9 cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi mẹ nên biết

9 cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi mẹ nên biết

Mục lục

Cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi luôn được rất nhiều mẹ quan tâm vì gần như tới 90% trẻ nhỏ đều bị tình trạng này. Tuy nhiên, nhiều mẹ bỉm sữa vẫn chưa biết cách thực hiện phương pháp này. Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây, UNICA sẽ chia sẻ cách làm tiêu đờm cho trẻ sơ sinh đơn giản ngay tại nhà.

Nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh bị đờm trong họng?

Đờm ở cổ họng trẻ sơ sinh không phải hiện tượng hiếm gặp nhưng lại khiến bé quấy khóc. Một số trường hợp đờm khiến con bỏ ăn, mất ngủ nên làm cho cân nặng sụt nhanh chóng. Trước khi đi vào tìm hiểu cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi, bạn hãy cùng Unica tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới tình trạng này:

Viêm phế quản

Nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm phế quản thường là do virus, do nhiễm trùng vi khuẩn hoặc tiếp xúc nhiều với các chất gây kích thích phổi như khói thuốc, bụi, ô nhiễm không khí. 

Biểu hiện rõ nhất của viêm phế quản là trẻ 2 tháng tuổi có đờm trong cổ họng khiến bé khó chịu, quấy khóc. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể trở thành mãn tính do sự lặp lại của viêm niêm mạc phế quản trong thời gian dài.

viem-phe-quan-o-tre-so-sinh.jpg

Viêm phế quản gây ra đờm ở cổ họng bé

Viêm mũi họng

Khi trẻ bị viêm mũi họng, vi khuẩn hoặc nấm trong cơ thể sẽ khiến lượng dịch ở mũi tiết ra nhiều hơn. Chất nhầy này sẽ khiến bé bị ngẹt mũi, khi dịch chảy xuống họng sẽ làm con bị khò khè, ho và khó thở. 

Cảm cúm, cảm lạnh

Cả cúm và cảm lạnh đều do virus gây ra nhưng tình trạng bệnh của mỗi bệnh lại khác nhau. Đối với cảm lạnh, bé sẽ có ít biểu hiện hơn so với cảm cúm. Dẫu vậy, cả hai chứng bệnh này đều khiến bé mệt mỏi, sốt và xuất hiện đờm ở cổ. Đặc biệt, với cảm cúm, nếu mẹ không kịp thời đưa bé đi viện điều trị thì rất dễ dẫn tới tình trạng viêm đường hô hấp dưới.

Trào ngược dạ dày thực quản

Phần cơ thắt tâm vị của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện nên rất dễ dẫn tới tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Khi axit dạ dày trào ngược lên thực quản sẽ gây viêm tại đây và dẫn tới hiện tượng đờm.

Thời tiết thay đổi thất thường

Thời tiết thay đổi thất thường từ nóng sang lạnh hoặc từ lạnh sang nóng cũng sẽ khiến bé 2 tháng tuổi bị đờm ở cổ họng. Đi kèm với đó có thể là ho, sốt, nghẹt mũi làm cho bé bỏ ăn, quấy khóc và khó chịu trong người. 

cach-chua-dom-cho-tre-so-sinh-2-thang-tuoi.jpg

Thời tiết thất thường khiến trẻ sơ sinh có đờm trong cổ họng

Ô nhiễm môi trường

Không khí bị ô nhiễm thường chứa lượng bụi nhiều hơn so với bình thường, cùng với đó lượng vi khuẩn, virus và nấm trong không khí cũng nhiều hơn. Chính những tác nhân này sẽ khiến hệ hô hấp của bé dễ gặp vấn đề, trong đó có hiện tượng đờm ở cổ. 

