Mua 3 tặng 1

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Blog Unica

Đọc ngay cho nóng

Lập kế hoạch kinh doanh quán đồ ăn vặt cho người không có kinh nghiệm Lập kế hoạch kinh doanh quán đồ ăn vặt cho người không có kinh nghiệm Càng ngày nhu cầu ăn uống của mọi người ngày càng cao, đặc biệt là với các món ăn vặt. Vì vậy, kinh doanh đồ ăn vặt đã trở thành xu hướng được rất nhiều chủ đầu tư quan tâm. Nếu bạn đang có ý định khởi nghiệp bằng kinh doanh đồ ăn vặt thì đừng bỏ qua nội dung bài viết sau đây nhé. Trong nội dung bài hôm nay, Unica sẽ chia sẻ cho bạn tầm quan trọng của việc lập kế hoạch. Đồng thời, hướng dẫn bạn cách lập kế hoạch kinh doanh quán đồ ăn vặt sao cho hiệu quả nhất, bạn hãy tham khảo nhé. 1. Tầm quan trọng việc lập kế hoạch kinh doanh đồ ăn vặt Kinh doanh đồ ăn vặt là một ngành kinh doanh tiềm năng và có lợi nhuận cao. Tuy nhiên, để kinh doanh thành công, bạn cần có một kế hoạch kinh doanh rõ ràng và chi tiết. Tầm quan trọng của việc lập kế hoạch kinh doanh đồ ăn vặt cũng tương tự như việc lập kế hoạch kinh doanh những mặt hàng khác, có thể kể đến đó là: - Lập kế hoạch kinh doanh đồ ăn vặt giúp bạn xác định rõ mục tiêu kinh doanh của mình là gì? Bạn muốn mở chuỗi đồ ăn vặt hay xây dựng thương hiệu hay chỉ đơn giản là muốn bán hàng kiếm tiền? Việc xác định và định hình rõ mục tiêu sẽ giúp bạn đề ra các chiến lược kinh doanh phù hợp để đạt được mục tiêu đó. Lập kế hoạch kinh doanh đồ ăn vặt giúp xác định rõ mục tiêu - Xây dựng kế hoạch kinh doanh chi tiết và cụ thể cũng sẽ giúp bạn hiểu rõ thị trường đồ ăn vặt. Bao gồm: nhu cầu của khách hàng, xu hướng ăn uống và các đối thủ cạnh tranh trên thị trường là gì. Từ đó, bạn có thể đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp. - Kế hoạch kinh doanh đồ ăn vặt đồng thời cũng bạn phân tích tình hình tài chính hiện tại, ước tính chi phí khởi nghiệp và vận hành và lập ngân sách kinh doanh. Điều này giúp bạn kiểm soát tốt tài chính và tránh tình trạng thâm hụt chi phí, nguyên liệu trong quá trình kinh doanh. Ngoài những điều trên, kế hoạch kinh doanh đồ ăn vặt còn giúp bạn vạch ra các quy trình và hệ thống quản lý kinh doanh chặt chẽ, hiệu quả. Đồng thời, giúp bạn tạo ra được nhiều ý tưởng độc đáo mà người kinh doanh tạm thời chưa nghĩ ra được ngay lập tức. 2. Các bước lập kế hoạch kinh doanh quán đồ ăn vặt Cũng như những mặt hàng kinh doanh khác, bạn nhất định cần phải lập kế hoạch kinh doanh quán đồ ăn vặt để quá trình vận hành đi đúng hướng và đạt được những mục tiêu đã đề ra ban đầu. Sau đây là hướng dẫn chi tiết từng bước lập kế hoạch kinh doanh quán đồ ăn vặt cho bạn tham khảo. 2.1. Bước 1: Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu Xác định đối tượng là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng nhất mà bạn cần phải thực hiện khi bắt đầu tham gia vào bất kỳ kinh doanh nào, bao gồm cả kinh doanh đồ ăn vặt. Thông thường, khách hàng mục tiêu của kinh doanh đồ ăn vặt thường ở độ tuổi từ 10 - 35. Trong nhóm độ tuổi này lại chia ra thành 3 nhóm khách hàng với những hành vi khác nhau. Cụ thể như sau: Khách hàng mục tiêu của kinh doanh đồ ăn vặt khoảng từ 10 - 35 tuổi - Nhóm khách hàng từ 10 - 18 tuổi: Đây là nhóm đối tượng học sinh rất thích và thường xuyên ăn vặt. Tuy nhiên lứa tuổi này lại bị phụ thuộc tài chính vào bố mẹ. Đối với nhóm khách hàng này, chủ quán cần phải tập trung làm sao thu hút sự quan tâm của các vị phụ huynh bởi họ chính là người trả tiền cho bạn. - Nhóm khách hàng 18 - 25 tuổi: Đây là nhóm đối tượng sinh viên, người mới đi làm. Nhóm này thường yêu thích những món giòn, vị đậm đà, nhất là vị chua, cay,... Hành vi của nhóm khách hàng này là rất ít khi đi một mình, họ thường đi theo nhóm để trò chuyện hay giao lưu với nhau. Người kinh doanh đồ ăn vặt đối với lĩnh vực này cần biết cách setup không gian hợp lý để thu hút khách hàng. - Nhóm khách hàng từ 25-35: Hầu như nhóm này đã có chủ động kinh tế riêng và không phụ thuộc vào ai. Vì vậy, họ có thể ăn uống tuỳ ý miễn sao món ăn đó ngon và họ thích. Để thu hút và giữ chân nhóm khách hàng này, doanh nghiệp cần phải đảm bảo có thực đơn đa dạng, món ăn ngon và hấp dẫn. 2.2. Bước 2: Xác định nguồn vốn kinh doanh ban đầu Sau khi đã xác định được đối tượng, việc cần làm tiếp theo là bạn xác định nguồn vốn. Bạn dự định bỏ ra vốn kinh doanh đồ ăn vặt bao nhiêu? Bạn có bao nhiêu vốn để mở quán đồ ăn vặt? Bạn bắt buộc phải trả lời được câu hỏi này để việc lập kế hoạch kinh doanh quán đồ ăn vặt được diễn ra đúng hướng. Số vốn kinh doanh đồ ăn vặt có thể giao động từ 15 - 60 triệu đồng tuỳ vào quy mô và hình thức kinh doanh của mỗi người. Trong số các mặt hàng kinh doanh thì đồ ăn vặt được đánh giá là hình thức kinh doanh ít vốn nhất. Nếu bạn kinh doanh đồ ăn vặt online thì khoảng 15 triệu là đủ rồi còn nếu bạn kinh doanh cửa hàng trực tiếp thì số vốn cần sẽ nhiều hơn một chút, khoảng 25 triệu đồng trở lên. Nếu bạn có điều kiện và là người yêu thích sự an toàn thì bạn có thể kinh doanh theo kiểu mô hình nhượng quyền. Xác định vốn ban đầu giúp chủ động hơn với quá trình kinh doanh 2.3. Bước 3: Đặt tên và tìm mặt bằng kinh doanh Nếu bạn mở quán kinh doanh đồ ăn vặt trực tiếp thì bạn sẽ bao tìm vị trí để thuê mặt bằng. Địa điểm đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của cửa hàng. Vì vậy các bạn tuyệt đối không nên chủ qua và bỏ qua vấn đề này. Đối với quán đồ ăn vặt, chủ quán nên mở gần trường học, khu dân cư, gần khu vui chơi giải trí hay sân tập thể thao,... Trường hợp không kiếm được mặt bằng tại những khu này, chủ quán có thể tìm và mở cửa hàng trên cung đường lớn, nơi có dân cứ đi lại đông đúc. Đối với kinh doanh online thì bạn sẽ không cần mất thời gian tìm mặt bằng vì có thể bán ngay tại nơi mình sống thông qua các trang như: Facebook, zalo,..., khi khách có nhu cầu quán chỉ cần ship nhanh chóng là được. Sau khi đã tìm được mặt bằng để xây dựng quán, tiếp theo bạn sẽ phải nghĩ cho quán một cái tên. Tên quán đồ ăn vặt không nên đặt sơ sài mà cần phải hay, có ý nghĩa và dễ đọc, dễ nhớ với khách hàng. Bên cạnh đó cũng phải đặt tên ấn tượng, phân biệt rõ với những hàng quán đồ ăn vặt khác. 2.4. Bước 4: Xây dựng đội ngũ nhân viên Nhân viên là những người tiếp cận trực tiếp với khách hàng, vì vậy chủ quán cần phải đào tạo nhân viên thật tốt, bài bản để không làm mất điểm trong mắt khách hàng. Điều khiến khách hàng hài lòng khi tới quán đôi khi không phải là đồ ăn ngon mà là thái độ phục vụ của nhân viên. Đội ngũ nhân viên là một trong những yếu tố quan trọng quyết định trực tiếp đến sự thành bại của cửa hàng kinh doanh đồ ăn vặt nói riêng và những nơi kinh doanh khác nói chung. Nhân viên bán và phục vụ quán ăn vặt cần phải có tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát và linh hoạt để phục vụ khách hàng nhanh chóng nhất. Bên cạnh đó cũng phải có thái độ phục vụ tốt, luôn niềm nở, tươi cười với khách hàng. Đặc biệt, nhân viên phải có kỹ năng xử lý tình huống những vấn đề phát sinh một cách tinh tế và khéo léo nhất để làm hài lòng khách hàng. Đội ngũ nhân viên phục vụ quán đồ ăn vặt cần nhanh nhẹn, hoạt bát 2.5. Bước 5: Thiết kế menu đồ ăn ngon, hấp dẫn Trong các bước lập kế hoạch kinh doanh quán đồ ăn vặt bạn tuyệt đối không được bỏ qua bước thiết kế menu. Thực tế đã chứng minh, những quán ăn có menu đẹp và hấp dẫn thường thu hút được nhiều thực khách hơn. Một menu được đánh giá là chất lượng khi đáp ứng được các tiêu chí sau: rõ ràng thông tin món ăn, hiển thị giá công khai, menu có đa dạng món nhưng được in nổi bật, bắt mắt chứ không rối mắt; menu có hình ảnh minh hoạ,.. Chủ quán khi thiết kế menu cần phải làm sao kích thích được sự tò mò cho khách hàng. Như vậy thì họ mới bị hấp dẫn và muốn thưởng thức, đồng thời muốn quay lại thưởng thức vào một ngày gần nhất. 2.6. Bước 6: Lựa chọn các công cụ hỗ trợ kinh doanh quán ăn Trong kinh doanh quán ăn, việc sử dụng các công cụ hỗ trợ là vô cùng cần thiết. Việc sử dụng công cụ hỗ trợ kinh doanh giúp chủ quán quản lý hiệu quả hoạt động kinh doanh, đồng thời hỗ trợ nâng cao chất lượng dịch vụ khiến khách hàng hài lòng. Từ đó, quá trinh kinh doanh mang lại lợi nhuận cao hơn. Khi lựa chọn các công cụ hỗ trợ kinh doanh quán ăn, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau: - Lựa chọn công cụ phù hợp với quy mô và mô hình kinh doanh của quán ăn để tránh lãng phí cũng như tránh gây khó khăn trong quá trình sử dụng. - Lựa chọn công cụ có giá cả hợp lý: Bạn nên cân nhắc nhu cầu sử dụng và khả năng tài chính của mình để lựa chọn công cụ phù hợp. - Các công cụ hỗ trợ kinh doanh quán ăn cần được đảm bảo chất lượng tốt để hoạt động ổn định, tránh gây gián đoạn cho hoạt động kinh doanh. Ứng dụng công cụ hỗ trợ kinh doanh quán ăn 2.7. Bước 7: Tiếp thị và quảng bá cho quán ăn Một chiến lược tiếp thị và quảng bá hiệu quả sẽ giúp quán ăn thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng, tăng doanh thu và xây dựng thương hiệu bền vững. Để tiếp thị và quảng cáo cho quán ăn hiệu quả bạn có thể lựa chọn 2 hình thức tiêu biểu nhất đó là: offline và online. Trong đó quảng cáo online đang là phương thức quảng bá hiệu quả nhất đã và đang được nhiều cửa hàng áp dụng. Các kênh như: Facebook, Youtube, TikTok, Instagram,... đang là kênh quảng cáo online mang lại hiệu quả cao nhất. Bởi hiện nay số lượng người sử dụng càng kênh này càng ngày càng gia tăng. Đây được đánh giá là những kênh tiếp thị truyền thông rất hiệu quả, đơn giản lại giúp bạn dễ dàng tiếp cận được nhiều khách hàng nhất. Lưu ý: Bạn nên tiếp thị và quảng bá cho quán ăn một cách thông minh để không bị thiệt hại và tổn thất lớn nhé. 2.8. Bước 8: Chú tâm dịch vụ chăm sóc khách hàng Bước cuối cùng trong lập kế hoạch kinh doanh quán đồ ăn vặt đó là lên chú tâm vào dịch vụ chăm sóc khách hàng. Khách hàng sẽ mất cảm tình rất nhanh với những quán không chăm sóc dịch vụ khách hàng tốt, vì vậy để không mất khách, chủ quán cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề này. Tốt nhất nên xây dựng bộ quy tắc trong chăm sóc khách hàng cho nhân viên để có dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt và đồng bộ nhất. Phục vụ khách hàng sau bán tốt để khách quay lại 3. Những điểm lưu ý khi lập kế hoạch kinh doanh quán ăn vặt Việc lập kế hoạch kinh doanh quán đồ ăn vặt không hề đơn giản, nó đòi hỏi người lập cần có nhiều kỹ năng và kinh nghiệm. Ngoài gợi ý cách lập kế hoạch kinh doanh quán ăn vặt như bên trên đã chia sẻ thì để thành công trong lĩnh vực này, bạn cũng phải đặc biệt chú ý một số vấn đề sau: - Đánh giá kế hoạch thường xuyên để xem xem có chỗ nào chưa ổn thì cần phải thay đổi cho hợp lý. - Thường xuyên thay đổi, bổ sung kế hoạch để phù hợp với xu hướng chung của thị trường. - Kế hoạch kinh doanh không cố định mà sẽ thay đổi theo nhu cầu và theo thị trường. 4. Kết luận Trên đây là 8 bước lập kế hoạch kinh doanh quán ăn vặt mà Unica muốn chia sẻ với bạn. Nếu bạn yêu thích và đang ấp ủ kế hoạch kinh doanh đồ ăn vặt thì hãy tạo cho mình mộ bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh giúp quá trình kinh doanh chủ động và mang lại hiệu quả cao nhất nhé. Bạn còn chần chừ gì nữa mà không bắt tay vào làm ngay một bản kế hoạch kinh doanh cho mình thôi nào. Chúc các bạn thành công. Đối thủ cạnh tranh là gì? Tại sao cần quan tâm tới đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh là gì? Tại sao cần quan tâm tới đối thủ cạnh tranh Trong thế giới kinh doanh ngày nay, không có doanh nghiệp nào tồn tại một mình. Mỗi doanh nghiệp đều phải đối mặt với sự cạnh tranh từ những doanh nghiệp khác, cùng cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự hoặc thay thế cho khách hàng. Những doanh nghiệp này được gọi là đối thủ cạnh tranh. Đối thủ cạnh tranh là một yếu tố quan trọng trong môi trường kinh doanh, ảnh hưởng đến quyết định và hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, việc quan tâm và nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh là một bước cần thiết để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển. Trong bài viết này, Unica sẽ đưa ra khái niệm đối thủ cạnh tranh là gì, ví dụ và lý do bạn cần quan tâm tới đối thủ cạnh tranh. Khái niệm đối thủ cạnh tranh Ở phần này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu đối thủ cạnh tranh là gì và một số ví dụ về đối thủ cạnh tranh.  1. Đối thủ cạnh tranh là gì? Đối thủ cạnh tranh là những doanh nghiệp cùng hoạt động trong một thị trường, cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ có thể đáp ứng nhu cầu của cùng một nhóm khách hàng. Đối thủ cạnh tranh có thể cạnh tranh về giá cả, chất lượng, tính năng, thiết kế, bảo hành, dịch vụ sau bán hàng, uy tín, thương hiệu, vị trí, phân phối, quảng cáo, khuyến mãi,... Đối thủ cạnh tranh là những doanh nghiệp cùng hoạt động trong một thị trường, cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ có thể đáp ứng nhu cầu của cùng một nhóm khách hàng 2. Ví dụ về đối thủ cạnh tranh trong doanh nghiệp Một số ví dụ về đối thủ cạnh tranh nổi tiếng và điển hình là: - Trong lĩnh vực bán lẻ trực tuyến, các đối thủ cạnh tranh của Amazon là Alibaba, eBay, Walmart, Shopee, Lazada,... - Trong lĩnh vực du lịch, các đối thủ cạnh tranh của Booking.com là Agoda, Expedia, Airbnb, Traveloka,... - Trong lĩnh vực điện thoại thông minh, các đối thủ cạnh tranh của Apple là Samsung, Huawei, Xiaomi, Oppo, Vivo,... Các đối thủ cạnh tranh của Apple Tại sao bạn cần quan tâm đến đối thủ cạnh tranh? Sau khi đã hiểu đối thủ cạnh tranh là gì, bạn cần biết lý do doanh nghiệp của mình cần quan tâm tới đối thủ cạnh tranh. Trên thực tế, việc quan tâm đến đối thủ cạnh tranh là một việc làm cần thiết và có lợi cho doanh nghiệp như: 1. Định Hình Chiến Lược Kinh Doanh Bằng cách nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh, bạn có thể hiểu được mục tiêu, chiến lược, tình hình, ưu và nhược điểm của họ. Từ đó, bạn có thể định hình chiến lược kinh doanh phù hợp cho doanh nghiệp của mình, nhằm tận dụng cơ hội, đối phó với thách thức, tạo ra sự khác biệt và giá trị gia tăng cho khách hàng. 2. Hiểu Thị Trường và Khách Hàng Nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh sẽ giúp bạn có thể hiểu được thị trường mà bạn đang hoạt động dựa trên những tiêu chí như tiềm năng, xu hướng, yêu cầu, thói quen, hành vi, nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Từ đó, bạn có thể điều chỉnh sản phẩm hoặc dịch vụ của mình để phù hợp với thị trường và khách hàng, cũng như tìm kiếm những phân khúc thị trường chưa được khai thác. Hiểu thị trường và khách hàng 3. Tìm Kiếm Cơ Hội và Thách Thức Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh sẽ cho phép bạn có thể tìm kiếm những cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp của bạn đang đối mặt. Cơ hội có thể là những lỗ hổng, thiếu sót, sai lầm, yếu kém của đối thủ cạnh tranh, mà bạn có thể khắc phục và vượt trội hơn. Thách thức có thể là những ưu thế, sáng tạo, đổi mới, tiến bộ của đối thủ cạnh tranh, mà bạn phải cạnh tranh và đối phó. 4. Phát Hiện Điểm Mạnh và Yếu Kém Bạn có thể phát hiện được điểm mạnh và yếu của doanh nghiệp của mình so với đối thủ cạnh tranh thông qua phân tích. Điểm mạnh là những thế mạnh, lợi thế, đặc trưng, sự khác biệt, giá trị gia tăng mà doanh nghiệp của bạn có mà đối thủ cạnh tranh không có hoặc kém hơn. Điểm yếu là những hạn chế, nhược điểm, thiếu sót, tồn tại mà doanh nghiệp của bạn có mà đối thủ cạnh tranh không có hoặc tốt hơn. Từ đó, bạn có thể tăng cường điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của doanh nghiệp của mình. Thể phát hiện được điểm mạnh và yếu của doanh nghiệp của mình so với đối thủ cạnh tranh thông qua phân tích 5. Đánh Giá Giá Cả và Chính Sách Tiếp Thị Nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh sẽ cho phép bạn có thể đánh giá được giá cả và chính sách tiếp thị của đối thủ. Nhờ đó, bạn có thể xác định được mức giá cạnh tranh và chính sách tiếp thị hợp lý cho doanh nghiệp của mình, nhằm thu hút và giữ chân khách hàng. 6. Phát Hiện Sáng Tạo và Xu Hướng Mới Bằng cách nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh, bạn có thể phát hiện được những sáng tạo và xu hướng mới trong sản phẩm hoặc dịch vụ mới, những tính năng mới, những thiết kế mới, những công nghệ mới,… của họ. Qua đó, bạn có thể học hỏi, cải tiến, đổi mới, hoặc tạo ra những sản phẩm hoặc dịch vụ mới. Sáng tạo xu hướng kinh doanh mới 3 loại đối thủ cạnh tranh mà bạn cần biết Trong thực tế, không phải tất cả các doanh nghiệp cùng cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự hoặc thay thế cho khách hàng đều là đối thủ cạnh tranh của nhau. Có những loại đối thủ cạnh tranh khác nhau, mức độ cạnh tranh và ảnh hưởng khác nhau đến doanh nghiệp của bạn. Bạn cần phân biệt được những loại đối thủ cạnh tranh này, để có thể xác định được đối tượng cạnh tranh chính và phù hợp cho doanh nghiệp của bạn. Dưới đây là 3 loại đối thủ cạnh tranh mà bạn cần biết: 1. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp Đối thủ cạnh tranh trực tiếp là những doanh nghiệp cùng cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự hoặc giống hệt nhau cho cùng một nhóm khách hàng. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp là loại đối thủ cạnh tranh mạnh nhất và ảnh hưởng nhất đến doanh nghiệp của bạn. Bạn phải luôn theo dõi và cạnh tranh với đối thủ cạnh tranh trực tiếp để giành được thị phần và lợi nhuận. Ví dụ về Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Apple và Samsung trong thị trường điện thoại di động là hai đối thủ cạnh tranh trực tiếp với nhau. Cả hai đều cung cấp các dòng sản phẩm smartphone với các tính năng và chức năng tương đương. Dưới đây sẽ là một số so sánh về hai đối thủ này: - So sánh sản phẩm và tính năng: + Apple: Tập trung vào trải nghiệm người dùng cao cấp, hệ sinh thái của Apple và kiểu dáng đặc trưng với hệ điều hành iOS. + Samsung: Đa dạng với nhiều tùy chọn giá và tính năng, sử dụng hệ điều hành Android, thường có nhiều tính năng sáng tạo như màn hình cong và camera cao cấp. - Chiến lược giá cả: Cả Apple và Samsung cạnh tranh về giá cả nhưng Apple thường xuyên giữ giá ổn định và cao hơn. Trong khi Samsung mang lại sự linh hoạt với nhiều dòng sản phẩm có giá khác nhau. - Quảng cáo và thương hiệu: Cả hai đối tác đều sử dụng chiến lược quảng cáo mạnh mẽ để tôn vinh sản phẩm của mình và so sánh với đối thủ. Có những chiến dịch quảng cáo so sánh trực tiếp giữa iPhone và Galaxy. - Thị trường mục tiêu: Apple và Samsung đều nhắm đến thị trường toàn cầu và đa dạng. Tuy nhiên có những dòng sản phẩm được tối ưu hóa cho các đối tượng khách hàng cụ thể, từ người dùng muốn trải nghiệm cao cấp đến người dùng muốn tùy chọn đa dạng. Apple và Samsung trong thị trường điện thoại di động là hai đối thủ cạnh tranh trực tiếp với nhau 2. Đối thủ cạnh tranh gián tiếp Đối thủ cạnh tranh gián tiếp là những doanh nghiệp cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ khác nhau nhưng có thể thỏa mãn cùng một nhu cầu hoặc giải quyết cùng một vấn đề cho khách hàng. Đối thủ cạnh tranh gián tiếp là loại đối thủ cạnh tranh yếu hơn và ảnh hưởng ít hơn đến doanh nghiệp của bạn. Tuy nhiên, bạn cũng không nên bỏ qua đối thủ cạnh tranh gián tiếp vì họ có thể cạnh tranh về giá trị, chất lượng của sản phẩm. Ví dụ: Nếu bạn là một doanh nghiệp bán bánh mì, thì đối thủ cạnh tranh gián tiếp của bạn là những doanh nghiệp bán cơm, phở, bún, mì,... cho cùng một nhóm khách hàng. 3. Đối thủ tiềm năng/đối thủ tiềm ẩn Đối thủ tiềm năng/đối thủ tiềm ẩn là những doanh nghiệp chưa cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng nhưng có khả năng hoặc ý định làm vậy trong tương lai. Đây là loại đối thủ cạnh tranh nguy hiểm nhất và khó dự đoán nhất đối với doanh nghiệp của bạn. Bạn phải luôn cảnh giác và sẵn sàng đối phó với đối thủ tiềm năng/đối thủ tiềm ẩn vì họ có thể tạo ra sự thay đổi lớn trong thị trường và cạnh tranh với bạn về khách hàng, nguồn lực, vị trí,... Ví dụ: Nếu bạn là một doanh nghiệp bán bánh mì, thì đối thủ tiềm năng/đối thủ tiềm ẩn của bạn là những doanh nghiệp lớn như KFC, McDonald’s, Lotteria,... nếu họ quyết định bán bánh mì cho cùng một nhóm khách hàng. Đối thủ tiềm năng/đối thủ tiềm ẩn là những doanh nghiệp chưa cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng nhưng có khả năng hoặc ý định làm vậy trong tương lai Kết luận Như vậy, thông qua nội dung bên trên, chắc hẳn bạn sẽ hiểu đối thủ cạnh tranh là gì. Đây là một yếu tố không thể thiếu trong môi trường kinh doanh. Doanh nghiệp cần quan tâm và nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh để có thể định hình chiến lược kinh doanh, hiểu thị trường và khách hàng, tìm kiếm cơ hội và thách thức, phát hiện điểm mạnh và yếu kém, đánh giá giá cả và chính sách tiếp thị, phát hiện sáng tạo và xu hướng mới, giữ vững điểm mạnh,... Ngoài đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ cần phải đối mặt với rất nhiều yếu tố khác trong kinh doanh. Để tìm hiểu thêm về những yếu tố này, mời bạn truy cập vào website của Unica và tìm đọc những nội dung liên quan tới chủ đề kinh doanh và marketing.
