Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

4 Cách bế trẻ sơ sinh chuẩn xác bạn cần biết

Giai đoạn sơ sinh em bé có trọng lượng từ trung bình khoảng 3kg, nhiều bà mẹ thậm chí còn sinh bé 2 - 2,5 kg. Việc sinh con to hay nhỏ không quan trọng nhiều tới sự phát triển của bé. Tuy nhiên giai đoạn này việc bế trẻ có thể là một sự khó khăn đối với nhiều người, đặc biệt là các ông bố và những người mẹ mang thai lần đầu. Nếu không biết cách bế có thể sẽ nguy hại đến xương của bé. Vậy cách bế trẻ sơ sinh như thế nào là chuẩn xác nhất, mời bạn cùng Unica tìm hiểu qua bài viết sau.

cach-be-tre-so-sinh-1.jpg

Cách bế trẻ sơ sinh rất quan trọng mẹ cần tìm hiểu trước khi em bé chào đời

Cách bế trẻ sơ sinh từ nôi

Trong giai đoạn sơ sinh, cơ thể trẻ còn non yếu, tất cả các cơ trên cơ thể chưa đủ sức giữ toàn bộ cơ thể thăng bằng khi được đưa lên trên không. Chính vì vậy khi bé trừ nôi lên lòng, bạn cần chú ý nhẹ nhàng và thật khéo léo.

Các bước thực hiện:

- Đầu tiên mẹ nên cúi thấp người khoảng cách gần nhất tới bé và dùng 2 tay để bế.

- Tay phải bạn luồn dưới đầu của bé, tay trái luồn xuống phần mông của bé, bấm nhẹ ngón tay vào người bé để giữ vững khi đưa lên cao. Sau khi đã chắc chắn mẹ từ từ bế bé lên, đồng thời đứng thẳng dần.

- Ngoài ra không nhất thiết bạn phải sử dụng tay phải đặt ở phần đầu, tay trái đặt phần mông mà bạn có thể tùy vào sự linh hoạt và thuận tay của mình, sao cho cảm thấy an toàn nhất cho bé.

>>> Xem ngay: Trẻ 1 tuổi biếng ăn phải làm sao? Giải pháp hữu hiệu cho mẹ

cach-be-tre-so-sinh-2.jpg

Khi bế trẻ sơ sinh từ trong nôi bạn cần cúi sát người và nâng bé lên một cách nhẹ nhàng

Cách bế và ru bé trên tay

Khi bế bé trên tay, có thể em bé sẽ cảm thấy mất cân bằng khi được đưa lên cao, chính vì vậy để em bé không bị giật mình và cảm thấy sợ hãi, bạn cần thận trọng.
Cách bế trẻ sơ sinh trên tay
Đặt phần đầu của bé tì vào ngực của bạn. Luồn tay trái dưới cổ của bé lấy bàn tay đỡ cổ, nhẹ nhàng di chuyển đầu của bé đến chỗ vòm tay, vẫn giữ cổ. Đặt tay phải bên dưới tay trái và đung đưa để ru ngủ.
Khi ôm bé bạn cố gắng cho toàn bộ cơ thể của bé sát vào cơ thể của mình để con cảm thấy được an toàn. 

cach-be-tre-so-sinh-3.jpg

Khi bế em bé trên tay bạn nên đi lại và nói chuyện nhẹ nhàng

Cách bế trẻ sơ sinh khi tiến hành tắm cho bé

Tắm cho trẻ sơ sinh là một việc làm giúp cơ thể của bé sạch sẽ và thoải mái. Vì trẻ sơ sinh rất yếu và nhỏ, chính vì vậy người mẹ có thể khó khăn trong việc bế bé tắm như thế nào.

Chị Hoài Thơm 29 tuổi chia sẻ: “mặc dù mình sinh 2 bé rồi nhưng mình vẫn sợ việc tắm cho bé. Đối với bé đầu, mình không biết cách bế như thế nào vì bé nhà mình quá nhỏ, chỉ 2,5kg nên tháng đầu tiên tắm cho bé mình đã thuê y tá. Tới lần sinh con thứ hai, mình xác định về quê sinh nên mình khá lo lắng. Nghĩ tới việc phải bế bé như thế nào để con thấy an toàn, và tắm sạch sẽ cho con khiến mình khá căng thẳng vào tháng cuối cùng khi mang thai. Mình quyết tâm lên mạng tìm kiếm cách bế, tắm cho bé và học cho bằng được. Sau khi đắn đo giữa nhiều khóa học, mình đã lựa chọn khóa: “Tắm bé - 10 ngày vàng chăm sóc trẻ sơ sinh” của giảng viên Đinh Thị Tuyết. Đây đúng là khóa học tuyệt vời đối với mình, không phải mất nhiều thời gian đi lại hay việc thuê y tá đến tận nhà. Mình chỉ học trong vòng 1 tuần nhưng đã lĩnh hội được hết kiến thức.

Tới lúc sinh em bé và về nhà, mình có thể tự tin bế, tắm cho con một cách thành thạo nhờ xem video cụ thể từng bước chị Tuyết hướng dẫn. Mình còn học được cách massage nữa nên mỗi lần đi tắm, bé nhà mình không hề khóc, ngược lại, con cảm thấy rất thích thú và nằm yên trên tay mình.

