Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Doanh thu thuần là gì? Các yếu tố ảnh hưởng doanh thu thuần

Nội dung được viết bởi Đoàn Đình Khánh

Doanh thu thuần là một khái niệm đã rất quen thuộc với mọi người. Từ các doanh nghiệp, công ty hay các nhà đầu tư thì đều quan tâm đến yếu tố này. Vậy chính xác doanh thu thuần là gì, công thức tính cũng như yếu tố nào ảnh hưởng đến doanh thu thuần thì mời các bạn và Unica tìm hiểu kỹ hơn nhé!

Doanh thu thuần là gì?

Doanh thu thuần có tên tiếng anh là "Net Revenue" được hiểu đó là khoản doanh thu thực tế, hay doanh thu bán hàng hóa sản phẩm khi không có sự cộng thêm của các khoản phí thuế, hoặc các khoản giảm trừ doanh thu khác.

Doanh thu thuần là gì?

Doanh thu thuần là gì?

Ví dụ trong hóa đơn của các siêu thị, doanh thu thuần (doanh thu thực tế) của họ chính là số lượng sản phẩm x đơn giá mà không phải chịu thêm bất kỳ khoản phát sinh nào khác.

Rất nhiều người dễ bị nhầm lẫn giữa doanh thu thuần với doanh thu. Có thể thấy chúng khá giống nhau về mặt khái niệm nhưng về bản chất vẫn rất khác nhau. Trong đó, doanh thu thuần lợi nhuận trước thuế trừ đi các khoản phí như sản xuất, chi phí vốn, chi phí bán hàng cũng như lợi nhuận từ kết quả kinh doanh của lợi nhuận trước thuế trừ đi số thuế mà doanh nghiệp cần nộp trong kỳ hạn cho nhà nước.

Do đó nếu tỷ số lợi nhuận lớn hơn 0 nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh có lãi. Ngược lại nếu tỷ số này có giá trị nhỏ hơn 0 thì doanh nghiệp có khả năng bị phá sản và cần tìm ra những phương hướng giải quyết để cải thiện tình hình kinh doanh của mình.

Cách tính doanh thu thuần

Doanh thu thuần được tính = Doanh thu tổng thể của doanh nghiệp – Các khoản giảm trừ doanh thu

Trong đó:

  • Doanh thu tổng thể của doanh nghiệp: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
  • Các khoản giảm trừ doanh thu: các loại thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng và chi phí khác như chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán hoặc hàng bán bị trả lại

>>> Xem ngay: Vốn chủ sở hữu là gì? Các yếu tố ảnh hưởng vốn chủ sở hữu

Ví dụ về doanh thu thuần

Doanh nghiệp B có doanh thu của Quý 1 của năm 2021 là 1.000.000.000 VNĐ. Ở Quý 1, doanh nghiệp B này đã tổ chức chương trình giảm giá, tri ân khách hàng với tổng giá trị lên đến 20.000.000 VNĐ. Đồng thời, doanh nghiệp B cũng phải nộp các loại thuế cho nhà nước là 110.000.000 VNĐ.

Khi đó, doanh thu thuần của doanh nghiệp B trong Quý 1 trong năm 2021 đó là:

1.000.000.000 – 20.000.000 – 110.000.000 = 870.000.000 VNĐ

Khoá học online qua video về chủ đề chứng khoán sẽ giúp bạn nắm được tất tần tật những kiến thức cơ bản về thị trường chứng khoán. Nắm được các những công cụ để đánh giá, phân tích và đầu tư chứng khoán đem về lợi nhuận khủng. Ngoài những kiến thức căn bản, khoá học còn đi sâu vào phân tích các Case Study ở Việt Nam để giúp bạn tối ưu hóa được danh mục đầu tư, thời điểm vàng đầu tư,...

Chứng khoán cho người mới bắt đầu
Nguyễn Bá Dương
349.000đ
600.000đ

Đầu tư giá trị - Lý thuyết và ứng dụng tại thị trường chứng khoán Việt Nam
Trần Quang Vinh
199.000đ
700.000đ

5 dạng cổ phiếu vàng giúp bạn kiếm tiền trên thị trường chứng khoán
Nguyễn Duy Khánh
459.000đ
800.000đ

Ý nghĩa của doanh thu thuần là gì?

Đối với hầu hết các hoạt động của doanh nghiệp, thì doanh thu thuần có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Thông qua việc xem xét các số liệu của doanh thu thuần, chủ của mỗi doanh nghiệp sẽ xác định được:

  • Tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp là bao nhiêu
  • Khoản tiền mà công ty đã thu về
  • Lợi nhuận của một doanh nghiệp trước và sau thuế

Từ những đặc điểm trên mà doanh nghiệp sẽ xác định được lợi nhuận cuối cùng thu về đối với sản phẩm đó. Nhờ đó mà có thể cân đối được chi phí so vơi doanh thu để nâng cao được lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Điều này cũng thể hiện là doanh nghiệp đang làm ăn có lãi.

Những yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu thuần

Ngoài việc nắm được doanh thu thuần là gì, bạn cần biết được doanh thu cung cấp dịch vụ gì và các nhà bán hàng của doanh nghiệp đang chịu tác động của những nhân tố nào.

Chất lượng của dịch vụ tiêu thụ và các sản phẩm hàng hóa

Chất lượng của sản phẩm thường được thể hiện ở các yếu tố như: mẫu mã, có khả năng thỏa mãn nhu cầu của thị trường hoặc kiểu dáng như thế nào. Chất lượng của dịch vụ, hàng hóa cũng ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả của dịch vụ, hàng hóa đó. Do vậy mà nó sẽ tác động rất lớn đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

Khi chất lượng sản phẩm tăng cao thì sẽ bán được với mức giá cao và ngược lại khi chất lượng kém thì giá thành sẽ giảm xuống. Vì chất lượng sản phẩm sẽ quyết định đến độ tín cậy của người dùng.

