 1
Kết quả sau khi giãn dòng như sau:
Cách giãn dòng trong Excel - Hình 2
2. Cách giãn dòng trong Excel tự động
Bước 1: Bạn mở File Excel muốn chỉnh sửa bảng tính, sau đó bôi đen dòng muốn giãn -> Trên thanh công cụ Home, chọn Format -> Chọn AutoFit Row Height.
Cách giãn dòng trong Excel - Hình 3
Sau đó bảng tính Excel sẽ tự động chỉnh giãn dòng mà không cần chỉnh sửa gì nhiều.
Cách giãn dòng trong Excel - Hình 4
3. Cách giãn dòng trong Excel tùy chọn kích thước
- Bước 1: Mở File Excel bạn muốn chỉnh sửa, sau đó bôi đen dòng muốn giãn -> Dùng chuột phải chọn vào vùng bôi đen -> sau đó chọn Row Height.
Cách giãn dòng trong Excel - Hình 5
- Bước 2: Nhập khoảng cách giãn dòng -> sau đó nhấn Ok.
Cách giãn dòng trong Excel - Hình 6
Sau khi trang tính Excel được giãn dòng sẽ hiển thị như sau:
Cách giãn dòng trong Excel - Hình 7
4. Tổng kết
Như vậy Unica đã hướng dẫn bạn 3 cách giãn dòng trong Excel vô cùng hữu ích. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các khóa học tin học văn phòng Online để nâng cao thêm kiến thức cho mình.
Cảm ơn và chúc các bạn thành công!


Hướng dẫn cách vẽ mũi tên trong Word đơn giản và vô cùng đẹp mắt
Word là một phần mềm soạn thảo văn bản phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Ngoài việc nhập văn bản, Word còn cho phép bạn chèn các hình ảnh, biểu đồ, bảng, biểu tượng và các đối tượng khác để làm cho văn bản của bạn sinh động và trực quan hơn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách vẽ mũi tên trong Word bằng nhiều cách khác nhau, cũng như cách thay đổi định dạng và chèn chữ vào mũi tên.
Hướng dẫn cách vẽ mũi tên trong word
Để vẽ mũi tên trong Word, bạn có thể dùng chức năng Symbol, dùng các phím tắt của Alt hoặc dùng Shape. Chi tiết từng phương pháp sẽ được trình bày bên dưới đây:
Cách vẽ mũi tên trong word bằng Symbol
Một cách đơn giản và nhanh chóng để vẽ mũi tên thẳng trong Word là sử dụng chức năng Symbol. Bạn có thể làm theo các bước sau:
Bước 1: Trong thanh công cụ, chọn tab Insert.
Chọn Insert
Bước 2: Nhấn vào nút Symbol ở góc phải và chọn More Symbols.
Chọn More Symbols
Bước 3: Trong hộp thoại Symbol, chọn Font là Wingdings hoặc Wingdings 2 hoặc Wingdings 3 tùy theo loại mũi tên bạn muốn chèn.
Chọn Font là Wingdings
Bước 4: Chọn mũi tên bạn thích và nhấn vào nút Insert. Bạn có thể chèn nhiều mũi tên khác nhau bằng cách lặp lại bước này.
Nhấn vào nút Insert
Bước 5: Nhấn vào nút Close để đóng hộp thoại Symbol.
Đóng hộp thoại Symbol
Nếu bạn đang muốn đạt 900+ điểm MOS Word thì hãy nhanh tay đăng ký khóa học của Unica. Từ khóa học này, bạn sẽ biết các dùng tab file, tab view, tab home, tab layout,... Kết thúc khóa học sẽ có bài thi thử và phần chữa đề chi tiết cho học viên. Đồng thời, chuyên gia sẽ chia sẻ một số lưu ý khi thi MOS Word để bạn vượt qua kỳ thi một cách thuận lợi nhất. Đăng ký học ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn:
[course_id:709,theme:course]
[course_id:856,theme:course]
[course_id:2295,theme:course]
Sử dụng các ký tự trên bàn phím để chèn dấu mũi tên trong Word
Một cách khác để thực hiện cách tạo mũi tên trong word là sử dụng các ký tự trên bàn phím. Bạn có thể dùng các phím mũi tên trên bàn phím số hoặc các phím kết hợp với phím Alt để tạo ra các dấu mũi tên khác nhau. Bạn có thể tham khảo bảng sau để biết cách gõ các dấu mũi tên trong Word:
Sử dụng các ký tự trên bàn phím để chèn dấu mũi tên trong Word
Hướng dẫn cách kẻ mũi tên trong word với Shape
Bước 1: Trong file Word, bạn chọn Insert > Chọn Shapes > Chọn phần hình mũi tên thẳng mà mình muốn vẽ.
Chọn Insert
Bước 2: Đặt chuột tại vị trí mà bạn muốn vẽ mũi tên, nhấn giữ và kéo chuột trái để tạo được mũi tên có độ dài theo hướng mà bạn muốn.
Nhấn giữ kéo chuột trái
Bước 3: Nhấn phải chuột vào mũi tên > Chọn Format Shape.
Vào Format Shape
Bước 4: Nếu bạn muốn thay đổi màu mũi tên, nhấn chọn biểu tượng tam giác ngược tại mục Color > Chọn màu mũi tên bạn muốn.
Chọn màu sắc
Kết quả của cách tạo hình mũi tên trong word:
Hoàn thành
Bước 5: Nếu bạn muốn thay đổi độ dày viền, chọn vào mũi tên, nhập kích thước độ dày mũi tên bạn muốn tại ô bên phải mục Width và nhấn enter trên bàn phím.
Thay đổi kích thước
Kết quả của cách thêm mũi tên trong word:
Kết quả tùy chỉnh
Bước 6: Để thay đổi độ dài mũi tên, bấm chuột trái chọn mũi tên > Sau đó bấm và giữ chuột trái tại nút tròn ở 1 trong 2 đầu mũi tên và kéo sang trái/phải để được độ dài bạn muốn.
Thay đổi độ dài mũi tên
Bước 7: Để tiến hành di chuyển mũi tên, di chuột đến chỗ mũi tên sao cho xuất hiện biểu tượng mũi tên 4 chiều và bạn hãy nhấn giữ chuột trái để thực hiện di chuyển đến vị trí bạn muốn.
Di chuyển mũi tên
Cách vẽ mũi tên trong word ở dạng mũi tên cong (Curved Arrow)
Cách chèn mũi tên trong word đối với mũi tên cong sẽ cần dùng tới tính năng Shapes. Nếu bạn chưa biết cách làm, hãy tham khảo nội dung dưới đây:
Bước 1: Mở phần mềm Word trên máy tính, chọn đến Insert > Chọn Shapes.
Chọn Shapes
Bước 2: Ở phần line, bạn chọn mũi tên cong trong bảng chọn.
Chọn mũi tên cong
Bước 3: Kéo thả chuột để vẽ hình mũi tên cong như hình dưới đây:
Cách vẽ mũi tên 2 chiều trong word với Shape
Cách làm mũi tên trong word với Shape dành cho mũi tên 2 đầu sẽ được thực hiện như sau:
Bước 1: Mở phần mềm Word trên máy tính, chọn đến Insert > Chọn Shapes.
Chọn Shapes
Bước 2: Ở phần line, bạn chọn mũi tên 2 chiều trong bảng chọn.
Chọn mũi tên 2 chiều
Bước 3: Kéo thả chuột để vẽ hình mũi tên 2 chiều như hình dưới đây:
>>> Tất cả đều có trong cuốn sách "Sách hướng dẫn thực hành Word từ cơ bản đến nâng cao"
[blog_custom:3]
[trial-btn-v4[link=https://unica.vn/order/step1?id=2850&quantity=1][text=ĐĂNG KÝ MUA NGAY][color=#ffffff][width=275px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]]
Cách thay đổi định dạng mũi tên trong Word
Sau khi bạn đã thực hiện cách vẽ mũi tên đẹp trong word, bạn có thể thay đổi định dạng của chúng để làm cho chúng phù hợp với nội dung và mục đích của bạn. Bạn có thể thay đổi các thuộc tính sau của mũi tên:
Màu sắc: Bạn có thể thay đổi màu sắc của mũi tên bằng cách chọn mũi tên và nhấn vào nút Shape Fill trong tab Format. Bạn có thể chọn một màu sắc có sẵn hoặc tạo một màu sắc tùy chỉnh bằng cách chọn More Fill Colors.
Đường viền: Bạn có thể thay đổi đường viền của mũi tên bằng cách chọn mũi tên và nhấn vào nút Shape Outline trong tab Format. Bạn có thể chọn một màu sắc, kiểu đường viền, độ dày và hiệu ứng cho đường viền.
Kiểu mũi tên: Bạn có thể thay đổi kiểu mũi tên bằng cách chọn mũi tên và nhấn vào nút Shape Styles trong tab Format. Bạn có thể chọn một kiểu mũi tên có sẵn hoặc tạo một kiểu mũi tên tùy chỉnh bằng cách chọn New Arrow Style.
Cách thay đổi định dạng mũi tên trong Word
Cách chèn chữ vào mũi tên
Nếu bạn muốn chèn chữ vào mũi tên để diễn giải hoặc nhấn mạnh ý nghĩa của chúng, bạn có thể làm theo các bước sau:
Bước 1: Nhấn chuột vào mũi tên mà bạn muốn chèn chữ. Nhấn chuột phải và nhấn vào nút Add Text.
Nhấn vào nút Add Text
Bước 2: Nhập chữ vào phần bên trong của mũi tên.
Viết chữ vào mũi tên
Bạn có thể điều chỉnh kích thước, màu sắc và định dạng của chữ bằng các công cụ trong tab Format.
Nếu bạn muốn hộp văn bản không có đường viền hoặc nền, bạn có thể chọn hộp văn bản và nhấn vào nút Shape Fill và chọn No Fill, sau đó nhấn vào nút Shape Outline và chọn No Outline.
Kết luận
Vậy là bạn đã biết cách vẽ mũi tên trong Word bằng nhiều cách khác nhau, cũng như cách thay đổi định dạng và chèn chữ vào mũi tên. Bạn có thể sử dụng các mũi tên để làm cho văn bản của bạn đơn giản và vô cùng đẹp mắt. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho bạn.
