Học không giới hạn 600+ khóa học chỉ với 199K / tháng Xem ngay

Hỗ trợ

Hotline: 090 488 6095
Email: cskh@unica.vn
Ngoại Ngữ Kinh Doanh Thiết Kế Kỹ Năng Lập Trình & CNTT Sức Khoẻ Và Làm Đẹp Marketing Tin Học Văn Phòng Phong Cách Sống Hôn Nhân Và Gia Đình Tài Chính Kế Toán Âm Nhạc Nhiếp Ảnh Và Video Sách Hay Nên Đọc Sales Bán hàng Nuôi dạy con Google sheet Hoạt động Câu chuyện khách hàng Tiếng hàn Tiếng hàn Tiếng Đức Tiếng Hàn Tiếng Trung Tiếng Nhật Tiếng Anh Digital Marketing Quan Hệ Công Chúng Xây Dựng Thương Hiệu Microsoft Google Quản Trị Kinh Doanh Kinh Doanh Online Khởi Nghiệp Quản Trị Nhân Sự Thương Mại Điện Tử Bán Hàng Kế Toán Tài Chính Đầu Tư Thiết Kế Quảng Cáo Thiết Kế Web Thiết Kế Kiến Trúc Thiết Kế Nội Thất Ngoại Thất Thiết Kế Đồ Họa Thiết Kế UI/UX Kỹ Năng Lãnh Đạo Phần Mềm Thiết Kế Kỹ Năng Thuyết Trình Kỹ Năng Giao Tiếp Kỹ Năng Đàm Phán Kỹ Năng Phỏng Vấn Xin Việc Kỹ Năng Quản Lý Thời Gian Kỹ Năng Học Tập - Ghi Nhớ Cơ Sở Dữ Liệu Ngôn Ngữ Lập Trình Mạng Và Bảo Mật Yoga Thiền Định Massage Fitness - Gym Dinh Dưỡng Và Ăn Kiêng Sức Khỏe Tinh Thần Thể Thao Nghệ Thuật Nghệ Thuật Làm Đẹp Ẩm Thực Đồ Uống Phương Pháp Bí Truyền Tình Yêu Đời Sống Vợ Chồng Làm Cha Mẹ Nhạc Cụ Thanh Nhạc Sản Xuất Nhạc Chụp Ảnh Dựng Phim Biên Tập Video Sửa Chữa Và Chế Tạo Viết Nội Dung Thiết Kế Khác Nguyên Lý Marketing Phát Triển Web Phát Triển Ứng Dụng Di Động Kỹ Năng Khác Du Lịch Phong Cách Sống Khác Trí Tuệ Nhân Tạo Ngoại Ngữ Khác Âm Nhạc Khác Tin Học Văn Phòng Khác

Marketing

Brand là gì? Yếu tố xây dựng Branding thành công
Brand là gì? Yếu tố xây dựng Branding thành công Là một doanh nghiệp, dù lớn hay nhỏ thì việc xây dựng cho mình một Brand là điều vô cùng cần thiết. Nó không đơn giản chỉ là một cái tên để khách hàng nhớ mà việc xây dựng một Brand ý nghĩa, sáng tạo còn giúp lan tỏa những giá trị và thông điệp tốt đẹp mà doanh nghiệp muốn gửi gắm đến khách hàng. Để có cái nhìn tổng quan và sâu sắc về vấn đề này, hãy chúng tôi tìm hiểu tổng quan Brand là gì thông qua bài viết dưới đây. Brand là gì? Brand hiểu theo nghĩa tiếng Việt nghĩa là thương hiệu. Đây là một quá trình bắt buộc không thể thiếu trong quá trình hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Mỗi một doanh nghiệp sẽ sử dụng một brand khác nhau phụ thuộc và sản phẩm, dịch vụ mà mình đang kinh doanh. Thông qua quá trình xây dựng, hoạt động, sản xuất sản phẩm, mỗi một doanh nghiệp sẽ xây dựng một Brand mang bản sắc riêng của thương hiệu mình. Brand được hiểu giống như một cái tên gợi nhớ của khách hàng khi nhắc đến sản phẩm/ dịch vụ của bất cứ một công ty, tổ chức hay doanh nghiệp nào đó. Brand có thể được thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau như: biểu tượng, logo, slogan, câu văn ngắn... nhưng nhìn chung nó đều là những bản mô phỏng về giá trị hoặc thuộc tính sản phẩm liên quan đến doanh nghiệp đó.  Xây dựng Branding là hoạt động không thể thiếu của doanh nghiệp Hiểu về brand, vậy “Brand marketing là gì”?  Brand Marketing được hiểu là các doanh nghiệp triển khai các chiến dịch marketing khác nhau nhằm tạo dựng thương hiệu hoặc lan tỏa giá trị thương hiệu sẵn có đến gần hơn với khách hàng.  >> Xem thêm: Brand guideline là gì? Tại sao nó lại quan trọng với doanh nghiệp Vai trò của brand đối với doanh nghiệp Sau khi giải thích thuật ngữ “Brand là gì”, chắc hẳn bạn đọc sẽ đặt ra câu hỏi rằng “Vậy, brand có tầm ảnh hưởng và vai trò quan trọng như thế nào đối với doanh nghiệp”. Hãy tìm hiểu cùng chúng tôi thông qua một vài luận điểm dưới đây nhé. - Brand giúp thu hút những phân khúc khách hàng tiềm năng: Bạn có tin không, khi các đối thủ kinh doanh cùng lĩnh vực/ sản phẩm giống nhau, việc một doanh nghiệp đã tạo dựng được một brand tên tuổi sẽ thu hút nhiều khách hàng hơn là một doanh nghiệp bình thường. Đó là lý do vì sao mà các doanh nghiệp không ngừng cố gắng và nỗ lực để xây dựng được một thương hiệu riêng cho mình. - Brand giúp cho hoạt động truyền thông của doanh nghiệp diễn ra hiệu quả: Việc tạo ra một giá trị cốt lõi thông qua brand sẽ giúp cho quá trình truyền thông diễn ra xuyên suốt, hiệu quả nhằm thực hiện mục tiêu cuối cùng là lan tỏa sức mạnh thương hiệu một cách rộng rãi để giữ chân khách hàng.  - Brand giúp tăng giá trị và khả năng nhận diện doanh nghiệp: Ngày nay khi thị trường kinh doanh đang cạnh tranh gay gắt, khi đã có một nền tảng thương hiệu sẵn có, doanh nghiệp bạn hoàn toàn có thể tự tin khẳng định vị thế của mình so với các đối thủ khác. Đầu tư thời gian, công sức để xây dựng thương hiệu cùng với nỗ lực không ngừng để nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ giúp Brand của doanh nghiệp bạn vươn lên một tầm cao mới.  Brand có vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp - Tạo sự khác biệt giữa các đối thủ: trong lĩnh vực marketing thì branding đóng vai trò rất quan trọng, trên thực tế việc đang muốn tìm kiếm một sản phẩm về kỹ thuật như máy tính thì bạn sẽ lập tức nghĩ tới sản phẩm của hãng Apple. Bởi Apple là thương hiệu lớn, họ đã giành thời gian và tiền bạc ra để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cũng như tạo dựng được lòng tin với người tiêu dùng.  - Tạo liên kết giữa khách hàng và thương hiệu: truyền thông sẽ giúp cho việc tương tác giữa khách hàng và tạo ra những giá trị nhằm nâng tầng cảm xúc. Chiến dịch quảng cáo của Apple sử dụng những KOLs để quảng cáo hình ảnh và thương hiệu của họ, điều này mang lại nhiều thành công lớn cho hãng. - Xây dựng lòng trung thành: iPhone vốn dĩ không phải là sản phẩm mang tính cách mạng trong ngành điện thoại di động, nhưng tạo ra hệ sinh thái của các sản phẩm Apple giúp tiện lợi hơn cho người dùng nên khách hàng sẽ vui vẻ lựa chọn các sản phẩm đó. Apple hiện nay là thương hiệu duy trì được tính nhất quán trong các điểm chạm của thương hiệu và điều giúp apple xây dựng được lòng trung thành là apple tạo ra sự cần thiết cho các sản phẩm của họ. Các yếu tố tạo nên một Brand khác biệt  Tên thương hiệu, Slogan Khi nhắc đến doanh nghiệp, khách hàng sẽ liên tưởng ngay đến tên thương hiệu. Tên thương hiệu có thể viết đầy đủ hoặc viết tắt nhưng nhìn chung, để chiếm được cảm tình của khách hàng, thì tên thương hiệu thường ngắn gọn, dễ hiểu và súc tích. Slogan luôn là một vấn đề đau đầu của các doanh nghiệp bởi nó không đơn giản chỉ là một câu khẩu hiệu mà slogan còn phải mang bản sắc của doanh nghiệp và khẳng định được những giá trị cốt lõi của sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp muốn mang tới cho khách hàng của mình.  Câu chuyện thương hiệu Để thương hiệu được lan tỏa một cách rộng rãi, ngoài những nỗ lực không ngừng nghỉ để cái thiện chất lượng sản phẩm, nâng cao doanh số bán hàng mà câu chuyện thương hiệu còn như một lời khẳng định chắc chắn rằng thương hiệu của doanh nghiệp bạn có thể phát triển thành công và bền vững hơn nữa trong tương lai. Việc xây dựng câu chuyện thương hiệu sẽ giúp bạn trả lời được một số câu hỏi như: Động lực nào tạo nên sự thành công của Brand? Vì sao khách hàng nên tin tưởng và sử dụng sản phẩm dịch vụ của bạn…? Slogan là một khía cạnh của việc xây dựng thương hiệu >> Xem thêm: 6 Bí quyết cốt lõi của nghệ thuật kể chuyện thương hiệu Bộ nhận diện thương hiệu Để có thể phát triển thương hiệu, việc xây dựng bộ nhận diện thương hiệu là yếu tố vô cùng cần thiết. Một số yếu tố để xây dựng bộ nhận diện thương hiệu bao gồm: Logo doanh nghiệp, nhân vật thương hiệu, đồ họa đặc trưng để tạo nên sự liên kết các ấn phẩm khi triển khai chiến dịch quảng bá thương hiệu, bộ Icon.  Ngoài ra, để có thể tạo nên một Brand luôn dẫn đầu, doanh nghiệp còn cần tập trung xây dựng văn hóa doanh nghiệp và quy mô tổ chức theo hướng chuyên nghiệp.  Như vậy, thông qua bài viết dưới đây, Unica đã cùng bạn tìm hiểu tổng quan về Brand là gì. Hy vọng bạn sẽ xây dựng được một Brand riêng mang bản sắc và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp mình để phát triển bền vừng hơn nữa trong tương lai. Chúc các bạn thành công!
30/09/2020
2668 Lượt xem
Google Tag Manager là gì? Hướng dẫn sử dụng và cài đặt Google Tag Manager
Google Tag Manager là gì? Hướng dẫn sử dụng và cài đặt Google Tag Manager Google Tag Manager (GTM) là một công cụ không còn xa lạ đối với các SEOer và những người làm quảng cáo. Nếu bạn chưa Google Tag Manager là gì và cũng chưa biết cách sử dụng công cụ này như thế nào thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để có thêm thông tin chi tiết. 1. Google Tag Manager là gì? Google Tag Manager (GTM) là một công cụ miễn phí của Google, cho phép người dùng quản lý các mã theo dõi (tags) trên website của mình một cách dễ dàng và linh hoạt. Bạn có thể sử dụng GTM để cài đặt và cập nhật các tags như Google Analytics, Google Ads, Facebook Pixel, Google Optimize, Google Search Console và nhiều tags khác mà không cần phải can thiệp vào mã nguồn của website. Google Tag Manager là trình quản lý thẻ của Google 2. Lợi ích của Google Tag Manager Sau khi tìm hiểu về những lợi ích bất ngờ mà GTM mang lại, chúng tôi tin rằng bạn sẽ bị ấn tượng và muốn sử dụng nó ngay lập tức: - Không cần chỉnh sửa code trên website nhiều lần: Google Tag Manager (GTM) đảm nhận việc quản lý tất cả các thẻ Tag trên website. Điều này có nghĩa là bạn chỉ cần một cú nhấp chuột để dễ dàng chỉnh sửa mã code trên website mà không cần sự hỗ trợ từ các chuyên gia IT. - Giúp theo dõi và quản lý nâng cao: Với GTM, bạn có thể dễ dàng gắn các thẻ theo ý muốn trên website để theo dõi hành vi của khách hàng khi truy cập website của mình. Bạn sẽ không gặp bất kỳ hạn chế nào khi muốn theo dõi và hiểu rõ hơn về hành vi của khách hàng. Đây cũng chính là cơ sở để tăng cường hiệu quả của hoạt động bán hàng và kinh doanh. - Quản lý thẻ hiệu quả: GTM cho phép chủ sở hữu dễ dàng thêm, chỉnh sửa hoặc xóa các thẻ trên website chỉ bằng một cú nhấp chuột. Nhờ đó, người dùng dù không thành thạo về mạng hay công nghệ vẫn có thể quản lý website một cách dễ dàng và tự tin hơn. - Tăng cải thiện tốc độ của website: Việc sử dụng các công cụ phân tích và đo lường phần lớn có thể làm giảm tốc độ truy cập của website. Tuy nhiên, với GTM, lo ngại này hoàn toàn được loại bỏ. Các thẻ được triển khai độc lập nên tốc độ tải trang của website luôn được đảm bảo tối ưu nhất. GTM có rất nhiều ưu điểm nổi bật 3. Google Tag Manager có gì khác so với Google Analytics? Google Analytics nhằm tạo ra báo cáo thống kê về trang web của bạn, và báo cáo này bao gồm các thông tin sau: - Lượng người truy cập vào trang web. - Nguồn truy cập của người dùng, tức là địa điểm mà họ truy cập. - Các nội dung trang web mà người dùng đã khám phá. - Các nội dung trang web được xem nhiều nhất. - Số lượng người dùng đã rời khỏi trang web mà không thực hiện hành động điều hướng trên trang. - Thời gian mà người dùng thường truy cập trang web của bạn. Trong khi đó, GTM được sử dụng để quản lý tất cả các thẻ, bao gồm cả Google Analytics. Do đó, việc sử dụng GTM đã trở thành một xu hướng phổ biến trong quản lý website hiện nay. 4. Hướng dẫn cài đặt Google Tag Manager vào website Các bước cài đặt Google Tag Manager vào website không khó, chỉ cần thực hiện vài bước đơn giản là bạn đã cài đặt thành công. Để cài đặt Google Tag Manager hoàn chỉnh, bạn hãy thực hiện theo các bước như sau: 4.1. Bước 1: Tạo tài khoản GTM Đầu tiên, bạn hãy truy cập vào trang web để tạo tài khoản Google Tag Manager. Sau đó, đăng nhập vào tài khoản và tạo một tài khoản GTM mới, có thể đặt tên tài khoản theo tên công ty hoặc tên website để dễ quản lý. Truy cập vào trang web để tạo tài khoản Google Tag Manager 4.2. Bước 2: Tạo và thiết lập nên container Trong phần "Container Name" (tên vùng chứa), hãy điền thông tin sao cho thuận tiện để theo dõi. Bạn có thể sử dụng tên công ty, tên website, hoặc mô tả ngắn gọn về vùng chứa. Thiết lập tại "Container Name" (tên vùng chứa) Sau khi thiết lập xong, bạn hãy chọn nền tảng vùng chứa phù hợp, ví dụ như iOS, website, Android,... 4.3. Bước 3: Gắn mã code GTM vào website Sau khi bạn đã tạo vùng chứa, một cửa sổ sẽ hiện ra với các điều khoản sử dụng của Google Tag Manager. Bạn hãy chọn "Có" để thể hiện sự đồng ý với những điều khoản đó. Sau đó, bạn sẽ thấy hai đoạn mã code mà bạn vừa tạo ra như hình dưới đây: Gắn mã code GTM vào website Hãy sao chép đoạn mã đầu tiên và dán vào giữa cặp thẻ " " trên trang web của bạn. Đoạn mã còn lại được đặt trong cặp thẻ " " trên trang web. Sau khi hoàn tất, kiểm tra xem việc gắn thẻ đã đúng chưa. Bạn có thể cài đặt tiện ích Google Tag Assistant trên trình duyệt để kiểm tra. Chọn "thêm vào Chrome" Khi thẻ Google Tag Manager hiển thị màu xanh hoặc màu vàng nghĩa là quá trình cài đặt đã hoàn tất. Nếu nó vẫn hiển thị màu đỏ, có thể bạn đã mắc lỗi ở một bước nào đó. Hãy kiểm tra lại từng bước để đảm bảo đúng quy trình. Bạn muốn tìm hiểu chi tiết từ cơ bản đến nâng cao đến kiến thức liên quan đến Google Ads, hãy đăng ký khoá học online qua video trên Unica. Khoá học cung cấp trọn bộ Quảng cáo Google Ads: Search, GDN, Youtube, Maps, Shopping và hơn thế nữa. Đồng thời chia sẻ bí quyết để bạn thấu hiểu và chinh phục khách hàng bằng Google Ads. [course_id:2507,theme:course] [course_id:915,theme:course] [course_id:2810,theme:course] 5. Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng Google Tag Manager Sau khi đã cài đặt Google Tag Manager cho  website thành công, tiếp theo sẽ đến công đoạn sử dụng. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách sử dụng Google Tag Manager cho bạn tham khảo: 5.1. 3 thành phần chính của Google Tag Manager là gì? Google Tag Manager (GTM) gồm ba thành phần quan trọng sau: - Thẻ (Tag): Đây là các đoạn mã theo dõi hoặc các công cụ phân tích mà bạn muốn triển khai trên trang web của mình. Ví dụ: mã theo dõi Google Analytics, mã Remarketing Facebook Pixel, mã theo dõi sự kiện,... - Trigger: Trigger xác định khi nào một thẻ cụ thể sẽ được kích hoạt và thực thi. Bạn có thể đặt các điều kiện và sự kiện để xác định trigger. Ví dụ: khi người dùng nhấp vào một nút cụ thể hoặc khi trang web được tải. - Biến (Variable): Biến cho phép bạn thu thập và lưu trữ thông tin từ trang web của bạn để sử dụng trong các thẻ và trigger. Ví dụ: thu thập URL trang hiện tại, giá trị của một phần tử trên trang,... Thành phần chính của Google Tag Manager 5.2. Cài đặt mã theo dõi Để bắt đầu sử dụng Google Tag Manager và Google Analytics nhằm tiến hành theo dõi trang web,, bạn hãy tuân theo các bước sau: - Truy cập vào Google Analytics bằng cách vào Trình quản lý và chọn Quản trị. Tại đây, bạn sẽ thấy tính năng "Cài đặt thuộc tính". Hãy nhớ sao lưu ID theo dõi được hiển thị, có dạng "UA-xxxxxxxxx-x". - Truy cập vào Google Tag Manager đã được kết nối với trang web của bạn. - Chọn "Thêm thẻ mới" để tạo một thẻ mới trong GTM. - Cấu hình thẻ Analytics bằng cách chọn Universal Analytics và thay đổi loại thẻ. Đồng thời, bạn cũng cần chọn biến mới và điền ID theo dõi mà bạn đã sao lưu ở bước trước. - Chọn "Loại theo dõi" và chọn tính năng "Lượt xem trang" để xác định loại theo dõi bạn muốn triển khai. - Lưu thẻ Analytics của trang web bằng cách chọn "Lưu" và sau đó nhấp vào "Gửi" để áp dụng các thay đổi. Sau đó, bạn có thể xuất bản thay đổi bằng cách chọn "Xuất bản". Hãy nhấp vào "Tiếp tục" để hoàn thiện quá trình cài đặt. 5.3. Cách sử dụng Google Tag Manager để thực hiện quảng cáo Google Remarketing Để tạo thẻ Google Remarketing qua Google Tag Manager, bạn hãy làm theo các bước sau: - Truy cập vào Google Tag Manager và chọn tài khoản và container tương ứng với trang web của bạn. - Tạo một thẻ mới bằng cách chọn "Thêm thẻ mới". - Trong cửa sổ tạo thẻ mới, chọn "Thẻ tiếp thị lại Google Ads". - Tiếp theo, bạn sẽ thấy một phần cấu hình cho thẻ Remarketing Google Ads. Hãy chọn "All Pages" (Tất cả các trang) trong phần "Loại trigger" để thẻ này được kích hoạt trên tất cả các trang của trang web của bạn. - Sau khi đã cấu hình thẻ theo ý muốn, nhấp vào "Lưu" để lưu lại cấu hình. - Cuối cùng, nhấp vào "Gửi" để áp dụng thay đổi và gửi cập nhật mới đến trang web của bạn. Sau khi đã hoàn thành các bước trên, thẻ Google Remarketing đã được tạo và sẽ được kích hoạt trên tất cả các trang của trang web để triển khai chiến dịch tiếp thị lại Google Ads. Sử dụng Google Tag Manager để quảng cáo Google Remarketing 5.4. Cài đặt FB pixel qua Google Tag Manager Nếu muốn cài đặt FB pixel, bạn cần phải thực hiện các bước dưới đây: - Tạo một đoạn mã HTML tùy chỉnh trên trang web của bạn để chứa FB pixel. - Sử dụng Google Tag Manager để chèn mã Pixel Facebook vào trang web. Điều này có thể được thực hiện bằng cách tạo một thẻ mới trong GTM. - Chọn trình kích hoạt "All Pages" và thêm thẻ mới. Đồng thời, đặt tên thẻ là "FB pixel" để dễ nhận biết. - Trước khi hoàn tất, hãy thử nghiệm thẻ FB pixel trong chế độ "Preview Mode" và xem xét hoạt động của nó trên trang web của bạn. - Sau khi đã kiểm tra và xác nhận rằng FB pixel hoạt động đúng, nhấn "Gửi" và xuất bản. 5.5. Tracking Event với GTM Tính năng này sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về