Nuôi dạy con
Tổng hợp 20 cách nấu cháo thịt bò cho bé ăn ngon bổ dưỡng
Thịt bò là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng với hàm lượng protein cao và nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Như sắt, kẽm, vitamin A, vitamin B6, vitamin B12, choline, selen, lipid,... Nếu mẹ muốn xây dựng chế độ ăn nhiều thịt bò cho bé mà không làm bé ngán thì hãy tham khảo 20 cách nấu cháo thịt bò cho bé ăn dặm dưới đây nhé.
1. Trẻ mấy tháng ăn được thịt bò? Cháo thịt bò cho bé có tốt không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các mẹ chỉ nên bổ sung thịt bò vào bữa ăn của các bé từ 7 tháng tuổi trở lên. Đây là thời điểm hệ tiêu hóa của bé có thể tiếp nhận và tiêu hóa các chất dinh dưỡng từ động vật. Tuy nhiên, các mẹ nên cho con ăn với khẩu phần ăn từ ít đến nhiều để hệ tiêu hóa của con có thể làm quen với loại thực phẩm mới.
Thịt bò nói riêng và các loại thịt đỏ nói chung đều tốt cho sự phát triển thể chất và trí não của trẻ. Tuy vậy, dù cháo thịt bò có tốt với bé thì các mẹ cũng nên cho con ăn có liều lượng hợp lý. Và các mẹ cũng nên chú trọng đến việc cân bằng các loại thực phẩm trong thực đơn dinh dưỡng của bé.
Trẻ từ 7 tháng tuổi trở nên là có thể ăn được thịt bò
2. Cháo thịt bò cho bé nấu với rau gì?
Cháo thịt bò có thể kết hợp được với nhiều loại rau. Ví dụ như: rau dền, rau ngót, rau bó xôi, rau mồng tơi, khoai lang, bí đỏ, đậu xanh,... Để xác định cụ thể loại rau có thể nấu cháo thịt bò cho bé bạn nên xem xét đến khẩu vị và khả năng hấp thụ dinh dưỡng của bé.
3. 20 công thức nấu cháo thịt bò cho bé
Dưới đây là 20 công thức nấu cháo thịt bò cho bé bị ốm, cháo thịt bò cho bé tăng cân hiệu quả. Các mẹ có thể xay nhuyễn hoặc xay nhỏ vừa tùy theo từng giai đoạn phát triển của hệ tiêu hóa và hệ cơ răng hàm của trẻ.
3.1. Cháo thịt bò củ dền
Trong củ dền có nhiều vitamin A, B1, B2, B6, vitamin C, sắt, đồng, magie, canxi, photpho, choline,... Khi nấu cháo thịt bò cho bé ăn dặm bạn không nên bỏ qua công thức này bởi đây là công thức giúp bé tăng bổ sung dinh dưỡng hiệu quả, lại giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, giúp xương khỏe mạnh hơn. Món cháo này thích hợp với trẻ trên 6 tháng.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Gạo trắng: 20gr.
- Thịt bò: 50gr.
- Củ dền: 20gr.
Cách nấu:
- Bước 1: Rửa sạch thịt bò và củ dền, sau đó xay nhuyễn.
- Bước 2: Nấu cháo với gạo trắng cho đến khi nhừ.
- Bước 3: Thêm củ dền vào cháo và tiếp tục nấu khoảng 5 phút. Sau đó thêm thịt bò đã xay vào nấu tiếp khoảng 2 phút rồi tắt bếp.
- Bước 4: Nêm thêm dầu oliu/dầu gấc hoặc gia vị vừa ăn theo độ tuổi của trẻ.
Lưu ý: Củ dền tuy nhiều dinh dưỡng nhưng có thể dẫn đến tình trạng khó tiêu ở trẻ. Các mẹ chỉ nên cho con ăn cháo thịt bò củ dền mỗi tuần 1 lần.
>>> Xem ngay: 7 Cách nấu cháo gà cho bé thơm ngom đủ chấ
Cháo thịt bò củ dền giúp xương khỏe mạnh hơn
3.2. Cháo thịt bò hành tây
Hành tây là loại thực phẩm chứa hàm lượng cao hợp chất lưu huỳnh hữu cơ, giúp kháng viêm, giảm các triệu chứng của viêm khớp, hen phế quản,... Trong hành tây còn chứa hàm lượng lớn crom, vitamin C, kẽm, quercetin, flavonoid,... Đây là món cháo thịt bò cho bé bị ốm mau hồi phục sức khỏe. Món cháo này thích hợp với trẻ trên 6 tháng.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Gạo trắng: 20gr.
- Thịt bò: 50gr.
- Hành tây: 20gr.
Cách nấu:
- Bước 1: Rửa sạch thịt bò và hành tây, sau đó xay nhuyễn.
- Bước 2: Nấu cháo với gạo trắng cho đến khi nhừ.
- Bước 3: Thêm thịt bò và hành tây xay nhuyễn vào cháo khoảng 2 phút rồi tắt bếp.
- Bước 4: Nêm thêm dầu oliu/dầu gấc hoặc gia vị vừa ăn theo độ tuổi của trẻ.
Mách nhỏ: Các mẹ có thể thêm một số loại rau của khác như cà rốt, khoai tây,... khi nấu cháo thịt bò hành tây cho bé.
Cháo thịt bò hành tây giúp kháng viêm, giảm các triệu chứng của viêm khớp
3.3. Cháo thịt bò cà chua
Cháo thịt bò cho bé ăn dặm kiểu Nhật thường có thêm cà chua. Bởi trong cà chua khá giàu vitamin A, giàu vitamin C, vitamin K,các chất chống oxy hóa, kali, sắt,... Món cháo thịt bò cà chua có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho bé, giảm nguy cơ nhiễm độc chì và giúp bé có hệ xương khỏe mạnh hơn. Món cháo này thích hợp với trẻ trên 8 tháng.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Gạo trắng: 20gr.
- Thịt bò: 50gr.
- Cà chua: 50gr.
Cách nấu:
- Bước 1: Rửa sạch thịt bò và cà chua, sau đó xay nhuyễn. Lưu ý: Bạn chỉ nên dùng phần vỏ cà chua để nấu cháo cho bé.
- Bước 2: Nấu cháo với gạo trắng cho đến khi nhừ.
- Bước 3: Xào cà chua cho đến khi chín mềm.
- Bước 4: Thêm thịt bò và cà chua đã xào vào cháo khoảng 2 phút rồi tắt bếp.
- Bước 5: Nêm thêm dầu oliu/dầu gấc hoặc gia vị vừa ăn theo độ tuổi của trẻ.
Cháo thịt bò cà chua cho bé ăn dặm kiểu Nhật
3.4. Cháo thịt bò rau dền
Rau dền là loại rau giàu chất xơ, sắt, canxi, vitamin A,... Loại rau này lành tính và có khả năng ngăn ngừa táo bón, hỗ trợ bé hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết trong mỗi bữa ăn. Món cháo này thích hợp với trẻ trên 9 tháng.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Gạo trắng: 20gr.
- Thịt bò: 50gr.
- Rau dền: 20gr.
Cách nấu:
- Bước 1: Rửa sạch rau dền và thịt bò. Sau đó xay nhuyễn.
- Bước 2: Nấu cháo với gạo trắng cho đến khi nhừ.
- Bước 3: Thêm thịt bò và rau dền xay nhuyễn vào cháo khoảng 2 phút rồi tắt bếp.
- Bước 4: Nêm thêm dầu oliu/dầu gấc hoặc gia vị vừa ăn theo độ tuổi của trẻ.
Cháo thịt bò rau dền giúp bé hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết
3.5. Cháo thịt bò cải bó xôi
Cải bó xôi là loại rau cải quen thuộc trong thực đơn ăn dặm của trẻ. Loại rau này giàu vitamin và khoáng chất như: protein, chất béo, magie, kẽm, chất xơ, canxi, natri, photpho, vitamin A, B2, B6, C, D,... Món cháo này thích hợp với trẻ trên 8 tháng.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Gạo trắng: 20gr.
- Thịt bò: 50gr.
- Cải bó xôi: 20gr.
Cách nấu:
- Bước 1: Rửa sạch cải bó xôi và thịt bò. Sau đó xay nhuyễn.
- Bước 2: Nấu cháo với gạo trắng cho đến khi nhừ.
- Bước 3: Thêm thịt bò và rau cải bó xôi xay nhuyễn vào cháo khoảng 2 phút rồi tắt bếp.
- Bước 4: Nêm thêm dầu oliu/dầu gấc hoặc gia vị vừa ăn theo độ tuổi của trẻ.
Món cháo thịt bò cải bó xôi thích hợp với trẻ trên 8 tháng
3.6. Cháo thịt bò bí xanh
Trong 100g bí xanh sẽ chứa:19mg canxi, 12mg photpho, 2.4g glucid, 0.4g protid, 0.3mg sắt, cùng các loại vitamin B, C,… Với hàm lượng dinh dưỡng như vừa nêu, bạn chỉ nên nấu cháo thịt bò bí xanh cho bé từ 10 tháng.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Gạo trắng: 20gr.
- Thịt bò: 50gr.
- Bí xanh gọt vỏ cắt hạt lựu nhỏ: 20gr.
Cách nấu:
- Bước 1: Rửa sạch thịt bò. Sau đó xay nhuyễn.
- Bước 2: Nấu cháo với gạo trắng cho đến khi gần nhừ.
- Bước 3: Thêm bí xanh vào cháo và nấu tiếp khoảng 10 phút.
- Bước 4: Thêm thịt bò xay nhuyễn vào cháo và nấu tiếp trong khoảng 2 phút rồi tắt bếp.
- Bước 5: Nêm thêm dầu oliu/dầu gấc hoặc gia vị vừa ăn theo độ tuổi của trẻ.
Cháo thịt bò bí xanh cho bé từ 10 tháng
3.7. Cháo thịt bò khoai lang
Trong khoai lang có chứa sắt, canxi, kẽm, magie, kali, mangan, photpho, folate,... Đây đều là những dưỡng chất cần thiết cho quá trình trao đổi chất ở trẻ nhỏ. Món cháo này chỉ phù hợp với trẻ trên 2 tuổi.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Gạo trắng: 50gr.
- Thịt bò: 100gr.
- Khoai lang gọt vỏ cắt hạt lựu: 100gr.
Cách nấu:
- Bước 1: Thịt bò rửa sạch băm nhỏ.
- Bước 2: Nấu cháo với gạo trắng cho đến khi gần nhừ.
- Bước 3: Thêm khoai lang vào cháo và nấu tiếp khoảng 10 phút.
- Bước 4: Thêm thịt bò vào cháo và nấu tiếp trong khoảng 2 phút rồi tắt bếp.
- Bước 5: Nêm gia vị vừa ăn.
Mách nhỏ: Khi trẻ đã 2 tuổi, các mẹ có thể sử dụng thêm nước mắm, hành phi để tăng thêm hương vị và dinh dưỡng cho món cháo của trẻ.
Cháo thịt bò khoai lang sẽ cung cấp cho cơ thể trẻ nhiều chất dinh dưỡng
Đăng ký khoá học online qua video trên Unica để chào đón một em bé khoẻ mạnh. Khoá học với các chuyên gia đầu ngành sẽ giúp mẹ trang bị được những kiến thức lúc mang thai và sau sinh. Từ đó, biết cách chăm sóc tốt cho mẹ và bé, đồng hành cùng con trong những năm tháng đầu đời.
[course_id:1203,theme:course]
[course_id:637,theme:course]
[course_id:1171,theme:course]
3.8. Cháo thịt bò, bí đỏ
Nguyên liệu:
- 50gr gạo tẻ trắng
- 20gr thịt bò
- 20gr bí đỏ
- 1 miếng phô mai
- Gia vị: nước mắm, muối, dầu ăn
Cách thực hiện:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Mẹ vo gạo thật sạch và để ráo, nếu muốn ninh nhừ gạo nhanh hơn mẹ có thể ngâm gạo trước khi ninh.
- Đối với bí đỏ mẹ rửa sạch, gọt vỏ, thái miếng vừa ăn. Còn đối với thịt bò, mẹ rửa sạch và xay nhỏ.
Bước 2: Nấu cháo thịt bò, bí đỏ
- Mẹ cho gạo, nước vào nồi ninh đến khi sôi thì cho nhỏ lửa và tiếp tục ninh thêm 2 tiếng.
- Khi cháo chín mềm, mẹ hãy cho thêm bí đỏ và thịt bò xay vào nấu với lửa nhỏ cho đến khi thịt bò chín mẹ cho thêm một muỗng dầu ăn cùng phô mai vào đảo đều. Tiếp theo mẹ nêm thêm một ít nước mắm, muối, hạt nêm vừa ăn và tắt bếp. Như vậy, mẹ đã hoàn thành món cháo thịt bò cho bé vô cùng ngon miệng và bổ dưỡng.
Cháo thịt bò, bí đỏ sẽ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn
3.9. Cháo thịt bò rau mồng tơi
Mồng tơi là loại rau mềm, chứa nhiều nước, folate, Vitamin C, A, Photpho, B1, B2; Pectin; Saponin; Polysaccharide; Chất đạm, canxi; sắt;... Các mẹ có thể nấu cháo thịt bò này cho bé từ 7 tháng.
Cải bó xôi là loại rau cải quen thuộc trong thực đơn ăn dặm của trẻ. Loại rau này giàu vitamin và khoáng chất. Như: protein, chất béo, magie, kẽm, chất xơ, canxi, natri, photpho, vitamin A, B2, B6, C, D,... Món cháo này thích hợp với trẻ trên 8 tháng.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Gạo trắng: 20gr.
- Thịt bò: 50gr.
- Cải mồng tơi: 20gr.
Cách nấu:
- Bước 1: Rửa sạch rau mồng tơi và thịt bò. Sau đó xay nhuyễn.
- Bước 2: Nấu cháo với gạo trắng cho đến khi nhừ.
- Bước 3: Thêm thịt bò và rau mồng tơi xay nhuyễn vào cháo khoảng 2 phút rồi tắt bếp.
- Bước 4: Nêm thêm dầu oliu/dầu gấc hoặc gia vị vừa ăn theo độ tuổi của trẻ.
Thực đơn ăn dặm của trẻ với món cháo thịt bò rau mùng tơi
3.10. Cháo thịt bò khoai tây
Trong khoai tây có chứa hàm lượng protein thực vật cao, giàu chất xơ, đường, sắt, vitamin C, vitamin B6,... Đây là món cháo thịt bò thích hợp với các bé từ 1 tuổi.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Gạo trắng: 50gr.
- Thịt bò: 100gr.
- Khoai tây gọt vỏ cắt hạt lựu nhỏ: 100gr.
Cách nấu:
- Bước 1: Thịt bò rửa sạch băm nhỏ hoặc xay nhuyễn.
- Bước 2: Nấu cháo với gạo trắng cho đến khi gần nhừ.
- Bước 3: Thêm khoai tây vào cháo và nấu tiếp khoảng 10 phút.
- Bước 4: Thêm thịt bò vào cháo và nấu tiếp trong khoảng 2 phút rồi tắt bếp.
- Bước 5: Nêm gia vị vừa ăn.
Mách nhỏ: Các mẹ có thể sử dụng thêm nước mắm, hành phi, dầu oliu để tăng thêm hương vị và dinh dưỡng cho món cháo của trẻ.
Lưu ý: Khi rửa khoai tây, các mẹ nên rửa khoai tây nhiều lần với nước sạch để giảm bớt vị ngái trong khoai tây.
Món cháo thịt bò khoai tây rất thích hợp cho bé 1 tuổi
3.11. Cháo thịt bò với rau ngót
Nguyên liệu
- 50gr gạo tẻ trắng
- 100gr thịt bò tươi
- ½ bó rau ngót
- Gia vị: hạt nêm, nước mắm, muối
Cách thực hiện
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Đầu tiên, mẹ ngâm gạo tẻ trắng từ 1 đến 2 tiếng để cháo nhanh nhừ. Nếu các mẹ không có thời gian thì có thể vo sạch và để ráo.
- Đối với thịt bò, mẹ rửa sạch với nước sôi để nguội, sau đó băm nhuyễn. Còn rau ngót, nhặt cành lấy mỗi lá rồi rửa sạch rau và thái nhỏ. Tiếp theo, cho thịt bò, nước vào máy xay sinh tố, sau đó cho rau ngót vào xay cùng với thịt bò.
Bước 2: Nấu cháo thịt bò, rau ngót
- Mẹ cho gạo vào nồi ninh với tỉ lệ 1 phần gạo và 3 phần nước, đun với lửa lớn cho đến khi sôi thì hạ nhỏ lửa và tiếp tục ninh trong 2 tiếng.
- Khi cháo gần nhừ, mẹ hãy đổ hỗn hợp cháo thịt bò với rau ngót vào nồi ninh khoảng 15 phút cho cháo thịt bò và rau ngót chín hết. Sau đó, mẹ nêm thêm một ít nước mắm, muối và hạt nêm sao vừa ăn và tắt bếp.
Cháo thịt bò nấu với rau ngót giúp bé bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể
3.12. Cách nấu cháo thịt bò với đậu xanh
Nguyên liệu:
- 25gr gạo tẻ
- 25gr gạo nếp
- 20gr thịt bò
- 30gr đậu xanh
- Gia vị: nước mắm, muối, hạt nêm, dầu ăn.
