Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn
Kinh Doanh Ngoại Ngữ Thiết Kế Kỹ Năng Lập Trình & CNTT Sức Khoẻ Và Làm Đẹp Marketing Tin Học Văn Phòng Phong Cách Sống Hôn Nhân Và Gia Đình Tài Chính Kế Toán Âm Nhạc Nhiếp Ảnh Và Video Sách Hay Nên Đọc Sales Bán hàng Nuôi dạy con Google sheet Hoạt động Câu chuyện khách hàng Tiếng hàn Tiếng hàn Tiếng Đức Tiếng Hàn Tiếng Trung Tiếng Nhật Tiếng Anh Digital Marketing Quan Hệ Công Chúng Xây Dựng Thương Hiệu Microsoft Google Quản Trị Kinh Doanh Kinh Doanh Online Khởi Nghiệp Quản Trị Nhân Sự Thương Mại Điện Tử Bán Hàng Kế Toán Tài Chính Đầu Tư Thiết Kế Quảng Cáo Thiết Kế Web Thiết Kế Kiến Trúc Thiết Kế Nội Thất Ngoại Thất Thiết Kế Đồ Họa Thiết Kế UI/UX Kỹ Năng Lãnh Đạo Phần Mềm Thiết Kế Kỹ Năng Thuyết Trình Kỹ Năng Giao Tiếp Kỹ Năng Đàm Phán Kỹ Năng Phỏng Vấn Xin Việc Kỹ Năng Quản Lý Thời Gian Kỹ Năng Học Tập - Ghi Nhớ Cơ Sở Dữ Liệu Ngôn Ngữ Lập Trình Mạng Và Bảo Mật Yoga Thiền Định Massage Fitness - Gym Dinh Dưỡng Và Ăn Kiêng Sức Khỏe Tinh Thần Thể Thao Nghệ Thuật Làm Đẹp Ẩm Thực Đồ Uống Phương Pháp Bí Truyền Tình Yêu Đời Sống Vợ Chồng Làm Cha Mẹ Nhạc Cụ Thanh Nhạc Sản Xuất Nhạc Chụp Ảnh Dựng Phim Biên Tập Video Sửa Chữa Và Chế Tạo Viết Nội Dung Thiết Kế Khác Nguyên Lý Marketing Phát Triển Web Phát Triển Ứng Dụng Di Động Kỹ Năng Khác Du Lịch Phong Cách Sống Khác Trí Tuệ Nhân Tạo Ngoại Ngữ Khác Âm Nhạc Khác Tin Học Văn Phòng Khác

Thiết Kế

Top 7 trang web thiết kế poster miễn phí tốt nhất
Top 7 trang web thiết kế poster miễn phí tốt nhất Thiết kế ngày nay đã không còn là điều xa lạ đối nhiều người, đặc biệt là đối với những ai làm nghệ thuật công nghiệp sáng tạo. Thế nhưng nếu bạn là một chủ shop thì sao, hoặc bạn là một người đang bắt tay khởi nghiệp, một người làm quảng cáo tự do, kinh doanh online? Rõ ràng bạn rất khó để bỏ ra vài triệu để thuê một designer thiết kế các poster hay ảnh quảng cáo cho mình. Vậy thì trong bài viết này Unica sẽ giới thiệu tới bạn những trang website thiết kế poster online miễn phí dành cho bạn, bạn không cần học thiết kế bạn vẫn có thể có được những poster quảng cáo cực xịn! 7 Website thiết kế poster online miễn phí Canva Nếu bạn thường xuyên phải cần những poster hoặc banner quảng cáo, nhất là với các chủ shop, chạy quảng cáo thì sẽ khá nhiều người biết đến trang web này. Canva là một trang web thiết kế ảnh online với kho ảnh mẫu và các giao diện, background có sẵn rất mới mẻ, được update thường xuyên, cùng với đó là rất nhiều font chữ sáng tạo, có thể đáp ứng được mọi yêu cầu của người dùng. Bạn hoàn toàn có thể tạo ra được một sản phẩm poster tuyệt vời từ trang web này. Trang web tạo poster trực tuyến hay nhất - Canva Canva có hai phiên bản sử dụng đó là bản trả phí và bản miễn phí, bạn có thể lựa chọn tài khoản phù hợp từ Facebook hoặc Google để phục vụ công việc của mình nhé! Designbold Design Bold là một trang web thiết kế poster trực tuyến được rất nhiều người ưa chuộng bên cạnh Canva. Bởi Design Bold có giao diện rất dễ sử dụng, kho tài nguyên đồ sộ cũng như người dùng chỉ cần có tài khoản miễn phí là có thể sử dụng. Cũng giống như Canva, Design bold cũng chia các mẫu ảnh, background và giao diện mẫu theo các chủ đề lớn, từ ẩm thực, thời trang, marketing, quảng cáo với rất nhiều định dạng khác nhau. Với Design Bold, bạn cũng có thể tạo ra được các mẫu thiết kế poster hay banner ấn tượng, sáng tạo và chuyên nghiệp. Designbold - lựa chọn thiết kế poster mới lạ Tuy nhiên, với trang web tạo poster online miễn phí này, bạn cần nâng cấp lên các gói tính phí để sử dụng được toàn diện các tính năng.  Fotor Fotor là một trang web thiết kế online miễn phí được đánh giá là có giao diện thân thiện, dễ sử dụng và dễ tìm kiếm, phù hợp với cả người mới lần đầu tạo ảnh. Được tích hợp nhiều công cụ và tiện ích cơ bản - nâng cao, bạn sẽ nhanh chóng có được một poster hoặc banner quảng cáo sáng tạo, ấn tượng với người xem. Đặc biệt bạn còn có thể tạo ảnh HDR cực chuyên nghiệp đấy. Sáng tạo poster với Fotor PosterMyWall Postermywall là  một trang web thiết kế poster online miễn phí được rất nhiều người yêu thích và khá chuyên nghiệp. Không chỉ có làm poster miễn phí, trang web này còn có rất nhiều tính năng và chủ đề thiết kế khác như tạo ảnh quảng cáo, ảnh instagram, ảnh gif, lịch đơn giản, email marketing... cùng với rất nhiều tài nguyên tham khảo bất tận.  Thiết kế poster và banner hiệu quả với PosterMyWall Với hơn 62000 + mẫu poster từ đơn giản cho đến sáng tạo, phá cách của mọi chủ đề, bạn hoàn toàn có thể tạo ra được những poster online vô cùng ấn tượng, hấp dẫn và thu hút được người xem ngay chỉ sau cái đưa mắt đầu tiên. Uplevo Nếu các trang web tạo poster trực tuyến trên là của người nước ngoài, thì Uplevo lại được xây dựng và phát triển bởi công ty có trụ chính tại Việt Nam đấy! Trong trang web thiết kế online này bạn có thể tìm ra được rất nhiều kho ảnh mẫu hay template ấn tượng và sáng tạo mới mẻ đáp ứng riêng cho từng mục đích khác nhau như tạo ảnh quảng cáo Facebook, đăng ảnh Facebook, Instagram,...  Thiết kế poster cực nhanh với Uplevo Đặc biệt vì đây là sản phẩm do người Việt phát triển, do đó các mẫu ảnh trong trang web đều được phát triển và tối ưu tốt nhất để có thể phù hợp với thẩm mỹ của người Việt chúng ta. Rất tuyệt đúng không! Trở thành chuyên gia powerpoint bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học sẽ giúp bạn biết thiết kế hình ảnh và khởi tạo video chuyên nghiệp mà không cần dùng đến các phần mềm chuyên sâu như Photoshop, Illustrator… Đặc biệt, bạn sẽ có thể vận dụng linh hoạt các yếu tố: hình ảnh, ngôn ngữ, đồ họa 2D - 3D, audio, hiệu ứng, ảnh động để tạo nên một bản Powerpoint hoàn chỉnh nhất. [course_id:543,theme:course] [course_id:53,theme:course] [course_id:1630,theme:course] Adobe Spark Được biết đến là một công cụ thiết kế poster online một cách chuyên nghiệp. Sử dụng miễn phí với cách thức hoạt động một cách dễ dàng. Hiện nay, Adobe Spark cũng được rất nhiều nhà thiết kế lựa chọn tin dùng.  Công cụ làm poster ảnh Adobe Spark Visme  Thật là thiếu xót nếu bỏ qua Visme một công cụ thiết kế poster đẹp mắt và hiệu quả. Nó cũng là sự lựa chọn hoàn hảo cho những nhà thiết kế, những designer chuyên nghiệp. Bởi tính ứng dụng của nó cung cấp cho người dùng hàng ngàn mẫu thiết kế vô cùng phong phú và đa dạng. Không đơn giản là chỉ dừng lại ở các ấn phẩm truyền thông. Các bài giảng Powerpoint chuyên nghiệp. Mà tới các bài báo cũng sử dụng Visme một cách tối ưu nhất. Ưu điểm lớn nhất là nó miễn phí. >>> Xem ngay: 6 phần mềm thiết kế logo chuyên nghiệp nổi bật nhất Thiết kế poster bằng Visme Kết luận Hi vọng với những gợi ý này bạn sẽ có thể lựa chọn được cho mình một trang thiết kế poster online phù hợp nhất và bùng nổ sáng tạo với chúng!  >>> Xem ngay: 7+ ý tưởng thiết kế poster độc đáo nhất Siêu Hot
09/11/2020
12667 Lượt xem
Phong cách Minimalism là gì? Xu hướng thiết kế tối giản
Phong cách Minimalism là gì? Xu hướng thiết kế tối giản Nếu bạn tò mò, mới làm quen hoặc chỉ đơn giản là muốn tìm hiểu thêm về chủ nghĩa tối giản hay Minimalism là gì thì bài viết tuyệt vời này sẽ bắt đầu giúp bạn hiểu rõ vấn đề đó. Các bạn hãy cùng Unica đi tìm hiểu ngay nhé. Minimalism là gì? Minimalism là một thiết kế hoặc phong cách trong đó các yếu tố đơn giản nhất và ít nhất được sử dụng để tạo ra hiệu ứng tối đa. Chủ nghĩa tối giản có nguồn gốc từ nghệ thuật -  với tác phẩm nghệ thuật có những đường nét đơn giản, chỉ một vài màu sắc và sự sắp xếp cẩn thận của những đường nét và màu sắc đó. Gần đây hơn, nó đã trở thành đại diện cho một lối sống nhằm loại bỏ sự lộn xộn khỏi mọi khía cạnh của cuộc sống.  Nó có thể làm tăng giá trị và ý nghĩa cho cuộc sống của bạn và loại bỏ những thứ còn lại. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau đối với chủ nghĩa tối giản, nhưng nó thực sự chỉ là một công cụ giúp bạn ưu tiên những gì quan trọng trong cuộc sống của mình. Phong cách Minimalism là loại phong cách mang hơi hướng tối giản, tiết chế chi tiết Minimalism ảnh hưởng như thế nào? Phong cách Minimalism ảnh hưởng rất lớn đến nghệ thuật và công nghệ và các  ngành trên thế giới. Ngoài sức ảnh hưởng sâu sắc của nó đối với nghệ thuật hiện đại thì nó còn như là một triết lý sống. Trong thiết kế thời trang, tối giản trong thiết kế là việc bạn loại bỏ những thứ rườm rà, những đường nét hay màu sắc không cần thiết, tập trung chủ yếu vào những nội dung đơn giản và màu sắc đơn màu nhưng lại không làm mất đi tính chất và nội dung cần thiết của sản phẩm hay dịch vụ mà nó muốn truyền tải thông điệp.   Với nhiếp ảnh, Minimalism giúp người chụp ảnh có thể nắm bắt được và chụp được những nghệ thuật với một tông màu chủ đạo. Không những thế, thêm vào đó bạn không cần nhiều đối tượng, chủ cần vừa khung cảnh là được. Sự hài hòa về màu sắc và cảnh vật chính là điều khiến cho bức tranh thêm sinh động và thu hút người xem. Trong thời trang, phong cách tối giản là việc nhà thiết kế hướng đến những bộ trang phục chỉ có 1 đến 2 tông màu chủ đạo chính và không hề có những màu sắc xen kẽ khác. Thêm vào đó những trang phục này thường cần rất khéo léo và tinh tế  để sự tối giản thể hiện đẳng cấp sang trọng. Tông màu chủ đạo của phong cách chủ yếu là những thiết kế màu đơn sắc hoặc màu giống nhau Trong thiết kế nội thất, phong cách này cần có tính mạnh mẽ, hiện đại và đặc biệt là những đường nét cần rõ ràng và mảng khối cụ thể, ánh sáng cần chú trọng và đề cao. Những quan niệm sai lầm phong cách Minimalism Chủ nghĩa tối giản là loại bỏ mọi thứ bạn sở hữu Đúng là một phần lớn của chủ nghĩa tối giản là loại bỏ mọi thứ khỏi cuộc sống của bạn. Nhưng trọng tâm của chủ nghĩa tối giản không nên tập trung vào những gì bạn đang loại bỏ. Chủ nghĩa tối giản không phải là về sự thiếu thốn. Đó là việc cố ý chọn sống với ít hơn để có nhiều thời gian và không gian cho những gì quan trọng nhất trong cuộc đời bạn. Chủ nghĩa tối giản và tiết kiệm Tiết kiệm là chi tiêu cẩn thận và tìm kiếm cơ hội để tiết kiệm tiền. Lối sống tối giản có thể khiến bạn chi tiêu cẩn thận và tiết kiệm tiền hơn, khi bạn mua ít hơn và mua sắm có chủ đích hơn. Nhưng chủ nghĩa tư bản và tiết kiệm lại khác nhau, chúng không giống nhau. Chủ nghĩa tối giản. Chủ nghĩa tối giản vượt ra ngoài việc có ít hơn chỉ với mục đích tiết kiệm tiền. Chủ nghĩa tối giản là sống ít hơn để có thời gian và không gian cho những gì quan trọng nhất trong cuộc sống của bạn. Để quảng cáo thêm phần hấp dẫn và thú vì thì bạn cần thiết kế logo, bao bì, nhãn mác và những sản phẩm liên quan thật đẹp mắt. Thông qua khóa học Thiết kế quảng cáo với phần mềm CorelDRAW online, bạn sẽ có những kỹ năng thiết kế liên quan đến nghành quảng cáo - in ấn. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn: [course_id:580,theme:course] [course_id:1770,theme:course] [course_id:1431,theme:course] Bạn không thể sáng tạo nếu thep phong cách Minimalism Một quan niệm sai lầm phổ biến là tối giản có nghĩa là bạn không thể giữ những thứ bạn yêu thích. Hoặc bạn không thể có một bộ sưu tập mang lại niềm vui cho bạn. Hoặc thậm chí là bạn không thể có một sở thích liên quan đến vật chất. Một lần nữa, chủ nghĩa tối giản không có nghĩa là bạn phải loại bỏ mọi thứ bạn sở hữu. Chủ nghĩa tối giản có nghĩa là có chủ đích về những gì bạn lưu giữ.Chìa khóa của chủ nghĩa tối giản là tiết chế nhưng không có nghĩa là không được sáng tạo. Chủ nghĩa tối giản là thiết kế chỉ toàn tông màu trắng Mặc dù có một thẩm mỹ thiết kế tối giản, thường được đặc trưng bởi những màu trắng với ít đồ nội thất hoặc trang trí, nhưng điều đó không có nghĩa đó là nó chỉ có màu trắng. >>> Xem ngay: Mockup là gì? Mockup có vai trò quan trọng trong thiết kế Ví dụ trong thiết kế nội thất theo phong cách tối giản Trên thực tế, các nhà thiết kế có thể lựa chọn những tông màu đơn màu khác ngoài trắng cho thiết kế của mình.  Đơn giản trong lĩnh vực thiết kế Thiết kế đồ họa theo phong cách minmalism đơn giản đó là xóa bỏ đi sự rườm ra không cần thiết. Thay vào đó, bạn chỉ tập trung vào sự đơn giản của nó. Nhưng bạn không được làm mất đi cấu trúc, sự sang trọng của nó và nội dung ý nghĩa cần truyền tải được trong bản thiết kế. Nó cho phép thể hiện được sự cá tính trong đó mà bạn không cần sử dụng thêm bất kỳ một công cụ nào để hỗ trợ Kết luận Như vậy, Unica đã chia sẻ đến các bạn phong cách Minimalism là gì cũng như những sai lầm mà mọi người đang hiểu sai. Hy vọng bài viết này thực sự có ích cho bạn đọc.