hành vi người dùng trên trang web của mình. Bạn có thể theo dõi số lần click vào hotline, số lượt nhấn button, số lượt đọc hết nội dung, và thậm chí nhận biết những nội dung nào thu hút sự quan tâm của người dùng và những nội dung nào chỉ được đọc lướt qua. Dựa trên những thông tin này, bạn có thể tối ưu lại nội dung của trang web để đáp ứng nhu cầu của người dùng một cách tốt nhất. 5.6. Tracking Event: lượt click vào Call và Button Để theo dõi lượt click vào Call và Button sử dụng Tracking Event dựa trên các biến Variables, bạn có thể thực hiện các bước sau: - Truy cập vào phần Biến Variables và chọn cấu hình tương ứng. - Tiếp theo, vào phần Trình kích hoạt và tạo một trình kích hoạt mới. - Đặt tên cho các yếu tố trong trình kích hoạt, giúp bạn nhận biết chúng dễ dàng. - Thực hiện hành động "click+chứa+tel:sdt" (với "sdt" là số điện thoại) để xác định các sự kiện tracking khi có lượt click vào số điện thoại. Sử dụng Tracking Event để theo dõi lượt click vào Call và Button 6. Sự ảnh hưởng của google tag manager là gì lên SEO? Google Tag Manager ảnh hưởng rất nhiều đến SEO. Dưới đây là một số sự ảnh hưởng tiêu biểu của Google Tag Manager đến SEO mà có thể bạn chưa biết, hãy tham khảo ngay nội dung dưới đây để biết thêm những thông tin hữu ích nhé. 6.1. Tối ưu các chỉ số Analytics Google Tag Manager (GTM) mang đến khả năng tối ưu việc đo lường hành vi người dùng một cách hiệu quả. Với GTM, bạn có thể dễ dàng sử dụng các yếu tố như element, banner, nội dung,... dựa vào hành vi của người dùng. 6.2. Code các mã chạy Automation Bằng cách sử dụng GTM, bạn có thể tối ưu hóa việc triển khai các mã code một cách hiệu quả, giúp tiết kiệm thời gian và công sức. Đồng thời, việc sử dụng GTM cũng đảm bảo rằng hoạt động SEO của trang web được thực hiện một cách mượt mà và hiệu quả hơn, giúp tăng cường hiệu suất và cải thiện trải nghiệm người dùng trên trang web. 7. Một số câu hỏi thường gặp Để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác liên quan đến chủ đề Google Tag Manager bạn hãy tham khảo thêm những câu hỏi sau nhé. 7.1. Sử dụng Google Tag Manager có mất phí không? Google Tag Manager (GTM) là một dịch vụ miễn phí do Google cung cấp. Bạn có thể sử dụng GTM mà không hề mất một đồng phí nào trong quá trình triển khai và quản lý mã theo dõi trên trang web của mình. Google Tag Manager là dịch vụ miễn phí 7.2. Cài Google Tag Manager xong, kiểm tra bằng Tag Assistant báo màu vàng. Phải làm sao? Khi bạn kiểm tra bằng Tag Assistant và nhận được cảnh báo màu vàng, điều này có thể chỉ ra rằng có một số vấn đề cần xử lý trong việc triển khai. Để khắc phục, bạn nên kiểm tra lại các cài đặt và mã theo dõi trong Google Tag Manager và đảm bảo chúng đã được cấu hình đúng theo yêu cầu. 7.3. Một website gắn được bao nhiêu mã Google Tag Manager? Một trang web có thể gắn được nhiều mã Google Tag Manager. GTM cho phép bạn quản lý và triển khai nhiều mã theo dõi từ các dịch vụ khác nhau trên cùng một trang web một cách dễ dàng. Điều này giúp bạn thuận tiện trong việc quản lý và theo dõi nhiều hoạt động và thông tin từ các nguồn khác nhau trên trang web của mình. 8. Kết luận Thời gian đầu khi sử dụng Google Tag Manager có thể mang đến một số khó khăn do yêu cầu các thao tác phức tạp. Tuy nhiên, khi đã làm quen với các thao tác này, bạn sẽ nhận thấy việc sử dụng GTM trở nên dễ dàng và tiện dụng hơn. Đây là một tính năng quan trọng mà cả những chuyên gia SEO lẫn quản trị viên cần nắm vững khi áp dụng trên website của mình. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu Google Tag Manager là gì và giúp ích cho bạn trong quá trình đăng ký - sử dụng tính năng này. >> Mời bạn đọc tiếp tục đón đọc các bài viết khác:  - Google ads là gì ? Tổng quan về Google Adwords  - Google Business là gì? Thu hút khách hàng nhanh chóng?  - Google Adsense là gì và cách kiếm tiền với Google Adsense từ A-Z
30/09/2020
3458 Lượt xem
Facebook ads là gì? Kiếm doanh thu “khủng” từ Facebook ads
Facebook ads là gì? Kiếm doanh thu “khủng” từ Facebook ads Ngoài Google adword thì facebook được biết đến là một “mảnh đất màu mỡ” để kinh doanh hiệu quả. Chính vì vậy mà cụm từ chạy quảng cáo Facebook vì thế mà trở nên quen thuộc. Thế nhưng, không phải ai cũng biết khai thác nó một cách hiệu quả để mang lại doanh thu “khủng” từ công cụ vô cùng hữu ích này. Không để các bạn phải chờ đợi quá lâu, chúng tôi sẽ chia sẻ tổng quan Facebook ads là gì thông qua bài viết dưới đây.  Facebook ads là gì ? Hiểu một cách đơn giản nhất, Facebook ads được hiểu là việc sử dụng tài khoản để chạy quảng cáo trên facebook dưới hình thức trả phí. Ngày nay, hình thức chạy quảng cáo facebook đã trở nên vô cùng quen thuộc với bất cứ cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nào muốn tiếp cận những khách hàng tiềm năng và tăng doanh số bán hàng hiệu quả.  Để hiểu hơn về chạy facebook ads là gì, người quảng cáo chia Facebook thành 2 định dạng như sau: - Quảng cáo theo mục tiêu: Tùy vào mục tiêu được người quảng cáo lựa chọn mà nó có thể ảnh hưởng đến các vị trí khác nhau như: Instagram, Messenger. Quảng cáo mục tiêu bao gồm 3 loại hình: nhận thức, xem xét và chuyển đổi. - Quảng cáo theo thể loại: được phân chia thành các định dạng như: hình ảnh, video, dạng trình chiếu, quảng cáo băng chuyền, bộ sưu tập trải nghiệm tức thì.  Chạy quảng cáo Facebook là g? Lý do bạn nên sử dụng Facebook ads - Ngày nay, khi người người, nhà nhà đều biết đến Facebook và sử dụng nó như một mạng xã hội hữu ích để giao lưu, kết nối, trao đổi thông tin thì việc sử dụng hình thức chạy quảng cáo facebook sẽ giúp bạn kết nối và tiếp cận được các đối tượng thuộc phân khúc khách hàng khác nhau. Chính vì vậy mà có một điều chúng ta không thể phủ nhận rằng chạy facebook ads sẽ mang lại hiệu quả rất cao. - Không chỉ vậy, với những ai đã từng một lần chạy quảng cáo facebook đều nhận ra một điểm rằng, việc set quảng cáo là vô cùng đơn giản thông qua những bước cơ bản.  - Ngoài ra, Facebook không ngừng cải thiện và nâng cao những tính năng mới về kỹ thuật số theo từng tháng, từng năm. Vậy, nó không chỉ mang lại những trải nghiệm vô cùng tuyệt vời cho người dùng và nó còn có những tác động tích cực đến các chiến dịch chạy quảng cáo khác nhau.  - Hiện nay, Facebook đang phải triển với tốc độ chóng mặt đồng nghĩa với việc lượng người truy cập vào Facebook mỗi ngày cũng gia tăng một cách nhanh chóng. Vì thế, thông qua một số thao tác của người dùng như: tham gia các group, fanpage, like, share… sẽ giúp facebook trở nên thân thiện hơn bao giờ hết, nhờ vậy mà thông qua các chiến dịch quảng có facebook sẽ giúp bạn tiếp cận được với những khách hàng tiềm năng.  Chạy quảng cáo Facebook ads giúp bạn tăng doanh số bán hàng Tuyệt chiêu chạy Facebook hiệu quả Sau khi giải thích thuật ngữ “facebook ads là gì” và những lý do nên chọn Facebook trong các chiến dịch marketing của doanh nghiệp, chắc chắn rất nhiều bạn sẽ đặt ra câu hỏi rằng “Vậy làm thế nào để có thể chạy quảng cáo facebook hiệu quả". Không để các bạn phải chờ lâu, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua một vài luận điểm dưới đây.  Nhắm đối tượng chính xác Để có thể nhắm được đối tượng một cách chính xác, bạn cần xác định các tiêu chí cơ bản thông qua một số câu hỏi như sau: Các nhóm độ tuổi của khách hàng là gì? (người trẻ, người trung niên hay cao tuổi…), Hành vi diễn ra thường xuyên của khách hàng? ( Họ quan tâm đến nội dung gì, thao tác tương tác phổ biến trên facbook, vấn đề yêu thích hoặc đang quan tâm)... Phân tích được những tiêu chí trên sẽ giúp chiến dịch quảng cáo của bạn tiếp cận được với những khách hàng tiềm năng nhất mà không mất quá thời thời gian so với việc “ôm đồm” tất cả các đối tượng khách hàng khác nhau vào chung một chiến dịch.  Nội dung sáng tạo, hấp dẫn Để có nội dung chất lượng, sáng tạo giúp chiến dịch chạy quảng cáo trở nên hiệu quả, bạn cần lưu ý một vài điểm về content facebook như sau: - Tính duy nhất: Nghĩa là nội dung phải mới mẻ, sáng tạo, không sao chép hoặc copy content của đối thủ. - Nội dung chạm đến cảm xúc của khách hàng: Muốn thu hút được khách hàng quan đến bài post cũng như sản phẩm của bạn thì nội dung phải giàu cảm xúc, mang giá trị thông điệp được lan tỏa mạnh mẽ. - Hình ảnh mắt bắt: Việc chọn những hình ảnh có độ phân giải tốt, hình ảnh đặc sắc, bố cục thu hút sẽ khiến cho người xem cảm thấy thích thú để click vào fanpage hoặc website của bạn. >> Tìm hiểu cách lên nội dung sáng tạo trong: Cách viết content facebook hiệu quả thu hút “triệu” khách hàng Content chất lượng giúp nâng cao hiệu quả chạy quảng cáo Không sử dụng hành vi sai phạm Tuy Facebook là một mảnh đất khá màu mỡ cho dân kinh doanh có thể kiếm được nguồn thu ‘khủng” từ kênh này nhưng việc lạm dụng những hành vi sai phạm trên Facebook như không trả tiền quảng cáo sẽ khiến cho Facebook ngày càng trở nên nghiêm ngặt hơn, thậm chí phí quảng cáo cũng trở nên đắt đỏ hơn rất nhiều.   Ngoài ra, việc chạy nhiều định dạng quảng cáo khác nhau cùng với việc thường xuyên cập nhật, theo dõi lộ trình quảng cáo sẽ giúp chiến dịch quảng cáo trở nên hiệu quả. Bài viết trên đây, Unica đã giải thích tổng quan Facebook ads là gì. Hy vọng bạn có thể vận dụng những bí quyết khác nhau để học chạy quảng cáo Facebook hiệu quả hơn nữa trong thời gian sắp tới. Mời bạn đọc quan tâm tiếp tục tìm hiểu thêm những thông tin về Facebook hay nhất:  - Làm sao để chạy facebook Ads không bao giờ bị lỗ   - Nguyên nhân và cách giải quyết facebook ads không hiệu quả Chúc các bạn thành công !
30/09/2020
711 Lượt xem
Chạy Ads Facebook là gì? Ưu điểm của quảng cáo Facebook
Chạy Ads Facebook là gì? Ưu điểm của quảng cáo Facebook Chạy quảng cáo hay còn gọi là chạy Ads đã trở thành một trong những cách tiếp thị sản phẩm/dịch vụ có trả phí phổ biến nhất nhì hiện nay. Đặc biệt là đối với các nền tảng mạng xã hội phủ sóng toàn cầu như Facebook, Google, Instagram... việc chạy Ads cũng dần trở nên đơn giản nhưng đem về hiệu quả hơn. Trong đó phải kể đến Facebook Ads. Vậy chạy Ads Facebook là gì? Facebook hỗ trợ những định dạng quảng cáo nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé! Chạy Ads Facebook là gì? Chạy Ads Facebook (hay Facebook Ads) là hình thức chạy quảng cáo có trả phí trên nền tảng mạng xã hội Facebook. Theo thống kê mới nhất hiện nay số người sử dụng nền tảng Facebook đã lên tới hơn 2,5 tỷ người trên toàn cầu hoạt động mỗi tháng và khoảng 1,7 tỷ người dùng Facebook mỗi ngày - Một con số có thể nói là rất khổng lồ cho một nền tảng mạng xã hội.  Nhờ có sự tham gia của hàng tỷ người trên toàn cầu, nền tảng Facebook đã giúp doanh nghiệp có thể nhanh chóng tiếp cận tới phân khúc khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp, tăng khả năng nhận diện thương hiệu và đem về doanh thu lợi nhuận lớn bất ngờ. >>> Xem ngay: Live Stream Facebook trên Máy tính (Profile, Group, Fanpage) Chạy Ads Facebook là gì - Định nghĩa Bởi Facebook ngày nay được linh hoạt cả trên di động và máy tính, do đó các hình thức quảng cáo riêng biệt cũng được thiết kế và xây dựng để phù hợp với từng nền tảng hiển thị khác nhau dựa trên nhu cầu tìm kiếm của người dùng, từ đó đem đến sự tối ưu vượt trội mà không phải kênh mạng xã hội nào cũng có thể làm được. Ưu điểm vượt trội của việc chạy Ads Facebook  1. Khả năng target chính xác từng vùng đối tượng riêng biệt Người dùng Facebook cũng có vô vàn nhu cầu, quan tâm và vấn đề cần giải quyết giống nhau, hay chỉ đơn giản là có chung những sở thích, quan tâm, hoặc chung khu vực địa lý, cùng trình độ đại học, có cùng cách search từ khóa khác nhau,... Nhờ có sự phân hóa như vậy, Facebook đã đem đến cho doanh nghiệp công cụ chạy Ads Facebook để làm sao "khoanh vùng" gần như chính xác từng đối tượng hay nhóm khách hàng mục tiêu, tránh việc target nhầm đối tượng vừa không có kết quả vừa mất phí không cần thiết. 2. Khả năng lan truyền với tốc độ cao Rõ ràng rồi, khi mà Facebook đang hội tụ rất nhiều yếu tố để một vấn đề được quan tâm lan rộng rãi: Số người dùng nhiều áp đảo các nền tảng mạng xã hội khác, được tối ưu tương tác giữa nền tảng Facebook và người dùng (Share, bình luận, thể hiện cảm xúc như like, ghim bài, nhúng link bài viết, lưu bài viết...), thời gian tương tác tốc độ vô cùng nhanh chóng, "vòng tròn bạn bè Facebook" không giới hạn... Tất cả đã đem đến khả năng lan truyền thông tin trên Facebook đánh bại được mọi đối thủ cạnh tranh. 3. Tỷ lệ CVR cao Chạy Ads Facebook là gì - Khả năng tăng tỷ lệ CVR cao Chính nhờ khả năng lan truyền với tốc độ cao như trên mà Facebook cũng đã giúp cho doanh nghiệp hay nhà quảng cáo chuyển đổi được những nhóm khách hàng từ tiềm năng thành khách hàng thật sự, hoặc chuyển đổi những người chưa có nhu cầu thành người có nhu cầu quan tâm, từ đó tỷ lệ chuyển đổi CVR (Conversion Rate – CVR) cũng được tối ưu từ thấp tới cao và đem về cho doanh nghiệp doanh thu đơn hàng rất lớn. 4. Hỗ trợ nhiều định dạng quảng cáo sáng tạo Số người dùng Facebook đa dạng cùng với nhu cầu tối ưu khả năng hiển thị trên những nền tảng thiết bị công nghệ khác nhau là một trong những yếu tố quan trọng để Facebook quyết định mở rộng hơn các hình thức và định dạng quảng cáo khác nhau, vừa giúp cho người dùng Facebook không bị nhàm chán vừa giúp cho doanh nghiệp có nhiều lựa chọn hình thức quảng cáo phù hợp tiếp cận sâu tới từng nhóm khách hàng riêng biệt tùy theo từng mục đích và nhu cầu. 5. Cho phép giới hạn ngân sách đặc biệt  Ví dụ, ở các nền tảng quảng cáo khác khi bạn thiết lập quảng cáo Facebook bạn cần phải rất chú ý đến khả năng "cắn tiền" của quảng cáo đó đề phòng chúng chạy hết tiền mà chưa đem về được lợi nhuận tương xứng. Tuy nhiên đối với Facebook, nền tảng này cho phép người chạy ads có thể thiết lập ngân sácch quảng cáo tùy ý theo mục đích khác nhau. Đặc biệt thuật toán của Facebook cũng rất thông minh có thể chặn được click ảo. Các định dạng quảng cáo chạy Ads Facebook cần chú ý là gì Định dạng chạy Ads Facebook là gì, đó là những định dạng quảng cáo trên Facebook để có thể tương thích với các nền tảng thiết bị thông minh khác nhau. 1. Định dạng hình ảnh Chạy Ads Facebook là gì - Định dạng hình ảnh Đây là kiểu định dạng quảng cáo phổ biến nhất, nhanh chóng và đơn giản nhất trên Facebook. Theo một nghiên cứu khoa học, bộ não của bạn có khả năng ghi nhớ thông tin bằng chữ chỉ là 10%, tuy nhiên con số đó sẽ là tới 65% nếu chúng xuất hiện ở dạng hình ảnh.  Quảng cáo chạy Ads Facebook có thể xuất hiện ở trên rất nhiều vị trí khác nhau và được tối ưu hiển thị tốt trên nhiều nền tảng. Ví dụ trên Bảng tin Facebook, trên bài viết tức thời, trên Marketplace, trên tin facebook ( thời gian 24 giờ)... 2. Định dạng Video Tương tự như hình ảnh, định dạng video cũng được rất nhiều doanh nghiệp và nhà quảng cáo tự do lựa chọn để tiếp thị và bán hàng với tỷ lệ CVR cao. Video và hình ảnh đều có mục đích thu hút sự chú ý quan tâm của người dùng Facebook có nhu cầu tìm hiểu tới sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, đem đến cho người dùng những đánh giá khách quan, thông điệp ý nghĩa và khẳng định thương hiệu một cách mạnh mẽ. Hình thức chạy Ads Facebook bằng video cũng có thể xuất hiện trên các vị trí hiển thị của Facebook như Bảng tin Facebook, trên bài viết tức thời, trên Marketplace, trên Audience Network... 3. Định dạng bộ sưu tập (Collection) >>> Xem ngay: 12 Cách xây dựng thương hiệu cá nhân trên Facebook đơn giản nhất Chạy Ads Facebook là gì - định dạng bộ sưu tập Định dạng bộ sưu tập là định dạng quảng cáo được tối ưu cho người dùng Facebook trên thiết bị di động, đáp ứng nhu cầu trải nghiệm khám phá thông tin, vấn đề quan tâm một cách nhanh chóng, hấp dẫn và liền mạch trên Facebook, giúp họ có được những thông tin sản phẩm/dịch vụ một cách trực quan, chân thực và đầy đủ. Hình thức này nếu doanh nghiệp có thể linh động chạy quảng cáo thì có thể đem về lượt chuyển đổi rất triển vọng. Hình thức chạy Ads Facebook cũng được tối ưu hiển thị để có thể xuất hiện trên các vị trí như Bảng tin Facebook, trên bài viết tức thời, trên Marketplace, trên Audience Network... 4. Định dạng quay vòng (Carousel) Tuy hình thức này còn khá mới, song  những ưu điểm vượt trội mà định dạng này đem lại cũng rất cao. Với kiểu định dạng quảng cáo kiểu quay vòng như vậy, doanh nghiệp có thể dùng để hiển thị nhiều hơn những sản phẩm/dịch vụ mà mình cung cấp, hoặc dùng chúng để làm nổi bật hơn những tính năng hoặc ưu đãi của sản phẩm/dịch vụ.  Hình thức chạy Ads Facebook tương tụ như các định dạng khác cũng được tối ưu hiển thị tại các vị trí như Bảng tin Facebook, bài viết tức thời, cột quảng cáo bên phải trên Facebook, trên Marketplace, trên Audience Network... Như vậy Unica đã giới thiệu cho bạn đọc những thông tin cụ thể nhất về học Facebook ADS là gì và những kiểu định dạng quảng cáo hữu ích nhất hiện nay trên Facebook. Hi vọng những thông tin này sẽ giúp bạn phần nào để bạn có thể tự chạy quảng cáo Facebook một cách thành công và đem về nhiều doanh thu nhất. Xin cảm ơn và chúc bạn thành công!
