Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Cho trẻ ăn dặm ngày mấy bữa? Cách cho trẻ ăn dặm chuẩn khoa học

Cho trẻ ăn dặm ngày mấy bữa? và cho trẻ ăn như thế nào là đúng để trẻ hấp thu chất dinh dưỡng một cách tốt nhất? là một trong những vấn đề được rất nhiều mẹ bỉm sữa quan tâm, đặc biệt với những bà mẹ lần đầu chăm sóc con. Hiểu được nỗi băn khoăn đó, UNICA sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc này trong bài viết dưới đây.

Cho trẻ ăn dặm khi nào? 

Theo các chuyên gia, mẹ nên cho bé ăn dặm từ tháng thứ 6 trở đi. Giai đoạn này bé cần khoảng 700 calo/ngày để đảm bảo sự phát triển toàn diện trong khi sữa mẹ chỉ cung cấp cho bé khoảng 450 calo/ngày. Do đó, trẻ cần bổ sung thức ăn để bù đắp năng lượng bị thiếu. Đây cũng là thời điểm hệ tiêu hóa của trẻ có thể tiếp nhận thức ăn ngoài sữa mẹ. Do đó, mẹ nên cho trẻ ăn dặm khi trẻ được 6 tháng tuổi và cần nắm vững cách cho trẻ ăn dặm để trẻ phát triển tốt nhất.

Tuy nhiên, tùy thuộc vào sự phát triển của cơ thể mà thời gian ăn dặm của trẻ sẽ khác nhau. Bên cạnh đó, mẹ vẫn cần cho trẻ bú sữa để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ. Mẹ có thể cho trẻ ăn dặm khi trẻ có những dấu hiệu sau:

- Trẻ có thể ngồi vững và giữ đầu thẳng.

- Trẻ biết đưa môi dưới về phía trước để lấy thức ăn từ thìa.

- Trẻ thích thú với thức ăn.

- Lưỡi trẻ không còn phản xạ tự động đẩy vật lạ.

- Trẻ đòi bú khi đã được mẹ cho bú đủ.

Cho trẻ ăn dặm ngày mấy bữa là đủ?

Trước khi nắm được thông tin cho trẻ ăn dặm ngày mấy bữa là đủ, mẹ cần tìm hiểu thời điểm nên cho trẻ ăn dặm. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, thời điểm thích hợp nhất tập cho bé ăn dặm là khi trẻ được 6 tháng tuổi.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ có thể cho trẻ ăn dặm từ 2 đến 3 bữa một ngày. Đồng thời, mẹ nên cho con uống sữa xen kẽ giữa các bữa ăn dặm cách nhau khoảng 2 đến 3 tiếng. Trẻ 6 tháng tuổi nên ăn dặm từ 1 đến 2 lần một ngày, đối với trẻ từ 7 đến 8 tháng mẹ có thể tăng lên thành 3 bữa trong 1 ngày.

>>> Xem ngay: Ưu điểm, hạn chế của phương pháp ăn dặm BLW

cho-tre-an-dam-ngay-may-bua.jpg

Mẹ có thể cho bé ăn dặm từ 2 đến 3 bữa một ngày

Vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày mẹ cũng có thể cho trẻ ăn dặm. Tuy nhiên, vào thời gian đầu, để hệ tiêu hóa của trẻ làm quen với việc tiêu hóa mẹ nên cho con ăn sữa vào bữa đầu tiên trong ngày. Mẹ có thể tham khảo lịch ăn dặm cho con sau đây:

- Đối với bữa sáng: Thời gian cho trẻ ăn dặm trong bữa sáng từ 7 giờ 30 phút đến 8 giờ, mẹ nên cho bé ăn rau nghiền hoặc hoa quả.

- Đối với bữa trưa: Thời gian cho trẻ ăn dặm từ 11 giờ 30 phút đến 12 giờ 30 phút, mẹ nên cho bé ăn các loại ngũ cốc như yến mạch, lúa mạch…

- Đối với bữa tối: Thời gian cho trẻ ăn dặm vào bữa tối từ 18 giờ đến 19 giờ, mẹ nên cho trẻ ăn các loại rau xanh, hoa quả hoặc ngũ cốc.

Bên cạnh các bữa ăn chính, mẹ có thể cho bé ăn thêm các bữa ăn nhẹ như: súp, hoa quả nghiền hoặc uống sữa. Loại thức ăn cho trẻ sử dụng đầu tiên được gọi là thức ăn giai đoạn 1, bao gồm các món đã được xay nhuyễn và rây, lọc để trẻ có thể nuốt và tiêu hóa dễ dàng hơn, đồng thời chúng còn phải có tỷ lệ dị ứng thấp.

Cho trẻ ăn dặm như thế nào là đúng?

