Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn
Kinh Doanh Ngoại Ngữ Thiết Kế Kỹ Năng Lập Trình & CNTT Sức Khoẻ Và Làm Đẹp Marketing Tin Học Văn Phòng Phong Cách Sống Hôn Nhân Và Gia Đình Tài Chính Kế Toán Âm Nhạc Nhiếp Ảnh Và Video Sách Hay Nên Đọc Sales Bán hàng Nuôi dạy con Google sheet Hoạt động Câu chuyện khách hàng Tiếng hàn Tiếng hàn Tiếng Đức Tiếng Hàn Tiếng Trung Tiếng Nhật Tiếng Anh Digital Marketing Quan Hệ Công Chúng Xây Dựng Thương Hiệu Microsoft Google Quản Trị Kinh Doanh Kinh Doanh Online Khởi Nghiệp Quản Trị Nhân Sự Thương Mại Điện Tử Bán Hàng Kế Toán Tài Chính Đầu Tư Thiết Kế Quảng Cáo Thiết Kế Web Thiết Kế Kiến Trúc Thiết Kế Nội Thất Ngoại Thất Thiết Kế Đồ Họa Thiết Kế UI/UX Kỹ Năng Lãnh Đạo Phần Mềm Thiết Kế Kỹ Năng Thuyết Trình Kỹ Năng Giao Tiếp Kỹ Năng Đàm Phán Kỹ Năng Phỏng Vấn Xin Việc Kỹ Năng Quản Lý Thời Gian Kỹ Năng Học Tập - Ghi Nhớ Cơ Sở Dữ Liệu Ngôn Ngữ Lập Trình Mạng Và Bảo Mật Yoga Thiền Định Massage Fitness - Gym Dinh Dưỡng Và Ăn Kiêng Sức Khỏe Tinh Thần Thể Thao Nghệ Thuật Nghệ Thuật Làm Đẹp Ẩm Thực Đồ Uống Phương Pháp Bí Truyền Tình Yêu Đời Sống Vợ Chồng Làm Cha Mẹ Nhạc Cụ Thanh Nhạc Sản Xuất Nhạc Chụp Ảnh Dựng Phim Biên Tập Video Sửa Chữa Và Chế Tạo Viết Nội Dung Thiết Kế Khác Nguyên Lý Marketing Phát Triển Web Phát Triển Ứng Dụng Di Động Kỹ Năng Khác Du Lịch Phong Cách Sống Khác Trí Tuệ Nhân Tạo Ngoại Ngữ Khác Âm Nhạc Khác Tin Học Văn Phòng Khác

Nuôi dạy con

Chăm sóc trẻ sơ sinh từ A - Z dành cho mẹ bỉm sữa
Chăm sóc trẻ sơ sinh từ A - Z dành cho mẹ bỉm sữa Chăm sóc trẻ sơ sinh là quá trình đòi hỏi người mẹ phải thật cẩn thận, khéo léo. Tuy nhiên, đối với phụ nữ lần đầu làm mẹ, việc chăm sóc con trong những tuần đầu tiên vẫn còn nhiều khó khăn. Vậy, làm sao để chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách, hãy cùng UNICA tìm hiểu trong bài viết dưới đây. Chăm sóc trẻ sơ sinh từ A-Z 1. Chăm sóc khi cho con bú Chăm sóc trẻ sơ sinh ngay từ lúc con chào đời, mẹ hãy cho con  bú sớm nhất khi có thể. Trong 6 tháng đầu đời, mẹ phải cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Bởi vì, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng an toàn cho trẻ. Không những thế, sữa mẹ còn giúp bé tiêu hóa tốt và tăng sức đề kháng để có thể loại bỏ các tác nhân gây bệnh. Ngay khi con chào đời, mẹ hãy cho con bú sớm nhất khi có thể Mẹ cần cho con bú thường xuyên để con được cung cấp đủ lượng sữa. Trong những tuần đầu mới sinh, trẻ sẽ bú 1 – 2 giờ/lần, mỗi cữ bú kéo dài khoảng 15 – 30 phút. Nếu mẹ thấy các dầu hiệu của bé như khóc, liên tục tém miệng hoặc ngọ nguậy thì lúc đó trẻ đang đói.  >> Hướng dẫn cho bé bú đúng cách đối với những người mẹ nuôi con lần đầu 2. Chăm sóc trẻ sơ sinh khi ngủ Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đến sự phát triển của trẻ nhỏ, do đó mẹ cần quan tâm đến giấc ngủ của trẻ. Trẻ sơ sinh cần ngủ khoảng 16 – 18 giờ/ngày, mỗi giấc ngủ kéo dài từ 1 – 3 giờ, ngay khi bé tỉnh dậy mẹ hãy cho bé bú. Nếu bé ngủ quá 4 tiếng, mẹ hãy đánh thức bé dậy và cho bé bú đồng thời, trò chuyện với bé để bé tỉnh giấc, không tiếp tục chìm vào giấc ngủ. Phòng ngủ của bé cần phải sạch sẽ, thoáng mát và yên tĩnh, nhiệt độ trong phòng nên giữ 28 độ C là thích hợp nhất. Nếu dùng điều hòa, mẹ không nên để nhiệt độ phòng quá thấp để bé không bị cảm lạnh, viêm đường hô hấp. Và cũng không nên để nhiệt độ quá cao sẽ khiến con dễ đổ mồ hôi gây khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ. Tư thế ngủ tốt nhất cho bé là tư thế nằm ngửa Tư thế nằm ngửa là tư thế ngủ tốt nhất dành cho bé, khi trẻ được 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé nằm nghiêng sang một bên hoặc nhổm người, điều này chứng tỏ bé đã có đủ sức khỏe để lựa chọn tư thế tốt ngủ tốt nhất. >> Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không? Trẻ ngủ như thế nào là đủ? 3. Chăm sóc da cho bé Mẹ cần chú ý chăm sóc trẻ sơ sinh thật cẩn thận, đặc biệt là làn da vì da của bé tường rất mỏng và nhạy cảm. Sau khi sinh được vài phút, da của bé có màu xanh nhưng sau đó sẽ da của bé sẽ hồng hào hơn. Từ ngày thứ 2 hoặc thứ 3, hiện tượng vàng da sinh lý sẽ xuất hiện trên cơ thể bé và đạt đỉnh điểm vào ngày thứ tư nhưng sau đó hiện tượng này sẽ giảm dần. Khi bé chào đời, cơ thể sẽ được lớp chất “gây” bao bọc để giúp bé bảo vệ làn da. Vì vậy, ngay sau khi sinh, mẹ không nên tắm sạch lớp chất “gây” này. Sau 24 - 48 tiếng, trẻ cần được tắm sạch hằng ngày, vì thời điểm này, chất “gây” là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển.  Bên cạnh đó, mẹ nên cho trẻ tắm nắng mỗi ngày để con có đủ lượng canxi cần thiết để phát triển. Đây còn là cơ hội để bé tiếp xúc với thế giới bên ngoài, nâng cao sức đề kháng. 4. Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh Sau khi chào đời từ 7 đến 10 ngày, dây rốn của trẻ sẽ dần dần khô, chuyển sang màu đen và tự rụng. Mẹ không nên để cuống rốn bị ướt cho đến khi cuống rốn rụng. Mẹ có thể vệ sinh cuống rốn cho bé bằng cồn. Khi cuống rụng, có thể sẽ có ít máu, lúc này, mẹ hãy dùng nước ấm sạch vệ sinh cho bé. Nếu mẹ thấy các dấu hiệu bất thường, mẹ nên gặp bác sĩ để được tư vấn. >> Cách chăm sóc dây rốn trẻ sơ sinh đúng cách nhất Một số vấn đề khác khi chăm sóc trẻ sơ sinh 1. Chăm sóc trẻ hay khóc đêm Trong dân gian, khóc đêm còn được gọi là khóc dạ đề, đây là một vấn đề thường gặp ở trẻ từ 2- 16 tuần tuổi, trẻ thường hay khóc vào buổi chiều, tối và thường kéo dài khoảng 3 giờ. Trẻ hay khóc đêm xảy ra ở 1/3 số trẻ sơ sinh và tự khỏi mà không cần phải điều trị. Trẻ từ 2 - 16 tuần tuổi thường hay khóc đêm hay còn được gọi là khóc dạ đề 2. Theo dõi thân nhiệt cho trẻ Để có thể chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất, mẹ cần chú ý đến nhiệt độ cơ thể của trẻ. Do đó, mẹ hãy mua 1 chiếc nhiệt kế để đo được nhiệt độ của trẻ bất cứ lúc nào. Nếu bé nóng sốt, mẹ nên đo nhiệt độ cho bé trước khi cho bé dùng thuốc hạ sốt. Tùy theo thân nhiệt của bé, mẹ sẽ các cách chăm sóc khác nhau: - Trẻ sơ sinh có nhiệt độ bình thường là 36,6 – 37, 5 độ C. - Nếu nhiệt độ cơ thể bé thấp hơn 36,5 độ C mẹ cần ủ ấm cho bé. - Nếu nhiệt độ cơ thể bé cao hơn 37,5 độ C mẹ nên bỏ bớt khăn, cởi bớt quần áo, cho bé bú nhiều hơn và theo dõi thật kỹ nhiệt độ của bé. - Nếu nhiệt độ cơ thể bé cao hơn 38 độ C, lúc này bé đã bị sốt, mẹ nên cho bé dùng thuốc hạ sốt và đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế gần nhất. 3. Cho bé tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch Sau khi trẻ chào đời được vài giờ, trẻ cần được tiêm phòng 1 – 2 mũi để bổ sung vitamin K và chủng ngừa vitamin B. Bởi vì, vitamin K có tác dụng ngăn rối loạn chảy máu và chủng ngừa viêm gan B rất quan trọng đối với bé. Như vậy, UNICA đã chia sẻ cách chăm sóc trẻ sơ sinh mà mẹ cần nắm vững. Chắc chắn, qua bài viết này, các mẹ sẽ biết cách chăm sóc con yêu của mình đúng cách để bé được phát triển toàn diện. Mẹ cũng có thể nâng cao các kiến thức về chăm sóc và nuôi dạy con ngay từ những ngày đầu cũng như cách xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp để con luôn lớn khỏe và phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần nhé ! Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh!
08/08/2019
1704 Lượt xem
Gợi ý cho mẹ 7 món cháo giúp bé hạ sốt cực kỳ đơn giản
Gợi ý cho mẹ 7 món cháo giúp bé hạ sốt cực kỳ đơn giản Khi bị sốt, cơ thể trẻ rất yếu ớt và sẽ biếng ăn hơn so với ngày thường. Vì vậy, ngoài chế độ chăm sóc đặc biệt, mẹ hãy nấu các món cháo cho bé để hạ nhiệt và giúp bé ăn ngon miệng hơn. Trong bài viết dưới đây, Unica sẽ chia sẻ cho mẹ cách nấu cháo giúp bé hạ sốt nhanh chóng, hãy tham khảo nhé. 1. Vì sao món cháo lại phù hợp với trẻ đang bị sốt Trẻ khi bị sốt thân nhiệt sẽ tăng cao. Điều này sẽ khiến cho con cảm thấy vô cùng mệt mỏi, chán ăn hơn mức bình thường. Thay vì những món ăn cứng, cháo cho trẻ bị sốt chính là món ăn phù hợp giúp trẻ dễ ăn hơn. Khi bị ốm sốt, trẻ nên cháo vì những lý do sau: - Dễ ăn, dễ nuốt, không cần phải nhai nhiều và ăn uống cầu kỳ mà trẻ vẫn có thể hấp thụ hết chất dinh dưỡng. - Dễ dàng bổ sung lượng nước mất đi cho cơ thể khi bị ốm. - Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như: chất đạm, chất xơ, tinh bột,... giúp bé phục hồi nhanh chóng hơn. Bởi vì những lý do trên mà cháo cho bé bị sốt luôn là món ăn được các mẹ bỉm sữa ưa chuộng.  Trẻ bị sốt nên ăn cháp cho dễ ăn và dễ hấp thụ chất dinh dưỡng 2. Trẻ bị sốt nên ăn cháo gì? Bé sốt ăn cháo gì là thắc mắc chung của rất nhiều các mẹ bỉm sữa hiện nay. Thấu hiểu vấn đề đó, sau đây Unica sẽ gợi ý cho bạn một số món cháo giúp bé hạ sốt dễ làm tại nhà. 2.1. Cháo hạt sen và đậu Hạt sen có tính mát nên có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, còn trong đậu xanh có chứa các axit amin, vitamin B6, Kali, những nguồn dưỡng chất này sẽ giúp bé hạ sốt nhanh chóng. Bên cạnh đó, đây còn món ăn bổ dưỡng và giúp cho bé tiêu hóa tốt. Nguyên liệu: - 30g đậu xanh không vỏ - 50g hạt sen khô - 100g gạo nếp - Hành, ngò - Đường, nước mắm, muối, mì chính... Cách thực hiện: - Bước 1: Mẹ rửa sạch đậu xanh, gạo nếp đem vo sạch và ngâm trong nước ấm khoảng 20 phút. - Bước 2: Đun sôi một nồi nước, sau đó cho gạo nếp, đậu xanh và hạt sen vào. Tuy nhiên, hạt sen nguyên hạt có thể quá lớn đối với những bé chưa nhai được, do đó, mẹ nên nghiền nát trước khi cho con ăn. - Bước 3: Cuối cùng, thêm gia vị sao cho vừa ăn. >>> Xem ngay: 10 Cách hạ sốt cho trẻ nhanh nhất mẹ nên biết Cháo hạt sen và đậu được xem là bài thuốc giúp trẻ hạ sốt hiệu quả 2.2. Cháo thịt nạc heo với tía tô Tía tô có tính ấm, vị cay có tác dụng giải cảm, trừ mao và hạ sốt hiệu quả. Lá tía tô nấu cháo kết hợp cùng với thịt ngọt tạo nên món ăn vô cùng thơm ngon, bổ dưỡng, trả bị ốm ăn cháo này chắc chắn sẽ hạ sốt nhanh chóng. Món cháo hạ sốt cho bé từ thịt nạc heo với tía tô cách làm vô cùng đơn giản. Nguyên liệu - 100g gạo tẻ - 1 củ hành - 1 nắm lá tía tô - 250g thịt heo xay. - 2 nhánh hành lá - Gia vị: nước mắm, muối, tiêu. Cách thực hiện - Bước 1: Thịt heo băm bạn cho vào một cái tô nhỏ rồi cho vào đó ½ muỗng canh hạt nêm rồi trộn đều lên cho thịt ngấm gia vị. - Bước 2: Lá tía tô và hành lá rửa sạch sau đó cắt nhỏ thành miếng vừa ăn. - Bước 3: Vo gạo, không nên vo quá nhiều thì nó sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng ở lớp bên ngoài gạo. - Bước 4: Cho gạo và thịt vào nồi ninh cho đến khi cháo chín, nêm gia vị rồi cho tía tô và hành vào. - Bước 5: Múc cháo ra bát đợi đến khi cháo nguội bớt thì cho bé ăn. Cháo thịt nạc heo với tía tô bổ sung sức khoẻ cho bé 2.3. Cháo đậu xanh Để trả lời cho câu hỏi bé bị sốt ăn cháo gì câu trả lời không thể bỏ qua đó là cháo đậu xanh. Theo Đông y, đậu xanh có vị ngọt, tính mát nên có khả năng giải độc, thanh nhiệt. Bé bị sốt khi ăn cháo đậu xanh sẽ giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng này. Không chỉ có công dụng hạ sốt, cháo đậu xanh còn là thực phẩm giàu dinh dưỡng, hàm lượng vitamin dồi dào khi được nạp vào cơ thể sẽ tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Cháo đậu xanh có cách nấu vô cùng đơn giản và dễ thực hiện. Nguyên liệu - 30g đậu xanh nguyên chất - 200g gạo tẻ - Hành lá, hành khô, tía tô. - Gia vị: dầu ăn, bột ngọt, hạt tiêu, muối Cách thực hiện - Bước 1: Đầu tiên cần phải sơ chế nguyên liệu, đậu xanh trước khi nấu cháo cần cho vào nước ngâm, những hạt sâu, lép nổi lên trên mặt nước cần phải loại bỏ. Đậu xanh ngâm xong vớt ra đổ khô cho ráo nước. - Bước 2: Hành lá, tía tô rửa sạch sẽ sau đó cắt nhỏ. Đối với hành tím thì bỏ vỏ, cắt mỏng sau đó phi vàng thơm lên. - Bước 3: Gạo đem rang vàng sau đó vo lại cho sạch rồi cho vào nấu cháo. - Bước 4: Ninh nhừ cháo và đậu xanh với nhau, chú ý khuấy thật đều tay để cháo không bị cháy khét ở đáy nồi. - Bước 5: Cháo nấu xong cho bột canh, hạt nêm, nước mắm vào, nêm nếm sao cho vừa miệng nhất. - Bước 6: Cháo đậu xanh chín bạn cho hành lá, tía tô đã cắt nhỏ vào rồi khuấy đều sau đó tắt bếp. - Bước 7: Múc cháo ra bát đợi cháo nguội rồi cho trẻ ăn. Cháo đậu xanh là món ăn vừa giúp hạ sốt vừa giúp tăng cường sức đề kháng Chăm sóc trẻ không hề đơn giản, nó đòi hỏi cha mẹ cần rất nhiều kỹ năng và có đủ tính kiên nhẫn. Để chăm trẻ một cách đúng đắn, hạn chế những tổn thương, cha mẹ cần đăng ký khoá học online. Tại khoá học, các chuyên gia sẽ hướng dẫn quy trình chăm trẻ sơ sinh toàn diện, bí quyết cho trẻ ăn dặm, kỹ năng chăm sóc trẻ toàn diện. [course_id:1086,theme:course] [course_id:2018,theme:course] [course_id:106,theme:course] 2.4. Cháo thịt bò hầm và cà rốt Cháo giúp bé hạ sốt nhanh đó là món cháo thịt bò và cà rốt. Trong cà rốt có nhiều chất xơ và vitamin, còn thịt bò chứa nhiều protein, calo và sắt. Vì vậy, cháo thịt bò và cà rốt rất phù hợp khi trẻ bị sốt, hơn nữa đây còn là món ăn vừa thơm ngon lại vừa giàu chất dinh dưỡng cho trẻ. Nguyên liệu: - 30g thịt bò băm nhuyễn - 20g cà rốt băm nhuyễn - 1 chén gạo trắng Cách thực hiện: - Bước 1: Đầu tiên, mẹ cho gạo và nước sôi vào nồi, đun sôi với lửa to, sau đó, vặn nhỏ lửa và đun cháo trong khoảng 1 tiếng để cháo mềm. - Bước 2: Cho cà rốt và thịt bò vào nồi cháo khuấy đều, tiếp tục đun 15 phút. - Bước 3: Mẹ cho thêm 1 ít gia vị vừa ăn và thêm hành lá. Cháo thịt bò, cà rốt là món ăn vừa thơm ngon lại vừa giàu chất dinh dưỡng cho trẻ.  2.5. Cháo bạc hà Bạc hà là một loại cây thuốc quý không chỉ được dùng trong Đông y mà còn được dùng cả trong Tây y. Ngày nay, tinh dầu bạc hà được sử dụng khá phổ biến, bên cạnh đó, lá bạc hà còn được dùng để chế biến các món ăn với công dụng chữa cảm cúm, hạ sốt... Do đó, mẹ có thể dùng bạc hà để nấu cháo cho bé nhằm giúp “đánh bay” cơn sốt hiệu quả. Nguyên liệu: - 50g thịt lợn nạc - 50g gạo trắng - 3g bạc hà - Muối, tiêu Cách thực hiện: - Bước 1: Rửa sạch lá bạc hà, luộc lấy nước cốt. - Bước 2: Mẹ vo gạo thật sạch rồi cho vào nồi nước bạc hà. Sau đó, cho thêm nước lạnh và đun sôi. Để lửa nhỏ nấu cháo trong khoảng 