Kênh phân phối là gì? Làm sao để phát triển kênh phân phối hiệu quả
Kênh phân phối là gì? Làm sao để phát triển kênh phân phối hiệu quả Kênh phân phối không chỉ đơn thuần là con đường sản phẩm đi từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng, mà còn là một hệ thống phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tiếp cận khách hàng và hiệu quả kinh doanh. Trong bối cảnh môi trường kinh doanh biến đổi liên tục, việc nắm bắt đúng xu hướng và áp dụng các chiến lược phân phối sáng tạo là chìa khóa để vượt qua các thách thức. Chính vì vậy, trong bài viết này, chúng ta sẽ đi sâu vào khám phá khái niệm kênh phân phối là gì, tại sao nó quan trọng và nhất quán làm thế nào để phát triển kênh phân phối một cách hiệu quả. Kênh phân phối là gì? Kênh phân phối là một tập hợp các cá nhân, tổ chức, phương tiện, công nghệ tham gia vào quá trình mang sản phẩm/dịch vụ đến tay người tiêu dùng. Kênh phân phối đảm nhiệm chức năng đưa sản phẩm/dịch vụ từ doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng hay khách hàng mục tiêu. Có nhiều loại hình kênh phân phối mà doanh nghiệp có thể đưa vào áp dụng, mỗi loại đều có ưu nhược điểm riêng.  Kênh phân phối là một tập hợp các cá nhân, tổ chức, phương tiện, công nghệ tham gia vào quá trình mang sản phẩm/dịch vụ đến tay người tiêu dùng Vai trò của kênh phân phối đối với doanh nghiệp sản xuất Kênh phân phối là một trong những yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Với vai trò đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng, kênh phân phối giúp cho doanh nghiệp tăng cường khả năng tiếp cận khách hàng và tăng doanh số bán hàng.  Ngoài việc giúp cho doanh nghiệp đưa sản phẩm tới người tiêu dùng, kênh phân phối còn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra giá trị cho khách hàng. Khi khách hàng cảm thấy dễ dàng tiếp cận và mua sản phẩm của doanh nghiệp thông qua kênh phân phối, họ sẽ tin tưởng hơn vào sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp.  Ngoài ra, kênh phân phối còn giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quản lý hàng hóa và chi phí vận chuyển, từ đó giảm thiểu chi phí và tăng cường lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vì vậy, việc xây dựng và quản lý kênh phân phối hiệu quả là rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Kênh phân phối là một trong những yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp Chức năng kênh phân phối với quy trình sản xuất Kênh phân phối rất quan trọng đối với cả người sản xuất và người tiêu dùng. Vậy chức năng của kênh phân phối là gì đối với từng đối tượng này?  1. Đối với nhà sản xuất - Kênh phân phối là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Người mua và người sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Nó cũng là công cụ giúp doanh nghiệp (nhà sản xuất) nắm được thị trường, thị hiếu người tiêu dùng và hành động của các đối thủ cạnh tranh. - Kênh phân phối giúp “phủ sóng” thị trường bằng cách phân phối sản phẩm đến nhóm khách hàng đang có nhu cầu. - Kênh phân phối giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí sản xuất, vận chuyển và lưu kho bằng cách tận dụng hạ tầng, nhân lực và công nghệ của các bên trung gian. - Kênh phân phối hỗ trợ doanh nghiệp trong việc quảng bá sản phẩm, tăng nhận diện thương hiệu và chăm sóc khách hàng sau bán hàng. Chức năng của kênh phân phối với nhà sản xuất 2. Đối với khách hàng - Kênh phân phối giúp khách hàng tiếp cận được sản phẩm một cách dễ dàng, nhanh chóng và tiện lợi. Khách hàng có thể mua sản phẩm tại nhiều địa điểm khác nhau, từ các cửa hàng truyền thống đến các kênh bán hàng trực tuyến. - Kênh phân phối cũng giúp khách hàng có nhiều lựa chọn sản phẩm hơn, từ các sản phẩm đa dạng về chủng loại, mẫu mã, chất lượng, giá cả, đến các sản phẩm độc quyền, chuyên biệt, cao cấp. - Kênh phân phối còn giúp khách hàng có được những thông tin cần thiết về sản phẩm, từ các thông tin kỹ thuật, tính năng, cách sử dụng, đến các thông tin về chính sách bảo hành, bảo trì, đổi trả, khuyến mãi. - Kênh phân phối cũng giúp khách hàng nhận được sự hỗ trợ, tư vấn và giải quyết các vấn đề liên quan đến sản phẩm từ các nhân viên bán hàng, nhà phân phối hay nhà sản xuất. Chức năng của kênh phân phối với khách hàng Các loại kênh phân phối phổ biến Có nhiều loại kênh phân phối khác nhau, tùy thuộc vào số lượng và vai trò của các bên trung gian tham gia. Dưới đây là một số loại kênh phân phối phổ biến nhất hiện nay: 1. Kênh phân phối gián tiếp Kênh phân phối gián tiếp là loại kênh mà hàng hóa khi sản xuất sẽ được đưa đến tay người tiêu dùng thông qua một hay nhiều bên trung gian. Các bên trung gian có thể là nhà bán buôn, nhà bán lẻ, nhà phân phối, đại lý, môi giới…  Kênh phân phối gián tiếp có ưu điểm là giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, tận dụng được hạ tầng, nhân lực và công nghệ của các bên trung gian, tăng sự tin tưởng của khách hàng vào sản phẩm.  Tuy nhiên, kênh phân phối gián tiếp cũng có nhược điểm là làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp do phải chia sẻ cho các bên trung gian, làm mất quyền kiểm soát và tương tác trực tiếp với khách hàng, gây ra sự xung đột lợi ích giữa các bên trung gian. Kênh phân phối gián tiếp là loại kênh mà hàng hóa khi sản xuất sẽ được đưa đến tay người tiêu dùng thông qua một hay nhiều bên trung gian 2. Kênh phân phối trực tiếp Kênh phân phối trực tiếp là loại kênh phân phối mà hàng hóa khi sản xuất sẽ được đưa trực tiếp đến tay người tiêu dùng mà không qua bất kỳ bên trung gian nào. Kênh phân phối trực tiếp thường được áp dụng trong các ngành công nghiệp như thực phẩm, thời trang, mỹ phẩm và các sản phẩm công nghệ cao.  Việc sử dụng kênh phân phối trực tiếp cho phép các doanh nghiệp giảm thiểu chi phí, tăng cường kiểm soát và quản lý chất lượng sản phẩm, cũng như tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, kênh phân phối trực tiếp cũng có những ưu và nhược điểm riêng. Ưu điểm của kênh phân phối trực tiếp: - Tăng khả năng tiếp cận khách hàng: Khi sử dụng kênh phân phối trực tiếp, doanh nghiệp có thể tiếp cận được nhiều khách hàng hơn vì không phải chia sẻ thị trường với các bên trung gian. Doanh nghiệp cũng có thể tùy biến sản phẩm theo nhu cầu và mong muốn của khách hàng, từ đó tăng sự hài lòng và gắn bó của khách hàng. - Kiểm soát được chất lượng sản phẩm: Khi sử dụng kênh phân phối trực tiếp, doanh nghiệp có thể kiểm soát được chất lượng sản phẩm từ khâu sản xuất đến khâu bán hàng, không phải phụ thuộc vào các bên trung gian. Doanh nghiệp cũng có thể giải quyết nhanh chóng các vấn đề liên quan đến sản phẩm, như bảo hành, bảo trì, đổi trả,... - Tăng tính linh hoạt trong việc quản lý sản phẩm: Khi sử dụng kênh phân phối trực tiếp, doanh nghiệp có thể tăng tính linh hoạt trong việc quản lý sản phẩm, không phải tuân theo các quy định, điều khoản, hợp đồng của các bên trung gian. Doanh nghiệp cũng có thể thay đổi giá cả, chính sách bán hàng, chiến lược marketing,... một cách dễ dàng và nhanh chóng. - Tăng tính độc quyền cho sản phẩm: Khi sử dụng kênh phân phối trực tiếp, doanh nghiệp có thể tăng tính độc quyền cho sản phẩm, bởi vì không có sự cạnh tranh từ các bên trung gian. Doanh nghiệp cũng có thể tạo ra sự khác biệt và độc đáo cho sản phẩm, từ đó tăng giá trị thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp. Kênh phân phối trực tiếp sẽ đưa hàng hóa tới tay người tiêu dùng mà không qua bất kỳ bên trung gian nào Nhược điểm của kênh phân phối trực tiếp: - Cạnh tranh khốc liệt: Doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các doanh nghiệp khác cùng sử dụng kênh phân phối trực tiếp. Doanh nghiệp cũng phải đầu tư nhiều vào việc quảng bá sản phẩm, tăng nhận diện thương hiệu và thu hút khách hàng. - Chi phí cao: Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về toàn bộ quá trình phân phối sản phẩm từ vận chuyển, lưu kho, bán hàng, đến chăm sóc khách hàng. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư nhiều vào hạ tầng, nhân lực, công nghệ,... từ đó làm tăng chi phí phân phối. - Khó khăn trong việc quản lý đội ngũ nhân viên: Doanh nghiệp phải quản lý một đội ngũ nhân viên lớn và đa dạng, từ những người làm việc tại nhà máy, kho, đến những người bán hàng, tư vấn, chăm sóc khách hàng. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có những kỹ năng quản lý, đào tạo, đánh giá và thưởng phạt nhân viên một cách hiệu quả. - Giới hạn về số lượng khách hàng: Doanh nghiệp chỉ có thể tiếp cận được một số lượng khách hàng nhất định bởi vì không có sự hỗ trợ từ các bên trung gian. Doanh nghiệp cũng phải đối mặt với những rào cản về địa lý, văn hóa, pháp lý,... khi muốn mở rộng thị trường. 3. Kênh phân phối đa cấp Kênh phân phối đa cấp là loại kênh phân phối mà hàng hóa được phân phối qua nhiều cấp độ khác nhau, từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Mỗi cấp độ sẽ có một nhóm người bán hàng, gọi là nhà phân phối, đại lý hoặc tư vấn viên. Những người này sẽ mua hàng từ cấp độ trên và bán lại cho cấp độ dưới hoặc cho người tiêu dùng. Họ cũng có thể tuyển dụng thêm những người khác tham gia vào kênh phân phối và nhận được hoa hồng từ doanh số bán hàng của họ. Kênh phân phối đa cấp thường được áp dụng trong các ngành hàng như mỹ phẩm, sức khỏe, thực phẩm chức năng,... Kênh phân phối đa cấp là loại kênh phân phối mà hàng hóa được phân phối qua nhiều cấp độ khác nhau Kênh phân phối đa cấp có ưu điểm là giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều khách hàng hơn. Kênh phân phối đa cấp cũng giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí quảng cáo, bởi vì các nhà phân phối sẽ tự quảng bá sản phẩm cho khách hàng của họ.  Tuy nhiên, loại kênh này cũng có nhược điểm là khó kiểm soát chất lượng sản phẩm bởi vì có quá nhiều cấp độ trung gian. Kênh phân phối đa cấp cũng có thể gây ra sự nhầm lẫn, đánh lừa hoặc lừa đảo khách hàng vì có những nhà phân phối không tuân thủ đạo đức kinh doanh. 4. Kênh phân phối đại trà Kênh phân phối đại trà là loại kênh phân phối mà hàng hóa được phân phối rộng rãi trên thị trường thông qua nhiều kênh phân phối khác nhau, từ nhà bán buôn, nhà bán lẻ, đại lý, môi giới,... Kênh phân phối đại trà thường được áp dụng cho các sản phẩm có tính đồng nhất, phổ biến, có nhu cầu cao và không cần tư vấn nhiều như các sản phẩm tiêu dùng nhanh, đồ gia dụng,... Kênh phân phối đại trà Kênh phân phối đại trà có ưu điểm là giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng tiếp cận khách hàng vì có nhiều kênh phân phối khác nhau. Kênh phân phối đại trà cũng giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng vì có nhiều khách hàng tiềm năng.  Dẫu vậy, kênh phân phối đại trà cũng có nhược điểm là làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp vì phải chia sẻ cho nhiều bên trung gian. Kênh phân phối đại trà cũng làm mất đi sự khác biệt và độc quyền của sản phẩm vì có nhiều đối thủ cạnh tranh. 5. Kênh phân phối độc quyền Kênh phân phối độc quyền là loại kênh phân phối mà hàng hóa chỉ được phân phối thông qua một bên trung gian duy nhất trên một khu vực địa lý nhất định. Kênh phân phối độc quyền thường được áp dụng cho các sản phẩm có tính đặc thù, cao cấp, có nhu cầu thấp và cần tư vấn nhiều như các sản phẩm ô tô, điện tử, thời trang,... Kênh phân phối độc quyền có ưu điểm là giúp doanh nghiệp tăng cường sự khác biệt và độc quyền của sản phẩm vì không có sự cạnh tranh từ các bên trung gian khác. Kênh phân phối độc quyền cũng giúp doanh nghiệp duy trì và nâng cao chất lượng, giá trị và giá cả của sản phẩm.  Còn nhược điểm của kênh này là giới hạn khả năng tiếp cận khách hàng bởi vì chỉ có một bên trung gian duy nhất. Kênh phân phối độc quyền cũng có thể gây ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa doanh nghiệp và bên trung gian, từ đó gây ra xung đột lợi ích. Kênh phân phối độc quyền là loại kênh phân phối mà hàng hóa chỉ được phân phối thông qua một bên trung gian duy nhất trên một khu vực địa lý nhất định 6. Kênh phân phối chọn lọc Kênh phân phối chọn lọc là một chiến lược quan trọng trong quản lý hệ thống phân phối, nhằm tối ưu hóa việc đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng thông qua một số kênh cụ thể được lựa chọn một cách tỉ mỉ. Việc này giúp tập trung năng lực và nguồn lực vào những kênh có hiệu suất cao nhất và đồng thời giảm thiểu sự lãng phí trong quá trình phân phối. Ưu điểm của Kênh Phân Phối Chọn Lọc: - Hiệu quả chi phí: Tối ưu hóa kênh phân phối giúp giảm thiểu chi phí vận chuyển, bảo quản, quảng cáo, tập trung vào những kênh có khả năng sinh lời cao nhất. - Quản lý hiệu suất: Chọn lọc kênh phân phối giúp doanh nghiệp theo dõi và đánh giá hiệu suất của từng kênh một cách chặt chẽ. Từ đó có thể thực hiện các điều chỉnh cần thiết để tối ưu hóa doanh số bán hàng. - Tạo ra trải nghiệm khách hàng tốt hơn: Bằng cách tập trung vào những kênh phân phối chất lượng, doanh nghiệp có thể cung cấp trải nghiệm mua sắm tích cực và nhất quán hơn cho khách hàng. - Tăng cường quản lý rủi ro: Bằng cách giảm số lượng kênh, doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro về quản lý chất lượng và đảm bảo rằng sản phẩm được phân phối đến người tiêu dùng một cách an toàn và đồng đều. - Tăng tính linh hoạt: Kênh phân phối chọn lọc mang lại tính linh hoạt cao hơn trong việc thí nghiệm và thích ứng với biến động của thị trường và nhu cầu của khách hàng. Kênh phân phối chọn lọc là một chiến lược quan trọng trong quản lý hệ thống phân phối Quy trình xây và phát triển kênh phân phối là gì? Quy trình xây và phát triển kênh phân phối là quá trình mà doanh nghiệp thực hiện để lựa chọn, thiết lập, quản lý và đánh giá các kênh phân phối phù hợp với sản phẩm, thị trường và khách hàng của mình. Quy trình này gồm có 6 bước chính như sau: 1. Bước 1: Xác định thị trường và đối tượng khách hàng mục tiêu Trước khi chọn kênh phân phối, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu và hiểu rõ thị trường mà mình muốn bán hàng. Những tiêu chí cần xem xét gồm kích thước, đặc điểm, xu hướng, cơ hội, thách thức,...  Doanh nghiệp cũng cần phải xác định đối tượng khách hàng mục tiêu của mình gồm các yếu tố như nhu cầu, mong muốn, hành vi, khả năng chi trả,... Việc xác định thị trường và đối tượng khách hàng mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn kênh phân phối phù hợp với nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Xác định thị trường và đối tượng khách hàng mục tiêu 2. Bước 2: Lên danh sách các kênh phân phối tiềm năng Sau khi xác định thị trường và đối tượng khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp cần phải lên danh sách các kênh phân phối tiềm năng mà mình có thể sử dụng để phân phối sản phẩm của mình.  Các kênh phân phối tiềm năng có thể bao gồm kênh phân phối trực tiếp, kênh phân phối gián tiếp, kênh phân phối đa cấp, kênh phân phối đại trà, kênh phân phối độc quyền, kênh phân phối chọn lọc,... Doanh nghiệp cần phải xem xét các ưu và nhược điểm của từng kênh phân phối, cũng như khả năng phù hợp với sản phẩm, thị trường và khách hàng của mình. Lên danh sách các kênh phân phối tiềm năng 3. Bước 3: Thỏa thuận với các kênh phân phối Sau khi lên danh sách các kênh phân phối tiềm năng, doanh nghiệp cần phải tiến hành thương lượng và thỏa thuận với các kênh phân phối mà mình muốn hợp tác. Việc thương lượng và thỏa thuận với các kênh phân phối cần phải dựa trên các tiêu chí như chi phí, lợi nhuận, quyền lợi, nghĩa vụ, rủi ro,... Doanh nghiệp cần phải đảm bảo rằng mình và các kênh phân phối có được lợi ích tương xứng, cũng như có sự minh bạch và tin tưởng trong quan hệ hợp tác. 4. Bước 4: Lựa chọn kênh phân phối phù hợp nhất để phát triển Việc lựa chọn kênh phân phối phù hợp nhất cần phải dựa trên các tiêu chí như hiệu quả, chi phí, rủi ro, khả năng thực hiện,... Doanh nghiệp cần phải đánh giá và so sánh các kênh phân phối mà mình đã thương lượng và thỏa thuận, để chọn ra kênh phân phối có thể mang lại lợi ích cao nhất cho mình. Chọn kênh phân phối phù hợp nhất để phát triển 5. Bước 5: Tổng hợp và xem xét lại để đưa ra những quyết định Việc tổng hợp và xem xét lại cần phải dựa trên các thông tin như mục tiêu kinh doanh, chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing, ngân sách,... Doanh nghiệp cần phải đảm bảo rằng kênh phân phối mà mình đã chọn là kênh phân phối tốt nhất cho mình, cũng như có thể thực hiện được trong thực tế. 6. Bước 6: Phát triển và kiểm soát các kênh phân phối Việc phát triển và kiểm soát các kênh phân phối cần phải dựa trên các hoạt động như thiết lập mối quan hệ, đào tạo, hỗ trợ, giám sát, đánh giá, khắc phục, cải tiến,... Doanh nghiệp cần phải duy trì và nâng cao hiệu quả của các kênh phân phối, cũng như giải quyết các vấn đề và xung đột có thể xảy ra trong quá trình phân phối. Phát triển và kiểm soát các kênh phân phối Kết luận Kênh phân phối ảnh hưởng đến việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng, cũng như tạo ra giá trị cho khách hàng. Có nhiều loại kênh phân phối khác nhau, mỗi loại đều có ưu và nhược điểm riêng. Doanh nghiệp cần phải lựa chọn kênh phân phối phù hợp với sản phẩm, thị trường và khách hàng của mình, cũng như xây dựng và quản lý kênh phân phối hiệu quả. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu kênh phân phối là gì cũng như nắm được những kiến thức cơ bản để xây kênh phân phối.