30/09/2020
446 Lượt xem
Viral Marketing là gì? Các bước tạo chiến lược Viral Marketing
Viral Marketing là gì? Các bước tạo chiến lược Viral Marketing Nói đến những chiến dịch marketing "làm mưa làm gió" nhất tại Việt Nam phải nói đến những chiến dịch quảng cáo của Điện máy xanh. Những chiến lược marketing tạo ra được xu hướng, có tác động mạnh và ấn tượng tới khách hàng và "nổi tiếng" trong nhóm khách hàng mục tiêu như Điện máy xanh đều có thể coi là một Viral Marketing thành công. Vậy Viral Marketing là gì? Cách thức tạo ra Viral Marketing dành cho doanh nghiệp là gì? Mời bạn đọc quan tâm cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé! Viral là gì? Trước khi giải thích thuật ngữ thuật ngữ Viral video là gì chúng tôi sẽ lấy một ví dụ cụ thể như sau: Cùng là quảng cáo bột giặt nhưng hãng bột giặt Aba lại cho ra những video quảng cáo “chẳng giống ai” . Nhưng người xem lại tỏ ra vô cùng thích thú và chia sẻ một cách rầm rộ trên Facebook. Chính thao tác truyền tay nhau đã giúp video quảng cáo tăng lên cả triệu view chỉ trong một thời gian ngắn. Chính vì thế mà trong marketing gọi đó là những video có tính chất Viral. Hiểu theo một cách đơn giản, Video viral là những video có sức lan truyền một cách rộng rãi với tốc độ chóng mặt bởi nó có một sức hút riêng mà không phải video nào cũng làm được. Đối với những video viral, người xem sẽ đón nhận một cách nhiệt tình, thậm chí nó còn không có sự phân biệt về đối tượng người xem ở bất cứ độ tuổi, ngành nghề nào. Thông qua Video Viral, người xem hoàn toàn có thể sáng tạo theo những nội dung mà video cung cấp như: chế ảnh, sử dụng các câu hội thoại “đắt giá” trong video để biến thành Trend lan truyền trên mạng xã hội… Viral Marketing là gì? Viral Marketing là một chiến lược marketing có nội dung truyền tải hấp dẫn, ý nghĩa, có khả năng tác động đến hành vi tương tác của người tiếp cận hay khách hàng như bình luận, chia sẻ cảm xúc và lan truyền chúng cho doanh nghiệp từ người này tới người khác, để lại ấn tượng mạnh tới người tiếp cận.  Chắc chắn rất nhiều lần bạn lên Facebook và "vô tình" thấy được một hình ảnh/video hoặc thông tin nào đó hấp dẫn, ấn tượng, có ý nghĩa... và bạn chia sẻ chúng, thậm chí là chia sẻ nhiều lần. Có thể với bạn chúng đơn giản chỉ là việc chia sẻ nhưng với doanh nghiệp thì đây sẽ là thành công lớn. Mà bạn không phải là vi khách hàng duy nhất, còn rất nhiều người khác cũng có hành vi tương tự như bạn, tạo nên khả năng lan truyền với tốc độ chóng mặt. Như vậy chiến lược marketing này của doanh nghiệp đã thành công vang dội. Đó chính là Viral Marketing. Khái niệm Viral Marketing là gì Mấu chốt để chiến lược marketing đơn giản đó trở thành một chiến lược Viral Marketing đó là nội dung. Nội dung chiến lược đó có thể là bất kỳ hình thức nào, nhưng thực tế những chiến lược Viral Marketing thành công đều có ít nhất là 1 video hoặc hình ảnh media bất kỳ. Có thể thấy video đã trở thành hình thức truyền tải thông điệp được ưa chuộng và khai thác nhiều nhất bởi khả năng tác động mạnh tới cảm xúc, hành vi của khách hàng, khiến họ quan tâm đến doanh nghiệp, sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Và tất nhiên để có thể có được một chiến dịch Viral Marketing thành công bạn phải lên kế hoạch từ trước cũng như chuẩn bị những gì cần thiết cho chiến dịch của bạn.  >> Xem thêm: Viral video là gì? Sức mạnh của viral video trong các chiến lược marketing  Vì sao các doanh nghiệp nên lựa chọn Viral Marketing? Lấy ví dụ ban đầu chiến dịch quảng cáo Viral Marketing của Điện máy xanh. Bạn có biết chỉ trong vòng 9 ngày đầu tiên ra mắt, trang tạo được nhiều lượt tương tác nhất của Điện máy xanh lên tới 14.304 bình luận, 167.464 cảm xúc và 15.068 lượt share. Cũng thời điểm đó quảng cáo video của Điện máy xanh đã "leo thang" lên tới vị trí top 2 trong top 10 video quảng cáo được xem nhiều nhất Châu Á (theo Buzzmetrics) - một con số quá ấn tượng mà bất cứ marketer nào cũng khao khát. Qua ví dụ này chúng ta có thể hiểu được lý do vì sao Viral Marketing được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để triển khai và phát triển. Viral Marketing là gì - lý do doanh nghiệp lựa chọn tạo ra những chiến lược Viral Marketing Tiết kiệm chi phí quảng cáo Với khả năng tác động mạnh mẽ tới cảm xúc và hành vi của người xem, những video Viral Marketing được lan truyền một cách mạnh mẽ, tốc độ bởi chính những người xem. Họ đã "vô tình" tiết kiệm cho doanh nghiệp những khoản ngân sách quảng cáo rất lớn. Bạn thử tưởng tượng với một chiến dịch Viral Marketing như vậy bạn cần phải bỏ chi phí để quảng cáo trên truyền hình, PR, các kênh social phổ biến, telesale,... Thế nhưng nếu có sự góp sức lan truyền của người xem, bạn hoàn toàn không cần phải bỏ ra những chi phí đó. Điều tiên quyết chính là những chiến lược Viral Marketing của bạn phải thật độc đáo, ấn tượng và bùng nổ. Khả năng tiếp cận cực kỳ lớn Tuy thời gian để duy trì các chiến lược Viral Marketing khá ngắn song sức lan tỏa thì rất nhanh, nhưng các doanh nghiệp đôi khi chỉ cần như vậy là đã đủ. Họ đã tạo được sự chú ý tới khách hàng tiềm năng nhất của mình, những khách hàng đó đã "đem" sản phẩm/dịch vụ của bạn tới được nhiều hơn nữa những khách hàng tiềm năng thứ 2, thứ 3... thậm chí nó hoàn toàn có thể đạt được khả năng lan truyền với tốc độ mà chính họ cũng không ngờ tới. Tăng nhận thức về thương hiệu Khả năng lan truyền rộng lớn cùng sự lặp đi lặp lại cũng là một cách thương hiệu doanh nghiệp được khách hàng tiềm năng của mình ghi nhớ lại, vô tình sẽ tạo ra sự hiện diện ưu tiên đầu tiên trong nhận thức của khách hàng và khiến họ tin tưởng. Theo thời gian những nhận thức đó sẽ thúc đẩy khách hàng lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp chứ không phải của đối thủ.  Một điều nữa mà các doanh nghiệp lựa chọn chiến dịch Viral Marketing đó là khả năng chuyển hóa những khách hàng chưa có nhu cầu thành những khách hàng tiềm năng và mua sản phẩm, góp một phần không nhỏ và gia tăng doanh số của doanh nghiệp. 3 yếu tố quyết định thành công của Viral Marketing Thông điệp ý nghĩa, hữu ích và độc đáo Bất cứ ai cũng có gia đình, bạn bè và người thân thích, do đó những thông tin hữu ích, ý nghĩa sẽ được chia sẻ nhiều hơn đến với những người xung quanh trong vòng tròn của mình. Đó là lý do những chiến dịch Viral Marketing có ý nghĩa, thông điệp được lan truyền nhanh nhất. Tùy vào từng sản phẩm/dịch vụ đặc thù mà  những người làm marketing sẽ biết cách định hướng và lên kế hoạch cho một chiến dịch Viral Marketing thành công hiệu quả. Viral Marketing là gì - Thông điệp là yếu tố quan trọng của một chiến dịch Viral Marketing Cũng nên lưu ý những nội dung thông điệp đó cần đảm bảo do chính bạn tạo nên bởi nếu có sự trùng lặp khách hàng sẽ nghĩ đó là bắt chước, vừa khiến doanh nghiệp mất giá trị thương hiệu vừa khiến khách hàng bỏ qua bạn. Khả năng truyền tải cảm xúc mạnh mẽ Dù là cảm xúc tích cực hay tiêu cực thì khả năng tác động mạnh mẽ tới cảm xúc người xem là điều chắc chắn. Quan trọng là chiến dịch Viral Marketing của bạn tác động tới khách hàng với cảm xúc nào là tốt nhất, đỉnh điểm cao trào nhất để đạt được sự lan tỏa ấn tượng trong cộng đồng.  Sự hỗ trợ đắc lực của kênh social Các kênh truyền thông Social đã trở nên không thể thiếu đối với bất cứ doanh nghiệp nào hiện nay. Khả năng bao phủ của các kênh Social càng làm tăng thêm tính viral cho các chiến dịch marketing của doanh nghiệp, từ đó đem đến cho doanh nghiệp nhiều hơn những cơ hội tiếp cận, lan tỏa và đơn hàng doanh thu cao. Các kênh Social đó có thể là Facebook, website, Youtube, Blog,... đây đều là những kênh truyền thông phổ biến nhưng đem về tương tác và độ phổ biến bất ngờ. Các bước tạo chiến lược Viral Marketing hiệu quả Bước 1: Nghiên cứu thị trường và khách hàng Tất cả các chiến dịch Viral Marketing muốn đạt được thành công thì nó phải có mức độ lan tỏa tốt và lấy khách hàng làm trung tâm. Bởi vậy, bước đầu tiên bạn cần nghiên cứu xem khách hàng của mình đang có nhu cầu gì trong thời điểm hiện tại, từ đó lên kế hoạch nội dung và các yếu tố liên quan để mang lại hiệu quả tốt hơn. Bên cạnh đó việc hiểu khách hàng như: khách hàng muốn xem gì, nghe gì, đọc gì? nội dung khách hàng muốn chia sẻ là gì? cách nào giúp khách hàng chia sẻ thuận tiện nhất... Tất cả những nghiên cứu về thị trường cũng như khách hàng sẽ giúp cho bạn đưa ra được những lựa chọn cũng như những điều nên và không nên có trong Viral Marketing. Thậm chí, qua việc nghiên cứu thị trường bạn còn nắm bắt được những xu hướng đang được yêu thích, tận dụng thời cơ để bắt trends làm ra những sản phẩm viral cao. Bước 2: Chọn mục tiêu và thông điệp Mỗi sản phẩm Viral Marketing cần có một thông diệp duy nhất đẻ tránh gây mơ hồ cũng như hiểu sai lệch nội dung đến khách hàng trong quá trình truyền tải.  Bước nghiên cứu khách hàng và thị trường tạo tiền đề để xây dựng thông điệp mà mục tiêu với đối tượng khách hàng. Nếu ở bước này bạn có một sai xót nhỏ sẽ rất dễ khiến thương hiệu của mình bị ảnh hưởng tiêu cực.  Bước 3: Xây dựng nội dung Đây là bước quan trọng và quyết định lớn đến chiến dịch Viral Marketing của bạn có nhận được phản hồi tích cực từ khách hàng không, bởi nếu một thông điệp hay với chiến lược hoàn hảo nhưng nội dung truyền tải đến khách hàng lại không thể hiện được thông điệp của sản phẩm thì điều đó sẽ trở thành vô nghĩa.  Đối với những nội dung ở dạng hình ảnh, video, bài viết... miễn sao nó phù hợp với định hướng của từng doanh nghiệp và đặc biệt chạm tới cảm xúc của khách hàng. Vì vậy việc xây dựng nội dung rất quan trọng.  Bước 4: Phân phối nội dung Khi đã có được nội dung thì các doanh nghiệp hãy chủ động truyền tải nội dung đến trực tiếp với đội tượng khách hàng mục tiêu thông qua các kênh truyền thông phù hợp. Đây là bước quan trọng nhất bạn cần làm sau khi sản xuất được nội dung, bởi nếu nội dung không được phân phối sẽ không ai biết đến và lan truyền nó. Với hình thức marketing truyền thống theo hình thức truyền miệng thì rất khó khăn để tạo được sự lan truyền. Nhưng hiện nay với sự bùng nổ của công nghệ, các phương tiện truyền thông hiện đại vơi những kênh phân phối cực kỳ hiệu quả cho chiến dịch Viral Marketing. Thông qua các kênh truyền thông như Youtube, Facebook, Blog... nội dung không những tiếp cận với nhiều người mà còn được lan truyền thông qua các nút chia sẻ. Bước 5: Đánh giá, theo dõi chiến dịch Không phải bất cứ chiến dịch Viral Marketing nào cũng mang lại thành công như mong đợi. Dù bạn có một chiến lược chỉn chu đến mấy cũng không thể lường trước được những phản ứng của người dùng. Vì vậy, sau khi nội dung được xuất bản và phân phối thì nhiệm vụ của người làm Marketing là theo dõi chiến dịch và đánh giá, tối ưu sao cho phù hợp.  Sẽ có 3 trường hợp xảy ra khi một chiến dịch Viral Marketing được phân phối: - Người dùng thấy hài lòng và phản ứng tích cực với nội dung bạn tạo ra, nhiệm vụ của bạn lúc nàu là theo dõi các chỉ số viral và ghi nhận lại phản hồi từ khách hàng để phát triển cho những chiến dịch sau. - Không tạo được tính Viral: lúc này bạn cần theo dõi xem những điểm nào khiến nội dung bạn không thu hút được khách hàng, ghi nhận lại để cải thiện cho những lần sau. - Người dùng có phản ứng tiêu cực với nội dung Viral: đây là trường hợp xấu nhất khi làm Viral Marketing, không ai mong muốn nhận được. Việc theo dõi chiến dịch sau phân phối giúp bạn có những biện pháp khắc phục kịp thời với những tình huống xấu như bị tẩy chay nhãn hàng, khán giả phản ứng dữ dội… Việc đánh giá và theo dõi một chiến dịch Viral Marketing đang triển khai giúp bạn tìm được những điểm yếu ở chiến dịch lần này để tối ưu lại tốt hơn trong những chiến dịch tiếp theo. Đồng thời, hiểu được khách hàng mục tiêu của mình yêu thích điều gì để phát huy trong tương lai. >> Xem thêm: iTVC là gì? Thay đổi hay chết trong lạc hậu Mối quan hệ của SEO và Viral Marketing Seo và Viral Marketing có sự tác động rất mạnh mẽ dành cho nhau. Một trong những yếu tố giúp SEO tăng trưởng trên công cụ tìm kiếm thì bạn không thể bỏ qua yếu tố backlink. Khi bắt đầu thực hiện các chiến dịch Viral Marketing thành công, vô hình trung sẽ có sức lan toả tạo ra lượng backlink cực lớn và chất lượng dành cho website. Mỗi lượt nhấp dẫn về website qua Viral Marketing sẽ giúp tăng số lượng truy cập, tạo độ uy tín cho website từ đó giúp công việc SEO tăng thứ hạng trang web trở nên dễ dàng hơn. Ngược lại, việc thực hiện công việc SEO marketing cũng hỗ trợ tốt cho Viral Marketing. Thông qua việc SEO lên top các công cụ tìm kiếm, người dùng có thể tiếp cận với các chiến dịch Viral Marketing được dễ dàng. Với các nội dung hấp dẫn chạm đến cảm xúc người đọc, việc này sẽ giúp thúc đẩu người đọc chia sẻ mọi người nhiều hơn về chiến dịch của bạn.  Mối quan hệ của Viral Marketing và SEO giúp cho chiến dịch Viral được lan toả tốt hơn và thúc đẩy quá trình kinh doanh, xây dựng thương hiệu qua website của bạn.  Như vậy Unica đã giới thiệu tới bạn đọc những thông tin cơ bản nhất về Viral Marketing là gì và 5 bước để tạo ra chiến dịch Viral Marketing thành công cho doanh nghiệp. Hi vọng đây là những thông tin hữu ích để bạn sớm tạo ra được những chiến dịch Viral Marketing của mình. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp đến bạn đọc những khóa học khác nhau như khóa học marketing online, khóa học Youtube, khóa học Content marketing... với sự hướng dẫn và giảng dạy từ các chuyên gia hàng đầu tại Unica.vn. Xin cảm ơn và chúc bạn thành công! 
