Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

Nuôi dạy con

3 Kỹ thuật massage lưng cho trẻ sơ sinh hiệu quả
3 Kỹ thuật massage lưng cho trẻ sơ sinh hiệu quả Massage lưng cho trẻ sơ sinh mang lại rất nhiều lợi ích như: giúp trẻ phát triển xương sống và các cơ sở vùng lưng, giúp bé thư giãn… Tuy nhiên, không phải bà mẹ nào cũng biết cách massage cho trẻ. Trong bài viết dưới đây, UNICA sẽ chia sẻ cho bạn những kỹ thuật massage lưng đơn giản nhưng cực hiệu quả. Bài tập massage lưng cho trẻ sơ sinh Trước khi massage lưng cho trẻ bạn hãy chọn một căn phòng có nhiệt độ thích hợp độ ấm áp vừa phải và không gian yên tĩnh để cả mẹ và bé đều cảm thấy thoải mái. Bên cạnh đó, bạn có thể bật nhạc du dương để thư giãn, bật nhỏ nhưng vừa đủ để bé có thể nghe rõ giai điệu và giọng nói của bạn. Thời điểm tốt nhất để massage là khi bé tỉnh táo và khoảng thời gian giữa các bữa ăn của bé. >>> Xem ngay: 7 Cách nấu cháo trứng cho bé ăn dặm đủ chất Massage lưng rất tốt cho sức khỏe của bé 1. Kỹ thuật mặt trời Đầu tiên, hãy  cho bé nằm sấp, tiếp theo bạn dùng các đầu ngón tay vẽ thành hình ông mặt trời dọc bên 2 sống lưng và kéo dần xuống phía mông bé. Khi thực hiện động tác này, cơ thể bé sẽ được thư giãn giúp sức khỏe bé được cải thiện. 2. Tia nắng mặt trời  Massage lưng cho bé bằng cách này, bạn thực hiện như sau: dùng các đầu ngón tay vuốt nhẹ từ cổ xuống mông, vuốt dọc theo lưng bé. Lưu ý, bạn nên massage nhẹ nhàng và sau mỗi động tác bạn nên làm nhẹ nhàng hơn. 3. Mưa cầu vồng Đầu tiên, bạn dùng các đầu ngón tay vỗ nhẹ khắp lưng bé, vỗ thật nhẹ nhàng như hạt mưa đang rơi. Tiếp theo, dùng các ngón tay vẽ hình cầu vồng chạy ngang qua lưng bé. Bắt đầu vẽ cầu vồng từ hai bên vai bé đến cầu vồng ở giữa lưng và cầu vồng ngang qua phần hông. Bạn thực hiện động tác này 5 lần để việc massage lưng cho bé được hiệu quả nhất.  Để hoàn thiện kỹ thuật massage lưng cho bé, bạn hãy ôm bé vào lòng. Bạn có thể massage bất cứ lúc nào mà cả bạn và bé đã sẵn sàng. Tuy nhiên, bạn cần chú ý thực hiện các động tác nhẹ nhàng, không nên đè vào xương sống của trẻ khi massage lưng để không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cột sống. Đồng thời, tránh việc tác động mạnh nên cơ thể của bé.  Cách Massage lưng cho bé - Bước 1: Chuẩn bị một tấm thảm sau đó đặt bé sao cho mặt song song với thảm, đồng thời hai chân bé duỗi thẳng. - Bước 2: Dùng lòng bàn tay xoa bóp nhẹ nhàng từ mông lên cổ, từ cổ xuống mông. - Bước 3: Mẹ dùng tay trái đặt lên mông bé, đồng thời tay phải vuốt từ cổ xuống mông. - Bước 4: Dùng ngón tay xoa nhẹ nhàng theo hướng của cột sống từ dưới lên trên. Mẹ nên chú ý sử dụng ngón tay linh hoạt, thả lỏng để không làm ảnh hưởng đến cột sống của bé. - Bước 5: Tiếp tục Massage vai bé trong khoảng 3-7 phút và lặp đi lặp lại nhiều lần. - Bước 6: Massage phần mông bằng cách dùng 3 ngón tay giữa xoa theo hình tròn. - Bước 7: Khum 0 đầu ngón tay và xoa lưng nhẹ nhàng từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên để bé cảm thấy thư giãn và thải mái nhất.  Những lưu ý khi massage lưng cho trẻ sơ sinh Trong quá trình massage lưng cho trẻ sơ sinh, mẹ không nên cù cho trẻ cười, vì điều này sẽ không làm cho trẻ vui, đôi khi còn khiến cho trẻ khó chịu, giật mình hoặc bị kích động làm ảnh hưởng đến sức khỏe.  Bạn nên quan sát bé trong lúc massage, nếu bạn thao tác không đúng bé sẽ cảm thấy khó chịu, không thoải mái. Vì vậy, hãy chú ý đến cảm giác của bé để bé được thư giãn, dễ chịu. >>> Xem ngay: Bé không chịu bú mẹ? 10 giải pháp đơn giản mẹ nên biết Khi massage, mẹ nên chú ý đến thái độc của bé Lợi ích của việc Massage lưng cho trẻ sơ sinh Massage là một trong những liệu pháp thư giãn tuyệt vời, được rất nhiều các bậc cha mẹ áp dụng cho bé nhà mình ở độ tuổi sơ sinh. Bởi những bài tập Massage mang lại vô vàn những lợi ích như sau: - Massage giúp bé ngủ ngon và sâu giấc hơn, tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng.  - Massage làm giảm các bệnh lý liên quan đến bụng như: khó tiêu hóa, ợ hơi - Massage giúp các mạch máu của trẻ lưu thông, để trẻ phát triển não bộ toàn diện hơn. - Massage còn có tác dụng tuyệt vời trong việc tăng chiều cao của trẻ. - Massage là sợ dây vô hình gắn kết tình cảm giữa cha mẹ và em bé.  Một số mẹo massage cho trẻ sơ sinh Trong khi massage lưng, bạn nên trò chuyện với bé. Bé sẽ nhận biết được giọng nói của bạn đồng thời tạo sự gắn bó giữa hai mẹ con. Bạn cũng có thể massage lưng cho bé khi bé đang mặc tã lót hoặc không. Nếu bạn massage khi bé mặc tã lót thì hãy mới lỏng tã để massage phần lưng. Sau khi sinh, bé có thể được massage khi về nhà. Tuy nhiên, nếu massage cho bé bằng tinh dầu và sữa dưỡng thì bạn nên chờ một vài tuần. Bởi, làn da nhạy cảm của bé mới sinh có thể dễ dàng bị khô và sẽ nhanh bị khô hơn nữa nếu chúng ta thoa tinh dầu lên da bé. Massage là một liệu pháp đơn giản nhưng mang lại lợi ích vô cùng tốt đối với sức khỏe của bé. Với những thông tin mà UNICA vừa chia sẻ, hy vọng sẽ giúp ích cho con yêu của bạn được khỏe mạnh hơn.  Để có thêm nhiều phương pháp nuôi dạy con hay mời bạn ghé thăm khoá học dạy con trên Unica, các chuyên gia sẽ tư vấn, chia sẻ đến các bạn những công thức nuôi con khoẻ mạnh, mẹ nhàn hơn. Chúc bé yêu nhà bạn luôn khỏe mạnh!
19/07/2019
4679 Lượt xem
Bài tập Massage mẹ bầu tốt cho mẹ và bé
Bài tập Massage mẹ bầu tốt cho mẹ và bé Massage bầu thế nào cho đúng cách luôn là đề tài được nhiều mẹ bầu quan tâm. Bởi massage đúng kỹ thuật không chỉ giúp mẹ bầu thư giãn mà còn giảm lo lắng, căng thẳng trong suốt thời gian mang thai. Trong bài viết dưới đây, Unica sẽ chia sẻ những bài massage bầu cực hiệu quả mà các mẹ không nên bỏ qua. Lợi ích của bài tập Massage mẹ bầu - Tăng tuần hoàn máu: Các bài tập Massage mang lại hiệu quả vô cùng tuyệt vời đối với việc lưu thông tuần hoàn máu trong cơ thể. Ngoài ra, nó còn giúp cho việc đào thải chất độc ra bên ngoài tốt hơn.  - Giảm đau nhức: Trong giai đoạn mang thai, cơ thể mẹ thường xuyên đau nhức, mỏi vai, lưng do ít vận động và so áp lực của thai nhi chèn vào các dây thần kinh. Thế nhưng mẹ đừng quá lo lắng bởi các bài tập Massage nhẹ nhàng sẽ giúp mẹ hạn chế đau vai, gáy, cổ, nhức đầu, co thắt cơ và chuột rút vô cùng hiệu quả.  - Giảm căng thẳng, ổn định Hormore: Bài tập Massage sẽ giúp mẹ bầu thư giãn hệ thần kinh, loại bỏ căng hẳng, đồng thời tiết ra Endorphin giúp mẹ bầu đánh bay mệt mỏi, cơ thể thoải mái để ngủ ngon và sâu giấc hơn. Ngoài ra, các bài tập Massage vào giai đoạn cuối sẽ giúp mẹ vượt qua kỳ vượt cạn một cách dễ dàng.  - Giảm triệu chứng táo bón thai kỳ: Giai đoạn cuối, mẹ thường xuyên gặp các vấn đề về tiêu hóa như táo bón. Việc ăn uống khoa học, chế độ dinh dưỡng phù hợp kết hợp với bi tập Massage vùng bụng nhẹ nhàng sẽ giúp mẹ bầu tiêu hóa ổn định và dễ dàng hơn.  - Giảm thiểu tình trạng sinh non: Lợi ích này tuy được chưa được thống kê chính thức số liệu những những bà bầu trong suốt giai đoạn mang thai được quan tâm, chăm sóc để tâm trạng luôn vui vẻ, lạc quan, thoải mãi sẽ có tình trạng sinh non thấp hơn so với những bà bầu không được chăm sóc một cách đầy đủ không qua các bài tập Massage cơ thể.  >>> Xem thêm: Nhạc cho bà bầu tháng thứ 5 - Mẹ bầu cần biết Lợi ích của các bài tập Massage cho mẹ bầu Bài tập Massage mẹ bầu nên áp dụng ngay Massage mặt cho mẹ bầu Để massage mặt cho mẹ bầu, bạn hãy hướng dẫn mẹ bầu nằm ngửa, thả lỏng toàn bộ cơ thể, và bắt đầu nhắm mắt thư giãn. Tiếp theo, bạn đặt nhẹ nhàng bàn tay lên giữa trán của mẹ bầu rồi day nhẹ ngón tay lên trán và từ từ vuốt nhẹ sang hai bên thái dương. Bạn nên thực hiện động tác này một cách chậm rãi, nhẹ nhàng và lặp đi lặp lại đều đều để các cơ trên mặt được giãn nở. Sau đó, bạn có thể dùng các ngón tay vỗ nhẹ lên mặt mẹ bầu từ trán xuống cằm và ngược lại. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đặt bàn tay đỡ lấy cằm mẹ bầu và day nhẹ lên đó sẽ giúp các vùng cơ mặt của mẹ bầu được thư giãn trọn vẹn. Thực hiện đúng kỹ thuật và nhịp độ, chắc chắn bạn sẽ giúp mẹ bầu giảm đau đầu, chóng mặt và đầu óc luôn được thư thái, nhẹ nhàng. Massage bụng cho mẹ bầu Bụng của mẹ bầu có thể được xem là vùng khá nhạy cảm khi thực hiện các động tác massage. Vì vậy, bạn lưu ý là phải thật khéo léo để không ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi. Bạn hãy đặt tay lên vùng bụng mẹ bầu, sau đó xoa nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ. Lưu ý là bạn phải thực hiện các đọng tác thật nhẹ nhàng, chậm chạp, và không siết mạnh tay vào bụng mẹ bầu nhé. Bằng cách này mẹ và em bé sẽ cảm nhận được sự thoải mái, thư giãn và hạnh phúc vô bờ. Bạn cần phải thật khéo léo khi massage bụng cho mẹ bầu Massage đầu cho mẹ bầu Bạn hướng dẫn cho mẹ bầu nằm ngửa, đầu kê trên gối làm sao để tạo cảm giác thoải mái nhất. Tiếp theo, bạn lấy tay nhẹ nhàng vuốt nhẹ trên những lọn tóc của mẹ bầu, sau đó dùng hai tay ôm lấy đầu của mẹ bầu và bắt đầu ấn nhẹ, massage từng vùng trên đầu.  Massage đầu cho mẹ bầu theo cách này sẽ có tác dụng kích thích các trung tâm năng lượng nằm ở đầu của các mẹ. Từ đó, giúp cho các mẹ giảm bớt căng thẳng, áp lực dường như biến mất đem lại một cảm giác thư thái, sảng khoái lan tỏa khắp người.  Massage vai cho mẹ bầu Để thực hiện massage đầu cho mẹ bầu, bạn nên hướng dẫn các mẹ nằm ngửa, đầu gối cao. Tiếp theo, bạn dùng hai tay xoa bóp nhẹ dần dần từ vai xuống dưới xương cổ, rồi sau đó vuốt nhẹ hai tay lên vùng vai. Bạn nên bóp nhẹ nhàng vùng xương vai, cơ vai cũng như cánh tay để các cơ luôn được thả lỏng, giúp mẹ bầu được thư giãn, thoải mái hơn.  Massage lưng cho mẹ bầu Để massage lưng cho mẹ bầu, bạn hãy hướng dẫn các mẹ nằm nghiêng, bạn đặt 2 tay ở thắt lưng mẹ bầu và từ từ xoa bóp nhẹ nhàng dọc theo cơ thể. Bạn nên xoa bóp từ trên vai rồi kéo dọc cơ thể và tỏa ra hai bên sườn.  Tiếp theo, bạn dùng hai tay luân phiên ấn nhẹ và kéo giãn các cơ. Dùng ngón tay cái và phần trên của lòng bàn tay nhấn và xoay uyển chuyển vùng lưng của mẹ bầu. Động tác này sẽ giúp mẹ bầu giảm đau lưng và lưu thông khí huyết.  >>> Xem thêm: Thai nhi ở 23 tuần và những đặc điểm mẹ nên biết Bài tập massage lưng cho bà bầu Massage chân cho mẹ bầu Massage chân cũng là một trong những bài massage hiệu quả dành cho mẹ bầu. Bạn có thể hướng dẫn mẹ bầu nằm nghiêng hay nằm ngửa đều được. Tiếp theo bạn dùng tay xoa từ khuỷu chân đến bắp đùi và nắn nhẹ nhàng ở vùng bắp chân rồi xoa bóp khắp bàn chân. Massage chân cho mẹ bầu sẽ giúp các mẹ lưu thông máu, giảm sưng phù, giãn tĩnh mạch, giúp mẹ bầu hoàn toàn thoải mái.  Trên đây là những bài massage bầu cực hiệu quả mà mẹ bầu không nên bỏ qua. Tuy nhiên, trong suốt thời gian thai kỳ, để mẹ và bé yêu của bạn luôn khỏe mạnh, bạn không nên nhờ người thân hoặc tự ý massage nếu như chưa được học cách massage bài bản. Hãy tìm đến các chuyên gia massage có chuyên môn để giúp bạn thực hiện việc này. Mẹ cũng có thể tìm hiểu thêm về chế độ luyện  tập nhẹ nhàng với Yoga để cải thiện sức khỏe, giảm thiểu các vấn đề đau mỏi cũng như giúp mẹ chuẩn bị tốt nhất cho giai đoạn vượt cạn của mình với khóa học Yoga bầu - Mẹ khỏe mạnh, con an nhiên.  