Khi trẻ bắt đầu tập ăn dặm, mẹ nên cho trẻ dùng bột ăn liền trong một khoảng thời gian ngắn để bé làm quen trước. Trẻ trong giai đoạn này, hệ tiêu hóa vẫn còn yếu nên mẹ không nên cho quá nhiều chất đạm vào khẩu phần ăn của trẻ, ngoài ra mẹ cũng không nên cho trẻ ăn quá nhiều. Thời gian đầu bé tập ăn dặm, mẹ chỉ nên cho con ăn một lượng bằng ½ công thức chuẩn để bé làm quen với thức ăn, sau đó mới tăng lên.

cho-tre-an-dam-ngay-may-bua.1.jpg

Không nên cho trẻ tập ăn dặm ăn quá nhiều

Ngoài việc cho trẻ ăn dặm ngày mấy bữa, mẹ cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết trong bữa ăn dặm của trẻ để trẻ có thể phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ. Theo các chuyên gia, mỗi bữa ăn của trẻ cần phải đầy đủ 4 dưỡng chất cần thiết sau:

1. Nhóm tinh bột

Tinh bột có nhiều trong các loại nông phẩm như gạo, ngô, khoai, sắn và các loại đậu. Do đó, mẹ có thể lựa chọn những thực phẩm này để thêm vào thực đơn ăn dặm cho trẻ. Mẹ cần đa dạng các bữa ăn dặm để trẻ ăn ngon miệng, khi trẻ được 1 tuổi, thay vì chỉ cho trẻ ăn cháo hoặc súp, mẹ có thể cho trẻ ăn bún, phở

2. Nhóm chất đạm

Thực phẩm giàu chất đạm thường có trong các loại thịt, cá, trứng, hải sản… Khi trẻ bắt đầu tập ăn dặm, mẹ chỉ nên cho bé ăn thịt nạc và trứng xay nhuyễn. Từ tháng thứ 7 trở đi, mẹ có thể tăng cường thêm các loại hải sản, ăn ít nhất là 3 bữa/tuần và 1 bữa cá béo. 

Nhiều bà mẹ quan niệm rằng, cho con ăn nhiều đạm sẽ tốt cho sức khỏe hơn, tuy nhiên việc làm này lại gây ra tác dụng ngược. Ăn quá nhiều đạm sẽ khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa và có nguy cơ mắc chứng biếng ăn.

>>> Xem ngay: 10 Công thức tự làm bánh ăn dặm cho bé dinh dưỡng

cho-tre-an-dam-ngay-may-bua.2.jpg

Mỗi bữa ăn của trẻ cần phải đầy đủ 4 dưỡng chất cần thiết

3. Nhóm chất béo

Không chỉ quan tâm đến việc cho trẻ ăn dặm ngày mấy bữa mà mẹ cần bổ sung đủ các nhóm chất cho trẻ, trong đó không thể thiếu nhóm chất béo. Thực phẩm cung cấp chất béo được sử dụng hằng ngày có nhiều trong các loại bơ, dầu và mỡ, phô mai. Chất béo có nguồn gốc trên cạn như: mỡ heo, mỡ bò, mỡ dê. Chủ yếu có các acid béo bão hoà, chứa nhiều cholesterol và khó hấp thu.

Chất béo có nguồn gốc từ thực vật như: dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu mè. Có các acid béo cần thiết, vitamin E và hoàn toàn không có cholesterol. Đây là loại chất béo được khuyến khích sử dụng trong bữa ăn của trẻ.

Chất béo là nguồn thực phẩm rất giàu năng lượng, là thành phần của màng tế bào, mô não. Ngoài ra nó là dung môi giúp cơ thể hấp thu tốt các vitamin A, D, E, K. Nếu cung cấp đủ trẻ sẽ phát triển trí não tốt.

4. Nhóm cung cấp chất xơ và vitamin, khoáng chất

Vitamin và chất xơ có nhiều trong các loại rau củ quả. Đây là nhóm không cung cấp năng lượng nên mẹ không cần phải bắt bé ăn nhiều vào bữa bột cháo để tránh tình trạng chậm tăng cân. Đối với những trẻ bắt đầu ăn dặm, chỉ nên cho thêm 1 thìa rau, sau đó tăng lên 2 đến 3 thìa cho một bát bột là đủ. 

Nếu trẻ bị táo bón, mẹ có thể tăng thêm lượng rau xanh cho một bữa, tuy nhiên, không nên cho quá nhiều. Nếu trẻ bị thừa cân, béo phì mẹ nên tăng cường nhóm này để hạn chế năng lượng thừa.

Cách cho trẻ ăn dặm chuẩn khoa học

1. Cho trẻ ăn từ ngọt đến mặn

Khi tập cho trẻ ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn những thức ăn mùi vị giống sữa mẹ để trẻ làm quen với việc ăn dặm. Mẹ có thể cho bé ăn bột ngọt như: bột gạo, bột yến mạch... nấu cùng với rau củ và không nên thêm gia vị. Sau khi trẻ đã quen ăn bột ngọt thì hãy chuyển qua bột mặn với nhiều thành phần dinh dưỡng hơn.