29/09/2020
1741 Lượt xem
Sale Marketing là gì? Phân biệt Sale và Sale Marketing
Sale Marketing là gì? Phân biệt Sale và Sale Marketing Nếu bạn làm việc trong lĩnh vực kinh doanh, bán hàng thì cụm từ "Sale Marketing" chắc chắn không còn xa lạ gì. Đây được xem là một công việc vô cùng quan trọng góp phần tăng doanh thu vượt trội cho doanh nghiệp, công ty. Để có một cái nhìn tổng quát và chi tiết hơn về vấn đề Sale Marketing là gì, bạn đọc hãy tham khảo nội dung bài viết dưới đây. Trong bài viết hôm nay, Unica sẽ chia sẻ tất tần tật những kiến thức bổ ích về công việc này, cùng khám phá ngay nhé. 1. Sale marketing là gì? Sale được định nghĩa là tư vấn bán hàng hay dịch vụ. Marketing thì được định nghĩa là hoạt động quảng cáo các sản phẩm/ dịch vụ trên thị trường làm sao nhiều người biết đến nhất. Sale marketing hiểu một cách đơn giản là hình thức bán hàng qua việc làm thị trường, tức là tiếp thị bán hàng. Cụ thể như sau: 1.1. Nhân viên Sale Marketing là gì? Nhân viên Marketing Sales đảm nhiệm vai trò chính là người tư vấn, bán sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, họ còn đảm nhiệm vị trí là nhà tư vấn, phân tích các chỉ số có liên quan đến nguồn chi tiêu để làm sao giảm thiểu tối đa các khoản chi phí không cần thiết nhằm mục đích đem lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp. Hiểu một cách đơn giản, Sales marketing là hình thức tìm kiếm thị trường tiềm năng, tiếp thị sản phẩm để tiến hành bán hàng hiệu quả.  Đối tượng chủ chốt mà nhân viên Sale marketing hướng đến đó chính là khách hàng tiềm năng, những người có khả năng chốt đơn cao. Để thuyết phục khách mua sản phẩm/ dịch vụ của mình, nhân viên Sale marketing cần thực hiện tất cả các công việc quảng cáo tiếp thị rộng rãi để khách hàng có thể tiếp cận với nguồn thông tin sản phẩm/ dịch vụ, từ đó mua hàng giúp gia tăng lợi nhuận kinh doanh cho doanh nghiệp. Giải thích thuật ngữ Sales Marketing 1.2. Phân biệt giữa Sale và Marketing Hiện nay rất nhiều người đang nhầm lẫn giữa 2 khái niệm là "Sale" và "Marketing". Thực tế đây là 2 thuật ngữ hoàn toàn khác nhau, Sale tức là bán hàng còn Marketing là quảng cáo, làm sao tìm kiếm và lôi kéo khách hàng tiềm năng về cho Sale bán hàng. Cụ thể bạn có thể hiểu như sau: - Sale tức là việc đàm phán, thuyết phục khách làm sao để họ tin tưởng và muốn mua sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp. - Marketing thì là hoạt động dài hơi và mang tính chất tổng hợp hơn, nó là công đoạn đầu của Sales, tức là nghiên cứu thị trường, tiếp thị quảng cáo để tìm kiếm khách hàng tiềm năng và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng. Mặc dù có nguyên lý hoạt động khác nhau nhưng cả Sale và Marketing đều hướng đến mục tiêu chung là thúc đẩy đầu ra làm sao tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Vì vậy, tuy có sự khác biệt nhưng nó vẫn hỗ trợ cho nhau. Trở thành chuyên gia Marketing bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học sẽ giúp bạn làm chủ kiến thức về hệ thống và mạng lưới markeitng. Đồng thời, bạn cũng có thể tránh được những sai lầm về Marketing truyền thống để tăng lợi nhuận cho chính doanh nghiệp của mình. [course_id:252,theme:course] [course_id:622,theme:course] [course_id:407,theme:course] 3. Sale Marketing làm những công việc gì? Sau khi giải thích thuật ngữ Sale Marketing là gì, chúng ta cùng nhau tìm hiểu một số công việc chính của một nhân viên Sales Marketing. - Nghiên cứu, phân tích thị trường, phân khúc khách hàng tiềm năng để đưa ra ý kiến cho bản kế hoạch ra mắt sản phẩm mới của doanh nghiệp. - Thực hiện các chiến dịch Marketing do trưởng phòng xây dựng nhằm quảng bá cho hình ảnh sản phẩm của doanh nghiệp mình.  - Xây dựng các chương trình khuyến mãi, giảm giá, tri ân khách hàng…. để tiếp cận những khách hàng mới và thúc đẩy hành vi mua hàng diễn ra nhanh chóng.  - Thực hiện quy trình bán hàng chuyên nghiệp thông qua các giai đoạn: tìm kiếm-tiếp cận- xây dựng mối quan hệ với khách hàng - giới thiệu sản phẩm- tư vấn bán hàng- chốt sales- chăm sóc khách hàng.  - Đánh giá hiệu quả, kết quả đo lường sau khi kết thúc các chiến dịch Marketing quảng bá sản phẩm.  - Sử dụng các công cụ Marketing truyền thống hoặc Online để quảng bá sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp mình.  Phân tích thị trường là nhiệm vụ của một sale marketing 4. Kỹ năng để trở thành Sale Marketing chuyên nghiệp Bên cạnh việc tìm hiểu về khái niệm Sale Marketing là gì? Tầm quan trọng của công việc này thì bạn cũng phải nắm được một số kỹ năng cần thiết để có thể trở thành một nhân viên Sale marketing chuyên nghiệp, cụ thể như sau: 4.1. Kỹ năng giao tiếp Để thuyết phục khách mua hàng thì việc giao tiếp gián tiếp qua tin nhắn, gọi điện thôi là chưa đủ mà cần phải gặp trực tiếp để thể hiện sự chân thành. Khi gặp mặt trực tiếp với khách hàng, bạn cần có kỹ năng giao tiếp để khiến khách hàng có cảm tình. Sale marketing là công việc đòi hỏi luôn phải tiếp xúc với khách hàng. Vì vậy kể cả từ ngoại hình cho đến cách nói chuyện, bạn đều phải cực chú trọng. Nếu ngoại hình mang đến cho người nhìn ấn tượng ban đầu tốt đẹp thì kỹ năng giao tiếp tốt sẽ đem đến thiện cảm và cảm giác tin tưởng. Từ đó, khách hàng sẽ dễ bị thuyết phục và chốt đơn của bạn nhanh hơn. Khi bạn biết cách giao tiếp, bạn sẽ tạo ra được ưu thế để thu hút được sự quan tâm và chú ý của khách hàng. Từ đó, thuyết phục họ mua hàng để gia tăng lợi nhuận. Khách hàng là những người thông minh, vì vậy họ rất để ý đến thái độ của bạn. Để trở thành Sale marketing giỏi, hãy luôn vui vẻ và thân thiện với khách hàng, thái độ cởi mở sẽ giúp khách cảm thấy thoải mái và dễ dàng đón nhận sản phẩm/ dịch vụ của bạn hơn. 4.2. Biết lắng nghe và thấu hiểu khách hàng Nguyên lý hoạt động chính của ngành Sale marketing đó là thúc đẩy hoạt động để tạo ra doanh thu. Vì vậy kỹ năng lắng nghe, thấu hiểu khách hàng là vô cùng quan trọng và cần thiết. Bởi nếu chỉ chăm chăm vào việc tăng doanh số mà quên đi nhu cầu khách hàng thì chắc chắn khách sẽ không chọn bạn và doanh nghiệp cũng sẽ không thể tồn tại lâu dài, bền vững được. Lắng nghe là yếu tố quan trọng để tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa người bán và người mua, lắng nghe khiến khách hàng cảm thấy mình được tôn trọng. Từ đó có thiện cảm với bạn hơn. Khi khách có thiện cảm, bạn sẽ rất dễ thuyết phục họ đưa ra quyết định mua hàng. Bên cạnh lắng nghe thì việc thấu hiểu khách hàng cũng quan trọng không kém. Bởi nếu như không thấu hiểu sẽ không thể xoa dịu và đáp ứng được mong muốn của khách hàng. Như vậy thì có lắng nghe đến mấy thì cũng không thể đưa ra được những lý lẽ để thuyết phục họ mua hàng. Kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu khách hàng cần thực hiện song song, bồi đắp cho nhau để chốt sale thành công. 4.3. Xử lý vấn đề linh hoạt và nhanh chóng Người làm Sale marketing muốn thành công bắt buộc phải có kỹ năng xử lý tình huống nhạy bén và linh hoạt. Như vậy mới ứng phó được trong mọi hoàn cảnh, dù gặp khách hàng nào cũng dễ dàng thương lượng và đàm phán. Để xử lý tình huống linh hoạt, nhanh chóng nó đòi hỏi bạn phải luôn sự phòng phương án cho các trường hợp và có tâm lý bình tĩnh để giải quyết vấn đề. Khi có khả năng ứng phó xử lý tình huống nhanh gọn mà vẫn ổn thoả, chắc chắn bạn sẽ tạo được thiện cảm với khách hàng và khiến họ mua hàng của bạn. 4.4. Khả năng đàm phán và thương lượng Tất nhiên rồi để trở thành một nhân viên Sale marketing giỏi, chuyên nghiệp thì làm sao thiếu được kỹ năng đàm phán và thương lượng với khách hàng. Khi sở hữu kỹ năng này tốt, bạn sẽ có lợi thế trong việc giúp khách hàng hiểu về sản phẩm cũng như quyền lợi mà họ sẽ nhận được. Điều này giúp tăng khả năng kết nối với khách hàng, từ đó bạn sẽ bán được nhiều sản phẩm hơn. Tuy nhiên, bên cạnh việc đàm phán, thương lượng với khách hàng để thuyết phục họ mua hàng thì bạn vẫn phải bảo vệ quan điểm của mình. Mặc dù bạn làm mọi cách để thuyết phục khách hàng nhưng vẫn không được bất chấp, dù sao vẫn phải giữ đúng đạo đức nghề nghiệp. 4.5. Có nền tảng kiến thức về sản phẩm và thị trường Để khiến khách hàng cảm thấy hài lòng, yên tâm cũng như để xây dựng được lòng tin với khách hàng, là Sale marketing bạn nhất định phải am hiểu về sản phẩm của doanh nghiệp cũng như am hiểu thị trường kinh doanh. Bởi chỉ khi bạn hiểu rõ về 2 yếu tố này, bạn mới có thể trình bày, giới thiệu sản phẩm một cách rõ ràng, mạch lạc. Đồng thời mới có thể giải đáp được mọi thắc mắc về sản phẩm/ dịch vụ của khách hàng. Song song với kiến thức về sản phẩm thì kiến thức về thị trường cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Việc nắm bắt được xu hướng thị trường giúp bạn hiểu nhu cầu khách hàng, họ đang muốn gì và cần gì? Khi bạn xác định điểm đau và giải quyết nó thì khả năng chốt đơn chắc chắn không có gì khó khăn. 4.6. Luôn đổi mới, lạc quan và có chí cầu tiến Người làm Sale marketing cần phải luôn đổi mới, lạc quan và có chí cầu tiến, tuyệt đối không được quá cứng nhắc và bảo thủ. Thị trường luôn không ngừng thay đổi và biến đổi từng ngày, nếu như bạn không đổi mới, chắc chắn bạn sẽ bị thụt lùi lại phía sau. Để nắm bắt được thị trường, theo kịp xu hướng thị trường trong tay thì bạn phải luôn đổi mới và lạc quan, không nên quá bảo thủ theo ý kiến của cá nhân mình và cũng không nên ngại thay đổi vì nghĩ mình không làm được. Bên cạnh đó, để trở thành Sale marketing giỏi bạn cũng phải có chí cầu tiến, không ngừng học hỏi và trau dồi kỹ năng cho bản thân. Như vậy thì bản thân mới luôn phát triển và trở thành những nhân viên chốt sale giỏi nhất. 4.7. Kỹ năng chốt sale Kỹ năng chốt sale được đánh giá là kỹ năng quan trọng hàng đầu mà một Sale marketing giỏi cần có nhất. Bởi sau những nỗ lực tìm kiếm và tư vấn cho khách hàng, nếu không có kỹ năng chốt sale thì chắc chắn bạn cũng sẽ thất bại, không thể mang được lợi nhuận về cho doanh nghiệp. Để khách hàng ra quyết định mua hàng nhanh và vẫn tiếp tục quay trở lại mua hàng cho lần sau thì kỹ năng chốt đơn nắm giữ vai trò rất quan trọng. Thực tế để mà nói thì việc chốt sale không khó, chỉ cần bạn có một chút ký năng nắm bắt tâm lý và hướng khách đến việc chốt sale là bạn sẽ thành công. Tuy nhiên không phải ai cũng làm được, chốt sale cần phải thật khéo léo để khách không cảm thấy mình đang được tự nguyện mua chứ không phải đang bị ép buộc. 4.8. Kỹ năng làm việc nhóm Kỹ năng quan trọng để trở thành Sale marketing cuối cùng mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đó là kỹ năng làm việc nhóm. Có được kỹ năng này bạn sẽ giải quyết tốt hơn và đáp ứng được hiệu quả hơn các nhu cầu của khách hàng. Thực tế, với những dự án kinh doanh dài hạn thì bạn cũng không thể xoay sở hết được mọi việc một mình. Việc liên kết với đồng đội sẽ giúp bạn có thêm nhiều ý tưởng, thực hiện kế hoạch kinh doanh hiệu quả hơn. 5. Sự khác biệt giữa nhân viên Sale và Sale Marketing Nếu như để ý kỹ một chút bạn sẽ dễ dàng nhận thấy đây là một khái niệm tuy 2 mà 1 bởi nó mang 2 khía cạnh khác nhau là Marketing và Sale. Chính vì vậy, trước khi giải thích thuật ngữ Sale Marketing là gì, chúng tôi giúp bạn phân biệt sale và marketing là gì hay có thể nói cách khác Sale và marketing khác nhau như thế nào cùng theo dõi dưới đây: 5.1. Trách nhiệm của từng đội ngũ Trách nhiệm của đội ngũ sale - Tìm kiếm và tiếp cận khách hàng: Trước khi bán hàng, nhân viên sale có trách nhiệm tìm kiếm những khách hàng tiềm năng thông qua hoạt động tiếp thị, quảng bá sản phẩm hoặc nhờ các công cụ Marketing Online khác nhau. Việc phân chia phân khúc khách hàng theo độ tuổi, giới tính, nhu cầu, sở thích, mức thu nhập sẽ giúp cho quá trình tìm kiếm khách hàng diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn. - Xây dựng mối quan hệ với khách hàng: Để có thể chốt sales thành công ngay từ lần tư vấn đầu tiên, việc các seller xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng là điều vô cùng cần thiết. Thông qua quá trình xây dựng và tạo lập mối quan hệ của khách hàng với sản phẩm (Telemarketing), nhân viên sẽ dễ dàng hơn trong việc thấu hiểu nhu cầu của khách hàng để từ đó có thể tạo ra được những chiến lược chốt sales hiệu quả.  - Chốt sales: Việc nhân viên sales vận dụng tất cả các kỹ năng giao tiếp (Communication) cần thiết như am hiểu sản phẩm, giao tiếp khôn khéo, tương tác,... sẽ giúp cho quá trình tư vấn và chốt đơn hàng diễn ra nhanh chóng.  - Chăm sóc khách hàng: Dù là hình thức bán hàng trực tiếp hay bán hàng qua điện thoại thì khâu chăm sóc khách hàng sau quá trình chốt đơn cũng là một hình thức để chứng minh bạn là nhân viên sales chuyên nghiệp. Thông qua quá trình chăm sóc, bạn sẽ nhận lại được những góp ý và phản hồi từ khách hàng để từ đó hoàn thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp mình được tốt hơn.  Để nâng cao trình độ cũng như kỹ năng chốt sale bạn đọc cũng có thể thao khảo các khóa học marketing online hoặc khóa học chốt sale đỉnh cao từ các chuyên gia để hiểu và nắm bắt được tâm lý khách hàng một cách chính xác nhất. marketing và sale là gì Trách nhiệm của đội ngũ Marketing - Tạo nhận thức đối với khách hàng: Việc đầu tiên của đội ngũ Marketing trước khi bước vào quy trình bán hàng đó là không ngừng nỗ lực tạo dựng những nhận thức tốt đẹp trong mắt khách hàng về hình ảnh, chất lượng của sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp mình đang kinh doanh. Việc tạo ra nhận thức không chỉ là cách để khách hàng phân biệt những sản phẩm chất lượng mà nó còn nâng cao mức độ uy tín của thương hiệu so với các đối thủ kinh doanh cùng lĩnh vực khác.  - Tăng khả năng tương tác với khách hàng: Đội ngũ Marketing có nhiệm vụ đưa ra các chương trình để tăng sự gắn kết, tương tác giữa khách hàng và thương hiệu nhằm thúc đẩy quyết định mua hàng diễn ra nhanh chóng. - Chuyển đổi khách hàng: Nhiệm vụ của đội ngũ Marketing là biến những khách hàng mới thành khách hàng tiềm năng và trở thành khách hàng trung thành với những sản phẩm mới của doanh nghiệp mình.  - Duy trì khách hàng: Đội ngũ Marketing có thể sử dụng một số công cụ Marketing Online như Email, Messenger, chatbox… để chăm sóc khách hàng và tiếp thị những sản phẩm mới nhằm tăng thêm lượng khách hàng theo thời gian. 5.2. Kỹ thuật bán hàng và tiếp thị Kỹ thuật bán hàng Sale - Hạn chế cơ hội: Luôn tạo ra cảm giác khan hiếm để kích thích vào tâm lý khách hàng. Việc tạo ra sự hạn chế trong ngành bán lẻ được đánh giá là chiến thuật kinh doanh hiệu quả. Bởi khi bị giới hạn bởi thời gian thì khách sẽ thấy lo lắng, khi này rất có khả năng họ sẽ đặt hàng nhanh chóng. - Tập trung vào paint point của khách hàng: Nhân viên muốn bán được hàng bắt buộc phải hiểu được những thách thức hàng ngày mà khách hàng phải đối mặt, đồng thời tập trung vào cách sản phẩm có thể giải quyết những vấn đó. Việc nhấn mạnh vào các pain poin của khách hàng giúp xây dựng mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng bằng cách thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp dành cho khách hàng. - Chốt sales giả định: Kỹ thuật chốt sales giả định tức là đặt khách hàng vào tình huống là họ đã đồng ý mua sản phẩm. Tức là thay vì hỏi câu hỏi như: Bạn có muốn thử dịch vụ này không thì bạn sẽ hỏi là: Khi nào bạn sẽ sử dụng sản phẩm để chúng tôi lên lịch giao hàng phù hợp nhất? Kỹ thuật tiếp thị - Outbound marketing: Kỹ thuật này bao gồm: quảng cáo truyền hình, tờ rơi, email trực tiếp, cold call (cuộc gọi ngẫu nhiên). Outbound marketing có hiệu quả trong việc tạo ra nhận thức rộng rãi trong đối tượng khách hàng tiềm năng. - Inbound Marketing: Inbound Marketing chính là giáo dục khách hàng trước khi tiến hành thu hút họ. 6. Cơ hội việc làm ngành Sale Marketing Hiện nay với sự nở rộ của các doanh nghiệp thì thị trường kinh doanh đang rất sôi động. Tuy nhiên thị trường càng sôi động thì doanh nghiệp càng khó cạnh tranh, khi này doanh nghiệp nếu muốn hoạt động tốt và có cơ hội phát triển đòi hỏi phải tạo nên được sự khác biệt. Để tạo nên được sự khác biệt, sản phẩm/ dịch vụ hay chiến lược marketing chỉ là một phần, bán hàng mới chính là điều quan trọng hàng đầu. Đó chính là lý do tại sao hiện nay vị trí Sale marketing đang tuyển dụng rất nhiều, gần như 100% tại các doanh nghiệp. Điều này biến cơ hội việc làm của ngành này trở nên rộng mở hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó, hiện nay các nhà quản trị doanh nghiệp còn có xu hướng tìm đến các Marketing Agency với mong muốn nâng cao hiệu quả làm việc. Như vậy có thể thấy rằng, ngành Sale marketing rất mở rộng. Cơ hội việc làm ngành này là rất cao, nếu có kỹ năng làm việc tốt con đường sự nghiệp rất mở rộng. 7. Mức lương của nhân viên Sale Marketing Sale marketing đang là một trong những ngành sở hữu mức lương cao nhất. Theo ghi nhận từ một cử nhân chuyên ngành marketing cho biết: Nếu như có kỹ năng thì bạn có thể kiếm được từ 40.800 USD đến 79.600 USD mỗi năm. Tuỳ theo mức độ kinh nghiệm, chuyên môn nghề nghiệp mà mỗi người sẽ có một mức thu nhập khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản thì mức lương Sale marketing nếu như làm tốt là không hề thấp. Ngoài ra, ngành này cũng có sự nghiệp rất rộng mở, chế độ đãi ngộ cũng rất tốt. Vì vậy bạn có thể tham khảo và lựa chọn ngành nghề này cho sự nghiệp bản thân. 8. Những hiểu lầm thường gặp về nghề Sales Xoay quanh chủ đề Sale marketing là gì có rất nhiều hiểu lầm. Dưới đây là một số hiểu lầm thường gặp về nghề Sale có thể bạn chưa biết, hãy tham khảo nhé: 8.1. Làm Sales không ổn định Thực tế, nghề nào cũng có lúc thăng trầm. Vì vậy không thể nói làm sale không ổn định. Nghề sales có tương lai và sự ổn định hay không là tuỳ vào năng lực và khả năng mỗi người đối mặt, vượt qua những thách thức như thế nào. Hiện nay, rất nhiều những nhà lãnh đạo hàng đầu hay tỷ phú trên thế giới đều bắt đầu sự nghiệp từ vị trí nhân viên sales. Do đó, ngộ nhận làm sales không ổn định là rất sai lầm. 8.2. Nhân viên Sales bị khách hàng từ chối là thất bại Có rất nhiều nhân viên sales bị khách hàng từ chối không biết bao nhiêu lần nhưng họ vẫn thành công. Vì vậy không thể nói nhân viên Sales bị khách từ chối là thất bại được. Bối cảnh thị trường mở rộng, doanh nghiệp mở ra ngày càng nhiều nên sự cạnh tranh là rất lớn, cung dần lớn hơn cầu thì việc bị khách hàng từ chối là điều rất bình thường. Thậm chí ngay cả những nhân viên sales dày dặn kinh nghiệm cũng phải đối mặt với những tình huống bị từ chối. Vì vậy, việc bị khách hàng từ chối không phải là thất bại hay là điều gì đó quá xấu hổ, quan trọng là sau mỗi lần thất bại bạn rút ra được bài học gì để khắc phục. 8.3. Nhân viên sales đạt doanh số cao là người giỏi nhất Khẳng định nhân viên sales đạt doanh số cao không phải là hoàn toàn chính xác, để đánh giá Sales giỏi nhất phải xem xét trên rất nhiều yếu tố. Mặc dù doanh số bán hàng là thước đo quan trọng đánh giá nhân viên Sales nhưng nó không phải là yếu tố duy nhất đánh giá sự thành công của một người. Sales giỏi cần có doanh số cao kết hợp với các yếu tố kỹ năng giao tiếp, kiến thức sản phẩm, tư duy chiến lược và khả năng học tập. 8.4. Học ngành gì để trở thành nhân viên sales Thực tế không có bằng cấp cụ thể nào để trở thành nhân viên Sales. Tuy nhiên hiện nay một số trường đại học đang cung cấp các chương trình đào tạo về bán hàng, ví dụ như: Quản trị kinh doanh, Marketing, Truyền thông, Sales & Marketing, Digital Marketing,... Những ngành học này có thể giúp sinh viên phát triển các kỹ năng và kiến thức cần thiết để thành công trong lĩnh vực bán hàng. 9. Kết luận Thông qua bài viết trên đây, chúng tôi đã cùng bạn tìm hiểu tổng quan về Sale marketing là gì. Xây dựng kế hoạch và các chương trình đào tạo sale marketing quy mô, bài bản sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra những nhân tố tuyệt vời nhằm gia tăng doanh số bán hàng hiệu quả.  Chúc các bạn thành công!