>>> Xem thêm:
Hướng dẫn cách tô màu bảng trong Word cho tất cả phiên bản
Khóa học Microsoft Office Word cơ bản đến nâng cao chỉ 299K
Cách tìm và thay thế trong word nhanh chóng bạn nên biết

Hướng dẫn 3 cách giãn dòng trong Excel nhanh nhất
Trong quá trình làm việc với bảng tính Excel, nếu bạn gặp phải tình trạng dòng nhỏ bị lộn xộn khiến trang tính không được đều nhau thì bạn phải thực hiện thao tác giãn dòng trong Excel. Vậy cách thực hiện như thế nào, mời bạn đọc tham khảo nội dung chi tiết qua bài viết.
Hướng dẫn cách giãn dòng trong Excel
1. Cách giãn dòng trong Excel thủ công
Bước 1: Bạn mở File Excel muốn chỉnh sửa bảng tính, sau đó bôi đen dòng muốn giãn -> đặt trỏ chuột ở hình vuông nhỏ tại góc ô rồi kéo xuống khoảng cách bạn muốn giãn dòng.
Cách giãn dòng trong Excel - Hình 1
Kết quả sau khi giãn dòng như sau:
Cách giãn dòng trong Excel - Hình 2
2. Cách giãn dòng trong Excel tự động
Bước 1: Bạn mở File Excel muốn chỉnh sửa bảng tính, sau đó bôi đen dòng muốn giãn -> Trên thanh công cụ Home, chọn Format -> Chọn AutoFit Row Height.
Cách giãn dòng trong Excel - Hình 3
Sau đó bảng tính Excel sẽ tự động chỉnh giãn dòng mà không cần chỉnh sửa gì nhiều.
Cách giãn dòng trong Excel - Hình 4
3. Cách giãn dòng trong Excel tùy chọn kích thước
- Bước 1: Mở File Excel bạn muốn chỉnh sửa, sau đó bôi đen dòng muốn giãn -> Dùng chuột phải chọn vào vùng bôi đen -> sau đó chọn Row Height.
Cách giãn dòng trong Excel - Hình 5
- Bước 2: Nhập khoảng cách giãn dòng -> sau đó nhấn Ok.
Cách giãn dòng trong Excel - Hình 6
Sau khi trang tính Excel được giãn dòng sẽ hiển thị như sau:
Cách giãn dòng trong Excel - Hình 7
4. Tổng kết
Như vậy Unica đã hướng dẫn bạn 3 cách giãn dòng trong Excel vô cùng hữu ích. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các khóa học tin học văn phòng Online để nâng cao thêm kiến thức cho mình.
Cảm ơn và chúc các bạn thành công!
Xem thêm bài viết
Tài chính & Kế toán

Chương trình đào tạo Thấu hiểu tài chính cá nhân - Chuyên gia Trần Khánh Tư
Trong xã hội hiện đại, quản lý tài chính trở thành kỹ năng sống còn không thể thiếu. Tuy nhiên, thật tiếc vì hiện nay kỹ năng này chưa được giảng dạy phổ biến trong nhà trường. Đó chính là lý do tại sao năm 2022 vừa qua, rất nhiều người có tiền nhưng đã mất đi nhanh chóng hàng chục tỷ đồng vào những cơ hội đầu tư đầy rủi ro. Thấu hiểu được tầm quan trọng của việc quản lý tài chính trong cuộc sống, Unica đã xây dựng chương trình đào tạo với chủ đề “Thấu hiểu tài chính cá nhân” do chuyên gia cố vấn tài chính Trần Khánh Tư trực tiếp giảng dạy.
Thông tin chương trình đào tạo
Chủ đề: THẤU HIỂU TÀI CHÍNH CÁ NHÂN
Giảng viên: Chuyên gia cố vấn tài chính Trần Khánh Tư
Phó chủ tịch HĐQT phụ trách chiến lược kinh doanh AI Next Global - CEO Unica.vn.
Anh giữ vai trò cố vấn chiến lược kinh doanh, cho các doanh nghiệp bất động sản và các tập đoàn bệnh viện quốc tế lớn ở Việt Nam: UNICA.VN, MSH GROUP, AIVA GROUP, MEGAN HOLDING,...
Nhà huấn luyện, coaching giảng viên, nhà đào tạo
Từng cư trú tại Úc, New Zealand và học tập trải nghiệm hơn 27 Quốc gia như Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Singapore, Thái Lan, Malaysia, Bhutan....
Đặc biệt trong năm 2023, anh đã tự đi đến 7 quốc gia để trải nghiệm học tập và làm việc. Anh bay hơn 80 chuyến bay trong nước và quốc tế. Đi đến làm việc tại 15 tỉnh thành ở Việt Nam.
Cùng giáo sư Ngô Bảo Châu. Đến đất nước Bhutan học tập và phát triển bản thân.
Thời gian: 28/05/2024 vào lúc 19h30 - 22h30
Hình thức tổ chức: Online qua nền tảng Zoom
Thành phần tham gia: Chương trình đào tạo phù hợp với tất cả mọi người, ai cũng có thể tham gia.
Học phí: Miễn phí 100%
[trial-btn-v4[link=https://trankhanhtu.unica.vn/][text=ĐĂNG KÝ NGAY][color=#ffffff][width=300px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]]
Mục đích của chương trình đào tạo
Thứ nhất: Chương trình trang bị cho bạn kiến thức tài chính cá nhân giúp bạn xác định rõ mục tiêu tài chính của mình là gì? Cách để đạt được mục tiêu đó? Nắm được các kiến thức về tài chính sẽ là “chìa khoá” giúp bạn kiếm tiền nhanh hơn.
Thứ hai: Bằng việc phân tích chi tiết 2 nhóm người: kiếm được tiền nhưng không giữ được tiền, học rất nhiều nhưng vẫn loay hoay trong cuộc sống mãi chưa kiếm được tiền. Chương trình giúp bạn thực sự hiểu tư duy về tiền. Cách để thoát khỏi vòng xoáy nô lệ của tiền? Cách để nhân bản tiền gấp nhiều lần?
Thứ ba: Chia sẻ cho bạn 5 quy tắc tài chính có thể áp dụng được ngay để tối ưu hoá thu nhập. Tìm kiếm và chia sẻ các kênh đầu tư thông minh phù hợp với nhu cầu và khả năng của bản thân, tránh mọi rủi ro trong quá trình đầu tư.
Thứ tư: Bên cạnh việc chia sẻ kiến thức về tiền, chuyên gia Trần Khánh Tư còn giúp bạn nâng tầm tri thức tài chính. Cách thấu hiểu định luật cân bằng trong tài chính “kiến thức đến đâu, tiền theo đến đó”.
Thứ năm: Chương trình giúp bạn bảo vệ tài sản, kiểm soát chi tiêu hợp lý, tiết kiệm nhiều hơn, tránh lãng phí tiền bạc vào những việc không cần thiết.
Thứ sáu: Chia sẻ cho bạn về tầm nhìn của giới siêu giàu để thấy diễn biến các giai đoạn của nền kinh tế. Từ đó, giúp bạn biết cách bảo vệ tài sản và gia đình của mình khỏi những rủi ro và khó khăn có thể xảy ra trong tương lai, bằng cách sử dụng các sản phẩm bảo hiểm và quyền lợi thuế.
Nội dung nổi bật của sự kiện
Chương trình đào tạo này có gì khác so với các chương trình về tài chính khác trên thị trường?
Chương trình đào tạo: “Thấu hiểu tài chính cá nhân” của chuyên gia cố vấn tài chính Trần Khánh Tư được thiết kế dành riêng cho bạn. Khoá học phù hợp với số đông mọi người, bao gồm:
Người đi làm văn phòng thông thường, không có kiến thức chuyên môn về tài chính, không có nhiều thời gian.
Người đang làm kinh doanh không có quá nhiều vốn nhưng vẫn muốn có được kiến thức, công cụ và sự tự tin để làm chủ tiền bạc.
Người bình thường muốn bảo vệ tài sản cá nhân, muốn kiểm soát chi tiêu hợp lý và muốn tìm kiếm và lựa chọn các kênh đầu tư phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình.
Chương trình đào tạo tài chính cá nhân này hoàn toàn mang tính ứng dụng, không có lý thuyết suông và khó hiểu, không có chi tiết thừa. Chương trình xác định rõ mục tiêu, hướng dẫn cho bạn các bước cần thực hiện để tự do và thấu hiểu tài chính cá nhân của mình. Toàn bộ kiến thức chia sẻ trong bài viết đều rất thực tế và mang tính khách quan cao để hướng đến mục tiêu cuối cùng là cải thiện chất lượng cuộc sống. Sau buổi đào tạo, bạn được hưởng thụ những niềm vui và ước mơ của mình, cũng như chuẩn bị một cuộc sống nghỉ hưu an nhàn và thoải mái.
Kết luận
Trần Khánh Tư chia sẻ: “Chỉ khi nào anh chị sự thực sự hiểu về tiền thì mới không lo mất tiền. Đồng thời mới có thể tự do, an nhàn, hạnh phúc về tiền bạc, sống tự do và thoải mái về tài chính. Học về tiền bạc chính là gốc của mọi vấn đề, cần học trước khi kiếm tiền”. Với những nội dung chia sẻ trong chương trình đào tạo "Thấu hiểu tài chính cá nhân" này, chúng tôi mong rằng sẽ giúp bạn biết thêm được các kiến thức tài chính cá nhân nói chung và kiến thức, kỹ năng kiếm tiền nói riêng. Từ đó, có mục tiêu kiếm tiền, kiểm soát thu nhập để nâng cao chất lượng cuộc sống được tốt hơn.
Chúc bạn thành công.

Hướng dẫn chi tiết cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả nhất
Quản lý tài chính cá nhân là một trong những việc quan trọng giúp bạn có tiền để sinh hoạt hằng ngày, đầu tư nâng cấp bản thân, tận hưởng cuộc sống,... Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách quản lý tài chính hiệu quả. Tình trạng đầu tháng sài tiền như “bà hoàng”, còn cuối tháng phải đi vay mượn xảy ra ở rất nhiều đối tượng ở đa dạng độ tuổi. Vậy làm thế nào để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả? Mời bạn cùng Unica theo dõi bài viết dưới đây.