2. Cho trẻ ăn từ ít đến nhiều

Để hệ tiêu hóa của trẻ thích ứng với lượng và các loại thức ăn mới mẹ nên cho bé ăn từng chút một. Thời gian đầu trẻ tập ăn dặm, mẹ có thể cho bé bột với nửa bát cơm, một ngày cho trẻ ăn như vậy từ 1 đến 2 bữa. Nếu bé ăn ngon miệng và ăn hết trong bữa đầu tiên mẹ không nên cho bé ăn thêm và phải tuân thủ quy tắc này, vì hệ tiêu hóa của bé con yếu, cho trẻ ăn quá nhiều bột sẽ khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa.

3. Cho trẻ ăn từ loãng đến đặc

Giai đoạn này, thức ăn chính của trẻ là sữa nên khi cho trẻ ăn dặm, mẹ hãy pha loãng bột. Nếu mẹ tự xay bột cho bé thì nên pha hỗn hợp loãng và sánh mịn, còn nếu mua bột cho bé ăn dặm thì mẹ cần tuân thủ cách pha theo đúng chỉ dẫn trên bao bì. Khi bé đã làm quen với việc ăn dặm, cách cho trẻ ăn dặm đặc dần sẽ dễ dàng hơn. 

cho-tre-an-dam-ngay-may-bua-3.jpg

Ăn từ loãng tới đặc

4. Cho trẻ làm quen với thức ăn trong 3 – 5 ngày

Cho trẻ làm quen với thức ăn sẽ giúp mẹ phát hiện trẻ có bị dị ứng với thức ăn hay không. Nếu sau 3 ngày, trẻ không bị rối loạn tiêu hóa và dị ứng với thức ăn đó thì mẹ có thể tiếp tục nấu và cho bé ăn thực phẩm khác. Mẹ có thể tham khảo thêm Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ để xây dựng chế độ ăn dặm phù hợp, giúp con luôn lớn khỏe, phát triển toàn diện, đồng thời hình thành thói quen, tính tự giác trong ăn uống của trẻ một cách tốt nhất.

Gợi ý lịch ăn dặm cho bé

Đối với trẻ đang trong độ tuổi ăn dặm, ngoài sữa là nguồn dinh dưỡng chính thì bé phải được cung cấp nhiều dưỡng chất từ những nguồn thực phẩm có sẵn để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho bé hoạt động cả ngày. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bé nên ăn từ 4-6 bữa/1 ngày để đảm bảo cơ thể được cung câp đủ chất. Trong đó, mẹ cần chuẩn bị cho bé 3 bữa chính là 1-2 bữa phụ. Ngoài ra, mẹ vẫn cần duy trì và bổ sung cho bé sữa mẹ hoặc sữa công thức tùy theo độ tuổi và nhu cầu của trẻ.

Mẹ có thể tham khảo lịch ăn dặm như sau:

- Bữa sáng - 7h: Ăn bột hoặc mì với lượng bằng 1/2 bát người lớn.

- Bữa phụ sáng - 9h sáng: Nước ép hoa quả

- Bữa trưa -11h: Ăn cháo cá hoặc cháo thịt kết hợp với củ, quả.

- Bữa phụ chiều - 15h: Ăn sữa chua hoặc phô mai

- Bữa tối - 18h: Ăn cháo cá hoặc cháo thịt kết hợp với củ, quả.

- Bữa đêm - 21h: Uống sữa

cho-tre-an-dam-ngay-may-bua-1.jpg

Cho trẻ ăn dặm ngày mấy bữa ? Lưu ý khi cho bé ăn dặm

Một số lưu ý trong quá trình ăn dặm của trẻ

Trong giai đoạn cho bé ăn dặm, để đảm bảo bé được ăn dặm đúng cách và khoa học, mẹ cần chú ý một số điểm như sau:

- Không cho trẻ ăn quá nhiều, nên chú ý đến giai đoạn ăn dặm của trẻ để chuẩn bị lượng thức ăn phù hợp.

- Lựa chọn nhóm thực phẩm đa dạng, an toàn và lưu ý về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm

- Cho trẻ ăn trên ghế ăn dặm, không sử dụng Tivi, Ipad trong khi ăn.

- Cho trẻ ăn từng nhóm thực phẩm khác nhau để quan sát phản ứng sau khi ăn của trẻ.

- Không sử dụng thực phẩm trữ đông hoặc đã được chế biến quá lâu.

- Quan sát phân của bé trong quá trình ăn dặm để phát hiện những bất thường có thể xảy ra.

- Mẹ nên thay đổi các món ăn và đa dạng về nguồn thực phẩm để bé ăn ngon miệng hơn. 

Như vậy, UNICA đã giải đáp những thắc mắc của mẹ về cho bé ăn dặm ngày mấy bữa, cho trẻ ăn dặm như thế nào là đúng? Hy vọng, mẹ có thể áp dụng được những kiến thức trên để có một chế độ ăn dặm hiệu quả nhất, nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện. 

[Tổng số: 5 Trung bình: 2]

Tags: Ăn dặm
Trở thành hội viên