29/09/2020
4294 Lượt xem
Slogan là gì? Hướng dẫn tạo Slogan cho doanh nghiệp
Slogan là gì? Hướng dẫn tạo Slogan cho doanh nghiệp Như các bạn đã biết, Slogan không đơn giản chỉ là một câu khẩu hiệu mà nó còn được biết đến như một bản sắc của doanh nghiệp. Hiểu được tầm quan trọng đó, bản thân mỗi doanh nghiệp phải xây dựng được cho mình một Slogan hấp dẫn và đủ sức hút. Thế nhưng, để làm điều này, doanh nghiệp cần phải lưu ý những gì. Không để các bạn phải chờ lâu, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tổng quan Slogan là gì thông qua bài viết dưới đây.  Slogan là gì? Hiểu một cách đơn giản, Slogan là là một cụm từ hoặc câu văn ngắn có chứa một thông điệp ý nghĩa nói lên bản sắc thương hiệu doanh nghiệp hoặc giá trị cốt lõi của sản phẩm/dịch vụ muốn gửi gắm tới khách hàng. Mỗi một doanh nghiệp kinh doanh những lĩnh vực, ngành nghề khác nhau sẽ có những slogan mang diện mạo riêng của mình.  Ví dụ về một số câu Slogan ý nghĩa được nhiều thương hiệu nổi tiếng sử dụng như sau: Just do it - Nike, Think Different- Apple, vươn cao Việt Nam - Vinamilk, tinh hoa quà Việt - Hồng Lam, khơi nguồn sáng tạo - Cà phê Trung Nguyên, ngon từ thịt, ngọt từ xương - Bột ngọt Aji ngon, Vững tiến vươn xa - Ô tô Trường Hải Thaco Group… Slogan nổi tiếng đế từ thương hiệu Apple >> Xem thêm: Tagline là gì? 4 Bước xây dựng Tagline ấn tượng Vai trò của slogan đối với doanh nghiệp Sau khi giải thích thuật ngữ Slogan là gì, chắc hẳn rất nhiều bạn sẽ có thắc mắc Slogan có vai trò như thế nào đối với việc xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua một vài luận điểm dưới đây nhé. - Xây dựng Slogan ý nghĩa giúp hoạt động marketing thương hiệu diễn ra hiệu quả: Khi triển khai các chiến lược marketing về thương hiệu, việc doanh nghiệp đưa ra slogan hấp dẫn, ấn tượng, thu hút không chỉ chiếm được cảm tình mà nó còn tạo dựng được niềm tin vô cùng hiệu quả ở phía khách hàng. Một khi khách hàng đã quan tâm và tin tưởng sử dụng/ dịch vụ của doanh nghiệp bạn thì việc nhớ từng câu, từng chữ trong slogan cũng là một điều dễ hiểu. Nhờ vậy mà dấu ấn thương hiệu sẽ được lan tỏa một cách rộng rãi đối với những người xung quanh. - Là cầu nối giúp sản phẩm đến gần hơn với khách hàng: Mỗi một Slogan đều mang dấu ấn của sản phẩm và ý nghĩa của thương hiệu. Vì vậy mà thông qua slogan, khách hàng sẽ quan tâm nhiều hơn đến thương hiệu của doanh nghiệp bạn. - Slogan tạo nên sự khác biệt so với đối thủ: Mặc dù hiện nay trên thị trường có rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh cùng lĩnh vực, ngành nghề, thế nhưng bạn có thể hoàn toàn yên tâm rằng, việc tạo ra những Slogan nhấn mạnh về những giá trị riêng biệt, vượt trội của sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp bạn không bị “lu mờ” trước những đối thủ khác. - Slogan như một vũ khí kêu gọi hành động vô cùng hiệu quả: Slogan không chỉ có ý nghĩa với khách hàng, thương hiệu mà đối với nhân viên hoạt động trong bộ máy doanh nghiệp, slogan là động lực thôi thúc mọi người cùng nhau hành động, làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả nhằm mang tới những giá trị thiết thực cho khách hàng.  Slogan giúp gắn kết thương hiệu và khách hàng Những yếu tố cần thiết cho 1 slogan Để có được một slogab hay và ý nghĩa bạn cần quan tâm đến những yếu tố sau đây: - Mục tiêu: khi sáng tại ra một slogan bạn cần nắm được mục tiêu rõ ràng và hướng đến mục tiêu đó.  - Ngắn gọn: một slogan cần ngắn gọn mang ý nghĩa, dễ đọc, dễ nhớ có như vậy mới dễ dàng đi sâu vào tiềm thức của mỗi khách hàng.  - Không hây phải cảm: một slogan hay cho công ty cũng cần phải sử dụng những từ ngữ phản cảm, hiểu lầm hay xúc cảm.  - Luôn nhấn mạnh vào lợi ích sản phẩm: slogan luôn phải thể hiện được rõ ràng về những lợi ích, tính năng của sản phẩm dịch vụ.  Hướng dẫn tạo Slogan cho doanh nghiệp Nói nghe có vẻ rất đơn giản, nhưng để xây dựng được Slogan mang đậm bản sắc, giá trị cốt lõi của thương hiệu thì không phải doanh nghiệp nào cũng làm được. Thậm chí họ còn phải mất rất nhiều chi phí để thuê bên trung gian tạo nên một Slogan ý nghĩa. Không để các bạn phải chờ đợi quá lâu, Unica sẽ mách bạn “bí kíp” xây dựng Slogan thông qua một vài luận điểm như sau: Bước 1: Hiểu rõ về sản phẩm và thương hiệu doanh nghiệp Để thực hiện được bước này, bạn cần trả lời một số câu hỏi như: Nhu cầu của khách hàng là gì? Tính năng nổi bật của sản phẩm? giá trị của thương hiệu doanh nghiệp?... Thông qua việc trả lời các câu hỏi này, bạn sẽ có những gợi ý đầu tiên về mức độ nhận diện thương hiệu để tạo nên Slogan ý nghĩa.  Bước 2: Tham khảo Slogan của đối thủ Tìm hiểu, phân tích Slogan của đối thủ sẽ giúp doanh nghiệp tránh được sự trùng lặp khi nghiên cứu ý tưởng. Ngoài ra, thông qua bước này, bạn có thể chắt lọc và tìm kiếm những ý tưởng mới mẻ, sáng tạo và độc đáo hơn.  Bước 3: Đưa ra các ý tưởng và tổng hợp Bạn hoàn toàn có thể thỏa sức sáng tạo với những ý tưởng khác nhau. Sau khi đưa ra tất cả những quan điểm, ý tưởng đó, bạn cần tổng hợp lại để có một câu Slogan ý nghĩa và xuyên suốt trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp cũng như triển khai các chiến dịch Marketing quảng bá thương hiệu về sau. Đưa ra các ý tưởng sáng tạo để tổng hợp thành Slogan ý nghĩa Bước 4: Lựa chọn Slogan thích hợp nhất Sau khi đã tổng hợp các ý kiến khác nhau, bạn cần lựa chọn một câu slogan có nội dung đắt giá nhất. Sau đó, chỉnh sửa lại bằng cách thêm, bớt từ ngữ sao cho phù hợp. Cuối cùng là tham khảo ý kiến của mọi người để chỉnh sửa hoàn thiện và đi đến thống nhất cuối cùng. >> Xem thêm: Brand Identity là gì? Thông tin “vàng” dành cho dân Design Tổng hợp những câu Slogan hay nhất mọi thời đại 1. Slogan của Dove: Real Beauty Dove đứa ra chiến dịch Real Beauty và đặt Slogan cùng tên vào năm 2004, đưa ra chiến dịch này Dove đã thành công suất sắc đánh trúng vào tâm lý của khách hàng phụ nữ trên toàn thế giới. Đây là nỗ lực của thương hiệu nhằm nâng cao nhận thức về cơ thể từ đó giải quyết các vấn đề chính bằng sản phẩm của chiến dịch đó.  2. Slogan của McDonald’s: i’m lovin’ it “i’m lovin it” là Slogan lâu đời nhất của ông trùm ngành Fast Food, câu nói này viết thành lời bài hát bởi rapper Rapper Pusha T, và được thể hiện bởi Justin Timberlake. đặc điểm của chiến dịch này cho ra đời dúng lúc thười giểm toàn bộ ngành Fast Food đang bị cáo buộc phục vụ thức ăn không lành mạnh khiến người tiêu dùng bị béo phì. Chiến dịch này đã giúp cho McDonald’s chống lại những cáo buộc và giữ chân khách hàng.  3. Slogan của Honda: The Power Of Dream Slogan này nhấn mạnh vào giấc mơ thay vì thực tế, nó công kích đánh đúng vào tâm lý của người dùng như mỗi người đều có một ước mơ có một chiếc xe hơi. Được phát hành cùng với sự ra mắt của Honda FCX Concept chiếc xe chạy bằng Hydrogen điều này gợi ra giấc mơ của nhiều người đó là môi trường trong sạch không ô nhiễm. Bài viết trên đây, Unica đã cùng bạn đi tìm hiểu tổng quan Slogan là gì? Thông qua những kiến thức bổ ích mà chúng tôi mang lại, hy vọng bạn sẽ tạo nên được Slogan hay, ý nghĩa, mang đậm bản sắc của doanh nghiệp mình. Chúc các bạn thành công!
29/09/2020
1543 Lượt xem
Làm sao để xây dựng profile công ty cực chất?
Làm sao để xây dựng profile công ty cực chất? Công ty của bạn đang có ý định thiết kế một profile và bạn được cấp trên giao cho nhiệm vụ chuẩn bị. Và tất nhiên, bạn đang cảm thấy rất khó khăn và gặp rất nhiều vấn đề vì chưa viết làm nội dung cho cuốn profile về công ty mình như thế nào cho hợp lý, cuốn hút và ấn tượng. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giải đáp vấn đề làm sao để xây dựng được một profile công ty cực chất và ghi đậm dấu ấn trong tâm trí khách hàng. Profile công ty là gì? Bạn thường nói và nhắc đến profile nhưng đến bản thân bạn không hiểu rõ profile là gì. Khi dịch ra tiếng Việt, nó có nghĩa là một góc nghiêng hay mô tả sơ lược về một vấn đề, sự việc gì đó. Là một bản tóm lược sơ bộ về sự vật nào đó Tùy vào mỗi lĩnh vực mà profile này được hiểu theo một cách hiểu khác nhau. Ví dụ: - Nếu bạn định làm một bản mô tả sơ lược công ty về lĩnh vực điện thoại thì nó lại bao gồm các thông tin về cá nhân, những gì bạn muốn chia sẻ về các đời máy điện thoại, các giải thưởng doanh nghiệp đạt được. - Nếu bạn làm trong lĩnh vực kinh doanh, bán hàng, tài chính hay các hoạt động xây dựng thương hiệu, nhãn hàng thì profile của bạn chính là ấn phẩm quảng cáo dùng với mục đích giới thiệu một cách chi tiết nhất  về doanh nghiệp, tổ chức. Bạn hiểu đơn giản nó như một cuốn sách giới thiệu về công ty bạn, năng lực công ty bạn có… >> Có thể bạn quan tâm: Characteristics là gì? 4 Yếu tố xây dựng thương hiệu thành công Nội dung profile công ty  gồm những gì? Để xây dựng được một cuốn profile chi tiết, đầy đủ và cuốn hút thì bạn cần phải miêu tả doanh nghiệp một cách thật chi tiết bao gồm tên công ty, lĩnh vực haotj động của công ty là gì, công ty có địa chỉ ở đâu, sản phẩm bán là gì, tài chính công ty, mô hình kinh doanh phát triển, tổng số nhân viên, chi nhánh, sản phẩm bán, doanh thu hàng quý, hàng năm… Thông thường việc thiết kế này thường có dung lượng giấy in khác nhau, tùy vào mỗi doanh nghiệp nhưng thông thường số trang giấy bắt buộc phải chia hết cho 4 để thuận tiện cho việc in ấn cũng như cấu trúc đẹp mắt.  Một cuốn mô tả doanh nghiệp chỉ được coi là xuất sắc và chuyên nghiệp nếu như profile đó cung cấp được những thông tin cần thiết cho người đọc, hình ảnh trực quan sinh động, thu hút và hấp dẫn người đọc từ trang đầu đến trang cuối, hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp được đề cập nổi bật… Vì profile còn là hồ sơ của công ty, là bản đánh giá năng lực nên khi làm nội dung bạn cần thật chú trọng đến câu từ và ngôn ngữ. Nó như một ấn phẩm về marketing  để bạn truyền tải thông điệp đến khách hàng, hãy cố gắng nghiên cứu công ty và sản phẩm, dịch vụ của bạn, các điều khoản, điều kiện, chính sách của công ty bạn để cung cấp thông tin xây dựng profile… Nội dung profile là bản kế hoạc marketing hoàn chỉnh cho khách hàng Xây dựng một profile công ty Khi xây dựng một profile bạn cần chú ý đến 5 yếu tố cơ bản sau đây: hình ảnh, màu sắc, nội dung thiết kế, bố cục và giấy in… Hình ảnh Được xem là yếu tố quan trọng nhất khi thiết kế hồ sơ năng lực cho công ty. Bạn cần phải lựa chọn những hình ảnh có chất lượng cao, đặc biệt hình ảnh này phải dùng hình ảnh từ công ty, doanh nghiệp của bạn, hình ảnh diễn tả được nội dung là một điểm cộng lớn để profile của bạn ghi dấu trong tâm trí khách hàng. Màu sắc của profile Nếu mà bạn chỉ chăm chăm chú trọng đến hình ảnh mà bỏ qua yếu tố về sự hài hòa, màu sắc thì bạn có thể nhìn được cuốn profile công ty bạn sẽ thực sự không đạt hiệu quả cao. Màu sắc không phù hợp gây ấn tượng kém cho khách hàng, lệch tông và khó chịu cho người xem. Bạn nên lấy màu sắc là màu chủ đạo của thương hiệu bạn như màu của logo tên công ty hay màu của sản phẩm. Ngày nay, sản phẩm của bạn càng đơn giản thì càng gây được ấn tượng. Nội dung thiết kế Nội dung thiết kế là phần bạn bắt đầu chú trọng đến câu từ và thông số. Bạn cần có thông tin, lựa chọn font chữ phù hợp và kích thước chữ.  Tốt nhất bạn không nên biến trang profile công ty của bạn thành trang có quá nhiều kiểu chữ, font chữ khiến rối mắt. Nội dung càng xúc tích, càng chất bao nhiêu thì người đọc càng tâm đắc bấy nhiêu. Nội dung bạn thiết kế sẽ bao gồm tên, logo, slogan, lĩnh vực kinh doanh, lịch sử hình thành, sứ mạng, bộ máy công ty, ngành nghề hoạt động chi tiết, các vấn đề xã hội, các dự án, doanh thu, các vấn đề môi trường… Cần chú trọng đến nội dung thiết kế của profile Bố cục Bố cục của profile bạn cần chú ý một điều cơ bản là nó trông thật dễ nhìn, có tính kết nối và hài hòa. Không nhưng decor bố cục chuyên nghiệp mà nó còn phải có sự khoa học, logic khi bạn sắp xếp trang, phụ lục, hình ảnh… Giấy in  Bạn cần sử dụng chất lượng giấy in loại tốt nhất để khi hình ảnh được rõ nét, dễ nhìn, sắc nét và không bị nhòe mực ra ngoài hay bị rách. Như vậy, chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn cách xây dựng cũng như lưu ý khi thiết kế profile công ty chuyên nghiệp, chi tiết nhưng chuyên nghiệp. Chúc các bạn thành công! Để tìm hiểu chi tiết hơn những thông tin về thiết kế, xây dựng profile công ty, mời bạn đọc quan tâm tiếp tục đón đọc thêm các bài viết liên quan: - Bật mí tất tần tật các kinh nghiệm khi thiết kế profile công ty - Bật mí cấu trúc mẫu Profile công ty đẹp và chuyên nghiệp
29/09/2020
961 Lượt xem
Headline là gì? Tổng hợp những loại headline thường dùng
Headline là gì? Tổng hợp những loại headline thường dùng Tiêu đề được xem là linh hồn của bài viết vì nó gây điểm nhấn khiến người đọc bị thu hút, có muốn click vào bài viết của bạn hay không. Hầu hết, mọi người thường sử dụng headline là một cách để đánh giá bài viết của bạn. Vậy headline là gì, vai trò của headline như thế nào và có những loại headline nào phổ biến? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây. 1. Headline là gì? Headline là một từ tiếng Anh có nghĩa là tiêu đề, là dòng chữ hoặc cụm từ ngắn xuất hiện ở đầu một bài báo, một trang web, một tài liệu,... Headline có chức năng thu hút sự chú ý của người đọc và cung cấp thông tin tổng quan về nội dung của bài báo, trang web, tài liệu đó. Hiểu một cách đơn giản. Headline là tiêu đề SEO Headline là tiêu đề chính của một bài viết, bài báo hoặc nội dung truyền thông khác. Headline được thiết kế để tóm tắt và tạo điểm nhấn cho nội dung chính, thu hút sự chú ý của người đọc và khuyến khích họ tiếp tục đọc hoặc tìm hiểu thêm về nội dung đó. Headline thường được đặt ở đầu bài viết và có thể được viết một cách sáng tạo, hấp dẫn và ngắn gọn để gây ấn tượng và kích thích sự quan tâm của người đọc. 2. Vai trò của headline là gì? Headline đóng vai trò quan trọng ngang ngửa với nội dung chính của bài viết. Theo nghiên cứu, có tới 8/10 người đọc chỉ đọc tiêu đề bài viết, chỉ có một số ít mới tiếp tục đọc nội dung. Vì vậy, tiêu đề cần được xử lý cẩn thận và sử dụng từ ngữ phù hợp để thu hút sự chú ý của độc giả. Một tiêu đề hấp dẫn có khả năng được chia sẻ rộng rãi trên các nền tảng truyền thông xã hội, và Google cũng đã nâng cao thứ hạng cho các bài viết mà có headline có giá trị tín hiệu xã hội cao. Headline hấp dẫn là yếu tố quan trọng nhất để người đọc quyết định có đọc bài viết của bạn hay không. Với một lượng thông tin khổng lồ trên Internet, nếu tiêu đề không đủ hấp dẫn, người đọc sẽ chỉ lướt qua mà không quan tâm. Vì vậy, những người tạo nội dung cần lưu ý tối đa khi viết headline cho bài viết của mình. Headline hấp dẫn sẽ thu hút sự chú ý của mọi người 3. Sự khác nhau giữa title và headline là gì? Title và headline đều là các thuật ngữ được sử dụng để chỉ tiêu đề của một bài viết, tuy nhiên, chúng cũng có những sự khác nhau nhất định. Cụ thể như sau: - Vị trí: Title thường được đặt ở đầu bài viết và xuất hiện trên trang chủ hoặc trong danh sách tìm kiếm, trong khi headline được đặt bên trong bài viết để tạo điểm nhấn và thu hút người đọc. - Mục đích: Title thường nhấn mạnh vào nội dung chính của bài viết và cung cấp một cái nhìn tổng quan về nội dung, trong khi headline có xu hướng tạo ra một sự tò mò và hấp dẫn, kích thích người đọc tiếp tục đọc bài viết. - Độ dài và phong cách: Title thường ngắn gọn và trực tiếp, nhấn mạnh vào từ khóa chính và chủ đề của bài viết. Headline có thể dài hơn và mang tính sáng tạo hơn, sử dụng ngôn ngữ hấp dẫn và đặc biệt để thu hút sự chú ý. - Công cụ sử dụng: Title thường được sử dụng để tối ưu hóa SEO và thu hút người tìm kiếm, trong khi headline được tạo ra để tạo sự tò mò và tương tác của người đọc. Thiết kế website chuẩn SEO sẽ giúp việc đưa sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn tới gần hơn với khách hàng. Để biết cách thiết kế website chuẩn, mời bạn tham khảo khóa học online của Unica. Sau khi học, bạn sẽ nắm được các thành phần cốt lõi tạo nên một website hoạt động trong môi trường internet, biết cách thiết kế website chuẩn SEO, biết cách tích hợp giao diện bán hàng thời trang với woocommerce,... Đăng ký ngay: [course_id:277,theme:course] [course_id:1629,theme:course] [course_id:1668,theme:course] 4. 15 dạng headline thường dùng Headline có nhiều dạng chứ không đơn thuần chỉ là một dạng, bao gồm: Hướng dẫn cách làm, làm sao, bí mật, con số,... Dưới đây là 15 dạng Headline phổ biến cho bạn tham khảo: 4.1. Headline dạng “Hướng dẫn cách làm” Headline dạng hướng dẫn là một trong những loại headline phổ biến và được sử dụng rộng rãi. Điều này bởi vì nó khai thác tâm lý con người luôn muốn tìm hiểu những điều mới và tự thực hiện chúng.  