11/07/2019
1666 Lượt xem
8 Cách dạy con của người Nhật giúp con khỏe mạnh, thông minh
8 Cách dạy con của người Nhật giúp con khỏe mạnh, thông minh Từ xưa đến nay, người Nhật Bản luôn nổi tiếng trong việc chăm sóc và giáo dục con cái. Điển hình là phương pháp giúp trẻ hình thành tính cách tự lập, nỗ lực hết mình và tinh thần đoàn kết. Xuất phát từ những lợi ích mà phương pháp dạy con của người Nhật mang lại, UNICA đã kết hợp với giảng viên Đào Ngọc Cường xây dựng nên khóa học “Dạy con theo phương pháp người Nhật”. Đây là khóa học được nhiều học viên đánh giá cao về tính chất lượng cũng như hiệu quả thực tiễn. Cùng tìm hiểu về các ưu điểm của khóa học này qua bài viết dưới đây. Khóa học “Dạy con theo phương pháp người Nhật” có gì đặc biệt 1. Giúp bạn hiểu được phương pháp dạy con của người Nhật Khi nhắc đến phương pháp dạy con của người Nhật, nhiều người thường có chung thắc mắc. Người Nhật nuôi dạy con như thế nào? Tại sao nên học cách nuôi dạy con của người Nhật? Những nguyên tắc vàng trong phương pháp dạy con của người Nhật là gì? Đâu là 4 bước dạy con thông minh nhất của người Nhật? Đến với khóa học “Dạy con theo phương pháp người Nhật” của giảng viên Đào Ngọc Cường trên UNICA, mọi thắc mắc trên của bạn sẽ được giải đáp một cách chi tiết, cụ thể và chính xác nhất. Thông qua những kiến thức tổng quan này, việc giáo dục và chăm sóc con yêu theo phương pháp của người Nhật sẽ trở nên đơn giản và hiệu quả hơn. >>> Xem ngay: 11 Phương pháp giáo dục con của người Do Thái Khóa học sẽ giải đáp các thông tin về phương pháp nuôi dạy con của người Nhật. Ảnh minh họa 2. Giúp mẹ thực hành các phương pháp dạy con tốt nhất Nhiều người khi nhắc đến phương pháp dạy con của người Nhật thì vẫn còn rất mơ hồ bởi không biết cụ thể các phương pháp đó là gì. Nắm bắt được điều này, trong khóa học “Dạy con theo phương pháp người Nhật”, giảng viên sẽ chia sẻ cụ thể cho các mẹ các phương pháp dạy con tốt nhất.  Cụ thể, bao gồm các phương pháp sau đây. Dạy con tự lập, cách dạy bé sơ sinh từ 0 – 1 tháng tuổi, cách ứng xử của cha mẹ trong cách dạy con, cách đánh thức tiềm năng của trẻ, 15 mẹo dạy con thông minh của người Nhật, phương pháp dạy con về lòng tự trọng, đức tính lễ phép và trung thực, cách dạy con cách vượt qua khó khăn trong cuộc sống, cách dạy con tính kỷ luật, cách nuôi dưỡng tâm hồn cho con, cách khơi niềm yêu thích, sự sáng tạo và niềm đam mê cho con yêu. Với những phương pháp này, chắc chắn con yêu của bạn sẽ phát triển một cách toàn diện cả về thể chất và tinh thần. Khóa học sẽ chia sẻ chi tiết các phương pháp nuôi dạy con của người Nhật. Ảnh minh họa 3. Giảm bớt gánh nặng khi nuôi con Hiện nay, nhiều bậc cha mẹ đều cảm thấy việc nuôi dạy con thực sự là một gánh nặng, bởi lo lắng con mình có thể chịu những tác động xấu từ bên ngoài về cả mặt sức khỏe và tâm hồn. Thực tế, điều này xảy ra là do bố mẹ chưa biết cách nuôi dạy con yêu của mình sao cho đúng phương pháp. Từ đó, tạo nên một gánh nặng vô hình lên đôi vai của các bậc cha mẹ, khiến cho họ cảm thấy không hứng thú đối với việc có con và nuôi dạy con. Tuy nhiên, khi đến với khóa học “Dạy con theo phương pháp người Nhật” trên UNICA thì nỗi lo này của bạn sẽ được gạt bỏ một cách hoàn toàn. Bởi khi tham gia khóa học, các bậc phụ huynh sẽ được giảng viên chia sẻ những phương pháp nuôi dạy con của người Nhật vô cùng nhẹ nhàng mà vẫn mang lại hiệu quả như: cách cho trẻ ăn, cách chơi cùng với trẻ, cách dạy trẻ học tập, khám phá thế giới xung quanh. Khóa học sẽ giúp bạn nuôi dạy con một cách nhẹ nhàng mà vẫn mang lại hiệu quả XEM NGAY TOÀN BỘ KHÓA HỌC TẠI ĐÂY Xem ngay: Dạy con theo phương pháp người Nhật Cách dạy con của người Nhật bố mẹ nên tham khảo 1. Không áp đặt Với những ông bố, bà mẹ Nhật Bản, họ rất ít khi quy kết con trẻ như: sao con lì lợm như vậy? con thật là lười biếng. Họ hiểu tâm lý của trẻ nhỏ, do đó khi dùng những lời lẽ tiêu cực và quy chụp để la mắng con, sẽ khiến việc giáo dục đúng theo lối phủ nhận đó. Cách dạy con của người Nhật là không áp đặt con 2. Không chỉ trích khi con mắc lỗi Cha mẹ nào cũng muốn con trở thành người tài giỏi, cho nên họ thường đặt rất nhiều kỳ vọng vào chúng. Đôi khi, sự kỳ vọng quá lớn sẽ khiến họ thất vọng nhiều hơn nếu trẻ không đạt những thành tích mà họ mong muốn. Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra, việc chỉ trích lỗi lầm của con là vấn đề thường thấy của các gia đình. Thế nhưng, đối với cha mẹ Nhật, họ lại quan niệm rằng, bất cứ ai cũng có thể mắc sai lầm, việc chỉ trích lỗi lầm của người khác không giúp họ tốt hơn, thậm chí làm mọi việc trở nên tồi tệ hơn. Chính vì vậy, cách dạy con của người Nhật là không chỉ trích lỗi lầm của con. 3. Dạy chữ cho con ngay khi còn bé Phương pháp nuôi dạy con thành tài được các bậc phụ huynh Nhật Bản áp dụng đó chính là dạy chữ cho con từ bé. Theo các nghiên cứu của Nhật, việc dạy chữ cho con ngay từ khi còn nhỏ càng dễ làm thay đổi chức năng, từ đó giúp cho cấu tạo não thay đổi theo. Họ cho rằng, khi cho con học càng gần với thời điểm mới sinh ra thì hệ tín hiệu ngôn ngữ của trẻ càng hoạt động tốt hơn. Người Nhật dạy chữ cho con ngay từ khi còn bé 4. Dạy con cách tìm tòi, tra cứu Ở Nhật, các bậc phụ huynh thường hướng dẫn con dùng những loại từ điển dễ tra cứu ngay từ nhỏ. Trẻ sẽ dùng từ điển này để tra cứu nghĩa của từ hoặc cách viết đúng chữ Hán. Nhờ vậy, trẻ em có thể tiếp nhận kiến thức được hiệu quả hơn khi chúng tự tìm kiếm. Bằng cách này, việc học của con bạn sẽ trở nên đơn giản, chính xác mà không hề cảm thấy nhàm chán. 5. Bố mẹ cần kiên nhẫn Trẻ con thường tò mò và muốn khám phá thế giới xung quanh, do đó chúng thường đặt ra “10 vạn câu hỏi vì sao” và thường hỏi đi hỏi lại một câu hỏi ngô nghê. Điều này khiến không ít ông bố, bà mẹ bực mình và mất kiên nhẫn. Nhưng cha mẹ Nhật không như vậy, họ không ngại giải thích lại nhiều lần cho con một vấn đề. Theo họ, để đứa trẻ có thể thành thạo một việc nào đó thì mất ít nhất khoảng 3 tháng. Ví dụ, khi trẻ đã nhớ được chữ a, i, u, e, o thì phải mất ít nhất là 3 tháng thì chúng mới có thể đọc được thành thạo. 6. Kể chuyện cổ tích Cũng giống như các bà mẹ khác, cách dạy con của người Nhật là kể cho con nghe những câu chuyện cổ tích. Họ tin rằng, chính thế giới thần thoại, những câu chuyện kỳ bí ấy chính là nguồn cảm hứng cho trẻ phát huy khả năng sáng tạo. So sánh truyện cổ tích với ngoài đời thực trẻ sẽ thấy rằng, trong truyện cổ tích có thảm thần thì ngoài đời thực có máy bay. Từ những câu chuyện cổ tích ấy, bố mẹ sẽ giúp trẻ liên tưởng về cuộc sống hiện tại và những khó khăn vất vả mà trẻ phải đối mặt khi lớn lên. 7. Khen ngợi những hành vi cụ thể của con Cha mẹ Nhật thường khen khi con đã làm được những việc cụ thể như: “con mẹ tự xúc cơm giỏi quá”, “con có thể tự mặc quần áo được rồi này”. Khi được khen về một hành vi cụ thể, trẻ sẽ cố gắng làm thật tốt việc này trong những lần tiếp theo để nhận được lời khen từ cha mẹ. Phụ huynh Nhật không tiết kiệm lời khen dành cho con nhưng họ khen rất cụ thể. >>> Xem ngay: 7 Phương pháp dạy con kiểu Nhật ai cũng phải thán phục Bạn nên khen ngợi những hành vi cụ thể của con 8. Cho con vận động thường xuyên Trong cách dạy con của người Nhật, họ không chỉ tập trung phát triển trí tuệ, mà còn rất chú trọng vào việc dạy con rèn luyện thể chất. Ngay khi con chào đời, họ đã quan tâm đến việc giáo dục về sức khỏe, kỷ luật, tình cảm, vận động, đạo lý cho con.  Khi trẻ được 2 tuổi, họ sẽ cho con đi bộ mỗi ngày và chia nhỏ khoảng cách tập luyện thành những đoạn ngắn 10m, 20m. Bên cạnh đó, họ còn cho con đi công viên thường xuyên, vì khi đến đây, trẻ sẽ được tăng cường sức khỏe. Đây chính là cách giúp trẻ phát triển thể chất toàn diện.  Kết thúc khóa học này, chắc chắn sẽ không còn tình trạng bố mẹ phải quát mắng trẻ trong bữa ăn vì thói kén ăn, không phải la lối lên vì tính đùa nghịch bừa bộn của bé, cũng không cần kiêng khem quá mức mà trẻ vẫn có được một sức khỏe tốt. Như vậy, sau khóa học này, con yêu của bạn sẽ phát triển khỏe mạnh và thông minh hơn bằng những phương pháp nuôi dạy con vô cùng nhẹ nhàng, đơn giản.  
