Khi trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ, nhiều mẹ thường lo lắng không biết cách điều trị như thế nào. Thực tế, đây là tình trạng không quá nguy hiểm đối với sức khỏe của trẻ, và dưới đây là cách điều trị dứt điểm nhất đã được chuyên gia khuyên dùng trong các khoá học nuôi dạy con mà mẹ nên áp dụng.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ
1. Trẻ bị nhiễm nấm nem
Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng nổi đỏ ở cổ trẻ sơ sinh đó chính là da trẻ bị nhiễm nấm nem. Trong đó, nấm nem Candida là loại nấm thường gặp nhất. Bên cạnh đó, việc mẹ cho bé ăn uống kém vệ sinh, để thức ăn rơi vãi ở cổ sẽ khiến cho tình trạng nấm nem càng phát triển hơn, dẫn đến tình trạng nổi mẩn đỏ ở cổ.
>>> Xem ngay: Trẻ sơ sinh bị ho: Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm
Nấm nem Candida là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ ở cổ
2. Thân nhiệt trẻ cao hơn bình thường
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ cũng có thể do thân nhiệt của trẻ cao hơn mức bình thường. Điều này xảy ra phổ biến hơn vào những ngày nắng nóng. Sở dĩ có tình trạng này là do khi thân nhiệt cao, cơ thể dễ đổ mồ hôi, nhất là vùng cổ, khiến cho các nốt mẩn nổi nhiều hơn. Không chỉ nổi ở cổ, các nốt mẩn đỏ này có thể lan đến các vùng khác như: mặt, lưng, ngực, tai… nếu như mẹ không điều trị cho bé kịp thời.
3. Bé bị hăm da
Đối với phần cổ của trẻ sơ sinh, rất khó để vệ sinh các nếp gấp ở cổ bởi phần da này khá chùng và nó thường xuyên cọ xát vào nhau, dẫn đến những tổn thương và xuất hiện các vết hăm. Lâu dần các vết hăm sẽ chuyển thành những nốt mẩn đỏ.
4. Vết cò mổ
Nhiều mẹ thường nghĩ vết cò mổ là tình trạng trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ. Thực chất, vết cò mổ cũng là một dạng mẩn đỏ ở trẻ, tuy nhiên nó đây là tình trạng bẩm sinh và sẽ biến mất khi trẻ lớn lên nên mẹ không phải lo lắng.
Cách điều trị khi trẻ bị mẩn đỏ ở cổ
Khi bé yêu bị nổi mẩn đỏ ở cổ, nhiều mẹ thường lo lắng không biết cách chữa trị như thế nào. Thực tế, đây là một bệnh lành tính và mẹ có thể phòng và chữa bệnh này cho trẻ một cách hữu hiệu thông qua những cách sau:
1. Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát
Để điều trị tình trạng trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ hữu hiệu và tránh hiện tượng tái phát thì cách tốt nhất là mẹ nên cho bé mặc quần áo thoáng mát, thoải mái. Mẹ nên chọn những bộ quần áo có chất liệu mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt, không nên chọn những loại áo có cổ chật vì sẽ khiến cho tình trạng mẩn đỏ càng nặng hơn.
>>> Xem ngay: Sốt phát ban ở trẻ sơ sinh? Nguyên nhân và cách điều trị
Mẹ nên chọn quần áo thoáng mát, rộng rãi để tránh trình trạng da bị hăm
Hãy chọn những chiếc áo có cổ rộng để ngăn tình trạng vùng da cổ bị gập, ngấn giúp cho mồ hôi không đọng lại ở cổ. Từ đó, ngăn chặn việc hình thành cũng như tái phát của các nốt mẩn đỏ.
2. Bôi dầu dừa cho bé
Nếu tình trạng mẩn đỏ ở cổ của trẻ sơ sinh nghiêm trọng với từng mảng dày, đỏ rát khiến trẻ khó chịu, quấy khóc thì mẹ có thể giúp trẻ dễ chịu hơn bằng dầu dừa. Mẹ hãy dùng một ít dầu dừa bôi lên vùng da bị mẩn đỏ ở cổ, để trong khoảng 30 phút và lau nhẹ bằng nước sạch. Mẹ cần chú ý chọn dầu dừa là nguyên chất 100% tự nhiên. Nếu không có dầu dừa thì mẹ có thể thay bằng dầu oliu.