Ví dụ:  - Hướng dẫn cách làm bánh mì tươi ngon tại nhà. - Hướng dẫn cách làm tóc xoăn tự nhiên. Dạng headline thường dùng 4.2. Headline dạng “làm sao” Headline dạng "làm sao" là một loại tiêu đề được sử dụng để đặt câu hỏi về cách thực hiện một việc hoặc giải quyết một vấn đề cụ thể. Đây là một cách để tạo sự tò mò và thu hút sự chú ý của độc giả bằng cách đặt câu hỏi về cách làm điều gì đó. Ví dụ:  - Làm sao để da luôn mướt mịn suốt mùa đông? - Làm sao để xây dựng một chiến lược tiếp thị hiệu quả? 4.3. Headline dạng “bí mật” Headline dạng "bí mật" là một loại tiêu đề được sử dụng để gợi sự tò mò và hứa hẹn tiết lộ những thông tin hoặc sự kiện không được biết đến rộng rãi, có tính chất bí mật, hoặc được coi là đặc biệt. Đặc điểm chung của headline này là tạo ra một sự hứng thú và sự kích thích trong độc giả, mời gọi họ tiếp tục đọc để khám phá những điều bí mật không được công bố trước đó. Ví dụ:  - Bí mật ít người biết về thành công trong kinh doanh. - Bí mật tuyệt đỉnh của những người giàu có. 4.4. Headline dạng “con số” Đây là một loại tiêu đề được sử dụng để nhấn mạnh và tạo sự chú ý đến các con số, thống kê, hoặc dữ liệu số liệu cụ thể liên quan đến một vấn đề hoặc chủ đề nào đó. Điều này giúp làm nổi bật thông tin quan trọng và thuyết phục người đọc về tính hữu ích và đáng tin cậy của nội dung. Ví dụ:  - 10 con số ấn tượng về biến đổi khí hậu - 5 con số quan trọng về tình hình kinh doanh năm nay - 50 thực tế thú vị về vũ trụ mà bạn chưa từng biết Headline hấp dẫn làm nổi bật nội dung thông tin 4.5. Headline dạng “Cảnh báo” Headline dạng "Cảnh báo" là một loại tiêu đề được sử dụng để cảnh báo và cung cấp thông tin quan trọng về một nguy hiểm, rủi ro, hoặc vấn đề cần được lưu ý. Điều này giúp thu hút sự chú ý của độc giả và cung cấp thông tin cần thiết để họ có thể đối phó hoặc tránh rủi ro. Ví dụ:  - Cảnh báo: Nguy cơ lừa đảo trực tuyến đang gia tăng - Cảnh báo: Sự lây lan nhanh chóng của virus Corona mới - Cảnh báo: Hiểm họa tiềm tàng từ việc sử dụng điện thoại di động khi lái xe [trial-btn-v4[link=https://seoai.unica.vn/88?ref=teamseo][text=ĐĂNG KÝ NGAY][color=#ffffff][width=300px][height=50px][bgcolor=#f26c50][newtab=true]] 4.6. Headline dạng “Danh sách” Đây là một loại tiêu đề được sử dụng để liệt kê một danh sách các mục, yếu tố hoặc thông tin cụ thể về một chủ đề nào đó. Mục đích nhằm tạo sự trực quan, thú vị cho độc giả, và cung cấp một cách tổ chức thông tin dễ tiếp cận. Ví dụ: - 10 mẹo hữu ích để tiết kiệm tiền hàng ngày - 5 công nghệ tiên tiến nhất trong lĩnh vực y tế - 7 địa điểm du lịch tuyệt đẹp tại Việt Nam 4.7. Headline mang tính “Hài hước” Headline mang tính "Hài hước" là một loại tiêu đề được lập ra nhằm gây tiếng cười cho độc giả. Dạng headline này thường được thực hiện bằng cách sử dụng từ ngữ, cấu trúc câu hoặc gợi ý hài hước để gây cười hoặc tạo cảm giác vui vẻ khi đọc tiêu đề. Ví dụ: - Phát hiện mới: Điện thoại thông minh thực sự là con người thứ hai - Tuyệt chiêu: Làm sao để biến mọi thứ thành bánh mì - Bí quyết thành công: Ngủ nướng cả ngày vẫn kiếm triệu đô Headline mang tính “Hài hước” thu hút người đọc 4.8. Headline về “Giải pháp bí ẩn” Headline này là một loại tiêu đề được sử dụng để gợi lên sự tò mò và hứa hẹn một giải pháp hoặc phương án không rõ ràng và không được biết đến rộng rãi. Điều này tạo ra một sự hứng thú và mong đợi từ độc giả, mời gọi họ tiếp tục đọc để khám phá và tìm hiểu về giải pháp bí ẩn được đề cập. Ví dụ: - Giải pháp bí ẩn cho việc giảm căng thẳng và lo lắng - Giải pháp bí ẩn để sống lâu hơn và khỏe mạnh - Giải pháp bí ẩn cho sự thành công trong kinh doanh 4.9. Headline về “Bằng chứng xã hội” Đây là một loại tiêu đề được sử dụng để đề cập đến những thông tin, thực tế hoặc các nghiên cứu có liên quan đến xã hội và đời sống hàng ngày. Chúng nhấn mạnh việc cung cấp dẫn chứng hoặc số liệu để chứng minh một quan điểm, đánh giá hoặc tuyên bố nào đó về xã hội. Ví dụ: - Bằng chứng xã hội cho thấy sức mạnh của tình nguyện trong cộng đồng - Các nghiên cứu mới cung cấp bằng chứng xã hội về tác động của phương pháp giảng dạy mới trong giáo dục - Bằng chứng xã hội cho thấy sự gia tăng của tình trạng cô đơn trong xã hội hiện đại 4.10. Headline về “Phản hồi của Khách hàng” Headline về "Phản hồi của Khách hàng" là một loại tiêu đề được sử dụng để tập trung vào ý kiến, đánh giá và trải nghiệm của khách hàng về một sản phẩm, dịch vụ hoặc trải nghiệm cụ thể. Chúng nhấn mạnh việc chia sẻ những ý kiến, suy nghĩ và cảm nhận của khách hàng, từ đó mang lại thông tin phản hồi và đánh giá về một thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ. Ví dụ: - Phản hồi của khách hàng: Sản phẩm XYZ đã thay đổi cuộc sống của tôi - Phản hồi của khách hàng: Những lợi ích không ngờ từ việc sử dụng sản phẩm ABC Headline về “Phản hồi của Khách hàng” 4.11. Headline dạng “Câu hỏi” Headline này được tạo thành dưới dạng câu hỏi, nhằm khuyến khích độc giả suy nghĩ và tham gia vào nội dung. Các câu hỏi trong headline thường nhắm đến sự tò mò và sự tương tác của độc giả, khơi dậy sự quan tâm và tạo ra một sự kết nối giữa nội dung và người đọc. Ví dụ: - Bạn đã biết cách làm thế nào để tiết kiệm tiền hàng ngày? - Làm thế nào để xây dựng một mối quan hệ lành mạnh? - Bạn có thể đạt được thành công trong công việc mà không cần làm việc cật lực? 4.12. Headline mang tính “Miễn cưỡng” Headline mang tính "Miễn cưỡng" là một loại tiêu đề được sử dụng để diễn tả sự không hài lòng, không đồng ý hoặc không muốn thực hiện một việc gì đó.  Ví dụ: - Miễn cưỡng chấp nhận những thay đổi mới trong công việc - Miễn cưỡng đồng ý với việc tăng thuế mới - Sự miễn cưỡng của công chúng đối với quyết định của chính quyền 4.13. Headline về “Tin tức” Headline về "Tin tức" là một loại tiêu đề được sử dụng để thông báo và tóm tắt các sự kiện, thông tin mới nhất và quan trọng nhất trong một lĩnh vực cụ thể. Chúng nhấn mạnh tính cập nhật và sự quan trọng của thông tin được trình bày trong tiêu đề, hướng sự chú ý của độc giả vào các tin tức hot và đáng chú ý. Ví dụ: - Tin tức: Điều tra mới về vụ án giết người gây chấn động khu vực - Bản tin sáng: Thông tin mới về tình hình dịch COVID-19 - Tin tức công nghệ: Ra mắt phiên bản mới của điện thoại thông minh hàng đầu Headline về “Tin tức” thu hút sự chú ý của độc giả 4.14. Headline “Nhạy cảm với thời gian” Đây là một loại headline sử dụng để diễn tả sự quan trọng và khẩn cấp của một thông tin, sự kiện hoặc vấn đề trong thời gian hiện tại. Chúng nhấn mạnh tính cấp bách và tầm quan trọng của thông tin được trình bày trong tiêu đề, yêu cầu sự chú ý và đáp ứng nhanh chóng từ phía độc giả. Ví dụ: - Bão lớn đe dọa khu vực biển miền Nam - Tình hình dịch COVID-19 trở nên nguy hiểm - Hạn cuối nộp hồ sơ đăng ký học bổng sắp đến 4.15. Headline dạng “Mệnh lệnh” Headline dạng "Mệnh lệnh" là một loại tiêu đề được sử dụng để truyền đạt một yêu cầu, một sự chỉ định hoặc một lời kêu gọi mạnh mẽ. Chúng thường được sử dụng để tạo ra sự ảnh hưởng lớn, gợi lên sự cam kết và hành động từ phía độc giả. Ví dụ: - Hãy tham gia ngay vào chiến dịch giảm phát thải carbon - Không được bỏ lỡ cơ hội cuối cùng đăng ký khóa học miễn phí 5. Một số lưu ý khi viết tiêu đề Chắc hẳn đến đây bạn đã hiểu rõ về khái niệm headline là gì rồi đúng không nào? Việc tạo một headline ấn tượng sẽ giúp bài viết của bạn thu hút sự quan tâm và tăng khả năng tiếp cận đối tượng đọc. Dưới đây là một số lưu ý giúp bạn cho ra đời những headline chất lượng: - Kết hợp con số: Sử dụng con số trong tiêu đề sẽ rất có lợi cho tổ chức bài viết và thu hút sự chú ý của độc giả. Con số càng lớn, độc giả sẽ cảm thấy tiềm năng tìm được nhiều thông tin hữu ích hơn trong bài viết. - Tận dụng từ khóa: Đặt từ khóa trong tiêu đề giúp tăng điểm SEO cho trang web của bạn. Do đó, bạn hãy đặt từ khóa ở phần đầu tiêu đề để tối ưu hiệu quả SEO. - Sáng tạo với công thức tiêu đề: Có nhiều công thức tiêu đề hay và ấn tượng mà bạn có thể tham khảo. Hãy áp dụng linh hoạt các công thức này vào bài viết của mình để tăng thêm sự ấn tượng. - Sử dụng tính từ hấp dẫn: Sử dụng các tính từ mô tả hấp dẫn nhằm thu hút sự quan tâm của độc giả, như: bất ngờ, miễn phí, cần thiết,... Lưu ý khi viết tiêu đề để tăng khả năng tiếp cận người đọc 6. 5 tips viết headline đỉnh cao trong SEO Sau khi hiểu và nắm được headline là gì, phần cuối cùng của bài viết chúng tôi sẽ bật mí cho các bạn 5 mẹo nhỏ viết tiêu đề đỉnh cao trong SEO, bạn hãy bỏ túi ngay cho mình nhé. 6.1. Sử dụng số trong tiêu đề Sử dụng số trong tiêu đề bài viết giúp người xem có thể theo dõi các danh mục và giải quyết vấn đề từng bước một một cách dễ dàng. Con số càng lớn càng kích thích người đọc xem những nội dung mà bạn muốn truyền tải. Theo nghiên cứu, khi sử dụng số, bạn nên sử đụng đến số 8 vì con người sẽ gặp khó khăn khi tiếp nhận nhiều hơn hơn 8 gợi ý hoặc 8 ý tưởng cùng một lúc.  6.2. Sử dụng công thức tiêu đề hiệu quả Bạn nên áp dụng một số công thức tiêu đề dưới đây đã được khảo sát cao và nghiên cứu cẩn thận, mang lại hiệu quả cao và tốt. - Bí quyết để…: Sử dụng tiêu đề này khiến cho người đọc cảm thấy tò mò vì nó mang lại cho bạn một cái giác rằng sẽ học được điều gì đó vô cùng quan trọng. - Làm thế nào.../ Cách…: Viết headline kiểu này như cung cấp cho độc giả từng bước làm chi tiết một điều gì đó và người đọc không thể không bỏ qua để vào xem bạn viết gì? - Bạn cần biết…: Tiêu đề này khá hấp dẫn và thách thức vì nó giúp thúc đẩy khách hàng click vào bài viết để không được bỏ lỡ vấn đề nào đó. 6.3. Sử dụng từ khóa trong headline Bạn làm SEO chắc hẳn phải biết, từ khóa rất quan trọng trong bài viết vì nó là giúp tối ưu công cụ tìm kiếm của bạn, bao giờ cũng vậy, tiêu đề phải bắt buộc có từ khóa để nâng cao hiệu quả tìm kiếm. Sử dụng công thức tiêu đề hiệu quả 6.4. Sử dụng tính từ hấp dẫn Khi bạn lên tiêu đề cho bài viết thì bạn cần chú ý đến việc sử dụng tính từ để headline thật sự hấp dẫn, thu hút chú ý của khác giả. Một số tình từ bạn có thể sử dụng đó là thật ngạc nhiên, tuyệt vời, miễn phí hoàn toàn, vô cùng hấp dẫn… 6.5. Độ dài phù hợp Độ dài headline phù hợp sẽ giúp headline của bạn: - Thu hút sự chú ý của người đọc: Headline ngắn gọn, súc tích sẽ dễ dàng thu hút sự chú ý của người đọc hơn là headline dài dòng, lan man. - Tăng khả năng xuất hiện trong kết quả tìm kiếm: Headline ngắn gọn, súc tích sẽ có nhiều khả năng xuất hiện đầy đủ trong kết quả tìm kiếm hơn là headline dài dòng, vượt quá giới hạn ký tự của kết quả tìm kiếm. - Tăng khả năng nhấp chuột: Headline ngắn gọn, súc tích sẽ dễ dàng khiến người đọc nhấp chuột hơn là headline dài dòng, khó hiểu. Theo Google, độ dài headline phù hợp là từ 60 đến 70 ký tự. Đây là độ dài headline có khả năng thu hút sự chú ý của người đọc và tăng khả năng xuất hiện trong kết quả tìm kiếm. 7. Kết luận Như vậy, chúng tôi đã bật mí cho các bạn về headline là gì cũng như những lưu ý cần chú ý và các tips để headline thật sự hấp dẫn và lôi cuốn độc giả. Nắm vững khái niệm headline là gì sẽ giúp bạn tạo ra những bài viết có giá trị hơn, thu hút người đọc hơn. Chính vì vậy, hãy luôn xem xét lại tiêu đề sau khi hoàn thành một bài viết và chỉnh sửa để đảm bảo phù hợp với nội dung của mình bạn nhé. 
29/09/2020
8431 Lượt xem
Donate là gì? Các hình thức donate phổ biến hiện nay
Donate là gì? Các hình thức donate phổ biến hiện nay Có ít nhất một lần bạn đã từng xem những streamer livestream mà khá ngạc nhiên khi thấy người xem tặng tiền. Hiện tại ở Việt Nam, hành động này đang diễn ra khá phổ biến và thường xuyên trong cộng đồng những làm Youtuber. Nếu bạn có ý định làm Streamer thì ngoài việc kiếm từ quảng cáo thì bạn có thể kiếm thêm từ donate. Như vậy, donate là gì và khai thác mảnh đất màu mỡ này như nào để ra vàng? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết ngay sau đây nhé! Donate là gì? Donate là hành động nhiều người quyên góp, ủng hộ một khoản tiền nhất định để dành cho các tổ chức, cá nhân nào đó. Ví dụ, nếu bạn yêu quý người nào đó thì bạn chỉ cần gửi tiền, gửi quà cho họ để lấy động lực làm việc, cống hiến. Thậm chí, bạn có thể làm từ thiện, ủng hộ cho các quỹ từ thiện và nhà trẻ… Như đã nói ở trên, từ donate bắt gặp nhiều nhất ở giới streamer. Donate Stream là việc người xem ủng hộ, quyên góp cho các streamer khi họ livestream, ủng hộ bằng cách gửi tiền trực tiếp trong buổi stream. Hiện tại, rất nhiều các streamer của Việt Nam đang đi theo hướng làm việc để phát triển cũng như kiếm thêm thu nhập. Donation là gì? Việc donate rất đơn giản, bạn chỉ cần tạo cổng ủng hộ. Đối với các streamer, nguồn thu nhập từ việc fan ủng hộ là rất lớn. Chính vì thế, có rất nhiều các “chim - mơ” không còn đặt nặng việc kiếm tiền từ quảng cáo được chèn trên Youtube hay lượt share trên Facebook. Đặc biệt, các nên chú ý rằng, việc người xem donate gửi tiền, gửi quà là việc làm dựa trên sự yêu quý của fan dành cho thần tượng, tất cả đều được thực hiện trong việc tự nguyện. Nếu bạn không quyên góp, ủng hộ thì các streamer vẫn vẻ tiếp tục buổi stream của mình. Nhìn chung, nếu bạn là người có đầu óc và kinh nghiệm thì bạn nên tự tin kết hợp khoản thu nhập này với quảng cáo của bản thân để gia tăng thu nhập sẽ thu về nguồn thu vô cùng đáng kể. Hiện nay, cổng donate Unghotoi.com là cổng được rất nhiều stream sử dụng, nó được xây dựng bởi streamer vô cùng nổi tiếng, bộ tứ stream là Viruss, cổng này hoàn toàn miễn phí. Cho đến thời điểm này thì chúng ta có thể khẳng định cổng này là cổng tốt nhất. Tuy nhiên, chi phí chia sẻ có nó thì streamer phải trích 5% tổng tiền donate mình nhận được cho công cụ này. Say khi đã trích 5% cho việc duy trì phí cổng thì tất cả tiền sẽ được chuyển vào ngân lượng của bạn. Ý nghĩa của donate đối với các Streamer? Sau khi nắm được donate nghĩa là gì thì tiếp theo bạn cần biết được ý nghĩa của chúng. Có rất nhiều streamer ngày càng trở nên giàu có nhờ việc donate từ các người yêu thích họ. Như bạn đã biết, donate chính là việc quyên góp tiền chi những người nhận để có thể trang trải cuộc sống đối với việc donate streamer còn là cách ủng hộ các streamer ra mắt nhiều video chất lượng và sáng tạo nội dung Youtube cần hấp dẫn thu hút người xem. Ý nghĩa của donate Trong những buổi livestream thì việc donate giúp bạn có thể tương tác với các streamer nhiều hơn thông qua các câu hỏi hay những lời bình luận sẽ được hiện lên buổi phát trực tiếp Youtube. Việc donate cũng thể hiện sự yêu thích và ủng hộ nhiệt tình cho những stream, hình thức donate xuất phát từ tự nguyện của người xem, không phải do streamer bắt buộc người xem phải làm vậy. Đối với các streamer thì đây là cách kiếm tiền chân chính và nó là sự công nhận của người xem sản phẩm live stram có nội dung hấp dẫn và lôi cuốn.  Các hình thức donate phổ biến hiện nay Cách donate bằng thẻ điện thoại Đây là hình thức donate được coi là dễ dàng nhất hiện nay, bạn chỉ cần truy cập và cổng donate của Streamer -> Đăng nhập tài khoản -> Chọn Nạp thẻ bằng thẻ điện thoại -> Nhập thông tin thẻ cào -> Truy cập vào link donate  của Streamer -> Nhập số tiền, tên hiển thị và tin nhắn bạn muốn gửi đến streamer. Nhấn Donate và hoàn thành những thủ tục. Donate bằng thẻ điện thoại Cách donate bằng chuyển khoản ngân hàng Hiện nay, hình thức donate qua tài khoản ngân hàng đang được rất nhiều người thực hiện. Đầu tiên bạn phải có tài khoản ngân hàng và có được những thông tin về tài khoản của Streamer như:  Tên chủ tài khoản. Số tài khoản. Tên ngân hàng. Chi nhánh ngân hàng. Lưu ý: Bạn có thể chuyển khoản trực tiếp tại các ngân hàng hoặc sử dụng interner banking đều được. Donate bằng chuyển khoản ngân hàng Donate bằng thẻ Visa hoặc Master Card Truy cập link donate -> Nhập thông tin cần thiết -> Chọn phương thức donate: Thẻ visa hoặc mastercard -> Nhập thông tin thẻ -> Chọn thanh toán -> Nhập mã OTP được gửi đến thiết bị đăng ký của thẻ -> Xác nhận để hoàn thành donate. Donate bằng thẻ Visa hoặc Master Card Các bước đăng ký cổng donate trên kênh Youtube Như vậy, các bạn đã nắm được donate là gì cơ bản. Và như đã nhắc ở trên thì bạn muốn donate được thì cần phải đăng ký một cổng donate. Bạn chỉ cần thực hiện các bước sau đây là có thể đăng ký thành công cổng. Bước 1: Truy cập vào cổng donate của người mà bạn muốn donate. Ví dụ PlayerDuo là một trong những cổng donate uy tín và phổ biến tại Việt Nam. Đăng ký cổng donate trên kênh Youtube Đăng nhập tài khoản Nạp tiền vào tài khoản Bước 2: Chọn loại thẻ mà bạn hiện có. Điền các thông tin gồm: phần mã thẻ , số seri thẻ vào ô được yêu cầu như thông tin số seri và mã nạp để nạp tiền vào tài khoản.  Chọn loại thẻ Bước 3: Truy cập vào link donate mà người chơi cung cấp cho bạn để tiến hành donate.  Donate Bước 4: Nhập số tiền, tên hiển thị và tin nhắn bạn muốn gửi đến streamer. Nhấn Donate và hoàn thành những thủ tục. Nhấn Donate Chinh phục cách Kiếm tiền từ Youtube đỉnh cao bằng cách đăng ký học online ngay. Khóa học sẽ giúp bạn xây dựng kênh Youtube riêng có nhiều subcribes, tối ưu kênh YouTube phát triển với ít chi phí nhất, đem lại giá trị cao. Bạn sẽ tự tin với ý tưởng làm clip cũng như vấn đề bản quyền, nguyên tắc cộng đồng. Đăng ký ngay: [course_id:1705,theme:course] [course_id:3046,theme:course] [course_id:1479,theme:course] Những streamer có lượng donate khủng nhất Việt Nam Bạn đã có câu trả lời cho mình cho câu hỏi donate là gì rồi phải không. Tiếp đến, chúng tôi sẽ kể cho bạn một vài cái tên có lượng donate khủng. Hiện nay, những cái tên streamer đình đám mà chúng ta có thể kể tên đó là Độ Mixi, Pewpew, Cris Devil Gamer, Linh Ngọc Đàm, Misthy… Độ Mixi 3 năm trở lại đây ta có thể khẳng định rằng nó là thời hoàng kim và phát triển như vũ bão của Độ Mixi, một trong tứ hoàng streamer đình đám của giới “chim mơ” Việt Nam, có sức ảnh hưởng rất lớn đến cộng đồng. Hiện nay, anh là streamer sở hữu con số có lượt người xem khủng nhất và có lượng donate cao nhất trong mỗi lần stream. Không cần phải bàn cãi khi người hâm mộ dành tặng anh gần 100 triệu chỉ trong 1 đêm. Cách donate cho độ mixi Tiếp tục trong bộ tứ streamer quyền lực của Việt Nam thì không thể không nhắc đến Viruss, một gamer xuất sắc, một caster đa tài lại là một streamer đỉnh cao của game LoL.  Không chỉ dừng lại ở việc game thủ chuyên nghiệp, anh còn làm cả về các reaction ca nhạc trong và ngoài nước, sáng tác nhạc cho các ca sĩ đình đám Việt Nam đăng tải trên Youtube. Viruss được ví là một tượng đài trong những stream Việt Nam thành công nhất. Tương tự như Độ Mixi, Viruss cũng được người hâm donate gần 100 triệu trong một đêm từ một đại gia dấu tên. >> Xem thêm: Vlog là gì? Hướng dẫn các bước làm video thu hút người xem PewPew Là một trong những Streamer có tài ăn nói hài hước thu hút được lượng người xem cũng như donate rất cao. Để xây dựng được hình tương một streamer nổi tiếng không thể nhắc tới những trận đấy hấp dẫn cho cộng đồng Dota 2 và góp phần không nhỉ trong sự phát triển của Dota 2 Việt Nam. Ngoài ra, PewPew còn thử sức mình nhiều lĩnh vực như kinh doanh như thương hiệu bánh mù PewPew  PewPew Kết luận Với những chia sẻ trên, bạn đã phần nào biết được tiền donate là gì và sự hấp dẫn của nó như thế nào rồi phải không. Nhưng nhìn chung, streamer chỉ là một thị trường ngách của Digital Marketing. Để thành công hơn và kiếm tiền hơn thì các streamer hãy cố gắng trau dồi vốn kiến thức Marketing cho mình thông qua những khóa học marketing online và học làm youtube tại Unica được nhiều người săn đón nhận hiện nay.
