Mua 3 tặng 1

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Trẻ sơ sinh bị ho: Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm

Mua 3 tặng 1

Vào thời điểm giao mùa, hiện tượng trẻ sơ sinh bị ho càng trở nên phổ biến hơn, gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ. Vậy, nguyên nhân của hiện tượng này là gì, cách điều trị như thế nào sao cho an toàn và hiệu quả. Hãy tham khảo những thông tin hữu ích mà UNICA chia sẻ trong bài viết dưới đây. 

Hiện tượng trẻ sơ sinh bị ho là gì? 

Theo các nghiên cứu về sức khỏe, ho là một phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm loại bỏ những tác nhân gây bệnh hoặc các di vật trong cổ họng ra bên ngoài. Như vậy, có thể thấy, ho là một hiện tượng lành tính và không quá nguy hiểm đối với sức khỏe. 

Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh, khi có hiện tượng ho chứng tỏ trẻ đang mắc bệnh về đường hô hấp và ho sẽ giúp đẩy đờm, dịch mũi họng ra ngoài để đường hô hấp được thông thoáng hơn. Hiện tượng trẻ sơ sinh bị ho sẽ được chia thành 2 dạng chính là: 

- Ho đờm: Trong trường hợp trẻ ho có đờm chứng tỏ đường hô hấp của trẻ đã bị nhiễm khuẩn. Cụ thể, trẻ thường ho ra đờm xanh hoặc trắng.

- Ho khan: Ho khan thường xuất hiện khi cơ thể bị dị ứng hoặc cảm lạnh, nhất là vào thời điểm giao màu. Ho khan thường đi kèm với triệu chứng khò khè. 

Trẻ sơ sinh bị ho

Nếu trẻ sơ sinh bị ho, chứng tỏ trẻ đang mắc bệnh về đường hô hấp 

Nguyên nhân khiến trẻ bị ho 

Bên cạnh yếu tố thời tiết, hiện tượng trẻ sơ sinh bị ho còn chịu sự tác động của nhiều nguyên nhân khác như: 

- Môi trường xung quanh có khói thuốc lá, có thể là do người thân trong gia đình có thói quen hút thuốc. 

- Sau khi sinh mẹ dùng than củi để xông cho bé. 

- Bé mắc một số bệnh như: viêm phổi, ho gà, viêm phế quản… 

- Bé bị hóc dị vật hoặc bị sặc. 

- Môi trường sống quá ô nhiễm. 

- Bé bị nhiễm virus hợp bào hô hấp, trong tiếng Anh gọi là respiratory syncytial virus - RSV. 

- Đường hô hấp của bé bị tăng dịch nhầy quá nhiều, khiến bị thường xuyên khò khè và ho. 

- Trong khí quản của bé có nhiều vi khuẩn, dị vật và virus gây bệnh. 

>> Nuôi dưỡng và chăm sóc bé yêu trong những tháng đầu tiên

tại sao Trẻ sơ sinh bị ho

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ho ở trẻ sơ sinh 

Các cách trị ho cho trẻ

Tùy vào từng trường hợp trẻ sơ sinh bị ho mà mẹ sẽ có cách điều trị sao cho phù hợp. Cụ thể như sau: 

1. Trường hợp trẻ bị ho thông thường 

Nếu trẻ bị ho hoặc cảm lạnh thông thường với những triệu chứng như: ho khan, viêm họng, nghẹt mũi… thì mẹ nên áp dụng những cách chữa trị sau: 

- Mẹ nên nhớ cho bé bú đủ, việc bú đủ sẽ giúp cung cấp nước, làm lỏng dịch đờm có trong cổ họng của bé. Từ đó, giúp giảm ho hiệu quả. 

- Có thể dùng nước muối sinh lý để rửa mũi cho bé, nhằm giúp làm lỏng đờm và giảm tình trạng ho khan.

- Mẹ tuyệt đối không sử dụng thuốc ho và thuốc trị cảm một cách tùy tiện khi trẻ bị cảm lạnh thông thường. Tốt nhất mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. 

2. Trường hợp trẻ bị ho do viêm phế quản 

Nếu trẻ sơ sinh bị ho do viêm phế quản với những biểu hiện như: thở yếu, da tái xanh, ho theo cơn...  thì mẹ hãy áp dụng phương pháp điều trị sau đây: 

- Để làm dịu cơn ho của bé thì mẹ nên bế bé ở tư thế vác vai, đồng thời vỗ nhẹ vào lưng. 

- Trong trường hợp trời lạnh, mẹ hãy dùng hơi nước ấm cho bé hít thở khí nóng nhằm giúp những cơn ho được dịu hơn. 

- Trong trường hợp trời mát, không khí thoáng đãng thì bạn nên cho bé ra ngoài đi dạo để bé được dễ thở hơn. 

- Trong trường hợp không khí có độ ẩm cao, mẹ nên mở máy làm ẩm không khí trong phòng để giúp phế quản của bé được dễ chịu hơn. 

- Sau 3 - 5 ngày, nếu bệnh của bé không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc khỏi hẳn thì mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được khám và điều trị. 