29/05/2019
2070 Lượt xem
4 Xét nghiệm máu khi mang thai cần thiết cho mẹ và bé
4 Xét nghiệm máu khi mang thai cần thiết cho mẹ và bé Việc xét nghiệm máu khi mang thai là bước rất quan trọng mà bất cứ mẹ bầu nào cũng phải thực hiện, nhằm bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé một cách tốt nhất. Vậy, những xét nghiệm máu cụ thể khi mang thai là gì? Hãy cùng tham khảo bài viết UNICA chia sẻ dưới đây. Các xét nghiệm khi mang thai 1. Xét nghiệm Double test và Triple test Xét nghiệm Double test và Triple test là cách thử máu khi mang thai có độ chính xác cao nhất. Việc xét nghiệm này giúp kiểm tra nguy cơ mắc hội chứng Down và dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Theo đó, xét nghiệm máu khi mang thai này được tiến hành theo 2 đợt, bao gồm: -   Đợt 1: Tiến hành xét nghiệm Double test vào tuần 11 đến tuần 13 của thai kỳ.  -   Đợt 2: Tiến hành xét nghiệm Triple test vào tuần thứ 14 đến tuần 22, tốt nhất là mẹ nên thực hiện vào tuần thứ 16 đến tuần thứ 18 của thai kỳ. >>> Xem thêm: Sản dịch bao lâu thì hết? Khi nào sản dịch coi là bất thường Xét nghiệm Double test và Triple test giúp kiểm tra hội chứng Down và dị tật ở thai nhi 2. Xét nghiệm các chỉ số máu Đây là xét nghiệm quan trọng mà bất cứ bà bầu nào cũng phải thực hiện. Cụ thể, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm các chỉ số máu như: hemoglobin, hematocrit và lượng tiểu cầu. Theo đó, các chỉ số này được hiểu như sau: -   Hemoglobin là một loại protein quan trọng có trong máu với nhiệm vụ cung cấp oxy cho tế bào. -   Hematocrit được hiểu là dung tích hồng cầu trong cơ thể. Nếu chỉ số này thấp thì chứng tỏ mẹ bầu đang bị thiếu máu và cần bổ sung thêm chất sắt. Ngoài ra, việc xét nghiệm máu khi mang thai còn là cơ sở để phát hiện mẹ bầu có bị các bệnh lây qua đường tình dục hay không. Điển hình là các bệnh như: giang mai, herpes, viêm gan B, HIV/AIDS... 3. Xét nghiệm độ mờ da gáy Trên cơ sở của xét nghiệm Double test, các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm độ mờ vai gáy, nhằm tính toán về nguy cơ mắc hội chứng Down ở trẻ. Để kết quả xét nghiệm có độ chính xác cao nhất, thì mẹ bầu nên tiến hành xét nghiệm ở tuần 11 – 13, còn sau tuần thai thứ 13 thì kết quả không còn có độ chính xác cao. >>> Xem thêm: Xét nghiệm Triple Test nói lên các chỉ số nào của thai nhi?   Mẹ bầu nên xét nghiệm độ mờ da gáy ở tuần thứ 11 – 13 Sau khi thực hiện xét nghiệm máu khi mang thai theo độ mờ da gáy, nếu kết quả độ mờ da gáy <3mm thì mẹ có thể hoàn toàn yên tâm. Còn nếu độ mờ da gáy từ 3,5 – 4,4mm thì nguy cơ trẻ bị hội chứng Down lên đến 21,1%, nếu từ 6,5mm trở lên thì tỉ lệ mắc chứng Down là 64,5%. 4. Xét nghiệm nước tiểu Xét nghiệm nước tiểu cũng là một bước quan trọng trong những quy trình xét nghiệm máu cho mẹ bầu khi mang thai. Việc xét nghiệm này nhằm xác định được lượng glucose có dư thừa hay không. Nếu lượng glucose cao chứng tỏ mẹ bầu đang mắc bệnh tiểu đường, đòi hỏi phải điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng và chế độ tập luyện. Bên cạnh đó, việc xét nghiệm nước tiểu còn giúp mẹ bầu xác định được nguy cơ nhiễm trùng, huyết áp cao, tiền sản giật. Vì vậy, đây được xem là xét nghiệm quan trọng mà bất cứ mẹ bầu nào cũng không được bỏ qua. Xét nghiệm nước tiểu là bước quan trọng mà mẹ bầu phải thực hiện Các chỉ số xét nghiệm máu khi mang thai - Xác định nhóm máu: Việc xác định nhóm máu cho mẹ để có thể đưa ra các phương án sử dụng máu dự phòng trong quá trình sinh nở như: mất máu, thiếu máu hoặc băng huyết sau sinh. - Xét nghiệm yếu tố Rh: Với xét nghiệm yếu tố Rh sẽ cho ra 1 trong 2 kết quả như sau: Nếu kết quả xét nghiệm là âm tính với RH-, bố là dương tính với RH- thì sẽ có khả năng là thai nhi dương tính với Rh-.. Đây là nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi do cơ thể mẹ sản sinh các kháng thể làm phá hủy tế bào hồng cầu trong bài thai. - Xét nghiệm huyết đồ: Với xét nghiệm này, mẹ sẽ nắm được các chỉ số sắt cần thiết trong cơ thể. Nếu thiếu sắt, mẹ cần bổ sung các thực phẩm chứa nhiều sắt như: thịt bò, cá hồi, cua... để giúp thai nhi phát triển toàn diện. - Xét nghiệm Virus viêm gan B: Để tránh khả năng lây nhiễm Virus viêm gan B từ thai phụ sang bé thì việc tiến hành xét nghiêm này là vô cùng cần thiết.  - Xét nghiệm Virus HIV: Việc tiến hành xét nghiệm này sẽ giúp phát hiện xem thai phụ có nhiễn HIV hay không. Trong trường hợp phát hiện nhiễm HIV, bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị thích hợp để tốt cho cả mẹ và bé.  Bài viết trên đây đã giới thiệu 4 xét nghiệm máu khi mang thai mà mẹ bầu phải thực hiện, nhằm bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé yêu.  Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!
07/05/2019
1927 Lượt xem
4 Cách chọn nhạc giúp bé ngủ ngon mẹ nào cũng phải biết
4 Cách chọn nhạc giúp bé ngủ ngon mẹ nào cũng phải biết Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, âm nhạc giúp bé ngủ ngon hơn và không bị tỉnh giấc khi ngủ. Vì vậy, việc chọn nhạc trước khi đi ngủ cho bé rất quan trọng. Nhằm giúp cho bé yêu có được giấc ngủ ngon hơn, UNICA sẽ bật mí những cách chọn nhạc dành cho bé qua bài viết dưới đây. Có nên cho trẻ sơ sinh nghe nhạc lúc ngủ ? Khoa học đã chứng minh, việc cho bé nghe nhạc vào lúc ngủ sẽ giúp bé ngủ ngon và sâu giấc hơn. Ngoài ra, âm nhạc tác động vào bộ não của trẻ sẽ giúp trẻ phát triển khả năng tư duy một cách vượt bậc. Chính vì thế mà mẹ có thể chọn cho con những dòng nhạc có giai điệu nhẹ nhàng, du dương để trẻ đi vào giấc ngủ một cách êm ái và tự nhiên nhất. Đó có thể là nhạc không lời, nhạc Mozart, nhạc Beethoven, hoặc thậm chí là những bài hát ru của mẹ.  Mẹ nên hát ru cho con hay mở nhạc bằng thiết bị? Thay vì mẹ mở các bản nhạc đã được thu âm sẵn trong các thiết bị thì việc mẹ hát ru cho bé trước giấc ngủ sẽ là sợi dây vô hình gắn kết tình cảm giữa mẹ và con, đồng thời trẻ sẽ cảm nhận được sự yêu thương, dỗ dành từ mẹ. Bởi trẻ sẽ cảm nhận được những tình cảm yêu và sự tương tác của mẹ. Điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy hạnh phúc và an tâm hơn rất nhiều. Nhờ vậy trẻ sẽ có những giấc ngủ ngon và sâu hơn.  Lưu ý khi chọn nhạc giúp trẻ ngủ ngon 1. Chọn những bản nhạc không lời, du dương Những bản nhạc không lời kèm theo giai điệu du dương chính là nhạc ru em bé ngủ tốt nhất mà mẹ nên sử dụng. Bởi những bài hát này có âm thanh không quá sôi động, chói tai nên không ảnh hưởng đến thính giác của bé. Đặc biệt, mẹ nên chọn những bản nhạc cổ điển cho bé từ 3 tháng tuổi trở lên. Vì ở độ tuổi này, bé tiếp thu âm nhạc rất tốt và với cấu trúc của nhạc cổ điển sẽ kích thích cảm xúc của bé phát triển tốt hơn. >>> Xem ngay: Giải mã: nghe nhạc Mozart có tốt cho bé ? Mẹ nên chọn những bản nhạc không lời cho bé trước khi đi ngủ Các mẹ cũng chú ý nên tránh những bản nhạc có giai điệu sôi động như nhạc dance, nhạc rock. Bởi những dòng nhạc này sẽ khiến cho bé khó đi vào giấc ngủ, thậm chí là hay thức giấc, quấy khóc. 2. Để mức âm thanh vừa phải Khác với nhạc cho bé nghe khi hoạt động, nhạc giúp bé ngủ ngon phải có mức âm lượng vừa phải, êm dịu để bé dễ đi vào giấc ngủ. Nếu mẹ để nhạc với mức âm thanh lớn sẽ khiến cho bé bị giật mình hoặc thức giấc trong quá trình ngủ. Điều này còn ảnh hưởng đến thần kinh của bé nếu lặp lại trong một thời gian dài, vì vậy mẹ nên chú ý. Mẹ nên điều chỉnh mức âm lượng vừa phải cho bé nghe khi ngủ 3. Chú ý đến không gian nghe nhạc khi ngủ Không gian nghe nhạc trước khi đi ngủ cũng đóng vai trò quan trọng đến chất lượng giấc ngủ của bé. Theo đó, mẹ nên cho bé nghe nhạc trong những không gian yên tĩnh, không có tiếng ồn, đặc biệt là ít ánh sáng. Tốt nhất là mẹ chỉ nên dùng bóng đèn ngủ với mức ánh sáng dịu nhẹ. Một không gian ngủ thích hợp kết hợp với những bản nhạc cho trẻ sơ sinh ngủ ngon chính là 2 yếu tố mà mẹ nên cẩn trọng. 4. Xây dựng mối quan hệ giữa mẹ và bé Thực tế, âm nhạc giúp bé ngủ ngon sẽ phát huy tác dụng tối đa nếu như mẹ biết cách xây dựng mối quan hệ giữa mẹ và bé. Cụ thể, mẹ nên vỗ về, ôm bé khi bé chuẩn bị thiu thiu ngủ, hoặc mẹ có thể hát theo những giai điệu của bản nhạc để giúp bé cảm nhận âm thanh tốt hơn. Từ đó, giấc ngủ của bé cũng được sâu và ngon hơn, tránh tình trạng thức giấc. >>> Xem ngay: Trẻ sơ sinh bị táo bón - Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả Việc xây dựng mối quan hệ giữa mẹ và bé sẽ giúp bé ngủ ngon hơn Qua bài viết mà UNICA chia sẻ trên đây, các mẹ đã biết cách chọn nhạc giúp bé ngủ ngon hơn. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp cho bé yêu luôn khỏe mạnh và không quấy khóc khi ngủ. Trong quá trình chăm sóc con yêu ở những năm tháng đầu đời, luôn đòi hỏi mẹ phải có những kiến thức chuyên môn nhằm giúp bé phát triển toàn diện cả về trí tuệ và thể chất. Xuất phát từ điều đó, UNICA đã kết hợp với các chuyên gia hàng đầu xây dựng thành công khoá học dạy con.