Mô hình kinh doanh quán cafe sách – “Lạ” nhưng không “Mới”
Mô hình kinh doanh quán cafe sách – “Lạ” nhưng không “Mới” Kinh doanh đồ ăn, đồ uống là ngành “hot” mang lại rất nhiều lợi nhuận cho chủ đầu tư. Thế nhưng cũng vì vậy mà mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực này cực kỳ gay gắt. Nhiều người để giảm thiểu mức độ cạnh tranh, đã tập trung vào một mô hình kinh doanh cụ thể và mô hình kinh doanh cafe sách chính là mô hình đang dẫn đầu xu hướng. Trong nội dung bài viết hôm nay, Unica sẽ gợi ý cho bạn các kiểu mô hình kinh doanh quán cafe sách “lạ” và độc đáo nhất, bạn hãy tham khảo để có quá trình kinh doanh mang lại hiệu quả cao nhất nhé. 1. Mô hình kinh doanh cafe sách là gì? Một quyển sách, môt tách cà phê là một sự kết hợp tuyệt vời để bạn thư giãn sau những giờ làm việc và học tập căng thẳng. Vì vậy, mô hình kinh doanh cà phê sách đang dần trở thành xu hướng. Đây là nơi để bạn vừa thưởng thức cafe, vừa hoà mình vào những trang sách. Đặc biệt, đây còn là nơi để bạn gặp gỡ bạn bè, giao lưu với những người cùng có niềm đam mê đọc sách. Thiết kế không gian quán cafe sách sẽ khác so với những quán cafe thông thường khác. Thông thường tại không gian này, chủ quán sẽ thiết kế với “nhân vật chính” là những kệ sách lớn. Tại kệ sách này có hàng nghìn đầu sách khác nhau và được cập nhật liên tục để cho khách hàng thoải mái thưởng thức. Đồ uống trong quán cafe sách cũng thường là đồ uống đơn giản để phục vụ nhu cầu nhâm nhi của thực khách. Mô hình kinh doanh cafe kết hợp sách giúp mọi người thư giãn hiệu quả Đối tượng khách hàng chính của quán cafe sách đó là dân trí thức, bao gồm: doanh nhân, học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng, giáo viên, hay những người đam mê đọc sách. Quán cafe sách được xây dựng để dành cho những người mong muốn có một không gian yên tĩnh để học tập, đọc sách, sống chậm lại, suy nghĩ nhiều hơn về cuộc sống và những người xung quanh. 2. Tiềm năng của mô hình kinh doanh quán cafe sách Hiện nay, các mô hình kinh doanh quán cafe bình thường như: sân vườn, nhượng quyền, bình dân,... đang dần bị bão hoà tại Việt Nam. Tuy vậy, cafe sách vẫn là một thị trường đầy tiềm năng, là xu hướng kinh doanh mới được rất nhiều các nhà đầu tư quan tâm. Sở dĩ mô hình kinh doanh quán cafe sách đang là thị trường “béo bở”, tiềm năng lớn là nhờ những lý do sau: - Hiện tại số lượng quán cafe sách đẹp và rộng chưa có nhiều, bạn không khó để cạnh tranh với các đối thủ trong cũng lĩnh vực. - Văn hoá đọc sách ngày càng được quan tâm và được khuyến khích lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng. Đọc sách không chỉ giúp tích luỹ thêm kiến thức, vốn hiểu biết mà còn giúp thư giãn đầu óc, tinh thần được thoải mái hơn. - Cuộc sống hiện đại khiến con người ngày càng quan tâm đến không gian thư giãn, nghỉ ngơi thoải mái hơn. Mô hình kinh doanh quán cafe sách giúp đáp ứng mọi nhu cầu này cho khách hàng.  - Mô hình cafe sách tạo sự khác biệt và độc đáo so với các mô hình kinh doanh cafe thông thường. Vì vậy nên nó sẽ thu hút khách hàng giúp chủ quán kinh doanh hiệu quả, gặt hái được nhiều thành công hơn. Chính bởi những lý do này nên có thể thấy mô hình kinh doanh quán cafe sách có tiềm năng phát triển rất cao. Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là kinh doanh mô hình cà phê này bạn chắc chắn thành công. Để phát triển và gặt hái được hiệu quả trong lĩnh vực này, bạn cần phải có một chiến lược bài bản và thực tế. Mô hình kinh doanh cafe sách đang là thị trường “béo bở” 3. Cách xây dựng mô hình kinh doanh quán cafe sách Trước khi bắt đầu kinh doanh bất cứ lĩnh vực nào đi chăng nữa thì bạn cũng đều phải xây dựng mô hình, chiến lược kinh doanh. Sau đây là hướng dẫn cách xây dựng mô hình kinh doanh quán cafe sách chi tiết cho bạn tham khảo. 3.1. Xác định đối tượng khách hàng của cà phê sách Việc xác định đối tượng khách hàng hướng đến sẽ giúp bạn thuê được mặt bằng phù hợp và xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp. Với sản phẩm/ dịch vụ mang lại là không gian yên tĩnh và đa dạng các loại sách khác nhau, đối tượng khách hàng hướng đến chính đó là dân trí thức, doanh nhân, những người sành cà phê và nghiện sách, yêu thích sự bình yên, giản dị trong một không gian yên tĩnh. Xu hướng của học sinh, sinh viên hiện nay là ngồi cà phê đọc sách, học bài. Ngoài những đối tượng trên, học sinh và sinh viên cũng là những khách hàng tiềm năng mà chủ quán không nên bỏ lỡ. Đối tượng khách hàng quán cafe sách là giới trí thức, doanh nhân 3.2. Địa điểm thích hợp nhất để khách hàng lui tới  Sau khi đã xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu, tiếp theo chủ quán cần phải xác định được địa điểm thích hợp để mở cửa hàng. Bởi địa điểm và vị trí là yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả kinh doanh. Địa điểm mở quán cafe sách nên ở khu tập trung đông dân cư, vị trí càng gần trung tâm càng tốt để khách hàng dễ dàng tìm thấy bạn hơn. Địa điểm lý tưởng nhất để mở quán cafe sách đó là khu vực gần trường học, văn phòng, chung cư,... Địa điểm thích hợp nhất để mở quán cafe sách đó là: - Gần trung tâm, thuận tiện di chuyển. - Không gian rộng, thoáng và yên tĩnh. - Có bãi để xe rộng rãi để tránh sự bất tiện cho khách di chuyển bằng phương tiện cá nhân. - Ưu tiên những nơi có ánh sáng tự nhiên để hạn chế bật đèn 24/7 trong quán. Điều này vừa giúp tiết kiệm điện, vừa giúp tránh cảm giác choáng ngợp ảnh hưởng tới mắt của khách hàng. Địa điểm lý tưởng mở quán cafe sách là gần trung tâm Lưu ý: Bạn không nhất thiết phải mở quán cafe ở mặt đường, ngã ba, ngã tư đông đúc vì như vậy vừa tốn kém, vừa mang hiệu quả không cao. Mô hình quán cafe sách cần sự quan tĩnh và không gian rộng rãi. Vì vậy bạn có thể mở trong ngõ hoặc những nơi có ít xe cộ đi lại. Như vậy mới đúng là địa điểm thích hợp nhất để khách hàng lui tới. 3.3. Lên chiến lược kinh doanh cafe sách chi tiết Bước tiếp theo trong quá trình xây dựng mô hình kinh doanh quán cafe sách đó là lên chiến lược kinh doanh. Để lên được kế hoạch thực hiện quán cafe sách chi tiết không hề đơn giản, sau đây là hướng dẫn chi tiết cho bạn tham khảo: 3.3.1. Nghiên cứu thị trường cẩn thận Khách hàng là “thượng đế”, là người mang lại lợi nhuận cho bạn. Để hiểu được khách hàng, bạn bắt buộc không được bỏ qua khâu nghiên cứu thị trường. Hãy dành ra một ít thời gian tìm hiểu, phân tích thị trường, mục đích để có cái nhìn kỹ hơn và cụ thể hơn về chân dung khách hàng. Cách để nghiên cứu thị trường hiệu quả đó là: Sử dụng các công cụ đo lường, tạo ra các cuộc khảo sát online, đi tham khảo thực tế từ nhiều nơi có mô hình kinh doanh cà phê sách,... Nghiên cứu thị trường kỹ càng trước khi mở quán cafe 3.3.2. Lên kế hoạch kinh doanh chi tiết Sau khi đã nghiên cứu thị trường xong, để bản chiến lược kinh doanh thực tế và mang tính hiệu quả cao thì bạn cần lên kế hoạch chi tiết cho từng mục. Bao gồm: Vốn đầu tư ban đầu, kế hoạch vận hành, chiến lược marketing thu hút khách hàng, tình huống phát sinh,... Nếu bạn lên được một bản kế hoạch chi tiết thì bạn sẽ chủ động hơn với quá trình kinh doanh của mình, kịp thời ứng phó với trường hợp xảy ra. 3.3.3. Chi phí thuê mặt bằng Tuỳ thuộc vào địa điểm thuê mặt bằng và chi phí của mỗi chủ quán mỗi khác. Nếu thuê mặt bằng rộng, nằm ở những khu trung tâm và ở các thành phố lớn thì chắc chắn chi phí sẽ tốn hơn thuê mặt bằng ở những khu thưa dân và ở quận, huyện. Để mô hình kinh doanh quán cafe sách mang lại hiệu quả cao bạn nên thuê một bằng đẹp đáp ứng các tiêu chí đã chia sẻ ở phần địa điểm thích hợp đã chia sẻ ở trên. Thông thường, chi phí thuê mặt bằng cho một quán cafe ưng ý khoảng 10 - 20 triệu đồng. 3.3.4. Chi phí thiết kế, xây dựng Mặt bằng quán cafe chỉ là vị trí cố định để khác ghé tới quán. Sau khi đã thuê mặt bằng xong, tiếp theo bạn cần thiết kế, xây dựng lại để sao cho nó thành đúng mô hình quán cafe sách. Chi phí trang hoàng quán thích hợp với mong muốn của chủ quán giao động từ 15 - 30 triệu đồng. Trong trường hợp bạn thuê mặt bằng đã có sẵn mô hình quán cafe sách do người cũ sang nhược lại thì bạn cũng vẫn phải tu sửa lại để sao cho nó phù hợp với đúng phong cách mình muốn hướng tới. Tuy nhiên trong trường hợp này thì chi phí thiết kế, xây dựng sẽ tiết kiệm hơn. Chi phí thiết kế, trang trí quán cafe sách khoảng 15 - 30 triệu đồng 3.3.5. Mua sắm máy móc và nội thất cho quán Không gian quán cafe cũng chính là một trong những yếu tố để thu hút và giữ chân khách hàng. Bởi càng ngày nhu cầu khách hàng càng cao, thay vì những quán cafe đơn giản, bình dân thì họ muốn đến những quán cafe đẹp và có dấu ấn riêng để vừa có thể thư giãn, vừa chụp ảnh sống ảo đăng lên facebook. Sẽ thật là thiếu sót rất lớn nếu như bạn kinh doanh mô hình cafe sách mà không đầu tư nội thất cho quán. Nội thất quán cafe sách nên hướng đến sự bình dị, mộc mạc để tạo không gian yên tĩnh, thanh bình, mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách. Ngoài ra để phục vụ tốt nhất cho khách, quán cafe cũng phải được đầu tư đầy đủ máy móc. Chi phí mua sắm máy móc và nội thất cho quán khoảng 50 - 70 triệu đồng. 3.3.6. Mua sắm nguyên liệu Menu quán cafe càng đa dạng thì chủ quán càng cần chuẩn bị nhiều nguyên liệu. Chủ quán kinh doanh quán cafe phải đảm bảo mua nguyên liệu uy tín, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng để tạo nên được những thức uống ngon và an toàn nhất cho sức khỏe khách hàng. Nguồn nguyên liệu cung cấp quyết định trực tiếp đến hiệu quả của món ăn. Vì vậy, bạn cần phải đặc biệt chú trọng đến vấn đề này. So với các loại chi phí trên thì chi phí mua sắm nguyên liệu sẽ ít hao tốn hơn. Thông thường, chi phí nhập nguyên liệu khoảng từ 5 - 7 triệu. Lưu ý: Chủ quán nên nhập nguyên liệu vừa phải, không nên nhập nguyên liệu quá nhiều cùng một lúc vì như vậy rất dễ bị hàng huỷ và chất lượng nguyên liệu chế biến đồ uống cũng không được đảm bảo. Nguyên liệu pha chế của quán cafe cần an toàn cho sức khoẻ 3.3.7. Tuyển và đào tạo nhân sự Nếu chỉ có một mình chủ quán thì sẽ không thể phục vụ khách hàng hiệu quả được. Để đáp ứng một cách tốt nhất mọi nhu cầu của khách, chủ quán cần phải tuyển dụng và đào tạo được nhân sự tốt. Thông thường, quán kinh doanh cà phê cần phải có từ 1 - 2 nhân sự. Nếu mô hình kinh doanh quán cafe sách của bạn to thì sẽ có đông nhân viên hơn, bao gồm: 2 nhân viên pha chế, 2 nhân viên phục vụ. Nhân sự làm việc tại quán cà phê cần phải có kinh nghiệm và có tác phong làm việc chuyên nghiệp. Nhân viên phải nhiệt tình, cởi mở và linh hoạt đối với khách hàng, coi khách hàng như “thượng đế”. Thông thường, chi phí chi trả tiền thuê nhân sự khoảng từ 20 - 25 triệu đồng. 3.3.8. Quảng Cáo, Marketing Để vận hành một cửa hàng kinh doanh quán cafe trơn tru, cũng như để bắt kịp xu hướng kinh doanh trong thời điểm hiện tại, chủ quán bắt buộc phải đầu tư một khoản tiền cho chi phí quảng cáo, marketing. Chi phí quảng cáo quán cafe ban đầu có thể sẽ cao, tuy nhiên đổi lại quán của bạn sẽ được nhiều người biết đến, tiếp cận được rất nhiều khách hàng tiềm năng. Về sau khi quán đã hoạt động ổn định thì chi phí này sẽ giảm bớt. Chi phí quảng cáo marketing giao động khoảng từ 5 - 20 triệu đồng. Đầu tư marketing giúp tiếp cận nhiều khách hàng 3.4. Đăng ký giấy phép kinh doanh Khi chấp nhận kinh doanh đồng nghĩa với việc bạn sẽ gặp phải khó khăn liên quan đến giấy tờ, thủ tục đăng ký kinh doanh. Để yên tâm trong quá trình hoạt động, tránh bị pháp luật sờ gáy cũng như để khách hàng tin tưởng, chủ quán bắt buộc phải sở hữu giấy phép kinh doanh. Những giấy tờ cần thiết cho hoạt động kinh doanh bạn cần chuẩn bị đó là: Đơn kinh doanh, chứng minh nhân dân, hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh,... 3.5. Đăng ký giấy phép an toàn thực phẩm  Bên cạnh giấy phép đăng ký kinh doanh, chủ quán nếu muốn mở mô hình kinh doanh quán cafe sách cũng phải đăng ký giấy phép an toàn thực phẩm. Bởi đây là loại giấy tờ minh chứng tốt nhất về chất lượng đồ uống giúp khách hàng cảm thấy yên tâm và tin tưởng. Để đăng ký giấy phép an toàn thực phẩm chủ quán cần phải chuẩn bị những giấy tờ sau: Một bộ hồ sơ đăng ký, giấy phép đăng ký kinh doanh, bảng mô tả chi tiết quy trình chế biến, giấy chứng nhận nguyên liệu an toàn, giấy chứng nhận sức khỏe của người pha chế và những người có liên quan. 3.6. Chọn nguồn cung cấp nguyên liệu pha chế Như đã chia sẻ ở trên, nguồn cung cấp nguyên liệu đóng vai trò vô cùng quan trọng để tạo nên những thức uống ngon giúp giữ chân khách hàng. Để tìm nguyên liệu pha chế đồ uống không khó, tuy nhiên để tìm nguồn cung cấp nguyên liệu ngon, đảm bảo chất lượng không hề đơn giản. Cách để chọn nguồn cung cấp nguyên liệu pha chế đảm bảo an toàn đó là tìm qua bạn bè, người thân. Hoặc tìm trên các hội nhóm chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh quán cafe sách. Lưu ý: Chủ quán bắt buộc phải bảo đảm chọn được nhà cung cấp nguyên liệu đáng tin cậy để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho khách hàng tới quán. Chọn nhà cung cấp nguyên liệu đáng tin cậy  3.7. Thiết kế quán  Để xây dựng lên được mô hình kinh doanh quán cafe sách mới lạ và độc đáo thì ngay từ đầu chủ quán phải xác định được phong cách mình muốn hướng đến. Điều này giúp tránh sự lan man trong khâu thiết kế hoặc lựa chọn nội thất. Chủ quán hãy xác định xem mình yêu thích phong cách nào? Chi phí đầu tư cho thiết kế quán là bao nhiêu? Trong thời buổi cạnh tranh cao như hiện nay, để thu hút khách hàng chủ quán nhất định phải đầu tư kỹ lưỡng vào thiết kế. Quán cafe thiết kế đẹp sẽ tạo nên sự riêng biệt, thu hút khách hàng ghé tới quán để vừa đọc sách, vừa thưởng thức cafe nhiều hơn. Điều này giúp chủ quán kiếm được nhiều lợi nhuận. Để có một quán cafe sách thiết kế đẹp và tối ưu nhất, chủ quán nên thuê kỹ sư thiết kế riêng. Với những quán cafe sách quy mô lớn, việc thuê người thiết kế là vô cùng cần thiết. Hãy gạt bỏ ngay suy nghĩ thiết kế quán không quan trọng đi nhé vì đây chính là bước đệm giúp bạn hướng tới kinh doanh chuyên nghiệp và bền vững. 3.8. Tạo menu cho quán So với những quán cafe khác thì mô hình kinh doanh quán cafe sách không cần đầu tư quá kỹ lưỡng trong việc thiết kế menu. Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là menu quán cafe sách sơ sài. Thiết kế menu đồ uống và tạo menu cho quán cũng là một điều vô cùng cần thiết. Do tính chất quán cafe sách là khách sẽ tới để trò chuyện, đọc sách hoặc học bài nên menu đồ uống nên có món trà, các loại cafe hoặc là những thức uống basic khác như: trà đào cam sả, trà sữa, trà hoa quả,... Menu đồ uống quán cafe sách không cần quá đa dạng nhưng phải ngon để giữ chân khách. Không nên dừng lại ở mỗi việc kinh doanh đồ uống, menu quán nên có thêm món ăn vặt để khách ngồi học, ngồi đọc sách có thể ăn. Menu quán cafe độc đáo giúp gây ấn tượng với khách hàng Menu quán cafe sách nên có giá rõ ràng để khách cân đối lựa chọn. Mức giá đồ uống không nên quá cao, bởi đối tượng khách hàng quán cafe sách rất đa dạng. Một menu với mức giá hợp lý sẽ phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. 3.9. Lựa chọn đầu sách Tuỳ theo mỗi mô hình kinh doanh quán cafe sách mà chủ quán sẽ lựa chọn những đầu sách khác nhau. Nếu là quán cafe sách kiểu cổ kính, xưa cũ thì đầu sách nên là sách cũ, sách theo thể loại chiến tranh, thời xưa. Còn nếu là quán cafe sách theo kiểu hiện đại thì đầu sách nên mới và theo thể loại kinh doanh, đời sống,... Để phù hợp với mọi khách hàng mục tiêu, tốt nhất là quán nên có đa dạng nhiều đầu sách cho khách thoải mái lựa chọn. Lưu ý: Chủ quán nên tham khảo và lựa chọn cho mình một nhà cung cấp mà đảm bảo họ luôn có nhiều đầu sách hay, mới, thích hợp với nhu cầu của khách hàng ghé quán. Chủ quán có thể hợp tác đăng ký làm điểm bán cho những nhà sách để luôn có thêm nhiều sách mới cho quán. 3.10. Kinh nghiệm quản lý cafe sách Quản lý cafe sách là một công việc đòi hỏi nhiều kỹ năng và kinh nghiệm. Ngoài những kinh nghiệm về cách xây dựng mô hình kinh doanh như bên trên đã chia sẻ, chủ quán cần có những kỹ năng và phẩm chất sau để thành công trong việc quản lý cafe sách: - Kỹ năng quản lý: Quản lý nhân sự, tài chính và thời gian. - Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng giao tiếp tốt để giao tiếp với nhân viên, khách hàng, và đối tác. - Kỹ năng giải quyết vấn đề: Chủ quán cần có kỹ năng giải quyết vấn đề để xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình kinh doanh. - Kỹ năng sáng tạo: Bạn cần có kỹ năng sáng tạo để tạo ra những ý tưởng mới cho quán cafe của mình. Nếu bạn có thể trang bị cho mình những kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết, bạn sẽ có cơ hội thành công trong việc quản lý cafe sách.  Kinh nghiệm quản lý cafe sách hiệu quả 4. Một số quán cafe sách có thiết kế đẹp Dưới đây là một số quán cafe sách có thiết kế đẹp tại Hà Nội và Sài Gòn cho bạn tham khảo. - Book Cafe, Đà Nẵng: Quán cafe sách này có thiết kế độc đáo với những kệ sách được xếp chồng lên nhau tạo thành một không gian vừa ấm cúng vừa hiện đại. - Cafe sách Phương Nam, Sài Gòn: Quán cafe sách này có thiết kế như một thư viện thu nhỏ, với những kệ sách được sắp xếp gọn gàng và ngăn nắp.  - Cafe sách Vĩ Thanh, Huế: Quán cafe sách này có thiết kế cổ điển, với những bức tường vàng và những chiếc bàn ghế gỗ mang phong cách vintage. - Cafe sách The Library, Nha Trang: Quán cafe sách này có thiết kế sang trọng, với những chiếc ghế sofa êm ái và những chiếc đèn chùm lộng lẫy.  Tất cả những quán cafe sách này đều có những điểm chung là không gian rộng rãi, thoải mái và ngập tràn sách. Đây là những địa điểm lý tưởng để bạn thư giãn, đọc sách và gặp gỡ bạn bè. 5. Kết luận. Bài viết là chi tiết thông tin có liên quan đến mô hình kinh doanh quán cafe sách cho bạn tham khảo. Hy vọng với những thông tin chia sẻ hữu ích này sẽ giúp chủ quán định hình được kiểu mô hình này. Từ đó có quá trình kinh doanh được hiệu quả nhất. Nếu bạn cũng đang đam mê bất tận với việc thưởng thức quán cafe và đọc sách khi chưa có nhiều kinh nghiệm thì bạn hãy tham khảo thật kỹ bài viết nhé. Chúc các bạn thành công.