3. Vệ sinh da sạch sẽ cho bé
Nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ đó chính là do sự xâm nhập của vi khuẩn. Chính vì vậy, mẹ phải thường xuyên vệ sinh, tắm rửa cho trẻ sạch sẽ, đặc biệt là vào mùa hè để ngăn ngừa việc đọng mồ hôi trên cổ của bé.
Trong quá trình tắm cho bé, mẹ nên thao tác nhẹ nhàng với khăn mềm để loại bỏ bã nhờn và bụi bẩn trên da. Mẹ cũng có thể sử dụng xà phòng dịu nhẹ, không gây kích ứng da để tắm cho bé nhằm tăng hiệu quả làm sạch hơn. Mẹ cũng cần lưu ý là da bé còn rất yếu và non nớt, chính vì vậy mẹ cần cẩn thận, nhẹ tay, tránh tình trạng chà xát quá mạnh khiến da bé bị tổn thương.
Mẹ nên tắm rửa, vệ sinh da cho trẻ sạch sẽ để tránh tình trạng nhiễm khuẩn
4. Duy trì thói quen sống lành mạnh
Để tránh tình trạng cổ của trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ, mẹ nên duy trì thói quen sống lành mạnh cho trẻ. Mỗi ngày mẹ nên bổ sung nước đầy đủ cùng thực đơn ăn uống giàu chất dinh dưỡng, nhằm giúp bé kháng được các bệnh tốt hơn.
Bên cạnh đó, mẹ cũng nên thường xuyên cắt móng tay cho bé để tránh trường hợp bé gãi gây tổn thương cho da. Đặc biệt, phải xây dựng thời khóa biểu nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc cho bé để tăng sức đề kháng. Việc trang bị cho mình nhiều kiến thức về chăm sóc trẻ từ khi bé còn là sơ sinh và trong suốt quá trình bé trưởng thành là cực kỳ quan trọng. Và tất nhiên không thể thiếu các phương pháp khoa học như việc cho trẻ tiếp cận và học toán Soroban bắt đầu từ 4 tuổi để trẻ phát triển toàn diện và thông minh. Các bậc phụ huynh hãy tìm hiểu ngay từ bây giờ nhé!
Những điều mẹ không nên làm khi trẻ bị mẩn đỏ
Trong thời gian bé bị nổi mẩn đỏ, mẹ nên chú ý một số điểm như sau:
- Không lau quá kỹ vùng bị mẩn đỏ trên cơ thể bé khi tắm bởi da rất dễ bị tổn thương khiến bé có thể cảm thấy đau, rát.
- Không thoa các loại kem khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ
- Không được vỡ mụn hoặc cố gắng nặn những nốt mẩn đỏ trên ra bé.
- Không cho trẻ tiếp xúc với các chất tẩy rửa, sữa tắm tạo bọt vì nó có thể khiến cho tình trạng bé trở nên nặng hơn.
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ có nguy hiểm không
Đối với trẻ sơ sinh, khi cơ thể còn non nớt thì việc tiếp xúc với không khí và môi trường bên ngoài sau sinh khiến bé dễ bị tổn thương trên da. Đây là một trong những hiện tượng thường gặp và không gây nguy hiểm. Cha mẹ có thể thấy bé nổi nốt mẩn đỏ các vùng như: cổ, mặt, lưng, cánh tay. Những nốt mụn này tuy không ảnh hưởng đến sự phát triển của bé những khiến bé cảm thấy ngứa ngáy, bứt rứt, khó chịu, thậm chí là mệt mỏi, quấy khóc. Trong trường hợp trẻ bị tình trạng nổi mẩn đỏ kéo dài kèm theo các biểu hiện ho, sốt, cơ thể suy nhược, cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện để có thể thăm khám và tìm kiếm phương pháp điều trị hiệu quả.
Trên đây là những cách điều trị dứt điểm tình trạng trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ. Hy vọng với những thông tin hữu ích này sẽ giúp cho việc điều trị bệnh mẩn đỏ ở trẻ được an toàn và hiệu quả hơn. Chúc bé yêu của bạn luôn mạnh khỏe và thông minh.