1 tiếng đến khi cháo nhừ. - Bước 3: Băm nhuyễn thịt lợn nạc, cho vào nồi cháo khuấy đều, cho thêm gia vị vừa ăn. - Bước 4: Mẹ tiếp tục nấu cho đến khi cháo nhuyễn thì tắt bếp. Cháo bạc hà là món ăn giúp “đánh bay” cơn sốt hiệu quả 4. Cháo trứng gà tía tô Tía tô là loại lá có tính ẩm, vị cay, có tác dụng hạ khí, tiêu đờm, hạ sốt, chữa ho. Trong khi đó, trứng gà là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và dễ tiêu hóa. Vì vậy, nấu cháo cho bé với trứng gà và tía tô là một món ăn được sử dụng để hạ sốt rất hiệu quả. Nguyên liệu: - Lá tía tô tươi - 1 quả trứng gà - 80g gạo - 4 – 10g gừng - 1 củ hành tím Cách thực hiện: - Bước 1: Rửa sạch lá tía tô, gừng, hành và thái nhỏ. - Bước 2: Cho gạo, nước vào nồi, bật lửa to và đun sôi. Sau đó vặn nhỏ lửa nấu khoảng 1 tiếng cho đến khi cháo nhừ. - Bước 3: Khi cháo chín, cho lòng đỏ trứng gà vào cháo. - Bước 4: Tiếp theo mẹ cho lá tía tô, hành, gừng và gia vị. - Bước 5: Múc cháo ra cho bé ăn. Mẹ nên cho bé ăn khi nóng để giúp bé hạ sốt và tránh cho con ngồi gió lạnh khi ăn. >>> Xem ngay: Ưu điểm, hạn chế của phương pháp ăn dặm BLW Khi trẻ bị sốt, mẹ nên nấu cháo trứng, tía tô để trẻ hạ sốt nhanh chóng 3. Món ăn không nên cho trẻ ăn khi sốt Trẻ khi bị sốt không phải món ăn nào cũng thích hợp để ăn. Ngoài những món cháo giúp bé hạ sốt khuyến khích mẹ nên nấu cho trẻ ăn như bên trên đã chia sẻ thì mẹ bỉm cũng phải hạn chế cho bé sử dụng các món ăn dưới đây: - Thức ăn chứa nhiều đường: Đường có thể làm gia tăng vi khuẩn và virus trong cơ thể, gây ra các vấn đề về sức khỏe và kéo dài thời gian phục hồi. Do đó, tránh cho trẻ ăn bánh ngọt, kẹo, nước ngọt và các thức ăn giàu đường khác. - Thức ăn mỡ và nhiều dầu: Thức ăn nhiều dầu mỡ như mỡ động vật, mỡ thực vật, mỡ trong thịt đỏ, thức ăn chiên và rán có thể gây khó tiêu hóa và tăng cường việc sản sinh nhiệt trong cơ thể, gây nóng và tăng thêm căng thẳng lên cơ thể của trẻ. - Thức ăn nóng: Khi trẻ sốt, cơ thể đã đang có sự tăng gia tăng thân nhiệt. Do đó, tránh cho trẻ ăn thức ăn nóng như súp, canh, nước hầm hoặc thức ăn nóng hổi để tránh tăng thêm nhiệt độ cơ thể. - Thức ăn khó tiêu: Tránh cho trẻ ăn các loại thực phẩm khó tiêu như thịt nạc, hạt, thực phẩm có nhiều sợi và các loại thức ăn có kết cấu cứng. Mẹ không nên cho con ăn món chứa nhiều mỡ và đường 4. Những gia vị và thực phẩm không nên cho trẻ ăn khi bị sốt Ngoài những món ăn cần tránh trên, cha mẹ cũng cần phải tránh những gia vị và thực phẩm không nên cho bé ăn sau: - Thức ăn có hàm lượng muối cao: Thức ăn chứa nhiều muối như các món mặn, thức ăn chế biến, gia vị có thể gây ra sự mất nước trong cơ thể và làm gia tăng cảm giác khát của trẻ. - Trà xanh cũng là loại thực phẩm mẹ cần loại bỏ khỏi thực đơn hàng ngày của bé để không khiến tình trạng sốt trở nên nghiêm trọng hơn. Bởi trong trà xanh có chứa nhiều tanin có thể khiến cho thân nhiệt bé tăng cao hơn. - Trẻ bị sốt không nên cho uống nước đá vì sẽ dễ viêm họng và nhiễm trùng ruột. Đồng thời nó cũng khiến con bị sốt nặng hơn. - Gia vị cay nóng như: tỏi, tiêu có thể gây nóng và khiến bé khó chịu hơn. Vì vậy bố mẹ cần phải tránh xa những gia vị này nhé. 5. Lưu ý khi cho trẻ ăn lúc bị sốt Ngoài việc nắm được món cháo giúp bé hạ sốt, mẹ cũng cần lưu ý những vấn đề sau để việc chăm sóc trẻ khi bị sốt được tốt nhất. - Không nên cho trẻ ăn quá nhiều mà nên chia nhỏ bữa ăn để giảm bớt gánh nặng cho hệ tiêu hoá. - Bé còn nhỏ nếu đang bú mẹ, mẹ có thể vắt sữa và cho bé ăn bằng thìa. - Tuyệt đối không nên ép con phải ăn quá nhiều vì điều đó có thể sẽ khiến bé mệt mỏi và đâm ra sợ hãi hơn. 6. Kết luận Như vậy, UNICA vừa chia sẻ các món cháo giúp bé hạ sốt và giàu chất dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ. Hy vọng rằng, qua bài viết này, các mẹ sẽ biết cách nấu những món cháo thơm ngon, bổ dưỡng cho con khi con bị bệnh. Bạn đọc muốn biết thêm những công thức nấu cháo thơm ngon bổ dưỡng cho bé yêu nhà mình hãy nhanh tay đăng ký và theo dõi khoá học nuôi dạy con trên Unica, các chuyên gia sẽ hướng dẫn chi tiết và cung cấp các kiến thức hữu ích tới bạn.
07/08/2019
8938 Lượt xem
15+ cách nấu cháo tôm cho bé ăn dặm thơm ngon, bổ dưỡng
15+ cách nấu cháo tôm cho bé ăn dặm thơm ngon, bổ dưỡng Cháo tôm cho bé là một trong những thực đơn ăn dặm giàu dinh dưỡng. Bởi vì, trong tôm chứa nhiều canxi, protein, vitamin A, D cùng các acid amin cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, không phải bà mẹ nào cũng biết cách nấu cháo tôm sao cho thơm ngon bổ dưỡng. Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây, UNICA sẽ chia sẻ cách nấu cháo tôm cho bé ăn dặm thơm ngon, bổ dưỡng giúp bé ăn ngon. 1. Có nên cho trẻ ăn dặm với cháo tôm không? Theo Viện dinh dưỡng Quốc Gia, trong 100gr tôm đồng có đến 18.4g protein, 1,8g lipid, 1120mg canxi, 2.20mg sắt, 42mg magie, 316mg kali và nhiều loại vitamin và khoáng chất khác. Trong thịt tôm còn chứa omega 3, có tác dụng hỗ trợ tổng hợp DHA, hỗ trợ tốt cho sự phát triển não bộ của bé. Theo các nghiên cứu từ Viện dinh dưỡng Quốc gia cũng cho biết, tôm đồng là loại thủy sản lành tính. Hàm lượng dưỡng chất trong tôm biển và tôm đồng có giá trị dinh dưỡng tương đương nhau. Chính vì thế, trong giai đoạn các mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm có thể sử dụng tôm đồng để bổ sung vào thực đơn của trẻ. Đối với tôm biển, các mẹ chỉ cho bé ăn khi bé không có dấu hiệu bị dị ứng. Cháo tôm là món ăn cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cho bé 2. Trẻ mấy tháng ăn được tôm? Từ tháng thứ 7 trở đi các mẹ có thể chế biến các món ăn với tôm cho bé ăn dặm. Khi bắt đầu cho bé ăn tôm các mẹ nên lưu ý nguyên tắc cho bé ăn thử từng chút để hệ tiêu hóa của bé tập thích nghi dần với tôm. Sau khi đã chắc chắn rằng bé không bị dị ứng với tôm, các mẹ có thể cho bé ăn tôm theo định lượng gợi ý dưới đây: - Đối với trẻ từ 7 đến 12 tháng tuổi: lượng tôm sử dụng trong mỗi bữa ăn là khoảng, mỗi tuần chỉ nên cho bé ăn từ 3-4 lần. - Đối với trẻ từ 1 đến 3 tháng tuổi: lượng tôm sử dụng trong mỗi bữa ăn khoảng 40gr, mỗi tuần chỉ nên cho bé ăn từ 3-4 lần. - Đối với trẻ từ 4 tuổi tuổi: lượng tôm sử dụng trong mỗi bữa ăn khoảng 50gr. Lúc này, mẹ có thể cho bé ăn tôm 1-2 lần/ngày, tùy theo nhu cầu và sở thích của bé. 3. Cháo tôm kỵ với rau gì? Mẹ nên nấu cháo tôm với rau gì cho bé? Như các mẹ đã biết, tôm là loại thủy sản giàu canxi. Vì vậy, không nên kết hợp tôm với các loại thực phẩm nhiều axit tanin. Cụ thể hơn, khi canxi kết hợp với axit tanin sẽ tạo ra hợp chất không hòa tan. Gây ra cảm giác buồn nôn, khó chịu, đau bụng ở trẻ.  Cụ thể hơn, khi nấu cháo tôm cho bé, các mẹ nên tránh các loại rau như: rau má, rau cải xoăn, khổ qua (mướp đắng),... Cách nấu cháo tôm cho bé không bị tanh, ngon, bổ không quá phức tạp, các mẹ chỉ cần kết hợp với một số loại rau lành tính, giàu dinh dưỡng như: rau ngót, rau mồng tơi, bí đỏ, cà rốt, rau dền, súp lơ, chùm ngây, cải ngồng,... Mẹ không nên kết hợp tôm với các loại thực phẩm nhiều axit tanin 4. Hướng dẫn 15+ cách nấu cháo tôm cho bé ăn dặm thơm ngon, đúng chuẩn Dưới đây là 15+ cách nấu cháo tôm không tanh cho bé ăn dặm chuẩn. Các mẹ hãy thử kết hợp tôm với nhiều loại rau củ khác nhau để giúp bữa ăn của bé thêm đa dạng dinh dưỡng. Đồng thời, giúp bé chọn ra món cháo tôm khoái khẩu, giúp kích thích bé ăn ngon hơn.   4.1. Cháo tôm cà rốt khoai tây Khoai tây mang đến cho chúng ta một lượng dinh dưỡng dồi dào. Gồm vitamin C, vitamin B6, chất xơ, sắt, protein, kali,... Khi nấu cháo tôm khoai tây cho bé mẹ hãy chuẩn bị các nguyên liệu sau: - Gạo trắng: 20gr nấu chung với 200ml nước. - Thịt tôm bóc vỏ, bỏ đầu, băm nhuyễn: 2-3 con (khoảng 30gr) - Khoai tây gọt vỏ, cắt nhỏ: 1 củ (khoảng 30gr) Cách nấu: - Bước 1: Nấu cháo gạo trắng cho đến khi chín nhừ. - Bước 2: Khoai tây hấp chín, tán nhuyễn. - Bước 3: Thêm tôm và khoai tây vào nấu thêm khoảng 5 phút. - Bước 4: Thêm gia vị vừa ăn theo độ tuổi của trẻ. Sau đó tắt bếp. Cháo tôm cà rốt khoai tây chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào 4.2. Cháo tôm bí đỏ Cháo tôm bí đỏ được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích các mẹ nên thêm vào khẩu phần ăn của bé để giúp bé phát triển đúng theo chiều cao và cân nặng chuẩn của WHO. Hơn nữa, cách nấu món cháo này còn vô cùng đơn giản. Nguyên liệu - 100g tôm bóc vỏ - 50g bí đỏ - 1 nhánh nhỏ hành khô - Dầu oliu - Dầu ăn cho bé - Nước mắm, hạt nêm, muối >>> Xem ngay:4 cách nấu cháo thịt bò cho bé hay ăn chóng lớn Mẹ có thể nấu cháo tôm bó đỏ để bé ăn ngon miệng hơn Cách thực hiện: - Bước 1: Mẹ gọt vỏ bí đỏ, rửa sạch, cắt thành từng khúc nhỏ. Sau đó, vo sạch gạo, cho gạo với bí đỏ vào ninh thành cháo. Với bước này, mẹ nên cho lượng nước gấp đôi lượng gạo. Trong quá trình ninh, thỉnh thoảng đảo đều để cháo không dính và không khét. - Bước 2: Rửa sạch tôm, bóc vỏ, bỏ chỉ đen trên lưng tôm. Sau đó băm nhuyễn hoặc xay nhỏ để bé có thể nhai được. Tiếp theo, mẹ ướp tôm với 1 ít hạt nêm và hành khô băm nhỏ. Mẹ cho 1 ít dầu ăn vào chảo, phi thơm hành khô và xào sơ tôm cho đến khi đổi màu hồng rồi tắt bếp. - Bước 3: Khi cháo chín nhừ, mẹ cho tôm vào đảo đều và thêm gia vị sao cho nhạt hơn khẩu vị của mình, vì hệ tiêu hóa của trẻ còn chưa hoàn thiện, cần ăn thực phẩm nhạt tối đa để không làm ảnh hưởng đến thận. Cuối cùng, tắt bếp và cho 1 thìa nhỏ dầu oliu vào đảo đều. 4.3. Cháo tôm rau ngót  Mẹ đang tìm kiếm một món cháo cho bé ăn dặm cách làm đơn giản lại giàu hàm lượng chất dinh dưỡng, hãy học ngay cách nấu cháo tôm với rau ngót nhé. Đối với món cháo này thì mẹ thực hiện như sau: Nguyên liệu: - 1 mớ rau ngót - 100g tôm tươi - Gạo - Đậu xanh không vỏ - 1 miếng phô mai - Nước mắm, dầu oliu Cách thực hiện: - Bước 1: Trộn lẫn gạo với đậu xanh, đem vo sạch và để ráo. Sau đó mẹ nhặt sạch rau ngót, rửa với nước muối và để ráo. Tiếp theo, vò nát rau ngót và băm nhuyễn. Đối với tôm, mẹ bỏ phần đầu, đuôi tôm, bóc vỏ, bỏ phần sợi chỉ đen, sau đó rửa sạch và băm nhuyễn và ướp tôm với 1 ít nước mắm. - Bước 2: Mẹ hãy cho gạo và đậu xanh vào nồi cùng với 1 ít nước, nấu đến khi cháo chín rồi vặn nhỏ lửa. Đồng thời, chuẩn bị 1 cái chảo, khi chảo nóng, mẹ cho 1 muỗng dầu oliu vào và tráng đều mặt chảo. Tiếp theo, cho tôm băm nhuyễn cùng với phô mai vào xào chín cho đến khi tôm chuyển sang màu hồng và có mùi thơm thì tắt bếp. - Bước 3: Mẹ cho phần tôm đã xào vào nồi cháo, sau đó, cho rau ngót và phô mai vào khuấy đều tay, chờ cho cháo sôi thì tắt bếp. Vậy là mẹ đã hoàn thành món cháo tôm cho bé, giúp bé ăn ngon miệng hơn. >>> Xem ngay: Cháo lươn cho bé ăn dặm có tốt không ? Cháo rau ngót dễ làm cho bé ăn dặm cực an toàn 4.4. Cháo tôm rau dền đỏ Cháo tôm rau dền đỏ chứa nhiều vitamin, protein, khoáng chất hỗ trợ cải thiện giấc ngủ cho bé. Đồng thời giúp bé tăng cường sức khoẻ, chống lại những tác nhân gây bệnh từ môi trường hiệu quả. Nguyên liệu:  - 1 nắm gạo tẻ - 30g tôm - 10g rau dền Cách thực hiện:  - Bước 1: Gạo bạn vo sạch, loại bỏ những hạt gạo bị lép, sau đó mang nấu chín thành cháo - Bước 2: Sau khi chờ cháo chín, bạn sơ chế các nguyên liệu khác: Tôm bóc vỏ, băm nhỏ; rau dền chọn phần lá non, rửa với nước muối loãng rồi thái nhỏ. - Bước 3: Làm nóng chảo và đảo tôm cho đến khi tôm săn lại. Nêm một chút gia vị đẻ bé vừa ăn. - Bước 4: Sau khi cháo chín, cho tôm và rau dền vào nấu cho đến khi các nguyên liệu được hòa quyện lại với nhau. Nấu trong khoảng 3-5 phút là bé có thể thưởng thức được.  Cháo tôm rau dền đỏ 4.5. Cháo tôm bí xanh Thành phần dinh dưỡng của bí xanh rất tốt cho sức khỏe. Trong bí xanh, có chứa protid, glucid, canxi, sắt, photpho, vitamin B, vitamin C,... Cách nấu cháo tôm bí đỏ cho bé với bí xanh là một trong những món ăn mùa hè mà mẹ không thể bỏ qua.  Nguyên liệu cần chuẩn bị: - Gạo trắng: 20gr nấu chung với 200ml nước. - Thịt tôm bóc vỏ, bỏ đầu, băm nhuyễn: 2-3 con (khoảng 30gr) - Bí xanh gọt vỏ, bỏ hạt, cắt nhỏ: khoảng 30gr Cách nấu: - Bước 1: Nấu cháo gạo trắng cho đến khi chín nhừ. - Bước 2: Bí xanh hấp chín, tán nhuyễn. - Bước 3: Thêm tôm và bí xanh đã tán nhuyễn vào nấu thêm khoảng 5 phút. - Bước 4: Thêm gia vị vừa ăn theo độ tuổi của trẻ. Sau đó tắt bếp. Cháo tôm bí xanh rất cần thiết cho sự phát triển của bé Đăng ký khoá học online qua video trên Unica để chào đón một em bé khoẻ mạnh. Khoá học với các chuyên gia đầu ngành sẽ giúp mẹ trang bị được những kiến thức lúc mang thai và sau sinh. Từ đó, biết cách chăm sóc tốt cho mẹ và bé, đồng hành cùng con trong những năm tháng đầu đời. [course_id:1203,theme:course] [course_id:637,theme:course] [course_id:1171,theme:course] 4.6. Cháo tôm bông cải Trong bông cải khá giàu vitamin A, vitamin K, vitamin B9, vitamin C và nhiều khoáng chất có lợi cho sức khỏe như kali, photpho, selen,... Nguyên liệu cần chuẩn bị: - Gạo trắng: 20gr nấu chung với 200ml nước. - Thịt tôm bóc vỏ, bỏ đầu, băm nhuyễn: 2-3 con (khoảng 30gr) - Bông cải: khoảng 30gr Cách nấu: - Bước 1: Nấu cháo gạo trắng cho đến khi chín nhừ. - Bước 2: Bông cải rửa sạch nhiều lần với muối. Sau đó hấp chín, tán nhuyễn hoặc cắt nhỏ. - Bước 3: Thêm tôm và bông cải đã tán nhuyễn vào nấu với cháo thêm khoảng 5 phút. - Bước 4: Thêm gia vị vừa ăn theo độ tuổi của trẻ. Sau đó tắt bếp. Mách nhỏ: Hàm lượng dinh dưỡng trong bông cải xanh nhiều hơn bông cải trắng. Hơn nữa, bông cải xanh cũng mềm và vị thơm ngon hơn bông cải trắng. Vì thế, các mẹ nên ưu tiên chọn bông cải xanh để nấu cháo cho bé. Cháo tôm bông cải giàu vitamin A, vitamin K, vitamin B9 4.7. Cháo tôm chùm ngây Lá chùm ngây chứa hàm lượng dinh dưỡng cực kỳ cao. Trong lá chùm ngây có nhiều khoáng chất quan trọng như canxi, sắt, magie, kali, natri, kẽm, protein, beta caroten, acid amin, vitamin A, vitamin C,... Hàm lượng dinh dưỡng trong lá chùm ngây so với các loại thực vật khác cao hơn gấp 3-7 lần.  