Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Trẻ 5 tuổi bị nôn liên tục: Nguyên nhân và cách xử lý

Nội dung được viết bởi Đinh Thị Tuyết

Nôn là tình trạng thường gặp ở trẻ em, tuy nhiên, nếu trẻ 5 tuổi bị nôn liên tục mẹ không được chủ quan và phải biết cách xử lý hiệu quả. Vậy, cần làm gì khi trẻ liên tục nôn, hãy cùng UNICA tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân trẻ 5 tuổi bị nôn nhiều không sốt

Trẻ nhỏ thường xuyên đau ốm khiến cho cho cha mẹ lo lắng. Nhiều trường hợp bị nôn không sốt khiến bé mệt mỏi, biếng ăn làm cho cha mẹ lo lắng. Vậy nguyên nhân nào khiến trẻ nhỏ nôn mà không sốt?

1. Do viêm dạ dày ruột 

Trẻ 5 tuổi bị nôn liên tục có thể là do viêm dạ dày, ruột, thường là do siêu vi trùng. Viêm dạ dày, ruột có thể xảy ra khi trẻ 5 tuổi ăn các thức ăn bị nhiễm khuẩn hoặc ngậm tay bị nhiễm khuẩn. Tình trạng viêm dạ dày nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm cho hệ tiêu hóa của bé. 

Trẻ 5 tuổi nôn liên tục có thể là do viêm dạ dày, ruột

2. Do nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ 5 tuổi bị nôn liên tục mà không sốt. Nhiễm trùng xảy ra do sự xâm nhập của vi khuẩn và kích ứng đối với niệu quản và bàng quang.

- Nhiễm trùng đường tiết niệu thường do vi khuẩn, chẳng hạn như E. coli, xâm nhập và phát triển trong niệu quản, bàng quang hoặc thận. Sự hiện diện của vi khuẩn này có thể gây kích ứng và viêm nhiễm, dẫn đến buồn nôn.

- Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây kích ứng đối với niệu quản và bàng quang, gây ra cảm giác khó chịu và buồn nôn.

Nếu nhiễm trùng đường tiết niệu không được điều trị kịp thời, vi khuẩn có thể lan vào máu và tác động đến toàn bộ cơ thể. Điều này không chỉ gây ra cảm giác buồn nôn, khó chịu, mà có thể khiến bé dễ bị một số chứng bệnh khác nguy hiểm hơn. 

Nếu trẻ 5 tuổi ăn vào là bị nôn có thể là do nhiễm trùng đường tiết niệu, quan trọng nhất là nên đưa trẻ đến bác sĩ để được khám và chẩn đoán chính xác. Bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, bao gồm việc sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng.

nhiem-trung-duong-tiet-nieu.jpg

Trẻ bị nôn do nhiễm trùng đường tiết niệu

3. Trẻ bị nôn trớ do tắc ruột

Trẻ nhỏ rất dễ bị tắc ruột do hệ tiêu hóa của các em còn kém. Khi ruột bị tắc, thức ăn không được tiêu hóa hết sẽ gây ra tình trạng buồn nôn, khó chịu. Một số trẻ 5 tuổi ăn vào là nôn, dù là uống nước vẫn sẽ bị chớ ra khiến bố mẹ lo lắng. 

4. Trẻ nôn trớ do bị lồng ruột

Lồng ruột là một bệnh lý đường ruột nguy hiểm, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh hình thành là do có một đoạn ruột từ phía trên di chuyển tự do chui vào phần ruột phía dưới (hoặc ngược lại) khiến cho ruột đột ngột bị tắc nghẽn. Sự di chuyển của ruột cũng kéo theo sự dịch chuyển của các mạch máu nên khiến cho những mạch máu này cũng bị tắc nghẽn. Hệ quả, đoạn ruột bên dưới bị tổn thương dẫn tới chảy máu. Trong trường hợp, mạch máu bị tắc nghẽn quá lâu sẽ dẫn đến hoại tử ruột.