Ngoài hướng dẫn cách bế em bé tắm, các bước khi tắm và các bài tập massage, khóa học còn giúp mình biết cách tự vệ sinh cho bé mà không cần sự trợ giúp của bác sĩ hay y tá. Mình thấy rất hài lòng về khóa học”.

cach-be-tre-so-sinh-4.jpg

Bế bé tắm cần những kiến thức khoa học không phải bố mẹ nào cũng biết 

Các kiểu bế trẻ sơ sinh mẹ nên tham khảo

1. Kiểu bế trẻ vào lòng 

Bế trẻ vào lòng là kiểu bế được nhiều mẹ áp dụng khi cho con bú. Đối với cách bế này, mẹ hãy luồn một tay để nâng đầu và cổ của bé. Tiếp theo, cho phần lưng của bé lên cẳng tay để vừa có thể giữ đầu và giữ thân bé một cách chắc chắn.

Mẹ cũng cần chú ý để bé cuộn tròn theo phần hông và chân duỗi thẳng. Đối với tay còn lại thì mẹ hãy dùng để nâng đầu bé khi bé bú, nhằm đảm bảo đúng tư thế cho cả đầu và cổ của bé yêu. 

2. Kiểu bế chạm ngực

Cách bế trẻ sơ sinh khi ngủ mà các điều dưỡng khuyên nên áp dụng đó là kiểu bế chạm ngực. Theo đó, bạn sẽ ôm bé sao cho đầu của bé được áp lên phần ngực của bạn. Một tay bạn sẽ dùng để đỡ mông và hông của bé, tay còn lại thì đỡ đầu và cổ bé. 

Để bé dễ thở và cảm thấy thoải mái hơn thì bạn nên chú ý đặt đầu của bé hướng sang một bên. Lúc này, bé cũng sẽ cảm giác được nhịp tim của bạn, giúp tạo sự gắn bó giữa mẹ/bố và bé. 

cach-be-tre-so-sinh-6.jpg

Cách bế trẻ sơ sinh kiểu chạm ngực

3. Kiểu bế “mặt đối mặt” 

Nếu bạn muốn giao tiếp với bé một cách hiệu quả nhất thì nên áp dụng kiểu bế “mặt đối mặt”. Cụ thể, bạn hãy đặt một tay sau cổ và đầu của bé, tay còn lại thì bạn đặt ở phần hông và thân, hướng toàn bộ cơ thể bé dưới tầm ngực để mặt bé được đối diện với mặt bạn. 

Để tạo sự liên kết giữa mẹ và bé, khi thực hiện kiểu bế này, mẹ/bố nên trò chuyện hoặc trêu đùa để chọc bé cười. 

4. Kiểu bế vác vai 

Sau khi cho bé bú, nếu bạn muốn bé ợ hơi thì nên sử dụng kiểu bế vác vai. Tương tự như kiểu bế chạm ngực chỉ khác là bạn sẽ cho cằm của bé chạm lên vai bạn thay vì chạm vào ngực. Còn phần bụng thì bạn sẽ cho chạm vào phần ngực của bạn. 

Đối với kiểu bế này, bạn chú ý ngả người về phía sau sao cho một tay ôm mông và lưng, tay còn lại vỗ nhẹ vào lưng cho đến khi bé ợ được. Sau đó, hãy cho bé nghỉ ngơi, tránh đi lại nhiều sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé. 

>>> Xem ngay: 3 Cách vệ sinh tai cho trẻ sơ sinh theo lời khuyên của bác sĩ

cach-be-tre-so-sinh-5.jpg

Kiểu bế vác vai khi vỗ ợ hơi cho bé

Các lưu ý khi bế trẻ sơ sinh

1. Chọn tư thế bế bé thoải mái nhất 

Nếu bạn là người lần đầu tiên làm mẹ và chưa có kinh nghiệm trong cách bế trẻ sơ sinh thì tốt nhất nên chọn tư thế bế bé thoải mái nhất. Như vậy, không chỉ giúp bé thoải mái, thư giãn hơn mà mẹ cũng không bị mỏi trong quá trình bế bé.

2. Rửa tay thật sạch

Trước khi bế bé, mẹ nên chú ý rửa tay thật sạch, bởi trong những tháng đầu tiên, cơ thể cũng như hệ miễn dịch của bé vẫn còn rất yếu, chưa phát triển hoàn thiện. Vì vậy, khi bế bé, nếu tay mẹ không sạch sẽ có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bé, gây nên tình trạng nhiễm trùng da và một số bộ phận khác. Cách tốt nhất là mẹ nên rửa sạch tay với xà phòng có mùi hương nhẹ để bảo sức khỏe của bé yêu. 

cach-be-tre-so-sinh-3.jpg.

Trước khi bế bé thì mẹ nên chú ý rửa tay thật sạch để đảm bảo an toàn 

3. Duy trì tinh thần thoải mái 

Nếu bạn bế bé với một tâm trạng căng thẳng, khó chịu và bực tức, chắc chắn sẽ gây nên những tổn thương cho bé yêu. Chính vì vậy, khi bế bé, bạn nên duy trì một tinh thần thoải mái. Bên cạnh đó, nếu bạn đeo đồng hồ, lắc tay thì nên cởi bỏ để tránh làm bé bị thương. 

4. Luôn sẵn sàng hỗ trợ bé

Trong trường hợp bạn đang bế bé với tư thế này nhưng bế lại ngọ nguậy và tỏ vẻ khó chịu, cách tốt nhất là bạn nên đổi tư thế bế để giúp bé được thư giãn hơn. Đặc biệt, trong quá trình bế, hãy chú ý đến phần đầu và phần cổ của bé. 

Như vậy, Unica vừa chia sẻ cho bạn cách bế trẻ sơ sinh chính xác nhất, bạn hãy áp dụng đối với bé yêu nhà mình để bé được bảo vệ và phát triển toàn diện. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn.

Chúc bạn sức khỏe và luôn vui vẻ bên con yêu!

[Tổng số: 1 Trung bình: 2]

Tags: