Trứng ngỗng là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, tuy nhiên vẫn chưa nhiều mẹ bầu biết cách ăn trứng ngỗng đúng và đem lại nhiều dinh dưỡng nhất. Vậy Trứng ngỗng có thực sự tốt cho bà bầu? Sau đây, Unica sẽ chia sẻ Bà bầu ăn trứng ngỗng thời điểm nào để tốt thai cho thai nhi? Cùng tìm hiểu ngay.
Thành phần dinh dưỡng có trong trứng ngỗng?
Trứng ngỗng là một trong những thực phẩm mang lại lợi ích vô cùng tuyệt vời đối với sức khỏe. Hàm lượng Vitamin D trong các loại trứng giúp bạn phát triển hệ xương khớp, ngăn ngừa các bệnh liên quan đến loãng xương và thoái hóa xương sớm.
Nếu như trong 100g trứng gà chứa 700mcg Vitamin A, thì trứng ngỗng chứa 360mcd Vitamin, đồng thời chứa 12,8g Protein, 71mg canxi, 3,9mg sắt, 220mg Photpho và các thành phần khác như: Choline, sắt, Natri, Lipid....
Thành phần dinh dưỡng có trong trứng ngỗng
Như vậy, so với trứng gà thì hàm lượng Protein có trong trứng ngỗng thấp hơn và hàm lượng Vitamin cũng chỉ bằng 1/2 so với trứng gà. Ngoài ra, trong trứng ngỗng có chứa nhiều Cholesterol và Lipid, đây là một trong những thành phần không tốt cho hệ tim mạch và sức khỏe. Chính vì thế, đối với phụ nữ có bầu, việc ăn trứng ngỗng nên tuân theo một định lượng nhất định, vì nếu ăn quá nhiều sẽ có nguy cơ bị béo phì, thừa cân, tiểu đường và huyết áp cao....
>>> Xem thêm: Mấy tuần có tim thai? Nhịp tim thai như thế nào là bình thường?
Bà bầu ăn trứng ngỗng có tốt không?
Lợi ích của trứng ngỗng với thai nhi
Trứng ngỗng là một trong những món ăn phổ biến ở Việt Nam, đây là món ăn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Cụ thể, trong trứng ngỗng có chứa nhiều dưỡng chất như: protein, vitamin A, nhóm B, lipid, vitamin C... Vì vậy, ăn trứng ngỗng sẽ giúp bổ sung năng lượng, tăng sức đề kháng và đẩy lùi bệnh tật.
Trứng ngỗng bắc thảo có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe thai nhi
Đối với phụ nữ mang thai, trứng ngỗng cho bà bầu là rất cần thiết bởi thực phẩm này sẽ giúp thai nhi phát triển đều đặn, trí não được kích thích, giúp trẻ sinh ra được thông minh, khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không nên ăn trứng ngỗng quá nhiều mà chỉ cần với một lượng vừa phải để cung cấp protein. Nên bổ sung thêm trứng vịt, trứng gà để đảm bảo chất dinh dưỡng.
Theo kinh nghiệm dân gian, nhiều phụ nữ có thai cho rằng bà bầu ăn trứng ngỗng sẽ giúp con thông minh hơn. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng, nếu muốn bé thông minh, bên cạnh việc bà bầu ăn trứng ngỗng, thai phụ cũng nên tăng cường sử dụng các sản phẩm DHA, axit folic và axit béo...
Trong suốt quá trình mang thai, chắc hẳn các mẹ sẽ muốn thực hiện thai giáo từ sớm để bé khỏe và phát triển nhận thức từ sớm. Để giúp các mẹ hiểu hơn về thai giáo, Unica đã ra mắt các khóa học Thai giáo online. Mỗi bài giảng đều được thiết kế một cách trực quan và dễ hiểu, thời lượng mỗi bài không quá 30 phút nên mẹ bầu an tâm sẽ không bị mệt mỏi hoặc buồn ngủ. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn:
Tác hại của trứng ngỗng với thai nhi
Mặc dù trứng ngỗng là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhưng mẹ bầu ăn quá nhiều trứng ngỗng cũng tìm một số tác hại:
-
Trứng ngỗng có nhiều chất Cholesterol và Lipid gây ra tác dụng phụ, như là ảnh hưởng đến vấn đề tim mạch của mẹ bầu.
-
Mẹ bầu khi ăn nhiều trứng ngỗng có nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, huyết áp cao, thừa cân, rối loạn Lipid,...
-
Hàm lượng dinh dưỡng trong trứng ngỗng thấp hơn so với trứng gà, trong khi giá thành của trứng ngỗng lại cao hơn trứng gà.
Bà bầu ăn quá nhiều trứng ngỗng có thể dẫn đến các bệnh tim mạch, tiểu đường,...
Vì vậy, nếu xét về mặt dinh dưỡng, trứng ngỗng cũng không có những đặc điểm ưu việt hơn so với những loại trứng khác. Tính đến hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào khẳng định trứng ngỗng đem đến sức khỏe và trí thông minh cho thai nhi cả. Bà bầu nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu DHA, choline và axit folic để bé thông minh hơn.
Mặc dù trứng ngỗng vẫn có những thành phần dinh dưỡng có ích đối với mẹ bầu, tuy nhiên chúng ta cũng không nên thần thánh hóa loại trứng này. Điều này có thể tạo áp lực cho mẹ bầu khi cố phải cố ăn trứng ngỗng, tạo ra những tác dụng ngược không mong muốn.
Bà bầu nên ăn trứng ngỗng vào tháng thứ mấy?
Trong quá mang thai, nhiều người thường thắc mắc bà bầu nên ăn trứng ngỗng ở tháng thứ mấy? Thực tế, Do trứng ngỗng khá lành tính nên bà bầu ăn trứng ngỗng vào bất cứ thời gian nào trong thai kỳ đều được mà không cần băn khoăn xem chúng có ảnh hưởng đến thai nhi hay không.
Tuy nhiên, để bảo sức khỏe của cả mẹ và con thì mẹ bầu cũng nên chú ý khi ăn trứng ngỗng. Cụ thể, trong những tuần đầu thai kỳ, mẹ bầu sẽ bị ốm nghén ảnh hưởng đến việc ăn uống. Do vậy, mẹ bầu không nên ăn, vì trứng ngỗng sẽ gây nên tình trạng khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng. Cách tốt nhất là bà bầu ăn trứng ngỗng vào thời điểm thai kỳ đã được ba tháng.
Bên cạnh đó, mẹ cũng cần chú ý 1 tuần chỉ ăn một quả trứng ngỗng, nếu ăn quá nhiều sẽ gây tác dụng ngược.
Mẹ bầu nên ăn trứng ngỗng khi thai kỳ đã được 3 tháng
Trong quá trình mang thai, để mẹ khỏe con ngoan thì các yếu tố về dinh dưỡng, tâm lý, sức khỏe... rất quan trọng.
>>> Xem thêm: Dấu hiệu ốm nghén bé trai chuẩn xác đến 99%
Lưu ý cho bà bầu khi ăn trứng ngỗng
Mẹ bầu cần chú ý một số điều sau khi ăn trứng ngỗng:
-
Không nên ăn nhiều trứng ngỗng do nó chứa nhiều cholesterol và lipid dễ gây béo phì, tăng huyết áp thai kỳ, tiểu đường, gan nhiễm máu và các vấn đề khác về tim mạch.
-
Không nên ăn quá 3 lần trong 1 tuần và cần phải đảm bảo bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng khác cần thiết.
-
Nên ăn trứng ngỗng được chế biến kỹ bằng phương pháp chiên, luộc, hấp, kho,... để đảm bảo an toàn sức khỏe mẹ và bé.
-
Nếu không mua được trứng ngỗng, mẹ hoàn toàn có thể thay thế bằng trứng gà hoặc các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng cho bà bầu.
-
Những mẹ bầu đang mắc các bệnh về tiểu đường, huyết áp, tim mạch, báo kỳ, gan nhiễm máu thì không nên sử dụng trứng ngỗng.
Kết luận
Qua bài viết trên đây, các mẹ đã biết được thời điểm bà bầu nên ăn trứng ngỗng. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp cho bé yêu sinh ra được khỏe mạnh và thông minh.
Ngoài ra, Hãy tham khảo thêm khoá học thai giao cho bé trên Unica để biết thêm nhiều kinh nghiệm chăm sóc thai nhi một cách khoa học nhất.