Tài chính cá nhân là gì?
Tài chính cá nhân là việc quản lý tài chính của một cá nhân hoặc một gia đình. Việc này bao gồm lập kế hoạch và thực hiện các quyết định liên quan đến thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư và bảo vệ tài sản. Mục tiêu của tài chính cá nhân là đảm bảo rằng các nguồn lực tài chính được sử dụng một cách hiệu quả để đạt được các mục tiêu tài chính ngắn hạn và dài hạn, cũng như đảm bảo sự ổn định tài chính trong tương lai.
Dưới đây là các khía cạnh chính của tài chính cá nhân:
Thu nhập: Đây là số tiền mà một cá nhân hoặc gia đình nhận được từ các nguồn như lương, lợi tức từ đầu tư, tiền cho thuê bất động sản và các nguồn thu nhập khác.
Chi tiêu: Chi tiêu là việc sử dụng tiền để mua sắm hàng hóa và dịch vụ. Quản lý chi tiêu hiệu quả đòi hỏi việc theo dõi và kiểm soát các khoản chi để tránh lãng phí và đảm bảo rằng chi tiêu không vượt quá thu nhập.
Tiết kiệm: Tiết kiệm là phần thu nhập không được tiêu dùng ngay mà được dành lại cho các mục tiêu trong tương lai. Tiết kiệm có thể dùng để dự phòng rủi ro, mua sắm lớn hoặc đầu tư.
Đầu tư: Đầu tư là việc sử dụng tiền tiết kiệm để mua các tài sản như cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản hoặc các công cụ tài chính khác nhằm tạo ra lợi nhuận trong tương lai.
Quản lý nợ: Nợ có thể bao gồm các khoản vay như vay mua nhà, vay mua xe hoặc nợ thẻ tín dụng. Quản lý nợ hiệu quả đòi hỏi việc đảm bảo rằng các khoản vay được sử dụng một cách hợp lý và các khoản trả nợ được thực hiện đúng hạn.
Bảo hiểm và bảo vệ tài sản: Bảo hiểm giúp bảo vệ tài sản và thu nhập trước các rủi ro như bệnh tật, tai nạn hoặc thiệt hại tài sản. Điều này bao gồm bảo hiểm y tế, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm xe hơi và các loại bảo hiểm khác.
Lập kế hoạch tài chính: Lập kế hoạch tài chính bao gồm việc đặt ra các mục tiêu tài chính và xây dựng các chiến lược để đạt được những mục tiêu đó. Kế hoạch tài chính thường bao gồm các yếu tố như kế hoạch tiết kiệm, kế hoạch đầu tư và kế hoạch nghỉ hưu.
Các khía cạnh của tài chính cá nhân
Tài chính cá nhân không chỉ liên quan đến việc quản lý tiền bạc mà còn liên quan đến việc đưa ra các quyết định tài chính thông minh để cải thiện chất lượng cuộc sống và đảm bảo sự an toàn tài chính trong tương lai.
Tại sao phải quản lý tài chính cá nhân?
Quản lý tài chính cá nhân là một việc quan trọng vì nó mang lại nhiều lợi ích thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày và tương lai của mỗi cá nhân hoặc gia đình. Dưới đây là một số lý do chính vì sao cần phải quản lý tài chính cá nhân:
Đảm bảo ổn định tài chính: Quản lý tài chính cá nhân giúp đảm bảo rằng bạn luôn có đủ tiền để chi trả cho các nhu cầu thiết yếu như tiền nhà, thực phẩm, y tế và các chi phí sinh hoạt khác. Điều này giúp tránh rơi vào tình trạng nợ nần hoặc thiếu hụt tài chính.
Đạt được mục tiêu tài chính: Bằng cách lập kế hoạch và quản lý tài chính cá nhân, bạn có thể đặt ra và đạt được các mục tiêu tài chính như mua nhà, mua xe, đi du lịch hoặc đầu tư cho giáo dục của con cái.
Tăng cường tiết kiệm và đầu tư: Quản lý tài chính hiệu quả giúp bạn tối ưu hóa việc tiết kiệm và đầu tư, từ đó gia tăng tài sản và tạo ra thu nhập thụ động. Điều này đóng góp vào việc xây dựng một tương lai tài chính vững chắc và ổn định.
Giảm stress và lo lắng về tiền bạc: Khi tài chính được quản lý tốt, bạn sẽ giảm bớt lo lắng về việc trả nợ, quản lý chi tiêu hàng ngày và có thể dễ dàng đối phó với các tình huống khẩn cấp tài chính.
Lý do cần quản lý tài chính cá nhân
Chuẩn bị cho những tình huống bất ngờ: Cuộc sống có thể đầy rẫy những tình huống không lường trước như bệnh tật, tai nạn hoặc mất việc làm. Quản lý tài chính cá nhân bao gồm việc xây dựng quỹ khẩn cấp để bạn có thể đối phó với những tình huống này một cách tốt nhất.
Quản lý nợ hiệu quả: Quản lý tài chính cá nhân giúp bạn theo dõi và trả nợ đúng hạn, tránh tình trạng nợ chồng chất và lãi suất cao. Điều này giúp bạn duy trì tình trạng tài chính lành mạnh.
Tăng cường kiến thức tài chính: Khi quản lý tài chính cá nhân, bạn sẽ học được nhiều về cách quản lý tiền bạc, đầu tư và các sản phẩm tài chính khác. Kiến thức này rất quý báu và có thể giúp bạn đưa ra các quyết định tài chính thông minh hơn trong tương lai.
Đảm bảo tương lai tài chính: Quản lý tài chính cá nhân bao gồm việc lập kế hoạch nghỉ hưu và đảm bảo rằng bạn có đủ nguồn lực để sống thoải mái khi không còn làm việc nữa.
Quản lý tài chính cá nhân không chỉ giúp bạn kiểm soát tình hình tài chính hiện tại mà còn xây dựng nền tảng vững chắc cho tương lai. Điều này mang lại sự yên tâm và an toàn tài chính cho bạn và gia đình bạn.
3 cách quản lý tài chính cá nhân bạn nên áp dụng
Dưới đây là ba phương pháp quản lý tài chính cá nhân bạn nên áp dụng để quản lý tiền bạc một cách hiệu quả:
Phương pháp quản lý tài chính cá nhân 50/30/20
Phương pháp 50/30/20 là một cách đơn giản và phổ biến để phân chia thu nhập hàng tháng thành ba nhóm chính:
50% cho các nhu cầu thiết yếu: Bao gồm các chi phí cần thiết hàng ngày như tiền thuê nhà, thực phẩm, điện nước, giao thông, bảo hiểm và các chi phí sinh hoạt cơ bản khác.
30% cho các chi tiêu cá nhân: Bao gồm các khoản chi tiêu không thiết yếu nhưng mang lại niềm vui và giải trí, chẳng hạn như đi ăn ngoài, mua sắm, du lịch và các hoạt động giải trí.
20% cho tiết kiệm và trả nợ: Bao gồm tiết kiệm cho tương lai, đầu tư và trả nợ (nếu có). Đây là phần quan trọng để xây dựng quỹ khẩn cấp và đảm bảo sự an toàn tài chính trong tương lai.
50/30/20 là một cách đơn giản và phổ biến để phân chia thu nhập hàng tháng thành ba nhóm chính
Phương pháp quản lý tài chính cá nhân 6 cái lọ
Phương pháp 6 cái lọ (JARS) được sáng lập bởi T. Harv Eker, giúp phân chia thu nhập vào sáu lọ khác nhau để đảm bảo bạn có một sự cân bằng tài chính toàn diện:
Lọ 1 - Nhu cầu thiết yếu (55%): Chi phí hàng ngày cần thiết như thực phẩm, tiền thuê nhà, hóa đơn,...
Lọ 2 - Quỹ tự do tài chính (10%): Đầu tư và tiết kiệm dài hạn nhằm tạo thu nhập thụ động.
Lọ 3 - Giáo dục (10%): Đầu tư vào việc học tập và phát triển bản thân như sách, khóa học, hội thảo,...
Lọ 4 - Tiết kiệm dài hạn (10%): Dành cho các mục tiêu tài chính dài hạn như mua nhà, mua xe hoặc các kế hoạch lớn trong tương lai.
Lọ 5 - Vui chơi giải trí (10%): Chi tiêu cho các hoạt động giải trí và vui chơi để tận hưởng cuộc sống.
Lọ 6 - Từ thiện và quà tặng (5%): Đóng góp cho cộng đồng, từ thiện hoặc tặng quà cho gia đình và bạn bè.
Phương pháp 6 cái lọ (JARS) được sáng lập bởi T. Harv Eker
Phương pháp quản lý tài chính bằng Kakeibo
Kakeibo là một phương pháp quản lý tài chính truyền thống của Nhật Bản, được biết đến như "sổ ghi chép chi tiêu". Phương pháp này tập trung vào việc ghi chép và suy nghĩ về chi tiêu của bạn:
Ghi chép chi tiêu: Ghi lại tất cả các khoản thu và chi hàng ngày một cách chi tiết. Điều này giúp bạn nhận thức rõ hơn về các thói quen chi tiêu của mình.
Phân loại chi tiêu: Chia chi tiêu thành các nhóm như nhu cầu thiết yếu, chi tiêu không cần thiết, đầu tư, và tiết kiệm.
Đặt mục tiêu tài chính: Xác định các mục tiêu tài chính cụ thể cho từng tháng và từng năm, chẳng hạn như tiết kiệm cho kỳ nghỉ hoặc mua sắm lớn.
Đánh giá và điều chỉnh: Hàng tháng, bạn sẽ xem xét lại các ghi chép chi tiêu, đánh giá hiệu quả của việc quản lý tài chính và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu nếu cần thiết.
Kakeibo là một phương pháp quản lý tài chính truyền thống của Nhật Bản
Áp dụng một hoặc kết hợp cả ba phương pháp trên có thể giúp bạn quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả hơn, đảm bảo rằng bạn có thể đạt được các mục tiêu tài chính và duy trì sự ổn định tài chính trong tương lai.