9 cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

Đờm ở cổ họng bé gây ra rất nhiều phiền toái khiến bé quấy khóc, bỏ ăn, chán ăn và mất ngủ. Hệ quả của việc này là khiến cho cân nặng của con tụt nhanh chóng nên tốt nhất là bạn cần tìm các phương pháp trị đờm cho con càng sớm càng tốt. Dưới đây sẽ là một vài cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi mà Unica muốn gửi tới bạn:

1. Sử dụng thuốc tiêu đờm cho trẻ sơ sinh

Tác dụng chính của thuốc tiêu đờm là thay đổi cấu trúc liên kết của đờm nên giúp đờm bị giảm độ nhầy nhớt, độ đặc quánh. Điều này giúp trẻ có thể tự nhổ bỏ đờm mà không cần sử dụng công cụ hút đờm. 

Những trường hợp được bác sĩ chỉ định dùng thuốc tiêu đờm là các bé bị nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính như cảm lạnh, viêm phế quản và viêm phổi. Mẹ cần chú ý liều lượng và thời gian sử dụng thuốc tiêu đờm theo chỉ dẫn của chuyên gia y tế. 

Các loại thuốc tiêu đờm được được sử dụng nhiều hiện nay gồm có nhóm thuốc Bromhexin, nhóm thuốc Acetyl cystein, Siro ho Astex, Siro Zarbee’s Baby Cough, Siro tiêu đờm Prospan Đức, Siro Muhi Nhật Bản, Siro Paburon S,... Sản phẩm thuốc tiêu đờm cho trẻ nhỏ thường có mùi vị thơm ngon để kích thích vị giác của các bé. Quan trọng nhất khi mua thuốc là bạn nên chọn sản phẩm chính hãng, được bán tại các cơ sở kinh doanh dược phẩm uy tín. 

cho-be-uong-thuoc-tieu-dom.jpg

Cho bé dùng thuốc tiêu đờm

2. Hút mũi cho bé

Mặc dù thuốc tiêu đờm sẽ đem tới kết quả trong thời gian ngắn nhưng bạn không nên tự ý mua và sử dụng nếu không có sự cho phép của bác sĩ. Việc lạm dụng thuốc sẽ gây ra hiện tượng nhờn kháng sinh hoặc gây ra những tác động tiêu cực cho sức khỏe của bé. Bởi vậy, các mẹ có thể tham khảo cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bằng hút mũi để giảm lượng đờm trong cổ của bé như sau:

- Bước 1: Đặt đầu của bé nghiêng sang 1 bên, nhỏ 1-2 giọt nước muôi sinh lý vào trong mũi.

- Bước 2: Sau 2 hoặc 3 phút, mẹ đưa đầu bé thấp hơn chân để dung dịch đi sâu vào trong mũi.

- Bước 3: Bóp ống bơm để đẩy hết không khí ra ngoài rồi đặt ống bơm vào trong mũi của bé. Nhẹ nhàng thả tay cầm để tạo lực hút chất nhầy trong mũi con ra ngoài.

Lưu ý: Đối với cách chữa ho có đờm cho trẻ 2 tháng tuổi này, bạn không nên đưa ống hút vào sâu trong mũi của con vì có thể gây tổn thương mô mềm bên trong mũi. Nếu bé cảm thấy đau, mẹ không nên cố thực hiện hút mũi vì việc này có thể gây xước mô mềm bên trong khoang mũi gây ra chảy máu khiến con bị đau. Nếu sau hút mũi mà bé vẫn khó thở thì mẹ lại thực hiện hút mũi bằng ống hút lần 2. 

hut-mui-cho-con.jpg

Hút mũi cho bé

3. Cách trị đờm cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bằng tinh dầu

Tinh dầu không chỉ được biết tới với tác dụng an thần giúp giấc ngủ của bé ngon và sâu hơn, mà mẹ còn có thể dùng tinh dầu để trị đờm ở cổ cho con. Một trong các loại tinh dầu được khuyên dùng nhiều nhất đó là tinh dầu tràm vì loại này chứa nhiều các thành phần chống viêm, sưng giúp long đờm và kháng khuẩn. 

Cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bằng sử dụng tinh dầu tràm để trị đờm ở cổ họng của bé đó là thực hiện xông tinh dầu tràm. Trước tiên, mẹ cần chuẩn bị một chiếc đèn xông tinh dầu rồi đổ một vài giọt tinh dầu tràm vào đèn. Tiếp đến, bạn bật nút để đèn hoạt động, hương thơm sẽ được khuếch đại khắp căn phòng. Tùy vào từng không gian phòng hẹp hay rộng mà mẹ sẽ cân đo lượng tinh dầu phù hợp.

