Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn
Kinh Doanh Ngoại Ngữ Thiết Kế Kỹ Năng Lập Trình & CNTT Sức Khoẻ Và Làm Đẹp Marketing Tin Học Văn Phòng Phong Cách Sống Hôn Nhân Và Gia Đình Tài Chính Kế Toán Âm Nhạc Nhiếp Ảnh Và Video Sách Hay Nên Đọc Sales Bán hàng Nuôi dạy con Google sheet Hoạt động Câu chuyện khách hàng Tiếng hàn Tiếng hàn Tiếng Đức Tiếng Hàn Tiếng Trung Tiếng Nhật Tiếng Anh Digital Marketing Quan Hệ Công Chúng Xây Dựng Thương Hiệu Microsoft Google Quản Trị Kinh Doanh Kinh Doanh Online Khởi Nghiệp Quản Trị Nhân Sự Thương Mại Điện Tử Bán Hàng Kế Toán Tài Chính Đầu Tư Thiết Kế Quảng Cáo Thiết Kế Web Thiết Kế Kiến Trúc Thiết Kế Nội Thất Ngoại Thất Thiết Kế Đồ Họa Thiết Kế UI/UX Kỹ Năng Lãnh Đạo Phần Mềm Thiết Kế Kỹ Năng Thuyết Trình Kỹ Năng Giao Tiếp Kỹ Năng Đàm Phán Kỹ Năng Phỏng Vấn Xin Việc Kỹ Năng Quản Lý Thời Gian Kỹ Năng Học Tập - Ghi Nhớ Cơ Sở Dữ Liệu Ngôn Ngữ Lập Trình Mạng Và Bảo Mật Yoga Thiền Định Massage Fitness - Gym Dinh Dưỡng Và Ăn Kiêng Sức Khỏe Tinh Thần Thể Thao Nghệ Thuật Nghệ Thuật Làm Đẹp Ẩm Thực Đồ Uống Phương Pháp Bí Truyền Tình Yêu Đời Sống Vợ Chồng Làm Cha Mẹ Nhạc Cụ Thanh Nhạc Sản Xuất Nhạc Chụp Ảnh Dựng Phim Biên Tập Video Sửa Chữa Và Chế Tạo Viết Nội Dung Thiết Kế Khác Nguyên Lý Marketing Phát Triển Web Phát Triển Ứng Dụng Di Động Kỹ Năng Khác Du Lịch Phong Cách Sống Khác Trí Tuệ Nhân Tạo Ngoại Ngữ Khác Âm Nhạc Khác Tin Học Văn Phòng Khác

Nuôi dạy con

Các cách rèn trẻ sơ sinh ngủ đêm theo lời khuyên của bác sĩ 
Các cách rèn trẻ sơ sinh ngủ đêm theo lời khuyên của bác sĩ  Cách rèn trẻ sơ sinh ngủ đêm là từ khóa được nhiều bậc phụ huynh tìm kiếm. Bởi, giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh, do đó nếu không ngủ đủ giấc, trẻ sẽ không có được một thể chất và tinh thần khỏe mạnh. Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây, UNICA sẽ giúp mẹ giải quyết vấn đề này một cách hữu hiệu nhất. Tổng quan chung về giấc ngủ của trẻ sơ sinh Trước khi tìm hiểu về cách rèn trẻ sơ sinh ngủ đêm, mẹ cần phải nắm rõ được giấc ngủ của trẻ để có được phương pháp mang lại hiệu quả tốt nhất.  Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi thường ngủ suốt ngày và chỉ thức dậy khi cảm thấy đói. Do thể tích dạ dày nhỏ nên trẻ thường tự thức dậy đòi bú sau 2 đến 3 giờ nên mẹ không cần phải đánh thức trẻ. Ngoài ra, mẹ không nên cho trẻ bú quá 3 giờ. Đối với những trường hợp sinh non hoặc thiếu cân mẹ có thể cho con bú nhiều cữ hơn. Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi thường ngủ suốt ngày và chỉ thức dậy khi cảm thấy đói Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ ngủ từ 8 đến 9 tiếng vào ban ngày và khoảng 8 tiếng vào ban đêm. Giấc ngủ của trẻ sơ sinh sẽ chia làm 3 giai đoạn, cụ thể: - Giai đoạn từ 8 đến 22 giờ: Giai đoạn này trẻ sẽ ngủ giấc sâu. - Giai đoạn từ 23 giờ đến 5 giờ sáng: Thời gian này trẻ ngủ nông giấc hơn, có thể nằm mơ hoặc giật mình thức dậy vài lần. - Giai đoạn gần sáng: Trẻ sẽ tiếp tục ngủ sâu trở lại. Nếu thấy trẻ tỉnh giấc vào ban đêm thì mẹ không cần phải quá lo lắng, trẻ tỉnh giấc có thể do giật mình bởi tiếng động hoặc tiếng nói chuyện… vì vậy, mẹ chỉ cần giữ yên lặng thì trẻ sẽ tự ngủ lại. Trong trường hợp trẻ quấy khóc, mẹ hãy làm dịu trẻ bằng một cái ôm vào lòng hoặc hát ru. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác làm cho trẻ tỉnh giấc vào ban đêm như: trẻ đói bụng, muỗi chích, nóng bức… Cách rèn trẻ sơ sinh ngủ đêm Tạo không gian lý tưởng cho con khi ngủ Phòng ngủ của trẻ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ. Vì vậy, mẹ cần tạo cho trẻ một không gian thoáng mát và thoải mái nhất. Điều kiện tiên quyết là phòng ngủ của trẻ phải thoáng mát và có lượng ánh sáng vừa đủ.  Nhiệt độ phòng ngủ lý tưởng nhất là 27 đến 28 độ C. Nếu trời nóng, mẹ có thể dùng quạt cho trẻ, việc dùng quạt có tác dụng làm mát và giúp trẻ ngủ sâu giấc hơn. Đối với trẻ sơ sinh, mẹ cần dùng túi ngủ cho trẻ thay vì dùng khăn quấn, nếu trẻ nằm giường, mẹ nên dùng vật chắn để đảm bảo an toàn cho con yêu.  >> Cách dùng điều hòa cho trẻ sơ sinh như thế nào để đảm bảo an toàn? Phòng ngủ của trẻ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ Giúp trẻ nhận biết ngày và đêm Cách rèn trẻ sơ sinh ngủ đêm hiệu quả là giúp trẻ nhận biết ngày và đêm. Vào ban ngày, nếu trẻ còn thức, mẹ hãy cố gắng chơi cùng con càng lâu càng tốt. Khi cho con bú các cữ vào ban ngày, hãy nói chuyện hoặc hát cho con nghe, nếu trẻ đang bú mà lim dim ngủ thì mẹ hãy nhẹ nhàng đánh thức trẻ dậy. Ngoài ra, hãy giữ  cho căn phòng có nhiều ánh sáng vào ban ngày. Vào ban đêm, điều mẹ cần làm là giữ yên lặng, tắt bớt đèn, hạn chế trò chuyện với trẻ và không nên cho trẻ bú nhiều vào ban đêm. Bởi vì, trẻ cần được nghỉ ngơi hoàn toàn khi ngủ, nếu hệ tiêu hóa vẫn làm việc sẽ tạo ra một số chất làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của con yêu. Khi đã quen với nếp ngủ vào ban đêm trẻ sẽ tự điều chỉnh bú nhiều hơn vào ban ngày. >> Trẻ khó ngủ về đêm: Nguyên nhân và cách khắc phục Nhận biết các tín hiệu từ trẻ Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ không thức quá 2 giờ đồng hồ, do đó, khi thấy các dấu hiệu đòi ngủ của trẻ như: mắt lim dim, ngáp, dụi mắt… thì mẹ hãy đặt trẻ vào nôi hoặc giường và dỗ cho trẻ ngủ. Nếu không cho trẻ ngủ ngay thì trẻ sẽ bị quá giấc và khó ngủ trở lại. Khi thấy các dấu hiệu đòi ngủ của trẻ mẹ hãy đặt trẻ xuống giường và giỗ cho trẻ ngủ Mẹ đi ngủ sớm cùng con Nhiều kinh nghiệm cho thấy, khi mẹ còn mải làm việc gì đấy trẻ sẽ thức theo. Do đó, khi mẹ đã chuẩn bị cho con ngủ thì mẹ nên nằm xuống bên cạnh ngủ cùng con. Khi trẻ đã bú no, mẹ có hãy vỗ nhẹ lên lưng bé để giúp bé ợ hơi, thay đồ sạch và nằm bên cạnh con. Thời gian đầu, có thể trẻ sẽ chưa quen và chỉ nằm thức chơi. Tuy nhiên, Khi trẻ thấy hơi thở đều đặn của mẹ, trẻ sẽ hiểu rằng mẹ đã ngủ rồi và mình cũng cần ngủ theo mẹ. Nếu mẹ kiên nhẫn tập cho con thói quen này thì trong khoảng 1 tuần đến 10 ngày, mẹ sẽ bất ngờ với hiệu quả từ cách rèn trẻ sơ sinh ngủ đêm này. >> Cách sử dụng truyện tranh cho bé yêu ngủ ngon, sâu giấc Cho trẻ ngủ theo một trình tự nhất định Mẹ có thể dạy cho con một thói quen đặc biệt trước khi ngủ, như trước khi đặt bé vào nôi mẹ có thể đọc cho bé nghe một câu chuyện cổ tích. Ngoài ra mẹ cũng có thể hát ru để các giác quan của trẻ hoạt động chậm lại. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần chú ý đến những thứ có thể làm cho bé chìm vào giấc ngủ nhanh hơn. Một số trẻ thích nghe tiếng của quạt máy, nhưng có một số trẻ lại thích nghe nhạc du dương… Trên đây là những cách rèn trẻ sơ sinh ngủ đêm hiệu quả mà UNICA đã chia sẻ. Hy vọng rằng, qua bài viết này, các mẹ sẽ biết cách chăm sóc con và nuôi dạy con yêu tốt nhất để con phát triển toàn diện.
28/08/2019
1206 Lượt xem
Giải đáp: Trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm phải làm sao?
Giải đáp: Trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm phải làm sao? Trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm phải làm sao? chính là thắc mắc của nhiều mẹ bỉm sữa. Bởi việc ngủ ngày nhiều và thức về đêm sẽ gây những tác động xấu đến sức khỏe của trẻ. Vậy, đâu là cách khắc phục hữu hiệu nhất, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.  Nguyên nhân khiến trẻ ngủ ngày thức đêm  Trước khi tìm lời giải đáp cho thắc mắc trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm phải làm sao thì mẹ nên nắm được nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Theo chia sẻ của các bác sĩ và chuyên gia trẻ sơ sinh sẽ thường ngủ khoảng 8 tiếng vào ban ngày và 8 tiếng vào ban đêm, càng lớn thì trẻ sẽ càng ngủ đêm nhiều hơn ngày.  Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm  Thông thường, từ tuần thứ 6 - tuần thứ 8, giấc ngủ của trẻ sẽ bị chập chờn do mẹ chưa xác lập được thời khóa biểu ngủ cụ thể. Biểu hiện rõ nét nhất của điều này đó chính là trẻ thường xuyên ngủ ngày, thức đêm. Ngoài nguyên nhân về thời khóa biểu ngủ, còn có một số nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng ngày như:  - Phòng ngủ quá sáng, khiến giấc ngủ của bé chập chờn và làm cho bé ngủ ngày nhiều hơn.  - Trẻ chưa ý thức được ngày và đêm.  - Sức khỏe của trẻ gặp vấn đề, trẻ thường xuyên cảm thấy khó chịu, không được thoải mái khiến giấc ngủ ban đêm không trọn giấc.  - Không gian ngủ không yên tĩnh, nhiều tiếng ồn khiến trẻ thường xuyên thức giấc vào ban đêm và ngủ ngày nhiều hơn.  Trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm phải làm sao?  Thực tế, có rất nhiều câu trả lời tương ứng cho mỗi cách với thắc mắc này. Cách thực hiện các phương pháp này vô cùng đơn giản vì vậy mẹ có thể áp dụng hằng ngày, nhằm khắc phục tình trạng bé ngủ ngày, thức đêm. Cụ thể như sau:  Giúp trẻ phân biệt được giữa ngày và đêm  Trẻ không phân biệt được ngày và đêm là nguyên nhân lớn nhất khiến cho trẻ ngủ ngày thức đêm. Do đó, cách khắc phục tình trạng trẻ ngủ ngày thức đêm hiệu quả nhất đó là giúp trẻ phân biệt được rõ ràng giữa ngày và đêm. Và cách phân biệt rõ nét nhất đó chính là tác động lên môi trường xung quanh bé.  Mẹ nên giúp trẻ phân biệt được giữa ngày và đêm  Cụ thể, vào ban ngày, mẹ nên cho bé tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời và tiếng ồn để bé nắm được môi trường ban ngày. Còn vào ban đêm, mẹ hãy cố gắng giữ cho không gian yên tĩnh, hạn chế ánh sáng bằng cách tắt hết đèn. Như vậy sẽ giúp bé biết được đây là ban đêm và bé cần phải đi ngủ.  Cho bé bú no Câu trả lời cho thắc mắc trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm phải làm sao? đó chính là cho trẻ bú no. Vì khi no bụng, trẻ sẽ dễ buồn ngủ hơn, do đó trước khi bé đi ngủ mẹ nên cho bé bú với cữ sữa lâu hơn thông thường. Mẹ cũng nên chú ý đến bỉm của bé vì khi bú no bé sẽ đi tiểu về đêm nhiều hơn. Mẹ cũng cần đảm bảo sự thoải mái cho trẻ và theo dõi các vấn đề sức khỏe để giúp trẻ có giấc ngủ ngon, sâu giấc và phát triển toàn diện. Giữ môi trường yên tĩnh  Môi trường là một trong những yếu tố tác động rất lớn đến giấc ngủ của bé, đặc biệt là vào ban đêm. Vì vậy, khi bé ngủ, mẹ nên chú ý hạn chế tiếng ồn như tắt tivi, không bật nhạc, đi lại nhẹ nhàng… Đồng thời, mẹ cũng nên hạn chế nguồn ánh sáng xung quanh không gian ngủ của bé. Một phòng ngủ mát mẻ, thoáng đãng cũng sẽ giúp trẻ ngủ ngon hơn.  >> Cách dùng điều hòa cho trẻ sơ sinh như thế nào để đảm bảo an toàn? Ru bé ngủ   Ru bé ngủ là một trong những cách quan tâm mà cha mẹ dành cho con, đây còn là cách giúp bé ngủ ngon hơn. Do vậy, nếu thấy bé lục đục, trằn trọc và không thể chợp mắt thì mẹ nên nằm xuống cạnh bé, vỗ vỗ lưng và ôm ấp để bé ngủ dễ đi vào giấc ngủ hơn. Đây chính là câu trả lời thỏa đáng nhất cho thắc mắc: trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm phải làm sao.  Ru bé ngủ sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái và ngủ ngon hơn  Mẹ cũng có thể ngủ với bé, nhất là vào mùa đông, bởi hơi ấm từ mẹ sẽ giúp bé cảm thấy được thư giãn, thoải mái và dễ đi vào giấc ngủ hơn. Mẹ nên kiên trì thực hiện phương pháp này trong khoảng 10 ngày, chắc chắn sau đó bé sẽ tự vào nếp và tự động ngủ ngon, không quấy khóc.  >> Cách sử dụng truyện tranh cho bé yêu ngủ ngon, sâu giấc Chú ý thay tã cho bé  Quần áo chật, tã ướt sẽ khiến cho bé cảm thấy khó chịu, quấy khóc và không thể đi vào giấc ngủ, nếu có ngủ thì cũng rất dễ chập chờn vào ban đêm. Do đó, trước khi bé đi ngủ, mẹ nên chú ý thay tã cho bé, đồng thời cho bé mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát để bé cảm thấy dễ chịu hơn.  Vào mùa hè, nếu bé ra mồ hôi, cơ thể bị ngứa đỏ thì mẹ có thể tắm cho bé trước khi đi ngủ bằng nước ấm và nhớ lau khô trước khi mặc quần áo. Do tắm vào ban đêm nên mẹ chú ý tắm nhanh để tránh trường hợp trẻ bị cảm hoặc dị ứng.  Với những thông tin mà UNICA chia sẻ trong bài viết nêu trên, chắc chắn đã giải đáp thỏa đáng cho mẹ thắc mắc trẻ sơ sinh ngủ ngày thức đêm phải làm sao. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp cho việc chăm sóc bé yêu của bạn được nhẹ nhàng và an toàn hơn.  >> Trẻ khó ngủ về đêm: Nguyên nhân và cách khắc phục