5 Nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả
Năm nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả đó là xác định nguồn ngân sách, hạn chế lạm dụng thẻ tín dụng, dùng tiền nhàn rỗi để đầu tư, giảm nợ và đảm bảo 3 yếu tố là tuân thủ, kiên nhẫn và linh hoạt.
Xác định nguồn ngân sách
Lập ngân sách hàng tháng: Tạo ra một ngân sách chi tiết để biết rõ nguồn thu nhập và các khoản chi tiêu hàng tháng. Điều này giúp bạn kiểm soát tài chính tốt hơn và tránh chi tiêu quá mức.
Theo dõi và điều chỉnh: Thường xuyên theo dõi chi tiêu thực tế so với ngân sách đã lập và điều chỉnh khi cần thiết để đảm bảo rằng bạn luôn đi đúng hướng.
Xác định nguồn ngân sách
Hạn chế lạm dụng thẻ tín dụng
Sử dụng thẻ tín dụng một cách có kiểm soát: Chỉ sử dụng thẻ tín dụng khi cần thiết và đảm bảo rằng bạn có khả năng thanh toán đầy đủ vào cuối tháng để tránh lãi suất cao.
Tránh nợ thẻ tín dụng: Nợ thẻ tín dụng có thể nhanh chóng tăng lên do lãi suất cao, do đó, cố gắng trả hết nợ thẻ tín dụng hàng tháng để tránh tình trạng nợ nần chồng chất.
Dùng tiền nhàn rỗi để đầu tư sinh lời
Đầu tư thông minh: Sử dụng tiền nhàn rỗi để đầu tư vào các kênh đầu tư tiềm năng như cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản hoặc các quỹ đầu tư. Điều này giúp gia tăng giá trị tài sản và tạo ra thu nhập thụ động.
Tìm hiểu kỹ lưỡng: Trước khi đầu tư, hãy nghiên cứu kỹ lưỡng về các kênh đầu tư để hiểu rõ rủi ro và lợi ích, đảm bảo bạn đưa ra các quyết định đầu tư thông minh.
Dùng tiền nhàn rỗi để đầu tư sinh lời
Đảm bảo 3 yếu tố: Tuân thủ, kiên nhẫn và linh hoạt
Tuân thủ: Tuân thủ kế hoạch tài chính đã đề ra, đặc biệt là trong việc tiết kiệm và chi tiêu theo ngân sách. Điều này đòi hỏi sự kỷ luật và cam kết.
Kiên nhẫn: Quản lý tài chính hiệu quả cần thời gian vì vậy hãy kiên nhẫn với kế hoạch của mình. Đầu tư và tiết kiệm đều cần thời gian để mang lại kết quả.
Linh hoạt: Đôi khi, cuộc sống có thể thay đổi và bạn cần điều chỉnh kế hoạch tài chính của mình cho phù hợp. Luôn sẵn sàng điều chỉnh và thích nghi với những thay đổi trong hoàn cảnh cá nhân và thị trường tài chính.
Tuân thủ, kiên nhẫn và linh hoạt khi quản lý tài chính cá nhân
Giảm nợ
Thanh toán nợ đúng hạn: Ưu tiên trả nợ, đặc biệt là các khoản nợ có lãi suất cao như nợ thẻ tín dụng. Điều này giúp giảm bớt gánh nặng tài chính và tránh lãi suất cao.
Tạo kế hoạch trả nợ: Lập kế hoạch cụ thể để trả nợ theo thứ tự ưu tiên, bắt đầu từ các khoản nợ có lãi suất cao nhất. Sử dụng các chiến lược như phương pháp "snowball" (bắt đầu từ khoản nợ nhỏ nhất) hoặc "avalanche" (bắt đầu từ khoản nợ lãi suất cao nhất) để quản lý và giảm nợ hiệu quả.
Muốn quản lý tài chính hiệu quả cần giảm nợ
Áp dụng 5 nguyên tắc này sẽ giúp bạn quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả, đảm bảo sự ổn định tài chính và đạt được các mục tiêu tài chính dài hạn.
4 bí quyết giúp bạn quản lý tài chính cá nhân tốt hơn
Quản lý tài chính cá nhân đối với nhiều người đã không còn xa lạ. Tuy nhiên, làm thế nào để quản lý cho hiệu quả thì bạn có thể tham khảo 4 bí quyết dưới đây:
Liệt kê các mục tiêu tài chính càng chi tiết càng tốt
Xác định mục tiêu ngắn hạn và dài hạn: Đặt ra các mục tiêu tài chính cụ thể cho từng giai đoạn thời gian khác nhau, ví dụ như mua nhà trong 5 năm tới, tiết kiệm cho kỳ nghỉ trong 1 năm tới, hoặc đầu tư để nghỉ hưu trong 20 năm tới.
Định lượng các mục tiêu: Mỗi mục tiêu nên có một con số cụ thể và thời hạn hoàn thành. Ví dụ, thay vì nói "tiết kiệm nhiều tiền hơn", hãy nói "tiết kiệm 200 triệu đồng trong 2 năm".
Ưu tiên các mục tiêu: Xác định thứ tự ưu tiên cho các mục tiêu để biết rõ mục tiêu nào cần đạt được trước và phân bổ nguồn lực phù hợp.
Liệt kê mục tiêu tài chính
Xây dựng kế hoạch quản lý tài chính cá nhân phù hợp
Phân tích tình hình tài chính hiện tại: Đánh giá thu nhập, chi tiêu, nợ và tài sản hiện tại của bạn để có cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính.
Lập ngân sách chi tiêu: Tạo ra một ngân sách chi tiết hàng tháng, xác định rõ các khoản thu nhập và chi tiêu, theo dõi ngân sách này một cách nghiêm ngặt.
Tiết kiệm và đầu tư: Dành ra một phần thu nhập hàng tháng để tiết kiệm và đầu tư. Điều này giúp bạn đạt được các mục tiêu tài chính dài hạn và tạo ra nguồn thu nhập thụ động.
Điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết: Cuộc sống thay đổi và kế hoạch tài chính cũng cần linh hoạt. Điều chỉnh kế hoạch để phản ánh các thay đổi trong cuộc sống hoặc trong thị trường tài chính.
Xây dựng kế hoạch quản lý tài chính cá nhân phù hợp
Không nên có nợ xấu
Quản lý nợ cẩn thận: Chỉ vay nợ khi thật sự cần thiết và đảm bảo rằng bạn có khả năng trả nợ đúng hạn. Tránh lạm dụng các khoản vay tín dụng.
Trả nợ đúng hạn: Đảm bảo rằng bạn luôn trả các khoản nợ đúng hạn để tránh lãi suất cao và phí trễ hạn. Điều này cũng giúp bạn duy trì một lịch sử tín dụng tốt.
Giảm nợ càng sớm càng tốt: Ưu tiên thanh toán các khoản nợ có lãi suất cao trước. Sử dụng các khoản tiền thặng dư hoặc tiền thưởng để trả nợ nhanh chóng hơn.
Tìm lời khuyên từ các chuyên gia
Quản lý tài chính cá nhân là một chủ đề quan trọng và nhận được sự quan tâm của nhiều chuyên gia trên thế giới. Dưới đây là một số lời khuyên quản lý tài chính cá nhân từ các chuyên gia:
Lập ngân sách và tuân thủ:
Dave Ramsey: Dave Ramsey khuyến khích mọi người lập ngân sách chi tiết hàng tháng và tuân thủ nghiêm ngặt để kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm. Ramsey cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tránh nợ và xây dựng quỹ khẩn cấp.
Suze Orman: Suze Orman khuyên nên lập ngân sách và theo dõi chi tiêu hàng ngày để nhận biết rõ ràng về tình hình tài chính của mình.
Lời khuyên của Suze Orman
Tiết kiệm và đầu tư sớm:
Warren Buffett: Ông chủ Berkshire Hathaway khuyên mọi người nên bắt đầu tiết kiệm và đầu tư sớm, đồng thời đầu tư vào những lĩnh vực mà mình hiểu rõ. Buffett cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tái đầu tư lợi nhuận để tăng trưởng tài sản.
Robert Kiyosaki: Tác giả của "Cha Giàu Cha Nghèo" nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đầu tư vào giáo dục tài chính và đầu tư vào tài sản tạo thu nhập thụ động.
Quản lý nợ:
Suze Orman: Orman khuyên mọi người nên trả hết các khoản nợ lãi suất cao trước tiên và sau đó là các khoản nợ khác. Cô cũng khuyến nghị tránh nợ nếu có thể.
Dave Ramsey: Ramsey đề xuất phương pháp "Debt Snowball", trong đó bạn trả hết các khoản nợ từ nhỏ đến lớn để tạo động lực và cảm giác thành công.
Lời khuyên của Dave Ramsey
Quỹ khẩn cấp:
Dave Ramsey: Ramsey khuyến cáo nên có một quỹ khẩn cấp đủ để trang trải chi phí sinh hoạt trong 3-6 tháng. Quỹ này giúp bạn tránh rơi vào cảnh nợ nần khi gặp phải các tình huống không mong muốn.
Suze Orman: Orman cũng đồng tình với việc xây dựng quỹ khẩn cấp và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc có một nguồn tài chính dự phòng.
Đầu tư vào giáo dục tài chính:
Robert Kiyosaki: Kiyosaki khuyên mọi người không ngừng học hỏi và nâng cao kiến thức về tài chính để có thể đưa ra những quyết định đầu tư và quản lý tài sản thông minh hơn.
Tony Robbins: Robbins, trong cuốn sách "Money: Master the Game", khuyến khích mọi người tìm hiểu và học hỏi từ những người đã thành công trong lĩnh vực tài chính.
Lời khuyên của Tony Robbins
Áp dụng những lời khuyên từ các chuyên gia này có thể giúp bạn xây dựng nền tảng tài chính vững chắc và đạt được các mục tiêu tài chính cá nhân một cách hiệu quả.
Nếu bạn đang tìm kiếm một chuyên gia trong lĩnh vực quản lý tài chính cá nhân thì không nên bỏ qua khóa học của giảng viên Trần Khánh Tư. Ông là CEO Unica, Chủ tịch Unica club, với hơn 7 năm kinh nghiệp làm về lĩnh vực tài chính chắc chắn thầy sẽ đưa tới những lời khuyên hữu ích nhất cho bạn. Còn ngần ngại gì nữa mà không đăng ký ngay khóa học “Thấu hiểu tài chính cá nhân” để nhận ưu đãi hấp dẫn.
