Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Đòn bẩy kinh doanh là gì? Ví dụ và công thức tính đòn bẩy

Đòn bẩy kinh doanh được xem như là "vũ khí bí mật" giúp doanh nghiệp hiểu và quản lý tốt công việc kinh doanh, hạn chế rủi ro không đáng có. Biết cách áp dụng đòn bẩy kinh doanh thông minh, doanh nghiệp tốn ít vốn, ít nhân sự, nhưng vẫn có khả năng làm được nhiều và tạo ra kết quả kinh doanh tốt, tăng trưởng doanh thu nhanh chóng. Vậy đòn bẩy kinh doanh là gì mà lại có năng lực mạnh mẽ như vậy? Bài viết sau đây Unica sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và biết cách áp dụng đòn bẩy đúng cách cho công việc kinh doanh của mình. Cùng khám phá nhé.

Đòn bẩy kinh doanh là gì?

Đòn bẩy kinh doanh hay còn gọi là đòn bẩy hoạt động, là một khái niệm then chốt trong quản trị tài chính doanh nghiệp. Nó phản ánh mức độ mà lợi nhuận hoạt động (EBIT) có thể bị ảnh hưởng khi doanh thu thay đổi trong bối cảnh chi phí cố định và biến đổi vẫn giữ nguyên. Nói cách khác, khi doanh thu tăng hoặc giảm, đòn bẩy kinh doanh sẽ cho ta thấy lợi nhuận sẽ biến động theo tỷ lệ bao nhiêu.

Đòn bẩy kinh doanh là gì?

Đòn bẩy kinh doanh là gì?

Trong kinh doanh, đòn bẩy vận hành dựa trên nguyên lý chỉ cần một điều chỉnh nhỏ trong cách doanh nghiệp sử dụng chi phí hoặc nguồn vốn cũng có thể tạo ra sự thay đổi đáng kể về kết quả lợi nhuận. Chính sự khuếch đại này khiến đòn bẩy trở thành một công cụ chiến lược nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro nếu không được quản lý đúng cách.

Vai trò của đòn bẩy trong kinh doanh

Đòn bẩy tài chính là một công cụ linh hoạt được sử dụng để áp dụng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích rõ rệt. Vậy vai trò cốt lõi của đòn bẩy kinh doanh là gì? Dưới đây Unica sẽ chia sẻ cho bạn.

  • Tăng cường khả năng đầu tư và mở rộng: Nhờ tận dụng nguồn vốn vay, doanh nghiệp không cần phụ thuộc hoàn toàn vào vốn tự có để triển khai các kế hoạch phát triển như: mở rộng quy mô sản xuất, nâng cấp trang thiết bị hay thâm nhập thị trường mới. Điều này giúp tối ưu nguồn lực, doanh nghiệp không bỏ lỡ các cơ hội tăng trưởng tiềm năng.

  • Tăng lợi nhuận và sinh lời: Khi chiến lược đầu tư được thực hiện đúng đắn và hoạt động kinh doanh hiệu quả, đòn bẩy tài chính có thể làm gia tăng lợi nhuận vượt trội. Với sự hỗ trợ từ nguồn vốn bên ngoài, doanh nghiệp có điều kiện để đẩy mạnh sản xuất, tăng doanh thu và cải thiện hiệu suất vận hành, từ đó nâng cao khả năng sinh lời.

  • Tận dụng cơ hội đầu tư lớn: Không ít thương vụ đầu tư hấp dẫn yêu cầu nguồn vốn ban đầu khá cao. Nếu chỉ dựa vào nội lực, doanh nghiệp chắc chắn không đủ khả năng tham gia. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính giúp doanh nghiệp tiếp cận được các dự án lớn, gia tăng khả năng sinh lợi dài hạn.

  • Tối ưu hóa cấu trúc vốn: Áp dụng đòn bẩy tài chính đúng cách sẽ hỗ trợ việc thiết lập lại cơ cấu vốn tối ưu. Đặc biệt trong trường hợp lãi suất vay thấp hơn mức lợi nhuận kỳ vọng, việc gia tăng tỷ trọng vốn vay không chỉ hợp lý mà còn giúp tiết giảm chi phí vốn tổng thể.