Hướng dẫn thủ tục xin giấy phép kinh doanh quán cafe chi tiết
Hướng dẫn thủ tục xin giấy phép kinh doanh quán cafe chi tiết Muốn mở quán cafe, bạn cần phải có giấy phép kinh doanh quán cafe. Đây là một loại giấy tờ pháp lý cho phép bạn hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách xin giấy phép kinh doanh quán cafe, điều kiện đăng ký giấy phép kinh doanh quán cà phê, thủ tục xin giấy phép kinh doanh quán cafe, thời gian và cơ quan cấp giấy phép kinh doanh quán cafe. Ngoài ra, Unica cũng sẽ giải đáp một số câu hỏi có liên quan đến giấy phép kinh doanh quán cafe. Mở quán cafe có cần đăng ký kinh doanh không? Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020, mở quán cafe là một hình thức kinh doanh dịch vụ ăn uống, thuộc phạm vi áp dụng của luật này. Do đó, mở quán cafe có cần giấy phép kinh doanh theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, có một số trường hợp bán cafe không cần đăng ký kinh doanh đó là: - Bán cafe tại nhà riêng, không sử dụng biển hiệu, không quảng cáo, không thu thuế và không có nhân viên. - Bán cafe tại các khu vực công cộng như chợ, bến xe, ga tàu, sân bay, bến tàu, công viên,... không sử dụng biển hiệu, không quảng cáo, không thu thuế và không có nhân viên. - Bán cafe theo hình thức di động như xe đẩy, xe máy, xe đạp,... không sử dụng biển hiệu, không quảng cáo, không thu thuế và không có nhân viên. Trong các trường hợp này, bạn chỉ cần có giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy phép lái xe để chứng minh danh tính khi cần thiết. Mở quán cafe có phải đăng ký kinh doanh Điều kiện đăng ký giấy phép kinh doanh quán cafe Trước khi tới với thủ tục xin giấy phép kinh doanh quán cafe, bạn cần biết các điều kiện để đăng ký loại giấy phép này gồm: - Là công dân Việt Nam, có đủ năng lực hành vi dân sự, không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự. - Phải có địa điểm kinh doanh cụ thể, rõ ràng, phù hợp với quy hoạch, quy định và điều kiện về an toàn, vệ sinh, môi trường, phòng cháy chữa cháy. - Có nguồn vốn đầu tư đủ lớn, ổn định, an toàn để khởi nghiệp và phát triển quán cà phê. - Có nhân sự có kỹ năng, năng động, nhiệt tình, trung thực để quản lý và điều hành quán cà phê. - Có nguồn nguyên liệu chất lượng cao, an toàn, phù hợp với sản phẩm và dịch vụ của quán cà phê. Điều kiện đăng ký giấy phép kinh doanh quán cà phê Thủ tục xin giấy phép kinh doanh quán cafe Để xin giấy phép kinh doanh, bạn cần thực hiện thủ tục xin giấy phép kinh doanh quán cafe như sau: 1. Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh quán cafe Hồ sơ đăng ký kinh doanh quán cafe bao gồm: - Đơn đăng ký kinh doanh quán cafe (theo mẫu quy định). - Bản sao chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy phép lái xe (có công chứng). - Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê đất hoặc giấy tờ liên quan đến địa điểm kinh doanh của bạn (có công chứng). - Bản sao giấy phép xây dựng, giấy phép sử dụng nhà hoặc giấy tờ liên quan đến cơ sở kinh doanh của bạn (có công chứng). - Bản sao giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn, vệ sinh, môi trường và phòng cháy chữa cháy của cơ sở kinh doanh của bạn (có công chứng). - Bản sao giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm của nguồn nguyên liệu (có công chứng). - Bản sao giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cà phê của bạn (có công chứng). Đây là một loại giấy tờ chứng minh bạn đã được đào tạo và kiểm tra về kiến thức và kỹ năng pha chế, phục vụ và bảo quản cà phê do cơ quan có thẩm quyền cấp. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh quán cafe 2. Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh quán cafe Bạn có thể thực hiện cách đăng ký kinh doanh quán cafe theo một trong các hình thức: - Nộp trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh, là Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư của địa phương nơi bạn kinh doanh quán cafe. - Nộp qua bưu điện, theo địa chỉ của cơ quan đăng ký kinh doanh và ghi rõ “Hồ sơ đăng ký kinh doanh quán cafe”. - Nộp qua mạng, tại địa chỉ website của cơ quan đăng ký kinh doanh quán cafe và tải lên các bản sao có công chứng của các giấy tờ cần thiết. Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh quán cafe 3. Bước 3: Nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh quán cafe Đây là bước cuối cùng của thủ tục đăng ký kinh doanh cafe. Bạn có thể nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh quán cafe bằng một trong các cách sau: - Nhận trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh sau khi nhận được thông báo của cơ quan này. Khi đi, bạn nên mang theo giấy tờ tùy thân. - Nhận qua bưu điện. Sau khi nhận được thông báo của cơ quan đăng ký kinh doanh quán cafe, bạn cần cung cấp địa chỉ nhận giấy chứng nhận để cơ quan này gửi về. - Nhận qua mạng. Sau khi nhận được thông báo của cơ quan đăng ký kinh doanh, bạn chỉ cần vào website của cơ quan đăng ký giấy phép và tải giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh xuống. Nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh quán cafe Câu hỏi có liên quan đến giấy phép kinh doanh quán cafe Ngoài câu hỏi kinh doanh cafe có cần giấy phép, trong quá trình làm thủ tục xin giấy phép kinh doanh, bạn có thể gặp một số vấn đề như sau: 1. 3 loại thuế cần nộp khi mở quán cafe là gì? 3 loại thuế cần nộp khi mở quán cafe đó là: - Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): Đây là loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp dựa trên lợi nhuận thu được. - Thuế giá trị gia tăng (VAT): Áp dụng cho các sản phẩm và dịch vụ mà quán cung cấp cho khách hàng. - Thuế môi trường (nếu áp dụng): Nếu quán sử dụng các sản phẩm hoặc dịch vụ ảnh hưởng đến môi trường, có thể phải nộp thuế môi trường theo quy định của pháp luật. 3 loại thuế cần nộp khi mở quán cafe đó là TNDN, VAT và thuế môi trường 2. Bán quán cafe không làm giấy phép đăng ký kinh doanh có bị phạt không? Bán quán cafe không có giấy phép đăng ký kinh doanh là vi phạm quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020. Hành vi này sẽ bị xử phạt theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Mức phạt cho hành vi này là từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, tùy thuộc vào mức độ vi phạm và có thể kèm theo các hình thức phạt bổ sung như tịch thu tài sản, buộc ngừng hoạt động hoặc buộc giải thể. 3. Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh quán cafe Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh quán cafe là không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh quán cafe sẽ thông báo cho bạn biết lý do và yêu cầu bổ sung, chỉnh sửa hồ sơ trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ. Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh quán cafe là không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ 4. Chi phí cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh quán cafe Chi phí cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh quán cafe là miễn phí, theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020. Tuy nhiên, bạn cần phải trả các chi phí khác liên quan đến việc xin giấy phép kinh doanh quán cafe như chi phí công chứng, chi phí bưu điện, chi phí đăng ký tên miền, chi phí đăng ký nhãn hiệu và các chi phí khác. 5. Trong quá trình hoạt động quán cafe sẽ chịu sự kiểm soát của các cơ quan nào? Trong quá trình hoạt động quán cafe, bạn sẽ chịu sự kiểm soát của các cơ quan sau: - Cơ quan đăng ký kinh doanh quán cafe: Là Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư của địa phương nơi bạn kinh doanh quán cafe. Cơ quan này sẽ kiểm tra và giám sát việc thực hiện các quy định về đăng ký kinh doanh quán cafe và xử lý các vi phạm liên quan. - Cơ quan quản lý thuế: Là Chi cục Thuế của địa phương nơi bạn kinh doanh quán cafe. Cơ quan này sẽ kiểm tra và giám sát việc thực hiện các nghĩa vụ thuế của bạn và xử lý các vi phạm liên quan. - Cơ quan quản lý an toàn, vệ sinh, môi trường, và phòng cháy chữa cháy: Là Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường, và Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy của địa phương nơi bạn kinh doanh quán cafe. Cơ quan này sẽ kiểm tra và giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn, vệ sinh, môi trường, phòng cháy chữa cháy của quán cafe và xử lý các vi phạm liên quan. - Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm: Là Chi cục An toàn thực phẩm của địa phương nơi bạn kinh doanh quán cafe. Cơ quan này sẽ kiểm tra và giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm của quán cafe và xử lý các vi phạm liên quan. - Cơ quan quản lý độc quyền kinh tế: Là Cục Quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Công thương. Cơ quan này sẽ kiểm tra và giám sát việc thực hiện các quy định về độc quyền kinh tế, cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng của quán cafe và xử lý các vi phạm liên quan. Quán cafe chịu trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan 6. Quán cafe có cần giấy an toàn thực phẩm không? Có, giấy phép an toàn thực phẩm là yếu tố quan trọng để đảm bảo rằng quán của bạn tuân thủ các quy định về vệ sinh và an toàn thực phẩm. Việc này giúp ra tăng niềm tin của khách hàng và giữ cho doanh nghiệp của bạn đảm bảo và chất lượng. 7. Quán cà phê có cần giấy phép phòng cháy chữa cháy? Có, giấy phép phòng cháy chữa cháy là một yếu tố quan trọng để đảm bảo an toàn cho khách hàng và nhân viên. Điều này đặc biệt quan trọng trong môi trường như quán cà phê, nơi có sử dụng các thiết bị nhiệt độ và nước nóng. 8. Mở quán cafe không đăng ký kinh doanh có bị xử phạt không? Việc không đăng ký kinh doanh có thể bị xử phạt tùy thuộc vào quy định của quốc gia hoặc địa phương. Việc đăng ký giúp quán cafe của bạn tránh được những vấn đề pháp lý và giúp quản lý tài chính hiệu quả hơn. Việc không đăng ký kinh doanh có thể bị xử phạt tùy thuộc vào quy định của quốc gia hoặc địa phương 9. Mở quán cafe còn cần xin các loại giấy tờ nào khác? Bạn có thể cần xin giấy phép xây dựng (nếu cần thiết), giấy phép sử dụng đất, giấy phép quảng cáo và một số giấy tờ khác tùy thuộc vào quy định của địa phương và quốc gia. Kết luận Trên đây là bài viết hướng dẫn bạn cách làm thủ tục xin giấy phép kinh doanh quán cafe chi tiết. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin và kiến thức hữu ích khi mở quán cafe. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm các bài viết về kinh doanh quán cafe khác, hãy truy cập vào website của Unica nhé. 