[trial-btn-v4[link=https://trankhanhtu.unica.vn/][text=ĐĂNG KÝ NGAY][color=#ffffff][width=300px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]]
Công cụ quản lý tài chính cá nhân hiệu quả
Dưới đây là hai công cụ quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, cùng với các lợi ích và cách sử dụng chi tiết:
Sử dụng sổ ghi chép
Lợi ích:
Dễ dàng tùy chỉnh: Bạn có thể tùy chỉnh sổ ghi chép theo cách bạn muốn, thêm các mục tiêu, ghi chú cá nhân và kế hoạch chi tiết.
Tăng cường nhận thức: Việc viết tay các khoản thu chi giúp bạn nhận thức rõ hơn về tình hình tài chính của mình.
Không phụ thuộc vào công nghệ: Không cần thiết bị điện tử hay kết nối internet, sổ ghi chép dễ sử dụng mọi lúc mọi nơi.
Sử dụng sổ ghi chép để quản lý tài chính
Cách sử dụng:
Thiết lập mục tiêu: Đầu tiên, ghi rõ các mục tiêu tài chính ngắn hạn và dài hạn của bạn vào sổ.
Ghi chép thu nhập và chi tiêu: Mỗi ngày hoặc mỗi tuần, ghi lại tất cả các khoản thu nhập và chi tiêu của bạn. Chia chúng thành các danh mục như ăn uống, giải trí, hóa đơn,...
Theo dõi tiến trình: Định kỳ (hàng tuần hoặc hàng tháng), xem lại các ghi chép của bạn để đánh giá tình hình tài chính và xem bạn có đang đi đúng hướng với kế hoạch đã đề ra hay không.
Điều chỉnh khi cần thiết: Dựa trên các ghi chép và đánh giá, điều chỉnh kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm của bạn để đảm bảo bạn đạt được các mục tiêu tài chính.
Tận dụng app quản lý tài chính trên điện thoại
Lợi ích:
Tiện lợi và dễ sử dụng: Các ứng dụng trên điện thoại cho phép bạn theo dõi và quản lý tài chính mọi lúc mọi nơi. Bạn có thể nhập dữ liệu ngay khi phát sinh chi tiêu.
Tự động hóa: Nhiều ứng dụng có thể tự động kết nối với tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, giúp tự động theo dõi và phân loại chi tiêu.
Phân tích và báo cáo: Ứng dụng cung cấp các biểu đồ, báo cáo và phân tích chi tiêu giúp bạn hiểu rõ hơn về thói quen chi tiêu và tình hình tài chính.
Nhắc nhở và thông báo: Các ứng dụng có tính năng nhắc nhở hóa đơn đến hạn, giúp bạn tránh quên thanh toán và tránh phí trễ hạn.
Cách sử dụng:
Chọn ứng dụng phù hợp: Tìm kiếm và chọn một ứng dụng quản lý tài chính phù hợp với nhu cầu của bạn, chẳng hạn như Mint, YNAB (You Need A Budget) hoặc Money Lover.
Thiết lập tài khoản và ngân sách: Sau khi cài đặt ứng dụng, thiết lập tài khoản và ngân sách chi tiêu hàng tháng. Nhập các mục tiêu tài chính và các nguồn thu nhập.
Theo dõi thu nhập và chi tiêu: Nhập thông tin về thu nhập và chi tiêu hàng ngày hoặc kết nối ứng dụng với tài khoản ngân hàng để tự động cập nhật.
Sử dụng tính năng phân tích: Sử dụng các biểu đồ và báo cáo mà ứng dụng cung cấp để phân tích tình hình tài chính, nhận diện các khu vực có thể cắt giảm chi tiêu và tối ưu hóa ngân sách.
Điều chỉnh và lập kế hoạch: Dựa trên các báo cáo và phân tích, điều chỉnh ngân sách và lập kế hoạch tài chính cho các tháng tiếp theo.
Sử dụng app để quản lý tài chính
Cả hai công cụ này đều có thể giúp bạn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả. Việc sử dụng sổ ghi chép hoặc ứng dụng điện thoại phụ thuộc vào sở thích cá nhân và mức độ tiện lợi bạn mong muốn. Kết hợp cả hai phương pháp cũng là một lựa chọn tốt để đảm bảo bạn có một cái nhìn toàn diện và chi tiết về tài chính cá nhân của mình.
Câu hỏi thường gặp
Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về quản lý dòng tiền cá nhân cùng với các giải đáp chi tiết:
Câu 1: Nên quản lý dòng tiền cá nhân ở đâu?
Bạn nên quản lý dòng tiền bằng sổ ghi chép, ứng dụng quản lý tài chính, phần mềm quản lý tài chính hoặc ngân hàng trực tuyến.
Sổ ghi chép: Đây là cách truyền thống và đơn giản để quản lý dòng tiền. Bạn có thể sử dụng một cuốn sổ hoặc một bảng tính trên máy tính để ghi lại các khoản thu nhập và chi tiêu hàng ngày.
Ứng dụng quản lý tài chính: Sử dụng các ứng dụng trên điện thoại như Mint, YNAB (You Need A Budget), Money Lover hoặc PocketGuard. Các ứng dụng này cung cấp nhiều tính năng như tự động theo dõi chi tiêu, phân tích tài chính, và nhắc nhở hóa đơn.
Phần mềm quản lý tài chính: Các phần mềm như Quicken hoặc Microsoft Money cũng là lựa chọn tốt cho việc quản lý tài chính cá nhân với nhiều tính năng phân tích và báo cáo chi tiết.
Ngân hàng trực tuyến: Nhiều ngân hàng cung cấp các công cụ quản lý tài chính trực tuyến, giúp bạn theo dõi tài khoản, thiết lập ngân sách và xem các báo cáo chi tiêu.
Câu 2: Người mới bắt đầu quản lý tài chính cá nhân thì nên chú ý gì?
Xác định mục tiêu tài chính: Đặt ra các mục tiêu tài chính rõ ràng và cụ thể cho ngắn hạn và dài hạn. Điều này giúp bạn có hướng đi rõ ràng trong việc quản lý tài chính.
Lập ngân sách: Tạo ra một ngân sách chi tiết, ghi rõ thu nhập và chi tiêu hàng tháng. Điều này giúp bạn kiểm soát dòng tiền và tránh chi tiêu quá mức.
Theo dõi chi tiêu: Ghi lại tất cả các khoản chi tiêu hàng ngày để có cái nhìn chính xác về tình hình tài chính. Điều này giúp bạn nhận diện các khoản chi không cần thiết và tối ưu hóa chi tiêu.
Giáo dục tài chính: Đọc sách, tham gia các khóa học, hoặc tìm kiếm lời khuyên từ các chuyên gia để nâng cao kiến thức và kỹ năng quản lý tài chính.
Tiết kiệm và đầu tư: Dành một phần thu nhập hàng tháng để tiết kiệm và đầu tư. Điều này giúp bạn xây dựng quỹ dự phòng và gia tăng tài sản theo thời gian.
Câu 3: Những sai lầm thường gặp khi quản lý tài chính cá nhân là gì?
Những sai lầm thường gặp khi quản lý tài chính cá nhân đó là:
Không lập kế hoạch tài chính: Nhiều người không đặt ra các mục tiêu tài chính cụ thể hoặc không lập kế hoạch chi tiêu, dẫn đến tình trạng chi tiêu quá mức và thiếu kiểm soát tài chính.
Thiếu kiên nhẫn và linh hoạt: Quản lý tài chính đòi hỏi sự kiên nhẫn và linh hoạt. Thiếu kiên nhẫn có thể dẫn đến việc bỏ qua kế hoạch tài chính, trong khi thiếu linh hoạt khiến bạn không điều chỉnh kịp thời khi hoàn cảnh thay đổi.
Lạm dụng thẻ tín dụng: Sử dụng thẻ tín dụng không kiểm soát dễ dẫn đến nợ nần và lãi suất cao. Việc không trả nợ đúng hạn cũng làm giảm điểm tín dụng của bạn.
Không tiết kiệm và đầu tư: Không dành một phần thu nhập để tiết kiệm và đầu tư là một sai lầm phổ biến. Điều này làm giảm khả năng xây dựng quỹ dự phòng và tăng trưởng tài sản.
Thiếu quỹ khẩn cấp: Không có quỹ khẩn cấp để đối phó với các tình huống bất ngờ như mất việc làm, bệnh tật hoặc các sự cố khẩn cấp có thể dẫn đến tình trạng tài chính khó khăn.
Không theo dõi chi tiêu: Không ghi lại các khoản chi tiêu hàng ngày khiến bạn không có cái nhìn chính xác về tình hình tài chính, dẫn đến chi tiêu không kiểm soát.
Nhận diện và tránh các sai lầm này sẽ giúp bạn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả hơn và đạt được các mục tiêu tài chính của mình một cách bền vững.
Kết luận
Trên đây là khái niệm, lý do và cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả do Unica tổng hợp. Mong rằng với chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn quản lý tài chính tốt hơn để có thể làm được nhiều việc bản thân mong muốn. Chúc các bạn thành công!


Hướng dẫn chi tiết cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả nhất
Quản lý tài chính cá nhân là một trong những việc quan trọng giúp bạn có tiền để sinh hoạt hằng ngày, đầu tư nâng cấp bản thân, tận hưởng cuộc sống,... Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách quản lý tài chính hiệu quả. Tình trạng đầu tháng sài tiền như “bà hoàng”, còn cuối tháng phải đi vay mượn xảy ra ở rất nhiều đối tượng ở đa dạng độ tuổi. Vậy làm thế nào để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả? Mời bạn cùng Unica theo dõi bài viết dưới đây.
Tài chính cá nhân là gì?
Tài chính cá nhân là việc quản lý tài chính của một cá nhân hoặc một gia đình. Việc này bao gồm lập kế hoạch và thực hiện các quyết định liên quan đến thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư và bảo vệ tài sản. Mục tiêu của tài chính cá nhân là đảm bảo rằng các nguồn lực tài chính được sử dụng một cách hiệu quả để đạt được các mục tiêu tài chính ngắn hạn và dài hạn, cũng như đảm bảo sự ổn định tài chính trong tương lai.