Một trong những biểu hiện dễ nhận biết nhất của lồng ruột đó là nôn, đau bụng. Nếu phát hiện bé có bất kỳ biển hiện bất thường nào, bạn nên đưa bé tới bệnh viện khám và kiểm tra để tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra. 

tre-bi-non-do-long-ruot.jpg

Lồng ruột khiến trẻ bị nôn

5. Hẹp phì đại môn vị

Nếu bé nhà bạn đang bước vào giai đoạn 3-5 tuần tuổi mà xuất hiện những biểu hiện như nôn dữ dội, chán ăn, mệt mỏi thì rất có thể bé đang mắc chứng hẹp phì đại môn vị. Với bệnh này, bé sẽ thường xuyên lặp lại chu kỳ ăn-nôn-đói. Nếu tình trạng quá nghiêm trọng, bạn có thể cho bé đến các cơ sở y tế thăm khám để có phác đồ điều trị hiệu quả. 

cham-soc-be-yeu

6. Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản tuy không phổ biến nhưng bệnh lý này vẫn xuất hiện ở một số trẻ nhỏ. Biểu biện của trào ngược dạ dày thực quản là bé muốn nôn nhưng không nôn được, khi ăn sữa hay bị trớ. Trào ngược còn khiến bé cảm thấy khó chịu ở cổ họng, miệng khô khiến cho việc nói chuyện cũng bị ảnh hưởng đôi chút. 

trao-nguoc-khien-tre-bi-non.jpg

Trẻ bị nôn do trào ngược

7. Bé bị ngộ độc thức ăn

Trẻ 5 tuổi bị nôn liên tục có thể là do bị dị ứng thực phẩm. Thông thường, bên cạnh biểu hiện nôn thì còn đi kèm với các triệu chứng như: phát ban đỏ, nổi mề đay, mặt, mắt, môi, lưỡi, miệng, hoặc vòm miệng bị sưng cứng. Mẹ có thể tìm hiểu thêm về vấn đề này tại các khoá học nuôi dạy con.

Khi trẻ ăn phải thức ăn hết hạn sử dụng, thức ăn được chế biến hoặc bảo quản không đúng cách, cũng có thể gây ra tình trạng ngộ độc dẫn đến nôn mửa. Lúc này, mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ liên tục nôn

Chăm sóc trẻ không hề đơn giản, nó đòi hỏi cha mẹ cần rất nhiều kỹ năng và có đủ tính kiên nhẫn. Để chăm trẻ một cách đúng đắn, hạn chế những tổn thương, cha mẹ cần đăng ký khoá học online. Tại khoá học, các chuyên gia sẽ hướng dẫn quy trình chăm trẻ sơ sinh toàn diện, bí quyết cho trẻ ăn dặm, kỹ năng chăm sóc trẻ toàn diện.

Tắm bé - 10 ngày vàng chăm sóc trẻ sơ sinh
Đinh Thị Tuyết
499.000đ
700.000đ

Khoá học cẩm nang chăm sóc bé ho khò khè hen phế quản, dị ứng sữa, viêm da cơ địa
Lê Thị Thu Hương
1.200.000đ
1.500.000đ

Bí quyết cho trẻ ăn dặm lớn nhanh, khỏe mạnh
Đào Ngọc Cường
299.000đ
700.000đ

Trẻ em bị nôn liên tục phải làm sao?

Trẻ 5 tuổi bị nôn liên tục sẽ khiến bé cảm thấy mệt mỏi, thường xuyên quấy khóc và bỏ ăn uống. Việc này sẽ làm con sụt cân nhanh chóng, một số trường hợp còn có thể xuất hiện thêm những bệnh lý nguy hiểm liên quan tới hệ tiêu hóa. Vậy đối với tình trạng này, mẹ nên xử lý thế nào? Nếu bé bị nôn nhưng không xuất hiện những biểu hiện lạ, mẹ có thể áp dụng những cách xử lý như sau:

1. Chú ý theo dõi sức khỏe của trẻ

Việc bạn cần làm đầu tiên đó chính là theo dõi sức khỏe của con. Nếu con nôn quá nhiều thì nên đưa con đi khám ngay để tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra. Còn nếu con chỉ bị nôn trong một khoảng thời gian ngắn thì mẹ cũng không cần quá lo vì đây có thể là biểu hiện của việc con đang ăn no quá. Trong trường hợp này, bạn cần điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng và liều lượng thức ăn để tránh cho con ăn quá no dẫn tới tức bụng và buồn nôn.

chu-y-toi-tinh-trang-suc-khoe-cua-con.jpg

Theo dõi tình trạng sức khỏe của con

2. Điều chỉnh chế độ ăn uống của trẻ cho phù hợp

Như chúng tôi vừa đề cập ở bên trên, chế độ ăn uống không hợp lý cũng có thể khiến trẻ bị nôn mà không sốt. Trường hợp nhẹ nhất là bé bị nôn do ăn quá no, mẹ chỉ cần cắt giảm lượng thức ăn hàng ngày của con. Còn nặng hơn là nhiễm khuẩn đường ruột hoặc ngộ độc thực phẩm do ăn đồ không đảm bảo vệ sinh. Trong tình huống này, mẹ cần xem lại nguồn cung cấp thực phẩm, đổi đơn vị bán hàng sạch và uy tín hơn để tránh tình trạng tương tự lặp lại với trẻ. 