Nguyên liệu cần chuẩn bị: - Gạo trắng: 20gr nấu chung với 200ml nước. - Thịt tôm bóc vỏ, bỏ đầu, băm nhuyễn: 2-3 con (khoảng 30gr) - Lá chùm ngây đã lặt sạch: khoảng 20gr Cách nấu: - Bước 1: Nấu cháo gạo trắng cho đến khi chín nhừ. - Bước 2: Lá chùm ngây rửa sạch nhiều lần với muối. Sau đó cắt nhỏ. - Bước 3: Thêm tôm đã băm nhuyễn vào nấu với cháo thêm khoảng 5 phút. Thêm lá chùm ngây vào cháo khuấy đều, nấu thêm cho đến khi cháo sôi đều.  - Bước 4: Thêm gia vị vừa ăn theo độ tuổi của trẻ. Sau đó tắt bếp. Cháo tôm chùm ngây cách nầu vô cùng đơn giản 4.8. Cháo tôm hạt sen Một trong những cách nấu cháo tôm cho bé giúp bé ngon miệng hơn là kết hợp nấu với hạt sen. Vị bùi bùi của hạt sen sẽ tạo cảm giác lạ miệng cho bé, kích thích bé ăn ngon hơn. Đồng thời, hàm lượng dinh dưỡng trong hạt sen cũng khá cao. Món cháo tôm hạt sen là một trong những món giúp bé ăn ngon ngủ ngon mà các mẹ nên thử nấu ngay cho bé. Nguyên liệu cần chuẩn bị: - Gạo trắng: 20gr nấu chung với 200ml nước. - Thịt tôm bóc vỏ, bỏ đầu, băm nhuyễn: 2-3 con (khoảng 30gr) - Hạt sen tươi bóc vỏ, bỏ tim: khoảng 20gr Cách nấu: - Bước 1: Nấu cháo gạo trắng cho đến khi chín nhừ. - Bước 2: Hạt sen rửa sạch, nấu chín, tán nhuyễn. - Bước 3: Thêm tôm và hạt sen đã tán nhuyễn vào nấu với cháo thêm khoảng 5 phút. - Bước 4: Thêm gia vị vừa ăn theo độ tuổi của trẻ. Sau đó tắt bếp. Cháo tôm hạt sen là món ngon mẹ nên thay đổi cho bé 4.9. Cháo tôm khoai tây đậu xanh Cháo tôm đậu xanh khoai tây là món ngon dinh dưỡng không thể thiếu trong thực đơn ăn dặm của bé, nhất là trong mùa hè. Tôm, khoai tây và đậu xanh đều là những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, thơm ngon và kích thích bé ăn ngon miệng hơn.  Nguyên liệu cần chuẩn bị: - Gạo trắng: 20gr nấu chung với 200ml nước. - Thịt tôm bóc vỏ, bỏ đầu, băm nhuyễn: 2-3 con (khoảng 30gr) - Khoai tây gọt vỏ, cắt nhỏ: 1 củ (khoảng 30gr) - Đậu xanh: 10gr Cách nấu: - Bước 1: Nấu cháo gạo trắng với đậu xanh cho đến khi chín nhừ. - Bước 2: Khoai tây hấp chín, tán nhuyễn. - Bước 3: Thêm tôm và khoai tây vào nấu thêm khoảng 5 phút. - Bước 4: Thêm gia vị vừa ăn theo độ tuổi của trẻ. Sau đó tắt bếp. Mách mẹ mẹo hay: Đậu xanh còn vỏ có giá trị dinh dưỡng cao hơn loại đậu xanh đã bỏ vỏ. Đối với các bé trên 18 tháng tuổi, các mẹ có thể sử dụng đậu xanh còn vỏ để nấu cháo tôm cho bé. Cháo tôm khoai tây đậu xanh ăn dặm cho bé giàu dinh dưỡng 4.10. Nấu cháo tôm rau cải Rau cải là loại rau có hàm lượng dinh dưỡng cao. Đặc biệt là vitamin K và diệp hoàng tố, chất xơ. Trong rau cải cũng chứa nhiều loại vitamin như A, B, C, D,... Các mẹ có thể chọn rau cải xanh, rau cải thìa, rau cải ngọt, rau cải ngồng,... để nấu cháo cho bé.  Nguyên liệu cần chuẩn bị: - Gạo trắng: 20gr nấu chung với 200ml nước. - Thịt tôm bóc vỏ, bỏ đầu, băm nhuyễn: 2-3 con (khoảng 30gr) - Rau cải rửa sạch, cắt nhuyễn: khoảng 20gr Cách nấu: - Bước 1: Nấu cháo gạo trắng cho đến khi chín nhừ. - Bước 3: Thêm tôm vào nấu thêm khoảng 3 phút. Sau đó thêm tiếp rau cải đã cắt nhuyễn vào nấu thêm cho đến khi sôi đều khoảng 3 phút.  - Bước 4: Thêm gia vị vừa ăn theo độ tuổi của trẻ. Sau đó tắt bếp. Cháo tôm rau cải giúp bé ăn ngon miệng mỗi ngày 4.11. Cháo tôm rau mồng tơi Rau mồng tơi rất giàu sắt, có tác dụng hỗ trợ hồng cầu phát triển. Bên cạnh đó, rau mồng tơi còn có hàm lượng chất điện giải cao như canxi, kali, natri, sắt, đồng, selen, photpho và protein,... Nguyên liệu cần chuẩn bị: - Gạo trắng: 20gr nấu chung với 200ml nước. - Thịt tôm bóc vỏ, bỏ đầu, băm nhuyễn: 2-3 con (khoảng 30gr) - Rau mồng tơi rửa sạch, cắt nhuyễn: khoảng 20gr Cách nấu: - Bước 1: Nấu cháo gạo trắng cho đến khi chín nhừ. - Bước 3: Thêm tôm vào nấu thêm khoảng 3 phút. Sau đó thêm tiếp rau mồng tơi đã cắt nhuyễn vào nấu thêm cho đến khi sôi đều khoảng 2 phút.  - Bước 4: Thêm gia vị vừa ăn theo độ tuổi của trẻ. Sau đó tắt bếp. Cháo tôm nấm rơm là một trong những thực đơn ăn dặm bổ dưỡng 4.12. Cháo tôm khoai lang Cháo tôm khoai lang là món ăn dặm cho trẻ ngon và bổ dưỡng mẹ tuyệt đối không nên bỏ qua nhé. Khoai lang với hàm lượng vitamin, khoáng chất kết hợp cùng với tôm sẽ rất tốt cho quá trình phát triển của bé. Nguyên liệu: - 20g tôm -10g khoai lang - 1 nắm gạo tẻ - Gia vị Cách thực hiện: - Bước 1: Gạo bạn vo sạch, loại bỏ những hạt gạo bị lép, sau đó mang nấu chín thành cháo - Bước 2: Sau khi chờ cháo chín, bạn sơ chế các nguyên liệu khác: Tôm bóc vỏ, băm nhỏ; Khoai lang, gọt bỏ, rửa sạch, cắt thành khoanh và mang đi hấp chín. Sau đó dùng dĩa tán cho cho thật nhuyễn.  - Bước 3: Làm nóng chảo với một chút dầu ăn, sau đó cho tôm vào đảo cho đến khi săn lại, thêm một chút bột nêm để bé vừa ăn. - Bước 4: Khi cháo đã chín, đổ phần tôm nấm và khoai lang vào cháo và đảo đều trong khoảng 3-5 phút là bé có thể thưởng thức được. Cháo tôm khoai lang rất tốt cho quá trình phát triển của bé 4.13. Cách nấu cháo tôm rong biển Rong biển khá giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, rong biển là loại thực phẩm có tính hàn, giải nhiệt, nhuận tràng. Do vậy, các mẹ chỉ nên sử dụng rong biển cho bé ăn dặm khi con không phản ứng với rong biển. Đồng thời, các bé còi cọc, thiếu cân không nên kết hợp rong biển để nấu cháo tôm cho bé. Nguyên liệu cần chuẩn bị: - Gạo trắng: 20gr nấu chung với 200ml nước. - Thịt tôm bóc vỏ, bỏ đầu, băm nhuyễn: 2-3 con (khoảng 30gr) - Rong biển khô rửa sạch, ngâm nở, cắt nhuyễn: khoảng 10gr Cách nấu: - Bước 1: Nấu cháo gạo trắng cho đến khi chín nhừ. - Bước 3: Thêm tôm vào nấu thêm khoảng 3 phút. Sau đó thêm tiếp rong biển đã cắt nhuyễn vào nấu thêm cho đến khi sôi đều khoảng 3 phút.  - Bước 4: Thêm gia vị vừa ăn theo độ tuổi của trẻ. Sau đó tắt bếp. Cháo tôm rong biển hỗ trợ giải nhiệt, nhuận tràng 4.14. Cách nấu cháo tôm tươi và đậu đỏ  Đậu đỏ vừa giàu dinh dưỡng lại có tác dụng thanh nhiệt. Cách nấu cháo tôm cho bé kết hợp với đậu đỏ là món ăn giúp bé bổ sung dưỡng chất, giúp tăng cường sức đề kháng và giúp bé phục hồi sau khi ốm.  Nguyên liệu cần chuẩn bị: - Gạo trắng: 20gr nấu chung với 200ml nước. - Thịt tôm bóc vỏ, bỏ đầu, băm nhuyễn: 2-3 con (khoảng 30gr) - Đậu đỏ tươi: 20gr Cách nấu: - Bước 1: Nấu cháo gạo trắng với đậu xanh cho đến khi chín nhừ. - Bước 2: Đậu đỏ tươi hấp chín, tán nhuyễn. - Bước 3: Thêm tôm và đậu đỏ đã tán nhuyễn vào nấu thêm khoảng 5 phút. - Bước 4: Thêm gia vị vừa ăn theo độ tuổi của trẻ. Sau đó tắt bếp. Mách nhỏ: Đậu đỏ tươi nấu nhanh và có vị ngon hơn đậu đỏ khô. Các mẹ nên ưu tiên đậu đỏ tươi khi nấu cho cháo cho bé. Trong trường hợp các mẹ dùng đậu đỏ khô thì nên rửa sạch đậu đỏ khô, ngâm trong khoảng 2-3 giờ. Sau đó nấu chín, tán nhuyễn rồi nấu cháo với tôm tương tự như đậu đỏ tươi Cháo tôm tươi đậu đỏ giúp bé ăn ngon, không bị chán 4.15. Nấu cháo tôm thịt bằm Trong thịt heo (thịt lợn) cung cấp nhiều chất đạm, chất béo, vitamin và nhiều khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Đối với các bé dưới 18 tháng tuổi, mẹ nên chọn loại thịt nạc mềm để nấu cháo cho bé. Đối với các bé trên 18 tháng tuổi, các mẹ có thể chọn thịt có cả nạc cả mỡ để bổ sung dinh dưỡng cho bé tốt hơn. Nguyên liệu cần chuẩn bị: - Gạo trắng: 20gr nấu chung với 200ml nước. - Thịt tôm bóc vỏ, bỏ đầu, băm nhuyễn: 2-3 con (khoảng 30gr) - Thịt băm: 20gr Cách nấu: - Bước 1: Nấu cháo gạo trắng với đậu xanh cho đến khi chín nhừ. - Bước 2: Xào chín tôm với thịt bằm. - Bước 3: Thêm tôm và thịt bằm đã xào chín vào nấu thêm khoảng 3 phút. - Bước 4: Thêm gia vị vừa ăn theo độ tuổi của trẻ. Sau đó tắt bếp. Cháo tôm thịt bằm rất thích hợp với bé 18 tháng tuổi 4.16. Cháo tôm phô mai Món cháo tôm phô mai nấu cực nhanh mà lại cực kỳ bổ dưỡng. Chỉ với một vài bước vô cùng đơn giản là các mẹ đã có nồi cháo cực kỳ thơm ngon dành cho bé. Sau đây là chi tiết hướng dẫn cách nấu cho mẹ tham khảo. Nguyên liệu - Gạo trắng - 2-3 con tôm (bóc vỏ, bỏ đầu, băm nhuyễn) - ½ - 1 miếng phô mai ( tán mịn). Cách thực hiện - Bước 1: Nấu 20gr gạo trắng với 200ml nước cho đến khi chín nhừ. - Bước 2: Thêm tôm vào nấu tiếp khoảng 5 phút.  - Bước 3: Thêm gia vị vừa ăn theo độ tuổi của trẻ. Thêm phô mai vào khuấy đều và tắt bếp. Cháo tôm pho mai giàu dinh dưỡng cho bé 4.17. Cháo tôm nấm, su hào Thành phần dinh dưỡng của nấm và su hào cũng khá dồi dào. Nhất là protein. Cách nấu cháo tôm cho bé kết hợp với nấm và su hào sẽ giúp món cháo thêm ngọt thanh đậm đà. Đối với các bé dưới 12 tháng tuổi, các mẹ không cần thêm bất kỳ gia vị nào món cháo này cũng cực kỳ thơm ngon và hấp dẫn.  Nguyên liệu cần chuẩn bị: - Gạo trắng: 20gr nấu chung với 200ml nước. - Thịt tôm bóc vỏ, bỏ đầu, băm nhuyễn: 2-3 con (khoảng 30gr) - Nấm rơm cắt gốc, rửa sạch, cắt nhỏ hoặc cắt nhuyễn theo độ tuổi của bé: 20gr - Su hào gọt vỏ, cắt nhuyễn: 10gr. Cách nấu: - Bước 1: Nấu cháo gạo trắng với đậu xanh cho đến khi chín nhừ. - Bước 2: Xào chín su hào, nấm rơm, tôm. - Bước 3: Thêm tôm, su hào, nấm rơm đã xào chín vào nấu thêm khoảng 3 phút. - Bước 4: Thêm gia vị vừa ăn theo độ tuổi của trẻ. Sau đó tắt bếp. Cháo tôm nấm, su hào giúp món cháo thêm ngọt thanh đậm đà 4.18. Hướng dẫn nấu cháo tôm trứng gà Khi nấu cháo tôm với trứng gà cho bé, các mẹ nên chọn trứng gà ta và chỉ nên dùng lòng đỏ trứng khi nấu cháo cho bé dưới 18 tháng tuổi. Đối với các bé từ 18 tháng trở lên, các mẹ có thể dùng cả lòng đỏ và lòng trắng trứng để cho bé thích nghi với nhiều loại thực phẩm hơn.  Nguyên liệu cần chuẩn bị: - Gạo trắng: 20gr nấu chung với 200ml nước. - Thịt tôm bóc vỏ, bỏ đầu, băm nhuyễn: 2-3 con (khoảng 30gr) - Lòng đỏ trứng gà luộc chín, tán mịn: 1 lòng đỏ trứng gà. Cách nấu: - Bước 1: Nấu cháo gạo trắng với đậu xanh cho đến khi chín nhừ. - Bước 2: Xào chín tôm. - Bước 3: Thêm tôm và lòng đỏ trứng gà vào nấu thêm khoảng 3 phút. - Bước 4: Thêm gia vị vừa ăn theo độ tuổi của trẻ. Sau đó tắt bếp. Cháo tôm trứng rất tốt với sức khoẻ của bé 4.19. Nấu cháo tôm thịt bò cho bé Cách nấu cháo tôm cho bé kết hợp với thịt bò là món cháo giúp bé phát triển cơ bắp cực tốt. Cách nấu cháo tôm thịt bò cũng khá nhanh.  Nguyên liệu cần chuẩn bị: - Gạo trắng: 20gr nấu chung với 200ml nước. - Thịt tôm bóc vỏ, bỏ đầu, băm nhuyễn: 2-3 con (khoảng 30gr) - Thịt bò băm nhuyễn: 20gr Cách nấu: - Bước 1: Nấu cháo gạo trắng với đậu xanh cho đến khi chín nhừ. - Bước 2: Xào chín tôm và thịt bò.  - Bước 3: Thêm tôm và thịt bò vào nấu cho đến khi xôi đều. - Bước 4: Thêm gia vị vừa ăn theo độ tuổi của trẻ. Sau đó tắt bếp. Cháo tôm thịt bò giúp bé phát triển cơ bắp tốt 4.20. Cháo tôm khoai mỡ Cách nấu cháo tôm cho bé dễ làm, thơm ngon bổ dưỡng cuối cùng mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đó là cháo tôm khoai mỡ. Với món ăn này, bé chắc chắn sẽ ăn được nhiều hơn, không cảm thấy bị nhàm chán. Nguyên liệu: - 100g tôm - 50g khoai mỡ - 1 nắm gạo - 1 Củ hành tím Cách thực hiện: Bước 1: Gạo bạn vo sạch, loại bỏ những hạt gạo bị lép, sau đó mang nấu chín thành cháo Bước 2: Sau khi chờ cháo chín, bạn sơ chế các nguyên liệu khác: Tôm bóc vỏ, băm nhỏ; Hành tím bỏ vỏ, thái nhỏ; Khoai mỡ bạn gọt sạch phần vỏ, rửa với nước muối lãng, mang đi hấp chín rồi dùng dĩa tán nhỏ. - Bước 3: Cho hành tím vào phi cho vàng, sau đó cho tôm đã băm nhỏ và đảo cho đến khi săn lại. - Bước 4: Sau khi cháo chín, cho tôm và khoai mỡ vào nấu cho đến khi các nguyên liệu được hòa quyện lại với nhau. Nấu trong khoảng 3-5 phút là bé có thể thưởng thức được.  Cháo tôm cho bé - Cháo tôm khoai mỡ 5. Bật mí cách nấu cháo tôm cho bé không bị tanh Để nấu được món cháo tôm cho bé không bị tanh mẹ cần phải sơ chế cho thật kỹ. Sau đây là một vài cách sơ chế tôm giúp mẹ khi nấu cháo không bị tanh đơn giản. - Thịt tôm đã bóc vỏ ngâm qua cùng với một chút ít rượu trắng và gừng, sau đó vớt ra và rửa cho thật sạch trước khi chế biến. - Đối với phần vỏ tôm và đầu tôm vừa bóc, mẹ đem nấu thành nước, sau đó lọc lấy nước dùng trong vắt để nấu cháo cho bé. 6. Một vài lưu ý mẹ cần nhớ khi nấu cháo tôm cho con Tôm có rất nhiều lợi ích tốt cho sức khoẻ, món cháo tôm vừa ngon vừa chứa nhiều dưỡng chất nên được mẹ ưa chuộng để thêm vào thực đơn món ăn. Để nấu được cho bé món cháo tôm thơm ngon, mẹ cần chú ý một vài vấn đề sau: - Tôm chứa nhiều natri nên mẹ không nên cho bé ăn quá nhiều, chỉ nên cung cấp khoảng 75% lượng natri được khuyến nghị hàng ngày cho bé dưới 12 tháng tuổi thôi. Hơn nữa trong tôm cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng như: canxi, phốt pho, axit béo,…, nếu ăn quá nhiều sẽ dễ gây tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng. - Tôm nên băm nhuyễn hoặc cắt lát thật mỏng để trẻ dễ ăn hơn, tuỳ thuộc vào độ tuổi mà mẹ cho con ăn cách phù hợp để không bị nghẹn. - Tôm dễ gây dị ứng với những người không hợp nên mẹ nên cần chú ý, nên kiểm tra trước khi cho bé ăn. Nếu nghi ngờ bé bị dị ứng hải sản, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu cho bé ăn tôm. - Khi mới bắt đầu cho trẻ ăn tôm, mẹ chỉ nên cho ăn thử 1 miếng nhỏ và đợi xem phản ứng của trẻ trong khoảng 1 giờ. Nếu trẻ có các triệu chứng bất thường, cần phải nhanh chóng đưa bé đi khám và hỏi ý kiến. - Tôm cần được nấu chín kỹ để loại bỏ virus và vi khuẩn có trong tôm giúp trẻ không bị ngộ độc. - Không cho trẻ ăn chân, đầu hay vỏ tôm. Vỏ tôm không chứa nhiều canxi như nhiều người vẫn nói. trong khi đó vỏ tôm lại rất dễ bị hóc và khó tiêu nên cần hết sức chú ý. - Khi ăn tôm không kết hợp tôm với các thực phẩm giàu vitamin C vì cách kết hợp này rất dễ gây ngộ độc. 7. Kết luận Trên đây là 10 món cháo tôm cho bé với cách làm đơn giản nhưng giúp bé ăn ngon miệng và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng trong quá trình phát triển của bé yêu. Hy vọng rằng, qua bài viết mà UNICA đã chia sẻ, mẹ có thể tự tay nấu cho bé các món cháo tôm thơm ngon mà không cần phải ra ngoài tiệm. Bạn đọc muốn biết thêm những công thức nấu cháo thơm ngon bổ dưỡng cho bé yêu nhà mình hãy nhanh tay đăng ký và theo dõi khoá học nuôi con đúng cách trên Unica, các chuyên gia sẽ hướng dẫn chi tiết và cung cấp các kiến thức hữu ích tới bạn. Chúc mẹ và bé yêu luôn khỏe mạnh!
