Sức Khoẻ Và Làm Đẹp
10 Bài tập Yoga giảm eo giữ dáng dành cho cô nàng mũm mĩm
Yoga được luôn được biết đến là một môn thể thao nhẹ nhàng nhưng mang lại rất nhiều tác động tích cực đối với cơ thể. Mỗi động tác, tư thế sẽ mang lại những lợi ích riêng biệt, cải thiện tốt nhất các vấn đề về sức khỏe cũng như tinh thần. Vậy Yoga giảm eo giữ dáng sẽ mang lại những gì và làm thế nào để thực hiện các bài tập một cách chính xác đề đạt được hiệu quả tốt nhất? Hãy cùng Unica tìm hiểu qua bài viết học Yoga tại nhà dưới đây.
Công dụng của Yoga giảm eo giữ dáng
Vòng eo thon gọn, săn chắc
Rõ ràng, việc tác động trực tiếp tới các cơ bụng, hông và đùi sẽ giúp đốt cháy mỡ thừa tự nhiên, từ đó hình thành cơ săn chắc và mang lại cho người tập một vóc dáng chắc khỏe tự tin, vòng eo “con kiến” đáng mơ ước.
Kích thích chức năng gan
Các tư thế kéo duỗi và uốn cong không chỉ giúp đốt cháy mỡ thừa mà còn giúp tăng khả năng tuần hoàn máu cho cơ thể từ đó kích thích chức năng gan giúp đào thải độc tố, thanh lọc cơ thể và máu hiệu quả.
Yoga giảm eo giữ dáng mang lại nhiều tác động tích cực đối với cơ thể
Cải thiện chức năng tuyến giáp
Có rất nhiều người không thể kiểm soát cân nặng của mình do các vấn đề về tuyến giáp, đó là lý do hàng đầu gây nên tình trạng tăng cân mất kiểm soát và tích tụ mỡ thừa trong cơ thể. Các bài tập Yoga giảm eo giữ dáng sẽ giúp bạn thúc đẩy quá trình trao đổi chất nhờ làm tăng việc tiết hormone và đẩy nhanh quá trình đốt cháy chất béo.
Cải thiện tinh thần
Mọi tư thế trong Yoga đều đòi hỏi sự chậm rãi, từ từ kết hợp điều chỉnh nhịp thở, từ đó giúp người tập hình thành sự bình tĩnh, thư thái và thoải mái, giảm thiểu tối đa căng thẳng và những lo lắng trong cuộc sống, cải thiện tinh thần và hạn chế nguy cơ trầm cảm.
>>> Xem ngay: Ra mắt website học Yoga trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam
Top 10 tư thế Yoga giảm eo giữ dáng cực độc
Tư thế chiến binh
Cách tập:
Đứng thẳng lưng tự nhiên.
Chân trái bước lên trước, thở nhẹ hạ thấp người tạo góc 90 độ, đồng thời duỗi thẳng chân phải ra sau.
Hít sâu, đưa 2 tay lên cao qua đầu, duỗi thẳng, lòng bàn tay hướng hoặc chạm vào nhau.
Giữ nguyên tư thế trong 30-60s, hít thở đều, lặp lại động tác 5 lần với mỗi chân.
Tư thế chiến binh
Tư thế tấm ván
Cách tập:
Hai tay và gối tựa lên sàn tập. Sau đó, duỗi thẳng hai chân ra và ép các chân xuống mặt sàn. Lúc này, cơ thể bạn sẽ tạo thành một đường thẳng từ đầu đến chân.
Cố gắng hít và thở ra bằng bụng để tạo nên những cơn co thắt tại vùng bụng. Các ngón tay bạn nhớ xòe đều ra.
Để đạt kết quả tốt nhất, hãy cố gắng giữ tư thế này trong khoảng 15 - 20 giây.
Đừng dừng động tác lại đột ngột mà hãy cố gắng thở đều rồi hạ người từ từ xuống. Nên thực hiện 5 lần mỗi ngày để đạt được kết quả tốt nhất.
Tư thế tấm ván
Yoga giảm eo giữu dáng - Tư thế rắn hổ mang
Bhujang hay còn được gọi là bài tập Yoga rắn hổ mang. Các người mẫu, diễn viên thường áp dụng Bhujang như một bài tập Yoga giảm mỡ bụng siêu hiệu quả. Bên cạnh đó, bài tập này còn giúp xương cột sống được chắc khỏe và linh hoạt hơn.
Cách tập:
Nằm sấp người xuống sàn, hai chân duỗi thẳng ra. Đặt hai lòng bàn tay của bạn ngay dưới vai. Nhấn ngón chân xuống mặt sàn và cằm thì hơi chạm mặt sàn.
Hít một hơi thật sâu và từ từ nâng ngực lên, đồng thời uốn cong người càng về phía sau càng tốt, chú ý ngẩng cao đâu. Lúc này, bạn sẽ thấy tư thế của mình tương tự như một con hổ mang đang chuẩn bị săn mồi.
Hãy giữ tư thế này trong khoảng 15 - 30 giây, sau đó thở đều rồi hạ từ từ cơ thể xuống tư thế ban đầu.
Để đạt hiệu quả, hãy thực hiện tư thế này 5 lần. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai, người bị tổn thương phần lưng, chứng thoát vị, bị loét thì không nên thực hiện động tác này.
Tư thế rắn hổ mang
Giảm cân bằng Yoga là một phương pháp an toàn nhưng đòi hỏi thời gian dài. Bằng cách tham gia khóa học Yoga online của Unica, bạn sẽ được các chuyên gia hướng dẫn các tư thế yoga giảm eo giữ dáng. Đồng thời, bạn cũng sẽ biết các bài tập tạo form toàn thân, tuần hoàn khí huyết. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn nhất:
[course_id:145,theme:course]
[course_id:903,theme:course]
[course_id:1057,theme:course]
Tư thế ngọn núi
Cách tập:
Đứng thẳng tự nhiên, cố gắng duỗi thẳng lưng, hít thở đều.
Từ từ hít sâu và đưa thẳng tay lên cao qua đầu hoặc duỗi thẳng tay tự nhiên dọc chỉ quần.
Cố gắng duỗi căng lưng và vai, duy trì nhịp thở đều, giữ nguyên tư thế trong 15-30s.
Tư thế ngọn núi
Tư thế con thuyền
Bài tập Yoga giảm mỡ bụng Naukasana hay còn gọi là tư thế con thuyền. Đây là bài tập giúp đốt cháy mỡ vùng quanh eo một cách nhanh chóng, đồng thời giúp cho vùng cơ ở bụng, hai chân và lưng.
Cách tập:
Nằm ngửa người trên sàn, hai chân khép lại và duỗi thẳng. Hai tay úp xuống và đặt hai bên mông.
Hít một hơi thật sâu và từ từ nâng hai chân lên, chú ý không được cong gối. Duỗi thẳng bàn chân sao cho các bàn chân hướng ra ngoài. Lúc này, chú ý nâng hai chân càng cao càng tốt.
Nâng hai cánh tay lên, chú ý giữ thẳng và cố chạm vào các ngón chân. Giữ cho cơ thể một góc 45 độ so với sàn.
Giữ tư thế này trong 15 giây và duy trì hơi thở đều đặn. Hết 15 giây, thở đều và trở về tư thế ban đầu.
Để đạt kết quả tốt nhất, bạn nên thực hiện động tác này 5 lần, cách mỗi lần bạn nghỉ 15 giây.
Tư thế con thuyền
Tư thế ngồi gập người
Tư thế bắt đầu, bạn ngồi trên thảm tập và duỗi thẳng hai chân về phía trước để tạo thành một góc 90 độ.
Hít thở sâu, cong người và áp sát ngực xuống phía đùi. Đồng thời hai tay vươn ra phía trước và ôm lấy 2 bàn chân.
Giữ nguyên tư thế trong khoảng 90 giây rồi thở ra.
Liên tục tập đi tập lại nhiều lần để giúp phần đùi và phần bụng trở nên săn chắc.
>>> Xem ngay: 10 Tư thế yoga nhẹ nhàng cho mẹ bầu luôn khỏe mạnh
Tư thế ngồi gập người
Tư thế nâng cao chân
Ở tư thế chuẩn bị, bạn nằm ngửa trên thảm thâm, hai tay và hai chân duỗi thẳng tự nhiên.
Hít thở sâu, căng phần cột sống hết mức có thể.
Sau đó, nâng cả hai chân ở góc 40 độ và giữ nguyên tư thế trong khoảng 15 giây.
Tiếp theo, bạn thở ra và nâng tiếp 2 chân lên góc 12 giờ để tạo thành một cơ thể vuông góc, giữ nguyên tư thế trong khoảng 15-30 giây.
Cuối cùng, từ từ hạ chân để trở về tư thế ban đầu.
Thực hiện nhiều lần sẽ giúp bạn giải phóng lượng mỡ thừa ở phần đùi.
Tư thế nâng cao chân
Bài tập Yoga giảm eo giữ dáng Dhanurasana
Dhanurasana là bài tập Yoga giảm mỡ bụng cánh cung. Đây là bài tập Yoga được nhiều người khuyên nên thực hiện tại nhà để có được thân hình cân đối. Ngoài tác dụng đốt cháy mỡ bụng, Yoga cánh cung còn hiệu quả trong việc hỗ trợ tiêu hóa, chống táo bón và thư giãn cơ thể. Bài tập Yoga này được thực hiện như sau:
Bạn nằm sấp trên sàn, hai chân duỗi thẳng còn hai cánh tay thì bạn dang rộng sang hai bên.
Lúc này hãy cong hai gối, đồng thời đưa hai tay nắm lấy mắt cá chân và giữ chặt. Hít một hơi thật sâu và nâng đầu gối lên, đồng thời uốn cong người ra phía sau. Bạn chú ý nâng chân càng cao càng tốt.
Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 15- 30 giây kết hợp với hít thở bình thường. Từ từ trở lại tư thế ban đầu, hít thở, nghỉ ngơi khoảng 15 giây và lặp lại động tác. Bạn nên thực hiện động tác này khoảng 5 lần.
Bài tập Yoga Dhanurasana
Tư thế lạc đà (Ushtrasana)
Cách tập:
Ở tư thế chuẩn bị, bạn ngồi ở thế quỳ, đồng thời thẳng lưng, hai chân duỗi thẳng ra phía sau.
Dồn toàn bộ trọng lượng cơ thể vào đầu gối, từ từ uốn cong phần thân trên ra phía sau, chú ý căng phần cơ bụng hết mức có thể.
Hai tay buông xuôi và chạm vào mắt cá chân.
Giữ tư thế trong khoảng 20-30 giây kết hợp với hít thở thư giãn.
Thực hiện 3-5 lần trong mỗi buổi tập sẽ giúp bạn đánh tan mỡ bụng hiệu quả.
Tư thế lạc đà
Tư thế con mèo
Cách tập:
Ở tư thế chuẩn bị, bạn ngồi ở tư thế quỳ trên thảm tập Yoga, phần lưng giữ thẳng, phần đùi và mông tạo thành một góc 90 độ.
Tiếp theo, dùng hai tay chống xuống sàn , giữ cho tay thẳng và vuông góc với mặt sàn, đồng thời mở rộng hai đầu gối bằng hông. Mặt nhìn thẳng về phía trước.
Hít sâu vào, đẩy phần cằm về phía ngực và đầu hơi cúi xuống.
Siết chặt hông và cong lưng lại.
Thở ra và trở về tư thế ban đầu
Tư thế con mèo
Kết luận
Không chỉ mang lại những tác động vô cùng tích cực đến vùng eo, bụng mà còn giúp cải thiện vóc dáng của bản thân, Yoga giảm eo giữ dáng thực sự là một bộ môn mà chị em không thể bỏ qua như một phương thức làm đẹp. Tuy nhiên, Yoga thực sự là một bộ môn khá khó đòi hỏi sự luyện tập nghiêm túc, nền tảng vững chắc cũng như sự hướng dẫn từ những chuyên gia hàng đầu.
