Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

11 Cách dạy trẻ chậm nói đơn giản, hiệu quả

Nội dung được viết bởi Phùng Thị Thùy Dung

Cách dạy trẻ chậm nói là một trong những vấn đề được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Bởi vì, chậm nói sẽ làm cản trở đến quá trình giao tiếp và hòa nhập cộng đồng của trẻ. Vậy, có những cách nuôi dạy con khoa học như thế nào để trẻ có thể phát triển khả năng ngôn ngữ cho trẻ theo đúng lứa tuổi? Hãy cùng UNICA đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Khi nào trẻ biết nói?

Mỗi trẻ sẽ có sự phát triển không giống nhau, có trẻ biết nói sớm nhưng có trẻ sẽ biết nói muộn hơn. Tuy nhiên, nếu trẻ bước qua cột mốc phát triển ngôn ngữ quá lâu nhưng vẫn chưa nói chuyện bình thường như các bạn đồng trang lứa, thì bố mẹ phải đặc biệt quan tâm đến cách dạy trẻ chậm nói.

cach-day-tre-cham-noi.jpg

Sự phát triển của mỗi bé không giống nhau, có trẻ biết nói sớm nhưng có trẻ biết nói muộn 

Các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ

- Trẻ từ 3 – 6 tháng: Trong giai đoạn này, trẻ đã biết cười, hóng chuyện và chăm chú nghe mọi người xung quanh nói chuyện. Khi trẻ được 5 – 6 tháng thì bắt đầu ê, a để nói chuyện cũng như bộc lộ cảm xúc của bản thân.

- Trẻ từ 6 – 9 tháng: Thời điểm này bé có thể phát âm được những câu dài nhưng chưa được rõ ràng, với những bé phát triển nhanh có thể nói được khoảng 3 từ và bắt chước cử động miệng của người lớn.

- Trẻ từ 12 – 15 tháng: Trẻ có thể nói được câu khoảng 4 từ và biết cách ghép, sắp xếp các từ thành câu đúng thứ tự.

- Trẻ được 2 tuổi: Giai đoạn này trẻ có thể biết khoảng 50 – 75 từ và xâu chuỗi các từ thành cụm từ, câu hoàn chỉnh. Đây là giai đoạn trẻ phát triển ngôn ngữ, nên bố mẹ cần kiên nhẫn dạy bé tập nói cũng như bổ sung thêm vốn từ vựng cho con.

- Trẻ từ 2, 5 – 4 tuổi: Đối với độ tuổi này, bé đã có thể sử dụng các câu dài hơn, thường trên 3 từ, vốn từ vựng của bé cũng tăng từ 300 đến 1000 từ. Thời điểm này, bé rất thích nói, ca hát và có khả năng đặt câu hỏi cũng như câu trả lời đơn giản từ mọi người. 

Nuôi dạy con là một quá trình đòi hỏi cha mẹ phải kiên nhẫn, yêu thương và thấu hiểu con của mình. Để có thể nuôi con một cách đúng đắn, tránh sai lầm và gây ra tổn thương cho trẻ, bạn cần tham gia các khóa học online. Tại đây, các chuyên gia sẽ chia sẻ các kiến thức bổ ích và thực tế để giúp bạn có thể đồng hành cùng con. Đăng ký ngay khóa học:

Nuôi dạy con kiệt xuất theo phương pháp người Do Thái
Phạm Quỳnh Liên
199.000đ
800.000đ

Phương pháp dạy con thành tài
Lương Thế Hưng
299.000đ
800.000đ

Bí quyết nuôi dạy con ngoan, khoẻ và thông tuệ
Đào Duy Văn
299.000đ
599.000đ

Biểu hiện của trẻ chậm nói

- Đối với trẻ sơ sinh: Trẻ sẽ không phản ứng với âm thanh hoặc không phát ra âm thanh nào đặc biệt.

- Đối với trẻ từ 3 đến 4 tháng: Trẻ ít giao tiếp bằng mắt, ít mỉm cười, không gây tiếng ồn.

- Đối với trẻ từ 4 đến 7 tháng: Trẻ gặp khó khăn khi ngồi và không phản ứng với âm thanh cũng như lời nói xung quanh, bé không tương tác và thờ ơ với bố mẹ hoặc đồ vật.

- Đối với trẻ từ 7 đến 12 tháng: Trẻ không bò và gặp khó khăn khi đứng thẳng, ít nói và không sử dụng ngôn ngữ cơ thể.

- Đối với trẻ từ 12 đến 24 tháng: Bé sẽ không bắt chước hoặc lặp lại lời nói của mọi người và không hiểu các yêu cầu đơn giản của người lớn, cũng như không thể phát ra âm thanh tối thiểu 6 từ khác nhau. 