07/05/2019
3692 Lượt xem
5 lưu ý sử dụng nhạc bà bầu tháng thứ 8 mẹ nên “nằm lòng”
5 lưu ý sử dụng nhạc bà bầu tháng thứ 8 mẹ nên “nằm lòng” Cách sử dụng nhạc bà bầu tháng thứ 8 như thế nào để cả mẹ và bé đều phát triển khỏe mạnh? chính là thắc mắc chung của nhiều mẹ bầu. Thực tế, cách sử dụng âm nhạc cho mẹ bầu ở thời điểm gần cuối thai kỳ không quá phức tạp và khó khăn. Tuy nhiên, để bé yêu được phát triển toàn diện thì mẹ bầu cần lưu ý những điều mà UNICA chia sẻ trong bài viết dưới đây. Lợi ích của mẹ bầu khi nghe nhạc Có thể nói, âm nhạc là một phần không thể thiếu trong cuộc sống cũng như trong việc giúp cho thai nhi phát triển và thể chất của trẻ. Vì thế, việc mà mẹ bầu thường xuyên nghe nhạc mang rất nhiều lợi ích cho trẻ. >>> Xem thêm: 4 Bản nhạc mozart cho thai nhi khỏe mạnh, thông minh - Thứ nhất, khi mẹ bầu nghe nhạc sẽ giúp cho trẻ tập làm quen với thế giới bên ngoài, giúp cho trẻ không cảm thấy bỡ ngỡ cũng như lo sợ khi bước ra thế giới bên ngoài. - Thứ hai, giúp cho trẻ kích thích với sự phát triển của  trí não của thai nhi. Có rất nhiều nghiên cứu đã chứng mình răng cho thai nhi nghe nhạc nhiều sẽ giúp não bộ của trẻ phát triển nhanh hơn, khi ra ngoài đời trẻ sẽ có khả năng sáng tạo cao hơn, hình thành nhiều ý tưởng hơn. - Thứ ba, khi mẹ bầu nghe nhạc sẽ giúp cho trẻ hoàn thiện dần về thể chất. Khi nghe nhạc, trẻ sẽ được làm quen với những âm thanh bên ngoài cuộc sống. Vì vậy, khi vào đời trẻ sẽ trở nên năng động hơn rất nhiều, thích giao lưu, thích khám phá và học hỏi những điều mới mẻ. - Thứ tư, kết nối tình cảm của mẹ và con. Bạn cho trẻ nghe nhạc cũng là cách để các bà và mẹ làm bạn với con, để kết nối yêu thương gửi đến người con trong bụng, cho trẻ biết rằng trẻ không hề cô đơn 5 lưu ý khi mẹ bầu nghe nhạc 1. Điều chỉnh mức âm lượng phù hợp Một trong những lưu ý đầu tiên mà bất cứ mẹ bầu nào cũng cần phải nắm khi sử dụng nhạc cho thai nhi 8 tháng, đó chính là điều chỉnh mức âm lượng phù hợp. Bởi nếu mức âm lượng quá cao sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến thính giác của thai nhi. Theo khuyến cáo của bác sĩ, mẹ bầu chỉ nên nghe nhạc ở mức âm lượng từ 5 – 6dB là thích hợp nhất. Nếu sử dụng tai nghe để nghe nhạc thì mẹ nên chọn những loại chuyên dụng dành cho bà bầu. Mẹ có thể nghe trực tiếp hoặc áp tai nghe lên bụng bầu. Cách tốt nhất là mẹ nên mở loa ngoài và điều chỉnh mức âm lượng phù hợp. Khi nghe nhạc, mẹ bầu nên điều chỉnh âm lượng phù hợp 2. Lựa chọn thể loại nhạc phù hợp Khi sử dụng nhạc bà bầu tháng thứ 8 đòi hỏi mẹ phải biết cách chọn những bản nhạc phù hợp. Thực tế, mẹ bầu có thể nghe bất cứ bản nhạc nào mà mẹ thích, tuy nhiên những dòng nhạc nhẹ nhàng, du dương sẽ tốt hơn cho sự phát triển của thai nhi. Bên cạnh đó, các bản nhạc có giai điệu vui tươi, trong sáng cũng sẽ kích thích sự phát triển cảm xúc của trẻ rất tốt. Vì vậy, khi chọn nhạc cho bà bầu tháng thứ 8, mẹ có thể xen kẽ giữa những bản nhạc có giai điệu nhẹ nhàng với giai điệu vui nhộn, trong sáng. Như vậy, sẽ giúp cho bé yêu được phát triển toàn diện hơn. >>> Xem thêm: 4 Lưu ý khi sử dụng nhạc cho mẹ bầu khi mang thai 3. Môi trường nghe nhạc yên tĩnh Môi trường nghe nhạc cho thai nhi tháng thứ 8 cũng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của cả mẹ và bé. Cụ thể, khi nghe nhạc, mẹ nên chọn môi trường yên tĩnh, tránh tiếng ồn. Như vậy, sẽ giúp cho thai nhi có thể cảm nhận âm thanh một cách tốt nhất. Đặc biệt, trong thời điểm tháng thứ 8 của thai kỳ, thính giác của thai nhi phát triển rất tốt, vì vậy mẹ bầu cần chú ý không để tiếng ồn bên ngoài ảnh hưởng xấu đến khả năng cảm nhận âm thanh của bé. Mẹ bầu nên chọn những môi trường yên tĩnh để nghe nhạc 4. Thời điểm nghe nhạc thích hợp Sử dụng nhạc bà bầu tháng thứ 8 cũng cần có thời điểm nghe nhạc thích hợp. Thông thường, vào ban ngày thì thai nhi sẽ ngủ và ít có hoạt động, vì vậy đây không phải là thời điểm thích hợp để nghe nhạc. Ngược lại, mẹ nên nghe nhạc trước khi đi ngủ bởi đây là thời điểm mà trẻ thường thức. Bên cạnh đó, việc nghe nhạc trước khi đi ngủ còn giúp mẹ bầu thư giãn, giảm căng thẳng và ngủ ngon hơn. Khi nghe nhạc, mẹ nên chọn không gian yên tĩnh, hạn chế ánh sáng và thả lỏng cơ thể để dễ chìm vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn. 5. Thời gian nghe nhạc Thực tế, nhiều mẹ bầu không biết nên nghe nhạc bao lâu thì tốt cho sức khỏe của thai nhi. Theo lời khuyên của các bác sĩ thì mẹ chỉ nên nghe nhạc cho bà bầu tháng thứ 8 trong khoảng 20 – 30 phút/lần, mỗi ngày 2 – 3 lần. Đây là khoảng thời gian hợp lý nhất để trẻ cảm nhận được âm thanh mà không ảnh hưởng đến sự phát triển của thính giác. Mỗi lần nghe nhạc, mẹ chỉ nên nghe từ 20 – 30 phút Một số bà bầu chưa biết rằng thai nhi thường ngủ khi chúng ta hoạt động và ngược lại khi chúng ta ngủ thì đứa trẻ lại thức. Cho nên, khi cho trẻ nghe nhạc thì bạn nên lựa chọn khung thời gian phù hợp để giúp trẻ cảm nhận tình cảm của bạn dành cho con. Với những âm thanh du dương, nhịp nhàng, êm ái mà thế giới mang lại. Như vậy, qua bài viết trên đây, các mẹ đã nắm được những lưu ý khi sử dụng nhạc cho bà bầu tháng thứ 8, để cả bé yêu và mẹ đều khỏe mạnh. Để con yêu chào đời được an toàn, thông minh thì bên cạnh việc nghe nhạc, mẹ bầu cũng cần có các kiến thức khác như: phương pháp sinh con an toàn, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu, cách quan hệ vợ chồng khi mang thai...  Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!
06/05/2019
2471 Lượt xem
4 Bản nhạc mozart cho thai nhi khỏe mạnh, thông minh
4 Bản nhạc mozart cho thai nhi khỏe mạnh, thông minh Theo lời khuyên của nhiều bác sĩ, nhạc mozart rất tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi. Tuy nhiên, cách chọn nhạc mozart cho thai nhi như thế nào thì  nhiều mẹ bầu vẫn còn rất mơ hồ. Trong bài viết dưới đây, UNICA sẽ chia sẻ 4 bản nhạc mozart tốt nhất cho bé mà mẹ không nên bỏ lỡ. Tại sao nên chọn nhạc mozart cho thai nhi Nhiều mẹ bầu thường sử dụng nhạc mozart trong quá trình mang thai, tuy nhiên không phải ai cũng biết được lý do tại sao lại nên chọn nghe nhạc mozart khi mang thai. Thực tế, các nghiên cứu khoa học đã chứng minh nhạc mozart cho bà bầu rất tốt đối với phát triển về trí não và thể chất của thai nhi. Trong quá trình mẹ nghe nhạc, những âm thanh du dương, trầm bổng sẽ tạo ra những kết nối với bộ não của bé. Từ đó, tăng cường sự phát triển của các dây thần kinh, giúp cải thiện khả năng lý luận của bé sau này. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những bà mẹ nghe nhạc mozart khi mang bầu có bé phát triển khả năng lý luận tốt hơn đối với những bà mẹ không nghe nhạc. >>> Xem thêm: Thai giáo - Hành trình yêu thương giúp thai nhi phát triển toàn diện Nhạc mozart rất tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi Không chỉ tốt cho thai nhi mà nhạc mozart còn rất tốt cho mẹ bầu. Cụ thể, trong quá trình nghe nhạc, mẹ bầu sẽ cảm thấy đỡ căng thẳng, mệt mỏi, đồng thời luôn duy trì được một trạng thái thoải mái và vui vẻ. Nhiều bác sĩ cũng đã sử dụng nhạc mozart cho thai nhi để chữa bệnh trầm cảm cho mẹ bầu, và kết quả mang lại vô cùng khả quan. Bản nhạc mozart dành cho thai nhi tốt nhất Khi nhắc đến việc chọn nhạc mozart cho thai nhi, nhiều mẹ bầu thường lo lắng bởi không biết đâu là bản nhạc tốt nhất dành cho bé. Có rất nhiều bản nhạc mozart tốt cho thai nhi mà mẹ bầu có thể tham khảo, cụ thể như sau: Baby mozart Bản nhạc mozart đầu tiên mà mẹ không nên bỏ lỡ đó chính là baby mozart. Đặc trưng của bản nhạc này đó chính là giai điệu vui tươi, sôi động với nhiều âm sắc khác nhau. Vì vậy, khi mẹ nghe baby mozart sẽ giúp kích thích trí thông minh và cảm xúc về âm nhạc, hội họa cho bé ngay từ trong bụng mẹ. Nhạc Baby Mozart giúp phát triển cả về trí tuệ và cảm xúc cho bé yêu Nhạc bất hủ của Beethoven – Vol 1 Chắc hẳn ai cũng biết về những bản nhạc bất hủ của Beethoven, chính vì vậy, đây là nhạc mozart cho thai nhi tốt nhất mà mẹ có thể nghe trong quá trình mang thai. Trong album vol 1 nhạc Beethoven sẽ bao gồm những bản nhạc du dương, êm ấm, giúp cho mẹ và bé thư giãn tốt hơn. Nhạc bất hủ Beethoven – Vol 2 Nếu như nhạc Beethoven Vol 1 mang giai điệu du dương, thì trong Vol 2 sẽ mang đến những giai điệu có phần khắc khoải và da diết hơn. Điều này sẽ giúp kích thích sự phát triển não bộ của thai nhi một cách tốt nhất. Tuy nhiên, để không ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé, thì mẹ không nên nghe nhạc Beethoven Vol 2 trước khi đi ngủ. Mozart, Beethoven và bé Đây là album tổng hợp những bản nhạc mozart cho bà bầu tốt nhất mà mẹ nên nghe. Với âm điệu nhẹ nhàng xen lẫn chút phóng khoáng, mozart, Beethoven và bé sẽ giúp phát triển cảm xúc của bé với nhiều cung bậc khác nhau. Để âm nhạc phát huy tác dụng tốt nhất thì bạn nên cho bé nghe vào buổi sáng. >>> Xem thêm: 5 lưu ý sử dụng nhạc bà bầu tháng thứ 8 mẹ nên “nằm lòng” Mẹ nên nghe nhạc mozart, Beethoven và bé vào buổi sáng là tốt nhất Phương pháp nghe nhạc đúng cách cho thai nhi - Thời điểm thích hợp để cho bé nghe nhạc: Mẹ nên cho bé nghe nhạc bắt đầu từ tuần thai thứ 16 bởi đây là giai đoạn vàng khi bé đã có thể cảm nhận được các âm thanh khác nhau từ bên ngoài bụng mẹ. Để có thể giúp bé nghe nhạc hiệu quả, mẹ cần thả lỏng cơ thể sao cho thoái mái nhất để bé yêu có thể lắng nghe các giai điệu của bản nhạc một cách rõ nhất. Thời điểm thích hợp là khi mẹ nghỉ ngơi, thư giãn hoặc đọc sách.  - Âm lượng phù hợp: Nếu để âm lượng quá to, bé có thể ảnh hưởng đến thính giác sau này. Ngược lại, nếu để âm lượng quá nhỏ thì bé sẽ không cảm nhận được hết giai điệu có trong bài nhạc. Chính vì thế, mẹ nên chọn một không gian yên tĩnh, tránh ồn ào và bật mức âm lượng vừa phải để bé có thể nghe một cách hiệu quả nhất. Ngoài ra, mẹ có thể chọn loại tai nghe dành riêng cho bà bầu để chất lượng âm thanh được rõ rệt và an toàn hơn đối với thai nhi.  - Thời gian nghe: Mỗi lần cho bé nghe nhạc, bạn chỉ nên để chế độ nghe 15-20 phút, ngày khoảng 2-3 lần để bé có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Không nên nghe thời lượng quá dài với tần suất dày đặc bởi bé sẽ cảm thấy mệt mỏi và không cảm thụ được giai điệu bản nhạc bằng chính tâm hồn mình.  Trên đây là 4 bản nhạc mozart cho thai nhi tốt nhất mà mẹ không nên bỏ lỡ. Những bản nhạc này sẽ giúp kích thích sự phát triển toàn diện cho thai nhi ngay từ trong bụng mẹ.  Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!