Đặc biệt với những người hạn chế về mặt thời gian, chỉ có thể luyện tập tại nhà thì khóa học “Yoga giảm eo giữ dáng” từ giảng viên Nguyễn Hiếu thực sự sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn. Với hơn 12 năm kinh nghiệm nghiên cứu và giảng dạy, đại sứ yoga Nguyễn Hiếu sẽ giúp bạn nắm chắc những kiến thức nền tảng và các động tác khởi động cần thiết nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ chấn thương và đạt hiệu quả luyện tập tốt nhất.
27/03/2019
4639 Lượt xem
7 Bài tập yoga cho mặt cực giúp bạn rạng rỡ như tuổi đôi mươi
Bạn luôn tự ti vì làn da đen sạm, thiếu sức sống? Bạn uống đủ nước và sử dụng những loại mỹ phẩm cần thiết nhưng tình trạng da vẫn không được cải thiện? Yoga cho mặt chính là câu trả lời tuyệt vời nhất mà bạn đang tìm kiếm. Không chỉ giúp cải thiện tuyệt đối các vấn đề về da mặt, giúp da luôn sáng khỏe mà còn mang lại những lợi ích không ngờ đối với sức khỏe toàn diện. Liệu bạn đã biết về liệu pháp làm đẹp vô cùng hiệu quả này chưa? Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Những công dụng thần thánh không thể bỏ qua của yoga cho mặt
Làm đẹp da
Rõ ràng đây là một trong những công dụng quan trọng và đáng quan tâm nhất của Yoga cho mặt đối với chị em phải không nào, việc luyện tập các động tác thường xuyên sẽ giúp sản sinh collagen giúp da luôn giữ được độ ẩm và căng hồng đầy sức sống. Đồng thời đánh bay mỡ thừa tự nhiên giúp khuôn mặt trông thon gọn và thanh thoát hơn.
>>> Xem ngay: 10 Bài tập Yoga eo thon giúp bạn sở hữu vòng eo con kiến
Yoga cho mặt mang lại nhiều tác động tích cực tới làn da của bạn
Giảm lo lắng, căng thẳng
Những chiếc nhíu mày, căng thẳng, lo lắng sẽ khiến các cơ ở cổ và mặt trở nên căng hơn bình thường, lâu dần hình thành các nếp nhăn và khiến bạn “xuống sắc” nhanh chóng cũng như đẩy nhanh quá trình lão hóa da. Các động tác Yoga cho mặt nhẹ nhàng sẽ giúp bạn thoải mái, thả lỏng cơ mặt và tăng độ đàn hồi giúp da luôn sáng khỏe, đồng thời cải thiện tinh thần, giảm stress, thư giãn và tăng khả năng tập trung cho người tập.
Tiết kiệm chi phí tối đa
Bạn có đang tốn quá nhiều chi phí cho các sản phẩm dưỡng da? Bạn có đang tìm kiếm những địa chỉ làm đẹp giá rẻ? Hàng tháng bỏ ra một khoản chi phí không nhỏ để “nạp” hóa chất vào người có thể giúp bạn cải thiện một phần tình trạng da nhưng lâu dài nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bạn. Đó là chưa kể đến những sản phẩm không rõ nguồn gốc hay những địa chỉ làm đẹp kém uy tín hoàn toàn có thể khiến bạn phải gánh chịu những hậu quả vô cùng “khủng khiếp”. Vậy thì chẳng có lý do gì để chối bỏ một liệu pháp làm đẹp, cải thiện sức khỏe đơn giản và hoàn toàn miễn phí như Yoga cho mặt phải không nào.
5 bài tập Yoga mỗi ngày cho làn da sáng khỏe, đẩy lùi lão hóa
1.Chữ V
- Duỗi thẳng ngón cái và ngón giữa của 2 bàn tay, đưa sát mặt.
- Ấn nhẹ 2 ngón giữa vào giữa 2 đầu lông mày và 2 ngón trỏ vào chân lông mày.
- Mắt nhìn lên ( hoặc nhắm mắt) và thư giãn.
- Giữ nguyên tư thế trong 15-20s và lặp lại động tác 5 lần, kết thúc bằng việc nhắm mắt và thư giãn trong khoảng 10s.
Động tác chữ V
2. Cười giấu răng
- Mở rộng miệng, giấu răng dưới 2 môi tạo thành chữ O.
- Cười và giữ nguyên hình dáng của miệng trong 5 lần.
- Giữ nguyên tư thế ban đầu và đặt ngón trỏ dưới cằm, di chuyển hàm dưới lên xuống khoảng 5 lần, đầu hơi ngửa về sau.
Tư thế cười dấu răng
3. Căng trán
- Đặt 2 bàn tay lên trán theo chiều ngang, 4 ngón tay duỗi ra và hướng vào nhau.
- Từ từ kéo nhẹ các ngón tay ra ngoài đồng thời kéo căng da vùng trán.
- Thả lỏng tâm trí và lặp lại động tác 10 lần.
>>> Xem ngay: 12 động tác yoga chào mặt trời giúp nâng cao sức khỏe
Tư thế căng trán
4. Vuốt mắt
- Đặt ngón trỏ dưới mắt theo chiều ngang, cạnh gò má, 2 đầu ngón tay hướng mũi.
- Miệng duy trì ở tư thế giấu răng, nhẹ nhàng vuốt da mặt xuống phía miệng.
- Mắt nhìn lên và duy trì tư thế trong 30s.
Động tác vuốt mắt
5. Hươu cao cổ
- Ngước mặt nhìn thẳng lên trần nhà, đặt ngón tay ở sát xương quai xanh, nhẹ nhàng kéo da và ngửa cổ về sau.
- Cố gắng đưa môi dưới ra đồng thời kéo căng các cơ của mặt, duy trì nhịp thở đều và giữ nguyên tư thế trong 15-20s.
Động tác hươu cao cổ
6. Bài tập Yoga cho mặt vùng khóe miêng
- Ở tư thế chuẩn bị, bạn mím môi lại rồi dùng 2 ngón tay giữa của bàn tay đặt lên trên 2 mép miệng.
- Từ từ kéo nhẹ vùng khóe miệng ra bên ngoài nhưng chú ý không được mở miệng.
- Giữ nguyên tư thế trong khỏng 10 giây và thực hiện lại nhiều lần.
Bài tập Yoga cho khóe miệng
7. Bài tập Yoga giúp giảm nọng cằm.
- Đặt phần gót của lòng bàn tay lên trên hai gó má, đồng thời nhắm mắt.
- Khẩu hình miệng bạn phát âm chữ O rồi từ từ dùng lực để kéo hai bàn tay lên trên vùng thái dương.
- Thực hiện khoảng 20-30 lần mỗi ngày sẽ giúp làm giảm nọng cằm một cách đáng kể.
Bài tập làm giảm nọng cằm
Nguyên tắc tập Yoga cho mặt để đạt hiệu quả
- Với mỗi bài tập Yoga làm đẹp cho khuôn mặt, bạn nên dành ra 15p trước khi tập luyện để thực hiện các động tác khởi động.
- Thực hiện tất cả các vùng trên khuôn mặt đúng kỹ thuật để đạt hiệu quả rõ rệt.
- Trên tập luyện vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc buổi sáng thức dậy để da luôn căng tràn sức sống.
- Sự kiên trì là yếu tố quan trọng giúp bạn có thể cải thiện nhưng đường nét trên khuôn mặt mình.
- Kết hợp các bài tập Yoga cho mặt với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học để da luôn tươi trẻ, mịn màng như tuổi đô mươi.
Mỗi động tác Yoga đều mang lại những tác động tích cực khác nhau tới cơ thể, vì vậy, việc luyện tập các động tác thường xuyên sẽ mang lại những hiệu quả không ngờ đối với cơ thể của bạn. Đặc biệt trong Yoga cho mặt, việc dành ra 15 phút mỗi ngày duy thì thói quen thực hiện các động tác thường xuyên và kết hợp chế độ ăn uống phù hợp, khoa học sẽ mang lại cho bạn một làn da sáng khỏe, làm chậm quá trình lão hóa và cải thiện sức khỏe toàn diện. Đặc biệt, bạn hoàn toàn có thể kết hợp cùng những động tác Yoga cơ bản ngay tại nhà mỗi ngày để cải thiện vóc dáng và sức khỏe toàn diện một cách hiệu quả.
Chúc bạn thành công!
27/03/2019
1934 Lượt xem
5 Bài tập Yoga vặn xoắn hiệu quả tốt cho hệ xương khớp
Yoga vặn xoắn là một trong những dạng bài tập hàng đầu mang lại những cải thiện tốt nhất tới sức khỏe toàn diện. Bằng việc tác động trực tiếp đến hệ thống cơ xương, những động tác Yoga này sẽ giúp cải thiện các vấn đề xương khớp và mang lại những ảnh hưởng tích cực tới cơ thể toàn diện. Vậy những lợi ích đó là gì và làm thế nào để thực hiện các động tác Yoga vặn xoắn một cách chính xác nhất?
Lợi ích không ngờ của các bài tập yoga vặn xoắn
Giúp cột sống linh hoạt, điều chỉnh dây thần kinh và cải thiện chức năng của tủy sống.
Làm mềm cơ, hạn chế tối đa nguy cơ chuột rút khi thực hiện các động tác phức tạp và tránh căng, cứng cơ.
Cải thiện hệ tiêu hóa và xoa bóp, bảo vệ các cơ quan nội tạng.
Mở rộng vòng ngực, tăng khả năng hấp thụ oxi cho phổi, tăng cường oxi cung cấp cho máu và các cơ.
Tăng khả năng lưu thông, thanh lọc máu và thải độc cho cơ thể.
Cải thiện sức khỏe sinh sản và mang lại những tác động tích cực với người bị bệnh tiểu đường.
Lợi ích của bài tập yoga vặn xoắn
Những lưu ý không thể bỏ qua khi thực hiện Yoga vặn xoắn
Yoga vặn xoắn mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe nhưng nếu tập luyện sai cách sẽ gây nên những chấn thương vô cùng nguy hiểm. Vậy cần phải lưu ý những gì khi thực hiện các động tác Yoga vặn xoắn?
Yoga vặn xoắn thường được biết đến với khả năng hỗ trợ cải thiện các vấn đề về xương khớp, nhưng nếu tình trạng của bạn thực sự nghiêm trọng thì việc cố gắng thực hiện các động tác vặn mình sẽ chỉ khiến bạn đau đớn và tình trạng trở nên tệ hơn.
Nếu bạn vừa phục hồi sau ca phẫu thuật ở khoang bụng hay tim thì đây cũng là một trong những bài tập mà bạn không nên thực hiện.
Đây là tư thế chống chỉ định với các mẹ bầu và phụ nữ trong những ngày đèn đỏ.
Hãy chắc là bạn đã thực hiện chính xác và đầy đủ các động tác khởi động để tránh trật khớp, chuột rút hay thậm chí là vẹo cột sống.
>>> Xem ngay: 7 Bài tập yoga chữa thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả
5 Động tác Yoga vặn xoắn bảo vệ tốt nhất các vấn đề cột sống
Ngồi vặn người
Nếu bạn là một người mới bắt đầu tìm hiểu về Yoga vặn xoắn thì đây là một động tác tương đối đơn giản và sự khởi đầu tuyệt vời. Không chỉ giúp kéo giãn cột sống mà tư thế Yoga này còn giúp cải thiện tuần hoàn máu và hạn chế tối đa đau mỏi lưng khi đứng, ngồi trong thời gian dài.
Ngồi vặn người
Cách tập:
Ngồi thẳng lưng tự nhiên, 2 chân xếp bằng.
Tay phải giữ đầu gối trái và tay trái đưa ra sau cách người một khoảng 20-30cm đồng thời xoay thân trên sang trái, mở rộng vai sao cho cảm nhận được sự thoải mái và kéo giãn của lưng, vai.
Mắt nhìn về phía vai trái, thở đều nhẹ nhàng, giữ nguyên tư thế trong 30-60s và đổi bên.