- Đối với những trẻ trên 2 tuổi: Nếu bé có những biểu hiện chậm nói như: chỉ bắt chước âm thanh hoặc hành động mà không thể phát âm các từ, cụm từ. Trẻ không thể giao tiếp mà chỉ nói một số từ lặp đi lặp lại, không tuân theo các yêu cầu đơn giản của người lớn, khi bé nói mọi người không hiểu bé nói gì. Với những dấu hiệu trên, bố mẹ cần đưa bé đi khám để được bác sĩ tư vấn và chữa trị kịp thời. 

cach-day-tre-cham-noi.1.jpg

Mỗi giai đoạn trẻ sẽ có những biểu hiện chậm nói khác nhau

Cách dạy trẻ chậm nói tại nhà

1. Nói chuyện với con nhiều hơn

Đây là cách dạy trẻ tập nói để cải thiện khả năng giao tiếp cho con. Đối với cách này, cha mẹ hãy dành nhiều thời gian nói chuyện cùng con, ngay cả khi trẻ chưa nói được. Thông thường, trẻ sơ sinh hay hóng chuyện nên bố mẹ có thể sử dụng những âm thanh đơn giản như ba, má, bà… lâu dần bé sẽ bắt chước và nói lại theo bố mẹ. Tuy nhiên, nếu bé không nói được thì bố mẹ cần phải kiên nhẫn thực hiện nhiều lần để khuyến khích con phát âm.

Khi trò chuyện với những trẻ lớn hơn, bố mẹ nên cố gắng nói thật chậm và rõ ràng từng từ, đồng thời kết hợp sử dụng các động tác ngôn ngữ cơ thể giao tiếp với con. Hãy nói chuyện với con trong bất kỳ trường hợp nào kể cả lúc cho trẻ ăn, cho trẻ tắm và ru trẻ đi ngủ… 

2. Đọc sách cho trẻ nghe

Có thể nói sách là liều thuốc hữu hiệu nhất đối với những trẻ chậm phát triển ngôn ngữ. Do đó, mẹ hãy đọc cho con nghe những câu chuyện cổ tích, những vần thơ ngộ nghĩnh để giúp con làm quen được từ vựng mới, những vần điệu mới để con hiểu được cách mà bố mẹ nói chuyện. 

cach-day-tre-cham-noi.2.jpg

Sách là liều thuốc hữu hiệu nhất đối với những trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

3. Không bắt chước ngôn ngữ của trẻ

Thời gian đầu trẻ bắt đầu tập nói sẽ phát âm không chuẩn, đôi khi trẻ còn nói ngọng hoặc nói líu lưỡi. Vì vậy, trong quá trình dạy con nói, cha mẹ không được bắt chước cách này của trẻ. Việc làm này sẽ làm bé nói sai, nói ngọng và hình thành thói quen khó sửa.

nuôi dạy con

4. Cho trẻ tiếp xúc với nhiều người

Cách dạy trẻ chậm nói hiệu quả là cho trẻ tiếp xúc với nhiều người, dù trẻ chưa thể nói chuyện như người lớn nhưng khi trẻ tiếp xúc với bạn cùng trang lứa trẻ sẽ hình thành được ngôn ngữ riêng cho mình. Do đó, khi trẻ được tiếp xúc với nhiều bạn, trẻ sẽ nhanh nhẹn và có nhiều cơ hội để phát triển ngôn ngữ tốt hơn.

cach-dạy-tre-cham-noi-2.jpg

Tạo môi trường giao tiếp cho trẻ

5. Hạn chế cho trẻ dùng điện thoại, xem tivi

Việc bố mẹ cho con dùng điện thoại hay xem ti vi sẽ khiến trẻ say mê mà không chú ý đến việc tập nói. Vì vậy, để không làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ, bố mẹ không nên cho trẻ chơi các thiết bị trên mà hãy dành nhiều thời gian tương tác với trẻ.

6. Hát cho con nghe

Hát cho con nghe mỗi ngày với những bài hát phù hợp với độ tuổi của trẻ không chỉ giúp gắn kết tình cảm giữa cha mẹ với con cái mà nó còn là cách tốt nhất để giúp trẻ ghi nhớ từ mới một cách hiệu quả. Đây là một hình thức giúp trẻ vui vẻ hơn khi học mà chơi, chơi mà học. Hình thức này tuy đơn giản nhưng nó mang lại hiệu quả vô cùng lớn được các chuyên gia khuyên cha mẹ nên sử dụng để giúp trẻ nói nhanh hơn.

cach-dạy-tre-cham-noi-1.jpg

Hát cho bé nghe giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ

7. Khuyến khích trẻ tự giải quyết vấn đề

Trẻ chậm nói tuy có thể gặp khó khăn trong việc biểu hiện bằng ngôn ngữ nhưng chúng lại rất giỏi trong việc biểu đạt bằng cử chỉ, hành động cơ thể. Nếu trẻ muốn thực hiện điều gì đó, cha mẹ nên quan sát và để trẻ tự làm. Ví dụ: Nếu trẻ muốn uống nước, hãy để trẻ tự đi lấy bình nước của mình thay vì thực hiện thay con. Đây là cách được nhiều chuyên gia đánh giá cao vì nó giúp trẻ tự lập thông qua các hoạt động mà chúng có thể làm được mà không cần đến sự giao tiếp bằng lời nói với cha mẹ. 