06/05/2019
3749 Lượt xem
13 Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi khỏe mạnh, lớn nhanh
13 Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi khỏe mạnh, lớn nhanh Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì trẻ ở độ tuổi tròn 6 tháng đã có thể bắt đầu ăn dặm. Trong giai đoạn này, mẹ nên cho bé bắt đầu ăn từ ngọt tới mặn, từ loãng tới đặc, từ mịn tới thô, từ nguồn thực phẩm thực vật tới động vật. Tuổi bé càng lớn thì nhu cầu ăn dặm càng lớn theo, các thực đơn dinh dưỡng cũng cần đa dạng hơn. Do đó, điều này đòi hỏi các mẹ phải chăm sóc và chuẩn bị kỹ cho trẻ, đặc biệt là đến khi bé được 8 tháng tuổi. Hãy cùng Unica tìm hiểu thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi trong bài viết dưới đây nhé. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 8 tháng tuổi Sang giai đoạn 8 tháng tuổi, chế độ dinh dưỡng của bé cũng không có nhiều biến đổi so với hồi 7 tháng. Lúc này sữa mẹ và sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho bé. Các món ăn dặm chỉ đóng vai trò như một món bổ sung chứ không phải nguồn cung cấp chất dinh dưỡng chính cho cơ thể của bé. Trong giai đoạn 8 tháng tuổi, chế độ dinh dưỡng của bé cần đảm bảo: - Các thực phẩm như trái cây, thịt rau mẹ nên xay nhuyễn trước khi nấu bột - Nên cho trẻ ăn những thực phẩm dễ nuốt - Cho bé ăn 2-3 bữa chính mỗi ngày và đan xe là các bữa ăn phụ. Bữa ăn phụ có thể là sữa chua, váng sữa, phô mai,... - Cân bằng 4 nhóm dưỡng chất bột, đạm, đường, chất béo để bé hấp thụ dinh dưỡng một cách tối đa Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi 1. Cháo gà ngô ngọt Nguyên liệu:   - Bột gạo: 30gr - Lườn gà cả da: 50g,   - Ngô ngọt: 30g, - Nước: 200ml,  - Nấm hương: 1 cái - Mộc nhĩ: 1 cánh nhỏ - Trứng cút: 1 quả - Bột sắn: 1 thìa cà phê Cách chế biến: - Nấm hương, mộc nhĩ ngâm nở mềm, thái nhỏ hoặc băm sơ.  - Ngô ngọt rửa sạch, tách hạt rồi đem xay nhỏ - Hòa bột gạo với nước rồi cho vào đun tới khi nở đều - Cho toàn bộ phần nguyên liệu đã xay vào nồi bột đã đun, sau đó cho thêm 1 chút nước mắm vào khuấy đều. Tiếp tục cho ½ thìa bột sắn hòa tan với một chút nước sau đó đổ hỗn hợp bột sắn đã hòa tan vào nồi bột và khuấy đều tay cho bột chín. Cuối cùng cho thêm lòng đỏ trứng cút đã đánh nhuyễn vào nồi bột và khuấy thêm 1 phút nữa cho bột chín đều thì tắt bếp. - Cho bột ra bát nhỏ cho bé ăn >>> Xem ngay: 5 Cách nấu cháo cho bé 9 tháng đúng chuẩn mẹ thông thái Cháo gà ngô ngọt 2. Cháo thịt heo nấm rơm Nguyên liệu:  Bột gạo, nấm rơm, thịt heo (nạc, băm nhuyễn), dầu ăn,… Cách chế biến:  Thịt heo rửa sạch, xay nhuyễn. Nấm rơm thái nhỏ. Hòa bột gạo với nước rồi cho lên đun tới khi bột gạo nở đều. Cho thịt heo và nấm rơm vào bột rồi đun tiếp tới khi bột chín mềm. Thêm dầu ăn rồi để nguội là có thể cho bé ăn được. Cháo thịt heo nấm rơm 3. Cháo tôm cải bẹ trắng Nguyên liệu: - 4 thìa canh bột gạo hoặc có thể sử dụng cháo trắng đã nấu chín sẵn (nếu dùng bột gạo thì cần chuẩn bị thêm 1 bát nước lọc để lát nấu) - 1 thìa canh cải bẹ trắng đã được băm nhuyễn, thìa canh tôm đã được tách vỏ và băm nhuyễn - 1 thìa canh dầu ăn. Cách chế biến: - Đun sôi rau và nước rồi cho tôm vào đun cùng tới khi tôm chín thì tắt bếp. - Tiếp tục cho cháo đã nấu sẵn hoặc bột cháo vào cùng, cho dầu ăn vào là có thể cho trẻ dùng được ngay. Cháo tôm cải bẹ trắng 4. Cháo thịt gà nấm hương Nguyên liệu: Nấm hương, đùi gà, gạo, gia vị, dầu ăn Cách thực hiện: - Phần đùi gà bạn ninh với nồi áp suất cho mềm rồi dùng chính nước hầm gà để ninh cháo. - Lọc phần thịt gà rồi mang đi xay nhuyễn - Nấm hương cắt bỏ phần chân, làm sạch và băm cho thật nhỏ. - Cho phần thịt gà và nấm hương vào chóa rồi đun tiếp trong khoảng 10-15 phút là bé có thể thưởng thức được. Cháo thịt gà nấm hương 5. Cháo tôm rau dền Nguyên liệu: 3 Con tôm, 15g rau dền, gạo trắng, gia vị Cách thực hiện: - Gạo rửa sach và vo 2 lần với nước. Sau đó đun thành cháo cho chín nhừ. - Tôm rửa sạch, cắt bỏ râu. Sau đó mang đi hấp chín, lột vỏ và cho vào máy xay cho nhuyễn. - Rau dền chọn phần rau non, rửa sạch và thái nhỏ. - Cho phần rau dền và tôm vào nồi cháo và đun trong vòng 5-10 phút là bé có thể thưởng thức được.  Cháo tôm rau dền 6. Súp thịt bò bí đỏ Nguyên liệu: - 40g Thịt bò - 30g Bí đỏ - Bơ - Dầu ăn Cách thực hiện: - Thịt bò bạn chọn miếng thịt tươi, sau đó rửa sạch, để cho ráo nước và cho vào cho vào máy xay sinh tố xay nhỏ. - Làm nóng chảo, cho bơ vào đun nóng rồi cho thịt bò vào đảo cho chín. - Bí đỏ cắt bỏ, rửa sạch, cắt thành khoanh rồi mang đi hấp chín. Sau đó dùng dĩa tán cho phần bí đỏ nhuyễn ra. - Cho phần bí đỏ và thịt bò vào chung một nồi. Cho thêm 1 cút nước và đun nhỏ lửa trong khoảng 10 phút rồi tắt bếp là bé có thể thưởng thức được.  >>> Xem ngay: Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng tuổi mẹ nên biết Súp bí đỏ thịt bò 7. Cháo cá lóc khoai lang Nguyên liệu - 1 nắm gạo tẻ - 100g cá lóc - 1/2 của khoai lang - Dầu ăn Cách thực hiện: - Gạo tẻ bạn vo sạch với 2 lần nước, sau đó mang đi ninh nhừ thành cháo. - Cá lóc rửa sạch, hấp chín với gừng sả cho thơm. Sau đó gỡ bỏ xương, lọc lấy phần thịt và dũng dĩa tán cho thật nhuyễn. - Khoai lang gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành khoanh nhỏ và mang đi hấp chín. Sau khi khoai lang chín, bạn có thể dùng máy xay sinh tố hoặc dĩa tán cho khoai nát ra. - Cho khoai lang và cá và nồi cháo trắng và tiếp tục nấu trong khoảng 5-10 phút. - Tắt bếp và cho thêm một chút dầu ăn cho bé vào khuấy đều là bé có thể thưởng thức được.  Cháo cá lóc khoai lang 8. Cháo súp lơ thịt bò Nguyên liệu:  - Thịt bò - Súp lơ xanh - Gạo - Nước - Muối Cách thực hiện: - Bước 1: Mẹ vo sạch gạo, để ráo, sau đó cho nước và gạo vào nồi ninh nhừ thành cháo, khi sôi mẹ cho nhỏ lửa. - Bước 2: Rửa sạch thịt bò, xay nhuyễn. Sau đó, mẹ hãy cho thêm ít nước vào và tiếp tục xay mịn. Mẹ cũng có thể hấp thịt bò rồi mới xay. - Bước 3: Rửa sạch súp lơ xanh, thái nhỏ và cho vào máy xay. Đối với bước này mẹ chỉ cần xay nhỏ mà không cần xay quá nhuyễn. - Bước 4: Cho hỗn hợp thịt bò, súp lơ và 1 ít muối vào nồi cháo, khuấy đều tay và nấu từ 3 đến 5 phút rồi tắt bếp. Thực đơn ăn dặm cho trẻ 8 tháng này sẽ giúp bé ăn ngon miệng hơn. Cháo súp lơ thịt bò là một trong những thực đơn ăn dặm bổ dưỡng 9. Đậu Hà Lan hấp Nguyên liệu: - Đậu Hà Lan - Lá bạc hà - Nước Cách thực hiện: - Bước 1: Rửa sạch đậu Hà Lan. - Bước 2: Hấp chín đậu trong khoảng 5 phút. - Bước 3: Sau khi đậu chín, mẹ hãy cho đậu vào nước lạnh để đậu nhanh nguội và giữ được màu xanh tự nhiên. - Bước 4: Rửa sạch lá bạc hà, sau đó thái nhỏ và đem xay nhuyễn cùng với đậu. - Bước 5: Cho hỗn hợp ra bát và cho bé thưởng thức 10. Bột yến mạch và táo Nguyên liệu: - Bột yến mạch - Táo - Bột quế - Nước Cách thực hiện:     - Bước 1: Mẹ cho nước và bột yến mạch vào nồi đun sôi. Trong lúc đun , mẹ cần khuấy đều tay và cho lửa nhỏ dần. - Bước 2: Rửa sạch táo, gọt vỏ, sau đó mẹ cho táo và bột quế vào nồi tiếp tục đun cho đến khi nhừ. - Bước 3: Nếu mẹ không giã được thanh quế thành bột, mẹ có thể nấu cho nhừ và xay nhỏ. 11. Cháo thịt heo, bí đao Nguyên liệu: - Thịt heo - Bí đao - Gạo - Dầu ăn - Nước mắm Cách thực hiện: - Bước 1: Vo sạch gạo, cho nước và gạo vào nồi và ninh nhừ thành cháo. - Bước 2: Mẹ rửa sạch thịt, thái khúc và đem xay nhuyễn. Sau đó, cho vào