Tổng hợp những khó khăn khi kinh doanh quán cafe và cách khắc phục
Tổng hợp những khó khăn khi kinh doanh quán cafe và cách khắc phục Kinh doanh quán cafe là một hình thức rất phổ biến hiện nay nhưng để kinh doanh thành công và bền vững, bạn cũng sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tổng hợp cho bạn 13 những khó khăn khi kinh doanh quán cafe mà bạn nhất định phải biết. Không chỉ đề cập tới những khó khăn, chúng tôi sẽ đưa ra một số giải pháp khắc phục những khó khăn này. 1. Mặt bằng không thích hợp Mặt bằng là yếu tố quan trọng để quyết định sự thành bại của quán cafe. Một mặt bằng không thích hợp sẽ khiến bạn mất nhiều chi phí, thời gian và công sức. Đồng thời, mặt bằng không phù hợp cũng ảnh hưởng đến lượng khách hàng và doanh thu của quán cafe.  1.1. Khó khăn Một số vấn đề về mặt bằng không thích hợp mà bạn có thể gặp phải đó là: - Mặt bằng có vị trí xa trung tâm, khó tìm, ít người qua lại hoặc nhiều đối thủ cạnh tranh. - Mặt bằng có diện tích quá nhỏ/quá lớn, không phù hợp với mô hình kinh doanh của quán. - Mặt bằng có giá thuê quá cao, hợp đồng quá ngắn, có nhiều điều khoản bất lợi cho bạn. - Mặt bằng có cơ sở hạ tầng kém, thiếu ánh sáng, không gian bí bách hoặc an ninh không tốt. Vấn đề chọn mặt bằng 1.2. Cách khắc phục Để khắc phục và vượt qua khó khăn này, bạn cần phải: - Nghiên cứu và khảo sát thị trường, đối thủ và khách hàng mục tiêu để chọn lựa một mặt bằng có vị trí thuận lợi.  - Thương lượng và đàm phán với chủ mặt bằng để có được một giá thuê hợp lý, hợp đồng lâu dài và các điều khoản có lợi cho bạn. - Đầu tư và cải tạo mặt bằng để tạo ra một không gian quán cafe đẹp, ấn tượng, tiện nghi cho khách hàng và nhân viên. Chọn mặt bằng phù hợp 2. Xác định sai đối tượng khách hàng mục tiêu đến quán Một trong những khó khăn khi kinh doanh quán cafe là xác định đối tượng khách hàng. Xác định sai đối tượng khách hàng mục tiêu sẽ khiến bạn mất nhiều chi phí, thời gian, công sức, cũng như không đạt được kết quả kinh doanh mong muốn.  2.1. Khó khăn Một số vấn đề về xác định sai đối tượng khách hàng mục tiêu mà bạn có thể gặp phải đó là: - Xác định đối tượng khách hàng quá rộng, không có tiêu chí cụ thể hoặc không phân biệt được với đối thủ cạnh tranh. - Xác định đối tượng khách hàng quá hẹp, không có nhiều khách hàng tiềm năng hoặc không phù hợp với thị trường hiện tại. - Xác định đối tượng khách hàng không chính xác, không hiểu được nhu cầu, sở thích, và hành vi của họ hoặc không có giá trị cốt lõi để thu hút họ. Khó khăn khi xác định đối tượng khách hàng 2.2. Cách khắc phục Để khắc phục và vượt qua khó khăn này, bạn cần: - Nghiên cứu và phân tích thị trường, đối thủ, khách hàng để xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu có nhu cầu và sở thích phù hợp với sản phẩm và dịch vụ, có khả năng mua hàng của bạn. - Tạo và cập nhật hồ sơ khách hàng mục tiêu bao gồm đặc điểm nhân khẩu học, đặc điểm tâm lý, đặc điểm hành vi và đặc điểm khác của họ. - Tạo ra và truyền tải thông điệp, giá trị, lợi ích của quán cafe của bạn cho đối tượng khách hàng mục tiêu. Đồng thời, bạn cũng cần tạo ra sự khác biệt và ưu thế so với đối thủ cạnh tranh. Xác định chính xác đối tượng khách hàng mục tiêu 3. Không định vị thương hiệu và tính năng nổi bật Thương hiệu là để nhận diện và phân biệt quán cafe của bạn với các quán cafe khác. Tính năng nổi bật là những điểm mạnh, độc đáo và khác biệt của quán cafe của bạn so với các quán cafe khác. Không định vị thương hiệu và tính năng nổi bật sẽ khiến bạn mất đi sự cạnh tranh, cũng như khó thu hút và giữ chân khách hàng.  3.1. Khó khăn Những khó khăn khi kinh doanh quán cafe về thương hiệu và tính năng sản phẩm mà bạn có thể gặp phải đó là: - Không có tên, logo, slogan, màu sắc, phong cách hoặc các yếu tố nhận diện khác cho quán cafe của bạn. Một số trường hợp doanh nghiệp có thương hiệu nhưng không ấn tượng, không dễ nhớ hoặc không phù hợp với quán. - Không có sản phẩm, không gian, dịch vụ, marketing hoặc các thế mạnh khác cho quán. Một số trường hợp là có nhưng không độc đáo, không khác biệt, hoặc không phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu. e Các vấn đề về định vị thương hiệu 3.2. Cách khắc phục Để khắc phục những khó khăn này, bạn nên: - Xây dựng và phát triển thương hiệu cho quán cafe bao gồm đặt tên, thiết kế logo, slogan, màu sắc, phong cách và các yếu tố nhận diện khác cho quán cafe. Bạn cũng cần phải truyền tải được giá trị, thông điệp, và tinh thần của quán cafe của bạn qua thương hiệu. - Xây dựng và nâng cao tính năng nổi bật cho quán cafe gồm tạo ra và cung cấp các sản phẩm, không gian, dịch vụ, marketing và các thế mạnh khác cho quán. Bạn cũng cần phải tìm ra và truyền tải được những điểm độc đáo, khác biệt và hấp dẫn của quán mình so với các quán khác. Xử lý vấn đề về định vị thương hiệu và tính năng nổi bật 4. Không phân bổ được nguồn tài chính phù hợp Tài chính là yếu tố quan trọng để duy trì và phát triển quán cafe của bạn. Không phân bổ được nguồn tài chính phù hợp sẽ khiến bạn gặp nhiều rủi ro, thiếu hụt và mất cân đối trong kinh doanh.  4.1. Khó khăn Một số vấn đề về không phân bổ được nguồn tài chính phù hợp mà bạn có thể gặp phải là: - Không có nguồn vốn đầu tư đủ lớn, ổn định, an toàn để khởi nghiệp và phát triển quán. - Không có nguồn thu nhập ổn định, cao và dồi dào để trả nợ, chi phí. - Không kiểm soát được chi tiêu, đầu tư, các chi phí để duy trì hoạt động và marketing cho quán. Không phân bổ được nguồn tài chính phù hợp sẽ khiến bạn gặp nhiều rủi ro, thiếu hụt và mất cân đối trong kinh doanh 4.2. Cách khắc phục Để khắc phục và vượt qua khó khăn này, bạn cần: - Tìm kiếm và lựa chọn nguồn vốn đầu tư phù hợp với nhu cầu, khả năng và mục tiêu kinh doanh như tiết kiệm cá nhân, vay ngân hàng, huy động vốn, đầu tư cổ phần,... - Tăng cường và ổn định nguồn thu nhập cho quán cafe bằng cách: + Tăng giá trị và chất lượng của sản phẩm và dịch vụ. + Tăng số lượng và độ trung thành của khách hàng. + Tăng giá trị trung bình mỗi đơn hàng. + Tăng hiệu quả của marketing - Quản lý và kiểm soát nguồn chi tiêu cho quán cafe bằng cách:  + Lập kế hoạch tài chính chi tiết và rõ ràng. + Theo dõi và kiểm tra kết quả tài chính. + Tìm kiếm và áp dụng các cách tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu và nâng cao lợi nhuận. Giải quyết vấn đề về tài chính 5. Không có kế hoạch chiến lược marketing Marketing là yếu tố quan trọng để quảng bá và thu hút khách hàng cho quán cafe. Không có kế hoạch marketing sẽ khiến bạn mất nhiều cơ hội, thời gian, công sức, cũng như không đạt được kết quả kinh doanh mong muốn.  5.1. Khó khăn Những khó khăn khi kinh doanh quán cafe về không có kế hoạch chiến lược marketing mà bạn có thể gặp phải đó là: - Không có mục tiêu, phương thức, nội dung, kênh và ngân sách marketing rõ ràng, cụ thể, và không thể đo lường. - Không có sự sáng tạo, hấp dẫn, hiệu quả trong thiết kế và thực hiện các chiến dịch marketing. - Không có sự theo dõi, đánh giá và cải thiện các kết quả marketing. Không có kế hoạch marketing sẽ khiến bạn mất nhiều cơ hội, thời gian, công sức, cũng như không đạt được kết quả kinh doanh mong muốn 5.2. Cách khắc phục Để khắc phục khó khăn về mặt marketing, bạn cần phải: - Xây dựng và thực hiện một kế hoạch chiến lược marketing cho quán cafe gồm xác định mục tiêu, phân tích thị trường và đối thủ, lựa chọn phương thức, thiết kế và thực hiện các chiến dịch, đo lường và đánh giá kết quả marketing. Bạn cũng cần phải điều chỉnh và cải thiện kế hoạch marketing theo thời gian và thị trường. - Tạo ra và truyền tải các nội dung, hình ảnh, video, các tài liệu marketing sáng tạo, hấp dẫn cho đối tượng khách hàng mục tiêu. Quan trọng là bạn cần tạo ra sự khác biệt và ưu thế so với đối thủ cạnh tranh. - Sử dụng và tận dụng các kênh truyền thông như website, fanpage, blog, email, và các kênh khác để quảng bá và thu hút khách hàng cho quán. Việc dùng cách kênh truyền thông cũng sẽ tăng độ nhận diện thương hiệu và tương tác với khách hàng. Khắc phục khó khăn về mặt marketing 6. Quản lý, điều hành quán cafe chưa tốt Quản lý, điều hành là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự ổn định và phát triển của quán cafe. Quản lý, điều hành quán cafe chưa tốt sẽ khiến bạn gặp nhiều rắc rối, mất cân đối và không hiệu quả trong kinh doanh.  6.1. Khó khăn Những khó khăn khi kinh doanh quán cafe về quản lý, điều hành bạn có thể gặp phải gồm: - Không có quy trình, tiêu chuẩn, quy định quản lý, điều hành rõ ràng, chi tiết và thống nhất cho quán cafe hoặc có nhưng không thực hiện được. - Không có phần mềm, công cụ và ứng dụng quản lý, điều hành hoặc có nhưng không sử dụng được. - Không có sự phân công, phối hợp và giám sát công việc cho các nhân viên một cách hợp lý, công bằng. Hoặc không kiểm soát được khối lượng công việc và năng suất của từng nhân viên. Khó khăn về quản lý, điều hành quán cafe 6.2. Cách khắc phục - Xây dựng và thực hiện các quy trình, tiêu chuẩn, quy định quản lý, điều hành cho quán gồm + Quy trình nhập xuất nguyên vật liệu. + Quy trình pha chế. + Quy trình phục vụ. + Quy trình thu chi. + Quy trình kiểm tra chất lượng, quy trình khắc phục sự cố.  + Quy trình đánh giá kết quả kinh doanh.  Song song với đó, bạn cũng cần phải giám sát và kiểm soát các quy trình quản lý, điều hành để đảm bảo hiệu quả và chất lượng. Xử lý vấn đề về điều hành quán cafe - Sử dụng và tận dụng các phần mềm, công cụ và ứng dụng quản lý, điều hành cho quán gồm:  + Phần mềm quản lý bán hàng. + Phần mềm quản lý kho. + Phần mềm quản lý nhân sự. + Phần mềm quản lý tài chính. + Phần mềm quản lý khách hàng. + Phần mềm quản lý thống kê. +... - Phân công và phối hợp công việc cho các nhân viên một cách hợp lý, công bằng và hiệu quả. Bạn cần phải tạo ra một môi trường làm việc hòa đồng, vui vẻ và hỗ trợ lẫn nhau. Bạn nên đánh giá và thưởng phạt cho nhân viên theo kết quả công việc thực tế. 7. Nguồn nguyên liệu kém chất lượng Một trong những khó khăn khi kinh doanh quán cafe là về nguyên liệu. Nguồn nguyên liệu là yếu tố quan trọng để tạo ra chất lượng và hương vị của sản phẩm quán cafe của bạn. Nguồn nguyên liệu kém chất lượng sẽ khiến bạn mất đi sự tin tưởng và hài lòng của khách hàng. Nó cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của khách hàng và nhân viên. 7.1. Khó khăn Một số vấn đề về nguồn nguyên liệu mà bạn có thể gặp phải là: - Nguồn nguyên liệu không đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ, chứng nhận hoặc có chất lượng kém, hết hạn hoặc bị nhiễm bẩn. - Nguồn nguyên liệu không đủ số lượng, không ổn định hoặc không phù hợp với nhu cầu sản xuất và kinh doanh của bạn. - Nguồn nguyên liệu có giá quá cao, biến động hoặc không hợp lý so với chất lượng và thị trường. Vấn đề về nguyên liệu 7.2. Cách khắc phục Để khắc phục những khó khăn này, bạn cần: - Tìm kiếm và lựa chọn nguồn nguyên liệu chất lượng cao, an toàn, phù hợp với sản phẩm và dịch vụ của bạn. Bạn cũng cần phải kiểm tra và đảm bảo nguồn nguyên liệu có nguồn gốc, xuất xứ, chứng nhận và chất lượng rõ ràng, đáng tin cậy, đạt tiêu chuẩn. - Đặt hàng và nhập kho nguồn nguyên liệu một cách kịp thời, đủ số lượng để có thể đáp ứng được nhu cầu sản xuất và kinh doanh, tránh tình trạng lãng phí hoặc thiếu hụt nguồn nguyên liệu. - Thương lượng và đàm phán với nhà cung cấp để có được một mức giá hợp lý, ổn định và có lợi cho bạn. Bạn cũng cần phải so sánh và cân nhắc giữa giá cả và chất lượng của nguồn nguyên liệu, tìm kiếm và áp dụng các cách tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả và nâng cao chất lượng của nguồn nguyên liệu. Khắc phục vấn đề về nguyên liệu  8. Thiếu hiểu biết về sản phẩm và kinh doanh Hiểu biết về sản phẩm và kinh doanh là yếu tố quan trọng để tạo ra sự chuyên nghiệp cho quán cafe của bạn. Thiếu hiểu biết về sản phẩm sẽ khiến bạn mất đi sự tin tưởng và hợp tác của khách hàng và đối tác, cũng như gặp nhiều khó khăn và sai lầm trong kinh doanh.  8.1. Khó khăn - Không biết cách pha chế, phục vụ và bảo quản cà phê và các đồ uống khác. Hoặc pha chế, phục vụ, bảo quản không đúng cách, không đạt tiêu chuẩn hoặc không đúng theo yêu cầu của khách hàng. - Không biết cách thiết kế, trang trí và bố trí không gian quán cafe hoặc thiết kế, trang trí và bố trí không đẹp, không ấn tượng hoặc không phù hợp với phong cách và đối tượng khách hàng của bạn. - Không biết cách xây dựng và phát triển thương hiệu, tính năng nổi bật và giá trị cốt lõi cho quán, xây dựng và phát triển không rõ ràng, không độc đáo hoặc không hấp dẫn cho khách hàng. - Không biết cách lập kế hoạch, quản lý, điều hành quán cafe hoặc lập kế hoạch, quản lý và điều hành không hiệu quả, không minh bạch hoặc không linh hoạt. Thiếu hiểu biết về sản phẩm sẽ đem tới nhiều bất lợi trong kinh doanh 8.2. Cách khắc phục - Học hỏi và nâng cao kiến thức và kỹ năng về sản phẩm và kinh doanh như: + Kiến thức và kỹ năng về pha chế, phục vụ, bảo quản cà phê và các đồ uống khác. + Kiến thức và kỹ năng về thiết kế, trang trí và bố trí không gian quán cafe. + Kiến thức và kỹ năng về xây dựng và phát triển thương hiệu, tính năng nổi bật và giá trị cốt lõi cho quán cafe. + kiến thức và kỹ năng về lập kế hoạch, quản lý và điều hành quán cafe.  - Chia sẻ, trao đổi kiến thức và kỹ năng về sản phẩm cũng như kinh doanh quán cafe với các nhân viên, đối tác, và khách hàng bằng cách:  + Tổ chức và tham gia các buổi đào tạo, hội thảo, workshop và các hoạt động học tập khác. + Tạo ra và duy trì các kênh giao tiếp như website, fanpage, blog, email,... + Nhận và đưa ra các ý kiến, góp ý, phản hồi về sản phẩm và kinh doanh quán cafe. Học hỏi và nâng cao kiến thức và kỹ năng về sản phẩm và kinh doanh 9. Tính toán giá cả không phù hợp Giá cả là yếu tố quan trọng để quyết định sự cạnh tranh và lợi nhuận của quán cafe. Tính toán giá cả không phù hợp sẽ ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của quán.  9.1. Khó khăn Những khó khăn khi kinh doanh quán cafe liên quan tới giá có thể kể tới là: - Tính toán giá cả quá cao, không cạnh tranh, không hợp lý, không phù hợp với chất lượng và thị trường của sản phẩm và dịch vụ. Điều này sẽ khiến khách hàng không muốn mua hàng của quán hoặc chuyển sang các quán cafe khác. - Tính toán giá cả quá thấp, không đảm bảo lợi nhuận, không bao gồm chi phí, không phù hợp với giá trị và thương hiệu của sản phẩm và dịch vụ, khiến khách hàng nghi ngờ chất lượng. - Tính toán giá cả không ổn định, biến động, không thống nhất cho các sản phẩm và dịch vụ. Việc này sẽ khiến khách hàng khó theo dõi, so sánh hoặc không tin tưởng vào quán cafe. Tính toán giá không phù hợp sẽ ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của quán 9.2. Cách khắc phục - Tính toán giá cả một cách hợp lý, cạnh tranh và phù hợp với chất lượng, giá trị, thị trường của sản phẩm và dịch vụ bằng cách:  + Nghiên cứu và phân tích chi phí, doanh thu, lợi nhuận, thị trường của sản phẩm và dịch vụ. + So sánh và cân nhắc giữa giá cả và chất lượng, giá trị, thương hiệu của sản phẩm và dịch vụ. + Tìm kiếm và áp dụng các cách tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu, nâng cao lợi nhuận của sản phẩm và dịch vụ. - Tạo Menu cho quán cafe một cách rõ ràng, chi tiết, thống nhất cho các sản phẩm và dịch vụ. Ngoài ra, bạn cũng cần thường xuyên cập nhật và điều chỉnh giá cả theo thời gian và thị trường. Đặt mức giá hợp lý và cập nhật thường xuyên 10. Khó khăn trong tuyển và đào tạo nhân sự Nhân sự là yếu tố quan trọng để tạo ra sự chất lượng và hiệu quả của quán cafe. Chất lượng nhân sự không ổn định sẽ ảnh hưởng đến việc kinh doanh của quán.  10.1. Khó khăn Những rủi ro khi kinh doanh quán cafe về mặt nhân sự dễ thấy nhất là: - Không có tiêu chí, phương pháp và kênh tuyển dụng nhân sự rõ ràng, cụ thể. Hoặc có nhưng không tuyển dụng được nhân sự có kỹ năng, năng động, nhiệt tình và trung thực. - Không có chương trình, phương pháp và kênh đào tạo nhân sự rõ ràng, cụ thể. - Không có chính sách nhân sự rõ ràng, cụ thể và hợp lý. Trong một số trường hợp có nhưng không thực hiện được khiến nhân sự không có động lực và trách nhiệm với công việc. Vấn đề về nhân sự 10.2. Cách khắc phục - Xây dựng và thực hiện một quy trình tuyển dụng nhân sự chuẩn gồm:  + Xác định tiêu chí, phương pháp và kênh tuyển dụng nhân sự. + Đăng tuyển, phỏng vấn và chọn lọc nhân sự. + Ký kết hợp đồng và thử việc nhân sự.  - Xây dựng và thực hiện một chương trình đào tạo nhân sự cho quán cafe bao gồm:  + Xác định nội dung, phương pháp, và kênh đào tạo nhân sự. + Tổ chức và tham gia các buổi đào tạo, hướng dẫn, và thực hành cho nhân sự. + Kiểm tra và đánh giá kết quả đào tạo nhân sự. - Xây dựng và thực hiện chính sách nhân sự rõ ràng, cụ thể, minh bạch và công bằng. Bạn cũng cần phải tạo ra một môi trường làm việc an toàn, thoải mái cho nhân sự, có chính sách thưởng phạt theo kết quả công việc. Tuyển dụng và đào tạo nhân sự chất lượng 11. Tên quán quá dài hoặc khó nhớ Tên quán sẽ tạo ra sự nhận diện và ấn tượng cho quán cafe của bạn. Tên quá dài hoặc khó nhớ sẽ khiến bạn mất đi sự thu hút khách hàng, cũng như khó quảng bá quán cafe.  11.1. Khó khăn  - Tên quán có nhiều từ, âm tiết hoặc ký tự, không ngắn gọn, không dễ đọc, không dễ viết. - Tên quán có nghĩa không rõ ràng, không liên quan hoặc không phù hợp với quán, không thể hiện được giá trị, thông điệp hoặc tinh thần của quán cafe. - Tên quán có cách phát âm, chính tả hoặc cách viết không chuẩn, không đồng nhất hoặc không phù hợp với ngôn ngữ và văn hóa của khách hàng. 11.2. Cách khắc phục - Chọn lựa tên quán ngắn gọn, dễ nhớ và độc đáo. Tên phải thể hiện được giá trị, thông điệp hoặc tinh thần của quán cafe.  - Kiểm tra và đăng ký tên quán cho quán cafe để tránh bị trùng lặp, nhầm lẫn với các quán cafe khác. Ngoài ra, bạn cũng cần kiểm tra tên quán có vi phạm bản quyền, nhãn hiệu hoặc luật pháp hay không. Hãy đăng ký tên quán với cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ thương hiệu của bạn. Chọn lựa tên quán ngắn gọn, dễ nhớ và độc đáo  12. Thiết kế quán không nổi bật Thiết kế là yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng tới quán cafe của bạn. Thiết kế quán không nổi bật sẽ làm mất đi sự thu hút và khác biệt của quán cafe, cũng như khó tạo ra sự gắn kết và trải nghiệm cho khách hàng.  12.1. Khó khăn Những khó khăn khi kinh doanh cafe liên quan tới thiết kế quán là: - Thiết kế quán không có phong cách, màu sắc hoặc đồ vật đặc trưng, không thể hiện được thương hiệu, tính năng nổi bật hoặc giá trị cốt lõi của quán cafe. - Thiết kế quán không có sự hài hòa, cân đối hoặc phù hợp giữa các yếu tố như ánh sáng, âm thanh, nhiệt độ, mùi hương, không khí,... - Thiết kế quán không có sự tiện nghi, thoải mái hoặc an toàn cho khách hàng và nhân viên. Vấn đề trong thiết kế quán cafe 12.2. Cách khắc phục - Chọn lựa và kết hợp các phong cách, màu sắc và đồ vật đặc trưng để có thể thể hiện thương hiệu hoặc giá trị cốt lõi của quán cafe. Bạn cũng cần điều chỉnh và cải thiện thiết kế quán theo nhu cầu và sở thích của khách hàng. - Mua sắm các thiết bị vật dụng cần thiết để tạo ra sự tiện nghi, thoải mái và an toàn cho khách hàng và nhân viên. Thiết kế quán cafe ấn tượng 13. Menu không đa dạng Menu không đa dạng sẽ khiến quán mất đi sự thu hút cũng như khó tạo ra sự gắn kết và trải nghiệm cho khách hàng.  13.1. Khó khăn Những khó khăn khi kinh doanh quán cafe liên quan tới menu có thể kể tới là: - Menu có số lượng, loại hoặc hương vị của cà phê và các đồ uống khác quá ít hoặc không phù hợp với nhu cầu và sở thích của khách hàng. - Menu không có sự đổi mới, sáng tạo khiến khách hàng nhàm chán. - Menu không có sự phối hợp, bổ sung hoặc kết hợp giữa cà phê và các đồ uống khác với các món ăn, bánh ngọt hoặc các sản phẩm khác khiến khách hàng thiếu lựa chọn, hoặc không có trải nghiệm toàn diện. Vấn đề về menu quán cafe 13.2. Cách khắc phục - Xây dựng menu đa dạng, hấp dẫn và phù hợp với quán cafe. Kết hợp giữa cà phê và các đồ uống khác với các món ăn, bánh ngọt để tạo ra nhiều trải nghiệm cho khách hàng. - Cập nhật và cải thiện menu theo thời gian và thị trường bằng cách theo dõi và đánh giá hiệu quả và chất lượng của menu; nghiên cứu và áp dụng các ý tưởng, đề xuất và phản hồi của khách hàng về menu; điều chỉnh và cải thiện menu theo nhu cầu và sở thích của khách hàng. Thiết kế menu quán  14. Kết luận Trên đây là bài viết tổng hợp những khó khăn khi kinh doanh quán cafe mà bạn nhất định phải biết, cũng như cách khắc phục và vượt qua chúng. Tôi hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin và kiến thức hữu ích khi kinh doanh quán cafe. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của tôi. Chúc bạn kinh doanh quán cafe thành công và bền vững. 