09/11/2020
3255 Lượt xem
TOP 23+ kho ảnh miễn phí chuyên nghiệp dành cho Designer
TOP 23+ kho ảnh miễn phí chuyên nghiệp dành cho Designer Đã là một Desginer, bạn bắt buộc phải biết tạo ra điều mới - đó là điều hiển nhiên, thế nhưng nếu sáng tạo mới toanh sẽ là rất khó, đặc biệt trong môi trường đầy sự năng động và thay đổi liên tục như lĩnh vực thiết kế. Dù muốn hay không bạn vẫn cần có "tài nguyên", cần cảm hứng để có thể tạo ra những sáng tạo mới mẻ từ "tài nguyên đó". Và để giúp bạn không phải vật lộn đi tìm nguồn tham khảo, Unica sẽ tổng hợp cho bạn 23+ kho ảnh miễn phí và chất lượng - một kho tài nguyên vô giá dành cho các nhà thiết kế. StockSnap.io Đây là một kho ảnh miễn phí và chất lượng rất lớn, luôn được update mới mỗi ngày và cập nhật liên tục với nhiều chủ đề khác nhau. Ngoài ra tính năng tìm kiếm cũng rất hữu dụng và tiện lợi, rất đáng tin cậy. Nhược điểm của nó là có một số bức ảnh cần phải trả phí thì bạn mới có thể sử dụng bình thường được. >>> Xem ngay: Top 14+ các font chữ design nổi tiếng cho người làm thiết kế Website ảnh dành cho Designer - StockSnap.io Unsplash Quá quen thuộc rồi đúng không nào, một trang web về ảnh miễn phí với độ phân giải hình ảnh rất cao, trang web dành cho tất cả mọi người. Ở trên trang web này cũng có rất nhiều nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đấy. Ngoài ra Unsplas còn có ứng dụng trên IOS cho bạn thỏa sức sáng tạo trên iphone hoặc ipad. Công cụ tìm kiếm của Unsplash giúp bạn tiết kiệm thời gian tìm kiếm bức ảnh. Bạn cũng có thể tạo thêm bộ sưu tập của mình bằng cách đăng ký tài khoản. Website ảnh dành cho Designer - Unsplash Pixabay Khá nhiều Designer cũng như những người làm quảng cáo lựa chọn trang web này. Đây cũng là trang web có hình ảnh miễn phí chất lượng cao và nhiều chủ đề lớn. Cung cấp hơn 400.000 nghìn bức ảnh với các định dạng khác nhau như vector hoặc illustrations. Đồng thời Pixabay cũng là một mảnh đất cho các designer thể hiện, khai thác. Nó không chỉ miễn phí mà có còn những hình ảnh vớ chất lượng cực cao cộng thêm chức năng tìm kiếm hoạt động đơn giản.   Website ảnh dành cho Designer - Pixabay FreePik  Không có gì lạ khi FreePik xuất hiện trong danh sách này, một trang web tổng hợp bất cứ thứ gì bạn cần: ảnh JPG, ảnh PNG, ảnh GIF, ... Ngoài ra đối với trang web này bạn có hai lựa chọn tài khoản miễn phí và tài khoản trả phí, bạn có thể lựa chọn một trong hai để phục vụ công việc. Website ảnh dành cho Designer - FreePik  Pexels Kho ảnh của trang web Pexels là trang web hoàn toàn miễn phí (và đã được cấp giấy phép CC0) với chất lượng ảnh vô cùng tuyệt vời. Ngay khi bạn vào bạn sẽ được gợi ý các trend ảnh hot ở thời điểm đó. Website ảnh dành cho Designer - Pexels  Nó là bộ sưu tập ảnh khổng lồ, bất kỳ người nào cũng có thể đăng tải những bức ảnh trên pexels và có thể chọn những bức ảnh đẹp nhất để đưa lên công cụ tìm kiếm. Nếu bạn là người mới học thiết kế sẽ không thể bỏ qua Pexels chuyên để thiết kế web hoặc ứng dụng.  Picography Một kho ảnh miễn phí khác cũng rất được lòng freelancer thiết kế và những người làm quảng cáo. Chất lượng ảnh trên website được đánh giá có độ phân giải cao. Những hình ảnh trên Picography cho phép bạn lấy để sử dụng với mục đích thương mại. Nhưng do mới thành lập, thời điểm hiện tại kho ảnh cũng chưa được đa dạng để bạn có thể lựa chọn thỏa thích Website ảnh dành cho Designer - Picography Freerange  Trang web này tổng hợp các ảnh miễn phí với độ phân giải cao, với nhiều chủ đề khác nhau bạn có thể sử dụng cho mục đích cá nhân. Freerange cho ra hàng ngàn những bức ảnh phong phú, đa dạng nhất đăng ký tài khoản miễn phí. Các thành viên sẽ được tự do sử dụng có thể dùng cá nhân hoặc mục đích thương mại. Ngoài ra Freerange cũng có chính sách khá tốt dành cho các nhiếp ảnh gia là tính năng chia sẻ doanh thu google adsense khi bạn đăng tải ảnh cho họ Website ảnh dành cho Designer - Freerange  Morguefile  Nói về "tuổi thọ" tồn tại của các trang kho ảnh miễn phí, thì có thể coi trang web này là bô lão khi có thời gian tồn tại và phục vụ lâu đời nhất. Và tất cả các bức ảnh trên trang web này bạn có thể tìm thấy chúng trong các thẻ chủ đề. Nội dung chính của Morguefile là chủ yếu nói về thiên nhiên, các động vật hoang dã đến đời sống văn minh, hiện đại. Ưu điểm của nó là bạn có thể tùy ý sử dụng những hình ảnh ở đây để sử dụng cho mục đích cá nhân hoặc thương mại. Nhược điểm là Morguefile không sắp xếp ảnh một cách khoa học gây cản trở khó khăn trong việc tìm kiếm. Website ảnh dành cho Designer - Morguefile  Gratisography Đây là một kho ảnh vô cùng vui nhộn và độc đáo, vừa hài hước vừa châm biếm rất ấn tượng và có sự sáng tạo vô biên. Nếu bạn đang đi tìm những bức ảnh vui nhộn như thế thì bạn nên ghé qua website này, website của nhà thiết kế đồ họa tài năng Ryan McGuire. Nhưng theo nhiều đánh giá mới đây, Gratisography có phần giao diện không được bắt mắt, chưa thân thiện với người dùng và nội dung chưa được chất lượng lắm. Website ảnh dành cho Designer - Gratisography Burst Trang web này do Shopify - một nền tảng tạo trang website bán hàng khá nổi tiếng xây dựng và cung cấp. Các chủ doanh nghiệp hay các doanh nhân rất ưa chuộng. Đa phần các ảnh trong website này liên quan đến công việc kinh doanh bán hàng của họ. Nếu bạn là một người làm kinh doanh hoặc tiếp thị sản phẩm, thương mại điện tử. Brust sẽ là một lựa chọn không tồi cho những công việc đó Website ảnh dành cho Designer - Burst Reshot  Nếu bạn là một người mới bắt tay khởi nghiệp, Freelancer, thiết kế hay đã có các starup của mình thì đây cũng là một trang web ảnh miễn phí chất lượng cao rất tốt. Nhìn chung các chủ đề ảnh trong này đều phục vụ cho mục đích thương mại. Bạn có thể tùy ý sử dụng các hình ảnh trên Reshot với những mục đích khác nhau, bạn cũng không phải bắt buộc ghi nguồn mỗi khi sử dụng ảnh. Website ảnh dành cho Designer - Reshot  Thành thạo Adobe Photoshop với khóa học Photoshop Online ngay. Khóa học sẽ giúp bạn thành thạo những công cụ cơ bản, cần phải biết trong phần mềm Adobe Photoshop. Để từ đó, bạn có thể tạo ra những bức ảnh đẹp mắt, sáng tạo và ấn tượng với Photoshop. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn: [course_id:591,theme:course] [course_id:1260,theme:course] [course_id:1393,theme:course] New Old Stock  Đây là một kho ảnh mang phong cách Vintage cộng đồng. Và đa phần ảnh trong này đều là ảnh đen trắng kiểu xưa cũ. Nếu bạn cần tài nguyên liên quan đến lịch sử thì kho ảnh này sẽ hỗ trợ rất đắc lực. Tìm kiếm những hình ảnh mạng tính cách cổ xưa Retro cho những dự án mang tính chất thương mại thì đây là một sự lựa chọn khá hoàn hảo. Website ảnh dành cho Designer - New Old Stock  ShotStash Nếu bạn để ý bạn sẽ thấy kho ảnh này thiên về các chủ đề hiện đại và con người nhiều hơn. Bạn cần những bức ảnh chất lượng cao được update mỗi ngày thì không nên bỏ qua website này. Ảnh trên Shotstash thường cho phép người dùng có thể sử dụng với mục đích thương mại của mình hoặc các dự án khác. Ưu điểm của shotstash là những bức ảnh ở đây được cập nhật mỗi ngày.  Website ảnh dành cho Designer - ShotStash Splitshire  Nếu xét về phong cách thì kho ảnh này có màu sắc khá lãng mạn và ngọt ngào, bạn có thể sử dụng ảnh trong website này Kho hình ảnh miễn phí có thể sử dụng cho mục đích thương mại. Ảnh của trang này có phong cách khá lãng mạn, ngọt ngào. Ngoài cung cấp các hình ảnh miễn phí đạt chất lượng cao, Splitshire cũng có một bộ sưu tập video khủng lồ với nhiều chủ đề khác nhau. Website ảnh dành cho Designer - Splitshire  All The Free Stock  Cái tên đã nói lên tất cả: Kho ảnh, ảnh PNG, biểu tượng, và video, và tất cả đều miễn phí! Thích hợp trong việc sử dụng làm chiến lược quảng cáo youtube, marketing. Website ảnh dành cho Designer - All The Free Stock  Jay Mantri Một trang web ảnh - video miễn phí khá đơn giản, nếu bạn đang cần tìm cảm hứng thiết kế thì đây là một trang web tốt.  Website ảnh dành cho Designer - Jay Mantri Death to the Stock Photo  Khác với các kho ảnh miễn phí khác, kho ảnh này sẽ gửi ảnh free cho bạn mỗi tháng. Tất nhiên bạn vẫn có thể lên website chinh để tìm ảnh và cảm hứng sáng tạo. Website ảnh dành cho Designer - Death to the Stock Photo  Foodie's Feed  Bạn là một Desginer, một Freelancer chuyên về ẩm thực? Trang web này có thể coi là thiên đường cho bạn tìm tài ngyên và cảm hứng sáng tạo đấy! Nhìn đã thấy ngon rồi đúng không? Website ảnh dành cho Designer - Foodie's Feed  Free stocks  Đây cũng là một kho ảnh cung cấp rất nhiều hình ảnh các chủ đề miễn phí chất lượng cao. Trang  web này cũng được cấp giấy phép CC0. Đặc biệt chúng còn được sắp xếp theo bộ ảnh vậy. Website ảnh dành cho Designer - Free stocks  Skitter Photo  Các trang web khác có sự giúp đỡ và góp sức của rất nhiều nhà thiết kế, freelancer và các nhà làm nghệ thuật khác, nhưng đây là kho ảnh stock miễn phí được tạo bởi chủ sở hữu trang web, được giấy phép sử dụng CC0 như các trang web khác. Website ảnh dành cho Designer - Skitter Photo  Jéshoots  Bạn đang đi tìm nguồn cảm hứng từ cuộc sống hiện đại? Đây là trang web dành cho bạn đấy. Một kho ảnh free khổng lồ.  Website ảnh dành cho Designer - Jéshoots  Magdeleine  Các trang web khác có thể không giới hạn ảnh miễn phí, nhưng trang web này chỉ cho bạn một bức ảnh miễn phí thôi, tuy nhiên đổi lại ảnh chất lượng rất cao.  >>> Xem ngay: TOP 8 Font brush Việt hóa đẹp được dân Design yêu thích nhất Website ảnh dành cho Designer - Magdeleine  The Stocks  Với giao diện đen trắng chủ đạo, trang web này là một kho ảnh miễn phí chất lượng cao cũng rất được nhiều nhà thiết kế và người làm nghệ thuật lựa chọn. Website ảnh dành cho Designer - The Stocks  Kết luận Hi vọng với những gợi ý 23+ kho ảnh miễn phí chuyên nghiệp dành cho Designer, bạn sẽ có được những nguồn cảm hứng bất tận và sáng tạo nên những tác phẩm xịn sò cho mình. Chúc bạn thành công!
09/11/2020
8501 Lượt xem
Vòng thuần sắc là gì? Các yếu tố tạo nên vòng thuần sắc
Vòng thuần sắc là gì? Các yếu tố tạo nên vòng thuần sắc Trong hội họa nói chung và thiết kế nói riêng, màu sắc quan trọng đến nỗi nó được tách ra thành một vấn đề nghiên cứu khoa học nghiêm túc và sự ra đời của vòng thuần sắc đã trở thành cơ sở khoa học để nghiên cứu lý luận một cách khoa học. Trong bài viết này mời bạn đọc hãy cùng Unica đi tìm hiểu những nội dung liên quan đến vòng thuần sắc hiện nay nhé! Vòng thuần sắc là gì? Vòng thuần sắc (tên tiếng anh - Cercle Chromatique) là một vòng màu, gồm tập hợp tất cả các màu sắc lại theo từng nhóm màu với nhau ta có được một vòng tròn thuần sắc. Và một vòng tròn thuần sắc hoàn chỉnh nhất có tới 16 triệu màu khác nhau. Còn theo cách giải thích trên lý thuyết khoa học, thì vòng tròn thuần sắc là một sơ đồ màu sắc mà trên đó tổng hợp toàn bộ các màu nguyên sắc - tức màu nguyên chất cả về độ tươi và độ đậm, là cơ sở cho lý luận, phân tích, định vị và đánh giá màu sắc mà bất cứ họa sĩ hay nhà nghiên cứu hội họa, màu sắc cần phải biết, nhằm lý giải và hệ thống về vị trí các loại màu phát sinh khác dựa trên cơ sở bảng màu cơ bản, chính là vòng tròn thuần sắc đó. Dựa vào vòng tròn này họ sẽ biết được vị trí của các màu bậc 2, bậc 3 trở lên trong vòng tròn. Yếu tố cường độ trong màu sắc 3 Yếu tố cơ bản của màu sắc Màu sắc là con đẻ của ánh sáng, và màu sắc cũng có những yếu tố cơ bản để tạo nên “màu”. Sắc độ (Ton)  Thể hiện độ đậm nhạt của một màu sắc nào đó bằng cách pha màu đen hoặc trắng. Quang độ (Value) Nói về độ sáng của một màu nào đó. Trong bảng màu vòng tròn màu sắc, quang độ của màu vàng cao nhất, còn màu tím là màu thấp nhất. Đây cũng là phổ màu mắt người có thể nhận biết được. Bước ra khỏi phổ màu nhìn tháy được sẽ không thể nhìn thấy trừ khi được nhìn bằng tia cực tím. Cường độ (Intensity) Có thể hiểu đơn giản là cảm nhận đậm nhạt - tức cảm nhận độ tươi màu của mắt người đối với một màu sắc nào đó. Điều này có liên quan với sắc độ. Màu càng pha trắng càng có cường độ yếu, nhưng đổi lại quang độ tăng.  >>> Xem ngay:  Màu trung tính là gì? Sử dụng màu trung tính trong thiết kế Trở thành chuyên gia powerpoint bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học sẽ giúp bạn biết thiết kế hình ảnh và khởi tạo video chuyên nghiệp mà không cần dùng đến các phần mềm chuyên sâu như Photoshop, Illustrator… Đặc biệt, bạn sẽ có thể vận dụng linh hoạt các yếu tố: hình ảnh, ngôn ngữ, đồ họa 2D - 3D, audio, hiệu ứng, ảnh động để tạo nên một bản Powerpoint hoàn chỉnh nhất. [course_id:543,theme:course] [course_id:53,theme:course] [course_id:1630,theme:course] Lịch sử ra đời vòng thuần sắc Vòng thuần sắc được nghiên cứu và lý luận ngay từ thế kỷ thứ 17 bởi rất nhiều nhà nghiên cứu màu sắc từ Francicus Aguilonius (1613), Issac Newton (1660), Johann Wolfgang Goethe, Philip Otto Runge, Michel-Eugène Chevreul (1839, người ảnh hưởng đến lý luận về cách mạng màu sắc của các họa sĩ Phái Ấn tượng), Frans Gerritsen (1975) James Clerk Maxwell, người mở đầu hệ màu RGB (1872) Wilhelm Ostwald, Michael Jacobs, Paul Klee, Faber Birren, Johannes Itten. Cho đến nay lý thuyết về vòng tròn thuần sắc của  Michel-Eugène Chevreul được cho là chuẩn mực nhất. Cùng tham khảo một số sơ đồ hệ thống màu của các nhà nghiên cứu màu sắc. Sơ đồ màu của Johannes Itten Biểu đồ màu của Wilhelm Ostwald Sơ đồ màu của Michel Jacobs Sơ đồ màu của Paul Klee Sơ đồ màu của Faber Birren Biểu đồ màu của Albert H. Munsell Các loại màu trong vòng thuần sắc Màu bậc nhất - màu cơ bản Màu bậc nhất là màu cơ bản trong vòng tròn thuần sắc. 3 màu cơ bản đó là Đỏ - Vàng - Xanh dương (lam). Đây cũng là 3 màu không thể từ màu khác pha ra. Khi trộn từ 2 đến 3 màu trở lên bạn sẽ có được các màu sắc khác.  Màu bậc nhất - màu cơ bản Lưu ý: không bao gồm  màu đen và trắng. Nhiều người cũng coi màu đen và trắng là màu cơ bản không thể thay thế giống như ba màu cơ bản trên.  Màu bậc 2 (màu bổ túc bậc 2) Màu bậc hai - hay còn gọi là màu bổ túc bậc 2 là tổ hợp pha trộn của 3 màu cơ bản ra. Cụ thể ba màu được tạo ra sẽ là Cam, Xanh lục và Tím. Và để ra được 3 màu tiếp theo cần đảm bảo phân lượng pha trộn bằng nhau.  Tím: Lam + Đỏ. Lục: Lam + Vàng. Cam: Vàng + Đỏ. >>> Xem ngay: Nguyên lý thị giác là gì? 10 nguyên lý thị giác cần nắm vững Màu bậc hai - màu bổ túc bậc 2 Màu bậc 3 (màu bổ túc bậc 3)  Màu bậc ba là màu được pha từ màu cơ bản với màu bậc 2 với nhau. Nếu bạn để ý bạn sẽ nhận ra màu được pha ra sẽ nằm giữa hai màu cơ bản và màu bậc hai trên vòng tròn màu sắc. nghĩa là bạn sẽ pha ra được hai màu bên cạnh màu cơ bản, tổng là 6 màu.  6 màu bậc ba từ màu đỏ đi đó là Cam vàng, Cam đỏ, Xanh lá mạ, Xanh lục lam, Tím xanh và Tím đỏ. Bảng màu tổng hợp 3 bậc của màu sắc Bằng cách tương tự, ta sẽ nhanh chóng có được một vòng tròn thuần sắc tổng hợp đầy đủ các màu bậc khác nhau, càng pha nhiều ta càng có nhiều bậc cao hơn.  Kết luận Như vậy, Unica đã giới thiệu tới bạn đọc những thông tin về vòng thuần sắc cũng như những thông tin quan trọng bên cạnh, đồng thời cũng đã hướng dẫn cách để tạo ra 3 bậc màu cơ bản nhất trong vòng tròn màu. Hi vọng với những thông tin này bạn đã có được những thông tin quan trọng phục vụ cho học thiết kế và công việc của bạn. 
09/11/2020
15817 Lượt xem
Bitmap là gì? Sự khác biệt giữa Bitmap và Vector
Bitmap là gì? Sự khác biệt giữa Bitmap và Vector Dù bạn là khách hàng hay nhà thiết kế khi thiết kế hình ảnh trong lĩnh vực thiết kế đồ họa hay in ấn bạn cũng cần có sự phân biệt rõ ràng nhất về Bitmap và Vector. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn biết Bitmap là? Và sự khác nhau cơ bản của nó và Vector. Ảnh Bitmap là gì? Theo khái niệm kỹ thuật, bitmap (còn được gọi là ảnh mành hóa hoặc raster image) là một dạng lưới chứa các ô vuông nhỏ liền kề nhau. Mỗi ô vuông trong lưới này mang một mã màu duy nhất, được gọi là điểm ảnh (pixel). Các định dạng phổ biến của bitmap trên web bao gồm PNG, JPG, BMP, JPEG và GIF. Đồ họa bitmap, hay còn được gọi là chỉnh sửa ảnh, là quá trình tạo mới hoặc chỉnh sửa các pixel trong một hình ảnh để tạo ra kết quả có cấu trúc, màu sắc và hình ảnh mới. Để thực hiện việc chỉnh sửa đồ họa bitmap, người dùng thường sử dụng các phần mềm chuyên dụng như Microsoft Paint, Adobe Photoshop, hoặc The GIMP. Những hình ảnh thuộc dạng bitmap thường có độ chi tiết và sắc nét cao. Chúng thể hiện sống động và chân thực các đặc điểm của hình ảnh. Ngoài ra, các bức ảnh được scan hoặc chụp từ máy ảnh kỹ thuật số cũng đều thuộc loại bitmap, do chúng được tạo thành từ tập hợp điểm ảnh với các mã màu riêng biệt. >>> Xem ngay: Ảnh RAW là gì? Ưu, nhược điểm của file ảnh RAW Bitmap là ảnh sử dụng độ pixel khá lớn Đăng ký khoá học làm Adobe Photoshop online ngay để nhận ưu đãi. Khóa học sẽ giúp bạn có kiến thức bải bản nhất về Photoshop, hiểu rõ về giao diện tổng quan và từng thông số trong Photoshop. Sau khóa học, bạn sẽ tự tin ứng tuyển vị trí thiết kế tại các doanh nghiệp, công ty hoặc mở dịch vụ thiết kế chuyên nghiệp tự do tại nhà. [course_id:591,theme:course] [course_id:321,theme:course] [course_id:1393,theme:course] Ưu và nhược điểm của Bitmap Cũng giống như bất kỳ công nghệ nào, bitmap có những ưu và nhược điểm riêng biệt. Dưới đây là các đặc điểm nổi bật giúp bạn hiểu rõ hơn về tính chất của bitmap. Ưu điểm Vì ảnh bitmap được tạo thành từ hàng triệu điểm ảnh, mỗi điểm ảnh mang một mã màu riêng biệt, khả năng ghi nhận và tái hiện màu sắc của bitmap vượt trội hơn so với vector. Nhờ vậy, ảnh bitmap mang lại độ chi tiết và sắc nét cao, tạo ra hình ảnh sống động, chân thực. Bitmap có khả năng hiển thị trên hầu hết các thiết bị hiện nay, từ màn hình máy tính, điện thoại, đến máy chiếu. Ngoài ra, có nhiều phần mềm hỗ trợ chỉnh sửa và chuyển đổi hình ảnh bitmap sang định dạng khác mà không làm giảm chất lượng. Một ưu điểm đáng kể là hình ảnh bitmap có thể được tạo ra chỉ bằng việc chụp ảnh mà không cần đến phần mềm thiết kế chuyên dụng như vector. Điều này khiến bitmap trở nên phổ biến với số lượng hình ảnh đa dạng, phù hợp cho các mục đích in ấn như poster, card visit, tờ rơi, hay bìa tạp chí. Đặc biệt, các hình ảnh vector có thể dễ dàng chuyển đổi sang định dạng bitmap thông qua quá trình rasterizing. Khi thực hiện chuyển đổi, người dùng có thể tùy chỉnh độ phân giải của ảnh bitmap để đạt được chất lượng mong muốn. Cũng giống như bất kỳ công nghệ nào, bitmap có những ưu và nhược điểm riêng biệt Nhược điểm Chất lượng của ảnh bitmap phụ thuộc lớn vào độ phân giải và thiết bị tạo ra nó, chẳng hạn như máy ảnh hoặc máy scan. Một bức ảnh có độ chi tiết cao đồng nghĩa với việc dung lượng sẽ rất lớn, gây khó khăn trong việc lưu trữ và xử lý. Nếu ảnh bitmap không có độ phân giải đủ cao hoặc được in ở kích thước quá lớn, chúng dễ bị vỡ, mờ, ảnh hưởng đến chất lượng hiển thị và trải nghiệm của người dùng. >>> Xem ngay: Substance là gì? Chức năng của phần mềm Substance Phân biệt Bitmap và Vector  Định dạng ảnh Do tính chất khác biệt, bitmap và vector sử dụng các định dạng ảnh riêng. Đối với bitmap, hình ảnh được tạo ra từ mật độ điểm ảnh, nghĩa là mật độ điểm ảnh càng cao thì ảnh càng sắc nét. Bitmap thường được xuất dưới các định dạng phổ biến như JPG, JPEG, PNG, GIF, phù hợp với các hình ảnh chụp và scan. Ngược lại, ảnh vector được tạo ra thông qua các phần mềm thiết kế đồ họa như CorelDRAW, Adobe Illustrator. Do đó, định dạng của vector thường là CDR, PSD, AI, EPS, hoặc PDF, và chúng thường gắn liền với các phần mềm thiết kế này để chỉnh sửa. So sánh Bitmap và Vector Cấu trúc Ảnh bitmap phụ thuộc lớn vào độ phân giải. Khi bạn thay đổi kích thước, chất lượng ảnh bitmap cũng thay đổi tương ứng. Ví dụ, khi giảm kích thước ảnh, các pixel sẽ bị loại bỏ, dẫn đến mất thông tin hình ảnh. Ngược lại, khi tăng kích thước, phần mềm sẽ phải nội suy màu sắc từ các pixel xung quanh để tạo thêm điểm ảnh mới, nhưng chất lượng ảnh thường bị giảm. Trong khi đó, ảnh vector không phụ thuộc vào độ phân giải nhờ được tạo ra từ các đối tượng hình học có thể scale độc lập. Điều này có nghĩa là bạn có thể phóng to hoặc thu nhỏ ảnh vector mà vẫn giữ nguyên độ sắc nét và chi tiết. Đặc biệt, các đối tượng trong ảnh vector có thể xếp chồng lên nhau mà không làm ảnh hưởng đến hình ảnh tổng thể. Dung lượng Đối với ảnh bitmap, để đạt được độ sắc nét cao, mật độ điểm ảnh phải dày, dẫn đến dung lượng file lớn. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến hiệu suất, đặc biệt khi sử dụng nhiều ảnh bitmap trên các trang web. Ngược lại, ảnh vector có dung lượng thấp hơn do không chứa thông tin pixel chi tiết, giúp tối ưu hóa tốc độ tải và hiệu suất của trang web. Bitmap và vector đều có những đặc điểm riêng biệt, phù hợp với các mục đích sử dụng khác nhau, tùy thuộc vào yêu cầu về chất lượng, kích thước và hiệu suất lưu trữ. Khi nào cần sử dụng ảnh Bitmap Ảnh bitmap mang lại khả năng chỉnh sửa dễ dàng và tái hiện hình ảnh thực tế một cách chi tiết. Vì vậy, bạn nên sử dụng ảnh bitmap trong các trường hợp sau: Tạo đồ họa và hình ảnh thực tế: Ảnh bitmap là lựa chọn lý tưởng để tạo ra các hình ảnh chi tiết và sống động, nhờ lượng dữ liệu lưu trữ trên mỗi pixel rất lớn. Ngoài ra, khả năng chỉnh sửa từng mảng màu của ảnh bitmap giúp bạn dễ dàng tùy chỉnh và tạo ra các tác phẩm nghệ thuật có độ chính xác cao. Cần ảnh có thể chỉnh sửa: Ảnh bitmap, bạn có thể thay đổi cấu hình màu của từng pixel, làm mịn đường nét, thêm bóng đổ, hay tạo ra các hiệu ứng đặc biệt, mang lại sự linh hoạt tối đa trong quá trình xử lý hình ảnh. Làm việc với ảnh kỹ thuật số: Máy ảnh kỹ thuật số thường tạo ảnh bằng cách sử dụng pixel, do đó Bitmap hỗ trợ xử lý tốt các hình ảnh kỹ thuật số, giữ nguyên được chi tiết và độ sắc nét trong quá trình chỉnh sửa hoặc chuyển đổi. Thông thường Bitmap được sử dụng để tạo đồ họa, chỉnh sửa hình ảnh và làm việc với ảnh kỹ thuật số Nên chọn ảnh bitmap hay vector khi in ấn? Cả bitmap và vector đều có những ưu và nhược điểm riêng. Vì vậy, tùy vào mục đích và yêu cầu của dự án in ấn, bạn có thể chọn định dạng phù hợp nhất. Nếu bạn cần ảnh chụp sắc nét với các chi tiết màu phức tạp, bitmap là lựa chọn lý tưởng. Ngược lại, nếu bạn cần hình ảnh linh hoạt, dễ dàng thay đổi kích thước, thì vector sẽ là sự lựa chọn tối ưu. Ảnh vector thường được ưu tiên trong in ấn nhờ khả năng thay đổi kích thước linh hoạt mà không làm giảm chất lượng hình ảnh. Các sản phẩm in yêu cầu ảnh dung lượng thấp nhưng vẫn đảm bảo độ sắc nét, như logo, biểu tượng, hoặc thiết kế có các đường nét rõ ràng, sẽ phù hợp với định dạng vector. Trong khi đó, ảnh bitmap (các file .PSD, PNG, JPG, JPEG) vẫn đảm bảo chất lượng ấn phẩm nếu file có kích thước đúng chuẩn và không bị vỡ hình. Bitmap phù hợp với các sản phẩm in cần độ chi tiết cao, như ảnh chụp hoặc các thiết kế yêu cầu thể hiện rõ từng mảng màu và kết cấu phức tạp. Kết luận Hy vọng với những chia sẻ của Unica ở trên về Bitmap là gì thì bạn sẽ có thêm cho mình một lựa chọn hoàn hảo nhất để lựa chọn nên dùng ảnh Vector hay Bitmap.  Tuy nhiên để trở thành một dân thiết kế toàn năng thì bạn không thể bỏ qua những khóa học thiết kế đến từ những chuyên gia hàng đầu Unica sẽ bật mí cho bạn những kiến thức hay cùng với đó là rất nhiều những ưu đãi hấp dẫn đang chờ bạn khám phá đấy nhé!
07/11/2020
5865 Lượt xem
5 nền tảng thiết kế poster cực xịn kể cả bạn không biết thiết kế
5 nền tảng thiết kế poster cực xịn kể cả bạn không biết thiết kế Bạn đang muốn thiết kế poster nhanh chóng và đẹp mắt bằng những phần mềm làm poster quảng cáo online để phục vụ học tập hay công việc của mình? Bạn không muốn phải thuê các designer với chi phí đắt đỏ? Hãy cùng Unica tìm hiểu ngay top 5 phần mềm thiết kế poster chuyên nghiệp cực nhanh chóng và uy tín! Poster là gì?  Tìm hiểu về Poster Poster là một trong những loại ấn phẩm truyền thông được rất nhiều ưa chuộng bởi khả năng truyền tải thông tin mạnh mẽ, ấn tượng và rất chuyên nghiệp thu hút được nhiều người quan tâm. Một poster cơ bản thường có hai phần hình ảnh và chữ, tuy nhiên cũng có rất nhiều poster chỉ có chữ hoặc chỉ có hình, điều này phụ thuộc vào ý đồ truyền tải nội dung của designer. Poster được chia ra thành 3 loại: - Poster quảng cáo: là các poster phục vụ mục đích quảng cáo, PR,... - Poster  nghệ thuật: chúng thường xuất hiện trong các chiến dịch quảng cáo nhằm truyền tải một thông điệp hoặc ý nghĩa  nào đó. - Poster cộng đồng: thường các poster này xuất hiện tại các nơi công cộng, có thể là poster tuyên truyền, poster sự kiện, poster cổ động,...  Tùy vào từng mục đích poster khác nhau mà các designer sẽ thiết kế poster dựa trên tinh thần đó.  Cùng với sự phát triển của các công cụ thiết kế, ngày nay không chỉ có các Designer mới có thể biết cách làm poster mà ngay cả những người chưa từng qua trường lớp đồ họa cũng có thể tạo ra các poster hoặc banner, ấn phẩm đồ họa đơn giản thông qua các phần mềm làm poster. Vậy đó là những phần mềm nào? Top 5 nền tảng thiết kế poster nhanh chóng và chuyên nghiệp 1. Canva Nền tảng thiết kế online các poster - Canva Nền tảng thiết kế quảng cáo và ấn phẩm đồ họa đầu tiên không thể không nhắc đến chính là Canva. Canva là một trang web thiết kế miễn phí dành cho tất cả mọi người với rất rất nhiều kho ảnh và bố cục có sẵn. Không chỉ có vậy canva còn tác ra thành các nhánh khác nhau phục vụ cho từng mục đích khác nhau như ảnh quảng cáo, ảnh bìa Facebook, poster, banner, infographic, Blog, bìa sách, và còn rất nhiều lựa chọn khác cho bạn thỏa sức sáng tạo.  Đặc biệt Canva còn cung cấp cho người dùng rất nhiều công cụ và tính năng hấp dẫn, ví dụ như font chữ đa dạng, nhiều hình ảnh tĩnh - động mới lạ, tạo ảnh gif,... cùng khả năng định dạng độ phân giải tương ứng cho từng nền tảng mạng xã hội khác nhau như Facebook, website, Youtube, blog. Canva hiện nay có 2 loại tài khoản khác nhau, một là miễn phí hai có trả phí. Tài khoản trả phí sẽ được sử dụng các stock và template giới hạn rất ấn tượng và hấp dẫn, đồng thời cũng có nhiều ưu đãi hơn. 3. Uplevo Nền tảng thiết kế online các poster - Uplevo Có khá nhiều người sử dụng cả Canva và Uplevo đều nhận xét hai nền tảng này đều đem đến cho họ rất nhiều tính năng vượt trội, mỗi một nền tảng đều có một thế mạnh riêng nên rất khó để đánh giá nền tảng nào tốt hơn nền tảng nào. Tương tự như Canva, Uplevo cũng có những tính năng và gợi ý rất mới lạ, cập nhật liên tục thường xuyên, các ấn phẩm đồ họa như poster, banner, ảnh quảng cáo... đều rất dễ dàng thiết kế chỉ trong vòng vài phút ngắn ngủi. Uplevo cũng có những kho ảnh, kho công cụ tính năng cơ bản như background, sticker, icon, trang trí, font chữ đa dạng, hiệu ứng,... giúp bạn có thể sáng tạo rất dễ dàng. Và bạn có biết Uplevo được xây dựng và phát triển bởi kỹ sư người Việt Nam không? 2. PosterMyWall Nền tảng thiết kế online các poster - PosterMyWall PosterMyWall là một nền tảng thiết kế quảng cáo khá đơn giản và dễ sử dụng hơn một chút so với hai phần mềm trên. PosterMyWall được đánh giá là có khả năng cung cấp một kho tài nguyên khổng lồ cho người dùng thỏa sức sáng tạo và được update thường xuyên mang tính xu hướng thời đại rất lớn. Tương tự như hai nền tảng thiết kế trên, PosterMyWall cũng có hai loại tài khoản miễn phí và có trả phí. Với PosterMyWall, bạn sẽ không cần phải thực hiện quá nhiều thao tác, chỉ cần căn chỉnh phù hợp và một bộ óc sáng tạo bạn đã có thể có được một banner hoặc poster ấn tượng rồi. 4. DesignCap Nền tảng thiết kế online các poster - DesignCap​​​​​​​ Chỉ trong vài phút bạn hoàn toàn có thể tạo ra một ấn phẩm đồ họa poster đơn giản chỉ với vài thao tác kéo thả với nền tảng DesignCap. Được thiết kế với giao diện rất trực quan, các công cụ được phân tách cụ thể, rõ ràng và chi tiết giúp người dùng có thể sử dụng linh hoạt chúng để làm poster hay banner. Ngoài ra trong phần mềm thiết kế poster online này còn tích hợp rất nhiều mẫu template độc đáo được update liên tục, gợi ý cho bạn rất nhiều ý tưởng thiết kế hay ho đấy! Một kho font chữ, hình khối tĩnh - động mới lạ cũng là một điểm cộng rất lớn khi sử dụng phần mềm này. 5. Designerbold ​​​​​​​ Nền tảng thiết kế online các poster - Designerbold​​​​​​​ Designerbold cũng là một nền tảng thiết kế poster online dành cho tất cả mọi người, chỉ cần có tài khoản là bạn có thể thỏa sức sáng tạo tạo ra những hình ảnh quảng cáo, poster, banner, ảnh Youtube, hướng dẫn chi tiết cách làm banner từ những kho ảnh sáng tạo khổng lồ, kho font chữ đa dạng mới lạ, cùng với đó là rất nhiều gợi ý banner, poster miễn phí , bạn chỉ cần nhập nội dung của mình vào và căn chỉnh theo ý muốn là đã có thể có được một ấn phẩm đồ họa tuyệt vời ấn tượng rồi. Như vậy Unica đã gợi ý cho bạn những thông tin về poster cũng như top 5 phần mềm để thiết kế poster trực tuyến tốt nhất. Hy vọng rằng với những thông tin này bạn đã có cho mình những gợi ý thật hay để sáng tạo ra những poster ấn tượng, chuyên nghiệp và đẹp mắt. Xin cảm ơn và chúc bạn thành công!
06/11/2020
508 Lượt xem
Adobe Bridge là gì? Các tính năng nổi bật của Adobe Bridge
Adobe Bridge là gì? Các tính năng nổi bật của Adobe Bridge Adobe Bridge là một trong những phần mềm quen thuộc trong lĩnh vực đồ họa, thiết kế, chỉnh sửa hình ảnh. Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn Adobe Bridge là gì, các tính năng của Adobe Bridge như thế nào và một số các vấn đề có liên quan đến Adobe Bridge khác thì hãy tham khảo ngay nội dung bài viết dưới đây nhé. Adobe Bridge là gì? Adobe Bridge là một chương trình đồng hành với Photoshop. Bridge thường được gọi là người quản lý tài sản kỹ thuật số hoặc người quản lý phương tiện truyền thông . Đó là bởi vì Adobe Bridge cung cấp cho chúng tôi những cách mạnh mẽ để tìm, quản lý và sắp xếp bộ sưu tập hình ảnh. Adobe Bridge là một chương trình đồng hành với Photoshop Trên thực tế, Bridge không chỉ giới hạn ở những bức ảnh hay Photoshop. Bridge thực sự là một chương trình đồng hành cho mọi ứng dụng trong Adobe Creative Cloud (hoặc Creative Suite). Chúng ta có thể sử dụng Bridge để quản lý không chỉ hình ảnh mà còn cả các tệp Adobe Illustrator, tệp InDesign, video và hơn thế nữa. Giao diện Adobe Bridge Giao diện của Adobe Bridge được sắp xếp với sự tiện lợi rất cao, mang lại tính tiện nghi và dễ sử dụng cho người dùng. Đa phần người dùng đều rất thích giao diện của Adobe Bridge vì tính gọn gàng, dễ nhìn và dễ thao tác. Các Folders và bảng Favorites: Các thao tác bạn cần thực hiện sau khi mở ứng dụng Adobe Bridge là tìm ảnh và tải ảnh lên. Với Adobe Bridge, công việc này được thực hiện cực kỳ đơn giản với các Folders và bảng Favorites được thể hiện ở góc trên bên trái màn hình ứng dụng.  Adobe Bridge đã nhóm các bảng liên quan với nhau vào cùng Folder. Việc chuyển đổi giữa các folders khá đơn giản, bạn chỉ cần nhấp chuột các tab đầu nhóm. Trong bảng Favorites, Adobe Bridge đã thêm một số vị trí tệp phổ biến như Desktop, Documents, Pictures. Điều này giúp chúng ta tìm kiếm hình ảnh cực nhanh và dễ dàng.  Bảng Folders: Khi bạn nhấn chuột vào tab Folder thì Adobe Bridge sẽ hiển thị bảng điều khiển Folders. Bảng điều khiển này giúp bạn điều hướng đến hình ảnh của bạn nhanh nhất. Nó cho phép bạn tìm kiếm sâu hơn trong các thư mục để đến với các hình ảnh bạn đang cần. Giao diện chính phần mềm Adobe Bridge Content Panel: Content Panel được sắp xếp ở giữa màn hình ứng dụng và được xem là bảng điều khiển lớn nhất trong Adobe Bridge. Khi bạn đã chuyển điều hướng hình ảnh bằng bảng Folders hoặc Favorites, thì các hình ảnh này sẽ xuất hiện dưới dạng thumbnails (hình ảnh thu nhỏ) trong content panel. Ở đây, bạn sẽ thấy các bản xem trước hình ảnh thu nhỏ trong thư mục “.JPEG”. Path Bar: Path Bar trong giao diện Adobe Bridge là một thanh công cụ nằm ở phía bên trái của giao diện. Nó chứa các công cụ để điều hướng đến các tệp và thư mục trong Adobe Bridge. Path Bar giúp bạn dễ dàng tìm thấy các tệp và thư mục mà bạn cần. Path Bar là thanh công cụ nằm ở phía bên trái của giao diện Các công cụ trong Path Bar bao gồm: Back: Công cụ này được sử dụng để quay trở lại thư mục trước đó. Forward: Công cụ này được sử dụng để quay trở lại thư mục hiện tại sau khi bạn đã quay lại thư mục trước đó. Home: Công cụ này được sử dụng để quay trở lại thư mục gốc. Path: Công cụ này hiển thị một menu thả xuống cho phép bạn chọn thư mục hiện tại trong một danh sách các thư mục. Folders: Công cụ này hiển thị một danh sách các thư mục hiện có trong một thư mục cụ thể. Favorites: Công cụ này hiển thị một danh sách các thư mục yêu thích của bạn. Nút quay lại và chuyển tiếp: Nút quay lại (mũi tên cong hướng về bên trái) và chuyển tiếp (mũi tên cong hướng về bên phải) hiển thị ở góc bên phải trên giao diện chính. Bạn có thể sử dụng tính năng này với phím tắt Ctrl + Z (quay lại) và Ctrl + Y (chuyển tiếp). Tính năng này giúp bạn quay lại hoặc chuyển tiếp về hình ảnh chỉnh sửa gần nhất.  >>> Xem thêm: Hướng dẫn cách làm Mockup trong Photoshop nhanh chóng, chi tiết Xem trước toàn màn hình: Khi bạn đang xem hình ảnh thu nhỏ trong bảng content mà bạn muốn xem trước toàn màn hình, bạn có thể chuyển đến Menu (dọc phía trên màn hình) chọn Preview (xem trước). Sau đó chọn Fullscreen Previews (xem trước toàn màn hình).  Một cách xem trước toàn màn hình đơn giản hơn là bạn hãy mở hình ảnh muốn xem, sau đó nhấn phím cách trên bàn phím. Adobe Bridge có tính năng xem trước toàn màn hình Thành thạo Photoshop tại nhà với khóa học Photoshop Online đang bán chạy nhất. Khóa học giúp bạn thành thạo Layer, Liquify, Easer, Brush, blend... .Đăng ký ngay. [course_id:1200,theme:course] [course_id:1706,theme:course] [course_id:312,theme:course] Lợi ích khi sử dụng Adobe Bridge Adobe Bridge trở thành một trong những ứng dụng chỉnh sửa hình ảnh được yêu thích nhất hiện nay bởi ứng dụng mang lại rất nhiều tiện ích cho người dùng. Đơn cử như:  Các thư mục được sắp xếp rất gọn gàng: Adobe Bridge cho phép bạn phân nhóm, lưu trữ, lập các danh sách và sắp xếp các thư mục dễ dàng. Từ đây, bạn có thể tối ưu hóa việc lưu trữ, phân loại tệp tin, giúp bạn tìm nhanh hơn khi cần dùng. Rèn luyện kỹ năng sắp xếp: Adobe Bridge là ứng dụng chuyên về tính năng sắp xếp, lưu trữ vì vậy bạn dễ dàng hình thành được thói quen điều chỉnh, sắp xếp một cách khoa học.  Xem trước linh hoạt: Giao diện Adobe Bridge cho phép người dùng dễ dàng xem trước, xem nhanh các nội dung của các file trước khi mở, do đó mà tiết kiệm được thời gian và năng suất làm việc. Quản lý metadata: Người dùng có thể nhanh chóng, dễ dàng quản lý metadata của các file, giúp họ theo dõi thông tin và các tài nguyên, thuộc tính dễ dàng. Hỗ trợ đa ngôn ngữ: Adobe Bridge hỗ trợ đa dạng ngôn ngữ đáp ứng nhu cầu sử dụng của các người dùng trên toàn thế giới. Chức năng chọn lọc và tìm kiếm thông minh: Adobe Bridge cung cấp công cụ tìm kiém, lọc giúp người dùng nhanh chóng định vị được dữ liệu, truy xấp tệp tin từ từ khóa, ngày tạo hoặc loại file. Thuận tiện khi sao chép, di chuyển vị trí lưu trữ: Bạn có thể dễ dàng sao chép hình ảnh và di chuyển đến thư mục lưu trữ mong muốn với tổ hợp phím tắt Ctrl + X (Cắt) và Ctrl + V (dán) Làm việc đa nhiệm: Adobe Bridge cho phép người dùng có thể mở nhiều cửa sở, dự án cùng một lúc để hỗ trợ so sánh, xử lý tệp nhanh chóng hơn. Adobe Bridge được rất nhiều người dùng sử dụng Các tính năng quan trọng Adobe Bridge Để hiểu rõ hơn Adobe bridge để làm gì thì bạn cần nắm chi tiết một số tính năng tuyệt vời mà Bridge cung cấp. Sau đây là một số tính năng quan trọng bạn cần nắm rõ. File Management System File Management System hay còn gọi là hệ thống quản lý tệp tin, là một thành phần quan trọng trong quá trình làm việc với các tài nguyên số. Nó hỗ trợ việc phân loại, tổ chức, tìm kiếm một cách hiệu quả trên lượng lớn dữ liệu.  Hệ thống này bao gồm các tính năng như định vị, tạo thư mục, quản lý quyền truy cập và khả năng xem trước nhanh chóng. Sử dụng một File Management System chuyên nghiệp giúp tối ưu hóa quy trình làm việc, nâng cao khả năng sáng tạo và hiệu suất của người sử dụng. >>> Xem thêm: Cách làm sáng vùng tối trong photoshop cho người mới thiết kế File Browser File Browser là một tính năng quan trọng, giúp đem lại trải nghiệm duyệt, quản lý các tệp tin một cách mạnh mẽ. Người dùng có thể nhanh chóng xem, tổ chức lại các tệp tin, thư mục, tạo cái nhìn toàn diện về cấu trúc thư mục. Ngoài ra, chức năng này còn hỗ trợ nhiều tùy chọn sắp xếp, lọc, tìm kiếm để người dùng có thể tối ưu hóa hiệu quả, quy trình làm việc của mình. Các thao tác kéo thả cũng được tích hợp để người dùng làm việc dễ dàng hơn. Tính năng Adobe bridge Image Previews Khi phải duyệt qua các tệp tin, tệp hình ảnh từ tính năng Image Previews sẽ tự động tạo ra các bản xem trước để người dùng dễ dàng đánh giá chất lượng hình ảnh. Điều này hỗ trợ người dùng dễ dàng đánh giá nội dung mà không cần mở tệp tin. Tính năng này hỗ trợ người dùng có cái nhìn tổng quan, dễ dàng đánh giá được nội dung, chất lượng và các chi tiết nhỏ trong hình ảnh mà không mở file. Điều này sẽ làm tăng tính hiệu quả trong quá trình làm việc, quản lý khi phải xem một lượng lớn tệp tin. Filtering Images  Tính năng Filtering Images trong Adobe Bridge là công cụ quan trọng hỗ trợ người dùng tìm kiếm, chọn lọc hình ảnh theo một hoặc các tiêu chí cụ thể. Tính năng này tạo ra các bộ lọc hiển thị những hình ảnh cần thiết, tối ưu quá trình quản lý và xử lý tệp file.  Tính năng này giúp người dùng tạo ra các bộ lọc, nhanh chóng thu hẹp phạm vi hiển thị và tìm kiếm. Người dùng dễ dàng tiết kiệm được thời gian và công sức khi phải thực hiện, quản lý và làm việc trên một lượng lớn hình ảnh, tệp tin. Giao diện Adobe Bridge Batch Rename Tính năng Batch Rename là công cụ quan trọng để người dùng đổi tên một lượng lớn tệp tin hình ảnh trong cùng một thời điểm. Thay vì phải ấn vào đổi tên từng tệp một thì công cụ này sẽ tạo ra một quy tắc để đổi tên một cách nhanh chóng, tối ưu hóa quy trình làm việc. Điều này gúp người dùng nhanh chóng tiết kiệm thời gian và công sức vào những việc bớt quan trọng hơn. Người dùng có thể dễ dàng quản lý và đặt tên một cách nhất quán trong lượng lớn các tệp file khác nhau. Truy cập nhanh Photoshop  Truy cập nhanh Photoshop đem đến sự thuận tiện cho những người cần chỉnh sửa nhanh các hình ảnh. Người dùng mở trực tiếp các tệp file từ Adobe Bridge rồi vào Photoshop mà không cần phải mở ứng dụng này trước đó. Chắc chắn rằng phím tắt này sẽ giúp người dùng tiết kiệm thời gian và tối ưu hóa quá trình làm việc, đặc biệt đối với những người làm trong lĩnh vực thiết kế đồ họa. Người dùng có thể thực hiện chuyển đổi nhanh chóng để tối ưu quá trình làm việc với tệp file đồ họa. >>> Xem thêm: Cách dùng Brush Tool trong Photoshop đơn giản nhất Câu hỏi thường gặp Câu 1: Tôi có thể sử dụng Adobe Bridge thay thế cho Lightroom không? Adobe Bridge và Lightroom có một số tính năng tương đồng và cũng có một số tính năng khác biệt. Về cơ bản thì bạn có thể sử dụng Adobe Bridge để thay thế cho Lightroom. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng là gì mà bạn cần phải chọn phần mềm tương ứng. Nếu bạn cần xử lý hình ảnh với tính năng đặc trưng của Lightroom thì Adobe Bridge không thể thay thế cho Lightroom và ngược lại. Câu 2: Tôi có thể cài đặt Adobe Bridge mà không cần tài khoản Adobe không? Đối với câu hỏi này thì câu trả lời là không. Bạn bắt buộc cần phải có tài khoản Adobe để cài đặt Adobe Bridge. Bạn có thể tạo tài khoản Adobe miễn phí trên trang web của Adobe. Nếu bạn không muốn tạo tài khoản Adobe, bạn có thể sử dụng một ứng dụng quản lý tệp khác, chẳng hạn như: File Explorer hoặc Finder. Tuy nhiên, bạn sẽ không thể sử dụng các tính năng nâng cao của Adobe Bridge, chẳng hạn như khả năng xem trước các tệp Adobe và quản lý các tệp Adobe. Câu 3: Adobe Bridge có giá bao nhiêu? Người dùng Adobe Bridge không mua Adobe Bridge như một sản phẩm độc lập. Thay vào đó, nó được bao gồm trong một trong các Kế hoạch của Adobe Creative Cloud. Các gói này cũng bao gồm lưu trữ đám mây miễn phí và một hoặc nhiều ứng dụng sau: Adobe Photoshop CC, Illustrator CC và XD CC. Chúng dao động từ 9,99 đô la đến 69,99 đô la một tháng, nhưng Adobe có thể giảm giá cho những khách hàng thanh toán cả năm tại một thời điểm. Tổng kết Với những chia sẻ về Adobe Bridge là gì chúng tôi hy vọng rằng các bạn sẽ có một cách nhìn tổng quan nhất về phần mềm để đánh giá, áp dụng vào việc xếp hạng... Để tiết kiệm thời gian cũng như thiết kế được những video chất lượng, chúng tôi khuyên bạn nên đầu tư học thiết kế bài bản bằng cách nhanh tay đăng ký và theo dõi các lớp học photoshop trên Unica các chuyên gia sẽ tư vấn và bật mí những mẹo hay giúp bạn rất nhiều trong quá trình thiết kế.
06/11/2020
7913 Lượt xem
Graphic Design là gì? Các phần mềm hỗ trợ Graphic Design
Graphic Design là gì? Các phần mềm hỗ trợ Graphic Design Trong cuộc sống chúng ta đâu đâu cũng có những ấn phẩm sách báo hấp dẫn, các quảng cáo, banner đẹp mắt ấn tượng, hay những bộ phim bom tấn ngoài rạp, các ứng dụng và website thân thiện... Tất cả đều là sản phẩm của Graphic Design. Vậy Graphic design là gì? Những lĩnh vực của Graphic design và tiềm năng nghề nghiệp của thiết kế đồ họa là gì? Cùng tìm hiểu ngay. Graphic Design là gì? Graphic design là khái niệm dùng để chỉ nghệ thuật kết hợp các yếu tố hình ảnh, typography (chữ nghệ thuật), các đường nét và màu sắc để tạo ra các sản phẩm đồ họa phục vụ cho một mục đích nào đó. Tùy vào từng lĩnh vực khác nhau mà Graphic Design được chia ra thành  nhiều nhánh nhỏ, mỗi nhánh đều có đặc điểm và chức năng khác nhau. Nhưng chung quy lại Graphic Design vẫn hướng đến một mục tiêu duy nhất: đó là truyền tải thông điệp, ý nghĩa nào đó qua các sản phẩm thiết kế bằng công cụ đồ họa trên máy tính.  Khái niệm Graphic là gì, Graphic Design nghĩa là gì Một số ví dụ cụ thể: Bạn có bị ấn tượng với các tạp chí, tập san thời trang không? Có phải bạn ấn tượng với nó nhờ những hình ảnh đẹp mắt, font chữ chỉn chu, bố cục phối hợp nhất quán và vô cùng trau chuốt? Bạn nhớ đến gì đầu tiên khi nói đến Apple? Bạn lựa chọn phim ngoài rạp qua thông tin giới thiệu, qua poster hay qua intro? Dám cá hơn 75% người xem sẽ lựa chọn phim qua các poster và các intro giới thiệu phim hoành tráng, ấn tượng mà đặc biệt mãn nhãn. Bạn dùng Facebook trên điện thoại thấy thế nào? Có phải giao diện của chúng đơn giản, dễ sử dụng, các tính năng story, livestream, đăng tin, bình luận (và một loạt các tính năng hấp dẫn khác) rất hấp dẫn ấn tượng, hay đặc trưng màu xanh - trắng không riêng của Facebook khiến bạn nhận ra ngay?... Những lĩnh vực lớn trong thiết kế đồ họa  Thiết kế bộ nhận dạng thương hiệu  Bộ nhận diện thương hiệu cơ bản Thương hiệu đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với bất cứ doanh nghiệp nào, do đó việc thiết kế một bộ nhận diện thương hiệu là điều không thể thiếu. Designer trong lĩnh vực này sẽ thực hiện các công việc cụ thể như: Bộ nhận diện thương hiệu cốt lõi: Logo, slogan, font chữ đặc trưng, biểu tượng thương hiệu, màu sắc,... Bộ nhận diện văn phòng: đồng phục nhân viên, thẻ nhân viên, thẻ quét, danh thiếp, tài liệu của doanh nghiệp Bộ nhận diện qua bao bì, nhãn mác Bộ nhận diện ứng dụng môi trường của doanh nghiệp: quầy lễ tân, biển tên nhân viên, quản lý, biển hiệu phòng ban,... Các ấn phẩm truyền thông dạng tĩnh và động: sách báo, ấn phẩm tạp chí giấy, tờ rơi, banner quảng cáo bên ngoài trời, website, landingpage về doanh nghiệp hoặc quảng cáo, cao hơn có motion quảng cáo giới thiệu doanh nghiệp, TVC... Trở thành chuyên gia Sketchup bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học sẽ giúp bạn nhanh chóng thành thạo công cụ thiết kế 3D của SketchUp, nắm được tư duy thiết kế mô hình 3D nội thất, xây dựng, hoàn thiện bản vẽ 3D từ phác thảo ý tưởng đến sản phẩm hoàn chỉnh,... [course_id:2647,theme:course] [course_id:891,theme:course] [course_id:1177,theme:course] Tiếp thị và thiết kế quảng cáo Hoạt động tiếp thị và quảng cáo đòi hỏi Designer làm trong lĩnh vực này phải làm được các công việc như: thiết kế poster, banner, pano quảng cáo, phông bạt background, hình ảnh/video quảng cáo, hoặc email marketing... làm sao thu hút và kêu gọi khách hàng mua sản phẩm. Thiết kế giao diện web và ứng dụng app Thiết kế giao diện web và ứng dụng app Website đối với doanh nghiệp không chỉ là nơi nói về doanh nghiệp, sản phẩm và dịch vụ của mình mà nó còn tạo cho khách hàng sự tin cậy, chuyên nghiệp và uy tín hơn. Cả website và app trên điện thoại di động đều đòi hỏi phải thân thiện với người dùng, dễ sử dụng và thông minh, do đó các Designer trong lĩnh vực này cần phải nắm vững kiến thức về website (lập trình, bố cục, ...), trải nghiệm người dùng UI/UX . Các công việc của Designer web là: thiết kế giao diện website, thiết kế giao diện ứng dụng app di động, các thiết kế khác như button, icon, .... Thiết kế bao bì và nhãn mác Đối với các doanh nghiệp sản xuất cung ứng sản phẩm ra thị trường hầu như đều cần có designer chuyên thiết kế bao bì nhãn mác, bởi chúng đòi hỏi sự kết hợp hoàn hảo giữa hiệu ứng thị giác khách hàng và hình ảnh thương hiệu đặc trưng trên sản phẩm.  Công việc cụ thể của lĩnh vực này là: thiết kế vỏ hộp, thiết kế bao bì sản phẩm, thiết kế chai thủy tinh,... và tất cả những gì liên quan đến bao bì. Thiết kế ấn phẩm xuất bản Truyền thông cũng là một mảng quan trọng để xây dựng va quảng bá thương hiệu doanh nghiệp. Cụ thể đó là sách, báo, tạp chí, ấn phẩm truyền thông, ... đặc trưng của chúng là có thể cầm trên tay và được in ấn cẩn thận.  Thiết kế đồ họa chuyển động - Motion Graphic  Thiết kế đồ họa chuyển động - Motion Graphic  Có thể coi Motion Graphic là một trong những lĩnh vực rất hot của thiết kế đồ họa, dựa vào sự chuyển động của các vector để tạo nên các video ấn tượng, chuyên nghiệp và hấp dẫn. Motion được nhìn thấy nhiều nhất trong các video mô phỏng dạng 2D - 3D, giới thiệu về doanh nghiệp, giới thiệu sản phẩm, tạo hiệu ứng cho các sản phẩm đồ họa, hoặc được phát triển thành phim motion... Đòi hỏi designer motion không chỉ nắm được kiến thức về đồ họa mà còn phải nắm được kiến thức chuyển động của vật thể. Designer lĩnh vực này cũng có thể ứng dụng vào thiết kế game hoặc hoạt hình. Thiết kế không gian  Thiết kế không gian sẽ liên quan đến kiến trúc, không gian nội ngoại thất, không gian văn phòng, không gian doanh nghiệp... hoặc không gian game, không gian đồ họa kỹ xảo. Lúc này Designer sẽ cần nắm được các kiến thức về không gian, về các vật liệu, khả năng mô phỏng 2D - 3D các không gian công trình...  Minh họa - Art Illustration Sử dụng các công cụ như wacom, bảng vẽ chuyên nghiệp, phần mềm đồ họa... các Designer minh họa sẽ vẽ ra các sản phẩm đồ họa, thiết kế và xây dựng chúng sao cho chúng truyền tải được mục đích, ý nghĩa của sản phẩm hay doanh nghiệp. Thông thường các sản phẩm minh họa có tính biểu tượng cao, khả năng truyền tải thông tin rất tốt như Infographic. Các phần mềm hỗ trợ công việc Graphic Design Phần mềm Adobe Photoshop Một phần mềm chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp, được nhiều người biết đến. Nó còn được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực thiết kế web, thiết kế thời trang..  Phần mềm Adobe Illustrator Phần mềm thiết kế vector nổi tiếng nhất hiện nay, một phần mềm chuyên sử dụng các thuật toán để vẽ, các đối tượng hình học cũng như khả năng sáng tạo của người dùng có thể tạo ra những sản phẩm tốt nhất mà không phá vỡ kết cấu khi zoom ảnh.  Illustrator được sử dụng rộng rãi trong việc thiết kế in các banner, poster quảng cáo. Các nhân vật hoạt hình, đối tượng thiết 2D. Name card và thiết kế logo. Phần mềm Adobe Indesign Là phần mềm dàn trang ấn phẩm nổi tiếng, chuyên nghiệp  thường dùng cho các trang tạp chí lớn, báo, các ấn phẩm .... Phần mềm CorelDraw Cũng tương tự như Illustrator, một phần mềm nổi tiếng trong lĩnh vực thiết kế đồ họa, nó cho phép người sử dụng dùng các công cụ có sẵn để thiết kế tạo thành những đối tượng khác nhau. Được sử dụng nhiều trong thiết kế banner, poster, áp phích, quảng cáo... Kết luận Như vậy bạn đã biết Graphics là gì, Graphic Design là gì cũng như những công việc của một Graphic Designer. Xin cảm ơn và chúc bạn thành công!
06/11/2020
4657 Lượt xem
14 Phần mềm vẽ anime trên máy tính phổ biến cho dân thiết kế
14 Phần mềm vẽ anime trên máy tính phổ biến cho dân thiết kế Bạn là một fan hâm mộ của truyện tranh Anime? Bạn luôn bị cuốn hút bởi những nét vẽ và các xây dựng nhân vật, xây dựng câu truyện trong từng trang hay từng thước phim hoạt hình anime? Bạn đang đi tìm những phần mềm và cách vẽ trên máy tính để có thể tự tay tạo nên những tác phẩm truyện tranh anime của mình? Mời bạn đọc tham khảo ngay 14 phần mềm vẽ anime trên máy tính phổ biến và hay nhất 2023. Lợi ích của việc dùng các phần mềm vẽ anime trên máy tính Phần mềm vẽ anime trên máy tính ngày càng trở nên phổ biến, được nhiều người sử dụng vì những ích lợi mà công cụ này mang tới như là đa dạng công cụ vẽ, dễ chỉnh sửa, màu sắc và hiệu ứng đa dạng, lưu trữ và chia sẻ dễ dàng.  Đa dạng công cụ vẽ Các phần mềm vẽ anime cung cấp nhiều công cụ và tính năng vẽ đa dạng, cho phép người dùng tạo ra các nét vẽ chính xác và chi tiết. Các công cụ như bút vẽ, cọ nét, lớp màu và hệ thống hỗ trợ đồ họa cho phép người dùng tạo ra các phong cách và kỹ thuật vẽ khác nhau. Cùng một ý tưởng nhưng nếu bạn sử dụng bút vẽ sẽ tạo ra bức tranh khác so với dùng cọ, nếu kết hợp màu sắc khác nhau thì bạn sẽ có hai bức hình anime khác biệt.  Các phần mềm vẽ anime cung cấp nhiều công cụ và tính năng Dễ dàng chỉnh sửa Với phần mềm vẽ hoạt hình trên máy tính, người dùng có thể dễ dàng chỉnh sửa các yếu tố trong bức tranh như nét vẽ, màu sắc, kích thước và cân bằng. Việc này giúp người dùng tiết kiệm thời gian và công sức hơn so với việc chỉnh sửa trên giấy. Màu sắc và hiệu ứng đa dạng Các phần mềm vẽ anime cho phép người dùng sử dụng đa dạng màu sắc và hiệu ứng để tạo ra các hiệu ứng đặc biệt và tăng tính sáng tạo của tác phẩm. Bạn có thể tạo ra ánh sáng, bóng, đổ bóng và các hiệu ứng đặc biệt khác để làm cho bức tranh trở nên sống động. Các phần mềm vẽ anime cho phép người dùng sử dụng đa dạng màu sắc và hiệu ứng Lưu trữ và chia sẻ dễ dàng Các phần mềm vẽ anime cho phép người dùng lưu trữ và quản lý dễ dàng các tác phẩm của mình trên máy tính. Người dùng có thể lưu lại bản gốc và sao lưu dữ liệu một cách an toàn. Ngoài ra, việc chia sẻ tác phẩm với người khác trở nên dễ dàng qua việc xuất ra các định dạng hình ảnh hoặc tệp tin đa phương tiện. 14 phần mềm vẽ anime trên máy tính 2023 Ở phần này, chúng tôi sẽ giới thiệu tới bạn 14 phần mềm vẽ anime trên máy tính. Những cái tên phổ biến mà bạn có thể tham khảo đó là MediBang Paint Pro, PaintTool SAI, Clip Studio Paint, Phần mềm vẽ truyện tranh trên máy tính Krita, Adobe Photoshop, Manga Studio Debut,... Mỗi công cụ sẽ có những tính năng riêng như sau: MediBang Paint Pro  App vẽ truyện tranh trên máy tính vô cùng nổi tiếng, trước hết phải kể đến MediBang Paint Pro. Được đánh giá là phần mềm vẽ tranh hoạt hình phổ biến Nhật Bản miễn phí tốt nhất, phần mềm MediBang Paint Pro đã được lòng của rất rất nhiều họa sỹ truyện tranh trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam. Hiện nay MediBang Paint Pro đã có các phiên bản hỗ trợ cho cả Windows bản 64-bit và bản 32-bit, cũng như trên cả hai hệ điều hành lớn nhất là Android và ISO. Bạn cũng có thể dùng MediBang Paint Pro để vẽ Storyboard (bảng phân cảnh) cho bộ phim hoạt hình của mình.  Phần mềm vẽ tranh MediBang Paint Pro  Tính năng vượt trội của MediBang Paint Pro: Nhỏ gọn, không chiếm dung lượng: MediBang Paint Pro là một phần mềm vẽ tranh rất nhỏ gọn, không chiếm nhiều dung lượng trên máy tính hay điện thoại Làm việc bằng các layer: Tương tự như Adobe Photoshop, MediBang Paint Pro cũng làm việc bằng các layer nhằm giúp họa sỹ vẽ tranh online dễ dàng vẽ và thực hiện các thao tác cần thiết để tạo ra được một bức tranh hoàn chỉnh. Đa dạng bút vẽ: Đối với họa sỹ mà nói bút vẽ chính là yếu tố sống còn của một bộ truyện tranh, không có bút vẽ sẽ chẳng thể vẽ nên một tác phẩm hoàn hảo. Trong MediBang Paint Pro có chứa tới 50 loại bút vẽ với các lựa chọn rất đa dạng, giúp họa sỹ có thể vẽ manga trên máy tính cực dễ dàng. Ngoài ra MediBang Paint Pro còn có thể hỗ trợ bạn tự tạo ra đầu bút vẽ riêng cho mình đấy! Hỗ trợ vẽ tranh hoạt hình dễ dàng: phần mềm này cũng được biết đến là một phần mềm viết truyện tranh rất nổi tiếng. Việc tạo các ô truyện tranh là điều vô cùng cần thiết khi tạo ra một bộ truyện tranh, và MediBang Paint Pro hỗ trợ rất đắc lực cho bạn trong tính năng này. Ngoài những tính năng trên, MediBang Paint Pro còn có những tính năng, công cụ cơ bản khác như background, font chữ, màu sắc, ... giúp bạn tha hồ sáng tạo với phần mềm vẽ truyện tranh MediBang Paint Pro. PaintTool SAI Bạn thích cách vẽ truyện tranh anime online? Vậy thì không thể bỏ qua ứng dụng vẽ tranh anime trên máy tính PaintTool SAI này nhé! Đây là một phần mềm vẽ chibi rất nổi tiếng hiện nay, cùng với đó là cho phép họa sỹ được tô màu manga - một điểm cộng cực lớn cho bất kỳ fan anime nào. Tính năng vượt trội của PaintTool SAI: Giao diện dễ nhìn và sử dụng: Không chỉ có các họa sỹ chuyên nghiệp, phần mềm này cũng rất thích hợp với các bạn mới bước chân vào nghề theo đuổi màu sắc truyện tranh với giao diện rất trực quan và dễ nhìn. Đa dạng công cụ hỗ trợ: Bảng màu, bút tẩy, bút vẽ, đầu bút, phông... tất cả đều tích hợp trong phần mềm PaintTool SAI để bạn có thể sử dụng linh hoạt chúng và tạo ra phong cách vẽ truyện tranh chibi của mình. Hỗ trợ tích hợp cho máy tính bảng - wacom để vẽ: Điều này rất có lợi cho các họa sỹ vẽ tranh online trực tiếp. App vẽ anime trên máy tính PaintTool SAI  Clip Studio Paint Một phần mềm vẽ truyện tranh, chỉ những thao tác với các công cụ đơn giản việc vẽ truyện tranh, các nhân vật hoạt hình trở nên dễ hơn bao giờ hết. Cũng giống với PaintTool SAI cho phép tô màu trên Manga ngoài ra nó cũng cung cấp rất nhiều bảng màu có sẵn cho bạn lựa chọn. Phần mềm vẽ Cip Studio Paint Nó cũng hỗ trợ các công cụ pha màu tuyệt vời, phối hợp từ những màu cơ bản ra những màu đẹp hơn. Giúp tăng hiệu quả và tiết kiệm thời gian, tốc độ xử lý bản vẽ cũng mượt mà hơn. Thêm vào đó còn có phần mềm có thể lưu và share được nhiều định dạng để người dùng dễ sử dụng hơn. Nhiều template, hiệu ứng có sẵn. Đặc biệt nhất là tạo hình và chỉnh sửa ảnh 3D cho các ý tưởng tuyệt vời. Krita Là một trong những phần mềm vẽ anime trên máy tính miễn phí, dễ hiểu và trực quan nhất, Krita là phần mềm vẽ truyện tranh trên máy tính vô cùng hữu ích mà bạn nhất định nên thử. Phần mềm này được thiết kế với công cụ hiện đại nhất với mục đích chính là vẽ và tài Manga. Tính năng vượt trội của Krita: Krita có khả năng ghi lại toàn bộ quá trình vẽ và bạn có thể chỉnh sửa lại những Macro đã thu. Được sử dụng trên nhiều hệ điều hành như: Linux, OSX 10.12. Windows. Người dùng có thể thỏa sức sáng tạo với bộ lọc hiệu ứng, layer và bảng màu đa dạng. Phần mềm Krita Adobe Photoshop Adobe Photoshop là một trong những cái tên quá quen thuộc với nhiều người trong lĩnh vực kỹ thuật số. Tuy nhiên, nó còn có rất nhiều tính năng để hỗ trợ cho việc vẽ và đồ họa Manga và Anime.  