
Thực đơn cho trẻ 1 tuổi khoa học, đủ chất dinh dưỡng mẹ nên biết
Trẻ biếng ăn dẫn đến tình trạng chậm tăng cân, do đó, cha mẹ cần xây dựng thực đơn cho trẻ 1 tuổi thích hợp để trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Bởi, đây là giai đoạn sữa mẹ không còn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu cho trẻ. Trong bài viết dưới đây, UNICA sẽ chia sẻ cho các mẹ thực đơn giúp trẻ tăng cân và chữa biếng ăn hiệu quả.
Bé 1 tuổi ăn được những gì ?
Đối với trẻ trong giai đoạn 1 tuổi, mẹ nên cung cấp các nhóm thực phẩm trong thực đơn hàng ngày của bé như sau:
- Trái cây và rau củ: cam, dưa hấu, cà rốt, khoai lang, khoai tây…
- Các sản phẩm từ ngũ cốc như: yến mạch, các loại hạt như hạt đỗ đen, hạt đậu xanh
- Nhóm sữa và các thực phẩm thay thế: sữa chua, phô mai, váng sữa, bơ lạt
- Nhóm Protein: thịt bò, thịt gà, thịt lợn, cá chép, các hồi
- Đồ uống cho trẻ: nước lọc, nước ép hoa quả, sữa tươi, sữa bò, sữa công thức….
>>> Xem ngay: 10 Công thức tự làm bánh ăn dặm cho bé “ngon hết sẩy”
Trẻ 1 tuổi ăn được những gì
Trẻ 1 tuổi ăn bao bữa trên ngày
Trẻ trên một tuổi thường ăn 3 bữa chính và sáng, trưa, tối như người lớn và có thể thèm thêm 2 bữa phụ vào lúc 9h sáng và 15h chiều tùy vào nhu cầu của bé. Lượng thực phẩm cần thiết cho bé 1 tuổi trong một ngày bao gồm:
- 100-150gr tinh bột có trong các loại gạo, khoai lang, khoai tây
- 100-120g tôm, thịt hoặc cá
- 2-3 quả trứng gà tươi/ 1 tuần
- 30-100g rau xanh như: cải bó xôi, rau ngót, rau mồng tơi, rau dền, rau chân vịt
- 25-10g dầu ăn như: dầu Oliu, dầu gấc….
- 150-200g trái cây chín như: nho, táo, quả cherry, việt quất, mâm xôi
- 600-800ml sữa/ngày: sữa mẹ, sữa tươi hoặc sữa công thức
Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn
-Trẻ mọc răng: Khi mọc răng, trẻ thường xuất hiện một số triệu chứng như: đau nhức, sốt, hay quấy khóc, khó chịu và lười ăn.
-Trẻ chưa quen với thức ăn: Thông thường, trẻ 1 tuổi sẽ được cha mẹ cho làm quen với cơm và thức ăn. Việc thay đổi chế độ dinh dưỡng hoặc thay đổi khẩu phần ăn khiến trẻ chưa bắt nhịp được và biếng ăn hơn.
Thay đổi khẩu phần ăn cũng là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn
- Thực đơn cho trẻ 1 tuổi quá nhàm chán: Chắc chắn, nếu mẹ cho con ăn những món lặp đi lặp lại quá nhiều lần sẽ khiến cho trẻ nhàm chán, không hứng thú và lười ăn hơn.
- Mẹ cho trẻ ăn nhiều bữa phụ: Thói quen cho trẻ ăn nhiều bữa phụ trong một ngày như: sữa chua, váng sữa, kẹo, bánh... sẽ khiến trẻ no ngang bụng và không chịu ăn vào bữa chính.
- Trẻ bị bệnh: Nếu trẻ bỏ bữa bất thường và kèm theo các dấu hiệu như: quấy khóc, hay khó chịu.. có thể là biểu hiện trẻ đang bị bệnh, phổ biến nhất là các bệnh về đường hô hấp hoặc rối loạn đường tiêu hóa.
Thực đơn cho trẻ 1 tuổi biếng ăn
1. Cháo thịt bò, khoai tây, cà rốt
Nguyên liệu:
- Gạo
- Thịt bò
- Khoai tây
- Cà rốt
- Dầu ăn cho bé
- Nước sạch
Cách thực hiện
- Bước 1: Vo sạch gạo, để ráo, sau đó cho gạo, nước vào nồi ninh nhừ thành cháo.
- Bước 2: Rửa sạch cà rốt, gọt vỏ, băm nhuyễn.
- Bước 3: Rửa sạch thịt bò, thái nhỏ và băm nhuyễn
- Bước 4: Mẹ cho cà rốt và thịt bò băm nhuyễn vào nồi trộn cùng 1/3 chén nước. Tiếp theo, mẹ cho vào nồi cháo, đun đến khi sôi thì cho gia vị, dầu ăn và tắt bếp.