29/09/2020
6641 Lượt xem
Quảng cáo cà phê: Chiến lược tiếp thị và quảng cáo hiệu quả
Quảng cáo cà phê: Chiến lược tiếp thị và quảng cáo hiệu quả Ngày nay, kinh doanh quán cà phê trở nên rất quen thuộc và được nhiều người ưa chuộng. Thế nhưng, thành công hay thất bại là điều mà các nhà kinh doanh không thể dự đoán được, nhất là thị trường kinh doanh quán cà phê đang ngày càng trở nên bão hòa. Để có thể thành công, không thể không sử dụng các tuyệt chiêu Pr cho sản phẩm của mình. Trong bài viết hôm nay, Unica sẽ cùng các bạn tìm hiểu các chiến lược quảng cáo cà phê để có thể tìm kiếm những khách hàng tiềm năng và thành công hơn nữa trong tương lai.  Quảng cáo cà phê là gì? Quảng cáo cà phê là một hình thức truyền thông nhằm mục đích thu hút khách hàng đến với sản phẩm hoặc dịch vụ cà phê của một doanh nghiệp. Quảng cáo cà phê có thể được thực hiện qua nhiều kênh khác nhau như truyền hình, báo chí, mạng xã hội, tờ rơi, biển bảng, sự kiện, email,… Quảng cáo cà phê không chỉ giới thiệu về chất lượng, hương vị, giá cả, địa điểm, không gian, phục vụ của cà phê, mà việc xây dựng các chiến lược Marketing cho quán cà phê quảng cáo còn là hình thức để tăng khả năng nhận diện thương hiệu đối với phía khách hàng, tạo ra sự quan tâm nhất định đối với các phân khúc khách hàng khác nhau.  Mô hình kinh doanh cà phê ngày càng trở nên phổ biến Tại sao tiếp thị cà phê lại quan trọng? Tiếp thị cà phê là một trong những yếu tố quan trọng để thành công trong kinh doanh cà phê. Theo thống kê của Hiệp hội Cà phê Việt Nam, năm 2023, Việt Nam có khoảng 26.000 quán cà phê, với doanh thu ước tính 15 tỷ USD. Tuy nhiên, cũng theo Hiệp hội, chỉ có 10% số quán cà phê hoạt động hiệu quả, còn lại 90% đang gặp khó khăn hoặc thua lỗ. Một trong những nguyên nhân chính là do sự cạnh tranh khốc liệt, sự đa dạng và phong phú của nhu cầu và sở thích của khách hàng, sự thay đổi nhanh chóng của xu hướng và thị hiếu tiêu dùng. Do đó, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp cà phê cần có những chiến lược tiếp thị và quảng cáo hiệu quả, nhằm thu hút và giữ chân khách hàng, tăng doanh số và lợi nhuận. Thống kê và xu hướng quảng cáo cà phê Theo báo cáo của Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, năm 2023, ngành cà phê chiếm 17% tổng chi tiêu quảng cáo trên truyền hình, với 1,7 triệu giây quảng cáo. Đây là một con số khổng lồ, cho thấy sự quan tâm và đầu tư của các doanh nghiệp cà phê vào kênh truyền thông này. Tuy nhiên, ngoài truyền hình, các doanh nghiệp cà phê cũng đang tận dụng các kênh quảng cáo khác như mạng xã hội, email, sự kiện,… Theo báo cáo của Công ty nghiên cứu thị trường Kantar Media, năm 2023, ngành cà phê chiếm 12% tổng chi tiêu quảng cáo trên mạng xã hội, với 2,4 tỷ lượt xem. Đây là một kênh quảng cáo có tiềm năng lớn bởi nó có thể tiếp cận được đến một lượng khách hàng rộng lớn, đặc biệt là giới trẻ, có thể tương tác và giao tiếp trực tiếp với khách hàng, có thể đo lường được hiệu quả của chiến dịch quảng cáo. Thống kê và xu hướng quảng cáo cà phê Một xu hướng quảng cáo cà phê đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng là quảng cáo nội dung (content marketing). Đây là hình thức quảng cáo bằng cách cung cấp những nội dung hữu ích, giá trị, thú vị cho khách hàng như những bí quyết pha chế cà phê, những câu chuyện về cà phê, những lợi ích của cà phê,… Quảng cáo nội dung giúp tăng sự tin tưởng, gắn kết, trung thành của khách hàng với thương hiệu, tạo ra những cộng đồng fan hâm mộ, đồng thời tăng khả năng xuất hiện trên các công cụ tìm kiếm. Chiến lược Marketing quảng cáo cà phê hiệu quả Để có được những chiến lược tiếp thị và quảng cáo cà phê hiệu quả, các doanh nghiệp cà phê cần phải nghiên cứu và phân tích thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, sản phẩm,… Sau đó, dựa trên những thông tin thu thập được, đặt ra những mục tiêu, chiến lược, kế hoạch, ngân sách, phương thức đánh giá và điều chỉnh. Dưới đây là một số gợi ý về những chiến lược tiếp thị và quảng cáo cà phê hiệu quả mà các doanh nghiệp cà phê có thể áp dụng: 1. Tạo chương trình khách hàng thân thiết Một cách để giữ chân khách hàng và tăng doanh thu là tạo ra những chương trình khách hàng thân thiết như tích điểm, giảm giá, tặng quà,… Những chương trình này giúp khách hàng cảm thấy được quan tâm, đánh giá cao giá trị của sản phẩm và dịch vụ, khuyến khích họ quay lại và giới thiệu cho người khác.  Ví dụ, một quán cà phê có thể tạo ra một thẻ thành viên, cho phép khách hàng tích điểm mỗi lần mua cà phê và đổi điểm lấy những ưu đãi hấp dẫn như miễn phí một ly cà phê, giảm giá 10%, tặng một chiếc áo thun,… Tạo chương trình khách hàng thân thiết 2. Tham gia các hội nhóm trong khu vực của bạn Chiến lược marketing quảng cáo cà phê thông qua việc tham gia các hội nhóm trong khu vực của bạn có thể được thực hiện thông qua các bước sau: - Nắm bắt đối tượng khách hàng mục tiêu: Xác định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn trong khu vực cụ thể. Đây có thể là người đam mê cà phê, những người yêu thích không gian làm việc phù hợp để thư giãn hoặc các nhóm bạn bè muốn có chỗ để gặp gỡ. - Tìm hiểu và tham gia các hội nhóm: Tìm các hội nhóm cộng đồng như các nhóm địa phương trên mạng xã hội hoặc các câu lạc bộ địa phương. Đặc biệt chú ý đến các nhóm liên quan đến cà phê, ẩm thực và văn hóa. - Tương tác và chia sẻ giá trị: Tham gia vào các cuộc thảo luận, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm về cà phê, cũng như chia sẻ những thông tin hữu ích về nơi bạn kinh doanh cà phê. Đảm bảo rằng tương tác của bạn mang lại giá trị cho cộng đồng. - Tạo ra sự quan tâm và tò mò: Chia sẻ hình ảnh hấp dẫn của sản phẩm cà phê của bạn, kể cả món cà phê đặc biệt và không gian quán. Sử dụng mô tả sáng tạo để thu hút sự chú ý của thành viên trong nhóm. - Tạo sự tham gia: Tổ chức các sự kiện hoặc hoạt động liên quan đến cà phê như uống thử miễn phí, buổi gặp gỡ với nhà rang xay cà phê hoặc buổi trò chuyện về cà phê và nghệ thuật rang xay. - Xây dựng mối quan hệ: Tận dụng cơ hội để xây dựng mối quan hệ với các thành viên trong nhóm. Tạo ra một mạng lưới quan hệ vững chắc và tạo điều kiện thuận lợi cho việc quảng bá và tiếp thị sản phẩm của bạn trong tương lai. - Theo dõi và phản hồi: Theo dõi sự phản hồi từ cộng đồng và phản hồi một cách tích cực. Lắng nghe ý kiến phản hồi của khách hàng và sử dụng nó để cải thiện dịch vụ cũng như chiến lược tiếp thị của bạn. Chiến lược marketing quảng cáo cà phê thông qua việc tham gia các hội nhóm trong khu vực 3. Phát tờ rơi Một cách quảng cáo cà phê đơn giản nhưng hiệu quả là phát tờ rơi cho người dân trong khu vực. Tờ rơi có thể chứa những thông tin cơ bản về quán cà phê, như tên, địa chỉ, số điện thoại, giờ mở cửa, menu, giá cả, khuyến mãi,…  Tờ rơi cũng có thể có những hình ảnh đẹp, bắt mắt, thu hút sự chú ý của người nhận. Tuy nhiên, khi phát tờ rơi, cần chú ý đến thời điểm, địa điểm, đối tượng và số lượng phù hợp, tránh lãng phí và gây phiền phức cho người khác. Trở thành chuyên gia Marketing bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học sẽ giúp bạn làm chủ kiến thức về hệ thống và mạng lưới markeitng. Đồng thời, bạn cũng có thể tránh được những sai lầm về Marketing truyền thống để tăng lợi nhuận cho chính doanh nghiệp của mình. [course_id:252,theme:course] [course_id:622,theme:course] [course_id:407,theme:course] 4. Free đồ uống Một cách quảng cáo cà phê hấp dẫn và tạo dấu ấn là tặng miễn phí đồ uống cho khách hàng. Đây là cách để giới thiệu sản phẩm, tạo cơ hội cho khách hàng trải nghiệm và đánh giá chất lượng, hương vị, phục vụ của quán cà phê. Đồng thời, đây cũng là cách để tạo sự gần gũi, thân thiện và tri ân khách hàng. Tuy nhiên, khi tặng miễn phí đồ uống, cần xác định rõ mục đích, đối tượng, thời gian và số lượng hợp lý, tránh gây lỗ vốn và mất uy tín. Quảng cáo bằng hình thức miễn phí đồ uống 5. Tổ chức minigame Một cách quảng cáo cà phê thú vị và tăng tương tác là tổ chức minigame cho khách hàng. Minigame có thể là những trò chơi đơn giản, như đoán tên cà phê, chọn hình ảnh đúng, trả lời câu hỏi,…  Minigame có thể được tổ chức trên mạng xã hội, trên website hoặc tại quán cà phê. Minigame giúp tăng sự quan tâm, tham gia và lan truyền của khách hàng với quán cà phê, đồng thời tạo ra những giải thưởng hấp dẫn, như giảm giá, tặng quà,… 6. Sử dụng Voucher Một cách quảng cáo cà phê hiệu quả và phổ biến là sử dụng voucher. Voucher là những phiếu giảm giá, tặng quà hoặc ưu đãi đặc biệt cho khách hàng khi mua cà phê tại quán. Voucher có thể được phát trực tiếp tại quán, gửi qua email, in trên tờ rơi hoặc đăng trên mạng xã hội. Voucher giúp tăng doanh số, khách hàng và lợi nhuận cho quán cà phê, đồng thời tạo ra sự hài lòng và trung thành cho khách hàng. Một cách quảng cáo cà phê hiệu quả và phổ biến là sử dụng voucher 7. Tiếp thị bằng dịch vụ giao hàng nhanh Ngày nay, với sự bùng nổ của công nghệ số giao hàng nhanh giống như một điều không thể thiếu nếu bạn đang muốn mở cửa hàng kinh doanh. Bạn có thể tạo những cửa hàng online trên các marketing dịch vụ giao đồ ăn nhanh như Now, Grab, Beamin... đây chính là cách dễ dàng tiếp cận với quán cà phê của bạn nhanh hơn và gia tăng lượng khách hàng. 8. Tiếp thị qua Email Một cách quảng cáo cà phê hiệu quả và chi phí thấp là tiếp thị qua email. Đây là cách để gửi những thông tin, ưu đãi, khuyến mãi, sự kiện,… của quán cà phê đến với khách hàng một cách nhanh chóng, dễ dàng và cá nhân hóa. Để tiếp thị qua email, quán cà phê cần xây dựng một danh sách email của khách hàng, một nội dung email hấp dẫn, có điểm nhấn và một thời gian gửi email phù hợp. Một cách quảng cáo cà phê hiệu quả và chi phí thấp là tiếp thị qua email 9. Thái độ phục vụ tốt Một cách quảng cáo cà phê đơn giản nhưng quan trọng là thái độ phục vụ tốt. Đây là cách để tạo ra sự ấn tượng, sự hài lòng và sự ghi nhớ của khách hàng với quán cà phê. Thái độ phục vụ tốt bao gồm những yếu tố như thân thiện, lịch sự, nhiệt tình, chu đáo, chuyên nghiệp,… Thái độ phục vụ tốt cũng giúp tăng sự gắn kết, trung thành, thậm chí khách hàng có thể sẽ giới thiệu bạn bè và người thân tới quán cà phê của bạn. Thái độ niềm nở sẽ giúp bạn chinh phục những khách hàng khó tính Mẫu content và lưu ý khi viết quảng cáo quán cà phê Sau khi có những chiến lược tiếp thị và quảng cáo cà phê hiệu quả, các doanh nghiệp cà phê cần biết cách viết những nội dung quảng cáo quán cà phê hấp dẫn, thuyết phục và khác biệt. Dưới đây là một số mẫu content và lưu ý khi viết quảng cáo quán cà phê. 1. Mẫu content về cà phê Nếu bạn đang bí ý tưởng viết content cà phê thì có thể tham khảo một số mẫu content dưới đây: 1.1. Mẫu viết content về cà phê 1 Bạn đang tìm một quán cà phê yên tĩnh, thoải mái để thưởng thức một ly cà phê ngon, đọc một quyển sách hay hoặc làm việc hiệu quả? Hãy đến với Cafe Sách, một quán cà phê độc đáo, nằm trong một ngôi nhà cổ, có không gian ấm cúng, trang trí đẹp mắt và có hàng ngàn đầu sách đa dạng, phong phú cho bạn lựa chọn. Tại Cafe Sách, bạn sẽ được thưởng thức những ly cà phê được pha chế từ những hạt cà phê chất lượng cao, có hương vị đậm đà, độc đáo và có nhiều loại cà phê để bạn lựa chọn như cà phê sữa, cà phê đen, cà phê đá xay, cà phê mocha, cà phê latte,…  Bạn cũng sẽ được thưởng thức những món ăn nhẹ như bánh mì, bánh ngọt, bánh flan,… Bạn cũng có thể mượn hoặc mua những quyển sách bạn thích hoặc đem sách của mình đến để chia sẻ với những người khác. Cafe Sách là một nơi lý tưởng để bạn thư giãn, học tập, làm việc và giao lưu với những người yêu sách, yêu cà phê. Hãy đến với Cafe Sách ngay hôm nay, để nhận được những ưu đãi hấp dẫn như giảm giá 10% cho hóa đơn trên 100.000 đồng, tặng một ly cà phê miễn phí khi mua một quyển sách hoặc tham gia minigame để có cơ hội nhận được những quà tặng giá trị. Cafe Sách - Nơi gặp gỡ của những người yêu sách, yêu cà phê. Địa chỉ: Số 12, đường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Số điện thoại: 024.1234.5678 Website: cafesach.vn Facebook: facebook.com/cafesach Mẫu viết content về cafe sách 1.2. Mẫu viết content về cà phê 2 Bạn là một người đam mê cà phê, muốn khám phá những hương vị cà phê độc đáo đến từ những vùng đất khác nhau trên thế giới? Bạn muốn trải nghiệm những không gian cà phê đẹp, sang trọng và hiện đại? Bạn muốn được phục vụ bởi những barista chuyên nghiệp, nhiệt tình và tận tâm? Hãy đến với Cafe World, một quán cà phê mang đến cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời về cà phê. Tại Cafe World, bạn sẽ được thưởng thức những ly cà phê được pha chế từ những hạt cà phê được nhập khẩu từ những nước nổi tiếng về cà phê như Brazil, Colombia, Ethiopia,… Bạn sẽ được cảm nhận những hương vị cà phê đa dạng, phong phú và đặc trưng như cà phê Arabica, cà phê Robusta, cà phê Moka, cà phê Cappuccino,… Bạn cũng sẽ được chiêm ngưỡng những kỹ thuật pha chế cà phê nghệ thuật như latte art, cold brew, pour over,… Tại Cafe World, bạn sẽ được tận hưởng những không gian cà phê đẹp, sang trọng và hiện đại với những thiết kế tinh tế, những màu sắc hài hòa, những đồ nội thất tiện nghi và những ánh sáng dịu nhẹ. Bạn sẽ được cảm thấy thoải mái, thư giãn và hạnh phúc khi ngồi trên những ghế sofa êm ái, nghe những bản nhạc du dương và nhìn ra những cảnh quan đẹp mắt. Tại Cafe World, bạn sẽ được phục vụ bởi những barista chuyên nghiệp, nhiệt tình và tận tâm, với những kỹ năng và kiến thức về cà phê vượt trội. Bạn sẽ được tư vấn, giới thiệu và hướng dẫn về những loại cà phê, những cách pha chế và những mẹo thưởng thức cà phê tốt nhất. Bạn cũng sẽ được chăm sóc, quan tâm và lắng nghe với những thái độ phục vụ tốt, những lời nói lịch sự và những nụ cười tươi. Hãy đến với Cafe World ngay hôm nay, để khám phá những trải nghiệm tuyệt vời về cà phê và nhận được những ưu đãi hấp dẫn như giảm giá 20% cho hóa đơn trên 200.000 đồng, tặng một ly cà phê miễn phí khi mua hai ly cà phê hoặc tham gia minigame để có cơ hội nhận được những quà tặng giá trị. Cafe World - Nơi mang đến cho bạn những trải nghiệm tuyệt vời về cà phê. Địa chỉ: Số 34, đường Lê Duẩn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Số điện thoại: 024.5678.1234 Website: cafeworld.vn Facebook: facebook.com/cafeworld Mẫu viết content về cafe world 1.3. Mẫu viết content về cà phê 3 Bạn là một người yêu thích cà phê, muốn tìm một quán cà phê có không gian xanh, mát và thân thiện với môi trường? Bạn muốn uống cà phê mà cũng đóng góp cho sự bền vững của hành tinh? Hãy đến với Cafe Green, một quán cà phê xanh, sạch và an toàn, nằm trong một khu vườn đẹp, rộng và xanh mướt. Tại Cafe Green, bạn sẽ được thưởng thức những ly cà phê được pha chế từ những hạt cà phê hữu cơ, không sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu hoặc phân bón nhân tạo. Bạn sẽ được cảm nhận những hương vị cà phê tự nhiên, trong lành và tốt cho sức khỏe. Bạn cũng sẽ được sử dụng những dụng cụ uống cà phê thân thiện với môi trường như ly giấy, ống hút tre, muỗng gỗ,… Tại Cafe Green, bạn sẽ được tận hưởng những không gian cà phê xanh, mát và thân thiện với môi trường. Thiết kế đơn giản, tự nhiên, sáng tạo, sử dụng những vật liệu tái chế như gỗ, tre, lá,… Bạn sẽ được cảm thấy thư giãn, dễ chịu và hòa mình vào thiên nhiên khi ngồi dưới những cây xanh, nghe những tiếng chim hót và nhìn ra những bông hoa đẹp mắt. Tại Cafe Green, bạn sẽ được phục vụ bởi những nhân viên nhiệt tình, chu đáo và có ý thức bảo vệ môi trường. Bạn sẽ được tư vấn, giới thiệu và hướng dẫn về những loại cà phê hữu cơ, những cách pha chế và những mẹo uống cà phê ngon. Bạn cũng sẽ được tham gia vào những hoạt động bảo vệ môi trường như trồng cây, thu gom rác,… Hãy đến với Cafe Green ngay hôm nay, để thưởng thức những ly cà phê xanh, sạch và an toàn. Bạn cũng sẽ nhận được những ưu đãi hấp dẫn như giảm giá 15% cho hóa đơn trên 150.000 đồng, tặng một cây xanh khi mua ba ly cà phê hoặc tham gia minigame để có cơ hội nhận được những quà tặng giá trị. Cafe Green - Nơi mang đến cho bạn những ly cà phê xanh, sạch và an toàn. Địa chỉ: Số 56, đường Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa, Hà Nội. Số điện thoại: 024.4321.5678 Website: cafegreen.vn Facebook: facebook.com/cafegreen Mẫu viết content về cafe Green 2. Những lưu ý khi viết content quảng cáo cà phê và quán cà phê Để viết được những nội dung quảng cáo quán cà phê hấp dẫn, thuyết phục và khác biệt, các doanh nghiệp cà phê cần chú ý đến những điểm sau: 2.1. Hiểu rõ khách hàng mục tiêu Một trong những yếu tố quan trọng để viết content quảng cáo quán cà phê là hiểu rõ khách hàng mục tiêu của mình. Khách hàng mục tiêu là những người có nhu cầu, sở thích và khả năng mua cà phê của quán.  