Ngoại ngữ

Tính từ trong Tiếng Anh là gì? Phân loại tính từ và cách sử dụng Tính từ trong Tiếng Anh là gì? Phân loại tính từ và cách sử dụng Tính từ trong tiếng Anh là một từ loại phổ biến trong từ vựng và gây ra khá nhiều bối rối cho người học khi làm bài tập ngữ pháp tiếng Anh. Trong bài học dưới đây, UNICA xin chia sẻ đến các bạn những kiến thức tổng hợp nhất về tính từ nhằm cho học viên học ngữ pháp tiếng Anh được dễ dàng.  Tính từ (Adjective) trong Tiếng Anh là gì? Tính từ trong tiếng Anh là từ để bổ trợ cho danh từ hoặc đại từ, nó giúp miêu tả các đặc tính của sự vật, hiện tượng mà danh từ đó đang đại diện. Tính từ thường trả lời cho các hỏi về “cái nào”, “loại gì”, “thế nào”, “bao nhiêu”... + Which: cái nào? + What kind: loại gì? + How many: bao nhiêu? Eg: The beautiful girl is playing football. (Cô gái xinh đẹp đang chơi bóng đá).  Nhận thấy “beautiful” là tính từ chỉ mức độ xinh đẹp của cô gái, nó đứng trước danh từ “girl”.  Tính từ trong tiếng Anh dùng để miêu tả Vị trí của tính từ (Adjective) Tính từ cũng giống như danh từ, đại từ… rất đa dạng và linh hoạt nên tính từ có rất nhiều vị trí trong cụ câu. Cụ thể: -  Tính từ đứng trước danh từ để bổ nghĩa, cung cấp chi tiết hơn cho danh từ. Eg: I ate an enormous meal.                      Adj           N Ta thấy: “enormous” có nghĩa là khổng lồ, lớn là tính từ bổ nghĩa cho danh từ “meal” có nghĩa là thịt để nói đến mức độ hoành tráng, to lớn của bữa tiệc. -  Nhiều tính từ cùng bổ nghĩa cho một danh từ, đứng trước cụm danh từ. - Tính từ đứng sau To Be hoặc các động từ liên kết. Sau to be là am/ is/ are/ was/ were hoặc các động từ liên kết như seem, look, feel, taste, remain, become, sound, … Eg:  + He is a bad boy. (Anh ấy là một chàng trai xấu). + She was becoming confused. (Cô ấy trở nên bối rối). - Tính từ trong tiếng Anh bổ nghĩa cho đại từ bất định, đứng sau đại từ bất định để bổ nghĩa cho đại từ bất định đó. Eg: She wanted to go somewhere nice. (Cô ấy muốn đến chỗ nào tốt). - Các đại từ bất định thường gặp là: + Someone, somebody: một vài người nào đó. + Something: vài thứ nào đó. + Somewhere: nơi nào đó. + Any- : bất kỳ (anyone, anything…) + No- : không có (no one, nobody, nothing,...) + Every- : mỗi ( everyone…) - Make/ find + tân ngữ + tính từ. Eg:  + I make her sad. (Tôi làm cô ấy buồn). + She find the phone very easy to use (Cô ấy cảm thấy chiếc điện thoại này rất dễ sử dụng). Phân loại tính từ trong Tiếng Anh Tính từ miêu tả Tính từ miêu tả (Descriptive adjective) là những tính từ dùng để miêu tả sự vật, hiện tượng, đặc trưng. Tính từ trong loại này có thể là tính từ chỉ màu sắc, hình dáng, thái độ, mức độ, trạng thái… Eg: + Chỉ màu sắc: green, black, white, pink… + Chỉ hình dáng: thin, fat... + Thái độ: happy, sad,... + Mức độ: dangerous… Ví dụ: John is taller than his brother. He is the tallest person in his family. (John cao hơn anh trai của anh ấy. Anh ấy là người cao nhất trong gia đình) Các tính từ miêu tả thời tiết trong tiếng Anh Tính từ chỉ số lượng Không chỉ đơn giản là nhiều hay ít, tính từ chỉ số lượng trong tiếng Anh là từ chỉ số lượng của một vật, một điều gì đó và có thể thay thế cho từ hạn định. Loại tính từ trong tiếng Anh này thường đi với danh từ đếm được, một số đi với danh từ không đếm được, số khác lại đi với cả danh từ đếm được và không đếm được. Cụ thể:  + Từ chỉ số lượng đi cùng danh từ đếm được: many, a large number of, a few, few, a larger number of,... + Từ chỉ số lượng đi cùng danh từ không đếm được: much, a great deal of, little, a little, a large amount of... + Từ chỉ số lượng đi cùng danh từ không đếm được và đếm được: some, any, most, of, a lot of... Ví dụ: Two kids is playing soccer. (Hai đứa trẻ đang chơi đá bóng) Tính từ sở hữu Trong tiếng Anh có 3 loại từ nếu không chú ý, người học sẽ rất dễ nhầm lẫn với nhau là tính từ sở hữu, đại từ nhân xưng, đại từ sở hữu. Tính từ sở hữu là một loại tính từ trong ngữ pháp tiếng Anh được dùng để chỉ một hay vật phụ thuộc vào một ngôi nào đó. Các tính từ sở hữu: my, your, his, her, our, your, their.  Cách sử dụng tính từ sở hữu: - Thể hiện tính chất sở hữu của ai đó đối với một danh từ nên nó đứng trước danh từ bổ nghĩa cho danh từ đó. Eg: His pen, My car… - Trong một số trường hợp, không sử dụng tính từ sở hữu trong câu mà sử dụng mạo từ xác định “the” để thay thế mà nghĩa không đổi. Ví dụ: I broke in the leg.  Tính từ nghi vấn Là tính từ trong tiếng Anh dùng để hỏi khi người nói muốn đặt câu hỏi với đối tượng được hỏi, được nghe. Tính từ nghi vấn có hai hình thức, đó là: -  What: Đi với danh từ chỉ người cũng như chỉ vật ở số ít cũng như số nhiều, làm bổ túc từ cho chủ ngữ. Mang hàm ý nói chung, không chỉ đích danh ai, sự vật nào cả. Eg: What boy beats you? (Đứa trẻ nào đánh bạn) -  Which: Đi với danh từ chỉ người cũng như chỉ vật ở số ít cũng như số nhiều, làm bổ túc từ cũng như chủ từ nhưng mang hàm ý lựa chọn cái gì đó, chỉ đích danh. Eg: Which book do you like best? (Quyển sách nào bạn thích nhất). Tính từ nghi vấn trong tiếng Anh Tính từ chỉ định Là tính từ đi với danh từ để chỉ cái này, cái kia. Đây là loại tính từ duy nhất thay đổi theo số của danh từ.  + This, that -> These, those khi đứng trước danh từ số nhiều. + This, These được dùng cho các đối tượng, vật và người ở gần. + That, those dùng cho đối tượng ở xa. Eg: +  This chair: Cái ghế này. + These dog: Những con chó này. + That pen: Đây là cái bút. Tính từ ghép là gì Định nghĩa Tính từ ghép là loại tính từ kết hợp hai hoặc nhiều từ lại với nhau và có chức năng như một tính từ. Cách sử dụng của tính từ ghép - Danh từ + tính từ Ví dụ: love + sick = lovesick (tương tư). Trong đó, love là danh từ, sick là tính từ, ghép lại cùng nhau sẽ tạo thành một tính từ mang nghĩa cụ thể. - Danh từ + phân từ Ví dụ: home + made = homemade (tự làm tại nhà) - Trạng từ + phân từ Ví dụ: out + standing = outstanding (nổi bật) - Tính từ + tính từ Ví dụ: dark + blue = dark-blue (xanh đậm) - Ghép nhiều từ bằng dấu gạch ngang Ví dụ: A ten-year-old boy = The boy is ten years old. Tính từ trong tiếng Anh là một trong những phần ngữ pháp rất quan trọng. Thế nên, việc nắm vững những quy tắc về tính từ mà UNICA chia sẻ ở bài viết sẽ giúp bạn học phần từ loại này dễ dàng hơn. Đừng quên trau dồi các hệ thống cấu trúc ngữ pháp khác để nâng cao khả năng tiếng Anh của mình nhé. Đặc biệt, bạn hoàn toàn có thể "nắm trọn" những cấu trúc từ cơ bản đến nâng cao với khóa học Bí mật ngữ pháp tiếng Anh Hiện nay trong công việc, học tập và giao tiếp thường ngày không chỉ có mỗi tiếng Anh đang nhận được sự quan tâm và ưa chuộng mà tiếng Hàn cũng không kém phần quan trọng. Cùng Unica nắm bắt ngay cơ hội học Tiếng Hàn online cùng chuyên gia hàng đầu lĩnh vực hứa hẹn sẽ giúp bạn cải thiện tiếng Hàn vô cùng hiệu quả và nhanh chóng. >> Mẹo “vàng” lấy trọn điểm: Phần động từ trong tiếng Anh >> Những kiến thức “xương máu” về tính từ trong tiếng Anh >> 4 cách “nhớ lâu, ngấm nhanh” ngữ pháp tiếng Anh cực hiệu quả Đại từ trong Tiếng Anh là gì? Phân loại đại từ và một số lưu ý khi sử dụng
Đại từ trong Tiếng Anh là gì? Phân loại đại từ và một số lưu ý khi sử dụng Đại từ trong tiếng Anh là một trong những phần ngữ pháp rất quan trọng và thường sử dụng khi học tiếng Anh. Trong bài viết hôm nay, UNICA sẽ chia sẻ với các bạn về khái niệm, phân loại, chức năng của một đại từ, một từ loại gặp rất nhiều trong quá trình học tiếng Anh.  Đại từ trong tiếng Anh là gì ? Khác với tiếng Việt, trong tiếng Anh, đại từ là một từ thay thế cho danh từ trong câu, tránh sự lặp lại danh từ trong tiếng Anh đã được nhắc đến trước đó. Cách sử dụng của đại từ dùng để xưng hô, để chỉ sự vật hay sự việc, thay thế cho danh từ, động từ và tính từ trong câu để câu văn không bị lặp lại, gây khó chịu cho người nghe và người đọc. Eg: My father is 50 years old. He is a farmer. (Bố tôi năm nay 50 tuổi. Ông ấy là một người nông dân) Ví dụ trên ta thấy, “he” là đại từ thay thế cho danh từ “my father” được nhắc đến trước đó nhắm tránh lặp lại danh từ một lần nữa. Tại sao cần dùng đại từ để thay thế cho danh từ Trong 1 câu, nếu danh từ lặp lại nhiều lần sẽ khiến cho câu diễn dạt không hay. Vậy dùng đại từ để thay thế cho danh từ sẽ giúp cho câu trở nên tự nhiên hơn.  Ví dụ về đại từ trong Tiếng Anh thay thế cho danh từ:  - Mai is a student, Mai looks smart (Mai là một học sinh, Mai trông rất thông minh) >> Câu thay thế như sau: Mai is a student, Mai looks smart (Mai là một học sinh, Mai trông rất thông minh) Thành thạo Nghe, Nói, Đọc, Viết bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học giúp bạn tự tin giao tiếp với người nước ngoài, rèn luyện từ vựng, rèn luyện phản xạ tiếng anh, rèn luyện kỹ năng giao tiếp...Đăng ký ngay. [course_id:595,theme:course] [course_id:286,theme:course] [course_id:3177,theme:course] Phân loại về đại từ trong Tiếng Anh Với nhiều chức năng khác nhau, đại từ được phân chia ra làm các loại chính: Đại từ nhân xưng (Personal pronouns) Đại từ nhân xưng (Personal pronouns) hay còn gọi là đại từ xưng hô hoặc đại từ chỉ ngôi, là những đại từ dùng để chỉ và đại diện hay thay thế cho một danh từ chỉ người hoặc chỉ vật mà ta không muốn đề cập trực tiếp, lặp lại danh từ ấy. Các đại từ nhân xưng làm chủ ngữ (subjective pronouns)  Các đại từ nhân xưng hay gặp là I, you, we, they, he, she, it   Các đại từ xưng hô chỉ chủ ngữ - Đại từ nhân xưng bao gồm đại từ tân ngữ và đại từ chủ ngữ. Chủ ngữ có thể gây ra hành động, còn tân ngữ là đối tượng bị tác động bởi hành động - Đại từ trong tiếng Anh chia đại từ chủ ngữ theo 3 ngôi là ngôi 1, ngôi 2, ngôi 3 lần lượt là I, you, he/she/it, we, you, they thì đại từ tân ngữ tương ứng lần lượt là me, you, him/her/it, us, you, them. Cách dùng đại từ nhân xưng + Đại từ nhân xưng được dùng để thay thế cho danh từ khi cần thiết sử dụng hoặc lặp lại chính xác danh từ hoặc cụm danh từ đó. Eg: This is my book. It was bought at a bookstore. (Đây là quyển sách của tôi. Nó được mua ở hiệu sách). Đại từ “it” thay thế cho danh từ đằng trước là “my book” để tránh lặp lại. +  Đại từ nhân xưng có thể làm chủ ngữ của động từ. Eg: They have lived here for 10 years. (Họ đã sống ở đây trong 10 năm). +  Đại từ nhân xưng làm tân ngữ trực tiếp của động từ. Eg: I saw him at the party, yesterday. (Tôi gặp anh ấy ở bữa tiệc ngày hôm qua). +  Làm tân ngữ của giới từ, bổ nghĩa cho giới từ. Eg: She couldn’t sing this song without him. (Cô ấy không thể hát nếu không có anh ấy). Đại từ sở hữu (Possessive pronouns) Đại từ sở hữu (Possessive Pronouns) là đại từ trong trong tiếng Anh dùng để chỉ sự sở hữu, và quan trọng nó dùng để thay thế cho một danh từ hoặc cụm danh từ đã được nhắc đến trước đó nhằm tránh lặp từ. Loại đại từ này thường đứng một mình. Các đại từ sở hữu + I -> Mine + You -> Yours + He -> His + We -> Ours + They -> Theirs + She -> Hers + It -> Its   Các đại từ sở hữu trong tiếng Anh Eg: Mai’s cat is blue and mine is black. (Mèo của Mai màu xanh và của tôi là màu đen) Ta nhận thấy, đại từ sở hữu “ mine” = my cat Lưu ý: Tính từ sở hữu với đại từ sở hữu luôn luôn đi với một danh từ. Nó đứng trước, bổ nghĩa và chỉ sự sở hữu danh từ đó chứ không thế cho nó. Còn đại từ sở hữu thì không có danh từ đứng sau nó như tính từ sở hữu. Cách dùng đại từ sở hữu -  Thay thế cho danh từ.  Eg:  Your mother is the same as her. (Mẹ của bạn cũng là mẹ của cô ấy). - Tính từ sở hữu + danh từ.  Eg: This is my book = This book my mine.  Đại từ phản thân Đại từ phản thân (Reflexive Pronouns) là đại từ trong tiếng Anh, vừa làm chủ ngữ vừa là tác nhân gây ra hành động trong câu. Nó đứng ngay đằng sau động từ hoặc giới từ để bổ nghĩa cho động từ hoặc giới từ đó. Các đại từ phản thân bao gồm: myself, yourself, himself, herself, ourselves, yourselves, themselves… Cách dùng đại từ phản thân  -  Làm tân ngữ của động từ khi chủ ngữ và tân ngữ là cùng một người hoặc cùng một vật. Nó có thể đứng ngay sau động từ hoặc sau động từ + giới từ. Eg:  +  Mary bought herself a skirt. (Mary tự mua cho mình một chiếc váy).  + I’m annoyed with myself . (Tôi tức giận với chính bản thân mình).  -  Được sử dụng như các đại từ nhân mạnh danh từ hoặc đại từ trong câu. Nếu khi nhấn mạnh danh từ trong câu, chúng được đặt ngay sau danh từ đó. Eg: She spoke to the manger hersel. (Cô ấy đã nói chuyện với người quản lý của mình).  -  Đại từ phản thân được sử dụng như các tân ngữ bình thường.  Eg: I did it by myself. (Tôi đã tự làm nó một mình).  Đại từ nghi vấn (Interrogative pronouns) Đại từ trong tiếng Anh có một loại đại từ người dùng hay gặp phải khi đặt câu hỏi đó là đại từ nghi vấn. Đại từ nghi vấn (Interrogative Pronouns) là những đại từ dùng trong câu hỏi, nó luôn đứng đầu câu hỏi. Những đại từ này có thể là số ít hoặc số nhiều. Các loại đại từ nghi vấn Trong tiếng Anh, đại từ nghi vấn gồm 4 loại chủ yếu, hay gặp phải là : Who, whom, which, what.  -  Who: dùng cho người. -  What : dùng cho người, vật, sự việc. -  Which : dùng cho người,vật , sự việc. -  Whom: dùng cho người. Eg: + Who is this? (Đây là ai). + What does she like ? (Cô ấy thích gì). + Who told you ? (Ai nói cho bạn nghe). Cách dùng đại từ nghi vấn -   Đại từ nghi vấn dùng để nhấn mạnh, biểu lộ sự xấu hổ, ngạc nhiên, các đại từ kết hợp với hậu tố “-ever” tạo thành dạng từ ghép. Eg: Whatever made him buy that hat? (Điều gì làm anh ta mua cái mũ đó). -  Đại từ nghi vấn “Which” được dùng để chỉ sự lựa chọn, chọn ra một hay nhiều hơn người, vật trong tổng số người, vật mà họ đang nói đến. Eg: + Which will the doctor see first? (Bác sĩ đầu tiên được nhìn thấy là ai).  + Which is your mother? Người hỏi dùng “Which” cố ý muốn hỏi ai trong số những người đang có mặt là mẹ của người được đặt câu hỏi Đại từ quan hệ (Relative pronouns) Mệnh đề quan hệ được gọi là mệnh đề tính ngữ, dùng để bổ nghĩa cho danh từ đứng trước nó. Mệnh đề quan hệ được nối với mệnh đề chính bởi các đại từ quan hệ. - Who: Là đại từ quan hệ chỉ người, đứng sau danh từ chỉ người để làm chủ ngữ hoặc tân ngữ cho động từ đứng sau nó. Eg: The man who is standing over there is Mr. Peter. (Người đàn ông đứng đằng kia là Mr. Peter). - Whom: Là đại từ trong tiếng Anh chỉ người, đứng sau danh từ chỉ người để làm tân ngữ cho động từ đứng sau nó.  Eg: The woman whom/ who you say yesterday, is my aunt. (Người phụ bạn đã nói chuyện ngày hôm qua là cô của tôi). - Which: là đại từ quan hệ chỉ vật, đứng sau danh từ chỉ vật để làm chủ ngữ hoặc tân ngữ cho động từ sau nó. Eg: This is the book which I hate. (Đây là quyển sách mà tôi ghét).  - That: Là đại từ quan hệ chỉ cả người và vật. Nếu dùng “that” thì có thể thay thế cho cả who, whom, which trong mệnh đề quan xác định. That luôn được dùng sau các tiền tố hỗn hợp, sau các đại từ everything, something, anything, all, little, much, more và sau dạng so sánh nhất. Eg: She is the nicest girl that I’ve met. (Cô ấy là một cô gái tốt nhất mà tôi đã gặp). - Whose: Là đại từ quan hệ chỉ sở hữu, đứng sau danh từ chỉ người hoặc vật và thay cho tính từ sở hữu trước danh từ. Whose luôn đi kèm với một danh từ. Eg: Mary found a cat whose leg was broken.  - When: Là đại từ quan hệ chỉ thời gian, đứng sau danh từ chỉ người và vật, thay cho tính từ sở hữu trước danh từ thời gian.  Eg: My Day is the day when people hold a meeting.  Đại từ phân bổ Đại từ trong tiếng Anh có một loại đại từ mà rất nhiều người học gặp phải nhưng lại không biết nó thuộc đại từ phân bổ. Đại từ phân bổ là đại từ bao gồm các từ: all, most, each, both, either, neither. - All: dùng để chỉ toàn bộ số lượng người hoặc vật của một nhóm từ ba người, sự vật, sự việc trở lên. All có thể là chủ ngữ, tân ngữ hoặc bổ ngữ trong câu. Eg: I will do all I can. (Tôi có thể làm tất cả).  - Most: Phần lớn, hầu hết, được dùng để chỉ phần lớn nhất của cái gì đó hoặc của đa số người, vật. Eg: Most of us enjoy shopping (Đa số chúng tôi thích mua sắm).  Dùng “most” cho đa số người lựa chọn trong tiếng Anh - Each: Được dùng để chỉ từng cá nhân hoặc đơn vị trong một số lượng người hoặc vật từ hai trở lên. Eg: There are 6 flats. Each has its own entrance. (Có 6 căn hộ. Mỗi căn hộ có lối đi riêng). - Both: Cả hai, được dùng để chỉ cả hai người hoặc hai vật.  Eg: We can both swim. (Chúng tôi đều có thể bơi).  - Either: Mỗi, một, dùng để chỉ cái này hoặc cái kia trong hai cái. Eg: Does either of you speak French? (Trong hai người ai là là người biết nói tiếng Pháp).  - Neither: Cả hai...không, được dùng để chỉ không phải cái này cũng không phải cái kia trong hai cái. Eg: Neither of books was published in this country (Cả hai cuốn sách đều không được xuất bản ở nước này).  Đại từ bất định (Indefinite pronouns) Đại từ bất định trong tiếng Anh là những đại như some, any, none… - Some: Là đại từ trong tiếng Anh để chỉ số lượng bất định của người hoặc vật khi không cần hoặc không thể nêu con rõ chính xác là bao nhiêu. “Some” được dùng thay cho danh từ đếm được số nhiều và danh từ không đếm được trong câu khẳng định. Eg: There is some milk in the fridge. (Có một ít sữa trong tủ lạnh).  - Any: Được dùng thay cho danh từ đếm được số nhiều hoặc danh từ không đếm được trong câu phủ định hoặc câu hỏi. Eg: I’d like some milk. Is there any? (Tôi rất thích sữa. Còn chút nào không?).  - None: Không ai, không có gì, được dùng thay cho danh từ đã nói đến trước đó. Eg: How much money have you got? - None. Đại từ tương hỗ Các đại từ trong tiếng Anh vô cùng đa dạng, phong phú và rất hay gặp phải trong quá trình giao tiếp. Đại từ tương hỗ là đại từ chỉ mối quan hệ qua lại giữa hai hoặc nhiều người, vật với nhau. Đại từ này gồm each other, one another có cùng nghĩa là “nhau, lẫn nhau”. - Có tác dụng tương hỗ làm tân ngữ bổ ngữ cho động từ hoặc giới từ nên vị trí thường sau động từ hoặc giới từ. Eg: We send each other cards every Merry Christmas.  Đại từ phiếm chỉ Đại từ phiếm chỉ là các đại từ như everyone, anybody, somebody... luôn đi với động từ số ít và thường được dùng theo sau một đại từ số nhiều. Eg: Somebody lost his wallet (Có ai đó đã bị mất ví). >> Xem thêm: Liên từ trong tiếng Anh là gì? Phân loại và cách sử dụng Một số nguyên tắc cần nhớ khi sử dụng các loại đại từ trong tiếng anh - Đại từ nhân xưng không có dấu phảy, không thêm (') vào các đại từ sở hữu như Ours, theirs, hers. Ví dụ: The red car is hers ( x không phải the red car is her's)  - Động từ theo sau đại từ nhân xưng sẽ chi theo tiền ngữ (từ sẽ được thay thế bởi đại từ) VD: Those houses are nice. They look expensive. (động từ look chia theo “those houses”) - Một số đại từ luôn xuất hiện ở dạng số ít, cần nhớ để chia động từ sao cho phù hợp.  Ví dụ như: I, he, she, everyone, everybody, anyone, anybody, no one, nobody, someone, somebody, each, either, neither... - Nếu trong câu có 2 đối tượng đều sở hữu lên vật, ta dùng dạng sở hữu cho cả hai đối tượng đó.  Với những chia sẻ về đại từ trong tiếng Anh ở phía trên, UNICA hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho mọi người về đại từ trong quá trình học ngữ pháp tiếng Anh giúp ích cho bạn rất nhiều trong quá trình học tập và làm việc.