2. Cháo tôm rau mồng tơi
Nguyên liệu:
- Tôm
- Rau mồng tơi
- Hành lá
- Dầu ăn
- Gia vị
Cách thực hiện:
- Bước 1: Mẹ rửa sạch tôm, bỏ đầu, đuôi, gân đen ở sống lưng, sau đó băm nhỏ tôm cùng hành lá và ướp cùng với gia vị.
- Bước 2: Rửa sạch mồng tơi và băm nhỏ.
- Bước 3: Vo gạo, để ráo, tiếp theo mẹ cho gạo, nước vào nồi nấu chín nhừ thành cháo.
- Bước 4: Khi cháo sôi, cho phần tôm băm nhuyễn vào nấu chín.
- Bước 5: Thêm rau mồng tơi băm nhỏ, dầu ăn và tắt bếp. Như vậy, mẹ đã hoàn thành thêm một thực đơn cho trẻ 1 tuổi thơm ngon, bổ dưỡng.
>>> Xem ngay: Tổng hợp 10 cách nấu cháo yến mạch cho bé ăn dặm
Thêm cháo tôm rau mồng tơi vào thực đơn sẽ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn
3. Cháo hạt sen
Nguyên liệu:
- 20g bột gạo
- 20g hạt sen
- 20g thịt heo
- 1 thìa nhỏ dầu ăn trẻ em
- 250ml nước
Cách thực hiện:
- Bước 1: Mẹ ngâm hạt sen, rửa sạch, sau đó đem luộc chín và xay nhuyễn.
- Bước 2: Rửa sạch thịt heo, xay nhuyễn và nấu chín với 250ml nước.
- Bước 3: Cho hạt sen vào nồi thịt, nấu với lửa nhỏ.
- Bước 4: Đun đến khi thịt và hạt sen sôi thì cho bột gạo vào nồi khuấy đều thành hỗn hợp cháo mịn.
- Bước 5: Chờ bột tan, mẹ cho thêm dầu ăn vào khuấy đều và tắt bếp.
4. Cháo cá lóc
Nguyên liệu:
- Gạo nếp, gạo tẻ
- 1 Khúc cá lóc
- Gừng, hành lá, hành tím
- Dầu ăn
Cách thực hiện:
- Bước 1: Gạo nếp và gạo tẻ bạn vo 2 lần nước cho sạch, sau đó nấu thành cháo cho chín nhừ
- Bước 2: Cá lóc cắt khúc, rửa sạch mang đi hấp chín với vài lát gừng để khử mùi tanh
- Bước 3: Sau khi cá lóc chín, bạc lọc lấy phần thịt, loại bỏ phần xương dăm.
- Bước 4: Làm nóng chảo với một chút dầu ăn, sau đó cho hành tím vào phi cho thơm rồi đổ phần lá lóc đã lọc vào đảo cho săn lại.
- Bước 5: sau khi cháo đã chín, bạn múc ra bát và rắc phần cá lóc đã chín lên trên. Trang trí bằng một chút hành lá cho đẹp mắt. Khi ăn chỉ cần trộn đều là bé có thể thưởng thức được.
Cháo cá lóc cho bé
5. Cháo yến mạch thịt bò
Nguyên liệu:
- 30g yến mạch
- 20g Cà rốt
- 20g thịt bò
- Hành lá
Cách thực hiện:
- Bước 1: Bạn ngâm yến mạch vào một tô nước lọc trong khoảng 5-10 phút cho nở. Trong khi ngâm, bạn rửa qua 2 lần nước cho yến mạch bớt nhớt.
- Bước 2: Thịt bò chọn miếng có thớ thịt săn chắc, rửa sạch, thái nhỏ sau đó băm cho nhuyễn.
- Bước 3: Cà rốt gọt vỏ, cắt thành khoanh, rửa sạch thái cho thật nhỏ mà mang đi luộc chín. Sau đó cho phần thịt bò vừa băm vào nồi luộc cà rốt và khuấy đều cho 2 nguyên liệu chín rồi đổ phần yến mạch đã ngâm trước đó vào đảo tiếp 5-10 phút là cháo chín.
- Bước 4: Trang trí bằng một chút hành lá và múc ra bát là bé có thể thưởng thức được.
Cháo yến mạch thịt bò
Thực đơn với cơm cho bé 1 tuổi
Thực đơn thứ nhất
- Món chính: Cơm sốt bí đỏ, cá, lươn om chuối đậu.
- Món rau: su su luộc.
- Tráng miệng: Măng cụt.
Trẻ 1 tuổi đã mọc răng, nên mẹ cần tạo điều kiện cho trẻ học nhai. Do đó mẹ cần nấu cơm và thức ăn mềm để tạo cảm giác ngon miệng cũng như giúp răng lợi, cơ nhai, cơ tiêu hóa của bé phát triển.