Yoga không chỉ giúp bạn sở hữu cơ thể khỏe đẹp săn chắc, mà còn giúp bạn điều trị nhiều bệnh cột sống. Thông qua khóa học, bạn sẽ có khả năng tự trị liệu cho bản thân, tự rèn luyện để có một cơ thể linh hoạt. Đồng thời, bạn sẽ tự giải phóng các cơ và cột sống khỏi tình trạng đau nhức, không cần đến sự hỗ trợ của người khác hay máy móc. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn nhất:
[course_id:296,theme:course]
[course_id:134,theme:course]
[course_id:939,theme:course]
Bharadvajasana I (Vặn cột sống)
Động tác này giúp mở rộng vai và lồng ngực, hạn chế tối đa các vấn đề về cổ, vai gáy và tăng cường oxi cung cấp cho cơ thể, giúp làm mềm cơ, giúp tim khỏe mạnh.
Tư thế vặn cột sống
Cách tập:
Ngồi thẳng lưng, duỗi chân tự nhiên, khép chặt.
Từ từ gập chân và đưa 2 chân sang trái, ngồi thoải mái (có thể ngồi trên tấm đệm mỏng để tạo sự cân bằng).
Tay trái giữ đầu gối phải, tay phải vòng ra sau lưng nắm vào phía trong bắp tay trái đồng thời xoay người sang trái và kéo căng người.
Hít thở đều và giữ nguyên tư thế trong 15-30s, lặp lại động tác tương tự với chân còn lại.
Ardha Matsyendrasana (Biến thể vặn mình)
Không chỉ giúp cải thiện các vấn đề cột sống mà động tác này còn mang những lợi ích tuyệt vời đối với việc cải thiện các vấn đề tiêu hóa, kích thích thèm ăn và đẩy lùi các nguy cơ gây bệnh.
Tư thế biến thể vặn mình
Cách tập:
Ngồi thẳng lưng tự nhiên, 2 chân duỗi thẳng.
Gập gối chân trái và đưa về phía người sao cho lòng bàn chân chạm hông bên phải đồng thời co chân phải đặt sang mặt ngoài của đùi trái.
Xoay người sang phải, đưa tay trái tựa vào mặt ngoài đùi phải và tay phải đặt cách người 20-30cm, kéo căng người.
Duy trì nhịp thở đều và giữ nguyên tư thế trong 20-30s, lặp lại tương tự với chân còn lại.
>>> Xem ngay: Yoga cười - Nguồn gốc và lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe
Tư thế nằm vặn xoắn
Nằm ngửa xuống thảm tập, dang 2 tay sang 2 bên, duỗi thẳng chân
Thu chân lại, xoay đồng thời cả thân và chân sang bên trái, giữ nguyên vị trí của tay
Lặp lại tương tự với phía bên phải
Duy trì luyện tập yoga eo thon tư thế vặn mình 15 phút mỗi ngày.
Tư thế Yoga nằm vặn xoắn
Tư thế đứng vặn xoắn
Đứng trên thảm tập, giữ cho lưng thẳng, hai chân dang rộng bằng vai với khoảng cách khoảng 90cm
Chân phải giữ góc 90 độ, chân trái để 15 độ. Đồng thời dang hai cánh tay rộng bằng vai sao cho lòng bàn tay song song với đất.
Hít sâu kết hợp với gập đầu gối trái, siết chặt eo, mắt hướng theo tay phía tay trái
Khi thở ra thì thả hai cánh tay xuống và thu chân về
Tư thế đứng vặn xoắn
Kết luận
Luyện tập Yoga nói chung đều đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực hết mình nhằm đạt hiệu quả tốt nhất. Việc thường xuyên thực hiện nghiêm túc các động tác khởi động và một lộ trình luyện tập khoa học, phù hợp từ những chuyên gia hàng đầu sẽ giúp người học Yoga có một nền tảng vững chắc, hạn chế tối đa chấn thương và thuận lợi hơn trong những động tác phức tạp khác. Tìm hiểu ngay khóa học Tập Yoga cơ bản tại nhà cùng Nguyễn Hiếu để nắm trọn lộ trình luyện tập và rèn luyện từ cơ bản đến nâng cao, giúp bạn cải thiện hoàn hảo vóc dáng và sức khỏe toàn diện.
27/03/2019
7435 Lượt xem
7 Tư thế Yoga đôi nam nữ không thể bỏ qua cho các cặp đôi
Yoga được biết đến là một môn thể thao nhẹ nhàng, mang lại những tác động vô cùng tích cực tới cơ thể và đặc biệt nổi tiếng với những dáng pose uyển chuyển và tinh tế. Đó là lý do mà rất nhiều cặp đôi đã lựa chọn cho mình việc lưu giữ kỷ niệm bằng những tư thế Yoga đôi nam nữ vô cùng độc đáo. Còn chần chờ gì mà không chọn ngay cho mình một vài tư thế thật đặc biệt để tạo những kỷ niệm thật đẹp với người bạn đời của mình nhỉ!
Double Down Dog
Đây là một trong những tư thế tuyệt vời giúp bạn cải thiện các vấn đề về cột sống, hông và vai gáy, giảm thiểu tối đa nguy cơ đau mỏi hay thoái hóa xương khớp, đồng thời tăng khả năng tuần hoàn máu và sức bền cho cơ thể. Cách tập như sau:
Người thứ 1:
Ngồi trong tư thế quỳ, thẳng lưng tự nhiên, 2 chân mở rộng.
2 tay duỗi thẳng, đẩy người về trước đồng thời dồn lực xuống chân đẩy người lên cao tạo thành hình chữ V.
Người thứ 2:
Đứng cách bàn tay của bạn tập khoảng 30cm, thực hiện tương tự động tác, nâng cao thân sau sao cho 2 chân chạm vào hông của bạn tập trong tư thế chắc chắn.
Giữ nguyên tư thế trong khoảng 20-30s, trở lại vị trí ban đầu và đổi bên.
Tư thế Yoga đôi nam nữ Double Down Dog
Partner forward-fold
Việc tác động trực tiếp vào các cơ trong các động tác kéo duỗi tự nhiên giúp người tập kéo giãn và thả lỏng cơ thể, lấy lại năng lượng sau ngày dài mệt mỏi đồng thời cải thiện tinh thần và hạn chế tối đa nguy cơ thoát vị đĩa đệm.
Tư thế Partner forward-fold
Cách tập:
2 người ngồi đối diện nhau, mở rộng chân sao cho 2 lòng bàn chân của 2 người chạm nhau, giữ thẳng lưng tự nhiên.
Giữ chặt 2 tay đồng thời kéo, duỗi căng người, 1 người cúi sâu sao cho vai và lưng được duỗi thẳng, người còn lại ngửa ra sau kéo căng người.
Hít thở đều và giữ nguyên tư thế trong 30-60s, đổi bên và lặp lại động tác khoảng 5 lần.
>>> Xem ngay: 36 Thế Yoga tăng cường sinh lý ngay tại nhà cùng Nguyễn Hiếu
Yoga thiền
Cùng tĩnh lặng, thả lỏng cơ thể và bỏ qua những lo lắng, sợ hãi của cuộc sống giúp 2 người thêm gắn kết, tinh thần thoải mái và cải thiện sức khỏe và tinh thần toàn diện. Duy trì nhịp thở đúng, nhẹ nhàng làm tăng cường oxi cho cơ thể cũng như cải thiện tuần hoàn máu.
Yoga thiền
Cách tập:
Ngồi thẳng lưng tự nhiên, 2 chân xếp bằng hoặc đặt chân trái lên đùi phải.
2 tay chạm nhau đặt trước ngực hoặc thả lỏng tự nhiên đặt trên đầu gối.
Nhắm mắt, điều chỉnh nhịp thở, thả lỏng tinh thần và duy trì tư thế trong 2-5 phút.
Urdhva Dhanurasana
Việc tác động trực tiếp đến cơ chân, lưng và duỗi căng cơ thể giúp cải thiện các vấn đề về xương khớp, tăng sức bền và cải thiện vóc dáng nhờ đốt cháy mỡ thừa tự nhiên.
Partner forward-fold
Cách tập:
Bạn nam nằm ngửa, 2 chân đưa lên cao, hơi gấp
Bạn nữ tựa lưng lên bàn chân của bạn nam, duỗi căng người.
Bạn nam dồn lực vào chân, từ từ duỗi thẳng chân và chống đỡ bạn nữ, tay bên trái giữ 2 tay và tay bên phải giữ chân bạn tập.
Giữ tư thế trong khoảng 15-30s và thở đều.
Bên cạnh tác dụng làm đẹp dáng, yoga còn có thể hỗ trợ tăng cường sinh lý cho người tập luyện. Thông qua khóa học, bạn sẽ được các chuyên gia hướng dẫn các tư thế yoga từ cơ bản tới nâng cao để lấy lại cân bằng cho cuộc sống, cải thiện sinh lý tự nhiên mà không cần thuốc. Từ đó cải thiện hạnh phúc gia đình, giúp đời sống hôn nhân trở nên viên mãn và thăng hoa hơn. Đăng ký ngay khóa học để nhận ưu đãi hấp dẫn nhất:
[course_id:116,theme:course]
[course_id:140,theme:course]
[course_id:1305,theme:course]
Plank
Plank được biết đến là một trong những động tác giúp làm tăng sức bền cho cơ thể, săn chắc cơ đồng thời cải thiện vóc dáng tuyệt đối nhờ đốt cháy mỡ thừa tự nhiên. Đồng thời giúp gia tăng tình cảm và sự tin tưởng cho đối phương.
Plank
Cách tập:
Người thứ 1: Bắt đầu với tư thế Plank thông thường, 2 tay chống thẳng xuống đất, duỗi thẳng chân, đầu ngón chân ép xuống sàn, sử dụng cơ tay, bụng chống đỡ cơ thể.
Người thứ 2: 2 tay giữ cổ chân bạn tập đồng thời duỗi thẳng chân ra sau đặt lên vai của bạn, dồn lực và duỗi thẳng tay, mắt nhìn thẳng và giữ nhịp thở đều và giữ nguyên tư thế trong khoảng 15-30s.
Tư thế Yoga thuyền đôi (Tandem Boat Pose)
Bạn nam và bạn nữ ngồi đối diện nhau, sau đó hai người co chân lại sao cho 10 đầu ngón chân của bạn nam chạm vào 10 đầu ngón chân của bạn nữ
Tay của bạn nam và bạn nữ duỗi thẳng và nắm lấy cổ tay của nhau.
Giữ cho phần lưng, vai thẳng, đồng thời đưa hai chân trái lên và chạm 2 gót chân vào nhau để tạo thành tư thế con thuyền đôi
Giữ nguyên tư thế trong khoảng 5-7 nhịp thở rồi trở về vị trí ban đầu.
Tư thế thuyền đôi
Tư Thế Yoga Gập Thân Đôi (Partner Bound Angle Pose)
Bạn nam ngồi gập người về phía trước, phần đầu chạm xuống sàn
Bạn nữ ngả ra phía sau, mặt hướng lên trời, đồng thời phần lưng ngả lê lưng bạn nam, hai tay duỗi thẳng qua phía đầu.
Bạn nam chống tay, dùng 10 đầu ngón tay đỡ lấy cánh tay bạn nữ.
Giữ nguyên tư thế trong khoảng 3-5 phút và thực hiện nhiều lần bằng cách đổi vị trí cho nhau.
>>> Xem ngay: Chinh phục Yoga xoạc chân với 8 tư thế siêu đơn giản
Tư thế gập thân đôi
Kết luận
Như vậy, Unica đã chia sẻ với bạn 7 tư thế yoga đôi nam nữ đẹp nhất. Việc tập yoga đôi mang đến nhiều lợi ích về sức khỏe và gia tăng mối quan hệ. Hãy cùng người bạn đời của mình chăm chỉ luyện tập để có sức khỏe dẻo dai nhé. Nếu bạn thấy hữu ích hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân của mình cũng luyện tập.
27/03/2019
6962 Lượt xem
Chinh phục Yoga xoạc chân với 8 tư thế siêu đơn giản
Yoga luôn được biết đến là một môn thể thao mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe và tinh thần của người tập. Việc duy trì thói quen luyện tập thường xuyên không chỉ giúp cải thiện các vấn đề về sức khỏe mà còn giảm thiểu tối đa những áp lực, lo lắng và nâng cao chất lượng cuộc sống. Bằng việc tác động trực tiếp đến các cơ và bộ phận, Yoga xoạc chân mang lại những hiệu quả không ngờ đến cơ thể và sức khỏe toàn diện. Vậy làm thế nào để thực hiện các bài tập Yoga xoạc chân một cách chính xác nhằm giảm thiểu tối đa chấn thương và đạt hiệu quả tốt nhất? Tìn hiểu ngay!
Yoga xoạc chân với tư thế ngồi gập mình
Cách tập:
⦁ Ngồi thẳng lưng, 2 chân duỗi thẳng tự nhiên, chạm nhau.
⦁ Thở nhẹ, đồng thời gập sâu người về trước, 2 tay đưa ra trước nắm lấy bàn chân, cố gắng ép căng vai và lưng.
⦁ Hít thở đều và giữ nguyên tư thế trong 30-60s, nghỉ ngơi 5s và lặp lại động tác khoảng 5 lần.
Tư thế gập mình
Trường tấn thấp
Cách tập:
⦁ Đứng thẳng lưng tự nhiên.
⦁ Bước chân trái lên trước đồng thời khuỵu gối, chân phải duỗi thẳng ra sau, đầu gối chạm sàn, cố gắng hạ thấp người và dùng chân phải chống đỡ cơ thể.
⦁ Đưa 2 tay lên cao, lòng bàn tay hướng vào nhau, uốn cong lưng, mắt nhìn thẳng.
⦁ Hít thở đều và giữ nguyên tư thế trong 15-30s và đổi chân, lặp lại động tác 5 lần với mỗi bên.
Tư thế trường tấn thấp
Xoạc một nửa
Cách tập:
⦁ Từ tư thế trường tấn thấp, dồn lực vào chân trái đẩy người ra sau, đồng thời gập chân phải tạo góc 90 độ, chân trái duỗi thẳng.
⦁ 2 tay chống xuống đất, duỗi thẳng lưng, mắt nhìn thẳng.
⦁ Duy trì nhịp thở đều và giữ nguyên tư thế trong 30-60s, lặp lại động tác 5 lần với mỗi bên.
Yoga xoạc chân một nửa
Yoga xoạc chân với tư thế em bé vui vẻ
Cách tập:
⦁ Nằm ngửa, duỗi thẳng tự nhiên trên sàn.
⦁ Từ từ đưa 2 chân thẳng lên cao, lòng bàn chân song song với trần nhà.
⦁ Thở nhẹ, gấp chân và đưa chân sát về phía người, 2 tay nắm lòng bàn chân, cố gắng kéo căng.
⦁ Giữ nguyên tư thế trong khoảng 20-30s và lặp lại động tác 5 lần.
Tư thế em bé vui vẻ
Đứng nắm ngón chân cái
Cách tập:
⦁ Đứng thẳng tự nhiên, 2 ngón chân cái chạm nhau.
⦁ Dồn lực vào chân phải, từ từ đưa chân trái lên cao sang ngang hoặc đưa ra trước, đưa tay trái nắm lấy bàn chân trái, giữ thẳng chân phải.
⦁ Hít thở đều và giữ nguyên tư thế trong 15-30s, lặp lại động tác 5 lần mỗi bên.
Tư thế đứng nắm ngón chân cái
Yoga là một bộ môn giúp phát triển thân tâm trí của người tập. Nếu bạn đang tìm kiếm khóa học Yoga online thì đừng bỏ qua gợi ý dưới đây. Từng bài học đều được chuyên gia của chúng tôi thiết kế trực quan, sinh động, phù hợp với đối tượng người học. Thời lượng mỗi bài không quá dài nên đảm bảo không gây nhàm chán hoặc buồn ngủ. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn:
[course_id:114,theme:course]
[course_id:214,theme:course]
[course_id:931,theme:course]
Yoga xoạc chân với tư thế ngồi dạng chân
Cách tập:
Ở tư thế chuẩn bị, bạn ngồi trên thảm tập Yoga, mở rộng hai chân ra hai phía.
Họp các cơ bụng và từ từ hạ lưng xuống. Vươn hai cánh tay và nắm lấy ngón chân cái.
Giữ nguyên vị trí trong 5 nhịp thở.
Tư thế ngồi dạng chân
Tư thế xoạc đứng
Cách tập:
Ở tư thế chuẩn bị, bạn đứng thẳng trên sàn, sau đó từ từ hạ thấp phần lưng cho đến khi phần thân trên áp sát vào hai chân. Đồng thời, hai tay chống xuống mặt sàn làm trụ.
Hít thật sâu, dồn trọng lượng vào hai bàn tay, sau đó nhấc chân trái lên. Giơ chân trái càng cao càng tốt.
Giữ nguyên vị trí trong 5 nhịp thở. Thực hiện nhiều lần và liên tục đổi chân.
Tư thế xoạc đứng
>>> Xem ngay: 8 Bí quyết tập yoga thành công ngay tại nhà
Yoga xoạc chân với tư thế chiến binh
Cách tập:
Đứng trên thảm tập, giữ cho lưng thẳng, hai chân dang rộng bằng vai với khoảng cách khoảng 90cm
Chân phải giữ góc 90 độ, chân trái để 15 độ. Đồng thời dang hai cánh tay rộng bằng vai sao cho lòng bàn tay song song với đất.
Hít sâu kết hợp với gập đầu gối trái, mắt hướng theo tay phía tay trái
Khi thở ra thì thả hai cánh tay xuống và thu chân về.
Tư thế chiến binh
>>> Xem ngay: 7 Tư thế Yoga đôi nam nữ không thể bỏ qua cho các cặp đôi
Kết luận
Luyện tập các tư thế Yoga xoạc chân thực sự là một quá trình đòi hỏi sự kiên trì và nghiêm túc từ người học. Các động tác căn bản luôn là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi người tập Yoga nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ chấn thương và nâng cao hiệu quả luyện tập, cải thiện sức khỏe toàn diện. Đó là lý do mà việc nắm trọn những kỹ thuật Yoga cơ bản tại nhà cùng Nguyễn Hiếu chắc chắn là cuốn cẩm nang tuyệt vời mà bạn không thể bỏ qua để đảm bảo hiệu quả luyện tập tốt nhất.
27/03/2019
4097 Lượt xem
8 Bài tập yoga với vòng giúp bạn sở hữu vòng eo con kiến
Sự chắc chắn, khả năng chịu lực tốt và mang lại những tư thế đẹp, độc đáo là một trong những ưu điểm khiến vòng tập trở thành dụng cụ không thể bỏ qua các bài học trong khóa học Yoga. Yoga với vòng là hệ thống các bài tập mang lại rất nhiều lợi ích đối với cơ thể, đặc biệt là hệ thống cơ xương, tinh thần và sức khỏe toàn diện. Vậy Yoga với vòng mang lại những tác động tích cực như thế nào đến cơ thể?
Những lợi ích không thể bỏ qua của Yoga với vòng
Duỗi căng 2 bên hông, tạo sự dẻo dai, săn chắc cho đùi và chân đồng thời giúp đốt cháy mỡ thừa và tạo sự săn chắc cho đùi, hông.
Kích thích, cải thiện các hoạt động của hệ tiêu hóa và sinh sản, tăng khả năng hấp thụ.
Yoga với vòng mang lại những tác động vô cùng tích cực đến cơ thể
Loại bỏ căng thẳng, mất tập trung, giúp cơ thể luôn tràn đầy năng lượng, cho tinh thần thoải mái, thư giãn tuyệt đối, cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Mở rộng lồng ngực, kéo căng cột sống, bụng và vai giúp tăng nguồn oxi cấp cho cơ thể, cải thiện tuần hoàn máu đồng thời giải quyết các vấn đề về cột sống và cổ vai gáy, giảm đau mỏi lưng tuyệt đối khi học tập và làm việc trong thời gian dài.
Cải thiện vóc dáng, đốt cháy mỡ thừa tự nhiên, duy trì vòng eo thon gọn và săn chắc, khỏe mạnh.
8 tư thế Yoga với vòng độc đáo cho vòng eo luôn thon gọn
Động tác 1
Ngồi thẳng lưng tự nhiên, tay và chân duỗi thẳng, cách tường một khoảng bằng đường kính của vòng.
Từ từ gập chân trái và đặt bàn chân trái lên đùi phải đồng thời gập chân phải đặt bên dưới đùi trái.
2 bàn tay chắp vào nhau trước ngực, lưng dựa vào vòng, giữ cột sống thẳng tự nhiên.
Mắt nhắm, duy trì nhịp thở đều và sâu trong 2-5 phút và trở lại vị trí ban đầu.
Tư thế Yoga với vòng kết hợp điều chỉnh nhịp thở
Động tác 2
Ngồi thẳng lưng tự nhiên trong tư thế quỳ gối, 2 tay đặt lên đùi.
Thở nhẹ, đẩy người về phía trước, nâng cao mông, tay duỗi thẳng ra trước và đặt lên vòng.
Dồn lực và kéo căng vai, hít thở đều để cảm nhận sự thoải mái ở vai.
Giữ nguyên tư thế trong 30-60s và lặp lại động tác khoảng 5 lần.
Tư thế Yoga với vòng giúp kéo giãn và duỗi cơ
Động tác 3
Ngồi thẳng tự nhiên, chân tay duỗi thẳng, thoải mái.
Ép lưng giữa, vai và đầu theo đường cong của vòng đồng thời nâng cao ngực, kéo căng cột sống và co chân lên.
Hít thở đều, 2 tay đưa lên chạm vào 2 bên xương sườn.
Giữ nguyên tư thế trong 30-60s và trở lại vị trí ban đầu.
Tư thế Yoga với vòng tác động đến cổ vai gáy
Động tác 4
Ngồi thẳng tự nhiên trong tư thế quỳ gối, đưa chân phải sang ngang đặt lên vòng tập, hông mở góc 45 độ.
Tay phải nắm đầu ngón chân phải, đồng thời hơi xoay người sang trái, tay trái đưa ra sau lưng, mở rộng vai.
Hít thở đều và giữ nguyên tư thế trong khoảng 2-5 phút.
Tư thế Yoga với vòng cải thiện khả năng giãn cơ
Động tác 5
Ngồi thẳng lưng tự nhiên, chân và tay duỗi thẳng.
Đưa lưng giữa tựa vào vòng tập, ngả người ra sau đồng thời gập chân và dùng lực của chân đẩy hông lên cao, đầu chạm đất, gập tay chạm vòng.
Hít thở đều và giữ nguyên tư thế trong khoảng 30-60s.
Tư thế Yoga với vòng tác động trực tiếp đến cột sống
Động tác 6
Giữ toàn bộ cơ thể ở tư thế quỳ một chân, sau đó nâng cao chân ở góc 90 độ để làm trụ.
Chân còn lại vươn dài và duỗi thẳng ra phía sau. Gác phần mũi chân lên vòng sao cho vòng nằm gần mắt cá chân.
Kết hợp với hít vào và thở ra trong khoảng 15-20 giây.
Liên tục đổi chân để kéo giãn các cơ ở cột sống cũng như bắp chân.
>>> Xem ngay: 7 Tư thế Yoga dáng đẹp giúp bạn cải thiện vóc dáng hoàn hảo
Tư thế con thằn lằn
Động tác 7
Để vòng tập trên thảm Yoga, người tập đứng sau vòng, hai lòng bàn tay để vào 2 mép của vòng
Dùng tay làm trụ, từ từ nâng hai gót chân sao cho chân không chạm đất.
Nghiêng mình về phía trước và mở rộng đầu gối sang hai bên được cơ thể được nâng lên dễ dàng.
Hít thở đều đặn và giữ tư thế trong khoảng 5 nhịp thở.