Danh từ trong tiếng Anh là gì? Phân loại và chức năng sử dụng
Danh từ trong tiếng Anh là gì? Phân loại và chức năng sử dụng Danh từ trong tiếng Anh là một từ mà trong suốt quá trình học tiếng Anh bạn sẽ gặp rất nhiều. Tuy nhiên, việc sử dụng thành thạo, hiểu rõ về loại danh từ này không phải ai cũng nắm bắt được. Hôm nay, hãy cùng UNICA tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé! Danh từ trong tiếng Anh là gì? Danh từ (Noun) là từ dùng để chỉ người, đồ vật, con vật, địa điểm, hiện tượng, khái niệm… thường được ký hiệu là “N” hoặc “n”. Ví dụ về danh từ trong Tiếng Anh: - Các danh từ chỉ người trong tiếng Anh: he (anh ấy), doctor (bác sỹ), the men (đàn ông),… - Danh từ chỉ con vật: dog (con chó), cat (con mèo), pet (thú cưng)… - Danh từ chỉ vật trong tiếng Anh: money (tiền), table (cái bàn), computer (máy tính),… - Danh từ chỉ hiện tượng: storm (cơn bão), earthquake (động đất),… - Danh từ chỉ địa điểm: school (trường học), office (văn phòng),… - Danh từ chỉ khái niệm: culture (văn hóa), presentation (thuyết trình), experience (kinh nghiệm)… >> Xem thêm: Đại từ trong Tiếng Anh là gì? Phân loại đại từ và một số lưu ý khi sử dụng Thành thạo Nghe, Nói, Đọc, Viết bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học giúp bạn tự tin giao tiếp với người nước ngoài, rèn luyện từ vựng, rèn luyện phản xạ tiếng anh, rèn luyện kỹ năng giao tiếp...Đăng ký ngay. [course_id:595,theme:course] [course_id:286,theme:course] [course_id:3177,theme:course] Phân loại danh từ trong Tiếng Anh Danh từ cụ thể và danh từ trừu tượng Đây là cách chia dựa vào tính chất, đặc điểm của sự vật, mà người dùng chia thành danh từ cụ thể và trừu tượng. Danh từ cụ thể (Concrete Nouns) Là danh từ dùng để chỉ những đối tượng cụ thể có thể nhìn thấy được như con người, đồ vật, địa điểm, nơi chốn,.... Trong danh từ cụ thể, chúng ta sẽ chia nhỏ thành 2 loại: - Danh từ chung (Common nouns): Dùng để chỉ tên chung cho một loại đối tượng hay một loại vật dụng, dụng cụ, nơi chốn… Eg:  + School (n): trường học + Hotel (n): Khách sạn + Girl (n): cô gái + Teacher (n): giáo viên Hình ảnh minh họa về một số danh từ cụ thể trong tiếng Anh - Danh từ riêng (Proper nouns): Dùng để chỉ tên riêng như tên người, tên vật, tên địa danh, tên tỉnh thành… Eg:  + My name is Mai ( Mai là danh từ riêng chỉ tên người) + I live in Hanoi (Hanoi là danh từ riêng chỉ địa điểm) Danh từ trừu tượng (Abstract nouns) Danh từ trừu tượng là một trong những danh từ trong tiếng Anh. Đây danh từ được sử dụng nhằm gọi tên một ý tưởng hoặc một phẩm chất. Các danh từ này chỉ những thứ trừu tượng mà con người không thể nhìn thấy được bằng mắt thường mà chỉ cảm nhận được như cảm xúc, cảm giác, vị giác, trạng thái,... Eg: + Sadness (n): sự buồn bã + Beauty (n): vẻ đẹp + Health (n): sức khỏe Danh từ đếm được và danh từ không đếm được Nếu như danh từ cụ thể và danh từ trừu tượng dựa vào tính chất, đặc điểm của sự vật thì danh từ đếm được và không đếm được dựa vào số lượng để chia. Danh từ đếm được (Countable nouns)  Là danh từ chúng ta có thể đếm trực tiếp người hay vật. Nói một cách dễ hiểu, là loại danh từ mà người dùng có thể đặt số được trước nó. Eg: + Two students: có hai học sinh + Seven apples: có 7 quả táo + One dollar: một đô la => Từ ví dụ trên ta thấy: “one”, “two”, “seven” là số đếm, và những danh từ theo “ student”, “apple”, “dollar” là những danh từ đếm được. Trong danh từ đếm được, chia nhỏ thành hai loại là danh từ đếm được số ít và danh từ đếm được số nhiều. - Danh từ đếm được số ít: Số lượng chỉ có 1. Thường đi sau “a/an” hoặc “one”. Không có dạng số nhiều. Eg: I have a table. (Tôi có một cái bàn) Ta thấy “ một cái bút” là số ít và danh từ “table” không có dạng số nhiều, thêm s - Danh từ đếm được số nhiều: Số lượng nhiều hơn 1, luôn luôn ở dạng số nhiều có thêm “s” hoặc “es” ở cuối mỗi danh từ. Eg: I have two tables. ( Tôi có hai cái bàn) Khác so với ví dụ ở trên, ta thấy “ hai cái bàn” là số nhiều và danh từ “tables” có ở dạng số nhiều thêm s. Danh từ không đếm được (Uncountable nouns) Là danh từ mà chúng ta không đếm được trực tiếp hay nói cách khác là “ không thể” cho số đếm đứng ngay trước danh từ, thường chỉ những danh từ cần cân, đong, đo, đếm phía trước. Khi sử dụng loại danh từ này không được phép cho số đếm đứng trước danh từ và danh từ này là danh từ số ít, không có dạng số nhiều, giữ nguyên mẫu. Eg: + Water: không khí + Butter: bơ + Sugar: đường + Rice: gạo + Tea: trà Chúng ta nhận thấy tất cả các danh từ trên đều không đếm được, nhưng lại có đếm được bằng đơn vị đo. Eg: Milk ( sữa) Không thể nói “one milk”, “two milks”... vì sữa là chất lỏng không đếm được, chỉ có thể đựng trong chai, lọ, bao bì đếm được như one glass of milk (một cốc sữa). Sữa ở thể lỏng chủ yếu đặt trong hũ, chai, lọ Danh từ đơn và danh từ ghép Danh từ trong tiếng Anh gồm rất nhiều loại nhưng một trong những chủ đề thú vị cho người mới bắt đầu học là danh từ đơn và danh từ ghép.  Danh từ đơn (Simple nouns) Là danh từ chỉ có một từ.  Eg: + House (n) : ngôi nhà + Apple (n) : quả táo + Pen (n) : cái bút + Train (n): xe lửa Danh từ ghép (Compound nouns) Là danh từ gồm có hai hoặc từ ghép lại thành một từ. Danh từ ghép được viết thành hai từ có nghĩa riêng biệt, có gạch ngang giữa hai từ hoặc kết hợp thành một từ có nghĩa. Eg: + Waiting-room: phòng đợi + World peace: hòa bình thế giới + River bank: bờ sông Cách thành lập danh từ ghép - Danh từ + danh từ (noun + noun) Eg: + Schoolgirl: nữ sinh + Kitchen table: bàn bếp + Postman: người đưa thư - Tính từ + danh từ ( Adjective + noun) Eg:  + Greenhouse: nhà kính + Blackbird: chim sáo - Danh từ + danh động từ ( noun + gerund) Eg: + Weight - lifting: cử tạ + Coal-mining: khai thác mỏ than - Danh động từ + danh từ ( gerund + noun) Eg: + Waiting- room: phòng đợi + Swimming pool: bể bơi Lưu ý:  Danh từ ghép có thể được thành lập bởi nhiều hơn hai từ. Eg: + Mother-in-law: mẹ vợ / mẹ chồng + Merry-go- round: trò ngựa quay Danh từ số ít và danh từ số nhiều Danh từ trong tiếng Anh có thể tồn tại ở dạng số ít hay số nhiều. Việc xác định xem danh từ đó là danh từ số ít hay danh từ số nhiều rất quan trọng khi làm một bài tập liên quan đến chia động từ. Danh từ số ít Là danh từ đếm được với đơn vị số đếm là một hoặc có thể là danh từ không đếm được. Một số danh từ có tận cùng là “s” nhưng vẫn thuộc danh từ số ít. Eg: + Physics: Môn Vật lý + A ruler: một cây thước kẻ + A house: một ngôi nhà “A house” có nghĩa là một ngôi nhà  Danh từ đếm được số nhiều Là danh từ đếm được có đơn vị số đếm lớn hoặc bằng 2, loại danh từ này được thêm “s, es” sau danh từ. Tuy nhiên, có những trường hợp ngoại lệ danh từ không có tận cùng là “s” nhưng vẫn là danh từ đếm được số nhiều. Eg: + Police: Cảnh sát + Army: Quân đội + Two rooms: Hai phòng ngủ  + Five pens: Năm cái bút Cách chuyển danh từ số ít sang số nhiều -  Hầu hết thêm “s” vào sau danh từ. Eg: + A house -> houses: nhiều ngôi nhà + A finger-> fingers: những ngón tay + A bowl-> bowls: những cái bát - Những danh từ tận cùng bằng: “s, ss, sh, ch, x, o” +es. Eg: + A bus-> two buses: 2 chiếc xe buýt + A bush-> bushes: những bụi cây + A box-> three boxes: 3 cái hộp - Nếu trước “y” là một phụ âm thì đổi “y” -> i + es Eg: a fly-> Two flies: 2 con ruồi - Nếu trước “y” là một nguyên âm ( a, e, i, o,u ) thêm “s” sau “y” Eg: A boy-> two boys: 2 cậu bé - Những danh từ tận cùng bằng “f”, “fe” biến đổi sang “v”+ es Eg:  + A leaf -> leaves: những chiếc lá + A knife-> two knives: 3 con dao >> Xem thêm: Liên từ trong tiếng Anh là gì? Phân loại và cách sử dụng Chức năng của danh từ trong tiếng Anh Danh từ có một số chức năng cơ bản mà người học cần chú ý học để khi làm bài tập về chọn loại từ, chia động từ sẽ không mắc sai lầm. - Danh từ làm chủ ngữ trong câu Cấu trúc:  S+ V+ Adj Eg:  My cat is  black. ( Con mèo của tôi màu đen).  Nhìn ví dụ, danh từ ở trâu câu là “ cat ” đóng vai trò làm chủ ngữ  trong câu. - Làm tân ngữ trong câu Eg: She reads books everyday. (Cô ấy đọc sách mỗi ngày).  Danh từ “ books” đóng vai trò làm tân ngữ trong câu. - Làm bổ ngữ cho chủ ngữ Eg: My sister is a doctor. (Chị gái của tôi là một bác sĩ ). Trong ví dụ này “ A doctor ” là một danh từ và dùng làm bổ nghĩa cho chủ ngữ “ Sister”. - Bổ ngữ cho giới từ Eg: I met him at the school yesterday. (Tôi đã gặp anh ấy ở trường ngày hôm qua). Từ “ at” là giới từ và “ school” là danh từ chỉ nơi chốn, làm chức năng bổ nghĩa cho giới từ “ at”. - Bổ ngữ cho tân ngữ Eg: They named their dog Gau. (Họ đặt tên cho con chó của mình là Gâu). “Gau” là danh từ chỉ tên riêng và đứng sau, làm bổ ngữ cho tân ngữ “ their dog”. Vị trí của danh từ trong câu a) Danh từ đứng dau mạo từ như a,an, the.  Ví dụ: a Beutiful. a lovely cat b) Danh từ đứng sau tính từ sở hữu Ví dụ: Các tính từ sở hữu như: my, your, his, her, its, our, their c) Đừng sau từ chỉ số lượng Ví dụ: I need some coffee. d) Đừng sau giới từ Ví dụ: Các giới từ như: in, of, for, under để bổ nghĩa cho giới từ.  e) Đứng sau từ hạn định Ví dụ: Các từ hạn định như: his, that, these, those, both,… để bổ nghĩa cho giới từ.  Một số cấu trúc ngữ pháp liên quan đến danh từ Những đuôi danh từ thông dụng -tion: nation, operation, suggestion, mention… -sion: conclusion, illusion… -er: producer, manufacturer, partner… -or: operator, vendor, conductor… -ee: employee, attendee, interviewee… -eer: engineer, career,… -ist: scientist, tourist,.. -ness: happiness, sadness,.. -ship: friendship, leadership,.. -ment: management, arrangement,.. -ics: economics, physics,.. -ence: science, conference,.. -ance: performance, importance, significance.. -dom: freedom, kingdom,.. -ture: nature, picture,.. -ism: tourism, criticism,.. -ty/ity: ability, honesty,.. -cy: constancy, privacy,.. -phy: philosophy, geography.. -logy: biology, psychology, theology.. -an/ian: musician, politician, magician , .. -ette: cigarette, etiquette.. -itude: attitude,.. -age: carriage, marriage,.. -th: month, length, growth,.. -ry/try: industry, bakery,.. Một số rường hợp ngoại lệ: -al: approval, proposal, renewal, refusal, professional…. -ive: initiative, objective, representative… -ic: mechanic.. Cụm danh từ trong Tiếng Anh Cụm danh từ trong Tiếng Anh đóng vai trò là thành tố chính, được bổ sung bởi các thành phần bổ nghĩa đứng trước hoặc đứng sau.  Cấu trúc của cụm danh từ trong Tiếng Anh: Hạn định từ + bổ ngữ + danh từ chính Trong đó: - Các từ hạn định là:  mạo từ (a,an,the), từ chỉ định (this,that,these,those), từ chỉ số lượng (one/two/three,…), tính từ sở hữu (my/your/his/her…). Cụm danh động từ trong Tiếng Anh (Gerund phrase) Cụm danh động từ là một nhóm bắt đầu bằng một danh động từ ( thường kết thúc bằng -ing). Những nhóm này được gọi là danh động từ bởi nó được dùng như một danh từ.   Sở hữu cách của danh từ (Possessive Nouns)  Sở hữu cách của danh từ là hình thức chỉ sự sở hữu của một người, vật hoặc một quốc gia nào đó. Công thức chung áp dụng như sau: Người sở hữu + ‘S + vật/ người thuộc quyền sở hữu VD: Tom’ s T- shirt (áo thun của Tom), Anh’s mother (mẹ của Anh),… Cách chuyển từ danh từ số ít sang danh từ số nhiều Cách 1: Thêm "S" vào sau danh từ Ví dụ: A finger -> Fingers Cách 2: Những danh từ tận cùng bằng: S, SS, SH, CH, X, O + ES Ví dụ: A bus -> Two Buses Cách 3: Những danh từ tận cùng bằng "y" Ví dụ: a fly -> two flies Lưu ý: Nếu trước “y” là một nguyên âm (a,e,i,o,u) ta chỉ việc thêm “s” sau “y”. Ví dụ: A boy -> Two boys Cách 4: Những danh từ tận cùng bằng “F” hoặc “Fe” ta biến đổi: f/fe -> v+es Ví dụ: A leaf -> Leaves  Cách 5: Một số danh từ đặc biệt và không tuân thủ theo 4 quy tắc trên Ví dụ: A tooth -> Teeth A foot -> feet A person -> People A man -> Men A woman -> women A Policeman -> Policemen A Mouse -> mice A goose -> Geese An ox -> Oxen.  Với những kiến thức về danh từ trong tiếng Anh mà Unica chia sẻ ở bài viết trên, hy vọng bạn đọc sẽ một phần nào đó hiểu hơn về khái niệm, phân loại và chức năng của danh từ.  