8. Tạo môi trường để giao tiếp nhiều hơn

Với những trẻ chậm nói, cha mẹ thường có thói quen bật Tivi, điện thoại để trẻ nói theo những quan điểm này không mang lại hiệu quả 100% bởi rất có thể trẻ sẽ tập trung vào phần hình ảnh bé học màu sắc thay vì chú ý đến các đoạn giao tiếp mà các nhân vật trong hoạt hình trò chuyện cùng nhau. Chính vì vậy, để tránh sự phân tâm, cha mẹ nên tạo điều kiện cho con đi lớp, được tiếp xúc với nhiều bạn bè cùng trang lứa sẽ giúp trẻ tự tin hơn và có nhiều cơ hội giao tiếp để phát triển ngôn ngữ tốt hơn. 

9. Dạy trẻ những từ đơn giản, dễ hiểu

Cách dạy trẻ chậm nói hiệu quả đó chính là dạy trẻ những từ đơn giản, dễ hiểu. Cha mẹ hãy biểu đạt cảm xúc, thái độ của mình hoặc những tình huống khác nhau trong cuộc sống bằng những từ hoặc cử chỉ đơn giản nhất. Ngoài ra, cha mẹ có thể sử dụng hình ảnh trực quan để giúp bé gợi nhớ các từ liên quan đến hình ảnh một cách dễ dàng nhất. Nhờ đó mà trẻ sẽ nhớ nhanh, nhớ lâu hơn để tăng phản xạ ngôn ngữ của mình trong giao tiếp.

phuong-phap-day-tre-cham-noi-2.jpg

Sử dụng hình ảnh trực quan

10. Sử dụng hình ảnh trực quan

Sử dụng hình ảnh trực quan nghĩa là bạn kết hợp giữa lời nói và hình ảnh thực tế. Ví dụ: Khi bạn muốn dạy bé nói từ “con cá”, bạn có thể cho bé nhìn thực tế hoặc mô hình về con cá, khi bạn dạy bé từ “xe máy”, bạn có thể chỉ cho bé nhìn thấy chiếc xe máy thực tế. Kết hợp giữa lời nói và hình ảnh trực quan sẽ giúp bé nhớ nhanh hơn, kích thích khả năng phản xạ và sự liên tưởng trong hoạt động của não bộ. Bạn hãy tham khảo phương pháp dạy con glenn doman giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tốt hơn.

 11. Giữ cho các bài học ngắn nhưng thường xuyên

Các bài học ngắn, thường xuyên tốt hơn nhiều so với các bài học dài hơn, rời rạc. Trong một bài học ngắn, sự chú ý của con bạn ít có khả năng bị lung lay, và bạn sẽ thấy rằng mình thực sự có thể hoàn thành nhiều việc hơn. Giữ cho các bài học lạc quan và có nhịp độ nhanh, đồng thời sử dụng các công cụ giảng dạy và các hoạt động thu hút sự quan tâm của trẻ.

Kết luận

Trên đây là những cách dạy trẻ chậm nói đơn giản ngay tại nhà mà UNICA đã chia sẻ. Hy vọng, qua bài viết này, các bậc phụ huynh sẽ biết cách khắc phục tình trạng này của trẻ. Cùng với đó, cha mẹ có thể tìm hiểu thêm về các phương pháp kích hoạt ngôn ngữ cũng như cải thiện khả năng tư duy, diễn đạt tốt ngay từ khi còn nhỏ với khóa học Giáo dục sớm 0-3 tuổi: Để con phát triển ngôn ngữ vượt trội.

Bạn có cảm thấy lo lắng khi không biết cách dạy con đúng đắn để phát triển phẩm chất tốt? Tham gia khóa học nuôi dạy con để học cách xây dựng nền tảng vững chắc cho con, giúp con phát triển các kỹ năng sống và giá trị nhân văn.

Đăng ký học thử để trải nghiệm ngay hôm nay!
course_relate
Montessori: Dạy trẻ giáo dục sớm tại nhà
1.999.000đ 4.800.000đ
0/5 - (0 bình chọn)