OT là thuật ngữ quen thuộc trong cuộc sống mà chắc chắn không ai là không biết đến. Hiện nay, thuật ngữ này ngày một xuất hiện nhiều trên các diễn đàn làm việc hay ở trong những câu chuyện công sở mà mọi người thường hay “tám” với nhau. Vậy khái niệm OT là gì mà lại khiến nhiều người quan tâm đến vậy. Bài viết sau đây Unica sẽ giúp bạn hiểu rõ bản chất của OT và những quy định liên quan, bạn hãy tham khảo nhé.
OT là gì?
OT (viết tắt của cụm từ tiếng Anh Overtime) là làm thêm giờ ngoài khung thời gian làm việc chính thức theo quy định của doanh nghiệp hoặc pháp luật. OT hay hiểu đơn giản chính là làm tăng ca. Ngoài thời gian làm việc quy định, người lao động sẽ làm thêm giờ. OT là khoảng thời gian mà người lao động tiếp tục làm việc sau khi đã hoàn thành đủ số giờ làm việc tiêu chuẩn trong ngày, tuần hoặc tháng.
OT là gì?
Theo quy định tại Bộ luật Lao động Việt Nam, thời gian làm việc bình thường không vượt quá 8 giờ mỗi ngày và 48 giờ mỗi tuần. Bất kỳ thời gian nào vượt quá mức này đều được tính là OT (làm thêm giờ) và người lao động phải được trả lương cao hơn mức lương thông thường.
Thực tế, không phải ngành nghề nào cũng bắt người lao động phải tăng ca. Thông thường, các loại hình kinh doanh trong lĩnh vực như: Logistics, Agency, F&B,… thường sẽ hay bắt nhân viên tăng ca để công việc được hoàn thành nhanh chóng hơn.
Ví dụ: Một nhân viên hành chính làm việc từ 8h sáng đến 5h chiều, nghỉ trưa 1 tiếng. Nếu ngày hôm đó, người này ở lại làm việc đến 7h tối để hoàn thành báo cáo, thì 2 giờ làm thêm từ 5h đến 7h chính là OT.
4 Lý do để làm việc OT
Có rất nhiều lý do khiến người lao động phải làm việc OT, đó có thể là lý do từ phía doanh nghiệp quá nhiều việc hoặc cũng có thể là từ phía người lao động. Cụ thể lý do để làm việc OT như sau:
Khối lượng công việc quá nhiều
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến nhiều người phải làm thêm giờ là do lượng công việc vượt quá khả năng xử lý trong thời gian làm việc chính thức. Đặc biệt vào các giai đoạn cao điểm như cuối năm, mùa báo cáo hoặc khi dự án cận kề deadline,.. Thời gian cao điểm, việc OT trở thành lựa chọn tất yếu để đảm bảo tiến độ và chất lượng công việc.
Những yếu tố gây mất tập trung
Không phải lúc nào OT cũng xuất phát từ tính chất công việc khẩn cấp. Đôi khi, việc mất tập trung trong quá trình làm việc như: trò chuyện quá lâu với đồng nghiệp, tham gia các cuộc họp đột xuất hoặc công việc bị gián đoạn liên tục,... cũng khiến tiến độ công việc bị trì hoãn. Kết quả là người lao động buộc phải làm thêm giờ để hoàn thành phần việc còn dang dở, đảm bảo tiến độ công việc đúng lộ trình.
Kiếm thêm thu nhập hoặc ngày nghỉ
Lương OT thường cao hơn lương làm việc trong giờ lên tới 150% hoặc 200% tùy theo thời điểm và quy định công ty. Vì vậy, OT như là cơ hội lý tưởng để người lao động kiếm thêm thu nhập cho mình. Ngoài việc kiếm thêm thu nhập, OT còn như một hình thức làm bù để người lao động có ngày nghỉ khác. Bởi một số doanh nghiệp có chính sách đổi giờ tăng ca lấy ngày nghỉ bù, giúp nhân viên linh hoạt hơn trong việc cân đối giữa công việc và cuộc sống.
Người lao động OT để kiếm thêm thu nhập
Do tính chất của công việc
Một số ngành nghề đặt ra yêu cầu đối với người lao động là phải linh hoạt và sẵn sàng ứng phó với khối lượng công việc bất thường. Những công việc như: phóng viên, biên tập viên, thiết kế đồ họa, lập trình viên… thường không có giờ giấc cụ thể, hơn nữa cũng không thể kết thúc đúng giờ. Khi này, OT trở thành giải pháp ký tưởng để người lao động đảm bảo xử lý hiệu quả công việc của mình.