Dưới đây là các khía cạnh chính của tài chính cá nhân:
Thu nhập: Đây là số tiền mà một cá nhân hoặc gia đình nhận được từ các nguồn như lương, lợi tức từ đầu tư, tiền cho thuê bất động sản và các nguồn thu nhập khác.
Chi tiêu: Chi tiêu là việc sử dụng tiền để mua sắm hàng hóa và dịch vụ. Quản lý chi tiêu hiệu quả đòi hỏi việc theo dõi và kiểm soát các khoản chi để tránh lãng phí và đảm bảo rằng chi tiêu không vượt quá thu nhập.
Tiết kiệm: Tiết kiệm là phần thu nhập không được tiêu dùng ngay mà được dành lại cho các mục tiêu trong tương lai. Tiết kiệm có thể dùng để dự phòng rủi ro, mua sắm lớn hoặc đầu tư.
Đầu tư: Đầu tư là việc sử dụng tiền tiết kiệm để mua các tài sản như cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản hoặc các công cụ tài chính khác nhằm tạo ra lợi nhuận trong tương lai.
Quản lý nợ: Nợ có thể bao gồm các khoản vay như vay mua nhà, vay mua xe hoặc nợ thẻ tín dụng. Quản lý nợ hiệu quả đòi hỏi việc đảm bảo rằng các khoản vay được sử dụng một cách hợp lý và các khoản trả nợ được thực hiện đúng hạn.
Bảo hiểm và bảo vệ tài sản: Bảo hiểm giúp bảo vệ tài sản và thu nhập trước các rủi ro như bệnh tật, tai nạn hoặc thiệt hại tài sản. Điều này bao gồm bảo hiểm y tế, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm xe hơi và các loại bảo hiểm khác.
Lập kế hoạch tài chính: Lập kế hoạch tài chính bao gồm việc đặt ra các mục tiêu tài chính và xây dựng các chiến lược để đạt được những mục tiêu đó. Kế hoạch tài chính thường bao gồm các yếu tố như kế hoạch tiết kiệm, kế hoạch đầu tư và kế hoạch nghỉ hưu.
Các khía cạnh của tài chính cá nhân
Tài chính cá nhân không chỉ liên quan đến việc quản lý tiền bạc mà còn liên quan đến việc đưa ra các quyết định tài chính thông minh để cải thiện chất lượng cuộc sống và đảm bảo sự an toàn tài chính trong tương lai.
Tại sao phải quản lý tài chính cá nhân?
Quản lý tài chính cá nhân là một việc quan trọng vì nó mang lại nhiều lợi ích thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày và tương lai của mỗi cá nhân hoặc gia đình. Dưới đây là một số lý do chính vì sao cần phải quản lý tài chính cá nhân:
Đảm bảo ổn định tài chính: Quản lý tài chính cá nhân giúp đảm bảo rằng bạn luôn có đủ tiền để chi trả cho các nhu cầu thiết yếu như tiền nhà, thực phẩm, y tế và các chi phí sinh hoạt khác. Điều này giúp tránh rơi vào tình trạng nợ nần hoặc thiếu hụt tài chính.
Đạt được mục tiêu tài chính: Bằng cách lập kế hoạch và quản lý tài chính cá nhân, bạn có thể đặt ra và đạt được các mục tiêu tài chính như mua nhà, mua xe, đi du lịch hoặc đầu tư cho giáo dục của con cái.
Tăng cường tiết kiệm và đầu tư: Quản lý tài chính hiệu quả giúp bạn tối ưu hóa việc tiết kiệm và đầu tư, từ đó gia tăng tài sản và tạo ra thu nhập thụ động. Điều này đóng góp vào việc xây dựng một tương lai tài chính vững chắc và ổn định.
Giảm stress và lo lắng về tiền bạc: Khi tài chính được quản lý tốt, bạn sẽ giảm bớt lo lắng về việc trả nợ, quản lý chi tiêu hàng ngày và có thể dễ dàng đối phó với các tình huống khẩn cấp tài chính.
Lý do cần quản lý tài chính cá nhân
Chuẩn bị cho những tình huống bất ngờ: Cuộc sống có thể đầy rẫy những tình huống không lường trước như bệnh tật, tai nạn hoặc mất việc làm. Quản lý tài chính cá nhân bao gồm việc xây dựng quỹ khẩn cấp để bạn có thể đối phó với những tình huống này một cách tốt nhất.
Quản lý nợ hiệu quả: Quản lý tài chính cá nhân giúp bạn theo dõi và trả nợ đúng hạn, tránh tình trạng nợ chồng chất và lãi suất cao. Điều này giúp bạn duy trì tình trạng tài chính lành mạnh.
Tăng cường kiến thức tài chính: Khi quản lý tài chính cá nhân, bạn sẽ học được nhiều về cách quản lý tiền bạc, đầu tư và các sản phẩm tài chính khác. Kiến thức này rất quý báu và có thể giúp bạn đưa ra các quyết định tài chính thông minh hơn trong tương lai.
Đảm bảo tương lai tài chính: Quản lý tài chính cá nhân bao gồm việc lập kế hoạch nghỉ hưu và đảm bảo rằng bạn có đủ nguồn lực để sống thoải mái khi không còn làm việc nữa.
Quản lý tài chính cá nhân không chỉ giúp bạn kiểm soát tình hình tài chính hiện tại mà còn xây dựng nền tảng vững chắc cho tương lai. Điều này mang lại sự yên tâm và an toàn tài chính cho bạn và gia đình bạn.
3 cách quản lý tài chính cá nhân bạn nên áp dụng
Dưới đây là ba phương pháp quản lý tài chính cá nhân bạn nên áp dụng để quản lý tiền bạc một cách hiệu quả:
Phương pháp quản lý tài chính cá nhân 50/30/20
Phương pháp 50/30/20 là một cách đơn giản và phổ biến để phân chia thu nhập hàng tháng thành ba nhóm chính:
50% cho các nhu cầu thiết yếu: Bao gồm các chi phí cần thiết hàng ngày như tiền thuê nhà, thực phẩm, điện nước, giao thông, bảo hiểm và các chi phí sinh hoạt cơ bản khác.
30% cho các chi tiêu cá nhân: Bao gồm các khoản chi tiêu không thiết yếu nhưng mang lại niềm vui và giải trí, chẳng hạn như đi ăn ngoài, mua sắm, du lịch và các hoạt động giải trí.
20% cho tiết kiệm và trả nợ: Bao gồm tiết kiệm cho tương lai, đầu tư và trả nợ (nếu có). Đây là phần quan trọng để xây dựng quỹ khẩn cấp và đảm bảo sự an toàn tài chính trong tương lai.
50/30/20 là một cách đơn giản và phổ biến để phân chia thu nhập hàng tháng thành ba nhóm chính
Phương pháp quản lý tài chính cá nhân 6 cái lọ
Phương pháp 6 cái lọ (JARS) được sáng lập bởi T. Harv Eker, giúp phân chia thu nhập vào sáu lọ khác nhau để đảm bảo bạn có một sự cân bằng tài chính toàn diện:
Lọ 1 - Nhu cầu thiết yếu (55%): Chi phí hàng ngày cần thiết như thực phẩm, tiền thuê nhà, hóa đơn,...
Lọ 2 - Quỹ tự do tài chính (10%): Đầu tư và tiết kiệm dài hạn nhằm tạo thu nhập thụ động.
Lọ 3 - Giáo dục (10%): Đầu tư vào việc học tập và phát triển bản thân như sách, khóa học, hội thảo,...
Lọ 4 - Tiết kiệm dài hạn (10%): Dành cho các mục tiêu tài chính dài hạn như mua nhà, mua xe hoặc các kế hoạch lớn trong tương lai.
Lọ 5 - Vui chơi giải trí (10%): Chi tiêu cho các hoạt động giải trí và vui chơi để tận hưởng cuộc sống.
Lọ 6 - Từ thiện và quà tặng (5%): Đóng góp cho cộng đồng, từ thiện hoặc tặng quà cho gia đình và bạn bè.
Phương pháp 6 cái lọ (JARS) được sáng lập bởi T. Harv Eker
Phương pháp quản lý tài chính bằng Kakeibo
Kakeibo là một phương pháp quản lý tài chính truyền thống của Nhật Bản, được biết đến như "sổ ghi chép chi tiêu". Phương pháp này tập trung vào việc ghi chép và suy nghĩ về chi tiêu của bạn:
Ghi chép chi tiêu: Ghi lại tất cả các khoản thu và chi hàng ngày một cách chi tiết. Điều này giúp bạn nhận thức rõ hơn về các thói quen chi tiêu của mình.
Phân loại chi tiêu: Chia chi tiêu thành các nhóm như nhu cầu thiết yếu, chi tiêu không cần thiết, đầu tư, và tiết kiệm.
Đặt mục tiêu tài chính: Xác định các mục tiêu tài chính cụ thể cho từng tháng và từng năm, chẳng hạn như tiết kiệm cho kỳ nghỉ hoặc mua sắm lớn.
Đánh giá và điều chỉnh: Hàng tháng, bạn sẽ xem xét lại các ghi chép chi tiêu, đánh giá hiệu quả của việc quản lý tài chính và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu nếu cần thiết.
Kakeibo là một phương pháp quản lý tài chính truyền thống của Nhật Bản
Áp dụng một hoặc kết hợp cả ba phương pháp trên có thể giúp bạn quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả hơn, đảm bảo rằng bạn có thể đạt được các mục tiêu tài chính và duy trì sự ổn định tài chính trong tương lai.
5 Nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả
Năm nguyên tắc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả đó là xác định nguồn ngân sách, hạn chế lạm dụng thẻ tín dụng, dùng tiền nhàn rỗi để đầu tư, giảm nợ và đảm bảo 3 yếu tố là tuân thủ, kiên nhẫn và linh hoạt.
Xác định nguồn ngân sách
Lập ngân sách hàng tháng: Tạo ra một ngân sách chi tiết để biết rõ nguồn thu nhập và các khoản chi tiêu hàng tháng. Điều này giúp bạn kiểm soát tài chính tốt hơn và tránh chi tiêu quá mức.