07/08/2019
6087 Lượt xem
10 Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi dinh dưỡng nhất
10 Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi dinh dưỡng nhất Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi cần phải đa dạng và bổ dưỡng để bé cảm thấy ngon miệng khi bắt đầu làm quen với thức ăn. Vậy, làm thế nào để xây dựng một chế độ ăn dặm cho bé vừa thơm ngon lại bổ dưỡng, hãy cùng UNICA tham khảo qua bài viết dưới đây. Nguyên tắc cho trẻ ăn dặm - Cho trẻ ăn từ ít đến nhiều: Do hệ tiêu hóa của bé còn yếu nên mẹ có thể tập cho bé ăn bột với ½ bát ăn cơm mỗi bữa, một ngày cho bé ăn từ 1 đến 2 bữa. - Cho bé ăn từ loãng đến đặc: Khi mới cho trẻ ăn dặm, mẹ nên pha loãng bột cho con. Khi trẻ bắt đầu ăn dặm mẹ nên cho bé ăn thức ăn từ loãng đến đặc - Cho con ăn từ ngọt đến mặn: Với thực đơn ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi, mẹ nên cho bé ăn bột gạo, bột yến mạch... nấu cùng rau, củ, quả mà không nêm thêm gia vị. Từ 2 đến 4 tuần sau đó, mẹ có thể nấu bột mặn cho bé như bột cùng với thịt, cá... Một số thực đơn ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi 1. Khoai lang nghiền Khoai lang là món ăn quen thuộc trong thực đơn ăn dặm của trẻ của trẻ 6 tháng tuổi, với món khoai lang nghiền này, mẹ chỉ cần chuẩn bị 1 củ khoai lang nhỏ, gọt sạch bỏ vỏ, sau đó thái nhỏ và ngâm vào nước để hết nhựa và thực hiện những bước sau: - Bước 1: Ngâm khoai lang trong nước 10, vớt ra để ráo nước. - Bước 2: Luộc chín mềm và nghiền qua rây để hỗn hợp được sánh mịn. - Bước 3: Cho thêm 1 ít nước vào hỗn hợp và đun sôi, mẹ nên vừa đun vừa khuấy đều cho đến khi cháo sánh mịn, thơm ngậy. 2. Cháo bí đỏ nghiền Bí đỏ là loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin A và C… đây là những dưỡng chất rất tốt cho mắt, xương, hệ tiêu hóa, tim mạch và não bộ của trẻ. Vì vậy, mẹ nên bổ sung thêm cháo bí đỏ vào thực đơn ăn dặm cho bé. - Bước 1: Gọt vỏ bí đỏ, rửa sạch, sau đó thái nhỏ và hấp chín. - Bước 2: Khi bí đỏ chín, mẹ hãy dùng thìa nghiền nhỏ và lọc qua rây để bỏ phần xơ. - Bước 3: Sau khi nghiền bí đỏ, cho chúng vào nồi, cho thêm một phần nước để hỗn hợp loãng ra, đun trên lửa nhỏ, vừa đun mẹ vừa khuấy đều cho đến khi cháo sôi có thể tắt bếp và để nguội. >>> Xem ngay: Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng tuổi mẹ nên biết Cháo bí đỏ nghiền là một trong những thực đơn ăn dặm khá phổ biến 3. Cháo sườn non với củ quả Để làm được thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi với sườn non và củ quả mẹ nên chuẩn bị gạo non, sườn heo non, cà rốt, đậu cô ve và gia vị. - Bước 1: Luộc sườn non 10 phút rồi bỏ nước đầu. - Bước 2: Rửa sạch sườn, ninh cùng gạo. - Bước 3: Luộc chín đậu cô ve, cà rốt sau đó băm nhỏ. - Bước 4: Cho sườn, cà rốt, đậu cô ve vào cháo, trộn đều và nêm gia vị, mẹ nên nêm gia vị nhạt hơn. 4. Cháo tôm, rau dền Tôm là loại thực phẩm chứa nhiều canxi, protein, Vitamin A, D, do đó mẹ hãy thêm món ăn này vào thực đơn ăn dặm cho trẻ. Để có thể làm được món cháo tôm với rau dền, mẹ cần thực hiện theo các bước: - Bước 1: Rửa sạch tôm, bóc vỏ, bỏ đầu, bỏ chỉ ở bụng và sống lưng. - Bước 2: Rau dền thái nhỏ. - Bước 3: Xào tôm với tỏi sau đó cho cháo vào nấu nhừ cho đến khi chín cho rau dền vào và nấu sôi 5 phút và tắt bếp. Cháo tôm rau dền Trẻ giai đoạn đầu đời cần phải được giáo dục và chăm sóc tốt thì mới có thể khoẻ mạnh, tự lập và thông minh. Khoá học online qua video trên Unica giải đáp các hành vi, phản ứng của trẻ, cung cấp các phương pháp dạy trẻ phát triển toàn diện,. Đăng ký ngay. [course_id:1059,theme:course] [course_id:1266,theme:course] [course_id:1074,theme:course] 5. Cháo cá hồi và cải bó xôi Cháo cá hồi là trong những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng dành cho bé ăn dặm. Một nồi cháo hồi nấu đúng cách sẽ được nấu như sau: - Bước 1: Cá hồi rửa sạch, sau đó bỏ lớp da và ngâm với muối loãng khoảng 30 phút. - Bước 2: Rửa sạch, tiếp tục ngâm với sữa tươi không đường để giảm mùi tanh của cá. Sau đó, hấp với 1 chút gừng, xả cho đến khi cá chín, lấy dĩa dầm nát cá. - Bước 3: Rửa sạch cải bó xôi và thái nhỏ. - Bước 4: Nấu cháo chín và cho cá hồi, cải bó xôi và tiếp tục nấu sôi thêm 5 phút và tắt bếp. Sau đó, cho cháo ra bát và thêm vào 1 thìa dầu oliu. 6. Cháo cà rốt nghiền Cà rốt nghiền có hàm lượng Beta - Carotene phong phú giúp trẻ thông minh, sáng mắt trong giai đoạn 6 tháng tuổi. Cách thực hiện như sau: - Bước 1: Mẹ nấu cháo trắng cho bé theo tỷ lê 10 muống nước + 1 muỗng gạo. Mẹ hầm chín cháo rồi dùng rây lọc đi lọc lại nhiều lần cho mịn. - Bước 2: Cà rốt mẹ chọn củ còn tươi, gọt vỏ rửa sạch và mang đi hấp chín. Sau đó cho vào máy xay sinh tố nghiền cho thật nhỏ. Lọc lại bằng rây để bỏ đi phần lợn cợn của cà rốt. - Bước 3: Trộn cháo và cà rốt là bé có thể thưởng thức được.  Cháo cà rốt 7. Cháo rau chân vịt Hàm lượng Kali, sắt cho trong rau chân vit có tác dụng vô cùng tuyệt vời đối với sự phát triển của não bộ. Cách thực hiện như sau: - Bước 1: Mẹ nấu cháo trắng cho bé theo tỷ lê 10 muống nước + 1 muỗng gạo. Mẹ hầm chín cháo rồi dùng rây lọc đi lọc lại nhiều lần cho mịn. - Bước 2: Rau chân vịt chọn phần lá tươi, rửa sạch và mang đi hấp chín. Sau đó xay nhuyễn với máy xay sinh tố.  Lọc lại bằng rây để bỏ đi phần lợn cợn của rau. - Bước 3: Trộn nước rau chân vịt với cháo là bé có thể thưởng thức được.  8. Khoai tây nghiền  Món khoai tây nghiền rất dễ ăn giúp cho bé có thể dễ dàng tiêu hóa trong giai đoạn ăn dặm. Cách thực hiện như sạu: - Bước 1: Khoa tây bạn chọn củ tươi, gọt sạch vỏ, rửa sạch và mang đi hấp chín. Sau đó dùng dĩa tán cho khoai tây được nhuyễn. - Bước 2: Trộn sữa công thức hoặc sữa mẹ vào khoai tây đã nghiền để tạo thành hỗn hợp đặc hơn sữa mẹ là bé có thể thưởng thức được.  Khoai tây nghiền 9. Bơ trộn sữa công thức Bơ là một loại thực phẩm mang lại rất nhiều công dụng tuyệt vời. Vì thế, mẹ có thể đưa món này vào thực đơn ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi để giúp trẻ thông minh, tiêu hóa tốt. Cách thực hiện như sau: - Bơ chọn quả chín, sau đó bỏ đi phần vỏ, thái nhỏ. Dùng dĩa hoặc máy xay sinh tố nghiền cho thật nhuyễn. - Trộn bơ với sữa công thức và cho bé thưởng thức.  10. Cháo ngô ngọt - Bước 1: Mẹ nấu cháo trắng cho bé theo tỷ lê 10 muống nước + 1 muỗng gạo. Mẹ hầm chín cháo rồi dùng rây lọc đi lọc lại nhiều lần cho mịn. - Bước 2: Ngô ngọt bỏ râu, rửa sạch, tách lấy phần hạt và mang đi hấp chín. Sau đó dùng máy say xinh tố xay nhuyễn ngô. Lọc lại bằng rây để bỏ đi phần lợn cợn của ngô. - Bước 3: Trộn cháo đã rây với ngô ngọt là bé có thể thưởng thức được.  >>> Xem ngay: Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng kiểu Nhật mẹ cần biết Cháo ngô ngọt Khi nào nên cho bé ăn dặm? Trong giai đoạn 6 tháng đầu đời, sữa là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời giúp trẻ tiêu hóa tốt, phát triển khỏe mạnh. Thế nhưng khi bước sang giai đoạn 6-7 tháng, bé cần nhiều dưỡng chất hơn để đáp ứng được nhu cầu phát triển của cơ thể. Vì vậy, mẹ nên chuẩn bị cho mình những kiến thức để hỗ trợ bé có thể làm quen với giai đoạn ăn dặm một cách dễ dàng. Mẹ có thể cho bé ăn dặm vào giai đoạn 6 tháng nếu thấy bé có những biểu hiện như sau: - Dù đã bú 8-10 cữ/1 ngày nhưng bé vẫn chưa no và có nhu cầu ăn nhiều hơn. - Bé thường xuyên có hành động nhai khi thấy người lớn ăn. - Bé thường có động tác vồ lấy thức ăn và cho vào miệng. - Bé thường xuyên gặm tay. - Bé tỏ ra hợp tác khi được đưa thức ăn vào miệng.  Lưu ý trong giai đoạn bé ăn dặm Lưu ý khi lên thực đơn ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi - Khi thực hiện cách nấu bột ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi nêu trên, mẹ cần chú ý đảm bảo các nguyên liệu đều được xay nhuyễn, tán mịn, có như vậy trẻ mới có thể tiêu hóa dễ dàng.  - Mẹ cũng chỉ nên sử dụng dầu olive vào món cháo của bé, tránh nêm nếm thêm gia vị. Bởi khi trẻ mới được 6 tháng tuổi, hệ tiêu hóa và thận của bé còn yếu, việc cho bé ăn muối sẽ khiến gây nên những rối loạn và tác động tiêu cực đến sức khỏe của bé yêu. Do đó, mẹ cần cân nhắc kỹ vấn đề này.  - Lựa chọn các nguồn thực phẩm đa dạng, an toàn để cung cấp đủ dưỡng chất cho bé - Không sử dụng lại thức ăn đã nấu cho các bữa ăn dặm tiếp theo vì bé có thể bị ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.  - Quan sát những biểu hiện của bé trong giai đoạn ăn dặm để xem bé có dị ứng với nhóm thực phẩm nào hay không Trên đây là một số nguyên tắc cũng như thực đơn ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi mà UNICA đã chia sẻ. Chắc chắn sau bài viết này, các mẹ sẽ biết cách xây dựng thực đơn ăn dặm cho con đầy dinh dưỡng. Cùng với đó, mẹ cũng có thể tìm hiểu thêm về các phương pháp ăn dặm đặc biệt, giúp đảm bảo chế độ dinh dưỡng, giúp trẻ phát triển toàn diện như BLW, ăn dặm truyền thống hay Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật.