Cách thực hiện:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Đầu tiên, mẹ ngâm đậu xanh với nước khoảng 1 đến 2 tiếng cho mềm. Sau đó, rửa sạch và để ráo.
- Đối với gạo, mẹ trộn chung gạo nếp và gạo tẻ rồi vo sạch hoặc ngâm trong 2 tiếng rồi để ráo.
- Với thịt bò, mẹ rửa sạch và thái lát mỏng, cho vào máy xay nhuyễn.
Bước 2: Nấu cháo thịt bò, đậu xanh
- Mẹ cho gạo, đậu xanh vào nồi cùng với nước vừa đủ. Bật lửa nhỏ ninh cho đến khi cháo nhừ.
- Khi cháo chín mềm, mẹ cho thêm thịt bò vào trộn đều và tiếp tục nấu chín. Sau đó, mẹ cho thêm một nước nước mắm, muối, hạt nêm vừa ăn và tắt bếp.
>>> Xem ngay: 10 Cách nấu cháo tôm cho bé thơm ngon, đủ chất
Cách nấu cháo thịt bò cà rốt cho bé khá đơn giản
2.13. Cách nấu cháo thịt bò với hạt sen
Hạt sen là loại thực phẩm bổ dưỡng, thích hợp để nấu cháo thịt bò cho bé từ 8 tháng. Thành phần dinh dưỡng trong 100gr hạt sen tươi như sau:17mg vitamin C, 30g gluxit, 9,5g protit, 0,21g vitamin B1, 0,17g vitamin B2 và rất nhiều khoáng chất khác như kali, canxi, photpho, sắt,...
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Gạo trắng: 20gr.
- Thịt bò: 50gr.
- Hạt sen tươi bỏ vỏ, tách tim: 20gr.
Cách nấu:
- Bước 1: Rửa sạch thịt bò. Sau đó xay nhuyễn.
- Bước 2: Nấu cháo với gạo trắng đến khi cháo sôi khoảng 5 phút thì cho hạt sen tươi vào nấu tiếp.
- Bước 3: Đến khi gạo và hạt sen đều rồi thêm thịt bò xay nhuyễn vào cháo và nấu tiếp trong khoảng 2 phút rồi tắt bếp.
- Bước 4: Nêm thêm dầu oliu/dầu gấc hoặc gia vị vừa ăn theo độ tuổi của trẻ.
Cháo thịt bò hạt sen chứa rất nhiều khoáng chất tốt cho sức khoẻ
2.14. Cháo thịt bò phô mai cho bé
Phô mai là một sản phẩm được chế biến từ sữa, có tác dụng hỗ trợ hệ xương của bé phát triển. Phô mai còn giúp bổ sung protein, bổ sung chất béo và nhiều vitamin, khoáng chất khác. Nhờ vậy mà bé tăng cường hệ miễn dịch và phát triển cơ thể khỏe mạnh hơn. Khi bạn kết hợp nấu cháo thịt bò với phomai sẽ trở thành món ngon đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ từ 8 tháng tuổi.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Gạo trắng: 20gr.
- Thịt bò: 50gr.
- Phô mai: ½ miếng.
Cách nấu:
- Bước 1: Rửa sạch thịt bò. Sau đó xay nhuyễn.
- Bước 2: Nấu cháo với gạo trắng cho đến khi nhừ.
- Bước 3: Thêm thịt bò xay nhuyễn vào cháo khoảng 2 phút rồi tắt bếp.
- Bước 4: Tán mịn phô mai rồi thêm vào cháo, khuấy đều là bạn đã hoàn thành món cháo thịt bò phô mai thơm ngon.
Mách nhỏ: Trong phô mai đã có sẵn 1 phần gia vị. Bạn có thể nêm thêm chút gia vị theo độ tuổi của trẻ và khẩu vị của bé.
Cháo thịt bò phomai thơm ngon và giàu dinh dưỡng cho bé
2.15. Cháo thịt bò su su cho bé ăn dặm
Su su là loại quả có vị ngọt, chứa nhiều vitamin B6, vitamin K, caxi, mangan, kẽm, magie, kali, folate,... Món cháo thịt bò nấu cùng với rau su su được đánh giá là món ăn dặm tuyệt vời dành cho trẻ từ 8 tháng.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Gạo trắng: 20gr.
- Thịt bò: 50gr.
- Su su gọt vỏ, bỏ hạt, cắt hạt lựu nhỏ: 30gr.
Cách nấu:
- Bước 1: Rửa sạch thịt bò. Sau đó xay nhuyễn.
- Bước 2: Nấu cháo với gạo trắng đến khi cháo sôi gần nhừ thì thêm su su vào nấu khoảng 10 phút.
- Bước 3: Thêm thịt bò xay nhuyễn vào cháo và nấu tiếp trong khoảng 2 phút rồi tắt bếp.
- Bước 4: Nêm thêm dầu oliu/dầu gấc hoặc gia vị vừa ăn theo độ tuổi của trẻ.
Món cháo thịt bò su su là món ăn dặm tuyệt vời dành cho trẻ từ 8 tháng
2.16. Cháo thịt bò đậu Hà Lan
Đậu Hà Lan là nguồn protein thực vật dồi dào. Bên cạnh đó đậu Hà Lan còn có chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sự phát triển của trẻ như Lipit, Natri, Kali, chất xơ,... Các mẹ có thể nấu cháo thịt bò đậu Hà Lan cho bé từ 6 tháng tuổi.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Gạo trắng: 20gr.
- Thịt bò: 50gr.
- Đậu Hà Lan: 20gr.
Cách nấu:
- Bước 1: Rửa sạch thịt bò. Sau đó xay nhuyễn.
- Bước 2: Nấu cháo với gạo trắng đến khi cháo sôi gần nhừ thì thêm đậu Hà Lan vào nấu khoảng 10 phút.
- Bước 3: Thêm thịt bò xay nhuyễn vào cháo và nấu tiếp trong khoảng 2 phút rồi tắt bếp.
- Bước 4: Nêm thêm dầu oliu/dầu gấc hoặc gia vị vừa ăn theo độ tuổi của trẻ.
Cháo thịt bò đậu Hà Lan cho bé từ 6 tháng tuổi
3.17. Cháo thịt bò trứng gà cho bé
Thay vì cho bé ăn cháo trứng gà hoặc cháo thịt bò, bạn hãy kết hợp thịt bò với trứng gà để tăng cường bổ sung dinh dưỡng cho bé. Món cháo này thích hợp với các bé từ trên 7 tháng tuổi.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Gạo trắng: 20gr.
- Thịt bò: 50gr.
- Trứng gà: 1 lòng đỏ.
Cách nấu:
- Bước 1: Rửa sạch thịt bò. Sau đó xay nhuyễn.
- Bước 2: Nấu cháo với gạo trắng đến khi cháo nhừ.
- Bước 3: Hấp chín lòng đỏ trứng gà rồi tán mịn.
- Bước 4: Thêm thịt bò xay nhuyễn vào cháo và nấu tiếp trong khoảng 2 phút. Rồi thêm lòng đỏ trứng gà đã tán mịn. Sau đó tắt bếp.
- Bước 4: Nêm thêm dầu oliu/dầu gấc hoặc gia vị vừa ăn theo độ tuổi của trẻ.
Cháo thịt bò trứng gà tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng cho bé
2.18. Cháo thịt bò nấm rơm cho bé ăn dặm
Nấm rơm là một trong những loại thực vật có hàm lượng dinh dưỡng cao. Trong 100g nấm rơm có chứa từ 21 - 37g chất đạm, 2,1 - 4,6g chất béo, 9,9g chất bột đường, 21g chất xơ, rất nhiều vi chất khác như canxi, sắt, photpho, vitamin A, B1, B2, C, D,... Đây là món ăn dặm dành cho bé từ 10 tháng.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Gạo trắng: 20gr.
- Thịt bò: 50gr.
- Nấm rơm: 30gr.
Cách nấu:
- Bước 1: Rửa sạch thịt bò. Sau đó xay nhuyễn.
- Bước 2: Nấm rơm cắt chân, rửa sạch, cắt miếng nhỏ vừa ăn với bé.
- Bước 3: Xào thịt bò với nấm rơm.
- Bước 4: Nấu cháo với gạo trắng đến khi cháo nhừ.
- Bước 5: Thêm thịt bò và nấm rơm đã xào vào cháo đến khi sôi lại rồi tắt bếp.
Cháo thịt bò nấm rơm cho bé ăn dặm từ 10 tháng
- Bước 6: Nêm thêm dầu oliu/dầu gấc hoặc gia vị vừa ăn theo độ tuổi của trẻ.
2.19. Cháo hạt sen bò viên
Để thay đổi khẩu vị cho bé, bạn có thể thay thế thịt bò bằng bò viên. Dưới đây là cách nấu món cháo hạt sen bò viên dành cho bé từ 2 tuổi.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Gạo trắng: 50gr.
- Bò viên: 100gr.
- Hạt sen tươi bỏ vỏ, bỏ tim: 50gr
Cách nấu:
- Bước 1: Bò viên rửa sạch cắt hạt lựu vừa ăn với bé.
- Bước 2: Nấu cháo với gạo trắng đến khi cháo sôi khoảng 5 phút thì cho hạt sen tươi vào nấu tiếp.
- Bước 3: Đến khi gạo và hạt sen chín đều rồi thêm bò viên vào cháo, nấu tiếp trong khoảng 2 phút rồi tắt bếp.
- Bước 4: Nêm gia vị vừa ăn.
Cháo thịt bò viên hạt sen thích hợp cho bé 2 tuổi
3.20. Cháo thịt bò măng tây cho bé
Thành phần dinh dưỡng của măng tây khá phong phú và có hàm lượng dinh dưỡng cao. Do đó, món cháo thịt bò măng tây sẽ phù hợp với trẻ từ 10 tháng tuổi trở lên.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Gạo trắng: 20gr.
- Thịt bò: 50gr.
- Măng tây: 3-4 cọng.
Cách nấu:
- Bước 1: Rửa sạch thịt bò. Sau đó xay nhuyễn hoặc bằm nhỏ.
- Bước 2: Nấu cháo với gạo trắng đến khi cháo nhừ.
- Bước 3: Măng tây cắt khúc nhỏ vừa ăn với bé sau đó rửa sạch với nước muối.
- Bước 4: Khi cháo gần nhừ, bạn thêm măng tây vào nấu khoảng 5 phút rồi thêm thịt bò xay vào nấu tiếp trong khoảng 2 phút.
- Bước 5: Nêm thêm dầu oliu/dầu gấc hoặc gia vị vừa ăn theo độ tuổi của trẻ. Sau đó tắt bếp.
Cháo thịt bò măng tây chứa hàm lượng dinh dưỡng cao
4. Một số lưu ý cho các mẹ khi nấu cháo thịt bò cho bé
Cháo thịt bò khá dễ nấu lại giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, khi nấu cháo thịt bò cho bé các mẹ nên lưu ý các điểm sau:
- Cháo thịt bò chỉ nên dùng cho bé từ 6 tháng tuổi trở lên.
- Các mẹ nên chọn loại thịt bò mềm, tươi, không có gân để chế biến cháo cho trẻ.
- Mỗi tuần mẹ chỉ nên cho bé ăn cháo thịt bò tối đa 3 lần. Với tổng trọng lượng thịt bò tương đương ở khoảng 150-350gr tùy theo độ tuổi của trẻ.
- Đối với trẻ từ 6 - 12 tháng, các mẹ chỉ nêm thêm chút hành/tỏi/tiêu (đối với trẻ trên 10 tháng) và dầu ăn. Đối với trẻ từ 1 tuổi-2 tuổi, các mẹ có thể nêm thêm nước mắm và đường. - Đối với trẻ từ 2 tuổi, các mẹ có thể nêm gia vị gần giống như người lớn.
- Khi mới cho bé tập làm quen với cháo thịt bò, mẹ nên cho bé ăn một lượng nhỏ để xem phản ứng của bé khi ăn. Nếu bé không dị ứng với thịt bò và các thành phần khác trong cháo mẹ hãy tiếp tục tăng dần liều lượng bữa ăn.
- Mẹ hãy thay đổi nhiều công thức nấu cháo thịt bò để bé ăn ngon miệng hơn và có thể làm quen với nhiều loại thực phẩm khác nhau.
5. Kết luận
Trên đây là những món cháo thịt bò cho bé ăn ngon miệng và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng để bé có thể phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ. Hy vọng, qua bài viết này, các mẹ có thể bổ sung vào sổ tay bí kíp nuôi con khoa học của mình những món ăn bổ dưỡng cho con yêu.
Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!
Unica gợi ý cho bạn: Khóa học "Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ"
XEM TRỌN BỘ KHÓA HỌC TẠI ĐÂY
21/08/2019
6338 Lượt xem
Cách xử lý khi trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị sốt
Khi trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị sốt mẹ cần có một chế độ chăm sóc đặc biệt để trẻ khỏi bệnh nhanh chóng và không để lại biến chứng. Vậy, khi trẻ 2 tháng tuổi bị sốt thì mẹ cần chăm sóc trẻ như thế nào? Hãy cùng UNICA tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị sốt
Sốt là một dấu hiệu cho thấy cơ thể trẻ đang bị nhiễm trùng. Thông qua một phản ứng hóa học, cơ thể bé sẽ tăng nhiệt độ và ngăn chặn sự phát triển của virus và vi khuẩn. Ngoài ra, sốt cũng kích hoạt hệ thống miễn dịch và thiết lập các tế bào máu hoạt động để chống lại bệnh tật.
Sốt là một dấu hiệu cho thấy cơ thể trẻ đang bị nhiễm trùng
- Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị sốt thường liên quan đến các bệnh như: cảm lạnh, đau họng, viêm mũi hoặc nhiễm trùng tai, cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh nghiêm trọng hơn. Nhiễm trùng cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng sốt ở trẻ 2 tháng tuổi.
- Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi có thể bị sốt do một số nguyên nhân khác như: trẻ mặc quá nhiều quần áo khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao, tiếp xúc với nước nóng, sau chích ngừa, trẻ khóc nhiều, mất ngủ liên tục, thiếu dinh dưỡng…
- Hệ thống miễn dịch của trẻ 2 tháng tuổi chưa hoàn thiện nên nguy cơ gặp biến chứng như co giật, tổn thương hệ thần kinh có thể xảy ra. Nếu nhiệt độ cơ thể trẻ cao hơn 39 độ C, mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để khám và chữa trị kịp thời.
Dấu hiệu trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị sốt
Khi trẻ bị sốt, bạn sẽ thấy bé có một trong những dấu hiệu như sau:
- Mẹ có thể nhận biết các dấu hiệu khi trẻ sốt như: bỏ bú, khó chịu, xuất hiện mẩn đỏ… lúc này mẹ cần dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ cơ thể cho bé. Để đo nhiệt độ cơ thể chính xác nhất, mẹ nên cặp nhiệt độ tại các vùng như miệng, nách, hậu môn của bé.
- Nhiệt độ bình thường của trẻ sơ sinh khoảng 36 đến 37 độ C, nếu nhiệt độ của bé trong khoảng 37,5 đến 38 độ thì bé bị sốt nhẹ, nhưng nếu nhiệt độ cơ thể bé từ 38 đến 39 độ thì bé đang sốt cao thì mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức.
Nếu nhiệt độ của bé trong khoảng 37,5 đến 38 độ thì bé bị sốt nhẹ
- Ngoài ra, trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị sốt thường kèm theo các triệu chứng khác như: da đỏ hoặc nhợt nhạt, làn da của bé tái đi, bé bỏ ăn, nôn mửa, tiêu chảy, ho và khó thở. Do đó, mẹ cần chú ý đến các biểu hiện của trẻ để thông báo kịp thời cho bác sĩ.
Cách xử lý khi trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị sốt
Khi trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị sốt, mẹ tuyệt đối không được sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Bởi vì, trẻ 2 tháng tuổi có thể gặp biến chứng khi sử dụng thuốc hạ số không đúng cách. Vì vậy, mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ để có được phương pháp điều trị tốt nhất.
Bên cạnh đó, để giúp trẻ giảm cơn sốt, mẹ nên cho trẻ bú bình thường và bú nhiều hơn so với ngày thường. Nếu trẻ có những dấu hiệu như: khô miệng, khô mắt, tiểu ít 6 lần/ngày thì cho bé uống thêm dung dịch điện giải để bù nước. Tuy nhiên, dung dịch này cũng cần phải do bác sĩ chỉ định và hướng dẫn.
Khi trẻ bị sốt, mẹ cần cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn, hạn chế người đến thăm bé. Ngoài ra, mẹ cần mặc cho bé quần áo thoáng mát và có khả năng thấm hút mồ hôi cao để bé thoải mái. Không nên mặc quần áo dày, nóng, điều này sẽ làm nhiệt độ cơ thể bé tăng cao.
Mẹ cũng có thể hạ sốt cho bé bằng cách sử dụng khăn mềm làm ẩm bằng nước ấm, lau người cho bé, đặc biệt là vùng nách, bẹn, vì nước ấm sẽ giúp giãn mạch máu và làm cho thân nhiệt từ từ hạ xuống. Tuyệt đối không được dùng nước lạnh để làm mát cho con vì nước lạnh sẽ khiến bé bị suy hô hấp và cảm lạnh.
Mẹ có thể hạ sốt cho trẻ bằng cách lau người bằng khăn ấm
Bên cạnh đó, mẹ không nên pha rượu, cồn hoặc dấm vào nước để lau mát cho bé. Và tuyệt đối không được sử dụng Aspirin để hạ sốt vì điều này có thể gây tổn thương cho não. Từ 4 đến 5 tiếng, mẹ hãy cặp nhiệt độ 1 lần để kiểm tra nhiệt độ cơ thể của con. Nếu nhiệt độ của bé vẫn lớn hơn 38,5 độ C, mẹ cần cho con uống thuốc hạ sốt theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Những trường hợp cần đưa trẻ đến bệnh viện
- Trẻ 2 tháng tuổi sốt trên 38 độ C, trẻ lừ đừ, ngủ li bì, khó đánh thức.
- Trẻ 2 tháng tuổi bị sốt, nôn ói, co giật hoặc trẻ sốt kèm theo tay chân lạnh run.
- Trẻ 2 tháng tuổi bị sốt kèm theo dấu hiệu bú kém, bỏ bú hoặc bỏ ăn, không uống được bất cứ thứ gì.
- Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị sốt và có dấu hiệu xuất huyết, nổi chấm đỏ trên da, chảy máu cam, chảy máu lợi, ói ra máu, đi ngoài phân đen như bã cà phê. Trẻ có biểu hiện lừ đừ, tím tái, tay chân lạnh.
Như vậy, UNICA đã chia sẻ những thông tin bổ ích liên quan đến tình trạng trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị sốt. Chắc chắn, qua bài viết này, các mẹ bỉm sữa có thể bỏ túi cho mình những kiến thức quý báu trên hành trang nuôi dạy con và chăm sóc bé yêu.
>> 5 cách massage tại nhà giúp trẻ hạ sốt mẹ nên áp dụng ngay
>> Thông tin trẻ sốt mọc răng từ A - Z mẹ cần nắm vững
>> Trẻ em bao nhiêu độ là sốt? Cách đo thân nhiệt chuẩn nhất
21/08/2019
1484 Lượt xem
Trẻ khó ngủ về đêm: 6 Nguyên nhân và cách khắc phục
Trẻ khó ngủ về đêm là tình trạng diễn ra khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ phát triển của trẻ. Vậy, tại sao trẻ thường khó ngủ về đêm? Cách khắc phục tình trạng này như thế nào? Hãy cùng UNICA tìm hiểu ngay những bí quyết đã được chuyên gia chia sẻ trong các khoá học nuôi dạy con ở bài viết dưới đây.
Tầm quan trọng của giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh
Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể, không chỉ ở người lớn mà còn cả với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh vì trong giai đoạn từ khi sinh ra cho đến khi 3 tuổi, 80% tế bào não được tạo ra. Vì vậy, việc bé ngủ đủ giấc sẽ mang lại những lợi ích vô cùng tuyệt vời như sau:
- Các Hormon tăng tưởng sẽ được sinh ra trong khi bé ngủ. Nhờ vậy mà trẻ sẽ phát triển toàn diện hơn.
- Ngủ sẽ giúp trẻ phát triển và hoàn thiện các chức năng liên quan đến não bộ, phát triển xương, tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch.
- Ngủ đủ giấc giúp bé luôn cảm thấy vui vẻ, sảng khoái và cơ thể tràn đầy năng lượng.
Nguyên nhân trẻ khó ngủ về đêm
1. Trẻ bị kích động thần kinh
Ở trẻ nhỏ thần kinh chưa được hoàn thiện và dễ bị kích động khi gặp những tác động từ môi trường như: tiếng ồn, nhiệt độ phòng, ánh sáng. Những tác động này sẽ làm cho trẻ khó ngủ về đêm, ngủ không sâu giấc, hay bị giật mình và quấy khóc. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ lo lắng, trí óc căng thẳng và dễ bị rối loạn giấc ngủ, khiến trẻ ngủ không được sâu giấc.
>>> Xem ngay: Trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm? 8 Nguyên nhân mẹ nên biết
Trẻ bị khích động sẽ gây ra tình trạng khó ngủ về đêm
Bên cạnh đó, khi cha mẹ có hành động la mắng, dọa nạt trẻ sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý, khiến trẻ lo lắng, sợ hãi. Từ đó, chất lượng giấc ngủ cũng bị ảnh hưởng.
2. Trẻ thiếu hụt chất dinh dưỡng
Trẻ khó ngủ, ngủ không sâu giấc, hay trằn trọc là do thiếu canxi, vitamin D. Trẻ bị thiếu những dưỡng chất này, không chỉ khiến trẻ bị còi xương mà còn ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Các chất dẫn truyền dây thần kinh hoạt động kém và bị cản trở, khiến giấc ngủ của trẻ bị gián đoạn, khó ngủ hoặc ra mồ hôi trộm.
3. Trẻ mắc bệnh về đường hô hấp
Khi trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp với các triệu chứng như: ho, sổ mũi, ho khò khè gây tắc đường thở, từ đó, giấc ngủ của trẻ cũng bị ảnh hưởng. Với những trẻ mắc bệnh này, trẻ thường tỏ ra khó chịu và hay quấy khóc về đêm.
4. Phòng ngủ không phù hợp
Việc bố mẹ thay đổi phòng ngủ liên tục cho bé, địa điểm ngủ khác nhau sẽ khiến trẻ lạ lẫm. Bên cạnh đó, nếu ngủ trong phòng ẩm ướt, không thoáng mát, phòng ngủ quá sáng hoặc quá tối… cũng khiến cho giấc ngủ của trẻ không được ổn định.
Bố mẹ thay đổi phòng ngủ liên tục sẽ khiến cho giấc ngủ của bé bị ảnh hưởng
4. Trẻ ăn quá no hoặc quá đói trước giờ đi ngủ
Nếu trước giờ đi ngủ mẹ cho trẻ ăn quá no hoặc quá đói thì giấc ngủ của trẻ sẽ không được sâu, khó chịu. Trẻ ăn quá no sẽ xảy ra tình trạng đầy hơi, khó tiêu hoặc có thể trào ngược thực quản, còn nếu trẻ đi ngủ với cái bụng đói trẻ dễ tỉnh giấc, đòi bú hoặc đòi ăn.
5. Trẻ ngủ không đúng giờ
Khi mới sinh, trẻ sơ sinh sẽ ngủ theo nhu cầu, không theo một khung giờ nhất định nên các mẹ khó tạo được thói quen ngủ đúng giờ cho bé. Do đó, khi trẻ được 6 tháng trở lên, các mẹ hãy tạo cho con một khung giờ ngủ và tuân thủ đúng theo khung giờ đó để có thể loại bỏ tình trạng trẻ khó ngủ về đêm hiệu quả.
6. Ngủ không yên do thường xuyên bú khuya
Trẻ sơ sinh thường có thói quen bú đêm ít nhất 2 lần- 3 lần/1 đêm. Chính điều này sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ. Nếu mẹ cảm thấy có thể cắt các cữ cho trẻ về đêm thì có thể khắc phục bằng cách cho bé bú đủ trong 1 cữ để bé ngủ ngon và sâu giấc hơn.
Cách loại bỏ tình trạng trẻ khó ngủ về đêm
1. Tạo không gian phòng ngủ thích hợp
Để bé ngủ ngon giấc hơn, mẹ hãy cho bé ngủ trong phòng thoáng mát, có nhiệt độ phòng thích hợp, không quá nóng cũng không quá lạnh. Ngoài ra, mẹ cần đảm bảo phòng tối, mẹ có thể sử dụng một chiếc đèn ngủ cho bé và giữ cho phòng được yên tĩnh. Đồng thời, mẹ nên mặc cho bé những bộ đồ thoáng mát, có khả năng thấm hút mồ hôi cao và thoải mái khi đi ngủ.
2. Xây dựng thói quen cho trẻ
Để có thể giúp bé hình thành thói quen, ở giai đoạn từ 6 đến 8 tuần tuổi, mẹ nên tập cho bé cách tự ngủ mà không cần bế ẵm nhiều. Điều này vừa giúp mẹ giảm bớt gánh nặng khi chăm sóc con yêu, vừa giúp con có thể tự lập sớm.
>>> Xem ngay: 11 Thực phẩm giúp bé ngủ ngon, sâu giấc hơn
Mẹ có thể hình thành cho bé thói quen tự ngủ mà không cần bế ẵm nhiều
Ngoài ra, mẹ có thể dùng các cách như: hát ru, cho bé nghe nhạc du dương, gãi đầu trẻ để bé dễ ngủ hơn. Khi bé thiu thiu ngủ mẹ hãy đặt con xuống giường hoặc nôi và không nên để bé ngủ trên tay rồi mới đặt cho xuống. Bời vì, việc này sẽ tạo nên thói quen xấu là phải được bế mới ngủ và trẻ sẽ thức dậy ngay khi đặt xuống giường. Bên cạnh đó, mẹ cần duy trì giờ ngủ ban đêm cho trẻ ổn định, cần tránh những giấc ngủ sát giờ ngủ đêm cũng là cách hiệu quả để cải thiện tình trạng trẻ khó ngủ về đêm.
3. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ
Trẻ cần được bổ sung các khoáng chất, vitamin cần thiết cho cơ thể để loại bỏ triệu chứng mất ngủ. Vì vậy, mẹ hãy chọn cho trẻ những loại thực phẩm giàu vitamin, canxi, cùng các khoáng chất thiết yếu trong khẩu phần ăn của bé. Ngoài ra, các mẹ cần hạn chế cho trẻ ăn những loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn vặt, thức ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể bổ sung vitamin D bằng cách cho trẻ tắm nắng. Mẹ có thể cho bé tắm nắng mỗi ngày vào mỗi buổi sáng từ 10 – 30 phút.
4. Cho trẻ ngậm ti giả hoặc ôm gấu bông
Một con vật thân thiết, quen thuộc có thể giúp bé yêu ngủ ngon giấc hơn. Cho bé ngậm ti giả sẽ giúp bé thỏa mãn nhu cầu bú của trẻ và giúp trẻ đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Do đó, mẹ hãy cho trẻ ôm gấu bông hoặc ngậm ti giả khi ngủ để bé an tâm và ngủ ngon.
Trẻ khó ngủ về đêm có phải là bất thường hay không
Trong giai đoạn phát triển cơ thể, trẻ cần ngủ nhiều hơn người lớn để đảm bảo sự phát triển một cách toàn diện nhất về trí não, xương khớp. Thói quen ngủ đều đặn đúng giờ là một điều vô cùng quan trọng để xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học, lành mạnh ở trẻ. Khi trẻ ngủ đủ giấc, tâm trí và cơ thể trẻ sẽ cảm thấy khỏe khoắn và tràn đầy năng lượng.
Tuy nhiên, nếu trẻ có nhịp sinh học bất thường, không ổn định và kèm theo các biểu hiện sau thì cha mẹ nên cho con đi khám để được bác sĩ tư vấn và tìm ra nguyên nhân:
- Trẻ khó ngủ, quấy khóc về đêm trong một khoảng thời gian dài
- Trẻ hạy giật mình thức giấc
- Trẻ khó thở khi ngủ
- Trẻ ngáy lớn trong khi ngủ và thức giấc liên tục
Trên đây là nguyên nhân cũng như cách loại bỏ tình trạng tình trạng trẻ khó ngủ về đêm. Hy vọng, qua bài viết này, các mẹ sẽ biết cách chăm sóc giấc ngủ của con tốt hơn để bé có thể phát triển toàn diện. Đồng thời, trang bị những kỹ năng và kiến thức quan trọng nhất về nuôi dưỡng và chăm sóc con qua bài viết Nuôi dưỡng và chăm sóc bé yêu trong những tháng đầu tiên để bé có một hành trình lớn lên khỏe mạnh và hạnh phúc.
20/08/2019
2075 Lượt xem
Đổ mồ hôi trộm ở trẻ ? Nguyên nhân và cách điều trị
Trẻ đổ mồ hôi trộm là tình trạng bình thường, tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và giấc ngủ của trẻ. Vậy, trị mồ hôi trộm cho trẻ tại nhà như thế nào để đảm bảo an toàn và không cần dùng thuốc? Hãy cùng UNICA đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Thế nào là đổ mồ hôi trộm ở trẻ em?
Đổ mồ hôi trộm ở trẻ là tình trạng trẻ ra rất nhiều mồ hôi trong khi trẻ đang ở trạng thái không hoạt động, tình trạng đổ mồ hôi thường xuất hiện vào ban đêm khi trẻ đi ngủ, nên được gọi là mồ hôi trộm.
Đổ mồ hôi trộm ở trẻ là tình trạng trẻ ra rất nhiều mồ hôi trong khi trẻ đang ở trạng thái không hoạt động
Khi đổ mồ hôi trộm, dù ở trong trạng thái không hoạt động nhiều, không chơi đùa, chạy nhảy nhưng trẻ cũng chảy nhiều mồ hôi. Thành phần chủ yếu của mồ hôi trộm là nước và các chất mà cơ thể bài tiết ra ngoài thông qua tuyến mồ hôi. Để có thể trị mồ hôi trộm cho trẻ, mẹ phải biết các triệu chứng đổ mồ hôi ở trẻ.
>>> Xem thêm: 4 Cách trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ em ngay tại nhà
Phân loại mồ hôi trộm
Mồ hôi trộm sinh lý: Đây là một hiện tượng bình thường khi bé thực hiện các chức năng trao đổi chất, dẫn đến cơ thể tỏa nhiệt và đổ mồ hôi. Với mồ hôi trộm sinh lý, nó không gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của bé.
Mồ hôi trộm bệnh lý: Mồ hôi trộm xảy ra ở trẻ có thể do các nguyên nhân như: suy dinh dưỡng, còi xương. Bệnh lý này tuy không phổ biến nhưng không phải là không có. Dấu hiệu của mồ hôi trộm bệnh lý là trẻ bị đổ mồ hôi rất nhiều, mọi lúc nhưng không phải do vui chơi, thời tiết hoặc sau khi bú mẹ.
Triệu chứng đổ mồ hôi trộm của trẻ
Trẻ có mồ hôi trộm thường xuất hiện nhiều nhất ở lưng, trán, bàn tay, bàn chân, háng vì đây là nơi có nhiều tuyến mồ hôi nằm dưới da.
Một trong những dấu hiệu thường gặp ở trẻ chính là trẻ khóc nhiều vào ban đêm, ngủ không sâu giấc hoặc hay giật mình thức giấc vào nửa đêm. Theo các chuyên khoa nhi, trẻ thường hay đổ mồ hôi vào giai đoạn ngủ sâu và có khả năng đổ mồ hôi trộm khi ngủ cao hơn so với người lớn. Bởi vì, hệ thống điều chỉnh nhiệt độ của trẻ còn yếu.
Đổ mồ hôi đầu là tình trạng thường gặp ở trẻ
Để con phát triển toàn diện, ngay từ khi còn nhỏ các bậc phụ huynh đã phải lên kế hoạch chăm sóc và giáo dục con cái. Đăng ký khoá học online trên Unica để có các phương pháp, bí quyết giáo dục con phù hợp, tạo môi trường hoàn hảo giúp giáo dục trẻ thông minh, khoẻ mạnh và sống có trách nhiệm.
[course_id:163,theme:course]
[course_id:1024,theme:course]
[course_id:819,theme:course]
Nguyên nhân khiến trẻ đổ mồ hôi trộm
Trước khi tìm hiểu về cách trị mồ hôi trộm cho trẻ, các mẹ cần nắm rõ nguyên nhân để có phương pháp điều trị tốt nhất cho bé. Một số nguyên nhân có thể kể đến như:
Trẻ thiếu canxi
Canxi là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển xương và điều hòa hệ thống tăng tiết mồ hôi của cơ thể trẻ. Do đó, khi thiếu canxi sẽ gây ra hiện tượng đổ mồ hôi trộm, còi xương, thấp còi và chậm phát triển chiều cao.
Trẻ thiếu vitamin D
Hầu hết các trường hợp đổ mồ hôi trộm ở trẻ từ 0 đến 12 tháng tuổi là do thiếu vitamin D. Vì đây là giai đoạn hệ xương của trẻ phát triển mạnh nhất. Những đối tượng dễ bị thiếu vitamin D như: trẻ sinh non, trẻ nhẹ cân, bị rối loạn tiêu hóa hoặc mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Những trẻ này thường bị đổ mồ hôi ở vùng trán, sau gáy ngay cả khi thời tiết đang lạnh, tình trạng đổ mồ hôi xảy ra nhiều nhất là lúc trẻ đang ngủ.
Bên cạnh đó, khi trẻ không được cung cấp đầy đủ các chất giúp tăng cường sức đề kháng, cơ thể sẽ dễ bị tật ốm yếu và ra mồ hôi trộm nhiều.
Trẻ mắc chứng tăng tiết mồ hôi
Nếu trẻ đang ở trong phòng lạnh, không khí thoáng mát nhưng vẫn đổ nhiều mồ hôi thì có thể trẻ đang mắc chứng tăng tiết mồ hôi. Tình trạng này thường xảy ra ở những người có bàn tay và bàn chân ướt dính do ra mồ hôi. Nguyên nhân của tình trạng tăng tiết mồ hôi có thể do bẩm sinh hoặc do mắc các bệnh lý như tăng hoạt động tuyến giáp.