28/08/2019
780 Lượt xem
Cho trẻ ăn dặm ngày mấy bữa? Cách cho trẻ ăn dặm chuẩn khoa học
Cho trẻ ăn dặm ngày mấy bữa? Cách cho trẻ ăn dặm chuẩn khoa học Cho trẻ ăn dặm ngày mấy bữa? và cho trẻ ăn như thế nào là đúng để trẻ hấp thu chất dinh dưỡng một cách tốt nhất? là một trong những vấn đề được rất nhiều mẹ bỉm sữa quan tâm, đặc biệt với những bà mẹ lần đầu chăm sóc con. Hiểu được nỗi băn khoăn đó, UNICA sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc này trong bài viết dưới đây. Cho trẻ ăn dặm khi nào?  Theo các chuyên gia, mẹ nên cho bé ăn dặm từ tháng thứ 6 trở đi. Giai đoạn này bé cần khoảng 700 calo/ngày để đảm bảo sự phát triển toàn diện trong khi sữa mẹ chỉ cung cấp cho bé khoảng 450 calo/ngày. Do đó, trẻ cần bổ sung thức ăn để bù đắp năng lượng bị thiếu. Đây cũng là thời điểm hệ tiêu hóa của trẻ có thể tiếp nhận thức ăn ngoài sữa mẹ. Do đó, mẹ nên cho trẻ ăn dặm khi trẻ được 6 tháng tuổi và cần nắm vững cách cho trẻ ăn dặm để trẻ phát triển tốt nhất. Tuy nhiên, tùy thuộc vào sự phát triển của cơ thể mà thời gian ăn dặm của trẻ sẽ khác nhau. Bên cạnh đó, mẹ vẫn cần cho trẻ bú sữa để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ. Mẹ có thể cho trẻ ăn dặm khi trẻ có những dấu hiệu sau: - Trẻ có thể ngồi vững và giữ đầu thẳng. - Trẻ biết đưa môi dưới về phía trước để lấy thức ăn từ thìa. - Trẻ thích thú với thức ăn. - Lưỡi trẻ không còn phản xạ tự động đẩy vật lạ. - Trẻ đòi bú khi đã được mẹ cho bú đủ. Cho trẻ ăn dặm ngày mấy bữa là đủ? Trước khi nắm được thông tin cho trẻ ăn dặm ngày mấy bữa là đủ, mẹ cần tìm hiểu thời điểm nên cho trẻ ăn dặm. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, thời điểm thích hợp nhất tập cho bé ăn dặm là khi trẻ được 6 tháng tuổi. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ có thể cho trẻ ăn dặm từ 2 đến 3 bữa một ngày. Đồng thời, mẹ nên cho con uống sữa xen kẽ giữa các bữa ăn dặm cách nhau khoảng 2 đến 3 tiếng. Trẻ 6 tháng tuổi nên ăn dặm từ 1 đến 2 lần một ngày, đối với trẻ từ 7 đến 8 tháng mẹ có thể tăng lên thành 3 bữa trong 1 ngày. >>> Xem ngay: Ưu điểm, hạn chế của phương pháp ăn dặm BLW Mẹ có thể cho bé ăn dặm từ 2 đến 3 bữa một ngày Vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày mẹ cũng có thể cho trẻ ăn dặm. Tuy nhiên, vào thời gian đầu, để hệ tiêu hóa của trẻ làm quen với việc tiêu hóa mẹ nên cho con ăn sữa vào bữa đầu tiên trong ngày. Mẹ có thể tham khảo lịch ăn dặm cho con sau đây: - Đối với bữa sáng: Thời gian cho trẻ ăn dặm trong bữa sáng từ 7 giờ 30 phút đến 8 giờ, mẹ nên cho bé ăn rau nghiền hoặc hoa quả. - Đối với bữa trưa: Thời gian cho trẻ ăn dặm từ 11 giờ 30 phút đến 12 giờ 30 phút, mẹ nên cho bé ăn các loại ngũ cốc như yến mạch, lúa mạch… - Đối với bữa tối: Thời gian cho trẻ ăn dặm vào bữa tối từ 18 giờ đến 19 giờ, mẹ nên cho trẻ ăn các loại rau xanh, hoa quả hoặc ngũ cốc. Bên cạnh các bữa ăn chính, mẹ có thể cho bé ăn thêm các bữa ăn nhẹ như: súp, hoa quả nghiền hoặc uống sữa. Loại thức ăn cho trẻ sử dụng đầu tiên được gọi là thức ăn giai đoạn 1, bao gồm các món đã được xay nhuyễn và rây, lọc để trẻ có thể nuốt và tiêu hóa dễ dàng hơn, đồng thời chúng còn phải có tỷ lệ dị ứng thấp. Cho trẻ ăn dặm như thế nào là đúng? Khi trẻ bắt đầu tập ăn dặm, mẹ nên cho trẻ dùng bột ăn liền trong một khoảng thời gian ngắn để bé làm quen trước. Trẻ trong giai đoạn này, hệ tiêu hóa vẫn còn yếu nên mẹ không nên cho quá nhiều chất đạm vào khẩu phần ăn của trẻ, ngoài ra mẹ cũng không nên cho trẻ ăn quá nhiều. Thời gian đầu bé tập ăn dặm, mẹ chỉ nên cho con ăn một lượng bằng ½ công thức chuẩn để bé làm quen với thức ăn, sau đó mới tăng lên. Không nên cho trẻ tập ăn dặm ăn quá nhiều Ngoài việc cho trẻ ăn dặm ngày mấy bữa, mẹ cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết trong bữa ăn dặm của trẻ để trẻ có thể phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ. Theo các chuyên gia, mỗi bữa ăn của trẻ cần phải đầy đủ 4 dưỡng chất cần thiết sau: 1. Nhóm tinh bột Tinh bột có nhiều trong các loại nông phẩm như gạo, ngô, khoai, sắn và các loại đậu. Do đó, mẹ có thể lựa chọn những thực phẩm này để thêm vào thực đơn ăn dặm cho trẻ. Mẹ cần đa dạng các bữa ăn dặm để trẻ ăn ngon miệng, khi trẻ được 1 tuổi, thay vì chỉ cho trẻ ăn cháo hoặc súp, mẹ có thể cho trẻ ăn bún, phở 2. Nhóm chất đạm Thực phẩm giàu chất đạm thường có trong các loại thịt, cá, trứng, hải sản… Khi trẻ bắt đầu tập ăn dặm, mẹ chỉ nên cho bé ăn thịt nạc và trứng xay nhuyễn. Từ tháng thứ 7 trở đi, mẹ có thể tăng cường thêm các loại hải sản, ăn ít nhất là 3 bữa/tuần và 1 bữa cá béo.  Nhiều bà mẹ quan niệm rằng, cho con ăn nhiều đạm sẽ tốt cho sức khỏe hơn, tuy nhiên việc làm này lại gây ra tác dụng ngược. Ăn quá nhiều đạm sẽ khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa và có nguy cơ mắc chứng biếng ăn. >>> Xem ngay: 10 Công thức tự làm bánh ăn dặm cho bé dinh dưỡng Mỗi bữa ăn của trẻ cần phải đầy đủ 4 dưỡng chất cần thiết 3. Nhóm chất béo Không chỉ quan tâm đến việc cho trẻ ăn dặm ngày mấy bữa mà mẹ cần bổ sung đủ các nhóm chất cho trẻ, trong đó không thể thiếu nhóm chất béo. Thực phẩm cung cấp chất béo được sử dụng hằng ngày có nhiều trong các loại bơ, dầu và mỡ, phô mai. Chất béo có nguồn gốc trên cạn như: mỡ heo, mỡ bò, mỡ dê. Chủ yếu có các acid béo bão hoà, chứa nhiều cholesterol và khó hấp thu. Chất béo có nguồn gốc từ thực vật như: dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu mè. Có các acid béo cần thiết, vitamin E và hoàn toàn không có cholesterol. Đây là loại chất béo được khuyến khích sử dụng trong bữa ăn của trẻ. Chất béo là nguồn thực phẩm rất giàu năng lượng, là thành phần của màng tế bào, mô não. Ngoài ra nó là dung môi giúp cơ thể hấp thu tốt các vitamin A, D, E, K. Nếu cung cấp đủ trẻ sẽ phát triển trí não tốt. 4. Nhóm cung cấp chất xơ và vitamin, khoáng chất Vitamin và chất xơ có nhiều trong các loại rau củ quả. Đây là nhóm không cung cấp năng lượng nên mẹ không cần phải bắt bé ăn nhiều vào bữa bột cháo để tránh tình trạng chậm tăng cân. Đối với những trẻ bắt đầu ăn dặm, chỉ nên cho thêm 1 thìa rau, sau đó tăng lên 2 đến 3 thìa cho một bát bột là đủ.  Nếu trẻ bị táo bón, mẹ có thể tăng thêm lượng rau xanh cho một bữa, tuy nhiên, không nên cho quá nhiều. Nếu trẻ bị thừa cân, béo phì mẹ nên tăng cường nhóm này để hạn chế năng lượng thừa. Chăm sóc con như chuyên gia hàng đầu bằng cách đăng ký khóa học online qua video. Khóa học cung cấp cho các bậc phụ huynh kỹ năng để bảo vệ sức khỏe cho con. Cách chăm sóc sức khỏe cho bé thật tốt khi đau ốm, chế độ dinh dưỡng an toàn và bí quyết nuôi dạy con ngoan, khỏe, thông minh. [course_id:1027,theme:course] [course_id:1153,theme:course] [course_id:175,theme:course] Cách cho trẻ ăn dặm chuẩn khoa học 1. Cho trẻ ăn từ ngọt đến mặn Khi tập cho trẻ ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn những thức ăn mùi vị giống sữa mẹ để trẻ làm quen với việc ăn dặm. Mẹ có thể cho bé ăn bột ngọt như: bột gạo, bột yến mạch... nấu cùng với rau củ và không nên thêm gia vị. Sau khi trẻ đã quen ăn bột ngọt thì hãy chuyển qua bột mặn với nhiều thành phần dinh dưỡng hơn. 2. Cho trẻ ăn từ ít đến nhiều Để hệ tiêu hóa của trẻ thích ứng với lượng và các loại thức ăn mới mẹ nên cho bé ăn từng chút một. Thời gian đầu trẻ tập ăn dặm, mẹ có thể cho bé bột với nửa bát cơm, một ngày cho trẻ ăn như vậy từ 1 đến 2 bữa. Nếu bé ăn ngon miệng và ăn hết trong bữa đầu tiên mẹ không nên cho bé ăn thêm và phải tuân thủ quy tắc này, vì hệ tiêu hóa của bé con yếu, cho trẻ ăn quá nhiều bột sẽ khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa. 3. Cho trẻ ăn từ loãng đến đặc Giai đoạn này, thức ăn chính của trẻ là sữa nên khi cho trẻ ăn dặm, mẹ hãy pha loãng bột. Nếu mẹ tự xay bột cho bé thì nên pha hỗn hợp loãng và sánh mịn, còn nếu mua bột cho bé ăn dặm thì mẹ cần tuân thủ cách pha theo đúng chỉ dẫn trên bao bì. Khi bé đã làm quen với việc ăn dặm, cách cho trẻ ăn dặm đặc dần sẽ dễ dàng hơn.  Ăn từ loãng tới đặc 4. Cho trẻ làm quen với thức ăn trong 3 – 5 ngày Cho trẻ làm quen với thức ăn sẽ giúp mẹ phát hiện trẻ có bị dị ứng với thức ăn hay không. Nếu sau 3 ngày, trẻ không bị rối loạn tiêu hóa và dị ứng với thức ăn đó thì mẹ có thể tiếp tục nấu và cho bé ăn thực phẩm khác. Mẹ có thể tham khảo thêm Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ để xây dựng chế độ ăn dặm phù hợp, giúp con luôn lớn khỏe, phát triển toàn diện, đồng thời hình thành thói quen, tính tự giác trong ăn uống của trẻ một cách tốt nhất. Gợi ý lịch ăn dặm cho bé Đối với trẻ đang trong độ tuổi ăn dặm, ngoài sữa là nguồn dinh dưỡng chính thì bé phải được cung cấp nhiều dưỡng chất từ những nguồn thực phẩm có sẵn để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho bé hoạt động cả ngày. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bé nên ăn từ 4-6 bữa/1 ngày để đảm bảo cơ thể được cung câp đủ chất. Trong đó, mẹ cần chuẩn bị cho bé 3 bữa chính là 1-2 bữa phụ. Ngoài ra, mẹ vẫn cần duy trì và bổ sung cho bé sữa mẹ hoặc sữa công thức tùy theo độ tuổi và nhu cầu của trẻ. Mẹ có thể tham khảo lịch ăn dặm như sau: - Bữa sáng - 7h: Ăn bột hoặc mì với lượng bằng 1/2 bát người lớn. - Bữa phụ sáng - 9h sáng: Nước ép hoa quả - Bữa trưa -11h: Ăn cháo cá hoặc cháo thịt kết hợp với củ, quả. - Bữa phụ chiều - 15h: Ăn sữa chua hoặc phô mai - Bữa tối - 18h: Ăn cháo cá hoặc cháo thịt kết hợp với củ, quả. - Bữa đêm - 21h: Uống sữa Cho trẻ ăn dặm ngày mấy bữa ? Lưu ý khi cho bé ăn dặm Một số lưu ý trong quá trình ăn dặm của trẻ Trong giai đoạn cho bé ăn dặm, để đảm bảo bé được ăn dặm đúng cách và khoa học, mẹ cần chú ý một số điểm như sau: - Không cho trẻ ăn quá nhiều, nên chú ý đến giai đoạn ăn dặm của trẻ để chuẩn bị lượng thức ăn phù hợp. - Lựa chọn nhóm thực phẩm đa dạng, an toàn và lưu ý về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm - Cho trẻ ăn trên ghế ăn dặm, không sử dụng Tivi, Ipad trong khi ăn. - Cho trẻ ăn từng nhóm thực phẩm khác nhau để quan sát phản ứng sau khi ăn của trẻ. - Không sử dụng thực phẩm trữ đông hoặc đã được chế biến quá lâu. - Quan sát phân của bé trong quá trình ăn dặm để phát hiện những bất thường có thể xảy ra. - Mẹ nên thay đổi các món ăn và đa dạng về nguồn thực phẩm để bé ăn ngon miệng hơn.  Như vậy, UNICA đã giải đáp những thắc mắc của mẹ về cho bé ăn dặm ngày mấy bữa, cho trẻ ăn dặm như thế nào là đúng? Hy vọng, mẹ có thể áp dụng được những kiến thức trên để có một chế độ ăn dặm hiệu quả nhất, nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện. 
27/08/2019
3452 Lượt xem
 7 Phương pháp kỷ luật không nước mắt dành cho trẻ
7 Phương pháp kỷ luật không nước mắt dành cho trẻ Trẻ con đến một độ tuổi hoặc giai đoạn nào đó sẽ trở nên bướng bỉnh, thậm chí là mè nheo hơn rất nhiều. Trên hành trình chăm sóc và nuôi dạy con khôn lớn, phương pháp dạy con kỷ luật không nước mắt giúp con yêu của bạn ngoan ngoãn và phát triển toàn diện hơn. Vậy, phương pháp này là gì? hãy cùng UNICA tìm hiểu trong bài viết dưới đây. Phương pháp dạy con kỷ luật không nước mắt là gì? Kỷ luật không nước mắt là một phương pháp nuôi con khoa học mà không cần dùng đến bạo lực hoặc những lời la mắng nặng lời. Đây là phương pháp bao gồm các quy tắc rõ ràng về thưởng, phạt, nghệ thuật khen hoặc chê, cùng những quy tắc ứng xử giữa cha mẹ và con cái. Có thể nói, phương pháp này như một lối thoát cho các bậc phụ huynh về cách dạy con theo lối mòn. Bên cạnh đó, cách thực hiện khá đơn giản nên các bậc phụ huynh có thể áp dụng thường xuyên để nói không với bạo lực trong cách dạy con. Kỷ luật không nước mắt là cách dạy con không dùng bạo lực Đây là một phương pháp giáo dục con cái bao gồm việc không bạo lực về thể xác cũng như tinh thần của trẻ. Tuy nhiên, không có nghĩa là cha mẹ phải chiều chuộng trẻ mà là rèn luyện các tính cách của con trong giới hạn và sự kiên trì bền bỉ. Trong cơ thể con người có một loại hoocmon có tên là cortisol, được tiết ra mỗi lần trẻ sợ hãi, thiếu tự tin nếu cha mẹ thường xuyên ép buộc trẻ làm theo ý muốn của mình. Đây là loại hooc môn khiến trẻ phát triển chậm, não thường kém thông minh hơn so với những đứa trẻ khác.  Kỷ luật không nước mắt theo từng giai đoạn của trẻ - Giai đoạn sơ sinh đến 1 tuổi: Trong giai đoạn này, trẻ thường có thói quen làm theo những hoạt động đã diễn ra theo một lịch trình nhất định. Việc của cha mẹ cần làm lúc này là tập cho con thói quen sinh hoạt nề nếp, ngăn nắp và đúng giờ giấc.  - Giai đoạn 1-2 tuổi:  Bước sang giai đoạn này, trẻ đã bắt đầu có biểu hiện muốn làm tất cả mọi việc theo ý của mình. Cha mẹ cần phải quan sát, kiên trì và giải thích hậu quả kèm theo hành động thực tế để trẻ tránh được tối đa những tai nạn ngoài ý muốn có thể xảy ra. - Giai đoạn 2-3 tuổi: Đây là một trong giai đoạn vô cùng khó khăn khi trẻ bước vào “khủng hoảng tuổi lên 3” với sự bướng bỉnh, cáu gắt một cách vô lý mà muốn gây sự chú ý với mọi người xung quanh về việc làm của mình. Một lần nữa, cha mẹ phải hết sức bình tĩnh, kiểm soát cơn nóng giận để có thể tìm ra những biện pháp kỷ luật một cách hợp lý nhất mà vừa có sức răn đe lại không làm tổn thương đến bé. - Giai đoạn 3-5 tuổi: Giai đoạn này, trẻ sẽ dễ bảo hơn một chút vì căn bản đã hiểu hết được những lời mà cha mẹ nói. Chính vì thế, cha mẹ nên làm gương và thực hiện hình phạt một cách cương quyết để trẻ hiểu và làm theo. Và đừng quên dành những lời khen ngợi khi bé đạt được những thành tích tốt.  - Giai đoạn 6-12 tuổi: Bước sang giai đoạn này, trẻ sẽ trở nên tự giác và độc lập hơn. Cha mẹ nên tạo thời gian cho bé để bé được trải nghiệm, giao lưu bạn bè và tập trung hơn cho việc học. Đồng thời xây dựng các nguyên tắc kỷ luật cho trẻ nếu trẻ có những hành động hoặc cư xử không đúng.  - Giai đoạn 13-18 tuổi: Đây là giai đoạn trẻ bước sang độ tuổi dậy thì, có những thay đổi về mặt cảm xúc và thể chất. Chính vì thế, cha mẹ cần phải tăng cường trò chuyện, lắng nghe và chia sẻ với trẻ nhiều hơn. Hơn ai hết, trong lúc này, trẻ cần cha mẹ thấu hiểu và sẵn sàng giúp đỡ khi chúng cần. Hãy đưa ra những hình thức xử phạt công bằng nhưng kiên định khi trẻ mắc lỗi. Không trậm trọng hóa các vấn đề để hạn chế những điều tồi tệ có thể xảy ra với trẻ trong giai đoạn này.   Nuôi dạy con là một quá trình đòi hỏi cha mẹ phải kiên nhẫn, yêu thương và thấu hiểu con của mình. Để có thể nuôi con một cách đúng đắn, tránh sai lầm và gây ra tổn thương cho trẻ, bạn cần tham gia các khóa học online. Tại đây, các chuyên gia sẽ chia sẻ các kiến thức bổ ích và thực tế để giúp bạn có thể đồng hành cùng con. Đăng ký ngay khóa học: [course_id:163,theme:course] [course_id:590,theme:course] [course_id:1027,theme:course] Các cách dạy con kỷ luật không cần đòn roi 1. Phạt trẻ một cách khoa học Mỗi lần con phạm lỗi, cha mẹ cần phải bình tĩnh, không được đánh mắng con, vì điều này sẽ khiến trẻ có những suy nghĩ tiêu cực. Điều cha mẹ cần làm là phải phân tích, giải thích để trẻ nhận ra đúng, sai, từ đó điều chỉnh hành vi mà không cần nhận sự trừng phạt đây chính phương pháp giáo dục con của người Mỹ. 2. Cách ly con tạm thời Trong trường hợp trẻ đã nhận được lời cảnh cáo khi phạm lỗi mà vẫn không sửa lỗi, cha mẹ hãy đưa trẻ đến một nơi khác vài phút. Sau đó, hãy đưa trẻ quay lại vị trí ban đầu, đồng thời giải thích cho con hiểu về việc làm sai trái của mình. 3. Lắng nghe con Một trong những phương pháp kỷ luật không nước mắt mà cha mẹ cần phải lưu ý chính là lắng nghe con. Hãy dành thời gian lắng nghe những chia sẻ về cảm giác của con và không nên để những chuyện tiêu cực làm gián đoạn đến khoảng thời gian quan trọng này. Sau khi lắng nghe, cha mẹ cần đưa ra lời khuyên hữu ích cho những chia sẻ của trẻ. Cha mẹ cần dành thời gian để lắng nghe những chia sẻ của con 4. Nghệ thuật khen, chê đúng lúc Đừng tiết kiệm lời khen, hãy dành cho con thật nhiều lời khen khi con làm được việc tốt. Đồng thời, cha mẹ có thể kèm theo lời khen là những cái ôm và dùng những lời nói tán thưởng thực tế để giúp trẻ tiếp tục làm những việc tốt.  Tuy nhiên, cha mẹ không nên đánh giá con cao hơn so với bạn bè vì điều này sẽ khiến con nghĩ mình giỏi, tự cao tự đại và coi thường người khác. Ngoài ra, cũng không nên dạy trẻ theo cách so sánh con nhà người ta để con không tự ái và tổn thương. Khi bị đem ra so sánh trẻ sẽ nghĩ mình kém cỏi, nản lòng và tự ti. Mẹ có thể hiểu rõ hơn về thái độ, hành vi từ đó đưa ra giải pháp giáo dục phù hợp để trẻ phát triển toàn diện về nhân cách cũng như tư duy. 5. Dạy con tính tự giác Nếu muốn dạy trẻ tính tự giác, phụ huynh cần phải sử dụng phương pháp phù hợp, để trẻ có thể hình dung một cách đơn giản nhất. Cha mẹ nên áp dụng những trò chơi vui vẻ lồng ghép vào các hoạt động thường ngày. Từ đó, trẻ có thể nhìn nhận và hành động một cách nghiêm túc.  Ngoài ra, cha mẹ có thể nhờ bé làm các công việc nhà đơn giản, vừa làm vừa hướng dẫn con. Bên cạnh đó, phụ huynh cần kiên nhẫn trong việc dạy trẻ. Những hành động này cần được diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định và không nên thay đổi nhiều để trẻ hình thành thói quen tự giác. 6. Dành thời gian cho con tự suy xét Mỗi khi con có cách cư xử không tốt, thay vì la mắng con thì hãy cho con một khoảng thời gian, để con tự suy nghĩ về hành vi của mình trong một nơi riêng tư, không bị phân tâm. Mỗi khi con cư xử không đúng hãy cho con một khoảng thời gian để suy nghĩ Trong trường hợp cả cha mẹ và con đều đã tham gia vào cuộc cãi vã thì cha mẹ và con cùng tự dành cho mình thời gian để suy nghĩ. Kỷ luật không nước mắt bằng cách này sẽ giúp trẻ nhận ra rằng, ngay cả khi cha mẹ phạm lỗi thì cũng không nên bào chữa cho việc làm sai trái bằng những lý lẽ không thuyết phục phương pháp này tương tự như cách dạy con của người Israel. 7. Làm ngơ Nếu như con đang la hét hoặc nhè nheo về một thứ gì đó, cha mẹ cần làm ngơ trước những đòi hỏi quá đáng của con. Đồng thời, hãy nói với con rằng, cha mẹ chỉ nghe con nói chuyện khi con đủ bình tĩnh. Trong trường hợp trẻ vẫn chưa đủ khả năng ngôn ngữ để diễn tả những điều mình nghĩ, cha mẹ nên khuyến khích trẻ dùng ngôn ngữ cơ thể để truyền đạt điều mà bé muốn. Bên cạnh đó, cha mẹ cần đưa ra cho con những lựa chọn như: điều con muốn là xem phim hoạt hình hay con muốn dùng nghịch điện thoại. Sau đó, hãy giải thích cho con bằng cách hướng sự tập trung của con vào một việc khác. Gợi ý một số phương pháp giáo dục con hiệu quả - Khi bản thân bé tự làm được một số việc tốt mà trước đây chưa từng làm, bạn đừng quên khen ngợi con mỗi ngày. Khen ngợi các hành vi tích cực của bé sẽ giúp bé cảm thấy mình được quan tâm và sẽ cố gắng thực hiện nhiều hành động tốt tương tự như vậy.  - Với những biện pháp kỷ luật được áp dụng với trẻ, các mẹ phải thật sự kiên trì để bé có thể thay đổi thật sự theo một hướng tích cực hơn. - Thay vì suốt ngày la mắng, hò hét con nhưng con vẫn không chịu hợp tác. Bạn cần áp dụng những biện pháp cứng rắn hơn để bé nhận ra được những thay đổi trong cách giáo dục của bố mẹ. Chỉ cần kiên trì 2 - 3 lần như vây, bé sẽ hợp tác hơn trong những lần tiếp theo cách này cũng được áp dụng cách giáo dục trẻ ngang bướng ở tuổi dậy thì - Đến mỗi một độ tuổi, giai đoạn nhất định nào đó, bé đột nhiên thay đổi cả về tính cách và cảm xúc. Chấp nhận sự thay đổi về hành vi phù hợp theo lứa tuổi cũng là cách để bố mẹ chọn ra một phương pháp giáo dục con hợp lý theo mỗi giai đoạn khác nhau.  - Bố mẹ đừng quên tặng cho con một món quá ý nghĩa mà con từng ao ước có được khi con làm được những việc ý nghĩa bố mẹ nhé.  - Nên cho trẻ học toán Soroban từ sớm để giúp trẻ sở hữu não bộ thiên tài Như vậy, UNICA đã chia sẻ những cách kỷ luật không nước mắt vô cùng hiệu quả dành cho các bậc phụ huynh. Nuôi dạy con là một quá trình dài, đòi hỏi cha mẹ phải thật sự kiên nhẫn và có phương pháp giáo dục phù hợp để trẻ không có những phản ứng tiêu cực, đồng thời trở thành một đứa trẻ ngoan ngoãn, vâng lời cha mẹ. 
27/08/2019
7880 Lượt xem
Giáo dục sớm là gì? Có nên giáo dục sớm cho trẻ
Giáo dục sớm là gì? Có nên giáo dục sớm cho trẻ Giáo dục sớm cho trẻ đang là một vấn đề được rất nhiều ông bố, bà mẹ quan tâm. Vậy, giáo dục sớm là gì? Có những phương pháp nào mang lại hiệu quả? Hãy cùng UNICA tìm hiểu trong bài viết dưới đây. Giáo dục sớm là gì? Giáo dục sớm cho trẻ chính là phương pháp giáo dục mà các bậc phụ huynh áp dụng ngay từ khi trẻ còn nhỏ để trẻ có sự phát triển nổi trội về thể chất và trí tuệ. Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp khơi dậy, phát huy những tiềm năng sẵn có trong trẻ, tạo một tiền đề vững chắc cho tương lai của con. Giáo dục sớm cho trẻ để trẻ phát triển vượt trội về thể chất và trí tuệ Phương pháp giáo dục này được áp dụng đối với trẻ trong giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi. Bởi vì, đây chính là giai đoạn não trẻ phát triển nhanh và tiếp thu một cách tốt nhất trong suốt cuộc đời. Hơn nữa, trẻ em có một đặc điểm chung là hay tò mò và thích khám phá thế giới xung quanh. Chính vì vậy, đây chính là thời gian tốt nhất để khai phá tiềm năng của trẻ. Ngoài ra, việc giáo dục sớm sẽ giúp trẻ phát huy những tố chất tích cực, giúp hình thành nên tính cách tốt. Đây chính là nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Mục đích của phương pháp này là khai thác tiềm năng để trẻ có thế giới nội tâm phong phú, xây dựng các môi trường trí tuệ… Lợi ích của việc giáo dục sớm là gì? Giai đoạn 0 - 6 tuổi được xem là giai đoạn phát triển vượt bậc về khả năng não bộ, giúp chúng phát triển đầy đủ và toàn diện về khả năng tư duy. Chính vì thế, phương pháp giáo dục sớm mang lại những lợi ích vô cùng tuyệt vời như sau:  - Giúp trẻ tự tin giải quyết vấn đề một cách thông minh, sáng tạo. - Trẻ sẽ phát huy được hết khả năng tiềm ẩn sẵn có của mình. - Giúp trẻ tìm ra động lực để thực hiện đam mê - Giúp trẻ tự lập và biết yêu thương, chia sẻ, gắn bó với các thành viên trong gia đình.  Giáo dục sớm là gì? Có nên giáo dục sớm cho trẻ Có nên giáo dục sớm cho trẻ không? Hiểu được giáo dục sớm là gì, vậy cha mẹ có nên áp dùng các phương pháp giáo dục sớm cho trẻ ngay hôm nay không ? Giáo dục sớm là một trong những vấn đề được sự quan tâm đông đảo từ phía các bậc phụ huynh. Nắm bắt được giai đoạn vàng phát triển của trẻ trong độ tuổi từ 0-6 tuổi sẽ giúp trẻ phát triển thông minh, toàn diện hơn so với các bạn cùng trang lứa. Bởi lẽ, theo nghiên cứu, trong giai đoạn từ 0-3 tuổi, não bộ tăng trưởng mạnh mẽ, đạt đến 80% so với người đã trưởng thành. Giai đoạn 5-6 tuổi về cơ bản, não bộ đã được hoàn thiện với những chức năng khác nhau về nhận thức, giải quyết vấn đề. Nếu cha mẹ nắm bắt được thời điểm này để áp dụng cho con những phương pháp giáo dục khoa học thì trẻ sẽ trang bị được cho mình những kiến thức mới mẻ, khám phá mọi điều trong cuộc sống để có thể tăng khả năng tư duy và kích thích sự sáng tạo trong não bộ. Ngoài ra, việc sử dụng phương pháp giáo dục sớm sẽ giúp gắn kết tình cảm cha mẹ với con cái, để trẻ biết trân trọng mọi thứ và sẵn sàng chia sẻ những khó khăn, vướng mắc mà chúng đang gặp cho cha mẹ trong giai đoạn sau này.  Nuôi dạy con là một quá trình đòi hỏi cha mẹ phải kiên nhẫn, yêu thương và thấu hiểu con của mình. Để có thể nuôi con một cách đúng đắn, tránh sai lầm và gây ra tổn thương cho trẻ, bạn cần tham gia các khóa học online. Tại đây, các chuyên gia sẽ chia sẻ các kiến thức bổ ích và thực tế để giúp bạn có thể đồng hành cùng con. Đăng ký ngay khóa học: [course_id:163,theme:course] [course_id:590,theme:course] [course_id:1027,theme:course] Giáo dục sớm có đánh cắp tuổi thơ của trẻ Hình thức giáo dục sớm luôn có 2 mặt. Thế nhưng nếu cha mẹ biết áp dụng chúng một cách hài hòa, khoa học thì trẻ sẽ có cảm giác như học mà chơi, chơi mà học, tạo ra sự thích thú và tò mò, sáng tạo hơn về chúng. Thay vì cho trẻ xem Tivi để khám phá thế giới xung quanh, tại sao cha mẹ không thử cho trẻ tham gia các trò chơi vận động ngay từ khi còn nhỏ như bơi lội, xe đạp, bóng rổ để trẻ có thể được hưởng những phương pháp giáo dục sớm nhưng lại qua hình thức được chơi nhiều nhất. Việc để bé tự do khám phá sở thích của mình sẽ khiến con được chơi tự do và ít ràng buộc hơn bởi những quy tắc, khuôn mẫu mà bố mẹ đặt ra. Nhờ đó mà con sẽ có tuổi thơ như chúng mong muốn và phát triển được thêm rất nhiều những kiến thức, kỹ năng mới trong tương lai.  Giáo dục sớm là gì ? Giáo dục sớm có đánh cắp tuổi thơ của trẻ Cơ sở khóa học của giáo dục sớm Không phải ngẫu nhiên mà cha mẹ áp dụng phương pháp giáo dục sớm cho con ngay từ sinh trẻ còn nhỏ, thậm chí là giai đoạn sơ sinh, bởi nó có những cơ cơ khoa học đã được chứng minh như sau: - So với người trưởng thành, giai đoạn trẻ từ 0-3 tuổi, não bộ đã phát triển và đạt tới 80%. Về cơ bản, khi trẻ được 5-6 tuổi, các cơ quan não bộ đã được hoàn thiện. - Trẻ con có khả năng tiếp thu kiến thức vô tận. Bằng chứng là có những đứa trẻ 2 tuổi đã có thể thuộc lòng các bài hát, biết đọc và khả năng chơi Lego rất khó mà bản thân phụ huynh không thể làm được.  - Não bộ có đặc tính mềm dẻo, vì vậy tố chất thông minh của não bộ có thể phát triển vượt bậc nếu bản thân cha mẹ tìm ra được những phương pháp để tạo tiền đề và phát huy chúng một cách mạnh mẽ. Đặc biệt trong giai đoạn 0-6 tuổi, các tố chất ưu việt của bộ não sẽ được đánh thức nếu cha mẹ thường xuyên kích thích chúng có chủ đích.  Phương pháp giáo dục sớm Montessori Hiểu được giáo dục sớm là gì, Unica mời bạn đọc cùng tìm hiểu về phương pháp giáo dục Montessori. Montessori là phương pháp giáo dục cho trẻ dựa trên nghiên cứu và kinh nghiệm của bác sĩ, nhà giáo dục người Ý Maria Montessori. Đây là phương pháp được xây dựng theo phương châm “coi trọng sự phát triển tự nhiên của trẻ, học để dạy trẻ tốt hơn”. Phương pháp giáo dục này hoàn toàn khác so với các phương pháp giáo dục trước đây. Montessori dựa trên nguyên lý là cho trẻ chủ động chọn khu vực học và theo đuổi hứng thú của mình đến khi trẻ muốn đổi qua hoạt động khác. Phương pháp này người lớn không cần can thiệp quá nhiều. Trẻ sẽ tiếp nhận các ý kiến bằng bản năng, đón nhận những kiến thức mới một cách tự nhiên, dễ dàng, từ đó trẻ sẽ nắm bắt được thông tin một cách có ý thức. Có một số nguyên tắc chính của phương pháp Montessori: - Thứ tự và cấu trúc: Mặc dù việc học là do trẻ tự quyết định, nhưng trẻ em cần có trật tự và cấu trúc để phát triển.  - Học tập bằng giác quan: Trẻ em học thông qua các giác quan, vì vậy Montessori chú trọng đến việc chuẩn bị tài liệu giảng dạy một cách cẩn thận.  - Tự do: Là yếu tố quan trọng nhất trong sự phát triển của trẻ. Lớp học Montessori cung cấp các trải nghiệm, hoạt động và môi trường khuyến khích trẻ tuân theo bản năng tự nhiên của mình. - Thời kỳ nhạy cảm: Phương pháp Montessori nói rằng trẻ em trải qua 'giai đoạn nhạy cảm' khi chúng đặc biệt dễ tiếp thu để học một kỹ năng mới, chẳng hạn như đọc, viết hoặc đếm. Giáo viên chú ý đến những cơ hội này và tận dụng chúng, thay vì cố bắt trẻ đọc hoặc viết ở một độ tuổi nhất định. - Kỷ luật: Kỷ luật được xem là thứ nên xuất phát từ bên trong, thay vì áp đặt. Giáo viên tập trung vào việc giúp trẻ phát triển các kỹ năng xã hội và cảm xúc. Phần thưởng và hình phạt không được sử dụng, và giáo viên sẽ chỉ can thiệp khi trẻ có hành vi gây rối hoặc khó chịu. Phương pháp Montessori dựa trên nguyên lý trẻ chủ động chọn khu vực học Phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman     Đây là phương pháp do giáo sư Glenn Doman phát minh, ông chính là “cha đẻ” của các phương pháp giáo dục con nhỏ và cũng là người đặt nền móng cho việc giáo dục tại nhà. Glenn Doman là phương pháp mà bố mẹ chính là người thầy dìu dắt và đi theo các con trong suốt quá trình học.  Áp dụng phương pháp giáo dục sớm sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất, trí tuệ lẫn năng lực, nhằm vượt qua nghịch cảnh thông qua những bài học về vận động, ngôn ngữ, lượng số và cả thế giới xung quanh.  Nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất của phương pháp Glenn Doman chính là “bố mẹ là người thầy đầu tiên và tốt nhất cho trẻ”. Do đó, để phương pháp này thành công cần có sự đồng hành của bố mẹ cũng như thầy cô. Ngoài ra, còn có các nguyên tắc quan trọng khác như: bắt đầu càng sớm càng tốt, khơi gợi sự đam mê của trẻ, biến khó thành dễ và cuộc sống là một trường học…  Phương pháp giáo dục sớm Reggio Emilia Phương pháp giáo dục Reggio Emilia có nguồn gốc từ nước Ý. Phương pháp này được xây dựng và bắt nguồn từ niềm tin rằng mỗi đứa trẻ đều chứa đựng một tiềm năng lớn và tiềm năng này sẽ được phát triển nhờ trí tò mò của trẻ.   Việc học của trẻ sẽ chuyển thành một tổ hợp thống nhất giữa cha mẹ - con – giáo viên, trong đó, cha mẹ vẫn đóng vai trò vô cùng quan trọng đến sự phát triển học tập của con. Phương pháp Reggio Emilia sẽ giúp trẻ tự tìm ra lời giải thích cho các câu hỏi của mình  Phương pháp giáo dục sớm này sẽ giúp trẻ tự tìm ra lời giải thích cho các câu hỏi của mình bằng cách quan sát, tìm hiểu thế giới xung quanh. Trong khi đó, cha mẹ hoặc thầy cô chỉ là người hướng dẫn và tạo cơ hội cho trẻ tìm hiểu để phát triển. Đây là cách giáo dục nhân văn, gần gũi, qua đó nhấn mạnh đến tầm quan trọng của giáo dục cộng đồng và sự tìm hiểu khám phá. Phương pháp giáo dục sớm STEAM STEAM là một chữ viết tắt được tạo thành bởi hai thuật ngữ STEM và ART. Trong đó, STEAM là viết tắt của Science – khoa học, Technology – công nghệ, Engineering – kỹ thuật và Mathematics – toán học. Ban đầu, STEAM là ý tưởng sáng tạo của Trường Thiết Kế Rhode Island (Mỹ), sau này mới được sử dụng bởi nhiều nhà giáo dục và lan rộng ra cả Hoa Kỳ. Phương pháp này tiếp cận giáo dục kiểu mới, trong đó khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học cùng được sử dụng để giảng dạy và hướng dẫn cho học sinh. STEAM là một phương pháp chuyển đổi từ cách giáo dục truyền thống, dựa vào tiêu chuẩn điểm số để đánh giá, sang một phương thức giáo dục hiện đại và lý tưởng. Trong đó, quá trình học tập và kết quả cùng được xem trọng như nhau. Như vậy, UNICA đã giúp bạn giải đáp những thắc mắc về giáo dục sớm cho trẻ là gì? cũng như những phương pháp giáo dục sớm hiệu quả cho trẻ. Hy vọng rằng, qua bài viết này, các bậc phụ huynh sẽ có thêm những thông tin quý báu trong hành trang chăm sóc và nuôi con khoa học giúp con yêu phát triển toàn diện.
27/08/2019
6315 Lượt xem
Bảng cân nặng của trẻ từ 0 đến 5 tuổi theo tiêu chuẩn WHO
Bảng cân nặng của trẻ từ 0 đến 5 tuổi theo tiêu chuẩn WHO Bảng cân nặng của trẻ luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh. Đây được xem như là một tiêu chuẩn quan trọng để cha mẹ theo dõi sự phát triển của bé yêu theo từng giai đoạn. Trong bài viết dưới đây, UNICA sẽ chia sẻ cho các bậc phụ huynh bảng đo chiều cao cân nặng của trẻ theo đúng tiêu chuẩn của WHO. Tại sao cần theo dõi chiều cao cân nặng của trẻ? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, từ khi trẻ được sinh ra đến khi 10 tuổi, cha mẹ cần theo dõi thật chặt chẽ sự phát triển chiều cao cũng như cân nặng của trẻ. Đây chính là cơ sở để phản ánh rõ nét nhất tình trạng sức khỏe, cũng như sự phát triển của con yêu.  Cha mẹ cần theo dõi chặt chẽ sự phát triển cân nặng cũng như chiều cao của trẻ Dựa vào bảng cân nặng của trẻ theo từng tháng, các mẹ có thể nắm được tình trạng sức khỏe của con. Từ đó có thể biết được con có bị thừa hoặc thiếu cân hay không? Để từ đó, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và biết cách chăm sóc con yêu tốt nhất. Các yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ từ 0-5 tuổi 1. Yếu tố di truyền Di truyền là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển về chiều cao và cân nặng của trẻ. Yếu tố di truyền bao gồm: nhóm máu, lượng mỡ thừa của cha mẹ. Thế nhưng khoa học đã chứng minh yếu tố duy truyền không quyết định 100% tầm vóc của trẻ khi đến giai đoạn trưởng thành. Khác với các nước đang phát triển, có tới 80% gen di truyền ảnh hưởng đến sự phát triển của chiều cao. Thế nhưng ở Việt Nam, gen di truyền chỉ chiếm tới 25% trong các yếu tố tác động đến sự phát triển cân nặng, chiều cao của trẻ.  2. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ Để có thể giúp con phát triển chiều cao, cân nặng đúng chuẩn trong các giai đoạn của hành trình lớn khôn, bản thân cha mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng khóa học như sau: - Giai đoạn mang thai: Mẹ bầu cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng, khoáng chất và các Vitamin thiết yếu để có thể giúp thai nhi tăng sức đề kháng, phát triển hệ xương ngay từ trong bụng mẹ. - Giai đoạn 0-2 tuổi: Đây là giai đoạn trẻ đang hoàn thiện các chức năng liên quan đến não bộ,vì thế cha mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, đủ chất để trẻ phát triển toàn diện cả về trí tuệ và thể chất. - Giai đoạn dậy thì: Bước vào giai đoạn này, trẻ sẽ có những thay đổi vượt bậc cả về chiều cao và cân nặng. Trẻ có thể tăng từ 6-10cm mỗi năm. Vì thế mẹ cần tập trung vào việc xây dựng các nhóm thực phẩm để con phát triển cân nặng và chiều cao ổn định nhất. >>> Xem thêm: Giải đáp: Bé 4 tháng tuổi cân nặng bao nhiêu? Chế độ dinh dưỡng không phù hợp khiến trẻ chậm tăng cân 3. Thói quen vận động của trẻ Vận động thường xuyên sẽ rất có lợi cho việc cải thiện chiều cao, cân nặng của trẻ, đặc biệt là trong giai đoạn hệ xương khớp đang phát triển. Cha mẹ có thể cho con học các bộ môn như: bơi lộ, bóng rổ, để con không chỉ cảm thấy khỏe mạnh, ngủ ngon giấc hơn và còn có thể tăng trưởng chiều cao một cách hiệu quả nhất. Bảng cân nặng của trẻ em Việt Nam 2019 Mỗi quốc gia sẽ có một bảng tiêu chuẩn chiều cao cân nặng riêng dành cho trẻ em. Bảng được phân công theo từng độ tuổi do tổ chức WHO nghiên cứu sẽ giúp các bậc phụ huynh theo dõi sức khỏe thể chất của con yêu. Bảng cân nặng chuẩn cho bé gái từ 0 đến 5 tuổi     Cân nặng của bé gái sơ sinh giai đoạn từ 0 đến 12 tháng tuổi Cân nặng của bé gái sơ sinh giai đoạn từ 1 đến 4 tuổi Cân nặng của bé gái giai đoạn từ 4 đến 5 tuổi Bảng cân nặng chuẩn bé trai từ 0 đến 5 tuổi     Cân nặng của bé trai sơ sinh giai đoạn từ 0 đến 12 tháng tuổi Cân nặng của bé trai giai đoạn từ 1 đến 4 tuổi Cân nặng của bé trai giai đoạn từ 4 đến 5 tuổi Mẹo giúp mẹ đo cân nặng cho bé chính xác Sau khi đã nắm rõ được bảng cân nặng của trẻ, mẹ cần biết cách đo cân nặng của trẻ sao cho chính xác nhất. Thông thường, trẻ sơ sinh có cân nặng trung bình khoảng 2,9 đến 3,8kg. Mỗi tháng, trẻ sẽ tăng trưởng trung bình tối thiểu khoảng 600gr ở giai đoạn từ 1 đến 6 tháng và 500gr mỗi tháng kể từ tháng thứ 7. Các mẹ nên đo cân nặng của con sau khi trẻ đã đi tiểu và đại tiểu. Ngoài ra, mẹ nên bỏ bớt quần áo, tã, chăn ra khỏi người con khi cân. Cho trẻ cân vào buổi sáng để đạt được mức chuẩn xác nhất và nhớ trừ hao dụng cụ cân mẹ nhé! >>> Xem thêm: Giải đáp: Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước hay không? Các thông tin chung về chỉ số tăng trưởng của trẻ từ 0 – 5 tuổi     - Trẻ mới sinh: Trẻ mới sinh sẽ có chiều dài trung bình khoảng 50 cm và nặng khoảng 3,3 kg. Theo Trung tâm Quốc gia về Thống kê Y tế Mỹ, chu vi vòng đầu của bé trai là 34,3 cm và đối với bé gái là 33,8 cm. - Khi trẻ chào đời 4 ngày tuổi: So với lúc mới sinh, cân nặng của bé sẽ giảm khoảng 5 – 10%, sở dĩ có tình trạng này là do bé bị mất nước và dịch của cơ thể khi trẻ đi tiểu và đi ngoài. Ở mỗi giai đoạn, chỉ số cân nặng của trẻ sẽ thay đổi khác nhau - Trẻ từ 5 ngày tuổi đến 3 tháng tuổi: Trong suốt khoảng thời gian này, mỗi ngày trẻ sẽ tăng trung bình khoảng 15 – 28g. Trẻ sẽ nhanh chóng đạt được mức cân nặng lúc sinh sau khi được 2 tuần tuổi. - Giai đoạn trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi: Đối với giai đoạn này, mỗi tuần trẻ sẽ tăng lên khoảng 225g. Cho đến khi được 6 tháng, cân nặng của trẻ sẽ đạt gấp đôi so với lúc mới sinh. - Giai đoạn trẻ từ 7 đến 12 tháng: Thời điểm này, cân nặng của trẻ vẫn tiếp tục tăng khoảng 500g/tháng. Nếu trẻ bú mẹ, cân nặng sẽ tăng lên ít hơn so với mốc này. Trong giai đoạn này trẻ đã bắt đầu vận động nhiều hơn khi đã học bò, trườn, thậm chí là tập đi nên tiêu tốn nhiều calo hơn. - Giai đoạn trẻ 1 tuổi: Trẻ 1 tuổi đang trong giai đoạn tập đi, sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sẽ không nhanh như giai đoạn trước. Nhưng mỗi tháng cân nặng của bé vẫn có thể tăng lên khoảng 225g. - Giai đoạn trẻ 2 tuổi: Ở giai đoạn này, trẻ sẽ tăng thêm khoảng 10cm và cân nặng tăng thêm khoảng 2, 5kg so với lúc 1 tuổi. Thời điểm này, các bác sĩ nhi khoa có thể đưa ra những dự đoán chính xác hơn về cân nặng cũng như chiều cao khi trẻ lớn lên. - Giai đoạn trẻ từ 3 đến 4 tuổi: Theo các chuyên gia, giai đoạn này lượng mỡ trên cơ thể trẻ, đặc biệt là ở mặt sẽ giảm đi nhiều. Đây cũng là giai đoạn tay chân của trẻ đã phát triển hơn rất nhiều so với thời điểm trước nên trông bé có vẻ cao ráo hơn. - Giai đoạn trẻ từ 5 tuổi trở lên: Trẻ từ độ tuổi này cho đến giai đoạn dậy thì, chiều cao sẽ phát triển rất nhanh. Các bé gái thường đạt chiều cao tối đa khoảng 2 năm sau kể từ kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Các bé trai cũng đạt được chiều cao ở tuổi trưởng thành khi được 17 tuổi. Trên đây là bảng cân nặng của trẻ Việt Nam theo tiêu chuẩn WHO mà UNICA đã chia sẻ trong khoá học dạy con đúng cách. Hy vọng rằng, qua bài viết này, các bậc phụ huynh sẽ có thêm được những thông tin quý báu để xác định được sự phát triển của con yêu.  Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!
27/08/2019
2619 Lượt xem
Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì để hiệu quả và an toàn?
Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì để hiệu quả và an toàn? Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì? Cần kiêng gì cho trẻ khi mắc bệnh? là những thắc mắc được rất nhiều ông bố bà mẹ quan tâm. Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây, Unica sẽ giúp các bậc phụ huynh biết được loại thuốc phù hợp cũng như cách chăm sóc tốt nhất được chuyên gia lưu ý khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng. 1. Dấu hiệu nhận biết tay chân miệng ở trẻ em Chân tay miệng là một trong những bệnh phổ biến ở trẻ em do virus đường ruột gây ra, cụ thể hơn là virus Coxasackieviruses và Enterovirus 71. Đối với bệnh chân tay miệng thì nó có thể xảy ra quanh năm, tuy nhiên thông thường bệnh sẽ gia tăng nhiều nhất là từ tháng 2 - 4 và tháng 9 - 12. Bệnh chân tay miệng có xu hướng lây lan nhanh chóng từ trẻ này sang trẻ khác qua nhiều hình thức, phổ biến nhất là qua các chất tiết mũi, miệng, phân, nước bọt. Để biết được trẻ có đang bị mắc bệnh chân tay miệng hay không, mẹ có thể nhận biết qua một số các dấu hiệu sau: - Trẻ nổi mẩn đỏ như muỗi đốt, không ngứa, tuỳ từng vị trí sẽ gây đau. - Trẻ sốt, có thể sốt cao lên đến 38 - 39 độ C. - Trẻ biếng ăn, khó chịu, thường xuyên quấy khóc, đột ngột giật mình. - Trẻ đau họng, đau rát răng miệng, chảy nước bọt liên tục. - Đối với các nốt sang thương ở miệng, thường là những vết loét đỏ, đường kính 2 - 3cm, vị trí xuất hiện nhiều nhất là niêm mạc má, nướu, vòm họng, lưỡi gây đau. - Đối với các nốt sang thương trên da, thường là những nốt bọng nước, đường kính 2 - 10mm, hình bầu dục hoặc hình hơi tròn, nổi cộm. Các nốt này về cơ bản không gây đau nhưng khi bóng nước khô thì sẽ để lại vết thâm trên da. - Trẻ ngủ li bì, khó đánh thức trẻ dậy. Mẹ cần để ý kỹ những đặc điểm của bệnh chân tay miệng này để kịp thời phát hiện và xử lý cho con một cách tốt nhất, tránh để tình trạng bệnh trở nên nặng nề hơn. Bệnh chân tay miệng xuất hiện khiến trẻ cảm thấy vô cùng khó chịu 2. Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng Bệnh tay chân miệng thường do các loại virus thuộc nhóm Enterovirus gây ra, đặc biệt là Enterovirus 71 (EV71) và Coxsackievirus. Các loại virus này lây lan qua tiếp xúc với chất lỏng từ mũi, họng, nước bọt, nước mủ hoặc phân của những người bị nhiễm virus. Ngoài nguyên nhân chính là do virus, bệnh tay chân miệng cũng có thể lây lan thông qua tiếp xúc trực tiếp với các chất lỏng cơ thể của người bị nhiễm hoặc thông qua tiếp xúc gián tiếp với các bề mặt,  vật dụng mà virus đã tiếp xúc, chẳng hạn như: đồ chơi, đồ ăn, đồ dùng sinh hoạt, nước hoặc bể bơi. Trẻ em có hệ miễn dịch yếu, đặc biệt là những trẻ em chưa phát triển đầy đủ hệ miễn dịch, có khả năng cao bị nhiễm virus và phát triển bệnh tay chân miệng. Một số các nguyên nhân khác như: vệ sinh cá nhân cho trẻ không sạch sẽ, không giữ gìn sạch sẽ môi trường sống của trẻ và trẻ không có thói quen rửa tay sạch sẽ cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh chân tay miệng. Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là một bệnh lý nhiễm trùng do virus gây ra 3. Tiêu chí lựa chọn thuốc bôi chân tay miệng cho bé Thuốc bôi được đánh giá là phương pháp hiệu quả giúp làm dịu các tổn thương do bệnh chân tay miệng gây ra. Trước khi đi sâu vào tìm hiểu chân tay miệng bôi gì tốt các bậc phụ huynh cần phải nắm chắc được các tiêu chí lựa chọn thuốc bôi chân tay miệng cho bé. Sau đây là một số các tiêu chí cơ bản: 3.1. Phổ kháng khuẩn rộng, hiệu quả với cả virus gây bệnh Tiêu chí quan trọng hàng đầu trong việc lựa chọn thuốc bôi chân tay miệng cho trẻ đó là lựa chọn loại thuốc có độ phổ kháng khuẩn rộng, hiệu quả với cả virus gây bệnh. Thuốc bôi đáp ứng được tiêu chuẩn này sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm ở trẻ. Đồng thời nó cũng giúp hạn chế quá trình viêm loét do virus gây ra. 3.2. Không gây kích ứng da của trẻ Thuốc sử dụng để bôi chân tay miệng cho bé không phải loại thuốc nào cũng phù hợp, có loại phù hợp với trẻ này nhưng lại không phù hợp với trẻ khác, vì vậy cha mẹ cần hết sức lưu ý. Da trẻ rất nhạy cảm, nên khi sử dụng thuốc cần lựa chọn loại phù hợp để không gây kích ứng cho trẻ. Các mẹ nên ưu tiên lựa chọn những loại sản phẩm đã được kiểm định về chất lượng cũng như độ an toàn. Sản phẩm thuốc sử dụng để chữa chân tay miệng phải không chứa chất độc hại, không dễ gây kích ứng cho bé. Cha mẹ cần phải lựa chọn đúng loại thuốc phù hợp để bé không bị kịch ứng da 3.3. Nguồn gốc xuất xứ rõ ràng Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại thuốc chữa chân tay miệng là hàng giả, hàng nhái, không có xuất xứ rõ ràng. Mẹ cần tránh các loại thuốc này để đảm bảo quá trình chữa bệnh cho con mang lại hiệu quả cao nhất. Việc sử dụng các loại thuốc không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng không chỉ gây tác dụng phụ mà còn làm cho tình trạng bệnh trở nên nặng nề hơn. 3.4. Không chứa kháng sinh, corticoid Thuốc sử dụng để chữa bệnh chân tay miệng tuyệt đối không được chứa kháng sinh và corticoid, trừ trường hợp bội nhiễm. Việc sử dụng kháng sinh có thể dẫn đến tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh gây kháng thuốc. Đặc biệt, thuốc bôi có chứa corticoid còn có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ở trẻ. 3.5. Phù hợp với độ tuổi của bé Da của trẻ sơ sinh sẽ mỏng, nhạy cảm và sẽ có kết cấu khác nhau. Vì vậy trong quá trình sử dụng thuốc chữa chân tay miệng cho trẻ mẹ cần lưu ý, sử dụng đúng loại phù hợp nhất với độ tuổi của bé để cho hiệu quả chữa bệnh tốt nhất. 4. Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì? Bệnh tay chân miệng bôi thuốc gì hay thuốc bôi miệng cho trẻ bị chân tay miệng loại nào tốt là vấn đề đang được rất nhiều các bậc phụ huynh quan tâm. Khi đi khám, các bác sĩ thường tư vấn sử dụng các loại dung dịch sát khuẩn nhẹ nhàng cho da như: milian, xanh methylen… và sử dụng kamistad, zytee cho niêm mạc khi da bắt đầu xuất hiện các vết loét. Cụ thể như sau: 4.1. Dung dịch Dizigone và Dizigone nano bạc Sản phẩm đầu tiên mà Unica muốn chia sẻ với bạn để trả lời câu hỏi: “Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì?” đó là dung dịch Dizigone và Dizigone nano bạc. Đây là sản phẩm chữa bệnh chất lượng xuất xứ tại Việt Nam sử dụng được cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Dung dịch Dizigone và Dizigone nano bạc giúp phục hồi những tổn thương trên da Với các thành phần chính như: HCIO, chiết xuất lô hội, nano bạc, tinh dầu tràm trà, chiết xuất cúc la mã,... Dung dịch Dizigone và Dizigone nano bạc giúp đẩy lùi nhanh chóng mụn nước, phát ban ngoài da và cả lở loét ở trong miệng của bé. Không chỉ có vậy, thuốc còn thúc đẩy và phục hồi những tổn thương trên da, ngăn ngừa vết thâm sẹo của bệnh để lại hiệu quả. Dung dịch Dizigone và Dizigone nano bạc cách dùng vô cùng đơn giản: Đối với vết loét trong khoang miệng thì bạn thấm hoặc xịt dung dịch vào gạc rơ lưỡi rồi lau nhẹ nhàng cho bé. Nếu bé biết súc miệng rồi thì có thể dùng làm nước súc miệng cho bé. Đối với các nốt phát ban ngoài da, mẹ thấm dung dịch vào bông rồi vệ sinh cho bé, kết hợp thoa kem Dizigone nano bạc, thực hiện 4-5 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả cao nhất. 4.2. Xanh Methylen Xanh Methylen là một loại thuốc được sử dụng nhiều trong việc điều trị bênh tay chân miệng ở trẻ. Đây là một loại dung dịch có tác dụng sát khuẩn vết thương ngoài giueps tiêu diệt các virut gây hại, gây ra vết thương ngoài ra này. Điển hình như bệnh tây chân miệng, sử dụng Xanh Methylen bôi vào tất cả các nốt phát ban trên cơ thể trẻ. Ngược điểm của loại thuốc này là rất dễ bẩn quần áo của trẻ, tuy nhiên hiệu quả thì rất đáng ngạc nhiên đấy nhé! Xanh Methylen thuốc bôi tay chân miệng hữu hiệu cho bé 4.3. Betadine 10% Betadine là một loại dung dịch kháng khuẩn có thành phần chính là Povidone iod nồng độ 10%. Với Beatadine, thuốc không chỉ có chức năng kháng khuẩn mà nó còn có tác dụng tuyệt vời trong việc hạn chế các vết loét trên da lan ra mạnh mẽ hơn. Betadine còn có tác dụng tuyệt vời trong việc hạn chế các vết loét trên da Đăng ký khoá học online qua video trên Unica để chào đón một em bé khoẻ mạnh. Khoá học với các chuyên gia đầu ngành sẽ giúp mẹ trang bị được những kiến thức lúc mang thai và sau sinh. Từ đó, biết cách chăm sóc tốt cho mẹ và bé, đồng hành cùng con trong những năm tháng đầu đời. [course_id:1203,theme:course] [course_id:637,theme:course] [course_id:1171,theme:course] 4.4. Dung dịch Glycerin borat Dung dịch Glycerin Borat có nguồn gốc từ Việt Nam với thành phần chính là Natri Tetraborat 3%. Với giá thành thấp chỉ khoảng 15000 đồng /1 chai, mẹ có thể yên tâm sử dụng cho trẻ sơ sinh bằng cách thấm vào bông và bôi lên vùng da bị lở loét.  Dung dịch Glycerin Borat sử dụng được cho cả trẻ sơ sinh 4.5. Thuốc tím Thuốc tím là một loại thuốc vô cùng quen thuộc dùng cho trẻ bị chân tay miệng. Với giá thành khá rẻ, chỉ khoảng 8000 đồng 1 gói, mẹ có thể dùng để sát khuẩn cho bé trong trường hợp bé bị nổi mụn nước hoặc phát ban. Thuốc tím là một loại thuốc vô cùng quen thuộc dùng cho trẻ bị chân tay miệng 4.6. Thuốc bôi tay chân miệng Kamistad Kamistad được sử dụng chủ yếu để bôi các vết thương trong miệng như: nhiệt miệng, lở loét miệng. Với thành phần an toàn được chiết xuất từ hoa cúc, bé có thể nuốt vào dạ dày khi bôi trong miệng mà không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Gel Kamistad sử dụng được cho cả bôi miệng 4.7. Gel Kin Baby Trẻ bị tay chân miệng bôi thuốc gì? Mẹ có thể sử dụng Gel Kin Baby để bôi phần khoang miệng cho bé. Ngoài chức năng là giảm đau các vết loét miệng, Kin Baby còn có tác dụng tuyệt vời trong việc làm mờ sẹo. Với thành phần là Chamomile, Acid Ursolic, Vitamin B5 gel Kin Baby có thể sử dụng cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.  Gel Kin Baby có chức năng giảm đau, chữa lành các vết loét miệng 4.8. Gel bôi Su Bạc Gel Su bạc là loại thuốc kháng khuẩn tự nhiên an toàn lành tính cho bé. Loại gel này có tác dụng diệt khuẩn, giúp vết thương mau lành, giảm ngứa cho vết thương. Các bận phụ huynh có thể yên tâm sử dụng bởi gel su bạc hoàn toàn không gây ra phản ứng hay tác dụng phụ cho bé. Thậm chí những vết thương ở niêm mạc miệng cũng không hề đáng e ngại. Bạn vẫn có thể thoải mái bôi cho bé mà không phải lo ngịa bất cứ vấn đề gì.  Gel Su Bạc vô cùng lành tính cho bé 5. Tay chân miệng uống thuốc gì? Sau khi đã biết được trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì chắc hẳn nhiều bậc phụ huynh cũng muốn biết loại thuốc uống để chữa bệnh này. Sau đây là một vài loại thuốc gợi ý cho các bố mẹ tham khảo. 5.1. Thuốc hạ sốt Bố mẹ nếu như thấy bé có dấu hiệu sốt cao từ 38 độ C trở nên việc đầu tiên cần làm đó là cho bé uống thuốc hạ sốt. Thuốc hạ sốt acetaminophen (paracetamol) với liều lượng 10 – 15mg/kg sẽ giúp kìm hãm lại cơn sốt của bé. Đối với những trường hợp trẻ không uống hoặc khó uống thuốc hạ sốt, mẹ nên dùng những sản phẩm có mùi thơm để dụ dỗ bé uống thuốc. Nếu bé vẫn không uống, mẹ có thể thay bằng viên đặt hậu môn theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. 5.2. Bù nước và chất điện giải cần thiết Bé khi bị mắc bệnh tay chân miệng sẽ mất rất nhiều nước nên việc bù nước và chất điện giải là vô cùng cần thiết và quan trọng. Bố mẹ có thể bổ sung nước cho bé bằng nhiều cách như: cho bé uống nước hay cho bé uống dung dịch oresol, hydrite được pha theo liều lượng bác sĩ chỉ định. Để giúp bé đỡ đau họng khi bị bệnh chân tay miệng, bố mẹ nên cho bé súc miệng sạch sẽ và thường xuyên với nước muối. Bổ sung thêm nước và chất điện giải cho bé 5.3. Bổ sung hàm lượng vitamin C và kẽm Bé khi bị chân tay miệng, mẹ cần phải bổ sung hàm lượng vitamin C và kẽm để tăng cường sức đề kháng cho mẹ. Việc nạp vào cơ thể thật nhiều rau xanh, bắp cải, đu đủ hay các loại thực phẩm như: thịt, trứng, các loại hạt, sữa, ngũ cốc nguyên hạt chính là cách bổ sung hàm lượng vitamin C và kẽm tuyệt vời. Bổ sung vào cơ thể đủ hàm lượng vitamin C và kẽm sẽ giúp tăng cường hàng rào cơ thể, tạo kháng nguyên, kháng thể cho trẻ mau chóng lành bệnh hơn. 6. Lưu ý gì khi dùng thuốc điều trị tay chân miệng? Bên cạnh việc nắm chắc được thông tin trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì bố mẹ cũng cần phải chú ý một vài những điều sau để quá trình chữa bệnh được tốt nhất. - Khi sử dụng thuốc hạ sốt cho bé không nên lạm dụng sử dụng quá nhiều vượt mức khuyến cáo của nhà sản xuất. - Tuyệt đối không được tự ý sử dụng các loại kháng sinh vì thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng tiêu diệt và ức chế vi khuẩn chứ không có tác dụng đặc trị chữa bệnh. Thuốc kháng sinh chỉ được chỉ định khi cơ thể bị bội nhiễm theo sự chỉ đạo của bác sĩ nên mẹ tuyệt đối cần phải chú ý. - Tuyệt đối không được trẻ thực hiện các loại thuốc có chứa thành phần aspirin, trừ khi có chỉ định của bác sĩ, vì thành phần này có thể gây ra hội chứng Reye nguy hiểm cho trẻ. - Cho trẻ súc miệng, thực hiện sát khuẩn cho trẻ đúng nồng độ muối 0,9%, bởi việc pha nước vệ sinh mặn sẽ khiến trẻ bị xót và gây đau đớn cho trẻ. - Quá trình sử dụng thuốc chữa chân tay miệng cho trẻ tại nhà cần tham khảo trước ý kiến của bác sĩ để hạn chế việc kích ứng và khiến vết loét trên da trở nên nghiêm trọng hơn. Khi trẻ mắc tay chân miệng, cha mẹ cần tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ cho trẻ 7. Một số câu hỏi liên quan đến thuốc điều trị chân tay miệng tại nhà Để có thêm cho bản thân những thông tin hữu ích khác trong quá trình chăm sóc con cái, bố mẹ hãy bỏ túi cho mình những kiến thức có liên quan đến thuốc điều trị chân tay miệng tại nhà như sau: 7.1. Trẻ bị tay chân miệng có nên dùng kháng sinh không? Trẻ bị chân tay miệng phần lớn các trường hợp đều sẽ không cần phải sử dụng thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh chỉ được bác sĩ chỉ định dùng cho trẻ khi có biểu hiện nhiễm trùng nặng hoặc cùng một lúc mắc các bệnh nhiễm trùng khác. Việc sử dụng thuốc kháng sinh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và tuân thủ đúng liều lượng và thời gian uống. Quá trình điều trị bằng kháng sinh cần được theo dõi chặt chẽ để tránh tác dụng phụ và đảm bảo hiệu quả điều trị. Để đảm bảo sự an toàn và hiệu quả, hãy luôn tham khảo ý kiến và chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng kháng sinh cho trẻ bị tay chân miệng nhé. 7.2. Trẻ bị tay chân miệng có nên dùng Aspirin không? Trẻ bị chân tay miệng không nên sử dụng Aspirin (acetylsalicylic acid). Bởi Aspirin có thể gây ra một hội chứng Reye. Hội chứng Reye là một tình trạng nhiễm độc dẫn đến tác động tiêu cực đến gan và não, có thể gây ra viêm gan cấp tính, suy gan và suy não. Tuy hội chứng Reye hiếm, nhưng nó có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ em. Vì vậy, cha mẹ cần tuyệt đối không nên dùng Aspirin cho con. Thay vào đó, hãy tuân thủ theo các biện pháp điều trị không dùng Aspirin. Điều trị tập trung vào việc làm giảm triệu chứng, bao gồm việc sử dụng các thuốc giảm đau, làm dịu ngứa và giảm sốt được phù hợp với trẻ em dưới sự giám sát của bác sĩ. 8. Kết luận Như vậy, UNICA đã giải đáp những thắc mắc của các bậc phụ huynh về vấn đề: Trẻ bị chân tay miệng nên bôi thuốc gì? Cần cho trẻ kiêng gì khi mắc bệnh? Hy vọng rằng, với những thông tin bổ ích trên, cha mẹ sẽ biết cách chăm sóc để giúp trẻ khỏi bệnh và phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Ngoài ra, để biết thêm nhiều kiến thức chăm con tránh được những bệnh truyền nhiễm trong mùa dịch mời bạn đọc tham khảo khoá học dạy con đúng cách tại Unica bạn nhé. Cảm ơn bạn đọc theo dõi bài viết.
27/08/2019
7251 Lượt xem
Những sai lầm cực nghiêm trọng cần loại bỏ khi mẹ cho con bú
Những sai lầm cực nghiêm trọng cần loại bỏ khi mẹ cho con bú Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ cho con bú thường mắc những sai lầm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất dinh dưỡng, thậm chí, một số trường hợp còn làm ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Vậy, những sai lầm đó là gì? Hãy cùng UNICA tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 1. Mẹ bỏ qua sữa non Sữa non là sữa mẹ tiết ra vào tuần đầu sau khi sinh, có màu vàng sậm, sánh và rất giàu vitamin. Đây là loại sữa không chỉ chứa những chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ sơ sinh, mà còn chứa một hàm lượng lớn các chất kháng thể và bạch cầu, giúp trẻ chống lại bệnh tật. Một trong những sai lầm khi mẹ cho con bú là bỏ qua sữa non Bên cạnh đó, sữa non còn chứa nhiều nguyên tố vi lượng không thể thiếu đối với trẻ sơ sinh như: sắt, đồng, kẽm. Một số nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ trẻ tử vong giảm đáng kể nếu sau khi sinh vài giờ trẻ được bú sữa non. Chính vì vậy, sai lầm lớn khi mẹ cho con bú chính là không cho bé bú sữa non. Theo lời khuyên của các chuyên gia, mẹ nhất định phải cho bé bú sữa non, cho dù mẹ có ít sữa hoặc không có ý định nuôi con bằng sữa mẹ. 2. Cho trẻ ăn trước khi bú Nhiều bà mẹ cho con bú bằng sữa công thức hoặc uống nước đường trước khi cho trẻ bú mẹ. Tác hại đầu tiên chính là trẻ không thích ăn sữa mẹ, vì sữa bột thường ngọt hơn so với sữa mẹ và núm vú của bình sữa cũng dễ bú hơn so với ti mẹ.  Tác hại tiếp theo là mẹ sẽ bị ảnh hưởng về tinh thần, họ sẽ mang áp lực trong tâm lý vì nghĩ rằng mình không đủ sữa nên con không chịu bú. Bên cạnh đó, sữa mẹ sẽ dễ bị chua, mất đi giá trị dinh dưỡng, thậm chí là ứ đọng và gây ra tình trạng viêm tuyến vú ở mẹ. 3. Để con tự túc bú Ở trẻ sơ sinh, bú mẹ là một phản xạ cơ bản nhất, trẻ có thể mút bất kỳ thứ gì khi chạm vào vòm miệng. Tuy nhiên, trẻ cũng cần được sự trợ giúp của mẹ để việc bú mẹ diễn ra thuận lợi hơn. Và để hỗ trợ bé, mẹ có thể dùng tay vuốt nhẹ vào má hoặc đảo đầu ti quanh miệng để thu hút sự chú ý của bé. >> Hướng dẫn cho bé bú đúng cách đối với những người mẹ nuôi con lần đầu Trẻ cũng cần được sự trợ giúp của mẹ để việc bú mẹ diễn ra thuận lợi hơn Để con phát triển toàn diện, ngay từ khi còn nhỏ các bậc phụ huynh đã phải lên kế hoạch chăm sóc và giáo dục con cái. Đăng ký khoá học online trên Unica để có các phương pháp, bí quyết giáo dục con phù hợp, tạo môi trường hoàn hảo giúp giáo dục trẻ thông minh, khoẻ mạnh và sống có trách nhiệm. [course_id:163,theme:course] [course_id:1024,theme:course] [course_id:819,theme:course] 4. Mẹ cho trẻ bú sữa mẹ uống kèm nước lọc Nhiều bà mẹ thường có thói quen sau khi cho con bú sẽ cho trẻ uống nước lọc để tráng miệng và sạch lưỡi. Họ quan niệm rằng, nước lọc lành tính, nên cho trẻ uống vô tội vạ mà không hề biết rằng, cho trẻ sơ sinh uống nước lọc sẽ để lại rất nhiều hệ lụy. Theo các bác sĩ nhi khoa, nếu trẻ uống quá nhiều nước, nồng độ natri trong cơ thể sẽ bị loãng, số natri này sẽ theo nước thoát ra nên ngoài cơ thể, từ đó sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt natri. Khi trẻ bị thiếu natri có thể ảnh hưởng đến hoạt động của não.  Một số biểu hiện đầu tiên khi trẻ bị nhiễm độc nước là: trẻ khó chịu, buồn ngủ và các dấu hiệu thay đổi tâm thần khác. Do đó, khi thấy trẻ có những biểu hiện này hoặc trẻ bị co giật, mẹ cần cho trẻ đến cơ sở y tế ngay để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. 5. Mẹ cho con bú quá lâu Mẹ cho con bú quá lâu sẽ không giúp con bổ sung thêm chất dinh dưỡng mà khiến trẻ dễ gặp các vấn đề tiêu hóa như: đầy bụng, khó tiêu, thường xuyên nôn trớ… Sau vài ngày khi trẻ chào đời, mẹ có thể cho bé bú với thời gian dài hơn. Tuy nhiên, đến ngày thứ 5 sau khi sinh, sữa mẹ về nhiều hơn nên thời gian bú mẹ cần được rút ngắn. Thời gian bú phù hợp là khoảng 10 phút cho mỗi bầu ngực, trong 10 phút này, hai phút đầu tiên trẻ có thể bú được 50% tổng lượng sữa có trong bầu vú. Trong 2 phút tiếp theo, trẻ có thể bú được từ 80 – 90% tổng lượng sữa và 6 phút còn lại hầu như bé sẽ không bú được nhiều. Tuy nhiên, 6 phút này lại vô cùng quan trọng, vì việc bú sẽ kích thích tuyến sữa để làm gia tăng lượng sữa tiết ra cho lần bú tiếp theo. Ngoài ra, việc này sẽ giúp gia tăng tình cảm giữa mẹ và bé. Cho trẻ bú quá lâu sẽ khiến trẻ gặp các vấn đề về tiêu hóa 6. Cho trẻ bú khi đang tức giận Mẹ cho trẻ bú khi tức giận, cơ thể sẽ tiết ra một lượng lớn noradrenaline và adrenaline. Khi hai loại chất này tiết ra quá nhiều, cơ thể mẹ sẽ xuất hiện một số hiện tượng như: tim đập nhanh, mạch máu bị thu nhỏ, huyết áp tăng cao, những hiện tượng này sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa.  Bên cạnh đó, sau khi mẹ tức giận, cơ thể sẽ tiết ra nhiều độc tố và nếu bé thường xuyên bú loại sữa có chất độc hại này, các chức năng của một số cơ quan trong cơ thể sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng kháng bệnh của trẻ. Ngoài ra, chức năng tiêu hóa cũng bị suy giảm khiến bé chậm phát triển. Chính vì vậy, trong thời gian cho trẻ bú, mẹ nên kiểm soát cảm xúc của mình, tuyệt đối tránh sự tức giận. Nếu tức giận, mẹ nên chờ khoảng nửa ngày đến 1 ngày, vắt bớt phần sữa đầu tiên và dùng khăn sạch lau đầu ti trước khi cho trẻ bú. Trên đây là những sai lầm nghiêm trọng khi mẹ cho con bú thường mắc phải. Hy vọng rằng, qua bài viết này, các mẹ sẽ có thêm nhiều thông tin quý báu trong hành trình chăm sóc và nuôi dạy con yêu.  >> Cách khắc phục tình trạng bé không chịu bú mẹ cực đơn giản >> Bật mí cách cai sữa cho bé không quá khó như mẹ nghĩ
27/08/2019
2408 Lượt xem
Cách sử dụng truyện tranh cho bé yêu ngủ ngon, sâu giấc 
Cách sử dụng truyện tranh cho bé yêu ngủ ngon, sâu giấc  Nhiều mẹ thường sử dụng truyện tranh cho bé trước khi đi ngủ, nhằm giúp bé yêu ngủ ngon và sâu giấc hơn. Tuy nhiên, cách sử dụng truyện tranh như thế nào thì không phải mẹ nào cũng biết. Vì vậy, trong bài viết dưới đây, UNICA sẽ chia sẻ cho các bậc phụ huynh cách sử dụng truyện cho bé yêu phù hợp nhất. Lợi ích của việc sử dụng truyện tranh cho bé 1. Phát triển khả năng tư duy  Đọc truyện không đơn giản chỉ là “đọc cho vui” mà nó còn giúp trẻ rèn luyện khả năng tư duy của não bộ thông qua hình ảnh bắt mắt, nội dung được đầu tư một cách bài bản, kỹ lưỡng. Chính vì thế mà cha mẹ nên lựa chọn những cuốn truyện tranh đạt tiêu chuẩn về hình thức và nội dung để có thể kích thích khả năng phân tích, tổng hợp, liên kết thông tin một cách hiệu quả trong bộ não của trẻ. 2. Luyện tập thị giác nhanh nhạy Cha mẹ chỉ lo bé đọc truyện tranh dẫn đến cận thị trong trường hợp không gian thiếu ánh sáng, đọc một cách lén lút và phông chữ ở truyện tranh quá nhỏ. Thế nhưng, đọc truyện tranh lại có tác dụng tuyệt vời, giúp trẻ rèn luyện thị giác một cách nhanh nhạy thông qua những chuyển động liên tục của đôi mắt và cách quan sát hình ảnh, sắp xếp nội dung bố cục theo từng câu chuyện khác nhau. Khi phản xạ của mắt được rèn luyện mỗi ngày sẽ giúp trẻ sở hữu khả năng quan sát tinh tế, tăng độ nhạy cho đôi mắt của mình. >>> Xem ngay: Trẻ sơ sinh thiếu canxi - Nguyên nhân và cách bổ sung hiệu quả Cho trẻ đọc truyện tranh mang lại lợi ích vô cùng tuyệt vời 3. Trau dồi vốn kiến thức đa dạng Truyện tranh mang lại cho trẻ kho tàng kiến thức khổng lồ từ những câu chuyện đời thực để trẻ hiểu hơn về lịch sử dân tộc, về cách cư xử trong cuộc sống, cách sống yêu thương gần gũi, chia sẻ với mọi người xung quanh. Có thể kể tên rất nhiều những cuốn truyện tranh thuần Việt vô cùng nổi tiếng và gần gũi với trẻ con như: Ông Công ông Táo, cây tre trăm đốt, Hạt Đậu Thần. 4. Tăng khả năng liên tưởng và suy luận Hầu hết các cuốn truyện tranh đều tập trung vào hình ảnh bắt mắt, sáng tạo để thu hút sự quan tâm của trẻ. Thông qua việc diễn đạt nội dung bằng ngôn ngữ hình ảnh, trẻ sẽ phát triển được nhiều khả năng sáng tạo, liên tưởng và tưởng tượng một cách Logic. Đây là một những cách vô cùng hiệu quả giúp trẻ hiểu những điều đang diễn ra xung quanh cuộc sống, từ đó tăng khả năng suy luận và giải quyết vấn đề một cách thông minh.   Thường xuyên đọc truyện tranh giúp bé xây dựng tình yêu với sách 5. Giúp trẻ xây dựng tình yêu với sách Việc cha mẹ thường xuyên đọc sách cho con mỗi ngày hoặc để cho trẻ tự do khám phá những cuốn truyện mà chúng yêu thích sẽ giúp trẻ cảm thấy yêu sách hơn và coi chúng là một phần không thể thiếu trong cuộc sống.  Thời điểm sử dụng truyện tranh cho bé Đối với những mẹ bỉm sữa thường không biết đâu là thời điểm thích hợp nhất để sử dụng truyện tranh cho trẻ. Thực tế, việc đọc truyện cho bé nghe là cách liên kết tình cảm hiệu quả nhất giữa mẹ và bé, đây cũng là cách để mẹ có thể trò chuyện với bé. Chính vì vậy, từ lúc trẻ chào đời đến lúc trẻ trưởng thành, mẹ có thể thường xuyên sử dụng truyện cho bé.  Mẹ có thể thường xuyên đọc truyện cho bé để kích thích trí não của bé phát triển tốt hơn Tuy nhiên, trẻ sơ sinh thường ngủ nhiều hơn và giấc ngủ rất sâu. Chính vì vậy, mẹ không nên đọc truyện cho bé. Cách tốt nhất là mẹ nên để khi trẻ trưởng thành, bắt đầu có thể tập nói bi bô và trò chuyện thì sẽ sử dụng truyện tranh cho bé. Điều này vừa kích thích việc trẻ trò chuyện nhiều hơn vừa giúp trẻ ngủ ngon và sâu giấc khi trẻ thường xuyên mất ngủ.  Để con phát triển toàn diện, ngay từ khi còn nhỏ các bậc phụ huynh đã phải lên kế hoạch chăm sóc và giáo dục con cái. Đăng ký khoá học online trên Unica để có các phương pháp, bí quyết giáo dục con phù hợp, tạo môi trường hoàn hảo giúp giáo dục trẻ thông minh, khoẻ mạnh và sống có trách nhiệm. [course_id:163,theme:course] [course_id:1024,theme:course] [course_id:819,theme:course] Cách sử dụng truyện tranh phù hợp với bé  Không phải bậc phụ huynh nào cũng biết cách sử dụng truyện tranh sao cho phù hợp với bé yêu. Thực tế, việc sử dụng truyện tranh sai sẽ gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đối với sự phát triển cảm xúc và trí tuệ của bé yêu. Do đó, khi sử dụng truyện tranh, mẹ cần nắm vững những cách sau đây.  1. Lựa chọn nội dung phù hợp  Cách sử dụng truyện tranh cho bé đầu tiên mà bất cứ bậc phụ huynh nào cũng cần phải nắm đó chính là lựa chọn nội dung phù hợp. Không thể phủ nhận rằng, hiện nay trên thị trường đã phát hành rất nhiều mẩu truyện tranh khác nhau. Tuy nhiên, trong số đó không phải truyện nào cũng phù hợp với bé yêu.  Vì vậy, khi lựa chọn truyện cho bé, mẹ nên chú ý chọn những mẩu truyện có nội dung giáo dục nhẹ nhàng, tươi vui, có thể kèm theo một số chi tiết miêu tả về màu sắc để kích thích sự sáng tạo của bé yêu. Đặc biệt, mẹ phải tuyệt đối tránh những mẩu chuyện có chứa yếu tố bạo lực, kích động, đánh nhau. Vì sẽ gây cho bé những nhận thức mang tính tiêu cực.  >>> Xem ngay: Trẻ 1 tuổi biếng ăn phải làm sao? Giải pháp hữu hiệu cho mẹ Mẹ nên chọn những mẩu truyện tranh có nội dung phù hợp với trẻ nhỏ  Một số truyện tranh cho bé phù hợp mà mẹ có thể tham khảo để kể cho bé yêu như: cô bé quàng khăn đỏ, cây khế, chú thỏ thông minh, dê đen và dê trắng. Mẹ cũng có thể sử dụng một số truyện tranh có kết hợp giữa văn xuôi và thơ để kích thích sự phát triển trí thông minh của bé.  2. Nên kể chuyện cho bé trước khi đi ngủ  Mẹ có thể đọc truyện cho bé những lúc bé thức và có thể trò chuyện, tuy nhiên thời điểm kể chuyện thích hợp nhất vẫn là lúc trước khi đi ngủ. Đây là thời điểm mà trẻ ít vui chơi nên sẽ chú ý tập trung vào việc lắng nghe câu chuyện mà mẹ kể.  Mẹ có thể nằm cạnh bé, kể cho bé nghe với giọng đọc truyền cảm, đối với những chi tiết ấn tượng thì mẹ có thể nhấn nhá để kích thích sự ghi nhớ của bé. Vì là trước khi đi ngủ nên mẹ cần chú ý không đọc quá to sẽ khiến trẻ khó đi vào giấc ngủ, thậm chí là bị thức giấc.  Khi đọc truyện tranh cho bé, mẹ cũng nên hạn chế lượng ánh sáng trong phòng, tốt nhất là chỉ nên sử dụng bóng đèn ngủ vừa đủ để đọc được chữ. Bởi ánh sáng quá lớn sẽ khiến trẻ khó ngủ.  3. Chú ý sự tương tác với bé  Tương tác với bé cũng là điều rất cần thiết trong quá trình mẹ đọc truyện cho bé. Tuy nhiên, điều này chỉ thực sự phù hợp với những bé lớn, vì trong giai đoạn này, bé đã thực sự có thể nhận thức và giao tiếp bình thường. Việc mẹ tương tác với bé sẽ giúp cho trí não của bé được phát triển tốt hơn. Tuy nhiên, tần suất tương tác chỉ nên diễn ra với mức độ vừa phải, tránh quá nhiều lần sẽ khiến bé khó chìm vào giấc ngủ.  Trong quá trình đọc truyện, mẹ cũng có thể tương tác với bé Việc tương tác trong quá trình kể chuyện có thể thông qua việc cho bé nhìn tranh và hỏi bé một số câu hỏi như: đây là nhân vật nào? Nhân vật này đang làm gì? Nhân vật này tốt hay xấu? Nếu câu trả lời của bé không đúng, mẹ có thể tương tác lại bằng việc gợi ý để bé suy nghĩ thêm, tránh trường hợp đưa ra kết quả ngay lập tức.  Sau khi kết thúc câu chuyện, nếu trẻ vẫn chưa buồn ngủ, mẹ có thể trò chuyện với bé về ý nghĩa nội dung của câu chuyện, bài học rút ra là gì. Việc trò chuyện cũng sẽ giúp bé dễ đi vào giấc ngủ hơn.  Qua bài viết nêu trên, chắc chắn mẹ đã nắm được cách sử dụng truyện tranh cho bé hiệu quả nhất. Hy vọng với những thông tin nêu trên sẽ giúp cho bé yêu của bạn được phát triển toàn diện và có những giấc ngủ ngon hơn.  Chúc mẹ thành công!
27/08/2019
2746 Lượt xem
Trẻ bị sôi bụng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý
Trẻ bị sôi bụng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý Trẻ bị sôi bụng là một hiện tượng thường thấy trong những giai đoạn mới chào đời khiến cho nhiều cha mẹ nhiều lo lắng. Trong một số trường hợp đây là hiện tượng sinh lý bình thường, nhưng cũng có một số trẻ gặp phải một số nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng này. Qua bài viết này, Unica sẽ cùng các bậc phụ huynh đi tìm hiểu về nguyên nhân và cách xử lý dấu hiệu này ở trẻ. Nguyên nhân của hiện tượng trẻ sơ sinh bị sôi bụng là gì? Thông thường, các trẻ sơ sinh trong giai đoạn từ 3 - 18 tuần sẽ thường xuyên gặp hiện tượng sôi bụng do nhu động ruột tăng. Khi đó, ở phần ổ bụng của trẻ sẽ phát ra những âm thanh ùng ục, khiến trẻ khó hiểu nhưng lại gây nguy hiểm. Đây là một tượng sinh lý bình thường mà phụ huynh không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, trẻ bị sôi bụng vẫn có thể do một số vấn đề sau: Chế độ ăn của mẹ Trong giai đoạn này, đa số các trẻ đều phụ thuộc hoàn toàn vào sữa mẹ, trừ một số trường hợp trẻ phải uống sữa ngoài do mẹ không có sữa,... Do đó, trẻ sẽ hấp thụ chất dinh dưỡng từ chính những thực phẩm mà mẹ ăn. Vì vậy, nếu mẹ ăn quá nhiều chất đạm, đồ ăn lạ hay đồ dầu mỡ, cay nóng sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa, khiến trẻ bị sôi bụng. Nhiều trẻ có thể gặp hiện tượng đi ngoài nhiều lần. >>> Xem ngay: 6 Cách đẩy lùi tình trạng bé bị đầy hơi không cần dùng thuốc Trẻ bị sôi bụng có thể do chế độ ăn uống của mẹ Trẻ không bú đúng cách Nhiều trẻ sơ sinh sẽ bú bình song song với bú mẹ, hoặc bú bình hoàn toàn. Do đó, nếu núm vú không vừa miệng hoặc mẹ cho em bé bú không đúng cách cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Điều này vô tình khiến sữa chảy quá nhanh hoặc quá chậm, làm con bị nuốt nhiều không khí vào trong dạ dày. Đối với những trẻ bú bình với sữa công thức, mẹ cần phải pha đúng tỷ lệ, đảm bảo vệ sinh dụng cụ khi pha chế để không ra hiện tượng trên. Khi mẹ không pha đúng tỷ lệ, đảm bảo vệ sinh cũng sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con. Trẻ quá đói hoặc quá no Khi cho trẻ ăn, nhu động ruột sẽ liên tục vận chuyển và co bóp thức ăn, khiến cho ổ bụng xuất hiện những tiếng ồng ộc, ùng ục. Âm thanh này chính là hiện tượng sôi bụng mà mẹ thường nghe thấy khi trẻ ăn quá no.  Không những thế, khi trẻ bị đói cũng xuất hiện âm thanh sôi bụng. Lúc này, sẽ xuất hiện chất trong não giống như hormone được sản sinh ra để trẻ muốn ăn và làm co lại các cơ trong dạ dày. Trẻ quá no hoặc quá đói cũng có thể sinh ra hiện tượng sôi bụng Không hấp thụ lactose Lactose là phần đường có trong sữa và các sản phẩm từ sữa. Vì một số nguyên nhân nào đó, cơ thể của trẻ không sản xuất đủ lượng enzyme để tiêu hóa loại đường này, dần đến hiện tượng bị sôi bụng ở trẻ. Nhìn chung, với lượng lactose tích tụ lại ở ruột không tiêu hóa được, là nguyên nhân chính dẫn đến trẻ bị sôi bụng. Trẻ không hấp thụ lactose trong sữa Một số nguyên nhân khác Hiện tượng trẻ bị sôi bụng có thể là do các nguyên nhân khác như là: Nhiễm khuẩn E.coli, Shigella, Salmonella hoặc những loại virus khác: Từ thói quen mút tay, mút chân,... Ngoài ra, những dụng cụ như ti giả, bình sữa,... không được tiệt trùng cẩn thận cũng có thể dính khuẩn này. Các loại virus này sẽ phát triển mạnh, ảnh hưởng đến vi khuẩn có lợi và gây rối loạn hệ sinh thái đường ruột. Nhiều trẻ có thể bị đau bụng và bị tiêu chảy. Sử dụng thuốc kháng sinh: Một số loại thuốc kháng sinh gây ra tác dụng phụ như sôi bụng, táo bón, hoặc đi ngoài với trẻ. Uống nước trái cây: Nhiều mẹ cho em bé sử dụng những thực phẩm từ rau củ xay (trong quá trình ăn dặm) hoặc bổ sung thông qua các loại nước ép trái cây đóng chai. Điều này là không tốt với trẻ vì trong các chai nước ép trái cây có chứa chất bảo quản, đường hóa, ảnh hưởng đến ruột của trẻ. Sử dụng sữa công thức không phù hợp: Các loại sữa công thức thường có hàm lượng và thành phần khác nhau và không phải các bé đều có thể hấp thụ như nhau. Do đó, cha mẹ cần phải lưu ý lựa chọn loại sữa phù hợp, tránh lạm dụng quá nhiều làm ảnh hưởng đến đường ruột của trẻ. >>> Xem ngay: 10 Cách trị ho cho trẻ dưới 1 tuổi tại nhà cực hiệu quả Trẻ bị sôi bụng có thể do mẹ chọn loại sữa không phù hợp cho trẻ Chăm sóc trẻ không hề đơn giản, nó đòi hỏi cha mẹ cần rất nhiều kỹ năng và có đủ tính kiên nhẫn. Để chăm trẻ một cách đúng đắn, hạn chế những tổn thương, cha mẹ cần đăng ký khoá học online. Tại khoá học, các chuyên gia sẽ hướng dẫn quy trình chăm trẻ sơ sinh toàn diện, bí quyết cho trẻ ăn dặm, kỹ năng chăm sóc trẻ toàn diện. [course_id:1086,theme:course] [course_id:2018,theme:course] [course_id:106,theme:course] Dấu hiệu trẻ bị sôi bụng Để biết bé có đang gặp phải tình trạng sôi bụng hay không, mẹ cần quan sát các biểu hiện như sau:  Bụng bé thường phát ra âm thanh lạ như ọc ọc. Khi ăn xong, trẻ thường xuyên bị nôn sữa. Trẻ thường tỏ ra khó chịu và hay bỏ bú. Trẻ thường xuyên bị đi ngoài, tiêu chảy vào buổi sáng. Trẻ hay bị nấc sau khi ăn và bị chướng bụng, đầy hơi, ợ hơi. Cách xử lý khi trẻ bị sôi bụng Thay đổi tư thế cho trẻ bú Để hạn chế tình trạng này, mẹ cần phải cho điều chỉnh bé bú ở đúng tư thế chuẩn. Khi bé đang bú, mà bé bú chậm lại, kèm theo việc quấy khóc và xuất hiện đồng thời những tiếng bụng sôi ồng ộc, thì mẹ hãy nhanh chóng đổi tư thế cho trẻ. Mẹ có thể bế bé lên vai, vỗ nhẹ phần lưng để bé ở nóng ra ngoài hoặc đặt bé nằm ngửa rồi nhẹ nhàng gập đầu gối bé liên tục.  Trong trường bé bú bình, thì mẹ cho bé ngậm vừa núm vú, tránh để bú nuốt quá nhiều không khí vào bên trong, dẫn đến hiện tượng sôi bụng. Thay đổi chế độ ăn uống của mẹ Nếu thấy trẻ thường xuyên bị sôi bụng, kết hợp với việc xì hơi nhiều, liên tục và đi ngoài. Mẹ cần chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày của mình. Nếu đang nuôi con bằng sữa mẹ, các thực phẩm chứa dầu mỡ, cay nóng, đồ chua, các loại hoa quả như cam, quýt, bắp cải, súp lơ, độc nành,... sẽ làm bé bị đầy bụng, chướng hơi. Do đó, mẹ cần cắt giảm những thực phẩm này và bổ sung nhiều chất xơ vào trong chế độ ăn. Mẹ nên chú ý vào chế độ ăn nhiều hơn, ghi chép lại để có điều chỉnh kịp thời, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Thay đổi tư thế bú giúp trẻ tránh được tình trạng sôi bụng Thay đổi sữa công thức  Nếu bụng của trẻ xuất hiện nhiều tiếng kêu ọc ọc do sữa công thức, thì mẹ nên đổi loại sữa khác cho con. Để chọn sữa tốt cho con, mẹ nên ưu tiên các loại sữa mát, nhiều chất xơ và dễ tiêu hóa, ít đạm. Loại sữa có nhiều protein giống sữa mẹ và chứa ít đường lactose. Ngoài ra, mẹ nên pha sữa cho bé đúng công thức. Luôn thực hiện rửa sạch, tiệt trùng bình sữa, các dụng cụ pha sữa, núm vú,.. trước và sau khi cho con bú. Điều này sẽ làm hạn chế trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột. Đưa trẻ đi thăm khám nếu trẻ sôi bụng kéo dài Nếu mẹ đã thực hiện các phương pháp trên mà tình trạng trẻ sôi bụng vẫn kéo dài liên tục, không có dấu hiệu thuyên giảm, thì mẹ hãy đưa trẻ đến bác sĩ y khoa để được tham kháo, chữa trị kịp thời.   Điều chỉnh lại chế độ ăn uống sẽ giúp trẻ tránh được tình trạng sôi bụng Phòng ngừa hiện tượng trẻ sơ sinh sôi bụng Hiện tượng sôi bụng là một bệnh lý thường gặp ở trẻ, tuy không nguy hiểm nhưng nếu kéo dài kèm theo các biểu hiện bất thường khác trẻ sẽ cảm thấy khó chịu và kém ăn hơn thường ngày. Để phòng ngừa hiện tượng này, mẹ cần:  Ngay từ những tháng đầu đời khi bé được sinh ra, mẹ nên cho bé bú 100% hoàn toàn bằng sữa mẹ: Nguồn sữa mẹ không chỉ cung cấp đầy đủ dưỡng chất giúp bé tăng cường sức đề kháng, kháng viêm mà nó còn phòng tránh sôi bụng vô bụng hiệu quả. Trong trường hợp mẹ ít sữa, không đủ sữa buộc phải dùng sữa công thức mẹ cần tìm hiểu kỹ thành phần, lượng sữa và cách pha.  Mẹ cần ăn uống khoa học để hạn chế tình trạng sôi bụng của trẻ: Hạn chế ăn dầu mỡ, thực phẩm có tính nóng, tăng cường ăn nhiều hoa quả và uống 3 lít nước mỗi ngày.  Pha sữa đúng cách theo quy trình như sau: khử khuẩn bình sữa, pha sữa theo tỉ lệ công thức đã quy định, khuấy nhẹ sữa theo chiều kim đồng hồ để tránh bọt khí.  Lựa chọn sữa công thức phù hợp: Đối với trẻ thường xuyên bị sôi bụng nhưng bắt buộc phải dùng sữa công thức, mẹ cần chọn những loại sữa có hàm lượng Lactose thấp cũng như cách pha chuẩn phù hợp với từng loại sữa để giúp cho việc tiêu hóa ở trẻ diễn ra dễ dàng hơn.  Kết luận Trên đây là những thông tin liên quan về vấn đề trẻ bị sôi bụng mà mẹ cần nắm vững. Sôi bụng là tình trạng khá phổ biến ở trẻ và không có quá nhiều nguy hiểm nếu không kèm theo các dấu hiệu bất thường khác. Hy vọng rằng, quá bài viết này, các mẹ sẽ có thêm thông tin hữu ích trong việc nuôi con khoa học giúp bạn nhàn hơn. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi!
27/08/2019
8206 Lượt xem
7 Cách dạy con trai tuổi dậy thì tốt nhất mẹ nên biết?
7 Cách dạy con trai tuổi dậy thì tốt nhất mẹ nên biết? Cách dạy con trai tuổi dậy thì rất quan trọng, vì đây là giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách cho con trong tương lai. Đến tuổi dậy thì, tâm sinh lý của các bé trai sẽ có sự thay đổi. Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây, UNICA sẽ giúp các bậc phụ huynh cách nuôi dạy bé trai tuổi dậy thì hiệu quả nhất. Đặc điểm khi bé trai bước vào độ tuổi dậy thì? Để học cách nuôi dạy bé trai tuổi dậy thì, bố mẹ cần nắm được những thay đổi về mặt cơ thể và tâm sinh lý để tìm ra phương pháp nuôi dạy con một cách khoa học nhất. Những đặc điểm đó bao gồm: - Cơ thể phát triển vượt trội với chiều cao tăng khoảng 12 cm mỗi năm. Cân nặng sẽ phụ thuộc vào khả năng vận động của bé trai nhưng nhìn trung cũng sẽ tăng từ 5-7kg trong giai đoạn dậy thì. - Xương quai hàm, hầu phát triển, giọng khàn và vỡ hơn so với trước rất nhiều. - Xuất hiện nhiều mụn trứng cá, tóc dài nhanh hơn.  - Muốn tự lập và tự đưa ra nhiều quyết định hơn khi bước vào độ tuổi 18 - 20. - Đã bắt đầu những mối quan hệ với bạn bè khác giới. - Tò mò và tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến đời sống tính dục. Cách dạy bé trai tuổi dậy thì 1. Dạy con về tinh thần trách nhiệm Một chàng trai cần phải rèn luyện tính trách nhiệm cho bản thân, cho công việc và cả cho những người xung quanh. Cha mẹ hãy nói cho con hiểu trách nhiệm không chỉ đơn thuần là hoàn thành xong một nhiệm vụ mà con phải cố gắng để đạt mục tiêu cao nhất.  Cha mẹ cần dạy con trai tuổi dậy thì về sự trách nhiệm Cách dạy con trai tuổi dậy thì về tính trách nhiệm đơn giản như: giữ gìn vệ sinh cá nhân, phụ giúp cho mẹ làm việc nhà, tập cho con sống có trách nhiệm với góc bàn học, với căn phòng và ngôi nhà của mình. Cha mẹ chỉ nên giúp con sắp xếp trình tự dọn dẹp một cách hợp lý và tuyệt đối không được làm thay con, hãy để con tự hoàn thành chúng. Sau đó, phụ huynh hãy dành cho con một lời khen để khích lệ sự trưởng thành của con, giúp con cảm thấy hứng thú hơn. 2. Dạy con cách yêu thương, quan tâm mọi người Một trong những cách dạy con quan trọng cha mẹ cần nắm vững là dạy con biết yêu thương và quan tâm mọi người. Hãy dạy con trai tuổi dậy thì cách nhường nhịn, lễ phép với người lớn tuổi, luôn yêu thương và tôn trọng mọi người vì yêu thương chính là chiếc chìa khóa giúp con mở cánh cửa hạnh phúc. Bên cạnh đó, cách dạy con trai tuổi dậy thì chính là dạy con nói lời cảm ơn và dũng cảm nói lời xin lỗi. Và để con làm được điều đó, cha mẹ hãy dùng chính tình yêu thương của mình để dạy dỗ con để con cảm nhận được tình yêu, sự chia sẻ và lan tỏa tình yêu thương này đến với mọi người.  Dạy con biết yêu thương và quan tâm mọi người là điều không thể thiếu Ngoài ra, hãy tích cực cho con tham gia các hoạt động xã hội, các chương trình từ thiện, những công việc có ích cho xã hội. Khi làm những công việc này con sẽ biết bao dung và vị tha hơn. Chắc chắn, đến khi trưởng thành, con sẽ trở thành một người đàn ông tinh tế. 3. Dạy con an ủi người khác Dạy con an ủi người khác là cách dạy con trai tuổi dậy thì mà cha mẹ không nên bỏ qua. Tại một thời điểm nào đó, dạy cho con cách an ủi một ai đó đang gặp chuyện buồn sẽ giúp con bớt vụng về và không làm cho họ tổn thương.  Trong trường hợp bạn bè hoặc người thân của con có chuyện không vui, con có thể rủ họ đi chơi, đi ăn hoặc đi xem phim. Nếu người đó từ chối thì họ cũng đánh giá cao về cách cư xử của con và chắc chắn các mối quan hệ của con cũng được củng cố. Cha mẹ nên dạy cho con trai tuổi dậy thì cách an ủi người khác 4. Kỷ luật khi con vi phạm các quy tắc đã đặt ra Cha mẹ cần đặt ra những quy tắc như: không được uống rượu, bia, không hút thuốc lá, không giao du với bạn bè xấu… Bên cạnh đó, hãy giảng dạy cho con những tác hại của các chất kích thích như rượu, thuốc lá, ma túy.  Các bé trai trong giai đoạn dậy thì thường thích đua đòi theo bạn bè, nên trẻ dễ bị bạn bè lôi kéo. Chính vì vậy, cha mẹ hãy nhấn mạnh rằng, con cần có một cái đầu lạnh, tỉnh táo, tập trung vào các mục tiêu trong cuộc sống, tuyệt đối tránh xa các chất kích thích và không nghe sự lôi kéo của bạn bè xấu, để không làm hỏng cuộc đời của mình. 5. Vị tha hơn với con Chắc chắn rằng, sẽ có đôi lần con mắc những sai lầm, vi phạm những quy định mà cha mẹ đã đặt ra, vì tâm lý tuổi dậy thì sẽ trở nên bướng bỉnh, chứng tỏ bản thân rằng đã trưởng thành. Thay vì la mắng con, cha mẹ hãy nhẹ nhàng phân tích những đúng sai đây chính là những điều con cái muốn bố mẹ hiểu. Bên cạnh đó, cha mẹ cần phải vị tha, cho con cơ hội để sửa chữa những lỗi lầm. Cách dạy con trai tuổi dậy thì này sẽ khiến con nể phục và tôn trọng cha mẹ hơn. Từ đó, con sẽ luôn cân nhắc và tìm lời khuyên từ cha mẹ trong mọi tình huống. 6. Thiết lập các tiêu chuẩn Các bé trai trong giai đoạn này thì thường thể hiện cái tôi và muốn tự quyết định những vấn đề liên quan đến cuộc đời mình. Trong trường hợp này, cha mẹ nên thảo luận cùng con, phân tích cho chúng hiểu vấn đề đó là đúng hay sai và hãy cho trẻ tự quyết định những gì chúng có thể. Đồng thời, cha mẹ cần đề nghị con phải tự chịu trách nhiệm nếu việc làm đó không đúng. 7. Tranh luận và bảo vệ quan điểm Khi đến tuổi dậy thì, các bé trai thường có xu hướng trình bày quan điểm, suy nghĩ của mình, đôi khi những ý kiến này lại đi trái với mong muốn của cha mẹ. Khoảng cách về tuổi tác sẽ làm cho quan điểm giữa cha mẹ và con trai có sự đối lập. Do đó, cha mẹ cần lắng nghe những chia sẻ của con. Và tất nhiên không thể thiếu việc giáo dục sớm cho trẻ bằng phương pháp dạy học toán Soroban sẽ giúp trẻ thông minh và phát triển toàn diện. Những cuộc tranh luận sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về mong muốn cũng như suy nghĩ của con. Hãy khuyến khích con trai nói lên suy nghĩ của bản thân và hãy đưa ra lời khuyên, định hướng cho con. Việc làm này sẽ giúp con hiểu rằng cha mẹ luôn lắng nghe và ủng hộ mình Lưu ý về cách dạy con trai tuổi dậy thì Khi đến độ tuổi dậy thì, bản thân bé trai sẽ có những thay đổi nhất định về tâm sinh lý khiến cho việc gần gũi cha mẹ trở nên khó khăn hơn. Để nấm bắt và thấu hiểu tâm lý của các con, bố mẹ cần: - Không đặt những câu hỏi quá sâu về chuyện đời tư và các mối quan hệ xung quanh trẻ. - Hãy lắng nghe và trò chuyện với con như một người bạn. - Thay vì áp đặt và mong muốn con làm theo ý của mình, cha mẹ nên là người khích lệ, động viên con trong mọi việc. - Tôn trọng quyết định của trẻ và đưa ra lời khuyên nếu quyết định đó không phải là sự lựa chọn tốt nhất. - Hãy tạo không gian riêng cho trẻ để trẻ có thể tự lập và biết tự chịu trách nhiệm về những hành vi của mình. - Khi trẻ đăng gặp khó khăn hoặc khủng hoảng trong học tập và các mối quan hệ, cha mẹ cần là người sáng suốt để đưa ra những lời khuyên để hỗ trợ và cùng trẻ giải quyết vấn đề một cách khách quan nhất.  Làm sao để giúp con hiểu về tình dục trong độ tuổi dậy thì Khi trẻ bước vào độ tuổi dậy thì, vấn đề tình dục luôn là điều trăn trở của các bậc cha mẹ bởi nếu không định hướng và cung cấp cho con những kiến thức cần thiết, trẻ có thể gặp phải những sai lệch về mặt đạo đức, giới tính. Để có thể giúp trẻ hiểu hơn về vấn đề tình dục, cha mẹ cần:  - Cởi mở trò chuyện với con về các vấn đề liên quan đến tình dục thông qua sách báo, trải nghiệm thực tế. - Cung cấp các kiến thức lành mạnh một cách khéo léo, chân thực nhất. - Đưa ra các hệ lụy khôn lường nếu trẻ không nắm chắc các kiến thức về vấn đề tình dục. - Lắng nghe quan điểm và giải đáp tất cả những thắc mắc của trẻ liên quan đến tình dục. - Lựa chọn các chủ đề phù hợp với độ tuổi để của trẻ để trẻ không cảm thấy khó hiểu và xấu hổ khi được đề cập đến cấn đề tình dục. - Trao quyền cho con để con có thể tự lựa chọn giải pháp đúng đắn cho bản thân khi nhắc tới tình dục. - Quan sát những thay đổi về mặt cơ thể và cùng con trò chuyện mỗi ngày để giúp trẻ hiểu hơn về tình dục.  Bạn đọc quan tâm hãy tham khảo thêm cách dạy con trai tuổi dậy thì mà không phải cha mẹ nào cũng biết. Kết luận Trên đây là những cách dạy con trai dậy thì để con hình thành và phát triển nhân cách khi trưởng thành. Hy vọng, với những thông tin bổ ích trên, cha mẹ sẽ biết cách nuôi con khoa học ở tuổi dậy thì tốt nhất. 
26/08/2019
12516 Lượt xem
5 Cách rửa mũi cho trẻ đúng chuẩn khoa học
5 Cách rửa mũi cho trẻ đúng chuẩn khoa học Thực tế, nhiều mẹ vẫn chưa biết cách rửa mũi cho trẻ như thế nào để đảm bảo an toàn. Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây, UNICA sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin hữu ích nhất khi tiến hành vệ sinh mũi cho bé yêu, bạn hãy tham khảo thêm nhé!  Nên rửa mũi cho trẻ khi nào?  Thường ngày, nhiều mẹ vẫn thường rửa mũi cho bé yêu vì nghĩ rằng mũi bé cần được vệ sinh thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn. Tuy nhiên, đây lại là thói quen không tốt trong việc chăm sóc trẻ. Vì vậy, nếu bé yêu nhà bạn không ốm, không xuất hiện tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi thì tốt nhất mẹ không nên rửa mũi. Điều này sẽ giúp cho bé yêu cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.  Mẹ chỉ nên rửa mũi cho bé khi bé bị ốm, nghẹt mũi hoặc sổ mũi  Thay vào đó, mẹ chỉ nên rửa mũi cho trẻ khi xuất hiện các biểu hiện như: nghẹt mũi, viêm mũi, chảy nước mũi xanh hoặc nước mũi trong. Bên cạnh việc nhỏ nước muối thì mẹ cũng có thể hút mũi cho con bằng các dụng cụ y tế nếu tình trạng nghẹt mũi quá nặng.  >>> Xem ngay: Trẻ sơ sinh bị viêm da? Dấu hiệu và cách điều trị an toàn ngay tại nhà Cách rửa mũi đúng chuẩn cho trẻ  1. Sử dụng nước muối  Nhiều mẹ thường không biết nên sử dụng nước gì để rửa mũi cho trẻ. Theo lời khuyên của các bác sĩ, để đảm bảo sức khỏe cho bé yêu, mẹ chỉ nên dùng nước muối đun sôi, để nguội và pha đều tỉ lệ với muối tinh để tạo nên dung dịch rửa mũi cho bé.  Dung dịch này nhằm đảm bảo sự an toàn, không gây kích ứng cho trẻ. Nếu không có thời gian chuẩn bị nước muối, mẹ có thể mua nước muối sinh lý ở hiệu thuốc cũng đảm bảo sự an toàn vì vô khuẩn. Trong trường hợp trẻ bị ra nước mũi xanh nhiều thì mẹ mua gói muối chuyên dụng để rửa mũi cho trẻ. Bên cạnh đó, mẹ nên kết hợp việc rửa mũi và hút mũi để mang lại kết quả nhất.  2. Sử dụng bình rửa mũi  Dụng cụ rửa mũi cũng là yếu tố quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe của con yêu. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều dụng cụ rửa mũi với cách sử dụng và tác dụng tương đương nhau. Vì vậy, mẹ không quá khó trong quá trình chọn mua và sử dụng.  Sử dụng bình rửa mũi sẽ giúp mang lại kết quả tốt hơn  Tuy nhiên, bình rửa mũi không thực sự phù hợp với những trẻ sơ sinh từ 2 - 4 tháng tuổi. Bởi vì trẻ vẫn chưa cứng cổ, việc đỡ bé và rửa mũi cho bé gặp rất nhiều khó khăn, do đó mẹ chỉ nên dùng dụng cụ hút mũi để giúp bé được thoải mái hơn.  Còn đối với những bé lớn hơn thì mẹ có thể rửa mũi cho trẻ bình thường với các dụng cụ rửa mũi, phổ biến nhất là xilanh. Còn trong trường hợp bé ra nhiều nước mũi thì mẹ cũng nên dùng dụng cụ hút mũi thay vì chỉ rửa mũi cho bé.  3. Rửa mũi cho bé bằng xilanh  Rửa mũi cho bé yêu bằng xilanh được nhiều mẹ được nhiều mẹ áp dụng vì mang lại hiệu quả tối ưu và giúp bé được thoải mái hơn. Theo đó, khi rửa mũi bằng xilanh cho bé, mẹ nên chú ý không bơm nước quá mạnh vì có thể đẩy nước lên tai con gây nguy hiểm.  Cách rửa mũi khoa học nhất là mẹ đặt con ở tư thế hơi cúi người ra trước khoảng 30 - 45 độ. Tốt nhất là mẹ nên thông mũi cho bé trước khi rửa, như vậy sẽ giúp bé được thoải mái và đẩy dịch nhầy trong mũi ra ngoài nhanh hơn.  Để con phát triển toàn diện, ngay từ khi còn nhỏ các bậc phụ huynh đã phải lên kế hoạch chăm sóc và giáo dục con cái. Đăng ký khoá học online trên Unica để có các phương pháp, bí quyết giáo dục con phù hợp, tạo môi trường hoàn hảo giúp giáo dục trẻ thông minh, khoẻ mạnh và sống có trách nhiệm. [course_id:163,theme:course] [course_id:1024,theme:course] [course_id:819,theme:course] 4. Kiểm tra trước khi hút mũi  Bên cạnh việc rửa mũi cho trẻ thì mẹ cũng cần hút mũi trong trường hợp bé bị nghẹt mũi nặng. Và để việc hút mũi mang lại hiệu quả nhất, mẹ nên kiểm tra xem mũi của trẻ có thông hay không. Nếu mũi trẻ đã thông thì mẹ chỉ cần nhỏ nước mũi một bên, sau đó đặt dụng cụ hút và bên mũi còn lại.  Trước khi hút mũi cho trẻ thì mẹ nên làm thông mũi trước Để mang lại kết quả tốt hơn, sau khi hút xong một bên, mẹ nên đặt máy hút sang bên còn lại để hút sạch dịch nhầy trong mũi. Lời khuyên của bác sĩ đưa ra là mẹ nên nhỏ nước muối vào bên mũi không dùng máy hút và thực hiện tương tự khi đổi bên.  5. Đưa trẻ đến bác sĩ  Thông thường, nếu trẻ bị viêm họng, viêm mũi và mẹ vệ sinh sớm cho con thì sẽ không nên tình trạng viêm nhiễm, bội nhiễm. Tuy nhiên, nếu mẹ không rửa mũi cho trẻ cũng như chăm sóc đúng cách thì tình trạng bệnh của bé sẽ càng nặng hơn.  Trẻ có thể bị khò khè cả ngày, đau họng, thậm chí là sốt cao. Nếu trẻ gặp những triệu chứng như vậy, mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời. Đặc biệt, mẹ cũng cần tránh cho trẻ tiếp xúc với người ốm, vì sức đề kháng của trẻ đang rất yếu và điều này càng khiến cho trẻ dễ bị lây nhiễm vi khuẩn hơn.  Có nên rửa mũi cho trẻ không ? Rửa mũi mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe của trẻ như: hạn chế viêm mũi, vệ sinh mũi, loại bỏ dịch mũi. Thế nhưng không phải vì thế mà cha mẹ ngày nào cũng rửa mũi cho bé vì nếu rửa thường xuyên khi trẻ không bị mắc bệnh lý liên quan đến tai mũi họng thì trẻ có thể bị khô mũi và làm ảnh hưởng đến các chức năng đề kháng của mũi đối với vi khuẩn và thời tiết bên ngoài. Mẹ chỉ rửa mũi cho bé khi con có những dầu hiệu như: - Dịch mũi quá đặc khiến bé khó thở - Chất nhầy chảy thường xuyên làm con thở khò khè do bị tắc mũi. >>>> Xem ngay: 4 Cách trị nói lắp ở trẻ nhỏ mẹ nên áp dụng ngay Có nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh không? Nên rửa mũi cho trẻ sơ sinh ngày mấy lần? Tùy vào mức độ chất nhầy có trong mũi của trẻ mà mẹ có thể rửa 2 lần/1 ngày nếu dịch nhầy ít, hoặc 5 lần/1 ngày nếu dịch mũi ra quá nhiều. Không nên rửa quá nhiều lần vì trẻ sẽ cảm thấy khó chịu và tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến niêm mạc mũi do bị tổn thương.  Lưu ý khi rửa mũi cho trẻ - Cha mẹ nên rửa tay sạch sẽ trước khi rửa mũi cho bé để mũi bé không bị nhiễm khuẩn - Không sử dụng ống bơm để rửa mũi cho bé vì lực quá mạnh sẽ khiến trẻ bị tổn thương các mô trong mũi dẫn đến rau rát và chảy máu, bé sẽ cảm thấy khó chịu và khó thở hơn rất nhiều.  - Trước khi rửa mũi cho bé phải vệ sinh các dụng cụ rửa mũi bằng nước ấm hoặc nước muối loãng để khử khuẩn - Không hút đờm ở miệng, họng của bé quá 2-3 lần/ 1 ngày để tránh làm tổn thương đến thành mũi của trẻ. - Không nên sử dụng các loại thuốc để rửa mũi cho bé nếu chưa được bác sĩ kiểm tra và thăm khám.  Kết luận Thực tế, việc rửa mũi cho trẻ sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái, dễ chịu và nhanh lành bệnh hơn, vì vậy mẹ không cần quá lo lắng. Điều quan trọng là mẹ phải thực hiện cách rửa mũi đúng chuẩn theo những thông tin mà UNICA chia sẻ trong bài viết. Chúc con yêu của bạn luôn mạnh khỏe và thông minh với phương pháp nuôi dạy con đến từ chuyên gia hàng đầu Unica
26/08/2019
3495 Lượt xem