07/08/2019
3471 Lượt xem
Thông tin quan trọng về chiều cao cân nặng của trẻ mẹ cần phải biết
Thông tin quan trọng về chiều cao cân nặng của trẻ mẹ cần phải biết Chiều cao cân nặng của trẻ là một trong những yếu tố quan trọng, giúp cha mẹ có thể theo dõi tình trạng phát triển của con yêu trong từng giai đoạn cụ thể. Nhờ đó, các mẹ có thể phát hiện sớm những bất thường và có cách xử lý kịp thời. Vậy, làm sao để theo dõi sự phát triển của trẻ, hãy cùng UNICA tham khảo qua bài viết dưới đây. Cột mốc về chiều cao, cân nặng của trẻ Ở mỗi giai đoạn phát triển, tốc độ tăng trưởng chiều cao cân nặng của trẻ sẽ có sự thay đổi, có thời điểm trẻ sẽ phát triển nhanh nhưng có thời điểm trẻ phát triển chậm hơn. Do đó, cha mẹ cần phải theo dõi sự phát triển của trẻ nhằm chăm sóc bé yêu tốt hơn. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cân nặng của trẻ sẽ thay đổi qua từng giai đoạn Giai đoạn sơ sinh từ 0 đến 6 tháng: Khi trẻ sinh đủ tháng sẽ nặng từ 3,2 – 3,8 kg và sẽ cao từ 50 – 53 cm, giai đoạn này, trung bình trẻ tăng khoảng 600g/tháng. Giai đoạn từ 7 đến 12 tháng: Bé yêu sẽ liên tục tăng khoảng 500g tháng. Vào thời điểm này, trẻ bắt đầu học bò, trườn hoặc tập đi nên tốn nhiều calo hơn. Trước khi đủ 12 tháng, trẻ nặng gấp 3 lần so lúc mới sinh và chiều cao đạt trung bình khoảng 72 – 76 cm. Giai đoạn 2 năm: Tốc độ tăng cân của trẻ chậm dần, chiều cao trung bình tăng 10 cm, cân nặng trung bình tăng thêm 2, 5 – 3kg so với thời điểm 1 tuổi.  Giai đoạn từ năm thứ 3 đến 4 tuổi: Chân, tay của trẻ đã phát triển hơn so với thời điểm trước. Thời điểm này, lượng mỡ trên cơ thể trẻ sẽ giảm nhiều hơn, đặc biệt là vùng mỡ ở mặt. Giai đoạn từ 5 tuổi trở lên: Từ 5 tuổi đến giai đoạn dậy thì, chiều cao của trẻ sẽ phát triển nhanh. Thông thường, bé gái sẽ đạt chiều cao tối đa khoảng 2 năm sau kể từ kỳ kinh nguyệt đầu tiên, bé trai sẽ đạt chiều cao ở tuổi trưởng thành đến 17 tuổi. Bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0 đến 10 tuổi Bảng chiều cao cân nặng cho bé trai và bé gái Bảng chiều cao cân nặng cho trẻ có 3 cột chính là cột “Bé trai”, “Tháng tuổi”. “Bé gái”, cha mẹ hãy gióng theo hàng “tháng tuổi” sang cột giới tính của con. Chỉ số chiều cao và cân nặng của trẻ ở cột được biểu thị như sau: TB: đạt chuẩn trung bình. - 2SD: Suy dinh dưỡng thể thiếu cân hoặc thấp còi.  + 2SD: Thừa cân béo phì. Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao và cân nặng của bé Gen di truyền Các nhà nghiên cứu cho rằng, yếu tố di truyền có một số tác động nhất định đến sự phát triển của kích thước các cơ quan trong cơ thể. Các yếu tố nhóm máu, lượng mỡ thừa trên cơ thể và cân nặng của bố mẹ cũng tác động không nhỏ đến thể chất của trẻ. Tuy nhiên, yếu tố này chỉ tác động khoảng 23% đến sự tăng trưởng về chiều cao của trẻ. Môi trường sống và chế độ dinh dưỡng Yếu tố dinh dưỡng rất quan trọng đối với sự phát triển thể chất của trẻ. Nếu chế độ dinh dưỡng của trẻ không được đảm bảo, sẽ làm chậm quá trình phát triển thể chất và làm trì hoãn đến khả năng phát triển của trẻ ở tuổi dậy thì, tiền dậy thì. Do đó, trẻ cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là canxi để chiều cao cân nặng của trẻ được phát triển toàn diện. Bên cạnh đó, các yếu tố môi trường như: khí hậu, ô nhiễm môi trường... cũng ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất của trẻ. Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao cân nặng của trẻ Sự chăm sóc  Sự chăm sóc của bố mẹ và người thân là một yếu tố tác động rất lớn đến việc phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần, cũng như hành vi và cảm xúc của trẻ từ lúc được sinh ra đến khi dậy thì. >> Bật mí 2 phương pháp giáo dục sớm cho trẻ tốt nhất hiện nay Quá trình luyện tập thể thao Thời kỳ công nghệ phát triển dẫn đến tình trạng trẻ lười vận động, chơi đùa, chạy nhảy và chơi các môn thể thao, thay vào đó, trẻ chỉ dán mắt vào màn hình điện thoại, tivi. Điều này, ảnh hưởng đến quá trình phát triển phát triển hệ cơ xương khớp cũng như thần kinh của trẻ. Do đó, cha mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia nhiều các môn thể thao và ngủ đủ giấc để trẻ phát triển tốt hơn. Như vậy, UNICA đã chia sẻ cho bạn những thông tin bổ ích về chiều cao, cân nặng của trẻ. Hy vọng, qua bài viết này, các bậc cha mẹ sẽ biết cách theo dõi và chăm sóc để trẻ có một thể lực tốt.  >> Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh cho mẹ từ A - Z
07/08/2019
872 Lượt xem
Các giai đoạn phát triển của trẻ mà mẹ phải nắm vững
Các giai đoạn phát triển của trẻ mà mẹ phải nắm vững Trước khi trưởng thành, trẻ phải trải qua 6 giai đoạn phát triển. Các giai đoạn phát triển của trẻ chịu nhiều tác động bởi các yếu tố về thể chất, trí tuệ cũng như tình cảm, cảm xúc. Vậy, làm sao để mẹ nắm chắc được các giai đoạn này để chăm sóc tốt cho trẻ, hãy cùng UNICA tìm hiểu trong bài viết dưới đây.  Giai đoạn trong tử cung Trong diễn biến các giai đoạn phát triển của trẻ, đầu tiên là giai đoạn thụ thai đến khi trẻ chào đời. Với giai đoạn này, để trẻ phát triển, mẹ cần giữ gìn sức khỏe thật tốt, đặc biệt đối với 3 tháng đầu và tháng cuối thai kỳ. Bên cạnh đó, các vấn đề tâm lý không tốt của người mẹ cũng có thể gây ảnh hưởng đến trẻ. Trẻ ở giai đoạn trong cổ tử cung mẹ cần giữ gìn sức khỏe thật tốt Cân nặng của một đứa trẻ khỏe mạnh khi chào đời trung bình từ 2,8 kg đến 3,5 kg và có độ dài từ 48 cm đến 52 cm.  Đối với giai đoạn bào thai, chế độ dinh dưỡng của mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ, do đó, mẹ cần đảm bảo: - Ăn đủ các nhóm thức ăn, một ngày ăn từ 3 đến 5 bữa. - Từ tháng thứ 6 trở đi, mẹ nên ăn thêm một bữa. - Nên lựa chọn thực phẩm có nhiều chất đạm như thịt, cá, trứng, sữa. Uống nhiều nước và ăn nhiều rau xanh để tránh táo bón cũng như cung cấp vitamin cho thai nhi. Giai đoạn sơ sinh Đây là giai đoạn từ khi trẻ ra khỏi bụng mẹ đến ngày thứ 28. Giai đoạn sơ sinh là giai đoạn mà trẻ chuyển từ môi trường nước sang môi trường khí. Ở giai đoạn này, các cơ quan trong cơ thể trẻ đang dần hoàn thiện, do đó thức ăn duy nhất của bé chính là sữa mẹ. Trung bình mỗi ngày trẻ tăng 15 gram, đối với tháng đầu tiên, trẻ cần tăng ít nhất là 600gram. Bên cạnh đó, chiều cao của trẻ sẽ tăng thêm khoảng 2 cm. Giai đoạn nhũ nhi Giai đoạn nhũ nhi ( trẻ từ 2 tháng đến 1 tuổi ), trong giai đoạn này, trẻ tăng trưởng nhanh. Còn cuối giai đoạn này, các cơ quan đã hoàn chỉnh cơ bản về cả cấu trúc và chức năng. Trung bình mỗi tháng trẻ sẽ tăng thêm 2cm, đến tháng thứ 12 trẻ cao gấp rưỡi lúc mới sinh.   Giai đoạn từ 18 – 36 tháng Các giai đoạn phát triển của trẻ từ 18 đến 36 tháng có tốc độ tăng trưởng chậm lại, chức năng của các cơ quan đã hoàn thiện, trẻ đã mọc đủ 8 răng hàm. Đây là giai đoạn mà trẻ phát triển đột phá, hiếu động và là nền tảng cho sự hình thành cá tính, nhân cách và khám phá thế giới xung quanh. Mẹ nên tập cho bé tập thói quen tự xúc khi ăn khi bé hơn 2 tuổi vậy nên ba mẹ cần bổ sung cho con các thực phẩm tăng trí nhớ cho trẻ như thực phẩm giàu đạm, sắt,... Đây được xem là giai đoạn quan trọng nhất để bé hoàn thiện tính cách, thói quen cũng như nhận thức của mình. Đó là lý do mà việc hiểu rõ hành vi cũng hình thành thói quen cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ với Nuôi dạy con kiệt xuất theo phương pháp người Do Thái chắc chắn sẽ là cuốn cẩm nang tuyệt vời giúp mẹ nuôi dạy con hiệu quả. Để con luôn được sống đúng lứa tuổi, hình thành nhân cách tốt và để con tự lập, thông minh hơn một cách tự nhiên. Tốc độ tăng trưởng của trẻ giai đoạn 18 -36 tháng tuổi sẽ chậm lại Giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi Với giai đoạn này, trẻ đã nói và đi thành thạo, phát triển tính độc lập và nhận biết được đúng sai. Đồng thời, trẻ bắt đầu được làm quen với trường, lớp, cô giáo và những người bạn mới. Đây là giai đoạn cơ thể bé vẫn phát triển nhưng chậm lại còn trí tuệ trẻ phát triển nhanh, đặc biệt là ngôn ngữ. Vào thời kỳ này, trẻ rất hiếu động nên cha mẹ cần phải cẩn thận để tránh các tai nạn không mong muốn xảy ra như tai nạn, ngã hay chấn thương, bỏng. Điều ba mẹ cần làm là tìm hiểu và áp dụng các phương pháp dạy con thông minh hiện nay. Giai đoạn từ 6 – 12 tuổi Các giai đoạn phát triển của trẻ từ 6 đến 12 tuổi, trẻ vẫn tiếp tục lớn nhưng phát triển chậm hơn, lúc này, răng sữa được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Các cơ quan trong cơ thể trẻ đã hoàn chỉnh về cấu tạo cũng như chức năng. Đây là giai đoạn trẻ tiếp xúc nhiều với môi trường  xung quanh nên dễ mắc các bệnh như viêm cầu thận cấp, bệnh về răng miệng. Không những thế, đây là giai đoạn quan trọng trong sự hình thành hệ xương nên trẻ dễ mắc các bệnh về cột sống do ngồi, đứng sai tư thế. Các giai đoạn phát triển của trẻ- giai đoạn 6-12 tuổi Giai đoạn vị thành niên Đặc trưng ở giai đoạn này là hiện tượng dậy thì ở trẻ, vào thời điểm này, trẻ có nhiều biến động về sinh lí, cơ thể và nội tiết. Biểu hiện như: trẻ ngượng ngùng, bỡ ngỡ trước sự thay đổi của cơ thể. Đến cuối giai đoạn này, trẻ hay muốn thử sức, thể hiện bản thân, hình thành lối sống riêng biệt hoặc hình thành theo nhóm.  Về tâm lý, trẻ dễ chịu ảnh hưởng của các yếu tố từ gia đình, bạn bè, nhà trường. Do đó, cha mẹ nên chăm sóc tốt cho trẻ cả về sức khỏe, tinh thần cũng như cách giáo dục. Giai đoạn dậy thì: 15 - 20 tuổi Đây là một trong những giai đoạn quan trọng trong hành trình giai đoạn phát triển của trẻ. Tùy vào giới tính, môi trường sống và chế độ dinh dưỡng mà mỗi trẻ sẽ có những thời điểm dậy thì khác nhau. Nhưng nhìn chung, trẻ bước sang giai đoạn này đều có những đặc điểm như sau: Đặc điểm sinh lý:  - Tóc trẻ mọc nhanh hơn và lông mọc nhiều ở phần nách, xương mu - Vú của bé gái phát triển, cơ thể nở nang và bắt đầu có kinh nguyệt - Bé trai thường bị vỡ giọng, xương hầu nhô ra, phát triển vượt bậc về cả chiều cao lẫn cân nặng Đặc điểm bệnh lý:  - Tính tình thay đổi, thường có những suy nghĩ tiêu cực và bồng bột - Thường xuyên lo lắng, hồi hộp khi đối diện với bạn bè khác giới - Có nhu cầu và muốn tìm hiểu sâu hơn về các vấn đề liên quan đến tình dục Các giai đoạn phát triển của trẻ- giai đoạn tuổi dậy thì Trở thành cha mẹ thông thái và tâm lý bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học sẽ giúp bạn hiểu được tâm lý và hành vi của trẻ nhỏ để từ đó đưa ra cách xử lý tốt nhất. Thông qua khóa học, bạn sẽ biết cách nuôi dạy con thành một đứa trẻ ngoan, tình cảm và thông minh. Đồng thời, cha mẹ cũng có thể giảm bớt áp lực và mệt mỏi trong quá trình nuôi dạy trẻ khi đã có kiến thức nền vững chắc. Đăng ký học ngay: [course_id:1266,theme:course] [course_id:1309,theme:course] [course_id:1025,theme:course] Cha mẹ cần làm gì khi trẻ trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau - Dù là giai đoạn trẻ sơ sinh hay trưởng thành thì cha mẹ cũng nên cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ với chế độ ăn khoa học, thực phẩm dồi dào để trẻ phát triển thông minh, toàn diện. - Cho trẻ tiêm đủ Vacxin qua từng giai đoạn khác nhau để trẻ tăng cường sức đề kháng, hạn chế khả năng nhiễm bệnh ở giai đoạn sau này. - Cho trẻ khám tổng quát và đo chiều cao, cân nặng qua các giai đoạn để nắm được tình hình sức khỏe của trẻ. - Tăng cường các hoạt động thể chất để kích thích sự sáng tạo, khám phá và thông minh ở trẻ. - Cha mẹ cần tìm hiểu những phương pháp giáo dục con phù hợp với từng giai đoạn để có thể dạy dỗ và định hình tính cách cho con ngay từ khi còn nhỏ.  - Với mỗi giai đoạn khác nhau, trẻ sẽ có những thay đổi về mặt thể chất, tâm lý. Vì vậy cha mẹ cần phải ở bên để lắng nghe, chia sẻ và cùng con tháo gỡ những khó khăn mà chúng đang gặp phải.  Trên đây là các giai đoạn phát triển của trẻ mà mẹ cần phải nắm vững. Hy vọng rằng, qua bài viết này, các mẹ sẽ biết cách chăm sóc cũng như nuôi dạy con để con phát triển toàn diện. 
07/08/2019
5606 Lượt xem
4 Cách đặt tên con theo phong thủy ý nghĩa nhất mẹ nên biết
