Kỹ thuật tắm nắng cho trẻ sơ sinh các mẹ nên biết

Kỹ thuật tắm nắng cho trẻ sơ sinh các mẹ nên biết

Mục lục

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh là vô cùng cần thiết nhưng nhiều mẹ thường thực hiện sai cách. Vậy, tác dụng của việc tắm nắng cho trẻ sơ sinh là gì? Thời điểm nào thích hợp cho bé yêu tắm nắng? Tắm nắng như thế nào để con yêu phát triển toàn diện? Hãy cùng Unica.vn đi tìm câu trả lời trong bài viết này nhé!

1. Tác dụng của việc tắm nắng cho trẻ sơ sinh

Giúp xương phát triển

Khi nắng tiếp xúc với da của trẻ sẽ giúp trẻ tổng hợp vitamin D, giúp cho làn da chắc khỏe đồng thời hỗ trợ phát triển xương, làm tăng khả năng hấp thụ canxi, photpho ở niêm mạc ruột. Chính vì vậy, các ông bố, bà mẹ nên đưa trẻ đi tắm nắng để hưởng lợi từ tự nhiên.

tam-nang-cho-tre-so-sinh-3.jpg

Tắm nắng giúp trẻ phát triển xương

>> Trẻ sơ sinh thiếu canxi nên bổ sung như thế nào?

Thúc đẩy hệ tiêu hóa phát triển

Sau khi cho trẻ tắm nắng một thời gian, bạn sẽ thấy bất ngờ về hiệu quả của chúng. Trẻ ăn ngon miệng hơn, tăng cân và ngủ ngon giấc hơn, thúc đẩy quá trình hấp thu dinh dưỡng ở trẻ, giúp phát triển tốt qua từng giai đoạn.

Giúp bé có giấc ngủ ngon hơn

Ngoài tác dụng giúp xương chắc khỏe và thúc đẩy sự tiêu hóa phát triển, việc tắm  nắng cho trẻ sơ sinh sẽ giúp cho bé có giấc ngủ ngon hơn và sâu hơn, đồng thời bé không còn cảm giác giật mình khi ngủ. Đặc biệt, đối với những bé ít ngủ hay khó ngủ thì việc tắm nắng sẽ là một giải pháp tuyệt vời để lấy lại giấc ngủ ngon hơn.

2. Thời điểm tắm nắng cho trẻ sơ sinh lúc mấy giờ là tốt?

Khoảng 7 - 10 ngày sau sinh, bé đã có thể tắm nắng để cơ thể tổng hợp vitamin D cần thiết cho cơ thể. Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ chỉ nên cho bé tắm nắng trong khoảng thời gian từ 6-9 giờ sáng và sau 5 giờ chiều vì trong khoảng thời gian này tia hồng ngoại và tia cực tím trong ánh mặt trời là khá yếu rất thích hợp cho quá trình trao đổi chất ở trẻ.

Đặc biệt, khoảng thời gian sau 5 giờ chiều, tia X-quang trong ánh mặt trời sẽ giúp bé cưng hấp thụ can-xi và phốt pho một cách tốt nhất, có ích cho sự phát triển xương. Trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 16 giờ chiều, mẹ tuyệt đối không nên cho bé tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vì lúc này tia cực tím và bức xạ mặt trời lên đến đỉnh điểm sẽ gây tổn thương làn da mỏng manh của bé.

tam-nang-cho-tre-so-sinh-2.jpg?

Thời điểm tắm nắng cho trẻ sơ sinh

3. Thời gian tắm nắng cho bé bao lâu là đủ?

Tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ, thời gian tắm nắng có thể từ 10-30 phút mỗi ngày. Những ngày đầu, mẹ có thể cho con tắm nắng trong bóng râm trong khoảng 10 phút và tăng dần thời gian tắm nắng khoảng 20 - 30 phút cho những ngày tiếp theo.

Mỗi đợt tắm nắng của con chỉ nên kéo dài khoảng 10 ngày, và mẹ nên cho bé “nghỉ” 10-20 ngày rồi mới bắt đầu lại “quy trình”. Với trẻ sơ sinh, không nhất thiết phải đưa bé ra ngoài, mẹ có thể cho con tắm nắng bên cửa sổ vào buổi sáng sớm, và mở cửa kính để cơ thể con hấp thụ ánh nắng tốt hơn.