Một số trẻ 5 tuổi bị nôn liên tục khi ăn những thực phẩm mình không thích hoặc bị dị ứng nên bạn cần chú ý tới những loại thực phẩm mà con không thể ăn. Với loại đồ ăn mà con không thích, bạn tuyệt đối không nên ép con ăn vì sẽ khiến con bị chán đồ ăn cũng như khiến con cảm thấy buồn nôn. 

3. Cần bù nước cho trẻ

Trẻ bị nôn liên tục sẽ thiếu khoáng chất trong người nên ba mẹ cần chú ý tới việc bù nước và điện giải cho con. Tốt nhất là nên cho con uống nước lọc, không cho trẻ dùng các loại nước ngọt nhiều đường. Nước trái cây cũng rất tốt vì chứa nhiều vitamin và vi chất nhưng một số bé bị nôn có thể sẽ không uống được loại nước này.

cho-con-uong-nhieu-nuoc.jpg

Bù nước cho con khi bé bị nôn liên tục

4. Cho trẻ nghỉ ngơi đầy đủ

Khi trẻ 5 tuổi bị nôn liên tục mà không sốt thì ba mẹ cần cho con nghỉ ngơi nhiều hơn vì lúc này cơ thể con sẽ rất mệt. Nếu bé nhà bạn hiếu động, thường xuyên ra ngoài chơi thì vào lúc này bạn nên hạn chế các hoạt động thể chất của con. Thay vào đó, hãy nhắc nhở bé nghỉ ngơi nhiều hơn, chờ tới lúc khỏe thì mới nên cho con hoạt động thể chất lại. 

5. Cho bé nằm cao đầu 

Khi bé bị nôn liên tục, nằm cao đầu là một phương pháp giúp tránh nôn mửa từ dạ dày tràn vào phế quản và đường hô hấp. Khi đầu được nâng cao, trọng lực sẽ giúp chất lỏng không bị trào lên và tiếp tục di chuyển xuống phía dưới. Điều này giúp tránh nguy cơ ngạt thở hoặc chất lỏng đi vào đường hô hấp, gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Nếu con bạn nôn, hãy đặt bé nằm nghiêng về phía trước hoặc nâng gối để đầu cao hơn so với cơ thể. Tuy nhiên, nếu con nôn nhiều hoặc có các triệu chứng nghiêm trọng, bạn nên đưa con tới các cơ sở y tế gần nhất khám và điều trị. 

cho-be-nam-cao-dau.jpg

Cho bé nằm cao đầu khi bị nôn

6. Ấn huyệt cho con

Một trong những phương pháp trị nôn khác cho bé mẹ có thể áp dụng đó là bấm huyệt. Một số huyệt đạo mẹ có thể bấm khi trẻ 5 tuổi hay bị nôn đó là:

- Huyệt an miên: Vị trí của huyệt này nằm sau tai, cách tai khoảng 1,5 cm và bên cạnh xương lồi. Huyệt an miên có tác dụng an thần, giảm căng thẳng, chống rối loạn thần kinh thực vật, giúp ngủ ngon hơn,… Do vậy mà người ta thường bấm huyệt an nhiên để điều trị buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ,….

- Huyệt thái xung: Vị trí của huyệt thái xung nằm ở giữa ngón chân cái với ngón chân thứ hai, cách kẽ ngón chân dịch về phía mu bàn chân từ 3-4cm. Để xác định chính xác vị trí huyệt này, bạn dùng đầu ngón tay miết từ kẽ ngón chân lên trên đến khi ngón tay chạm vào kẽ của 2 xương bàn chân thì đây chính là vị trí của huyệt thái xung.

- Huyệt thái khê: Huyệt này nằm ở vị trí cổ chân. Muốn tìm được vị trí của huyệt này thì bạn cần xác định được đường thẳng nối từ vị trí đỉnh mắt cá chân với bờ ngoài của gân gót. Đỉnh của đường thẳng này chính là huyệt thái khê.  

- Huyệt hợp cốc: Nếu bé nhà bạn bị nôn liên tục mà không sốt, bạn có thể bấm huyệt ở giữa ngón tay trỏ và ngón tay. Ở giữa ngón tay trỏ và ngón tay cái của chúng ta, đây chính là vị trí của huyệt hợp cốc.

bam-huyet-hop-coc-tri-non.jpg

Chữa buồn nôn bằng bấm huyệt hợp cốc

>>> Xem ngay: 6 Cách đẩy lùi tình trạng bé bị đầy hơi không cần dùng thuốc

Trẻ 5 tuổi ăn hay bị nôn thì lúc nào cần đưa trẻ đến bác sĩ?