4 Cách đặt tên con theo phong thủy ý nghĩa nhất mẹ nên biết Đặt tên con theo phong thủy sẽ giúp bé yêu gặp nhiều may mắn trong cuộc sống. Bởi tên gọi ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của trẻ. Do đó, bố mẹ cần cân nhắc để lựa chọn một cái tên hay và phù hợp với trẻ. Trong bài viết dưới đây, UNICA sẽ chia sẻ những cách đặt tên cho con theo phong thủy ý nghĩa nhất. 1. Đặt tên con theo phong thủy ngũ hành Trong phong thủy, số chẵn là âm, số lẻ là dương, vì vậy tên con trai thường gồm 3 âm tiết, tên con gái thường gồm 4 âm tiết. Cụ thể, trong cách đặt tên con theo phong thủy, cha mẹ cần xác định xem năm sinh của con thuộc mệnh nào trong ngũ hành. Khi đã xác định được, cha mẹ hãy tìm hiểu các yếu tố tương sinh, tương khắc với mệnh của con để bé luôn nhận được hồng phúc và sự che chở trong suốt cuộc đời. Cha mẹ cần xác định các yếu tố tương sinh, tương khắc với mệnh của con 5 cặp tương sinh: - Thổ tương sinh với Kim: Đất sinh kim loại. - Kim tương sinh với Thủy: Kim loại nung trong lò nóng chảy thành nước. - Thủy tương sinh với Mộc: Nhờ nước cây xanh mọc lên tốt tươi. - Mộc tương sinh với Hỏa: Cây cỏ làm mồi nhen lửa đỏ. - Hỏa tương sinh với Thổ: Tro tàn tích tụ lại khiến đất đai thêm màu mỡ. 5 cặp tương khắc: - Thổ khắc Thủy: Đất đắp đê cao ngăn được nước lũ. - Thủy khắc Hỏa: Nước có thể dập tắt lửa. - Hỏa khắc Kim: Sức nóng của lò lửa nung chảy kim loại. - Kim khắc Mộc: Dùng kim loại rèn dao, búa chặt cây, cỏ. - Mộc khắc Thổ: Rễ cỏ cây đâm xuyên lớp đất dày. 2. Đặt tên con phù hợp với tuổi của bố mẹ Nhiều người quan niệm rằng, đặt tên con theo phong thủy phải hợp tuổi với bố mẹ thì công việc của bố mẹ sẽ thuận lợi và việc nuôi dưỡng con cũng đỡ vất vả hơn. Tuy nhiên, nếu đặt tên cho con theo cách này, cha mẹ nên chú ý những điều sau: - Xác định đúng mệnh của cha mẹ và con, cha mẹ có thể dựa vào lá số tử vi hoặc tra cứu trên Internet để tìm ra mệnh của từng thành viên theo ngày tháng năm sinh. - Để biết các yếu tố tương sinh cũng như tương khắc giữa tuổi con và tuổi bố mẹ nên đối chiếu với ngũ hành. Nhiều người lựa chọn đặt tên con phù hợp với tuổi của bố mẹ 3. Đặt tên con theo ý nghĩa Hán – Việt Đặt tên cho con theo ý nghĩa Hán – Việt là cách đặt tên khá phổ biến. Trong văn hóa tinh thần của người Việt, việc đặt tên cho con theo cách này thường đặt cùng một bộ chữ, có nghĩa là tên của các thành viên trong gia đình cùng bộ chữ, để mong muốn những điều tốt đẹp cho gia đình. Tuy nhiên, một chữ tiếng Việt thường có nhiều ngữ nghĩa Hán – Việt khác nhau, cho nên cha mẹ nên tham khảo ý kiến của người thân hoặc bạn bè am hiểu về Hán – Việt để chọn ra cái tên mang ý nghĩa và phù hợp với bé. Gợi ý tên Hán – Việt cho bé - Kim Ngân: (Kim: sự giàu sang, sung túc; Ngân: hàm ý chỉ cuộc sống sung túc, no ấm). - Phương Thảo: (Phương: đức hạnh, hòa nhã; Thảo: cỏ xanh, cỏ thơm). - Phúc Lâm: (Phúc: may mắn, bình an hàm ý chỉ những điều tốt lành; Lâm: rừng – nguồn tài nguyên quý giá – những điều may mắn, tốt đẹp luôn đến với con). - Khôi Nguyên: (Khôi: có ý nghĩa là cường tráng; Nguyên: tinh khôi, đẹp đẽ - mong con giỏi giang, thành đạt) Đặt tên cho con theo ý nghĩa Hán – Việt là cách đặt tên khá phổ biến 4. Đặt tên con theo tứ trụ Để con gái có vận mệnh tốt cha mẹ nên dựa vào giờ, ngày, tháng, năm sinh của bé để quy thành Ngũ Hành, nếu bé bị thiếu hành gì thì nên đặt tên theo hành đó. Để con gái sinh năm 2019 của bạn có cuộc sống ấm no, hạnh phúc thì bạn có thể lựa chọn một trong các tên như: Huệ, Tuệ,  Ân, Thanh, Hằng… 5. Đặt tên con theo ngũ hành Bố mẹ cũng có thể lựa chọn tên cho con gái của mình dựa trên sự tương sinh bản mệnh của con. Con gái sinh 2019 sẽ thuộc mệnh Mộc nên cha mẹ có thể lựa chọn những cái tên có liên quan tới mệnh Thủy bởi Thủy sinh Mộc. Không nên lựa chọn những cái tên thuộc mệnh Thổ, Kim. Một số cái tên gợi ý cho bạn đó là Huệ, Thảo, Đào, Trúc, Quỳnh, Lan… Lưu ý khi đặt tên con theo phong thủy - Không đặt tên bé trùng với người thân hoặc họ hàng trong gia đình. - Không đặt tên bé trùng với tên những người chết trẻ trong họ. - Không đặt tên bé quá tối nghĩa hay thô tục. - Không nên đặt tên bé khó phân biệt được giới tính. - Tránh đặt cho bé cái tên quá dài hoặc quá ngắn, quá khó đọc. Gợi ý đặt tên con trai theo phong thủy  Anh Tuấn: Người có vẻ ngoài thông minh, thanh tú  Anh Khoa: Người thông minh, nhanh nhẹn, hoạt bát  Tú Anh: Người có vẻ ngoài thanh cao, sáng sủa Khôi Nguyên: Con luôn điềm đạm và sáng sủa  Bá Hoàng: Con thành đạt, vẻ vang  Hải Đăng: Con tỏa sáng như ngon đèn trong đê Anh Dũng: Người tinh anh, khỏe mạnh  Huy Điền: Công việc của con sẽ hưng thịnh, phồn vinh  Hoàng Cường: Người dũng cảm, có chí khí  Vĩ Khôi: Chàng trai mạnh mẽ, có tầm nhìn xa trông rộng.  Gợi ý đặt tên con gái theo phong thủy Bích Mai: Con gái như viên ngọc quý và xinh đẹp như nhành mai nhỏ. Hoàng Lan: Dung nhan của con sẽ thật xinh đẹp, phẩm chất sẽ thật thanh tao. Thanh Xuân: Con gái sẽ luôn trong sáng, tươi trẻ như đất trời ngày xuân. Quỳnh Anh:Con của bạn sẽ duyên dáng, thơm ngát như đóa hoa quỳnh. Hạ Mai: Hoa mai nở rực rỡ vào mùa hạ Thu Hằng: Áng trắng đẹp và sáng nhất Đặt tên con gái theo phog thuỷ Trúc Chi: Lớn lên con gái sẽ duyên dáng, mảnh mai như cành trúc. Thiên Hương: Xinh đẹp, thơm ngát tỏa hương khắp đất trời. Ánh Dương: Con sẽ luôn tràn đầy sức sống, tỏa ra những tia nắng ấm áp. Thu Cúc: Xinh đẹp như những bông cúc mùa thu.  Xuyến Chi: Con sẽ thanh mảnh nhưng vô cùng cứng rắn. Minh Điệp: Con gái sẽ luôn thông minh, giỏi giang và xinh đẹp.  Bích Diệp: Con có dung mạo xinh đẹp, sáng ngời và luôn kiêu sa quý phái. Diệu Huyền: Con mang vẻ đep diệu kỳ, đầy bí ẩn Trâm Anh: Tên con nói lên sự cao sang, quyền quý Thanh Liễu:Con mỏng manh, thanh tao như nhành liễu rủ Thanh Chi: Con giống như cây mầm xanh, xinh đẹp và tràn đầy sức sống Quế Chi: Cuộc sống đầu đủ, sang trọng Liên Hương: Thuần khiết khi đóa hoa sen  Thục Khuê: Cao sang như ngọc Trúc Chi: Con mảnh mai cần được che chở Bích Lam: Con giống như viên ngọc quý giá Diễm Quỳnh: Xinhd dẹp như hoa quỳnh nở rợ Lê Quỳnh:Đóa hoa thơ tỏa hơng Khánh Quỳnh: E ấp như nụ Quỳnh An Nhà:Mong con có cuộc sống thảnh thơi, nhàn hạ Mỹ Nhân: Con xinh đẹp như chính tên gọi của mình Hoàng Lan: Phẩm chất thanh tao, dung nhanh xinh đẹp. Bích Thảo: Vẻ đẹp dịu dàng, tươi trẻ Hạ Băng:Tuyết trong trắng giữa mùa hè oi ả Bảo Châu: Con là món quà quý giá của cha mẹ Hạnh Dung: Cô gái tốt bụng, đức hạnh Nhật Hạ: Con đẹp như ánh bình minh mua hạ Hoài An: Con có cuộc sống bình an, hạnh phúc Thiên Hương: Con xinh đẹp, quyến rũ và nổi bật.  Kiểu Dung: Vẻ đẹp thanh lịch, yêu kiều Gia Nhi: Con luôn bé bỏng, đáng yêu Thục Khuê:Con dịu dàng và nữ tính Trên đây là những gợi ý đặt tên cho con theo phong thủy mà UNICA đã chia sẻ giúp bạn. Qua bài viết này, chắc hẳn cha mẹ đã biết cách lựa chọn tên theo phong thủy phù hợp để mang đến may mắn cho bé. Trên thực tế, mẹ cũng cần những phương pháp nuôi dạy và chăm sóc trẻ phù hợp để trẻ luôn lớn khỏe và phát triển toàn diện cũng như hình thành tính cách, thói quen và cách hành xử đúng mực để con có một hành trình lớn lên thật thú vị và hạnh phúc. Đó là lý do mà chắc chắn những khóa học nuôi dạy con sẽ là cuốn cẩm nang tuyệt vời mà mẹ không thể bỏ qua. >> Nuôi dưỡng và chăm sóc bé yêu trong những tháng đầu tiên >> Tên hay cho bé gái họ Nguyễn mẹ không thể không biết
06/08/2019
2188 Lượt xem
50 Tên hay cho bé gái họ Nguyễn mẹ không thể không biết
50 Tên hay cho bé gái họ Nguyễn mẹ không thể không biết Con người khi sinh ra đều mang một cái tên nhất định và nó sẽ theo chúng ta đến hết cuộc đời. Vì vậy, vấn đề đặt tên cho con luôn được nhiều bố mẹ đặc biệt quan tâm. Nếu con bạn mang họ Nguyễn thì hãy tham khảo ngay những cái tên hay cho bé gái họ Nguyễn, mà UNICA chia sẻ trong bài viết dưới đây. Vài nét về họ Nguyễn Nguyễn là họ của người Việt Nam và Trung Quốc. Từ thời phong kiến cho đến nay, dòng họ Nguyễn ở Việt Nam được xem là chiếm phần lớn và đông nhất trong tất cả các họ. Nhiều triều đại vua chúa, các vị anh hùng dân tộc, các nhà văn, nhà thơ xuất thân từ dòng họ Nguyễn. Có thể kể đến như: Triều đại nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn, Nguyễn Huệ, Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ… Có thể nói, những ai sinh ra mang họ Nguyễn là một sự vinh hạnh và may mắn, do đó, cha mẹ có thể lựa chọn những tên hay cho bé họ Nguyễn. Lưu ý khi đặt tên cho con gái họ Nguyễn Theo phong tục truyền thống ngày xưa, ông bà ta thường tâm niệm rằng, đặt tên con càng xấu thì càng dễ nuôi. Bên cạnh đó, nhiều người thường đặt tên lót tức là tên đệm cho con gái là “thị” với mong muốn con sẽ trở thành người phụ nữ thùy mị, nết na, còn tên đệm con trai là “văn” với mong muốn con sẽ tài giỏi, thông minh.  Theo ông bà ngày xưa đặt tên con càng xấu thì càng dễ nuôi Ngày nay, các bậc bố mẹ nói chung và dòng họ Nguyễn nói riêng đã để tâm hơn vào việc lựa chọn tên cho con. Do đó, cách đặt tên hay cho bé họ Nguyễn không chỉ mang ý nghĩa may mắn, tốt đẹp, hợp phong thủy mà còn phải phù hợp với nét văn hóa đặt tên của người Việt. Việc đặt tên cho con cần xuất phát từ những nguyên tắc ý nghĩa cũng như sự khác biệt và sự kết nối gia đình. Cụ thể như: - Đặt tên cho bé gái không chỉ để gọi mà còn gửi gắm những hy vọng của bố mẹ đến con. - Ngoài ra ý nghĩa tên gọi phải khác biệt và có sự kết nối với gia đình. - Tên con cần phải phân biệt giữa nam với nữ, tránh đặt tên trùng lặp với tên ông bà, người thân hoặc họ hàng trong gia đình. Cách đặt tên con gái họ Nguyễn 2021 - Theo Ngũ hành: Nên đặt tên con gái theo các mệnh Thổ, Hỏa như: Châu, Kim, Ngân Hồng... Không nên đặt tên thuộc hành Kim, Thủy như: Lan, Thảo, Cúc.... - Theo tam hợp, tứ hành xung: Nằm trong bảng kẻ tử vị Tuổi Sửu tam với hơi: Tỵ - Dậu - Sửu còn tứ hành xung với : Thìn - Tuất- Sửu- Mùi. - Đặt tên với ý nghĩa đẹp: Nên đặt tên con gái họ Nguyễn với 4 chữ để mang vận may, tài lộc sau này. Tránh đặt tên trùng với tổ tiên để không làm ảnh hưởng đến vận mệnh sau này.  Bổ sung thêm cho bản thân thật nhiều kiến thức hữu ích bằng cách đăng ký khoá học online qua video. Khoá học chia sẻ cho bạn tất tần tật kiến thức xoay quanh các chủ đề như: cắm hoa, phỏng vấn, xin việc, đọc sánh,... Từ đó, bạn tự tin hơn trong công việc và cuộc sống. Đăng ký ngay nhé. [course_id:1047,theme:course] [course_id:932,theme:course] [course_id:283,theme:course] Gợi ý tên hay cho bé gái họ Nguyễn  1. Tên bé gái họ Nguyễn thuộc về tự nhiên 1. Linh Lan: Tên một loài hoa màu trắng tinh khôi, gợi vẻ thuần khiết. 2. Trúc Quỳnh: Một vẻ đẹp thuần khiết, mê đắm lòng người. 3. Vàng Anh: Tên một loại chim quý hiếm có màu vàng độc đáo lạ mắt và đã từng được xuất hiện trong truyện cổ tích Tấm Cám. 4. Nhật Lệ: Tên của một con sông êm đềm, dịu dàng. 5. Hồng Liên: Tên loài sen hồng. Cha mẹ có thể đặt tên cho con mang họ Nguyễn thuộc về thiên nhiên 6. Bích Ngọc: Nghĩa là viên ngọc màu xanh quý hiếm. 7. Thanh Xuân: Thanh xuân là một cơn mưa rào gắn với những kỉ niệm ngọt ngào, tươi đẹp. 8. Bình Yên: Một cái tên bình yên và an lành. 9. Thùy Vân: Nghĩa là mây bồng bềnh trôi. 2. Tên bé gái họ Nguyễn với vẻ đẹp trí tuệ, cuộc sống an nhàn 10. Thanh Mẫn: Cô gái với vẻ đẹp trí tuệ, thông minh hiếm có. 11. Tuệ Lâm: Chỉ sự thông minh hơn người. 12. Kỳ Diệu: Bé gái đến với thế giới này là một điều thực sự diệu kì. 13. Huyền Anh: Nghĩa là sự kết hợp của sắc sảo, nhanh nhẹn và kì bí. 14. Đông Nghi: Cô gái với phong thái cũng như ngoại hình chín chắn khiến mọi người phải kính nể. 15. Ái Linh: Cô gái với tình yêu chân thật. 16. Gia Hân: Con là niềm vui của cả đại gia đình, là một món quà vô giá mà ông trời ban tặng cho bố mẹ. Có rất nhiều cách đặt tên hay cho con gái họ Nguyễn 17. Thùy Anh: Mong con sẽ lanh lợi và sáng suốt. 18. Tuyết Tâm: Con gái có tâm hồn thuần khiết như bông tuyết. 19. Tố Nga: Mang một vẻ đẹp dịu dàng, hiền hậu. 20. Yên Bằng: Mong ước cuộc sống của con sau này sẽ an nhiên, hạnh phúc. 21. Diễm Thư: Cô con gái xinh đẹp, kiều diễm. 22. Ngọc Bích: Con là viên ngọc quý báu mà thượng đế ban tặng, cần được bảo vệ và trân trọng. 23. Linh Lan: Con sở hữu vẻ đẹp dịu dàng, tinh khôi khiến ai cũng muốn ngắm nhìn 24. Lệ Băng: Con bề ngoài lạnh lùng nhưng có một trái tim ấm áp. 25. Mỹ Yến: Con kiêu sa như loài chim yến, luôn duyên dáng và xinh đẹp. 26: Tuyền Lâm: Vẻ đẹp trong trẻ như hồ nước 27. Tuyết Vy: Vẻ đẹp kỳ diệu, thơ ngây 28. Bích Ngọc: Con giống như viên ngọc quý, cần được yêu thương và bảo vệ 29: Ấu Lăng: Con sẽ sống mãi với tuổi thơ hạnh phúc 30. Mai Lan: Con sẽ luôn xinh đẹp và tỏa hương 31: Huyền Anh: Vẻ đẹp thông tuệ, sắc sảo 32: Diễn Vỹ: Đẹp như loài hoa Diên Vỹ 33: Nhật Lệ: Xinh đẹp, nhẹ nhàng và đầy cuốn hút 34: Hạ Băng: Tuyết luôn đẹp và mọi người đều được mong thấy tuyết rơi. 35: Vàng Anh: tên một loài chim quý hiếm 36: Tú Linh: Cô gái thanh tú, tinh anh 37: Hoàng Xuân: Con đẹp và dịu dàng như mùa xuân 38: Hằng Nga: Xinh đẹp, dịu hiền như Hằng Nga. 39: Tuyết trinh: Vẻ đẹp tinh khôi, nguyên vẹn 40: Thiên An: Mong con cuộc đời bình an, hạnh phúc 41: Ánh Diệp: Con đẹp như ánh ban mai 42: Ngân Hà: Vẻ đẹp trường tồn như dải Ngân Hà 43: Bích Thùy: Vẻ đẹp thùy mỵ, nết na 44: Vinh Diệu: Món quà kỳ diệu mà thượng đế ban tặng cho cha mẹ 45: Phong Lan: Kiêu kỳ như loài phong lan 46: Trúc Quỳnh: Vẻ đẹp tự nhiên, chân thật 47: Diễm Trang: Vẻ đẹp kiểu diễm, đài các 48: Tố Uyên: Tiểu thư xinh đẹp, nết na 49: Bạch Vân: Vẻ đẹp dịu hiền như mây 50: Thu Nguyệt: Vẻ đẹp dịu dàng như tuổi trăng tròn. Như vậy, qua bài viết trên, UNICA đã gợi ý cho các bậc cha mẹ những tên hay cho bé gái họ Nguyễn vô cùng ý nghĩa. Hy vọng rằng, cha mẹ có thể lựa chọn cho con gái yêu của mình một cái tên thật hay và mang lại những điều tốt đẹp. Bạn đọc quan tâm tham khảo thêm khoá học dạy con để biết thêm nhiều cách đặt tên hay cho bé yêu nhà mình nhé. >> Bí kíp đặt tên con gái hay và ý nghĩa nhất dành cho bé yêu >> Đặt tên con theo phong thủy ý nghĩa nhất mẹ nên biết
05/08/2019
5226 Lượt xem
12 Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng mẹ nên tham khảo