Đòn bẩy tài chính đóng vai trò vô cùng quan trọng trong kinh doanh

Đòn bẩy tài chính đóng vai trò vô cùng quan trọng trong kinh doanh

3 Loại đòn bẩy trong kinh doanh cho doanh nghiệp

Để tối ưu hóa lợi nhuận và kiểm soát rủi ro, doanh nghiệp cần tận dụng hiệu quả các loại đòn bẩy kinh doanh và nắm chắc cách vận hành của chúng. Mỗi loại đòn bẩy đóng vai trò khác nhau, nhưng đều có điểm chung là giúp doanh nghiệp khuếch đại kết quả kinh doanh từ những thay đổi nhỏ trong doanh thu hoặc cơ cấu vốn. Dưới đây là 3 loại đòn bẩy phổ biến phổ biến nhất cho anh em tham khảo

Đòn bẩy tài chính

Đòn bẩy tài chính (Financial Leverage) đề cập đến việc doanh nghiệp sử dụng nợ vay để tài trợ cho hoạt động kinh doanh, nhằm tăng lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Đòn bẩy tài chính hoạt động dựa trên một nguyên lý chỉ cần một thay đổi nhỏ trong lợi nhuận hoạt động cũng có thể tạo ra sự biến động lớn trong EPS – tức thu nhập trên mỗi cổ phần. Chính sự khuếch đại này là yếu tố cốt lõi khiến đòn bẩy tài chính trở thành một công cụ quan trọng trong chiến lược tài chính của doanh nghiệp.

Công thức tính đòn bẩy tài chính

Công thức tính đòn bẩy tài chính

Công thức tính đòn bẩy tài chính

Trong đó:

  • EPS: Thu nhập trên cổ phần = (Lợi nhuận sau thuế – Lợi nhuận sau thuế cổ phần ưu đãi được hưởng) / Tổng số cổ phiếu thường phát hành

  • I: Lãi vay

  • Q: Sản lượng bán ra

  • V: Biến phí trên 1 đơn vị sản phẩm

  • F: Định phí

Ví dụ: Công ty H muốn xác định độ nghiêng đòn bẩy tài chính với mức doanh số 300000 sản phẩm. Trong đó, định phí là 280 triệu, biến phí là 84 nghìn/sản phẩm và giá bán là 100 nghìn/sản phẩm, lãi vay phải trả là 60 triệu và mức thuế suất là 20%.

Công thức áp dụng: EBIT = 30.000 x (100.000 – 84.000) – 280.000.000 = 200.000.000

DFL = 200.000.000/ (200.000.000 – 60.000.000) = 1,43%

Giải thích: Sự thay đổi 1% trong lợi nhuận sẽ dẫn đến sự thay đổi cùng chiều 1,43% trong thu nhập trên cổ phần (Nếu lợi nhuận tăng lên 1% thì EPS sẽ tăng thêm 1,43% – lợi nhuận giảm 1% thì EPS giảm 1,43%)

Ý nghĩa của đòn bẩy tài chính

Ý nghĩa đòn bẩy kinh doanh là gì? Đòn bẩy tài chính là một công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp khuếch đại tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu. Bằng cách sử dụng vốn vay trong cấu trúc tài chính, doanh nghiệp có thể gia tăng lợi nhuận cho cổ đông nếu lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đủ lớn.

Mức độ đòn bẩy tài chính thường được phản ánh qua hệ số nợ của doanh nghiệp. Khi hệ số nợ càng cao, tức là doanh nghiệp sử dụng nhiều vốn vay hơn so với vốn chủ, thì độ lớn của đòn bẩy tài chính cũng tăng theo. Điều này đồng nghĩa với cơ hội sinh lời cao hơn, nhưng đi kèm với đó là mức độ rủi ro tài chính cũng lớn hơn.

Bên cạnh ưu điểm thì đòn bẩy tài chính cũng có nhược điểm. Đó là: Chỉ cần một thay đổi nhỏ trong lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) cũng có thể dẫn đến biến động mạnh trong lợi nhuận sau thuế. Nếu lợi nhuận tạo ra không đủ để bù đắp chi phí lãi vay, lợi nhuận ròng trên cổ phần sẽ sụt giảm, thậm chí chuyển sang âm. Do đó, việc sử dụng đòn bẩy tài chính cần được tính toán cẩn thận để cân bằng giữa lợi nhuận kỳ vọng và rủi ro tiềm ẩn.

Đòn bẩy tổng hợp

Đòn bẩy tổng hợp kết hợp cả đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính, phản ánh mức độ ảnh hưởng của việc thay đổi doanh thu đến lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS). Bằng cách kết hợp đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy kinh doanh sẽ thấy chỉ một sự thay đổi nhỏ trong trong doanh thu cũng sẽ khuếch đại thành thay đổi lớn hơn trong EPS. Sự khuếch đại này được gọi là độ lớn đòn bẩy tổng hợp. (DCL – Degree of Combined Leverage).