>>> Xem ngay: Trẻ 5 tuổi bị nôn liên tục - Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả
Nguyên nhân đổ mồ hôi đầu ở trẻ
Mắc bệnh tim bẩm sinh
Những bé mắc bệnh tim bẩm sinh thường có dấu hiệu là đổ mồ hôi trộm không chỉ trong khi ngủ mà có thể đổ mồ hôi khi bé ngồi ở không gian thoáng mát hoặc tham gia các hoạt động khác. Để biến chính xác hơn về nguyên nhân này, bố mẹ có thể đưa các bé đi khám tổng quát để có thể thăm khám và nghe bác sĩ tư vấn.
Hội chứng ngưng thở đi ngủ
Hội chứng ngưng thở thường gặp khi bé bị sinh non. Biểu hiện có hội chứng này là trẻ có tiếng thở khò khè khi ngủ, da tái nhợt, cơ thể mệt lịm trong khoảng 10-20 giây và vùng đầu, lưng toát ra nhiều mồ hôi.
Trị đổ mồ hôi trộm cho trẻ tại nhà
Bổ sung vitamin cho bé thường xuyên
Mẹ có thể bổ sung vitamin D cho trẻ bằng cách cho trẻ tắm nắng và mỗi buổi sáng, thời gian tắm nắng tốt nhất là từ 6 – 8 giờ vào mùa hè và 7 – 9 giờ vào mùa đông từ 10 – 30 phút. Khi tắm nắng, mẹ nên chọn những nơi ít gió lùa để bé không bị nhiễm lạnh. Bên cạnh đó, mẹ cần để da bé tiếp xúc với ánh nắng và tuyệt đối không được để mắt trẻ tiếp xúc thẳng với ánh sáng mặt trời.
Cho trẻ tắm nắng là cách trị mồ hôi trộm cho trẻ hiệu quả
Không đưa trẻ đi tắm khi ra mồ hôi
Khi cơ thể trẻ đang tiết mồ hôi, mẹ không nên đưa trẻ đi tắm ngay lúc đó, mà hãy dùng một chiếc khăn mềm để lau mồ hôi cho trẻ, đặc biệt là những bé thường đổ mồ hôi trộm vùng đầu, lưng. Việc làm này không chỉ giúp trẻ không bị cảm lạnh mà còn giúp se nhỏ lỗ chân lông, đẩy lùi tình trạng mồ hôi bị hấp thụ ngược vào trong cơ thể.
Không để trẻ mất nước
Để trị mồ hôi trộm cho trẻ, mẹ cần bổ sung thật nhiều nước cho con yêu để bù lại số nước mà trẻ đã bị mất qua đường mồ hôi. Ngoài ra, trước khi đi ngủ, mẹ không nên cho trẻ đùa nghịch nhiều, vì điều này sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể trẻ và dẫn đến toát mồ hôi trộm vào ban đêm.
Giữ cho cơ thể trẻ luôn mát mẻ
Phòng ngủ của trẻ phải được thoáng mát và sạch sẽ và cho trẻ những bộ quần áo có chất liệu thấm hút mồ hôi tốt và thoải mái. Bên cạnh đó, mẹ không nên quấn khăn vào cổ cho trẻ mà chỉ nên dùng chăn mỏng để đắp. Nếu thấy trẻ có các bệnh lý kèm theo, mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Giữ cho cơ thể bé luôn mát mẻ
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Trị mồ hôi trộm hiệu quả là cho trẻ ăn nhiều loại rau, củ quả có tính mát như: rau má, cải ngọt, bí đỏ, bí đao, thanh long, cam, quýt... và không nên cho trẻ ăn những thức ăn có nhiều dầu mỡ và đồ ăn cay nóng hoặc các loại trái cây sinh nhiệt như sầu riêng, mít, nhãn... các loại trái cây này sinh nhiệt nhiều trong quá trình chuyển hóa dễ làm cho cơ thể ra nhiều mồ hôi và có thể gây mụn ngoài da.
Kết luận
Trên đây là những thông tin quan trọng về triệu chứng, nguyên nhân cũng như cách trị mồ hôi trộm ở trẻ hiệu quả. Hy vọng, với những thông tin về nuôi dạy con bổ ích trên, các mẹ sẽ có thêm những kiến thức quý báu để chăm sóc bé yêu tốt nhất, để bé luôn lớn khỏe và phát triển toàn diện.
20/08/2019
2669 Lượt xem
13 Cách dạy con nghe lời không cần đòn roi hiệu quả
Nhiều bậc phụ huynh lựa chọn cách dạy con nghe lời bằng cách la mắng, thậm chí dùng roi vọt khi trẻ bướng bỉnh, không nghe lời. Tuy nhiên, cách làm này chỉ khiến bé sợ và càng lì đòn hơn. Vậy, cần dạy con như thế nào để trẻ nghe lời, hãy cùng UNICA tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Kiên nhẫn lắng nghe và không tranh luận
Khi trẻ bướng bỉnh và không chịu nghe lời, bố mẹ không nên tranh luận với trẻ, cáu giận hoặc đánh mắng con. Điều này không có tác dụng mà càng khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Lúc này, cha mẹ cần lắng nghe và nói chuyện nhẹ nhàng với con và thận trọng trong việc giao tiếp cũng như sử dụng ngôn ngữ cơ thể.
Kiên nhẫn lắng nghe và không nên tranh luận với con
Để bắt đầu cuộc trò chuyện với con, bố mẹ có thể hỏi một số câu hỏi đơn giản như: Con đang gặp vấn đề gì? Bây giờ con muốn làm như thế nào? Những câu hỏi này sẽ giúp tâm trạng của trẻ được ổn định và biết rằng mình đang nhận được sự quan tâm từ bố mẹ.
Trong quá trình trò chuyện cùng con, cha mẹ hãy cố gắng kiên nhẫn tìm ra nguyên nhân làm cho trẻ khó chịu và hãy làm dịu sự khó chịu đó. Cách dạy con nghe lời tốt nhất chính là kiên nhẫn lắng nghe con kỷ luật không nước mắt.
Cách dạy con nghe lời khi đưa ra những quy tắc
Cha mẹ nên đặt ra những quy tắc trong gia đình một cách rõ ràng và nhẹ nhàng giải thích cho con yêu hiểu để con thực hiện. Ví dụ, cha mẹ có thể đặt ra các nguyên tắc trên bàn ăn như: không làm vương vãi thức ăn, khi ăn phải chờ đủ thành viên trong gia đình, không nói chuyện khi nha.
Với những quy tắc đã đặt ra, cha mẹ có thể viết ra rồi dán ở những vị trí dễ thấy như: tủ lạnh, bàn học hoặc trong phòng ngủ. Những vị trí này phải đảm bảo con có thể đọc được hằng ngày. Từ việc đưa ra các quy tắc, trẻ sẽ làm theo để không vi phạm các quy định cha mẹ đã đặt ra.
Thực hiện những điều đã nói
Thông thường, cha mẹ sẽ cảnh báo hậu quả nếu như con phạm lỗi mà không có những hành động cụ thể. Điều này khiến trẻ nghĩ rằng khi làm sai chỉ nhận những lời cảnh báo và tiếp tục mắc lỗi. Do đó, khi con phạm lỗi, cha mẹ nên thực hiện những điều bản thân đã nói.
Cách xử trí khi con phạm lỗi
Mỗi lần con mắc sai lầm, cha mẹ cần phải suy nghĩ trước về hành động của mình. Việc làm này sẽ giúp cha mẹ kiềm chế được cơn tức giận của mình khi con làm điều sai. Khi đã đưa ra được phương án đối mặt với tình huống, cha mẹ cần phải chú ý đến cách ứng xử của mình và giải thích cho trẻ về việc làm đó.
Mỗi lần con mắc sai lầm, cha mẹ cần phải suy nghĩ trước về hành động của mình
Tránh nói những lời tiêu cực
Cách dạy con nghe lời hiệu quả là dùng từ mang ý nghĩa tích cực hơn là tiêu cực trong cách giao tiếp với con. Hơn nữa, khi cha mẹ đặt ra những quy định về những điều được làm hơn những điều không được làm sẽ giúp trẻ hình thành cách suy nghĩ tích cực.
Khen ngợi con làm điều tốt
Cách đối xử cũng như thái độ của người lớn là nguyên nhân quyết định đến việc trẻ có nghe lời hay không. Do đó, để thay đổi sự ương bướng của trẻ, cha mẹ cần động viên và khen ngợi khi con làm được việc tốt, dù đó là những việc nhỏ nhặt. Và không nên chỉ chú ý đến việc con làm sai rồi đưa ra những hình phạt nghiêm khắc mà hãy từ từ phân tích cho con hiểu.
Việc khuyến khích con làm việc tốt sẽ khiến cho các bé hiểu rằng đây là cách để có được sự chú ý cũng như nhận được lời khen từ người khác. Bên cạnh đó, để con thêm hào hứng, cha mẹ hãy tặng cho con các phần thưởng nhỏ đây chính là cách dạy con ngoan nghe lời.
Nuôi dạy con là một quá trình đòi hỏi cha mẹ phải kiên nhẫn, yêu thương và thấu hiểu con của mình. Để có thể nuôi con một cách đúng đắn, tránh sai lầm và gây ra tổn thương cho trẻ, bạn cần tham gia các khóa học online. Hãy đồng hành cùng con trẻ để bé luôn khỏe mạnh, vui vẻ và tự tin trong cuộc sống. Đăng ký ngay khóa học:
[course_id:105,theme:course]
[course_id:700,theme:course]
[course_id:1074,theme:course]
Kết nối với con mỗi ngày
Kết nối với con mỗi ngày bằng cách nói chuyện hoặc lắng nghe những tâm sự, nghe con chia sẻ những điều thầm kín để có thể hiểu con hơn. Khi con đã tin tưởng và xem cha mẹ giống như người bạn thân, trẻ sẽ dễ hợp tác và vâng lời hơn.
Kết nối với con mỗi ngày bằng cách nói chuyện sẽ giúp trẻ vâng lời hơn
Trở thành tấm gương để con noi theo
Những quy tắc mà cha mẹ đặt ra, không chỉ cho bé thực hiện mà phải được áp dụng với tất cả các thành viên trong gia đình. Cha mẹ phải là hình mẫu trong việc thực hiện các quy tắc đã đặt ra để con noi theo. Nếu cha mẹ thường xuyên mắc lỗi, chắc chắn trẻ sẽ không chịu nghe lời và không học được những tính cách tốt từ cha mẹ. Ngoài ra, cha mẹ không nên xảy ra những xung đột, cãi vã trước mặt con để cách dạy con nghe lời có hiệu quả hơn.
Thể hiện tình yêu thương với con
Việc cho con nhận thấy được vai trò quan trọng của trẻ đối với gia đình sẽ giúp việc thay đổi cách cư xử của con. Sự kết nối giữa cha mẹ và con cái rất cần thiết, nhiều ông bố bà mẹ quá bận rộn với việc mưu sinh mà quên đi yếu tố này. Chính vì vậy, ngoài công việc, cha mẹ nên dành thời gian cho con nhiều hơn. Những lúc ở bên con hãy thể hiện tình yêu của mình với con.
Thể hiện tình yêu thương với con
Chia sẻ về những thay đổi quy định trong nhà
Khi cha mẹ thấy các quy tắc đưa ra không mang lại hiệu quả thì có thể thay đổi. Bởi vì, với mỗi giai đoạn trẻ cần có các nguyên tắc phù hợp. Khi trẻ lớn lên, các nguyên tắc cũ cần phải thay đổi. Việc thay đổi này cần được nói cho trẻ biết để trẻ hiểu và chấp hành.
Phớt lờ những đòi hỏi không thỏa đáng của con
Việc cha mẹ đáp ứng những đòi hỏi của con đôi khi khiến chúng trở nên khó bảo, bướng bỉnh và luôn cho rằng mình là số 1 trong gia đình. Và khi điều đó trở thành thói quen, nếu điều chúng muốn mà không được cha mẹ đáp ứng như trước kia, chúng sẽ cảm thấy tức giận, ăn vạ, thậm chí là la hét. Chính vì vậy, một trong những cách nuôi con khoa học là dạy con nghe lời là cha mẹ nên phớt lờ những đòi hỏi không thỏa đáng của trẻ để trẻ hiểu được một điều rằng, không phải đòi hỏi nào đưa ra cũng được chấp thuận 100%.
Đừng cố bắt ép trẻ làm điều mà chúng không thích
Mỗi đứa trẻ sinh ra đều có sở thích, nhu cầu mà nguyện vọng riêng. Cha mẹ không nên áp đặt suy nghĩ của mình vào chúng bởi chúng sẽ có khả năng không chịu nghe lời và có xu hướng nổi loạn trong giai đoạn trưởng thành.
Không bắt trẻ làm những điều chúng không thích
Không bao bọc trẻ quá mức
Dù trẻ đang trong độ tuổi nào thì cha mẹ cũng nên dạy con cách tự lập từ những việc nhỏ nhất như: tự mặc quần áo, tự vệ sinh cá nhân, tự ăn. Sau này lớn lên, trẻ tự chủ hơn trong cuộc sống và sẵn sàng để vượt qua mọi khó khăn, thử thách mà không cần đến sự giúp đỡ của cha mẹ.
Kết luận
Như vậy, UNICA đã chia sẻ những cách dạy con nghe lời không cần la mắng hay dùng roi vọt. Chắc chắn, với những thông tin bổ ích này, cha mẹ sẽ biết cách dạy con nghe lời và ngoan ngoãn hơn. Tham khảo thêm cách dạy con của người Mỹ
19/08/2019
14899 Lượt xem
14 Dấu hiệu trẻ thông minh hơn người mẹ nên biết
Việc phát hiện những dấu hiệu trẻ thông minh hơn người sẽ giúp cha mẹ có kế hoạch nuôi con khoa học giúp phát triển tài năng của trẻ. Trong bài viết dưới đây, UNICA sẽ chia sẻ cho các bậc phụ huynh những dấu hiệu nhận biết trẻ thông minh ngày từ nhỏ chuẩn xác nhất.
Một số dấu hiệu trẻ thông minh hơn người
1. Trẻ phát triển ngôn ngữ sớm
Dấu hiệu trẻ thông minh hơn người đầu tiên đó chính là trẻ biết nói từ rất sớm, hơn nữa còn nói nhanh, nói rõ hơn so với những trẻ cùng trang lứa. Thông thường, trẻ sơ sinh thường quan tâm đến sách và ngồi im nghe mẹ đọc sách dù chưa đầy 6 tháng tuổi, còn từ 3 tháng trẻ sẽ bắt đầu có những dấu hiệu tập nói. Đối với trẻ 14 tháng thông minh sẽ có khả năng nói được 2 từ và khi 18 tháng, trẻ có thể diễn đạt ý của mình cho người khác nghe.
Trẻ thông minh thường biết nói từ rất sớm
2. Bé có trí nhớ tốt
Một dấu hiệu cho thấy trẻ thông minh là trí nhớ tốt, trẻ có thể nhớ mặt, tên hoặc các mối quan hệ trong gia đình chỉ qua một vài lần nghe, gặp một người nào đó hoặc một con vật, đồ vật mà trẻ nhìn thấy hoặc tiếp xúc... Đây là một trong những biểu hiện đầy đủ nhất về trí tuệ của trẻ. Bên cạnh đó, trẻ còn có khả năng tiếp thu và lưu giữ kiến thức nhanh và chính xác trong một khoảng thời gian dài.
3. Trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát
Theo các chuyên gia, những trẻ hay hiếu động sẽ có chỉ số IQ cao hơn so với những bé bình thường. Do đó, bé thường hoạt động nhiều và luôn tràn đầy năng lượng chứng tỏ trẻ là người thông minh. Sự năng động, nhanh nhẹn thường xuyên hoạt động, khám phá những điều mới mẻ và tò mò về thế giới xung quanh, sẽ làm cho bé có thêm những trải nghiệm thú vị và kích thích sự phát triển tư duy của não bộ ngay từ khi còn nhỏ.
Đối với những trẻ thường xuyên ngồi ngoan ngoãn, ít nghịch ngợm thì sẽ ít nhanh nhẹn và phản xạ chậm chạp hơn.
Nuôi dạy con là một quá trình đòi hỏi cha mẹ phải kiên nhẫn, yêu thương và thấu hiểu con của mình. Để có thể nuôi con một cách đúng đắn, tránh sai lầm và gây ra tổn thương cho trẻ, bạn cần tham gia các khóa học online. Hãy đồng hành cùng con trẻ để bé luôn khỏe mạnh, vui vẻ và tự tin trong cuộc sống. Đăng ký ngay khóa học:
[course_id:105,theme:course]
[course_id:700,theme:course]
[course_id:1074,theme:course]
4. Cảm xúc mạnh mẽ
Dấu hiệu trẻ thông minh hơn người tiếp theo đó chính là thường có những cảm xúc mãnh liệt kèm theo. Điều này chứng tỏ trẻ có những suy nghĩ phức tạp và trưởng thành hơn so với các bạn đồng trang lứa, trẻ thông minh thường bộc lộ cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực khá mạnh mẽ. Cha mẹ có thể nhận biết được dấu hiệu này thông qua việc quan sát trẻ kết nối với mọi người và động vật.