Khối lượng được tiêu thụ và sản xuất sản phẩm

Số lượng sản phẩm sản xuất ra sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lượng tiêu thụ sản phẩm của một doanh nghiệp. Nếu sản xuất ít sản phẩm, nhưng nhu cầu tiêu thị lớn sẽ khiến doanh thu của doanh nghiệp cao hơn.

Những yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu thuần

Những yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu thuần

Còn nếu sản xuất sản phẩm ra nhiều vượt quá nhu cầu của thị trường sẽ dẫn đến tình trạng xuất hiện hàng tồn kho, gây ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Cho nên doanh nghiệp cần tìm hiểu và nắm rõ tình hình cũng như khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường để xác định được khối lượng chính xác nhất.

Giá thành bán sản phẩm

Nhân tố này rất quan trọng và ảnh hưởng nhiều đến doanh thu thuần. Nếu các yếu tố khác không đổi, giá cả dịch vụ hàng hóa tăng thì doanh thu bán hàng cũng sẽ tăng. Khi giá hàng hóa tăng thì khối lượng tiêu thụ sản phẩm sẽ giảm xuống và ngược lại.

>>> Xem ngay: Phương pháp phân tích kỹ thuật chứng khoán đúng nhất

Kết cấu của sản phẩm tiêu thụ

Hiện nay nhu cầu tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của con người ngày càng tăng. Mỗi công ty hoặc doanh nghiệp có thể đồng thời sản xuất hoặc kinh doanh nhiều mặt hàng với những kết cấu khác nhau. Kết cấu của mặt hàng được hiểu chính là tỷ trọng giá trị của mặt hàng so với tổng giá trị toàn bộ các mặt hàng trong một thời kỳ nhất định.

Nếu doanh nghiệp có sự thay đổi về kết cấu tiêu thụ sẽ khiến doanh thu bị thay đổi theo. Tuy nhiên cũng nên cân nhắc để tăng doanh thu và phù hợp với thị hiếu của thị trường.

chung-khoan

Các chính sách bán hàng và thị trường tiêu thụ

Nếu sản phẩm sản xuất ra phù hợp với nhu cầu của thị trường thì việc tiêu thụ cũng sẽ diễn ra thuận lợi và dễ dàng hơn. Khi đó thị trường đã chấp nhận việc tiêu thụ sản phẩm ở trong và ngoài nước, điều này sẽ giúp doanh thu của doanh nghiệp tăng cao hơn.

Để làm được điều này thì cần phải vận dụng nhiều chính sách, phương thức bán hàng phù hợp. Thêm nữa cần đảm bảo đầy đủ các hoạt động của hàng tồn, nhập và kê xuất theo đúng nguyên tắc của kế toán.

Nếu thực hiện thanh toán quốc tế thì cần thu hồi tiền hàng an toàn và đầy đủ. Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần chuẩn bị tốt các giấy tờ liên quan, nguyên tắc, phương thức và thời gian thanh toán.

Để kinh doanh tốt và đạt hiệu quả, đầu tiên bạn cần phải trang bị cho mình đầy đủ những kiến thức cần thiết. Việc hiểu được doanh thu thuần là gì sẽ là cơ sở để doanh nghiệp của bạn cải thiện tốt được tình hình kinh doanh và giúp doanh nghiệp hoạt động trở nên tốt hơn.

So sánh doanh thu và doanh thu thuần

Doanh thu và doanh thu thuần là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên nhiều người lại dễ bị nhầm lẫn, nếu bạn không hiểu sâu thì cũng rất dễ hiểu sai. Đầu tiên bạn cần biết được công thức tính của 2 yếu tố này có sự khác biệt:

- Doanh thu thuần sẽ = Doanh thu tổng thể của doanh nghiệp – Các khoản giảm trừ doanh thu.

- Doanh thu = (Tổng giá trị sản phẩm bán ra x Đơn giá sản phẩm) + Các khoản phụ thu khác.

Dựa vào công thức trên,có thể thấy rằng doanh thu thuần là lợi nhuận sau khi đã trừ đi thuế. Còn doanh thu được hiểu là toàn bộ khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp thu về sau khi bán được một đơn vị sản phẩm mà chưa trừ đi các loại thuế phí và các chi phí giảm giá, hay chiết khấu khác.

Tổng kết

Mong rằng những chia sẻ trên từ Unica đã giúp mọi người nắm được kỹ hơn doanh thu thuần là gì? Cách tính cũng như ý nghĩa của nó với mỗi doanh nghiệp. Ngoài ra còn nhận biết điểm khác biệt so với khái niệm doanh thu mà rất nhiều người bị nhầm 2 yếu tố này với nhau. Để biết nhiều kiến thức xung quanh chủ đề chứng khoán, chúng tôi bật mí cho bạn đọc khoá học chứng khoán online được các chuyên gia hướng dẫn như những phân tích, nhận định về thị trường chứng khoán hiện tại,...

Trở thành hội viên

Khám phá bí quyết đầu tư thông minh! Khóa học chứng khoán của chúng tôi sẽ giúp bạn phân tích thị trường, quản lý rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận một cách an toàn và hiệu quả.

Đăng ký học thử để trải nghiệm ngay hôm nay!
course_relate
Phân tích cơ bản thị trường chứng khoán chuyên sâu
2.000.000đ 2.600.000đ
0/5 - (0 bình chọn)