Ngoài cách xông phòng bằng tinh dầu tràm, mẹ cũng có thể hòa tinh dầu tràm vào nước tắm của con hoặc nhỏ lên khăn, yến của trẻ. Nhớ là sử dụng một lượng tinh dầu vừa phải thôi nhé, việc dùng quá nhiều tinh dầu sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu, hắt xì hơi liên tục.

cach-chua-dom-cho-tre-so-sinh-2-thang-tuoi.1.jpg

Chữa đờm cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bằng tinh dầu tràm

4. Cách làm tan đờm trong cổ họng cho trẻ sơ sinh bằng xông nước ấm

Các mẹ bỉm sữa nếu đang tìm phương pháp làm tan đờm an toàn cho con thì nên tham khảo ngay cách xông hơi bằng nước nóng. Những vật dụng bạn cần chuẩn bị gồm có máy xông mũi chuyên dụng và nước ấm. 

Sau khi đã chuẩn bị xong dụng cụ, mẹ đặt bé ngồi trên thảm, để con ngồi ở tư thế thoải mái nhất. Bạn cần giữ cho nhiệt độ phòng ở khoảng 26 - 28 độ C, không gian nên kín gió để đảm bảo bé không bị cảm lạnh. Sau khi đã chuẩn bị xong, mẹ tiến hành xông mũi bằng nước ấm cho bé theo hướng dẫn sau:

- Bước 1: Đặt ống xông vào mũi của con, điều chỉnh cho đầu ống nhẹ nhàng vào trong mũi

- Bước 2: Bật nút để ống tự động phun hơi ấm 

- Bước 3: Cho con xông mũi từ 5 - 10 phút

- Bước 4: Rút ống xông, để bé xì hết nước mũi rồi dùng nước ấm làm sạch mũi cho con

Lưu ý: Nếu bé cảm thấy không thoải mái trong quá trình xông mũi, hãy dừng xông ngay lập tức. Sau khi xông mũi, bạn nên đặt bé nằm nghiêng sẽ giúp đào thải đờm dễ dàng hơn. 

Xông mũi bằng nước nóng chỉ là một biện pháp tạm thời để làm tan đờm trong cổ họng của bé. Nếu tình trạng đờm không giảm đi sau một thời gian hoặc bé có triệu chứng khác như sốt cao, khó thở nghiêm trọng hoặc khó ăn, hãy đưa bé đến bác sĩ ngay lập tức để được kiểm tra và điều trị.

xong-nuoc-am-cho-be.jpg

Xông nước ấm để trị đờm ở cổ của con

5. Cách tiêu đờm cho trẻ 2 tuổi bằng bổ sung nước

Bổ sung nước là một trong những lời khuyên dành cho trẻ 2 tháng có đờm trong cổ họng. Bạn cần đảm bảo rằng trẻ được uống đủ nước trong ngày vì nước sẽ giúp thải độc tố và làm mềm đờm trong cổ họng. Ngoài nước lọc, mẹ có thể cho con uống thêm nước ép trái cây hoặc rau củ quả tươi. Lượng vitamin và khoáng chất trong các loại nước ép này cực kỳ nhiều nên rất tốt cho hệ tiêu hóa của con, ngăn chặn tình trạng táo bón. 

Một lưu ý nhỏ khi mẹ cho con uống nước là nên dùng nước ấm, không cho trẻ uống nước lạnh hoặc nóng vì sẽ gây tổn thương cho cổ họng của con. Cùng với đó, mẹ nên chia nhỏ lượng nước trong mỗi lần uống, đừng ép bé uống quá nhiều nước một lần. Việc duy trì uống nước liên tục sẽ tạo điều kiện tốt hơn để đờm trong cổ tự long ra. 