Để hiểu rõ khách hàng mục tiêu, các doanh nghiệp cà phê cần nghiên cứu và phân tích về đặc điểm, hành vi, nhu cầu, mong muốn, vấn đề và lợi ích của họ. Bằng cách này, các doanh nghiệp cà phê có thể viết những nội dung quảng cáo quán cà phê phù hợp, hướng đến và giải quyết được những nhu cầu, mong muốn, vấn đề và lợi ích của khách hàng mục tiêu. Hiểu rõ khách hàng mục tiêu 2.2. Content hấp dẫn, có điểm nhấn Một trong những yếu tố quan trọng để viết content quảng cáo quán cà phê là content hấp dẫn, có điểm nhấn. Content hấp dẫn, có điểm nhấn là những nội dung quảng cáo quán cafe có thể thu hút sự chú ý, tạo ấn tượng và kích thích hành động của khách hàng. Để viết content hấp dẫn, có điểm nhấn, các doanh nghiệp cà phê cần chú ý đến những điểm sau: - Tiêu đề: Tiêu đề là phần quan trọng nhất của content quảng cáo quán cà phê, bởi nó là phần đầu tiên mà khách hàng nhìn thấy. Tiêu đề cần ngắn gọn, rõ ràng và bắt mắt, có thể sử dụng những từ khóa, câu hỏi, lời kêu gọi, hoặc những lợi ích cụ thể của quán cà phê. - Nội dung: Nội dung là phần chính của content quảng cáo quán cà phêbởi nó là phần cung cấp những thông tin, ưu đãi, khuyến mãi, sự kiện,… của quán cà phê. Nội dung cần đầy đủ, chính xác và thuyết phục, có thể sử dụng những con số, thống kê, chứng cứ, hoặc những câu chuyện, trải nghiệm của quán cà phê. - Hình ảnh, video: Hình ảnh, video là phần hỗ trợ của content quảng cáo quán cà phê, bởi nó là phần làm sinh động, tăng sức hấp dẫn và minh họa cho nội dung. Hình ảnh, video cần đẹp, chất lượng và liên quan, có thể sử dụng những hình ảnh, video về sản phẩm, dịch vụ, không gian, phục vụ hoặc những hoạt động nghệ thuật của quán cà phê. Content hấp dẫn, có điểm nhấn 2.3. Không copy nội dung Một trong những yếu tố quan trọng để viết content quảng cáo cà phê là không copy nội dung. Copy nội dung là hành vi sao chép, đạo văn hoặc sử dụng lại những nội dung quảng cáo quán cà phê của người khác mà không có sự cho phép hoặc ghi nguồn.  Copy nội dung không chỉ vi phạm bản quyền, mà còn làm mất uy tín, giảm chất lượng và gây nhàm chán cho khách hàng. Để viết content quảng cáo quán cà phê không copy nội dung, các doanh nghiệp cà phê cần sáng tạo, tự viết hoặc tham khảo những nguồn tin cậy và ghi nguồn rõ ràng khi sử dụng những thông tin, hình ảnh và video của người khác. 2.4. Chú ý đến cấu trúc, trình bày Một trong những yếu tố quan trọng để viết content quảng cáo quán cà phê là chú ý đến cấu trúc, trình bày. Cấu trúc, trình bày là những yếu tố giúp content quảng cáo quán cà phê có thể dễ đọc, dễ hiểu và dễ nhớ cho khách hàng. Để viết content quảng cáo quán cà phê có cấu trúc, trình bày tốt, các doanh nghiệp cà phê cần chú ý đến những điểm sau: - Cấu trúc: Cấu trúc là cách sắp xếp những nội dung quảng cáo quán cà phê theo một thứ tự logic, hợp lý và có liên kết. Cấu trúc cần tuân theo nguyên tắc tam giác vàng, bao gồm ba phần là mở đầu, thân bài và kết luận. Mở đầu là phần giới thiệu về quán cà phê, thu hút sự chú ý của khách hàng và đưa ra những lợi ích chính của quán cà phê. Thân bài là phần cung cấp những thông tin, ưu đãi, khuyến mãi, sự kiện,… của quán cà phê, thuyết phục và kích thích hành động của khách hàng. Kết luận là phần tóm tắt những nội dung quảng cáo quán cà phê, nhắc lại những lợi ích chính của quán cà phê và kêu gọi khách hàng đến với quán cà phê. - Trình bày: Trình bày là cách bố cục, sử dụng những ký hiệu, màu sắc, font chữ,… để làm nổi bật, phân biệt và hỗ trợ cho những nội dung quảng cáo quán cà phê. Trình bày cần tuân theo nguyên tắc đơn giản, rõ ràng và thống nhất. Đơn giản là không nên sử dụng quá nhiều ký hiệu, màu sắc, font chữ,… để tránh gây rối mắt, khó đọc và mất tập trung cho khách hàng. Rõ ràng là nên sử dụng những ký hiệu, màu sắc, font chữ,… phù hợp, dễ nhìn, và dễ hiểu, để giúp khách hàng nắm bắt được những thông tin quan trọng, có điểm nhấn và có ý nghĩa. - Thống nhất: Thống nhất là nên sử dụng những ký hiệu, màu sắc, font chữ,… nhất quán, đồng bộ và phù hợp với thương hiệu, phong cách và thông điệp của quán cà phê. Chú ý đến cấu trúc, trình bày bài content 2.5. Kiểm tra, chỉnh sửa và cập nhật Khi viết content quảng cáo cà phê, bạn cần kiểm tra, chỉnh sửa và cập nhật. Kiểm tra, chỉnh sửa, và cập nhật là những hoạt động giúp content quảng cáo quán cà phê có thể đảm bảo chất lượng, khắc phục những sai sót và phù hợp với thực tế. Để kiểm tra, chỉnh sửa và cập nhật content quảng cáo quán cafe, các doanh nghiệp cà phê cần chú ý đến những điểm sau: - Kiểm tra: Kiểm tra là hoạt động kiểm tra lại những nội dung quảng cáo quán cà phê trước khi đăng tải. Mục đích là để đảm bảo không có những lỗi chính tả, ngữ pháp, cú pháp, nội dung, hình ảnh, video,… Kiểm tra cần được thực hiện kỹ lưỡng, cẩn thận và nhiều lần để đảm bảo content quảng cáo quán cafe hoàn thiện, chính xác và chuyên nghiệp. - Chỉnh sửa: Chỉnh sửa là hoạt động sửa đổi, bổ sung hoặc loại bỏ những nội dung quảng cáo quán cà phê sau khi kiểm tra. Mục đích là để cải thiện, nâng cao, hoặc thay đổi những nội dung quảng cáo quán cà phê. Chỉnh sửa cần được thực hiện linh hoạt, sáng tạo và hợp lý để content quảng cáo quán cà phê hấp dẫn, thuyết phục và khác biệt. - Cập nhật: Cập nhật là hoạt động cập nhật, thay đổi, hoặc bổ sung những nội dung quảng cáo quán cà phê theo thời gian để phù hợp với những thay đổi, xu hướng hoặc yêu cầu của thị trường, khách hàng hoặc quán cà phê. Cập nhật cần được thực hiện thường xuyên, nhanh chóng và kịp thời để content quảng cáo quán cà phê mới mẻ, cập nhật và hiệu quả. Kiểm tra, chỉnh sửa và cập nhật Kết luận Bài viết trên đây, chúng tôi đã chia sẻ các chiến lược Marketing quảng cáo cà phê vô cùng hiệu quả. Hy vọng bạn có thể vận dụng một cách linh hoạt để có thể Pr và phát triển quán cà phê thành công hơn nữa trong tương lai. Một gợi ý cho bạn tham khảo cách marketing du lịch đạt hiệu quả thu về doanh thu khủng. Để có thêm những ý tưởng kinh doanh cũng như những chiến lược kinh doanh hiệu quả mời bạn đọc tham khảo thêm những khoá học marketing online trên Unica với sự hướng dẫn từ các chuyên gia đầu ngành. Chúc các bạn thành công!
29/09/2020
4793 Lượt xem
R&D là gì? Mục đích, chức năng, ưu nhược điểm của R&D
R&D là gì? Mục đích, chức năng, ưu nhược điểm của R&D R&D là gì? Mục đích, chức năng, ưu nhược điểm của R&D như thế nào là vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm. Có thể nói, R&D được xem là yếu tố quyết định trực tiếp đến độ cạnh tranh và khả năng chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn, chưa hiểu rõ về bộ phận R&D, sau đây Unica sẽ chia sẻ, bật mí cho bạn một số thông tin. R&D là gì? R&D là cụm từ viết tắt của Research & Development được hiểu là  nghiên cứu và phát triển, đây là một phần quan trọng của mọi doanh nghiệp. Là một quá trình cải tiến liên tục có thể được áp dụng cho các sản phẩm, dịch vụ hoặc quy trình hiện tại. Nó cũng có thể được tập trung vào việc phát triển những cái mới. Đối với nhiều công ty, nghiên cứu và phát triển là yếu tố giúp doanh nghiệp luôn cập nhật và tiến một bước trước các đối thủ cạnh tranh của họ. R&D được hiểu là nghiên cứu và phát triển thị trường Một số công ty chuyển các hoạt động R và D của họ cho một bộ phận cụ thể, trong khi những công ty khác coi đó là một quá trình liên tục xuyên suốt toàn bộ tổ chức. Một số công ty đào tạo nhân viên của họ tư duy theo quan điểm R&D, để họ có thể nghiên cứu và phát triển các chiến lược mới để đạt hiệu quả hơn trong công việc như một phần thói quen của họ. >> Xem thêm: PEST là gì? Tìm hiểu chi tiết các yếu tố trong mô hình PEST Mục đích của R&D trong doanh nghiệp Mục đích của R&D trong doanh nghiệp đó chính là chỉ ra các hoạt động nghiên cứu và phát triển trong doanh nghiệp. Từ đó thúc đẩy việc đáp ứng tốt hơn nhu cầu cho khách hàng và thị trường. R&D giống như một quá trình nghiên cứu với mục tiêu cốt lõi là nhằm cải tiến và tạo ra sự đổi mới tích cực cho doanh nghiệp. Nhờ sự hỗ trợ của R&D mà doanh nghiệp có thêm nhiều hoạt động hay sản phẩm mới mẻ trong kinh doanh và nâng cao quy trình, sản phẩm đã có. Từ đó, tăng tính cạnh tranh trên thị trường và tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Mục đích của R&D trong doanh nghiệp Chức năng & nhiệm vụ của bộ phận R&D Bộ phận R&D được đánh giá là rất quan trọng và vô cùng cần thiết đối với doanh nghiệp trong thời buổi hội nhập như hiện nay. Bởi việc nâng cao cái cũ, phát triển thêm cái mới sẽ giúp doanh nghiệp càng ngày càng phát triển hơn, không bị thụt lùi trên thị trường. Chức năng & nhiệm vụ chính của bộ phận R&D có thể kể đến như: Phân tích tổng hợp: Công việc thường xuyên và chủ chốt nhất của R&D đó chính là phân tích tổng hợp. Bởi nếu không có sự phân tích tổng hợp sẽ không thể biết cái cũ đang tồn tại nhược điểm gì và cần phải đẩy mạnh hơn nữa cái gì. Các nhân viên làm việc trong bộ phận R&D phải luôn update liên tục những thông tin có liên quan đến dự án và thị trường tiếp cận. Sau khi đã cập nhật được thông tin, nhân viên cần xác nhận nguồn xem có chính xác và đáng tin cậy hay không rồi tiến hành phân tích, chắt lọc thông tin theo hướng dễ tiếp cận, dễ hiểu nhất để tiết kiệm tối đa thời gian cho những bộ phận khác có liên quan. Phân tích dữ liệu: Chức năng và nhiệm vụ tiếp theo của bộ phận R&D còn là phân tích dữ liệu lớn. Đối với những dự án có khối dữ liệu lớn, mang tính trọng điểm, R&D sẽ tiến hành ghi chép, tổng hợp dữ liệu đầy đủ và chi tiết để phân tích chuyên sâu, sau đó đưa ra góc nhìn khách quan nhất. Từ đó, các bộ phận khác sẽ tiết kiệm được thời gian phân tích, đẩy nhanh tốc độ để hoàn thành công việc được tốt hơn. Nghiên cứu khách hàng: Bộ phận R&D có trách nhiệm nghiên cứu tất cả các thông tin về khách hàng bao gồm: Độ tuổi, hành vi, tính cách, sở thích, mức thu nhập, khu vực sinh sống,... của khách hàng. Khi việc nghiên cứu khách hàng tốt, quy trình chăm sóc khách hàng sẽ diễn ra phù hợp, doanh nghiệp có được nhiều khách hàng tiềm năng. Chia sẻ thông tin: Ngoài những nhiệm vụ trên, bộ phận R&D còn có chức năng chia sẻ thông tin. R&D sẽ tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn, bao gồm cả nguồn trong nước và nước ngoài, sau đó R&D tiến hành làm các báo cáo chuyên sâu  về sản phẩm/ dịch vụ. Điều này giúp cho người tiêu dùng có cái nhìn rõ hơn về tổng quan ngành của doanh nghiệp. Người làm R&D cần phải có tố chất về Marketing Ưu và nhược điểm của hoạt động R&D Ưu điểm Hoạt động của bộ phận R&D sở hữu những ưu điểm nổi bật đó là: Nhờ hoạt động R&D mà doanh nghiệp phát minh ra được những sản phẩm/ dịch vụ mới nhằm tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Bộ phận R&D hỗ trợ tối ưu chi phí sản xuất giúp điều chỉnh lại mức giá để tăng mức độ cạnh tranh, kiếm thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hoạt động R&D có thể giúp doanh nghiệp chứng minh được năng lực cũng như tầm nhìn giúp thu hút, kêu gọi vốn đầu tư thành công. Bộ phận R&D có chế độ đãi ngộ xứng đáng giúp thu hút được nhiều đội ngũ nhân tài vào làm việc và cống hiến. Doanh nghiệp nếu như sở hữu đội ngũ nhân sự giỏi sẽ càng ngày càng phát triển. Nhược điểm Bên cạnh những ưu điểm như bên trên đã chia sẻ, R&D cũng còn tồn tại một số nhược điểm sau: Để vận hành bộ phận R&D từ đội ngũ nhân sự cho đến máy móc, trang thiết bị thì doanh nghiệp cần phải có vốn lớn. Quá trình hoạt động R&D không phải nghiên cứu nào được đưa ra cũng phù hợp bởi nó còn bị yếu tố thị trường chi phối. Trường hợp hoạt động R&D doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu lâu sản phẩm, khi đưa ra thị trường nếu như bị lỗi thời thì doanh nghiệp sẽ không có lợi thế cạnh tranh với các đối thủ Ưu và nhược điểm của hoạt động R&D Cơ hội và Thách thức của R&D Cơ hội của R&D Tuy còn tồn tại nhược điểm và cũng còn nhiều thách thức song bộ phận R&D cũng tạo ra nhiều cơ hội. R&D tạo cơ hội cho doanh nghiệp đổi mới và phát triển, xây dựng được lượng khách hàng đầy tiềm năng và vô cùng trung thành. Bên cạnh đó, bộ phận R&D cũng có nhiều cơ hội để thăng tiến, chứng minh được năng lực cũng như tầm nhìn của doanh nghiệp trong tương lai. Bộ phận R&D của các doanh nghiệp cũng tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp lớn hợp tác cùng phát triển. Thách thức và cơ hội của R&D Thách thức của R&D Trong một vài năm đổ lại gần đây, dự án thành lập trung tâm nghiên cứu và phát triển đang là thị trường đầu tư hấp dẫn. Quá trình cạnh tranh khốc liệt khiến các “ông lớn” công nghệ đua nhau đầu tư vào quá trình nghiên cứu và phát triển để không thua kém đối thủ cạnh tranh. Điều này đã tạo nên thách thức không hề nhỏ cho các doanh nghiệp. Trong khi tất cả các doanh nghiệp đều tập trung vào quá trình nghiên cứu, phát triển sản phẩm nhưng thị trường lại luôn biến động. Hơn nữa, không phải sản phẩm/ dịch vụ nào nghiên cứu doanh nghiệp cũng đủ nguồn lực, trang thiết bị để phát triển. Tất cả đã tạo nên thách thức không hề nhỏ đối với bộ phận R&D. Trở thành chuyên gia trong lĩnh vực Quản trị doanh nghiệp bằng cách đăng ký học online qua video ngay. Khóa học sẽ giúp bạn nắm vững thế nào là quản trị, thế nào là quản lý, khi nào thì nên sử dụng quản trị, khi nào thì quản lý. Bạn sẽ hiểu được mấu chốt quản trị: Chọn đúng hướng, đúng người, đúng thời điểm, và các ví dụ thực tế. Ngoài ra, bạn cũng sẽ hiểu sâu về quan hệ cổ đông và muôn vàn khó khăn nghề lãnh đạo. Đăng ký ngay: [course_id:1547,theme:course] [course_id:1564,theme:course] [course_id:3162,theme:course] Câu hỏi thường gặp Công nghệ đang ngày càng thay đổi và diễn biến phức tạp, là một người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp bạn cần phải đầu tư mạnh mẽ vào R & D để vạch ra chiến lược kinh doanh rõ ràng cụ thể. Để xây dựng được chiến lược R&D thì bạn hãy cố gắng trả lời 3 câu hỏi sau đây. Câu 1: Mục đích của việc nghiên cứu R&D là gì? Bạn cần trả lời cho bản thân một cách rõ ràng về mục đích mà đơn vị R&D cần phải làm khi nghiên cứu thị trường và khả năng cụ thể mà họ có thể theo đuổi được. Sau đó bạn cần xem quan điểm và mục tiêu trên có thật sự cần thiết trong tương lai và tạo được điều kiện tốt cho doanh nghiệp khi cạnh tranh với những doanh nghiệp khác hay không. Cho dù chúng ta không thể tự dự đoán được tương lai nhưng chúng ta có thể sắp xếp theo một quan điểm nào đó có thể đo lường được về công nghệ để giúp các nhà R&D ưu tiên đầu tư. Câu 2: Đồng bộ việc kinh doanh, bán hàng với R&D như thế nào? Sau khi hiểu R&D là gì thì bạn cần nắm một chiến lược R&D của bạn muốn thành công thì bạn cần đảm bảo rằng tất cả những đầu ra của nó phải phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp và môi trường. Bạn hiểu đơn giản, việc kinh doanh và R&D mất cân bằng nếu như doanh nghiệp không biết thiết kế để sử dụng hoặc sử dụng thông tin hiệu quả thì những nỗ lực nghiên cứu sẽ bị thất bại. Để giảm thiểu tình trạng không đồng bộ này thì bạn cần có những chiến thuật chủ động chẳng hạn như tạo ra một cái nhìn chúng về công nghệ, lấy đóng góp ý kiến từ R&D và các nhà lãnh đạo. Các sáng kiến R&D cần có một quy trình rõ ràng để khuyến khích nhân tài. Câu 3: Lập trình sáng kiến R&D như thế nào? Chúng ta hiểu lập trình chiến lược là cầu nối của sự phát triển chiến lược và thực thi, một lĩnh vực khác dùng để thúc đẩy chiến lược R&D thành công hoặc thất bại. Sự không thành công thường là  kết quả của nhiều phương pháp thất bại khi các đơn vị R&D chuyển từ chiến lược sang thực thi như thiếu sự tham gia của các bên liên quan, phân bổ nguồn lực không đúng đắn và không quản lý được hoạt động…hoặc ban có thể tham khảo khóa học quản trị doanh nghiệp tại Unica để có cho mình những sáng kiến mới giúp doanh nghiệp phát triển đi lên. >> Xem thêm: DSS là gì? Doanh nghiệp có nên sử dụng DSS hay không? Tổng kết Như vậy, các bạn đã phần nào hiểu được R&D là gì? Mục đích, chức năng, ưu nhược điểm của R&D như thế nào. Để trở thành một nhà nghiên cứu phát triển bạn cần có tố chất và tư duy về marketing tốt, như vậy mới có thể dễ dàng giúp bạn tiếp cận hơn trong công việc. Chúng tôi hy vọng rằng, bài viết này sẽ có ích và là chìa khóa thành công để các bạn mở được ra những sản phẩm tốt nhất đến tay người tiêu dùng.
28/09/2020
9572 Lượt xem