Công thức tính đòn bẩy tổng hợp

Công thức tính đòn bẩy tổng hợp

Công thức tính đòn bẩy tổng hợp

Trong đó:

  • EBIT: Lợi nhuận trước thuế và lãi vay

  • EPS: Lợi nhuận sau thuế trên cổ phần

  • I: Lãi vay

  • Q: Sản lượng bán ra

  • V: Biến phí trên 1 đơn vị sản phẩm

  • F: Định phí

Ví dụ: Nếu DCL = 2 thì sự thay đổi 1% trong doanh thu sẽ dẫn đến sự thay đổi cùng chiều 2% trong EPS (Nếu doanh thu tăng lên 1% thì EPS sẽ tăng thêm 2%, doanh thu giảm 1% thì EPS giảm 2%).

Ý nghĩa của đòn bẩy tổng hợp

Mức độ sử dụng đòn bẩy tổng hợp thể hiện một điều rằng: Nếu như doanh nghiệp đầu tư vào tài sản cố định bằng cách sử dụng vốn vay thì sẽ xác định được lợi nhuận chủ sở hữu biến động như thế nào khi doanh thu thay đổi.

Đòn bẩy hoạt động

Đòn bẩy hoạt động (Operating Leverage) là một khái niệm tài chính kinh doanh có khả năng phản ánh mức độ sử dụng chi phí cố định trong cơ cấu chi phí của doanh nghiệp. Nó cho thấy sự ảnh hưởng của việc thay đổi doanh thu đến lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT)

Công thức tính đòn bẩy hoạt động:

Công thức tính đòn bẩy hoạt động

Công thức tính đòn bẩy hoạt động

Trong đó:

  • EBIT: Lợi nhuận hoạt động (Lợi nhuận trước thuế và lãi vay) = Tổng doanh thu – Tổng biến phí – Tổng định phí

  • Q: Sản lượng bán ra

  • V: Biến phí trên 1 đơn vị sản phẩm

  • F: Định phí

Ví dụ: Công ty X muốn xác định độ lớn của đòn bẩy hoạt động với mức doanh số là 70.0000 sản phẩm, trong đó: chi phí cố định là 120 triệu, chi phí biến đổi là 21 nghìn/sản phẩm và giá bán là 54 nghìn/sản phẩm.

Công thức tính như sau: DOL = 70000. (54000 – 21000) / 70000. (54000 – 21000) – 120000000 = 1,05%

Giải thích: Sự thay đổi 1% trong doanh thu sẽ dẫn đến sự thay đổi cùng chiều 1,05% trong EBIT (Nếu doanh thu tăng lên 1% thì EBIT sẽ tăng thêm 1,05% – doanh thu giảm 1% thì EBIT giảm 1,05%)

Ý nghĩa của đòn bẩy hoạt động

Đòn bẩy hoạt động là công cụ giúp nhà quản lý dự báo mức lợi nhuận có thể đạt được khi doanh thu tăng lên. Thông qua việc phân tích mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận, doanh nghiệp có thể đưa ra chiến lược sử dụng chi phí một cách tối ưu – đặc biệt là giữa chi phí cố định (định phí) và chi phí biến đổi (biến phí) nhằm gia tăng hiệu quả kinh doanh.

Cấu trúc chi phí đóng vai trò then chốt trong việc quyết định mức độ đòn bẩy hoạt động. Cụ thể, nếu doanh nghiệp có tỷ trọng chi phí cố định cao hơn biến phí, mức độ đòn bẩy hoạt động sẽ lớn hơn, đồng nghĩa với khả năng khuếch đại lợi nhuận khi doanh thu tăng là rất cao. Ngược lại, nếu chi phí biến đổi chiếm phần lớn, doanh nghiệp sẽ có mức đòn bẩy hoạt động thấp, và lợi nhuận tăng lên không đáng kể khi doanh thu tăng.

Tuy nhiên, đòn bẩy hoạt động luôn là "con dao hai lưỡi". Khi doanh thu giảm, lợi nhuận cũng sẽ sụt giảm theo cùng tỷ lệ, thậm chí còn mạnh hơn do hiệu ứng khuếch đại ngược. Chính vì thế, các doanh nghiệp luôn cố gắng đạt hoặc vượt qua điểm hòa vốn – mốc doanh thu mà tại đó doanh nghiệp bắt đầu có lợi nhuận. Khi vượt qua ngưỡng này, đòn bẩy hoạt động sẽ phát huy tác dụng tích cực, giúp lợi nhuận tăng trưởng nhanh chóng theo từng phần trăm doanh thu tăng thêm.