Nếu bé không chịu uống nước, bạn nên khuyến khích con uống nước bằng cách sử dụng ống hút nhiều màu sắc, cho nước vào ly nhiều màu hoặc có nhiều hình vẽ dễ thương. 

6. Cho bé uống một số loại dung dịch dịch long đờm tự nhiên

Với những bé có nhiều đờm trong cổ họng sẽ khiến con cảm thấy rất khó chịu. Tuy nhiên, cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bằng thuốc long đờm cần theo chỉ dẫn của bác sĩ nếu không sẽ gây ra những biến chứng đáng tiếc. Do vậy, mẹ bỉm sữa có thể tham khảo ngay các dung dịch long đờm được làm từ các nguyên liệu tự nhiên sau đây:

6.1. Quất với đường phèn

Quất chứa nhiều chất chống oxy hóa và proanthocyanidins với tác dụng chính là ngăn ngừa vi khuẩn, chữa ho. Loại quả này có vụ chua nên bạn cần trộn với đường phèn theo tỷ lệ sau để thu được dung dịch long đờm:

- Bước 1: Rửa sạch 5 - 7 trái quất, bổ đôi, bỏ hạt và cho vào chén

- Bước 2: Thêm 2-3 thìa đường phèn vào chén, dùng thìa trộn đều

- Bước 3: Đem hấp cách thủy trong khoảng 30 phút tới khi đường tan hết

dung-quat-tri-dom.jpg

Dùng quất trị đờm ở cổ của bé

6.2. Chanh đào

Chanh đào chứa nhiều vitamin C và axit citric nên sẽ hỗ trợ sát trùng, diệt khuẩn, làm giảm cảm giác ngứa ngáy, vướng víu trong cổ họng. Việc này sẽ làm dịu cơn ho và giảm bớt lượng đờm ở cổ họng. Mặt khác, vỏ chanh đào còn chứa nhiều tinh dầu và các thành phần như vitamin A, B1, B2 có khả năng ức chế virus cảm cúm, giảm ho, tiêu đờm, chống sưng viêm, làm thông thoáng đường thở. Bởi vậy, đối với các bé 2 tháng có đờm trong cổ, mẹ nên áp dụng cách này để làm giảm lượng đờm của con.

- Bước 1: Rửa sạch 1kg chanh đào, ngâm trong nước muối loãng khoảng 20 phút

- Bước 2: Cắt chanh thành các miếng nhỏ và xếp vào lọ thủy tinh, một lớp chanh sẽ được xen kẽ bằng một lớp đường phèn

- Bước 3: Sau khi đã xếp hết chanh vào lọ, bạn đổ đầy lọ với 1 lít mật ong nguyên chất

- Bước 4: Ngâm chanh đào 2 - 3 tháng trước khi lấy ra dùng, cho con ngậm 1 thìa chanh đào, ngày ngậm từ 2 - 3 lần

tri-dom-cho-be-bang-chanh-dao.jpg

Dùng chanh đào trị đờm ở cổ họng của con

6.3. Lá hẹ

Lá hẹ là nguyên liệu được sử dụng phổ biến trong các món ăn, tuy nhiên, ít ai biết được rằng, lá hẹ còn có có dụng chữa đờm cho trẻ sơ sinh rất hiệu quả. Theo Đông y, lá hẹ xuất hiện nhiều trong các bài thuốc trị ho, đờm cho trẻ, nó có chức năng kháng khuẩn, cung cấp vitamin… điều trị tình trạng cổ họng đau rát, nhiều đờm.

Để chữa đờm cho trẻ sơ sinh, mẹ có thể tham khảo các cách làm sau:

Trị ho có đờm do nhiễm lạnh với hẹ chưng đường phèn

- Bước 1: Rửa sạch 5 – 7 lá hẹ, cắt ngắn và trộn thêm 1 muỗng đường phèn

- Bước 2: Đem đi hấp cách thủy trong 15 phút

- Bước 3: Khi nước sôi thì bạn chắt lấy nước và cho bé uống ngày 3 lần, mỗi lần 1 muỗng nhỏ trong 3 đến 5 ngày

Trị ho tiêu đờm với lá hẹ, chanh và hoa đu đủ đực

- Bước 1: Rửa sạch một nắm lá hẹ, 10 – 20gr hạt chanh, 15gr hoa đu đủ đực, để ráo nước rồi giã nát.