nồi cùng với một ít nước và đun sôi. - Bước 3: Rửa sạch bí đao, gọt vỏ và giã nhuyễn. Tiếp theo cho bí đao vào nồi thịt đun đến khi bí mềm thì tắt bếp. - Bước 4: Trộn hỗn hợp bí đao, thịt heo vào cháo, sau đó cho ra bát và thêm dầu ăn, nước mắm là có thể cho bé thưởng thức. Thực đơn ăn dặm cho trẻ 8 tháng cần được đa dạng 12. Cháo thịt bò, bí ngòi và cà rốt Nguyên liệu: - Gạo tẻ - Bí ngòi - Cà rốt - Thịt bò - Nước dùng gà - Hạt nêm, muối Cách thực hiện: - Bước 1: Vo sạch gạo, cho vào nấu cùng nước luộc gà, ninh nhừ thành cháo. - Bước 2: Làm sạch cà rốt, bí ngòi, thái nhỏ. Sau đó đem hấp chín, xay nhuyễn và cho vào nồi cháo lúc gần chín. - Bước 3: Rửa sạch thịt bò, băm nhỏ và cho vào nồi cháo. - Bước 4: Nấu hỗn hợp cháo đến khi đặc sệt thì thêm gia hạt nêm và muối. - Bước 5: Cho cháo ra bát, để nguội, vậy là mẹ đã hoàn thành thực đơn ăn dặm cho trẻ 8 tháng. Cháo thịt bò cà rốt 13. Cháo tôm, khoai tây, rau cải ngọt Nguyên liệu: - Gạo tẻ - Thịt tôm đã bóc vỏ, thái nhuyễn - 1 củ khoai tây - Cải ngọt băm nhuyễn - Nước mắm Cách thực hiện: - Bước 1: Vo sạch gạo, cho nước, gạo vào nồi ninh nhừ thành cháo. - Bước 2: Rửa sạch khoai tây, cắt nhỏ. Tiếp theo cho khoai tây cùng tôm vào nồi cháo nấu chín. - Bước 3: Cho rau cải ngọt, 1 ít nước mắm vào và tắt bếp. - Bước 4: Cho ra bát, cho thêm ít dầu ăn và khuấy đều.  Cháo tôm khoai tây thơm ngon bổ dưỡng Lưu ý khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi Bữa nào thì nấu bữa đó. Vì nếu chỉ dùng 1 món ăn từ sáng tới tối và việc hâm nóng lại món ăn nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến dinh dưỡng và chất lượng của món ăn. Hơn thế nữa, việc lặp đi lặp lại 1 món ăn thường xuyên còn làm trẻ cảm thấy không muốn ăn và sợ hãi mỗi khi mẹ cho trẻ ăn. Ngoài việc ăn uống như thực đơn vừa gợi ý trên, mẹ cũng nên cho trẻ uống sữa, ăn sữa chua, phô mai… vì đây đều là những thực phẩm rất tốt cho sự phát triển thể chất toàn diện của trẻ. Hy vọng bài viết này đã giúp mẹ yên tâm hơn khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng, cũng như những kiến thức hữu ích giúp bé yêu phát triển toàn diện và thông minh hơn. Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật luôn được biết đến là một trong những phương pháp ăn dặm hàng đầu giúp mẹ xây dựng chế độ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ, đồng thời cải thiện khả năng ăn uống, hình thành tính tự lập của trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Đó là lý do mà ăn dặm kiểu Nhật đang dần trở thành sự lựa chọn hàng đầu của các mẹ trong phương pháp nuôi dạy con để bé có một hành trình ăn dặm khỏe mạnh và đầy thú vị.
04/05/2019
3853 Lượt xem
Thai giáo - Hành trình yêu thương giúp thai nhi phát triển toàn diện
Thai giáo - Hành trình yêu thương giúp thai nhi phát triển toàn diện Thai giáo và các phương pháp thai giáo hiện đang là “từ khóa” được các mẹ bầu quan tâm và tìm hiểu nhiều hơn những năm trở lại đây. Vậy, thai giáo là gì?  Thai giáo có những phương pháp nào? Hãy cùng Unica đi tìm câu trả lời trong khóa học Thai giáo yêu thương - thai giáo từ trái tim nhé. Thai giáo là gì? Thai giáo theo nghĩa rộng là việc thúc đẩy sự phát triển lành mạnh về tâm sinh lí của trẻ trong suốt thai kỳ thông qua chế độ dinh dưỡng, môi trường và tinh thần. Ở nghĩa hẹp thai giáo có nghĩa là căn cứ vào tình hình phát triển của trẻ để áp dụng các biện pháp như mát xa, tắm nắng, nói chuyện, cho bé nghe nhạc… kích thích não bộ phát triển, tăng cường vận động cơ thể, tăng cường chức năng cảm giác và hệ thần kinh cho bé. Thai giáo là sự kết hợp hài hòa của 3 yếu tố: sinh tốt, chăm sóc tốt và giáo dục tốt. Vì vậy, nắm bắt được vai trò và tầm quan trọng của thai giáo Unica đã cho ra mắt khóa học Thai giáo yêu thương - thai giáo từ trái tim để bật mí tới các bạn những niềm vui, niềm hạnh phúc và những cảm xúc mẹ bầu sẽ phải trải qua trong suốt một hành trình 9 tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau. Từ đó, giúp các bạn có được phương pháp thai giáo đúng cách ngay từ trong bụng mẹ. Thai giao cho bé ngay từ khi thai nhi còn nhỏ Phương pháp của thai giáo? Đến với khóa học "Thai giáo yêu thương - thai giáo từ trái tim" bạn sẽ được giảng viên Nguyễn Thị Thanh Thủy chia sẻ rất nhiều phương pháp thai giáo khác nhau, trong đó có: 1. Phương pháp thai giáo gián tiếp Thai giáo gián tiếp là các hoạt động gián tiếp thông qua cơ thể của mẹ để gây những ảnh hưởng tốt đến thai nhi. Thai giáo gián tiếp thông qua các hình thức: - Thai giáo về mặt dinh dưỡng: Cần chú ý chế độ dinh dưỡng hợp lý cho cả hai mẹ con trong giai đoạn mang thai. Chế độ dinh dưỡng phải đầy đủ, các loại thực phẩm phong phú, ăn có quy luật và hấp thụ một lượng vừa phải. Các thai phụ không nên ăn quá no, ăn ít, chia làm nhiều bữa, ăn ít muối và các loại thực phẩm dạng lỏng, ít ăn các chất mỡ và các loại gia vị có tính chất kích thích. Nên ăn thêm tỏi và vị ngọt một cách hợp lý. >>> Xem thêm: Lần đầu làm mẹ: Cẩm nang kỹ năng vô cùng bổ ích - Thai giáo về mặt tinh thần Trong quá trình mang thai, thai phụ cần hết sức chú ý giữ cho tinh thần của mình luôn khỏe mạnh, vui vẻ, nên nghĩ tới những điều tốt đẹp trong tương lai. Tự tạo cho mình môi trường nhẹ nhàng, thoải mái, loại bỏ những lo lắng và phiền não, sinh hoạt điều độ và quy củ. Ngoài ra thai phụ nên thưởng thức những giai điệu âm nhạc du dương, cảnh đẹp của thiên nhiên, cùng những tác phẩm nghệ thuật tao nhã, nên đọc các loại truyện đồng thoại, các bài thơ cùng những cuốn sách nói về giáo dục trẻ em… Nói tóm lại, thai phụ cần giữ cho mình cảm giác ngập tràn hạnh phúc, bởi cảm giác hạnh phúc ấy sẽ làm sản sinh ra các chất nội tiết có lợi, nhờ đó mang lại cho thai nhi nguồn dinh dưỡng tinh thần phong phú nhất. Cho bé nghe nhạc là một trong những hình thức thai giao phổ biến 2.  Phương pháp thai giáo trực tiếp Thai giáo trực tiếp là việc sử dụng những thông tin bên ngoài trực tiếp tác động lên thai nhi, khiến tinh thần của thai nhi vui vẻ, hưng phấn, qua đó kích thích sự phát triển về mặt tinh thần cho thai nhi. Thai nhi chủ yếu tiếp nhận thông tin bên ngoài qua thính giác và xúc giác, vì thế thai giáo trực tiếp phần nhiều là thai giáo thông qua âm thanh và vận động - Thai giáo thông qua âm thanh  Khi được 5, 6 tháng tuổi, thai nhi đã có thể tập trung và yên lặng lắng nghe nhịp đập trái tim của mẹ. Sau một thời gian đã quen lắng nghe tiếng tim đập, thai nhi lúc này sẽ nghe được những âm thanh nhẹ nhàng, êm dịu, mượt mà, có tiết tấu và có âm luật. Trong thế giới vô thức của thai nhi sẽ sản sinh ra biết bao điều mới lạ và thú vị, điều này rất có lợi cho sự phát triển của trí tuệ và tính cách linh hoạt sau này của thai nhi. >>> Xem thêm: 4 Bản nhạc mozart cho thai nhi khỏe mạnh, thông minh - Thai giáo thông qua ngôn ngữ Ngôn ngữ cũng là một hình thức thai giáo thông qua âm thanh khác. Để thai nhi lắng nghe tiếng nói của cha mẹ sẽ khiến đại não của thai nhi có những ấn tượng đầu tiên về ngôn ngữ. Tuy thai nhi hoàn toàn không hiểu được ý nghĩa của những lời nói đó, song nó có thể làm quen với ngữ âm, ngữ điệu, từ đó kích thích khả năng thích ứng với ngôn ngữ của đại não sau này. Thai nhi trong những tháng sau cùng còn có thể phản ứng lại với lời nói.
04/05/2019
2308 Lượt xem
Đau bụng khi mang thai tháng đầu có nguy hiểm không?