Theo dõi và điều chỉnh: Thường xuyên theo dõi chi tiêu thực tế so với ngân sách đã lập và điều chỉnh khi cần thiết để đảm bảo rằng bạn luôn đi đúng hướng.
Xác định nguồn ngân sách
Hạn chế lạm dụng thẻ tín dụng
Sử dụng thẻ tín dụng một cách có kiểm soát: Chỉ sử dụng thẻ tín dụng khi cần thiết và đảm bảo rằng bạn có khả năng thanh toán đầy đủ vào cuối tháng để tránh lãi suất cao.
Tránh nợ thẻ tín dụng: Nợ thẻ tín dụng có thể nhanh chóng tăng lên do lãi suất cao, do đó, cố gắng trả hết nợ thẻ tín dụng hàng tháng để tránh tình trạng nợ nần chồng chất.
Dùng tiền nhàn rỗi để đầu tư sinh lời
Đầu tư thông minh: Sử dụng tiền nhàn rỗi để đầu tư vào các kênh đầu tư tiềm năng như cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản hoặc các quỹ đầu tư. Điều này giúp gia tăng giá trị tài sản và tạo ra thu nhập thụ động.
Tìm hiểu kỹ lưỡng: Trước khi đầu tư, hãy nghiên cứu kỹ lưỡng về các kênh đầu tư để hiểu rõ rủi ro và lợi ích, đảm bảo bạn đưa ra các quyết định đầu tư thông minh.
Dùng tiền nhàn rỗi để đầu tư sinh lời
Đảm bảo 3 yếu tố: Tuân thủ, kiên nhẫn và linh hoạt
Tuân thủ: Tuân thủ kế hoạch tài chính đã đề ra, đặc biệt là trong việc tiết kiệm và chi tiêu theo ngân sách. Điều này đòi hỏi sự kỷ luật và cam kết.
Kiên nhẫn: Quản lý tài chính hiệu quả cần thời gian vì vậy hãy kiên nhẫn với kế hoạch của mình. Đầu tư và tiết kiệm đều cần thời gian để mang lại kết quả.
Linh hoạt: Đôi khi, cuộc sống có thể thay đổi và bạn cần điều chỉnh kế hoạch tài chính của mình cho phù hợp. Luôn sẵn sàng điều chỉnh và thích nghi với những thay đổi trong hoàn cảnh cá nhân và thị trường tài chính.
Tuân thủ, kiên nhẫn và linh hoạt khi quản lý tài chính cá nhân
Giảm nợ
Thanh toán nợ đúng hạn: Ưu tiên trả nợ, đặc biệt là các khoản nợ có lãi suất cao như nợ thẻ tín dụng. Điều này giúp giảm bớt gánh nặng tài chính và tránh lãi suất cao.
Tạo kế hoạch trả nợ: Lập kế hoạch cụ thể để trả nợ theo thứ tự ưu tiên, bắt đầu từ các khoản nợ có lãi suất cao nhất. Sử dụng các chiến lược như phương pháp "snowball" (bắt đầu từ khoản nợ nhỏ nhất) hoặc "avalanche" (bắt đầu từ khoản nợ lãi suất cao nhất) để quản lý và giảm nợ hiệu quả.
Muốn quản lý tài chính hiệu quả cần giảm nợ
Áp dụng 5 nguyên tắc này sẽ giúp bạn quản lý tài chính cá nhân một cách hiệu quả, đảm bảo sự ổn định tài chính và đạt được các mục tiêu tài chính dài hạn.
4 bí quyết giúp bạn quản lý tài chính cá nhân tốt hơn
Quản lý tài chính cá nhân đối với nhiều người đã không còn xa lạ. Tuy nhiên, làm thế nào để quản lý cho hiệu quả thì bạn có thể tham khảo 4 bí quyết dưới đây:
Liệt kê các mục tiêu tài chính càng chi tiết càng tốt
Xác định mục tiêu ngắn hạn và dài hạn: Đặt ra các mục tiêu tài chính cụ thể cho từng giai đoạn thời gian khác nhau, ví dụ như mua nhà trong 5 năm tới, tiết kiệm cho kỳ nghỉ trong 1 năm tới, hoặc đầu tư để nghỉ hưu trong 20 năm tới.
Định lượng các mục tiêu: Mỗi mục tiêu nên có một con số cụ thể và thời hạn hoàn thành. Ví dụ, thay vì nói "tiết kiệm nhiều tiền hơn", hãy nói "tiết kiệm 200 triệu đồng trong 2 năm".
Ưu tiên các mục tiêu: Xác định thứ tự ưu tiên cho các mục tiêu để biết rõ mục tiêu nào cần đạt được trước và phân bổ nguồn lực phù hợp.
Liệt kê mục tiêu tài chính
Xây dựng kế hoạch quản lý tài chính cá nhân phù hợp
Phân tích tình hình tài chính hiện tại: Đánh giá thu nhập, chi tiêu, nợ và tài sản hiện tại của bạn để có cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính.
Lập ngân sách chi tiêu: Tạo ra một ngân sách chi tiết hàng tháng, xác định rõ các khoản thu nhập và chi tiêu, theo dõi ngân sách này một cách nghiêm ngặt.
Tiết kiệm và đầu tư: Dành ra một phần thu nhập hàng tháng để tiết kiệm và đầu tư. Điều này giúp bạn đạt được các mục tiêu tài chính dài hạn và tạo ra nguồn thu nhập thụ động.
Điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết: Cuộc sống thay đổi và kế hoạch tài chính cũng cần linh hoạt. Điều chỉnh kế hoạch để phản ánh các thay đổi trong cuộc sống hoặc trong thị trường tài chính.
Xây dựng kế hoạch quản lý tài chính cá nhân phù hợp
Không nên có nợ xấu
Quản lý nợ cẩn thận: Chỉ vay nợ khi thật sự cần thiết và đảm bảo rằng bạn có khả năng trả nợ đúng hạn. Tránh lạm dụng các khoản vay tín dụng.
Trả nợ đúng hạn: Đảm bảo rằng bạn luôn trả các khoản nợ đúng hạn để tránh lãi suất cao và phí trễ hạn. Điều này cũng giúp bạn duy trì một lịch sử tín dụng tốt.
Giảm nợ càng sớm càng tốt: Ưu tiên thanh toán các khoản nợ có lãi suất cao trước. Sử dụng các khoản tiền thặng dư hoặc tiền thưởng để trả nợ nhanh chóng hơn.
Tìm lời khuyên từ các chuyên gia
Quản lý tài chính cá nhân là một chủ đề quan trọng và nhận được sự quan tâm của nhiều chuyên gia trên thế giới. Dưới đây là một số lời khuyên quản lý tài chính cá nhân từ các chuyên gia:
Lập ngân sách và tuân thủ:
Dave Ramsey: Dave Ramsey khuyến khích mọi người lập ngân sách chi tiết hàng tháng và tuân thủ nghiêm ngặt để kiểm soát chi tiêu và tiết kiệm. Ramsey cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tránh nợ và xây dựng quỹ khẩn cấp.
Suze Orman: Suze Orman khuyên nên lập ngân sách và theo dõi chi tiêu hàng ngày để nhận biết rõ ràng về tình hình tài chính của mình.
Lời khuyên của Suze Orman
Tiết kiệm và đầu tư sớm:
Warren Buffett: Ông chủ Berkshire Hathaway khuyên mọi người nên bắt đầu tiết kiệm và đầu tư sớm, đồng thời đầu tư vào những lĩnh vực mà mình hiểu rõ. Buffett cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tái đầu tư lợi nhuận để tăng trưởng tài sản.
Robert Kiyosaki: Tác giả của "Cha Giàu Cha Nghèo" nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đầu tư vào giáo dục tài chính và đầu tư vào tài sản tạo thu nhập thụ động.
Quản lý nợ:
Suze Orman: Orman khuyên mọi người nên trả hết các khoản nợ lãi suất cao trước tiên và sau đó là các khoản nợ khác. Cô cũng khuyến nghị tránh nợ nếu có thể.
Dave Ramsey: Ramsey đề xuất phương pháp "Debt Snowball", trong đó bạn trả hết các khoản nợ từ nhỏ đến lớn để tạo động lực và cảm giác thành công.
Lời khuyên của Dave Ramsey
Quỹ khẩn cấp:
Dave Ramsey: Ramsey khuyến cáo nên có một quỹ khẩn cấp đủ để trang trải chi phí sinh hoạt trong 3-6 tháng. Quỹ này giúp bạn tránh rơi vào cảnh nợ nần khi gặp phải các tình huống không mong muốn.
Suze Orman: Orman cũng đồng tình với việc xây dựng quỹ khẩn cấp và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc có một nguồn tài chính dự phòng.
Đầu tư vào giáo dục tài chính:
Robert Kiyosaki: Kiyosaki khuyên mọi người không ngừng học hỏi và nâng cao kiến thức về tài chính để có thể đưa ra những quyết định đầu tư và quản lý tài sản thông minh hơn.
Tony Robbins: Robbins, trong cuốn sách "Money: Master the Game", khuyến khích mọi người tìm hiểu và học hỏi từ những người đã thành công trong lĩnh vực tài chính.
Lời khuyên của Tony Robbins
Áp dụng những lời khuyên từ các chuyên gia này có thể giúp bạn xây dựng nền tảng tài chính vững chắc và đạt được các mục tiêu tài chính cá nhân một cách hiệu quả.
Nếu bạn đang tìm kiếm một chuyên gia trong lĩnh vực quản lý tài chính cá nhân thì không nên bỏ qua khóa học của giảng viên Trần Khánh Tư. Ông là CEO Unica, Chủ tịch Unica club, với hơn 7 năm kinh nghiệp làm về lĩnh vực tài chính chắc chắn thầy sẽ đưa tới những lời khuyên hữu ích nhất cho bạn. Còn ngần ngại gì nữa mà không đăng ký ngay khóa học “Thấu hiểu tài chính cá nhân” để nhận ưu đãi hấp dẫn.
