Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn

4 Nguyên nhân chuyển phôi thất bại

Sau khi chuyển phôi, bạn phải chờ ít nhất 1 tuần để phôi làm tổ và cấy ghép trong tử cung. Nếu chuyển phôi thành công thì mẹ sẽ có những biểu hiện rõ rệt khi mang thai. Ngược lại, nếu chuyển phôi thất bại thì bạn sẽ không có bất kỳ dấu hiệu mang thai nào cả. Vậy có những nguyên nhân chuyển phôi thất bại nào? Cách phòng tránh khi chuyển phôi thất bại như thế nào? Hãy cùng Unica.vn tìm hiểu trong bài viết này nhé.

1. Chuyển phôi là gì?

Trước khi tìm hiểu những nguyên nhân chuyển phôi thất bại, Unica mời bạn đọc cùng tìm hiểu xem chuyển phôi là gì nhé.

Chuyển phôi là một bước nằm trong quy trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Sau khi trứng thụ tinh tạo thành phôi thai khoảng 48 giờ sẽ được bác sĩ đưa vào tử cung của người mẹ để phôi thai bắt đầu làm tổ. 
Trong mỗi lần chuyển phôi, bác sĩ sẽ đưa khoảng 2 - 3 phôi thai để tăng khả năng thụ thai thành công và kiểm soát số lượng thai nhi phát triển. Để mọi việc diễn ra thuận lợi, chuyển phôi thường được tiến hành sau khi người mẹ rụng trứng từ 2 -3 ngày hoặc đã được tiêm hormon ức chế khả năng rụng trứng tự nhiên. Mục đích là để nội mạc tử cung trở nên dày hơn giúp phôi thai làm tổ dễ dàng hơn.

>>> Xem thêm: Góc giải đáp: Sau chuyển phôi bao nhiêu ngày thì thử que?

nguyen-nhan-chuyen-phoi-that-bai-1.jpg

Chuyển phôi là gì

2. Nguyên nhân chuyển phôi thất bại là gì?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thất bại khi làm thụ tinh trong ống nghiệm VIF. Dưới đây là một vài nguyên nhân thường gặp:

Chất lượng tinh trùng

Điều đầu tiên khi chuyển phôi thất bại đó là do chất lượng tinh trùng. Ngay cả khi tinh dịch đồ cho thấy số lượng, độ linh hoạt và hình dạng tinh trùng bình thường thì vẫn có khả năng tinh trùng có những bất thường về DNA. 
DNA tinh trùng có thể bị tổn thương do cơ thể tiếp xúc với hóa chất hay lạm dụng chất kích thích. Nếu tiêm trực tiếp tinh trùng vào bào tương trứng (ICSI) sẽ làm tăng khả năng thụ tinh tạo phôi nhưng sẽ không đảm bảo được rằng tinh trùng đã được chọn. Khi DNA của tinh trùng bị biến đổi, dù chất lượng trứng có tốt đến đâu thì phôi vẫn bị ảnh hưởng, cho nên sẽ dẫn đến khả năng chuyển phôi bị thất bại.

Trứng kém chất lượng

Chất lượng trứng tốt thì tỉ lệ thành công trong quá trình thụ tinh IVF sẽ cao. Tuy nhiên khi chất lượng trứng kém chất lượng sẽ dẫn đến phôi kém chất lượng hoặc thậm chí không hình thành được dẫn đến quá trình chuyển phôi bị thất bại.
Một số vấn đề khá thường gặp hiện nay là: lão hóa buồng trứng sớm, điều này dẫn đến tình trạng trứng rụng kém chất lượng hoặc không rụng trứng,...

>>> Xem thêm: 11 dấu hiệu mang thai con trai chính xác mà không cần siêu âm

nguyen-nhan-chuyen-phoi-that-bai-2.jpg

Môi trường tử cung không thuận lợi sẽ ngăn cản quá trình phát triển phôi

Tuổi tác

Nguyên nhân thứ 3 dẫn tới việc chuyển phôi thất bại chính là tuổi tác. Tuổi tác có ảnh hưởng quan trọng đến trứng. Số lượng và chất lượng trứng bắt đầu giảm sau tuổi 30 và giảm nhanh sau tuổi 35. Đến tuổi 40, chỉ có khoảng 10% trứng là bình thường. Vì vậy, tuổi càng cao thì chất lượng trứng sẽ kém và khó có thể mang thai.

Phôi không cấy ghép

Sau khi chuyển phôi vào tử cung người phụ nữ, nếu nó bám vào thành tử cung và tiến hành cấy ghép ở đó thì tức là thành công. Ngược lại, nếu nó không chịu cấy ghép, nó sẽ không thể phát triển được và bị đào thải ra bên ngoài đến khi đến kỳ kinh nguyệt. Hội chứng kích thích buồng trứng và sự phát triển nội mạc tử cung không đầy đủ là điều kiện khá phổ biến dẫn đến việc chuyển phôi không thành công.

Thai giáo từ sớm sẽ giúp bé phát triển tốt hơn về mặt thể chất và tư duy ngay từ trong bụng mẹ. Chính bởi vậy, khóa học Thai giáo Online ra đời sẽ giúp các mẹ có thêm kiến thức để giáo dục bé ngay từ sớm. Mỗi bài giảng đều được thiết kế một cách trực quan và dễ hiểu, thời lượng mỗi bài không quá 30 phút nên mẹ bầu an tâm sẽ không bị mệt mỏi hoặc buồn ngủ. Đăng ký ngay để nhận ưu đãi hấp dẫn:

Thai giáo - Phát triển trí tuệ & cảm xúc cho con trong bụng mẹ
Phạm Thị Thúy
299.000đ
700.000đ

Thai giáo và Yoga cho mẹ khỏe, bé thông minh
Đỗ Thị Mai (Mai Đỗ)
599.000đ
700.000đ

Thai giáo yêu thương, thai giáo từ trái tim
Nguyễn Thị Thanh Thủy
499.000đ
900.000đ

3. Nên làm gì khi chuyển phôi thất bại?

Lựa chọn thực đơn ăn uống

Nên chọn thực phẩm bổ dưỡng nhưng dễ tiêu hóa, tuyệt đối tránh tình trạng gây áp lực cho dạ dày như táo bón, đau bụng, tiêu chảy như: rau ngót, đu đủ xanh. Nếu mẹ sử dụng những loại thực phẩm này phôi thai sẽ không làm tổ trong thành tử cung và bị trôi ra ngoài.

nguyen-nhan-chuyen-phoi-that-bai-4.jpg

Ăn uống khoa học, đủ chất

Đồ uống

Tuyệt đối không sử dụng các loại đồ uống có cồn, gas, chất kích thích,...

Vận động

Các bạn nên chú ý không vận động mạnh và không làm những công việc nặng nhọc sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của phôi thai. Hãy vận động và đi lại nhẹ nhàng. 

Mong ngóng, hồi hộp rồi thất vọng khi biết nguyên nhân chuyển phôi thất bại là điều không phải ai cũng mong muốn. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích để bạn có thể có một thai kỳ khỏe mạnh. 
Chúc bạn sớm có tin vui để gia đình thêm vui vẻ và hạnh phúc !

[Tổng số: 7 Trung bình: 3]

Tags: Mang Thai
Trở thành hội viên
Tác giả
Mẹ bầu thông thái Thủy Cat (tên đầy đủ: Nguyễn Thị Thanh Thủy). Là mẹ của hai cậu trai kháu khỉnh, nhanh nhẹn, có niềm đam mê âm nhạc và nghệ thuật từ nhỏ. Admin Group Thai Giáo Từ Tr&aacut...