Tư thế con quạ
Giảm cân bằng Yoga là một phương pháp an toàn nhưng đòi hỏi thời gian dài. Bằng cách tham gia khóa học Yoga online của Unica, bạn sẽ được các chuyên gia hướng dẫn các tư thế yoga giảm eo giữ dáng. Đồng thời, bạn cũng sẽ biết các bài tập tạo form toàn thân, tuần hoàn khí huyết. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn nhất:
[course_id:145,theme:course]
[course_id:903,theme:course]
[course_id:1057,theme:course]
Động tác 8
Bạn quỳ một gối trên thảm tập Yoga bằng chân trái sao cho tạo được một góc 90 độ.
Chân phải giữ thăng bằng và vươn dài ra phía trước sao cho căng cơ hết cỡ.
Đặt vòng tập Yoga dưới đùi chân phải sao cho vòng chạm vào bắp chân.
Từ từ lăn vòng cho đến khi vòng chạm gần tới mắt cá nhân.
Kết hợp với hít thở sâu rồi kéo giãn cột sống.
Giữ nhịp thử khoảng 3-5 lần rồi đổi bên.
Tư thế nửa kim tự tháp
Kết luận
Yoga với vòng được xem là một trong những động tác hàng đầu giúp cải thiện tuyệt đối các vấn đề về cột sống, không chỉ vậy, việc luyện tập thường xuyên và chính xác động tác này còn mang lại những hiệu quả vô cùng tích cực đến hệ tiêu hóa, tuần hoàn máu và tinh thần của người tập. Đó là lý do mà việc nắm trọn hệ thống bài tập Yoga giảm eo giữ dáng cùng Đại sứ Yoga Nguyễn Hiếu sẽ giúp bạn cải thiện vóc dáng và sức khỏe toàn diện một cách hiệu quả.
27/03/2019
7197 Lượt xem
4 Lợi ích tuyệt vời từ Yoga võng không phải ai cũng biết
Sự độc đáo, mới mẻ và những tác động trực tiếp lên toàn bộ cơ thể là những lợi ích không ngờ mà Yoga võng (Yoga không trọng lực) mang lại cho cơ thể. Vậy Yoga võng là gì và tác động tích cực của nó tới cơ thể như thế nào? Cùng Unica theo dõi động tác nghệ thuật đầy mới mẻ này nhé!
Yoga võng là gì và dành cho những đối tượng nào
Yoga võng (hay còn gọi là yoga không trọng lực) là một phương thức luyện tập khá mới và nhận được sự quan tâm của nhiều “tín đồ” môn thể thao này bởi sự mới mẻ, độc đáo và những lợi ích đặc biệt mà nó mang lại. Không giống như các bài tập Yoga thông thường, Yoga võng là sự kết hợp sức bền của một tấm lụa chắc chắn gắn cố định trên trần với sự dẻo dai, linh hoạt của người tập, nhằm thực hiện các động tác treo ngược, xoắn hay uốn cong.
Yoga võng thường dành cho những người đã có nền tảng Yoga vững chắc
Yoga võng thực sự là một động tác đòi hỏi sự dẻo dai và linh hoạt của cơ thể, vì vậy các bài tập Yoga võng thường dành cho những người đã tập luyện và tiếp xúc với Yoga cũng như nắm vững với các bài tập căn bản và có độ khó nhất định.
>>> Xem ngay: Yoga cười - Nguồn gốc và lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe
Lợi ích từ Yoga võng
Cải thiện tuần hoàn máu
Các động tác Yoga võng thường tập trung vào việc kéo căng đồng thời treo ngược cơ thể nên giúp việc tuần hoàn máu lên não cũng như cơ thể được cải thiện. Giảm thiểu tối đa nguy cơ đau đầu, chóng mặt do thiếu máu não đồng thời giúp tim khỏe mạnh hơn.
Cải thiện cột sống
Uốn dẻo được xem là động tác bắt buộc trong Yoga võng, vì vậy, nhờ tác động của việc duỗi thẳng cột sống, giúp duy trì cột sống ở một độ cong tự nhiên và hạn chế nguy cơ đau mỏi lưng khi học tập, làm việc trong thời gian dài hay lão hóa do tuổi già và đặc biệt là tránh xa nguy cơ thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm.
Yoga võng mang lại nhiều lợi ích không ngờ đối với sức khỏe toàn diện
Tăng tính linh hoạt
Việc lộn ngược đồng thời điều chỉnh nhịp thở giúp tinh thần trở nên thư giãn và thoải mái, điều hòa và thở đúng cách khiến cơ thể luôn tràn đầy năng lượng, tăng sự dẻo dai và linh hoạt, mang lại sức khỏe, cơ thể khỏe mạnh, vóc dáng săn chắc, thon gọn.
Tăng cường sự sáng tạo
Sự sảng khoái và thư giãn là một trong những điều kiện hàng đầu giúp giảm thiểu stress và tăng cường hormone hạnh phúc cho cơ thể, giúp bạn tự tin và tăng khả năng sáng tạo, sự tập trung, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Yoga là một bộ môn giúp phát triển thân tâm trí của người tập. Nếu bạn đang tìm kiếm khóa học Yoga online thì đừng bỏ qua gợi ý dưới đây. Từng bài học đều được chuyên gia của chúng tôi thiết kế trực quan, sinh động, phù hợp với đối tượng người học. Thời lượng mỗi bài không quá dài nên đảm bảo không gây nhàm chán hoặc buồn ngủ. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn:
[course_id:114,theme:course]
[course_id:214,theme:course]
[course_id:931,theme:course]
Những lưu ý khi tập Yoga võng
Không đeo trang sức khi luyện tập
Yoga võng là việc bạn sẽ thực hiện các động tác trên một dải võng hoặc vải, vì vậy, việc đeo trang sức khi luyện tập không chỉ gây bất tiện mà còn khiến võng dễ bị rách và thủng gây nguy hiểm hoặc chấn thương. Đồng thời hạn chế sử dụng lotion hay kem dưỡng thể tránh việc trơn trượt và bám, ghì khó khăn hơn.
Sử dụng đồ vừa vặn, thoải mái
Các động tác Yoga võng đòi hỏi rất nhiều ở việc kéo duỗi trên võng hay lộn ngược, vì vậy, hãy đảm bảo và bạn sẽ trang bị cho mình một bộ quần áo tập thể dục thật vừa vặn, thấm mồ hôi và che được phần nách dưới cánh tay nhằm tránh cọ xát và gây thương tổn cho da.
Bạn cần nắm vững những lưu ý trước khi quyết định luyện tập Yoga võng
Hạn chế luyện tập với người bị tiền đình
Như đã nói từ trước, các động tác Yoga võng đều được thực hiện ở trên không và đa số là các động tác nhào lộn trong môi trường không có điểm tựa nên rất dễ khiến bạn chóng mặt và mệt mỏi thậm chí là tụt huyết áp.
Tránh đồ uống có ga trước khi luyện tập
Việc sử dụng đồ uống có ga trước khi tập hoàn toàn có thể khiến bạn gặp các vấn đề về dạ dày và ảnh hưởng rất nhiều đến tiêu hóa cũng như gây buồn nôn khi thực hiện các động tác. Vì vậy, hãy nạp năng lượng cho cơ thể bằng một số đồ ăn nhẹ hay nước hoa quả, trà gừng trước khi luyện tập khoảng 1 tiếng.
>>> Xem ngay: 10 Bài tập Yoga giãn cơ giúp điều trị căng cơ bắp
Yoga võng có tốt không?
Yoga võng hay còn được gọi là Yoga treo là một trong các bài tập Yoga mang lại những lợi ích vô cùng tuyệt vời đối với cơ thể. Vì vậy theo các chuyên gia Yoga, bạn hoàn toàn có thể áp dụng các bài tập Yoga võng vào quá trình luyện tập Yoga của mình. Bởi:
Với các tư thế treo mình trên không, Yoga võng không chỉ tạo ra những thách thức đối với các bộ phận trên cơ thể mà nó còn có tác dụng làm giảm Calo và đốt cháy mỡ thừa. Nhờ vậy, bạn có thể giảm cân một cách hiệu quả.
Yoga võng yêu cầu cơ thể phải thật sự mềm dẻo, linh hoạt, vì thế mà nó giúp cho phần vai, xương sống của bạn trở nên linh hoạt và dẻo dai hơn.
Yoga võng rất tốt cho tim mạch bởi thông qua các động tác kéo căng sâu hơn, cơ thể bạn sẽ được cấp nhiều máu và Oxy hơn bình thường.
Cuối cùng, Yoga võng giúp bạn giải phóng năng lượng tiêu cực, thả hồn và cơ thể vào các động tác trên không giúp tăng cường sự tập trung và giải tỏa căng thẳng hiệu quả.
Yoga võng có tốt không?
Tập Yoga võng có khó không?
Khi nhắc đến Yoga võng, nhiều người thường có tâm lý e ngại, lo lắng bởi những động tác treo lơ lửng trên không. Thế nhưng theo các chuyên gia, việc tập Yoga võng rất tốt và dễ thực hiện bởi nó không gây áp lực quá nhiều lên cột sống. Đặc biệt với các động tác nâng cao trong Yoga như lộn ngược, trồng chuối bằng đầu thì phải là những người có kinh nghiệm luyện tập Yoga lâu năm thì mới có thể thực hiện được bởi đây là những động tác đòi hỏi kỹ năng cao. Vì thế, nếu bạn được sự hỗ trợ từ những chiếc võng lụa, tư thế này không chỉ dễ dàng thực hiện hơn bình thường mà nó còn trở nên vô cùng uyển chuyển, mềm dẻo và đẹp mắt.
Kết luận
Yoga võng được xem là một trong những động tác tương đối phức tạp và đòi hỏi kỹ thuật cao vì vậy, nếu bạn là những “ma mới” nhưng vẫn muốn thử sức với bài tập này thì khả năng chấn thương là hoàn toàn có thể xảy ra. Yoga là một quá trình dài đòi hỏi sự kiên trì và tuyệt đối không thể vội vã. Chính vì thế, hãy chắc là bạn đã có một nền tảng cơ bản thật vững chắc nhằm bảo vệ chính mình đồng thời đạt hiệu quả luyện tập tốt nhất với khóa học "Tập Yoga cơ bản ngay tại nhà" của giảng viên Nguyễn Hiếu trên UNICA.
Như đã đề cập ở trên, Yoga là một bộ môn cần sự bền bỉ và chịu khóa rèn luyện. Do đó, khóa học "Tập Yoga cơ bản ngay tại nhà với Nguyễn Hiếu" rất phù hợp với những bạn không có thời gian đến trung luyện tập. Với 32 bài giảng và thời lượng học 07 giờ 23 phút, khóa học sẽ hướng dẫn bạn các động tác Yoga cơ bản tại nhà để cải thiện sức khỏe, tăng tính linh hoạt và cân bằng sức khỏe, đặc biệt là thư giãn và giảm stress. Ngoài ra,còn rất nhiều lợi ích khác mà bạn cần khám phá.
Ngoài những khoá học Yoga siêu lợi ích cho sức khoẻ thì bạn không thể bỏ lỡ khoá học nhảy Zumba của Giảng viên Đỗ Nghiêm Túc giúp bạn vừa rèn luyện sức khoẻ, tinh thần sảng khoái và giúp giảm cân hiệu quả không kém gì Yoga đâu nhé!
27/03/2019
5291 Lượt xem
Yoga rắn hổ mang - Bài tập tuyệt vời cho cột sống và vòng eo
Yoga rắn hổ mang được biết đến là một trong những động tác cơ bản nhưng mang lại những tác động vô cùng tích cực tới sức khỏe và tinh thần của người tập. Việc duy trì thói quen luyện tập học Yoga tại nhà tư thế rắn hổ mang sẽ giúp bạn giảm thiểu tối đa nguy cơ đau mỏi lưng, vai gáy và đặc biệt là các vấn đề về lo lắng, stress hay thậm chí là trầm cảm. Vậy những tác động tích cực của Yoga rắn hổ mang tới sức khỏe là gì và làm sao để thực hiện động tác một cách chính xác để đạt hiệu quả tốt nhất?