Cách tính lương tăng ca đúng chuẩn
Khi người lao động làm việc ngoài giờ quy định sẽ được trả thêm lương OT theo mức phần trăm quy định (tùy theo thời điểm làm thêm). Dưới đây là cách tính lương OT cụ thể cho từng trường hợp:
Cách tính lương OT khi người lao động làm OT ban ngày
Nếu người lao động làm thêm giờ trong các ngày làm việc thông thường (thứ 2 đến thứ 6), tiền OT được tính theo công thức:
Tiền OT = Tiền lương giờ thực trả x 150% x Số giờ làm thêm
Ví dụ: Nếu lương giờ là 50.000 VNĐ và làm thêm 2 giờ, thì tiền OT là: 50.000 x 150% x 2 = 150.000 VNĐ
Nếu thời gian làm việc OT vào cuối tuần (Thứ 7, Chủ nhật) thì sẽ có mức tính cao hơn so với ngày thường. Công thức tính như sau:
Tiền OT = Tiền lương giờ thực trả x 200% x Số giờ làm thêm
Ví dụ: Với lương giờ là 50.000 VNĐ và làm thêm 3 giờ vào Chủ nhật: 50.000 x 200% x 3 = 300.000 VNĐ
Nếu OT vào ngày lễ, Tết hoặc ngày nghỉ có hưởng lương thì sẽ được tính lương rất cao. Cụ thể công thức tính là:
Tiền OT = Tiền lương giờ thực trả x 300% x Số giờ làm thêm
Ví dụ: Với lương giờ là 50.000 VNĐ và làm thêm 4 giờ vào ngày Tết: 50.000 x 300% x 4 = 600.000 VNĐ
Cách tính lương tăng ca cho người lao động
Cách tính lương OT Khi người lao động làm OT ban đêm
Khi người lao động làm thêm giờ vào ban đêm, mức lương sẽ cao hơn nhiều so với làm thêm vào ban ngày, bởi vì phải cộng thêm các khoản phụ cấp đặc thù theo quy định. Công thức tính như sau:
Tiền OT = [(Tiền làm giờ thực trả của ngày làm việc bình thường x Hệ số tăng ca) + (Tiền làm giờ thực trả ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 30%) + (20% x Tiền làm theo giờ tương ứng của ban ngày)] x Số giờ làm thêm vào ban đêm
Ví dụ: Lương theo giờ bạn được 72.115 VNĐ/giờ và bạn làm thêm 3 giờ ban đêm vào ngày bình thường. Như vậy, tiền OT ban đêm của bạn được tính như sau: (72.115 x 150%) + (72.115 x 30%) + (72.115 x 20%) = 144.231 VNĐ/giờ
=> Tổng tiền OT cho 3 giờ ban đêm = 144.231 x 3 = 432.693 VNĐ
Việc nắm rõ cách tính lương tăng ca là điều cần thiết, nhất là với những ai thường xuyên làm việc ngoài giờ. Điều này, không chỉ giúp bạn kiểm soát thu nhập một cách chính xác mà còn là cách để bảo vệ quyền lợi chính đáng của bản thân, tránh việc bị trả thiếu hoặc sai lương so với công sức bỏ ra.
Quy định Luật Pháp về thời gian làm OT theo luật pháp
Theo Luật Lao động số 45/2019/QH14 quy định về thời gian làm việc và làm thêm giờ của người lao động như sau:
-
Thời gian làm việc bình thường không được vượt quá 8 giờ/ngày và 48 giờ/tuần.
-
Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đặc thù như: nhà hàng, khách sạn, có thể áp dụng phương thức tính theo giờ, ngày hoặc tuần. Tuy nhiên, thời gian làm việc trong ngày không được vượt quá 10 tiếng, vẫn đảm bảo giới hạn 48 giờ/tuần.
-
Ca làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đêm hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau.
-
Thời gian làm thêm giờ (OT) trong một ngày không được vượt quá 50% thời gian làm việc bình thường.
Đặc biệt, nếu người lao động làm thêm giờ liên tục 7 ngày trong một tháng, các ngành dịch vụ như nhà hàng – khách sạn bắt buộc phải cho nghỉ bù. Trường hợp không thể nghỉ bù, người lao động sẽ được thanh toán tiền OT đầy đủ theo quy định.
Quy định về thời gian làm OT theo luật pháp
Ảnh hưởng của OT lên đời sống cá nhân
Làm thêm giờ đôi khi là điều cần thiết để hoàn thành công việc, nhưng khi OT trở thành thói quen hoặc kéo dài, những tác hại sau đây có thể xảy ra:
Ảnh hưởng sức khỏe
Làm việc liên tục suốt 8 giờ đã đủ mệt mỏi rồi, nếu thêm OT nữa chắc chắn cơ thể bạn sẽ cảm thấy kiệt sức. Việc làm việc kéo dài liên tục nhiều giờ đồng hồ và không có thời gian nghỉ ngơi mỗi ngày sẽ khiến cơ thể dễ bị suy nhược. Khi bạn không có thời gian thư giãn cho bản thân, các vấn đề như: mất ngủ, căng thẳng thần kinh, rối loạn dạ dày, tim mạch hay các vấn đề về thần kinh sẽ thường xuyên xuất hiện.
OT trong thời gian ngắn có thể giúp bạn đạt hiệu suất công việc và thu nhập cao hơn. Tuy nhiên, nếu như tình trạng này kéo dài, cơ thể và tinh thần sẽ bị kiệt sức. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả công việc và cuộc sống cá nhân của bạn.