- Bước 2: Trộn đường phèn vào hỗn hợp trên, đem đi hấp cách thủy trong khoảng 30 phút

- Bước 3: Lấy hỗn hợp ra ngoài, để nguội và cho trẻ uống ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 1 muỗng canh khoảng 5ml.

Lưu ý: Với trẻ 2 tháng tuổi bị đờm ở cổ, mẹ nên cho con uống nước lá hẹ với liều lượng phù hợp, không được sử dụng quá liều để tránh làm tổn thương đến các cơ quan tiêu hóa của trẻ.

Lá hẹ còn có có dụng chữa đờm cho trẻ sơ sinh rất hiệu quả

6.4. Mật ong và gừng 

Gừng có vị cay, tính ấm nên thường được dùng trong Đông y để chữa ho đờm. Các tinh chất trong gừng có tính sát khuẩn cao, có tác dụng giảm ho và long đờm nhanh. Nếu mẹ đang muốn trị đờm ở cổ họng của con thì nên kết hợp gừng với mật ong theo công thức sau:

- Bước 1: Rửa sạch 1 củ gừng, cạo vỏ và giã nát

- Bước 2: Lọc bã và lấy nước gừng cho ra một chiếc chén

- Bước 3: Thêm mật ong vào chén nước gừng theo tỷ lệ 1:1

- Bước 4: Khuấy đều tới khi thu được hỗn hợp đồng nhất thì mẹ cho bé ngậm dung dịch này 3 lần/ngày, mỗi lần chỉ dùng một thìa cà phê

7. Cách tiêu đờm cho trẻ sơ sinh bằng kê cao đầu bé khi ngủ

Đối với các bé bị đờm ở cổ, khi cho con ngủ, mẹ nên kê cao phần đầu của bé bằng một chiếc gối mềm mại. Cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi này sẽ giúp hỗ trợ thông thoáng đường hô hấp và giảm sự chảy ngược của đờm từ cổ họng xuống phổi.

8. Cách rơ lưỡi lấy đờm cho trẻ sơ sinh

Đây là một phương pháp đơn giản để lấy đờm trong cổ họng của trẻ sơ sinh. Mẹ cần sử dụng một chiếc bông gòn hoặc một tấm vải sạch và ẩm để rơ lưỡi bé từ phía sau đến phía trước. 

Sau khi lấy đờm, hệ hô hấp của bé sẽ thông thoáng hơn nên giúp việc hít thở của con dễ dàng hơn. Lưu ý là khi rơ lưỡi cho con bạn cần thực hiện nhẹ nhàng và cẩn thận để tránh làm tổn thương lưỡi của bé.

ro-luoi-lay-dom-cho-be.jpg

Rơ lưỡi lấy đờm cho con

9. Vỗ lưng cho bé

Mẹ nên thực hiện vỗ lưng cho bé vào buổi sáng vì sau một đêm lượng đờm tích tụ trong họng bé sẽ nhiều hơn. Tuyệt đối bạn không nên vỗ lưng cho con khi trẻ vừa ăn no vì điều này sẽ khiến trẻ bị nôn ói. 

Khi vỗ lưng bé, mẹ khum tay tạo thành một khoảng trống có không khí và nhẹ nhàng vỗ lên vùng phổi của trẻ, là từ ngang lưng trở lên. Mẹ tuyệt đối không vỗ vào vùng xương ức, xương sống cũng như không dùng lực cánh tay để vỗ. Sau khi vỗ lưng long đờm cho trẻ, bé sẽ có hiện tượng ho ra đờm và cha mẹ nên chú ý xem màu sắc của đờm là trắng hay xanh, đặc hay loãng. Nếu đờm của con có những dấu hiện lạ, bạn nên đưa bé đi khám mũi họng để xem con có gặp vấn đề gì về đường hô hấp không.