Lưu ý là nếu tắm nắng cho trẻ sơ sinh trong mùa đông, mẹ nên để con tắm nắng vào buổi chiều, tốt nhất là khoảng từ 3-5 giờ chiều. Vì buổi sáng thời tiết thường lạnh hơn, bé dễ có nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp. Ngược lại thì thời gian tắm nắng cho trẻ vào mùa hè mẹ nên ưu tiên phơi nắng bé vào sáng sớm để ánh nắng không quá gắt làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

4. Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh vào mùa đông

Vào mùa đông, thời tiết sẽ lạnh và ít ánh nắng so với mùa hè, chính vì vậy mẹ cần cân nhắc kỹ trước khi phơi nắng cho trẻ. Cách tốt nhất là mẹ nên hạn chế cho trẻ ra ngoài để tránh mắc các bệnh về đường hô hấp do bị cảm lạnh. Nếu mẹ có ý định đưa trẻ ra ngoài thì tốt nhất là nên cho trẻ mặc ấm, đội mũ, quàng khăn… Việc này cũng khiến cho trẻ khó hấp thu vitamin D từ ánh nắng mặt trời. 

các cách phơi nắng cho trẻ sơ sinh

Thời điểm phơi nắng cho trẻ vào mùa đông tốt nhất là từ 8h30 - 9h 

Chính vì vậy, thời điểm lý tưởng mà mẹ nên phơi nắng cho trẻ sơ sinh chính là từ 8 giờ 30 phút đến 9 giờ. Mẹ nên chọn những ngày có ánh nắng mặt trời và tránh những ngày âm u, nhiệt độ quá thấp và có nhiều gió để đảm bảo sức khỏe của bé yêu. 

Bên cạnh đó, mẹ nên chọn những nơi tắm nắng cho bé sao cho thật yên tĩnh, thoáng mát, sạch sẽ. Tuyệt đối tránh xa tiếng ồn vì có thể bé bị tỉnh giấc, giật mình trong lúc ngủ. Những nơi có ánh nắng chiếu trực tiếp vào mắt bé mẹ cũng nên tránh xa vì có thể khiến cho thị giác của bé bị ảnh hưởng, hãy chú ý cho ánh nắng chiếu đều toàn bộ cơ thể của bé.

5. Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh vào mùa hè

Vào mùa hè, nhiệt độ thường cao hơn kèm theo những ánh nắng chói chang, gay gắt, vì vậy mẹ cần chú ý trong việc phơi nắng cho trẻ sơ sinh. Cụ thể, mẹ nên cho bé tắm vào sáng sớm để tránh những tác hại từ tia cực tím của ánh nắng mặt trời. Theo các nghiên cứu, các tia cực tím này có thể khiến bé bị bỏng da hoặc viêm da, gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển và sinh hoạt của bé. 

Cách phơi nắng cho trẻ sơ sinh đúng chuẩn

Thời điểm tắm nắng lý tưởng cho trẻ vào mùa hè là từ 6 - 7h sáng 

Khác với mùa đông, vào mùa hè mẹ nên cho bé tắm nắng sớm hơn, thời điểm thích hợp nhất là vào khoảng 6 - 7 giờ sáng. Mẹ cũng nên chọn những địa điểm tắm nắng thoáng mát, yên tĩnh, không khí trong lành và đặc biệt là tránh ánh nắng chiếu thẳng vào mắt bé, nhằm đảm bảo cho việc hấp thu vitamin D đạt được hiệu quả tốt nhất. 

Vào những ngày nắng nóng đỉnh điểm, nhiệt độ cao, không khí oi bức, mẹ tuyệt đối không được tắm nắng cho bé vì sẽ khiến trẻ đổ mồ hôi nhiều hơn. Tốt nhất mẹ nên cho bé vui chơi và ngủ trong phòng thoáng gió, mát mẻ và sạch sẽ. Vào mùa hè, mẹ cũng cần bổ sung thêm nước cho bé để đảm bảo sức khỏe cho bé một cách tốt nhất.

6. Những lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh

Nên mặc quần áo phù hợp khi tắm

Thời gian đầu khi tắm nắng, các mẹ nên cho bé mặc quần áo bình thường và cởi bớt các lớp khi nhiệt độ cơ thể bé tăng lên. Càng về sau khi cơ thể bé đã quen dần và tuỳ thuộc cho nhiệt độ thực tế của từng mùa mà bạn điều chỉnh các lớp quần áo cho thích hợp khi cho bé đi tắm nắng.

Hạn chế cho bé tắm qua cửa kính

Bạn chỉ nên cho bé tắm nắng qua cửa kính trong 1 – 3 ngày đầu để bé tập làm quen với môi trường mới, sau đó nên để da bé tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong những ngày tiếp theo. Điều này được lý giải bởi lớp kính cửa sổ đã cản tới ít nhất 50% các tia có lợi cho quá trình tổng hợp chất dưới da và càng xa cửa kính thì tỉ lệ cản này càng tăng lên.

Trên đây là những kiến thức không phải ai cũng biết khi cho bé sơ sinh tắm nắng. Mẹ hãy lưu về sổ tay cá nhân của mình để có một hành trang chăm sóc con yêu khỏe mạnh nhé. 

>> Hướng dẫn cách tắm cho bé một cách an toàn

>> Cách chăm sóc trẻ sơ sinh theo mùa

Đánh giá :

Tags: Bán hàng Online
Trở thành hội viên