Đau bụng khi mang thai tháng đầu có nguy hiểm không? Đau bụng khi mang thai tháng đầu có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu bởi đây là hiện tượng xảy ra với rất nhiều người. Để tìm kiếm câu trả lời, mời bạn đọc cùng Unica tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Đau bụng khi mang thai tháng đầu tiên là hiện tượng thường gặp ở các bà bầu 1. Nguyên nhân gây đau bụng khi mang thai tháng đầu tiên Giai đoạn mang thai tháng đầu tiên, nhiều người mẹ cảm thấy đau phần bụng dưới. Hiện tượng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có những nguyên nhân có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và bé. Đau bụng do táo bón Trong khi mang thai em bé, cơ thể của người mẹ tiết ra một lượng lớn hormone để ổn định và duy trì sự phát triển của thai nhi. Loại hormone này khiến cho hoạt động của hệ tiêu hóa trở nên chậm chạp hơn, sự gia tăng kích thước tại tử cung là nguyên nhân dẫn tới việc trực tràng bị chèn ép và hoạt động thiếu hiệu quả.  Thêm vào đó, chế độ dinh dưỡng của người mẹ có sự thay đổi, có thể dẫn tới hiện tượng táo bón, gây đau bụng khi mang thai. Đau tức bụng dưới khi mang thai do dãn dây chằng Khi cơ thể của người mẹ có thêm một sinh linh bé nhỏ, hệ thống dây chằng của người mẹ trở lên căng giãn và dày hơn để thích nghi với sự biến đổi. Quá trình này là một trong những nguyên nhân dẫn tới đau bụng. >>> Xem thêm: 6 Nguyên nhân gây đau bụng dưới khi mang thai 3 tháng đầu? Sự gia tăng của kích thước tử cung khiến cho hệ thống dây chằng của các mẹ liên tục căng giãn khiến mẹ đau bụng dưới khi mang thai Đau bụng do ốm nghén Trong những tháng đầu tiên của thai kỳ, ốm nghén là hiện tượng hết sức bình thường do cơ thể của người mẹ chưa thích nghi được với sự có mặt của bé. Ngoài ra do sự thay đổi của nội tiết khiến người mẹ ốm nghén, một trong những biểu hiện của nó là đau bụng. 2. Đau bụng khi mang thai tháng đầu tiên có nguy hiểm không? Theo các chuyên gia y tế, hiện tượng đau bụng khi mang thai là điều hoàn toàn bình thường đối với các bà mẹ ở tháng đầu tiên. Khi mang thai tháng đầu tiên, thai đang làm tổ chúng đang tìm cách bám vào tử cung của người mẹ là nguyên nhân dẫn đến đau bụng khi mang thai tháng đầu tiên. Tình trạng này sẽ kéo dài trong khoảng 2 - 3 ngày, gây khó chịu đối với các bà mẹ. Nhiều người khi mang thai tháng đầu gặp hiện tượng này cảm thấy lo lắng và vội vàng đi tới bác sĩ. Tuy nhiên tình trạng này sẽ sớm kết thúc khi thai nhi ổn định nằm trong tử cung của người mẹ. Nhưng nếu tình trạng đau bụng khi mang thai tháng đầu tiên kéo dài và có kèm theo máu khi đi tiểu, người mẹ cần hết sức cẩn thận bởi nó có thể mang lại những rủi ro không mong muốn như: Thai ngoài tử cung Rất có khả năng bạn đang mang thai ngoài tử cung nên hiện tượng đau bụng diễn ra thường xuyên trong tháng đầu tiên. Biểu hiện khi mẹ mang thai ngoài tử cung là: đau tức bụng dưới, ra máu âm đạo, nhức mỏi vai gáy, cùng với những cơn đau bụng dữ dội hơn. Nếu gặp tình trạng này, mẹ nên tới ngay bệnh viện để có những biện pháp xử lý kịp thời nếu không sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng và khả năng sinh sản sau này của các chị em. >>> Xem thêm: 11 Dấu hiệu mang thai tuần đầu dễ nhận biết Mang thai ngoài tử cung là một trong những nguyên nhân dẫn đến đau bụng, mẹ bầu cần tới ngay bệnh viện để xử lý  Sảy thai Trong tháng đầu tiên người mẹ cảm thấy đau bụng nhiều, đau dữ dội, không muốn ăn uống hoặc đi lại, ngoài ra kèm hiện tượng ra máu, rất có khả năng thai nhi sẽ không giữ được. Bởi trong giai đoạn này thai nhi chưa vào tử cung, rất mong manh và có thể dẫn tới sảy thai nếu như người mẹ không có những biện pháp khắc phục kịp thời. 3. Đau bụng khi nào cần đi khám ngay Trong quá trình mang bầu, đặc biệt là 3 tháng đầu, nếu mẹ bầu đau bụng kèm theo một số triệu chứng như sau thì cần đi tới các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn: - Cơn đau bụng tăng lên ngày một dữ dội, đau quặn kèm theo chảy máu âm đạo. - Đau từng cơn và không có dấu hiệu giảm khi được nghỉ ngơi. - Chóng mặt, buồn nôn, khi đi ngoài có xuất hiện chất nhầy như bã cà phê. - Cơ thể mất nước, mệt mỏi thậm chỉ là ngất xỉu. Đây là một trong những dấu hiệu có nguy cơ bị sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung. Vì vậy khi thấy các dấu hiệu trêm, thai phụ cần được điều trị để không bị ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.  Đau bụng khi mang thai là một hiện tượng bình thường trong giai đoạn mang thai tháng đầu tiên, nó có thể gây nguy hại tới thai nhi và sự phát triển của người mẹ hay không phụ thuộc vào biểu hiện của các cơn đau và các triệu chứng đi kèm. Chính vì vậy khi mang thai tháng đầu tiên người mẹ cần hết sức cẩn thận và cần trang bị cho mình cuốn cẩm nang khi mang thai để có những cách xử lý tình huống nhanh chóng, khéo léo cũng như giúp thai nhi khỏe mạnh với khóa học Thai giáo - Phát triển trí tuệ, cảm xúc cho con trong bụng mẹ để mẹ có một thai kỳ thật khỏe mạnh và hạnh phúc nhé. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!
04/05/2019
1647 Lượt xem
Ưu điểm, hạn chế của phương pháp ăn dặm BLW 
Ưu điểm, hạn chế của phương pháp ăn dặm BLW  Trẻ lười ăn là một trong những lo lắng của rất nhiều bậc phụ huynh, lười ăn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Tuy nhiên nếu biết những phương pháp ăn dặm phù hợp, bạn sẽ không phải tốn nhiều thời gian và đau đầu khi cho bé ăn. Phương pháp ăn dặm BLW là một trong những phương pháp hiện đại,  tốt nhất hiện nay được nhiều phụ huynh lựa chọn. Phương pháp ăn dặm BLW là một trong những sự lựa chọn của rất nhiều các ông bố bà mẹ hiện đại  1. Phương pháp ăn dặm BLW là gì?  Phương pháp ăn dặm BLW được viết tắt của 3 từ baby led weaning được hiểu là phương pháp để bé tự ăn mà không cần người lớn bên cạnh bón từng thìa. Đây là một phương pháp không mới mẻ so với các nước ở châu  u và châu Mỹ. Tuy nhiên ở Việt Nam vẫn chưa được áp dụng nhiều bởi một phần phương pháp dạy con theo kiểu người Việt sợ con bị dính bẩn khi ăn hoặc con không đủ no… 2. Thời điểm bắt đầu phương pháp ăn dặm BLW Theo nghiên cứu của Viện Hàn Lâm Nhi khoa Hoa Kỳ, việc cho bé bắt đầu ăn dặm theo phương pháp bé tự chỉ huy là thời điểm bé được 6-7 tháng tuổi vì: - Trong giai đoạn này, trẻ đã có khả năng tự cầm nắm thức ăn và có thể tự ngồi được trong khi ăn. - Trẻ 6 tháng tuổi đang hào hứng với các loại thực phẩm ngoài sữa mẹ - Hệ tiêu hóa đã phát triển ổn định hơn trong giai đoạn sơ sinh và có thể hấp thụ thức ăn đặc một các hiệu quả thông qua hoạt động của các Enzyme.  >>> Xem ngay: 5 Món cháo cho bé giúp hạ sốt cực hiệu quả Thực đơn ăn dặm BLW 2. Nguyên tắc cơ bản của phương pháp BLW Khác hoàn toàn so với những gì thường thấy khi cho bé ăn ở Việt Nam, bố mẹ dùng đủ chiêu trò để ép bé ăn. Tuy nhiên phương pháp này có những nguyên tắc riêng.  Về thức ăn: Ở giai đoạn bé ăn dặm thường là từ 6 tháng tuổi trở lên, lúc này bé đã ý thức được đồ ăn và biết cách cho chúng vào miệng. Đối với từng giai đoạn phát triển của bé, bạn cần lựa chọn những loại đồ ăn khác. Bạn nên cho bé ăn những loại đồ ăn mềm, dễ nhai và được nấu chín, tránh những đồ ăn ở dạng lỏng hoặc những đồ ăn nhanh. Các loại thức ăn bạn nên cho bé ăn là các loại củ, củ cải, cà rốt, phô mai, cơm, thịt, các loại hoa quả… Bạn nên cắt hoặc xé nhỏ chúng để bé ăn dễ dàng hơn và hạn chế bị nghẹn. Ăn dặm theo phương pháp BLW bạn đừng quá lo lắng khi con bị dính bẩn Về cách ăn áp dụng phương pháp BLW: Bạn chuẩn bị một chiếc bàn nhỏ hoặc cho bé vào những chiếc ghế có kèm với bàn ăn dành cho trẻ em, nếu bé quá nhỏ bạn nên thắt dây an toàn cho bé. Đặt bé gần với bàn ăn của bố mẹ. Để thức ăn của bé vào một bát nhựa to và đặt trước mặt chúng. Tư thế của bé bạn để ngồi thẳng. Rửa sạch tay cho bé và chú ý không để bất kỳ đồ vật nào xung quanh bé trừ đồ ăn. Đeo cho bé một chiếc khăn vào cổ để đồ ăn không bị dính nhiều vào quần áo của bé. Ban đầu bạn có thể ăn thử cho bé nhìn và quan sát theo, bạn lấy tay lấy đồ ăn cho vào miệng và ăn một cách ngon lành để trẻ quan sát. Sau đấy ngồi vào bàn ăn và quan sát bé ăn thế nào, tiếp cận với đồ ăn ra sao và có những xử lý kịp thời khi bé gặp vấn đề trong khi ăn, như bị nghẹn, bị rơi đồ ăn ra ngoài tầm với của bé… 3. Các thực phẩm phù hợp với phương pháp ăn dặm BLW Với ăn dặm BLW, mẹ nên chuẩn bị những loại thực phẩm mềm, cắt thành dạng thanh để bé dễ cầm nắm. Bạn có thể tham khảo những thực phẩm chính như sau: - Tinh bột bao gồm: bánh mì, ngô non, cơm nắm, khoai lang, khoai tây - Chất béo: như quả bơ - Protein như: trứng gà, thịt bò, thịt gà - Trái cây và rau như: súp lơ, bí ngòi, su hào, cà rốt, quả chuối, quả Kiwi…. - Sản phẩm từ sữa như: phô mai, sữa chua. 4. Tác dụng của việc cho bé ăn theo phương pháp BLW Áp dụng theo phương pháp này, trẻ sẽ tự thân khám phá thức ăn, phát triển khả năng khám phá và tự xử lý các tình huống xung quanh, biết cách tự phục vụ, giúp bé cảm nhận vị ngon của đồ ăn mà không bị bố mẹ cưỡng ép. Bé sẽ tự ăn theo cách riêng của mình, biết cách tự cho thức ăn vào miệng rèn luyện tính khéo léo. Nhiều khi nếu không cẩn thận bé sẽ khó khăn khi cho đồ ăn vào miệng, điều này cũng một phần rèn luyện tính kiên trì cho trẻ. >>> Xem ngay: Cho trẻ ăn dặm ngày mấy bữa? Cách cho trẻ ăn dặm chuẩn khoa học Trong giai đoạn ăn dặm, bạn nên kết hợp với phương pháp Montessori cho bé phát triển toàn diện trí tuệ và thể chất Ăn dặm là một trong những điều vô cùng cần thiết đối với trẻ, giúp trẻ quan sát thế giới xung quanh và bổ sung những dưỡng chất cần thiết khác cho sự phát triển của cơ thể bé. Phương pháp BLW ngoài tác dụng tăng cường dưỡng chất còn giúp em bé học được rất nhiều kỹ năng cần thiết cho cuộc sống sau này, đặc biệt là tính chủ động và khả năng khám phá. 5. Những hạn chế của phương pháp ăn dặm BLW - Chỗ ăn của bé sẽ bừa bộn: Với phương pháp bé tự chỉ huy, bé sẽ được tự do khám phá đồ ăn và cách ăn sao cho hợp lý nhất. Vì thế sẽ không thể tránh được tình trạng khu vực bé ăn bị bẩn và vung vãi đồ ăn. - Bé có thể thiếu sắt: Với các thực phẩm có chứa nhiều sắt như thịt bò, trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc nhai và hấp thụ chất sắt. Chính vì thế cha mẹ có thể bổ sung sắt cho trẻ vào các bữa khác trong ngày bằng việc xay thịt, rau và tăng cường các loại ngũ cốc giàu sắt.  Như vậy qua bài viết trên, Unica vừa cung cấp cho bạn kiến thức về phương pháp ăn dặm cho bé BLW dành cho trẻ, bố mẹ có thể áp dụng đối với bé nhà mình ngay hôm nay, giúp con yêu phát triển toàn diện. 