Thông thường trẻ thông minh thường có cảm xúc mãnh liệt
5. Tập trung cao độ
Thông thường, trẻ sẽ có sự tập trung rất ngắn, chỉ khoảng 10 – 15 phút. Tuy nhiên, với những trẻ thông minh, sự tập trung có thể kéo dài lâu hơn. Nhiều bậc phụ huynh có thể lo lắng khi thấy con của mình chơi đồ chơi hoặc nhìn vào hình ảnh cuốn sách trong thời gian dài nhưng đây lại là những dấu hiệu trẻ thông minh hơn người.
6. Trẻ hay tò mò
Trẻ em thường hay tò mò và muốn khám phá mọi thứ xung quanh, đặc biệt thường xuyên đưa ra các câu hỏi cho người lớn. Và khi bé hành động như thế nhiều gấp nhiều lần so với trẻ bình thường thì có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ thông minh. Chính vì vậy, cha mẹ không nên nổi nóng hoặc kiềm chế sự tò mò của trẻ mà hãy kích thích bằng cách đưa ra những câu trả lời thích hợp đối với câu hỏi.
7. Trẻ nghịch ngợm và quậy phá
Một trong những bản năng của trẻ là hoạt động nhiều, thích tìm hiểu và khám phá thế giới xung quanh. Trẻ có thể tự chơi những trò chơi do mình tưởng tượng ra mà không cần nhờ đến sự hướng dẫn của người lớn. Những đứa trẻ thông minh, hiếu động thường nghịch ngợm mọi thứ nên ngôi nhà sẽ không được gọn gàng và ngăn nắp.
Những đứa trẻ thông minh, hiếu động thường nghịch ngợm
Chính vì lý do đó mà nhiều phụ huynh thường đau đầu khi phải dọn dẹp bãi chiến trường do con tạo ra. Tuy nhiên, những đặc điểm này chứng tỏ trí tuệ của bé rất tốt, bé sẽ tiếp thu nhanh và có khả năng sáng tạo cao. Cha mẹ hãy tạo môi trường cho con học tập như tham khảo những trò chơi thông minh giúp bé phát triển tư duy.
8. Trẻ thích ăn, chơi cả ngày
Mọi đứa trẻ đều thích vận động, trẻ càng thông minh, càng tò mò sẽ càng hoạt động nhiều hơn. Vì vậy, trẻ sẽ đói và thèm ăn cả ngày và sẽ không cho cha mẹ có thời gian nghỉ ngơi khi trẻ còn thức. So với những trẻ ngoan, chỉ thích ngủ cả ngày, những trẻ ham chơi trí não sẽ phát triển tốt hơn. Đây là một trong những dấu hiệu trẻ thông minh hơn người và khỏe mạnh mà bố mẹ cần nắm vững.
9. Trẻ phát triển hơn với các bạn cùng trang lứa
Những trẻ nhanh biết lẫy, bò và biết đi sớm hơn so với những trẻ bình thường chính là dấu hiệu cho thấy trẻ thông minh. Bởi vì, những trẻ thông minh sẽ có chỉ số IQ cao từ nhỏ thường hay bắt chước người lớn và học hỏi nhanh hơn. Những trẻ này thường thích hóng chuyện, thường xuyên đáp lời người lớn bằng nét mặt, vui mừng, tươi tắn.
10. Thể hiện năng khiếu ngay từ nhỏ
Nếu trẻ có những năng khiếu về hội họa, trẻ sẽ hứng thú với các màu sắc sống động. Với những trẻ này thường quan sát tranh ảnh rất chăm chú và tập trung lâu để nhận biết các hình khối, đường nét. Đây là biểu hiện năng khiếu bẩm sinh về hội họa của trẻ.
Đối với những trẻ có khả năng về toán học hoặc văn học thì các mẹ cần đợi cho đến khi con biết nói để nhận ra những dấu hiệu. Nếu bé có năng khiếu văn học sẽ có những biểu hiện như: biết nói sớm, phát âm chuẩn, diễn đạt đúng ngữ pháp, thích hát ru, kể chuyện khi ngủ.
Đối với những trẻ có khả năng về toán học thường thích chơi ô ăn quan, cờ vua, trò chơi giải ô chữ hoặc tính nhẩm được các pháp tính đơn giản. Đối với trẻ từ 4 tuổi trở lên bạn có thể tham khảo thêm khoá học toán Soroban giúp trẻ sở hữu não bộ thiên tài và phát triển toàn diện.
11. Trẻ thường xuyên đặt câu hỏi
Những trẻ thông minh thường đặt ra các hỏi dạng như: "tại sao", "vì sao", "nguyên nhân" để có thể khám phá và tìm lời giải đáp cho mọi khúc mắc xảy ra xung quanh cuộc sống. Để giúp trẻ phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề và khơi dậy sự tò mò, sáng tạo, cha mẹ hãy là người định hướng để trẻ tìm được đáp án cho câu hỏi đó thay vì phớt lờ nó đi.
12. Nhanh có cảm giác chán vì một điều mới mẻ
Trẻ thông minh rất thích khám phá và tìm tòi những điều mới mẻ. Thế nhưng chúng lại thường có xu hướng lãng quên chỉ trong một thời gian ngắn. Những đứa trẻ này thường là những đứa trẻ hoạt bát, thông minh, tự lập và thích khám phá thế giới tồn tại xung quanh chúng.
13. Nhanh nhạy và tinh tế
Sự nhanh nhạy và tinh tế là một trong những dấu hiệu trẻ thông minh hơn người. Biểu hiện là chúng chỉ cần nghe giọng nói là biết người đang nói chuyện là người lạ mà không cần nhìn mặt hoặc nhìn vào ánh mắt của cha mẹ để nắm bắt được cảm xúc của họ như: vui vẻ, tức giận, âu yếm. Sự tinh tế này có thể do bẩm sinh hoặc do trẻ có khả năng tư duy, quan sát tốt khi chúng bắt đầu nhận thức được mọi thứ xung quanh cuộc sống của mình.
14. Thích chơi với bạn hơn tuổi
Những đứa trẻ thông minh luôn có xu hướng học hỏi những điều mới lạ từ những người lớn tuổi hơn mình. Đó là lý do tại sao mà chúng không thích chơi với bạn bè cũng trang lứa. Thông qua việc tiếp xúc và làm quen với những điều mới, con người mới, trẻ sẽ vận động tốt hơn, phát triển khả năng quan sát, sáng tạo và tăng khả năng ngôn ngữ của mình.
Lưu ý để nuôi dạy trẻ thông minh
- Hạn chế cho trẻ xem TV, Ipad và các thiết bị điện tử.
- Cung cấp để chất dinh dưỡng cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.
- Thực hành bài tập thai giáo trong suốt giai đoạn của thai kỳ
- Không ngần ngại để trẻ tiếp xúc và khám phá môi trường mới.
- Không nên ép trẻ ăn quá nhiều làm trẻ béo phì, thừa cân
- Không cho trẻ chơi game
- Dạy trẻ những trò thông thông minh, sáng tạo
- Cho trẻ tiếp xúc với nhạc cụ ngay từ khi còn nhỏ chính là cách luyện trí nhớ cho trẻ
Trên đây là những dấu hiệu trẻ thông minh hơn người mà UNICA đã chia sẻ đến với các bậc phụ huynh. Hy vọng với những thông tin bổ ích trên, cha mẹ sẽ có kế hoạch trong việc nuôi dưỡng và trang bị kiến thức để trẻ phát triển tài năng của trẻ tốt nhất.
Xem thêm: Khóa học giúp con phát triển toàn diện từ Lại Thị Hải Lý người đầu tiên đưa phương pháp "Giáo dục sớm - Phương án 0 tuổi " của Giáo sư Phùng Đức Toàn về Việt Nam.
19/08/2019
11727 Lượt xem
8 Cách chữa giật mình ở trẻ sơ sinh mẹ nên biết
Trẻ sơ sinh giật mình khiến giấc ngủ không được trọn vẹn làm cho nhiều cha mẹ cảm thấy lo lắng. Nhiều phụ huynh đã tìm đến một số cách chữa giật mình ở trẻ sơ sinh nhưng không hiệu quả. Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây, UNICA sẽ chia sẻ những cách giúp trẻ hết giật mình hiệu và an toàn ngay tại nhà mà mẹ cần nắm vứng.
Tại sao trẻ sơ sinh hay giật mình?
Trước khi tìm hiểu về các cách chữa giật mình ở trẻ sơ sinh đơn giản, an toàn ngay tại nhà, các mẹ phải hiểu rõ nguyên nhân để có được phương pháp điều trị tốt nhất cho con yêu. Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ giật mình, cụ thể như sau:
1. Phản xạ tự nhiên
Phản xạ giật mình ở trẻ sơ sinh là một trong những phản xạ có từ khi sinh ra và diễn ra như sau: trẻ duỗi thẳng chân, cánh tay, ngón tay, lưng cong lại. Đầu trẻ gần như chạm xuống vùng ngực.
Phản xạ giật mình ở trẻ sơ sinh là một trong những phản xạ có từ khi sinh ra
Hiện tượng trẻ giật mình theo phản xạ tự nhiên sẽ diễn ra trong vài giây. Đây là phản ứng theo bản năng để trẻ phòng vệ trước những nguy hiểm có thể xảy ra. Một số trường hợp, trẻ có thể ngủ lại sau đó, nhưng có một số trường hợp trẻ sẽ tỉnh giấc quấy khóc hoặc ngủ không sâu giấc.
2. Trẻ thiếu canxi
Khi cơ thể thiếu canxi, trẻ cũng hay giật mình khi ngủ. Tình trạng thiếu canxi sẽ đi kèm với các dấu hiệu như: trẻ chậm phát triển, chậm mọc răng, rụng tóc, thấp bé, ra mồ hôi trộm… Do đó, cách chữa giật mình ở trẻ sơ sinh chính là bổ sung canxi cho trẻ.
>> Điểm danh các cách bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh phát triển toàn diện
3. Tâm lý trẻ bất an
Trẻ bị giật mình khi lo lắng hoặc hồi hộp, đặc biệt vào ban đêm khi phải ngủ một mình sẽ khiến cho trẻ sợ hãi hoặc cảm thấy không an toàn và xảy ra tình trạng giật mình.
4. Chức năng não bất thường
Chức năng của não bộ có vấn đề cũng có thể khiến trẻ giật mình. Do đó, mẹ cần phải theo dõi để có chẩn đoán chính xác. Nếu trẻ hay bị giật mình cùng với các biểu hiện bất thường khác thì mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Chức năng của não bộ có vấn đề cũng có thể khiến trẻ giật mình
Các cách chữa giật mình ở trẻ sơ sinh
1. Cho trẻ bú no trước khi đi ngủ
Thông thường, trẻ sơ sinh phải ăn thành nhiều bữa vì dạ dày trẻ còn nhỏ, thời gian giữa 2 bữa ăn của trẻ là khoảng 2 tiếng đồng hồ. Do đó, khi mẹ để trẻ đi ngủ với cái dạ dày đói, bé sẽ giật mình tỉnh dậy giữa chừng và chắc chắn giấc ngủ của bé sẽ bị ảnh hưởng. Mẹ cũng cần lưu ý những vấn đề quan trọng trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc bé yêu của mình trong những tháng đầu tiên để hiểu rõ cách xử lý các vấn đề cũng như chăm sóc trẻ một cách chính xác, để con luôn lớn khỏe và phát triển toàn diện nhất.
2. Đặt bé vào giường khi bé còn tỉnh
Cách chữa giật mình ở trẻ sơ sinh hiệu quả là mẹ nên cho trẻ vào giường ngay khi trẻ còn đang tỉnh giấc hoặc đã lim dim buồn ngủ. Hơn nữa, việc làm này sẽ giúp trẻ làm quen với việc tự ngủ mà cần phụ thuộc vào cha mẹ. Nhờ đó mà trẻ sẽ hình thành được thói quen tự ngủ và tình trạng giật mình được giải quyết hữu hiệu.
Cho bé bú no trước khi đi ngủ
>> Bé khó ngủ thiếu chất gì? Làm sao để cải thiện giấc ngủ cho bé?
3. Khi đi ngủ cần giữ cho cơ thể trẻ sạch sẽ
Trước khi cho trẻ đi ngủ mẹ cần kiểm tra bỉm, tã của trẻ có được sạch sẽ, khô ráo hay không? Nếu thấy bỉm hoặc tã của con bị ướt, bẩn mẹ cần thay cho ngay lập tức. Việc giữ cho bỉm, tã sạch sẽ khô thoáng sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái và giảm tình trạng giật mình khi ngủ.
4. Bổ sung cho bé canxi và vitamin D
Khi thiếu canxi trẻ sẽ dễ bị giật mình, do đó cách chữa giật mình ở trẻ sơ sinh là bổ sung đầy đủ canxi và vitamin D. Mẹ có thể có bé tắm nắng vào mỗi buổi sáng hoặc cho trẻ đi khám để được bác sĩ chỉ định liều lượng vitamin D phù hợp.
Cho trẻ tắm nắng là cách chữa giật mình ở trẻ sơ sinh hiệu quả
5. Tạo cho bé không gian ngủ thoải mái
Cha mẹ hãy cố gắng chọn không gian phòng ngủ của trẻ sơ sinh là căn phòng được cách âm tốt nhất, hãy đặt bé lên giường/cũi và giữ yên tĩnh nhất có thể khi bé đang ngủ. Ngoài ra, cha mẹ cần kéo rèm và khép của để ánh sáng trong phòng ngủ của trẻ dịu xuống. Từ đó, bé sẽ có giấc ngủ ngon, sâu và không bị giật mình khi được ngủ trong một không gian yên tĩnh như vậy.
>> Cách dùng điều hòa cho trẻ sơ sinh như thế nào để đảm bảo an toàn?
6. Không nô đùa với bé trước khi ngủ
Nếu mẹ chơi đùa với trẻ trước khi ngủ sẽ khiến hệ thần kinh của trẻ bị kích thích, dẫn đến phản xạ giật mình khi ngủ. Do đó, cha mẹ nên dành thời gian chơi với con nhiều hơn vào ban ngày, thời gian buổi tối nên hạn chế nô đùa để trẻ có được một giấc ngủ ngon nhất.
7. Quấn trẻ vào một chiếc khăn hoặc tã mỏng
Khi quấn trẻ vào trong một chiếc khăn hoặc tã mỏng sẽ giúp trẻ có cảm giác được bao bọc, che chở và yêu thương như lúc còn trong bụng mẹ. Nhờ đó, trẻ sẽ được giấc ngủ ngon, sâu mà không bị giật mình, nếu có giật mình thì tay chân bé cũng không bị vung quá mạnh.
Việc làm này sẽ giúp trẻ nhanh chóng lấy lại cân bằng và tiếp tục giấc ngủ của mình. Đây là một cách chữa giật mình ở trẻ sơ sinh khá hiệu quả và được nhiều bà mẹ áp dụng. Tuy nhiên, để tránh cho bé không bị nóng hoặc ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của trẻ, cha mẹ không nên quấn khăn cho bé quá chặt.
Quấn trẻ vào một chiếc khăn hoặc tã mỏng
8. Khuyến khích trẻ vận động
Đôi khi trẻ sẽ không cảm thấy thoải mái do cả ngày bị quấn trong lớp khăn hoặc lớp tã chật cứng. Chính vì vậy, mẹ hãy cho trẻ vận động để tăng sức mạnh của các cơ bắp. Điều này, sẽ tạo cho bé phản xạ kiểm soát hành động của mình. Với cách này mẹ có thể cho bé nằm sấp và tự ngóc đầu lên hoặc mẹ có thể giữ bé trong lòng để bé tập kiểm soát đầu và cổ... Khi trẻ đã quen với các vận động, việc giật mình trong lúc ngủ cũng sẽ giảm đi đáng kể.
Trên đây là những cách chữa giật mình ở trẻ sơ sinh đơn giản và mang lại hiệu quả cao cho mẹ bỉm sữa. Hy vọng rằng, qua bài viết chia sẻ về phương pháp nuôi dạy con này các mẹ sẽ áp dụng thành công cách chữa giật mình để trẻ có một giấc ngủ ngon và sâu nhất.
19/08/2019
1985 Lượt xem
Trẻ mọc răng - Xử lý triệu chứng và cách chăm sóc hiệu quả
Trẻ mọc răng là biểu hiện bình thường trong quá trình phát triển của trẻ. Tuy nhiên, việc mọc răng cũng khiến trẻ khó chịu, quấy khóc do đau và bị sốt. Vậy, cách chăm sóc trẻ khi mọc răng là gì, hãy cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Quá trình trẻ mọc răng diễn ra như thế nào?
Theo các nghiên cứu về y khoa, trẻ sẽ bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên vào tháng thứ 6 và trong vòng 12 tháng đầu đời, trẻ sẽ mọc khoảng 6 chiếc răng. Đến thời điểm 2 tuổi, cả hàm trên và hàm dưới của trẻ sẽ có tổng cộng là 20 chiếc răng được chia đều cho 2 hàm.
Trẻ sẽ mọc chiếc răng đầu tiên trong tháng thứ 6
Trình tự này không đúng cho toàn bộ các bé mà sẽ có bé mọc răng sớm, có bé mọc răng muộn. Và việc mọc răng hoàn toàn phụ thuộc vào việc mẹ bổ sung canxi cho bé. Trong đó, răng hàm là răng sữa và chiếc răng này sẽ duy trì cho đến khi trẻ được 6 tuổi. Còn sau 6 tuổi, răng sữa của trẻ sẽ chuyển qua giai đoạn thay răng vĩnh viễn.