Trẻ sơ sinh bị đờm có nguy hiểm không? Khi nào cần cho bé đi khám?

Đờm ở trẻ sơ sinh có thể gây tắc nghẽn đường thở của bé vì hệ hô hấp của con chưa được hoàn thiện. Bởi vậy, ngay khi phát hiện con bị đờm ở cổ họng, cha mẹ cần tìm hiểu cách tiêu đờm cho trẻ để loại bỏ dứt điểm tình trạng này của con. 

Đờm ở cổ họng sẽ khiến con biếng ăn, mất ngủ nên làm cho cân nặng của con tụt nhanh chóng. Đồng thời, sức đề kháng của con cũng sẽ bị sụt giảm do không nạp đủ dưỡng chất vào cơ thể. Điều này sẽ khiến thể trạng của con yếu đi, dễ mắc bệnh hơn. Vì lẽ đó, nếu ba mẹ sau khi đã áp dụng những phương pháp trị đờm tại nhà không hiệu quả thì nên đưa con tới bệnh viện khám. Thông qua kiểm tra, các bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất với con. 

Trong trường hợp bé khó thở, thở khò khè thì mẹ nên đưa con tới viện luôn, tránh tình trạng bé không thở được dẫn tới hôn mê sâu rất nguy hiểm. 

dua-be-di-kham.jpg

Đưa bé đi khám nếu tình trạng đờm kéo dài

Lưu ý về cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

Trước khi áp dụng bất kỳ cách trị đờm hay cách trị ho cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi, mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe của trẻ và đưa ra các hướng dẫn cụ thể về cách chữa đờm cho con. Cùng với đó, bạn cần chú ý tới một số vấn đề sau:

- Đảm bảo rằng môi trường sống của trẻ sạch sẽ và thoáng đãng. Giữ phòng ngủ ở nhiệt độ 26 - 28 độ C, giữ độ ẩm phù hợp.

- Hạn chế cho bé tiếp xúc với các chất gây dị ứng hoặc nơi có nhiều vi khuẩn vì điều này có thể làm tăng triệu chứng đờm.

-  Hãy đảm bảo rằng phần đầu của bé được kê cao hơn so với phần thân. Điều này giúp thông thoáng đường hô hấp và giảm tình trạng chảy ngược đờm xuống phế quản.

- Tránh để trẻ tiếp xúc với hóa chất, khói thuốc lá, bụi, phấn hoa và các chất gây dị ứng khác. 

- Đảm bảo trẻ được uống đủ nước để giúp làm mềm đờm và làm thông thoáng đường hô hấp. Cho trẻ sữa mẹ hoặc sữa công thức theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu trẻ đang bú sữa mẹ, hãy cho trẻ được bú thường xuyên để tăng khả năng việc tiêu đờm.

cho-be-uong-nhieu-nuoc.jpg

Cho con uống đủ nước để giúp đờm mềm ra

Nếu triệu chứng đờm không giảm hoặc trẻ có hiện tượng khó thở nghiêm trọng, hãy đưa trẻ đến bác sĩ ngay lập tức để được kiểm tra và điều trị. Bạn nên nhớ là không sử dụng thuốc ho hoặc thuốc tiêu đờm cho trẻ sơ sinh mà không có sự chỉ định của bác sĩ. Hãy luôn tuân thủ hướng dẫn từ bác sĩ và tham khảo ý kiến chuyên gia y tế khi cần thiết.

Như vậy, UNICA đã chia sẻ cho các mẹ cách chữa đờm cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bằng các phương pháp dân gian đơn giản ngay tại nhà. Hy vọng rằng, qua bài viết này, mẹ bỉm sữa sẽ chọn được cho trẻ phương pháp điều trị và lựa chọn cách nuôi dạy con khoa học thích hợp nhất. 

>>> Xem ngay: 4 Cách trị nói lắp ở trẻ nhỏ mẹ nên áp dụng ngay

>>> Xem ngay: 4 Cách trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ em ngay tại nhà

Đánh giá :

Tags: Bán hàng Online
Trở thành hội viên