Những lợi ích không thể bỏ qua của Yoga rắn hổ mang đối với sức khỏe toàn diện
Cải thiện tình trạng cột sống
Chú trọng vào các động tác kéo giãn cơ tuyệt đối, Yoga rắn hổ mang giúp cải thiện tuyệt đối các vấn đề về lưng và cột sống nhờ các động tác kéo giãn và căng lưng, tạo sự dẻo dai, chắc khỏe cho xương và lưng, giảm thiểu tối đa nguy cơ cong vẹo hay thoái hóa cột sống. Tuy nhiên, nếu bạn là người gặp các vấn đề như đau lưng hay vôi hóa thì việc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định tập Yoga rắn hổ mang là điều cần thiết để có chế độ luyện tập phù hợp.
Giảm mỡ bụng
Tư thế Yoga rắn hổ mang giúp tác động trực tiếp lên các cơ và vùng bụng nên không chỉ giúp đốt cháy mỡ thừa tự nhiên, hình thành cơ săn chắc mà còn giúp cải thiện hệ tiêu hóa tuyệt đối và tăng khả năng hấp thụ cho cơ thể.
Yoga rắn hổ mang - giải pháp hàng đầu cải thiện sức khỏe toàn diện
Tăng khả năng lưu thông máu
Mọi động tác Yoga đều chú trọng vào việc điều chỉnh nhịp thở, giúp bạn thở đúng cách và tăng lượng oxi vào máu cũng như các cơ, đẩy nhanh quá trình lưu thông và tuần hoàn máu cho cơ thể, điều kiện quan trọng giúp bạn cân bằng hormone và mang lại năng lượng dồi dào cũng như cải thiện sức khỏe toàn diện cho cơ thể.
>>> Xem ngay: 7 Bài tập yoga trước khi đi ngủ giúp bạn ngủ ngon và sâu giấc
Cải thiện tinh thần
Mọi động tác Yoga đều đòi hỏi việc thực hiện một cách nhẹ nhàng, từ từ kết hợp điều chỉnh nhịp thở, điều này giúp người tập có thể điều chỉnh cảm xúc, hình thành sự thoải mái, thư giãn cho tinh thần, giúp điều trị trực tiếp các chứng mệt mỏi, đau đầu và đặc biệt là mất ngủ, đồng thời hạn chế tối đa nguy cơ trầm cảm.
Kích thích quá trình tiêu hóa
Khi tập luyện tư thế Yoga rắn hổ mang, phần bụng của bạn sẽ được Massage nhẹ nhàng, vì thế nó sẽ kích thích quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp chúng hoạt động một cách tối ưu nhất.
Yoga là một bộ môn giúp phát triển thân tâm trí của người tập. Nếu bạn đang tìm kiếm khóa học Yoga online thì đừng bỏ qua gợi ý dưới đây. Từng bài học đều được chuyên gia của chúng tôi thiết kế trực quan, sinh động, phù hợp với đối tượng người học. Thời lượng mỗi bài không quá dài nên đảm bảo không gây nhàm chán hoặc buồn ngủ. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn:
[course_id:114,theme:course]
[course_id:214,theme:course]
[course_id:931,theme:course]
Cách thực hiện Yoga rắn hổ mang để mang lại hiệu quả tốt nhất
Cách thở: Hít sâu bằng mũi, sử dụng cơ hoành sao cho khi hít vào bụng phình to ra và thở nhẹ bằng miệng hoặc mũi sao cho bụng xẹp lại.
Sự tập trung: Giữ tinh thần ở trạng thái thoải mái nhất, không nghĩ đến những chuyện phiền muộn và tập trung hoàn toàn vào các chuyển động của cơ thể.
Yoga rắn hổ mang cần được thực hiện chính xác để đạt hiệu quả tuyệt đối
Cách tập:
⦁ Nằm sấp, duỗi thẳng tự nhiên, 2 tay chống xuống sàn cạnh ngực, mắt nhìn thẳng và giữ cổ thẳng với thân người.
⦁ Chụm gót và mũi 2 chân vào nhau, duỗi thẳng, dồn đều lực vào 2 cánh tay.
⦁ Khép 2 khuỷu tay chạm người, xoay vai và ngước lên.
⦁ Hít sâu, dùng lực cánh tay nâng cao người, bụng vẫn chạm sàn, hạ thấp khuỷu tay và kéo sát về phía người.
⦁ Kéo căng vai ra sau, mở rộng khoang ngực.
⦁ Hít thở sâu và giữ nguyên tư thế trong khoảng 15-30s.
⦁ Thở nhẹ và hạ ngực xuống trở lại vị trí ban đầu.
⦁ Hít sâu và nâng ngực lên khi lặp lại động tác 5 lần.
Lưu ý khi tập bài tập Yoga rắn hổ mang
Trong quá trình thực hiện tập bài tập Yoga rắn hổ mang, bạn cần chú ý một số điểm sau:
Tư thế rắn hổ mang đòi hỏi bạn cần dồn sức để kéo căng phần thân trước, đồng thời tập trung vào phần mở lưng trên.
Tư thế rắn hổ mang gần giống với tư thế chó ngửa mặt, vì thế trong khi tập, bạn cần chú ý không được nâng đầu gối và hông lên khỏi mặt sàn.
Tư thế rắn hổ mang không dành cho những người bị đau đầu, đau lưng, phụ nữ có thai vì nó có thể gây ra những chấn thương trong quá trình tập luyện.
Tư thế rắn hổ mang là một tư thế khó đối với những người mới làm quen với bộ môn Yoga, vì vậy bạn nên dành thời gian tập thành thạo các bài Yoga cơ bản rồi mới bắt đầu chuyển sang bài tập này để giúp cơ thể cảm thấy dễ chịu, thoải mái và an toàn nhất trong quá trình tập luyện.
Lưu ý khi thực hiện tư thế rắn hổ mang
Kết luận
Yoga rắn hổ mang được xem là một trong những động tác hàng đầu giúp cải thiện tuyệt đối các vấn đề về cột sống, không chỉ vậy, việc luyện tập thường xuyên và chính xác động tác này còn mang lại những hiệu quả vô cùng tích cực đến hệ tiêu hóa, tuần hoàn máu và tinh thần của người tập.
27/03/2019
4646 Lượt xem
Yoga khởi động - 8 tư thế cho ngày mới đầy năng động
Các bài tập Yoga khởi động trên giường vào buổi sáng luôn là sự lựa chọn không thể bỏ qua để cơ thể được thư giãn và làm mềm cơ sau một giấc ngủ dài. Đồng thời, mang đến sự sảng khoái và tràn đầy năng lượng, cho một ngày học tập và làm việc hiệu quả. Với 8 bài tập Yoga khởi động dưới đây hy vọng sẽ giúp bạn có một sự chuẩn bị tốt nhất cho một ngày dài năng động nhé.
Bài tập Yoga khởi động - Tư thế đứa trẻ
Không chỉ giúp cơ thể được thư giãn và làm mềm cơ sau một đêm say giấc mà tư thế đặc biệt trong Yoga khởi động này còn giúp cải thiện tuyệt đối các vấn đề về cột sống và cổ nếu bạn có “chẳng may” nằm sai tư thế gây đau mỏi cổ đấy nhé.
Tư thế đứa trẻ
Cách tập:
Ngồi thẳng lưng trên 2 chân theo tư thế quỳ gối
Thở nhẹ, từ từ cúi người và trườn về trước, vẫn duy trì thế ngồi trên chân và 2 chân mở rộng.
Phần thân trước nằm hoàn toàn trên giường, 2 tay duỗi thẳng, đẩy về trước.
Duy trì nhịp thở đều và giữ yên tư thế trong 30s.
>>> Xem ngay: Yoga giảm eo thần kỳ Nguyễn Hiếu - Điều đặc biệt không thể bỏ lỡ
Dáng con cá
Việc sử dụng cơ bụng và vai để thực hiện động tác giúp đốt cháy mỡ thừa tự nhiên, tạo vòng eo săn chắc, thon gọn, đồng thời việc tác động trực tiếp đến cột sống và và vai gáy giúp hạn chế tối đa nguy cơ đau mỏi lưng và vai gáy khi ngồi học tập và làm việc trong thời gian dài.
Dáng con cá
Cách tập:
Nằm ngửa duỗi thẳng tự nhiên, 2 tay duỗi thẳng, lòng bàn tay hướng lên.
Ép chặt vai xuống giường đồng thời hít sâu và đẩy ngực lên cao.
Giữ nguyên tư thế trong 30s, thở nhẹ.
Bài tập Yoga khởi động - Tư thế gập người
Lấy việc giãn cơ làm chính, việc nắm vững tư thế này qua các khóa học Yoga sẽ giúp làm mềm cơ và tăng khả năng lưu thông máu cho cơ thể, hạn chế các vấn đề tê mỏi chân khi ngồi lâu và giúp giãn cơ, giảm đau mỏi lưng tuyệt đối cũng như giải quyết các vấn đề về đĩa đệm.
Tư thế gập người
Cách tập:
Ngồi thẳng lưng, 2 chân duỗi thẳng ra trước, khép chặt.
Thở nhẹ, từ từ gập người về trước, cố gắng ép sát vào chân, 2 tay đưa ra trước nắm cổ chân hoặc bàn chân.
Giữ nguyên tư thế trong 15-30s, hít thở đều.
Tư thế vặn người
Đây được xem là tư thế rất thích hợp cho việc giãn cơ, vặn người vào buổi sáng, giải quyết các vấn đề đau mỏi lưng và thư giãn cho cơ thể sau giấc ngủ dài, đặc biệt là giúp cải thiện hệ tiêu hóa.
Tư thế vặn người
Cách tập:
Nằm ngửa, duỗi thẳng tự nhiên.
Chân trái đưa sang phải, đặt vuông góc, tay phải giữ gối chân trái và kéo căng lưng, tay, phần thân trên giữ nguyên.
Hít thở đều và giữ nguyên tư thế trong 30-60s, nghỉ 5s trước khi đổi bên và thực hiện tương tự.
Yoga là một bộ môn giúp phát triển thân tâm trí của người tập. Nếu bạn đang tìm kiếm khóa học Yoga online thì đừng bỏ qua gợi ý dưới đây. Từng bài học đều được chuyên gia của chúng tôi thiết kế trực quan, sinh động, phù hợp với đối tượng người học. Thời lượng mỗi bài không quá dài nên đảm bảo không gây nhàm chán hoặc buồn ngủ. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn:
[course_id:114,theme:course]
[course_id:214,theme:course]
[course_id:931,theme:course]
Tư thế em bé hạnh phúc
Đây là một trong những tư thế đơn giản và dễ thực hiện nhất của Yoga khởi động, điều bạn cần làm chỉ là thực hiện động tác một cách bản năng và “gợi lại ký ức” mà thôi. Nhưng tư thế này lại giúp bạn rất nhiều trong việc cải thiện hông, tác động tốt lên đĩa đệm và hạn chế đau mỏi tuyệt đối.
Yoga khởi động tư thế em bé hạnh phúc
Cách tập:
Nằm ngửa, duỗi thẳng tự nhiên.
Từ từ đưa 2 chân lên cao, mở rộng, lòng bàn chân hướng lên.
Thở nhẹ, gập chân và kéo sâu về phía người, 2 tay giữ lòng bàn chân.
Hít thở đều và giữ nguyên tư thế trong 1 phút.
Bài tập Yoga khởi động - Tư thế con mèo
Cách tập:
Ở tư thế chuẩn bị, bạn quỳ hai đầu gối xuống thảm Yoga, giữ cho hai đùi thẳng để tạo thành góc 90 độ.
Từ từ hạ phần lưng xuống thấp, dùng hai cánh tay chống thẳng xuống mặt sàn để tạo thành 4 chân giống hình con mèo.
Giữ nguyên tư thế trong khoảng 50-60 phút và thực hiện khoảng 2-3 lần.
Tư thế con mèo
Tư thế chiến binh
Cách tập:
Đứng thẳng người, 2 chân bước rộng bằng vai, tay duỗi thẳng tự nhiên.