12 Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng mẹ nên tham khảo Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi có thể bắt đầu từ tháng thứ 7 nếu mẹ không muốn cho con ăn dặm sớm. Trong giai đoạn này, trẻ vẫn đang làm quen với thức ăn, vậy, thực đơn ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi cần chú ý điều gì? Trong bài viết dưới đây, UNICA sẽ chia sẻ cho bạn những thực đơn ăn dặm cho bé tốt nhất, đặc biệt với những trẻ biếng ăn. 1. Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng với bột tôm, cua Trẻ ở giai đoạn 7 tháng tuổi ngoài bột sữa, trứng, thịt thì trẻ có thể ăn được cả bột tôm hoặc cua, cá, lươn...  Nguyên liệu: - Rau xanh: 20g - Bột gạo: 20g - Thịt (cá, tôm): 20 -30g - Dầu: 5 ml Bột tôm, cua là thực đơn ăn dặm cực kỳ tốt cho sức khỏe của trẻ Cách thực hiện: Rửa sạch rau xanh, xay nhuyễn, rửa sạch thịt (cá, tôm, lươn), đối với cá, tôm, lươn bạn cần bỏ vỏ, vảy, xương và băm nhỏ. Sau đó, lấy bột gạo hòa tan với một ít nước, cho phần thịt (cá, tôm, lươn) nấu chín. Khi thịt chín cho rau xanh và bột gạo vào, khuấy đều đến khi bột chín. Cuối cùng, cho bột ra chén, thêm 1 ít dầu ăn, nước mắm, mẹ nên nêm nhạt hơn khẩu vị của mình. 2. Rau củ hấp trứng Trứng là một trong những món ăn bổ dưỡng cho trẻ nhỏ. Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi với rau củ hấp trứng mềm, mịn và thơm ngon sẽ giúp bé ăn ngon hơn.  Nguyên liệu: - 1 quả trứng gà - 1 củ khoai tây - 1 vài lát bí ngòi - Nước lọc Cách thực hiện: Đầu tiên, mẹ hãy cắt lát mỏng bí ngòi, 1 củ khoai tây nhỏ. Sau đó, cho tất cả vào luộc chín và xay mịn cùng với ½ lòng đỏ trứng gà. Tiếp theo, đổ ra bát và cho vào nồi hấp chín khoảng 10 phút. Khi hấp, các mẹ nên lót một lớp khăn bên dưới để khi nước sôi bát thức ăn sẽ không bị đổ. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể thay ngòi bí bằng cà rốt hoặc các loại rau khác cho bữa ăn dặm của trẻ. 3. Khoai tây với gan gà Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi với khoai tây và gan gà là 1 trong những món ăn dặm cho trẻ biếng ăn cực hiệu quả.  Nguyên liệu: - Khoai tây - Gan gà - Rau bina (cải bó xôi) - Nước luộc gà - Nước tương - Bột gạo  Cách thực hiện: Rửa sạch khoai tây, luộc chín, bóc vỏ và nghiền nhuyễn. Sau đó, mẹ cho gan gà ngâm nước khoảng 10 phút và luộc trong nước sôi khoảng 1 phút. Đối với rau bina, mẹ cũng mang rửa sạch, luộc chín và thái nhỏ. Tiếp theo, cho gan gà và ít nước tương vào, đun sôi và cho thêm ít bột gạo để tạo độ sánh. Cuối cùng, cho rau bina và khoai tây vào, cho thêm một ít dầu ăn và tắt bếp. 4. Bơ nghiền Nguyên liệu: - Bơ - Sữa mẹ Cách thực hiện: Lấy phần thịt của quả bơ, trộn chung với sữa, nghiền nhuyễn. Đối với thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng này, mẹ nên cho bé ăn với liều lượng vừa phải, bởi vì bơ có thể gây cho bé đầy hơi hoặc khó tiêu. Bên cạnh đó, mẹ nên cho bé ăn nhẹ bằng các loại rau củ, quả luộc mềm hoặc sinh tố trái cây. >>> Xem ngay: 5 Cách nấu cháo dinh dưỡng cho bé 7 tháng tuổi Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi với bơ là sự lựa chọn hoàn hảo 5. Bột tôm và rau cải ngọt Hải sản là một nguồn thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho trẻ, đặc biệt là canxi và kẽm. Vì vậy, mẹ có thể cho bé ăn dặm với các thực đơn được chế biến từ các loại hải sản nhưng với số lượng vừa phải. Nguyên liệu: - Tôm lột vỏ - Lá rau cải ngọt - Bột gạo - Dầu ăn - Nước mắm - Nước Cách thực hiện: Đối với thực đơn này, mẹ nên chỉ chọn phần lá xanh của cải ngọt và băm nhuyễn. Còn tôm tươi rửa sạch, băm nhuyễn, đánh tan cùng với 1 ít nước ấm. Sau đó, hòa tan bột gạo với một ít nước. Tiếp theo, mẹ cho tôm vào phần nước còn lại, nấu chín, cho cải ngọt và bột gạo vào khuấy đều. Khi bột chín, nêm nước mắm, cho ra chén và thêm dầu ăn. 6. Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi với cháo thịt bò Nguyên liệu: - 30g thịt bò - 1 bát cháo trắng - 1/4 quả súp lơ - Gia vị, dầu ăn Cách thực hiện: - Thịt bò bạn chọn miếng còn tươi, rửa sạch, thái miếng rồi băm cho nhỏ. - Súp lơ rửa sạch thái nhỏ - Làm nóng dầu ăn trong chảo, sau đó cho thịt bò và súp lơ vào đảo cùng nhau. Thêm một chút bột nêm để bé ăn vừa miệng hơn. - Sau khi hỗn hợp thịt bò, súp lơ đã chín. Bạn đổ hỗn hợp vào nồi cháo trắng đã chuẩn bị trước đó. Dùng đũa đảo đều các nguyên liệu và ninh cháo trong trong 3-5 phút là bé có thể thương thức được.  Cháo thịt bò cho bé 7 tháng tuổi 7. Cháo cá chép Nguyên liệu: - 20g bột gạo tẻ - 20g cá chép - 1 nhúm rau ngót - Gia vị, dầu ăn Cách thực hiện: - Cá chép bạn rửa sạch, mang đi hấp chín rồi lọc lấy phần thịt, bỏ hết phần xương răm. Sau đó cho vào máy xay sinh tố sau cho thật nhỏ. - Rau ngót rửa sạch, xay nhuyễn và dùng rây lọc lấy phần nước và bỏ đi phần bã. - Bạn dùng chính nước rau ngọt để nấu chín bột gạo. - Sau khi bột gạo chín, bạn cho phần cá chép vào nấu cùng trong khoảng 3-5 phút là bé có thể thưởng thức được.  Cháo cá chép cho bé Chăm sóc con như chuyên gia hàng đầu bằng cách đăng ký khóa học online qua video. Khóa học cung cấp cho các bậc phụ huynh kỹ năng để bảo vệ sức khỏe cho con. Cách chăm sóc sức khỏe cho bé thật tốt khi đau ốm, chế độ dinh dưỡng an toàn và bí quyết nuôi dạy con ngoan, khỏe, thông minh. [course_id:1027,theme:course] [course_id:1153,theme:course] [course_id:175,theme:course] 8. Cơm, tôm, súp lơ xanh, chuối Nguyên liệu: - 1 Bát cơm nhỏ - 3 Con tôm - 3g Bông cải xanh - 1/2 quả chuối Cách làm: - Cơm sau khi đã nấu chín, mẹ vo thành các viên tròn bằng nhau. - Tôm chọn những con còn tươi, thịt chắc, mang đi rửa sạch, lột vỏ và hấp chín - Bông cải xanh rửa sạch, cắt nhỏ và mang đi hấp chín. - Chuối bạn chỉ bỏ đi 1/2 vỏ, giữa lại phần vỏ thân dưới cho bé cầm. - Sau khi đã chuẩn bị xong các nguyên liệu, bạn bày tất ra khay để bé tự chọn và bốc ăn. Đây là phương pháp ăn dặm bé chỉ huy được rất nhiều mẹ áp dụng trong quá trình ăn dặm của bé.  >>> Xem ngay: 2 Cách làm sữa ngô cho bé an toàn, nhiều dưỡng chất Thực đơn ăn dặm BLW mẹ có thể tham khảo 9. Trứng gà luộc, nui, su hào  Nguyên liệu: - 1 quả trứng gà ta sạch - Nui, sau hào Cách thực hiện:  - Trứng gà rửa sạch, đem luộc chín và bóc vỏ. Sau đó mẹ cắt trứng gà làm đôi. - Nui rửa sạch và luộc cho chín mềm. Lưu ý mẹ không luộc nui quá nát vì bé có thể không cầm được. - Su hào bỏ vỏ, rửa sạch, cắt thành dạng thanh sau đó mang đi hấp chín.  - Sau khi đã chuẩn bị xong các nguyên liệu, bạn bày tất ra khay để bé tự chọn và bốc ăn. Đây là phương pháp ăn dặm bé chỉ huy được rất nhiều mẹ áp dụng trong quá trình ăn dặm của bé.  10. Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng với tôm, đỗ Cove, nho. Nguyên liệu: -  3 Con tôm - 3-4 quả đậu co ve - 5 quả nho Cách thực hiện: - Tôm bạn chọn những con còn tươi, sau đó hấp chín và bóc phần vỏ, chỉ giữ lại phần thịt tôm. - Đậu Cove bạn mang rửa sạch, cắt thành miếng với độ dài bằng một ngón tay. - Nho rửa sạch và ngâm với nước muối loãng - Sau khi đã chuẩn bị xong các nguyên liệu, bạn bày tất ra khay để bé tự chọn và bốc ăn. Đây là phương pháp ăn dặm bé chỉ huy được rất nhiều mẹ áp dụng trong quá trình ăn dặm của bé.  Ăn dặm BLW cho bé 7 tháng tuổi 11. Bánh mì Sandwich, bí đỏ, cá hồi Nguyên liệu: - 3 Lát bánh mì Sandwich - 1 Khoanh bí đỏ - 1 Miếng cá hồi nhỏ Cách thực hiện: - Bánh mì Sandwich bạn bỏ vỏ cứng bên ngoài, giữ lại phần lõi. - Bí đỏ gọt vỏ, sửa sạch và mang đi hấp chín - Cá hồi ngâm với sữa tươi không đường để khử độc, loại bỏ ra , sau đó mang đi áp chảo cho chín.  - Sau khi đã chuẩn bị xong các nguyên liệu, bạn bày tất ra khay để bé tự chọn và bốc ăn. Đây là phương pháp ăn dặm bé chỉ huy được rất nhiều mẹ áp dụng trong quá trình ăn dặm của bé.  Trình bày đẹp mắt để bé yêu ăn ngon miệng hơn 12. Cháo gà, phô mai và cải bó xôi Nguyên liệu: - 1 Miếng thịt gà - 1 Miếng phomai - 3 nhanh cải bỏ xôi - 1 Bát cháo trắng Cách thực hiện: - Thịt gà bạn chọn phần ức, sau đó rửa sạch và băm cho nhuyễn - Cải bỏ xôi rửa sạch, cắt nhỏ. - Thịt gà bạn xào qua cho chín. Sau đó cho phần thịt gà vào nồi cháo trắng đã chuẩn bị trước. - Cuối cùng cho cải bó xôi vào cháo và nấu cho chín. Tiếp theo cho miếng phomai vào và đảo đều cháo trong vòng 1 phút là bé có thể thưởng thức được.  Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng theo ngày Bữa 1: Bột đậu xanh bí đỏ + Bột gạo tẻ: 15g (tương đương với 3 thìa cà phê) + Bột đậu xanh: 10g (2 thìa cà phê) + Bí đỏ: 4 miếng nhỏ nghiền nát + Dầu ăn: 1 thìa cà phê + Nước lọc: 1 bát con Bữa 2: Bột tôm + Bột gạo tẻ: 20g (4 thìa cà phê) + Tôm biển tươi bỏ vỏ xay nhuyễn: 15g + Rau xanh xay nhỏ: 2 thìa cà phê + Dầu ăn: 1 thìa cà phê + Nước lọc: 1 bát con Bữa 3: Bột trứng + Bột gạo tẻ: 20g (4 thìa cà phê) + Trứng gà: trứng gà bỏ phần lòng trắng đi và giữ lại lòng đỏ + Rau xanh xay nhỏ: 2 thìa cà phê + Nước lọc: 1 bát con Bữa 4: Bột thịt bò bí đỏ + Bột gạo tẻ: 4 thìa cà phê + Thịt bò: 10g + Bí đỏ: 10g + Dầu ăn: 1 thìa cà phê + Nước lọc: 1 bát con Bữa 5: Bột cá + Bột gạo tẻ: 4 thìa cà phê + Cá chép gỡ bỏ sạch xương rồi xay nhỏ: 10g (2 thìa cà phê) + Rau xanh xay nhỏ: 2 thìa cà phê + Dầu ăn: 1 thìa cà phê + Nước lọc: 1 bát con Bữa 6: Bột thịt gà + Bột gạo tẻ: 4 thìa cà phê + Thịt gà: 20gr + Rau xanh: 10gr + Dầu ăn: 1 thìa cà phê + Nước lọc: 1 bát con Bữa 7: Bột thịt lợn + Bột gạo tẻ: 4 thìa cà phê + Thịt nạc vai: 20g + Rau xanh: 10g + Dầu ăn: 1 thìa cà phê + Nước lọc: 1 bát con Lưu ý khi chuẩn bị thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng - Với giai đoạn ăn dặm, mẹ nên chuẩn bị những nguồn thực phẩm an toàn, có nguồn gốc rõ ràng để bé yêu không gặp các vấn đề liên quan đến tiêu hóa. - Đa dạng các nhóm thực phẩm để yêu có thể phát triển toàn diện, tăng sức đề kháng. - Ngoài các bữa chính, mẹ nên cho bé bổ sung thêm các bữa phụ bằng trái cây, sữa chua, các loại bánh.... - Không nên cho trẻ ăn gia vị dưới 1 tuổi.  - Bổ sung thêm sữa mẹ và sữa công thức để cung cấp đủ dưỡng chất cho bé. - Mẹ nên cho bé ăn dặm với nhiều phương pháp khác nhau để mỗi bữa ăn không bị trở nên nhàm chán.  Đa dạng thực đơn ăn dặm cho trẻ Như vậy, UNICA đã chia sẻ cho bạn những thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi. Với những thực đơn trên, chắc hẳn mẹ đã có thêm những món ăn dặm cho trẻ biếng ăn cực hiệu quả. Mẹ cũng có thể tìm hiểu rõ hơn về Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật để xây dựng thực đơn và chế độ ăn dặm phù hợp, giúp trẻ phát triển toàn diện cũng như hình thành tính cách, thói quen ngay từ khi còn nhỏ. Việc trang bị cho mình nhiều kiến thức về chăm sóc trẻ từ khi bé còn là sơ sinh và trong suốt quá trình bé trưởng thành là cực kỳ quan trọng.  Bạn đọc muốn biết thêm những công thức ăn dặm, công thức nấu cháo thơm ngon bổ dưỡng cho bé yêu nhà mình hãy nhanh tay đăng ký và theo dõi khoá học dạy con đúng cách trên Unica, các chuyên gia sẽ hướng dẫn chi tiết và cung cấp các kiến thức hữu ích tới bạn.
05/08/2019
4098 Lượt xem
Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi các mẹ phải biết
Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi các mẹ phải biết Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi cần phải đầy đủ và đa dạng nguồn thực phẩm, có như vậy bé mới phát triển toàn diện. Vậy, cần cung cấp các món ăn gì vào thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi. Hãy cùng UNICA tìm hiểu trong bài viết dưới đây.   Lưu ý khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé Đa phần các bé 9 tháng tuổi đều có thể ngồi vững, vì thế giai đoạn này, việc ăn dặm của bé không còn khó khăn. Thay vì cho bé đi ăn rong, mẹ có thể mua cho bé ngồi trên một chiếc ghế để bé tập trung ăn uống. Ngoài việc cho bé ăn dặm, vẫn phải đảm bảo cho bé được bú sữa mẹ đầy đủ. Bên cạnh đó, cần bổ sung từ 500 đến 700 ml sữa ngoài 3 bữa ăn dặm hằng ngày.  >>> Xem ngay: 10 Công thức nấu cháo cho bé 1 tuổi cực thơm ngon Mẹ hãy sắm cho bé một chiếc ghế ăn dặm để bé tập trung ăn uống. Để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng ở giai đoạn 9 tháng tuổi, mẹ cần đa dạng hóa thực đơn ăn dặm cho bé. Bên cạnh đó, cần tránh lựa chọn những loại thực phẩm có khả năng khiến bé bị dị ứng như: bạch tuộc, sò trai hoặc mật ong... Bé ở giai đoạn này hầu hết có thể ăn được các loại rau xanh hoặc các loại cá. Vì vậy, mẹ có thể bổ sung vào bữa ăn dặm các loại thực phẩm như: thịt đỏ, các loại gan heo, gan gà để cung cấp đầy đủ chất sắt cho bé. 9 tháng tuổi, bé cũng đã mọc răng với số lượng từ 2 – 4 răng sữa, vì vậy mẹ hãy xây dựng một thực đơn ăn dặm phù hợp để bé phát triển khả năng nhai.  >>> Xem thêm: 5 Cách nấu cháo cho bé 9 tháng đúng chuẩn mẹ thông thái Bé ở giai đoạn này, hầu hết có thể ăn được các loại rau xanh Để con phát triển toàn diện, ngay từ khi còn nhỏ các bậc phụ huynh đã phải lên kế hoạch chăm sóc và giáo dục con cái. Đăng ký khoá học online trên Unica để có các phương pháp, bí quyết giáo dục con phù hợp, tạo môi trường hoàn hảo giúp giáo dục trẻ thông minh, khoẻ mạnh và sống có trách nhiệm. [course_id:163,theme:course] [course_id:1024,theme:course] [course_id:819,theme:course] Một số món ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi Cháo óc heo, đậu Hà Lan Nguyên liệu: Gạo tẻ: 20g. Óc heo: 30g. Đậu Hà Lan: 30g. Nước mắm: một ít. Dầu ăn: 5g. Cách thực hiện: Để thực hiện thực đơn ăn dặm cho bé bằng cháo óc heo và đậu Hà Lan, đầu tiên, mẹ vo sạch gạo tẻ, ngâm 30 phút. Sau đó, nấu chín gạo cùng đậu Hà Lan đã ngâm bóc bỏ. Óc heo bỏ màng và các gân máu, tán nhuyễn cùng với một chút nước cho vào cháo đã chín. Đun sôi lại từ 2 đến 3 phút. Cuối cùng, mẹ hãy cho thêm ít nước mắm nhưng nhạt hơn khẩu vị của bạn và cho cháo ra chén, thêm dầu ăn khuấy đều. Cháo sườn, hột gà Nguyên liệu:  Gạo tẻ: 20g. Sườn non heo: 3 – 4 miếng. Hột gà: 1 lòng đỏ. Dầu ăn: 5g. Nước: 250ml. Nước mắm: Một ít. Cách thực hiện:  Ngâm 30 phút gạo tẻ đã vo sạch, sau đó nấu sôi gạo cùng đậu Hà Lan, cho gạo tẻ và sườn heo vào nước nấu sôi thành cháo. Tiếp theo, mẹ hãy lấy 1 lòng đỏ hột gà đánh tan và cho từ từ vào cháo. Cuối cùng, cho cháo ra chén để nguội và cho dầu ăn vào khuấy đều. Đây là một trong những thực đơn ăn dặm cho bé giúp bé phát triển toàn diện. Xây dựng một thực đơn ăn dặm hợp lý để  trẻ phát triển toàn diện Cháo cá hồi bí đỏ Nguyên liệu: 30g cá hồi. 30g bí đỏ. 40g gạo tẻ. Hành khô. Hành lá. Cách thực hiện:  Đầu tiên, bạn hãy luộc chín cá hồi, trong quá trình luộc mẹ có thể cho thêm 1 ít gừng để khử mùi tanh của cá. Sau đó, gỡ hết xương cá hồi cẩn thận và cho phần thịt cá đã lọc sạch vào cối và giã nát và phi cùng hành khô. Đối với bí đỏ, mẹ hãy thái nhỏ trước khi hấp chín, ninh nhừ. Tiếp theo, cho cá hồi và bí đỏ vào nồi đun đến khi sôi rồi tắt bếp. Cuối cùng cho cháo ra chén để nguội. Trên đây là một số lưu ý khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi cũng như các món ăn dặm cho bé. Hy vọng qua bài viết này, mẹ sẽ biết cách xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ thích hợp nhất. Cùng với đó, mẹ cũng có thể tham khảo Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật để bé có một hành trình ăn dặm khỏe mạnh và đầy thú vị, đồng thời giúp hình thành thói quen cũng như sự tự giác trong ăn uống, sinh hoạt cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.