Tính năng vượt trội của Web vẽ Anime Krita là:  Phần mềm này có khả năng quét bản thảo. Khi tàng Brush đồ sộ để bạn có thể thay đổi và phối hợp với nhau. Adobe Photoshop Thành thạo phần mềm Adobe After Effect bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học giúp bạn nắm vững kiến thức tổng quan, làm quen với After Effect. Đồng thời nắm được các hiệu ứng, công cụ và chức năng để từ đó tự tay dựng phim hoàn hảo. [course_id:455,theme:course] [course_id:713,theme:course] [course_id:804,theme:course] Manga Studio Debut: Phần mềm vẽ Anime trên máy tính  Manga Studio Debut, còn được gọi là CLIP STUDIO PAINT, là một phần mềm vẽ anime và manga chuyên nghiệp trên máy tính. Được phát triển bởi Celsys, phần mềm này cung cấp nhiều công cụ và tính năng để giúp người dùng tạo ra các tác phẩm anime chất lượng cao. Với giao diện người dùng thân thiện, người dùng có thể dễ dàng truy cập và sử dụng các công cụ cũng như chức năng của Manga Studio Debut. Các công cụ vẽ bao gồm bút, cọ, máy tạo nét và công cụ lựa chọn, cho phép người dùng tạo ra các nét vẽ chính xác và tự nhiên. Phần mềm này cũng cung cấp các công cụ để tạo và chỉnh sửa các tệp trang, bố cục và khung hình trong manga. Người dùng có thể dễ dàng thêm văn bản, hình ảnh, âm thanh và hiệu ứng để tạo ra câu chuyện thú vị và sống động. Manga Studio Debut hỗ trợ đa dạng màu sắc và hiệu ứng, giúp người dùng tạo ra các màu sắc và ánh sáng đa dạng trong các tác phẩm. Ngoài ra, phần mềm cung cấp các công cụ để tạo hiệu ứng đặc biệt như đổ bóng, ánh sáng và các hiệu ứng động. Một lợi ích khác của phần mềm vẽ anime trên máy tính này là khả năng lưu trữ và chia sẻ dễ dàng. Người dùng có thể lưu tệp tin tác phẩm dưới nhiều định dạng như JPEG, PNG, PSD và PDF. Điều này cho phép người dùng dễ dàng chia sẻ tác phẩm của mình với bạn bè hoặc xuất bản trực tuyến. Tóm lại, Manga Studio Debut (CLIP STUDIO PAINT) là một phần mềm vẽ anime và manga mạnh mẽ trên máy tính. Với các công cụ và tính năng đa dạng, nó là một công cụ hữu ích cho các nghệ sĩ anime và manga để tạo ra các tác phẩm sáng tạo và chất lượng cao. Manga Studio Debut là một phần mềm vẽ anime và manga chuyên nghiệp trên máy tính Pencil2D: Phần mềm vẽ tranh, vẽ Anime trên máy tính Pencil2D là một phần mềm vẽ anime trên máy tính theo dạng 2D truyền thống. Với chương trình này, người dùng sẽ có thể tạo phim hoạt hình bằng các kỹ thuật truyền thống như vẽ đường thẳng, vỏ củ hành,... ảnh bitmap và đồ họa vector. Pencil2D cũng có khả năng dễ dàng chuyển đổi giữa các quy trình làm việc raster và đồ họa vector trong quy trình sản xuất hoạt hình 2D. Sau khi kết thúc hoạt ảnh, nó sẽ cho phép người dùng xuất ảnh động của mình dưới dạng video hoặc tệp GIF, ngoài ra bạn cũng có thể nhập âm thanh vào phần mềm này. Những ưu điểm của Pencil2D có thể kể tới đó là: Thiết kế tối giản, phần mềm nhẹ và dễ sử dụng. Có mã nguồn mở và sử dụng miễn phí. Mã nguồn của nó có thể được tìm thấy tại GitHub. Có thể chuyển đổi liền mạch giữa dòng raster và vectơ, cho phép bạn vẽ và vẽ khi đang di chuyển. Có thể chạy trên đa nền tảng như Windows, macOS, Gnu / Linux và FreeBSD. Chương trình cho phép người dùng sử dụng bánh xe màu có sẵn. Việc tìm kiếm màu sắc cho các hình ảnh động sẽ không còn là vấn đề. Nếu bạn không thích dán nhãn màu sắc của mình, trong chương trình này, bạn sẽ có thể xem bảng màu của chúng tôi dưới dạng lưới màu. Ngoài ra, bạn cũng có thể thay đổi kích thước của các mẫu. Người dùng có thể xuất hình ảnh động thu được sang mp4, avi hoặc gif động. Bạn sẽ tìm thấy tùy chọn này trong Menu → Tệp → Xuất. Pencil2D có tới 23 ngôn ngữ như là Tiếng Tây Ban Nha, tiếng Anh, tiếng Séc, tiếng Đan Mạch, tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Hungary, tiếng Ý, tiếng Nhật, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Nga, tiếng Trung phồn thể,... Bởi vậy, đây là phần mềm phổ biến dành cho rất nhiều người dùng tại nhiều quốc gia trên thế giới.  Pencil2D là một phần mềm vẽ anime trên máy tính theo dạng 2D truyền thống MyPaint - App vẽ đồ họa trên máy tính MyPaint là một ứng dụng vẽ đồ họa phổ biến và mạnh mẽ trên máy tính. Với giao diện đơn giản và dễ sử dụng, MyPaint cung cấp nhiều công cụ và tính năng để hỗ trợ người dùng tạo ra các tác phẩm nghệ thuật số sáng tạo. Ứng dụng MyPaint cho phép người dùng vẽ tự do với một loạt các công cụ gồm bút vẽ, cọ, hình hộp và hình tròn. Các công cụ này cho phép người dùng tạo ra các nét vẽ tự nhiên và chính xác, từ đường nét mỏng nhẹ nhàng đến đường nét dày mạnh mẽ. MyPaint hỗ trợ bảng đồ họa và bút cảm ứng, giúp người dùng có trải nghiệm vẽ tự nhiên hơn. Nó cũng có khả năng nhận biết áp lực và góc nghiêng, cho phép bạn kiểm soát tốt hơn đường vẽ và tạo hiệu ứng đặc biệt. Ứng dụng cũng cung cấp nhiều màu sắc và hiệu ứng cho người dùng để tạo ra các tác phẩm đa dạng và độc đáo. Người dùng có thể tạo và lưu trữ bộ màu yêu thích của riêng mình và áp dụng các hiệu ứng như đổ bóng, ánh sáng và gradient màu. Với phần mềm vẽ anime trên máy tính này, bạn có thể tạo ra các tác phẩm nghệ thuật số đa phương tiện. Nó hỗ trợ lưu trữ các tệp dưới nhiều định dạng như PNG, JPEG và OpenRaster. Điều này giúp người dùng dễ dàng chia sẻ và xuất bản tác phẩm của mình trên nhiều nền tảng và phương tiện trực tuyến. MyPaint là một ứng dụng vẽ đồ họa phổ biến và mạnh mẽ trên máy tính App vẽ trên máy tính PixBuilder Studio PixBuilder Studio sở hữu giao diện thân thiện và dễ sử dụng, PixBuilder Studio cung cấp nhiều công cụ và tính năng hỗ trợ người dùng tạo ra các tác phẩm đồ họa chất lượng cao. Với PixBuilder Studio, người dùng có thể tạo, chỉnh sửa và nâng cao các hình ảnh và tác phẩm nghệ thuật số. Các công cụ vẽ bao gồm bút vẽ, cọ, hình hộp, hình tròn và nhiều công cụ khác, cho phép người dùng tạo ra các nét vẽ chính xác và sáng tạo. Phần mềm này cung cấp nhiều hiệu ứng và bộ lọc để biến đổi hình ảnh. Muốn bức hình của mình thêm độc đáo, bạn có thể áp dụng các hiệu ứng như làm mờ, lợi thế sáng, đổ bóng, màu sắc và nhiều hiệu ứng khác. PixBuilder Studio cũng hỗ trợ đa lớp, cho phép người dùng làm việc trên từng lớp riêng biệt và tạo ra hiệu ứng một cách tinh vi. Điều này cho phép người dùng tạo ra các bức tranh phức tạp và chỉnh sửa từng phần riêng biệt của hình ảnh. Ứng dụng cung cấp các công cụ để điều chỉnh màu sắc, độ sáng, độ tương phản và cân bằng màu tự động. Người dùng cũng có thể thực hiện việc cắt, chèn và xoay hình ảnh, cũng như chỉnh kích thước và định dạng theo ý muốn. PixBuilder Studio hỗ trợ nhiều định dạng tệp, bao gồm PNG, JPEG, BMP, GIF và TIFF. Điều này giúp người dùng dễ dàng xuất ra và chia sẻ các tác phẩm của mình trên nhiều nền tảng và phương tiện. PixBuilder Studio hỗ trợ nhiều định dạng tệp, bao gồm PNG, JPEG, BMP, GIF và TIFF Microsoft Fresh Paint - Ứng dụng vẽ tranh trên máy tính Microsoft Fresh Paint cung cấp chì vẽ graphite, màu nước và chổi cọ. Mỗi loại công cụ này có cách sử dụng khác nhau. Không chỉ thế, điểm khiến Microsoft Fresh Paint nổi bật so với các công cụ tương tự là hiệu ứng thực tế của mỗi công cụ được sử dụng trên bảng vẽ. Khi sử dụng Microsoft Fresh Paint, bạn sẽ có cảm giác như đang vẽ trên giấy nên có thể thỏa sức sáng tạo sức sáng tạo các bức vẽ của mình. Mặt khác, phần mềm vẽ anime trên máy tính này còn cho phép bạn tải ảnh có sẵn trên máy vào giao diện và biến các ảnh này thành tranh vẽ nghệ thuật. Bảng màu của Microsoft Fresh Paint cho phép bạn kết hợp các màu hue, phối màu để đạt được màu sắc yêu thích. Với những thiết bị có màn hình cảm ứng, bạn có thể sử dụng tay để dùng chổi cọ.  Microsoft Fresh Paint cũng cung cấp khá nhiều kiểu bảng vẽ và kiểu giấy vẽ giúp người dùng cải thiện bức vẽ. Khi cần chỉnh sửa bức tranh của mình, bạn có thể sử dụng tẩy hoặc Undo thao tác trước đó. Chỉ với một vài cú nhấp chuột, người dùng có thể chia sẻ sản phẩm của mình với người khác hoặc lưu ảnh trên máy tính. >>> Xem thêm: 11 phần mềm làm video hoạt hình 2D thông dụng nhất hiện nay Microsoft Fresh Paint cung cấp chì vẽ graphite, màu nước và chổi cọ Corel Painter Lite - App vẽ chuyên nghiệp trên máy tính Một trong những điểm nổi bật của Corel Painter Lite là sở hữu 16 danh mục và 97 loại cọ vẽ khác nhau. Mỗi loại cọ sẽ có những đặc điểm riêng như sau: Acrylic brush: Cho phép bạn áp dụng sơn màu khô nhanh cho khung hình. Air brush: Áp dụng chức năng phun màu sắc, mang lại cảm giác sống động như thực. Artist brush: Hỗ trợ bạn vẽ tranh theo nhiều phong cách khác nhau.  Chalk brush: Tạo ra kết cấu dày của thỏi phấn tự nhiên và có các đường nét tương tác với hạt giấy. Pastel brush: Kiểu bột phấn cứng để làm lộ hạt giấy và bột phấn mềm để che phủ nhẹ lên những nét vẽ hiện tại. Basic Crayon: Tạo ra nét vẽ được kết cấu tương tác với hạt giấy và độ mờ của phấn, bột phấn và bút chì. Eraser brush: Xóa màu sắc của giấy. Bleach brush: Dần dần làm sáng bằng cách loại bỏ màu sắc. F/X brush: Thử nghiệm trên hình ảnh và khung hình trống để đạt được kết quả sáng tạo mong muốn. Gouache brush: Cho phép bạn vẽ tranh với màu nước và độ mờ của nhựa acrylic cùng đường nét bao quanh nét vẽ cơ bản. Oil brush: Mang đến những đường nét bán trong suốt có thể được sử dụng để tạo nên hiệu ứng tráng men.  Pencil brush: Tạo bản thảo thô và hoàn thiện tranh vẽ. Chúng có thể tương tác với kết cấu khung hình và liên kết độ mờ với lực nhấn bút trỏ. Pen brush (gồm Pen và Calligraphy brush): Tạo ra các hiệu ứng chân thực mà không xảy ra hiện tượng tắc nghẽn, vấy bẩn hay khô mực. Sponges: Cho phép bạn tạo ra nhiều kết cấu khác nhau. Impasto brush: Tạo ra kỹ thuật cổ điển của việc áp dụng màu sơn dày trên khung hình để tạo ra chiều sâu. Marker brush: Tạo ra các điểm đánh dấu trên khung hình. Digital Watercolor brush: Tạo ra các hiệu ứng màu nước tương tác với kết cấu khung hình. Chiều rộng của nét vẽ Digital Watercolor bị ảnh hưởng bởi lực nhấn bút trỏ. Sumi-e brush: Tạo ra mực chảy và rửa những nét vẽ đã được tô màu. Không dừng lại ở đó, Corel Painter Lite còn sở hữu nhiều công cụ và hiệu ứng hấp dẫn. Kết cấu giấy với số lượng lên tới 10 loại nên người dùng thoải mái lựa chọn loại cho phù hợp với mục đích thiết kế của mình.  Một trong những điểm nổi bật của Corel Painter Lite là sở hữu 16 danh mục và 97 loại cọ vẽ khác nhau SketchUp - Phần mềm vẽ 3d trên máy tính Phần mềm vẽ anime trên máy tính SketchUp phù hợp với nền tảng Windows, macOS, máy tính cần có dung lượng 214MB mới có thể tải được ứng dụng này. Những tính năng chính của công cụ này gồm có: SketchUp cho phép người dùng xem mặt cắt của vật, nhìn xung quanh 360 độ xoay quanh vật thể. SketchUp có trang bị tính năng vẽ, đo, chỉnh sửa để kích thước trong bản vẽ với ngoài thực tế có thể tương đồng với nhau, nâng cao hiệu quả công việc và chính xác số đo như ý muốn. SketchUp hỗ trợ người dùng thêm bản vẽ có sẵn mà không cần phải thiết kế lại bản vẽ mới hoặc thêm một bản vẽ mới và vẽ những ý tưởng cá nhân của bạn lên bản vẽ. Chèn các bức ảnh 2D và 3D tương thích với bản vẽ. Thêm hiệu ứng bóng mặt trời theo thời gian thực tại để cho người thiết kế biết được độ che, đỗ bóng của vật thể có ảnh hưởng đến các vật thể xung quanh hay không. Mô phỏng vị trí đặt camera và cho ra hình ảnh thực tế mà vị trí camera đặt. App vẽ trên máy tính Gimp  GIMP (GNU Image Manipulation Program) là một ứng dụng vẽ trên máy tính miễn phí và mã nguồn mở. GIMP cung cấp một loạt các công cụ vẽ gồm bút vẽ, cọ, hình hộp, hình tròn và nhiều công cụ khác. Người dùng có thể tạo ra các nét vẽ chính xác và tự nhiên thông qua các công cụ này để thể hiện sự sáng tạo của mình. GIMP cung cấp nhiều công cụ và bộ lọc mạnh mẽ để chỉnh sửa ảnh. Người dùng có thể thay đổi màu sắc, độ sáng, độ tương phản, lọc nhiễu, làm mờ và nhiều hiệu ứng khác để cải thiện và tăng cường hình ảnh. Phần mềm vẽ anime trên máy tính này cũng cho phép người dùng làm việc với nhiều lớp trên cùng một hình ảnh. Điều này cho phép bạn tạo ra hiệu ứng phức tạp, thay đổi riêng biệt trên từng lớp và quản lý các thành phần của tác phẩm dễ dàng. Ngoài ra, GIMP còn cung cấp các công cụ vùng chọn linh hoạt như hình chữ nhật, hình tròn, lasso và nhiều công cụ khác. Người dùng có thể tạo các vùng chọn tùy ý để tác động lên các phần của hình ảnh hoặc chỉnh sửa một phần riêng biệt. Phần mềm vẽ anime trên máy tính này hỗ trợ nhiều định dạng tệp như PNG, JPEG, GIF, TIFF và nhiều định dạng khác nên bạn có thể xuất ra và chia sẻ tác phẩm của mình trên nhiều nền tảng và phương tiện khác nhau. GIMP có hệ thống plugin mạnh mẽ, cho phép người dùng mở rộng tính năng của ứng dụng. Người dùng có thể tải xuống và cài đặt các plugins bổ sung để tăng cường khả năng và chức năng của GIMP. GIMP (GNU Image Manipulation Program) là một ứng dụng vẽ trên máy tính miễn phí và mã nguồn mở AutoDesk Sketchbook - Phần mềm vẽ đồ họa trên máy tính Autodesk SketchBook sở hữu giao diện người dùng đơn giản và thân thiện, người dùng hoàn toàn có thể dễ dàng truy cập và sử dụng các công cụ cùng các chức năng của phần mềm. Phần mềm cung cấp một loạt các công cụ vẽ, bao gồm bút, cọ, hình hộp, hình tròn và nhiều công cụ khác. Các công cụ này cho phép người dùng tạo ra các nét vẽ chính xác và sáng tạo, từ những nét mảnh đến những nét dày. Autodesk SketchBook sử dụng công nghệ mô phỏng bút và nét vẽ tự nhiên để tạo ra trải nghiệm vẽ chân thực. Điều này giúp người dùng có cảm giác như đang vẽ trên giấy thật. Cùng với đó, phần mềm vẽ anime trên máy tính này còn cung cấp các công cụ vùng chọn đa dạng và linh hoạt, cho phép người dùng chọn và tác động lên các phần cụ thể trong bức tranh. Công cụ này giúp người dùng chỉnh sửa và tạo hiệu ứng chỉ trên một phần của hình ảnh. Ngoài ra, Autodesk SketchBook còn hỗ trợ công cụ lớp, cho phép người dùng làm việc trên từng lớp riêng biệt và tạo hiệu ứng phức tạp. Mặt khác, phần mềm cung cấp công cụ cân bằng màu tự động, giúp người dùng tạo màu sắc tự nhiên và đồng nhất cho tác phẩm. Autodesk SketchBook sở hữu giao diện người dùng đơn giản và thân thiện Kết luận Hy vọng những thông tin về 14 phần mềm vẽ anime trên máy tính phổ biến nhất này bạn đã có thể lựa chọn được cho mình và tải phần mềm vẽ truyện tranh đó về, và cuối cùng là thỏa sức sáng tạo với những ý tưởng truyện tranh tuyệt vời. Nếu bạn đọc đang muốn nâng cao kiến thức, kỹ năng thiết kế đồ hoạ của mình hãy tham khảo thêm những khoá học dựng phim để biết thêm nhiều cách thiết kế hay, những thủ thuật phối màu,... để tạo lên những thước phim 3D chất lượng đáp ứng được thị hiếu của người xem. Unica gợi ý cho bạn: Khóa học "Làm phim hoạt hình Motion graphics & Animation với After Effects" XEM TRỌN BỘ KHÓA HỌC TẠI ĐÂY