[trial-btn-v4[link=https://trankhanhtu.unica.vn/][text=ĐĂNG KÝ NGAY][color=#ffffff][width=300px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]]
Công cụ quản lý tài chính cá nhân hiệu quả
Dưới đây là hai công cụ quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, cùng với các lợi ích và cách sử dụng chi tiết:
Sử dụng sổ ghi chép
Lợi ích:
Dễ dàng tùy chỉnh: Bạn có thể tùy chỉnh sổ ghi chép theo cách bạn muốn, thêm các mục tiêu, ghi chú cá nhân và kế hoạch chi tiết.
Tăng cường nhận thức: Việc viết tay các khoản thu chi giúp bạn nhận thức rõ hơn về tình hình tài chính của mình.
Không phụ thuộc vào công nghệ: Không cần thiết bị điện tử hay kết nối internet, sổ ghi chép dễ sử dụng mọi lúc mọi nơi.
Sử dụng sổ ghi chép để quản lý tài chính
Cách sử dụng:
Thiết lập mục tiêu: Đầu tiên, ghi rõ các mục tiêu tài chính ngắn hạn và dài hạn của bạn vào sổ.
Ghi chép thu nhập và chi tiêu: Mỗi ngày hoặc mỗi tuần, ghi lại tất cả các khoản thu nhập và chi tiêu của bạn. Chia chúng thành các danh mục như ăn uống, giải trí, hóa đơn,...
Theo dõi tiến trình: Định kỳ (hàng tuần hoặc hàng tháng), xem lại các ghi chép của bạn để đánh giá tình hình tài chính và xem bạn có đang đi đúng hướng với kế hoạch đã đề ra hay không.
Điều chỉnh khi cần thiết: Dựa trên các ghi chép và đánh giá, điều chỉnh kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm của bạn để đảm bảo bạn đạt được các mục tiêu tài chính.
Tận dụng app quản lý tài chính trên điện thoại
Lợi ích:
Tiện lợi và dễ sử dụng: Các ứng dụng trên điện thoại cho phép bạn theo dõi và quản lý tài chính mọi lúc mọi nơi. Bạn có thể nhập dữ liệu ngay khi phát sinh chi tiêu.
Tự động hóa: Nhiều ứng dụng có thể tự động kết nối với tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng, giúp tự động theo dõi và phân loại chi tiêu.
Phân tích và báo cáo: Ứng dụng cung cấp các biểu đồ, báo cáo và phân tích chi tiêu giúp bạn hiểu rõ hơn về thói quen chi tiêu và tình hình tài chính.
Nhắc nhở và thông báo: Các ứng dụng có tính năng nhắc nhở hóa đơn đến hạn, giúp bạn tránh quên thanh toán và tránh phí trễ hạn.
Cách sử dụng:
Chọn ứng dụng phù hợp: Tìm kiếm và chọn một ứng dụng quản lý tài chính phù hợp với nhu cầu của bạn, chẳng hạn như Mint, YNAB (You Need A Budget) hoặc Money Lover.
Thiết lập tài khoản và ngân sách: Sau khi cài đặt ứng dụng, thiết lập tài khoản và ngân sách chi tiêu hàng tháng. Nhập các mục tiêu tài chính và các nguồn thu nhập.
Theo dõi thu nhập và chi tiêu: Nhập thông tin về thu nhập và chi tiêu hàng ngày hoặc kết nối ứng dụng với tài khoản ngân hàng để tự động cập nhật.
Sử dụng tính năng phân tích: Sử dụng các biểu đồ và báo cáo mà ứng dụng cung cấp để phân tích tình hình tài chính, nhận diện các khu vực có thể cắt giảm chi tiêu và tối ưu hóa ngân sách.
Điều chỉnh và lập kế hoạch: Dựa trên các báo cáo và phân tích, điều chỉnh ngân sách và lập kế hoạch tài chính cho các tháng tiếp theo.
Sử dụng app để quản lý tài chính
Cả hai công cụ này đều có thể giúp bạn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả. Việc sử dụng sổ ghi chép hoặc ứng dụng điện thoại phụ thuộc vào sở thích cá nhân và mức độ tiện lợi bạn mong muốn. Kết hợp cả hai phương pháp cũng là một lựa chọn tốt để đảm bảo bạn có một cái nhìn toàn diện và chi tiết về tài chính cá nhân của mình.
Câu hỏi thường gặp
Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về quản lý dòng tiền cá nhân cùng với các giải đáp chi tiết:
Câu 1: Nên quản lý dòng tiền cá nhân ở đâu?
Bạn nên quản lý dòng tiền bằng sổ ghi chép, ứng dụng quản lý tài chính, phần mềm quản lý tài chính hoặc ngân hàng trực tuyến.
Sổ ghi chép: Đây là cách truyền thống và đơn giản để quản lý dòng tiền. Bạn có thể sử dụng một cuốn sổ hoặc một bảng tính trên máy tính để ghi lại các khoản thu nhập và chi tiêu hàng ngày.
Ứng dụng quản lý tài chính: Sử dụng các ứng dụng trên điện thoại như Mint, YNAB (You Need A Budget), Money Lover hoặc PocketGuard. Các ứng dụng này cung cấp nhiều tính năng như tự động theo dõi chi tiêu, phân tích tài chính, và nhắc nhở hóa đơn.
Phần mềm quản lý tài chính: Các phần mềm như Quicken hoặc Microsoft Money cũng là lựa chọn tốt cho việc quản lý tài chính cá nhân với nhiều tính năng phân tích và báo cáo chi tiết.
Ngân hàng trực tuyến: Nhiều ngân hàng cung cấp các công cụ quản lý tài chính trực tuyến, giúp bạn theo dõi tài khoản, thiết lập ngân sách và xem các báo cáo chi tiêu.
Câu 2: Người mới bắt đầu quản lý tài chính cá nhân thì nên chú ý gì?
Xác định mục tiêu tài chính: Đặt ra các mục tiêu tài chính rõ ràng và cụ thể cho ngắn hạn và dài hạn. Điều này giúp bạn có hướng đi rõ ràng trong việc quản lý tài chính.
Lập ngân sách: Tạo ra một ngân sách chi tiết, ghi rõ thu nhập và chi tiêu hàng tháng. Điều này giúp bạn kiểm soát dòng tiền và tránh chi tiêu quá mức.
Theo dõi chi tiêu: Ghi lại tất cả các khoản chi tiêu hàng ngày để có cái nhìn chính xác về tình hình tài chính. Điều này giúp bạn nhận diện các khoản chi không cần thiết và tối ưu hóa chi tiêu.
Giáo dục tài chính: Đọc sách, tham gia các khóa học, hoặc tìm kiếm lời khuyên từ các chuyên gia để nâng cao kiến thức và kỹ năng quản lý tài chính.
Tiết kiệm và đầu tư: Dành một phần thu nhập hàng tháng để tiết kiệm và đầu tư. Điều này giúp bạn xây dựng quỹ dự phòng và gia tăng tài sản theo thời gian.
Câu 3: Những sai lầm thường gặp khi quản lý tài chính cá nhân là gì?
Những sai lầm thường gặp khi quản lý tài chính cá nhân đó là:
Không lập kế hoạch tài chính: Nhiều người không đặt ra các mục tiêu tài chính cụ thể hoặc không lập kế hoạch chi tiêu, dẫn đến tình trạng chi tiêu quá mức và thiếu kiểm soát tài chính.
Thiếu kiên nhẫn và linh hoạt: Quản lý tài chính đòi hỏi sự kiên nhẫn và linh hoạt. Thiếu kiên nhẫn có thể dẫn đến việc bỏ qua kế hoạch tài chính, trong khi thiếu linh hoạt khiến bạn không điều chỉnh kịp thời khi hoàn cảnh thay đổi.
Lạm dụng thẻ tín dụng: Sử dụng thẻ tín dụng không kiểm soát dễ dẫn đến nợ nần và lãi suất cao. Việc không trả nợ đúng hạn cũng làm giảm điểm tín dụng của bạn.
Không tiết kiệm và đầu tư: Không dành một phần thu nhập để tiết kiệm và đầu tư là một sai lầm phổ biến. Điều này làm giảm khả năng xây dựng quỹ dự phòng và tăng trưởng tài sản.
Thiếu quỹ khẩn cấp: Không có quỹ khẩn cấp để đối phó với các tình huống bất ngờ như mất việc làm, bệnh tật hoặc các sự cố khẩn cấp có thể dẫn đến tình trạng tài chính khó khăn.
Không theo dõi chi tiêu: Không ghi lại các khoản chi tiêu hàng ngày khiến bạn không có cái nhìn chính xác về tình hình tài chính, dẫn đến chi tiêu không kiểm soát.
Nhận diện và tránh các sai lầm này sẽ giúp bạn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả hơn và đạt được các mục tiêu tài chính của mình một cách bền vững.
Kết luận
Trên đây là khái niệm, lý do và cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả do Unica tổng hợp. Mong rằng với chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn quản lý tài chính tốt hơn để có thể làm được nhiều việc bản thân mong muốn. Chúc các bạn thành công!
Xem thêm bài viết
Chủ đề phổ biến
Bài viết phổ biến

Cách lọc dữ liệu trùng nhau trong 2 cột excel chính xác nhất
10/06/2025
37387

Cách thêm số 0 vào đầu giá trị trong excel siêu dễ dàng
10/06/2025
34047

VBA là gì? Hướng dẫn tự học VBA excel cực chi tiết
03/06/2025
31338

Cách dùng hàm SUMPRODUCT tính tổng nhiều điều kiện trong Excel
19/11/2024
27491

Cách dùng hàm COUNTIFS - hàm đếm có nhiều điều kiện trong excel
27/03/2025
25867

Hàm nội suy trong Excel là gì? Cách sử dụng hàm FORECAST và TREND
12/06/2025
25525

Cách chuyển đổi tiền tệ trong Excel nhanh chóng và chính xác
26/03/2025
20051
.png?v=1728987886)
Cách sử dụng hàm SUBTOTAL trong Excel dễ hiểu, có ví dụ kèm theo
15/11/2024
18295

Hướng dẫn cách tạo macro excel nhanh chóng và đơn giản
09/04/2025
17765

Không lưu được file excel: Nguyên nhân và cách khắc phục lỗi
18/04/2025
17699