04/08/2019
2310 Lượt xem
Học cách massage hạ sốt cho bé không cần dùng đến thuốc
Học cách massage hạ sốt cho bé không cần dùng đến thuốc Một số chuyên gia cho rằng, trong nhiều trường hợp, sốt là phản ứng của cơ thể để chống lại bệnh tật, do đó, nếu bé chỉ bị sốt nhẹ, mẹ đừng cho con uống thuốc ngay, mà hãy thực hiện học massage tại nhà nhằm giúp trẻ giảm sốt. Trong bài viết dưới đây, Unica sẽ chia sẻ tới mẹ một số cách massage hạ sốt cho bé không cần dùng đến thuốc đơn giản ngay tại nhà, mẹ hãy tham khảo ngay nhé. 1. Một số phương pháp massage hạ sốt cho bé Nhiều mẹ nghĩ bé sốt cách hạ sốt nhanh chóng nhất đó là cho bé uống thuốc nhưng thực tế massage cũng là cách giúp bé hạ sốt nhanh chóng và hiệu quả. Có rất nhiều cách massage hạ sốt cho bé, sau đây là một số gợi ý. 1.1. Massage với dầu oliu Khi trẻ sốt nhẹ, mẹ có thể massage tại nhà cho trẻ với dầu oliu để trẻ hạ sốt. Phương pháp massage này rất an toàn, hiệu quả mà không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Đầu tiên, để kích thích các cơ và huyệt vị, mẹ dùng tay xoa bóp trên cơ thể trẻ. Tiếp theo, sử dụng dầu oliu xoa thêm một lần nữa và dùng nước ấm lau sạch cơ thể và cho trẻ mặc những bộ quần áo thoáng mát, rộng rãi, để trẻ thoải mái hơn. Massage bằng dầu oliu sẽ giúp trẻ hạ sốt nhanh chóng 1.2. Massage tại nhà bằng lô hội Lô hội hay còn được gọi là nha đam, đây là nguyên liệu không chỉ có tác dụng giúp chị em phụ nữ làm đẹp mà còn giúp trẻ hạ sốt cực hiệu quả. Thực hiện phương pháp này, để không dính nhựa hãy rửa sạch lô hội, gọt bỏ phần vỏ, rửa sạch lại với nước, sau đó ép lấy chất nhờn và bôi lên những bộ phận trên cơ thể bé như lưng, trán… và massage nhẹ nhàng. Massage bằng lô hội sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái, mát lạnh và hạ sốt nhanh chóng. 1.3. Massage cho trẻ trà hoa cúc Hạ sốt cho trẻ bằng cách massage tại nhà với trà hoa cúc cũng là phương pháp được nhiều mẹ áp dụng. Bởi trà hoa cúc có tác dụng thanh nhiệt, an thần, do đó trẻ sẽ giảm cơn sốt. Với phương pháp này, bạn pha một lượng nhỏ trà hoa cúc, sau đó thoa ít nước lên cơ thể bé, xoa bóp nhẹ để các mạch máu và cơ trong cơ thể bé giãn nở. Đây là một trong những cách massage giúp bé sảng khoái, giảm mệt mỏi. Thực hiện liên tục trong vài lần, cơn sốt của bé sẽ giảm dần. 1.4. Massage bằng dầu bạc hà Một phương pháp giúp trẻ hạ sốt mà không cần uống thuốc là massage bằng tinh dầu bạc hà. Đây là một trong những cách không chỉ giúp trẻ hạ sốt nhanh chóng mà còn giúp trẻ cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ, thông qua những động tác xoa bóp hoặc vuốt ve, âu yếm…  >>> Xem ngay: Sốt phát ban ở trẻ sơ sinh? Nguyên nhân và cách điều trị Massage bằng tinh dầu bạc hà không chỉ làm giảm cơn sốt mà còn giúp trẻ thư giãn Tinh dầu bạc hà có tính sát khuẩn, sẽ giúp trẻ giảm sốt và thư giãn. Dùng tinh dầu bạc hà trà dọc theo sống lưng kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng. Tiếp theo, thoa lên ngực bé yêu nhẹ nhàng, cuối cùng thoa vào hai bên thái dương của trẻ. 1.5. Massage cho trẻ bằng nước ấm Do nước có khả năng bay hơi cao, đặc biệt đối với nước ấm, nên khi bay hơi, nước mang theo nhiệt giúp cân bằng nhiệt độ trên cơ thể trẻ. Có thể nói, đây là một trong những chất bôi trơn đơn giản nhất để massage tại nhà giúp bé hạ sốt cực kì hiệu quả. Trước khi massage, cha mẹ nên chuẩn bị nước ấm và khăn sạch. Đối với phương pháp massage này, nên cho bé nằm ở nơi thoáng mát nhưng không có gió lùa trực tiếp hoặc trong phòng kín và dùng khăn nhúng nước ấm lau sơ cơ thể trẻ. Tiếp theo lấy một ít nước ấm, đặt nhẹ nhàng lên người trẻ và dùng hai tay xoa đều từ trong ra ngoài một cách nhẹ nhàng, nhằm giúp bé cảm giác thoải mái và dịu đi cơn sốt. Massage cho trẻ bằng nước ấm giúp bé dịu đi cơn sốt Chăm sóc con như chuyên gia hàng đầu bằng cách đăng ký khóa học online qua video. Khóa học cung cấp cho các bậc phụ huynh kỹ năng để bảo vệ sức khỏe cho con. Cách chăm sóc sức khỏe cho bé thật tốt khi đau ốm, chế độ dinh dưỡng an toàn và bí quyết nuôi dạy con ngoan, khỏe, thông minh. [course_id:1027,theme:course] [course_id:1153,theme:course] [course_id:175,theme:course] 2. Kỹ thuật massage tại nhà cho trẻ Massage không chỉ giúp hạ sốt mà còn giúp bé được thư giãn, cải thiện quá trình lưu thông máu nên rất có lợi cho hệ tiêu hoá. Sau đây là một số kỹ thuật massage tại nhà cho trẻ mẹ có thể tham khảo: 2.1. Massage đầu ngón tay, chân Để thực hiện cách massage cho bé ở khu vực đầu ngón tay, chân mẹ thực hiện như sau: - Cho một vài giọt dầu ra tay rồi sau đó dùng ngón tay xoa bóp từ gót chân cho đến các ngón chân của bé. - Dùng lòng bàn tay vuốt ve phần dưới và đầu bàn chân của em bé, từ từ xoay ngón cái thành vòng tròn tại khắp khu vực dưới của bàn chân và từng ngón chân. Chú ý: Khi massage cho bé bạn tuyệt đối không được kéo ngón tay, ngón chân như khi massage người lớn, thay vào đó mẹ hãy bóp nhẹ từng ngòn chân cho đến gót chân giúp kích thích dây thần kinh cho bé. Đối với massage đầu ngón tay mẹ nắm tay em bé và vuốt xoay tròn trong lòng bàn tay. Sau đó từ từ thực hiện các động tác vuốt nhẹ lên các ngón tay củabé theo hướng từ dưới lên trên đầu ngón tay. 2.2. Massage cánh tay - Mẹ dùng một tay của mình để giữ tay em bé theo hướng thẳng, sau đó dùng 5 đầu ngón tay còn của bàn còn lại vuốt cánh tay theo chiều dọc xuống các đầu ngón tay. - Dùng ngón tay cái nắn nhẹ dọc theo cánh tay. - Đổi bên và thực hiện nhẹ nhàng, liên tục trong vòng 5-10 phút. Kỹ thuật Massage bàn chân 2.3. Massage bàn chân - Mẹ dùng một tay nắm phần chân của bé. Sau đó vuốt nhẹ nhàng từ bắp xuống cẳng chấn. - Bóp nắn một cách nhẹ nhàng, linh hoạt để bé cảm thấy dễ chịu nhất.  2.4. Massage lưng - Chuẩn bị một tấm khăn sạch rồi cho bé nằm úp cho mặt song song với giường - Mẹ dùng các đầu ngón tay để xoa nhẹ nhàng từ vai xuống mông, từ mông lên vai. - Kiên trì thực hiện liên tục trong vòng 5-10 phút để bé yêu được thư giãn nhất có thể.  >>> Xem ngay: Trẻ em bao nhiêu độ là sốt? Cách đo thân nhiệt chuẩn nhất Kỹ thuật Massage lưng 2.5. Massage ngực và bụng - Chuẩn bị một chiếc khăn mềm, đặt bé nằm ngửa, mặt đối diện với mẹ - Mẹ dùng 10 đầu ngón tay vuốt nhẹ nhàng từ ngực xuống bụng. - Liên tục di chuyển vùng Massage dọc theo xương sườn của bé. - Cuối cùng Massage bụng theo hướng từ rốn ra ngoài. 2.6. Massage đầu - Bạn sử dụng 8 đầu ngón tay áp vào 2 bên trái và phải của đầu bé, hai ngón tay cái cái chạm nhẹ vào vùng dưới má. - Nhẹ nhàng nắn từ đỉnh đầu xuống phía dưới phần má. - Sử dụng 8 đầu ngón tay và xoa thành vòng tròn liên tục xuống phần mà và kết thúc tại điểm xung quanh tai bé. Massage đầu giúp bé được thư giãn và thoải mái 3. Khi bé sốt mẹ cần lưu ý những điều gì? Bên cạnh việc học cách massage hạ sốt như bên trên đã chia sẻ thì để giúp bé hạ sốt nhanh chóng, không khiến tình trạng sốt trở nên nặng nề hơn thì mẹ cũng cần phải chú ý một vào những điều sau: 3.1. Mặc quần áo thoáng mát, không mặc nhiều lớp quần áo cho trẻ Khi trẻ bị sốt thân nhiệt sẽ tăng lên cao hơn nhưng cơ thể sẽ rất lạnh, những lúc thế này mẹ tuyệt đối không nên mặc thêm áo cho trẻ vì nó sẽ chính là nguyên nhân khiến trẻ càng sốt nhanh hơn. Thay vào đó mẹ nên nới lỏng đồ cho thoáng mát. Điều này sẽ giúp cải thiện nhiệt độ, hạ cơn sốt cho trẻ đáng kể. 3.2. Không nên dùng nước đá lạnh để làm mát hạ sốt cho trẻ Mẹ tuyệt đối không được sử dụng nước đá lạnh để làm mát hoặc hạ sốt cho trẻ em. Bởi khi trẻ em bị sốt, cơ thể của họ đang cố gắng điều chỉnh nhiệt độ để chống lại bệnh. Sử dụng nước đá lạnh có thể làm giảm nhiệt độ quá nhanh, gây ra sốc nhiệt hoặc suy giảm lưu thông máu. Điều này có thể gây ra các vấn đề khác như: co giật, khó thở hoặc đau tim. 3.3. Cho bé ngủ đủ giấc khi bé bị sốt, một điều rất quan trọng để bé được nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc. Bởi khi bé ngủ, cơ thể sẽ tiết ra hormone để tăng cường quá trình phục hồi và hỗ trợ hệ miễn dịch. Ngoài ra, giấc ngủ đủ cũng giúp bé giảm bớt cảm giác khó chịu do sốt và giảm đau. Ngủ đủ giấc giúp cơ thể bé có thời gian hồi phục và chống lại bệnh tốt hơn. Ngủ đủ giấc giúp cơ thể bé có thời gian hồi phục và chống lại bệnh tốt 3.4. Bổ sung nước đầy đủ cho con Sốt có thể gây mất nước và gây ra tình trạng mất chất lỏng trong cơ thể bé. Vì vậy khi bé sốt mẹ cần phải bổ sung nước đầy đủ cho con. Việc bổ sung nước đầy đủ cho con cũng là một trong những cách giúp hạ sốt hiệu quả nên mẹ hãy chú ý nhé. 3.5. Cho bé ăn đồ ăn mềm Bé khi bị sốt cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, vì vậy mẹ nên ưu tiên lựa chọn đồ ăn mềm và dễ tiêu hoá để cung cấp dưỡng chất và giữ cho bé đủ năng lượng trong quá trình hồi phục. Một số những món ăn như: cháo, súp, bột nguội,... là rất thích hợp để cho bé ăn khi ốm sốt. Ngoài ra, mẹ cũng nên chọn các thực phẩm giàu dưỡng chất như: sữa, sữa chua, nấm, cá, lòng trắng trứng gà, hoặc các loại thực phẩm giàu protein để giúp cung cấp đủ dưỡng chất cho bé trong quá trình hồi phục. 3.6. Tuyệt đối không mở điều hòa quá lạnh Massage hạ sốt cho bé thôi chưa đủ mà mẹ cần chú ý không được mở điều hoà quá lạnh khi bé đang bị sốt. Bởi việc tiếp xúc với không khí lạnh quá mức có thể làm gia tăng cảm lạnh khiến bé cảm thấy khó chịu hơn. Khi bé sốt, tốt nhất là mẹ nên đảm bảo nhiệt độ phòng ở mức thoải mái và không quá lạnh. Nên duy trì một mức nhiệt độ ấm áp, khoảng 22-24 độ C và đảm bảo bé không tiếp xúc trực tiếp với hướng gió từ quạt hoặc điều hòa. Khi bé ốm mẹ tuyệt đối không nên mở điều hoà quá lạnh 3.7. Cho con đi viện khi thân nhiệt không hạ Khi thấy con sốt mãi không dứt, thân nhiệt luôn ở mức cao mà không hạ cách tốt nhất là mẹ nên đưa con đi viện để thăm khám cũng như để các bác sĩ kịp thời xử lý. Điều này vừa giúp bé giảm sốt nhanh chóng, vừa giúp bé tránh được những biến chứng nguy hiểm do cơn sốt gây ra. 4. Kết luận Trên đây là những phương pháp massage giúp trẻ hạ sốt tại nhà nhanh chóng mà không cần sử dụng đến thuốc. Hy vọng, qua bài viết này, các bậc phụ huynh sẽ có thêm nhiều bí quyết giúp bé yêu khỏe mạnh hơn. Việc trang bị cho mình nhiều kiến thức về chăm sóc trẻ từ khi bé còn là sơ sinh và trong suốt quá trình bé trưởng thành là cực kỳ quan trọng. Và tất nhiên không thể thiếu các phương pháp khoa học như việc cho trẻ tiếp cận và học toán Soroban bắt đầu từ 4 tuổi để trẻ phát triển toàn diện và thông minh. 
02/08/2019
4618 Lượt xem
11 Cách tăng trí nhớ cho trẻ bố mẹ nên áp dụng
11 Cách tăng trí nhớ cho trẻ bố mẹ nên áp dụng Hiện nay, rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ cả về thể chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, không phải cha mẹ nào cũng biết cách tăng trí nhớ và sức khỏe cho con yêu. Vì vậy, trong bài viết dưới đây, UNICA sẽ chia sẻ cho bậc phụ huynh những bí quyết đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao trong việc cải thiện trí nhớ cho trẻ. 1. Tạo thói quen cho trẻ Thói quen giống như những quy tắc không lời, nó sẽ giúp thúc đẩy trẻ ghi nhớ những việc cần làm. Có rất nhiều cách giúp trẻ tạo lập thói quen cho bản thân như: Đặt những câu hỏi về việc trẻ đã làm ở lớp, để trẻ vận động trí nhớ và nhớ lại những việc mình đã làm trong ngày giúp trẻ thông minh hơn. Tăng trí nhớ cho trẻ bằng việc đặt câu hỏi về việc con đã làm trong ngày 2. Quan tâm đến giấc ngủ  Giấc ngủ tốt không chỉ giúp trẻ có sức khỏe tốt mà còn giúp não bộ tập hợp và tiếp thu những kiến thức trẻ được học trong ngày. Vì vậy, đây là cách tăng trí nhớ hiệu quả. Do đó, cha mẹ hãy rèn cho trẻ thói quen ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc. Nên cho trẻ ngủ đủ 8 tiếng/đêm và đi ngủ trước 22h. Khi cơ thể chìm vào giấc ngủ sâu, não bộ sẽ xử lý, củng cố, lưu giữ thông tin và giúp tinh thần trẻ được sảng khoái hơn cho ngày mới. 3. Cách tăng trí nhớ bằng việc chơi cùng con Có thể nói, chơi là hoạt động mà trẻ thích nhất, vì vậy bạn hãy dành thời gian chơi với trẻ những trò rèn luyện trí tuệ. Ví dụ như: Trò chơi hình học, so sánh con số, câu đố con vật, hỏi tên các đồ vật trong nhà hoặc trò chơi xếp hình. Ngoài ra, bạn có thể nhờ trẻ chỉ đường khi cùng trẻ chơi ở ngoài. Nuôi dạy con là một quá trình đòi hỏi cha mẹ phải kiên nhẫn, yêu thương và thấu hiểu con của mình. Để có thể nuôi con một cách đúng đắn, tránh sai lầm và gây ra tổn thương cho trẻ, bạn cần tham gia các khóa học online. Tại đây, các chuyên gia sẽ chia sẻ các kiến thức bổ ích và thực tế để giúp bạn có thể đồng hành cùng con. Đăng ký ngay khóa học: [course_id:163,theme:course] [course_id:590,theme:course] [course_id:1027,theme:course] 4. Bổ sung thực phẩm  Phụ huynh nên thường xuyên thay đổi khẩu phần ăn cho trẻ để giúp trẻ ăn ngon và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn. Những loại thực phẩm chứa nhiều vi khoáng chất cũng là cách tăng trí nhớ của trẻ hiệu quả. Ví dụ như các thực phẩm sau đây: Bí đỏ Bí đỏ được coi là món ăn bổ não và tăng trí nhớ hiệu quả vì trong bí đỏ có chất glutamic. Đây là chất có vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng thần kinh, thúc đẩy khả năng học tập và ghi nhớ. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều chất rất tốt cho trí não như canxi, vitamin A, B, axit folic. Trứng Lòng đỏ trứng gà, trứng vịt hoặc trứng chim cút có rất nhiều lecithin, chất này khi đi vào cơ thể sẽ được tổng hợp thành colinne. Đây là chất rất quan trọng đối với sự phát triển não bộ của trẻ. Tuy nhiên, bạn chỉ nên cho trẻ ăn trứng khoảng 3 quả/tuần vì trứng có lượng cholesterol cao và không nên cho trẻ ăn trứng sống. Thực phẩm đóng vai trò rất quan trọng đối với trí nhớ của trẻ Sữa Cách tăng trí nhớ cho trẻ với sữa cũng rất hiệu quả. Bởi trong sữa có chứa nhiều chất cần thiết cho sự phát triển của não bộ như: Protein, vitamin B1, canxi và các axit amin. Đặc biệt, vitamin B1 sẽ giúp cải thiện chức năng của tế bào thần kinh, canxi hỗ trợ sự phát triển lành mạnh của não bộ. Bên cạnh đó, sữa còn có thể giúp trẻ cải thiện giấc ngủ, bạn hãy cho trẻ uống một cốc sữa nóng trước khi đi ngủ để con ngủ ngon giấc hơn. Uống nhiều nước Thực phẩm là một yếu tố quan trọng trong chế độ dinh dưỡng giúp tăng cường trí nhớ cho trẻ. Tuy nhiên, sự thiếu hụt nước ở cơ thể có thể gây ảnh hưởng đến trí nhớ, thiếu nước có thể gây ra sự nhầm lẫn. Vì vậy, các bậc phụ huynh hãy cho trẻ uống nước đầy đủ để củng cố trí nhớ. Kể chuyện cho bé trước khi đi ngủ Việc kể chuyện cho bé trước khi đi ngủ là một trong những cách tăng trí nhớ cho trẻ vô cùng hiệu quả. Thông qua việc kể những câu chuyện phù hợp với độ tuổi của trẻ, bé không chỉ có thêm nhiều những kiến thức xung quanh cuộc sống mà nó giúp tăng cường các chức năng của não bộ. Nhờ vậy bé sẽ nhớ nhanh và nhớ lâu hơn khi các câu chuyện được kể đi kể lại nhiều lần. Đây chính là một sợi dây gắn kết tình cảm giữa cha mẹ và con cái vô cùng hiệu quả. Không ngại cho bé khám phá cuộc sống bên ngoài Việc cho bé thường xuyên tiếp xúc và làm quen với các hoạt động ngoài trời sẽ giúp bé tăng khả năng quan sát để tự do lựa chọn những điều làm mình thấy thích thú. Nhờ vậy mà kỹ năng nhìn nhận mọi thứ và khả năng nhận thức cũng được tăng lên rất nhiều lần.  Cho bé làm quen với các loại nhạc cụ Cha mẹ có thể cho trẻ tiếp xúc với các loại nhạc cụ ngay từ khi còn nhỏ như: đàn, Piano, trống hay các trò chơi thông minh cho bé. Trẻ sẽ cảm thấy vô cùng tuyệt vời khi chúng được vừa chơi, vừa học. Đây không chỉ là một trong những hoạt động khiến trẻ cam thấy thích thú mà nó còn rất có lợi cho sự phát triển của bộ não thông qua việc như nhớ các cung bậc, giai điệu có trong mỗi loại nhạc cụ khác nhau.  Như vậy, qua bài viết trên, UNICA đã cung cấp cho các bậc phụ huynh cách tăng trí nhớ cho trẻ đơn giản nhưng cực hiệu quả. Hy vọng rằng, sau khi áp dụng những phương pháp nuôi con khoa học này bé yêu của bạn sẽ có một trí nhớ tốt.
29/07/2019
6398 Lượt xem