Sơ đồ mối quan hệ giữa ba loại đòn bẩy kinh doanh

Đòn bẩy hoạt động, tài chính và tổng hợp là ba loại đồn bẩy có liên quan mật thiết với nhau, chúng không hoạt động riêng lẻ mà có mối quan hệ chặt chẽ, tác động trực tiếp từ doanh thu đến lợi nhuận ròng. Cùng xem sơ đồ sau để hiểu cách chúng kết nối và ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.

Sơ đồ mối quan hệ giữa ba loại đòn bẩy kinh doanh

Sơ đồ mối quan hệ giữa ba loại đòn bẩy kinh doanh

Sơ đồ trên cho thấy cách ba loại đòn bẩy trong kinh doanh vận hành và tác động lên từng giai đoạn trong chuỗi giá trị tài chính từ doanh thu, đến lợi nhuận hoạt động (EBIT) và cuối cùng là thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS). Để áp dụng hiệu quả, nhà quản trị cần hiểu rõ vai trò riêng của từng loại đòn bẩy, tránh nhầm lẫn chức năng và biết cách sử dụng đúng thời điểm, đúng mục tiêu.

Cách ứng dụng đòn bẩy kinh doanh hiệu quả

Để ứng dụng đòn bẩy kinh doanh hiệu quả, doanh nghiệp có thể xem xét các phương pháp sau:

  • Quản lý dòng tiền chặt chẽ: Kiểm soát tốt dòng tiền giúp doanh nghiệp đảm bảo khả năng thanh toán và tận dụng cơ hội đầu tư kịp thời. ​

  • Tối ưu hóa cơ cấu chi phí: Cân bằng giữa chi phí cố định và biến đổi để tăng hiệu quả hoạt động và giảm thiểu rủi ro tài chính. ​

  • Sử dụng vốn vay hợp lý: Đánh giá khả năng tài chính và triển vọng kinh doanh trước khi quyết định vay vốn, nhằm tránh gánh nặng nợ nần và đảm bảo khả năng trả nợ. ​

  • Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản: Theo dõi các chỉ số tài chính như ROA và ROE để đo lường mức độ sinh lời và hiệu quả sử dụng tài sản, từ đó điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp. ​

  • Xây dựng quy trình quản lý hiệu quả: Thiết lập các quy trình quản lý rõ ràng giúp kiểm soát hoạt động kinh doanh, tối ưu hóa nguồn lực và nâng cao hiệu suất làm việc. ​

  • Đặt mục tiêu cụ thể và khả thi: Áp dụng nguyên tắc SMART (Cụ thể, Đo lường được, Khả thi, Liên quan, Thời hạn) để xác định và theo dõi tiến độ đạt được mục tiêu kinh doanh. ​

  • Phân tích báo cáo tài chính định kỳ: Thường xuyên xem xét báo cáo tài chính để đánh giá tình hình kinh doanh, phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn và điều chỉnh chiến lược kịp thời. ​

  • Đa dạng hóa danh mục đầu tư: Phân bổ vốn vào nhiều lĩnh vực hoặc sản phẩm khác nhau để giảm thiểu rủi ro và tăng cơ hội sinh lời. ​

  • Tận dụng công nghệ trong quản lý: Áp dụng các phần mềm quản trị doanh nghiệp để tự động hóa quy trình, nâng cao hiệu quả và giảm thiểu sai sót. ​

  • Đào tạo và phát triển nhân sự: Nâng cao kỹ năng và kiến thức cho đội ngũ nhân viên giúp tăng hiệu suất làm việc và khả năng thích ứng với thay đổi trong kinh doanh. ​

Việc áp dụng các phương pháp trên sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng đòn bẩy kinh doanh một cách hiệu quả, thúc đẩy tăng trưởng và đạt được lợi nhuận bền vững.

Kết luận

Hiểu rõ đòn bẩy kinh doanh là gì và cách vận dụng hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn lực, nâng cao lợi nhuận và kiểm soát rủi ro một cách chủ động. Tuy nhiên, việc sử dụng đòn bẩy cũng cần đi kèm với sự tính toán kỹ lưỡng và chiến lược rõ ràng để tránh những hệ quả không mong muốn. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn đầy đủ hơn về vai trò và ứng dụng của đòn bẩy trong kinh doanh, từ đó đưa ra những quyết định sáng suốt cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.


Tags: Startup
Trở thành hội viên
0/5 - (0 bình chọn)