Xem thêm: Nuôi dưỡng và chăm sóc bé yêu trong những tháng đầu tiên
Xử lý triệu chứng ở trẻ mọc răng
- Trẻ sốt khi mọc răng: Khi trẻ có dấu hiệu sốt nhẹ cho đến 38 độ, rất có thể là trẻ sốt khi mọc răng. Lúc này cha mẹ cũng không nên quá lo lắng mà hãy từ từ xử lý bằng cách lau nước ấm cho bé, để bé mặc đồ thoáng mát, dễ chịu và ăn những thức ăn dạng lỏng. Ngược lại, nếu trẻ sốt trên 38,5 độ và kéo dài liên tục thì rất có thể trẻ bị sốt do nhiễm khuẩn, Virus. Lúc này cha mẹ cần đưa con đến các cơ sở y tế để được thăm khám.
- Sưng và đau chỗ mọc răng: Biểu hiện khi trẻ mọc răng là nước dãi chảy nhiều, sưng đau chỗ mọc răng và trẻ thường cho tay vào gặm. Lúc này cha mẹ nên lựa chọn cho trẻ những đồ vật gặm nướu chất liệu an toàn được thiết kế dành riêng cho trẻ để trẻ có thể Massage vùng bị sưng đau. Ngoài ra, cha mẹ nên vệ sinh tay sạch sẽ để trẻ không bị nhiễm khuẩn trong quá trình đưa tay vào miệng khi trẻ đang mọc răng.
- Trẻ biếng ăn và khóc: Quá trình mọc răng sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu và chán ăn vì thế cha mẹ nên chọn cho con bú nhiều sữa thay vì ăn những đồ ăn có tính thô.
- Trẻ bị chảy dãi khi mọc răng: Quá trình mọc răng khiến cho trẻ bị chảy nhiều dãi, vì thế cha mẹ có thể đeo yếm cho bé và vệ sinh răng miệng bằng nước muối sinh lý để vệ sinh lợi, nướu cho trẻ giúp kháng viêm và ngăn ngừa vi khuẩn.
Cách chăm sóc khi bé mọc răng
Khi trẻ mọc răng, trẻ thường có một số biểu hiện như: chảy nước dãi nhiều, sốt nhẹ, nướu sưng to, đỏ, thậm chí là quấy khóc, mất ngủ, chán ăn, tiêu chảy… Vì vậy, mẹ cần có cách chăm sóc đặc biệt để giúp trẻ thư giãn và đảm bảo sức khỏe hơn. Theo đó, mẹ cần áp dụng các cách sau:
Chia nhỏ bữa ăn
Trong quá trình mọc răng, trẻ sẽ thường xuyên cảm thấy chán ăn, thậm chí là bỏ bữa và quấy khóc khi bị ép ăn. Chính vì vậy, mẹ tuyệt đối không được ép trẻ ăn mà nên chia nhỏ bữa ăn của trẻ. Thay vì cho bé ăn ngày 3 bữa thì mẹ nên chia thành 6 - 8 bữa. Mỗi lần ăn mẹ chỉ nên cho bé ăn với một lượng nhỏ. Như vậy, bé sẽ cảm thấy đồ ăn thực sự không quá ám ảnh, đồng thời giúp cung cấp đủ chất dinh dưỡng trong quá trình bé mọc răng.
>> Cách cho trẻ ăn dặm đúng chuẩn mẹ nên áp dụng ngay
Mẹ nên chia nhỏ bữa ăn của bé thành nhiều bữa khác nhau
Nấu nhừ đồ ăn
Trẻ mọc răng thường bị sưng đỏ phần nướu, vì vậy mẹ cần chú ý đến cách chế biến đồ ăn cho bé. Các món ăn của bé cần được hầm nhừ, nghiền nhuyễn, tốt nhất mẹ nên cho bé ăn các món cháo, như vậy bé sẽ cảm thấy dễ chịu và ăn được nhiều hơn.
Riêng đối với hoa quả, mẹ không nên cắt thành từng miếng nhỏ mà nên ép lấy nước cho bé uống. Như vậy sẽ giúp giảm tình trạng đau nhức và bớt sưng hơn. Mẹ có thể cho trẻ uống các loại trái cây như: cam, táo, nho…
Giảm sốt cho trẻ
Sốt cũng là một biểu hiện thường gặp khi bé yêu nhà bạn mọc răng. Mặc dù đây là một biểu hiện bình thường, tuy nhiên nếu trẻ sốt 38, 38,5 độ sẽ khiến khó chịu và quấy khóc. Lúc này, mẹ hãy dùng một chiếc khăn âm ấm để đắp lên trán hoặc dùng để lau người cho trẻ, như vậy sẽ giúp giảm sốt hiệu quả.
>> Thông tin trẻ sốt mọc răng từ A - Z mẹ cần nắm vững
Nếu trẻ sốt cao, mẹ hãy dùng khăn ấm đắp lên trán cho bé
Cho bé bú nhiều hơn
Nếu trẻ mọc răng lần đầu vào thời điểm trẻ 6 tháng tuổi thì trẻ sẽ không thể uống được các loại nước trái cây, do đó mẹ nên cho trẻ bú nhiều hơn. Trường hợp trẻ không tự bú được do đau nướu thì mẹ nên vắt sữa và cho bé uống bằng thìa.
>> Hướng dẫn cho bé bú đúng cách đối với những người mẹ nuôi con lần đầu
Cho trẻ đi khám bác sĩ
Trong trường hợp trẻ mọc răng kèm theo quấy khóc, sốt cao và tiêu chảy thì mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. Mẹ cũng không nên tự ý cho bé uống thuốc mà cần thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Lưu ý trong quá trình chăm sóc trẻ mọc răng
- Bổ sung nhiều thực phẩm giàu Canxi để giúp trẻ phát triển hệ răng chắc khỏe
- Trong trường hợp bé đau dữ dội, cha mẹ có thể nhờ bác sĩ tư vấn và sử dụng thuốc giảm đau cho trẻ
- Vệ sinh tay sạch sẽ mà Massage nhẹ nhàng vùng lợi răng đang mọc để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn
- Không dùng bất cứ loại thuốc nào để bôi vào răng đang mọc cho trẻ nếu chưa được sự tư vấn của bác sĩ
- Nếu trẻ đã bắt đầu ăn dặm, cha mẹ có thể sử dụng những loại thực phẩm có tính mát để trẻ giảm đau hiệu quả hơn.
Trẻ mọc răng thường đau nhức và quấy khóc
Khi nào cần đưa trẻ đến khám bác sĩ
Trong quá trình trẻ mọc răng, nếu trẻ có những dấu hiệu sau thì cha mẹ nên đưa trẻ đến các phòng khám chuyên khoa răng miệng để được bác sĩ khám và điều trị kịp thời:
- Trẻ bị sốt trên 38 độ 5, đã uống thuốc hạ sốt nhưng chưa có dấu hiệu thuyên giảm
- Trẻ bị rối loạn tiêu hóa như: tiêu chảy, hăm tã
- Trẻ có dấu hiệu bị sâu răng
- Trẻ bước sang giai đoạn 18-20 tuổi nhưng chưa mọc răng
Qua bài viết mà UNICA chia sẻ, chắc chắn mẹ đã nắm được những cách chăm sóc khi trẻ mọc răng. Hy vọng với những thông tin nuôi dạy con trên sẽ giúp cho bé yêu nhà bạn luôn được khỏe mạnh.
19/08/2019
722 Lượt xem
Bệnh tay chân miệng ở trẻ em - Những thông tin quan trọng mẹ cần nắm
Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là bệnh rất phổ biến và là nỗi lo lắng của nhiều bậc phụ huynh. Tuy nhiên, nhiều ông bố bà mẹ vẫn còn mơ hồ về căn bệnh này. Vậy, bệnh tay chân miệng là gì? Dấu hiệu và cách điều trị bệnh như thế nào? Hãy cùng UNICA tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là gì?
Bệnh tay chân miệng ở trẻ em do virus Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 gây ra. Những virus này tồn tại trong đường tiêu hóa và lây từ người này sang người khác qua việc tiếp xúc thông thường.
Bệnh tay chân miệng do virus Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 gây ra
Bệnh tay chân miệng thường xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, trẻ ở giai đoạn này hệ miễn dịch chưa phát triển toàn diện, nên không có khả năng chống lại các virus gây bệnh. Thời điểm trẻ dễ mắc bệnh tay chân miệng nhất là vào mùa xuân, mùa thu và mùa hè.
Đây là loại bệnh truyền nhiễm nên khi trẻ tiếp xúc với người từng bị bệnh hoặc tiếp xúc với virus qua đồ chơi hoặc bàn ghế… Bệnh tay chân miệng không gây hại, không cần điều trị bằng thuốc đặc hiệu và có thể tự khỏi trong 2 tuần. Tuy nhiên, khi trẻ xuất hiện các biến chứng mà không được điều trị kịp thời, sẽ có nguy cơ mắc viêm màng não, bại liệt, thậm chí là tử vong.
Dấu hiệu trẻ mắc tay chân miệng
Trẻ mắc tay chân miệng ở thể nhẹ
- Trẻ bị sốt: Dấu hiệu đầu tiên cho thấy trẻ mắc bệnh tay chân miệng là bị sốt, thông thường khi ở dạng bệnh nhẹ trẻ chỉ bị sốt nhẹ hoặc sốt cao nhưng dễ hạ sốt. Còn nếu trẻ có dấu hiệu sốt cao mà không hạ sốt được thì đó là dấu hiệu bệnh nặng.
- Xuất hiện các tổn thương ở da: Những tổn thương sẽ xuất hiện ở da trẻ như mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối…
- Một số trường hợp trẻ sẽ có dấu hiệu nôn, bỏ ăn, bị tiêu chảy, tăng tiết nước bọt, quấy khóc nhiều.
Những tổn thương sẽ xuất hiện ở da trẻ như mụn nước ở lòng bàn tay
Với những dấu hiệu trên thì là bệnh tay chân miệng ở cấp độ 1. Vì vậy, khi trẻ xuất hiện bất cứ dấu hiệu nào, cha mẹ cũng cần cho trẻ đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
>> Điểm danh những cách hạ sốt cho trẻ nhanh nhất
>> Làm sao để điều trị sốt phát ban ở trẻ sơ sinh hiệu quả?
>> Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh cho mẹ từ A - Z
Trẻ mắc tay chân miệng ở dạng nặng
Bệnh tay chân miệng ở trẻ em do virus Enterovirus 71 gây ra là bệnh ở thể nặng. Tình trạng bệnh sẽ nghiêm trọng hơn nếu trẻ không được điều trị kịp thời. Bệnh sẽ có những biểu hiệu cụ thể sau:
- Trẻ quấy khóc dai dẳng và kéo dài: Khi trẻ quấy khóc cả đêm, 15 – 20 phút lại tỉnh giấc và tiếp tục quấy khóc. Đây không phải là phản ứng do trẻ bị sốt mà do tình trạng nhiễm độc thần kinh gây ra. Vì vậy, bố mẹ cần phải theo dõi cẩn thận tình trạng của trẻ.
- Trẻ sốt cao và không hạ: Trẻ sốt cao trên 38,5 độ và kéo dài trên 48 tiếng mà không hạ dù đã được uống thuốc paracetamol thì trẻ đã bị nhiễm độc thần kinh, cần phải sử dụng thuốc liều cao để đặc trị.
- Trẻ giật mình: Trẻ giật mình là triệu chứng biểu hiện của nhiễm độc thần kinh. Tình trạng này thường xảy ra khi trẻ đang chơi. Do đó, phụ huynh cần quan sát tình trạng này của trẻ xem tần suất xuất hiện có tăng lên hay không.
Bệnh tay chân miệng do virus Enterovirus 71 gây ra rất nguy hiểm. Vì vậy, khi thấy những dấu hiệu này, cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện ngay lập tức để các bác sĩ chẩn đoán và có cách điều trị phù hợp.
Bệnh tay chân miệng do virus Enterovirus 71 gây ra rất nguy hiểm
Cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà
Bệnh tay tay chân miệng ở trẻ em không có phương pháp đặc trị nào nên cách điều trị bệnh tại nhà hiệu quả nhất là chăm sóc sức khỏe của bé thật tốt. Một số cách giúp bố mẹ có thể làm giảm tình trạng tay chân miệng của trẻ tại nhà như:
- Trẻ và người chăm sóc trẻ phải rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn.
- Trẻ bị bệnh cần vệ sinh thân thể sạch sẽ, những vùng da bị tổn thương cần được giữ sạch và khô thoáng.
- Phụ huynh có thể bôi xanh methylen lên các vết loét trên da để hạn chế tình trạng nhiễm trùng.
- Tránh cho trẻ ăn thức ăn mặn, chua cay vì những thức ăn này sẽ làm trẻ bị tổn thương và khiến các vết loét trở nên trầm trọng hơn.
- Cho trẻ ăn thức ăn lỏng và uống nhiều nước để giúp trẻ tránh bị đau họng khi nuốt và không bị mất nước. Nếu bé khó nuốt, mẹ có thể chia nhỏ khẩu phần ăn của bé và cho bé ăn từng chút một.
- Cha mẹ có thể cho trẻ dùng paracetamol hoặc ibuprofen để giúp trẻ hạ sốt. Tuy nhiên cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng và cách cho dùng thuốc.
- Tuyệt đối không dùng aspirin đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bởi vì aspirin có thể gây ra hội chứng Reye ở trẻ em, đây là căn bệnh hiếm gặp nhưng có thể gây tử vong.
Khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu của bệnh trong tuần đầu tiên, trẻ sẽ dễ lây nhiễm cho người khác. Do đó, cha mẹ cần cho bé nghỉ ngơi tại nhà và không cho bé tiếp xúc với các trẻ khác đến khi bé khỏi bệnh.
Như vậy, UNICA đã giúp bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về bệnh tay chân miệng ở trẻ em. Hy vọng, qua bài viết này, cha mẹ sẽ nắm được những thông tin bổ ích để nuôi dưỡng và chăm sóc bé yêu tốt nhất.
Dinh dưỡng là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng để tạo nên một cơ thể khỏe mạnh. Việc dùng các thực phẩm sạch không chỉ giúp bạn tránh được nhiều bệnh tật, mà còn giúp tinh thần của bạn tốt hơn. Đặc biệt là các thực phẩm chay sẽ giúp thân, tâm và trí khỏe hơn. Nếu đang tìm kiếm khóa học làm món ăn chay, mời bạn tham khảo những gợi ý dưới đây:
[course_id:1080,theme:course]
[course_id:1597,theme:course]
[course_id:1554,theme:course]
19/08/2019
2446 Lượt xem
Trẻ sơ sinh bị táo bón - Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Trẻ sơ sinh bị táo bón khiến cho nhiều ông bố, bà mẹ lo lắng. Tình trạng táo bón diễn ra thường xuyên sẽ làm cho trẻ khó chịu, mệt mỏi và ảnh hưởng đến khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng. Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây, UNICA sẽ chia sẻ những cách chữa táo bón cho trẻ sơ sinh đơn giản và hiệu quả nhất.
Biểu hiện của trẻ sơ sinh bị táo bón
Táo bón là một trong những bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh với những biểu hiện cụ thể như sau:
- Trẻ sơ sinh lười ăn, quấy khóc cho các chất dinh dưỡng đi vào cơ thể không được hệ tiêu hóa hấp thụ, đào thải ra bên ngoài dẫn tới tình trạng hấp thụ ngược. Vì thế mà trẻ sẽ thường cảm thấy khó chịu trong bụng, hay quấy khóc và trở nên biếng ăn hơn bình thường
- Trẻ sơ sinh đi ngoài ít hơn so với bình thường và có phân vón thành cục khiến mặt trẻ đỏ bừng, nhăn nhó mỗi lần đi vệ sinh
- Trẻ bị khó tiêu, đầy bụng với biểu hiện là bụng to hơn bình thường và khi sờ vào thấy cứng.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị táo bón
Chế độ ăn uống của mẹ
Hầu hết trẻ sơ sinh ít tháng tuổi vẫn trong tình trạng bú sữa mẹ. Do đó, chế độ ăn uống của mẹ ảnh hưởng rất lớn đến dinh dưỡng và tình trạng bệnh của trẻ. Khi mẹ ăn nhiều thức ăn khó tiêu, ít chất xơ, nhiều đạm hoặc đồ ăn cay nóng, thực phẩm thiếu dinh dưỡng khiến trẻ sơ sinh bị táo bón.
>>> Xem ngay: 4 Cách chọn nhạc giúp bé ngủ ngon mẹ nào cũng phải biết
Chế độ dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng đến tình trạng táo bón của trẻ sơ sinh
Do trẻ sơ sinh dùng sữa ngoài
Khi mẹ cho trẻ sơ sinh dùng sữa ngoài quá sớm, lúc này dạ dày bé chưa phát triển sẽ làm cho trẻ khó tiêu hóa. Nguyên nhân là do mẹ pha không đúng công thức cho bé uống sẽ làm tăng khả năng táo bón. Nếu bé phải dùng sữa công thức 100% sẽ đi đại tiện ít hơn so với bé được nuôi bằng sữa mẹ.