Mệt mỏi, căng thẳng
OT thường xuyên khiến người lao động rơi vào trạng thái áp lực tinh thần, dễ cáu gắt, khó tập trung và mất động lực làm việc. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe cá nhân mà còn ảnh hưởng đến tinh thần khiến chất lượng công việc không được đảm bảo. Thống kê cho thấy, thường những người có tinh thần căng thẳng và mệt mỏi kéo dài thì hiệu suất và chất lượng công việc sẽ suy giảm.
Mệt mỏi, căng thẳng về lâu dài còn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến stress và kiệt sức nghề nghiệp. Vì vậy để hạn chế điều này, tốt nhất là bạn đừng nên OT quá nhiều khi thấy sức khỏe và tinh thần của mình không cho phép nhé.
Bản thân không có thời gian riêng tư
Việc liên tục làm thêm giờ đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải đánh đổi thời gian riêng tư của mình, ít được nghỉ ngơi, thư giãn hay dành thời gian bên gia đình, bạn bè. Sự mất cân bằng này có thể dẫn đến cô lập xã hội, giảm chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng đến các mối quan hệ cá nhân.
Việc dành quá nhiều thời gian cho công việc sẽ khiến bạn đánh mất sự cân bằng trong cuộc sống. Điều này dẫn đến rất nhiều hệ lụy cho sau này. Một nghiên cứu của Đại học Cornell cho thấy 30% những người làm việc hơn 60 giờ một tuần sẽ gặp khó khăn trong các mối quan hệ gia đình và tỷ lệ ly hôn tăng lên rõ rệt.
Việc liên tục làm thêm giờ đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải đánh đổi thời gian riêng tư của mình
Nguy hiểm “rình rập” vì đi làm quá khuya
Nếu làm OT quá nhiều thì việc bạn phải về nhà muộn là chắc chắn xảy ra. Trong những trường hợp này, nguy hiểm “rình rập” sẽ tăng lên, đặc biệt đối với phụ nữ. Trộm cắp, cướp giật, thậm chí là cưỡng bức có thể là những mối đe dọa nghiêm trọng nếu bạn phải đi về một mình trong đêm tối.
Để bảo vệ bản thân, bạn cần nắm vững các kỹ năng tự vệ hoặc tốt nhất là không nên OT về quá muộn. Hãy đặt sự an toàn của bản thân lên làm ưu tiên hàng đầu cho mình.
Nên OT như thế nào khoa học?
Làm thêm giờ là chuyện khó tránh khỏi trong môi trường làm việc hiện đại. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe cũng như để cân bằng cuộc sống, bạn nên áp dụng nguyên tắc OT một cách hợp lý và khoa học:
-
Chỉ OT khi thật sự cần thiết: Hãy đảm bảo việc OT chỉ xảy ra khi công ty có nhu cầu cấp thiết, khẩn cấp hoặc dự án đang đến hạn chót. OT nên là giải pháp tạm thời chứ không phải thói quen kéo dài.
-
Không để OT ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống cá nhân: Dù bận rộn đến đâu, cũng đừng để việc làm thêm giờ ảnh hưởng đến giấc ngủ, chế độ ăn uống hay thời gian dành cho gia đình và bản thân. Một người lao động hiệu quả là người biết chăm sóc chính mình trước tiên. Khi đủ sức khỏe thì mới làm việc hiệu quả và chăm sóc được cho những người xung quanh.
-
Cân nhắc kỹ về thời gian và sức khỏe của bản thân: Trước khi nhận lời làm thêm, hãy tự hỏi bản thân xem: "Thời gian OT này có phù hợp không? OT có phải là việc làm đánh đổi bằng sức lực và thời gian nghỉ ngơi không?" Nếu có thì bạn không nên nhận lời OT. Trường hợp không chắc chắn câu trả lời thì bạn cũng nên từ chối OT, lựa chọn nghỉ ngơi để tái tạo năng lượng thay vì gồng mình OT liên tục.
Doanh nghiệp sẽ bị xử phạt như thế nào khi không trả lương OT?
Việc không trả hoặc trả thiếu tiền lương làm thêm giờ (OT) là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt hành chính theo khoản 2 Điều 16 Nghị định 28/2020/NĐ-CP. Cụ thể:
-
Mức phạt từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, tùy theo số lượng người lao động bị ảnh hưởng và mức độ vi phạm.
-
Nếu hành vi vi phạm do tổ chức thực hiện, mức phạt sẽ tăng gấp đôi so với cá nhân vi phạm.
Kết luận
Tóm lại, Unica đã giúp bạn phần nào hiểu rõ OT là gì và tác động của việc làm thêm giờ. Mặc dù OT có thể giúp tăng thu nhập và đáp ứng yêu cầu công việc cấp bách, nhưng nếu lạm dụng nó sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và đời sống cá nhân. Vì vậy, hãy luôn cân nhắc kỹ lưỡng và biết cách duy trì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống để đảm bảo hiệu quả lâu dài.