03/05/2019
3715 Lượt xem
Trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt: Nguyên nhân và cách điều trị
Trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt: Nguyên nhân và cách điều trị Trẻ nhỏ da mỏng nên rất nhạy cảm dù là bất kỳ tác động nào đi chăng nữa cũng có thể là nguyên nhân gây kích ứng da. Trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt là bệnh gì, có nguy hiểm không? đang là nỗi băn khoăn của nhiều bậc phụ huynh. Cùng Unica tìm hiểu chi tiết nguyên nhân, cách chữa khi bé gặp hiện tượng này như thế nào trong bài viết dưới đây nhé. 1. Đâu là nguyên nhân làm trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt? Trẻ sơ sinh da sẽ rất nhạy cảm, bất kỳ một tác động nào trên da cũng có thể gây kích ứng cho da. Tình trạng trẻ mẩn đỏ như muỗi đốt khiến các mẹ cảm thấy vô cùng lo lắng. Phản ứng trẻ lên nốt đỏ như muối ớt có thể bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân, điển hình như: 1.1. Giai đoạn đầu bệnh tay chân miệng Trẻ nhỏ giai đoạn đầu của bệnh chân tay miệng sẽ thấy trên da xuất hiện những nốt phát ban hồng, đường kính khoảng vài mm nhìn rất giống nốt muỗi đốt nên các bố mẹ thường hay bỏ qua. Sau giai đoạn phát ban nhìn như vết muỗi đốt này, biểu hiện của bệnh chân tay miệng mới chuyển thành bóng nước xuất hiện ở các vị trí như: lòng bàn tay, bàn chân, khuỷu tay, đầu gối, miệng, mông. Rất nhiều phụ huynh nhầm lẫn việc bé bị chân tay miệng với muỗi đốt hay một số bệnh ngoài da khác như viêm da. Thường mẹ chị nhận ra bệnh tay chân miệng ở trẻ khi con có thêm các biểu hiện như: sốt, mệt mỏi, chán ăn, chảy mũi, bé khó ngủ, quấy khóc,... trong một số trường hợp bé bị chân tay miệng còn bị nôn trớ hoặc tiêu chảy. 1.2. Trẻ bị chàm Một trong những bệnh phổ biến thường hay gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh đó là bệnh chàm. Biểu hiện của bệnh chàm là trên da trẻ tại những vị trí như: hai bên má, quanh miệng, mu bàn tay xuất hiện các nốt mẩn đỏ như muỗi đốt. Một số trường hợp trẻ còn kèm theo các hiện tượng như bệnh hen, viêm mũi. Trẻ bị bệnh chàm với các biểu hiện mẩn đỏ như nốt muỗi đốt phần lớn sẽ tự biến mất khi lớn. Nếu được chăm sóc và bảo vệ đúng cách, biểu hiện của bệnh chàm cũng sẽ không để lại sẹo cho sau này. Bé bị chàm là một trong những hiện tượng gây mẩn đỏ thường gặp ở trẻ nhỏ 1.3. Bị nấm da Trẻ bị ngứa nổi mẩn đỏ như muỗi đốt khả năng cao cũng chính là biểu hiện của bệnh nấm da. Nấm da xuất hiện chủ yếu là do chủng nấm Candida gây ra, trẻ khi bị nấm sẽ khó chịu, quấy khóc. Nấm có khả năng gây lan rất nhanh, chúng có thể lan sang lưỡi, miệng gây khó khăn trong việc ăn uống. Nếu vùng da bị mẩn đỏ do nấm mẹ có thể vệ sinh bằng nước muối sinh lý. Nếu như thấy tình trạng này không có dấu hiệu thuyên giảm mẹ cần nhanh chóng đưa bé đi gặp bác sĩ để kịp thời xử lý. 1.4. Rôm sảy Nếu trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt khắp người, nhất là vào mùa hè thì các bậc phụ huynh cần chú ý bởi khả năng bé bị rôm sảy là rất cao. Bé bị rôm sảy trên người sẽ xuất hiện các mụn nước nhỏ, lấm tấm, li ti trên da, đặc biệt là ở mặt (trán, má), cổ, ngực và lưng. Rôm sảy gây ngứa ngáy vô cùng khó chịu nên bé thường có xu hướng gãi khiến các mụn nước bị vỡ ra. Trẻ bị rôm sảy thường quấy khóc, bứt rứt, biếng ăn, mất ngủ nên mẹ cần hết sức chú ý tới con. 1.5. Mụn hạt kê Nhiều mẹ không biết nhưng một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khi trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt đó là do mụn hạt kê. Mụn hạt kê là một loại bệnh mà trẻ nhỏ dễ mắc phải, bệnh này tác động vào da và biểu hiện dễ dàng nhận biết nhất đó là trên da, nhất là vùng mặt nổi lên các nốt sần màu đỏ hay màu trắng mọc rải rác. Mụn hạt kê có thể mọc rải rác trên mặt hoặc mọc tại một vị trí nhất định, kích thước của nó không quá 3mm. Mụn hạt kê tác động vào da gây mẩn đỏ cho trẻ 1.6. Sốt phát ban Bé bị nổi nốt ngứa như muỗi đốt cha mẹ cần chú ý đề phòng bệnh sốt phát ban. Sốt phát ban là bệnh truyền nhiễm vô cùng nguy hiểm gây ra bởi virus Rubella và virus sởi. Trẻ bị sốt phát ban ngoài hiện tượng trên người nổi những nốt đỏ li ti còn đi kèm các biểu hiện như: sốt trên 38,5 độ, đau họng, ho, chảy nước mũi,... Sốt phát ban ở trẻ có thể lây lan nhanh chóng, nhất là trẻ dưới 3 tuổi. Sốt phát ban cần phải được điều trị đúng cách bởi nếu không nó có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như: viêm tai giữa, viêm não,… 1.7. Bị dị ứng thời tiết Việc thời tiết thay đổi đột ngột, nóng lạnh thất thường đôi khi cũng chính là một trong những lý do tiêu biểu làm cơ thể trẻ bị nổi mẩn đỏ, nhất là phần da mặt. Trong trường hợp này, những nốt mẩn đỏ chính là dấu hiệu thông báo trẻ đã bị dị ứng với thời tiết hoặc với tác động bên ngoài. Không chỉ dừng lại ở triệu chứng trên bề mặt da, bé khi bị dị ứng còn có thể đi kèm các triệu chứng như: hắt hơi, kho khan, ngứa, sổ mũi,... 1.8. Côn trùng cắn Da của trẻ rất nhạy cảm và mỏng nên dễ bị côn trùng cắn. Khi bị côn trùng cắn da bé sẽ xuất hiện một số biểu hiện, rõ ràng nhất đó là biểu hiện nổi mẩn đỏ như muỗi đốt kèm viêm và ngứa ngáy khó chịu. Trong một số trường hợp trẻ bị côn trùng như kiến ba khoang với độc tố mạnh đốt còn có thể gây sưng, hình thành lên các bọng nước lớn gây viêm loét và gây đau cho trẻ. >>> Xem ngay: Góc giải đáp: Trẻ sơ sinh bị đi ngoài mẹ nên ăn gì? Côn trùng cắn khiến trẻ mẩn đỏ kèm theo ngứa ngáy rất khó chịu 2. Trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt khắp người có nguy hiểm không? Thực tế hiện tượng trẻ bị mẩn đỏ như nốt muỗi đốt nếu không đi kèm các hiện tượng bất thường gì khác sẽ không gây nguy hiểm. Tuy nhiên cha mẹ cần lưu tâm trong một số trường hợp sau: - Trẻ ngứa và liên tục gãi, khi này các bậc phụ huynh cần tránh việc chà xát da để không làm tổn thương vùng da bị nổi mẩn. - Nếu trẻ có các triệu chứng nghiêm trọng như: sốt cao, khó thở, ho, sưng phù, hoặc các vết nổi mẩn lan rộng khắp cơ thể, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức, vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý. - Nếu trẻ bị mẩn đỏ từ muỗi đốt kéo dài, tái phát hoặc gặp phải các vấn đề khác liên quan đến da, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp. >>> Xem ngay: Trẻ sơ sinh nghẹt mũi về đêm: 8 Cách điều trị triệt để mẹ nên biết 3. Cha mẹ nên làm gì để xử lý thế nào khi trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt? Trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt là hiện tượng cảnh báo về một số bệnh lý ngoài da nên cha mẹ cần hết sức chú ý. Khi thấy xuất hiện tình trạng này mẹ có thể áp dụng một số cách xử lý như sau: 3.1. Điều trị y tế Điều trị y tế là phương pháp xử lý tình trạng trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt đối với các trường hợp do bệnh lý gây nên. Cách điều trị y tế cụ thể đó là: - Sử dụng kem bôi được khuyến nghị bởi bác sĩ để giảm ngứa và khó chịu. Đảm bảo chọn sản phẩm phù hợp cho trẻ em và tuân thủ hướng dẫn sử dụng. - Dùng khăn lạnh đắp lên vùng da bị nổi mẩn để làm giảm sưng và ngứa. Đảm bảo không áp dụng trực tiếp lên da để tránh làm tổn thương da. - Sử dụng kem chống dị ứng được chỉ định bởi bác sĩ để giảm phản ứng dị ứng và giảm mẩn đỏ. - Nếu tình trạng nổi mẩn trở nên nghiêm trọng, kéo dài hoặc gây ra các triệu chứng khác như sốt cao, khó thở, hoặc sưng phù hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bác sĩ có thể đánh giá tình trạng và đề xuất liệu pháp điều trị hoặc thuốc thích hợp. Mẹ sử dụng thuốc bôi mẩn đỏ cho bé cần tham khảo ý kiến bác sĩ 3.2. Biện pháp chăm sóc tại nhà Biện pháp xử lý hiện tượng trẻ bị nổi mẩn đỏ tại nhà như thế nào sẽ tương ứng với nguyên nhân gây ra bệnh. Điển hình như: - Trẻ bị mẩn đỏ do nấm hay bệnh chân tay miệng: Cách xử lý đó là cắt móng tay cho bé, dặn dò và chú ý canh không cho bé gãi lên vùng da bị tổn thương. Ưu tiên mặc cho bé các loại quần áo rộng rãi với chất liệu có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, ăn kèm các loại thức ăn có tính mát. - Trẻ bị mẩn đỏ như muỗi đốt do bệnh chàm: Cách xử lý nhanh nhất là tắm cho trẻ bằng nước mát để làm sạch da, giảm ngứa và viêm. Song song với quá trình đó mẹ có thể sử dụng các loại thuốc chữa bệnh chàm cho trẻ theo sự kê đơn của bác sĩ. - Trẻ nổi nốt mẩn đỏ do côn trùng cắn: Dùng khăn mát chườm lên vị trí có các nốt mẩn đỏ, sau đó dùng thuốc bôi da an toàn cho trẻ để giảm giúp bớt hiện tượng sưng tấy. Để đảm bảo an toàn nhất cho trẻ, khi thấy bé bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt mẹ nên đưa bé đi gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân. Từ đó, đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.  Dùng khăn mát chườm lên vị trí có các nốt mẩn đỏ 4. Cách phòng tránh hiện tượng bé bị nổi nốt ngứa như muỗi đốt Để tránh tình trạng bé bị nổi nốt ngứa như muỗi đốt các mẹ đừng quên lưu ý một số những vấn đề sau để phòng ngừa một cách tốt nhất tình trạng này. - Vệ sinh cơ thể trẻ thật sạch mỗi ngày, tắm rửa cho bé hàng ngày. - Không gian trẻ ở cần phải thật sạch sẽ và gọn gàng, thoáng mát, hạn chế cho bé tiếp xúc với bụi bẩn, côn trùng. - Vào những ngày thời tiết giao mùa cần giữ ấm hoặc làm mát cho trẻ để trẻ không bị quá lạnh hoặc quá nóng. - Tạo điều kiện, khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động vui chơi, sinh hoạt để trẻ được vận động giúp tăng cường sức đề kháng.  - Bắt trẻ uống nhiều nước mỗi ngày và cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé, tránh các loại thực phẩm có khả năng gây ra mẩn đỏ. 5. Kết luận Trên đây là toàn bộ thông tin chia sẻ về nguyên nhân cũng như cách xử lý, cách phòng tránh hiện tượng bé bị nổi mẩn đỏ ngứa khó chịu. Trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt là căn bệnh ngoài da của trẻ, để phòng chống tình trạng này nói chung và các bệnh thường gặp khác ở trẻ nhỏ nói riêng, bạn nên có các phương pháp nuôi con khoa học để con yêu phát triển một cách toàn diện. Hy vọng bài viết mà Unica vừa cung cấp hữu ích cho bạn, chúc bé luôn khỏe mạnh!
03/05/2019
4548 Lượt xem