Thở nhẹ, bước chân phải, khuỵu gối đồng thời xoay người sang phải, duỗi thẳng chân trái, hạ thấp người.
Dang 2 tay rộng bằng vai, ngón tay duỗi thẳng, duy trì nhịp thở đều, nhẹ nhàng.
Duy trì tư thế trong 30-60s, hít thở nhẹ, hạ tay xuống thắt lưng đồng thời đứng thẳng người và thu chân trái đến cạnh chân phải và trở lại vị trí ban đầu, nghỉ 5s trước khi lặp lại động tác 5 lần với mỗi bên.
Tư thế chiến binh
Bài tập Yoga khởi động - Tư thế Child Pose
Cách tập:
Ở tư thế chuẩn bị, bạn ngồi quỳ gối trên thảm tập, phần mông ngồi hai gót chân.
Từ từ gập người, áp sát phần ngực xuống đùi, hai tay duỗi thẳng ra phía trước, lòng bàn tay úp xuống.
Thả lỏng toàn bộ cơ thể kết hợp với hít thở sâu và tập đi tạp lại nhiều lần.
>>> Xem ngay: 10 Bài tập Yoga nữ cho mặt giúp bạn luôn tươi trẻ
Tư thế Yoga Chil Pose
Kết luận
Trên đây là 8 động tác Yoga khởi động buổi sáng không thể bỏ qua giúp xóa tan mệt mỏi, cải thiện tinh thần và cho một ngày dài năng động, đầy sức sống. Để cải thiện sức khỏe toàn diện, việc duy trì chế độ luyện tập khoa học và phù hợp từ chuyên gia hàng đầu sẽ giúp bạn nắm vững các kỹ thuật luyện tập cũng như cải thiện vấn để hiệu quả nhất. Đó là những gì bạn có thể nắm trọn qua khóa học Yoga cơ bản tại nhà cùng Nguyễn Hiếu từ đại sứ Yoga Việt Nam.
27/03/2019
3382 Lượt xem
5 Thế tập Yoga cải thiện hệ hô hấp hiệu quả
Yoga thường được biết đến là một môn thể thao giúp rèn luyện sức khỏe toàn diện và tạo sự thư giãn tuyệt đối cho tinh thần. Việc tác động trực tiếp lên các cơ và bộ phận theo từng bài tập là cách tốt nhất cải thiện các vấn đề về sức khỏe đặc biệt là hệ hô hấp. Dưới đây là các thế tập Yoga cải thiện hệ hô hấp đơn giản và hiệu quả nhất, mang lại hệ hô hấp khỏe mạnh đồng thời giảm đau lưng và cải thiện chất lượng giấc ngủ tuyệt đối.
5 Thế tập Yoga cải thiện hệ hô hấp hiệu quả
Tư thế cái cày
Thường xuyên rèn luyện tư thế cái cày giúp tác động tốt đến cổ và cổ họng của bạn, đặc biệt nếu lượng đờm trong cổ họng khiến bạn khó chịu, tư thế này sẽ giúp làm sạch họng và điều hòa hơi thở tốt hơn. Đồng thời, cải thiện các vấn đề về cột sống, vai gáy và sự linh hoạt của cơ thể.
Yoga tư thế cái cày
Cách tập:
⦁ Nằm ngửa, duỗi thẳng tự nhiên.
⦁ Hít sâu đồng thời nâng cao chân, hướng thẳng lên, sử dụng lực cánh tay đẩy hông lên.
⦁ 2 bàn tay ôm trọn hông, nâng đỡ thân dưới (hoặc duỗi thẳng đan vào nhau), đưa chân xuống qua đầu, mũi bàn chân ép xuống sàn, cố gắng đẩy thẳng lưng.
⦁ Giữ yên tư thế trong khoảng 30-60s, hít thở đều và trở lại vị trí ban đầu.
>>> Xem ngay: Yoga dưỡng sinh - 3 Bài tập thổi bay lão hóa sớm cho tuổi tứ tuần
Chiến binh
Không chỉ giúp săn chắc cơ đùi, hông và đốt cháy mỡ thừa tự nhiên cho vùng bụng mà các động tác Yoga chiến binh còn giúp vùng ngực và phổi được mở rộng tối đa, tăng lượng oxy cung cấp cho cơ thể một cách có chọn lọc.
Yoga tư thế chiến binh
Cách tập:
⦁ Đứng thẳng lưng tự nhiên, 2 tay duỗi thẳng.
⦁ Bước chân phải lên trước, khuỵu gối tạo góc 90 độ đồng thời duỗi thẳng chân phải ra sau.
⦁ Hít sâu, đưa 2 tay lên cao qua đầu, lòng bàn tay chạm nhau, mắt nhìn theo tay và ưỡn ngực hết cỡ.
⦁ Hít thở đều nhẹ nhàng và giữ nguyên tư thế trong 30-60s sau đó trở lại vị trí ban đầu. Lặp lại động tác 5 lần với mỗi bên chân.
Nửa vầng trăng
Đối với những người có vấn đề về hô hấp như hen suyễn hay dị ứng thì đây là một động tác không thể bỏ qua trong các thế tập Yoga. Tác động trực tiếp lên khoang ngực và cơ sườn giúp hạn chế tối đa các vấn đề đau đầu, sổ mũi và dị ứng thời tiết khó chịu.
Tư thế nửa vầng trăng
Cách tập:
⦁ Đứng thẳng lưng tự nhiên, 2 tay dang rộng bằng vai.
⦁ Bước rộng chân phải, thở nhẹ, từ từ nghiêng cả người sang phải, tay phải chống thẳng xuống sàn, tay trái duỗi thẳng hướng lên.
⦁ Từ từ dùng lực của eo nâng cao chân trái ngang thân người. Giữ nguyên tư thế trong 3-5 phút, duy trì nhịp thở đều, nhẹ nhàng.
⦁ Trở về vị trí ban đầu, nghỉ ngơi 5s và thực hiện tương tự với bên còn lại.
Yoga là một bộ môn giúp phát triển thân tâm trí của người tập. Nếu bạn đang tìm kiếm khóa học Yoga online thì đừng bỏ qua gợi ý dưới đây. Từng bài học đều được chuyên gia của chúng tôi thiết kế trực quan, sinh động, phù hợp với đối tượng người học. Thời lượng mỗi bài không quá dài nên đảm bảo không gây nhàm chán hoặc buồn ngủ. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn:
[course_id:114,theme:course]
[course_id:214,theme:course]
[course_id:931,theme:course]
Rắn hổ mang nửa châu chấu
Đây là tư thế tuyệt vời giúp phổi mở rộng, tạo điều kiện cho việc hít sâu và tăng cường oxi vào máu cũng như các cơ. Đồng thời đốt cháy mỡ thừa, hình thành cơ bụng săn chắc và cải thiện tuyệt đối các vấn đề tiêu hóa.
Tư thế rắn hổ mang nửa châu chấu
Cách tập:
⦁ Nằm sấp, duỗi thẳng tự nhiên, 2 tay chống xuống đất.
⦁ Thở nhẹ đồng thời đẩy thân trước lên sao cho 2 cánh tay duỗi thẳng.
⦁ 2 chân mở rộng bằng hông, gấp chân và đưa 2 lòng bàn chân chạm nhau.
⦁ Giữ nguyên tư thế trong khoảng 15-30s, hít thở đều.
>>> Xem ngay: Yoga Abs dành cho phái mạnh với 5 tư thế cực độc
Gác chân lên tường
Gác chân lên tường luôn được xem là một trong những động tác thư giãn và đơn giản nhất, không chỉ giúp bạn được nghỉ ngơi, giải tỏa mệt mỏi, căng thẳng mà còn giúp phục hồi sức khỏe, cải thiện sự ổn định và đặc biệt là cải thiện các vấn đề về hô hấp.
Tư thế gác chân lên tường
Cách tập:
⦁ Nằm ngửa, duỗi thẳng tự nhiên, 2 chân đưa lên cao gác lên tường, thẳng chân.
⦁ Chú ý thay đổi khoảng cách từ hông đến tường sao cho không khiến chân quá căng gây đau và không quá gần làm giảm hiệu quả giãn cơ.
⦁ Cố gắng duỗi thẳng lưng và giữ nguyên tư thế trong 2-5 phút, giữ tinh thần thoải mái.
Lưu ý khi tập các bài tập Yoga cải thiện hệ hô hấp?
Tập Yoga giúp cho cơ thể bạn dẻo dai và linh hoạt hơn, để từ đó cải thiện các chức năng liên quan đến hô hấp. Vì vậy trong quá trình tập, bạn nên thả lỏng các cơ và lắng nghe cơ thể mình. Bởi nến giữ cho cơ thể quá cứng, bạn sẽ có thể gặp chấn thương trong quá trình tập luyện.
Không nên ăn quá no trước khi tập các bài tập Yoga liên quan đến hệ hô hấp vì nó có thể gây chướng bụng, khó tiêu và gặp khó khăn trong quá trình tập luyện. Bạn chỉ nên ăn nhẹ trước khi tập Yoga hoặc tập cách bữa ăn chính khoảng 3 giờ đồng hồ để đạt kết quả tốt nhất.
Trong quá trình tập, bạn không nên nâng cao tư thế quá sớm bởi bạn cần có thời gian để cơ thể mình thích nghi với những động tác khó. Khi cơ thể bạn đã thật sự dẻo dai, linh hoạt thì mới nên thử sức ở những bài tập Yoga nâng cao hơn để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nhịp thở đóng vai trò vô cùng quan trọng trong Yoga. Đối với các bài tập Yoga cải thiện hệ hô hấp thì “thở” là một nguyên tắc không thể thiếu giúp cho khí huyết được lưu thông. Vì thế trong quá trình tập, bạn nên cố gắng hít sâu bằng mũi và thở ra bằng miệng một cách nhịp nhàng và đều đặn nhất.
Một số lưu ý khi tập Yoga giúp hệ hô hấp khỏe mạnh
Kết luận
Trên đây là các tư thế tập Yoga vô cùng hiệu quả mà bạn không thể bỏ qua nhằm cải thiện tuyệt đối các vấn đề về hệ hô hấp cũng như luyện cách thở đúng và điều trị xương khớp, mất ngủ tốt nhất. Luyện tập Yoga là một quá trình dài đòi hỏi người tập phải thực sự nghiêm túc và quan trọng nhất là đúng động tác. Đó là lý do mà những người tập Yoga tại nhà đều cần một hệ thống bài bản qua khóa học Tập Yoga cơ bản tại nhà cùng Nguyễn Hiếu nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ chấn thương và đạt hiệu quả luyện tập tốt nhất.
27/03/2019
4782 Lượt xem
Yoga thiền - lợi ích và những tư thế không thể bỏ qua
Thiền từ lâu đã được biết đến là một liệu pháp rèn luyện tinh thần, giúp giải tỏa căng thẳng và cân bằng cuộc sống. Yoga Thiền là một trong những phương pháp hàng đầu giúp nuôi dưỡng tinh thần và cải thiện sức khỏe toàn diện. Vậy Yoga thiền thực sự mang lại những lợi ích như thế nào đối với cuộc sống và sức khỏe của bạn?
Lợi ích của Yoga thiền đối với sức khỏe toàn diện
Tăng khả năng tập trung
Trong một thử nghiệm kéo dài 3 tháng, các nhà nghiên cứu đã cho thấy rằng việc luyện tập thường xuyên các bài tập Yoga thiền sẽ mang lại sự tập trung cao hơn nhờ thay đổi các điện từ của não, tăng tính tỉ mỉ, cẩn thận và thận trọng hơn trong cuộc sống.
Cải thiện trí nhớ hiệu quả
Các bài tập Yoga thiền giúp hạn chế tối đa nguy cơ giảm chất trắng trong não do tuổi tác, cải thiện sự liên kết và khả năng truyền đạt thông tin, giúp thư giãn đầu óc và cải thiện khả năng ghi nhớ.