Chế độ ăn dặm của trẻ
Thời gian đầu tập ăn dặm, trẻ chưa kịp làm quen với sự thay đổi thức ăn hoặc mẹ cho trẻ ăn dặm sớm và đột ngột. Thức ăn quá đặc, cấu trúc thức ăn không phù hợp với độ tuổi của trẻ khiến cho dạ dày của trẻ khó tiêu hóa, từ đó gây ra táo bón. Bên cạnh đó, khi chế độ ăn dặm của trẻ có nhiều chất đạm tinh bột nhưng lại thiếu chất xơ, trẻ uống ít nước cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón.
Trẻ sử dụng thuốc kháng sinh
Khi trẻ không may bị ốm, ho và dùng thuốc kháng sinh cũng khiến trẻ sơ sinh bị táo bón. Bởi vì, thuốc kháng sinh không chỉ tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh mà còn diệt cả những vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Từ đó, gây ra tình trạng loạn khuẩn đường ruột dẫn đến rối loạn tiêu hóa và khiến trẻ bị táo bón.
>>> Xem ngay: Góc giải đáp: Trẻ sơ sinh bị đi ngoài mẹ nên ăn gì?
Dùng thuốc kháng sinh cũng khiến trẻ sơ sinh bị táo bón
Cách chữa táo bón cho trẻ sơ sinh
1. Thay đổi chế độ dinh dưỡng của trẻ
Đối với những trẻ đang bú mẹ thì mẹ cần phải cải thiện chế độ ăn uống. Đồng thời, mẹ nên cho bé ăn kết hợp với các loại thực phẩm nhiều chất xơ để hệ tiêu hóa của bé được cải thiện.
Đối với trẻ trong quá trình ăn dặm mẹ chỉ cần thay đổi thực đơn và chế độ dinh dưỡng cho con yêu. Hãy lựa chọn những loại thực phẩm giàu chất xơ, khoáng chất để chế biến món ăn. Bên cạnh đó, mẹ cần kết hợp cho trẻ uống nhiều nước. Thay đổi chế độ dinh dưỡng cho trẻ không chỉ giúp trẻ cải thiện hệ tiêu hóa mà còn ngăn chặn tình trạng táo bón hiệu quả. Mẹ có thể tìm hiểu rõ hơn về cách xây dựng chế độ dinh dưỡng đối với từng giai đoạn cũng như cách chăm sóc trẻ ngay từ những ngày đầu với Cẩm nang nuôi dưỡng và chăm sóc bé yêu trong những tháng đầu tiên.
2. Massage bụng cho trẻ
Massage bụng cho bé là phương pháp đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao. Mẹ chỉ cần massage bắt đầu từ rốn sau đó massage ra ngoài bụng theo vòng tròn xoắn ốc. Đồng thời, mẹ có thể sử dụng tinh dầu massage để giữ cho sự chuyển động được mượt mà và bé cũng cảm thấy thư giãn, thoải mái hơn. Áp dụng cách này mỗi lần 3 phút để kích thích trẻ đi ngoài.
Massage bụng cho bé là phương pháp đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao
3. Ngâm hậu môn trẻ với nước ấm
Việc ngâm hậu môn vào nước ấm từ 5 – 10 phút, mỗi ngày thực hiện khoảng 1 đến 2 lần sẽ mang lại hiệu quả cao, đặc biệt đối với những trẻ hay quấy khóc và lười ăn. Bởi vì, nước ấm có tác dụng kích thích cơ vòng hậu môn, từ đó giúp trẻ sơ sinh dễ đi ngoài hơn.
4. Dùng nước ép trái cây
Nước ép trái cây sẽ giúp cải thiện hệ tiêu hóa của trẻ. Vì vậy, khi trẻ sơ sinh bị táo bón, mẹ hãy hòa 15ml nước trái cây và 15ml nước và cho bé uống từ 3 đến 4 lần giữa các bữa ăn. Tuyệt đối không được làm ngọt nước trái cây, bởi vì đường không giúp cải thiện tình trạng táo bón mà còn làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Mẹ có thể chọn cho bé những loại trái cây tốt cho đường tiêu hóa như: mận, táo, nho, việt quất, lê… và tránh các loại quả như: mơ, đào, kiwi, cam, bưởi, dứa… vì chúng có thể kích thích dạ dày của bé gây dị ứng.
5. Sử dụng mật ong
Khi bôi mật ong vào hậu môn của trẻ, tính nóng của mật ong sẽ kích thích co thắt các vòng cơ hậu môn và giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn. Do đó, mẹ có thể bôi mật ong vào đầu tăm bông xoa xung quanh bên ngoài và ngoáy sâu khoảng 1cm, sau 5 – 10 phút bé sẽ đi ngoài dễ dàng.
Sử dụng mật ong để trị táo bón cho trẻ sơ sinh
6. Cho trẻ uống trà bạc hà
Khi trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ hãy hâm nóng bình nước cho đến khi nước hơi ấm thì đổ vào cốc và cho túi bạc hà vào nhúng khoảng 5 lần. Sau đó, đổ 30ml nước trong cốc vào bình và cho bé uống sau các bữa ăn. Với phương pháp này, nước là một trong những phương pháp tự nhiên hiệu quả nhất để kích thích khả năng đại tiện cho trẻ.
Bên cạnh đó, bạc hà sẽ làm dịu dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa và đại tiện. Mẹ cũng có thể thay thế bạc hà bằng trà cúc La Mã. Vì cúc La Mã có tác dụng xoa dịu các mô và hệ thần kinh.
Trẻ sơ sinh bị táo bón có nguy hiểm
Táo bón là một hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là những trẻ sử dụng sữa công thức 100%. Tuy táo bón không phải là một bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ nhưng cha mẹ cùng cần tìm kiếm những giải pháp phù hợp để giúp trẻ hạn chế được tình trạng này nhằm giúp hệ tiêu hóa có thể thực hiện các chức năng của mình một cách hiệu quả nhất. Ngoài ra, khi trẻ bị táo bón nhưng kèm theo những biểu hiện dưới đây thì cha mẹ nên cho trẻ đi khám tại các phòng khám chuyên khoa để được các bác sĩ thăm khám và theo dõi tình hình:
- Trẻ bị tình trạng táo bón kéo dài quá lâu từ 2-3 tuần và chưa có dấu hiệu thuyên giảm
- Khi đi nặng, phân có dính máu, đồng thời bụng to lên bất thường
- Trẻ bị sốt cao, nôn ói và cơ thể mệt mỏi.
Trên đây là nguyên nhân và cách điều trị khi trẻ sơ sinh bị táo bón đơn giản ngay tại nhà. Hy vọng, qua bài viết này, mẹ bỉm sữa sẽ có được phương pháp điều trị và nuôi dạy con hiệu quả nhất cho bé.
19/08/2019
2059 Lượt xem
6 Cách đẩy lùi tình trạng bé bị đầy hơi không cần dùng thuốc
Bé bị đầy hơi là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Triệu chứng này không gây ra những biến chứng nghiêm trọng nhưng gây khó chịu cho bé. Trong bài viết dưới đây, UNICA sẽ chia sẻ những dấu hiệu và các phương pháp chữa trị đầy hơi cho bé hiệu quả ngay tại nhà.
Đầy hơi chướng bụng là gì?
Đầy hơi chướng bụng là một trong những tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh do trong quá trình bú sữa mẹ hoặc sữa công thức, bé nuốt quá nhiều khí vào trong bụng, gây nên tình trạng bị ợ hơi.
Mặt khác, lúc này hệ tiêu hóa của trẻ còn khá non nớt, chính vì thế vừa việc dung nạp, hấp thu chất dinh dưỡng từ sữ cũng chưa thật sự ổn định. Ngoài ra, trong trường hợp bé bú quá nhiều so với khả năng tiêu hóa cũng là một trong nguyên nhân dẫn tới triệu chứng đầy hơi, chướng bụng.
Tại sao trẻ bị đầy hơi
1. Trẻ ăn uống chưa đúng cách
Bé bị đầy hơi do ăn quá nhanh, ăn quá nhiều hoặc ăn không đúng giờ, ăn xong đi ngủ, khi ăn nhai không kỹ… làm cho thức ăn trong dạ dày khó tiêu hóa. Với nguyên nhân đầy hơi này, trẻ sẽ có những dấu hiệu như: bụng căng cứng, cương cứng dù ăn cách đó vài tiếng.
>>> Xem ngay: Trẻ 5 tuổi bị nôn liên tục - Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả
Bé bị đầy hơi có thể là do ăn quá nhanh hoặc ăn xong đi ngủ
2. Chế độ ăn không cân đối
Nếu mẹ cho trẻ ăn nhiều thực phẩm khó tiêu hóa như thức ăn nhiều dầu mỡ, tinh bột… sẽ làm cho thức ăn bị ứ đọng trong dạ dày lên men, từ đó sinh hơi và hình thành tình trạng đầy hơi ở trẻ.
3. Trẻ mắc bệnh về đường tiêu hóa
Bé bị đầy hơi đôi khi là dấu hiệu của một vấn đề về tiêu hóa như chứng trào ngược dạ dày, thực quản, chứng tiêu chảy, chứng táo bón, bé bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột, hội chứng đại tràng kích, bệnh giảm nhu động ruột… Một số trường hợp bé bất dung nạp đường lactose, sẽ gây ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng.
4. Tác dụng của thuốc kháng sinh
Khi trẻ sử dụng nhiều thuốc kháng sinh sẽ tiêu diệt hệ thống lợi khuẩn đường tiêu hóa. Từ đó, tạo điều kiện cho các hại khuẩn tấn công đường ruột của trẻ và gây nên tình trạng đầy hơi, chướng bụng.
5. Trẻ ăn thức ăn nhiễm khuẩn
Nếu trẻ ăn phải các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, thực phẩm nhiễm khuẩn, ôi thiu sẽ khiến trẻ bị đầy hơi. Có rất nhiều loại vi khuẩn có khả năng lên men thức ăn, làm thức ăn bị thiu và tiếp tục sinh hơi trong đường ruột. Do đó, ăn phải các loại thức ăn này, bé bị đầy hơi, nôn ói, tiêu chảy.
>>> Xem ngay: Trẻ bị sôi bụng: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả
Nếu trẻ ăn phải các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, trẻ sẽ bị đầy hơi
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị đầy hơi
- Sau khi ăn 1 – 2 giờ bụng bé căng tròn.
- Khi mẹ vỗ nhẹ vào bụng sẽ phát ra âm thanh như tiếng trống.
- Sau khi hay trẻ hay bị ợ hơi, ợ chua.
- Trẻ quấy khóc sau khi ăn, có bé sẽ lười bú hoặc lười ăn.
- Xuất hiện tình trạng táo bón, tiêu chảy.
- Trẻ không thể xì hơi như bình thường.
Cần làm gì khi bé bị đầy hơi
1. Giúp bé ợ hơi ra ngoài
Sau mỗi bữa ăn, mẹ cần giúp bé ợ hơi ra ngoài, tuy nhiên cách làm này mẹ không được thực hiện ngay sau khi trẻ mới ăn vì ợ hơi sẽ đẩy cả thức ăn ra ngoài. Do đó, mẹ cần đợi 20 phút để giúp bé ợ hơi.
Có nhiều phương pháp và tư thế khác nhau để mẹ giúp bé ợ hơi như: vác bé lên vai, cho bé nằm lên đùi hoặc ngồi với tay sau lưng và đầu bé… Tư thế tốt nhất là đặt bé nằm sấp trên cánh tay của mẹ, bàn tay đỡ cằm bé, tay còn lại mẹ vỗ nhẹ lên lưng bé. Khi đặt sức ép lên bụng khí thừa sẽ được tống ra nhiều hơn và bé sẽ cảm thấy thoải mái hơn.
Ngoài ra, mẹ có thể vuốt lưng cho trẻ khi trẻ đang bú sẽ làm giảm được lượng hơi ứ đọng trong dạ dày cũng như giúp trẻ tránh được tình trạng nôn, ọc sữa. Bên cạnh đó, mẹ có thể giúp bé đẩy hơi ra ngoài bằng cách cho trẻ nằm ngửa và nắm lấy chân trẻ cử động giống như đi xe đạp sẽ giúp trẻ thích thú và được lượng hơi trong bụng một cách dễ dàng. Mẹ có thể tìm hiểu rõ hơn về cách cải thiện hệ tiêu hóa cũng như xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp con luôn lớn khỏe và phát triển toàn diện với Cẩm nang nuôi dưỡng và chăm sóc bé yêu trong những tháng đầu tiên.
2. Massage bụng cho trẻ
Để giảm được lượng hơi trong dạ dày mẹ cần massage bụng cho con yêu thường xuyên. Đây là cách giúp bé bị đầy hơi khá hiệu quả, do đó, mẹ hãy nhẹ nhàng dùng các ngón tay xoay tròn theo chiều kim đồng hồ từ rốn ra ngoài bụng của bé. Đồng thời, mẹ có thể dùng dầu massage giúp bé thư giãn hơn. Đối với cách làm này, mẹ cũng không được thực hiện khi bé vừa ăn xong.
Massage bụng là cách giúp bé bị đầy hơi khá hiệu quả
3. Cho bé bú đúng tư thế
Đối với trẻ nhỏ đang bú mẹ, hãy luôn giữ cho đầu bé cao hơn so với dạ dày. Bằng cách này, sữa sẽ chảy xuống đáy dạ dày và khí thừa sẽ nằm ở trên dễ dàng ợ ra hơn. Nếu bé bú bình, mẹ hãy nghiêng bình sao cho sữa ngập núm vú để trẻ không nuốt quá nhiều khí trong quá trình bú.
4. Chườm nóng bụng cho bé
Bé bị đầy hơi mẹ có thể dùng túi chườm nóng để chườm cho vùng bụng của bé. Hơi nóng và sức nặng của túi chườm sẽ làm giảm chứng đầy hơi của bé. Mẹ cũng có thể dùng một chiếc khăn và làm ấm, sau đó gấp lại và đặt lên vùng bụng của con cũng giúp bé đẩy được hơi thừa ra ngoài.
5. Bổ sung lợi khuẩn đường ruột
Mẹ có thể cung cấp lợi khuẩn đường ruột bằng cách cho bé sữa chua. Ngoài ra, mẹ cũng có thể dùng thêm các men vi sinh có tác dụng điều trị tiêu chảy, táo bón, chướng bụng, đầy hơi do loạn khuẩn đường ruột, nhiễm khuẩn ruột hoặc dùng thuốc kháng sinh…
6. Cho bé uống nước
Đối với trẻ ngoài 6 tháng tuổi, mẹ có thể bổ sung thêm nước cho con, thế nhưng mẹ nên bổ sung với liều lượng vừa đủ vì bổ sung quá nhiều sẽ khiến trẻ bị đầy hơi, khó chịu, thậm chí là nôn chớ nhiều.
Trên đây là những thông tin bổ ích mà UNICA đã chia sẻ cho các mẹ về dấu hiệu cũng như cách điều trị bé bị đầy hơi đơn giản mà hiệu quả. Hy vọng, qua bài viết này, các mẹ sẽ có thêm kinh nghiệm trong việc nuôi dạy con hiệu quả.
18/08/2019
1581 Lượt xem
Gợi ý 12 cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh ba mẹ nên nằm lòng
Trên thực tế, trẻ 2 tuổi thường tỏ ra ương bướng, cố chấp, vì trong giai đoạn này trẻ đang tìm hiểu, khám phá và khẳng định bản thân của mình. Do đó, bố mẹ cần có cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh thật tinh tế để không khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Trong bài viết dưới đây, UNICA sẽ chia sẻ cách dạy trẻ bướng bỉnh “đỉnh cao” nhất.
Trẻ 2 tuổi bướng bỉnh có bình thường không?
Trẻ lên 2 sẽ thay đổi rất nhiều về tâm sinh lý nên việc bé không nghe lời cũng không phải là điều khó hiểu hoặc bất bình thường. Những phản ứng tiêu cực của con như cãi lời cha mẹ, chống đối và bướng bỉnh gần như không thể hiện sự bất thường trong tâm lý của trẻ nhỏ.
Nói như vậy cũng không có nghĩa là ba mẹ phớt lờ đi cảm xúc của trẻ nhỏ vì một số trường hợp, các con gặp vấn đề về bệnh lý tâm thần nên sẽ có những biểu hiện khác lạ so với bình thường. Bạn có thể nhận biết những dấu hiệu này thông qua lời nói và cử chỉ của bé. Nếu bé thường xuyên nổi cáu, mất bình tĩnh và khó chịu dù không có vấn đề gì xảy ra thì cha mẹ cần để ý con hơn để tìm ra nguyên nhân chính dẫn tới sự sai lệch trong cách cư xử và lời nói của trẻ.
Trẻ 2 tuổi bướng bỉnh là do sự thay đổi của tâm sinh lý và nhận thức của con
Tại sao trẻ 2 tuổi không nghe lời?
Khi trẻ được 2 tuổi sẽ bắt đầu giao tiếp nhiều hơn với môi trường xung quanh và bắt đầu thể hiện cảm xúc, sự phản kháng với những điều mà trẻ không thích. Cha mẹ có thể cảm nhận được thái độ này của con. Biểu hiện là khi cha mẹ nhắc đến những yêu cầu mà trẻ không thích trẻ sẽ chống đối và làm theo ý mình, có một số trường hợp trẻ sẽ làm ngược lại với những gì bố mẹ yêu cầu.
>>> Xem ngay: 7 Phương pháp dạy trẻ tự kỷ để nhanh khỏi bệnh?