Nếu tình trạng trẻ 5 tuổi bị nôn liên tục kéo dài, tần suất nôn dày đặc thì bạn nên nhanh chóng đưa bé tới bênh viện vì đây có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm như viêm ruột, nhiễm trùng hoặc vấn đề về dạ dày. Ngoài ra, nến bạn thấy con có một trong những biểu hiện sau đây thì cũng nên nhanh chóng đưa con đi khám:

- Nếu trẻ thường xuyên nôn mửa sau khi ăn và có dấu hiệu mất cân nặng, thiếu dinh dưỡng, thiếu năng lượng và không phát triển như những bé bình thường

- Nếu trẻ bị nôn mửa và có các triệu chứng khác như sốt cao, đau bụng, tiêu chảy, mệt mỏi, buồn nôn hoặc bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác

- Nếu trẻ có lịch sử bệnh lý như tim, bệnh thận, tiểu đường hoặc bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khác, việc thường xuyên bị nôn mửa có thể liên quan đến các vấn đề này

dua-tre-toi-gap-bac-si.jpg

Đưa bé đi khám bác sĩ khi con nôn liên tục

Cách phòng tránh trẻ 5 tuổi nôn nhiều

Để phòng tránh tình trạng bé 5 tuổi bị nôn liên tục mà không sốt, bạn cần đảm bảo trẻ được ăn uống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng cân bằng. Bạn cần tăng cường các loại thực phẩm giàu chất xơ, rau quả tươi, thịt không béo và các nguồn protein chất lượng cho con. Những món ăn bạn nên cho bé ăn ít là đồ ăn nhanh, món ăn chiên rán nhiều dầu mỡ. 

Song song với đó, bạn cũng cần tập cho con thói quen uống nhiều nước, hạn chế các loại nước có gas hoặc nhiều đường. Nhớ là hãy tập cho con thói quen rửa tay bằng xà phòng trước bữa ăn để ngăn chặn tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột nhé. Ngoài những cách này, bạn cần thực hiện các biện pháp khác như:

- Stress và căng thẳng có thể gây ra rối loạn tiêu hóa và nôn mửa nên bạn cần tạo ra môi trường thoải mái và vui vẻ cho trẻ.

- Giấc ngủ đủ và đúng giờ cũng có tác động đáng kể đến hệ tiêu hóa của trẻ. Đảm bảo rằng trẻ ngủ đủ từ 10 – 12 tiếng mỗi ngày, giấc ngủ nên bắt đầu từ khoảng 7 – 9 giờ tối và dậy khoảng từ 6 – 8 giờ sáng.

- Các loại thức ăn có mùi hương mạnh hoặc gia vị cay nóng có thể kích thích dạ dày và dẫn đến nôn mửa. Bởi vậy, bạn cần hạn chế cho bé ăn các loại thức ăn này, cần tăng cường việc sử dụng các loại thực phẩm nhẹ nhàng và dễ tiêu hóa.

han-che-cac-mon-cay-nong-cho-tre.jpg

Hạn chế cho con ăn các món cay nóng

Với những trẻ 5 tuổi ngoài việc kiểm soát tình trạng sức khoẻ hàng ngày, các bậc phụ huynh cần quan tâm nhiều hơn đến việc giáo dục sớm cho trẻ bằng phương pháp dạy học toán Soroban sẽ giúp trẻ thông minh và phát triển toàn diện.

>>> Xem ngay: Đổ mồ hôi trộm ở trẻ ? Nguyên nhân và cách điều trị

Kết luận

Trên đây là những thông tin bổ ích xoay quanh vấn đề trẻ 5 tuổi bị nôn liên tục cũng như cách xử lý hiệu quả ngay tại nhà. Với những thông tin trên, hy vọng, các bậc phụ huynh sẽ có thêm kiến thức để nuôi dưỡng và chăm sóc con yêu khỏe mạnh.

Bạn là bậc cha mẹ lần đầu và cảm thấy bỡ ngỡ? Khóa học sẽ trang bị cho bạn đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết để chăm sóc bé yêu một cách tự tin và khoa học.

Đăng ký học thử để trải nghiệm ngay hôm nay!
course_relate
Massage kinh lạc phòng và trị bệnh cho trẻ nhỏ
549.000đ 800.000đ
0/5 - (1 bình chọn)