Yoga thiền mang lại nhiều tác động tích cực đối với cơ thể
Giảm lo âu, căng thẳng
Vỏ não trước trán được biết đến với khả năng kiềm chế cảm xúc tiêu cực, giải tỏa căng thẳng. Việc duy trì luyện tập Yoga thiền thường xuyên sẽ giúp vỏ não trước trán dày hơn và tiết chế sự tiêu cực, giảm căng thẳng, lo lắng và cải thiện tối đa các vấn đề về tâm lý, ngăn chặn nguy cơ trầm cảm nguy hiểm.
Cải thiện hệ tim mạch
Duy trì thói quen tập Yoga thiền và các khóa học Thiền thường xuyên sẽ giúp tăng khả năng tuần hoàn máu cho cơ thể, oxi được cấp đủ cho máu và các cơ, cải thiện hệ tim mạch và ngăn chặn nguy cơ đau tim hay đột quỵ nguy hiểm. Đồng thời giúp làm giảm huyết áp và căng thẳng, tạo sự thoải mái cho tinh thần và hệ tim mạch, duy trì sự khỏe mạnh tuyệt đối cho tim.
3 tư thế Yoga thiền không thể bỏ qua
Ngồi xếp bằng
Trong Yoga thiền, tư thế ngồi xếp bằng (ngồi khoanh chân) được xem là một trong những tư thế phổ biến và cơ bản nhất của Yoga thiền. Tư thế này thường phù hợp với những người lần đầu tiếp xúc với Yoga thiền hoặc gặp những vấn đề nghiêm trọng ở chân.
Tư thế ngồi xếp bằng
Cách tập:
⦁ Ngồi thẳng lưng 2 chân xếp bằng.
⦁ 2 tay thả lỏng, đặt lên đầu gối, ngón trỏ và ngón cái chạm vào nhau.
⦁ Hít thở sâu và đều, giữ tinh thần thoải mái, không suy nghĩ đến những chuyện phiền muộn.
Tư thế bán già
Việc tập luyện một vài động tác khởi động làm mềm cơ chân sẽ giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ chuột rút hay đau mỏi chân khi luyện tập. Tư thế này sẽ giúp bạn duy trì tư thế thẳng lưng đồng thời tạo sự cân bằng cho cơ thể, phù hợp nhất với những người đã tiếp xúc với Yoga thiền và cơ thể không còn quá cứng.
Tư thế bán già
Cách tập:
⦁ Ngồi thẳng lưng, đặt chân phải lên bắp đùi chân trái và kê chân trái dưới đùi phải.
⦁ Tay thả lỏng tự nhiên đặt lên đầu gối.
⦁ Mắt nhắm, duy trì nhịp thở đều và giữ tinh thần thoải mái.
⦁ Giữ nguyên tư thế trong 2-5 phút, thở nhẹ và trở về tư thế nghỉ ngơi.
Tư thế hoa sen
Đối với các tín đồ Yoga đặc biệt là Yoga thiền thì đây được xem là tư thế hàng đầu trong các tư thế Yoga thiền, không chỉ giúp tinh thần sảng khoái, loại bỏ lo lắng, mệt mỏi mà còn giúp cải thiện sức bền và sự dẻo dai cho cơ thể đồng thời tăng tính kiên trì tuyệt đối.
Tư thế hoa sen
Cách tập:
⦁ Ngồi thẳng lưng, chân xếp bằng tự nhiên.
⦁ Dùng tay từ từ đưa chân phải đặt lên đùi trái và chân trái đặt lên đùi phải.
⦁ Kéo gót chân về sát bụng, lòng bàn chân hướng lên.
⦁ Hít thở đều, duy trì tư thế trong 5 phút.
Những lưu ý khi luyện tập Yoga thiền
Các động tác Yoga thiền thường không đòi hỏi những kỹ thuật quá khó nhưng yêu cầu người tập phải thực sự nghiêm túc và tập trung tuyệt đối và đảm bảo thiền đúng cách để bảo vệ sức khỏe và đạt hiệu quả tốt nhất. Đặc biệt, khi thực hiện các bài tập Yoga thiền, người tập cần lưu ý:
⦁ Duy trì tư thế ngồi thẳng lưng tuyệt đối
⦁ Đảm bảo sự thoải mái và thả lỏng thực sự ở cơ mặt và cánh tay
⦁ Không gồng cơ thể hay bất kỳ bộ phận nào ngoài việc giữ thẳng cột sống
Yoga thiền mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe toàn diện và tinh thần, giúp người tập luôn giữ được sự tỉnh táo và tập trung, đồng thời bảo vệ sức khỏe tim và sức bền cho cơ thể. Các động tác Yoga thiền thường không khó nhưng đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ chấn thương và ảnh hưởng tới sức khỏe.
Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
>> 3 bài tập thở - công thức hàng đầu để tập yoga đúng cách
>> 3 lời khuyên hữu ích khi tập Yoga dành cho người mới tập
>> Những điều quan trọng cần lưu ý khi tập Yoga
27/03/2019
1253 Lượt xem
10 Bài tập Yoga nữ cho mặt giúp bạn luôn tươi trẻ
Nọng cằm hay da mặt chảy xệ, xấu xí luôn khiến bạn tự ti? Bạn luôn trông “dừ” hơn so với tuổi của mình? Thời tiết và thói quen sinh hoạt khiến da mặt bạn ngày càng xuất hiện nhiều nếp nhăn, tàn nhang hay thậm chí và những vết chân chim rõ rệt? Hãy nằm lòng ngay những bài tập Yoga nữ cực hiệu quả dành riêng cho mặt qua bài viết dưới đây nhé!
Lợi ích của Yoga nữ cho mặt
1. Khuôn mặt thon gọn
Béo mặt luôn là vấn đề khiến chị em tự ti, nguyên nhân từ lượng mỡ thừa trên mặt khiến da mặt chảy xệ, xấu xí. Các khóa học Yoga nhẹ nhàng cho mặt sẽ giúp khuôn mặt của bạn trở nên thon gọn và săn chắc hơn nhờ đốt cháy mỡ thừa tự nhiên.
2. Giảm căng thẳng, stress
Các cơ ở cổ và mặt có xu hướng căng lên khi bạn tức giận hay căng thẳng, việc tác động trực tiếp lên cơ nhờ các bài tập Yoga nữ cho mặt sẽ giúp thả lỏng các cơ, giảm sức ép, áp lực và cải thiện các vấn đề lo lắng, căng thẳng do công việc và cuộc sống.
>>> Xem ngay: Yoga khởi động - 8 tư thế cho ngày mới đầy năng động
Yoga nữ mang lại nhiều lợi ích không ngờ với làn da của bạn
3. Giảm nếp nhăn
Nếp nhăn được hình thành do các vấn đề về lão hóa da, tuổi già nhưng không ít trường hợp hình thành do các thói quen vô tình như nhăn mặt, nhíu mày hay nheo mắt, đây là lí do khiến nếp nhăn thường xuất hiện ở trán, đuôi mắt hay quanh miệng. Các động tác yoga nữ cho mặt nhẹ nhàng sẽ giúp bạn thư giãn cơ, vùng da quanh mắt, miệng và trán giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ hình thành các nếp nhăn.
4. Tăng khả năng sản xuất Collagen
Collagen là thành phần giúp da mặt luôn sáng khỏe, duy trì tính đàn hồi và độ ẩm cho da, các bài tập Yoga sẽ tạo điều kiện giúp thúc đẩy quá trình sản xuất Collagen, cho làn da luôn sáng, khỏe.
10. Động tác Yoga nữ cho mặt giúp tạm biệt nếp nhăn, giữ gìn thanh xuân
1. Mặt cá
Cách tập:
- Chu môi, hút 2 má lõm sâu, cười nhẹ và cảm nhận sự co giãn của cơ mặt
- Giữ nguyên tư thế trong 10 nhịp đếm và thả lỏng cơ mặt trở lại bình thường. Lặp lại động tác 10 lần.
Động tác mặt cá
2. Mở căng miệng
Cách tập:
- Mở rộng miệng hết mức, giữ tư thế trong 5 nhịp đếm.
- Thả lỏng cơ mặt và tiếp tục lặp lại 30 lần mỗi ngày, bạn nên chia đôi thời gian trong ngày để tạo hiệu quả tốt nhất.
Động tác mở căng miệng
3. Bài tập Yoga nữ cho mặt - Kéo căng cổ
Cách tập:
- Ngửa mặt, kéo căng cổ, giữ nguyên tư thế trong 10 nhịp đếm và từ từ hạ đầu, trở lại vị trí ban đầu.
- Lặp lại động tác 5 lần/ ngày.
Động tác kéo căng cổ
4. Nhìn ngạc nhiên
Cách tập:
- Mở to mắt và miệng cùng lúc đồng thời nhướn cao mày.
- Duy trì tư thế trong 10 nhịp đếm sau đó thả lỏng mặt và trở lại vị trí ban đầu.
- Lặp lại động tác 5 lần.
Động tác nhìn ngạc nhiên
5. Cười
Cách tập:
- Cười mỉm không lộ răng, cố gắng kéo căng miệng bạn hết sức có thể.
- Giữ nguyên tư thế trong 10 nhịp đếm sau đó thả lỏng và trở lại vị trí ban đầu.
- Lặp lại động tác 10 lần/ ngày.
Động tác cười
6. Yoga nữ cho mặt - Bài tập thè lưỡi
Cách tập:
- Giữ thẳng cổ và cằm, mắt nhìn về phía trước.
- Thè lưỡi theo hướng xuống cằm.
- Giữ nguyên tư thế và đếm từ 1-10.
- Cuối cùng thả lỏng các cơ mặt và thu lưỡi về.
>>> Xem ngay: Yoga trị liệu cột sống - Giải pháp cho các vấn đề xương khớp
Bài tập thè lưỡi
7. Bài tập cho môi
Cách tập:
- Giữ thẳng cổ và cằm, mắt nhìn về phía trước.
- Đưa phần môi phía dưới chèn lên phía môi trên. Môi dưới càng căng càng tốt để làm giãn các cơ xung quanh khu vực cằm và quai hàm.
- Thực hiện bài tập lặp lại 5 lần mỗi ngày.
Bài tập cho môi
8. Bài tập phồng má
Cách tập:
- Hít thở thật sâu, sau đó thổi khí trong khắp khoang miêng và phồng môi lên, đồng thời mím chặt môi.
- Bài tập này hay được các bạn trẻ áp dụng để tạo ra những bức ảnh dễ thương. Bạn nên thực hiện 10 lần như vậy để các cơ vùng má được săn chắc và căng bóng hơn nhé.
Bài tập phồng má
9. Bài tập Yoga nữ cho mặt - Massage má bằng tay
Cách tập:
- Giữ thẳng đầu, sau đó dùng hai ngón tay ở giữa kéo hai vùng má theo hướng lên trên.
- Hơi mở miêng và đếm từ 1 đến 5.
- Massage như vậy 10 lần một ngày sẽ có tác dụng kéo căng da mặt.
Massage má bằng tay
10. Bài tập xoay cằm
Cách tập:
- Bài tập này được thực hiện trên giường với tư thế chuẩn bị là đầu nghiêng sang trái, hơi nnag cằm cho cằm hướng về phía ngực.
- Cuộn lưỡi trong khoang miệng và đến từ 1-5 nhẹ nhàng.
- Mỗi ngày thực hiện 10 lần để cơ mặt được thư giãn.
Bài tập xoay cằm
Luyện tập Yoga cần một quá trình dài lâu và duy trì tính thường xuyên để phát huy hiệu quả tốt nhất đối với sức khỏe và tinh thần cho người tập. Mỗi động tác Yoga đều mang những tác động tích cực khác nhau tới cơ thể đặc biệt là Yoga nữ cho mặt. Các động tác Yoga nhẹ nhàng và không hề phức tạp từ Khóa học Yoga trẻ hóa và làm đẹp cho khuôn mặt sẽ giúp bạn cải thiện tốt nhất các vấn đề về nếp nhăn, sạm da, nám da hay lão hóa do tuổi già. Chúc bạn thành công!
27/03/2019
1901 Lượt xem