Thực đơn thứ hai
- Món chính: Cơm, tim, gan gà xào với rau củ, cá chiên bơ tỏi sốt phô mai.
- Món phụ: Bánh táo hoặc khoai lang.
- Món rau: Canh mồng tơi.
- Tráng miệng: Sinh tố xoài.
Mẹ cần nấu cơm cho trẻ mềm hơn so với cơm người lớn. Và để trẻ duy trì thói quen ăn cơm, mẹ cần kiên trì dỗ trẻ ăn một ít cơm trước rồi mới cho trẻ ăn món trẻ thích sau.
Khi lên 1 tuổi, mẹ có thể cho bé tập ăn cơm và thức ăn
Thực đơn thứ ba
- Món chính: Cơm rắc phô mai, trứng chiên măng tây cá hồi, gan và tim bồ câu xào mướp.
- Món rau: Rau cải xanh.
- Tráng miệng: Xoài chín.
Mẹ cần lựa chọn thực phẩm trong nhóm chất đạm, giàu chất xơ, cũng như vitamin có trong rau củ và trái cây. Khi chế biến cần thái miếng nhỏ và khéo léo trang trí món ăn sao cho đẹp mắt, để tạo sự tò mò cho bé khi thưởng thức các món ăn với cơm.
Thực đơn thứ tư
- Món chính: Cơm trộn rong biển
- Món phụ: Bánh khoai lang
- Món rau: Canh mồng tơi nấu tôm
- Tráng miệng: Kiwwi
Thực đơn thứ năm
- Món chính: Cơm hạt quinoa, cá hồi sốt chanh leo
- Món phụ: Đậu non sốt cà chia
- Món rau: Canh cải ngọt nấu thịt băm
- Tráng miệng: Nho đen
Tham khảo thực đơn cho trẻ 1 tuổi
Thực đơn thứ sáu
- Món chính: Cơm rắc phô mai, thịt kho củ cải
- Món phụ: Trứng hấp lá hẹ
- Món rau: Canh khoai tây
- Tráng miệng: Táo
Thực đơn thứ 7
- Món chính: Cơm nát rắc phô mai, cá sốt cà chua
- Món rau: Mướp xào tôm
- Tráng miệng: Cam ngọt
Thực đơn thứ 8
- Món chính: Cơm nát, tim lợn xào mướp
- Món rau: Rau chân vịt
- Tráng miệng: Thanh long đỏ
Thực đơn thứ 9
- Món chính: Spaghetti bò băm, khoai lang rắc vụn dừa
- Món phụ: Canh khoai sọ hầm xương
- Tráng miệng: Xoài chín
Thực đơn thứ 10
- Món chính:Cơm sốt phô mai, súp gà
- Món rau: Canh cải bó xôi
- Tráng miệng: Cherry
Xây dựng thực đơn phong phú, đa dạng
Một số lưu ý khi lên thực đơn cho trẻ
1. Đa dạng các món ăn
Đây là một yếu tố quan trọng trong việc lên thực đơn cho trẻ 1 tuổi biếng ăn cũng như khẩu phần ăn của trẻ. Do đó, mẹ cần đa dạng các món ăn hàng ngày để trẻ ăn ngon miệng, và lớn nhanh hơn.
2. Thời gian ăn hợp lý
Mẹ cần phân chia thời gian ăn của trẻ hợp lý, các giờ ăn, chơi, ngủ của trẻ phải có thời khóa biểu cụ thể để trẻ có thể hấp thu các chất dinh dưỡng một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, việc phân chia thời gian sẽ giúp trẻ hình thành thói quen sinh hoạt khoa học hơn.
3. Ăn uống khoa học
Một chế độ ăn uống đúng giờ sẽ giúp cho bộ máy tiêu hóa của trẻ được khỏe mạnh, cân bằng được các nhóm dưỡng chất, đảm bảo được lượng, chất cần thiết cho cơ thể.
4. Chế độ dinh dưỡng
Những món ăn giàu chất dinh dưỡng, phù hợp với độ tuổi cùng với việc chế biến cẩn thận, đảm bảo vệ sinh sẽ giúp bé yêu nhà bạn phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Mẹ càng quan tâm đến chất lượng bữa ăn của con bao nhiêu, bé yêu sẽ phát triển khỏe mạnh bấy nhiêu.
Như vậy, UNICA đã chia sẻ cho các mẹ những thực đơn cho trẻ 1 tuổi biếng ăn. Hy vọng rằng, qua bài viết này, mẹ có thể bổ sung thêm vào sổ tay bí kíp nuôi dạy con của mình những món ăn giúp trẻ ngon miệng, tăng cân và phát triển toàn diện.
Tags: Ăn dặm Nuôi con