06/11/2020
19528 Lượt xem
6 Nguyên tắc phối màu cơ bản trong thiết kế bạn cần biết
6 Nguyên tắc phối màu cơ bản trong thiết kế bạn cần biết Một trong những yếu tố tạo nên một sản phẩm thiết kế tuyệt vời đó là màu sắc. Cũng giống như các quy luật, nguyên tắc về bố cục hay typography, màu sắc cũng có những nguyên tắc bạn gần như bắt buộc phải biết khi theo đuổi sự nghiệp thiết kế của mình. Vậy đó là những nguyên tắc nào? Hãy cùng Unica đi tìm hiểu 6 nguyên tắc phối màu cơ bản trong bài viết này.  Màu sắc trong thiết kế  Màu sắc (color) đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống, đối với thiết kế càng có nhiều ý nghĩa quyết định then chốt hơn cho một tác phẩm thiết kế hoàn chỉnh. Theo thời gian tồn tại và phát triển song  hành với lịch sử con người, màu sắc cũng ngày càng có nhiều nguyên tắc và nhiều kiến thức chuyên sâu hơn. Người ta gọi đó là Lý thuyết màu (Color theory). Ý nghĩa của màu săc ứng dụng trong thiết kế logo Ta có thể tóm gọn lại những thông tin cơ bản nhất về màu cơ bản như sau: Màu được phân chia ra thành Màu cơ bản và Màu thứ cấp (tức màu trộn từ 2 màu khác nhau tạo nên màu mới). Có hai phân cực màu đối lập nhau đó là Màu nóng và Màu lạnh. Càng kết hợp màu sắc nhiều với nhau càng có nhiều màu sắc với sắc độ khác nhau, cuối cùng tạo ra được một vòng tròn màu sắc phối màu đẹp cơ bản hoàn chỉnh (hay còn gọi là bảng màu cơ bản).  Các màu sắc đều có độ bão hòa hoặc độ sáng tối khác nhau, chính là các khái niệm màu Hue, màu Saturation (độ bão hòa) và Value (độ sáng tối). Màu sắc có thể đại diện cho cảm xúc, tinh thần và giá trị của con người hoặc của một tác phẩm thiết kế hoàn chỉnh. Ví dụ màu đỏ đại diện cho sự nóng giận, màu hồng nhẹ nhàng, màu vàng cảnh báo...  >>> Xem ngay: Màu Pastel là gì? Ứng dụng của màu pastel trong các lĩnh vực Trở thành chuyên gia Sketchup bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học sẽ giúp bạn nhanh chóng thành thạo công cụ thiết kế 3D của SketchUp, nắm được tư duy thiết kế mô hình 3D nội thất, xây dựng, hoàn thiện bản vẽ 3D từ phác thảo ý tưởng đến sản phẩm hoàn chỉnh,... [course_id:2647,theme:course] [course_id:891,theme:course] [course_id:1177,theme:course] 6 nguyên tắc phối màu cơ bản trong thiết kế bạn cần phải biết Monochromatic – Phối màu đơn sắc Màu đơn sắc là màu cơ bản nhất khi nói đến trong quy tắc phối màu. Chúng là màu chủ đạo, màu chính trong một sản phẩm thiết kế hoàn chỉnh và chỉ điều chỉnh màu bằng sắc độ, tức từ màu đậm tới màu nhạt. Đối với kiểu màu đơn sắc thuần túy sẽ tạo được cảm giác dễ chịu cho người xem, tuy nhiên đôi khi vì quá đơn giản mà chúng sẽ khó tạo được ấn tượng với một chi tiết nào đó. Do vậy màu đơn sắc phát huy được sức mạnh nhất khi được kết hợp với các màu sắc khác, hoặc được dùng trong các trường hợp tác phẩm thiết kế mang phong cách tối giản. >>> Xem ngay: Ý nghĩa màu sắc trong thiết kế các Designer phải biết Cách phối màu trong thiết kế - màu bộ hai Phối màu tương đồng (Analogous) Như đã nói ở trên để tạo ra được nhiều màu khác nhau các họa sỹ và nhà thiết kế sẽ kết hợp 1 màu chủ đạo với các màu khác nhau tạo ra các màu thứ hạng, trong màu thứ hạng sẽ phân ra thành màu thứ hạng thứ nhất (kết hợp 2 màu), màu thứ hạng thứ hai (kết hợp màu thứ hạng thứ nhất với màu khác). Sắp xếp lại chúng ta sẽ có một bảng các màu cơ bản có chung một màu chủ đạo. Còn trên vòng tròn màu sắc chúng xuất hiện liền kề nhau. Ví dụ như màu dưới này.  Kiểu phối màu liền kề Hiệu ứng khi kết hợp 3 màu cơ bản tương đồng này tạo nên hiệu ứng màu sắc đa dạng ấn tượng cho sản phẩm thiết kế, đồng thời cũng tạo cảm giác đồng nhất, êm dịu và hài hòa các thành phần trong sản phẩm như trang trí, phông nền nhạt. Phối màu bổ túc trực tiếp (Complementary) Phối màu bổ túc trực tiếp (hay màu đối lập) là những màu trên bánh xe màu sắc có vị trí đối lập  nhau, thông thường các nhà thiết kế sẽ chọn ra một màu chủ đạo, sau đó tìm ra màu "đối diện" với màu chủ đạo đó. Kiểu đối lập về màu sắc và sắc độ của cặp màu này rất dễ tạo ra được sự tương phản mạnh mẽ, ấn tượng, do đó cách kết hợp màu sắc này rất được dùng nhiều để làm điểm nhất chi tiết quan trọng trong sản phẩm.  Kiểu phối màu đối lập Phối màu bổ túc bộ ba (Triadic) Trong nguyên tắc phối màu cơ bản của thiết kế, có lẽ phối màu bổ túc bộ ba là an toàn nhất trong các kiểu kết hợp màu sắc của bảng màu. Chọn ra một màu chủ đạo, sau đó sử dụng tam giác cân để tìm ra hai màu phụ trợ còn lại tạo ra 3 màu cơ bản.  Tùy từng màu sắc khác nhau mà nhà thiết kế sẽ có được bộ 3 màu với độ cân bằng tốt nhất. Tuy nhiên cũng chính vì sự cân bằng đó nên chúng không được nhiều nhà thiết kế áp dụng vào việc tạo điểm nhấn trong tác phẩm của mình. Kiểu phối màu bộ ba Phối màu bổ túc bộ bốn (Rectangular Tetradic hay Compound Complementary) Xét về tính phức tạp thì kiểu phối màu bộ bốn này là phức tạp nhất, đồi hỏi nhà thiết kế phải bỏ nhiều thời gian và công sức "đi tìm"  và lựa chọn. Thế nhưng khi chọn được rồi bạn sẽ có thể tạo ra được một bộ màu kết hợp mang hơi thở rất mới mẻ hiện đại. Nếu bạn để ý bạn sẽ thấy chúng không khác kiểu phối màu đối lập 2 màu lắm, nhưng thay vì là hai màu trong bảng này nhà thiết kế cần tim ra 4 màu. Và nếu bạn để ý kỹ hơn thường 2 cặp màu trong kiểu phối màu này sẽ là một cặp màu nóng và một cặp màu lạnh.  Kiểu phối màu bộ bốn Phối màu bổ túc xen kẽ (Split-complementary) Gần giống với phối màu bổ túc trực tiếp tuy nhiên với nguyên tắc phối màu này bạn sẽ có được ít nhất là 4 màu cho một bảng màu xen kẽ cơ bản. Với nguyên tắc này nhà thiết kế sẽ có thể tạo ra được rất nhiều bảng màu sắc khác nhau với những cặp màu mới lạ, linh hoạt và ấn tượng. Chúng rất được ứng dụng nhiều trong thiết kế cần tạo điểm nhấn. Bạn có thể thấy rõ nhất trong các tác phẩm thiết kế với hai màu chủ đạo đen - trắng, từ hai màu này nhà thiết kế sẽ tìm ra được màu xen kẽ thứ 3 thứ 4 để kết hợp hài hòa nhất.  Kiểu phối màu xen kẽ Kết luận Hi vọng với những thông tin chi tiết về 6 nguyên tắc phối màu này bạn đã có được những kiến thức quan trọng bậc nhất đối với một nhà thiết kế và ứng dụng hiệu quả chúng vào công việc của mình. Với việc phối màu và phân chia theo các nguyên tắc như vậy sẽ giúp ích cho các nhà thiết kế rất nhiều về sự phân chia bố cục màu sắc hài hòa hợp lý. Và việc theo học một khóa học thiết kế đồ hoạ chuyên nghiệp là một điều tuyệt vời cho những ai muốn theo học nghề Design này.
06/11/2020
15693 Lượt xem
Thumbnail là gì? Bí quyết cho một bức ảnh thumbnail thu hút
Thumbnail là gì? Bí quyết cho một bức ảnh thumbnail thu hút Thumbnail là một hình ảnh nhỏ được hiển thị trước khi người dùng xem một hình ảnh hoặc video lớn hơn. Thumbnail có thể được coi là một loại quảng cáo cho nội dung, giúp thu hút sự chú ý và tăng khả năng tương tác của người xem. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thumbnail là gì, kích thước thumbnail tiêu chuẩn, tại sao hình ảnh/video trên social media cần có thumbnail, đặc điểm của thumbnail, một số hình ảnh thumbnail trên các nền tảng xã hội, những công cụ giúp làm thumbnail nhanh và đẹp, cũng như những tips thiết kế thumbnail hút mắt người xem. Thumbnail là gì? Kích thước thumbnail tiêu chuẩn Thumbnail là một hình ảnh nhỏ được hiển thị trước khi người dùng xem một hình ảnh hoặc video lớn hơn. Thumbnail có thể được coi là một loại quảng cáo cho nội dung của bạn, giúp thu hút sự chú ý và tăng khả năng tương tác của người xem. Thumbnail thường có kích thước nhỏ hơn hình ảnh hoặc video gốc để tiết kiệm thời gian tải trang và không gian hiển thị. Tuy nhiên, thumbnail cũng cần đảm bảo chất lượng hình ảnh, rõ nét và sắc nét để người xem có thể nhận biết được nội dung của hình ảnh hoặc video. Kích thước thumbnail tiêu chuẩn có thể khác nhau tùy theo nền tảng xã hội mà bạn sử dụng. Tuy nhiên, một số kích thước thumbnail phổ biến nhất là: - Youtube: 1280 x 720 pixel, tỷ lệ khung hình 16:9, dung lượng tối đa 2 MB. - Facebook: 1200 x 628 pixel, tỷ lệ khung hình 1.91:1, dung lượng tối đa 100 KB. - Instagram: 1080 x 1080 pixel, tỷ lệ khung hình 1:1, dung lượng tối đa 30 MB. - Twitter: 1024 x 512 pixel, tỷ lệ khung hình 2:1, dung lượng tối đa 5 MB. - Pinterest: 1000 x 1500 pixel, tỷ lệ khung hình 2:3, dung lượng tối đa 10 MB. Thumbnail là hình ảnh thu nhỏ Tại sao hình ảnh/video trên social media cần có thumbnail? Hình ảnh/video trên social media cần có thumbnail vì nhiều lý do, trong đó có: 1. Tiết kiệm thời gian tải trang Thumbnail có kích thước nhỏ hơn hình ảnh hoặc video gốc, do đó giúp giảm thời gian tải trang và tăng tốc độ hiển thị nội dung. Điều này giúp cải thiện trải nghiệm của người dùng và giảm tỷ lệ thoát trang. Thumbnail giúp giảm thời gian tải trang và tăng tốc độ hiển thị nội dung 2. Tiết kiệm không gian Thumbnail có kích thước nhỏ hơn hình ảnh hoặc video gốc, do đó giúp tiết kiệm không gian hiển thị trên màn hình. Điều này giúp người dùng có thể xem được nhiều hình ảnh hoặc video hơn trên cùng một trang và dễ dàng lựa chọn nội dung mình quan tâm. 3. Thân thiện với người sử dụng Thumbnail có kích thước nhỏ hơn hình ảnh hoặc video gốc nên sẽ giúp thân thiện với người sử dụng, đặc biệt là những người sử dụng thiết bị di động. Thumbnail giúp người dùng có thể xem được nội dung mà không cần phải phóng to, xoay màn hình hoặc kéo trang. Thumbnail cũng giúp người dùng tiết kiệm lưu lượng dữ liệu và pin của thiết bị. Thumbnail có kích thước nhỏ hơn hình ảnh hoặc video gốc nên sẽ giúp thân thiện với người sử dụng 4. Tăng khả năng tương tác Thumbnail có kích thước nhỏ hơn hình ảnh hoặc video gốc, do đó giúp tăng khả năng tương tác của người xem. Thumbnail giúp người xem có thể nhận biết được nội dung của hình ảnh hoặc video một cách nhanh chóng và dễ dàng, kích thích sự tò mò và hứng thú của họ. Thumbnail cũng giúp người xem có thể chia sẻ, bình luận hoặc thích nội dung một cách dễ dàng. >> Xem thêm: Cách phát trực tiếp trên YouTube chỉ trong một nốt nhạc Zalo là một trong những công cụ Marketing hiệu quả giúp doanh nghiệp tiếp cận nhanh chóng với khách hàng. Thông qua khóa học Zalo Marketing online, bạn sẽ biết được các công cụ để tiếp cận khách hàng trong Zalo một cách hiệu quả nhất. Đồng thời, bạn cũng sẽ biết cách tận dụng tối đa các tính năg của Zalo OA để tương tác, chăm sóc khách hàng, ứng dụng Zalo trong Quản Trị - Kinh Doanh,... Đăng ký ngay: [course_id:2191,theme:course] [course_id:962,theme:course] [course_id:2937,theme:course] Đặc điểm của thumbnail là gì? Thumbnail là một hình ảnh nhỏ được hiển thị trước khi người dùng xem một hình ảnh hoặc video lớn hơn. Thumbnail có một số đặc điểm sau: - Nhỏ gọn: Thumbnail có kích thước nhỏ hơn hình ảnh hoặc video gốc để tiết kiệm thời gian tải trang và không gian hiển thị. Tuy nhiên, thumbnail cũng cần đảm bảo chất lượng hình ảnh, rõ nét và sắc nét để người xem có thể nhận biết được nội dung của hình ảnh hoặc video. - Nổi bật: Thumbnail có màu sắc, hình ảnh và text hợp lý để thu hút sự chú ý và tăng khả năng tương tác của người xem. Thumbnail cũng cần phù hợp với nội dung, mục đích và đối tượng của hình ảnh hoặc video để truyền đạt được thông điệp mong muốn. - Độc đáo: Thumbnail có thiết kế riêng biệt để tạo sự khác biệt và nhận dạng cho hình ảnh hoặc video của bạn. Thumbnail cũng cần tránh sử dụng hình ảnh, text hoặc logo giống hoặc gần giống với các hình ảnh hoặc video khác để tránh nhầm lẫn và vi phạm bản quyền. Đặc điểm của thumbnail Một số hình ảnh thumbnail trên các nền tảng xã hội Thumbnail được sử dụng rộng rãi trên các nền tảng xã hội để quảng bá và tăng tương tác cho hình ảnh hoặc video của bạn. Mỗi nền tảng xã hội có những yêu cầu và tiêu chuẩn khác nhau về thumbnail, do đó bạn cần nghiên cứu và thích ứng theo từng nền tảng. Dưới đây là một số ví dụ về hình ảnh thumbnail trên các nền tảng xã hội phổ biến: 1. Thumbnail trên Youtube Youtube là nền tảng chia sẻ video lớn nhất thế giới, với hàng tỷ lượt xem mỗi ngày. Thumbnail trên Youtube có vai trò quan trọng trong việc thu hút người xem và tăng lượt xem cho video của bạn.  Thumbnail trên Youtube nên có kích thước 1280 x 720 pixel, tỷ lệ khung hình 16:9, dung lượng tối đa 2 MB. Thumbnail trên Youtube nên có hình ảnh rõ nét, sắc nét, màu sắc nổi bật, text ngắn gọn và dễ đọc, logo hoặc watermark nếu có.  