>> Cách chăm sóc trẻ sơ sinh theo mùa

cách điều trị khi trẻ sơ sinh bị ho

Trường hợp trẻ sơ sinh bị ho do viêm phế quản thì mẹ nên chú ý đến môi trường sống của trẻ 

3. Trường hợp trẻ bị ho do viêm phổi 

Trẻ sơ sinh bị ho do viêm phổi thường gặp nhiều nhất vào thời điểm giao mùa. Đây là một bệnh nhiễm trùng về đường hô hấp, nguyên nhân chính gây nên là do các virus và vi khuẩn gây bệnh. Khi bị viêm phổi, trẻ không chỉ bị ho mà còn có nhiều triệu chứng của bệnh cảm lạnh. Đặc biệt, khi ho trẻ thường ho ra đờm xanh hoặc đờm vàng. 

Thực tế, chưa có một phương pháp cụ thể nào trong việc điều trị triệu chứng ho do viêm phổi ở trẻ sơ sinh. Bởi, cần xác định rõ nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn hay virus. Vì vậy, khi phát trẻ bị ho kèm theo sốt cao, ho ra đờm xanh hoặc đờm vàng thì mẹ nên cho trẻ đến bệnh viện, để chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bật mí 3 cách trị ho cho trẻ sơ sinh tại nhà

Sử dụng nước ấm 

Theo các chuyên gia Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, nước ấm có tác dụng làm ấm cơ thể của bé. Ngoài ra nó giúp thanh lọc cơ thể, giảm triệu chứng ho thông thường. Bằng cách làm này, bạn có thể cho bé uống 1 - 3 muỗng nước mỗi ngày, chia làm 4 lần. Chú ý cho bé uống nước ở nhiệt độ khoảng 30 - 32 độ C nếu không sẽ gây bỏng đối với bé, nếu quá lạnh có thể bé sẽ bị ho nhiều hơn.

Chườm khăn ấm cho bé

Khi được kích thích bởi nhiệt độ, chất nhầy trong mũi của bé sẽ được tiết ra thay vì tụ lại gây nghẹt mũi, nghẹt đường thở nguyên nhân gây ra ho đối với trẻ. Giống như cho trẻ uống nước ấm bạn có thể chuẩn bị một khăn bông sạch và giặt với nước ấm, trực tiếp chườm khăn ấm vào ngực, cổ của trẻ cũng có tác dụng giảm ho.

tre-so-sinh-bi-ho-2.jpg

Chườm khăn ấm cho trẻ

Sử dụng các bài thuốc chữa ho từ dân gian

Từ thời xa xưa khi khoa học chưa phát triển, ông bà ta đã khám phá những nguyên liệu thiên nhiên để giúp bé giảm ho. Một trong những bài thuốc trị ho có thể kể đến như:

Sử dụng rau diếp cá và nước vo gạo

Đây là 2 loại nguyên liệu dễ tìm kiếm trong tự nhiên, có tác dụng trị ho hiệu quả đối với bé. Bạn chuẩn bị một nắm diếp cá rửa sạch, giã nhuyễn rồi lấy một bát nước vo gạo trộn vào diếp cả vừa giã, cho vào nồi đun sôi và lọc lấy nước. Cho bé uống 1 – 2 lần/ngày trong khoảng 1 – 2 ngày cho đến khi bé đỡ ho.

Lưu ý, bạn không nên chườm khăn liên tục quá 20 phút, trừ khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Trong trường hợp trẻ bị sốt, mẹ không nên chườm khăn nóng cho trẻ.Theo các chuyên gia Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, nước ấm có tác dụng làm ấm cơ thể của bé. Ngoài ra nó giúp thanh lọc cơ thể, giảm triệu chứng ho thông thường. Bằng cách làm này, bạn có thể cho bé uống 1 - 3 muỗng nước mỗi ngày, chia làm 4 lần. Chú ý cho bé uống nước ở nhiệt độ khoảng 30 - 32 độ C nếu không sẽ gây bỏng đối với bé, nếu quá lạnh có thể bé sẽ bị ho nhiều hơn.

tre-so-sinh-bi-ho-1.jpg

Bài thuốc dân gian chữa ho cho trẻ sơ sinh

Chữa ho bằng củ cải trắng và gừng tươi

Đây cũng là bài thuốc dân gian đơn giản, dễ làm để trị ho cho bé. Bạn lấy khoảng nửa củ cải trắng rửa sạch, sau đó xay nhuyễn cùng với một củ gừng tươi đã bóc vỏ rửa sạch. Sau khi xay xong, bạn cho củ cải và gừng vào lọc lấy phần nước cốt. Phần nước vừa lọc được bạn cho một thìa mật ong vào. 

Tiếp đó, bạn cho hỗn hợp vừa tạo vào hấp cách thuỷ trong khoảng thời gian 10 phút, lấy ra và để tới khi nguội bạn có thể cho bé uống. Liều lượng là 3 lần mỗi ngày và uống từ 2-3 ngày.

Việc điều trị này cần được tiến hành nhanh chóng, bởi nếu trẻ bị viêm phổi do vi khuẩn Strep gây nên sẽ rất nguy hiểm, có thể để lại nhiều hệ quả nghiêm trọng. 
Qua bài viết trên đây, chắc chắn mẹ đã nắm được nguyên nhân cũng như cách điều trị cụ thể của triệu chứng trẻ sơ sinh bị ho. Hy vọng với những thông tin nuôi dạy con trên sẽ giúp cho bé yêu của bạn được chăm sóc một cách toàn diện và khỏe mạnh. 

>> Điểm danh những cách hạ sốt cho trẻ nhanh nhất

[Tổng số: 0 Trung bình: 0]

Tags: