Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Đổ mồ hôi trộm ở trẻ ? Nguyên nhân và cách điều trị

Nội dung được viết bởi Ngô Dũng Tuấn

Trẻ đổ mồ hôi trộm là tình trạng bình thường, tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe và giấc ngủ của trẻ. Vậy, trị mồ hôi trộm cho trẻ tại nhà như thế nào để đảm bảo an toàn và không cần dùng thuốc? Hãy cùng UNICA đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Thế nào là đổ mồ hôi trộm ở trẻ em?

Đổ mồ hôi trộm ở trẻ là tình trạng trẻ ra rất nhiều mồ hôi trong khi trẻ đang ở trạng thái không hoạt động, tình trạng đổ mồ hôi thường xuất hiện vào ban đêm khi trẻ đi ngủ, nên được gọi là mồ hôi trộm. 

tri-mo-hoi-trom.1.jpg

Đổ mồ hôi trộm ở trẻ là tình trạng trẻ ra rất nhiều mồ hôi trong khi trẻ đang ở trạng thái không hoạt động

Khi đổ mồ hôi trộm, dù ở trong trạng thái không hoạt động nhiều, không chơi đùa, chạy nhảy nhưng trẻ cũng chảy nhiều mồ hôi. Thành phần chủ yếu của mồ hôi trộm là nước và các chất mà cơ thể bài tiết ra ngoài thông qua tuyến mồ hôi. Để có thể trị mồ hôi trộm cho trẻ, mẹ phải biết các triệu chứng đổ mồ hôi ở trẻ.

>>> Xem thêm: 4 Cách trị đổ mồ hôi đầu ở trẻ em ngay tại nhà

Phân loại mồ hôi trộm

  • Mồ hôi trộm sinh lý: Đây là một hiện tượng bình thường khi bé thực hiện các chức năng trao đổi chất, dẫn đến cơ thể tỏa nhiệt và đổ mồ hôi. Với mồ hôi trộm sinh lý, nó không gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của bé.
  • Mồ hôi trộm bệnh lý: Mồ hôi trộm xảy ra ở trẻ có thể do các nguyên nhân như: suy dinh dưỡng, còi xương. Bệnh lý này tuy không phổ biến nhưng không phải là không có. Dấu hiệu của mồ hôi trộm bệnh lý là trẻ bị đổ mồ hôi rất nhiều, mọi lúc nhưng không phải do vui chơi, thời tiết hoặc sau khi bú mẹ. 

Triệu chứng đổ mồ hôi trộm của trẻ

Trẻ có mồ hôi trộm thường xuất hiện nhiều nhất ở lưng, trán, bàn tay, bàn chân, háng vì đây là nơi có nhiều tuyến mồ hôi nằm dưới da. 

Một trong những dấu hiệu thường gặp ở trẻ chính là trẻ khóc nhiều vào ban đêm, ngủ không sâu giấc hoặc hay giật mình thức giấc vào nửa đêm. Theo các chuyên khoa nhi, trẻ thường hay đổ mồ hôi vào giai đoạn ngủ sâu và có khả năng đổ mồ hôi trộm khi ngủ cao hơn so với người lớn. Bởi vì, hệ thống điều chỉnh nhiệt độ của trẻ còn yếu.

do-mo-hoi-dau-o-tre-2.jpeg

Đổ mồ hôi đầu là tình trạng thường gặp ở trẻ

Để con phát triển toàn diện, ngay từ khi còn nhỏ các bậc phụ huynh đã phải lên kế hoạch chăm sóc và giáo dục con cái. Đăng ký khoá học online trên Unica để có các phương pháp, bí quyết giáo dục con phù hợp, tạo môi trường hoàn hảo giúp giáo dục trẻ thông minh, khoẻ mạnh và sống có trách nhiệm.

Nuôi dạy con kiệt xuất theo phương pháp người Do Thái
Phạm Quỳnh Liên
199.000đ
800.000đ

Giúp con tự lập theo phong cách người Nhật
Lê Văn Hữu Phú
499.000đ
600.000đ

Giúp con định hướng cuộc đời
Bùi Hữu Chương
499.000đ
680.000đ

Nguyên nhân khiến trẻ đổ mồ hôi trộm

Trước khi tìm hiểu về cách trị mồ hôi trộm cho trẻ, các mẹ cần nắm rõ nguyên nhân để có phương pháp điều trị tốt nhất cho bé. Một số nguyên nhân có thể kể đến như:

Trẻ thiếu canxi

Canxi là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển xương và điều hòa hệ thống tăng tiết mồ hôi của cơ thể trẻ. Do đó, khi thiếu canxi sẽ gây ra hiện tượng đổ mồ hôi trộm, còi xương, thấp còi và chậm phát triển chiều cao.

Trẻ thiếu vitamin D

Hầu hết các trường hợp đổ mồ hôi trộm ở trẻ từ 0 đến 12 tháng tuổi là do thiếu vitamin D. Vì đây là giai đoạn hệ xương của trẻ phát triển mạnh nhất. Những đối tượng dễ bị thiếu vitamin D như: trẻ sinh non, trẻ nhẹ cân, bị rối loạn tiêu hóa hoặc mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Những trẻ này thường bị đổ mồ hôi ở vùng trán, sau gáy ngay cả khi thời tiết đang lạnh, tình trạng đổ mồ hôi xảy ra nhiều nhất là lúc trẻ đang ngủ. 
Bên cạnh đó, khi trẻ không được cung cấp đầy đủ các chất giúp tăng cường sức đề kháng, cơ thể sẽ dễ bị tật ốm yếu và ra mồ hôi trộm nhiều.

cham-soc-be-yeu

Trẻ mắc chứng tăng tiết mồ hôi

Nếu trẻ đang ở trong phòng lạnh, không khí thoáng mát nhưng vẫn đổ nhiều mồ hôi thì có thể trẻ đang mắc chứng tăng tiết mồ hôi. Tình trạng này thường xảy ra ở những người có bàn tay và bàn chân ướt dính do ra mồ hôi. Nguyên nhân của tình trạng tăng tiết mồ hôi có thể do bẩm sinh hoặc do mắc các bệnh lý như tăng hoạt động tuyến giáp.

>>> Xem ngay: Trẻ 5 tuổi bị nôn liên tục - Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả

cach-do-mo-hoi-trom-o-tre-em-2.jpg

Nguyên nhân đổ mồ hôi đầu ở trẻ

Mắc bệnh tim bẩm sinh

Những bé mắc bệnh tim bẩm sinh thường có dấu hiệu là đổ mồ hôi trộm không chỉ trong khi ngủ mà có thể đổ mồ hôi khi bé ngồi ở không gian thoáng mát hoặc tham gia các hoạt động khác. Để biến chính xác hơn về nguyên nhân này, bố mẹ có thể đưa các bé đi khám tổng quát để có thể thăm khám và nghe bác sĩ tư vấn. 

Hội chứng ngưng thở đi ngủ

Hội chứng ngưng thở thường gặp khi bé bị sinh non. Biểu hiện có hội chứng này là trẻ có tiếng thở khò khè khi ngủ, da tái nhợt, cơ thể mệt lịm trong khoảng 10-20 giây và vùng đầu, lưng toát ra nhiều mồ hôi. 

Trị đổ mồ hôi trộm cho trẻ tại nhà

Bổ sung vitamin cho bé thường xuyên

Mẹ có thể bổ sung vitamin D cho trẻ bằng cách cho trẻ tắm nắng và mỗi buổi sáng, thời gian tắm nắng tốt nhất là từ 6 – 8 giờ vào mùa hè và 7 – 9 giờ vào mùa đông từ 10 – 30 phút. Khi tắm nắng, mẹ nên chọn những nơi ít gió lùa để bé không bị nhiễm lạnh. Bên cạnh đó, mẹ cần để da bé tiếp xúc với ánh nắng và tuyệt đối không được để mắt trẻ tiếp xúc thẳng với ánh sáng mặt trời.

trị mồ hôi trộm cho trẻ

Cho trẻ tắm nắng là cách trị mồ hôi trộm cho trẻ hiệu quả

Không đưa trẻ đi tắm khi ra mồ hôi

Khi cơ thể trẻ đang tiết mồ hôi, mẹ không nên đưa trẻ đi tắm ngay lúc đó, mà hãy dùng một chiếc khăn mềm để lau mồ hôi cho trẻ, đặc biệt là những bé thường đổ mồ hôi trộm vùng đầu, lưng. Việc làm này không chỉ giúp trẻ không bị cảm lạnh mà còn giúp se nhỏ lỗ chân lông, đẩy lùi tình trạng mồ hôi bị hấp thụ ngược vào trong cơ thể.

Không để trẻ mất nước

Để trị mồ hôi trộm cho trẻ, mẹ cần bổ sung thật nhiều nước cho con yêu để bù lại số nước mà trẻ đã bị mất qua đường mồ hôi. Ngoài ra, trước khi đi ngủ, mẹ không nên cho trẻ đùa nghịch nhiều, vì điều này sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể trẻ và dẫn đến toát mồ hôi trộm vào ban đêm.

Giữ cho cơ thể trẻ luôn mát mẻ

Phòng ngủ của trẻ phải được thoáng mát và sạch sẽ và cho trẻ những bộ quần áo có chất liệu thấm hút mồ hôi tốt và thoải mái. Bên cạnh đó, mẹ không nên quấn khăn vào cổ cho trẻ mà chỉ nên dùng chăn mỏng để đắp. Nếu thấy trẻ có các bệnh lý kèm theo, mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

cach-do-mo-hoi-trom-o-tre-em-1.jpg

Giữ cho cơ thể bé luôn mát mẻ

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Trị mồ hôi trộm hiệu quả là cho trẻ ăn nhiều loại rau, củ quả có tính mát như: rau má, cải ngọt, bí đỏ, bí đao, thanh long, cam, quýt... và không nên cho trẻ ăn những thức ăn có nhiều dầu mỡ và đồ ăn cay nóng hoặc các loại trái cây sinh nhiệt như sầu riêng, mít, nhãn... các loại trái cây này sinh nhiệt nhiều trong quá trình chuyển hóa dễ làm cho cơ thể ra nhiều mồ hôi và có thể gây mụn ngoài da.

Kết luận

Trên đây là những thông tin quan trọng về triệu chứng, nguyên nhân cũng như cách trị mồ hôi trộm ở trẻ hiệu quả. Hy vọng, với những thông tin về nuôi dạy con bổ ích trên, các mẹ sẽ có thêm những kiến thức quý báu để chăm sóc bé yêu tốt nhất, để bé luôn lớn khỏe và phát triển toàn diện.

Bạn là bậc cha mẹ lần đầu và cảm thấy bỡ ngỡ? Khóa học sẽ trang bị cho bạn đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để chăm sóc bé yêu một cách tự tin và khoa học.

Đăng ký học thử để trải nghiệm ngay hôm nay!
course_relate
Bí quyết nuôi con không lạm dụng kháng sinh
399.000đ 700.000đ
0/5 - (1 bình chọn)