Thumbnail trên Youtube nên phù hợp với tiêu đề, mô tả và thẻ của video để tăng khả năng xuất hiện trên kết quả tìm kiếm và gợi ý. Ngoài ra, thiết kế nên thể hiện được nội dung chính, điểm nhấn hoặc cảm xúc của video để kích thích sự tò mò và hứng thú của người xem. Thumbnail trên Youtube 2. Thumbnail trên các trang thương mại điện tử Các trang thương mại điện tử là nơi bạn có thể mua bán các sản phẩm hoặc dịch vụ trực tuyến. Thumbnail trên các trang thương mại điện tử có vai trò quan trọng trong việc thu hút khách hàng và tăng doanh số bán hàng cho bạn. Kích thước trên đây nên phù hợp với nền tảng và thiết bị mà bạn sử dụng, ví dụ như 1200 x 628 pixel cho Facebook, 1080 x 1080 pixel cho Instagram, 1000 x 1500 pixel cho Pinterest.  Thumbnail trên các trang thương mại điện tử nên có hình ảnh chất lượng cao, sáng, rõ nét, thể hiện được sản phẩm hoặc dịch vụ một cách trung thực và hấp dẫn. Thumbnail trên các trang thương mại điện tử nên có text ngắn gọn và dễ đọc, nêu rõ tên, giá, hoặc ưu điểm của sản phẩm hoặc dịch vụ. Thumbnail trên các trang thương mại điện tử nên có màu sắc hài hòa, phù hợp với thương hiệu và tạo sự nổi bật cho sản phẩm hoặc dịch vụ. 3. Thumbnail trên các website, blog Các website, blog là nơi bạn có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm hoặc ý kiến của mình về một chủ đề nào đó. Thumbnail trên các website, blog có vai trò quan trọng trong việc thu hút người đọc và tăng lượt truy cập cho trang web của bạn. Kích thước tiêu chuẩn là 1024 x 512 pixel cho Twitter, 1200 x 628 pixel cho Facebook, 1000 x 1500 pixel cho Pinterest.  Thumbnail trên các website, blog Thumbnail trên các website, blog nên có hình ảnh chất lượng cao, sáng, rõ nét và thể hiện được nội dung chính, điểm nhấn hoặc cảm xúc của bài viết. Thumbnail trên các website, blog nên có text ngắn gọn và dễ đọc, nêu rõ tiêu đề, mô tả hoặc lời kêu gọi hành động của bài viết. Thumbnail trên các website, blog nên có màu sắc hài hòa, phù hợp với thương hiệu và tạo sự nổi bật cho bài viết. 4. Thumbnail trên google Google là công cụ tìm kiếm lớn nhất thế giới, với hàng tỷ lượt tìm kiếm mỗi ngày. Thumbnail trên google có vai trò quan trọng trong việc tăng khả năng xuất hiện và tăng lượt nhấp vào trang web của bạn.  Loại này có kích thước là 1200 x 628 pixel cho Facebook, 1080 x 1080 pixel cho Instagram và 1000 x 1500 pixel cho Pinterest. Thumbnail trên google nên có hình ảnh chất lượng cao, sáng, rõ nét và thể hiện được nội dung chính, điểm nhấn hoặc cảm xúc của trang web. Thumbnail trên google nên có text ngắn gọn và dễ đọc, nêu rõ tiêu đề, mô tả hoặc từ khóa của trang web. Thumbnail trên google nên có màu sắc hài hòa, phù hợp với thương hiệu và tạo sự nổi bật cho trang web. Thumbnail trên google Những công cụ đắc lực giúp việc làm thumbnail nhanh và đẹp Sau khi hiểu thumbnail là gì, chắc hẳn nhiều bạn sẽ thắc mắc cách để tạo một hình ảnh thu nhỏ đẹp mắt và hấp dẫn. Để làm được một bức ảnh thumbnail hút mắt người xem, bạn cần có những công cụ hỗ trợ thiết kế. Dưới đây là một số công cụ đắc lực giúp bạn làm thumbnail nhanh và đẹp mà không cần phải có nhiều kỹ năng về đồ họa. 1. PixelLab PixelLab là một ứng dụng miễn phí cho điện thoại Android, cho phép bạn tạo và chỉnh sửa hình ảnh, text, logo, sticker,... PixelLab có nhiều tính năng hữu ích như thêm hiệu ứng, lớp, bóng, viền, nền, màu sắc, font chữ,... PixelLab cũng cho phép bạn nhập và xuất hình ảnh ở nhiều định dạng khác nhau như JPG, PNG, GIF hoặc PDF. PixelLab là một công cụ đơn giản nhưng mạnh mẽ, giúp bạn tạo ra những bức ảnh thumbnail độc đáo và ấn tượng. PixelLab là một ứng dụng miễn phí cho điện thoại Android, cho phép bạn tạo và chỉnh sửa hình ảnh, text, logo, sticker,... 2. Canva Canva là một nền tảng thiết kế đồ họa trực tuyến, cho phép bạn tạo và chỉnh sửa hình ảnh, poster, logo, banner, video,... Canva có nhiều mẫu thiết kế sẵn, phù hợp với nhiều nền tảng xã hội khác nhau như Youtube, Facebook, Instagram, Twitter,...  Canva cũng có nhiều công cụ hỗ trợ như thêm hình ảnh, text, icon, sticker, hiệu ứng, lớp, màu sắc, font chữ,... Canva là một công cụ dễ sử dụng và linh hoạt, giúp bạn tạo ra những bức ảnh thumbnail chuyên nghiệp và đẹp mắt. Canva là một nền tảng thiết kế đồ họa trực tuyến, cho phép bạn tạo và chỉnh sửa hình ảnh, poster, logo, banner, video,... 3. PicMonkey PicMonkey là một ứng dụng thiết kế đồ họa trực tuyến, cho phép bạn tạo và chỉnh sửa hình ảnh, collage, logo, card,... PicMonkey có nhiều mẫu thiết kế sẵn, phù hợp với nhiều mục đích và phong cách khác nhau như kinh doanh, giáo dục, du lịch, thể thao,...  PicMonkey cũng có nhiều công cụ hỗ trợ như thêm hình ảnh, text, khung, nền, hiệu ứng, lớp, màu sắc, font chữ,... PicMonkey là một công cụ tiện lợi và sáng tạo, giúp bạn tạo ra những bức ảnh thumbnail độc đáo và hút mắt. PicMonkey là một ứng dụng thiết kế đồ họa trực tuyến, cho phép bạn tạo và chỉnh sửa hình ảnh, collage, logo, card,... Những tips thiết kế thumbnail hút mắt người xem Ngoài việc sử dụng những công cụ hỗ trợ thiết kế, bạn cũng cần có những tips thiết kế thumbnail hút mắt người xem. Dưới đây là một số tips mà bạn có thể áp dụng: 1. Sử dụng màu sắc hợp lý Màu sắc là một yếu tố quan trọng trong thiết kế thumbnail, nó ảnh hưởng đến cảm xúc và sự chú ý của người xem. Bạn nên sử dụng màu sắc hợp lý, phù hợp với nội dung, mục đích và đối tượng của hình ảnh hoặc video.  Bạn cũng nên sử dụng màu sắc nổi bật, tạo sự tương phản và hài hòa với nhau. Bạn có thể tham khảo một số bảng màu sắc trên internet hoặc sử dụng các công cụ như Adobe Color, Coolors hoặc Paletton để tạo ra bảng màu sắc cho thumbnail của bạn. Dùng màu sắc thumbnail hợp lý 2. Sử dụng hình ảnh người trong thumbnail Hình ảnh con người là một yếu tố hút mắt trong thiết kế thumbnail, vì nó tạo sự gần gũi và thân thiện với người xem. Loại hình ảnh này sẽ giúp thể hiện được nội dung chính, điểm nhấn, cảm xúc của hình ảnh hoặc video.  Bạn cũng nên sử dụng hình ảnh người có chất lượng cao, rõ nét và sáng. Bạn có thể sử dụng hình ảnh người của chính bạn hoặc sử dụng các nguồn hình ảnh miễn phí trên internet như Unsplash, Pexels hoặc Pixabay. Sử dụng khuôn mặt vào hình thu nhỏ 3. Chèn text, logo, watermark Text, logo, watermark là những yếu tố giúp bạn truyền đạt được thông điệp, thương hiệu hoặc bản quyền của hình ảnh hoặc video. Bạn nên chèn text, logo, watermark vào thumbnail để tăng khả năng nhận biết và nhớ lâu của người xem.  Bạn cũng nên chèn text, logo, watermark một cách hợp lý, không quá lớn, không quá nhỏ, không che khuất hình ảnh và không làm rối mắt người xem. Bạn có thể sử dụng các công cụ như PixelLab, Canva hoặc PicMonkey để chèn text, logo, watermark vào thumbnail của bạn. Chèn thêm Text vào Thumnail >> Xem thêm: Donate là gì? Các hình thức donate phổ biến hiện nay 4. Tạo thumbnail riêng biệt Thumbnail riêng biệt là một yếu tố giúp bạn tạo sự khác biệt và nhận dạng cho hình ảnh hoặc video của mình. Bạn nên tạo thumbnail riêng biệt để tránh bị nhầm lẫn hoặc vi phạm bản quyền với các hình ảnh hoặc video khác.  Thumbnail riêng cũng sẽ thể hiện được phong cách, tính cách hoặc giá trị của doanh nghiệp. Bạn có thể tạo thumbnail riêng biệt bằng cách sử dụng những hình ảnh, text, logo, watermark, màu sắc, hiệu ứng hoặc bố cục độc đáo và phù hợp với bạn. Kết luận Qua bài viết, bạn đã phần nào hiểu được  thumbnail là gì rồi phải không? Đây là một yếu tố rất quan trọng để bạn tăng được lượng traffic cho doanh nghiệp của mình trên tảng Internet. Ngoài ra, nếu muốn biết thêm nhiều thông tin hay những kiến thức marketing giúp ích cho doanh nghiệp của mình, mời bạn đọc khám phá thêm các khoá học marketing online trên Unica với sự hướng dẫn và giảng dạy từ các chuyên gia đầu ngành.
16/10/2020
7030 Lượt xem
10+ Mẫu banner quảng cáo đẹp của ngành công nghệ
10+ Mẫu banner quảng cáo đẹp của ngành công nghệ Trong các hình thức quảng cáo, quảng cáo bằng hình ảnh, banner đã không còn là xa lạ với tất cả mọi người, đặc biệt là đối với những ai làm trong ngành marketing, quảng cáo, tiếp thị, truyền thông... càng hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của Banner quảng cáo. Cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ kỹ thuật số, các kiểu banner đã ngày càng có nhiều yêu cầu hơn, quy tắc hơn phải tuân thủ để tạo nên những tấm banner quảng cáo đẹp. Banner là gì? Banner được hiểu là những ấn phẩm truyền thông mang hình ảnh, nội dung hoặc thông điệp truyền tải nào đó. Tương tự trong lĩnh vực marketing, banner được định nghĩa là một ấn phẩm truyền thông quảng cáo cho các sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu doanh nghiệp hoặc phục vụ riêng cho mục đích khác ( quảng bá, giới thiệu sự kiện, địa điểm tổ chứ, giới thiệu ra mắt sản phẩm ). Khái niệm về Banner trong marketing - banner online Theo đó banner được chia ra thành 2 loại phổ biến nhất là banner quảng cáo online và banner biển hiệu bên ngoài cửa hàng, địa điểm, ngoài trời. Mỗi một loại hình banner quảng cáo sẽ có những cách sử dụng và quy ước thiết kế khác nhau, Unica sẽ giới thiệu bạn ở những bài viết thiết kế banner quảng cáo đẹp khác chi tiết hơn. Các dạng banner thường gặp Banner ở báo và tạp chí: Loại này sẽ được thiết kế với màu sắc nổi bật, tổng thể hơn. Được nhà thiết kế làm nhỏ gọn qua các cuốn tạp chí Banner trên phố: Dạng này thường bị thu hút bởi mọi ánh nhìn từ người đi đường, những thông điệp ngắn gọn mà người thiết kế dụng  Banner chạy quảng cáo trên web: Đây là một hình thức phổ biến nhất dưới thời công nghệ 4.0. Việc nghiên cứu đặt banner trên website để thu hút mọi ánh nhìn của người dùng.  Lưu ý khi thiết kế banner quảng cáo Những lưu ý khi thiết kế banner quảng cáo Đặt thương hiệu ở vị trí nổi bật Banner sử dụng hình ảnh, content, bố cục để truyền tải một thông điệp, ý nghĩa hay công việc nào đó, chúng cũng có tác dụng khẳng định thương hiệu của doanh nghiệp, do đó thương hiệu của doanh nghiệp nên được trình bày ở vị trí nổi bật trong banner.  Thông điệp đơn giản, mang tính kêu gọi Banner dùng được nhiều nhất để quảng cáo, do vậy thông điệp mà banner mang nên ngắn gọn, đơn giản nhưng sức kêu gọi tốt, điều này sẽ dễ thu hút khách hàng hơn là trình bày nhiều nội dung không cần thiết/ Sử dụng hình ảnh chất lượng Hình ảnh chất lượng, truyền tải nội dung tốt sẽ giúp người xem "nhìn cái biết ngay" chứ không cần phải đọc quá nhiều để hiểu. Do đó banner của bạn cần phải có hình ảnh đẹp, hấp dẫn, ấn tượng và thu hút được mọi ánh nhìn ngay từ cái nhìn đầu tiên. Đăng ký khoá học làm powerpoint online ngay để nhận ưu đãi. Khóa học sẽ trang bị các kỹ năng thiết kế chuyên nghiệp trên Powerpoint, các thiết kế trình chiếu đơn giản đến nâng cao, các hiệu ứng nâng cao, chuyên nghiệp,... [course_id:1380,theme:course] [course_id:1567,theme:course] [course_id:1630,theme:course] Sử dụng tiêu đề banner hấp dẫn Content tiêu đề làm sao ngắn gọn mà vẫn phải hấp dẫn, ấn tượng, có sức tác động mạnh vào thị giác và cảm xúc người xem là một trong những điều không  dễ dàng, thế nhưng nếu làm được, hiệu quả banner quảng cáo đem lại sẽ rất cao. Chọn màu sắc theo ngữ cảnh Màu sắc sẽ thực tế hóa cảm xúc của người xem, chúng có khả năng tạo cảm xúc rất tốt cho người xem, ví dụ như màu xanh dương sẽ tạo cho người đọc sự nhẹ nhàng, thoải mái, hoặc thể hiện sự đáng tin, chuyên nghiệp; màu đen thể hiện sự bí ẩn, hấp dẫn, màu hồng thể hiện sự nhẹ nhàng, ngọt ngào tùy vào từng nội dung và chủ đề khác nhau mà banner sẽ có những màu sắc khác nhau. Sử dụng font chữ rõ ràng, kích thước lớn Đối với mỗi loại font chữ khác nhau sẽ có những câu chuyện, ý nghĩa, màu sắc và cách thể hiện khác nhau, do đó là một người thiết kế banner bạn sẽ cần phải quan tâm nhiều đến font chữ. Kết hợp với bố cục sẽ tạo thêm cảm xúc cho banner tác động vào người xem. Một điều lưu ý nữa là font chữ của bạn nên thống nhất, chỉ nên có tối đa 2 font chữ, đặc biệt là phải rõ ràng, nổi bật. Giữ kích thước tập tin thấp Điều này là dành riêng cho banner quảng cáo dạng online. Bạn nên nén nhỏ kích thước của banner quảng cáo hiển thị tốt ở mức thấp nhất, điều này sẽ rất tốt cho việc load banner và trang web nhanh, tối ưu trang web cũng sẽ tốt hơn nhiều. Bố cục khung lưới rõ ràng Sự thông thoáng, hợp lý trong bố cục khung lưới là một yếu tố quan trọng đánh vào thị giác người xem, họ sẽ dễ dàng bị hấp dẫn bởi banner hấp dẫn khác biệt, tạo thêm sức hút cho banner quảng cáo của bạn. Tạo cảm giác phấn khích hoặc tò mò Tốt nhất văn bản trong Banner chỉ nên chiếm 4 dòng đổ xuống, điều này sẽ giúp khách hàng không phải đọc nhiều mà vẫn tạo được sức hấp dẫn khiến khách hàng tò mò và bị hối thúc. Gợi ý 10+ banner quảng cáo đẹp Banner quảng cáo của Adobe Banner quảng cáo của Adobe Banner quảng cáo Tivi của Samsung   Banner quảng cáo của Samsung Banner quảng cáo của Iphone 12 Banner quảng cáo của Iphone 12 theo phong cách tối giản Banner quảng cáo của Laptop Asus ROG Banner quảng cáo của Laptop Asus ROG Banner quảng cáo Microsoft  Banner quảng cáo của Microsoft  Banner quảng cáo của Youtube Banner quảng cáo của Youtube Banner quảng cáo chủ đề Fashion Banner quảng cáo chủ đề Fashion Banner quảng cáo Square Flyer Banner quảng cáo của Square Flyer Banner quảng cáo của KFC Banner quảng cáo của KFC Kết luận Như vậy, Unica đã giới thiệu tới bạn đọc những thông tin về banner cũng như những gợi ý banner đẹp cho bạn. Hi vọng rằng những banner quảng cáo đẹp trên Unica đã giới thiệu bạn sẽ là những gợi ý thiết kế banner tuyệt vời cho bạn. Đặc biệt trên Unica có khoá học thiết kế sẽ mang đến bạn những kiến thức về thiết kế, các thủ thuật hay, mời bạn đọc cùng tham khảo. >>> Xem ngay:  Top 2 nhóm font chữ thiết kế Banner xuất xắc nhất hiện nay Banner là gì? Top 3 công cụ tạo banner Online chuyên nghiệp
16/10/2020
6831 Lượt xem