Xem thêm bài viết

Tin học văn phòng

Sổ nhật ký chung là gì? Phân loại, hướng dẫn, mẫu sổ chung Sổ nhật ký chung là gì? Phân loại, hướng dẫn, mẫu sổ chung Trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp thì việc ghi chép, lưu trữ thông tin trên sổ sách và giấy tờ là điều quan trọng. Trong đó sổ nhật ký chung được nhiều người sử dụng và trở nên vô cùng phổ biến. Cùng Unica tìm hiểu cụ thể sổ nhật ký chung là gì và cách ghi sổ nhật ký chung chính xác nhất trong bài viết này nhé. Khái niệm sổ nhật ký chung  Sổ nhật ký chung được hiểu là sổ ghi lại toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của một doanh nghiệp theo trình tự thời gian dựa vào bộ chứng từ kế toán bao gồm các chứng từ kế toán và chứng từ gốc. Sổ nhật ký chung được mở định kỳ 1 tháng 1 lần, tương ứng với 12 lần/năm. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp doanh nghiệp chỉ mở sổ nhật ký chung 1 năm trên 1 lần. Chỉ cần theo dõi sổ nhật ký chung là các bạn có thể nắm được trong một khoảng thời gian nhất định như tháng/quý/năm, nhận biết được doanh nghiệp phát sinh bao nhiêu nghiệp vụ. Khái niệm chung sổ nhật ký chung Đặc điểm của sổ nhật ký chung Sổ nhật ký chung chắc hẳn vô cùng quen thuộc với những người làm kế toán. Đây là loại sổ được sử dụng phổ biến nhất trong các công ty và doanh nghiệp hiện nay. Sổ nhật ký chung có đặc điểm cơ bản nhất đó là những nghiệp vụ và tài chính phát sinh trong công ty đều được ghi chép lại một cách chi tiết. Các thông tin này đều được ghi chép theo thứ tự thời gian phát sinh trong sổ nhật ký chung. Điều này sẽ giúp ích rất lớn cho kế toán khi thực hiện tổng hợp thông tin báo cáo lên cấp quản lý. Ngoài ra, các thông tin được ghi chép trong sổ nhật ký chung theo từng kỳ chính là căn cứ quan trọng để kế toán liệt kê vào sổ cái. Tuy nhiên, việc lấy thông tin từ sổ nhật ký chung ghi vào sổ cái đòi hỏi người làm kế toán phải chú ý và cẩn thận. Bởi vì một nghiệp vụ phát sinh sẽ được ghi chép lặp lại nhiều lần trong sổ nhật ký chung. Khi lấy thông tin thì cần phải chọn lọc kỹ lưỡng để tránh việc thông tin bị trùng lặp. Đặc điểm cơ bản của sổ nhật ký chung Những nội dung trong nhật ký chung Nội dung trong nhật ký chung cần phải phản ánh được nội dung đầy đủ dưới đây: - Thời gian (gồm ngày, tháng) ghi sổ. - Số hiệu và ngày tháng của chứng từ kế toán được dùng làm căn cứ ghi sổ. - Nội dung nghiệp vụ kinh tế và tài chính phát sinh của doanh nghiệp. - Số tiền nghiệp vụ kế toán phát sinh. Về nguyên tắc thì toàn bộ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải cập nhật vào nhật ký chung. Những nếu đối tượng kế toán có số lượng phát sinh lớn thì các công ty có thể mở sổ nhật ký đặc biệt để đơn giản hóa và giảm khối lượng thông tin ghi vào sổ cái. Nội dung chính trong sổ nhật ký chung Phân loại sổ trong hình thức nhật ký chung Sổ nhật ký chung là nơi ghi chép lại các nghiệp vụ hay tài chính phát sinh tại bất kỳ một thời điểm nào của một đơn vị kinh doanh. Tuy nhiên, nếu lượng thông tin ghi vào sổ nhật ký chung quá lớn thì ngoài sổ nhật ký chung thì một số loại sổ khác được sử dụng như: Sổ nhật ký đặc biệt, sổ cái và thẻ kế toán chi tiết. Sổ nhật ký đặc biệt Sổ nhật ký đặc biệt là một phần quan trọng của sổ nhật ký chung. Việc ghi chép của sổ nhật ký đặc biệt cũng tương tự với sổ nhật ký chung. Trong sổ nhật ký đặc biệt, người ta sẽ chia thành các sổ riêng là: sổ nhật ký thu tiền hoặc sổ nhật ký chi tiền, sổ nhật ký mua và bán hàng. - Sổ nhật ký thu tiền là loại sổ được sử dụng để ghi các khoản tiền thu của đơn vị kinh doanh. Gồm cả tiền mặt, tiền chuyển qua ngân hàng đều sẽ được ghi chép đầy đủ trong sổ này. - Sổ nhật ký chi tiền là sổ dùng để ghi chép lại các khoản chi của doanh nghiệp. Các khoản tiền mặt hay tiền chuyển qua ngân hàng để phục vụ mục đích chi tiêu của doanh nghiệp đều sẽ được thống kê tại đây. - Sổ nhật ký mua hàng sẽ ghi chép lại các hoạt động mua hàng đã thanh toán và đặt cọc trước hoặc mua chịu tiền của doanh nghiệp. - Sổ nhật ký bán hàng là nơi ghi chép lịch sử bán hàng của doanh nghiệp. Các hàng hóa, bán thành phẩm được cung cấp cho người mua theo hình thức đã thanh toán hay đặt cọc trước đều sẽ được ghi chép rõ ràng, chi tiết trong sổ. Sổ nhật ký đặc biệt Sổ cái Sổ cái chính là sổ tổng hợp lại các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong một giai đoạn nhất định của công ty. Các thông tin được ghi chép trong sổ cái đều được cung cấp bởi quyển sổ nhật ký chung. Các số liệu được ghi chép và tổng hợp trên sổ cái sẽ phản ánh phần vốn, tài sản và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể: - Ngày, tháng cụ thể ghi sổ. - Số hiệu cùng ngày tháng của các chứng từ kế toán được sử dụng làm căn cứ ghi sổ. - Nội dung nghiệp vụ kế toán. - Sổ tiền của nghiệp vụ phát sinh vào bên Nợ/Có của mỗi tài khoản. Mẫu sổ cái Hướng dẫn các trình tự ghi sổ nhật ký chung Sổ nhật ký chung hàng ngày Kế toán phải dựa vào các chứng từ đã được kiểm tra để ghi chép những nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký chung. Sau đó, dựa theo các dữ liệu trên sổ nhật ký chung này để nhập vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp. Trong trường hợp doanh nghiệp có mở sổ và thẻ kế toán thì ngoài việc ghi chép vào sổ nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh cũng cần phải được ghi vào các sổ kế toán chi tiết. Trường hợp các doanh nghiệp mở sổ nhật ký đặc biệt thì cần ghi chép các nghiệp vụ phát sinh hàng ngày vào sổ nhật ký đặc biệt. Tuỳ vào khối lượng nghiệp vụ phát sinh, kế toán sẽ tổng hợp định kỳ để lấy số liệu nhập vào sổ cái. Trình tự ghi nội dung sổ nhật ký chung Sổ nhật ký chung cuối tháng/quý/năm Với định kỳ cuối tháng/quý/năm, bộ phận kế toán sẽ tiến hành đối chiếu và kiểm tra dữ liệu của sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết sau đó cộng các số liệu trên sổ cái và lập bảng cân đối số phát sinh. Phát sinh Nợ và Có trên bảng cân đối phát sinh phải bằng với tổng số phát sinh Nợ và Có được ghi trong sổ nhật ký chung cùng kỳ. Mẫu nhật ký chung cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ Kế toán cần lựa chọn một mẫu sổ nhật ký chung phù hợp với quy mô của doanh nghiệp. Trong khóa học nguyên lý kế toán các bạn có thể dễ dàng nắm bắt nhanh chóng. Đối với các doanh nghiệp nhỏ thì có thể tham khảo mẫu sổ số S03a – DNN theo thông tư 133. Cách ghi như sau: - Cột A: Ngày, tháng ghi sổ. - Cột B: Số hiệu chứng từ kế toán để làm căn cứ ghi sổ. - Cột C: Thời gian thành lập chứng từ kế toán. - Cột D: Tóm tắt phần nội dung nghiệp vụ kế toán của chứng từ. - Cột E: Đánh dấu nghiệp vụ trong sổ Nhật ký chung đã được ghi vào Sổ cái. - Cột G: Số thứ tự của sổ Nhật ký chung. - Cột H: Số hiệu của các tài khoản ghi Nợ, Có theo định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế và tài chính phát sinh. Tài khoản Nợ ghi trước và Có ghi sau, mỗi tài khoản ghi một dòng riêng. - Cột 1: Số tiền phát sinh của Tài khoản ghi Nợ. - Cột 2: Số tiền phát sinh trong Tài khoản ghi Có. Tổng kết Qua bài viết này bạn đã nắm được khái niệm: Sổ nhật ký chung là gì? và đặc điểm cũng như mẫu sổ nhật ký đúng chuẩn nhất. Nếu bạn muốn cải thiện kỹ năng của mình thì đừng bỏ qua khóa học kế toán online trên Unica nhé. Cách sửa lỗi font chữ trong word tự động cực nhanh chóng, đơn giản
Cách sửa lỗi font chữ trong word tự động cực nhanh chóng, đơn giản Một trong những lỗi thường hay gặp nhất khi làm việc với word đó là lỗi font chữ. Lỗi font chữ khiến cho các ký tự bị sai chính tả, văn bản trông khó đọc và thiếu tính thẩm mỹ. Nếu bạn đang gặp vấn đề liên quan đến font chữ và đang tìm cách sửa lỗi font chữ trong word, bài viết sau Unica sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn. Mời bạn đọc tham khảo những nội dung chi tiết mà Unica sẽ chia sẻ qua bài viết nhé. 1. Nguyên nhân bị lỗi font chữ trong Word Lỗi font chữ trong word xuất hiện do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Cụ thể nguyên nhân gây lỗi có thể kể đến như: 1.1. Lỗi font chữ là lỗi thường gặp khi bạn download một tài liệu trên mạng Internet Khi bạn download một tài liệu trên internet, bạn rất hay gặp lỗi font chữ. Nguyên nhân chính là do tài liệu đó sử dụng font chữ không được cài đặt trên máy tính của bạn. Ngoài ra, lỗi font chữ cũng có thể xảy ra do lỗi định dạng của tài liệu hoặc do lỗi hệ thống hoặc xung đột phần mềm. Lỗi font chữ trong Word 1.2. Máy tính của bạn không có sẵn font chữ mà người dùng sử dụng Trong một số trường hợp, lỗi font chữ trong word cũng có thể là do máy tính của bạn không có sẵn font chữ mà người dùng sử dụng. Khi máy tính không có sẵn font chữ tương thích, word sẽ sử dụng font chữ mặc định, từ đó gây lỗi font. 1.3. Khi copy dữ liệu từ một máy tính khác về máy mình Khi copy dữ liệu từ một máy tính khác về máy mình của bạn, mà máy tính của bạn lại không có sẵn font chữ tương thích với người sử dụng trên máy tính khác thì lỗi font chữ sẽ xảy ra. Khi này nếu không biết cách chỉnh sửa file word bị lỗi font thì văn bản copy về sẽ không thể đọc được. Vì vậy, bạn hãy tham khảo các cách chuyển font chữ bị lỗi online có thể khắc phục được nhanh nhất nhé. 1.4. Đoạn văn bản Word bị mã hóa thành các ký tự, thiếu từ hoặc bị sai chính tả Văn bản nếu như bị lỗi font chữ thì một trong những biểu hiện rõ ràng và dễ nhận thấy nhất đó là đoạn văn bản word bị mã hóa thành các ký tự lung tung, thiếu từ hoặc bị sai chính tả. Để giải quyết vấn đề này, chỉ có cách sửa file lỗi font. Văn bản bị lỗi mã hoá thành các ký tự 2. Hướng dẫn cách sửa lỗi font chữ trong word Sau khi đã biết lỗi font chữ trong word do đâu, phần tiếp theo bài viết chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn sửa file bị lỗi font nhanh chóng và hiệu quả chỉ với vài thao tác rất cơ bản. Cùng khám phá nhé. 2.1. Sửa lỗi font chữ trong Word bằng Unikey - Ưu điểm: tiết kiệm thời gian, đơn giản, dễ thực hiện, không cần phải xác định Font chữ gốc của tài liệu. - Hạn chế: Unikey không hỗ trợ chuyển đổi khi không đúng Font chữ Lưu ý: Với cách sửa lỗi Font chữ trong Word bằng Unikey, bạn phải xác định được bảng mã phù hợp với dữ liệu của mình. Trong đó: - Bảng mã TCVN3 (hay ABC): Bảng mã bao gồm các Font chữ bắt đầu bằng .Vn. Chẳng hạn như: .VNTime, .VnArial… - Bảng mã VNI Windows: Bảng mã bao gồm những font chữ có tên bắt đầu bằng VNI-. Chẳng hạn như: VNI-Viettay, VNI-Disney… - Bảng mã Unicode: Bảng mã Unicode chuẩn quốc tế sẽ không có phần tiền tố đứng trước tên. Chẳng hạn như: Arial, Times New Roman… Cụ thể cách sửa lỗi font chữ trong word bằng Unikey như sau: - Bước 1: Mở văn bản bị lỗi font chữ trên mấy tính => Sao chép phần văn bản bị lỗi vào Word. - Bước 2: Mở hộp thoại Unikey Toolkit bằng cách nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + F6 -> nhấn vào Đảo bảng mã.  Lúc này, nguồn là Font TCVN3 (ABC) và Đích là Font Unicode. Đây là 2 Font chữ phổ biến được dùng để sửa lỗi. Tuy nhiên bạn có thể điều chỉnh nhiều Font chữ khác nhau nếu bạn biết văn bản của mình đang gặp lỗi Font gì.  Mở hộp thoại Unikey Toolkit  - Bước 3: Nhấn vào chuyển mã -> OK -> nếu có thông báo Successfully Converted RTF Clipboard -> Nhấn Đóng.  Thao tác sửa lỗi font chữ - Bước 4: Dán đoạn văn bản ra Word bằng phím Ctrl + V. Kết quả nhận được 2.2. Sửa lỗi font chữ trong Word với bộ cài phông tiếng Việt Tải và cài Full chữ - Ưu điểm: Hiệu quả tốt, thao tác đơn giản, dễ thực hiện, có thể sử dụng cho những lần tiếp theo mà không cần chuyển mã.  - Hạn chế: Để sử dụng được cách này, bạn phải xác định được Font chữ nguyên thể đầu tiên của văn bản.  - Bước 1: Tải Font chữ về máy của bạn + Link tải Full Font chữ: TẠI ĐÂY + Link tải Font chữ trên Google Font: TẠI ĐÂY - Bước 2: Giải nén cho File vừa tải. Giản nén file vừa tải - Bước 3: Tiếp tục tiến hành fiải nén các file chứa font ở bên trong file bộ cài đặt Font Full vừa tải về. Giải nén file trong bộ Font Full - Bước 4: Mở từng file chứa font chữ đã được giải nén -> sao chép toàn bộ font chữ trong file đó. Sao chép toàn bộ file - Bước 5: Chọn This PC -> chọn ổ C:\ -> Thư mục Windows -> Thư mục font chữ để truy cập vào file font chữ.  Truy cập vào file font chữ - Bước 6: Nhấn Ctrl + V cài đặt toàn bộ Font chữ còn thiếu vào file font  Nếu máy tính của bạn báo trùng F=font thì có nghĩa là font trên máy tính của bạn giống bộ cài Font Full chữ tải về. Khi gặp trường hợp này, bạn chỉ cần chọn các mục như sau: - Chọn Yes để ghi đè lên Font cũ. - Chọn No để bỏ qua Font đang Copy.  Lưu ý: Bạn có thể tích chọn vào ô Do this for all current items để thực hiện thao tác cho font chữ khác mà không cần nhấn Yes cho mỗi lần muốn ghi đè hoặc No cho mỗi lần bỏ qua.  >> Xem thêm: Cách sửa lỗi file Word bị mã hóa chi tiết, đơn giản Chọn Yes hoặc No Cách sửa lỗi Font chữ trong Word bằng Font chữ Full - Bước 1: Dùng chuột bôi đen phần văn bản bị lỗi, sau đó nhấn Ctrl + C để sao chép. Copy phần bị lỗi font chữ - Bước 2: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + F6 để hiện hộp thoại Unikey Toolkit -> chọn font chữ phù hợp cho nguồn và đích.  Chọn font chữ phù hợp - Bước 3: Chọn mục chuyển mã -> nhấn OK -> Khi có thông báo Successfully converted RTF clipboard -> chọn Đóng.  Thao tác sửa lỗi font chữ với bộ cài Font Tiếng Việt  - Bước 4: Nhấn Ctrl + V để dán và xem kết quả.  Kết quả nhận được 3. Tổng kết Thông qua nội dung bài viết trên, Unica đã cùng bạn tìm hiểu về cách sửa lỗi font chữ trong Word vô cùng đơn giản. Với hướng dẫn chi tiết về cách sửa này, chắc chắn bạn sẽ có được nhưng bản thảo word đẹp và chuyên nghiệp nhất. Nếu bạn muốn học tin học văn phòng Online, đặc biệt là học Word Online hiệu quả thì nhất định không nên bỏ lỡ những kiến thức này nhé. Cảm ơn và chúc các bạn thành công!
Cách xem trước khi in trong Word cực đơn giản, chỉ mất vài giây
Cách xem trước khi in trong Word cực đơn giản, chỉ mất vài giây Bạn đang muốn in một tài liệu word nhưng không biết tài liệu của bạn sẽ trông như thế nào sau khi in? Bạn muốn kiểm tra lại các lỗi nhỏ, định dạng và bố cục của tài liệu word trước khi in? Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách xem trước khi in trong word cực đơn giản, chỉ mất vài giây. Bạn cũng sẽ biết được khi nào cần xem trước khi in và lợi ích của việc xem trước khi in ở trong word. Hãy cùng Unica theo dõi nhé! Khi nào cần xem trước khi in? Xem trước khi in là một chức năng hữu ích trong word, cho phép bạn xem được tài liệu word của bạn sẽ trông như thế nào khi in ra giấy. Bạn nên xem trước khi in trong những trường hợp sau đây: - Khi bạn muốn in một tài liệu word quan trọng, như báo cáo, luận văn, hợp đồng,… - Khi bạn muốn in một tài liệu word có nhiều hình ảnh, biểu đồ, bảng,… - Khi bạn muốn in một tài liệu word có nhiều trang, đặc biệt là khi bạn muốn in hai mặt giấy. - Khi bạn muốn in một tài liệu word có nhiều thiết lập khác nhau, như kích thước giấy, lề, căn lề,… Xem trước khi in trong Word Lợi ích của việc xem trước khi in trong Word Xem trước khi in trong word có nhiều lợi ích như là kiểm tra được những lỗi nhỏ trong văn bản, kiểm tra định dạng của văn bản, biết trước được tài liệu sau khi in sẽ thế nào và tránh sai sót phải in nhiều lần. Cụ thể như sau: 1. Kiểm tra được các lỗi nhỏ trong file Word Khi bạn xem trước khi in trong word, bạn có thể phát hiện và sửa được các lỗi nhỏ trong file word, như lỗi chính tả, lỗi đánh máy, lỗi định dạng,… Điều này sẽ giúp bạn tránh được những sai sót đáng tiếc khi in tài liệu word. 2. Kiểm tra được định dạng trong Word có như mong muốn Khi bạn xem trước khi in trong word, bạn có thể kiểm tra được định dạng trong word có như mong muốn hay không, như kích thước giấy, lề, căn lề, khoảng cách dòng, font chữ, màu sắc,… Bạn có thể điều chỉnh được các thiết lập này để đảm bảo tài liệu word của bạn được in đúng ý mình. Kiểm tra được định dạng trong Word có như mong muốn >> Xem thêm: Cách in ngang trong Word 2016, 2013, 2010, 2007, 2003 3. Biết được tài liệu sau khi in sẽ như thế nào Khi bạn xem trước khi in trong word, bạn có thể biết được tài liệu sau khi in sẽ như thế nào như bố cục, hình ảnh, biểu đồ, bảng,… Bạn có thể xem được tài liệu word của mình sẽ trông như thế nào trên giấy, có phù hợp với mục đích và nội dung của tài liệu hay không. 4. Tránh bị sai và in lại nhiều lần Khi bạn xem trước khi in trong word, bạn có thể tránh được việc in sai và in lại nhiều lần, gây lãng phí thời gian và tiền bạc. Bạn có thể chắc chắn rằng tài liệu word của bạn đã được kiểm tra kỹ và sửa chữa hoàn chỉnh trước khi in. Tránh bị sai và in lại nhiều lần Hướng dẫn cách xem trước khi in trong word Sau khi biết được lợi ích của việc xem trước khi in trong word, bạn có thể muốn biết cách làm như thế nào. Bạn có thể xem trước khi in trong word bằng cách sau đây: 1. Cách xem trước bản in trong word 2010, 2013, 2016, 2019 Đây là cách soi văn bản trước khi in cho các phiên bản word mới nhất. Bạn chỉ cần làm theo các bước sau: - Bước 1: Trên thanh công cụ, bạn chọn thẻ File. Chọn thẻ File - Bước 2: Chọn mục Print hoặc nếu muốn mở nhanh thì bạn có thể sử dụng tổ hợp phím Ctrl + F2.  Chọn mục Print - Bước 3: Nhìn sang màn hình phía bên tay phải, bạn có thể xem văn bản trước khi in. Xem trước bản in trong Word  2. Xem trước trang in trong word 2007 Đây là cách xem trước khi in trong word cho phiên bản word cũ hơn. Bạn cũng có thể làm theo các bước sau: - Bước 1: Sau khi mở File Word cần xem trước khi in, bạn click chọn nút Microsoft Button. Tiếp đó, bạn chọn mũi tên trong phần Print Preview.  Chọn mũi tên trong phần Print Preview - Bước 2: Word sẽ hiển thị nội dung xem trước cho bạn.  Phần xem trước trong Word - Bước 3: Sử dụng các lệnh ở thanh Ribbon để thực hiện thao tác. Trong đó: + Print: In. + Page Setup: Chỉnh sửa thiết lập trang (canh lề, lặp tiêu đề,...). + Zoom: Phóng to. + Next Page: Trang kế tiếp. + Previous Page: Trở lại trang trước. + Show Margins: Hiển thị lề. + Close Print Preview: Thoát phần xem trước. Các lệnh ở thanh Ribbon Xem trước khi in đối với Google Docs Không chỉ làm việc với Excel, đôi khi bạn sẽ cần dùng tới Google Docs để soạn thảo văn bản. Vậy khi cần in tài liệu từ Google Docs thì chắc chắn rằng bạn cũng muốn xem trước khi in. Nếu chưa biết thao tác này, mời bạn xem nội dung dưới đây: - Bước 1: Mở trang Google Docs và nhấn vào mục Print trên thanh công cụ.  Nhấn vào mục Print - Bước 2: Sau thao tác này, Google Docs sẽ trả về một trang xem trước như hình dưới đây. Bạn có thể nhìn thấy chế độ xem trước khi in ở phía bên tay trái của màn hình. Xem trước bản in trong Goole Docs Tổng kết Thông qua nội dung bài viết trên, Unica đã cùng bạn tìm hiểu về cách xem trước khi in trong Word dành cho nhiều phiên bản. Chúng tôi hy vọng những thông tin trên hữu ích để giúp bạn học tin học văn phòng Online hiệu quả hơn. Còn nếu bạn muốn học chuyên sâu về Word, hãy tham khảo ngay các khóa học của Unica. Giảng viên của chúng tôi sẽ mang tới những bài giảng chất lượng và hấp dẫn nhất để giúp bạn có thể hiểu và thực hành được ngay sau khóa học.  Cảm ơn và chúc các bạn thành công! >> Xem thêm: Cách in 2 mặt trong word 2007, 2010, 2013, 2016
Xem thêm bài viết