Thái độ chống đối của trẻ là sự phát triển bình thường, đây là một dấu hiệu cho thấy não bộ của trẻ đang phát triển, trẻ đã bắt đầu đưa ra những suy nghĩ riêng của mình. Do đó, khi trẻ không nghe lời, cha mẹ cần có cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh bình tĩnh và đưa ra phương pháp mang lại hiệu quả giáo dục cao.
Nhiều cha mẹ xử lý vấn đề này của con bằng cách quát mắng, thậm chí là đánh đập. Việc làm này sẽ gây ra tác dụng ngược và làm cho trẻ lì đòn hơn. Cha mẹ cần biết cách khắc phục sự ương bướng của trẻ bằng những phương pháp đúng đắn.
Hầu hết mọi đứa trẻ đều tỏ ra ương bướng, cố chấp
>> Xem thêm: Nuôi dạy con kiệt xuất theo phương pháp người Do Thái
12 cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh mà ba mẹ hiện đại nên biết
Đối với trẻ lên 2 ương bướng, cha mẹ cần tìm những phương pháp dạy dỗ nhẹ nhàng và thông thái thay vì mắng hoặc dùng vũ lực với con. Phương pháp giáo dục của cha mẹ sẽ ảnh hưởng tới tính cách, nhận thức và sự phát triển của con nên đừng thực hiện những cách giáo dục thô bạo. Điều này không giúp trẻ bớt bướng bỉnh mà thậm chí còn khiến con bướng hơn, không chịu nghe lời và dễ nổi cáu hơn. Những cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh bạn có thể áp dụng đó là:
1. Thấu hiểu và lắng nghe con cái
Trẻ lên 2 sẽ có nhiều sự thay đổi trong tính cách và tâm sinh lý nên cha mẹ cần dành thời gian nói chuyện với con. Trong lúc nói chuyện, bạn nên lắng nghe con nhiều hơn để hiểu những mong muốn và suy nghĩ của trẻ. Sau đó, bạn hãy từ từ chỉ bảo và giảng giải cho trẻ nghe về những vấn đề con còn thắc mắc hoặc đang nhận thức sai lệch. Bạn nhớ là giữ tone giọng bình thường, không nên nói to hoặc nói với thái độ khó chịu vì điều này sẽ làm con bướng hơn và không chịu lắng nghe bố mẹ.
Quá trình lắng nghe và thấu hiểu cần rất nhiều sự kiên nhân của phụ huynh. Lời nói của con lúc này chưa được rõ ràng nên có thể khiến ba mẹ mất bình tĩnh và cảm thấy khó chịu. Do vậy, bạn hãy dành tất cả lòng yêu thương, sự bao dung cho con cái nếu thực sự muốn dạy trẻ bướng bỉnh.
2. Đặt ra giới hạn cho con
Trẻ 2 tuổi bướng bỉnh phải làm sao? Đối với những đứa trẻ bướng bỉnh, ngoài việc lắng nghe và thấu hiểu thì bạn cũng cần giúp con hiểu về những việc bé nên và không nên làm. Tốt nhất là hãy đặt giới hạn cho con. Bạn nên thống nhất với con những việc bé được làm, những việc không nên làm và cả những hình phạt bé sẽ nhận nếu vượt quá giới hạn. Ví dụ, bạn nên dạy con việc tự dọn đồ chơi sau khi chơi xong, nếu bé không thực hiện bạn sẽ phạt bé đứng khoanh tay hoặc làm một công việc nào đó. Còn nếu con đã thực hiện đúng yêu cầu của ba mẹ thì bạn có thể thưởng cho con bánh, kẹo hoặc một thứ gì đó mà con thích.
Việc đặt giới hạn cho trẻ 2 tuổi ngang bướng cũng rất quan trọng trong cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh vì nó sẽ làm giảm nguy hiểm cho con. Cụ thể, nếu con bạn là đứa trẻ hiếu động, thích leo trèo thì rất dễ gặp tai nạn trong lúc vui chơi. Trong tình huống này, bạn buộc phải đặt giới hạn cho con để bé biết được nếu thực hiện việc đó sẽ rất nguy hiểm.
Cha mẹ cần đặt giới hạn cho con để trẻ biết sợ
3. Khen ngợi mỗi khi con cư xử ngoan ngoãn và lễ phép
Với trẻ bướng bỉnh, các bé sẽ thích nghe những lời khen nhẹ nhàng từ ba mẹ, chúng sẽ rất ghét khi phụ huynh mắng hoặc to tiếng với mình. Bởi vậy, một trong những cách dạy trẻ bướng bỉnh là bạn nên khen ngợi con khi bé ngoan ngoãn, lễ phép hoặc thực hiện đúng một việc nào đấy. Ngoài khen ngợi, cha mẹ cũng có thể thưởng cho con những món quà nhỏ như kẹo, kem, bánh hoặc đồ chơi.
4. Cho con quyền tự do quyết định trong một vài trường hợp
Trẻ bướng bỉnh ở tuổi lên 2 cũng có thể coi là một dạng nổi loạn do sự thay đổi của tâm sinh lý. Với những bạn nhỏ này, nếu cha mẹ cho chúng tự quyết định trong một số trường hợp thì các con sẽ hợp tác với ba mẹ hơn, bớt nóng nảy hơn. Dẫu vậy, bạn chỉ nên cho con tự quyết một số vấn đề nhỏ chứ không nên cho con tự quyết hết vì việc này sẽ khiến con trở nên bướng và không nghe lời người lớn. Ví dụ, nếu con muốn ăn rau cải thay vì rau muống thì bạn có thể đáp ứng nhu cầu của con, miễn sao khẩu phần ăn đủ dưỡng chất. Nhưng nếu con muốn ăn thức ăn nhanh thay vì các món ăn lành mạnh thì bạn cần nói chuyện để con hiểu những món đó là không tốt cho sức khỏe, cần hạn chế ăn.
5. Tránh tạo không khí căng thẳng
Một trong những cách cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh hiệu quả mà nhiều phụ huynh nên học hỏi đó là tạo ra không khí vui vẻ và thoải mái, tránh căng thẳng với con cái. Trẻ nhỏ rất sợ và ghét không khí căng thẳng bởi vì suy nghĩ của các bé còn rất non nớt và đơn giản nên việc tạo áp lực cho con không thay đổi được tính cách, lời lẽ và cư xử của con. Ngược lại, sự phản kháng của bé sẽ càng mạnh mẽ hơn, lúc này lời nói của bố mẹ sẽ không làm bé nghe lời.
Tránh tạo không khí căng thẳng cho con
Đăng ký khoá học online qua video trên Unica để chào đón một em bé khoẻ mạnh. Khoá học với các chuyên gia đầu ngành sẽ giúp mẹ trang bị được những kiến thức lúc mang thai và sau sinh. Từ đó, biết cách chăm sóc tốt cho mẹ và bé, đồng hành cùng con trong những năm tháng đầu đời.
[course_id:1203,theme:course]
[course_id:637,theme:course]
[course_id:1171,theme:course]
6. Không cố ép trẻ làm gì đó bằng được
Đối với các bé bướng bỉnh thì việc ép bé làm một việc gì đó con không thích sẽ càng làm con phản kháng lại dữ dội hơn. Ngay khi con bực mình và bắt đầu có những hành động phản kháng, ba mẹ cần nói nhẹ nhàng với con, quan trọng nhất là đừng ép con thực hiện việc bé không thích.
Ba mẹ nên giúp con bình tĩnh lại bằng cách chuyển chủ đề để con không cảm thấy căng thẳng. Sau khi con đã bình thường, bạn có thể nói chuyện với con về việc bé cần làm một cách nhẹ nhàng. Lúc này, con sẽ dễ chấp nhận và hợp tác với bố mẹ hơn.
7. Cách dạy trẻ 2 tuổi là không la mắng, hãy giảng giải cho con hiểu
Đối với trẻ nhỏ, bạn nên hạn chế la mắng con vì trẻ rất sợ tiếng động to cũng như thái độ tức giận của ba mẹ. Một số bé sẽ la hét, khóc, còn một số sẽ cãi lại ba mẹ khiến cho tình hình trở nên căng thẳng hơn. Bởi vậy, tốt nhất là bạn nên giải giải cho bé hiểu vấn đề mà con đang sai hoặc làm chưa đúng. Hãy giữ thái độ bình tĩnh, giọng điệu nhẹ nhàng sẽ tốt hơn là nói to và cáu giận.
Trẻ nhỏ chưa hoàn thiện về nhận thức và tư duy nên khi nói chuyện với con, bạn hãy dùng những câu chữ đơn giản, tránh dùng những từ ngữ phức tạp khiến con khó hiểu. Bên cạnh lời nói, bạn cũng có thể dùng cơ thể để miêu tả cho bé hiểu vấn đề.
Nếu bạn cảm thấy mình chưa đủ bình tĩnh, hãy cho bản thân thời gian ở một mình. Khi nào trạng thái tâm lý ổn định, bạn mới nên quay lại nói chuyện với con. Cách dạy trẻ 2 tuổi biết nghe lời này sẽ đạt được hiệu quả nếu bạn kiên nhẫn và đủ bình tĩnh.
Hạn chế la mắng con
8. Làm lơ với trẻ trong một số trường hợp
Trẻ bướng bỉnh cũng có thể là biểu hiện của việc bé đang tạo sự chú ý để bố mẹ để ý tới mình hơn. Mục đích của bé chỉ là để thu hút sự quan tâm của ba mẹ nên trong tình huống này bạn nên để mặc bé và làm lơ con. Khi không được dỗ dành và nhận được sự quan tâm của ba mẹ, con sẽ tự nín khóc và điều chỉnh lại trạng thái của bản thân.
Dẫu vậy, bạn cần theo dõi để biết tình trạng của con chứ không thể lúc nào cũng để mặc bé. Hành động không quan tâm của ba mẹ sẽ khiến con bị tổn thương và cảm thấy buồn. Một số trường hợp bé sẽ phản kháng mạnh mẽ hơn và không chịu nghe lời người lớn.
9. Đáp ứng điều con muốn trong điều kiện nhất định
Không phải lúc nào ba mẹ cũng nên cứng rắn với trẻ bướng bỉnh, bạn cần phải mềm mỏng để con biết được mình yêu thương và muốn hướng con tới những điều tốt. Do đó, trong một số trường hợp, bạn nên thực hiện một vài yêu cầu của bé sẽ giúp con vui vẻ, hợp tác với bố mẹ hơn. Nếu con muốn đi chơi mà bạn đang rảnh hoặc hôm đó là chủ nhật thì bạn nên cân nhắc tới yêu cầu của bé. Những yêu cầu đơn giản và hợp lý thì bố mẹ có thể cân nhắc thực hiện, còn với những yêu cầu khó hoặc chưa phù hợp thì ba mẹ nên nói cho con hiểu và từ chối khéo léo.
Đáp ứng một số mong muốn của con
10. Chuyển hướng sự chú ý của con
Chuyển hướng sự quan tâm của con cũng là một trong những cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh hiệu quả. Cha mẹ cần khéo léo gợi ra một chủ đề hấp dẫn và thú vị hơn để con cảm thấy thích thú. Lúc này con sẽ bớt nóng tính cũng như quên đi cảm giác khó chịu hiện tại của mình. Nếu không nghĩ ra chủ đề gì, bạn có thể gợi ý món ăn hoặc đồ chơi bé thích để thu hút sự chú ý của con.
11. Kết hợp giữa mềm mỏng và dứt khoát
Cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh khéo léo mà ba mẹ thông thái nên nhớ đó là kết hợp giữa mềm mỏng và dứt khoát. Điều này có nghĩa là cha mẹ cần biết cách cảm thông nhưng cũng cần định rõ và quyết đoán khi cần thiết. Đầu tiên, trong những tình huống cần độ nhạy cao và sự thông cảm, cha mẹ cần mềm mỏng, lắng nghe con nói để thấu hiểu cảm xúc của bé. Còn trong những tình huống cần sự quyết đoán, bạn cần dứt khoát với con để con biết sợ và coi trọng lời nói của người lớn.
Ngoài ra, bạn cũng nên hướng con tới những phản ứng tích cực, hạn chế việc để bé tiếp xúc với nhiều nguồn năng lượng tiêu cực vì điều này sẽ làm con dễ buồn, nổi cáu và bướng bỉnh.
12. Phạt bé ở một mình
Khi bé 2 tuổi không nghe lời có những hành vi tiêu cực và không quan tâm đến những lời nói của bố mẹ thì bạn cần phạt bé một mình trong một khoảng thời nhất định. Quan trọng là bạn cần giữ cho con ở trong một không gian an toàn. Hình phạt này không chỉ giúp bé nhìn nhận được những sai lầm của mình mà nó còn là một cách cho bé thấy rằng nếu bé làm sai bất cứ việc gì và không nhận lỗi thì sẽ không có ai tin tưởng và ở cạnh bé trong lúc này.
Phạt con ở 1 mình
Câu hỏi thường gặp khi dạy trẻ bướng bỉnh
Trong quá trình nuôi dạy trẻ bướng bỉnh, rất nhiều bậc phụ huynh thắc mắc hai vấn đề sau:
1. Biểu hiện trẻ 1 – 2 tuổi bướng bỉnh như thế nào?
Trẻ ở độ tuổi từ 1 đến 2 tuổi thường có những biểu hiện bướng bỉnh do lúc này tâm sinh lý và nhận thức của các bé có sự thay đổi. Dưới đây là một số biểu hiện phổ biến của bé 2 tuổi quá lì:
- Thường từ chối và phản đối: Trẻ có thể thường xuyên từ chối làm những điều mà cha mẹ yêu cầu hoặc phản đối quyết liệt khi không đồng ý với ý muốn của bản thân mình.
- Thể hiện cảm xúc mạnh mẽ: Trẻ có thể trở nên dễ nổi giận, tức giận, hay khóc lớn khi không được làm theo ý muốn hoặc gặp khó khăn.
- Phá hoại: Trẻ có thể thích phá vỡ các quy tắc, làm những việc không được bố mẹ cho phép.
- Khó lòng tập trung: Trẻ ở độ tuổi này có thể khó lòng tập trung vào một việc nào đó nên bé sẽ bị rối hoặc làm nhiều việc cùng một lúc mà không hoàn thành bất kỳ việc nào.
- Thích tự làm mọi thứ: Trẻ bướng bỉnh thường muốn tự làm mọi thứ mà không muốn sự giúp đỡ từ người lớn. Nếu người lớn tham gia vào việc bé đang làm sẽ khiến con cảm thấy khó chịu và không muốn hợp tác.
Trẻ bướng bỉnh thức tự làm mọi thứ
2. Cha mẹ nên làm gì khi trẻ nói không trong mọi tình huống?
Khi trẻ thường nói "không" trong mọi tình huống, cha mẹ có thể áp dụng các cách dạy con 2 tuổi biết nghe lời như sau:
- Hiểu và lắng nghe: Cha mẹ nên lắng nghe và thấu hiểu lý do trẻ nói "không". Có thể trẻ đang cảm thấy không thoải mái, tự ti hoặc không muốn làm một việc gì đó. Hiểu được nguyên nhân, cha mẹ có thể tìm cách giải quyết vấn đề nhẹ nhàng mà lại đạt được hiểu quả mong muốn.
- Đưa ra lựa chọn cho bé: Thay vì đặt ra yêu cầu cứng nhắc, cha mẹ có thể cung cấp sự lựa chọn cho trẻ để thể hiện quyền tự quyết của mình.
- Đề cao tính hợp tác: Cha mẹ có thể thúc đẩy tính hợp tác bằng cách tạo ra một môi trường đồng thuận và khuyến khích trẻ tham gia vào các quyết định. Thay vì chỉ ra rằng trẻ phải làm như thế nào, cha mẹ có thể hỏi ý kiến và khuyến khích trẻ tham gia vào quá trình đưa ra quyết định.
- Tạo ra quy tắc và đồng nhất: Đặt ra quy tắc rõ ràng và đồng nhất để giúp trẻ hiểu rõ giới hạn và trách nhiệm của mình. Đảm bảo quy tắc được áp dụng một cách nhất quán trong mọi tình huống, giúp trẻ nhận biết rằng có sự đồng thuận và chắc chắn về những gì được chấp nhận và không được chấp nhận.
- Hướng bé tới những tình huống tích cực: Thay vì tập trung vào việc nói "không", hãy chuyển hướng sự chú ý và hướng con tới những hành động tích cực. Tạo ra những câu hỏi và lời khen khích để trẻ cảm thấy động viên và được đánh giá cao khi họ làm những điều tích cực. Điều này sẽ tạo động lực và khích lệ trẻ tham gia vào hoạt động một cách tích cực hơn
- Kiên nhẫn và bền chí: Đối mặt với sự nói "không" của trẻ, cha mẹ cần kiên nhẫn và không nản lòng. Thay vì căng thẳng và phản ứng quá mức, hãy giữ lòng bình tĩnh và kiên nhẫn hướng dẫn trẻ hiểu rõ và thay đổi hành vi.
Kiên nhẫn khi con nói không
>>> Xem ngay: Trẻ chậm nói có kém thông minh? Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói
Trên đây là 12 cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh mà UNICA đã chia sẻ. Với cách dạy trẻ trên cha mẹ cần phải linh hoạt theo từng trường hợp và tính cách của con. Hy vọng rằng, với những thông tin bổ ích trên, cha mẹ sẽ biết cách nuôi con khoa học để dạy trẻ 2 tuổi toàn diện nhất.
16/08/2019
10405 Lượt xem